Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CÁC THẦN LỰC

Trích Giáo Lư Bí Truyền quyển I

Tác giả H. P. Blavatsky


CÁC THẦN LỰC

 

Về vấn đề này, thiết tưởng cũng cần nhắc độc giả nhớ điều mà T. Subba Row dạy về các Thần lực được định nghĩa theo huyền bí học.

Kanyā [cung thứ sáu của Hoàng đạo, tức cung Xử nữ] có nghĩa là một trinh nữ và tiêu biểu cho Shakti (Huyền nữ) tức Mahāmāyā (Đại hăo huyền). Cung đang xét là Rāshi (phân bộ) thứ sáu và biểu thị rằng có sáu thần lực bản sơ trong Thiên nhiên (do thần lực thứ Bảy tổng hợp lại). . . .

Các Shaktis này như sau:

(1) Parāshakti. Nghĩa đen là đại quyền năng hay tối thượng thần lực. Nó bao gồm và có nghĩa là quyền năng của ánh sáng và nhiệt.

(2) Jnānashakti. Nghĩa đen là quyền năng của trí tuệ, . . .  của chân minh triết. Nó gồm có hai trạng thái:

      I. Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi chịu tác dụng khống chế của môi trường vật chất.(a). Năng lực thuyết minh các cảm giác của tâm trí. (b). Năng lực nhớ lại các ư tưởng đă qua (kư ức) và dự đoán tương lai. (c). Năng lực mà các tâm lư gia hiện đại tŕnh bày thông qua cái gọi là "luật liên tưởng" khiến cho nó có thể tạo ra những mối liên hệ dai dẳng giữa nhiều nhóm cảm giác và khả năng cảm giác khác nhau, nhờ thế, mới sinh ra ư niệm về đối tượng ngoại cảnh. (d). Năng lực gắn liền các ư tưởng của ta với nhau nhờ vào mối liên kết bí nhiệm của kư ức, do đó mới tạo ra ư niệm về bản ngă.

      II. Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi thoát khỏi các ràng buộc của vật chất.

(a). Thần nhăn.                   (b). Trắc tâm thuật.

(3) Ichchhāshakti. Nghĩa đen là quyền năng của ư chí. Biểu lộ thông thường nhất của nó là tạo ra một vài luồng thần kinh, các luồng này khởi động các bắp thịt để hoàn thành mục tiêu mong muốn.

(4) Kriyāshakti. Quyền năng huyền bí của tư tưởng khiến nó có thể tạo ra những kết quả hiển nhiên, thuộc các hiện tượng ngoại cảnh do năng lượng cố hữu của riêng nó. Cổ nhân cho rằng bất cứ ư niệm nào sẽ biểu lộ ra bên ngoài nếu chú tâm của người ta được tập trung sâu sắc vào đó. Tương tự như vậy, một quyết ư mănh liệt sẽ tạo ra kết quả như mong muốn.

Một nhà Yoga thường hiển lộng thần thông nhờ vào Ichchhāshkti và Kriyāshakti.

(5) Kundalinī Shakti. Quyền năng hay thần lực di chuyển theo h́nh cong, ngoằn ngoèo như rắn. Đó là nguyên sinh khí vũ trụ biểu lộ khắp nơi trong Thiên nhiên. Thần lực này bao gồm hai lực lớn: lực hút và lực đẩy. Điện và từ lực chẳng qua chỉ là các biểu lộ của nó. Đó là quyền năng hay thần lực tạo ra "sự thích ứng liên tục các quan hệ nội tại với quan hệ ngoại tại" vốn là bản thể của sự sống theo Herbert Spencer. Nó cũng tạo ra sự "thích ứng liên tục quan hệ ngoại tại với các quan hệ nội tại" vốn là nền tảng của sự đầu thai chuyển kiếp, luân hồi tái sinh (Punarjanman) theo giáo lư  của các  triết gia Ấn Độ thời xưa.

Một nhà Yoga phải làm chủ được hoàn toàn quyền năng này hay thần lực này, trước khi y có thể đạt được Giải thoát (Moksha). Thần lực này chính là con rắn lớn trong Thánh kinh.

(6) Mantrikāshakti. Nghĩa đen là thần lực hay quyền năng của ngôn từ hay âm nhạc. Toàn bộ kinh Mantra Shāstra thời xưa đă có nói đến thần lực hay quyền năng này với mọi biểu lộ, . . .  Ảnh hưởng âm nhạc là một trong các biểu lộ thông thường của nó. Quyền năng của húy danh kỳ diệu là tột đỉnh của Shakti này.

Khoa học hiện đại bất quá chỉ mới nghiên cứu được một phần về các quyền năng này hay thần lực thứ nhất, thứ hai và thứ năm nêu trên, song lại hoàn toàn mù tịt về các quyền năng c̣n lại. . . . Sáu thần lực xét chung được tiêu biểu bởi Tinh tú quang [Daiviprakriti, quyền năng  thứ bảy, Huyền quang của Thượng Đế). [[1]]

Đoạn trên được trích dẫn để tŕnh bày các ư tưởng chân thật của Ấn Độ về đề tài này. Nó hoàn toàn có tính cách bí truyền, mặc dù chưa bao hàm đến một phần mười những ǵ mà chúng ta có thể tŕnh bày. Có một điều là sáu danh hiệu của sáu thần lực vừa nêu trên chính là danh hiệu của sáu Huyền giai Thiền định Đế quân, tổng hợp lại thành Huyền giai Bản sơ thứ bảy nó là hiện thân của Nguyên khí thứ Năm của Vũ trụ hay "Mẹ" theo ư nghĩa thần bí. Chỉ nội việc liệt kê các Quyền năng Yoga cũng phải mất mười quyển sách rồi. Mỗi Thần  lực này do một Thực thể Hữu thức sống động cầm đầu, nó là một phân thân của Thực thể này.



[[1]] Năm năm Thông Thiên Học, ấn bản 1885, trang 100-111. "Mười hai Cung Hoàng đạo".


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS