Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

ĐỜI SỐNG HUYỀN BÍ của THÁI DƯƠNG HỆ

Soạn Giả: BẠCH LIÊN

Phát hành tại: Chi Bộ Từ Bi Thông Thiên Học

                                                    24 Trần khắc Chân Tân Định

 

 Vài lời nói đầu

 

Xưa nay không biết bao nhiêu người đã thắc mắc với ba câu hỏi nầy: “Tôi là ai?”, “Tại sao tôi sanh ra cõi Trần nầy?”, “Rồi tôi sẽ về đâu?”.

Thật vậy, con người sanh ra đây có một lý do chớ không phải là một sự ngẫu nhiên đâu. Nhưng muốn giải quyết ba câu hỏi nầy cho đúng với sự thật thì phải là một vị Siêu phàm mà ta gọi là Tiên, là Phật đã thoát đọa luân hồi và không còn cái chi học hỏi trong Thái Dương Hệ nầy nữa. Các Ngài lo thi hành Thiên cơ và coi sóc sự sanh hóa và sự tiến hóa các loài vật trên quả Địa cầu nầy.

Mấy vị ấy có thật hay không? Còn sống hay chết và hiện giờ ở tại đâu?

Các vị ấy có thật, các Ngài vẫn sống mãi, không bao giờ chết như người thường. Hiện giờ các Ngài ở ẩn nơi chốn non cao động cả, lánh xa phồn hoa đô hội của chúng ta – bởi vì các Ngài cần có một chỗ yên tĩnh đặng làm việc khỏi bị người đời khuấy nhiễu.

Các Ngài sẵn sàng thâu nhận làm đệ tử những ai có đủ các đức tánh của luật Trời qui định. Các Ngài tìm chúng ta chớ chúng ta đừng đi tìm kiếm các Ngài vô ích - nếu chưa có đủ những điều kiện bắt buộc.

  Các Ngài tìm chúng ta, điều đó thật là kỳ lạ.

  Thật vậy, số Tiên Thánh còn ở lại địa cầu này rất ít, mỗi vị phải coi sóc sự tiến hóa của cả chục triệu linh hồn con người và luôn các hạng Thiên Thần và các hạng Ngũ hành nữa. Vì thế các Ngài mới tìm những người phụ tá để chia sớt những công việc quá nặng nhọc của các Ngài một phần nào.

Chúng ta sẽ hỏi: Làm sao các Ngài biết được ai là thiện nhân, ai có đủ những điều kiện để thâu nhận? Điều đó đối với các Ngài không khó chi cả, các Ngài lên cõi Niết Bàn dòm xuống cõi Trần thì không khác nào ở trên chót núi dòm xuống đồng bằng. Những linh hồn nào chưa tiến hóa, cứ lo mưu cầu hạnh phúc cá nhơn không đoái hoài tới ai cả thì giống như những gian nhà trong đêm tối mà không đốt lên ngọn lửa nào cả.

Trái lại những linh hồn nào có lòng nhơn lo giúp ích cho kẻ khác thì không khác nào những nhà có đốt đèn, chói sáng, le lói hay rực rỡ tùy theo tâm tánh tốt mở mang nhiều hay ít và số công việc từ thiện của mình đã làm.

Bởi thế không bao giờ các Ngài lầm lạc. Các Ngài dòm vô người nào thì biết va ra sao rồi và tiến hóa tới bực nào bởi vì trình độ trí thức và tánh tình con người đều hiện ra có màu sắc trong cái Trí và cái Vía. Các Ngài đọc trong lòng của chúng ta như xem cuốn sách giở ra vậy. Làm sao gạt các Ngài được.

95 năm trước, các Ngài sai một vị cao đồ là bà Blavatsky hiệp tác với Ông Olcott lập ra Hội Thông Thiên Học ngày 17 -11-1875 và đem phổ biến những chương đầu của khoa Triết học bí truyền mà người đời gọi là Huyền bí học đặng chỉ cho thiên hạ biết từ ngàn xưa đã có một con đường chật hẹp, cổ kính và bén như dao cạo, nó dắt con người đến cõi Trường sanh Bất tử làm một vị Siêu phàm trước ngày giờ đã định cho Thái Dương Hệ nầy.

Bà Blavatsky đào tạo ra bà A. Besant và Đức Leadbeater, và từ đó các vị cao đồ khác nối tiếp nhau như Đức Jinarajadasa, Đức Arundale, Đức Rukmini, Đức Sri Ram . . . đi châu du khắp hoàn cầu đặng thuyết Đạo cho tới ngày nay.

Những điều mà từ ngàn xưa Chơn Sư để dành dạy một cách kín đáo cho các đệ tử trong nhiều tu viện và Thánh điện ở Ấn Độ, Trung hoa, Ai cập, Ba tư . . . về những sự bí mật của Tạo Công thì ngày nay được Thiên Đình cho phép tiết lộ một phần nào trong những sách Thông Thiên Học do các vị cao đồ của Chơn Sư viết ra.

Lý do này rất chánh đáng bởi vì nhơn loại đã tiến gần tới một khúc quanh của lịch sử và bắt từ nơi đó Vật chất sẽ lần lần mất quyền áp chế Tinh thần, không còn diệu võ dương oai như khi trước nữa và Tinh thần khởi sự chinh phục Vật chất để bắt nó làm một khí cụ càng ngày càng trung kiên đặng sử dụng.

Năm 1975, 12 năm nữa, một chu kỳ mới, chu kỳ Huyền bí học sẽ mở màn. Dầu muốn dầu không, con người cũng bị luật tiến hóa lôi cuốn đi tới mãi. Không thể nào đi thụt lùi lại được.

Muốn tiến mau, con người phải tự biết mình và biết mục đích cuộc đời mới sống theo Thiên Ý được, tức là lánh dữ, làm lành và rửa lòng trong sạch.

Đức bà Blavatsky, Đức bà A. Besant, Đức Leadbeater và Đức Jinarajadasa có viết rất nhiều về Vũ trụ và Nhân sanh nhưng rải rác ở trong nhiều quyển sách khác nhau.

Xét rằng những lời giảng giải nầy rất hữu ích cho những người tầm Chơn lý và nhứt là hội viên Thông Thiên Học và tín đồ các tôn giáo, tôi mới đem chúng nó kết lại thành ra quyển Đời Sống Huyền Bí của Thái Dương Hệ hầu đặng hiến cho quí bạn một quan niệm tổng quát về kiếp sống của vạn vật trên các Dãy hành tinh, nhứt là trên Dãy Địa Cầu của chúng ta đây.

Bởi chưng chúng nó thuộc về khoa mật cho nên khi mới nghe qua thì rất lạ tai đối với những ai xưa nay đã từng quen thuộc với giáo lý công truyền của các tôn giáo. Nhưng sau khi chiêm nghiệm việc đời và suy nghĩ sâu xa thì thấy phần nhiều những lời tiết lộ đó rất hữu lý mặc dầu chúng ta chưa đủ khả năng để chứng minh chúng nó.

Có một quan điểm sau nầy chắc chắn quí bạn sẽ đồng ý với tôi.

Chúng ta biết nước lã là sự kết hợp của hai phân tử khinh khí và một phân tử dưỡng khí. Nhưng muốn làm ra nước lã cho người ta thấy thì phải là một ông giáo sư chuyên môn trợ thủ ở phòng thí nghiệm mới thành công và không có sự nguy hiểm xảy ra. Dầu tới ban Trung học đi nữa các học sinh cũng chỉ học những công thức mà thôi. Bất câu ở môn nào cũng đều như vậy. Nhưng, mới tới trình độ Tiểu học mà muốn thí nghiệm những điều dạy về Quang học hay là Điện học ở ban Đại học thì chắc chắn sẽ thất vọng ngay và sẽ mang tiếng là làm việc điên rồ.

Dầu sao tôi cũng tin chắc rằng ai đem áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình nội trong ba năm thôi, những lời dạy trong Đạo Bát Chánh và những quyển sau nầy:

1.- Con đường của Người đệ tử – Le sentier du Disciple (A.Besant).

2.- Trước thềm Thánh Điện – Vers le Temple (A. Besant).

3.- Dưới chơn Thầy, giảng lý – Commentaires sur aux pieds du Maitre                (A.Besant - Leadbeater).

4.- Tiếng nói của Tâm Hồn, giảng lý - Commentaires sur la voix du Silence (A. Besant – Leadbeater).

5.- Ánh Sáng trên Đường Đạo, giảng lý - Commentaires sur la Lumière sur le Sentier (A. Besant – Leadbeater).

Thì bắt đầu thấy tâm trí mình mở mang và sáng suốt, hiểu được nhiều điều mà trước kia mình vẫn mù tịt. Nếu từ đó cứ tiếp tục học hỏi luật Trời, sống một cuộc đời cao thượng và tùy phương tiện luôn luôn lo giúp cho quần sanh không phân biệt là ai thì ánh sáng càng ngày càng hiện ra tỏ rõ và sẽ có những bực cao minh tới dẫn bước đường.

Đây là một sự thí nghiệm vừa có lợi cho mình và hữu ích cho đời một lượt bởi vì ai cố gắng sống theo Thiên ý chớ không theo lòng ích kỷ cá nhân thì sẽ làm một vận hà mặc dầu còn nhỏ bé đến đâu, thần lực của các đấng Thiêng Liêng cũng theo đó mà tuôn xuống cõi Trần đặng phục sinh vạn vật, không khác nào nước gặp một con kinh đào thì đem sự phì nhiêu ban rải cho những vùng đất đai nào mà nó chảy ngang qua.

Xin quí bạn kinh nghiệm đi rồi sẽ thấy sự thật ra sao. Bởi vì ai cũng biết rằng con người khi mới sanh ra thì nằm trong cái nôi rồi lớn lên lần lần đi đến cái mồ đặng ngã quỵ xuống đó thì tại sao chúng ta lại không tìm hiểu coi mục đích của cuộc đời có phải thật như thế hay không? Nếu quả là kiếp con người chỉ dài từ một trăm năm trở lại mà thôi thì sự sống này không có nghĩa lý chi cả mà tu hành cũng không có ích lợi gì?

Hơn nữa, vì một nguyên nhân nào mà những người trên thế gian nầy lại khác hẳn nhau từ thể xác cho tới tâm tư và trí thức? Tại sao một người nầy lại được những điều kiện thuận tiện đưa đến một địa vị cao sang trong khi đó một người khác lại bị hoàn cảnh khắc khe bắt buộc phải vào trình độ thấp thỏi. Đó là những vấn đề nan giải đối với người phàm không bao giờ tri ra được nguyên nhân, hoặc giả người ta đổ thừa là tại ý Trời muốn như vậy đặng chấm dứt cho rồi câu chuyện, khỏi cần phải bàn bàn luận luận nữa.

Thế nên “Hiểu được mục đích thật của cuộc đời” là có một cây kim chỉ nam nhờ đó mà ta tìm được phương hướng chánh để tiến mau lẹ tới mục tiêu định sẵn cho con người của vũ trụ nầy.

Thiết tưởng đây là một việc mà mỗi người đều nên thật hành vì hạnh phúc của cá nhân mình, nói riêng và hạnh phúc của toàn thể nhân loại, nói chung vậy.

 

Châu đốc, ngày 17 tháng giêng năm Quí Mão 10-2-1963

 BẠCH LIÊN

M Ụ C - L Ụ C

Vài lời nói đầu

CHƯƠNG THỨ NHẤT

Ba câu hỏi rất quan trọng.

1.- Có phải là Đức Thượng Đế sanh hóa Vũ trụ nầy chăng?  Bản thể của Ngài ra sao?

2.- Có sự liên quan giữa Ngài với Vũ trụ và Nhân sanh không?

3.- Con người là ai? Tại sao Con người bị ném vào cõi đời bao la bát ngát nầy?

Ba Ngôi của Đức Thượng Đế.

Những Thái dương hệ trên không gian.

Đại kiếp của một Thái dương hệ.

Đại kiếp của Vũ Trụ.

Sự Luân hồi của Trời Đất.

Những tinh cầu lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta.

CHƯƠNG THỨ HAI

Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.

Nhiệm vụ của Ba Ngôi.

Công việc đầu tiên của Đức Thái Dương Thượng Đế.

Nhiệm vụ của Ngôi Thứ Ba hay là Triều Lưu Sanh Hóa thứ Nhứt.

Nguơn Khí Prakriti là gì?

Nguơn khí là chất đặc cứng. Tỷ trọng của Nguơn khí theo Ông Oliver Lodge.

Vật chất trống không. Những bọt Koilon, bảy cõi của Thái dương hệ. Những bọt

Koilon trong mỗi nguyên tử căn bản.

Sự cấu tạo nguyên tử căn bản.

Nguyên tử Căn bản Hồng trần Âm và Nguyên tử Căn bản Hồng trần Dương.

Bảy cõi của Thái dương hệ chia làm ba trường.

CHƯƠNG THỨ BA

Nhiệm vụ của Ngôi thứ Nhì hay là Triều Lưu Sanh Hóa thứ Nhì.

Bảy loài có sự liên quan mật thiết với nhau.

Tinh chất là gì? Essence monadique và essence élémentale khác nhau thế nào?

Sự ham muốn của loài kim thạch. Sự sống của loài kim khí. Sự tiến hóa của loài

Kim thạch.

Sự cảm xúc của loài thảo mộc.

Hồn khóm hay là Đại hồn của kim thạch, thảo mộc và cầm thú. Bản năng tự nhiên

Mỗi loài: kim thạch, thảo mộc, cầm thú đều có một Đại hồn riêng biệt.

Sự phân chia của Hồn khóm.

Ba cách thế đi đầu thai làm người.

Sự sống và sự chết của Tiểu Thần.

Nhiệm vụ của Ngôi Thứ Nhứt hay là Triều Lưu Sanh Hóa thứ Ba.

Sự sanh ra Thượng trí của con thú.

Con thú có Thượng trí rồi ra sao? 

CHƯƠNG THỨ TƯ

1. Sự trọng hệ của số 3 và số 7.

Ba Ngôi - Bảy trạng thái - Số 3 - Sự liên quan giữa Ngã và Vô Ngã. Bảy cách

phối hợp của ba trạng thái: Ý Chí - Minh Triết - Hoạt Động.

Phản ảnh của ba trạng thái ở ba cõi thấp: Thượng giới - Trung giới - Hồng Trần.

2.- Ba Gu na, ba đặc tính của Vật chất.

Những thực phẩm có những đặc tính: TỊNH - HÒA THANH - ĐỘNG

3.- Hơi thở của Đức Thượng Đế.

4.- Những Tiên thiên di ảnh (clichés akasiques)

5.- Tại sao gọi là Lượn Sóng Sanh Tồn hay là Triều Lưu Sanh Hóa?

6.- Tanmatra và Tattva.

7.- Cung đa li ni (kundalini), một thứ thần lực của Vũ Trụ.

CHƯƠNG THỨ NĂM

Những Dãy hành tinh xoay chung quanh mặt trời hay là những Hệ thống tiến hóa

Những Hệ thống hữu hình.

Những Hệ thống vô hình.

Nhơn vật của bảy Dãy hành tinh hay là 13 Triều Lưu Sanh Hóa.

Những cuộc Tuần huờn.

Phật giáo có dạy về việc thay hình đổi dạng không?

Sự Phát Xét Cuối Cùng của mỗi hành tinh.

Những người bị bỏ lại. Nội cảnh Tuần hoàn.

Sự Phán Xét Cuối Cùng của một Dãy hành tinh. Số phần những người bị bỏ lại.

CHƯƠNG THỨ SÁU

Quần Tiên Hội và sự cai quản thế gian.

Ngôi thứ trên Thiên Đình.

Nhiệm vụ của các nhơn viên trong Quần Tiên Hội.

Nhiệm vụ của Đức Ngọc Đế.

Nhiệm vụ của các vị Độc Giác Phật.

        Nhiệm vụ của các vị Phật Đạo Đức. Nhiệm vụ của Đức Bàn Cổ – Các vị Bồ Tát – Các vị Văn Minh Đại Đế.

Nhiệm vụ của các vị Đế Quân, các vị Chơn Tiên, bốn bực đệ tử:

                      La Hán - A na hàm - Tư đà hàm - Tu đà huờn.

Sự thay đổi ngôi vị trong Quần Tiên Hội.

C H U N G

CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

Ba câu hỏi rất quan trọng

 

A - Có ba câu hỏi rất quan trọng, từ xưa đến nay, ai đã biết suy nghĩ đều tìm hiểu ấy là:

1.- CÓ PHẢI LÀ ĐỨC THƯỢNG ĐẾ SANH HÓA VŨ TRỤ NẦY CHĂNG? BẢN THỂ CỦA NGÀI RA SAO?

2.- CÓ SỰ LIÊN QUAN GIỮA NGÀI VỚI VŨ TRỤ VÀ NHÂN SANH KHÔNG?

3.- CON NGƯỜI LÀ AI? TẠI SAO CON NGƯỜI BỊ NÉM VÀO CÕI ĐỜI BAO LA BÁT NGÁT NẦY?

Huynh có thể giải cho tôi nghe chăng?

B – Ba câu hỏi nầy thuộc về môn Siêu hình học, cao thâm huyền diệu vô cùng. Không phải giải ra rồi ai ai cũng có thể hiểu được.

Các vị cao đồ của Chơn Sư như Đức Blavatsky, Annie Besant, Leadbeater, Jinarajadasa. . . đều có dạy anh em Thông Thiên Học về Vũ trụ và Nhân sanh. Nương theo lời giảng giải đó, tôi có thể trả lời ba câu hỏi trên đây theo sự hiểu biết của tôi. Chắc chắn lời nói của tôi rất vụng về không thể diễn tả trọn vẹn những điều tôi muốn trình bày. Nếu huynh thấy chỗ nào tôi nói không được rành rẽ, xin huynh rộng lòng khoan dung. Lỗi đó tôi xin chịu, nó ở nơi tôi, chớ không phải ở nơi Thông Thiên Học.

I

ĐỨC THƯỢNG ĐẾ VÀ BẢN THỂ CỦA NGÀI.

Những vị Siêu phàm từ bực A SƠ CA (ASEKA) người ta xưng tụng là Chơn Sư sắp lên thì không còn chi học hỏi trong Thái Dương Hệ nữa. Các Ngài dạy rằng: CÓ MỘT SỰ SỐNG DUY NHỨT ĐỜI ĐỜI BẤT DIỆT, cội rễ sự sanh tồn của hằng hà sa số những tinh cầu với muôn loài vạn vật trên không gian.

Ngày nào sự Sống duy nhứt này lìa khỏi các ngôi tinh cầu thì vũ trụ sẽ tối tăm mù mịt. Tất cả những hình hài đều tan rã, vạn vật đều chết sạch, bởi vì các ngôi mặt trời, dù lớn dù nhỏ đều tắt hết một lượt (xin xem tới chỗ Luân hồi của Vũ-trụ).

  Người ta gọi sự Sống duy nhứt nầy là: Ông Trời, Đức Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Tạo Công, Đức Thái Cực Thánh Hoàng, Dieu, Isvara, Brahma, (Phạn Vương), Allah, Ahura Mazda, Logos cosmique v.v. . . tùy theo ngôn ngữ của mỗi giống dân tộc.

  Chính Ngài là Chúa tể sanh hóa Vũ trụ càn khôn.

 ÔNG TRỜI AI SANH?

A.- Chắc chắn huynh còn nhớ câu hát này:

                   “Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời,

                    Thủa tạo Thiên lập Địa ông Trời ai sanh? ”

  Huynh tưởng như thế nào?

B.- Huynh cũng biết: “Vấn dị đáp nan”. Hỏi khó nhau mà chơi, chớ chúng ta tai phàm mắt thịt thấy chưa quá chót mũi, chưa biết ngày mai ra thế nào, làm sao trả lời câu hỏi đó nỗi.

Các vị Siêu phàm đều nói Ông Trời là Đấng không sanh mà có.

                Đấng độc nhất vô nhị.

                Nhân vô Nhân. (Cause sans Cause).

                Căn vô Căn (Racine sans Racine).

Đức Phật nói về Đấng Tạo Hóa như vầy: “Om ! Amitaya ! Chớ nên ướm thử dùng lời nói mà đo cõi vô biên hay là nhúng dây tư tưởng vào cõi vô tận. Người hỏi cũng lầm mà người trả lời cũng lầm vậy ! Đừng nói chi cả.”

Kinh sách dạy rằng: Trước khi vạn vật sanh ra thì chỉ có một mình Phạn Vương trầm tư mặc tưởng mà thôi. Nhưng chớ nên suy gẫm đến Phạn Vương hay là lúc sơ khởi. Con mắt phàm không hề thấy được Phạn Vương hay là một ánh sáng nào cả, trí người phàm cũng không hiểu được. Những màn lần lượt vén lên; cái nầy rồi tới cái kia. Phải có những bức màn và sau những bức màn nầy thì có những bức màn khác. Các ngôi tinh tú cứ vận chuyển mà không hỏi han chi cả. Miễn là sự sanh, sự tử, sự buồn, sự vui, cái nguyên nhân và cái hiệu quả còn lại đã đủ rồi.

Cuộc đời và ngày giờ cứ thay đổi và luân chuyển không ngừng cũng như dòng nước của con sông chảy từ nguồn ra biển, dầu mau dầu chậm, các lượn sóng cũng vẫn là một, mặc dầu coi khác nhau, cứ nối tiếp với nhau, cái sau nhồi cái trước. Bao nhiêu đây tưởng cũng đủ cho chúng ta lắm rồi.

 

BA NGÔI CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ.

 

A.- Người ta nói rằng: Đức Thượng Đế có ba ngôi. Vậy ba ngôi đó là ba ngôi nào?

B.- Trước khi sanh hóa Đức Thượng Đế phân làm ba ngôi:

                      1.- Ngôi thứ nhứt: 1er Logos.

Ấn-Độ giáo gọi là SI HOA (SIVA) hoặc ANANDA (Félicité) TOÀN PHÚC [[1]]

Hỏa thần giáo (Zoroastrisme) gọi là AHURA MAZDA.

Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Cha – DIEU, le Père.

                      2.- Ngôi thứ nhì: 2e  Logos.

Ấn Độ giáo gọi là: VISHNOU (QUICH NU) hoặc CHIT – (SAGESSE) MINH TRIẾT.

Hỏa thần giáo: (Zoroastrisme) gọi là SPENTO MAINYUSH và ANGRO MAINYUSH.

Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Con – DIEU LE FILS.

                      3.- Ngôi thứ ba: 3e  Logos.

Ấn Độ giáo gọi là BRAHMA – PHẠN VƯƠNG hoặc SAT – EXISTENCE - SỰ SANH TỒN.

Hỏa thần giáo gọi là ARMAITI.

Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Thánh Thần – DIEU, Le SAINT ESPRIT.

Nho giáo gọi là Thái Cực – Lưỡng Nghi –Tứ Tượng.

           

NHIỆM VỤ CỦA BA NGÔI

 

A.- Ba ngôi có nhiệm vụ nào không?

B.- Ba ngôi có ba nhiệm vụ khác nhau:

Ngôi thứ Nhứt là cội rể của mọi sự Sanh tồn. Ngài vốn Vô Ngã và không hiện ra.

Ngôi thứ Nhì phân chia Âm Dương hay là Tinh Thần và Vật chất.

Ngôi thứ Ba biến đổi Hổn Nguơn Nhứt Khí đặng lập những cõi Trời tức là Vũ Trụ hữu hình.

 

BẢY CÕI TRÊN HƯ KHÔNG

(les 7 plans cosmiques)

  A.- Thế thì Hư không cũng chia ra nhiều cõi lắm sao?

  B.- Thật vậy. Hư không chia ra làm bảy cõi:

  1. Cõi thứ nhứt cao hơn hết là cõi Thái Cực hay là cõi Tối Đại Niết Bàn Hư Không (Plan Adi ou Plan Manaparanirvana Cosmique).

  2. Cõi thứ nhì là cõi Lưỡng Nghi hay là Cõi Đại Niết Bàn Hư Không (Plan Anupadaka ou Plan Paranirvana cosmique).

  3. Cõi thứ ba là cõi Tứ Tượng hay là cõi Niết Bàn Hư Không (Plan Nirvana Cosmique).

  4. Cõi thứ tư là cõi Bồ Đề Hư Không (plan Bouddhique cosmique).

  5. Cõi thứ năm là cõi Trí Tuệ hay là cõi Thượng Giới Hư Không (Plan Mental Cosmique).

  6.- Cõi thứ sáu là cõi Dục Giới hay là cõi Trung Giới Hư Không (Plan Astral Cosmique).

  7.- Cõi thứ bảy là cõi Hạ Giới hay là cõi Hồng Trần Hư Không (Plan Physique Cosmique ou Cosmo Prakritique).

Mỗi cõi đều chia ra làm bảy cảnh nữa và làm bằng một chất khí căn bản do chất khí nguyên thủy là Hổn Nguơn Nhứt Khí Mulaprakriti biến đổi ra.[[2]]

Nhưng về vấn đề “Hư Không” xin nói một cách tổng quát mà thôi, vì trí con người chưa mở mang, nó còn thấp thỏi quá không sao tưởng tượng cho đúng với sự thật được.

  Sự hiểu biết của chúng ta có giới hạn.

 

TƯỢNG TRƯNG CỦA VÔ CỰC VÀ BA NGÔI

 

Người ta vẽ bốn vòng:

1 – Vòng tròn thứ nhứt không có chi ở trong.

2 – Vòng tròn thứ nhì ở chính giữa có một điểm.

3 – Vòng tròn thứ ba có một đường trực kính nằm ngang.

4 – Vòng tròn thứ tư có hai đường trực kính: một đường nằm ngang, một đường sổ đứng làm ra hình chữ thập.

Hình 1 tượng trưng Vô Cực – Absolu – Parabrahm.

Hình 2 tượng trưng Thái Cực – Ngôi thứ nhứt –1er Logos Cosmique.

Hình 3 tượng trưng Lưỡng Nghi – Ngôi thứ Nhì – 2 Logos Cosmique.

Hình 4 tượng trưng Tứ Tượng – Ngôi thứ Ba – 3 Logos Cosmique.

 

 

TƯỢNG TRƯNG ĐẠI HỒN NHẬP VÔ VẬT CHẤT ĐẶNG SANH HÓA 

        

Từ trung tâm điểm 0, ta kéo ba đường OA, OB, OC đụng vòng tròn, rồi nối ba cạnh AB, BC và CA ta có một cái hình gọi là Tétrakstys ou Quaternaire Cosmique, Thiên Không Tứ Tượng, gồm bốn hình tam giác.

Ba hình tam giác trên tượng trưng ba Ngôi hay là Đại Hồn của Vũ Trụ, tức là phần Tinh Thần hay là phần Dương.

Hình tam giác ở dưới đáy tượng trưng Hổn Nguơn Nhứt Khí Mulaprakriti, cội rễ của Vật chất hay là phần Âm.

Hình Thiên Không Tứ Tượng, tượng trưng Đại Hồn nhập vô Vật chất sẵn sàng sanh hóa.

 

TRẠNG THÁI CỦA BA NGÔI

 

Ba Ngôi có ba trạng thái khác nhau:

  Trạng thái của Ngôi thứ Nhứt là Ichchha = Volonté = Ý chí.

  Trạng thái của Ngôi thứ Nhì là Jnâna = Sagesse = Minh Triết.

  Trạng thái của Ngôi thứ Ba là Kriya = Activité = Hoạt động.

 

  

BẢN THỂ CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ.

  A. Còn Bản thể của Đức Thượng Đế ra sao?

  B. Không một ai rõ được điều đó, nhưng các vị Thiên Tôn đều nói rằng: Tất cả những Thái Dương Hệ là những hột bụi cát ở dưới chơn Ngài.

 

BẢY VỊ ĐẠI LA THIÊN ĐẾ

(7 Logos Planétaires Cosmiques).

Đức Thượng Đế có bảy vị phụ tá xin gọi là bảy vị Đại La Thiên Đế. Mỗi vị cai quản cả ngàn triệu Thái Dương Hệ thuộc về Cung của mình.

 

II

 

CÓ SỰ LIÊN QUAN GIỮA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ VỚI VŨ TRỤ VÀ NHÂN SANH?

  A. Còn câu hỏi thứ hai: Sự liên quan giữa Đức Thượng Đế với Vũ trụ và Nhân sanh ra sao?

  B. Tôi xin nói liền: có sự liên quan gián tiếp với Nhân sanh chớ không phải trực tiếp do những duyên cớ sau đây:

 

NHỮNG THÁI DƯƠNG HỆ TRÊN KHÔNG GIAN

Ban đêm ta dòm lên trên không trung thấy hằng hà sa số những đốm sáng. Người ta gọi là những ngôi sao hay là những ngôi tinh tú. Đối với con mắt phàm của ta, ta không phân biệt được chúng nó ra sao, cái nào lớn, cái nào nhỏ và cái nầy cách xa cái kia bao nhiêu dặm. Ta chỉ biết sao nào nháy là mặt trời, sao nào không nháy là hành tinh hay là trái đất.

Nhưng theo Huyền học thì tất cả những ngôi tinh tú trên không gian đều sắp thành những hệ thống gọi là những Thái Dương Hệ.

Mỗi Thái Dương Hệ gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những dãy Hành tinh xoay chung quanh. Mỗi dãy Hành tinh gồm ít nhứt là bảy bầu hành tinh. Trên mỗi hành tinh đều có những nhơn vật sanh sanh hóa hóa và tiến hóa như ở cõi trần chúng ta đây. Chắc chắn là hình thù của các loài trên những hành tinh đó đều không giống nhau, ngôn ngữ cũng bất đồng và sự tiến hóa cũng không đồng bực với nhau bởi vì có những Thái Dương Hệ sanh trước, có những Thái Dương Hệ sanh sau. Có những Thái Dương Hệ lớn mà cũng có những Thái Dương Hệ nhỏ.

 

KHÔNG PHẢI TÌNH CỜ MÀ CÁC THÁI DƯƠNG HỆ SANH RA. 

A. Người ta nói rằng: “Các ngôi mặt trời do sự ngẫu nhiên mà sanh ra? Huynh tưởng sao? ”

B. Theo ý nghĩ của tôi, trong vũ trụ không có tình cờ như thế đâu. Ta hãy lấy Thái Dương Hệ của ta ra thí dụ.

  Ta biết rằng: Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh xoay chung quanh mặt trời.

Chúng ta phải công nhận rằng có một lực lượng mạnh hơn cả muôn, cả triệu lần chúng nó nên mới bắt buộc được chúng nó giữ một tốc độ mà thôi, tốc độ lúc khởi đầu, và không được rời ra khỏi vị trí đã định sẵn cho chúng nó. Nhờ như thế người ta mới phân chia được năm, tháng, ngày, giờ, mùa tiết và biết trước ngày nào có nhựt thực hay nguyệt thực và đến bao lâu thì trăng tròn.

Nếu nó là sự ngẫu nhiên hay là tình cờ thì các hành tinh khi thì xoay mau, khi thì xoay chậm, chúng nó rời khỏi vị trí của chúng nó giờ nào cũng được. Chúng nó đụng với nhau và bể nát hết hồi đời nào rồi, đâu còn tới ngày nay để cho chúng ta thấy. Ví dầu sự đụng chạm chưa xảy ra đi nữa chúng ta cũng sống trong những giờ phút hãi hùng, hồi hộp, không biết chừng nào tối, chừng nào sáng và ngày giờ nào chúng ta bị tan xương nát thịt và trái đất sẽ vỡ ra từng mảnh.

Mỗi Thái Dương Hệ đều do một Đấng Chí Tôn, toàn năng, toàn thiện sanh ra, xin gọi là Đức Thái Dương Thượng Đế (Logos d’un système solaire). Ngài là Đấng cha lành của muôn loài vạn vật mà Ngài đã sanh dưỡng trên dãy Hành tinh của tiểu giang sơn của Ngài. Ngài có trách nhiệm đối với con cái của Ngài và họ gần gũi với Ngài, liên lạc mật thiết với Ngài hơn là đối với Đức Thượng Đế cách xa họ muôn vạn dặm.

Xin lấy một chuyện dưới trần thế làm thí dụ đặng dễ hiểu hơn. Một vị Hoàng Đế cai trị một nước lớn chia ra nhiều tiểu bang, mỗi tiểu bang do một Tiểu Vương làm chủ tể và tự trị, dân sự trong tiểu bang trực thuộc vị Tiểu Vương hơn là ở dưới quyền thống trị của vị Hoàng Đế.

Nếu tỷ dụ vị Hoàng Đế là Đấng Tạo Hóa, còn mỗi vị Tiểu Vương là mỗi vị Thái Dương Thượng Đế thì ta thấy nhơn sanh trong vũ trụ liên quan một cách gián tiếp chớ không phải trực tiếp với Đức Thượng Đế mặc dầu Sự Sống của muôn loài vạn vật trên tất cả những Thái Dương Hệ đều do Sự Sống của Đức Thượng Đế ban ra.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa đến Sự Sống Duy Nhứt nầy khi lìa khỏi Thái Dương Hệ nào thì Thái Dương Hệ đó rã liền.

Sự Sống Duy Nhứt không khác nào con sông lớn, còn Thái Dương Hệ là kinh rạch nhỏ. Nhờ nước con sông chảy vào những kinh rạch cho nên những kinh rạch mới dẫy đầy nước. Ngày nào nước con sông giựt xuống và rút đi thì nước trong những kinh rạch phải cạn. Thuyền bè ở trong kinh rạch đều nằm ụ, mặc dù chúng nó tùy thuộc nước của kinh rạch hơn là nước của con sông.

Về sự liên lạc gián tiếp tôi tưởng cũng phải nói thêm về bảy loại hay là bảy nhóm Thái Dương Hệ. Như vậy huynh mới thấy rõ hơn.

 

BẢY LOẠI THÁI DƯƠNG HỆ HAY LÀ BẢY NHÓM THÁI DƯƠNG HỆ.

 

Tất cả những Thái Dương Hệ trên không gian đều chia ra làm bảy loại hay bảy nhóm. Mỗi nhóm gồm cả ngàn triệu Thái Dương Hệ, lớn có nhỏ có đồng thuộc về một Cung (Rayon) và ở dưới quyền điều khiển trực tiếp của một ngôi sao Mẹ, tức là sự biểu hiện của một vị Đại La Thiên Đế chủ tể của Cung đó và cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp của sáu Cung kia nữa.

A.- Xin huynh nói rõ hơn.

B.- Tôi tưởng huynh nên suy nghĩ như vầy. Quả địa cầu của chúng ta là một bầu Hành tinh. Nó thuộc về một nhóm Hành tinh lấy ngôi Mặt Trời của chúng ta làm trung tâm, nghĩa là sự sống của nó do mặt trời ban xuống.

Thái Dương Hệ của chúng ta thuộc về một nhóm Thái Dương Hệ mà cả thảy đồng lấy một ngôi mặt trời lớn hơn nữa làm trung tâm không khác nào những dãy Hành tinh xoay chung quanh mặt trời soi sáng chúng ta đây.[[3]]

Cũng như thế, ngôi mặt trời lớn này thuộc về một nhóm Thái Dương Hệ khác mà cả thảy đồng lấy một ngôi mặt trời lớn hơn nữa làm trung tâm. Rồi cứ tiếp tục như thế. Tất cả những nhóm Thái Dương Hệ mới nói đây đều thuộc một Cung với nhau. Vũ trụ chia ra từng bảy nhóm Thái Dương Hệ như thế.

Chắc chắn huynh cũng biết rằng: Ba chữ Thái Dương Hệ để ám chỉ hình dạng của ngôi mặt trời vì các dãy Hành tinh xoay chung quanh nó.

Mỗi hình dạng đều có Tinh Thần là Sự Sống ở bên trong. Không có Sự Sống thì hình dạng nào cũng đều tan rã hết. Thế nên tôi đã nói, mỗi Thái Dương Hệ đều do một Đấng Chí Tôn sanh ra, người đời xưng tụng Ngài là Đức Thái Dương Thượng Đế.

 

BẢY CUNG CỦA VŨ TRỤ

A.- Bảy Cung của Vũ trụ là những Cung nào?

B.- Ấy là:

Cung thứ nhứt là cung Ý Chí.

Cung thứ nhì là cung Minh Triết – Bác Ái.

Cung thứ ba là cung Hoạt Động tức là cung Trí Tuệ, Sanh Hóa, Thích Nghi.

Cung thứ tư là cung Hòa Thanh và Mỹ Lệ.

Cung thứ năm là cung Hiểu Biết cụ thể.

Cung thứ sáu là cung Sùng Đạo hay là Lý Tưởng.

Cung thứ bảy là cung Pháp Môn.

Mỗi Cung còn chia ra bảy Cung nhỏ phụ thuộc (sous rayons). Thế nên có tất cả 49 Cung phụ thuộc [[4]].

Vấn đề Cung vô cùng khó khăn và mầu nhiệm. Chúng tôi chỉ biết một cách sơ lược mà thôi. Phải tu hành tới bực Siêu phàm A Sơ Ca (ASEKA) mới thật hiểu rõ.

 

III

 

CON NGƯỜI LÀ AI?

TẠI SAO CON NGƯỜI BỊ NÉM VÀO CÕI ĐỜI BAO LA BÁT NGÁT NẦY?

A.- Còn câu hỏi thứ ba, có người lại bảo “Tôi không cần sanh ra có được không?  Sanh ra làm chi mà phải chịu đau khổ quá vậy. Huynh nghĩ sao về câu hỏi nầy?

B.- Muốn trả lời cho đúng với câu hỏi thứ ba nầy thì phải giải về:

1. Lý do sự tạo lập một Thái Dương Hệ.

2. Chơn Thần nhập thế.

3. Sự sanh hóa Chơn nhơn (hay Linh hồn) và Phàm nhơn.

4. Những thể của con người dùng.

5. Tại sao con người gây ra tội lỗi.

6. Luật Nhân quả và Luân hồi.

7. Đường tiến hóa của những bực Siêu phàm.

Dài lắm, bây giờ, tôi xin nói vắn tắt, những chi tiết sẽ lần lượt bổ túc thêm.

Câu hỏi thứ ba chia ra làm ba đoạn. Phải trả lời từng đoạn.

                Thứ nhứt: Con người là ai?

Con người là Chơn Thần, con của Đức Thượng Đế.

Con người cũng chia ra làm ba ngôi như Đức Thượng Đế.

1. Chơn Thần.

2. Chơn Nhơn.

3. Phàm Nhơn.

(xin xem chỗ sanh hóa Chơn nhơn).

              Thứ nhì: Tại sao con người bị ném vào cõi đời lao la bát ngát này.

 

CÓ HAI HẠNG CHƠN THẦN:

1. Một hạng ở với Đức Thượng Đế, không muốn xuống trần thế đầu thai.

2. Một hạng tình nguyện xuống năm cõi dưới: Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng giới, Trung giới, Hạ giới, đặng học hỏi và kinh nghiệm. Một ngày kia, khi vận dụng được tất cả những quyền năng còn tiềm tàng trong mình thì con người sẽ trở nên trọn sáng, trọn lành và làm một vị Thái Dương Thượng Đế sanh hóa một Thái Dương Hệ như Thái Dương Hệ nầy vậy.

Hiểu được như thế thì biết tại ý con người muốn nên con người mới đầu thai xuống trần chớ không phải Đức Thượng Đế bắt buộc Chơn Thần phải giáng phàm.

Chúng ta là những người tình nguyện. Tại người ta không biết những lẽ trên đây nên mới nói “Tôi không cần sanh ra có được không?”

3. Sanh ra làm chi phải chịu đau khổ quá vậy?

Quả thật con người không đau khổ về phương diện nầy thì cũng đau khổ về phương diện khác. Nhưng tại sao con người đau khổ. Ấy tại con người làm sái với luật trời nên phải lãnh cái hậu quả không tốt đẹp. Ấy là bài học để dạy con người lần sau khôn ngoan và thận trọng hơn trước [[5]]

Muốn tiến mau con người phải thật hiện cho được hai điều nầy một lượt:

Một là học hỏi cho thâm sâu những luật Trời ở chung quanh ta đặng áp dụng chúng nó vào trong đời sống hằng ngày.

Hai là tập điều khiển những thể của trời ban cho chúng ta dùng ở năm cõi trời nhứt là xác thân, vía và trí.

Con người không ngờ rằng xác thân có tánh nết và sự ham muốn riêng. Cái vía có tánh nết và sự ham muốn riêng. Cái trí có tánh nết và sự ham muốn riêng.

Những sự ham muốn của ba thể: thân, vía, trí thường là những ham muốn ích kỷ, lợi cho mình mà hại cho kẻ khác. Mà con người luôn luôn ít khi phân biệt được ý muốn nào của chúng nó, ý muốn nào thật là của mình. Con người lại đồng hóa với ba thể nầy, cho nên tưởng thật là mình muốn trong khi ba thể đó muốn.

Đây mới là nguyên nhân các sự tội lỗi của con người gây ra, vì là nghịch với thiên lý. Làm chủ được ba thể thân, vía, trí tức là tự chủ.

Chỉ có hai chữ tự chủ mà thôi. Nhưng con người đầu thai đi, đầu thai lại, cả muôn kiếp như vậy cũng chưa ắt điều khiển được cái trí. Muốn thành công trong sự luyện tập con người phải biết phương pháp và phải cố gắng từng giờ từng phút, năm này qua năm nọ, kiếp này qua kiếp kia và phải trải qua từ 15 kiếp sắp lên mới chắc mình đã đứng vững và từ đó bước đi dễ dàng trên đường Đạo.

A.- Tại sao lâu lắm vậy?

B.- Bởi vì con người phải học hỏi và kinh nghiệm trong năm cõi:

1. Trần thế.

2. Trung giới.

3. Thượng giới.

4. Bồ Đề.

5. Niết Bàn.

Sự tiến hóa nầy đòi hỏi một thời gian khá lâu, tính ra cả trăm triệu năm, chớ nào phải trong một vài kiếp mà con người được trở nên trọn sáng trọn lành. Tôi tin chắc rằng một khi con người hiểu được lý do sự sanh hóa một Thái Dương Hệ thì con người không còn thắc mắc về số phận của mình đâu.

 

VŨ TRỤ SANH RA LẦN ĐẦU TIÊN HỒI NÀO?

A.- Vũ trụ sanh ra lần đầu tiên hồi nào?

B.- Nêu câu hỏi nầy ra, không một ai trả lời nổi, dầu đã tới bực Thái Dương Thượng Đế cũng vậy.

Duy có một mình Đức Thượng Đế và bảy vị Đại La Thiên Đế biết mà thôi.

Bây giờ đây người ta thấy Vũ trụ cứ tiến hóa mãi mãi. Nếu nói như câu Tín ngưỡng căn bản thứ nhì của Phật Giáo [[6]] rằng: Vũ trụ tiến hóa chớ không phải sanh hóa thì tôi e trúng có phân nửa. Vũ trụ phải sanh hóa lần đầu tiên rồi mới tiến hóa. Cũng như chúng ta đây, nếu mấy chục năm trước chúng ta không lọt lòng mẹ ra chào đời thì bây giờ chúng ta có ngồi nói chuyện tại chỗ nầy hay không?

 

ĐẠI KIẾP CỦA THÁI DƯƠNG HỆ. [[7]]

A.- Khoa học nói rằng tới một ngày kia mặt trời soi sáng chúng ta sẽ tắt, điều nầy có đúng với Huyền bí học hay không?

B.- Đúng vậy, hiện giờ chúng ta ở vào thời kỳ hoạt động, vạn vật sanh sanh hóa hóa, pháp môn gọi là Manvantara [[8]]

Tới một ngày kia, đúng ngày giờ thì ngôi mặt trời soi sáng chúng ta nguội lần rồi sau đó tắt hẳn, bởi vì Đức Thái Dương Thượng Đế không thêm thần lực cho nó nữa.

Các dãy Hành tinh xoay chung quanh mặt trời và luôn cả mặt trời đều tan rã. Linh hồn vạn vật đều nhập vô tâm của Đức Thái Dương Thượng Đế. Lúc nầy Pháp môn gọi là Pralaya d’un système solaire, mình gọi là hết một Đại Kiếp của Thái Dương hệ. Ấy là thời kỳ nghỉ ngơi.

Thời kỳ nghỉ ngơi cũng dài bằng thời kỳ hoạt động.

A.- Cảnh nào tan rã trước?

B.- Trước hết là cõi trần, rồi lần lượt tới mấy cõi Trung giới – Thượng giới – Bồ Đề – Niết Bàn – Đại Niết Bàn – Tối Đại Niết Bàn.

Các hình hài đều tiêu tan; Tâm thức của Đức Thượng Đế bao trùm linh hồn vạn vật.

Hết lúc nghỉ ngơi thì sanh hóa lại. Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh một Thái Dương hệ khác lớn hơn trước. Nhơn vật đều giữ vị trí cũ của mình rồi tiến lên nữa.

Mỗi Thái Dương hệ đều có một Đại Kiếp riêng biệt, khác nhau. Thái Dương hệ nầy tan rã rồi thì tới Thái Dương hệ khác.

Tất cả những Thái Dương hệ trên không gian đều tuân theo luật Luân Hồi và Nhân Quả: sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, cứ nối tiếp nhau mãi không nghỉ, không ngừng.

 

ĐẠI KIẾP CỦA VŨ TRỤ.[[9]]

SỰ LUÂN HỒI CỦA TRỜI ĐẤT [[10]] 

Rồi tới một ngày kia, đúng ngày giờ thì hết thẩy các ngôi mặt trời lớn, nhỏ trên không gian đều tắt hết một lượt và tan rã. Đây xin huynh nhớ rằng những hình hài phải hư hoại. Nhưng mà Chơn Thần [[11]] vốn là con của Đức Thượng Đế sanh ra không bao giờ chết. Chúng nó đều trở về nhập vô tâm của Đức Thượng Đế như cũ.

Lúc nầy là lúc nghỉ ngơi vì đã hết một Đại Kiếp của Vũ Trụ.

Thời kỳ nghỉ ngơi cũng dài bằng thời kỳ sanh hóa. Hết lúc nghỉ ngơi thì sẽ sanh hóa trở lại.

Khi tái sanh, vạn vật đều ở vào vị trí cũ của mình, nghĩa là khi trước tiến đến bực nào thì bây giờ cũng ở vào bực đó. Cả thảy đều lo hoạt động lại như xưa.

 

MỘT ĐẠI KIẾP CỦA VŨ TRỤ ĐƯỢC BAO NHIÊU NĂM CỦA TRẦN THẾ?

A.- Một đại kiếp của Vũ trụ ước được bao nhiêu năm?

B.- Kinh thánh Bà la môn bên Thiên trước có nói rằng: Một đại kiếp của Vũ trụ bằng 100 năm của Phạn Vương.

- một năm của Phạn Vương gồm 360 ngày và 360 đêm của Phạn Vương. Ngày và đêm đều dài bằng nhau.

- một ngày của Phạn Vương bằng 4.320.000.000 năm của trần thế.

- một đêm của Phạn Vương bằng 4.320.000.000 năm của trần thế.

- một ngày và một đêm của Phạn Vương dài bằng 8.640.000.000 năm của trần thế.

360 ngày và đêm của Phạn Vương, tức là một năm dài bằng 8.640.000.000 ×360 = 3.110.400.000.000 năm của trần thế.

- 100 năm của Phạn Vương dài bằng: 3.110.400.000.000 × 100 = 311.040.000.000.000 năm của trần thế.

Nhưng bà Blavatsky nói số nầy thuộc về hiển, không đúng lắm với sự thật. Tuy nhiên bên Ấn Độ người ta dùng số nầy.

 

NHỮNG TINH CẦU LỚN HƠN NGÔI MẶT TRỜI CỦA CHÚNG TA. 

A.- Huynh nói có những ngôi mặt trời lớn, nhỏ, vậy huynh có thể kể cho tôi nghe vài ngôi mặt trời lớn hơn ngôi mặt trời chúng ta chăng?

B.- Điều nầy phải nhờ đến khoa Thiên văn học hiện kim.

Người ta nói rằng bề trực kính của ngôi mặt trời soi sáng chúng ta đo được lối 1.391.000 cây số, bằng 109 lần bề trực trực kính của trái đất.

1. Tinh cầu Arcturus [[12]], 27 lần lớn hơn bề trực kính của mặt trời tức là 37.557.000 cây số.

2. Tinh cầu Aldébaran[[13]], 38 lần lớn hơn bề trực kính của ngôi mặt trời.

3. Tinh cầu Pégase 140 lần lớn hơn tức bề trực kính của nó được 194.740.000 cây số, còn lớn hơn khoảng giữa mặt trời và trái đất. Người ta biết trái đất cách xa mặt trời tới 149.000.000 cây số.

4. Tinh cầu Mira Ceti [[14]]và tinh cầu Bételgeuse [[15]], 300 lần lớn hơn.

5. Tinh cầu Hercule, 400 lần lớn hơn.

6. Tinh cầu Antarès, 487 lần lớn hơn.

7. Sau rốt, tinh cầu Canopus, một triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời. Còn nhiều nữa, chớ không phải có bao nhiêu đó mà thôi.

A.- Sự tiến hóa ở trên mấy Thái Dương Hệ đó thế nào?

B.- Không ai biết được. Chúng ta không nên ức đoán e sái với sự thật. Nhưng về phương diện vật lý thì như thế, còn về phương diện tinh thần thì ta có thể nói một cách kính cẩn rằng: Những Đức Thái Dương Thượng Đế sanh hóa những tinh cầu đó tiến hóa hơn Đức Thái Dương Thương Đế của chúng ta nhiều lắm. Đó là lẽ tự nhiên, bởi vì các Ngài thành chánh quả trước Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói.

CHƯƠNG THỨ HAI

THÁI DƯƠNG HỆ CỦA CHÚNG TA

Muốn thật hiểu sự sanh hóa một Thái Dương Hệ, ta nên biết ba nguyên tắc sau đây:

1/ Mỗi Thái dương hệ đều do một vị Thái Dương Thượng Đế sanh ra. Cũng như Đức Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Ngài cũng phân làm ba ngôi. Ngài có bảy vị phụ tá là bảy vị Hành tinh Thượng Đế (Logos planétaires). Bảy vị nầy sau thành bảy vị Thái Dương Thượng Đế, mỗi vị sanh hóa một Thái dương hệ.

2/ Những Thái dương hệ trên không gian đều liên lạc với nhau và tương trợ nhau, nhứt là những hệ thống thuộc một Cung với nhau.

Sự sống tiến hóa và tiếp tục từ Thái dương hệ nầy tới Thái dương hệ kia, cái sau nối cái trước. Không bao giờ dứt đoạn.

 

ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ CỦA CHÚNG TA

Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta vốn ở một Thái dương hệ khác sanh trước Thái dương hệ của chúng ta, có thể nói là cùng chung một Cung, và hệ thống đó tan rã từ lâu rồi.

Trước khi sanh hóa, Ngài chọn một chỗ trên không gian làm vị trí của giang sơn Ngài. Hào quang của Ngài chiếu đến đâu thì chỗ đó là giới hạn Vũ trụ của Ngài.

Ngài phác họa một chương trình, một bản đồ gọi là Thiên cơ, trong đó có ghi từ lúc sơ khởi cho tới lúc cuối cùng:

a) – Ngày giờ thành lập bảy cõi của Thái dương hệ.

b) – Những dãy Hành tinh và kỳ hạn hoạt động của chúng nó.

c) – Kiểu mẫu những nhơn vật, tức là hình thù, màu sắc các dân tộc, các loài thú cầm, thảo mộc. Kim thạch và tinh chất. Mỗi kiểu mẫu phải thực hiện cách nào và vào thời kỳ nào cho tới khi công việc phải hoàn tất đúng với mức độ tiến hóa của chúng. Đầy đủ các chi tiết, không thiếu chi cả.

a) – Vậy thì mục đích sự sanh hóa một Thái dương hệ là thế nào?

b) – Một Thái dương hệ sanh ra để giúp cho các linh hồn tiến hóa cho đến khi trọn sáng trọn lành làm một vị Siêu Phàm.

NHỮNG VỊ PHỤ TÁ CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ.

A.-  Đức Thái Dương Thượng Đế làm việc có một mình hay sao?

B.-  Không ! Ngài có nhiều vị Phụ tá, trong đó trước nhứt là bảy vị Hành tinh Thượng Đế cai quản bảy Cung và mỗi vị coi sóc sự sanh hóa một dãy Hành tinh.

A.-  Các tôn giáo có nói đến các vị nầy chăng?

B.-  Có, Ấn giáo gọi là Bảy Prajapattis.

Hỏa thần giáo gọi là bảy vị Amesha Spentas.

Cơ Đốc giáo kêu là bảy vị Đại Thiên Thần chầu chực trước Ngôi của Đức Chúa Trời.

Sept (7) Esprits devant le trône de Dieu : Michel – Gabriel – Raphael – Uriel –Zadkiel – Chamuel và Jophiel.

Ngoài ra còn các vị Thiên Đế, các vị Thiên Tôn, các vị Ngọc Đế, các vị Phật, các vị Đại Thánh, các vị Tiên trưởng, các vị Đại Thiên Thần và các vị Thiên Thần.

A.- Các vị phụ tá nầy ở đâu đến?

B.- Các vị phụ tá nầy cũng ở chung một Thái dương hệ với Ngài. Tức là một chỗ với Đức Thái Dương Thượng Đế.

A.- Còn có những sanh vật nào nữa hay không?

B.- Có. Tôi đã nói sự sống tiến hóa và tiếp tục từ Thái dương hệ nầy tới Thái dương hệ kia. Thế nên Đức Thái Dương Thượng Đế của mình đem qua Vũ trụ nầy đây sáu loài với những Nhơn vật bê trễ không theo kịp chúng bạn, bị bỏ lại trong lúc Phán xét cuối cùng của dãy Hành tinh thứ bảy, dãy chót của Thái dương hệ trước. Về điều nầy xin chờ tới đoạn “Phán xét cuối cùng” của Thái dương hệ mình và ba Triều Lưu Sanh Hóa huynh mới quan niệm được.

Nói bứt khúc không ai hiểu cả.

A.- Tuy vậy huynh có thể kể những nhơn vật của Thái Dương hệ trước được chuyển sang qua Thái dương hệ của mình chăng?

B.- Có bảy loài:

1- Loài người.

2- Cầm thú.

3- Thảo mộc.

4- Kim thạch.

5- Tinh chất thứ ba.

6- Tinh chất thứ nhì.

7- Tinh chất thứ nhất.Nhưng bảy loài qua Thái Dương hệ mình còn có sáu loài, bởi vì:

1). Loài cầm thú ở Thái dương hệ trước qua Thái dương hệ của mình đầu thai làm người và các tinh tú gọi là Ngũ hành (Esprits de la Nature).

        2). Loài thảo mộc đầu thai làm cầm thú.

        3). Loài kim thạch đầu thai làm thảo mộc.

        4). Tinh chất thứ ba đầu thai làm kim thạch.

        5). Tinh chất thứ hai đầu thai làm tinh chất thứ ba.

         6). Tinh chất thứ nhứt đầu thai làm tinh chất thứ hai.

Còn thiếu tinh chất thứ nhứt Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sẽ sanh ra.

Xin huynh nhớ bao nhiêu đây rồi sau sẽ hiểu thêm.

 

BA NGÔI CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ.

Trước khi sanh hóa, Đức Thái Dương Thượng Đế phân làm ba ngôi như Đức Thượng Đế.

1.- Ngôi thứ nhứt gọi là Đức Chúa Cha – Si Hoa (Siva).

2.- Ngôi thứ nhì cũng gọi là Đức Chúa Con – Quích Nu (Vishnou).

3.- Ngôi thứ ba cũng gọi là Đức Chúa Thánh Thần – Phạn Vương (Brahma).

 

BA NGÔI CÓ BA NHIỆM VỤ KHÁC NHAU

Ngôi thứ Ba lập bảy cõi của Thái dương hệ.

Ngôi thứ Nhì sanh hóa hình dạng các loài và cho chúng nó sự sống.

Ngôi thứ Nhứt cho Chơn Thần nhập thế.

 

TƯỢNG TRƯNG CỦA BA NGÔI

Người ta tượng trưng ba Ngôi bằng những hình sau đây cũng in như Ba Ngôi của Đức Thái Cực Thánh Hoàng.

 

Điểm ở giữa là Ngôi thứ Nhứt. Vòng tròn là bầu Nguơn Khí (Prakriti) và cũng là sự tự hạn chế của Đức Thái Dương Thượng Đế đặng hiện ra.

 

II

 

Ngôi thứ Nhì phân ra Âm, Dương, Tinh Thần và Vật Chất: Trời và Người, Trời đây là Đức Thái Dương Thượng Đế, vì chính Ngài là Ông Trời của chúng ta.

 

                    

 

 

Một vòng tròn có hai đường trực kính. Một đường nằm ngang, một đường sổ đứng hiệp thành hình Thập tự giá. Khi còn vòng tròn thì ba ngôi chưa hiện ra. Cái vòng đã mất, sự sanh hóa vạn vật bắt đầu. Trước nhứt là ngôi thứ ba hoạt động, thành lập bảy cõi của Thái dương hệ.

 

Bốn lằn của bốn cánh của Thập tự giá, tượng trưng lửa trời xẹt ra đằng sau khi bốn cánh của Thập tự giá hoạt động, xoay tròn, lửa từ trung tâm của Thập tự giá tuôn ra bốn cánh. Đây là dấu hiệu của Sự Sống phổ biến, đại đồng sanh sôi nảy nở.

 

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ.

Công việc đầu tiên của Đức Thái Dương Thượng Đế là đem thần lực của Ngài thấm nhuần Nguơn khí làm cho nó có sự Sống riêng biệt khác hẳn với sự Sống của chất khí làm ra Thái dương hệ khác và có ba đặc tánh sau đây gọi là ba Gu na (gunas):

l.- Đặc tánh thứ nhứt gọi là Tamas - Tịnh.

2.- Đặc tánh thứ nhì gọi là Sattva - Hòa thanh.

3.- Đặc tánh thứ ba gọi là Rajas - Động.

 

1.- Đặc tánh thứ nhứt Tamas.

Tamas có nhiều nghĩa như:

a)      Không cử động - Không hoạt động - Inertie.

b)      Năng lực chịu đựng, đối kháng - Pouvoir de résistance.

c)       Sự ổn định (stabilité).

d)      Sự yên tịnh (calme), xin gọi là Tịnh.

2.- Sattva: Tiết điệu - Hòa thanh.

Sattva có nghĩa là: Tiết điệu - Rythme.

                          : Hòa thanh - Harmonie.

Xin gọi là Tiết điệu - Hòa thanh.

                                       3.- Rajas : Động.

Rajas có nghĩa là sự chuyển động - Mouvements

Xin gọi là Động.

Điều mà chúng ta phải nhớ kỹ là không có ba đặc tánh nầy thì Nguơn khí (prakriti) không biểu hiện ra được. Tôi có để một đoạn riêng nói về ba đặc tánh nầy.

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ BA HAY LÀ

TRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ NHỨT.

Xong công việc nầy rồi thì tới nhiệm vụ của Ngôi thứ Ba hay là Triều Lưu Sanh Hóa thứ Nhứt.

Ngôi thứ Ba dùng thần lực của Ngài gọi là Fohat xoi lủng Nguơn khí làm ra hằng hà sa số những lỗ trống, pháp môn gọi là những bọt của Koilon (bulles de Koilon).

A.- Koilon là gì?

B.- Koilon là một tên của Nguơn khí Prakriti. Các nhà khoa học gọi Nguơn khí là Tiên thiên dĩ thái - Ether primordial.

Koilon có nghĩa là trống rổng: creux.

 

NGUƠN KHÍ LÀ GÌ?

NGUƠN KHÍ LÀ CHẤT ĐẶC CỨNG.

A.- Tại sao lại phải xoi lủng Nguơn khí?

B.- Bởi vì Nguơn khí là chất đặc cứng. Trong cuốn Hóa học huyền bí, Chimie occulte, trương 154-55, xuất bản năm 1920, Đại Đức Annie Besant và Leadbeater có trích hai đoạn trong cuốn sách nhan đề Tỷ trọng của Tiên Thiên Dĩ Thái (densité de l’éther), tác giả là Ông Sir Olivier Lodge, nói về Sức mạnh và tỷ trọng của Nguơn khí, đại ý như sau đây:

Sức mạnh thực thể của Nguơn khí (Energie intrinsèque de l’éther), Ông Sir Olivier nói “Mỗi ly khối của không gian chứa đựng một cách thường trực, một lực lượng mà hiện giờ chưa có thể động tới được, nó mạnh bằng lực lượng toàn diện của một cái máy điện sức mạnh 1 triệu kí lô hoách, phát ra trong 30 triệu năm”. Nhưng mà sự ước lượng của ông còn thấp hơn chớ không phải cao hơn thực tế, nó còn kinh ngạc hơn nữa.

(chaque millimètre cube de l’espace dit-il, renferme d’une manière permanente et pour le moment inaccessible, l’érnergie totale qu’uneinstallation d’une puissance d’un million de kilowatts produirait en trente millions d’années”. Là encore, son estimation est bien plutôt en dessous qu’en dessus de la stupéfiante réalité.)

 

Điều nầy nói ra như nói chuyện chiêm bao. Hồi trước, trừ ra các nhà Huyền bí học và vài nhà hóa học thì ít ai tin. Nhưng bây giờ người ta đã thấy sức mạnh của nguyên tử rồi có lẽ người ta không còn hoài nghi về sức mạnh của Nguơn khí nữa đâu.

 

TỶ TRỌNG CỦA NGUƠN KHÍ

Về tỷ trọng, sau khi tính toán rồi thì ông Sir Olivier Lodge kết luận như vầy: “Do theo căn cứ nầy thì sự ước lượng thấp hơn hết của tỷ trọng Nguơn khí là MƯỜI NGÀN TRIỆU (10 tỷ) lần tỷ trọng của bạch kim ”.

Rồi khúc sau ông nói thêm câu nầy “Tỷ trọng nầy có thể lên tới năm chục ngàn triệu lần tỷ trọng của bạch kim” (en faisant sur cette base une sorte d’estimation minima de la densité de l’éther, on arriverait à quelque chose demoins que dix mille millions de fois celle de platine”. “Il y ajustait plus loin que cette densité pourrait devenir cinquante mille millions de fois celle de platine”.

A.- Tỷ trọng là gì?

B.- Cắt nghĩa thì rất dài dòng và cũng có hơi khó. Xin huynh nhớ như vầy dễ hơn:

          1 tấc khối nước (1 dm3) thì bằng 1 lít ở vào nhiệt độ 4 độ C, thì 1 tấc khối nước nặng 1 kilô.

Người ta nói tỷ trọng của nước là 1.

          1 tấc khối đồng nặng 8kg9.

Người ta nói tỷ trọng của nó là 8,9.

          1 tấc khối vàng nặng 19kg26.

Người ta nói tỷ trọng vàng là 19,26.

          1 tấc khối sắt nặng 7kg8.

Người ta nói tỷ trọng của sắt là 7,8.

          1 tấc khối hay 1 lít dầu ăn nặng có 0kg915.

Người ta nói tỷ trọng của dầu ăn là 0,915.

Thế nên tỷ trọng của một vật là con số chỉ sức nặng của vật đó so sánh với sức nặng của nước đồng một khối với vật đó.

A.- Tỷ trọng của bạch kim (platine) bao nhiêu?

B.- Tỷ trọng bạch kim là 21,4  nghĩa là 1 tấc khối bạch kim nặng 21kg4.

A.- Còn tỷ trọng của Nguơn khí?

B.- Tỷ trọng của Nguơn khí, theo ông Sir Olivier Lodge là MƯỜI NGÀN TRIỆU lần tỷ trọng của bạch kim. Vậy thì ta lấy số 21kg4 × 10.000.000.000 = 214.000.000.000 kilô tức là 1 tấc khối Nguơn khí nặng 214 tỷ kilô (214 triệu tấn), vậy thì cái áp lực của nó thật phi thường.

Ông Sir Olivier Lodge lại còn nói số nầy có thể tăng lên năm lần như vậy nữa.

 

VẬT CHẤT TRỐNG KHÔNG.

A.- Nếu Nguơn khí đặc cứng thì vật chất tại cõi trần mà chúng ta thấy đây cũng đặc cứng vậy; tỷ như sắt, đá, cây cỏ đó.

B.- Thật vậy ! Nhưng đem phân tách ra thì thấy thân hình của mấy vật nầy làm bằng những tế bào. Mỗi tế bào gồm nhiều phân tử, mỗi phân tử lại do nhiều nguyên tử kết hợp lại cấu thành. Đem phân tích mỗi nguyên tử thì thấy nó gồm hai phần:

             1. Chính giữa là một cái hột hay là nhân (noyau).

             2. Chung quanh cái nhân thì có những âm điện tử (électrons) xoay tròn không khác nào những hành tinh xoay chung quanh mặt trời.

Còn nhân thì cũng có 2 phần:

      1. những dương điện tử (protons), chứa đựng dương điện.

      2. và những trung hòa tử (neutrons), chứa điện trung hòa, không âm không dương.

Nói một cách khoa học thì thân hình con người, thú vật, cây cỏ, sắt đá, đều là những bầu điện lực.

A.- Tại sao mấy tế bào dính lại với nhau được?

B.- Ấy là nhờ sự Sống và sanh lực Prana do Ngôi Thứ Nhì ban phát ra. Nó kết hợp các nguyên tử lại mới thành vật chất cứng rắn, mềm mại, lỏng lẻo tùy theo thứ.

A.- Có nhà khoa học nào nói rằng vật chất trống không chăng?

B.- Chính ông H. Poincaré có nói “nguyên tử là một lỗ trống trong Tiên Thiên Dĩ Thái (L’atome n’est qu’un trou dans l’éther). Mới xem qua thì vật chất và không gian đối chọi nhau. Không gian thì trống rổng, còn vật chất thì đặc cứng. Sự thật thì khác hơn chỗ thấy của chúng ta.

Không gian đặc cứng, còn vật chất thì trống rổng.

Muốn chứng minh điều nầy phải dùng tới Huệ nhãn. Nếu lấy con mắt phàm xem thì lầm ngay và cho Huyền bí học nói không đúng với Chơn lý. Nhưng khắp mọi nơi, chỗ nào cũng tràn ngập sự Sống của Đức Thượng Đế.

 

NHỮNG BỌT KOILON

(les bulles de Koilon) 

A.- Những Koilon là cái gì?

B.- Mỗi bọt Koilon là một điểm sáng, một lỗ trống trong Koilon.

 

Thật sự, mỗi bọt là một trung tâm Tâm Thức của Ngôi thứ Ba, nghĩa là một trung tâm chứa đựng Tâm Thức của Ngài. Ngày nào Ngài còn tưởng tới nó thì nó còn hình dạng, tới khi mà Ngài chẳng để ý tới nó nữa thì nó tan mất tức thì.

Ngài lấy những bọt Koilon làm ra bảy thứ nguyên tử căn bản, mỗi thứ là nền tảng của một cõi

 

BẢY CÕI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ.

Bảy cõi nầy cũng lấy tên của bảy cõi của Hư không?

1.- Cõi thứ nhứt - Cõi Thái Cực hay là Tối Đại Niết Bàn.

2.- Cõi thứ nhì - Cõi Lưỡng Nghi hay là Đại Niết Bàn.

3.- Cõi thứ ba - Cõi Tứ Tượng hay là Niết Bàn.

4.- Cõi thứ tư - Cõi Bồ Đề hay là cõi Trực Giác.

5.- Cõi thứ năm - Cõi Trí tuệ hay là Thượng giới.

6.- Cõi thứ sáu - Cõi Dục giới hay là Trung giới.

7.- Cõi thứ bảy - Cõi Hồng trần hay là Hạ giới.

Có một điều ta nên nhớ là cõi Hồng trần lập sau chót, sau sáu cõi kia.

 

SỐ BỌT KOILON TRONG MỖI NGUYÊN TỬ CĂN BẢN.

A.- Số bọt Koilon trong mỗi nguyên tử căn bản giống nhau không?
        B.- Không, tùy theo cõi cao hay thấp, số bọt Koilon trong mỗi nguyên tử căn bản ít hay nhiều.

            1. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Tối Đại Niết Bàn có một bọt Koilon.

            2. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Đại Niết Bàn có 49 bọt Koilon.

            3. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Niết bàn có 492 bọt = 2401 bọt.

            4. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Bồ Đề có 493= 117.649 bọt.

            5. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Thượng giới có 494= 5.764.801 bọt.

            6. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Trung giới có 495= 282.475.249 bọt.

 7. Nguyên tử căn bản làm ra cõi Hạ giới hay là cõi Hồng trần có 496 = 13.841.287.201 bọt.

Số nầy cộng thêm một số bọt nhất định riêng nữa vì cách cấu tạo đặc biệt của nguyên tử nầy.

A.- Nguyên tử căn bản hồng trần có phải là nguyên tử hóa học không?

B.- Không phải, tất cả những nguyên tử hóa học đều do nguyên tử căn bản hồng trần làm ra. Nguyên tử căn bản hồng trần biến đổi ra nhiều lần mới thành nguyên tử hóa học.

(Sự cấu tạo nguyên tử là một trong những vấn đề khó khăn nhứt trong Huyền bí học, tôi xin để một đoạn riêng sau đây đặng nói về nó).

 

BA GIAI ĐOẠN TRONG SỰ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ.

Có ba giai đoạn trong sự cấu tạo nguyên tử.

a. Trước nhứt là Ngôi thứ Ba hạn định chiều dài của làn sóng rung động tức là ấn định giới hạn sự hoạt động của Tinh thần Ngài trong nguyên tử. Sự hạn định nầy gọi là Tanmatra tức là mực độ thiêng liêng (la divine mesure, la mesure de “CE LÀ” (l’esprit divin).

Chính là mực độ thiêng liêng làm cho nguyên tử căn bản nầy khác với nguyên tử căn bản kia.

Trong Thái dương hệ nầy có bảy thứ nguyên tử căn bản, thế nên có bảy mức độ thiêng liêng.

b. Kế đó, do theo mực độ thiêng liêng nầy mà Ngôi thứ Ba vẽ những qui định hình dạng của nguyên tử; ấy là những trục căn bản do theo đó nguyên tử phát triển.

c. Sau rốt là bề mặt (superficie) hay là cái thành (paroi) của nguyên tử do mực độ thiêng liêng hay là làn sóng rung động và những trục phát triển (axe de croissance) làm ra.

Thế nên trong một nguyên tử ta thấy có ba phần:

1.- Mực độ thiêng liêng hay là làn sóng rung động.

2.- Những trục phát triển (les axes de croissance).

3.- Bề mặt hay là cái thành của nguyên tử.

 

CÁCH CẤU TẠO NHỮNG VÒNG TRÒN KHU ỐC.

A.- Có phải là 49 bọt Koilon hiệp nhau lại rồi làm ra nguyên tử căn bản cõi Đại Niết Bàn không?

B.- Không phải. Cách cấu tạo rất khó hiểu cho chúng ta là người tai phàm mắt thịt, xin nói phớt qua mà thôi.

Ngôi thứ Ba sắp những bọt Koilon đó thành những vòng tròn khu ốc, mỗi vòng có bảy bọt koilon. Những vòng tròn khu ốc nầy gọi là những vòng tròn khu ốc hạng nhứt (Spirale de 1er ordre).

Bảy vòng tròn khu ốc hạng nhứt quấn lại với nhau làm ra vòng tròn khu ốc hạng nhì.

Những vòng tròn khu ốc hạng nhì quấn lại với nhau làm ra vòng tròn khu ốc hạng ba, rồi cứ tiếp tục như thế cho tới vòng tròn khu ốc thứ sáu, 10 tao của vòng tròn khu ốc hạng sáu quấn lại với nhau mới làm ra nguyên tử căn bản hồng trần (dix trons de la spirale du sixième ordre furent entrelacés pour former l’atome physique. Evolution occulte de l’humanité par Jinarajadasa page 140, édition 1923)

 

SỰ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CĂN BẢN HỒNG TRẦN

Nguyên tử căn bản hồng trần hình cầu. Nó giống như một cái lồng làm bằng 10 vòng hay là 10 sợi dây bằng sắt không có mối, song song với nhau, nhưng rời nhau và không bao giờ đụng chạm với nhau. Nếu lấy một sợi dây kéo thẳng ra rồi để nằm dưới đất thì nó lấy hình vòng tròn đóng kín lại hay là một cái khoen khu ốc có 1680 vòng. Mười sợi dây nầy chia ra làm hai thứ:

Ba sợi lớn hơn và nhô ra và bảy sợi nhỏ. Ba sợi lớn hơn liên lạc với Ba Ngôi và thấm nhuần một cách bí mật thần lực của Ba Ngôi. Người ta gọi ba sợi nầy chuyển vận những luồng điện khác nhau.

Bảy sợi nhỏ liên lạc với bảy vị Hành Tinh Thượng Đế (Logos planétaires). Chúng nó rung động, ứng đáp với những luồng sóng dĩ thái (ondes éthériques), những âm thinh, ánh sáng và hơi nóng. Chúng nó chiếu ra bảy màu quang phổ của mặt trời (spectre solaire): hồng, đỏ, cam, vàng, lục, xanh, chàm, tím và sanh ra bảy thứ tiếng của âm giai tự nhiên. Mỗi sợi một màu tùy theo Cung của nó, nghĩa là mỗi sợi chịu ảnh hưởng của một vị Hành Tinh Thượng Đế và đồng thời cũng ban rải ảnh hưởng nầy ra ngoài.

A.- Tại sao có ba sợi lớn?

B.- Bởi vì riêng về ba sợi nầy thì mỗi “700 vòng ”có thêm bốn nguyên tử nữa. Tính ra cứ mỗi 175 bọt thì thêm một nguyên tử. Thế nên chúng nó lớn hơn bảy dây kia.

 

BA CÁCH CỬ ĐỘNG CỦA NGUYÊN TỬ CĂN BẢN.

Nguyên tử căn bản có ba cách cử động riêng biệt, khác hẳn với nó khi nó bị những ảnh hưởng ở ngoài tới bắt buộc nó cử động.

Một là - Nó không ngớt xoay theo cốt của nó như một con vụ.

Hai là - Cái cốt của nó vẽ một vòng tròn nhỏ như con vụ vậy.

Ba là - Nó máy động điều hòa như trái tim, bóp vô rồi nở ra.

Khi một lực ở ngoài cảm tới nó thì nó nhảy lên, nhảy xuống, nhảy bên nầy, nhảy bên kia làm thành những vòng tròn rất lẹ làng và lạ lùng, nhưng ba cách cử động của nó cứ giữ y nguyên như cũ.

 

NGUYÊN TỬ CĂN BẢN DƯƠNG VÀ NGUYÊN TỬ CĂN BẢN ÂM.

A.- Người ta nói vạn vật đều chia ra Âm và Dương. Vậy nguyên tử có chia ra nguyên tử Âm và nguyên tử Dương không?

B.- Có Âm thì có Dương, có Dương thì có Âm. Luật Âm Dương tương đối vẫn bất di bất dịch.

 

Thế nên có hai thứ nguyên tử căn bản: một thứ Dương và một thứ Âm. Huynh hãy xem hình thì thấy rõ. Những dây của nguyên tử Dương đi từ mặt qua trái, còn những dây của nguyên tử Âm thì đi từ trái qua mặt. Nói về nguyên tử căn bản Dương thì thần lực ở ngoài vô. Nó đi theo bề thứ tư (4 dimension) từ cõi Trung giới xuyên qua nguyên tử rồi xuống cõi Trần.

Còn về nguyên tử căn bản Âm thì thần lực từ cõi Trần xuyên qua nguyên tử đặng ra ngoài, tức là trở lại cõi Trung giới.

Nguyên tử căn bản Dương giống như một cái suối, nước từ trong đó tuôn ra sôi sùng sục, còn nguyên tử căn bản Âm in là một cái lỗ rút nước đi mất hết.

Người ta thấy rằng nguyên tử hình cầu hơi dẹp, chỗ thần lực vô nó thì trủng xuống, cho nên nó giống như trái tim.

 

BẢY CÕI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ CHIA LÀM BA TRƯỜNG

Bảy cõi của Thái dương hệ chia làm ba trường:

    1.- Trường thứ nhứt: chỗ Đức Thái Dương Thượng Đế hiện ra gồm hai cõi:

Cõi Thái Cực hay Tối Đại Niết Bàn.

Lưỡng Nghi hay là Đại Niết Bàn.

Ngôi thứ nhứt ngự ở cõi Thái Cực, Thế giới Tối Đại Thiêng liêng.

Ngôi thứ nhì ngự ở cõi Lưỡng Nghi. Thế giới Đại Thiêng liêng.

Trường thứ nhứt cũng là trường tiến hóa của những vị được sáu lần Điểm đạo sắp lên.

   2.- Trường thứ nhì: Gồm hai cõ : Niết Bàn (Thế giới Thiêng liêng).

                                                   Bồ Đề (Thế giới Trực giác.)

Ngôi thứ Ba ngự ở hai cảnh cao hơn hết, cảnh thứ nhứt và cảnh thứ nhì của cõi Niết Bàn. Hai cõi Niết Bàn và Bồ Đề nầy là trường tiến hóa của những vị đã được từ một lần Điểm đạo cho đến năm lần, tức là những vị đã vào hạng Siêu phàm.

   3.- Trường thứ ba:n Độ giáo gọi là Triloki hay là Tribovanam gồm ba cõi dưới thấp:

a) Cõi Trí tuệ hay là Thượng giới (Thế giới tư tưởng).

        b) Cõi Dục giới hay là Trung giới (Thế giới tình cảm).

        c) Cõi Hồng trần hay là Hạ giới (Thế giới hành động).

Ấy là trường tiến hóa của bảy loài:

- Ba loài tinh chất.

      - Loài kim thạch.

      - Loài thảo mộc.

      - Loài cầm thú và

      - Con người, những bực thường nhơn.

Tôi gọi cõi Trí tuệ là cõi Thượng giới bởi vì nó là cõi cao hơn hết mà người thường lên tới chớ không phải cõi Thượng giới là cõi cao tột. Cõi cao hơn hết là cõi Thái Cực hay là cõi Tối Đại Niết Bàn.

 

TÊN MỖI THỨ KHÍ

A.- Tôi tưởng nên đặt tên bảy thứ khí đặng khi nói đến thì dễ nhớ.

B.- Đúng vậy. Tôi đã gọi bảy thứ khí đó như sau đây:

1-     Chất khí làm ra cõi Tối Đại Niết Bàn là Nguơn khí.

2-    Chất khí làm ra cõi Đại Niết Bàn là Tiên Thiên khí.

3-    Chất khí làm ra cõi Niết Bàn là Âm Dương khí.

4-    Chất khí làm ra cõi Bồ Đề là Thái Thanh khí.

5-    Chất khí làm ra cõi Trí tuệ là Thượng Thanh khí.

6-    Chất khí làm ra cõi Dục giới là Thanh khí.

7-    Chất khí làm ra cõi Hạ giới là Hồng trần.

 

SỰ THÀNH LẬP NHỮNG CẢNH CỦA BẢY CÕI.

(Les sous plans)

Sau khi sanh hóa những nguyên tử căn bản rồi thì Ngôi thứ Ba phối hợp những nguyên tử căn bản lại thành từng nhóm, mỗi nhóm hai nguyên tử, mỗi nhóm ba nguyên tử, mỗi nhóm bốn nguyên tử vân vân đặng lập những cảnh của bảy cõi.

Mỗi cõi chia ra bảy cảnh (sous plan). Bảy cõi có 49 cảnh.

Luôn luôn cảnh thứ nhứt của mỗi cõi làm bằng những nguyên tử căn bản. Còn sáu cảnh kia làm bằng những nhóm nguyên tử căn bản phối phợp, hoặc hai nguyên tử hoặc ba nguyên tử vân vân . . .

 

HAI CÕI CỦA CÕI TRÍ TUỆ HAY LÀ THƯỢNG GIỚI

Riêng cõi Thượng giới thì chia ra làm hai cõi:

        1) Cõi thứ nhứt là cõi Thượng Thiên hay là cõi Vô hình – Vô sắc giới (ciel supérieur ou Aroupa). Nó gồm ba cảnh cao: cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nhì, cảnh thứ ba.

        2) Cõi thứ nhì gọi là cõi Hạ thiên hay là cõi Hữu hình – Sắc giới (ciel inférieur ou Roupa).

A.- Tại sao gọi là cõi Vô hình, cõi Hữu hình.

B.- Bởi vì tư tưởng ở bốn cảnh thấp còn có hình dạng, khi nó tới ba cảnh cao thì nó không có hình dạng nữa, nó xẹt ra từ lằn (xin xem tới đoạn cái trí mới hiểu).

 

BẢY CẢNH CỦA CÕI TRẦN.

A.- Còn bảy cảnh của cõi Trần là cảnh nào?

B.- Bảy cảnh là:

- Cảnh thứ bảy là mặt đất, cảnh của chất đặc.

- Cảnh thứ sáu là cảnh của chất lỏng.

- Cảnh thứ năm là cảnh của chất hơi.

 - Cảnh thứ tư là cảnh Dĩ thái hồng trần thứ tư – Ether 1V.

- Cảnh thứ ba là cảnh của Dĩ thái hồng trần thứ ba – Ether III ou super éthérique.

 - Cảnh thứ nhì là cảnh của Dĩ thái hồng trần thứ nhì – Ether II ou sous-atomique.

 - Cảnh thứ nhứt là cảnh của Dĩ thái hồng trần thứ nhứt hay là nguyên tử căn bản (Ether I ou Atomique).

A.- Tại sao gọi là Dĩ thái hồng trần?

B.- Gọi là Dĩ thái hồng trần đặng phân biệt với Dĩ thái hư không, Tiên thiên Dĩ thái (Ether primordial) là chất Nguơn khí.

 

BẢY CÕI Ở TRƯỚC MẶT TA.

A.- Cõi Trần ở đây còn sáu cõi kia ở đâu?

B.- Sáu cõi kia cũng ở trước mặt ta đây

A.- Tại sao ta không thấy mấy cõi đó?

B.- Việc đó không có chi lạ. Con mắt ta không thấy gió, không thấy vi trùng, không thấy khí trời, không thấy các khí khác. Chất khí kia còn tế nhị hơn cả chục triệu, cả trăm triệu, cả ngàn triệu lần khí trời thì làm sao ta thấy cho được. Nhưng khi Trời sanh ta ra Ngài đã tiên liệu hết rồi. Ngài cho chúng ta có những quan năng khác gọi là thần nhãn, thiên nhãn, và huệ nhãn để quan sát mấy cõi đó.

A.- Thần nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn ở trong mình ta tại chỗ nào?

B.- Chúng nó không phải ở trong xác thịt nầy đâu. Chúng nó là những quan năng của những thể khác hơn xác thịt nầy. Những thể đó gọi là Vía, Trí, Kim thân, Tiên thể.

 

BẢY CÕI Ở CHUNG MỘT CHỖ.

A.- Tại sao bảy cõi lại ở trước mặt ta?

B.- Bảy cõi ở sờ sờ trước mặt ta, sau lưng ta, là tại chúng nó ở chung một chỗ với nhau.

A.- Tại sao ở chung được?

B.- Muốn giải phải nói về đặc tính của mỗi thứ khí. Chúng ta nên nhớ nguyên tắc nầy: Chất khí ở cõi cao thì rung động mau lẹ, mịn màng, màu sắc tốt đẹp và chun thấu qua tất cả những chất khí của mấy cõi ở dưới thấp hơn nó.

Hiểu như vậy thì ta biết chất Nguơn khí làm ra cõi Tối Đại Niết Bàn chun thấu qua những chất khí làm ra sáu cõi dưới:

- cõi Đại Niết Bàn

- cõi Niết Bàn

- cõi Bồ Đề

- cõi Thượng giới.

- cõi Trung giới.

- cõi Hạ giới (Hồng trần).

Cũng thế đó, chất Tiên thiên khí làm ra cõi Đại Niết Bàn chun thấu qua những chất khí làm ra năm cõi dưới:

- Niết Bàn,

- Bồ Đề,

- Thượng giới,

- Trung giới,

- Hạ giới.

Rồi cứ tiếp tục như thế thì ta thấy Dĩ thái hồng trần chun thấu qua ba chất: đặc, lỏng, hơi. Còn lẽ dĩ nhiên chất Thượng thanh khí làm cõi Thượng giới chun ngang qua chất Thanh khí làm ra cõi Trung giới và chất Thanh khí làm ra cõi Trung giới chun thấu qua chất Hồng trần nầy.

Tôi tưởng nên vẽ hình như sau nầy thì dễ hiểu hơn: 7 vòng tròn đồng tâm điểm với nhau, cái nhỏ ở trong, cái lớn ở ngoài.

- Vòng số 1 nhỏ hơn hết là quả Địa cầu của ta đây.

- Vòng số 2 kế đó là cõi Trung giới.

- Vòng số 3 là cõi Thượng giới.

- Vòng số 4 là cõi Bồ Đề.

- Vòng số 5 là cõi Niết Bàn.

- Vòng số 6 là cõi Đại Niết Bàn.

- Vòng số 7 là cõi Tối Đại Niết Bàn.

Bảy cõi nầy xỏ rế với nhau.

Cõi Trung giới bắt đầu từ trung tâm trái đất xuyên qua mặt đất và ra ngoài xa hơn mặt trăng.

Cõi Thượng giới cũng bắt đầu từ trung tâm trái đất xuyên qua mặt đất, qua cõi Trung giới và ra xa hơn nữa vân vân . . .

 

CÕI VÔ HÌNH VÀ CÕI HỮU HÌNH

A.- Theo lời huynh nói thì từ cõi Tối Đại Niết Bàn cho tới cõi Trần đều làm bằng vật chất. Thế thì chúng nó đều có hình dạng, tại sao người ta lại gọi sáu cõi trên, từ cõi Trung giới trở lên cõi Tối Đại Niết bàn là những cõi Vô hình?

B.- Tất cả bảy cõi đều là cõi Hữu hình vì chúng nó làm bằng Vật chất. Người ta gọi là Vô hình là tại con mắt phàm của ta không thấy chúng nó chớ không phải chúng nó không có hình dạng. Cõi nầy khác cõi kia là tại đặc tánh riêng của nó, nhơn vật riêng của nó, chớ đâu đâu sự Sống cũng vẫn là một mà thôi.

Người ta nói trống không, không có chi hết là vô lý. Không bao giờ trống không mà sanh ra được cái có là hình dạng nầy đâu. Luôn luôn có Tinh thần của Đức Thái Dương Thượng Đế thấm nhuần Vật chất, Vật chất mới có sự Sống nầy đây.

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA BẢY CÕI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ

VÀ BẢY CÕI CỦA HƯ KHÔNG.

A.- Bảy cõi của Thái dương hệ có liên lạc chi với bảy cõi của Hư Không?

B.- Tự nhiên sự liên lạc vẫn có. Mỗi cõi Hư không cũng chia ra bảy cảnh và đối chiếu với mỗi cõi của Thái dương hệ của mình. Tỷ như cõi Thượng giới Hư không đối chiếu với cõi Thượng giới của Thái Dương hệ của mình. Nhưng có một điều nên nhớ là cảnh thứ bảy là cảnh chót của mỗi cõi Hư không mà đối chiếu với cảnh thứ nhứt của Thái Dương hệ của mình, chớ không phải cảnh thứ bảy nầy đối chiếu với cảnh thứ bảy kia.

Tỷ như cảnh thứ bảy, cảnh chót của Tối Đại Niết Bàn Hư không đối chiếu với cảnh thứ nhứt của cõi Tối Đại Niết Bàn của Thái Dương hệ mình, chớ không phải cảnh thứ nhứt của cõi Tối Đại Niết Bàn của Thái dương hệ mình đối chiếu với cảnh thứ nhứt của cõi Tối Đại Niết Bàn Hư không.

A.- Đối chiếu nghĩa là gì?

B.- Đây có nghĩa là rung động hòa một điệu với nhau nên liên lạc với nhau, thông đồng với nhau.

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ BA BÂY GIỜ HÃY CÒN.

Người tu kính cẩn nói rằng: Ngôi thứ Ba giống như một nhà Hóa học, Ngài làm việc trong một phòng thí nghiệm rộng mênh mông. Hiện giờ công việc của Ngài chưa dứt.

Sự biểu hiện thần lực của Ngài tại cõi Trần là điện. Đức Leadbeater có nói rằng: rất khó mà tả những điều kiện ở trung tâm trái đất. Người ta gặp những lỗ hang lớn làm nơi trú ngụ của nhiều giống không thuộc về sự tiến hóa của chúng ta. Một trong những giống đó thấp thỏi nhiều hơn bất cứ là giống dân nào hiện đương ở trên mặt Địa cầu. Một giống khác gần với trình độ chúng ta mặc dầu khác hẳn với tất cả những điều kiện mà chúng ta có thể biết được.

Khi ta tiến gần đến trung tâm trái đất thì ta gặp một chất mà người nào không thấy thì không thể quan niệm được. Chất nầy đặc và cứng hơn kim loại cứng hơn hết mà ta đã biết, nhưng nó có thể chảy dễ dàng như nước vậy. Còn một điều khác nữa, chất nầy không hạp với chúng ta mà nó liên lạc với một sự tiến hóa riêng biệt.

Trung tâm trái đất được xem là phòng Hóa học của Ngôi thứ Ba. Tại đây nhiệt độ và áp lực phi thường, không giống những điều ta thấy ở trên trái đất. Ở chốn nầy có những hạng Thiên thần và những vị Ngũ hành đặc biệt, vâng theo mạng lịnh của Ngài dùng nhiệt độ và áp lực nầy đặng phân chia nguyên tử căn bản rồi phối hợp lại đặng làm những nguyên tố mới. Công việc nầy người thế không hiểu được. Có một điều mà chúng ta không tưởng tượng và không ngờ là trung tâm trái đất liên lạc trực tiếp với trung tâm mặt trời. Những nguyên tố sanh sản ở trung tâm mặt trời theo bề thứ tư (4 dimension) xuống ngay trung tâm trái đất mà không đi qua mặt đất chúng ta.

Ngày nào người ta chưa học được những bề cao hơn ba bề (bề dài, cao, ngang) thì người ta chưa tin việc nầy đâu.

Cũng như có nhiều việc mà con người chưa giải thích nổi, như chuyện trước mặt đây. Tại sao trái đu đủ có cả trăm hạt, còn trái mận có 3, 4 hạt mà thôi. Nếu hỏi vì lý do nào thì làm sao mà trả lời. Chỉ có lý do duy nhứt là tại luật Trời, chớ không còn lý lẽ nào đứng vững cả. Ta phải tuân theo luật Trời, bàn bàn luận luận cũng vô ích, vì nó không đi đến kết quả nào cả. Mặc dầu con người gào thét, trái đất vẫn cứ xoay như thường. Hễ hết ngày thì tới đêm, hết đêm trở lại ngày, không bao giờ ngừng, trừ phi tới ngày nào ngôi mặt trời nầy tan rã mới hết mấy việc đó.

Vì vậy điều hay hơn hết là tìm học máy huyền vi và một khi thông hiểu luật Trời rồi thì cứ nương theo nó mà tiến tới. Đừng làm nghịch với cơ Trời mà mang tai họa vào mình. Đừng để quả xấu đến dạy ta một bài học đích đáng, đặng kỳ sau ta sẽ khôn ngoan hơn bây giờ. Như vậy đã trễ mà còn mất ngày giờ nữa. Câu “thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”, từ ngàn xưa cho tới ngày mãn kiếp của Thái Dương hệ nầy cũng vẫn còn là đúng.

 

CHƯƠNG THỨ BA

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ NHÌ HAY LÀ

TRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ NH̀.

Khi bảy cõi đã lập xong thì Ngôi thứ Nhì bắt đầu làm việc. Người ta kính cẩn nói rằng Ngôi thứ Nhì không khác nào một người thợ dệt trong một cái xưởng, Ngài dệt nhiều thứ hàng như vải, lụa, gấm . . . để may những y phục cho Linh hồn gọi là: Thượng trí, Hạ trí, Vía, Phách và Xác thân.

Thần lực của Ngài thuộc về hạng đặc biệt gọi là: Sự Sống và Hình Dạng (Vie et Forme). Ngài cho thần lực nầy thấm nhuần những chất khí làm ra bảy cõi, làm cho chúng nó có đủ tư cách kết thành những hình dạng. Hình dạng nầy có một tánh chất bí mật và vô cùng mầu nhiệm mà ta gọi là Sự Sống.

Ngày nào Sự Sống còn ở trong hình dạng thì hình dạng còn tồn tại. Một khi Sự Sống bỏ hình dạng ra thì hình dạng sẽ tan rã, bởi vì Sự Sống kết hợp Vật chất đặng làm ra những cơ quan của hình dạng và duy trì chúng nó. Người ta nói rằng: một hình dạng sanh ra là vì Sự Sống của Ngôi thứ Nhì có một việc phải tiến hành xuyên qua hình dạng đó. Hình dạng nầy càng ngày càng tăng trưởng là vì Sự Sống càng đi tới mục đích của nó. Khi nó hoàn thành sứ mạng thì nó rút lần lần ra khỏi hình dạng. Đây là thời kỳ già yếu, cằn cỗi, sanh lực không còn dồi dào như trước nữa. Khi Sự Sống lìa khỏi hình dạng rồi thì ta gọi là hình dạng đó chết.

Nhưng Sự Sống nầy không mất đi đâu. Nó sẽ thấm nhuần một hình dạng khác tốt đẹp hơn và cứ như thế mãi. Sự Sống càng ngày càng phát triển thì hình dạng cũng phải càng ngày càng tiến hóa, càng mảnh mai, càng đẹp đẽ hơn trước cho tương xứng với Sự Sống bên trong.

Hình dạng nào không theo kịp sự tiến triển của Sự Sống bên trong thì Sự Sống sẽ bỏ hình dạng đó mà lấy hình dạng khác hạp với mình mới biểu lộ ra dễ dàng. Tại cõi Trần nầy sự biểu hiện của thần lực của Ngôi thứ Nhì là Prana - Sanh lực.

Không có sanh lực Prana thì các nguyên tử không kết hợp với nhau đặng làm thành hình dạng.

Thí dụ: ta vẫn biết khinh khí và dưỡng khí do Ngôi thứ Ba sanh ra. Nếu không có ảnh hưởng sanh lực của Ngôi thứ Nhì thì hai phân tử khinh khí không bao giờ hợp với một phân tử dưỡng khí đặng làm ra nước.

Chính là nhờ thần lực của Ngôi thứ Nhì mà Vật chất mới hiện ra cho chúng ta thấy như ngày nay và chúng ta mới có Xác thân nầy đây.

 

BẢY LOÀI CÓ LIÊN QUAN MẬT THIẾT VỚI NHAU

Ngôi thứ Nhì sanh ra bảy loài có sự liên quan mật thiết với nhau, ấy là:

l.-Tinh chất thứ nhứt (1ère essence élémentale).

2.-Tinh chất thứ nhì (2 essence élémentale).

3.-Tinh chất thứ ba (3 essence élémentale).

4.- Kim thạch.

5.- Thảo mộc.

6.- Cầm thú.

7.- Con người.

Ngoài bảy loài nầy ra còn nhiều loài khác nữa như Thiên thần và những loài kỳ lạ mà đường tiến hóa khác hơn của người thế. Chúng ta biết tới họ cũng không ích lợi gì, mà giao thiệp với họ lại càng có hại hơn nữa.

A.- Tại sao gọi bảy loài đó có sự liên quan mật thiết với nhau.

B.- Bởi vì cơ Trời định rằng: tới một ngày kia, tính ra một thời gian cả trăm triệu năm lận thì:

     - Tinh chất thứ nhứt sẽ đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

- Tinh chất thứ nhì sẽ đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

- Tinh chất thứ ba sẽ đầu thai làm Kim thạch.

- Kim thạch sẽ đầu thai làm Thảo mộc.

- Thảo mộc sẽ đầu thai làm Cầm thú.

- Cầm thú sẽ có một số đi đầu thai làm Người.

Còn con người sẽ tiến lên bực Siêu Phàm gọi là Tiên Thánh. Nhưng xem tới đoạn “Những cuộc tuần hoàn” mới hiểu rõ.

 

TINH CHẤT LÀ GÌ?

A.- Còn Tinh chất là gì?

B.- Vấn đề Tinh chất là một trong những vấn đề khó nhứt trong Thông Thiên Học. Tôi cố gắng giải ra đây nhưng không dám nói là rành rẽ.

Tinh chất là Sự Sống của Ngôi thứ Nhì lấy những chất khí của sáu cõi:

1.   Tối Đại Niết Bàn.

2.   Đại Niết Bàn.

3.   Niết Bàn.

4.   Bồ Đề

5.   Thượng giới.

6.   Trung giới.

bao phủ cũng như chúng ta mặc y phục vậy.

Khi Sự Sống nầy lấy những chất khí làm bốn cõi cao hơn hết: Tối Đại Niết Bàn - Đại Niết Bàn - Niết Bàn - Bồ Đề thì ta gọi nó là Essence monadique, xin tạm dịch là Tiên thiên Tinh chất, bởi vì Sự Sống của Ngôi thứ Nhì vẫn gọi là Monade de la Forme. Khi Sự Sống này tới cảnh thứ nhứt của cõi Thượng giới thì nó chia làm bảy Triều lưu (7 courants) hay là bảy Cung rõ rệt. Mỗi Triều lưu hay là mỗi Cung đều có sắc thái và đặc tánh riêng biệt từ đầu tới cuối. Bảy Triều lưu này lấy chất nguyên tử căn bản (matière atomique) và chất phân tử (matière moléculaire) của cõi Thượng thiên bao mình, tức là chất khí làm ra cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nhì và cảnh thứ ba của Thượng giới. Người ta gọi nó là Tinh chất thứ nhứt (1ère essence élémentale). Sự tiến hóa hình dạng bắt đầu từ đây.[[16]]

A.- Chất phân tử là chất gì?

B.- Ấy là chất làm ra bởi nhiều nguyên tử hợp lại. Nó là chất khí làm sáu cảnh, từ cảnh thứ hai đến cảnh thứ bảy của mỗi cõi. Luôn luôn cảnh thứ nhứt làm bằng nguyên tử căn bản.

 

TINH CHẤT THỨ NHÌ

Khi Tinh chất thứ nhứt xuống bốn cảnh thấp của cõi Hạ thiên: cảnh thứ tư - cảnh thứ năm - cảnh thứ sáu - cảnh thứ bảy, thì nó lấy bốn chất khí làm ra bốn cảnh nầy làm bốn lớp bao mình nữa. Người ta gọi nó là Tinh Chất thứ Nhì - 2 essence élémentale.

 

TINH CHẤT THỨ BA

Tinh Chất thứ Nhì xuống cõi Trung giới lấy chất Thanh khí làm cõi đó bao mình một lớp nữa. Nó thành ra Tinh Chất thứ Ba - 3 essence élémentale. Qua cõi Trần, Tinh Chất thứ Ba mới thành loài kim thạch. Tôi xin lưu ý huynh về điểm nầy. Luôn luôn khi người ta nói: cái cây, con gà, con chó, thì người ta nhắm vào hình hài của chúng nó mà thôi vì cho rằng hình hài là chúng nó, chớ không bao giờ tưởng đến cái Hồn của chúng nó ở bên trong hình hài. Cũng như tiếng “con người” để gọi xác thân nầy chớ không ám chỉ Linh Hồn của nó.

Trong Đạo đức giới lại khác, người ta nói thật con người là Linh Hồn ở trong xác thân - xác thân không phải là con người, mà là một khí cụ để con người dùng tại cõi Trần mà thôi.

Đối với con mắt phàm của chúng ta, thì loài kim thạch, thảo mộc vô tri vô giác. Ít ai ngờ chúng nó cũng có Hồn như chúng ta, chúng nó cũng biết cảm động và ham muốn vậy. Ấy tại chúng ta ít tìm hiểu chúng nó cho nên không thấy được những sự lạ lùng và những kỳ công của Tạo Hóa.

 

SỰ HAM MUỐN CỦA LOÀI KIM THẠCH

A.- Sự ham muốn của loài kim thạch biểu lộ bằng cách nào ?

B.- Thì cũng như con người, đâu có khác. Ưa nhau thì xáp lại gần với nhau, không thích thì dang ra xa, lìa bỏ nhau.

A.- Xin kể vài thí dụ.

B.- Tôi xin nêu ra hai thí dụ nầy:

1) Ta biết nước là sự kết hợp hai thứ khí: khinh khí và dưỡng khí. Nếu ta bỏ vô nước một chút sodium (chất nạp) thì ta thấy dưỡng khí thích sodium hơn khinh khí. Nó liền bỏ khinh khí đặng nhập với sodium. Ta không còn nước nữa. Ta có một chất mới gọi là oxyde hydrade de sodium, còn khinh khí thì bay đi.

2) Ta biết acide chlorhydrique là hổn hợp của chlore và hydrogène (khinh khí). Nếu ta bỏ một nhúm mạt kẽm (dimaille de zinc) vô acide chlorhydrique thì lập tức chlore bỏ khinh khí đặng nhập với kẽm làm ra chlorure de zinc còn khinh khí thì bay đi.

Đây là một trong những phương pháp để làm khinh khí.(hydrogène).

 

SỰ SỐNG CỦA LOÀI KIM KHÍ

A.- Về Kim thạch, lấy bằng cớ gì chứng chắc chúng nó sống như mình?

B.- Điều nầy thật là khó khăn vô cùng. Dầu là kim thạch, thảo mộc, cầm thú hay con người, sự Sống cũng vẫn là MỘT, duy nhất. Nhưng về loài Kim thạch, ta không thấy chúng nó hoạt động như ba loài trên, cho nên không dễ mà làm cho mọi người hiểu chúng nó sống như chúng ta.

SỰ THÍ NGHIỆM CỦA ÔNG GIÁO SƯ J. CHANDRA BOSE, CHỨNG CHẮC LOÀI KIM KHÍ CŨNG SỐNG VÀ CẢM ĐỘNG NHƯ CON NGƯỜI.

Sáu mươi hai năm trước, cuối thế kỷ 19, ông giáo sư Jagadish Chandra Bose M.A., Cử nhân văn chương, Tiến sĩ khoa học tại Đại học đường Calcutta, chứng nhận rằng vật chất mà người ta gọi là vô tri vô giác cũng biết ứng đáp khi bị chọc phá. Kim thạch, thảo mộc, cầm thú hay con người cũng đều giống như nhau. Ông bày ra một cái máy đo được sức chọc phá và những sự ứng đáp của những vật đem thí nghiệm bằng những lằn cong ghi trên ống lăn trụ quay tròn.

Ông so sánh những lằn cong ghi sự ứng đáp của thiếc và nhiều loại kim khác với những lằn cong ghi sự ứng đáp của bắp thịt thì thấy hai thứ giống nhau (xin xem hình rõ hơn).

Những kim khí cũng tỏ ra những triệu chứng mệt nhọc nhưng thiếc thì ít hơn mấy thứ kia.

Những thuốc làm cho con người và thú vật bị kích thích, suy nhược và chết cũng làm cho loài kim khí bị kích thích, suy nhược và chết vậy. Loài kim chết nghĩa là bị chọc phá mà không còn ứng đáp được nữa. Nếu trong lúc nó nhiễm độc mà dã thuốc kịp thì nó cũng sống lại vậy (xin xem hình).

Ông J. Chandra Bose có gởi bài khảo cứu của ông qua Institution Royale London ngày 10 - 5 - 1901 để tên là: Response of inorganic Matter at Stimulus và có ghi trong cuốn sách của ông nhan đề: Response in the living and non-living.

Rất tiếc những sự thí nghiệm của ông không được phổ biến và có lẽ thuở đó các nhà bác học Anh không để ý đến bài của ông bởi vì họ cho là tầm thường quá.

 

 

SỰ SỐNG CỦA LOÀI ĐÁ

A.- Thế thì loài đá cũng sống vậy?

B.- Đúng vậy, loài nào cũng sống cả. Cục đá cũng lớn như mình vậy song chậm lắm, khó thấy được. Nếu ai để ý thì thấy trên mình những tảng đá núi có những lằn nổi lên. Những lằn đó là đường lằn gân để đem sanh lực vô mình nuôi tảng đá. Nếu chặt đứt hết những đường gân đó, sanh lực không vô mình tảng đá được nữa, tảng đá sẽ chết. Nó chết rồi thì nó sẽ tan rã lần lần.

 

SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI KIM THẠCH

Thật sự ta không biết loài kim thạch sống thế nào, nhưng ta thấy bằng chứng sự tiến hóa của chúng nó.

Các loài kim đều có thứ non, thứ già, thứ đúng tuổi và thứ chưa đúng tuổi. Người ta thường gặp vàng non lẫn lộn với cát ở dưới suối từ trên núi cao chảy xuống.

Màu sắc của vàng chứng tỏ tuổi của nó.

Trong cuốn “Huyền bí học và khoa học”, tác giả là Bác sĩ Charles Lancelin, nơi trương đầu có chụp hình một cục đá tiến hóa. Cục đá nầy chia làm ba phần:

Lớp chót: đá cục.

Lớp giữa: cẩm thạch.

Lớp trên hết: thủy ngọc (cristal de roche).

Chắc chắn, cũng như tôi, trong quí bạn đã có nhiều vị thấy những cục đá như vậy rồi.

Nói về sự tiến hóa của loài người, thiết tưởng những vị có học thức đều rõ việc đó. Còn về thảo mộc và cầm thú thì ta có thể so sánh những hình dạng ô dề kịch cởm của chúng nó hồi đời thượng cổ với hình dạng tốt đẹp, xinh xắn của chúng nó hiện giờ thì biết chúng nó tiến hóa.

 

SỰ CẢM XÚC CỦA LOÀI THẢO MỘC

A.- Loài thảo mộc cũng cảm xúc như chúng ta ư?

B.- Vâng ! Nhưng không có lộ vẻ ra ngoài rõ rệt như chúng ta. Những thí dụ rất nhiều, tôi xin kể vài cái mà thôi.

 

1.  Trong thân cây, tế bào đực gặp tế bào cái thì xáp lại liền.

2.  Cây hoa quì luôn luôn hướng về mặt trời.

3.  Cây mắc cở động tới thì xếp lá liền.

Nhứt là những cây ăn thịt sâu bọ, chim chóc, thú vật, lại tỏ ra quỉ quyệt gian xảo, biết gạt gẫm những con mồi.

Một trong những cây ấy là cây Rossolis (drosera rotundifelia), mọc trong bưng, trên bờ ao, hồ hay mấy chốn bùn lầy. Lá nó tròn, mặt trên thì đầy những lông đỏ nhọn, trên đầu mỗi sợi lông đều có một giọt mũ trắng giống như giọt sương. Những lông nầy cứng và dựng đứng như những cột dây thép gió. Vô phước cho con sâu bọ nào lại đậu trên lá đặng hút giọt mũ. Cái đầu nó sẽ bị dính nhựa, còn thân mình thì bị những lông quấn chặt.

Trong một khoảng thời gian, từ một tới ba giờ, con mồi đã chết mất. Nếu là sâu bọ lớn thì cái lá cuốn tròn lại đặng quấn chặt con mồi. Gặp con bướm hay con chuồn chuồn bay lại đậu trên cái lá tức thì mấy cái lá ở gần đó đều nghiêng mình xuống hiệp sức với nhau đặng chụp con mồi không cho thoát khỏi.

Ngoài ra còn những cây khác gọi là Grassette (Pinquicula), Drosophyllum, Népenthès, Dionée américaine . . .

Người ta đã biết được 500 loại cây ăn thịt khác nhau và phương pháp của chúng nó bắt mồi và những khí cụ của chúng nó dùng đều khác nhau, ở rừng Trung Phi Châu và Cù lao Madagascar, có một thứ cây ăn thịt người và thú vật. Thứ cây nầy không có lớn, lối 1,50m bề cao. Nó có nhiều bẹ như bẹ chuối, bình thường thì ngã xuống đất. Khi con vật lại gần cái cây thì cây tiết ra một thứ mùi làm cho con vật ngữi rồi thì mê man và đi lần lần tới những bẹ đặng ngã vào đó. Mấy bẹ ốp lại, vài ngày sau da thịt tan nát, chỉ còn bộ xương rớt ra khi những bẹ hạ mình xuống đất như cũ.

 

HỒN KHÓM HAY LÀ ĐẠI HỒN CỦA KIM THẠCH, THẢO MỘC VÀ CẦM THÚ.

A.- Hồn của kim thạch, hồn của thảo mộc và hồn của cầm thú có giống hồn con người không?

B.- Không ! Khác xa lắm. Hồn con thú, hồn cái cây không có đi đầu thai đặng trả quả như hồn con người. Nó không có cá tánh.

Sau khi con thú hay cái cây chết đi thì hồn nó trở về nhập vô Hồn Khóm của nó, đem những sự kinh nghiệm của nó rải rác khắp hết Hồn Khóm rồi nó tan mất.

Nói như vậy thật khó hiểu cho những người mới học đạo, tôi xin thí dụ như sau đây có lẽ rõ hơn.

Hãy tưởng tượng Hồn Khóm hay Đại Hồn của một loài thú như nước trong một cái hồ.

Bây giờ ta lấy một cái ly múc nước trong hồ ra. Nước lấy dạng cái ly. Ta cũng nên biết, nước lấy tất cả hình dạng của những vật gì chứa đựng nó, như chén, ve, bầu vân vân chớ không phải riêng gì cái ly mà thôi. Nước trong ve, trong ly, trong bầu trong chén tức là tiểu hồn, còn ve, ly, tách, chén là hình hài của con thú.

Hiện giờ tiểu hồn tạm lìa Đại Hồn trong một thời gian cũng như nước đã múc ra ngoài ve, ngoài ly, ngoài tách hay là ngoài chén vậy. Ta lấy một chút màu bỏ vô ly nước tức thì màu nầy pha trộn với nước. Nước trong ly không còn trong trẻo như hồi trong hồ mới múc ra. Màu nầy là hình bóng những sự kinh nghiệm và tánh tình con thú trong lúc nó còn sống và hoạt động ở cõi Trần.

Con thú thác đi, hồn nó trở về nhập vô Đại Hồn của nó đem những sự kinh nghiệm và tánh tình của nó phân phát đồng đều khắp hết Đại Hồn rồi nó tan ra nguyên chất như cũ.

Lúc nầy cũng như ta lấy ly nước đổ vô hồ lại. Nước hồ bị nước của cái ly pha lẫn, nó không còn giữ được sự thuần túy của nó nữa.

Nhưng ta cũng nên biết một Đại Hồn chia ra cả muôn, cả ngàn tiểu hồn, các tiểu hồn đều có những sự kinh nghiệm riêng khác nhau, bởi vì chúng nó đi đầu thai ở những chỗ mà đất đai, khí hậu và sự sanh sống không giống nhau.

Thế nên có cả muôn, cả triệu sự kinh nghiệm về cho Hồn Khóm, cũng như có cả muôn, cả triệu ly nước màu trút đổ vô hồ, thì tự nhiên nước hồ sẽ biến thành một thứ nước có sắc thái riêng biệt.

MỘT TIỂU HỒN ĐI ĐẦU THAI

 

Chừng Đại Hồn cho một tiểu hồn đi đầu thai thì tiểu hồn nầy không phải là tiểu hồn của con thú kiếp trước vì tiểu hồn của con thú đã tan rã lâu rồi. Tiểu hồn đã chia sớt những sự kinh nghiệm của những anh em nó, những tiểu hồn kia và tiểu hồn nầy lấy những sự kinh nghiệm của tiểu hồn đó mà làm của riêng mình. Tiểu hồn mới nhập vô mình một con thú mới sanh ra. Nó lớn lên và thâu thập những kinh nghiệm mới khác. Chừng con thú chết đi thì tiểu hồn nầy trở về Đại Hồn và dâng cho Đại Hồn món quà mới là những kinh nghiệm của nó trong kiếp nầy.

Tất cả những tiểu hồn khác đều làm in như vậy trong mỗi kiếp thác và mỗi kiếp tái sinh và công việc nầy cứ tiếp tục từ đời nầy qua đời kia.

 

BẢN NĂNG TỰ NHIÊN

 

Lâu đời những kinh nghiệm của Hồn Khóm thành ra bản năng tự nhiên của mỗi tiểu hồn.

Vì thế, gà mái ấp trứng, gà cồ gáy, đúng ngày giờ thì trứng gà khảy mỏ, vịt con thấy nước thì lội xuống lặn hụp không kinh sợ chút nào trong lúc đó gà mái đứng trên bờ kêu la in ỏi vì sợ bầy con chết chìm. Và chuột thấy mèo sợ, còn gà con thấy bóng diều hâu, quạ thì chạy trốn vân vân . . .

 

MỖI LOẠI ĐỀU CÓ ĐẠI HỒN RIÊNG BIỆT.

A.- Có phải hết thảy cầm thú trên địa cầu chỉ có một hồn chung gọi là Hồn Khóm hay Đại hồn chăng?

B.- Không ! Mỗi loài đều có một Đại Hồn hay là một Hồn Khóm riêng. Tỷ như: Hết thảy những loài voi, tượng trên địa cầu có một Hồn khóm gọi là Hồn khóm voi, tượng. Nhưng mà Hồn khóm nầy có thể chia ra nhiều Hồn khóm nhỏ của loài voi hay là loài tượng bởi vì có nhiều loài voi tượng khác nhau.

Cũng như loài có móng vuốt (Félides) có một Hồn Khóm chung gọi là Hồn Khóm những thứ móng vuốt. Hồn khóm nầy chia ra nhiều Hồn Khóm nhỏ như: Hồn khóm loài cọp, Hồn khóm loài beo, Hồn khóm loài sư tử, Hồn khóm loài mèo.

Cũng thế, Hồn Khóm những thú có răng chó (Canidés) chia ra Hồn khóm loài chó sói, Hồn khóm loài chó chóc, Hồn khóm loài chồn, Hồn khóm loài chó nhà vân vân . . .

Loài trâu có một Hồn khóm chung gọi là Hồn khóm trâu.

A.- Nghĩa là hết thảy loài thú một giống rải rác khắp hoàn cầu chỉ có một hồn khóm thôi? Phải chăng?

B.- Đúng vậy ! Cũng như loài muỗi khắp địa cầu chỉ có một Hồn Khóm chung mà thôi, gọi là Hồn khóm loài muỗi. Nhưng vì cũng là muỗi mà nó chia ra nhiều giống cho nên mỗi giống có một Hồn khóm riêng, gồm cả triệu con muỗi. Hồn khóm mỗi giống là một phần tử của Hồn Khóm chung. Khi con muỗi thuộc về giống nào chết rồi thì nó đem những kinh nghiệm của nó về Hồn Khóm giống đó.

A.- Còn về thảo mộc, kim thạch?

B.- Cũng vậy, những cây thuộc về một giống với nhau thì có một Hồn khóm chung. Vì vậy có những Hồn khóm cây thông, Hồn khóm cây tòng, Hồn khóm cây trắc, Hồn khóm cây dầu vân vân . . .

Còn về loài kim thạch cũng in như thế. Hết thảy loài vàng chỉ có một Hồn khóm là Hồn khóm vàng. Hết thảy loài bạc chỉ có một Hồn khóm là Hồn khóm loài bạc. Hết thảy loài đá trắng chỉ có một Hồn khóm là Hồn khóm đá trắng. Hết thảy đá xanh chỉ có một Hồn khóm là Hồn khóm đá xanh.

Hiểu nguyên tắc căn bản rồi, thì biết mấy chi tiết cũng tuân theo một luật lệ chung.

Tất cả sự sống và những khả năng tiến hóa của các loài kim thạch, thảo mộc, cầm thú đều do ở Hồn khóm. Xin nhớ kỹ điều này: Hồn khóm của loài kim thạch sau đầu thai làm Hồn khóm của loài thảo mộc, rồi kế đó đầu thai làm Hồn khóm của loài cầm thú.

Nói như thế nghĩa là Hồn khóm của loài cầm thú hiện giờ đây, cả triệu năm trước đã làm Hồn khóm của loài thảo mộc và kim thạch rồi.


 

HỒN KHÓM LÀ GÌ?

 

A.- Nhưng nãy giờ tôi quên hỏi, Hồn khóm là gì?

B.- Nói chung, hồn khóm là một đoàn thể Nguyên tử Trường tồn bộ ba (collectivité de triades permanentes) bao mình với ba lớp.

- Lớp thứ 1 làm bằng Tiên thiên Tinh chất Hồng trần.

- Lớp thứ 2 làm bằng Tiên thiên Tinh chất Trung giới.

- Lớp thứ 3 làm bằng chất khí thứ tư cõi Hạ thiên.

Ba lớp này che chở và nuôi dưỡng ba Nguyên tử Trường tồn vì nguyên tử nầy giống như bào thai chưa tự mình hoạt động được.

A.- Ba Nguyên tử Trường tồn là nguyên tử nào?

B.- Mấy nguyên tử khác thì thay đổi liền liền, còn Nguyên tử Trường tồn thì còn mãi, không biến hình, chúng nó để dành ghi những sự học hỏi và kinh nghiệm của các loài ở ba cõi: Hồng trần, Trung giới và Hạ thiên.

Ba Nguyên tử Trường tồn là gì?

- Nguyên tử Trường tồn của Hồng trần ở trong Xác thân.

- Nguyên tử Trường tồn của Trung giới ở trong cái Vía.

- Nguyên tử Trường tồn của Hạ thiên ở trong Hạ trí.

Riêng về con người thì ba Nguyên tử Trường tồn dính với Chơn Nhơn nhờ một sợi dây làm bằng chất khí cõi Bồ Đề gọi là Soutratma.

 

BẢY LOẠI HỒN KHÓM
        A.- Có mấy loại Hồn khóm?

B.- Có bảy loại Hồn khóm thuộc về bảy Cung chánh. Mỗi Cung chánh chia ra bảy Cung phụ nữa vân vân.

Dẫu cho Tinh chất, kim thạch, thảo mộc hay cầm thú cũng vậy, loại nào cũng chia ra bảy Cung chánh và nhiều Cung phụ khác nghĩa là trong thú vật có con thuộc Cung thứ nhất, có con thuộc Cung thứ nhì, vân vân. . . Mấy loại kia cũng vậy. Chỉ có một điều là tại trình độ tiến hóa về đường tinh thần của ta chưa được cao nên ta chưa phân biệt được con thú nào thuộc về cung nào.

SỰ PHÂN CHIA HỒN KHÓM THÚ VẬT

Thời gian qua những con thú càng ngày càng trở nên khôn khéo thì Hồn khóm càng ngày càng tiến bộ. Tới một ngày kia giống như tế bào, Hồn khóm sẽ tự chia ra nhiều phân tử càng ngày càng nhỏ hơn. Ban đầu thì một rồi sẽ thành hai, hai thành bốn, bốn thành tám, tám thành mười sáu, mười sáu thành ba mươi hai vân vân. . . Nói một cách khác, thí dụ ban đầu Hồn khóm gồm một tiểu hồn, sau nó chia ra làm hai, thì mỗi phần tử nhỏ gồm năm trăm, rồi mỗi phần tử nhỏ nầy chia ra làm hai nữa, mỗi phần nhỏ sau này gồm hai trăm rưởi, rồi cứ tiếp tục như vậy mãi tới chừng nào con thú tiến hóa thật tột bực cao thì Hồn khóm của nó chỉ chứa một tiểu hồn mà thôi. Tiểu hồn nầy sẽ lìa khỏi gia đình nó và sống riêng biệt.[[17]]

Xin nhắc lại, những vấn đề thuộc về Huyền bí học phải học trực tiếp, nghĩa là phải mở thần nhãn, thiên nhãn và huệ nhãn thấy rõ những điều mình đương học. Như thế mới hiểu rõ. Còn như nghe thuật lại và hiểu bằng lý trí thì không bao giờ được rành rẽ và trọn vẹn.

Giải thích như vầy không khác chi mua trâu vẽ bóng. Tôi xin thú thật, tôi không có hoa tay lại cũng không phải là họa sĩ e cho không khéo vẽ cọp lại thành ra mèo con hì hợm. Xin huynh lượng thứ.

 

NHỮNG THÚ TIẾN HÓA CAO

 

A.- Những thú tiến hóa cao là những thú nào?

B.- Ấy là những con thú ở gần con người. Luật Trời định rằng: con thú trước khi đi đầu thai làm người phải ở gần con người. Nhờ ý chí, tư tưởng và tình cảm của con người, con thú mới mở mang nhiều tánh tốt như: khôn ngoan, trung tín, trìu mến, yêu thương, hy sinh vân vân. . . Những tánh tốt ấy giúp con thú mau đi đầu thai làm người. Nói một cách tổng quát tánh tình và bản chất con người có ảnh hưởng rất nhiều đối với số kiếp của con vật.

A.- Thế thì thú vật nhà tiến hơn thú vật rừng?

B.- Thật đúng vậy; cọp, beo, sư tử tuy to hình lớn vóc nhưng tiến hóa kém hơn mèo nhà, chó nhà. Chó nhà tiến hóa hơn các loại chó rừng.

 

NHỮNG THỂ CỦA THÚ VẬT, THẢO MỘC VÀ KIM THẠCH.

A.- Làm sao con thú đi đầu thai làm người được?

B.- Con thú phải có Thượng trí mới đi đầu thai làm người được.

A.- Thượng trí là gì?

B.- Thượng trí là một thể để sanh ra những tư tưởng trừu tượng và để ghi những sự kinh nghiệm của con người từ đời nầy qua đời kia.

Tôi xin nói con người khác với con thú là nhờ con người có Thượng trí, còn con thú thì không có. Chính là Thượng trí phân biệt con người với thú vật.

A.- Con thú có những thể nào?

B.- Con thú có bốn thể: Xác thân - Phách - Vía và Trí mới tượng.

A.- Còn kim thạch và thảo mộc?

B.- Kim thạch có hai thể: Xác thân và Phách.

Còn thảo mộc có ba thể: Xác thân - Phách và Vía mới tượng.

Nói cho đúng, kim thạch có một đối phần (contre partie) làm bằng chất Thanh khí cũng như cái Vía nhưng chưa dùng được.

 

BA CÁCH THẾ THÚ ĐI ĐẦU THAI LÀM NGƯỜI

 

A.- Tánh tình con người có ảnh hưởng tới kiếp số thú vật như thế nào?

B.- Có ba trường hợp giúp con thú mau đi đầu thai làm con người:

a) Trường hợp thứ nhứt : nhờ tình cảm là lòng yêu thương.

Nếu người chủ tình cảm dồi dào, thương yêu con thú, lo lắng cho nó, săn sóc nó, dạy dỗ nó thì tự nhiên nó tríu mến chủ nó. Nó cố gắng làm cho chủ nó vui lòng, nó rất trung tín và không rời chủ nó. Chủ nó vắng mặt thì nó biết nhớ và buồn. Chừng chủ nó về thì nó mừng rỡ, nhảy nhót, liếm tay, liếm chơn. Cái Vía nó mở mang nhiều tới một ngày kia nó tách mình ra khỏi Hồn khóm của nó và sống độc lập.

b) Trường hợp thứ nhì: nhờ trí thức.

Khi con thú ở gần bên chủ nó thuộc về hạng trí thức thì tư tưởng của chủ nó qua kích thích và mở mang cái Trí của nó. Về sau nó trở nên khôn lanh và thoát ly gia đình của nó.

c) Trường hợp thứ ba: nhờ ý chí.

Về trường hợp thứ ba nầy, được ở với một người chủ đạo hạnh cao siêu, ý chí cương quyết thì con thú thương yêu và mến phục chủ nó. Ý chí của nó sẽ được kích thích. Hiệu quả của ý chí hiện ra trong xác thân như thế nào? Con thú hết sức hoạt động, nó cố tâm thực hiện những điều của chủ nó muốn đặng phụng sự chủ nó. Nó sẽ mở ý chí và mau đi đầu thai làm người.

 

ĐẶC SẮC CỦA HAI CON ĐƯỜNG

 

Tình thương và Ý chí.

Các nhà Huyền bí học nói rằng những thú đi theo con đường tình thương và ý chí sẽ tạo ra sợi dây liên lạc giữa Chơn Thần và Phàm nhơn một cách rất mau lẹ dường như chớp nháng. Còn những thú đi theo con đường trí thức thì lần lần tạo ra sợi dây liên lạc đó nghĩa là chậm hơn hai đường kia rất nhiều.

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

A.- Có nhiều trường hợp nào ngoại lệ không?

B.- Có ba trường hợp ngoại lệ, gọi là bất thường:

           Trường hợp thứ nhứt: vì sợ sệt.

Khi con thú bị người ta hành hạ khổ sở, đánh đập chửi mắng không ngớt tức là đối đãi một cách tàn nhẫn thì nó đâm ra sợ sệt. Nó mới tìm hiểu nguyên nhân sự hungtợn của con người đặng tránh đi. Sự tìm hiểu này làm cho nó khôn quỉ và giúp nó mau thoát khỏi Hồn khóm của nó. Nhưng mà con thú đó đi đầu thai làm người theo cách nầy thì con người của nó sẽ thuộc về hạng thấp thỏi, trí hóa eo hẹp và tánh tình không được tốt.

          Trường hợp thứ nh́: vì thù oán.

Có khi sự sợ sệt sanh ra sự oán hận con người. Nếu sự thù hận nầy càng ngày càng tăng thì nó sẽ trở nên mạnh mẽ. Con thú sẽ tìm dịp báo thù. Sự quỉ quyệt của nó sẽ giúp nó mau đi đầu thai làm người hơn là chúng bạn, song nó sẽ thành con người dã man, hung dữ lạ thường, con người ưa sát hại trẻ thơ, phụ nữ và chém giết không gớm tay.

Trường hợp thứ ba: ư muốn cầm đầu.

Trường hợp thứ ba nầy không phải là sự sợ sệt hay thù oán mà là tánh kiêu căng, muốn làm chúa đảng cầm đầu một bầy như trường hợp của con bò u, bò cổ, trâu cổ, khỉ chúa vân vân. . .

Chừng đi đầu thai làm người, chúng nó thích áp chế và hà khắc kẻ khác, ưa đánh đập và bắt buộc kẻ khác phải quì lụy chúng nó.

 

NHỮNG LOÀI THÚ ĐƯỢC ĐI ĐẦU THAI LÀM NGƯỜI

 

A.- Hết thảy thú vật được đi đầu thai làm người phải không?

B.- Không. Chỉ có bảy loài được đi đầu thai làm người. Người ta biết có năm loài, còn hai loài nữa chưa tìm ra.

           Năm loài nầy là: Tượng - Khỉ - Ngựa - Chó - Mèo.

A.- Mỗi loài trên đây thuộc về Cung nào?

B.- Về vấn đề Cung tôi xin lập lại một lần nữa. Phải tu hành tới bực Chơn Sư, được năm lần điểm đạo mới hiểu rõ. Chúng ta còn thấp thỏi lắm, làm sao quả quyết được.

Sau khi học hỏi, thì nhà Huyền bí học Ernest Wood nói rằng:

Dường như: Tượng, Voi thuộc cung thứ Ba.

Khỉ thuộc cung thứ Tư.

Ngựa thuộc cung thứ Năm.

Chó thuộc cung thứ Sáu.

Mèo thuộc cung thứ Bảy.

Còn những thú thuộc Cung thứ nhứt và thứ nhì thì không ai biết.

Ba giai đoạn trong việc Hồn con chó Jack đi đầu thai làm người.

NHỮNG THÚ QUA ĐƯỜNG TIẾN HÓA KHÁC

GỌI LÀ ĐƯỜNG CỦA LOẠI NGŨ HÀNH (Esprits de la Nature)

A.- Còn những loài thú khác như chim chóc, sò hến, cá tôm, sâu bọ, rắn rít thì có đi đầu thai làm con người không?

B.- Những loài bò sát lớn (grandes reptiles) như sấu, rắn lớn sau đầu thai qua loài có vú, còn sâu bọ, sò hến, cá tôm, rắn rít nhỏ, chim chóc sau đầu thai qua loại Ngũ hành (esprits de la nature) xin gọi là Tiểu thần cho dễ hiểu.

A.- Loại Ngũ hành ở đâu? Tại sao chúng ta không thấy họ?

B.- Loại Ngũ hành chia ra nhiều hạng, nhiều thứ; có thứ ở trên mặt đất, có thứ ở trong đất, có thứ ở trong đá, có thứ ở trong nước, có thứ ở trong mây, có thứ ở trong gió, có thứ ở trong lửa nữa. Chúng ta không thấy họ bởi vì xác thân của họ không phải làm bằng chất đặc như xương thịt của mình. Thân thể của họ làm bằng chất dĩ thái và như tôi đã nói, chất dĩ thái chun thấu qua chất đặc, chất lỏng và chất hơi ở cõi Trần.

Trong khi xác thân của ta vô nước thì chết ngột, vô lửa thì cháy tiêu, đụng đá, đụng đất thì dội lại; trái lại, họ lấy những chất đá, đất, nước, lửa, gió, mây mà làm những trường hoạt động riêng của họ. Họ lướt qua những chất nầy cũng như ta đi dễ dàng trong không khí vậy. Nước, lửa đâu có làm hại được họ.

Họ khác nhau xa lắm. Những Tiểu thần ở xứ lạnh không giống như những Tiểu thần ở xứ nóng. Cũng thời là Tiểu thần mà Tiểu thần ở dưới biển, ở dưới sông, ở dưới hồ, ở dưới ao khác loại với nhau và mỗi loại có sắc thái riêng, đặc điểm riêng.

A.- Làm sao thấy họ được?

B.- Phải mở một thứ nhãn quang ở trong cái Phách (clairvoyance éthérique) mới thấy được họ.

A.- Có phải người ta gọi họ là thủy thần, hỏa thần, thổ thần chăng?

B.- Phải. Pháp môn gọi hạng Tiểu thần trong đất (thổ thần) là Gnomes. Hạng cao hơn hết của Thổ thần là Fées. Không biết phải dịch chữ Fées là chi, gọi là Tiên nữ hay Thần nữ thì không đúng nghĩa chữ Fées ở đây. Họ e còn thấp lắm, Tiểu thần ở trong nước (thủy thần) là Ondines, Tiểu thần ở trong lửa gọi là Salamandre. Tiểu thần ở trong mây không thấy tên riêng, chỉ gọi là Esprit de nuages mà thôi. Có một hạng Thần cao hơn hết gọi là Sylphes (thần phong bá). Họ ở trong không khí, thân hình họ làm bằng chất Thanh khí cũng như cái Vía của mình vậy, chớ không phải bằng chất dĩ thái.

A.- Họ có phép tắc không?

B.- Mấy vị Tiểu thần có phép mà con mắt người thường không thấy được. Có người đi lạc trong rừng về thuật lại rằng: bổng họ thấy trước mặt, núi non chớn chở, tòng bá sum sê, hạc kêu, phụng múa. . . Trong giây lát cả thảy đều tiêu mất hết, họ cũng trơ trọi một mình.

Họ đã bị mấy vị Tiểu thần phá họ chơi.

 

SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT CỦA CÁC TIỂU THẦN

A.- Tiểu thần có sống lâu hơn con người chăng?

B.- Cái đó tùy theo bực. Có hạng sống lâu hơn con người, có hạng thì số kiếp vắn vỏi hơn.

A.- Có chết như con người không?

B.- Con người bị bịnh hoạn, tai nạn, già yếu; còn họ thì khác hẳn. Thân hình của họ làm bằng chất dĩ thái, bên ngoài không có thấy những triệu chứng mệt mỏi hay là cần nghỉ ngơi. Năm tháng trôi qua, họ tuổi đã cao mà không có da nhăn má cóp như con người. Tới một ngày kia sanh lực trong mình họ tiêu hao hết thì thân thể họ hóa ra trong ngần cho tới khi họ qua cõi Trung giới. Họ đã chết mà không có đau đớn gì cả. Chất dĩ thái hoàn lại dĩ thái như cũ.

A.- Họ có đi đầu thai không?

B.- Họ không có Linh hồn riêng biệt, họ chưa có cá tính, họ trở về nhập vô Hồn khóm của họ, không khác nào sự chết của con thú. Họ cũng đi đầu thai như con thú vậy; nhưng có khác một điều là chừng họ sanh ra thì có thân hình nở nang đầy đủ, chớ không phải ban đầu nhỏ rồi sau lớn như mình hay là thú vật đâu.

A.- Ngày sau họ tiến lên bậc nào?

B.- Họ sẽ làm một vị Thiên thần (Ange). Nhưng trước hết, họ phải phụng sự một vị Thiên thần ở cõi Trung giới đặng mở mang những tánh tốt. Họ tiến hóa tột bực cao thì họ tách ra khỏi Hồn khóm của họ và đầu thai vào hàng Thiên thần, không khác nào việc con thú nhờ ảnh hưởng tánh tình con người mà đầu thai làm con người và có Linh hồn vậy.

A.- Họ có ăn uống như mình không?

B.- Không. Họ không có dùng những đồ ăn uống thịt cá, rau trái như con người. Ở trong mình họ, có chỗ nào mà chất dĩ thái hết sanh lực thì chất dĩ thái ở chỗ đó bay đi, chất dĩ thái đầy đủ sanh lực ở ngoài vô thế. Đó là sự thay đổi chất dĩ thái giúp cho họ sống. Tuy vậy họ có một bộ thần kinh (xin gọi như vậy để cho dễ hiểu) hết sức mảnh mai, mảnh mai hơn bộ thần kinh của con người nhiều lắm. Họ nếm được những mùi thơm của bông hoa hay là của loài kim khí mà con người không hiểu biết chi cả. Họ thích hương vị ngạt ngào của cây cỏ và bông hoa lắm.

 

HẦU HẾT CÁC TIỂU THẦN KHÔNG ƯA CON NGƯỜI

A.- Họ có ưa con người không?

B.- Hầu hết các Tiểu thần đều tránh xa con người, bởi vì trừ một thiểu số, thì thiên hạ còn độc ác, hung dữ, ưa chém giết và sát hại thú vật, cây cỏ và đồng loại.

Họ không thích khói thuốc hút, những mùi rượu nồng, những làn khói của các nhà máy bay ra.

Thế nên ít gặp các Tiểu thần ở trong trung tâm những đô thị lớn. Họ ở đồng nội, núi rừng, biển dã . . . Họ chỉ mến người tu hành lòng từ bi bác ái rộng mở, họ sẵn lòng giúp đỡ mấy vị ấy.

Họ rất thích những trẻ con mơ mộng và ưa những khúc nhạc du dương. Họ ca tụng ánh sáng mặt trời, họ cũng vui vẻ nhảy múa dưới bóng trăng trong.

Một nhà Huyền bí học thuật lại rằng, Ngài thấy một đứa nhỏ ngồi thổi sáo ở trong rừng, chung quanh có nhiều Tiểu thần nhảy múa.

Trong sách xưa có kể chuyện vài Tiểu thần hiện hình giao thiệp với người mà họ thương; có khi họ mời vài người bạn thân tới chứng kiến những trò giải trí của họ và chia sớt đời sống của họ một ít lâu.

Cũng có vài trường hợp vị Tiểu thần Fées gặp một đứa bé sơ sinh ngộ nghĩnh dễ thương bèn bồng nó về chỗ họ ở để nuôi dưỡng nó. Trong ý họ nói làm như vậy là cứu đứa nhỏ khỏi bị ảnh hưởng xấu xa của thế tục khi nó lớn lên.

Còn một trường hợp thay hồn đổi xác nữa. Một Tiểu thần, thuộc về hạng Thần phong bá (Sylphes) nhập vô mình một đứa bé vài ba tuổi mới vừa tắt hơi. Đứa bé sống lại, cha mẹ nó, bà con nó rất vui mừng nhưng người ta ngạc nhiên thấy nó hay buồn bực và quạu quọ không giống lúc trước chút nào. Không ai rõ vì lý do nào. Có ai ngờ rằng đó là tại Tiểu thần bực tức. Trước kia thân thể của y làm bằng chất Thanh khí nhẹ nhàng, uốn nắn nó rất dễ. Bây giờ vào trong xác thịt nó nặng nề và lay chuyển khó khăn, nó không vâng theo ý muốn của Tiểu thần như trước kia nữa. Đây là một ngoại lệ, vì Tiểu thần phải qua hàng Thiên thần chớ không phải đi đầu thai làm người đâu. Trường hợp nầy thuộc về tự do ý chí chớ không phải là định mạng: thật là đúng với câu có Trời mà cũng có Ta.

Những chuyện nầy mới nghe qua thì thật là kỳ dị. Thật là hoang đường lắm đối với những người chưa học khoa pháp môn: vì người ta không tin. Nhưng các nhà Huyền bí học trứ danh, như Đức Leadbeater chẳng hạn, đều quả quyết “có thật ” vì các Ngài đã dùng huệ nhãn khảo cứu tường tận những vấn đề như thế rồi.

Trong trời đất còn không biết bao nhiêu sự vô cùng bí mật dầu cho cả triệu năm nữa con người cũng chưa khám phá được một phần nhỏ nhoi, trừ ra khi qua đường Tinh thần thắng phục Vật chất.

 

NHIỆM VỤ CỦA NGÔI THỨ NHỨT HAY LÀ TRIỀU LƯU SANH HÓA THỨ BA

( 3 Vague de Vie ou 3 Effusion)

Khi con thú đủ điều kiện đi đầu thai làm người thì Ngôi thứ Nhứt mới cho Chơn Thần nhập thế. Việc nầy gọi là Triều lưu sanh hóa thứ Ba. Chơn Thần ở tại cõi Lưỡng Nghi hay là cõi Đại Niết Bàn. Chơn Thần xuống tới cõi Bồ Đề thì ở đó chờ một dịp đặng nhập với Triều lưu sanh hóa thứ Nhì tức là Hồn thú đặng sanh ra Thượng trí, bởi vì có Thượng trí mới đi đầu thai làm người được. Hồn thú phải kêu gọi Chơn Thần đi xuống bằng cách mở mang những đức tánh tốt mới kể ra trước đây.

Việc thành lập Thượng trí giống như hiện tượng rồng lấy nước. Ai đã thấy rồng lấy nước một lần rồi thì dễ quan niệm sự sanh ra Thượng trí.

 

HIỆN TƯỢNG RỒNG LẤY NƯỚC

Một đám mây lớn bay là đà trên mặt biển. Ngay chỗ đó nước xao động và làm ra những lượn sóng to nổi lên. Một cái vòi từ đám mây thòng xuống xoay tròn hết sức mau. Dưới mặt biển một xoáy nước hiện ra. Thay vì đi sâu xuống đáy biển, nó lại dưng lên cao như một cái vòi. Lần lần hai cái vòi xáp lại gần với nhau rồi trong chớp nhoáng chúng nó nhập lại làm một tạo thành một cây nước. Cây nước nầy là nước hòa lẫn với mây là hơi nước.

Ta có thể so sánh như vầy: Hồn khóm thú vật là mặt biển. Những lượn sóng nổi lên là những tánh tốt của nó. Đám mây bay trên mặt biển là Chơn Thần. Cây nước là Thượng trí.

 

CON THÚ CÓ THƯỢNG TRÍ RỒI RA THẾ NÀO?

A.- Con thú có Thượng trí rồi hồn nó ra sao?

B.- Thượng trí là Hồn con thú hồi trước. Chơn Thần biến đổi Hồn con thú ra Thượng trí. Con thú có Thượng trí rồi gọi là con thú có cá tánh. Thượng trí ghi tất cả sự kinh nghiệm của loài Tinh chất, loài kim thạch, loài thảo mộc và loài thú vật. Con thú có cá tánh không còn là con thú nữa mà nó cũng chưa phải là con người. Nó còn phải chờ có một xác thân của một con người còn dã man, thích hợp với trình độ của nó, nó mới đi đầu thai làm người được. Lúc nó bỏ xác rồi nó trở về ở cõi Hạ thiên một ít lâu.

A.- Chừng nào con thú mới được đi đầu thai làm người?

B.- Theo luật Trời thì hết cuộc Tuần huờn thứ bảy, con thú mới được đi đầu thai làm người. Nhưng tại quả địa cầu của chúng ta đây vì vị trí đặc biệt của nó nên đã xảy ra vài chuyện đặc biệt.

Khi giống dân thứ Ba sanh ra đã được phân nửa rồi thì Tiên Thánh giúp cho một số thú vật được đi đầu thai làm người. Xong rồi thì cánh cửa đóng lại giữa loài thú và loài người. Nghĩa là từ đó về sau không có một con thú nào được đi đầu thai làm người nữa. Việc nầy đã xảy ra 16 triệu rưởi năm rồi. Hiện giờ có một số nhỏ thú vật đã có cá tánh. Nhưng chúng phải đợi nhân loại bỏ bầu trái đất nầy rồi qua bầu Thủy tinh thì họa may mới có những xác thân của một hạng người hạp với chúng nó. Chúng nó sẽ nhập vào những xác đó đặng đầu thai làm người.

Đây cũng là những trường hợp ngoại lệ. Những thú có cá tánh là những thú tiến hóa hơn đồng loại của chúng nó nhiều lắm.

A.- Tại sao không cho những thú có cá tánh đầu thai làm người nữa? E có sự bất công chăng.

B.- Không. Không bao giờ có sự bất công đâu. Luôn luôn trên Thiên đình nhắm vào quyền lợi chung của phần đông dân chúng.

Ngày nay nhân loại giống như những trẻ 9, 10 tuổi rồi. Phần đông học tới lớp ba, lớp nhì. Còn những thú đi đầu thai làm người bây giờ không khác chi mấy đứa trẻ mới sơ sanh. Phải mất nhiều thời gian nữa chúng nó mới đi đứng vững vàng. Dầu sao chúng nó cũng không theo kịp đàn anh chúng nó. Không lẽ phải chăm nom chúng nó rồi bỏ phế mấy anh chúng nó. Hơn nữa không còn có một giống dân tộc nào, mặc dầu còn dã man mà có xác thân hạp với chúng nó. Tốt hơn là để chúng nó chờ đợi cơ hội khác.

 

CHƯƠNG THỨ TƯ

SỰ TRỌNG HỆ CỦA SỐ 3 VÀ SỐ 7

Tôi để trọn một chương thứ tư nầy nói về:

I –Sự trọng hệ của số 3 và số 7. Bảy cách phối hợp của ba trạng thái:

Ý chí - Minh-triết - Hoạt động.

Phản ảnh của ba trạng thái ở ba cõi thấp.

II- Ba đặc tánh (3 gu na) của vật chất.

III- Hơi thở của Đức Thượng Đế.

IV- Những Tiên thiên di ảnh (clichés akasiques).

V- Sao gọi là Lượn Sóng Sanh Tồn.

VI - Tarmatra và Tattva.

VII - Luồng hỏa Cung đa li ni (Kundalini).

 

VỀ SỐ 7

Trước nhứt tôi xin nói về bảy trạng thái Âm và Dương của Ba Ngôi. Bảy cách phối hợp của ba trạng thái Ý chí - Minh triết - Hoạt động. Phản ảnh của ba trạng thái ở ba cõi thấp. Ba đặc tánh, ba gu na của vật chất và bảy cách phối hợp của chúng nó.

 

BA NGÔI - BẢY TRẠNG THÁI

Có một điều mà con người không hiểu nổi là khi hiện ra Đấng Độc Nhất Vô Nhị phân làm Ba Ngôi:

 Ngôi thứ Nhứt,

 Ngôi thứ Nhì và

 Ngôi thứ Ba.

Mỗi Ngôi đều có hai trạng thái Âm và Dương. Ba Ngôi có sáu trạng thái: Ba Âm và Ba Dương. Còn một trạng thái nữa, nó tổng hợp sáu trạng thái trên đây. Không có nó thì không có sự phân chia Âm, Dương được. Vì vậy trạng thái thứ bảy vẫn hiện ra từ thuở khai thiên tịch địa. Thế nên, đọc kinh sách Ấn Độ ta thấy luôn luôn nữ Thần Lakshmi ở một bên Đức Thượng Đế Vishnou, và nữ Thần Dourga không rời Đức Thượng Đế Shiva.

Chúng ta nên hiểu Dourga và Lakshmi là hai trạng thái Âm và Dương được nhân cách hóa, đặng cho người đời dễ hiểu, chớ không phải có thật hai nữ thần, một vị tên Dourga, một vị tên Lakshmi đâu.

Bởi có bảy trạng thái cho nên số 7 là số căn bản của sự sanh hóa vũ trụ.

Sự bí mật của Tạo Công vẫn còn hoàn toàn bí mật.

Muốn phá chỗ hoài nghi của nhiều bạn về hai Nữ Thần, tôi xin nhắc lại giống dân thứ nhứt, thứ nhì và phân nửa giống dân thứ ba không có nam, không có nữ, cũng không phải bán nam bán nữ. Khi muốn sanh hóa thì nứt mình ra làm hai, rồi sau nổi những cục u nần trên mình, mỗi cục u rớt ra là một người. Từ giống phụ thứ tư của giống dân chánh thứ ba, mới có sự phân chia Nam, Nữ và sanh sản như ngày nay.

Rồi tới cuộc tuần huờn thứ bảy sự sanh hóa sẽ giống như ba giống dân đầu, nghĩa là không còn nam, nữ nữa.

VỀ SỐ 3

SỰ LIÊN LẠC GIỮA NGÃ VÀ VÔ NGÃ.

Tôi xin tóm tắt là đem phân tích vạn vật trong vũ trụ thì thấy chúng nó chia ra làm hai loài: Ngã và Vô Ngã.

Ngã là Sự Sống, là Tâm Thức.

Vô Ngã là Vật chất, là Hình hài.

Nhưng Ngã và Vô Ngã chỉ là hai “cực” của một khối duy nhứt. Cũng như điện, nó là trung hòa (neutre), khi hiện ra thì chia làm hai thứ điện Âm và điện Dương. Hai luồng điện một thứ với nhau, gặp nhau, như điện Âm gặp điện Âm hay điện Dương gặp điện Dương thì chống chỏi với nhau. Trái lại hai luồng điện khác tánh nhau, như điện Âm gặp điện Dương hay điện Dương gặp điện Âm thì rút lại nhau và nhập làm một thành điện trung hòa. Luôn luôn chính giữa điện Âm và điện Dương, Ngã và Vô Ngã vẫn có sự liên lạc mật thiết với nhau.

Thế nên chúng ta có Ngã và Vô Ngã và sự liên lạc giữa Ngã và Vô Ngã tức là ba chớ không phải hai. Luôn luôn Ba Ngôi là căn bản của tất cả vũ trụ nói chung, và mỗi Thái dương hệ nói riêng.

BẢY CÁCH PHỐI HỢP CỦA BA TRẠNG THÁ 

Vì sự liên lạc của nội tâm cho nên ba trạng thái Ý Chí - Minh-triết – Hoạt động phối hợp với nhau chỉ có bảy cách mà thôi, chớ không nhiều hơn nữa. Thí dụ ta có ba nhóm:

Nhóm thứ nhứt: Ý Chí làm chủ.

Nhóm thứ nhì: Minh Triết làm chủ.

Nhóm thứ ba: Hoạt Động làm chủ.

Mỗi nhóm còn chia ra hai nhóm phụ thuộc nữa. Mỗi nhóm phụ thuộc nầy lại do một trong hai đức tánh hay là trạng thái còn lại làm chủ.

NHÓM Ý CHÍ:

1- Phụ thuộc thứ nhứt: Ý chí - Minh triết - Hoạt động.

2- Phụ thuộc thứ nhì: Ý chí - Minh triết - Hoạt động.

Nghĩa là trong nhóm phụ thuộc thứ nhứt, trạng thái hay là đức tánh Minh triết lấn hơn hai đức tánh Ý chí và Hoạt động. Trong nhóm phụ thuộc thứ nhì, trạng thái Hoạt động hơn hai trạng thái Minh triết và Ý chí.

NHÓM MINH TRIẾT:

1- Phụ thuộc thứ nhứt: Minh triết – Hoạt động –Ý chí.

               (Hoạt động trội hơn hai tánh kia).

2 - Phụ thuộc thứ nhì: Minh triết - Hoạt động - Ý chí.

               (Ý chí vượt hẳn Minh triết và Hoạt động).

NHÓM HOẠT ĐỘNG:

1 - Phụ thuộc thứ nhứt: Hoạt động - Ý chí - Minh triết.

               (Ý chí thắng Minh triết và Hoạt động).

2 - Phụ thuộc thứ nhì: Hoạt động - Ý chí - Minh triết.

               (Minh triết sáng tỏ hơn Hoạt động và Ý chí.)

Trong ba nhóm căn bản chánh ta có sáu nhóm phụ thuộc căn bản rồi. Còn một nhóm nữa, trong đó ba trạng thái hay là ba đức tính:

            Ý chí - Minh triết - Hoạt động đều bằng nhau.

Đây là bảy nhóm phụ thuộc căn bản. Mỗi nhóm phụ thuộc căn bản còn chia ra bảy nhóm nhỏ nữa rồi cứ tiếp tục như thế, thành ra hằng hà sa số. Thật là vô cùng phức tạp, không phải nghe qua rồi hiểu liền và phân biệt được liền các nhóm. Phải học hỏi, tìm kiếm và suy nghĩ hai ba chục năm như vậy cũng chưa chắc hiểu được thật trúng một phần nhỏ nhen. Phải mở được huệ nhãn mới chắc ý sự thấy không lầm lạc.

 

PHẢN ẢNH CỦA BA TRẠNG THÁI CỦA BA NGÔI Ở BA CÕI THẤP.

Ta vẫn biết Ba Ngôi có ba Trạng thái khác nhau gọi là ba Trạng thái Thiêng liêng. Xin lập lại:

1- Trạng thái của Ngôi thứ Nhứt là Ý CHÍ.

       2- Trạng thái của Ngôi thứ Nhì là MINH TRIẾT.

       3- Trạng thái của Ngôi thứ Ba là HOẠT ĐỘNG.

Khi chúng ta khảo cứu về Tâm Linh ở ba cõi: Thượng giới, Trung giới, Hạ giới, chúng ta thấy ba Trạng thái nầy hiện ra dưới những hình thức khác nhau.

Ở cõi Thượng giới:

1- Ý chí hiện ra dưới hình thức: Chọn lựa, tuyển trạch (choix).

2- Minh triết hiện ra dưới hình thức: Phân biện (discernement).

3- Hoạt động hiện ra dưới hình thức: Trí thức, sự hiểu biết (connaissance).

Ở cõi Trung giới:

1- Ý chí biến thành sự ham muốn (désir).

2- Minh triết biến thành tình yêu thương (amour).

3- Hoạt động biến thành sự cảm xúc (sensation).

Ở cõi Hạ giới hay Phàm trần:

1- Ý chí có dụng cụ là cơ quan phát động: tay, chơn, đóc giọng, cơ quan sinh dục, cơ quan bài tiết.

2- Minh triết có dụng cụ là bộ óc.

            3- Hoạt động có dụng cụ là những giác quan.

 

BA GU NA (GOUNAS) HAY LÀ BA ĐẶC TÁNH CỦA VẬT CHẤT

ĐỐI CHIẾU VỚI BA TRẠNG THÁI THIÊNG LIÊNG

HAY LÀ BA TRẠNG THÁI TINH THẦN 

Ba Trạng thái Thiêng liêng là ba Trạng thái Tinh thần. Ba Trạng thái nầy ban cho Vật chất ba Đặc tánh gọi là ba gu na (gounas).

1- Trạng thái Ý chí ban cho Vật chất đặc tánh Tamas (Tịnh)

2- Trạng thái Minh triết ban cho Vật chất đặc tánh Sattva (Hòa thanh).

3- Trạng thái Hoạt động ban cho Vật chất đặc tánh Rajas (Động).

 

BẢY NHÓM PHỤ THUỘC CỦA BA ĐẶC TÁNH NẦY. 

Ba đặc tánh nầy phối hợp với nhau làm ra bảy nhóm giống như bảy nhóm của ba Trạng thái của Ba Ngôi.

Nhóm thứ nhứt: TAMAS - Tịnh làm chủ.

      Hai nhóm phụ thuộc là:

Phụ thuộc thứ nhứt: Tịnh - ĐỘNG - Hoà thanh (Động hơn Tịnh, Hòathanh).

Phụ thuộc thứ nhì: Tịnh –Động –HÒA THANH (Hòa thanh trội hẳn Tịnh Động).

Nhóm thứ nhì SATTVA - Hòa thanh làm chủ.

     Hai nhóm phụ thuộc là:

Phụ thuộc thứ nhứt: Hòa thanh - TỊNH - Động. (Tịnh trội hơn hết.)

Phụ thuộc thứ nhì: Hòa thanh - Tịnh - ĐỘNG. (Động cầm đầu).

Nhóm thứ ba: RAJAS - Động làm chủ.

    Hai nhóm phụ thuộc là:

Phụ thuộc thứ nhứt: Động - HÒA THANH - Tịnh. (Hòa thanh đứng đầu).

Phụ thuộc thứ nhì: Động - Hòa thanh - TỊNH. Tịnh lấn hơn.

Tất cả là sáu nhóm phụ thuộc. Còn một nhóm nữa trong đó có ba đặc tánh: Tịnh = Động = Hòa thanh. Đều bằng nhau, không tánh nào hơn, tánh nào kém. (xin xem hình).

 

                                                 

Tuy là nói bảy nhóm phụ thuộc, chớ chúng nó còn phối hợp với nhau nhiều cách khác nữa, thành ra thiên hình vạn trạng, không thể nào đi vào các chi tiết được. Ta chỉ nên biết rằng: mỗi tế bào của các chất khí làm ra bảy cõi đều có đủ ba đặc tánh, ba gu na, và thuộc về một trong bảy nhóm nói trên đây.

Thế nên tất cả những con người, thú vật, thảo mộc, kim thạch cho tới thực phẩm đều chia ra ba nhóm: Nhóm TỊNH, Nhóm HÒA THANH, Nhóm ĐỘNG.

Về con người, nếu ta để ý một chút thì thấy ngay người nầy thì ưa thanh tịnh, người nọ ham hoạt động, người kia lại thích ôn hòa.

Về cây cối và thú vật thì có ý khó hơn.

 

THỰC PHẨM CÓ NHỮNG ĐẶC TÁNH: TỊNH - HÒA THANH – ĐỘNG.

Riêng về thực phẩm thì nói một cách tổng quát:

Tamas có nghĩa là phù hợp với sự đen tối.

Rajas có nghĩa là tăng sự ham mê, kích thích.

Sattva có nghĩa là cần cho sự tinh khiết, tăng sức mạnh.

- Những thức ăn phù hạp với sự đen tối (aliments tamasiques):

Những thức ăn có mùi dơ bẩn, làm cho đau ốm phù hạp với sự đen tối, thuộc về đồ ăn tamasiques. Thí dụ: mỡ lâu ngày, thịt cá ươn, khô bủn, chao, mắm vân vân. . .

- Những thức ăn tăng sự ham mê ( aliments rajasiques):

Những thức ăn kích thích, dục sức, nóng cay, mặn, đắng, khét, có chất độc không nhiều thì ít, thuộc về hạng đồ ăn rajasiques. Thí dụ: thịt, cá, tiêu, tỏi, ớt, kiệu, hành, poireau. Nên thêm các thứ rượu.

- Những thức ăn cần cho sự tinh khiết ( aliments satviques ):

Những thức ăn tăng sự sống, sức mạnh, khí lực, làm cho con người cường tráng, vui vẻ, mà không có chất độc, thuộc hạng đồ ăn satviques. Thí dụ: ngũ cốc (xin nhớ lúa mì bổ hơn lúa ta dùng, nhưng dầu thứ lúa nào cũng đừng xay thật trắng không còn cám). Gạo trắng mất hết 98 phần trăm chất bổ dưỡng. Phải ăn gạo lức mới đúng phép vệ sinh. Kế đó là các thứ bắp, trái cây ngon ngọt, các thứ khoai (khoai lang bí bổ hơn khoai lang trắng), khoai tây, khoai mì, khoai cao, khoai ngọt, các thứ đậu (xanh, nành, đỏ, đen, móng chim) củ cải trắng, cải bắp, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bí rợ, bầu, mướp, măng, giá, sữa bò, sữa mẹ. Tóm lại là những thức ăn thường dùng lấy từ thảo mộc.

Ba đặc tánh gu na trong những dược thảo.

Các đông y sĩ, các dược sĩ hiểu tánh dược biết rõ cây thuốc (dầu thuốc bắc, thuốc nam) thuộc về loại nào: động - tịnh hay ôn hòa, cũng như thảo mộc dùng làm thức ăn hằng ngày.

 

HƠI THỞ CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ

(Souffle du Logos)

Kinh thánh của các tôn giáo lớn đều có những câu sau đây, toàn là lời bóng dáng:

     1- Souffle du Losgos - Hơi thở của Đức Thượng Đế.

             2- Le Logos expire et inspire - Đức Thượng Đế thở ra và hít vào.

 3- Et Le Logos soufflant dans “les eaux de l’espace” pour former les bulles qui créent les Univers.(và Đức Thượng Đế thổi vào nước trên không gian đặng làm ra những bọt, những bọt nầy hóa sanh những Vũ trụ.

Hơi thở của Đức Thượng Đế ra sao? Không ai biết cả vì ở vào trình độ tiến hóa của chúng ta hiện giờ, chúng ta rất dốt về Huyền bí học.

Có một điều ta nên suy nghĩ là: Hơi thở của con người cũng là một bí mật.

Quả thật, lúc hít vô dưỡng khí biến đổi máu đen ra máu đỏ, còn lúc thở ra thì thán khí ra ngoài. Nhưng không phải chỉ có bao nhiêu đó mà thôi đâu. Mỗi cơ quan trong mình con người đều có cách thở riêng.

Quả địa cầu và các hành tinh đều thở, thở một cách có nhịp nhàng. Hơi thở của con người, hơi thở của vạn vật đều có liên quan mật thiết với hơi thở của Đức Thượng Đế.

Sách thánh nói rằng lúc Đức Thượng Đế thở ra thì Vũ trụ sanh. Khi Ngài bắt đầu hít vô thì vạn vật sửa soạn trở về với Ngài, tức phản bổn huờn nguyên. Con người lần lần trở nên trọn lành.

Vị nào đã dùng những danh từ: hơi thở và “nước trên không gian” trong Thánh kinh lần đầu tiên là vị có huệ nhãn; vị ấy đã đọc được Tiên thiên di ảnh (clichés akasiques) thấy được hình ảnh của sự tạo thiên lập địa, của sự sanh hóa tiểu vũ trụ nầy. Chúng ta đây, đọc đến mấy chữ “nước trên không gian” chúng ta không có quan niệm gì cả. Bởi vì chúng ta không thấy cái chi hết.

 

HƠI THỞ CỦA ĐỨC THƯỢNG ĐẾ LÀ CÁI CHI?

Trong cuốn Hóa học huyền bí (La chimie occulte) trang 152 xuất bản năm 1920, Đại đức A. Besant và Leadbeater có giải nghĩa “hơi thở ” Đức Thượng Đế như sau đây: Hơi thở hay Linh khí của Đức Thượng Đế là thần lực choán hết những không gian nầy. Ấy là thần lực nó giữ cho không gian nầy được trống trải mặc dầu áp lực phi thường của Nguơn khí Koilon (le souffle du Logos est donc la force qui remplit ces espaces. C’est la force qui les maintient ouverts malgrés formidable pression du Koilon).

Một cuốn sách Huyền bí học rất cổ kính có nói về Nguơn khí Koilon như vầy: Bản chất của Nguơn khí trong trẻo như pha lê, người ta trông suốt ngang qua nó mà thấy mọi vật. Nó không giống chất nào mà người ta biết tại cõi trần cả. Vì vô minh và ảo tưởng, người ta ngở là không gian trống rỗng . . .

Đọc đoạn nầy chúng ta nên suy nghĩ coi có lý không. Trước mắt ta có một lớp không khí, nhưng nó không cản mắt ta, cho nên ta mới thấy vạn vật. Thế thì nó trong trẻo. Thường thường con người thấy hình các đồ vật mà không bao giờ có ý nghĩ rằng giữa mình và đồ vật có một lớp không khí bao phủ. Không khí cũng là vật chất như các món đồ của mình thường dùng nhưng có khác một chút là nó trong vắt và nhẹ nhàng. Nhưng đừng lầm, chừng một trận cuồng phong nổi dậy thì cây cối trốc gốc, nhà cửa sập đổ tan tành.

 

NHỮNG TIÊN THIÊN DI ẢNH

(clichés akasiques)

A.- Công việc xảy ra lúc tạo thiên lập địa có ghi hình ảnh mà tới giờ hãy còn sao?

B.- Đúng vậy. Những hình ảnh đó tới bây giờ hãy còn. Nhưng không phải chỉ có bao nhiêu đó mà thôi đâu. Tất cả những biến cố đã xảy ra, đương xảy ra và sẽ xảy ra dầu ở trên Địa Cầu nầy hay là ở những Hành tinh khác, thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai; các cuộc tang điền thương hải, nạn dân, ách nước, chiến tranh giặc giả, hạn hán, lụt lội, bịnh tật, tai nàn của nhân loại nói chung, của cá nhân nói riêng; tất cả những tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm của các loài, từ Thiên Thần, con người cho tới thú vật, thảo mộc, kim thạch đều có ghi hình ảnh linh động trên một chất khí gọi là Âm Dương khí (akasa) làm ra cõi Niết Bàn. Những hình ảnh nầy gọi là clichés akasiques xin tạm dịch là Tiên thiên di ảnh. Chúng nó giọi bóng xuống hai cõi Bồ Đề và Thượng giới, và cũng có khi xuống tới cõi Trung giới nữa. Nhưng ở tại cõi Trung giới chúng nó thường đứt đoạn và mập mờ không rõ ràng và liên tục như ở ba cõi trên. Chừng nào Thái dương hệ nầy tan rã chúng nó mới mất. Cắt nghĩa thật rành rẽ là một điều vô cùng khó khăn, tôi xin đem những thí dụ ra trước rồi sẽ kết luận sau. Thí dụ bửa nay là mùng 2 tháng 2 năm Nhâm Dần, nhằm ngày mùng 7 tháng 3 dương lịch (7- 3 - 1962) hồi 8 giờ sớm mai, huynh và tôi đang ngồi đàm đạo. Huynh vấn, tôi đáp. Hình vóc, diện mạo huynh và tôi, cho tới y phục, tư tưởng, ý muốn, lời nói cùng là vấn đề bàn luận và những người, vật ở chung quanh đều có ghi hình ảnh trên Âm Dương khí của cõi Niết Bàn. Chúng nó là những hình ảnh sống, linh động chớ không phải như hình chớp bóng mặc dầu là chớp bóng nói. Hai mươi lăm năm sau (1987), ông X có huệ nhãn muốn biết rõ câu chuyện giữa huynh và tôi. Ông cứ dòm lên cõi Thượng giới, không phải bằng con mắt phàm mà bằng một quan khác gọi là mắt thánh cũng nên, rồi dùng một phương pháp riêng thì ông sẽ thấy tất cả những điều xảy ra giữa huynh và tôi hồi 8 giờ sớm mai ngày 7 - 3 - 62 luôn cả hoàn cảnh in như ông có mặt tại lúc đó. Ông ngồi chứng kiến cuộc đàm thoại của chúng ta, không có một ý nghĩ nào, một lời nói nào và một cử chỉ nào lọt qua khỏi tai và mắt của ông được. Ông có quyền thâu ngắn sự quan sát một biến cố xảy ra trọn hai năm liên tiếp nội trong vòng 15, 20 phút hoặc nửa giờ, không bỏ sót một chi tiết nào cả, cũng như một đoạn phim, muốn quay mau hay chậm tùy ý. Tôi xin kể cho huynh nghe hai câu chuyện sau đây:

Ông Tautriadetta học khoa pháp môn, có qua Ấn Độ khảo cứu những diệu pháp của các đạo sĩ gọi là Fa kia (Fakir). Sau khi trở về quê nhà ông viết bài tường thuật những điều ông đã chứng kiến. Ông Tamos dịch ra Pháp văn và đăng vào tạp chí đạo đức Le voile d’Isis. Bạn tôi, Bạch Ngọc có dịch lại và đăng vào Niết Bàn tạp chí số 38 ngày 1- 6 -1935.

Thuật pháp của những đạo sĩ Fa kia bên Thiên Trước sơn bằng ánh sáng Trung giới:

Xong rồi, ông Jacob mới nói: “Tôi đã giúp vui các vị bây giờ tới phiên các vị giúp vui lại tôi. Xin các vị thuật lại chuyện các vị đã làm hay đã thấy trong một trận giặc mà các vị có tham dự. Tôi rất thích nghe những hành động của những vị anh hùng trong lúc chiến tranh.”

Mà thật vậy, bốn người trong chúng tôi đều có kinh nghiệm ít nhiều trong các trận đánh. Song theo luật nhà binh thì không được phép thuật lại cách hành binh, vì vậy không biết phải tính làm sao. Nhưng rốt cuộc, ông Thống Chế bắt đầu thuật lại công việc mà ông chứng kiến trong trận giặc Balakhava vì chính là ông có dự vào đó. Ông nhắc lại cho chúng tôi nghe cách hành động oanh liệt của một tên lính thường rất tận tâm, rất can đảm. Ông Jacob nghe và dòm trân trân ông Thống Chế dường như bị ông nầy thôi miên. Rồi câu chuyện chấm dứt, không nói một lời nào, ông Jacob mới lấy trong túi áo ra một chiếc đũa phép và điều động chậm chậm ở trước miếng trám cây trên vách.

Tôi xin ngưng nơi đây và nói vài lời về ông Jacob. Tôi dám quả quyết ông Jacob không phải là một vị Fakia, chẳng rõ ông Tautriadetta tưởng như thế nào. Ông Jacob, theo ý tôi là một vị đạo sĩ Dô ghi (Yogui), một nhà Huyền bí học. Một vị Fa kia không khi nào có được chiếc đũa phép đó. Sư phụ ông Jacob phải là một nhà Huyền bí học, phép tắc cao cường lắm mới luyện được chiếc đũa phép đó hay là dạy ông luyện. Những lời của ông Jacob nói chứng tỏ ông hiểu nhiều về khoa bí truyền vì tôi có đọc trọn mấy bài của ông Tautriadetta nói về ông Jacob.

Trận giặc Balakhava hiện ra, ông Jacob quơ chiếc đũa phép vài vòng thì có một thứ ánh sáng màu tím xanh và sáng lần lần lộ ra từ góc nầy qua góc kia, ở trước mặt chúng tôi. Pháp môn gọi là ‘lumière astrale’. Rồi trong ánh sáng vụt hiện ra trận giặc Balakhava với một đạo quân ở chính giữa. Chúng tôi thấy: ông Noland cỡi ngựa, lại nghe tiếng còi thúc giục tấn binh và sau cùng là hai bên xáp trận. Một viên võ quan tử trận, đạo quân ấy đang chống cự với súng thần công, lớp thì chết, lớp thì bị thương, lớp thì tiến tới, vô cùng kịch liệt. Mỗi sự chiến đấu đều lập lại trước mặt chúng tôi. Ông Thống Chế (lúc nầy ông chưa lên chức đó) nổi bật trong đám quân, xông tới cướp súng thần công rồi chạy trở về. Quân địch cầm đoản đao rượt theo ông Thống Chế và một người nữa đang chạy, bổng ông bị một lưỡi gươm đâm trúng đầu lủng nón. Ông té quị xuống. Quân địch thấy vậy bỏ ông đuổi theo toán binh rút lui. Bổng chút ông Thống Chế rán gượng gạo ngồi dậy rồi huýt gió ra dấu kêu con ngựa của ông đứng gần đó. Nó nghe ông kêu bèn chạy lại, ông khó nhọc và đau đớn leo lên ngựa, rồi ông cho nó đi theo biên giới địa phận Anh được yên ổn. Còn chung quanh thì la hét dậy trời, khói bay mịt đất, chẳng khác một trận bão tố.

LÀM SAO MẤY VIỆC ĐÓ LẠi HIỆN RA ĐƯỢC.

Khi ông Jacob quơ một vòng đũa phép thì mấy việc đó biến mất chỉ còn thấy tấm trám gỗ mà thôi. Chúng tôi dòm nhau lấy làm lạ lắm, duy có một mình ông Thống Chế nói rằng: “Ôi ! Thật là lạnh mình, ghê quá ”.

Chúng tôi lấy thuốc ra hút rồi nghe thuật đến chuyện người khác. Mỗi chuyện thuật rồi, ông Jacob đều làm cho nó lộ ra trước mặt chúng tôi cả. Xong rồi chúng tôi mới cãi nhau tại sao hồi nảy khi thuật lại trận đánh Balakhava có nhiều đoạn bỏ qua không nghe nói. Đến khi ông Jacob làm phép thì chúng ta lại thấy đủ hết, không sót một mảy nào. Chúng tôi mới hỏi ông Jacob, “chiến tranh xảy ra nhiều năm rồi tại sao ông có thể làm cho những việc ấy lộ ra được trước mặt chúng tôi một cách rõ rệt không bỏ qua một chi tiết nào cả ”. Ông Jacob bèn đáp: “mỗi việc xảy ra và choán một chỗ trong lịch sử hoàn cầu đều còn luôn luôn trong ánh sáng Trung giới không bao giờ tiêu tan. Nếu người nào biết cách và biết phép thì có thể bất luận là giờ nào, chỗ nào, đều làm cho nó hiện ra được cả. Vã lại những tiếng mà các ngài nghe cũng vậy, chẳng khác nào những tiếng mà người ta thâu vào trong đĩa hát. Dầu người bị lấy tiếng nói đó đã chết lâu rồi đi nữa, tiếng họ cũng còn ghi mãi trong đĩa hát, muốn hát lại giờ nào cũng được, tự ý mình cả, vì mọi sự hành động đều còn đời đời ”.

Ông Tautriadetta mới nói: những điều nầy phù hợp với sự giáo hóa của các nhà pháp môn và trong Tân ước có câu: “những điều gì đã hành động, dầu lành, dầu dữ cũng sẽ diễn lại”.

Ông Jacob bèn nói: “không có sự hành động nào mất cả và không khó gì mà làm cho mấy điều đó hiện lại”.

Sau khi nghe ông Tautriadetta thuật lại những điều ông đã chứng kiến về quyền năng của ông Jacob chắc chắn huynh đã có ý nghĩ rằng:

a) Chiếc đũa phép cũng gọi là chiếc đũa thần (baguette magique) có thật.

b) Những Tiên thiên di ảnh không phải là chuyện ngoa.

c) Bất câu là ai, hể có quyền năng đúng bực thì có thể làm cho những việc xảy ra cách đây cả trăm, cả ngàn năm rồi, vẫn hiện ra trước mặt với đầy đủ chi tiết. Chẳng hạn giờ phút nào hay là ở chốn nào, in như lời ông Jacob đã quả quyết.

d) Năm nhân chứng quan trọng đáng tin cậy là ông Tautriadetta, ông Thống Chế và ba người bạn của ông. Điều đáng chú ý là họ không phải là những nhà Thông Thiên Học nên họ vô tư, thấy sao nói vậy, không thêm bớt chút nào.

Còn bài thứ nhì vốn của ông Văn Nhứt đã đăng vào báo Sài Gòn Mới số 697 ngày 23 – 4 –1951 nguyên văn như sau đây :

Có lẽ người ta không còn dám làm dữ nữa.

Hình ảnh việc làm đã qua sẽ bị thâu vào máy ảnh.*

*  *

Triết nhơn Đông Phương cho rằng tư tưởng và hành vi thiện ác của con người đều được ghi chép rõ ràng và khuyên thiên hạ nên tưởng và làm điều thiện để được hưởng phước và tránh điều ác để được khỏi họa.

Các nhà Thần học và Thông Thiên Học Tây phương nhận rằng tư tưởng con người đều có hình dạng, màu sắc và mỗi cử động đều tạo ra một hình ảnh y hệt như vậy.

Đúng lý chăng? Bấy lâu biết bao người đánh đổ những thuyết kể trên hoặc cho rằng người ta lợi dụng thần quyền để mê hoặc lòng dân, hoặc cho rằng toàn là tư tưởng mờ ám, mơ hồ của phái Thần học, do sự tưởng tượng quá mạnh kích thích thần kinh hệ mà sanh ra nhiều ảo thuyết.

Ngày nay khoa học xương minh cực độ, có thể trong ít lâu đây người ta sẽ công nhận các thuyết kể trên mà không còn cho là mơ hồ dị đoan nữa. Chính một kỹ sư người Anh ở Oxford tên là Georges de la Warr, 64 tuổi, đã tìm phương pháp thâu được ảnh cuộc hôn lễ của ông trên 22 năm rồi (Tin của Tạp chí Match số 97 ngày 27 –1 –1951). Theo ông thì không có thời gian chi cả. Những hành vi đã qua rồi vẫn còn tồn tại mãi, bởi tự nó sanh ra những luồng sanh khí. Luồng sanh khí nầy giống hệt công việc xảy ra và theo luôn người đã hành động như bóng với hình nhưng mắt người thường không trông thấy được.

Cây cỏ, thú vật và loại kim đều tự phát sanh một luồng sanh lực nhiều ít tùy theo thể chất và năng lực của mỗi loài. Những cuộc thay đổi đều do một sự biến chuyển của một hoặc nhiều luồng sanh lực đó.

Nhà bác học Anh đã phát minh được một thứ máy ảnh để thâu hình ảnh những việc đã qua và trước khi thâu được hình ảnh cuộc hôn lễ của mình trên 22 năm rồi ông có chụp được và in vào giấy những luồng sanh lực của bông hoa và kim khí. Hình rửa ra tuy không được rõ lắm nhưng ông có nói đây là mới bước đầu trong cuộc phát minh. Ông có yêu cầu và được sở Trinh thám danh tiếng Scotland Yard giao phó trách nhiệm tìm kiếm viên ngọc “Đăng Quang” đã mất.

Xem thế, những lý thuyết của cổ nhân Đông Tây đâu phải là ngoa ngôn, ngụy thuyết. Các Ngài đã chiêm nghiệm thấu triệt được lý của Vũ trụ nên mới truyền bá ra. Chỉ vì người đời hoặc không thông cảm được, hoặc không đủ từ ngữ để giải thích phân minh, lại vội buông lời chê ngạo khinh dễ.

Ngày nay, nếu máy ảnh của kỹ sư G. de la Warr mà được hoàn hảo mọi người đều có thể sử dụng dễ dàng như máy ảnh thường, nhơn loại sẽ đỡ khổ biết bao. Những tư tưởng bất chánh, những hành vi bạo động đều được trông thấy rõ ràng phân minh trên mặt giấy. Hẳn là không ai còn dám tưởng bậy, làm càng nữa.

VĂN NHỨT

(Báo Sài Gòn Mới số 697 ngày 23 – 4 –1951)

Kể tới nay, 12 năm đã qua, không biết cái máy của ông G. de la Warr hoàn bị tới mức nào rồi, tại sao không nghe ai nói đến nữa.

Ông Văn Nhứt bình luận rất đúng, nhưng tôi tưởng ngày nào thiên hạ không lo tu đức trau mình, tập rèn tánh nết cho thật tốt thì ngày đó con người cũng còn làm những việc hung bạo, dẫu cho cái máy của ông G. de la Warr được chỉnh đốn hoàn bị tới đâu.

Những lời người ta nói rằng: Hai bên vai vác biên chép những việc của ta làm hay là Tối bữa 23 tháng Chạp, Táo quân về Trời tâu với Đức Ngọc Đế những việc làm lành dữ của nhân gian, chứng chắc rằng đời xưa đã biết về những Tiên thiên di ảnh, nhưng không có những phương pháp để chứng minh nên phải bày đặt những chuyện Hai bên vai vác và Táo quân. Mới nghe qua thật hoang đường song bên trong chúng nó vẫn chứa đựng một chơn lý thiên nhiên.

Ngày nay nhờ sự phát minh của ông G. de la Warr, chắc chắn ai là người biết suy nghĩ không còn cho những Tiên thiên di ảnh là những chuyện huyễn hoặc dị đoan nữa.

Tôi xin nói thêm, cách đây ít lâu Tập kỷ yếu Thông Thiên Học ở xứ bộ Tân Tây Lan có đăng một bài nhan đề Khoa Học chụp ảnh được cõi vô hình được nhiều sự xác nhận đầy đủ. Tôi có trích đăng vào Tập kỷ yếu chi bộ Thông Thiên Học Long xuyên số 6 ngày 20 – 11 – 61 như sau đây :

 

KHOA HỌC CHỤP ẢNH ĐƯỢC CÕI VÔ HÌNH.

(được nhiều sự xác nhận đầy đủ)

Những chơn lý cao siêu của Thông Thiên Học đã được công nhận theo nhiều cách  (theo kinh nghiệm cá nhân, theo khảo cứu, theo siêu quan năng, theo trực giác v.v. . .) đến nay được nhiều bằng chứng của sự nhiếp ảnh bổ túc thêm. Trong những phòng thí nghiệm trứ danh ở Delawar (Oxford ) bên nước Anh, người ta đã đạt được những sự tiến bộ phi thường về khoa học. Trong báo Chamber’s Joural  ông Langston Day viết: “Các máy nhiếp ảnh đem ra dùng đã chụp ảnh được phóng xạ tuyến, không phải nhờ đến ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu nữa, mà nhờ sự thích ứng của Vũ trụ lực ( (energie cosmique ). Người ta khám phá ra rằng sự cấu tạo nội bộ của bất cứ vật hữu hình nào đều liên quan đến sự cấu tạo năng lực của nó, nghĩa là sự liên quan đến hình ảnh mà những phóng xạ tuyến của nó phác họa trong không gian.

Các bạn hãy tham khảo tất cả những sách Thông Thiên Học nói về hào quang của con người để hoàn toàn thông hiểu được sự phát minh của khoa học. Nhứt là nên đọc quyển cái Phách và cái Vía của Ông P. E. Powell. [[18]]

Khoa nhiếp ảnh những phóng xạ tuyến là một phát minh tối quan trọng nó đem ra ánh sáng cái thế giới vô hình dường như là nồng cốt mà trên đó kiến tạo cái thế giới hữu hình của chúng ta. Những máy ảnh kỳ lạ nầy không phải chỉ được điều chỉnh trong không gian, mà còn được điều chỉnh trong một chiều đo khác liên quan đến mức độ cấu tạo khác nữa. Tỷ dụ các máy ảnh ấy chụp ảnh những phóng xạ tuyến của những nguyên tử, của những tế bào còn sống hay những cơ thể sinh vật còn toàn vẹn.

Nếu những bức ảnh được chụp ở mức độ của nguyên tử thì những kết quả sẽ vô cùng kỳ lạ. Mỗi loại nguyên tử hay là mỗi kết hợp nguyên tử đồng loại đều phát ra một tia sáng chỉ hướng rõ ràng đến đỗi bức ảnh những phóng xạ tuyến nguyên tử chúng ta thấy những phóng xạ tuyến nầy giống như những ngọn đèn nhỏ. Cách chỉ hướng của tia sáng khiến ta nhận biết được loại nguyên tử nào. Sự phát minh nầy đem áp dụng vào sự phân tích hóa học là việc dĩ nhiên.

Thí dụ việc chụp ảnh nước Spa ( eau de Spa ) cho thấy ngay những vật gì chứa ở trong nước đó. Giá trị vệ sinh của các thực phẩm có thể nhận thức đúng đắn vì những chất dơ bẩn nổi lên rõ ràng.

Khi nào máy chụp lấy ảnh những phóng xạ tuyến ở mức độ cấu tạo cao thì kết quả sẽ còn khả quan hơn. Trong trường hợp nầy, vô số tia sáng do nguyên tử phát sinh theo một chiều hướng sẽ phối hợp với nhau như những nét vạch hết sức tinh vi bằng bút sắt của nhà điêu khắc và tạo thành những hình thể, những chu vi rất dễ nhận. Chúng ta thấy đó là cách thức mà Tạo hóa tác động để cấu tạo các hình thể.

Những sinh viên đặc biệt chú ý đến vấn đề nầy nên đọc chương III của quyển “Thế giới Thần tiên ” (the Kingdom of the Gods) của Ông Geoffrey Hodson.

Thí dụ ta chụp ảnh của một cây giẻ tây (maronnier). Cây nầy đang còn sống, còn tươi tốt và chứa đựng vô số phóng xạ tuyến vô hình phù hợp với toàn thể cái cây sẽ phát triển trong tương lai chắc chắn của nó. Máy chụp ảnh nầy có thể ghi nhận cái năng lực ẩn tàng của cây đó để trổ rễ đơm bông v.v. . . nó có thể thu hoạch được những bức ảnh rõ ràng của những rễ và bông hoa sắp nở. Điều nầy là một điều có thể có được, ít lắm là ta phải nhớ rằng ở đây chúng ta vượt qua giới hạn của thời gian và không gian và nhớ rằng cái hột giống của cây chứa đựng trong thân nó tất cả những năng lực tiềm tàng để phát triển.

Một trong những phát minh chánh yếu của một nhóm những nhà bác học nầy cho rằng tất cả hình thức của năng lực mà ta đã biết đều phát sinh từ một vũ trụ lực căn bản, hằng có đời đời ở khắp mọi nơi. Vũ trụ lực không phải là một vật chết. Nó đắm mình trong một biển cả vô giới hạn tràn đầy năng lực, dù ở trong những khoảng không gian xa tít giữa các ngôi tinh tú. Nó cũng luôn luôn sẵn sàng để hoạt động. Vũ trụ lực nầy chẳng những là nguồn gốc của mọi trạng thái của năng lực, như điện khí, nhiệt khí, và ánh sáng v.v. . . mà cũng là nguồn gốc của vật chất nữa.

 

TƯ TƯỞNG LÀ GÌ ?

Có một thời kỳ, người ta quả quyết rằng tư tưởng là sự rung động của những phần tử trong óc. Nhưng xin hỏi ai có thể nói một cách xác thật rằng tư tưởng là gì?

Những phát minh được tại Oxford đã chứng minh rằng sự hoạt động của trí não và những phân tử đầy năng lực đều xuất phát từ một nguồn gốc chung mà người ta có thể gọi là “Hồn của Vũ-trụ”. Thật sự chúng ta đứng trước một phương diện mới của Vũ trụ lực. Nó là nguồn gốc của vật chất và của năng lực và cũng là của trí thông minh. Người ta được giải thích nơi đây cái cách dị thường nầy, gần như là ảo thuật, theo đó những yếu tố linh hoạt của Tạo Hóa dường như được cấu tạo thành những mầm non. Cái điều mà chúng ta quan sát trong tiến trình Sinh vật học chính là cái “Hồn vũ trụ” đang tuôn chảy xuống cõi đời hữu hình vật chất.

 

CHỤP ẢNH NHỮNG HÌNH TƯ TƯỞNG.

“Sự thành công trong việc phát minh thể thức chụp ảnh những hình tư tưởng khiến cái biện chứng nói trên càng thêm vững chắc? Trong một cuộc trắc nghiệm, một trong các nhà bác học giữ trong trí hình ảnh một con dao nhíp đang hé mở. Người ta chụp một số ảnh trên kiếng ảnh theo nhiều thế khác nhau sau khi đã điều chỉnh máy nhiếp ảnh? Những kết quả thâu được thay đổi rất rõ ràng, cũng như đã tiên liệu khi chụp ảnh một hình tư tưởng bị thay đổi nhiều hay ít trong trí con người đang tưởng. Kết quả vài bức ảnh hình tư tưởng nầy đã chụp được rất là mỹ mãn ”.

                         (trích Théosophy in New Zealand).

 

Tôi tưởng rằng khoa học đã đi vào địa hạt tinh thần rồi mà không ngờ. Tôi cũng tin rằng từ năm 1975 sắp sau người ta sẽ khảo cứu về Huyền bí học nhiều hơn bây giờ. Chắc chắn nhiều việc ngày nay người ta còn cho là mơ hồ, hai ba chục năm sau lại thành ra những sự thật, bởi vì người ta đã tìm được những bằng chứng hiển nhiên về chúng nó cũng như những “Tiên thiên di ảnh ”là một vậy.

 

TẠI SAO GỌI LÀ LƯỢN SÓNG SANH TỒN HAY LÀ TRIỀU LƯU SANH HÓA

(Vague de vie).

Bởi vì thần lực của Đức Thái Dương Thượng Đế tuôn ra từng đợt in như những lượn sóng ngoài biển và bởi thần lực nầy ban sự sống cho vật chất cho nên mới gọi nó là “lượn sóng sanh tồn hay là triều lưu sanh hoá”.

Không có sự sống của Đức Thái Dương Thượng Đế ban cho thì chúng ta và vạn vật ngày nay không có ở đây đâu.

 

TANMATRA VÀ TATTVA

Do đâu mà thần lực của Đức Thượng Đế tuôn ra?

Ấy là do sự biến đổi Tâm thức của Ngài (modification de Sa conscience). Pháp môn nói rằng: “sự biến đổi Tâm thức của Đức Thượng Đế sanh ra một năng lực, một sự rung động gọi là Tanmatra (tăng ma tra). Năng lực ấy là một sự chuyển động xoay tròn, mau lẹ một cách phi thường, không thể tưởng tượng nổi. Đó là Fohat.”

Hiệu quả của Fohat, sự chuyển động nầy gây ra trong Vật chất gọi là Tattva (Tắt Voa). Đức Subba Rao là vị đã thay mặt Chơn Sư đặng rèn luyện Ông Leadbeater có cho một thí dụ về Tanmatra và Tattva như sau đây rất rành rẽ. “Hãy xem trên một bãi biển. Một lượn sóng lặng lẽ bò lên cát rồi giựt xuống, để lại một vết dài đánh dấu giới hạn của nó. Nước lớn, một lượn sóng khác chạy lên bãi xa hơn lượn sóng trước. Tới phiên nó cũng để lại một dấu vết rồi trở ra khơi.

Nếu ta tưởng tượng lượn sóng đó Tanmatra do sự biến đổi tạm thời của đại dương thì cái dấu vết để lại trên bãi cát đó là Tattva.”

 

BẢY TANMATRA VÀ TATTVA

Muốn lập bảy cõi của Thái dương hệ thì Đức Thái Dương Thượng Đế biến đổi bảy lần Tâm thức của Ngài và sanh ra bảy hiệu quả khác nhau.

1.- Sự biến đổi Tâm thức lần thứ nhứt (1er tanmatra) sanh ra: nguyên tử căn bản làm ra cõi Adi, cõi Tối Đại Niết Bàn gọi là Adi Tattva.

           Adi tattva là gì?

Ấy là tinh thần Đức Thái Dương Thượng Đế bao bọc trong một lớp vỏ mỏng Nguơn khí, cội rễ của Vật chất.

Adi là đầu tiên (le premier). Tattva là nguyên tử căn bản của một cõi nào đó (matière atomique d’un plan).

2. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ nhì (2 tanmatra) sanh ra: Nguyên tử căn bản làm ra cõi Anoupadaka, cõi Đại Niết Bàn gọi là Anoupadaka Tattva. Anoupadaka nghĩa là không có áo (sans robe).

3. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ ba (3 Tanmatra) sanh ra: nguyên tử căn bản làm ra cõi Niết Bàn, gọi là Akasa Tattva.

4. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ tư (4 tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cõi Bồ Đề, gọi là Vayu Tattva.

5. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ năm (5 tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cõi Trí tuệ (Thượng giới), gọi là Agni Tattva.

6. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ sáu (6 tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cõi Dục giới (Trung giới), gọi là Apas Tattva.

7. Sự biến đổi Tâm thức lần thứ bảy (7 tanmatra) sanh ra nguyên tử căn bản làm ra cõi Hồng trần (Hạ giới), gọi là Prithivi Tattva.

(xin xem bản dưới đây)

 

CUNG ĐA LI NI (KUNDALINI)

MỘT THỨ THẦN LỰC CỦA VŨ TRỤ

Các nhà Huyền bí học và các nhà Thông Thiên Học rất quen thuộc với danh từ Cung đa li ni. Khi nghe nói tới Cung đa li ni thì chúng ta liền nghĩ ngay tới luồng hỏa nằm im lìm trong mình con người tại xương mông và những sự nguy hiểm của nó, khi người ta khươi nó mà chưa tự chuẩn bị trước.

Nhưng ít ai ngờ rằng Cung đa li ni là một thứ thần lực của Vũ trụ, ở khắp nơi đều có nó từ sông thiên hà cho đến hột nguyên tử, từ trên không gian vô cùng vô tận cho tới dưới đất cái của chúng ta.

Khi Đức Thượng Đế hiện ra đặng sanh hóa một Vũ trụ thì trong bản thân Ngài đã có sẵn hai quyền năng: ánh sáng sanh tồn (Lumière de Vitalité) và Lửa Cung đa li ni (Feu de Kundalini). Cung đa li ni trong mình con người chỉ là một phần nhỏ nhen của Cung đa li ni của Vũ trụ.

 

CUNG ĐA LI NI TẠI CÕI TRẦN

Thần lực Cung đa li ni là sự biểu hiện tại cõi trần của một trong vô số quyền năng của Thượng Đế. Nó thuộc về Triều lưu sanh hóa thứ nhứt (1ère Effusion) do Ngôi thứ Ba của Thượng Đế sanh ra.

Xin nhắc lại rằng Triều lưu sanh hóa thứ nhứt biến đổi Nguơn khí ra nguyên tử đặng lập bảy cõi Trời và 49 cảnh tạo ra những nguyên tố hóa học.

Khi thần lực của Ngôi thứ Ba xuống tới điểm thấp hơn hết của cõi chót, ở cõi trần của chúng ta tức là trung tâm trái đất, thì nó bắt đầu đi trở lên đặng phản bổn huờn nguyên.

 

SỰ SỐNG HAY LÀ KHÍ NGUYÊN DƯƠNG

(Force Primaire)

Ngôi thứ Nhì của Đức Thượng Đế cho sự Sống vào các nguyên tử rồi kết hợp chúng nó lại đặng làm ra những tế bào, những cơ thể và những hình dạng với quyền năng phát triển. Sự sống nầy cũng gọi là Khí Nguyên Dương (force primaire, courant vital) hay là Triều lưu sanh hóa thứ Nhì xuống tới loài kim thạch rồi thì nó cũng bắt đầu đi trở lên qua các loài: thảo mộc, cầm thú, con người và các hạng Siêu phàm.

 

CUNG ĐA LI NI LÀM VIỆC CHUNG VỚI KHÍ NGUYÊN DƯƠNG.

Cung đa li ni làm việc chung với Khí Nguyên Dương về nhiều phương diện.

1. Điểm thứ nhứt: Trong lúc đi trở lên, Khí Nguyên Dương làm việc về khía cạnh sự sống, còn Cung đa li ni về khía cạnh Vật chất và Hình dạng.

2. Điểm thứ nhì: Trong khi điện, nhiệt lực và ánh sáng chỉ cảm đến bề ngoài của nguyên tử thì sự Sống (Khí Nguyên Dương) và Cung đa li ni hiện ra ở phía trong nguyên tử, tức là phía trong của tất cả những tế bào, những cơ thể của vạn vật. Hai quyền năng nầy có ảnh hưởng ở bên trong để kết hợp và nâng đỡ lên cao.

3. Điểm thứ ba: Chính là Khí Nguyên Dương và Cung đa li ni hiệp với nhau giúp cho con thú tiến đến mức cao tột để nó thọ lãnh thần lực của Ngôi thứ Nhứt của Đức Thượng Đế đặng có Thượng trí và được đi đầu thai làm người.

4. Điểm thứ tư: Cung đa li ni ở lớp vỏ ngoài, lớp thứ nhứt trong mình con người hiệp với Khí Nguyên Dương làm ra từ điện ở trong xương sống. Từ điện rất hữu ích, nó giúp cho chất dĩ thái chở sanh lực lưu thông theo mấy đường gân (nerve) đặng nuôi cái Phách và xác thân con người, cũng như máu đem dưỡng khí theo huyết quản chạy khắp châu thân.

Nói tóm lại, Cung đa li ni có tánh cách đại đồng; trong hiện tượng nào của Trời Đất cũng đều có nó. Nó liên kết những cõi Trời và những cảnh giới lại với nhau và giúp cho Tâm thức lên tới những trình độ siêu việt.

 

CUNG ĐA LI NI TRONG MÌNH CON NGƯỜI

Cung đa li ni là một thứ lửa nhưng không giống như lửa ở cõi trần mà ta thường thấy đâu. Nó là một thứ lửa lỏng chảy cuồn cuộn như thác đổ. Người ta gọi nó là “Đức Mẹ Thế Giới ” (La Mère du Monde), bởi vì nhờ nó mà mấy thể của ta mới phục sinh và mấy cõi trời mới lần lượt mở ra trước mặt ta. Nó cũng có tên là con rắn lửa (hỏa xà) - Serpent de Feu ou Feu - Serpent, bởi vì nó đi như con rắn bò chớ không phải tiến ngay tới, hoặc Hỏa lực (Pouvoir enflammé).

Cũng như những lực khác, Cung đa li ni vẫn vô hình, nghĩa là mắt phàm không thấy được. Ở trong xác thân con người, luồng hỏa nằm trong một cái ổ gồm nhiều lớp vỏ hình cầu (sphères) trống rỗng, cái nầy chồng vô cái kia. Trong số lớp vỏ nầy có bảy lớp làm bằng chất Thanh khí và dĩ thái nằm trong luân xa thứ nhứt tại xương mông. Luồng hỏa ở phía sau, lớp vỏ thứ nhứt thì vô hại mà nó đã hoạt động trong mình con người rồi. Như tôi mới nói, nó hợp với Khí Nguyên Dương đặng làm ra từ điển của chúng ta. Càng đi sâu vô trong, luồng hỏa mới càng dữ dội. Cung đa li ni tuy là một thứ lửa nhưng nó thuộc Âm hỏa.

Đức Leadbeater nói rằng: tại trung tâm trái đất có một chỗ gọi là Phòng hóa học của Ngôi thứ Ba (Laboratoires du 3 Logos), người ta ướm thử lại đó thám hiểm thì gặp một thần lực phi thường. Nó là thần lực của Ngôi Ba, sức nóng của nó vô cùng mãnh liệt. Người ta chỉ đến được gần ở những vòng ngoài mà thôi.

Mãnh lực của luồng hỏa ở trong mình con người vốn do Phòng hóa học của Ngôi thứ Ba sanh ra, hiện giờ phòng nầy vẫn còn đương hoạt động. Nó thuộc về lửa ghê tợn ở những miền thấp thỏi. Nó khác hẳn với thứ lửa của sự Sống do mặt trời tuôn ra. Thế thì con người thọ lãnh hai thứ lửa cùng một lúc. Một thứ thì từ mặt trời tuôn xuống tức sanh lực thuộc về Dương; một thứ từ dưới đất đi lên, ấy là lửa Cung đa li ni, thuộc về Âm. Vì vậy mới có câu “Trời là Cha, Đất là Mẹ của con người ”.

Tôi cũng xin quí bạn nên nhớ rằng: hai lực Âm và Dương ở trong mình phải đồng cân với nhau, con người mới tráng kiện, vô bịnh. Trái lại nếu lực nầy lấn lực kia thì cái tai hại sẽ đến cho con người. Đông y căn cứ vào Âm Dương, Thủy Hỏa không phải là vô căn cứ đâu.

 

CÁCH KHƯƠI LUỒNG HỎA

Có nhiều cách khươi luồng hỏa:

1. Dùng Ý chí trong lúc tham thiền.

2. Hoặc hơi thở (điều tức). Có nhiều cách.

3. Hoặc những cách ngồi và cách cử động (tư thế).

NHỮNG VẬN HÀ CỦA LUỒNG HỎA

Khươi nó rồi thì phải biết cách dẫn nó đi. Những vận hà của nó là: Ba đường ở trong xương sống như số 8 viết nằm.

Đàn ông, đường bên mặt gọi là Banh ga la (Pingala) màu vàng. Đường bên trái gọi là Y đa (Ida) màu đỏ tươi.

Đường chính giữa gọi là Sút hum na (Soushoumna) màu xanh đậm.

Đàn bà, đường bên mặt là Y đa, đường bên trái là Banh ga la.

 

Trong lúc đi lên, Cung đa li ni có hai trạng thái: Tịnh và Động hay là Âm và Dương, nhưng phần Âm lấn hơn phần Dương. Vì thế người ta mới gọi Cung đa li ni là Nữ thần.

Phần của Cung đa li ni đi theo Y đa thuộc về Âm.

Phần của Cung đa li ni đi theo Banh ga la thuộc về Dương.

Trước nhứt phải làm cho Y đa hoạt động đặng con người làm chủ được dục tình và các sự cảm xúc. Kế đó là Banh ga la, đặng kiểm soát và điều khiển cái trí, bắt nó vâng mạng lịnh của con người và kích thích sự tưởng tượng.

Cuối cùng là Sút hum na thì là mới trọn vẹn, Sút hum na đại diện cho Đức Thượng Đế, ảnh hưởng của nó là ân xá và giải thoát. Nó đi đến đâu thì Tinh thần hóa đến đó.

 

NHỮNG LUÂN XA (LES CHAKRAS).

Luận bàn về luồng hỏa Cung đa li ni, thì phải nói vài lời về những luân xa (les chakras). Chakra, tiếng Phạn nghĩa là bánh xe, và bởi nó xoay tròn không ngớt cho nên gọi là luân xa. Những luân xa cũng gọi là những trung tâm lực, là những trạm liên lạc để truyền thần lực từ thể nầy sang thể khác. Cái phách, cái vía, cái trí vân vân đều có những luân xa.

Xin nói về cái phách trước nhứt: những luân xa của cái phách ở trên bề mặt của thể nầy, tức là ở ngoài xác thân một chút. Chúng nó là những lỗ trũng xuống tựa hình cái dĩa. Nói một cách khác cho dễ hiểu, ấy là những vòng tròn quay không ngừng. Ở những người thường chúng nó hơi chói sáng lối 5 phân bề trực kính và tương đối thì nó quay hơi chậm. Khi chúng nó mở mang rồi thì chúng nó giống những ngôi mặt trời nhỏ và có khi tới 15 phân bề trực kính; nghĩa là lớn hơn trước 3 lần.

Có một điều lạ đáng nhớ là sự phát triển của những luân xa không tùy thuộc đức hạnh của con người, nghĩa là có nhiều người tánh tình không được tốt mà những luân xa đã nở lớn. Còn trái lại có người đáng làm gương mẫu thì những luân xa chưa mở.

 

NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI PHÁCH.

Cái phách có mười luân xa, nhưng bên chánh đạo dùng có bảy. Bảy cái đó là:

1) Luân xa thứ nhứt ở tại xương mông - Chakra racine - có 4 cánh.

2) Luân xa thứ nhì tại trái thăng - Chakra de la rate - có 6 cánh.

3) Luân xa thứ ba ở tại rún - Chakra ombilical - có 10 cánh.

4) Luân xa thứ tư ở tại trái tim - Chakra du coeur - có 12 cánh.

5) Luân xa thứ năm ở tại cuống họng - Chakra de la gorge - có 16 cánh.

6) Luân xa thứ sáu ở giữa chơn mày - Chakra frontal - có 96 cánh, chia làm hai phần, mỗi phần có 48 cánh.

7) Luân xa thứ bảy ở Nê huờn cung - Chakra coronal - có 972 cánh. Nó gồm 2 vòng, vòng ngoài có 960 cánh, vòng trong có 12 cánh.

Còn ba luân xa ở gần bộ sanh dục nam, nữ; bên chánh đạo không cho phép động tới. Số cánh của những luân xa nói trên đây vốn do theo Đức Leadbeater tường thuật lại theo sự quan sát của ông trong cuốn “Những trung tâm thần lực của con người, những luân xa” (les centres de force dans l’homme, les chakras).

Nhưng theo vài cuốn sách Ấn Độ giải về Cung đa li ni thì số cánh của vài luân xa không in như lời của Đức Leadbeater nói. Tỷ như cuốn Le yoga Koundalini Oupanishad nói về 16 cánh của luân xa ở tại trái tim thay vì 12 cánh, còn hai cuốn Dhyânabindou Oupanishad và Shândilya Oupanishadnói rằng luân xa ở tại rún có 12 cánh thay vì 10 cánh và có cuốn nói luân xa ở tại Nê huờn cung có 1000 cánh. Nhưng điều nầy không quan trọng mà cũng không có chi là lạ. Bởi vì số cánh của luân xa tùy thuộc quốc gia, dân tộc mà thay đổi và cũng tùy theo năng lực của người quan sát nữa.

 

 

NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI VÍA.

Muời luân xa của cái phách đối chiếu với mười luân xa của cái vía. Chúng nó ở khít với nhau mặc dầu luân xa của cái vía thuộc về bề thứ tư (4 dimension).

HIỆU QUẢ CỦA SỰ MỞ LUÂN XA CỦA CÁI PHÁCH

Khi luân xa của trái thăng (centre splénique) mở ra, con người nhớ mày mạy trong lúc ngủ mình đi chỗ này, chỗ kia hoặc bay trên không, cái cảm giác rất thích thú. Luân xa ở tại rún hoạt động thì con người cảm biết ở trong xác thịt những ảnh hưởng của cõi Trung giới và cũng biết một cách mơ hồ ảnh hưởng nào thân thiện, ảnh hưởng nào có vẻ thù địch; hay là những chỗ nào vui vẻ, những chỗ nào buồn bực nhưng không hiểu tại sao.

Luân xa ở tại trái tim giúp con người tự nhiên biết được sự vui, sự buồn của đồng loại và có khi nhờ đồng cảm mà cũng vui buồn, cũng đau đớn trong thân mình y như người láng giềng vậy. Nhờ luân xa ở tại cuốn họng, con người nghe được tiếng thì thầm ở bên tai bảo cái này cái nọ, đủ thứ. Có khi con người nghe được âm nhạc vô hình. Luân xa nầy mở ra trọn vẹn thì con người có thần nhĩ. Luân xa ở giữa hai chơn mày mới mở ra thì con người thấy trước mặt những cảnh vật, những đám mây có màu sắc. Có khi thấy người ta hiện ra. Chừng mở ra trọn vẹn thì con người thấy rõ những sanh vật thân hình làm bằng chất dĩ thái, như các hàng tinh tú cũng gọi là Ngũ hành (esprits de la nature). Cũng thấy được những vật để cách vách hoặc chôn giấu dưới đất. Luân xa nầy giúp cho con người có quyền năng làm cho một vật nhỏ như nguyên tử lớn ra cả triệu lần đặng quan sát. Luân xa ở Nê huờn cung hoạt động tột bực rồi thì con người muốn xuất hồn ra khỏi xác chừng nào cũng được và sau khi hoạt động ở mấy cõi cao rồi thì lúc trở về nhập vô xác nhớ hết những điều đã làm, đã thấy, đã nghe, không sót một mảy. Đây có nghĩa là ngày cũng như đêm, đêm cũng như ngày, tâm thức không hề bị gián đoạn. Con người thường lúc ngủ thì chiêm bao mộng mị, chừng lúc thức thì không nhớ chi cả. Muốn mở những luân xa thì phải nhờ luồng hỏa, mặc dầu có nhiều phương pháp khác để mở thần nhãn, thần nhĩ và xuất hồn ra khỏi xác.

 

HIỆU QUẢ SỰ MỞ NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI VÍA.

Luân xa ở chỗ xương mông là chỗ chứa luồng hỏa. Trước nhứt ta nên biết rằng cái vía con người giống như một đám mây mù chưa tự hoạt động được; nó có một tâm thức mơ hồ, không làm chi đặng và không biết một cách chính chắn hoàn cảnh ở chung quanh nó ra sao.

Luồng hỏa khởi sự đi, nó vô luân xa thứ nhì ở tại trái thăng, nó thêm sức cho cái vía, thể nầy trở nên mạnh mẽ hơn, hoạt động dễ dàng nhưng con người chưa biết rành rẽ những điều nó đã gặp ở cõi Trung giới.

Luồng hỏa đi qua luân xa ở tại rún, làm cho trung tâm lực nầy hoạt động. Con người cảm biết tất cả những ảnh hưởng ở cõi Trung giới nhưng điều nầy không được rõ rệt như chuyện đã nghe và đã thấy nhờ con mắt và lỗ tai của xác thịt.

Luân xa ở tại cuống họng giúp cho con người nghe được trên cõi Trung giới giống như lỗ tai ở cõi trần.

Luân xa ở chính giữa hai chơn mày mở ra thì con người có thần nhãn, thấy được nhân vật ở cõi Trung giới.

Mỗi khi luân xa ở tại Nê huờn cung hoạt động đúng mức thì sự sống của cái vía hoàn toàn phát triển. Con người dùng được trọn vẹn và đầy đủ năng lực của nó. Về hai luân xa chót nầy có một đặc điểm mà tôi tưởng phải nói ra. Đối với một hạng người thì luân xa thứ sáu và thứ bảy dính [[19]] với hạch mũi (corps pituitaire) và hạch nầy làm một cái cầu để mấy cõi trên thông thương với cõi trần. Còn đối với một hạng người khác thì luân xa thứ sáu ở chính giữa hai chơn mày, dính hạch mũi còn luân xa thứ bảy ở tại Nê huờn cung thì dính với hạch trán (glande pinéale). Những hạng người nầy thì dùng hạch trán làm đường thông thương trực tiếp với Hạ trí, khỏi cần cái vía làm trung gian – nghĩa là đi ngay tới cõi Hạ thiên (4 cảnh thấp của Thượng giới) mà không đi qua cõi Trung giới. Mấy công việc nầy đây làm xong là nhờ luồng hỏa Cung đa li ni [[20]]. Thế nên, ai mới học đạo nghe nói đến luồng hỏa đều muốn làm sao khươi nó cho được vì thấy nó rất ích lợi. Nhưng ít ai tưởng những tai hại thảm khốc của nó gây ra nếu con người chưa có đủ những điều kiện bắt buộc.

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ TRƯỚC KHI KHƯƠI LUỒNG HỎA.

Theo chánh đạo, muốn khươi luồng hỏa thì phải có đủ những điều kiện sau đây:

1- Trường trai, tuyệt dục, không hút thuốc, không uống rượu. Trường trai, tuyệt dục mà còn hút thuốc cũng không được.

2- Tánh tình thật tốt, tức là tư tưởng, ý muốn cho đến lời nói và việc làm đều trong sạch.

3- Thân thể tráng kiện. Tuổi cao mà khỏe mạnh không phải là một trở ngại.

4- Phải nhờ một vị Chơn Sư chỉ bảo hay là một vị Cao đồ thay mặt cho Ngài coi chừng.

Tại sao những điều kiện lại khó khăn như thế. Bởi vì người ta không biết những sự nguy hiểm của luồng hỏa.

 

NHỮNG TAI HẠI CỦA LUỒNG HỎA.

Những người không có một chút kinh nghiệm về luồng hỏa thì không hề biết sự nguy hiểm của nó là thế nào. Không ai ngờ rằng một khi luồng hỏa khởi sự đi thì nó đốt tiêu tất cả những cái chi xấu xa nhơ bợn mà nó gặp ở dọc đường. Nếu con người tấm lòng chưa được tốt, còn say mê bóng sắc thì Cung đa li ni, sẽ đốt cháy thịt xương và có khi cái nguy hại còn dây dưa tới nhiều kiếp sau nữa.

Nếu thay vì đi lên, luồng hỏa lại vô trong và đi xuống thì nó kích thích ba luân xa ở gần bộ sanh dục. Chừng đó con người sẽ thành một con quỉ ngày đêm chỉ khao khát ái ân và không bao giờ thỏa mãn dục tình được.

Còn vài phái, lẽ tự nhiên không thuộc về bên chánh đạo, dạy học trò mở ba luân xa nầy đặng có một vài phép thần thông nhỏ mọn. Nhưng cái lợi không bù được cái hại. Các vị đệ tử nầy không ngăn được lòng tà niệm, chắc chắn quí bạn độc giả đã thấy nhiều bằng chứng trong những chuyện kiếm hiệp bên Tàu rồi.

Một tai họa lớn lao khác là việc sử dụng ba luân xa đó sẽ làm cho con người liên lạc với một giống mà đường tiến hóa còn thấp thỏi, và con người không nên tiếp xúc với họ. Họ không biết luân lý, đạo đức, thiện ác là gì đâu. Con người sẽ bị họ sai khiến, e cho đầu thai hai ba kiếp sau mới mong thoát khỏi tay họ.

Mà dầu tránh được những tai hại mới kể đây, sự mở luồng hỏa sớm quá tăng gia tánh kiêu căng tự phụ và tham lam hàm hồ của con người đến cực điểm [[21]] mà con người không tưởng tượng nổi đâu. Nếu đinh ninh rằng mình làm chủ được những lực thiên nhiên còn tiềm tàng ở trong mình thì tỏ ra còn vô minh lắm. Con người chưa chuẩn bị mà muốn khươi luồng hỏa thì không khác nào một đứa trẻ thơ lấy cây đập trái mìn chơi. Chừng nó nổ lên thì đứa nhỏ sẽ tan xác.

 

PHẢI HỌC TẬP VỚI CHƠN SƯ MỚI ĐƯỢC AN TOÀN

Bao nhiêu tai hại kể trên đây cũng đủ để chứng tỏ rằng con người phải học tập với Chơn Sư mới được an toàn. Bởi vì Chơn Sư có huệ nhãn, Ngài thấy được cách đi của luồng hỏa. Nếu Ngài xem thấy học trò làm sai thì Ngài chỉ cách sửa đổi tức khắc. Tôi tưởng cũng phải nói thêm, đừng lầm tưởng rằng luồng hỏa đi vô luân xa thứ nhì rồi tới luân xa thứ ba vân vân. . . Chẳng phải thế, tùy theo người đương luyện tập thuộc về giống dân nào và Cung nào (thứ nhứt hay thứ ba), Chơn Sư mới chỉ cách dẫn luồng hỏa vô luân xa nào trước, luân xa nào sau và để luồng hỏa ở tại luân xa đó bao nhiêu lâu. Luồng hỏa có bảy thứ thì phải mở bảy lần. Sau khi đệ tử có thần nhãn rồi Chơn Sư phải dạy đệ tử quan sát cách nào cho khỏi lầm lạc bởi vì ở Trung giới, những số đều thấy lộn ngược và nhân vật có thể thay hình đổi dạng liền liền. Mấy chuyện nầy đâu có phải là việc dễ dàng; mà cũng còn nhiều điều khác nữa. Hồi mới có thần nhãn, nói ra một trăm điều đã thấy trật hết 98 rồi.

 

TÔI ĐÃ THẤY NHIỀU NGƯỜI BỊ HẠI RỒI

Không phải tôi coi theo sách mà nói đâu, chính là tôi đã thấy tận mắt nhiều người bị hại rồi. Xin kể vài trường hợp đã xảy ra lối 30 năm nay:

1. Một bà luyện luồng hỏa cách nào không biết mà nỗi cơn điên, ban đầu ít sau nhiều. Người nhà phải đem bà lên ở nhà thương Biên hòa rồi chẳng bao lâu bà từ trần luôn tại đó

2. Vài người thổ huyết trong số đó có người chết, có người thành phế nhơn.

3. Lối năm 1935, có một cô gái độ 20 tuổi và bà mẹ tới viếng tôi tại tòa soạn Niết Bàn tạp chí. Hai mẹ con bà đó nói với tôi rằng, vì nghe theo lời của ông thầy dạy cách luyện cho nên bây giờ tại trái tim nóng mãi. Tôi bèn hỏi thưa bà: sao ông thầy dạy bà không chữa cho bà. Bà trả lời: Thầy tôi có hốt thuốc cho hai mẹ con tôi uống mà không hết. Tôi hỡi ôi ! Tôi có giải nghĩa những tai hại của luồng hỏa, nhưng tôi nói, thật phải là một vị La Hán mới chữa được. Tôi có chỉ cách ngăn không cho cái hại lớn thêm ra, nhưng chắc chắn bà tin ông thầy của bà hơn là nghe tôi. Bà có cho tôi biết tên ông sư đã dạy hai mẹ con bà nữa. Trước đó tôi có đọc một quyển sách của ông đã viết ra, nên khi nghe tên ông tôi đã hiểu. Mười mấy năm sau, một người đệ tử nữa, nhưng kỳ nầy là một người đàn ông có học thức, cũng là đệ tử của ông sư đó, và cũng nóng ở trái tim. Nhưng vị nầy hữu phước vì có căn lành cho nên nhờ một Cao đồ của Chơn Sư cứu khỏi.

Ba người cùng mang một chứng bịnh do một ông thầy dạy, thật là tội nghiệp! Nhưng không rõ trong mấy chục năm rồi, có bao nhiêu đệ tử của ông sư đó mang một chứng bịnh như vậy mà không ai hay. Tôi cũng còn biết nhiều người nữa vì bị luyện sái mà đau bao tử, ốm gầy càng ngày càng kiệt sức rồi từ trần. Có người bị di tinh rồi cũng bỏ mạng.

Đây là mình tự hại mình, chớ không phải tại số mạng. Tôi xin quí bạn nên nhớ kỹ điều nầy: “tất cả những sự luyện tập đều khẩu khẩu tương truyền”, và “không bao giờ có hai người luyện tập in như nhau”. Mỗi người đều theo một cách riêng, tùy theo lời chỉ dạy của ông thầy. Những điều ghi trong sách là nói tổng quát và bóng dáng, không có Chơn Sư hay là một vị Cao đồ giải nghĩa thì sẽ hiểu lầm ngay.

 

TẠI SAO ĐỆ TỬ ĐIÊN, KHÙNG, CHẾT MÀ ÔNG THẦY VẪN SỐNG?

Tôi đã nghe nhiều lần câu nầy vốn của người bịnh thốt ra: “tại tôi làm sai, chớ thầy tôi dạy đúng”.

Vậy thì sự thật ở đâu? Tôi tưởng rằng: nếu mấy ổng thành công thì mấy ổng đã có thần nhãn, thần nhĩ rồi và đã biết cách chữa cho mấy người học trò khỏi phải điên, khỏi chết oan uổng và khỏi nóng tại trái tim. Mà chúng ta cũng nên nêu lên câu hỏi nầy nữa: Mấy ông thầy có luyện tập mấy điều đó trước khi đem dạy học trò chăng? Chúng ta còn hoài nghi về điểm này.

Phải chăng các vị học trò đã làm vật hy sinh để cho ông thầy thí nghiệm những điều ông đã đọc ở trong sách? Mà chính mấy ổng không làm cái chi hết? Nếu quả thật vậy thì đáng thương cho cả hai: ông thầy và học trò. Tội nghiệp cho ông thầy rồi đây sẽ bị luật báo ứng tuần hoàn trả lại cho ông những sự sai lầm của ông đã làm, và tội nghiệp cho mấy vị học trò, tự giết mình một cách oan uổng.

Tôi nêu mấy gương nầy ra không ngoài mục đích muốn cho người học đạo nên thận trọng, chớ nên ham quyền năng phi thường. Những phép thần thông là những cây gươm hai lưỡi, làm lợi cũng được, mà làm hại cũng được. Nếu tánh tình không được tốt thì sẽ dùng quyền năng đó đặng hại người và vì vậy mà tự hại mình nữa. Không phải có phép thần thông nhỏ mọn mà được “danh đề tiên tịch”. Không dứt được mười dây chướng ngại thì chớ trông đắc thành chánh quả, thoát đọa luân hồi.

Xin quí bạn đọc kỹ cuốn “Con đường của người đệ tử” và thực hành những lời trong đó trọn vẹn th́ cửa chánh đạo sẽ mở rộng đặng đón rước quí bạn vào.

 

LUỒNG HỎA VỤT ĐI THÌNH LÌNH

Có khi không bị khêu gợi mà luồng hỏa lại vụt đi lên thình lình, đó là trường hợp ngoại lệ, khi con người đau ốm, hay là bị tai nạn, nhưng thật ít lắm.

Lúc nó đi thì trong mình nóng hực, nhứt là trong xương sống nóng rần. Chắc chắn con người không đủ sức đem luồng hỏa trở xuống ổ của nó. Nhưng đừng sợ, bất quá đau một chút mà thôi. Luồng hỏa đó lên Nê huờn cung rồi ra ngoài không khí. Con người mê man trong vài giờ, chừng tỉnh lại thì có hơi mệt một chút và yếu sức hơn trước. Ít lâu sau sẽ bình phục lại.

Một nhà Thông Thiên Học có nói với Đức Leadbeater rằng, trong khi ông qua thuyết pháp bên Canada, ông có gặp một người đàn bà, không hiểu chi về vấn đề luồng hỏa cả. Nhưng sau khi bà té xuống thang lầu, bà hôn mê một ít lâu. Chừng tỉnh lại thì bà có thần nhãn, bà đọc được những tư tưởng của kẻ khác và thấy những đồ vật để cách vách. Bà giữ được quyền năng nầy cho tới khi bà từ trần.

Đức Leadbeater nghĩ rằng: có lẽ trong lúc bà đó té, xương mông bị đụng mạnh ngay chỗ luồng hỏa trú ngụ; nó bị dội nên đi lên và mở luân xa ở chính giữa hai chơn mày. Cũng có lẽ một trung tâm lực khác bị kích thich.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM

NHỮNG DÃY HÀNH TINH XOAY CHUNG QUANH MẶT TRỜI

HAY LÀ NHỮNG HỆ THỐNG TIẾN HÓA.

Huyền bí học khác hơn Thiên văn học hiện kim, dạy rằng: Có mười Dãy hành tinh xoay chung quanh mặt trời, chúng nó là những Hệ thống tiến hóa khác nhau. Mỗi Dãy gồm bảy bầu hành tinh. Mười dãy nầy chia làm hai thứ:

Một thứ là những hệ thống hữu hình. Một thứ là những hệ thống vô hình.

 

NHỮNG HỆ THỐNG HỮU HÌNH

Những hệ thống hữu hình gồm bảy Dãy hành tinh, ấy là:

1.- Dãy Kim tinh (chaine de Venus).

2.- Dãy Địa Cầu ( chaine de la Terre).

3.- Dãy Thủy Vương Tinh hay là Hải Vương Tinh (chaine de Neptune).

4.- Dãy Mộc Tinh (chaine de Jupiter).

5.- Dãy Hỏa Tinh ( chaine de Vulcain).

6.- Dãy Thổ Tinh (chaine de Saturne).

7.- Dãy Thiên Vương Tinh (chaine d’Uranus).

Gọi chúng là những Hệ thống hữu hình bởi vì chúng nó có những bầu hành tinh hay là những thế giới làm bằng vật chất hồng trần như quả Địa Cầu của chúng ta đây cho nên con mắt phàm thấy được.

NHỮNG HỆ THỐNG VÔ HÌNH

Những hệ thống vô hình gồm ba Dãy hành tinh, xin tạm gọi:

        Dãy thứ Tám - Dãy thứ chín - Dãy thứ Mười.

 

 

Gọi chúng là những Dãy vô hình, bởi vì chúng nó không có những bầu hành tinh làm bằng vật chất hồng trần, cho nên chúng ta không thấy được.

 

SỰ TIẾN HÓA CỦA MƯỜI HỆ THỐNG KHÔNG ĐỒNG BỰC VỚI NHAU

Sự tiến hóa của mười Hệ thống không đồng bực với nhau. Cao hơn hết là Dãy Kim tinh, nó thuộc về Dãy thứ năm. Kế đó là Dãy Địa Cầu của chúng ta và Dãy Thủy Vương Tinh, chúng nó thuộc về Dãy thứ tư. Còn bốn Dãy hành tinh: Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh và Thiên Vương Tinh thuộc về Dãy hành tinh thứ ba.

A.- Thuộc về Dãy thứ năm, Dãy thứ tư, Dãy thứ ba có nghĩa là chi

B.- Nghĩa là dãy Kim Tinh sanh ra lần nầy là lần thứ Năm. Dãy Địa Cầu và Dãy Thủy Vương Tinh sanh ra lần nầy là lần thứ Tư, còn bốn Dãy kia sanh ra lần nầy là lần thứ Ba. Tôi đã nói khi nãy, tất cả cái chi trong Trời Đất đều tuân theo luật Nhân quả và Luân hồi. Một Dãy hành tinh cũng như một người, sanh ra rồi diệt, diệt rồi sanh lại, tức là Luân hồi. Riêng về một Dãy hành tinh thì Luân hồi có bảy lần thôi, còn con người thì cả ngàn hay là cả trăm ngàn kiếp.

 

NHỮNG BẦU HÀNH TINH CỦA BẢY HỆ THỐNG LÀM BẰNG CHẤT CHI?

A.- Những bầu hành tinh của bảy Hệ thống làm bằng chất chi?

B.- Cái đó tùy theo Dãy.

 Dãy Kim tinh có:

- hai bầu làm bằng ba chất Thượng Thanh khí cao và ở tại cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G [[22]].

- hai bầu làm bằng bốn chất Thượng Thanh khí thấp và ở tại cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ hai B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở tại cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm E.

- một bầu, bầu thứ tư, bầu D làm bằng chất Hồng trần và ở tại cõi Hạ giới.

Hiện giờ, dãy Kim Tinh ở vào cuộc tuần huờn thứ bảy, nhơn loại trên Kim Tinh phần đông đã thành chánh quả và vào hạng Siêu phàm rồi.

Dãy Địa Cầu và Dãy Thủy Vương Tinh đều có mỗi Dãy:

- hai bầu làm bằng bốn chất Thượng Thanh khí thấp và ở cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ hai B và thứ bảy F.

- ba bầu: bầu thứ ba C, bầu thứ tư D, bầu thứ năm E, làm bằng vật chất Hồng trần và ở tại cõi Hạ giới. Riêng về Dãy Địa Cầu của chúng ta thì:

Bầu thứ ba C là Hỏa tinh (Mars) - Bầu thứ tư là Địa Cầu mình đang ở đây (Terre) - Bầu thứ năm E là Thủy tinh (Mercure).

Bốn Dãy: Mộc Tinh - Thổ Tinh - Hỏa Tinh - Thiên Vương Tinh đều có :

- hai bầu làm bằng 3 chất Thượng thanh khí cao và ở cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng bốn chất Thượng Thanh khí thấp và ở cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm E.

- một bầu là bầu thứ tư D làm bằng vật chất Hồng trần và ở cõi Hạ giới.

A.- Theo lời huynh nói thì Dãy Kim Tinh và bốn Dãy: Mộc Tinh - Thổ Tinh – Hỏa Tinh – Thiên Vương Tinh đều ở ngang hàng với nhau. Cả thảy đều có: hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao, hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp, hai bầu làm bằng chất Thanh khí và một bầu làm bằng vật chất Hồng trần. Tại sao Dãy Kim Tinh lại tiến hóa hơn bốn Dãy kia.

B.- Huynh nhận xét đúng về một phương diện. Còn một phương diện nữa cần phải giải mới hiểu được lẽ cao và thấp.

Theo nguyên tắc căn bản thì Tinh Thần ở cõi Niết Bàn phải đi xuống lần lần vào cõi Vật chất. Khi tới mức chót của Vật chất rồi thì nó đi trở lên lại đặng về cõi Niết Bàn như cũ, người ta gọi là phản bổn huờn nguyên. Các Dãy hành tinh hay là Chơn Ngã của con người cũng vậy, cả thảy đều tuân theo một luật chung.

             Dãy thứ Nhứt:

Thế nên Dãy hành tinh thứ nhứt, bất cứ là Dãy Kim Tinh, Mộc Tinh hay là Dãy Địa Cầu . . . đều có:

- hai bầu làm bằng chất Âm Dương Khí và ở tại cõi Niết Bàn. Ấy là bầu A và bầu G.

- hai bầu làm bằng chất Thái Thanh khí và ở tại cõi Bồ Đề. Ấy là bầu B và F.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao và ở tại cõi Thượng thiên. Ấy là bầu C và Bầu thứ năm E.

- một bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ tư D, nó ở chính giữa.

           Dãy thứ Nhì :

Dãy thứ nhì xuống thấp một bực và có:

- hai bầu làm bằng chất Thái Thanh khí và ở tại cõi Bồ Đề. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao và ở tại cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm E.

- một bầu làm bằng chất Thanh khí, ở cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ tư D ở chính giữa.

          Dãy thứ Ba :

Dãy thứ Ba xuống thấp một bực nữa và có:

- hai bầu làm bằng Thượng Thanh khí cao và ở cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở cõi Trung giới. Ấy là bầu C và bầu E.

- một bầu làm bằng vật chất Hồng trần và ở cõi Hạ giới. Bầu thứ tư D ở chính giữa.

           Dãy thứ Tư :

Dãy thứ tư xuống một bực nữa và có:

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở tại cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở tại cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- ba bầu làm bằng vật chất Hồng trần và ở tại cõi Hạ giới. Ấy là bầu thứ Ba C, bầu thứ tư D (ở chính giữa) và bầu thứ năm E.

           Dãy thứ Năm :

Dãy thứ năm bắt đầu đi trở lên lại và có:

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao và ở cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở tại cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thanh khí và ở tại cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm B.

- một bầu làm bằng vật chất Hồng trần. Ấy là bầu thứ tư D ở chính giữa.

            Dãy thứ Sáu :

Dãy thứ sáu lên một bực nữa và có:

- hai bầu làm bằng chất Âm Dương khí và ở tại cõi Bồ Đề. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao và ở tại cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở tại cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm E.

- một bầu làm bằng chất Thanh khí và ở tại cõi Trung giới. Ấy là bầu thứ tư D ở chính giữa.

           Dãy thứ Bảy :

Dãy thứ bảy là Dãy hành tinh chót. Nó lên một bực và có:

- hai bầu làm bằng chất Âm Dương khí và ở tại cõi Niết Bàn. Ấy là bầu thứ nhứt A và bầu thứ bảy G.

- hai bầu làm bằng chất Thái Thanh khí ở tại cõi Bồ Đề. Ấy là bầu thứ nhì B và bầu thứ sáu F.

- hai bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí cao và ở tại cõi Thượng thiên. Ấy là bầu thứ ba C và bầu thứ năm E.

- một bầu làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp và ở tại cõi Hạ thiên. Ấy là bầu thứ tư D ở chính giữa.

Huynh để ý một chút thì thấy, trong bảy Dãy hành tinh thì: Dãy thứ nhứt, Dãy thứ nhì, Dãy thứ ba đi xuống lần lần. Tới Dãy thứ tư thì đụng vật chất, không còn đi xuống được nữa. Dãy thứ năm thì bắt đầu trở lên lại. Dãy thứ sáu đi gần tới mức cũ. Dãy thứ bảy trở về vị trí ngày xưa.(xin xem hình).

 

             Trong một Dãy hành tinh có bảy bầu thì :

Bầu thứ nhứt ngang với bầu thứ bảy. Bầu thứ nhì ngang với bầu thứ sáu. Bầu thứ ba ngang với bầu thứ năm. Bầu thứ tư ở chính giữa.

            Trong một hệ thống bảy Dãy hành tinh thì :

Dãy thứ nhứt ngang với Dãy thứ bảy. Dãy thứ nhì ngang với Dãy thứ sáu. Dãy thứ ba ngang với Dãy thứ năm. Dãy thứ tư ở chính giữa.

Trở lại câu hỏi của huynh, tôi chắc huynh đã rõ rồi. Bốn Dãy Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh thuộc về Dãy thứ ba. Lẽ tự nhiên chúng nó ngang hàng với Dãy Kim Tinh thuộc về Dãy thứ năm. Nhưng chúng nó còn đi xuống cõi Vật chất, trái lại Dãy Kim Tinh thuộc Dãy thứ năm, nó bắt đầu đi trở lên rồi. Thế cho nên nó tấn hóa hơn hết.

Dãy Địa Cầu và Dãy Thủy Vương Tinh thuộc về Dãy thứ tư. Chúng nó ở vào khúc quanh và Tinh Thần bắt đầu cân phân với Vật chất và hết Dãy thứ tư qua Dãy thứ năm. Tinh thần mới thắng Vật chất được.

A.- Khi Dãy hành tinh thứ bảy tan rã rồi thì nó có đầu thai nữa không?

B.- Không. Dãy thứ bảy là Dãy chót của Hệ thống tiến hóa. Nó tan rã rồi thì Hệ thống tiến hóa đã chấm dứt. Những nhân vật bị bỏ lại trong lúc Phán xét cuối cùng và sáu loài chưa đi đến mức tột bực tiến hóa thì về cõi Niết Bàn an nghỉ. Chờ một Thái dương hệ mới sanh sau Thái dương hệ nầy hoạt động thì họ sẽ qua đó tiếp tục sự tiến hóa cho đến khi họ được giải thoát và vào hạng Siêu phàm. Cơ trời đã định như vậy.

 

NHÂN VẬT CỦA BẢY DÃY HÀNH TINH

A.- Tôi có thấy giản đồ 13 Triều lưu sanh hóa (13 courants de vie) nhưng thật khó hiểu, ý huynh nghĩ sao?

B.- Thật vậy. Giản đồ đó cần phải giải nghĩa thật rành, người ta mới hiểu tại sao có 13 Triều lưu sanh hóa và nhứt là nhân vật của Dãy hành tinh thứ nhứt ở đâu đến. Tôi cố gắng giải ra đây, nếu không được suôn sẻ lắm xin huynh lượng thứ. Tôi xin lấy hệ thống Địa Cầu chúng ta làm thí dụ.

 

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ NHỨT

CỦA HỆ THỐNG ĐỊA CẦU CHÚNG TA.

Nhơn vật trên Dãy hành tinh thứ nhứt của Hệ thống Địa Cầu gồm có bảy loài:

1 – Loài người

2 – Loài thú vật

3 – Loài thảo mộc

4 – Loài kim thạch

5 - Loài Tinh chất thứ ba

6– Loài Tinh chất thứ hai

7- Loài Tinh chất thứ nhất.

A.- Bảy loài nầy có phải là do Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sanh ra không?

B.- Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sanh có loài Tinh chất thứ Nhứt mà thôi, còn sáu loài trên khi xưa vốn ở một Thái dương hệ khác, được chuyển giao qua Thái dương hệ của chúng ta. Thái dương hệ đó ra sao chúng ta không rõ, vì nó tan rã đã lâu rồi.

A.- Tại sao sáu loài đó lại được chuyển giao qua Thái dương hệ của chúng ta?

B.- Lý do đó tôi đã trình bày khi nảy (xin xem lại chương thứ hai). Có lẽ huynh đã quên rồi, vậy tôi xin lập lại mấy điều đó:

1. Tất cả những Thái dương hệ trên không gian đều thuộc về bảy Cung. Mỗi Cung gồm cả ngàn triệu Thái dương hệ và ở dưới quyền điều khiển của một vị Đại La Thiên Đế (Logos planétaire cosmique), người ta gọi là Ngôi sao Mẹ (Etoile Mère).

2. Những Hệ thống thuộc về một Cung với nhau đều liên lạc với nhau và tương trợ nhau.

3. Sự Sống tiến hóa và tiếp tục từ Thái dương hệ này qua Thái dương hệ kia, nhứt là đồng một Cung với nhau, không bao giờ gián đoạn. Vì mấy lẽ trên đây, Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta đem qua Vũ trụ nầy sáu loài và những nhân vật bê trễ bị bỏ lại trong lúc Phán xét cuối cùng của Dãy hành tinh chót. Dãy hành tinh thứ bảy của Thái dương hệ trước. Nhân vật đó là:

1- Loài người

2– Loài thú vật

3– Loài thảo mộc

4– Loài kim thạch

5- Loài Tinh chất thứ ba

6- Loài Tinh chất thứ nhì

7- Loài Tinh chất thứ nhứt.

Bảy loài nầy qua Dãy hành tinh thứ nhứt của chúng ta còn có sáu loài, bởi vì:

1- Loài thú vật đầu thai làm người

       2- Loài thảo mộc đầu thai làm thú vật.

       3- Loài kim thach đầu thai làm thảo mộc.

       4- Loài Tinh chất thứ ba đầu thai làm kim thạch.

       5- Loài Tinh chất thứ hai đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

       6- Loài Tinh chất thứ nhứt đầu thai làm tinh chất thứ nhì.

      7- Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sanh thêm loài Tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài. Loài người của Thái dương hệ trước sẽ nhập với loài người của Dãy hành tinh thứ nhứt. Trong một thời gian sau họ sẽ được giải thoát, trước chúng bạn của họ, vì nhờ họ có những kinh nghiệm ở Thái dương hệ trước rồi cho nên họ tiến rất mau.

Còn sáu loài kia sau khi Dãy hành tinh thứ nhứt tan rã rồi, chúng nó sẽ qua Dãy hành tinh thứ nhì đặng học hỏi và thâu thập những kinh nghiệm mới, thích ứng với bản tánh của chúng nó.

NHƠN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ NHÌ

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm thảo mộc.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ hai của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhứt qua Dãy hành tinh thứ nhì đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh thêm loài tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

 

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ BA

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm thảo mộc.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ nhì của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhì qua Dãy hành tinh thứ ba đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh loài Tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

 

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ TƯ

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành thứ tư đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ tư đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ tư đầu thai làm thảo mộc.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ tư đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ nhì của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ tư làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ tư đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh thêm Tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

 

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ NĂM

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh thứ năm đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh thứ năm đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh thứ năm đầu thai làm kim thạch.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh năm đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ nhì của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh thứ năm đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ tư qua Dãy hành tinh năm đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh thêm loài Tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ SÁU

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm thảo mộc.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ nhì của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ năm qua Dãy hành tinh thứ sáu đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh thêm loài Tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

 

NHÂN VẬT CỦA DÃY HÀNH TINH THỨ BẢY

1.- Loài thú vật của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy đầu thai làm người.

2.- Loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy đầu thai làm thú vật.

3.- Loài kim thạch của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy sẽ đầu thai làm thảo mộc.

4.- Loài Tinh chất thứ ba của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy đầu thai làm kim thạch.

5.- Loài Tinh chất thứ nhì của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy đầu thai làm Tinh chất thứ ba.

6.- Loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ sáu qua Dãy hành tinh thứ bảy đầu thai làm Tinh chất thứ nhì.

Đức Thái Dương Thượng Đế sẽ sanh thêm loài tinh chất thứ nhứt cho đủ bảy loài.

 

13 TRIỀU LƯU SANH HÓA

Huynh đã biết: Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sanh ra:

Bảy loài Tinh chất thứ nhứt trên bảy Dãy hành tinh. Bảy loài này cộng thêm với sáu loài ở Thái dương hệ trước qua Thái dương hệ của chúng ta thì có tất cả là 13 loài thuộc về 13 Triều lưu sanh hóa.

Chắc chắn huynh cũng nhớ, tôi mới nói: những nhơn vật bị bỏ lại trong lúc Phán xét cuối cùng với sáu loài nữa cũng của Dãy hành tinh thứ bảy của Thái dương hệ chúng ta sẽ qua Thái dương hệ khác đặng tiếp tục sự tiến hóa của họ cũng như nhơn vật của Thái dương hệ trước qua ở Dãy hành tinh thứ nhứt của chúng ta vậy. Thái dương hệ khác đó sẽ sanh sau Thái dương hệ của chúng ta. Xin huynh xem hình thì thấy Sự Sống tiếp tục tiến hóa từ Thái dương hệ nầy qua Thái dương hệ kia xuyên qua các Dãy hành tinh. Ai để ý một chút thì thấy phải đợi hết một Dãy hành tinh gồm bảy cuộc Tuần huờn, mỗi loài mới tiến lên loài cao hơn mình một bực, nghĩa là con người thì thành những vị Siêu phàm, thú vật thì thành con người, thảo mộc thì thành thú vật vân vân. . . Nhưng luôn luôn chỉ có hai phần thành công còn một phần thì tạm thời thất bại, nghĩa là họ không đạt được mục đích đã định sẵn cho họ trong Dãy hành tinh. Trái lại, trong mỗi loài, nhứt là loài người và loài thú, còn những phần tử trên hết sức mau lẹ, vượt khỏi chúng bạn và đến mức cuối cùng cả trăm hay cả chục triệu năm trước khi Dãy hành tinh tan rã. Về loài người thì những vị như thế được gọi là tinh hoa của nhân loại.

A.- Sao gọi là Sự Phán Xét Cuối Cùng?

B.- Muốn hiểu sao là Phán Xét Cuối Cùng thì phải biết “những cuộc tuần huờn”. Vì mỗi Dãy hành tinh phân ra bảy cuộc tuần huờn khác nhau và trên mỗi Dãy hành tinh. Sự Phán Xét Cuối Cùng phải ở vào cuộc tuần huờn thứ mấy cho phù hợp với mức tiến hóa đã định sẵn cho con người tại Dãy đó. . . Thế nên, trước phải nói về những cuộc tuần huờn sau mới giải về sự Phán xét cuối cùng được. Nói bứt khúc e làm cho người nghe rối trí và không quan niệm được cái chi cho rõ rệt cả.

 

NHÂN LOẠI TRÊN ĐỊA CẦU NẦY LÀ LOÀI CHI Ở THÁI DƯƠNG HỆ TRƯỚC.

A.- Nhân loại trên Địa Cầu nầy là loài chi ở Thái dương hệ trước?

B.- Muốn truy ra cái gốc, không khó chi nếu huynh nhớ nguyên tắc căn bản nầy “Hết một Dãy hành tinh gồm bảy cuộc tuần huờn mới có sự thay đổi hình dạng”. Chúng ta đang ở vào Dãy hành tinh thứ tư thì trở ngược lại:

Ở Dãy hành tinh thứ ba, chúng ta là thú vật.

Ở Dãy hành tinh thứ nhì, chúng ta là thảo mộc.

Ở Dãy hành tinh thứ nhứt, chúng ta là kim thạch.

Như thế, chúng ta là Tinh chất thứ ba ở Thái dương hệ trước.

Đây là nói về Hình thể hồi đầu tiên. Qua Thái dương hệ nầy Hình thể chúng ta làm bằng chất khí của Thái dương hệ nầy và Linh hồn vốn của Đức Thái Dương Thượng Đế nầy sanh ra.

Trên mỗi Hệ thống tiến hóa chỉ có một mình loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhứt đi đến mục đích đã định sẵn cho Hệ thống mà thôi.

Ta biết Thái dương hệ của chúng ta gồm bảy Hệ thống tiến hóa hữu hình khác nhau. Mỗi Hệ thống tiến hóa gồm bảy Dãy hành tinh.

Xin nhắc lại Hệ thống Kim tinh cao hơn hết, kế đó là Hệ thống Địa Cầu của chúng ta và Hệ thống Thủy Vương tinh.

Khi xem giản đồ “13 triều lưu sanh hóa” ta thấy, chỉ có loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhứt do Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta sanh ra đi đến mục đích đã định sẵn cho Hệ thống mà thôi. Đây có nghĩa: Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhứt qua tới Dãy hành tinh thứ bảy thì thành con người rồi từ con người qua hạng Siêu phàm, mặc dầu có một số bị bỏ lại trong Sự Phán Xét Cuối Cùng.

Còn loài Tinh chất thứ nhứt từ Dãy hành tinh thứ nhì cho tới Dãy hành tinh thứ bảy, tất cả sáu loài sẽ qua Thái dương hệ khác sanh sau Thái dương hệ chúng ta đặng tiếp tục sự tiến hóa của chúng. Tỷ như loài Tinh chất thứ nhứt của Dãy hành tinh thứ nhì:

Qua Dãy hành tinh thứ ba, thành Tinh chất thứ nhì.

Qua Dãy hành tinh thứ tư, thành Tinh chất thứ ba.

Qua Dãy hành tinh thứ năm, thành kim thạch.

Qua Dãy hành tinh thứ sáu, thành thảo mộc.

Qua Dãy hành tinh thứ bảy, thành thú vật.

Còn loài Tinh chất thứ nhất của Dãy hành tinh thứ ba qua Dãy hành tinh thứ bảy mới thành thảo mộc.

Lẽ dĩ nhiên, loài cầm thú và loài thảo mộc của Dãy hành tinh thứ bảy của Thái dương hệ nầy phải qua Thái dương hệ khác mới đầu thai làm người được.

Ở Hệ thống tiến hóa nào, sự kiện nầy cũng giống in như vậy chớ không phải riêng gì Hệ thống Địa Cầu của chúng ta mà thôi. Những điểm khó khăn trong sự học hỏi về nhơn vật trên bảy Hệ thống tiến hóa, tôi cố gắng san bằng, bây giờ xin nói về những cuộc tuần huờn.

 

NHỮNG CUỘC TUẦN HUỜN

Xin nhắc lại Cơ Trời là luật tiến hóa. Sự tiến hóa đi theo vòng khu ốc chớ không phải đi theo đường ngay. Bảy loài: Tinh chất thứ Nhứt - Tinh chất thứ Nhì - Tinh chất thứ Ba - Kim thạch - Thảo mộc - Cầm thú - Con Người (không kể các hạng Thiên thần) đều có những bài học khác nhau và riêng cho mỗi loài trên mỗi bầu hành tinh. Chúng nó phải đi từ bầu hành tinh nầy qua bầu hành tinh kia. Xin hiểu tôi nói đây là Linh hồn chúng nó chớ không phải xác thân nầy. Ta nên nhớ là: LINH HỒN QUA BẦU HÀNH TINH LÀM BẰNG CHẤT CHI THÌ XÁC THÂN NÓ CŨNG PHẢI LÀM BẰNG CHẤT ĐÓ. Như thế nó mới hoạt động được dễ dàng.

Thí dụ Linh hồn qua bầu hành tinh làm bằng chất Thanh khí, chớ không có đất cát như Địa Cầu của mình, thì xác thân cũng phải làm bằng chất Thanh khí. Sự sanh sản và sự tiến hóa cách nào không rõ được, chúng ta chỉ biết nguyên tắc căn bản như thế đó thôi.

Trước hết nhân vật ở bầu thứ nhứt là bầu A và hoạt động tại đó. Đúng ngày giờ thì từ giả bầu thứ nhứt rồi đi nghỉ ngơi một lúc.

Sau thời kỳ nghỉ ngơi thì nhân vật qua bầu hành tinh thứ nhì đặng tiếp tục sự tiến hóa đã được chỉ định đúng với cơ Trời. Hết ở bầu thứ nhì thì qua bầu thứ ba rồi tiếp tục đi như vậy cho đến bầu thứ bảy. Tới khi nhân vật bỏ bầu thứ bảy thì đã hết một cuộc Tuần huờn (un ronde) gồm bảy bầu hành tinh. Nhân vật nghỉ một thời gian khá lâu, lâu hơn khi bỏ một bầu hành tinh.

Nhân vật đã tiến lên một bực. Hết lúc nghỉ ngơi thì phải sanh hóa lại.

Qua cuộc Tuần huờn thứ nhì, nhân vật cũng bắt đầu qua ở bầu thứ nhứt trước rồi lần lần cho tới bầu thứ bảy và có những bài học mới mẻ và khó khăn hơn những bài học ở cuộc Tuần huờn thứ nhứt và từ đây càng ngày Linh hồn càng phải nỗ lực nhiều hơn vì những bài học càng ngày càng nhiều, càng cao và càng mắc mỏ và những chướng ngại nầy vừa dẹp xong thì đã thấy những chướng ngại khác dựng lên rồi. Ta có thể so sánh những sự học hỏi và sự kinh nghiệm của một đám học sinh ở trong một lớp học. Trước hết chúng nó phải học vỡ lòng ở lớp năm rồi năm sáu năm sau chúng mới lên tới lớp nhứt ban Tiểu học. Học hết chương trình ban Tiểu học mới học được chương trình ban Trung học và phải học hết ban Ttrung học mới có thể học nổi ban Đại học.

Về những cuộc Tuần huờn, chúng ta nên nhớ nguyên tắc nầy cho dễ hiểu.

Trong mỗi cuộc Tuần huờn, sự tiến hóa của nhân vật khởi đầu từ bầu hành tinh thứ nhứt A rồi tới mãi cho tới lúc bỏ bầu hành tinh thứ bảy G, xuyên qua năm bầu hành tinh ở giữa là bầu thứ hai, bầu thứ ba, bầu thứ tư, bầu thứ năm và bầu thứ sáu. Sự đi giáp một vòng bảy bầu hành tinh gọi là một cuộc Tuần huờn. Cuộc hành trình của nhân vật cứ tiếp tục bảy vòng như vậy, nghĩa là nhân vật phải trải qua bảy cuộc Tuần huờn mới đoạt được mục đích định sẵn cho Dãy Địa Cầu nầy. Vậy mục đích đó là thế nào?

 

SỰ THAY HÌNH ĐỔI DẠNG

Luật Trời đã định, hết bảy cuộc tuần huờn thì có sự thay hình đổi dạng:

Tinh chất thứ nhứt đầu thai qua loài Tinh chất thứ nhì.

Tinh chất thứ nhì đầu thai qua loài Tinh chất thứ ba.

Tinh chất thứ ba đầu thai qua thành Kim thạch.

Kim thạch đầu thai qua thành thảo mộc.

Thảo mộc đầu thai qua thành thú vật.

Thú vật đầu thai qua thành con người.

Con người tinh luyện thành những vị Siêu phàm hay là Tiên thánh. Trước mặt Tiên thánh có bảy con đường tiến hóa khác nhau, sau sẽ giải.

A.- Sau khi thay hình đổi dạng nhân vật còn ở dãy Địa Cầu nầy nữa không?

B.- Không, khi cuộc Tuần huờn thứ bảy chấm dứt thì Dãy Địa Cầu của chúng ta tan rã. Trừ ra những vị Siêu phàm, các loài kia phải chờ Dãy hành tinh sanh sau Dãy Địa Cầu của chúng ta đặng thế cho nó hoạt động rồi mới qua đó đầu thai, tiếp tục sự tiến hóa của mình. Dãy hành tinh sanh sau là Dãy thứ năm, không biết tên chi. Nó cũng sẽ có bảy bầu hành tinh và chỉ có một bầu làm bằng vật chất Hồng trần mà thôi, in như Dãy Kim tinh hiện giờ.

 

PHẬT GIÁO CÓ DẠY VỀ VIỆC THAY HÌNH ĐỔI DẠNG

 CỦA CÁC LOÀI KHÔNG?

A.- Bây giờ tôi xin nêu ra câu hỏi: Phật giáo dạy về thuyết Nhân quả, Luân hồi nhưng có nói về việc các loài thay hình đổi dạng không?

B.- Tôi xin trả lời liền, Đức Phật có dạy, nhưng điều này khi xưa thuộc khoa “mật”, bí truyền. Ngài có nói việc đó công khai nhưng ít ai để ý tới. Đây là bằng chứng: đọc Túc Sanh Truyện ta thấy Phật thuật 550 tiền kiếp của Ngài, đó tức là Ngài muốn dạy chư thiện tín về sự thay hình đổi dạng của các loài, nhưng Ngài không nói trắng ra, chỉ có các vị đệ tử lớn của Ngài hiểu mà thôi. Tôi xin lấy vài kiếp để chứng minh:

1. Đầu thai làm thú ở dưới nước.

a) Có một kiếp Đức Bồ Tát đầu thai làm chúa loài cá ở trong một cái ao. Năm nọ trời hạn, nước ao cạn dần, cá bị cò quạ ăn thịt rất nhiều. Đức Bồ Tát ngước mặt lên Trời cầu khẩn thần Phong Bá, tức thì mưa xuống dầm dề, ngập ao. Nhờ vậy bầy cá mới sống.

b) Kiếp khác Đức Bồ Tát đầu thai làm con cua kẹp đứt cổ con cò (có sách nói xéo) vì con cò gạt mấy con cá mắc mưu nó rồi nó gắp lên cây ăn tươi nuốt sống cá.

2. Đầu thai làm thú ở trên bờ.

a) Có kiếp, Đức Bồ Tát đầu thai làm con gà trống lột mặt nạ con mèo.

b) Một con Sư tử ham ăn, bị một cục xương đâm vào nướu rồi dính ở đó làm cho miệng nó sưng lên đau nhức vô cùng. Một con chim gõ kiến thấy vậy tội nghiệp mới chung vô miệng con Sư tử gắp cục xương ra. Khi đòi tiền công đức thì con Sư tử nói: “ngươi đã vào miệng ta rồi mà ngươi ra ngoài được bình yên vô sự, ngươi chưa vừa lòng hay sao”?

Khi thuật chuyện nầy xong rồi Ngài mới kết luận: thuở đó Ngài là con chim gõ kiến còn con Sư tử là Dévadatta.

Chắc chắn các hàng Phật tử còn nhớ Đức Bồ Tát đã có lần thác sanh làm con nai chúa, con khỉ chúa, con tượng chúa, con thỏ làm bạn với thầy Bà la môn và con bò u bị sa lầy nhưng còn đủ trí khôn làm cho con lang muốn ăn thịt nó phải bị treo giò v. v . . .

3. Đầu thai làm người.

Cởi bỏ lớp thú rồi, Đức Bồ Tát mới lấy xác con người và trải qua bốn thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhứt: Ngài ở trong dòng hạ tiện.

Thời kỳ thứ nhì: Ngài vào dòng trưởng giả.

Thời kỳ thứ ba: Ngài đầu thai vào dòng Bà la môn.

Thời kỳ thứ tư: Ngài chỉ sanh vào dòng cao sang quyền quí.

4. Tu hành đắc đạo.

Sau rốt Ngài mới tu hành đắc đạo, trước ở bực thấp, sau mới lên cao từ bực:

1) Tu đà huờn

        2) Tư đà hàm

        3) A na hàm

        4) La hán

        5) A sơ ca (Aseka)

        6) Đế Quân (Chohan) sau mới tới

        7) Bồ Tát (Bodhisatva)

         8) Phật Đà (Bouddha).

A.- Người ta nói mỗi kiếp của Đức Phật là một bài luân lý dạy về một đức tánh sau đây: từ bi, hỷ xả, nhẫn nại, hy sanh, khoan dung, đại độ v. v . . .

B.- Đúng vậy. Nhưng tại sao Đức Phật lại không nói những kiếp làm người của Ngài mà thôi; Ngài lại kể những lúc Ngài còn làm thú vật ở dưới nước, ở trên bờ, trước khi lấy cái xác phàm nặng trịu này.

Rõ ràng Ngài muốn dạy cho chúng ta biết trước khi làm người, chúng ta phải đầu thai làm thú vật y như luật Trời đã định.

Bây giờ ta hãy nêu ra câu hỏi nầy: có phải Linh hồn đầu thai làm con cá, con cua, sau đầu thai qua loài thú ở trên bờ như voi, khỉ, bò u, thỏ v. v. . . chăng? Rồi cũng Linh hồn đó đầu thai làm người, tu hành đắc đạo làm một vị Siêu phàm chăng? Hay là hồn con cá khác, hồn con cua khác, hồn con thỏ khác, hồn con voi khác, hồn con khỉ khác, rồi hồn con người lại khác nữa? Bởi vì chúng nó là những loài khác nhau. Theo Túc Sanh truyện thì chỉ có một Linh hồn, trước thì đầu thai làm thú ở dưới nước, sau làm thú vật ở trên bờ, rồi mới đầu thai làm người. Vậy Linh hồn đó ra sao? Sự thay hình đổi dạng của Linh hồn đó từ loài nầy qua loài kia thế nào? Túc Sanh truyện dạy một cách kín đáo về sự tiến hóa của tâm linh, còn Huyền bí học thì giải rõ điều nầy. Không phải không duyên cớ mà Đức Phật nói về 550 kiếp trước của Ngài. Chúng tôi nói đây là lấy những bằng chứng trong kinh sách Phật chớ chúng tôi tin rằng đời sống cao cả của Đấng Chí Tôn khác hẳn với hầu hết những chuyện kể ra trong Túc Sanh truyện.

Chúng tôi cũng thấy trong đạo Phật có những chuyện thần bí và thần quyền như mấy đạo khác, bởi vì hễ là một tôn giáo thì luôn luôn có những khía cạnh huyền bí, người thường gọi là thần quyền, chớ kỳ thật chúng nó là những sự áp dụng luật Trời mà thôi. Luôn luôn có những Đấng Cao Cả, những Đấng Thần minh điều khiển sự sanh hóa và sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, dầu con người có nhìn nhận điều đó hay không, luật Trời cũng hành động như thường, không một ai cản trở được. Trái đất vẫn xoay quanh mặt trời; hết xuân sang hạ, hết hạ sang thu, hết thu sang đông, hết đông trở lại xuân như cũ. Con người, ban đầu trẻ, sau trưởng thành kế già rồi chết. Chết rồi đầu thai lại. Mấy ai tránh được số kiếp của mình. Mà ai định số kiếp đó và vì lý do nào? Làm sao biết được kiếp nầy một người làm bao nhiêu việc lành, bao nhiêu việc ác mà định bao nhiêu phước và bao nhiêu tội ở kiếp sau. Hơn nữa sau khi bỏ xác một ít lâu hình hài tan rã, một người bây giờ không phải và cũng không giống một người kiếp trước. Cái luật làm sao biết được mấy việc ấy đặng định mạng số của mỗi người.

Dầu muốn, dầu không, nói chuyện Luân hồi, Nhân quả tức là nói về thần quyền và thần bí. Ta không đi sâu vào vấn đề nầy vì ở đây tôi không có giải về luật Luân hồi và Nhân quả, tôi chỉ muốn cho chư thiện tín thấy rằng: Chơn lý vẫn là MỘT mà thôi.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG

A.-Theo lời huynh nói thì tất cả con người được thành Tiên, Thánh và mấy loài kia, loài nào cũng được thay hình đổi dạng hết, phải chăng?

B.- Nói rằng các loài được thay hình đổi dạng là nói theo ý muốn của Đức Thái Dương Thượng Đế và nói một cách tổng quát. Sự thật là trong mỗi loài đều có những phần tử không làm hết bổn phận của mình, họ bê trễ, không theo kịp chúng bạn, thế nên họ không được thay hình đổi dạng. Họ giống như mấy đứa trẻ lười biếng, vô lớp chỉ biết chơi giỡn không chịu học hành, vì vậy cuối năm chúng nó bị ở lại lớp cũ trong khi bạn tác của chúng được lên lớp cao hơn.

Vì mấy lẽ trên đây cho nên trên mỗi Dãy hành tinh đều có những sự Phán xét về loài người và loài vật. Tôi xin kể hai lần Phán xét cuối cùng lớn lao.

1. Lần thứ nhứt : sự Phán xét cuối cùng của một bầu hành tinh.

2. Lần thứ nhì: sự Phán xét cuối cùng của một Dãy hành tinh.

1.- SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT BẦU HÀNH TINH

Khi nhân vật gần bọ̉t bầu hành tinh thì có sự Phán xét cuối cùng.

Trong mỗi loài, những phần tử nào bê tha, ham vui chơi hơn là lo làm tròn phận sự, không theo kịp chúng bạn thì bị bỏ lại.

Các Đấng Chí Tôn cầm cân luật pháp không bao giờ lầm lạc như chúng ta. Các Ngài xét đoán một cách hết sức công bằng không bao giờ tư vị. Các Ngài đọc trong lòng ta như xem một cuốn sách giở ra. Các Ngài liếc qua một cái đủ biết trình độ trí thức của ta tới đâu và tánh tình thế nào, bởi vì những sự kinh nghiệm, những sự hiểu biết, những tánh tốt và những tánh xấu của ta đều hiện ra bằng màu sắc ở trong cái vía và cái trí. Người có huệ nhãn dòm vô đều biết liền không đợi phải ở gần gũi hay là thử thách điều chi.

Từ Tinh chất thứ nhứt cho tới con người, tất cả bảy loài đều có những phần tử kém tiến hóa. Về loài người, chúng ta có thể tìm được vài nguyên nhân chánh, còn về sáu loài kia, vì lý do nào chúng ta không rõ. Chúng ta chỉ biết khi chúng bạn được tiếp tục đi qua bầu hành tinh kế đó thì những phần tử nầy bị ở lại bầu hành tinh cũ.

Tôi xin thí dụ như sau đây chắc chắn huynh sẽ rõ hơn. Dãy Địa Cầu của chúng ta gồm bảy bầu hành tinh mà ba bầu có đất cát là:

1. Bầu thứ ba C là bầu Hỏa tinh (Mars).

2. Bầu thứ tư D là Trái Đất mình đương ở đây (La Terre).

3. Bầu thứ năm E là bầu Thủy Tinh (Mercure).

Dãy Địa Cầu của chúng ta là Dãy thứ tư và nhân loại trên Địa Cầu ở vào phân nửa cuộc Tuần huờn thứ tư.

A.- Tại sao gọi là Dãy thứ tư?

B.- Bởi vì ba Dãy trước: Dãy thứ nhứt, Dãy thứ nhì và Dãy thứ ba tan rã đã lâu rồi. Dãy thứ ba còn để lại di tích là mặt trăng hiện giờ. Thế nên người ta gọi Dãy thứ ba là Dãy Nguyệt tinh (chaine lunaire). Dãy Địa Cầu của chúng ta sanh ra để thay thế cho Dãy thứ ba, vì vậy mới gọi nó là Dãy thứ tư.

Trong Dãy thứ tư này, nhân vật đi từ bầu thứ nhứt A tới bầu thứ bảy G đã ba lần rồi. Tức là đã hết ba cuộc Tuần huờn. Lần nầy là lần thứ tư hay là cuộc Tuần huờn thứ tư, nhân vật đã đi tới bầu thứ tư, là Trái Đất của mình đương ở đây; bởi vì Trái Đất ở chính giữa bảy bầu cho nên người ta mới gọi nhân loại đã ở vào phân nửa cuộc Tuần huờn thứ tư (moitié de la 4 ronde). Hiện giờ tại: Bầu thứ nhứt A - Bầu thứ nhì B - Bầu thứ ba C (bầu HỏaTinh), đều có Linh hồn của những phần tử của bảy loài bị bỏ lại ấy là:

- Tinh chất thứ nhứt

- Tinh chất thứ nhì

- Tinh chất thứ ba

- Kim thạch

- Thảo mộc

- Thú vật

- Con người.

Ở tại bầu thứ nhứt A thì xác thân của bốn loài: kim thạch, thảo mộc, thú vật, con người làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp (matière mentale inférieure). Ở tại bầu thứ nhì B thì xác thân của bốn loài kim thạch, thảo mộc, thú vật và con người làm bằng chất Thanh khí (Matière astrale) bởi vì bầu thứ nhứt làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp, còn bầu thứ nhì làm bằng chất Thanh khí.

Qua bầu thứ ba C là bầu Hỏa Tinh (Mars), thân thể của bốn loài kể trên đây làm bằng vật chất Hồng trần cũng như bốn loài đương ở tại Trái Đất mình đây bởi vì bầu Hỏa Tinh - bầu Trái Đất và luôn bầu Thủy Tinh đều làm bằng vật chất Hồng trần.

 

NHỮNG NGƯỜI BỊ BỎ LẠI 

NHÂN VẬT TRÊN HỎA TINH LÀ NHÂN VẬT BỊ BỎ LẠI,

HỌ BỊ TRỄ KỲ TIẾN HÓA TRỌN MỘT CUỘC TUẦN HUỜN.

A.- Hiện giờ bầu Hỏa Tinh còn những nhân vật như ở Trái Đất mình?

B.- Đúng vậy. Nhưng họ không đông đảo, họ là nhân vật bị bỏ lại khi chúng bạn của họ là chúng ta đây qua bầu Trái Đất nầy. Họ không sanh sản thêm. Thí dụ còn lại 30 triệu dân số và 30 triệu thú vật thì số 30 triệu này cứ giữ như cũ từ thế kỷ nầy qua thế kỷ nọ. Hễ có 10.000 người chết thì linh hồn của 10.000 người đó sau cũng trở xuống đầu thai lại đủ số 10.000 người. Thú vật và mấy loài kia cũng vậy.

A.- Họ ở lại bầu Hỏa Tinh làm gì?

B.- Họ cũng học hỏi và lo tiến hóa đặng ngày sau mới theo kịp chúng bạn khi nhân vật trở lại bầu Hỏa tinh trong cuộc Tuần huờn thứ năm.

A.- Xin huynh giải thêm cho rành về điều nầy.

B.- Tôi mới nói trong cuộc Tuần huờn thứ tư này nhân vật mới đi tới bầu thứ tư là bầu Trái Đất mình đây. Sau khi bỏ bầu Trái Đất nầy nhân vật phải qua bầu thứ năm là bầu Thủy Tinh, bầu thứ sáu F và bầu thứ bảy G. Khi nhân vật hết ở bầu thứ bảy G thì cuộc Tuần huờn thứ tư chấm dứt.

Nhân vật nghỉ ngơi một thời gian rồi bắt đầu đi một vòng nữa. Vòng nầy gọi là cuộc Tuần huờn thứ năm.

Nhân vật cũng bắt đầu ở tại bầu A rồi qua bầu B. Hết ở bầu B thì tới bầu C là Hỏa Tinh. Tới chừng đó những nhân vật bị bỏ lại nhập bọn với nhân vật mới tức là những bạn cũ của họ đặng tiếp tục sự tiến hóa của họ. Họ bị trễ trọn một cuộc Tuần huờn. Khi xưa số dân không tăng lên, bây giờ sanh sôi nẩy nở mau lẹ, các loài kia cũng vậy.

A.- Trong những loài vật bị bỏ lại có được bao nhiêu theo kịp chúng bạn.

B.- Có lẽ một số nhỏ, một số rất ít theo kịp, còn bao nhiêu thì chắc thua xa lắm.

Những vị ở cuộc Tuần huờn thứ tư được đi tới học hỏi và kinh nghiệm ở bốn bầu hành tinh còn lại là:

Bầu thứ tư D là Trái Đất mình đương ở đây. Bầu thứ năm E là bầu Thủy Tinh (Mercure). Bầu thứ sáu F và bầu thứ bảy G.

Hết ở bầu hành tinh nào thì họ cũng được nghỉ ngơi và hết cuộc Tuần huờn thứ tư, họ được hưởng sự yên tịnh một thời gian lâu hơn nữa. Qua cuộc Tuần huờn thứ năm, họ còn được qua ở hai bầu nữa: bầu thứ nhứt A và bầu thứ nhì B.

Những bài học của cuộc Tuần huờn thứ năm còn khó khăn gấp bội những bài học trước đó.

Thấy bao nhiêu đây cũng đủ biết mấy vị bị bỏ lại ở bầu Hỏa Tinh thua chúng bạn không biết bao xa bởi vì họ cứ đầu thai đi đầu thai lại mãi tại đó không được đi qua bầu hành tinh nào cả.

A.- Họ có chịu ảnh hưởng luật Nhân quả không?

B.- Dầu cho Vũ Trụ Càn Khôn cũng phải tuân theo luật Nhân quả, nói chi cái nhỏ bé là con người của chúng ta đây. Họ bị luật Nhân quả phạt họ cho nên họ mới bị bỏ lại, bởi vì nhân nào sanh quả nấy. Họ gieo giống chẳng lành nên cây không tốt mới mọc lên và họ phải ăn những trái của cây đó.

 

NHỮNG NGƯỜI Ở BẦU TRÁI ĐẤT BỊ BỎ LẠI.

A.- Lấy gương nầy suy ra thì một số nhân vật hiện đương tiến hóa tại Địa Cầu của mình đây, không theo kịp chúng bạn, cũng sẽ bị bỏ lại như mấy vị hiện đương ở tại bầu Hỏa Tinh.

B.- Thật đúng vậy, ngay bây giờ chúng ta phải lo tu đức trau mình và giúp ích cho đồng loại thì mới chắc ý khỏi bị bỏ rơi – khi nhân vật đúng ngày giờ phải lìa quả Địa Cầu. Bị ở lại thì giống như học trò không được lên lớp và phải mất một thời gian trót trăm triệu năm; trong lúc đó vài người trong chúng bạn đã đắc đạo thành một vị Chơn Sư và cũng có nhiều vị đắc quả A na hàm và La hán rồi.

 

NHÂN VẬT Ở BẦU THỦY TINH.

A.- Theo lời huynh nói, thì ở bầu Thủy Tinh cũng có nhân vật như quả Địa Cầu mình. Vậy thì họ thuộc về cuộc Tuần huờn nào?

B.- Nhân vật hiện giờ ở bầu Thủy Tinh vốn bị bỏ lại ở cuộc Tuần huờn thứ ba trong lúc Triều lưu sanh hóa từ giả bầu Thủy Tinh đặng qua bầu thứ năm F, không biết chắc là bao nhiêu triệu năm rồi, nhưng không dưới cả chục triệu năm đâu. Ngày sau chúng ta sẽ bỏ bầu Trái Đất qua bầu Thủy Tinh. Tới chừng đó họ sẽ nhập bọn với chúng ta. Họ cũng trễ một cuộc Tuần huờn như bạn của họ bị bỏ lại ở bầu Hỏa Tinh.

 

NỘI CẢNH TUẦN HUỜN

Sự đi giáp một vòng bảy bầu hành tinh là sự tiến hóa bình thường. Xin gọi đó là Ngoại cảnh Tuần huờn (Ronde extérieure). Còn một sự tiến hóa ngoại lệ nữa tức là sự tiến hóa của nhân vật bị bỏ lại trên mỗi bầu hành tinh. Pháp môn gọi là Ronde inférieure, xin tạm dịch là Nội cảnh Tuần huờn. Nội cảnh Tuần huờn có ba điều hữu ích xin kể cho huynh nghe:

KHỎI TẠO HÌNH THỂ MỚI 

Xin lập lại những điều tôi đã nói trước đây chắc chắn huynh đã hiểu rằng chúng ta là những Linh hồn (những Chơn Thần đúng hơn) còn xác thân chúng ta là một khí cụ để cho chúng ta dùng đặng hoạt động ở cõi Trần. Không có xác thân làm bằng vật chất Hồng trần thì chúng ta không đi đứng, nói năng và làm việc chi cả cũng như không có cây viết chúng ta không sao viết được.

Chính là Linh hồn chúng ta đi từ bầu hành tinh này qua bầu hành tinh kia. Qua ở bầu hành tinh nào thì phải có một cái khí cụ dùng để hoạt động. Khí cụ này là thể xác làm bằng vật chất đồng bản tánh với vật chất đã làm ra bầu hành tinh. Nhưng sự tạo ra hình dạng là một việc cực nhọc và vô cùng khó khăn, đâu có phải một ngày một bửa mà xong. Tạo vật phải mất một thời gian vài chục triệu năm mới có thể tạo ra hình dạng tốt đẹp. Vì vậy những nhân vật bị bỏ lại giúp cho những Đấng Chí Tôn lãnh đạo sự tiến hóa của quần chúng xin gọi là Thiên Đình cho dễ hiểu, khỏi thất công tạo ra những hình dạng mới và nhờ vậy, những linh hồn có rộng ngày giờ hơn để tiến bộ.

 

GIÚP CHO NHỮNG LINH HỒN TRỄ BƯỚC

BỊ BỎ LẠI THEO KỊP CHÚNG BẠN.

Ta có thể chia những linh hồn ra làm hai hạng:

Hạng A là những linh hồn giàu kinh nghiệm vì đã đầu thai nhiều kiếp, ấy là những linh hồn già. Lẽ tự nhiên những linh hồn khôn ngoan và tiến mau.

Hạng B là những linh hồn còn trẻ, vì xuống Trần sau những đàn anh, hạng A, thế cho nên phải bước chậm. Chính là thường thường phần nhiều những linh hồn bị bỏ lại thuộc về hạng B. Đây là nói tổng quát, chớ hạng A và hạng B còn chia ra nhiều bực nữa.

Nội cảnh Tuần huờn giúp cho họ có thể theo kịp chúng bạn nếu họ cố gắng.

Có khi vài Linh hồn bị bỏ lại ở bầu HỏaTinh biết hối hận nên nỗ lực học hỏi và trau tria tánh nết. Trong một thời gian, họ theo kịp chúng bạn của họ tại bầu thứ năm là bầu Thủy Tinh. Những việc như vậy cũng như là ngoại lệ. Người ta gặp những trường hợp đặc biệt như thế chẳng riêng gì ở bầu Hỏa Tinh mà ở bất cứ bầu nào như bầu thứ nhứt, bầu thứ nhì, bầu thứ sáu, bầu thứ bảy hay tại Trái Đất mình chẳng hạn.

 

GIÚP CHO VÀI PHẦN TỬ TIẾN HẾT SỨC MAU LẸ

Ở HẠNG DƯỚI LÊN HẠNG TRÊN.

Thí dụ, hiện thời tại bầu Trái Đất chúng ta đây trong hạng B có vài phần tử tiến rất mau lẹ, nhưng không vào hạng A được vì chưa đủ điều kiện. Trên Thiên Đình mới cho họ qua ở bầu E Thủy Tinh, rồi bầu F, bầu G, bầu A, bầu B và bầu C, trên mỗi bầu trong một thời gian bằng thời gian sanh sản và hoạt động của một giống dân tại Địa Cầu của mình đặng bổ túc sự học hỏi và sự kinh nghiệm của họ. Khi trở lại bầu thứ tư D là quả Địa Cầu của chúng ta thì chắc chắn chúng ta đã qua bầu Thủy Tinh rồi. Họ sẽ qua đó gặp lại chúng ta và nhập vào hạng A chớ không còn ở hạng B nữa.

Hiện nay ở bầu Hỏa Tinh và Thủy Tinh có những phần tử theo con đường tiến hóa đặc biệt nầy chung lộn với phần tử bị bỏ lại.

 

2.- SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÃY HÀNH TINH.

Qua cuộc Tuần huờn thứ năm, khi nhân vật đi đến bầu thứ tư D là Trái Đất mình đây thì sẽ có sự Phán Xét Cuối Cùng của Một Dãy Hành Tinh. Nói cho đúng là riêng về loài người mà thôi. Những Linh hồn nào không có đủ điều kiện tối thiếu, nghĩa là không có đủ những đức tánh để được điểm đạo lần thứ nhứt thì bị ngưng lại. Họ không được đi đầu thai nữa. Những người vượt qua khỏi giai đoạn này thì phải tiếp tục sự tiến hóa của mình trong hai cuộc Tuần huờn rưỡi nữa, mới tới cuộc Tuần huờn thứ bảy. Ai được năm lần điểm đạo thì vào hàng Siêu Phàm, khỏi đọa trầm luân. Nếu đắc đạo thành chánh quả trong những cuộc Tuần huờn thứ tư, thứ năm và thứ sáu thì càng hay bởi vì có đủ ngày giờ tu luyện đặng tiến tới địa vị Phật Đà trước khi chấm dứt cuộc Tuần tuần huờn thứ bảy.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA NHỮNG DÃY HÀNH TINH.

Theo phép thì trên mỗi Dãy hành tinh đều có sự Phán xét cuối cùng.

Ở Dãy thứ nhứt có sự Phán xét cuối cùng không chúng ta không rõ.

Ở Dãy thứ nhì sự Phán xét cuối cùng ở vào cuộc Tuần huờn thứ bảy

Ở Dãy thứ ba là Dãy Nguyệt tinh, sự Phán xét cuối cùng xảy ra trong cuộc Tuần huờn thứ sáu.

Tại Dãy thứ tư là Dãy Địa Cầu của chúng ta, tới phân nửa cuộc Tuần huờn thứ năm mới có sự Phán xét cuối cùng.

Còn sự Phán xét cuối cùng của ba Dãy sau không rõ, sẽ xảy ra lúc nào. Chúng ta không ức đoán.

 

TẠI SAO CÓ SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.

A.- Tại sao có sự Phán xét cuối cùng?

B.- Ấy tại Đức Thái Dương Thượng Đế đã sắp đặt sẵn một chương trình trước khi sanh hóa Thái dương hệ nầy, chương trình đó gọi là Thiên Cơ, như tôi đã nói trước đây.

Thiên cơ đã định, trên mỗi Dãy hành tinh, tới cuộc Tuần huờn thứ mấy, nhân loại phải đi đến mức tiến hóa nào mới được tiếp tục đi đầu thai cho tới khi thành một vị Siêu Phàm. Ai không đủ điều kiện ấy phải bị bỏ lại. Lấy việc Trần suy ra thì rõ. Dầu ban Tiểu học, Trung học hay Đại học cũng vậy, chương trình của mỗi lớp là một năm. Học sinh hay sinh viên ở lớp nào mà không theo kịp chương trình đó, vì một lý do nào, hoặc kém sức khỏe hoặc kém thông minh hay là lười biếng, trong mấy kỳ thi không đủ điểm số trung bình, thì tự nhiên cuối năm không được lên lớp cao hơn kế đó. Các vị giáo sư biết rằng dù cho mấy trò đó lên lớp cũng không ích lợi gì cho chúng, chúng học không nổi rồi sanh ra chán nản. Tốt hơn cho chúng ở lại lớp cũ một năm nữa đặng ôn hết chương trình rồi qua năm sau chúng mới học giỏi được.

Tại Dãy Địa Cầu chúng ta. Từ cuộc Tuần huờn thứ năm sắp sau, thần lực của Đức Thái Dương Thượng Đế do Quần Tiên Hội làm trung gian tuôn xuống cõi Trần càng ngày càng nhiều và không ngớt. Ta nên biết thần lực nầy có tánh cách lạ thường, nó tăng sức đồng đều cho các tánh tốt và tánh xấu một lượt. Điều này không khác nào lúc mưa xuống thì lúa lên tươi tốt mà cỏ và gai cũng mọc rậm rạp xanh rì.

Lúc đó nếu để những người còn ham mê vật dục, ích kỷ, hại nhơn, hung hăng tàn bạo sống chung với những người hiền lương thì họ sẽ phá hoại xã hội không biết cơ man nào mà kể. Họ bị thần lực kích thích những tánh xấu của họ một cách dữ dội, họ kềm chế chúng nó không nổi, họ sẽ trở nên cực kỳ hung ác, quỷ quyệt vô cùng, không có sự giáo hóa nào và sự trừng phạt nào làm cho họ hối cải được. Không thể nào bảo vệ được thuần phong mỹ tục. Thôi thì tốt hơn là để cho họ an trí một nơi. Lỗi nơi họ không biết lo tự trị, chớ không phải tại định mạng khắc khe.

 

DÂN SỐ BỊ BỎ LẠI ƯỚC LÀ BAO NHIÊU?

A.- Dân số bị bỏ lại ước là bao nhiêu?

B.- Dân số nhứt định tại Dãy Địa Cầu nầy là 60 ngàn triệu. Theo đà tiến hóa hiện thời của nhân loại thì trên Thiên Đình ước lượng rằng: Tới cuộc Tuần huờn thứ bảy có chừng:

1/5 (một phần năm) trong số 60 ngàn triệu được năm lần điểm đạo thoát đọa luân hồi, tức là 12 ngàn triệu.

1/5 (một phần năm) được bốn lần điểm đạo làm một vị La Hán (Arhat)

1/5 được điểm đạo lần thứ nhứt cho tới lần thứ ba, làm một vị Tu đà huờn, Tư đà hàm và A na hàm – tất cả là 3/5, được 36 ngàn triệu.

Còn lại 2/5 là 24 ngàn triệu bị bỏ lại lúc Phán xét cuối cùng của Dãy hành tinh trong cuộc Tuần huờn thứ năm. Đây không kể những vị tu hành đắc đạo trong ba cuộc Tuần huờn thứ tư, thứ năm và thứ sáu. Chỉ nói tổng quát về những người theo con đường tiến hóa tự nhiên, không ra sức luyện mình đặng qua đến bờ giải thoát trước cuộc Tuần huờn thứ bảy.

A.- Hiện giờ dân số trên Địa Cầu có chừng hai ngàn sáu trăm triệu, còn 57 ngàn 400 triệu nữa ở đâu? [[23]]

B.- Xin huynh suy nghĩ điều này thì rõ. Hiện giờ trên sáu bầu hành tinh của Dãy Địa Cầu đều có những Linh hồn bị bỏ lại, đó là một số. Còn một số Linh hồn nữa ở cõi Thượng giới và cõi Trung giới chưa đúng ngày giờ nên chưa đi xuống Trần đầu thai.

Nhưng bây giờ ta biết trên mặt đất dân số càng ngày càng tăng thêm đông đảo và nếu ta để ý một chút thì thấy những đám trẻ mới sanh ra vài năm nay khôn ngoan và sáng dạ hơn đám trẻ em sanh ra mười mấy năm về trước.

 

SỐ PHẦN CỦA NHỮNG VỊ BỊ BỎ LẠI.

A.- Số phần của những vị bị bỏ lại sẽ ra sao?

B.- Họ phải chờ cho nhơn loại của Dãy hành tinh thứ năm tiến hóa gần tới bực của họ hiện thời, họ mới xuống đầu thai lại đặng tiếp tục sự tiến hóa của họ cho tới khi họ làm một vị Siêu phàm được giải thoát.

Những vị Tu đà huờn xuống trước, kế đó những vị Tư đà hàm rồi mới tới những vị A na hàm và La hán. Ba hạng trước phải nỗ lực nhiều hơn vị La hán bởi vì ở Dãy hành tinh thứ năm, muốn được giải thoát ít nữa phải được sáu lần điểm đạo, những điều kiện sẽ khó khăn nhiều hơn bây giờ.

A.- Tại sao vậy?

B.- Lý do là: Ở Dãy hành tinh thứ nhứt phải được MỘT lần điểm đạo mới được giải thoát.

Ở Dãy thứ nhì phải được BA lần điểm đạo mới được giải thoát.

Ở Dãy thứ ba (Dãy Nguyệt Tinh) phải được BỐN lần điểm đạo mới được giải thoát.

Ở Dãy thứ tư (Dãy Địa Cầu chúng ta) phải được NĂM lần điểm đạo mới được giải thoát.

Ở Dãy thứ năm ít ra phải được SÁU lần điểm đạo mới được giải thoát.

 

SỰ PHÁN XÉT CUỐI CÙNG CỦA MỘT DÃY HÀNH TINH

XẢY RA TRONG BAO NHIÊU NĂM?

A.- Sự Phán xét cuối cùng của một Dãy hành tinh xảy ra trong bao nhiêu năm?

B.- Việc đó không bao giờ tiết lậu ra. Riêng về Dãy Địa Cầu của chúng ta, theo sự nhận xét của người học đạo thì sự Phán Xét Cuối Cùng không phải xảy ra trong một ngày, một bửa mà xong. Nó có thể kéo dài trọn một thời gian mà con người ở tại quả Địa Cầu nầy trong cuộc Tuần huờn thứ năm. Nghĩa là từ Giống dân thứ nhứt cho tới Giống dân thứ bảy. Nó cũng có thể xảy ra lúc phân nửa Giống dân thứ năm ra đời cho hạp với phân nửa cuộc Tuần huờn thứ năm. Ở đây, chỉ là sự ức đoán mà thôi chớ sự thật không biết là thế nào nên không ai dám quả quyết. Nhưng người ta biết rằng:

Sự kiện của cuộc Tuần huờn thứ bảy khác hẳn với sáu cuộc Tuần huờn trước.

A.- Chừng nào thú vật, thảo mộc, kim thạch và ba loài Tinh chất mới thay hình đổi dạng?

B.-Tôi đã nói lúc nảy: Hết cuộc Tuần huờn thứ bảy, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Chúng ta biết rằng trên mỗi bầu hành tinh, khi cuộc tiến hóa tại đó gần chấm dứt thì những nhơn vật nào không đủ điều kiện đặng qua bầu hành tinh kế đó đều bị ngưng lại. Họ phải ở lại bầu hành tinh đó và phải trễ hết một cuộc Tuần huờn.

Những sự kiện của cuộc Tuần huờn thứ bảy không giống sáu cuộc Tuần huờn trước.

Nhơn vật ở bầu hành tinh thứ nhứt A, khi sự tiến hóa tại đó gần chấm dứt, nhơn vật nào không đủ điều kiện đặng qua bầu hành tinh thứ nhì B thì bị ngưng lại. Họ phải đợi Dãy hành tinh thứ năm sanh ra và nhơn vật ở đó tấn hóa khá cao, rồi họ mới trở xuống, qua đó đầu thai đặng tiếp tục sự tiến hóa đã bỏ dở. Bầu A sẽ nhỏ lại, trống rỗng, không còn nhận được sanh lực mới nữa. Nó sẽ tan rã lần lần.

Nhơn vật ở bầu B không đủ điều kiện đặng qua bầu C thì cũng phải chịu chung một số phận với nhơn vật bị bỏ lại của bầu A.

Sự Phán xét nầy đối với nhơn vật còn lại của những bầu C, D, E, F, G đều in như vậy.

Nói tóm lại, bầu A khô khan trước, rồi tới bầu B, bầu C, bầu D, bầu E, bầu F rồi bầu G. Cuộc Tuần huờn thứ bảy đã hết. Một hệ thống tiến hóa chấm dứt.

Hiểu được sự Phán Xét nầy như thế, người ta cũng không biết tại sao trong số 3/5 qua khỏi. Sự Phán Xét Cuối Cùng trong cuộc Tuần huờn thứ năm lại không được đắc đạo thành chánh quả hết mà chỉ tồn: có 1/5 đắc quả La hán và 1/5 đắc quả từ A na hàm sắp xuống Tư đà hàm và Tu đà huờn.

A.- Nhơn vật bị bỏ lại ở đâu?

B.- Họ ở tại cõi Niết Bàn chính giữa hai Dãy hành tinh.

A.- Họ có bị hành phạt không?

B.- Không. Không có điều đó bao giờ. Họ có làm tội tình gì mà bị hình phạt. Họ ở vào trạng thái im lìm bất động. Họ dường như ngủ một giấc ngon lành. Như tôi đã nói, họ chỉ bị mất một thời gian, tính ra tới mấy trăm triệu năm. Họ thua sút chúng bạn nhiều lắm và không thế quan niệm được sự khổ cực của họ khi họ trở xuống đầu thai lại. Chỉ có bao nhiêu đó thôi và cũng là điều vô cùng đáng tiếc lắm rồi vậy.

 

CHƯƠNG THỨ SÁU

QUẦN TIÊN HỘI VÀ SỰ CAI TRỊ THẾ GIAN

Lấy con mắt phàm xem xét việc đời thì ta thấy cõi Trần dẫy đầy những sự hỗn loạn, mạnh được, yếu thua, khôn sống mống chết. Người ưu thế mẫn thời phải băn khoăn lo ngại, thở vắn, than dài và tin có sự công bằng tuyệt đối ngự trị trên thế gian. Sự mất quân bình đã thấy rõ rệt, đòn cân nghiêng về phía ác nhiều hơn phía thiện. Lý do là phần đông nhơn loại chưa được trưởng thành như ý Trời đã muốn cho nên mới sớm lạm dụng sức lực và quyền tự do ý chí của mình mà làm những việc ích kỷ [[24]]. Nhưng Thiên Đình cho con người được tự do hành động trong một phạm vi nào đó thôi. Càng ngày con người càng khôn ngoan thì sự tự do nầy càng được mở rộng thêm.

Hầu hết người đời không bao giờ tin rằng mình làm hại kẻ khác tức là mình tự hại mình, mình làm lợi cho kẻ khác tức là tự làm lợi cho mình bởi vì luật Nhân quả báo ứng bắt buộc con người phải lãnh cái quả của cái nhân mà mình đã gieo, mặc dầu nó lành hay dữ, nó tới mau hay tới chậm.

Con người nên nhớ rằng: hễ là luật Trời thì chớ nên vi phạm, nhược bằng vi phạm thì sẽ có sự phản động lại đặng tái lập sự quân bình đã mất. Cũng ít ai ngờ rằng các Châu thế giới nổi chìm, những quốc gia hưng vong đều do định mạng sắp đặt cho đúng với Cơ Trời và Luật Nhân Quả chớ không phải là việc ngẫu nhiên. Bởi vì trên mỗi hành tinh đương ở vào thời kỳ hoạt động đều có một Đấng Chí Tôn, Chí Thánh thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế đặng điều khiển sự sanh hóa và sự tiến hóa của muôn loài vạn vật tại đó. Ngài có nhiều vị Phụ Tá, các Ngài lo dìu dắc mấy loài nầy đi đến mục đích đã định sẵn cho họ trong thời gian họ ở tại bầu hành tinh.

Không biết ở các hành tinh khác sự sắp đặt như thế nào chớ hiện giờ tại quả Địa Cầu của chúng ta đây đoàn thể đó gọi là Quần Tiên Hội (Fraternité blanche)

 

QUẦN TIÊN HỘI VÀ NGÔI THỨ TRÊN THIÊN ĐÌNH.

I. Đứng đầu Quần Tiên Hội là Đức Ngọc Đế, vua cõi thế (Le Seigneur du monde). Ngài được 9 lần điểm đạo.

II. Dưới Ngài là bốn vị Phật:

- ba vị Độc Giác Phật Pratyéka Bouddha, Bouddha du 1er Rayon,

- một vị Phật Đạo Đức – Bouddha du 2è Rayon, được 8 lần điểm đạo.

III. Kế đó là Tam Thanh được 7 lần điểm đạo:

1. Đức Bàn Cổ

2. Đức Bồ Tát

3. Đức Văn Minh Đại Đế.

IV. Dưới Tam Thanh là Bảy vị Đế Quân (Les Chohans) được 6 lần điểm đạo.

V. Dưới các Đức Đế Quân là những vị Chơn Tiên (Asekas), được 5 lần điểm đạo.

VI. Dưới Chơn Tiên là bốn hạng đệ tử (Disciples) được từ 1 đến 4 lần điểm đạo.

 

NHIỆM VỤ CỦA MỖI VỊ

I

ĐỨC NGỌC ĐẾ.

Đấng Chí Tôn hiện kim là Đức Ngọc Đế thứ ba, hai vị trước, vị thứ nhứt và vị thứ nhì, mãn nhiệm kỳ đã lâu.

Mười sáu triệu rưỡi năm trước, hồi phân nửa Giống dân chính thứ ba, Giống Lê mu ri den (Lémuriens) ra đời, Ngài ở Kim Tinh qua đây với :

Ba vị Độc Giác Phật (Pratyéka Bouddha).

Hai mươi lăm vị Đại Thánh đủ các cấp bậc và lối 100 người thường dân mà Ngài cho đi đầu thai chung lộn với nhơn loại của quả Địa Cầu chúng ta. Ngài đem giống lúa mì (froment), các loài ong và kiến để giúp cho các loài thảo mộc. Lúa mì và mật ong là hai thứ thực phẩm bổ dưỡng nhứt để nuôi xác thân và thêm sức lực cho con người. Ngài điều khiển một cách tuyệt đối sự tiến hóa của:

1/. Các hạng thiên thần và các hạng tinh tú.

2/. Loài người - thú vật - thảo mộc - kim thạch và tinh chất.

3/. Và các loài khác mà người thường không nghe nói tới trừ phi các nhà Huyền bí học.

Tâm Ngài thông suốt từ cõi Tối Đại Niết Bàn xuống tới cõi Trần. Hào quang của Ngài bao trùm quả Địa Cầu. Không có một con kiến nào chết hay là một sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay không biết, bởi vì tại Địa Cầu nầy thì Ngài toàn năng, toàn thiện, vô sở bất tại.

 

TẠI SAO GỌI NGÀI LÀ ĐỨC NGỌC ĐẾ 

Tác Ngài bằng một thanh niên 16 xuân xanh, vốn do phép thần thông hóa ra, đã 16 triệu rưỡi năm rồi, không dùng một món chi, không hề nghỉ ngơi mà không hề bị thời gian làm cho hư hoại. Thật là vóc ngọc mình vàng, trường sanh bất tử. Vì thế mới có danh từ “Ngọc Đế ” để xưng tụng Ngài. Cũng như Ngài, thân thể của ba vị Độc Giác Phật, đệ tử của Ngài và của 25 vị Đại Thánh đều do phép thần thông hóa ra.

Ngài là vua cõi thế (Seigneur du monde), kinh sách cổ Ấn Độ gọi Ngài là Sanat Koumara. Koumara có nghĩa là Vương Đế. Lòng từ bi của Ngài vô cùng rộng lớn, con người hiểu không nổi. Duy có một mình Ngài được phép điểm đạo mà thôi. Không có sự ưng thuận của Ngài thì không một ai được thâu nhận vào Quần Tiên Hội. Luôn luôn trong hai kỳ điểm đạo đầu tiên, lần thứ nhứt và lần thứ nhì, Ngài giao cho Đức Bồ Tát (cũng có khi một vị Đế Quân) thế cho Ngài. Qua kỳ thứ ba và thứ tư thì Ngài điểm đạo hoặc Ngài giao cho một vị Độc Giác Phật nhơn danh Ngài.

Có vị đệ tử được ba, bốn lần điểm đạo thuật lại rằng: Ngài oai nghi lẫm liệt cho đến đỗi mấy vị ấy quì trước mặt Ngài nắm nắm nớp nớp không dám ngó lên và phải lấy tay bụm mặt lại vì chịu không nổi cái nhìn của Ngài. Ngài dùng được tất cả những trạng thái siêu việt của Fohat, thần lực của Đức Thái Dương Thượng Đế và luôn những thần lực của vũ trụ ngoài Dãy Địa Cầu nầy. Thường thường thì Ngài lo lắng cho sự tiến hóa của toàn thể nhơn loại, những khi Ngài để ý đến người nào thì Ngài giúp ngay Atma, Chơn Linh cao cả của người đó. Nhờ như thế y tiến tới một cách phi thường. Duy có một mình Ngài được phép sử dụng cây Pháp lịnh mà thôi.

 

CÂY PHÁP LỊNH

(Sceptre du Pouvoir)

Cây Pháp lịnh [[25]] tượng trưng uy quyền tối thượng của Đức Ngọc Đế. Hình nó tròn, dài lối 6 tấc, bề trực kính 5 phân, hai đầu gắn hai hột xoàn tròn lớn và nhọn đầu. Nó làm bằng một chất kim khí tương tự vàng gọi là orichalcum, loại kim nầy ngày nay không còn trên quả Địa Cầu nữa. Luôn luôn có một thứ lửa chói sáng ngời và trong vắt bao bọc nó. Đức Hành Tinh Thượng Đế (Logos planétaire) truyền thần lực của Ngài vô cây Pháp lịnh nầy khi mà lần đầu tiên Ngài cho những Llinh hồn của nhơn loại đi xuống đầu thai ở Dãy Địa Cầu này. Cây Pháp lịnh là một trung tâm để thâu nhận thần lực của Ngài: nó là chỗ Ngài tập trung tư tưởng. Các Ngài đem nó đi từ bầu hành tinh nầy qua bầu hành tinh kia, tùy theo Đức Hành Tinh Thượng Đế chủ ý vào bầu hành tinh nào, bởi vì chốn đó hiện giờ là trường tiến hóa của muôn loài. Không rõ cây Pháp lịnh có qua ở bốn bầu vô hình: bầu thứ nhứt, bầu thứ nhì, bầu thứ sáu, bầu thứ bảy hay không, và nếu có thì bằng cách nào? Ngoài mấy việc trên đây, không một ai biết ngày thường nó để dùng làm gì, chỉ nghe nói rằng: khi nó bỏ bầu hành tinh nào rồi thì sự hoạt động tại bầu đó chấm dứt. Sanh khí mất hết chín phần mười, chỉ còn có một số ít đủ dùng cho nhơn vật bị ở vào trạng thái Nội cảnh Tuần huờn. Thế nên cây Pháp lịnh nầy liên quan mật thiết với sự sanh tồn của muôn loài vạn vật trên mỗi bầu hành tinh. Ngày thường nó chỉ ở tại Thiên cung và được đem ra ngoài dường như chỉ có hai lần: một là lúc điểm đạo, hai là lúc vía Phật Thích Ca. Trong lúc làm lễ duy có một mình Đức Bồ Tát được phép cầm mà thôi.

 

THIÊN CUNG

Thiên cung vốn ở tại Bạch Ngọc kinh (Ile Blanche). Bạch Ngọc kinh thuở xưa là một hải đảo ở chính giữa biển Gô bi (Gobi) vốn dẫy đầy kỳ hoa dị thảo, phong cảnh u nhàn, trên Địa Cầu không có nơi nào sánh kịp. Ấy là món quà của Trái Đất kính cẩn dâng lên cho vị Thánh Đế của mình. Bạch Ngọc kinh chính là Bồng lai mà các truyện thần tiên của Trung Hoa mô tả. Sau những cuộc tang thương, đại hải; Gô bi biến thành sa mạc, nhưng Bạch Ngọc kinh không chút chi hề hấn. Bây giờ nó là một ốc đảo Shamballa và không khác nào trái tim của quả Địa Cầu. Những luồng trược khí đều gom lại đó đặng biến đổi ra thanh khí để nuôi dưỡng các loài như cũ, không nghỉ, không ngừng. Phải được ba lần điểm đạo mới đến đó được, chớ người phàm lòng còn tràn trề dục vọng che mất thiên lương thì dầu có tới sa mạc Gô bi thám hiểm trong mười ngàn năm cũng đừng hòng lại gần được Thiên Cung, nói chi là thấy nó.

Bảy năm một lần, Đức Ngọc Đế cho vời các Tiên Thánh trên Địa Cầu có khi vài vị La hán tới Thiên Cung dự một cuộc lễ dưới quyền chủ tọa của Ngài. Cuộc lễ nầy lớn hơn lễ Huê sắc, vía Đức Phật Thích Ca, nhưng có một tánh cách khác hơn, người thường không ai rõ mục đích để làm chi. Nhưng ta có thể ức đoán dầu sao cũng có sự xem xét những việc đã xảy ra ở cõi trần và những việc của Quần Tiên Hội đã thực hiện trong thời gian đó. Cuộc hội họp này cũng là dịp cho Tiên Thánh tiếp xúc với vị Chúa Tể của mình, bởi vì ngày thường Đức Ngọc Đế chỉ tiếp kiến những vị Chủ Tể của các Cung như Đức Thích Ca, Tam Thanh và bảy vị Đế Quân mà thôi, ngoại trừ khi cần thiết Ngài mới cho vời ai đến trước mặt Ngài.

NHIỆM VỤ CỦA NGÀI RẤT QUAN TRỌNG 

Nhiệm vụ của Đức Ngọc Đế thứ ba rất quan trọng hơn nhiệm vụ của hai vị trước. Ngài phải điều khiển sự tiến hóa của nhơn loại cho đến mức của Cơ Trời đã định sẵn cho họ tại bầu Trái Đất nầy trước khi chấm dứt mọi hoạt động. Xong rồi Ngài giao cả ngàn triệu linh hồn nầy cho Đức Bàn Cổ Mầm Giống (Manou Semence) săn sóc và chịu trách nhiệm trong khi họ ở tại cõi Niết Bàn. Đúng ngày giờ thì Đức Bàn Cổ Mầm Giống giao họ lại cho Đức Bàn Cổ Cội Rễ (Manou Racine). Đấng Chí Tôn nầy mới đem họ qua bầu Thủy Tinh cho họ đầu thai đặng tiếp tục sự tiến hóa của họ trên đó.

 

LÀM MỘT VỊ PHỔ TỊNH ĐẠI ĐẾ

(Le Veilleur silencieux)

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả nầy rồi Đức Ngọc Đế về cõi khác và được thêm một lần điểm đạo nữa tức là 10 lần điểm đạo, Ngài làm một vị Phổ Tịnh Đại Đế (Le Veilleur silencieux), lãnh trách nhiệm canh chừng nhơn loại trọn một thời gian dài bằng một cuộc Tuần huờn, trên bảy bầu hành tinh. Bảy bầu đó là: ba bầu còn lại của cuộc Tuần huờn thứ tư nầy và bốn bầu của cuộc Tuần huờn thứ năm:

Ba bầu còn lại của cuộc Tuần huờn thứ tư là bầu thứ nămThủy Tinh, bầu thứ sáu F, bầu thứ bảy G.

Bốn bầu của cuộc Tuần thứ năm là: bầu thứ nhứt A, bầu thứ nhì B, bầu thứ ba Hỏa Tinh và bầu thứ tư (Trái Đất của mình đây).

Xin nhắc lại, nhơn vật còn phải qua ở ba bầu hành tinh nữa, bầu Thủy Tinh, bầu thứ sáu F, bầu thứ bảy G, mới hết cuộc Tuần huờn thứ tư.

Qua cuộc Tuần huờn thứ năm, nhơn loại bắt đầu qua ở bầu thứ nhứt A như cũ rồi mới qua bầu thứ nhì B, bầu thứ ba là Hỏa Tinh và bầu thứ tư là Trái Đất của mình đây.

Khi nhơn loại sắp rời Trái Đất một lần nữa. Trong cuộc Tuần huờn thứ năm, Đức Phổ Tịnh Đại Đế mới giao trách nhiệm nầy cho một vị khác. Đức Phổ Tịnh Đại Đế hiện kim chưa mãn nhiệm kỳ.

 

BA VỊ ĐỘC GIÁC PHẬT

(Les Pratyékas Bouddhas)

Đức Ngọc Đế và ba vị đệ tử, kinh sách cổ Ấn Độ xưng tụng là những vị Cu mê ra (Koumara) hay là những vị Hồng Quân (Seigneurs de la flamme).

Ba vị Độc Giác Phật được người đời gọi là: Sanandana - Sanaka - Sanatana.

Ngay sau khi nhơn loại qua bầu Thủy Tinh thì ba vị Độc Giác Phật thay phiên nhau lãnh nhiệm vụ Ngọc Đế để điều khiển sụ tiến hóa trên đó.

Chữ Pratyéka Bouddha dịch là Độc Giác Phật, tôi e không đúng, bởi vì trong hai chữ Độc Giác có ẩn nghĩa ích kỷ. Có lẽ người ta cho rằng những vị Pratyéka chỉ lo cho mình mà thôi chớ không độ ai cả. Điều này không đúng với sự thật. Chúng ta nên hiểu rằng các vị Pratyéka thuộc về Cung thứ nhứt là Cung hành chánh, Cung uy quyền, chớ không phải Cung thứ nhì là Cung minh triết, Cung đạo đức, giáo dục. Thế nên các Ngài giúp đỡ nhơn loại về phương diện hành chánh, chớ không lo lắng cho các tôn giáo phát triển.

Hơn nữa các vị Độc Giác Phật ở Kim Tinh thuộc về Hệ thống tiến hóa khác hơn Hệ thống tiến hóa của chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn là từ ngày mới học đạo cho tới lúc làm một vị Phật, các Ngài đã độ đời rất nhiều, mặc dầu nhơn vật đó không phải là nòi giống của chúng ta. Ở trong Thái dương hệ, luật Trời chỉ có một mà thôi, dầu ở Dãy hành tinh nào cũng vậy, tu hành mà ích kỷ thì không khi nào đắc đạo.

 

CÁC VỊ BÀN CỔ

Manou, Bàn Cổ là một danh từ thuộc về chủng loại để chỉ định những Đấng Thiêng Liêng cầm quyền chỉ huy. Các Ngài chia ra nhiều cấp bực tùy theo nhiệm vụ. Các Ngài giống như các vị Vương Đế cầm quyền tự do định đoạt. Các Ngài thuộc về Cung thứ nhứt, Cung hành chánh cho nên các Ngài điều khiển sự tiến hóa thiên nhiên. Các Ngài sửa đổi cục diện thế giới, xây dựng và tàn phá các lục địa, sanh hóa những giống dân mới, kiểm soát vận mạng của các quốc gia, quyết định số phận của các nền văn minh và thỉnh thoảng xem xét những hành động của các giống dân tộc đặng sửa cán cân thế giới cho thăng bằng. Nói một cách khác, thế giới là một bàn cờ, các quốc gia, các dân tộc là những con cờ, các Ngài phải sắp những nước cờ thế nào cho các sự kiện xảy ra được đúng với Cơ Trời [[26]]. Các Ngài chú trọng đến sự tiến hóa của những linh hồn ở trong thể xác; nếu cần thì các Ngài phá tan những hình thể cũ hư hoại không còn hữu ích cho linh hồn tiến hóa nữa rồi sanh những hình dạng mới tốt đẹp hơn, thích hợp hơn.

Không có một mảy tư tưởng thầm kín nào của ai mà lọt qua mắt các Ngài được, vì những tư tưởng đều ghi hình ảnh vào chất Âm Dương khí A ka sa (akasa) làm ra những Tiên thiên di ảnh (clichés akasiques). Chính là những tư tưởng biến thành những hành động của giống dân tộc nào định số mạng cho giống dân tộc đó chớ không phải riêng về cá nhân mà thôi vì đây là cộng nghiệp (karma collectif).

 

CÁC CẤP BỰC

Bắt đầu từ cõi trần đi lên thì cấp bực của các vị Bàn Cổ như sau đây:

1. Vị Đại Thánh trông nom sự sanh hóa và sự tiến hóa của một giống dân chánh (Race mère) gọi là Đức Bàn Cổ của một giống dân chánh - Manou d’une Race Mère.

2. Đấng Chí Tôn trông nom sự sanh hóa và sự tiến hóa của bảy giống dân chánh (Sept Races Mère) trên một bầu hành tinh, gọi là Đức Bàn Cổ của một định kỳ thế giới - Manou pour une période mondiale.

3. Đấng Chí Tôn trông nom sự sanh hóa và sự tiến hóa của nhân loại trọn một cuộc Tuần huờn, giáp một vòng bảy bầu hành tinh, gọi là Đức Bàn Cổ của một cuộc Tuần huờn - Manou d’une ronde. Ở địa vị nầy dường như có hai vị Bàn Cổ: một vị là Đức Bàn Cổ Mầm Giống của một cuộc Tuần huờn (Manou Semence d’une ronde), hai là Đức Bàn Cổ Cội Rễ của một cuộc Tuần huờn (Manou Racine d’une ronde).

Chính Đức Bàn Cổ Cội Rễ lãnh những linh hồn của Đức Bàn Cổ Mầm Giống giao cho rồi Ngài sắp đặt việc đi đầu thai của chúng, kẻ trước người sau, tùy theo bực tiến hóa của chúng, trên bầu hành tinh mà chúng ta sắp trở lại một lần nữa.

4. Đấng Chí Tôn trông nom sự phát triển của một Dãy hành tinh gồm bảy cuộc Tuần huờn, gọi là Đức Bàn Cổ của một Dãy hành tinh (Manou d’une chaine).

         5. Đấng Chí Tôn điều khiển một Hệ thống tiến hóa gồm bảy Dãy hành tinh không lấy tên là Bàn Cổ nữa. Người ta gọi Ngài là Đức Hành Tinh Thượng Đế (Logos planétaire).

Có lẽ còn nhiều cấp bực nữa ở chính giữa những cấp bực mới kể ra đây mà không có tiết lộ ra và những điều của chúng ta biết đây chỉ mới là những mẫu tự A, B, C . . . của Huyền bí học mà thôi..

 

ĐỨC BÀN CỔ TRONG HÀNG TAM THANH

Xin nhớ rằng Đức Bàn Cổ ở trong hàng Tam Thanh của Quần Tiên Hội là Đức Bàn Cổ của một giống dân chánh. Tại Địa Cầu, giống dân chánh thứ nhứt, thứ nhì, thứ ba tàn đã lâu. Giống da đen bây giờ là nhánh nhóc của giống dân phụ thứ bảy của giống thứ ba, giống Lê mu ri den (Lemuriens). Giống da vàng, da đỏ là nhánh nhóc của giống dân phụ thứ bảy của giống Át lăng (Atlantes), giống dân chánh thứ tư. Giống da trắng là giống dân phụ thứ tư và thứ năm của giống thứ năm, giống Aryen. Giống dân phụ thứ sáu mới sanh ra, ở rải rác tại Mỹ Châu, Úc Châu, chưa đông đảo, chưa đủ số làm một quốc gia.

Đức Bàn Cổ của giốnng dân chánh thứ tư, giống Át lăng là Đức Chakshusa. Ngài từ Kim Tinh xuống. Hiện giờ Ngài ở bên Trung Hoa, còn giữ xác phàm. Đức Bàn Cổ của giống dân chánh thứ năm, giống thứ năm, là Đức Vaivasvata. Ngài còn giữ xác phàm và ở tại Hi mã lạp sơn (Himalaya).

Sau khi một giống dân nào tàn rồi thì Đức Bàn Cổ của giống dân đó qua một lần điểm đạo nữa là được tám lần điểm đạo. Ngài sẽ làm một vị Độc Giác Phật coi sóc Cung thứ nhứt. Sự điểm đạo nầy ở tại cõi khác chớ không ở tại cõi phàm nầy.

Tôi tưởng cũng phải nói rằng, muốn sanh hóa một giống dân, Đức Bàn Cổ phải xuống trần đầu thai, vì luật di truyền luôn luôn hành động trong thiên nhiên, các loài vật đều phải tuân theo từ đời nầy qua đời kia, từ Thái dương hệ nầy tới Thái dương hệ nọ, vô cùng vô tận.

CÁC VỊ PHẬT ĐẠO ĐỨC

CÁC VỊ BỒ TÁT 

Cung thứ nhì tức là khu vực lớn lao của tôn giáo và giáo dục. Nơi đây sản xuất các vị Giáo Chủ của nhơn loại, các vị Lãnh Tụ đạo đức, những vị Thánh Hiền ra công giáo hóa quần chúng. Ngày nay những vị ở trong giáo hội đều thuộc về Cung thứ nhì.

Đấng Chí Tôn cai quản Cung này ở mấy cõi cao là Đức Phật được 8 lần điểm đạo.[[27]]

Đối với chúng tôi, thì chữ Phật - Bouddha, chẳng những có nghĩa là đại giác mà nó còn để chỉ địa vị của Đấng Chí Tôn đã được 8 lần điểm đạo. Nếu nói Phật là giác mà thôi thì không đủ.

 

BẢY VỊ PHẬT ĐẠO ĐỨC

Trên mỗi hành tinh, có bảy giống dân tuần tự sanh ra thì phải có bảy vị Phật Đạo Đức, mỗi vị một giống dân, luân phiên nhau điều khiển công việc đặc biệt của Cung thứ nhì ở mấy cõi cao. Ba vị Phật của ba giống dân chánh điêu tàn rồi là:

1.   Đức Padmatara.

 2. Đức Siki

3. Đức Kasyapa (Ca Diếp)

Các Ngài thuộc về Hệ thống tiến hóa khác qua giúp đỡ cõi trần lúc nhơn loại còn trẻ trung.

Đức Phật Thích Ca là Đức Phật của giống dân thứ tư, hay là vị Phật thứ tư.

Đức Phật của giống dân thứ tư, giống Át Lăng (Atlantes); tổ tiên giống da vàng bây giờ, là Đấng Chí Tôn mà kinh sách gọi là Đức Thích Ca hay là Đức Như Lai. Ngài là người thứ nhứt của nhơn loại đắc quả Phật. Khi còn ở ngôi vị Bồ Tát, Ngài đã giáng phàm nhiều lần. Nhơn loại biết được vài kiếp quá khứ của Ngài như sau đây:

1. Vyasa bên Thiên Trước, lập Ấn Độ giáo.

2. Hermes ở Ai Cập, lập ra tôn giáo Quang Minh.

3. Zoroastre, vị đầu tiên của 29 vị Zoroastre, lập ra đạo thờ Lửa – Hỏa Thần giáo hay Bái Hỏa giáo.

4. Orphée ở Hi Lạp, dùng âm nhạc và thi ca đặng giáo hóa. Còn nhiều kiếp khác nữa mà chưa truy ra.

 

TẠI SAO CÓ PHẬT RA ĐỜI? 

Khi một giống dân nào gần tàn rồi thì Đức Bồ Tát của giống dân đó giao quyền Chưởng Giáo cho Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhì lên kế vị cho Ngài. Còn Ngài thì đến cõi khác qua một lần điểm đạo nữa, lần nầy là lần thứ tám và làm một vị Phật Đạo Đức.

Thành Phật rồi thì Ngài lâm phàm lần chót đặng dạy đạo. Xong rồi thì Ngài trở về Thiên Đình lãnh nhiệm vụ chủ tể của Ngôi Thứ Nhì. Từ đó Ngài không còn dính dấp với trần thế nữa.

Đức Phật của giống dân thứ tư, vẫn tuân theo cái công lệ thiêng liêng như mấy vị Phật trước. Kiếp chót, Đức Như Lai mượn xác thái tử Sĩ Đạt Ta, con vua Tịnh Phạn Vương (Sut đô đa na) bên Thiên Trước. Trước khi giáng phàm, Ngài sắp đặt thế nào cho những vị đệ tử cũ của Ngài mấy kiếp trước đi đầu thai hoặc một lượt với thái tử, hoặc trước hay sau vài năm, đặng khi Ngài ra thuyết pháp thì mấy vị ấy nghe rồi thì trở về với Ngài liền.

Nhờ thần lực của hào quang Ngài và từ điện Ngài mà nhiều vị đệ tử lớn – người ta nói tới cả ngàn – đắc quả La Hán và nhiều vị đệ tử nhỏ đắc quả A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà huờn.

Vẫn biết các vị ấy cũng nhờ công phu của mình tu hành mấy kiếp trước nhưng nếu không nhờ Đức Phật thì các Ngài bực trung phải trải qua từ 10 tới 15 kiếp nữa mới tới bực La Hán.

SỰ HY SANH CỦA ĐỨC THÍCH CA MÂU NI 

Kinh sách Phật thường nói đến sự hy sanh của Đức Thích Ca Mâu Ni và người ta chỉ biết lúc thái tử Sĩ Đạt Ta lìa ngai vàng điện ngọc, bỏ cung phi mỹ nữ mà vào rừng sâu tu luyện. Ngoài Quần Tiên Hội, không một ai biết được sự thật là Đức Thích Ca tu hành cách nào ở trong rừng Hi mã lạp sơn trọn 6 năm. Chẳng phải là Ngài nhờ tham thiền dưới gốc cây mà thành Phật đâu, bởi vì thành Phật đâu có dễ dàng như thế – đâu phải chỉ có tham thiền là đủ. Lấy một việc trước mắt mà nói là Đức Di Lặc Bồ Tát, Đức Mết trai da (Maitreya) đã 2500 năm rồi mà chưa chứng quả Phật. Hiện giờ Ngài vẫn còn ở ngôi Bồ Tát. Vậy thì câu chuyện tri ra nguyên nhân sự khổ nên đắc quả Phật rất là mơ hồ [[28]]. Nhưng quí bạn có quyền tự do tín ngưỡng. Tôi không đi sâu vào vấn đề nầy vì không phải là việc tốt mà đem tất cả sự thật nói ra. Tôi chỉ bàn phớt qua mà thôi.

Vậy thì sự hy sinh của Đấng Chí Tôn mà mình kính là Phật như thế nào.

Chúng ta biết rằng: cả chục triệu năm rồi, những nhiệm vụ cao cả trong Quần Tiên Hội đều do những Đấng Chí Tôn thuộc về Hệ thống tiến hóa khác, ở Kim Tinh qua đảm nhiệm. Khi đúng ngày giờ nhơn loại phải kết tinh những vị Phật để giáo hóa chúng sanh thì chưa có một ai tiến hóa tới bực đó để lãnh trách nhiệm nặng nề của Cung thứ nhì.

Thuở ấy có hai vị Đại Tiên, đồng bực tiến hóa với nhau, một vị là Đấng mà mình xưng tụng là Đức Như Lai (xin gọi Ngài là Đức Như Lai cho dễ hiểu), một vị là Đấng mà mình xưng tụng là Đức Di Lạc Mết trai da (Maitreya).

Đức Như Lai tình nguyện xuống Trần trước. Trong mỗi kiếp Ngài phải cố gắng luyện tập cho được một vài đức tánh theo luật Trời đã qui định. Ngài đi đầu thai kiếp nầy rồi kiếp kia liền không nghỉ ngơi như người thường. Không biết chắc chắn Ngài đã đầu thai bao nhiêu lần [[29]], song có điều mà ta có thể quả quyết được là Ngài phải chịu muôn vàn khổ hạnh mới chặt đứt được những dây chướng ngại dựng lên trong khi Ngài bước lần tới cửa của cõi Đại Niết Bàn. Ngài đã đoạt được mục đích, Ngài đã làm một vị Phật của giống dân thứ tư. Như Ngài mới thật là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.

 

TRƯỜNG HỢP CỦA ĐỨC PHẬT NHƯ LAI

KHÁC HẲN VỚI CÁC VỊ PHẬT ĐỜI TRƯỚC.

Có một điều tưởng người học đạo nên biết là trường hợp của Đức Như Lai khác hẳn với chư Phật đời quá khứ, có lẽ cả chư Phật đời vị lai nữa.

Theo lẽ thường thì tất cả những công việc của một vị Phật làm đều được toàn thiện và một khi thành Phật rồi thì không còn trở lại trần ai. Nhưng trường hợp của Đức Như Lai thì có khác. Chẳng rõ vì nguyên do nào mà Ngài lại có đủ ngày giờ để hoàn thành vài điểm trong công việc quá nặng nhọc của Ngài. Có lẽ tại những sự cố gắng của Ngài trong nhiều thế kỷ vừa qua, lúc Ngài tu luyện để xứng đáng với nhiệm vụ cao cả sao nầy.

Thế nên Ngài tự nguyện để dính dấp một chút với cõi Trần đặng khi Đức Bồ Tát có việc cấp bách cầu khẩn Ngài thì Ngài xuống dạy bảo và giúp đỡ.

Mỗi năm đúng ngày lễ Huê Sắc (Vesak), Ngài giáng phàm một lần đặng ban ân huệ cho chúng sanh.

 

LỄ HUÊ SẮC LÀ LỄ CHI?

Theo kinh Phật phái Nam tôn hay là Tiểu thừa thì:

1. Đức Bồ Tát giáng sanh nhằm ngày trăng tròn tháng Huê sắc (Vesak) bên Thiên trước. Tháng nầy thường đối chiếu với tháng năm dương lịch (moi de Mai) và tháng tư âm lịch (nhằm năm trước nhuần thì tháng ba năm sau). [[30]]

2. Ba mươi lăm năm sau (29 tuổi xuất gia, 6 năm tu luyện), Ngài đắc đạo làm một vị Phật cũng nhằm ngày trăng tròn tháng Huê sắc.

3. Sau 45 năm truyền đạo, Ngài bỏ xác phàm và nhập vào cõi Đại Niết Bàn cũng nhằm ngày trăng tròn tháng Huê sắc. Lúc đó Ngài được 80 tuổi.

Thế nên tới ngày trăng tròn tháng Huê sắc thì tín đồ Phật giáo phái Nam tôn, nhứt là tại Tích Lan và Tây Tạng làm một lễ rất lớn để kỷ niệm ba việc tối quan trọng trong đời sống tại thế của Đức Thích Ca Mâu Ni:

1. Ngày Đức Bồ Tát giáng trần.

2. Ngày Đức Bồ Tát chứng quả vị Phật.

3. Ngày Đức Phật nhập Niết Bàn.

Các bạn nào có đọc tạp chí La Pensée Bouddhique đều thấy mỗi năm các hàng Phật tử Âu Châu đều có tổ chức lễ Huê sắc vào ngày trăng tròn tháng năm dương lịch.

 

NGÀY LỄ HUÊ SẮC LÀ NGÀY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN LOẠI

Ngoài đời không một ai biết rằng lễ Huê sắc là ngày hạnh phúc nhất của nhơn loại, vì giờ trăng tròn ngày đó Phật lìa cõi Đại Niết Bàn xuống trần thế, hiện ra đặng ban ân huệ cho hai ngàn sáu trăm rưỡi triệu linh hồn trên địa cầu nầy. (thời điểm năm 1963).

 

ÂN HUỆ CỦA PHẬT BAN LÀ CÁI CHI?

Trên hai cõi Đại Niết Bàn và Tối Đại Niết Bàn có những thần lực sức mạnh phi thường và rung động hết sức mau lẹ, trí con người không tưởng tượng nổi vì chúng nó vượt qua tầm hiểu biết của chúng ta xa không biết ngần nào mà kể. Nếu chúng nó đi ngang qua mình chúng ta thì chúng ta không cảm biết và cũng không rõ chúng nó từ đâu đến, mặc dầu chúng ta tiến hóa tới bực nào. Chúng nó không có ích lợi cho chúng ta chút nào cả.

Nhưng tu hành tới bực Phật thì thần thông rộng lớn, đạo pháp cao cường, Ngài có quyền năng biến đổi chúng nó ra rồi đem xuống cõi Trần ban rải cho chúng sinh. Thần lực nầy không khác nào nước gặp vận hà thì chảy đi; nó thêm sức lực cho chúng ta và làm cho tâm hồn của chúng ta được yên tịnh trong một thời gian.

Tôi xin lấy thí dụ nầy đặng giải nghĩa mới rành rẽ hơn. Thần lực ở hai cõi Tối Đại Niết Bàn và cõi Đại Niết Bàn giống như một luồng điện cả tỷ tỷ volts. Một luồng điện mạnh như thế vô mình ta thì thân thể ta sẽ tan ra tro bụi tức tốc. Nhưng phép thần thông của Phật là một cái máy biến điện, nó biến luồng điện nầy ra một thứ điện không mạnh quá, không yếu quá, nó chỉ vừa với sức con người. Khi nó vô mình chúng ta thì nó đã không phá hoại cơ thể mà lại còn thêm sức cho các tế bào làm cho chúng ta vui vẻ, phấn chấn và hăng hái làm những việc lành.

 

LỄ A SA LA (ASALA)

Ngoài cuộc lễ Huê sắc còn một cuộc lễ khác nữa mà ít ai nghe nói tới vì nó cử hành tại cung của Đức Di Lạc Bồ Tát và không có tánh cách công khai như lễ Huê sắc. Đây cũng là một dịp để cho nhân viên trong Quần Tiên Hội chánh thức gặp nhau mỗi năm một lần nữa. Lễ nầy là lễ A SA LA, chạy nhằm giờ trăng tròn của tháng A sa la (tháng bảy dương lịch) để kỷ niệm ngày Phật thuyết pháp lần đầu tiên gọi là Chuyển Pháp Luân tại Sạt na (Sarnath) gần Bê na rết (Bénarès), giải về Tứ Diệu Đế và đạo Bát Chánh.

Quí bạn muốn biết nhiều về hai lễ này xin đọc đoạn “La Sagesse dans les Triangles” trong cuốn “Les Maitres et le Sentier” của Đức Leadbeater hoặc bản dịch là cuốn “Đức Phật hiện”. Tôi tưởng cũng phải nói vài lời về vấn đề sau đây: Có phải Đức Phật lập một đạo mới gọi là Phật giáo hay không?

Các nhà Huyền bí học đều biết rằng Đức Phật không muốn lập một tôn giáo mới. Ngài chỉ có ý muốn cải cách Ấn Độ giáo mà thôi. Tại sao thế? Bởi vì hồi còn ở ngôi vị Bồ Tát lấy tên Vyasa, Ngài lập ra Ấn Độ giáo đã mấy chục ngàn năm rồi. Thời gian qua, lòng tham dục của con người càng này càng tăng, chơn lý bị phai mờ lần. Người ta lợi dụng đạo đức để mưu hạnh phúc cá nhân, chớ không phải đem chơn lý ra giảng dạy đặng cứu vớt con người ra khỏi bể trầm luân khổ ải. Ấn Độ giáo đã mất cái tinh hoa của nó rồi bây giờ chỉ còn cái hình thức bên ngoài khá tốt đẹp là cái áo choàng trắng tượng trưng lòng thanh bạch và ba sợi dây cột lưng biểu hiệu cho tư tưởng trong sạch, lời nói trong sạch, việc làm trong sạch mà thôi. Đức Phật mới nghĩ ra một phương pháp mới mẽ gọi là con đường trung đạo, ở chính giữa những sự khổ hạnh và thói xa hoa phóng túng. Ấy là đạo Bát Chánh, ai ai cũng có thể noi theo đó mà đi tới cửa cõi Niết Bàn.

Những lời của Phật dạy đều có ở trong những cuốn kinh Upanishads của Ấn Độ giáo. Ấy là chơn lý ẩn dưới những hình thức mới. Nhưng ai muốn tin sao cũng được.

 

ĐỨC BỒ TÁT [[31]]

(LE BODHISATVA, JASAT GOUROU, CHRIST, INSTRUCTEUR DU MONDE)

Như chúng ta đã biết, mỗi giống dân chánh đều phải có một vị Bồ Tát, mặc dầu trình độ tiến hóa của nó thấp thỏi đến đâu.

Ngài chưởng quản Cung thứ nhì ở mấy cõi dưới. Ngài là Đức Chưởng Giáo cầm quyền dạy dỗ các hạng Thiên thần, Tiên Thánh và con người. Chính Ngài lập những tôn giáo mới ở dưới trần thế tùy theo trình độ tiến hóa, tánh tình, phong tục và sự nhu cầu của mỗi sắc dân. Có khi Ngài cũng sai một vị Chơn Sư thay mặt cho Ngài.

Tôn giáo nầy khác với tôn giáo kia chỉ tại cách trình bày chơn lý mà thôi. Những tôn giáo là những tấm kiếng màu của một lồng đèn mà ánh sáng bên trong là Chơn lý. Thế nên mới có câu tục ngữ: Vin vieux dans outres neuves (rượu cũ ở trong những hủ da mới).

Đức Di Lạc Bồ Tát đã giáng phàm hai lần: lần thứ nhứt, 2.400 năm trước lấy tên là Chúa Hài Đồng Krishna, múa với các nữ mục đồng Gopy bên Ấn Độ. Lần thứ nhì, Ngài mượn xác Đức Jésus, người ta kính xưng Ngài là Jésus Christ. Luôn luôn Ngài nhấn mạnh về giá trị cá nhân và sự hy sinh của bản ngã. Bảy trăm năm nữa, sau khi Giống dân chánh thứ sáu sanh ra, Ngài sẽ giao quyền Bồ Tát lại cho Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhì rồi Ngài sẽ làm một vị Phật, thế cho Đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni. Còn Đức Như Lai không rõ Ngài sẽ về cõi nào nữa, vì Ngài có quyền đổi qua Cung thứ nhứt và tu luyện đặng làm một vị Ngọc Đế (Le Seigneur du Monde).

 

ĐỨC VĂN MINH ĐẠI ĐẾ

(LE MAHA CHOHAN)

Ta biết rằng Đức Thái Dương Thượng Đế chia làm ba ngôi, thế nên sự cai trị quả Địa Cầu chúng ta cũng chia làm ba lãnh vực lớn dưới quyền điều khiển của ba Đấng Chí Tôn. Ba vị nầy không phải chỉ là phản ánh của Đức Thái Dương Thượng Đế thôi, mà thật sự là Sự Biểu Hiện của Ngài. Ba Đấng Chí Tôn nầy là:

1.- Đức Ngọc Đế,

2.- Đức Phật Đạo Đức và

3.- Đức Văn Minh Đại Đế.

Đức Ngọc Đế nhập làm một với Ngôi Thứ Nhứt, Đức Chúa Cha tại cõi Tối Đại Niết Bàn.

Ngài là hiện thân Ý Chí của Đức Thái Dương Thượng Đế tại cõi Trần.

Đức Phật Đạo Đức nhập làm một với Ngôi Thứ Nhì, Đức Chúa Con tại cõi Đại Niết Bàn. Ngài ban rải sự Minh Triết Thiêng Liêng cho nhơn loại.

Đức Văn Minh Đại Đế nhập làm một với Ngôi Thứ Ba, Đức Chúa Thánh Thần tại cõi Niết Bàn. Ngài điều khiển sự hoạt động Thiêng liêng. Ngài là cánh tay của Đức Thái Dương Thượng Đế làm công việc của Ngài tại cõi Trần.

Đức Ngọc Đế chủ tể lãnh vực thứ nhứt tức là Cung thứ nhứt.

Đức Phật Đạo Đức chủ tể lãnh vực thứ nhì tức là Cung thứ nhì.

Đức Văn Minh Đại Đế chủ tể lãnh vực thứ ba gồm năm Cung: Cung thứ ba, Cung thứ tư, Cung thứ năm, Cung thứ sáu và Cung thứ bảy.

Công việc của Đức Ngọc Đế chỉ xuống tới cõi Niết Bàn mà thôi, còn công việc của Đức Phật Đạo Đức chỉ xuống tới cõi Bồ Đề, chớ không xuống dưới mấy cõi thấp được. Nhưng nếu không có công việc của hai Đấng Chí Tôn nầy ở mấy cõi cao thì công việc ở mấy cõi dưới không thể thi hành được. Thế nên hai Đấng Chí Tôn có hai đại diện ở mấy cõi dưới. Đại diện của Đức Ngọc Đế là Đức Bàn Cổ. Đại diện của Đức Phật Đạo Đức là Đức Bồ Tát. Đức Bồ Tát cũng nhập làm một với Ngôi thứ nhì vì Ngài thay mặt cho Ngôi thứ nhì tại cõi Trần.

 

 

(xin xem hình tam giác tượng trưng dưới đây)

 

 

Người ta thí dụ:

Đức Bàn Cổ là đầu óc, Đức Bồ Tát là trái tim, còn Đức Văn Minh Đại Đế là bàn tay có năm ngón của Con Người Thiêng Liêng.

Ba Ngôi điều khiển quyền lực của Đức Thái Dương Thượng Đế tại cõi Trần. Đức Văn Minh Đại Đế dùng thần lực để thúc đẩy nhơn loại tiến theo con dường đã vạch sẵn. Ngài coi sóc sự văn minh tiến bộ của con người. Đối với Ngài thì tương lai của nhơn loại là cuốn sách giở ra để trước mặt Ngài.

Thuở xưa, mỗi vị Đế Quân, từ Cung thứ ba tới Cung thứ bảy, thay phiên nhau lên lãnh ngôi vị Văn Minh Đại Đế sau khi được bảy lần điểm đạo.

Mới đây có sự thay đổi, có một vị Văn Minh Đại Đế khác hơn năm vị Đế Quân của năm Cung.

 

BẢY VỊ ĐẾ QUÂN

Bảy vị Đế Quân coi sóc bảy Cung:

            Cung thứ nhứt là Cung hành chánh.

            Cung thứ nhì là Cung Đạo Đức và Giáo Dục.

            Cung thứ ba là Cung Thích Nghi và Đồng Hóa, coi về Chiêm Tinh Học. Nó đúng với câu của Ông Thánh Phao Lồ (Saint Paul): “Tất cả mọi vật cho tất cả mọi người” (Toutes choses pour tous les hommes).

            Cung thứ thứ tư là Cung Điều Hòa và Mỹ Lệ – Cung Mỹ thuật.

            Cung thứ năm là Cung của những sự Quan Sát tỉ mỉ – Cung Khoa Học.

            Cung thứ sáu là Cung Sùng Đạo.

            Cung thứ bảy là Cung Pháp Môn.

Mỗi Cung còn chia ra bảy chi. Bảy cung có 49 chi.

Theo Thông Thiên Học thì:

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhứt là Đức Morya.

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhì là Đức Kout Houmi.

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ ba là Đức Vénitien.

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ tư là Đức Sérapis.

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ năm là Đức Hilarion.

Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ sáu là Đức Jésus.

Đức Đế Quân chưởng Quản Cung thứ bảy là Đức Comte Saint Germain.

Xin quí bạn chủ ý điều nầy: có nhiều vị được sáu lần hay là bảy lần điểm đạo ngang hàng với các vị Đế Quân, các vị Bồ Tát, các vị Bàn Cổ và các vị Văn Minh Đại Đế, nhưng không lãnh một chức chi ở Thiên Đình vì các Ngài có nhiệm vụ khác.

NHỮNG VỊ CHƠN TIÊN 

Dưới những vị Đế Quân là những vị Chơn Tiên được năm lần điểm đạo. Ấn Độ giáo gọi là Jivanmukta, những vị đã được giải thoát, còn Phật giáo gọi là A SƠ CA (ASEKA). A sơ ca có nghĩa là không còn làm đệ tử. Chơn Tiên trọn sáng, trọn lành, không còn học hỏi cái chi trong Dãy hành tinh nầy nữa. Có vị giúp việc trong bảy Cung, có vị về cõi khác. 

BẢY ĐƯỜNG TIẾN HÓA TRƯỚC MẶT CHƠN TIÊN.

Một khi đã được năm lần điểm đạo thì con người đã thành một vị Siêu Phàm.

Trước mặt vị Chơn Tiên có bảy đường tiến hóa khác nhau, vị Chơn Tiên có quyền chọn lựa đường nào hạp với mình.

Bảy đường đó là:

             1. Ở lại Quả Địa Cầu, lãnh một nhiệm vụ trong Quần Tiên Hội.

             2. Hoặc nhập vào Niết Bàn, mấy triệu năm sau làm một vị Thượng Đế giáng phàm (Avatar) ở một vũ trụ khác; gọi là mặc áo Dharmakaya.

            3. Hoặc nhập vào Niết Bàn và ở vào một trạng thái Thiêng Liêng; gọi là mặc áo gọi Shambhogakaya, chúng ta không hiểu là thế nào.

            4. Hoặc vào hạng Nirmanakaya, sanh ra những thần lực cho Quần Tiên Hội dùng.

            5. Hoặc vào đường tiến hóa của các hạng Thiên thần.

            6. Hoặc lo lập Dãy hành tinh thứ năm, thế cho Dãy Trái Đất.

        7. Hoặc vào bộ Tham mưu của Đức Thượng Đế, đem chỉ thị của Ngài khắp mười Dãy hành tinh.

 

BỐN HẠNG ĐỆ TỬ

Dưới Chơn Tiên là bốn hạng đệ tử được từ một lần đến bốn lần điểm đạo.

      1. Vị đệ tử được bốn lần điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Paramahamsa, Phật giáo gọi là Arhat (La Hán).

      2. Vị đệ tử được ba lần điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Hamsa, Phật giáo gọi là Anagamin. ( A na hàm )

      3. Vị đệ tử được hai lần điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Koutichaka, người đã dựng một cái lều, Phật giáo gọi là Sakridagamin – Tư đà hàm.

     4. Vị đệ tử được một lần điểm đạo, Ấn Độ giáo gọi là Parivrajaka; người không có chỗ ở nhất định (l’homme qui n’a pas de demeure fixe) – vô trú – người đi ta bà (l’homme errant), Phật giáo gọi là Shrotâpatti – Tu đà huờn.

Danh từ tuy khác nhau nhưng chúng nó vẫn chỉ những cấp bực in như nhau bởi vì thí sanh phải có những đức tánh của luật Trời qui định cho cấp bực nào mới được vào cấp bực đó. Trên Thiên Đình không bao giờ có sự thiên vị cho một ai cả. Xin nhắc lại thí sanh phải trải qua một cuộc thi gồm đủ tài và đức. Thi đậu mới được điểm đạo.

Ngôi thứ của Quần Tiên Hội đã chấm dứt. Vậy thì sự tiến hóa có dứt đoạn không? Không, vì ngoài các đệ tử được điểm đạo còn có ba hạng đệ tử chưa được điểm đạo.

BA HẠNG ĐỆ TỬ CHƯA ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO

1. Trước nhứt là con của Thầy (Fils du Maître). Vị nầy sẽ được điểm đạo trong một thời gian sau đó.

2. Kế đó là những vị đệ tử thiệt thọ (Élèvres acceptés).

3. Thứ ba là những vị đệ tử nhập môn (Élèvres en probation).

CON NGƯỜI CÓ LÝ TƯỞNG

(Idéalistes)

Muốn được Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử nhập môn thì con người phải là một người có lý tưởng và sống đúng với lý tưởng của mình, tức là có đủ bốn đức tánh:

a)   Phân biện

b)   Đoạn tuyệt,

c)   Hạnh kiểm tốt

d)   Lòng từ ái.

Điều hay hơn hết là quí bạn nên đọc trước nhứt là quyển “Con đường của người đệ tử” (le sentier du disciple), đoạn ba: con đường nhập môn. Bốn bực điểm đạo, rồi kế tiếp là những cuốn sau đây:

1. Trước thềm thánh điện (vers le Temple).

2. Đời sống huyền bí của con người (La vie occulte de l’homme).

3. Giảng lý Dưới Chơn Thầy (Commentaires sur aux pieds du Maitre).

4. Giảng lý Tiếng Nói Vô Thinh (Commentaires sur la voie du Silence).

5. Giảng lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo (Commentaires sur la Lumière sur le Sentier).

Sáu cuốn nầy cũng đủ để giúp quí bạn có một quan niệm chính chắn về đường đạo và những đức tánh cần thiết cho người đệ tử và vì sao nên sớm bước vào cửa đạo.

 

SỰ THAY ĐỔI NGÔI VỊ TRONG QUẦN TIÊN HỘI.

Tôi cũng phải nói về sự thay đổi ngôi vị trong Quần Tiên Hội, quí bạn mới thấy bất cứ ở đâu đâu cũng có sự tiến hóa.

Theo luật Trời thì mỗi giống dân phải có một vị Bàn Cổ, một vị Bồ Tát, một vị Văn Minh Đại Đế. Bảy vị Đế Quân và một số vị Chơn Tiên phụ trách với bảy vị Đế Quân trong bảy Cung.

Khi một giống dân chánh nào gần tàn rồi thì:

- Đức Bàn Cổ lên làm một vị Độc Giác Phật, được tám lần điểm đạo.

- Đức Bồ Tát lên làm một vị Phật Đạo Đức, được tám lần điểm đạo.

- Đức Văn Minh Đại Đế muốn làm một vị Phật Đạo Đức phải đổi qua Cung thứ nhì.

Muốn làm một vị Độc Giác Phật thì phải đổi qua Cung thứ nhứt. Cái đó tùy nơi Ngài.

       - Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhứt lên kế vị cho Đức Bàn Cổ và được bảy lần điểm đạo. Ngài coi sóc sự sanh hóa giống dân chánh kế đó.

       - Đức Đế Quân chưởng quản Cung thứ nhì lên kế vị cho Đức Bồ Tát và được bảy lần điểm đạo. Ngài là giáo chủ của giống dân chánh kế đó.

       - Một trong năm vị còn lại lên lãnh chức Văn Minh Đại Đế cũng được bảy lần điểm đạo. Còn lại bốn vị cũng được bảy lần điểm đạo song có nhiệm vụ khác.

       - Trong số các vị Chơn Tiên được sáu lần điểm đạo có bảy vị lên lãnh chức Đế Quân, coi sóc bảy Cung. Còn những vị khác được sáu lần điểm đạo rồi thì có những nhiệm vụ khác. Trong Thái dương hệ có không biết bao nhiêu công việc khác nhau. Nói tóm lại, trên quả Địa Cầu của chúng ta trong Quần Tiên Hội phải có:

- Ba Đức Ngọc Đế.

- Bảy vị Độc Giác Phật,

- Bảy vị Phật Đạo Đức,

- Bảy vị Bàn Cổ,

- Bảy vị Bồ Tát,

- Bảy vị Văn Minh Đại Đế,

- Bốn mươi chín vị Đế Quân.

Còn số vị Chơn Tiên - không nhứt định là bao nhiêu – nhơn viên trong Quần Tiên Hội lo thi hành Thiên cơ và dìu dắt chúng sanh đến mức độ mà Đức Thượng Đế đã định sẵn cho họ tại quả Địa Cầu nầy trước khi họ rời bỏ nó đặng qua bầu hành tinh thứ năm là bầu Thủy Tinh (Mercure).

Tới đây mới hết phần đầu của cuốn “Đời sống huyền bí của Thái dương hệ”. Một phần lớn của những sự khó khăn đã được giải quyết rồi. Muốn đầy đủ thì phải nói về sự Sanh hóa các giống dân, luật Nhân quả, Luân hồi và Hy sinh.

Bốn vấn đề nầy tôi có giải sơ lược trong hai quyển Luân Hồi và Nhân Quả của tôi xuất bản từ năm 1929 - 1930 và những bài đăng trong Đạo Học tạp chí. Thế nên tôi xin ngưng nơi đây, có dịp sẽ bàn thêm.

Phải tiến đến trình độ siêu việt là học hỏi bằng cách quan sát trực tiếp những hiện tượng của Trời Đất với những năng khiếu Thiêng liêng thì mới kiểm nhận được những lời của Chơn Sư chỉ bảo. Thế nên mỗi người phải tự kiểm nghiệm lấy mình thì đức tin mới vững chắc và tránh được cái thảm họa mê tín và dị đoan.

Tôi chỉ trình bày những điều tôi đã học hỏi, huynh có quyền tự do, tin hay không tin, chấp nhận hay không chấp nhận, hoặc xét đoán cách nào cũng được. Nhưng Lành thay Chơn Lý: hữu phước cho những ai tấm lòng được trong sạch. Họ sẽ thấy Đức Thượng Đế.

H Ế T


[[1]] Trong cuốn “Khảo-cứu về Tâm-thức” (Etude sur la conscience) của bà A. Besant trương 8, 3edition thì nói như thế. Nhưng trong cuốn “Le rapport de l’homme à Dieu” của A. Schwarz ở lược đồ trương 38 lại để:

SIVA - SAT – EXISTENCE

VISHNOU – ANANDA – BEATITUDE – AMOUR

         BRAHMA - CHIT – INTELLIGENCE – SAGESSE - CREATRICE.

[[2]] Ấy là không gian mà ta thấy đây, nó chứa đựng sông thiên hà và tất cả những ngôi tinh tú.

[[3]] Bằng chứng là trong cuốn “Vạn vật đều Luân Hồi”, trương 21 (La réincarnation universelle) Ông Charles de Saint Savin nói rằng: “Tất cả Thái dương hệ của chúng ta đều chuyển hướng về tinh cầu Wega với tốc độ là 20 cây số/giây hay là 72.000 cây số/giờ. (Le système solaire tout entier se déplace vers Wega à 20km/seconde ou 72.000/heure)”.

[[4]] Cũng gọi là Chi

[[5]] Khi mỗi giống dân sanh ra, Tiên Thánh lâm phàm nhiều lần dạy dỗ con người cách mở mang trí hóa và đào luyện tánh tình tức là ăn ở làm sao cho thuận với lòng trời. Nhưng ít ai nghe theo.

[[6]] Trong 14 điều Tín ngưỡng căn bản của Phật Giáo.

[[7]] Đại Kiếp của Thái dương hệ (Manvantara d’un système solaire)

[[8]] Manvantara: période entre 2 Manous. Theo nghĩa chánh của nó là: khoảng thời gian giữa hai vị Bàn Cổ.

[[9]] Đại Kiếp của Vũ trụ (Manvantara cosmique)

[[10]] Sự Luân Hồi của Trời Đất (Réincarnation universelle)

[[11]] Từ những vị Thái dương Thượng Đế cho tới con người.

[[12]] Arcturus (Bouvier)

[[13]] Aldébaran (Taureau)

[[14]] Baleine (Mira Ceti)

[[15]] Bételgeuse (Orion).

[[16]] Thuở xưa người ta định nghĩa essence monadique như vầy:

Khi Sự Sống của Ngôi thứ Nhì đi xuống từ cõi và nó chỉ lấy chất nguyên tử căn bản của mỗi cõi đặng làm một lớp bao mình mà thôi, thì người ta gọi nó là essence monadique (Tiên thiên Tinh chất). Nếu sau đó, essence monadique lấy thêm chất phân tử đặng bao mình nữa thì người ta gọi nó là Essence élémentale.

“Quand la seconde vague de vie, la Monade de la forme, dans sa descente de plan en plan, se revêt seulement de la matière atomique de chaque plan, on l’apelle essence monadique mais quand ensuite, elle ramasse autour d’elle-même de la matière moléculaire elle est appelée essence élémentale”. . 
(Le rapport de l’homme à Dieu par Schewartz – Extrait du Théosophist numéros de Décembre 1899 et Janvier 1900 – page 13).

Vì vậy nên mới có mấy chữ: “essence monadique physique, essence monadique astrale” trong cuốn Khảo cứu về tâm thức” (Etude sur la conscience) của Bà A. Besant.

Vậy khi quí bạn đọc đến chữ essence monadique thì phải tùy theo chỗ dùng nó mà hiểu, không thì sẽ lầm ngay.

[[17]] Từ lúc con thú thoát ly gia đình nó cho tới khi có Thượng Trí, nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn.

[[18]] Xin xem quyển Con Người Hữu Hình và Vô Hình (L’homme visible et invisible) của Đức Leadbeater.

[[19]] Tôi nói “dính” đặng quí bạn độc giả dễ hiểu, nếu cắt nghĩa theo danh từ chuyên môn thì rất khó khăn.

[[20]] Ta cũng nên biết rằng nếu kiếp nầy ta mở được luồng hỏa rồi thì kiếp sau ta mở luồng hỏa lại dễ dàng.

[[21]] Tiếng Pháp gọi là orgueil satanique. Không biết phải dịch làm sao cho đúng với nghĩa của nó.

[[22]] Chúng ta có thể nói rằng: Mặt trời và tất cả những hành tinh hữu hình với những hộ tinh của chúng là xác thân của Đức Thái Dương Thượng Đế. Tất cả những cõi Trung giới và những bầu hành tinh làm bằng chất Thanh khí là cái vía của Đức Thái Dương Thượng Đế. Tất cả những cõi Hạ thiên và những bầu hành tinh làm bằng chất Thượng Thanh khí thấp là Hạ trí của Đức Thái Dương Thượng Đế vân vân. . .

[[23]] Số ước chừng lúc viết cuốn sách nầy.

[[24]] Con người có thể làm nghịch với Cơ Trời trong một thời gian, nhưng chung cuộc cũng phải bó tay trước định luật Nghiệp quả.

[[25]] Ngọc ấn dưới phàm trần vốn của người đã biết đạo bày ra, bắt chước theo cây Pháp lịnh nầy.

[[26]] Xin xem cuốn Những chuyện thần quyền và thần bí trong đạo Phật của tôi.

[[27]] Trước khi được điểm đạo phải qua một cuộc thi gồm đủ tài và đức một lượt, phải tỏ ra mình đủ khả năng để đảm đương nhiệm vụ sẽ được giao phó cho mình.

[[28]] Xin xem Những chuyện thần quyền và thần bí trong đạo Phật.

[[29]] Túc sanh truyện thuật 550 kiếp của Ngài là nói bóng dáng về sự tiến hóa hình dạng và sự tiến hóa của tâm linh.

[[30]] Nói cho đúng, Đức Phật hiện ra đúng giờ trăng tròn của tháng Huê sắc, đối chiếu với tháng năm dương lịch (moi de Mai). Giờ trăng tròn tính theo giờ của Thiên văn đài Greenwich của Anh. Giờ Greenwich khác với giờ Việt Nam thuở xưa là 7 giờ, còn ngày nay thì 8 giờ. Thí dụ năm 1963, giờ trăng tròn tháng Mai theo Thiên văn đài Greenwich là 5 giờ  24’ chiều ngày 8 Mai, tức là 13 giờ 24’; bên Anh, còn bên Việt Nam mình thì 5g24 + 8g: 13g24’ tức là 1g24’ khuya ngày 8 rạng mặt ngày 9 Mai 1963.

[[31]] Luôn luôn chúng tôi dùng chữ “Bồ Tát” theo nghĩa Đấng Chí Tôn được bảy lần điểm đạo, Giáo chủ của thần tiên, chớ không phải theo nghĩa Bồ Tát của người thường dùng.

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS