|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Đâu Là Chân Lư Bạch Liên Đánh máy: Hoàng-Điểm-Dung |
|
Đôi Lời Phi Lộ
Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc
đời, Vị Huynh Trưởng khả kính của chúng tôi là Huynh
BẠch-Liên
đă hết sức cố gắng sưu tầm những tài liệu và những dữ kiện xác thực để soạn
thảo một số tác phẩm với mục đích giúp đỡ các bạn thanh thiếu niên có tâm
hồn mến mộ Đạo đức thấy được phần nào Ánh Sáng của Chân Lư. Nhưng tiếc thay,
công việc chưa hoàn thành th́ Huynh Trưởng của chúng tôi đă từ giả cuộc đời
thế tục mà bước vào bên kia cơi giới Tinh Thần.
Các tác phẩm được soạn thảo nhưng chưa kịp
sửa chữa xong gồm có:
1 –
Đâu là
chân lư (Quyển 1, 2 và 3).
2 –
ChuyỆn
PhẬt đỘ các nhẠc sư.
3 –
vô minh
và
4 –
giác ngỘ.
5 – NhỮng
chỖ khó khăn trong khoa minh triẾt thiêng liêng gỌi là Thông Thiên HỌc.
(Trọn bộ 11 tập)
Do đó, thật khó tránh khỏi những lỗi lầm, sơ sót
c̣n rải rác trong các bản thảo viết tay. Ở một vài chỗ khó đọc, chúng tôi đă
mạn phép hiệu chỉnh câu văn cho phù hợp với cú pháp hiện dùng, trong khi vẫn
cố gắng tôn trọng nội dung của bản văn. Kỳ dư toàn bộ các tác phẩm trên đều
do Huynh Trưởng của chúng tôi biên soạn cho đến giờ phút sau cùng của Người.
V́ vậy kính xin Chư Huynh Tỷ và Quí vị Đạo
hữu cao minh niệm t́nh bỏ qua cho những sự sai sót nếu có, và chúng tôi rất
vui ḷng đón nhận mọi lời chỉ giáo, mọi phê b́nh từ khắp nơi với một tinh
thần sẵn sàng học hỏi.
Ngoài ra chúng tôi cũng mượn đôi ḍng chữ
này để bày tỏ ḷng biết ơn sâu xa đến quí vị hảo tâm, đă nồng nhiệt đóng góp
công của và mọi phương tiện để cùng chúng tôi thực hiện việc truyền bá Chân
Lư, một công việc vô cùng cao quí và hữu ích cho tất cả mọi người.
Với ḷng thật thà, khiêm tốn, chúng ta –
trong đó có các bạn nữa – hăy cùng hướng tâm hồn ḿnh đến các Đấng Cao Cả,
tạ ơn các Ngài đă âm thầm, d́u dắt và hướng dẫn cho đàn em nhỏ dại đang tập
làm cái công việc mà các Ngài đă làm tự ngh́n xưa.
Cầu xin Ân Huệ của các Ngài ban xuống cho
tất cả mọi người.
chi bỘ an giang,
ngày 20 tháng 9 năm 1980
Từ ngàn xưa, tại hai Châu Lémurie và
Atlantide,[1]
Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa trong những Đạo viện lớn đều có dạy một cách kín
đáo khoa Triết Học Bí Truyền cho những tín đồ đă được chọn lựa gắt gao về
Hạnh Kiểm, để đào tạo những vị Thánh Nhân, Hiền Triết sau thành những Đấng
Cứu Thế.
Khoa này giải rành rẽ về vũ trụ nhân sinh,
xin kể vài điểm chính như sau đây:
1 –
Lư do sinh hóa Thái Dương Hệ này.
2 – Cội rễ con người. V́ lư do nào con
người sinh ra tại cơi Trần?
3 –
Mục đích định sẵn cho con người trong Thái
Dương Hệ này.
4 –
Phương pháp biến đổi con người thành một
vị Siêu Phàm trước ngày giờ đă định sẵn.
Những vị đầu tiên đem khoa này ra dạy là
những Đấng Cao Cả đă dự phần vào việc thành lập Thái Dương Hệ này. V́ thế
không bao giờ có sự sai lầm. Từ đó mối Đạo truyền bá từ thế hệ này qua thế
hệ kia cho tới ngày nay và mai sau nữa. Dù cho tới một ngày kia, đúng ngày
giờ Thái Dương Hệ này tan ră, mối Đạo vẫn c̣n tồn tại với thời gian.
Ngày nay các tôn giáo lớn đă mất Khoa Bí
Truyền này gọi là Khoa Mật, chỉ c̣n Khoa Công Truyền gọi là Hiển mà thôi.
Nhưng nó lại nhuộm màu ích kỷ, chia rẽ. Ấy tại con người quá say mê vật
chất, quí trọng quá mức danh vọng, tiền tài, quyền thế, quên mất phần tinh
thần, không lo trau giồi tâm tánh cho thật tốt đặng thọ lănh Chơn truyền.
Con người bằng ḷng với số phận kiếp này, chứ không màng tới kiếp sau do
nhân quả định đoạt.
Tuy nhiên, Cơ Trời đă đinh sẵn, qua năm
1975, một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên Tinh Thần gọi là kỷ nguyên Huyền bí
học sẽ mở màn.
V́ vậy gần cuối thế kỷ 19, năm 1875 Thiên
Đ́nh mới cho phép đem vài Chương đầu của Khoa Triết
Học Bí Truyền phổ biến khắp thế gian đặng
thức tỉnh
quần chúng.
Một bức màn vô minh vén lên, thiên hạ sẽ
thấy thêm một chút ánh sáng hơn trước.
Con người phải tự biết ḿnh là ai? Tại sao
sinh ra ở cơi Trần và phải làm những điều ǵ cho hợp với Cơ Tiến Hóa cứ thúc
đẩy con người đi tới măi, chứ không bao giờ lùi lại được.
Tất cả những quyển tôi viết ra đều theo
Khoa Minh Triết Cổ Truyền này. Thiết tưởng trong kỷ nguyên mới này nên làm
sống lại Tứ Diệu Đế và Đạo Bát Chánh
[2] là căn bản
của Phật Pháp cả ngàn năm nay đă bị lăng quên v́ nước xa nguồn càng ngày
càng hóa ra đục không c̣n được trong trẻo như xưa.
V́ lư do nào?
Nên biết rằng: Phật bỏ xác chưa được một
tuần (có chỗ nói khoảng mười ngày) th́ mười tám Phái đă nổi lên công kích
lẫn nhau. Phái nào cũng nói rằng ḿnh đă thọ lănh được Chơn truyền.
Thế nên mới có hai lần Phật Giáo Hội Nghị
đầu tiên, cách nhau hai mươi năm. Tới kỳ Kết tập lần thứ nh́, các vị Đệ tử
lớn đều từ trần hết.
Từ lúc Đức Phật nhập Niết Bàn cho tới
khoảng 240 năm sau, Phật
giáo chỉ được truyền khẩu thôi. Cứ Thầy
truyền tṛ nối, từ thế hệ này qua thế hệ kia.
Măi tới đời Vua A Dục (Asoka), sau khi quy
y rồi, vua mới cho lập Phật Giáo Hội Nghị lần thứ ba khoảng 244 hay 242
trước Tây lịch kỷ nguyên đặng thống nhất Phật giáo.
Người ta duyệt lại ba Tạng Kinh, sửa đổi
nhiều chỗ rồi mới viết ra thành sách.
Từ đó Kinh sách Phật giáo mới phát triển
và Phật giáo chia ra làm hai phái: Đại Thừa và Tiểu Thừa.
Trong ṿng 240 năm có không biết bao nhiêu
chuyện thần thoại hoang tưởng, những tín ngưỡng dị đoan pha lẫn vào Kinh
sách Phật rồi truyền đến ngày nay và v́ thế mới có quyển Kinh này phản đối
quyển Kinh kia. Nếu không được Chơn truyền, chưa mở được trực giác th́ không
thể nào phân biện được cái nào đúng với Chân lư, c̣n cái nào phải loại ra
ngoài.
Chắc chắn trong quyển
Đâu Là Chân Lư
có nhiều đoạn, nếu không phải là hầu hết, không hợp với những bạn nào xưa
nay đă quen thuộc với Kinh kệ Công truyền tụng niệm hàng ngày. Có lẽ chúng
cũng c̣n làm phật ư quí bạn đó nữa. Nhưng không có chi khó khăn. Đoạn nào
quí bạn chấp nhận được th́ cứ đọc, c̣n chỗ nào quí bạn cho là kỳ lạ th́ để
qua một bên. Vài ngày hay vài tháng sau, mở ra xem lại, coi có chút ánh sáng
nào hiện ra không?
Trước khi phê phán, quí bạn nên suy nghĩ
kỹ lưỡng và sâu xa v́ trong mọi việc đều có lư cao và lư thấp.
Luôn luôn Chân lư hiện ra nhiều mặt, ở mỗi
thời đại, một mặt khác, tùy theo tŕnh độ tiến hóa của dân chúng.
Chân lư giống như một ngọn đèn ở trong cái
lồng đèn có bốn mặt và bốn tấm kính màu xanh, đỏ, vàng, tím. Ngọn đèn hiện
ra với màu đỏ, hoặc tím, hoặc vàng, hoặc xanh, tùy theo vị trí của người
xem.
Người học Đạo là người t́m ngọn đèn chứ
không phải đứng xem tấm kính của lồng đèn rồi cho bạn ḿnh thấy sai, c̣n
ḿnh th́ thấy đúng sự thật.
Ở cơi Trần, tất cả đều tương đối, tới cơi
Niết Bàn mới là tuyệt đối, không c̣n đen, không c̣n trắng, không c̣n tối,
không c̣n sáng, không dữ, không lành.
Trong quyển này, tôi chỉ tŕnh bày ư kiến
của tôi về vài câu chuyện ghi chép trong Kinh sách Phật phổ biến bấy lâu nay
mà tôi cho rằng vốn của người đời sau bịa đặt chứ không có thật, chúng hạ
danh giá Đấng Chí Tôn xuống thấp, thay v́ nâng nó lên cao, như ư họ lầm
tưởng.
Tôi thấy trong Kinh này nói: Đức Phật dạy
như vầy. C̣n trong Kinh kia cho rằng: Ông Sư này, ông Sư kia làm những điều
này, những việc nọ.
Tôi xin thanh minh rằng: Tôi không tin
rằng mấy điều đó có thật v́
tác giả mấy quyển Kinh đó không phải sinh
đồng thời với Đức Phật hay là mấy ông Sư đó nên biết Đức Phật hay mấy ông Sư
đó có nói hay có làm như vậy. Họ chỉ nghe truyền thuyết rồi viết ra theo ư
nghĩ của họ và thêm bớt rất nhiều.
Nhưng trong khi nói cảm tưởng của tôi, tôi
phải kể tên ông Sư X hay ông Sư Y. Đây là sự bất đắc dĩ, xin quí bạn hiểu
cho.
V́ lẽ tôi mới kể ra trước đây, tôi mới đề
tên quyển tôi viết: Đâu Là Chân Lư.
Trong quyển
Vô Minh tôi đă
lập lại một cách vắn tắt và rơ ràng những điều tôi đă viết trong mấy quyển
trước, bởi v́ chúng vẫn liên quan với nhau và rất cần thiết cho sự hiểu biết
của độc giả, nhất là cho bạn nào mới xem quyển này chứ chưa thấy mấy quyển
đó.
Trong quyển
Giác Ngộ, dưới
vài bài có những sự nhận xét trùng với nhau v́ lẽ mấy bài này liên quan với
nhau và phải có những sự nhận xét như thế mới hiểu rơ.
Xin quí bạn lượng thứ.
Người học Đạo phải có đức tin, nhưng đức
tin này là đức tin sáng suốt chứ không phải là đức tin mù quáng.
Phải phá tan những bức màn vô minh che lấp
Chân lư. Những bức màn đó là sự mê tín dị đoan. Xin quí bạn đọc bài:
Phải suy nghĩ sâu xa khi đọc những Kinh sách Phật.
Trong đó tôi có chép những lời của Phật
dạy những người Kalama và đoạn: Đặc sắc
của Phật giáo của Tỳ Khưu Jagadish, nói về
ba Tạng Kinh. Chúng ta nên nghĩ rằng dù cho ba Tạng Kinh đi nữa, chúng được
chép ra khoảng 240 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Làm sao dám chắc chúng
chứa toàn là Chân lư mà không có sự thêm bớt của đời sau.
Ngoài ba Tạng Kinh, c̣n những Kinh của đời
sau đặt ra. Phải đề pḥng v́ nhiều quyển chứa đựng nhiều chuyện hoang đường,
dị đoan làm độc giả thành ra mê tín và tin theo. Câu nào cũng cho là Phật
ngôn mà sự thật là của họ đặt ra hay là nghe theo truyền thuyết rồi viết
lại.
Họ không ngờ rằng: nếu họ thuật lại không
đúng với sự thật th́ họ phạm hai tội: vu cáo Phật và vọng ngữ v́ nói sai
ngoa hại nhiều thế hệ sau nhắm mắt tin theo, không phân biệt được vàng,
thau, ngọc, đá, mà sự thật Kinh kệ không khác nào những tấm bảng dựng bên lề
đường để chỉ cho khách lữ hành phải theo lối nào ngay thẳng đặng mau tới chỗ
và tránh khỏi hầm hố, chông gai và những cạm bẫy dựng lên dọc đường.
Không phải ngồi tụng kinh măi mà được Đắc
Đạo làm một vị Siêu Phàm. Nhưng phải tụng kinh đặng ghi nhớ vào Trí những
việc phải làm bởi v́ c̣n không biết bao nhiêu điều cần phải học hỏi và thực
hành. Trước
khi và sau khi được bước vào cửa Đạo, từ
kiếp này qua kiếp kia.
Tụng Kinh c̣n một sự lợi ích khác nữa là
rải những tư tưởng tốt lành lên không gian đặng giúp ích cho những người ở
chung quanh trước nhất. Tuy nhiên, phải được những Kinh do những vị đă vào
hàng Tứ Thánh viết ra chứ không phải những Kinh tầm thường, tác giả chưa
phải là một vị đệ tử của Chơn Sư.
Tôi viết quyển
Đâu Là Chân Lư
với hai mục đích:
Mục đích thứ nhất: nhắc nhở quí bạn đừng
quên rằng: Thật con người là Chơn Thần hay nói một cách dễ hiểu: Con người
là Linh Hồn ở trong xác thân. Xác thân không phải thật là con người. Nó là
một con ngựa để cho con người cỡi để đi qua một quăng đường đời. Tới một
ngày kia ta sẽ bỏ nó, rồi kiếp sau ta có con ngựa mới khác. Tại con người
ngỡ xác thân là ḿnh nên đồng hóa với nó. Muôn ngàn tội lỗi đều do sự lầm
lạc này gây ra.
Nên biết con người sinh ra ở cơi Trần đặng
học hỏi Cơ Tiến Hóa hầu đi mau tới bậc Siêu Phàm là mục đích đă định sẵn cho
con người trong Thái Dương Hệ này.
Mục đích thứ nh́: giúp quí bạn thấy rơ
rằng Đạo Bát Chánh là con đường Trung Đạo, nó ở chính giữa thói xa hoa phóng
túng và sự tu khổ hạnh. Nó dắt hành giả đi tới cơi Niết Bàn thành một vị
Siêu Phàm thoát đoạ luân hồi. Ít ai biết được mục đích cao siêu của nó, cứ
đinh ninh rằng nó chỉ để khuyên người ta làm những việc lành, bỏ những việc
dữ, chứ không có cái ǵ mới lạ. Nếu mục đích rất tầm thường th́ tại sao Phật
thuyết pháp lần đầu tiên tại Sarnath trong vườn Lộc Dă Viên mà được gọi là
Phật Chuyển Pháp Luân?
Quí bạn suy nghĩ th́ rơ. Phải sống với Đạo
Bát Chánh th́ mới thấy giá trị của nó lớn lao là bực nào. V́ theo lời của
các vị thành Chánh quả đă nói th́ cái hậu quả c̣n kéo dài tới kiếp sau. Đây
có nghĩa là bất cứ là ai cố gắng thực hiện tám lẽ Chánh th́ kiếp sau đầu
thai lại th́ có sẵn những mầm của chúng nó trong ḿnh, chúng nó sẽ phát
triển thêm.
Vậy th́ cầu xin những quyển của tôi soạn
ra giúp được quí bạn có một quan niệm đúng đắn về những lời Phật dạy thuở
xưa, và hiểu được đôi chút về sự liên quan mật thiết giữa con người và vũ
trụ, tức là Vũ trụ và Nhân sinh.
Lành
thay! Lành thay!
Tự giác
nhi giác tha!
Tự do
tín ngưỡng – Tự do tư tưởng.
Một
người Phật tử,
bẠch
liên
PHẦN NHẤT
V̀ LƯ DO NÀO PHẬT LẤY SỰ KHỔ làm đỀ tài ThuyẾt
pháp và gương hy sinh cao cẢ cỦa
Ngài
Đức Phật Thuyết Pháp lần đầu tiên gọi là
Chuyển Pháp Luân tại Sarnath (xưa kia Lộc Dă Viên thuộc về Sarnath) cách Ba
Nại La khoảng bốn dậm. Ngài giải về SỰ KHỔ – NGUYÊN NHÂN SỰ KHỔ – DIỆT SỰ
KHỔ và PHÁP
mẦu diỆt khỔ.
Thế th́ Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là
Tinh hoa của Phật giáo.
Bây giờ ta hăy tự hỏi: Tại sao Phật lấy Sự
Khổ làm đề tài Thuyết Pháp, trong khi có không biết bao nhiêu vấn đề khác
rất hữu ích cho nhân loại mà Ngài không đề cập đến. V́ lư do nào? Người đời
không một ai biết được điều đó cả.
Những nhà Đạo học uyên thâm đều biết rằng:
Do Luật Nhân Quả, con người gieo giống chi th́ gặt giống nấy. Con người làm
những việc ích kỷ hại nhân, tàn ác, tà vạy, th́ phải lănh lấy hậu quả không
tốt đẹp và bị những sự đau khổ tới hành hạ. Con người tạo lấy xiềng xích
buộc trói ḿnh th́ phải tự ḿnh tháo gỡ xiềng xích bằng cách thực hành những
việc chơn chánh, nhân từ, giúp đỡ những kẻ ở trong cảnh nghèo nàn, khổ cực,
đói rét, tùy phương tiện, tùy hoàn cảnh, tùy duyên, tùy phận.
V́ con người c̣n Vô minh, chưa tự thức
tỉnh cho nên Phật mới chỉ cho con người thấy:
1 –
sỰ khỔ.
2 –
nguyên nhân sỰ
khỔ.
3 –
diỆt sỰ khỔ
và
4 –
pháp mẦu diỆt
khỔ là
đẠo bát chánh.
Ngài nhắm vào hai mục đích một lượt:
Mục đích thứ nhất: Chỉ phương pháp cho con
người thoát lần lần ra khỏi ṿng nghiệp quả.
Mục đích thứ nh́: Giúp con người Tiến Hóa
mau. Điều sau này thuộc về Huyền Bí Học. Khi sinh viên hay kẻ chí nguyện
sống đúng với tám lẽ Chánh, mỗi đức tánh trên mức trung b́nh một chút th́
Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử và dạy dỗ. Không bao lâu anh sẽ được vào cửa
Đạo. Và chỉ trong cửa Đạo mới có sự giải thích đúng với sự thật: Sự thành
lập Thái Dương Hệ này, Mục đích sinh hóa con người trên Dăy Địa Cầu và
Phương pháp luyện tập đặng biến đổi con người thành một vị Siêu Phàm trước
ngày giờ đă định sẵn trong Thiên Cơ tức là trước khi Dăy Địa Cầu này tan ră.
Phải hiểu rơ những lư do Huyền bí mới biết Đạo Bát Chánh quan trọng dường
nào.
Song tiếc thay có nhiều bạn tu hành khinh
thường sự rèn luyện tánh t́nh, v́ cho việc đó c̣n thấp thỏi lắm. Phải có
những phép Thần thông như các vị Tiên trong mấy bộ truyện:
Phong Thần,
Phong Kiếm Xuân
Thu, Đông Du Bát Tiên
và Tây Du
mới thật là cao siêu.
Có một ông bạn đă hỏi tôi: Có quyển nào
cao hơn quyển Dưới Chơn Thầy
không? Tôi biết ư anh đó, tôi mới trả lời: Không có. Mặc dù tôi biết rằng
quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo
dắt sinh viên đi xa hơn quyển Dưới Chơn
Thầy, nhưng nói ra cũng vô ích. Người tu
hành nên biết rằng: Dù có tài Kinh Thiên, Động Địa, khiến Quỷ, sai Thần, chỉ
đá hóa vàng, lấp biển dời non, mà không hội đủ những điều kiện do Luật Trời
qui định về Tài và Đức th́ không bao giờ Danh Đề Tiên Tịch.
Đừng ham những quyền năng siêu việt, nếu
luyện tập sai phép th́ điên khùng. Hăy xem gương anh Brama trong quyển
Đông Phương Huyền Bí
tức là Ấn Độ Huyền
Bí, trang 50.
Anh sắp tắt hơi nếu không có một vị Yoga cao cấp đến cứu anh.
Chắc chắn là nhờ căn lành kiếp trước của
anh chứ không phải ai ai cũng được cứu sống như anh vậy.
Những phép Thần Thông là cây gươm hai
lưỡi, chém người rồi trở lại chém ḿnh. Bởi v́ Luật Nhân
Quả không dung tha bất cứ ai dùng thần
thông hăm hại kẻ khác.
Phải nói trắng ra:
sỰ tiẾn hóa
thẬt sỰ cỦa con ngưỜi là sỰ tiẾn hóa cỦa tánh t́nh.
Xin nhắc lại rằng nền tảng của Đạo là Đức
Hạnh. Lấy chuyện đời mà nói, nếu ta xây dựng một ṭa lầu đài nguy nga tráng
lệ trên một nền tảng bấp bênh, không vững chắc th́ khi bị một trận giông ùn
ùn thổi tới, nó chịu không nổi sức mạnh của những luồng gió cuốn th́ sẽ sụp
đổ tan tành.
Những trận băo ḷng c̣n trăm phần lợi hại
hơn những trận địa chấn. Người học đạo mà không dập tắt lửa ḷng th́ sẽ té
nặng. Công phu kiếp này sẽ trôi theo ḍng nước.
Ai ham những quyền năng siêu việt nên đọc
lời tự thuật của ông Edgar Cayce trong quyển
Những Bí Ẩn của Cuộc Đời,
trang 34.
Xưa kia ông là một Cao Tăng trong các Đạo
viện của Cổ Ai Cập (Les Pyramides d'Egypte) pháp lực cao cường. Ông đă vấp
ngă v́ tánh kiêu căng tự phụ và say đắm dục t́nh. Ông đă đầu thai nhiều kiếp
rồi mà chưa đền đủ những tội ác của ông đă làm. Thật là tội nghiệp. Đây là
một bài học để cho chúng ta răn ḿnh. Có lẽ ông Edgar Cayce ở vào thời kỳ
Đạo giáo Ai Cập đă suy đồi, phần đông các Cao Tăng trong Đạo viện dùng tà
thuật để ḷe dân chúng và thỏ ḷng ham muốn ích kỷ của ḿnh.
Quyển
Idylle du Lotus Blanc có thuật mấy điều
đó.
Xin nhắc lại, năm 75.025 trước Tây lịch kỷ
nguyên, tại Châu Atlantide, các Đạo Sĩ ỷ ḿnh tài phép cao cường dùng những
quyền năng hăm hại dân lành không cho họ tiến hóa. Trải qua nhiều thời đại,
Thiên Đ́nh đă cảnh cáo họ nhiều lần mà họ không ăn năn chừa cải, chứng nào
tật nấy.
Khi không c̣n thế nào dung tha được nữa
nên năm 75.025 trước Tây lịch kỷ nguyên, Thiên Đ́nh mới ra lệnh nhận ch́m
Châu Atlantide xuống đáy biển đặng tẩy uế quả Địa Cầu. Chỉ trong một đêm
thôi, 64 triệu sanh linh phải chôn thây dưới đáy nước. Chỗ Châu Atlantide
nằm khi xưa, ngày nay là Đại Tây Dương ầm ầm sóng bủa.
Thật đúng là:
Có tài đừng cậy chi tài.
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du)
Xe trước găy, xe sau phải tránh. Nếu xe
sau cứ lăn theo vết xe trước th́ sẽ sa hầm hố, không tài nào tránh khỏi.
Các nhà Huyền bí học đều biết rằng những
sự hành động của con người từ tư tưởng, ư muốn cho đến lời nói và việc làm,
diện mạo và y phục đều có rọi h́nh lên chất Tiên Thiên Khí Akasa và làm ra
những Tiên Thiên Kư Ảnh (Clichés Akasiques). Ngày nào Thái Dương Hệ này tan
ră chúng mơi tiêu mất.
Người có Huệ Nhăn đều thấy chúng nó. Thế
nên tất cả những ǵ xảy ra tại thế gian đều không lọt qua
khỏi mắt các Đấng Chí Tôn cầm cân tội
phước, gọi là những Nam Tào, Bắc Đẩu, và các Đấng Cao Cả làm ra Quần Tiên
Hội hay Thiên Đ́nh đang cai quản quả Địa Cầu. Tục rằng: Đừng lấy vải thưa
che mắt Thánh. Thật đúng vậy.
V́ vậy, đời sống của chúng ta phải xây
dựng trên những Đức hạnh tối cao. Mỗi ngày chúng ta phải đổi ra mới. Ngày
hôm nay tốt đẹp hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt đẹp hơn ngày hôm nay.
Được như vậy, chúng ta sẽ mau tiến đến bậc
Siêu Phàm, toàn năng, toàn thiện.
Vẫn biết, gơ mơ, tụng Kinh hay niệm Phật
có sự ích lợi riêng của chúng nó, không ai phủ nhận điều này. Nhưng không
phải thực hành bao nhiêu đó mà được Đắc Đạo thành Chánh Quả, thoát Đoạ Luân
Hồi. Đây là mới tập tu mà thôi.
Giáo lư của Chư Phật, phái Nam Tôn chỉ tóm
tắt trong ba câu này:
– Lánh dữ,
– Làm lành,
– Rửa ḷng trong sạch.
Chỉ có tám chữ thôi, mà kiếp này các bạn
Cư sĩ như chúng ta bắt đầu thực hành th́ 25, 30 kiếp sau e mới đạt được một
phần tư (
Bây giờ xin nói vài lời về đời sống và
gương hy sinh cao cả của Đức Phật.
Đấng Chí Tôn mà người ta gọi là Đức Phật
Thích Ca là người thứ Nhất của nhân loại đắc quả Phật. Cho tới ngày nay chưa
có người thứ nh́ thành Phật. Vị sẽ thành Phật trong ṿng 600 năm nữa là Đức
Di Lạc Bồ Tát (Seigneur Maitreya).
Thuở xưa khi nhân loại đúng ngày giờ phải
sản xuất những vị Bồ Tát, những vị Phật th́ chỉ có hai Đấng Cao Cả đồng bậc
tiến hóa với nhau: ấy là Đức Thích Ca và Đức Di Lạc.
Đức Thích Ca t́nh nguyện xuống trước. Ngài
phải đầu thai liên tiếp không biết bao nhiêu kiếp, mỗi kiếp phải hoạch đắc
một đức tánh cần thiết cho địa vị cao cả sau này. Sau khi bỏ xác rồi th́
Ngài trở lại cơi Trần liền không nghỉ ngơi trên cơi Thiên Đàng.
Khi Ngài c̣n ở ngôi Bồ Tát, Ngài giáng
phàm nhiều lần đặng sửa sang mối Đạo và lập một Tôn giáo mới cho hợp với
tŕnh độ tiến hóa của dân chúng địa phương. Mỗi lần Ngài xuống thế, Ngài lấy
một tên khác như:
1 – Hermès Trismégiste ở Ai Cập.
2 – Zoroastre 1er ở Ba Tư.
3 – Vyasa ở Ấn Độ.
4 – Orphée ở Hy Lạp.
Theo Công Truyền th́ kiếp chót của Đức Bồ
Tát đầu thai làm Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Sidhartha).
Nhưng theo Khoa Bí Truyền th́ Đức Bồ Tát
nhập vào ḿnh Thái Tử khi Thái Tử ngồi tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề. Hai
việc này vẫn trái ngược nhau v́ lúc đó Thái Tử c̣n là một vị đệ tử.
Nếu nói Đức Bồ Tát mượn xác Thái Tử Sĩ Đạt
Ta th́ phải nói tới Tiên Y mà Thái Tử phải mặc vào khi Đức Bồ Tát nhập vào
ḿnh Thái Tử. Không có Tiên Y th́ xác thân Thái Tử sẽ tan ra tro bụi v́ chịu
không nổi thần lực của Đức Bồ Tát. Làm sao cắt nghĩa được lư do này cho ai
nấy đều hiểu.
Điều hay hơn hết là ai tin sao cũng được.
Căi cọ với nhau rất vô ích, đă mất niềm ḥa khí mà cũng không đi đến kết quả
nào cả, bởi v́ không có những bằng chứng cụ thể để chứng minh việc này.
Tại sao Quả vị Phật gọi là Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác? Bởi v́ Đức Phật thuộc về Cung Thứ Nh́ là Cung Đạo Đức và
Giáo Dục. Tại quả Địa Cầu này quả vị cao hơn hết của Cung Thứ Nh́ là Quả vị
Phật, được Tám lần Điểm Đạo. Muốn đi xa hơn nữa phải đổi qua Cung Thứ Nhất
là Cung Uy Quyền (1er Rayon).
Thế nên phải hiểu: Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác là tại quả Địa Cầu này thôi. Ngoài ra c̣n nhiều cấp bậc cao hơn
nữa ở mấy cơi khác.
Thái Dương Hệ của chúng ta có giới hạn,
c̣n Vũ Trụ Vô tận vô biên. Trên sông Thiên Hà có không biết bao nhiêu triệu
ngôi Mặt Trời. Có cái cả chục, cả trăm, cả muôn, cả triệu lần lớn hơn ngôi
Mặt Trời của chúng ta. Người ta mới t́m thấy một ngôi sao bốn tỷ cây số bề
trực kính và đặt tên là Epsilon. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi sự tiến
hóa trên mấy cơi đó là thế nào.
Tự biết ḿnh rồi th́ làm thinh là điều hay
hơn hết.
Túc Sanh Truyện
(Jataka Mala-Jataka Haratha)
hay là Lalita Vistara
có thuật 550 tiền kiếp của Đức Thích Ca. Song tôi tưởng 550 kiếp này không
phải thật đúng là những tiền kiếp của Đức Phật. Có thể là những tiền kiếp
của vị Đắc Đạo nào đó. Bởi v́ muốn rơ những tiền kiếp của Đức Phật th́ phải
mở Tối Thượng Huệ Nhăn xem đời sống của Ngài ở Dăy Hành Tinh thứ Ba là Dăy
Nguyệt Tinh chứ không phải riêng về Dăy Địa Cầu này mà thôi. Những điều này
không cần bàn tới làm chi, v́ nói ra không đi đến kết quả nào hết. Chỉ nên
nhớ sự Hy sinh cao cả của Ngài là lúc Ngài luyện tập trong những kiếp liên
tiếp chịu không biết bao nhiêu sự khổ cực. Rồi kiếp chót, Ngài bỏ đời sống
vinh hoa phú quí để tu hành.
Sau khi thành Phật rồi th́ Ngài đi bộ từ
thành này qua thành kia với các đệ tử khắp lưu vực sông Hằng đặng thuyết
pháp, tṛn 45 năm như vậy. Mỗi năm Ngài chỉ nghỉ có ba tháng trong mùa mưa
mà thôi. Ai mời Ngài đến nhà đặng giảng Đạo th́ Ngài đi liền với các đệ tử
không hề đ̣i hỏi lễ lộc hay là những điều kiện nghinh tiếp trọng thể nào cả.
Mặc dù xác thân Ngài thường đau yếu, Ngài không ngớt đem Chân lư ra giải
thích với những h́nh thức khác nhau cho những người mà tŕnh độ tiến hóa
không đồng bậc với nhau, chỉ mong muốn thế nhân sống đúng với lẽ Đạo tức là
Ư Trời mới mong diệt khổ được.
Không c̣n bao lâu nữa Phật sẽ bỏ xác th́
có một tu sĩ tên Soubhada – Nam Phạn – (Có chỗ viết Soubhadra – Bắc Phạn)
tới xin Phật giải thích những chỗ hoài nghi của anh. Anada mới nói:
Soubhada! anh đừng làm rộn Đức Phật, Ngài đang đau yếu. Ba lần Soubhada nài
nỉ, ba lần đều bị Ananda từ chối.
Đức Phật hay được bảo Ananda cho Soubhada
vào. Ngài cắt nghĩa rành rẽ giáo lư cho Soubhada nghe rồi thu anh làm đệ tử
chót.
Soubhada nhờ Phật chỉ bảo phương pháp nên
chẳng bao lâu anh đắc quả La Hán.[3]
Đây là Phật treo gương sáng chói cho các
nhà tu hành bất cứ thời đại nào mà nhất là các hàng Phật tử đời nay sẽ soi
chung. Tới giờ phút chót, trước khi từ giă cơi đời, Phật cũng không quên
việc độ người.
Sau khi nhập Niết Bàn rồi, mỗi năm Ngài
c̣n hiện ra một lần nữa để ban ân huệ cho chúng sinh trong ngày Lễ Huê Sắc
(Wesak) vào giờ Trăng tṛn của tháng Năm dương lịch (Mois de Mai).
BỮa ăn chót tẠi nhà anh thỢ rèn Tchounda
(cung
đa)
Kinh sách Bắc Tôn nói: Anh thợ rèn
Tchounda (Cung Đa) dọn thịt heo đăi Phật. Sau khi Phật ăn rồi, cơn đau dữ
dội phát lên nhưng Đức Phật vẫn đi tới Kousinara rồi bỏ xác tại đó.
Người đời sau nói rằng: Tại Phật ăn thịt
heo nên mới ĺa trần.
Nhưng dù Phật không dùng bữa ăn chót tại
nhà anh thợ rèn Cung Đa, Phật cũng nhập Niết Bàn v́ Ngài đă nhất định rồi.
Sách nói: Trước đó, Ngài tới Vaisali
(Quảng Nghiêm Thành), lúc đi khất thực, Ma Vương (Mâra) hiện ra xin Phật
nhập tức khắc vào Niết Bàn. Phật bèn nói: Ma Vương ơi! ngươi đừng sợ, không
c̣n bao lâu nữa Phật sẽ nhập tịch. Từ đây tới ba tháng nữa, Ta sẽ nhập Niết
Bàn.
Ananda năn nỉ Phật xin Phật ở lại. Phật
bèn nói: “Ananda! Ta đă quyết định rồi, không thể nuốt lời.”
Vậy th́ không thể đổ lỗi cho anh thợ rèn
Cung Đa và c̣n:
MỘT NGHI VẤN NỮA: KHÔNG PHẢI
PhẬt ăn thỊt heo
Theo chữ Phạn dịch là thịt heo có nhiều
nghĩa như xương ngực con heo, nấm con heo đào. Dù sao món ăn đó rất độc. Sau
khi Phật ăn rồi Phật bảo anh thợ rèn
đem chôn nó đi. Có lẽ nấm con heo đào đúng
hơn, mà c̣n một tiếng chuông khác nữa là Kinh Nam Tôn nói rằng: “Anh thợ rèn
Cung Đa không có dọn thịt heo cho Phật ăn.”
PhẬt không có ăn thỊt heo
Trong quyển
Đức Phật Cồ Đàm,
đời sống của Ngài
(Gotama,
Le Bouddha. Sa vie),
tác giả là Ông E. H. Brewster, soạn theo Kinh Phật Nam Tôn, trang 215 có
đoạn này xin dịch đại ư ra đây cho quí bạn xem:
“Sáng ra, anh thợ rèn Cung Đa (Tchounda) ở
nhà lo nấu cơm, làm bánh và nhiều món ăn rất ngon. Xong rồi, anh tới cho
Phật hay, anh nói: Bạch Phật! đă đúng giờ, bữa cơm đă sẵn sàng.”
Đức Phật mặc áo rất sớm, Ngài cầm b́nh bát
đi với các Huynh đệ đến nhà anh thợ rèn.
Tới nhà rồi Ngài ngồi trên ghế đă dành sẵn
cho Ngài. Khi Ngài ngồi xuống rồi, Ngài nói với anh thợ rèn: “Anh hăy dọn
cho Ta những món ăn ngon mà anh đă làm, c̣n mấy món khác, như cơm và bánh,
anh để cho các Huynh đệ.”
Ngài nói với Cung Đa: “Anh hăy đem chôn
những đồ dư lại của những món ăn ngon này. Ta không thấy tại quả Địa Cầu,
trên cơi Mâra, trên cơi Phạm Vương, trong các nam nữ tu sĩ, trong các hàng
Thiên Thần và con người, không ai, sau khi ăn món này, tiêu hóa nó dễ dàng,
ngoại trừ Như Lai.”
Nguyên
văn chữ Pháp:
Et quand la nuit fut écoulée, Tchounda, le
forgeron, prépara dans sa maison du riz et des gâteaux et
Quantité de mets délicats.
Puis il vint annoncer au Bienheureux que le repas était prêt en disant:
“C’est l’heure, Seigneur, le repas est prêt.” Et le Bienheureux, que s’était
habillé de bonne heure, prit son vase à aumônes et se rendit avec les frères
à la demeure de Tchounda le forgeron.
A son arrivé, il prit place sur le siège
qui lui avait été préparé. Et quand il fut assis, il dit à Tchounda le
forgeron. Vous me donnerez de ces plats délicats que vous avez préparés,
quant aux autres mets, le riz ets les gâteaux, vous les donnerez aux frères.
Alors, le Bienheureux dit à Tchounda, le
forgeron. Tout ce qui resters de ces mets délicats, Tchounda enfouissez les
dans la terre, je ne vois, Tchounda, sur la terre, dans le Ciel de Mâra,
dans le Ciel de Brahma, parmi les ascètes et les Brahmines, parmi les Dieux
et les hommes, personne sauf un Tathagata, qui après l’avoir mangée, puisse
digérer convenablement cette nourriture.[4]
Rơ ràng Kinh Phật Nam Tông nói anh thợ rèn
Cung Đa dọn những món ăn ngon, chứ không phải Thịt Heo.
Trong quyển
Phúc âm của Đức Phật,
tác giả là Ông Paul Carus nơi trang 234 (Evangile
du Bouddha) nói rằng: Cô danh kỹ Ampabâli
thỉnh Phật về nhà, dâng cơm trộn mật cho Phật, c̣n mấy Huynh đệ th́ dùng
bánh ngọt. Không thấy nói có món ăn mặn nào cả.
Theo tục lệ Ấn Độ, không có vị Tu sĩ gọi
là Dô Ghi (Yogi) nào ăn mặn cả. Xin nhắc lại khi Đức Bồ Tát nằm bất tỉnh v́
nhịn ăn nên đói quá, cô gái chăn chiên (hay chăn ḅ) tên Nada dâng cho Ngài
cơm trộn sữa. Ăn rồi Ngài bắt đầu phục hồi sức lực.
Sự thật là, từ xưa đến nay không có nhà
Huyền bí học nào dùng những món ăn làm bằng thịt thú vật đặng nuôi dưỡng xác
thân nói chi là tới Đấng Chí Tôn Cao Cả là một vị Phật. Các Ngài biết rằng:
Thịt cá có ảnh hưởng không tốt đối với tánh t́nh con người và làm cho xác
thân trọng trược, không được tinh khiết. Thần lực từ mấy cơi trên tuôn xuống
không thể vô ḿnh con người được v́ hai thứ rung động một cái cao quá, một
cái thấp quá không đồng bậc với nhau cho nên không hoà hợp với nhau được.
Thiết tưởng, các Cư sĩ, c̣n trong ṿng
trần tục, ăn chay hay ăn mặn tuỳ ư. C̣n những vị xuất gia tu tŕ, một khi
gởi ḿnh vào chốn Thiền Môn th́ phải trường chay mới giữ đúng lời Phật dạy.
Chớ nên viện lẽ, người ta có ḷng tốt, cho cái chi ăn cái nấy, cũng như Đức
Phật đă dùng thịt heo của anh thợ rèn Cung Đa dâng cho Ngài. Ḿnh hăy tự
thành thật với ḿnh trước nhất.
vài chuyỆn phi thưỜng trong
PhẬt giáo hiỆn đẠi
Phật giáo cũng như các Tôn giáo khác vẫn
có những chuyện huyền diệu phi thường như: Đức Phật ban sắc đẹp cho cô
Viroupa, Xá Lơi Phất thấy những sinh vật hết sức nhỏ trong bầu nước ḿnh
uống. Đức Ma Ha Ca Diếp chấp tay lại th́ cái bát bằng bạch đàn nhận châu
ngọc của Diyotichka để trên chót vót của một cậy trụ cao rớt xuống và nằm
trong bàn tay của Ngài v.v. . .
Người ta gọi những điều này là phi thường,
huyền diệu, bởi v́ giác quan không nhận thức được chúng nó. Nhưng thật ra,
không có chi là
phi thường cả, bởi v́ tất cả đều tuân theo
Luật Pháp. Vậy, biết được th́ làm được.
Những chuyện kể trên đây vốn ở trong sách
Phật và thuộc về một quá khứ xa xưa, người ta có thể hoài nghi.
Tôi xin kể vài chuyện xảy ra đời nay cho
quí bạn xem.
Lúc đó, Phật Thầy c̣n ở trong một cái chùa
lá tại Núi Sam. Một hôm, có một cô đeo một đôi vàng đem đồ vô chùa cúng,
Ngài mới gọi cô đó lại và nói với cô: “Đôi vàng của con đeo đó không tốt
đâu.” Cô nọ nghe qua hiểu liền, bởi v́ đôi vàng đó, chồng cô đi ăn trộm của
người ta đêm hôm, sáng ra, cô lấy đeo rồi đi cúng chùa.
Ngày kia, Tổng Đốc An Giang (Trước kia
Châu Đốc tên là An Giang) cho mời Phật Thầy ra rồi xin Ngài ngồi trên bộ
ngựa có trải chiếu bông và gối dựa. Ngài đứng măi không ngồi. Hỏi tại sao
vậy? Ngài trả lời: “Có một vị lớn hơn ở dưới chiếu.” Dở chiếu ra th́ thấy
bức tượng Quan Công.
Quan đầu Tỉnh muốn thử Ngài v́ nghe Ngài
là một bậc chơn tu thông hiểu quá khứ, vị lai.
ĐỨc PhẬt thẦy tây an tiên tri nhiỀu viỆc,
ngày nay thẤy rẤt đúng
Ngài biết trước Pháp qua ở đây được lâu
dài, nên đặt tên chùa là Tây An Tự.
Ngài nói:
a –
Dân Núi Sam sau sẽ ăn đá. Người ta lấy làm
lạ, bây giờ người ta bán đá, lấy đá bán, mới biết Ngài thấy trước.
b
– Sau xài tiền ma bạc quỉ, tức là giấy bạc bây
giờ.
c – Đường lộ sẽ đem hắc (tức là đường
tráng nhựa).
d – Hết Tây đến U v.v. . . .
Tôi đem chuyện hai chiếc vàng và đứng măi
không ngồi thuật lại cho quí bạn xem để chứng minh rằng: Tư tưởng, ư muốn,
lời nói và việc làm đều có h́nh dạng. Con mắt phàm không thấy được mà người
có Huệ Nhăn đều thấy.
Chớ nên tưởng những chuyện khuất lấp của
ḿnh làm không ai biết.
Trước nhất ḿnh biết là Một.
Trời Đất biết là Ba.
Thần Thánh biết là Năm.
Quỉ Ma biết là Bảy.
Đừng tưởng rằng giấu người ta được. Rốt
cuộc thiên hạ đều hay.
Theo Đạo đức: “sỰ
tiẾn hÓA thẬt sỰ cỦa con ngưỜi là sỰ tiẾn hóA cỦa tánh t́nh.”
Phật giáo nói rằng: Có mười chướng ngại
buộc trói con người vào Bánh xe Luân Hồi. Chặt đứt chúng nó rồi th́ con
người thành một vị Siêu Phàm, được hoàn toàn giải thoát.
[5]
Mà tại sao trong Đạo đức rất chú trọng về
hạnh kiểm?
Bởi v́ càng ngày con người càng trau giồi
tâm tánh th́ những quyền năng siêu việt càng ngày càng phát triển. Phải Minh
Triết, phải Cẩn thận là điều cần thiết nhất. Nếu chỉ lo có một việc là mở
rộng trí khôn, mặc dù điều này rất tốt, th́ chưa đủ. Nếu thông minh tuyệt
thế mà c̣n: tham lam, ích kỷ, tật đố, kiêu căng th́ làm hại cho đời hơn là
làm lợi, con người sẽ gây nhiều sự xáo trộn, những sự bất ḥa, những chứng
minh giặc giă là cái tai họa kéo dài từ đời này qua đời kia, chưa biết tới
chừng nào mới chấm dứt.
Tôi đem mấy việc này nói ra đây không phải
là lạc đề đâu nhé. Tôi muốn chỉ cho quí bạn thấy Tám lẽ Chánh của Phật rất
hữu ích cho sự tiến hóa của nhân loại biết dường nào. Nhưng phải thực hành
cho đúng phép mới thấy Giá Trị lớn lao của chúng.
Vẫn biết điều này thật là cực kỳ khó khăn,
v́ hoàn cảnh, v́ phương tiện, khó thực hành hơn muôn lần leo lên đỉnh Hy Mă
Lạp Sơn. Song nếu mỗi kiếp, ta cứ cố gắng th́ từ kiếp này qua kiếp kia ta cứ
tiến lên măi. Sự thành công sẽ là vấn đề thời gian.
Chớ nên ngă ḷng, dù ta không muốn đi tới,
Luật Tiến Hóa cũng thúc đẩy ta đi tới măi, không có bao giờ thụt lùi lại,
cho tới chừng nào thành một vị Siêu Phàm. Sau khi thành Chánh Quả rồi ta mới
bắt qua đi đường khác. Trong lúc c̣n làm người nên đi mau là điều hay hơn
hết.
Bây giờ xin nói về hai cuộc lễ lớn của
Phật giáo mà các nhà Huyền Bí Học trên Hoàn Cầu đều biết là: Vía Phật (Fête
du Wesak) và lễ Asala (Chuyển Pháp Luân).
ĐỨc PhẬt c̣n liên lẠc vỚi cơi trẦn
Theo phép khi một Đức Bồ Tát thành Phật
rồi th́ Ngài ra dạy Đạo một lần chót. Nhiệm vụ Ngài xong xuôi th́ Ngài về
mấy cơi cao đặng làm việc cho nhân loại, không bao giờ trở xuống Trần nữa.
Về trường hợp của Đức Thích Ca th́ lại
khác hơn các vị Phật trước. Không biết trong những công việc của Ngài có vài
điều nào đó mà Ngài không có ngày giờ làm cho hoàn thiện. Có lẽ v́ quá mệt
nhọc trong những kiếp Luân Hồi liên tiếp không nghỉ ngơi. Phải chăng v́ muốn
bồi bổ sự khuyết điểm đó nên Ngài mới làm hai việc sau đây:
Một là: Vẫn c̣n liên lạc với Đức Di Lạc Bồ
Tát. Nếu gặp trường hợp cấp bách, Đức Di Lạc cầu khẩn Ngài th́ Ngài xuống
chỉ bảo.
Hai là: Mỗi năm đến ngày nhập Niết Bàn th́
Ngài hiện ra ban ân huệ cho nhân loại.
Vía Phật (Fête du Wesak) cử hành vào ngày
giờ trăng tṛn của tháng Wesak của Ấn Độ, thường thường chạy nhằm tháng Năm
dương lịch hay là tháng Tư âm lịch. Năm nào âm lịch nhuần th́ tháng Ba (Xin
nhớ là giờ trăng tṛn chứ không phải ngày trăng tṛn) để kỷ niệm Ba việc
quan trọng trong đời sống của Đức Phật như:
1 – Lúc Đức Bồ Tát mới giáng sinh.
2 – Lúc Ngài đắc Đạo thành Phật.
3 – Lúc Ngài nhập Niết Bàn.
Ba việc này đều xảy ra đúng vào giờ trăng
tṛn của tháng Wesak.
Chính là Quần Tiên Hội đứng ra tổ chức
cuộc lễ này.
Trừ ra Đức Ngọc Đế và Ba Vị Độc Giác Phật
đệ tử của Ngài, th́ tất cả nhân viên của Quần Tiên Hội, Tiên Thánh trên Địa
Cầu và các đệ tử được Điểm Đạo đều có mặt trong cuộc lễ này để chiêm ngưỡng
Đức Thế Tôn.
Địa điểm chọn lựa là một cao nguyên nhỏ
chung quanh có những núi non không không cao lắm bao bọc, tại miền phía Bắc
dăy Hy Mă Lạp Sơn, không xa biên giới Népal và cách thành Lhassa lối 400
dặm.
Nhiều đoạn kinh đọc lên.
Khi Đức Phật hiện ra th́ Ngài lấy h́nh
Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Tất Đạt Ta) lúc cắt tóc đi tu, Ngài ngồi xếp bằng giữa
không trung ở phía Nam, mặc áo cà sa như Tăng Lữ, chấp tay lại, hào quang
rực rỡ, màu sắc đẹp đẽ vô cùng.
Nhân viên Quần Tiên Hội chấp tay vái chào
Ngài, c̣n những người Hành hương th́ rạp xuống cúi lạy, trong khi đó những
người khác đọc bài Tam Quy do Đức Phật dạy cậu trẻ Chatta.
Khi bài Kinh
Mangala Sutta
và đoạn Kinh ca tụng Đức Thế Tôn đọc xong th́ Ngài mỉm cười rồi giơ tay lên
ban ân huệ. Tức thời một đám mưa hoa rớt xuống, giữa đám người Hành hương,
phần đông là những người du mục từ Trung bộ Á Châu và từ những xứ miền Bắc
đến. Họ biết ngày Vía Phật nên trước đó vài ngày họ tới đây dựng những lều
h́nh dáng kỳ lạ gần bên bờ suối. Trước giờ lễ, họ tắm rửa và giặt quần áo
sạch sẽ đặng chờ đến ngày giờ bái Phật. Cũng có vài vị Lạt Ma ở gần đó đến
dự.
Chắc chắn là không. Họ qú xuống lạy khi
họ thấy Nhân viên Quần Tiên Hội cúi đầu vái chào Ngài.
Muốn thấy Đức Thế Tôn phải mở nhăn quan
của cái Phách (Vision éthérique) bởi v́ Đức Phật dùng chất Dĩ Thái Hồng Trần
làm một cái h́nh giả. Con mắt phàm không thấy dĩ thái.
Khi Đức Phật ban ân huệ xong th́ h́nh Ngài
lần lần biến mất. Cuộc lễ chấm dứt.[6]
ân huỆ cỦa PhẬt là cái chi?
Đức Phật có một thứ thần lực đặc biệt của
Ngài để ban ân huệ cho cơi Trần. Ân huệ này là một việc kỳ diệu và độc nhất
vô nhị. Với những quyền năng và địa vị của một vị Phật, Ngài vào những cơi
cao siêu mà chúng ta không thể nào lên tới đó được. V́ thế Ngài có thể biến
đổi và đem xuống cảnh giới của chúng ta những thần lực của mấy cơi đó. Không
có sự trung gian của Đức Phật th́ những thần lực này không giúp ích cho
chúng ta chút nào trong đời sống Hồng Trần. Những sự rung động của chúng
thật lạ lùng và rất mau lẹ cho đến đỗi, dù chúng ta tiến hóa tới bậc nào đi
nữa chúng cũng đi ngang qua ḿnh chúng ta mà chúng ta không hề hay biết chi
cả. Thay v́ những điều đó, thần lực ban xuống khắp cơi Trần gặp liền những
vận hà, do đó chúng truyền đi, cũng như nước gặp ngay những ống dẫn th́ tuôn
chảy. Chúng tăng cường cho những công việc tốt lành và đem sự an tịnh cho
những ai có thể thâu nhận được chúng.
– asala –
Ngoài cuộc lễ Huê Sắc (Wesak), mỗi năm c̣n
một dịp khác để cho Nhân viên Quần Tiên Hội chính thức gặp gỡ nhau một lần
nữa. Ấy là lễ Asala, lễ Chuyển Pháp Luân cử hành vào giờ trăng tṛn của
tháng Ashadha Ấn Độ, chạy nhằm tháng Bảy dương lịch.
Lúc đó các Tiên Thánh và các đệ tử nhóm
họp trong vườn của Đức Bồ Tát. Chính là Đức Di Lạc (Seigneur Maitreya) lập
lại bài Chuyển Pháp Luân,
để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại
Lộc Dă Viên xưa kia thuộc về địa phận
Sarnath gần Ba Nại La (Bénarès) giải về Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo. Bài này
cũng gọi là Bài Thuyết Pháp tại Ba Nại La (Sermon de Bénarès) của Đức Bồ Tát
nói bằng tiếng Pa Li (Pali) Nam Phạn mà các thính giả đều nghe bằng tiếng mẹ
đẻ của ḿnh, nghĩa là người Anh nghe bằng tiếng Anh,
người Pháp nghe bằng tiếng Pháp, người Đức
nghe bằng tiếng Đức, người Ư nghe bằng tiếng Ư v.v. . . .
Tiếng nói của Ngài như chuông ngân, êm dịu
vô cùng. Mặc dù bài Chuyển Pháp Luân
đă được lập lại nhiều lần như nhau, nhưng với tài hùng biện của Đức Bồ Tát,
các thính giả đều nghe như một bài mới mẻ, lần đầu tiên.
Trong cuộc lễ này không có khách Hành
hương nào tới đây bằng xác thân. Những ai biết xuất Vía, tới xin dự thính
th́ được tiếp đón niềm nỡ.
Hiện giờ, ít có ai biết được hai cuộc lễ
này ngoại trừ các nhà Đạo học uyên thâm. Tuy nhiên, biết hay không biết, tin
hay không tin, là điều không quan trọng. Việc cần thiết nhất là luyện tánh
t́nh cho thật tốt, làm sao cho tấm ḷng càng ngày càng trong sạch hơn trước,
rồi tới một ngày kia tự ḿnh kinh nghiệm mới thấy đâu là Chân lư. Tới chừng
đó quí bạn sẽ công nhận rằng Bốn chuyện mới kể trên đây vốn là sự thật chứ
không phải là những điều bịa đặt để phô trương Phật giáo.
Nói cho đúng, Phật giáo:
Không phải là ở trong chùa chiền, trong am
tự.
Không phải ở trong những cuộc lễ bái, thờ phượng.
Không phải ở trong
những quyển Kinh kệ tụng niệm hàng ngày.
Không phải ở trong bộ áo cà sa hay là
tràng chuỗi hạt.
Đó là những h́nh thức bên ngoài, thường
vấy bợn nhơ, c̣n Linh Hồn bên trong hay là Tinh Thần trong sạch, sáng suốt
mới là Phật.
Phật giáo vốn ở trong sự giữ ǵn Ngũ giới
và sự thực hành Tám lẽ Chánh.
Người Phật tử là người cố gắng sống như
lời Phật đă dạy, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Phải tự thức tỉnh, phải có
can đảm nh́n vào sự thật. Đừng tự dối ḿnh trước rồi dối người sau. Rất vô
ích mà c̣n mang thêm nghiệp quả nặng nề, kiếp sau phải thanh toán.
Cái gương của cô đeo đôi vàng đi cúng chùa
và bức tượng Quan Công không lọt qua được mắt của Cao Tăng mà tục gọi là
Phật Thầy Tây An, nói chi tới các Đấng Cao Cả toàn năng, toàn thiện.
Không tu th́ thôi, nhược bằng: Tu hành th́
phải hết sức Chơn chánh và phải sợ Luật Luân Hồi Nhân Quả, Lưới Trời tuy
thưa mà không có cái chi lọt khỏi.
Đừng quên rằng tới một ngày kia chúng ta
đều bỏ xác phàm nặng trĩu này rồi kiếp sau chúng ta sẽ trở lại cơi Trần nữa
và sẽ mang một xác thân mới khác. Xác thân mới này là kết quả của xác thân
hiện tại. Bởi: Nhân nào sinh Quả nấy, cho nên xác thân kiếp sau trong sạch
hay bợn nhơ tùy thuộc tánh t́nh tốt đẹp hay xấu xa của ta kiếp này.
Về hạnh kiểm cần thay đổi tư tưởng, ư
muốn, lời nói và việc làm cho đúng với lẽ Đạo tức là thay đổi mục đích: Đem
cái hay thay đổi cái dở, đem cái cao thượng thay đổi cái thấp hèn, đem cái
lành thay thế cái dữ, đem cái vị tha thay thế cái ích kỷ, đem cái hiền lương
thay thế cái hung ác v.v. . . . . Bao nhiêu đó đă đủ, nhưng phải nỗ lực,
phải bền chí, phải cố gắng từ ngày này qua ngày kia trong một thời gian khá
lâu 15, 20 năm và nhiều kiếp sau nữa. Xin nhớ măi hai câu:
–
Nhất thiết do tâm
tạo và
–
Chí công mài sắt,
chày ngày nên kim.
Mong rằng quyển này giúp cho quí bạn có
một quan niệm đúng đắn về
PhẬt giáo
nguyên thỦy, bởi v́ Phật giáo là Đạo Cứu
Thế khai sáng cho đời chứ không phải là Đạo Yếm Thế như bấy lâu nay nhiều
người đă lầm tưởng.
Phật giáo cũng không phải là Cái Đạo chỉ
dạy tín đồ ngồi tụng Kinh, gơ mơ măi đặng ngày sau về Tây Phương Cực Lạc
ngồi trên toà sen, điều mà Đức Phật không có làm mà cũng chẳng hề dạy tín đồ
làm như thế. Chỉ tại đời sau người ta bày đặt rồi để Phật ngôn đặng cho
thiên hạ tin.
Phải suy nghĩ kỹ lưỡng, phải mở trí phân
biện mới tránh được cái họa mê tín dị đoan.
PhẬt chuyỂn pháp luân
Phật thuyết pháp lần đầu tiên tại Sarnath
gần Ba Nại La (Bénarès) về Tứ Diệu Đề và Bát Chánh Đạo. Nam Phạn là
Dhammachakkappa-vattanasoutta, ông Rhys David dịch là La mise en mouvement
des Roues du Char Royal du Royaume de la vie droite, Tàu dịch là Chuyển Pháp
Luân.
Thế th́ Tinh hoa Phật giáo gồm trong Tứ
Diệu Đề –
Aryasatyâni Sancrit (Bắc Phạn) hoặc
Aryasacca (Pâli) (Nam Phạn).
Tứ Diệu Đề là:
1 –
khỔ đỀ:
Dukkha Aryasatya: Sự khổ.
2 –
TẬp đỀ:
Samudya: Nguyên nhân sự khổ.
3 – diỆt đỀ: Nirdha: Diệt sự khổ.
4 – đẠo đỀ:
Marga: Đạo mầu diệt khổ là Bát Chánh Đạo – Aryatângamarga (Bắc Phạn) hoặc
Ariyoatthangikomaggo.
a –
khỔ đỀ:
(Sự khổ)
Đời người vẫn khổ. Từ khi mới sinh ra cho
tới lúc bạc đầu trước ngày giờ nhắm mắt từ giă cơi Trần. Hăy nh́n xung quanh
ta và lấy công tâm mà xét đoán th́ thấy toàn là sự khổ. Chúng sinh lâm vào
biển khổ mà không ngờ, ngồi trên ḷ lửa mà không biết. Nắng lửa, lạnh đồng,
mưa sầu, gió thảm, đất động, nước dâng sóng cuốn là các hoạ Trời làm, c̣n
chiến tranh tàn khốc, cướp bóc lẫn nhau và hăm hại nhau v́ miếng ăn, v́ đất
ở, v́ chỗ đứng, v́ nơi ngồi là cái khổ của con người
gây ra. Chúng sinh có lúc khổ về tinh
thần, có lúc khổ về vật chất, hễ tránh được cái này th́ phải vương cái nọ.
Trên thế ai dám tự hào rằng ḿnh được toại hưởng phước lành suốt đời mà
không khổ về một phương diện nào cả. Mới vui vẻ đó, rồi buồn bực đó, mới
sung sướng đó rồi khổ cực đó, day trở liền liền, toàn là giả tạm, không có
cái nào là vĩnh viễn trường tồn. Nỗi e “Phước bất trùng lai, hoạ vô đơn
chí.” Sinh khổ, lăo khổ, bệnh khổ, tử khổ. Bốn cái khổ này những ai chưa
thoát tục đều phải vương mang dù trốn trong rừng rậm, non thẳm cũng không
tránh được.
Chúng sinh bị khổ đă đành, mà nguyên nhân
sự khổ do đâu mà ra?
b –
tẬp đỀ:
(Nguyên nhân sự khổ)
Nguyên nhân sự khổ là do ḷng ham muốn gọi
là dục vọng không được toại, nó gây ra muôn vàn tội lỗi, hại ḿnh và hại
luôn cả muôn cả ngàn người khác nữa. Ḷng ham muốn đó do Vô Minh sinh ra. Vô
Minh là không thông Luật Trời, không biết ḿnh ở đâu đến và có bổn phận nào
phải thực hành cho vuông tṛn lúc c̣n tại thế. Bởi vậy con người thường làm
những việc trái với Thiên Ư; chừng quả báo trả lại th́ than van, rên siết,
oán Trời, trách đất, giận vật, hờn người, chứ không xét coi lỗi từ đâu mà ra
thế đó, và cũng không biết quả báo tới thức tỉnh con người đặng trở nên khôn
ngoan đừng phạm lỗi nữa. Từ ngàn xưa, hễ Nhân nào th́ sanh Quả nấy. Cái khổ
của chúng sinh gây ra th́ chúng sinh phái gánh lấy. Quả thật cái khổ của
Nhân loại bây giờ là do Nhân loại gây ra từ nhiều kiếp trước và luôn trong
kiếp này nữa, từ cá nhân cho tới toàn thể, chứ không phải vô cớ mà Trời sinh
ra tai họa đâu. Nói cho đúng, Trời không ban thưởng ai mà cũng không hành
phạt ai, chỉ tại con người kêu cái họa hay cái phước tới cho ḿnh, đúng với
câu: “Họa phước vô môn, duy nhơn tự triệu; thiện ác hữu báo như ảnh tùy
h́nh.” Ấy là Luật Nhân Quả Báo Ứng. Nếu Sông Duyên tràn đầy măi (Duyên hà
măn) th́ con người cứ sanh sanh hóa hóa trong ṿng Luân Hồi vô số kiếp, cái
khổ không biết chừng nào mới hết được.
c –
diỆt đỀ:
(Diệt sự khổ)
Ta đă biết: Sự khổ – Nguyên nhân sự khổ –
bây giờ ta phải lo diệt khổ. Mà bằng cách nào?
Người ta cho rằng các tổ chức kinh tế và
xă hội không khéo nên dân chúng mới lầm than. Những nhà cách mạng đưa ra
giải pháp này, giải pháp nọ, người này rồi tới người kia, giải pháp nào trên
mặt lư thuyết cũng rất hay, đáng khâm phục, nhưng khi đem ra thực hành, một
thời gian sau, th́ thấy vô hiệu quả, đâu cũng hoàn đó. Điều này không khác
nào, chê con chim ở trong cái lồng cũ rất xấu nên bắt nó bỏ vào cái lồng mới
sơn son thếp vàng bề ngoài rất xinh đẹp. Nhưng mà cái lồng vẫn là cái lồng,
nỗi e c̣n chật hẹp hơn cái lồng cũ nữa. Con chim ở trong lồng không ca hát
được như con chim ở trên cành bay lượn ngoài trời, tự do, thong thả.
Ta phải tự hỏi v́ lư do nào mà con người
ít khi thành công trọn vẹn. Ấy tại ta chỉ thấy cái hiệu quả, chứ không biết
nguyên nhân. Những việc xảy ra dưới Trần đều có nguyên nhân trên cơi Vô
h́nh, con mắt phàm không thấy được.
Con người biết được một khía cạnh nhỏ nhất
của Chân lư chứ không biết toàn diện Chân lư.
Từ ngàn xưa, trị bệnh phải trị tận gốc mới
tiêu trừ được nó. Nếu chữa cái ngọn, nó có thể giảm bớt, ở ngoài coi như
lành mạnh, nhưng nó c̣n ngấm ngầm bên trong. Tới một ngày kia nó mới bộc
phát và dữ dội hơn trước.
Nói cho đúng lư, một khi biết rằng nguyên
nhân
của sự đau khổ là ḷng tham muốn quấy quá
th́ điều hay hơn hết là t́m cách sửa đổi ḷng người ra chơn chánh, thanh
bai, nhân từ, thương yêu đồng loại, tương trợ lẫn nhau, th́ chắc chắn cái
khổ sẽ bị tiêu diệt lần lần trong một thời gian sau bởi v́ xă hội do nhiều
cá nhân hợp thành. Nếu mỗi cá nhân đều sống một đời cao thượng, vị tha, th́
lẽ tự nhiên toàn thể xă hội sẽ trở nên tốt đẹp. Nói tóm lại, muốn cải tạo xă
hội th́ phải lo cải thiện ḷng người.
Đây là chữa bệnh tận gốc. V́ thế Đức Phật
mới nói về Đạo Đề đặng dạy con người phải tự ḿnh gội rửa ḷng ḿnh cho
trong sạch mới diệt khổ được.
d –
đẠo đỀ:
(Pháp mầu diệt khổ)
Pháp mầu diệt khổ là Đạo Bát Chánh.
Tám lẽ Chánh này là:
1 –
Samyak-Droti: Croyance juste – Tín ngưỡng
Chơn chánh – Tàu dịch là Chánh kiến.
2 –
Samyak-Samkalpa: Pensée Juste – Tư tưởng
Chơn chánh – Tàu dịch là Chánh tư duy.
3 –
Samyak-Vac: Parole Juste – Lời nói Chơn
chánh – Tàu dịch là Chánh ngữ.
4 –
Samyak-Karmanta: Action juste – Việc làm
Chơn chánh – Tàu dịch là Chánh nghiệp.
5 –
Samyak-Ajiva: Juste moyen de gagner sa vie
– Nghề nghiệp Chơn Chánh – Tàu dịch là Chánh mạng.
6 –
Samyak-Vyayama: Effort juste – Sự cố gắng
Chơn chánh – Tàu dịch là Chánh tinh tiến.
7 –
Samyak-Snoti: Mémoire juste – Sự tưởng nhớ
Chơn chánh – Tàu dịch là Chánh niệm.
8 –
Samyak-Samâdhi: Méditation juste – Định
chơn chánh – Tàu dịch là Chánh Định.
chánh kiẾn
(tín ngưỠng chơn chánh)
Thế nào là Tín ngưỡng Chơn chánh?
Tín ngưỡng Chơn chánh là tin những điều
nào có thật, chứ không phải tin những chuyện dị đoan phi lư. Tỷ như:
Tin rằng có Trời Phật, Thánh Thần, có Luật
Luân Hồi, Nhân Quả, Luật Tuần Hoàn, Luật Thăng Bằng, Luật Thay H́nh Đổi
Dạng, Luật Tiến Hóa, Luật Điều Ḥa và nhiều Luật khác nữa chưa khám phá ra.
Tin rằng con người có số mệnh, con người
phải theo con đường Thánh Thiện, phải trau giồi tâm tánh cho thật tốt, đó là
Tín ngưỡng Chơn chánh.
C̣n khi nghe nói: Cuốn đó là Kinh Phật th́
lập tức cúi đầu tin theo, không dám xét đoán, không dám suy nghĩ coi những
lời trong đó có đúng với chánh lư hay không, là mê tín. V́ lẽ nào vậy? Thiết
tưởng cũng phải lập đi lập lại nhiều lần rằng: Đức Phật và các đệ tử lớn
không có viết một cuốn Kinh nào đặng lưu lại hậu thế. Những Kinh Phật truyền
tới đời nay vốn của người đời sau đặt ra khoảng 240 năm sau khi Đức Phật
nhập Niết Bàn.
Muốn có Tín ngưỡng Chơn chánh th́ phải lo
mở Trí đặng phân biện, cái nào phải, cái nào quấy, cái nào tà, cái nào
chánh, cái nào giả, cái nào chơn, cái nào phù du mộng ảo, cái nào vĩnh viễn
trường tồn.
Nhưng ở trong đời có không biết bao nhiêu
tư tưởng dị đoan, phi lư, có không biết bao nhiêu sự sai lầm, làm sao biết
được cái nào đúng với Chân lư đặng theo. Họa may là học được Chơn truyền và
mở được Trực giác mới chắc ư là ḿnh không lầm lạc.
Tuy nhiên có thể lấy những lời Phật giải
cho những người Kalama và có ghi trong Kinh
Kalama Sutta de L’Anguttara
Nikaya (Tăng
Nhứt A-Hàm) đặng làm tiêu chuẩn th́ cũng
có thể tránh được một phần tin tưởng dị đoan. Tôi có thuật lại trong Phần
Nh́ của quyển Đâu Là Chân Lư.[7]
Có người bảo: Theo Phật Giáo Nam Tôn, Tín
ngưỡng Chơn chánh là tin cái kết quả của việc làm, tức là làm lành th́ lành
đến, làm dữ th́ dữ đến. Vậy xin hỏi: Tại sao có nhiều người giàu sang làm
những việc bất nhân thất đức mà không thấy cái chi xảy đến cho họ?
C̣n những người hiền lương, đức hạnh mà
lại thường bị những sự khổ năo buồn bực tới khuấy rối. V́ lư do nào? Tôi xin
trả lời liền. Nên biết:
Quả báo của Tư Tưởng trả cho Cái Trí.
Quả báo của Ư Muốn và T́nh Cảm trả cho Cái
Vía.
Quả báo của Lời Nói và Việc Làm trả cho
Xác Thân.
Những người giàu có kiếp này là nhờ kiếp
trước bố thí nhiều tiền của, nên bây giờ họ hưởng quả tốt đẹp về mặt vật
chất.
Ngày nào họ c̣n thịnh thời, ngày đó họ vẫn
yên vui. Tới chừng họ hết thời tức là hưởng hết phước rồi th́ những sự khó
khăn sẽ dồn dập tới. Họ trả quả những điều bất chánh mà họ đă làm.
C̣n những người hiền lương mà phải trải
qua những sự khó khăn là tại họ phải lănh những quả xấu đă gây ra từ những
kiếp trước. Chừng nào trả xong rồi th́ họ sẽ hưởng những điều lành của họ
làm kiếp này.
Muốn biết Luật Nhân Quả hành động như thế
nào th́ hăy nghe tiếng dội th́ biết.
Nếu ta đứng tại mé rừng rồi la: “Tôi
thương anh” th́ ở trong rừng có tiếng dội lại: “Tôi thương anh.” C̣n nói:
“Tôi ghét anh” th́ sẽ có tiếng dội: “Tôi ghét anh.”
Mỗi hành động đều có kèm theo sự phản động
cân phân với nhau. Sự phản động này đến mau hay chậm tùy theo bản tính của
việc làm hay là sự
hành động.
Cái chi xảy đến cũng phải đúng ngày giờ –
không sớm quá cũng không muộn quá.
Câu: “Thiên vơng khôi khôi, sơ nhi bất
lậu” luôn luôn vẫn đúng – bất cứ ở thời đại nào.
Chỉ tại con người không biết sự hành động
của Nhân Quả và cách Trả Quả khác nhau của mỗi người mà thôi.
Tưởng cũng phải nói trắng ra, có những
Đấng Chí Tôn xem xét tội phước của con người đặng định phần số kiếp sau. Ấn
Độ gọi các Ngài là Lipikas, Pháp dịch là Les Seigneurs du Karma, Tàu gọi là
các Nam Tào, Bắc Đẩu. Chứ sự thật, cái Luật làm sao biết được mỗi người là
bao nhiêu tội, làm bao nhiêu phước đặng cho Trả Quả.
CHƯƠNG THỨ
NĂM
chánh tư duy
(tư tưỞng chơn chánh)
Thế nào là Tư tưởng Chơn chánh?
Tư tưởng Chơn chánh là tư tưởng đúng với
sự thật và đúng với Chân lư, chứ không phải do sự tưởng tượng sinh ra. Giải
rộng ra, Tư tưởng Chơn chánh là tư tưởng cao thượng, từ bi, bác ái, khoan
dung, đại độ, ngay thật, trung trực, không bao giờ nghĩ tới việc hăm hại ai,
gạt gẫm ai đặng vụ lợi cho ḿnh, để cho kẻ khác phải chịu đau khổ. Trái lại
chỉ lo mưu hạnh phúc cho quần sanh để giúp đỡ Thiên hạ sớm qua Bờ Giác, tùy
khả năng, tùy phương tiện.
Tại sao Phật dạy: Tư tưởng phải chơn
chánh?
Điều này phải giải nghĩa rộng ra.
Nên biết mỗi lần ta tưởng th́ ta sinh ra
một h́nh tư tưởng. (Ở đây tôi không nói cách cấu tạo h́nh tư tưởng).
H́nh tư tưởng là một con sinh vật như con
thú vậy. Nó cũng mạnh, cũng yếu, cũng khôn ngoan, cũng quỉ quyệt, cũng hiền
hậu, cũng hung dữ tùy theo bản tính của nó do người đă sinh ra nó. Nó cũng
sống, cũng thác như con người tùy theo cách ta nuôi dưỡng nó.
Bây giờ ta xem xét coi hậu quả của một tư
tưởng quấy quá là thế nào.
Thí dụ ta sinh ra trong trí một tư tưởng
quấy. Ta không thấy nó ra sao mặc dù nó có h́nh dạng rơ ràng. Ta tưởng nó đi
mất. Nhưng không, ta lầm vậy. Tư tưởng này xẹt lên trên không rồi nó đi vô
trong Trí những người ở xung quanh ta đặng truyền bản tính của nó, nghĩa là
nó xúi dục họ tưởng quấy như nó vậy. Rồi tư tưởng quấy của họ đi vô trí
những người khác đặng xúi dục họ làm quấy nữa. Người này hại người kia rồi
người kia hại người nọ. Không bao lâu tư tưởng quấy ta cho là nhỏ nhen, mảy
mún thành ra một tai họa lớn lao cho đời. Ai có ngờ như thế đâu? Nghiệp
duyên buộc trói ta với người bị tư tưởng xấu của ta xúi dục làm ác, nghĩa là
ta phải đồng chịu tội với họ. Đây là nguyên nhân của sự Cộng nghiệp.
Trong lúc sinh ra tư tưởng quấy, Cái Trí
ta lại rút vô ḿnh tư tưởng quấy khác đồng tính chất với nó, làm cho nó trở
nên xấu xa thêm. Nói tóm lại, mỗi lần sinh ra một tư tưởng quấy ta làm ba
cái hại một lượt:
Trước hết là ta hại ta.
Kế đó ta hại ở những người xung quanh ta.
Sau rốt, ta hại đời, v́ mỗi ngày thiên hạ
rải trên không cả ngàn triệu tư tưởng quấy làm cho đời bị đau khổ nhiều rồi.
Bây giờ ta c̣n thêm một tư tưởng quấy nữa, tức là thêm một sự khổ cho đời.
Cũng như lửa đang cháy phừng phừng mà ta c̣n ném vô một bó củi th́ bao giờ
nó mau tắt được.
Tư tưởng quấy làm hại thế nào th́ trái lại
tư tưởng tốt cũng làm lợi như thế ấy. Ta sinh ra một tư tưởng tốt th́ Cái
Trí ta rút những tư tưởng khác đồng bản chất với nó, nhờ vậy nó hóa ra tốt
đẹp. Đồng thời tư tưởng tốt của ta đi khuyên dỗ những người ở chung quanh ta
làm lành, rồi mấy người này nhờ tư tưởng tốt của họ khuyến khích những người
khác làm lành nữa. Sự lành đó sẽ lan tràn khắp nơi. Tóm lại, mỗi lần tư
tưởng lành th́ ta làm ba việc lợi ích một lượt:
a –
Ta làm lợi cho ta trước nhất v́ Cái Trí ta
trở nên tốt đẹp, nó chiếu ra những màu sắc tốt tươi.
b –
Ta cải thiện đời sống những người ở chung
quanh ta.
c –
Ta giúp đời diệt khổ.
Tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự
tiến hóa và kiếp số của cá nhân và quần chúng. Nó là cội rễ của sự Luân Hồi
Quả Báo. Chớ nên lầm rằng: Tưởng rồi không làm th́ không mắc tội, Luật
Nghiệp Duyên không dung tha ai cả. V́ mấy lẽ trên đây, Phật mới khuyên ta tư
tưởng phải chơn chánh. Ta khá thận trọng từ chút trong tư tưởng kẻo gây ra
những quả xấu về sau.
Thế nên ta có bổn phận giờ phút nào cũng
phải lo kiểm soát chặt chẽ những tư tưởng của ta sinh ra hay là những tư
tưởng ở ngoài vô trong trí ta.
Ta không nên để Cái Trí ta như ngă ba
đường cái hoặc như cái quán trọ, tư tưởng này đến ghé một lát rồi ra đi, kế
tư tưởng khác đến viếng, cứ tiếp tục như vậy măi, ngày này qua ngày khác,
kiếp này qua kiếp nọ.
Như vậy sự tiến hóa của ta sẽ chậm chạp,
ta bị liệt vào hạng những người trễ bước.
Ta phải nuôi trong trí ta những tư tưởng
tốt đẹp, thanh cao, c̣n những tư tưởng xấu xa, quấy quá th́ phải xua đuổi đi
lập tức, ngay khi chúng nó vừa sinh ra bởi v́ không biết chúng nó biến thành
sự hành động giờ phút nào?
Thí dụ: Ta vừa nổi nóng, lập tức ta phải
nói: “Tôi vui vẻ ôn hoà,” nói trong năm phút th́ tư tưởng nóng giận bị tư
tưởng ôn ḥa đuổi ra khỏi Cái Trí.
Đây là áp dụng nguyên tắc: Trong Trí không
thể chứa đựng hai tư tưởng đối lập một lượt được.
Thế nên ta phải dùng: Tư tưởng chơn thật
để đánh đuổi tư tưởng tà vạy, tư tưởng hiền lương để đánh đuổi tư tưởng hung
bạo, tư tưởng bác ái để trừ tuyệt tư tưởng ích kỷ v.v. . . . .
Kiểm soát tư tưởng th́ tham thiền rất dễ
dàng và đi lần đến “Minh Tâm Kiến Tánh.”
ta hĂy làm thỬ mỘt bài toán này
Dân số trên Địa Cầu ngày nay là bốn ngàn
triệu hay là bốn tỷ.
Mỗi ngày mỗi người tưởng 10 lần thôi th́
ta có 40 tỷ tư tưởng. Mà trong 40 tỷ tư tưởng này có được bao nhiêu tư tưởng
Từ bi, Bác ái, Cao thượng, Vị tha. E cho không tới 300 triệu, ta hăy cho nửa
tỷ hay 500 triệu.
C̣n 39 tỷ rưỡi là tư tưởng tầm thường, vật
dục, ích kỷ, chỉ biết có cá nhân ḿnh mà không biết có cá nhân người khác.
Đó là mới nói đến tư tưởng một ngày. Lấy
số này nhân cho 30 th́ ta có:
39 tỷ 5 x 30 = 1.185 tỷ trong một tháng.
Nhân số này cho 12 tháng tức một năm, rồi
10 năm, rồi 20 năm th́ ta sẽ thấy một số tư tưởng khổng lồ, hầu hết là những
tư tưởng không tốt đẹp và rất đáng sợ nữa.
Các nhà Huyền bí học đều biết rằng những
tư tưởng đồng bản tánh với nhau th́ hiệp lại và làm ra một h́nh tư tưởng rất
lớn. Pháp môn gọi là Egrégore, sống lâu và mạnh mẽ vô cùng. Nếu bản tính nó
hiền lương th́ nó là một vị Phúc Thần ban ân huệ cho nhân loại. Trái lại,
nếu bản tính nó hung dữ th́ nó là một Đại Quỉ đi phá hại người đời và xúi
dục thiên hạ làm ác.
Mà thực sự trên đời này, ta chỉ gặp một vị
Phúc Thần trong số cả trăm triệu Quỉ sống đang bay vởn vơ trên không trung.
Điều này xảy ra từ thế kỷ này qua thế kỷ kia. Như vậy làm sao cơi đời tránh
khỏi sự đau khổ được.
Chắc chắn là sau khi đọc những câu trả lời
của Đức Phật với những
người Ka La Ma (Kalama) quí bạn vẫn thấy
Đức Phật cũng dạy chỉ nên tin tưởng những điều có thật, những điều mà chúng
ta suy xét kỹ lưỡng và kinh nghiệm rồi.
Thường thường con người tưởng rằng kẻ khác
có những ư nghĩ này, những ư nghĩ nọ, nhưng thực sự th́ họ không có những ư
nghĩ đó. Chỉ tại con người nghi ngờ mà thôi. Những tư tưởng như thế không
phải là chơn chánh. Một cái tai hại khác nữa là tư tưởng này tăng thêm sức
mạnh cho tánh xấu của kẻ khác đă có sẵn và đồng thời cũng làm nẩy nở mầm của
những tánh xấu c̣n tiềm tàng trong ḷng họ, làm cho họ càng ngày càng xấu
thêm. Có khi những tánh xấu này làm hại họ chẳng những trọn đời này mà c̣n
kéo dài đến kiếp sau nữa.
Kẻ nghi ngờ đă mắc tội Trời mà c̣n dệt
thêm Quả giữa họ và kẻ bị nói xấu. Mối nợ này trong một vài kiếp sau phải
trả, không trốn tránh ngă nào cho khỏi.
Thế nên chúng ta có bổn phận luôn luôn
tưởng cho kẻ khác những tánh tốt lành, cao thượng, không nên nghĩ rằng họ có
làm thầm lén những chuyện quấy quá, xấu xa, ô trược.
Chúng ta phải sửa đổi cái tư tưởng lại,
làm sao cho Cái Trí chúng ta chứa đựng toàn những tư tưởng chơn thật, nhân
từ, thiện cảm, sùng tín. Được như thế th́ một mặt chúng ta thâu nhận những
ân huệ từ cơi cao ban xuống làm cho Tâm Trí chúng ta càng ngày càng thêm
sáng suốt; một mặt chúng ta có cái khiên để che chở khỏi bị những mũi tên từ
ngoài bắn vào. Những mũi tên này là những tư tưởng xấu ở ngoài, khi chúng nó
đụng tới Cái Trí ta th́ bị hất văng ra ngoài, bởi v́ hai thứ rung động không
hợp với nhau, phải dang ra xa.
Chúng ta cũng nên biết điều này nữa. Trong
Trí và Vía của người thường luôn luôn có những rung động xoay tṛn giống như
những cơn gió lốc nhỏ, màu sắc xấu xa, do những sự âu lo, buồn bực, sợ sệt,
ham muốn quấy quá sinh ra. V́ vậy con người khó tự chủ được.
Người có Huệ Nhăn nh́n ta th́ biết rơ tánh
t́nh ta tốt hay xấu, cao thượng hay thấp hèn.
Vậy th́ chúng ta phải học rành Luật Tư
Tưởng rồi áp dụng nó vào đời sống hàng ngày mới tiến hóa mau và tránh được
nhiều Quả xấu.
CHƯƠNG THỨ SÁU
chánh ngỮ
(lỜi nói chơn chánh)
Một khi tư tưởng chơn chánh rồi th́ lời
nói và việc làm mới chơn chánh bởi v́ tưởng trước rồi mới nói và làm sau.
Nếu khi gặp một việc mà vụt làm liền không kịp suy nghĩ, là tại đă nghĩ việc
đó mấy năm trước, mấy tháng trước, mấy ngày trước hoặc mấy kiếp trước nữa v́
tư tưởng này đă ghi vào lưu tánh phân tử của Cái Trí rồi nay gặp sự kích
thích, nó hoạt động liền ta trở tay không kịp. Mà thế nào là lời nói chơn
chánh?
Lời nói chơn chánh là lời nói dịu dàng, dễ
thương, hữu ích, chính đính, hiền lương, không sai ngoa, không chuốt ngót,
không khoe khoang, không dua nịnh, không bợ đỡ, không gian xảo, không gạt
gẫm.
Một lời nói có thể gầy dựng giang sơn đem
hoà b́nh cho trăm họ, mà một lời nói cũng có thể làm nát cửa hại nhà, tiêu
điều sự nghiệp, thây nằm chật đất, máu chảy thành sông. Một lời nói giết
người được mà một lời nói cũng cứu người được.
Một ngày kia, Đức Khổng Tử đến viếng một
toà cổ miếu, thấy h́nh một người bịt miệng ba lớp khăn, Ngài bèn quay lại
dặn ḍ các môn đồ: “Các tṛ khá cẩn thận trong lời nói.”
Thiết tưởng cũng nên biết rằng lời nói là
một cách rung động, nó cũng có h́nh dạng như tư tưởng.
Đừng tưởng lời nói ra rồi nó mất đi.
Không, nó vẫn c̣n đó măi. Khi thốt ra lời th́ tiếng nói nó truyền đi từ làng
ra tỉnh rồi khắp hoàn cầu. Nó cũng như tư tưởng vậy song chậm hơn.
Một bằng chứng cụ thể là khi ta mở Radio
vặn đúng Đài th́ nghe được tất cả những lời phát ra từ Âu, Á, Mỹ, Úc, Tân
Tây Lan v.v. . . . Nói tóm lại là khắp cả bốn phương trời.
Có bạn bảo đó là nhờ những làn sóng điện
truyền đi. Đúng vậy. Điện này là điện của con người tạo ra. C̣n điện trên
không gian là điện Trời c̣n mạnh hơn không biết bao nhiêu ngàn triệu lần
điện của con người nhờ máy móc làm ra.
Ít ai biết rằng lời nói cũng như tư tưởng, có quyền năng sáng tạo. Trong Sáng Thế Kư có nói: Đức Chúa Trời phán: Hăy có ánh sáng th́ ánh sáng hiện ra. [8]
Những câu Thần chú, những câu Chơn ngôn
đọc cho đúng giọng th́ chúng nó linh nghiệm phi thường, sức mạnh của chúng
nó do những sự rung động mà ra. Tưởng cũng nên biết rằng: Vũ Trụ do những sự
rung động tạo thành, ngày sau nó cũng bị những sự rung động mà tan ră.
Trong quyển
The Lidophone –
Voice figures
– tác giả là Magaret Watts Hughes có thuật những sự khảo cứu của Bà và những
h́nh dạng của lời nói và có vẽ những h́nh đó ra nữa.
chương thỨ bẢy
chánh nghiỆp
(viỆc làm chơn chánh)
Việc làm chơn chánh là những việc làm
không có tính cách ích kỷ, không có mưu tư lợi mà để kẻ khác khóc than, đau
đớn v́ ḿnh.
Phật dạy năm điều cấm là:
–
Không sát sanh.
–
Không trộm cắp.
– Không tà dâm.
– Không láo xược, gạt gẫm.
– Không say sưa.
Ngày nay phải thêm thuốc điếu, thuốc phiện, các chất ma túy.
Năm điều cấm này thuộc về Tịnh chứ không
phải Động. Phải Động và Tịnh một lượt. Không giết người, hại vật song phải
kính trong sinh mạng, t́m dịp giúp đỡ v́ ḷng nghĩa hiệp cứu khốn, pḥ nguy.
Không lấy của ai, nhưng phải làm cho người có công ăn việc làm và sống một
cuộc đời thong thả. Tránh điều hoa nguyệt, rượu chè mà phải tập luyện thân
thể cho mạnh dạn. Người Đạo Phật phải thực hành phép Lục Độ: Bố thí, Tŕ
giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát nhă (Trí huệ), bởi chưng phép Lục
Độ gồm cả Tịnh và Động th́ mới có thể lần lần vén được những bức màn Vô Minh
đang bao phủ chúng ta, không cho chúng ta thấy rơ ràng những điều phải thấy.
Về việc làm chơn chánh, tôi nhớ lại một
câu chuyện lư thú như sau đây:
Một hôm các Tu sĩ phạm lỗi bị Viện Trưởng
quở trách về Hạnh Kiểm tầm thường của họ. Họ nhao nhao lên:
“Thưa Cha! Đó là lẽ tự nhiên. Thiên hạ đều
làm như vậy mà.” Viện Trưởng trả lời một cách nhỏ nhẹ: “Các con! Ta tưởng
chúng ta phải cố gắng sống một đời cao thượng và phi thường chứ!”
ba chuyỆn chỨng chẮc
lỜi nói và viỆc làm không mẤt
Trong quyển
Nhân Quả tôi có
nói về những Tiên Thiên Kư Ảnh là những h́nh bóng bất diệt của tư tưởng, lời
nói và việc làm của con người.
Tôi xin chép lại ba chuyện sau đây để
chứng minh lời nói và việc làm không mất.
có lẼ ngưỜi ta không dám làm dỮ nỮa.
H́nh Ảnh và viỆc làm đă qua
sẼ bỊ thu vào máy Ảnh.
chuyỆn thỨ nhẤt
Chính một Kỹ sư người Anh ở
Theo ông th́ không có thời gian chi cả.
Những hành vi đă qua rồi vẫn c̣n tồn tại măi bởi v́ nó sinh ra những luồng
sinh khí. Luồng sinh khí này giống hệt công việc xảy ra và theo luôn người
đă hành động như bóng với h́nh, nhưng mắt người thường không thấy được.
Cây cỏ, thú vật và loại kim đều phát sinh
một luồng sinh lực ít nhiều tùy theo thể chất và năng lực của mỗi loài.
Những cuộc thay đổi đều do một sự biến chuyển của một hoặc nhiều luồng sinh
lực đó.
Nhà Bác học Anh phát minh được một thứ máy
ảnh để thu h́nh ảnh những việc đă qua và trước khi thu được cuộc hôn lễ của
ḿnh trên 22 năm rồi, ông có chụp được và in vào giấy những luồng sinh lực
của bông hoa và kim khí. H́nh rửa ra tuy không được rơ lắm nhưng ông có nói
đây là bước đầu trong cuộc phát minh.
(Báo Saigon Mới
số: 697 ngày 23-4-1951)
chuyỆn thỨ nh́
Một bước tiến vĩ đại của ngành nhiếp ảnh.
Mười lăm phút sau vẫn c̣n chụp được bóng người đă khuất. (Chụp h́nh một
chiếc ghế trống, có thể thấy được bóng của người ngồi trên đó 15 phút
trước).
(Sưu tầm của Thiên Hương)
(Báo Tin Sáng
số 804 ngày Chúa Nhật 9-10-1966 và Thứ Hai 10-10-1966)
Xin chép ra đây đoạn chót cho quí bạn xem:
Điều đáng nói hơn nữa là loại máy ảnh của
Công Ty Barnes Engineering ở
Thật vậy, một người nào đó đă ngồi trên
một chiếc ghế, rồi đứng dậy đi nơi khác. Mười lăm phút sau, người ta dùng
chiếc máy ảnh hồng ngoại tuyên chụp chiếc ghế trống ấy, kết quả người ta vẫn
thấy rơ ràng trong bức
ảnh lộ ra h́nh dáng người đă ngồi trên
chiếc ghế ấy trước đó 15 phút.
Thậm chí, người ta c̣n thấy rơ bóng người
ấy đă ngồi trên chiếc ghế với dáng điệu thế nào nữa, hai chân gác chéo ra
sao, y như chụp giữa lúc người ấy đang ngồi trên ghế vậy.
Chưa hết, nếu người ta dùng chiếc máy ấy
chụp một khoảng đất trống dành cho xe hơi đậu, người ta có thể đếm được bao
nhiêu chiếc xe đă từng đậu ở khoảng đất ấy trước đó chừng một phút.
Tôi tin rằng: Ngày sau các máy ảnh cải
tiến rồi th́ sẽ vượt hẳn cái máy ảnh của ông Georges de la Warr, nghĩa là
chụp lại được những chuyện đă xảy ra cả thế kỷ trước.
Tuy nhiên, bao nhiêu đây cũng đủ chứng
minh rằng: “Tiên Thiên Kư Anh” có thật.
chuyỆn thỨ ba
thuẬt pháp cỦa nhỮng vỊ đẠo sĩ
pha-kia (Fakir) bên thiên trưỚc sơn bẰng ánh sáng trung giỚi
[9]
Xong rồi ông Jaccob nói rằng: Tôi đă giúp
vui các Ngài, bây giờ tới phiên các Ngài giúp vui lại tôi. Xin các Ngài
thuật chuyện các Ngài đă làm hay đă thấy trong trận giặc mà các Ngài đă tham
dự. Tôi rất thích nghe hành động của các vị anh hùng trong cơn giặc giă. Mà
thật vậy, bốn người trong chúng tôi đều có kinh nghiệm ít nhiều trong lúc
chiến tranh. Song theo luật nhà binh th́ không được phép thuật lại cách hành
binh, v́ vậy không biết tính làm sao. Nhưng rốt cuộc, ông Thống Chế bắt đầu
thuật lại công việc ở trong trận giặc Balakhava, v́ trận giặc này chính là
ông có dự vào. Ông nhắc lại cho chúng tôi nghe cách hành động oanh liệt của
một tên lính thường rất tận tâm tận lực. Ông Jacob nghe và nh́n trân ông
Thông Chế dường như bị ông này thôi miên. Rồi khi nghe dứt câu chuyện, không
nói một lời nào, ông mới lấy trong túi ra một chiếc đũa phép và điều động
chầm chậm ở trước miếng trám cây trên vách.
trẬn giẶc balakhava
Điều động như vậy một lát th́ có một thứ
ánh sáng tím xanh lộ ra, nó xoay vần và sáng lần từ góc này qua góc kia ở
trước mặt chúng tôi. Kế trong ánh sáng hiện ra Trận giặc Balakhava với đội
binh chính giữa. Chúng tôi thấy ông Noland cỡi ngựa, lại nghe tiếng c̣i thúc
giục tiến binh và sau rốt xáp trận. Chúng tôi lại thấy một ông quan vơ bị tử
thương và đạo binh ấy đang chống cự với súng thần công lớp chết, lớp tiến
tới coi kịch liệt. Mỗi sự chiến đấu đều lập lại trước mặt chúng tôi cả.
Chúng tôi thấy toán binh ấy lướt tới đoạt súng thần công rồi chạy trở về. Mà
trong đám quân ấy, chúng tôi thấy mặt ông Thống Chế này rơ hơn hết. Chúng
tôi thấy lúc họ trở về bị một bọn lính cầm đoản đao tốc rượt theo hai người,
trong đó có ông Thống Chế (trong lúc này ông chưa lên chức ấy) cho đến khi
ông bị một lưỡi gươm trên đầu lũng thấu cái nón của ông. Ông té quị xuống
đất. Chúng nó thấy vậy bỏ ông và đuổi theo toán binh kia rất xa. Bỗng chút
chúng tôi thấy ông rán gượng ngồi dậy và hút gió ra dấu kêu con ngựa đứng
gần bên ông. Nó nghe kêu bèn chạy lại. Ông mới rán sức leo lên ngựa coi bộ
khó khăn và đau đớn lắm. Rồi ông cho nó đi theo biên giới của địa phận
Ăng-Lê được yên ổn. C̣n chung quanh ông nào là tiếng la hét dậy trời, nào là
khói bay mịt đất chẳng khác nào là một trận băo tố.
làm sao nhỮng sỰ đó lẠi hiỆn ra đưỢc ?
Khi ông Jacob quơ một ṿng đũa phép của
ông th́ tất cả đều tiêu mất, chỉ c̣n thấy tấm trám cây mà thôi. Chúng tôi
nh́n nhau lấy làm lạ, duy có một ḿnh ông Thống Chế nói rằng: “Ôi! Thật là
lạnh ḿnh, xanh mặt.” Chúng tôi mới lấy thuốc ra hút đặng nghe thuật đến
chuyện của người khác. Mỗi chuyện thuật rồi ông đều làm phép cho lộ ra trước
mặt chúng tôi cả. Xong rồi chúng tôi mới căi nhau. V́ sao hồi năy thuật lại
công cuộc trong trận giặc có nhiều đoạn bỏ qua không nghe nói tới. Đến khi
ông Jacob làm phép th́ chúng tôi thấy đủ hết không sót một mảy nào. Chúng
tôi mới hỏi ông: “Chiến tranh đă xảy ra nhiều năm rồi, sao ông làm cho những
việc ấy lộ ra được trước mặt chúng tôi một cách rơ rệt không bỏ sót một chi
tiết nào vậy?” Ông Jacob bèn đáp: Mỗi việc xảy ra và choán một chỗ trong
lịch sử hoàn cầu đều c̣n luôn luôn trong ánh sáng Trung Giới không bao giờ
tiêu tan. Nếu người nào biết cách và biết phép th́ có thể bất luận giờ nào,
chỗ nào, đều làm cho nó hiện ra được cả. Vả lại những tiếng mà các Ngài nghe
cũng vậy, chẳng khác nào những tiếng mà người ta thu vào trong đĩa hát. Dù
mà người bị lấy tiếng đó chết đi đă lâu rồi, tiếng của họ cũng c̣n ghi măi
trong đĩa hát, muốn hát giờ nào cũng được tự ư ḿnh cả, v́ mọi sự hành động
đều c̣n đời đời.
Tôi bèn nói với ông những điều này rất phù
hợp với giáo hóa của các nhà Pháp môn và tôi nói thêm rằng: Trong
Tân Ước có câu:
“Những điều ǵ đă hành động dù lành, dù dữ đều diễn lại.”
Ông bèn nói: “Không có sự hành động nào
mất cả và không khó ǵ mà làm cho hiện lại những điều đó.”
Tôi tưởng bao nhiêu đây cũng đă đủ, tôi
xin nói thêm, phải mở được Huệ Nhăn mới thấy mấy việc này, mới biết được sự
thật ra sao.
CHƯƠNG
THỨ TÁM
Nghề nghiệp chơn chánh là nghề nghiệp nuôi
ḿnh mà không làm tổn hại sinh vật (người và vật).
Nói cho đúng bất luận nghề nghiệp nào, nếu
không làm hết bổn phận, không làm tận tâm với chức nghiệp hay chỉ lo mưu lợi
cho ḿnh mà không đếm xỉa đến sự tổn hại và đau khổ của kẻ khác th́ nghề
nghiệp đó không c̣n là chơn chánh nữa.
Trong Kinh
Majjhima Nikâya
bài 117 có câu này: Thói phản bội, bói toán kiết hung, gạt người, dở ngón
xảo quyệt, cho vay nặng lời là những nghề nghiệp không chơn chánh.
Trong Kinh
Aguttara Nikâya
(Tăng Nhứt A Hàm)
bài 177 cũng có câu như vầy: Có năm nghề mà vị đệ tử phải tránh là:
1 – Bán khí giới.
2 – Bán sinh vật (người và vật).
3 – Bán thịt.
4 – Bán cá.
5 – Bán rượu (Xin kể luôn các chất ma
túy).
Trong Kinh nói rành rẽ là mấy vị Sa môn
không được làm mấy điều trên đây, chứ không phải mấy người thường. Về việc
bỏ thịt cá, th́ hiện giờ trừ một số ít, là những người đạo đức trường chay.
Không thể nào ngăn cản được việc sát hại heo, ḅ, gà vịt. Tuy nhiên người ta
có thể dùng cá, rau trái cây và bớt thịt lần lần. Tới ngày nào con người
thực sự thức tỉnh và tự biết ḿnh rồi th́ ngày đó mới có thể nói tới việc
chay lạt.
C̣n việc bói toán kiết hung, tôi xin bày
tỏ ư kiến của tôi. Có hai hạng: Một hạng là những người đạo đức học được
chơn truyền gọi là những Chiêm Tinh Sư, như những vị Mages ở Chaldée, Ba Tư.
Các Ngài xem vị trí những hành tinh trên trời mà đoán được vận mạng của nước
nhà và số phận của dân chúng. Các Ngài không cần làm toán. Khoa này ngày nay
đă biến mất trên Địa Cầu v́ không có người đủ tư cách đặng học hỏi nó.
C̣n Khoa Chiêm Tinh Tây Phương hiện đại
cần biết ngày giờ, sớm mai hay chiều, kinh tuyến và vĩ tuyến chỗ con người
sinh ra mới toán được. Khoa này rất khó khăn. Có năng khiếu mới học được.
Tuy nhiên có hai phần: phần công truyền (Exotérique) và phần bí truyền
(Esotérique). Phần công truyền nói một cách tổng quát về tánh t́nh, bệnh
hoạn, những tai nạn và những sự may mắn có thể xảy ra, nhưng không định được
số quả phải trả. C̣n khoa bí truyền chỉ rơ tŕnh độ tiến hoá tinh thần và
trí tuệ của con người và luôn cả một dân tộc. Truyện Tàu cũng có nói nhiều
vị Quân sư và nhiều vị ẩn ḿnh trên non cao động cả biết xem sao như Từ Mậu
Công, Gia Cát Lượng v.v. . . . .
Fludd gọi những hành tinh là những ngón tay của Thượng Đế bởi v́ khi chúng nó đi ngang qua những Cung Hoàng Đạo, chúng vẽ trên bầu trời những quyết đinh ghi trong quyển Bộ Đời và sự tiến hóa cho các vị thi hành Luật Nhân Quả xem đặng thực hiện Thiên Cơ.
Khoa bói quẻ Diệc rất đúng.
Khoa coi tay, coi tướng, không sai sự thật
bởi v́ trên gương mặt có những dấu hiệu và trong ḷng bàn tay có những
đường, chỉ rơ định mệnh của con người. Nhưng có định mệnh và cũng có tự do ư
chí. Con người có thể dùng tự do ư chí sửa đổi một đôi phần số mệnh của
ḿnh.
Rất tiếc là có một hạng người nữa mới học
ở hai ba lớp chót của ban sơ đẳng, chưa kinh nghiệm, chưa biết rộng sâu mà
ra làm Thầy coi tay, coi tướng, th́ trong mười phần có thể đoán trật tới
bảy, tám.
Chắc chắn là trong Kinh nhắm vào hạng
người này; chính họ làm cho các nhà trí thức không tín nhiệm Huyền bí học.
chương thỨ chín
chánh tinh tiẾn
[10]
(sỰ cỐ gẮng chơn chánh)
Điểm thứ sáu là cố gắng chơn chánh có
nghĩa là rán sức đặng đạt cho được mục đích cao thượng của ḿnh đă nhắm,
phải tránh các tội lỗi đừng phạm. Phải tập mở các tánh tốt đặng tấm ḷng
ḿnh trở nên trong sạch.
Muốn thành công, phải tham thiền 12 đức
tánh, mỗi tháng một đức tánh trong ṿng 14 năm sắp lên. Tự ư chọn lựa đức
tánh nào cũng được nhưng phải tập ba đức tánh đầu tiên là:
1 – Từ Bi Bác Ái.
2 – Bố Thí.
3 – Chơn Thật.
Trong quyển
Cách Tu Hành
tôi có bàn đến sự luyện tập 12 đức tánh, mỗi tháng một đức tánh. Hết đức
tánh thứ 12 th́ trở lại đức tánh thứ nhất. Phải tiếp tục không gián đoạn 14
năm như vậy. Qua năm thứ 15 và từ đó về sau, mỗi ngày mỗi nhớ ḿnh là Chơn
Thần có đủ 12 đức tánh ấy.
Sự tập luyện tánh t́nh đ̣i hỏi một thời
gian rất lâu từ kiếp này qua kiếp kia. Cho đến chừng nào thành một vị Siêu
Phàm th́ mới bước qua con đường khác.
Nên khởi sự ngay bây giờ v́ kiếp này là kết quả của kiếp trước, kiếp
sau là kết quả của kiếp này. Luật Nhân Quả vốn bất di bất dịch, mặc dù ta
không thấy nó hành động ra sao. Sự công b́nh của nó không sai chạy một mảy
lông.
Đó là một phương diện. C̣n một phương diện
khác nữa.
Mỗi người trong chúng ta đều có một mớ sức
lực bị hạn chế trong Xác Thân và trong Cái Trí. Phải biết sử dụng sức lực
này trong công việc hữu ích hàng ngày không nên phung phí một cách vô lối mà
có hại cho ḿnh.
Chúng ta làm chủ gia đ́nh th́ có ảnh hưởng
lớn với vợ con, những người giúp việc và bạn bè thân thích. Phải cố gắng
sống một đời sống cao thượng xứng đáng với địa vị của chúng ta. Không nên
treo gương không tốt mà để tiếng đời. Chúng ta có nhiều công việc phải làm.
Phải xem xét coi cái nào gấp, cái nào huỡn, cái nào cần phải làm trước, cái
nào phải làm sau, cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít.
Sự cố gắng này rất chơn chánh, và đ̣i hỏi
một sự kinh nghiệm dài lâu. Phải bền chí mới thành công. Phải có nghị lực
mới san bằng được cái trở ngại.
Tôi tưởng phải nói thêm rằng: mấy anh theo
con đường Tà Đạo cố gắng hơn chúng ta rất nhiều song sự cố gắng đó đem lại
sự ích kỷ hại nhơn. V́ vậy Phật mới dạy Cố gắng Chơn chánh.
chánh niỆm
(sỰ tưỞng nhỚ chơn chánh)
Người ta thường cho rằng sự tưởng nhớ chơn
chánh là nhớ lại kiếp trước. Nó cũng có nghĩa đó, nhưng trước hết nó nhắc
cho ta nhớ ta là ai? Ta có bổn phận nào thường ngày đối với ta, đối với đạo
đức và xă hội nhơn quần.
Kế đó ta nên nhớ những việc vui vẻ, những
việc ích lợi cho đời. Ta không nên nhớ những những việc buồn bực, sầu năo đă
đến cho ta. Ta phải quên hết những lời người ta gièm pha ḿnh, nói hành
ḿnh, làm hại ḿnh. Trái lại ta phải chúc phước lành cho họ.
Pháp Cú
(Dhammapada)
trong chương đầu những Kinh đôi câu 3 và câu 4 như vầy:
3 – Người nào tưởng trong trí như vầy:
Nó mắng nhiếc tôi, nó hà hiếp tôi, nó làm
nhẹ thể tôi, nó ăn trộm của tôi, th́ ḷng oán hận không khi nào nguôi được.
4 – Người nào trong trí không khi nào
tưởng như vầy:
Nó mắng nhiếc tôi, nó hà hiếp tôi, nó làm
nhẹ thể tôi, nó ăn trộm của tôi, th́ không hề oán hận nữa.
Thật quả như vậy. Lấy oán báo oán, cái oán
không tiêu, lấy ân đáp oán, cái oán mới dứt. Ấy là Luật Thiên Nhiên muôn
kiếp ngàn đời không thay đổi.
Chúng ta cũng nên nhớ hai câu này:
–
Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng
thử tận;
–
Nhiêu, nhiêu, nhiêu, thiên tai vạn họa
nhất thời tiêu.
Chúng ta chớ nên bươi lại đống tro tàn của
dĩ văng, nó chứa đựng những cặn bă hầu hết chẳng tốt đẹp chút nào. Điều này
không khác nào chúng ta đi đường, gặp rác rến, miểng chai, lượm rồi dồn vô
túi. Hăy đề pḥng.
Nhớ tới mấy điều này th́ tâm ta xao động.
Ta làm sống lại những h́nh tư tưởng của quá khứ đă chết mấy chục năm rồi.
Chúng nó chỗi dậy và phá lại ta trong một thời gian. Hăy thận trọng.
Cái chi qua rồi đă qua. Ta không thể sửa
đổi cái chi được. Điều hay hơn hết là để cho nó tan mất trong đám sương mù
của dĩ văng.
Phải lo cho hiện tại đặng gầy dựng một
tương lai tốt đẹp hơn người.
Hăy sống trong trường tồn bất diệt với Đức
Thượng Đế.
Người tu hành, đi, đứng, nằm, ngồi, đều
phải nhớ tới Đạo, nghĩ tới Đạo, không bao giờ quên Đạo. Phải làm một với
Đạo. Đó là Chánh niệm.
chánh đỊnh
(đỊnh chơn chánh)
Lẽ thứ tám của Đạo Bát Chánh là Samyak
Samâdhi giống như giai đoạn thứ tám của Raja Yoga, nó cao hơn Thiền một bậc.
Ngũ giới của Phật dạy đâu có khác nhiều với Yama, Giới đầu tiên của Raja
Yoga. Muốn Tham Thiền trước hết phải tập Định Trí. Làm chủ Cái Trí được rồi
mới có thể điều khiển tư tưởng theo ư muốn. Nói rất dễ, hành rất khó. Hăy
thử tập Định Trí mới biết tánh nết Cái Trí là thế nào. Luyện tập trong một
thời gian mười năm không gián đoạn mà làm chủ được năm phần mười Cái Trí
cũng là giỏi lắm rồi. Tới chừng đó, có thể nói Tham Thiền bắt đầu có hiệu
quả.
Mới nhập Đạo, chưa biết cái chi hết mà bắt
ngồi Thiền liền th́ chắc chắn không bao giờ có cái kết quả như ư muốn. Ai có
kinh nghiệm rồi th́ biết.
Tham Thiền chưa xong th́ khoan nói tới
việc Đại Định. Rất vô ích, không đi đến đâu cả. Nếu suy nghĩ cho sâu xa th́
thấy Đức Phật rất chu đáo trong việc dạy Đạo Bát Chánh, đặng mở Tâm và mở
Trí của Hành giả và dắt họ đi lần tới cửa Đạo mà họ không ngờ. Như:
1 – Chánh kiến : tức là mở Trí đặng phân biện.
2 –
Chánh tư duy : mở Trí rồi phải làm chủ tư
tưởng
3 –
Chánh ngữ :
là mở Tâm, làm chủ lời nói.
4 –
Chánh mạng
:
tập rèn tánh nết cho thật tốt.
5 –
Chánh nghiệp
:
làm chủ những việc làm.
6 –
Chánh tinh tiến
:
cố gắng, bền chí đi tới.
7 –
Chánh n
7 - Chánh niệm : không nhớ lại quá khứ, chỉ lo
tṛn bổn phận hàng ngày.
8 –
Chánh định :
tập chiêm ngưỡng.
Thực hành bảy lẽ chánh từ Chánh kiến đến
Chánh niệm cho đúng đắn, mỗi đức tánh trên mức Trung b́nh một chút th́ sẽ
được một vị Chơn Sư A-Sơ-Ca thâu nhận làm đệ tử đặng dạy dỗ và chỉ bảo
phương pháp luyện tập đặng anh bước vào cửa Đạo một thời gian sau.
Tới chừng đó sẽ biết Chánh định hay Đại
Định là sao. Mỗi người tự ḿnh hành rồi tự ḿnh biết chứ không thể nói ra
được. Đó là việc riêng của mỗi người, không ai giống ai cả.
Có một điều chắc chắn quí bạn sẽ thấy
trong sách chỉ bàn về lư thuyết, c̣n về phương diện thực hành th́ không hề
đá động đến. Điều này rất dễ hiểu, là bởi sự tiến hóa của các Hành giả không
đồng bậc với nhau th́ lẽ tự nhiên một phương pháp không thể áp dụng cho tất
cả mọi người.
Tưởng cũng phải nói là người dạy Thiền có
ít lắm là Thần Nhăn, có được Huệ Nhăn càng hay. Bởi v́ Hành giả ngồi Thiền
th́ Huấn Sư phải mở Huệ Nhăn coi y có làm đúng phương pháp hay không. Nếu
sai th́ chỉ cách sửa đổi liền.
Năm 1937, vị Đại Sư Huynh của chúng tôi là
Đức Raja, sau khi du lịch bên Nhật Bản, trở về Saig̣n ở vài ngày, Ngài nói
với chúng tôi rằng, một hôm, Ngài tới viếng một cái Chùa[11]
nhằm lúc các chú Tiểu ngồi Tham Thiền, vị Trụ Tŕ cầm cây quạt đi chung
quanh. Khi
thấy chú Tiểu nào lo ra th́ ông lấy cây
quạt để nhè nhẹ trên vai đặng thức tỉnh chú. Nghĩa là ông này có Thần Nhăn.
Mấy chú Tiểu mới tu, nên có thể dùng Thần
Nhăn đặng quan sát ư tưởng của họ.
Nếu gặp trường hợp những người học Đạo lâu
năm, có những tư tưởng trừu tượng th́ phải mở tới Thượng Thiên Nhăn hay là
Huệ Nhăn mới xem xét được.
Nếu chưa có Thần Nhăn th́ đừng dạy người
ta ngồi Thiền hay là điều khiển một cuộc ngồi Tham Thiền. Chỉ nên khuyên
người ta tập trung tư tưởng vào một vấn đề đặng t́m hiểu hết ư nghĩa của nó.
Các nhà Khoa học phát minh ra được những
máy móc tối tân là nhờ họ suy nghĩ măi về vấn đề mà họ t́m giải đáp trong
nhiều tháng, nhiều năm, không bỏ qua việc Định Trí ngày nào cả.
Rơ ràng họ đă Giác Ngộ, nhưng về phương
diện vật chất chứ chưa về phương diện tinh thần. Họ Tham Thiền mà họ không
biết rằng họ Tham Thiền. Họ cứ nói là họ suy nghĩ mà thôi.
Đạo bát chánh là con đường Trung Đạo, ở
chính giữa thói xa hoa phóng túng của người đời và cách tu khổ hạnh của
nhiều nhà tu hành như các Đạo sĩ Pha-kia (Fakir) bên Ấn Độ. Bất cứ là ai,
già trẻ, bé lớn đều có thể thực hành Đạo Bát Chánh, không nhiều th́ ít, tỷ
như:
1 – Một trẻ nhỏ tin có Trời Phật, Thánh
Thần là tín
ngưỡng chơn chánh (Chánh kiến).
Nó cứ lo nghĩ đến sự học, siêng năng, cần
mẫn, tức là có Tư tưởng chơn chánh (Chánh tư duy).
Nó ngay thật, có sao nói vậy th́ lời nói
của nó chơn chánh (Chánh ngữ).
Nó lấy đồng tiền bát gạo cho người ăn xin
tật nguyền là làm việc chơn chánh (Chánh nghiệp).
Nó rán sức học hỏi cho thành tài, có một
nghề nghiệp nuôi thân, tức là cố gắng chơn chánh (Chánh mạng và Chánh tinh
tiến).
Nó nhớ công ơn Thầy dạy dỗ và để vào ḷng
những lời khuyên bảo của các vị Thánh Nhân, Hiền Triết, tức là tưởng nhớ
chơn chánh (Chánh niệm).
Nó suy nghĩ đặng làm một bài toán, một bài
luận văn, tức là Thiền chơn chánh, mặc dù nó chưa biết Đại Định hay xuất
thần là sao.
Nó thực hành Đạo Bát Chánh trong phạm vi
nhỏ bé của nó.
2 – Một người công nhân, thợ thuyền đến
xưởng hay nhà máy làm việc.
Anh tin vào số phận của anh (Tín ngưỡng
chơn chánh).
Anh tưởng đến công việc của anh phải làm
cho tṛn (Tư tưởng chơn chánh).
Anh thành thật, lời nói của anh ngay thẳng
(Chánh ngữ).
Anh không làm hư hao máy móc hay đồ vật
của Hảng, anh giữ ǵn khí cụ hầu để dùng được cho lâu (Chánh nghiệp). Anh
chọn cái nghề nghiệp hợp với anh, anh cố gắng học hỏi thêm và kinh nghiệm
hầu càng ngày càng giỏi hơn. Anh sẽ giúp cho Hảng nổi tiếng và làm cho khách
hàng đẹp ḷng (Chánh mạng và Chánh tinh tiến).
Luôn luôn anh nhớ tới trách nhiệm nặng nề
của anh, không làm việc cẩu thả mà mất ḷng tin cậy của chủ và khách hàng
(Chánh niệm).
Anh t́m những phương pháp sản xuất nhiều
và đẹp hơn trước, được bao nhiêu hay bấy nhiêu tức là đi lần lần tới Chánh
định.
Anh thực hành Đạo Bát Chánh tùy duyên tùy
phận mà không ngờ chút nào.
Đạo Bát Chánh không khó, chỉ tại ḷng
người khó là cứ chiều theo tánh ích kỷ, chỉ biết quyền lợi cá nhân, không hề
nghĩ đến những sự khó khăn do ḿnh gây ra cho kẻ khác.
Thế nên ngày nào tánh ích kỷ c̣n th́ ngày
đó sự đau khổ chưa dứt tuyệt trên cơi đời này.
hẾt quyỂn 1
chương thỨ nhẤt
con đưỜng nhẬp môn cỦa
PhẬt giáo bí truyỀn
Con đường Nhập môn của Phật giáo Bí truyền
gồm 5 giai đoạn:
1 –
Giai đoạn thứ nhất Manodyaravajjana: nghĩa là Mở cửa Trí khôn hay là
thoát ra do những cửa của Trí khôn.
2 –
Giai đoạn thứ nh́ Parikamma: Chuẩn bị để hành động.
3 –
Giai đoạn thứ ba Upacharo: Chủ ư hay là
hạnh kiểm.
Cũng gồm 6 đức tánh:
a –
Samo: Tư tưởng yên tịnh và trong sạch.
b –
Damo: Kiểm soát giác quan và thân thể.
c –
Uparati: Đ́nh chỉ cũng có nghĩa là khoan
dung.
d –
Titikha: Nhẫn nại hay là khoan dung.
e –
Samadhâna: Sức mạnh của sự chú ư.
f –
Saddha: Đức tin.
4 –
Giai đoạn thứ tư Anuloma:Thứ tự trực tiếp
hay là sự liên tục, nối tiếp.
5 –
Giai đoạn thứ năm Gotrabhu: Đủ tư cách, đủ
năng lực để được
Điểm Đạo.
con đưỜng nhẬp môn cỦa Ấn ĐỘ giáo
Con đường Nhập môn của Ấn Độ giáo chia ra
làm 4 giai đoạn:
1 –
Giai đoạn thứ nhất Viveka: Phân biện.
2 –
Giai đoạn thứ nh́ Vairagya: Đoạn tuyệt.
3 –
Giai đoạn thứ ba Shatsampatti: Gồm 6 đức
tánh thuộc về năng lực trí thức.
a –
Shama: Kiểm soát Cái Trí.
b –
Dâma: Kiểm soát giác quan và thân thể.
c –
Uparati: Khoan dung.
d –
Titiksha: Kiên nhẫn.
e – Shraddha: Đức tin.
f –
Samadhâna: Điềm tỉnh.
4 –
Giai đoạn thứ tư là Mumukshatva nghĩa là
muốn được giải thoát.
con đưỜng nhẬp môn cỦa CUỐN DƯỚI CHƠN THẦY
Cũng chia làm 4 giai đoạn:
1 –
Giai đoạn thứ nhất Viveka: Phân biện.
2 –
Giai đoạn thứ nh́ Vairagya: Đoạn tuyệt.
3 –
Giai đoạn thứ ba La bonne du conduite:
Hạnh
kiểm tốt.
Giai đoạn thứ ba cũng gồm sáu đức tánh:
a –
Tự chủ trong lúc tư tưởng.
b –
Tự chủ trong lúc hành động.
c –
Khoan dung.
d –
An phận.
e –
Đi thẳng tới mục đích hay chú định vào
mục tiêu.
f –
Ḷng tin cậy.
4 –
Giai đoạn thứ tư Amour: Ḷng Từ ái.
Những đức tánh này tuy có tên khác nhau
song giải thích ra th́ vẫn đồng nghĩa với nhau, bởi v́ Chân lư vẫn là một.
CHƯƠNG
THỨ NH̀
bỐn giai đoẠn cỦa con đưỜng nhẬp môn cỦa PhẬt giáo Bí truyỀn
Xin giải đáp một cách tổng quát 4 giai
đoạn của Con đường Nhập môn của Phật giáo Bí truyền như sau đây:
1
– Giai đoạn thứ nhất Manodyaravajjana: Mở cửa Trí khôn, có lẽ có nghĩa
là: Thoát ra do cửa của Trí khôn.
Sinh viên phải học hỏi rộng sâu đặng mở
mang trí hóa. Có khôn ngoan và có kinh nghiệm rồi mới thấy những vật quyến
rũ nhất ở thế gian vốn có một giá trị tương đối, chứ không phải tuyệt đối.
Chúng nó hữu dụng trong một thời gian, bất quá là trong một đời mà thôi.
Chúng nó vốn phù du mộng ảo, chứ không vĩnh viễn trường tồn.
Nhưng sinh viên phải trải qua một thời
gian khá lâu, phải học hỏi những bài học cay đắng, đau thương trước khi thấy
được sự tiến bộ thực sự.
Đức tánh này Ấn giáo gọi là Viveka tức là
Phân biện.
Sinh viên phải tự biết ḿnh trước nhất.
Phải quả quyết thật ḿnh là Chơn Thần, nói cho dễ hiểu, ḿnh là Linh Hồn ở
trong Xác Thân. Ḿnh không phải
là Xác Thân như bấy lâu nay con người vẫn lầm tưởng và đồng hóa với
nó. Linh Hồn dùng Xác Thân để
hoạt động tại cơi Trần trong một thời gian. Linh Hồn không đói, không khát,
không cần nghỉ ngơi, không đau ốm, bệnh hoạn. Chính là Xác Thân mắc phải mấy
điều này. V́ thế đừng lầm lộn thật ḿnh với Xác Thân.
Con người cũng không ngờ rằng ngoài Xác
Thân của ḿnh c̣n hai thể khác nữa.
Một thể gọi là Cái Vía để biểu hiện ư muốn
và t́nh cảm.
Một thể gọi là Cái Trí để học hỏi, phân
biện, xét đoán, tưởng tượng, ghi nhớ. Thân, Vía, Trí là ba Thể của con người
thường dùng hàng ngày.
Phật giáo có dùng ba danh từ: Thân, Ư,
Trí.
Ư đây là Cái Vía, nhưng không giải rành rẽ
tánh nết của chúng nó và cách sử dụng chúng nó. Đó là chỗ khuyết điểm lớn
lao cần phải bổ túc. Người tu hành phải biết sửa trị ba thể này và điều
khiển chúng nó theo đường ngay, nẻo chánh, đúng với Thiên Ư. Chưa làm chủ
chúng nó được th́ không thể nào Định Trí, Tham thiền, không thể nào hành
động đúng với lẽ Đạo. E cho tốn nhiều công phu mà cái kết quả vẫn không được
đẹp lắm. Nỗi e nếu ham những phép thần thông, lạc qua đường Bàng Môn Tả Đạo
th́ các nguy hại sẽ cực kỳ lớn lao và nó c̣n kéo dài tới nhiều kiếp sau nữa.
Đúng như lời ông Thánh Phao Lồ (
2 – Giai đoạn thứ nh́
Parikamma: Chuẩn bị để hành động.
Những Luật Trời hành động chung quanh
chúng ta ngày đêm không ngớt.
Có không biết bao nhiêu sự rung động mà
chúng ta không hay biết chi cả, bởi v́ chúng ta chưa nhạy cảm, chưa ứng đáp
được với những sự rung động cao nên chúng ta cần phải học hỏi sâu xa những
Luật Trời c̣n ẩn tàng như:
– Luật Nhân Quả, Luân Hồi.
– Luật Tư Tưởng.
– Luật Tiết Điệu.
– Luật Tuần Hoàn.
– Luật Mở Mang Tâm Thức.
– Luật Tiến hóa.
– Luật Thăng Bằng.
– Luật Rung Động.
– Luật Thay H́nh Đổi Dạng.
– Luật Hy Sinh.
và nhiều Luật khác
nữa, rồi áp dụng chúng vào đời sống hàng ngày.
Sinh viên phải:
Tinh luyện Xác Thân,
Tinh luyện Cái Vía,
Tinh luyện Cái Trí,
đặng cho chúng nó trở
nên thanh khiết, nhẹ nhàng. Chúng nó mới thu được dễ dàng những ảnh hưởng
tốt đẹp từ những cơi cao đưa xuống.
Sinh viên phải tập mở mang đức hạnh. Khi
làm những việc lành, việc phải th́ không mong hưởng cái kết quả. Anh hồi
hướng công đức cho Thầy anh, cho Đức Bồ Tát, cho Đức Phật. Anh lănh đạm với
sự khen ngợi hay là chê bai của người đời v́ họ không hiểu anh.
Đây là hậu quả của sự Phân Biện. Một khi
đă sáng mắt, thấy được tính cách phù du mộng ảo của những sự ban thưởng dưới
cơi Trần th́ Tân tín đồ không c̣n cần dùng chúng nó nữa. Anh chỉ biết làm
cho tṛn bổn phận, đối với lẽ Đạo mà thôi.
Linh Hồn, nhờ ánh sáng của sự thật soi
sáng th́
biết rơ tính cách thấp hèn của những sự
ham muốn quấy quá cho nên không bị chúng nó vương vấn nữa, sinh viên giải
trừ tất cả tức là cổi bỏ lớp áo bợn nhơ đă mặc ở ngoài.
Giai đoạn thứ nh́ này Ấn giáo gọi là
Vairagya: Đoạn tuyệt.
3
– Giai đoạn thứ ba: Upacharo.
Upacharo giống như Shatsampatti của Ấn
giáo. Nó gồm có 6 đức tánh (theo Nam Phạn):
a – Samo: Trí yên tịnh, tức là tư tưởng
trong sạch và yên tịnh.
Sinh viên hoạt động được hai điều kiện này
chỉ khi nào làm chủ được Cái Trí, điều này đâu phải là chuyện dễ dàng.
Xin nhắc lại lời nói của Arjuna bạch với
Sư Phụ Ngài là Đức
“Bạch Sư Phụ Krishna! Cái Trí loạn động,
buông lung, mănh liệt, khó mà kiềm hăm nó như khó mà kiềm hăm gió vậy.”
Đức
“Lẽ dĩ nhiên, hỡi người chiến sĩ vơ trang
hùng hậu. Cái Trí nghịch ngợm và khó trị, nhưng người ta có thể thắng phục
nó nhờ một sự luyện tập không ngừng và nhờ tánh lănh đạm. Không c̣n cách nào
nữa.”
Người học Đạo đều biết Cái Trí rất lao
chao không chịu định vào một chỗ nào cho lâu, nó buông cái này bắt cái kia
liền.
Nó c̣n phách lối kiêu căng, khi nhân, ngạo
vật và chia rẽ: “Ta khác hơn người.” Hơn nữa Cái Trí con người giống như cái
quán trọ, c̣n tư tưởng ở ngoài là khách lữ hành. Người này tới ghé vào quán
đặng nghỉ ngơi trong năm, ba phút rồi ra đi kế người khác tới. Cả ngày không
biết là mấy chục người. Con người lấy tư tưởng của người khác làm tư tưởng
của ḿnh. Như vậy th́ làm sao Cái Trí yên lặng và tư tưởng được trong sạch.
Sinh viên phải học phương pháp điều khiển
Cái Trí. Trước nhất là phải tập trung tư tưởng vào một chỗ cho lâu. Dù Cái
Trí bắt ta nhớ tới chuyện này chuyện kia cũng đừng nghe theo nó. Cứ bắt nó
trụ vào việc ta đang lo xong rồi mới nghĩ tới chuyện khác. Phải nuôi dưỡng
trong trí những tư tưởng Từ bi, Bác ái, cao thượng, vị tha, không nên nhớ
tới những tư tưởng xấu xa, thấp hèn, oán ghét, mà chúng ta sẽ làm cho tấm
ḷng ta trở nên nhơ bợn. Phải tập luyện từ 15, 20 năm như vậy th́ mới bắt
đầu thấy kết quả tốt đẹp, rồi phải tiếp tục trọn kiếp này và nhiều kiếp sau
nữa, cho tới khi nào thành một vị Siêu Phàm. Cái Trí yên lặng chứng tỏ rằng
con người đă tự chủ được và
có thể làm việc đắc lực trên cơi Trung
Giới là nơi có không biết bao nhiêu ảo ảnh hiện ra để gạt gẫm những kẻ chưa
có kinh nghiệm và c̣n non ḷng nhẹ dạ.
b – Damo: Kiểm soát giác quan và thân thể.
Kỷ luật của hạnh kiểm.
Damo là hậu quả của Samo, chắc chắn quí
bạn c̣n nhớ những đoạn giải về Chánh ngữ. Ở đây xin nhắc lại mấy điều đó.
Khi tư tưởng chơn chánh th́ lời nói và
việc làm chơn chánh, tức là việc làm luôn luôn tùy thuộc tư tưởng. Đây có
nghĩa là người ta tưởng trước rồi mới hành động sau.
Quả thật có khi người ta hành động liền mà
không kịp suy nghĩ. V́ lư do nào? Ấy tại người ta tưởng tới việc đó, muốn
việc đó mấy tháng trước, mấy năm trước có khi cả kiếp trước nữa.
Tư tưởng có ghi trong Lưu tánh Phân tử,
cũng gọi Phân tử Trường tồn của Cái Trí, hay là ghi vào Nguyên tử Trường tồn
của Cái Vía khi có pha t́nh cảm vào đó.
Nó nằm yên đó. Khi có một sự rung động ở
ngoài hợp với nó, tới kích thích nó, th́ nó liền biến thành sự hành động
liền. Con người trở tay không kịp.
V́ thế mà các vị Thánh Nhân đều dạy con
người khi sinh ra một tư tưởng xấu th́ phải tiêu diệt nó liền. Diệt nó tức
là tưởng tới một tư tưởng đối lập với tư tưởng xấu của ḿnh muốn sinh ra.
Thí dụ ta vừa muốn giả dối th́ lập tức ta
phải nói trong
vài phút: “Tôi
rất thành thật. Tôi rất ngay thẳng.” Tư
tưởng thành thật, ngay thẳng xua đuổi
tư tưởng giả dối ra khỏi Cái Trí. Nó không
ghi vào Phân tử Trường tồn của Cái Trí được.
Về mấy tánh xấu kia cũng vậy. Phải dùng
những tánh tốt đối lập với chúng đặng đánh đổ chúng. Tuy nhiên, muốn chắc ư
th́ phải tham thiền những tánh tốt, mỗi tháng tập một tánh, 14, 15 năm như
vậy rồi trọn đời cứ nhớ măi những tánh tốt đó. Mấy kiếp sau cũng phải luyện
tập như vậy bởi v́ kiếp này là kết quả của kiếp trước, kiếp sau là kết quả
của kiếp này. Các kiếp Luân Hồi giống như những hột ngọc xỏ vào một sợi dây.
Về đức tánh thứ nh́ Damo xin quí bạn xem
đoạn này trích trong quyển Con Đường của
Người Đệ Tử, trang 90 của Đức Bà A.
Besant:
“. . . . . . . Quí Huynh có để ư rằng khi
người ta bàn luận những vấn đề theo quan điểm Huyền bí th́ chúng nó bị hiểu
ngược lại đối với quan điểm hồng trần. Mọi người ở thế gian này đều chú
trọng đến hạnh kiểm hơn là chú trọng đến tư tưởng. Trái lại những nhà Huyền
bí học để tư tưởng lên trên hạnh kiểm. Nếu tư tưởng chơn chánh th́ lẽ tự
nhiên phẩm hạnh sẽ được thanh cao. Nếu tư tưởng có kỷ luật th́ chắc chắn
hạnh kiểm sẽ được kiểm soát kỹ lưỡng và được hướng dẫn trúng cách.
Cái trạng thái hữu h́nh tức là sự Hành
động chỉ là sự Phô diễn của tư tưởng thầm kín, nó khoác cái lớp áo bề ngoài
mà chúng ta gọi là sự Hành động trong trong thế giới hữu h́nh này, nhưng các
bản chất của nó là sản phẩm của đời sống nội tâm và cái h́nh hài của nó được
đóng trong cái khuôn do tinh lực làm ra mà tinh lực mới là kẻ thực sự tạo ra
h́nh hài đó.
Thế giới Vô h́nh, cơi Thượng Thiên là thế
giới của những nguyên nhân, c̣n Thế giới Hữu h́nh, cơi Hạ Thiên chỉ là thế
giới của những hiệu quả.
V́ vậy sự giữ ǵn tư tưởng cố nhiên phải
phát sinh ra cái hiệu quả là kỷ luật của Hành động. Hành động
chỉ là sự biểu hiện tự nhiên và không
tránh khỏi của Tư tưởng.
c – Uparati: Đ́nh chỉ cũng có nghĩa là
Khoan dung.
Đ́nh chỉ có nghĩa là không c̣n mê tín,
không c̣n tư tưởng dị đoan, không tin rằng một cuộc lễ bái nào đó của một
Tôn giáo có thể cứu rỗi được con người và không c̣n làm những việc bất thiện
nữa.
Nói tóm lại, Đ́nh chỉ là dứt tuyệt những
tư tưởng, ư muốn, những lời nói và những hành động sái quấy, ác độc.
Tất cả những điều nào trái với Luân thường
Đạo đức dù đem đến cho ta muôn vàn lợi lộc đi nữa ta cũng không làm. Đây mới
thật là Đ́nh chỉ và nhờ thế tấm ḷng ta mới được trong sạch.
d – Titikkha: Nhẫn nại, Kiên nhẫn.
Nhẫn nại đây là vui ḷng nhận lănh tất cả
những ǵ mà Nhân Quả đưa đến, không hề than thở, không hề trách móc những kẻ
gây ra những sự đau khổ. Những sự mất mát tiền bạc, của cải, những sự đau
ốm, bệnh tật, những lời nói hành nói vu, là những món nợ do ta đă gây ra
kiếp này hay kiếp trước.[12]
Khi chúng nó tới đ̣i th́ phải thanh toán cho rồi đặng nhẹ ḿnh. Nếu không
trả kiếp này th́ kiếp sau cũng phải trả. Nên trả càng sớm càng tốt v́ được
mau rảnh rang. Nếu ta gieo nhân nhiều th́ sẽ gặt quả nhiều.
Thử hỏi ta gặp nghịch cảnh, ta giận hờn,
ta có giải quyết cái ǵ được
không? Hay là làm cho ta thêm rối trí.
Đây là tánh An phận đă có kể trong quyển
Dưới Chơn Thầy.
Những chuyện đă qua rồi ta không thể sửa
đổi được
nhưng ta có thể sửa đổi những việc làm
hiện tại đặng cho chúng nó tạo ra một tương lai tốt đẹp. Điều này không có
chi là khó khăn, chỉ sửa đổi mục đích của việc làm mà thôi. Lấy cái tốt thay
thế cái xấu, cái dở sẽ biến thành cái hay.
Nhưng nói rất dễ, hành rất khó. Phải tự
khắc kỷ và bền bĩ chịu đựng trong một thời gian khá lâu từ 15, 20 năm, cho
có thói quen sau mới thấy dễ dàng.
Mười lăm năm, hai mươi năm, mới nghe qua
thấy nó lâu lắm, nào hay nó tới một bên chân mà người ta không ngờ đến. Nếu
ngày nay không ra công th́ 15, 20 năm sau nhớ lại những điều ḿnh làm được
mà không làm và thấy con người ḿnh không có thay đổi ra mới bao nhiêu th́
sẽ hối tiếc. Một nỗi khác, e cho tuổi cao, tác lớn không c̣n đủ sức lực và
phương tiện để thực hành cho có hiệu quả những điều ḿnh muốn.
Thôi, phải chờ kiếp sau, mà ai dám quả
quyết là kiếp sau sẽ có những cơ hội tốt như kiếp này. Bởi v́ kiếp sau ta
phải trả một số quả c̣n dư lại của mấy kiếp trước gọi là quả chồng chất,
hiệp lại với số quả của ta đă gây ra kiếp này. Ai biết ta sẽ được tốt số hay
là xấu số.
Điều hay hơn hết là chụp lấy cơ hội tốt
đưa đến rồi thực hành và bền chí đi tới th́ có thể tin được rằng: Kiếp sau
ta sẽ không tệ hơn kiếp này.
khoan dung
“Chữ
rằng:
nhẫn nhục niệm ḥa,
Nhẫn điều
khó nhẫn mới là chơn tu.”
(Quan
Âm Thị Kính)
Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng
thử tận.
Nhiêu, nhiêu, nhiêu, thiên tai vạn hoạ
nhất thời tiêu.
C̣n về sự Khoan dung th́ phải tập tha thứ
những việc lỗi lầm, khoan dung từ cử chỉ, từ ư muốn, từ lời nói, từ việc làm
cho tới cách ăn mặc. Tất cả chúng ta c̣n Vô minh, chưa một ai trọn sáng,
trọn lành. Nếu thấy người ta phạm lỗi th́ khoan cười chê, nhạo báng mà hăy
tự nói: “Trước kia tôi cũng như anh đó, tôi cũng lầm lẫn vậy.” Hăy coi chừng
lấy. Cười người hôm trước, hôm sau người cười. Chớ nên khoe ḿnh trong sạch.
Phải hết sức khiêm tốn. Trong quyển Ánh
Sáng Trên Đường Đạo, qui tắc 5-8 có câu
này:
“. . . . . . . Và, trước khi con được giác
ngộ, con phải trải qua khắp mọi nơi dù chúng nó có ô uế hay là trong sạch
cũng vậy. V́ thế con nên nhớ rằng: Y phục dơ bẩn mà con vừa đụng tới con đă
gớm nhờm, có thể con đă mặc nó
ngày hôm qua, cũng có thể ngày mai con sẽ
mặc nó lại nữa. Và nếu con quay mặt chỗ khác tỏ vẻ ghê tởm th́ nó sẽ bó sát
vào ḿnh con khi người ta ném nó lên vai con.
Người nào kiêu hănh về đức hạnh của ḿnh
th́ dọn cho ḿnh một chỗ nằm trong chốn bùn lầy. Con hăy tŕ giới v́ tŕ
giới là điều tốt chứ không phải cốt để giữ ḿnh con cho được trong sạch.”
C̣n về tín ngưỡng th́ càng khó khăn nữa.
Trong các Tôn giáo, duy có Phật giáo là
khoan dung hơn hết, c̣n Thiên Chúa giáo và Hồi giáo rất cố chấp. Cũng v́
giành ngôi mộ của Đấng Christ mà Thiên Chúa giáo xung đột với Hồi giáo và
cuộc viễn chinh Thập Tự Quân, nếu tôi nhớ không lầm, làm cho 20 triệu tín đồ
bỏ ḿnh nơi chiến địa.
Cho tới ngày nay Công giáo và Tin Lành
cũng không thích nhau.
Quả thật bây giờ không có việc thiêu đốt
những người mà Ṭa Án Tôn Giáo cho là quỉ ám, song cũng có những sự ngược
đăi ngấm ngầm.
Nhưng các nhà Huyền bí học chân chính
không hề phạm vào lỗi này.
e – Samadhâna: Sức mạnh của sự chủ ư.
Đây là sự tập trung tư tưởng vào mục tiêu,
không để cho sự cám dỗ, những sự quyến rủ làm cho hành giả rời bỏ con đường
Đạo.
Nên biết ở mỗi chặng đường, hành giả đều
gặp những chướng ngại dựng lên để thử sức chịu đựng của thí sinh. Phải vượt
qua mới tiến tới được. Bị vấp ngă ư! Điều này vẫn luôn luôn phải có, nhưng
đừng ngă ḷng, cứ chỗi dậy, phủi quần áo, tắm rửa sạch sẽ rồi đi tới.
Phải sợ vật chất, nó có quyền năng quyến
rủ lạ thường, khúc nhạc của nó trổi lên th́ con người xiêu hồn lạc phách,
chỉ c̣n biết một điều là mong sao thỏa thích được dục vọng, quên mất bản
tánh thiêng liêng và bổn phận của ḿnh làm vợ, làm chồng, làm con. Phải cẩn
thận từ chút từ tư tưởng, ư muốn cho tới lời nói và việc làm, v́ Cái Trí và
Cái Vía quỉ quyệt lắm. Chúng a tùng với nhau, xúi dục con người thực hành
những điều mà chúng nó ước muốn, mà con người lầm tưởng là ḿnh muốn.
Có nhiều kinh nghiệm rồi mới biết sợ. Chưa
tự biết ḿnh th́ tưởng ḿnh là Thần là Thánh trong khi thân ḿnh c̣n vấy bùn
nhơ chưa gội rửa cho sạch sẽ.
Dưới Chơn Thầy
đă dạy: “Không nên để những sự cám dỗ, những cuộc vui vẻ của thế gian, những
sự yêu mến dưới Hồng Trần làm cho con lạc bước, bởi v́ con với Đạo phải nhập
làm Một mà thôi. Về quan điểm này Đạo phải là bản tánh của con. Con bước
trên đường Đạo mà không cần tưởng tới Đạo mà con cũng không rời Đạo được
nữa. Con là Chơn Thần, con đă nhất định như vậy. Nếu con bỏ Đạo tức là con
chia ĺa con ra.”
f – Saddha: Đức tin.
Đức tin đây là tin cậy Thầy ḿnh và tin
cậy ḿnh nữa.
Ḿnh nhờ Chơn Sư huấn luyện nên mới bước
vào đường Đạo, v́ thế ta luôn luôn tin cậy Ngài.
Phải là đệ tử Chơn Sư và có những kinh
nghiệm trên cơi Trung Giới, Thượng Giới mới triệt để tin cậy Thầy ḿnh chứ
nói khơi ra, không ai hiểu chi hết.
Thường thường người làm đệ tử kiếp này,
mấy kiếp trước đă làm đệ tử Chơn Sư rồi. Sau khi vị đệ tử bỏ xác, Chơn Sư
chọn lựa gia đ́nh có đạo đức đặng cho đệ tử đầu thai vào đó, sau lớn lên có
những phương tiện giúp đời.
Phải có Chơn Sư d́u dắt, vị đệ tử mới đi
tới bậc Siêu Phàm và thành chánh quả như Ngài.
Có vài người đă được thấy Ngài, gặp Ngài,
ban đầu tin tưởng Ngài, rồi sau lại hóa ra nghi ngờ. V́ lẽ nào? Không rơ.
Song mỗi người có quyền tự do đ́nh đoạt số phận của ḿnh.
Chỉ tiếc vậy thôi, v́ chưa ắt kiếp sau sẽ
gặp được Chơn Sư hay không. Ngài vốn trường sinh bất tử, c̣n người thường
mỗi kiếp phải bỏ xác một lần và kiếp sau không c̣n nhớ lại kiếp trước.
Vị đệ tử cũng phải tin cậy lấy ḿnh v́
biết rằng ḿnh là Chơn Thần, một vị Tiểu Thượng Đế Pháp lực vô biên, nhưng
mà những quyền năng này c̣n tiềm tàng trong ḿnh.
Chỉ có học hỏi phương pháp và ra công
luyện tập đặng khai mở lần lần những quyền năng đó th́ tới một ngày kia sẽ
đạt được mục đích đă định sẵn cho
nhân loại trong Thái Dương Hệ này tức là
thành một vị Siêu Phàm.
Ta nên biết rằng: Cái chi con người đă làm
rồi th́ con người làm lại được. Một vị Chơn Sư có nói với đệ tử: “Trước đây
không lâu, Ta ở địa vị của các con bây giờ.” Chắc chắn là Ngài muốn nói: Nếu
các con cố gắng th́ sẽ mau thành chánh quả như Ta vậy.
Người ta thường van vái cho Tiên Phật độ
ḿnh.
Tiên Phật độ ḿnh là chỉ đường đi, nước
bước cho ḿnh, dạy bảo phương pháp cho ḿnh luyện tập đặng tiến cho mau tới
cửa Đạo. Ḿnh phải ra công, ngày đêm phải gắng sức mở mang những đức tánh
cần thiết cho cuộc Đạo Điểm Đạo đặng lên bậc Sotapatti (Tu Đà Huờn).
Vị đệ tử làm được những điều mà Thầy ḿnh
đă làm.
4
– Giai đoạn thứ tư Anuloma: Thứ tự trực tiếp hay là sự liên tục.
Đức tánh này là kết quả của ba đức tánh
trước. Trong giai đoạn này vị
đệ tử muốn thoát ra đời sống tầm thường
của thế tục đặng nhập vào đời sống cao siêu.
Giai đoạn này Ấn giáo gọi là Mumukshatva,
nghĩa là muốn được giải thoát, khỏi đọa Luân Hồi.
5 - Giai đoạn thứ năm
Gotrabhu: Đủ tư cách hay đủ năng lực để được Điểm Đạo.
*
Khi xưa người ta hỏi Đức Phật: Người nào
là Gotrabhu?
Đức Phật đáp: Người nào hội đủ những điều
kiện để được Thánh hóa, ngay khi đó người ấy là Gotrabhu.
*
Trên đường Đạo, mỗi chặng đều chia ra làm
Bốn giai đoạn:
1 – Giai đoạn thứ nhất gọi là Maggo. Trong
lúc này, thí sinh lo rèn luyện đức tánh ḿnh muốn có.
2 – Giai đoạn thứ nh́ là Phala có nghĩa là
có kết quả (có trái). Thí sinh bắt đầu thấy tánh t́nh ḿnh tập hiện ra tỏ rơ
nơi ḿnh.
3– Giai đoạn thứ ba là Bhavagga: giai đoạn
này sự kết quả đă đi đến mức tột bực. Thí sinh đứng vững tại chỗ ḿnh đă đi
đến và làm việc đắc lực.
4 – Giai đoạn thứ tư là Gotrabhu có nghĩa
là đủ tư cách hay đủ năng lực để được Điểm Đạo.
Trước khi vào giai đoạn nào th́ thí sinh
phải chặt đứt những chướng ngại thuộc về giai đoạn đó.
*
Phật giáo có đề cập đến Bốn bậc Đệ Tử gọi
là Tứ Thánh.
Bậc thứ nhất là Tu đà huờn (Sotapatti).
Bậc thứ nh́ là Tư đà hàm (Sakadagami).
Bậc thứ ba là A na hàm (Anâgâmi).
Bậc thứ tư là La Hán (Arhat – Arahat).
C̣n thiếu bậc thứ năm nữa là Asekha,[13]
địa vị Siêu Phàm – bốn bậc trên c̣n ở trong ṿng đệ tử. C̣n Asekha có nghĩa
là không c̣n làm đệ tử nữa. Ấy là bậc hoàn toàn sáng suốt, không c̣n cái chi
học hỏi tại Dăy Địa Cầu này nữa.
Mặc dù Phật giáo có nói đến Bốn bậc Thánh
song không giải thích vị Tu đà huờn muốn lên bậc Tư đà hàm th́ phải hội đủ
những điều kiện nào. Về ba cấp bậc trên cũng vậy. Điều này rất dễ hiểu là
chúng nó thuộc về Khoa Bí Truyền, thuở xưa không được phép tiết lộ ra ngoài.
Nhưng ngày nay nhân loại đă tiến đến mức
độ hiểu biết được vài sự bí mật của Tạo Công cho nên một thế kỷ trước, năm
1875, Thiên Đ́nh mới cho phép đem vài chương đầu của Khoa Huyền bí học ra
phổ biến, v́ năm 1975, một kỷ nguyên mới sẽ mở màn, ấy là kỷ nguyên Huyền bí
học. Người ta sẽ mến tinh thần nhiều hơn vật chất. Thế nên những sách Thông
Thiên Học như Con Người Hữu H́nh và Vô
H́nh (L’homme
visible et invisible),
Những H́nh Tư Tưởng
(Les formes-pensées),
Những Luân Xa
(Les Chakras),
Chơn Sư và Đường Đạo
(Les Maitres et le Sentier),
Huyền Bí Học trong Thiên Nhiên
(L’Occultisme dans la Nature),
Khía Cạnh Bí
Ẩn của Sự Vật
(Le côté caché des choses),
Dưới Chơn Thầy
v à
Giảng Lư (Aux
pieds du Maitre et Commentaires sur Aux Pieds du Maitre),
Tiếng Nói Vô Thinh và Giảng Lư
(La voix du silence
et Commentaires sur la voix du silence),
Ánh Sáng trên Đường Đạo và Giảng Lư
(La Lumière sur le Sentier et Commentaires
sur la Lumière sur le Sentier) v.v. . . .
mới được phép xuất bản.
đưỢc
điỂm đẠo lẦn thỨ nhẤt
Khi sinh viên tập rèn những đức tánh đă kể
ra trong bốn giai đoạn trước đây, mỗi đức tánh hơn mức độ trung b́nh th́
được một vị Chơn Sư, Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Asekha) thu nhận làm đệ tử và
huấn luyện anh. Khi Ngài thấy anh hội đủ những điều kiện được vào Tu đà huờn
th́ Ngài dắt anh đến Quần Tiên Hội xin Điểm Đạo lần thứ nhất cho anh.
vào hàng tu đà huỜn
Sau khi được Điểm Đạo lần thứ nhất, sinh
viên
được vào hạng Sotapatti hay là Sohan
Sotapatti hay là Sohan là giai đoạn đầu tiên của con đường dắt đến cơi Niết
Bàn.
Người ta gọi vị đệ tử được vào hạng
Sotapatti là Sowani hay là Sotâpanna có nghĩa là người đă vào ḍng sông
(Entré dans le courant). Ḍng sông đây có nghĩa bóng là đường tiến hóa của
những vị Siêu Phàm, Tàu dịch Sotâpanna là Tu đà huờn.
Vị Tu đà huờn đă bỏ con đường Tiến hóa của
Trần Tục và bước vào con đường Tiến hóa của Tiên Thánh. V́ thế anh và ba bậc
trên nữa là Tư đà hàm, A na hàm và La Hán được liệt vào hàng Tứ Thánh, mặc
dù anh c̣n phải luân hồi nhiều kiếp, bậc trung là 14 kiếp, mới trở nên hoàn
toàn sáng suốt.
Anh đă chánh thức bước vào Đường Đạo và
làm một nhân viên của Quần Tiên Hội. Sự tiến hóa của anh có thể chậm chạp,
song anh không bị bỏ lại trong Sự Phán Xét Cuối Cùng của cuộc Tuần Hoàn thứ
Năm. Ấn giáo gọi anh là Parivrajaka nghĩa là người đi ta bà, vô trú. Anh
không có chỗ ở nhất định. Sư Phụ sai anh đi đến đâu th́ anh đi tới đó đặng
thi hành mệnh lệnh của Ngài.
Thiên Chúa giáo gọi anh là người được cứu
rỗi (Sauvé).
Anh c̣n phải lo chặt đứt 10 chướng ngại
buộc trói con người vào bánh xe Luân Hồi từ đời này qua đời kia.
mưỜi chưỚng ngẠi trói buỘc
con ngưỜi vào bánh xe luân hỒi
Mười chướng ngại này Phái Nam Tôn gọi là
Samyojana.
1 –
Chướng ngại thứ nhất Sakkayaditthi: Phàm
Nhơn là ảo ảnh.
2 –
Chướng ngại thứ nh́ Vitchikitchtchâ: Sự
hoài nghi hay là không quả quyết.
3 –
Chướng ngại thứ ba Silabbataparâmasa: Tin
tưởng dị đoan.
4 – Chướng ngại thứ tư Kâmaraga: Say đắm dục t́nh.
5 –
Patigha ou Vyâpada: Giận hờn hay thù oán,
oán hận.
6 – Ruparâga: Muốn sống trong một h́nh hài đẹp đẽ tại cơi Trần kể luôn tại cơi Thiên Đàng.
7 – Aruparâga: Muốn sống trong cơi vô h́nh.
8 – Mano: Kiêu căng.
9 – Uddhachcha: Tâm c̣n xao động, nổi cáu, nổi nóng.
10
–
Avijja – Avidyâ: Vô minh.
chẶt đỨt ba chưỚng ngẠi đẦu tiên
Ngoài nhiệm vụ hằng phải thực hành một
cách chu đáo, vị Tu đà huờn phải lo chặt đứt ba chướng ngại đầu tiên là:
a – Phàm Nhơn là ảo ảnh.
b – Sự hoài nghi hay không quả quyết.
c – Sự tin tưởng dị đoan.
A – TẠI sao gỌi là Ảo Ảnh?
Phàm Nhơn là cái “Tôi đây.”
Các nhà Huyền bí học đều biết Phàm Nhơn là
do Chơn Nhơn sinh ra để đại diện cho ḿnh ở cơi Trần.
Ngay sau khi con người bỏ xác và về cơi
Thiên Đàng rồi th́ Phàm Nhơn đem Tinh hoa của những sự học hỏi và kinh
nghiệm dâng cho Chơn Nhơn rồi tan
mất. Kiếp sau đi đầu thai, Chơn Nhơn sinh
một Phàm Nhơn mới khác cho nhập vào ba thể: Thân, Vía, Trí của đứa bé.
Khi được Điểm Đạo lần thứ nhất, Phàm Nhơn
nhập một với Chơn Nhơn. Thường thường sau cuộc Điểm Đạo hoặc ít lâu sau đó,
vị Tu đà huờn nhờ Sư Phụ hay một vị Đại Sư Huynh tới bậc La Hán đem lên cơi
Bồ Đề kinh nghiệm một vài cách tập luyện.
Tại cơi Bồ Đề, Tâm Thức anh mở rộng mặc dù
trong một thời gian ngắn, anh thấy Vạn vật nhất thể, tất cả chỉ là Một, sự
chia rẽ dưới Phàm Trần là một sự lầm lạc, là ảo tưởng.
Ḿnh ở trong Tâm Bạn ḿnh, Bạn ḿnh ở
trong Tâm ḿnh. Ḿnh hiểu rơ Bạn ḿnh như ḿnh hiểu rơ ḿnh. Điều này rất kỳ
lạ, không diễn tả được mà nói ra người thường không ai tin. Tuy nhiên sự
thật vẫn thế.
Có kinh nghiệm này rồi vị Tu đà huờn mới
có thể lần lần diệt được sự chia rẽ “Người” và “Ta” và mới có đủ sức dẹp
chướng ngại sau là:
B – sỰ hoài nghi hay là không quẢ
quyẾt
Hoài nghi đây là không tin có Cơ Tiến hóa,
có Luật Nhân Quả, Luân Hồi và con đường Thánh Thiện. Thực sự ngoại trừ các
nhà Huyền bí học th́ không một ai biết rằng con người sinh ra ở cơi Trần để
học hỏi Cơ Trời đặng tiến đến bậc Siêu Phàm. Quyển
Dưới Chơn Thầy
có nói: “Trời có một cái Cơ, Cơ đó là sự Tiến hóa.” Thiết tưởng chúng ta nên
biết một cách tổng quát về Luật Tiến
Hóa, về Luật Nhân Quả, Luân Hồi và sự tin tưởng dị đoan.
cơ trỜi là luẬt tiẾn h
óa
Chung quanh chúng ta, vạn vật đều Tiến hóa
một cách âm thầm lặng lẽ, có thể nói là chậm chạp song điều ḥa. Trong ḿnh
con người, sự Tiến hóa bao hàm sự thay đổi h́nh dạng và sự mở mang trí hóa
tánh t́nh, từ lúc bé thơ đến khi trưởng thành.
Về sự Tiến hóa tại Dăy Địa Cầu chúng ta,
nói một cách dễ hiểu th́:
1 –
Các loài Tinh Chất (Essences élémentales)
sau đầu thai là Kim Thạch.
2 –
Kim Thạch đầu thai làm Thảo Mộc.
3 –
Thảo Mộc đầu thai làm Cầm Thú.
4 –
Cầm Thú sau đầu thai làm Con Người hay các Tinh Linh cũng gọi là Ngũ
Hành (Esprits de la nature) tùy theo giống.
5 –
Con Người thành Tiên Thánh.
6 –
Tiên Thánh càng ngày càng tiến lên nhiều
bậc cao hơn nữa. Rồi tới một ngày kia không biết chắc là bao nhiêu tỷ năm
nữa, mỗi vị Tiên Thánh đều thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sinh hóa
một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ này vậy.
Cái thang tiến hóa không biết tới đâu là
mức cuối cùng. Trên sông Thiên Hà có không biết bao nhiêu tỷ ngôi Mặt Trời,
lớn có, nhỏ có, như ngôi Epsilon bề trực kính tới bốn tỷ cây số. Không biết
c̣n ngôi Mặt Trời nào lớn hơn nữa không.
Về loài Cầm Thú thời Thượng cổ th́ h́nh
thù thô kệch, xấu xa, lông lá xồm xoàm, không được mảnh mai tốt đẹp như loài
cầm thú ta thấy bây giờ. Sự thay h́nh đổi dạng thấy rơ rệt.
Mấy chục năm trước, đi dạo núi Cô Tô, tôi
có vớt những mảnh vàng non lẫn lộn với cát tại một cái suối từ trên chót núi
chảy xuống.
Tôi cũng thấy nhiều cục đá phía dưới là đá
cục, phía trên là thủy ngọc. Đây là bằng chứng cục đá tiến hóa, nhưng sự
tiến hóa của nó rất chậm chạp và kéo dài cả thế kỷ.
Trước mặt ta con lăng quăng biến thành con
muỗi, có lông, có cánh, biết bay, biết hút máu; con sâu biến thành con bướm,
cánh lông rực rỡ bay lượn trên không và biết hút mật từ bông này qua bông
kia.
Sự tiến hóa trải ra trước mắt ta, nhưng
thử hỏi cái chi trong ḿnh con lăng quăng biến thành cái ṿi, cái cánh, cái
chân mà nhất là cái tánh con muỗi là thích chích con người và thú vật đặng
hút máu.
C̣n con sâu th́ rất h́ hợm, tại sao lại có
hai cánh đẹp đẽ màu sắc rực rỡ, cái chi làm ra màu sắc đó. Tại sao con bướm
lại biết hút mật? Giải nghĩa cho đúng sự thật không phải là chuyện dễ dàng
đâu.
Sự tiến hóa tuân theo những Luật vô h́nh,
phải mở mắt Thánh gọi là Thần Nhăn, Huệ Nhăn mới thấy được. Con mắt Phàm chỉ
để xem những ǵ hiện ra ở cơi Trần mà thôi.
Những giả thuyết người ta đưa ra chỉ đúng
có một phần. Luôn luôn có những giả thuyết mới thay đổi những giả thuyết cũ,
cho tới chừng nào con người dùng được mắt Thánh để quan sát những cơi Vô
h́nh, tới chừng đó con người mới có thể hiểu biết sự thật và hết lầm lạc.
vỀ luẬt nhân quẢ luân hỒi
Nh́n vào xă hội, ta thấy từ tánh t́nh cho
đến tŕnh độ trí thức, người này khác hơn người kia rất xa.
Người th́ vui vẻ, hiền hậu, người th́ nóng
nảy, hung bạo; người th́ thông minh tót chúng, người th́ dốt nát, quê mùa;
người th́ nhân từ vị tha, người th́ độc ác, ích kỷ; người th́ biếng nhác,
người th́ siêng năng; người th́ giàu sang tột bậc, người th́ nghèo khổ hết
sức. Người biết suy nghĩ đều rất thắc mắc về điểm này. Nếu hỏi v́ lư do nào
th́ không biết sao mà trả lời cho đúng.
Có người lại nói: Tại Trời sinh như vậy.
Nếu quả thật như thế th́ Ông Trời Đại bất công và là người cha ác độc chứ
không phải người Cha hiền từ. Những người trên thế gian đều là con của Ngài.
Tại sao lại có đứa lại được quá thương yêu nên ban thưởng, có đứa Ngài lại
quá ghét bỏ, nên hành phạt. Xin hỏi: Những người này làm tội t́nh ǵ? C̣n
những người kia có những công đức ǵ? Toàn là những vấn đề nan giải.
Duy có Luật Nhân Quả Luân Hồi mới giải
thích hợp lư mà thôi.
Nên biết có bảy loài thú được đi đầu thai
làm người như: Voi, khỉ, chó, mèo, ngựa, c̣n hai loài nữa không tiết lộ.
Những thú đi đầu thai làm người trước chúng bạn cả chục triệu năm th́ tự
nhiên có kinh nghiệm nhiều và khôn ngoan, thông minh, giỏi giắn hơn và ít
gây tội lỗi hơn chúng bạn mới thoát kiếp đi đầu thai làm người vài chục ngàn
năm.
C̣n về Luật Nhân Quả. Gieo giống chi gặt
giống nấy. Trồng dưa đặng dưa, trồng đậu đặng đậu.
Luật Trời rất chí công chí thiện.
Luật Nhân Quả là Luật Thăng Bằng của Vũ
Trụ. Khi con người làm mất sự thăng bằng th́ thiên nhiên phản động đặng lập
lại sự quân b́nh như trước. Nhờ vậy toàn thể Khí lực trong vũ trụ không tiêu
mất.
Luật Nhân Quả dạy ta những bài học khôn
ngoan sau đừng vi phạm Luật Trời đặng khỏi lănh những hậu quả đau thương.
Chớ nên tưởng rằng: Trời hành phạt ḿnh mà trái lại ḿnh tự ban thưởng ḿnh,
ḿnh tự hành phạt ḿnh.
Câu “Hoạ phước vô môn, duy nhơn tự triệu. Thiện ác hữu báo như ảnh tùy h́nh,” thật đúng với Chân lư vậy.
TIN TƯỞNG DỊ ĐOAN
Tỷ như chuyện sau đây:
Thuở xưa có một nhà Sư tu hành chơn chánh,
được người ta rất mến phục. Ông có nuôi một con mèo rất
tŕu mến ông, nó cứ theo cà rà bên chân.
Mỗi lần ông làm lễ, ông phải cột nó dưới chân giường v́ sợ nó làm rộn ông.
Sau khi ông từ trần, th́ cuộc hành lễ cũng
theo thời gian mà mất dạng.
Người ta chỉ c̣n nhớ là: Mỗi lần cúng tế
phải bắt con mèo cột dưới chân giường. Đây là sự hiểu lầm nên thành ra dị
đoan. Người ta không hỏi ông, lúc ông c̣n sanh tiền, v́ lư do nào mà mỗi lần
ông hành lễ, ông phải bắt con mèo cột dưới chân giường mà cứ cho việc đó là
phần chánh trong sự cúng tế.
Sự tin tưởng dị đoan có nhiều khía cạnh.
Nếu không mở được trực giác, không có nhiều kinh nghiệm th́ khó mà phân biệt
được cái nào là chơn chánh, cái nào là mơ hồ.
Tin rằng mỗi ngày dâng hương, lễ bái sáu
phương đặng rửa ḷng trong sạch tiêu tội là tin tưởng không đúng với chánh
lư. Sự cầu nguyện, lễ rửa tội, tuân theo những nghi thức có sự hữu ích riêng
của chúng nó, nhưng không phải nhờ thế mà con người trở nên Thánh Thiện,
Minh Triết. Con người phải sửa đổi những tư tưởng, những ư muốn, những lời
nói và những việc làm sao cho cao thượng, thanh bai th́ tấm ḷng mới trở nên
trong sạch. Trong các Tôn giáo: Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi
giáo, đều có sự mê tín và tin tưởng dị đoan, phải nói: Rất nhiều.
Một khi có những thành kiến rồi, không
phải dễ mà cởi mở chúng nó đâu.
Những người nào bị sự mê tín dị đoan chi
phối th́ khó bề tiến hóa. Người ta có thể t́m Chân lư trong tất cả các Tôn
giáo v́ mỗi Tôn giáo là một con đường đạt đến Đức Thượng Đế. Chỉ tại tín đồ
không giữ ǵn giới cấm cho đúng phép cho nên ánh sáng mới không hiện ra.
Muôn việc đều tại ḷng người.
hai chuyỆn dỊ đoan thông thưỜng
Ở đây tôi xin nói vài lời về hai chuyện dị
đoan thông thường là việc tin rằng nhân vật trong hai bộ
Truyện Phong
Thần và
Tây Du Diễn Nghĩa và
Âm Ty Địa Ngục
có thật.
1 – nói chuyỆn phong thẦn
Không có thật Thái Thượng Lăo Quân,[14]
Nguơn Thỉ Thiên Tôn, không có Thông Thiên Giáo Chủ, không có Chuẩn Đề, không
có Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, không có hai trận Tru Tiên và Vạn Tiên, không có việc
Phong Thần. Chỉ tức một điều là ông Lục Tây Tinh
[15]
tác giả bộ Truyện Phong Thần
trang tả ba vị Giáo chủ Đông Độ: Lăo Tử, Nguơn Thỉ Thiên Tôn và Thông Thiên
Giáo Chủ không khác nào những Vơ sư phàm tục, cũng kiêu căng, tự phụ, tự
tôn, tự đại, hiển lộng thần thông, khoe tài đấu phép, quyết sát hại lẫn nhau
giữa chốn chiến trường, không chút từ tâm, không xứng đáng làm chủ tể các vị
Thần Tiên một chút nào.
Nhưng hai câu liễn dán tại Bích Du Cung là
Chân lư ngàn năm bất diệt:
“Đóng cửa tụng Huỳnh Đ́nh, thật bực số
thành ngôi Chánh quả,
Tách ḿnh qua Tây Thổ, là người tên đứng
bảng Phong Thần.”
Tây Thổ chẳng phải chỉ có nghĩa Tây Kỳ, mà
c̣n tượng trưng cho đường danh nẻo lợi. Làm trái nghịch ḷng Trời th́ phải
mất mạng. Hầu hết các Tiên Triệt giáo là h́nh bóng của Cái Trí kiêu căng, tự
phụ, toàn là những người chưa tự biết ḿnh. Điển h́nh thứ nhất là Triệu Công
Minh, thứ nh́ là Dư Nguơn, cả hai đều thác về tay Lục Yểm.
2 – nói chuyỆn tây du diỄn nghĩa
Không có thật Tam Tạng, không có Ngộ
Không, không có Sa Tăng, Bát Giới, không có chuyện loạn Thiên Cung, không có
việc bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, không có chuyện Đức Phật phong chức cho ai cả.
Tam Tạng tượng trưng cho Chơn Nhơn và ba
đồ đệ: Tôn Ngộ Không là h́nh bóng của Cái Trí, ngạo mạn khinh đời, nó lao
chao, giống như con khỉ nhảy nhót trên cành. Kim Cô là phương pháp Định Trí
không cho nó buông lung. Ngũ Hành Sơn là năm Giác quan.
Bát Giới là tám điều răn tượng trưng cho
Cái Vía ham mê vật dục, đắm say nữ sắc và c̣n nhiều tật xấu khác như làm
biếng, ham ăn, không khác nào con heo. Cho nên người ta vẽ h́nh Bát Giới là
đầu heo.
Sa Tăng tượng trưng xác thân ăn thịt
người, c̣n yêu quái là những tật xấu.
Chơn Nhơn phải trừ hết chúng nó mới thành
Chánh quả.
Nếu tin rằng nhân vật nói trên đây có
thật, e cho ngày sau khi gặp Chân lư th́ bị thành kiến làm cái vỏ bao bọc
bên ngoài cản trở, không cho thu thập những điều hay lẽ phải.
Ngày nào chưa phá tan được vỏ thành kiến
th́ ngày đó chưa tiến xa được.
không có thẬt âm ty đỊa ngỤc
không có thẬt thẬp điỆn diêm vương
Ai bày ra thuyết Âm Ty Địa Ngục và hồi đời
nào không rơ. Song chắc chắn người bày ra có ư khuyên răn người đời chớ nên
làm ác mà phải mắc tội. Nhưng không dè thuyết đó lại gây ra cái họa mê tín
làm hại đời rất nhiều từ thế hệ này qua thế hệ kia.
Tôi xin đưa ra hai bằng chứng cụ thể, một
ở trong Kinh sách Phật, một ở ngoài đời chứng chắc không có Âm Ty Địa Ngục,
không có Thập Điện Diêm Vương, không có U Minh Giáo Chủ.
Thử hỏi từ ngày bày ra thuyết Âm Ty Địa
Ngục cho tới nay, có bao nhiêu người cải dữ làm lành, hay là thế gian vẫn
tràn ngập những tội lỗi.
1 – Bằng chứng thứ nhất: Trong Kinh sách
Phật Túc Sanh Truyện Jâtaka-Mala
có thuật 550 kiếp của Đức Phật chia ra làm ba giai đoạn. Tôi xin tóm tắt
ra đây:
Giai đoạn thứ nhất: Đức Bồ Tát đầu thai
làm thú dưới nước như Vua cá.
Giai đoạn thứ nh́: Đầu thai làm thú ở trên
bờ như con gà trống, chim gơ kiến, con ḅ u, con nai, con voi v.v. . . .
Giai đoạn thứ ba: Đầu thai làm người, Ngài
cũng phạm lỗi như chúng ta, nhưng không hề nói Ngài bị sa Địa Ngục. Sau Ngài
tu hành đắc Đạo lần lần lên tới địa vị Phật Đà.
2 – Bằng chứng thứ nh́:
Phật dạy Linh Hồn đi đầu thai từ loài này
qua loài kia.
Phật nói với các vị Tỳ Kheo như vầy:
Linh Hồn ta đầu thai từ loài này qua loại
kia xuyên qua tất cả những h́nh hài đá cát, cây cỏ, cầm thú và những người
tánh t́nh khác nhau, riêng biệt cho tới khi nó lên tới bậc Toàn Giác là Phật
(Mahavagga,
VI-29 –
Phạm Vơng Kinh, VI-29).
Trong quyển
Phúc Âm của Đức
Phật (Evangile du
Bouddha), tác
giả là ông Paul Carus có trích đoạn này ở trang 127.
Hai quyển
Túc Sanh Truyện
và Phạm Vơng Kinh
nói rơ ràng Linh Hồn đi đầu thai và có sự thay h́nh đổi dạng mà không hề có
sự hành phạt dưới Âm Ty Địa Ngục.
3 – Bằng chứng thứ ba: Những việc ngoài
đời.
Có ma hay không?
Nêu ra câu hỏi: Có ma hay không? th́ tất
cả những người trên thế gian từ Đông sang Tây, từ
Ma là ǵ? Ma là hồn người chết.
Những sách và báo chí Thần Linh Học đều có
thuật chuyện ma hiện h́nh ra nói chuyện với người sống, hồn ma giữ của hay
là những giấy tờ quan hệ đến việc phân phát gia tài, hồn ma nhát người,
liệng đá gạch v.v. . . .
Hiện giờ ở Âu Mỹ, nhiều nước lập Câu Lạc
Bộ để chiêu hồn người chết. Người ta chụp được h́nh những hồn ma hiện ra.
Tôi xin kể vài chuyện thôi.
Trong quyển
Les merveilles du spiritisme
(Những kỳ diệu của Thần Linh Học),
tác giả là Bác sĩ Jean Phillipe Crouzet có in 75 h́nh trong đó có nhiều Hồn
ma.
Bác sĩ Raoul Montandon cũng có nói Hồn ma
hiện h́nh trong quyển Les Formes
Matérialisées.
– Chuyện
Hồn Ma cô Katie King
và nhà Bác học William
Crookes.
– Lá thư
người chết.
– Chuyện
Hồn ma của 30 thủy thủ Nhật phá khuấy một nhà
thầu ở Mă Lai năm 1958.
Tất cả đều chứng minh rằng chết xác thịt
chứ Linh Hồn vốn trường sinh bất tử.
Quí bạn nên đọc quyển
Bên kia cửa tử
(L’autre côté de la mort)
của Đức Leadbeater quí bạn sẽ thấy hồn ma hiện ra v́ nhiều mục đích khác
nhau và sẽ biết rằng: kiếp chết không phải là kiếp mất.
Người chết vẫn sống nhưng dùng một thể
khác và ở tại một cơi khác. Cơi đó là cơi Trung Giới chứ không phải Âm Ty
Địa Ngục.
Đọc những chuyện trên đây, th́ có thể kết
luận rằng:
Nếu có Hồn ma th́ không có Âm Phủ, c̣n nếu
có Âm Phủ th́ không có Hồn ma. Việc này rất dễ hiểu là: Tất cả những người
trên thế gian đều làm tội. Nếu có tội, sau khi thác th́ hồn bị quỉ sứ bắt
đem xuống Âm Phủ đặng vua Diêm Dương xử tội th́ thế gian làm sao c̣n một hồn
ma nào đi thơ thẩn gọi là Hồn ma.
Lẽ tự nhiên, có cái này th́ không có cái
kia, c̣n có cái kia th́ không có cái này.
Tôi có đọc
Hồi Dương Nhân Quả
và Từ Ân Ngọc Lịch.
Tôi thấy Diêm Chúa chỉ xử tội người Tàu chứ không có một người Nhật, một
người Việt Nam hay một người Miên, một người Ấn nào cả. Vậy th́ Âm Phủ đó
chỉ để riêng cho người Tàu thôi.
Bên Âu Châu có lần cầu hồn về, người ta
hỏi nhiều hồn ma có thấy Địa Ngục không? th́ họ trả lời: “Không thấy chi
cả.”
Té ra chỉ bên Tàu mới có Âm Phủ mà các
nước khác trên hoàn cầu không có Địa Ngục.
Nếu quả thật như vậy th́ rất tội nghiệp
cho người Tàu.
Bây giờ ta hăy nêu ra câu hỏi: Các hàng
Phật tử nên tin Hồi Dương Nhân Quả
và Từ Ân Ngọc Lịch
hay là nên tin Túc Sanh Truyện
và Phạm Vơng Kinh?
Cái nào quan trọng hơn?
Tôi xin nhắc: Tin là một việc c̣n sự thật
là một việc khác nữa.
Và một khi tin dị đoan rồi, th́ khó gỡ ra
khỏi Cái Trí lắm.
Nhưng tôi tưởng cũng phải nói thêm vài lời
rằng: Không có Âm Phủ thật mà có Âm Phủ giả.
không có Âm phỦ thẬt mà có âm phỦ giẢ
Có người đi thiếp về hoặc chết đi sống lại
nói rằng họ thấy Âm Ty Địa Ngục và Thập Điện Diêm Vương.
Họ nói thật, họ không nói dối đâu.
Vậy th́ tại sao có Âm Phủ này?
Xin nói liền: Ấy là Âm Phủ giả do h́nh tư
tưởng của con người tạo ra.
Trước đây tôi có nói tư tưởng con người có
h́nh dạng. H́nh tư tưởng là con sinh vật, cũng sống lâu, cũng chết yểu, cũng
mạnh, cũng yếu cũng khôn ngoan, cũng quỉ quyệt, chủ nó sai làm cái ǵ th́ nó
làm cái nấy.
Nhiều h́nh tư tưởng đồng bản tánh với nhau
th́ hiệp lại thành Một H́nh Tư Tưởng rất lớn, mạnh mẽ vô cùng và sống lâu
lắm. Pháp môn gọi là Egrégore.
Ta biết rằng Trung Quốc có khoảng tám chín
trăm triệu dân số hầu hết đều tin có Âm Phủ, mỗi ngày họ tạo ra bảy, tám
triệu h́nh tư tưởng về sự h́nh phạt dưới Địa Ngục. Không phải chỉ có một
ngày thôi mà trọn mấy ngàn năm như vậy. H́nh tư tưởng này cho đến
ngày nay và cả ngàn năm sau vẫn c̣n hoạt
động ở cơi Trung Giới.
Những ai hồi c̣n sanh tiền tin có Âm Phủ,
sau khi thác rồi sẽ bị nó ám ảnh.
Nhưng một thời gian sau sẽ có những vị Pḥ
Trợ Vô H́nh tới dạy dỗ cách sinh hoạt tại cơi Trung Giới. Họ sẽ tỉnh ngộ và
sẽ thoát ra khỏi chốn đó.
Đây là sự thật về Âm Phủ.
*
điỂm
đẠo lẦn thỨ nh́
Vị Tu đà huờn chặt đứt được ba chướng ngại
đầu tiên th́ được Điểm Đạo lần thứ nh́. Anh vào bậc Sakadagami và người ta
gọi anh là Sakadagamin có nghĩa là: Người chỉ trở lại một lần nữa thôi. Tàu
dịch là Tư đà hàm hay Nhứt Lai.
Tại sao gọi là Nhứt Lai? Bởi v́ theo phép,
kiếp sau, anh đầu thai lại, anh sẽ lên tới bậc La Hán và vị La Hán không c̣n
bị bắt buộc phải Luân Hồi dưới trần thế nữa. Ngài có quyền ở tại cơi Bồ Đề
tu hành cho tới khi thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm. Sự Điểm Đạo lần
thứ nh́ mở mang Hạ Trí rất nhiều và làm phát triển những quyền năng gọi là
những phép Thần Thông. Không có những quyền năng này, sinh viên không thể
hiểu được những điều mà người ta sẽ dạy anh, mà anh cũng không thể làm việc
trên cơi Thượng Giới. Lên cơi này lúc anh ngủ, anh ở trong Cái Trí (Hạ Trí)
và sử dụng nó như sử dụng xác thân. Anh hoàn toàn thức tỉnh, anh hiểu biết,
anh hoạt động như lúc anh c̣n ở tại cơi Trần này. Anh học được phương pháp
làm một Cái Vía giả, tạm thời để dùng tại cơi trung Giới gọi là Mayaviroupa.
Có nhiều điều ở tại cơi Trung Giới không thể làm được mà lên cơi Thượng Giới
ở trong Cái Trí anh thực hiện chúng nó một cách dễ dàng.
Trong năm lần Điểm Đạo, duy có lần thứ nh́
là nguy hiểm hơn hết. Nếu vị đệ tử dùng Thần Thông để khoe khoang hay là làm
lợi cho ḿnh th́ sẽ vấp ngă. Anh đầu thai lại nhiều kiếp mà không tiến hóa.
Tưởng cũng phải nói điều cần nên biết sau
này và ghi nhớ vào ḷng là:
Vị đệ tử được phép dùng Thần Thông đặng
cứu người, nhưng không được phép dùng Thần Thông đặng tự cứu ḿnh, lúc đau
ốm phải nhờ Y sĩ cho thuốc, trị bệnh, nhưng không được phép dùng ư chí đặng
giảm bớt sự đau đớn. Hăy nhớ lại gương Đức Jesus. Ngài cứu sống Lazare và
trị lành bệnh nhiều người khác. Nhưng khi bị liệng đá rồi bị đem đóng đinh
trên Thập tự giá th́ Ngài chịu chết chứ không dùng những quyền năng siêu
việt đặng thoát khỏi chỗ đó.
C̣n ai chưa phải là Nhân viên Quần Tiên
Hội th́ có quyền tự do thực hành theo ư muốn.
Ta nên sợ Luật Nhân Quả mà thôi. Ấn giáo
gọi vị được Điểm Đạo lần thứ nh́ là Koutichaka, nghĩa là người được một túp
lều.
*
điỂm
đẠo lẦn thỨ ba
Giữa hai lần Điểm Đạo, kỳ nh́ và kỳ ba,
không có chướng ngại nào phải chặt đứt. Nhưng từ đó phải lo mở mang Tâm
Thức, làm việc đắc lực trên cơi Thượng Thiên và làm giảm bớt sức mạnh của
những chướng
ngại c̣n lại sau này đặng phản chiếu ánh
sáng Trực giác trọn vẹn.
Sự Điểm Đạo lần thứ ba làm phát triển
Thượng Trí hay Nhân Thể. Sinh viên được vào bậc Anagami. Người ta gọi anh là
Anagamin, có nghĩa là người không trở lại nữa. Tàu dịch là A na hàm hay Bất
Lai v́ nội trong kiếp này, anh lên tới bậc La Hán và được phép ở lại cơi Bồ
Đề tu luyện, khỏi trở lại cơi Trần.
Ấn giáo gọi vị A na hàm là Hamsa, có nghĩa
là Con Hạc. Tục truyền rằng Con Hạc đứng trước một chậu sữa có pha nước th́
nó phân biệt được cái nào là sữa cái nào là nước.
Cũng thế đó, Hiền nhân đánh trúng giá trị con người và vật.
*
Sau khi được Điểm Đạo lần thứ ba th́ Ngôi
thứ Nh́ Boudhi – Bồ Đề – ở tại cơi Bồ Đề phát triển và lên nhập với Ngôi thứ
Nhất Atma tại cơi Niết Bàn. Hai Ngôi thành Một. Vị A na hàm được đem tŕnh
diện với Đức Ngọc Đế, Vua của quả Địa Cầu và Chủ Tể của Quần Tiên Hội.
*
điỂm
đẠo lẦn thỨ tư
Vị A na hàm phải lo diệt hai chướng ngại
thứ tư và thứ năm là:
4 – Kâmaraga: Theo nghĩa Bắc Phạn là say
đắm
dục t́nh.
5 – Batigha: Giận hờn hay thù oán.
Hồi mới học Đạo, sinh viên đă cố gắng trừ
khử hai tánh không tốt này, nhưng hăy đề pḥng, chúng nó có những h́nh thức
tế nhị, ẩn sâu trong ḷng nếu thờ ơ sẽ vấp ngă. Phải lo giữ ḿnh luôn luôn.
Trừ được hai chướng ngại này rồi, vị đệ tử
không c̣n bị ái t́nh hay nóng giận, ghen ghét, oán hờn dưới Hồng Trần lôi
cuốn và chi phối.
Ở đây phải nói rằng: T́nh thương trong
sạch, cao thượng như t́nh mẹ thương con, t́nh thương nhân loại, t́nh Thầy
tṛ như Đức Phật và Ananda, Đấng Christ và Jean, không bao giờ mất tuyệt.
Hăy nuôi dưỡng t́nh thương này, chớ nên
hủy diệt nó.
T́nh thương của người đệ tử phải càng ngày
càng mở rộng, nó bao hàm tất cả chúng sinh, từ các loài Tinh Chất cho đến
Kim Thạch, Thảo Mộc, Cầm Thú, Con Người và các loài khác.
Đạo Đồ (Initié) là Một với Tất Cả.
vào trẠng thái a tỲ (avitchi)
Ngoài việc trừ khử hai chướng ngại nói
trên đây, vị A na hàm c̣n phải trải qua một thử thách cực kỳ khủng khiếp,
trong đời không có sự kinh nghiệm nào rùng rợn hơn nữa. Thí sinh phải vào
một trạng thái gọi là Trạng Thái A Tỳ (Avitchi). A Tỳ không phải là Địa Ngục
dưới Âm Phủ đâu. Đây là Trạng
Thái không có rung động. Thí sinh cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi, lẻ loi một ḿnh,
không Trời, không đất, không Thầy, không bạn. Người ta nói sự thử thách này
chỉ trong chốc lát, nhưng không biết nó dài bằng mấy ngàn hay mấy muôn năm ở
ngoài, v́ ở chốn này không có không gian, không có thời gian.
Thí sinh nào chịu không nổi bước ra ngoài
th́ Thi rớt, sau phải thi lại. Thắng được sự thử thách này, thí sinh thâu
thập được nhiều điều hay.
Trước nhất anh thấy rằng: Ngỡ là ḿnh sống
cô độc là ảo tưởng, bởi v́ đâu đâu cũng có Đức Thượng Đế. Phải đứng vững một
ḿnh, ĺa bỏ các sự sống ở ngoài và nhập một với Đức Thượng Đế, bởi chúng
ḿnh là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Ngài và có đủ quyền năng như
Ngài.
Kế đó, ḿnh mở rộng ḷng từ bi, thương xót
và chia sớt số phận của những anh trong bóng tối (Bàng Môn Tả Đạo) bị bỏ vào
Trạng Thái này không biết đă bao nhiêu thế kỷ rồi v́ ỷ ḿnh thần thông quảng
đại, pháp lực cao cường làm những điều tàn ác trái nghịch ḷng Trời trong
nhiều kiếp đă không ăn năn hối hận mà càng ngày càng hung bạo thêm. Đây là
Nhân nào Quả nấy và cũng là một bài học để chúng ta răn ḿnh.
vỊ la hán (arhat)
Vị A na hàm được Điểm Đạo lần thứ tư,
người ta gọi Ngài là Arhat, nghĩa là Đại Đức, Tôn Giả. Tàu dịch là La Hán,
xứng đáng được lănh những đồ vật cúng dường.
Ngài phải lo chặt đứt năm chướng ngại
chót:
6 – Ruparaga: Muốn sống trong một h́nh hài
đẹp đẽ tại cơi Trần kể luôn tại cơi Thiên Đàng.
7 – Aruparâga: Muốn sống trong cơi Vô
h́nh.
8 – Mano: Kiêu căng.
9 – Uddhachcha: Tâm c̣n xao động hay cau
có.
10 – Avidya: Vô Minh.
Ngài mở rộng Tâm Thức Bồ Đề cũng gọi là Bồ
Đề Tâm
(Xin đọc “Những quyền năng của Tứ Thánh”
trong quyển Vô Minh
và Giác Ngộ
của
Phật giáo).
điỂm
đẠo lẦn thỨ năm
Khi vị La Hán diệt được chướng ngại chót
th́ bức màn Vô Minh rơi xuống. Người hoàn toàn sáng suốt không c̣n cái chi
học hỏi tại Dăy Địa Cầu này nữa. Ngài được năm lần Điểm Đạo và vào hạng Siêu
Phàm.
Phật giáo gọi Ngài là Asekha, có nghĩa là
không c̣n làm đệ tử nữa. Người ta gọi Ngài là Chơn Tiên hay Thiên Tiên.
Ấn giáo gọi Ngài là Atita có nghĩa là đă
vượt qua hoặc Jivanmukta, nghĩa là đă được hoàn toàn giải thoát.
bẢy đưỜng tiẾn hóa
trưỚc mẶt vỊ siêu phàm
Chơn Tiên được nhập vào Niết Bàn. Có Bảy
đường Tiến hóa khác nhau mở ra trước mặt Ngài. Ngài có quyền theo con đường
nào cũng được.
1 – Hoặc mặc áo Sambhogakaya, không biết
đúng là nghĩa chi v́ có nhiều nghĩa.
2 – Hoặc làm một vị Dharmakaya, hiện thân
của Thượng Đế trong một Vũ Trụ khác.
3 – Hoặc làm một vị Nirmanakaya, sinh ra
những luồng Thần lực để cho Nhân viên của Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.
4 – Hoặc vào đường tiến hóa của các Đại
Thiên Thần.
5 – Hoặc dự phần vào việc tạo lập Dăy Hành
Tinh thứ Năm, sau thay Dăy thứ Tư là Dăy Địa Cầu chúng ta.
6 – Hoặc vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái
Dương Thượng Đế, đem chỉ thị của Ngài đến các Dăy Hành Tinh và đi đến chỗ
nào mà sự hiện diện của Vị Chơn Tiên rất cần thiết.
7 – Hoặc giữ xác phàm, lănh một nhiệm vụ
trên Thiên Đ́nh tức Quần Tiên Hội đặng giúp đời.
giỮ xác phàm Ở lẠi giúp đỜi
Những vị giữ xác phàm một mặt lo thi hành
công việc của Quần Tiên Hội, một mặt lo tu luyện đặng tiến lên nhiều cấp bậc
cao hơn nữa.
Tại quả Địa Cầu hiện giờ c̣n khoảng 60 vị
Siêu Phàm c̣n giữ xác thân.
A Sơ Ca (Asekha) được sáu lần Điểm Đạo th́
làm một vị Đế Quân (Chohan) chưởng quản một cung hay là có nhiệm vụ khác.
Vị Đế Quân được bảy lần Điểm Đạo th́ làm:
1 – Hoặc một vị Bàn Cổ (Manou) coi sóc sự
sinh hóa một giống dân, hoặc có nhiệm vụ khác.
2 – Hoặc một vị Bồ Tát (Bodhisattva) lo về
phần giáo dục và đạo đức của một giống dân, hoặc có nhiệm vụ khác.
3 – Hoặc một vị Văn Minh Đại Đế
(Mahachohan) lo về phần văn minh tiến bộ của dân chúng, hoặc có nhiệm vụ
khác.
Được tám lần Điểm Đạo th́ làm một vị:
Độc Giác Phật (Pratyéka Bouddha) hay là
một vị Phật đạo đức tùy theo cung thứ nhất hay thứ nh́, hoặc về cơi khác.
Được chín lần Điểm Đạo làm một vị Vương Đế
cai trị một Bầu Hành Tinh, ḿnh gọi là Ngọc Hoàng hay Ngọc Đế (Seigneur du
Monde). Tại quả Địa Cầu, Ngài là Chủ Tể Quần Tiên Hội hay là Thiên Đ́nh.
Mấy điều này thuộc về Khoa Bí Truyền nên
rất lạ tai với những người bạn quen thuộc xưa nay với Khoa Công Truyền. Một
ngày kia, quí bạn sẽ biết chúng rất đúng với sự thật.
vỊ tu đà huỜn
phẢi tu bao lâu mỚi lên tỚi bẬc
A Sơ ca (Asekha)
Lấy bậc trung mà nói, vị Tu đà huờn phải tu trong bảy kiếp mới lên tới bậc La Hán. C̣n vị La Hán phải luyện tập trong bảy kiếp nữa mới hoàn toàn sáng suốt. Tất cả là mười bốn kiếp. Tuy nhiên, số kiếp này có thể thâu ngắn lại ba, bốn kiếp hay năm, sáu kiếp hay bảy, tám kiếp. Tất cả đều tùy theo công phu của Hành giả.
tẠi quẢ đỊa cẦu
ai điỂm đẠo?
Tại quả Địa Cầu này, duy chỉ có một ḿnh
Đức Ngọc Đế được phép Điểm Đạo mà thôi. Ngài thay mặt Đức Thái Dương Thượng
Đế cai trị quả Địa Cầu và chăm nom sự tiến hóa của các loài vật cho đúng với
Cơ Trời.
Mười sáu triệu rưỡi năm trước có chỗ nói
sáu triệu rưỡi năm, Ngài từ Kim Tinh (Vénus) đi xuống Địa Cầu với Ba Vị Đệ
Tử là Ba Vị Độc Giác Phật (Pratyéka Bouddha) và khoảng ba mươi Vị Đại Thánh
đủ các cấp bậc lập ra Quần Tiên Hội.
Ngài là Đấng Duy Nhất Chí Tôn cầm quyền
Điểm Đạo (L’Unique Initiateur). Không có sự ưng thuận của Ngài th́ không ai
được vào Quần Tiên Hội.
Trong hai kỳ Điểm Đạo đầu tiên, kỳ thứ
nhất và kỳ thứ nh́ Ngài thường nhờ Đức Bồ Tát thay mặt Ngài và nhân danh
Ngài để Điểm Đạo.
Qua kỳ thứ ba, thứ tư th́ Ngài điểm hay là
Ngài bảo một vị Độc Giác Phật, đệ tử của Ngài, nhân danh Ngài đặng Điểm Đạo.
điỂm đẠo tẠi đâu?
1 –
Điểm Đạo lần thứ nhất tại cơi Trung Giới, Thí sinh ở trong Cái Vía.
2 –
Điểm Đạo lần thứ nh́ ở tại cơi Hạ Thiên,
Thí sinh ở
trong Hạ Trí.
3 –
Điểm Đạo lần thứ ba ở tại cơi Thượng
Thiên, Thí sinh ở trong Thượng Trí.
4 –
Điểm Đạo lần thứ tư ở tại cơi Bồ Đề, Thí
sinh ở trong Kim Thân hay là Thể Bồ Đề.
5 –
Điểm Đạo lần thứ năm tại cơi Niết Bàn, vị
La Hán ở trong Tiên Thể.
Điểm Đạo lần thứ sáu trở lên ở ngoài Địa
Cầu, không tiết lộ ra.
điỂm đẠo là ǵ?
Điểm Đạo ở cấp bậc nào là truyền phương
pháp mở khai Tâm Thức về cấp bậc đó.
Nói bóng dáng là trao ch́a khóa mở cửa cơi
Trời.
Quí bạn muốn rơ thêm nhiều chi tiết xin
đọc quyển Les Maitres et le Sentier
của Đức Leadbeater, Huynh Nguyễn hữu Kiệt đă dịch ra đề tên
Chơn Sư và Thánh Đạo,
gồm hai quyển.
hẾt quyỂn 2
Tôi tưởng cũng phải nói vài lời về Đạo và
Tôn giáo. Đạo là Luật Sinh Hóa Vũ Trụ Càn Khôn, ấy là Chân lư tuyệt đối.
Khi một giống dân sinh ra th́ Đức Bồ Tát
lâm phàm. Ngài lập một Tôn giáo đem Chân lư ra dạy dưới một h́nh thức hợp
với tŕnh độ tiến hóa của giống dân đó về ba phương diện: Tánh t́nh, Phong
tục và Trí tuệ.
Thời gian qua, h́nh thức bên ngoài có thể
thay đổi, đó là lẽ tự nhiên. Nhưng sự sống bên trong là Chân lư vẫn trường
tồn bất diệt.
Ta hăy xem cái lồng đèn có nhiều mặt kính,
cái th́ màu xanh, cái th́ màu đỏ, cái th́ màu tím, cái th́ màu vàng, cái th́
màu nâu. Nhiều người ngắm xem lồng đèn. Tùy theo vị trí của ḿnh, người th́
thấy cái đèn màu xanh, người th́ thấy cái đèn màu đỏ, người th́ thấy cái đèn
màu tím, người th́ thấy cái đèn màu vàng, người th́ thấy cái đèn màu nâu. Ai
ai cũng cho sự thấy của ḿnh không lầm. Đúng vậy. Đúng về h́nh thức bên
ngoài mà thôi.
Nhưng khi mở cái lồng đèn, th́ người ta
chỉ thấy có một ngọn đèn trắng thôi. Ngọn đèn đó là Chân lư, là Đạo.
Nhưng người ta thích cái nhăn hiệu bên
ngoài và lấy nó làm tự hào, chứ ít ra công suy nghĩ đặng xét coi những điều
của Tôn giáo ḿnh dạy, cái nào đúng với lẽ phải, cái nào không đúng.
có ĐỨc ThưỢng ĐẾ hay không ?
Phật giáo không nói đến Thượng Đế.
Phái Nam Tôn không công nhận có Linh Hồn
mà nói chỉ có Nhân Quả truyền lại kiếp sau.
Đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi
người, không ích chi mà xâm phạm nó. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng tin tưởng
là một việc, c̣n sự thật là một việc khác nữa. Xin lấy chuyện trước mắt mà
nói.
Chúng ta thấy rơ ràng sớm mai mặt trời mọc
ở hướng Đông, c̣n chiều nó lặn về hướng Tây và mặt trăng cũng lặn cũng mọc.
Không ai phủ nhận điều này, song sự thật thế nào. Nó khác hẳn điều người ta
thấy. Trái đất xoay chung quanh mặt trời và mặt trăng xoay chung quanh trái
đất. Bây giờ thí dụ: Ta không tin có Đức Thượng Đế, mà Ngài vẫn có thật. Sự
tin của ta không gây ảnh hưởng nào đối với Ngài cả, Ngài vẫn
là Ngài. Có lẽ Ngài mỉm cười và nói: “Tới
một ngày kia, con tiến hóa rồi, con sẽ biết được sự thật.”
Ví như không có Đức Thượng Đế mà tạo ra
Ngài th́ h́nh ảnh này là h́nh ảnh giả chứ không phải h́nh ảnh thật. Tới một
ngày nào đó, nó sẽ
tan ră.
Căi cọ với nhau làm chi, rất vô ích, không
đi đến kết quả nào hết. Đă mất niềm ḥa khí lại gây ra ác cảm với nhau không
biết tới chừng nào mới chấm dứt.
Bây giờ xin nêu ra câu hỏi:
ĐỨc PhẬt có dẠy vỀ
ĐỨc ThưỢng ĐẾ hay không?
Tôi xin trả lời liền: Riêng tôi, tôi tin
chắc Đức Phật có dạy về Đức Thượng Đế. Bằng chứng đó là: Bốn đức tánh của
con đường Nhập môn và Bốn bậc Điểm Đạo gọi là Tứ Thánh.
Con đường nhập môn và Tứ Thánh thuộc về
Khoa Bí Truyền, khi xưa không được tiết lộ ra. Mặc, mặc, mặc, vô lượng Thần
Tiên tùng thử đắc.
Bước vào cửa Đạo làm một vị Tu đà huờn th́
biết rơ lư do sinh hóa Thái Dương Hệ này và mục đích đă định sẵn cho con
người thành một vị Siêu Phàm, khi sự tiến hóa của Dăy Địa Cầu này chấm dứt.
Những vị đệ tử lớn của Đức Phật như Ma Ha
Ca Diếp, A Nan Da, Mục Kiền Liên (Moggalâna), U Ba Li (Upali), Kiều Trần Như
(Kaundinya), Xá Lợi Phất (Cariputra) v.v. . . . là những vị La Hán.
Nhiều vị khác vào ba hạng dưới: A na hàm,
Tư đà hàm, Tu đà huờn.
Mấy vị này luyện tập phương pháp khai mở
Tâm Thức đặng mau trở nên trọn sáng trọn lành. Ban đêm trong giấc ngủ, các
Ngài xuất thần lên mấy cơi cao đặng học hỏi và kinh nghiệm.
Đối với các Ngài th́ câu hỏi ở ngoài đời
có Thượng Đế hay không có Thượng Đế không thành vấn đề nữa.
PhẬt giáo không nói đẾn ThưỢng ĐẾ
phẢi chăng là muỐn
trẢ đũa Bà La Môn giáo?
Phải chăng v́ muốn trả đũa Bà La Môn giáo
cho nên Tín đồ Phật giáo mới không nói đến Thượng Đế, bởi v́ Bà La Môn giáo
tôn thờ Phạm Vương (Brahma là Đấng Chúa Tể Càn Khôn).
Mặc dù đây là một ức đoán song rất hữu lư.
Kinh sách phái Nam Tôn có ghi rơ ràng bốn đức tánh của con đường nhập môn,
mười chướng ngại gọi là Samyojana và bốn bậc Thánh th́ phải nhận được sự
hiện hữu của Đấng Chí Tôn đă tạo lập Vũ Trụ nầy là Đức Thái Dương Thượng Đế.
Ta thấy một ngôi nhà rất đẹp đẽ, ta trầm
trồ khen ngợi rồi ta nói cái nhà này không ai cất, tự nhiên nó dựng lên th́
có hữu lư hay không? Hay là vô lư?
Đọc Túc
Sanh Truyện, ta thấy trước khi tu hành đắc
Đạo làm một vị Phật, Đức Thích Ca đă đầu thai làm thú ở dưới nước như Vua
cá, thú ở trên bờ như Voi, Nai v.v. . . .
Xin hỏi ai sinh ra mấy loài thú này? có
phải Đức Thượng Đế hay không?
Biết rằng mọi người có quyền tự do tin
tưởng nhưng tôi tưởng chớ nên nói: Phật lớn hơn Trời. Nếu chữ Trời là chữ
Thiên dịch ra, Thiên đây là các vị Thiên Thần th́ c̣n có lư một chút.
Riêng tôi, tôi tin rằng bất cứ là ai, nếu
cố gắng trau giồi tâm tánh như lời Phật dạy: Lánh dữ, làm lành và rửa ḷng
trong sạch th́ tới một ngày kia sẽ có những bậc cao minh tới dắt dẫn:
–
tỪ cơi giẢ đẾn cơi chơn
– tỪ chỖ tỐi tăm đẾn nƠi sáng suỐt và
– tỪ cỬa tỬ tỚi
cơi trưỜng sanh bẤt tỬ.
kinh phẬt tàu có dỊch đúng y
nguyên văn kinh PhẬt Ấn không?
Bây giờ xin nêu ra câu hỏi: Kinh Phật Tàu
có dịch đúng y nguyên văn Kinh Phật Ấn không? Sự thật không phải dễ mà trả
lời câu hỏi này đâu.
Trước nhất phải có bản chính chữ Phạn, Nam
Phạn, Bắc Phạn và bản dịch chữ Nho, chữ Anh, chữ Pháp. Người đứng ra làm
việc này phải có đủ ba yếu tố sau đây:
Một là: Phải là một nhà tu hành chơn
chánh.
Hai là: Về Hán học và Phạn ngữ (Bắc Phạn
và Nam Phạn), Anh văn và Pháp văn phải tới bậc Cử nhân hay Tiến sĩ.
Ba là: Sẵn ḷng phụng sự không háo hư
danh, không v́ tư lợi mà chỉ v́ Chân lư và Phật Pháp.
Thử hỏi, hiện giờ có được bao nhiêu người
hội đủ ba điều kiện trên đây.
Hơn nữa, tôi xin nhắc lại một lần nữa là
Đức Phật và các vị đệ tử lớn không có viết một quyển Kinh nào để lưu lại hậu
thế và rất tiếc người ta đă lạm dụng hai chữ Kinh Phật.
Kinh dùng ngày nay vốn của đời sau đặt ra.
Sau khi Phật nhập Niết Bàn chưa được mười ngày th́ các giáo phái và mười tám
Trưởng Lăo đă nổi lên công kích lẫn nhau và bất tuân kỷ luật. Phái nào cũng
nói ḿnh thọ được chơn truyền mà thực sự là họ tin tưởng không biết bao
nhiêu là chuyện dị đoan phi lư.
V́ thế có Bốn lần Phật Giáo Hội Nghị để
sửa đổi: Hội nghị lần thứ tư mở ra khoảng phân nửa sau của thế kỷ thứ nhất
tại Jalandhara do Parcva và Vasoumitra đề xướng và Vua xứ Cachemire là
Kanishka (Ca Nhị Sắc Ca) chủ toạ.
Hiện giờ không dễ mà phân biệt cái nào
đúng với Chân lư cái nào không đúng trong nhiều quyển Kinh Phật phổ biến
khắp nơi.
ư kiẾn cỦa ông léon wieger
vỀ nhỮng kinh PhẬt tàu DÙNG hiỆn nay
Trong quyển II
Phật Giáo Trung Hoa,
Chương Ba Tạng Kinh, trang 111 (Le
Bouddhisme Chinois, Tome II Le Tripitaka –
page 111)[16]
ông Wieger có viết đoạn này:
“Ở Ấn Độ v́ những cuộc chiến tranh và
những sự ngược đăi, nhiều bản chánh Kinh Phật bị tiêu diệt. Những nhà Ấn Độ
học, trong ṿng nửa thế kỷ nay, làm việc đặng tái lập và sắp đặt lại những
ǵ c̣n lại của những bản Kinh Sanh-ga-li (Cingalais – Nam Phạn – Pali),
những bản Nê-ba-li (Népalais – Bắc Phạn – Sancrit).
Bên Trung Hoa v́ giặc giă chiến tranh v́
những sự ngược đăi, nhiều bản dịch xưa cũng mất hết rồi. Nhưng mà những bản
dịch c̣n lại th́ nhiều lắm. Bây giờ chỉ c̣n một việc là duyệt lại những bản
kinh dịch rồi so sánh lại với bản chánh chữ Phạn. Theo những điều tôi nhận
xét từ trước cho đến nay th́:
Một là: Có những bản dịch chữ Hán mà bản
chánh chữ Phạn không có cách ǵ t́m lại được.
Hai là: Vài bản dịch chữ Hán đúng y nguyên
văn chữ Phạn, bản chánh bây giờ vẫn c̣n. Câu văn của những trực dịch này
không được suông sẻ. Cách hành văn Ấn giữ nguyên vẹn nhiều chữ Phạn chỉ âm
ra.
Ba là: Có những bản thoát dịch quá lố:
dịch giả đảo lộn thứ tự, thay đổi những đoạn văn, những bài văn, cắt đứt
những ǵ không hợp với thị hiếu của người Trung Hoa, phóng đại những ǵ họ
thích, đem quan niệm Triết học Trung Hoa thay thế quan niệm Triết học Ấn
v.v. . . . Các quyển này viết rất hay, văn pháp tuyệt diệu, v́ lẽ ǵ, người
ta đă thừa biết. Các quyển này, đối với những người Ấn Độ học th́ có lẽ
không có ǵ lư thú, nhưng chúng rất có ích với những người Trung Hoa.”
Nguyên
văn chữ Pháp:
“Par suite des geurres et persécutions
dans l’Inde, beaucoup d’originaux Bouddhiques ont péri. Les Indianologues
travaillent, depuis une cinquantaine d’années, à reconstituer et à édifier
ce qui reste textes cingalais en Pâli, textes népalais en Sanscrit.
En Chine, par suite les geurres et
persécutions beaucoup de traductions anciennes ont aussi péri, mais ce qui
reste est considérable. L’indentification de ces textes Chinois avec les
textes Indiens à faire.
Pour autant que j’ai pu constater
jusqu’ici:
1 – Il existe des traductions chinoises
dont l’original Indien n’a pas encore été retrouvé.
2 – Quelques traductions chinoises
reproduisent fidèlement des textes indiens encore existants. Le style
Chinois de ces traductions littérales est détestable, la construction
indienne ayant été conservée et beaucoup de mots n’ayant été que
translittérés.
3 – Bon nombre de textes chinois sont des
interptrêtations très libres de textes indiens encore existants. Les
interprêtes ont interverti l’ordre, changé de morceaux, retranché ce qui
choquait leur gout chinois, amplifié ce qui leur plaisait, subtitué des
notions philosophiques chinoises aux notions philosophiques indiennes ect .
. .
Les traités sont bien écrits, en bon style
pour cause. Moins intéressant peut être pour les Indianalogeus, ils sont un
intérêt sinologique considérable.”
Vậy xin các nhà Phật học uyên thâm Trung
Hoa và Việt
Quả đúng như lời ông Léon Wieger đă nói:
Ở Ấn Độ, những cuộc ly loạn, những sự thay
đổi các thời đại Vua Chúa, những biến cố lớn thường xảy ra, nhất là khi Ấn
Độ bị Hồi giáo chinh phục, chùa chiền bị tàn phá, nhiều vị Sa môn phải ôm
Kinh kệ chạy trốn bên Tây Tạng mới khỏi chết.
Cách đây vài chục năm, một nhà Bác học là
ông Pandit Rai Bahadur Sarat ở tại Bengale có thấy cả trăm bộ Kinh Phật
trong Tàng thơ viện của nhiều Tu viện ở Tây Tạng. Ông có sao lục được nhiều
bộ Kinh rất quí. Chính phủ Ấn giao cho ông nhiệm vụ xuất bản những Kinh này.
C̣n bên Trung Hoa, cũng không khác ǵ ở Ấn
Độ. Phật giáo cũng phải chịu ảnh hưởng của những cuộc cờ hưng phế. Nhất là
khi giặc Hung Nô qua xâm chiếm, Kinh kệ bị thiêu đốt rất nhiều. Nhưng chỉ
tiếc một điều là ông Léon Wieger đă không kể cho chúng ta biết tên vài quyển
Kinh thuộc về mỗi loại, nhất là những Kinh thuộc về loại thứ Ba. Hiện giờ
người ta có thể t́m bản dịch chữ Anh và chữ Pháp của bản chánh rồi so sánh
lại với bản dịch chữ Hán th́ biết được: Đâu là Chân lư.
kinh PhẬt truyỀn sang
trung hoa hỒi nào?
Hai quyển kinh Nam Tôn
Samana Pâsadika
và Sârattha Dipani
nói rằng trong thế kỷ thứ III trước Thiên Chúa giáng sinh vua Asoka – A Dục
– sai năm nhà Sư đem Kinh Phật sang Trung Hoa, mỗi vị ở một địa phận khác
nhau song không thấy nói tên mấy vị ấy.
Sử sách Trung Hoa không có ghi nhận điều
này. Mà nói đời Hậu Hán, Vua Minh Đế (65-67) cho mời hai vị Sa môn qua Trung
nguyên, vị thứ nhất là Kasyapa Mâtanga – Ca Diếp Ma Đằng – vị thứ hai là
Dhama Aranya – Trúc Pháp Lan. Hai vị không có dịch Kinh mà vâng theo chỉ thị
của Vua, chỉ viết toát yếu sự tích Đức Phật, giáo lư của Ngài, đời sống
thanh tịnh của các Tăng đồ, cách Tŕ trai, giữ Giới. Ca Diếp Ma Đằng từ trần
một năm sau khi qua Trung Hoa, c̣n Trúc Pháp Lan cũng bỏ xác năm 70.
*
hai nhà sư có công lỚn trong viỆc
thỈnh kinh PhẬt
tỪ Ấn ĐỘ vỀ trung hoa
I
pháp hiỂn
Pháp Hiển qua Tây Vức năm 399, Ngài vượt
qua Sa mạc Gô Bi (désert Gobi) gọi là Sa mạc Qua Bích, viếng Tartarie,
Caboul, Cachemire, Candahar, Punjah và những danh lam thắng cảnh, khi xưa đă
nổi danh trong Kinh sách Phật giáo.
Ngài thấy những Tháp hùng vĩ do Vua A Dục
(Asoka) dựng lên tại:
1 –
Lumbini – Lâm Tỷ Ni – chỗ Đức Bồ Tát giáng
sinh.
2 –
Bồ Đề Đạo Trường – Bouddhi-Gaya – tại rừng
Gaya, dưới gốc cây Bồ Đề (Pippala) chỗ Đức Bồ Tát tham thiền và chứng quả
Phật.
3 –
Lộc Uyển hay Lộc Dă Viên
[17] Mrgadava
(Parc aux gazelles) gần Ba Nại La (Bénarès) – Chỗ Phật thuyết Pháp lần đầu
tiên. Phật Chuyển Pháp Luân.
Có chỗ đề là Sarnath v́ Lộc Uyển khi xưa ở
tại Sarnath cách Ba Nại La hiện thời lối bốn dặm.
4 –
Kousinara – Chỗ Phật nhập Niết Bàn.
Pháp Hiển đi lên miền Bắc, không t́m được
những quyển Kinh quư báu mà bấy lâu nay Ngài muốn có. Nhưng Ngài gặp chúng
nó tại
Tại Mathoura Phật giáo, Ngài nhận thấy
rằng không có việc xử tội nhân, trừ ra những người Thủ đà la.
Người ta chỉ phạt vạ thôi. Những người
phạm tội th́ bị chặt tay.
Không có hàng thịt, không có chỗ bán rượu.
Người ta không giết hại sinh vật. [18]
Cuối cùng, từ vàm sông Hằng Hà (Gange)
Pháp Hiển đáp thuyền qua Tích Lan, vào một Tu viện chứa trên năm ngàn Tỳ
Kheo trong ṿng hai hay ba năm.
Tới năm 414, sau 15 năm học hỏi và kinh
nghiệm, ông xuống thương thuyền đi Viễn Đông. Trên tàu có khoảng hai trăm
hành khách. Gặp một trận băo lớn thuyền vô nước, người ta phải liệng hàng
hóa xuống biển. Pháp Hiển mới van vái Đức Phật Quán Thế Âm pḥ hộ và thương
xót những người Phật Tử Trung Hoa đang khao khát Chân lư. Thùng Kinh kệ của
Ngài được chừa
lại. Thuyền tấp vào một băi cát, người ta
mới vá lại chỗ bị lủng rồi cho thuyền ra khơi.
Bị một trận băo thứ nh́, chiếc thuyền trôi
dạt trên 90 ngày, rồi ghé vào bờ biển Java. Pháp Hiển bèn sang qua một chiếc
thuyền khác. Trọn 82 ngày chiếc thuyền này cũng bị sóng dập gió dồi, anh chủ
thuyền không c̣n định được phương hướng nữa. Pháp Hiển cứ cầu nguyện Đức
Phật Quán Thế Âm. Sau rốt chủ thuyền mới nói: Chúng ta đă đi tới Quảng Đông
(
Quan Thái Thú hay tin trên thuyền có một
nhà Sư đă thỉnh Kinh từ
Tây Vức về Trung Hoa th́ cho người tiếp
rước tử tế và đưa Pháp Hiển về Nam Kinh.
Từ đó về sau Pháp Hiển vào ở trong một cái
Chùa, tŕ trai, giữ giới và tham thiền nhập định. Tới 86 tuổi th́ viên tịch.
trẦn huyỀn trang
Ngài trốn qua Tây Vức năm 629 đời Đường
Thái Tông. Có chỗ nói lúc đó Ngài 28 tuổi, có chỗ nói Ngài 30 tuổi. Cuộc
hành tŕnh của Ngài kéo dài 17 năm, đi một năm, về một năm, ở Ấn Độ 15 năm.
Lúc đi dọc đường Ngài thuyết pháp tại Khan của những người Thổ Nhĩ Kỳ trong thành Soutchi (ấy là những người Tu Ra Nhen tại Tân Cương – Touraniens du Turkestan. [19]
Tại Samar Kande, Vua và dân chúng thờ lửa
(Hoả giáo), Ngài phục hưng Phật giáo.
Tới Balk, Ngài thấy Phật giáo c̣n hưng
thịnh. Tại đó có 100 Tu viện, chứa 3 000 Tỳ Kheo đang học hỏi Giáo lư Tiểu
Thừa. Có nhiều Kinh sách Phật và Xá Lợi.
Ở Cachemire, người ta rất sùng tín Phật
giáo. Ngài gặp tại Thủ đô khoảng 100 chùa lớn, trong đó có 5.000 Tỳ Kheo lo
tu học. Ngài thấy bốn
cái Tháp xưa do Vua A Dục đă dựng lên,
trong mỗi Tháp đều có để Ngọc Xá Lợi.
Huyền Trang rất cảm động mà thấy cảnh vật
điêu tàn ở những chỗ xưa kia đă nổi danh trong lịch sử Phật giáo như:
Kaucambi (Câu Đàm Di) – Kapilavastou (Ca
Tỳ La Thành) – Ramagrama – Koucinagara – Cravasti (Xá Vệ) – Vaisali (Xá Lị
Quốc) – (Quảng Nghiêm).
Dân chúng trong xứ đă trở về với Bà La Môn
giáo.
1 – tẠi xá vỆ (cravasti)
Tại Xá Vệ, Ngài gặp một số ít Tu sĩ thuộc
về Trường của những người Sammatyas. Họ giữ ǵn sự tích thuở xưa của 500 Cô
gái Sát Đế Lỵ (Kshatriya) được tuyển chọn làm Cung nữ, song bất tuân mệnh
lệnh nên bị chặt tay, chặt chân.
Đức Phật mới sai một vị Tỳ Kheo tới thuyết
Pháp cho họ nghe trước khi họ từ trần.
Dân chúng tại Xá Vệ, phân nửa theo Phật
giáo, phân nữa theo Bà La Môn giáo. Tất cả đều hiếu học và có đức hạnh.
2 – tẠi kapilavastou (ca bi la quỐc)
Tại Ca Bi La Quốc có mười cái thành, khi
xưa là chốn phồn hoa đô hội, ngày nay đă trở nên hoang vu tịch mịch, những
làng xóm th́ dân cư thưa thớt. Không c̣n Vua nữa, mỗi khu vực đều có một vị
thủ lănh đặc biệt cai trị.
Người ta c̣n thấy di tích một ngàn Tu viện
đă sụp đổ. Gần một bên đền Vua là Tịnh xá của 30 Tu sĩ thuộc về Trường của
những người Sammatyas.
Cung điện xây bằng gạch vẫn c̣n đứng vững
với thời gian. Trong Hoàng cung vẫn c̣n h́nh tượng của Vua Tịnh Phạn Vương
(Suddhodana) và Hoàng Hậu Maya.
Chính giữa một Tịnh xá ở góc Đông
Khoảng 30 lí
[20] phía Nam
Kinh thành có một cái Tháp để ghi chỗ Đức Thích Ca gặp lại Vua cha sau khi
đắc Đạo. Một cái Tháp ở gần đó đựng hài cốt Đức Phật. Trước Tháp có một cột
đá khoảng 10 thước bề cao, trên chót có h́nh Sư Tử, bốn phía có những hàng
chữ thuật chuyện Krakucchanda nhập Niết Bàn.
Khoảng 40 lí phía Bắc Kinh thành có một
cái Tháp để kỷ niệm chỗ người ta gặp Đức Thích Ca ngây ngất trong lúc tham
thiền tại vườn cây. Ba mươi thước phía Đông Bắc Kinh thành người ta dựng một
cái Tháp để kỷ niệm chỗ Đức Phật thuyết phục được Vua cha qui y.
Phía Tây Bắc Kinh thành có cả trăm cả ngàn
cái Tháp để ghi nhớ chỗ ḍng Thích Ca bị hy sinh, tục truyền rằng tới 999
triệu.
Tôi tưởng số này quá lố, không đúng với sự
thật. Nói một hai chục ngàn cũng nhiều lắm rồi, có đâu tới 999 triệu hơn dân
số Trung Hoa hiện thời, mà xưa kia Kapilavastou cũng không phải là quốc gia
rộng lớn như Trung quốc hiện kim.
Nói tóm lại, bất cứ chốn nào có liên quan
đến đời sống của Đức Phật đều có một cái Tháp dựng lên để kỷ niệm.
Ở ngoài cửa hướng Đông, có một cái Tháp để
kỷ niệm chỗ Thái Tử Sĩ Đạt Ta học hỏi nghệ thuật. Cũng có một đền thờ Thượng
Đế Isvara Dêva, tục truyền rằng lúc Đức Phật mới sinh ra th́ được đem tŕnh
diện với Đức Thượng Đế tại chỗ đó. Trong đền thờ có một cái h́nh Đức Thượng
Đế rất lớn.
3 – tẠi ba nẠi la (bénarès)
Tại Ba Nại La, Ngài nhận thấy:
a –
Dân chúng đều thích học hỏi.
b –
Một số ít Phật tử, 3.000 Tăng chúng theo
Phái Tiểu Thừa.
c –
Hai mươi cái chùa và nhiều miếu đường rất
đẹp.
d –
Mười ngàn Tu sĩ tôn thờ Thượng Đế Shiva,
trong số đó có những Pacoupathas tu khổ hạnh, bôi tro cùng ḿnh.
e –
Những Tu sĩ Nigrantas trần truồng. Họ là
những người Djainas thuộc về một Trường Triết học Ấn, trái với thuyết chính
thống. Những người Djainas trước nhất sống với t́nh huynh đệ đại đồng và sự
an tịnh.
f –
Một cái h́nh Thượng Đế Shiva bằng đồng 30 thước bề cao, oai nghi lẫm
liệt.
g –
Cuối cùng ở phía Đông Bắc thành phố có một
cái Tháp 33 thước bề cao do Vua A Dục dựng lên.
4 – tẠi vaisali (xá lỴ quỐc)
Tại Xá Lỵ Quốc, chỗ nào có liên quan đến
đời sống của Đức Phật th́ chỗ đó có một cái Tháp dựng lên. Có hàng trăm Tu
viện, phần đông đă điêu tàn. Chỉ c̣n lại một số ít tu sĩ.
Dân chúng phân nữa theo Phật giáo, phân
nửa theo Bà La Môn giáo, nhưng tất cả đều siêng năng và hiếu học.
5 – tẠi magadha (ma kiỆt đà)
Tại
Có 10.000 Phật tử theo phái Đại Thừa.
Ở những chỗ đặc biệt nổi tiếng trong đời
sống của Đức Phật, như chỗ Ma Vương cám dỗ, chỗ Ngài tắm v.v. . . . đều có
dựng một cái Tháp để kỷ niệm.
6 – tẠi sarnath (lỘc uyỂn)
Thuở xưa Lộc Dă Viên ở tại Sarnath, cách
Ba Nại La hiện kim (Bénarès moderne) khoảng 4 dặm. Lộc Dă Viên là chỗ Đức
Phật thuyết pháp lần đầu tiên nói về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, người ta gọi là
Đức Phật Chuyển Pháp Luân.
Tại đây người ta thấy những di tích của
nhiều đền thờ Phật, các Tháp Chaukhandi, h́nh bát giác và di tích một Tịnh
xá rất lớn h́nh một cái tháp.
Đền thờ chánh hiện giờ giống h́nh một cái
ổ ong tên là Dhamek, tức là Dharma : Pháp. Bề trực kính của cái nền dài 30
thước, ṿng tṛn đo được 957 thước và cao 42 thước. Phía dưới từ mặt đất lên
tới 14 thước bề cao th́ xây bằng đá, rồi từ đó lên tới chót th́ bằng gạch.
Có tám mặt với những khánh thờ trước kia có dựng những h́nh tượng mà bây giờ
th́ trống trơn.
Tại đây không có hài cốt, ấy là một Đài kỷ
niệm.
7 – đẠo viỆn tẠi lỘc dă viên (mrgadava)
Trong Đạo viện tại Lộc Dă Viên có 1.500 Tu
sĩ thuộc về Trường của những người Sammatyas.
Tu viện chia ra làm tám phần, chung quanh
có tường thành bao bọc. Có những bao lơn, những lầu hai tầng, cách kiến trúc
rất đẹp đẽ. Ở chính giữa có một cái Tháp từ mặt đất lên tới chót 70 thước bề
cao, ở trên chót lại có h́nh nổi của một trái xoài bằng vàng. Chung quanh
Đạo viện có một trăm hàng khánh thờ bằng gạch chồng chất cái này lên cái
kia. Mỗi khánh thờ đều có h́nh nổi của Đức Phật bằng vàng.
Chính giữa cái Tháp có h́nh Đức Phật bằng
đồng tác bằng người thường đang Chuyển Pháp Luân.
Trong ṿng thành có nhiều Thánh điện.
Trong phần Tây
Chính là tại chỗ này khi xưa Phật bắt đầu
Chuyển Pháp Luân.
Cũng có ba cái ao, nơi đó Đức Phật xuống
tắm và giặt quần áo.
Phía Tây Bắc núi Pragbodhi có cây Bồ Đề
(L’Arbre Bodhi – Pippala – Bodhidruma) ở chính giữa một ṿng thành bằng gạch
chu vi khoảng 250 thước.
Dưới gốc cây là ngôi Bồ Đề Kim Cương
(Trône de diamant – Bodhimanda) chỗ Bồ Tát ngồi tham thiền chứng quả Phật.
Chung quanh là những Tịnh xá.
Phía Đông chốn này có một cái Tịnh xá 60
thước bề cao, lợp ngói tô màu xanh, bốn mặt đều có những h́nh rất đẹp bằng
bạc. Ở trên hết có h́nh trái Amalaka bằng đồng đỏ.
Phía tay mặt và tay trái của cửa cái có
những khánh thờ h́nh Đức Di Lạc (Maitreya) và Đức Quán Thế Âm
(Avalôkitêcvara). Ở trong có một cái h́nh Đức Phật rất lớn bằng vàng.
Phía
Trong một Tịnh xá ở phía Tây Bắc người ta
thấy h́nh Đức Phật Ca Diếp, nổi tiếng là Thần thông Quảng đại truyền phép
mầu lại cho những ai tin tưởng Ngài. Gần cửa cái bên trái, phía ngoài có một
cái hồ lớn khoảng 490 thước châu vi, nước trong vắt như tấm kính. Phía Đông
là cái ao của Vua Rắn (Xà Vương) Mucalinda.
bỒ đỀ đẠo TrưỜng (bouddha gaya)
Chỗ Thánh thiện nhất trong Lịch sử Phật
giáo là Bồ Đề
Đạo Trường (Bouddha Gaya). Đền thờ Phật
nổi tiếng nhất là đền thờ h́nh chóp (Pyramide) tại Bồ Đề Đạo Trường.
Ông Villiam Monier có vẽ hai cái h́nh của
đền thờ này trong tác phẩm chót của ông xuất bản năm 1890. Ngài Huyền Trang
có đề cập đến đền thờ do Vua A Dục dựng lên. Nó đă sụp đổ, nhưng ngày nay
người ta vẫn c̣n thấy di tích của nó.
Qua phân nữa thế kỷ thứ III, người ta mới
dựng lên tại nền cũ một cái đền mới mà Ngài Huyền Trang đă mô tả. Nó có 20
tầng, mỗi tầng đều có những khánh thờ. Trong mỗi khánh thờ đều có một h́nh
Đức Phật bằng bạc. Đền thờ là một Đài kỷ niệm, không có chứa đựng hài cốt.
Sau đền thờ, chỗ bực đất đấp cao bao bọc
đền thờ cũ, người ta thấy cây Bồ Đề, nó đă khô héo. Người ta nói tại những
người Miến đi hành hương, lấy vàng lá phết lên tất cả những cục đá ở chung
quanh gốc cây, cho nên cây phải chết. Nhưng từ rễ cây mọc lên một cây khác ở
gần một bên cây cũ.
[21]
Chính phủ Miến có gởi tới một trăm ngàn
quan để dùng vào việc tu bổ đền thờ và làm một ṿng thành bao bọc bên ngoài.
Chính phủ Anh lo lắng về công việc này và
tốn tất cả gần ba trăm ngàn quan.
Ngày nay đền thờ được 57 thước bề cao.
Thánh điện ở dưới cái Tháp chánh, ấy là
một cái pḥng nhỏ h́nh ṿng cung, ánh sáng rọi vô nhờ có cửa cái. Ở cuối đền
thờ, có h́nh Đức Phật ngồi chứng minh trên một cái ngai có năm trụ. Ngai này
tượng trưng Ngôi Bồ Đề Kim Cương. Dưới chân của cái bệ có chạm h́nh hai con
voi và hai con sư tử.
Cây Bồ Đề mới tươi tốt, nhành lá sum sê.
Những khách hành hương, Phật tử và có những người Bà La Môn thường tới chiêm
ngưỡng.
Phía trước đền thờ, ở gần phía tay mặt có
hai cái điện nhỏ tên Taradevi và Vagisvari.
Ông Sir Cuningham có đào lên được một phần
ba cái bao lơn c̣n tốt của Vua A Dục, có khắc chữ và những h́nh bông sen.
Người ta mới làm một cái bao lơn mới bằng gạch bao bọc đền thờ giống y kiểu
cũ. Nhưng người ta có chạm trên bao lơn những h́nh nổi để nhắc nhở những
việc liên quan với đời sống của Đức Phật.
Tại miếng đất ở chung quanh Đạo Trường,
người ta thấy những Tháp của Vua A Dục và những người khác dựng lên khi xưa
nay đă trở thành những đống gạch vụn, cảnh vật điêu tàn.
Nhưng Bồ Đề Đạo Trường là Thánh Địa của
Phật giáo cũng như Jérusalem là Thánh Địa của Hồi giáo. 2.500 năm đă trôi
qua mà Thần lực và Từ điển của Đức Phật vẫn c̣n tại chỗ này.
Bồ Đề Đạo Trường cho nhiều bằng chứng về
những sự liên quan cộng đồng mật thiết và những sự trao đổi và những sự nhờ
cậy lẫn nhau giữa phái tôn thờ Thượng Đế Vishnou (Vishnouisme) và Phật giáo,
đúng như luận cứ của ông E. Sénart.
Phía tay mặt cửa vô đền thờ chánh, trên nền của cái mô đất, có h́nh tượng của Vishnou, Shiva, Parvati và Ganésa. [22]
Tại Bồ Đề Đạo Trường có đủ h́nh Tam Bảo:
Phật, Pháp, Tăng đă hư hoại chút ít.
Ở chính giữa, Đức Phật đứng chứng kiến.
Bên mặt, Tăng già cầm trong tay trái một
cái bông sen đă nở ra và để chân mặt tḥng xuống.
Bên trái là Pháp (Dharma), một người đàn
bà ngồi gần cái bông sen nửa búp nửa nở, chân mặt tḥng xuống, tay mặt úp
lên trên vế, tay trái th́ đưa lên trong bộ điệu giảng giải.
chỖ ĐỨc BỒ Tát nhẬn lănh sỮa
cỦa cô gái nanda (nan đà)
Trên bờ sông Hằng Hà (Gange)[23]
người ta chỉ cho Huyền Trang xem chỗ cô
Tại chốn này người ta dựng lên một cái
Tháp để kỷ niệm những việc
trên đây.
Ngài Huyền Trang cũng thấy Tịnh xá Trúc
Lâm Viện (Vénouvana) Vénouvon và di tích thành Razagio. Ṿng thành bên ngoài
đă tiêu mất, không c̣n dấu vết nào cả. Những tường bên trong th́ sụp đổ tan
tành.
dỪng bưỚc tẠi nalanda
Ngài Huyền Trang dừng bước tại Chùa Na Lan
Đà, nơi đây có 10.000 Tu sĩ và tân tín đồ, người th́ theo Đại Thừa, người
th́ theo 18 trường cũ. Các chi phí đều do Vua và những thành lân cận đài
thọ. Tại đây người ta học hỏi các môn học của thời đại đó như: Kinh Phệ Đà
(Védas), văn phạm, toán học, cho tới chiêm tinh và y học. Có một trăm giảng
đường khác nhau.
Thuở đó tại Ấn Độ, Na Lan Đà là nơi nổi
tiếng về tài ba lỗi lạc của các vị Giáo sư và sự hăng hái chuyên cần của các
học sinh. Có tới 10.000 Tu sĩ có thể giảng giải rành rẽ hai chục quyển sách
nói về kinh kệ của các Đạo.
Một bức tường thành bao bọc tất cả những
Tu viện và những đền thờ. Cách chạm trổ và trang trí Tu viện và đền thờ hết
sức tốt đẹp. Gần Na Lan Đà có năm Tịnh xá và ba cái Tháp để nhắc nhở sự tích
đời sống của Đức Phật, một tượng Phật bằng đồng và hai tượng Quán Thế Âm Bồ
Tát.
Trong những Tịnh xá ở kế cận, Tăng chúng
theo Phái Tiểu Thừa.
Có chỗ nói rằng tại Chùa Na Lan Đà, Ngài
Huyền Trang thọ giáo với Ngài Giác Hiền Luận Sư (Silabhadra).
C̣n nữa, nhưng xin chấm dứt nơi đây.
Nói tóm lại, Ngài Huyền Trang đă viếng tất
cả 128 nước ở Ấn Độ trong ṿng 15 năm.
Ngài đem về Trung nguyên:
a – 520 quyển nhỏ bằng lá Ta la (Tâlas)
cuốn tṛn lại, ấy là những bản sao y nguyên văn 657 bộ Kinh gồm những qui
luật của Giáo hội Tăng Già. Những quyển giải về triết học của những trường
khác nhau. Trong số Kinh này có 124 bản Kinh của Đại Thừa.
b –
150 Ngọc Xá Lợi của Đức Phật.
c –
Những đồ trang trí trong lúc lễ bái.
d –
Những cây Bồ Đề nhỏ nhận châu ngọc.
e – Những h́nh Phật nhỏ bằng vàng, bằng bạc và
bằng bạch đàn tượng trưng lúc Đức Bồ Tát giáng phàm, lúc Ngài tham thiền
dưới gốc Bồ Đề.
Ngài dịch nhiều Kinh Phật chữ Phạn ra chữ
Hán và nhiều bộ Kinh chữ Hán ra chữ Phạn.
Ngài là một vị Phật tử đức hạnh vẹn toàn,
học lực uyên bác và có biệt tài nhiều môn như: Ngữ học, Sử địa, Dịch thuật,
cho tới ngày nay cũng chưa có người sánh kịp với Ngài về ư chí cương quyết,
kiên nhẫn phi thường, ḷng sùng Đạo chân thành, bất biến.
Đầu mùa Xuân năm 664, Ngài đi qua cầu trợt
té bị thương rồi ngày sau viên tịch, không biết được bao nhiêu tuổi.
PhẬt giáo chỈ có mỘt pháp môn mà thôi chỨ không phẢi TÁM MƯƠI BỐN ngàn pháp
môn
Một hôm nọ, một người bạn trẻ ghé thăm tôi
rồi nói: Tôi có hầu chuyện với một vị Phật tử. Vị đó nói Phật giáo có tám
muôn bốn ngàn phép tu hành gọi là 84 ngàn Pháp môn. Vậy huynh nghĩ thế nào?
Tôi mới đáp: Phật giáo chỉ có một Pháp môn
mà thôi là: Rửa ḷng trong sạch.
Mà muốn rửa ḷng trong sạch th́ phải lánh
dữ và
làm lành.
Từ ngàn xưa Chư Phật đều dạy như thế. Bởi
v́ phải Rửa ḷng trong sạch mới bước vào cửa Đạo được. Vào cửa Đạo rồi mới
học được phương pháp khai mở Tâm Thức, biến đổi con người thành một vị Siêu
Phàm trong một thời gian sau đó, mau hay chậm, tuỳ theo công phu của hành
giả.
C̣n 84 ngàn Pháp môn mà vị Phật tử nói đó
là 84 ngàn sắc lệnh của Vua A Sô Ca – A Dục – ban hành để tán dương Phật
Pháp (84.000 édits du Roi Asoka).
Mà trước khi bàn đến những sắc lệnh đó,
tôi xin nói vài lời về tiểu sử của Vua A Dục, trước và sau khi qui y.
vài lỜi vỀ tiỂu sỬ cỦa Vua a dỤc
trưỚc và sau khi qui y
trưỚc khi qui y
Về tiểu sử Vua A Dục, trong Kinh sách Ấn
Bắc Phạn và Nam Phạn có đoạn khác nhau.
Như trong quyển
Les Inscriptions d’Asoka
(Những sắc lệnh của Vua A Dục),
trang 15, ông Jules Bloch, Giáo sư Pháp quốc Cao Đẳng Học Viện (Professeur
au Collège de France) nói Hoàng Đế Bindusâra có mười sáu người vợ và 101
người con trai. Theo Kinh Sanh-ga-le
(Cingalais)
Nam Phạn th́ con trai đầu ḷng là Sumana. C̣n theo Kinh Bắc Phạn th́ Hoàng
Tử, con trai cả, tên Susina. C̣n người con út tên là Tissa. Mẹ của Tissa nhờ
mưu mô nên được tôn làm Hoàng Hậu. Hoàng Hậu c̣n một người con trai nữa lúc
sinh ra không đau đớn chi cả nên
đặt tên
là Asoka. Chiết tự ra:
A nghĩa là
không, c̣n soka
là đau đớn. Da thịt của đứa bé này cứng rắn,
không mềm mại như thân thể những đứa trẻ khác. Vua rất ghét nó. Hoàng Hậu
phải bồng nó chạy trốn mới khỏi bị vua giết.
Khi Asoka khôn lớn, Vua sai Asoka đi dẹp
giặc ở Penjab, nhưng cấp phát lương thực và binh lính không đủ vào đâu.
Nhưng nhờ Thần Thánh giúp đỡ, dân chúng cảm mến Asoka, nên qui hàng. Loạn
không dẹp mà yên, không đổ một giọt máu.
Khi Hoàng Đế Bindusâra băng hà, Thần Thánh
bảo phải tôn Asoka lên kế vị. Asoka và Phó Vương Ujjayini, lập tức trở về
Pataliputra. Công việc đầu tiên là lo diệt hết 99 anh em, trừ ra em út là
Tissa trốn thoát.
V́ những hành động này và nhiều việc tàn
ác khác, người ta mới gọi Asoka là Candasoka, tức là Asoka hung bạo.
Bốn năm sau khi lên ngôi, Vua A Dục nghe
theo lời của một người cháu là một vị Tỳ Kheo, nên qui y Phật Pháp.
C̣n trong quyển
Ấn Độ sau khi Đức Phật ra đời
(L’Inde après le Bouddha),
tác giả là ông Lamairesse thuật lại như sau, trang 43:
Hoàng Đế Mémita ḍng dơi Nhựt Tinh (Race
du Soleil) cai trị Vương quốc Tchampana, thuộc về Kourous.
Hoàng Đế có sáu người con trai chánh thức
và một người nữa tên là Asoka. Mẹ của Asoka là con gái của một vị thương
gia.
Mémita ban cho Asoka một phần đất là thành
Patalipoutra (ngày nay là
Mémita chết th́nh ĺnh, các quan Đại Thần
mới tôn Asoka lên kế vị vua cha.
Asoka mới giết hết mấy người anh và mở
rộng biên giới từ Hy Mă Lạp Sơn tới núi Vindhya, bao gồm phía Bắc và Trung
tâm bán đảo Ấn Độ.
tánh t́nh
Trong mười năm đầu tiên sau khi lên ngôi
báu, Vua A Dục rất hậu đăi những người Bà La Môn. Ngài đắm mê sắc dục, người
ta gọi Ngài là Kamachoka tức là người ưa thích những sự khoái lạc của xác
thịt.
Ngài làm những việc hung bạo, người ta gọi
Ngài là Tchandachoka tức là người hành tội.
Lúc mới lên ngôi, Ngài ra lệnh giết hết
mấy anh em, trong số đó chỉ có một người tranh giành Vương vị với ông mà
thôi.
Chính là Ngài ra lệnh chặt đầu 500 quan
Đại Thần phản đối Ngài. Và chỉ có một sự xúc phạm nhỏ mọn mà Ngài ra lệnh
thiêu sống 500 cung nữ.
Ngài biết thiên hạ oán ghét Ngài lắm nên
chọn tên Tchandagorika là một Đại hung thần khát máu làm Tả đao.
Ngài ra lệnh cất cho y một một toà nhà bề
ngoài rất đẹp đẽ và hứa ai vào đó rồi th́ không trở ra khỏi được và sẽ giao
cho y hành tội. Bảy ngày sau, Ngài cho giải tới một thanh niên và một thiếu
nữ ở trong cung cấm bị bắt gặp nháy nhó với nhau. Tchandagorika bỏ chúng vào
cối sắt rồi dùng chày đồng giă nát thây.
Một vị Tỳ Kheo ở xứ xa đi tới, Ngài bước
vào nhà này, v́
không biết nó dùng để làm ǵ? Khi thấy cực
h́nh của hai thanh niên nam nữ th́ động ḷng từ bi, Ngài mới nói với Tả đao:
Bần Tăng bằng ḷng chịu để cho Ngài hành phạt. Nói rồi Ngài chấp tay tham
thiền nhập định. Tchandagorika dùng tất cả những dụng cụ để tra tấn và sát
hại, nhưng đối với vị này th́ chúng nó vô hiệu quả, ông ngồi trơ trơ. Vua
hay được tin này bèn tới xem tận mắt. Lúc đó vị Tỳ Kheo ngồi trong chảo dầu
sôi sục, c̣n ḷng chảo th́ cháy đỏ. Ngài vẫn thản nhiên không hề hấn chút
nào.
Thấy đă đến lúc phải thuyết phục Vua, Ngài
bèn bay lên không như một con hạc, phân nửa thân ḿnh phun ra nước, phân nửa
thân ḿnh phun ra lửa. Ngài ở trên trời chiếu sáng như một cái núi trên chót
có những ngọn suối tuôn ra những làn lửa đỏ.
Vua A Dục thất kinh bèn hỏi: Bạch Ngài!
Ngài là ai mà có những quyền năng phi thường đến thế?
Vị Tỳ Kheo bèn đáp: Tâu Hoàng Thượng! Bần
Tăng là một Phật tử và qui y với Đức Phật. Ngài là Đấng Từ Bi vô lượng. Ngài
đă hoàn toàn tự chinh phục Ngài cho tới mức tuyệt đỉnh. Ngài đă chinh phục
tôi, ḷng tôi đă yên tịnh, tôi đă thoát ra ngoài kiếp sống hồng trần này.
C̣n về phần Hoàng Thượng, Đức Phật có nói
trước về thân thế Hoàng Thượng như sau đây:
“Một trăm năm sau khi ta nhập Niết Bàn, sẽ
có một vị Minh quân ra đời và trị v́ tại Patalipoutra. Ngài làm bá chủ thiên
hạ. Ngài sẽ phân phát những Xá Lợi của Ta và ban hành 84 ngàn sắc lệnh (theo
số Phật giáo) đặng tán dương Phật Pháp.[24]
Nhưng bây giờ đây, Hoàng Thượng cho cất nhà này là h́nh ảnh của địa ngục và
tại đây đă có cả ngàn người bỏ mạng rồi. Tâu Hoàng Thượng, dân chúng đă tha
thiết khẩn cầu Ngài mở rộng ḷng nhân thương xót số phận của họ, và ra lệnh
phá huỷ ngục tù này họ mới sống được yên thân.”
Vua A Dục ṿng tay lại và nói: Bạch Đại
Đức, tôi xin Ngài tha thứ những việc làm quấy quá của tôi. Tôi xin thú tội
với Ngài và xin qui y Tam Bảo. Tôi sẽ cất trên đất Phật những Tháp, những
Tịnh xá, chúng sẽ chói sáng như cánh con chim hạc, như mặt trăng rằm.
Khi Vua muốn rời khỏi nhà này th́
Tchandagorika chấp tay lại và nói: Tâu Hoàng Thượng! Ngài đă hứa với tôi: Ai
vào nhà này th́ không trở ra ngoài được. Vua A Dục hét lớn: Ngươi muốn giết
ta nữa sao? Tchandagorika bèn nói: Đúng vậy! Vua mới hỏi: Trong hai chúng ta
ai vào trước? Tchandagorika trả lời: Tôi vào trước. Vua bèn nói: Vậy th́
ngươi phải chết trước. Nói rồi bèn sai kẻ tả hữu dẫn Tchandagorika ra pháp
trường rồi ra lệnh phá tan ngục thất.
Trên đây truyền thuyết về sự qui y của Vua
A Dục theo Kinh sách Bắc Phạn Nê Bôn (Népal).
Sau khi Ngài qui y rồi, Vua A Dục đuổi 60
ngàn người Bà La Môn ra khỏi Hoàng thành và cung phụng những vị Tỳ Kheo sốt
sắng, chơn tu.
Trong quyển
Phật Giáo Đại Cương
(Le Bouddhisme sous forme de Catéchisme)
ông Henry S. Olcott nói rằng: Vị Tỳ Kheo cảm hoá được Vua A Dục là một vị La
Hán (Arhat) tên Nigrodha Samanara, mười năm sau khi Vua A Dục lên ngôi báu.
Riêng tôi, tôi tưởng không phải Đại Đức
Nigrodha Samanara đi lạc vào ngục thất, mà chính là Ngài cố ư tới đó v́ đă
đúng ngày giờ phải vào chốn này mới thuyết phục Vua A Dục được.
nhỮng sẮc lỆnh cỦa vua a dỤc
Những sắc lệnh của Vua A Dục ban hành đều
có khắc chữ
trên những cột đá và những bia đá lớn khắp
xứ Ấn Độ.
Mấy chục năm trước người ta t́m được 22
sắc lệnh này, 14 khắc trên tảng đá và 8 khắc trên những cột đá, không biết
tới ngày nay, các nhà khảo cổ c̣n gặp nhiều sắc lệnh khác nữa không. Bạn nào
muốn hiểu nhiều xin đọc quyển Les
Inscriptions d’Asoka của ông Jules Bloch
và Chương II nói về “Những sắc lệnh của Vua A Dục.” “Les Édit d'Asoka” trong
quyển L’Inde après Le Bouddha par
Lamairesse, trang 47.
Xin nói tóm tắt về nội dung của 3 sắc lệnh
đầu tiên.
nỘi dung ba sẮc lỆnh đẦu tiên
*
sẮc lỆnh thỨ nhẤt
Sắc lệnh thứ nhất: Cấm sát hại thú vật
đặng ăn thịt hay là cúng tế.
(Ngày nay Bà La Môn giáo và Phật giáo đều
dạy như thế).
sẮc lỆnh thỨ nh́
Sắc lệnh thứ nh́ nói về công việc từ thiện
của xă hội, phân phát thuốc men.
“Ở khắp mọi nơi, trong nước của Vua
Pyadassi, bạn thân của các hạng Thiên Thần, cũng như ở các sắc dân cư ngụ
tại biên giới của nước Ngài, như những Codas Cola, Pandyas, Sadyapoutra,
Keralaputra và cho tới Tambapani, thuộc về lănh vực của Vua Hy Lạp Antiochus
và những Vua ở kế cận trong Aryana (Bactriane), Soligane v.v. . . ., Vua
Pyadassi đều phân phát hai thứ thuốc men: một thứ cho người, một thứ cho thú
vật. Những thuốc men này do thảo mộc làm ra.”
sẮc lỆnh thỨ ba
Sắc lệnh thứ ba ban hành ba năm sau khi
Vua qui y, tức là 13 năm sau
khi tức vị nói về sự tuân hành luân lư Đạo
Phật của dân chúng ở khắp nơi trong nước.
Mỗi năm đều có những viên Thanh tra, ngoài
những công việc đặc biệt, đều hội họp với Giáo hội đặng tuyên bố những lời
dạy đạo đức sau đây:
1 –
Rất tốt mà vâng lời, chiều lụy cha mẹ.
2 –
Rất tốt mà rộng lượng với bằng hữu và bà
con, thân quyến.
3 –
Rất tốt mà bố thí cho những người Bà La Môn và những Sa Môn (Phật
giáo).
4 –
Rất tốt mà kính trọng sinh mạng của các
loài vật.
5 –
Rất tốt mà tránh sự vô độ lượng và những
lời nói nặng nề, hung bạo.
Tôi nói bao nhiêu đây cho quí bạn thấy
rằng những sắc lệnh của Vua Asoka không thể gọi là Pháp môn được.
sỐ tám mươi bỐn ngàn sẮc lỆnh
đáng nghi ngỜ
Vua A Dục trị v́ 37 năm từ 264 đến năm 227
trước Tây lịch kỷ nguyên (264-227 av. J.C.). Ông qui y sau mười năm lên ngôi
báu. Thế th́ trong ṿng 27 năm, ông thảo ra tới 84 ngàn sắc lệnh.
Tôi không tin ông có đủ th́ giờ để làm
việc đó, bởi v́ c̣n không biết bao nhiêu chuyện phải thực hành trong việc
trị nước, chăn dân.
Hơn nữa, ông mới là một vị tân tín đồ. Hoạ
chăng, ông nhờ những vị Trưởng Lăo trong Giáo hội Tăng Già thảo ra rồi đem
cho ông chuẩn y. Dù sao số 84 ngàn sắc lệnh cũng đáng nghi ngờ, không đúng
với sự thật.
Nếu mỗi người đặt ra 100 sắc lệnh th́ phải
dùng 840 người và chắc chắn trong 84 ngàn sắc lệnh phải có những sắc lệnh
trùng với nhau.
ai dẠy tám mươi bỐn ngàn pháp môn?
Nếu thật có 84 ngàn pháp môn th́ xin hỏi:
Pháp môn thứ nhất tên chi? đề cập đến cái
chi? và ai dạy?
Pháp môn thứ nh́, Pháp môn thứ ba v.v. . .
.
Hiện giờ có được bao nhiêu người biết rơ
mấy điều đó? Hay chỉ nghe theo sách chứ không có cái chi để chứng minh cả.
Cho rằng Phật dạy 84 ngàn Pháp môn th́
càng vô lư.
Bài thuyết pháp đầu tiên nói về Tứ Diệu Đề
và Bát
Chánh Đạo. Gồm trong tám chữ:
– Lánh dữ
– Làm lành
– Rửa ḷng trong sạch.
Từ xưa đến nay, Chư Phật đều dạy như thế.
Bây giờ, thí dụ Phật dạy 84 ngàn Pháp môn.
Ta hăy làm một bài toán xem mỗi ngày, Phật Ngài dạy mấy Pháp môn. Ta hăy lấy
số 84 000 chia cho 45, v́ Phật thuyết Pháp trong 45 năm th́ ta biết mỗi năm
Phật dạy mấy Pháp môn.
84000:45=1866
pháp môn
Nếu mỗi năm Phật dạy 1866 Pháp môn, th́
mỗi ngày Ngài dạy:
1866:365=5
Nhưng nói cho đúng, tới mùa mưa kéo dài
tới ba tháng, Phật và đệ tử nghỉ trong Tịnh xá th́ phải chia số 1866 cho
275. Nhưng 5 Pháp môn hay 6 Pháp môn cũng không khác xa bao nhiêu.
Phật bảo tín đồ không nên mê tín, nếu
chúng ta nhắm mắt tin càn, th́ lỗi tại chúng ta.
tẠI sao Bà La Môn căm thù PhẬt giáo?
Xem Kinh sách Phật, ta thấy những đệ tử
lớn của Đức Phật tài đức vẹn toàn và thần thông quảng đại.
Tôi xin kể ba chuyện dưới đây:
nhẬn châu ngỌc
Dijotichka con của Soubhadra ở tại Vương
Xá Thành
(Rajagriha) để một cái bát bằng bạch đàn
có nhận châu ngọc trên chót vót một cây trụ dựng trước nhà với mấy hàng chữ:
Vị Sa Môn nào không dùng thang, không dùng móc, mà chỉ dùng Thần thông lấy
được cái bát này, tới xin Ta cái chi Ta cho cái nấy.
Đức Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa) tới trước
cây trụ chấp tay lại, tức th́ cái bát rớt xuống. Ngài cầm nó đem về Tịnh xá.
Dân chúng tới trước mặt Phật khen ngợi Phật có đệ tử pháp lực cao cường.
Phật hay được việc này, bèn cầm gậy lại
đạp nát bát bạch đàn và cấm đệ tử không được dùng Thần thông để khoe ḿnh.
sinh vẬt trong nưỚc
V́ cái bầu lọc nước của Ngài c̣n thô sơ,
Xá Lợi Phất (Saripoutra) nh́n vô nước của Ngài uống thấy có nhiều sinh vật.
Ngài thà chịu khát chứ không chịu sát sinh. Đức Phật hay đặng mới nói với Xá
Lợi Phất: Con trọng sinh mạng mà con lại sát hại sinh mạng. Từ đó Ngài cấm
các đệ tử không được dùng thần nhăn xem nước uống, phải xem với con mắt
thường mà thôi.
chullapanthaka hóa phép phân thân
Một hôm nọ Phật sai một tín đồ tới Tịnh xá
đ̣i Chullapanthaka tới cho Ngài dạy việc. Vị này tới Tịnh xá thấy 300 vị
giống y như nhau, ai cũng
xưng ḿnh là Chullapanthaka cả. Y không
biết tính sao mới trờ về bạch với Phật điều đó. Phật mới bảo y nắm tay người
thứ nhất xưng ḿnh là Chullapanthaka rồi dẫn về, người đó mới thật là
Chullapanthaka.
*
Lúc đó người ta rất kính trọng Phật giáo,
c̣n Đạo Bà La Môn th́ bị lu mờ và mất uy tín trước thanh danh của Đức Phật
và đệ tử của Ngài. V́ thế họ rất căm thù Phật giáo.
Sau khi Phật và các vị đệ tử lớn từ trần
rồi th́ họ bắt đầu công kích Phật giáo một cách dữ dội. Họ đă thành công bởi
v́ lúc đó những vị lănh tụ Phật giáo không đủ tài đức như các vị Tiền bối.
Cho tới ngày nay câu chuyện “Đạo ố Đạo” vẫn c̣n hai nguyên nhân: Một là
quyền lợi vật chất, Hai là danh vọng hăo huyền. Người ta mến chức tước, địa
vị, chứ không phải mến Đạo.
tẠi sao trong quyỂn kinh PhẬt
là quyỂn pháp cú dhammapada lẠi có
mỘt chương nói vỀ ngưỜi
Bà La Môn (brahmane)
Quyển
Pháp Cú Dhammapada thuộc về Bộ Kinh Tạng.
Tại sao Chương XXVI là Chương chót lại nói về “Người Bà La Môn.” Nếu hỏi tại
sao như thế? Th́
chắc chắn không biết trả lời làm sao cho
đúng với sự thật, bởi v́ quyển Pháp Cú
là quyển Kinh của Đạo Phật chứ không phải của Đạo Bà La Môn mà nói về người
Bà La Môn.
Tới ngày nay không ai giải nổi lư do đó.
chương thỨ sáu
v́ lư do nào PhẬt giáo
bỊ tiêu diỆt mỘt cách mau lẸ?
Đọc lịch sử Phật giáo Ấn ta thấy Phật giáo
bị Đạo Bà La Môn tiêu diệt một cách mau lẹ.
Thiết tưởng ta cũng nên t́m hiểu coi lư do
nào mà Phật giáo suy đồi nên không chống lại nổi với những người Bà La Môn,
và tới thế kỷ thứ XI người ta không c̣n thấy dấu vết Phật giáo trên đất Ấn
Độ nữa.
Có ba nguyên nhân làm cho Phật giáo mau
tàn tạ:
1 – Nguyên nhân thứ nhất:
V́ lư do Huyền bí.
Mỗi vị Bồ Tát sau khi thành Phật rồi chỉ
xuống thế dạy Đạo một lần chót. Xong rồi Ngài về cơi khác không c̣n dính dấp
với trần ai nữa. Thế nên trước khi lâm phàm lần cuối cùng, Đức Bồ Tát ngày
nay gọi là Phật Thích Ca sắp đặt cách nào cho các vị Đệ Tử của Ngài mấy kiếp
trước đi đầu thai một lượt với Ngài hoặc trước hay sau vài năm đặng khi Ngài
ra thuyết pháp th́ họ trở về với Ngài.
Một mặt khác, nhờ từ điển của Ngài khi
Ngài thành Phật và nhờ công phu luyện tập nhiều kiếp trước cho nên nhiều vị
đệ tử của Ngài đắc quả La Hán như
Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa), Mục Kiền Liên, Kiều Trần Như, Ananda,
Xá Lợi Phất. Chullapanthaka v.v. . . . Đức Phật có 80 vị đệ tử Thần thông
rộng lớn, đứng đầu là Mục Kiền Liên. Lúc này Đạo Bà La Môn phải lu mờ trước
Phật giáo.
Sau khi Phật nhập Niết Bàn, các vị đệ tử
lớn nhỏ cũng lần lượt bỏ xác phàm.
Mặt trời đă chen lặn và các ngọn đèn pha
đă tắt hết rồi th́ cảnh vật ch́m đắm trong đen tối, con người phải lần ṃ mà
đi.
Các nhà Huyền bí học uyên thâm đều biết
rằng khi Đức Phật ra đời th́ nhiều vị khác cũng lâm phàm đặng sửa sang mối
Đạo như Đức Shri Shankaracharya, Đức Mahavira ở Ấn, Đức Mithra ở Ba Tư, Đức
Lăo Tử và Đức Khổng Tử ở Trung Hoa và Đức Pythagore ở Ai Cập.
Đức Shri Shankaracharya là một vị Độc Giác
Phật, đệ tử Đức Ngọc Đế. Ngài vâng lệnh Đấng Chí Tôn giáng phàm, cải cách Ấn
giáo và phục hồi sinh khí cho Đạo này. Nhờ Ngài mà hầu hết dân chúng Ấn bỏ
tục lệ giết thú vật đặng cúng tế. Năm 33 tuổi Ngài vô núi rồi biệt tích
luôn.
Trong quyển
Ấn Độ Huyền Bí
(L’Inde secrète)
Huynh Nguyễn hữu
Kiệt dịch ra đề tên là
Đông Phương Huyền Bí,
ông Paul Brunton có thuật chuyện gặp Đức Shri Shankara-Acharya de Kumbakonam
(thường viết là Shankaracharya) Giáo Chủ miền Nam Ấn Độ. Ngài thuộc về ḍng
Tu sĩ Shankaracharya. Mỗi vị Giáo Chủ đều lấy tên Shankaracharya từ xưa đến
nay.
2 – Nguyên nhân thứ nh́:
Sự chia rẽ trong các Tôn giáo.
Nguyên nhân thứ nh́ là sự chia rẽ trong
các Giáo phái. V́ những chỗ bất đồng ư kiến các giáo phái không hoà hợp với
nhau. Mỗi chùa là một giang sơn riêng biệt. V́ vậy các giáo phái phải bị cô
lập và yếu thế. Trước sự tấn công mănh liệt, liên tiếp và có phương pháp của
Đạo Bà La Môn, mỗi giáo phái phải tự vệ, nhưng không chống ngăn nổi. Giáo
phái này bị hạ rồi tới giáo phái khác.
Đây là gương sáng cho đoàn hậu tấn soi
chung. “Đoàn kết th́ sống, chia rẽ th́ chết.” Lời xưa nói
không lầm.
3 –
Nguyên nhân thứ ba: Giàu sang và danh vọng.
Ở cơi trần, nguyên nhân thứ ba rất quan
trọng: ấy là giàu sang và danh vọng.
Chướng ngại này hết sức lớn lao mà tất cả
các Tôn giáo từ xưa đến nay đều mắc phải và nếu không khéo giữ ǵn th́ phải
bị sụp đổ. Ấy là sự quá ư sung sướng về vật chất làm mất tinh thần sùng bái
đạo đức và tăng cường sức mạnh của tánh ích kỷ, tham lam, kiêu căng, tự phụ
của tín đồ.
Họ không giữ ǵn giới cấm hay giữ cho có
lệ chứ không phải dọn ḿnh cho trong sạch đặng thọ lănh Chơn truyền. V́ vậy,
cho nên rất ít người được thâu nhận làm đệ tử chánh thức của Chơn Sư. Người
ta nói rằng cửa Đạo đóng chặt, từ thế kỷ này qua thế kỷ nọ, để chờ những
người có thiện căn, những người có đủ những đức tánh cần thiết tới gơ cửa,
tới chừng đó cửa Đạo sẽ mở ra đặng rước vào.
Xin chép ra đây một đoạn trong quyển
Đạo Phật trên Thế Gian
(Le Bouddhisme dans le Monde),
trang 216, tác giả là ông L. de Milloné nghiệm xét về sự suy đồi của Phật
giáo.
“Đại để người ta nghĩ rằng Đạo Phật chết
ṃn v́ sự giàu sang của chùa chiền làm cho suy nhược, sụp đổ, bởi v́ Giáo
Hội Tăng Già mất hết khí phách, nghị lực, bị bỏ rơi bởi v́ tín đồ say mê tôn
thờ Đấng Krishna là Đức Thượng
Đế hóa thân làm người được phổ biến khắp
dân chúng, vốn của người Bà La Môn bịa đặt hoặc giả đề xướng để đối phó với
Đức Phật là con người thành Thượng Đế.”
Những lời xét đoán này có đúng hay không?
Quí bạn suy nghĩ xem.
Người học Đạo và hành Đạo không bênh vực
ai và cũng không xét đoán ai cả, biết rằng trên đường tu hành sẽ gặp những
cảnh ngộ éo le, khắc nghiệt, mấy ai dám tự phụ rằng ḿnh sẽ đứng vững trên
những sự thử thách mà không sa ngă. Tốt hơn cứ làm thinh mà đi tới. Cười
người tháng trước tháng sau người cười. Nhân Quả không hề dung tha một ai
làm sai Luật Trời.
Những xe trước găy, xe sau phải tránh. Ta
thấy cái gương người xưa rồi th́ phải thận trọng, dè dặt từ chút, đâu dám
buông lung và phải luyện ư chí cho cứng cỏi. Sắt không đem nung lửa đỏ,
không đem trui nhiều bận th́ không bao giờ trở nên thép cứng rắn để dùng vào
việc hữu ích cho đời.
Mà cũng đừng quên rằng đời là một cái
trường học lớn, ai ham học và biết học th́ sẽ tiến mau, nhược bằng lười
biếng không cố gắng th́ sẽ phải rớt lại sau xa lắm, trong khi các bạn đồng
hành đă vượt cả ngàn cây số rồi.
Luật Nhân quả vốn bất di bất dịch. Nó
không hề thiên vị một ai, dù người đó là một vị Đại Thiên Thần chăng nữa chứ
nói chi là những người phàm phu tục tử như chúng ta đây.
hẾt
[1] Châu Lémurie là Châu thứ ba, Châu Atlantide là châu thứ tư. Hai châu này ngày nay đă trầm xuống biển. Ngày sau sẽ nổi lên lại.
[2] Năm 1929-1930 tôi đă cho xuất bản quyển nhỏ: Phật Giáo Yếu Lư và kế đó là quyển Luân Lư Đạo Phật.
[3] Chuyện anh Soubhada có thuật trong quyển Đức Phật Gotama (Cồ Đàm), đời sống của Ngài, nơi trang 235, tác giả là Ông E. H. Brewster – Gotama, Le Bouddha. Sa vie.
[4] Gotama, Le Bouddha. Sa vie (D’Après les écritures palies choisies par E. H. Brewster, avec une préface de C. A. P. Rhys Davids).
[6] Quí bạn muốn biết thêm chi tiết về hai cuộc lễ Vía Phật và Chuyển Pháp Luân (Asala), xin đọc Chương XIV: La Sagesse dans Les Triangles, của quyển Les Maitres et Le Sentier, hoặc Chương XIV Minh Triết Trong Tam Giác của quyển nh́ Chơn Sư và Thánh Đạo.
[7] Xin xem bài: Phải suy nghĩ cho sâu xa khi đọc Kinh Phật, trong quyển Đâu Là Chân Lư. Và hai quyển Vô Minh và Giác Ngộ th́ rành rẽ hơn.
[9] Chuyện này của ông Tautriadetta, một nhà pháp môn qua Thiên Trước khảo cứu những diệu pháp của mấy vị Đạo sĩ Pha-kia (Fakir) rồi sau khi trở về viết bài tường thuật. Ông G. Tamos dịch ra đăng vào Tạp chí Le voile d’Isis. Bạn tôi là Bạch Ngọc có dịch lại và đăng vào Niết Bàn Tạp Chí số 38 ngày 1-6-1935. Ông Tautriadette có qua Phi Châu khảo cứu những phù pháp của các Đạo sĩ bên đó nữa.
[11] Rất tiếc là chúng tôi quên tên
Chùa đó, v́ là tiếng Nhật và đă 42 năm rồi.
Xin đọc Ba chuyện Đại Định trong bài: "Vài lời về Thiền Ấn Độ và Trung Hoa" trong quyển Vô Minh và Giác Ngộ của Phật giáo.
[12] Nếu không phải là quả kiếp trước mà tại người ta gây ra kiếp này th́ tội nghiệp cho họ. Sau họ phải trả quả. Không phải mọi việc xảy đến đều do quả của kiếp trước.
[16] Ông Léon Wieger viết bài tựa của quyển nh́ tại Ho-Kiên-Fon ngày 11 tháng 4 năm 1910 (11 Avril 1910).
[18] Về điều này tôi xin nói: Đây là một việc Đại bất công. Không sát hại sinh vật mà xử tử những người Thủ đà la khi họ phạm đại tội. Tại sao tha thứ những người Sát đế lỵ, những người Tỷ xá. Trong khi họ đồng phạm một tội như những người Thủ đà la? Chẳng qua là tại dân bổn xứ coi người Thủ đà la như một con quái vật rất gớm ghiếc, ai thấy cũng tránh xa.
Nếu các hàng Phật tử giữ đúng như lời Phật dạy th́ không ai dám làm điều này cả, v́ nó trái nghịch với Ḷng Từ Bi vô lượng của Đức Phật.
Tưởng cũng nên biết, Chandragupta, vị Hoàng Đế đánh đuổi quân Hy Lạp ra khỏi Ấn Độ vốn thuộc về ḍng dơi của người Thủ đà la chứ không phải là người Sát đế lỵ.
[19] Touranien: Nhánh thứ tư của giống dân Atlantes. Atlantes là giống dân chánh thứ tư (Touranien 4e sous race de la 4è race mère Atlantes).
[22] 1– Brahma là Ngôi thứ Nhất của
Thượng Đế. 2 – Vishnou là Ngôi thứ Nh́. 3 – Shiva là Ngôi thứ Ba.
Shiva-Vishnou-Brahma là Ba Ngôi của Thượng Đế. 4 – Parvati: Nữ Thần
vợ của Shiva, có lẽ Tàu gọi là Diêu Tŕ Kim Mẫu. 5 – Ganésa: Thiên
Thần đầu voi, con của Shiva và Parvati. Tôi xin nói vài lời về
Parvati. Các hạng Thiên Thần không có
[23] Có chỗ nói Nan Đà là cô gái chăn ḅ, không phải trên bờ sông Hằng Hà (Gange) mà trên bờ sông Ni Liên Thuyền (Nairânjana).
[24] Nguyên văn chữ Pháp: Et toi! O grand Roi! ta venue a été prédite par Bhagavat. C’est de toi qu’il a dit: Cent ans après que je serai entré dans le Nirvana complet, règnera à Patalipoutra un roi juste, souverain des quatre parties de la terre, qui fera la distribution de mes reliques et qui établira 84 000 (nombre Bouddhique) édits de la loi. (L’Inde après le Bouddha par Lamairesse page 44).
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS