|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CON
ĐƯỜNG THỰC CHỨNG CHƠN NGĂ
(THE WAY TO REALIZE REALITY) BÀI THUYẾT TR̀NH CỦA J. KRISHNAMURTI
(Được in lại
từ báo ‘Người Ấn Độ’ số ngày 7 tháng giêng năm 1933) Bản dịch: www.thongthienhoc.com - 2018 |
|
Theo sự bảo trợ của Trường Chủ Tịch [Madras] thuộc Hội Triết học, ông J.
Krishnamurti có thuyết tŕnh trước một đám các sinh viên tụ tập ở Sảnh đường
của Trường vào buổi chiều vừa qua.
Ngỏ lời với một đám sinh viên triết học, ông Krishnamurti ngay từ đầu ông ắt
phải nói cho họ biết điều mà không sắp nói không dựa trên bất cứ triết lư
nào. Ông đă không đọc được bất kỳ quyển sách đơn giản nào về triết học, thậm
chí không phải là Chí Tôn Ca mà cũng không phải là bất kỳ quyển sách
nào bàn về các triết lư Tây phương. Ông đă cố t́nh làm điều đó. Ông chỉ quan
sát những người c̣n sống và thông qua sự đau khổ của chính ḿnh, ông đă thu
thập được nhiều trải nghiệm và đă thực chứng được sự thật. Ông không tin vào
bất cứ hệ thống tư tưởng nào v́ ông tin rằng để theo đuổi một hệ thống th́
điều đó gây hủy hoại hoàn toàn cho tư duy. Nếu người ta đi theo bất kỳ hệ
thống nào th́ không thể có bất kỳ sự viên măn nào về sinh hoạt và suy nghĩ.
Một hệ thống ắt hủy hoại sự hiểu biết của cá nhân về tính viên măn trong
những xúc cảm của chính ḿnh và độ sâu trong tư tưởng của chính ḿnh. Nơi mà
có sự tùy thuận th́ ở đó ắt có sự đạo đức giả. Trong sinh hoạt hàng ngày,
chúng được định h́nh thông qua xă hội, giáo dục và tôn giáo. Té ra chúng
giống như biết bao nhiêu guồng máy và điều này hoàn toàn làm hủy hoại tính
linh hoạt của trí thông minh con người vốn cần thiết để cho những phản ứng
của con người giáp mặt với sự hiện hữu đời thường hàng ngày. Xuyên suốt qua
sự tồn tại ngắn ngủi trong kiếp sống, người ta bị khống chế bởi một tập hợp
những ư tưởng, tín ngưỡng, truyền thống, chúng đă có những ư tưởng tiên kiến
xem Thượng Đế là ǵ và Chân lư là ǵ. Người ta chỉ là những tù nhân th́ làm
sao có thể hưởng được tự do? Để thực chứng được thực tại không nên có bất kỳ
sự tùy thuận nào. Kế đó diễn giả giải thích tại sao họ tùy thuận theo một
vài tín ngưỡng và ư tưởng, bảo rằng điều này được thực hiện chỉ để thoát
khỏi xung đột, thông qua một lư thuyết. Ở Âu châu giờ đây có một trường phái
hội họa nào đấy hầu hết là hoang tưởng theo quan điểm cổ điển, trường phái
Lập thể có những ư tưởng rất tiên tiến hiện đại. Một người bạn của ông, một
họa sĩ thuộc trường phái này đă từng một lần đưa ông tới dự một buổi triển
lăm những bức tranh như thế. Ông bảo với người này rằng: “Đừng bắt đầu chỉ
trích, bởi v́ bạn không biết được tâm trí của họa sĩ. Trước hết hăy cố gắng
t́m hiểu tâm trí đó. Hăy quan sát nó bằng một tâm trí không thành kiến”.
Cũng bằng cách ấy ông Krishnamurti yêu cầu thính giả đừng chỉ trích ngay tức
khắc quan điểm của ông mà hăy nhận biết chúng rồi mới phê phán chúng. Thính
giả phải thắc mắc, nghi vấn, phân tích những ư tưởng của ông. Cái ư tưởng mà
ông muốn truyền đạt cho thính giả nói ngắn gọn là như sau: “Chỉ trong hiện
tại mới có vĩnh hằng. Sống và thấu hiểu cái hiện tại đó th́ phải có tự do
đối với mỗi cảm thức bắt chước, cảm thức theo đuổi quyền lực hoặc là trong
hiện tại hoặc là trong tương lai. Phải có hành động hoàn chỉnh và trong sự
hoàn chỉnh này mới có sự ngây ngất của sự sống”.
HỎI VÀ ĐÁP
Ông Krishnamurti sau đó trả lời một số thắc mắc mà người ta đưa lên ông.
H. Ông có ủng hộ những phép thao tác tinh thần để có được hạnh phúc và sự
an tâm chăng?
Đ. Không thể có bất cứ sự thao tác tâm trí nào tách rời khỏi sự tiếp xúc
hàng ngày giữa người với người. Có hai loại tham thiền: loại hồn nhiên và
loại tham thiền chẳng qua chỉ là sự né tránh xung đột. Né tránh xung đột là
tham thiền giả. Đối với sự thực chứng chân thực th́ không cần có bất kỳ giới
luật nào .
H. Ông có ư kiến như thế nào về việc Gandhiji là một nhà thần bí hoặc một
nhà thần linh học (Cười).
Đ. Tôi không biết tại sao ông lại tức cười như vậy về điều đó. Làm sao tôi
có thể nói được là người khác có tính linh hay không? Liệu có bất cứ ai nói
được xem tôi có tính linh hay chăng? Tôi chỉ có thể phán đoán một người khác
nếu tôi ứng dụng một hệ thống đă được xác định rơ ràng và nếu tôi biết điều
tôi xét có thật sự mang tính tinh thần chăng. Nhưng những tiêu chuẩn này có
thể hoàn toàn sai lầm. Cái lúc mà bạn phán đoán một người khác th́ điều này
chứng tỏ rằng bạn đă trở thành nô lệ cho sự tùy thuận. Ở Mỹ và ở một vài đô
thị Âu châu, người ta xét thấy không đáng tin cậy khi đi trong một chiếc xe
rẻ tiền. Nhưng ở đây hoàn toàn đáng tin cậy về mặt tinh thần khi được người
ta nh́n thấy ḿnh đi trong một chiếc xe rẻ tiền. V́ thế cho nên tôi không
thể phán đoán Gandhiji.
H. Tại sao ông không mặc Khadi?
[[1]]
Đ. Trước hết v́ lư do đơn giản là tôi đă có những bộ quần áo này trong ṿng
8 - 9 năm vừa qua. Bây giờ tôi không mua những quần áo mới. Hơn nữa tôi đâu
có tính t́m ra một thuyết mới về sinh hoạt kinh tế. Tôi đă thực chứng được
một điều ǵ đó về sự bao la của trí thoát khỏi mọi cảm thức về chủ nghĩa
quốc gia cũng như ḷng ái quốc hẹp ḥi th́ mới có thể thực sự hiểu được thực
tại của sự sống.
H. Liệu không có thật sự ngộ ra được hạnh phúc viên măn và liệu ông có
sống mănh liệt từng lúc chăng?
Đ. Tôi không thể chứng minh điều đó cho bạn. Tôi bảo rằng ḿnh đă thực chứng
được một điều ǵ đó không bộc lộ ra ở quần áo bên ngoài. Tôi cam đoan với
bạn rằng tôi đang sống đúng với điều tôi rao giảng và nếu có bất cứ ai sinh
hoạt cùng với tôi trong một lúc, đi kè kè bên tôi và quan sát tôi th́ người
ấy có thể khám phá ra liệu tôi có đạo đức giả hay chăng.
H. Liệu ông có coi ai là một kẻ lợi dụng tinh thần chăng?
Đ. Chính bạn đấy. Chúng ta tùy thuộc vào một người khác nữa để kiếm sống,
chúng ta mưu t́m một người thầy hoặc một hệ thống. Điều này nghĩa là
chúng tôi không muốn hết sức suy tư cho đúng thực. Muốn thoát khỏi sự xung
đột, chúng ta tạo ra một người trung gian giữa chúng ta và sự thực. Chúng ta
muốn được an ủi cho nên đâm ra chúng ta bị lợi dụng. Nhưng khi không có yêu
cầu thỏa măn nhờ sự an ủi thông qua tôn giáo hoặc những tín ngưỡng có tổ
chức, th́ chúng ta tạo ra một kẻ lợi dụng.
H. Liệu ông có khuyên một cách phải chăng cho sự xuất hiện việc tôn thờ
tính khỏa thân đưa nó vào Ấn Độ chăng?
Đ. Tại sao bạn lại bảo rằng việc tôn thờ ấy nên du nhập vào Ấn Độ? Nó đă có
ở đây rồi mà. Bạn hăy xem những người ngư dân ở trên băi biển hoặc những
người nghèo ở khu ổ chuột. Họ thực tế là đang khỏa thân. Họ có mặc quần áo
hay chăng th́ cũng chẳng quan trọng đối với người ta.
H. Ông là ai và ông là ǵ? Nếu ông đă thực chứng được thực tại th́ thực
tại là cái ǵ? Ông đă trải qua sự đau khổ như thế nào?
Đ. Tôi chẳng biết ḿnh là ai. Có ǵ quan trọng đâu đối với tôi khi biết được
ḿnh là ai? Tôi đă từng chứng được một điều ǵ đó và tôi đang ra sức nói cho
bạn biết những chướng ngại ngăn cản bạn cũng thực chứng được điều ấy. Trên
thế giới này con người với những tước hiệu và những cấp bậc đều được tôn
trọng. Mọi tước hiệu đều ngu xuẩn cho dù trong thế giới trần tục hay trong
thế giới tính linh. Người nào không hiểu được hiện tại sống động th́ đă chết
mất một nửa rồi. Nếu bạn muốn hiểu được một bức tranh th́ bạn không cần biết
tên của người vẽ ra bức tranh đó. Hăy ra sức t́m hiểu điều mà tôi ra sức nói
th́ bạn ắt biết được tôi.
Tôi đă bảo rồi. Tôi đă thực chứng được một điều ǵ đấy. Tôi không thể giải
thích được nó. Chúng ta không thể giải thích được một điều ǵ đó đang liên
tục chuyển động. Cái lúc mà bạn miêu tả nó th́ bạn đă hạn chế nó rồi.
Tôi thiết tưởng tôi đă phải chịu đau khổ về một điều ǵ đó. Nhưng nếu bạn
hiểu được đau khổ thật sự là ǵ, nếu bạn không cố gắng né tránh cái sự đau
khổ ấy th́ bạn ắt được giải thoát khỏi nó.
H. Nếu chúng ta nghiên cứu Krishnamurti trong Chi bộ th́ liệu điều này có
ngụ ư là chúng ta đang đi lệch ra khỏi những mục tiêu của Hội Thông Thiên
Học hay chăng?
Đ. Tuyệt nhiên không. Hội gồm một nhóm học viên theo nghĩa tổng quát nhất
của từ này và chúng ta có thể nghiên cứu những tác phẩm hoặc hành động của
bất cứ ai. Trong Hội không có những vị thầy chính thức nào. Mọi quan chức -
Hội trưởng, Phó Hội trưởng, Thủ quỹ, Thư kư Ghi chép, Tổng thư kư và các
quan chức của Chi bộ - đều chỉ là những người chấp hành, quản lư sự vụ cho
Hội. Các tác phẩm của bà Blavatsky và của những người khác được giới thiệu
một cách thuần túy theo năng lực cá nhân. Hội không có giáo điều hoặc giáo
lư, ngoại trừ điều được biểu thị trong danh xưng của Hội, nghĩa là chúng ta
ra sức thực chứng Theos nghĩa là ǵ? - có thể tùy ư chọn lựa theo cá nhân
gọi nó là Chân lư, Thực tại, đấng Mỹ lệ, điều Chí thiện, đấng Thiêng liêng,
đấng Thân thương, Thượng Đế. Bà Blavatsky gọi Thông Thiên Học là tổng hợp
của tôn giáo, triết học và khoa học, biểu thị quan điểm của bà cho rằng
những đường lối điều tra này mà được theo đuổi riêng rẽ th́ không thể đưa
người ta tới việc biết được điều có thực hoặc điều đúng thực.
Vào bất kỳ lúc đă định nào, một Chi bộ có thể nghiên cứu bất kỳ giáo huấn
nào mà các thành viên Chi bộ tuyển chọn, nhưng toàn thể Chi bộ không bao giờ
có thể tuyên cáo niềm tin vào một giáo lư nào hoặc một con người nào. Điều
này ắt xung đột với mục tiêu thứ nhất của Hội vốn đang ràng buộc mọi Xứ bộ
và Chi bộ: Chúng ta qui tụ lại với nhau mà không phân biệt giới tính, chủng
tộc, tín điều, giai cấp hoặc màu da. Chính v́ thế mà đôi khi tôi cũng xét
ngoại lệ đặc biệt là thành ngữ “các Lănh tụ của chúng ta” vốn thường nghe
quen tai trong các Chi bộ. Hội không có lănh tụ, nhưng mỗi hội viên có thể
có tín ngưỡng của riêng ḿnh, một hay nhiều Lănh tụ của riêng ḿnh, nếu y
muốn. Trong trường hợp đó y có thể đứng thẳng lên bảo rằng: “Lănh tụ của tôi
tuyên bố điều này điều kia” và Lănh tụ của y có thể là bà Blavatsky, Tiến sĩ
Besant, ông Krishnamurti, Tiến sĩ Steiner, ông Sinnett, Giám mục Leadbeater,
ông Judge, ông Mead hoặc bất cứ người nào khác mà y chọn cho dù c̣n đang
sống hay đă chết rồi.
Tôi xin nói rằng mặc dù một Chi bộ không thể tuyên cáo một tín ngưỡng, nhưng
nó có thể xác định phạm vi hoạt động của ḿnh. Nó có thể chuyên chú vào bất
kỳ loại công việc nào không trái với T́nh Huynh Đệ và giúp cho bất kỳ tổ
chức nào khác tùy y. Nó cũng có thể chọn lựa thành viên của ḿnh, mặc dù tôi
thiết tưởng rằng không dựa trên cơ sở giới tính, giống dân, tín điều, giai
cấp hoặc màu da.
V́ tên tuổi của Krishnamurti đă xuất hiện trong vấn đề này cho nên tôi xin
đưa ra ư kiến cá nhân. Theo đó giáo huấn trung tâm của ông cho rằng mỗi
người phải tùy thuộc vào chính ḿnh để có được hạnh phúc, giác ngộ và hoàn
hảo; giáo huấn này hoàn toàn phù hợp với tiêu đề của các vị Sáng lập ra Hội
ta. Ông có vẻ nghĩ rằng Hội không duy tŕ lập trường ấy mà lại dựa quá nhiều
vào sự cứu chuộc bằng những phương tiện ngoại lai, những mối liên hệ cá
nhân, đức tin, ân sủng và những điều khác nữa. Những lầm lỗi ấy có thể phổ
biến gây thiệt hại cho Hội dưới mắt thế gian, rốt cuộc có thể làm gia tăng
và hủy hoại nó, nhưng sự thật vẫn c̣n là Hội, có một chuyến chế dân chủ hoàn
toàn và người ta dự tính Hội chỉ là một guồng máy, một tổ chức để nghiên cứu
và cố gắng làm thăng tiến tri thức về sự sống và thế giới.
H. Nhưng bà Hội trưởng, Tiến sĩ Besant đă tuyên bố rằng Krishnamurti là
bậc Đạo sư Thế giới?
Đ. Tiến sĩ Besant đưa ra phát biểu như vậy hoàn toàn theo năng lực cá nhân
riêng tư chứ không nhân danh Hội Thông Thiên học. Nên hiểu rằng hội viên
chúng ta đă chọn ra Hội trưởng theo năng lực điều hành chứ không đưa ra đa
số ư kiến của Hội về giáo huấn và như vậy xác lập một tập hợp tạm thời những
giáo điều dành cho Hội
[[2]].
Trong Hội chúng ta, mỗi hội viên đều b́nh đẳng và chúng ta gặp gỡ trên cùng
“một mức độ”. Mọi phát biểu của diễn giả trên diễn đàn hoặc được in ra thành
sách báo được tŕnh bày theo một năng lực hoàn toàn riêng tư. Nếu không như
vậy th́ chúng ta ắt có đảng chính trị trong Hội và các Lănh tụ ra sức bám
lấy địa vị v́ mục đích xúc tiến những quan điểm của riêng ḿnh, thay v́ các
quan chức hơn hết là phải bảo tồn cái diễn đàn tự do cởi mở để nghiên cứu
thực tại.
H. Thế th́ ai có thể nói nhân danh Hội?
Đ. Không ai cả. Hội trưởng, Tổng thư kư của các Xứ bộ tức các Hội quốc gia
và Chi trưởng của các Chi bộ đều hành động theo hiến chế, có thể bố trí
những bài thuyết tŕnh hoặc điều hành những tạp chí theo sự bảo trợ của Hội,
Xứ bộ và Chi bộ lần lượt theo thứ tự đó, nhưng ngay cả lúc bấy giờ điều được
nói ra hoặc viết ra - ngoại trừ những vấn đề về kinh doanh đă được chính
thức kư ban hành - chỉ là phát biểu ư kiến cá nhân. Không một hội viên nào
có thể sử dụng danh nghĩa của Hội cho những bài thuyết tŕnh hoặc hoạt động
của ḿnh, nhưng bất cứ người nào cũng có thể thuyết tŕnh hoặc viết bài về
Thông Thiên Học, v́ chúng ta không có bản quyền trên thế giới.
Về vấn đề này có thể nói rằng Hội Thông Thiên Học có địa vị giống như bất kỳ
Hội Khoa học nào có danh tiếng. Một Hội như thế có một đầu óc cởi mở đối với
mọi đề tài. Nó mời gọi những người lỗi lạc hăy tŕnh bày trên diễn đàn những
thành quả khảo cứu và tư duy của ḿnh, nhưng nó không cam kết với bất kỳ tín
ngưỡng nào về chúng và bất kỳ tín điều chung chung nào. Đây là chỗ mà nó căn
bản khác với hầu hết các tổ chức tôn giáo vốn khởi sự bằng một tín điều.
Chính v́ lỗi lầm ấy mà nhiều tôn giáo đă phân ly thành nhiều giáo phái và
giáo hội riêng rẽ, thay v́ hợp nhất lại thành một Hội duy nhất để phổ biến
tri thức và cố gắng t́m hiểu cũng như thực chứng tôn giáo đến mức viên măn.
[[1]]
Là loại vải dệt bằng khung cửi chạy tay từ một loại sợi được kéo
bằng thủ công nhờ vào một guồng quay sợi. C.J.
[[2]]
CHÚ THÍCH CỦA BAN BIÊN TẬP
Cái
“thuyết toàn phần” này về Thượng đế dĩ nhiên chỉ là một thuyết của
triết học Ấn Độ. Tôi muốn quí vị lưu ư tới thuyết khác vốn cũng
không kém phần Thông Thiên Học, đó là Thượng Đế Ngôi Lời là một Thực
thể độc lập với chúng ta, “chúng ta sinh hoạt, vận hành và hiện tồn
nơi ngài”. Có một số người trong chúng ta biết rằng Ngài tồn tại,
“chính thật là Thượng Đế” chứ ngài không chỉ là một “toàn phần” bao
gồm các Chơn thần.
Tôi đă viết theo chữ xiên phát biểu này v́ nó được tŕnh bày rất hay
và xứng đáng để mọi người biết rộng răi.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS