|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
ĐẤNG ĐẠO SƯ THẾ GIỚI,
THÔNG THIÊN HỌC
VÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC
(The World
Teacher, Theosophy,
and
the Theosophical Society) Tác giả Clemice Petter- Bản dịch www.thongthienhoc.com |
|
Bà Clemice Petter là hội viên kỳ cựu của Hội Thông Thiên Học Brazil, hiện
nay bà là t́nh nguyện viên ở Tổng Hành Dinh Hội Thông Thiên Học ở Adyar.
Bài đăng trên tạp chí nhà Thông Thiên Học, số tháng 2 năm 2017.
Ư nghĩa của từ ngữ Thông Thiên Học, đó là “Minh triết Thiêng liêng” - “Minh
triết của Thượng Đế”. Ta thừa biết rằng minh triết không liên quan tới kiến
thức, nó không bắt nguồn từ quá tŕnh suy nghĩ; nó không phải là kết quả của
sự lư luận hoặc bất kỳ qui tŕnh nào của cái trí. Đó là một trạng thái tự
tại vượt ngoài tầm cái trí và qui tŕnh suy nghĩ; nó chỉ bắt đầu khi cái trí
hoàn toàn có trật tự, nghĩa là không có bất cứ loại xung đột nào. Sự xung
đột chỉ chấm dứt khi ta thông hiểu cái tạo ra sự xung đột, tức là qui định
suy nghĩ .
Minh triết Thiêng liêng là một trạng thái tự tại vượt ngoài tầm cái trí nhị
nguyên vốn chia chẻ và phân loại. Cái trí nhị nguyên không thể thấy được
tổng thể chỉ v́ bản chất của nó là chia rẽ, nó tạo ra một trung tâm từ đó nó
tiếp cận với mọi thứ, mọi phán đoán đều nảy sinh từ các trung tâm này tức là
“bản ngă”; và tư tưởng là cái công cụ duy nhất mà nó có được. Tư tưởng vốn
là thành quả của kiến thức; kiến thức lại là sự tích lũy thông tin và kết
luận cho nên luôn luôn phải có quá khứ. Điều này thật hiển nhiên và chính
cái quá khứ chết cứng bị tích lũy lại ấy là nguồn gốc từ đó phát sinh ra tư
tưởng với những giải pháp cho những thách đố thuộc giây khắc hiện tại. Rơ
rệt là cái quá tŕnh càng ngày càng tích lũy thêm này chẳng bao giờ có thể
mới mẻ, chẳng bao giờ có thể thấy được điều đang diễn tiến trong giây khắc
hiện tại; và v́ thế nó không thể thấy được tổng thể trong bất cứ t́nh huống
nào, do đó nó luôn luôn càng ngày càng tạo ra thêm vấn đề.
Cái trí qui ngă này liên tục xây dựng những bức tường xung quanh ḿnh để cô
lập và ngăn cách ḿnh với “những người khác”. Đây chính là phương thức vận
hành của bản ngă và người ta không thể làm điều ǵ thay đổi được bản chất
của nó, chỉ duy nhất có khả năng thông hiểu, thấy rơ nó để mà khắc phục nó.
Chính cái điều dối trá cho rằng để làm cho “tôi” tốt hơn, tôi trở thành
một điều ǵ đó tốt hơn, chính sự dối trá ấy ngăn cản nhân loại bước ra
khỏi cái lối sống bộ tộc này mà nó đă sống trong đó hết thiên niên kỷ này
sang thiên niên kỷ khác, luôn luôn hi vọng là “cái tôi” sẽ tốt hơn và chẳng
bao giờ thành công. Cố sức thay đổi bản chất của bản ngă vốn qui ngă th́
cũng giống như ra sức thay đổi bản chất của con chó thành bản chất của con
mèo. Nhưng cho dù người ta có thể làm ǵ đến đâu đi chăng nữa với con chó
th́ nó cũng chẳng bao giờ kêu meo meo như con mèo; bất cứ khi nào nó há
miệng ra th́ nó chỉ sũa thôi. Cũng giống như vậy, bản chất qui ngă không thể
biến thành bản chất vị tha cho dù người ta có làm ǵ đến đâu đi chăng nữa;
cái trí qui ngă luôn luôn suy nghĩ theo kiểu “tôi” và “của tôi”, theo kiểu
cạnh tranh - tốt nhất, tốt hơn - chỉ v́ đó là bản chất của nó. T́nh yêu của
nó mang tính chiếm hữu hoặc qui ngă - tôi yêu “tổ quốc tôi”, “vợ tôi”, “con
tôi”, “gia đ́nh tôi” v.v. . .
Thông Thiên Học tức Minh triết Thiêng liêng là một trạng thái tự tại, trong
đó không có sự chia rẽ, chẳng hạn như “tôi” và “cái của tôi” .Không có cảm
xúc chia rẽ, phân loại, không thể có sự so sánh chỉ v́ không có cái trung
tâm nào để so sánh với cái khác. Phương thức làm việc của nó là hợp tác. Chủ
điểm hành động của nó là Yêu thương và Từ bi.
V́ vậy những người nào thông hiểu được toàn bộ qui tŕnh của cái trí nhị
nguyên mới được giải thoát khỏi nó; họ không c̣n dấu vết ǵ của tính ích kỷ,
họ bỏ lại đằng sau mọi thú tính cho bước đi trần trụi trên trần thế - chúng
tôi dùng từ trần trụi không phải theo nghĩa không có quần áo mà là bị tước
bỏ khỏi cái gánh nặng của ngày hôm qua, không c̣n có “cái tôi” và “cái của
tôi”. Đây là những con người thanh khiết, không bị ô nhiễm bởi “cái tôi” c̣n
nhiều thú tính; họ sinh hoạt trong chiều kích của minh triết. Cũng chẳng sai
lầm khi bảo rằng chiều kích minh triết cũng chính là chiều kích Yêu thương
và Từ bi; đó là v́ chỉ có Từ bi khi xét về ngay cả mặt tâm lư, người ta sinh
hoạt trong một chiều kích khác, nhưng vẫn c̣n tiếp xúc với nhân loại ở tŕnh
độ ích kỷ hiện nay. Những Đấng đó là các bậc Đạo sư muôn thuở và các ngài
luôn luôn tồn tại cùng với nhân loại.
Thông Thiên Học tức Minh triết Thượng Đế không có bản quyền tác giả; chỉ có
một bậc Đạo sư duy nhất được biết tới qua nhiều hồng danh vào những thời
điểm khác nhau khi nhân loại tồn tại trên trái đất. Xét cho cùng th́ cơ thể
con người là minh triết có thể biểu hiện thông qua đó, cơ thể ấy chỉ tồn tại
một thời gian ngắn ngủi thôi; ta không thể duy tŕ một cơ thể và cũng một
tên gọi trong nhiều trăm năm. Suy nghĩ theo kiểu ai có hoặc ai sở hữu Chân
lư, đó là điều thiếu thông minh nhất mà người ta có thể làm được v́ Chân lư
không thể được chiếm hữu, chính cái trí ích kỷ mới suy nghĩ theo kiểu chiếm
hữu; Chân lư luôn luôn có ở đó cho những ai đă sẵn ḷng buông bỏ mọi kết
luận và mọi kiến thức, nghĩa là xả bỏ mọi sự tích lũy và bước đi đơn độc
không chịu ảnh hưởng của cả ngàn ngày hôm qua; Chân lư là đóa hoa sương khói
mong manh, cái giây khắc mà người ta ra sức nắm bắt nó th́ nó đă vượt thoát
đi đâu mất rồi. Nó không phải là một điều ǵ đó mà ta có thể sở hữu được
cũng giống như ta không thể sở hữu được gió.
Minh triết không thể t́m thấy trong sách vở, không thể được ban cấp cho bạn,
v́ minh triết tự nhiên sẽ xuất lộ giống như đóa hoa nở rộ, giống như mưa từ
đám mây nặng trĩu rớt xuống khi đă đến lúc mưa. Sách vở chỉ hữu ích nếu ta
coi nó là một bản đồ chỉ đường, nhưng nếu muốn tiến hành cuộc du ngoạn th́
ta phải đứng lên và bắt đầu bước đi. Những người du hành mà sử dụng bản đồ
đều thừa biết rằng cuộc du hành thực sự khác hẳn việc nghiên cứu bản đồ;
điều này cũng giống như cứ nghiên cứu bản đồ ắt chẳng đưa bạn đến đâu khác
hơn chỗ mà bạn đang đứng. Hi vọng rằng có ai đó bước đi trên đường thay cho
ḿnh để rồi cuối cuộc du hành ấy ta sẽ đến nơi (trong trường hợp này không
có nơi nào đến) th́ cũng chỉ là hi vọng hăo huyền thôi. Không ai có thể bước
đi du hành giùm bạn, v́ bạn và con đường đi chỉ là một thôi. Mọi điều bạn
đang cần và có thể biết được đều nằm bên trong bạn, không có điều ǵ đó xảy
ra ở bên ngoài. Thật ra cũng chẳng có sự phân chia thành “bên trong” và “bên
ngoài”.
Khi đă hiểu được sự kiện căn bản này th́ ta mới thấy rằng thắc mắc xem liệu
giáo huấn của J. Krishnamurti gặp gỡ Thông Thiên Học ở chỗ nào, thắc mắc như
vậy không đúng. Điều này cũng giống như thể người ta thắc mắc “cái đầu gặp
gỡ cơ thể ở chỗ nào?”. Muốn gặp gỡ th́ phải có sự chia cách, phải có hai
thứ, nhưng trong cả hai trường hợp nêu trên th́ hai thứ đó chỉ là một thứ.
Trong phần dẫn nhập quyển Tiếng Nói Vô Thinh, bà Blavatsky có viết
rằng: “Ấy là v́ nếu người ta không nghiên cứu kiên tŕ theo đuổi việc tự tri
th́ y ắt chẳng bao giờ sẵn ḷng lắng nghe lời khuyên thuộc bản chất này”. Rơ
ràng việc tự tri là bước đầu tiên và nếu người ta ta không có nó th́ ắt
chẳng đi thật xa được. Krishnamurti cho ta thấy ta thực chất là ǵ chứ không
chỉ là một điều vớ vẩn nào đó theo lư tưởng. Ông đang bước đi bước đầu tiên
với những người nào sẵn ḷng khởi sự bước đi. Giáo huấn của ông nói về sự tự
tri, biết được cái ǵ gom bản ngă lại, cái đó ông nhấn mạnh nó chính là tư
tưởng. Krishnamurti bảo rằng tự tri là vô tận; theo lời ông th́: “Các bạn
càng tự biết ḿnh th́ càng có sự trong sáng; bạn không đạt được một thành
tựu, không đi tới một kết luận. Đó là một ḍng sông vô tận”. Ông cũng bảo
rằng người ta có thể thấy được ḿnh từ lúc này sang lúc khác, bước đầu tiên
cũng là bước cuối cùng, muốn đi xa th́ người ta phải khởi sự ở rất gần.
Khi nói về bản chất của sự tự tri, bà Blavatsky có viết trong một bài báo
đăng trong tạp chí Lucifer số tháng 10 năm 1887 như sau:
“Điều cần thiết đầu tiên để có được sự tự tri là phải trở nên có ư thức sâu
sắc về vô minh; phải cảm nhận với mọi nhịp đập của con tim ḿnh rằng người
ta không ngừng tự lừa gạt ḿnh . . . Ta không thể đạt được cái loại
tự tri này bằng cái mà thiên hạ thường gọi là “tự phân tích”. Ta không thể
đạt được nó bằng sự lư luận hoặc bất kỳ qui tŕnh trí năo nào; bởi v́ đó là
việc đánh thức dậy cảm thức về bản chất Thiêng liêng của con người.
Theo J. K. tự tri không phải là kết quả của việc tự phân tích; ông du nhập
yếu tố thấu triệt vốn cốt tủy cho việc thấy được cái ǵ đang là; ông báo
rằng thông hiểu có nghĩa là chuyển hóa cái đang là. Ông cũng bảo rằng thấu
triệt tức đốn ngộ không thể được mời gọi tới, người ta có thể mở toang cửa
sổ ra nhưng không bảo đảm được gió có thổi hay chăng.
“Kẻ vô minh không phải là kẻ thất học mà là kẻ không tự biết ḿnh; con người
có học vẫn ngu si, vô minh khi chỉ biết dựa dẫm vào những sách vở, kiến
thức, thẩm quyền để cho ḿnh thông hiểu.
Thông hiểu chỉ xuất hiện do sự tự tri nghĩa là biết rơ toàn bộ qui tŕnh tâm
lư của chính ḿnh. Như vậy theo đúng nghĩa giáo dục là thông hiểu chính
ḿnh, v́ trọn cả sự tồn tại vốn qui tụ bên trong mỗi một người chúng ta”.
(Trích từ tác phẩm Giáo dục và Ư nghĩa Cuộc
sống ).
Krishnamurti mang lại một quan điểm cách mạng trong cái gọi là thế giới tinh
thần. Ông khiến người ta chú ư tới sự kiện thông hiểu tùy thuộc vào mỗi
chúng ta chứ không tùy thuộc vào ai khác; không ai có thể giúp đỡ trong qui
tŕnh tự tri; người ta phải bước đi một ḿnh, không lệ thuộc vào bất cứ ai;
người ta cần đốt đuốc lên mà đi. Ông bảo rằng: “Bạn là ông thầy, là học tṛ,
là Chơn sư, là sư phụ, là mọi thứ”. Ông chối bỏ cái gọi là thẩm quyền tinh
thần, việc lệ thuộc vào người khác để cho ḿnh thông hiểu được cuộc sống;
bằng biết bao nhiêu cách, ông minh định rằng mỗi người hoàn toàn chịu trách
nhiệm về sự tăng trưởng nội tâm của chính ḿnh. Ông vứt bỏ mọi cái nạng mà
nhân loại đă từng cẩn thận chăm sóc trong hàng ngàn năm, ông chữa cho chúng
ta khỏi cái bệnh tê liệt do chính ḿnh tạo ra và áp đặt. Krishnamurti không
đưa ra sự an ủi hoặc những cái nạng, ông mang lại Chân lư. Và có khi Chân lư
có thể là một viên thuốc đắng khó nuốt.
Trong một bức thư gửi Đại hội Thường niên lần thứ Nh́ của xứ bộ Mỹ quốc thuộc Hội Thông Thiên Học cử hành từ ngày 22 tới 23 tháng 4 năm 1888, bà Blavatsky có viết như sau:
“Tính chính thống trong Thông Thiên Học là một điều vừa không thể được vừa
không đáng mong muốn. Chính sự đa dạng về ư kiến, trong phạm vi một vài giới
hạn nào mới giữ cho Hội Thông Thiên Học trở thành một đoàn thể sống động và
lành mạnh bắt chấp nhiều đặc điểm xấu xa khác. Nếu không được như vậy v́ sự
tồn tại của một số lớn những điều không chắc chắn trong tâm trí của các học
viên Thông Thiên Học, nếu không có những sự khác biệt ư kiến lành mạnh như
thế th́ Hội ắt thoái hóa thành một giáo phái, trong đó tín điều hẹp ḥi đi
theo lối ṃn ắt thế chỗ cho tinh thần Chân lư lành mạnh sống động c̣n chỗ để
thở, cũng như một Tri thức càng ngày gia tăng.
Tùy việc thiên hạ sẵn sàng chấp nhận nó mà giáo huấn Thông Thiên Học mới mẻ
ắt được ban ra..Nhưng giáo huấn ấy không thể ban ra cho thế giới nhiều hơn
mức tŕnh độ tính linh hiện nay có thể lợi dụng được. Tùy theo việc phổ biến
Thông Thiên Học - việc tiêu hóa những ǵ đă được ban ra - mà sẽ có nhiều đến
đâu thêm nữa được khải huyền và trong thời khoảng gần kề đến đâu.
Đoạn trích dẫn ngắn ngủi này cho ta thấy bà Blavatsky cảnh báo chúng ta rằng
tính chính thống - chẳng khác nào tín ngưỡng được chấp nhận - ắt đi ngược
lại Thông Thiên Học. Muốn sống sót Thông Thiên Học phải có chỗ để thở, nó
không có thể sống trong một môi trường những tín điều và kết luận hẹp ḥi
gây ngạt thở. Trong phạm vi một vài giới hạn nào đấy, chính tính đa dạng của
các quan điểm chẳng những đáng mong muốn mà c̣n rất cần thiết cho tinh thần
Chân lư sống động có chỗ để thở cùng với một Tri thức càng ngày càng tăng
trưởng. Theo lời bà th́ Thông Thiên Học càng ngày càng tăng trưởng chứ không
phải là một điểm cố định hoặc một kết luận mà ta đi tới.
Cũng thật quan trọng khi ta thấy rằng bà H. P. B. đề cập tới tầm quan trọng
của việc duy tŕ một số lớn sự không chắc chắn trong tâm trí của các học
viên Thông Thiên Học; điều này có nghĩa là ta cần phải nghi ngờ, nghi vấn,
có một cái trí cầu thị luôn học hỏi chứ không phải cái trí tự măn là ḿnh đă
biết rồi. Đối với những kẻ nào nghĩ rằng ḿnh đă biết rồi th́ chúng tôi xin
chia sẻ một giáo huấn có trong câu kinh 3 chương 2 của Kena Upanishad: “Kẻ
nào nghĩ rằng ḿnh biết rồi th́ thật ra y không biết. Đấng Brahman không thể
hiểu được đối với những kẻ nào rêu rao rằng ḿnh đă hiểu rồi và Đấng Brahman
chỉ có thể được hiểu bởi những kẻ nào thú nhận là ḿnh không hiểu”.
Blavatsky dạy chúng ta rằng những kẻ nào bảo rằng ḿnh đă biết rồi th́ thật
ra không biết, bởi v́ chẳng có cái ǵ để biết. Trong những buổi pháp thoại,
Krishnamurti có dạy rằng: “Nếu có kẻ nào bảo rằng y biết rồi th́ các bạn hăy
hoàn toàn đừng tin y”. Điều này thật hiển nhiên bởi v́ kiến thức là cái được
tích lũy và thuộc về “cái tôi”, cái trí cụ thể vốn là một qui tŕnh mang
tính vật chất; trong khi đó Chân lư, Thông Thiên Học, tức Minh triết Thiêng
liêng có bản chất khác hẳn; nó sinh hoạt trong một chiều kích hoàn toàn
khác, không thể bị tích lũy hoặc sở hữu.
H. P. B. nêu rơ ràng giáo huấn Thông Thiên Học có thể được ban ra liên tục
trải qua những năm sắp tới. Nếu người ta có thể nêu rơ th́ ắt phải như thế
thôi; Thông Thiên Học vốn là một sự việc sống động và hằng tăng trưởng, v́
vậy nó không thể được ban ra ngay một lúc theo một cách thức xác định; điều
này thật hiển nhiên. Trước kia chúng tôi có nói việc bà bảo rằng tùy theo
thiên hạ có sẵn sàng tiếp nhận nó chăng mà giáo huấn Thông Thiên Học mới mẻ
ắt được tŕnh bày.
Tùy theo nhân loại tiêu hóa được những ǵ đă được ban ra và thẩm định được
đến đâu th́ sẽ có nhiều hơn nữa được khai thị và ở giai đoạn cận kề nào.
Điều này cũng cho thấy rằng mọi giáo huấn không thể chỉ do một người duy
nhất luôn luôn ban ra, v́ có yếu tố thể xác già đi. Thậm chí cũng không thể
nói tới mọi giáo huấn bởi v́ giáo huấn là vô tận, nó sống động, hằng tăng
trưởng, nhưng không có nghĩa đó là một qui tŕnh cứ tích lũy măi; nói cho
đúng hơn th́ đó là sự vận động của thông hiểu và buông xả, tự giải thoát
ḿnh để thông hiểu hơn nữa. Muốn ở trạng thái cầu thị học hỏi, người ta
không thể “biết rồi”, bởi v́ việc biết đóng sầm cái cửa đối với sự học hỏi
liên tục, trong khi sự thông hiểu là một sự vận động khác hẳn. Và bà cũng
bảo rằng “giáo huấn mới” sẽ được ban ra, điều này có nghĩa đó là một điều ǵ
chưa được ban ra trước kia bởi bất kỳ ai, một điều ǵ đó mà trước đấy nhân
loại chưa từng có. “Mới” không phải là cái cũ thay đổi một chút ở đây và ở
kia; mới là một điều ǵ đó chưa từng thấy trước kia.
Chúng ta không đi tới trường Trung học mà mang theo mọi sách vở ở lớp mẫu
giáo, nơi ta học cách đọc và viết, rồi hi vọng rằng thầy giáo sẽ bắt đầu
cũng cái bài về đọc và viết ấy cứ lặp đi lặp lại măi. Bởi v́ nó đă trở thành
một bộ phận trong sinh hoạt hàng ngày của ta, trong bản thể của ta, cho nên
ta có thể tiến thêm nữa, tiếp nhận những giáo huấn mới và bỏ lại đằng sau
những sách vở này. Cũng giống như vậy, việc hiểu và tiêu hóa được giáo huấn
Thông Thiên Học chính là việc biến chúng thành một bộ phận trong sinh hoạt
hàng ngày của ta, trong bản thể của ta, sao cho ta có thể tiến lên và sẵn
sàng lắng nghe bậc Đạo sư kế tiếp. Điều này xác định rằng Giáo huấn này là
để chuẩn bị cho ta Giáo huấn kế tiếp; mỗi bậc Đạo sư ắt không trở lại và lập
đi lập lại điều đă được giảng dạy rồi; phải có sự tăng trưởng. Một đứa trẻ
không ngừng ra sức học cách đọc và viết mà không tiêu hóa được nó th́ chẳng
phát triển ǵ hết. Cũng giống như vậy, nhân loại cần tiêu hóa được giáo huấn
Thông Thiên Học để phát triển nội tâm và tiến lên. Chỉ nội việc lập đi lập
lại những nghi thức, lời cầu nguyện và lời kinh kệ không tạo ra sự thông
hiểu; xét cho cùng th́ nhân loại đă cầu nguyện có được ḥa b́nh trong hàng
ngàn năm và ta đang ở đâu? Muốn tiêu hóa ta cần phải chú ư tới giáo huấn, ta
cần phải nghiêm túc về nó, phải có sự đam mê.
Nếu ta có ư định muốn giữ cho Thông Thiên Học được linh hoạt trong Hội Thông
Thiên Học th́ ta cần phải cứ đi măi, luôn luôn học hỏi; cởi mở với điều mới
mẻ và làm việc với tŕnh độ nhân loại hiện nay, lúc nào cũng trao truyền
Chân lư đă được ban ra bởi người mới mẻ mang bó đuốc Chân lư; ngày nay đó là
bậc Đạo sư thế giới mà H. P. B và Annie Besant đă loan báo, ông xuất hiện
trên trần thế với tên gọi là J. Krishnamurti. Nếu ta bám lấy sách vở và ngôn
từ th́ ta ắt bỏ lỡ toàn bộ sự việc để trở thành một giáo phái chính thống
khác nữa và thế giới không cần một giáo phái nào khác.
Thực không công bằng cho nhân loại khi chia chẻ cơ thể Chân lư rồi chỉ đưa
ra một nửa thứ thuốc có thể chữa khỏi mọi khốn khổ và cứu rỗi nhân loại
thoát khỏi những thảm họa thêm nữa. Thế giới cần trọn cả cái thể sống động
gồm những giáo huấn do H. P. B. và Krishnamurti đưa ra. Tách rời cơ thể khỏi
cái đầu ắt giết chết cả hai, chẳng ai được lợi ích ǵ hết, kẻ ôm lấy thân
xác cũng như những kẻ bám lấy cái đầu. Đối với người nào vô minh có óc chính
thống, rồi bảo rằng những điều Blavatsky nói mới là Thông Thiên Học hoặc chỉ
có Krishnamurti mới có Chân lư, th́ chúng tôi xin nhắc nhở họ rằng chính cái
loại tâm địa này đă đưa nhân loại tới t́nh trạng khốn khổ và thoái hóa hiện
nay. Cần phải cảnh báo nhân loại rằng, chính cái loại định kiến chia rẽ này
đang gây họa cho thế giới; nó dạy ta rằng cái bài học căn bản và đơn giản đó
khiến cho người ta phải sáng tạo ra Hội Thông Thiên Học.
Bà Blavatsky đưa ra cái bản đồ cho ta biết rằng có một lối sống khác vượt
ngoài tầm cái trí, bà bảo rằng: “Cái Trí chỉ giết chết Thực tại. Đệ tử hăy
giết chết sát thủ ấy”. C̣n Krishnamurti đă cầm tay chỉ việc những người nào
sẵn ḷng “diệt trừ sát thủ” để băng qua bờ bên kia. Cứ nghiên cứu bản đồ
măi th́ ắt dẫn tới chủ nghĩa chính thống, c̣n hành hương mà không có bản đồ
th́ quá khó. Người ta cũng bảo rằng Thế giới chưa bao giờ có trọn giáo huấn
cần thiết để băng qua bờ bên kia một cách an toàn. Từ ngàn xưa nhân loại đă
hi vọng có được điều đó, cái loại thuốc chữa được mọi sự khốn khổ và thoái
hóa mà chính sự vô minh của nhân loại đă tạo ra. Ngày nay cuối cùng nó đă
tới và đang ở trong tay ta, liệu ta có chối bỏ nó đối với nhân loại chăng?
Chỉ cần nghĩ tới sự độc ác của điều đó . . . chỉ có những kẻ vô lương tâm
mới có thể làm chuyện khủng khiếp ấy. Xin làm ơn hăy để cho T́nh thương chữa
lành sự chia rẽ trong nhân loại; nhân loại đă chia rẽ quá đủ rồi, đây là lúc
để cho T́nh thương bước vào hoạt động.
Ta cũng cần nhớ rằng thế giới Âu Mỹ đă phải khổ sở với một cái trí cụ thể duy vật vốn chịu ảnh hưởng về đức tin và tín điều quá lâu rồi; nó cứ suy nghĩ theo kiểu kết luận, kết quả và sự thụ đặc. Để cho Thông Thiên Học sống c̣n được và khả dụng đối với thế gian, Hội Thông Thiên Học phải xây dựng Tổng Hành Dinh ở Ấn Độ, nơi mà sự đa dạng là một phần của sinh hoạt hàng ngày; theo kiểm kê th́ đây là một nước có 22 thứ tiếng chính thức và 1.652 thổ ngữ, trên lănh thổ nó có đủ cả 7 tôn giáo chính sinh hoạt chung với nhau và một truyền thống liên tục không đứt đoạn các đấng Minh triết, hết đấng này sinh ra kế thừa đấng kia từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Chúng tôi không bảo rằng Ấn Độ là toàn bích và chỉ các Thánh sư mới sinh ra ở Ấn Độ. Chúng tôi bảo rằng Ấn Độ là một môi trường sống đa dạng giúp cho ta phát triển được óc phân biện, và chính v́ cái trí cụ thể không biết cách phân biện cho nên nó mới đi đến kết luận và do kết luận như vậy cho nên mới sinh ra tính chính thống. Chúng ta phải luôn luôn minh tâm khắc cốt một giáo huấn đơn giản nhưng dũng mảnh do bà Blavatsky đưa ra: “Nếu ngươi đạt tới sự Minh triết th́ hăy khiêm tốn. Khi ngươi đă quán triệt được Minh triết th́ hăy khiêm tốn hơn nữa”. Chúng ta đang ở trong một rừng rậm do chính ḿnh tạo ra cho nên chẳng có ǵ để tự hào. Đông và Tây có nhiều điều để học hỏi lẫn nhau, nhưng đôi bên đều chẳng khiêm tốn cho nên học hỏi nhau chẳng được ích lợi ǵ. Phải có T́nh thương.
Trong một bức thư khác gửi cho Đại hội Thường niên thứ Năm của xứ bộ Mỹ quốc
họp ngày 26- 27 tháng tư năm 189, bà Blavatsky có viết:
Thời kỳ mà giờ đây ta đang đạt tới trong chu kỳ này sẽ kết liễu trong khoảng
1897- 1898, và sẽ tiếp tục là một sự xung đột lớn lao, căng thẳng triền
miên. Nếu Hội Thông Thiên Học có thể trụ được qua thời kỳ ấy th́ tốt thôi;
bằng không, trong khi Thông Thiên Học vẫn b́nh an vô sự th́ Hội Thông Thiên
Học sẽ chết đi - biết đâu một cách nhục nhă nhất - và Thế giới ắt khổ thôi.
Chúng tôi xin kêu gọi các bạn chú ư tới sự kiện bà Blavatsky nêu rơ rằng
chúng ta không thể coi như đương nhiên Hội Thông Thiên Học không bị nguy
hiểm, điều này nghĩa là nếu Hội Thông Thiên Học không thể đương đầu với
những thách đố của ḿnh một cách thông minh và minh triết th́ nó có thể chết
đi; Thông Thiên Học vẫn b́nh an vô sự nhưng Thế gian ắt khổ thôi. Ở đây ta
cũng minh định rằng Thông Thiên Học không thuộc về bất kỳ tổ chức nào; nó đă
tồn tại, nó đang tồn tại và sẽ măi măi tồn tại. Nếu muốn làm việc v́ phúc
lợi của loài người, ta không thể phất cao màu cờ sắc áo chỉ v́ Chân lư không
có màu cờ sắc áo. Màu cờ sắc áo chỉ là biểu tượng của sự chia rẽ. Không quan
trọng ǵ nếu đó là màu cờ sắc áo Thông Thiên Học, Đấng Ki tô, Krishnamurti
hoặc Thượng Đế, đó vẫn chỉ là màu cờ sắc áo luôn luôn chỉ là biểu tượng “cái
tôi” và “cái của tôi”, biểu tượng của sự chia rẽ. Chẳng cần nh́n vào những
ǵ đang xảy ra trên thế giới th́ ta vẫn có thể thấy rơ điều này. Hơn bao giờ
hết, thế giới cần có một đoàn thể người thống nhất T́nh Huynh Đệ, một đoàn
thể người thật sự hữu nghị và Huynh đệ đại đồng được công nhận và sinh hoạt
theo Sự Sống Nhất Như. C̣n đối với những người thích chia chẻ và chia rẽ th́
chúng tôi xin nhắc họ nhớ rằng chia chẻ và chia rẽ không phải là khẩu hiệu
của những người làm việc v́ phúc lợi và tiến bộ của nhân loại. Ngược lại nữa
là khác; chia rẽ là giết chết nhân loại.
Chúng tôi muốn các bạn lưu ư rằng Chơn sư K. H. đă nói về nhu cầu Nhất như
trong Thư của Chơn sư như sau:
Nhất như luôn luôn mang lại sức mạnh và v́ thời nay Huyền Bí học giống như
một “Hi vọng Tuyệt vong”, cho nên rất cần có sự hợp nhất và cộng tác. Thật
vậy, hợp nhất hàm ư là tập trung sinh lực và từ điện chống lại cái ḍng
thành kiến cuồng tín thù nghịch.
Hi vọng duy nhất đó là sự Nhất như của những người yêu thương nhân loại, làm
việc v́ phúc lợi và tiến bộ của nhân loại, thống nhất nỗ lực để mang lại
nguồn nước tươi mát từ cái ḍng sông Chân lư hằng lưu chuyển.
Khi có một cuộc cách mạng triệt để trong chính bản chất của tư tưởng, xúc
cảm và hành động th́ lúc bấy giờ hiển nhiên ắt có sự thay đổi về cấu trúc xă
hội.
J. Krishnamurti
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS