Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lý

 HOME TÌM HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CON NGƯỜI: Từ đâu tới, Sinh hoạt ra sao và Rồi sẽ đi về đâu.

(MAN: Whence, How and Whither)

Tác giả: ANNIE BESANT     C. W. LEADBEATER

Bản dịch:www.thongthienhoc.com

 
 

CON NGƯỜI: Từ đâu tới, Sinh hoạt ra sao và Rồi sẽ đi về đâu.

Ghi lại cuộc khảo cứu bằng thần nhãn.

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Madras 20, Ấn Độ

Ấn bản lần thứ nhất 1913

In lại năm 1923

       -        1954

      -        1960

       -        1967

In tại Ấn quán Vasanta,

 Hội Thông Thiên Học, Adyar, Madras 20 

LỜI  NÓI  ĐẦU

 

Người ta không còn coi là hoàn toàn điên rồ đối với ý tưởng cho rằng có thể quan sát bằng thần nhãn. Nói chung thì người ta vẫn không chấp nhận và quả thật không chấp nhận tới một mức độ lớn lao nào đó. Tuy nhiên càng ngày càng có thiểu số đang tăng trưởng dần gồm những người rất thông minh, tin rằng thần nhãn là chuyện có thật và coi đó là một quyền năng hoàn toàn tự nhiên mà theo lộ trình tiến hóa thì sẽ trở nên phổ biến khắp thế giới. Họ không coi đó là một năng khiếu mầu nhiệm, cũng không phải là sự phát triển quá độ do có tính linh cao cấp, thông minh xuất chúng hoặc tính tình thanh khiết; bất kỳ đặc tính nào nêu trên hoặc mọi đặc tính ấy đều có thể biểu lộ nơi một người tuyệt nhiên không có năng khiếu thần nhãn. Họ biết rằng đó là một quyền năng tiềm tàng nơi mọi người và bất cứ ai có khả năng cũng như sẵn lòng trả giá thì đều có thể phát triển được nó đi trước thời hạn đối với cơ tiến hóa nói chung.

Việc sử dụng thần nhãn để khảo cứu về quá khứ chẳng có gì là mới lạ. Giáo lý Bí Truyền của H.P.Blavatsky là một ví dụ điển hình của cách sử dụng ấy. Liệu tác phẩm được tạo ra như thế có đáng tin cậy hay chăng, thì đây lại là một vấn đề dành cho các thế hệ tương lai quyết định vì họ có được quyền năng hiện nay đang sử dụng vì mục đích ấy. Chúng tôi biết rằng có một số lớn bạn đọc vốn là môn sinh tin tưởng rằng quyền năng ấy là sự thật và lại biết chúng tôi vốn trung thực, cho nên họ ắt thấy quyển sách này vừa thú vị lại vừa soi sáng. Quyển sách này đã được viết ra dành cho họ. Cũng như số môn sinh càng ngày càng gia tăng thì số bạn đọc ắt cũng gia tăng bấy nhiêu. Chúng tôi không thể hi vọng nhiều hơn mức ấy. Mãi hằng thế kỷ sau này, khi người ta có thể viết ra nhiều quyển sách hay hơn dựa vào những cuộc khảo cứu tương tự thì quyển sách này ắt sẽ được coi là một tác phẩm tiên phong thú vị, xét vì nó đã được viết ra vào thời kỳ ấy.

Hiển nhiên là ta không thể trình bày những bằng chứng về tính chính xác tổng quát của nó, mặc dù đôi khi người ta có thể thực hiện nhiều khám phá xác nhận một phát biểu rải rác đâu đó. Ta không thể chứng minh cho công chúng sự thật về việc khảo cứu bằng thần nhãn cũng giống như ta không thể chứng minh màu sắc cho kẻ mù lòa. Chừng nào còn đọc quyển sách này, thì công chúng còn không hoàn toàn cả tin vào nó; một số người có thể nghĩ rằng đó là một chuyện bịa đặt hay ho; những người khác có thể coi là nó thật tẻ nhạt. Hầu hết ắt coi tác giả hoặc là tự lừa bịp mình hoặc là đi lừa bịp người khác, tùy theo vị thẩm phán vốn có hảo tâm hoặc ác tâm.

Chúng tôi xin nói với các môn sinh: Các bạn hãy chấp nhận nó chừng nào nó giúp các bạn nghiên cứu được và soi sáng cho những gì mà các bạn đã biết. Trong tương lai có thể có sự mở rộng và sửa chữa vì chúng tôi chỉ trình bày một vài mảnh vụn của một lịch sử bao la và nhiệm vụ này rất nặng nề.

Công trình khảo cứu được thực hiện ở Adyar vào mùa hè năm 1910; trong bầu không khí nóng bức của mùa hè, nhiều môn sinh đã vắng mặt và chúng tôi có thể nói là đã nhập thất để không bị làm phiền, mỗi tuần hết năm buổi chiều tối; chúng tôi quan sát và nói chính xác điều mà mình nhìn thấy, có hai hội viên là bà Van Hook và Don Fabrigio Ruspoli đã tử tế chép lại mọi điều chúng tôi nói, đúng hệt từng chữ một, hai bản biên chép này vẫn còn được lưu giữ.

Chúng được thêu dệt thành câu chuyện hiện nay một phần được viết ra trong vòng mùa hè năm 1911, khi chúng tôi dành vài tuần lễ cho mục đích ấy và tác phẩm được hoàn thành vào tháng tư và tháng năm, năm 1912, cũng được dành thời gian cho nó trong nhịp sống hối hả gấp rút. Cái loại công việc này không thể được hoàn thành trong bối cảnh thường xuyên bị gây rối làm phiền và cách duy nhất để hoàn tất nó là có lúc phải trốn đời, mà Ki tô hữu Công giáo La mã gọi là “đi vào tĩnh tâm”.

Chúng tôi đã theo phác họa Thông Thiên Học tổng quát về cơ tiến hóa, và điều này được trình bày trong “phần sơ bộ” ở Chương I. Nó chi phối toàn thể và là kế hoạch nền tảng của tác phẩm này. Suốt quyển sách ta coi như hiển nhiên có sự thật là một Huyền giai đang dẫn dắt và đào luyện cơ tiến hóa, một số thành viên của Huyền giai này tất nhiên có xuất hiện trong suốt câu chuyện. Để đưa bản thân mình trở về những thời kỳ xa xưa nhất, chúng tôi để cho tâm thức của chính mình hiện diện nơi đó và dễ dàng khởi sự từ đó hơn bất kỳ thứ nào nhưng vì người ta không thể nhận ra được những thời kỳ nào khác. Có thể nói chúng đưa chúng tôi tới mức đặt chân lên thời kỳ Dãy hành tinh thứ nhứt và thứ nhì.

Kể từ phần sau này của Dãy hành tinh thứ ba mãi cho tới về sau, chúng tôi truy nguyên lịch sử của nhân loại bằng cách theo dõi một nhóm cá thể, trừ phi nhóm này có bận rộn chuyện gì khác trong bất kỳ giai đoạn tiến hóa quan trọng nào, chẳng hạn như lúc bắt đầu chi chủng thứ ba và thứ tư của Căn chủng thứ Năm; khi xảy ra trường hợp ấy thì chúng tôi lờ đi và dõi theo dòng tiến hóa chính yếu. Trong bản ghi chép này, chúng tôi không thể đưa ra nhiều chi tiết tương đối về các nhân vật vì dòng lịch sử vốn tràn lan rộng lớn. Tuy nhiên nhiều chi tiết trong cuộc đời đã được xuất bản trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học dưới tiêu đề tổng quát là “Hé lộ Bức màn Thời gian” – những sự hé lộ giúp ta có thể thoáng thấy được quá khứ của nhiều cá thể. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày kia sẽ xuất bản được một quyển sách thuộc loại này tên là Các tiền kiếp của Alcyone, nó có đính kèm theo nhiều bảng phổ hệ đầy đủ cho thấy mỗi kiếp các nhân vật chính đã được nhận diện ra cho đến nay quan hệ với nhau ra sao. Nếu có người thực hiện thì công trình thuộc loại này có thể tha hồ tiến hành.

Vì ta không thể viết lịch sử mà ta không nêu tên và vì luân hồi là một sự thật – do đó sự thật là cùng một cá thể lại tái xuất luôn qua các thời đại nối tiếp nhau, cá thể ấy đóng nhiều vai trò với nhiều tên gọi khác nhau – cho nên chúng tôi đã gọi tên nhiều cá thể để nhận diện được họ trong suốt những vở tuồng mà họ có thủ vai diễn. Đối với chúng tôi thì Irving cũng là Irving, cũng giống như Macbeth, Richard III, Shyhock, Charles I, Faust, Romeo, Matthias; và trong bất kỳ câu chuyện nào về cuộc đời mình thì y vẫn được gọi là diễn viên Irving, cho dù y đóng vai nào đi chăng nữa. Xuyên suốt câu chuyện ấy y vẫn có được cá tính liên tục. Cũng giống như một người trong câu chuyện dài mà một kiếp sống chỉ coi như một ngày, người ấy đóng cả trăm vai mà suốt đời chỉ vẫn là chính mình cho dù y là đàn ông hay đàn bà, nông dân, ông hoàng hay tu sĩ. Chúng tôi vẫn dành cho y một tên gọi đặc biệt để cho người ta nhận ra y bên dưới mọi chiêu bài mà y khoác lấy để thích hợp với vai diễn mà y đang đóng. Hầu hết các tên gọi ấy mang tên các chòm sao hoặc ngôi sao. Chẳng hạng như chúng tôi đặt tên cho Julius Caesar là Corona, đặt tên cho Plato là Pallas, đặt tên cho Lão tử là Lyra; bằng cách này chúng tôi có thể thấy các đường lối tiến hóa khác nhau ra sao, những kiếp trước nào đã tạo ra một Caesar hoặc một Plato. Nó khiến cho câu chuyện mang tính nhân bản và dạy cho môn sinh sự thật về luân hồi.

Tên gọi của những Đấng thường xuyên xuất hiện trong câu chuyện này thời đó chỉ là những thiện nam tín nữ bình thường, nhưng hin nay là các vị Chơn sư; thì việc đặt tên ấy khiến cho các Đấng cao cả tỏ ra có thực hơn đối với một số người, các Ngài đã leo lên tới nơi mà các Ngài đang đứng trên nấc thang cuộc đời từ chỗ mà chúng ta hiện nay đang leo lên, các Ngài cũng đã từng biết tới cuộc sống gia đạo bình thường, những niềm vui và những nỗi buồn, những thành công và thất bại vốn là kinh nghiệm của loài người. Các Ngài đâu phải là các vị thần linh đã toàn bích từ biết bao thời đại vô tận, mà chỉ là những thiện nam tín nữ đã phát triển được Thượng Đế trong nội tâm và đã đi theo một con đường gian nan vất vả để đạt tới trình độ siêu phàm nhập thánh. Các Ngài là thành quả đầy hứa hẹn của điều mà chúng ta sẽ thành tựu, là những đóa hoa huy hoàng trên cái cây mà chúng ta mới chỉ là nụ hoa chớm nở.

Thế là chúng tôi đã hạ thủy con tàu xuống biển cả công luận đầy bão tố để cho nó giáp mặt với định mệnh và tìm thấy số phận của mình.

 

ANNIE BESANT

C. W. LEADBEATER

 

 

MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH TRONG CÂU CHUYỆN

 

BỐN ĐẤNG KUMARA: Bốn vị Hỏa đức Tinh quân hiện vẫn còn sống ở Shamballa.

MAHAGURU: Là Đức Bồ Tát vào thời ấy, Ngài đã xuất hiện dưới dạng Vyasa, Thoth tức (Hermes), Zarathushtra, Orpheus, cuối cùng là Phật Thích Ca và trở thành Đức Thế Tôn.                               

SURYA                     : Đức Di Lạc Bồ Tát hiện nay, Đại sư tối cao của thế giới.

MANU                      : Bàn Cổ, người Lãnh đạo một Giống dân chính. Nếu có thêm tiếp đầu ngữ là Bàn Cổ Gốc hoặc Bàn Cổ Mầm Mống thì đó là một chức sắc còn cao cả hơn nữa, chủ trì một chu kỳ tiến hóa lớn hơn tức một Cuộc tuần hoàn hoặc một Dãy hành tinh. Trong sách Ấn Độ người ta dùng biệt hiệu Vaivasvata để chỉ vị Bàn Cổ Gốc của Dãy hành tinh Trái đất cũng như Bàn Cổ của Giống dân chính thứ Năm Aryan .

VIRAJ                     : Đức Văn minh Đại đế, một chức sắc cao cấp ngang hàng với               Đức Bàn Cổ hoặc Đức Bồ tát.

SATURN                  : Hiện nay là một Chơn sư mà một số sách Thông Thiên Học coi là Chơn sư xứ Venice.

JUPITER                  : Hiện nay là một Chơn sư cư trú ở vùng đồi Nilgiri.

MARS                      : Hiện nay là Chơn sư M. trong tác phẩm Thế giới Huyền bí.

MERCURY                 : Hiện nay là Chơn sư K.H. trong tác phẩm Thê giới Huyền bí.

NEPTUNE                  : Hiện nay là Chơn sư Hilarion                        -

OSIRIS                     : Hiện nay là Chơn sư Serapis                         -

BRIHASPATI              : Hiện nay là Chơn sư Jesus                            -

VENUS                      : Hiện nay là Chơn sư Ragozci, (Rakovzky) Chơn sư Hung gia lợi, Bá tước Saint Germain vào thế kỷ 18.

URANUS                : Hiện nay là Chơn sư D.K.

VULCAN                : Hiện nay là một Chơn sư mà kiếp lâm phàm mới đây nhất của Ngài được gọi là Ngài Thomas More.

ATHENA            : Hiện nay là một Chơn sư mà thế giới gọi là Thomas Vaughan, ‘Eugenius Philalethes’.  

ALBA ...                Ethel Whyte

ALBIREO ...         Maria-Luisa Kirby

ALCYONE ...        J. Krishnamurti

ALETHEIA ...       John van Manen

ALTAIR ...            Herbert Whyte

ARCOR ...            A. J. Wilson

AURORA ...         Count Bubna-Licics

CAPELLA ...         S. Maud Sharpe

CORONA ...         Julius Caesar

CRUX ...               The Hon. Otway Cuffe

DENEB ...             Lord Cochrane (Tenth Earl of Dundonald)

EUDOXIA ...        Louisa Shaw

FIDES ...               G. S. Arundale

GEMINI ...           E. Maud Green

HECTOR ...          W. H. Kirby

HELIOS ...            Marie Russak

HERAKLES ...      Annie Besant

LEO ...                 Fabrizio Ruspoli

LOMIA ...             J. I. Wedgwood

LUTETIA ...          Charles Bradlaugh

LYRA ...                Lao-Tze

MIRA ...               Carl Holbrook

MIZAR ...             J. Nityananda

MONA ...             Piet Meuleman

NORMA ...          Margherita Ruspoli

OLYMPIA ...        Damodar K. Mavalankar

PALLAS ...            Plato

PHOCEA ...          W. Q. Judge

PHOENIX ...        T. Pascal

POLARIS...           B. P. Wadia

PROTEUS...         The Teshu Lama

SELENE...             C. Jinarajadasa

SIRIUS...              C. W. Leadbeater

SIWA...                T. Subba Rao

SPICA...                Francesca Arundale

TAURUS ...          Jerome Anderson

ULYSSES...           H. S. Olcott

VAJRA ...             H. P. Blavatsky

VESTA ...              Minnie C. Holbrook

 

MỤC LỤC

 

DẪN NHẬP:

CHƯƠNG

I         : Sơ bộ

II        : Các Dãy hành tinh thứ Nhất và thứ Nhì.

III       : Thời sơ khai trên Dãy Nguyệt tinh.

IV       : Cuộc tuần hoàn thứ Sáu trên Dãy Nguyệt tinh.

V        : Cuộc tuần hoàn thứ Bảy trên Dãy Nguyệt tinh.

VI       : Thời kỳ sơ khai trên Dãy hành tinh Trái đất.

VII      : Những giai đoạn đầu của Cuộc tuần hoàn thứ Tư.

VIII     : Căn chủng thứ Tư.

IX       : Tà thuật ở Châu Atlantis.

X        :  Nền văn minh Atlantis.

XI       : Hai nền văn minh dân Atlante - ở Peru.

XII      : Hai nền văn minh dân Atlante - ở Peru.

XIII     : Hai nền văn minh dân Atlante – ở Chaldea.

XIV     : Mở đầu Căn chủng thứ Năm.

XV      : Xây dựng Thành thị Lớn.

XVI     : Nền văn minh sơ khởi của dân Aryan và đế quốc Aryan,

XVII    : Phân chủng thứ Nhì, người Ả Rập.

XVIII   : Phân chủng thứ Ba, người Ba Tư.

XIX     : Phân chủng thứ Tư, người Kelte.

XX      : Phân chủng thứ Năm, người Teuton

XXI     : Dòng dõi của Căn chủng và đám con cháu di cư vào Ấn Độ.

XXII    : Linh ảnh của vua A Dục.

XXIII  : Khởi đầu Căn chủng thứ Sáu.

XXIV  : Tôn giáo và các Đền thờ.

XXV   : Giáo dục và Gia đình.

XXVI  : Dinh thự và Phong tục tập quán.

XXVII : Kết luận.

Lời kết.

Phụ lục. 

 

DẪN  NHẬP .

 

Vấn đề nguồn gốc của con người, sự tiến hóa và số phận của nó là một đề tài hay ho vô tận. Y từ đâu mà ra, cái sinh linh Thông tuệ huy hoàng này ít ra cũng xuất hiện trên trái đất để trở thành đỉnh cao của loài sinh vật hữu hình? Y đã tiến hóa lên tới được địa vị ngày nay ra sao? Phải chăng y đã đột nhiên từ trên giáng xuống, từ một thiên thần rực rỡ trở thành kẻ tạm thời thuê mướn một căn nhà bằng đất sét; hay là y đã leo lên từ bên dưới trải qua những thời đại dài dằng dặc mờ mịt truy nguyên nguồn gốc tổ tiên tầm thường của mình từ loài đất bùn nguyên thủy, qua tới loài cá, loài bò sát, loài động vật có vú lên mãi tới giới nhân loại? Và đâu là số phận tương lai của y? Phải chăng y cứ tiếp tục tiến hóa lên mãi, càng ngày càng leo lên cao để rồi lại đi xuống cái đường dốc dài dằng dặc suy thoái cho đến khi y rớt vào cái vực thẳm sự chết, bỏ lại đằng sau một hành tinh băng giá, nấm mồ chôn hằng hà sa số các nền văn minh, hay là sự leo lên hiện nay của y chẳng qua chỉ là trường học dạy cho một Quyền năng tâm linh bất tử đến khi nó trưởng thành sẽ có định mệnh chưởng quản cây quyền trượng của thế gian, của một Thái dương hệ, một tập hợp Thái dương hệ, đó là một Đấng Thượng Đế chân chính đang hình thành?

Người ta đã giải đáp nhiều cho những thắc mắc này, một phần hoặc trọn vẹn, trong các Kinh điển của những tôn giáo thời xưa, dưới dạng những truyền thuyết mơ hồ được truyền thừa bởi các cổ nhân uy dũng qua cuộc thám hiểm của những nhà khảo cổ học hiện đại, qua công trình nghiên cứu của các nhà địa chất học, vật lý học, sinh học, thiên văn học thời nay. Kiến thức hiện đại nhất đã minh chứng cho những sử liệu xưa cũ nhất khi gán cho trái đất của ta và cư dân trên đó một thời kỳ tồn tại lâu dài và phức tạp mầu nhiệm; người ta đã sục sạo hằng trăm triệu năm mới rút ra được thời gian cho các quá trình chậm chạp và cần mẫn của thiên nhiên; con người nguyên thủy có nguồn gốc được đẩy lùi mãi cho tới tận khi châu Lemuria, nay là nơi mà Thái bình dương đang gợn sóng; còn Úc châu mới được tái phát hiện gần đây được coi là vùng đất xưa nhất; người ta định vị châu Atlantis là nơi mà hiện nay sóng của Đại tây dương đang vỗ, còn châu Phi được nối liền với châu Mỹ qua một cầu nối bằng đất liền sao cho vòng nguyệt quế của một nhà khám phá đã được nhổ ra từ cọng lông mày của Columbus và người ta coi ông là nối tiếp những thế hệ đã chết từ lâu rồi khi tìm được đường từ Âu châu đi tới lục địa mặt trời lặn. Poseidonis không còn chỉ là chuyện hoang đường mà các lễ sư mê tín dị đoan người Ai Cập kể lại cho một triết gia Hy Lạp; Minos ở đảo Crete được khai quật từ ngôi mộ cổ xưa, là một con người lịch sử chứ không phải thần thoại; Babylon đã từng một thời cổ sơ thì lại được chứng tỏ là kẻ thừa kế hiện đại của một loạt những thành thị rất văn minh được chôn vùi trong hết địa tầng nầy tới địa tầng khác, sáng lấp lánh qua đêm đen thời gian. Truyền thông đang vẫy gọi kẻ thám hiểm hãy khai quật ở vùng Turkestan ở Trung Á và đang thì thào về những di tích người khổng lồ một mắt chỉ chờ đợi nhát xẻng khai quật của họ.

Giữa những sự xung đột ý kiến như thế, sự xung đột về lý thuyết, sự khẳng định và bác bỏ những giả thuyết bao giờ cũng mới thì rất có thể người ta có cơ may đọc tới phần ghi chép của hai người quan sát, hai kẻ thám hiểm bước trên một con đường rất xưa cũ mà rất ít người thời nay bước trên đó khi đã đến lúc ổn định. Khoa học ngày nay đang thám hiểm những phép lạ của cái gọi là ‘trí nội giới’ và tìm thấy nó có những quyền năng kỳ diệu, những điều bất ngờ kỳ lạ, những hồi ức kỳ lạ. Khi lành mạnh và thăng bằng chế ngự được bộ óc thì nó tỏ ra là một thiên tài, khi mất thăng bằng với bộ óc lông bông và hết biết đường mà tính thì nó tỏ ra là điên cuồng. Một ngày nào đó khoa học ắt ngộ ra được rằng cái mà nó gọi là trí nội giới thì Tôn giáo gọi là Linh hồn và sự hiển lộng quyền năng của nó còn tùy thuộc vào những công cụ vật lý và siêu vật lý mà nó điều khiển được. Nếu những công cụ này đã được kiến tạo tinh vi, lành mạnh và linh hoạt hoàn toàn bị nó kiểm soát thì các quyền năng về thị giác, thính giác, ký ức trào dâng cuồn cuộn từ trí nội giới ắt trở thành các quyền năng bình thường và khả dụng của Linh hồn, nếu Linh hồn phấn đấu tiến về Tinh thần – Linh Ngã – bị che giấu trong vật chất của Thái dương hệ thì Chơn ngã thay vì cứ bám lấy thể xác lúc bấy giờ sẽ gia tăng được quyền năng và trí thức; sẽ ở trong tầm tay của nó mà không thể đạt được bằng phương pháp khác.

Các nhà siêu hình học xưa và nay, tuyên bố rằng Quá khứ, Hiện tại và Tương lai bao giờ cũng tồn tại cùng lúc nơi Tâm thức thiêng liêng và chỉ mang tính lần lượt khi chúng bước vào biểu lộ, nghĩa là chịu ảnh hưởng của Thời gian vốn quả thật là sự nối tiếp các trạng thái tâm thức. Ý thức hữu hạn của ta vốn tồn tại nơi Thời gian cho nên tất yếu bị sự lần lượt ấy chi phối; ta chỉ có thể lần lượt suy nghĩ. Nhưng do kinh nghiệm trong các trạng thái giấc mơ, tất cả chúng ta đều biết rằng những sự đo lường qua thời gian biến thiên theo sự thay đổi tâm trạng, mặc dù vẫn còn sự liên tục; chúng ta cũng biết rằng những sự đo lường theo thời gian thậm chí còn biến thiên nhiều hơn nữa trong thế giới tư tưởng, và khi ta kiến tạo những hình tư tưởng thì ta có thể trì hoãn, xúc tiến, lập lại tùy ý để cho các hình tư tưởng nối tiếp nhau mặc dù chúng bao giờ cũng vẫn bị sự nối tiếp ấy chi phối. Nếu theo đuổi đường lối tư duy ấy thì ta cũng chẳng khó khăn gì khi quan niệm ra một tâm trí được nâng lên tới quyền năng siêu việt, tâm trí của NGÔI LỜI – một Đấng như được miêu tả trong Phúc âm của Thánh John, i, 1 - 4 – bao hàm nơi bản thân mọi hình tư tưởng được thể hiện chẳng hạn như trong một Thái dương hệ, những hình tư tưởng ấy được sắp xếp theo thứ tự biểu lộ như được đề nghị, nhưng tất cả đều đã có sẵn ở đó, tất cả đều có thể được duyệt lại cũng giống như chúng ta có thể duyệt lại các hình tư tưởng của chính mình, mặc dù chúng ta chưa hề đạt tới mức quyền năng thiêng liêng; bậc Đạo sư Muhammad đã nêu bật được điểm ấy như sau: “Ngài chỉ nói với nó: ‘Hãy hiện tồn’ và thế là ‘nó hiện tồn’ [[1]]. Thế nhưng, cũng giống như đứa trẻ trong một ngày bao hàm nơi bản thân các tiềm năng của tổ tiên, cũng vậy chúng ta là con cháu của Thượng Đế, bao hàm nơi bản thân các tiềm năng của Đấng thiêng liêng. Vì thế cho nên khi chúng ta dứt khoát xoay chuyển linh hồn xa rời dục lạc để tập trung chú tâm vào Tinh thần – Tinh thần là thực chất mà Linh hồn chỉ là bóng dáng của nó nơi thế giới vật chất – thì Linh hồn có thể đạt được “Ký ức của Thiên nhiên”, vốn thể hiện các Tư tưởng của NGÔI LỜI trong thế giới vật chất, có thể nói đó là những phản ánh của Tâm trí Ngài. “Ký ức Thiên nhiên” có quá khứ dưới dạng những ký ảnh hằng sống, nó cũng có Tương lai mà Linh hồn mới phát triển nửa chừng, khó lòng đạt được, vì Tương lai ấy chưa biểu lộ, chưa hiện thể, mặc dù hoàn toàn “có thực”. Khi đọc những ký ảnh này, Linh hồn có thể truyền chúng xuống cho thể xác, ghi khắc nó lên bộ óc để rồi ghi chép nó lại bằng ngôn từ và văn tự. Khi Linh hồn hòa lẫn với Tinh thần – như trong trường hợp “những con người đã được toàn bích”, những Đấng đã hoàn tất cơ tiến hóa nhân loại, những Chơn linh đã được “giải thoát” hoặc “cứu độ” [[2]] thì sự tiếp xúc với Ký ức thiêng liêng ắt là ngay tức khắc, trực tiếp, bao giờ cũng sn có và không sai lầm. Trước khi đạt tới mức đó thì sự tiếp xúc ắt bất toàn, phải qua trung gian, phải chịu sự sai lầm về quan sát và truyền dẫn.

Những người viết ra quyển sách này đã được dạy phương pháp tiếp xúc ấy, nhưng vì gặp nhiều khó khăn liên quan tới trình độ tiến hóa chưa hoàn chỉnh cho nên chỉ làm hết sức mình để quan sát và truyền dẫn, mặc dù thừa biết rằng có nhiều khiếm khuyết khiến cho công trình của mình bị hạn chế. Thỉnh thoảng các bậc Huynh trưởng cũng giúp sức cho các tác giả đó đây dưới dạng những phác họa tổng quát cũng như ngày tháng khi cn thiết. Cũng giống như trường hợp các tác phẩm hữu quan vốn có trước tác phẩm này trong phong trào Thông Thiên Học, đây là “kho tàng cất giấu trong những nồi đất” và trong khi thành thật biết ơn sự trợ giúp đã được ban cho đầy hảo ý, các tác giả xin nhận trách nhiệm là mọi sai lầm là hoàn toàn thuộc về bản thân mình.

 

CHƯƠNG  I

 

  BỘ

Con người từ đâu tới và y sẽ đi về đâu? Để trả lời một cách trọn vẹn nhất thì chúng ta chỉ có thể nói rằng: Trên cương vị là một Thực thể tâm linh, Con người từ Thượng Đế mà ra và sẽ trở về với Thượng Đế; nhưng nguồn gốc và cứu cánh mà chúng ta đang bàn tới ở đây biểu thị một qui mô khiêm tốn hơn nhiều. Đó chỉ là một trang trong câu chuyện đời được sao chép lại ở đây nói về việc những Đứa con Nhân loại một số được sinh ra vào vật chất thô trược; còn điều gì nm bên ngoài sự sinh ra ấy, Hi Đêm đen còn chưa ai xuyên thấu được? – và theo dõi những sự tăng trưởng của những đứa con nhân loại ấy từ thế giới này sang thế giới kia tới một mức trong tương lai gần nhưng còn cách hiện nay tới vài thế kỷ - còn điều gì nằm ngoài cái đám mây ló dạng trong buổi bình minh ấy; Hi Ban ngày còn chưa lộ ra?

Thế nhưng tựa đề không hoàn toàn sai, vì kẻ từ Thượng Đế mà ra và trở về với Thượng Đế không chính xác là ‘Con người’. Cái Tia của Ánh rực rỡ thiêng liêng vốn xuất phát từ Đấng thiêng liêng vào lúc bắt đầu một sự biểu lộ, cái “mảnh vụn Chơn ngã của chính ta, bị biến đổi nơi thế giới sự sống thành ra một Tinh thần bất tử” [[3]], vốn hơn hẳn Con người. Con người chẳng qua chỉ là một giai đoạn phát triển của nó; khoáng vật, thực vật, động vật, chẳng qua chỉ là những giai đoạn sinh hoạt phôi thai của nó trong lòng Thiên nhiên trước khi nó được sinh ra làm Người. Con người là giai đoạn trong đó Tinh thần và Vật chất phấn đấu để thống trị và khi cuộc đấu tranh đã qua rồi thì Tinh thần đã trở thành Chúa tể của Vật chất, làm Chủ được sự sống và sự chết; lúc bấy giờ Tinh thần bước vào cơ tiến hóa Siêu nhân, không còn là Con người nữa, mà nói cho đúng hơn là một bậc Siêu nhân.

Vậy thì ở đây ta chỉ bàn tới y trên cương vị là Con người; Con người trong giai đoạn phôi thai nơi các giới khoáng vật, thực vật và động vật; Con người khi phát triển trong giới nhân loại; Con người và các thế giới của mình, Chủ thể tư duy và môi trường tiến hóa của y.

Để dễ theo dõi câu chuyện được tường trình trong quyển sách này, bạn đọc cần dừng lại một vài phút để xem xét quan niệm tổng quát về một Thái dương hệ mà kho tài liệu Thông Thiên Học đã phác họa [[4]] và dựa vào những nguyên lý tổng quát của cơ tiến hóa được triển khai trong Thái dương hệ. Việc này cũng chẳng khó khăn gì hơn theo dõi kho thuật ngữ chuyên môn của mọi ngành khoa học hoặc những điều miêu tả về vũ trụ, chẳng hạn như trong khoa thiên văn học và người ta chỉ cần chú ý một chút thì cũng có th dễ dàng quán triệt được nó. Trong mọi việc nghiên cứu có nội dung sâu sắc thì bao giờ ta cũng quán triệt được những điều sơ bộ khô khan. Bạn đọc vô ý vô tứ ắt thấy chúng tẻ nhạt bèn bỏ qua chúng, thế là trong suốt thời gian đọc sau đó, y ít nhiều ở trong tâm trạng hoang mang bối rối; y đang xây dựng căn nhà mà không có nền móng và phải liên tục chống đỡ nó. Bạn đọc kỹ lưỡng giáp mặt vi những khó khăn này một cách dũng cảm quán trit nó một lần cho dứt khoát, thế là những kiến thức thu được giúp y dễ dàng tiến bước và những chi tiết mà y gặp phải sau này sẽ dễ dàng được xếp vào đúng chỗ. Những người nào thích cái kiểu vô ý vô tứ tốt hơn nên bỏ qua Chương hiện nay và tiếp tục nhảy sang Chương II, còn những bạn đọc khôn ngoan thì nên dành ra một tiếng đồng hồ để quán triệt những điều sau đây.

Nhà đại Hiền triết Plato, một trong những bậc thầy về trí tuệ trên thế giới với những ý tưởng cao siêu chế ngự được nền tư tưởng Âu Tây, có đưa ra phát biểu súc tích sau đây: “Thượng Đế hình học hóa”. Chúng ta càng biết nhiều về Thiên nhiên thì càng ngộ ra được sự thật này, Những chiếc lá càng được xếp đt theo thứ tự nhất định liên tiếp,1/2, 1/3, 1/5, 3/8, 5/13 v.v… Những rung động tạo thành các nốt nhạc lần lượt của một âm giai có thể được phác họa tương ứng theo một chuỗi đều đặn. Một số bệnh tuân theo một chu kỳ nhất định về ngày tháng; năm thứ 7, thứ 14, thứ 21, đánh dấu những cuộc khủng hoảng có kết quả là tiếp tục sống trên cõi trần hoặc là chết. Thật là hoài công mà tiếp tục nhân lên những ví dụ như thế.

Vậy thì chẳng có điều gì đáng ngạc nhiên qua sự kiện mà ta tìm thấy trong thứ tự thuộc Thái dương hệ của ta, con số Bảy được cứ lập đi lập lại mãi. Chính vì vậy mà nó được coi là ‘con số linh thiêng’ và một hình dung từ hay hơn đó là: một ‘con số có ý nghĩa’. Sinh hoạt của mặt trăng tự nhiên được chia ra thành hai lần bảy ngày trưởng và một con số tương           tự ngày tiêu; còn các tuần trăng cho ta các tuần lễ gồm bảy ngày. Và ta thấy số bảy này là số gốc của Thái dương hệ, phân chia các bộ môn của nó ra thành bảy và những bộ môn này lại chia ra thành bảy bộ môn phụ, các bộ môn phụ này lại chia thành bảy bộ môn phụ khác v.v… Học viên tôn giáo ắt nghĩ tới bảy Đấng Ameshaspentas của Bái Hỏa giáo, bảy Chơn linh trước ngay Thượng Đế của Kitô giáo; các nhà Thông Thiên Học nghĩ tới NGÔI LỜI tam phân tối cao của Thái dương hệ với các Thừa tác viên là các “Đấng Chưng quản bảy Dãy hành tinh” [[5]] vây quanh Ngài, mỗi Đấng chủ trì một bộ môn riêng trong Thái dương hệ giống như một vị Phó vương đối với Hoàng đế. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm chi tiết tới một bộ môn. Thái dương hệ bao gồm mười bộ môn, bởi vì trong khi có gốc rễ là bảy, nó lại phát triển mười bộ môn; do đó các Thần bí gia gọi số bảy là ‘con số toàn bích’. Ông A.P. Sinnett đã gọi tên những bộ môn này rất hay là các Hệ thống Tiến hóa và nhân loại đang tiến hóa và sẽ tiến hóa bên trong nội bộ mỗi Hệ thống này. Bây giờ chúng ta chỉ hạn chế vào Hệ thống của chúng ta thôi, mặc dù ta không được quên rằng các Hệ thống khác vẫn đang tn tại và các Đấng Thông tuệ tiến hóa rất cao có thể chuyển từ Hệ thống này sang Hệ thống khác. Thật vậy, các đấng thỉnh giảng ấy đã đến với trái đất chúng ta vào một giai đoạn trong cơ tiến hóa của nó để dẫn dắt và trợ giúp cho nhân loại mới sinh ra.

Một Hệ thống Tiến hóa phải trải qua bảy giai đoạn tiến hóa lớn; mỗi giai đoạn gọi là một Dãy hành tinh. Tên gọi này bắt nguồn từ sự thật một Dãy hành tinh bao gồm bảy Bầu hành tinh có tương quan lẫn nhau; đó là một dây xích gồm bảy mắt xích, mỗi mắt xích là một bầu hành tinh. Trong Sơ đồ I có trình bày bảy Hệ thống Tiến hóa xung quanh mặt trời trung ương; vào bất cứ thời kỳ nào thì cũng chỉ có một vành thuộc mỗi Hệ thống là hoạt động; mỗi vành thuộc mỗi một trong bảy Hệ thống Tiến hóa bao gồm bảy bầu hành tinh; ta không được hình dung bảy bầu hành tinh này riêng rẽ mà ở đây ta vẽ nó thành ra một vành giống như chiếc nhẫn để tiết kiệm chỗ. Còn các bầu hành tinh thuộc một vành ấy được trình bày trong Sơ đồ II kế tiếp.

Trong Sơ đồ II ta chỉ có một Hệ thống Tiến hóa được hình dung thành bảy giai đoạn tiến hóa nghĩa là bảy Dãy hành tinh liên tiếp, bây giờ ta trình bày nó liên quan tới năm trong bảy cõi tức là các loại vật chất tồn tại trong Thái dương hệ; vật chất thuộc mỗi loại bao gồm các nguyên tử thuộc một loại nhất định; mọi chất rắn, chất lỏng, cht hơi và chất dĩ thái của một loại hình vật chất đều là các khối tập hợp những nguyên tử thuộc cùng một loại [[6]], vật chất này được gọi tên theo tâm trạng tương ứng với nó: trên cõi trần, xúc động, trí tuệ, trực giác, tinh thần [[7]].

Trong Dãy hành tinh thứ nhất, ta thấy có sắp xếp bảy bầu thế giới A, B, C, D, E, F, G: [[8]]. A và G là thế giới gốc rễ và thế giới mầm mống vốn ở trên cõi tinh thần, vì tất cả đều giáng từ trên cao xuống thấp, từ cõi tinh vi tới cõi thô trược rồi lại leo lên tới cõi cao hơn được phong phú thêm nhờ thành quả của cuộc viễn du, những thành quả này được dùng làm mầm mống cho Dãy hành tinh kế tiếp; B và F ở trên cõi trực giác, một bầu thu lượm còn bầu kia đồng hóa; C và E ở trên cõi thượng trí với mối quan hệ tương tự; D là bước ngoặc; điểm thăng bằng giữa vòng cung đi lên và vòng cung đi xuống, nó ở trên cõi hạ trí. Các cặp bầu hành tinh này trong mỗi Dãy hành tinh có liên hệ mật thiết với nhau, nhưng một đằng là bức phác họa thô thiển, còn một đằng là bức tranh hoàn chĩnh. Trong Dãy hành tinh thứ nhì, các bầu hành tinh đều giáng thêm một bậc xuống thấp hơn tới vật chất và bầu D ở trên cõi xúc động.Trong Dãy hành tinh thứ ba chúng lại giáng xuống thêm một giai đoạn nữa và bầu D đạt tới cõi trần. Trong Dãy hành tinh thứ tư và chỉ trong Dãy hành tinh thứ tư thôi tức Dãy ở ngay chính giữa bảy Dãy hành tinh, Dãy dính mắc sâu nhất vào vật chất thô trược nhất, bước ngoặc của Dãy này là bầu hành tinh D và ta có ba bầu hành tinh C, D và E ở trên cõi trần. Có thể nói là trong cuộc du hành trở về thì việc thăng lên giống như việc giáng xuống: Dãy hành tinh thứ năm cũng giống như Dãy hành tinh thứ ba, chỉ có một bầu hành tinh trên cõi trần; Dãy hành tinh thứ sáu giống như Dãy hành tinh thứ nhì có bầu hành tinh D trên cõi xúc động; Dãy hành tinh thứ bảy giống như Dãy hành tinh thứ nhất có bầu hành tinh D trên cõi trí tuệ. Khi kết thúc Dãy hành tinh thứ bảy thì Hệ thống tiến hóa đã được triển khai hết và gặt hái được thành quả.

 

 

 

 

     

CÁC LÀN SÓNG SINH HOẠT LIÊN TIẾP

BẢY DÃY HÀNH TINH

CÁC GIỚI

-  ĐỘNG VẬT

 - THỰC VẬT

 - KHOÁNG VẬT

 – TINH HOA NGŨ HÀNH III

– TINH HOA NGŨ HÀNH II

– TINH HOA NGŨ HÀNH I

 

 

SƠ ĐỒ IV

 

 

       Để cho thuận tiện thì chúng ta có thể đặt tên bảy Hệ thống Tiến hóa trong Thái dương hệ theo tên bầu hành tinh D của mỗi hệ thống, đây là bầu hành tinh mà ta biết rõ hơn hết; đó là Hỏa vương tinh, Kim tinh, Trái đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh (Xem Sơ đồ I). Trong Hệ thống Tiến hóa có bầu Trái đất của ta, Dãy hành tinh có trước Dãy hành tinh địa cầu là Dãy hành tinh thứ ba trong một loạt và bầu hành tinh trên cõi trần của nó tức bầu D, chính là cái hiện nay là Mặt trăng của ta, vì Dãy hành tinh thứ ba được gọi là Dãy Nguyệt tinh, còn Dãy hành tinh thứ nhì và thứ nhất chỉ được gọi bằng số; Dãy hành tinh Địa cầu tức Dãy hành tinh Trái đất là Dãy thứ tư trong một loạt liên tiếp, do đó ba trong số bảy bầu hành tinh của nó biểu lộ trên cõi trần, bầu hành tinh C tức hành tinh thứ ba được gọi là Hỏa tinh, còn bầu hành tinh thứ năm tức bầu E được gọi là Thủy tinh. Hệ thống Tiến hóa Hải vương tinh với Hải vương tinh là bầu hành tinh D, cũng có ba bầu hành tinh thuộc Dãy hành tinh đang biểu lộ trên cõi trần – C và E là hai hành tinh trên cõi trần liên quan tới nó, trong kho tài liệu Thông Thiên Học đã có nhắc tới sự tồn tại của chúng trước khi Khoa học nhận ra chúng – vì thế cho nên Hệ thống Tiến hóa Hải vương tinh đã đạt tới Dãy hành tinh thứ tư trong một loạt Dãy hành tinh. Hệ thống Tiến hóa Kim tinh đang đạt tới cuối Dãy hành tinh thứ năm và do đó Kim tinh đã mất đi Vệ tinh của mình tức là bầu D của Dãy hành tinh trước nó [[9]] . Có thể là Herschil đã thấy Hỏa Vương tinh, nhưng nghe đâu hiện nay nó đã biến mất vì nó đang ở vào Dãy hành tinh thứ sáu, nhưng về vấn đề này chúng tôi không có thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp. Mộc tinh chưa có người ở nhưng các vệ tinh của Mộc tinh thì có, vì chúng là các thiên thể thô trược trên cõi trần.

Các Sơ đồ III và IV biểu diễn mối quan hệ giữa bảy Dãy hành tinh trong nội bộ một Hệ thống Tiến hóa, cho ta thấy diễn trình tiến hóa chuyển từ Dãy hành tinh này sang Dãy hành tinh khác. Ta nên nghiên cứu Sơ đồ III trước, vì đó chỉ là phần đơn giản hóa Sơ đồ IV, Sơ đồ IV là bản sao của một Sơ đồ do một Chơn sư vẽ ra; mặc dù mới thoạt nhìn thì Sơ đồ này trông khá rối rắm, nhưng khi ta hiểu ra được thì nó minh họa nhiều điều.

Sơ đ III xếp bảy Dãy hành tinh thuộc một Hệ thống Tiến hóa thành ra các cột ngay sát cạnh nhau để cho Làn sóng Sinh hoạt của đấng thiêng liêng được biểu diễn bằng những mũi tên có thể được vẽ ra đi từ giới này sang giới kia trong khi tiến lên. Mỗi tiết diện trong một cột biểu diễn một trong bảy giới của Thiên nhiên: ba giới tinh hoa ngũ hành, giới khoáng vật, giới thực vật, giới động vật, giới nhân loại [[10]]. Tiếp theo sau Làn sóng Sinh hoạt bảy ta thấy đó là làn sóng duy nhất đi xuyên suốt qua bảy giới trong nội bộ Hệ thống Tiến hóa; nó nhận vào Dãy hành tinh thứ nhất nơi Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhất, rồi phát triển ở đó trong suốt chu kỳ sinh hoat của Dãy hành tinh; nó chuyển sang Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì, nơi Dãy hành tinh thứ nhì và phát triển ở đó trong suốt chu kỳ sinh hoạt ấy; nó xuất hiện nơi Giới Tinh hoa ngũ hành thứ ba trên Dãy hành tinh thứ ba rồi nhập vào Gii Khoáng vật trên Dãy hành tinh thứ tư; thế rồi nó lần lượt phát triển qua các Giới Thực vật và Động vật trên các Dãy hành tinh thứ năm và thứ sáu để rồi đạt tới Giới Nhân loại trên Dãy hành tinh thứ bảy. Như vậy toàn thể Hệ thống Tiến hóa này cung cấp một môi trường tiến hóa cho một Làn sóng Sinh hoạt thiêng liêng từ khi nó làm linh hoạt vật chất mãi cho tới khi nó tiến lên tới mức thành người [[11]]. Các làn sóng sinh hoạt khác hoặc là bắt đầu trong một Hệ thống Tiến hóa khác rồi nhập vào hệ thống tiến hóa này ở trình độ tiến hóa đủ đạt được ở hệ thống trước kia hoặc là nhập vào hệ thống này quá trễ cho nên chưa đạt tới giới nhân loại trong hệ thống này.

Ta phải bắt đầu nghiên cứu Sơ đồ IV bằng cách ngộ được rằng các vòng tròn được tô màu không phải là bảy Dãy hành tinh gồm các bầu hành tinh (theo như ta mong đợi) mà là bảy Giới trong Thiên nhiên thuộc mỗi Dãy hành tinh liên tiếp, do đó tương ứng với các tiết diện trong các cõi của Sơ đồ III. Ở đây ta có trọn cả một Hệ thống Tiến hóa có biểu thị vị trí của mỗi Giới thiên nhiên trong mỗi Dãy hành tinh. Học viên nên chọn ra một đường tiến hóa thuộc bất kỳ màu sắc nào của vòng tròn thứ nhất rồi truy nguyên nó cẩn thận tiến lên.

Ta hãy xét vòng tròn màu xanh lơ ở phía tột đỉnh bên tay trái được vạch ra bằng một mũi tên, nó biểu diễn Giới Tinh hóa ngũ hành thứ nhất trên Dãy hành tinh thứ nhất. Khi rời Dãy hành tinh thứ nhất để chuyển sang Dãy hành tinh thứ nhì. – vành kế tiếp gồm các vòng tròn có tô màu – dòng màu xanh lơ này chia chẻ ra khi đi tới đó; bộ phận chậm tiến nhất của nó không sẵn lòng tiếp tục đi lên Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì, bèn bứt ra khỏi dòng tiến hóa chính, quay ngược trở lại nhập vào Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhất thuộc Dãy hành tinh thứ nhì để gia nhập vào dòng sinh hoạt mới (được tô màu vàng và đánh dấu bằng một mũi tên) nhập vào cơ tiến hóa trên Dãy hành tinh ấy để rồi hòa lẫn luôn vào đó. Còn dòng tiến hóa chính màu xanh lơ lại tiếp tục đi lên tới Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì thuộc Dãy hành tinh thứ nhì, tiếp nhận một số kẻ lạc hậu thuộc Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì của Dãy hành tinh thứ nhất, đồng hóa hết đám đó rồi mang đám đó đi theo mình, ta ắt lưu ý rằng chỉ có một luồng màu xanh lơ rời khỏi Giới này vì các phần tử ngoại lai đã bị đồng hóa hết. Luồng màu xanh lơ lại chảy lên tới Dãy hành tinh thứ ba lại chia chẻ, bỏ đám lạc hậu rơi rớt lại tiếp tục tiến hóa qua Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì thuộc Dãy hành tinh thứ ba, trong khi đại khối màu xanh lơ tiếp tục tạo thành Giới Tinh hoa ngũ hành thứ ba của Dãy hành tinh thứ ba; nó lại tiếp nhận một số phần tử lạc hậu của Giới Tinh hoa ngũ hành thứ ba, thuộc Dãy hành tinh thứ hai, đồng hóa hết chúng, mang chúng theo thành ra một dòng màu xanh lơ không bị pha loãng nhập vào Giới Khoáng vật thuộc Dãy hành tinh thứ tư; cũng giống như trước, nó bỏ lại một số phần tử lạc hậu bị rơi rớt để tiến hóa trong Giới Tinh hoa ngũ hành thứ ba thuộc Dãy hành tinh thứ tư và nó lại tiếp nhận một số phần tử lạc hậu thuộc Giới Khoáng vật của Dãy hành tinh thứ ba, lại đồng hóa chúng giống như trước. Giờ đây nó đã đạt tới mức tiến hóa thô trược nhất tức Giới Khoáng vật. Khi rời bỏ mức này ta vẫn còn theo dõi đường tiến hóa màu xanh lơ – nó leo lên Giới Thực vật của Dãy hành tinh thứ năm, bỏ lại một số phần tử lạc hậu rơi rớt vào Giới Khoáng vật của Dãy hành tinh này và tiếp theo một số phần tử lạc hậu thuộc Giới Thực vật của Dãy hành tinh thứ tư. Nó lại tiếp tục leo lên, bây giờ lên tới Giới Động vật thuộc Dãy hành tinh thứ sáu, bỏ lại một số phần tử thực vật chậm tiến rơi rớt lại nhằm hoàn tất trình độ tiến hóa trong Giới Thực vật của Dãy hành tinh thứ sáu và tiếp thu một số động vật chậm tiến của Dãy hành tinh thứ năm rơi rớt trở lại Giới Động vật đang tiến lên. Cuối cùng nó hoàn tất cơ tiến hóa dài dằng dặc bằng cách nhập vào Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ bảy bỏ lại những con động vật quá chậm tiến rơi rớt trở lại Giới Động vật thuộc Dãy hành tinh thứ bảy và tiếp thu một số nhân loại chậm tiến của Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ sáu, mang chúng theo cho đến khi cuối cùng ca khúc khải hoàn khi cơ tiến hóa nhân loại đã toàn bích để bắt đầu cơ tiến hóa siêu nhân đi theo một trong bảy đường tiến hóa được biểu thị bằng chiếc lông vũ màu xanh lơ ở cuối cùng. Trong Hệ thống Tiến hóa khác, những phần tử mà ta bỏ lại là những phần tử chậm tiến thuộc Giới Động vật của Dãy hành tinh thứ bảy sẽ tái xuất hiện trong Giới Nhân loại trong Dãy hành tinh thứ nhất của Hệ thống Tiến hóa mới mẻ này để rồi sẽ đạt mức hoàn hảo thành người trong Hệ thống Tiến hóa ấy. Chúng sẽ ở trong vòng tròn tương ứng với vòng tròn màu xám nâu, với chiếc lông vũ thuộc về Dãy hành tinh thứ nhất của Sơ đồ này.

Bằng cách đó, ta có thể theo dõi mỗi đường tiến hóa từ Giới này tiến lên Giới kia qua các Dãy hành tinh liên tiếp nhau. Vì vậy sự sống trong vòng tròn thứ hai màu cam biểu diễn Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì, thuộc Dãy hành tinh thứ nhất – có một giai đoạn sinh hoạt thuộc một Dãy hành tinh đến sau nó, nói cách khác, nó đã nhập vào dòng tiến hóa dưới dạng Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhất thuộc Dãy hành tinh thứ bảy của một Hệ thống Tiến hóa trước kia (xem vòng tròn tột đỉnh bên tay trái có mũi tên thuộc Dãy hành tinh thứ bảy trong Sơ đồ của ta – nó đạt tới Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ sáu, rồi sẽ tiếp tục tiến lên. Sự sống trong vòng tròn thứ ba màu đỏ tía có hai Giới tiến hóa sau nó trong một Hệ thống Tiến hóa trước kia, ắt đạt tới Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ năm để rồi tiếp tục tiến lên. Cuộc sống trong Giới thứ tư tức Giới Khoáng vật đạt tới Giới Nhân loại của Dãy hành tinh thứ tư để rồi tiếp tục tiến lên. Sự sống trong Giới Thực vật đạt mức Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ ba để rồi tiếp tục tiến lên; sự sống trong Giới Động vật đạt tới Giới Nhân loại thuộc Dãy hành tinh thứ nhì, sự sống trong giới Nhân loại đạt mức Giới Nhân loại trong Dãy hành tinh thứ nhất.

Học viên nào hoàn toàn quán triệt được sơ đồ này ắt thấy mình làm chủ được một thiên cơ mà y có thể nhét bất kỳ chi tiết nào vào trong những ô ấy mà không quên mất những nguyên tắc chung của cơ tiến hóa a tăng kỳ kiếp với những sự phức tạp rối rắm.

Có hai vấn đề còn lại: giới tiến hóa đằng sau giới tinh hoa ngũ hành và giới tiến hóa siêu nhân loại. Làn sóng Tiến hóa xuất phát từ THƯỢNG ĐẾ làm linh hoạt vật chất trước nhất nơi Giới Tinh hoa ngũ hành thấp nhất tức giới thứ nhất; vì thế cho nên khi cũng luồng ấy từ Dãy hành tinh nhập vào Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhì thuộc Dãy hành tinh thứ nhì thì vật chất vốn thuộc về Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhất thuộc Dãy hành tinh thứ nhì phải được làm linh hoạt bằng một Làn sóng Sinh hoạt mới xuất phát từ THƯỢNG ĐẾ và tiếp tục như thế đối với mỗi giới thuộc các Dãy hành tinh khác. [[12]]

Khi người ta đã vượt qua Giới Nhân loại và con người đứng nơi ngưỡng cửa cuộc sống siêu nhân loại để trở thành một Tinh thần đã được giải thoát thì bảy con đường mở ra trước mắt Ngài cho Ngài chọn: Ngài có thể nhập vào Niết Bàn với sự toàn tri và toàn năng cực lạc, với những hoạt động vượt xa mức hiểu biết của chúng ta để rồi biết đâu trong một thế giới tương lai nào đó Ngài trở thành một Đấng Hóa thân thiêng liêng; điểu này đôi khi được gọi là ‘nhập Pháp thân’ (Dharmakaya). Ngài có thể nhập vào ‘Chu kỳ Tâm linh’, cụm từ này bao hàm nhiều ý nghĩa ta chưa biết được trong số đó có lẽ là ‘Báo thân’ (Sambhogakaya). Ngài cũng có thể trở thành một bộ phận của kho chứa thần lực tâm linh mà các Tác nhân của THƯỢNG Đ rút ra trong khi làm việc nghĩa là nhập ‘Ứng thân’ (Nirmanakaya). Ngài có thể vẫn còn là một thành viên của Huyền giai cai quản và giám sát thế giới mà Ngài đã đạt được mức toàn bích trong đó. Ngài có thể chuyển sang Dãy hành tinh kế tiếp, giúp vào việc kiến tạo các hình tướng của nó. Ngài có thể nhập vào đường tiến hóa rực rỡ của các Thiên thần; Ngài có thể hiến mình để trực tiếp phụng sự đấng THƯỢNG ĐẾ, được Thượng Đế sử dụng làm Thừa tác viên và Thiên sứ của mình trong bất kỳ bộ phận nào của Thái dương hệ, Ngài chỉ sống để thi hành ý chí của Thượng Đế và thực thi công trình của Thượng Đế trên khắp Thái dương hệ mà Thượng Đế cai trị. Cũng giống như  một vị Tướng có Ban Tham mưu mà nhân viên tham mưu mang các thông điệp của vị tướng đi tới bất cứ nơi nào trên chiến trường, cũng vậy những nhân viên Tham mưu này của đấng chỉ huy tất cả, “những Thừa tác viên làm đẹp lòng Ngài” [[13]], điều này dường như được coi là một Con đường rất khó đi, có lẽ đó là sự hi sinh lớn nhất dành cho vị Cao đồ và vì vậy nó được coi là bao hàm sự phân biệt lớn lao. Một thành viên của Ban Tổng Tham mưu không có thể xác mà tự tạo ra thể xác bằng Kriyashakti tức là ‘quyền năng tạo tác’, sử dụng vật chất của bầu hành tinh mà mình được biệt phái tới. Ban Tham mưu bao gồm các Đấng ở nhiều mức khác hẳn nhau, từ quả vị La hán trở lên [[14]]. Có một số đấng đã hiến mình cho công tác này khi đạt quả vị La hán trên Dãy Nguyệt tinh; một số đấng khác là Chơn sư [[15]]; còn một số đấng khác đã vượt qua trình độ này trong cơ tiến hóa nhân loại. 

 Ngoài nhiều lý do khác mà chúng ta không biết được, nhu cầu cung ứng một Ban Tham mưu thì có lẽ bắt nguồn từ sự thật là trong những giai đoạn sơ khởi trong cơ tiến hóa một Dãy hành tinh – nhất là trên vòng cung đi xuống – hoặc ngay cả của một bầu hành tinh thì người ta cần nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài hơn là giai đoạn sau này. Chẳng hạn như trên Dãy hành tinh thứ nhất thuộc Hệ thống Tiến hóa địa cầu, mức thành tựu được qui định là đạt được cuộc Điểm đạo Lớn thứ nhất và những ai trong nhân loại dạo đó đạt tới quả vị Chơn sư, thế mà quả vị này cũng chưa gần tới quả vị Phật, vì vậy cần phải cung ứng các chức sắc cao cấp từ bên ngoài. Lại nữa, các Dãy hành tính sau này cũng được trợ giúp, và Trái đất cũng phải cung cấp các Chức sắc cao cấp cho các Dãy hành tinh thời sơ khai của các Hệ thống Tiến hóa khác, cũng như cung cấp bình thường các chức sắc cho những bầu hành tinh và Cuộc tuần hoàn sau này trong Dãy hành tinh của chúng ta. Theo chỗ chúng tôi biết thì chính trong Huyền giai của chúng ta cũng có hai thành viên rời khỏi Trái đất, hoặc là gia nhập Bộ Tổng tham mưu, hoặc là được đấng Chưởng quản Huyền giai chúng ta cho vị Chưởng quản Huyền giai của một bầu hành tinh nào khác bên ngoài Hệ thống Tiến hóa của ta mượn đỡ.

Trong bất kỳ Dãy hành tinh nào mà những người không đạt vào một thời kỳ nào đó mức qui định dành cho Nhân loại thuộc Dãy hành tinh ấy thì đều bị ‘thất bại’; thất bại có thể là do còn trẻ tuổi nên thiếu thời gian hoặc thiếu nỗ lực đúng mức v.v…, nhưng cho dù bất cứ lý do nào thì những người thất bại cũng không thể đạt được mức mà họ tiến bộ đủ trong chu kỳ sinh hoạt còn lại của một Dãy hành tinh để đạt tới mức cần thiết khi nó kết liễu; họ đã bị rơi rớt khỏi cơ tiến hóa của nó trước khi cơ tiến hóa ấy đã hoàn tất và họ bắt buộc phải nhập vào Dãy hành tinh kế tiếp ở một mức được xác định bởi trình độ mà họ đã đạt được sao cho họ có thể hoàn tất được khóa học làm người của mình. Có những người khác thành công khi trải qua mức quyết định này tức là “Ngày phán xét” dành cho một Dãy hành tinh, nhưng họ chưa tiến bộ đủ nhanh để đạt tới mức trước mắt họ mở ra bảy Con đường. Những người này mặc dù không ‘thất bại’ nhưng cũng chưa hoàn toàn thành công, do đó họ chuyển sang Dãy hành tinh kế tiếp và dẫn đầu loài người ở trên đó khi nhân loại ấy đã đạt được trình độ mà các cơ thể ấy đã đủ tiến hóa để dùng làm hiện thể cho họ tiến bộ thêm nữa. Trong khi nghiên cứu chúng ta sẽ thấy đủ thứ lớp người này và đây chỉ là một tổng quan về lớp người ấy, chi tiết sẽ được trình bày rõ ràng hơn. Chúng ta lưu ý thấy rằng chỉ trong Dãy hành tinh thứ nhất thì mới không có đám người thất bại bị rơi rớt ra khỏi cơ tiến hóa. Cũng có một số người không thành công, nhưng nếu Dãy hành tinh ấy mà có Ngày Phán xét thì chúng tôi đã không quan sát được.     

Trong chỉ một Dãy hành tinh, làn sóng tiến hóa quét từ bầu A sang bầu G, lần lượt sử dụng mỗi bầu hành tinh làm môi trường tăng trưởng; sự xoay vòng xung quanh Dãy hành tinh này được gọi rất đúng là một Cuộc tuần hoàn và làn sóng tiến hóa quét qua bảy Cuộc tuần hoàn trước khi chấm dứt chu kỳ sinh hoạt của Dãy hành tinh và công trình của nó đã hoàn tất. Thế rồi người ta thu thập các kết quả và tất cả tạo thành mầm mống cho Dãy hành tinh kế tiếp, ngoại trừ những Dãy đã hoàn tất khóa học làm người, trở thành các bậc Siêu nhân, tự nguyện phụng sự theo những cách khác hơn việc hướng dẫn Dãy hành tinh sắp tới đi theo dường lối của nó và các Ngài đã nhập vào một trong bảy Con đường khác.

Để kết thúc những điều sơ bộ này chúng tôi xin nói trên Cõi Chơn thần tức là cõi siêu tinh thần có tồn tại các Phân thân của Đấng thiêng liêng; các Con của Thượng Đế vốn phải nhập thế và trở thành Con của Nhân loại trong thế giới sắp tới. Họ bao giờ cũng diện kiến Dung nhan của Cha và là các Đối thể Thiên thần của con người. Ở trên thế giới của riêng mình, Con của Đấng thiêng liêng này được gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là ‘Chơn thần’, Nhất nguyên. Ngài là đấng mà ở trang 3 có nói là Ngài được “biến hóa thành ra Chơn thần bất tử trong thế giới sự sống”. Tinh thần này là Chơn thần khoác lấy vật chất do đó có ba ngôi là Ý chí, Minh triết và Hoạt động; tinh thần ấy ắt chính là Chơn thần sau khi đã chiếm hữu các nguyên tử vật chất của các cõi tinh thần, trực giác và trí tuệ, và các cơ thể tương lai của Ngài xây dựng xung quanh các nguyên tử ấy. Nơi Chơn thần có trào dâng một suối nguồn sự sống không thể cạn kiệt; Tinh thần tức Chơn thần khoác lấy vật chất chính là biểu lộ của Ngài trong một thế giới. Khi Ngài làm chủ được vật chất nơi cõi thấp thì Ngài càng ngày càng kiểm soát được công trình tiến hóa, và mọi sự chọn lựa lớn lao vốn quyết định số phận của con người đều được Ngài thực hiện bằng Ý chí, đều được Minh triết của Ngài dẫn dắt và thành tựu qua Hoạt động của Ngài.

 



[[1]]  Kinh Al Quran, xi. 17.

[[2]] Các thuật ngữ này được người Ấn giáo và Ki Tô giáo lần lượt dùng để biểu thị việc chấm dứt cơ tiến hóa thuần túy nhân loại.

 

[[3]]  Chí tôn Ca, XV. 7.

[[4]]  Môn sinh có thể tìm thấy điều này trong tác phm Giáo Lý Bí Truyền của H.P. Blavatsky; Phật giáo Bí truyền của A.P. Sinnett và Sự tăng trưởng của Linh hồn cũng của tác giả Sinnett, Minh Triết Cổ truyền của Annie Besant v.v. . . Có những điều khác nhau thứ yếu – chẳng hạn như việc H.P. Blavatsky và A.P. Sinnett gọi tên các bầu hành tinh thuộc dãy hành tinh trái đất khác nhau -  nhưng các sự kiện chính yếu đều giống nhau.

 

[[5]]  Các Đấng này được gọi là Hành tinh Thượng Đế, nhưng danh xưng này thường gây lẫn lộn cho nên ở đây ta bỏ không dùng nó.

 

[[6]]  Xem Hóa học Huyền bí của Annie Besant và C.W. Leadbeater.

[[7]] Vật chất trên cõi trần là vật chất mà ta hằng ngày đụng chạm tới trong sinh hoạt lúc tỉnh thức. Vật chất xúc động là loại vật chất rung động theo các ham muốn và xúc động của ta; trong những quyển sách cũ hơn ta gọi nó là chất trung giới, một tên gọi vẫn còn được giữ lại trong một chừng mực nào đó. Cũng như vật chất trí tuệ đáp với các tư tưởng, vật chất trực giác (tiếng Bắc phạn là buddhi) được dùng làm môi trường để truyền dẫn trực giác cao siêu và tình thương bao trùm vạn vật. Vật chất tinh thần (atma) là loại vật chất tác động của ý chí sáng tạo.

[[8]] Bầu hành tinh ở tột đỉnh phía bên tay trái là bầu A, bầu kế tiếp thấp hơn là bầu B, cứ tiếp tục như vậy cho tới bầu G là bầu hành tinh tột cùng phía bên tay phải.

[[9]] Ta có thể nhớ rằng Herschil đã nhìn thấy Vệ tinh của Kim tinh.

[[10]] Giới ‘tinh hoa ngũ hành’ là ba giai đoạn sinh hoạt khi giáng xuống thâm nhập vào vật chất – giáng hạ tiến hóa -  và ta có thể hình dung bảy giới thiên nhiên tiến vòng cung đi xuống và vòng cung đi lên cũng giống như các Dãy hành tinh và bầu hành tinh:

                                      Tinh hoa ngũ hành 1                                    Nhân loại.

                                     Tinh hoa ngũ hành 2                                    Động v ật

                                     Tinh hoa ngũ hành thứ 3                              Thực vật

                                     Khoáng  vật

[[11]] Bảy Làn sóng Sinh hoạt này cùng với sáu sự lưu nhập bổ sung dành cho Giới Tinh hoa ngũ hành thấp nhất nơi sáu Dãy hành tinh khác, vị chi là 13 Làn sóng Sinh hoạt, chính là những xung lực liên tiếp; mà đối với Hệ thống Tiến hóa này các nhà Thông Thiên Học cho rằng chúng tập hợp thành Làn sóng Sinh hoạt của Ngôi Hai, nghĩa là dòng Sự Sống làm cho hình tướng tiến hóa xuất phát từ Thượng Đế Ngôi Hai tức là Ngôi Vishnu của Ấn Độ và Ngôi Con trong Tam vị nhất thể  của Ki Tô giáo.

 

[[12]] “Cha ta đã làm cho đến nay và Ta tiếp tục làm”, trích từ Phúc âm theo Thánh John 17. Xem chương v miêu tả vấn đề này diễn ra trên Trái đất khi Chơn linh của Mặt trăng nhập thế trên đó.

[[13]] Thánh Vịnh, ciii, 21.             

[[14]] La hán là những đấng đã trải qua cuộc Điểm đạo Lớn thứ tư.

[[15]] Các đấng đã trải qua cuộc Điểm đạo Lớn thứ năm.

 

 
 

 HOME TÌM HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS