Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CÔNG VIỆC THỰC

CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Tác giả N. SRI RAM

 Một bài thuyết tŕnh trước Đại hội Xứ bộ Úc vào tháng 3 năm 1970.

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

CÔNG VIỆC CHÂN THỰC CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Tác giả N. SRI RAM

 

Có lẽ đề tài hữu ích nhất để ta bàn luận ở một Đại hội như thế này ắt là công việc chân thực của Hội Thông Thiên Học, nhất là liên quan tới thời hiện đại. Hội không được thành lập dưới dạng một phong trào dạy cho thiên hạ phải tốt theo ư nghĩa truyền thống – nghĩa là đừng trộm cắp, sát sinh, lừa gạt hoặc tiến hành những hành vi rơ ràng là tai hại mà tiếc thay thời nay rất thịnh hành. Hội cũng không được dự định trở thành một trường phái huyền bí học. Một bức thư của một trong các Chơn sư đă nêu rơ điều này. Ngài dạy: “Chẳng thà Hội Thông Thiên Học chết đi theo hai vị Sáng lập bất hạnh, c̣n hơn là chúng ta cho phép nó trở thành một điều ǵ đấy chẳng khá hơn một viện hàn lâm pháp thuật hoặc một sảnh điện huyền bí học.” Đây là những lời lẽ nổi bật và có tiếng vang. Hội cũng không dự định chỉ để thỏa măn cho những óc ṭ ṃ trí thức hoặc cung ứng một diễn đàn cho ta giải trí khi ta cảm thấy nhàm chán với việc thảo luận về đủ thứ đề tài trí thức. Hội được thành lập với mục tiêu cao cả là xúc tiến sự phục hưng tinh thần con người. Như thế th́ ta phải t́m hiểu xem sự phục hưng này có nghĩa là ǵ và làm sao để cho nó xảy ra được.

Mục tiêu thứ Nhất của Hội là t́nh huynh đệ đại đồng trong khắp nhân loại, điều này được giới thiệu chỉ vài năm sau khi Hội đă thành h́nh và được Chơn sư nhấn mạnh là một nền tảng cần thiết để xúc tiến mục tiêu cao cả của nó, nghĩa là biến đổi triệt để nhân loại cả về toàn bộ bản chất lẫn phương cách ứng xử trong tương lai. Nếu ta nhớ kỹ điều này th́ bất cứ lúc nào ta cũng có thể t́m ra đâu là đường lối hoạt động đáng theo đuổi nhất. Có những hội viên bảo rằng:

 

“Chúng ta đă có ba Mục đích của Hội rồi, chẳng lẽ không đủ hay sao? Chúng vốn bao quát cho nên chúng ắt phải đủ rồi”.

 

Thế nhưng theo lời họ được tŕnh bày một cách co dăn xiết bao th́ phạm vi đó ắt bao trùm hầu như mọi công việc tốt đẹp cho dù nó mang tính cách nhân đạo, trí thức hoặc có bản chất khảo cứu về thông linh. Cũng có nhiều đoàn thể khác đă dấn thân theo những đường lối này. Chẳng lẽ ta chỉ sao chép lại công việc của họ theo đường lối trí thức, triết lư, phân tâm học v.v. . . hay sao? Hay c̣n có một điều ǵ khác nữa hiệu triệu được chúng ta? T́nh huynh đệ đại đồng là một ư tưởng giờ đây đă được chấp nhận rộng răi; cho dẫu người ta chấp nhận nó trên đầu môi chót lưỡi chứ không thực hành. Nhưng thế th́ có những người phê phán chúng ta lại bảo rằng – và lời tố cáo của họ có một giá trị nào đấy – chính chúng ta chỉ khiến cho t́nh huynh đệ đại đồng này là một khẩu hiệu mà sớm muộn ǵ cũng được thực hiện. Khi ta bảo rằng “sớm muộn ǵ” th́ có nghĩa là có  một thời gian vô hạn và mọi ư thức khẩn cấp đều biến mất. Chúng ta có thể đến với nó từ từ theo ư ḿnh mà không phải chịu bất cứ sự bất tiện nào.

Nếu ta xét tới Mục tiêu thứ Hai của Hội Thông Thiên Học – nghĩa là nghiên cứu, đối chiếu tôn giáo, khoa học, triết học – th́ ta ắt thấy rằng cũng có nhiều đoàn thể học thuật đă dấn thân làm đúng cái việc ấy. Họ so sánh đối chiếu Ấn giáo với Phật giáo, Ki tô giáo với Bái hỏa giáo v.v. . . Họ có mục tiêu là vạch ra những điều giống nhau và những điều khác nhau giữa các hệ thống tư tưởng khác nhau này. Họ cũng khiến cho các ư tưởng của khoa học có tương quan với các ư tưởng của triết học (cả triết thời xưa lẫn triết thời nay) coi đó là một sự thao dượt thuần túy trí thức. Có nhiều hội lại dấn thân vào việc khảo cứu thông linh dưới dạng này hay dạng khác. Nhưng liệu mọi điều ấy đưa ta tới đâu? Đời ta vẫn tiếp tục giống hệt như trước với những phiền năo, những nan đề rỗng tuếch và phù phiếm.

Đâu là điều đặc biệt mà chúng ta phải tiếp cận ở mức độ căng thẳng này trong việc phát triển những sự vụ nhân loại? Đây là một thắc mắc không phải chỉ có tôi hoặc người khác phải giải đáp, mà là mỗi hội viên của Hội phải tự đặt ra cho chính ḿnh sao cho y có thể đạt tới mức hiểu được chính ḿnh, hiểu được sự bành trướng đó khi y tiến bước. Chỉ việc chấp nhận một phát biểu của người khác – cho dẫu nó nghe ra tài khéo hoặc do một người nói năng lưu loát hay người đó có một địa vị nào đấy - ắt chẳng giúp ǵ cho sự tiến bộ đó.

 

TỪ NGỮ THÔNG THIÊN HỌC

 

Người ta càng xem xét kỹ lưỡng vấn đề này th́ người ta càng chắc chắn ngộ ra được chính cái từ ngữ Thông Thiên Học vốn được bao hàm trong danh tính của Hội, ắt biểu thị cho ta đặc tính của công việc mà ta nên dấn thân vào đấy. Thật đầy ư nghĩa thay khi từ ngữ Thông Thiên Học này được bỏ mặc hoàn toàn không có định nghĩa. Thế nhưng theo nghĩa đen th́ Thông Thiên Học có thể là một ngôi sao lấp lánh trên đường chân trời mà công việc của ta có thể được định hướng tới đó, những rung động từ ngôi sao có thể xuyên thấu tâm hồn ta và được truyền đạt qua cuộc đời ta bằng những lời lẽ và hành động.

Dịch theo nghĩa đen th́ Thông Thiên Học là Minh triết Thiêng liêng. Nhưng thiêng liêng là thế nào chứ? Ta không thể nói lên điều này cho dù ta có trong trí một ư tưởng có thể biểu diễn được thiêng liêng nghĩa là ǵ. Điều ta tưởng rằng đó là thiêng liêng th́ rất có thể chỉ là một sự phóng chiếu từ một bối cảnh trước đó. Nó có thể không phải là thiêng liêng. Trong hầu hết mọi trường hợp th́ đó là một h́nh ảnh được phóng chiếu ra từ một bối cảnh gồm những phản ứng rất hạn hẹp và có điều kiện. Ta có thể hỏi bất cứ ai thuộc bất cứ trường phái hoặc giáo phái nào th́ y ắt nói cho ta biết rằng theo những ư tưởng trong trường phái của y ư nghĩa thiêng liêng là ǵ. Nhưng đó chỉ là khái niệm hoặc niềm tin của y; nhưng không có một giá trị đặc thù nào gắn liền với nó.

Thế rồi lại có việc minh triết nghĩa là ǵ, điều này lẽ cố nhiên ắt ở trong tầm hiểu biết của ta nhiều hơn? Ta phải vỡ lẽ ra rằng minh triết không phải là kiến thức, cho dù những vấn đề nó bao hàm có khó hiểu đến đâu đi chăng nữa. Chẳng điều ǵ khó hiểu hơn các hạt sơ cấp mà khoa học hiện nay đang nói tới và trong ṿng một ít năm vừa qua đă xuất hiện hằng hà sa số gây cho ta rối trí. Người ta có thể có nhiều kiến thức về các hạt sơ cấp hoặc bất cứ điều ǵ khác nữa vốn nằm ngoài tầm hiểu biết của kẻ phàm phu. Ta có thể có kiến thức rất tỉ mỉ về các dăy hành tinh, các cuộc tuần hoàn và các bầu hành tinh vốn cấu thành chu kỳ của làn sóng sinh hoạt nhân loại hoặc dưới nhân loại, nhưng mọi kiến thức ấy không nhất thiết khiến cho người ta minh triết.

 

MINH TRIẾT SINH RA TỪ TRÊN TRỜI

 

Một người có thể cực kỳ bác học, hoàn toàn chắc chắn về một số điều, thế nhưng không thể ḥa thuận với gia đ́nh ḿnh. Liệu ta có thể gọi một người như vậy là minh triết hay ta có thể nói là y thiếu minh triết chăng? Chắc chắn việc biết theo kiểu b́nh thường không khiến cho người ta trở nên một người minh triết. Ta có thể tinh thông về khoa học hay thần học, nhưng điều đó không giúp ta suy tư đúng đắn về những vấn đề liên quan tới cuộc đời của chính ta hay mối quan hệ của ta với những người khác. Chỉ cần ta có chút ít minh triết chân chính th́ ta ắt biết rằng minh triết có mùi vị khác với việc biết những sự kiện mà ta dùng để tạo ra những h́nh ảnh mang tính khái niệm. H́nh ảnh về các sự vật giống như những h́nh vẽ trên bức tường tâm thức của ta. Chúng chỉ tồn tại ở đó cho ta nh́n ngắm, nhưng cái người ở giữa những h́nh ảnh ấy cũng đang thực hiện cùng một chuyển động. Chắc chắn đó không phải là minh triết.

Minh triết thuộc về linh hồn và nó có một phẩm chất khác, một hương vị khác, đó là một điều ǵ đấy nằm ngoài thế giới này. Nó sinh ra từ trên trời. Nói như vậy nghe ra khá thi vị, nhưng tôi cảm nhận rằng chúng đúng theo nghĩa đen. Đối với những vấn đề mà ta có thể gọi là thuộc tinh thần th́ điều ǵ nghe ra thi vị th́ cũng có thể là đúng thật.  Đó có thể là thi ca về sự thật, chứ không chỉ là hoang tưởng. Toàn bộ sự trắc nghiệm của minh triết cốt ở nơi liệu ta có đang hành động theo đủ thứ hoang tưởng, tưởng tượng và sự hăo huyền mà ta có thể đang trân trọng. Nếu ta hành động phù hợp với những sự kiện có thật, cho dù ở mức thể chất hay mức thông linh, hoặc bất cứ tŕnh độ nào cao hơn hoặc thâm thúy hơn, th́ ta đang hành động theo minh triết. Nhưng nếu ta đang theo đuổi một bóng ma trơi, một bóng ma, một ánh sáng hăo huyền, những điều hoang tưởng vốn xuất hiện trong không khí giống như biết bao nhiêu khói để rồi cuối cùng tản mác đi và biến mất, th́ chắc chắn là ta không minh triết. Việc người ta hành động, suy nghĩ và cảm nhận như thế nào thật sự giải đáp được thắc mắc liệu y có minh triết hay không minh triết.

Ta không nên hiểu hành động chỉ nhắc tới những hành vi lộ liễu, những giao tiếp với người khác, điều mà ta thực hiện nơi ngoại giới trông rơ mồn một. “Hành động” ở đây là một thuật ngữ bao quát thêm nhiều. Có đủ thứ hành động đang diễn ra trong cơ thể con người: tác động hóa học, tác động điện học và v.v. . . Ta chẳng có ư thức ǵ về điều ấy. Lại c̣n có tác động của tư tưởng, của xúc động và xúc cảm nữa. Ở mọi mức tồn tại của con người đều có hành động, hành động của tổng thể con người, bao hàm mọi mức độ. Sinh hoạt có nghĩa là hành động.

 

BÁNH HẰNG SỐNG

 

Khi ta bảo rằng “sự thật về các sự vật” th́ chẳng lẽ các nhà khoa học lại không dấn thân vào việc phát hiện ra sự thật hay sao? Các nhà khoa học có thể phóng hỏa tiễn lên mặt trăng, nhưng khoa học không thành công trong việc lấp đầy tâm hồn con người  bằng cái điều mà nó đang cần vào đúng lúc mà nó cảm thấy đang cô đơn, đau đớn và đau khổ. Chắc chắn khoa học đang dấn thân mưu t́m sự thật, nhưng đó là sự thật mang tính h́nh thức, nghĩa là chỉ dính dáng tới dáng vẻ bên ngoài của các sự vật. Mọi điều mà khoa học có thể phát hiện được bằng những phương pháp mà nó đang theo đuổi chỉ là kiến thức về lớp vỏ bên ngoài của Thiên nhiên chứ không phải là cốt lơi ở bên trong. Nó cung cấp cho ta lớp vỏ trấu thành phần cấu tạo và tính chất của vỏ trấu, chứ không cung cấp cho ta bánh hằng sống. Sự thật về việc có một điều ǵ đó được nhận diện là sự sống th́ nó ắt phải có một bản chất khiến ta phải đào sâu hơn nữa nếu ta muốn hiểu được nó.

Nó có thể là đa diện; có thể bao hàm một chiều sâu thăm thẳm và đằng sau dáng vẻ bên ngoài có thể có những phần mở rộng. Bên trong h́nh tướng có sự sống và ở đâu có sự sống th́ ở đó có tâm thức theo một cách thức nào đấy. Tâm thức là một đề tài rộng lớn, mở ra những đường lối bao hàm đủ thứ phương thức tác động, đủ thứ phẩm tính mà nó phô bày và những sự phức tạp mà nó bộc lộ trong t́nh huống không hiểu biết được. Từ ngữ tâm thức cũng giống như từ ngữ sự sống biểu thị một điều ǵ đấy có chiều sâu phi thường. Ta chỉ biết được bản chất của chúng dựa vào những điều hời hợt trên bề mặt. V́ vậy ta đâu có biết nhiều về chúng. Tôi cảm nhận rằng công việc của Hội Thông Thiên Học trước hết phải cốt ở chỗ hiểu được bản chất của sự sống như nó tồn tại nơi bản thân ta, tồn tại nơi những người khác, nơi loài cây cỏ, nơi thú vật, ở bất cứ nơi đâu cũng có cái Sự Sống nhất như mà các bậc đại Đạo sư đều nói tới; và ta phải hiểu cho được bản chất tâm thức vốn ḥa lẫn vào sự sống và quả thật là một khía cạnh của sự sống.

Có đủ thứ khía cạnh mà ta phải thăm ḍ nhưng chính ta phải đảm nhiệm cái việc thăm ḍ này, bởi v́ đó là việc thăm ḍ bản thể nội tâm của ta, mà ta không thể phát hiện ra được qua lời lẽ của những người khác. Nói chuyện hoặc giao tiếp với nhau cũng có được vị trí nào đó, nhưng để thật sự thăm ḍ th́ người ta phải ở vào t́nh huống hoàn toàn chú ư, một trạng thái tĩnh lặng, nếu không phải là tịch lặng. Biển tâm thức của ta phải vẫn c̣n yên tĩnh và tịch tịnh. Chỉ lúc bấy giờ th́ ta mới có thể lặn sâu vào những độ sâu của nó.

 

TOÀN THỂ SỰ THẬT.

 

Thông Thiên Học là một minh triết vốn dựa trên sự thật, nhưng sự thật này lại đa diện – nó có nhiều lớp, lớp này bên trong lớp kia. Người ta có thể gọi nó là “toàn thể sự thật đối với con người, sự sống và vũ trụ”. Nếu các hành động, xúc cảm và tư tưởng đáp ứng của ta đều hài ḥa với bản chất của toàn thể này th́ đúng là minh triết. Người ta có thể bảo rằng đây là một trật tự rất lớn hoặc cao xa. Làm sao ta đến với sự minh triết như vậy được? Ta không thể sốt ruột về điều này. Thật vậy, khi ta sốt ruột th́ có lẽ bởi v́ có một sự thôi thúc muốn khuếch đại chính ḿnh, sự thôi thúc này xuất phát từ một tiến tŕnh khiến cho không thể có minh triết. Cần phải có nhiều công tŕnh gian nan mới thực chứng được khả năng này. Ta không thích như vậy v́ ta muốn đạt tới mục đích ngay tức khắc. Nếu có ai đó có thể ban cho ta một câu thần chú siêu việt hoặc một điều ǵ đó thuộc loại ấy – nó vốn giống như một viên thuốc tác dụng nhanh chóng – th́ đó chính là điều mà ta muốn và ắt có vô số người chạy theo một viên thuốc như vậy.

Ta phải vỡ lẽ ra được điều ǵ cần thiết để hiểu được toàn thể sự thật. Mục tiêu thứ Nh́ của Hội Thông Thiên Học có nhắc tới tôn giáo, khoa học và triết học. Cũng giống như từ ngữ Thông Thiên Học bị bỏ mặc không định nghĩa, sao cho mỗi cá nhân có thể phát hiện được ư nghĩa của nó dành cho chính ḿnh; cũng như vậy ba từ ngữ tôn giáo, khoa học triết học đều thế cả. Những phẩm tính thuộc về các địa hạt riêng của chúng đều cốt yếu cho việc phát hiện sự thật. Người ta phải có tâm trí mang tính khoa học (nói như vậy tôi không ngụ ư là y biết nhiều về khoa học). Người ta có thể suy nghĩ hết sức hợp khoa học – nghĩa là hợp lư luận, chính xác, không sai lạc – mà vẫn không biết ǵ nhiều về khoa học. Điều chúng tôi gọi là khoa học th́ có nhiều thông tin về đủ thứ sự việc, và khi ta đă thu lượm được thông tin ấy th́ ta cứ tưởng rằng ḿnh có kiến thức khoa học, nhưng đó chỉ là một bộ sưu tập có thể nói là được nhồi nhét vào đầu óc.

Điều cần thiết chính là một tâm trí khảo sát về mọi vấn đề với một óc thực tiễn – ta dùng từ này không phải theo bất kỳ ư nghĩa chuyên môn nào mà nhằm nói tới cái óc khách quan khi chạm trán với những sự kiện để thấy được thực tướng của những sự vật. Phẩm tính cốt lơi của óc khoa học là đều đều chạm trán với những sự kiện mà không xoay nó theo những chiều hướng khác sao cho sự kiện phản chiếu vào tâm trí đúng thực chất của nó. Cái phẩm chất hợp khoa học này mới sinh ra mọi phẩm chất khác. Hiện nay ta đạt được việc định nghĩa hết sức chính xác để thấu hiểu; ta thấy được tŕnh tự của các sự kiện và trật tự bao gồm những sự kiện này. Mọi hoạt động như thế của óc khoa học vốn bắt nguồn từ việc thấy sự kiện đúng như sự kiện đó; hoặc dùng lời lẽ của Đức Phật: “Thấy thật là thật và giả là giả” (Chánh kiến).

 

MỘT CÁI GƯƠNG NHẴN BÓNG.

 

Khi ta nói “chạm trán với các sự kiện” th́ điều này không có nghĩa là giáp mặt với sự kiện chỉ ở mức vật lư thôi, mà c̣n bao gồm những sự kiện tâm lư – những điều diễn ra trong tâm trí của chính ta, những phản ứng và xúc cảm nội tâm, những động cơ thúc đẩy thôi thúc ta đi theo một vài lộ tŕnh nào đấy, khiến cho ta nói một vài lời nào đấy, làm một vài chuyện nào đấy. Ngay cả khoa học gia vĩ đại nhất cũng không nhất thiết có óc khách quan và hợp khoa học về những vấn đề khác hơn khoa học. Việc chạm trán với các sự kiện ngụ ư nhiều hơn hẳn; đó là gh́m ḿnh lại, tự chủ, khiến cho ḿnh chịu kỷ luật về sự thật, tiếp nhận sự thật vào chính ḿnh mà không đi chệch hướng. Vậy là từ ngữ khách quan có ngụ ư là một t́nh huống tiếp thu ở một mức độ rất sâu. Người ta phải khách quan đối với toàn thể Thiên nhiên. Như vậy, ta có thể đạt tới một t́nh huống nội tâm hiểu biết thuần túy, không trộn lẫn với bất kỳ khái niệm nào, trong đó mọi điều ở bên ngoài chính ḿnh được phản chiếu đúng bản chất của nó nơi chính ḿnh, nơi cái t́nh huống nội tâm ấy. Toàn thể bản chất của ta có thể trở thành một tấm gương nhẵn bóng về sự thật. Nếu điều tôi đang nói là chính xác chứ không phải là một sự hoang tưởng thi vị th́ đó là một sự thật phi thường mà ta phải thực chứng. Liệu ta có thể đạt tới một t́nh huống khi bản chất bên trong của ta, bản thể nội tại của ta trở nên thanh khiết, nhẵn bóng, bằng phẳng, sáng loáng, được định h́nh (bạn có thể gọi như vậy), được thấm nhuần năng lượng đến mức nó trở thành một tấm phim rất nhạy cảm, phản chiếu được sự thật của mọi vật ở bất cứ mức nào? Tôi tin là có thể đạt được t́nh huống ấy. Dù không tự cho là ḿnh đă đạt được tới mức đó, người ta có thể hiểu được cái khả năng thay đổi như vậy nơi bản thân ḿnh.

Khi ta tiến vào địa hạt tôn giáo, ta dường như bỏ lại đằng sau cái lănh vực chắc chắn và khách quan, và bước vào một vùng đất mà mọi người được tự do suy nghĩ bất cứ điều ǵ cho dù hoang tưởng đến đâu đi chăng nữa và tin vào bất cứ điều ǵ ḿnh thích – hầu như là một địa hạt tranh tối tranh sáng. Như vậy có phải là tôn giáo chăng? Tôi thiết tưởng muốn có giá trị th́ tôn giáo phải là một khía cạnh sự thật; nhưng vậy th́ ta phải hiểu được bản chất của khía cạnh ấy. Người ta thường nghĩ tôn giáo là trung thành với một tập hợp các tín ngưỡng và phép thực hành, đ̣i hỏi các cá nhân phải trung thành với một vài thẩm quyền, bộ luật ứng xử và những điều trừng phạt cùng với giới luật yêu cầu các tín đồ phải tuân theo. Nhưng chừng nào mà tôn giáo c̣n thuộc cái loại ấy th́ tôn giáo này ắt phải xung đột với tôn giáo kia.

Thế nhưng trong nhân loại vẫn có một bản chất ẩn bên dưới cái hoạt động hời hợt của tâm trí và đủ thứ ư tưởng mà nó bịa ra. Người thật sự mang tính tôn giáo – y có thể thuộc về bất cứ tôn giáo nào hoặc thậm chí không thuộc tôn giáo nào hết – hành động theo cái bản chất căn cơ ấy. Làm sao ta mô tả hoặc định nghĩa được điều này? Thật khó định nghĩa điều ǵ một cách chính xác. Ta có thể dùng một vài từ và gọi đó là một định nghĩa, nhưng đó có thể không phải là một định nghĩa chân thực. Bản chất căn cơ này giống nhau nơi mọi chúng sinh v́ đó là một nền tảng đồng chất, không bị vỡ nát, đó là chính thực chất của tâm thức cho dù khi xét trên bề mặt th́ bản chất ấy có thể đa dạng đến đâu đi chăng nữa. Khi không bị vụn nát th́ nó có cái dạng hành động đặc trưng riêng của ḿnh.

 

SỰ ĐÁP ỨNG TOÀN THỂ.

 

Đâu là điều đặc trưng nhất của mọi tôn giáo? Nếu bỏ qua những sự khác nhau hời hợt th́ ta thấy có một điều đặc trưng duy nhất – cái tinh thần hoặc thái độ tôn giáo ấy hiểu hiện thành ra một dạng hoàn toàn hiến dâng. Đó là một tinh thần hoàn toàn hiến dâng không dè dặt cho dù đối với một lư tưởng, đối với Sự Thật hoặc đối với bất cứ thứ ǵ khác nữa vốn thu hút nó. Có một sự hưởng ứng hoàn toàn từ bản thể ta đối với một h́nh ảnh đẹp đẽ nào đó đang tràn đầy tâm hồn ta. Chính cái sự hoàn toàn hiến dâng này với tinh thần xả kỷ hoặc quên ḿnh mới đặc trưng cho con người có óc tôn giáo sâu sắc. Khi một cá nhân quả thật có óc tôn giáo và hiến dâng theo kiểu tự do thoải mái th́ y không chia bản chất của ḿnh ra thành hai phần, rồi bảo rằng: “Phần này là của tôi, c̣n phần kia tôi sẽ chia xẻ với người khác”. Trong bản thể hoặc tâm thức của y không có sự chia chẻ như vậy. Đây là bản chất của mọi ḷng sùng tín tôn giáo: toàn thể bản chất của người ta đều hưởng ứng và vươn lên tới tận cái lư tưởng, cái mục tiêu, cái nguyên lư hoặc h́nh ảnh đẹp đẽ ấy. Trong sự thu hút như vậy ta mới có việc hoàn toàn vô ngă.

Ta có thể bảo rằng: Nếu đây là ḷng sùng tín tôn giáo th́ tại sao ta không t́m thấy hiện tượng giống như vậy chỉ trong t́nh yêu của con người? Khi người này yêu người kia th́ t́nh yêu ấy rất thường khi mang tính chiếm hữu bên trong đó có nhiều bản ngă của ḿnh. Thường có nhiều sự dè dặt. T́nh yêu của con người thường dựa trên một loại hợp đồng – nó t́m cách có được có đi có lại – hoặc có một sự mặc cả ngấm ngầm bất thành văn. Nhưng nếu t́nh yêu mà không có mọi thứ như vậy th́ liệu nó có thật sự đạt tới mức hoàn toàn hiến dâng, tuyệt nhiên không mong điều ǵ đáp lại, ngay cả vui sướng nữa? Dĩ nhiên là có chứ. Và nếu trong tâm hồn có t́nh yêu như thế th́ người ta quả thực có óc tôn giáo. Người ấy có thể không rao giảng tôn giáo nào, chẳng có đức tin nào, chẳng có tên gọi nào dành cho bất cứ Đấng thiêng liêng nào, thế nhưng nếu có sự hiến dâng th́ có hành động và đó chắc chắn là tôn giáo.

Ta có thể nói rằng tôn giáo cốt ở việc hành động với toàn bộ bản thể con người, với bản chất tỏa ra một ánh sáng nào đấy, trong đó ta nhận thức được đâu là vẻ đẹp của đối tượng của t́nh yêu hay đối tượng của ḷng sùng tín. Cái ánh sáng này mới làm nổi bật lên vẻ đẹp ngấm ngầm ẩn tàng trong bản thể nội tâm của người khác cho dù đó có thể là ǵ đi chăng nữa. Nếu có một t́nh yêu như thế th́ đó là hành động của cái bản chất căn cơ của con người, vốn không bị vỡ vụn, nó chẳng những là một tấm gương phản chiếu sự thật (những ví dụ này chỉ mang tính riêng phần cho nên ta đừng bám cứng vào đó) mà c̣n có thể khiến cho một vài dạng hành động xảy ra được từ bên trong. Hành động này làm cho con người tràn ngập nỗi niềm hạnh phúc, ngây ngất xuất thần mà trong những t́nh huống khác đều không có được. Nếu không hiến ḿnh như vậy, th́ người ta không thể trải nghiệm được cái niềm vui thần thánh ấy, cái sự ngát hương thơm bộc lộ từ bên trong không giống bất cứ hương thơm nào trên trần thế.

 

ĐIỀU KHÔNG CHIỀU ĐO.

 

Thế rồi c̣n có triết học nữa. Triết học thật ra là một hệ thống tư tưởng dựa trên những sự kiện đúng thực, những sự kiện của Thiên nhiên vật lư cũng như những sự kiện thuộc về bản chất thông linh của con người. Những sự kiện mà ta nhận thức đều được xếp thứ tự theo một cách nào đấy, ta dựng nên một cấu trúc tư tưởng nào đấy, vốn hài ḥa với những sự kiện này, giải thích được những sự kiện đó và tiết lộ mối quan hệ giữa các sự kiện. Hoạt động diễn ra trong cái mà ta gọi là triết học cũng giống như kiến tạo một công tŕnh kiến trúc cao cả. Kiến trúc ấy phải đứng vững trên cái nền đất là sự thật hoặc các sự kiện, phải thích hợp với nền đất và hài ḥa với nền đất.

Điều mà ta gọi là sự thật đều có những khía cạnh khác nhau. Đó là sự thật mở rộng ra từ cái trung tâm vốn ở bên trong bản thể sâu kín nhất của ta đi ra tới tận ngoại biên, tức là những giới hạn bên ngoài của thế giới mà ta đang sống trong đó hoặc có lẽ cả vũ trụ nữa. V́ nó bao trùm một phạm vi phi thường như vậy cho nên ắt có những mặt cắt khác nhau, những khía cạnh khác nhau của chân lư. Thông Thiên Học theo như chúng ta biết ngụ ư là hiểu được trong đó có một mức độ hài ḥa giữa những khía cạnh khác nhau này. Làm sao mà ta biết được cái mức độ bành trướng phi thường của chân lư ấy, nó vốn vô hạn, có biết bao nhiêu khía cạnh trong đó, một số thật tinh vi sâu sắc vượt ngoài tầm hiểu biết của ta? Liệu có thể nào biết được sự thật này chăng, nó dường như hoàn toàn vượt ngoài tầm của ta theo mọi hướng? Tôi thiết tưởng chỉ có một cách duy nhất để đến với sự thật, và nghịch lư thay, con đường ấy lại đi đến chính trung tâm bản thể của ta, một điểm mà từ đó ta khống chế được mọi đường chân trời ở mọi mức độ. Cái trung tâm bản thể ấy vốn không có chiều đo cũng giống như một điểm h́nh học. Vậy th́ ta không t́m cách bành trướng bản thân để bao trùm được nhiều sự vật mà có thể nói là rút gọn ḿnh lại để trở thành chủ thể tri thức thuần túy ở chính cái điểm đó. Ta có thể chia toàn thể vũ trụ ra thành hai phần: khía cạnh mà ta cần biết và khía cạnh vốn là chủ thể tri thức. Chủ thể tri thức là trung tâm điểm; c̣n điều cần được biết là sự mở rộng ra mọi phía, là bảng biến thiên các sự kiện.

Vốn có cái năng lực phi thường tri thức thuần túy ấy – bạn có thể gọi nó là Buddhi – vốn là trí huệ chân thực để phân biệt với chỉ có trí năng thôi. Ta có thể biết hoặc ít ra là có thể bắt đầu biết sự thật, không chỉ nh́n thấy các sự vật theo dáng vẻ bên ngoài mà biết được các sự vật đúng như bên trong của chúng. Điều này đ̣i hỏi bản thân ta phải thay đổi. Ta có thể đạt tới cái t́nh huống trong đó ta không mưu cầu điều ǵ, không cố gắng chinh phục thế giới, từ bỏ mọi toan tính khuếch đại bản ngă. Khi ta ở bất cứ nơi đâu miễn là ở đúng cái t́nh huống tiếp nhận khiêm tốn ấy th́ sự thật từ mọi phía sẽ tuôn đổ và tâm hồn ta.

Đôi khi ta nói Buddhi là trực giác. Đó là một từ tiếng Bắc phạn, nhưng ta không biết rơ nó có nghĩa là ǵ. Ta dùng biết bao nhiêu thuật ngữ Ātmā, Buddhi, Paramātma, Parabrahman v.v. . . - ở Ấn Độ người ta thường như vậy, nhưng bất chấp mọi từ ngữ nở rộ như hoa ấy, người ta vẫn chẳng hiểu được bao nhiêu; y chỉ chơi chữ chẳng khác nào người ta dùng những cái phỉnh trên một bàn đánh bạc. Trước hết, ta phải biết cái tác động diễn ra bên trong bản thể con người, biết được cái phẩm tính mà nó có; nhiên hậu ta mới gọi nó bằng bất cứ danh xưng nào mà ta thích. Danh xưng chẳng quan trọng mấy. Cũng giống như vậy, ta phải biết Minh triết Thiêng liêng là ǵ rồi sau đó liệu ta gọi nó là Thông Thiên Học hay Brahma Vidya hoặc bất cứ danh xưng nào khác th́ điều đó cũng không quan trọng. Điều quan trọng là ta phải biết nó.

Thỉnh thoảng người ta lại bảo rằng chúng ta đang ở vào thời kỳ chuyển tiếp và ta phải di chuyển từ Kama-Manas (cái trí chịu ảnh hưởng của ham muốn) lên tới Buddhi-Manas (cái trí thật sự giác ngộ); chỉ cái trí giác ngộ ấy mới nhận thức được thôi (và chính sự nhận thức này mới quan trọng hơn tư tưởng). Trước hết ta phải nhận thức hoặc là ở mức độ vật lư hay là ở bất cứ mức độ nội giới nào. Nhiên hậu ta mới xây dựng trên đó một hệ thống tư tưởng. Sự thay đổi phải diễn ra ở chỗ cái trí năng – vốn chỉ đùa nghịch với mọi ư tưởng – phải bị biến đổi, trở nên giác ngộ, thấm nhuần một phẩm tính thuần khiết nào đấy sao cho nó trở thành một công cụ của Chủ thể Tri thức thuần túy, chứ không chỉ là cái trí năng thô thiển vốn chỉ vạch ra đủ thứ tŕnh tự của các sự kiện. Đó phải là một trí năng biết được phẩm chất của một sự vật chứ không chỉ xử trí những số lượng và những con số bằng cách so sánh. Đôi khi người ta thường trích dẫn một trong những bức thư của các Chơn sư: “Cái làn sóng dẫn đầu của tri thức tiến lên phải được khống chế và dẫn dắt để trở thành tính linh”. Làm sao ta dẫn dắt được một trí năng vốn đầy giáo điều, dửng dưng với những vấn đề đạo đức, không thể thẩm định được về thẩm mỹ, một cái trí năng lạnh lùng và cứng ngắc làm sao biến được thành tính linh? Trước hết nó phải bị tan chảy ra, biến hóa đi rồi được định h́nh thành một công cụ mềm dẻo và bén nhạy vốn có thể thăm ḍ được sự thật ẩn giấu bên trong các sự vật. Lúc bấy giờ nó mới trở thành một sự mở rộng của Tinh thần, mới thuộc về cái bản chất của con người vốn cốt lơi là một bản chất yêu thương, cởi mở, nhạy cảm, không chấp ngă và không chiếm hữu. Cái trí tuệ có bản chất như vậy mới sáng suốt và xuyên thấu. Vả lại, khi bản chất này mà biểu lộ ra rồi th́ sự sống khoác lấy một khía cạnh đẹp phi thường. Mọi sự căi vă, hờn giận và hiềm khích đều chấm dứt. Lúc bấy giờ mỗi người mới tay bắt mặt mừng mọi người khác, v́ cùng là người chia xẻ sự thật. Chỉ bằng cách này thôi th́ mới có một kỷ nguyên mới và một thế giới mới.

 --------------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS