|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CON ĐƯỜNG ĐỆ TỬ
Trích Chương XV
Quyển
NHỮNG NGUYÊN LƯ CƠ BẢN CỦA
THÔNG THIÊN HỌC
Tác giả C.
Jinarājadāsa
|
|
Khi Minh triết Ngàn đời đă khai mở cho kẻ tầm đạo
thấy được Cơ Tiến Hóa huy hoàng th́ có một số người với trái tim cháy bỏng
luôn khao khát được hiến ḿnh phục vụ Thiên cơ ấy. Mọi chuyện trên đời đều
mất đi ư nghĩa sau khi ta đă thấy được cái Linh ảnh Thiêng liêng ấy và từ
nay trở đi người ta không thể làm ǵ khác hơn là tận hiến, không thủ giữ một
chút ǵ đối với cái Lư tưởng phụng sự, sùng tín hoặc xả bỏ. Những lực thôi
thúc cao cả nhất nơi con người là sự biểu lộ trên cơi trần của một sự bành
trướng tâm thức nơi cơi trời; tầm nh́n về một lư tưởng mang lại hứa hẹn cho
thành tựu của nó. Đó là v́ bên trong con người đều có Thánh đạo, Chân lư và
Sự Sống bản thể; y chỉ cần được đánh thức tỉnh dậy khỏi sự dăi đăi của ḿnh
là thấy được Ánh sáng đang cháy bùng trong Linh hồn ḿnh.
Việc đánh thức linh hồn có nhiều giai đoạn và ảnh
hưởng của mọi dạng tu thân mà y cần phải áp dụng cho ḿnh đều là khiến cho
Điểm Linh Quang bên trong y tỏa sáng thành một ngọn lửa. Trong lịch sử lâu
dài của sự phát triển tâm thức, linh hồn có ghi một giai đoạn mà rơ ràng ta
có thể nhận ra được y không hăm hở tự tư tự lợi nữa mà cam kết hiến ḿnh vị
tha. Lúc bấy giờ linh hồn của người thiện nam tín nữ cho dù y thường phản
bội lư tưởng của ḿnh, rốt cuộc cũng chẳng bao giờ từ bỏ lư tưởng mặc dù cái
giá phải trả là chịu đau khổ và tử v́ đạo.
Chính trong giai đoạn này mà xâm nhập vào sinh hoạt
của linh hồn có một Đấng sẽ d́u dắt y phát triển tâm thức tới những đỉnh cao
thực chứng hơn nữa. Đây chính là “Ngôi Chúa Cha”, một bậc Chơn sư Minh
triết, Ngài đă giám sát sự phấn đấu của linh hồn, hết kiếp này sang kiếp
khác, Ngài đích thực là lư tưởng của y; giờ đây Ngài đến để tạo ra mối liên
kết với linh hồn giữa Chơn sư và Đệ tử.
H́nh 119 tŕnh bày những giai đoạn trên Con đường Đệ
tử dẫn ta tiến lên từ con người lư tưởng tới bậc Điểm đạo đồ thuộc Quần tiên
hội. Giai đoạn đầu tiên là Đệ tử Dự bị, khi Chơn sư Minh triết để cho người
tầm đạo “Tập sự”. Điều này được thực hiện hoặc là trên cơi trần hoặc là trên
cơi trung giới, nhưng thường diễn ra trên cơi trung giới nhiều hơn. Thừa
lệnh của Chơn sư, một đệ tử lăo thành dẫn người tầm đạo đến tŕnh diện với
Chơn sư và Chơn sư chính thức cho ứng viên được Tập sự. Chính trong giai
đoạn này mà Chơn sư tạo ra cái gọi là “h́nh nộm sống động”; đó là một bản
sao sống động do ư chí của Chơn sư h́nh thành đối với thể vía và thể trí của
người đệ tử. Chơn sư giữ h́nh ảnh sống động này gần kề ḿnh; nó có liên hệ
từ điển với đệ tử nhiều đến mức nó ghi lại hoàn toàn trung thực tác động của
tư tưởng và xúc động của đệ tử khi y làm việc trong lúc sinh hoạt.
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG GIAI ĐOẠN
LÀM ĐỆ TỬ |
ĐIỂM ĐẠO ĐỒ |
CON CỦA THẦY |
ĐỆ TỬ THỰC THỤ (Nhập môn) |
ĐỆ TỬ DỰ BỊ (Tập sự) |
THIỆN NAM
TÍN NỮ CÓ LƯ TƯỞNG |
H́nh 119
Hành vi nhận đệ tử Nhập môn là đáp ứng theo nhu cầu
của đệ tử muốn được gia nhập vào hàng ngũ những người Bảo vệ Nhân loại, muốn
được có những cơ hội tiến hóa nhanh hơn b́nh thường so với đại chúng trong
nhân loại. Sự đáp ứng ấy mang lại một sự điều chỉnh biệt nghiệp. Sự chuyển
nghiệp này có mục tiêu: (1) từ từ giải thoát cá nhân ra khỏi những loại h́nh
nghiệp quả cản trở y phục vụ hữu hiệu hơn; (2) cung cấp cho y cơ hội mở rộng
tri thức hơn, nhất là biết được những sự thật ẩn tàng trong thiên nhiên; (3)
mang lại cho y những cơ hội mới để tự biểu hiện ḿnh qua việc Phụng sự.
Việc Tập sự cũng tức là
chứng minh cho đệ tử bao gồm việc
trắc nghiệm y để xem y có thể chịu đựng được những cú sốc trong nghiệp quả
của ḿnh đến đâu mà vẫn không giảm nhuệ khí vị tha, mặc dù sự thật là cuộc
đời y đâm ra cằn cỗi hơn về
những thỏa măn, những niềm vui khiến cho đại đa số mọi người thấy cuộc đời
là đáng sống. Y cũng được trắc nghiệm để xem trên cương vị là người làm
việc, y có thể thích ứng đúng mức đến đâu để làm việc cho kế hoạch của Chơn
sư. Đó là v́ mỗi Chơn sư Minh triết đều là một trung tâm của một số lớn hoạt
động mà Ngài đă đảm đương để xúc tiến việc góp phần vào Thiên cơ; v́ vậy một
người tầm đạo được Tập sự không phải để thu hoạch kiến thức từ Chơn sư mà
chủ yếu để tự rèn luyện ḿnh học việc giúp cho công tŕnh của Chơn sư. V́
vậy nếu cần, đệ tử dự bị phải sẵn sàng thay đổi phương pháp làm việc nhằm
thích ứng với phương pháp của Chơn sư, y phải sẵn sàng cộng tác với những
người học việc khác đồng liêu của ḿnh, và xét về mọi mặt, y phải chứng tỏ
được rằng Lư tưởng làm việc có tầm quan trọng đối với y nhiều hơn việc thỏa
măn cá nhân ḿnh là người làm việc.
Khi một Chơn sư nhận một người tầm đạo cho tập sự
th́ Ngài thường kỳ vọng là trong kiếp ấy sẽ đề bạt y được Điểm đạo. Không
được suy ra rằng đệ tử ắt sẽ thành công v́ Chơn sư đă đáp ứng hoài băo của
ḿnh; y có quyền theo Nghiệp quả được cung ứng cho một cơ hội, nhưng y sử
dụng cơ hội ấy như thế nào th́ lại tùy thuộc bản thân y. Song le, nếu y
“chịu thương chịu khó” và biết nghe lời chỉ đạo của các đệ tử lăo thành th́
có nhiều khả năng y sẽ thành công hơn là thất bại.
Nếu y kiên tŕ làm việc để có đủ tư cách được Điểm
đạo th́ Ư chí hướng Thiện vốn có sẵn trong thiên nhiên sẽ trợ giúp y được
soi sáng và thêm sức. Những phẩm chất này được tŕnh bày dưới dạng bảng biểu
trong h́nh 120; chúng được trích ra từ tác phẩm
Dưới Chơn Thầy của J.
Krishnamurti. Tác giả của pháp bảo vô giá ấy đưa ra những lời giải thích và
b́nh luận về những phẩm chất mà Chơn sư dạy cho y khi y được chuẩn bị để
Điểm đạo. Kẻ tầm đạo nào muốn mưu t́m Chơn sư
th́ tốt hơn hết nên tiếp thu tập
sách nhỏ này, nghiên cứu nó và sống theo nó.
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ ĐỂ ĐƯỢC ĐIỂM
ĐẠO
|
|
1 |
TÍNH PHÂN BIỆN |
2 |
ĐOẠN TUYỆT HAM MUỐN (Tính Vô Dục) |
3 |
Sáu điỀu
liên quan tỚi cácH Ứng xỬ (Hạnh
Kiểm Tốt)
I.
TỰ CHỦ VỀ
CÁI TRÍ
II.
TỰ CHỦ VỀ
HÀNH ĐỘNG
III.
KHOAN DUNG
IV.
AN PHẬN (Hoan
hỉ)
V.
đi thẲng
mỘt đưỜng tỚi mỤc Đích (Nhất
tâm)
VI.
TIN TƯỞNG |
4 |
L̉NG TỪ ÁI |
H́nh 120
Nếu sau bảy năm trắc nghiệm mà thấy đệ tử Tập sự đă
tăng trưởng về việc xả thân cho con người và cho Thượng Đế, th́ bấy giờ cuối
cùng Chơn sư sẽ nhận cho đệ tử Thực thụ Nhập môn. Cái h́nh nộm sống động sẽ
bị xóa bỏ và Chơn sư sẽ thực hiện một mối liên kết nội giới với người đệ tử
thực thụ nhập môn mà cho dẫu tạm thời bị đệ tử cắt đứt do thất bại, th́
trong mọi kiếp đều biểu hiện cảnh việc thu hút y tiến về Chơn sư.
Khi được thực thụ nhập môn, đệ tử được ban cho đặc
quyền có một trải nghiệm thần bí vốn mang lại sự bành trướng lớn nhất cho y
lúc làm việc. Khi có bất kỳ vấn đề nào nổi lên mà đệ tử không thể quyết đoán
theo kinh nghiệm chính ḿnh th́ y có thể trắc nghiệm sự phán đoán của ḿnh
so sánh với sự phán đoán của Chơn sư về vấn đề ấy. Điều này được thực hiện
bằng cách nhất thời nâng tâm thức của ḿnh lên tới mức tiếp xúc ŕa mép tâm
thức của Chơn sư. Nếu đệ tử có thể tự giải thoát khỏi những thành kiến của
phàm ngă và biết cách giữ ḿnh không chịu ảnh hưởng những cố tật đặc dị
trong tính khí, th́ một cơ hội có khả năng trắc nghiệm sự phán đoán của ḿnh
theo tiêu chuẩn của Chơn sư ắt là một trong những đặc quyền lớn nhất trên
đời này mà đệ tử có thể đạt được. Nó khiến cho y có thể phân biệt điều hữu
dụng hơn với điều kém hữu dụng, phân biệt điều hữu ích hơn với điều kém hữu
ích khi y làm việc phụng sự loài người nhân danh Sư phụ.
Có một số đệ tử học việc rút ngắn qui tŕnh theo
thông lệ - bảy năm giữa kỳ Tập sự và lúc được Thực thụ Nhập môn – thành ra
một năm hoặc c̣n ngắn hơn nữa; nhưng có ít linh hồn hữu phước như vậy v́
điều này ngụ ư rằng khi được Tập sự th́ đằng sau y đă có một sự tích lũy rất
lớn Nghiệp quả Phụng sự mang lại cho y sức mạnh và những cơ hội mà các người
khác chưa có được. Thời khoản của đủ thứ giai đoạn được Tập sự học việc vốn
tùy thuộc vào sáng kiến và năng lực của đệ tử; nếu y có sức mạnh và quyết
tâm th́ y có thể vượt qua hết chướng ngại này tới chướng ngại khác để nhanh
chóng “nhập lưu”; hoặc là nếu y bỏ lỡ cơ hội th́ y có thể phải mất nhiều
thập niên sinh hoạt trong một giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn kế
tiếp. Mọi đệ tử, không phân biệt bất cứ ai cũng đều được Chơn sư linh hứng,
nhưng mỗi người đều đồng hóa nó theo năng lực của ḿnh.
Trong giai đoạn kế tiếp có một mối liên hệ c̣n khắng
khít hơn nữa giữa Chơn sư và đệ tử là trở thành “Con của Thầy”. Càng ngày
th́ những kỳ vọng và ước mơ của đệ tử lại càng bắt đầu phản ảnh được sinh
hoạt mầu nhiệm của Chơn sư giữa những người ngang hàng với Ngài, và đệ tử
dần dần trở thành một tế bào trong cơ thể sống của Chơn sư. Y tăng trưởng
trở thành một tia tâm thức của Chơn sư và y đạt tới mức có được một chiều
sâu minh triết vốn không phải của y mà được Cha đỡ đầu linh hứng (Chơn sư)
ban cho y. Đệ tử không bao giờ c̣n bị cô đơn nữa; dù khi phiền năo hay khi
hoan hỉ, khi đang ở trong bóng tối hoặc ở ngoài ánh sáng, đệ tử vẫn được tâm
thức của Chơn sư che chở cho tâm thức của ḿnh, dẫu thỉnh thoảng đệ tử không
biết tới cái sự kiện huy hoàng ấy. Giờ đây khi y làm việc cho kế hoạch của
Chơn sư, cho dù thế gian có hoan nghênh hay đối xử với y như thánh tử v́
đạo, y vẫn làm việc, không phải là một nghệ nhân đơn độc mà là một người em
trẻ tuổi hơn đă kề vai sát cánh với một người anh lăo thành hơn và có nhiều
chuyên môn hơn.
Những mệnh lệnh của
Ngài không c̣n nặng trĩu nữa
Hơn mức người ta
nghĩ như vậy;
Mặc dù Ngài biệt
phái tôi, tôi vẫn không màng,
Trong khi Ngài ban
cho tôi sức mạnh để đi nhận nhiệm vụ.
Vào lúc nào hoặc đi
tới nơi đâu, th́ tất cả đều chỉ là một,
Đó là công tŕnh của
Ngài chứ không phải của riêng tôi,
Tôi sẽ chẳng bao giờ
ra đi côi cút một ḿnh.
Vào mỗi giai đoạn, từ khi Tập sự cho tới lúc Thực
thụ Nhập môn và được Điểm đạo, đệ tử luôn được Chơn sư chính thức tiến cử
lên Đức Văn Minh Đại Đế (Maha Chohan), Đấng Nắm giữ Sổ sách của Quần tiên
hội; tên tuổi và cấp bậc của đệ tử được ghi vào Sổ bất diệt của Đức Văn Minh
Đại Đế.
Thường thường trùng hợp với giai đoạn làm Con của
Thầy th́ đệ tử được Chơn sư tiến cử với Quần tiên hội để được Điểm đạo. Qua
việc này Chơn sư xác nhận với Quần tiên hội rằng đệ tử đă đủ mức nhờ vào lư
tưởng và sinh hoạt của ḿnh, đă hóa giải được nghiệp tốt và nghiệp xấu, đủ
để chia xẻ sinh hoạt huyền bí của Đoàn thể uy nghi và là một kênh dẫn cho
thần lực của Quần tiên hội đến với thế gian. Ngoài thầy của chính ḿnh, ứng
viên c̣n phải được sự bảo trợ của một thành viên thứ hai trong Quần tiên hội
ở cấp Chơn sư. Trước hết việc tiến cử được thông qua Đức Văn Minh Đại Đế, kế
đó Ngài bổ nhiệm một trong các Cao đồ đóng
vai tṛ Đạo trưởng Điểm đạo. Dù là ở trong Pḥng Điểm đạo hoặc ở một nơi
khác được qui định th́ ứng viên được chính thức Điểm đạo qua một nghi lễ
long trọng. Điều xảy ra cho ứng viên quả thật là “sự khai tâm”, nghĩa là
bắt đầu. Đó là việc bắt đầu một
giai đoạn tồn tại mới, trong đó Phàm ngă càng ngày càng phản ánh Chơn ngă
nhiều hơn và bản thân Chơn ngă bắt đầu thu hút quyền năng của Chơn thần.
[Muốn biết thêm thông tin, hăy xem quyển
Chơn sư và Thánh đạo của C. W.
Leadbeater].
Hồn Người thật ra là một bộ phận cao nhất vốn là
Chơn thần; nhưng từ lúc đó trở đi khi Chơn thần tạo ra thể nguyên nhân từ
hồn khóm loài thú vào lúc biệt lập ngă tính th́ “Điểm Linh Quang treo lủng
lẳng từ Ngọn lửa bằng một sợi Fohat mảnh mai nhất”. Mặc dù có liên kết như
thế với Chơn thần nhưng cho đến lúc được Điểm đạo Chơn ngă vẫn không có
phương tiện nào để giao tiếp với cái khía cạnh cao siêu nhất của ḿnh. Nhưng
vào lúc Điểm đạo theo sự hiệu triệu của Đạo trưởng, Chơn thần giáng nhập thể
nguyên nhân để phát nguyện Điểm đạo. Từ lúc đó trở đi, “sợi Fohat mảnh mai
nhất” trở thành giống như một bó sợi và Chơn ngă thay v́ chỉ treo lủng lẳng
là một “Điểm Linh Quang” th́ lại trở thành đầu dưới của một cái phễu vươn
lên tới tận Chơn thần tiếp nhận từ đó xuống sự sống, ánh sáng và sức mạnh.
Từ lúc Điểm đạo, Điểm đạo đồ có thêm một dũng khí và một sức chịu đựng mà
trước đó vốn không thể có được; từ nay trở đi, Điểm đạo đồ t́m thấy nơi bản
thể của ḿnh một Tảng đá Ngàn đời mà không điều ǵ có thể làm lung lay được.
Sau khi được Điểm đạo, ứng viên được Chơn sư hoặc
một đệ tử lăo thành dẫn lên cơi Bồ đề để dạy cho cách hoạt động nơi ấy trong
thể Bồ đề. Điều này có nghĩa là thể nguyên nhân phải được siêu việt. Ở đây
và vào lúc này, xảy ra một điều mà trước kia chưa từng có. Mỗi đêm khi đệ tử
rời bỏ thể xác để hoạt động trên cơi trung giới hoặc cơi trí tuệ th́ y vẫn
bỏ lại thể xác hoặc thể vía – tùy trường hợp có thể là một hoặc cả hai thể -
nằm lại trên giường ngủ, đến khi trở về y lại khoác lấy chúng. Khi y rời bỏ
cơi Thượng trí để lên cơi Bồ đề th́ dĩ nhiên y bỏ lại thể nguyên nhân; nhưng
thay v́ ở lại với thể xác, thể vía và thể hạ trí, thể nguyên nhân này lại
biến mất. Khi đệ tử ở trong thể Bồ đề nh́n trở lại xuống cơi thượng trí th́
y thấy ở đó không c̣n có thể nguyên nhân để biểu diễn ḿnh nữa. Quả thật là,
khi từ cơi Bồ đề trở về y lại thấy ḿnh ở trong một thể nguyên nhân nhưng đó
không phải là cái thể nguyên nhân mà y đă từng ở trong đó hằng triệu năm từ
lúc biệt lập ngă tính, mà là thể nguyên nhân sao chép lại cái căn nhà mà y
đă ở suốt bao thời đại trong đó.
Kinh nghiệm này cho Điểm đạo đồ thấy rằng ḿnh không
phải là Chơn ngă mà là một điều ǵ đó c̣n siêu việt hơn nữa; bây giờ y mới
biết một cách trực tiếp rằng cái “bản ngă” mà ḿnh đă bám víu vào đó từ lúc
biệt lập ngă tính té ra không phải là Chơn ngă mà chỉ là “cái điều ḿnh đă
khổ công tạo ra cho chính ḿnh sử dụng và nhờ vào phương tiện của nó mới từ
từ tăng trưởng phát triển được trí tuệ để đạt tới sự sống vượt ngoài tầm cá
tính” [Ánh Sáng Trên Đường Đạo].
Cũng vậy, nhờ vào lần đầu tiên trải nghiệm trên cơi Bồ đề, Điểm đạo đồ mới
biết – chứ không phải chỉ tin do tín ngưỡng – tính Đơn nhất của vạn hữu
chúng sinh – nghĩa là mọi kiếp sống của con người, mọi niềm vui cũng như là
phiền năo, mọi thất bại cũng như thành công của mọi người đều không tách rời
khỏi được sự sống của chính ḿnh. Từ đó trở đi, tiêu chuẩn của Điểm đạo đồ
về mọi chuyện đều thay đổi, y đă di dời trọng tâm của ḿnh ra khỏi phàm ngă
và những quyền lợi của nó chuyển sang trọng tâm là một đại Ngă, là đứa “Con
Mồ Côi vĩ đại” tức Nhân Loại.
Khi được Điểm đạo, Linh hồn đă “Nhập lưu”, h́nh 121.
CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN THÁNH ĐẠO
|
|
5 |
ASEKHA – CHƠN
SƯ |
4 |
LA HÁN – BẬC
ĐẠI ĐỨC |
3 |
A NA HÀM
(Anāgāmi) – BẬC BẤT LAI |
2 |
TƯ ĐÀ HÀM
(Sakadāgami) – NHẤT LAI |
1 |
TU ĐÀ HƯỜN
(Sotāpanna) – NHẬP LƯU – THẤT LAI |
H́nh 121
Đây là một cụm từ của Phật giáo cổ truyền mô tả sự
chuyển tiếp vĩ đại diễn ra trong cuộc đời của Điểm đạo đồ. Y đă nhập vào làn
sóng triều lớn Ư chí của Thượng Đế, vốn quyết định rằng trong Dăy Hành tinh
Trái đất này, đại đa số loài người sẽ tuân phục Thiên cơ, trước thời điểm
trắc nghiệm vĩ đại trong Cuộc tuần hoàn thứ Năm khi những linh hồn tụt hậu
phải bị rơi rớt ra khỏi cơ tiến hóa, coi như thất bại trong Dăy Hành tinh
Trái đất. Họ bị rơi rớt, không phải đời đời, mà chỉ một thời đại; khi bắt
đầu Dăy Hành tinh kế tiếp th́ họ sẽ tiến hóa trở lại sau một thời kỳ dài
ngưng nghỉ ở mức ấy, từ khi bị rơi rớt ra khỏi Dăy Hành tinh Trái đất.
Chính cái sự “đày đọa đời đời” này là điều mà Ki Tô
giáo đem ra dọa dẫm kẻ chống Chúa. Nhưng đó không phải là sự kết án mà nói
cho đúng hơn là một sự dàn xếp trong cơ tiến hóa để cho những linh hồn ấy bị
rơi rớt, bởi v́ chúng không theo kịp bạn đồng môn của ḿnh được trang bị tốt
hơn về tâm linh. Nó cũng không phải đời đời mà chỉ giống như trong nguyên
bản tiếng Hi Lạp của Kinh thánh Tân
Ước mang tính “kỳ kiếp”, nghĩa là trong thời kỳ một kiếp hoặc theo sự
sắp đặt mệnh trời. Những kẻ nào đă “nhập lưu” th́ “an toàn” tức là đă được
“cứu chuộc” và từ từ hay nhanh chóng th́ y cũng sẽ “đạt tới Niết Bàn”, vốn
là mục tiêu toàn bích của loài người theo thiên cơ dành cho Dăy Hành tinh
Trái đất. Do đó, Phật giáo gọi Điểm đạo đồ là bậc Tu đà hườn (Sotāpanna) tức
bậc “nhập lưu”.
Nghe đâu thường thường phải trải qua bảy kiếp giữa
cuộc Điểm đạo thứ Nhất và Điểm đạo thứ Tư
La Hán [V́ vậy bậc nhập lưu c̣n
được gọi là thất lai] và tương tự như vậy, giữa cuộc Điểm đạo
La Hán với cuộc Điểm đạo
Chơn sư cần có bảy kiếp nữa để
thực hiện công tŕnh tẩy trước cần thiết. Mỗi cuộc Điểm đạo nghĩa là sự bành
trướng tâm thức và cần phải được chuẩn bị bằng việc tu thân và trải nghiệm
thỏa đáng. Nhưng trong khi một Điểm đạo đồ này có thể phải thực hiện công
tŕnh tới mức giới hạn thời gian cho phép th́ một Điểm đạo đồ khác lại có
thể rút gọn nó lại thành một thời kỳ ngắn ngủi hơn nhiều. Đó là phần lớn
việc vấn đề Nghiệp tích lũy của cá nhân, nghĩa là công tŕnh đă được thực
hiện trong những kiếp trước cùng với sự tăng trưởng về đạo lực và tẩy trược
mà y đă thành tựu được. Nhưng tất cả những vị “nhập lưu” đều sẽ “đáo bỉ
ngạn”, nghĩa là đến bờ bên kia hưởng cực lạc của cơi Niết Bàn.
Những giai đoạn trên Thánh đạo (tiến tŕnh phát
triển tâm linh được gọi như vậy) được đánh dấu bởi những sự bành trướng tâm
thức và việc Quần tiên hội ban cho Điểm đạo đồ tri thức mới và quyền năng
mới. Trước khi ứng viên có thể chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác
th́ Quần tiên hội yêu cầu y phải chứng tỏ ḿnh đă thực hiện công tŕnh nào
cho nhân loại, đă thoát khỏi những khiếm khuyết nào đặc biệt về đạo đức và
trí lực, và đă hoạch đắc được những năng lực tâm linh nào. Đặc biệt có mười
“kiết sử” tức xiềng xích mà ứng viên phải dẹp bỏ từng thứ một trước khi có
thể cuối cùng đạt tới quả vị Chơn sư. Sau khi ứng viên đă “nhập lưu” và
trước khi y có thể được Điểm đạo lần thứ Nh́ th́ ngoài công tŕnh mà y đệ
nạp y c̣n phải chứng tỏ rằng ḿnh đă giải thoát khỏi ba kiết sử đầu tiên mà
theo thuật ngữ Phật giáo đó là (1)
Sakkāyaditthi, (2) Vichikichchhā
và (3) Sīlabbataparāmāsa.
Kiết sử đầu tiên
Sakkāyaditthi
nghĩa là si mê về cá tính hoặc “biệt
ngă” của ḿnh (Chấp ngă). Nhiều người nghĩ rằng thể xác là Bản ngă của ḿnh
và y đồng nhất ḿnh với những tham dục và thèm khát của nó, với việc nó khỏe
mạnh hay ốm yếu, với việc nó trường tồn khi c̣n sống hoặc với việc nó chết
đi. Người tiến hóa cao hơn lại đồng nhất Bản ngă với “tính khí” của ḿnh,
với những điều ḿnh rao giảng một cách tin tưởng, với những ư kiến của ḿnh
về tôn giáo và thẩm mỹ, với những sự đồng cảm và phản cảm của ḿnh. Chỉ với
rất ít người – vốn có khả năng vô dục và biết phân tích mới bắt đầu ngộ ra
được hầu hết những ư kiến và xúc động của ḿnh mà người ta cứ ngở rằng đó
chính là ḿnh; thật ra chỉ là một lớp áo mà ḿnh mặc vào, lớp áo này cũng
chẳng do chính ḿnh tạo ra hay được tạo ra cho ḿnh nhiều hơn mức giới tính,
chủng tộc, giai cấp hoặc tầng lớp xă hội và tôn giáo mà ḿnhđược xác định
theo đó. Và ngoại trừ những nhà duy tâm cực đoan th́ mọi người đều theo bản
năng phân biệt giữa phàm ngă của ḿnh với nhân loại mà ḿnh là một đơn vị
trong ấy.
Muốn xóa bỏ kiết sử Ngă chấp th́ phải biết Chơn ngă
là ǵ – đó là Tâm của vạn hữu và những ǵ nó thu hoạch được và tốt cho ḿnh
cũng chỉ là do những lợi ích và tốt cho Tổng thể. Khi thể nguyên nhân đă
biến mất, trải nghiệm trên cơi Bồ đề sẽ chỉ đường cho Điểm đạo đồ dùng thực
nghiệm và trải nghiệm để phát hiện đâu mới chính thật là Chơn ngă của ḿnh,
nó chẳng đóng vai tṛ ǵ trong những lực lượng hạn chế bao gồm “chủng tộc,
tín ngưỡng, giới tính, giai cấp hoặc màu da”.
Kiết sử thứ nh́
Vichikichchhā có nghĩa là “Nghi
ngờ”. Đây là việc nghi ngờ “Thiên cơ vốn là Cơ Tiến hóa”, nhất là nghi ngờ
cái bộ phận liên quan tới sự tăng trưởng cá nhân qua tiến tŕnh Luân hồi
theo Luật Nghiệp quả. Có nhiều mức nghi ngờ, từ mức thẳng thừng không tin
tưởng tới mức chỉ chấp nhận sự thật ấy là một “giả thuyết để kiểm chứng”.
Trong cách ứng xử thực tiễn th́ những người cao thượng nhất đă từng sinh
hoạt như những thiện nam tín nữ coi bản chất của kiếp sinh tồn chỉ là những
giả thuyết để kiểm chứng. Lư tưởng cao siêu dựa những giả thuyết để kiểm
chứng sẽ đưa người ta qua cánh cửa Điểm đạo; nhưng sẽ tới lúc mà ít ra một
số giả thuyết để kiểm chứng ấy phải trở thành những sự kiện sống động trong
thâm tâm của ḿnh, những sự kiện mà ḿnh biết là đúng bởi v́ do quan sát
ngoại giới cũng như do thực chứng trong nội tâm; người ta thấy đó là một bộ
phận đời đời trong cá tính của ḿnh. Việc nghi ngờ những định luật căn bản
chi phối sự tiến hóa của loài người phải bị dẹp bỏ triệt để trước khi linh
hồn có thể chuyển sang giai đoạn thứ nh́.
Kiết sử thứ ba
Sīlabbataparāmāsa có nghĩa là
“tin vào những nghi thức và nghi lễ”. Ở Palestine chính Chúa Ki Tô đă nêu rơ
“ngày sa bát được tạo ra để phục vụ con người chứ không phải con người nô lệ
cho ngày sa bát; v́ vậy Con người cũng là đấng Chúa tể của ngày sa bát”. Đức
Phật cũng tuyên cáo sự thật vĩ đại ấy khi Ngài cho rằng tin tưởng vào những
lời cầu nguyện và khấn nguyện, tin vào những nghi thức và nghi lễ chỉ là mê
tín dị đoan mà người minh triết nên dứt bỏ. Khi được kiến tạo theo đúng khoa
học, nghi thức và nghi lễ cũng giống như bất kỳ cơ phận nào khác trong guồng
máy khoa học; đó là kho chứa năng lực hoặc truyền dẫn lực. Nhưng chúng phải
phục vụ cho ư chí của con người chứ không phải làm chủ kiểm soát cách ứng xử
của con người. Đây là thái độ đúng đắn với nghi thức và nghi lễ.
Chúng không cần thiết cũng chẳng phải không có không
được để có thể ứng xử minh triết hoặc hợp tác với Đấng Thiêng Liêng; chúng
hữu dụng, nhất là đối với những linh hồn thuộc một số tính khí nào đấy, giúp
cho họ điều chỉnh ư chí của ḿnh tuân theo Ư chí Duy nhất. Nhưng cũng có thể
làm được việc ấy bằng sự tha thiết phấn đấu và hoài băo đạo tâm; mỗi người
tự làm cho ḿnh chứ không cần nghi thức và nghi lễ, không cần có sự giúp đỡ
của các tu sĩ, Chư thiên hoặc Thiên thần. Lời khuyến cáo và chỉ đạo của
người khác hoặc Siêu nhân của những cư dân cơi trần hoặc cơi trời chỉ hữu
ích giúp cho người ta hướng thượng chứ không hướng hạ, tiến tu chứ không
thoái hóa; thế nhưng những phương tiện trợ giúp này không thể bước trên
Thánh đạo thay cho y, cũng không thể đưa y tới sự Cứu chuộc. Con người phải
tự “cứu” chính ḿnh. Biết rốt ráo rằng Thánh đạo, Chân lư và Sự Sống bản thể
vốn ở bên trong tự ngă của ḿnh chứ không ở bên ngoài, đó chính là dẹp bỏ
một lần cho dứt khoát cái Kiết sử Mê tín dị đoan ấy.
Khi Chơn sư thấy rằng đệ tử đă vượt qua được ba kiết
sử đầu tiên và đáng tín nhiệm khi hoàn thành công tŕnh cần thiết th́ một
lần nữa Ngài lại tiến cử đệ tử để được Điểm đạo. Cũng giống như trước kia,
trong một nghi lễ cũng long trọng như vậy, bậc Đạo trưởng mở ra những năng
lực mới cho tâm thức của ứng viên và phó thác cho y những điều bí mật và
quyền năng thuộc về tŕnh độ Điểm đạo mới này. Điểm đạo đồ cấp hai được gọi
là Tư đà hàm (Sakadāgāmin), “đấng nhất lai” bởi v́ y chỉ bắt buộc sinh ra
trên cơi trần một lần nữa thôi; vào cuối kiếp sắp tới, nếu muốn y có thể
hoàn tất những giai đoạn c̣n lại trên Thánh đạo mà không cần luân hồi trên
cơi trần nữa.
Khi y chuyển sang cuộc Điểm đạo kế tiếp th́ những
năng lực mới phải được triển khai và một công tŕnh c̣n vĩ đại hơn nữa đă
phải được thành tựu. Giữa cuộc Điểm đạo thứ Nh́ và cuộc Điểm đạo thứ Ba
không cần phải dứt bỏ kiết sử nào khác; nhưng thượng trí phải biến thành một
tấm gương phản chiếu minh triết của Trực giác; người ta phải rèn luyện cho
thượng trí quan niệm và xiển dương được những sự thật mà hạ trí không phát
hiện trừ phi hạ trí đă được cấy ghép một quan năng lớn hơn chính nó.
Khi thượng trí đă trở thành công cụ của Trực giác và
khi công đức của đệ tử đă viên măn th́ y được Chơn sư tiến cử để được Điểm
đạo lần thứ Ba. Lúc bấy giờ ngài trở thành bậc A na hàm (Anāgāmi) “đấng bất
lai”, đó là v́ nếu ngài không muốn th́ ngài không c̣n bị bắt buộc phải sinh
ra trong một thể xác nữa để có thể đạt tới mục tiêu tối hậu. Ngài có thể
hoàn thành công tŕnh trong các cơi vô h́nh và nếu quyết tâm, Điểm đạo đồ có
thể tiến tu từ cơi vô h́nh lên tới cuộc Điểm đạo thứ Tư và thứ Năm.
Giữa cuộc Điểm đạo thứ Ba và Điểm đạo thứ Tư có hai
kiết sử cần phải dứt bỏ: Kāmarāga
tức là ham theo ngũ dục và Patiga
tức là sân hận. Dĩ nhiên từ lâu rồi, trước lúc này Điểm đạo đồ đă loại bỏ
những dạng thô thiển của việc ham theo ngũ dục và sân hận; nhưng có những
dạng tinh vi thuộc hai kiết sử này vốn ràng buộc người tầm đạo cũng chắc
chắn không kém những dạng thô thiển khiến cho kẻ phàm phu bị nô lệ theo
chúng. Ngoài việc thoát khỏi những kiết sử này và lập công bồi đức, ứng viên
c̣n phải chứng tỏ rằng ḿnh phải làm chủ được một số cơi vô h́nh và khi cần
thiết ư thức trong óc phàm có thể ghi nhận được trung thực sinh hoạt trên
các cơi cao. Vào cuộc Điểm đạo thứ Tư, ngài trở thành bậc
La Hán tức “đại đức”.
Trong các giai đoạn nêu trên – Tu đà hoàn, Tư đà
hàm, A na hàm và A la hán – Điểm đạo đồ là bậc hữu học
sekha, là “học tṛ” được một Chơn
sư Minh triết giáo huấn và giám sát. Giai đoạn kế tiếp là trở thành
Aseka, bậc “vô học, vô sư, không
c̣n học nữa” mà trở thành Chơn sư. [Năm giai đoạn này trên Thánh đạo có lẽ
tương ứng với những giai đoạn trong Ấn giáo được gọi là (1)
Kutichaka, (2)
Bahūdaka, (3)
Hamsa, (4)
Parahamsa, (5)
Atita. Trong những ngày lễ của
Giáo hội Ki Tô, năm cuộc Điểm đạo được tượng trưng qua cuộc đời của Đấng Ki
Tô dưới dạng năm ngày lễ lớn kỷ niệm, (1) Sự Giáng sinh Vô nhiễm, (2) Sự Rửa
tội, (3) Sự Biến dung, (4) Sự Đóng đinh trên Thập tự giá và Phục sinh, (5)
sự Thăng thiên và Hiện xuống của Chúa Thánh thần (Xem
Khía cạnh ẩn tàng của các ngày lễ Ki
Tô giáo cùa C.W.Leadbeater)].
Ngài đă là một Chơn sư Minh triết nghĩa là ngài có
nơi bản thân mọi năng lực và quyền năng cần thiết để biết được các điều liên
quan tới cơ tiến hóa – quá khứ, hiện tại và tương lai - của
Dăy Hành tinh mà ngài thuộc về. Nhưng trước khi đạt tới giai đoạn này
th́ ngài phải dẹp bỏ năm kiết sử nữa vốn là những xiềng xích khó dẹp nhất.
Xem này! giống như
những kẻ thù khốc liệt bị một chiến sĩ nào đấy giết chết,
Mười tội lỗi mà
những Giai đoạn này trầm luân trong đó.
Yêu thích Bản ngă,
Tin tưởng Sai lầm và Nghi ngờ là ba tội lỗi,
C̣n hai tội nữa là
Thù ghét và Tham dục.
Người nào đă chinh
phục được năm tội lỗi này,
Th́ đă bước đi được
Ba Giai đoạn trong số Bốn Giai đoạn; thế nhưng vẫn c̣n,
Việc ưa thích Sống
trên cơi trần, Ham muốn Sống trên cơi Trời,
Tự tán dương, Ca
ngợi, Lầm lạc và Ngă mạn.
[Ánh
Đạo Phương Đông quyển viii]
Năm kiết sử mà bậc La Hán phải dứt bỏ trước khi ngài
có thể được Điểm đạo lần thứ Năm để trở thành bậc Vô sư đó là 1-
Rūparāga, “ham sống trong cơi sắc
giới”, 2- Arūparāga, “ham sống
trong cơi vô sắc giới”, 3- Māno
tức là “ngă mạn”, 4- Uddachchha,
tức “phật ư phật ḷng”, 5- Avijjā,
“vô minh”. Đâu là ư nghĩa chân thực của những thuật ngữ này th́ thật khó
mà biết được; nhưng kẻ chưa Nhập lưu th́ chẳng cần biết năm kiết sử này. Chỉ
cần biết rằng trước khi được Điểm đạo lần thứ Năm th́ con người phải có được
những thuộc tính của Siêu nhân; ngài ắt phải trở thành đấng Ki Tô, đấng đă
được “Xức dầu”, đấng đă “vươn lên tới tŕnh độ viên măn Ki Tô tính”. [Thư
của Thánh Phao lồ gửi tín hữu Ephesia, iv, 3].
Đây là Ngày hội lớn mà Chơn thần xuất đầu lộ diện để
đạt “cái vương miện” không phải cho bản thân ḿnh mà cho mọi tạo vật, chúng
sinh ở tŕnh độ nhân loại, dưới nhân loại và siêu nhân loại. Trọn cả thiên
nhiên vui mừng v́ thành tựu của ngài; do có một Đấng Cứu nhân Độ thế nữa đă
gia nhập vào hàng ngũ của những Đấng tuyệt đối ḿnh v́ mọi người giống y như
Đức Thượng Đế đă xả thân vậy. Nghe đâu khi một thành viên trong nhân loại
chúng ta đạt tới mức Toàn bích th́
trọn cả Thiên nhiên
rộn ràng với niềm vui và sự kính cẩn bất tận. Ngôi sao bạc giờ đây sáng lấp
lánh mang tin vui tới tận chỗ những đóa hoa chỉ nở về đêm, ḍng suối nhỏ rộn
ràng rỉ ra các chuyện vui mang tới cho những viên sỏi, những đợt sóng đại
dương sẫm màu reo vang đập vào vách đá, những cơn gió hiu hiu mang theo
hương thơm tỏa ngát bài ca tới tận những thung lũng, những cây thông uy nghi
thỏ thẻ lời huyền bí: “Một bậc Thầy đă xuất hiện, đó là một BẬC THẦY CHÁNH
ĐẠO”. [Tiếng Nói Vô Thinh của
H.P.B.]
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Hỡi đệ tử, nên biết rằng những người nào đă
vượt qua sự im lặng, đă cảm thấy sự yên b́nh của nó và đă giữ lại được sức
mạnh của nó th́ những vị ấy cũng mong ước rằng
con cũng sẽ vượt qua sự im lặng ấy . . . . Con hăy giúp sức cho vài
bàn tay mạnh mẽ đang gh́ lại những thế lực đen tối không cho chúng toàn
thắng. Thế rồi con hăy tham gia vào niềm vui, quả thật mang lại sự lao động
vất vả nhọc nhằn khủng khiếp và nỗi buồn thắm thía, nhưng nó cũng mang lại
một sự hoan hỉ lớn lao càng ngày càng gia tăng. [Ánh
Sáng Trên Đường Đạo].
Đây là lời của một Chơn
sư Minh triết ban cho những kẻ mưu cầu việc phụng sự Thượng Đế hoặc Con
người hoặc Lư tưởng. Mỗi thiện nam tín nữ có những bản năng cao thượng và
bầu nhiệt huyết thanh khiết đều được trông mong có một cuộc sống hoan hỉ mà
chỉ những ai đă trở thành Đệ tử th́ mới biết được. Đó là niềm vui không xuất
phát từ sự thoải mái và việc thỏa măn những ước mơ, mà xuất phát từ việc
không ngừng lao động vất vả v́ chính nghĩa cao cả nhất mà óc tưởng tượng của
con người có thể quan niệm được. Trông lên th́ thấy Thượng Đế và biết rằng
ḿnh có thể trở thành ngôn sứ của Ngài; trông xuống th́ lại thấy sự vô minh
và khốn khổ của loài người để biết rằng ḿnh đang nắm trong tay quyền năng
xoa dịu cả hai thứ ấy cho loài người; nh́n ra xung quanh th́ thấy thiên
nhiên và biết rằng ḿnh có thể trở thành bậc tiên tri biết được sự vận hành
của ngũ hành; nh́n vào trong nội tâm th́ biết rằng ở đó có một Ánh sáng dẫn
dắt con người đi từ bóng tối chết chóc tới một ngày mới mẻ - chính điều này
đă gợi linh hứng cho những bậc đă xé toạc được bức màn tự tư tự lợi đang vây
bũa họ để thấy được một điều ǵ đó về Ánh sáng Ẩn tàng và Công đức Ẩn giấu.
Chính các bậc Thánh triết của Ấn Độ khi đă chứng kiến được Linh ảnh Thiêng
liêng đều quả quyết rằng Nāyah
panthāh vidyate yanāya – “Tuyệt nhiên không có thánh đạo nào khác để đi
trên đó”. Đối với những bậc đă chứng kiến điều mà Thượng Đế thực hiện, rồi
từ đó biết Thượng Đế nghĩa là ǵ, th́ quả thật “tuyệt nhiên không có một
thánh đạo nào khác để đi trên đó”.
Thánh đạo đầy dẫy những
nhọc nhắn, xả bỏ mọi hi vọng, mọi ước mơ, mọi sự mỏi mệt; thế nhưng dù ngày
hay đêm khi bước trên Thánh đạo ấy người ta đều thấm nhuần một bầu nhiệt
huyết sâu sắc gợi linh hứng về những hi vọng mới và ước mơ mới, tràn đầy
niềm vui của tri thức và sự điêu luyện. Trong một tác phẩm về những châm
ngôn huyền bí có phát biểu rằng: “Khi người ta Nhập lưu bước vào Thánh đạo
th́ y đă đặt hết tâm hồn ḿnh trên cây thánh giá; khi cây thánh giá và tâm
hồn y đă hiệp nhất th́ lúc bấy giờ y đă đạt tới mục tiêu”. Mục tiêu ấy chính
là sự Biến dung. Thượng Đế hiệu triệu chúng ta đến mức Biến dung để đi tới
bất cứ nơi đâu mà Ngài hiệu triệu ngơ hầu phát hiện được điều chưa từng bao
giờ khai thị.
Nhập vào Thánh đạo, th́ không c̣n nỗi phiền
năo nào như là thù ghét!
Không c̣n nỗi đau khổ nào như là đam mê,
không c̣n sự lừa gạt nào giống như giác
quan!
Nhập lưu Thánh đạo th́ bước chân của người
ta đă đi xa rồi.
Bước xuống một nơi gây cho ta sỉ nhục, xúc
phạm tới những ǵ thân thương.
Nhập lưu Thánh đạo mới có những ḍng suối
nguồn chữa trị tuôn ra,
Giải khát được mọi người khát khao, v́ những
đóa hoa bất tử nở rộ.
Làm thảm lót cho trọn cả con đường hoan hỉ!
Ở đó giờ giấc ken đặc nhanh nhất mà cũng dịu
dàng nhất!
[Ánh Sáng Trên Đường Đạo,
quyển viii].
-----------------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS