Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

THỂ VÍA

VỚI VIỆC TU DƯỠNG BẢN THÂN

(CHỨC NĂNG, KIỂM SOÁT, THANH LỌC VÀ TRAU DỒI CẢM XÚC)

Trích quyển Self Culture

Tác giả I. K. TAIMNI 

www.thongthienhoc.com

  

CHỨC NĂNG CỦA THỂ VÍA

 

Trong chương này chúng ta sẽ xem đến các chức năng của thể vía, thành phần kế tiếp của trọn thể trạng của chúng ta. Như đă nói trong chương hai, thể này là thể thứ hai, sau thể xác, nếu chúng ta từ bên ngoài xét lần vô trung tâm của thân thể ḿnh. Nó cấu tạo bởi các chất liệu của cơi trung giới, vật chất của bảy cảnh này tạo ra nó. Khi chúng ta phát triển năng khiếu thần nhăn bằng cách khơi động các luân xa nằm trong thể phách, chúng ta có thể liên lạc với cơi trung giới và xem xét những hiện tượng của cơi ấy nhờ sử dụng các giác quan thuộc về thể vía, đúng như chúng ta đă dùng ngũ quan ở cơi trần vật chất.

V́ chúng ta đang xem xét đề tài theo quan điểm đặc biệt Tu Dưỡng Bản Thân, cho nên không cần thiết mô tả nơi đây phần bên ngoài và các thành phần của thể vía. Những điều này sẽ được xem thấy rơ rệt trong các sách Thông Thiên Học sơ đẳng. Một sự hiểu biết đúng đắn đầy đủ chi tiết của các thành phần và cách làm việc của thể vía chỉ cần thiết khi chúng ta phát triển các khả năng thần nhăn bằng phương pháp thích hợp và cần sử dụng thể vía ở cơi Trung Giới như là một thể độc lập của tâm thức. Nơi đây chỉ cần những dữ kiện giúp ta t́m hiểu bản chất của sự ham muốn và t́nh cảm của chúng ta, và nhờ thế giúp chúng ta thanh lọc và kiểm soát thể vía. Bởi v́ sự kiểm soát các dục vọng là một trong những điều khó nhứt và cần thiết, mà người thí sinh t́m sự giác ngộ phải xúc tiến ngay ở bước đầu; và công việc đó chỉ hoàn tất khi đương sự đứng kề cạnh ngưỡng cửa Niết Bàn. Các cuộc thử thách gian truân nhứt và các khổ đau của chúng ta đều do sự chiến đấu với bản chất dục vọng của ḿnh. Người nào đă chế ngự được các dục vọng của ḿnh là đă tiến khá xa trên con đường dẫn đến sự Giải Thoát.

Để có thể hiểu được vai tṛ của dục vọng trong đời sống chúng ta, trước hết xin xét qua các chức năng cơ bản của thể vía. Chức năng đơn giản nhứt của nó – mà ít được con người nh́n nhận – là sự biến đổi các rung động thu nhận từ cơi vật chất xuyên qua năm giác quan thành những cảm giác. Theo khoa học cận đại, những rung động do các giác quan nhận được sẽ di chuyển dài theo các dây thần kinh đến trung tâm tương ứng trong bộ óc, và nơi đây một biến đổi bí mật xảy ra khiến chúng nó thành cảm giác trong tâm thức. Lời giảng dạy của Huyền Bí Học về điểm này có hơi khác hơn, v́ nhà Huyền Bí Học nhờ có một cái nh́n rộng răi hơn, có khả năng theo dơi các rung động này xa hơn là bộ óc vật chất. Nhà Huyền Bí Học đồng ư với nhà Sinh Lư Học về điểm sự chuyển đạt những rung động từ các giác quan đến trung tâm tương ứng của bộ óc, nhưng y cho biết thêm, nhờ những ǵ y đă khảo sát, rằng trước tiên những rung động này từ bộ óc vật chất phản ảnh vào bộ óc dĩ thái, và từ các trung tâm dĩ thái của bộ óc, một lần nữa, chúng phản chiếu vào các trung tâm tương ứng của thể vía, và chỉ khi đến trung tâm này chúng mới biểu lộ thành các cảm giác. Tất cả những  cơ quan cảm giác nằm trong thể vía và v́ vậy sự chuyển đổi những rung động vật chất thành cảm giác là một của những chức năng quan trọng chủ yếu của thể này. Không nên lầm lộn những trung tâm này với các giác quan của thể vía, xuyên qua đó mà cảm nghĩ được thu nhận từ cơi trung giới khi người ta sử dụng các quyền năng thần nhăn và thần nhĩ. Những trung tâm này được nối liền với các giác quan vật chất và chuyển đổi những rung động vật chất thành cảm giác. Các trung tâm đó hợp thành một nhóm riêng rẽ độc lập đă được tồn tại thật sớm trong quá tŕnh tiến hóa song song với hệ thần kinh giao cảm.

Kế đó, chúng ta đến một giai đoạn khác trong loạt các thay đổi này, nhờ đó các rung động hoàn toàn vật chất tiến đến tâm thức ngự bên trong. Một số các cảm giác này chỉ là cảm giác suông và được phản chiếu vào trong, một lần nữa, đến thể trí, nơi đây chúng xuất hiện như những nhận thức thông thường trong trí. Nhưng, ở trường hợp của một số cảm giác khác, tánh chất đặc biệt mang danh “thích thú” hoặc “không thích thú”, xuất hiện cùng với cảm giác, và được thể trí thu nhận như cảm giác thích thú hoặc không thích thú. Cảm giác đó được gọi là xúc cảm. Mặc dầu đến giai đoạn này, nghĩa là khi xuất hiện niềm vui hay khổ, cảm giác vẫn c̣n là một xúc cảm dù nó được gọi bằng một cái tên khác. V́ vậy chúng ta thấy rằng chức năng thứ hai của thể  vía là thêm vào phẩm chất thích thú hay không thích thú này cho một số cảm giác và chuyển đổi chúng thành cảm xúc hoặc vui, hoặc khổ.

Giờ đây, ở giai đoạn này, một thay đổi căn bản và sơ đẳng có thể xảy ra trong tâm thức. Cùng với cảm xúc vui hay buồn, có thể nổi lên một ham muốn mong được kinh nghiệm thêm một lần nữa niềm vui đó, hoặc là tránh né đi sự khổ. Đó là dục vọng ở h́nh thức sơ đẳng và giản dị nhứt của nó. Nên ghi nhớ rằng: sự thay đổi này mang lại sự thu hút hay tránh né, đều liên hệ đến cả hai thể vía và thể trí. Yếu tố trí tuệ, dù ở trong h́nh thức sơ đẳng này của dục vọng, là do nơi sự hiện diện của trí nhớ, hay sự mong đợi, không có phần này th́ dục vọng không thể nổi lên. V́ các nhân tố trí tuệ càng lúc càng thêm lên ở sự tác động qua lại giữa cảm xúc và tư tưởng; trong quá tŕnh tiến hóa của chúng ta, các dục vọng càng lúc càng trở nên phức tạp hơn và đóng vai tṛ càng quan trọng hơn trong nếp sống chúng ta. Nghiên cứu về tâm lư để theo dơi sự phát triển của đủ loại dục vọng và phân tích chúng ra từng thành phần đơn giản là một công việc vô cùng thích thú, nhưng đó không phải là đề tài chúng ta đang học hiện nay, do đó không cần đi sâu hơn nữa.

Lư do tại sao chúng ta đă đi sâu vào vấn đề tế nhị này, và cố gắng theo dơi căn nguyên của dục vọng, là mong chúng ta có thể hiểu được bản chất của dục vọng và có thể biết thật rơ rệt nơi nào chúng ta phải kềm chế lại trong loạt các thay đổi này ở tâm thức khi ḿnh muốn kiểm soát dục vọng.

Chúng ta hăy nêu một số thí dụ cụ thể để giảng giải điều đó. Giả sử tôi ngồi dùng bữa ăn. Một thức ăn đặc biệt đụng vào ṿm miệng tôi, ảnh hưởng những gai lưỡi và gây ra những rung động vật chất. Sau rốt, những rung động này xuất hiện như một cảm giác đặc biệt trong thể vía. Nếu thức ăn ngon lành, đương nhiên cảm giác gây ra sẽ là một cảm giác thích thú. Khi tôi ăn xong, cảm giác không c̣n nữa, nhưng trí nhớ, khi nh́n thấy một thức ăn cùng loại với thứ vừa kể, hoặc xuyên qua sự liên tưởng, có thể trong tương lai dấy động dục vọng mong kinh nghiệm lại cảm giác xưa một lần nữa, và do đó tôi muốn nếm lại thức ăn đặc biệt đó.

Một thí dụ khác. Tôi dạo bách bộ ngang qua một khu vườn và lưu ư đến một mùi thơm đặc biệt đă thu hút khứu giác tôi. Tôi liền rẽ bước và t́m thấy loài hoa đă tỏa ra mùi hương đó và muốn có cây ấy trong vườn ḿnh để có thể thưởng thức lại mùi hương đó. Các thí dụ như thế có thể được kể thêm măi, nhưng hai thí dụ vừa kể đủ để minh họa cái điểm nổi bật trong vấn đề và giúp chúng ta thấu hiểu nguyên tắc của sự kiểm soát dục vọng.

Chúng ta sẽ thấy rằng trong những trường hợp như vậy, có một điểm mà cảm giác vui hay không vui xuất hiện trong tâm thức, và điểm ấy sẽ đến không sao tránh né được cho những ai nếm qua kinh nghiệm đó, bởi v́ chúng ta không thể sống mà vẫn đóng chặt các đường dẫn cảm giác của ḿnh. Đối với người muốn diệt bỏ dục vọng, sự thay đổi trong tâm thức phải được đề pḥng và tránh đi, nếu có thể được, là sự thu hút hay xô đẩy, sự nổi dậy của dục vọng để muốn kinh nghiệm cảm giác nếu đó là niềm vui và tránh đi nếu đó là sự không vui. Khi chúng ta sống ở trần gian và chịu đựng mọi loại kinh nghiệm, các rung động ảnh hưởng chúng ta từ các phía sẽ mang lại những cảm giác tương ứng, và trong đó có một số cảm giác sẽ là vui hay không vui. Tôi nói đến “có một số” bởi v́ không phải tất cả cảm giác đều có tính chất vui hay không vui. Phần đông các cảm giác của sự nghe và thấy đều không vui hay khổ mà chỉ là những nhận thức trung tính trong trí chúng ta. Người không hiểu được bản chất của dục vọng, hoặc không quyết định kềm chế nó, lúc nào cũng bị các sự thu hút và xô đẩy ảnh hưởng, và chính đó là những dây trói buộc y vào thế giới thấp kém, vào bánh xe luân hồi sanh tử. Trong khi đó, người khôn ngoan, đă diệt các dục vọng của ḿnh, vẫn sống trong cơi trần, cũng ở giữa các quyến rũ ấy, trải qua các kinh nghiệm đó, tuy nhiên, v́ không để trí ḿnh liên kết với các đối tượng dục vọng, cho nên y được thong thả, tự do. Cần phải hiểu rơ rằng không có ǵ là hại, nếu xuyên qua một số kinh nghiệm chúng ta cảm thấy vui sướng. Sự sung sướng là một kết quả tự nhiên do sự va chạm giữa thân thể và những đối tượng mang lại sự sung sướng. Chỉ khi nào chúng ta để ḿnh bị ràng buộc với một đối tượng bằng các mối hấp dẫn hay xô đẩy, chừng đó nỗi khó khăn mới hiện ra.

Theo những ǵ đă nói ở phần trên, những người nào đủ sức mạnh để vẫn giữ ḿnh không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi khổ, trong khi vẫn đang sống giữa các đối tượng tạo nên cái vui hay cái khổ, chính người đó mới là người thật sự “dứt bỏ” (vairagya) chứ không phải con người, v́ sợ ḿnh vướng mắc vào cạm bẫy của dục vọng, t́m cách đứng tránh xa; người này sớm hay muộn, rồi cũng phải đương đầu với dục vọng để vươn lên khỏi chúng. Trong khi chính đó là tiến tŕnh riêng cho những vị đă thu đạt đầy đủ sức mạnh tinh thần và thường kiểm soát dục vọng, những người sơ cơ khi t́m cách chống lại một dục vọng riêng biệt, có thể cảm thấy dễ dàng hơn, nếu xa lánh môi trường nơi đó đầy dẫy quyến rũ cho đến khi đương sự đă thu đạt đầy đủ sức mạnh để chống lại các quyến rũ. Một người nghiện rượu và vẫn la cà bên cạnh những kẻ thường say sưa, sẽ khó bề từ bỏ thói quen xấu của ḿnh, và sẽ dễ thành công hơn nếu, ở buổi đầu, y sống giữa bầu không khí thanh trong và tiết độ. Trừ khi y sống thản nhiên giữa các bợm nhậu và các quyến rũ của một hiệu bán rượu tân kỳ, th́ người đó mới thật sự chế ngự được dục vọng của y.

Bây giờ, chúng ta bàn tới sự liên quan giữa dục vọng và ư chí. Độc giả có thể nghĩ rằng đó là những đề tài hoàn toàn lư thuyết, và v́ thế không liên quan ǵ đến đề tài Tu Dưỡng Bản Thân, nhưng sự thật không phải vậy. Sự hiểu biết giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của dục vọng để cần thiết cố gắng thống trị được bản chất dục vọng. Một người cố gắng chế ngự dục vọng của ḿnh mà không hiểu rơ những điều đó th́ thật là dại dột và ít hy vọng thành công, cũng như một tướng soái của đạo quân xâm nhập đất đai của kẻ địch, mà không biết ǵ đến địa h́nh và cách thức địch thủ đóng quân, với các điểm mạnh và yếu của kẻ địch.

Trong các đoạn văn trước, chúng ta thấy rằng bản chất thiết yếu của dục vọng là lôi cuốn con người đến những đối tượng đem lại cho y thích thú và khiến y khước từ những ǵ mang lại đau khổ. Tánh chất lôi cuốn hay khước từ này chứng tỏ sự hiện diện của một mănh lực, về cơ bản giống như mănh lực của ư chí. V́ thế, thiết yếu không có khác biệt lớn lao giữa dục vọng và ư chí. Dục vọng ở khía cạnh nào đó chỉ là phản ảnh của ư chí ở cơi Trung Giới. Sự khác biệt là ở điểm: nơi dục vọng, quyền lực của cái ngă bị lôi kéo ra ngoài do các đối tượng bên ngoài, và tùy thuộc vào sự hấp dẫn hay kinh tởm; trong khi, nơi ư chí, quyền lực tuôn ra ngoài thong thả, không tùy thuộc nơi các kích thích từ bên ngoài và do chính cá nhân định đoạt lấy.

Điểm đồng nhất thiết yếu về bản chất giữa dục vọng và ư chí được thấy rơ ràng trong hai sự kiện quan trọng mà mọi người đều có thể nhận thức nơi bản thân ḿnh. Trước tiên là cả hai dục vọng và ư chí đều chứa đựng khả năng hoàn thành điều mà nó mong mỏi. Những cái ǵ chúng ta muốn th́ chúng ta có thể đạt được mặc dù không phải là liền tức khắc Giây phút chúng ta để vật ǵ trước mắt ḿnh và bắt đầu muốn nó, tức th́ bắt đầu nó di chuyển đến ta; sự hấp dẫn cân xứng với cường độ của dục vọng Nếu dục vọng đủ sức mănh liệt và hoàn cảnh thuận tiện chúng ta có thể nắm lấy đối tượng tức khắc. Mặt khác, nếu hoàn cảnh không thuận tiện hay là, nếu bản chất của vật đó chỉ có thể thu đạt do những cố gắng liên tục, dù vậy, sự lôi cuốn lại gần đă bắt đầu ngay khi chúng ta khởi sự muốn và chỉ c̣n vấn đề thời gian để dục vọng thành tựu. Hăy lấy một vài thí dụ minh họa điểm này. Giả sử tôi muốn nghe một ít âm nhạc hay. Tôi chỉ việc vặn máy ra-đi-ô để thỏa măn ḷng ham muốn. Nhưng giả sử tôi muốn trở nên giàu có. Ở vào trường hợp này tôi sẽ phải làm việc, hy sinh các tiện nghi và các món tiêu khiển, dành dụm cẩn thận những nguồn lợi tức, và nếu tôi có khả năng theo chiều hướng đó, từ từ tôi sẽ tích lũy của cải và thực hiện khát vọng ấy trong hiện kiếp. Nếu tôi chết hoặc nếu không thể thực hiện được khát vọng trong kiếp này và dục vọng đó của tôi vẫn c̣n, kiếp sau tôi sẽ đầu thai trở lại với nhiều khả năng hơn về phương diện ấy, trong những định hướng và hoàn cảnh thuận tiện hơn, và chừng đó thực hiện được mục tiêu mơ ước của tôi. Nhưng, thay v́ mơ ước những vật vô thường, giả sử tôi lại ham muốn sự giác ngộ. Dĩ nhiên, đó không phải là thứ ham muốn có thể thỏa măn ngay được. Tôi sẽ phải gắng công trong nhiều kiếp, sẽ phải lần hồi xây dựng một tánh t́nh trong sạch và mạnh mẽ, phải thuần phục bản chất thấp kém của ḿnh, lần hồi khai mở tất cả khả năng thiêng liêng, kiếp này sang kiếp khác. Nếu tôi có đủ cường độ cần thiết của sự ham muốn và bền chí, th́ một ngày kia tôi sẽ thấy ḿnh đứng trên đỉnh núi cao vọi – giác ngộ và tự do. Như thế, chúng ta thấy dục vọng có cùng một quyền lực bất khả kháng để thành tựu mà người ta có thể sánh với ư chí con người.

Sự kiện thứ nh́ có thể giúp đem lại sự đồng nhất cơ bản giữa dục vọng và ư chí là sự ḥa nhập dục vọng trong ư chí khi nó đă được thanh lọc và thoát khỏi sự ô nhiễm của bản ngă. Như đă được nói qua ở phần trên, khi năng lực của bản ngă hướng về các đối tượng ở bên ngoài, đó là dục vọng; và khi nó khách quan và vô ngă và hướng ra ngoài với mục đích hoàn thành một mục đích thiêng liêng, đó là ư chí tâm linh trong trắng. Như thế, khi năng lực này được thanh lọc, không c̣n yếu tố cá nhân nữa, chừng đó nó đến gần t́nh trạng thuần khiết của ư chí. Chính là phần bợn nhơ của cái ngă cá nhân đă khiến cho ư chí suy thoái, trở thành dục vọng, và khi phần cặn bă ấy được thiêu hủy th́ chỉ c̣n toàn là vàng ṛng của ư chí tồn tại mà thôi.

Với mục đích chứng minh sự liên hệ đó, một số dục vọng quen thuộc với chúng ta được sắp xếp dưới đây theo một thứ tự, và độc giả sẽ nhận thấy ngay cách một dục vọng được thanh lọc lần hồi, để biến nó càng lúc càng đến gần hơn quan niệm của chúng ta về ư chí tâm linh, cho đến khi cả hai trở thành một, không nh́n ra được sự phân biệt. Chúng ta hăy lấy theo thứ tự những dục vọng thí dụ sau đây:

  1.-       Dục vọng được hưởng nhục dục;

  2.-       Dục vọng giúp đỡ gia đ́nh ḿnh để sống tiện nghi và trang nhă;

  3.-       Dục vọng phụng sự quê hương ḿnh;

  4.-       Dục vọng phụng sự nhân loại;

  5.-       Dục vọng biến đổi ư chí ḿnh thành một với Ư chí của Thương Đế.

Khi xét qua từ trên xuống dưới loạt dục vọng vừa kể, chúng ta thấy ngay rằng dục vọng đang kết hợp vào trong ư chí, và ở h́nh thức cao nhứt của nó, đó chỉ là vấn đề dùng từ khác nhau để gọi năng lực là dục vọng hoặc ư chí. Lư do tại sao có thể dùng từ dục vọng để diễn tả giai đoạn chót trên đây, là v́ có thể hiện diện trong đó một ít yếu tố t́nh cảm, trong khi tâm thức bị hạn chế bên trong phàm nhơn và vấn đề được nh́n qua từ dưới hướng về phần trên.

Chỉ một kết luận quan trọng về dục vọng và ư chí đồng nhất cơ bản ấy, chúng ta có thể suy ra rằng những người có một bản chất dục vọng mănh liệt, không hẳn đó là điểm bất lợi, hoặc một điều đáng lo ngại. Phía dưới của ḍng nước dục vọng mănh liệt có ẩn náu một bề mặt ích kỷ, là một ḍng nước trong thanh của ư chí tâm linh. Con người chỉ cần tiêu diệt đi lớp mặt này để có thể có trong tay quyền lực kinh khủng của ư chí tâm linh. Từ điểm cao nh́n xuống, những người có dục vọng mạnh mẽ sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn hơn những người nào có dục vọng yếu mềm, v́ hạng người sau này quá lười biếng để phấn đấu mănh liệt hầu theo đuổi bất cứ điều ǵ, và phản ứng tổng quát của họ với môi trường xung quanh hay lư tưởng của họ, tỏ ra quá yếu đuối. Chinh v́ chân lư này mà người ta đă đặt nền tảng cho câu chăm ngôn: “Tội lỗi càng nặng, thành thánh càng dễ”.

Cũng từ sự liên quan này giữa dục vọng và ư chí, chúng ta cũng sẽ thấy rằng sự bỏ đi lần hồi các yếu tố cá nhân của đời sống một người sẽ từ từ biến đổi hành động của y thành thanh trong hơn. Ở giai đoạn đầu của sự tiến hóa, khi dục vọng điều khiển đời sống một người, chính dục vọng là động lực của mọi hành động. Một khi dục vọng muốn có một vật ǵ, nó bèn dấy động lên, tức th́ nó làm cái trí suy nghĩ, t́m những đường lối và phương tiện để thỏa măn nó và nếu dục vọng có đủ sức mạnh và bền bỉ, hành động sẽ theo sau, sớm hay muộn mà thôi. Trong công việc chạy theo các loại sự vật khao khát, cá nhân luôn bận rộn, thu thập kinh nghiệm và làm tiến triển nhiều quyền lực khác nhau của thể trí. Ở những giai đoạn cuối của cơ tiến hóa, khi tánh phân biện hay Viveka, chớm nở và dục vọng cá nhân lần hồi bị xóa bỏ th́ ư chí từ từ phát triển và trở nên động lực của hành động. Và khi hành động được thanh lọc như thế, nó càng lúc càng trở nên vô ngă và là một phản ảnh của Ư Chí Thiêng Liêng. Ở trường hợp này, nó không buộc trói đương sự, v́ nó được thực hiện không v́ quyền lợi riêng tư, mà là một sự hiến dâng cho Thượng Đế. Trên thực tế, ở những giai đoạn cao nhứt của sự thanh lọc, đúng hơn nên nói rằng hành động được thực hiện xuyên qua y, hơn là do y.

Bây giờ, chúng ta đến một nhóm hiện tượng tâm thức khác, mặc dầu xuất phát từ dục vọng mà ra, chúng lại gom thành một loại riêng biệt. Chúng nó được gọi là cảm xúc mà một phần kết quả là hoạt động của thể vía và một phần là hoạt động của thể trí. Chúng ta đă thấy rằng dục vọng ở trạng thái sơ khởi của nó có đặc điểm hấp dẫn hay ghê tởm các vật, và làm dấy động các quyền lực của thể trí để nắm bắt hay tránh né các vật ấy. Một kết quả của sự phối hợp thường xuyên và mật thiết giữa dục vọng và tư tưởng là việc tạo ra nhiều loại cảm xúc khác nhau. Vậy, cảm xúc là một trạng thái phức tạp của tâm thức, gồm có cả dục vọng và tư tưởng. Điều này ở một số trường hợp của cảm xúc, dường như không hoàn toàn rơ rệt, nhưng một cuộc phân tích kỹ lưỡng các cảm xúc này sẽ luôn luôn thấy sự hiện diện của ba yếu tố chánh – t́nh cảm, sự hấp dẫn hay ghê tởm và tư tưởng - ở những cường độ và tỷ lệ khác nhau. Bởi thế, khi chúng ta thích thú ngắm cảnh hoàng hôn xinh đẹp, nh́n từ bên ngoài, cảm xúc có thể dường như là không có yếu tố hấp dẫn hay ghê tởm, nhưng một sự phân tích cẩn thận trạng thái của cái trí sẽ cho thấy yếu tố thích thú theo sau, là sự hấp dẫn hay dục vọng có nơi đó. Chính sự việc chúng ta thích thấy cảnh hoàng hôn như thế ấy, chứng tỏ yếu tố thích thú và hấp dẫn. Khi chúng ta thấy một cảnh hăi hùng, tự động chúng ta xoay mặt về hướng khác. Chúng ta không cần đi sâu hơn vào chi tiết trong vấn đề này, nhưng giờ đây, có thể xét đến vấn đề quan trọng hơn về sự liên quan giữa các cảm xúc khác nhau và vị trí của chúng trong đời sống chúng ta.

Nếu chỉ nh́n một cách sơ sài bên ngoài, các cảm xúc thật nhiều loại khác nhau mà chúng ta kinh nghiệm ở nhiều lúc và nhiều dịp khác nhau, có vẻ như một đám rừng và dường như không có một nền tảng rơ rệt nào để sắp xếp chúng. Ngay đến khoa tâm lư học hiện đại với những khảo cứu rộng lớn và thích phân loại cũng không thử mang lại một loại thứ tự nào cho bầu không khí dường như hỗn độn này của cái trí. Những sự lộn xộn ấy và sự thiếu một nguyên tắc chỉ dẫn để sắp loại các cảm xúc chỉ là ở bên ngoài thôi. Phần đông các cảm xúc liên quan cái này với cái kia và sự liên quan này được Bác Sĩ Bhagwan Das sưu tầm trong quyển sách nổi tiếng của ông “Khoa học của các Cảm xúc”. Ông cố gắng cho thấy rằng phần đông các cảm xúc bắt nguồn từ hai cảm xúc tiên khởi là Thương và Ghét, đặt nền tảng trên sự hấp dẫn và ghê tởm. Khi các cảm xúc thương và ghét hướng đến một bề trên, bề dưới hay ngang hàng chúng nó có vẻ bề ngoài khác nhau, và do sự hoán vị và kết hợp của sáu cảm xúc thứ sinh – ba do thương và ba do ghét mà ra – kết hợp thêm với nhân tố trí tuệ khác nữa, có thể thể hiện đại đa số các cảm xúc khác mà các tâm lư học gia bíết đến. Chúng ta không cần đi sâu vào chi tiết vấn đề này hơn nữa, nhưng hiện thời có thể ghi chú ư niệm căn bản này trong đời sống chúng ta và dùng nó một cách có hệ thống trong công việc xây dựng tánh t́nh.

Bởi v́ tất cả sự sống biểu hiện dưới nhiều h́nh dáng khác nhau ở mọi cơi, đều là một ở bản chất, và là biểu hiện của Sự Sống Thiêng Liêng. Trên b́nh diện tâm linh, chúng ta đều liên kết với nhau, do những mối quan hệ hợp nhứt tâm linh mà chúng ta có thể không thấy được ở các cơi giới thấp của ảo ảnh và chia rẽ. Bất cứ điều ǵ hài ḥa với chân lư căn bản của sự sống này – định luật của sự hợp nhứt – phải mang lại hạnh phúc, và bất cứ điều ǵ bất ḥa với nó, phải bị đập tan và mang lại bất hạnh. Đó là lư do tại sao t́nh thương, theo đúng với định luật của Sự Sống Duy Nhất này – luôn luôn mang lại hạnh phúc và sự ghét – nghịch lại với định luật ấy – là nguồn gốc của khổ đau vô cùng tận. Định luật này của sự sống không phải là một giáo điều giả thuyết của tôn giáo mà chúng ta chấp nhận do đức tin, nhưng đó là một định luật mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra do một cuộc thí nghiệm bản thân trong vài tháng. Nếu người nào muốn thí nghiệm, hăy quan sát cẩn thận và ghi chép có hệ thống trong một quyển vở t́nh trạng của trí y  - những ǵ liên quan đến hạnh phúc hay khổ đau - khi y đang chứng kiến các loại cảm xúc khác nhau ấy bắt nguồn từ t́nh thương và sự ghét. Y sẽ rất ngạc nhiên nhận thấy rằng t́nh thương và hạnh phúc đi đôi với nhau, cũng như sự ghét đi đôi với khổ đau, và những ǵ mà các đạo sư đă chỉ dạy về việc cần thiết vun trồng t́nh thương, là một điều hoàn toàn đúng và đặt căn bản trên kinh nghiệm trực tiếp thật sự. Đối với hạng người thông thường ngoài đời, quan niệm cho rằng tất cả mọi người đều bị ràng buộc với nhau do những sợi dây vô h́nh của sự hợp nhứt tâm linh là điều kỳ lạ, v́ thế mà họ chiến đấu và cố tàn sát lẫn nhau, nên mới có biết bao xung đột trên thế gian. Lư do của điều đó là tại hạ trí của họ đă che lấp và làm mờ đi tâm thức hợp nhất này, làm cho mọi trung tâm tâm thức tự nhận thấy ḿnh là một đơn vị độc lập và riêng rẽ. Khi mà sự tối tăm này biến đi mất, sự hợp nhứt tâm linh sẽ được bộc lộ và lúc đó cá nhân ấy sẽ không thể nào ghét hay làm hại bất cứ ai.

Do những ǵ vừa nói trên đây, nếu chúng ta muốn hưởng hạnh phúc măi măi, th́ phải hoàn toàn xóa bỏ trong đời sống t́nh cảm của ḿnh mọi cảm xúc có nền tảng trên sự ghét, và đồng thời vun trồng càng nhiều càng tốt tất cả cảm xúc bắt nguồn từ t́nh thương. Nhưng, ở thế giới của t́nh cảm, cũng như ở thế giới vật chất và trí tuệ, chúng ta bị định luật của thói quen chi phối. Chúng ta có khuynh hướng bị lôi cuốn do các cảm xúc mà ḿnh có thói quen chiều theo, và nhận thấy khó ḷng dấy động những cảm xúc mà ít khi chúng ta biểu lộ. Vấn đề tự nó giải quyết lấy nó, bằng cách chúng ta vun trồng các thói quen cảm xúc tốt một cách có hệ thống – tạo ra và nuôi dưỡng những thói quen trên căn bản t́nh thương và loại bỏ những thói quen bắt nguồn từ sự ghét – Cách sắp xếp các loại cảm xúc đă được tŕnh bày ở đoạn trước sẽ giúp chúng ta phân biệt hai loại cảm xúc khác nhau và xây dựng một nếp sống t́nh cảm khỏe mạnh.

Bây giờ đây, khi chúng ta bắt đầu xây dựng bản chất cảm xúc của ḿnh theo cách ấy, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, thật sự ḿnh đang vun trồng các tánh tốt và vứt bỏ đi các tật xấu, v́ tánh tốt và tật xấu trong số đông trường hợp không ǵ khác hơn là những thói quen cảm xúc có căn bản trên t́nh thương và sự ghét tùy theo trường hợp. Chúng ta sẽ thấy rằng giữ một nếp sống đạo đức không phải chỉ là một vấn đề mong ước hay khao khát, mà c̣n là tập cho ḿnh có những thói quen đúng đắn về cảm xúc, và công việc này có thể thực hiện một cách có hệ thống và thành tựu, nhờ sự trợ giúp của những định luật chi phối lĩnh vực đó.

Sự liên quan giữa các cảm xúc của tánh tốt và tật xấu cũng t́nh cờ cho thấy vai tṛ của một nếp sống đức hạnh trong vấn đề to lớn hơn của sự Thực Hiện Chân Ngă. Sự vun trồng các tánh tốt đem lại một nếp sống t́nh cảm đúng đắn và khỏe mạnh, và như thể nó đóng một vai tṛ phụ thuộc, tuy nhiên rất quan trọng trong sự Thực Hiện Chân Ngă. Sống một nếp sống đạo đức là cần thiết, ví như nền tảng cho một đời sống cao cả hơn của Tâm Linh, nhưng nó không thể nào thay thế cho đời sống Tâm Linh này được. Mục đích của sự cố gắng của nhân loại là một cái ǵ thật cao cả, hơn là chỉ sống một nếp sống đạo đức, và đó là sự Thực Hiện Chân Ngă, Jñāna. Chỉ khi nào một cá nhân t́m được Chân Lư của sự Sống ấy và sống trong ánh sáng của sự Thực Hiện Chân Ngă này, chừng đó y mới có thể hưởng được sự b́nh an vĩnh cửu và đứng trên mọi lo âu, ảo ảnh và khổ đau của đời sống thấp thỏi.

                    SỰ KIỂM SOÁT, THANH LỌC & TRAU DỒI CẢM XÚC

Sau khi t́m hiểu về các chức năng của thể vía, bây giờ chúng ta có thể xét đến điểm quan trọng liên quan tới sự kiểm soát, phát triển và thanh lọc thể này của tâm thức. Khi sử dụng thể vía, trước hết cần thiết phải có một khả năng nào đó để kiểm soát nó, nếu không được vậy th́ không thể nào bắt tay vào công việc khó khăn hơn là phát triển và thanh lọc nó. Cũng như đă thấy ở trường hợp thể xác, chúng ta không thể kiểm soát đúng đắn bất cứ thể nào của tâm thức, nếu chúng ta vẫn quen thói đồng hóa ḿnh với các hoạt động của chúng. Khi mà chúng ta c̣n cho rằng: các dục vọng là ḿnh, các cảm giác đem lại sự thích thú hay khổ đau là chúng ta, hoặc các cảm xúc dấy động trong nội tâm là ta, th́ chúng ta vẫn không có khả năng kiểm soát các biến động ấy của thể vía. Bởi thế, để đi đến việc kiểm soát, bước đầu tiên là trong tâm thức phải tách rời chúng ta ra khỏi các biểu hiện khác nhau từ thể vía sinh ra. Chúng ta phải tập “khách quan hóa” các biểu hiện này, đúng theo từ ngữ môn Tâm Lư Học thường dùng. Chúng ta phải đặt các biểu hiện ấy trên bàn giải phẫu, theo dơi và phân tích chúng nó, cho đến khi nào ḿnh cảm thấy đó chỉ là những hiện tượng xảy ra bên trong tâm ta, chứ không phải thật là một thành phần của ta. Khi một dục vọng nổi dậy trong tâm ta, chúng ta phải hiểu rơ đó chỉ là một rung động của thể vía ḿnh,và nếu muốn, ta có thể thay đổi nó. Khi trải qua kinh nghiệm một niềm thích thú, chúng ta phải có khả năng theo dơi loạt biến chuyển đă xảy ra, mà sau cùng chúng xuất hiện trong tâm thức ta dưới h́nh thức niềm thích thú ấy. Các thay đổi này đă được bàn luận trong chương trước và không cần lập lại vấn đề này. Điểm phải chú trọng ở đây là tách rời ḿnh ra khỏi các dục vọng, cảm xúc và các cảm giác của ḿnh, và cố gắng vươn ḿnh lên trên chúng nó, trước khi có thể hy vọng thật sự kiểm soát được chúng. Cuộc chuẩn bị sơ khởi này được thực hiện đầy đủ đến đâu, th́ sự chế ngự của chúng ta đối với các hoạt động này của thể vía càng tỏ ra bền vững và mau lẹ đến đó.

Muốn phát triển năng khiếu tách rời này của bản ngă, trước hết, đ̣i hỏi phải ghi nhớ thường xuyên; kế đó là quan sát và suy xét. Thường ngày, chúng ta có thói quen để các dục vọng và các cảm xúc tự do hoạt động trong đời sống ḿnh, và chỉ trừ khi nào – thật hiếm hoi – lúc ḿnh bị xúc động thái quá, mới ư thức sự thống trị của chúng đối với chúng ta và sự thiếu khả năng kiểm soát của ḿnh. Ghi nhớ đây là ngụ ư phải đặt thể vía với những ham muốn thay đổi không ngừng và những cảm xúc dưới sự quan sát. Chúng ta phải luôn luôn theo dơi các hoạt động của chúng. Thí dụ như: khi nào chúng ta trở nên nóng giận hay tức tối, hoặc dưới ảnh hưởng của một cảm xúc khác dù tốt hay xấu, chúng ta phải nhận thức các cử động của thể vía dù nhẹ nhàng đến đâu. Ở giai đoạn đầu, chúng ta sẽ thấy ḿnh cứ vẫn để ḷng bị xúc động măi, mặc dầu không nhận thức được điều đó. Nhưng, với một sự cảnh giác thường xuyên và nhờ thực hành, lần hồi một ư thức phát triển trong hậu trường của thể trí và dường như nó biết được tất cả các biến động đă xảy ra trong bản chất t́nh cảm của chúng ta, ví như một khán giả yên lặng ghi chép mỗi biến động của thể vía, mặc dầu chưa có thể kiểm soát được nó.

Sự nỗ lực cảnh báo phải liên tục đi đôi với quan sát và suy nghĩ. Chúng ta phải luôn luôn cố gắng theo dơi sự phát triển và hoạt động của mọi ham muốn và cảm xúc hiện ra trong trí ta, khảo sát chúng một cách vô tư, t́m ngược lại đến tận nguồn cội riêng của chúng và đánh giá chúng với một thái độ phê phán. Nếu đôi khi sự việc đă xảy ra rồi, chúng ta mới quan sát và suy tư, th́ không có hiệu quả bằng ngay khi chúng ta quan sát ở dưới ảnh hưởng của các cảm xúc; chúng ta phải học theo dơi chúng ngay lúc chúng đang tác động và tách rời ḿnh khỏi chúng, ngay khi ta bị chúng thống trị. Điều này không hẳn làm trở ngại công việc hay cách sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, bởi v́ chỉ có một phần của trí ḿnh bận rộn với hoạt động phụ thuộc này thôi, ví như một phụ nữ vừa tiếp tục tṛ chuyện và vừa đan vậy.

Khi đạt được một mức độ nào đó trong công việc khách quan hóa các cảm xúc và dục vọng, chúng ta có thể bắt đầu một cuộc tập luyện khác để trực tiếp kiểm soát chúng. Việc quan sát và suy gẫm đă làm tăng trưởng khả năng phân biệt giữa các loại dục vọng và cảm xúc khác nhau. Bây giờ đây, chúng ta phải ngăn ngừa những loại biểu lộ không hài ḥa với lư tưởng của ḿnh, và chỉ cho phép những loại nào giúp đỡ ḿnh trên con đường mà chúng ta đang đi. Cố gắng theo dơi những biến động của thể vía sẽ đem lại kết quả loại bỏ một số dục vọng và cảm xúc thô lỗ cùng làm dịu bớt một số khác, nhưng tánh phân biệt và sự kiểm soát phải đuọc thực hiện mănh liệt và liên tục, cho đến khi chúng ta hoàn toàn làm chủ nếp sống t́nh cảm của ḿnh; và thể vía chỉ được phép biểu lộ những dục vọng và cảm xúc mà chúng ta chấp thuận và cho phép rơ rệt. Đây là một kỷ luật lâu dài và khó khăn và mức độ thành công đạt được tùy thuộc nơi giai đoạn tiến hóa của ḿnh và cường độ của sự cố gắng và ḷng hăng say khi chúng ta phấn đấu. Những ai mà các thể Bồ Đề (Buddhi) và Niết Bàn (Atma) được khai mở đến một tŕnh độ thích nghi, sẽ thấy ḿnh có đủ kiên nhẫn và sức mạnh nội tâm để hoàn thành công việc, trong khi những người khác kém tiến hóa hơn sẽ mau chóng nghe mệt mỏi và bỏ dở công việc, cho đó là một lư tưởng không thể đạt được. Nhưng, chúng ta nên nhớ rằng con đường duy nhứt có thể đạt được sự kiểm soát các cảm xúc là phương pháp lâu dài và tẻ nhạt, luôn luôn phải cố gắng thực hành. Không có phép lạ nào có thể đem lại cho ta sự chủ trị bản chất thấp kém của ḿnh trong thời gian đầu hôm sớm mai. Nhưng, có một tư tưởng này để khuyến khích chúng ta, rằng: khi sự tự chủ đă thực hiện được và trên thực tế, không cần phải măi cố gắng nữa về chiều hướng đó th́ tự động các dục vọng và cảm xúc sẽ cùng đi theo một đường lối với các lư tưởng và đ̣i hỏi của nếp sống tâm linh.

Khi đạt được sự kiểm soát thể vía, chúng ta sẽ được giúp đỡ nhiều, nếu ḿnh am hiểu một vài điểm thực hành quan trọng. Điểm thứ nhứt phải ghi chú là sự kiểm soát bản chất t́nh cảm của chúng ta chỉ có thể đạt được trong những hoàn cảnh mà thường chúng ta hay t́m cách tránh né. Chỉ có ở những hoàn cảnh phải cố gắng và bị bắt buộc, chúng ta mới có thu thập được việc ư thức làm chủ lấy bản ngă thấp kém của ḿnh, và đó là điều kiện “tiên quyết” cho việc phát triển tâm linh thật sự. Chỉ khi nào chúng ta đang sống ở giữa các thú vui quyến rũ, ḿnh mới có thể phát triển tánh dứt bỏ (Vairagya). Chỉ khi nào chúng ta phải giao tiếp với những người không thích ḿnh, cản trở ḿnh hoặc cả ghét ḿnh nữa, chúng ta mới có thể phát triển sự kiên nhẫn và tánh b́nh thản cao tột độ; chính đó là những đảm bảo của sự tự chủ bản ngă thấp kém. Con người dễ dàng yên lặng và trầm tĩnh, nếu đang ở trong hoàn cảnh mà ḷng kiên nhẫn không bị thử thách hay được trắc nghiệm. Nếu không đứng trước một sự cám dỗ th́ sống đạo đức không khó lắm. Nhưng, chỉ những ai có thể vẫn ở trong yên tịnh và thanh trong trước những hoàn cảnh thử thách mới đáng được gọi là đă làm chủ bản chất thấp kém của ḿnh.

Như thế, hoàn toàn rơ ràng là nếu chúng ta thật sự muốn thực hiện công việc khó khăn là khuất phục bản chất thấp kém của ḿnh, tức nhiên chúng ta sẽ không tránh né những hoàn cảnh thử thách hoặc đau buồn mà ḿnh thường bị đặt để vào đó. Trái lại, chúng ta phải quyết định tận dụng chúng để phát triển các đức tánh đặc biệt mà chúng ta sẽ phải làm nẩy nở nơi ta. Đôi khi chúng ta cũng có thể ra ngoài đường lối của ḿnh, và tự đặt ḿnh vào những hoàn cảnh thử thách để trắc nghiệm và phát triển các đức tánh mong muốn, mặc dầu điều đó thường không cần thiết. Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu cai quản Nhân Quả ban cho chúng ta Nhân Quả của một loại thứ thích nghi với giai đoạn kế tiếp của sự phát triển của chúng ta, và chúng ta càng trở nên vững mạnh, các cuộc thử thách mà chúng ta phải trải qua lại càng tỏ ra gắt gao hơn. Chúng ta đang sống trong một vũ trụ, nơi đó mỗi cá nhân được đặt trong những hoàn cảnh chẳng những xứng đáng cho y hưởng, mà c̣n thích hợp cho sự phát triển của giai đoạn hiện tại của đương sự. Do đó, cuộc sống hằng ngày sẽ cung hiến cho nhiều cơ may mà chúng ta cần để đạt sự kiểm soát thể vía của ḿnh, miễn là chúng ta xả thân vào công việc với ḷng nhiệt thành.

Một số người có thể thắc mắc, tự hỏi, nếu chúng ta phân tích và mổ xẻ các bản chất của t́nh cảm và dục vọng một cách tàn nhẫn như thế, hỏi vậy c̣n ǵ để ḿnh sống? Cái thú vị của cuộc đời tùy thuộc chẳng những vào việc đón nhận các dục vọng và cảm xúc, mà c̣n do việc “tự đồng hóa” ḿnh với chúng nữa, tưởng tượng rằng ḿnh hưởng các dục vọng và ham muốn ấy. Đây là một câu hỏi rất đúng chỗ, và trên thực tế, tất cả những ai cố gắng chế ngự các dục vọng của ḿnh, đều phải trải qua kinh nghiệm thử thách nhận thấy rằng đời sống của họ trở nên trống rỗng và cuộc sống có vẻ không giá trị ǵ. Nhiều người chí nguyện không thể đối mặt với những thử thách, mất hết can đảm và ch́m sâu trở lại nếp sống cũ với tất cả cái thú vị do nơi sự tự đồng hóa vào bản chất dục vọng của ḿnh.

Nhưng, theo kinh nghiệm của những người đă sử dụng loại kỷ luật này th́ đó chỉ là một giai đoạn tạm thời, mặc dù thường là đau khổ, mà người chí nguyện muốn t́m sự hiểu biết tâm linh không nên chùn bước. Khi mà bản chất thấp kém của chúng ta bị khuất phục và thể vía trở nên an tịnh và thanh trong th́ ánh sáng của thể Bồ Đề có thể chiếu rọi xuyên qua thể trí càng lúc càng nhiều, mang lại cho chúng ta “sự b́nh an không thể nào hiểu được”. Khi Bồ Đề Tâm soi sáng cái trí như thế, chẳng những nó làm chúng ta nh́n các vấn đề của đời sống với viễn cảnh chính xác và không ảo ảnh, mà cũng c̣n cho ta một hương vị của sự an lạc là Ananda (toàn phúc), chính đó là bản chất thiết yếu của chúng ta. Dưới ánh sáng của sự an lạc này, các niềm vui và thích thú của cuộc sống thấp hèn mờ đi, đúng như các ánh sáng nhân tạo, và cho đến ánh sáng của tinh tú và của mặt trăng cũng không c̣n, khi mặt trời lố dạng. Nhưng để đạt được sự b́nh an trường cửu này – sự an lạc của nếp sống thanh cao – chúng ta phải bền chí, cương quyết và không sợ hăi, sẵn sàng từ bỏ các lạc thú và niềm vui tạm bợ của cuộc sống thấp kém. Chúng ta không nên ngă ḷng khi đời sống có vẻ buồn thảm và tuyệt vọng, bởi v́ chỉ khi nào đời sống dường như rút lui hoàn toàn, th́ chúng ta mới kề cận nếp sống viên măn. Mặt khác, chúng ta phải làm việc với một tấm ḷng hăng say và dũng mănh để thanh lọc bản chất thấp kém của ḿnh, làm mỏng bớt đi tấm màn che lấp ánh sáng của tâm thức cao cả.

Khi bàn đến những nguyên tắc tổng quát của sự kiểm soát thể vía, cần nhấn mạnh các hiểm nguy của sự ức chế t́nh cảm. Những cuộc sưu tầm về phân tách tâm lư đă nói đến kết quả tai hại của việc đè nén các cảm xúc và dục vọng. Những ai có ư định kiểm soát những cảm xúc và dục vọng của ḿnh, nên biết qua những điều ấy. Chúng ta không cần đi xa vào chi tiết vấn đề này, những tư tưởng căn bản của các hiểm nguy do sự ức chế cảm xúc và dục vọng mang lại, có thể kể ra vắn tắt.

Những sưu tầm trong lănh vực này cho thấy bất cứ dục vọng hay cảm xúc nào bị đè nén bằng vũ lực, sẽ chuyển sang những vùng của tiềm thức trong thể trí, và từ đó nảy sinh và duy tŕ một số triệu chứng bệnh lư, mà nh́n từ bên ngoài dường như không có ǵ liên hệ đến cảm xúc bị đè nén … Những triệu chứng hay nhóm triệu chứng đó từ chuyên môn gọi là “mặc cảm”. Các h́nh thức mặc cảm là một nhân tố quan trọng trong t́nh cảm, trí tuệ và ngay cả đời sống vật chất của con người, nhưng y không hay biết, và chúng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách đối xử của đương sự. Khoa phân tách tâm lư t́m ra được một kỹ thuật giải quyết các mặc cảm này bằng cách xóa đi sự căng thẳng không tự nhiên trong tâm hồn, phục hồi lại trạng thái b́nh thường và lành mạnh

Chúng ta có thể đồng ư hay không với các lư thuyết của môn phân tách tâm lư, nhưng điểm cần ghi chú là cảm xúc và dục vọng của chúng ta tượng trưng cho năng lực tâm linh, và theo luật về sự bảo toàn năng lượng, th́ năng lượng không thể bị hủy diệt mà chỉ có thể được thay đổi, từ h́nh thức này sang h́nh thức khác. Sau khi đă tạo ra một năng lượng, chúng ta không thể phá tan nó, nhưng có thể định đoạt h́nh thức nó ra sao. Khi đè nén một dục vọng hay cảm xúc, chúng ta ǵn giữ nguồn năng lượng nguyên vẹn và chỉ hướng nguồn ấy đến tiềm thức của thể trí, nơi đó, nó có thể khoác lấy mọi loại h́nh thức bất hảo mà sau rốt sẽ hiện lên trên bề mặt. Nếu chúng ta có một ống nước không có van khóa và muốn ngăn lại ḍng nước, việc vùi cái đầu của ống nước xuống dưới mặt đất chỉ là vô ích. Nước trong ống vẫn tiếp tục chảy và sớm hay muộn sẽ trồi lên mặt đất, dưới h́nh thức bùn nhơ và rác rưới. Chúng ta hoặc lả bít cái đầu ống nước lại, như thế ḍng nước sẽ ngưng chảy hoặc là sử dụng theo cách thích nghi, hướng nó đến một miếng vườn chẳng hạn và giúp cho sự lớn mạnh của cây cỏ.

Giống như thế, nếu chúng ta không muốn một dục vọng nào đó th́ chỉ có hoặc ngưng tạo thêm những năng lực, hoặc là biến đổi nó thành một h́nh thức khác thích hợp hơn để ta sử dụng, giúp chúng ta tiến triển. Chúng ta áp dụng biện pháp thứ nhứt khi chúng ta thấu hiểu thông suốt dục vọng, và chỉ cần vươn ḿnh lên cao để tránh nó. V́ chúng ta đă biết quá nhiều về bản chất của nó, nên nó không c̣n làm phiền ta được. Ở trường hợp này, dục vọng đơn giản mất đi, bởi v́ động lực giúp nó sống đă bị cắt đứt. Mặt khác chúng ta có thể thay đổi h́nh thức của năng lực, “lư tưởng hóa” nó, theo như chúng ta thường nói. H́nh thức mới của năng lực phải như thế nào để nó có thể giúp chúng ta tiến thẳng đến lư tưởng của ḿnh, thay v́ cản trở. Vấn đề “lư tưởng hóa” các dục vọng và cảm xúc của chúng ta là điều rất thích thú và quan trọng, nhưng nơi đây chúng ta không quan tâm đến những khía cạnh thực hành của chúng.

Bây giờ đến vấn đề thanh lọc hóa và phát triển thể vía. Với mục đích hiểu rơ đề tài này, chúng ta cần có một ít ư niệm về cách xây dựng và nuôi dưỡng thể vía. Nó không được xây dựng và nuôi dưỡng bằng phương tiện ăn uống và tiêu hóa như trường hợp thể xác, và do đó vấn đề thanh lọc và phát triển càng phức tạp và khó khăn hơn.

Chúng ta đă xem qua và biết rằng các dục vọng, t́nh cảm và cảm xúc của chúng ta là kết quả hiện ra trong tâm thức khi thể vía rung động, hoặc do nơi phản ứng với các tác động ở bên ngoài, hay các hoạt động từ bên trong. Hăy chọn các cảm xúc như là đại diện cho tất cả loại hoạt động khác nhau trong thể vía. Chúng ta có thể nói rằng tương ứng với mỗi loại cảm xúc có một tốc độ rung động đặc biệt và một mật độ đặc biệt tùy nơi vật chất đă tạo ra thể vía; và trong cơi trung giới, mỗi tốc độ rung động đặc biệt sẽ được thấy với một màu sắc riêng biệt. Thí dụ nếu một người có một cảm xúc mạnh mẽ về t́nh thương ở bất cứ lúc nào, như thế, trong vô số cách kết hợp của vật chất trung giới đă tạo ra thể vía này có một vài loại rung động riêng biệt của sự kết hợp sẽ được rung động; cái tốc độ hay bước sóng của làn sóng rung động tương ứng chính xác với cái mật độ của vật chất đă được ảnh hưởng. Cùng trong lúc đó, một thứ màu sắc riêng biệt hiện ra trong thể vía, và màu này cũng tương xứng chính xác với tốc độ rung động của cảm xúc.

Ở cơi hồng trần, chúng ta có một loại hiện tượng tương tợ trong các màu sắc quen thuộc, thường thấy phô bày trong các cuộc đốt pháo bông … Khi một kim loại như chất “barium” được dùng trong thuốc súng, nếu thuốc này cháy rực, chất barium được làm cho thật nóng, và các phần tử li ti của nó bắt đầu rung động theo một số tốc độ nào đó, và các rung động đặc biệt của ánh sáng này cho chúng ta màu xanh lá được thấy ở các cuộc đốt pháo bông. Khi chúng ta thay thế chất “strontium” vào chất “barium” trong thành phần thuốc súng, các nguyên tử strontium rung động sẽ tạo ra màu đỏ tươi, và v.v… Do đó, tùy theo mỗi loại vật liệu, chúng ta có một thứ tốc độ rung động riêng biệt và một màu sắc riêng biệt của quang phổ, ở cả hai cơi hồng trần và trung giới.

Cuộc nghiên cứu của Huyền Bí Học cho biết rằng thể vía bắt đầu rung động với một tốc độ đặc biệt, do sự hiện diện của một cảm xúc riêng biệt, sự dao động mạnh mẽ này sinh ra kết quả là tống ra ngoài một số vật chất không ḥa hợp với sự rung động đó, và đồng thời thu hút từ môi trường xung quanh của cơi trung giới một số vật chất có khả năng rung động cùng một tốc độ. Kết quả là mỗi rung động được tạo ra ở thể vía do một cảm xúc, làm gia tăng tỷ lệ của các thành phần cùng rung động theo tốc độ đặc biệt đó, và một cách tương đương làm giảm bớt những thành phần kia, v́ chúng không thể rung động hài ḥa với nhau. Do đó, khuynh hướng của một loại cảm xúc đặc biệt sẽ gia tăng, nếu cảm xúc đó được biểu lộ lập đi lập lại nhiều lần, xuyên qua thể vía. Mặt khác, một loại cảm xúc đặc biệt càng ít biểu lộ xuyên qua thể vía, th́ nó càng ứng đáp yếu ớt trước rung động ấy, khi có sự tác động từ bên ngoài hoặc bên trong.

Những ǵ đă tŕnh bày ở trên cho thấy một cách tổng quát rằng một thể vía thay đổi thành phần và các năng lực rung động của nó,với mỗi dục vọng hay cảm xúc được biểu lộ xuyên qua thể ấy. Không có cái rung chuyển nhẹ nhất nào của cảm xúc hay dục vọng mà, chẳng ít th́ nhiều, thay đổi khuynh hướng rung động của nó, theo giống như cách ấy trong tương lai. Vậy, nếu chúng ta luôn luôn biểu lộ những cảm xúc cao cả và dục vọng thanh tao, thể vía lần hồi trở nên được thanh lọc và có khả năng sản xuất các rung động nhẹ nhàng, trong khi các rung động và cảm xúc thuộc loại thấp làm nó càng lúc càng nặng trược nhiều thêm, khiến cho sự biểu lộ các cảm xúc thanh cao càng thêm khó khăn.

Sự hiểu biết đúng đắn về các định luật này và việc áp dụng chúng vào đời sống, hợp thành nền tảng của những phương pháp được đề cử cho sự thanh lọc và trao dồi các cảm xúc của chúng ta… Trước hết, hăy xem qua vấn đề riêng biệt của thanh lọc. Khi t́m hiểu về thanh lọc thể xác, chúng ta đă thấy rằng sự thanh khiết của thể xác gồm có trước hết sự hiện diện trong thân thể những thành phần hài ḥa với Chân Ngă, giúp Chân Ngă biểu lộ và sự vắng mặt của những thành phần không hài ḥa, do đó có thể cản ngăn hay làm khó khăn sự biểu lộ của Chân Ngă. Vậy th́, các năng lực tinh vi hơn bắt nguồn từ phần tâm linh của bản chất chúng ta, chỉ có thể t́m thấy một biểu lộ ở cơi trung giới, khi nào thể vía có đa số những thành phần có khả năng ứng đáp với những rung động tinh vi. Thể vía càng thanh khiết, nó càng dễ dàng rung động, ứng đáp với các tác động từ tâm thức cao cả và ít thể ứng đáp với những rung động thô kệch liên quan đến đời sống thế gian thường ngày.

Sự tinh luyện hay thanh lọc này của thể vía như chúng ta đă thấy thực hiện được nhờ một cuộc kiểm soát chặt chẽ các cảm xúc và dục vọng của ḿnh, và chỉ cho phép những cảm xúc và dục vọng nào hài ḥa với ư tưởng tâm linh chúng ta, được thể hiện mà thôi. Chúng ta càng phát triển t́nh thương, ḷng tôn kính, sự thông cảm, ḷng mộ đạo, ḷng trắc ẩn, ư muốn phụng sự đồng loại và các Đấng Chân sư Minh Triết, th́ thể vía chúng ta càng trở nên trong sáng và thanh khiết. Lúc đó, một sự thôi thúc rất nhẹ nhàng từ Chân Ngă sẽ khiến toàn bộ thể vía rung động hài ḥa và tế nhị theo bản chất đẹp đẽ, trong khi những rung động nặng nề dữ dội từ các cơi thấp hơn sẽ không thể ảnh hưởng chút nào đến thể vía ấy. Chỉ một tư tưởng hướng về Ishta-Devata hay Đấng cao cả ḿnh tôn thờ cũng đủ để đem lại trong tâm người sùng đạo một t́nh thương sâu đậm, thắm thía và tuyệt vời. Nếu tánh thông cảm được phát triển đến cao độ trong một người nào th́ chỉ nh́n thấy cảnh khổ đau là liền ứng đáp ngay bằng một ḷng trắc ẩn sâu xa và y muốn giúp làm nhẹ bớt đi nỗi khổ đau. Đến giai đoạn này, thể vía thật sự trở thành một dụng cụ đúng đắn và hữu hiệu của linh hồn – một dụng cụ được tinh lọc và nhạy cảm, có khả năng phản ảnh tâm thức cao cả vào tâm thức thấp hơn.

Khi t́m hiểu sự phát triển của các cảm xúc cao cả, cần nhớ rằng sự phát khởi của một rung động trong thể vía đ̣i hỏi một vài loại kích thích. Bản chất cảm xúc của chúng ta được so sánh với một loại đàn hạc, và chỉ khi chúng ta chạm vào một sợi dây riêng biệt nào đó th́ nốt thích ứng mới nổi lên. Bí quyết của khả năng khơi động một loại cảm xúc riêng biệt nào chúng ta muốn, nằm ở chỗ phát triển khả năng chạm đúng vào các dây của bản chất xúc cảm ḿnh. Đặc biệt các loại cảm xúc thấp kém sẽ được dễ dàng khơi động do các thứ kích thích từ thế giới bên ngoài, bởi v́ thể vía thường hay ứng đáp với các thứ kích thích như thế. Nhưng, muốn khơi động những loại cảm xúc cao thượng, người sinh viên sẽ phải đi vào vùng nội tâm sâu xa hơn của y, để t́m ra thứ kích thích thích nghi. Tưởng nghĩ đến một Đấng Cao Cả, đôi khi mang lại loại kích thích đó. Ở trường hợp khác, lời cầu nguyện chân thành sẽ giúp tháo mở các năng lực của linh hồn, và năng lực này sẽ biểu lộ xuyên qua các cảm xúc tốt đẹp ở cơi trung giới. Dù bằng cách nào, đó vẫn là một công việc khó khăn, và chỉ với ḷng bền chí và kiên nhẫn mà chúng ta có thể xây dựng một bản chất t́nh cảm thanh trong và đẹp đẽ. Trong công việc khó khăn này, người sinh viên của Khoa Tu Dưỡng Bản Thân sẽ được trợ giúp rất nhiều nhờ thực hành thiền định đều đặn. Điều này lần hồi khai mở và làm lớn rộng thêm dây liên lạc giữa thể vía và thể Bồ Đề, giúp cho sự tiếp dẫn các năng lực có thể khơi động trong thể vía những cảm xúc cao thượng và đáng kính, luôn luôn đi đôi với sự phát triển tâm linh.

Chúng ta phải nhớ rằng những cảm xúc thanh trong là những biểu lộ ở các cơi thấp của tâm thức cao cả, và chỉ tượng trưng một giai đoạn trong Cơ Tiến Hóa chúng ta. Chúng nó trở nên không cần thiết và càng lúc càng ít quan trọng, khi các phần tử đối chiếu cao hơn của chúng về giá trị tâm linh được khai mở. Thí dụ khi bản chất “Para-Bhakti” hay ḷng sùng đạo cao độ phát triển đầy đủ, th́ người sùng đạo (bhakta) trở nên an tịnh thanh thản và viên măn, chừng đó không tỏ lộ các cảm xúc luôn luôn thay đổi, mănh liệt và đối ngược của t́nh thương sôi nổi, lănh đạm, hạnh phúc, khổ đau… những đặc điểm của các giai đoạn thấp của ḷng sùng đạo. Các Vị Thánh Hiền và các Chân Sư thường không bày tỏ ra bên ngoài những cảm xúc của ḷng trắc ẩn, t́nh thương … Điều ấy không có nghĩa là các Ngài trở nên lạnh nhạt hay nhẫn tâm. Các Ngài nhận thức trực tiếp về Sự Sống Duy Nhứt, sự hợp nhất của các Ngài và sự ứng đáp với Sự Sống đó, hoặc các biểu hiện của nó ở các cơi thấp, do đó sẽ hiện ra ở một cơi giới cao hơn, cao hơn nhiều so với cơi trung giới.

Những điều vừa xem qua cho thấy rơ rằng: sự phát triển những cảm xúc thanh trong không phải là vấn đề xây dựng, hay tạo ra một cái ǵ mới mẻ, mà chỉ để nét huy hoàng từ bên trong chiếu diệu ra ngoài, xuyên qua thể trí chúng ta. Thật ra đó là vấn đề thanh lọc thể trí để cho bản chất tâm linh của chúng ta bộc lộ và để khai thông con đường vận hà giữa những phần thấp và phần cao của bản chất chúng ta. Thí dụ như khi ḷng sùng tín đối với Đấng Cao Cả ḿnh tôn thờ (Ishta-Devata) phát triển đến một mức độ cao, và thể vía được tràn đầy t́nh thương từ cơi Bồ Đề tuôn xuống, th́ tất cả những bợn nhơ trong bản chất thấp kém của chúng ta có thể nói được tẩy sạch và các loại cảm xúc nặng trược được mau lẹ loại trừ. Một sự gia tăng đột ngột của t́nh thương tha thiết như thế đem lại kết quả quan trọng về sự thanh lọc thể trí và khai mở đường giao thông giữa hai cơi Bồ Đề và Trung Giới hơn là nhiều tháng thiền định và kỷ luật trí tuệ theo lối thông thường.

Bí quyết của sự Tu Dưỡng Bản Thân trong vấn đề khai mở bản chất tâm linh của chúng ta, nằm trong vấn đề thanh lọc trí tuệ, thay đổi ḍng tư tưởng trước kia làm mờ tối bản chất thiêng liêng của ḿnh, đặt bản ngă thấp kém dưới quyền chỉ huy của Chơn Ngă và sau cùng thanh toán phàm ngă.

 

-----------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS