|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CHƠN SƯ VÀ ĐỆ TỬ
Trích SINH HOẠT NỘI
GIỚI I
Tác giả C. W. Leadbeater Bản dịch: www.thongthienhoc.com |
|
CHƠN SƯ VÀ ĐỆ TỬ
Ta đă nói rằng trong một số ít tương đối các Thánh sư vẫn c̣n giữ
thể xác và chu toàn nhiệm vụ liên quan tới việc quản trị thế giới
dưới quyền Quần Tiên Hội, c̣n một số nhỏ hơn nữa thu nhận đệ tử và
v́ vậy ta gọi các ngài lại Chơn sư. Thế th́ ta hăy thử xem ngụ ư của
việc là đệ tử Chơn sư kẻ có hoài băo đạt địa vị đó được trông mong
phải làm việc ǵ.
Trước
hết ta hăy minh định trong tâm trí rằng các Chơn sư hoàn toàn tận
tụy hiến ḿnh để phụng sự nhân loại và các ngài hoàn toàn đắm ch́m
trong công việc ấy đến mức hoàn toàn loại trừ những cân nhắc khác.
Trước kia khi nói với quư vị về đề tài này tôi có phát biểu rằng một
Chơn sư chỉ có một lượng nhất định thần lực nào đó để tiêu tốn và
mặc dù đối với ta lượng thần lực hầu như không tính toán được, song
le ngài cực kỳ cẩn thận sử dụng từng chút thần lực để đạt được lợi
ích tối ưu. Rơ rệt là việc thu nhận và giáo huấn một đệ tử ắt khiến
cho ngài phải mất một số thời gian và sử dụng tới kho năng lượng ấy;
và v́ ngài xem xét mọi việc theo quan điểm sử dụng nó để đẩy nhanh
cơ tiến hóa cho nên ngài ắt không tiêu tốn thời giờ và năng lượng
này cho bất cứ người nào trừ phi ngài có thể biết rằng đó là việc
đầu tư hữu hiệu.
Ngài
ắt nhận một người làm đệ tử hoặc có lẽ nói cho đúng hơn là làm người
học việc khi ngài thấy rằng số lượng thời gian và sức mạnh để tiêu
tốn và rèn luyện y rốt cuộc tạo ra nhiều thành quả hơn bất kỳ phương
thức nào khác nhằm tiêu tốn cũng số lượng ấy; bằng không th́ ngài ắt
không nhận. Chẳng hạn như một người có thể có nhiều tố chất khiến
cho y có thể được dùng làm người phụ tá, nhưng đồng thời một khuyết
điểm lớn nào đó thường xuyên gây chướng ngại cho y tiến lên, nó ắt
vô hiệu hóa nhiều điều tốt đẹp mà lẽ ra y có thể làm được. Không
Chơn sư nào chấp nhận người ấy làm đệ tử nhưng ngài có thể bảo y:
“Hăy đi làm việc và chế ngự các lỗi đặc biệt ấy của con và khi con
đă thành công th́ ta ắt dùng con làm người phụ tá và sẽ rèn luyện
con thêm nữa”.
Có bao nhiêu học viên đầy tâm huyết với xúc cảm vị tha và lương hảo
nhất; họ tự biết ḿnh về phương diện này khác hẳn đa số nhân loại,
cho nên đôi khi họ tự nhủ: “Tôi cảm thấy nôn nóng sâu sắc để làm
việc v́ nhân loại, tại sao Chơn sư không chấp nhận tôi và rèn luyện
tôi”.
Ta hăy giáp mặt với những sự kiện này một cách can đảm. Chơn sư ắt
không rèn luyện bạn v́ bạn vẫn c̣n đầy dẫy đủ thứ khuyết điểm nho
nhỏ. Hoàn toàn đúng, (bạn chắc chắn cảm thấy trong bản thân ḿnh)
ḷng tốt, ḷng tử tế, tâm huyết muốn trợ giúp của ḿnh là một điều
ǵ lớn lao bên tài khoản có so với mọi lỗi nho nhỏ bên tài khoản nợ.
Nhưng hăy cố gắng vỡ lẽ ra rằng trên thế giới có hàng ngàn người có
ḷng tốt và đầy hảo ư, bạn khác họ chỉ ở nơi sự kiện bạn ngẫu nhiên
có thêm một chút kiến thức, do đó bạn có thể điều khiển ḷng tốt của
ḿnh vào những kênh dẫn hữu dụng dứt khoát hơn nhiều so với những
kênh dẫn khác. Nếu đây là mọi tố chất cần thiết cho việc làm đệ tử
th́ mỗi Chơn sư có lẽ đă có hàng ngàn môn đồ và trọn cả thời gian
của ngài ắt được dùng để cố gắng định h́nh hàng vài ngàn người này
cùng với mọi lỗi lầm nho nhỏ trên cơi trung giới và cơi vật lư;
trong khi đó công tŕnh huy hoàng của Chơn sư với các Chơn ngă trên
các cơi cao ắt bị hoàn toàn bỏ lơ.
Thế
th́ làm đệ tử Chơn sư trước hết có nghĩa là người ta phải có nhân
sinh quan giống như nhân sinh quan của Chơn sư, chỉ giữ quan điểm
điều ǵ là tối ưu cho sự tiến bộ của thế giới. Đệ tử phải tuyệt
đối sẵn ḷng quên ḿnh, hoàn toàn vô ngă và y ắt phải
hiểu rằng đây không chỉ là một phép tu từ thi vị hoặc một kiểu nói
thời thượng mà câu ấy ngụ ư rất chính xác như được phát biểu - đó là
y phải tuyệt nhiên không có ham muốn cá nhân và y phải sẵn ḷng xếp
đặt toàn bộ cuộc đời ḿnh phù hợp với công tác mà ḿnh phải thực
hiện. Liệu có bao nhiêu người toàn tâm toàn ư sẵn ḷng thực hiện
ngay cả bước đầu tiên ấy hướng về việc làm đệ tử thực thụ?
Hăy nghĩ xem làm đệ tử có ngụ ư là ǵ. Khi bất cứ người nào tự hiến
ḿnh cho một địa vị như thế th́ Chơn sư ắt ngay tức khắc bảo rằng
liệu ngài có xét y là thích hợp hay không thích hợp để bước vào giai
đoạn làm đệ tử dự bị. Nếu ứng viên có vẻ gần đáng kể đến mức có được
những tố chất cần thiết th́ có thể Chơn sư cho y làm đệ tử dự bị,
điều này có nghĩa là trong thời gian một vài năm y ắt vẫn c̣n phải
được quan sát rất cẩn thận. Bảy năm là thời gian trung b́nh của việc
dự bị này, nhưng nó có thể vô cùng dài hơn nếu ứng viên tỏ ra không
thỏa đáng hoặc mặt khác nó có thể rút ngắn hơn nhiều nếu người ta
thấy rằng Chơn sư đă thật sự chấp nhận y. Tôi biết có trường hợp kéo
dài tới 30 năm, tôi biết có trường hợp được rút gọn xuống 5 năm, và
thậm chí 3 năm, và trong một trường hợp hoàn toàn ngoại lệ th́ nó
chỉ kéo dài 5 tháng. Trong thời kỳ đệ tử dự bị này học viên tuyệt
nhiên không có bất kỳ loại giao tiếp trực tiếp nào với Chơn sư, y
rất ít có khả năng nghe thấy hoặc nh́n thấy bất cứ điều ǵ về ngài.
Theo thông lệ y không gặp bất kỳ thử thách hoặc khó khăn đặc biệt
nào chặn đường y; người ta chỉ cẩn thận quan sát thái độ của y đối
với mọi rắc rối nho nhỏ thường ngày trong cuộc sống. Để tiện việc
quan sát Chơn sư tạo ra cái gọi là một ‘h́nh ảnh sống động’ của mỗi
đệ tử dự bị như thế - điều này có nghĩa là một bản sao chính xác thể
vía và thể trí của con người ấy. Ngài giữ h́nh ảnh này ở nơi mà ngài
có thể dễ dàng đạt tới và ngài khiến cho nó có quan hệ từ điển với
chính con người sao cho mọi biến thái của tư tưởng và xúc cảm nơi
các hiện thể của con người được mô phỏng trung thực trong h́nh ảnh
của y. Hằng ngày Chơn sư khảo sát những h́nh ảnh ấy, bằng cách này
ngài chẳng mất công bao nhiêu vẫn có được một bản ghi chép hoàn toàn
chính xác những tư tưởng và xúc cảm của đệ tử dự bị và từ đó ngài có
thể quyết định xem chừng nào ngài có thể tiếp nhận y vào tŕnh độ
thứ nh́ với mối quan hệ mật thiết hơn nhiều, đó là đệ tử thực thụ.
Nên
nhớ rằng Chơn sư là một kênh dẫn để phân bố thần lực của THƯỢNG ĐẾ
NGÔI LỜI, chẳng những ngài là một kênh dẫn vô thức mà c̣n là một
cộng tác viên thông tuệ sâu sắc; sở dĩ như vậy v́ ngài là một bộ
phận có ư thức của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI. Cũng giống như vậy, ở một mức
thấp hơn, đệ tử thực thụ là kênh dẫn thần lực cho các Chơn sư. Nhưng
y cũng không chỉ là một kênh dẫn vô thức mà là một cộng tác viên
thông hiểu và để được như vậy y cũng phải trở thành hầu như là một
phần tâm thức của Chơn sư.
Một đệ tử thực thụ được tiếp nhận vào tâm thức của Chơn sư ở quy mô
lớn lao đến nỗi bất cứ điều ǵ mà y nh́n thấy hoặc nghe thấy cũng ở
trong tầm hiểu biết của Chơn sư - không nhất thiết là nh́n thấy hoặc
nghe thấy nó cùng một lúc (mặc dù điều đó thường xảy ra) nhưng nó
nằm trọn vẹn trong trí nhớ của Chơn sư cũng y hệt như trong trí nhớ
của đệ tử. Bất cứ điều ǵ đệ tử cảm nhận hoặc suy nghĩ đều ở bên
trong nội bộ thể vía và thể trí của Chơn sư. Khi ta ngộ ra được toàn
bộ ngụ ư của điều này th́ ta ắt thấy rơ là tại sao Chơn sư hoàn toàn
không thể chấp nhận bất kỳ đệ tử nào chừng nào tư tưởng và xúc cảm
của đệ tử chưa giống như mức Chơn sư muốn ấp ủ bên trong bản thân
ḿnh.
Tiếc thay thỉnh thoảng vẫn xảy ra việc lọt vào trong tâm trí đệ tử
một số tư tưởng không thích hợp để cho Chơn sư ấp ủ và ngay khi Chơn
sư cảm nhận được điều đó th́ ngài tức khắc dựng lên một hàng rào
cách ly bản thân ḿnh với rung động ấy, nhưng làm như thế cũng khiến
cho nhất thời sự chú ư của ngài bị xao lăng đối với công việc khác
và cũng phải mất một số năng lượng nào đấy. Một lần nữa ta ắt thấy
rơ rằng Chơn sư không thể tiếp nhận một mối quan hệ với chính ngài
khi người ta thường sa đà vào những tư tưởng không thích hợp với tâm
trí của Chơn sư, việc thường xuyên liên tục bị xao lăng khỏi công
việc để cách ly những tư tưởng hoặc xúc cảm không đáng mong muốn ắt
rơ rệt là một gánh nặng hoàn toàn không thể chịu đựng nổi đối với
thời giờ và sức mạnh của Chơn sư, chẳng phải v́ Chơn sư thiếu ḷng
từ bi hoặc kiên nhẫn cho nên không chấp nhận người ấy, đó chỉ v́ là
việc này không sử dụng hữu hiệu thời giờ hoặc năng lượng của ngài và
bổn phận đơn giản của ngài là phải sử dụng tối ưu cả hai thứ đó. Nếu
một người tự xét ḿnh xứng đáng trở thành đệ tử thực thụ và thắc mắc
tại sao đặc quyền này chưa được mở rộng cho ḿnh th́ y hăy quan sát
ḿnh một cách cẩn thận một ngày thôi và tự hỏi liệu trong ṿng một
ngày ấy y đă có bất kỳ tư tưởng hoặc xúc cảm nào đơn giản là không
xứng đáng với Chơn sư. Nên nhớ rằng chẳng những các tư tưởng dứt
khoát là gian tà hoặc không tử tế, không xứng đáng với ngài mà c̣n
là những tư tưởng tầm phào, tư tưởng chỉ trích, tư tưởng bực bội,
nhất là tư tưởng về bản ngă. Ai trong chúng ta đủ điều kiện để đạt
được những điều này?
Tác dụng mà Chơn sư t́m cách tạo ra qua mối liên kết mật thiết kỳ
diệu này chính là làm hài ḥa và chỉnh hợp các hiện thể của đệ tử -
cùng một kết quả mà một bậc đạo sư Ấn Độ ra sức đạt được bằng cách
giữ cho các đệ tử luôn luôn ở gần ḿnh về mặt thể chất cho dù các
loại thao tác đặc biệt này mang tính bài tập của một khóa học đặc
biệt theo qui định có ra sao đi chăng nữa, th́ trong mọi trường hợp
tác dụng chính lên đệ tử là ở chỗ không phải do làm bài tập hoặc học
hỏi có được mà do thường xuyên có sự hiện diện của đạo sư. Đủ thứ
hiện thể của đệ tử đang rung động với nhịp độ quen thuộc - có lẽ mỗi
đệ tử ở nhiều nhịp độ khác nhau, mỗi hiện thể cũng vậy, do thường
xuyên có những xúc động thoáng qua và đủ thứ tư tưởng lông bông.
Nhiệm vụ đầu tiên và khó khăn nhất của đệ tử là phải rút gọn mọi sự
hỗn loạn này trở về trật tự, loại trừ hầu hết những điều thú vị nho
nhỏ, kiểm soát tư tưởng lông bông và người ta ắt phải đạt được điều
này bằng việc đều đều gây áp lực của ư chí lên mọi hiện thể qua một
thời kỳ dài nhiều năm.
Trong khi y c̣n sống trên thế gian th́ khó khăn của công tŕnh này
bị tăng lên gấp bội, cả trăm lần, do có áp lực không ngừng của những
làn sóng tư tưởng và xúc động quấy rối, nó không để cho y một phút
nào được yên nghỉ, không có cơ hội để thu hết sức b́nh sinh thực
hiện và một sự tin tấn đúng thực. Chính v́ thế mà ở Ấn Độ, người nào
muốn sống cuộc đời cao siêu đều rút lui vào rừng rậm - tại sao ở mọi
xứ và mọi thời đại đều có những con người sẵn ḷng chọn theo sinh
hoạt chiêm nghiệm của người tu ẩn. Người ẩn sĩ ít ra cũng có khoảng
không gian để thở, được an dưỡng đối với sự xung đột không ngừng, do
đó y có thể thấy có thời giờ để suy nghĩ mạch lạc. Ít có điều ǵ cản
trở y trong cuộc đấu tranh này và ảnh hưởng b́nh thản của thiên
nhiên thậm chí c̣n hữu ích trong một chừng mực nào đấy.
Nhưng người nào triền miên sống với sự hiện diện của bậc đă bước
trên Thánh đạo c̣n được lợi ích lớn hơn. Theo giả thuyết, một bậc
đạo sư như thế đă làm tịch lặng các hiện thể của ḿnh và làm cho
chúng quen rung động ở một vài nhịp độ đă được chọn lọc cẩn thận
thay v́ ở cả trăm nhịp độ điên cuồng tạp loạn. Một ít nhịp độ rung
động này rất mạnh và kiên định cả ngày lẫn đêm cho dù y đang thức
hay đang ngủ th́ chúng cũng không ngừng tác động lên hiện thể của
học tṛ và dần dần nâng học tṛ lên tới mức của thầy. Nếu không có
thời gian tiếp xúc mật thiết th́ không có điều ǵ ắt tạo tác dụng ấy
và ngay cả lúc bấy giờ nó không tác dụng lên mọi người mà chỉ tác
dụng lên những ai có thể được chỉnh hợp. Nhiều bậc thầy yêu cầu phải
có một tỷ lệ nhất định thành quả này trước khi truyền thụ những
phương pháp đặc biệt để phát triển về huyền bí học; nói cách khác,
trước khi dạy cho đệ tử một điều ǵ đó có thể dễ dàng gây hại cho y
rất nhiều nếu sử dụng sai trái; các bậc thầy muốn chứng minh mắt
thấy tai nghe chắc chắn rằng học tṛ là một người thuộc cái loại
thích hợp với việc giáo huấn này và đủ linh hoạt để duy tŕ ảnh
hưởng ấy theo đúng cách khi có hoàn cảnh căng thẳng xảy ra. Lợi ích
mà những người được Chơn sư tuyển lựa c̣n lớn lao hơn hàng ngàn lần,
nhờ vậy họ có cơ hội được tiếp xúc mật thiết với Chơn sư.
Thế
th́ đây cũng là ngụ ư của việc làm đệ tử thực thụ của Chơn sư -
người ta trở thành một loại tiền đồn tâm thức của Chơn sư sao cho
sức mạnh của các Đấng Cao Cả có thể tuôn ra thông qua y và nhờ sự
hiện diện của y nơi thế gian mà thế gian có thể dứt khoát tốt hơn.
Đệ tử tiếp xúc mật thiết với tư tưởng của Chơn sư đến nỗi vào bất cứ
lúc nào y cũng thấy được tư tưởng về bất kỳ đề tài cho sẵn nào và
bằng cách đó y thường thoát khỏi việc sai lầm. Bất cứ lúc nào Chơn
sư cũng có thể gửi một tư tưởng thông qua đệ tử ấy hoặc là dưới dạng
một sự gợi ư hoặc là một thông điệp chẳng hạn như nếu đệ tử đang
viết một bức thư hoặc thuyết tŕnh th́ tiềm thức Chơn sư biết được
sự kiện đó và bất cứ lúc nào cũng có thể đưa vào trong tâm trí đệ tử
bao hàm trong bức thư ấy hoặc một sự minh họa hữu ích cho bài thuyết
tŕnh. Trong những giai đoạn đầu đệ tử thường không có ư thức về
điều đó và giả định những ư tưởng này tự phát xuất hiện trong tâm
trí ḿnh nhưng chẳng bao lâu sau y học cách nhận ra được tư tưởng
của Chơn sư. Thật vậy, y rất cần học cách nhận diện ra nó bởi v́ có
nhiều thực thể khác trên cơi trung giới và cơi trí tuệ rất sẵn sàng
đưa ra những gợi ư tương tự một cách thân thiện nhất với hảo ư nhiều
nhất và chắc chắn là đệ tử nên học cách phân biệt những ư tưởng ấy
từ đâu ra.
Tuy
nhiên ta không được lẫn lộn việc Chơn sư mượn xác của đệ tử với
thuật đồng cốt mà chúng tôi rất thường đặc trưng nó là nên phản đối.
Chẳng hạn như có một số việc mà một trong các Chơn sư đă nói thông
qua bà Hội trưởng và người ta có nêu rơ ràng vào những dịp ấy đôi
khi chính giọng nói và phong thái của bà, thậm chí những đặc điểm
của bà đều bị thay đổi. Nhưng ta phải nhớ rằng trong mọi trường hợp
như thế th́ bà vẫn giữ được ư thức đầy đủ nhất và biết chính xác ai
đang nói và tại sao lại như vậy. Đây là một t́nh huống khác hẳn điều
mà ta thường gọi là thuật đồng cốt khiến cho hoàn toàn không công
bằng khi coi đó là cá mè một lứa. Không thể có sự chống đối trong
trường hợp mượn xác đệ tử, nhưng chỉ trong trường hợp rất ít đệ tử
th́ các Chơn sư mới làm như vậy.
Khi điều này xảy ra ư thức của bà Hội trưởng cũng hoạt động trọn vẹn
trong óc phàm của bà như thông lệ, nhưng thay v́ điều khiển cơ quan
phát âm th́ chính bà lại lắng nghe trong khi Chơn sư sử dụng cơ quan
ấy. Ngài tạo ra các câu nói trong bộ óc của chính ngài rồi chuyển
chúng sang bộ óc của bà. Trong khi điều này được thực hiện th́ bà có
thể sử dụng năng lực trí óc của chính ḿnh, có thể nói là một cách
thụ động để lắng nghe, hiểu rơ và ngưỡng mộ; nhưng tôi nhận thức
rằng bà khó ḷng có thể cũng trong lúc đó nghĩ ra một câu về một đề
tài khác hẳn nào đấy. Tôi giả định rằng h́nh thức cao nhất của việc
kiểm soát, thần linh học có thể ít nhiều tương tự như vậy, nhưng có
lẽ rất hiếm có và khó ḷng mà được hoàn chỉnh.
Ảnh hưởng của Chơn sư mạnh đến nỗi nó có thể tỏa sáng qua bất kỳ
khoảng cách nào và bất cứ ai dự thính đều thật sự bị ấn tượng, đều
có thể biết được sự hiện diện của ngài thậm chí tới mức thấy được
những đặc điểm của ngài hoặc nghe được giọng nói của ngài thay v́
của đệ tử. Rất có thể là không có sự thay đổi nào trên cơi vật lư
diễn ra sao cho những khán giả không nhạy cảm có thể thấy rơ được.
Trong thần linh học, tôi quả thật đă thấy những trường hợp trong đó
giọng nói và phong cách của người đồng cốt thậm chí chính những đặc
điểm của y cũng thật sự thay đổi hoàn toàn về mặt thể chất, nhưng
điều đó luôn luôn ngụ ư là thực thể nói thông qua y đă đè nén bản
ngă của y, điều này hoàn toàn xa lạ đối với hệ thống rèn luyện mà
các Chơn sư chọn dùng.
C̣n có một giai đoạn thứ ba thậm chí hiệp nhất mật thiết hơn nữa khi
đệ tử trở thành cái gọi là ‘Con’ của Chơn sư. Điều này chỉ được ban
tặng sau khi Chơn sư đă trải qua đáng kể về kẻ nhận làm đệ tử thực
thụ khi ngài hoàn toàn chắc chắn rằng không điều ǵ có thể xuất lộ
trong tâm trí hoặc thể vía của đệ tử mà cần phải bị cách ly. Ấy là
v́ đây có lẽ là sự khác nhau chính yếu mà ta có thể dễ dàng giải
thích trên cơi vật lư giữa địa vị đệ tử thực thụ và ‘Con’ của Chơn
sư. Đệ tử thực thụ mặc dù quả thật là một phần tâm thức của Chơn sư
vẫn c̣n có thể bị cách ly khi dường như nên như vậy, trong khi ‘Con’
của Chơn sư bị thu hút vào sự đẹp nhất và linh thiêng đến nỗi ngay
cả quyền năng của Chơn sư cũng không thể hóa giải điều mà đă được
thực hiện đến mức tách rời hai tâm thức này ngay cả chỉ trong một
khoảnh khắc.
Thế th́ đây là ba giai đoạn trong mối quan hệ giữa đệ tử với Chơn
sư: một là giai đoạn dự bị trong đó y tuyệt nhiên không đúng thực là
một đệ tử; hai là giai đoạn đệ tử thực thụ; ba là giai đoạn ‘Con’
của Chơn sư. Ta phải hiểu rơ rằng những mối quan hệ này chẳng dính
dáng ǵ tới những cuộc điểm đạo hoặc những bước tiến trên Thánh đạo;
điều này thuộc một phạm trù khác hẳn và là bằng chứng không phải của
mối quan hệ của con người với Chơn sư mà là quan hệ với Quần Tiên
Hội và Thủ lĩnh của nó. Người ta có thể thấy một biểu tượng hay ho
của những mối quan hệ riêng rẽ nêu trên nơi địa vị của một sinh viên
đại học đối với hiệu trưởng của trường cao đẳng và đối với trường
đại học nói chung. Trường đại học đ̣i hỏi người ta phải trải qua một
bài kỳ thi kiểm tra và những phương pháp chính xác để cho sinh viên
chuẩn bị thi, nói một cách tương đối không quan trọng đối với trường
đại học. Chính trường đại học chứ không phải ông hiệu trưởng trường
cao đẳng bố trí kỳ thi và cấp đủ thứ học vị; công việc của ông hiệu
trưởng trường cao đẳng chỉ là xem xét coi ứng viên đă chuẩn bị đầy
đủ chưa. Trong qui tŕnh chuẩn bị như thế với tư cách riêng ông có
thể tạo lập mối quan hệ xă hội hoặc bất cứ quan hệ nào khác mà ông
xét thấy là thích hợp với người sinh viên; nhưng mọi chuyện đó không
phải là việc của trường đại học.
Cũng giống hệt như vậy, Quần Tiên Hội chẳng dính dáng ǵ tới mối
quan hệ giữa Chơn sư và đệ tử, đây là vấn đề chỉ để cho chính Chơn
sư cân nhắc riêng tư. Bất cứ khi nào Chơn sư xét thấy rằng đệ tử
thích hợp cho cuộc điểm đạo thứ nhất th́ Chơn sư lưu ư sự kiện ấy và
giới thiệu đệ tử, Quần Tiên Hội chỉ hỏi hỏi xem liệu đệ tử đă sẵn
sàng được điểm đạo chưa chứ không cần biết y có quan hệ như thế nào
với bất cứ Chơn sư nào. Đồng thời quả thật là ứng viên điểm đạo phải
được đề cử và bảo trợ bởi hai thành viên cao cấp của Quần Tiên Hội
nghĩa là hai đấng đă đạt quá vị Chơn sư. Chắc chắn là Chơn sư ắt
không đề cử một người được trắc nghiệm để điểm đạo nếu ngài không
tin chắc rằng y thích hợp điều này chỉ có thể xảy ra khi có sự đồng
nhất mật thiết như vậy giữa tâm thức của đôi bên như tôi đă từng
nói.
Khi một học viên nghe nói hết mọi điều đó th́ tự nhiên là trong tâm
trí y xuất hiện thắc mắc: “Bằng cách nào tôi có thể trở thành đệ tử
Chơn sư? Tôi có thể làm ǵ để thu hút sự chú ư của ngài?” Bởi v́ các
Chơn sự bao giờ cũng giám sát những người mà các ngài có thể trợ
giúp để hữu dụng cho các ngài trong đại sự mà các ngài phải thực
hiện và ta tuyệt nhiên không cần lo lắng là ḿnh sẽ bị bỏ sót.
Tôi nhớ rất kỹ một diễn biến vào thời kỳ đầu khi chính tôi có quan
hệ Đấng Cao Cả cách đây một phần tư thế kỷ. Trên cơi vật lư, tôi có
gặp một người rất nhiệt t́nh với tính t́nh rất thánh thiện, người
này hoàn toàn tin tưởng vào sự tồn tại các Chơn sư và dành trọn đời
ḿnh tận hiến trong mục tiêu duy nhất là làm sao đủ tư cách để phục
vụ các ngài. Đối với tôi, xét về mọi mặt th́ người này dường như
hoàn toàn thích hợp để được làm đệ tử, y rơ rệt hay hơn tôi về nhiều
mặt đến nỗi tôi không hiểu tại sao y chưa được làm đệ tử thực thụ.
Thế là v́ c̣n ấu trĩ trong công tác và vô minh, một ngày kia khi có
dịp thuận lợi, tôi rất khiêm tốn ấp úng như thể xin lỗi nhắc tới tên
y với gợi ư là Chơn sư có lẽ có thể chứng minh y là một công cụ tốt
cho ḿnh. Chơn sư nở nụ cười hóm hỉnh và tử tế rạng rỡ trên khuôn
mặt khi ngài bảo rằng: “Con không cần phải sợ bạn con bị bỏ qua,
không ai có thể bị bỏ qua, nhưng trong trường hợp này c̣n có một
nghiệp quả nào đó cần phải được thanh toán, điều này khiến cho vào
lúc bây giờ ta không thể chấp nhận gợi ư của con. Chẳng bao lâu nữa
bạn con sẽ từ trần rồi chẳng bao lâu nữa y sẽ trở lại cơi trần, thế
là mới chuộc hết tội và lúc đó mới có thể thỏa măn điều con mong
muốn cho y”.
Thế rồi với sự tử tế dịu dàng bao giờ cũng là đặc trưng nổi bật nơi
ngài, ngài ḥa lẫn tâm thức của tôi với tâm thức của ngài một cách
mật thiết hơn nữa và nâng nó lên tới một cơi cao hơn hẳn so với mức
tôi có thể đạt được lúc bấy giờ và từ đỉnh cao ấy ngài chỉ cho tôi
thấy cách thức Chơn sư nh́n ra thế gian. Toàn thể trái đất xuất hiện
trước mắt chúng tôi với hàng triệu linh hồn hầu như c̣n chưa phát
triển, do đó chỉ sáng lờ mờ; nhưng bất cứ nơi đâu trong đám đó mà có
người nào thậm chí gần đạt tới mức ngay cả c̣n cách rất xa tŕnh độ
mà các ngài có thể dứt khoát sử dụng được th́ y nổi bật lên so với
đám c̣n lại giống như ánh đèn hải đăng sáng quắc trong đêm đen.
Chơn sư bảo rằng: “Bây giờ con ắt thấy rằng tuyệt nhiên không thể có
bất kỳ ai bị bỏ qua khi y thậm chí ở trong khoảng cách đo lường được
so với khả năng chấp nhận làm đệ tử dự bị”.
Về phần ḿnh, chúng ta chẳng thể làm được điều ǵ ngoài việc đều đều
làm việc để cải thiện tính t́nh của chính ḿnh và nỗ lực theo mọi
cách có thể được, nghiên cứu các tác phẩm Thông Thiên Học, tự phát
triển bản thân và tận tụy bất vị kỷ v́ quyền lợi của những người
khác để cho chính chúng ta thích hợp với vinh dự mà ta mong muốn,
tin chắc rằng ngay khi ta sẵn sàng được nhận làm đệ tử thực thụ th́
điều ấy chắc chắn sẽ xảy ra. Chúng ta chẳng làm được ǵ ngoài việc
tự thích ứng bản thân và tin chắc rằng ngay khi ḿnh đă sẵn sàng th́
ḿnh sẽ được chấp nhận bởi v́ chúng ta biết nhu cầu về những người
cứu trợ lớn biết chừng nào. Nhưng chừng nào ta c̣n chưa có thể sử
dụng một cách tiết kiệm chính bản thân ḿnh - nghĩa là chừng nào
thần lực phóng xuống cho ta c̣n chưa mang lại nhiều kết quả hơn so
với lúc đầu tiêu tốn vào bất cứ đường lối nào khác căn cứ vào hành
động của ta th́ chừng đó Chơn sư ắt vi phạm bổn phận của ḿnh khi
thu hút ta quan hệ mật thiết với ngài.
Chúng tôi có thể hoàn toàn tin chắc rằng thật ra không có ngoại lệ
nào đối với qui tắc này cho dẫu đôi khi chúng tôi nghĩ rằng ḿnh đă
thấy có một số ngoại lệ. Một người có thể trở thành đệ tử dự bị của
Chơn sư trong khi y vẫn c̣n có một số khuyết điểm rơ rệt, nhưng ta
có thể tin chắc rằng trong trường hợp như thế bên dưới bề mặt có
những đức tính hóa giải được nhiều hơn những điều xấu trên bề mặt.
C̣n một điều nữa mà ta phải nhớ kỹ đó là cũng giống như tất cả chúng
ta, các đại Chơn sư Minh Triết đều có nhiều tiền kiếp và trong những
kiếp này cũng giống như người khác các ngài đă tạo ra một vài mối
liên hệ nhân quả; v́ vậy đôi khi có xảy ra việc một cá nhân đặc thù
có quyền đ̣i hỏi các ngài trả ơn một dịch vụ nào đó được cung ứng
lâu rồi trong quá khứ xa xưa. Theo đường lối tiền kiếp mà chúng tôi
đă khảo sát, đôi khi chúng tôi bắt gặp những ví dụ về mối liên hệ
nghiệp báo như thế.
Có một trường hợp nổi tiếng là một thành viên nào đó, khi c̣n là một
quư tộc đầy quyền lực ở Ai Cập cách đây 6.000 năm đă sử dụng ảnh
hưởng của ḿnh đối với những nhân vật có thẩm quyền ở một trong
những đền thờ lớn để tiến dẫn vào đó làm học viên ưu ái một thanh
niên đă bộc lộ sự quan tâm sâu sắc nhất tới những vấn đề huyền bí.
Học viên trẻ tuổi này tiếp thu huyền bí học đầy tâm huyết và thực
hiện sự tiến bộ đáng ngạc nhiên nhất đến nỗi trong mọi kiếp sau đó y
cứ tiếp tục nghiên cứu những ǵ bắt đầu ở thời kỳ Khem cổ truyền. Từ
đó đến nay học viên trẻ ấy đă đạt quả vị Chơn sư và như vậy tiến xa
so với người bạn lúc bấy giờ tiến dẫn ḿnh vào đền thờ. Trong công
việc mà ngài phải thực hiện thời cận đại ngài cần một người nào đó
để đưa ra cho thế gian một vài sự thật cần phải được công bố, bởi v́
đă đến đúng lúc bộc lộ điều đó. Ngài t́m kiếm một công cụ mà ḿnh có
thể dùng được và t́m ra người bạn cũ đă giúp ḿnh cách đây 6.000 năm
để đưa vào vị trí có thể sử dụng người này trong công tác nêu trên.
Ngay tức khắc ngài nhớ ra món nợ cũ và trả lại nó bằng cách ban cho
người bạn cũ đặc quyền kỳ diệu là kênh dẫn đưa sự thật ra cho thế
giới.
Quả
thật những trường hợp như thế cũng khá nhiều, tất cả chúng ta đều
biết vào một thời kỳ c̣n xa xưa hơn nữa, một trong những vị sáng lập
ra Hội Thông Thiên Học đă cưu mang một người khác; vào lúc bấy giờ
người này là con trai trưởng của đấng giờ đây là Chơn sư dạy dỗ cả
hai người. Thế là một sự đ̣i hỏi nhân quả đă thu hút cả ba người này
vào một mối quan hệ mật thiết hơn bao giờ hết. Lại nữa có một việc
khác trong quá khứ xa xưa bà Hội trưởng của ta đă cưu mang một vị
thầy hiện nay của bà khi đó có âm mưu muốn ám sát ngài; và trong một
ví dụ khác nữa kẻ vừa mới bước qua cửa điểm đạo đă cứu mạng được Đức
Bồ Tát, chính là Đức Di Lặc.
Thế
mà tất cả những điều này đều chắc chắn là những mối liên hệ nhân quả
và chúng tạo thành những món nợ sẽ được hoàn trả đầy đủ. Như vậy có
thể xảy ra việc bất cứ ai trong chúng ta ở một kiếp nào đấy đă được
tiếp xúc với đấng giờ đây là Chơn sư hoặc phụng sự cho ngài một việc
nhỏ nhặt nào đấy; nếu đúng như thế th́ điều này có thể chứng tỏ là
sự bắt đầu một mối liên kết chín muồi thành giai đoạn đệ tử đối với
chúng ta. Thường xảy ra việc thiên hạ được thu hút lại với nhau do
cùng quan tâm mạnh mẽ tới huyền bí học và trong những kiếp sau này
khi một số người vượt xa những người khác th́ những kẻ đă từng một
lần là bạn bè và bạn học thường tự nhiên lập nên mối quan hệ thầy
tṛ.
Chắc
chắn người ta có thể thu hút sự chú tâm của các Chơn sư bằng nhiều
cách; y có thể tự ḿnh bước vào đường đạo theo cách liên kết với
những người tiến hóa hơn y bằng lực suy tư cực lực thuần túy, bằng
ḷng sùng tín hoặc bằng nỗ lực tâm huyết làm điều thiện; xét cho
cùng th́ tất cả những điều này chỉ là biết bao nhiêu phân đoạn của
cùng một Thánh đạo, bởi v́ tất cả đều ngụ ư là y đang dọn ḿnh để
thích hợp với một trong những bộ môn công tác cần phải được thực
hiện. Thế là khi nhờ vào bất kỳ phương pháp nào, y đạt tới một tŕnh
độ nào đó th́ tất yếu y thu hút được sự chú ư của các Chơn sư Minh
Triết và bằng một cách nào đấy bước vào giao tiếp với các ngài, mặc
dù có lẽ không phải trên cơi vật lư. Thông thường th́ Chơn sư có kế
hoạch liên hệ y với một trong những đệ tử xuất sắc của ngài, đây là
phương cách an toàn nhất bởi v́ đối với người thường v́ y không thể
bảo đảm rằng việc giao tiếp trên cơi trung giới là đáng tin cậy.
Nếu một người chưa có kinh nghiệm
rộng răi về thuật đồng cốt th́ y ắt thấy thật khó ngộ ra được có bao
nhiêu người hoàn toàn tầm thường trên cơi trung giới đang cháy bỏng
ư muốn đóng vai các bậc đại đạo sư của thế gian. Họ thường hoàn toàn
có ư định ngay thẳng và thật sự nghĩ rằng ḿnh có những giáo huấn
được ban ra để cứu nhân độ thế. Giờ đây khi đă chết rồi họ mới hoàn
toàn ngộ ra được sự vô nghĩa và vô giá trị của những sự vật thuần
túy thế gian và họ cảm nhận hoàn toàn đúng rằng chỉ cần ḿnh gây ấn
tượng lên nhân loại nói chung những ư tưởng mà giờ đây ḿnh đă thấm
thía th́ toàn thể thế giới ắt ngay tức khắc trở thành một nơi chốn
khác hẳn. Họ cũng hoàn toàn tin chắc rằng chỉ cần ḿnh công bố những
phát hiện ấy trên cơi vật lư sao cho ngay tức khắc thuyết phục được
mọi người về tính hợp lư cố hữu của chúng, thế là họ bèn tuyển lựa
một mệnh phụ nào đấy dễ bị gây ấn tượng rồi bảo cho bà biết rằng họ
đă chọn bà trong số tất cả mọi người trên thế gian để làm phương
tiện cho sự khai thị hoành tráng.
Thế là kẻ phàm phu vốn cảm thấy được hănh diện khi nghe nói ḿnh là
phương tiện duy nhất trên thế giới dành cho một thực thể đại hùng
đại lực nào đấy, kênh dẫn duy nhất cho một giáo huấn độc quyền và
siêu việt nào đấy; và cho dẫu thực thể muốn giao tiếp chối bỏ bất cứ
sự vĩ đại đặc biệt nào (mà y thường không có được) th́ điều này vẫn
được nêu ra để khen thưởng sự khiêm tốn của y; người ta bèn miêu tả
y ít ra cũng là một tổng lănh thiên thần cho dẫu không là một biểu
lộ c̣n trực tiếp hơn nữa của Thượng Đế. Điều mà một thực thể muốn
giao tiếp như vậy quên bẳng đi mất đó là ở chỗ khi y c̣n sống trên
cơi vật lư, những người khác cũng đưa ra những chuyện giao tiếp
tương tự thông qua đủ thứ đồng cốt, và lúc bấy giờ chẳng bao giờ
quan tâm một chút nào tới họ và tuyệt nhiên chẳng chịu ảnh hưởng của
những ǵ họ nói ra; thế là y không vỡ lẽ ra được rằng cũng giống như
bản thân y khi đắm ch́m trong những sự việc thế gian, từ chối bị tác
động của những lời giao tiếp ấy, cũng giống như vậy, cả thế giới giờ
đây tiếp tục tự măn với công việc của riêng ḿnh và chẳng thèm chú ư
ǵ tới y.
Những
thực thể như thế thường khoác lấy những danh xưng nổi bật cho điều
có thể được gọi là những động cơ thúc đẩy đáng tha thứ v́ họ thừa
biết bản chất con người đến nỗi biết rằng nếu John Smith hoặc Thomas
Brown từ bên kia cửa tử trở về phát biểu một giáo lư nào đấy th́ nó
rất ít có cơ may được chấp nhận cho dù nó có thể hoàn toàn đúng đắn
và tuyệt vời; trong khi đó cũng những lời lẽ ấy do George
Washington, Julius Caesar hay Tổng Thiên thần Michael thốt ra th́ ít
ra cũng được cân nhắc kính cẩn và rất có thể là được chấp nhận một
cách mù quáng.
Bất cứ ai hoạt động trên cơi trung giới đều có một mức độ thấu ngộ
nào đấy về tư tưởng và xúc cảm của những người giao tiếp với ḿnh,
và v́ vậy chẳng lấy ǵ làm lạ khi những người đó tiếp xúc với các
nhà Thông Thiên Học thấy tâm trí họ đầy ḷng kính cẩn đối với các
Chơn sư Minh Triết, họ bèn đôi khi đóng vai chính những Chơn sư Minh
Triết này để được dễ dàng chấp nhận bất cứ ư tưởng nào mà họ muốn
truyền bá, và cũng không được quên rằng có những người không có hảo
ư đối với các Chơn sư và muốn gây thiệt hại cho các ngài qua điều
nằm trong khả năng của ḿnh. Cố nhiên họ không thể hại các Chơn sư
trực tiếp do đó thỉnh thoảng họ ra sức hại những đệ tử mà các Chơn
sư yêu mến. Một trong những cách dễ nhất để cho họ có thể gây khó
khăn là khoác lấy h́nh tướng của Chơn sư mà nạn nhân rất sùng bái;
trong nhiều trường hợp việc bắt chước ấy hoàn hảo đến nỗi xét về
dáng vẻ bên ngoài th́ rất giống, ngoại trừ việc tôi thấy dường như
luôn luôn họ chưa bao giờ có được biểu lộ chính xác qua đôi mắt. Một
người đă phát triển được tầm nh́n của các cơi cao không thể bị lừa
gạt như vậy, v́ bất cứ thực thể nào cũng không bắt chước được thể
nguyên nhân của Chơn sư.
Chắc
chắn ta cần mẫn chú ư tới huấn điều minh triết trong Tiếng Nói Vô
Thinh: “Đừng t́m kiếm Sư phụ ở những cơi hăo huyền này”. Ta
không chấp nhận bất cứ giáo huấn nào của một huấn sư tự xưng tự mọc
như vậy trên cơi trung giới, mà hăy tiếp nhận mọi điều thông báo và
khuyên răn xuất phát từ đó, y hệt như tiếp nhận lời khuyên răn hoặc
nhận xét tương tự của một kẻ xa lạ trên cơi vật lư. Hăy tiếp thu
chúng theo đúng giá trị của chúng và chấp nhận lời khuyên hay bác bỏ
nó theo tiếng nói của lương tâm ḿnh chứ không chú ư tới nguồn thông
tin tự nhận. Tốt hơn ta hăy mưu t́m giáo huấn thỏa măn được trí năng
rồi ứng dụng sự trắc nghiệm của kỹ năng và lương tâm đối với bất kỳ
lời rêu rao nào được nêu ra.
Ta không bao giờ được quên rằng đường lối của ḿnh không phải là
đường lối duy nhất. Hai Chơn sư có liên kết mật thiết nhất với công
tŕnh của Hội Thông Thiên Học đại diện cho hai cung khác nhau hoặc
hai đường lối giáo huấn khác nhau; nhưng ngoài các cung này ra c̣n
có những cung khác nữa. Mọi trường phái giáo huấn cao cấp đều rèn
luyện sơ khởi để tu tâm dưỡng tính, nhưng những giáo huấn đặc biệt
được ban ra cùng với phép thực hành được khuyến dụ khác nhau tùy
theo loại đạo sư. Nhưng mọi đạo sư thuộc về Quần Tiên Hội đều nhấn
mạnh tới việc thành tựu điều cao nhất chỉ thông qua Thánh đạo và làm
dịu ham muốn bằng cách chinh phục nó chứ không phải chiều theo nó.
Chơn
sư ắt sử dụng đệ tử theo nhiều cách khác nhau. Một số đệ tử bắt đầu
phải tiếp thu đường lối làm việc được chỉ định trong quyển sách
Các nhà pḥ trợ vô h́nh; những đệ tử khác được đặc biệt sử dụng
để giúp đỡ riêng Chơn sư trong một số phần việc mà các ngài ngẫu
nhiên phải đảm đương; một số đệ tử được sử dụng trên cơi trung giới
để thuyết tŕnh cho thính giả gồm những linh hồn kém tiến hóa hơn,
hoặc giúp đỡ và dạy dỗ những linh hồn khác tạm thời thoát xác trong
khi ngủ hay thoát xác lâu dài tức là những cư dân trên cơi trung
giới đă bỏ xác. Khi ban đêm một người đệ tử ngủ thiếp đi th́ y
thường báo cáo cho Chơn sư, bấy giờ y được cho biết liệu có phần
việc xác định nào mà y có thể làm chăng. Nếu ngẫu nhiên không có
điều ǵ đặc biệt th́ y sẽ tiếp tục công tác thông thường ban đêm cho
dù nó có thể là ǵ đi chăng nữa. Mọi nhà pḥ trợ vô h́nh đều cai
quản một số trường hợp hoặc bệnh nhân chính qui được đặt dưới quyền
trách nhiệm của ḿnh y hệt như các bệnh nhân của một bác sĩ trên cơi
vật lư; bất cứ khi nào có công tác bất thường để cho y làm th́ nếu
không có ǵ khác y cứ tiếp tục trường hợp trực b́nh thường, đến thăm
những trường hợp bệnh này và phục vụ họ tốt nhất. Điều này khiến cho
y luôn luôn có nhiều việc thuộc loại này để chu toàn trong thế gian
trực khi không đặc biệt có ǵ cần thiết, chẳng hạn có một đại họa
đột ngột nào đấy khiến cho một số lớn linh hồn đồng thời hồn ĺa
khỏi xác bị tống lên cơi trung giới trong một t́nh huống khiếp đảm.
Hầu hết việc rèn luyện công tác trên cơi trung giới theo nhu cầu của
đệ tử thường do một trong các đệ tử trưởng tràng của Chơn sư đảm
nhiệm.
Nếu cần cho đệ tử đảm nhiệm bất cứ hệ thống phát triển thần thông
nào đặc biệt trên cơi trần th́ Chơn sư ắt chỉ thị nó trực tiếp cho
đệ tử học thông qua một trong những đệ tử đă được công nhận. Điều
được qui định theo kiểu này khác nhau tùy theo tính t́nh và nhu cầu
của đệ tử; và thường thường th́ tốt nhất là ta nên chờ đợi cho đến
khi được dạy bảo dứt khoát trước khi toan tính thực hành bất cứ loại
nào. Ngay cả khi được dạy bảo, tốt nhất ta nên để bụng chứ không đem
ra bàn bạc với những người khác v́ rất có thể là điều này không
thích hợp với bất cứ ai khác. Ở đây, Ấn Độ có nhiều các bậc đạo sư
thứ yếu, mỗi vị thầy đều có phương pháp của riêng ḿnh, sự khác nhau
một phần tùy thuộc vào các trường phái triết học khác nhau của các
vị thầy, một phần là do họ có quan điểm khác nhau về cùng một sự
việc. Nhưng cho dù phương pháp ra sao đi nữa th́ các vị thầy thường
giữ bí mật để tránh trách nhiệm bị thiên hạ sử dụng sai lạc.
Điều
tai hại có thể được thực hiện qua việc công bố không phân biệt bất
kỳ hệ thống rèn luyện thể chất nào đă được tiêu biểu rất rơ ràng ở
Mỹ nơi một quyển sách của một vị đạo sư Ấn Độ đă được lưu hành rộng
răi. Vị đạo sư thận trọng nói tới một vài phép thực hành, nói trước
phần giáo huấn của ḿnh qua lời cảnh báo được phát biểu cẩn thận về
việc cần phải dọn ḿnh bằng cách tu tâm sửa tính, nhưng mà điều ông
viết ra đă gây nhiều đau khổ v́ thiên hạ nhất tề bỏ qua lời cảnh báo
của ông trước khi rèn luyện, rồi bất cẩn cố gắng tiến hành những
phép thực hành mà ông miêu tả. Cách đây vài năm khi đi một ṿng
quanh nước Mỹ, tôi có gặp nhiều người do toan tính nghe theo chỉ dẫn
của ông nên đă chuốc họa vào thân. Một số người đă trở nên điên rồ,
một số người phải chịu những cơn mắc kinh phong, c̣n những người
khác rơi vào nanh vuốt của đủ thứ thực thể ám ảnh. Để cho những phép
thực hành như thế có thể được thử làm một cách an toàn th́ hoàn toàn
cần thiết là người ta phải tiến hành chúng (ở Ấn Độ luôn luôn như
vậy) với việc có mặt thật sự của một vị thầy, vị thầy giám sát kết
quả và can thiệp ngay khi ông thấy rằng có bất cứ điều ǵ trục trặc.
Thật vậy, ở xứ này đệ tử thường gần gũi thầy về mặt thể chất, bởi v́
ở đây thiên hạ hiểu điều mà tôi có đề cập cách đây ít lâu -
đó là công việc đầu tiên và lớn nhất mà một bậc thầy phải làm
là chỉnh hợp hào quang của đệ tử với hào quang của chính ḿnh - để
ḥa giải tác dụng của những t́nh huống quấy nhiễu b́nh thường thịnh
hành trên thế giới, để cho y thấy cách từ bỏ các thứ ấy và sống
trong một thế giới hoàn toàn b́nh an. Qua một trong bức thư trước
kia, một trong các Chơn sư có dạy: “Các con hăy ra khỏi thế giới của
ḿnh để bước vào thế giới của chúng tôi”; điều này dĩ nhiên không
nói tới một nơi chốn mà là một tâm trạng.
Nên
nhớ rằng mọi người tham thiền về Chơn sư đều tạo ra một mối liên kết
nhất định với ngài, người có thần nhăn thấy nó là một loại quang
tuyến tức đường ánh sáng. Trong tiềm thức Chơn sư luôn luôn cảm nhận
được tác động của quang tuyến ấy và để đáp lại ngài phóng ra dọc
theo nó một luồng từ điển đều đều tiếp tục tác động lâu dài sau khi
đă qua buổi tham thiền. Việc đều đặn thực hành tham thiền và định
trí như thế giúp ích rất nhiều cho người tầm đạo. Tính đều đặn là
một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra kết quả. Hằng ngày
ta nên thực hành như vậy vào cùng một giờ và ta nên kiên định, kiên
tŕ làm như thế cho dẫu chưa thấy tác dụng rơ rệt nào, khi chưa thấy
tác dụng ta phải đặc biệt cẩn thận tránh việc buồn nản, v́ buồn nản
khiến cho ảnh hưởng của Chơn sư càng khó tác động lên ta và nó cũng
chứng tỏ rằng ta đang nghĩ tới bản thân nhiều hơn nghĩ tới Chơn sư.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS