Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

ĐIỂM ĐẠO

(INITIATION)

 Tác giả N. Sri Ram -

 Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

 

 

Bài nói chuyện ở Trường Minh Triết, Adyar, ngày 5 tháng 12, năm 1957.

Được công bố trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 9, năm 1995.

 

Một bài báo của T. Subba Row được H.P. B. đánh giá rất cao, với vai tṛ là một huyền bí gia, bài này có tựa đề là ‘Huyền Bí học ở Nam Ấn Độ’. Trong bài này ông nói tới hai Con đường, một con đường tiến bộ tự nhiên và đều đều, trên đó có sự tăng trưởng toàn diện và chắc chắn. Con đường kia phải trải qua một loạt những cuộc Điểm đạo và chỉ có một số ít người có bản chất đặc thù và được tổ chức đặc biệt mới thích hợp thôi. Những người nào tiến bộ theo con đường dễ dăi, tự nhiên, tuyệt nhiên không bị đau khổ khi làm như vậy, và thành tựu tối hậu cũng không kém ǵ, nhưng Con đường Điếm đạo chỉ được dự tính cho một số người, v́ đó thật ra là một qui tŕnh cưỡng chế. Thay v́ phát triển một cách rất từ từ và tương đối dễ dăi, đệ tử được giúp đỡ để đẩy nhanh sự tăng trưởng của chính ḿnh và sớm đạt tới cái gọi là hiểu biết về bản chất tinh thần của ḿnh. Có một mối quan hệ được lập nên giữa học tṛ tức Đệ tử với bậc Thánh sư điều khiển đủ thứ thần lực huyền bí thông qua đệ tử để cưỡng chế sự tăng trưởng của y.

Subba Row c̣n nói thêm rằng Sri Sankaracharya - mà trong bộ Giáo Lư Bí Truyền, H. P. B. gọi là Điểm đạo đồ cao cấp nhất trong những thời kỳ lịch sử - khuyên những người theo ḿnh (nhất là những người kế nghiệp địa vị đặc thù đó) nên đi theo con đường tự nhiên, dễ dăi, ổn định. Chúng ta không được tưởng tượng rằng quả vị Chơn sư và Điểm đạo là những diễn biến may mắn; theo nghĩa nghiêm xác th́ đó là sản phẩm của Thiên nhiên. Huyền giai các Thánh sư có chức năng quan trọng là giữ cho mở rộng con đường tiến lên để Thần Lực giáng xuống, thông qua đó vốn cần thiết cho sự tăng trưởng của nhân loại.

Quá tŕnh cưỡng chế có thể dễ dàng trở nên nguy hiểm đối với kẻ nào chưa sẵn sàng và thỉnh thoảng xảy ra việc một người đă bước trên con đường Điểm đạo lại bị rơi rớt khỏi con đường đó và tạm thời bị phiền năo. Subba Row nêu rơ là ‘thật hết sức nguy hiểm cho những ai không nắm chắc lá bùa hoàn toàn tận tụy, bất vị kỷ, quên ḿnh, xả thân v́ ích lợi tôn giáo của nhân loại, sự vô ngă c̣n chưa hoàn toàn chấm dứt măi măi’.

Điểm đạo không phải làm việc chu toàn một tham vọng tinh thần cá nhân, đạt được đỉnh cao của sự cao cả hoặc sở hữu được những quyền năng phi thường mà người ta tưởng tượng rằng sẽ được vận dụng v́ ích lợi của nhân loại, nhưng thật ra có thể v́ vui sướng trong việc vận dụng những thần lực ấy. Tham vọng tinh thần là một thuật ngữ mâu thuẫn và rất nguy hiểm đối với kẻ nào mưu t́m việc bước trên Thánh đạo. Chúng tôi xin lập lại rằng điều cần thiết là phải có ‘lá bùa hoàn toàn tận tụy một cách bất vị kỷ, quên ḿnh, vô ngă đối với ích lợi tôn giáo [Chúng tôi xin nói là ích lợi tinh thần] của nhân loại. Vô ngă ấy có nghĩa là vô ngă về hành động cũng như về động cơ thúc đẩy và không được bảo rằng ‘tôi sẵn ḷng thực hành việc quên ḿnh để được một điều ǵ đấy’. Không có sự vô ngă nếu bạn c̣n suy tính tới mức bạn cam chịu đủ mọi thứ khổ sở, khó khăn, chịu nhục, nép ḿnh bên trong hậu trường để đạt được mọi thứ. Không đâu, đó phải là ‘sự vô ngă măi măi không có cứu cánh, mục tiêu’. Đây là những lời lẽ rất hay ho mà chúng ta nên minh tâm khắc cốt.

Subba Row tiếp tục bảo rằng nếu không có lá bùa này th́ sự tiến bộ của đệ tử có thể rất nhanh trong một thời gian, nhưng sẽ có lúc mà sự tiến bộ của y bị ngừng lại. V́ vậy ông bảo rằng khôn ngoan th́ đừng mưu t́m con đường đệ tử, bởi v́ khi người ta mưu t́m th́ luôn luôn có động cơ thúc đẩy tập trung vào bản ngă. Nếu bạn là bản ngă mà không tồn tại ǵ hết th́ làm sao bạn muốn một điều ǵ đó? Người đệ tử không cần mưu t́m ǵ hết, bởi v́ đường đạo dứt khoát sẽ t́m ra được con người thích hợp. Điều này nghe ra có vẻ gây chán nản, nhưng thực ra nó khiến cho ta rất xao xuyến: người ta không mưu t́m điều ǵ hết, không mưu t́m Thánh đạo, không mưu t́m sự nổi bật, không mưu t́m sự thành tựu, mà chỉ cống hiến những ǵ ḿnh có và nếu Thánh đạo t́m thấy bạn th́ cũng tốt thôi, bạn cứ bước trên Thánh đạo, bằng không th́ bạn cứ phát triển theo lộ tŕnh tự nhiên của sự vật. Việc nhấn mạnh điều này rất quan trọng, bởi v́ có biết bao người mưu t́m đạo sư, việc làm đệ tử và việc Điểm đạo; họ muốn được thăng tiến theo nhiều cách khác nhau. Rốt cuộc th́ họ lại thấy rằng việc mưu t́m như thế chẳng có được kết quả thành công nào. Có thể có thành công tới một mức nào đó, nhưng không đúng nghĩa.

 Ví dụ tương tự được dùng để miêu tả Thánh đạo, đó là con đường chạy ṿng ṿng quanh một ngọn núi để lên tới đỉnh. Đại khối nhân loại được dự định chỉ chạy ṿng ṿng - hết Cuộc tuần hoàn thứ tư sang Cuộc tuần hoàn thứ năm v.v. . .) và rốt cuộc th́ theo dự tính tất cả đều lên tới đỉnh. Nhưng cũng có khả năng leo thẳng lên theo sườn núi dốc đứng chứ không đi theo lối ṃn; như vậy là đi tắt lên được đỉnh núi. Tự nhiên là điều này th́ khó khăn rồi. Tiếp tục ví dụ này thêm nữa ta thấy rằng đường tắt dốc đứng ắt cắt ngang qua đường chạy ṿng ṿng ở nhiều điểm và ta có thể coi mỗi giao điểm ấy là đánh dấu một trong các cuộc Điểm đạo.

Điểm đạo không dành cho phàm ngă mà cho Chơn ngă; Chơn ngă đứng sau lưng phàm ngă và cứ mỗi kiếp nhập thể lại tạo ra một phàm ngă mới. Điểm đạo khai mở tâm thức của Chơn ngă vốn có đủ thứ khả năng trên cơi tinh than, nhưng vẫn c̣n yên ngủ trong một thời gian dài. Cố nhiên là những khả năng ấy được dự tính sẽ đơm bông kết trái và có thể nhờ vào một vài thần lực mà chúng ta có rất ít quan niệm đúng đắn để khơi hoạt những tiềm năng này.

Chơn ngă là cá thể tồn tại trên cơi thượng trí tức là cơi của cái trí, không chịu ảnh hưởng đủ thứ sự liên tưởng và ham muốn vật chất nghĩa là cái trí thông tuệ thuần túy. Bởi v́ đây là bản chất tinh thần của ta ở một tŕnh độ nào đó, cho nên ta phải thông hiểu bản chất ấy để biết cách cưỡng chế nó bước vào hoạt động.

Kho tài liệu Thông Thiên Học cung ứng một quan niệm nào đấy về cấu tạo của con người ở những tŕnh độ khác nhau: vượt quá Chơn ngă ở một mức độ sâu hơn, ta có Chơn than, vốn là bản thể tinh thần của cá thể. Khi xảy ra sự Điểm đạo th́ nghe đâu Chơn thần giáng xuống Chơn ngă và nhất thời hợp nhất với nó. Hai tŕnh độ thực hữu này được hiệp nhất. Đó là ngụ ư việc bảo rằng Chơn thần giáng xuống Chơn ngă. Cho dẫu Chơn ngă có tính cách tinh thần, bất hủ, thế nhưng bản chất sâu xa hơn b́nh thường vẫn tịch lặng và xa cách, nó chỉ được đưa vào tác động thông qua Chơn ngă vào lúc Điểm đạo, khi nó chịu tác dụng của một số thần lực.

Ư tưởng hời hợt về việc Điểm đạo là người ta đi vào một căn pḥng nào đấy có ai đó đến nói cho y biết một số điều nào đấy, người ta bảo y khoác lấy một đạo phục khác, được đưa cho một lá bùa v.v . . . Đây là một quan điểm tồi tệ. Điểm đạo nghĩa là khía cạnh sâu sắc nhất của chính ḿnh tiến lên bề mặt và Chơn thần phát nguyện thông qua Chơn ngă.

Đây quả thật là một đại nguyện xả thân, quyết tâm phụng sự hoàn toàn nhân loại và tất cả chúng sinh bằng hết sức b́nh sinh của ḿnh. Nó không được tiến hành từ bên ngoài và được chấp nhận v́ một vài lư do; đó chỉ là cách thức mà cái trí quan sát toàn bộ sự việc. Quả thật lời phát nguyện là sự tiến hóa của chủ đích sâu kín nhất của Chơn ngă. Nó không chỉ được chấp nhận, nghĩa là bạn đưa nó ra với hết sức b́nh sinh của ḿnh mà ngụ ư rằng bạn đă phát hiện được chủ đích sâu kín nhất của chính ḿnh, bản chất sâu kín nhất của chính ḿnh. Đó quả thật là việc biến cái bản chất ấy, chuyển dịch ra theo kiểu trí nặng hoặc tâm trí. Và ta phải coi mọi chuyện đó theo một cách thức tự nhiên nhất, v́ sự việc càng có vẻ tự nhiên bao nhiêu th́ rất có thể nó càng đúng thật bấy nhiêu.

Nhưng trong khi Chơn thần giáng xuống Chơn ngă, hoặc ta có thể nói Chơn ngă hiệp nhất với Chơn thần, th́ đồng thời Chơn ngă giáng xuống Phàm ngă. Có một sự vận động theo cả hai chiều. Không thể không như vậy được, bởi v́ mọi cơi đều liên quan với nhau và nếu Chơn ngă đă nhận được số thần lực có mănh lực ghê gớm th́ trong một chừng mực nào đấy những thần lực này phải ngấm xuống phàm ngă.

Ta không thể thông hiểu quá rơ ràng về mối quan hệ giữa Chơn ngă với Chơn thần, ta có thể suy nghĩ dễ dàng hơn về mối quan hệ giữa Chơn ngă và phàm ngă. Khi Chơn ngă giáng xuống phàm ngă nó đạt mức tốt nhất, nghĩa là cao thượng hơn và có phẩm giá nhiều hơn thông lệ. Nó đạt mức sâu sắc nhiều hơn, biểu hiện một điều ǵ đó b́nh thường không có. Nhưng ta phải thông hiểu những điều này theo kiểu trải nghiệm thực tế của ḿnh chứ không chỉ là một sơ đồ. Ta có thể phác họa Chơn ngă là một tam giác c̣n phàm ngă là một h́nh vuông, rồi vẽ một đường nối liền hai h́nh với nhau, làm như vậy ta không hiểu được ư nghĩa của ẩn đằng sau sơ đồ. Mọi biểu hiện và sơ đồ chỉ được dự tính để trợ lực, v́ vậy ta phải cố gắng thâm nhập vào ư nghĩa nội giới của nó. Mỗi người có thể làm như vậy tự thân ḿnh chứ không chỉ viết ra hoặc lắng nghe lời nói của người khác.

Khi có một mối liên hệ được h́nh thành giữa Chơn ngă và phàm ngă th́ ta phải nhớ rằng liên kết ấy có thể không c̣n được sử dụng nữa và bị phong bế sau đó, bởi v́ đấy là bản chất của mọi thứ thuộc về ba cơi hữu hoại. Cái mang tính tinh thần vẫn bất hủ với vai tṛ là một kênh dẫn và bất cứ thứ ǵ chu lưu qua nó vẫn tiếp tục tuôn chảy. Nhận xét về bản chất trí năng hoặc thông linh th́ kênh dẫn có thể mở rộng ra và tiếp tục hoạt động hay là có thể bị phong bế. Luôn luôn có hai khả năng đối với bản chất trung gian của ta (phần trí năng hoặc thông linh) và bản chất hạ đẳng (phần vật chất và vật lư). Mọi điều đều tùy thuộc vào từng cá thể.

 Từ ngữ ‘Điểm đạo’ có nghĩa là ‘Khai tâm’. Chúng ta đạt được một sự tiếp xúc nhất định với bản chất tinh thần của ḿnh vào cuộc Điểm đạo thứ nhất, trước hết tiếp xúc với buddhi, rồi tiếp xúc với atman. Sự Khai tâm này quả thật là sự gieo trồng một hạt giống. Sau khi tiếp xúc được chút ít th́ người ta bắt đầu càng ngày càng biết nhiều hơn về bản chất ấy. Hạt giống sẽ tăng trưởng thành cây Minh triết. Đó là ư nghĩa của từ ngữ Bắc phạn dvija, sinh ra hai lần, cách diễn tả theo biểu tượng nhằm nói tới lần thứ nhất sinh ra từ cơ thể mẹ bước vào thế giới vật lư, và lần thứ hai sinh ra vào thế giới tinh thần. Cái ǵ sinh ra vào thế giới tinh thần vậy? Đó chính là tâm thức con người, tức tâm trí, điều này cũng được gọi là sự Giáng Sinh của đấng Kitô (tức bản chất Kitô) trong tâm hồn con người. Có hai cách để xem xét sự việc này: coi đó là việc tâm thức sinh ra trong thế giới Tinh thần tức Chân lư hoặc việc Tinh thần sinh ra trong tâm thức con người. Cả hai đều đúng. Mối quan hệ được xác lập giữa manas với cái vượt ngoài tầm manas tức là atma-buddhi, đó chính là việc tâm thức sinh ra vào cơi Tinh thần cũng như tinh thần sinh ra vào địa hạt tâm thức con người.

Sự giáng sinh của đấng Kitô (atma-buddhi) tức nguyên khí Thượng Đế, nghĩa là bản chất minh triết-bác ái sinh ra trong tâm hồn con người; tâm thức bèn thấm nhuần phẩm chất của bản chất tinh thần ấy. Chính từ ngữ ‘sinh ra’ hàm ư tăng trưởng theo từng tŕnh độ một măi cho tới mức đă được miêu tả là sự viên măn của quả vị Con người Toàn bích. Điều này tuyệt nhiên không ngụ ư rằng sự tăng trưởng ấy ngừng lại ở mức đó. Nó vẫn c̣n tiếp tục nhưng ở tŕnh độ khác, là tŕnh độ của Con người Toàn bích tức là vị Chơn sư.

Thành phần cấu tạo của con người bao gồm bảy nguyên khí phức hợp. Điểm đạo đồ Toàn bích tức Chơn sư, là đấng mà toàn thể sáu nguyên khí đă ḥa lẫn vào nguyên khí thứ bảy. Đó là cách mà H. P. B. miêu tả sự thành tựu trong bộ Giáo Lư Bí Truyền. Nơi kẻ phàm phu các nguyên khí khác nhau phát triển không đều và không phối kết, mặc dù chúng có liên quan với nhau nhưng mối liên quan ấy c̣n lâu mới hoàn hảo. Nhưng Con người Toàn bích là đấng mà trọn cả bản chất của ḿnh đă trở nên tích hợp, thống nhất hoàn hảo. Ngài cốt yếu là nguyên khí thứ bảy biểu lộ ở những mức khác nhau. Mỗi một trong sáu nguyên khí đều hiệp nhất với nguyên khí thứ bảy và ngài biểu hiện bản chất atma ở nhiều mức khác nhau của tâm trí, xúc động v.v. . .

Khi mọi nguyên khí thấp đều ḥa lẫn vào nhau th́ chúng chẳng phải không c̣n tồn tại nữa mà chỉ thấm nhuần phẩm chất của nguyên khí thứ bảy. Ngay cả ở mức của nguyên khí thứ sáu th́ bản chất của nguyên khí thứ bảy vẫn biểu hiện ra. Chính v́ một Chơn sư là biểu hiện của nguyên khí thứ bảy này, nghĩa là Tinh thần có bản chất đại đồng vũ trụ thuần túy, cho nên ngài mới trở thành một tác nhân của Thiên nhiên, một thành viên của cái gọi là Huyền giai các Chơn sư. Mọi Chơn sư là một biểu hiện khác với những Chơn sư khác của cùng một nguyên khí đại đồng vũ trụ nhưng vẫn có nền tảng chung: tất cả các ngài đều được cùng một Tinh thần gợi linh hứng cấp thông tin và làm linh hoạt. Huyền giai các Chơn sư là một sự hiệp thông tự nhiên của các Tinh thần giống nhau. Chính v́ thế mà trong giáo hội Kitô người ta sử dụng cụm từ ‘đại đoàn hiệp thông chư thánh’.

Huyền giai các Chơn sư được H. P. B. miêu tả là một Cây đa con người hằng sống chỉ có một cái rễ đơn nhất với hai nhánh tỏa ra càng ngày càng rộng, nhưng bao giờ cũng chỉ có một cái Cây xuất phát từ cùng một cái rễ. Và Đấng lănh đạo Huyền giai này được bà gọi là ‘cái Rễ Gốc’. Ngài cũng được gọi là Đấng Điểm đạo Độc tôn. Trong hệ thống tiến hóa của ta th́ ngài đại diện cho nguyên khí thứ bảy cao nhất và sâu xa nhất trong Thiên nhiên. Chính xuất phát từ Cội nguồn sâu sắc này mà thần lực mới tuôn chảy nhập vào bản chất của Chơn ngă tạo ra cái thành quả được gọi là Điểm đạo.

V́ vậy ta trở thành Điểm đạo đồ khi đă tạo ra một mối liên kết với Huyền giai tất cả các Chơn sư, trở thành một bộ phận của Quần Tiên Hội bao gồm tất cả các đấng ấy. Đó mới chỉ là sự bắt đầu bước vào một lĩnh vực mới, nhưng ngay cả điều ấy cũng mang lại một cảm tưởng nào đó về sự thân thuộc chẳng những đối với mỗi cá thể khác đă có ư thức về sự đơn nhất này, mà c̣n là đối với mọi sinh linh hầu như vẫn c̣n chưa có ư thức về sự đơn nhất ấy. Một Điểm đạo đồ chẳng những nhận ra được t́nh huynh đệ của ḿnh với mọi Điểm đạo đồ khác, mà c̣n cảm nhận được t́nh huynh đệ đối với mọi sinh linh. Nếu ta nghĩ Điểm đạo là một diễn biến đặc thù nào đấy th́ nó thật là khó hiểu, nhưng nếu ta nghĩ Điểm đạo đồ là người tràn đầy tinh than, thân thuộc với mọi sinh linh th́ ta đă hiểu được đúng nghĩa. Điểm đạo đồ gia nhập vào giới Sự Sống bản thể trong đó không một sinh linh nào xa lạ đối với ḿnh và ḿnh là thân thích với mọi sinh linh.

Dĩ nhiên Huyền giai này tồn tại chủ yếu ở mức mà các Huynh đệ ư thức về tính đơn nhất đó. Các Điểm đạo đồ trên cơi vật lư cho dẫu có thể trải qua kinh nghiệm bảo đảm với họ tính đơn nhất của mọi sinh linh, thế nhưng họ thường quên đi tính đơn nhất ấy và ứng xử như những cá thể biệt lập với những cá thể khác. Điểm đạo đồ chưa được hoàn hảo: y chỉ mới bắt đầu sinh hoạt theo sinh hoạt tinh thần. Nhưng ở mức buddhi hoặc atma, tính đơn nhất ấy hằng hữu và là một sự kiện sống động cho nên Huyền giai chủ yếu tồn tại ở những mức đó.

 Mỗi cuộc Điểm đạo - có một số cuộc điểm đạo - là việc nhập vào cơi giới mới. Có sự mở rộng tâm thức khiến cho nó trở nên nhạy cảm và có thể hoạt động theo nhiều đường lối mới mẻ khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là có tri thức sâu sắc hơn, thực chứng hoặc ư thức rộng mở hơn về bản chất tinh thần của ḿnh. V́ vậy nó đ̣i hỏi phải dẹp bỏ mọi nghi ngờ, vọng tưởng và hạn chế, v́ đó đều là ràng buộc. Có một sự hạn chế là không chắc mẩm. Khi người ta không chắc mẩm đâu là những điều quan trọng trong cuộc sống th́ người ta chẳng biết phải làm như thế nào. Nếu người ta bị si mê, có những ư tưởng sai lạc, những thành kiến và hoang tưởng, th́ đó cũng là ràng buộc, giống như đủ thứ phản ứng sai lầm v́ tất cả đều là nhồi sọ chế định.

Phải nhớ rằng không được đè nén, nghi ngờ hoặc bất cứ điều ǵ khác nữa. Mặc dù một trong những điều ràng buộc là nghi ngờ hoặc không chắc mẩm, c̣n điều ràng buộc khác nữa là mê tín dị đoan, song le dẹp bỏ chúng không có nghĩa là khi ta nghi ngờ th́ ta cố gắng đè nén nó kẻo nghi ngờ là có tội. Rốt cuộc ta chẳng thu được điều ǵ bằng cách đè nén, nhưng như vậy không có nghĩa là ta cứ phóng dật sa đà theo nó. Bất cứ điều ǵ bị đè nén sẽ ngóc đầu trở lại với một sức mạnh tăng gấp đôi. Kiểm soát điều ǵ đó bằng cách thông hiểu khác hẳn đè nén v́ đè nén chỉ là mù quáng. Điều cần thiết là thoát khỏi mọi sự xáo trộn này và siêu việt được mọi sự hạn chế. Ta chỉ đạt được như vậy nhờ vào sự thông hiểu chúng. Giả sử người ta phải chịu tính hà tiện, dâm dục hoặc bất cứ điều ǵ khác khi ta không hiểu được ngụ ư của nó, nó xuất hiện rồi hành động ra sao và gây ảnh hưởng thế nào đối với cuộc đời của chính ḿnh cũng như cuộc đời của người khác, th́ người ta mới thấy rằng ḿnh có khả năng siêu việt được những đặc thù hạn chế đó.

Đức Phật có nói tới Tứ diệu đế và đế cuối cùng được gọi là Bát Chánh Đạo biểu thị những bước đi cần phải thực hành hoặc những yêu cầu cần được chu toàn. Trước hết Chánh kiến là nh́n thấy sự vật một cách đúng đắn, không chiều theo cách thức người ta muốn chúng như vậy hoặc chiều theo những vọng tưởng hoặc hoang tưởng. Khi ta nh́n thấy sự vật một cách đúng đắn, khi ta hiểu được việc khao khát bất cứ thứ ǵ là vô tận, sự khao khát ấy được bồi dưỡng bằng sự phóng dật sa đà và đó chính là hạn chế khi ta hiểu được tác động của nó và nó xuất hiện ra sao th́ chính sự thông hiểu ấy mang lại sự giải thoát khỏi sự khao khát.

 Xét về một phương diện th́ xiềng xích đầu tiên tên là ngă chấp, bao hàm mọi thứ và là xiềng xích quan trọng nhất. Bản ngă ngụ ư như thế nào là vấn đề mỗi người cần phải cứu xét. Một trong những bức thư của Chơn sư có những lời lẽ như sau: ‘chỉ một người khách qua đường th́ những quan tâm của người ấy lại rất giống như một ảo ảnh trong sa mạc mênh mông’. Một ảo ảnh chỉ tồn tại trong một thời gian, thế rồi không c̣n nữa. Bản ngă cũng giống như vậy, xin trích dẫn theo H. P. B. th́ chúng tôi nói rằng: Chơn sư tức là Điểm đạo đồ Hoàn hảo, là đấng mà mọi nguyên khí ḥa lẫn vào nguyên khí thứ bảy, nghĩa là Tinh thần Nhất như đại đồng vũ trụ. Nếu mọi thứ đều được ḥa lẫn vào đó th́ bản ngă ở đâu ra? Bản ngă không hề tồn tại, bởi v́ chỉ có Tinh thần Nhất như tồn tại thôi và mọi cá thể đều là một biểu lộ độc nhất vô nhị của các Nguyên khí Nhất như đại đồng vũ trụ ấy. Trong khi chờ đợi cái sự ḥa lẫn hoặc thực chứng đó th́ mới có cái mà ta gọi là bản ngă.

Trong Huyền bí học có sự phân biệt giữa Bản ngă và Tinh thần. Tinh thần có tính Nhất như đại đồng vũ trụ, c̣n bản ngă th́ khác. Tinh thần vốn bất diệt, vĩnh hằng, nó không sinh ra mà cũng chẳng chết đi; nó không luân hồi bởi v́ nó không phải là nguyên khí luân hồi. Cũng có sự phân biệt giữa Tinh thần và linh hồn, nếu ta hiểu linh hồn là Chơn ngă luân hồi. Bản ngă được đồng nhất hóa với một trong hai yếu tố nêu trên: đôi khi nó được dùng là tương đương với Tinh thần Nhất như và đôi khi nó được dùng theo nghĩa linh hồn. Bất cứ khi nào ta thấy người ta dùng từ ngữ ‘bản ngă’ th́ ta phải nghĩ tới ngữ cảnh bằng không ta chỉ căi nhau về ngôn từ.

 Xiềng xích được gọi là mê tín dị đoan thường được thuyết giải là niềm tin vào những nghi thức và nghi lễ, nhưng đó chỉ là một quan điểm rất hời hợt. Mọi dạng dựa dẫm vào bất cứ điều ǵ đó ở bên ngoài chính ḿnh đều đưa tới mê tín dị đoan. Ngoài ba điều nêu trên c̣n có hai xiềng xích nữa mà ta phải dẹp bỏ trước khi đạt tới cuộc Điểm đạo thứ Tư, tức quả vị A-la-hán, đó là hai xiềng xích dính mắc và giận dữ.

Nếu ta nghĩ bước trên Thánh đạo theo kiểu này th́ điều đó trở nên rất thực đối với chúng ta. Bước trên Thánh đạo nghĩa là ta phải dẹp bỏ mọi xiềng xích ấy. Điều đó tự nó đă giải thích mọi thứ rồi, ta ngay tức khắc hiểu được cơ sở lư luận của nó.

Sau bốn cuộc Điểm đạo nêu trên có cuộc Điểm đạo thứ năm ở quả vị Chơn sư, trước cuộc Điểm đạo này có những xiềng xích mang bản chất tinh vi hơn cần phải được dẹp bỏ, nhưng ở đây ta không cần cứu xét tới chúng. Ta phải dẹp bỏ những xiềng xích thô trược hơn trước khi ta thậm chí bắt đầu hiểu được những xiềng xích tinh vi hơn là ǵ. Ta biết giận dữ hoặc không thích nghĩa là ǵ, bởi v́ ta đă trải nghiệm chúng. Nhưng liệu ta có chắc chắn đó là một xiềng xích chăng? Có lẽ nếu tôi đang giận dữ th́ tôi cảm thấy giận dữ lại tốt hơn, có sự kích thích ta giận dữ nhưng tôi phải thực chứng được rằng đó là một hạn chế nó dẫn tôi đi lạc đường, tạo ra những mối quan hệ sai trái với người khác, ràng buộc tôi vào một vài ngoại duyên và mở đường đi tới hành động một cách máy móc do sự căng thẳng tinh thần trong cơn giận dữ. Ta phải thực chứng được điều đó cho chính ḿnh một cách tuyệt đối và trong tịch lặng, th́ ta mới có khả năng phá bỏ những xiềng xích ấy.

Tôi xin lập đi lập lại sự kiện về sự thực chứng, bởi v́ tôi thiết tưởng rằng khi chúng ta biết tên gọi của một vài sự việc th́ ta cứ ngỡ rằng ḿnh đă có được tri thức cần thiết. Ta cứ tưởng nếu ḿnh cứ lập đi lập lại thuộc ḷng Chí Tôn Ca th́ ta sẽ thánh thiện, cho dẫu những người khác không thể thực chứng được điều này. Đó là điều mê tín dị đoan khi cứ tưởng rằng chỉ cần biết được bằng ngôn từ là tạo ra được cái mánh khóe mầu nhiệm đó.

Trong biểu tượng học của Kitô giáo th́ người ta cũng nói tới bốn cuộc Điểm đạo được gọi là sự Giáng Sinh của đấng Kitô, sự Rửa tội, sự Biến dung và cuộc Điểm đạo thứ Tư phối hợp việc bị Hành h́nh trên Thập tự giá và sự Phục Sinh.Trong tác phẩm Kitô giáo Bí truyền của Tiến sĩ Besant có lời giải thích kỳ diệu về khoa biểu tượng học trong những diễn biến được giả định về cuộc đời của đấng Kitô. Sự Giáng Sinh của đấng Kitô mở ra tâm thức mang tính tinh thần. Rửa tội là việc các thần lực giáng xuống qua việc mở ra đă được thực hiện, khiến cho phần bên ngoài và bên trong có thể giao tiếp được với nhau. Khi những thần lực này giáng xuống th́ chúng tạo ra việc phần cao cấp làm Biến dung phần thấp kém khiến cho bản chất của cá tính thay đổi hoàn toàn. Giai đoạn thứ Tư là sự chết đi của mọi thứ c̣n lại, tức là cái lơi cứng ngắc của bản ngă vốn là nguyên nhân của sự tiếp xúc lập đi lập lại việc tái sinh. Ngă chấp tức cái lơi cứng nhắc của bản ngă thật sự là nguyên nhân của tái sinh. Khi nó đă tan biến rồi th́ biết t́m cá thể ở đâu? Khi đă trở nên giống như không c̣n ǵ nữa, nghĩa là không điều ǵ y có thể suy nghĩ tới, không điều ǵ theo kiểu trải nghiệm cá nhân ‘Tôi là người thích cái này hoặc không thích cái kia, ứng xử theo kiểu này hoặc ứng xử theo kiểu kia, nhớ kỹ điều này cảm nhận điều kia v.v. . . Có đủ mọi thứ kư ức về chính ḿnh, nhờ vậy tôi mới nhận diện được chính ḿnh. Nhưng khi phàm ngă Chết đi th́ sự đồng nhất hóa không c̣n nữa.

 Vào cuối mỗi kiếp nhập thể đều có sự chết đi của thể xác, thể vía và thể trí, nhưng đó không phải là sự chết toàn diện. Vẫn c̣n lại một điều ǵ đó tạo ra phàm ngă mới, đó là nghiệp quả quá khứ, những kư ức và khuynh hướng quá khứ. Bị Hành h́nh trên Thập tự giá, sự Chết và cuộc Điểm đạo thứ Tư là chết toàn diện, khi có thể nói là cá thể bị tan biến. Điều c̣n lại mang tính tinh thần thuần túy. Sự chết toàn diện này là âm bản đối thể của sự đổi mới toàn diện, con phượng hoàng vươn lên từ đống tro tàn. Cá tính vẫn c̣n đấy nhưng mới mẻ, đây là một điều khá ư khó hiểu.

Như trên kia ta có nói Điểm đạo là một qui tŕnh khiên cưỡng, đôi khi một cá thể có thể được phát triển một cách khiên cưỡng theo đường lối đó để có thể giúp đỡ được người khác. Đó là động cơ thúc đẩy duy nhất mà các Chơn sư có kể đến. Các ngài không quan tâm tới việc làm vinh danh người này đối với những người kia. V́ các ngài đă hiệp nhất với vạn vật. Thật là phi lư khi tưởng tượng rằng bởi v́ có người nào đó dành cho ngài t́nh thương hoặc kính cẩn lớn lao, cho nên các ngài đặt người ấy lên một tượng đài. Nhưng nếu người ấy có thể được chuẩn bị dọn ḿnh giúp đỡ người khác th́ có lẽ điều này cũng đáng kể, dĩ nhiên là phải có sự đồng ư của y. Các Chơn sư không xuất hiện và bảo rằng ‘Ta đến để giúp cho con phát triển’. Nhưng nếu một người tự nguyện cưỡng chế sự phát triển của chính ḿnh th́ có thể đóng vai tṛ công cụ để định hướng; ngài có thể giúp đỡ và đóng vai tṛ phụ trợ. Điều này dường như được phép theo luật nghiệp quả.

Nghe đâu Đức Phật đă cưỡng chế sự phát triển của chính ḿnh tới một mức độ không thể tin được. Ngài tràn đầy sự đồng cảm, ḷng từ bi, ao ước được làm những ǵ ḿnh có thể làm được để giúp đỡ người khác đến nỗi mà ngài đảm đương cái nhiệm vụ vất vả phi thường ấy. Đó phải là động cơ thúc đẩy duy nhất để thử nghiệm một qui tŕnh cưỡng chế như vậy, nhưng dù sao đi nữa sự tăng trưởng dành cho tất cả đều xảy ra theo lộ tŕnh của Thiên nhiên và mọi người cuối cùng đều đạt cùng một tŕnh độ, cùng một sự thành tựu./.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS