Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


 CON NGƯỜI LÚC C̉N SỐNG VÀ SAU KHI CHẾT

Trích NHỮNG NGUYÊN LƯ CƠ BẢN CỦA THÔNG THIÊN HỌC

(FIRST PRINCIPLES OF THEOSOPHY)

(L’ÉVOLUTION OCCULTE DE L’HUMANITÉ)

Tác giả C. JINARĀJADĀSA

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

 CON NGƯỜI LÚC C̉N SỐNG VÀ SAU KHI CHẾT

C. JINARĀJADĀSA

 

Trong quan niệm hiện nay của ta về tiến hóa có một chân lư hiển nhiên cho rằng một cơ thể có các chức năng càng đa tạp th́ cấu trúc của nó càng phức tạp. V́ vậy trong thứ tự của vạn vật, con người nên có một cấu trúc phức tạp mà cơ thể kém tiến hóa hơn ắt không có. Nhưng tính phức tạp của cơ thể con người mà khoa giải phẫu cơ thể và sinh lư học đă khai thị cho ta chỉ là một phần nhỏ trong tính phức tạp của toàn bộ con người; ngay cả điều mà ta học biết được trong khoa tâm lư học hiện đại cũng chỉ bộc lộ chút ít tính phức tạp mà Thông Thiên Học đă khai thị.

Trong H́nh 52, ta tổng kết sự kiện chính yếu về con người theo quan niệm Thông Thiên Học. Khi một cá thể mới sinh ra, ta có nhiều yếu tố gộp lại để dựng nên đơn vị của nhân loại mà ta gọi là “con người”. Các yếu tố này như sau:

1. Chơn ngă, Linh hồn chân chính của con người, trong bất cứ trường hợp nào nó cũng chỉ biểu lộ một phần của ḿnh qua một thể xác. Chơn ngă này là Cá tính.

2. Một bộ phận của Chơn ngă được biểu lộ qua một kiếp nhập thể vào một lúc đă định, trong một giống dân đặc thù dưới dạng hoặc là đàn ông hoặc là đàn bà. Đây là Phàm ngă.

Mối quan hệ giữa Chơn ngă và Phàm ngă đă được biểu diễn qua nhiều biểu tượng, có một biểu tượng đă được sử dụng trong các bí pháp thời xưa đó là một chuỗi ngọc trai, trong đó chuỗi ngọc biểu diễn Chơn ngă, c̣n các ngọc trai biểu diễn các Phàm ngă riêng biệt qua các kiếp nhập thể liên tiếp. Trong H́nh 52 ta có xét tới một biểu tượng khác. Nếu ta xét một h́nh khối kỷ hà ba chiều đo, 20 mặt bằng nhau được gọi là h́nh nhị thập diện, coi nó là biểu diễn Chơn ngă th́ Phàm ngă tương đương với một trong 20 h́nh tam giác hai chiều đo vốn cấu thành bề mặt của h́nh này.

 

H́nh 52

 

Tất cả 20 h́nh tam giác trên bề mặt cho dẫu có được xếp liền kề nhau cũng chẳng bao giờ biểu diễn được một đặc trưng của h́nh này, đó là chiều đo thứ ba của nó; và ngược lại, v́ một tam giác chỉ có hai chiều đo c̣n h́nh khối có ba chiều đo cho nên ta có thể tách rời vô số h́nh tam giác ra khỏi mỗi mặt của h́nh nhị thập diện. Tương tự như vậy, mỗi Phàm ngă – cũng vậy, mọi Phàm ngă hợp lại với nhau được một Chơn ngă làm cho linh hoạt qua các kiếp tái sinh liên tiếp – không thể bộc lộ một vài thuộc tính của Chơn ngă; cũng thế, một Chơn ngă có thể làm linh hoạt nhiều Phàm ngă tùy sức ḿnh mà vẫn không hề cạn kiệt chân tướng của ḿnh là Chơn ngă.

Song le, Chơn ngă chỉ làm linh hoạt một Phàm ngă duy nhất với mục đích thực hiện công tŕnh trong bất cứ kiếp nhập thể nào.

3. Phàm ngă (Xem H́nh 52, cột 3) khi tái sinh có một cái Trí tức Thể Trí, một Thể Vía và một Thể Xác.

4. Mỗi một trong ba thể này có một sự sống và tâm thức của riêng ḿnh hoàn toàn khác với sự sống và tâm thức của Phàm ngă sử dụng chúng. “Tâm thức cơ thể” của mỗi hiện thể được lần lượt gọi là “tinh linh ngũ hành trí tuệ” đối với thể trí, “tinh linh ngũ hành dục vọng” đối với thể vía và “tinh linh ngũ hành cơi trần” đối với thể xác (cột 2). Cái “tâm thức cơ thể” này chính là sự sống của các Tinh hoa Ngũ hành thuộc vật chất trí tuệ và vật chất trung giới cùng với sự sống của các làn sóng sinh hoạt khoáng vật, thực vật và động vật vốn cấu thành thể xác (cột 4).

5. Thể xác vốn do cha mẹ cung cấp là kho chứa những “yếu tố” di truyền tức gen của Mendel thuộc ḍng dơi tổ tiên cha mẹ, từ những gen di truyền tổ tông này khi được tuyển lựa ra để kiến tạo nên phôi thai lúc thụ thai sao cho ăn khớp với nghiệp quả của Chơn ngă và hữu dụng cho công tŕnh của Phàm ngă.

 6. Các thể vía và thể trí cũng có những yếu tố di truyền thuộc một loại nào đấy, nhưng các yếu tố này không do cha mẹ cung cấp mà do chính Chơn ngă. Thể vía và thể trí được cung cấp cho một đứa trẻ sơ sinh là bản sao của thể vía và thể trí vào lúc kiếp nhập thể trước chấm dứt, khi Phàm ngă kiếp trước vứt bỏ thể vía để tiến nhập cơi trời, rồi sau này vứt bỏ thể trí vào lúc kết thúc thời kỳ sinh hoạt trên cơi trời.

Vậy th́ khi khảo sát theo sự minh giải của Thông Thiên Học, con người là một thực thể rất phức tạp, là hợp lực của các đường chéo trong nhiều h́nh b́nh hành thuộc ba cơi. Để cho có thể nghiên cứu mạch lạc, ta sắp xếp những lực này ra thành ba nhóm sau đây:

a/ Chơn ngă sống trong Thể Nguyên nhân trường tồn từ kiếp này sang kiếp khác, vẫn giữ được trí nhớ về các trải nghiệm của mọi Phàm ngă.

b/ Phàm ngă ít nhiều là đại diện phần nào của Chơn ngă.

c/ “Tâm thức cơ thể” của mỗi một trong ba hiện thể tức là tinh linh ngũ hành thể trí, tinh linh ngũ hành thể vía và tinh linh ngũ hành thể xác.

Trước hết ta hăy xét tới các loại tâm thức cơ thể. Thể xác có một tâm thức cho dù hạn hẹp đến đâu vẫn đủ cho mục đích sinh hoạt và vận hành của nó. Tâm thức này biết cách thu hút sự chú ư của chủ nhân ông lúc cần tới; khi cơ thể mỏi mệt th́ nó hối thúc cá thể nghỉ ngơi; khi nó cần ăn uống th́ nó gây cho y ham muốn ăn uống. Khi các chức năng ấy của thể xác đang vận hành th́ không phải Chơn ngă muốn ăn uống mà chỉ là tinh linh ngũ hành của thể xác muốn vậy. Trải qua những tập quán di truyền lâu đời của tổ tiên, nó cũng đủ khéo léo để biết tự vệ; khi bị mầm bệnh tấn công, nó huy động đội quân thực bào để tiêu diệt mầm bệnh; khi bị thương nó biết tổ chức các tế bào để chữa trị; khi cơ thể đang yên ngủ (nghĩa là khi chủ nhân ông rời bỏ thể xác hoạt động trong thể vía, khiến cho thể xác vắng mặt chủ) th́ nó biết cuốn cái khăn trải giường để che ḿnh chống lại khí lạnh hoặc trở ḿnh để ngủ ở tư thế khác. Trong bất kỳ diễn biến nào mà nó nghĩ rằng đe dọa đến sinh mạng của ḿnh nó ắt tức khắc làm điều ǵ có thể được (cho dẫu hạn hẹp đến đâu đi nữa) để tự vệ; nếu có tiếng súng nổ hoặc cánh cửa bị đóng sầm th́ nó ắt nhảy ngược lại; nó không đủ tŕnh độ ư thức để phân biệt mối nguy hiểm biểu hiện qua tiếng súng nổ và sự không nguy hiểm do việc tiếng cánh cửa đóng sầm lại.

Có nhiều biểu lộ của tinh linh ngũ hành thể xác khá tự nhiên mà không cần ư thức của chủ nhân ông can thiệp; nhưng đôi khi cần tới sự can thiệp đó lúc phải thực thi một bổn phận mà cơ thể đang mệt mỏi và vùng vằng chống đối, thế nhưng bị cưỡng chế làm việc, hoặc khi có việc nguy hiểm cần phải làm mà tinh linh ngũ hành e sợ cho sinh mạng của ḿnh muốn bỏ chạy, thế nhưng bị ư chí của chủ nhân ông khống chế bắt làm nhiệm vụ. Nơi trẻ con th́ tinh linh ngũ hành thể xác bộc lộ rơ rệt nhất; khi một đứa trẻ sơ sinh gào khóc lên th́ đó là tinh linh ngũ hành biểu lộ sự chống đối của nó (đối với nó th́ hợp lư mặc dù đối với chúng ta th́ thường không hợp lư), nhưng Linh hồn của trẻ sơ sinh không hề gào khóc.

Sự sống và tâm thức của tinh linh ngũ hành thể xác là kho chứa mọi trải nghiệm vui sướng và đau khổ theo đường lối di truyền thể xác lâu dài qua gia phả. Sự sống của nó đă từng là sự sống của tinh linh ngũ hành dục vọng thuộc những người dă man đă từ lâu lắm rồi. Nó có đủ loại trí nhớ và khuynh hướng tổ tông mà nó thường thoái hóa trở lại bất cứ khi nào tâm thức của Chơn ngă nới lỏng quyền kiểm soát nó. Chính cái tâm thức cơ thể này đă được phát hiện trong công tŕnh khảo cứu của các nhà phân tâm học hiện đại thuộc trường phái Freud, Jung và Adler, tính khí thất thường của nó biểu lộ qua những giấc mơ tiền hậu bất nhất và thường là vô nghĩa của ta.

Các tinh linh ngũ hành thể vía và thể trí bao gồm sự sống của Tinh hoa Ngũ hành. Tinh hoa Ngũ hành này là một giai đoạn sinh hoạt của THƯỢNG ĐẾ trong thời kỳ biểu lộ trước cả khi có sự sống của giới khoáng vật; nó thuộc “ṿng cung đi xuống” của sự sống, nó “giáng nhập vào vật chất” để sau này trở thành sự sống khoáng vật và măi về sau là sự sống thực vật và sự sống động vật. Nhu cầu chính yếu của nó là cảm thấy ḿnh linh hoạt càng nhiều cách mới mẻ càng tốt; nó muốn đủ thứ rung động và các rung động càng thô th́ nó càng khoái chí, nghĩa là càng có khuynh hướng tiến gần xuống vật chất hơn. Đây chính là cái “qui luật trong tứ chi của tôi chiến đấu chống lại qui luật trong tâm trí của tôi” mà Thánh Paul gọi là “tội lỗi nằm vùng nơi chính tôi”.

Tinh linh ngũ hành dục vọng muốn kích động thể vía thật sự có một “giai đoạn nổi sóng”, trên ṿng cung sinh hoạt đi xuống nó muốn có sự đa dạng, đổi mới, kích thích. Tinh linh ngũ hành thể trí không muốn cái trí bị cột vào một tư tưởng duy nhất; nó bao giờ cũng náo động và thèm muốn càng nhiều rung động tư tưởng đa tạp càng tốt khi dẫn dụ chủ nhân ông theo nó; v́ thế cho nên ta rất khó định trí bởi cái “tính chập chờn này của tâm trí”.

Nhưng chủ nhân ông của thể vía và thể trí tức Chơn ngă đang ở trên ṿng cung sinh hoạt đi lên; cách đây nhiều tỉ năm nó đă sinh hoạt dưới dạng khoáng vật, thực vật và động vật; những trải nghiệm mà tinh linh ngũ hành thể trí và tinh linh ngũ hành dục vọng hiện nay đang thích thú v́ ở trên ṿng cung đi xuống, th́ không nhất thiết là hữu dụng cho công tŕnh sinh hoạt của Chơn ngă vốn ở trên ṿng cung đi lên. V́ thế cho nên mới có cuộc chiến tranh triền miên để xem giữa Chơn ngă và các hiện thể ai thắng ai. Thánh Paul đă mô tả rất thi vị điều này như sau:

“Điều thiện mà tôi muốn th́ tôi chẳng làm; c̣n điều ác mà tôi chẳng muốn th́ tôi lại cứ làm”.

Công việc của con người lúc c̣n sống cũng như khi chết và ngay cả bên kia cửa tử là phải kiểm soát được các hạ thể, sử dụng năng lượng của chúng để hoàn thành công tŕnh mà các Nghiệp quả Tinh quân đă vạch ra cho ḿnh với sự mặc nhận của Chơn ngă. Y có thể thành công hay thất bại tùy theo số lượng quyền năng Ư chí của Chơn ngă và tùy theo việc y biết cách vận dụng quyền năng ư chí ấy. Băi chiến trường này của cuộc đời, cái ḷ luyện kinh nghiệm này được phác họa trong H́nh 53. 

Chơn ngă là “Bản ngă cao siêu”, Thần minh của Plato, nó có ba thuộc tính căn bản được mô tả là Ātmā tức Tinh thần, Buddhi tức Trực giác và Thượng Trí (Manas) tức cái Trí Trừu tượng. Ư chí, Minh triết, Hoạt động cũng miêu tả bộ ba căn bản này của Chơn ngă. Phàm ngă là “Bản ngă thấp hèn” và bao gồm Hạ Trí tức cái Trí Cụ thể, bản chất dục vọng tức thể vía, các chức năng của thể xác và ba hiện thể mà những hoạt động này biểu lộ trong đó. Chơn ngă “đầu tư” một phần bản thân để nhập thể nhằm thực hiện việc chuyển hóa kinh nghiệm thành ra năng lực.

Mọi chuyện giờ đây tùy thuộc vào Chơn ngă có được bao nhiêu quyền năng ư chí và nó biểu lộ quyền năng này đến đâu để kiểm soát các hiện thể. Khi ư chí của Chơn ngă chiếm ưu thế hơn các bản năng của các tinh linh ngũ hành thể trí, thể vía và thể xác th́ lúc đó kiếp nhập thể thành công; mặt khác, khi ba tinh linh ngũ hành chiếm ưu thế th́ kiếp nhập thể này là một nỗ lực đă hoài công rất nhiều. Trong trường hợp hầu hết mọi người không có việc hoàn toàn chiếm ưu thế cũng như hoàn toàn bị nô lệ; ta thành công chiếm ưu thế trong một số việc và thất bại trong một số việc khác. Điều xảy ra trong mỗi trường hợp này th́ ta có thể thấy qua sơ đồ.

 

H́nh 53

 

Các chức năng của thể xác chẳng tốt cũng chẳng xấu; bổn phận của thể xác là phải ăn để sống, uống để giải khát. Điều xấu bắt đầu khi một chức năng tự nhiên được tăng cường do bản chất dục vọng của con người đồng nhất hóa với chức năng ấy. Khi thể vía thích thú với những cảm giác thuần túy mang thú tính do ăn và uống th́ thể xác bắt đầu tham ăn và thèm khát những thứ kích thích; thoạt tiên th́ thể vía ấn định khi nào được buông thả theo những thèm khát ấy, nhưng chỉ được một thời gian là tinh linh ngũ hành thể xác bèn khống chế được thể vía. Người dă man thời xưa cũng là tự nhiên khi ăn uống nhồm nhoàm và tham ăn tục uống; nhưng khi một người văn minh để cho một chức năng thuần túy của thể xác thôi miên được bản chất ham muốn của ḿnh th́ nhất thời y đang thoái hóa t́nh trạng dă man. Quá tŕnh thoái hóa này được minh họa tuyệt vời trong câu ngạn ngữ của người Nhật về chuyện say rượu.

 

Trước hết người ta uống rượu;

Kế đến rượu tự uống lấy ḿnh;

Cuối cùng th́ rượu đă khống chế được người ấy.

 

Nhưng khi ư chí chiếm ưu thế th́ xuất phát từ các chức năng của thể xác, Chơn ngă phát triển được những phẩm tính trường tồn là sự tự chủ và thanh khiết. Chơn ngă có ích lợi xiết bao khi kiểm soát được hoàn toàn thể xác sao cho kỹ năng của thể xác có thể nhanh chóng và trọn vẹn được Chơn ngă làm chủ trong công việc sinh hoạt thường nhật. Việc ăn uống hợp lư và thanh khiết, sức khỏe hoàn hảo, kiểm soát được cơ bắp và tứ chi do tập thể dục và thể thao thật là vô giá, nhằm biến đổi những chức năng của thể xác thành ra tính tự chủ và thanh khiết.

Cũng giống hệt như vậy, thể vía tự nhiên là ham muốn; thật là tự nhiên khi thể vía phản đối lại những mùi khó ngửi hoặc những âm thanh không hài ḥa, cũng như nó thích thú với môi trường xung quanh hài ḥa và những cung bậc dễ chịu. Bản chất ham muốn của thể vía cung ứng cho ta một công cụ nhận biết tinh vi. Điều xấu bắt đầu khi tinh linh ngũ hành dục vọng chiếm ưu thế và nhất thời truất phế Chơn ngă. Lúc bấy giờ một sự ham muốn tự nhiên biến thành một sự thèm khát và thể vía lộng hành. Khi một người mất b́nh tĩnh khiến cho nhất thời y không bộc lộ ra một thuộc tính của linh hồn mà chỉ phô bày thuộc tính của con thú hoang, th́ nhất thời y đă thoái hóa về một tŕnh độ tiến hóa trước kia do bị thể vía níu kéo mà không kiểm soát được.

Ta nên hiểu rằng, ta không phải là những thói quen của tinh linh dục vọng của thể vía mà phải t́m ra cho linh hồn của ḿnh những năng khiếu trong thể vía vốn hữu dụng cho ta. Đôi khi do đau khổ ta tự phát hiện ra được cái tính hai mặt này nơi bản thân; một cô gái người Mỹ, 13 tuổi, mà tôi có quen biết đă phát hiện ra được điều ấy. Có một ngày cô từ trường về, khóc nức nở v́ bị bạn trong lớp trêu ghẹo; khi mẹ hỏi thế bạn trong lớp đă làm tổn thương ǵ tới cô th́ cô đáp: “Tụi nó chẳng làm ǵ con, ngoại trừ việc khiến cho xúc cảm của con bị tổn thương”. Khi chúng ta nhận thức được rằng ḿnh không phải là những xúc cảm của thể vía, mà phải làm chủ được chúng cũng giống như ta làm chủ được một cái vợt đánh tenis hoặc một chiếc xe hơi, th́ lúc bấy giờ ta mới biết chính xác được cần phải dành cho những xúc cảm ấy mức độ tự do ra sao.

Ở mặt kia của đồng tiền th́ khi kiểm soát được những xúc cảm của thể vía ta có thể khiến cho chúng trở nên nhạy bén nhất và thanh bai nhất, biến chúng thành những điều kỳ diệu, bộc lộ t́nh luyến ái và đồng cảm của linh hồn; lúc bấy giờ thể vía trở thành một nhạc cụ tinh vi mà ta có thể sử dụng để phóng vào thế giới vô h́nh xung quanh ta những làn sóng xúc động gợi linh hứng và tẩy trược.

Điều ta đă nói trên kia về tinh linh ngũ hành dục vọng thuộc thể vía, thậm chí c̣n được áp dụng mạnh mẽ hơn đối với tinh linh ngũ hành trí tuệ thuộc thể trí. Thể trí có chức năng tự nhiên là đáp ứng với tư tưởng; và khi tư tưởng được Chơn ngă vận dụng th́ đó là phương tiện giúp ta khám phá ra thế giới mà ḿnh sinh hoạt trong đó. Tư tưởng cụ thể cân đong đo đếm vũ trụ; tư tưởng trừu tượng có chức năng chuyển hóa mọi kinh nghiệm của thể trí nói riêng và các hạ thể nói chung thành ra những khái niệm vĩnh hằng vốn có thể được hội nhập vào bản chất của linh hồn.

Nhưng có rất ít tư tưởng của ta mang bản chất này v́ hai lư do: một là tinh linh ngũ hành thể trí thường bám lấy những tư tưởng quá khứ của ta, khăng khăng nghĩ về chúng bất chấp mọi toan tính của ta nhằm kiểm soát nó; hai là điều mà ta suy nghĩ chẳng hề do chính ta sáng tạo ra mà chủ yếu là do người khác cung cấp cho ta. Trong số loại h́nh thứ nhất có những thành kiến thực ra là những tư tưởng đă từng có lúc hữu dụng cho ta trong công việc sinh hoạt thường nhật mặc dù không nhất thiết đúng với sự thật; về sau này th́ chúng không c̣n hữu dụng nữa và tốt hơn ta không nên có những thành kiến ấy; nhưng tinh linh ngũ hành thể trí vẫn c̣n duy tŕ cái sức mạnh mà ta đă cung ứng cho chúng; cho nên muốn đạt cứu cánh của ḿnh, nó thôi miên ta để tin rằng những tư tưởng ấy vẫn c̣n là đúng sự thật. Cái thành kiến mà người ta thường có như tự tôn về chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, giai cấp, tầng lớp hoặc sắc da đều phần lớn có bản chất thuộc loại này.

Thuộc loại h́nh thứ hai là tư tưởng của những người khác thường xuyên được tuôn đổ vào bầu hào quang thể trí của thế giới rồi tác động vào thể trí của ta, tự động thu hút từ nơi ta sự đáp ứng khi có những tư tưởng tương cận. Khi những tư tưởng như thế mưu t́m sự công nhận th́ ta cần cẩn thận chỉ hoan nghênh những tư tưởng nào hữu ích cho công tŕnh của linh hồn ta và phải nghiêm khắc loại bỏ những tư tưởng khác.

Có một số tư tưởng thuộc cả hai loại nêu trên đôi khi ứng xử như những “khối u ác tính” xuất hiện trong cơ thể con người dưới dạng bướu ung thư. Một số tư tưởng tạo thành những trung tâm xác định trong thể trí, thu hút những tư tưởng tương tự lại với ḿnh rồi hấp thu sinh lực của chúng; thế là chúng rơ rệt trở thành những khối u ác tính trong thể trí con người. Cũng giống như một khối u trong bộ óc, thoạt đầu chỉ gây ra hơi đau đớn một chút, nhưng về sau khi nó tăng trưởng lớn hơn th́ nó sẽ làm xáo trộn những chức năng của thể xác; cũng vậy, những khối u ác tính này thoạt đầu hầu như không hiển nhiên ngoại trừ việc có lẽ giống như những mối lo âu và hoang tưởng theo kiểu quá đáng; măi về sau chúng mới tăng trưởng tạo ra những bệnh tâm thần xác định như đủ thứ bệnh sợ hăi và điên cuồng.

Việc chuyển hóa kinh nghiệm thành ra những khái niệm vĩnh hằng vốn được thực hiện do suy nghĩ, cảm xúc và hành động đúng đắn, chỉ được thực hiện phần nào trong buổi sinh thời cũng như trên cơi trung giới sau khi chết; nhiệm vụ này được tiếp tục khi cá nhân bắt đầu sinh hoạt trên cơi trời. Ở đó, trong môi trường xung quanh lư tưởng nhất và thuận lợi nhất với khả năng sáng tạo ra mọi hạnh phúc mà ḿnh mơ ước, nhất là nhờ sự trợ giúp mầu nhiệm của Trí tuệ THƯỢNG ĐẾ tác động lên thể trí khiến cho nó tăng trưởng, con người sinh hoạt trong một chu kỳ trên cơi trời. Y phát triển ư chí để chuyển hóa mọi kinh nghiệm thành khái niệm vĩnh hằng và thành một năng lực vốn càng ngày càng phản ánh Bản chất Thiêng liêng ẩn tàng của ḿnh.

Công tŕnh mà con người đeo đuổi trong khi sinh hoạt trên “cơi Trời” dĩ nhiên tùy thuộc vào sức mạnh của những hoài băo và số lượng năng lực mà y đặt mục tiêu thành tựu qua công tŕnh chuyển hóa. Những yếu tố này xác định y sẽ “nhập Devachan” trong bao lâu để tăng trưởng ở nơi đó một cách hạnh phúc. Trong H́nh 54 ta có một bảng tŕnh bày nói chung cho đủ loại Chơn ngă.

 

 

H́nh 54

 

Khi thể xác bị chết đi th́ c̣n người sinh hoạt trên cơi trung giới trong một thời gian; sau đó y chuyển sang cơi hạ thiên để sinh hoạt nơi “cơi Devachan”. Vào cuối sinh hoạt Devachan  th́ thể trí – là di tích cuối cùng của Phàm ngă bị vứt bỏ và Chơn ngă một lần nữa lại trọn vẹn là chính ḿnh với mọi năng lượng trên cơi thượng thiên. Sau một thời kỳ dài hoặc ngắn có ư thức mơ hồ hoặc có ư thức trọn vẹn về tiến tŕnh tái sinh, Chơn ngă một lần nữa lại đầu tư một bộ phận của ḿnh nhập thể để trở thành Phàm ngă mới.

Theo sơ đồ ta thấy kẻ thoái hóa, tức loại h́nh người thấp kém sinh hoạt chừng 5 năm trên cơi trung giới và v́ không có những đức tính tâm linh cần môi trường Devachan để tăng trưởng cho nên y tức khắc tái sinh nhập thể. Những thuật ngữ thợ thủ công, nông dân và thương gia để mô tả những loại h́nh tổng quát; c̣n bác sĩ để biểu diễn những người chuyên nghiệp nói chung. Nhưng nông dân hoặc thương gia có thể là người có tŕnh độ văn hóa cao và thật sự thuộc về một loại h́nh Chơn ngă cao hơn mức nghề nghiệp của y biểu diễn.

Người có văn hóa dứt khoát là có lư tưởng và sẵn sàng hi sinh v́ lư tưởng ấy, ắt có một sinh hoạt chủ động đầy ư thức trên cương vị Chơn ngă nơi cơi thượng thiên. Người hiến ḿnh phụng sự theo sự chỉ đạo của Chơn sư Minh triết nếu chọn việc “nhập Devachan” ắt đă tẩy trược thể vía trước khi chết đến mức tuyệt nhiên không c̣n sinh hoạt trên cơi trung giới mà ngay tức khắc tiến nhập Devachan.

Theo sơ đồ th́ ta thấy thời kỳ giữa hai kiếp nhập thể có thể biến thiên từ 5 năm cho tới 23 thế kỷ. Khi một đứa trẻ từ trần nó cũng có một sinh hoạt ngắn ngủi trên cơi Devachan trước khi tái sinh. Thời kỳ giữa lúc nó chết và tái sinh có thể biến thiên từ vài tháng tới nhiều năm tùy theo tuổi tác, bản chất trí tuệ và bản chất xúc động của đứa trẻ. Trong sơ đồ kế tiếp, H́nh 55, ta nêu rơ trở lại nhiều sự kiện đă được đề cập rồi về bản chất ẩn tàng của con người và các thể tinh vi

 

 

H́nh 55

 

Ở cột thứ nhất, ta có bảy cơi của Thái dương hệ; ở cột thứ nh́ ta có bốn thể mà con người đang sử dụng hiện nay. Xét theo cột thứ ba và thứ tư th́ ta thấy con người tồn tại dưới dạng cao siêu nhất là “Chơn thần” ở trên bốn cơi cao hơn cơi trí tuệ, nhưng cho đến nay y chưa có một hiện thể hoặc công cụ nhận biết và hành động thuộc cơi ấy.

Xét theo mọi mục đích nghiên cứu tổng quát th́ linh hồn của con người là Chơn ngă ngự trong thể nguyên nhân. Chơn ngă tạo ra một Phàm ngă để được nhập thể và Phàm ngă có ba hiện thể là thể trí, thể vía và thể xác. Mỗi một trong ba hạ thể này biểu diễn một khía cạnh của Chơn ngă và v́ Chơn ngă trong thể nguyên nhân bộc lộ cung bậc căn bản tức tính khí cốt lơi cho kiếp nhập thể nên ta có thể coi như Chơn ngă cùng với ba hạ thể hợp thành một hợp âm bao gồm các cung bậc tính khí, đó là Hợp âm Con người. Nhưng Chơn ngă trong thể nguyên nhân chỉ là một biểu diễn riêng phần của mọi đức tính; ẩn sau Thượng trí tức cái Trí Trừu tượng c̣n có Bồ đề tức Trực giác Thiêng liêng, và ẩn sau đó lại có Ātmā tức Tinh thần bất khuất của Thượng Đế nơi con người. Nhưng bản thân Ātmā, Buddhi và Manas lại phản chiếu các thuộc tính c̣n cao hơn nữa của Chơn thần tức là “Con trong ḷng Cha”. Nốt nhạc căn bản về Sự Sống của Thượng Đế  cung cấp cho ta cung bậc chủ yếu của Chơn thần cùng với ba thuộc tính của Chơn thần trên cơi Ādi (Tối Đại Niết bàn), Anupādaka (Đại Niết bàn) và thượng Niết bàn (higher Nirvānic) tạo thành “Hợp âm Chơn thần”. Sau đó Chơn thần tạo ra Chơn nhơn; lúc bấy giờ cung bậc của Chơn thần là cung bậc chủ yếu, cùng với những cung bậc do Ātmā, Buddhi và Manas biểu diễn, nó tạo thành “Hợp âm thể Hào quang” (Chord of the Augoeides). Khi đến lượt Chơn nhơn tạo ra Phàm nhơn tức cái “mặt nạ” th́ ta có “Hợp âm Con người”.

 

*           *          *

 

Công tŕnh của con người lúc c̣n sống và khi chết là phải t́m cho ra ḿnh là ai, thế giới này là cái ǵ và đâu là Thượng Đế mà ta “đang sống, vận động và tồn tại trong ngài”. Y cần phải trải qua biết bao nhiêu thời kỳ trải nghiệm và hành động trước khi bắt đầu lĩnh hội được cái “Minh triết của Thượng Đế bí nhiệm” ấy và hiểu được “Thiên cơ vốn là Cơ tiến hóa”. Thế mà đây chính là công tŕnh đời đời của y biết được cục đất, con thú và Thượng Đế nơi bản thân ḿnh cũng như nơi người khác. Toàn thể cuộc đời là một công xưởng, nơi y được dạy cho làm việc và có nhiều huấn sư đến trợ giúp y. Đó là các tôn giáo, triết lư, khoa học và nghệ thuật đương đại. C̣n có những huấn sư khác mà hầu hết mọi người không hoan nghênh đó là những đau khổ, vốn là số phận người ta phải cam chịu. Nhưng huấn sư được hoan nghênh nhất có thể là Minh triết Ẩn tàng dưới dạng Thông Thiên Học, vốn khai thị Thiên cơ hấp dẫn cái trí đến nỗi nó chưa hề t́m thấy trong bất kỳ sự khai thị nào khác gây được linh hứng cho tâm hồn.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS