|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CƠI DEVACHAN
Trích quyển THỂ HẠ
TRÍ Tác giả A. E. POWELL Bản dịch www.thongthienhoc.com
|
|
Trong quyển Thể Vía ta đă mô tả đầy đủ phần đầu tiên
của sinh hoạt sau khi chết được trải qua trên cơi trung giới. V́ vậy bây giờ
ta tiếp tục nghiên cứu từ lúc mà Thể Vía bị bỏ lại trên cơi của riêng ḿnh,
con người triệt thoái tâm thức vào trong Thể Trí, nghĩa là “vươn lên” tới
cơi trí tuệ, và khi làm như thế y nhập vào cái gọi là cơi Trời. Các nhà
Thông Thiên Học thường gọi nó là Devachan, nghĩa đen là Cơi Chói Sáng, tiếng
Bắc phạn gọi nó là Devasthān, cơi của Chư thiên; tín đồ Ấn giáo gọi nó là
Svarga, Phật tử gọi nó là Cơi Tịnh độ (Sukhavati), tín đồ Bái Hỏa giáo, Ki
Tô giáo và Hồi giáo gọi nó là Thiên đường; dân gian đôi khi cũng gọi nó là
“Niết Bàn”. Nguyên tắc căn bản của Devachan chính là việc đó là thế giới của
tư tưởng.
Người sinh hoạt nơi Devachan được gọi là kẻ nhập
Devachan. [Từ ngữ Devachan không chính xác xét về mặt từ nguyên, v́ vậy dễ
gây hiểu lầm. Song le nó đă thâm căn cố đế trong thuật ngữ Thông Thiên Học
đến nỗi người biên soạn tác phẩm này vẫn duy tŕ nó trong suốt quyển này. Ít
ra th́ nó c̣n đỡ vụng về hơn từ ngữ “cơi Trời”. Chú thích của A.E.Powell.]
Trong những quyển sách xưa, Devachan được mô tả như
là một bộ phận được canh chừng cẩn mật trên cơi trí tuệ, nơi mà mọi phiền
năo và điều ác đều bị loại trừ do tác động của các Đấng thông tuệ tâm linh
cao cả vốn đang giám sát cơ tiến hóa của loài người. Đó là nơi an dưỡng Cực
lạc của loài người, nơi y đồng hóa một cách an nhiên những thành quả trong
sinh hoạt trên cơi trần của ḿnh.
Tuy nhiên, thật ra th́ Devachan không phải là một bộ
phận của cơi trí tuệ được dành riêng ra. Nói cho đúng hơn (bây giờ th́ ta sẽ
hiểu rơ) mỗi người tự nhốt kín ḿnh trong lớp vỏ của chính ḿnh, v́ vậy y
tuyệt nhiên không tham gia vào sinh hoạt của cơi trí tuệ; y không hề thoải
mái di chuyển và giao du với người khác giống như lúc ở cơi trung giới
Có một cách khác để xem xét cái gọi là sự canh pḥng
nhân tạo của cơi Devachan, cái vực sâu bao xung quanh mỗi cá nhân ở đấy vốn
bắt nguồn từ sự kiện toàn thể vật chất cơi trung giới tức kāma dĩ nhiên đă
bị quét sạch đi và không c̣n nơi đó nữa. V́ vậy con người không c̣n hiện thể
nào, không c̣n phương tiện giao tiếp nào có thể đáp ứng được với bất cứ thứ
ǵ nơi cơi thấp. Xét theo mọi mục đích thực tiễn th́ v́ vậy các cơi thấp
không c̣n tồn tại với y nữa.
Sự chia tay tối hậu của thể trí với thể vía không
gây ra bất kỳ sự đau đớn hoặc đau khổ nào; thật ra th́ kẻ phàm phu tuyệt
nhiên chẳng có cách nào ngộ ra được bản chất của sự chia tay ấy; đơn giản là
y chỉ thấy ḿnh nhẹ nhàng ch́m dần vào một sự nghỉ ngơi khoan khoái.
Tuy nhiên có một thời kỳ vô ư thức trống rỗng tương
tự như lúc thường xảy ra sau
khi thể xác chết, thời kỳ này có thể biến thiên trong những giới hạn rất
rộng lớn và từ đó trở đi con người dần dần tỉnh thức.
Dường như thời kỳ vô ư thức là một thời kỳ thai
nghén tương ứng với sinh hoạt trước khi con người chào đời và cần thiết để
cho Chơn ngă nhập Devachan được kiến tạo sinh hoạt nơi Devachan. Một phần
của nó dường như đang bận tâm hấp thụ qua nguyên tử trường tồn Thể Vía bất
cứ thứ ǵ phải được tiến hành trong tương lai, c̣n một phần của nó lại làm
linh hoạt vật chất của Thể Trí để cho nó có được sinh hoạt độc lập riêng rẽ
sắp tới.
Sau khi con người thức tỉnh trở lại sau cái chết lần
thứ nh́ th́ ư thức đầu tiên của y là sự cực lạc khôn tả, dồi dào sức sống,
một cảm giác vui sống đến nỗi nhất thời y chẳng biết làm ǵ hơn là cứ sống,
sự cực lạc như thế là bản thể của sinh hoạt
nơi mọi cơi cao thuộc Thái dương hệ. Ngay cả sinh hoạt trên cơi trung
giới cũng có khả năng mang lại hạnh phúc lớn hơn hẳn so với bất cứ thứ ǵ ta
biết được trên cơi trần; nhưng sinh hoạt trên cơi trời vốn cực lạc hơn trên
cơi trung giới không thể nói được. Trên mỗi cơi cao th́ sự trải nghiệm như
vậy đều được lập lại, mỗi cơi vượt xa cơi trước ḿnh. Điều này chẳng những
đúng đối với xúc cảm về cực lạc mà c̣n đúng đối với minh triết và tầm nh́n
xa trông rộng. Sinh hoạt trên cơi trời vốn viên măn và thênh thang hơn nhiều
so với sinh hoạt trên cơi trung giới đến nỗi ta không thể so sánh chúng với
nhau được.
Khi kẻ đang ngủ tỉnh dậy trên cơi Devachan bừng mắt
ra th́ đă được những sắc thái tế nhị nhất đón chào, chính bầu không khí ở
đây dường như là âm nhạc và màu sắc, toàn thể đều tràn ngập ánh sáng và sự
hài ḥa. Thế rồi qua ánh lung linh ảo diệu hoàng kim xuất hiện khuôn mặt
những người mà y đă từng yêu thương trên trần thế, lấp lánh hào quang mỹ lệ
biểu diễn những xúc động cao quí nhất và dễ thương nhất của họ, không hề bị
nhuốm màu sắc của những lo toan và đam mê nơi cơi hạ giới. Chẳng ai có thể
mô tả cho đúng được cái sự cực lạc khi tỉnh thức trên cơi trời.
Cường độ cực lạc này là đặc trưng chủ yếu của sinh
hoạt trên cơi trời. Chẳng những trên cơi này không thể có điều ác và sự
phiền năo trong bản chất của sự vật hoặc mọi tạo vật đều được hạnh phúc ở
đây; đó c̣n là một thế giới mà ngay chính sự kiện được hiện diện ở đây cũng
khiến cho vạn vật vui hưởng cái sự cực lạc tâm linh cao siêu nhất mà ḿnh có
thể đạt được; đây là một thế giới mà khả năng hưởng ứng với các hoài băo chỉ
bị hạn chế bởi chính năng lực hoài băo của người ta thôi. Cái ư thức về niềm
vui bất tận tràn ngập vũ trụ này chẳng bao giờ rời bỏ con người trên
Devachan; trên trần thế chẳng có điều ǵ giống như vậy, chẳng có điều ǵ là
h́nh ảnh của nó được; cái nguồn sinh lực ghê gớm mang tính tâm linh ấy thuộc
cơi trời này thật là khôn tả.
Người ta đă thực hiện đủ thứ toan tính để mô tả cơi
trời, nhưng tất cả đều thất bại bởi v́ do bản chất; cơi trời không thể mô tả
được bằng ngôn ngữ thuộc cơi trần. Vậy là các Phật tử và các nhà thấu thị Ấn
Độ giáo đă nói tới những cây bằng vàng và bạc có trái cây bằng ngọc quí; nhà
chép kinh Do Thái giáo v́ đă sống ở một đô thị lớn nguy nga cho nên nói tới
những đường phố bằng vàng và bạc; các tác giả Thông Thiên Học hiện đại hơn
phác họa những dụ ngôn của ḿnh theo màu sắc mặt trời lặn và những điều vinh
quang trên biển và trên trời. Mỗi người đều cố gắng mô tả sự thật (quá vĩ
đại đối với ngôn từ) bằng cách sử dụng những dụ ngôn quen thuộc với tâm trí
ḿnh.
Địa vị của con người trên cơi trí tuệ khác hẳn địa
vị của y trên cơi trung giới. Trên cơi trung giới, y đang sử dụng một cơ thể
mà y đă hoàn toàn quen thuộc v́ có thói quen sử dụng nó trong khi ngủ. Tuy
nhiên, trước đây y chưa bao giờ sử dụng thể trí và nó c̣n lâu mới phát triển
đầy đủ. V́ vậy y tự nhốt kín ḿnh phần lớn với thế giới xung quanh thay v́
bản thân ḿnh có thể nh́n thấy nó.
Trong sinh hoạt luyện ngục trên cơi trung giới phần
thấp hèn trong bản chất của y đă bị thiêu rụi; giờ đây y chỉ c̣n những tư
tưởng cao siêu và tinh vi hơn, những hoài băo cao thượng và vị tha mà y đă
ấp ủ trong khi c̣n sinh hoạt trên trần thế.
Nơi cơi trung giới, y có thể đă có một sinh hoạt
tương đối dễ chịu, mặc dù rơ ràng là hạn hẹp; mặt khác, y có thể chịu đau
khổ đáng kể trong khi tồn tại nơi luyện ngục. Nhưng nơi Devachan, y chỉ gặt
hái kết quả của những tư tưởng và xúc cảm hoàn toàn vị tha; v́ thế cho nên
sinh hoạt trên cơi Devachan không thể khác hơn là cực lạc.
Một Chơn sư đă dạy rằng Devachan “là
một nơi không có nước mắt, không có
tiếng thở dài năo nuột, nơi chẳng có cưới hỏi và nơi mà kẻ công chính đă
được thực hiện đến mức hoàn hảo rốt ráo”.
Những tư tưởng tụ tập xung quanh người nhập Devachan
tạo ra một loại vỏ bảo vệ, thông qua đó y có thể đáp ứng với một vài loại
rung động nơi vật chất tinh vi này. Những tư tưởng ấy là các quyền năng giúp
y rút ra được kho tàng vô tận của cơi trời. Chúng được dùng làm những cánh
cửa sổ mà thông qua đó y có thể nh́n ra ngoài thấy được vẻ huy hoàng và mỹ
lệ của cơi trời. Cũng thông qua đó sự đáp ứng với những thần lực từ bên
ngoài có thể đến với y được. Mọi người vượt trên mức kẻ dă man thấp hèn nhất
ắt phải có một chút xíu nào đó xúc cảm thuần túy vị tha cho dẫu đó chỉ là
một lần duy nhất trong suốt đời; và điều ấy là một cánh cửa sổ cho y hiện
nay. Thật là một sự sai lầm khi coi lớp vỏ tư tưởng này là một sự hạn chế.
Chức năng của nó không phải là khiến cho con người bị bưng bít khỏi những
rung động của cơi này mà đúng hơn là giúp cho y có thể đáp ứng với những ảnh
hưởng ở trong tầm nhận biết của y. Như ta sẽ thấy ở Chương XXVII, cơi trí
tuệ là một phản ảnh của Trí tuệ Thượng Đế, một kho chứa có tầm mức vô hạn,
từ đó con người vui hưởng cơi trời có thể rút ra được đủ mức tùy theo khả
năng tư tưởng và hoài băo của chính ḿnh được sinh sản ra trong sinh hoạt
trên cơi trần và cơi trung giới. Nơi cơi trời những sự hạn chế này – nếu ta
có thể gọi chúng là như vậy trong lúc này – không c̣n tồn tại nữa; nhưng
trong quyển sách này ta không bàn tới cái cơi cao siêu ấy.
Mỗi người chỉ có thể rút ra được từ cơi trời và chỉ
có thể nhận biết được đúng mức về nó theo như trước kia ḿnh đă nỗ lực chuẩn
bị để thực hiện. Theo cách tŕnh bày của dụ ngôn Đông phương th́ mỗi người
đều mang theo cái chén của ḿnh; một số chén th́ lớn c̣n một số chén lại
nhỏ. Nhưng dù lớn hay nhỏ th́ mỗi cái chén đều chứa đầy đến mức tối đa; biển
cực lạc vốn quá đầy đủ cho bất cứ ai.
Kẻ phàm phu không thể có hoạt động ǵ nhiều ở cơi
trí tuệ này; t́nh trạng của y chủ yếu là tiếp nhận và tầm nh́n của y về bất
cứ thứ ǵ bên ngoài lớp vỏ tư tưởng của chính ḿnh đều có tính cách hạn chế
nhất. Những tư tưởng và hoài băo của y vốn chỉ đi theo một vài đường lối, y
không thể đột nhiên tạo ra những đường lối mới; v́ thế cho nên y bắt buộc
chỉ có thể lợi dụng được chút ít từ những lực sống động vây xung quanh ḿnh
hoặc từ những cư dân thiên thần đầy quyền lực trên cơi trí tuệ, cho dẫu
nhiều thiên thần này dễ dàng đáp ứng với một vài hoài băo của con người.
Vậy là kẻ nào trong buổi sinh thời chủ yếu chỉ coi
trọng những sự việc vật chất ắt đă khiến cho ḿnh chỉ có được một vài cửa sổ
để cho y có thể tiếp xúc với thế giới mà y sống trong đó. Tuy nhiên kẻ nào
quan tâm tới nghệ thuật, âm nhạc hoặc triết lư ắt t́m ra vô số sự hưởng thụ
và vô số giáo huấn đang chờ đợi ḿnh, tầm mức mà y có thể lợi dụng được chỉ
hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng nhận thức của chính y thôi.
Có một số lớn những người mà các tư tưởng cao siêu
chỉ liên quan tới sự luyến ái và sùng tín. Một người yêu thương người khác
một cách sâu sắc hoặc cảm thấy vô cùng sùng tín đối với một thần linh cá
nhân th́ người ấy ắt tạo ra một h́nh tư tưởng mạnh mẽ về người bạn ấy hoặc
vị thần linh ấy, và tất yếu mang theo h́nh tư tưởng ấy vào trong thế giới
trí tuệ bởi v́ nó tự nhiên thuộc về mức độ vật chất đó.
Bây giờ ta hăy theo dơi một kết quả quan trọng và
thú vị. T́nh thương vốn tạo lập và duy tŕ h́nh tư tưởng là một lực rất
mạnh; thật vậy nó đủ mạnh để đạt tới và tác động lên chơn ngă của người bạn
vốn tồn tại trên cơi thượng trí; đó là v́ cố nhiên chơn ngă mới là chủ nhơn
được yêu thương chứ không phải là thể xác vốn chỉ biểu diễn một phần nào của
chơn nhơn. Chơn ngă của người bạn khi cảm thấy rung động bèn ngay tức khắc
tha thiết hưởng ứng nó, tuôn đổ bản thân ḿnh vào h́nh tư tưởng vốn tạo ra
cho ḿnh. V́ vậy bạn của người ấy, quả thật có mặt cùng với y c̣n linh động
hơn bao giờ hết.
Việc người bạn c̣n sống hay đă chết th́ cũng chẳng
có ǵ khác nhau. Điều này xảy ra v́ lời khẩn cầu được thực hiện không phải
với một mảnh của chơn nhơn người bạn vốn đôi khi bị giam hăm trong thể xác,
mà khẩn cầu với chính chơn nhơn trên cơi của riêng ḿnh. Chơn ngă luôn luôn
hưởng ứng; điều này khiến cho ai có một trăm người bạn đều có thể đồng thời
hưởng ứng trọn vẹn t́nh luyến ái của mỗi một trong số một trăm bạn ấy. V́
không một con số nào nơi cơi thấp có thể làm cạn kiệt được hằng hà sa số
biểu diễn của chơn ngă. V́ thế cho nên chơn nhơn có thể biểu diễn trên “cơi
trời” qua vô số người.
Như vậy mỗi người trong sinh hoạt trên cơi trời đều
thấy xung quanh ḿnh có những h́nh tư tưởng được linh hoạt của tất cả những
người bạn mà ḿnh muốn kề cận. Hơn nữa, đối với y th́ những h́nh tư tưởng
này bao giờ cũng là tốt nhất bởi v́ chính y đă tạo ra những h́nh tư tưởng để
cho bạn ḿnh biểu lộ qua đó được.
Trên cơi hồng trần c̣n hạn chế nhưng ta quen nghĩ
tới bạn ḿnh chỉ là sự biểu lộ hạn chế mà ta biết được trên cơi trần. Mặt
khác trên cơi trời, ta rơ ràng là gần kề hơn nhiều với sự thật của bạn ḿnh
so với lúc c̣n ở trên trần thế, bởi v́ chúng ta ở hai mức hoặc hai cơi gần
hơn so với nơi cư trú của chính chơn ngă.
Có một sự khác nhau quan trọng giữa sinh hoạt sau
khi chết trên cơi trí tuệ và sinh hoạt trên cơi trung giới. Đó là v́ trên
cơi trung giới ta gặp bạn ḿnh (trong khi thể xác họ đang ngủ) đang ở trong
thể vía, nghĩa là ta vẫn c̣n giao tiếp với
phàm ngă của họ. Song le trên cơi
trí tuệ, ta không gặp gỡ bạn bè ở trong thể trí mà họ sử dụng trên trần thế.
Ngược lại, chơn ngă của họ xây dựng cho họ những thể trí hoàn toàn mới và
riêng biệt, và thay v́ là tâm thức của phàm ngă th́ tâm thức của chơn ngă
lại tác động qua những thể trí ấy. Do đó, hoạt động trên cơi trí tuệ của bạn
bè ta khác hẳn về mọi mặt so với phàm ngă của họ khi c̣n sống trong thể xác.
V́ thế cho nên, bất cứ sự phiền năo hoặc rắc rối nào
có thể xảy ra cho phàm ngă của
người c̣n sống đều tuyệt nhiên không thể ảnh hưởng tới h́nh tư tưởng của y
mà chơn ngă của y đang sử dụng làm một thể trí bổ sung. Nếu trong cái sự
biểu lộ ấy mà y c̣n biết tới sự phiền năo và rắc rối của phàm ngă th́ nó
cũng chẳng gây rắc rối cho y, bởi v́ y xem xét nó theo quan điểm của chơn
ngă ở trong thể nguyên nhân, đó nghĩa là một bài học để được học hỏi hay là
một nghiệp báo nào đó cần phải được thanh toán. Theo quan điểm này th́ y
không hề bị hăo huyền; ngược lại chính quan điểm của phàm ngă mới bị mê lầm;
bởi v́ điều mà phàm ngă coi là rắc rối hoặc phiền năo th́ chơn nhơn trong
thể nguyên nhân chỉ coi là những bước tiến trên con đường tiến hóa.
Ta cũng thấy rằng một người nơi Devachan không hề ư
thức ǵ về phàm ngă của bạn ḿnh trên cơi trần. Ta đă tŕnh bày đầy đủ cái
có thể được gọi là lư do máy móc của điều ấy. Cũng c̣n có những lư do khác
vững chắc không kém đối với sự dàn xếp này. Đó là v́ một người nhập Devachan
rơ rệt là không được hạnh phúc nếu y cứ ngoái lại nh́n ngắm những người mà
ḿnh yêu thương giờ đây đang phiền năo và đau khổ hoặc đang phạm tội.
Như vậy nơi Devachan không có sự chia cách do thời
gian hoặc không gian, cũng không thể có bất kỳ sự hiểu lầm nào do từ ngữ
hoặc tư tưởng; ngược lại có một sự hiệp thông gần gũi hơn nhiều giữa linh
hồn với linh hồn so với trường hợp khi c̣n sống trên trần thế. Trên cơi trí
tuệ, không có hàng rào ngăn cách nào giữa linh hồn với linh hồn; chính xác
tỉ lệ với thực tại sinh hoạt của linh hồn nơi chúng ta cũng là thực tại của
sự hiệp thông linh hồn nơi Devachan. Linh hồn của bạn ta sống trong h́nh tư
tưởng mà ta tạo ra cũng đạt được mức độ mà linh hồn của bạn và linh hồn của
chúng ta có thể xao xuyến rung động đồng cảm.
Việc ta không thể tiếp xúc được với những người c̣n
ở trên trần thế chỉ giới hạn qua thể xác và thể vía hoặc nếu họ và chúng ta
bất ḥa với nhau trong sinh hoạt nội giới. V́ thế cho nên nơi Devachan không
một kẻ thù nào có thể xâm nhập được bởi v́ chỉ có sự đồng cảm, đồng thanh
tương ứng đồng khí tương cầu mới có thể thu hút người ta lại với nhau trên
cơi trời.
Đối với những người vượt ngoài tầm chúng ta về mặt
tiến hóa th́ ta bước vào tiếp xúc với họ cũng đạt được đến mức ta có thể
hưởng ứng với họ; đối với những người kém tiến hóa hơn chúng ta th́ ta hiệp
thông tới mức giới hạn khả năng của họ.
Học viên nên nhớ lại rằng, Tinh linh Dục vọng sắp
xếp lại thể vía sau khi chết thành ra các lớp vật chất đồng tâm mà lớp ngoài
cùng là trọng trược nhất; như vậy nó đă hạn chế con người vào cái cảnh giới
thuộc cơi trung giới có vật chất thuộc lớp ngoài cùng của thể vía. Trên cơi
trí tuệ không có điều ǵ tương ứng với điều này, tinh linh trí tuệ không
hành động theo kiểu mà Tinh linh Dục vọng đă chọn theo. Cũng có một sự
khác nhau quan trọng nữa giữa sinh hoạt trên cơi trung giới và sinh
hoạt trên cơi hạ trí. Trên cơi hạ trí, con người không lần lượt trải qua đủ
thứ cảnh giới mà bị thu hút trực tiếp tới cảnh giới tương ứng nhiều nhất với
tŕnh độ phát triển của ḿnh, y sống trọn cả sinh hoạt nơi thể trí trên cảnh
giới ấy. Sự biến thiên của sinh hoạt hạ trí là vô hạn v́ mỗi người tạo ra
cảnh giới của riêng ḿnh.
Nơi cơi trời Devachan, tất cả những ǵ có giá trị
cho các kinh nghiệm đạo đức và trí tuệ của Chủ thể Suy tư trong kiếp sống
vừa chấm dứt đều được liệt kê ra, suy gẫm rồi dần dần được chuyển hóa thành
năng khiếu nhất định về đạo đức và trí tuệ, thành những quyền năng mà y sẽ
mang theo qua kiếp sống mới. Y không tác động bên trong thể trí, cái trí nhớ
thực sự về quá khứ bởi v́ như ta sẽ thấy theo đúng lúc, cái thể trí ấy cũng
bị tan ră. Trí nhớ về quá khứ chỉ tồn tại nơi chính Chủ thể Suy tư vốn đă
sống qua kinh nghiệm ấy và vẫn c̣n trường tồn. Nhưng những sự kiện trong
kinh nghiệm quá khứ đều được tác động thành ra năng khiếu, sao cho nếu một
người đă nghiên cứu sâu sắc th́ hậu quả của việc nghiên cứu này là việc tạo
ra một năng khiếu đặc biệt nhằm lĩnh hội và quán triệt đề tài ấy, khi lần
đầu tiên nó được giới thiệu cho y trong kiếp khác. Y sẽ chào đời với một
năng khiếu đặc biệt theo đường lối nghiên cứu đó và sẽ hấp thụ nó một cách
rất dễ dàng.
Như vậy mọi điều được suy nghĩ trên trần thế đều
được sử dụng nơi Devachan; mọi hoài băo đều được un đúc thành quyền năng,
mọi nỗ lực bất đắc chí đều trở thành năng khiếu và năng lực; mọi sự phấn đấu
và thất bại đều tái xuất hiện thành vật liệu để được rèn đúc thành những
công cụ để chiến thắng; mọi sự phiền năo và sai sót đều chói lọi thành những
kim loại quí để được luyện ra thành ư chí minh triết và được chỉ đạo đúng
đắn. Nơi Devachan, những kế hoạch làm việc thiện mà trong quá khứ người ta
c̣n thiếu tài năng để hoàn tất, đều được rèn luyện thành tư tưởng, có thể
nói là từng bước được diễn tập để phát triển tài năng cần thiết thành ra
những năng khiếu trí tuệ ngơ hầu sử dụng được trong một kiếp sống tương lai
trên trần thế.
Một Chơn sư đă dạy rằng nơi Devachan, Chơn ngă chỉ
thu thập nước cam lồ gồm những đức
tính đạo đức và tâm thức bắt nguồn từ mọi phàm ngă trên cơi trần.
Trong thời kỳ Devachan, Chơn ngă duyệt lại kho chứa
kinh nghiệm của ḿnh, vụ gặt hái kiếp sống trên trần thế vừa kết liễu, tách
rời và phân loại chúng, đồng hóa những ǵ có thể đồng hóa được, vứt bỏ những
ǵ lỗi thời và vô dụng. Chơn ngă chẳng c̣n có thể luôn luôn bận bịu trong
cơn xoáy lốc của kiếp sống trần gian hơn là một công nhân luôn luôn tom góp
đủ mọi vật liệu nhưng chưa bao giờ dùng vật liệu chế ra hàng hóa, hoặc cũng
như một người cứ luôn luôn có thể ăn thực phẩm mà lại chưa bao giờ tiêu hóa
và đồng hóa thực phẩm để kiến tạo nên các mô của cơ thể. Như vậy, ngoại trừ
trường hợp rất ít người (mà ta sẽ thấy sau này) Devachan là hoàn toàn cần
thiết cho kế hoạch của sự vật.
Việc không hiểu đầy đủ về chân tướng của Devachan
đôi khi đă khiến người ta nghĩ rằng sinh hoạt của kẻ phàm phu nơi cơi trời
hạ trí chẳng qua chỉ là sự mơ mộng và hăo huyền, khi y tưởng rằng ḿnh hạnh
phúc giữa gia đ́nh và bạn bè hoặc tiến hành kế hoạch của ḿnh một cách hoàn
toàn vui vẻ và thành công, th́ y thật sự chỉ là nạn nhân của sự mê muội độc
ác.
Ư tưởng này xuất phát từ quan niệm sai lầm về điều
cấu tạo thành thực tại (theo như ta đă từng biết được nó) và do có một quan
niệm sai sót. Học viên nên nhớ lại rằng hầu hết mọi người thực chứng được
rất ít về sinh hoạt trí tuệ của ḿnh ngay cả khi nó diễn ra trong thể xác,
đến nỗi mà khi người ta tŕnh bày với họ h́nh ảnh về sinh hoạt trí tuệ bên
ngoài cơ thể th́ họ mất hết mọi ư thức về thực tại và cảm thấy dường như thể
họ chuyển vào một thế giới của giấc mơ. Song le sự thật là xét về mặt thực
tại th́ sinh hoạt trên cơi trần so với sinh hoạt trên cơi hạ trí bất lợi hơn
nhiều.
Trong sinh hoạt b́nh thường trên cơi trần, hiển
nhiên là quan niệm của kẻ phàm phu ấy về mọi thứ xung quanh ḿnh đều bất
toàn và thiếu chính xác về rất nhiều mặt. Chẳng hạn như y không biết ǵ về
các lực dĩ thái, trung giới và hạ trí vốn ẩn đằng sau mọi thứ mà y nh́n
thấy, và cho đến nay quả thật tạo thành bộ phận quan trọng nhất của sự vật
ấy.
Toàn thể tầm nh́n của y bị giới hạn vào một bộ phận
nhỏ của sự vật mà y cảm thấy bằng giác quan, do trí năng, tŕnh độ giáo dục,
kinh nghiệm giúp y hiểu rơ. V́ vậy, y sống trong một thế giới phần lớn là do
chính ḿnh tạo ra. Y không ngộ ra được rằng điều này là như vậy bởi v́ y đâu
có biết ǵ nhiều hơn. Vậy là xét theo quan điểm này th́ sinh hoạt b́nh
thường trên cơi trần ít ra cũng hăo huyền chẳng kém ǵ sinh hoạt nơi
Devachan và nếu suy nghĩ kỹ lưỡng th́ ta ắt thấy nó thật ra c̣n hăo huyền
hơn nhiều.
Đó là v́ khi một người nhập Devachan coi tư tưởng
của ḿnh là một điều có thực th́ y hoàn toàn đúng; chúng quả là một điều
có thật trên cơi hạ trí, bởi v́ ở
cơi ấy th́ ngoài tư tưởng ra chẳng điều ǵ là có thật. Sự khác nhau ở chỗ là
trên cơi trí tuệ, ta công nhận đây là một sự thật vĩ đại của thiên nhiên c̣n
trên cơi hồng trần ta không công nhận điều ấy. V́ thế cho nên chúng tôi hoàn
toàn có lư khi bảo rằng trong hai thứ th́ sự si mê trên cơi trần lớn hơn sự
si mê trên cơi hạ trí. Thật vậy, sinh hoạt của hạ trí vốn mănh liệt hơn hẳn,
linh hoạt và gần gũi với thực tại hơn nhiều so với sinh hoạt của giác quan.
V́ thế cho nên, theo lời của một Chơn sư : “Chúng
tôi gọi sinh hoạt sau khi chết mới là thực tại duy nhất, c̣n sinh hoạt trên
cơi trần kể cả chính phàm ngă cũng chỉ là hăo huyền thôi”. “Nếu ta gọi sinh
hoạt nơi Dervachan là một ‘giấc mơ’ theo bất kỳ ư nghĩa nào hơn mức của một
thuật ngữ được qui ước, th́ ta đă măi măi chối bỏ tri thức của Giáo Lư Bí
Truyền vốn duy nhất nắm giữ được sự thật”.
Có một lư do khiến cho ta cảm thấy sinh hoạt nơi cơi
trần là thực tại, c̣n khi ta nghe nói tới Devachan th́ lại bảo đó là phi
thực tại; bởi v́ ta xem xét sinh hoạt trên cơi trần từ
bên trong khi ta chịu đầy đủ những sự hăo huyền của nó, c̣n ta lại lắng
ngắm Devachan vốn vượt ngoài ṿng thời gian từ
bên ngoài do mức độ māyā hoặc hăo
huyền đặc thù của cơi trần nhất thời không c̣n ảnh hưởng nữa.
Nơi chính Devachan th́ quá tŕnh này lại đảo ngược;
bởi v́ cư dân của nó cảm thấy sinh hoạt của chính ḿnh mới là có thực và coi
sinh hoạt trên trần thế là đầy những quan niệm sai lầm và những hăo huyền
rành rành nhất. Nói chung th́ những người nhập Devachan gần với sự thật hơn
khi họ phê phán sinh hoạt trên cơi trần, nhưng dĩ nhiên những hăo huyền của
trần thế, mặc dù đă bị giảm bớt, nhưng chưa hoàn toàn thoát khỏi cơi trời hạ
trí bất chấp sự thật là việc tiếp xúc trên cơi ấy mang tính có thực hơn và
ngay tức khắc hơn.
Nói chung th́ sự thật là chúng ta càng vươn lên cao
qua các cơi tồn tại th́ chúng ta lại càng tiến gần hơn tới thực tại, bởi v́
những sự việc tâm linh tương đối có thực và lâu bền hơn, c̣n những sự việc
vật chất mang tính hăo huyền phù du tạm bợ hơn.
Học viên có thể theo đuổi tư tưởng này mà có ích lợi
hơn một chút nữa khi coi sinh hoạt nơi Devachan là kết quả của sinh hoạt
trước khi trải qua trên cơi trung giới và cơi hồng trần. Lư tưởng và hoài
băo cao siêu nhất của ta chưa bao giờ thực hiện được trên cơi trần và chúng
cũng chẳng bao giờ có thể thực hiện được ở đó bởi v́ khả năng thực hiện rất
hạn hẹp do vật chất của cơi trần tương đối thô trược.
Nhưng theo luật Nhân quả nghiệp báo (luật bảo toàn
năng lượng là một biểu hiện khác của luật này mà ta đă từng biết tới) không
một lực nào có thể bị mất đi hoặc cướp mất hiệu quả đúng mức của ḿnh, nó
ắt phải tạo ra hiệu quả đúng mức
và đầy đủ cho đến khi cơ hội của nó xuất hiện th́ nó vẫn c̣n tồn tại dưới
dạng năng lượng tích trữ. Nói cách khác, nhiều năng lượng tâm linh cao siêu
của con người không thể tạo ra được kết quả đúng mức trong sinh hoạt trên
trần thế, bởi v́ những nguyên khí cao của y chưa thể đáp ứng được với những
rung động thanh bai và tinh vi đến mức ấy, chừng nào con người c̣n chưa
thoát khỏi nanh vuốt của con yêu râu xanh xác thịt. Trong sinh hoạt trên cơi
trời lần đầu tiên mọi sự trở ngại ấy đều bị tháo gỡ cho nên những năng lượng
tích tụ lại mới tuôn ra thành một phản ứng tất yếu mà luật nhân quả đ̣i hỏi.
Browning có nói: “Trên cơi trần là những ṿng cung rời rạc th́ trên cơi trời
là một ṿng tṛn toàn bích”. Vậy là những sự công bằng tuyệt đối đă được
thực hiện, chẳng điều ǵ bị mất đi bao giờ cho dẫu trên cơi trời dường như
là nhiều điều đă không đạt được mục đích và xôi hỏng bỏng không.
Như vậy, Devachan tuyệt nhiên không phải là một giấc
mơ hoặc vùng đất liên hoa nơi người ta vô công rổi nghề chẳng có mục đích
ǵ. Ngược lại đó là một vùng đất hoặc nói cho đúng hơn là một t́nh huống tồn
tại nơi mà cái trí và cái tâm đă phát triển, không bị cản trở bởi vật chất
thô trược hoặc bởi những sự toan tính nhỏ mọn, nơi mà người ta rèn luyện vũ
khí để phấn đấu v́ sự sống trên trần thế và thật vậy, nơi đây bảo đảm sự
tiến bộ trong tương lai.
Học viên cũng có thể nhận thức được rằng, hệ thống
mà thiên nhiên đă dàn xếp sự sống sau khi chết vốn chỉ là hệ thống duy nhất
có thể hoàn thành được mục đích khiến cho mọi người hạnh phúc đến mức tối đa
trong khả năng hạnh phúc của ḿnh. Nếu niềm vui trên cơi trời chỉ là một
loại đặc thù (theo một vài thuyết chính thống nào đó) th́ một số người ắt sẽ
mỏi mệt v́ nó, một số người ắt không thể tham gia vào đó hoặc là do thiếu
thị hiếu theo hướng đặc thù ấy hoặc là không có được nền giáo dục cần thiết.
Trong tác phẩm Thiên đường Du kư của
Thuyền trưởng Stormfield, Mark Twain đă tŕnh bày ư niệm theo kiểu cổ
điển về thiên đường khiến nó bị rút
gọn đi đến mức vô lư, khiến cho (theo như người ta nghĩ) không thể đứng
vững được đời đời; nhờ vậy nhân tiện ông đă cung ứng một ví dụ cổ điển về
việc sử dụng sự phân tích hài hước ngay cả trong những vấn đề triết lư và
tôn giáo sâu sắc.
Trở lại với đề tài chính yếu của ḿnh, ta hăy xem có
sự dàn xếp nào khác đối với thân bằng quyến thuộc cũng có thể được thỏa măn
chăng? Nếu người quá cố được phép theo dơi số phận thăng trầm của bạn bè
ḿnh trên trần thế th́ họ ắt không thể hạnh phúc được. V́ không biết điều ǵ
xảy ra cho thân bằng quyến thuộc cho nên họ phải đợi đến khi
bạn bè chết hết rồi mới gặp họ được th́ ắt có một thời kỳ đau khổ ngưng
đọng lại thường thường trải qua nhiều năm mà trong nhiều trường hợp th́ đến
lúc ấy bạn bè đă thay ḷng đổi dạ không c̣n đồng cảm với ḿnh nữa.
Thiên nhiên đă tránh được mọi điều khó khăn ấy. Mỗi
người tự quyết định cho bản thân cả
về độ dài lẫn tính cách sinh hoạt trên thiên đường qua những nguyên nhân
mà bản thân ḿnh đă tạo ra trong buổi sinh thời; v́ thế cho nên y không thể
không có được chính xác cái số lượng mà ḿnh xứng đáng và chính xác cái chất
lượng hoan hỉ thích hợp nhất với những đặc tính của ḿnh. Những người mà y
yêu thương bao giờ cũng sát cánh với y và bao giờ cũng ở mức cao thượng nhất
và tốt đẹp nhất, không một h́nh bóng bất ḥa hoặc thay đổi nào đă từng xảy
ra giữa họ với nhau v́ y nhận được từ họ bao giờ cũng chính là cái mà ḿnh
mong ước. Thật vậy, phương pháp của thiên nhiên vô cùng cao siêu hơn bất cứ
điều ǵ mà trí khôn hoặc óc tưởng tượng của con người đă từng có thể hiến
dâng ra thay vào chỗ đó.
Có lẽ trên cơi hồng trần thật khó ḷng mà ngộ ra
được bản chất sáng tạo của những quyền năng do Chủ thể Suy tư vận dụng khi
khoác lấy thể hạ trí và không bị cản trở bởi thể xác. Trên trần thế, một
nghệ sĩ có thể tạo ra những linh ảnh đẹp tuyệt vời, nhưng khi y t́m cách thể
hiện nó qua vật liệu trên trần thế th́ y thấy những linh ảnh ấy không đáp
ứng được qua quan niệm hạ trí của ḿnh. Song le nơi Devachan, mọi điều mà
người ta suy nghĩ đến ngay tức khắc được mô phỏng thành h́nh dạng từ loại
vật chất hoặc vật liệu tinh vi hiếm có; đó là môi trường mà cái trí thông
thường hoạt động trong đó khi nó thoát khỏi mọi đam mê và đáp ứng với mọi sự
thôi thúc của hạ trí. Như vậy, vẻ đẹp của môi trường xung quanh con người
nơi Devachan đă tăng gia vô tận lên tới sự phong phú và năng lượng trong tâm
trí của y.
Học viên nên phấn đấu ngộ ra được rằng cơi trí tuệ
là một thế giới rộng lớn và huy hoàng với sự sống linh động mà bây giờ ta
đang sống trong đó cũng như trong các thời kỳ giữa những kiếp đă qua trên
trần thế. Chỉ v́ ta c̣n phát triển thấp kém, thể xác c̣n áp đặt lên ta những
sự hạn chế, cho nên điều ấy mới ngăn cản ta ngộ ra trọn vẹn được mọi sự huy
hoàng của cơi trời cao nhất đều ở xung quanh ta ngay tại đây và ngay bây
giờ; những ảnh hưởng tuôn đổ từ cơi ấy bao giờ cũng tác động lên ta nếu ta
chỉ hiểu được và tác động được nó. Một bậc thầy của Phật giáo đă dạy như
sau: “Ánh sáng đều có mặt xung quanh con, miễn là con gỡ bỏ cái dải che mắt
để nh́n cho rơ. Nó thật là kỳ diệu, đẹp đẽ, vượt xa bất cứ thứ ǵ mà người
ta mơ ước tới hoặc cầu nguyện được; nó măi măi và bao giờ cũng thế” (Linh
hồn của một Dân tộc, trang 163).
Nói cách khác, Devachan là
một trạng thái tâm thức và
bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng có thể tiếp nhận Devachan nếu y đă học
được cách triệt thoái linh hồn ra khỏi các giác quan. Ta có thể xét thấy
rằng Devachan đối với mỗi kiếp sống trên trần thế ra sao th́ Niết Bản đối
với sự kết liễu sinh tử luân hồi cũng như vậy.
CƠI DEVACHAN: THỜI GIAN KÉO DÀI
VÀ CƯỜNG ĐỘ
Khi xét thấy sự kiện con người tạo ra cho bản thân
cơi luyện ngục của chính ḿnh và cơi trời của chính ḿnh, th́ rơ ràng không
một trạng thái tâm thức nào cứ măi măi như vậy bởi v́ một nguyên nhân hữu
hạn không thể tạo ra một kết quả vô hạn.
Việc xác định thời gian con người trải qua trên các
cơi hồng trần, trung giới và hạ trí, thay đổi đáng kể tùy theo sự tiến hóa
của ḿnh. Người dă man hầu như sống hoàn toàn trên cơi trần, sau khi chết
chỉ trải qua vài năm trên cơi trung giới. Khi y phát triển th́ sự sống trên
cơi trung giới của y kéo dài ra hơn và khi trí năng của y nẩy nở th́ y cũng
bắt đầu sống một thời gian ngắn trên cơi hạ trí.
Người thường trong các giống dân văn minh ở lại trên
cơi hạ trí nhiều hơn trên cơi hồng trần và cơi trung giới. Thật vậy, con
người càng tiến hóa th́ sinh hoạt trên cơi trung giới của y càng ngắn và
sinh hoạt trên cơi hạ trí càng dài.
V́ thế cho nên ta thấy rằng, ngoại trừ trong những
giai đoạn sơ khai nhất của cuộc tiến hóa cho đến nay con người trải qua một
phần lớn thời gian trên cơi hạ trí. Bây giờ ta sẽ thấy tỉ mỉ ngoại trừ trong
trường hợp người kém tiến hóa nhất, c̣n th́ tỉ lệ sinh hoạt trên cơi trần
với sinh hoạt trên cơi hạ trí hiếm khi nào vượt mức 1/20 và trong trường hợp
những người phát triển khá th́ đôi khi nó thấp tới mức 1/30. Học viên bao
giờ cũng phải nhớ rằng trú sở chân thực của Chơn nhơn tức Chơn ngă là cơi
Thượng trí; mỗi sự giáng xuống nhập thể chỉ là một thời kỳ ngắn mặc
dù quan trọng trong đời sinh hoạt của ḿnh.
Các bảng thuộc trang 186 – 187 tŕnh bày ư niệm về
thời khoảng trung b́nh gần đúng giữa hai kiếp sống tùy theo lớp người hữu
quan cùng với phần trung b́nh trải qua trên các cơi trung giới, hạ trí và
thượng trí.
Yêu cầu học viên đừng xét theo nghĩa đen hoặc quá
cứng ngắc về sự thuyết giải cách phân loại này qua địa vị xă hội mà xét về
một số phương diện th́ rất đáng chê trách. Cùng lắm th́ việc xếp nhóm chỉ
nên coi là đại khái và gần đúng. Đó là v́ hiển nhiên chẳng hạn như có những
mẫu người “nghiện rượu và hết chỗ xài” thuộc bất kỳ đẳng cấp xă hội nào;
hoặc một người mà địa vị xă hội thuộc về lớp người “phú nông” có thể thật ra
cũng chẳng cao cấp ǵ hơn một công nhân không lành nghề mặc dù y có thể
không phải chân lấm tay bùn. Thay v́ xét tới đẳng cấp xă hội, tốt hơn có lẽ
ta nên phát minh ra một phương pháp phân loại theo sự phát triển về đạo đức
và tâm trí, nhưng ngay cả phương pháp này cũng tỏ ra gặp khó khăn không kém
ǵ phương pháp mà ta đă chọn theo.
Ta cũng phải hiểu rằng những con số nêu trên
chỉ là trung b́nh, phần lớn trên
mỗi phía của hai chiều đều có thể được.
Một sự khác nhau nào đó là do phương pháp biệt lập
ngă tính, nhưng nơi những lớp hạ đẳng th́ sự khác nhau này cũng tỉ lệ kém
hơn nhiều. Những người biệt lập ngă tính do trí năng có khuynh hướng trải
qua hai thời khoảng nêu trên lâu hơn trong khí những người biệt lập ngă tính
theo kiểu khác có khuynh hướng trải qua thời khoảng ngắn hơn. Bây giờ ta sẽ
trở lại vấn đề này và giải thích nó một cách tỉ mỉ hơn.
Nói chung, người nào chết yểu có khuynh hướng trải
qua thời khoảng ngắn hơn người chết lúc tuổi già, nhưng rất có thể tỉ lệ
sinh hoạt trên cơi trung giới lớn hơn bởi v́ hầu hết những xúc động mănh
liệt được thanh toán trong sinh hoạt trên cơi trung giới đều phát sinh trong
thời thanh xuân của kiếp sống trên cơi trần, c̣n năng lượng mang tính tâm
linh hơn vốn có kết quả trong sinh hoạt trên cơi trời rất có thể tiếp tục
cho đến cuối hoặc gần cuối sinh hoạt trên cơi trần.
Như vậy, chúng ta đă thấy rằng toàn thể thời gian
trải qua trên Devachan tùy thuộc vào vật liệu mà con người mang theo từ sinh
hoạt trên cơi trần; điều này có nghĩa là bất cứ thứ ǵ có thể được un đúc
thành ra năng lực trí tuệ và năng lực đạo đức tức là mọi tư tưởng và xúc
động thanh khiết được sản sinh ra trong buổi sinh thời, mọi nỗ lực trí tuệ,
đạo đức, mọi hoài băo, mọi kư ức về công việc hữu ích cũng như mọi kế hoạch
để phụng sự nhân loại. Chẳng một điều ǵ bị mất đi, cho dù nó yếu ớt hoặc
thoáng qua đến đâu đi nữa, tuy nhiên những đam mê ích kỷ đầy thú tính không
thể xen vào v́ không có vật liệu
nào để cho chúng biểu hiện qua đó được.
Điều ác trong kiếp quá khứ cũng bó tay mặc dù nó có
thể là chiếm đa số áp đảo đối với điều thiện, nó ngăn cản việc gặt hái trọn
vẹn được bất cứ vụ mùa đạm bạc nào về điều thiện mà ta có thể gặp được; sinh
hoạt nơi Devachan có thể rất ngắn ngủi nhưng kẻ đồi trụy nhất nếu c̣n có
chút ít ḷng khao khát điều đúng đắn, c̣n có chút ít sự xao xuyến trong tâm
hồn th́ ắt phải có một thời kỳ sinh hoạt nơi Devachan trong đó mầm mống
thiện sẽ đâm chồi nẩy lộc; trong đó tia lửa điều thiện có thể được quạt lên
thành một ngọn lửa nhỏ xíu.
Trong quá khứ, khi người ta sống mà tâm hồn cứ gắn
chặt vào cơi trời và hướng cả cuộc đời vào mục tiêu vui hưởng cảnh cực lạc
th́ thời kỳ trải qua nơi Devachan kéo dài rất lâu, đôi khi tới nhiều ngàn
năm. Tuy nhiên hiện nay khi tâm trí con người tập trung nhiều hơn vào chuyện
trần tục và rất ít tư tưởng của họ được hướng về sinh hoạt cao thượng th́
thời kỳ Devachan đă bị rút gọn đi tương ứng như vậy.
Tương tự như thế, thời kỳ trải qua trên cơi hạ trí
và cơi thượng trí tỉ lệ với số lượng tư tưởng được sản sinh ra rất nhiều
trong thể thượng trí và hạ trí. Mọi điều thuộc về
phàm ngă với những tham vọng,
những quyền lợi, những yêu đương, hi vọng và sợ hăi đều đơm hoa kết trái
trên cơi hạ trí tức thế giới của h́nh
tướng (sắc giới); những thứ thuộc về thượng trí tức cơi tư tưởng trừu
tượng vô ngă phải được thanh toán trên cơi nguyên nhân (vô sắc giới). Như
bảng nêu trên chỉ rơ, đa số mọi người chỉ nhập vào cơi trời thượng trí rồi
thoát ra khỏi nó một cách nhanh chóng; một số người trải qua phần lớn sinh
hoạt Devachan nơi cơi trời thượng trí; một số người trải qua sinh hoạt
Devachan hầu như toàn bộ trên cơi trời thượng trí.
Như vậy, cũng giống như một người tự tạo cho ḿnh
kiếp sống luyện ngục trên cơi trung giới; cũng vậy y quyết định cho chính
ḿnh cả thời gian kéo dài lẫn tính cách sinh hoạt trên cơi trời qua những
nguyên nhân mà khi sản sinh ra trong buổi sinh thời. V́ thế cho nên y không
thể không có được cả số lượng mà y xứng đáng lẫn
chất lượng hoan hỉ chính xác mà
các thói đặc dị của y thích ứng nhất.
Có một yếu tố khác rất quan trọng và đáng chú ư, đó
là cường độ của sinh hoạt
Devachan biến thiên theo các lớp Chơn ngă khác nhau, dĩ nhiên nó tạo ra tác
dụng rất lớn đối với sinh hoạt trên cơi trời xét về thời gian kéo dài.
Trong bảng ở trang 186, trong nội bộ của cùng một
nhóm Chơn ngă, ta thấy tŕnh bày hai loại h́nh mặc dù phát triển ngang nhau
nhưng lại khác nhau rất nhiều về thời khoảng giữa hai kiếp sống: một loại
h́nh trải qua khoảng 1200 năm, c̣n loại h́nh kia trải qua 700 năm giữa hai
kiếp sống. Bây giờ số lượng thần lực sản sinh ra đều đại khái bằng nhau
trong cả hai trường hợp, thế mà những người trải qua thời khoảng ngắn hơn ắt
nén một số lượng cực lạc gấp đôi thành ra sinh hoạt trên cơi trời, có thể
nói họ hoạt động ở mức cao áp, tập trung kinh nghiệm của ḿnh để trải qua
hầu như hai lần nhiều hơn bất cứ thời kỳ cho sẵn nào đối với thành viên
thuộc lớp kia.
Như ta đă nêu rơ ngắn gọn ở cách đây một vài trang,
sự khác nhau này là do cách thức đạt tới việc biệt lập ngă tính. Nếu không
đi sâu vào chi thiết của việc biệt lập ngă tính (điều này vượt quá phạm vi
của quyển sách này) th́ ta có thể giải thích rằng những người nào dần dần
biệt lập ngă tính nhờ sự phát triển trí năng
đều sản sinh ra một loại
thần lực khác khiến cho họ có sinh hoạt nơi Devahan lâu dài hơn; c̣n những
người nào biệt lập ngă tính
do một sự dâng trào ngay tức khắc của ḷng luyến ái hoặc ḷng sùng
tín đều trải qua cực lạc dưới dạng tập trung hoặc kịch liệt hơn nhiều. Nếu
có bất kỳ sự khác nhau nào về số
lượng thần lực sản sinh ra th́ dường như nó hơi lớn hơn trong trường hợp
những người trải qua thời khoảng ngắn hơn.
Việc khảo cứu đă chứng tỏ rằng thời khoảng giữa hai
kiếp sống co dăn rất nhiều gây ra nhiều sự biến thiên nhịp độ mà các Chơn
ngă triển khai sinh hoạt trên cơi trời của ḿnh.
Có một lư do quan trọng của điều này là cần phải đưa
các nhóm người gặp lại nhau cùng một lúc khi tái sinh luân hồi, chẳng những
để cho họ có thể thanh toán được những mối tương quan tương duyên về nghiệp
báo mà c̣n là v́ để cho họ có thể học cách cùng nhau làm việc cho đại sự.
Chẳng hạn như có một vài nhóm Chơn ngă được gọi là
những người phụng sự, họ hết kiếp này sang kiếp khác gặp nhau để có thể trải
qua những kinh nghiệm sơ bộ giống nhau, sao cho những mối ràng buộc luyến ái
giữa họ có thể khắng khít đến nỗi họ chẳng bao giờ hiểu lầm hoặc mất tin
tưởng đối với nhau khi sự căng thẳng của công việc thực sự dành sẵn cho số
phận họ xảy ra trong tương lai. Một sự kiện lớn lao vĩ đại là có nhóm dành
để phụng sự quan trọng hơn bất kỳ sự cân nhắc nào khác, như vậy nhóm người
này được tụ tập lại để cho họ có thể phụng sự với vai tṛ một đoàn thể người
hiệp đồng tác chiến.
Khỏi cần nói ta cũng thấy ở đây chẳng có ǵ bất
công, chẳng ai trốn được một chút xíu nào nghiệp báo chính đáng của ḿnh.
Nhưng nhịp độ mà nghiệp báo được thanh toán lại điều chỉnh độ đáp ứng với
những t́nh huống đặc thù trong mỗi trường hợp. Vậy là đôi khi có xảy ra việc
một nghiệp báo quá khứ nào đấy được thanh toán nhanh hơn để cho người ta có
thể tự do làm việc cao thượng mà không bị nghiệp báo cản trở; cũng v́ cứu
cánh ấy, đôi khi có xảy ra sự nhồi quả giáng xuống một người ngay một lúc
dưới dạng một thảm họa lớn lao nào đó; như vậy y thanh toán được nghiệp báo
nhanh hơn và dọn đường đi trước mặt ḿnh thênh thang hơn.
Dĩ nhiên là trong trường hợp đại đa số nhân loại th́
không có sự can thiệp đặc biệt nào thuộc loại này và sinh hoạt trên cơi trời
cứ được triển khai với nhịp độ b́nh thường. Sự khác nhau về
thời gian thanh toán nghiệp báo
bao gồm sự khác nhau về cường độ của kiếp sống được biểu lộ qua một sự chói
sáng ít nhiều nơi ánh sáng của thể trí.
CƠI DEVACHAN: NHỮNG CHI TIẾT ĐẶC
THÙ THÊM NỮA
Sau khi đă nghiên cứu một số đặc điểm tổng
quát của Devachan và mục đích nói chung của nó, th́ giờ đây ta cần trở lại
điền thêm vào những chi tiết nữa và nói thêm một số đặc điểm vốn không thể
bao hàm trong lần mô tả đầu tiên mà không gây ra quá tải.
Mặc dù xét về một chừng mực nào đó, Devachan cũng có
tính cách hăo huyền, quả thật cũng giống như mọi sự sống biểu lộ ở nhiều mức
độ khác nhau; tuy nhiên trong sinh hoạt trên cơi trời có nhiều thực tại hơn
sinh hoạt trên trần thế. Ta ắt thấy rơ điều này khi ta xét tới những t́nh
huống cần thiết để đạt được Devachan. Đó là v́ để cho một hoài băo hoặc một
lực tư tưởng tạo kết quả tồn tại trên cơi trí tuệ th́ nó phải có đặc trưng
chủ yếu là ḷng vị tha.
T́nh luyến ái đối với gia đ́nh hoặc bạn bè đưa người
ta lên sinh hoạt trên cơi trời cũng như ḷng sùng đạo, nhưng chỉ khi nào
t́nh luyến ái hoặc ḷng sùng tín ấy mang tính vị tha. T́nh luyến ái vốn là
một loại đam mê ích kỷ, yêu sách, chủ yếu chỉ muốn ḿnh được yêu, chỉ nghĩ
tới điều mà ḿnh nhận được hơn là điều mà ḿnh cho ra, nó cũng có thể dễ
dàng thoái hóa thành thói xấu ghen tuông, th́ t́nh luyến ái ấy không bao hàm
hạt giống cho sự phát triển trí tuệ; những lực mà nó phát động ắt chẳng bao
giờ vượt quá cơi trung giới, là cơi dục vọng mà chúng rơ ràng là thuộc về
cơi này.
Khi không có sự đeo bám, không thu hút về phía bản
ngă, không nghĩ tới được đền đáp th́ ta có một sự tuôn đổ thần lực ghê gớm
mà không một vật chất trung giới nào có thể diễn đạt được và tầm cỡ của cơi
trung giới cũng không đủ bao dung nó. Nó cần có loại vật chất tinh vi hơn và
không gian rộng lớn hơn của cơi trí tuệ, năng lượng sản sinh ra thuộc về cơi
cao ấy.
Cũng giống như vậy, ḷng sùng đạo của tín đồ tôn
giáo mà tư tưởng chủ yếu không phải là sự vinh quang của đấng thiêng liêng
mà là cách thức để ḿnh có thể cứu rỗi linh hồn của chính ḿnh, ắt không thể
đưa ta lên tới Devachan. Nhưng mặt khác, ḷng sùng tín tôn giáo đích thực
vốn chẳng bao giờ nghĩ tới bản thân mà chỉ hiến dâng t́nh thương và ḷng
biết ơn lên cho đấng thiêng liêng hoặc thủ lĩnh, lại được linh hứng bởi ḷng
ham muốn nồng nhiệt làm một điều ǵ đó cho đấng thiêng liêng hoặc nhân danh
ngài, th́ ḷng sùng tín ấy thường dẫn tới một sinh hoạt kéo dài trên cơi
trời thuộc một loại h́nh tương đối cao siêu. Đây ắt là trường hợp đối với
bất cứ đấng thiêng liêng hoặc thủ lĩnh nào, do đó tín đồ đối với Đức Phật,
đấng Krishna, Ormuzd, thánh Allah hoặc đấng Ki Tô đều cũng đạt tới phần
thưởng là sự cực lạc trên cơi trời. Thời gian kéo dài và phẩm tính của nó
tuyệt nhiên không tùy thuộc vào đối tượng của nó mà lại tùy thuộc vào cường
độ và sự trong sạch của xúc cảm.
Thật là một sai lầm khi giả định rằng một người trên
cơi trung giới và cơi hạ trí sau khi chết chỉ đang hoạt động để thanh toán
những kết quả trong sinh hoạt trên cơi trần thế vừa qua; nói chung th́ điều
này đúng với kẻ phàm phu, song le ngay cả khi y đang vui hưởng cực lạc trên
cơi Devachan, th́ đồng thời y cũng ảnh hưởng tới những người khác, v́ vậy y
đang tạo ra những quả báo nghĩa là gây nghiệp.
Xét theo bản chất của sự việc th́ điều này ắt phải
như thế bởi v́ tư tưởng là yếu tố mạnh mẽ nhất nhằm tạo ra nghiệp của con
người. Mọi lực đều có đặc trưng của cơi mà nó được sản sinh ra trên đó, cơi
càng cao th́ lực càng mạnh mẽ và bền bỉ.
Trong những trường hợp mà hiện nay c̣n hiếm hoi, khi
nâng tâm thức lên tới cơi nguyên nhân th́ thượng trí và phàm ngă được hiệp
nhất lại, tâm thức của Chơn ngă vốn ở trong tầm sử dụng của con người trải
qua trọn cả các kiếp sống trên cơi hồng trần, trung giới và hạ trí. V́ thế
cho nên, suy ra rằng y cũng đang gây ra nghiệp vào một thời kỳ này nhiều
không kém vào thời kỳ kia, và y có thể biến đổi t́nh huống trong cuộc đời
ḿnh qua việc vận dụng tư tưởng và ư chí.
Nhưng ngoài những trường hợp của người phát triển
cao ấy, ngay cả một người thường cũng tạo ra một cách hoàn toàn vô ư và vô
thức cho bản thân ḿnh, ba kết quả riêng biệt trong trọn cả sinh hoạt trên
cơi trời.
Một – Ḷng luyến ái mà y tuôn đổ
lên h́nh tư tưởng y tạo ra về bạn bè ḿnh là một quyền năng mạnh mẽ v́ điều
thiện. Nó đóng một vai tṛ đáng kể trong sự tiến hóa chơn ngă của người bạn
ấy. Ḷng luyến ái được khơi dậy từ người bạn, do đó có khuynh hướng làm tăng
cường phẩm chất đáng hâm mộ ấy nơi bản thân y. Một hành vi như thế rơ rệt là
gây ra nghiệp báo.
Thậm chí có thể là hiệu quả của tác động ấy biểu lộ
nơi phàm ngă của người bạn trên cơi trần. Đó là v́ nếu Chơn ngă bị biến đổi
bởi ḷng luyến ái tuôn đổ lên h́nh tư tưởng mà nó làm cho linh hoạt, th́ có
thể sự biến đổi ấy biểu lộ được nơi phàm ngă vốn dĩ nhiên là một sự biểu lộ
khác nữa cũng của Chơn ngă ấy.
Hai – Là một người tuôn đổ một
làn sóng luyến ái tràn ngập và khơi dậy những làm sóng khác đáp ứng từ người
bạn th́ rơ rệt là đang làm cải thiện bầu hào quang trí tuệ xung quanh ḿnh.
Bầu hào quang này tác động lên mọi cư dân của thế giới vốn đang sống trong
bầu hào quang ấy – chư thiên, loài người, loài thú, loài cây cỏ v.v. . .
Điều này rơ ràng là tạo ra một nghiệp quả.
Ba – Là một tư tưởng luyến ái vị
tha hoặc sùng tín chẳng những khơi dậy một sự đáp ứng từ Thượng Đế đối với
cá nhân nào phát khởi tư tưởng ấy mà c̣n giúp cho kho thần lực được đầy tràn
dưới sự quản lư của các đấng Ứng thân Nirmanakaya để dành cho các Chơn sư
Minh triết và đệ tử dùng trợ giúp loài người (Xem quyển thể Vía trang 57).
Cho dù kết quả của ḷng luyến ái hoặc sùng tín ấy trong sinh hoạt trên cơi
trần có lộng lẫy đến đâu đi nữa th́ ta cũng dễ dàng thấy rằng sự đáp ứng với
tư tưởng của một thực thể nhập Devachan có lẽ vẫn bền bỉ trong hàng ngàn năm
và đóng góp đáng kể vào cho kho chứa, nó mang lại cho thế gian một lợi ích
không thể tính toán được theo bất cứ kiểu nào mà ta sử dụng trên cơi trần.
Xét theo mọi điều cân nhắc th́ ta ắt thấy rơ rằng
thậm chí chỉ là một kẻ phàm phu chưa đặc biệt phát triển được tâm thức, song
le cũng có thể làm được nhiều điều tốt trong khi sinh hoạt nơi Devachan, v́
thế cho nên trong thời gian ấy y thực sự đang tạo ra nghiệp mới cho bản
thân, và thậm chí làm biến đổi sinh hoạt trên cơi trời trong khi nó đang
tiến bộ.
Trên cơi trần, nhiều tư tưởng của ta chỉ
là những mảnh vụn, nơi cơi Devachan, người mơ mộng lặng ngắm những mảnh vụn
ấy và kiên nhẫn đào luyện ra từng chi tiết với mọi khả năng thực hiện lộng
lẫy, sống qua chúng một cách linh hoạt mà không điều ǵ trên trần thế b́
kịp. Y xây dựng, uốn nắn, định h́nh chúng thành ra mọi khả năng biến thiên
rồi xào xáo lên trong thế giới h́nh tướng. Những người khác có thể bấy giờ
thu nhặt được chúng và được chúng gợi hứng để đảm đương những kế hoạch cải
cách, làm việc từ thiện v.v. . . Như vậy xét thheo vật liệu tư tưởng chói
ngời của một người mơ mộng đơn độc nào đó những sự thay đổi kỳ diệu có thể
xảy ra th́ việc “mơ mộng” của y cũng giúp tái tạo lại thế giới.
Tuy nhiên ta nên nhớ rằng, do những hạn chế mà kẻ
phàm phu áp đặt lên bản thân nơi Devachan, y có thể phát khởi được một đường
lối luyến ái hoặc sùng tín mới mẻ,
nhưng ḷng luyến ái và sùng tín của y dọc theo những đường lối mà y đă quyết
định rồi, ắt sẽ rơ ràng là mạnh mẽ hơn bao giờ hết so với khi y đang lao
động vất vả với những hạn chế nặng nề của thể xác. Điều này ắt cần phải
tŕnh bày kỹ lưỡng thêm một chút nữa. Để hiểu được mối quan hệ của một người
nơi Devachan với môi trường xung quanh của y, ta phải nghĩ rằng: (1) vật
chất của cơi này do tư tưởng của y định h́nh ra, (2) cái lực của cơi ấy được
khơi dậy để đáp ứng với những hoài băo của y.
Ta đă thấy con người uốn nắn vật chất của cơi này
thành ra những h́nh tư tưởng của bạn bè và làm thế nào mà các Chơn ngă của
bạn bè biểu hiện được qua những h́nh ảnh ấy. Xung quanh y cũng có những lực
sống động khác, những cư dân thiên thần đấy quyền lực của cơi này, trong số
đó có nhiều thần lực rất nhạy cảm với một vài hoài băo của con người và sẵn
sàng đáp ứng với chúng. Nhưng điều chính yếu mà ta cần phải nhớ là cả tư
tưởng và hoài băo của y đều chỉ đi theo những đường lối mà y đă chuẩn bị rồi
trong khi sinh hoạt trên cơi trần.
Có lẽ ta có thể tưởng tượng rằng khi một người vươn
tới cơi sinh lực và lực siêu việt như thế, th́ y ắt bị kích động đối với
những hoạt động hoàn toàn mới theo những đường lối mới; nhưng không phải như
vậy. Như ta đă thấy trước kia, thể trí của y tuyệt nhiên không thuộc cùng
một cấp với các hạ thể và nó cũng chưa được kiểm soát đầy đủ. Trong quá khứ,
nó đă quen với việc nhận ấn tượng và tiếp thu kích thích từ tác động ở bên
dưới, chủ yếu từ cơi hồng trần và đôi khi từ cơi trung giới. Bằng cách này
nó đă thực hiện rất ít điều nhằm tiếp nhận những rung động trực tiếp của trí
tuệ trên cơi của riêng ḿnh; v́ thế cho nên nó không thể đột ngột bắt đầu
tiếp nhận và đáp ứng với chúng. Như vậy, thực tế là con người không phát
khởi bất kỳ tư tưởng nào mới mà bị hạn chế vào những tư tưởng trước kia ḿnh
đă từng ấp ủ, vốn tạo thành những cửa sổ duy nhất mà thông qua đó y có thể
nh́n ra thế giới mới của ḿnh. V́ thế cho nên một phàm ngă vô vị không có ǵ
đặc sắc, tất nhiên có một trạng thái Devachan yếu kém, không đặc sắc.
Như vậy, người ta chỉ mang vào cơi Devachan cái công
cụ hạ trí mà ḿnh có được không hơn không kém. V́ vậy, rơ ràng là có tầm
quan trọng lớn lao khi trong buổi sinh thời, y khiến cho tư tưởng của ḿnh
chính xác đến mức tối đa bằng không y sẽ hạn chế rất nhiều tính hữu dụng của
Devachan. Xét theo quan điểm này, Devachan là một thế giới của các hiệu quả
chứ không phải là nguyên nhân, mỗi người đều bị hạn chế bởi sắc thái nhận
thức cá biệt của ḿnh và năng lực thẩm định của ḿnh. Y càng có nhiều tiếp
điểm với thế giới bên ngoài th́ khởi điểm hoặc tiêu điểm phát triển càng có
nhiều nơi Devachan.
Mặt khác, xét theo quan điểm của kiếp tới th́
Devachan cốt yếu là một thế giới
của nguyên nhân bởi v́ trong đó mọi kinh nghiệm đều được đào luyện
thành tính t́nh vốn sẽ được mang theo khi con người trở lại nhập thế. Như
vậy, Devachan là kết quả trực tiếp của sự sống nhất như trên trần thế trong
kiếp này và dọn đường cho sinh hoạt kiếp tới trên trần thế. Ta có thể nghiên
cứu tốt nhất cách thức xác định và hạn chế tầm nh́n một người mà cửa sổ của
y bắt buộc phải nh́n bằng cách xét một ví dụ có thực. Ta hăy xét trường hợp
âm nhạc. Một người không có âm nhạc trong linh hồn ắt tuyệt nhiên không có
cửa sổ theo hướng ấy. Tuy nhiên trong kiếp hiện tại, người nào có cửa sổ âm
nhạc th́ cũng thấy có một quyền năng ghê gớm. Mức độ mà y có thể đáp ứng
được ắt tùy thuộc theo ba yếu tố. Khi theo đuổi sự tương tự là thủy tinh
trong một cửa sổ th́ ta có thể gọi ba yếu tố này là (1) kích thước của thủy
tinh; (2) màu sắc của nó; (3) phẩm chất vật liệu của nó. Như vậy, nếu trong
khi trên trần thế, con người chỉ có thể thẩm định được một lớp âm nhạc thôi
th́ bây giờ rơ rệt là y bị hạn chế trong chừng mực ấy. Ư niệm của y về âm
nhạc cũng có thể nhuốm màu sao cho nó chỉ nhận vào một vài rung động của âm
thanh hoặc chúng có thể mang những vật liệu tồi tàn đến nỗi làm méo mó và u
ám mọi thứ đạt tới ḿnh.
Tuy nhiên ta hăy giả định rằng cửa sổ của y là cửa
sổ tốt đẹp và thông qua đó y sẽ nhận được ba tập hợp ấn tượng đặc biệt.
Một: Y ắt cảm thấy rằng âm nhạc
vốn là biểu hiện sự chuyển động có thứ tự của các lực trên cơi này. Đằng sau
ư niệm thơ mộng về “âm nhạc của các cơi” ắt có sự thật, v́ trên các cơi cao
mọi sự vận động và tác động đều tạo ra sự hài ḥa về âm thanh và màu sắc.
Mọi tư tưởng – tư tưởng của chính ḿnh cũng như tư tưởng của mọi người khác
- đều biểu hiện bằng cách này
qua một loạt những hợp âm bao giờ cũng biến đổi dễ thương, thế nhưng không
thể miêu tả được thể hiện thành một ngàn hạc cầm Aeolian. Biểu lộ âm nhạc
của sự sống chói ngời thuộc cơi trời tạo thành một bối cảnh cho mọi trải
nghiệm khác.
Hai: Trong số những cư dân của
cơi hạ trí có một lớp chư thiên hoặc thiên thần vốn đặc biệt dành cho âm
nhạc, và họ thường biểu hiện nhờ phương tiện âm nhạc tới mức đầy đủ hơn
phương tiện khác. Tín đồ Ấn giáo gọi là Gandharvas. Người nào có năng khiếu
âm nhạc chắc chắn thu hút sự
chú ư của họ, ắt sẽ đến tiếp xúc với họ và với âm nhạc mà họ tạo ra, và chắc
chắn sẽ thu hút được nhiều điều từ cái sự giao tiếp ấy bởi v́ họ sẽ sử dụng
đủ loại họa âm và biến thể mà trước kia y chưa hề biết tới. Bằng cách này,
rốt cuộc y sẽ xuất lộ từ sinh hoạt trên cơi trời phong phú hơn nhiều so với
khi y nhập vào.
Ba: Là y sẽ lắng nghe một cách
chăm chú sắc sảo thưởng thức được âm nhạc của đồng loại ḿnh trên cơi trời.
Nhiều nhà soạn nhạc ở đó, tuôn ra âm nhạc nhiều hơn
mức bất kỳ thứ ǵ họ biết được trên trần thế. Thật vậy, nhiều sự cảm hứng
của những nhạc sĩ trên trần thế chẳng qua chỉ là một tiếng vọng yếu ớt của
âm nhạc trên cơi trí tuệ mà họ đă mơ hồ cảm thấy được.
Kinh nghiệm của một người đă từng là họa sĩ cũng
giống như thế. Y ắt cũng có ba khả năng tương tự:
[1] Y ắt nhận thức được trật tự tự nhiên của cơi này
biểu hiện qua màu sắc cũng như âm thanh.
[2] Y ắt nhận thức được ngôn ngữ màu sắc của chư
thiên là một cấp sinh linh giao tiếp với nhau qua những tia chớp lóe màu sắc
rực rỡ.
[3] Y ắt nhận thức được những sáng tạo màu sắc của
các họa sĩ tài ba trên cơi trí tuệ.
Cũng những khả năng ấy chỉ thay đổi xét về chi tiết
đều mở ra cho con người nhập Devachan theo mọi hướng khác về nghệ thuật hoặc
tư tưởng sao cho y có thể vui hưởng và học tập được vô tận.
Khi xét tới tác động và phản tác động giữa con người
nhập Devachan và h́nh tư tưởng mà y tạo ra về bạn ḿnh th́ ta cần xét tới
hai yếu tố: [1] mức độ phát triển của chính người ấy; [2] tŕnh độ phát
triển của người bạn.
Nếu bản thân của người ấy kém phát triển th́ h́nh
ảnh mà y tạo ra về bạn bè ḿnh ắt là bất toàn, có nhiều đức tính cao thượng
của người bạn chưa được biểu hiện. V́ thế cho nên Chơn ngă của người bạn
cũng chẳng dùng được h́nh ảnh ấy bao nhiêu v́ trong đó chẳng có thứ ǵ để
cho y có thể biểu diễn một số đức tính của ḿnh thông qua đó.
Tuy nhiên, ngay cả khi người bạn được biểu hiện ở
mức độ tồi tệ nhất qua một h́nh tư tưởng th́ nó cũng phong phú hơn và thỏa
đáng hơn nhiều so với mức đă từng đạt được trong sinh hoạt cơi trần. Đó là
v́ trong sinh hoạt trên cơi trần ta chỉ thấy được một phần người bạn của
ḿnh; hiểu biết của ta về những người bạn ấy bao giờ cũng phải cực kỳ thiếu
sót. Và sự hiệp thông của ta với họ ắt không hoàn hảo, ngay cả khi ta tin
rằng ḿnh thật sự biết hết về người bạn th́ ta cũng chỉ biết được một phần
của y đang nhập thể, c̣n biết bao nhiêu điều khác ẩn đằng sau Chơn ngă của y
mà ta chưa thể đạt tới được.
Thật vậy, nếu ta có thể nh́n thấy được bằng thần
nhăn của thể trí th́ trọn cả người bạn ta có lẽ cũng hoàn toàn không thể
nhận ra được; chắc chắn y không phải là cái người mà ta đă từng nghĩ là ḿnh
trước kia đă biết.
Mặt khác, nếu chính người bạn lại đang chậm phát
triển th́ ngay cả khi tạo ra được một h́nh tư tưởng tốt đẹp nơi người bạn
cũng không có đủ mức phát triển khiến cho y lợi dụng đúng mức được h́nh tư
tưởng ấy, nghĩa là y không thể lấp đầy trọn vẹn được h́nh ảnh của chính ḿnh
do người khác tạo ra. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra và chỉ có thể
xảy ra khi một đối tượng hoàn toàn không xứng đáng lại được
thần tượng hóa một cách thiếu minh triết. Ngay cả khi ấy th́ người
tạo ra h́nh tư tưởng cũng chẳng thấy có ǵ thay đổi hoặc thiếu sót nơi bạn
của ḿnh bởi v́ người bạn hiện nay
tốt hơn nên có thể hoàn thành lư tưởng của ḿnh nhiều hơn mức y đă từng
đạt được trong sinh hoạt trên trần thế. V́ vậy cho nên niềm vui của người
bạn nơi Devachan tuyệt nhiên không hề giảm bớt.
Trong khi một Chơn ngă có thể lấp đầy hàng trăm h́nh
tư tưởng bằng những đức tính mà ḿnh có được th́ y lại không thể đột ngột
tiến hóa và biểu diễn một đức tính mà y chưa phát triển chỉ v́ một người nào
đó đă tưởng tượng rằng y đă phát triển được nó. V́ thế cho nên mới có lợi
ích lớn lao trong việc tạo ra h́nh tư tưởng của những đấng (chẳng hạn như
các Chơn sư) vốn có thể vươn lên thậm chí vượt quá quan niệm cao siêu nhất
mà hạ trí có thể tạo dựng được. Trong trường hợp một Chơn sư, một con người
bị thu hút về một tầm sâu t́nh thương và quyền năng mà cái máy ḍ hạ trí của
y chưa bao giờ ḍ ra được.
Nhưng trong bất cứ trường hợp nào th́ ta cũng đạt
tới được Chơn ngă của người bạn ấy bằng t́nh luyến ái và bất kể tŕnh độ
phát triển của y đến đâu đi nữa th́ nó cũng ngay tức khắc đáp ứng qua việc
tuôn đổ vào trong h́nh tư tưởng được tạo ra. Cho dù h́nh tư tưởng có được
tạo ra yếu ớt đến đâu đi chăng nữa trên cơi hạ trí th́ trường hợp này Chơn
ngă cũng dễ dàng đạt tới được nó hơn là đạt tới thể xác vốn ở thấp hơn nó
hai cơi.
Nếu người bạn vẫn c̣n sống trong thể xác th́ dĩ
nhiên trong ư thức tỉnh táo nơi cơi trần y hoàn toàn chẳng biết ǵ về việc
Chơn ngă của ḿnh đang vui hưởng sự biểu lộ thêm nữa; nhưng điều này tuyệt
nhiên không ảnh hưởng tới việc rằng sự biểu lộ ấy mang tính cách có thực hơn
và bao hàm một mức độ gần đúng hơn với Chơn ngă của y so với phàm ngă trên
cơi trần là tất cả những ǵ mà hầu hết chúng ta cho đến nay có thể nh́n thấy
được.
Xét theo tất cả những điều nhận xét ấy, suy ra rằng
một người nói chung là dễ thương, thật sự kết bạn với nhiều người ắt có một
số lớn h́nh tư tưởng do bạn bè ḿnh tạo ra trên Devachan và như vậy y sẽ
tiến hóa nhanh hơn một người phàm phu. Kết quả này dĩ nhiên là kết quả
nghiệp báo phát triển của y giúp y có được những đức tính khiến y dễ thương
như vậy.
Học viên hiện nay ắt rơ ràng nhận thức được tại sao
phàm ngă mà ta biết trên cơi trần lại không đàm đạo được với bạn bè của ḿnh
nơi Devachan. Nhưng Chơn nhơn tức Chơn ngă, lại làm được điều ấy v́ tác động
qua h́nh tư tưởng mà bạn bè ḿnh tạo ra trên cơi hạ trí.
Có lẽ ta sẽ tŕnh bày nguyên tắc này rơ ràng hơn nữa
qua một ví dụ thực tiễn. Giả sử một người mẹ vốn có quan niệm tôn giáo khá
hẹp ḥi, chết đi bỏ lại một đứa con gái thân thương, và đứa con gái ấy sau
này mở rộng được tầm ư thức tôn giáo của ḿnh. Người mẹ ắt tiếp tục tưởng
tượng rằng con gái ḿnh vốn vẫn c̣n mang tính chính thống, và bà ắt chỉ thấy
được tư tưởng của con gái ḿnh biểu hiện cũng dễ dàng qua những ư niệm chính
thống; bà không thể lĩnh hội được những quan niệm tôn giáo rộng răi hơn mà
con gái ḿnh giờ đây đă chọn theo.
Nhưng xét về mặt Chơn ngă của đứa con gái lợi dụng
được điều mà phàm ngă đă học hỏi th́ về phần bà có khuynh hướng dần dần mở
rộng và hoàn thiện những quan niệm của bà mẹ mặc dù bao giờ cũng theo đường
lối mà bà mẹ quen thuộc. Giữa đôi bên không có ư thức về sự khác nhau qua ư
kiến và cũng không tránh né những đề tài tôn giáo.
Những nhận xét nêu trên áp dụng cho một người có
tŕnh độ phát triển b́nh thường. Trong trường hợp một người tiên tiến hơn
vốn đă có ư thức nơi thể nguyên nhân th́ y ắt hạ cố một cách
có ư thức phóng chiếu vào h́nh tư
tưởng mà người bạn nhập Devachan cung cấp cho ḿnh coi đó là một thể trí phụ
trợ và hoạt động thông qua nó một cách chăm chú nhất định. Nếu y ngẫu nhiên
có được thêm kiến thức th́ như vậy y có thể trực tiếp và cố t́nh giao tiếp,
truyền thụ cho bạn ḿnh. Bằng cách này các Chơn sư tác động lên đệ tử khi họ
sinh hoạt trên cơi trời và làm thay đổi tính t́nh của họ rất nhiều.
Như vậy, một người tạo ra cho ḿnh một h́nh tư tưởng
của Chơn sư ắt có thể lợi dụng được rất nhiều, mà ảnh hưởng của Chơn sư có
thể tuôn xuống h́nh tư tưởng ấy để nhận được sự giáo huấn và giúp đỡ nhất
định.
Hai người bạn có thể biết rơ về nhau trên cơi trí
tuệ hơn mức có thể được khi họ sinh hoạt trên cơi trần v́ mỗi người giờ đây
chỉ có một bức màn che duy nhất là thể hạ trí phủ lên trên Chơn ngă. Nếu một
người nhập Devachan chỉ biết một khía cạnh của bạn ḿnh trong khi sinh hoạt
trên cơi trần, th́ cũng chỉ thông qua khía cạnh ấy người bạn mới có thể biểu
hiện được trên cơi trời. Nhưng mặc dù y phần lớn là bị hạn chế vào khía cạnh
ấy, song y có thể biểu diễn khía cạnh ấy của ḿnh đầy đủ hơn và thỏa đáng
hơn bao giờ hết; thật vậy sự biểu diễn ấy đầy đủ hơn mức con người đang ở
Devachan có thể thấy được trên các cơi thấp.
Ta đă thấy một kẻ phàm phu nhập Devachan sống trong
một lớp vỏ bao gồm những tư tưởng của chính ḿnh; như vậy y đă hoàn toàn
nhốt ḿnh ra khỏi phần c̣n lại của thế giới, nghĩa là cả cơi hạ trí lẫn cơi
thấp hơn. Nhưng mặc dù y bị khép kín không hưởng thụ trọn vẹn được những khả
năng của cơi trí tuệ, song y tuyệt nhiên không hề có ư thức về bất cứ sự hạn
chế nào đối với các hoạt động hoặc xúc cảm của ḿnh. Ngược lại, y tràn đầy
cực lạc đến mức tối đa mà ḿnh có thể đạt được và y không thể tin nổi có bất
kỳ niềm vui nào lớn hơn niềm vui mà bản thân ḿnh đang trải nghiệm.
Vậy là mặc dù y đă khép kín trong một vài giới hạn
nào đó, song y hoàn toàn không có ư thức về những giới hạn này và trong nội
bộ giới hạn ấy, y có được mọi thứ mà ḿnh có thể ham muốn hoặc suy nghĩ. Y
đă bao xung quanh ḿnh bằng h́nh tư tưởng của bạn ḿnh và thông qua những
h́nh tư tưởng này, y thật sự tiếp xúc mật thiết hơn với các bạn so với bất
kỳ lúc nào trên bất kỳ cơi nào khác.
Người nhập Devachan không hề quên rằng có một thứ ǵ
đó là đau khổ, bởi v́ y c̣n nhớ rơ kiếp đă qua của ḿnh; nhưng giờ đây y
hiểu được nhiều điều vốn rơ rệt khi y c̣n ở trên cơi trần và niềm vui hiện
tại đối với y lớn đến nỗi sự phiền năo dường như chỉ là một giấc mơ đối với
y.
Lớp vỏ trên cơi hạ trí có thể sánh với vỏ một quả
trứng trên cơi trần. Cách duy nhất để đưa bất cứ thứ ǵ vào trong vỏ trứng
mà không phá vỡ nó là tuôn đổ thứ ấy từ một chiều đo cao hơn hoặc t́m ra một
lực có rung động đủ tinh vi để thâm nhập vào giữa các hạt tạo thành lớp vỏ
mà không làm nhiễu loạn chúng. Điều này cũng đúng đối với lớp vỏ hạ trí; bất
cứ rung động vật chất nào thuộc cơi hạ trí đều không thể thâm nhập vào nó,
nhưng các rung động thanh bai hơn vốn thuộc về Chơn ngă có thể đi xuyên qua
nó mà tuyệt nhiên không làm nhiễu loạn nó; điều này nghĩa là ta có thể tự do
tác động lên nó từ bên trên chứ không phải từ bên dưới.
Từ đó suy ra hai tác dụng: [1] những rung động do
con người trong lớp vỏ phóng ra từ thể hạ trí không thể tác động trực tiếp
lên thể trí của bạn ḿnh, cũng không thể sản sinh ra một h́nh tư tưởng đi
xuyên qua không gian và bám lấy người bạn theo kiểu b́nh thường. Điều này
chỉ có thể xảy ra nếu người ấy có thể di chuyển tự do và hữu thức trên cơi
trí tuệ, mà điều này dĩ nhiên là y không thể thực hiện được; [2] những tư
tưởng của người bạn cũng có thể đến với con người đang ở trong lớp vỏ
Devachan giống như khi y đang sinh hoạt b́nh thường trên cơi hồng trần hoặc
cơi trung giới.
V́ thế cho nên ta thấy rằng mọi khó khăn do lớp vỏ
hạ trí gây ra xung quanh con người nhập Devachan hoàn toàn bị khắc phục theo
bản chất là phương pháp tác động trực tiếp của Chơn ngă lên h́nh tư tưởng mà
con người đă tạo ra. Xét theo t́nh huống con người nhập Devachan th́ suy ra
rằng y không c̣n có thể bị triệu hồi về trần thế bằng những phương pháp của
Thần linh học.
Mặc dù người nhập Devachan không dễ dàng chịu ảnh
hưởng từ bên ngoài, thế nhưng kẻ nào có thể chuyển sang cơi hạ trí với ư
thức hoàn toàn trọn vẹn đều có thể ảnh hưởng tới những người nhập Devachan
trong một chừng mực nào đó. Vậy là y có thể làm cho những tư tưởng luyến ái
chẳng hạn tràn ngập lên những người ấy, và mặc dù cho đến nay những tư tưởng
ấy không thể thâm nhập vào những lớp vỏ để khiến cho những người bên trong
những lớp vỏ ư thức được tác giả của những tư tưởng này; thế nhưng luồng
luyến ái vẫn có thể tác động lên những người đang ở trong lớp vỏ chẳng khác
nào hơi ấm của mặt trời có thể tác động lên mầm sống bên trong quả trứng,
đẩy nhanh quá tŕnh đâm chồi nẩy lộc của nó và tăng cường bất kỳ cảm giác
khoái lạc nào mà giả sử rằng nó có thể có được.
Nếu người ấy là một kẻ bất khả tri hoặc một nhà duy
vật th́ việc y không tin vào kiếp sống tương lai tuyệt nhiên không ngăn cản
y trải nghiệm sinh hoạt trên cơi trung giới hoặc cơi hạ trí cũng giống như
bất kỳ người nào khác; đó là v́ việc một người không tin vào kiếp sống tương
lai rơ ràng không thể làm thay đổi sự kiện trong thiên nhiên. Nếu người ấy
đă sống một cuộc đời vị tha th́ các lực mà y sản sinh ra ắt phải được thể
hiện ra, và điều này chỉ có thể diễn ra trên cơi hạ trí nghĩa là nơi
Devachan.
Dĩ nhiên nơi Devachan không có sự mệt mỏi, chỉ thể
xác mới đă từng trở nên mệt mỏi. Khi ta nói mệt trí th́ chính bộ óc bị mệt
chứ cái trí không bị mệt.
Sự kiện cái trí của ta chỉ lĩnh hội được ba chiều đo
thôi trong khi trên cơi trung giới có bốn chiều đo và cơi hạ trí có năm
chiều đo, khiến ta khó miêu tả chính xác được vị trí trong không gian của
những người đă rời bỏ sinh hoạt trên cơi trần. Một số người có khuynh hướng
lượn lờ xung quanh ngôi nhà trên trần thế của ḿnh để tiếp xúc với những
người bạn c̣n sinh hoạt trên cơi trần và những nơi mà họ đă từng biết; mặt
khác c̣n có những người có khuynh hướng trôi nổi đi khuất mắt và t́m ra cho
bản thân xét theo tỉ trọng riêng một cảnh giới cách xa rất nhiều so với mặt
đất.
Như vậy, chẳng hạn kẻ phàm phu chuyển vào sinh hoạt
trên cơi trời có khuynh hướng trôi nổi lên tới một khoảng cách đáng kể trên
mặt đất, mặc dù mặt khác một số người như vậy lại bị thu hút về cảnh giới
của ta. Thế nhưng nói chung th́ ta có thể coi như cư dân trên cơi trời sinh
hoạt trong một h́nh cầu hoặc một vùng bao xung quanh trái đất. Ngoại trừ
những người rất tiên tiến th́ mọi người đều tuyệt đối cần sinh hoạt trên cơi
trời, bởi v́ chỉ trong những t́nh huống ấy th́ hoài băo mới có thể được phát
triển thành năng lực và kinh nghiệm mới được đào luyện thành minh triết. Sự
tiến bộ mà linh hồn đă tạo ra như thế vốn lớn hơn hẳn so với mức độ có thể
được, nếu bằng một phép lạ nào đấy người ta vẫn có thể ở lại nhập thể trong
xác phàm trọn cả thời gian.
Nhưng đối với người tiên tiến đang tiến bộ nhanh
chóng th́ đôi khi người ta có thể từ bỏ sinh hoạt cực lạc nơi cơi trời – đôi
khi được gọi là xả bỏ Devachan – giữa hai kiếp nhập thể để trở về thi hành
công tác trên cơi trần một cách nhanh chóng hơn. Nhưng không một người nào
được phép xả bỏ một cách mù quáng điều mà ḿnh c̣n chưa biết, cũng không thể
đi chệch ra khỏi lộ tŕnh tiến hóa b́nh thường trừ phi và cho đến khi nào đă
chắc chắn được rằng một sự đi chệch như vậy ắt có ích lợi tối hậu cho y.
Qui tắc chung là không ai chối bỏ Devachan chừng nào
y c̣n chưa trải nghiệm nó trong buổi sinh thời, nghĩa là chừng nào y c̣n
chưa đủ phát triển để có thể nâng tâm thức lên tới cơi ấy rồi mang lại cho
bản thân một kư ức rơ ràng và đầy đủ về sự vinh quang của Devachan. Điều này
có lư do là v́ chính sinh hoạt của phàm ngă với môi trường quen thuộc xung
quanh cá nhân vốn được tiến hành nơi các cơi trời thấp; v́ vậy trước khi xảy
ra sự xả bỏ, phàm ngă phải ngộ ra
được thật rơ rệt ḿnh phải xả bỏ cái ǵ, hạ trí phải đồng ư với thượng trí
về đề tài này.
Qui tắc chung này có một ngoại lệ biểu kiến. Trong
t́nh h́nh phát triển nhân tạo và lệch lạc theo một mặt mà ta gọi là nền văn
minh hiện đại, thiên hạ không luôn luôn phát triển một cách hoàn toàn chính
qui và b́nh thường; người ta đă phát hiện có những trường hợp có một số
lượng đáng kể ư thức trên cơi hạ trí được liên kết thỏa đáng với
sinh hoạt trên cơi trung giới,
thế nhưng không một kiến thức nào về điều ấy tuyệt nhiên đă từng lọt xuống
bộ óc phàm. Những trường hợp như
thế rất hiếm có mặc dù chúng chắc chắn là vẫn có. Tuy nhiên chúng cũng không
phải ngoại lệ đối với nguyên tắc được thể hiện trong qui tắc chung, nghĩa là
phàm ngă phải thực hiện sự xả bỏ.
Đó là v́ trong những trường hợp này, sinh hoạt trên cơi trung giới ắt là
sinh hoạt với ư thức đầy đủ và hoàn toàn dành cho phàm ngă, cho dẫu không
một kư ức nào về điều ấy đă từng thâm nhập vào ư thức thuần túy của cơi
trần. Như vậy, phàm ngă vẫn thực hiện việc xả bỏ nhưng thông qua tâm thức
trên cơi trung giới thay v́ thông qua ư thức trên cơi trần như hầu hết mọi
trường hợp. Những trường hợp như vậy hầu như không có khả năng xảy ra, ngoại
trừ trong số những người ít ra đă là đệ tử dự bị của Chơn sư .
Một người muốn thực thi chiến tích vĩ đại xả bỏ
Devachan ắt phải làm việc tha thiết cực lực để biến ḿnh thành một công cụ
xứng đáng trong tầm tay của những Đấng trợ giúp thế gian và phải sốt sắng
tận tụy lao vào làm việc vất vả v́ ích lợi tinh thần của những người khác.
Một người đủ tiên tiến để được phép xả bỏ Devachan
lẽ ra rơ ràng là có thể trải nghiệm một sinh hoạt kéo dài rất lâu trên cơi
trời; vậy th́ y có thể tiêu tốn kho dự trữ thần lực này theo một hướng khác
v́ ích lợi của loài người, vậy là tham gia dù chỉ nhỏ nhoi thôi vào công
tŕnh của các đấng Nirmānakāya.
Khi một đệ tử đă quyết định làm như vậy th́ y chờ
đợi trên cơi trung giới cho đến khi Chơn sư có thể dàn xếp cho y một sự nhập
thể thích hợp. Trước khi có thể toan tính làm như vậy, y phải được phép của
một đấng có thẩm quyền rất cao. Ngay cả khi được phép như vậy, sức mạnh của
định luật thiên nhiên mănh liệt đến nỗi nghe đâu đệ tử phải hạn chế ḿnh vào
cơi trung giới, kẻo một khi y đă tiếp xúc với cơi Devachan cho dẫu chỉ một
lúc thôi th́ y lại có thể bị một ḍng thần lực vô địch lôi cuốn vào đường
lối tiến hóa b́nh thường. Trong một số trường hợp, mặc dù cũng hiếm hoi, con
người được phép tiếp thu một thể xác của người lớn mà kẻ cư trú trước kia
trong đó không c̣n sử dụng nó nữa, nhưng dĩ nhiên thể xác này thường không
phải là thể xác thích hợp sẵn có.
Một con thú đă đạt mức biệt lập ngă tính, sau khi
chết trên cơi trần và cơi trung giới thường có một sinh hoạt rất lâu dài mặc
dù khá ư là mơ mộng nơi cơi trời thấp. T́nh trạng của nó đôi khi được gọi là
tâm thức ngủ chập chờn và tương tự như t́nh trạng của một người cũng trên
cảnh giới ấy mặc dù hoạt động hạ trí kém hẳn. Nó bị vậy quanh bởi những h́nh
tư tưởng của chính ḿnh, cho dẫu nó chỉ có ư thức lơ mơ về chúng; và những
thứ này dĩ nhiên bao gồm cả h́nh tư tưởng của những người bạn trên trần thế
của nó với những tâm trạng tốt nhất và đồng cảm nhất. Những h́nh tư tưởng
này dĩ nhiên khơi dậy sự đáp ứng từ Chơn ngă của bạn nó theo cách thông
thường. Con thú vẫn cứ ở t́nh trạng miêu tả như trên cho đến khi trong một
thế giới tương lai nào đó nó khoác lấy h́nh tướng của con người.
Sự biệt lập ngă tính (nhờ đó con thú vươn lên tận
giới nhân loại) đạt được do liên kết với con người, trí thông minh và ḷng
luyến ái của con thú được phát triển tới mức cần thiết do nó quan hệ thân
mật với người bạn mang xác người. Nhưng ta đă bàn tới vấn đề này ở Chương
XIII.
------------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS