Thái Dương Hệ
CHƯƠNG III
CÁC DÃY HÀNH TINH
Ta vừa thấy rằng một dãy bao gồm bảy bầu, mỗi bầu có bảy chu kỳ hoạt động sao
cho 49 chu kỳ bầu tạo thành một chu kỳ dãy.
Khi chu kỳ dãy đã hoàn tất thì các bầu tạo thành dãy tan rã ra và chất liệu cấu
thành chúng được tái định hình để tạo thành bảy bầu mới. Thế rồi bảy bầu mới này
lại trải qua bảy cuộc tuần hoàn hoạt động y hệt như trước để rồi lại bị tan rã
ngõ hầu được tái định hình một lần nữa thành ra một tập hợp khác gồm bảy bầu
khác.
Qui trình này diễn ra bảy lần gồm bảy dãy, mỗi dãy gồm bảy bầu, vậy là hình
thành liên tiếp và mỗi dãy kéo dài trong bảy cuộc tuần hoàn hoạt động.
Các bầu cá thể được hình thành từ chất liệu đã tan rã của dãy trước, mặc dù được
tạo thành bởi cùng một loại hạt chất liệu tối hậu, nhưng không gồm các cấp chất
liệu giống nhau. Sơ đồ V minh họa điều diễn ra.
Dãy thứ nhất được tạo thành bởi:
2 bầu chất ātmā,
2 bầu chất bồ đề
2 bầu chất thượng trí và
1
bầu chất hạ trí.
Dãy thứ nhì rớt xuống một mức về thứ tự chất liệu khiến cho nó có:
2 bầu chất bồ đề
2 bầu chất thượng trí
2 bầu chất hạ trí và
1 bầu chất trung giới.
Các dãy thứ ba và thứ tư còn chìm sâu hơn nữa về chất liệu như ta biểu thị trong
Sơ đồ V.
Sơ đồ này trình bày nhiều điều thú vị đáng chú ý. Vậy là trong số 49 bầu của
tổng cộng hàng loạt bảy dãy thì
4 bầu bằng chất ātmā
8 bầu bằng chất bồ đề
12 bầu bằng chất thượng trí
12 bầu bằng chất hạ trí
8 bầu bằng chất trung giới và
5
bầu bằng chất vật lý.
Vậy là chỉ có dãy thứ nhất và dãy thứ bảy có các bầu thuần túy bằng chất ātmā;
chỉ dãy thứ nhì và dãy thứ sáu có các bầu bằng chất bồ đề; ngoại trừ dãy thứ tư
ra thì mọi dãy khác đều có bầu bằng chất thượng trí; ngoại trừ dãy thứ nhất và
dãy thứ bảy ra thì mọi dãy khác đều có bầu bằng chất hạ trí; chỉ dãy thứ ba, thứ
tư và thứ năm là có bầu bằng chất vật lý.
Cõi trung tâm của năm cõi là cõi trí tuệ và chỉ có cõi
này mới được chia làm hai phần. Mỗi một trong bảy dãy đều có đại diện là các bầu
trên cõi trí tuệ; thật vậy ngoại trừ dãy thứ tư ra thì quả thật chúng đều có đại
diện cả ở cõi thượng trí lẫn hạ trí.
Theo nhận xét này thì ta thấy rõ rằng cõi trí tuệ đóng
vai trò rất quan trọng trong cơ tiến hóa của con người: ấy là vì trong số tất cả
49 bầu thì có tới 24 bầu tức gần một nửa ở trên cõi trí tuệ. Vì thế cho nên định
nghĩa huyền bí về con người thật đúng đắn khi cho rằng con người là “thực thể”
trong vũ trụ, cho dù ở bất cứ nơi đâu trong vũ trụ thì Tinh thần cao nhất và Vật
chất thấp nhất đều được nối kết lại qua con người nhờ vào
Trí tuệ.
Như vậy ta cũng có thể nói rằng trong một loạt bảy dãy
thì dãy tinh thần cao nhất được nối kết với dãy vật chất thấp nhất bằng chất trí
tuệ, chất của trí thông minh. Sự tan rã của các bầu thành các chất liệu cấu
thành để rồi tích hợp trở lại thành bảy bầu mới ở mức thấp hơn hoặc cao hơn (tùy
trường hợp) được minh họa trong Sơ đồ VI.
Thời kỳ giữa hai dãy liên tiếp trong đó chất liệu của
dãy trước ở trạng thái tan rã được gọi là chu kỳ qui nguyên prālaya của dãy, tức
chu kỳ qui nguyên của liên dãy.
Toàn thể hàng loạt bảy dãy tạo thành cái đươc gọi là một
Hệ thống Tiến hóa hoặc đôi khi chỉ
được gọi là một Hệ thống. Vì vậy bây
giờ ta có bảng biểu sau đây:
7 chu kỳ bầu = một cuộc tuần hoàn
49 chu kỳ bầu = 7 cuộc tuần hoàn = một chu kỳ dãy
343 chu kỳ bầu = 49 cuộc tuần hoàn = 7 chu kỳ dãy = một
hệ thống tiến hóa.
Nhân tiện theo như Sơ đồ V
biểu thị, ta có thể để ý rằng hiện nay ta đang ở dãy thứ tư trong Hệ thống Tiến
hóa và vì vậy ở mức duy vật thấp nhất. Tuy nhiên cái mức độ chính xác mà dãy của
ta giờ đây đạt tới quan trọng đến nỗi nó đáng được xem xét riêng khi sau này ta
nghiên cứu thêm.
Bảy dãy liên tiếp đôi khi được gọi là các “kiếp nhập thể” của dãy. Các dãy cũng
được gọi là Dãy Hành tinh.
Ta có thể coi một dãy là một hiện thể Upādi của một Hành tinh Thượng Đế vốn là
một Thực thể mà ta sẽ miêu tả trong một chương sau này. Ta có thể nghĩ là Hành
tinh Thượng Đế luân hồi tái sinh qua bảy dãy liên tiếp, mỗi dãy bắt đầu bằng
thành quả của dãy trước nó, mỗi dãy trao truyền những gì mình thành tựu được cho
dãy kế tiếp.
Trong ba dãy đầu tiên ta có thể nói rằng Tinh thần tức Sự Sống giáng xuống Vật
chất; còn ở dãy thứ tư, Tinh thần và Vật chất đan xen vào nhau hình thành vô số
mối quan hệ; ba dãy cuối cùng đang leo lên, vào cuối ba dãy này thì tất cả đều
trở về với Hành tinh Thượng Đế, hòa nhập vào Thượng Đế biểu lộ tức Đấng Īshvara
mang theo thành quả tiến hóa.