|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
KỶ NIỆM SINH NHẬT THỨ 55
CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC
(The Fifty-fifth Anniversary of the Theosophical Society)
|
|
Diễn văn của bà Hội trưởng tại Đại hội Thông Thiên học, Benares.
Tháng 12, năm 1930
Bài đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, tháng 4, năm 1931.
Thưa các Huynh đệ,
Tôi lại hân hạnh có dịp đón tiếp các bạn ở đây nhân dịp kỷ niệm 55 ngày ra đời của Hội Thông Thiên Học, và bây giờ cũng như thường lệ tôi xin yêu cầu các bạn, những người tin tưởng vào các Chơn sư, hăy cùng với tôi dâng lời thỉnh nguyện hàng năm lên những Đấng mà nhiều người trong chúng ta tin tưởng đang Chỉ đạo chúng ta, dẫn dắt chúng ta từ điều không thực tới Thực tại, từ bóng tối tới Ánh sáng, từ sự chết tới sự Bất tử. “Cầu xin các Đấng là hiện thân của T́nh thương Bất diệt, hăy ban phước và che chở cho Hội lập nên để thi hành Ư chí của các Ngài trên Trần thế; Cầu xin các Ngài hăy dùng Quyền năng của ḿnh để che chở cho Hội; dùng Minh triết của ḿnh để gợi linh hứng cho Hội, và dùng Hoạt động của ḿnh để cấp năng lượng cho Hội”.
Thưa các Huynh đệ, tôi đang làm một điều ǵ đó mang tính cách tân ngày hôm nay đối với bài diễn từ của bà Hội trưởng. Tất cả các bạn đều biết rằng bài diễn từ này sẽ được in ra và các bạn ắt có cơ hội đọc thấy nó trong phần Phúc tŕnh.
V́ vậy tôi thiết tưởng, ắt hữu ích hơn cho phong trào của chúng ta nếu tôi nói với các bạn về một vấn đề có tầm quan trọng sống c̣n - theo một nghĩa nào đó là hai vấn đề kết hợp mật thiết thành một. Một là vấn đề mối quan hệ của các Đấng mà ta gọi là “Chơn sư” với nhiều hội viên Hội Thông Thiên Học. C̣n vấn đề kia là: Liệu ta nên gọi các Ngài ra sao trong sinh hoạt hàng ngày của ḿnh, trong công việc thông thường của ḿnh, trong thế giới của ḿnh và cái thế giới này có đủ thứ vấn đề gây sức ép mạnh mẽ lên sự chú ư của những người đang hoạt động trong đó? Trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta các Chơn sư có quan hệ với ta ra sao? Liệu ta có nên cố gắng giữ cái sự kiện là các Ngài tồn tại, bản chất của một phần nhỏ công việc của các Ngài mà chúng ta biết trong một chừng mực nào đấy. Ta kính nhi viễn chi các Ngài đối với sinh hoạt b́nh thường của ḿnh; v́ nhiều người e rằng đó là một tín ngưỡng mà ḿnh không thể kiểm chứng được, có khuynh hướng chỉ là h́nh thức và sau một thời gian thậm chí c̣n hơi hơi mê tín dị đoan nữa? Liệu chúng ta có nên đưa các Ngài ra tận tiền tuyến trong Phong trào của chúng ta, coi các Ngài thực tế là điều mà chính các Ngài tự xưng - đó là các Huynh trưởng của ta?
Thế mà đấy là một vấn đề dĩ nhiên có ảnh hưởng mật thiết tới sinh hoạt nội giới của mỗi người trong chúng ta, và v́ vậy đó là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta phải tự ḿnh quyết định. Chẳng ai có quyền bảo cho người khác khi phải suy nghĩ sao về các Đấng toàn bích của Nhân loại, các trái chín đầu mùa của cơ tiến hóa nhân loại.
Không ai có quyền bảo cho chúng ta đường lối để cho ta cố gắng tiến gần tới các Ngài, cũng chẳng có quyền làm nhụt chí toan tính đưa các Ngài vào trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Dĩ nhiên có một nguy cơ nào đấy là người ta có thể thốt ra những phát biểu vô tư lự và vô ư vô tứ liên quan tới các Ngài, những suy đoán có thể làm cho một số chúng ta choáng váng và cũng có thể có nguy cơ khác nữa là phán đoán các Ngài theo tiêu chuẩn phán đoán của chính chúng ta, bất chấp một lời khuyên lành mạnh dành cho các hội viên Hội Thông Thiên Học ngay từ đầu khi một trong các Chơn sư bảo rằng : “Các con phải ra khỏi thế giới của các con để nhập vào thế giới của Chúng tôi”. Tôi thiết tưởng đây là một điều cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Chơn sư không áp đặt bản thân Ngài lên bất cứ ai; có thể nói Chơn sư không
gây sức ép lên chúng ta, không t́m cách len lỏi vào sinh hoạt nội tâm của
ta. Địa vị của các Ngài đối với ta có vẻ rất giống như bức tranh mà các bạn
biết rơ của Holman Hunt, trong đó người ta biểu diễn Đấng Ki Tô gơ vào một
cánh cửa khép kín và truyền đạt ư tưởng qua phát biểu của Ngài: “Xem này! Ta
đứng trước cửa và gơ cửa”. Thế rồi Ngài tiếp tục: “Nếu có bất cứ ai mở cửa
th́ ta sẽ bước vào”. Đó là một phát biểu về một sự thật trong cuộc đời này;
Chơn sư chẳng bao giờ áp đặt thẩm quyền lên bất cứ ai, cũng chẳng bao giờ
bác bỏ kẻ nào thật sự muốn t́m các Ngài qua bất cứ con đường nào mà y tiến
gần tới Ngài, nếu động cơ thúc đẩy y trên hết là ḷng ham muốn phụng sự
người khác được tốt hơn. Đôi khi chúng ta có khuynh hướng quên - khi ta nói
tới việc phụng sự Chơn sư - rằng xét về các Ngài th́ các Ngài không cần bất
cứ sự phụng sự nào mà ta thực hiện. Quả thật là các Ngài giúp đỡ chúng ta
hơn là chúng ta trợ giúp các Ngài. Đối với các Ngài th́ cũng đủ rồi nếu do
cuộc sống thanh khiết, do ḷng sùng tín mănh liệt và không nao núng, chúng
ta ra sức sinh hoạt hàng ngày - không đâu, hằng giờ - như thế các Ngài đang
có mặt. Đó chắc chắn là việc phụng sự duy nhất mà chúng ta có thể dâng lên
các Ngài, bởi v́ bằng cách ấy chúng ta có thể hi vọng trở thành những phương
tiện dẫn truyền ảnh hưởng có ích lợi của các Ngài tới cho những người mà
chúng ta tiếp xúc.
Thế rồi có nhiều hội viên v́ ḷng khiêm tốn được đặt không đúng chỗ, co rút
lại không ra sức phụng sự các Ngài bởi v́ dường như ta chỉ có thể làm rất ít
cho các Ngài. Nhưng việc tiếp cận các Ngài mở ra cho chính chúng ta vô vàn
khả năng giống như một ngọn đèn được đặt ở chỗ tối, giống như một bàn tay
mạnh mẽ của người bạn nắm lấy bàn tay ta trong lúc hiểm nguy, mang lại cho
ta sự an b́nh và thanh thản, vốn khiến cho ta không thờ ơ với những đau khổ
của thế gian, mà là khiến cho ta tràn đầy tâm huyết giúp đỡ theo những
phương cách tốt nhất có thể được. Các Ngài sẵn ḷng là Huynh trưởng của
chúng ta; liệu chúng ta có bác bỏ cái sự trợ giúp được hiến cho chúng ta với
nhiều ân huệ như vậy chăng?
Hoàn toàn đúng là động cơ thúc đẩy của một số người không thể đặc biệt vị
tha qua mong muốn tiếp xúc với các Chơn sư. Nhưng cho dẫu như vậy th́ chính
cái sự tiếp xúc đó cũng khiến cho con người được giúp đỡ bằng cách đẩy nhanh
sự tiến hóa của y, giúp cho ythích hợp hơn để đến gần một Chơn sư. Một trong
những điều đáng chú ư qua bài pháp thoại của H. P. B., đó là hầu như thể nói
chuyện lâu với bà về một đề tài nghiêm túc, trước khi bà bắt đầu nói tới các
Chơn sư, trước khi bà gợi ra những khả năng rộng mở trước mắt chúng ta. Bà
luôn luôn nhấn mạnh rằng ta có thể phụng sự tốt hơn bằng kiến thức của chính
ḿnh, không phải để cho chúng ta có thể thu hoạch thêm điều ǵ nữa cho bản
thân, mà là cho ta có thể được liệt kê vào danh sách những người đă hiến
ḿnh trọn vẹn để giúp đỡ thế gian thông qua các Chơn sư.
Hôm nay vấn đề này tất yếu là vấn đề cấp bách đối với nhiều người trong
chúng ta; và tôi thiết tưởng rằng tốt hơn tôi nên nói hoàn toàn thắng thắn
về đề tài này cho các bạn biết quyết định của chính tôi ra sao; bởi v́ ít ra
tôi cũng biết một điều ǵ đó về đề tài ấy. Mỗi người có thể tự phán đoán cho
ḿnh, ḿnh quan tâm tới đâu trong việc tiến gần tới các Ngài với mọi hàm ư
đi kèm theo sự tiến gần đó; liệu y có sẵn ḷng chấp nhận những hàm ư này,
thay đổi theo yêu cầu của các Ngài và thế là dần dần học cách hợp tác với
các Huynh trưởng trong thế giới của chúng ta. Chẳng có bao nhiêu đề tài nào
lại hấp dẫn hơn, thu hút hơn; nhưng ta cũng cần ngộ cho rơ sự thật của điều
mà tôi vừa mới trích dẫn từ một trong các Chơn sư: “Các con phải ra khỏi thế
giới của các con để bước vào thế giới của Chúng tôi”. Các Ngài không xuống
tới mức thế gian của chúng ta; chúng ta phải leo lên cho dù chậm tới đâu đi
nữa; chúng ta phải leo lên tới gần các Ngài hơn và với một mức độ cho dù nhỏ
đến đâu đi chăng nữa để nhận ra được giá trị của công việc các Ngài dành cho
Nhân loại và cố gắng thực hiện một dạng nào đấy hợp tác với các Ngài theo
cách thức ấu trĩ của riêng ḿnh.
Như các bạn đă biết hoặc có nghe nói, có hai Chơn sư có quan hệ đặc biệt với
Hội Thông Thiên Học. Các bạn có thể đă đọc thấy rằng từng có lần các Ngài đă
thảo luận với nhau về việc chính xác khi nào là tốt nhất để khởi sự Hội
Thông Thiên Học. Điều này cũng cho ta vỡ lẽ ra rằng các Ngài không luôn luôn
đồng ư với nhau, mặc dù trong khi thảo luận các Ngài có thể tiến tới sự nhất
trí. Có những ư kiến khác nhau và điều đáng ngạc nhiên trước hết cũng như
rất có ư nghĩa, đó là các Ngài luôn luôn khuyến khích các đệ tử - ngay cả đệ
tử trẻ tuổi nhất và thiếu kinh nghiệm nhất - hăy phát biểu đầy đủ và rơ ràng
ư kiến của chính ḿnh. Các Ngài không kiểm soát phát biểu đó bất chấp sự bất
toàn trong ư kiến của một số đệ tử non trẻ. Ngược lại, các Ngài dùng những
ngôn từ chiếu cố phi thường: “Chúng ta cần ư kiến của con; thế giới đang cần
nó”. Các Ngài hoàn toàn công nhận trách nhiệm của mỗi người và sự thật là
mỗi cá nhân đều có tặng phẩm của riêng ḿnh để cống hiến; mỗi cá nhân đều có
một phần tính đặc thù nào đấy và khi y đang suy nghĩ làm cách nào tốt nhất
để tiếp cận với Chơn sư th́ hăy để cho y cố gắng tối đa trút bỏ hết bất cứ
ham muốn nào v́ sự tiến thân của riêng ḿnh và chỉ cố gắng hợp tác với việc
phụng sự kỳ diệu của các Ngài dành cho thế gian, nên nhớ sự thật là tất cả
chúng ta đều có thể cống hiến một việc phụng sự xác định.
Có một phát biểu khiến tôi xúc động mạnh mẽ khi lần đầu tiên đọc thấy nó; nó
luôn luôn theo sát tôi với vai tṛ là liên tục nhắc nhở trong sinh hoạt hàng
ngày: “Đó là cái việc sinh hoạt nho nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày đối với
Chúng tôi cũng đáng kể như cái gọi là những việc phụng sự lớn lao” - đấy là
một phát biểu rất có ư nghĩa và mang tính cách giáo dục. Khi lần đầu tiên
nghe thấy nó tôi có suy đi gẫm lại nhiều lần, cố gắng ngộ ra xem đằng sau
những từ ngữ này là ǵ. Tại sao đối với những việc phụng sự nho nhỏ trong
sinh hoạt hàng ngày cũng đáng kể như một số việc phụng sự lớn dành cho nhân
loại? Và kết luận mà tôi đi đến thật hiển nhiên đó là những cơ hội lớn thỉnh
thoảng mới xuất hiện, thường thường cách quăng lâu dài. V́ thế cho nên chúng
chẳng bao giờ mang lại sự tăng trưởng một thói quen. Nhưng những chuyện nho
nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày đều xảy ra mỗi ngày và suốt ngày, v́ thế cho
nên chúng ta có thể tạo ra thói quen phụng sự nếu ta thực hiện bất kỳ
công việc phụng sự nào đến với ḿnh, coi mỗi dịp tiếp xúc với người khác là
cơ hội để phụng sự người đó. Khi nó trở thành thói quen trong thái độ của ta
đối với mọi người mà ta gặp gỡ, th́ ta ắt dần dần phát hiện ra rằng mọi
người đều thú vị sâu sắc và việc phụng sự cho người ta là niềm vui lớn nhất
trên đời.
Trong Hội chúng ta, tôi thiết tưởng
có lẽ có một dạng nào đấy của khuynh hướng theo một chính sách khác với hầu
hết chúng ta, khác với khuynh hướng mà H. P. B. theo đuổi. Tôi không nghĩ
rằng bạn có thể ở trong pḥng của H. P. B. nói chuyện với bà về bất cứ đề
tài nào mà không t́m ra trong một thời gian ngắn có một số từ về Chơn sư lọt
vào trong cuộc đàm đạo. Chúng thường có liên quan tới mong ước của Chơn sư,
ư muốn của Chơn sư, công việc của Chơn sư trên đời này; đây là những điều mà
đối với bà đă trở thành lời hiệu triệu tối cao, và nếu chúng ta có đặc quyền
được sinh hoạt với bà trong một thời gian th́ chúng ta học được cách vỡ lẽ
ra làm cách nào phụng sự Sư phụ của bà.
Có một điều luôn luôn ở trong tâm trí bà, không nhất thiết là nói về Sư phụ
mà luôn luôn là tích cực sinh hoạt theo bất cứ khả năng phụng sự nào. Ham
muốn làm điều mà Sư phụ mong ước được thực hiện dường như luôn luôn hiện
diện trong tâm trí bà. Thiên hạ đôi khi hỏi bà những câu ngu ngốc. Tôi nghe
nói có người đă từng một lần hỏi bà thắc mắc thường được nêu ra như sau:
“Nếu một Chơn sư bảo bà nói dối th́ bà có nói không?” Bà bảo rằng chẳng Chơn
sư nào bà nói dối; đây là một thắc mắc ngớ ngẩn, một thắc mắc phi lư! Bà
không sốt ruột nếu bà thấy người ta có đầy tâm huyết thật sự muốn biết và
muốn hiểu. Tôi không nghĩ ḿnh đă gặp bất cứ người nào nhạy cảm với mong ước
của người khác, muốn thực hiện phụng sự nho nhỏ nhiều hơn chính H. P. B.
trong sinh hoạt đời thường của bà.
Xét về những điều mà bà mong ước th́ có một điều chúng ta ít khi nói tới, nhưng tôi muốn gợi ư nó cho các bạn. Điều đó là về Adyar, cái nơi mà trước đây một số năm các Chơn sư đă chọn dùng làm Trung tâm để gửi bà tới đó, để cho bà có thể sống ở đó trong một thời gian và tạo ra ở đó một bầu hào quang khiến cho nó dễ tiếp nhận ảnh hưởng của các Ngài có bất kỳ ảnh hưởng tinh thần nào được phóng ra từ đó. Bà yêu Adyar sâu sắc. Đó là một trong những lư do vẫn giữ kỹ trong tâm hồn nhiều người chúng tôi về giá trị của Adyar; c̣n một lư do nữa là có sự giao tiếp trực tiếp giữa Adyar và cái nơi quen thuộc với tất cả những người Ấn Độ như các bạn, đó là một địa điểm đặc biệt linh thánh, Shamballa, Đô thị Lớn đă từng một lần ở trên “Bạch đảo”. Bà luôn luôn có vẻ nhớ kỹ cái phương pháp giúp cho bà có thể chuẩn bị một nơi chốn mà thiên hạ có thể đến đó trong một thời gian ngắn và tiếp nhận được sự trợ giúp thực tế về sinh hoạt tinh thần. Thế là theo mong ước của Sư phụ, bà cư trú ở Adyar trong một thời gian đáng kể để nơi đó có thể được tận hiến cho việc phụng sự các Ngài, và gợi linh hứng cho mọi người đến nó với mong muốn được tiến gần hơn tới các Ngài.
Về sau người ta có vạch rơ cho tôi (và chính v́ thế tôi đang đặc biệt đề cập
tới nó) rằng tất cả chúng ta không làm bổn phận của ḿnh đối với Adyar v́
chúng ta không giúp cho việc biến Adyar thành nơi lẽ ra nên như vậy; tôi có
một điều gợi ư bóng gió về đề tài này từ hai Chơn sư có liên quan nhiều nhất
tới Hội, bởi v́ các Ngài chấp nhận trách nhiệm phát động Phong trào tinh
thần công khai vào phần tư cuối của thế kỷ XIX. V́ thế cho nên tôi chuyển
giao lời gợi ư bóng gió đó cho các bạn. Các bạn có thể tiến hành suy nghĩ về
nó trong sinh hoạt hàng ngày, nếu các bạn muốn làm như vậy và cũng như các
bạn có thể làm việc v́ nó một cách thầm lặng theo những đường lối nêu ra.
Việc chú trọng tới Adyar là một vấn đề mà với tư cách là Hội trưởng Hội
Thông Thiên Học tôi tha thiết yêu cầu các bạn giúp đỡ. Chúng ta có thể làm
nhiều chuyện ở Adyar nếu các bạn quyết định rằng các bạn sẽ giúp đỡ chúng
tôi. Có lẽ các bạn nhớ rằng chúng ta đă xây một loại Nhà khách khá lớn sao
cho mỗi Xứ bộ nếu muốn có thể gửi một đại biểu tới đó để được huấn luyện về
cái mà tôi có thể gọi là thái độ của Adyar đối với thế giới bên ngoài, và
nhất là thái độ của nó đối với các Chơn sư. Có lẽ nhiều quốc gia khác nhau
đă không tiếp nhận được lời gợi ư đó ở mức thuận lợi đầy đủ. Thế nhưng có 47
đại biểu thuộc về các Xứ bộ. Mỗi nước ắt chọn một người thiện nam tín nữ nào
đó đầy triển vọng và giới thiệu thiện nam tín nữ ấy tới lưu trú ở Adyar một
thời gian, sao cho người này có thể sinh hoạt trong bầu hào quang tại chỗ
cũng như tiếp nhận các giáo huấn; điều này ắt rất có ích khi người ấy trở về
nhà. Điều tôi đặc biệt muốn làm nếu có thể được do kết quả của phiên họp
hiện nay, đó là gửi đi ảnh hưởng của các Chơn sư đối với Hội, bầu hào quang
của các Chơn sư từ cái nơi mà các Ngài sáng lập v́ lợi ích của thế giới. Có
nhiều người trong các bạn không ngần ngại nói rằng ḿnh tin vào sự hiện hữu
của các Ngài. Một số các bạn c̣n có thể đi xa hơn nữa và bảo rằng: “Chúng
tôi biết rằng các ngài hiện hữu”. Đây là một vấn đề mà cá nhân mỗi người
phải quyết định. Nhưng tôi xin yêu cầu các bạn nhớ cho rằng sinh hoạt của
Hội chúng ta thật sự tùy thuộc vào việc các Ngài giúp đỡ và ban phước cho
công tŕnh của chúng ta theo những đường lối mà các Ngài đă đặt ra.
Chúng ta phải thực hành T́nh Huynh Đệ toàn diện hơn nữa, cố gắng giúp cho
những người có được ít thuận lợi như chúng ta có. Chúng ta phải nhớ rằng
công việc của Thông Thiên Học là công tŕnh có ích lợi cho nhân loại, và tôi
cũng không loại trừ công việc của ta với những người em trẻ tuổi hơn, những
người em thuộc giới động vật. Chúng ta không được bỏ quên chúng trong Thông
Thiên Học của ḿnh. Chúng cũng đang trên đường tiến hóa; chúng c̣n chưa trải
nghiệm qua điểm tới hạn mà lần đầu tiên chúng nhập vào cơ thể con người và
tương lai của chúng tùy thuộc nhiều vào cái loại cơ thể con người ấy. Cố
nhiên đó là vấn đề nghiệp báo. Nhưng mặt khác, một phần trong bổn phận
nghiệp báo của ta là phải tạo ra những điều kiện tiếp cận càng dễ càng tốt
bằng những nỗ lực lớn lao nhất của ḿnh.
Nhất là ta hăy nhớ cho rằng, việc rao giảng và cơ cấu tốt nhất để phổ biến
Thông Thiên Học chính là sống cuộc đời Thông Thiên Học;
cái gương mẫu ấy c̣n mạnh hơn những bài diễn văn nồng nhiệt nhất của diễn
giả hùng biện nhất; mỗi người trong chúng ta có thể phấn đấu theo một lư
tưởng và những lư tưởng ấy ắt tăng trưởng thành một thực tại khi ta kiên
nhẫn làm việc. Cuộc đời ta giống như một viên đá hoa cương, từ đó ta phải
tạc ra được một pho tượng con người toàn bích. Mong sao mỗi người trong
chúng ta hăy tạc ra nó với hết sức b́nh sinh của ḿnh; bấy giờ ta ắt hữu
dụng hơn đối với những Đấng Cao Cả giúp đỡ thế gian và xứng đáng hơn khi
được các Ngài gọi là Huynh đệ.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS