|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
ĐẠI ĐỊNH: SAMĀDHI
KỸ THUẬT CHÁNH YẾU CỦA
YOGA
Tác giả I. K. TAIMNI |
|
CHUONG HAI MƯƠI
HAI
ĐẠI ĐỊNH: SAMĀDHI
KỸ THUẬT CHÁNH YẾU CỦA YOGA
Quyển
Yoga Sūtras của ông Patanjali là một quyển sách có 196 Sūtras
hay câu cách ngôn, chia ra thành bốn chương. Tổng quát th́ chương
đầu nói về bản chất của Yoga và kỹ thuật Yoga. Đại Định (Samādhi) là
kỹ thuật chính yếu của Yoga, v́ vậy nó được nói ở chương đầu, mặc
dầu đó là một điều khó hiểu. Chương hai nói về các vấn đề hạn chế
của con người, các ảo ảnh và những phiền năo do ảo ảnh mang lại, và
triết lư về Kleshas (Khổ
Đế) với phương pháp giúp linh hồn con người vượt ra khỏi những đau
khổ này. Nó cũng bàn qua sự chuẩn bị đầu tiên để bước vào đời sống
Yoga và năm phần đầu trên số tám phần của kỹ thuật, mà hệ thống
Patanjali chia ra. Như thế toàn bộ chương này tiềm ẩn triết lư Yoga
và những công việc đầu tiên phải được thực hiện, trước khi người
Sādhaka (sinh viên học
Yoga thực hành) có khả năng sử dụng cái trí một cách nghiêm chỉnh và
hữu hiệu. Do đó nó là chương quan trọng nhứt đối với người sơ cơ.
Chương ba bàn qua những thực hành hoàn toàn trí tuệ mà kết cuộc dẫn
đến Samādhi (Đại Định) và
những thành tựu có thể đạt được xuyên qua việc thực hiện có kết quả
Samādhi. Các thành tựu
này gồm có, chẳng những quyền lực siêu nhiên của Yoga – thường được
gọi là Siddhis (thần
thông) theo Phạn ngữ, mà c̣n mang lại sự giải thoát cuối cùng cho
tâm thức khỏi các hạn chế và ảo ảnh của cái trí, dẫn đến
Kaivalya. Chương chót,
thứ 4, nói về triết lư và tâm lư của Yoga, một cách tổng quát và
cũng nói đến giai đoạn cuối cùng của Kỹ thuật Yoga, đem lại sự Thực
Hiện Chơn Ngă hay Kaivalya).
V́ thế, quyển sách có một lănh vực rộng lớn và bàn qua tất cả mọi
vấn đề liên quan đến Sự Khám Phá Chân Ngă và Sự Thực Hiện Chân Ngă,
do phương pháp Rāja Yoga. Mặc dầu đề tài được tŕnh bày dưới h́nh
thức những Sūtras, sự
hiểu biết thật sự phải được lần hồi t́m ra từ cái trí của chính
ḿnh, do tưởng nghĩ và suy luận cẩn thận. Nhưng đối với người chí
nguyện, đề tài thật là hấp dẫn và quan trọng khiến cho sự khó nhọc
tỏ ra đáng công và được đền bồi.
Chúng ta đừng quên rằng kỹ thuật Rāja Yoga
bàn đến những giai đoạn chót, Tự ḿnh Hướng dẫn lấy ḿnh của cơ tiến
hóa nhân loại, mà kết cuộc là Sự Giải Thoát, hay là vượt qua tất cả
hạn chế và ảo ảnh của nhân loại. V́ thế mà đừng mong có sự dễ dàng ở
phần học tập lư thuyết của kỹ thuật này cho cả đến cách thực hành
của nó. Nhưng đối với những ai mà năng khiếu phân biện tâm linh đă
khai mở, dù chỉ phần nào thôi, phương pháp cũng mang lại những
phương tiện hữu hiệu, đầy kinh nghiệm, giúp sự giải phóng con người
khỏi các hạn chế và khổ đau, chẳng những cho kiếp hiện tại mà c̣n
trong tương lai mai hậu. Thậm chí, nếu người chí nguyện không đủ khả
năng để thực hiện trọn vẹn kỹ thuật ngay bây giờ, v́ kỹ thuật này
đem lại cho y một ư niệm tổng quát của toàn bộ lănh vực cố gắng dưới
mọi khía cạnh từ đầu đến cuối, th́ ít ra y phải nắm vững nó về mặt
lư thuyết và lần hồi cố gắng mở rộng lănh vực thưc hành nó, một khi
y càng lúc càng tỏ ra thích thú và khả năng mỗi lúc mỗi gia tăng.
Đây là Con Đường Vương Giả dẫn chúng ta trở về Quê Nhà thật sự của
ḿnh, và ít ra về phần lư thuyết, chúng ta phải biết qua nó, mặc dầu
chúng ta thường có khuynh hướng hay nấn ná trên đường và c̣n một
khoảng cách dài dể phải đi.
V́ mục đích của chúng ta, trong quyển sách
này, là có một ư niệm tổng quát về vấn đề Yoga, chúng ta sẽ chỉ chọn
những sūtras nào quan trọng nhứt giúp ḿnh có một cái nh́n rơ rệt
vào những khía cạnh nổi bật của môn Rāja Yoga, và xem qua một cách
vắn tắt. Quyển Khoa Học Yoga
bàn đến tất cả các sūtras một cách có hệ thống, và những ai muốn
nghiên cứu trọn vẹn đề tài, có thể tham khảo lời giảng lư này,hay là
bất cứ sách nào khác, nói đến
Yoga Sūtras của Patanjali.
Sūtra đầu tiên được lựa chọn để bàn luận là
sūtra nhiều người biết đến ở Chương I, mang lại định nghĩa của kỹ
thuật Yoga trong bốn từ (theo Phạn ngữ):
“Yoga là sự kềm chế những
biến đổi của cái trí’ (I - 2)
Trong
phần b́nh luận, người ta cố gắng giải nghĩa bốn từ này (theo
Phạn ngữ, câu sūtra gồm có bốn từ) nhưng, thật sự không làm sao thấu
hiểu được ư nghĩa của sūtra bằng cách chỉ t́m hiểu nghĩa của
các từ. Người ta phải đợi đọc xong trọn quyển sách mới có thể thật
sự thấu hiểu nghĩa của sūtra đó muốn nói ǵ, bởi v́ hiểu được câu
này là thật sự hiểu biết được toàn bộ kỹ thuật của Yoga. Như vậy,
người sơ cơ phải bằng ḷng hiểu ư nghĩa tổng quát của sūtra, và đừng
thắc mắc quá nhiều về ư nghĩa thâm sâu của nó cho đến khi y đă đọc
qua trọn cả quyển sách.
Nhưng về điểm này, có lẽ một minh họa khoa
học có thể đem lại một quan niệm rơ ràng cho ư nghĩa câu sūtra này,
hơn là một b́nh luận dài ḍng. Giả sử chúng ta có một cái thùng bằng
kiếng đầy nước trong. Treo trong nước là một bóng đèn điện đang cháy
sáng, mạnh đến 1.000 ngọn nến và ở phía mà bạn không thể thấy được,
có một máy “tuộc bin” nhỏ (máy dùng để quay tṛn) nhờ đó một mô tơ
điện làm hoạt động. Dụng cụ này có khả năng là khuấy động nước trong
thùng, từ nhẹ đến mạnh, tùy tốc độ khác nhau của máy. Khi nước hăy
c̣n đứng yên, bạn có thể thấy rơ cái bóng đèn đang sáng và sẽ không
thấy được nước trong điều kiện này. Giả sử bây giờ bạn cho mô tơ
chạy và bạn làm nước khuấy động với một tốc độ càng lúc càng mạnh
thêm. Nước bị xáo động này sẽ đem lại điều ǵ? Khi mà máy bắt đầu
chạy, bóng đèn không được thấy như b́nh thường, mà có một h́nh dáng
méo mó. Nước càng được quấy động, h́nh dáng bóng đèn càng méo mó
hơn, và cùng một lúc, nước trong thùng, trước kia ta không thể trông
thấy nó được và nó không thu nhận ánh sáng của bóng đèn, bây giờ nó
khởi sự thu nhận ánh sáng và người ta thấy nước càng lúc càng dễ
hơn. Khi bạn tăng thêm tốc độ của mô tơ, sự khuấy động gia tăng
theo, và có những mẫu h́nh dáng xuất hiện trong nước. Các mẫu nầy
hiện ra và biến mất liên tiếp một cách mau lẹ. Những mẫu tạm bợ này
tạo ra trong nước được trông thấy và việc thấy được rơ ràng, ít
nhiều là do nó đă thu thập một ít ánh sáng của bóng đèn. Chúng nó
chiếu sáng không phải do ánh sáng của chính nó mà do ánh sáng mượn
từ bóng đèm ra. Nếu tốc độ của mô tơ gia tăng thêm nữa và sự khuấy
động đến một mức độ nào đó, các mẫu h́nh trở nên quá nhiều và dầy
đặc, chúng sẽ che lấp bóng đèn trọn vẹn. Bạn không trông thấy bóng
đèn chút nào cả. Bạn chỉ thấy những mẫu h́nh trong nước, hiện ra rồi
biến mất, liên tiếp thật mau lẹ và nó chói sáng với ánh sáng của
bóng đèn, mà bóng đèn bạn cũng không thể thấy nữa. Bây giờ hăy đảo
ngược lại tiến tŕnh và để cho tốc độ của mô tơ giảm bớt lần lần. Sự
khuấy động của nước cũng lắng đi chầm chậm. Những mẫu h́nh ảnh trở
nên bớt dầy đặc hơn và lần hồi v́ tốc độ bớt đi, bóng đèn bắt đầu
hiện ra, mặc dầu h́nh dáng nó bị méo mó. Lúc mô tơ ngưng và sự khuất
động của nước lắng đi, bóng đèn trở nên càng lúc càng thấy rơ. Khi
nước hoàn toàn đứng yên như trước kia, bóng đèn được thấy rơ, không
bị méo mó, các mẫu h́nh biến mất và người ta lại không nhận thấy
nước nữa. Toàn bộ tiến tŕnh đảo ngược và chúng ta trở lại t́nh
trạng ban đầu.
Như thế chúng ta có thể nhận thấy ngay sự
tương tự kỳ lạ của hiện tượng này và tiến tŕnh che lấp Thực Tại do
những khuấy động và sự làm méo mó xảy ra trong trí chúng ta và cũng
có thể t́m được manh mối của phương pháp, nhờ đó có thể bỏ đi sự che
lấp để chúng ta có thể trở lại nhận thức Thực Tại bên trong nội tâm
ḿnh. Nhưng có lẽ cần phải lưu ư độc giả về một vài điểm để làm vấn
đề rơ rệt hơn.
Điểm thứ nhứt cần ghi chú là: những khuấy
động, méo mó và những biến đổi thông thường – được gọi là
Citta-Writtis trong trí chúng ta, đă làm mờ đi Thực Tại và che lấp
bản chất thiêng liêng thật sự đối với chúng ta. Nếu những điều đó
được chấm dứt do một phương pháp nào đó và cái trí trở nên hoàn toàn
thanh trong, yên tịnh và không biến đổi ǵ cả, nó trở nên trong
suốt, nhờ vậy mà chúng ta nhận thức được Thực Tại, nó vẫn luôn chói
sáng bên trong trung tâm tâm thức của chúng ta. Theo môn Yoga, những
khuấy động và biến đổi của cái trí, hiện hữu dưới nhiều mức độ tinh
vi khác nhau, được lần lượt chận đứng từ bước một, cho đến khi cái
trí trở nên như nước trong thùng, rơ ràng, trong suốt và yên lặng.
Nó vẫn hiện diện, nhưng chúng ta không nhận ra nó. Đó là trạng thái
của Thực Hiện Chơn Ngă. Nhưng chúng ta phải thấu hiểu là mặc dầu
trên nguyên tắc, cái tiến tŕnh làm mất đi những khuấy động và che
lấp của cái trí để nhận thức Thực Tại tiềm ẩn có vẻ thật đơn giản,
nhưng trên thực tế không như thế, do những khuynh hướng mạnh mẽ hiện
diện, do động lực thúc đẩy của quá khứ, những ảnh hưởng của Nhân quả
và sự chậm chạp của các biến đổi phải thực hiện trong các thể của
con người. V́ thế mà cần phải có một thời gian dài theo một kỷ luật
và thực hành những kỹ thuật
Yoga cần thiết, và mục tiêu không thể đạt do những phương pháp quá
giản dị và dễ dàng đôi khi được biện hộ ra. Kết quả đến chắc chắn,
nhưng chúng ta phải chuẩn bị trả giá điều này dưới h́nh thức một cố
gắng và những hy sinh.
Điểm thứ nh́ được ghi chú là cái trí chói
sáng nhờ ánh sáng của Thực Tại chứ không phải tự nó sáng. Thực Tại
được ví như mặt trời và cái trí như mặt trăng. Chỉ là sự hấp thụ ánh
sáng của Thực Tại ẩn tàng bên trong nó truyền đạt đến, để cho nó có
cảm giác của thực tế mà chúng ta có, khi ḿnh sống trong thế giới
những h́nh ảnh trí tuệ của cá nhân ḿnh. Thế giới trí thức của chúng
ta, trong đó chúng ta thật sự sống sẽ là một thế giới chết, nếu
không có phía sau nó ánh sáng và sự sống của Thực Tại chiếu rọi và
tăng cường cho nó.
Tuy nhiên chúng ta phải thận trọng nhớ rằng
chỉ trong lănh vực của sự biểu hiện, tâm thức của Chơn Thần mới bị
đồng hóa và biến mất trong những thay đổi của cái trí. Ở trong cơi
giới riêng của nó, nó vẫn Tự Ư Thức, đúng như ánh sáng của bóng đèn
điện vẫn chói sáng như trước kia, mặc dầu trong trạng thái khuấy
động của nước, ánh sáng của nó phần nào mất đi trong nước và bóng
đèn không thể được trông thấy từ bên ngoài.
Sau khi xem qua nguyên tắc tổng quát của sự
che lấp và để lộ Thực Tại ẩn tàng bên trong cái trí chúng ta, bây
giờ chúng ta sẽ tiến tới thảo luận về kỹ thuật đặc biệt được dùng
trong môn Yoga để t́m ra Thực Tại. Kỹ thuật này được gọi là
Samādhi (Đại Định) và
chính đó là trung tâm và bản chất của Yoga. Tất cả những thực hành
và kỹ thuật khác được sử dụng trong Yoga đều là sơ khởi và chuẩn bị
để phụ giúp cho kỹ thuật
Samādhi.
Từ
Samādhi được dùng để chỉ trạng thái cao nhứt của sự thiền định,
khi mà chỉ có ư thức về đối tượng của thiền định, và chúng không
phải của chính cái trí. Đó là sự cùng tột của việc thiền định về một
đối tượng mà thực tại của nó được nhận thức trực tiếp sau hai giai
đoạn khác, được gọi là
Dhāranā và Dhyāna.
Người Yogi bắt đầu với
Dhāranā hay sự định trí. Khi
Dhāranā trở nên toàn hảo,
nó chuyển thành Dhyāna,
hay là suy gẫm (tham thiền), và khi suy gẫm được toàn hảo, nó chuyển
thành Samādhi hay Đại
Định. Bằng cách ấy, cả ba hợp lại thành một tiến tŕnh liên tục càng
thâm sâu hơn của sự định trí, như đă được nói rơ ở Sutra 1 - 2 và 3
của Chương III theo sau đây.
Định trí là sự giữ vững cái trí trong một
vùng trí tuệ được giới hạn (do đối tượng của sự định trí chỉ định).
(III-1)
Một ḍng liên tục (của cái trí) hướng đến
đối tượng (được chọn lựa để thiền định), đó là tham thiền (chiêm
ngưỡng). (II-2)
Cũng thời sự tham thiền (chiêm ngưỡng) đó
khi mà chỉ c̣n có ư thức về đối tượng của sự thiền định, và ư thức
của chính cái trí đă biến mất, đó là Đại Định. (III-3)
Sự khác biệt của ba trạng thái liên tục của
thiền định và trạng thái này dẫn đến trạng thái kia bằng cách nào
chỉ có thể thấu hiểu bằng cách nghiên cứu phần b́nh luận. Nơi đây,
chúng ta chỉ quan tâm đến bản chất chánh yếu của
Samādhi (Đại Định) và để
hiểu điểm này, cần phải bắt đầu với Sutra 41 của Chương I dưới đây:
“Trong trường hợp của một người mà những
Citta-Writti (hay biến
đổi của trí tuệ) đă gần như bị hủy diệt do sự ḥa hợp hay thu hút
trọn vẹn cái này trong cái kia của người hiểu biết, sự hiểu biết,
hay đối tượng được hiểu biết, sẽ thực hiện như trường hợp một hạt đá
quí trong suốt (nằm trên một bề mặt có nhuộm màu)”
Đây là một Sūtra khá khó hiểu, nhưng nó minh
họa trạng thái của Đại Định một cách rất xác đáng bằng một thí dụ
đơn giản. Đă nói ở trên, từ Đại Định được hiểu như là kỹ thuật nhận
thức Thực Tại của bất cứ đối tượng nào, dùng từ “đối tượng” ở nghĩa
rộng nhất là bất cứ sự việc nào mà cái trí có thể quan niệm thấu
hiểu được. Chúng ta cũng biết rằng nhận thức là “hiểu biết do sự trở
thành”, có nghĩa là cái trí tự biến đổi nó thành bản chất của đối
tượng của cái thực tại được nhận thức. Và chúng ta cũng biết rơ rằng
nhận thức hay sự hiểu biết thông thường được thực hiện trên nền tảng
của sự liên quan chủ thể - khách thể, trong đó hiện diện bộ ba
(người hiểu biết, đối tượng hiểu biết và sự hiểu biết); và sự nhận
thức là do nơi sự phối hợp cả ba ấy thành một trạng thái duy nhứt
của tâm thức. Bây giờ tất cả những ư nghĩ này đều gồm trong
Samādhi và được minh họa
trong thí dụ kể ra trong câu Sūtra trên. V́ vậy, nó tŕnh bày trạng
thái chính yếu của Samādhi
một cách rất hữu hiệu và phải được suy gẫm cẩn thận để nắm lấy ư
nghĩa thật sự của nó.
Trước hết, chúng ta hăy t́m hiểu minh họa
trong Sūtra muốn nói ǵ và ư nghĩ của nó liên quan đến trạng thái
Samādhi. Giả sử bạn có
một bức tranh đẹp đẽ để trải trên mặt bàn và bạn che trọn tấm tranh
với một miếng kiếng đục, như thế tấm tranh bị che lấp dưới miếng
kiếng đục, và không ai đứng trên nh́n xuống có thể thấy được phần
nào của tranh cả. Bây giờ, hăy h́nh dung – do một phương pháp khoa
học nào đó – chúng ta có khả năng biến đổi bất cứ phần nào của miếng
kiếng đục lần hồi trở nên hoàn toàn trong suốt. Rồi đó, chúng ta
vạch một ṿng tṛn ở phía đầu của miếng kiếng và đem sử dụng phương
pháp vừa nói cho cái ṿng bên trong h́nh tṛn. Từ từ, phần mặt kiếng
đục bên trong ṿng tṛn trở nên bớt đục, và sau rốt trở nên trong
suốt. Kết quả của điều này ra sao? Chúng ta trông thấy cái phần của
bức tranh nằm dưới chỗ trong suốt của miếng kiếng, trong khi phần
c̣n lại của tranh vẫn bị che khuất. Chỗ đó của miếng kiếng trên tấm
tranh đă trở nên trong suốt, và không gây trở ngại cho ánh sáng soi
rọi, khác hẳn với phần c̣n lại của miếng kiếng. Miếng kiếng vẫn c̣n
đó, nhưng nó đă được đồng hóa với phần của tấm tranh hiện nay được
trông thấy. Bạn có thể vạch thêm một ṿng tṛn ở vùng khác trên
miếng kiếng và lập lại tiến tŕnh, để thấy được một phần khác của
bức tranh. Điều mà chúng ta phải ghi chú là vùng của miếng kiếng đă
mất đi sự cản trở và làm méo mó cái nh́n của ḿnh đă được trọn vẹn
đồng hóa hoặc biến mất với vùng tương ứng của tấm tranh, và như thế
nó mang lấy h́nh dáng của tấm tranh, dù nó vẫn không biến mất và vẫn
c̣n ở lại đó. Chính là “sự tự do” của bất cứ phần nào của miếng
kiếng không c̣n bị cản trở và làm méo mó, đă đem lại cho nó khả năng
mang lấy màu sắc, h́nh dáng và vẽ đẹp của vùng tấm tranh nằm dưới
nó, và nó đă bộc lộ được phần đó của tranh, bằng cách trở nên một
với phần đó. Bạn cũng sẽ thấy rằng do biến đổi như thế, những vùng
khác nhau của miếng kiếng được tiến tŕnh làm trở nên trong suốt
mang lại ánh sáng cho những vùng khác nhau của bức tranh, và như vậy
tiến tŕnh trở nên chọn lọc.
Điểm thứ ba cần ghi chú là “cá tính” của bất
cứ vùng nào của miếng kiếng đục, tùy thuộc nơi bản chất cản trở đă
làm nó đục. Không có điều này, thật sự nó không có một vai tṛ riêng
tư, mặc dù nó vẫn hiện hữu. Một vùng của miếng kiếng đục khác đi với
một vùng khác, bởi v́ nó có chứa đựng cái chất đem lại sự cản trở.
Nhưng khi nó mất đi tánh chất cản trở đó, nó trở nên trong suốt và
sẽ giống hệt như bất cứ vùng nào khác đă được xử lư bằng phương pháp
này. V́ thế, có thể nói một cách ẩn dụ rằng sự việc miếng kiếng đồng
hóa với bức tranh – hay là cả hai biến thành một – đă tùy thuộc vào
miếng kiếng đục mất đi “cá tính” của nó, hay là mất đi cái “ta” của
nó.
Những ai đă
nghiên cứu phần nào kỹ thuật của
Samādhi, sẽ nhận thấy cái
thí dụ đó đẹp đẽ biết mấy để minh họa tiến tŕnh “hiểu biết do sự
trở thành” (hay đồng hóa). Trong kỹ thuật
Sabīja Samādhi (khác với
Nirbīja Samādhi), mục
tiêu không phải là nhận thức chính cái Thực Tại, mà là một thực tại
giới hạn, được gọi là nhận thức thực tại đă bị che lấp bên trong một
đối tượng cá biệt nào đó, bất cứ đối tượng nào. Đó là lư do tại sao
một đối tượng cá biệt được chọn lựa để thực hiện
Samyama, và đó là sự thật
đứng phía sau đối tượng được tiết lộ trong kỹ thuật
Sabīja Samādhi. Bây giờ
thực tại của tất cả mọi đối tượng của sự biểu lộ hiện diện trong cái
Trí Đại Đồng hay Trí Thiêng Liêng được tưởng tượng là một hệ thống
biểu lộ riêng biệt trong các khía cạnh muôn mặt của nó. Và khi chúng
ta chọn lựa một đối tượng để thực hiện
Samyama, với mục đích
khám phá thực tại ẩn núp phía sau nó, như thế chúng ta đă ghi trên
miếng kiếng cái vùng riêng biệt của bức tranh mà chúng ta muốn phát
hiện, cái phần riêng biệt hay khía cạnh của cái Trí Đại Đồng mà
chúng ta muốn “hiểu biết” do sự “trở thành”. Cái Trí Đại Đồng chứa
đựng những thực tại của tất cả những đối tượng biểu hiện, tương ứng
với bức tranh trọn vẹn. Cái trí chúng ta tương ứng với miếng kiếng
đục. Đối tượng mà chúng ta tập trung vào, trong kỹ thuật
Sabīja Samādhi, tương ứng
với cái vùng mà chúng ta đă vạch trên miếng kiếng đục. Và sau rốt,
tiến tŕnh thực hiện Samyama
đối với đối tượng cá biệt đó, chính là cách xử lư miếng kiếng đục
khiến nó trở nên trong suốt, để có khả năng tiết lộ h́nh ảnh phần
tương ứng của bức tranh. Trong khi tấm kiếng đục – là trí chúng ta –
trở nên từ từ bớt đục, chúng ta bắt đầu thấy được thực tại đứng phía
sau đối tượng cá biệt mà chúng ta tập trung vào đó, mỗi lúc càng rơ
rệt thêm lên, cho đến khi vùng đó của miếng kiếng trở nên trong
suốt, và thực tại của đối tượng bị che đậy trong vùng riêng biệt này
của cái Trí Đại Đồng được bộc lộ một cách đầy dủ. Đó là bí quyết của
kỹ thuật “hiểu biết do sự trở thành”, nghĩa là bằng cách làm cho cái
trí, trên thực tế không c̣n hiện hữu và trở thành một với đối tượng
của kỹ thuật Sabīja Samādhi.
Điều này đúng như một gian pḥng h́nh tṛn,
nằm giữa những dăy núi nguy nga lộng lẫy, với những phong cảnh đẹp
đẽ xung quanh. Gian pḥng có nhiều cửa sổ nhỏ ở xung quanh đang đóng
kín. Bạn mở một cửa sổ và trước mặt bạn là một toàn cảnh xinh dẹp.
Bạn đóng cửa sổ ấy lại và mở một cái khác, một toàn cảnh khác lại
hiện ra. Bạn có thể lập lại tiến tŕnh đó và có nhiều cái nh́n khác
nhau về phong cảnh xung quanh, từng cái một, bằng cách mở từng cửa
sổ, cái này tới cái kia. Trong kỹ thuật
Sabīja Samādhi, chúng ta
mở nhiều cửa sổ khác nhau của trí ḿnh để nh́n phong cảnh của cái
Trí Đại Đồng và đạt được nhiều cái nh́n về những Thực Tại đă giấu
phía sau những đối tượng khác nhau mà chúng ta đă chọn lọc để định
trí bằng cách này.
Từ trước đến giờ, chúng ta xem qua những
nhận thức của một bản chất giới hạn, gọi là những thực tại tương
xứng với những đối tượng cá biệt, thuộc bất cứ loại nào. Nhưng c̣n
đối với Chính Thực Tại th́ ra sao? Mục tiêu rốt ráo của chúng ta
không phải sự khám phá những Thực Tại ẩn giấu phía sau những đối
tượng cá biệt đang biểu hiện. Vậy Thực Tại sẽ được tâm thức chúng ta
nhận thức như thế nào? Muốn đến điểm này, chúng ta cần phải đi sâu
vào cái trí chúng ta. Tóm lại là chúng ta cần phải đi xa hơn lănh
vực của cái trí để bước vào lănh vực của Chính Thực Tại.
Ở lănh vực của
Sabīja Samādhi, chúng ta
biến trí cá nhân của chúng ta thành một với cái Trí Đại Đồng và nhờ
sự hợp nhứt này chúng ta biết được những ǵ hiện diện trong cái Trí
Đại Đồng. Nhưng Trí Đại Đồng
không phải là Thực Tại. Nó là sản phẩm của Ư Tưởng Thiêng
Liêng. Nó từ Thực Tại mà ra, do sự khác biệt giữa cái Ngă và Phi
Ngă, ví như một bức tranh do nơi tâm thức của một nghệ sĩ mà có khi
nghệ sĩ h́nh dung nó trong trí của y. V́ thế rơ ràng chúng ta phải
đi xa hơn cái Trí Thiêng Liêng để đến Thực Tại. Chúng ta phải đi xa
hơn Ư Tưởng Thiêng Liêng và trở thành một với Đấng Tư Tưởng hay là
Chủ Thể, để có thể biết được Chủ Thể trong bản chất thật sự của
Ngài. Đây là kỹ thuật Nirbīja
Samāhi được tŕnh bày, không phải ở chương đầu, mà là ở chương
cuối của quyển Yoga Sūtras.
Có một Sūtra trong chương đó mà chúng ta sắp sửa bàn luận nơi đây,
v́ nó chiếu sáng bản chất của
Nirbīja Samādhi khác biệt với
Sabīja Samādhi.
Sūtra này như sau:
“Sự
hiểu biết chính bản thân của nó được thực hiện xuyên qua sự hiểu
biết của bản ngă, khi tâm thức mang lấy hinh dáng mà trong
đó nó không di chuyển từ chỗ
này sang chỗ khác”.
Câu Sūtra này rất sáng sủa, nhưng để thấu
hiểu nó, chúng ta phải sử dụng một loại tỉ giảo khác để mang lại ư
nghĩa bên trong của Sūtra này một cách có hiệu quả.
Giả sử bạn có một bóng đèn điện chiếu sáng ở
trung tâm một số quả cầu đồng tâm bằng kiếng. Các quả cầu này trong
mờ, do đó chúng làm giảm bớt dần ánh sáng do bóng đèn rọi ra. Ánh
sáng trở nên từ từ ít hơn khi nó lần hồi đi ngang qua các quả cầu,
và do đó quả cầu ở ngoài nhất trở nên gần như tối so sánh với ánh
sáng rực rỡ của bóng đèn điện, bởi v́ phần lớn ánh sáng đă bị những
quả cầu xen giữa hấp thu. Chúng ta hăy tưởng tượng thêm rằng chẳng
những các quả cầu này trong mờ mà c̣n có nhiều loại thiết kế khác
nhau, những h́nh ảnh, hoặc chạm sâu, hoặc vẽ trên chúng v́ thế ánh
sáng soi rọi xuyên qua một quả cầu riêng biệt làm sáng tỏ những h́nh
ảnh đặc biệt được chạm trên đó. Bây giờ, hăy tưởng tượng những quả
cầu này được tháo gỡ từng cái một, bắt đầu từ cái ở ngoài nhứt. Khi
gỡ mỗi quả cầu đi, ánh sáng sẽ trở nên mạnh hơn và quả cầu mới hiện
ra với những kiểu vẽ đặc biệt của nó. Mỗi lần quả cầu được gỡ đi,
cái kế tiếp hiện ra sẽ trông thấy một h́nh ảnh mới, và sáng sủa hơn
cái đă vừa được tháo. Nếu bạn tiếp tục tiến tŕnh này, cho đến khi
quả cầu chót được tháo gỡ chỉ c̣n lại có bóng đèn điện soi sáng với
ánh sáng rực rỡ của chính nó.
Điều chúng ta cần ghi chú là khi các quả cầu
c̣n đó, ánh sáng của bóng đèn c̣n soi rọi chúng. Khi tất cả quả cầu
được tháo gỡ hết, ánh sáng ấy soi rọi chính cái bóng đèn điện. Điều
đó cũng xảy ra ở trường hợp của tâm thức ẩn giấu ở những mức độ khác
nhau của cái trí, cái ở bên ngoài nhứt là tâm thức của bộ óc vật
chất chúng ta. Bao lâu mà c̣n một cái trí để được soi sáng, tâm thức
soi sáng cái trí đó ví như đă được tŕnh bày, cái trí hoạt động hay
nhận thức xuyên qua ánh sáng của thể Bồ Đề và nó không Tự ḿnh sáng
tỏ như Thực Tại. Khi mà tất cả mức độ của cái trí được vượt qua
trong các giai đoạn khác nhau của
Samādhi (Đại Định), và
các thể của Chơn Thần đă được bỏ ở sau, vậy ánh sáng của tâm thức y
có thể soi rọi cái ǵ? Không c̣n cái trí để nó soi rọi cho nên
nó phải soi rọi lấy nó, bởi tự nó có ánh sáng để soi lấy ḿnh
và không tùy thuộc bất cứ cái ǵ khác để được soi rọi. Đây là tiến
tŕnh của Nirbīja Samādhi
vừa được nói ở phần trên trong câu Sūtra, dẫn đến sự Thực Hiện Chân
Ngă và là mục tiêu rốt ráo của kỹ thuật Yoga.
Điều mà câu Sūtra muốn diễn tả là sự vươn
lên của tâm thức xuyên qua các cơi khác nhau trong những giai đoạn
khác nhau của Samādhi
được nói trong Sūtra 17 của Chương I. Khi nó đến Cơi Niết Bàn – cơi
cao nhứt trong hệ thống biểu hiện – chỉ c̣n lại một trở ngại, hay
một tấm màn mỏng chót c̣n lại. Nơi đây, chúng ta ở vào một vị trí
đặc biệt. Ở các giai đoạn trung gian kia, luôn luôn c̣n có một mức
độ sâu đậm hơn của cái trí để lặn vào. Nhưng đây, chúng ta đă đến
bức rào phân cách lănh vực tế nhị nhứt của cái trí với lănh vực của
Thực Tại. Bởi thế, kết quả của bất cứ sự lặn sâu thêm vào tâm thức
chỉ là lặn vào Thực Tại mà thôi – nghĩa là Thực Hiện Chân Ngă.
Chừng đó, chúng ta đến một khía cạnh khác
của Samādhi, và đó là cái
chót mà chúng ta có thể xem qua trong cuộc khào sát vắn tắt này. Đó
là sự khác biệt gữa
Samprajnāta và
Asamprajnāta Samādhi được gợi ư đến ở Sūtra 17 và 18 của
chương I.
Samprajnāta Samādhi
là loại Samādhi có đi kèm
theo sự lư luận, suy gẫm, chí phúc và một cách thức của một người
thanh trong. (I- 17)
Cái cảm tưởng c̣n lại trong cái trí khi đă
bỏ rơi Pratyaya sau cuộc
thực hành Samprajnāta
trước đó chính là
Asamprajnāta Samādhi. (I-18)
Cả hai Sūtras đă được bàn qua đầy đủ trong
phần b́nh luận, v́ thế chúng ta sẽ không cần đi vào chi tiết nơi
đây. Nhưng chúng ta có thể nắm lấy cái ư tổng quát phía sau chúng,
như thế quan niệm của chúng ta về trạng thái của
Samādhi có thể trở nên
sáng tỏ thêm.
Trong
Samādhi (Đại Định), cái trí được đóng kín, không bị ảnh hưởng từ
bên ngoài và bên trong của các sự quấy rầy hay náo động, và cường độ
của sự tập trung càng tăng thêm khi nó tiến càng sâu thêm vào đối
tượng của sự tập trung vào đó, và thực tại của đối tượng đó đang
được t́m kiếm để hiểu biết. Nó tiến đến giới hạn xa nhất nó có thể
đi t́m mà không thể đi xa hơn nữa. Tất cả mọi khía cạnh của đối
tượng đang được thiền định đều được phanh phui đầy đủ. Nơi đây, nó
vẫn phải trụ trong một t́nh trạng tập trung cực độ. Nó không thể
thụt lùi hay là tiến tới thêm nữa. Chính ở giai đoạn này và trong
trạng thái này, mà đối tượng của sự tập trung – hay là
Pratyaya –bị bỏ rơi và
cái trí vẫn được giữ trong t́nh trạng tập trung của nó, trụ trong
một cái trống không. Sự tập trung mănh liệt của
Samprajnāta Samādhi đă
cắt đứt mất đi sự rút lui của nó với mọi nguồn liên lạc từ bên
ngoài. Do đó, chỉ có lối thoát duy nhứt c̣n lại, là xuyên qua trung
tâm của nó, để bước vào cơi kế tiếp cao hơn nữa. Sớm hay muộn, nó sẽ
thoát đi xuyên qua Trung Tâm chung của tất cả mọi thể, bước vào cái
thể kế tiếp cao hơn, và một thế giới mới lố dạng ở chân trời của tâm
thức và trong thế giới mới này, được phát giác một khía cạnh thâm
sâu hơn của đối tượng sự tập trung, ở vào một bề đo cao hơn nữa.
Tiến tŕnh của Samādhi
cho đến khi đối tượng – hay là
Pratyaya – chiếm lấy lănh
vực của tâm thức được gọi là
Samprajnāta Samādhi, hay là
Samādhi với tâm thức, và
cùng với đối tượng và tiến tŕnh trong đó đối tượng – hay
Pratyaya –bị bỏ rơi và
không có đối tượng trong tâm thức, được gọi là
Asamprajnāta Samādhi, hay
là Samādhi với tâm thức,
nhưng không có đối tượng. Đây chỉ là một bước tiến thêm trong quá
tŕnh lặn sâu vào trong. Quá tŕnh này được lập đi lập lại nhiều lần
ở các cơi giới khác nhau cho đến khi tới cơi Niết Bàn. Lặn sâu hơn
nữa, như đă thấy, sẽ dẫn chúng ta đến lănh vực của Chính Thực Tại.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS