Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

CƠI THƯỢNG GIỚI

CƠI HẠ THIÊN VÀ CƠI THƯỢNG THIÊN

www.thongthienhoc.com

 

 

Cơi Hạ thiên (sắc giới)

CƠI TRỜI THỨ NHẤT : Cảnh giới thứ bảy

CƠI TRỜI THỨ NH̀   : Cảnh giới thứ sáu

CƠI TRỜI THỨ BA     : Cảnh giới thứ năm

CƠI TRỜI THỨ TƯ     : Cảnh giới thứ tư

     Cơi Thượng thiên (vô sắc giới)

CƠI TRỜI THỨ NĂM   : Cảnh giới thứ ba

CƠI TRỜI THỨ SÁU    : Cảnh giới thứ nh́

CƠI TRỜI THỨ BẢY    : Cảnh giới thứ nhất 

CƠI HẠ THIÊN (SẮC GIỚI)

Trích quyển THỂ HẠ TRÍ của A. E. POWELL

CHƯƠNG 23

CƠI TRỜI THỨ NHẤT: cảnh giới thứ bảy

       Mặc dù hiện nay ta ắt thấy rằng mỗi một trong bảy cơi trời thấp đều có đặc trưng của ḿnh, nhưng ta không được giả định rằng con người phân chia sinh hoạt trên cơi trời giữa các cảnh giới khác nhau tùy theo những đặc trưng mà ḿnh có thể đă phát triển được. Ngược lại, như ta đă nêu rơ ngắn gọn trước kia, một người thức tỉnh nơi Devachan ở cảnh giới vốn tương ứng sát nút nhất với mức độ phát triển của ḿnh và y trải qua sinh hoạt trọn vẹn trong thể trí nơi cảnh giới ấy. Điều này có lư do là v́ cảnh giới cao có thể luôn luôn bao hàm phẩm chất của các cảnh giới thấp cũng như những phẩm tính đặc thù của ḿnh; và khi nó đạt được như vậy th́ các cư dân của nó hầu như luôn luôn có những phẩm chất này với mức độ trọn vẹn hơn các linh hồn trên cảnh giới thấp.

  Cơi trời thấp nhất trên cảnh giới thứ bảy có đặc trưng chủ yếu là ḷng luyến ái với gia đ́nh và bạn bè; dĩ nhiên ḷng luyến ái ấy phải mang tính vị tha nhưng thường nó hơi hẹp ḥi một chút. Tuy nhiên ta không được giả định rằng t́nh thương chỉ bị hạn chế vào cơi trời thấp nhất, mà nói cho đúng hơn th́ dạng luyến ái này là h́nh thức cao nhất mà những người thuộc cảnh thứ bảy có thể biểu hiện được. Trên những cảnh cao hơn ta ắt thấy t́nh thương thuộc một loại h́nh cao quí hơn và cao thượng hơn nhiều.

Ta nên mô tả một vài ví dụ tiêu biểu của cư dân thuộc cảnh thứ bảy. Có một ví dụ là một tiểu thương ngay thẳng và khả kính nhưng không phát triển về trí năng hoặc có ư thức tôn giáo.

Mặc dù có lẽ y vẫn đi nhà thờ đều đều nhưng tôn giáo đối với y đă là một loại đám mây mờ mịt mà y thực ra không hiểu được nó liên quan như thế nào với việc làm ăn trong sinh hoạt hằng ngày và y chưa bao giờ xét tới nó trong khi quyết định những vấn đề làm ăn. V́ vậy trong khi y không có ḷng sùng tín sâu sắc th́ tuy nhiên y lại có ḷng luyến ái nồng nhiệt đối với gia đ́nh. Chúng vốn thường xuyên trong tâm trí y và y hoạt động trong tiệm buôn của ḿnh v́ gia đ́nh nhiều hơn v́ bản thân. Môi trường xung quanh y nơi Devachan ắt không thuộc loại có kỷ cương nhiều lắm; song le y đă hạnh phúc cực lực đến mức tối đa và y đă phát triển được những đặc trưng vị tha ắt sẽ được kiến tạo vào linh hồn y thành ra những phẩm tính thường trụ.

Những trường hợp tiêu biểu khác là trường hợp một người từ trần trong khi con gái duy nhất của ḿnh vẫn c̣n nhỏ tuổi. Nơi Devachan của y, cô con gái luôn luôn kè kè bên cạnh y ở mức tốt đẹp nhất trong khi y không ngừng dệt nên mọi loại bức tranh đẹp đẽ v́ tương lai của con gái. Một trường hợp khác là trường hợp một cô gái trẻ luôn luôn đắm ḿnh lặng ngắm sự hoàn hảo đa diện của cha mẹ, hoạch định những điều kinh ngạc nho nhỏ và những thú vui mới mẻ cho cha. Trường hợp khác là một phụ nữ người Hi Lạp hạnh phúc tuyệt vời với ba đứa con, một đứa là một cậu trai kháu khỉnh mà bà rất vui sướng khi tưởng tượng nó chiến thắng trong Thế vận hội.

Một đặc trưng đặc biệt của cảnh giới này trong ṿng vài thế kỷ vừa qua là ở đó có rất nhiều người La Mă, Carthaginia và người Anh do bởi sự kiện trong đám người thuộc quốc gia này hoạt động vị tha chính yếu có được lối thoát qua t́nh luyến ái gia đ́nh. Trên cảnh giới này có tương đối ít tín đồ Ấn giáo hoặc Phật giáo bởi v́ trong trường hợp của họ xúc cảm tổng quát thật sự thường gia nhập ngay vào sinh hoạt hằng ngày của họ; do đó đưa họ lên một mức cao hơn.

Trong số những trường hợp mà ta quan sát thấy có hầu như vô số biến thể mà những mức độ tiến bộ khác nhau có thể phân biệt được do những mức độ chói sáng khác nhau, trong khi những sự khác nhau về màu sắc biểu thị những phẩm tính mà những người ấy đă phát triển được. Một số người là những t́nh nhân đă chết khi t́nh c̣n dang dở, và như vậy họ luôn luôn quan tâm tới người mà ḿnh yêu thương đến mức loại trừ tất cả những người khác. C̣n có những người khác hầu như vẫn c̣n dă man, thế nhưng họ đă có một chút xíu nào đó hành động vị tha.

Trong tất cả những trường hợp này th́ t́nh luyến ái là yếu tố duy nhất nơi hoạt động trong sinh hoạt phàm ngă của họ vốn có thể biểu hiện ra trên cơi hạ trí. Trong hầu hết mọi trường hợp quan sát được trên cơi này, những h́nh tư tưởng c̣n lâu mới hoàn hảo và do đó chơn ngă của những người bạn hữu quan chỉ có thể biểu hiện một cách tồi tàn thông qua đó. Nhưng ngay cả ở mức tồi nhất như ta đă từng giải thích ở một Chương trước kia, th́ sự biểu hiện ấy vẫn trọn vẹn hơn và thỏa đáng hơn bao giờ hết khi sinh hoạt trên cơi trần.

Đối với những người thuộc cảnh thấp nhất của cơi trời th́ không có nhiều vật liệu để có thể đào luyện thành năng lực và sinh hoạt của họ chẳng qua chỉ tiến bộ rất ít. Ḷng luyến ái gia đ́nh của họ sẽ được nuôi dưỡng và mở rộng ra một chút, và sẽ được tái sinh với bản chất xúc động hơi được cải tiến, có thêm khuynh hướng nhận ra và đáp ứng với một mức độ cao hơn.

CHƯƠNG 24

CƠI TRỜI THỨ NH̀: cảnh giới thứ sáu

Ta có thể mô tả đặc trưng nổi bật của cảnh giới thứ sáu trên cơi trời là ḷng sùng đạo mang tính nhân h́nh. Dường như có một sự tương ứng nào đó giữa cảnh này của cơi trời và cảnh giới thứ nh́ của cơi Trung giới; sự khác nhau là ở chỗ trên cơi Trung giới bao giờ cũng có một yếu tố ích kỷ, mặc cả trong ḷng sùng đạo, c̣n trên cơi trời là sùng tín dĩ nhiên hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ t́ vết nào như vậy.

Mặt khác, giai đoạn sùng tín này vốn cốt yếu ở nơi việc thường xuyên sùng bái một đấng thiêng liêng cá nhân, ắt phải được phân biệt với những dạng sùng tín cao cấp hơn vốn biểu hiện qua việc thực thi một công tŕnh nhất định nào đó v́ ích lợi của đấng thiêng liêng. Một vài ví dụ sẽ cho ta thấy những sự phân biệt này.

Khá nhiều thực thể trên cảnh này bắt nguồn từ các tôn giáo Đông phương, chỉ có điều những người ấy bao gồm nơi ḷng sùng tín thuần túy, nhưng tương đối ít lư luận và kém thông minh. Ở đây ta thấy có những người sùng bái Vishnu và những người sùng bái Shiva, mỗi người cuốn ḿnh trong lớp vỏ kén tư tưởng của chính ḿnh, chỉ một ḿnh đối diện với thần linh, quên hết toàn thể loài người c̣n lại, ngoại trừ trong mức độ ḷng luyến ái của y có thể liên kết với những người y yêu thương trên trần thế kèm theo ḷng sùng bái đấng thiêng liêng của y. Ta quan sát thấy một người tôn thờ Vishnu hoàn toàn đắm ḿnh vào việc xuất thần sùng bái chính h́nh ảnh của đấng Vishnu mà y đă từng cung hiến trong buổi sinh thời.

Phụ nữ tạo thành đại đa số cư dân thuộc cảnh giới này và cung ứng một trong những ví dụ đặc trưng nhất. Ngoài những người khác ra c̣n có một người phụ nữ Ấn Độ đă vinh danh chồng ḿnh thành ra một đấng thiêng liêng, bà cũng nghĩ rằng hài đồng Krishna đang chơi với con của chính ḿnh; nhưng trong khi con bà hoàn toàn mang xác người và có thực th́ hài đồng Krishna rơ rệt chẳng qua chỉ là giống như một h́nh ảnh màu xanh lơ làm bằng gỗ được cấp cho năng lượng sinh hoạt. Krishna cũng xuất hiện trong cơi trời của bà là một thanh niên ẻo lả như phụ nữ đang thổi sáo; nhưng bà tuyệt nhiên không bối rối trước sự biểu lộ thành ra hai h́nh tướng khác nhau này.

Một người phụ nữ khác tôn thờ Shiva, coi chồng ḿnh là một biểu lộ của thần Shiva sao cho người này dường như thường xuyên biến đổi thành người kia.

Ta cũng thấy trên cảnh giới này có một số Phật tử, nhưng xét theo biểu kiến th́ chỉ là những người thất học vốn coi Đức Phật là một đối tượng để sùng bái hơn là một bậc đại đạo sư.

Ta thấy ở đây có nhiều Ki Tô hữu chẳng hạn như một người nông dân thất học là tín đồ Công giáo La Mă ḷng tràn đầy sự sùng tín, thiếu tri thức hoặc một chiến sĩ chân thành tha thiết thuộc Đội quân Cứu thế. Ta thấy một nông dân Ái nhĩ lan đắm ḿnh vào sự kính ngưỡng sâu sắc nhất về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria mà y h́nh dung là đứng trên mặt trăng dang tay ra nói chuyện với y. Người ta quan sát thấy một tu sĩ thời trung cổ đang xuất thần lặng ngắm đấng Ki Tô bị đóng đinh trên thập tự giá, ḷng sùng đạo và t́nh thương khao khát của ông mạnh đến nỗi khi ông thấy máu nhỏ ra từ vết thương trong h́nh ảnh của đấng Ki Tô th́ những thánh tích ấy được mô phỏng lại trên thể trí của chính ông. Một người khác chỉ nghĩ đến đấng Ki Tô được vinh danh trên ngai, trước mặt ngài là một biển pha lê và xung quanh ngài là vô số những người sùng bái, trong số đó có bản thân ông đứng bên cạnh vợ và gia đ́nh. Mặc dù t́nh yêu của ông đối với quyến thuộc rất sâu đậm, thế nhưng tư tưởng của ông lại bận bịu nhiều hơn với việc sùng bái đấng Ki Tô cho dẫu quan niệm của ông về đấng thiêng liêng mang tính duy vật đến nỗi ông h́nh dung ḿnh thường xuyên biến đổi như kính vạn hoa, trở đi trở lại giữa h́nh dáng của một con người và một con chiên phất ngọn cờ như ta thường thấy được biểu diễn qua những khung cửa sổ của nhà thờ.

Có một trường hợp thú vị là một người nữ tu người Tây ban nha đă từ trần vào khoảng 19 tuổi. Trên thiên đường cô tưởng tượng bản thân ḿnh đi kè kè theo đấng Ki Tô trong đời sinh hoạt của ngài mà các Phúc âm đă thuật lại và sau khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá th́ cô lại chăm sóc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Việc cô h́nh dung ra phong cảnh và quần áo của người Palestin hoàn toàn không chính xác, Đấng Cứu Thế và các môn đồ mặc quần áo của nông dân Tây ban nha, c̣n khu đồi xung quanh Jerusalem là vùng núi non có trồng các vườn nho, những cây ô liu lại treo lủng lẳng lớp rêu màu xám của Tây ban nha. Cô nghĩ rằng bản thân ḿnh rốt cuộc tử v́ đạo rồi thăng thiên, thế nhưng cô chỉ sống đi sống lại cái đời sinh hoạt mà cô cảm thấy thích thú xiết bao.

Một đứa trẻ chết vào lúc lên 7 tuổi bận tâm với việc trên cơi trời đóng lại vai tuồng trong những câu chuyện tôn giáo mà người bảo mẫu Ái nhĩ lan kể cho nó nghe. Nó thích nghĩ tới bản thân đang chơi đùa với Chúa Hài Đồng Jesus và giúp Chúa làm ra những con chim sẻ bằng đất sét mà theo huyền thoại đấng Ki Tô đă dùng quyền năng khiến cho nó trở nên sống động rồi cất cánh bay lên.

Cho dẫu một người là kẻ duy vật và bất khả tri th́ y vẫn c̣n có thể có sinh hoạt trên cơi trời miễn là y có ḷng sùng tín. Đó là v́ t́nh luyến ái gia đ́nh vị tha sâu sắc cũng như nỗ lực tha thiết về ḷng nhân ái cũng là những luồng năng lượng lớn đổ ra cho nên phải tạo ra kết quả và kết quả ấy không được tạo ra ở đâu khác hơn là cơi hạ trí.

Ta ắt thấy rằng ḷng sùng tín mù quáng không hề lư luận mà ta đă nêu ra các ví dụ bất cứ lúc nào cũng không thể đưa tín đồ lên tới bất cứ đỉnh cao tâm linh vĩ đại nào; nhưng dĩ nhiên người ta vẫn hoàn toàn hạnh phúc và măn nguyện bởi v́ họ nhận được điều cao siêu nhất mà họ có thể đánh giá cao được. Một sinh hoạt trên cơi trời như thế đâu phải không có một tác dụng rất tốt đối với đời sinh hoạt tương lai của họ. Đó là v́ mặc dù trong hầu hết mọi trường hợp chỉ sùng tín không thôi chẳng bao giờ giúp phát triển được trí năng, thế nhưng nó cũng tạo ra một năng lực gia tăng để có một dạng sùng tín cao hơn và nó cũng khiến cho cuộc sống được thanh khiết. V́ vậy, người nào vui hưởng cảnh thiên đường như vừa được mô tả rất có thể là không tiến bộ nhanh chóng, thế nhưng ít ra cũng được ngăn ngừa khỏi nhiều nguy cơ bởi v́ trong kiếp tới ít có khả năng y sẽ sa đọa vào bất kỳ tội lỗi thô trược nào, hoặc là bị thu hút từ những hoài băo sùng tín sang một sinh hoạt thế tục chỉ biết có hà tiện, đầy tham vọng hoặc ăn chơi đàng điếm.

Thế nhưng việc lược qua cảnh giới thứ sáu rơ rệt là đă chú trọng tới sự cần phải noi theo lời khuyên của thánh Phê rô: “Ngoài đức tin ra con nên có thêm đức hạnh, và ngoài đức hạnh ra con nên có thêm tri thức”.  

CHƯƠNG 25

CƠI TRỜI THỨ BA: cảnh giới thứ năm

Ta có thể mô tả đặc trưng chủ yếu của mức này trên cơi trời là ḷng sùng tín biểu hiện thành công việc hoạt động. Đây đặc biệt là cơi để thực thi những kế hoạch đồ sộ và những bản thiết kế chưa thực hiện được trên trần gian, để có những tổ chức lớn lao được linh hứng qua ḷng sùng đạo và thường có mục tiêu là một mục đích từ thiện nào đó. Tuy nhiên ta phải nhớ rằng khi ta vươn lên cao hơn th́ ắt có thêm sự phức tạp và đa diện sao cho xảy ra nhiều sự biến thiên và ngoại lệ vốn không dễ dàng ǵ được xếp vào trong đề mục tổng quát của cơi này nói chung.

Một trường hợp điển h́nh hơi trên mức trung b́nh là trường hợp một người có ḷng sùng đạo sâu sắc, người ta thấy y tiến hành một kế hoạch đồ sộ mà chính y đă nghĩ ra để cải thiện đời sống của giai cấp nghèo khó. Kế hoạch này, bao gồm việc hỗn hợp các doanh nghiệp để tiết kiệm ngỏ hầu trả lương cao, cung cấp kư túc xá và vườn tược cũng như chia xẻ lợi nhuận. Ông hi vọng rằng việc biểu lộ khía cạnh thực tiễn này của Ki Tô giáo sẽ chinh phục được nhiều người theo tín ngưỡng của ḿnh v́ biết ơn những lợi ích vật chất mà ḿnh được thụ hưởng.

Một trường hợp khá giống như vậy là một ông hoàng người Ấn Độ, trong khi c̣n ở trên trần thế đă uốn nắn cuộc đời và phương pháp cai trị của ḿnh theo gương vị vua anh hùng thiêng liêng Rama. Nhiều kế hoạch của ông đă thất bại trên trần thế, nhưng trong sinh hoạt trên cơi trời mọi chuyện đều diễn tiến suôn sẻ, chính cá nhân Rama đă cố vấn và điều khiển công việc để nhận được sự sùng bái đời đời của tất cả đám thần dân sùng tín.

Một trường hợp kỳ lạ về công tác tôn giáo cá nhân là một nữ tu thuộc về một ḍng tu hoạt động tích cực. Trên thiên đường bà thật thường xuyên quan tâm tới việc cung cấp thực phẩm cho kẻ đói, chữa bệnh cho người đau yếu, giúp người nghèo có quần áo mặc; đặc điểm của mỗi trường hợp này là người nào được bà quản lư đều ngay tức khắc đổi h́nh dáng ra thành đấng Ki Tô để rồi được bà tôn sùng với ḷng hâm mộ sốt sắng.

Có một trường hợp giúp ta hiểu rơ là hai nữ tu có ḷng sùng đạo nồng nhiệt, một người bị què quặt c̣n người kia tận tụy chăm sóc người què. Trên trần thế, họ thường bàn bạc và hoạch định công tŕnh từ thiện tôn giáo mà họ đem ra thực thi nếu có thể làm được. Trên cơi trời, mỗi người đều là nhân vật nổi bật nhất ở thiên đường của người kia, người què trở nên khỏe mạnh trong khi mỗi người đều nghĩ tới người kia đang cùng làm việc với ḿnh để thực thi những mong ước chưa thực hiện được trong kiếp sống trên trần thế. Trong những trường hợp này điều khác nhau duy nhất mà sự chết mang lại chính là việc loại trừ được bệnh tật và đau khổ khiến cho công việc trước kia không thực hiện được th́ bây giờ đâm ra dễ dàng hơn.

Trên cơi này ta thấy có một loại h́nh cao siêu những nhà truyền giáo sùng tín và chân thành, dấn thân vào công việc hợp với sở thích của ḿnh là cải giáo đám đông người theo tôn giáo đặc thù mà ḿnh ủng hộ.

Trên cơi này cũng xảy ra một số trường hợp những kẻ tận tụy với nghệ thuật, họ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật hoặc coi nghệ thuật là điều hiến dâng cho đấng thiêng liêng chớ không nghĩ tới tác dụng của nó đối với đồng loại của ḿnh.

Các nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật v́ hiếu danh và muốn khoa trương bản ngă dĩ nhiên không t́m đường lên tới cơi này được. Mặt khác, những người coi năng khiếu của ḿnh là một quyền năng vĩ đại được phó thác cho ḿnh để nâng cao tinh thần của đồng loại ắt lên tới một cơi trời thậm chí c̣n cao hơn cơi mà ta đang xét hiện nay.

Ví dụ như ta có thể nói tới một nhạc sĩ có tính khí rất mộ đạo, y coi mọi công tŕnh lao động bác ái của ḿnh chỉ để hiến dâng cho đấng Ki Tô, y chẳng biết ǵ về sự phô trương hoành tráng âm thanh và màu sắc mà những bản nhạc ḿnh soạn ra gây tác động lên cơi hạ trí. Ḷng nhiệt thành của y dĩ nhiên không hề bị phí phạm bởi v́ cho dù y không biết th́ nó vẫn mang lại niềm vui và sự trợ giúp cho nhiều người, những kết quả của nó ắt chắc chắn là đem lại cho y càng thêm ḷng sùng tín và có thêm năng khiếu âm nhạc trong kiếp tới. Nhưng nếu không có hoài băo rộng lớn hơn nữa để trợ giúp nhân loại th́ các loại sinh hoạt trên cơi trời này có thể lặp đi lặp lại hầu như vô tận.

Học viên ắt nhận thức được rằng ba cơi trời thấp (trên các cảnh giới thứ bảy, thứ sáu và thứ năm) có liên quan tới sự triển khai ḷng sùng tín đối với phàm ngă hoặc là đối với gia đ́nh và bạn bè, hoặc là đối với một đấng thiêng liêng cá nhân hơn là ḷng tận tụy bao quát dành cho nhân loại v́ lợi ích của loài người mà ta sẽ thấy biểu hiện trên cảnh giới kế tiếp.

CHƯƠNG 26

CƠI TRỜI THỨ TƯ: cảnh giới thứ tư

Cơi trời thứ tư trên cảnh giới thứ tư vốn là mức cao nhất ở cấp sắc giới. Các hoạt động của nó biến thiên đến nỗi thật khó mà xếp nhóm chúng theo một đặc trưng đơn giản nào. Tốt nhất là ta có thể sắp xếp chúng thành ra bốn phân bộ chính:

1-     Vị tha theo đuổi tri thức tâm linh.

2-     Tư tưởng cao siêu về triết học hoặc khoa học.

3-     Năng khiếu văn nghệ được vận dụng một cách vị tha.

4-     Phụng sự v́ phụng sự.

Một vài ví dụ về mỗi một trường hợp trong những lớp này ắt khiến cho ta dễ dàng hiểu được chúng hơn.

1-   Vị tha theo đuổi tri thức tâm linh.

Hầu hết các cư dân thuộc lớp này đều được chiêu mộ từ những tôn giáo công nhận cần phải đạt được tri thức tâm linh. Vậy là trong số Phật tử, ta thấy ở đây có nhiều tín đồ thông minh coi Đức Phật là bậc đạo sư hơn là đấng để ḿnh sùng bái, và khát vọng cao nhất của họ là được ngồi dưới chân ngài để học hỏi.

Trong sinh hoạt trên cơi trời mong ước ấy của họ được thỏa măn v́ h́nh tư tưởng mà họ tạo ra về Đức Phật không chỉ là một h́nh hài rỗng tuếch; minh triết, quyền năng và ḷng từ bi mầu nhiệm của bậc đạo sư vĩ đại nhất trên trần thế chói ngời qua h́nh tư tưởng ấy. Nhờ vậy họ thu thập được kiến thức mới và có được những quan niệm rộng lớn hơn với tác dụng nổi bật đối với kiếp tới của họ. Có lẽ họ chẳng nhớ nổi những sự kiện cá biệt mặc dù trong kiếp sau khi những sự thật ấy được giới thiệu cho họ th́ họ ắt dễ dàng lĩnh hội được và nhận ra được sự thật ấy bằng trực giác. Hơn nữa, kết quả của giáo huấn này sẽ được xây dựng vào Chơn ngă thành ra một khuynh hướng mạnh mẽ có những quan niệm rộng răi hơn mang tính triết lư cao siêu hơn về mọi đề tài như thế.

Tác dụng của sinh hoạt trên cơi trời như vậy đă đẩy nhanh đáng kể sự tiến hóa của Chơn ngă. V́ thế cho nên lợi ích to lớn đă thu thập được khi người ta chấp nhận sự chỉ đạo của những bậc thầy có đầy đủ những quyền năng sống động.

Một kết quả tương tự ở một mức độ kém hơn cũng xảy ra cho một người noi theo giáo huấn của một tác giả tâm linh vĩ đại và biến tác giả ấy thành ra một nhân vật lư tưởng. Chơn ngă của tác giả sẽ gia nhập vào sinh hoạt cơi trời của học viên và nhờ quyền năng đă phát triển của chính ḿnh làm linh hoạt h́nh tư tưởng của bản thân, như vậy khiến cho giáo huấn mà ḿnh đă từng viết ra được sáng tỏ thêm nữa.

Nhiều người thuộc Ấn giáo đạt được cơi trời ở mức này cũng như một vài môn đồ tiên tiến của phái Sufi và Bái Hỏa giáo cùng với một số môn đồ sơ khai phái Ngộ đạo. Nhưng ngoại trừ một vài người thuộc phái Sufi và Ngộ đạo th́ không một tín đồ Hồi giáo hoặc Ki Tô giáo nào dường như thăng lên tới tận mức này; tuy nhiên một số người trên danh nghĩa Hồi giáo hoặc Ki Tô giáo vẫn có thể được nâng lên tới cảnh giới này v́ trong tính t́nh của họ có những đức tính không tùy thuộc vào giáo huấn đặc thù của tôn giáo gốc là Hồi giáo hoặc Ki Tô giáo. Ở đây ta cũng thấy những học viên Huyền bí học tha thiết vốn chưa đủ tiến bộ để được phép “xả bỏ” Devachan (xem trang 203). Những người này bao gồm học viên của các trường huyền bí học khác hơn những trường mả hầu hết hội viên Thông Thiên Học đều biết rơ. Người ta quan sát thấy một trường hợp thú vị khi một người sa vào thái độ thiếu tin tưởng động cơ thúc đẩy của bạn cũ và thầy dạy ḿnh một cách không xứng đáng và không có lư do biện minh; do đó bà khép kín ḿnh đối với ảnh hưởng đáng kể của giáo huấn cao siêu mà lẽ ra bà có thể vui hưởng trong sinh hoạt trên cơi trời. Ảnh hưởng của giáo huấn ấy thật ra không thể bị phong tỏa đối với bà nhưng chính thái độ tâm trí của bà đă khiến bà trong một chừng mực nào đó không tiếp thu được chúng, mặc dù bản thân bà hoàn toàn không có ư thức về điều này. Trong tay bà sẵn có dồi dào t́nh thưong, sức mạnh và tri thức, nhưng sự bội bạc của chính bà đă làm què quặt đáng buồn khả năng tiếp nhận được nó.

 

2. Tư tưởng cao siêu về Triết học hoặc Khoa học.

Lớp này không bao gồm những triết gia tốn thời giờ đấu khẩu và chẻ sợi tóc làm tư bởi v́ đó là một dạng tranh luận bắt nguồn từ ḷng ích kỷ và ngă mạn, do đó chẳng bao giờ giúp ta thật sự hiểu được những sự thật trong vũ trụ và cũng chẳng tạo ra kết quả thể hiện được trên cơi hạ trí.

Đúng hơn th́ ta thấy nơi đây có những tư tưởng gia cao thượng và vị tha, họ mưu t́m tri thức và sự giác ngộ chỉ với mục đích giúp cho đồng loại ḿnh cũng được giác ngộ.

Một ví dụ tiêu biểu là một người sau này mới theo triết hệ Tân Platon, y bận tâm phát hiện những điều bí nhiệm của trường phái tư tưởng ấy và cố gắng t́m hiểu ảnh hưởng của nó đối với sinh hoạt và sự phát triển của con người.

C̣n một trường hợp khác là một nhà thiên văn mà công tŕnh nghiên cứu đă dẫn ông tới thuyết Phiếm thần. Ông vẫn c̣n kính cẩn đeo đuổi công tŕnh nghiên cứu ấy và thu được kiến thức từ các cấp thiên thần mà thông qua họ trên cơi này sự chuyển động tuần hoàn hoành tráng của những ảnh hưởng tinh tú dường như biểu hiện thành ra ánh sáng sống động lóng lánh không ngừng thay đổi. Ông đắm ḿnh lặng ngắm một hoạt cảnh rộng lớn gồm các tinh vân xoay ṿng và các hệ thống thế giới đang dần dần được tạo lập để phấn đấu dựng nên một ư niệm nào đó về h́nh thù của vũ trụ. Tư tưởng của ông bao xung quanh ông, h́nh thành những ngôi sao và ông hân hoan lắng nghe nhịp điệu tôn nghiêm của âm nhạc vang rền thành những bản hợp ca hùng tráng xuất phát từ những tinh cầu đang chuyển động.

Các nhà khoa học như nhà thiên văn nêu trên ắt trở lại trên trần thế dưới dạng những nhà phát minh phát hiện vĩ đại, có trực giác không thể sai lầm về những đường lối bí nhiệm của thiên nhiên.

 

3. Nỗ lực văn nghệ được biểu diễn một cách vị tha.

Trên cơi này ta thấy có những nhạc sĩ tài ba nhất. Mozat, Beethoven, Bach, Wagner và những người khác đều đang làm tràn ngập cơi trời với những ḥa âm vinh quang hơn hẳn so với mức họ có thể tạo ra được khi c̣n ở trên trần thế. Các luồng âm nhạc thiêng liêng từ các cơi cao tuôn đổ vào họ để được họ chuyên biệt hóa biến thành của ḿnh, thế rồi phóng ra xuyên suốt cả cơi thành một đợt sóng triều âm nhạc du dương thêm cho niềm cực lạc của mọi thứ xung quanh. Cả những người đang hoạt động với trọn vẹn ư thức trên cơi này lẫn những thực thể đă thoát xác trên cơi này đều bị vây bũa trong đám mây tư tưởng của chính ḿnh và chịu ảnh hưởng sâu sắc do tác dụng cao thượng hóa của loại âm nhạc ấy.

Ở đây các họa sĩ và điêu khắc gia cũng thường xuyên dùng tư tưởng tạo ra đủ thứ tinh linh nhân tạo có h́nh dạng dễ thương mà họ phóng ra để giúp vui và khích lệ đồng loại.

Trong nhiều trường hợp những quan niệm đẹp đẽ này cũng có thể được lĩnh hội bởi tâm trí của các nghệ sĩ c̣n mang xác phàm, đóng vai tṛ gợi cảm hứng cho họ.

Trên cơi này ta thấy một nhân vật thú vị là một ca sĩ đồng ca đă chết yểu. Ngoài năng khiếu vĩ đại về ca nhạc, y chẳng c̣n mấy năng khiếu nào khác, nhưng y đă dùng chính năng khiếu ấy một cách xứng đáng, cố gắng là tiếng nói của con người ngỏ lời với cơi trời và của cơi trời ngỏ lời với con người, bao giờ cũng khao khát muốn biết thêm về âm nhạc giúp cho y xứng đáng hơn để phục vụ Giáo hội. Trong sinh hoạt trên cơi trời, mơ ước của y đă đơm hoa kết trái, h́nh ảnh xương xẩu kỳ quặc của thánh Cecilia do tư tưởng của y tạo ra về h́nh ảnh của bà vẽ trên cửa sổ kiếng màu đă đến với y một cách quan pḥng. H́nh tư tưởng này được làm linh hoạt bởi một trong những tổng thiên thần thuộc huyền giai thiên giới về âm nhạc và thông qua h́nh tư tưởng ấy, tổng thiên thần dạy cho ca sĩ đồng ca một âm điệu vĩ đại hơn bao giờ hết so với mức y đă biết trên trần thế.

C̣n một ví dụ nữa là có một người trên trần thế không chịu dùng năng khiếu văn chương của ḿnh chỉ để kiếm ăn cho bản thân mà thay vào đó lại viết ra một quyển sách chẳng ai buồn đọc; suốt đời y cô độc để rồi cuối cùng chết v́ phiền năo và đói khổ. Trong sinh hoạt cơi trời, y vẫn cứ thui thủi một ḿnh nhưng y thấy trải ra trước mặt viễn cảnh không tưởng mà ḿnh đă từng mơ ước cùng với đám đông mang tính vô ngă mà ḿnh đă ao ước phụng sự. Niềm vui của đám đông ấy trào dâng lại cho y tạo thành thiên đường cho kẻ cô đơn.

 

4. Phụng sự v́ Phụng sự.

Trên cơi này ta cũng thấy có nhiều người phụng sự v́ mục đích phụng sự hơn là v́ họ muốn làm vừa ḷng bất kỳ một đấng thiêng liêng đặc thù nào. Họ dấn thân vào việc triển khai (một cách đầy hiểu biết và khôn ngoan b́nh tĩnh) những dự án khổng lồ mang lại điều lợi ích, những kế hoạch hoành tráng để cải thiện thế giới, đồng thời họ cũng đang làm chín muồi những khả năng giúp ḿnh thực hiện những dự án ấy trong tương lai nơi một cơi thấp hơn là sinh hoạt trên cơi trần. 

CƠI THƯỢNG THIÊN (VÔ SẮC GIỚI)

(Trích quyển Thể Nguyên Nhân và Chơn ngă của A. E. Powell)

CHƯƠNG 19

SINH HOẠT SAU KHI CHẾT: cơi trỜi thỨ năm

Trong quyển Thể Vía và quyển Thể Trí ta đă bàn tới sinh hoạt của một người sau khi chết ở trung giới cũng như trên cơi hạ trí hoạt động trong thể hạ trí qua các cơi Trời thứ Nhất, thứ Nh́, thứ Ba và thứ Tư, lần lượt ở trên các Cảnh thứ Bảy, thứ Sáu, thứ Năm và thứ Tư. Bây giờ ta phải mô tả sinh hoạt sau khi chết trong Thể Nguyên Nhân trên ba cảnh cao của cơi trí tuệ.

Sự phân biệt giữa hai phân bộ lớn của cơi trí tuệ - phần thấp tức sắc giới (hạ thiên) và phần cao tức vô sắc giới (thượng thiên) rất đáng kể: thật vậy hai phân bộ này khác nhau đến nỗi cần có hai hiện thể khác nhau để hoạt động trong đó.

Trong quyển Thể Trí trang 202 đến 204, ta đă giải thích cơ sở lư luận nói chung và mục đích sinh hoạt nơi Devachan, v́ vậy ở đây ta không cần lập lại nữa. Trong quyển sách ấy ta cũng đă giải thích tại sao đại đa số mọi người cần có Devachan. Tuy nhiên trong một vài trường hợp ngoại lệ, ta thấy rằng một người tiến hóa đúng mức nếu được phép một bậc có thẩm quyền rất cao th́ có thể “xả bỏ Devachan” và trải qua một loạt kiếp luân hồi tốc hành mà thời khoảng giữa hai kiếp không đáng là bao.

Nơi cơi hạ trí th́ vật chất chiếm ưu thế; đó là điều đầu tiên đập vào mắt ta; và tâm thức rất khó khăn mới tỏa sáng qua các h́nh tướng. Nhưng ở cơi cao th́ sự sống lại là điều nổi bật nhất, c̣n h́nh tướng ở đó chỉ phục vụ cho mục đích sinh hoạt thôi. Khó khăn nơi cơi thấp là giúp cho sự sống biểu hiện được qua h́nh tướng; nơi cơi cao th́ ngược lại, khó khăn ở chỗ là phải duy tŕ và cung cấp h́nh tướng cho sự sống đang cuồn cuộn trào dâng. Chỉ ở mức vượt trên đường ranh giới cơi hạ trí và cơi thượng trí th́ ánh sáng tâm thức mới không c̣n bị sóng gió và tỏa sáng bằng năng lượng của chính ḿnh. Biểu tượng lửa tâm linh rất thích hợp với tâm thức ở mức ấy để phân biệt với cơi thấp khi biểu tượng lửa do đốt cháy nhiên liệu thích hợp hơn.

Nơi vô sắc giới, vật chất tuân phục sự sống vốn biến thiên từng lúc một. Một thực thể ở đây thay đổi h́nh tướng mỗi khi tư tưởng thay đổi. Vật chất là công cụ của sự sống chứ không biểu lộ chính ḿnh. H́nh tướng chỉ được tạo ra tạm bợ và thay đổi theo mọi sự biến đổi của sự sống. Điều này chẳng những đúng với vô sắc giới của manas mà c̣n đúng một cách tinh vi hơn nơi cơi Bồ đề, đó mới thật là Chơn ngă tâm linh.

Cho dù sự sống nơi các cơi trời thuộc cơi hạ trí có vinh quang đến đâu đi nữa th́ rốt cuộc nó cũng phải kết thúc. Đến lượt thể hạ trí cũng bị buông bỏ giống như những hạ thể khác, và sinh hoạt của con người trong thể nguyên nhân bắt đầu. Trong suốt sinh hoạt nơi cơi trời, Phàm ngă thuộc kiếp sống vừa qua vẫn c̣n được bảo tồn nguyên vẹn, và chỉ khi tâm thức rốt cuộc được triệt thoái vào thể nguyên nhân th́ cái cảm nghĩ về Phàm ngă này mới ḥa nhập vào Chơn ngă và con người lần đầu tiên từ khi giáng thế mới ngộ ra được chính ḿnh là Chơn ngă tương đối trường tồn.

Trong thể nguyên nhân con người không cần “cửa sổ” – học viên ắt nhớ lại rằng cửa sổ được tạo ra nơi các cơi trời thấp do tư tưởng của chính y – bởi v́ cơi nguyên nhân này là ngôi nhà thật của ḿnh cho nên mọi bức vách đều đă sụp đổ hết.

Đa số con người cho đến nay có rất ít ư thức ở cao độ này, họ vẫn c̣n lơ mơ, chẳng quan sát được ǵ và hiếm khi tỉnh táo. Tuy nhiên tầm nh́n ấy vẫn là chân thực cho dù nó bị hạn chế v́ chưa phát triển nhiều.

Cơi trời cao đóng vai tṛ rất nhỏ trong sinh hoạt của kẻ phàm phu, v́ ở trường hợp này Chơn ngă chưa đủ phát triển để tỉnh thức trong thể nguyên nhân. Thật vậy, những Chơn ngă lạc hậu chưa bao giờ đạt tới cơi trời này một cách hoàn toàn hữu thức, trong khi một số c̣n lớn hơn nữa chỉ tương đối chạm sơ tới cơi thấp nhất.

Nhưng trong trường hợp một người đă tiến bộ về tâm linh th́ sinh hoạt của y thật là vinh diệu và thỏa đáng trên cương vị Chơn ngă đắc địa.

Song le dù hữu thức hay vô thức, th́ mọi người đều phải chạm tới các cảnh cao của cơi trí tuệ trước khi có thể luân hồi trở lại. Nhưng y càng ngày càng tiến hóa th́ sự đụng chạm này dĩ nhên càng ngày càng xác định và có thực hơn. Khi y tiến bộ, chẳng những y có ư thức nhiều hơn trên đó mà thời kỳ y trải qua thế giới thực tại này càng dài hơn v́ tâm thức của y đang từ từ, nhưng đều đặn, vươn lên qua các cảnh khác nhau của Thái dương hệ.

Tùy theo tŕnh độ tiến hóa mà thời gian trải qua trên cơi thượng trí có thể biến thiên từ 2-3 ngày vô ư thức (trong trường hợp kẻ phàm phu chậm tiến) cho tới một thời kỳ dài nhiều năm sinh hoạt hữu thức và vinh quang (trong trường hợp người tiến hóa phi thường).

Thời gian trải qua trên cơi trời gữa hai kiếp sống tùy thuộc vào ba yếu tố chính sau đây (1) Chơn ngă thuộc về lớp Chơn ngă nào, (2) Chơn ngă biệt lập ngă tính qua phương thức nào, (3) Tuổi thọ và bản chất của kiếp sống vừa qua. V́ vấn đề này đă được khảo cứu tỉ mỉ trong quyển Thể Trí, chương 21, cho nên ở đây ta không cần lập lại điều đă nói trong đó.

Ngay cả khi ta đă nhận thức đầy đủ được kiếp sống trên cơi trần đóng vai tṛ khiêm tốn xiết bao để ta có thể đánh giá khách quan được tầm cỡ chân thực của nó so với tổng thể th́ ta cũng phải luôn luôn tâm niệm sinh hoạt trên các cơi cao có thực hơn nhiều. Đây là một điều mà ta không thể không nhấn mạnh, bởi v́ đại đa số mọi người cho đến nay vẫn c̣n chịu ảnh hưởng nặng nề của các  giác quan đến nỗi hạ giới vốn không thực mà đối với họ dường như lại là thực tại duy nhất, c̣n điều gần với thực tại hơn th́ đối với họ lại có vẻ không thực và không thể hiểu nổi.

V́ lư do đă được hiểu đúng mức, cơi trung giới được gọi là thế giới hăo huyền; tuy nhiên ít ra nó cũng gần với thực tại hơn một chút: thật vậy, thần nhăn cơi trung giới so với tầm nh́n rơ ràng bao quát của con người trên cơi của riêng ḿnh th́ ít ra cũng sắc sảo hơn và đáng tin cậy hơn thị giác trên cơi trần. Và cơi trung giới đối với cơi trần như thế nào th́ cơi trí tuệ đối với cơi trung giới cũng như thế, ngoại trừ việc tỉ lệ được nâng lên ở mức lũy thừa cao hơn. V́ thế cho nên, chẳng những thời gian trải qua trên cơi cao này dài hơn nhiều so với sinh hoạt trên cơi trần, mà mỗi lúc nếu được sử dụng đúng mức đều có thể mang lại ích lợi lớn hơn hẳn so với thời khoảng ấy đạt được trên cơi trần.

Khi người ta càng tiến hóa th́ nguyên tắc chi phối sinh hoạt sau khi chết là: sinh hoạt trên các cơi thấp thuộc cả cơi trung giới lẫn cơi trí tuệ dần dần ngắn bớt đi; trong khi sinh hoạt trên các cơi cao càng ngày càng dài và phong phú. Rốt cuộc cũng tới lúc mà tâm thức được thống nhất, nghĩa là khi Chơn ngă và Phàm ngă hiệp nhất khăng khít với nhau th́ con người không c̣n có thể cuộn ḿnh trong đám mây tư tưởng của riêng ḿnh và nhầm lẫn một chút xíu điều mà ḿnh có thể nh́n thấy là toàn thể cơi trời rộng lớn xung quanh ḿnh; lúc bấy giờ y mới ngộ ra được những khả năng sinh hoạt của ḿnh; vậy là lần đầu tiên mới thật sự bắt đầu sống. Nhưng trong khi ấy y đă đạt tới các đỉnh cao, đă bước vào Thánh đạo và đă dứt khoát nắm lấy sự tiến bộ tương lai trong tầm tay của ḿnh.

Chỉ khi tâm thức đă triệt thoái ra khỏi các hạ thể và một lần nữa tập trung vào Chơn ngă th́ ta mới có thể biết dứt khoát được kết quả cuối cùng của kiếp vừa qua. Lúc bấy giờ ta mới thấy những phẩm chất mới mà y đă thụ đắc được trong chu kỳ tiến hóa nhỏ nhặt đặc thù ấy. Cũng chỉ vào lúc đó th́ ta mới thoáng nh́n thấy được cuộc sống nói chung; trong một phút giây ngắn ngủi, Chơn ngă có một chớp lóe tâm thức giác ngộ, trong đó nó thấy kết quả của kiếp vừa chấm dứt và một điều ǵ đó sẽ nối tiếp theo trong kiếp tới.

Ta hầu như không thể nói sự thoáng thấy này có liên quan tới kiến thức về bản chất kiếp tới, ngoại trừ theo nghĩa mơ hồ và tổng quát nhất. Chắc chắn mục đích chính của kiếp tới đă được nh́n thấy cùng sự tiến bộ chuyên biệt mà y dự tính thực hiện, nhưng tầm nh́n ấy chủ yếu chỉ có giá trị là một bài học về quả báo hành động của y trong quá khứ. Nó hiến cho y một cơ hội mà y ít nhiều có thể lợi dụng được tùy theo giai đoạn phát triển mà y đă đạt tới.

Thoạt tiên y chẳng sử dụng được nó bao nhiêu bởi v́ y chỉ có ư thức rất mơ hồ và không thích ứng với sự lĩnh hội các sự kiện cùng với đủ thứ tương quan của chúng; nhưng dần dần y tăng thêm khả năng thẩm định điều mà ḿnh nh́n thấy và sau này c̣n có khả năng nhớ được những tia chớp lóe vào lúc kết thúc các kiếp trước để so sánh chúng, và như vậy ước lượng được sự tiến bộ mà ḿnh đang thực hiện theo con đường ḿnh đang trải qua; hơn nữa y sẽ dành một số thời giờ cho việc hoạch định kiếp vị lai ngay trước mắt. Ư thức của y dần dần gia tăng cho đến khi y có được một sinh hoạt đáng kể trên các cảnh cao của cơi trí tuệ mỗi khi mà y tiếp xúc được với nó. 

CƠI TRỜI THỨ NĂM: cảnh giới thứ ba

Đây dĩ nhiên là cảnh thấp nhất thuộc các cảnh vô sắc giới của cơi trí tuệ. Cơi này có hầu hết cư dân thuộc đủ mọi vùng mà chúng ta quen thuộc, v́ ở đây có mặt hầu như 60 ngàn triệu linh hồn nghe đâu đă dấn thân vào cơ tiến hóa hiện nay của loài người – thật vậy, ngoại trừ một số tương đối ít những người có thể hoạt động trên cảnh thứ nh́ và cảnh thứ nhất th́ tất cả đều có mặt ở đây.

Ta đă thấy rằng mỗi linh hồn được biểu diễn bằng một h́nh giống quả trứng, thoạt tiên chỉ là một lớp màn mỏng không màu sắc, nhưng về sau khi Chơn ngă đă phát triển th́ nó bắt đầu sáng lóng lánh ngũ sắc giống như bọt xà pḥng, màu sắc hiển lộ trên bề mặt của nó giống như những sắc thái biến đổi của ánh sáng mặt trời tác động vào những tia nước do thác nước phun ra.

Những người có liên hệ với thể xác phân biệt được với những người đă thoát xác bởi một sự khác nhau về các loại h́nh rung động được lập nên trên bề mặt thể nguyên nhân; v́ vậy trên cơi này, chỉ cần liếc mắt nh́n một chút cũng dễ biết được liệu người này vào lúc ấy có đang nhập thể hay chăng.

Cho dù đang nhập thể hay đă thoát xác th́ đại đa số mọi người đều chỉ mơ màng, mặc dù một số ít hiện nay ở t́nh trạng chỉ là lớp màn mỏng không có màu sắc. Những người đă thức tỉnh hoàn toàn ắt đă nổi bật lên như những ngoại lệ chói sáng so với đám đông mờ tối hơn giống như những ngôi sao có độ lớn cấp một. Giữa những người này và những người kém tiến hóa nhất là hàng ngũ của đủ loại kích thước, vẻ đẹp, như vậy mỗi thứ đều biểu diễn chính xác tŕnh độ tiến hóa mà con người đă đạt được.

Đa số c̣n chưa đủ xác định, ngay cả về tâm thức mà ḿnh đang sở hữu để hiểu được mục đích của những định luật tiến hóa ḿnh đă dấn thân vào. Họ đầu thai theo xung lực của Ư chí Vũ trụ, cũng như của Tanha tức là cái sự khao khát mù quáng muốn sinh hoạt biểu lộ, muốn t́m một cơi mà ḿnh có thể cảm xúc và sinh hoạt sống động trong đó. Trong những giai đoạn đầu, các thực thể như thế không thể cảm thấy những rung động cực nhanh và xuyên suốt của vật chất rất tinh vi thuộc cơi này; những chuyển động của vật chất nặng nề hơn của cơi trần, mạnh mẽ và thô trược nhưng tương đối chậm là những ǵ duy nhất có thể khơi dậy sự đáp ứng của họ. V́ thế cho nên chỉ trên cơi trần th́ họ mới cảm thấy ḿnh sống động, và điều này giải thích việc họ rất khao khát tái sinh xuống cơi trần.

Vậy là có một giai đoạn ham muốn của họ hoàn toàn không theo luật tiến hóa. Họ chỉ có thể phát triển nhờ vào những tác động từ bên ngoài, khơi hoạt cho họ dần dần đáp ứng và trong giai đoạn sơ khởi th́ họ chỉ có thể tiếp nhận được chúng trong sinh hoạt trên cơi trần. Dần dần quyền năng đáp ứng của họ gia tăng rồi được khơi hoạt, trước hết với những rung động cao hơn và tinh vi hơn của cơi trần nhưng vẫn c̣n chậm chạp hơn so với cơi trung giới. Kế đó thể vía của họ măi cho đến nay chỉ là cầu nối để truyền thụ cảm giác lên cho Chơn ngă th́ dần dần trở thành những hiện thể xác định mà họ có thể sử dụng, và tâm thức của họ bắt đầu tập trung vào các xúc động nhiều hơn chỉ tập trung vào cảm giác trên cơi trần.

Vào giai đoạn sau này nhưng bao giờ cũng là quá tŕnh học cách đáp ứng với những tác động từ bên ngoài, Chơn ngă học cách tập trung tâm thức vào thể trí, sống với và sống theo những h́nh ảnh trí tuệ mà tự ḿnh đă h́nh thành, vậy là dùng cái trí để chi phối xúc động.

Thế nhưng dọc theo con đường tiến hóa dài hơn nữa th́ trung tâm điểm di chuyển lên tới tận thể nguyên nhân và Chơn ngă thực chứng được sinh hoạt đúng đắn của ḿnh. Tuy nhiên khi đă đạt tới giai đoạn này th́ họ ở trên cảnh cao hơn cơi thứ ba, cho nên họ không c̣n cần tới sự tồn tại nơi trần thế thấp hèn. Nhưng hiện nay, ta đang bàn tới đại đa số những người kém tiến hóa, họ vẫn c̣n ch́a ra những cái ṿi ve vẫy để ṃ mẫm trong đại dương trần thế, là những  Phàm ngă đang ở trên các cơi thấp để sinh hoạt. Nhưng cho đến nay họ tuyệt nhiên không biết rằng những Phàm ngă này là phương tiện giúp nuôi dưỡng và phát triển họ. Họ chẳng biết ǵ về quá khứ hoặc tương lai, cũng chẳng có ư thức trên cơi của riêng ḿnh. Song le, khi họ từ từ bắt đầu có kinh nghiệm và đồng hóa được kinh nghiệm th́ có một ư thức phát triển cho biết làm điều này là tốt c̣n làm điều kia là không tốt, và nó biểu hiện một cách bất toàn qua Phàm ngă liên kết dưới dạng lương tâm chớm nở, linh cảm được điều ǵ đúng điều ǵ sai. Dần dần khi họ tiến hóa, ư thức này càng ngày càng trở nên rơ rệt hơn nơi Phàm ngă để trở thành một yếu tố hữu hiệu hơn nhằm dẫn dắt cách ứng xử.

Nhờ vào những cơ hội do tia chớp lóe tâm thức cung ứng mà chúng ta đă từng nhắc tới trước kia, những Chơn ngă tiên tiến nhất trên cảnh này phát triển tới mức mà họ dấn thân vào cuộc nghiên cứu quá khứ, vạch ra những nguyên nhân đă được phát triển trên đó, học hỏi được nhiều điều qua việc hồi quang phản chiếu sao cho những xung lực được gởi xuống trở nên rơ ràng và xác định hơn, để được chuyển dịch ra trong tâm thức hạ đẳng thành niềm tin vững chắc và trực giác mang tính áp đặt mệnh lệnh.

Ta không cần nêu rơ rằng các h́nh tư tưởng thuộc cơi sắc giới không hề được mang lên cơi thượng thiên. Mọi điều hăo huyền nay đă qua rồi, mỗi Chơn ngă đều biết được thân bằng quyến thuộc thật sự của ḿnh, đôi bên tay bắt mặt mừng trong thế giới của chính ḿnh v́ Chơn nhơn bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp kia với mọi sự ràng buộc vẫn nguyên vẹn được đan bện vào trong bản thể của ḿnh.

Trên cảnh thứ ba ta cũng thấy có thể nguyên nhân của tương đối ít thành viên thuộc giới động vật nhưng đă biệt lập ngă tính. Như ta đă thấy trước kia, nói cho thật đúng th́ chúng không c̣n là thú nữa. Chúng thực tế là ví dụ điển h́nh duy nhất mà bây giờ ta thấy được về thể nguyên nhân hoàn toàn nguyên sơ, có kích thước chưa phát triển và cho đến nay chỉ có chút ít màu sắc do những rung động ban đầu của các phẩm chất sơ sinh.

Khi con thú đă biệt lập ngă tính triệt thoái vào trong thể nguyên nhân của ḿnh để chờ khi ṿng luân hồi tiến hóa sẽ cung cấp cho nó cơ hội lần đầu tiên nhập thể một con người, th́ nó dường như hoàn toàn mất hết ư thức về ngoại giới và suốt thời gian ấy trải qua một loại xuất thần cực lạc với sự b́nh an và thỏa măn sâu sắc nhất. Ngay cả lúc bấy giờ th́ chắc chắn vẫn có xảy ra một loại phát triển nội giới nào đó mặc dù ta khó ḷng hiểu được bản chất của nó. Dù sao đi nữa th́ y cũng hưởng được mức cực lạc cao nhất mà y có thể đạt được ở tŕnh độ này.

CHƯƠNG 20

CƠI TRỜI THỨ SÁU: cảnh giới thứ nh́

Từ Cơi trời thứ Năm đặc nghẹt người mà giờ đây ta chuyển sang một thế giới thưa thớt dân cư hơn th́ chẳng khác nào chuyển từ một thành phố lớn náo nhiệt sang vùng đồng quê êm ả. Đó là v́ trong giai đoạn tiến hóa hiện nay của loài người th́ chỉ một thiểu số mới vươn lên được mức cao này, nơi mà ngay cả kẻ chậm tiến nhất cũng đă dứt khoát có ngă thức và có ư thức về môi trường xung quanh.

Ít ra trong một chừng mực nào đó, y cũng có thể duyệt lại quá khứ mà ḿnh xuất thân từ đấy, biết được chủ đích và phương pháp tiến hóa. Y biết rằng ḿnh đang dấn thân vào một công tŕnh tự thân phát triển và nhận ra được các giai đoạn sống trên cơi trần, rồi sinh hoạt sau khi chết là những giai đoạn mà ḿnh trải qua trong các hạ thể.

Y thấy Phàm ngă liên kết với ḿnh là một bộ phận của ḿnh và cố gắng lèo lái nó bằng cách sử dụng kiến thức trong quá khứ dùng làm một kho kinh nghiệm để từ đó đào luyện ra những nguyên tắc ứng xử, những niềm xác tín rơ rệt và bất di bất dịch về điều ǵ đúng điều ǵ sai. Y gởi những thứ này cho hạ trí, giám sát và điều khiển những hành động của nó.

Trong giai đoạn đầu tiên khi sinh hoạt trên cảnh này, y có thể tiếp tục thất bại không đủ sức khiến cho hạ trí dùng lư trí của ḿnh để hiểu được nền tảng của những nguyên tắc mà y áp đặt lên nó; song le y vẫn thành công để tạo ra một ấn tượng khiến cho những ư niệm trừu tượng như chân lư, công b́nh và danh dự trở thành những quan niệm chi phối không bị thách thức trong sinh hoạt của hạ trí.

Những nguyên tắc ấy đă được đan dệt hết sức bền bỉ vào trong từng cơ cấu của chính bản thể y đến nỗi cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu hoặc sự cám dỗ có hấp dẫn đến đâu th́ y vẫn không thể hành động ngược lại chúng được. Ấy là v́ những nguyên tắc này là sự sống của chính Chơn nhơn vậy.

Tuy nhiên trong khi đă thành công để dẫn dắt được hạ thể th́ sự hiểu biết của y về hạ thể ấy cùng với những hành động của nó thường c̣n lâu mới chính xác và rơ rệt. Y chỉ lờ mờ thấy được các cảnh thấp, chỉ hiểu được nguyên tắc của chúng chứ không hiểu chi tiết; và một phần tiến hóa của y trên cảnh này cốt ở việc càng ngày càng có ư thức và tiếp xúc trực tiếp hơn được với Phàm ngă, nó vốn chỉ đại diện cho y một cách bất toàn ở cơi thấp.

Chỉ những người đă cố t́nh nhắm vào việc tăng trưởng tâm linh th́ mới sinh hoạt trên cảnh này; do đó phần lớn họ đă tiếp thu được các ảnh hưởng từ những cơi cao hơn. Sự giao tiếp tăng trưởng và mở rộng ra cho một luồng sóng cuồn cuộn tuôn đổ vào. Khi chịu ảnh hưởng như vậy, tư tưởng có được một phẩm chất đặc biệt rơ rệt và thấu suốt ngay cả nơi những kẻ kém phát triển: tác dụng ấy biểu hiện nơi hạ trí qua khuynh hướng suy tư trừu tượng về triết học.

Nơi những người tiến hóa cao hơn th́ tầm nh́n mở rộng ra xa: nó có thể vươn tới sự giác ngộ rơ rệt về quá khứ, nhận ra được những nguyên nhân đă phát động, đă được triển khai và những hậu quả c̣n chưa thanh toán hết.

Chơn ngă sinh hoạt trên cơi này có rất nhiều cơ hội để phát triển khi đă giải thoát ra khỏi xác phàm, v́ ở đây họ có thể nhận được giáo huấn của các thực thể tiên tiến hơn, tiếp xúc trực tiếp được với các huấn sư. Không c̣n dùng h́nh tư tưởng mà dùng một tia chớp lóe sáng ngời khôn tả, chính bản thể của ư niệm bay vút như một ngôi sao từ Chơn ngă này sang Chơn ngă kia; những tương quan của nó biểu hiện thành những làn sóng ánh sáng tuôn ra từ ngôi sao trung tâm cho nên chẳng cần thốt nên lời. Tư tưởng ở đây giống như ánh sáng đặt vào trong một căn pḥng, nó soi chiếu cho mọi thứ xung quanh mà đâu cần lời lẽ nào để miêu tả.

Ở đây, trên Cơi Trời thứ Sáu, con người cũng nh́n thấy kho tàng bao la của Trí tuệ Thượng Đế đang hoạt động sáng tạo, y có thể nghiên cứu những nguyên mẫu của mọi h́nh tướng đang dần dần tiến hóa nơi các cơi thấp. Y có thể khám phá bí mật của các vấn đề, liên kết với việc triển khai các nguyên mẫu, thấy được điều ǵ đó cũng tốt một phần mà theo tầm nh́n hạn hẹp của con người đang bị nhốt trong xác thịt th́ dường như chỉ toàn là xấu xa. Với tầm nh́n rộng mở hơn của cảnh này, các hiện tượng có được tỉ lệ tương đối đúng mức và con người hiểu được những điều biện minh cho phương thức hoạt động của Thượng Đế xét về cơ tiến hóa nơi các hạ giới 

CHƯƠNG 21

CƠI TRỜI THỨ BẢY: cảnh giới thứ nhất

Cảnh vinh quang nhất thuộc Cơi Trời cho đến nay chỉ có được một ít cư dân thuộc loài người, v́ ở đỉnh cao này không có ai khác ngoại trừ các Chơn sư Minh triết và Bác ái cùng với Đệ tử đă được Điểm đạo.

Trong một bức thư thời buổi ban sơ mà người ta nhận được từ một Chơn sư  có nói rằng: Muốn hiểu được t́nh h́nh của các Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhất và thứ Nh́, (nghĩa là ở trên cơi thượng trí và hạ trí) th́ nếu không phải là Điểm đạo đồ ắt không hiểu được; v́ thế chúng tôi chẳng mong thành công trong việc toan tính mô tả chúng bằng ngôn ngữ trần gian.

Không một lời lẽ nào diễn tả được vẻ đẹp về h́nh tướng, màu sắc và âm thanh trên cơi nguyên nhân v́ ngôn ngữ phàm tục không có từ để diễn tả sự rực rỡ chói lọi ấy.

Khi tiếp xúc với Cơi trời thứ Bảy, lần đầu tiên ta tiếp xúc với cơi có tầm cỡ vũ trụ, xét v́ bộ phận nguyên tử thuộc cơi trí tuệ là cảnh thấp nhất trong thể hạ trí của Hành tinh Thượng Đế .

V́ vậy, ở mức này ta có thể hội ngộ với nhều thực thể mà ngôn ngữ loài người không biết cách mô tả. Tuy nhiên xét theo mục đích hiện nay, tốt hơn ta nên hoàn toàn dẹp sang một bên tập đoàn rộng lớn những thực thể có tầm cỡ vũ trụ, mà chỉ hạn chế loanh quanh trong đám cư dân đặc biệt thuộc về cơi trí tuệ của Dăy Hành tinh chúng ta thôi.

Những người ở trên cảnh này đă thành tựu được cơ tiến hóa trí tuệ sao cho Thượng Đế nơi họ bao giờ cũng tỏa sáng nơi hạ trí. Theo tầm nh́n của họ th́ bức màn vô minh của Phàm ngă đă bị rơi rụng, họ biết và ngộ ra được rằng ḿnh không phải là Phàm ngă mà chỉ sử dụng nó làm một hiện thể để trải nghiệm. Nơi những người kém tiến bộ hơn th́ Phàm ngă có thể vẫn c̣n quyền năng câu thúc và kiềm tỏa, nhưng họ chẳng bao giờ phạm phải lỗi lầm lẫn lộn hiện thể với Chơn ngă ẩn đằng sau. V́ vậy họ đă được giải thoát, bởi lẽ họ mang theo ư thức ấy chẳng những từ ngày này sang ngày kia mà c̣n từ kiếp này sang kiếp khác, sao cho họ không cần ngoái lại kiểm điểm các kiếp đă qua v́ chúng luôn luôn hiện diện trong tâm thức, cho nên Chơn nhơn cảm thấy chúng chỉ là một kiếp duy nhất chứ không phải là nhiều kiếp quá khứ cộng với hiện tại.

Trên cảnh này, Chơn ngă có ư thức về Cơi trời hạ giới cũng như cơi thượng thiên của chính ḿnh. Nếu nó có một biểu hiện nào đó dưới dạng một h́nh tư tưởng trong sinh hoạt trên cơi trời của bạn bè th́ Chơn ngă có thể lợi dụng đến mức tối đa h́nh tư tưởng ấy.

Trên cảnh thứ ba và thậm chí ở bộ phận thấp của cảnh thứ nh́, ư thức của y về các cảnh bên dưới vẫn c̣n lờ mờ và hành động của y qua h́nh tư tưởng phần lớn là mang tính bản năng và tự động. Nhưng ngay khi y đă sinh hoạt thoải mái trên cảnh thứ nh́ th́ tầm nh́n của y nhanh chóng rơ rệt ra, y thích thú nhận thấy các h́nh tư tưởng là những hiện thể mà y có thể biểu hiện nhiều hơn qua đó xét về một vài phương diện c̣n thoải mái hơn khi biểu hiện qua Phàm ngă.

Giờ đây, khi y đang hoạt động trong thể nguyên nhân, ngay giữa ánh sáng rực rỡ huy hoàng của cảnh trời cao nhất th́ tâm thức của y ngay tức khắc hoạt động hoàn hảo ở bất cứ nơi nào thuộc hạ giới mà y muốn điều động nó đến; v́ vậy y có thể cố t́nh tiếp thêm năng lượng cho h́nh tư tưởng ấy khi y muốn sử dụng nó để giáo huấn. Từ cảnh cao nhất của cơi trí tuệ có giáng xuống hầu hết những ảnh hưởng do các Chơn sư Minh triết tuôn ra khi các Ngài làm việc cho cơ tiến hóa của loài người, tác động trực tiếp lên linh hồn tức Chơn ngă của con người, ban rải cho các linh hồn ấy những năng lượng; linh hứng vốn kích thích cho sự phát triển tâm linh, soi sáng cho trí năng và tẩy trược cho các xúc động.

Thiên tài cũng tiếp nhận được sự giác ngộ từ cảnh này; ở đây mọi sự tinh tấn hướng thượng đều được tiếp diễn. Cũng như các tia sáng mặt trời từ một trung tâm điểm duy nhất tuôn xuống khắp mọi nơi và mỗi cơ thể tiếp nhận chúng đều sử dụng chúng theo bản chất của ḿnh; cũng vậy, ánh sáng và sự sống của các bậc Huynh trưởng trong nhân loại tuôn đổ xuống cho mọi người v́ chức năng của các Ngài là phải ban ra như vậy. Mỗi người sử dụng đến mức tối đa cái mà ḿnh đồng hóa được để nhờ vậy mà tăng trưởng và tiến hóa. Như vậy, cũng như bất cứ nơi nào khác, sự vinh diệu cao quí nhất của cơi trời vốn ở nơi phụng sự là vinh quang, và những người nào đă thành tựu được cơ tiến hóa trí tuệ đều trở thành những suối nguồn từ đó tuôn đổ ra sức mạnh nâng đỡ những kẻ c̣n đang trèo lên.

Trên ba cảnh cao của cơi trí tuệ, ta thấy có tập đoàn các thiên thần vô sắc giới, các ngài có cơ thể thô trược nhất làm bằng vật chất nguyên nhân. Bản chất sinh hoạt của các Ngài dường như khác hẳn sinh hoạt của chúng ta về cốt lơi cho nên không thể dùng ngôn ngữ trần gian mô tả được.

Các vô sắc giới thiên thần có liên quan tới sự dẫn dắt các thế giới, các giống dân, các quốc gia.

Cũng có một lớp người rất hạn chế có ư thức trên các cảnh vô sắc giới của cơi trí tuệ, trong quá khứ đă từng là “pháp sư”.

Họ đă khơi hoạt được trí năng cao cấp cho nên trí năng ấy nhận ra được tính đơn nhất. Giờ đây họ mới nhận thức được rằng ḿnh đă đi con đường sai lầm, không thể tŕ kéo thế gian lạc hậu trở lại và ngăn cản nó leo lên ṿng cung tiến hóa đi lên. V́ vẫn bị bó tay bởi nghiệp báo mà ḿnh đă tạo ra cho nên họ vẫn phải làm việc ở bên phía tà tức là khía cạnh hủy hoại. Nhưng họ làm việc với một động cơ thúc đẩy đă thay đổi và cố gắng dùng hết sức b́nh sinh chống lại những kẻ nào đang cần được củng cố để phấn đấu trong sinh hoạt tâm linh. Marie Corelli dường như đă nhận thức được sự thật này khi bà bàn tới điều đó trong tác phẩm Nỗi Phiền muộn của Sa tăng. Trong đó bà mô tả Sa tăng luôn luôn lấy làm vui khi bị thất bại: kẻ này dùng hết sức b́nh sinh để chống đối nhưng lấy làm khoái chí khi có người tỏ ra đủ bản linh tâm linh để đương cự được với ḿnh.

Trong khi kinh Puranas của Ấn Độ cũng công nhận khía cạnh này của cuộc sống. Có những trường hợp mà một người đă tiến hóa tới mức hiểu biết rất nhiều, thế rồi phải tái sinh luân hồi để chuộc tội trong quá khứ dưới dạng phản diện là Ravanna, nhân vật luôn luôn chống đối điều thiện. Do nghiệp báo trong quá khứ, y bắt buộc phải hội tụ nơi bản thân ḿnh mọi tà lực của thế gian để cho chúng có thể bị tiêu diệt thông qua y. Những tôn giáo khác cũng có ư niệm giống như vậy dưới những dạng khác.

 

-------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS