Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

C.W. LEADBEATER 

CHIÊM BAO

(LES RÊVES)

Dịch giả

TRI THIỆN

 

 CHIÊM BAO

C.W. LEADBEATER 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I       Lời tựa

CHƯƠNG  II    Cơ cấu

1 /- Cơ cấu thuộc xác thịt

2/- Cơ cấu thuộc cái Phách

3/- Cơ cấu thuộc cái Vía

CHƯƠNG  III.  CHƠN-NHƠN

CHƯƠNG  IV .  -- Địa vị các yếu-tố trong lúc  ngủ

             1/- Óc xác thịt 

             2/- Óc dĩ-thái  

             3/- Thể

             4/- Chơn-Nhơn

                 -- Trắc-định thời giờ một cách siêu-việt.

                 -- Những câu chuyện để thuyết-minh

                 -- Quyền năng phóng đại

                 -- Khả năng tiên tri

                 -- Mẫu chuyện ứng-dụng 

                 -- Tư-tưởng tượng trưng 

           5/- Những yếu tố sanh ra mộng 

CHƯƠNG  V .  – Những giấc mộng

1/- Mộng đúng sự thật

2/- Mộng tiên-tri

3/- Mộng tượng-trưng

4/- Mộng rơ ràng và có mạch lạc

5/- Mộng thường thấy

CHƯƠNG VI .  Thí-nghiệm về trạng-thái chiêm bao (giấc mộng)

CHƯƠNG VII .   Kết luận

 

CHƯƠNG MỘT

LỜI TỰA

 

        Phần lớn các vấn-đề mà Thông-Thiên-Học tŕnh bày, dường như xa xôi đối với sự kinh-nghiệm và sự lợi ích trong đời sống hằng ngày,thế mà chúng ta lại cảm thấy càng ngày nó càng hấp dẫn khi chúng ta càng hiểu nó nhiều thêm.

        Tuy nhiên, trong thâm tâm, chúng ta lại xem các vấn đề nầy có hơi hư ảo, hơi giả tạo, không thể có được, vậy mà chúng ta lại chăm chú vào nó. Khi chúng ta đọc những đoạn sách nói về sự thành lập Thái-Dương-Hệ, những chu-kỳ, các cuộc tuần hoàn (rondes) của dăy hành-tinh của chúng ta th́ chẳng thế nào chúng ta khỏi phải suy nghĩ, không cần kể đến sự được lợi ích nhờ nghiên cứu huyền-học, không cần kể đến sự hữu dụng rơ ràng, một sự nghiên cứu cho ta biết nhơn loại tiến bộ cách nào mà được như ngày nay, nó cũng không ngăn được chúng ta suy nghĩ rằng tất cả các việc đó chỉ có gián tiếp liên quan đến đời sống hằng ngày của chúng ta.       

        Chúng ta không thể cải ǵ được việc đó, như  vấn đề chiêm bao của quyển sách nầy. Tất cả những ai đọc sách nầy cũng đều đă có nằm mộng, có thể có người thường nằm mộng rất nhiều nữa. Họ có thể lợi dụng các điều mà chúng tôi thử nói ở đây để giải thích những sự lạ lùng của giấc mộng theo ánh sáng Thông-Thiên-Học nhờ các sự sưu tầm của các Thông-Thiên-Học gia chân thành.

        Phương pháp hay nhất để chúng ta có thể nghiên cứu được vấn đề nầy là: trước hết phải xem xét kỹ lưỡng cách cấu tạo giấc mộng của xác thịt, của cái Phách và của cái Vía, do sự trung gian nầy những mối cảm giác mới đi đến ư-thức của chúng ta; tới phiên ư-thức phải xem coi nó làm thế nào để tạo ảnh-hưởng và sử dụng cách cấu tạo nầy, kế đến ta quan sát ư-thức và các cơ cấu nầy hành động trong lúc ngủ; sau cùng ta t́m hiểu các loại chiêm bao thông thường của nhơn loại sanh ra bằng cách nào.

        Nhơn v́ tôi viết cho cho các học giả Thông-Thiên-Học, tôi thấy có bổn phận phải thừa dịp nầy để dùng những danh từ Thông-Thiên-Học mà khỏi giải tỉ-mỉ, v́ chắc các học giả đă hiểu rành định-nghĩa rồi. Nếu không vậy th́ quyển sách nhỏ nầy sẽ vượt quá khuôn khổ của nó. Nếu quyển sách nầy lọt vào tay những vị nào thấy các danh từ nầy c̣n khó khăn th́ tôi xin khuyên các vị ấy đọc lại những quyển sơ đẳng như: MINH-TRIẾT CỔ-THỜI (La sagesse antique) và CON NGƯỜI VÀ CÁC THỂ (L’Homme et ses Corps) do Bà A. Besant đă soạn. [[1]]

 

CHƯƠNG HAI

CƠ CẤU

 

1-   CƠ CẤU THUỘC XÁC THỊT.

        Trong thân thể của chúng ta có một hệ thống thần-kinh qui tụ về trung khu là ÓC, và từ đây một màng lưới thần-kinh tủa ra khắp trong thân thể. Theo định-thức của khoa học ngày nay th́ nhờ sự rung động mà màng lưới thần kinh nầy chuyển về óc tất cả các ấn-tượng từ ngoài đến, rồi tức th́ óc liền đổi nó thành cảm giác và ư-kiến.

        Như thế nếu tôi rờ một vật ǵ và tôi biết nó nóng, đó chẳng phải là bàn tay tôi nhận biết cảm giác nầy, sự thật là óc của tôi đă đáp lại sự thông tin do những sự rung động chạy theo đường dây điện tín của màng lưới thần-kinh.

        Một điều cần thiết ta phải nhớ là trọn cả màng lưới thần-kinh của xác thân đều được cấu thành giống như nhau. Bộ máy riêng biệt mà chúng ta gọi là thị giác thần kinh đưa về óc những ấn-tượng động đến vơng mạc và nó làm cho ta thấy, cũng chẳng khác ǵ màng lưới thần-kinh của bàn tay hay bàn chân vậy. Nhờ trải qua lâu đời tiến hóa liên tiếp, sợi dây thần-kinh nầy được chuyên luyện đặc biệt để thu nhận và chuyển lập tức một mớ rung động lẹ làng riêng biệt, làm cho ta thấy được dưới h́nh thể ánh sáng. Các cơ quan cảm giác khác cũng giống như thế. Những thính-giác thần kinh, khứu giác thần-kinh, vị giác thần-kinh, chỉ khác nhau về chuyên môn, c̣n phần cốt yếu th́ giống nhau và điều hành phận sự đều cùng một cách thế như nhau, trong công việc chuyển các rung động về óc.

        Vả lại, óc của chúng ta là trung khu chánh của bộ thần-kinh nên khi chúng ta khỏe mạnh, nó dễ bị xáo trộn bởi cái ǵ làm thay đổi sự châu-lưu của máu huyết. Khi máu trong tĩnh mạch ở đầu được sung túc b́nh thường và điều-ḥa th́ óc và luôn cả thần-kinh hệ sẽ vận chuyển điều ḥa và hữu hiệu. Nhưng nếu cuộc tuần-hoàn nầy bị thay đổi  hoặc nhiều hay ít, hoặc tốt hay xấu, hoặc chạy mau hay chạy chậm, tức th́ sanh ra một ấn-tượng trong óc rồi lan ra đến thần-kinh của thân thể.

        Thí dụ, nếu máu vào óc nhiều quá sẽ có bệnh sung huyết và sanh ra máu chạy không điều ḥa, trái lại, nếu máu thiếu th́ óc, kế bộ thần-kinh bắt đầu bị kích thích, xây xẩm, rồi bị hôn mê bất tỉnh.

        Cần phải xem xét đặc tính của máu huyết. Khi nó châu lưu trong thân thể, máu huyết phải làm hai phận sự: nó cung cấp dưỡng khí và đưa các chất bổ dưỡng vào các cơ quan. Nếu nó không làm tṛn hai việc nầy th́ một sự xáo trộn sẽ phát khởi.

        Nếu số lượng dưỡng khí cung cấp cho óc không đầy đủ, nó sẽ chứa thán khí thái quá, và sanh ra lừ đừ xây xẩm và ngất xiểu liền. Bởi thế, trong một căn pḥng không khoảng khoát mà chứa nhiều người, ta sẽ cảm thấy khó chịu và sanh ra buồn ngủ v́ trong pḥng thiếu dưỡng khí.

        Hễ cái óc không nhận được đủ chất bổ dưỡng th́ nó không thể làm việc được. Tốc lực của máu chạy trong huyết-quản cũng gây ảnh hưởng đến công tác của óc. Khi nó chạy mau quá th́ sanh ra bệnh sốt rét, trái lại, nếu nó chạy chậm quá th́ sanh ra bệnh ngất xiểu.

        Vậy th́ rơ ràng là tất cả cảm-giác thuộc xác thịt đều do cái óc nên nó dễ bi quấy rối và bị những nguyên-nhân vô lư làm trở ngại ít nhiều trong khi thi hành phận sự, những nguyên nhân mà lúc thức người ta thường không chú ư để pḥng ngừa, c̣n lúc ngủ th́ hoàn toàn vô-ư-thức.

        Trước khi t́m học xa hơn nữa, chúng ta nên quan sát một tánh đặc biệt khác của cơ-cấu thuộc xác thịt là khuynh-hướng lập lại một cách tự động những sự rung động nào mà nó thường quen đáp ứng. Chính là tại cái tánh đặc biệt nầy mà có những bộ tịch (les gestes) và những thói quen ngoài ư-chí và rất khó mà chiến thắng nó. Sự tự-động nầy giữ một vai tṛ hệ-trọng trong lúc ngủ hơn là lúc thức, chúng tôi sẽ bàn đến sau đây.

 

2-   CƠ-CẤU THUỘC CÁI PHÁCH.

        Con người nhận được các cảm giác không phải chỉ do cái óc mà thôi. Đồng thời với xác thịt c̣n có cái Phách (double éthérique) nữa. Sách Thông-Thiên-Học từ lâu gọi nó là Linga Sharira. Các cảm giác cũng thâm nhập vào Phách đúng y như vào xác thịt vậy. Nó cũng có một cái óc bằng vật-chất như óc xác thịt, mặc dầu gồm chất tinh vi hơn chất hơi (matière gazeuse).

        Xác thịt của đứa trẻ sơ-sinh, xem xét về phương-diện vật-chất, chẳng những có chất thanh-khí (matière astrale)[[2]] đủ thứ mật-độ thâm nhập vào mà c̣n có chất dĩ-thái nữa  (matière éthérique) cũng đủ thứ mật-độ [[3]]. Nếu chúng ta chịu khó để phăng lần đến nguồn gốc của các thể tinh vi nầy, th́ chúng ta sẽ thấy “cái thể đôi” (le double) làm bằng chất dĩ-thái là cái khuôn đúc do các Đức Nam-Tào Bắc-Đẩu tạo ra để cho xác thịt h́nh-thành y theo khuôn đó. Chất thanh khí th́ được kết nạp do Chơn-Nhơn một cách vô ư-thức và dường như tự-động, khi Chơn-Nhơn đi ngang qua cơi Trung-giới. Tóm lại, nó chỉ là sự phát-triển ở cơi Trung-giới theo khuynh-hướng của Chơn-Nhơn, những khuynh-hướng đă có sẵn mầm giống im ĺm như ngủ trong ḷng khi Chơn-Nhơn ở cơi Thiên-Đàng (Monde Céleste ou Dévachan) v́ nơi đây không hạp cho việc phôi thai.

        Cái Phách thường được gọi là cái thể chứa Sự Sống nhơn-loại, tiếng Phạn gọi là Prana (Sinh-lực) và ai đă mở được thần thông sẽ thấy đúng y vậy. Người sẽ thấy cái “Bản-nguyên sự sống của mặt trời” (Jiva Principe de la Vie solaire) gần như không có màu sắc, mặc dầu rất sáng chói và linh-hoạt luôn luôn từ mặt trời tuôn xuống bầu khí huyển của Địa cầu không ngừng. Người cũng  sẽ  thấy  cái lá lách thi hành những                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   nhiệm vụ phi thường, nó hút Sự Sống thế giới (la vie universelle) và biến đổi thành Sinh-lực để dễ đồng hóa với xác thịt; người cũng thấy Sự-Sống dĩ-thái nầy châu lưu khắp thân thể, theo màng lưới thần-kinh dưới h́nh thể những hột tṛn nhỏ, màu hồng dịu dàng và tăng thêm sự mẫn-tiệp và sự sống vào mỗi nguyên-tử của cái Phách; chót hết, người thấy sau khi những hột hồng cầu bị hút rồi th́ phần c̣n thừa lại sẽ từ xác thịt túa ra xung quanh một ánh sáng màu lam lợt.

        Khi quan sát sâu xa hơn nữa động tác của Sinh-lực, người ta cũng thấy sự truyền đạt những cảm giác đến cái óc tùy thuộc ở sự lưu thông điều ḥa của phần dĩ-thái theo màng lưới thần-kinh hệ hơn là phần hữu h́nh như người ta thường tưởng. Ở đây chúng tôi không tiện đi sâu vào tất cả chi tiết của các kinh-nghiệm về học-thuyết nầy, chúng tôi chỉ nêu ra vài điều để giúp cho có một ư-kiến.

        Khi một ngón tay bị tê cóng v́ lạnh, nó không c̣n cảm giác nữa. Một người biết thôi miên có thể tự ư tạo ra hiện-tượng nầy. Khi va truyền từ-điện vào cánh tay một người thụ cảm, va có thể làm cho người đó không c̣n cảm giác đau đớn khi kim chích hay lửa đốt nữa. Tại sao người  ta  mất  cảm giác trong hai trường hợp nầy ? Màng lưới thần-kinh vẫn c̣n đó và nếu người ta có thể nói được th́ trong trường-hợp thứ nhứt, ngón tay bị tê liệt v́ lạnh và máu không đầy đủ trong huyết-quản, và người ta không thế viện dẫn lư do nầy cho trường hợp sau, v́ cánh tay vẫn ở nhiệt độ b́nh thường và máu vẫn chạy điều ḥa tốt đẹp.

        Khi nhờ cậy đến thần nhăn, chúng ta được lời giải đáp: Trong trường hợp thứ nhứt, nếu ngón tay bị lạnh cóng như chết và máu không lưu thông trong mạch máu v́ sinh-lực hồng cầu dĩ-thái không c̣n chạy theo màng lưới thần-kinh. Chất dĩ-thái được tạo thành, mặc dầu là vô h́nh, nhưng nó cũng là vật-chất nên sự lạnh và sự nóng có ảnh-hưởng đến nó.

        Trong trường hợp thứ hai, khi nhà thôi miên truyền từ điện khiến cho cánh tay mất cảm giác, sự thật là y đưa chất dĩ-thái của y (hay là từ-điện) vào tay người thụ cảm và đùa chất từ-điện của kẻ thụ cảm ra ngoài. Cánh tay vẫn c̣n nóng và sống v́ sự sống vẫn c̣n châu-lưu luôn luôn, nhưng v́ chất dĩ thái nầy không phải của riêng cho cơ-quan của kẻ thụ cảm, nó không liên quan đến cái óc nên nó không thể chuyển đến óc một cảm giác nào cả và v́ thế tay không có cảm giác ǵ hết. Mặc dầu Sự-Sống dĩ-thái, (sinh-lực : Prana) không hề có phận sự chuyển đến óc các cảm-giác, nhưng nó là nguyên-động-lực cần thiết cho sự chuyển vận từ ngoài vào theo màng lưới thần-kinh.

        Tất cả những biến đổi của cuộc tuần hoàn huyết-mạch cảm nhiểm đến năo chất, sẽ biến đổi sức thâu nhận đúng đắn của nó. Cũng thế, chất dĩ-thái của óc cũng bị ảnh-hưởng của các sự thay đổi về thể-tích hay vận-tốc của luồng sinh lực.

        Thí dụ: Khi số lượng dĩ-thái đi theo dây thần-kinh do lá lách đặc biệt hút vào, v́ một lư do nào đó lại ít hơn số cần thiết th́ xác thịt bị suy yếu, nếu trong lúc đó máu huyết lại chạy mau lên th́ con người sẽ dễ giận, nóng nảy, có thể loạn thần-kinh nữa. Trong t́nh trạng nầy th́ xác thịt nhạy cảm hơn lúc b́nh thường, v́ vậy những người đau khổ thấy những h́nh ảnh hiện ra mà người mạnh khỏe không thấy được.

        Trái lại, nếu thể-tích và vận tốc của sinh-lực đồng thời đều giảm, con người sẽ đau khổ v́ suy nhược quá độ, trở thành kém nhạy cảm các ảnh-hưởng từ ngoài đến và cảm thấy yếu đuối không c̣n quan tâm được những ǵ sẽ đến cho ḿnh.

        Cũng cần nhớ rằng chất dĩ-thái nói đây và chất thông thường đông đặc hơn, tức là năo chất đều ở chung trong một cơ-thể xác thịt, thế nên khi một tác động sanh ra ở chất nầy, th́ lập tức có phản-ứng ở chất kia. V́ thế, nếu cơ cấu nầy không vận chuyển b́nh thường và đều đặn th́ không chắc là các ấn-tượng được truyền đạt đúng đắn. Trạng thái bất thường nào trong một của hai cơ quan cũng biến đổi sự thâu nhận và chỉ tạo ra những h́nh ảnh sai lệch chớ không đúng thật. Vả lại óc dĩ-thái chính là nguyên-nhân các hiện-tượng sai lầm trong lúc ngủ hơn lúc thức, sau sẽ giải rơ.

 

3-   CƠ-CẤU THUỘC THỂ VÍA. 

        Thể Vía, thường được gọi là DỤC-THỂ hay thể HAM MUỐN (Corps kâmique ou corps du désir) c̣n là một cơ cấu cần phải để ư. Thể Vía làm toàn bằng chất thanh-khí (matière astrale). Nó dùng để hoạt động ở cơi Trung-giới cũng như Xác thịt dùng hoạt động ở cảnh thấp nhứt của cơi Hồng-trần.

        Học giả Thông-Thiên-Học sẽ gặp nhiều khó khăn khi học tập quan sát các thể nầy như là sự biểu lộ của CHƠN-NHƠN ở tại các cơi khác nhau. Thí dụ: người ta sẽ thấy NHÂN-THỂ cũng gọi là CHƠN-THÂN hay THƯỢNG TRÍ (Corps causal ou Karana Sharira) có khi cũng được gọi là Oeuf aurique : vầng hào quang h́nh trứng, là thể chánh-thức của Chơn-Nhơn c̣n đi đầu thai, để cho Chơn-Nhơn dùng khi ở tại trú sở chính tức là những cảnh cao của Thượng-giới. Ta cũng sẽ biết rằng khi Chơn-Nhơn xuống thấp hơn tức là ở mấy cảnh thấp của cơi Thượng-giới th́ Chơn-Nhơn phải rút chất khí mấy cảnh nầy bao ḿnh và làm thành ra thể Hạ-Trí (Corps mental) nhờ vậy mới hoạt-động ở cơi Hạ-Thiên được. Như thế, khi Chơn-Nhơn xuống thấp nữa, tới cơi Trung-giới th́ Chơn-Nhơn phải rút chất Thanh-khí để tạo ra thể Vía (Corps astral), trong khi ấy vẫn c̣n giữ các thể tinh-vi kia; đến khi xuống tới cơi thấp nhất là cơi Hồng-trần, có Xác thịt được sanh ra ở giữa Nhân-thể (Oeuf aurique) bao hàm con người trọn vẹn.

        Thể Vía c̣n dễ cảm các ấn-tượng ngoại lai hơn cả Xác thịt và Phách nữa, bởi v́ nó là trung-khu của các dục-vọng và mối cảm động, là môi giới nhờ đó Chơn-Nhơn mới thâu thập được các kinh-nghiệm trong đời sống trần gian. Nó rất dễ cảm nhứt là ảnh-hưởng của các luồng tư-tưởng đi ngang qua và khi Hạ-trí không kiểm-soát nó. Nó nhận liên-tục những ấn-tượng của các sự kích-thích ngoại lai và đáp ứng lại lẹ làng.

        Cũng như mấy thể kia, nhứt là trong lúc ngủ, thể Vía dễ thâu nhận các ảnh-hưởng. Điều nầy đă được chứng-minh trong nhiều cuộc quan-sát. Đây là một câu chuyện mà người ta mới cho tác-giả biết: Người kia, lúc xưa đă say đắm rượu chè, nay tỏ những nỗi khó khăn mà va gặp phải trên đường cải-thiện. Va nói rằng sau khi từ bỏ rượu chè một thời-gian rất lâu, va đă trừ diệt được ư-muốn uống rượu nên lúc thức va không nh́n đến rượu, ghê tởm rượu, vậy mà thỉnh-thoảng va chiêm bao thấy uống rượu, và lúc đó va trở lại thấy uống rượu thích thú vô cùng.

        Thật đúng như vậy, lúc ban ngày, ư-chí của va chế ngự sự muốn uống rượu và các h́nh tư-tưởng ngẩu nhiên hay là những yếu tố vẩn vơ đi qua không nhập vào va được, nhưng trong lúc ngủ, cái Vía được tự do, thoát khỏi sự kềm-chế của Chơn-Nhơn một phần nào, và bản tánh dễ cảm của nó khiến nó trở lại thiên về các ảnh hưởng xấu xa và tưởng tượng lại những thói xấu ty-tiện cũ.

CHƯƠNG BA

CHƠN NHƠN

 

        Tóm lại, tất cả các phần tử nầy của cơ cấu chỉ là những dụng cụ của Chơn-Nhơn (Ego) và cho đến ngày nay Chơn-Nhơn cũng chưa hoàn toàn làm chủ được các thể; thật vậy, ta phải nhớ rằng: chính Chơn-Nhơn cũng cần phải phát-triển và hiện giờ, trong phần đông chúng ta, Chơn-Nhơn vẫn c̣n là một cái mầm nếu so với một ngày kia, khi nó được toàn thiện.

        Một đoạn của Thiên-Thơ Dzyan có nói rằng: “Người nào chỉ nhận được một điểm linh-quang mà trơ trọi, không gom góp được thêm sự hiểu biết th́ điểm linh-quang đó không bao giờ chiếu sáng ! và bà Blavatsky thêm rằng:”Những kẻ chỉ thọ lănh một điểm linh-quang thông thường họp thành nhơn-loại và họ c̣n phải thâu thập thêm trí-huệ trong kiếp tiến-hóa hiện tại”.

(Doctrine secrète Vol.3).

 

        Nơi phần đông thiên hạ, th́ điểm linh-quang nầy đương cháy chậm chạp và c̣n phải cần nhiều thế kỷ nữa để phát triển mới trở thành một ngọn lửa vững chắc và chói sáng.

        Có lẽ trong sách Thông-Thiên-Học có những đoạn dường như nói Chơn-Nhơn cao cả của chúng ta đă toàn-thiện, và giống như vị Thượng-Đế ở tại cơi riêng của Ngài nên không cần tiến-hóa; nhưng nơi nào có những câu văn đó, dầu dùng thuật-ngữ nào th́ ta cũng phải biết đó là nói về Atma, vị Chơn-Thượng-Đế ấy ở trong ḷng ta, chắc chắn đă đến bực thật cao trên các cuộc tiến-hóa cần thiết mà chúng ta hiểu.

        Vị Chơn-Nhơn nào c̣n đầu thai chắc chắn phải tiến hóa, và sự tiến bộ đó đă được thấy rơ ràng do những người nào mở được thần nhăn để học hỏi, xem xét những sự việc ở các cảnh cao của cơi Thượng-giới.

        Như người ta đă nói, ấy là vật-chất của cơi nầy—nếu chúng ta có thể gọi nó là vật chất (matière)---hiệp thành một thể tương đối bất diệt [4](1) tên là Nhân-Thể (corps causal) và vật chất nầy,Chơn-Nhơn mang theo để dùng, kiếp nầy sang kiếp kia cho đến khi chấm dứt giai-đoạn làm người trên đường tiến-hóa. Tuy nhiên, người nào cũng phải có một thể như thế, bởi v́ loài thú có được Nhân-thể mới tiến lên bực Nhân-loại. Người có thần-nhăn thấy được Nhân-thể lờ mờ nơi những người tiến-hóa bực trung, v́ Nhân-thể lúc nầy giống như một tấm màn hay nói đúng hơn, một lùm mây mỏng, không màu sắc, vừa đủ sức để kết nạp làm người và tạo thành một cá-nhân-tính để đi đầu thai, thế thôi [[5]]. Nhưng nó sẽ biến đổi khi con người bắt đầu mở mang về tinh-thần, hoặc tiến lên bực trí-thức cao hơn. Con người thật sự (véritable individu) bắt đầu có một tính nết riêng biệt và vĩnh-cửu, khác xa với tính nết do sự giáo-dục hoặc những cơ-hội sanh ra trong các Phàm nhơn liên tiếp và đặc-tính nầy phát lộ ra màu sắc, sự sáng chói và sự minh bạch trong thể-tích của Nhân-thể; đặc-tính của Phàm-nhơn cũng phát lộ như thế trong Hạ-Trí nhưng có sự khác biệt là Nhân-thể thuộc cảnh cao, dĩ-nhiên là tinh-vi hơn và đẹp đẽ hơn Hạ-trí.

        Về một điểm khác, tốt thay, nó khác với các thể thấp là không bao giờ nó chứa một mảy ǵ xấu xa. Cái ǵ xảy đến cho người hèn hạ không thể phát hiện nơi đây, cho nên dầu có say-mê điều đê-tiện trong nhiều kiếp cũng không có một vết bẩn nào làm hoen-ố cái bao cao thượng nầy; nhưng như thế, con người càng ngày càng khó phát-triển những hạnh-kiểm tốt đối-nghịch với các tánh xấu xa đó.

        Mặt khác, sự bền chí đi trên đường đạo-hạnh sẽ phát lộ lẹ làng trên Nhân-thể, và trong trường-hợp một Đệ-tử có tiến bộ phần nào trên đường Thánh-Đức th́ người ta thấy Nhân-thể là một quang cảnh tuyệt diệu và làm mê mẫn tâm hồn không thể tả nổi; c̣n ở một vị Chơn-Tiên, ấy là một bầu tṛn chói lọi hào quang linh-hoạt và phóng ra những tia sáng rực rỡ trên tất cả các quan-niệm. Ai đă chứng-kiến được cái quang cảnh hoàn-mỹ như vậy và cũng có thể xem được chung quanh ḿnh, những người khác đủ các bực tiến-hóa từ một lùm mây mỏng và không màu sắc, biểu-thị chân-tướng của thường nhơn, đến bầu hào quang rực-rỡ mà chúng tôi vừa mới tả, sẽ không c̣n chút nghi ngờ sự thật về cuộc tiến-hóa của Chơn-Nhơn đi đầu thai lại.

        Động tác của Chơn-Nhơn đối với các thể, trên đường tiến-hóa, lúc ban đầu c̣n yếu kém. Hạ-trí cũng như các dục-vọng đều không phục tùng thế lực của Chơn-Nhơn. Người thường th́ ít cố gắng để chế ngự các yếu-tố nầy, trái lại, họ thường để cho nó chạy theo ḍng tư-tưởng và các dục vọng. V́ thế trong lúc ngủ, các bộ phận của cơ cấu mà chúng ta đă nói, mỗi phần tự hành-động, không theo mạng lịnh của Chơn-Nhơn, cho nên trong việc nghiên cứu các chiêm-bao phải quan sát tŕnh độ tiến bộ của Chơn-Nhơn.

        Chúng ta cần phải xem kỹ-lưỡng về phần nhận-định của Chơn-Nhơn đối với các vật ở ngoài. Cần phải nhớ là những sự rung động của màng lưới thần-kinh chỉ tŕnh bày cho óc những ấn-tượng, và phận sự của Chơn-Nhơn là hành động trên Hạ-trí để chia môn loại, phối hợp và thu xếp chúng nó.

        Thí dụ: khi nh́n ngang qua cửa sổ, tôi thấy một cái nhà, một bụi cây, tôi biết chúng nó liền, mặc dầu cặp mắt tôi không bảo cho tôi biết như vậy. Đây là điều đă xảy ra: Những tia ánh sáng, hay nói đúng hơn là những luồng dĩ-thái chấn động với một vận-tốc nào đó, do sự phản chiếu của các đồ vật nầy, nên dội vào vơng mạc của mắt tôi và màng lưới thần-kinh nhạy cảm, chuyển y các ba động vào óc.

        Nhưng  chúng    phải  nói  thế  nào  cho đúng ? Chúng nó cho biết ở đó có một vật thể nào ? có h́nh dáng ra sao, phản chiếu những luồng sóng ánh sáng, nó ghi tác-động vào thị-giác để sanh ra một vài màu sắc. Nhờ có kinh-nghiệm từ trước, Hạ-trí mới quyết định cái vuông trắng kia là cái nhà, vật nọ tṛn và màu lục là một bụi cây, những vật nầy bao lớn và ở cách đó bao xa.

        Một người mù từ khi mới sanh, sau nhờ giải-phẩu thấy được mọi vật, ban đầu va không biết những cái ǵ va thấy, và cũng không độ được vật đó ở cách bao xa. Những đứa trẻ nhỏ quá cũng vậy, người ta thường thấy nó giơ tay vói chụp một món đồ nó thích mà ở cách xa tầm tay của nó, như mặt trăng chẳng hạn.

        Lần lần trẻ con càng phát-triển, nó học từ lần những thí-nghiệm tái diễn, tập ước-đạc theo bản năng khoảng cách và h́nh dáng đồ vật mà nó thấy. Vậy mà cũng có khi, người đă trưởng thành rồi cũng không ước lượng được khoảng cách các đồ vật mà họ không quen nh́n, cũng không biết thể tích, nhứt là khi nh́n những vật nầy ở nơi thiếu ánh sáng.

        Vậy th́ thị-giác chưa đủ để xác định một sự hiểu biết đúng đắn và cần phải có thêm sự phân biện của Chơn-Nhơn, hoạt động trên Hạ-trí để xác-định cái ǵ chúng ta thấy; hơn nữa, chúng ta thấy sự phân-biện nầy không phải là một bản-năng thiên-nhiên của trí óc, và nó không hề toàn vẹn lúc ban đầu, trái lại nó là kết quả của một sự so sánh vô-ư-thức, đă tập luyện trải qua nhiều cuộc thí nghiệm. Cần nên nhớ kỹ tất cả những điều chúng tôi đă nói về điểm nầy khi chúng ta bước qua phần khác của vấn-đề.

 

CHƯƠNG BỐN

ĐỊA VỊ CỦA CÁC YẾU TỐ NẦY

TRONG LÚC NGỦ

 

        Những sự quan sát của người có thần-nhăn chứng minh rằng khi con người ngủ say, các nguyên-chất cao rút ra khỏi xác thịt và ở gần đó, trong thể Vía. Tóm lại diễn sự rút lui về như vậy người ta thường gọi là ngủ.

        Trong khi nghiên cứu hiện-tượng của chiêm bao, cần phải nhớ cách xếp đặt nầy và xem coi nó cảm hóa Chơn-Nhơn và các cơ-cấu bằngcách nào.

        Trường hợp chúng ta định xem xét đây là một kẻ ngủ thật say và xác thịt với bạn thiết bất ly của nó là cái Phách nằm yên trên giường. Chơn-Nhơn ở trong cái Vía phất phơ êm thắm trên hai thể nầy. Trong t́nh trạng đó th́ cách hoạt-động   và ư - thức  của  các  phần  tử  nầy ra  sao?

 

1-   CÁI  ÓC.

        Khi Chơn-Nhơn tạm thời ngưng điều khiển cái óc th́  ÓC không trở nên vô-ư-thức như người ta lầm tưởng đâu. Hiển nhiên là thế, theo nhiều cuộc thí-nghiệm, xác thịt có một ư-thức riêng của nó , ư-thức tối tăm lờ mờ, nhưng khác biệt với ư-thức Bản-Ngă (SOI) vốn thực-tế, và cũng khác xa với tổng số ư-thức cấu thành do chính toàn-thể tế bào của nó.

        Tác giả quyển sách nầy quả nhiên có xem xét nhiều lần cái ư-thức nầy trong khi người ta bị chụp thuốc mê để nhổ răng. Xác thịt bật ra một tiếng mơ hồ không rơ ràng, hoảng hốt đưa tay lên miệng, tỏ ra là cảm thấy đau đớn lắm, nhưng mà 20 giây sau, khi Chơn-Nhơn trở lại hiểu biết, va nói rằng không có chút cảm giác ǵ lúc nhổ răng cả.

        Tôi biết rơ là các cử động nầy thường là do sự phản ứng và người ta chấp nhận thuyết nầy là một sự giải thích mà không để ư là ứng dụng vào trường hợp nầy, th́ thuyết nầy không giải-thích ǵ cả.

        Vậy th́ cái ư-thức nầy hoạt-động trong óc xác thịt, mặc dầu Chơn-Nhơn nổi phất phơ trên đó nhưng tác động của óc tự-nhiên yếu ớt hơn chính con người (tức là Chơn-Nhơn: Ego) và vậy th́ tất cả các nguyên nhân mà chúng tôi nói ở trước là khả dĩ có ảnh hưởng đến cái óc, th́ lúc nầy chúng nó có thể có ảnh-hưởng mạnh mẽ.                                 Sự biến đổi nhỏ nhặt trong cuộc tuần huờn máu  huyết nghĩa là trong sự cung cấp máu cũng sanh ra những tác-động bất thường quan-trọng và cũng như sự ăn không tiêu, khi làm rộn cuộc tuần-hoàn huyết mạch, sẽ xáo trộn giấc ngủ và sanh ra mộng mị bậy bạ.

        Cái ư-thức kỳ quái và tối tăm nầy cũng có những đặc tính lạ lùng trong khi nó ở trạng-thái b́nh thường. Động tác của nó dường như trước nhứt là tự động và những kết quả của nó thường là rời rạc không có chút ư-nghĩa và đầy lộn xộn. Dường như nó không đủ sức nhận ra một ư niệm nếu không phải là một lớp tuồng mà nó có đóng một vai tṛ trong cuộc, theo đó th́ tất cả các sự kích thích của nó nhận được từ trong hoặc từ ngoài đều lập tức diễn tả thành bức họa. Nó không thể nhận định những ư-tưởng trừu-tượng hay những kư-ức đơn giản; tất cả cái đó đều trở thành những tri giác tưởng tượng. Tỷ như ư-tưởng vinh hiển th́ hiện ra cho ư-thức nầy thấy một người sáng chói trong mộng tưởng, trái lại mối oán ghét có h́nh dáng  người đóng tuồng đầy thù hận đối với đương sự.

        Cũng thế, chỉ một ư-tưởng về địa phương cũng đưa người ngủ đến nơi nầy. Nếu đang khi thức, chúng ta suy nghĩ đến nước Tàu, nước Nhật, tư tưởng lập tức đưa ta đến các xứ nầy, nhưng chúng ta biết rơ ràng là xác thịt c̣n ở đây như trước. Nhưng trong t́nh-trạng ư-thức mà ta quan sát th́ không có Chơn-Nhơn để phân biẹt các ấn-tượng và v́ thế, các tư tưởng thoáng qua ở nước Trung-Hoa hay Nhật-Bổn, chỉ phô diễn được nhờ sự di-chuyển tức khắc của người mơ tưởng đến những xứ nầy và quả nhiên có đủ những t́nh-trạng mà các quan-niệm về những xứ nầy có thể dẫn-khởi.

        Người ta thường để ư thấy rằng dầu những t́nh-trạng tương phản hiện ra trong giấc chiêm bao có lớn lao thế mấy th́ người chiêm bao cũng chẳng có chút ǵ ngạc-nhiên.

        Sự kỳ quái nầy dễ giải-thích, khi người ta xem xét nó theo phương diện mà chúng ta đă quan sát, bởi v́ ư-thức của cái óc xác thịt không đủ sức để có một cảm giác ngạc-nhiên, cái óc chỉ thấy các h́nh ảnh đi qua trước nó mà không thể phán-đoán những điều ǵ phải tiếp nối, cũng như không biết cái nào là phù hợp.

        Một nguyên-nhân khác sanh ra sự quá lộn xộn được nhận ra trong cái bán-ư-thức nầy đó là cái luật liên-kết các tư-tưởng ở trong cách hành- động của nó. Chúng ta biết rằng trong khi thức, cái luật nầy hoạt động lẹ làng. Chúng ta hiểu biết thế nào một tiếng nói, một câu hát cho đến mùi thơm của một đóa hoa, có thể đem lại cho trí ta những kỹ-niệm xa xưa.

        Cái luật nầy cũng hoạt bát như thế trong cái óc dang ngủ, nhưng nó hoạt động với một sự hạn-chế kỳ quái.

        Mối liên-tưởng (association d’idées) đều trừu-tượng hay cụ thể, cũng trở thành một tổ hợp đơn-giản các h́nh ảnh và v́ cái tổ hợp nầy thường thường đồng hiện ra một lượt—như trường hợp các biến cố đă lần lượt xảy ra dầu rất riêng biệt—có thể nó lại hiện ra những h́nh ảnh lộn xộn, rối-rắm, không phân biệt, v́ kư-ức là sự tụ-hội vô số h́nh ảnh và cái nào có thể trích ra được th́ nó hiện ra như một bức họa.

        Cố nhiên, trí nhớ ít khi vẽ lại các h́nh ảnh có thứ tự, cái nầy tiếp nối cái kia, v́ chúng nó không có trật tự để giúp ta t́m lại cái nào trước cái nào sau.

        Thật thế, trong lúc thức th́ cũng khá dễ dàng để nhớ lại một câu hay một đoạn của một bài thơ, dầu chỉ nghe có một lần, trong khi không có một hệ thống để giúp trí nhớ, th́ gần như không thế nào nhớ cho đúng một loạt tiếng nói rời rạc, gom góp lại hổn độn.

        Một đặc tính khác về ư-thức riêng của óc là: trong khi rất dễ cảm với ảnh hưởng ngoại lai---thí dụ như xúc-giác hoặc thính-giác—nó lại phóng đại và làm biến h́nh đến mức không tưởng nổi.

        Các nhà văn đă nghiên-cứu vấn đề chiêm bao có nêu ra nhiều thí dụ. Một câu chuyện thường được thuật lại là người kia chiêm bao thấy ḿnh bị thắt cổ, nguyên nhân là v́ cổ áo sơ-mi của va chật quá. Một người khác chiêm bao thấy bị một vết thương trí mạng trong cuộc quyết đấu, chỉ v́ bị một mũi kim đâm trúng lúc ngủ; người khác bị véo nhẹ lại mộng thấy bị thú dữ cắn. Ông Maury thuật lại là một đêm kia cây giăng mùng rớt và cọ nhẹ vào cổ ông, vậy mà sanh ra một giấc chiêm bao kinh khủng, nó diễn lại cuộc cách-mạng Pháp quốc, và ông thấy bị chém bằng máy chém.

        Một văn sĩ khác lại nói với chúng tôi rằng khi thức dậy, ông luôn luôn có cảm giác là đă nghe nhiều tiếng ồn ào, những âm thanh huyên náo và những tiếng sấm sét một thời gian rất lâu, ông không hiểu tại sao; sau cùng ông khám phá ra rằng: khi ông nằm mà đầu nghiêng qua úp trên lỗ tai th́ ông nghe một tiếng ŕ rào giống như khi để một cái vỏ ốc vào tai. Thành thử theo những điều đă kể ở trước th́ cái óc xác thịt là nguyên nhân của những lộn xộn và làm cho ra quá đáng để giải-thích được một phần những hiện-tượng của giấc mộng, nhưng óc chỉ mới là một trong các tác nhân (agent) cần phải quan-sát. 

      

2-   ÓC DĨ-THÁI. [[6]]

        Hiển-nhiên là cái phần nầy của cơ-quan, trong lúc thức đă rất dễ cảm bất kỳ ảnh-hưởng nào, th́ trong lúc ngủ nó lại càng nhạy cảm hơn nữa. Khi một người có thần-nhăn quan sát nó th́ thấy các luồng sóng tư-tưởng đi ngang qua nó không dứt, đây không phải là tư tưởng riêng của nó v́ nó không biết tưởng-nghĩ, nhưng các tư-tưởng của người khác cứ phất phơ luôn luôn quanh chúng ta. Các nhà nghiên-cứu huyền-bí học biết rằng:”Tư-tưởng là những vật (choses)” bởi v́  mỗi tư-tưởng in trên tinh chất để nặn h́nh (essence plastique élémentale) và cấu- thành một thực thể sống tạm thời, thời gian lâu mau tùy theo sức xúc-động thuộc Hạ-trí đă sanh ra nó.

        Thức hay ngủ, chúng ta vẫn sống như ở giữa biển tư-tưởng do kẻ khác tạo ra, và các tư tưởng nầy hiện đến không ngừng trước cái óc dĩ-thái của chúng ta.

        Nếu chúng ta biết suy tưởng sốt sắng và giữ cho cái óc dĩ-thái càng có việc làm th́ càng ngăn chận được sự đột-kích của các tư-tưởng ngoại lai, nhưng vừa khi nó nhàn rỗi th́ luồng tư-tưởng lộn xộn, không nhứt định, đang bao quanh chúng ta liền xâm nhập vào. Phần nhiều tư-tưởng đi ngang qua cái óc dĩ-thái chớ không dừng lại, thường thường th́ chúng ta cũng không hay biết, nhưng thỉnh-thoảng nó lại khêu gợi các ba-động quen thuộc của óc dĩ-thái và khi đó th́ óc giữ nó lại, tăng thêm sức mạnh cho nó và biến nó thành tư-tưởng của ḿnh, rồi đến phiên các tư-tưởng nầy dẫn khởi những tư-tưởng khác và từ đó cả một loạt tiếp nối sanh ra cho đến khi tất cả mất hết sức mạnh mới thôi, và luồng tư-tưởng hổn độn lại đi ngang cái óc nữa.

        Nếu ai muốn quan sát kỹ-lưỡng các tư-tưởng riêng của ḿnh, sẽ thấy hầu hết đều do luồng tư-tưởng lộn xộn nầy sanh ra và ít khi thật là tư tưởng của ḿnh, thường thường là những mănh tư-tưởng của kẻ khác. Người tầm thường, hầu hết không hề kiểm soát được cái óc của họ, vào một lúc nào đó  có thể nói là họ có một điều để tưởng nghĩ hoặc tại sao họ có tư tưởng nầy, th́ thay v́ dẫn dắt Hạ-trí đến mục-đích, họ để cho nó chạy rông tùy thích, hoặc bỏ rơi nó tại một nơi nghỉ ngơi tai hại, đến nỗi một cảm nghĩ có thể gieo các mầm vào để phát-triển và sanh bông trái ở đó.

        Như vậy khi một Chơn-Nhơn muốn bảo tồn một tư tưởng có mạch lạc của một vấn đề đă định cũng không được, bởi v́ đủ thứ tư-tưởng xuyên qua, và v́ họ không tập kiểm soát Hạ-Trí, họ trở thành bất lực không xua đuổi nổi ḍng suối tư-tưởng. Một kẻ như vậy,chưa biết định trí là ǵ, và v́ hoàn toàn thiếu năng lực định-trí, v́ yếu kém tinh-thần và ư-chí, làm cho bước đầu trên đường huyền-bí-học của kẻ tầm thường phải rất khó khăn. Vào tŕnh-độ tiến hóa của nhơn loại hiện thời có nhiều tư-tưởng xấu hơn là tư-tưởng tốt, cứ bay vởn vơ chung quanh chúng ta, và v́ yếu kém chúng ta phải chịu đựng tất cả cám dỗ; nếu có chút ít cẩn thận và cố gắng ta có thể tránh bớt được tai hại.

        Trong lúc ngủ, óc dĩ-thái càng bị phơi bày, chịu đựng các luồng tư tưởng hơn nữa, bởi v́ Chơn-Nhơn bớt liên-lạc mật thiết với nó. Một việc đáng chú ư vừa được thực nghiệm là: khi nhờ một phương-tiện nào đó ta ngăn được các ḍng suối tư-tưởng xâm nhập vào óc dĩ-thái th́ óc không chịu ở yên thụ-động, nó bắt đầu phát-triển từ từ và không năng lực những h́nh ảnh rút ra từ các kư-ức đă qua của nó.

        Chúng tôi sẽ nêu ra một thí dụ sau nầy khi tŕnh bày những thí-nghiệm của chúng tôi.

 

3-              THỂ VÍA

        Như chúng tôi đă nói, trong lúc ngủ th́ Chơn-Nhơn hoạt động trong thể Vía, nên người có thần-nhăn có thể thấy nó lượn trên xác thịt đang ngủ. H́nh dáng nó tùy theo bực tiến-hóa của Chơn-Nhơn đang dùng nó. Nếu là một người dốt nát và chưa tiến-hóa th́ nó giống một lùm mây trôi nổi, h́nh trứng vừa mới phác-họa, châu vi không đều đặn và không rơ ràng, c̣n diện mạo người trong lùm mây (phần đối chiếu của xác thịt bằng chất thanh khí đông đặc nhất: la contre-partie astrale la plus dense du corps phy-

sique) th́ cũng lờ mờ nhưng thường nh́n biết được là ai.

        Thể nầy chỉ rung động với các mối cảm kích thô bỉ nhứt và hung tợn nhứt của dục vọng mà không đủ sức rời xa xác thịt quá hai thước. Nhưng lần lần sự tiến hóa tăng lên, châu vi của lùm mây h́nh trứng cũng lần lần rơ ràng thêm và diện mạo ở trong cũng càng giống hệt xác thịt. Lúc đó nó cũng càng nhận đựơc thêm những ấn-tượng tốt hoặc xấu sanh ra ở cơi của nó.

        Tuy nhiên, cũng cần phải thêm rằng, thể Vía của một người tiến-hóa cao th́ không chứa đựng chất nào hơi thô-trược để ứng đáp những ba-động thấp hèn. Năng lực hoạt-động của y cũng tăng lên rất nhiều và y có thể đi ra khỏi xác thịt thật xa mà không có ǵ trở ngại và đem về những ấn-tượng ít nhiều rơ ràng từ những nơi y đến viếng hoặc những người y gặp gỡ. Bất kỳ trường hợp nào, cái vía nầy cũng luôn luôn bị cảm kích mạnh mẽ bởi các tư-tưởng hoặc các dẫn khởi loại dục t́nh mặc dầu những ư muốn mà nó ứng đáp có thể là cao thượng nhiều hay ít tùy theo hoàn cảnh.

 

4- CHƠN-NHƠN

        Sự tiến-hóa của con người về tinh-thần càng ngày càng tăng lên th́ t́nh-trạng của Vía trong lúc ngủ càng thay đổi lớn lao và t́nh-trạng của Chơn-Nhơn ngự trong Vía lại càng thay đổi nhiều hơn nữa.

        Khi cái Vía c̣n là một lùm sương mù th́ Chơn-Nhơn cũng gần như ngủ yên với xác thịt của nó ở dưới đó, nó như mù trước các quang cảnh, như điếc đối với các âm-thanh ở cơi cao nầy, mặc dầu đó là cơi riêng của nó, đến nỗi nếu có một quan-niệm mập mờ nào ở cơi nầy t́nh cờ xẹt đến th́ , v́ nó không có sự kiểm-soát nào, không có một quyền lực nào đối với cơ cấu riêng của nó, nên nó hoàn toàn bất lực, không ghi được quan-niệm nầy vô óc xác thịt để nhớ lại khi thức dậy.

        Nếu trong trạng thái tối sơ nầy, người nào nhớ một cái ǵ đă xảy ra trong lúc ngủ, th́ hầu hết đều do sự xúc cảm từ trong hay từ ngoài của xác thịt ghi vào óc, c̣n những thí-nghiệm của Chơn-Nhơn trong lúc ngủ đều quên hết. Muốn hiểu rơ công việc nầy, chỉ cần quan sát những người ngủ, đủ hạng, từ kẻ hoàn toàn quên tất cả, đến người có ư-thức hoàn toàn trọn vẹn về cơi Trung-giới, mặc dầu hạng người nầy tương đối ít có.

        Dầu một người vừa tỉnh thức (theo nghĩa của tâm-linh) và có thể những kinh-nghiệm quan trọng ở cơi cao năng vảng lai với y, mà thực ra lại thường không thể chế-ngự được cái óc dĩ-thái để chận đứng ḍng tư-tưởng rời rạc cấu-thành h́nh ảnh khi đi ngang qua và ghi tại đây thay v́ những điều mà y muốn nhớ lại. Cũng vậy, khi xác thịt thức giấc, nó chỉ c̣n nhớ rất lộn xộn hoặc nhớ không đúng điều ǵ thật đă xảy ra và đó là một sự thất lợi to v́ có lẽ y đă tiếp xúc với những việc lợi ích tột bực và quan trọng bực nhứt.

        Chẳng những y có thể viếng những phong cảnh đẹp lạ thường ở phương xa mà y c̣n có thể gặp những bạn thân c̣n sống hay đă chết, họ vẫn thức-tỉnh ở cơi Trung-giới và y trao đổi ư-kiến với họ. Y có thể sung sướng được ở gần những vị tiến bộ hơn y và hiểu biết rất cao xa, cùng được họ báo cho y biết trước để pḥng ngừa hoặc y được họ dạy dỗ. Ngoài ra y có thể được hân-hạnh giúp đỡ và làm vững mạnh những người c̣n dốt nát hơn y. Y có thể gặp đủ các loài thực-thể không phải nhơn-loại, những vị ngũ-hành, những tinh-chất nhơn-tạo hoặc những vị Thiên-thần nữa, mặc dầu hiếm lắm. Y sẽ chịu đựng đủ thứ ảnh-hưởng, tốt hoặc xấu, ủy-lạo hoặc uy-hiếp.     

 

TRẮC ĐỊNH THỜI GIỜ

MỘT CÁCH SIÊU VIỆT

 

        Khi thức dậy, dầu nhớ hay không những điều ta thấy, th́ Chơn-Nhơn, nếu đă có ư-thức được một phần hay toàn vẹn ở cơi Trung-giới, bắt đầu thọ lănh cái gia tài quyền năng quan-trọng hơn ở cơi Trần rất nhiều, bởi v́ cái ư-thức được tự do ngoài xác thịt, có nhiều tư cách phi thường và nhiều tài năng mới. Cách chia thời-gian và không gian th́ khác hẳn với cách mà chúng ta dùng đang khi thức; dường như là không có thời-gian và không-gian đối với nó.            

        Tôi không muốn bàn căi vấn đề nầy ở đây, mặc dầu nó rất thú vị, để biết coi người ta có thể nói là thời gian có thật hay chỉ là giới hạn ư-thức bực thấp của Chơn-Nhơn và, nếu cái ǵ mà chúng ta gọi là thời-gian—quá-khứ, hiện-tại, hay vị-lai--- không phải chỉ là một ‘hiện-tại vô-tận’. Tôi chỉ muốn tŕnh-bày là khi Chơn-Nhơn thoát khỏi các chướng-ngại vật-chất trong lúc ngủ, trạng thái xuất-thần hoặc khi chết, th́ dường như nó dùng một loại thời gian siêu-việt, không giống chút nào với quan-niệm thông thường và sinh lư học của chúng ta áp dụng. Muốn chứng minh việc nầy, người ta có thể kể ra cả trăm câu chuyện; đây chúng tôi xin kể ra hai chuyện: thứ nhứt, rất xưa, tôi nhớ là của Addison thuật lại trong quyển The Spectator, chuyện kia là một biến cố gần đây và chưa có công bố.

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN

ĐỂ THUYẾT MINH

 

        Kinh Cô-Răn (Koran) chứa đựng riêng một bài kư-thuật lạ lùng, là chuyện Đức Tiên-tri Ma-hô-mết (Mahomet) đi viếng cơi Trời. Trong cuộc viếng thăm nầy, Ngài nhận xét đời sống của nhiều vùng khác nhau mà vạn-vật đă được giải rơ ngọn ngành và Ngài có đàm phán lâu dài với nhiều vị Thiên-thần. Nhưng khi Ngài trở về th́ chỗ Ngài nằm trước khi ra đi hăy c̣n nóng và từ khi ra đi đến lúc trở về chỉ trong vài phút. Tôi lại tưởng, nếu một cái b́nh nước đầy bị Ngài vô ư làm ngă khi bước ra đi viễn-du, chừng trở về tới th́ nước trong b́nh chưa chảy ra hết.

        Ông Addison thuật lại rằng có một vị Hoàng-Đế Ai-Cập không tin câu chuyện trên, bèn đến tŕnh bày với vị  Sư huyền-bí-học của ông và cho đó là một chuyện tiểu thuyết. Người ta đồn ông Sư nầy là người giải thích Thánh-Thơ (Doctrine de la loi) có tài năng, nhiều phép mầu kỳ diệu, ông lập tức chứng minh cho ông vua hoài nghi nầy thấy không phải là việc không làm được. Ông biểu đem đến một cái chậu lớn đựng đầy nước và yêu cầu Hoàng-Đế cúi đầu nhúng vào chậu nước, và rất lạ lùng, ông thấy đang ở một nơi hoàn toàn xa lạ, đứng trên mé biển vắng vẻ quạnh-hiu, dưới chơn một ngọn núi cao. Ngạc nhiên thứ nhứt qua, ông có ư-tưởng là bị tà thuật mê hoặc, đó là ư-tưởng tự nhiên của một vị Hoàng-Đế Á-dông, và tiếp theo ông nguyền rủa ông Bác-học về sự phản bội quá khả ố. Nhưng rồi thời gian qua, Hoàng-Đế bắt đầu thấy đói và tính thầm, trước hết phải kiếm thế sanh nhai nơi địa phương xa lạ nầy. Sau khi đi lang thang một lúc, ông gặp một nhóm người đang đốn cây, ông xin dự vào công việc. Họ bằng ḷng cho ông giúp việc và dắt ông về châu thành của họ ở. Ông ở đó và làm việc được vài năm, dành dụm được nhiều tiền, sau lại ông cưới một người vợ giàu. Ông ở với vợ được hạnh phúc trong nhiều năm và sanh được 14 đứa con; nhưng sau khi vợ ông chết, ông bị nhiều vận rủi nên phải bị túng thiếu và đến tuổi già, trở thành một người gánh củi. Ngày kia, khi đi dựa mé biển, ông cổi áo và lội xuống nước để tắm . Tắm xong ông chùi nước đang chảy trên mắt, ông chưng hửng thấy ḿnh đang đứng trước triều-thần cũ của ḿnh, thầy cũ ở bên cạnh, và trước mặt ông một chậu đầy nước . Ông ngẩn ngơ rất lâu trước khi tin rằng những năm ngẩu nhiên đầy sự rắc rối chẳng qua là một giấc mơ do sự bất-đồ dẫn-khởi thôi miên của thầy ông, chúng nó trải qua chỉ trong một thời gian ngắn, đủ để nhúng đầu vào nước và lấy ra.  

        Đó là một giai-thoại đẹp đẽ chứng thực cho lời nói của chúng tôi; nhưng đành là chúng tôi không có bằng cớ để chứng minh sự thật, trong khi đó, một sự t́nh xảy ra cho một nhà bác học quen thuộc, cách đây ít lâu. Ông nhờ người ta nhổ hai cái răng. Người ta cho ông dùng thuốc mê như lệ thường trong việc nầy. V́ ông rất ham thích nghiên-cứu những vấn đề của chúng ta đang t́m đây nên ông định sẽ ghi nhớ kỹ-lưỡng tất cả những cảm giác trong lúc giải-phẩu; nhưng, vừa khi ông hít thuốc mê th́ một sự an-lạc mơ hồ, một giấc ngủ thiu-thiu khoái lạc đến với ông, làm cho ông quên cả ư-định và ngủ liền. Ông tưởng là ông thức dậy vào buổi sáng hôm sau và tiếp tục việc nghiên-cứu khoa học như thường lệ, diễn giảng trước những hội đoàn thông thái v.v… và v.v… ,tất cả đều có một quan-niệm bằng ḷng đặc biệt và tăng thêm quyền năng, mỗi kỳ diễn giảng là một công nghiệp phi thường, mỗi thí-nghiệm đưa ông đến một phát minh mới và vinh-diệu.

        Ngày tháng cứ tiếp tục qua như thế, đến một ngày kia, trong khi ông diễn giảng trước một hội-đồng  hoàng-tộc, ông bị một thính giả phản-kháng vô lễ, chận lời và nói:”Bây giờ xong rồi”. Ông quay lại để xem coi là chuyện ǵ th́ một người khác lại la lên;” Đây, cả hai cái đều được nhổ hết”. Ông thấy lúc đó ông c̣n ngồi trên ghế dựa của nha sĩ, và ông đă trải qua một đời sống nhiệt-liệt trong ṿng 40 giây.

        Người ta sẽ nói: trong những trường hợp nầy không có trường hợp nào  là một chiêm bao thông thường, nhưng sự việc giống y như vậy, luôn luôn xảy ra trong các chiêm bao thông thường, và cái đó có thể giải bày được bởi nhiều bằng chứng.

        Steffent, một trong các văn sĩ Đức chuyên nghiên-cứu vấn-đề nầy, thuật lại rằng: khi ông c̣n nhỏ, ông ngủ chung với người anh, chừng chiêm bao ông thấy đang ở nơi con đường vắng vẻ, bị một con thú rừng hung dữ rượt. Ông hoảng hồn vụt chạy mà không la được tiếng nào, cho đến khi gặp cái thang quây, ông liền leo lên. Đuối sức v́ quá sợ và chạy mau nên con thú theo kịp và cắn vào bắp chân ông một vết thật sâu. Ông giật ḿnh tỉnh dậy, lúc đó, ông gặp anh ông vừa mới  véo ông đúng tại chỗ đó.

        Richers, một văn sĩ Đức khác nói: một người kia tỉnh dậy v́ một tiếng súng nổ gần đó trong lúc ông ngủ; ấy là lúc kết cuộc của một giấc mộng dài, y thấy ḿnh là một quân nhân, rồi y đào ngũ, đau đớn v́ đói khát quá, y bị bắt được, đem ra xử, y bị kết án và bị xử bắn. Thảm kịch lâu dài của y xảy ra chỉ nội một giây ngắn ngủi khi tiếng súng nổ làm y tỉnh giấc gấp rút. Chúng tôi cũng nghe câu chuyện một người ngủ trên ghế dựa đang lúc hút thuốc và khi trải qua một giấc mơ cả một cuộc đời đầy tai họa và trong nhiều năm, khi thức dậy th́ điếu thuốc c̣n cháy. Người ta có thể gia tăng tất cả những bằng chứng xác thực nầy lên đến vô cùng.

 

QUYỀN NĂNG PHÓNG ĐẠI

 

        Một đặc biệt phi thường khác của Chơn-Nhơn có thể thêm vào với sự trắc-định siêu-việt thời gian đă được vài câu chuyện dẫn khởi, ấy là năng lực phóng đại lập tức các biến cố đáng lẽ chúng ta nên gọi là thói quen của nó.

        Người ta có thể phân biệt được là trong trường hợp tiếng súng nổ và véo ở chân mà chúng tôi đă kể, cái kết quả hữu h́nh là làm người tỉnh dậy, đi đến điểm tối cao của giấc mộng, hiển nhiên rộng răi lâu đến nhiều năm liên tiếp, mặc dầu sự dẫn khởi thật sự do chính cái kết quả hữu h́nh của nó.

        Nay có thể nói rằng: lời bố cáo, tin tức mới, từ cái ấn-tượng hữu-h́nh, sự đụng chạm, phải chuyển đến óc bởi sự chấn-động có cảm giác tương xứng, dài theo màng lưới thần-kinh; cái đó chỉ cần một phần nhỏ giây đồng hồ chớ không cần lâu hơn, nhưng đó là một thời gian xác-định, có thể tính được, đo lường được bởi những dụng cụ tinh vi dùng trong cuộc t́m xét hiện thời để ghi chép những sự chuyển đến óc các cảm giác bên ngoài.

        Chơn-Nhơn một khi rời khỏi xác thịt, không cần dây thần-kinh, có thể tri-giác mau lẹ tuyệt đối; nó được báo cáo có một biến cố liền khi xảy ra, nghĩa là chỉ vừa vặn  trong thời gian ngắn nhứt để cho tin tức đó đến óc xác thịt

        Trong khoảng thời gian cực ngắn nầy và vừa đủ để biết dường như nó tạo thành được một loại kịch bản, gồm một loạt cảnh trí dẫn đến biến cố đánh thức xác thịt và biến cố nầy là điểm tối cao, là mức cuối cùng của bản kịch và, khi tỉnh giấc, v́ hạn chế bởi các cơ quan xác thịt, người chiêm bao không phân biệt được chủ quan của mục tiêu trong kư-ức nên tưởng là va đă thật sự hoạt-động như một diễn viên trong giấc mộng.

        Vả lại, cái thói quen nầy chỉ riêng cho các Chơn-Nhơn kém mở mang. Lần lần tiến bộ lên th́ con người thật hiểu biết được địa vị và trách-nhiệm của ḿnh nên vượt lên cao khỏi các tṛ chơi ngây thơ lúc trước. Người c̣n dă-man khi gặp một biến cố vật-chất th́ biến đổi thành thần-thoại; Chơn-Nhơn kém tiến bộ cũng thế, nó biến đổi sự t́nh nào làm cho nó chú ư đó thành ra kịch bản; nhưng người nào đến tŕnh-độ có ư-thức liên tục, bị thu hút trọn vẹn vào công tác trên cơi cao, không c̣n dùng năng lực của ḿnh vào tṛ trẻ con nữa, và v́ thế không c̣n thấy chiêm bao nữa.

 

KHẢ NĂNG TIÊN-TRI

 

        Do sự trắc-định thời-gian một cách siêu-thường mà Chơn-Nhơn có thêm một kết quả khác là biết được việc hiện-tại, việc quá khứ và một phần việc tương-lai nữa. Nếu Chơn-Nhơn biết cách đọc, sẽ thấy các việc trước mắt như xem trong quyển sách đă lật ra rồi. Chơn-Nhơn cũng có thể thấy trước các biến cố sẽ xảy ra có lợi ích hay quan trọng cho xác thịt, nên cố gắng làm cho xác thịt biết trước. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ v́ ít khi đi đến kết-quả, nếu chúng ta biết được sự khó khăn phi thường mà Chơn-Nhơn gặp phải trong trường hợp c̣n là thường nhơn, và khi Chơn-Nhơn mới có ư-thức được một phần, nó gần như chưa có kiểm soát các thể mà nó sử dụng, v́ vậy nó không thế ngăn ngừa cho tin tức nó đưa đi khỏi bị biến dạng hoặc khỏi bị tiêu diệt bởi những dục-vọng quay cuồng dữ dội, bởi những triều lưu tư tưởng bất ngờ của óc dĩ-thái, hoặc bởi một sự khó chịu nào đó của xác thịt.

        Cũng có khi sự tiên-tri đầy đủ và hoàn hảo của một biến cố xác định in sâu vào óc của người nằm chiêm bao, nhưng thường thường th́ h́nh ảnh bị biến đổi và không c̣n hiểu ǵ được; nhiều khi chỉ là  một sự nhớ vô ư thức kéo dài măi, là một dự cảm mơ hồ có tai nạn đang chực chờ ḿnh ;  thường hơn hết th́ không có cái ǵ xâm nhập vào xác thể chúng ta. Người ta thường kết luận rằng: khi một loại tiên tri đă xảy ra đúng y th́ đó là một việc t́nh cờ giống nhau, bởi v́ nếu các biến cố có thể thấy trước được th́ nó phải được quyết định trước rồi, nhưng nó không thể đúng, đối với người có tự do ư chí.

       Trong khi đó, chắc chắn là con người có tự do ư chí và như tôi đă lưu ư ở trước sự tiên-tri về tương lai chỉ thấy được một phần nào thôi .

       Khi nói về đời sống của người kém mở mang th́ sự tiên-tri nầy có thể được một tỷ lệ khá lớn, bởi v́ có thể nói là hạng người nầy chưa phát triển cái ư-chí chắc chắn cho nên rất thường họ là người bị cảnh ngộ sáng tạo định đoạt. Quả nhiên nghiệp báo đă định cho họ một số thân hữu, một địa vị trong xă hội, giữa những biến cố và cảnh ngộ của họ là một yếu tố quan trọng trong lịch sử của họ, nên tương lai của họ có thể tiên-tri được chắc chắn như tính số học.

       Khi chúng ta quan sát một phần lớn các biến cố nào mà không hề bị ảnh hưởng bởi động tác nhơn loại cùng không có bị sự liên quan phức tạp và tăng trưởng của các nhân và quả th́ chẳng có ǵ lạ; tại cơi nào mà người ta thấy được kết quả của tất cả nguyên nhân th́ người ta có thể tiên-tri được rất nhiều việc một cách đúng đắn, cho đến các chi tiết nữa.

       Đă có cả ngàn lần được chứng minh, chẳng những do các chiêm bao tiên-tri, mà c̣n do thấu thị giác (seconde vue ) của dân Highlanders ở Ecosse ( Tô- cách-Lan ) và người có thần nhăn nữa; và lư luận của chiêm tinh thuật cũng dựa trên sự tiên-tri những két quả sinh ra bởi các nguyên nhân đă có sẳn.

       Nhưng khi nói về một người đă tấn-hoá, một người đă lịch lăm đạo đức và có ư chí th́ sự tiên-tri có thể sai v́ người nầy chẳng c̣n bị cảnh ngộ định đoạt; ít ra cũng trong một phần lớn, y là chủ của chúng nó. Đành rằng những biến cố chánh trong đớ sống của y đă sắp đặt trước và đă tuyên bố bởi nghiệp quả cũ; nhưng cách thức mà y phải chịu đựng, phương pháp đưa y đến vinh quang, đều do y quyết định, chính là sự sáng tạo riêng của y và không thể nào thấy trước được, ngoại trừ điều đại khái. Những hành động của y sẽ trở thành những cái nhân (causes); và như thế những loạt kết quả sẽ tạo thành trong đời sống của y không hề định trước trong việc xếp đặt nguyên sơ và v́ vậy không thể tiên-tri thật đúng đắn được .

       Một thí nghiệm đơn giản về cách cấu tạo để chúng ta so sánh. Một sức mạnh tung ra để lăn một trái banh. Chúng ta không có cách nào huỷ mất cái sức mạnh đó, hoặc làm giảm nó được khi trái banh đă lăn rồi, nhưng chúng ta có thể chống trả lại được hoặc biến-đổi bằng một sức mạnh khác từ hướng  đối nghịch. Một sức mạnh tương đương từ hướng đối nghịch tung vào trái banh sẽ làm nó ngưng hẳn lại; sức mạnh kém hơn sẽ làm nó lăn chậm lại; bất luận một sức mạnh nào từ một hướng khác chạm vào trái banh cũng làm biến đổi tốc lực và chuyển hướng trái banh.

        Trong công việc định mạng cũng vậy. Đành rằng đến một lúc nào đó, một số nguyên nhân phải phát động nếu không ngăn cản nó, tự nhiên nó sẽ tạo ra một số kết quả không thể tránh được, và dường như đă hiện diện tại những cơi cao hơn, như thế có thể miêu tả đúng được. Nhưng cũng có thể đúng là một người có ư-chí mạnh mẽ, phóng ra những sức mạnh mới, biến đổi rất nhiều các quả báo nầy và các sự biến đổi nầy không có sự tiên tri thông thường nào thấy được, cho đến khi các lực mới nầy bắt đầu phát động.

 

MẪU CHUYỆN ỨNG DỤNG

 

        Tác giả biết được hai vụ rắc rối vừa xảy ra có thể dùng để miêu tả đầy đủ về khả năng tiên tri và sự biến đổi do một ư-chí cương-quyết. Một ông kia thường dùng bàn tay trong việc ‘chấp bút tự-động’, một ngày kia, cũng theo phương pháp nầy ông nhận được tin báo cáo là có một người quen đến. Người nầy cho ông biết mối tức giận và sự bất măn khi y đứng trongpḥng trống lổng vào ngày y đă định trước cho buổi diễn giảng. Y thêm rằng y đă phải bỏ cuộc nói chuyện như y đă định trước.

        Vài ngày sau, ông nầy gặp người quen đă nói ở trên và tỏ lời chia buồn về mối thất-vọng. Người nầy lấy làm ngạc nhiên và trả lời là y chưa tổ-chức cuộc nói chuyện đó v́ đă dự định vào tuần tới và y hy-vọng sự báo tin nầy không đúng như lời tiên-tri, chưa chắc là việc gọi là báo tin nầy đúng là một việc tiên-tri, mặc dầu đến giờ đă định, không có ai vào pḥng để dự thính. Buổi diễn giảng không thành, và diễn giả phiền chán và buồn rầu quá đổi đúng như bản văn được chấp bút cáo tri. Người ta không thấy được loại tinh linh nào đă cảm ứng viết ra,nhưng chắc là họ ở tại cơi nào đă hiện ra điều tiên tri nầy; có thể chính họ đă làm cái việc mà họ muốn Chơn-Nhơn của diễn giả đă muốn làm giảm bớt sự chán nản cho Phàm-nhơn nên sắp đặt trước như vậy.

       Người ta sẽ nói: nếu đúng vậy sao không nói ngay với Phàm-nhơn? –Có thể là không đủ năng lực và mặt khác, có lẽ sự nhạy cảm của bạn va phải chăng là con kinh phù hạp để nhận sự khuyến cáo. Những người nghiên cứu các vấn đề nầy đều biết rơ rằng có nhiều thí dụ mà sự phát biểu bị lúng túng th́ chỉ có  phương tiện đă nói trên có thể áp dụng được mà thôi . Cũng ông nầy nhận được tin bằng cách đó vào một dịp khác , một bức thư của một người bạn gái, thuật lại một sự t́nh cờ dai dẳng và buồn thảm mới xảy ra. Bàgiải bày rằng bà rất bối rối và tất cả sự khó khăn đều là do một cuộc đàm thoại  với bạn bè mà sanh ra, bà thuật tỉ mỉ: một người đă khuyến dụ bà nên làm theo một lối hành động riêng biệt, mà nghịch ư bà. Bà giải bày tiếp. Trong ṿng một năm sau, một loạt biến cố đă xảy ra, trực tiếp qui tội về bà v́ bà thi hành theo đường lối đă thảo luận kết cuộc là một tội ác ghê gớm, luôn luôn làm ảm đạm đời sống của bà.

       Cũng giống như kỳ trước khi ông nầy gặp bà bạn đă gởi thư cho ông bằng cách chấp bút ông thuật lại câu chuyện th́ bà nầy không biết chút nào về việc đó, và dầu quá cảm động về các chi tiết , họ đồng ư kết luận là tạm thời coi như không có chuyện ǵ đáng gọi là quan trọng.

       Một thời gian sau, bà nầy gặp vô số sự bất ngờ, câu chuyện đàm thoại tiên-tri trong bức thơ xảy ra đúng y, người ta cố nài biểu bà nhận lời quyết định đưa đến kết quả tàn khốc đă ghi trong bức thư  chấp bút. Nếu bà không nhớ lời tiên-tri trong thơ, chắc chắn là bà phải nhượng bộ theo sự xét đoán riêng của bà. Nhưng trong trí c̣n nhớ chuyện nầy nên bà chống cự mạnh dạn , mặc dầu bà thấy thái độ của bà làm cho bạn khó chịu và ngạc nhiên. Những công việc kế tiếp có ghi trong thơ không xảy ra; thời gian tai họa tiên tri đến và qua tự nhiên không xảy ra sự rắc rối bất thường nào.

        Có thể người ta sẽ nói là trong các trường hợp đều sẽ như thế; có lẽ là vậy. Nhưng trong khi chú ư phần đầu của lời tiên-tri kỳ sau và toàn thể lời tiên tri kỳ trước đă xảy ra đúng y, người ta không thể không biết rằng : cẩn thận đề pḥng điều đă ghi trong thơ th́ có thể tránh tội ác kéo dài ra măi. Nếu đúng vậy th́ đó là một gương mẫu tuyệt-diệu để chỉ phương thế sửa đổi việc tương lai bằng một hành động của ư-chí cương quyết và sáng suốt.

 

TƯ TƯỞNG TƯỢNG TRƯNG

 

        Một điểm khác đáng được chú ư, thích-hợp với địa vị của Chơn-Nhơn lúc ra khỏi xác thịt trong khi ngủ, ấy là suy nghĩ bằng biểu-tượng, nghĩa là: một ư tưởng ở cơi Trần phải dùng nhiều tiếng để diễn-tả mà Chơn-Nhơn chỉ dùng một h́nh ảnh để tượng-trưng.

        Vậy, khi một tư-tưởng loại nầy in vào óc và chuyển như thế đến kư-ức của ư-thức trong lúc thức, tự-nhiên nó cần phải phiên dịch lại. Thường thường óc làm tṛn nhiệm vụ nầy, nhưng cũng thường khi người ta nhớ cái biểu-tượng mà không mang về cái ch́a khóa nên kư-ức có biểu tượng không phiên dịch và mất tích trong sự lộn xộn bực tức.

        Tuy vậy rất nhiều người có thói quen nhớ những biểu-tượng không có sự phiên dịch nào; họ t́m cho nó một ư nghĩa. Như thế, mỗi người dường như có một hệ thống biểu-tượng riêng.

        Bà Crowe, trong quyển ‘Night Side of Nature’ (trang 54) thuật rằng:” có một bà luôn luôn chiêm bao thấy một con cá to khi bà sắp có chuyện buồn phiền. Một ngày kia, bà chiêm bao thấy con cá to nầy cắn hai ngón tay đứa con trai nhỏ của bà. Ít lâu sau, con bà bị bạn học gây thương tích bằng cái ŕu nhỏ đúng ngay hai ngón tay đó. Bà thêm rằng: Tôi cũng nghe nói nhiều người có kinh-nghiệm biết quan-sát vài điềm chiêm bao đặc biệt như là những triệu bất tường sẽ đến. Tuy nhiên có vài điểm mà các người có chiêm bao đều đồng ư thí dụ như chiêm bao thấy nước có nghĩa là gần kề sự nguy hiểm và chiêm bao thấy hột ngọc là dấu hiệu có khóc than (đổ lệ).

 

NHỮNG YẾU TỐ SANH RA MỘNG

 

        Việc quan sát về địa vị của con người trong giấc ngủ cho chúng ta thấy những phần tử quan-hệ sanh ra chiêm bao là:

       

        1/- CHƠN NHƠN , có thể ở trong bất kỳ t́nh-trạng ư-thức nào, từ tŕnh-độ chưa biết điều khiển các năng lực cho đến khi có được đầy đủ vài quyền lực thật cao siêu, hơn cả lúc đang thức.

        2/- THỂ VÍA , rung động luôn luôn do ảnh-hưởng của cảm xúc và dục-vọng.

        3/- ÓC DĨ-THÁI , với loạt h́nh ảnh không liên-hệ nhau, tiếp nối nhau đi ngang qua không dứt.

        4/- ÓC XÁC THỊT , với cái bán ư-thức ngây thơ và cái thói quen phô diễn tất cả cái ǵ bày ra dưới h́nh dáng tranh ảnh.

        Khi chúng ta ngủ, Chơn-Nhơn càng lúc càng lùi sâu về cơi riêng của nó và thế là nó để các thể tự do hành động theo sự kích thích riêng mà thường thường chúng nó không có vậy. Nếu chúng tôi thêm rằng mỗi phần tử lúc nầy rất nhạy cảm với các ấn-tượng bên ngoài hơn b́nh thường th́ ta sẽ không c̣n ngạc nhiên khi các chuyện sực nhớ lại tạo thành một thứ tổng hợp đủ các loại hoạt-động trong khi ngủ, và thường thường hơi lộn xộn. Khi thiết-định các nguyên-lư rồi bây giờ chúng ta xem xét coi người ta phải quan-sát các loại chiêm bao cách nào.

CHƯƠNG NĂM

NHỮNG GIẤC MỘNG

 

1-   Mộng đúng sự thật .

        Nói đúng ra th́ việc nầy không thể kể là mộng, mà nên coi như một trường hợp chính Chơn-Nhơn thấy được chuyện đó ở trên một cơi cao hoặc một nhơn-vật tiến-hóa cao cho nó hiểu một biến cố mà nó cần phải biết, hay là chỉ cho nó thấy một cảnh vinh-quang và cao quí để khuyến-khích và tăng thêm năng lực cho nó. Hạnh phúc thay, người nào được một nhăn quang khá rơ ràng để thấu triệt tất cả các chướng ngại và ghi đúng đắn trong kư-ức.

 

2-   Mộng tiên tri .

        Chúng ta cũng phải qui về cho hành-vi của Chơn-Nhơn mà thôi; hoặc nó có thể tự biết trước hoặc người ta dạy cho nó biết trước một sự t́nh để tập luyện Phàm-nhơn của nó. Sự chiêm bao nầy có thể được tŕnh bày khá rơ ràng và đúng đắn, đủ cỡ bực, tùy theo tài năng của Chơn-Nhơn đă thông hiểu công việc và kế đó in sâu vào óc khi thức giấc.

        Biến cố được báo cáo có khi rất trọng đại như sự chết hoặc tai biến, và trong trường hợp nầy lư-do mà Chơn-Nhơn t́m cách in sâu vào óc của người ngủ th́ thật rơ ràng minh bạch, nhưng trong những dịp khác, sự báo trước không có một chút ǵ quan-trọng th́ khó mà hiểu tại sao Chơn-Nhơn cũng chăm lo. Luôn luôn có lẽ là trong các trường hợp như thế, tự nhiên chỉ có một phần nhỏ nhít được ghi vào kư-ức, c̣n phần lớn không đi đến óc xác thịt.

        Sự tiên tri thường thường xảy ra với mục đích là khuyến cáo và các thí dụ được xem xét th́ rất nhiều, đều là để pḥng ngừa cho người nằm mộng tránh khỏi chết hoặc tai nạn nguy-hiểm. Tuy vậy, rất nhiều khi các lời khuyến cáo nầy không được nghe theo hoặc không hiểu, chừng công việc xảy ra rồi người ta mới biết được. C̣n có trường hợp khác nữa, sự khuyến cáo đă đưa đến, tuy nhiên người nằm mộng không hề kiểm soát lại nên việc cứ xảy ra đúng y như t́nh trạng đă tiên-tri.

        Những giai thoại về chiêm bao linh ứng rất thông thường nên độc giả rất dễ gặp trong hầu hết các sách nói về đề tài nầy. Tôi chỉ kể vài chuyện mới đây do M.W.T.Stead thuật trong tập Real Ghost Stories trang 77.

        Người hùng trong câu chuyện là thợ rèn trong nhà máy xay chạy bằng thủy xa. Y biết rằng bánh xe nầy cần phải sửa chữa, và một đêm kia, y mơ thấy chủ xưởng cầm y ở lại để sửa khi hết ngày, rồi y trợt chân và bị kẹt giữa hai bánh xe, bị thương và rồi bị cắt chân. Sáng hôm sau, y thuật lại cho vợ nghe, và tính trước chiều đó sẽ về luôn, dầu người ta biểu ở lại để sửa máy. Trong ngày, ông chủ tuyên bố máy thủy xa cần phải sửa ngay chiều đó sau khi các thầy thợ ra về. Người thợ rèn định sẽ ra về trước giờ chỉ định. Y bèn lẻn ra đi và ẩn trong khu rừng kế cận để trốn. Đi đến chỗ để cây ván của nhà máy, y bắt gặp một gả gian-phi trộm mấy tấm ván. Kẻ nầy thấy y liền chạy trốn, y bèn rượt theo cốt ư để lấy đồ bị trộm lại và hăng hái đuổi theo đến nỗi quên ư định của y và trước khi nhớ lại th́ y đă về đến nhà máy, đúng lúc thầy thợ ra về. Y không làm sao tránh cho khỏi người ta gặp và y là thợ rèn chánh, y phải bắt tay vào việc sửa máy, và đinh ninh cố chú ư kỹ-lưỡng hơn ngày thường. Tuy nhiên, mặc dầu vậy y cũng bị trợt chân và bị kẹt vào hai bánh xe như điềm chiêm bao đă thấy. Y bị thương rất nặng, người ta chở y vào bệnh viện Bradford, và chân bị cắt phía trên đầu gối, như thế điềm chiêm bao linh ứng thật trọn vẹn.

 

3-   Mộng tượng-trưng.

        Thứ chiêm bao nầy cũng là công-tác riêng của Chơn-Nhơn, và có thể xác nhận là một loại mộng tiên-tri, bởi v́ thứ chiêm bao nầy cuối cùng chỉ là một thứ phiên dịch không trọn vẹn do Chơn-Nhơn chuyển đạt đến óc xác thịt một báo cáo về tương lai. Một thí dụ hay về loại chiêm bao nầy do Sir Noel Platon viết trong bức thơ gởi về cho bà Crowe và được bà cho in vào quyển The Night of Nature trang 54. Đây là lời của nhà nghệ-thuật đă viết:

        “Điềm chiêm bao nầy của mẹ tôi, như vầy: Mẹ tôi ở trong một căn nhà dài, tối mờ và không có bàn ghế, một bên là cha tôi, và bên kia là chị tôi, kế đó là tôi và tất cả gia quyến đều sắp hàng theo thứ tự tuổi tác. . . Tất cả chúng tôi đều im lặng và không động đậy. Kế đó một cái ǵ kỳ quái không tưởng tượng nổi xông vào, cái bóng của nó xẹt vào trước, có bao trùm một không khí ghê rợn  đủ tất cả điều vụn vặt như điềm chiêm bao trước. Nó vào, len lén đi xuống ba bậc thang dẫn đến cửa pḥng, kinh-khủng, và mẹ tôi cảm tưởng là tử thần đi vào. Con ma vác trên vai một cái ŕu nặng và đă đến, mẹ tôi nghĩ là nó đến để sát hại tất cả con bà trong một lần. Khi nó vừa vào th́ em gái tôi, Alexes bước ra khỏi hàng muốn đứng giữa mẹ tôi và con ma. Con ma giơ ŕu lên bổ vào chị Cathérine của tôi, mà mẹ tôi, đang khủng khiếp, cũng không ngăn chận được, mặc dầu bà đă thủ sẵn một cái ghế đẩu ba chơn với ư định chống lại. Bà cảm nghĩ là không thế nào liệng ghế vào con ma mà không làm hại Alexes v́ Alexes đứng ở ngoài hàng, giữa bà với con ma. Lưỡi ŕu hạ xuống và chị Cathérine ngă gục. Con ma nghiêm-khốc (?) lại giơ ŕu lên và nhắm ngay đầu đứa em trai của tôi đứng kế tiếp đó, nhưng Alexes đă biến mất nơi nào phía sau con ma, mẹ tôi la lên một tiếng, đập ghế vào đầu con ma. Nó biến mất và mẹ tôi thức dậy.

        Ba tháng sau, tất cả chị em chúng tôi đều phát bệnh tinh-hồng-nhiệt. Chị Cathérine của  tôi bị hy-sinh chết mau quá, nên mẹ tôi suy nghĩ tuyệt vọng, mối lo âu rất lớn v́ bệnh em Alexes dường như là sự nguy hiểm cấp bách . Một phần giấc mộng đă thành sự thật. Bệnh của tôi cũng nặng lắm, gần chết. Thầy thuốc đă bỏ lơ tôi rồi, nhưng mẹ tôi cứ săn sóc và tin chắc là tôi sẽ hết bệnh. C̣n em trai tôi th́ dường như  bệnh nhẹ không nguy hiểm, nhưng mẹ tôi đă thấy lưỡi ŕu giơ ngay đầu em, nên mẹ tôi rất lo ngại, v́ không nhớ được lưỡi ŕu có giáng xuống đầu của em chăng, khi con ma biến mất. Em tôi b́nh phục, nhưng ít lâu sau bị trúng lại , và người ta phải lắm khổ cực để cứu sống nó. Phần Alexes th́ không giống vậy. Trải qua 22 tháng gầy ṃn th́ em chết, khi nắm lấy tay tôi.

        Thế là giấc mộng của mẹ tôi đúng với việc xảy ra. Thật là kỳ lạ trong trường hợp nầy khi thấy các chi-tiết của biểu-tượng xảy ra đúng y cho đến sự hy-sinh giả tưởng của chị Cathérine cho t́nh thương em gái Alexes và các t́nh cảnh khác nhau trong cái chết của hai người.

 

4-   Mộng rơ ràng và có mạch lạc .

        Thứ chiêm bao nầy có khi là một kư-ức có ít nhiều đúng theo thí-nghiệm của Chơn-Nhơn ở tại cơi Trung-giới trong khi nó đi ra khỏi xác thịt đang ngủ. Thường thường là một bản kịch của Chơn-Nhơn tạo ra, có khi do một ấn-tượng sanh ra bởi xác thịt, như một âm thanh hoặc một sự tiếp xúc, có khi do một ư-tưởng nào đó xâm nhập khi đi ngang qua.

        Có nhiều câu chuyện thuộc về hai điểm sau đă được nêu ra , mà chúng tôi c̣n có thể kể thêm một chuyện của ông Andrew Lang ghi trong quyển Dreams and Ghosts trang 35 và do ông y sĩ người Pháp có danh tiếng , Bác sĩ Brierre de Boismont kể lại , là những người ông có giao thiệp mật thiết.

        “Miss C. một thiếu phụ lương tri chất phác , trước khi có chồng , sống với chú là Bác sĩ D.y-sĩ được nhiều người biết , và là nhân viên của Văn-học hội. Thời gian này , mẹ cô đau nặng nên ở đồng quê.

        “Đêm kia, cô chiêm bao thấy mẹ , vẻ mặt xanh xao và hốc hác , dường như sắp chết, đặc biệt phàn nàn là sự vắng mặt của hai con bà , con trai là mục sư ở Tây Ban Nha và con gái , chính là cô Paris.

        “Kế đó cô nghe gọi tên thánh của cô ‘Charlotte’ , và cô thấy những người chung quanh mẹ cô đi qua pḥng kế bên bồng vô đứa cháu gái của cô và là đứa con đỡ đầu cũng tên Charlotte. Nhưng người bệnh ra dấu cho biết không phải bà cần đứa này mà là đứa ở Paris; rồi biểu lộ sự thất vọng tột bực đổi sắc mặt và bà ngă xuống trút hơi thở cuối cùng .

        “Bữa sau, cô Miss C. buồn thảm khiến ông chú để ư vàhỏi lư do; cô thuật lại điềm chiêm bao và hai người kết luận chắc là mẹ cô chết  . Vài tháng sau, bác sĩ D vắng nhà , cô gái nhân dịp đó mới sắp xếp giấy tờ của ông chú lại cho có thứ tự v́ ông không bằng ḷng để người ta rớ tới nó khi ông ở nhà ; và bất ngờ cô gặp bức thư kể chuyện cái chết của mẹ cô , tất cả chi tiết  đều giống y như giấc chiêm bao ; và ông Bác sĩ đă giấu thơ để cô đỡ đau khổ”.

        Đành rằng trong hai trường hợp này , người ngủ bị thu hút bởi những tư tưởng thân ái và phiền muộn, trong lúc ngủ, họ được đưa thật sự đến gần những người chú ư đến họ quá đổi và chỉ cho họ xem các sự t́nh của công việc lần lượt xảy ra .

       

        5/- Mộng thường thấy .

          Loại chiêm bao này người ta rất thường thấy và có thể bởi những lư do khác nhau , như chúng tôi đă tŕnh bày . Thứ mộng này có thể chỉ là một kư-ức ít nhiều rơ ràng của một loạt h́nh ảnh rời rạc và không thể biến đổi tạo thành bởi hành vi tự động và không suy xét của óc xác thịt;  cũng có thể là do một sự tái phát sinh của một ḍng tư tưởng bất ngờ đă xâm nhập vào óc dĩ thái ; nếu những h́nh ảnh nhục dục nào xen vào , đó là chúng nó do lượng sóng đục vọng vật chất xao xuyến không ngừng đưa đến ,chắc chắn nó bị khích lệ bởi một ảnh hưởng  ô uế nào của cơi Trung giới . Cũng có lẽ là một sự cố gắng vô hiệu muốn tạo thành kịch bản của Chơn-Nhơn kém mở mang, hoặc là (và điều này rất thường ) một sự hổn hợp rắc rối của vài ảnh hưởng, hay là do tất cả ảnh-hưởng đến một lượt . Tại làm sao mà sanh ra được một sự hỗn hợp như thế , sẽ được sáng tỏ thêm nhờ sự thuyết minh vắn tắt của vài cuộc thí nghiệm về trạng-thái chiêm bao do mấy vị có thần nhăn làm thử tại trụ sở Thông-Thiên-Học  Luân-Đôn.

 

CHƯƠNG SÁU

THÍ NGHIỆM VỀ

TRẠNG-THÁI GIẤC MỘNG

          

       Mục đích đặc biệt của chúng tôi dự định trong sự sưu tầm mà chúng tôi sắp tŕnh bày một phần nơi đây là để biết coi có thể nào cảm kích đủ sức cho Chơn-Nhơn của một người đang ngủ để họ nhớ lại được khi thức giấc chăng? Và người ta cũng muốn t́m biết có phải là chẳng thể nào hiểu được những chướng ngại ngăn cản sự nhớ lại ? Thí nghiệm thứ nhất thử một người dốt, có một sự giáo dục rất non nớt, bề ngoài thô bỉ-–một người thuộc hạng mục đồng Úc-Châu—thể vía thấy phất phơ trên xác thịt chỉ là một lùm sa-mù không đều đặn.

       Người ta t́m thấy ư thức của xác thịt y th́ nặng nề và tối tăm, nhiều chất thô sơ hơn là chất dĩ-thái. Phần thứ nhứt ứng đáp một phần nào về sự kích thích bề ngoài, thí du, nhỏ vài giọt nước vào mặt sẽ đưa vào óc xác thịt h́nh dáng một trận mưa rào to lớn, mặc dầu chậm chạp, c̣n óc dĩ-thái cũng như lệ thường, là con kinh thụ động của một luồng tư tưởng không dứt, không liên hệ nhau, nó thâu nhận những sự rung động mà ít khi nó đáp ứng hoặc khi ngẩu nhiên nó đáp ứng th́ là một sự vô t́nh và không chút nào chính xác. Chơn-Nhơn th́ kém mở mang, phất phơ trên xác thịt và trong một trạng thái gần như vô ư thức; nhưng thể Vía mặc dầu không ra h́nh dáng ǵ và không rơ ràng nhưng tỏ ra khá hoạt bát.

       Cũng nhận thấy rằng có khi người ta hành động quá dễ dàng với cái Vía phất phơ bởi một tư tưởng có ư thức của kẻ khác. Trong cuộc thí nghiệm nầy người ta thử đưa cái Vía tách ra xa xác thịt, nhưng kết quả không tốt đẹp v́ khi cái Vía rời xa hơn vài thước th́ một sự khó chịu quá lớn xảy ra cho cả hai thể. Phải ngưng thí nghiệm liền v́ sợ đưa Vía ra xa nữa y sẽ giựt ḿnh thức dậy và bị đặt vào một trạng thái thống khổ kinh khủng. Nhà thí nghiệm tưởng tượng một quang cảnh, một cảnh tượng có tính cách hùng tráng, tại một đỉnh núi miền nhiệt đới và h́nh ảnh sống động của tư tưởng chiếu thẳng vào ư thức đang ngủ của Chơn-Nhơn; Chơn-Nhơn liền đồng hoá và xem xét cảnh tượng; nhưng hờ hững và vô t́nh. Sau khi để nó xem cảnh trí nầy một lát rồi cho người đó thức giấc với mục đích là để biết coi y có nhớ công việc đó là giấc mơ chăng. Nhưng trí của y hoàn toàn trống lổng không biết chuyện đó; và chỉ có vài cảm động mơ hồ về vật chất , kư ức không nhớ chút nào sự cảm kích trong lúc ngủ.

       Người ta thiết tưởng là có một luồng tư tưởng từ ngoài đến, cứ liên tiếp đi ngang qua óc dĩ-thái, có thể gây trở ngại trong khi làm nó xao lăng đủ sức để ngăn cản không cho nó tiếp xúc với  ảnh hưởng của các nguyên lư cao siêu. Người đó ngủ lại, người ta tạo bức rào từ-điện bao chung quanh y để ngăn cản ngọn sóng tư tưởng và thí nghiệm một lần nữa.

       Thiếu vật thực thường lệ như thế , óc dĩ-thái bắt đầu chậm chạp và bơ thờ, nhớ lại những cảnh tượng trong đời sống đă qua ;  mà một khi thức dậy th́ kết quả cũng vẫn như thế; kư ức không ghi lại chút nào cảnh trí đă thấy mặc dầu y có một quan niệm mơ hồ là đă mộng thấy một biến cố ǵ đă qua. Như vậy kỳ nầy tạm bỏ qua như không có chút kết quả nào, bởi v́ Chơn-Nhơn quá kém mở mang và nguồn gốc nghiệp quả quá mạnh nên không tạo kết quả.

       Sau lại một kỳ thí nghiệm, cũng với người nầy không hoàn toàn thất bại; quang cảnh đưa cho y xem là một đoạn chiến tranh rất thương tâm, chọn như vậy chắc phải làm thức tỉnh dễ dàng loại trí óc nầy hơn là phong cảnh, quả nhiên, Chơn-Nhơn chưa mở mang chấp nhận cảnh tượng nầy thích thú hơn cảnh trước, tuy vậy, khi thức dậy th́ kư ức cũng biến mất, y chỉ c̣n một ư tưởng lờ mờ là bị đánh ngă mà không biết ở đâu, và tại làm sao, c̣n bao nhiêu việc khác đều quên hết.

       Một người thứ nh́ được lựa để thí nghiệm là hạng tiến bộ hơn, một người có phẩm hạnh tốt, có giáo dục hoàn toàn ,có trí thức, có tư tưởng rộng và từ thiện, có chí cao thượng. Trong trường hợp nầy, xác thịt ứng đáp lẹ làng với giọt nước nhỏ trên mặt là một cảnh tượng giông bảo kinh hồn xảy ra, rồi tới phiên óc dĩ-thái sanh ra một nhóm tư tưởng cho cả một loạt quan cảnh rất linh hoạt. Khi cuộc xáo trộn vừa dứt, th́ luồng tư tưởng thường lệ bắt đầu lưu thông, nhưng người ta quan sát được là một phần lớn tư tưởng nầy đánh thức một tiếng vang trong óc dĩ thái, và cũng như sự rung động tương ứng cũng mạnh thêm lên và mỗi trường hợp, một nhóm tư tưởng khởi hoạt động; cũng có khi nó ngăn cản không cho tư tưởng từ ngoài xâm nhập một thời gian khá lâu.

       Thể Vía của người nầy th́ rơ ràng với h́nh trứng c̣n cái Phách ở trong th́ giống hệt xác thịt và trong khi cái Vía kém linh hoạt th́ Chơn-Nhơn có một ư thức cao lên. Trong trường hợp nầy th́ cái Vía có thể rời khỏi xác thịt một khoảng xa nhiều dặm mà không gây ra một cảm giác lo âu hay khó khăn ǵ cho cả hai.

       Khi phong cảnh miền nhiệt đới được phô bày trước mặt Chơn-Nhơn, nó liền biết thưởng thức tự nhiên, ngắm nghía và hoan-hỷ định giá trị sự đẹp đẽ. Sau khi để nó ngắm xem một lát rồi mới cho thức dậy, nhưng kết quả cũng không được khích lệ . Y biết là đă trăi qua một giấc mộng đẹp đẽ nhưng không nhớ một chi tiết nào; vài chuyện răi rác c̣n lại trong trí chính là những cái vẩn vơ của cái óc. Người ta cũng làm một cái hàng rào từ điện bao quanh ḿnh y, như thí nghiệm người trước và trong trường hợp nầy, óc dĩ-thái cũng bắt đầu nhớ lại những h́nh ảnh cũ của nó như người kia. Chơn-Nhơn nhận được bức tranh phong cảnh, hoan hỷ nhiều hơn lần trước, biết là cảnh ḿnh đă gặp rồi và ngắm nh́n hết điểm nầy đến điểm kia với sự hâm mộ tột cùng các vẽ đẹp hiện ra.

        Trong khi nó chăm chỉ thưởng-ngoạn th́ óc dĩ-thái chơi đùa, nhớ lại những cảnh tượng ưu-thế nhất trong đời sống học tṛ, vào một ngày mùa đông, khi tuyết rơi đầy mặt đất và với một nhóm bạn học chơi giởn trong sân trường liệng lộn nhau những cục tuyết .

        Chừng thức dậy th́ kết quả lại quá lạ lùng. Y đă ghi nhớ cái kư-ức hoạt-bát là đă ở trên đỉnh núi, thưởng thức một quang cảnh đẹp đẽ mà các chi tiết c̣n rơ ràng trong trí, nhưng thay v́ cây cối sum-xuê miền nhiệt-đới, y thấy đất đai chung quanh phủ đầy tuyết trắng. Dường như trong lúc y rất vui thích tận hưởng cái xinh đẹp toàn cảnh ở trước mặt, th́nh ĺnh y bị một biến thiên xen vào, rất thường xảy ra trong giấc chiêm bao là chơi liệng những cục tuyết trong sân trường xưa với các bạn, câu chuyện đă quên mất từ lâu. 

 

CHƯƠNG BẢY

KẾT-LUẬN

 

        Tất cả những thí-nghiệm nầy giải bày rành rẽ tại sao những chiêm bao trở thành rời rạc và mâu thuẩn. Nó cũng giải-thích tại sao có những người khi Chơn-Nhơn kém mở mang và dục-vọng quá mạnh không hề thấy chiêm bao, và tại sao nhiều kẻ khác, ngoại-trừ những hoàn-cảnh thuận tiện, th́ khi thức dậy chỉ nhớ lộn xộn những ǵ đă xảy ra trong đêm . Theo các cuộc thí nghiệm nầy, chúng ta cũng thấy rằng nếu chúng ta muốn thâu góp được trong ư-thức khi thức dậy, cái lợi ích của Chơn-Nhơn đă học được trong lúc ngủ th́ chúng ta cần phải tập kiểm-soát các tư-tưởng, chế ngự các dục vọng thấp hèn và điều hoà Hạ-Trí với các việc cao thượng.

        Lúc thức, người nào vui ḷng chịu khó định-trí và theo dơi tư-tưởng của ḿnh sẽ sớm hiểu rằng: muốn được sự lợi ích nầy, không phải chỉ một ngày, một tháng mà thành công. Y phải cầm giữ Hạ-Trí trong tay, phải tỏ ra là chủ của nó cũng như chủ các sự ham muốn thấp hèn; y phải làm việc siêng năng để kiểm soát được hoàn toàn các tư-tưởng; làm sao để y biết chắc luôn luôn là y muốn tưởng nghĩ cái ǵ, và tại sao y phải suy tưởng như vậy, và khi tập luyện để chỉ ứng đáp theo khuyến dụ của Chơn-Nhơn, y sẽ thấy cái óc bất động khi Chơn-Nhơn không dùng nó, và nó sẽ từ chối không nhận những tư tưởng bất thường từ đại dương tư-tưởng xẹt đến và sẽ tự cấm ứng đáp lại các tư-tưởng nầy. Từ đó nó sẽ không c̣n ngỗ-nghịch đối với các ảnh hưởng đến từ các cơi cao hơn, là nơi mà sự thấy bên trong càng linh-hoạt và sự xét đoán càng đúng đắn hơn ở cơi Hạ-giới nầy.

        Một hành-động ma thuật sơ-đẳng (magie élémentaire) có thể trợ giúp được nhiều cho một vài người, giúp họ để rèn luyện óc dĩ-thái. Những h́nh ảnh mà tự nó nhớ lại, khi luồng sóng tư-tưởng ngoại lai không xen vô nữa,chắc chắn không đủ sức ngăn cản kư ức các thí-nghiệm của Chơn-Nhơn bằng ngọn sóng náo nhiệt của luồng tư-tưởng ngoại lai; cũng thế, loại trừ được luồng tư tưởng hổn tạp, vốn chứa đựng nhiều phần tử xấu hơn là tốt, là một yếu tố quan-trọng để đạt đến mục đích đă định. Và cái đó có thể tập được , không khó khăn lắm . Người nào sửa soạn ngủ mà suy nghĩ đến vùng hào quang bao quanh ḿnh, y chí quyết muốn mặt ngoài của vừng hào quang nầy trở thành một cái bao ngăn cản tất cả ảnh-hưởng ngoại lai và chất khí hào quang sẽ vâng lời tư-tưởng của y; một cái vỏ thực sự sẽ sanh ra để bao quanh y và luồng tư-tưởng bên ngoài tự nhiên bị chận đứng.

        Một điểm khác được sáng tỏ nhờ sự t́m ṭi ở trước là sự quan-hệ trọng đại của tư-tưởng chót ở trong trí, lúc ta sắp sửa ngủ, ấy là một việc mà phần đông không ai để ư tới, vậy mà nó có hiệu lực mạnh mẽ hiệu năng trên xác thịt cũng như trên Hạ-trí, cùng những hiệu lực về tinh-thần nữa.

        Chúng ta đă thấy một người ngủ th́ t́nh-trạng thụ-động đến bực nào và dễ bị ảnh hưởng tới bực nào; vậy th́ nếu y đang trong giấc ngủ mà tinh thần chăm chú vào những việc cao thượng và đạo đức, y sẽ thâu hút mạnh mẽ những tinh chất sanh ra bởi những tư-tưởng đồng loại; y sẽ nghỉ ngơi yên ổn, trí hóa mở rộng để đón các cảm giác cao thượng, và ngăn cản các việc thấp hèn bởi v́ y đang hành động trên đàng cao thượng. Nếu trái lại, y ngủ với những tư tưởng phàm tục và không trong sạch đang vơ vẩn trong óc, y sẽ thu hút những thực thể (entité) xấu xa và thô tục; chúng nó đến gần y và giấc ngủ y bị xáo trộn bởi những cảm xúc rừng rú của t́nh-dục và ham muốn, làm cho y không thấy được linh-ảnh, không nghe được thanh âm từ các cơi cao đến.

        Vậy người Thông-Thiên-Học tâm đắc đúng đắn sẽ làm một phận sự đặc biệt nâng cao tư-tưởng đến hết sức ḿnh trước khi để xácthịt ngủ. Vả lại, chúng ta đừng quên rằng cái ǵ hiện ra cho ta thấy chỉ là ngưỡng cửa của giấc mộng, có khi nó trở thành con đường đi vào các vùng chỉ có những linh-ảnh thật sự mà thôi.

        Nếu chúng ta bền chí hướng tâm hồn luôn luôn về cái thực tại cao siêu th́ các cảm giác nội tâm sẽ bắt đầu phát-triển lẹ làng; ánh sáng ẩn-tàng sẽ chiếu sáng lần lần thêm, cuối cùng, đến khi ư-thức được sung măn và liên tục, và lúc đó chúng ta sẽ không nằm mộng nữa. Chừng đó ngủ không c̣n cái nghĩa rơi vào chỗ quên lăng mà là đi một cách hớn hở, vui tươi, mạnh mẽ vào đời sống trọn vẹn hơn và cao quí hơn, là nơi không có mệt nhọc, là nơi tâm hồn học măi không ngừng mặc dầu luôn luôn bận rộn việc phụng-sự, bởi v́, đó là làm việc cho các Đại Sư-phụ Minh-Triết và công tác vinh-quang mà các Ngài giao phó là giúp đỡ các huynh-đệ tùy theo năng lực của ḿnh , dự vào công tác mà các Ngài đeo đuổi không ngừng , đó là giúp đỡ và d́u-dắc cuộc tiến-hóa nhơn-loại .

 

Dịch giả : TRI THIỆN

 


[1] Hoặc sách tặng: Nguồn gốc nhơn loại số 18

[[2]]  Cái Vía : corps astral.

[[3]] Cái Phách 

[[4]]  Khi Chơn-Nhơn đắc quả Chơn-Tiên th́ Nhân-thể tan ră v́ không c̣n cần dùng nó nữa.

[[5]] L’homme visible et invisible.  H́nh số V  vàVIII.

[[6]] Đây là Óc của cái Phách.

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS