Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 
CON ĐƯỜNG MINH TRIẾT

THE PATH OF WISDOM

Tác Giả Radha Burnier

Bản Dịch 2013

 

  

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Thông Thiên Học trước kia được biết với tên đơn giản là ‘Trường Minh Triết’, ắt gợi ra đâu là mục đích thật sự của một Trung tâm như thế. Nó phải tụ tập lại những người nào quan tâm nghiêm túc tới việc mưu tìm minh triết để cho họ học tập, điều tra và thảo luận. Hội Thông Thiên Học là một Hội cởi mở và người ta tìm thấy những người với đủ thứ lý tưởng, đôi khi và tiếc thay có khi người ta không có lý tưởng, rồi trở thành hội viên. Nhưng trong khuôn khổ Hội Thông Thiên Học thì có những người quan tâm tới việc người ta phải sống như thế nào. Họ muốn tìm ra số phận thật sự của con người và ý nghĩa của cuộc sống, vì con người là một bộ phận của sự sống vũ trụ. Kiến thức là thế nào và sự thật ra sao?  Đây là mọi vấn đề có tầm quan trọng đối với một người biết suy tư, đối với mọi học viên nghiêm túc trong khuôn khổ Hội. Và Trung tâm này có ý định là cung ứng những cơ hội cho những buổi hội họp nhỏ những người nào nghiêm túc cố gắng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề vốn có tầm mức quan trọng căn bản này. Để khám phá ra những lời giải đáp cho những thắc mắc này dĩ nhiên là phải đi tìm minh triết.

 Không cần phải tụ họp lại với nhau để có một tri thức. Những người còn trẻ và thiếu niên cần phải đi học để thu được kiến thức, bởi vì tâm trí của họ còn chưa được rèn luyện. Đó có thể là những tạo vật nhỏ chưa có kỷ luật và họ phải học cách chú ý làm cho mình im lặng v.v. . . Nhưng đối với những người lớn tuổi hơn, nhất là những người đã được giáo dục hoặc những người tự giáo dục mình, thì không cần phải đi lên lớp để mưu tìm kiến thức. Bất cứ ai có một số lượng trí thông minh vừa phải cũng có thể tự học và có được kiến thức.

 Việc bước trên con đường minh triết khó hơn nhiều và chúng ta cần được trợ giúp từ nhiều nguồn để có được minh triết. Chúng ta cần sự trợ giúp của im lặng cũng như của thảo luận. Chúng ta cần được sự trợ giúp của thiên nhiên cũng như của con người.  Chúng ta cần sự trợ giúp của sách vở tới một mức nào đó, và lời lẽ của những người đã tìm ra minh triết rồi, đó là các Đấng Minh Triết.

Ta có thể được trợ giúp bằng nhiều cách khác nhau và thật rất quan trọng khi Huynh Tiến sĩ đã quá cố Taimni thường nêu rõ rằng một sự trợ giúp trên con đường minh triết không nên được lầm lẫn với chính cái mục tiêu đó. Rất thường khi phương tiện trở thành quan trọng còn cứu cánh lại bị lờ đi. Những sách vở mà ta nghiên cứu có thể trợ giúp, nhưng việc nghiên cứu sách vở tự thân nó không phải là cứu cánh. Cũng giống như vậy, việc thảo luận diễn ra ở đây và các lớp được tổ chức, những ý niệm được xiển minh bởi những người khác đều là các dạng kích thích cho mỗi học viên đảm nhiệm cái sự điều tra ấy, cái lối sống sẽ mang lại cho mình minh triết và khiến cho ánh sáng ở bên trong mình bộc lộ ra. Chúng ta không nên quên rằng các lớp học ấy khộng có mục đích là mang tính giáo điều theo nghĩa là chỉ cung ứng kiến thức thôi. Mọi học viên đều phải nỗ lực để cho bộc lộ từ bên trong mình cái mà mình thật sự biết trong bản thể sâu kín nhất của mình.

Con đường minh triết đã được nêu rất rõ trong những từ ngữ của bộ kinh Áo nghĩa thư nổi tiếng mà các nhà Thông Thiên Học đều quen thuộc, bởi vì chúng đã được in trong quyển Dưới Chơn Thầy: ‘Xin hãy dẫn con từ cõi không thực tới cõi Thực, từ vô minh tới Ánh sáng, từ sự chết tới sự Bất tử ’. Chúng ta ắt không bàn luận ngay bây giờ những từ ‘Xin dẫn con’ có nghĩa là gì? ‘Ai phải dẫn đây?’ Điều đây ắt là tự nó cũng là một đề tài rồi. Nhưng các câu này biểu thị cái hướng phải được đi theo trong quá trình hướng tới minh triết.

 Mọi người nào mưu tìm minh triết đều phải sử dụng sự phân biệt của mình một cách cần mẫn chứ không phải lơ đễnh, để tìm ra đâu là điều có thật và đâu là điều không thật. Đây là một điều gì đó đã được lặp đi lặp lại trong nhiều thời đại, tuy nhiên nó có cơ sở sâu sắc và chúng ta chẳng bao giờ có thể được phép quên nó. Người ta đạt biết bao nhiêu tầm quan trọng và những diễn biến xảy ra trong cuộc sống. Có vô số diễn biến và tình huống chỉ nội trong một kiếp của mỗi cá thể. Có vô số diễn biến, những thăng trầm với những khoái lạc, bất hạnh và sợ hãi vốn xuất lộ từ cái đường lối mà cá thể ấy đương đầu với những thử thách, những tình huống và môi trường xung quanh mà y sống trong đó. Và người ta có khuynh hướng gán một tầm quan trọng lớn cho mỗi diễn biến nhỏ nhoi xuất lộ và có một phản ứng với hoặc là khoái lạc, hoặc là thất vọng, hoặc là hi vọng, hoặc là sợ hãi, hoặc là bực bội, hoặc là có ý thức yên nghỉ. Nhưng có thể là chẳng diễn biến nào là quan trọng. Chúng ta không khảo sát vấn đề liệu tất cả những cái kích động ta và thúc đẩy ta trong sinh hoạt hằng ngày, những tình huống xuất lộ từ mối quan hệ của ta với những người đồng loại, với thiên nhiên, với những con thú, với xã hội mà ta đang sinh hoạt trong đó, liệu tất cả những diễn biến đó đều tự thân nó có ý nghĩa hay liệu chúng tồn tại trong cái trật tự để đánh thức dậy nơi ta một sự tri giác, một nhận thức về việc đâu là Sự Thật; nói cách khác, liệu chúng có tồn tại sao cho minh triết có thể nở hoa từ bên trong chăng. Có lẽ những diễn biến ấy tự thân chúng không quan trọng, chúng chỉ quan trọng khi đánh thức được minh triết trong việc dạy dỗ ta làm thế nào đối phó với những gì xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày.

Chúng ta cho rằng sự tồn tại trên cõi trần này là rất quan trọng với đủ thứ được hàm ý trong đó, nhưng để tìm thấy minh triết người ta phải nghi vấn về mọi tiên kiến và như chúng tôi có nói, không chỉ thỉnh thoảng mà là trước sau như một, cần cù, cần mẫn sao cho ta tìm ra được đâu là điều thật và đâu là điều không thật, việc ấy trở nên chính sự sống của ta. Nếu học viên không dành hết tâm hồn mình cho cái vấn đề tìm thấy minh triết ấy thì nó ắt không xảy ra. Người ta không thể mưu cầu minh triết theo một kiểu được chăng hay chớ và hi vọng rằng nó sẽ mang lại cho ta lợi ích của nó. Người ta phải thật sự hi sinh tất cả những gì khác, sống một cuộc đời xả bỏ để tiếp nhận được minh triết.

Như vậy, nó đòi hỏi một cái loại sống nào đó đối với một học viên minh triết. Điều mà chúng ta nghiên cứu, những bài giảng mà chúng ta nghe được, những buổi thảo luận mà chúng ta có được, đều có ít giá trị nếu chúng không giúp được cho ta liên tục tiến lên từ cái không thật tới cái thật. Như người ta đã thường nêu rõ, cái không thật có bản chất thế tục. Bất cứ điều gì mang tính thế tục đều chỉ là có thật tương đối. Đức Phật bảo rằng một trong những chân lý lớn mà mọi người đều phải hiểu đó là sự thật về tính vô thường. Cái trí của con người gắn bó vào điều gì vô thường, nó đánh giá cao cái sự an toàn xuất hiện để xuất phát từ những sự vật vô thường. Chỉ nội một trạng thái vô minh thôi thật ra cũng có thể khiến cho người ta nghĩ rằng điều gì phù du lại có thể mang lại an toàn cho ḿnh. Nếu chúng ta sử dụng trí năng thì chúng ta thấy rõ rằng một người bám vào điều ǵ đó thế tục ắt giống như một người đang chìm trong biển mà cố gắng tự cứu ḿnh bằng cách bám lấy một cọng rơm nổi trên mặt nước. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều làm như vậy bởi vì chúng ta không toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ khảo sát ta sinh hoạt ra sao và những giá trị mà chúng ta xem xét có thật đáng giá không.

Trong trải nghiệm bình thường ta có thể nhận thấy rằng điều ǵ thuần túy phù du ắt không mang lại một ý thức viên mãn hoặc hoàn chỉnh. Nếu một cá thể chỉ trải nghiệm hạnh phúc nhất thời thì y ắt đồng ư rằng nó khá ư là không thật và một hạnh phúc vốn có thể lâu bền thì chân thực và có thật hơn nhiều. Nhưng ta quên mất rằng cái phù du là không thật khi những sự việc thế tục đã trở nên khá trải rộng, có lẽ xuyên suốt qua quãng đời của kiếp nhập thể lâm phàm trên cõi trần của ta. Do bị vướng mắc với cái thế tục cho nên mới có thái độ duy vật. Chúng ta có thể rêu rao mình là nhà Thông Thiên Học, có những người khác rêu rao là mình mộ đạo hoặc có triết lý. Nhưng trộn lẫn với những điều ao ước về một điều gì đó cao siêu hơn thì luôn luôn có óc duy vật; cái óc duy vật ấy không muốn bỏ qua bất cứ cái gì có giá trị nhỏ nhoi bởi vì nó có tầm quan trọng nhất thời.

Trong cái tự thân nó là vật chất ấy chẳng có gì là sai cả. Chính trong cái giá trị mà chúng ta gắn bó với vật chất và với điều thế tục thì mới có sự mù quáng. Vật chất là một bộ phận của tự tại nhất như. Gió không khác gì với chuyển động của nó. Chuyển động của gió cũng chính là gió và những dáng vẻ bên ngoài trong thế giới vật chất là một bộ phận của một tự tại lớn hơn. Xuất phát từ cái dáng vẻ bên ngoài ấy ắt không xuất lộ sự phiền não, các vấn đề, những sự căng thẳng của ta, ác ý hoặc sự thiếu an bình mà ta tạo ra cho chính ḿnh. Chính thái độ của ta đối với cái hiện tồn mới làm nảy sinh các vấn đề.  Chính sự thiếu minh triết, sự vô minh của ta mới khiến cho nhân loại sống một cuộc đời chao đảo đến như thế. Do học được cái gì là không thật và bác bỏ nó trong sinh hoạt hằng ngày, và thấy rằng bám lấy những điều thế tục là nguyên nhân của sự khốn khổ nơi con người cá thể cũng như nơi nhân loại, do đó ta mới có được minh triết. Thông Thiên Học phác họa tổng quát về những qui trình của vũ trụ. Nó truyền đạt một ý niệm nào đó về cấu tạo của con người. Chúng ta nghiên cứu tất cả những cái đó chỉ để hiểu được người ta nên sinh hoạt như thế nào; đâu là số phận người ta; đâu là mối quan hệ của cá thể với tổng thể.

Câu khác nữa mà chúng ta đề cập tới, ‘Từ Vô minh xin dẫn con tới Ánh sáng’ cũng có tầm quan trọng sâu sắc. Cái trí đã được mô tả trong Thông Thiên Học cũng giống như trong các kho tài liệu khác là kẻ giết chết cái thật. Nó mù quáng đối với những nhận thức của ḿnh bởi vì nó không thâm nhập vào cốt lõi, vào bản thể, nó không có được sự sáng suốt bởi vì nó ích kỷ.

Cái ích kỷ của con người  tạo ra sự u ám ghê gớm cho chính y. Chỉ cần ta tìm ra cho chính mình đâu là sự dối trá mà do đó sinh ra ích kỷ, thì ta có thể di chuyển từ vô minh tới ánh sáng được. Giáo huấn của Đức Phật chẳng những nêu ra nhu cầu phải tìm ra đâu là sự thật về tính vô thường, mà còn có sự thật về ý niệm bản ngã. Trong Yoga Sutras th́ cũng vậy, vô minh và asmita đều được đề cập tới là chướng ngại cho sự thực chứng chân lý.

Đâu là bản chất của ngã thức? Đâu là sự chết và đâu là bản chất của bất tử? Sự chết đã được định nghĩa là việc nhận thức được tính đa dạng. Ở đâu có ý thức về chia rẽ, về đa dạng và quên lãng đi tính đơn nhất th́ ở đó có sự chết. Những vấn đề này không thể được khảo sát trong một thời gian ngắn ngủi. Nhưng thật quan trọng là ta không nên phí phạm năng lượng vào việc cứu xét tới những điều không cốt lõi. Phương thức mà chúng ta xem xét những vấn đề này ắt đưa ta tới gần hơn với minh triết, chứ không để cho ta thỏa mãn với chỉ là kiến thức và thông tin thôi. Chúng ta càng nghiên cứu và bàn luận th́ nó càng khơi dậy nhiều nghị lực để cho ta tìm ra đâu là cái điều sâu sắc hơn, có giá trị thâm thúy hơn. Nếu những buổi học này có phẩm tính đó thì chúng ắt có giá trị lớn chẳng những cho Hội Thông Thiên Học nói chung mà có lẽ thậm chí còn ở qui mô rộng lớn hơn. Bản thân Hội ắt là một đoàn thể tuyệt diệu nếu nó cốt ở gồm những người mưu cầu chân lý chứ không phải những người có những mục đích hời hợt. Và sự thật bao gồm bên trong chính nó mọi thứ nữa vốn có giá trị vĩnh hằng: đó là sự thiện, mỹ lệ, sự an bình sâu sắc v.v. . . Tất cả những gì có bản chất thiện đều có nơi chân lý. Nếu chúng ta thật sự mưu cầu chân lý thì mọi điều khác nữa sẽ tự nó đến với ta. Có một phát biểu mỹ lệ trong Kinh thánh, ‘Con hãy mưu tìm sự thật rồi sự thật sẽ khiến cho con được giải thoát’. Nếu con mưu cầu Nước Thiên Chúa, Nước Sự Thật thì mọi điều khác nữa sẽ được thêm vào cho con. Nếu có một sự khao khát nồng thấm vốn ở phương Đông đã được gọi là Mumukshatva, một khát vọng nồng cháy đối với điều bất tử chứ không phải đối với điều gì hữu hoại thì nó mang mọi năng khiếu vốn mà ta đáng có.

 

Tạp chí Nhà Thông Thiên Học,  số tháng 12 năm 1980

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS