Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lý

 HOME TÌM HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CHƯƠNG  V

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ 7 TRÊN DÃY NGUYỆT TINH

Trích từ CON NGƯỜI: Từ đâu tới, Sinh hoạt ra sao và rồi sẽ Đi về đâu

(MAN: Whence, How and Whither)

Tác giả C. W. Leadbeater

CHƯƠNG  V

CUỘC TUẦN HOÀN THỨ 7 TRÊN DÃY NGUYỆT TINH

 

Cuộc tuần hoàn thứ 7 của một Dãy hành tinh khác với các cuộc tuần hoàn trước kia ở chỗ lần lượt từ bầu hành tinh 1 chuyển sang trạng thái tịch lặng trên đường tiến tới mức tan rã khi cư dân rời bỏ chúng lần cuối cùng. Khi đã đến lúc cuối cùng phải rời bỏ mỗi bầu hành tinh này thì việc đó khiến cho các cư dân có thể tiến hóa thêm nữa giống như trong các cuộc tuần hoàn trước kia chuyển sang bầu hành tinh kế tiếp còn những cuộc tuần hoàn khác vì điều kiện trên các bầu hành tinh sau này không thích hợp cho nên rời bỏ Dãy hành tinh hoàn toàn khi phải rời bỏ bầu hành tinh để rồi ở trong một tình trạng mà sau đây ta sẽ miêu tả việc chờ đợi tái hiện thân trên Dãy hành tinh tiếp theo. Như vậy dòng xuất phát từ mỗi bầu hành tinh trên cuộc tuần hoàn này chỉ để lại bất kỳ người nào đã đạt tới quả vị La hán -  chia ra làm đôi: một số tiếp tục như thông lệ chuyển sang bầu hành tinh kế tiếp, còn một số dong tàu ra khơi trên biển cả mà bến bờ tiếp theo là Dãy hành tinh kế tiếp.

Thông thường thì một người được tự do rời khỏi dãy hành tinh – trừ phi bị rơi rớt lại do tạm thời là thuộc dạng tuyệt vọng – chỉ khi nào đã đạt tới quả vị được qui định cho nhân loại tiến hóa trên Dãy hành tinh ấy. Như ta đã biết, quả vị trên Dãy Nguyệt tinh tương đương với quả vị mà hiện nay ta gọi là cuộc Điểm đạo thứ tư La hán. Nhưng chúng tôi cũng rất kinh ngạc khi thấy rằng vào cuộc tuần hoàn thứ 7 có các nhóm di dân xuất phát từ các bầu A, B và C, trong khi đại đa số dân cư trên bầu D cuối cùng rời bỏ Dãy Nguyệt tinh khi làn sóng sinh hoạt rời khỏi bầu hành tinh này để chuyển sang bầu E. Chỉ còn lại một số tương đối nhỏ vẫn nấn ná để tiếp tục tiến hóa trên 3 bầu hành tinh còn lại  (E, F và G) và có một số cuối cùng rời bỏ Dãy hành tinh khi mỗi bầu E, F và G rơi vào tình trạng bất động.

Dường như là trong cuộc tuần hoàn thứ 7, Đấng cao cả mà ta phong tước hiệu là Bàn Cổ Mầm mống của một Dãy hành tinh, chịu trách nhiệm về nhân loại và các dạng sinh linh thấp kém hơn đã tiến hóa trên Dãy hành tinh ấy. Một Đấng Bàn Cổ Mầm mống của Dãy hành tinh thu thập vào trong hào quang dũng mãnh vươn xa ra khắp nơi của mình mọi thành quả tiến hóa trên Dãy hành tinh, chuyển vận chúng vào trong cõi Liên Hành tinh tức là cõi Niết bàn dành cho cư dân của Dãy hành tinh đang hấp hối, nuôi dưỡng chúng bên trong bản thân mình để rồi cuối cùng đến lúc đã định chuyển giao chúng cho vị Bàn Cổ Gốc rễ của Dãy hành tinh kế tiếp; chiếu theo kế hoạch của vị Bàn Cổ Mầm mống, Bàn Cổ Gốc rễ của Dãy hành tinh kế tiếp ấn định thời gian và nơi chốn để du nhập chúng vào trong quyền quản hạt của mình.

Bàn Cổ Mầm mống của Dãy Nguyệt tinh dường như có một kế hoạch bao la, theo đó Ngài tụ tập các tạo vật trên Dãy Nguyệt tinh sau khi chúng chết lần cuối cùng, phân chia chúng ra thành từng lớp, phân lớp và vi tế lớp một cách hoàn toàn xác định, xét theo biểu kiến là bằng một loại từ điển hóa nào đó; điều này lập nên những tốc độ rung động đặc thù và những cư dân nào có thể làm việc tốt nhất ở tốc độ rung động ấy được kết nhóm lại với nhau, những cư dân khác làm việc hữu hiệu nhất ở một tốc độ rung động khác cũng được kết nhóm tương tự v. v … khi Ngài phải xử trí hằng hà sa số sinh linh trên bầu D. Các nhóm này dường như tự động được thành lập trên cõi trời của bầu D, giống như những con số trên một cái đĩa rung động được lập nên do tác động của một nốt nhạc; nhưng ở 3 bầu hành tinh trước kia thì những đường phân giới rõ rệt xuất hiện dễ dàng hơn và người ta được một Đấng cao cả biệt phái đi hiển nhiên là hoạt động theo một kế hoạch xác định. Nhiệm vụ vĩ đại này của Đấng Bàn Cổ Mầm mống được trợ giúp bởi nhiều Đấng cao cả thi hành mệnh lệnh của Ngài và toàn thể kế hoạch qui mô rộng lớn ấy được thực thi một cách trật tự mang tính tất yếu hùng vĩ khôn tả. Ngoài ra Ngài dường như được chọn lựa các Chức sắc của Dãy hành tinh kế tiếp, trong cơ tiến hóa dài dằng dặc ấy các chức sắc này sẽ vượt qua đồng loại để trở thành Chơn Sư, Bàn Cổ, Bồ Tát trong nhiều Cuộc tuần hoàn và nhiều Giống dân khác nhau. Hiển nhiên là Ngài tuyển lựa nhiều hơn mức cần thiết cũng như một người làm vườn chọn lựa nhiều cây cối để đặc biệt trồng trọt và sau này lại tuyển lựa thêm nữa. Hầu hết (nếu không phải là tất cả) việc chọn lựa này được thực hiện trên bầu D và chúng ta sẽ trở lại vấn đề ấy khi ta xét tới bầu D. Trong khi chờ đợi chúng ta hãy xét tới các bầu A, B và C.

Trên bầu A của Dãy Nguyệt tinh, ta thấy có một bộ phận nhân loại không được tuyển sang bầu B mà bị bắt buộc phải rời bỏ Dãy hành tinh bởi vì không thể tiến bộ thêm nữa trên Dãy hành tinh này. Đấng Cao cả chịu trách nhiệm về bầu hành tinh không thể giúp cho một số người tiến hóa theo như Ngài mong muốn – thật vậy Ngài thấy một số vật liệu con người quá cứng nhắc nên không thể tiến hóa thêm được nữa, thế là Ngài tống nó lên tàu ra khơi khi chu kỳ sinh hoạt của bầu A đã kết liễu. Ta gọi đám người được tống lên thuyền này (bởi vì số lượng không lớn lắm) bao gồm đám bạn bè có hào quang màu da cam, họ đã khiến cho thể trí đạt tới mức không thể phát triển thêm được nữa trên Dãy Nguyệt tinh nếu không có ác ý; họ đã khép kín bên trong lớp vỏ thể trí của mình và đã bỏ đói mầm mống của thể xúc động đến nỗi họ không thể an toàn hạ mình thêm được nữa vả lại họ quá kiêu ngạo nên đâu có muốn hạ mình. Thể thượng trí là một lớp vỏ cứng ngắc chứ không phải là một hình tướng linh hoạt đang bành trướng cho nên để họ chuyển sang bầu B ắt chỉ gây ra sự cứng rắn chết người cho hạ trí. Họ rất khôn lõi nhưng hoàn toàn ích kỷ và đã cắt đứt khỏi sự tiến bộ thêm nữa trong lúc này ngoại trừ sự tiến bộ mà gây hại. Đấng Cao cả chịu trách nhiệm rõ ràng là bất mãn với đám người màu da cam này cho nên làm hết sức mình để tống họ lên tàu ra khơi; khi thoáng nhìn vô tương lai chúng tôi thấy mình sẽ gặp lại một số những người này ở Châu Atlantis dưới dạng các Hắc diện Tinh quân, các tu sĩ Tà đạo, các thủ lãnh nổi loạn chống lại Minh vương v.v…Trong khi chờ đợi, họ cứ yên nghỉ trên cõi Liên Hành tinh và cứ qui ngã lấy mình làm cái rốn của vũ trụ. 

Nhóm người mà ta có nêu trước kia với hào quang có màu hoàng kim, trí năng có kỷ luật, cùng với các cư dân còn lại của Dãy hành tinh được chuyển sang bầu B, bao gồm một số người đã đạt quả vị La Hán trên bầu A và trở thành Chơn Sư trên bầu B. Nhóm có hào quang màu hoàng kim cũng được tống lên tàu ra khơi rời bỏ bầu B vì họ cũng không nuôi dưỡng được khía cạnh xúc động đúng mức để tạo ra được một thể xúc động phát triển tốt đẹp khả hữu tiến hóa trên bầu C. Việc họ sẳn lòng vâng lời khiến cho họ có một tương lai sáng sủa hơn nhóm người có hào quang màu da cam và chúng ta sẽ gặp họ trở lại ở Châu Atlantis dưới dạng các tu sĩ của đền thờ chánh đạo và dần dần tạo ra được các thể xúc động thuộc loại tốt. Cả hai nhóm người được tống tiển lên tàu ra khơi sẽ nhập vào cơ tiến hóa của trái đất trong Cuộc tuần hoàn thứ tư, vì họ quá tiến hóa cho nên không thể tham gia vào các giai đoạn tiến hóa trước kia của Dãy trái đất. Dường như là mỗi bầu hành tinh cần phải phát triển được những phẩm chất cần thiết cho chúng biểu hiện trọn vẹn được một cơ thể bằng vật liệu của bầu hành tinh kế tiếp; vì vậy những người có hào quang màu vàng không thể tiến thêm nữa mà phải được tống lên tàu đi sang cõi Liên Hành tinh.

Từ bầu C lại có một nhóm nhỏ người đã đạt quả vị La Hán rời bỏ đi; các Ngài đã phát triển được trí tuệ và xúc động đến mức cao độ, cho nên không cần tiến hóa thêm nữa trên Dãy Nguyệt tinh vì vậy các Ngài rời bỏ Dãy Nguyệt tinh theo một trong bảy Con đường như thông lệ. Một nhóm các đấng này đặc biệt liên quan tới chúng ta, vì các Ngài là thành phần của một phân bộ “Nguyệt Tinh quân” – nhóm mà Giáo Lý Bí Truyền gọi là Barhishad Pitris – vốn giám sát cơ tiến hóa hình tướng trên Dãy Trái đất. Khi rời bỏ bầu C, các ngài đi tới vùng không gian đang xây dựng Dãy Trái đất để rồi sau này có một số đấng khác gia nhập vốn cũng hiến thân cho công trình này. Bầu A của Dãy Trái đất bắt đầu được hình thành khi làn sóng sinh hoạt rời bầu A của Dãy Nguyệt tinh. Khi kiếp sống của một bầu hành tinh đã kết liểu thì chơn linh của một hành tinh lại có một kiếp lâm phàm mới, có thể nói là di chuyển sự sống cùng với bản thân mình sang bầu tương ứng của Dãy hành tinh kế tiếp. Sau khi rời bỏ Dãy hành tinh trước, các cư dân không phải chờ đợi lâu trước khi ngôi nhà mới của mình đã sẳn sàng; song sự chuẩn bị ngôi nhà ấy đã bắt đầu khi chơn linh của bầu thứ nhất rời bỏ nó khiến nó trở thành một thiên thể chết trong khi ngài nhập vào một chu kỳ sinh hoạt mới và một bầu hành tinh mới bắt đầu hình thành xung quanh ngài. Các phần tử được kiến tạo theo lệnh của các Thiên thần còn loài người tuyệt nhiên chẳng dính dáng gì vào đó. Chơn linh của một bầu hành tinh có lẽ tiến hóa theo đường lối của lớp Thiên thần này cho nên các thành viên của lớp thiên thần ấy thực thi nhiệm vụ kiến tạo các bầu hành tinh xuyên suốt Thái dương hệ. Một làn sóng sinh hoạt lớn xuất phát từ Thượng Đế kiến tạo nên một nguyên tử trong Thái dương hệ qua trung gian của một Thiên thần giống như thế rồi tới các phần tử được kiến tạo, rồi tới các tế bào v.v… Các sinh vật cũng giống như các loài ký sinh trên bề mặt của chơn linh trái đất, có lẽ ngài cũng chẳng màng tới chúng và bình thường ra thì chẳng ý thức gì về sự tồn tại của chúng, mặc dù có thể hơi hơi cảm thấy chúng khi chúng đào những mỏ rất sâu xuống đất. Khi rời bỏ bầu C của Dãy Nguyệt tinh, các vị La Hán chọn con đường dẫn tới Dãy Trái đất (như ta có nói) chuyển sang vùng mà bầu A của Dãy Trái đất đang được hình thành, nó bắt đầu bằng Giới Tinh hoa ngũ hành thứ nhất vốn trào dâng từ giữa lòng bầu hành tinh – Cơ xưởng của Thượng Đế Ngôi Ba – giống như nước phún lên từ một giếng phun khi ta khoan giếng, rồi chảy tràn ra mọi phía. Nó xuất phát từ tâm của Hoa sen, giống như nhựa cây tràn lên chiếc lá. Các Nguyệt Tinh quân không đóng vai trò tích cực trong giai đoạn này mà dường như chỉ giám sát sự kiến tạo một thế giới đang hình thành. Mãi biết bao nhiêu thời kỳ sau này thì gia nhập lực lượng ấy mới có một số Nguyệt Tinh quân xuất phát từ bầu G của Dãy Nguyệt tinh; những vị này tạo ra hình tướng nguyên thủy trên bầu A – Giáo Lý Bí Truyền diễn tả là cung cấp Bào ảnh của mình để tạo ra hình tướng nguyên thủy – để rồi sau đó các Sinh linh giáng lâm chiếm lấy các hình tướng. Các bầu B và C cũng được kiến tạo tương tự xung quanh các chơn linh của riêng mình khi các chơn linh này rời bỏ các bầu B và C của Dãy Nguyệt tinh. Trái đất vật lý của ta được hình thành khi cư dân rời bỏ bầu D của Dãy Nguyệt tinh; Chơn linh của bầu này rời bỏ Dãy Nguyệt tinh, thế là Mặt trăng bắt đầu tan rã, một phần lớn chất liệu của nó được chuyển sang để xây dựng Trái đất. Khi các cư dân rốt cuộc bắt đầu rời bỏ Mặt trăng thì các bầu A, B và C của Dãy Trái đất đã được hình thành rồi, nhưng bầu D tức Quả đất không thể được tạo lập tới mức cao độ cho tới khi bầu thân thích của nó là bầu D của Dãy Nguyệt tinh tức Mặt trăng trước kia đã chết đi.

Các nhóm – như ta có nói chỉ có số lượng ít thôi – rời bỏ Dãy hành tinh từ bầu A và bầu B, thì ta ắt thấy rằng họ đã tiến bộ vượt bực về trí năng nhưng lại biệt lập ngã tính trong cuộc tuần hoàn thứ 5. Chư vị La hán rời bỏ bầu C đã biệt lập ngã tính trong Cuộc tuần hoàn thứ tư trong đám dân chúng ở thành thị, do đó các ngài đã được khai hóa trở nên văn minh khi áp lực thúc đẩy cho các ngài tiến hóa nhanh, khi ở xung quanh gồm những người tiến hóa cao thì các ngài lại được kích thích cho tiến hóa nhanh hơn nữa. Để sẵn sàng lợi dụng được tình huống ấy thì hiển nhiên là khi các ngài còn phát triển dưới dạng những con thú trong Dãy hành tinh trước thì các ngài ắt đã đạt được trình độ cao hơn mức những kẻ biệt lập ngã tính cũng trên Dãy hành tinh ấy nhưng ở các vùng quê chất phác. Dường như thể nhân loại thuộc một Dãy hành tinh chỉ có thể tiến bộ và nhập vào Thánh đạọ khi sự biệt lập ngã tính của các con thú trên Dãy hành tinh ấy hầu như đã chấm dứt và khi trong tương lai chỉ có những trường hợp biệt lập ngã tính theo ngoại lệ. Khi cánh cửa dẫn vào giới nhân loại bị đóng sập đối với những con thú thì cánh cửa dẫn vào Thánh đạo mở ra cho loài người.   

Như ta có nói, các nhóm rời bỏ Dãy hành tinh từ các bầu A, B và C chỉ có số lượng nhỏ thôi, đó là khối dân số trên mỗi bầu chuyển sang bầu kế tiếp theo thông lệ. Nhưng trên bầu D sự việc lại khác hẳn; ở đó, khi đã gần tới lúc bầu hành tinh bị tiêu diệt thì đại đa số dân chúng sau khi bỏ xác lần cuối cùng đều không sẵn sàng chuyển sang bầu E mà lại được tống lên tàu ra khơi đi tới cõi Liên Hành tinh tức cõi Niết Bàn của Dãy Nguyệt tinh để chờ đợi được chuyển dời sang Dãy hành tinh mới đang chuẩn bị sẵn cho mình. Nếu so sánh với nhóm khác được chất lên thuyền ra khơi trên đại dương không gian thì giờ đây ta có một hạm đội khổng lồ được hạ thủy cũng nơi đại dương không gian ấy. Hạm đội này nói chung rời bỏ Mặt trăng; chỉ còn lại một ít dân chúng được dành riêng ra vì những lý do mà hiện nay ta sẽ thấy xuất hiện và đám dân chúng này rời bỏ bầu E, F và G, theo từng nhóm nhỏ, chỉ đủ chất lên thuyền thôi nếu ta vẫn tiếp tục dùng dụ ngôn ấy.

Nhóm chơn ngã mà chúng tôi đang theo dõi coi là kiểu mẫu của nhân loại hạ đẳng trên Mặt trăng, có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt trên bầu D: thể thượng trí đã nổi bật, trí thông minh phát triển nhiều hơn, lòng quyến luyến đối với thượng cấp trở nên sâu sắc và được củng cố; thay vì là một cơn đam mê thì giờ đây nó trở thành một xúc động ổn định và là đặc trưng nổi bật nhất của họ. Ta có thể gọi nhóm này là những Phụng sự viên – bởi vì mặc dù bản năng này vẫn còn mù quáng và bán ý thức, thế nhưng giờ đây động cơ thúc đẩy chính yếu trong cuộc đời họ là phục vụ và làm đẹp lòng giới thượng cấp mà họ đang tận tụy; khi nhìn về tương lai thì ta thấy rằng đây vẫn còn là đặc trưng của họ trải qua hàng loạt kiếp sống dài dằng dặc diễn ra trên trần thế, và trong tương lai họ đã thực hiện được công trình tiên phong thô thiển. Họ yêu mến cấp trên và sẵn lòng vâng lời cấp trên “không cằn nhằn mà cũng chẳng trì hoãn”. Trong Cuộc tuần hoàn này có một sự thay đổi rõ rệt đã xảy ra với thể xác của họ; thể xác giờ đây màu xanh lơ nhạt thay vì màu nâu sẫm như bùn trước kia. Trong kiếp vừa qua trên Mặt trăng họ đã được tụ tập lại về mặt thể chất và có nhiều sự dàn xếp đang tiếp diễn trong một thời kỳ đáng kể trước lúc đó: việc tăng cường các mối quan hệ giữa các nhóm chơn ngã được tạo ra do việc dẫn dắt chúng tái sanh nơi các cộng đồng và quả thật là hầu hết một số rất lớn những nhân vật chính trong tác phẩm Vén màn Bí mật Thời gian đều xuất hiện nơi đây. Dường như rất có thể là nếu chúng ta nhận diện được thì những người còn lại cũng ở trong đám bạn bè sau này, vì tất cả đều là những người Phụng sự, sẵn sàng làm bất cứ điều gì được dạy bảo và đi tới bất cứ nơi đâu được biệt phái. Họ nổi bật lên do sự sống cao cả hơi tuôn đổ xuống một chút khiến cho một sợi dây (bằng vật chất trực giác nối liền nguyên tử trường tồn trực giác và nguyên tử trường tồn thượng trí) hơi nở lớn ra một chút; phía trên của nó nở lớn hơn phía dưới một chút giống như một cái phểu nhỏ; một số lớn những người thông minh hơn họ lại không hề có dấu hiệu này vì nó có liên quan tới mầm mống của lòng mong muốn phụng sự, vốn vắng mặt nơi những người tiên tiến hơn về phương diện khác. Nhóm này bao gồm nhiều loại hình và không hề bao gồm những người thuộc cùng một Cung hoặc một tính khí như ta mong đợi; có những người biệt lập ngã tính theo một trong ba Phương pháp Đúng đắn, thông qua các ngôi Ý chí, Minh triết và Trí tuệ hoạt động [[1]], mỗi ngôi đều được kích hoạt do sự tận tụy với một thượng cấp. Phương pháp biệt lập ngã tính chỉ xuất hiện do nguyên nhân là có sự tế phân trong nội bộ một nhóm và ảnh hưởng tới thời khoảng kéo dài giữa lúc chết và lúc tái sinh, chứ không ảnh hưởng tới đặc trưng mong muốn phụng sự. Nó ảnh hưởng tới tốc độ rung động của thể thượng trí mà trong nhiều trường hợp được hình thành do một nỗ lực phụng sự: (1) – qua hành vi tận tụy; (2) – qua sự bùng nổ lòng sùng tín thuần túy; (3) – qua lòng sùng tín gây ra sự cố gắng tìm hiểu và thẩm định vấn đề. Việc thực sự tạo nên thể thượng trí luôn luôn đột ngột; nó bước vào tồn tại giống như một tia chớp lóe; nhưng tình huống trước kia đều khác nhau cho nên ảnh hưởng tới tốc độ rung động của cơ thể được hình thành. Một hành vi hi sinh nơi thể xác hiệu triệu được Ý chí và có một sự manh động nơi vật chất – tinh thần; lòng sùng tín hoạt động qua thể xúc động [[2]] hiệu triệu được Minh triết và có sự mạch động nơi vật chất trực giác; hoạt động nơi hạ trí hiệu triệu được Trí tuệ hoạt động và có một sự mạch động nơi vật chất thượng trí. Bây giờ ta ắt thấy nhóm người Phụng sự của chúng ta được chia nhỏ ra làm hai qua những sự khác khau này: Hai nhóm đầu tạo thành một nhóm phụ với thời khoảng trung bình 700 năm giữa hai kiếp tái sinh, còn nhóm thứ ba tạo thành một nhóm phụ nữa với thời khoảng trung bình 1.200 năm giữa hai lần tái sinh. Sự khác nhau này ắt xuất hiện trên Dãy Địa cầu ở một giai đoạn tiến hóa cao hơn và hai phân nhóm nêu trên đạt tới Trái đất trong cuộc tuần hoàn thứ tư với một thời khoảng cách nhau 400 ngàn năm, xét theo biểu kiến đã được dự trù để cho chúng cùng nhau sinh ra vào một thời kỳ nào đó khi cần tới những công trình phụng sự hợp tác của họ; Thiên cơ Vĩ đại chi ly đến mức như vậy. Sự phân chia này không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các Chơn Sư và đệ tử, vì trong cả hai phân nhóm đều có đệ tử của mỗi một trong hai Chơn Sư vốn là Bàn cổ và Bồ tát của Căn chủng thứ 6. Như vậy dấu hiệu đặc trưng của trọn cả nhóm này là mầm mống muốn phụng sự đã được các Đấng cao cả có thẩm quyền nhận thức, còn sự khác nhau về biệt lập ngã tính ảnh hưởng tới thời khoảng giữa lúc chết và tái sinh lại chia nhỏ nhóm ra thành hai phân nhóm [[3]].

Đứng đầu nhóm này có nhiều đấng mà nay ta biết đã là Chơn sư; cao hơn các ngài là nhiều đấng lúc bấy giờ đã chứng quả La Hán, các đấng này truyền đạt cho hạ cấp các mệnh lệnh nhận được từ các Đấng Cao cả hơn nữa. Đức Bàn Cổ của giống dân – Giống dân thứ 7 trên bầu hành tinh – đang chịu trách nhiệm, Ngài tuân theo mệnh lệnh và thi hành kế hoạch của đấng Bàn Cổ Mầm mống (Chủng Bàn Cổ) đấng này điều động mọi sự chuẩn bị để di dời đám dân số khổng lồ. Một số người tiên tiến mơ hồ biết được rằng sắp có những sự thay đổi lớn, nhưng mặc dù có tầm mức xa rộng những sự thay đổi này quá chậm chạp cho nên không thu hút nhiều sự chú ý; một số người hợp tác vô ý thức nhưng hữu hiệu trong khi lại nghĩ rằng mình đang thực hiện những kế hoạch lớn của chính mình. Chẳng hạn như có một người có một ý tưởng là xây dựng một cộng đồng lý tưởng và tụ tập một số người lại để hình thành cộng đồng ấy; y ra sức làm vừa lòng một Chơn sư vốn là bậc La hán trên Mặt trăng, y thu hút được người ta tụ tập xung quanh mình, tạo thành một nhóm nhất định với một mục tiêu chung, vậy là vô hình trung cũng phục vụ cho Thiên cơ Vĩ đại. Ở trình độ thấp kém thì chúng ta ngước lên nhìn các vị La hán cùng với những vị cao cả hơn, coi các ngài là những vị Thần linh và theo hình thức khiêm tốn của mình cố gắng tuân theo bất cứ chỉ thị nào hợp lý của các ngài mà chúng ta có thể lĩnh hội được.

Khi các thành viên của nó chết đi lần cuối cùng thì nhóm Phụng sự viên này đã đạt tới mức cần thiết trên bầu D; nhóm này được tụ tập lại trên cõi trí tuệ, cõi trời; các thành viên của nó vẫn ở lại đó trong một thời gian rất lâu trước mắt họ luôn luôn có hình ảnh của những người mà họ yêu thương nhất là những Chơn ngã tiên tiến hơn mà họ đặc biệt tận tụy phục vụ. Chính lòng sùng tín ngây ngất này đã giúp cho họ phát triển rất nhiều, triển khai được những phẩm chất cao thượng của họ khiến cho sau này họ dễ tiếp thu hơn những ảnh hưởng tác động lên họ trong cõi Liên Hành tinh. Họ được bao gồm trong nhóm Chơn ngã nói chung mà H. P. Blavatsky gọi là ‘Pitris Thái dương’còn A. P. Sinnett gọi là ‘Các Pitris cấp 1’. Cũng có vô số những nhóm khác đạt tới cõi trí tuệ - không ai tái sinh khi đã đạt được một mức theo qui định dường như là có được một thể thượng trí đã được hình thành trọn vẹn – và họ được chia thành những nhóm lớn chịu tác động của lực từ điện mạnh mẽ nêu trên do Đức Chủng Bàn Cổ xạ xuống cho họ. Cũng giống như các sợi dây đàn được căng với những lực khác nhau đáp ứng với những nốt nhạc khác nhau, cũng vậy, các thể thượng trí của người ta – như ta vừa nêu ở đây không có ai, mà lại chẳng có thể thượng trí đã được hình thành trọn vẹn – đáp ứng với hợp âm mà Ngài trổi lên, thế là họ được phân chia ra những người nào trình diện qua cùng một vị Tinh quân Hành tinh được bổ nhiệm vào các nhóm khác nhau, những người bạn vẫn chia thành nhiều nhóm khác nhau, dường như không một mối quan hệ bình thường nào được đếm xỉa tới. Các Chơn ngã tự động được lọc lựa và phải chầu chực ở chỗ của riêng mình giống như một đám đông trong các xứ sở trên đất liền được lọc lựa xếp vào những phòng chờ đợi riêng để chờ đoàn tàu đặc nhiệm của mình đến đón – trong trường hợp này là chờ con tàu riêng của mình nếu ta vẫn dùng phép dụ ngôn trước kia.  

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai đoàn tàu vì bản thân chúng tôi cũng là thành viên của đoàn tàu ấy, một đoàn bao gồm Đức Bàn Cổ và Bồ Tát vị lai mà hiện nay đang là các Đế quân và Chơn sư cùng với nhiều người Phụng sự hiện nay đang ở cấp đệ tử hoặc gần tới mức làm đệ tử. Xét theo biểu kiến thì tất cả đều thuộc về phân nhóm với thời khoảng trung bình giữa hai kiếp sống trên trần thế là 700 năm. Một đoàn tàu khác bao gồm nhiều người hiện nay cũng là Chơn sư và đệ tử với có lẽ là một nửa số nhân vật được nhắc tới trong tác phẩm Vén màn Bí mật Thời gian, tất cả đều thuộc về phân nhóm với thời khoảng trung bình giữa hai kiếp là 1200 năm. Hai đoàn tàu này bao gồm đa số (nếu không là tất cả) những vị vốn sẽ tạo thành Thiên đế để rồi được phân chia ra thành hai phân nhóm ta thấy Đức Bàn Cổ Vaivasvata và Đức Bồ Tát hiện nay cùng nhau xuất hiện trên bầu D, nhưng các ngài lại chuyển sang các bầu cao hơn của Dãy Nguyệt tinh.

Đại khối quần chúng bao gồm: (1) – Những người Phụng sự nêu trên, một đám ô hợp gồm nhiều cấp chỉ được kết hợp lại qua một đặc trưng chủng duy nhát. (2) – Rồi tới có nhóm lớn những Chơn ngã cao cấp đang tiến gần tới Thánh Đạo – trên đường Phụng sự, song le, quá xa so với nhóm vừa nêu cho nên không thể xếp vào nhóm ấy – nhưng họ vẫn chưa đủ gần Thánh đạo để đạt tới đó trong vòng sinh hoạt còn lại của Dãy hành tinh. (3) – Rồi tới một nhóm lớn những người rất tốt, nhưng lại không muốn Phụng sự, do đó họ chưa chịu hướng về Thánh đạo và tạo thành đại khối dân số châu Atlantis trong thời kỳ thịnh vượng. (4) – Một nhóm nhỏ Chơn ngã nổi bật kết họp với nhau do đặc trưng chung là có trí năng phát triển rất cao vốn là các thiên tài trong tương lai nhưng tính tình và đạo đức thì tạp loạn, nhóm này rõ rệt có số phận lãnh đạo trong tương lai, nhưng không tận hiến để Phụng sự mà cũng chẳng đoái hoài gì tới Thánh đạo. Rồi tới ba nhóm rất lớn: (5) – những người tốt bụng và thường là mộ đạo - các thương gia, quân nhân v.v… rất khéo léo, duy ngã, chủ yếu chỉ nghĩ tới sự phát triển và thăng tiến của cá nhân mình, chẳng biết gì về Thánh đạo do đó cũng chẳng muốn nhập lưu;(6)- nhóm tiểu tư sản yếu đuối sống cuộc sống bình bình, một nhóm người rất đông đảo mà chỉ nội tên gọi cũng đủ miêu tả được rồi; (7) -  đám dân gian thất học, có hảo ý nhưng chậm tiến, lớp người thấp nhất có được thể thượng trí hình thành trọn vẹn.

Tất cả những người này đều ở trên cõi trời của Mặt trăng chờ đợi được biệt phái tới cõi Liên hành tinh. Khi những cơn địa chấn bắt đầu xé toạc Mặt trăng ra chuẩn bị cho lớp vỏ của nó bị đổ sụp thì có những loại hình khác cũng chuyển vào cõi trời; một số rất lớn các Pitris Thái dương, tức Pitris cấp 1- họ có thể tiến bộ thêm nữa nơi các bầu còn lại của Dãy Nguyệt tinh và ta sẽ còn gặp họ trở lại – cũng gia nhập cõi trời để chờ đến đúng lúc được chuyển dời sang bầu E.

Dưới nhóm Pitris cấp 1 này có một nhóm Chơn ngã đông đảo chưa hình thành trọn vẹn được thể thượng trí mà ông Sinnett gọi là Pitris cấp 2, có một mạng lưới đã được hình thành nối liền Chơn ngã với hạ trí, do dáng vẻ của mạng lưới ấy người ta gọi nhóm này là nhóm ‘Rổ lưới’. Khi Mặt trăng bắt đầu sắp sửa tan rã thì đại đa số nhóm này bỏ xác lần cuối cùng trên Dãy Nguyệt tinh rồi tụ tập lại trên cõi xúc động. Chúng ngủ yên ở đó vì không thể hoạt động trong đó được; khi cõi xúc động của Mặt trăng không còn cư dân nữa thì chúng mất thể xúc động, nhưng vẫn hướng nội, giống như các củ thực vật đang chờ chuyến tàu chuyên chở sang một xứ khác; sớm muộn gì chúng cũng được chất lên tàu chở tới cõi Liên hành tinh, ngủ yên ở đó trải qua bao thời đại cho đến khi Cuộc tuần hoàn thứ 3 của Dãy Địa cầu cung ứng một môi trường thích hợp cho chúng tăng trưỡng. Tuy nhiên cũng có một số trong nhóm Rổ lưới tỏ ra có năng lực tiến hóa thêm nữa trên Dãy Nguyệt tinh, chúng sẽ chuyển sang các bầu cao hơn khi các bầu này bước vào hoạt động, rồi hình thành ở đó thể thượng trí, tăng cường lực lượng cho nhóm Pitris Thái dương tức Pitris cấp 1. 

Lớp cuối cùng ở bên trên loài thú là loài người Thú mà bà Blavatsky gọi là Pitris Thái âm cấp 1 còn ông Sinnett gọi là Pitris cấp 3. Ta phân biệt được những người này qua những tuyến vật chất mảnh mai nối liền Chơn ngã còn phôi thai với hạ trí đang chớm nở. Cũng giống như nhóm Rổ lưới. Chúng tụ tập trên cõi xúc động khi bỏ xác lần cuối cùng trên Mặt trăng và vẫn vô ý thức trên cõi trí tuệ, sớm muộn gì chúng cũng được chất lên tàu chở đi và ngủ thiếp hàng bao nhiêu thời đại cho đến lúc cuối cùng đạt tới Dãy Địa cầu, bắt đầu công trình dài dằng dặc kiến tạo trên bầu A, hoạt động qua mọi giới lên mãi tới giới nhân loại để rồi vẫn còn là người trải qua những bầu tiếp theo trong Cuộc tuần hoàn ấy, cũng như qua các Cuộc tuần hoàn sau này. Một số những người thuộc nhóm tuyến này (ta tạm gọi họ như vậy để phân biệt) cũng được giữ lại khi đại đa số được chất lên tàu chở đi. Họ được biệt phái tới bầu E để tiến hóa thêm, rồi trở thành nhóm Rổ lưới như vậy gia nhập vào lớp người trên mình.

Cho dến nay chúng ta đã theo dõi số phận của đủ lớp Nhân loại Nguyệt tinh. Một bộ phận của nó bị rơi rớt (nhóm thất bại) trong Cuộc tuần hoàn thứ 6 và bị ngưng đọng mãi cho tơi khi Dãy hành tinh kế tiếp cung cấp môi trường thuận lợi cho chúng tiến hóa thêm nữa. Một số có hào quang màu da cam rời bỏ bầu A trong Cuộc tuần hoàn thứ 7. Một số có hào quang màu hoàng kim rời bỏ bầu B. Một số vị La hán rời bỏ các bầu A, B, và C, còn một số La hán chuyển từ bầu C biệt phái sang để hình thành Dãy Hành tinh Trái đất. Thế rồi ta lại có các lớp người rời bỏ bầu D; những người có thể thượng trí đã hình thành trọn vẹn, những người thuộc nhóm Rổ lưới, những người thuộc nhóm tuyến. Những người còn lại chuyển sang các bầu E, F và G, một số rời bỏ mỗi bầu này khi đã thực hiện được mọi sự tiến bộ khả hữu, vậy là có những người thuộc nhóm Rổ lưới, nhóm Pitris cấp cao và nhóm La hán xuất phát từ mỗi bầu. Hầu hết những con thú đều đi tới cõi Niết Bàn Liên Hành tinh tức là cái Bè chính qui của Noah, một ít con thú có thể trở thành người thú được đón sang các bầu hành tinh tiếp theo.

Nguyên nhân quyết định các thể thượng trí khác nhau vốn ở nơi trình độ lúc xảy ra biệt lập ngã tính. Nơi bộ phận hạ đẳng của giới động vật có rất nhiều con thú gắn bó với một hồn khóm duy nhất khi chúng leo lên tiến về loài người thì số con thú giảm đi cho đến khi nơi loài thú cao cấp thì chỉ có từ 10 tới 20 con gắn bó với một hồn khóm. Việc tiếp xúc với con người có thể tạo ra sự biệt lập ngã tính ở một trình độ tương đối thấp; nếu con thú (chẳng hạn như con chó) đã tiếp xúc lâu dài với con người và thuộc về một nhóm nhỏ gồm 10 hoặc 20 con chó thì khi biệt lập ngã tính nó hình thành được một thể thượng trí hoàn chỉnh. Nếu có chừng 100 con chó trong nhóm ấy – giai đoạn chó bầy đàn – thì nó hình thành được thể thượng trí Rổ lưới; nếu có nhiều trăm con chó – giai đoạn chó thứ dân chẳng hạn như ở Constantinople hoặc Ấn Độ - thì ta thấy có biểu hiện thể thượng trí với những tuyến nối liền.

Cái trình độ này nhắc ta nhớ tới những sự khác nhau khá giống như vậy trong giới thực vật; các thành viên tiên tiến hơn của giới thực vật chuyển thẳng sang loài động vật có vú của giới động vật. Con thú tử tế hiền lành không trở thành một kẻ dã man tàn bạo và độc ác mà chỉ trở thành một người nguyên thủy chất phác. Các giới trong thiên nhiên chồng chéo lên nhau và những con thú thực sự dễ thương có thể là một người bạn đồng hành dễ chịu hơn một số con người.

Một thực thể có thể dừng chân trong một thời gian ngắn ở giai đoạn làm thú rồi chuyển sang một giai đoạn dài hơn trong lúc làm người hoặc ngược lại. Điều này dường như không thật sự quan trọng bởi vì rốt cuộc thì nó cũng tới đỉnh. Cũng như việc cư trú dài hay ngắn trên cõi trời vẫn tạo ra cùng một trình độ tiến hóa cho loài người. Có lẽ chỉ có con người mới điên rồ khi cảm thấy rằng vào lúc này thì mang xác người là tốt nhất lẽ ra thì là một cây đa hoặc một cây sồi có khi lại hay hơn là loài muỗi vo ve, là một con chó giữ nhà trung thành có khi lại hay hơn là một kẻ dã man ăn thịt người hoặc ăn lông ở lỗ.

Ta hãy trở lại các bầu E, F và G dường như được dùng làm một loại kho chín dú dành cho một số loài đặc biệt, khiến cho một số đạt tới Thành đạo hoặc quả vị La hán mà không thể thành tựu được trên bầu D, mặc dù nói cho công tâm thì có phương hướng đạt được; nó cũng khiến cho một số người gần đạt được trình độ cao hơn gia nhập vào hàng ngũ ấy. Đó là các trung tâm lực nhiều hơn là các bầu hành tinh. Dân số ở đó nhỏ thôi vì đại đa số loài người và loài thú đã được chất lên tàu ra khỏi bầu D, rồi lại giảm thêm nữa khi lần lượt mỗi bầu hành tinh lại chất lên một con thuyền chở bớt đi trước nó chuyển sang tình trạng hoại không. Con thuyền xuát phát từ bầu E bao gồm một số người đã nhập lưu và đã trở thành La hán trên bầu E, một số nhóm thuộc loại Rổ lưới đã hoàn chĩnh được thể thượng trí, một số người thuộc loại tuyến đã trở thành nhóm Rổ lưới. Khi những người này rời bỏ bầu E thì dân cư còn lại bao gồm những người dưới quả vị La hán không thể chịu nổi sự căng thẳng của việc chín dú thêm nữa cho nên được chuyển sang bầu F. Những người rời bầu E được chuyển sang cõi Niết bàn Liên hành tinh và ở đó được lọc lựa ra thành từng lớp quả vị đã đạt được, giống như những bức thư trễ hẹn có dán thêm tem được lọc lựa ra thành từng đống phù hợp với loại hình của chúng.

Một tiến trình tương tự cũng tiếp diễn trên bầu F và thật là thú vị sâu sắc khi ta nhận thấy rằng Đức Phật Thích Ca và Đức Di lặc có trong nhóm người được chuyển tiếp, cả hai đều tốt nghiêp từ bầu E và bầu F để đạt được cuộc Điểm đạo lớn thứ nhất trên bầu G. Các ngài đã bị rơi rớt trong Cuộc tuần hoàn thứ 7 của Dãy hành tinh thứ nhì vì không chịu nổi quá trình chín dú trên các bầu E, F và G của Dãy hành tinh ấy, tình huống trên đã quá căng thẳng và chỉ thích hợp cho những vị nào có thể đạt được quả vị qui định cho Dãy hành tinh ấy, hoặc có thể chuyển từ lớp người đương thời sang lớp cao hơn. Các ngài nhập vào bầu D của Dãy Nguyệt tinh trong Cuộc tuần hoàn thứ tư dưới dạng những người nguyên thủy đồng hành với những con thú của Dãy hành tinh thứ nhì vốn hầu như đã sẳn sàng biệt lập ngã tính.

Trên bầu hành tinh F các ngài cùng nhau phát nguyện thành Phật, nhưng cách bố trí trên đó không giống như trên trái đất. Trên cõi trời – cõi Tịnh độ, Tây phương cực lạc của Phật giáo – lúc đó có một loại Hội đồng Thiên giới và Đấng cao cả nhận lời thệ nguyện của các ngài thọ ký cho các ngài thành Phật trên cương vị Đức Phật hiện hành thời kỳ ấy là Đấng mà kinh sách gọi là Nhiên đăng Phật (Dipankara). Các ngài đạt được quả vị La hán trên bầu G trước khi rời bỏ Dãy hành tinh này.

Đức Phật Nhiên đăng giáng lâm từ Dãy hành tinh thứ tư của hệ thống tiến hóa Kim tinh; bầu vật lý của Dãy hành tinh ấy là Vệ tinh của Kim tinh mà Herschel đã nhìn thấy, nhưng từ đó trở đi đã biến mất. Ngài là thành viên của Bộ Tổng Tham mưu mà ta đã từng nói tới ở trang 14 vốn có thể được biệt phái tới bất cứ Dãy Hành tinh nào đang cần được trợ giúp. Đức Nhiên đăng Phật được nối tiếp chức vị Phật do các Đức Phật thuộc Dãy hành tinh Trái đất; chẳng hạn như ta biết Đức Ca diếp Kashyapa là Bồ tát của Căn chủng thứ 3 đã đắc quả vị Phật trong Căn chủng thứ tư; còn chính Đức Thích Ca là Bồ Tát của Căn chủng thứ tư đã đắc quả vị Phật trong Căn chủng thứ 5. Kế vị Ngài là Đức Di lặc Bồ tát của Căn chủng thứ 5 sẽ đắc quả vị Phật trong Căn chủng thứ 6. Kế vị Ngài sẽ là Đức Bồ tát vị lai của Căn chủng thứ 6 – hiện nay ta biết đó là Chơn sư KH - , ngài sẽ đắc quả Phật trong Căn chủng thứ 7.

Phải nhớ rằng một Đức Phật là một chức sắc giám sát nhiều hơn mức loài người; Ngài là Thiên nhân chi Đại sư (thầy dạy đạo của cả loài người lẫn chư thiên) cho nên sự thật là việc một loài người sẵn có ở một trình độ tiến hóa rất thấp cũng không loại bỏ được nhu cầu phải có một chức vụ cao cấp như thế.

Chúng tôi cũng lưu ý thấy Chơn sư Jupiter trong nhóm người nhập lưu trên bầu hành tinh G. 

 

CÕI NIẾT BÀN LIÊN HÀNH TINH

 

Tâm trí con người choáng váng trước những thời kỳ bao la liên quan tới cơ tiến hóa cho nên người ta mới né tránh vào cái ý tưởng xưa và nay, theo đó thời gian không tồn tại cố định mà dài hay ngắn tùy theo hoạt động của tâm thức thuộc chúng sinh hữu quan [[4]].

Trong cõi Niết bàn Liên hành tinh thì các tâm thức đang thật sự hoạt động là tâm thức của Chủng Bàn Cổ (Bàn Cổ Mầm mống) của Dãy Nguyệt tinh và Căn Bàn Cổ (Bàn Cổ gốc rễ) của Dãy Trái đất. Ai dám bảo thời gian có thể ra sao đối với tâm thức của các Ngài?

Trong tâm trí của Đức Chủng Bàn Cổ có một Kế hoạch Lớn, Đức Căn Bàn Cổ tiếp nhận kế hoạch này từ Ngài rồi triển khai nó ra trong Dãy hành tinh mới mà mình chủ trì. Thành quả tiến hóa trong Dãy hành tinh mà cuộc sống vừa trôi qua được tụ tập lại bên trong hào quang của Đức Chủng Bàn Cổ để rồi được bố trí xếp thành bảng biểu, xếp thành hồ sơ (tạm dùng những thuật ngữ rút ra từ đời sống bình thường) theo trật tự hoàn hảo. Ngài tuôn đổ các luồng liên tục từ khí kích thích của mình lên trên những sinh linh thông tuệ thuộc đủ mọi cấp đang hướng nội, sống một cuộc đời nội giới chậm chạp và kỳ diệu, không có ý niệm về thời gian. Một luồng liên tục ắt chia chúng ra thành từng mảnh nhỏ để tác động lên chúng rồi dừng lại; chúng ngủ thiếp đi có lẽ một triệu năm từ từ đồng hóa luồng ấy, để rồi một luồng khác lại tác động lên chúng, và cứ thế mãi hết cả triệu năm này tới cả triệu năm khác. Khi chúng ta quan sát cái phong cảnh kỳ lạ ấy thì nhiều điểm tương tự nổi bật lên trong tâm trí chúng ta: những củ được xếp cẩn thận trong những ngăn, thỉnh thoảng lại được một người làm vườn xem xét; những cái nôi trong một bệnh viện hằng ngày có một bác sĩ khám bệnh. Càng ngày càng tới gần lúc mà người làm vườn vĩ đại phải giao nộp những củ ấy để mang trồng trọt và đất trồng trọt là Dãy hành tinh Trái đất còn các củ là những linh hồn sống động.

 


[[1]]  Atma, Buddhi, Manas.

[[2]]  Hiện thể của dục vọng tức Kama

[[3]] Cố nhiên ta phải hiểu rằng thời khoảng 700 năm và 1200 năm chỉ là ‘trung bình’ và thời khoảng ‘chính xác’ của mỗi trường hợp đều tùy thuộc vào tuổi thọ và tình huống của kiếp trươc. Giữa các phân nhóm có sự khác nhau đáng kể này dường như thể các thành viên của phân nhóm này sinh hoạt trên cõi trời mãnh liệt hơn nhóm kia, do đó tạo ra về mặt số lượng cũng tương đương nhưng trong một thời gian ngắn hơn.

[[4]] Xem tập sách nhỏ đầy gợi ý, Hai Thế giới Mới của tác giả E. E. Fournier d’Albe.


 HOME TÌM HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   HÌNH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS