Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


ĐƯỜNG ĐẠO CỦA VỊ ĐỆ TỬ

Diễn giả: Geoffrey Hodson

Thông dịch: Nguyễn Hữu Kiệt

 

 

(Bài thuyết giảng của Đức Geoffrey Hodson, một huynh trưởng kỳ cựu trong hội Thông Thiên Học)

                    Thưa bà Hội Trưởng,

                    Thưa quư vị,

         Hôm nay chúng tôi xin nói về vấn đề: các Chơn Sư trong hội Thông Thiên Học chúng ta, sẵn sàng thâu nhận đệ tử trong đám người ở ngoài đời, để huấn luyện họ trở thành những người phụng sự đắc lực cho nhân loại.

         Đối với nhiều người th́ điều ấy rất là tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là nguyện vọng của những người mong mỏi, một ngày kia có thể đến quỳ dưới chân các Ngài để t́m thấy ở các Ngài vừa là một người Thầy, vừa là một người bạn.

         Với sự chỉ dẫn của Chơn Sư, người đệ tử được dẫn dắt, giúp đỡ để tiến tới một tŕnh độ cao tột, có thể đem khả năng của ḿnh ra giúp đời.

         Có nhiều  người  không    nguyện vọng đó. Trái lại có rất nhiều người đang mong mỏi có được cái hân hạnh ấy.

         Đối với những người có chí nguyện tầm đạo th́ sự t́m được một Chơn Sư d́u dắt là điều của họ thường mong mỏi ngày đêm.

         Giáo lư Thông Thiên Học dạy rằng cái nguyện vọng đó có thể thực hiện được mặc dầu chúng ta đang sống trong chốn phồn hoa náo nhiệt nầy. Vậy con đường đưa đến Chơn Sư là con đường có thể đạt được.

         Bây giờ chúng ta thử t́m hiểu vấn đề đó ra sao?

        Trước hết điều đó căn cứ vào đâu?

         Người ta cho rằng có hai con đường dắt tới chốn tinh thần mà người đệ tử Nam hay Nữ có thể noi theo.

         Con đường thứ nhất là con đường tiến hóa tự nhiên, noi theo luật tuần hoàn. Con đường đó có thể ví như con đường ṿng, đi quanh chân núi, phải đi theo từng ṿng từ dưới lên trên. Trên chót núi là địa vị cao cả của các vị Thánh Sư đă đắc đạo. Nếu người ta cứ măi đi theo con đường ṿng đó, th́ rốt cuộc cũng có thể lên tới chót núi được.

         Tuy nhiên người ta nói rằng: ngoài con đường đó c̣n có một con đường khác.

         Con đường nầy không đi ṿng như con đường trên mà nó dẫn ta đi tắt lên đỉnh núi.

         Mặc dầu tất cả nhân loại đều được sư giúp đỡ của các Đấng Cao cả, nhưng đối với những người đă chọn con đường tắt, con đường gay go trắc trở, dắt thẳng lên đỉnh núi, th́ các vị Chơn Sư đặc biệt giúp đỡ họ, v́ con đường ấy hiểm trở, gập ghềnh và nguy hiểm vô cùng! Tuy nhiên, người chọn con đường đó, rốt cuộc rồi họ cũng đủ khả năng để vượt lên đỉnh núi. Ngay khi mới bắt đầu, họ được các vị Trưởng Thượng trên đường Đạo xuất hiện để giúp họ.

        Người đệ tử lúc đầu có thể không hay biết ǵ cả về sự giúp đỡ đó. Nhưng thật sự

có một sự giúp đỡ vô h́nh luôn luôn che chỡ họ.

         Nếu người đệ tử kiên tâm tŕ chí mà đi, th́ sự giúp đỡ càng ngày càng bền chặt và càng rơ rệt hơn nữa. Chừng đó người đệ tử được dẫn dắt ngay đến chân Thầy và được t́nh Bác Ái và ḷng Thương yêu của Ngài che chỡ.

        Vậy bây giờ những ai có thể được thâu nhận làm đệ tử th́ phải có tính chất như thế nào? Vả lại ta biết rằng, tất cả đều tùy thuộc ở đức tánh của con người.

         Trước hết người đệ tử phải thoát khỏi ḷng tham lam tiền của, tham lam danh vọng và cổi mở dục vọng.

         Người đó phải hoàn toàn thức tỉnh và phải nhận thức được danh lợi trần gian là trống rổng, không lợi ích ǵ. Y đă dứt bỏ được nhiều sự ham muốn, tham lam. Y đă thấy rơ của cải vật chất là thế nào rồi nên không màng tới nữa.

         Lẽ tất nhiên, trong đời sống hằng ngày của y, y cũng phải cần dùng tiền bạc tối thiểu để bảo bọc chính ḿnh và những người chung quanh.

         Y có thể là những người làm việc rất siêng năng, chăm chỉ ở ngoài đời. Nhưng sự thật, bên trong, y là người luôn luôn đi t́m chân lư, muốn có được cái quyền năng, cái khả năng để có thể giúp đỡ người khác đi con đường tắt như y, để tới chân của Đức Thầy.

         Những người đệ tử tương lai đó, lúc nào cũng có sự thay đổi. Họ thay đổi từ con người dơ bẩn, tham lam, ganh gổ để trở nên người có kỷ luật, trật tự và sẵn sàng phụng sự nhân loại, sẵn sàng tự hiến dâng ḿnh để giúp đỡ người đời được tiến hóa. Họ đă nhận thức được sự vô thường, sự ảo mộng của tiền bạc và danh vọng. Họ đă nhận thức rơ ràng là: chỉ có những khả năng về tinh thần, về trí tuệ mới là đáng cho người ta t́m mà thôi.

        Đời sống của người đệ tử có ba khía cạnh khác nhau. Sự cố gắng của người đệ tử là sự tự nhiên, chớ không phải do sự g̣ ép mà có.          

         Trong Thánh kinh Bà La Môn giáo có nói rằng: “Con đường của người đệ tử là con đường duy nhất, ngoài nó ra nhân loại không c̣n con đường nào nữa”.

       -- Một khía cạnh thứ nhất của đời sống người đệ tử là tham thiền.

         Người đó luôn luôn ngẫm nghĩ về sự lớn lao, vĩ đại của vũ trụ và nhận thức rằng: bản ngă của họ vốn là một với Đại Ngă của Vũ trụ; trong khi tham thiền người đệ tử luôn luôn nhận thức được điều đó. Và sau cùng họ cố gắng ăn ở cách nảo cho minh tâm, kiến tánh. Trong lúc cố gắng và kiên tâm để tham thiền, người đệ tử được thần lực cơi trên ban xuống cho họ.

         Mục đích của sự tham thiền là làm sao nhận thức được sự hợp nhứt ḿnh với Thượng Đế và xuyên qua Thượng Đế, nhận thức được sự hợp nhứt giữa ḿnh với muôn loài trong trời đất.

         Nhận thức  được  sự  hợp  nhứt  giữa ḿnh với vũ trụ, với Thượng Đế tức là mục đích tối cao của pháp môn Yoga.

      -- Khía cạnh thứ hai của người đệ tử là luôn luôn tinh luyện ḿnh, làm cho ḿnh được trong sạch.

         Người ấy luôn luôn học hỏi những giáo lư Minh Triết tự ngàn xưa, cố gắng trau giồi đức tánh để càng ngày càng trở nên thiện mỹ, và cũng luôn luôn cố gắng thoát ly sự cách biệt giữa ḿnh và người. Y luôn luôn dứt bỏ ḷng tham vọng, ḷng ham muốn, dứt bỏ tất cả cái ǵ ở trần gian quấn bám vào ḿnh.

         Một vị Chơn Sư có nói như thế nầy: “Nếu người đệ tử chưa sẵn sàng giải thoát khỏi sự trói buộc của bản ngă và làm cho bản ngă đó tan ra như mây khói, nếu người đó chưa tập luyện tánh chất của ḿnh, và chưa chế ngự được phàm ngă, th́ người đó chưa thể thấy được Đạo. Chân lư đó, người ta t́m thấy trong quyển sách nhan đề là “Ánh sáng trên đường Đạo”     

       -- Và đây là khía cạnh thứ ba trong đời sống của người đệ tử. Ngoài sự tham thiền hằng ngày, sự tinh luyện cho ḿnh trở nên trong sạch và sự cố gắng trau giồi đức tánh của ḿnh, c̣n có một phương diện thứ ba nữa, là sự nỗ lực làm việc phụng sự thế gian.

         Người đệ tử luôn luôn nhận thức rằng : trong nhân loại hiện đang cần dùng sự giúp đỡ của y.

         Y t́m cách phụng sự nhân loại về một phương diện nào, nhất là đem ánh sáng chân lư cho thế gian.

         Người đệ tử nhận thức rằng : cái nguyên nhân thống khổ lớn nhất trên thế gian là sự vô minh. Bởi thế nên người đệ tử cố gắng đem cái giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng (Brahma Vidya) giúp cho đời.

         Trong khi ba lư tưởng đó được người đệ tử thực hành, th́ có nguồn thần lực vô h́nh và thần bí ban xuống tiếp dẫn y để y được làm việc một cách dễ dàng và đắc lực hơn.

         Người đệ tử càng ngày càng tiến hóa, càng phát triển thêm về mọi mặt và về đức tánh. Tới chừng đó vị Chơn Sư mới xuất hiện.

         Đôi khi, ở các nước bên Á Đông, sự gặp gỡ Chơn Sư có thể xảy ra ở tại cơi trần nầy. Đó là do nhân quả rất tốt của người đệ tử, và sự gặp gỡ đó đă từng diễn ra và đang diễn ra trong lúc nầy và nó sẽ diễn ra măi măi. Đó là tôi nói về sự gặp gỡ giữa đệ tử và Chơn Sư tại cơi trần. Nhưng sự gặp gỡ ấy thường diễn ra nơi những cơi trên nhiều hơn.

         Ta nên nhớ rằng: vị Chơn Sư luôn luôn nh́n ngó người đệ tử trải qua nhiều kiếp. Có thể Ngài đă thâu nhận người đệ tử đó trong những kiếp trước, và sợi dây nhân duyên hiện giờ vẫn c̣n.

         Hoặc sợi dây nhân duyên ấy mới bắt đầu trong kiếp nầy. Sự gặp gỡ đó có thể xảy ra lúc ban đêm khi người đệ tử ngủ, lúc chơn nhơn và tất cả những thể của người đệ tử hoàn toàn yên lặng. Bây giờ vị Chơn Sư gọi cái Chơn Nhơn (tức là Linh hồn) của vị đệ tử đến gần ḿnh.

         Trong khi đó, người đệ tử hoàn toàn thức tỉnh nh́n thấy rơ ràng Chơn Sư của ḿnh hiện ra trước mặt. Chơn Sư lúc đó hiện ra như một người cao cả có h́nh dáng tốt đẹp. Những Chơn Sư hiện ra như thế có đủ mọi tánh chất hoàn toàn cả về vật chất lẫn tinh thần.

         Gương mặt của các Ngài phản chiếu sự Minh Triết và sáng suốt vô biên.

         Nhăn quang của các Ngài hiện ra những ṿng hào quang sáng lạn.

         Cái nh́n của các Ngài h́nh như soi thấu cả mọi sự, những cặp mắt đó nh́n vào chỗ nào là đúng vào chỗ nấy, nghĩa là các Ngài biết rơ những cái ǵ cần biết về vị đệ tử ấy.

         Các Ngài biết rơ các kiếp quá khứ của người đệ tử, các Ngài cũng biết những khả năng, đức tánh, và những mối trở ngại của người đệ tử trong kiếp nầy.

         Các Ngài cũng nh́n thấy kiếp tương lai của vị đệ tử, rơ được chơn nhơn và sứ mạng của vị đệ tử về sau nầy. Và bởi các Ngài biết rơ tất cả nên các Ngài mới giúp được tất cả.

         Lúc đó người đệ tử có thể tiếp được nguồn cảm hứng dồi dào. Vậy người đệ tử chớ nên sợ sệt khi đứng trước vị Chơn Sư đầy sự Minh Triết hoàn toàn và thấu rơ mọi sự. Các Ngài có một trạng thái hoàn toàn yên lặng, h́nh như không có một sự ǵ có thể làm sự yên lặng đó mất đi được. Lúc đó người đệ tử có thể bị chất vấn về mục đích, nguyện vọng của ḿnh dưới thế gian, coi có thể kiên tâm bước chân trên đường Đạo hay không. Và cũng trong lúc đó Chơn Sư có thể hỏi vị đệ tử nếu có bằng ḷng chấp thuận điều ấy, th́ bắt đầu từ đấy y có thể trọn quyền nắm sự tiến hóa của minh trong bàn tay ḿnh. Đoạn người đệ tử được căn dặn để dứt bỏ mọi sự ham muốn, dục vọng ở đời.

          Người đệ tử cũng được căn dặn dứt bỏ ḷng ích kỷ riêng của ḿnh và phải cố gắng chống chỏi, chịu đựng với tất cả mọi sự khó khăn, trắc trở, hiểm nguy trên đường Đạo!

         Lúc đó người đệ tử không bắt buộc phải vâng lời v́ thường thường trong trường hợp đó người đệ tử nào cũng vui ḷng chấp thuận cả.

         Có một câu chuyện về sự gặp gỡ giữa Chơn Sư và đệ tử mà người ta đă chép trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo như sau:

       “Có một người nọ rất giàu có, đă có dịp may được gặp gỡ Chân Sư ở Palestine.

         Người giàu có đó hỏi Chân Sư rằng:

“Bạch Chân Sư, tôi phải làm ǵ để đạt được cái đạo huyền diệu ấy?”

         Chơn Sư trả lời: “Ngươi hăy làm theo đúng lời căn dặn của Ta”.

        Người giàu có  trả lời: “ Tôi đă từng làm theo đúng lời Ngài răn dạy từ hồi c̣n nhỏ lận”.

        Chơn Sư nói: “Có lẽ c̣n những điều mà nhà ngươi chưa làm”.

         Rồi lúc đó Chơn Sư mới bày ra một cuộc thử thách. Chơn Sư nói: “Ngươi hăy bán hết của cải của ngươi mà phân phát tất cả cho mọi người, rồi nhà ngươi hăy vác gậy của nhà ngươi mà đi theo Ta.”

         Đến đây diễn ra một câu chuyện buồn thảm nhất trong cuốn Thánh Kinh.

         Ngay khi đó, người giàu có ấy quay mặt ra chỗ khác và buồn rầu vô cùng, bởi v́ y có rất nhiều tài sản, y mến tiếc nên không đành dứt bỏ. Người đó đă bỏ qua một cơ hội hiếm có trong đời của y.

         Như thế, chúng ta thấy rằng: sự giàu có là một trở lực rất lớn cho người học Đạo, nhưng ta c̣n hy vọng rằng, ta c̣n có những kiếp khác để có thể đạt được ư nguyện, và người giàu có đó rất trẻ tuổi nên hắn có hy vọng gặp lại Chơn Sư lần thứ hai trong đời sống của y, và biết đâu chừng đó y sẽ được như ư.

         Một điều quư báu của thuyết Luân Hồi là nó dạy chúng ta biết rằng, không có cơ hội nào là cơ hội được bỏ dỡ cả, và người ta sẽ có thể gặp lại lần thứ nh́.

         Nếu người đệ tử tương lai đó sáng suốt chấp nhận sự kêu gọi thiêng liêng quư báu của tâm ḿnh, th́ người đó được Chơn Sư thâu nhận, sau khi đă trải qua một giai đoạn thử thách, và bấy giờ tên tuổi của người đệ tử (Élève en probation) được ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ vàng của vị Chơn Sư.

         Trong cuốn sổ vàng đó có ghi tên họ đủ cả những người bắt đầu được thâu nhận vào con đường Đạo. Nó cũng ghi rơ những giai đoạn mà những người đó đă trải qua. Lẽ tất nhiên, trong cuốn sổ vàng đó cũng ghi chép những trường hợp của nhiều người đệ tử đă bỏ dỡ nữa chừng, và gián đoạn cuộc đời hành đạo của ḿnh.

         Nếu người đệ tử chấp thuận và bằng ḷng nhận ân huệ của Đấng Chơn Sư và trở nên người đệ tử chơn chánh của Ngài, th́ Ngài sẽ giúp đỡ Chơn Nhơn và Phàm Nhơn của người đệ tử. Ngài sẽ làm cách nào cho tinh thần và ư chí thiêng liêng của người đệ tử được tăng thêm thần lực. Và khi đó, người đệ tử mới bước qua giai đoạn mới của cuộc tiến hóa của y được. Y mới tự đảm nhận lấy sự tiến hóa riêng của ḿnh, và khi đó y mới hoàn toàn làm chủ vận mạng của ḿnh.

         Những phương pháp sửa đổi tánh t́nh được truyền dạy cho người đệ tử và những công việc phụng sự mà y phải làm trong khi c̣n ở trong xác thân hay khi xuất vía ra khỏi xác cũng được chỉ dạy cho y luôn.

         Và cho tới sau khi chết, những thể thanh cao của người đệ tử cũng được Chơn Sư săn sóc tới. Những điều đó xảy ra ngoài cái tri thức của người đệ tử.

         Giai đoạn thử thách và tập sự đó của người đệ tử có thể diễn ra trong ṿng bảy năm hoặc mau hơn. Nếu người đệ tử mới được nhận vào giai đoạn thử thách đó lần đầu tiên trong kiếp nầy th́ thời gian đó có thể kéo rất dài v́ nó vô cùng khó khăn và trắc trở. Vậy người đệ tử phải đầy can đảm và nghị lực mới được.

         Do sự thần thông của Đức Thầy nên tất cả những tánh tốt và tánh xấu của người đệ tử đều hiện rơ ràng ra để cho y biết mà sửa đổi. Người đệ tử lúc đó đă bước vào đời sống bên trong, đời sống thần bí đặc biệt riêng cho quả địa cầu. Lúc đó những quyền năng và năng lực thần bí trong vũ trụ ảnh hưởng trực tiếp tới người đệ tử, làm thức động các tánh chất của y, để cho y nhận thức rơ tất cả chi tiết đời sống bên trong của ḿnh từ những tánh tốt, từ những khả năng tới sự yếu kém của ḿnh.

         Lúc đó tánh chất của người đệ tử được Chơn Sư săn sóc tới và giúp cho nó được tinh luyện thêm, và người đệ tử được giúp đỡ để sử dụng quyền năng của ḿnh một cách có hiệu quả.

         Khi giai đoạn đó được trải qua một cách tốt đẹp rồi, th́ người đệ tử được bước qua một giai đoạn mới ở trên đời sống huyền bí của y.

         Người đệ tử ấy đă trở thành người đệ tử chánh thức của Chơn Sư, và một liên lạc chặt chẽ hơn bắt đầu có giữa Thầy và Tṛ (Élève accepté).

         Hào quang của Chơn Sư và đệ tử lúc đó ḥa hợp với nhau và người đệ tử được gần gũi với Đức Thầy nhiều hơn. Y cũng nhận thức được rằng, y càng gần gũi với Chơn Sư là y càng gần gũi với nhơn loại thêm một bước nữa.

         Trong giai đoạn đó, người đệ tử được sống gần với Chơn Sư và được làm quen  đạo viện của Thầy minh. Và lúc bấy giờ người đệ tử được Chơn Sư mời đến thăm Ngài thường thường nơi đạo viện. Đạo viện của Ngài hiện giờ tại Shamballa (tại vùng sa mạc Gobi).

         Trải qua những sự khó khăn, trắc trở của đời sống hằng ngày, người đệ tử luôn luôn có bàn tay giúp đỡ của Chơn Sư.

         Sau những cuộc gặp gỡ đầu tiên và những cuộc gặp gỡ kế đó, th́ người đệ tử trở về với xác thân của ḿnh. Khi trở về xác thân , người  đệ tử  có thể  không nhớ những việc ǵ đă xảy ra trong khi ngủ. Tuy nhiên người đó có thể nhận thấy rằng ḿnh có một sức mạnh hùng hồn hơn, có một ḷng dũng cảm, hăng hái và nhiệt thành hơn.

         Khi đó nguyện vọng đạt tới đích ở trên cơi tinh thần của y càng ngày càng mạnh mẽ thêm. Thường khi vị Chơn Sư truyền lệnh cho những vị đệ tử cao cấp của ḿnh hiện đang c̣n sống thay mặt Ngài, những vị nầy được chỉ thị phải d́u dắt người đệ tử tương lai tại cơi trần, và đời sống của người đệ tử được thâu nhận chánh thức đó cũng phải bước qua một giai đoạn vào khoảng bảy năm hay là lâu hơn nữa.

         Nếu giai đoạn bảy năm đó được trọn vẹn, đầy đủ, th́ người đệ tử có thể được bước qua một giai đoạn mới cao hơn giai đoạn nầy. Người ta gọi người đệ tử là Con của Đức Thầy (Fils du Maitre). Gọi “Con” là v́ người đệ tử đă đồng hóa được với Đức Thầy dường thể Cha với Con. Người ấy xứng đáng là một vị đại diện cho Đức Thầy vậy.

         Kế đó là một giai đoạn cao hơn nữa, người đệ tử được bước tới một giai đoạn mới là giai đoạn Điểm Đạo lần thứ nhất.

        Người đệ tử lúc đó được liên lạc chặt chẽ với một trong những môn phái thần bí.

         Lúc đó người đệ tử được trải qua một giai đoạn mà người ta gọi là ĐIỂM ĐẠO lần thứ nhất. Giai đoạn nầy là giai đoạn mở màn cho một đời sống mới. Khi ấy người ta làm một cuộc lễ rất long trọng. Lúc đó phàm tâm của đệ tử được thức tỉnh lên tâm thức Bồ Đề, và người đệ tử được chánh thức thâu nhận vào hàng Quần Tiên Hội.

         Người ta không thể biết được người đệ tử đă trải qua giai đoạn đó, chỉ trừ một số rất ít người và những người đồng song với y mà thôi.

         Lúc đó y là một giáo sĩ chân chánh, nghĩa là một người hoàn toàn hiến dâng cuộc đời ḿnh để phụng sự cho Thượng Đế ngự trong ḷng của mỗi người.

         Đó tức là những điều tôi nói sơ lược về đời sống tinh thần của người đệ tử dưới thế gian. Đời sống đó được mở rộng cho tất cả mọi người trong kiếp hiện tại cũng như trong kiếp quá khứ. Đức Phật đă từng chọn lựa những vị đệ tử của Ngài để thành lập Giáo Hội Tăng Già. Đấng Christ đă từng chọn lựa những vị đệ tử của Ngài để lập Tông Đồ Thiên Chúa Giáo, và bất cứ vị Giáo chủ nào khác cũng đă làm như vậy.

         Trong hiện tại, các vị Chơn Sư vẫn luôn luôn t́m ṭi những vị đệ tử xứng đáng để trở nên những người hợp tác chặt chẽ với các Ngài.

         Không có ai bị bỏ rơi cả. Các Ngài để ư từng người.

         Và nếu có ai nhận thấy rằng ḿnh có chí nguyện muốn bước vào con đường ĐẠO như tôi đă kể ra từ nảy giờ, và có đủ can đảm, đủ nghị lực đủ kiên tâm để chịu đựng, phấn đấu cho đến cùng. th́ những người  đó chắc  chắn sẽ có dịp bước tới Chơn của các vị Chơn Sư, và nếu họ muốn th́ cửa ĐẠO sẽ mở rộng cho họ.

         Để trả lời câu hỏi nầy: “Làm sao để được đến gần Chơn Sư?”. Một trong các vị Chơn Sư có nói rằng: “Các người có thể t́m thấy con đường đó bằng cách phụng sự nhân loại, do Hội Thông Thiên Học tổ chức, và chính ở trong Hội Thông Thiên Học của chúng ta đă có những người tiến đến Chơn Sư bằng cách phụng sự công việc ấy rồi.”

         Đó là một trong những lư tưởng tốt đẹp nhứt mà giáo lư Thông Thiên Học đem đến cho chúng ta. Và mỗi người trong chúng ta đều được hoàn toàn tự do chọn lựa.

Geoffrey HODSON

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS