Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


CON VOI và CON KIẾN

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 7 năm 2001)

Trích quyển THẾ GIỚI QUANH TA

Tác giả Radha Burnier

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

CON VOI và CON KIẾN

 

Trong thánh thư của người đạo Sikhs (đạo sư Granth Sahib) ta có thể t́m thấy nhiều phát biểu hay ho của đạo sư Nanak và những bậc thầy kế nghiệp ngài. Trong số đó có phát biểu sau đây: Thượng Đế giống như đường rắc trên mặt đất, con voi lớn không thể lượm được đường, nhưng những con kiến nhỏ có thể khuân được đường.

Khi ta có hoài băo là những con voi lớn th́ ta bỏ qua sự ngọt ngào của cuộc sống trên trần thế mà chỉ có một đầu óc đơn giản trải nghiệm và thích thú. Một đầu óc vướng ṿng tục lụy không thể đơn giản chất phác - ngoại trừ theo nghĩa ù ĺ, ngây ngô hoặc chậm phát triển. Cái trí chỉ thật sự trở nên chất phác khi nó được giải thoát khỏi những tư tưởng xúc động rối rắm, nhiêu khê do tính qui ngă sinh ra; đây là sản phẩm của những giá trị và mục đích duy vật và ích kỷ. Đơn giản chất phác không phải là vấn đề chỉ có vài bộ quần áo hoặc sống trong một túp lều hay là màn trời chiếu đất. Nó chỉ có nơi một tâm trí không phí sức vào những chuyện không cốt lơi.

Khi ta qui ngă th́ ta có khuynh hướng coi ḿnh là cái rốn của vũ trụ. Ta phỏng đoán những động cơ thúc đẩy trong lời lẽ của những người khác rồi giả định rằng thiên hạ ắt đang nói về ta. Bởi v́ thế giới cho rằng ta phải vượt trội hơn người khác nên ta cho phép sự sợ hăi, giận dữ và bất măn ph́nh ra lở loét bên trong ta. Mặt khác, một cái trí chất phác không cồng kềnh th́ lại trong sáng và an b́nh. Nó không c̣n bị khuấy động bởi những tư tưởng và xúc động trước kia vốn do óc tự tư tự lợi chỉ biết chăm chăm nghĩ tới ḿnh. V́ thế cho nên các bậc đại đạo sư đều dạy rằng chẳng những cần phải sống chất phác mà c̣n phải thật sự chất phác trong nội tâm. Các ngài cũng thường diễn tả những sự thật thâm thúy bằng những lời lẽ đơn giản qua phép ẩn dụ và dụ ngôn làm chấn động tâm hồn người nghe. Thomas a Kempis có viết: “Con người càng hiệp nhất bên trong và chất phác trong nội tâm năm bao nhiêu th́ y càng dễ dàng hiểu được bấy nhiêu những sự việc cao siêu hơn”.

Trong Yoga Sutras người ta bảo ra Pranava tức thánh ngữ Om, tượng trưng cho Ishvara tức thực tại ẩn bên dưới sự biểu lộ, đường làm cho mặt đất ngọt ngào. Nghe đâu ít ra trong giai đoạn sơ cơ th́ việc lập lại thánh ngữ tiêu biểu cho Ishvara, nghĩa là Om, cũng giúp ta tham thiền được về thực tại này. Việc tham thiền theo kiểu japa ấy (tŕ niệm thánh ngữ) được chú trọng trong một vài truyền thống tinh thần kể cả truyền thống của người Sikhs. Tuy nhiên cái trí nhiêu khê thấy như vậy đơn giản quá cho nên mới sáng chế ra những thuyết và qui ước là phải tŕ niệm thánh danh bao nhiêu lần, ai tŕ niệm, vào lúc nào v.v. . . Việc tŕ niệm japa ấy biến thành ra một thể thức bề ngoài chứ không phát khởi trải nghiệm về tính linh thiêng của hiện tồn mà các nhà thấu thị Áo Nghĩa Thư gọi là Chân lư Tối Thượng.

Nên nhớ lại rằng giống như đường trộn lẫn vào đất, chất thiêng liêng thấm nhuần vạn vật. Ta đừng để cho cái trí vướng ṿng tục lụy, bị mê mẩn bởi h́nh ảnh của chính ḿnh là cái rốn của vũ trụ hoặc ít ra cũng chiếm vai tṛ nổi bật trên sân khấu, đừng để cho cái trí ấy dẫn ta đi lầm lạc.

Ta vốn yếu đuối mong manh cho nên rất dễ bị lơ đễnh và bối rối. Những phép thực hành là tŕ niệm thánh danh hoặc chân ngôn cùng với việc nghiên cứu kho tài liệu tinh thần là những trợ duyên có mục đích nhắc nhở ta sự huy hoàng của cuộc sống tồn tại vô h́nh trong tâm của vạn vật giống như “kem ở trong sữa”. Trong Chí Tôn Ca đấng Shri Krishna có dạy rằng: “Ta là sự sống trong vạn vật”. Tất cả những ai thật biết đều nói theo đạo sư Nanak: “Tôi ngủ th́ cũng cảm thấy hạnh phúc, tôi thức dậy cũng cảm thấy hạnh phúc, hằng ngày tôi sống hạnh phúc tuyệt nhiên không lo âu, nơm nớp sợ hăi”; phát biểu này cũng tương tự như lời Chúa Giêsu Kitô: “Ách của tôi thoải mái, gánh nặng của tôi nhẹ tênh tênh”. Khi Thực tại hiện diện th́ nỗi lo âu và sợ hăi tan biến đi.

Chỉ một cái trí chất phác không bận tâm và nặng trĩu tham vọng mới bắt đầu cảm nhận và nhiên hậu biết được Thực tại. Tại sao ta lại để cho ḿnh bị bực bội v́ những chuyện lặt vặt? Ta buộc miệng thốt ra những lời lẽ mà thật sự ta không ngụ ư như vậy. Thế th́ tại sao ta lại không đồng cảm với những người khác cũng lỡ miệng thốt ra điều mà họ không ngụ ư? Chẳng lẽ ta không khắc phục được sự nhiễu nhương bên trong và bên ngoài ta hay sao? Khi tham thiền về yếu tố thiêng liêng ở tâm của chúng sinh giống như con kiến thưởng thức đường lẫn trong đất, cái trí tiến gần hơn tới sự thật để được giải thoát, an b́nh và trong sáng.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS