Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

ĐẠO VĂN

(PLAGIARISM)

Tác giả C. W. LEADBEATER

Trích Chương VII

quyển CHƠN THẦN và các Tham luận khác về Tâm thức Cao siêu.

(The Monad and Other Essays upon the Higher Consciousness)

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

Khi Tâm thức ta phát triển đúng mức giúp ta có thể hiểu được tí chút về sự vận hành của Thiên nhiên trên các cơi cao, th́ chẳng bao lâu sao ra thấy ḿnh cần phải xét lại sự phán đoán theo đủ mọi chiều hướng. Khi ta hiểu rơ hơn mọi t́nh huống th́ ta thấy có lư do dành cho nhiều chuyện mà trước kia có vẻ là không thể giải thích được và ta học được cách khoan dung đối với những hành động mà trước kia ta coi là không thể tha thứ được. Trong chương này và chương kế tiếp tôi cố gắng tŕnh bày một số tư tưởng mà tôi trộm nghĩ theo đường lối này.

Mới đây trên báo chí có xuất hiện những bài tường thuật về hai vụ kiện đạo văn liên quan tới những câu chuyện hoặc vở kịch, và trong trường hợp nào th́ bị cáo cũng tuyên bố rằng ḿnh chưa hề đọc cái tác phẩm mà người ta buộc tội ḿnh là bắt chước theo. Kẻ sống trên thế gian có lẽ thấy khó mà tin được một lời hối căi như thế, nhất là nếu có nhiều điểm giống nhau giữa hai câu chuyện hoặc vở kịch; thế nhưng học viên Huyền bí học biết rằng một lời biện bạch như thế có thể hoàn toàn đúng thật và có nhiều cách thức khiến cho có một sự trùng hợp như thế có thể xảy ra mà về phần bất cứ ai hữu quan th́ đương sự tuyệt nhiên không có ư định hoặc ư thức đạo văn.

Trong quyển hai của bộ sách Sinh hoạt Nội giới tôi đă giải thích rằng trên cơi trí tuệ có một số trung tâm tư tưởng dứt khoát là cục bộ, những tư tưởng cùng loại thu hút tới đây theo luật đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, chẳng khác nào những người nói cùng một thứ tiếng thường tụ tập lại với nhau. Chẳng hạn như tư tưởng triết học có địa hạt riêng rẽ của ḿnh với những phần vi tế tương ứng các ư tưởng chính yếu trong triết học và đủ thứ mối tương quan kỳ diệu vẫn có giữa đủ thứ trung tâm này, phô bày cái cách thức mà nhiều hệ thống triết học khác nhau liên kết lại với nhau. Bất cứ ai suy tư thâm thúy về các đề tài triết học th́ nhờ đó mà tiếp xúc được với cái nhóm xoáy lực này; nếu y đang nằm ngủ hoặc đă chết rồi, nghĩa là y không đang chịu sự hạn chế của thể xác – th́ xét theo phương diện không gian y bèn bị thu hút tới cái bộ phận đó trên cơi trí tuệ; c̣n nếu cái khối thịt trần thế ấy mà nhất thời y vẫn c̣n bám víu vào đó lại cản trở công việc này th́ y bèn vươn lên một t́nh trạng rung động đồng cảm với một trong các xoáy lực ấy để tiếp nhận được từ đó bất cứ điều ǵ mà y có thể lĩnh hội được, cho dù việc này không được thoải mái bằng khi y thật sự lững thững đi tới đó.

Tập hợp tất cả ư tưởng ấy biểu diễn tất cả mọi thứ mà thiên hạ đă từng vắt óc ra nghĩ tới đề tài này, và v́ vậy tự thân nó vốn quá đủ với bất cứ một tư tưởng gia b́nh thường nào, thế nhưng đằng sau đó và liên quan tới nó c̣n có những khả năng thêm nữa vốn ở trong tầm tay của một số ít người có đủ nghị lực và đủ kiên tŕ để xâm nhập vào đấy.

Trước tiên là thông qua những trung tâm tư tưởng này, người ta có thể đạt tới cái c̣n linh hoạt của những người đă sản sinh ra cái sức mạnh đó, và thế là tư tưởng gia thời nay vốn vừa dũng mănh lại vừa háo hức, thế nhưng lại biết tôn kính và dễ bảo, tư tưởng gia này có thể thật sự qú dưới chân của các tư tưởng gia vĩ đại trong quá khứ để học hỏi cách thức xem xét những vấn đề của cuộc sống mà những nhà trí thức lớn lao nhất trên thế giới của ta đă sản sinh ra.

Thứ hai là c̣n có một chuyện đại khái là chính Chân lư – hoặc có lẽ ta nên tŕnh bày đó là đại biểu đối với ta của một ư tưởng cực kỳ trừu tượng vốn là quan niệm về Chân lư tồn tại trong Thái dương Thượng Đế  - chắc chắn đây là một ư niệm cao tột đối với kẻ nào dám liều mạng suy nghĩ như vậy. Người nào đă đạt tới mức hiệp nhất với Thượng Đế  đều có thể tiếp xúc với tư tưởng này, nhưng ai c̣n ở dưới mức đó th́ không thể đạt được như vậy. Ta thấy có sự phản chiếu của nó từ cơi này xuống cơi kia và càng giáng xuống th́ càng mờ nhạt đi; ít ra th́ cũng có một số những điều phản chiếu này lọt vào tầm tay của kẻ nào mà tư tưởng bay vút lên được giống như một con chim ưng dũng mănh dám giáp mặt với chúng.

Rơ rệt là có nhiều tư tưởng gia nghiêm túc cùng một lúc có thể được thu hút tới cùng một vùng trên cơi trí tuệ và ở đó họ có thể thu thập được những ư tưởng giống hệt nhau; và khi điều này xảy ra th́ ít nhất là việc diễn tả những ư tưởng ấy trên cơi trần cũng có thể trùng với nhau. Thế là luôn luôn có nguy cơ quần chúng dốt nát buộc tội một trong hai người là đạo văn. Việc diễn tả một cách đồng bộ như vậy thường không xảy ra v́ bộ óc con người vốn thô trược cho nên ít khi nào để cho chủ nhân ông của nó tiếp nhận bất cứ điều ǵ đă học hỏi được trên các cơi cao. Trong địa hạt văn chương, sự biểu lộ đồng bộ như vậy chẳng những có xảy ra mà trong trường hợp các viên chức làm việc ở các Pḥng Đăng kư Bằng Phát minh Sáng tạo của bất cứ nước nào cũng thường cho ta biết những đơn xin cấp bằng phát minh về những sáng chế hầu như giống hệt nhau thường được nộp cùng một lúc. Và khi sự kiện này được tiết lộ th́ mỗi người nộp đơn đều rất sẵn sàng buộc tội người kia là ăn cắp ư tưởng của ḿnh, cho dẫu rơ rệt là không thể ăn cắp trên cơi trần.

Tuy nhiên, trong số những người truyền bá các ư tưởng triết học chúng ta thường nghe thấy những lời phàn nàn về việc đạo văn, mà nói cho đúng hơn chuyện này thường xảy ra trong đám người viết kịch và viết tiểu thuyết. Vậy th́ liên quan tới thể loại văn chương này liệu có trung tâm tư tưởng nào giống như ta vừa mô tả đối với triết học hay chăng? Không chính xác được như vậy, dù sao đi nữa xét chung đối với tiểu thuyết hư cấu. Nhưng có một vùng mà ta có thể gọi là tư tưởng lăng mạn, đó là một nhóm các h́nh tư tưởng mênh mông nhưng khá ư là mờ nhạt, bao gồm một đằng là một tập hợp những tổ hợp mơ hồ nhưng xuất sắc liên quan tới quan hệ giữa hai phái nam nữ, c̣n một đằng là những xúc cảm đặc trưng cho ḷng hào hiệp thời trung cổ cùng vói các huyền thoại minh họa chúng; lại c̣n hàng đống những chuyện thần tiên nữa.

Nhiều người viết ra loại tiểu thuyết hư cấu và thi ca như vậy đều rút tỉa được nhiều sự linh hứng do việc họ du ngoạn qua những vùng đó; c̣n những người khác lại tiếp xúc với đại dương không bờ bến của lịch sử trong quá khứ. Kẻ nào không lăo luyện th́ thật ra không thể đọc được những kư ảnh về lịch sử đó, v́ việc này cần phải có một sự thức tỉnh trọn vẹn của chơn ngă sao cho y có thể hoạt động ở mức vật chất nguyên tử của thể nguyên nhân. Nhưng cái phản ứng lộn xộn thuộc về những thời đại vàng son hơn đều được phản chiếu từ cơi này xuống mức hạ tŕ và ngay cả xuống mức cơi trung giới nữa, ở đây những người đi lang thang trên các cơi này có thể dễ dàng tiếp xúc với những phản chiếu đó. Thế là có xảy ra chuyện nhiều tiểu thuyết gia có được một ư tưởng xuất sắc, có lẽ là một kịch tác gia đă đạt tới mức tột đỉnh để dựng nên một cốt chuyện đưa tới mức đó, và nhờ vậy trở nên lừng danh mà tuyệt nhiên chẳng bao giờ biết rằng ḿnh thật ra chỉ thuật lại một mảnh vụn nhỏ bé của lịch sử nhân loại trên thế giới.

Cách đây nhiều năm, trên bong tàu của một tàu thủy, chính tôi cũng đọc được một tiểu thuyết đáng chú ư – nó có một cốt chuyện hoàn toàn phi thường – và trong trí tôi thấy hoan nghênh tài khéo của tác giả đó, mặc dù lúc bấy giờ nó gợi ra nơi tôi việc lờ mờ nhớ tới một việc ǵ đấy cho tôi biết rằng ẩn đằng sau đó là một thực tại. Tôi không theo đuổi đề tài này và nó chỉ tương đối mới gần đây khi theo đuổi câu chuyện về một loạt các kiếp đă qua, th́ tôi mới tiếp xúc với sự thật mà chuyện này diễn tả. Thế nhưng bản thân tôi vốn ghi nhận nhũng diễn biến xảy ra trong các kiếp đó, rồi ghi chép lại thành sách, cũng như tiểu thuyết gia đă khai triển nó thành một cốt chuyện hấp dẫn th́ cả hai tuyệt nhiên không phạm tội đạo văn, cũng chẳng khác nào một du khách đi tham quan rồi mô tả cảnh đẹp trên sông Rhine, đâu có phạm tội đạo văn của Baedeker.

Trong một số trường hợp, người viết tiểu thuyết hư cấu không cần lên tới cơi cao mới có được cốt chuyện và ư tưởng, bởi v́ nó được cấp cho y dưới dạng chuẩn bị sẵn. Có một tiểu thuyết gia lỗi lạc đương thời đă bảo tôi rằng cốt chuyện đến với ông chẳng biết từ đâu – thật ra ông không biết cốt chuyện mà ai đó viết thông qua ông. Trong trường hợp này th́ tác giả hiểu được và nhận ra được t́nh trạng sự việc đó, nhưng tôi tin rằng có nhiều tác giả khác cũng trong trường hợp như vậy lại tuyệt nhiên chẳng biết ǵ hết. Ta biết quá ít điều là ư tưởng của chính ḿnh (nếu quả thật ta có bất cứ điều ǵ như vậy); đó là v́ chẳng những ta có thể lang thang trên cơi tư tưởng để vớ lấy những chuyện lặt vặt chẳng ai buồn màng tới trong cuộc du khảo này, mà c̣n có những người khác làm thay cho ta chuyện lang thang thu thập mọi thứ ấy, và ta chẳng qua chỉ là phát ngôn viên của họ, cho dẫu ta sững sờ trước sự nhanh chóng và trong sáng khi những ư tưởng mới (ít ra cũng mới đối với ta) đang tuôn ra từ bộ óc của ḿnh. Người nào khi c̣n sinh hoạt trên trần thế mà đă từng viết về bất cứ đề tài nào th́ vẫn c̣n quan tâm tới nó sau khi đă hồn ĺa khỏi xác. Trong sinh hoạt mới mẻ và ít bị ràng buộc hơn, người ta thấy được những khía cạnh của đề tài này mà trước kia ḿnh không nhận thức được, người ta có được những quan niệm rộng lớn hơn bởi v́ toàn thể đường chân trời của họ đă mở rộng ra. Khi ta tiếp tục nghiên cứu trong t́nh huống tốt đẹp hơn hẳn này th́ những tia sáng mới ló dạng về đề tài đó cũng như mọi thứ khác, bởi v́ ta đă mở rộng rất nhiều khả năng của tầm nh́n; thế là ta mong ước tŕnh bày những quan niệm mới mẻ và vĩ đại ấy cho đồng loại của ḿnh.

Nhưng cuộc sống mới cũng có những hạn chế và ít cơ hội hơn; người ta có thể học hỏi nhiều hơn mức trước kia, nhưng không c̣n có được một nhà xuất bản trên cơi trần dành riêng cho công tŕnh sinh lợi của ḿnh. Nếu người ta muốn đến với cơi phàm th́ phải làm như vậy thông qua một người c̣n sống trên đó. Ở đây có những điều khó khăn cản đường họ, những khó khăn mà hầu hết mọi người chưa bao giờ học cách khắc phục. Một số người thành công để đưa ư tưởng ḿnh ra cho thế giới biết mặc dù ḿnh đă ĺa trần, nhưng chỉ c̣n với một tên tuổi của một người nào khác để ḿnh núp bóng và thường làm việc này rất bất toàn. Dĩ nhiên là như vậy, v́ người đồng cốt vô ư thức mà họ phải hoạt động thông qua đó đă trộn lẫn tư tưởng của ḿnh vào tư tưởng của người này và đă làm cho tư tưởng đó thấm đượm sắc thái đặc dị cá nhân của người đồng cốt. Trong một số trường hợp, bộ óc mà họ chỉ có thể hoạt động thông qua đó lại không thể truyền đạt được đầy đủ giá trị của cái tư tưởng mà họ đang ra sức tuôn đổ vào bộ óc; trong một số trường hợp, việc thiếu giáo dục hoặc thiếu kiến thức đặc biệt cản đường sự chuyển đạt toàn bích. Chẳng hạn như tôi c̣n nhớ rơ mồn một sự bực bội và sốt ruột của ông già Cayley khi ông cố gắng tŕnh bày cho thế giới – thông qua tôi – một khám phá mới mẻ nào đó mà ông tuyên bố rằng nó sẽ làm cách mạng toàn thể khoa toán học. V́ tiếc thay tôi biết rất ít về toàn học và hoàn toàn không hiểu nổi ông ta đang nói cái ǵ, cho nên tôi đành từ bỏ cái vinh dự mà ông dành cho tôi. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng giọng điệu của ông rơ rệt là chẳng hào hứng ǵ hết và tôi hoàn toàn hiểu được rằng ông có thể thất vọng sâu sắc khi ông bảo tôi rằng ông cũng đă thử nhiều lần việc này với các đồng nghiệp của ḿnh mà chỉ hoài công.

Thế nhưng vẫn c̣n có sự kiện là chúng ta chẳng có vinh dự bao nhiêu đối với điều mà ta cứ tưởng rằng là của chính ḿnh. Goethe có viết:

Tôi chỉ c̣n thấy liệu cái thuật chiếm hữu làm của riêng có mất uy tín của bậc thiên tài hay chăng? Mọi tác phẩm của tôi đều được cung ứng cho tôi bởi hàng ngàn người, hàng ngàn sự việc khác nhau; người ta đă mang tới cho tôi những điều khôn ngoan và điên rồ, và chắc chắn là đă hiến dâng cả tư tưởng, năng lực và kinh nghiệm của ḿnh. Tác phẩm của tôi là một khối tập hợp của những sự vật được rút ra từ trọn cả thiên nhiên; thế mà nó lại mang tên Goethe.

Nếu vĩ nhân người Đức ấy mà c̣n thừa nhận điều này đối với ánh mặt trời chói lọi về thiên tài của ông th́ nó ắt hẳn c̣n đúng hơn nữa đối với những ánh đèn lập ḷe của những văn sĩ không nổi tiếng! Đôi khi chẳng những các ư tưởng mà ngay cả những thể loại diễn tả cũng đều được vay mượn; tôi đă thấy những ví dụ như thế, trong trường hợp hai người không hoàn toàn liên lạc với nhau mà lại viết ra cùng một tư tưởng bằng những lời lẽ giống hệt nhau. Điều này có thể là do sự sốt sắng và nhiệt t́nh của một người đă chết nào đấy; y đọc cùng một câu văn cho hai người hoặc nhiều người hơn nữa, bởi v́ y không chắc chắn trong số đó có ai có thể đưa nó ra một cách thành công trên cơi trần. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp không có sự can thiệp của người chết, đó là v́ chính một tác giả khi nghiền ngẫm một tư tưởng nào đó thường thấy ít rắc rối hơn khi diễn tả nó chính xác nguyên xi so với việc t́m cho nó một cách diễn tả mới mẻ qua ngôn từ của chính ḿnh. Trong mọi vấn đề như vậy, người ta có khuynh hướng tự nhiên là đi theo sở trường và sở trường chính là cái đă xác lập rồi.

Thật khó mà tŕnh bày với một người nào đó chưa tận mắt nh́n thấy bất cứ ư tưởng nào về dáng vẻ của kho chứa tư tưởng mà tôi thử đang t́m cách tŕnh bày.

Người ta có thể h́nh dung nó một phần nào bằng cách bảo rằng mỗi tư tưởng tạo ra cho ḿnh một đường đi đều cày xới ra một lối đi cho chính ḿnh xuyên qua vật chất của cơi đó; và bằng cách ấy, một khi nó đă được xác lập rồi th́ con đường vẫn mở ngỏ cho ta bước trên đó hoặc nói cho đúng hơn là ta có thể dễ dàng mở nó ra trở lại v́ bất cứ nỗ lực mới mẻ nào cũng làm cho các hạt của nó được linh động trở lại. Nếu nỗ lực này mà có chút ít ǵ đi theo chiều hướng chung của cái đường lối tư tưởng cũ kỹ ấy th́ nó dễ dàng thích ứng hơn nhiều đủ để đi dọc theo đường lối ấy so với khi nó phải tự đục đẽo lấy một lối đi khác cho chính ḿnh, cho dù hai đường lối đó có thể song hành cận kề với nhau đến đâu đi chăng nữa.

Mọi nhận xét như vậy đều cho ta thấy rằng thật không khôn ngoan khi hồ đồ kết tội đạo văn và chụp mũ những người nào ngẫu nhiên diễn tả giống như chính chúng ta đă làm hoặc ngay cả giống hệt như điều chúng ta đă làm. Đôi khi tôi thấy trong số các nhà Thông Thiên Học có biểu lộ một sự sốt ruột nào đấy bởi v́ có những người viết hoặc nói không phải là hội viên Thông Thiên Học mà lại thường sử dụng cái chúng ta gọi là những ư tưởng Thông Thiên Học, thế nhưng không công nhận nguồn thông tin đó từ đâu ra. Bởi v́ có những khu phố mà danh tiếng của Thông Thiên Học chẳng ai nghe tới, cho nên tôi gần như tin chắc rằng đôi khi điều này được cố ư thực hiện và không nhắc ǵ tới danh nghĩa của Hội để tránh đề cập tới một hư danh đang bị ghét bỏ. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp đó, tôi cũng thấy với vai tṛ là các nhà Thông Thiên Học chúng ta chẳng cần phải phàn nàn bởi v́ ước muốn duy nhất của ta là lưu truyền được giáo lư của sự thật chứ không phải để có được danh tiếng về việc biết tới sự thật.

Tuy nhiên có một số trường hợp khác mà thông tin về sự thật do chúng ta thừa biết lại được hoàn toàn thu thập ở bên ngoài tổ chức của ta. Chẳng hạn như, chúng ta đă mất công vạch ra những sự phân chia nhỏ cơi trung giới và cơi hạ trí, miêu tả những cư dân ở đó cùng với những t́nh huống chiếm ưu thế ở đấy. Nhưng ta phải nhớ rằng mọi người c̣n sống trong khi ngủ cũng chuyển sang cơi trung giới, c̣n người chết th́ thường trú ở đó trong suốt cái giai đoạn đầu tiên mà họ sinh hoạt sau khi chết. Vậy là tất yếu phải xảy ra việc trong số nhiều triệu người ấy có một số người đủ nhạy cảm hoặc là khi c̣n sống để mang về trong sinh hoạt cơi trần một sự hồi tưởng rơ rệt nào đấy, hay là khi đă chết rồi mà khám phá ra được một phương pháp nào đó để trao truyền thông tin một cách khá chính xác cho những người c̣n đang sống. Bất cứ khi nào có một trong những điều nêu trên xảy ra th́ ta ngay tức khắc thấy rằng đó chính là điều mà ta có thói quen gọi là việc xác nhận giáo lư của Thông Thiên Học. Nhưng tuỵệt  nhiên đây không phải là chuyện đạo văn; đó là sự quan sát độc lập về cũng cái hiện tượng ấy, và người quan sát cũng có quyền mô tả cảm tưởng của ḿnh y hệt như tôi có quyền ghi lại cảm tưởng về một chuyến viếng thăm nước Ư cho dẫu đă có hàng trăm quyển sách cũng viết về xứ sở ấy c̣n hay hơn bất cứ điều ǵ mà tôi viết ra nữa. Tôi không muốn bênh vực cho sự đạo văn mà thật ra đó chỉ là một dạng ăn cướp. Tôi chỉ muốn nêu ra rằng ta không nên hồ đồ kết tội theo đường lối đó chỉ v́ t́nh huống giữ bản quyền trí tuệ trên các cơi cao khác hẳn t́nh huống mà ta có được trên cơi trần; và trong trường hợp này cũng như biết bao trường hơp khác nữa, người nào thông cảm và hiểu biết nhiều nhất cũng là người có quan điểm nhân áí nhất.

---------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS