|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CƠI TRUNG GIỚI VÀ CƯ DÂN Ở CÁC CẢNH
Trích Chương 16
Quyển THỂ VÍA VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG KHÁC CỦA CƠI TRUNG GIỚI
Tác giả A. E. POWELL Bản Dịch: Chơn Như - 2013 |
|
CƠI TRUNG GIỚI VÀ CƯ DÂN Ở CÁC CẢNH
Xét về tính phức tạp mà đề tài cho phép, ta sẽ chỉ hạn chế chương này trong
việc miêu tả bản chất, dáng vẻ bên ngoài và những đặc tính v.v… của cơi
trung giới. Trong chương sau này ta sẽ dành nó để liệt kê và miêu tả những
thực thể sống trên cơi trung giới.
Học viên thông minh ắt nhận thấy cực kỳ khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ
cơi trần để miêu tả thỏa đáng được cơi trung giới. Nhiệm vụ này đă được so
sánh với việc một người thám hiểm một khu rừng nhiệt đới chưa ai biết tới
được yêu cầu tường tŕnh đầy đủ về vùng mà y đă đi ngang qua. Những khó khăn
trong việc miêu tả cơi trung giới c̣n phức tạp hơn nữa do hai yếu tố: (1)-
khó khăn trong việc phiên dịch chính xác từ cơi trung giới xuống cơi hồng
trần hồi ức về điều mà ta đă nh́n thấy. (2)- ngôn ngữ cơi hồng trần không
thỏa đáng để diễn tả nhiều điều cần được tường tŕnh.
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của trung giới là nó chứa đầy những
h́nh thể liên tục biến đổi; ta thấy ở đó chẳng những có các h́nh tư tưởng,
cấu tạo bằng chất tinh hoa ngũ hành do một tư tưởng làm linh hoạt, c̣n có
những khối tinh hoa ngũ hành do một tư tưởng làm linh hoạt, mà c̣n có những
khối lớn tinh hoa ngũ hành từ đó xuất lộ liên tục các h́nh dáng, để rồi các
h́nh dáng ấy lại biến mất vào đó. Tinh hoa ngũ hành tồn tại theo hàng trăm
biến thể trên mỗi cảnh, dường như thể không khí mà ta nh́n thấy thường xuyên
chuyển động dợn sóng với những màu sắc thay đổi như xà cừ. Các ḍng tư tưởng
liên tục lướt qua vật chất trung giới, các tư tưởng mạnh mẽ dai dẳng đóng
vai tṛ các thực thể trong một thời gian dài, các tư tưởng yếu ớt khoác lấy
tinh hoa ngũ hành rồi lại chập chờn rủ bỏ nó.
Ta đă thấy rằng vật chất trung giới tồn tại theo bảy cấp tinh vi, tương ứng
với bảy mức độ trên cơi trần là chất đặc, chất lỏng, chất hơi v.v… Mỗi một
trong bảy cấp độ vật chất này là cơ sở của một trong bảy lớp, mức tố phân
hoặc cảnh (chúng được gọi khác nhau như vậy) của cơi trung giới.
Người ta thường nói tới bảy mức xếp chồng lên nhau, mức thô nhất xếp dưới
đáy, c̣n mức tinh vi nhất xếp trên ngọn: và trong nhiều sơ đồ th́ người ta
thực sự vẽ chúng theo kiểu này. Trong phương pháp biểu diễn ấy có một cơ sở
sự thật nhưng không phải là toàn bộ sự thật.
Vật chất của mỗi cảnh lồng vào vật chất của cảnh bên dưới nó; v́ vậy ở trên
mặt đất, tất cả bảy cảnh đều cùng nhau tồn tại ở cùng một vùng không gian.
Tuy nhiên cũng đúng thật là các cảnh cao của cơi trung giới mở rộng thêm nữa
ra khỏi cơi hồng trần của quả đất so với các cảnh thấp hơn.
Một sự tương tự rất khít khao trong mối quan hệ giữa các cảnh trong cơi
trung giới cũng tồn tại trên cơi hồng trần. Chất lỏng đan xen vào chất đặc
trong một chừng mực đáng kể, nghĩa là ta thấy nước có trong ḷng đất, chất
hơi thâm nhập vào chất lỏng (nước thường chứa một khối lượng không khí đáng
kể) và v.v…
Tuy nhiên, quả thật đúng là khối vật chất thể lỏng của trái đất phần lớn nằm
nơi biển cả, sông ng̣i v.v… bên trên thể đặc của trái đất. Cũng giống như
vậy, đại khối vật chất thuộc thể hơi nằm bên trên mặt nước và tiến sâu vào
trong không gian nhiều hơn cả chất đặc hoặc chất lỏng.
Đối với vật chất trung giới th́ cũng như vậy. Cho đến nay khối tập hợp thô
trược nhất của chất trung giới nằm bên trong giới hạn của quả cầu vật lư. Về
phương diện này ta nên lưu ư rằng vật chất trung giới tuân theo những định
luật tổng quát giống như vật chất hồng trần và chịu hấp lực hướng về tâm quả
đất.
Cảnh thứ bảy tức cảnh thấp nhất của cơi trung giới xuyên thấu đến một khoảng
cách nào đó vào phía bên trong trái đất, sao cho các thực thể sống trên đó
có thể thấy ḿnh thật sự ở bên trong vỏ trái đất.
Cảnh thứ sáu phần nào trùng với bề mặt trái đất.
Cảnh thứ ba mà các nhà Thần linh học gọi là “Thế giới trường hạ”, trải dài
nhiều dặm lên phía trên bầu khí quyển.
Giới hạn ngoài cùng của cơi Trung giới mở rộng gần tới mức khoảng cách trung
b́nh quĩ đạo của mặt trăng, sao cho ở điểm cận địa, cơi trung giới của trái
đất và cơi trung giới của mặt trăng thường tiếp xúc với nhau nhưng chúng
không tiếp xúc với nhau ở điểm viễn địa. (Chú ư: trái đất và mặt trăng hầu
như cách nhau 240.000 dặm). V́ thế cho nên người Hi Lạp mới gọi nó là cơi
tinh tú tức cơi dưới mặt trăng. Suy ra rằng vào những lúc nào đó trong một
tháng, người ta có thể giao tiếp với mặt trăng qua cơi trung giới, nhưng vào
lúc khác th́ không được. Thật vậy, có một trường hợp được ghi chép lại, theo
đó một người xuất vía lên mặt trăng nhưng phải chờ cho đến khi giao thông
được tái lập trở lại khi vệ tinh của trái đất lại đến gần hành tinh th́ y
mới t́m đường về trái đất được.
Bảy cảnh tự nhiên là chia thành ba nhóm, (a) cảnh thứ bảy tức cảnh thấp
nhất, (b) cảnh thứ sáu, thứ năm và thứ tư, (c) cảnh thứ ba, thứ nh́ và thứ
nhất. Sự khác nhau giữa các thành viên thuộc cùng một nhóm có thể được so
sánh với sự khác nhau giữa hai chất rắn, chẳng hạn như thép và cát, sự khác
nhau giữa các nhóm có thể được so sánh với sự khác nhau giữa chất đặc và
chất lỏng.
Cảnh thứ bảy có bối cảnh là cơi hồng trần, mặc dù người ta chỉ thấy một cách
méo mó và riêng phần bởi v́ người ta dường như không nh́n thấy mọi điều tươi
sáng và tốt đẹp. Cách đây 4000 năm, Thầy kư Ani đă miêu tả nó trong một
quyển sách giấy cuộn của Ai Cập như sau: “Cái nơi chốn mà tôi đến đây là nơi
nào vậy? Nó chẳng có nước, chằng có không khí; nó sâu hút khôn ḍ; nó tối
đen như đêm ba mươi, và người ta quờ quạng lang thang trong đó; nơi đây
người ta không thể sống mà tâm hồn được thanh thản”.
Đối với con người bất hạnh ở mức ấy, quả thật đúng là “trọn cả trần thế đều
đầy tràn cư dân độc ác và hắc ám”, nhưng đó là sự hắc ám tỏa ra từ chính bên
trong y và khiến cho kiếp sống của y phải trải qua trong một đêm đen dài
dằng dặc đầy điều khủng khiếp và gian ác – quả thật là địa ngục, mặc dù cũng
như mọi địa ngục khác, nó hoàn toàn do chính con người tạo ra.
Hầu hết, học viên thấy việc khảo cứu phân bộ này là việc cực kỳ khó chịu,
bởi v́ dường như có một ư thức trọng trược và vật chất thô kệch lởn vởn đâu
đây, ghê tởm không thể mô tả được đối với thể vía đă được giải thoát, gây
cho nó cảm giác phải vạch được đi qua một lưu chất đặc sệt đen ng̣m, trong
khi các cư dân và ảnh hưởng mà ta gặp ở đó cũng thường là vô cùng bất hảo.
Kẻ đứng đắn thông thường có lẽ chẳng hề bị giam giữ nơi cảnh thứ bảy, chỉ kẻ
nào b́nh thường thức tỉnh về tâm thức trên cảnh này là những kẻ có ham muốn
thô tục và tàn bạo: kẻ nghiện rượu, kẻ ham mê ngũ dục, kẻ gây tội ác bạo
hành v.v. . .
Các cảnh thứ sáu, năm và bốn có bối cảnh là cơi hồng trần mà chúng ta quen
thuộc. Sinh hoạt trên cảnh thứ sáu giống như sinh hoạt b́nh thường trên cơi
hồng trần, ngoại trừ không có thể xác và những nhu cầu thiết yếu của thể
xác. Các cảnh thứ năm và bốn có tính cách ít vật chất hơn và xa ĺa hạ giới
cùng với những điều thú vị của nó.
Cũng như trong trường hợp cơi trần, vật chất thô nhất của cơi trung giới quá
thô trược đối với các dạng sinh linh b́nh thường trên cơi trung giới, nhưng
cơi trung giới có các dạng sinh linh khác của riêng ḿnh mà những học viên
nghiên cứu phớt qua hoàn toàn không biết.
Trên các cảnh thứ năm và bốn, những sự liên hệ thuần túy trần tục có vẻ càng
ngày càng ít quan trọng, và thiên hạ ở đó càng ngày càng có khuynh hướng uốn
nắn môi trường xung quanh ḿnh phù hợp với những tư tưởng dai dẳng hơn của
ḿnh.
Các cảnh thứ ba, thứ nh́ và thứ nhất, mặc dù chiếm cùng một chỗ trong không
gian nhưng tạo cho ta ấn tượng c̣n xa rời hơn nữa đối với cơi hồng trần và
tương ứng với nó có tính cánh ít vật chất hơn. Ở những mức này, các thực thể
quên mất trần thế và những sự việc trần tục; họ thường đắm ḿnh sâu sắc vào
thế giới của riêng ḿnh và phần lớn là tạo ra môi trường xung quanh của
chính ḿnh, mặc dù chúng có đầy đủ mức độ ngoại giới để cho các thực thể
khác nhận thức được.
Như vậy họ ít tỉnh thức với những thực tại trên cơi trung giới, mà thay vào
đó lại sống trong những thị trấn tưởng tượng của chính ḿnh, một phần hoàn
toàn do tư tưởng của chính họ tạo ra, một phần do kế thừa và thêm thắt vào
những cấu trúc đă được tiền nhân sáng tạo.
Ở đây ta cũng thấy có những vùng đất để săn thú rất vui thích của người da
đỏ, Valhalla của người Bắc Âu, thiên đường đầy dẫy các tiên nữ của tín đồ
Hồi giáo, Tân Jerusalem có cổng bằng vàng và ngọc quí của Ki Tô hữu, thiên
đường đầy dẫy các giảng đường của các nhà cải cách duy vật. Ở đây ta cũng
thấy “Thế giới trường hạ” của các nhà Thần linh học, trong đó có tồn tại
những căn nhà, những trường học, những đô thị v.v. . . chúng có tính chất có
thưc trong một thời gian nào đó đương thời, đối với người có tầm nh́n sáng
suốt hơn th́ đôi khi chẳng giống ǵ cả, thật là đáng thương so với những
người sáng tạo thích thú giả định rằng chúng được như thế. Tuy nhiên, nhiều
điều sáng tạo có tính có thực mặc dù chỉ đẹp tạm bợ, và một khách tham quan
chẳng biết ǵ về điều cao siêu hơn có thể tự măn đi dạo khắp phong cảnh
thiên nhiên phô bày ra, mà dù sao đi nữa cũng cao siêu hơn nhiều so với bất
cứ thứ ǵ trên cơi trần; hoặc cố nhiên y muốn kiến tạo phong cảnh của ḿnh
để thích ứng với những điều hoang tưởng của riêng ḿnh.
Cảnh thứ nh́ đặc biệt là nơi cư trú của nhà tôn giáo ích kỷ hoặc thiếu tính
linh. Ở đây y đội vương miện bằng vàng và tôn thờ sự biểu diễn duy vật thô
thiển của chính ḿnh về đấng thiêng liêng đặc thù đối với xứ sở và thời đại
của ḿnh.
Cảnh thứ nhất đặc biệt thích hợp với những kẻ nào trong khi sinh hoạt trên
trần thế là hiến ḿnh cho những đeo đuổi trí thức mang tính duy vật, theo
đuổi chúng không phải v́ ích lợi cho đồng loại, mà hoặc là v́ động cơ thúc
đẩy mang tính tham vọng ích kỷ hoặc chỉ v́ ích lợi là rèn luyện trí năng.
Những người như thế có thể ở lại trên cảnh này trong nhiều năm, sung sướng
thể hiện ra giải quyết những bài toán về trí năng của ḿnh nhưng không mang
lại ích lợi cho bất cứ ai và chẳng tiến bộ được bao nhiêu trên con đường
tiến về cơi thiên đường.
Trên cảnh nguyên tử này, người ta không tự ḿnh xây dựng những quan niệm
tưởng tượng như ở các cảnh thấp hơn. Các nhà tư tưởng và các nhà khoa học
gia thường sử dụng cho mục đích nghiên cứu của ḿnh hầu hết mọi quyền năng
của trọn cả cơi trung giới, v́ họ có thể đi xuống hầu như tới tận cơi hồng
trần dọc theo một vài đường lối hạn hẹp. Thế là họ có thể sà xuống âm bản
trên cơi trung giới của một quyển sách trên cơi trần rồi rút ra từ đó thông
tin mà ḿnh đang cần. Họ dễ dàng tiếp xúc với cái trí của một tác giả, dùng
ư tưởng của ḿnh gây ấn tượng lên tác giả, rồi nhận trở lại ư tưởng của tác
giả. Đôi khi họ làm tŕ hoăn nghiêm trọng việc ḿnh ra đi nhập vào cơi thiên
đường do tham lam theo đuổi những đường lối nghiên cứu và thực nghiệm trên
cơi trung giới.
Mặc dù ta nói tới vật chất trung giới là thể đặc, nhưng nó
thật ra chưa bao giờ đặc mà chỉ
tương đối đặc thôi. Một trong những lư do khiến cho những nhà luyện kim đan
thời trung cổ tŕnh bày vật chất chất trung giới qua biểu tượng nước chính
là v́ nó có tính chất lưu động và dễ thâm nhập. Các hạt trong chất trung
giới thô nhất cách xa nhau tương đối theo cách thức tương đối của chúng hơn
cả hạt chất khí. V́ thế cho nên hai thể vía thô trược nhất cũng dễ dàng đi
xuyên qua nhau hơn mức chất khí nhẹ nhất khuếch tán trong không khí.
Con người trên cơi trung giới có thể và dứt khoát đi xuyên qua nhau thường
xuyên, đi xuyên qua những vật cố định trên cơi trung giới. Không bao giờ có
thể có một điều ǵ giống như điều được ngụ ư là sự va chạm và trong t́nh
huống b́nh thường th́ hai vật thể lồng vào nhau thậm chí cũng chẳng ảnh
hưởng bao nhiêu tới nhau. Tuy nhiên, nếu sự lồng vào nhau tồn tại trong một
thời gian, chẳng hạn như hai người ngồi sát cạnh nhau trong nhà thờ hoặc rạp
hát, th́ một tác dụng đáng kể có thể được tạo ra.
Nếu con người nghĩ rằng trái núi
là một chướng ngại vật th́ y không thể đi ngang qua nó. Học biết được rằng
nó không phải là chướng ngại vật chính là mục đích của một bộ phận của cái
gọi là “sự trắc nghiệm trên trần thế”.
Một vụ nổ trên cơi trung giới có thể nhất thời tai hại như vụ nổ thuốc súng
trên cơi hồng trần, nhưng các mảnh vụn trên cơi trung giới ắt nhanh chóng tụ
tập lại. V́ vậy không thể có tai nạn trên cơi trung giới theo nghĩa mà ta
hiểu từ ngữ này, bởi v́ thể vía vốn linh động cho nên không thể bị tiêu diệt
hoặc tổn thương măi măi giống như thể xác.
Ta có thể di chuyển một vật thuần túy bằng chất trung giới nhờ vào một bàn
tay bằng chất trung giới nếu ta muốn, nhưng ta không thể di chuyển được âm
bản của một vật trên cơi trần. Để di chuyển được một âm bản th́ ta cần phải
hiện h́nh ra một bàn tay làm cho vật ấy di chuyển th́ dĩ nhiên âm bản cũng
đi theo vật ấy. Âm bản ở đâu bởi v́ vật trên cơi trần ở đó, cũng giống như
mùi thơm của một hoa hồng tỏa ngát căn pḥng bởi v́ hoa hồng ở đó. Người ta
không thể di chuyển một vật trên cơi trần bằng cách làm di chuyển âm bản của
nó cũng giống như người ta không thể di chuyển đóa hoa hồng bằng cách làm
chuyển động mùi thơm của nó.
Trên cơi trung giới, người ta chẳng bao giờ chạm được vào bề mặt của bất cứ
thứ ǵ, để cảm thấy nó là cứng hay mềm, thô nhám hay trơn nhẵn, lạnh hay
nóng; nhưng người ta tiếp xúc chất liệu thấu suốt nó th́ ư thức được nhịp độ
rung động khác, mà dĩ nhiên có thể dễ chịu hay khó chịu, gây kích thích hoặc
gây buồn nản.
Vậy là nếu người ta đứng trên mặt đất, th́ một phần của thể vía xuyên thấu
lồng vào đất dưới chơn ḿnh; nhưng thể vía ắt không có ư thức về sự kiện ấy
qua bất cứ thứ ǵ tương ứng với cảm giác cứng rắn hoặc bất cứ sự khác nhau
nào về quyền năng vận động.
Trên cơi trung giới, người ta không có ư thức nhảy qua một vực sâu mà chỉ
trôi nổi bên trên nó.
Mặc dù ánh sáng của mọi cơi đều xuất phát từ mặt trời, thế nhưng tác dụng mà
nó tạo ra nơi cơi trung giới khác hẳn tác dụng trên cơi trần. Nơi cơi trung
giới có một sự tỏa sáng bàng bạc, không rơ rệt xuất phát từ bất kỳ hướng đặc
biệt nào. Mọi chất trung giới bản thân nó đều chói sáng, mặc dù thể vía
không giống như một h́nh cầu được sơn lên, mà đúng hơn là một h́nh cầu lửa
linh hoạt. Tuy nhiên trên cơi trung giới nó không bao giờ tối đen. Việc một
đám mây trên cơi trần đi qua trước mặt trời không gây ra bất kỳ sự khác nhau
nào trên cơi trung giới; dĩ nhiên bóng của trái đất mà ta gọi là đêm đen
cũng có tính cách ấy. V́ các thể vía là trong suốt cho nên không có bóng.
T́nh h́nh khí hậu và thời tiết thật ra không có ǵ khác nhau khi ta làm việc
trên cơi trung giới và cơi trí tuệ. Nhưng sống ở một thành phố lớn lại tạo
ra khác nhau nhiều, v́ có những khối h́nh tư tưởng.
Trên cơi trung giới có nhiều ḍng với khuynh hướng mang đi những người thiếu
ư chí và ngay cả những người có ư chí nhưng không biết cách sủ dụng nó.
Trên cơi trung giới không có chuyện đi ngủ.
Trên cơi trung giới ta cũng có thể quên giống như trên cơi trần. Thậm chí
trên cơi trung giới có thể dễ quên hơn trên cơi trần, bởi v́ cơi ấy rất bận
rộn và đông dân xiết bao.
Biết một người trên cơi trung giới không nhất thiết là biết về y trên cơi
trần.
Cơi trung giới thường được gọi là cơi hăo huyền – chẳng phải v́ bản thân nó
mang tính hăo huyền hơn cơi hồng trần, mà v́ những ấn tượng do những người
thấu thị không lăo luyện mang về từ cơi trung giới hết sức không đáng tin
cậy. Ta có thể giải thích điều này chủ yếu do hai đặc tính nổi bật của cơi
trung giới: (1)- nhiều cư dân có khả năng kỳ diệu thay đổi h́nh dạng như
chớp và cũng làm mà mắt thực tế là vô hạn đối với kẻ nào họ muốn đùa giỡn
chơi, và (2)- thần nhăn trên cơi trung giới rất khác và mở rộng hơn nhiều so
với tầm nh́n trên cơi trần.
Vậy là do thần nhăn trung giới có thể nói là thấy một vật từ mọi phía cùng
một lúc, mọi hạt bên trong một vật rắn chắc cũng mở ra rơ rệt trước tầm nh́n
của người ấy giống như những hạt ở bên ngoài và mọi thứ hoàn toàn không bị
méo mó do phối cảnh.
Nếu ta dùng thần nhăn nh́n vào một cái đồng hồ đeo tay, th́ ta ắt thấy mặt
đồng hồ và mọi bánh xe nằm riêng rẽ, chứ không hề bánh xe này nằm chồng lên
bánh xe kia. Khi nh́n vào một quyển sách khép kín ta ắt thấy từng trang một,
không phải xuyên qua mọi trang khác phía trước hoặc phía sau nó, mà nh́n
thẳng vào nó dường như thể đó là trang duy nhất mà ta nh́n thấy.
Ta dễ dàng hiểu được rằng trong t́nh huống như vậy, ngay cả những vật quen
thuộc nhất thoạt đầu cũng có thể là hoàn toàn không thể nhận diện được, và
một khách tham quan thiếu kinh nghiệm có thể gặp khó khăn vô vàn trong việc
t́m hiểu điều ḿnh thật sự nh́n thấy, và c̣n khó khăn hơn nữa khi chuyển
dịch tầm nh́n của ḿnh thành ra ngôn ngữ rất bất cập của lời nói b́nh
thường. Thế nhưng ta chỉ ngẫm nghĩ một chút th́ cũng thấy rằng nh́n bằng
thần nhăn giống hơn nhiều đối với nhận thức chân thực hơn hẳn nh́n bằng mắt
phàm, vốn phải chịu những sự méo mó do phối cảnh.
Ngoài những nguồn sai lầm khả hữu nêu trên, vấn đề c̣n phức tạp hơn nữa do
sự kiện thần nhăn trung giới nhận biết được những dạng vật chất trong khi
vẫn thuần túy thuộc cơi hồng trần th́ song le không nh́n thấy được trong
t́nh huống thông thường. Chẳng hạn như đó là cái hạt cấu tạo thành bầu khi
quyển, mọi sự phóng phát liên tục bắn ra do mọi vật có sự sống, cũng như là
bốn cấp chất dĩ thái.
Hơn nữa, thần nhăn cơi trung giới tiết lộ cho ta thấy những màu khác và
những màu khác hẳn vượt ngoài tầm giới hạn quang phổ b́nh thường thấy được,
các tia hồng ngoại và tử ngoại mà khoa học vật lư thấy được th́ thần nhăn
trung giới nh́n thấy rất rơ ràng.
Vậy là ta hăy xét một ví dụ cụ thể, một tảng đá nh́n bằng thần nhăn trung
giới không chỉ là khối đá trơ trơ ra đó. Nhờ vào thần nhăn trung giới, ta
thấy được, (1)- trọn cả vật chất thuộc cơi trần, thay v́ chỉ một phần rất
nhỏ vật chất thuộc cơi trần, (2)- những rung động của các hạt trên cơi trần
cũng có thể nhận thức được, (3)- ta thấy được âm bản bao gồm đủ cấp vật chất
trung giới, tất cả đều thường xuyên chuyển động, (4)- ta thấy sự sống đại
đồng vũ trụ (prana) chu lưu qua nó và từ nó xạ ra, (5)- ta ắt thấy được một
vùng hào quang bao quanh nó, (6)- ta thấy được tinh hoa ngũ hành thích hợp
với nó đan lồng vào nó, hằng hoạt động và hằng dao động. Trong trường hợp
các giới thực vật, động vật và nhân loại th́ dĩ nhiên c̣n nhiều phức tạp hơn
nữa.
Một ví dụ điển h́nh về loại nhầm lẫn rất có thể xảy ra trên cơi trung giới
là việc thường xuyên đảo ngược bất cứ con số
nào mà nhà thấu thị phải ghi lại sao cho y có thể đọc chẳng hạn như
139 thành 931 v.v. . . Trong trường hợp một học viên huyền bí học được một
Chơn sư tài ba rèn luyện th́ không thể mắc phải lỗi ấy, trừ phi y quá hấp
tấp hoặc cẩu thả, bởi v́ học tṛ phải trải qua một khóa huấn luyện với nhiều
chủ đề về cái thuật nh́n cho chính xác này. Một nhà thấu thị lăo luyện sớm
muộn ǵ cũng đạt được mức chắc chắn và đáng tin cậy khi xử trí các hiện
tượng trên cơi trung giới vượt xa bất cứ thứ ǵ có thể đạt được trong sinh
hoạt cơi trần.
Thật là một quan điểm hoàn toàn sai lầm khi nói tới cơi trung giới một cách
khinh thường và nghĩ rằng nó chẳng đáng cho ta chú ư. Cố nhiên nó chắc chắn
là tai hại cho bất cứ học viên nào lơ là cho sự phát triển cao siêu hơn, và
tự măn với việc đạt được ư thức trên cơi trung giới. Trong một số trường
hợp, ta quả thật có thể phát triển được năng khiếu trí tuệ cao siêu hơn
trước tiên, có thể nói là nhất thời bỏ qua cơi trung giới. Nhưng đây không
phải là phương pháp thông thường mà các Chơn sư Minh triết chọn dùng cho các
đệ tử. Đối với hầu hết mọi người th́ không thể thực hành việc tiến bộ bằng
cách nhảy vọt, v́ vậy cần phải chầm chậm tiến từ bước một.
Trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh có
đề cập tới ba pḥng: pḥng thứ nhất tức Pḥng Vô minh trên cơi hồng trần,
pḥng thứ nh́ tức Pḥng Học tập trên cơi trung giới, ta gọi nó như thế bởi
v́ việc khai mở các luân xa thể vía tiết lộ nhiều điều hơn hẳn so với những
thứ nh́n thấy được trên cơi hồng trần, mà con người cảm thấy y tiến gần hơn
tới thực tại của sự vật, tuy nhiên nó vẫn c̣n là nơi chốn của việc học tập
sự. Ta c̣n đạt được kiến thức chân thực và xác định hơn nữa trong Pḥng Minh
triết vốn là cơi trí tuệ.
Một bộ phận quan trọng của phong cảnh trên trung giới bao gồm cái mà ta
thường gọi (mặc dù sai lầm) là các Kư ảnh của Tinh tú quang. Những kư ảnh
này (vốn thực ra là một loại hiện h́nh của kư ức Thượng Đế - một biểu diễn
sống động bằng phim ảnh của tất cả những ǵ đă từng xảy ra) quả thật được
ghi khắc thường trụ trên một cảnh c̣n cao hơn nhiều, nó chỉ phản ảnh một
cách ít nhiều đứt quăng trên cơi trung giới; sao cho một người có tầm nh́n
không vượt lên trên được cơi trung giới rất có thể chỉ thu được những h́nh
ảnh năm th́ mười họa và rời rạc về quá khứ thay v́ là một bản tường tŕnh
mạch lạc. Tuy nhiên, những h́nh ảnh phản chiếu đủ thứ biến cố trong quá khứ
đều thường xuyên được mô phỏng lại trên cơi trung giới, và tạo thành một bộ
phận quan trọng của môi trường xung quanh người nghiên cứu trên đó.
Sự giao tiếp trên cơi trung giới bị giới hạn do kiến thức của thực thể giao
tiếp cũng giống như trên cơi hồng trần. Một người có thể sử dụng thể trí
truyền tư tưởng cho những thực thể nhân loại nơi đó dễ dàng và nhanh hơn
trên trần thế, nhờ vào những ấn tượng trên cơi trí tuệ; tuy nhiên cư dân
thông thường trên cơi trung giới thường không thể vận dụng khả năng này, họ
có vẻ bị hạn chế bởi những giới hạn giống như các giới hạn thịnh hành trên
trần thế, mặc dù có lẽ ít cứng ngắc hơn. Do đó (như ta có nói trước kia) ta
thấy họ tụ tập lại ở đây thành từng nhóm, kết bè kết đảng với nhau do có
chung sự đồng cảm, niềm tin và ngôn ngữ.
----------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS