Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

CÁC GIAI ĐOẠN HIỂU BIẾT, MINH TRIẾT VÀ THỰC HIỆN.

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN

Tác giả : I. K. TAIMNI

Trích  SELF CULTURE

CÁC GIAI ĐOẠN HIỂU BIẾT, MINH TRIẾT VÀ THỰC HIỆN.

 

  Chúng ta đă nghiên cứu qua toàn bộ thể chất của Chơn Thần. Chúng ta thấy rằng tự nó biểu lộ ở các cơi tâm linh dưới h́nh thức Chơn Nhơn trường tồn và ở ba cơi thấp nhất, như là một phàm nhơn vô thường. V́ phàm nhơn chỉ là một biểu hiện vô thường dùng để thu thập kinh nghiêm và khai mở các khả năng trí tuệ và tâm linh của Chơn nhơn, và biến mất hoàn toàn ở mỗi kiếp người sau khi đă chuyển giao tinh hoa của kiếp sống cho Chơn nhơn. Nó không được coi như tiến hóa, mặc dầu nó trở nên phong phú hơn, phức tạp và hữu hiệu hơn, khi sự tiến hóa tiếp tục. Nó chỉ được xem như một dụng cụ tạm thời của Chơn nhơn thôi. Chơn nhơn hay Jivātmā tồn tại từ kiếp này sang kiếp khác, lần hồi tiến hóa, phát triển các khả năng trí tuệ và tâm của nó được coi như là một dụng cụ trường tồn của Chơn Thần.

Chúng ta biết rằng Chơn nhơn tự biểu lộ xuyên qua ba nguyên lư mang tên là Atma-Budhi-Manas và cả ba nguyên lư này thấy biểu lộ nổi bật theo thứ tự ở các cơi Niết Bàn, Bồ Đề và Thượng Trí. Đúng là sự khai mở của ba nguyên lư này, xuyên qua các thể riêng của chúng, tạo thành sự tiến hóa của con người và là điều mà người chí nguyện hằng quan tâm đến. Sự tiến hóa của ba thể, xác, vía, trí của phàm nhơn chỉ là để phục vụ cho sự tiến hóa cao hơn. Ít nhất, trong công việc Thực Hiện Chơn Ngă, chúng ta chú trọng nhiều nhứt đến ba thể cao và những nguyên lư này, mặc dầu đương nhiên, chúng ta cũng không thể xem thường ba hạ thể của ḿnh.

Một điểm quan trọng chúng ta nên ghi chú về ba nguyên lư cao và những thể là sự khai mở của ba nguyên lư này và sự tiến hóa của ba thể tương ứng tiến hành một cách tổng quát, từ dưới lên trên, nghĩa là theo thứ tự: Thượng Trí, Bồ Đề, Niết Bàn. Đường lối, hay kiểu mẫu cơ bản nào của cá nhân, cũng là một yếu tố trong thứ tự của sự tiến hóa này, nhưng một cách tổng quát chúng ta có thể nói rằng, chính Thượng Trí sẽ khai mở trước, kế đó là thể Bồ Đề và sau cùng là thể Niết Bàn. Trên thực tế, chúng ta phải theo thứ tự vừa kể để cố gắng khai mở đến mức có thể được những nguyên lư này.

Chúng ta phải khởi sự nghiên cứu những quan niệm, lư thuyết liên quan đến bản chất của Thực Tại và sự biểu hiện của nó, cũng như các phương pháp được áp dụng để t́m ra Thực Tại này bên trong ta. Sự cố gắng để t́m hiểu và nắm lấy các quan niệm triết lư này liên quan đến các thực tại ẩn tàng của sự sống, sẽ thúc đẩy và làm phát triển Thượng Trí của chúng ta.

Ở giai đoạn kế, chúng ta phải cố gắng chuyển đổi các lư tưởng của đời sống tâm linh, đặt nền tảng trên các quan niệm này thành hành động cụ thể và như thế chuyển hóa sự hiểu biết tâm linh chúng ta thành Minh Triết. Chúng ta cũng phải cố gắng phát triển ḷng sùng tín hay t́nh thương cùng một lúc, và biến nó thành một phần của toàn bộ tánh t́nh ḿnh, bởi v́ đó là phương pháp quyền lực nhứt để khai mở khả năng Bồ Đề Tâm và thu đạt Minh Triết thật sự. Sự hiểu biết thu thập liên quan đến các lư tưởng của đời sống tâm linh và cố gắng chuyển đổi các lư tưởng tâm linh này thành nếp sống thực tế, sẽ giúp chúng ta khai mở khả năng Bồ Đề Tâm và thêm Minh Triết vào sự hiểu biết. Đây là giai đoạn thứ nh́ và là giai đoạn cần thiết trong vấn đề Thực Hiện Chơn Ngă một cách có hệ thống và hữu hiệu.

Cố nhiên lư do khiến tại sao sự phát triển của Bồ Đề Tâm xuyên qua ḷng sùng tín và việc Tu Dưỡng Bản Thân phải được thực hiện đến một mức độ đầy đủ, trước khi chúng ta bước sang giai đoạn thứ ba, nơi đây các màn che lấp của ảo ảnh và che đậy Thực Tại được vén lên lần hồi, cái này kế tiếp cái kia, và những thực tại của đời sống cao cả được nhận thức trực tiếp, lên đến mức tột đỉnh là sự Thực Hiện Chơn Ngă. Lư do thứ nhứt là ngay ở buổi đầu, chúng ta phải t́m ra Ánh sáng có khả năng d́u dắt chúng ta đi trên Đường Đạo một cách chắc chắn, an toàn và thẳng bước đến mục tiêu. Chỉ có Bồ Đề Tâm mới ban cho Ánh Sáng này. Lư do thứ hai là chúng ta phải tự trở nên Đầy Đủ với chính ḿnh và không tùy thuộc vào các nguồn hạnh phúc từ bên ngoài. Chỉ có T́nh Thương Thượng Đế hay ḷng sùng tín mới có thể cho chúng ta sự đầy đủ này. Sự từ bỏ bản ngă và tạo thành công một sự trống không nội tâm, xảy ra trong một loạt cô đơn đến cô đơn, th́ không dễ ǵ chịu đựng, trừ khi chúng ta có được một nguồn an lạc nội tâm đang xuất hiện. Nhiều người chí nguyện quay đầu lại, trở về với công việc, gắn bó với đời sống thế gian, bởi v́ họ không có những phương tiện chống đỡ bên trong ở những giai đoạn trung gian này. Lư do thứ ba là chỉ có Minh Triết mới có khả năng ban cho một cá nhân tất cả những cá tính cần thiết để đi trên con Đường Đạo một cách an toàn và vững chắc, ấy là một cái nh́n đúng đắn, một phán đoán và một quan điểm chín chắn, không bị ảnh hưởng của những khuynh hướng thấp kém lôi cuốn con người xuống và đôi khi làm hư hỏng đời sống của y, khi y bước chân vào những lănh vực mới mẻ của kinh nghiệm, hiểu biết và quyền lực.

V́ thế, ở giai đoạn thứ hai, Minh Triết là điều kiện tiên quyết và phải được phát triển càng triệt để càng tốt. Nên nói đến nơi đây rằng Minh Triết thật sự, ở vào một mức độ khả quan, chẳng những cần thiết mà c̣n là một bằng chứng cho biết đó là một giai đoạn khá cao trong giải đáp vấn đề Thực Hiện Chơn Ngă. Trước hết, bởi v́ nó đ̣i hỏi một cố gắng khá mạnh mẽ và liên tục để đạt được nó, và có lẽ điều này là điều phần lớn người chí nguyện có thể hy vọng thành tựu trong một kiếp sống. Điểm thứ hai, bởi v́ thành quả của Minh Triết không đáng kể. Bất hạnh thay, những ư tưởng của chúng ta về Minh Triết không hoàn toàn đúng, v́ bị ảnh hưởng của những ư tưởng b́nh dân ngoài đời. Một cách tổng quát, chúng ta cho rằng đó là một sự phán đoán già dặn và khả năng sắp xếp đời sống của ḿnh một cách có trật tự, nhờ một kinh nghiệm đa dạng và lâu dài. Nhưng theo quan niệm Huyền Bí Học có một định nghĩa hoàn toàn khác. Đó là một trạng thái của cái trí, khi mà nó được trọn vẹn soi sáng do ánh sáng của khả năng tâm linh được gọi là Bồ Đề Tâm. Không một ai có thể hiểu được sự an tịnh ngoài tầm hiểu biết; một cái nh́n bên trong có thể xuyên qua các ảo ảnh của cuộc đời, một sự hiểu biết chính xác bắt đầu tuôn vào trí chúng ta từ bên trong; một niềm thông cảm êm dịu với cuộc sống, một cái cảm tưởng thanh cao cảm thấy ḿnh là một với tất cả mọi sinh vật; một nguồn an lạc reo vui bên trong chúng ta không vần điệu hay lư do; một sự an toàn mà chúng ta cảm thấy khi ḿnh nhận thức rằng ḿnh sống, cử động và hiện hữu trong Ngài; một sự vững ḷng khi ḿnh, dù mơ hồ, cảm thấy rằng chính Ngài một cách êm dịu nhưng hùng dũng đang điều khiển mọi vật; một sự hài ḥa nội tâm trong đó chúng ta đang sống với tất cả người khác, mặc dầu trong khi, ở bên ngoài, chúng ta có thể đang chống đối họ; không một ai có thể hiểu được điều này cho đến khi y kinh nghiệm được sự soi sáng thể trí do ánh sáng Bồ Đề Tâm. Và các lợi lộc ấy thật to tát để đền bù lại những hy sinh và cố gắng mà chúng ta phải trả để phát triển Minh Triết. Thực tế là trạng thái này có bản chất làm măn nguyện, khiến cho một số người chí nguyện tỏ ra bằng ḷng hoàn toàn, ở măi giai đoạn này, không muốn cố gắng hơn nữa để tiến thêm. Chúng ta đă đến rất gần ư tưởng của một đời sống tâm linh giác ngộ. Nhưng, đây chưa phải là mục đích mà chỉ là một giai đoạn của cuộc hành tŕnh, cái nền tảng trên đó kiến trúc thượng tầng của một đời sống tâm linh giác ngộ được xây dựng, đời sống tâm linh của một Đấng Đă Thực Hiện Chơn Ngă và Giải Thoát, đó mới là mục đích của Cơ Tiến Hóa nhân loại.

Bởi thế, bây giờ chúng ta phải xem qua giai đoạn kế, và cũng là giai đoạn chót trong đó Minh Triết được chuyển hóa thành Sự Thực Hiện Chơn Ngă, khi mà chúng ta chẳng những “nhận thức” Thực tại xuyên qua khả năng Bồ Đề Tâm, mà c̣n “biết” Thực tại một cách trực tiếp xuyên qua Atma (thể Niết Bàn) của chúng ta, bằng cách ḥa hợp tâm thức chúng ta với Nó, và do đó trở thành một với Nó. Sự thực hiện có thể được định nghĩa là “biết bằng cách trở thành”. Đây là một lănh vực của Yoga thực sự. Chúng ta sẽ bàn luận một khía cạnh của Yoga trong chương nghiên cứu về ḷng sùng tín. Chúng ta sẽ thấy rằng ở trong những trạng thái cao nhứt của ḷng sùng tín, tâm thức của hành giả càng lúc càng nhập một với tâm thức của Ishta-Devata (Đấng được tôn thờ), hoặc Đối tượng sùng bái, và do đó tại sao con đường sùng tín cũng được gọi là Bhakti Yoga. Sau đó chúng ta sẽ xem qua kỹ thuật của Yoga thật sự, được gọi là Raja Yoga, hay Yoga Vương giả, được phác thảo trong quyển Yoga Sutras của Patanjali. Hệ thống Yoga này đặt nền tảng trên Ư chí, và chính xuyên qua việc sử dụng của Ư Chí tâm linh mà cái trí được thanh lọc và đặt dưới sự kiểm soát, và khi ấy các sự biến đổi của nó đều được kềm chế hoàn toàn trong Samadhi (Đại Định). Chừng đó tâm thức của người Yogi vượt qua mọi mức độ khác nhau của cái trí, kết hợp với các thể khác nhau, cho đến khi bức rào chót của cơi Niết Bàn được vượt qua và tâm thức hiện rơ ngoài lĩnh vực của cái trí và trở thành một với tâm thức của Chơn Thần Vĩnh Cửu, hay là Purusha. Đó là cách nh́n của tiến tŕnh, từ phía dưới, từ quan điểm của phàm nhơn. Nếu chúng ta nh́n vấn đề từ phía trên, từ quan điểm của Chơn Thần, chúng ta có thể nói rằng Chơn Thần tự giải thoát ḿnh ra khỏi các mức độ thấp của cái trí, cái này sau cái kia, cho đến khi tâm thức của nó được tự do khỏi thể Niết Bàn, và nó đứng tự do trong bản chất Thiêng Liêng đích thực của nó. Tự Thực Hiện Chơn Ngă, nhưng vẫn có tất cả các thể của nó ở các cơi thấp để nó điều khiển. Đó là Jivanmukti – Sự Giải Thoát – Nirvana (Niết Bàn) hay bất cứ một từ ngữ nào dùng để diễn tả trạng thái tâm thức cao cả mà hành giả Yogi  đạt được, khi y hoàn thành cơ tiến hóa nhân loại của y.

Ở giai đoạn thứ ba, trong đó kỹ thuật Raja Yoga được sử dụng để có sự Tự Thực Hiện Chơn Ngă, chính Ư Chí Tâm Linh của thể Atma được sử dụng để đi đến mục tiêu cuối cùng; cũng như ở giai đoan hai, T́nh Thương được sử dụng để đạt Minh Triết. Đó là nguyên lư cao nhứt hoạt động trong Chơn Nhơn.

Như thế, chúng ta thấy bằng cách nào ba nguyên lư của con người được khai mở, cái này tới cái kia, trong ba giai đoạn: Trí Thông Minh ở giai đoạn đầu, T́nh Thương ở giai đoạn thứ hai, trong giai đoạn ba là Ư Chí Tâm Linh. T́nh thương thêm vào Trí Thông Minh phát triển Minh Triết. Ư Chí Tâm Linh được Minh Triết d́u dắt mang lại sự Thực Hiện Chơn Ngă. Sự liên quan của ba nguyên lư này, những chức năng và phương pháp phát triển có thể được tượng trưng như sau đây:

 

 

Đă hiểu qua vị trí của Bhakti Yoga và RajaYaga trong công cuộc khai mở tâm linh, bây giờ chúng ta có thể tiến đến việc bàn luận một cách vắn tắt và tổng quát về hai hệ thống Yoga quan trọng này.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS