Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

Tủ sách Adyar                                            Tập sách 132

CÁC MỤC TIÊU CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

(The Objects of the Theosophical Society)

Tác giả Bertram Keightley

 

Một bài thuyết tŕnh ở Hội Thông Thiên Học Aryan Nữu Ước,

đăng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 9 năm 1890. Đă xuất bản năm 1921

Nhà Xuất bản Thông Thiên Học, Chennai (Madras) Ấn độ. 

Khẩu hiệu của mọi hội viên Thông Thiên Học chân chính và đầy tâm huyết ắt là T́nh Huynh Đệ. Đây là chân ư nghĩa của châm ngôn “Không tôn giáo nào cao hơn chơn lư” v́ Chơn lư vốn Nhất như và lĩnh hội được Chơn lư nghĩa là thấu triệt được tính đơn nhất bản thể của Sự Sống và Hiện Tồn; nói cách khác đó là thực chứng một cách hữu thức tính đơn nhất này, nguyên lư thấm nhuần vạn vật về T́nh Huynh Đệ đại đồng.

Đây quả thật là lư tưởng và chủ đích chân thực của Hội Thông Thiên Học, nó biểu lộ qua sự kiện T́nh Huynh Đệ đại đồng ấy chẳng những đứng đầu trong ba Mục tiêu mà c̣n là mục tiêu duy nhất bắt buộc phải được chấp nhận bởi bất cứ ai muốn gia nhập hàng ngũ Hội.

Tuy nhiên, mặc dù được tuyên bố đi tuyên bố lại với nội dung nêu trên Mục tiêu thứ Nhất này và bị nhiều người (ngay cả trong nội bộ Hội) coi là một lời lẽ rỗng tuếch, chỉ là một khẩu lệnh được chọn dùng để tác động lên tính đa cảm của những người dễ bị xúc động, và được nhấn mạnh để khoác lên một màu sắc đại đồng và không bè phái đối với cái mà nhiều người coi là một toan tính nhằm lập nên một tôn giáo mới hoặc ít ra là rao giảng một triết lư mới. Quan niệm hoàn toàn sai lầm này về chủ đích và tầm mức của Hội Thông Thiên Học đă được hậu thuẫn và thổi phồng lên qua sự kiện công chúng chỉ chú ư tới và tập trung vào những Mục tiêu thứ Nh́ và thứ Ba của Hội.

Những giáo huấn và giáo lư về Thông Thiên Học, mặc dù không có ư nghĩa là giáo huấn và giáo lư của Hội, thế nhưng vẫn chiếm một địa vị nổi bật trong lịch sử của Hội và thu hút biết bao nhiêu hoạt động của hội viên đến mức chúng đă làm lu mờ đi phần lớn chủ đích đầu tiên và sơ phát của Hội. Hơn nữa, những giáo lư này mới mẻ và kỳ lạ đối với Âu Mỹ đến nỗi chúng mở ra những lănh vực tư tưởng vô hạn, đưa ra sự hứa hẹn rực rỡ về sự phát triển tương lai cũng như thành tựu của nhân loại, cho nên rất tự nhiên là chúng đă chiếm lấy hầu hết tầm nh́n về toàn bộ. Ngoài ra lại c̣n thêm cái khuynh hướng bẩm sinh trong tâm hồn của nhiều người đ̣i hỏi nơi an dưỡng và sự thỏa thuê của một tín điều đă được xác lập, tức là chính thống giáo. Ít ai đủ mạnh để sinh hoạt trong trạng thái liên tục tăng trưởng, không ngừng thay đổi và mở rộng tâm trí. Đối với đại đa số th́ một Hội quan tâm tới tôn giáo chẳng hạn như Hội Thông Thiên Học, ắt phải có một giáo điều nào đấy (ngấm ngầm hoặc được công khai thú nhận), một tín điều nào đấy, một giáo lư nào đấy đă viên măn. V́ không thấy điều này nơi cái lư tưởng đơn giản và cao cả là T́nh Huynh Đệ giữa nhân loại, họ t́m thấy nó trong những giáo huấn của Thông Thiên Học; và khi được bảo rằng Thông Thiên Học không phải là tín điều của Hội Thông Thiên Học, họ lớn tiếng chống lại một hiệp hội mà đối với họ dường như thiếu cái xương sống cho nên èo uột xiết bao và có vẻ tiền hậu bất nhất. Họ không nhận thức được rằng T́nh huynh đệ Đại đồng là Tôn giáo Đại đồng duy nhất, do chính bản chất của nó, lư tưởng này loại trừ mọi loại giáo điều và chính thống giáo ra khỏi tâm hồn của những người thật sự noi theo giáo huấn cao cả của nó.

Ta thấy có một lư do thứ nh́ vốn đóng góp phần lớn làm xao lăng chú ư tới lư tưởng T́nh Huynh Đệ và làm mờ nhạt bản chất của Hội trong đầu óc công chúng, đó là những hiện tượng huyền bí hoặc thông linh vốn đă xảy ra liên quan tới công việc của ta. Việc bàn tỉ mỉ đến những điều này ắt nằm ngoài tầm bài thuyết tŕnh này: nhưng nói một vài lời về mối quan hệ của chúng với Hội và công việc của Hội, mặc dù dĩ nhiên là đi lạc đề, nhưng có lẽ không đến nỗi lạc lỏng trong ngữ cảnh này.

Theo ư kiến của một số người th́ việc diễn ra những hiện tượng lạ và nhất là để cho chúng được công khai đă là một lỗi lầm đáng phàn nàn. Nhưng tôi có khuynh hướng nghĩ khác. Ấy là v́ trước hết, những hiện tượng lạ này chứng minh bằng thực nghiệm sự tồn tại một thế giới các thần lực trong Thiên nhiên cũng như con người vốn nằm ngoài tầm nhận biết của các giác quan thể chất. Như vậy chúng đặt nền móng để trên đó ta dạy dỗ giáo huấn Á đông về Thiên nhiên và con người; thứ đến là chúng chứng minh rằng cái người dấn thân vào việc đưa các giáo lư này ra cho thế giới, người ấy có kiến thức và quyền năng mà các nhà khoa học hiện đại không mơ tới được. Thế mà trước khi dành ra thời gian và nghị lực đ̣i hỏi nhiều năm lao động vất vả và kiên tŕ th́ mọi người tự nhiên là phải thắc mắc xem liệu bậc thầy mà ḿnh sắp nghiên cứu công tŕnh của người ấy có phải là một huấn sư đầy đủ thẩm quyền về vấn đề đó chăng. Và ngoài những hiện tượng lạ ra, tôi không thấy có bằng chứng trực tiếp nào khác trước khi thực sự nghiên cứu đề tài này có thể được cung cấp thích đáng. Thật ra, bản thân các hiện tượng lạ chẳng chứng minh được điều ǵ về giáo huấn Thông Thiên Học: thật vậy, không có mối liên kết luận lư nào giữa chúng với những ư tưởng như Nhân quả, Luân hồi, luật Chu kỳ v.v. . . Nhưng các hiện tượng lạ chứng minh rằng người tạo ra chúng quen thuộc sâu sắc hơn với Thiên nhiên và con người so với mức bất kỳ bậc thầy khoa học hiện nay nào có được. V́ thế cho nên, bất cứ người biết suy tư nào đều được hoàn toàn bảo đảm khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu quan điểm của bà v́ tin chắc rằng có một vị huấn sư thông thạo hướng dẫn công tŕnh nghiên cứu của ḿnh.

Mặt khác, chắc chắn là xét theo một phương diện nào đấy th́ sự nổi bật quá đáng dành cho các hiện tượng lạ ắt bất lợi cho sự tăng trưởng của Hội Thông Thiên Học. Chúng đă làm cố định sự chú ư của công chúng và những vấn đề có tầm quan trọng thứ yếu và làm mờ nhạt đi những giáo huấn quan trọng hơn về luân lư và tinh thần của Hội, cũng như đôi khi lại che khuất mục tiêu lớn duy nhất của ta là T́nh huynh đệ giữa Người và Người.

Cố nhiên những hiện tượng lạ này nói cho đúng ra thuộc về Mục tiêu thứ Ba của Hội và sự chú trọng quá đáng mà một số người đă dành cho chúng lại nuôi dưỡng ư tưởng chứa đầy những hậu quả đáng tiếc: tôi ngụ ư muốn nói tới việc Hội Thông Thiên Học là một trường pháp thuật, một sảnh đường huyền bí học, một Hội giúp người ta có thể đạt được quyền năng và Tri thức để thỏa măn tham vọng, ḷng hiếu danh hoặc óc ṭ ṃ. V́ vậy trong những trang sau đây tôi đề nghị chúng ta hăy cố gắng chứng tỏ mối quan hệ của Mục tiêu thứ Nh́ và thứ Ba với Mục tiêu thứ Nhất của Hội; thay v́ cho thấy ba Mục tiêu thường được đề nghị sai lầm là tách biệt riêng rẽ, rời rạc, th́ ta hăy chứng minh rằng chúng thật ra có liên hệ mật thiết mang tính sống c̣n đối với nhau: Mục tiêu thứ Nh́ và thứ Ba của Hội biểu thị những đường lối duy nhất giúp ta có thể hi vọng một cách hợp lư nhằm thành tựu được việc thực chứng lư tưởng lớn lao là T́nh huynh đệ Đại đồng trong Nhân loại. Ta sẽ hiểu rơ hơn nền tảng của Hội Thông Thiên Học, nếu ta xét tới cái nền móng mà các nhà Sáng lập dựa trên đó tuyên cáo T́nh Huynh Đệ Đại Đồng, để rồi ta thử quan sát xem Hội đă nỗ lực như thế nào để thực hiện lư tưởng ấy.

Một trong những vị Sáng lập Hội đă được huấn luyện trong một trường Minh triết Đông phương cao quí và cao siêu nhất; giáo huấn của trường này nêu bật trước hết là giáo lư về tính đơn nhất bản thể của Chúng sinh. Xét v́ mọi “sự riêng rẽ”, mọi ư thức tách biệt với đại tổng thể đều là hăo huyền cho nên triết lư này – nhất là khi được thực chứng thành một loạt sự kiện trong tâm thức – tự nhiên là khiến cho học viên coi Mục tiêu thứ Nhất là Tính Đơn nhất căn bản của Tổng thể.

C̣n vị Sáng lập kia được rèn luyện theo Âu Mỹ vốn là người nổi bật và năng động nhất khi thấy ảnh hưởng gây tan ră của khoa học duy vật cực kỳ đáng sợ và có tâm huyết mưu t́m những phương tiện để chiến đấu chống lại sự thăng tiến của khoa học duy vật. Họ đă nghiên cứu bài học lịch sử và thấy rằng Tôn giáo Minh triết bị tàn lụi đi qua các tôn giáo riêng rẽ, với số lượng khác nhau và rêu rao độc quyền sở hữu Chân lư; điều này làm những người minh triết ghê tởm và khiến cho họ cảm thấy rằng bản thân sự xung đột giữa các tín điều, giáo phái, giáo hội và giáo điều đă đủ chứng minh rằng trong những thứ đó không có Chân lư. Lịch sử cho thấy rằng không có cuộc chiến tranh nào cay đắng như những cuộc tuyên chiến nhân danh Tôn giáo, không một nguyên nhân nào có khuynh hướng chia rẽ người với người và dân tộc này với dân tộc nọ nhiều hơn sự khác nhau về tín điều: cuối cùng không một trở ngại nào ngăn cản sự mưu t́m chân lư lớn hơn thần học theo giáo điều, cho dù nơi Ngoại đạo thời xưa hoặc nơi Ki Tô giáo thời nay.

Do kết hợp hai đường lối tư tưởng này, người ta đă đề ra quan niệm một Hội có ḥn đá tảng là sự Đơn nhất, một Hội ắt siêu việt được mọi sự hạn chế mà ḷng ích kỷ và điên rồ của con người đă áp đặt lên tư tưởng nhân loại, một Hội hợp nhất mọi người trong công tŕnh chung mưu cầu Chân lư bằng cách dẹp bỏ mọi giáo điều, mọi giáo phái, ra sức lột trần tính đơn nhất của sự sống khiến cho Tôn giáo trở thành người cứu rỗi, thay v́ là người hành h́nh nhân loại.

Theo quan điểm này, các nhà Sáng lập coi T́nh huynh đệ trong Nhân loại là một sự kiện tinh thần, là một thực tại hiện tồn trong Thiên nhiên và dựa trên quan niệm ấy họ đưa ta tuyến bố về chủ đích của Hội, biến nó thành ḥn đá tảng để xây dựng Hội trên đó.

Mặc dù chuỗi tư tưởng ấy đă dẫn dắt những vị Sáng lập Hội Thông Thiên Học, thế nhưng những kết luận hoặc quá tŕnh lư luận của họ tuyệt nhiên không ràng buộc bất cứ ai có thể gia nhập Hội mà họ sáng lập. Vả lại, T́nh huynh đệ giữa Con người sơ phát là một sự kiện tinh thần ắt quyết định việc chọn lựa những Mục tiêu thứ Nh́ và thứ Ba. Ấy là v́ ta có thể thực chứng được một sự kiện tinh thần trong Thiên nhiên tốt nhất là nhờ sự tăng trưởng và nghiên cứu trí thức; v́ thế cho nên các vị lănh đạo Hội Thông Thiên Học luôn luôn dấn thân vào công tác thương người bằng tâm trí hơn là bằng thể chất. Như vậy ta thấy ngay hiển nhiên là Hội có nhiệm vụ đảm đương việc loại bỏ những khác nhau về tôn giáo và giáo phái, xiển dương và chứng minh tính đơn nhất căn bản và sự đồng nhất của mọi tín điều. Thế mà vị Sáng lập giúp cho ta có được sự linh hứng thật sự về công tŕnh này, trong quá tŕnh nghiên cứu đă biết được sự tồn tại của một kho tri thức, một hệ thống sự kiện trong Thiên nhiên mạch lạc và được chứng minh bằng khoa học, nó tạo thành cơ sở cho đủ thứ tôn giáo trên thế giới nguyên thủy được xây dựng trên đó. Ấy là v́ ta không được quên rằng mọi tôn giáo xứng danh tôn giáo th́ trong chừng mực lớn hay nhỏ cũng đều phát biểu các sự kiện trong thiên nhiên, chúng cũng đúng thật và quan trọng hơn nhiều (bởi v́ có tầm nh́n xa trông rộng hơn) so với những sự kiện theo quan điểm của khoa học vật lư. Hơn nữa bà ở địa vị trợ giúp rất nhiều cho việc chứng minh sự tồn tại của cơ sở chung này, rồi xiển dương sự mạch lạc, tính cách hợp lư và sự trước sau như một của nó đối với mọi kiến thức thực nghiệm của ta về thế giới xung quanh. Như vậy, nhiệm vụ này không phải là một nỗ lực không tưởng mà là một việc có thể đảm đương được với mục tiêu rơ ràng ngay trước mắt và các tài liệu ở sẵn trong tầm tay bà. Vả lại, các nhà Sáng lập c̣n có thể trông cậy vào sự trợ giúp tích cực của nhiều người có năng lực và có học thức thuộc đủ mọi quốc tịch. V́ thế cho nên Hội mới chọn Mục tiêu thứ Hai là nghiên cứu các tôn giáo cổ truyền, các kho tài liệu và triết lư đặc biệt thuộc giống dân Aryan, ngơ hầu chứng minh tính đồng nhất căn bản của mọi tôn giáo.

Ta dễ dàng thấy rơ tầm quan trọng của công việc này với vai tṛ là phương tiện xúc tiến cảm nhận huynh đệ giữa nhân quần. Trên khắp thế giới nhất là ở Âu Mỹ đă thịnh hành sự lẫn lộn lớn lao giữa luân lư về cách ứng xử và luân lư về đức tin. Người ta đă quen coi những người khác ḿnh về đức tin tôn giáo là kẻ tội phạm về đạo đức. Thật vậy, đối với nhiều đầu óc th́ có vẻ và thậm chí vẫn c̣n có vẻ là một tội ác ghê tởm hơn nhiều khi chối bỏ thiên tính độc quyền của Chúa Giê su so với khi giết người, trộm cắp, áp bức hoặc vi phạm luật đạo đức một cách ghê gớm nhất. Hơn nữa, quan niệm hẹp ḥi mà tôn giáo Âu Mỹ hầu như chọn theo phổ biến kết hợp với sự lẫn lộn tư tưởng này chẳng những gây ra chiến tranh và sự hành hạ mà c̣n cung cấp một mảnh đất mầu mở cho sự tăng trưởng của ḷng ích kỷ con người và phát triển những đam mê tồi tệ nhất dưới chiêu bài là sự sốt sắng tôn giáo. Người ta khuyến khích thiên hạ tự lừa gạt ḿnh, lờ đi sự thật không có sự khác nhau cố hữu nào giữa việc oán ghét, trả thù và độc ác khi thực hành nhân danh tôn giáo và cũng những đam mê ấy khi người ta buông thả theo sự thỏa thuê cá nhân.

Thế th́ nếu ta có thể đưa con người lên tới những quan niệm cao siêu hơn, trong sáng hơn, nhất là đúng thực hơn về Tôn giáo (với vai tṛ là Chân lư Đại đồng) mà mỗi cá thể nhận thức theo một cách khác nhau, th́ rơ rệt là một trong những nguyên nhân tràn trề nhất của sự thù oán, tranh chấp và chia rẽ ắt được xoa dịu đi để tăng trưởng cảm nhận huynh đệ suốt mọi địa hạt của loài người.

Khi bàn tới mối quan hệ của Mục tiêu thứ Nh́ với Mục tiêu thứ Nhất của Hội, trong khi tôi chỉ đề cập ngắn gọn tới đường lối lư tưởng mà mỗi người có thể vạch ra và phát triển cho bản thân ḿnh, th́ tôi cũng tin tưởng rằng ḿnh đă nói đúng mức để chứng minh mối quan hệ mật thiết cho thấy Mục tiêu thứ Nh́ là phương tiện quan trọng nhất và thích hợp để cho ta thử toan tính thực hiện Mục tiêu thứ Nhất.

Khi ta cũng toan tính xét tới Mục tiêu thứ Ba “nghiên cứu những định luật chưa được giải thích rơ trong thiên nhiên và những thần thông ẩn tàng nơi con người” th́ ta ắt cần phải bàn tới đề tài khá trọn vẹn hơn, nhất là v́ trong đề tài này mối quan hệ ấy không biểu kiến và cũng không được bàn bạc tỉ mỉ hoặc giải thích chi tiết trong kho tài liệu hiện hành; trước hết tôi sẽ xét mối quan hệ của Mục tiêu thứ Ba với Mục tiêu thứ Nhất thông qua Mục tiêu thứ Nh́, rồi mới xét tới việc nó có ảnh hưởng trực tiếp tới Mục tiêu thứ Nhất.

Cho đến nay, nhất là ở Âu Mỹ, tôn giáo xét về mọi mặt hầu như hoàn toàn là vấn đề tín ngưỡng, hoặc là do truyền thống hoặc là dựa trên trải nghiệm cá nhân. Trí năng và nhất là năng lực quan sát không được tự do vận dụng, v́ vậy có rất ít nền tảng vững chắc đă được chứng minh bằng khoa học để chống đỡ cho thượng tầng kiến trúc rộng lớn cấu kết thành đủ thứ tín điều mà hiện nay con người đang nắm giữ. Nhưng ta đă bươc vào thời kỳ mà Lư trí trở nên mạnh mẽ, nó đ̣i hỏi những nhận thức xúc động và trực giác cho đến nay được chấp nhận ít nhiều mù quáng, ắt phải dựa trên và tùy thuộc vào những sự kiện được quan sát. Phạm vi của Khoa học Vật lư là ghi nhận và phân loại những sự kiện thuộc thế giới vật lư rồi dựa trên đó xây dựng nên những điều tổng quát hóa mà khi đă được xác lập trọn vẹn th́ ta gọi đó là “những định luật Thiên nhiên”. Phạm vi của Tôn giáo cũng nên thực hiện cùng nhiệm vụ ấy đối với các cơi khác đang hiện tồn vốn siêu việt tầm mức của các giác quan thể chất. Nhưng nơi cả Tôn giáo lẫn Khoa học đều phải có căn bản là những sự kiện được quan sát và trong cả hai địa hạt ấy th́ những điều tổng quát hóa mà người ta đạt được phải tuân theo cùng một định luật của Lư trí.

V́ thế cho nên, nếu ta công nhận sự tồn tại của các cơi hiện tồn và tâm thức  khác hơn cơi vật lư th́ rơ ràng là việc khảo cứu và quan sát chúng thật là cốt yếu để khám phá sự thật tôn giáo. Nhưng muốn khảo cứu như vậy th́ cần phải có một công cụ quan sát thích hợp mà người ta chỉ t́m thấy được nơi chinh con người thôi qua việc phát triển những quyền năng và quan năng cho đến nay vẫn c̣n tiềm tàng nơi đa số nhân loại. Việc thật sự có tồn tại những quyền năng và quan năng ấy tỏ ra có một xác suất cao nhất nhờ việc ghi chép lại một cách hài ḥa và trước sau như một về việc có tồn tại trong mọi thời kỳ lịch sử của thế giới những cá nhân đă phát triển bất b́nh thường; ngày nay, sự quan sát lập đi lập lại và kỹ lưỡng cũng xác nhận và bổ chứng cho việc ghi chép xưa kia. V́ thế cho nên Mục tiêu thứ Ba của Hội là một hệ luận cần thiết của Mục tiêu thứ Nh́, là một phương tiện tất yếu để thành tựu Mục tiêu thứ Nh́, do đó nó gián tiếp – tuy nhiên lại có tầm quan trọng sống c̣n – góp phần thực hiện Mục tiêu thứ Nhất.

Nhưng c̣n hơn thế nữa, tôi hi vọng rằng sẽ chứng tỏ được Mục tiêu thứ Nhất và Mục tiêu thứ Ba mỗi thứ đều là phần bổ sung cần thiết cho nhau: T́nh huynh đệ Đại đồng chỉ có thể được thực hiện nhờ vào và thông qua sự phát triển tinh thần và thần thông của cá nhân; trong khi đó bản thân nỗ lực thực hiện lư tưởng Huynh đệ ấy tạo thành một phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ nhất để mang lại sự tăng trưởng nội tâm – không đâu, mọi sự tăng trưởng tinh thần chân chính đều đ̣i hỏi và có khuynh hướng thực hiện cái mục tiêu cao cả mà con người đang nỗ lực tới.

Tuy nhiên nói về mặt thể chất th́ rơ rệt là mọi người đâu phải là anh em với nhau, trừ trường hợp ta dùng từ ngữ này theo nghĩa rộng nhất. V́ thế cho nên muốn chứng minh thực tại về T́nh huynh đệ Đại đồng đúng là một sự kiện tinh thần trong thiên nhiên th́ trước hết ta phải chứng minh rằng con người có những phương tiện để thám hiểm các cơi khác trong thiên nhiên khác hơn vật chất thô trược. Nói cách khác, ta phải chứng tỏ rằng tâm thức con người có thể hoạt động độc lập với cơ thể vật lư. Song le, sự kiện này đă được chứng minh phổ biến qua việc thực hiện cả thời xưa lẫn thời nay, nhất là trong lănh vực thuật mesmer, mà giờ đây được đặt tên là thuật thôi miên mesmer. Những quan sát như vậy c̣n chứng minh thêm nữa rằng phạm vi nhận thức và hoạt động của tâm thức con người gia tăng tỉ lệ với mức cơ thể vật chất gần đạt tới trạng thái hoàn toàn không hoạt động, gần giống như chết thật sự.

Thế nhưng, khi xét tới những thay đổi mà tâm thức ta b́nh thường trải qua trong khi nằm mơ hoặc ngủ say, cũng như xét tới sự minh giải của đủ thứ trường hợp được quan sát kỹ lưỡng khi tâm thức biến đổi bất b́nh thường, người ta đă suy ra những kết luận tổng quát sau đây về đặc trưng của tâm thức con người theo lư luận nghiêm xác khoa học.

Tâm thức của mỗi người vào bất cứ lúc nào cũng bị hạn chế bởi “ngưỡng cảm giác của ḿnh”. [Chú ư: V́ thuật ngữ “ngưỡng cảm giác” có lẽ mới mẻ đối với hầu hết hội viên cho nên cũng cần phải giải thích ngắn gọn. Có một sự kiện được nhận biết rơ là bất cứ kích thích nào cũng phải có một cường độ nào đó th́ mới ảnh hưởng tới tâm thức ta để cho ta nhận thức được nó. Thế mà cường độ hoặc kích thích cần thiết ấy lại biến thiên với các trạng thái khác nhau của cơ thể và tùy theo những mức độ khác nhau về việc tâm trí quan tâm hay miệt mài. Chẳng hạn như ta miệt mài đắm ch́m vào quyển sách th́ cần phải kêu lớn hơn th́ ta mới nghe được so với khi ta không dấn thân vào việc ấy. Cường độ khiến cho bất kỳ kích thích cho sẵn nào phải đạt tới được để ảnh hưởng đến tâm thức của ta, cường độ ấy xác định ta sẽ nhận thức kích thích đó một cách hữu thức và ta vẫn không biết tới kích thích ấy khi nó chưa đạt đúng mức. Khi tổng quát hóa sự kiện này, ta ắt thấy rằng trong số mọi kích thích tác động lên tâm thức ta, chỉ kích thích nào gây ra nhận thức hữu thức v́ đă đạt tới một cường độ nào đó th́ mới có thể nói là tạo thành đường biên của trường nhận thức của ta. Đường biên này chính là “ngưỡng nhận thức”, “ngưỡng cảm giác”. Có thể nói là nó ngăn cách vùng được chiếu sáng, tức trường nhận thức của ta, với cái ở “bên ngoài” hoặc ta thường gọi là “ngoại cảnh”. Cố nhiên độ lớn phạm vi được chiếu sáng biến thiên rất nhiều nơi những người khác nhau. Một người có thể thờ ơ với mọi kích thích cao siêu và tinh vi mà ta gọi là cảm xúc về sự trong sáng và vẻ đẹp của nghệ thuật, trí thức và đạo đức; hoặc là y có thể nhận thức chúng chỉ mơ hồ thôi, khiến cho chúng không thể kích động được y qua bất kỳ nhận thức sắc sảo hoặc sống động nào. Quan niệm này rất phong phú và có thể được triển khai theo nhiều hướng, kết quả là soi sáng nhiều cho những sự kiện trong trải nghiệm và sinh hoạt thường nhật của ta].

Nhưng tâm thức tiềm tàng của y vượt xa cái sự hạn định chật hẹp được xác định như thế mà chỉ có một ḿnh y thông thường mới nhận biết được trong những lúc tỉnh thức.

Song le “ngưỡng” này có thể bị dao động rất nhiều, và có thể được đẩy lùi đến mức con người có thể bao gồm trong tâm thức của ḿnh một phần rất lớn cái siêu việt được những nhận thức trên cơi trần của ḿnh. [Chú ư: Muốn có chứng minh chi tiết về điều nêu trên xin hăy xem tác phẩm Triết lư Thần bí học của Tiến sĩ Carl de Prel].

Qua việc dời ngưỡng tâm thức, người ta có thể phát triển được đủ mọi thần thông. Ấy là v́ theo cách nói của Thông Thiên Học th́ phạm vi tâm thức hạn hẹp hạn chế trong ngưỡng cảm giác cấu thành cái gọi là “phàm ngă”, c̣n vùng tâm thức rộng lớn hơn đối với ta ở phía bên kia của ngưỡng này chính là “Chơn ngă”. Thế mà, nếu ta t́m nguyên nhân xác định của sự hạn chế này th́ ta ắt thấy rằng nó ở nơi sự kiện thường thường th́ sự chú ư, quan tâm của ta tập trung phần lớn hoặc hoàn toàn trên cơi trần, trường nhận thức của ta bị chiếm trọn bởi những kích thích mạnh mẽ và sống động đến với ta thông qua cửa ngỏ là giác quan thể chất hoặc liên quan tới các cơi xúc động và trí tuệ. Nhưng trong một vài trạng thái bất b́nh thường, cho dù được gây ra bởi tác động thôi miên mesmer của người khác hoặc quyền năng ư chí của chính cá thể th́ ta thấy rằng tâm thức siêu việt tức Chơn ngă, biểu hiện ra trên cơi trần. Trong những trường hợp như thế, ta thấy Chơn ngă coi tâm thức hạn hẹp tức phàm ngă là một điều ǵ đó xa lạ, chỉ là một giai đoạn ngẫu nhiên trong sự phát triển của chính ḿnh. Nhưng chính cái tâm thức hạn hẹp này tức phàm ngă (trong những lúc như thế nó biến mất) mới tạo ra nơi ta cảm nhận cho rằng mỗi người chúng ta đều riêng rẽ với tất cả đồng loại.  Ấy là v́ cảm nhận hoặc tâm thức về “bản ngă” ấy bị hạn chế (theo như ta biết) vào vùng được chiếu sáng bên trong ngưỡng tâm thức, bởi v́ chỉ vùng ấy thôi mới thường xuyên hiện diện sống động đối với ta. Phép ví dụ tương tự có thể giúp ta lĩnh hội được ư niệm này rơ rệt hơn. Theo trải nghiệm thông thường th́ con người đồng nhất hóa “ḿnh với cảm nhận hoặc sự chú ư sắc sảo nhất và sống động nhất, đây chính là điều diễn ra đối với vùng tâm thức phàm ngă tổng quát. Con người đồng nhất hóa “ḿnh” với cái thường xuyên hiện diện sống động trước mắt ḿnh, nghĩa là với vùng được soi sáng bên trong ngưỡng cảm giác của ḿnh. Hơn nữa, theo bản năng ta tin vào sự tồn tại và có thực của một “ngoại giới” do sự kiện mọi kích thích đến với tâm thức ta từ bên ngoài ngưỡng này tự nhiên là có vẻ xuất phát từ “bên ngoài” của ta, bởi v́ cái ta cảm nhận là “bản ngă” th́ ta đă thấy rồi, đó chỉ là vùng được soi sáng bên trong đường biên này.

Vả lại ta thấy rằng ta càng đẩy lùi ngưỡng tâm thức bao nhiêu th́ cảm giác biệt lập càng giảm đi bấy nhiêu, và ta có thể truy nguyên cũng định luật ấy qua mọi giai đoạn tăng trưởng và phát triển về mặt trí tuệ, xúc động và thần thông. V́ thế nói chung, ta có thể khẳng định rằng sự mở rộng trường tâm thức của ḿnh song hành với việc chú ư và chú tâm của ta tách rời khỏi cơi trần, tách rời khỏi cảm xúc và cảm giác tạo thành nội dung của phàm ngă.

Thế mà ngay tức khắc ta thấy rơ rằng trở ngại thật sự ngăn cản ta thực chứng T́nh huynh đệ Đại đồng chính là cái cảm giác riêng rẽ ấy và ta vừa thấy rằng, ta càng tăng trưởng và phát triển bao nhiêu về mặt thần thông th́ cảm giác này càng có khuynh hướng biến mất bấy nhiêu. Như vậy rành rành là việc nghiên cứu và khảo cứu khả năng thần thông tiềm tàng của con người trực tiếp hướng về việc thực hiện Mục tiêu thứ Nhất của Hội Thông Thiên Học.

Khi ta đẩy lùi đường biên và mở rộng phạm vi tâm thức th́ “bản ngă” của ta cũng tăng trưởng và bành trướng theo tỉ lệ ấy, cho đến khi cuối cùng ta đă mở rộng phạm vi chú ư và đẩy lùi ngưỡng tâm thức của ḿnh đến mức nó bao trùm cả Vũ trụ th́ nói theo Ánh Sáng Đông Phương – “Vũ trụ tăng trưởng thành Tôi”, “giọt sương lọt vào biển chói sáng”, ta đạt tới Niết Bàn vốn không phải là việc tiêu diệt cá tính mà là mở rộng nó tới khi bao trùm tất cả.

Ta có thể xem xét điều này theo quan điểm khác. Mọi kích thích đến với tâm thức ta thật ra là “các dạng rung động tinh vi hoặc thô trược, nhanh ít hoặc nhanh nhiều, và diễn ra trong các môi trường thô trược hoặc tinh tế (có thể như vậy). Nói chung, rung động càng nhanh và môi trường càng tinh vi th́ nó diễn ra kèm theo tâm thức cao hơn, nghĩa là mang tính tinh thần hơn. Thế mà ta sẽ nhận ra rung động là thô hay tinh vi tùy theo ta chú tâm và chú ư tới các sự việc vật chất hoặc tinh thần, tới cực này hoặc cực kia của Thực tại nhất như. V́ vậy rơ ràng là trong khi ta chỉ chú ư tới và tâm thức ta chỉ tràn ngập những sự việc trên cơi trần th́ ta không thể nhận biết rơ rệt và sống động những sự việc tinh thần. Nhưng đặc trưng nổi bật của Tinh thần là tính phổ quát: nó thấm nhuần vạn vật. V́ thế cho nên, nhận thức ta càng tiến gần tới cơi tinh thần th́ ta càng trở nên hiệp nhất với những điều thấm nhuần vạn vật, bởi v́ muốn nhận biết được những sự việc tinh thần th́ ta phải đáp ứng với những rung động cao của cơi đó. Vậy là để đạt tới sự phát triển nội tâm được nêu rơ trong Mục tiêu thứ Ba, theo sát nghĩa là phải t́m cách chỉnh hợp ḿnh để “rộn ràng đáp ứng với mọi lời than thở và tư tưởng của tất cả chúng sinh”.

Thế th́ T́nh huynh đệ Đại đồng chẳng những là ḥn đá tảng của Hội Thông Thiên Học mà theo sát nghĩa là cốt lơi của Mục tiêu thứ Nh́ và thứ Ba – là tinh thần ban cấp sự sống nơi vạn vật. Nếu không có lư tưởng cao cả và cao thượng này th́ việc nghiên cứu tôn giáo cổ truyền, khoa học và triết học ắt mất đi sự hấp dẫn cao cả và trong sáng nhất. Nếu không có nó th́ việc theo đuổi Mục tiêu thứ Ba, ắt hoặc là hoàn toàn vô nghĩa, hoặc nếu có thành công chút ít th́ cũng gây ra những hậu quả tai hại nhất – ta đă từng chứng kiến kẻ tội phạm sử dụng những quyền năng mới được tái phát hiện của khoa thôi miên. Nếu không có một mục tiêu như thế để phấn đấu, một chủ đích cao thượng như thế để kích động th́ tư tưởng phóng khoáng của ta chẳng bao lâu ắt trở nên phóng túng không có mục đích, nỗ lực nghiên cứu Tôn giáo Minh triết của ta chẳng bao lâu ắt kết thúc bằng việc h́nh thành một giáo phái mới, sự sống động ắt chết đi trong đám chúng ta và Hội Thông Thiên Học hoặc là vỡ tan thành tro bụi hoặc là trở thành một xác ướp vô hồn bị đóng khung trong lớp băng giá Giáo Điều.

------------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS