Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CHƠN NGĂ VÀ CHƠN THẦN

Trích Chương XXX

Quyển THỂ NGUYÊN NHÂN VÀ CHƠN NGĂ

Tác giả A. E. POWELL

www.thongthienhoc.com

 

 

CHƠN NGĂ VÀ CHƠN THẦN

 

Ở Chương III, ta nghiên cứu về việc các Chơn thần Giáng lâm và đă xem xét ngắn gọn bản chất tổng quát của Chơn thần. Ở Chương về Điểm đạo, ta đă bàn tới những tác dụng của sự điểm đạo đối với mối quan hệ giữa Chơn thần và Chơn ngă. Bây giờ thật là thích hợp để xét thêm thông tin khác mà ta sẵn có liên quan tới mối quan hệ giữa Chơn ngă và Chơn thần, cũng như ta xem xét một cách đầy đủ hơn một chút về bản chất của chính Chơn thần và thái độ của nó đối với những biểu lộ của nó nơi các cơi thấp.

Trước hết ta hăy xét tới bản chất của chính Chơn thần ta đang đương đầu với một khó khăn là hiện nay các nhà nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp được Chơn thần trên cơi riêng của nó. Hiện nay cơi mà Chơn thần ngự trên đó – cơi Anupadaka – vốn nằm ngoài tầm khảo cứu thần nhăn của chúng ta, cơi cao nhất mà các nhà nghiên cứu thật sự biết được về con người do quan sát trực tiếp chính là biểu lộ của Chơn thần thành ra Tinh thần Tam bội trên cơi Atma. Ngay cả ở tŕnh độ ấy th́ người ta cũng không hiểu được Chơn thần, bởi v́ ba khía cạnh của nó là hoàn toàn riêng biệt và xét theo biểu kiến th́ biệt lập; thế nhưng tất cả lại căn bản là một và giống nhau.

Trong khi không ai dưới quả vị Thánh sư (Adept) có thể thấy được Chơn thần, thế nhưng bậc La hán có thể biết được sự tồn tại của nó. Đó là v́ trên cơi Atma, ta có thể nhận thức được biểu lộ tam bội và các tia hợp thành biểu lộ tam bội này hiển nhiên là hội tụ khi chúng vươn lên tới mức cao nhất. V́ vậy ta có thể hiểu được rằng chúng ắt phải hiệp nhất, mặc dù ta không nh́n thấy chúng thật sự đơn nhất.

Ở trang 124 ta đă đề cập tới khả năng hội tụ tâm thức nơi mức cao nhất của thể nguyên nhân, nh́n dơi theo con đường nối Chơn ngă với Chơn thần và thông qua tầm nh́n ấy mà ngộ ra được tính đơn nhất với Đấng Thiêng Liêng.

Có lẽ cách thức ít gây hiểu lầm nhất giúp ta có thể tưởng tượng ra thực chất của Chơn thần cho chính ḿnh đó là việc nghĩ rằng nó là một bộ phận của Thượng Đế - tuy nhiên đây là một bộ phận của Cái Đó vốn không thể phân chia ra được. Cho dù thật đáng tiếc khi đây là một nghịch lư đối với trí năng hữu hạn, thế nhưng nó vẫn bao gồm một sự thật vĩnh hằng vốn vượt xa tầm hiểu biết của ta.

Đó là v́ mỗi Chơn thần theo sát nghĩa là một bộ phận của Thượng Đế, xét theo biểu kiến th́ nhất thời bị ngăn cách với Ngài khi Chơn thần bị bao vây trong những bức màn vật chất, mặc dù thật ra th́ nó chưa từng một giây phút nào ngăn trở với Ngài. Chơn thần chưa bao giờ ngăn cách với Thượng Đế, bởi v́ chính cái vật chất mà nó khoác lấy cũng là một biểu lộ của Đấng Thiêng Liêng. Mặc dù vật chất dường như là điều ác đối với ta, bởi v́ nó tŕ kéo ta xuống, phong bế năng lực của ta và giữ ta lại trên đường tiến hóa; thế nhưng đây chỉ v́ cho đến nay ta chưa học được cách kiểm soát nó, bởi v́ ta chưa ngộ ra được rằng nó cũng có bản thể thiêng liêng bời v́ không một thứ ǵ mà chẳng là Thượng Đế.

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng Chơn thần là một điều ǵ đó rất xa xăm. Đó là v́ Chơn thần vốn rất gần gũi với ta, nó chính là TỰ NGĂ của ta, là cội rễ thuộc bản thể ta, là thực tại duy nhất và độc nhất vô nhị. Cho dẫu nó ẩn tàng, vô hiện, đắm ch́m trong tịch lặng và u minh, thế nhưng tâm thức của ta chính là sự biểu lộ hữu hạn của cái TỰ NGĂ ấy, là Thượng Đế biểu lộ qua các hạ thể, vốn là các lớp quần áo của Ngài. Người ta đă mô tả Chơn thần bằng nhiều cách khác nhau; là Con người Vĩnh hằng, là một mảnh của Sự Sống Thượng Đế, là Con Thượng Đế được tạo ra theo h́nh ảnh Ngài, là Điểm Linh Quang, là “Thượng Đế ẩn tàng” theo hiểu biết của dân Ai Cập, là Thượng Đế ẩn bên trong chúng ta, Thượng Đế nội tại, là Chơn ngă của ta, là một mảnh của Vĩnh hằng, là “Tự ngă” duy nhất thường trụ nơi con người. Người ta c̣n miêu tả Chơn thần là các trung tâm lực của Thượng Đế.

Thay v́ nói tới Chơn thần nhân loại có lẽ ta sẽ chính xác hơn khi nói tới “Chơn thần biểu lộ qua giới nhân loại”, mặc dù sự chính xác về mặt sư phạm như thế có thể c̣n gây rối rắm hơn nữa. H. P. Blavatsky có nói: “Chơn thần Tâm linh vốn nhất như, đại đồng vô biên và không phân chia được, tuy nhiên các tia của nó tạo thành cái mà ta gọi là ‘Chơn thần cá thể của con người’ khi ta c̣n vô minh. (Giáo Lư Bí Truyền I, trang 200).

Vấn đáp Giáo lư Huyền bí có diễn tả như sau:

“Hỡi Đấng Gurudeva, con cảm thấy Ngọn lửa duy nhất; con nh́n thấy vô số đốm lửa không tách rời ra được cháy bùng trong đó”. Ngươi nói đúng đấy. Và bây giờ hăy nh́n xung quanh và hăy nh́n vào chính bản thân ḿnh. Cái ánh sáng cháy bùng lên trong ngươi, liệu ngươi có cảm thấy nó khác một chút nào với cái ánh sáng chiếu diệu nơi đồng loại ngươi chăng?

“Nó tuyệt nhiên không khác ǵ cả, mặc dù kẻ tù nhân bị Nghiệp quả giam hăm và mặc dù những lớp y phục của kẻ tù nhân ấy làm cho kẻ vô minh si mê bảo rằng ‘đây là linh hồn của anh’ c̣n đây là ‘linh hồn của tôi’.” (Giáo Lư Bí Truyền I, trang 145).

Xét một ví dụ tương tự trên cơi trần ta nhận thấy rằng điện vốn duy nhất trên toàn thế giới mặc dù nó hoạt động trong cổ máy này hay cổ máy kia, th́ không một chủ sở hữu nào của cổ máy có thể quả quyết đó là điện của riêng ḿnh. Cũng giống như thế, Chơn thần là nhất như ở bất cứ nơi đâu mặc dù nó biểu lộ theo nhiều hướng khác nhau thông qua những con người xét theo biểu kiến th́ riêng rẽ và khác nhau. Thế nhưng mặc dù có cùng một nguồn gốc và cùng một bản chất căn bản, song mỗi Chơn thần lại có một cá tính rất đặc thù của riêng ḿnh: khi biểu lộ trên cơi Atma thành một ánh sáng tam bội với sự vinh diệu chói ḷa, ngay cả ở giai đoạn này th́ mỗi Chơn thần đă có một vài tính chất khiến cho nó là đặc thù đối với mọi Chơn thần khác.

Tâm thức của Chơn thần trên cơi của riêng ḿnh là hoàn chỉnh, nó chia xẻ tri thức thiêng liêng trên cơi của riêng ḿnh. Nhưng nơi cơi thấp th́ nó hầu như vô ư thức: nó tuyệt nhiên không dính dáng ǵ được tới các cơi sinh hoạt thấp, bởi v́ vật chất ở đó có tính cách không chịu ảnh hưởng của nó. Nếu bị đắm ch́m vào vật chất thô trược hơn th́ cái thực thể vốn đă từng hiệp nhất với mọi thứ xung quanh ḿnh lại cảm thấy ḿnh cực kỳ cô đơn giống như trong một khoảng không trống rỗng, không có ư thức ǵ được về mọi tác động và mọi tiếp xúc thuộc vật chất ấy.

Mặc dù mọi thứ vẫn ở nơi y do có Sự Sống Nhất Như mà nó chia xẻ, nhưng điều ấy phải được thể hiện ra; v́ thế cho nên ta mới nói phải khơi hoạt cái tâm thức tiềm tàng ấy cho nó sống động lên. Nói theo sát nghĩa th́ mọi thứ đều ở trong Chơn thần, bao hàm mọi tri thức của Thượng Đế; nhưng để hiển lộ nó ra sao cho Chơn thần có thể biết được trên bất kỳ cơi vật chất nào, th́ đó là trọn cả công tŕnh của cơ tiến hóa.

V́ thế cho nên, cơ sở lư luận của cuộc hành hương tiến hóa, đi xuống rồi lại đi lên, chính là v́ mục đích đạt được cái tâm thức ấy, chế ngự hoàn toàn được vật chất khi dùng nó làm hiện thể, cho đến khi trên mỗi cơi Chơn thần đều đáp ứng được với các rung động của vật chất nơi ngoại giới tương tự với rung động ấy, có thể hiển lộ các tâm trạng thuộc tâm thức để đáp ứng với các ấn tượng ngoại giới, nhờ đó khiến cho ḿnh biết được các ấn tượng ngoại giới ấy.

Ông G. S. Arundale có tường thuật một cách thú vị về sự xuất hiện và tiến hóa của các Chơn thần. Ông bảo rằng khi nh́n ra thế giới, ông thấy Thượng Đế tức Thái dương Thượng Đế của ta biểu hiện thành hằng hà sa số mặt trời. Mỗi mặt trời là một Chơn thần dưới dạng mặt trời vi mô. Mặt trời Thượng Đế phóng ra các mặt trời điểm linh quang và cấp cho chúng mọi thuộc tính của ḿnh. Khi diễn tŕnh tiến hóa bắt đầu th́ mọi điểm linh quang bùng vỡ ra thành màu sắc; là các cầu vồng có tâm là một mặt trời. Mọi nguyên tử ánh sáng đều là một nguyên tử của Thiên tính vô thức, từ từ nhưng chắc chắn, sẽ làm tṛn được ư chí của Mặt trời là sẽ trở thành Thiên tính hữu ngă thức bộc lộ ra. Mọi nguyên tử đều là một Mặt trời vô thức và sẽ trở thành một Mặt trời hữu ngă thức.

Khi sự biểu lộ bắt đầu th́ Chơn thần được “phóng xuống dưới nhập vào vật chất” để thôi thúc cơ tiến hóa cưỡng chế nó đi lên (Xem Giáo Lư Bí Truyền II, trang 115). Nó là động cơ thúc đẩy của mọi sự tiến hóa, là lực thôi thúc ẩn nơi tận gốc rễ của vạn vật.

Điều này giải thích được cái áp lực bí nhiệm vốn đă làm khoa học chính thống bối rối xiết bao về việc tại sao vạn vật lại tiến lên phía trước, đâu là lực gây ra sự tiến hóa, đâu là điều làm nảy sinh ra mọi sự đa dạng mà ta thấy nơi thế giới này và cái “khuynh hướng đa dạng” măi măi tồn tại.

Ngay từ đầu, Chơn thần đă biết đâu là mục tiêu của ḿnh trong cơ tiến hóa và nó lĩnh hội được cái khuynh hướng chung về điều ấy. Nhưng chừng nào cái bộ phận của nó vốn biểu hiện thành Chơn ngă c̣n chưa đạt tới một tŕnh độ khá cao th́ nó vẫn c̣n hầu như chẳng biết ǵ về các chi tiết dưới dây, hoặc dù sao đi nữa nó cũng ít quan tâm tới những chi tiết ấy. Ở tŕnh độ này, nó dường như cũng chẳng biết ǵ tới các Chơn thần khác mà cứ an trú trong nỗi niềm cực lạc khôn tả, không có bất cứ ư thức tỉnh giác nào về môi trường xung quanh.

Vậy th́ mục đích của việc Chơn thần giáng xuống vật chất là nhờ giáng xuống như vậy nó mới có thể đạt được tính xác định và tính chính xác về chi tiết vật chất. Như ta đă thấy ở các chương trước kia trong quyển sách này, để đạt được cứu cánh ấy, ta phải gắn vào Chơn thần một nguyên tử thuộc mỗi một trong các cơi Atma, Buddhi và Manas. Sự phân biệt của các nguyên tử này mang lại sự chính xác vốn không tồn tại trong tâm thức của Chơn thần trên cơi của riêng ḿnh.

Tuy nhiên ta có thể thắc mắc rằng nếu Chơn thần ngay từ đầu đă có bản chất thiêng liêng, rồi đến lúc cuối cuộc hành hương lâu dài nó lại trở về với tính thiêng liêng ấy, nếu khi nó bắt đầu hành hương qua vật chất, Chơn thần đă trọn lành trọn sáng rồi th́ tại sao nó lại cần phải trải qua mọi sự tiến hóa ấy bao gồm cả việc chịu nhiều đau khổ và phiền năo (thật vậy) để rồi cuối cùng cũng chỉ trở lại cội nguồn trọn lành trọn sáng thôi?

Thắc mắc như vậy vốn dựa trên một quan niệm sai lầm về các sự kiện. Khi cái mà ta gọi là Chơn thần nhân loại thoát thai từ Đấng thiêng liêng th́ nó thật ra chưa phải là Chơn thần nhân loại, chứ đừng nói chi là một Chơn thần trọn lành trọn sáng; rốt cuộc khi trở lại nó thể hiện qua dạng thức hàng tỉ Thánh sư dũng mănh, mỗi Thánh sư có thể tự ḿnh phát triển thành một Đấng Thượng Đế.

Cũng giống như một người không thể bơi lội vùng vẫy trong nước sâu, thoạt tiên y chới với giữa ḍng nước, thế nhưng cuối cùng học đươc cách bơi lội vẫy vùng th́ y di chuyển tự do trong nước; Chơn thần cũng giống như vậy. Vào cuối cuộc hành hương đắm ch́m trong vật chất, nó sẽ giải thoát khỏi Thái dương hệ, có thể hoạt động ở bất cứ bộ phận nào trong Thái dương hệ, tha hồ sáng tạo, vận động thoải mái. Mọi quyền năng mà nó bộc lộ được thông qua vật chất thô trược hơn th́ nó măi măi c̣n giữ trong mọi t́nh huống, điều ẩn tàng đă trở thành điều hiển lộ, tiềm năng đă trở thành hiện thực. Chính Ư chí của nó muốn sinh hoạt trong mọi cơi chứ không chỉ trong một cơi duy nhất thôi đă thu hút nó bước vào biểu lộ.

Đó là v́ thoạt tiên Chơn thần chưa có phát triển được sự biệt lập ngă tính; nó chỉ là một khối tinh hoa Chơn thần. Sự khác nhau giữa t́nh huống này khi mới xuất phát và khi trở lại giống hệt như sự khác nhau giữa một khối lớn vật chất tinh vân chói sáng và Thái dương hệ rốt cuộc được tạo thành từ khối tinh vân ấy. Tinh vân chắc chắn là đẹp rồi, nhưng nó vẫn mơ hồ và theo một ư niệm nào đó là vô dụng. Mặt trời được tạo thành từ tinh vân qua sự tiến hóa chậm chạp ắt tuôn ra sự sống, nhiệt và ánh sáng cho nhiều thế giới và cư dân thuộc thế giới ấy.

Hoặc ta có thể xét một ví dụ tương tự khác. Cơ thể con người bao gồm vô số triệu tỉ các hạt nhỏ xíu, một số hạt thường xuyên bị tống xuất ra khỏi cơ thể. Giả sử rằng nếu mỗi hạt như thế có thể trải qua một loại tiến hóa nào đấy để cho nó sớm muộn ǵ cũng trở thành một con người, th́ ta ắt không thể bảo rằng bởi v́ theo một ư nghĩa nào đấy nó đă từng là người lúc bắt đầu cơ tiến hóa th́ v́ vậy lúc kết thúc cơ tiến hóa nó chẳng thêm được chút ǵ khác.

Cũng vậy, tinh hoa Chơn thần khi xuất lộ chỉ là một thần lực tuôn ra cho dẫu đó là thần lực của Thượng Đế.

Sự xuất hiện và lộ tŕnh tiến hóa của Chơn thần có thể được so sánh với sự xuất hiện một ngày dài dằng dặc của Brahman, của Saguna Brahman, Sachchidananda, Tam vị Nhất thể Thiêng liêng của Thượng Đế. Trong Thái dương hệ của ta, điều xuất lộ thành ra biểu lộ vũ trụ được ta mô phỏng qua Thái dương Thượng Đế cũng như qua Chơn thần vốn là một mảnh nhỏ của Thượng Đế. Khi Cơ tiến hóa nhân loại đă qua rồi, th́ con người đă được tụ tập lại đúng mức để bắt đầu cơ tiến hóa siêu nhân loại. Thế là ta có được một chuỗi càn quét dài dằng dặc bắt đầu sinh hoạt từ cơi Niết Bàn đi xuống rồi trở lại cơi Niết Bàn, với trọn cả cơ tiến hóa nhân loại giữa hai mức này. Nó được hoàn tất bằng cuộc Điểm đạo Jivanmukta, tức Chơn sư, khi bắt đầu cơ tiến hóa siêu nhân loại.

Trong khi Chơn thần trên cơi của riêng ḿnh hầu như không bị hạn chế chút nào, ít ra cũng xét về Thái dương hệ, thế nhưng trong mọi giai đoạn khi giáng xuống vật chất nó chẳng những càng ngày càng ch́m sâu vào trong hăo huyền mà c̣n thật sự mất hết quyền năng.

Nếu vào lúc bắt đầu cơ tiến hóa, ta có thể giả định rằng Chơn thần có khả năng vận động và nhận biết theo vô số hướng trong không gian mà ta gọi là chiều đo th́ mỗi một bước đi xuống nó lại bị giảm bớt một trong các chiều đo này cho đến khi với ư thức của óc phàm th́ chỉ c̣n lại ba chiều đo. Như vậy, khi tiến xuống thám hiểm vật chất, Chơn thần đă bị cắt rời khỏi tri thức của tổng thể mà chỉ c̣n tri thức được một bộ phận nho nhỏ của những thế giới vây xung quanh ḿnh. Hơn nữa, ngay cả những ǵ y c̣n có thể biết được th́ cũng chỉ có thể nhận biết được một cách bất toàn thôi. Đó là v́ đối với những người nào có thể tự rèn luyện ḿnh để thẩm định được nhiều hơn ba chiều đo th́ sẵn có một phương pháp tuyệt vời nhằm đạt được một loại hiểu biết nào đó về cái tâm thức thuộc các cơi cao hơn cơi trần sẽ ra sao đây: mặc dù đồng thời một phương pháp khảo hướng như thế không thể mang lại cho ta niềm hi vọng hiểu được đầy đủ như Chơn thần, nhưng ít ra kẻ nào vươn lên qua nhiều cơi và qua nhiều chiều đo vượt trên mức ấy th́ cũng có chút ít hi vọng trong toan tính hiểu được Chơn thần.

Mọi sự hi sinh và hạn chế do việc giáng xuống nhập vào vật chất có thể được mô tả đúng đắn là cần phải đau khổ. Nhưng ngay khi Chơn ngă hiểu trọn vẹn được t́nh h́nh th́ người ta ắt vui vẻ chịu hi sinh và hạn chế; Chơn ngă không có được sự toàn vẹn của Chơn thần cho nên thoạt tiên nó không hiểu được hết: nó phải đi học. Vậy th́ việc hoàn toàn bị hạn chế ghê gớm mỗi khi giáng xuống thêm nữa nhập vào vật chất là một sự kiện không tránh được sao cho sự biểu lộ không tách rời với biết bao nhiêu đau khổ. Chúng ta phải chấp nhận sự đau khổ ấy là một phương tiện để đi tới cứu cánh, là một phần Thiên cơ.

Có hai ư nghĩa theo đó, mọi sự sống biểu lộ đều phiền năo nếu con người không biết cách sinh hoạt. Trong một chừng mực nào đó, một ư nghĩa này là không thể tránh được, c̣n ư nghĩa kia là hoàn toàn nhầm lẫn và dễ dàng tránh được. Như ta đă thấy, đối với Chơn thần vốn là Tinh thần chơn chính của con người th́ mọi sự sống biểu lộ đều là phiền năo, bởi chỉ v́ đó là một sự hạn chế: sự hạn chế mà ta tuyệt nhiên không quan niệm được trong óc phàm, bởi v́ ta chẳng có ư niệm ǵ về sự tự do vinh diệu của cuộc sống cao siêu.

Chính trong ư nghĩa này mà người ta đă luôn luôn bảo rằng Đấng Ki Tô - Ngôi Hai trong Tam vị Nhất thể - hiến thân Hi sinh khi Ngài giáng xuống vật chất. Chắc chắn đây là một sự hi sinh bởi v́ đó là một sự hạn chế lớn lao khôn tả, nó phong bế Ngài với mọi quyền năng quang vinh mà Ngài có được trên cơi của riêng ḿnh.

Điều này cũng đúng đối với Chơn thần của con người; chắc chắn Chơn thần hi sinh lớn lao khi nó giao tiếp với vật chất thấp hơn, khi nó lượn lờ trên vật chất qua những thời kỳ dài phát triển măi măi cho tới mức nhân loại, khi nó đầu tư một mảnh nhỏ xíu của chính ḿnh, có thể nói là một đầu mút của ngón tay, nhờ vậy tạo ra Chơn ngă, tức linh hồn cá thể.

Loại phiền năo thứ hai mà ta có thể hoàn toàn tránh được là do “ham muốn”, ta dùng từ ngữ này theo nghĩa rộng bao gồm những điều ham muốn thấp hèn, chẳng hạn như ham muốn quyền tước, ham tiền bạc, ham địa vị v.v. . . Mọi ham muốn như thế tất nhiên gây ra xáo trộn và đau khổ: v́ thế cho nên, theo quan điểm này th́ sự thanh thản mới là điều cần thiết nhất để tiến bộ.

V́ thế ta mới có hai đế đầu tiên trong Tứ diệu đế mà Đức Phật đă dạy là: Khổ đế và Tập đế.

Bây giờ ta chuyển sang xem xét một cách chuyên biệt hơn Chơn ngă trong mối quan hệ với Chơn thần, ta ắt ngộ ra được rằng quá tŕnh biệt lập ngă tính khiến cho Chơn ngă bước vào tồn tại, không diễn ra trên cơi tâm linh; mà thật ra Atma, Buddhi – được xem xét qua Manas – dường như chia xẻ cá tính của Manas.

Ngay cả Chơn ngă cũng không phải là Chơn nhơn vĩnh hằng, bởi v́ Chơn ngă có lúc bắt đầu – nó bước vào tồn tại lúc biệt lập ngă tính – th́ mà cái ǵ có lúc bắt đầu ắt phải có lúc kết liễu. V́ thế cho nên Chơn ngă vốn trường tồn từ khi xuất lộ ra khỏi giới động vật, thật ra cũng vô thường. Chơn thần và chỉ có Chơn thần thôi mới là Chơn nhơn duy nhất, thường trụ.

Ta có thể coi Chơn ngă là một biểu lộ của Chơn thần trên cơi Thượng trí; nhưng ta phải hiểu rằng Chơn ngă c̣n lâu lắm mới là một biểu lộ toàn bích. Mỗi việc giáng từ cơi này xuống cơi khác đều ngụ ư là Tinh thần phải khoác lấy nhiều hơn một bức màn: nó cũng ngụ ư là số lượng biểu hiện của Tinh thần thực sự bị giảm đi.   

Mặc dù nói tới Tinh thần theo kiểu số lượng là không chính xác và dễ gây hiểu lầm, thế nhưng nếu ta toan tính diễn đạt những vấn đề cao siêu này bằng ngôn ngữ trần gian th́ ta không thể hoàn toàn tránh được những điều tiền hậu bất nhất ấy. Mức độ gần gũi nhất mà ta có thể lĩnh hội được trong óc phàm khi quan niệm xem điều ǵ xảy ra cho Chơn thần lúc nó dính mắc vào vật chất, chính là việc bảo rằng chỉ một bộ phận của nó biểu lộ ra thôi và ngay cả bộ phận ấy cũng phải được biểu lộ thành ba khía cạnh riêng rẽ, thay v́ là toàn thể vinh diệu mà nó thật sự như vậy trên cơi của riêng ḿnh.

Vậy là khi khía cạnh thứ nh́ của Tinh thần tam bội giáng xuống một mức để biểu lộ thành Buddhi, tức trực giác th́ toàn thể khía cạnh ấy không biểu lộ ra mà chỉ một phần của nó biểu lộ thôi. Cũng vậy, khi khía cạnh thứ ba giáng xuống hai cơi để biểu lộ thành trí năng th́ nó chỉ là một phần của phần nhỏ mà khía cạnh trí năng ấy của Chơn thần thực sự làm được. V́ thế, Chơn ngă không phài là một biểu lộ của Chơn thần bị che khuất mà chỉ biểu diễn lại một phần nhỏ của Chơn thần bị che khuất đi.

Theo câu châm ngôn cổ truyền “Trên sao, dưới vậy”, Chơn ngă đối với Chơn thần ra sao th́ Phàm ngă đối với Chơn ngă cũng như thế ấy. Vào lúc ta đă đạt tới Phàm ngă th́ sự chia nhỏ ấy đă tiến xa đến nỗi cái bộ phận ta có thể thấy được không c̣n chứa đựng một tỉ lệ đáng kể cái thực tại mà tuy nhiên nó cũng chỉ là biểu diễn khả hữu cho chúng ta thôi. Thế mà căn cứ vào và xuất phát từ cái mảnh vụn bất cập một cách tuyệt vọng ấy, ta lại phấn đấu hiểu được tổng thể. Khó khăn của ta nhằm cố gắng hiểu được Chơn thần cũng thuộc loại giống như vậy nhưng có mức độ c̣n lớn lao hơn nhiều như ta từng thấy khi ta thực sự cố gắng lĩnh hội được ư niệm về Chơn ngă.

Sơ đồ xxxix là một toan tính – cho dẫu bất cập – để biểu diễn bằng đồ thị mối quan hệ giữa Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă.

 

SƠ ĐỒ XXXIX – Chơn Thần, Chơn Ngă và Phàm Ngă

 

Chơn thần đă được so sánh với ngọn lửa. Chơn ngă tức Tinh thần tam bội được so sánh với lửa, c̣n Phàm ngă được so sánh với nhiên liệu.

Ta sẽ mở rộng thêm một chút nữa sự tương ứng giữa Chơn thần khi quan hệ với Chơn ngă, và Chơn ngă khi quan hệ với Phàm ngă. Cũng giống như Chơn ngă là Tam bội, Chơn thần cũng vậy: ba thành phần cấu tạo của Chơn thần tồn tại trên ba cơi đầu tiên của Thái dương hệ, nghĩa là cơi Tối đại Niết Bàn (Adi), Đại Niết Bàn (Anupadaka) và Niết Bàn (Atma). Trên cơi Niết Bàn, Chơn thần có biểu lộ được gọi là Chơn thần khoác lấy thể Niết Bàn hoặc đôi khi gọi là Atma tam bội, tức Tinh thần tam bội. Đây là cái đối với Chơn thần cũng giống như Thể nguyên nhân đối với Chơn ngă.

Cũng giống như Chơn ngă khoác lấy ba hạ thể (thể trí, thể vía và thể xác); thể đầu tiên (thể trí) thuộc về phần thấp của cơi riêng ḿnh, c̣n thể thấp nhất (thể xác) ở dưới đó hai cơi; cũng vậy, Chơn thần – bây giờ ta coi nó là Atma tam bội tức Tinh thần khoác lấy ba hạ thể biểu lộ thấp hơn (atma-buddhi-manas); biểu lộ thứ nhất ở nơi phần thấp trên cơi của riêng ḿnh, c̣n biểu lộ thấp nhất ở hai cơi dưới đó.

Như vậy, ta ắt thấy rằng thể nguyên nhân đối với Chơn thần cũng giống như thể xác đối với Chơn ngă. Nếu ta coi Chơn ngă là linh hồn của thể xác th́ đến lượt ta có thể coi Chơn thần là linh hồn của Chơn ngă.

Đó là v́ cũng giống như thể nguyên nhân tiếp thu của Phàm ngă bất cứ thứ ǵ có bản chất giúp cho sự tăng trưởng của nó; cũng vậy, thể nguyên nhân thông qua khía cạnh nội tại hoặc ở trên chuyển cho khía cạnh thứ ba của Atma tinh hoa của mọi kinh nghiệm vốn có thể đă nhập vào đó. Như vậy, điều được tuôn đổ vào khía cạnh manas của Atma khiến cho nó có thể hoạt động mà không cần tới thể nguyên nhân, nghĩa là không cần tới một hiện thể trường tồn vốn hạn chế nó. Điều này soi sáng cho hiện tượng thể nguyên nhân tức biệt ngă bị tiêu diệt mà ta đă từng đề cập tới ở chương xxxi.

Sơ đồ XL là một toan tính nhằm minh họa những sự tương ứng và tương quan khá phức tạp này.

 

SƠ ĐỒ XL – Các mối Quan hệ của Chơn thần và Chơn ngă

 

Ta cũng có thể coi toàn bộ tam nguyên thượng atma-buddhi-manas là buddhi của một tam nguyên c̣n bao quát hơn nữa là Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă. Bồ đề rộng lớn này là tam bội ư chí, minh triết và hoạt động, với khía cạnh thứ ba là Kriyashakti sớm muộn ǵ cũng bước vào hoạt động nơi cơ thể, khơi hoạt các cơ quan của nó và giải phóng những tiềm năng của nó.

Phát biểu trong quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo theo đó “kẻ chiến sĩ” nơi con người vốn “vĩnh hằng và chắc chắn”, có thể coi là tương đối đúng khi xét theo Chơn ngă tương quan với Phàm ngă và tuyệt đối đúng khi xét theo Chơn thần tương quan với Chơn ngă. Như ta đă từng thấy, Chơn ngă có thể phạm sai lầm trong một giai đoạn sơ khai, nhưng nó c̣n ít sai lầm hơn nhiều so với Phàm ngă. Mặt khác, Chơn thần không thể sai lầm mặc dù sự hiểu biết của nó về t́nh h́nh dưới đây khá lơ mơ. Nhưng bản năng của nó ắt đứng về phe điều thiện bởi v́ nó vốn thiêng liêng. Cho đến nay cả Chơn ngă lẫn Chơn thần đều chưa có sự hiểu biết chính xác, bởi v́ sự tiến hóa của chúng c̣n chưa hoàn chỉnh. Chúng đóng vai chỉ đạo đối với ta và ta không thể làm ǵ khác hơn là ta nghe lời chúng. Nhưng ngay cả khi đóng vai chỉ đạo, bản thân chúng vẫn c̣n đang phát triển.

Ở đây ta có thể lưu ư thấy rằng biểu lộ tam bội của Chơn thần chính là cái mà Ki Tô giáo gọi là “ba ngôi nơi Thượng Đế duy nhất” trong tín điều Anthanasian. Ki Tô giáo dạy rằng con người nên “tôn thờ Thiên Chúa một Thể ba Ngôi và ba Ngôi trong một Thể, không được lẫn lộn các Ngôi mà cũng không được phân chia nhất thể” – điều này có nghĩa là không bao giờ được lẫn lộn công tŕnh và chức năng của ba biểu lộ riêng rẽ, mỗi cái biểu lộ trên cơi của riêng ḿnh, thế nhưng chẳng bao giờ một phút nào lại quên đi tính đơn nhất vĩnh hằng của “bản thể” ẩn đằng sau tất cả trên cơi cao nhất, nơi cả ba lại hiệp nhất.

Những nhận xét như thế chẳng những có giá trị lư thuyết mà c̣n có một giá trị thực tiễn nào đó đối với cuộc đời. Mặc dù ta chưa thể lĩnh hội được trọn cả ư nghĩa của giáo huấn ấy, thế nhưng ta ít ra là cũng biết rằng có ba đường thần lực, thế mà mọi lực đều duy nhất và như nhau. Nếu ta không biết điều ấy th́ ta không thể lĩnh hội được phương pháp khiến cho thế giới của ta bước vào tồn tại, ta cũng chẳng thể hiểu được con người mà “Thượng Đế tạo ra theo h́nh ảnh của chính ḿnh”; v́ vậy con người cũng là ba, thế nhưng lại là một – atma-buddhi-manas và thế lại là Tinh thần nhất như.

Ta có thể coi ba bộ phận của Thượng ngă là ba khía cạnh của một tâm thức hoặc một tâm trí vĩ đại. Cả ba đều là các phương thức nhận biết. Atma không phải là Tự ngă, mà là cái tâm thức biết được Tự ngă. Buddhi là tâm thức này, trực tiếp nhận biết được sự sống nơi các h́nh tướng. Manas cũng là cái tâm thức này nh́n ra thế giới sự vật. Kama-Manas là một phần của tâm thức Manas bị đắm ch́m trong thế giới sự vật và chịu ảnh hưởng của nó. Chơn ngă thật ra chính là Chơn thần có sự sống bản thể là một điều ǵ đấy c̣n cao cả hơn tâm thức; tâm thức là một sự sống bản thể của cái trí hoàn chỉnh tức Thượng ngă.

Ta cũng có thể diễn tả sự thật ấy dưới dạng hơi khác đi, thật vậy có nhiều cách diễn tả. Atma, Buddhi và Manas nơi con người phản ảnh những đặc trưng của Tam vị Nhất thể đại vũ trụ biểu hiện qua các phạm vi tiểu vũ trụ. Atma là tâm thức về Tự ngă, cũng là Ư chí mang lại sự định hướng của Tự ngă. Ở cực bên kia, Manas là tâm thức về thế giới và cũng là quyền năng tư tưởng làm hết mọi chuyện, ngay cả những công tŕnh lao động tay chân. C̣n Buddhi là trung gian giữa hai thứ trên, chính là bản thể của tâm thức về nội giới.

Vượt ngoài tầm thành viên trung gian này có tính cách tam bội, ta có Chơn thần nơi con người, là biểu diễn của Parabrahman đối với y, là trạng thái Niết Bàn chân thực và tuyệt đối vượt ngoài tầm tâm thức. Atma là trạng thái Niết Bàn tương đối và giả tạm của Parabrahman; cơi Niết Bàn tức cơi Atma là hăo huyền cuối cùng của Ngài, là cái c̣n dai dẳng giữa quả vị Thánh thứ Tư (A la hán) và quả vị Thánh thứ Năm.

Cũng như Chơn thần vượt trên tam vị nhất thể tâm thức; giống như vậy, các hạ thể của Phàm ngă nằm ngoài tầm hoặc bên dưới tam vị nhất thể tâm thức: chúng chỉ được biết tới qua sự phản ánh nơi manas.

Có lẽ ta có thể giả định – mặc dù ở đây ta đang vượt xa mức tri thức thực sự - rằng khi ta rốt cuộc ngộ ra được đầy đủ rằng: Chơn thần chính là Chơn nhơn th́ ta ắt lại t́m thấy vượt ngoài mức đó c̣n có một sự mở rộng thêm nữa vinh diệu hơn. Ta ắt thấy rằng Điểm Linh Quang chưa bao giờ tách rời khỏi Lửa: cũng giống như Chơn ngă ẩn đằng sau Phàm ngă, giống như Chơn thần ẩn đằng sau Chơn ngă; cũng vậy một Hành tinh Thượng Đế ẩn đằng sau Chơn thần và chính Thái dương Thượng Đế ẩn đằng sau Hành tinh Thượng Đế. Có lẽ thậm chí c̣n tiến xa hơn nữa, có thể theo một cách nào đó vô cùng cao siêu hơn và v́ vậy hiện nay hoàn toàn không thể hiểu được, có một Đấng Thiêng Liêng cao cả hơn nữa ẩn đằng sau Thái dương Thượng Đế và thậm chí ẩn đằng sau đó trải qua nhiều giai đoạn ắt phải có Đấng Tối Cao. Nhưng ở đây ngay cả tư tưởng cũng không giúp ích được ǵ cho ta và im lặng là sự kính cẩn chân thực duy nhất.

Nơi kẻ phàm phu, Chơn thần dĩ nhiên chỉ tiếp xúc chút ít với Chơn ngă và Phàm ngă, mặc dù cả hai vẫn biểu diễn nó theo một cách nào đấy. Cũng giống như việc Phàm ngă tiến hóa là để học cách biểu diễn Chơn ngă trọn vẹn hơn, cũng vậy, việc Chơn ngă tiến hóa là để học cách biểu diễn Chơn thần trọn vẹn hơn. Và cũng giống như Chơn ngă, sớm muộn ǵ cũng học được cách kiểm soát và chế ngự Phàm ngă; cũng vậy, đến lượt Chơn thần cũng học được cách chế ngự Chơn ngă. Sơ đồ XLI là một minh họa thô thiển về mối quan hệ giữa Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă cũng với những giai đoạn khiến cho cả ba dần dần càng ngày càng tiếp xúc với nhau nhiều hơn.

 

SƠ ĐỒ XLI – Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă (II)

 

Ở bên trái sơ đồ, ta thấy Chơn ngă được biểu diễn rất nhỏ, đó là một anh nhi Chơn ngă vốn hoàn chỉnh nhưng c̣n ấu trĩ và chưa phát triển; Phàm ngă cũng mảnh mai biểu thị t́nh trạng thô sơ của nó. Khi cơ tiến hóa tiếp diễn th́ Phàm ngă dần dần mở rộng ra cho đến khi rốt cuộc nó trở thành h́nh tam giác đều biểu thị rằng nó đă phát triển đầy đủ toàn diện, cân xứng. Ta ắt cũng quan sát thấy rằng mối quan hệ giữa Phàm ngă và Chơn ngă thoạt đầu rất hẹp đă được mở rộng ra cho đến khi nó hầu như rộng bằng cả bề rộng của Phàm ngă.

Trong khi điều này đang tiếp diễn th́ đồng thời Chơn ngă cũng đều đều tăng trưởng về kích thước, và kênh dẫn giữa Phàm ngă và Chơn ngă  cũng đều đều gia tăng bề rộng.

Vậy là ở phía bên tay phải của sơ đồ, ta có một kênh dẫn rộng răi và bền chắc giữa Chơn thần và Chơn ngă, bản thân Chơn ngă đă phát triển trọn vẹn, vận dụng sự kiểm soát đầy đủ thông qua một mối liên kết rộng lớn và phát triển viên măn để kiểm soát hoàn toàn được một Phàm ngă đă phát triển cân xứng.

Cuối cùng cũng đến lúc giống như Phàm ngă với Chơn ngă đă hiệp nhất, cũng vậy, Chơn ngă và Chơn thần cũng hiệp nhất. Đây là sự hiệp nhất giữa Chơn ngă với Chơn thần và khi điều này được thành tựu th́ con người đă đạt được mục tiêu của việc giáng xuống vật chất, ngài đă trở thành một Siêu nhân tức một Thánh sư.

 

SƠ ĐỒ XLII – Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă: “Nhất quán với nhau”

 

Sơ đồ XLII, Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă: “Nhất quán với nhau”.

Sơ đồ này là một toan tính để biểu thị.

 

Sơ đồ XLII minh họa sự thành tựu này. Ở đâu ta thấy Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă chỉnh hợp hoàn toàn, quả thật là “nhất quán”. Cùng một sự sống bản thể thấm nhuần cả ba biểu lộ của ḿnh nhưng Phàm ngă do kích thước và cấu tạo, cho nên chỉ có thể biểu diễn sự sống nhất như ít hơn mức Chơn ngă có thể làm được, và đến lượt Chơn ngă cũng v́ lư do ấy chỉ có thể biểu diễn sự sống nhất như ít hơn mức Chơn thần có thể làm được.

Ngay cả Chơn thần cũng không hạn chế, bao hàm hoặc biểu diễn trọn cả sự sống của Thượng Đế vốn tỏa chiếu ra từ và vượt quá cái bức màn vật chất ngăn cách – cho dù nó mỏng đến đâu đi chăng nữa – vốn khiến cho y là một thực thể  riêng biệt.

Khi đă đạt được sự thành tựu này th́ chỉ lúc bất giờ lần đầu tiên thực thể  mới nhập vào sự sống chân thực, bởi v́ trọn cả diễn tŕnh tiến hóa ghê gớm này chẳng qua chỉ là sự chuẩn bị cho cái sống chân thực ấy của tinh thần, vốn chỉ bắt đầu khi con người đă trở nên siêu nhân. Nhân loại là lớp cuối cùng trong trường đời và khi con người tốt nghiệp trường này th́ y nhập vào sự sống của Tinh thần được vinh danh, tức sự sống của Đức Ki Tô.

Sự sống ấy vốn vinh quang và huy hoàng vượt ngoài tầm so sánh và hiểu biết được, nhưng chắc chắn rằng mọi người trong chúng ta đều sẽ thành tựu nó, cho dù muốn trốn tránh th́ ta vẫn không thể tránh được nó. Nếu ta hành động một cách ích kỷ, nếu ta đặt ḿnh chống lại ḍng tiến hóa th́ ta có thể làm chậm trễ sự tiến bộ của ḿnh, nhưng rốt cuộc ta không thể ngăn cản được nó. 

Vậy là có một sự tương ứng rất mật thiết trong mối quan hệ giữa Chơn thần với Chơn ngă, cũng như Chơn ngă với Phàm ngă. Cũng giống như trong một thời gian dài Chơn ngă là lực làm linh hoạt Phàm ngă, cũng vậy, rốt cuộc có một lúc mà bản thân Chơn ngă trở thành một hiện thể được Chơn thần làm linh hoạt khi giờ đây Chơn thần đă hoàn toàn chủ động và thức tỉnh. Mọi trải nghiệm đa dạng của Chơn ngă, mọi đức tính huy hoàng mà Chơn ngă phát triển được đều chuyển nhượng cho chính Chơn thần, và ở đó chúng đạt được một sự thực hiện viên măn hơn nhiều so với ngay cả khi Chơn ngă có thể thực hiện được.

Người ta thường thắc mắc, liệu trong trường hợp kẻ phàm phu, Chơn thần có làm bất cứ điều ǵ ảnh hưởng tới hoặc gây tác dụng lên Phàm ngă dưới đây hay chăng? Sự can thiệp như thế có vẻ là bất thường nhất. Chơn ngă đang cố gắng v́ lợi ích của Chơn thần mà kiểm soát hoàn toàn Phàm ngă để sử dụng nó làm một công cụ; nhưng v́ mục tiêu ấy chưa được thành tựu trọn vẹn cho nên Chơn thần rất có thể cảm thấy rằng chưa đến lúc để cho ḿnh can thiệp từ cơi của riêng ḿnh và đưa hết sức b́nh sinh để tác dụng lên nó, khi điều đang tác dụng rồi lại c̣n mạnh hơn mức cần để hoàn thành mục đích. Nhưng khi Chơn ngă đă bắt đầu thành công trong nỗ lực kiểm soát các hạ thể th́ Chơn thần đôi khi cũng can thiệp vào.

Trong quá tŕnh khảo cứu chừng vài ngàn người, chúng tôi chỉ t́m thấy vết tích của sự can thiệp ấy trong một số trường hợp. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp kiếp thứ 29 của Alcyone khi y thệ nguyện với Đức Phật là sẽ dồn hết các kiếp tương lai dốc ḷng đạt quả vị Phật để cứu nhân độ thế.

Đây là một lời hứa dành cho một tương lai xa xăm, hiển nhiên là Phàm ngă, mà lời hứa được thốt qua đó ắt tuyệt nhiên không thể giữ lời được. Việc khảo cứu tiết lộ rằng ngay cả Chơn ngă, mặc dù rất hào hứng với ư niệm ấy vẫn c̣n bị thôi thúc bởi một lực mạnh hơn từ bên trong mà ḿnh không thể kháng cự được, cho dẫu ḿnh có muốn làm như thế. Khi theo đuổi manh mối này thêm nữa th́ ta ắt thấy rằng lực thôi thúc dứt khoát từ Chơn thần. Chơn thần đă quyết định và ghi nhận quyết định ấy. Ư chí của nó tác động thông qua Chơn ngă rơ ràng sẽ không gặp khó khăn ǵ trong việc khiến cho mọi Phàm ngă tương lai phải thuận theo ư nguyện cao cả của ḿnh.

Ta cũng thấy những ví dụ khác về cùng một hiện tượng như trên. Một vài Chơn thần đă đáp ứng với lời hiệu triệu của các Đấng có Thẩm quyền cao hơn và đă quyết định rằng Phàm ngă đại biểu cho ḿnh sẽ hỗ trợ cho công tŕnh Giống dân Chính thứ Sáu ở California trong vài trăm năm sắp tới. V́ có quyết định như vậy, cho nên không một điều ǵ mà các Phàm ngă này có thể làm được trong khoảng thời gian từ đây đến đó mà lại có thể can thiệp được vào việc thi hành quyết định ấy.

Như vậy, lực thôi thúc không xuất phát từ bên ngoài mà từ bên trong, từ chính Chơn nhơn. Khi Chơn thần đă quyết định th́ sự việc sẽ được hoàn thành và Phàm ngă khôn hồn th́ nên tuân phục một cách sốt sắn và vui vẻ, thừa nhận mệnh lệnh từ bên trên, rồi vui ḷng hợp tác. Nếu nó không làm như vậy th́ nó chỉ chuốc lấy nhiều sự đau khổ vô ích. Chơn nhơn luôn luôn làm việc này và nơi Phàm ngă, Chơn nhơn phải ngộ ra được rằng ḿnh chính là Chơn ngă và nhất thời phải công nhận rằng Chơn thần c̣n nhiều hơn nữa, Chơn thần mới là biểu lộ tối hậu và vĩ đại nhất của Chơn nhơn.

Điều ta gọi là Đại đoàn những Người phụng sự ắt cung ứng một ví dụ khác: những Người phụng sự là một loại h́nh riêng biệt mà Chơn thần dường như gắn bó ngay từ đầu cho dù phải mất một thời gian rất lâu th́ loại h́nh ấy mới được biểu hiện qua tâm thức ngoại giới. Theo một ư nghĩa nào đó th́ đây là một loại tiền định, Chơn thần đă quyết tâm rồi. [Muốn biết thêm về các Người phụng sự xin xem bài tựa đề Những người phụng sự của C. W. Leadbeater đăng trên tạp chí Người Thông Thiên Học số tháng 9 năm 1913.]

Xét v́ nhận định tổng quát cho rằng trong một thế giới hoàn toàn có trật tự th́ không có chỗ nào dành riêng cho sự may rủi, dường như rất có thể là chính cái phương thức biệt lập ngă tính xuất phát từ giới động vật theo một phương cách nào đó cũng đă được tiền định hoặc là do chính Chơn thần nhằm mục đích chuẩn bị cho bất cứ bộ phận nào trong đại công tŕnh mà ḿnh phải đảm nhiệm ở tương lai.

Đó là v́ sẽ tới lúc mà tất cả chúng ta đều là một bộ phận của Thiên Nhân vĩ đại: tuyệt nhiên không phải là một thần thoại hoặc một biểu tượng thi vị mà là một sự kiện sống động chân thực do một vài nhà khảo cứu đă tận mắt chứng kiến. Cái cơ thể của thiên thể ấy có nhiều chi; mỗi một chi này đều có một chức năng phải hoàn thành và các tế bào sống hợp thành một bộ phận của các chi ấy cần được trải nghiệm rất khác nhau để chuẩn bị cho các chi ấy. Rất có thể là ngay từ khi mới bắt đầu cơ tiến hóa, các bộ phận đă được chọn lựa, mỗi Chơn thần đă có đường lối tiến hóa tiền định của ḿnh và sự tự do chọn lựa của nó chỉ liên quan chủ yếu tới nhịp độ mà nó sẽ vận hành dọc theo đường lối ấy.

Khi cử hành lễ Thánh thể có nhiều phép biểu tượng liên quan tới Chơn thần, Chơn ngă và Phàm ngă. Nói một cách ngắn gọn, trước hết là về ba Ngôi trong Tam vị Nhất thể th́ bánh Thánh tiêu biểu cho Ngôi Chúa Cha cũng như tượng trưng cho Đấng Thiêng liêng, toàn vẹn và không thể phân chia được; rượu Nho tượng trưng cho Ngôi Chúa Con có sự sống được rót vào cái chén Thánh là h́nh tướng vật chất; Nước tiêu biểu cho Ngôi Chúa Thánh Thần, là Thần khí ấp ủ trên mặt nước, thế nhưng đồng thời bản thân cũng có biểu tượng là nước.

Khi nói tiếp theo tới Đấng Thiêng liêng nơi con người, th́ bánh Thánh có nghĩa là Chơn thần, toàn thể nguyên nhân không thấy được của vạn hữu, đĩa đựng bánh Thánh có nghĩa là Atma Tam bội, tức Tinh thần mà thông qua đó Chơn thần tác động lên vật chất; Rượu nho biểu thị Chơn ngă tuôn đổ vào trong chén Thánh tức là thể nguyên nhân; Nước tiêu biểu cho Phàm ngă vốn ḥa trộn mật thiết với rượu nho.

Ta hăy chuyển sang tác dụng của phép Thánh thể đối với người dự lệ Thánh thể, Lực của bánh Thánh có bản chất thuộc Chơn thần và tác dụng mạnh mẽ nhất lên bất cứ thứ ǵ bên trong con người biểu diễn tác động trực tiếp của Chơn thần. Lực của chén Thánh mang tính cách Chơn ngă nhiều hơn; Rượu nho có một lực tác dụng rất mạnh trên các cảnh cao của cơi trung giới; c̣n Nước phóng ra thậm chí ngay cả các rung động trên cơi dĩ thái.

Khi vị linh mục dùng bánh Thánh làm ba dấu thánh giá bên trên chén Thánh th́ ông mạnh mẽ muốn rằng ảnh hưởng từ cơi Chơn thần sẽ giáng nhập Chơn ngă qua biểu lộ tam bội Atma-Buddhi-Manas; thế rồi khi ông làm hai dấu thánh giá giữa chén Thánh và ngực của chính ḿnh th́ ông thu hút ảnh hưởng ấy vào trong thể trí và thể vía của chính ḿnh để cho thông qua ông nó có thể xạ ra đầy đủ tác dụng lên giáo dân.

Điều này tượng trưng cho những giai đoạn tiến hóa sơ khai khi Chơn thần lượn lờ bên trên các biểu lộ thấp hơn, ấp ủ chúng, tác động chúng nhưng chưa bao giờ tiếp xúc với chúng. Vậy là vị linh mục cũng giữ cho bánh Thánh ở bên trên chén Thánh, thế nhưng chưa bao giờ để cho cái này chạm vào cái kia cho đến lúc đă định. Khi vị linh mục thả một mẩu bánh Thánh vào trong chén Thánh th́ bằng cách ấy ông ngụ ư là một tia của Chơn thần đă giáng nhập vào Chơn ngă.

Để cho ta dễ thuộc ḷng biểu tượng này sơ đồ XLIII được đính kèm theo đây.

 

-------------------------

    

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS