Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

CHUẨN BỊ CHO YOGA

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

CHUẨN BỊ CHO YOGA

 

Cuộc bàn luận về bản chât của Samādhi (Đại Định) và những diễn tiến trí tuệ tế nhị của nó có thể cho cảm tưởng rằng kỹ thuật Yoga không thích hợp cho con người b́nh thường ở ngoài xă hội, và nhiều lắm là y sẽ chỉ nghiên cứu phần lư thuyết của đề tài, và phải tŕ hoăn công việc thực hành vào một kiếp trong tương lai khi mà các điều kiện thuận tiện hơn, và các khả năng trí tuệ và tâm linh của y được phát triển đầy đủ hơn. Mặc dầu tự nhiên, những cảm tưởng này đặt nền tảng trên một quan niệm sai lầm. Những vị đă sáng lập Triết Lư Yoga và đặt ra kỹ thuật tinh vi của nó, không phải chẳng biết rơ những điểm yếu của bản chất con người với những hạn chế và ảo ảnh trong đó một người b́nh thường đang sống. Các Ngài không thể tŕnh bày sự cần thiết cấp bách của con người phải tự giải thoát khỏi những giới hạn này, và kế đó đặt trước mắt y một phương pháp thực hiện mục tiêu này mà nó có vẻ vượt qua khả năng của y. Các Ngài biết những khó khăn liên quan đến, mà các Ngài cũng biết những khó khăn phải chiến thắng theo quá tŕnh rèn luyện lần, thật khoa học và phù hợp với những định luật cai quản sự trưởng thành và tiến hóa của nhân loại. Dù cho khi phải thực hiện bất cứ mục tiêu trần tục có giá trị nào đi nữa, con người đều phải tiến hành một cách có hệ thống và được chuẩn bị cho một cố gắng dài hạn và tích cực. Nếu y muốn trở thành một nhà toán học tài giỏi, y phải bắt đầu với bốn phép toán số học và lần hồi tiến thêm, từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, cho đến khi nắm lấy khoa học ấy trọn vẹn trong tay. Y không khởi sự bằng cách ghi tên theo học những lớp dạy môn toán học vi phân và tích phân ở một đại học. Y được chuẩn bị cho một quá tŕnh dài hạn, và cũng biết rằng kết quả sau cùng được đảm bảo, nếu y không nửa đường bỏ dở cuộc cố gắng. Nhưng, khi bàn đến vấn đề thực hiện mục tiêu cao cả nhứt của cố gắng con người là cái cùng tột của sự tiến hóa nhân loại, th́ người ta quên rằng những điều này được đặt trên nền tảng của sự hiểu biết và kinh nghiệm thông thường ngoài đời. Họ bắt đầu thắc mắc về điểm khó khăn thực hiện Samādhi (Đại Định), và tự hỏi bao giờ họ sẽ có thể tiến đến những trạng thái cao siêu nhứt của tâm thức, do các phương tiện Samādhi mang lại. Họ tưởng tượng rằng ḿnh chỉ làm công việc khởi đầu, và liền đó bao nhiêu kết quả quư báu của đời sống Yoga sẽ đến ngay với họ, hay là trong một thời gian không lâu lắm. V́ thế mà, hoặc là họ không bao giờ bắt đầu, hay là có bắt đầu đi nữa, liền đó họ cảm thấy ḿnh vỡ mộng và bỏ cuộc thật sớm, nghĩ rằng có lẽ không có ǵ đáng t́m trong môn Khoa Học Yoga đă được quảng cáo ầm ĩ, hay là họ không có khả năng dấn thân vào một công việc quá khó khăn như thế. V́ vậy mà chúng ta tiếp tục tŕ hoăn sự cố gắng này để thấy ḿnh vẫn nằm ỳ một chỗ trên thang tiến hóa, từ kiếp này sang kiếp khác; chúng ta không áp dụng một thái độ thông minh thông thường đối với vấn đề này, giống như chúng ta đă làm ở trường hợp những vấn đề tương tợ liên quan đến những cuộc tranh đua thế sự của chúng ta.

Khoa học Yoga có thể được tinh thông như tất cả khoa học nào khác, nhờ một quá tŕnh rèn luyện chia thành nhiều đợt. Chúng ta khởi sự với những điều đơn giản mà bất cứ ai ai đều cũng có thể làm và tiến hành từ bước một, từ vấn đề đơn giản đến phức tạp hơn, từ những thực hành dễ dàng đến những cái khó khăn hơn. Do bởi những tiềm năng khác nhau, ẩn tàng trong nhiều cá nhân khác nhau, sự tiến bộ của chúng ta được tính không phải theo số năm tháng của công việc, mà bằng những sự lớn mạnh của các khả năng và những thay đổi trong tâm trí cùng thái độ của chính ḿnh. Chúng ta hăy bắt đầu với vài thực hành và kỷ luật sơ cơ, chuẩn bị người chí nguyện cho những thực hành cao cấp hơn của môn Yoga bực trên.

Tóm lại, câu Sūtra sau đây trong Chương II cho chúng ta thấy một ư niệm tổng quát về công việc thực hành sơ khởi, hay rèn luyện chuẩn bị, mà mỗi người chí nguyện đều có thể bắt đầu tức khắc và mang lại một nền tảng vững chắc cho một đời sống Yoga một cách có hệ thống và cương quyết.

 

 “Sự khổ hạnh, sự t́m hiểu bản ngă và xả thân v́ Ishvara hoặc Thượng Đế, hợp thành    môn Yoga dự bị” II.1

 

Người sinh viên sẽ thấy rằng ba loại hoạt động khác nhau qui định trong câu Sūtra dùng để phát triển ba khía cạnh chánh yếu của bản chất con người : Ư chí, Trí thức và T́nh thương. Như đă được bàn qua trong một Chương trước, sự hiểu biết trí thức đặt nền tảng cho nếp sống Yoga, bằng cách chuẩn bị một bối cảnh lư thuyết đầy đủ. Sự phát triển của t́nh thương hay ḷng sùng tín, sự biến đổi và thanh lọc nếp sống kèm theo đó sẽ mang lại minh triết cho sự hiểu biết. Và rồi đó, do sự áp dụng ư chí tâm linh vào công việc kiểm soát và kềm chế những biến đổi của cái trí, nhà Yogi từ giai đoạn minh triết bước sang giai đoạn Thực Hiện Chân Ngă, toàn bộ sự huấn luyện và kỷ luật bản thân chấm dứt trong việc Thực Hiện Chân Ngă và Giải Thoát. Ư nghĩa của ba yếu tố của công việc kỷ luật bản thân sơ đẳng này được giải bày cặn kẽ trong phần b́nh luận, và chúng ta không cần đi vào chi tiết nơi đây. Tuy nhiên, có vài điểm chính yếu tổng quát có thể đáng cho người chí nguyện lưu ư.

Điểm đầu tiên ghi nhớ là trọn cả ba loại hoạt động này tạo thành một khởi điểm thật sự của nếp sống người Yogi, và nó tùy thuộc nơi chính người chí nguyện dùng cách nào để chuyển nhanh từ giai đoạn chuẩn bị bước sang giai đoạn cao cấp của công cuộc tiến triển. Nếu y bắt tay vào các vấn đề liên hệ với ba loại hoạt động đó một cách mănh liệt và hăng hái, chỉ trong một khoản thời gian ngắn, y có thể tự chủ được bản ngă thấp kém của ḿnh và sự tập trung vào mục đích khiến y sẽ xứng đáng bắt tay vào những thực hành ở cấp cao của Yoga.

Tapas, Svādhyāya và Isvarapranidhara sẽ là những thực hành đầy bí ẩn, nhưng thật ra không có ǵ là bí ẩn cả.

Svādhyāya là sự t́m hiểu mănh liệt các vấn đề thâm sâu về đời sống, giúp chúng ta có được một bối cảnh lư thuyết tương xứng và một ư niệm đúng đắn tổng quát về tất cả vấn đề liên quan đến việc thực hành Yoga và những phương pháp được sử dụng giải quyết các vấn đề ấy. Nhưng sự t́m hiểu này phải được chính chúng ta làm lấy thế nào để chúng ta có thể lần hồi phát triển khả năng t́m ra tất cả sự hiểu biết từ bên trong nội tâm ḿnh, và trở nên không tùy thuộc vào những trợ giúp từ bên ngoài, liên quan đến vấn đề đó. Nó cũng phải ở vào một mức độ thâm sâu và không phải chỉ là công việc thu thập lại kiến thức lượm lặt từ các sách vở.

Mục tiêu chánh của Svādhyāya là tháo mở những cánh cửa của sự hiểu biết thực sự bên trong nội tâm chúng ta, và có được khả năng sử dụng sự hiểu biết đó khi nào cần thiết. Chúng ta vẫn thường lệ quên rằng, thật sự, tất cả hiểu biết đều nằm bên trong chúng ta, trong Cái Trí Đại Đồng, và ít ra có thể sử dụng phần nào sự hiểu biết đó bằng cách khai mở một vận hà giữa hạ trí và Thượng Trí. Tôi không nói đến những hiểu biết về Thực Tại thu đạt nhờ những tiến tŕnh cao cấp của Samādhi (Đại Định). Tôi chỉ đề cập đến sự hiểu biết trí tuệ thông thường, hiện diện trong Chơn nhơn, hay Chân Ngă, đang hoạt động xuyên qua Thể Thượng Trí và nó có thể được sử dụng, nếu hạ trí được thanh lọc và ḥa họp với Chân Ngă. Sự hiểu biết này cao cả hơn nhiều, so sánh với sự hiểu biết vay mượn thông thường thu đạt từ các sách vở, sự quan sát v.v.… bởi v́ nó từ một nguồn gốc cao cả mà đến và không có những sai lầm, nghi ngờ và xuyên tạc thông thường, là đặc trưng của sự hiểu biết gián tiếp do cái trí cụ thể (hạ trí) mang lại từ những nguồn bên ngoài. Bởi thế, tất cả những kế hoạch, phương pháp và thực hành, như là sự suy nghĩ, thiền định, Japa (chú nguyện) v.v … có hiệu quả khai mở con đường vận hà giữa hạ trí và Thượng Trí đều do nơi Svādhyāya mà ra, và người hành giả sơ cơ phải sử dụng chúng càng lúc càng nhiều hơn nữa, khi mà sự thích thú và khả năng của y tăng trưởng.

Thông thường, Tapas được dịch là khổ hạnh, nhưng dịch như thế đem lại một cảm tưởng sai lầm về bản chất thật sự và chánh yếu của nét đặc trưng này của Yoga chuẩn bị. Từ Tapas do chữ Phạn “Tap” mà ra, có nghĩa “làm nóng lên đến một nhiệt độ cao”. Nếu vàng ṛng được nấu lên một nhiệt độ cao, lần hồi các bợn nhơ của nó được thiêu hủy và biến mất, chỉ c̣n lại toàn chất vàng ṛng thanh khiết. Đó là ư nghĩa chánh yếu phía sau từ Tapas và một cách rộng răi nó ám chỉ đặt bản chất thấp kém của chúng ta vào một kỷ luật với mục đích thanh lọc nó, loại bỏ tất cả bợn nhơ của tánh yếu đuối, thấp hèn, để cho thân và trí có thể trở nên thanh trong và phục tùng ư chí của chúng ta, và có khả năng được sử dụng như những dụng cụ hữu hiệu của Chân Ngă. Như thế Tapas là sự biến chuyển bản chất thấp kém trở nên thanh cao, nhờ tiến tŕnh kỷ luật bản thân. Những khổ hạnh đủ loại có thể được áp dụng và phải được dùng, nếu tuyệt đối cần thiết, nhưng đó không phải là phần chánh yếu của tiến tŕnh. Sự thanh lọc và kiểm soát có thể được thực hành bằng những phương pháp thông minh và hữu hiệu, hơn là tuân theo những lời thệ nguyện cứng ngắc và giam hảm thân thể trong những t́nh trạng thiếu tiện nghi và khổ cực không cần thiết. Mỗi người chí nguyện phải sử dụng những phương pháp riêng tư của ḿnh một cách thông minh.

Ishvara-pranidhāna thường được dịch là sự hiến ḿnh cho Thượng Đế, thật sự đó là một khía cạnh của ḷng sùng tín, một phương pháp hữu hiệu để phát triển ḷng  sùng tín. Trong một chương khác, chúng ta có nghiên cứu qua vấn đề phát triển ḷng sùng tín, hay t́nh thương của Thượng Đế, và có được chẳng những một vài ư kiến về mục đích của Con đường T́nh Thương và bản chất của ḷng sùng tín, mà c̣n thêm những phương pháp được sử dụng để phát triển khía cạnh này của bản chất ḿnh. Tất cả hiểu biết này chỉ cần được đem ra sử dụng một cách nghiêm chỉnh và bền bỉ để mang lại kết quả. Những điều đó đ̣i hỏi sự thực hành, ḷng chân thành và một ư chí bất khuất để thành công, bởi v́ ḷng sùng tín không xuất hiện nơi ta một cách dễ dàng. Chúng ta được trắc nghiệm và thử thách đến tột độ, và điều này có thể mang lại cho chúng ta sự ngă ḷng nhiều lần. Nhưng, khi rốt ráo nó xuất hiện, th́ nó biến đổi nếp sống chúng ta, làm chúng ta tràn ngập niềm vui và hừng chí đến độ chúng ta cảm nghĩ rằng tất cả mọi hy sinh, mọi cố gắng và đau khổ mà ḿnh đă cưu mang, là không nghĩa lư ǵ so sánh với hạnh phúc đă thu nhận và ân sủng của Thượng Đế đă ban cho chúng ta.

Cho nên, bạn sẽ thấy rằng câu Sūtra này, với năm từ thôi, mà có một tầm mức thật rộng lớn, và mang lại một phương pháp rất toàn diện chuẩn bị chúng ta cho những giai đoạn cao hơn của đời sống Yoga. Trên thực tế, nó bao hàm mỗi khía cạnh của bản chất tâm linh chúng ta và nếu các phương pháp được gợi nhắc đến trong kỷ luật bộ ba của nó được tuân theo một cách chân thành, thận trọng và hứng khởi, chẳng những nó làm biến đổi bản chất thấp kém của các thể chúng ta thành một dụng cụ hữu hiệu để Chân Ngă sử dụng mà lại c̣n mở ra nhiều viễn cảnh mới mẻ của sự thành tựu và tiết lộ nhiều khả năng và tiềm lực ẩn tàng không ai nghi ngờ có ở bên trong chúng ta.

Nếu chúng ta bắt đầu thực hành tất cả những điều này mà chúng ta đă học hỏi, đời sống tức khắc sẽ được biến chuyển đối với ḿnh và chừng đó, chúng ta sẽ chấm dứt tự hỏi ḿnh có thể thực hiện Samādhi (Đại Định) hay không, ḿnh có thể phát triển t́nh thương đến mức độ có khả năng thực hành một phần nào sự ḥa hợp với Đối Tượng của ḷng sùng tín của ḿnh hay không.

Lấy lại thí dụ người sinh viên có quyết tâm trở thành một nhà toán học giỏi, ấy bởi v́ y bắt đầu làm những bài toán cộng về số học thông thường, mà y trở nên thích thú về môn toán, và ngừng thắc mắc về môn toán vi phân và tích phân mà y sẽ học sau này, khi đúng lúc. Mặc dầu y vẫn giữ mục tiêu tối thượng trong tâm trí trọn thời gian, nhưng y không phí thời giờ và năng lực tưởng nghĩ đến những điều hiện nay không liên hệ đến y. Y đang dấn thân vào một công việc quá ư thu hút và thích thú, bấy nhiêu đó đầy đủ cho y ở buổi hiện tại.

Chính cái công việc sáng tạo bất cứ loại nào mang lại niềm vui cho đời sống th́ sự biến đổi bản chất chúng ta bằng những phương pháp của chuẩn bị Yoga, là một công việc sáng tạo thuộc loại cao nhứt, thực tế hơn và phấn khởi hơn là vẽ một bức tranh hay nắn một bức tượng. Các nghệ sĩ này đang thực hiện những vật chết. Con người dang thực hiện chính h́nh ảnh Chân Ngă của y phơi bày từ bên trong bản chất thấp kém của ḿnh, là làm việc với một sinh vật thật sự. Như thế, một vấn đề của đời sống được giải quyết, Một bức tranh sống động của bản chất ḿnh trong tương lai đang được vẽ. Một bức tượng mới, biểu hiện sự toàn thiện mai hậu của chúng ta đang được chạm trỗ, từ trong một khối cẩm thạch thô kệch của bản chất thấp kém của chúng ta. Chính là tánh cách sáng tạo thiêng liêng này của công việc đă biến đổi đời sống chúng ta thành một bài hát, mặc kệ cho các khó khăn và phiền muộn xuyên qua đó chúng ta đang trải qua, ở ngoại vi của tâm thức ḿnh trong đời sống bên ngoài. Điều đó giống như tiến tŕnh sống động của một nụ hoa cố gắng khai nở thành một bông hoa, với tất cả niềm vui sướng tự nhiên, luôn luôn hiện hữu trong tất cả tiến tŕnh khai mở của tạo hóa. Chúng ta đang cố gắng mang tương lai đến cho hiện tại. Chúng ta đang biến thành những ǵ chúng ta đang là. Chúng ta không biết bức tượng sẽ giống như cái ǵ; nhưng Ngài – Chân Ngă - ở trong nội tâm chúng ta, Ngài biết, và chúng ta cảm thấy được bàn tay d́u dắt của Ngài như khi chúng ta cầm lấy trong tay cái đục và bắt đầu tạo dáng cho khối cẩm thạch bản chất thô sơ của chúng ta. Những ai là nghệ sĩ đều biết qua niềm vui thích của việc vẽ một bức tranh, hay sáng tác một bài thơ. Họ có khả năng đánh giá nỗi vui sướng khi làm lộ ra một h́nh ảnh thiêng liêng đang tiềm tàng bên trong nội tâm chúng ta. Nhưng một bức tranh là một vật chết, một bức tượng là một vật chết, c̣n cái vật sống động này đang lần hồi xuất hiện từ bên trong là một sinh vật thiêng liêng, có những tiềm năng bất tận, nó sẽ mỗi lúc càng trở nên một phương tiện cho t́nh thương, sự hiểu biết và quyền lực thiêng liêng. H́nh ảnh đầy đủ, trọn vẹn, có thể c̣n thuộc về tương lai, không ai thấy và không ai biết được, nhưng chính công việc sáng tạo này liên quan đến công việc thực hiện đó, đă mang lại niềm vui thích và phấn khởi cho việc chuẩn bị Yoga.

 Trong công việc này, tuổi tác không quan trọng, hoàn cảnh không thành vấn đề, cho đến cái chết cũng không sao cả. Công việc có thể tiếp tục đều đặn, dù sau cái chết, nếu chúng ta được đạt đúng phương hướng, bởi v́ đối tượng hay cứu cánh nằm bên trong chúng ta và nó sẽ luôn luôn ở nơi đó với chúng ta, bất cứ nơi nào chúng ta sống. Bởi v́ tất cả những vật bên ngoài này thuộc về giới hiện tượng, và hiện nay chúng ta đă móc toa xe chúng ta vào V́ Tinh Tú trường cửu của Linh Hồn chúng ta, ẩn núp bên trong chúng ta và d́u dắt chúng ta hướng đến Ngài. Đó là tất cả những ǵ sự chuẩn bị cho Yoga có thể muốn nói, và thật sự muốn nói với bất cứ ai nghiêm chỉnh bắt tay vào việc.

Chương hai của quyển Yoga Sūtras chẳng những cho một ư niệm về bản chất của sự chuẩn bị là cần thiết cho sự thực hành cao của Yoga, mà cũng để phác thảo một cách thật hệ thống và hữu lư cái triết lư trên đó kỹ thuật của nó đặt nền tảng. Triết lư này của Yoga được cho là do triết phái Sāmkhya mà ra, một trong sáu hệ thống triết lư chủ yếu của Ấn Độ. Chắc chắn nó giống với hệ thống triết lư Sāmkhya một phần lớn, mặc dầu có một ít khác biệt căn bản không thể bỏ qua và dễ khiến cho nhiều nhà học giả ngờ vực, không biết thật sự nó có sự liên kết giữa cả hai hay không? Khi mà hai hệ thống triết lư được truyền lại đến chúng ta từ xa xưa và đă hiện hữu bên cạnh nhau từ nhiều ngàn năm qua, và không có bằng chứng nào rơ rệt về nguồn cội của chúng, nên thật khó mà quyết định trong các vấn đề đó – nhưng vấn đề chỉ quan trọng với những triết gia hoàn toàn lư thuyết mà thôi. Đối với người chí nguyện, các vấn đề như thế không quan trọng nhiều. Điều làm y chú ư là kỹ thuật thực hành đă đứng vững vàng trước trắc nghiệm của thời gian và thực nghiệm trong nhiều năm qua và có thể được sử dụng với trọn niềm tin để thu đạt mục tiêu. Triết lư Yoga cung cấp một nền tảng đầy đủ cho kỹ thuật này và chính đó là điều quan trọng.

Lư thuyết nền tảng của một khoa học thực nghiệm tỏ ra cần thiết và quan trọng để t́m mối liên quan và thống nhất của các kỹ thuật khác nhau, gom tụ chúng lại thành một toàn thể nhất quán, nhưng sự thật hay giá trị của lư thuyết, không thể nào gây thiệt hại cho sự hữu hiệu của các kỹ thuật được dùng trong những mục tiêu thực hành. Từ lâu rồi, những định luật về điện khí và các hiện tượng của điện khí đă được sử dụng trong mọi mục tiêu một cách hữu hiệu, mặc dầu lư thuyết đang thịnh hành để giải nghĩa những hiện tượng đó rất là khiếm khuyết và không làm vừa ḷng. Nếu trọn phần lư thuyết điện khí hiện nay được cho là không đứng vững, đối với những khám phá có thể t́m ra trong tương lai, th́ trọn môn khoa học đặt nền tảng trên sự áp dụng của những định luật về điện khí và những hiện tượng trong sự phát triển khoa học kỹ nghệ vẫn không hề hấn ǵ, như là một kết quả của sự khám phá này, bởi v́ những định luật và hiện tượng được đặt trên những sự kiện thực nghiệm chứ không chút nào trên những suy đoán hay lư thuyết suông. Điều ấy cũng như đối với triết lư của Yoga. Mặc dầu nó rất nguy nga và là một triết lư rất hợp lư, sự hiệu nghiệm của nó hay về mặt khác, không làm tổn thương cái kỹ thuật hay sự hữu dụng của Yoga như là một khoa học để giải đáp những bí mật thâm sâu của Sự Sống, và t́m ra Thực Tại bên trong chúng ta.

Bây giờ chúng ta hăy cố gắng đạt được một ư nghĩ tổng quát và rơ ràng về triết lư nền tảng của kỹ thuật Yoga của Patanjali. Triết lư này được phác thảo ở Chương II, từ bước một, trong 26 Sūtras, từ câu thứ 3 đến câu 28. Nơi đây, không thể bàn tỉ mỉ về các Sūtras này, và chỉ là một cái nh́n rộng răi của những ư niệm tiềm ẩn trong các Sūtras và những dây liên kết trong cách lập luận của triết lư được tŕnh bày.

Triết lư ấy khởi sự với vấn đề những khổ đau của nhân loại, các giới hạn và ảo ảnh của con người, mà thật ít người tránh khỏi được. Câu Sūtra II.15 tóm tắt sự việc ấy và thoát dịch nó như sau: “Đối với những ai đă phát triển tánh phân biện th́ tất cả đều là khổ đau, bởi v́ khổ đau do sự thay đổi, lo âu và những khuynh hướng, cũng như do sự xung đột giữa các khuynh hướng tự nhiên nằm trong bản chất con người, các tư tưởng và dục vọng chiếm ưu thế ở một giai đoạn đặc biệt của thời gian”. Một số người cho rằng câu Sūtra này có vẻ bao quát và quá bi quan, nhưng chúng ta đă xem qua vấn đề này thật kỹ lưỡng trong một Chương trước và không cần trở lại làm ǵ. Tất cả các Đấng Giáo Chủ cao cả của thế gian đă bắt đầu với sự việc căn bản này trong đời sống con người, và v́ thế chúng ta có thể chấp nhận lời tuyên bố trong câu Sūtra này là đúng đắn.

Câu hỏi kế được nêu ra là: Giả sử có thật sự khổ đau ngấm ngầm trong đời sống nhân loại, hỏi vậy có tránh nó hay vứt  – cái khổ đau này đi không? Lời đáp cho câu hỏi này thật quá rơ ràng và dứt khoát, không thể hiểu lầm. Nó nằm trong câu II.16 “Nỗi khổ đau chưa đến, nó có thể và phải được tránh đi”. Chính đó là một loại giải đáp mà triết lư thật sự về đời sống phải cung hiến. Hỏi vậy một triết lư hữu ích chỗ nào, nếu nó chỉ ra những khổ đau và hạn chế của đời này, nhưng không đưa ra cho bạn một giải pháp nào thật sự để cứu chữa, hoặc không đưa ra hy vọng nào để thoát khỏi các khổ đau đó? Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống triết lư hiện đại của chúng ta lại hành động như thế. Chúng nêu nhiều câu hỏi và bỏ không trả lời, hoặc cung hiến những biện pháp sửa chữa, nhưng không sửa chữa chút nào, hoặc chỉ là những cách để giảm bớt khó khăn thôi. Nhưng, chúng ta hăy tiếp tục t́m hiểu thêm.

Sau khi tuyên bố các khổ đau của đời sống có thể được tránh đi hay vượt qua, triết lư ấy tiếp tục phân tách nguyên nhân của khổ đau. Đây là bằng chứng khác của sự triệt để và hữu hiệu của nó. Nếu bạn đang nghe khó chịu về một trạng thái khó ở hay bệnh tật, bạn có thể đương đầu bằng hai lối. Hoặc giả bạn chọn những phương pháp làm mất đi những triệu chứng không thoải mái, một cách tạm thời hay một phần nào đó; hoặc giả bạn có thể áp dụng một đường lối hiệu nghiệm hơn, là đi thẳng vào nguyên nhân chứng bịnh và chữa trị ngay tại đó. Chỉ bằng phương pháp này mới có thể bứng tận gốc chứng bịnh một cách trọn vẹn và măi măi. Triết lư của Yoga áp dụng phương pháp sau cùng. Nó đi ngay vào nguồn gốc các khổ đau và hạn chế của nhân loại, và đề nghị một biện pháp chữa trị, để làm tiêu tan nguyên nhân của chứng bịnh, và như thế làm tiêu mất chứng bịnh một cách hoàn toàn và măi măi. Sự phân tách nguyên nhân các khổ đau của nhân loại được nêu ra trong lư thuyết Kleshas (Khổ Đế) dưới h́nh thức một dây xích những nhân và quả, có năm mắt xích. Đó là Avidyā, hay là vô minh nguyên thủy; Asmitā, hay sự đồng hóa của tâm thức thuần khiết mà bản tánh nó là tự do – Tự Đầy đủ và Tự Hiện hữu – với những điều linh tinh, mà chính nó gây ra khi biểu hiện. Mắt xích thứ 3 và 4 là Rāga Dvesa, có nghĩa là sự thu hút và xua đẩy đủ loại nổi lên, như là kết quả của sự đồng hóa này của tâm thức với các thể của nó và với môi trường xung quanh. Mắt xích chót là hậu quả của sợi dây xích nhân và quả này, được gọi là Abhinivesa, có nghĩa là bản năng tự nhiên bám vào đời sống thế gian và thú vui vật chất, và sợ hăi rằng v́ cái chết mà ḿnh có thể mất đi tất cả những cái đó. Như thế, bạn thấy rằng nguyên nhân đầu là vô minh hay ngu dốt, và hậu quả chót là nếp sống nhân loại g̣ bó trong các hạn chế và ảo ảnh đủ loại. Chúng ta sẽ không đi sâu vào trong chi tiết, nhưng có một điểm cần được làm sáng tỏ trước khi đi xa hơn nữa. Vô minh không phải là loại ngu dốt thông thường, hay là thứ dốt nát theo ư nghĩa tổng quát về triết lư. Đó là một từ kỹ thuật mà ư nghĩa đúng là sự thiếu nhận thức về bản chất thật sự của chúng ta. Ấy v́ chúng ta đă mất đi sự nhận thức đúng đắn về bản chất thật sự vô cùng thiêng liêng của chúng ta do sự dấn thân vào trong sự biểu hiện. Như thế, Avidyā (vô minh) là nguyên nhân dùng làm phương tiện cho việc giam ḿnh của Chân Thần vào công cuộc biểu hiện. Lư do tại sao nó dấn thân vào và nó dấn thân như thế nào trong cuộc biểu hiện, thật ra đó là những câu hỏi nằm ngoài tầm tay của lănh vực trí thức và có lẽ, chúng ta sẽ được một giải đáp cho những câu hỏi này chỉ khi ḿnh thu hồi được sự nhận thức về Thực Tại khi Giải Thoát. Hiện nay, chúng ta hăy nhận nó như một sự kiện rằng chúng ta bị dấn thân vào đó, và điều cần thiết và dễ chịu cho chúng ta là hăy nên thoát thân ra khỏi những t́nh trạng khó chịu và những hạn chế mà chúng ta đang bị bao vây.

Dĩ nhiên, do sự thiếu nhận thức về bản chất thật của ḿnh – hay Thực Tại -  khiến cho ḿnh bị trói buộc; hay do sự trầm ḿnh trong biểu hiện mà ra; vậy biện pháp lâu dài và hợp lư sẽ là t́m lại sự nhận thức đúng đắn về Thực Tại, hay là một sự hiểu biết về bản chất thật sự của ḿnh. Đó là mắt xích trong chuỗi dài lập luận của nền tảng Triết Lư Yoga. Nó cho thấy rằng hậu quả rốt ráo dưới h́nh thức các khổ đau của sự sống nhân loại được vạch ngược lại, từ nguyên nhân nguyên thủy của nó, dưới h́nh thức sự thiếu nhận thức về Thực Tại, và như thế, phương tiện duy nhứt để vượt qua các khổ đau của đời sống là thu hồi lại một cách trọn vẹn và thường trực sự nhận thức về Thực Tại. Điều này được nói trong câu Sūtra II.26 như sau: “Thực hành không ngừng sự nhận thức về cái Chân, là phương tiện để diệt trừ Avidyā (Vô Minh)”. Ở đây, triết lư Yoga không sử dụng các phương tiện hay biện pháp làm thuyên giảm, hay giải pháp lưng chừng tạm bợ, như thường được thấy ở phần lớn các triết lư hiện đại.

 Câu hỏi kế tự nhiên là về các thực hiện sự Nhận Thức Thực Tại này. Lời đáp nằm trong câu Sūtra 28 như sau: “Do thực hành những bài tập hợp thành môn Yoga, khi các bợn nhơ bị tiêu trừ, sự soi sáng tâm linh bừng tỏ, đem lại sự nhận thức về Thực Tại”. Và tiếp theo là câu Sūtra 29, tŕnh bày tám luyện tập hợp thành mà ai cũng đều biết hay là những thực hành của kỹ thuật Yoga.

Đây là tóm tắt triết lư của Yoga. Nó chỉ cho ta thấy, thật sự cách Chơn Thần bị vướng mắc trong công cuộc biểu hiện, xuyên qua sự mất nhận thức về bản chất thật sự của nó, khiến nó tự đồng hóa ḿnh với các thể của nó và tất cả những ǵ thuộc về các thể ấy. Sự đồng hóa này dẫn đến mối luyến ái cá nhân, những trói buộc thu hút hay chống dối với người và vật ở trần gian. Chính những điều này đă sản sinh ra mọi loại kinh nghiệm khác nhau, và là nguồn gốc của các khổ đau hiện tại hay tiềm tàng. Triết Lư Yoga bèn chỉ cho chúng ta phương tiện, dĩ nhiên là đi ngược lại với tất cả tiến tŕnh của sự nhập thế của Chơn Thần, và chấm dứt bằng sự Chơn Thần t́m lại sự nhận thức về bản chất thật sự của nó. Khoa học Yoga không ǵ khác hơn là kỹ thuật do đó điều này có thể thực hiện một cách có hệ thống và khoa học.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS