Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI CHINH PHỤC ĐƯỢC L̉NG NGƯỜI

(TRUTH ALONE CONQUERS)

Tác giả RADHA BURNIER

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

Bài đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 10 năm 2015

In lại bài đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 4 năm 1988

Bài thuyết tŕnh được đọc tại Hội nghị Thường niên tại Adyar năm 1987

 

Chúng ta đang sống trong một thế giới đấu tranh và xáo trộn kịch liệt. Có lẽ thế giới chưa bao giờ thật sự ḥa b́nh. Chuyện về nhân loại đă là chuyện về chiến tranh, chinh phục, xung đột, chiếm quyền sở hữu của người khác, bắt người khác làm nô lệ, áp bức kẻ yếu đuối. v.v. . . Dĩ nhiên cũng có những khía cạnh khác như văn hóa, triết học và nghệ thuật, tuyệt nhiên người ta không thể lờ đi sự đấu tranh liên tục và nỗi khốn khổ không ngừng nơi xă hội loài người.

Nguyên nhân gốc rễ của t́nh h́nh này không thực sự mang tính chính trị, kinh tế hoặc cấu trúc; nó ở nơi cái trí thối nát của con người. Ta không luôn luôn ngộ ra được rằng sự thối nát hàm ư là ǵ. Đó không chỉ là vấn đề không trung thực hoặc chiếm đoạt cái đáng ra thuộc về người khác. Sự thối nát có nhiều dạng khác nhau. Tính phá hoại vốn ảnh hưởng tới tâm trí con người thuộc mọi thời đại và mọi dân tộc, là một khía cạnh của sự thối nát. Con người tha hồ tiêu diệt đồng loại của ḿnh và độc nhất là hung hăng đối với chính giống loài của ḿnh. Con người cũng nhanh chóng hủy hoại thực vật, động vật, sự trong sáng của bầu trời; vậy là chấm dứt vẻ đẹp của Thiên nhiên cùng với tính kỳ diệu và biến thiên trên trái đất.

Mọi dạng tự tư tự lợi là một triệu chứng thối nát của tâm trí. Tại sao con người làm như vậy? Tại sao y tạo ra sự xung đột hơn là mang lại sự hợp tác? Tại sao khi lại sẵn sàng phá hoại và rất ngần ngại xây dựng? Có lẽ v́ y có quá ít kiến thức về bản chất của vũ trụ mà y là một bộ phận cố hữu. Điều này cũng giống như bảo rằng y không tin vào quyền năng của sự thật, bởi v́ sự thật là bản chất của các sự vật như chúng là vũ trụ như nó là, mọi sự việc có bản chất cốt lơi và bản thân ta đúng thực chất của ḿnh.

Đây là sự thật nhưng ta không biết bản chất cốt tủy của chính ḿnh hoặc bất kỳ điều nào khác. V́ thế cho nên, ta xa ĺa sự thật, ta không tin vào nó hoặc tin cậy sự thật bằng cách nào đấy tạo ra điều thiện. Ta e sợ phải chân thực với chính ḿnh, v́ ta nghĩ rằng ḿnh không thể đạt được sự thành công về vật chất theo lối đó. Ta nghi ngờ liệu ḿnh có thể làm cho bản chất tốt hơn nhờ ḷng tốt và v́ thiếu đức tin như vậy cho nên ta phải đau khổ.

 Xă hội loài người không thể tồn tại mà không có một số lượng trật tự nào đó trong đấy. Nếu có sự hoàn toàn vô chính phủ và vô kỷ luật th́ ắt không thể sống với nhau thành cộng đồng hoặc quốc gia. V́ thế cho nên đâu đầu thiên hạ cũng ra sức điều tiết những mối quan hệ và tạo ra một trật tự nào đấy nhờ vào những phương tiện nổi tiếng như pháp chế, cảnh sát, quân đội, phương pháp thưởng phạt và đủ thứ răn đe. Cái loại trật tự này là loại thấp nhất mà người ta có thể xác lập trong một xă hội, bởi v́ đó là mức bùng nổ về mặt niên đại. Mọi nền văn minh sớm muộn ǵ cũng bị sụp đổ bởi v́ người ta mưu t́m sự trật tự được xác lập từ bên ngoài. Sự căng thẳng giữa thẩm quyền của việc xác lập và tự tư tự lợi của cá nhân các công dân. Cũng có thể có âm mưu tự tư tự lợi giữa một bộ phận nào đấy của nhân dân và giới cầm quyền.

Mặt khác, ta phải lưu ư thấy rằng hầu hết các tôn giáo đều quả quyết về quyền năng tối cao của sự thật. Nghe nói sự thật vượt lên trên vạn vật, vượt lên ư chí của con người, những ham muốn, ư tưởng và kế hoạch của y. Thánh Kinh Kitô giáo tuyên bố rằng ‘Sự thật là vĩ đại và mạnh vượt quá vạn vật’. Câu ấy rất giống câu trong Áo nghĩa thư, ‘Chỉ có sự thật mới chinh phục được ḷng người thôi’ (satyam eva jayate) mà Ấn Độ đă chọn dùng làm tiêu ngữ. Nhưng mặc dù tiêu ngữ ấy có được tôn trọng về nguyên tắc và mặc dù Áo nghĩa thư, Thánh kinh và các kinh điển được tôn trọng khác đều tuyên bố rằng sự thật vượt trên vạn vật, nhưng hầu hết mọi người lại ưa thích hơn lời khuyên của nhà văn trào phúng Mark Twain, ông bảo rằng: “Sự thật là điều quư giá nhất mà ta có được, cho nên ta hăy tiết kiệm nó!”

Đây là nguyên tắc mà hầu hết mọi người đều sinh hoạt dựa trên đó, họ không vỡ lẽ ra rằng sống giả dối là một chuyện cực kỳ phức tạp cho dù ở mức tập thể hay mức cá thể. Ta thường nêu rơ rằng, nếu ta nói dối th́ ta phải tiếp tục che giấu sự dối trá bằng nhiều lời nói dối hơn nữa. Lừa đảo là một con đường trơn trợt và thật khó đứng vững lên từ đó một khi người ta đă bắt đầu đường lối ấy. Sự giả dối sinh ra sự căng thẳng tâm thần, chính v́ vậy mà máy ḍ t́m lời nói dối ngày nay thường được dùng để trắc nghiệm. Xét theo biểu kiến, khi ai đó tha hồ nói dối th́ sự kích động và căng thẳng khiến cho lời nói dối trở nên hiển nhiên. Xung đột cũng tạo ra căng thẳng. Khi biết được điều này dường như việc chọn theo một lộ tŕnh lành mạnh hơn ắt có ư nghĩa hơn.

Ta hăy nghĩ tới một thế giới trong đó mọi người có thể được tin cậy, cuộc sống ắt đơn giản hơn nhiều đối với mọi người. Nhưng trong một thế giới mà hầu như chẳng ai đáng tin cậy th́ cần có những quy tŕnh phức tạp kiểm tra và điều tiết. Ở nhiều nước có vô số quy tắc bởi v́ nạn tham nhũng hoành hành. Càng có nhiều sự giả dối th́ cuộc đời ắt phải phức tạp hơn. Cuộc đời ắt đơn giản hơn nhiều khi thiên hạ bộc trực, hợp tác và yêu thương. Sự kiện đơn giản này mà ngay cả một đứa trẻ cũng có thể hiểu được chính là điều mà đại đa số loài người không muốn lĩnh hội.

Nếu bạn căi cọ ở nhà hoặc bất cứ nơi nào khác th́ hăy nghĩ tới mọi chuyện căng thẳng mà nó tạo ra, những tư tưởng và những phản ứng mà nó sinh ra, sự bội thực mà nó gây ra v.v. . . Trong lúc đó khi có mối quan hệ nào, khi ta cảm thấy yêu thương th́ chẳng có vấn đề ǵ. Tất cả chúng ta đều có thể sống thanh thản mà trong đầu không quay ṃng ṃng. Vi phạm sự thật là vi phạm bản thể chơn ngă của ta, chính v́ vậy mà có sự kích động và căng thẳng; khi có sự mâu thuẫn bên trong tâm hồn th́ nó sinh ra sự hỗn loạn bên ngoài. Một người mâu thuẫn với chính ḿnh, xung đột với bản thể, ắt tạo ra những vấn đề cho người khác. Y thuyết giải sai lạc, y là cá thể rất yêu sách và một cá thể cầu bất đắc phẩn chí, th́ luôn luôn là một cội nguồn bất ḥa. V́ thế cho nên nếu không có sự hài ḥa và sự toàn vẹn trong nội tâm th́ không thể có trật tự xă hội ở bên ngoài, hạnh phúc và phúc lợi cho nhân loại nói chung. Shakespeare có viết rằng:

 

Bạn phải trung thực với chính ḿnh.

Và điều này phải miên viễn suốt ngày đêm,

Th́ lúc bấy giờ bạn mới không thể giả dối với bất cứ ai khác.

 

Bây giờ ta có thể nh́n vào mặt bên kia của vấn đề. Nơi mọi người và vạn vật đều có một đốm lửa chân lư có lẽ ẩn bên dưới những lớp tư tưởng và xúc động, tự tư tự lợi. Cái đốm lửa vốn được linh động, sẵn sàng bùng ra thành ngọn lửa. Nếu ta dùng một cách nói bóng bẩy khác th́ đó là một xung lực thôi thúc ta giống như một hạt giống nhỏ xíu ắt tăng trưởng thành ra một cây đa hùng vĩ. Cái thần lực bị ẩn giấu này đôi khi đă được gọi là Ki tô tánh. Một số người bảo rằng Phật tánh vốn ở trong vạn vật; hoa, cây, nguyên tử, đều có chứa đựng nó. Nó mạnh mẽ, uy dũng đến nỗi không ai có thể mong ước làm cho nó biến đi hoặc chạy trốn khỏi nó cho dù người ta có thể phấn đấu gian nan đến đâu đi chăng nữa, bởi v́ nó chính là chiều sâu thẳm nơi chính bản thân ta. Ta liệu có thể chạy trốn đi đâu? Đây là đề tài của một bài thơ hay ho của Francis Thompson, đó là bài ‘Con chó săn trên Trời’:

 

Tôi chạy trốn Nó suốt đêm suốt ngày;

Tôi chạy trốn Nó suốt qua những năm tháng dài dằng dặc;

Tôi chạy trốn Nó xuyên suốt những mê lộ trong tâm trí của chính tôi.

 

Thật tiếc thay cho chúng ta khi ta t́m cách chạy trốn, ngày hôm nay đánh mất bản thân qua sự khoái lạc, qua những thỏa măn nhỏ nhen, qua việc gắn bó ḿnh với gia đ́nh, với những mối quan hệ, hùng hục làm việc như điên, lúc nào cũng bận bịu sao cho ta không cần phải giáp mặt với thế giới nội tâm của ḿnh. Thế nhưng ta không thể trốn tránh được nó:

 

 Săn đuổi thấy càng ngày càng đến gần,

 Với bước đi ung dung,

 Tốc độ cố định dứt khoát và sự trước sau như một uy nghiêm.

 

Khi ta ra sức để trốn chạy thế giới nội tâm của ḿnh, tâm hồn của chính ḿnh, th́ không thể có an b́nh, không có hạnh phúc, không ngộ ra được ư nghĩa của cuộc sống. Chính v́ ta không ngộ ra được điều đó mà ta mới làm cái điều ta coi là thực tiễn hoặc thực dụng. Thật là tai hại cho cái trí con người khi nó muốn thực dụng, bởi v́ cái gọi là thực dụng lại thiếu thực tế nhất. Hiển nhiên là mọi chính sách và hành động ‘thực tiễn’ cho đến nay đă không mang lại hạnh phúc cho con người hoặc tạo ra một xă hội tốt đẹp. Mỗi người đều t́m cách lợi dụng cuộc sống nhiều nhất thông qua của cải và khoái lạc, qua việc thực thi những bổn phận và đủ thứ những chuyện khác. Truyền thống Ấn Độ đă phân loại những mục đích của con người ra thành artha nghĩa là tài sản do ḿnh sở hữu; kāma nghĩa là khoái lạc, cảm giác, sự kích động; dharma nghĩa là những bổn phận tôn giáo; moksha nghĩa là sự giải thoát trong nội tâm. Hiếm khi nào người ta đi t́m sự giải thoát trong nội tâm. Người ta thích hưởng lợi ngay trước mắt mà ba mục đích đầu tiên đều hứa hẹn. Điều này có vẻ thực tế hơn, thế nhưng đó chẳng qua chỉ là tính thiển cận - một thái độ manh mún, cơ hội chủ nghĩa.

 Trong những năm gần đây, tính thiết thực đă xui khiến người ta đốn hạ những cánh rừng mênh mông với một tốc độ đáng báo động. Làm như vậy là con người đang hủy hoại nơi cư trú đẹp đẽ của chính ḿnh, tức trái đất. Bằng cách có thể là thay đổi khí hậu trái đất một cách không đảo ngược được, con người phạm tội tự sát. Đây là một đặc điểm của nhân loại: tự kết liễu đời ḿnh do ô nhiễm, chạy đua vũ trang và nói chung là tự hủy diệt. Việc đốn cây có thể mang lại lợi ích ngay trước mắt, nhưng về lâu về dài đó là thảm họa. Xét theo tầm nh́n thiển cận th́ người ta cũng có lợi khi càng ngày càng tự vơ trang cho ḿnh, nhưng điều này ắt tạo ra một thế giới bạo hành, độc ác, với nạn khủng bố, đánh đập trẻ con v.v. . .

Ta cần biết mục tiêu chân chính của con người là như thế nào th́ mới hành động một cách khôn ngoan được. Điều này cũng đ̣i hỏi ta phải tự biết ḿnh như trên kia chúng tôi có giải thích. Chúng ta là cái ǵ đây? Liệu ta có phải là thể xác chăng, bởi những nỗi đau đớn oằn oại, những cảm giác và ham muốn, cái thể xác sẽ mục nát nhanh chóng và có thể trở thành một nguồn khốn khổ? Hay phải chăng ta là những xúc động tiền hậu bất nhất  - ba hồi th́ thất vọng, rồi ba hồi lại hi vọng, ưa thích ai chán rồi lại không thích y nữa? Phải chăng ta là cái ǵ đó bị lôi cuốn qua những ḍng đối lập với những tư tưởng rời rạc, băn khoăn, bứt rứt? Ta có tất cả những mâu thuẫn ấy ngay trong nội tâm ḿnh, thế rồi ta theo đuổi những cứu cánh chỉ phục vụ theo những mâu thuẫn ấy, đó là một nhiệm vụ bất khả thi. Ta tạo ra xáo trộn bên trong nội tâm và nơi ngoại cảnh, bởi v́ ta chẳng biết ḿnh là ǵ và cũng chẳng muốn biết ḿnh là ai. Tự lừa gạt chính ḿnh đă trở thành bản chất thứ nh́ của ta.

Bà Blavatsky có dạy rằng: “Việc e sợ Thượng Đế không phải là sự bắt đầu minh triết mà chính việc tự tri mới là minh triết”. Một trong những điều thiên phú vĩ đại nhất của con người đó là khả năng hiểu được cái giá trị. Một cái trí không có khả năng vỡ lẽ ra được các giá trị th́ không phải là cái trí con người. Ngay cả khi c̣n chưa tiến hóa cái trí con người đă cảm nhận được rằng có một điều ǵ đó gọi là Sự Thật; nó biết sự khác nhau giữa hài ḥa và bất ḥa. Nó có thể vươn lên một cách hữu thức, vượt thoát khỏi những quyền lợi nhỏ nhen hữu hạn của ḿnh để vươn lên tới những nhận thức mang tính đại đồng thế giới. Tầm nh́n của cái trí càng cao xa và càng mang tính đại đồng thế giới bao nhiêu th́ nó lại càng thấy rơ bấy nhiêu là có nhiều sự kiện đă từng có lúc dường như quan trọng và bị hiểu lầm là sự thật th́ lại không phải là sự thật ǵ hết. Những sự kiện không phải là sự thật. Có hằng hà sa số sự kiện về vũ trụ mà khoa học đang thu thập thông tin đó. Không có một giới hạn nào cho việc mưu t́m thông tin liên quan tới những môi trường tinh vi dính dáng tới thần tiên, thiên thần, thể vía, hào quang và những chuyện khác mà thông thường người ta không nh́n thấy được. Nhưng cuộc sống không chỉ là một tập hợp những sự việc hoặc chức năng. Nó c̣n có ư nghĩa sâu sắc hơn nhiều.

Tại sao thiên hạ lại sẵn sàng nghĩ tới rằng những điều mà ḿnh biết hiện nay và những sự kiện mà trong tương lai người ta có thể sẳn có, những điều đó là sự thật sao? Họ làm như vậy chỉ v́ cái loại kiến thức ấy đă tạo ra sự tiện nghi thoải mái, sự mới lạ, sự kích động và điều thỏa măn bản ngă khác. Việc du hành lên mặt trăng hoặc sở hữu những căn nhà được điều khiển bằng điện tử, biết hâm nóng thức ăn trong khi chủ nhân đang ở văn pḥng hoặc biết mở cửa gara trước khi chủ nhân về, những điều đó đă mang lại thỏa măn lớn lao cho bản ngă. V́ thế cho nên những thành tựu về vật chất đă lấn sân mọi thứ khác. Chúng đă làm mờ nhạt đi việc quan tâm tới các giá trị.

Khi sự thành công không dính dáng ǵ tới mối quan hệ (t́nh trạng này đang diễn ra hiện nay) th́ thật là bi kịch. Mối quan hệ không trở nên sung túc, thịnh vượng, trong cuộc đua điên cuồng để thành tựu. Ḷng tử tế, âu yếm và t́nh thương yêu, vốn sẵn có trong mối quan hệ và do đó cuộc sống đă trở nên không tương thích đối với nhiều người. Sự vong thân, mất quân b́nh về tâm trí và bạo động đầy dẫy ngày nay bởi v́ chúng ta không màng tới sự quan hệ. Krishnamurti có nêu rơ rằng đời là quan hệ. Ẩn sau mọi quy tŕnh của cuộc sống, những hiện tượng mà ta thấy diễn ra nơi ngoại giới có một trí tuệ, yêu thương, một chủ đích có trật tự. Biết được sự thật có thể chính là việc thoáng thấy được cái trật tự theo đúng chủ đích đó, cái trí tuệ và t́nh thương đang hoạt động với vai tṛ là năng lượng sáng tạo của vũ trụ này. Một nhận thức manh mún, méo mó không thể nh́n ra được điều đó. Cái trí phải rủ bỏ những quyền lợi, quan tâm nhỏ nhen, hữu hạn, th́ mới đạt được tổng thể, thông hiểu và đồng cảm đó là chiều kích của đại đồng thế giới. Đức hạnh chính là ở nơi chỗ đó. V́ thế cho nên sự thật không phải là có biết bao nhiêu kiến thức, sự thật có liên quan tới mối quan hệ, liên quan tới tầm nh́n rộng mở hơn, liên quan tới nhận thức toàn vẹn và do đó liên quan tới t́nh thương.

Chúng ta hẳn không biết ư nghĩa của từ ngữ ‘t́nh thương’, nhưng t́nh thương có thể là việc hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ. Tiến sĩ Besant có dạy rằng:

 

Khi tâm hồn yêu thương bên trong ta đă làm thức tỉnh được bản chất tinh thần th́ ắt xuất lộ cái điều chẳng bao giờ xuất lộ được qua việc căi lư, căi cọ, lư luận theo tri thức. Ấy là v́ t́nh thương vốn sâu sắc hơn trí năng, t́nh thương lớn lao hơn trí thông minh; bản tính yêu thương và thiên tính ḥa lẫn khăng khít với nhau đến nỗi kẻ nào yêu thương huynh đệ ḿnh th́ chẳng bao lâu nữa ắt yêu thương Thượng Đế.

 

T́nh thương có thể phát hiện được điều mà tâm và tư tưởng không phát hiện được, chỉ v́ t́nh thương đi sâu vào tới tận tâm hồn của vạn vật. Nó phát hiện được bài ca, hương thơm ngát bên trong, chứ không chỉ ở những chi tiết trên bề mặt. Việc phát hiện ra sự thật về mối quan hệ cũng như đạt tới sự thông cảm sâu sắc khi t́nh thương đă trở thành một bộ phận trong bản chất của ta, điều ấy có thể là cốt yếu cho tương lai của nhân loại.

Cũng giống như từ ngữ “Thượng Đế”, từ ngữ “t́nh thương” được biết do việc lạm dụng nhiều hơn bất cứ thứ nào khác. Nó bị lẫn lộn với sự dính mắc. Khi một người bám lấy một người khác và chẳng bao giờ để cho người ấy khuất tầm mắt của ḿnh, th́ người ta khen ngợi đó là t́nh yêu vĩ đại. Cũng như vậy đối với cảm thức chiếm hữu liên quan tới một đứa trẻ, chồng hoặc vợ. Nhưng t́nh thương không phải là bất cứ thứ ǵ trong những thứ này. Nó không thể cùng tồn tại với sự ghen tuông, giận dữ hoặc nghi ngờ. Nó không sinh ra sự lệ thuộc, phá vỡ sự toàn vẹn hoặc áp đặt sự sợ hăi. Mọi bậc đạo sư đều vạch rơ rằng t́nh thương là vô ngă.

Trước kia ta có nói rằng t́nh thương là một dạng hiểu biết. Ở một trong những tác phẩm thần bí vĩ đại của Âu Tây người ta có bảo rằng: “Con người không thể nghĩ tới chính Thượng Đế, y có thể yêu thương ngài rất nhiều nhưng không nghĩ tới ngài được”. Điều này phản ánh lời tuyên bố nổi tiếng trong Áo nghĩa thư, theo đó tư tưởng và từ ngữ triệt thoái ra khỏi Thực tại (Brahman) chứ không đạt tới nó. Khi ta nghĩ nhiều tới một người nào khác, nhớ nhung y, cảm thấy bất hạnh v́ y không có mặt v.v. . . th́ ta nghĩ rằng đó là một dạng t́nh thương. Những ư niệm sai trái về t́nh thương có rất nhiều. Đức Phật có nêu rơ rằng, người ta bị tư tưởng thương yêu làm vẩn đục nhưng lại được t́nh thương giải thoát. Suy nghĩ theo kiểu ‘yêu thương’ chỉ là ham muốn của bản ngă có được và ôm giữ.

Liệu người ta có thể biết được t́nh yêu theo thực nghĩa ra sao, cái t́nh yêu ấy có thể là một từ ngữ khác để chỉ sự thật? Những huấn thị của Đức Phật thật là đơn giản và rơ ràng. Ngài biểu thị rằng cuộc sống hàng ngày cung ứng cho ta sự rèn luyện. Chính ở đó mà ta phải trắc nghiệm bản thân ḿnh, chẳng phải bằng cách cầu cạnh tới các triết gia, pháp sư, đủ thứ đạo sư. Chúng ta cũng chẳng biết liệu họ nói có đúng hay chăng. Ta có thể dễ dàng bị lừa gạt chừng nào c̣n tự tư tự lợi. Mọi người đều t́m thấy ông thầy mà ḿnh muốn. Thiên hạ ùa tới những vị đạo sư bảo họ cứ tha hồ nghiện hút, đam mê t́nh dục v.v. . . và theo đuổi việc thỏa măn những thèm khát của chính ḿnh. Vậy là mỗi người t́m thấy ‘bậc thầy’ mà ḿnh xứng đáng mong muốn. Bậc thầy có thể là người tự lừa gạt ḿnh, bịp bợm hoặc dốt nát. Người ta không thể t́m thấy một bậc thầy, trừ phi có một ánh sáng nào đó bên trong, ánh sáng của sự phân biệt.

 V́ thế cho nên ta cần phải bắt đầu bằng cách trắc nghiệm bản thân. Theo gương Đức Phật, chúng ta có thể bác bỏ, coi đó là điều không đúng thật

 

Những ǵ đưa tới sự đam mê chứ không phải là vô dục, sự dính mắc chứ không phải là sự buông xả, việc gia tăng hoạch đắc chứ không phải là giảm hoạch đắc, sự tham lam chứ không phải là sự khổ hạnh, sự bất măn chứ không phải là sự thanh thản, việc kết bầy đàn chứ không phải là sự đơn độc, sự lười biếng chứ không phải là nghị lực, vui thú với điều ác chứ không phải điều thiện.

 

Kẻ cuồng tín về tôn giáo, kẻ giáo điều hoặc tín đồ đều nghĩ rằng ḿnh biết sự thật. Y trích dẫn kinh thánh, kinh Coran, kinh Phệ Đà, rồi đi đến mức đánh đập, sát hại người ngoại đạo và gây ra những chuyện độc ác. Y ghét bỏ những người nào không đồng ư với ḿnh. Khi theo đuổi ư thức hệ chính trị người ta đă thanh toán hàng triệu người. Như vậy, điều kích động ḷng hận thù, sự ganh tị hay là đam mê ích kỷ nào khác đều không phải là sự thật. Mỗi một trong các câu giáo huấn của Đức Phật đều cho ta biết sinh hoạt hàng ngày có thể thay đổi như thế nào.

Chẳng có sự thật nào mà lại không có t́nh thương và ḷng từ bi. Bằng cách hàng ngày trắc nghiệm tư tưởng, hành động và phản ứng của ḿnh khi cái trí được đưa vào trạng thái thanh thản và tốt đẹp, th́ bên trong tâm hồn ắt có một đóa hoa mới tăng trưởng. Đó chính là vô ngă. Sự thật đặt căn bản trên sự tịch lặng, không phải là việc ngậm miệng không nói, cũng chẳng phải là im lặng; không do bị áp chế mà là do sự tịch lặng sâu sắc của bản ngă đang tan biến. Lúc bấy giờ không có sự phấn đấu để duy tŕ cái thực thể nhỏ nhen, manh mún, phù du và hăo huyền mà ta gọi là bản ngă.

 Đức Phật Thích Ca lại dạy rằng:

 

Cũng giống như một bà mẹ thậm chí liều mạng sống của chính ḿnh để bảo vệ đứa con trai duy nhất của ḿnh; cũng vậy mong sao môn đồ hăy trau dồi t́nh thương vô hạn đối với vạn vật. Mong y hăy trau dồi hướng về toàn thể thế giới, bên trên, bên dưới, xung quanh, một tâm hồn yêu thương không bị ô nhiễm, không bị trộn lẫn với những quyền lợi khác nhau hoặc đối lập nhau. Và mong sao con người hăy duy tŕ cái t́nh thương chánh niệm này bất kể lúc nào, khi đi, đứng, nằm, ngồi, bởi v́ trên toàn thể thế giới th́ cái trạng thái tâm hồn này là tốt nhất.

 

Trạng thái tâm hồn này chính là sự thật. Bí mật ở nơi từ ngữ ‘chánh niệm’. Nếu người ta không sống một cuộc đời chánh niệm th́ ta không thể phát hiện được sự thật về t́nh thương, đó là điều quan trọng nhất dành cho nhân loại. Không phải việc tích lũy những sự kiện cứu chuộc được thế giới, mà chính t́nh thương mới cứu chuộc được thế giới, t́nh thương phải gia tăng cho đến khi vũ trụ rộng mở thấm nhuần hào quang của nó.

 

Chúng ta kiên tŕ âu yếm, từ bi, không ác ư, yêu thương và dùng những tia sáng t́nh thương để thấm nhuần vạn hữu, ngay cả với cái t́nh thương đă trở nên bao la vô hạn.

 

Khi t́nh thương gia tăng trong tâm hồn con người th́ nó ắt giải quyết được mọi vấn đề. Quốc Vương vĩ đại Asoka có bảo rằng sự chinh phục của Pháp (Dharma) vĩ đại hơn bất kỳ sự chinh phục nào khác. Ở đây Pháp có nghĩa là giáo huấn chân chính. Không điều ǵ có thể đập tan hoặc huỷ hoại điều chân thật. Nó ắt phải chinh phục ḷng người. Ngạn ngữ tiếng Latinh bảo rằng ‘t́nh thương chinh phục vạn vật’ (Omnia vincit amor), cũng giống như ngạn ngữ tiếng Bắc phạn ‘chỉ có sự thật mới chinh phục được ḷng người’ (satyam eva javate).

 

Sự thật là Sự thật, độc nhất vô nhị; nó không có biên kiến, không có đường dẫn vào, mọi con đường đều không dẫn tới Sự thật. Không có con đường nào dẫn tới Sự thật và Sự thật phải đến với bạn.

Sự thật chỉ có thể đến với bạn khi tâm trí và tâm hồn bạn đang đơn giản, trong sáng, ở trong tâm hồn bạn có t́nh thương; nếu tâm hồn bạn với tâm trí đầy dẫy những sự việc th́ Sự thật không đến với bạn được. Khi trong tâm hồn bạn có t́nh thương th́ bạn không nói tới việc tổ chức dành cho T́nh Huynh Đệ; bạn không nói tới đức tin, bạn không nói tới sự chia rẽ hoặc những quyền lực gây ra sự chia rẽ, bạn không cần phải ḥa giải. Lúc bấy giờ bạn là một con người chất phác, không có nhăn hiệu, vô tổ quốc. Điều này có nghĩa là bạn phải lột trần bản thân ḿnh khỏi mọi điều ấy để cho Sự Thật bước vào lộ diện; nó chỉ xảy ra khi tâm trí trống rỗng, khi tâm trí không c̣n sáng tạo nữa. Lúc bấy giờ nó ắt đến mà bạn chẳng cần mời. Lúc bấy giờ nó nhanh như một cơn gió ùa đến mà chẳng ai biết. Nó âm thầm đến chứ không đến khi bạn đang mong ngóng, canh chừng. Nó giống như một tia sáng mặt trời đột ngột, trong lành như ban đêm, nhưng muốn tiếp nhận nó th́ tâm hồn phải đầy tràn c̣n tâm trí phải trống rỗng. Thế mà bạn có tâm trí đầy tràn và tâm hồn rỗng tuếch.

 

Phát biểu của J. Krishnamurti.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS