|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
CÁC BÍ NHIỆM TRÊN TRỜI VÀ DƯỚI ĐẤT
Tác giả Radha Burnier
Trích THẾ GIỚI XUNG QUANH TA
(THE WORLD AROUND US)
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học tháng 12 năm
1998) |
|
Đầu óc thực tế trong sinh hoạt hàng ngày bị những thực tại hằng hữu của thế
giới vật lư bắt buộc phải quyết định và kết luận. Mọi người phải chọn lựa
khi đứng trước một giao lộ và quyết định xem phải đi đường nào. Phụ huynh bị
hoàn cảnh bắt buộc phải quyết định xem liệu nên gửi con em theo học trường
nào. Hằng ngàn quyết định và kết luận đều cần thiết cho sinh hoạt thực tiễn
và v́ thế, xét theo tiềm thức th́ tâm trí người ta phải bị chế định thành ra
một kiểu mẫu quyết định và kết luận. Người ta tự động phải có lập trường ‘có
hoặc không’, ngay cả khi liên quan tới những vấn đề khiến cho ta chưa có ư
kiến.
Trong một loạt thảo luận về ma, Hamlet đă nói một cách minh triết rằng “Hỡi
Horatio, trên trời và dưới đất có nhiều điều hơn mức mà triết lư của bạn có
thể mơ tưởng tới”. Nhưng đối với hầu hết mọi người th́ khó chấp nhận được sự
tồn tại của chẳng những là ma mà c̣n là những chiều sâu khôn ḍ và những sự
tinh vi trong cái điều bí nhiệm mà ta gọi là ‘sự sống’. V́ thế cho nên có
đầy dẫy những phản ứng và ư kiến mâu thuẫn liên quan tới những vấn đề siêu
h́nh và triết lư mà hầu hết mọi người nói chung không có lập trường rơ ràng
để khẳng định bất cứ điều ǵ. Chủ nghĩa giáo điều đang sôi sục đáng kể bởi
v́ thói quen bắt buộc tâm trí phải đi đến những kết luận.
Chẳng hạn như liệu có phương tiện
chắc chắn nào biết được những hiện tượng có thực đến đâu khi được mô tả về
lễ Vesak nổi tiếng là diễn ra ở một vùng khỉ ho c̣ gáy ở Tây Tạng gần kề Núi
Kailasa linh thiêng? Nghe nói h́nh bóng hoặc sự phản chiếu của Đức Phật xuất
hiện trên bầu trời ở điểm đó vào mỗi năm đúng lúc trăng tṛn tháng âm lịch
Vesak. Những kẻ đa nghi tin chắc rằng đây là chuyện hoang đường và tin rằng
nhiều khách hành hương Tây Tạng t́m đường đi tới vùng núi này để phủ phục
kính trọng sâu sắc đă bị truyền thống lừa bịp đâm ra tin tưởng mù quáng, cho
nên tất cả chỉ là mê tín dị đoan. Tuy nhiên những người Tây Tạng có học đă
tận hiến cho sinh hoạt tôn giáo trong nhiều năm lại bảo rằng vào giờ hoàng
đạo trăng tṛn Vesak những người tham thiền đều được thấu ngộ sâu sắc.
Học viên kho tài liệu Thông Thiên Học ắt quen thuộc với việc ông C. W.
Leadbeater mô tả diễn biến này. Những người bác bỏ bất cứ điều ǵ mà ông nói
ắt gia nhập đám người chế nhạo cho rằng đó chỉ là ‘huyền thoại’. Những người
nào tin đến mức cố gắng liên kết ḿnh trong nội tâm với diễn biến ấy qua
việc tham thiền hoặc đi ngủ với đạo tâm mạnh mẽ. Hội Thông Thiên Học để cho
mỗi hội viên được hoàn toàn tự do chọn theo thái độ đa nghi, tin tưởng hoặc
ngờ vực.
Những lời b́nh luận của
Sangharakshita (David Unwood) trong tác phẩm Khảo luận về Phật giáo
bàn về quyền năng sáng tạo của tư tưởng (kriyasakti) thật là thú vị và đáng
suy gẫm:
Kẻ nào đắc tứ thiền (dhyana) chẳng
những có thể tạo ra những bản sao thể xác của ḿnh mà đối với những kẻ ít
thông thạo về định trí th́ không thể phân biệt được với nguyên bản, mà người
ấy c̣n ‘vật chất hóa’ được những sự vật dường như là thiên nhiên thuộc đủ
mọi loại.
Dĩ nhiên điều này không hàm ư rằng bất cứ ai vật chất hóa được các sự vật
đều đạt được tứ thiền, bởi v́ cái trí có thể biểu lộ quyền năng sáng tạo của
ḿnh ở nhiều mức khác nhau.
Sau khi thể xác chết, thần thức nhập vào cái trạng thái được gọi là Devachan
tức là Tịnh độ (Sukhavati) tạo ra cho chính ḿnh một thế giới cực lạc. Theo
H. P. B. ‘mọi người đều có thiên đường xung quanh ḿnh, được tạo ra bằng
thần thức của ḿnh’. Trong môi trường Devachan do cái trí sáng tạo ra, mỗi
người thấy bản thân ḿnh - ‘bản thân’ ở đây vô giới tính v́ đă bỏ thể xác
rồi - được vây quanh bởi mọi người và mọi t́nh huống mang lại cho ḿnh niềm
vui thuần túy. V́ thế cho nên mới có tên gọi là Cực lạc. H. P. B. c̣n bảo
rằng trạng thái tâm trí này vốn có thể kéo dài một thời gian khá lâu theo
cách đo lường trên trần thế, ‘tương tự như, nhưng sống động hơn và có thực
hơn giấc mơ sống động nhất’.
Trong chuyến viếng thăm lần đầu tiên tới Ấn Độ và Varanasi năm 1879, các vị
Sáng lập Hội Thông Thiên Học làm quen với Giáo sư G. Thibaut, một học giả
nổi tiếng về tiếng Bắc phạn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Benares, Hồi kư
của Đại tá Olcott có tường thuật làm thế nào mà có dịp Giáo sư Thibaut
than phiền sự kiện là không c̣n một đạo sĩ Yoga nào thật sự phát triển được
thần thông mô tả trong các văn bản cổ truyền - các học giả bảo như thế.
H.P.B. khinh miệt bộc phát xúc động: ‘Được thôi, tôi sẽ hiển lộ chúng, và bà
mạnh mẽ vẫy bàn tay phải; Ô ḱa, một tá đóa hoa hồng đang rớt xuống đầu cả
đám’. Quyền năng sáng tạo của tâm trí bà đang hoạt động.
Sangharakshita cũng đề cập tới những ví dụ đáng kể nhất trong thời gian gần
đây về những hiện tượng do quyền năng tư tưởng tạo ra bởi các vị Huấn sư Tây
Tạng nổi tiếng và đạo sĩ Yoga Geshe Rimpoche:
Trong khi du hành qua Tây Tạng với một đoàn tùy tùng lớn, ông khiến cho trên
bầu trời xuất hiện một ảo cảnh kỳ diệu về Phật Di Lặc và các vị Bồ Tát tùy
tùng. Hiện tượng này được trông thấy rơ ràng trong ṿng hàng dặm xung quanh,
kéo dài nhiều giờ. Chẳng những toàn thể vùng quê đắm ḿnh trong ánh quang
huy trên cơi trời mà những đóa hoa giống như hoa sen c̣n rớt xuống như mưa
trên trái đất. Mặc dù có thể được lượm lên và cầm trên tay, các đóa hoa này
có vẻ tan chảy ra thành không khí sau vào khoảng nửa tiếng đồng hồ.
Người ta nói hằng trăm người đă chứng kiến diễn biến này, tác giả gặp gỡ và
nói chuyện với nhiều người trong khi họ vẫn c̣n sống, kể cả Lạt ma Anagarika
Govinda, một đệ tử của Rimpoche.
Nếu một linh ảnh như vậy có thể được biểu lộ bởi quyền năng tư tưởng của một
đạo sĩ Yoga th́ ta có thể tưởng tượng rơ rệt Đức Phật toàn tri tạo ra sự
phản chiếu của chính ḿnh để gợi linh hứng và cứu độ các tín đồ tùy theo
tŕnh độ tiếp thu của họ. Trong Ch́a khóa Thông Thiên Học, H. P. B.
có nói: “Điểm Linh quang nơi con người hiệp nhất và đồng nhất về bản thể với
Tinh thần Vũ trụ, ‘Tự ngă Tinh thần’ của ta thực tế là toàn tri”. Ở mức Hiện
tồn này không có chướng ngại nào cho quyền năng sáng tạo của tâm thức. Quyền
năng tư tưởng của một vị Phật có thể tạo ra một Phật quốc. Óc tưởng tượng
thi vị kỳ quặc mà người ta thường thấy trong những văn bản cổ miêu tả những
con chim hót trong những bụi cây ở cơi Tịnh độ với mục đích do Đức Phật A di
đà muốn phát ra bài ca Chánh pháp.
Đâu là thực và đâu là không thực? Cũng giống như những diễn biến trong giấc
mơ là không thực sau khi ta ‘tỉnh dậy’, trải nghiệm và ‘kiến thức’ của cái
gọi là ư thức ‘tỉnh táo’ ắt là không thực sau khi có sự tỉnh thức thêm nữa.
Rốt cuộc th́ mọi thứ trong vũ trụ hiện tượng hoặc vũ trụ biểu lộ đều không
thực; chỉ có Đấng Tuyệt Đối bản thể là Thực. Liệu hạnh phúc của cơi Devachan
có thực chăng? Liệu hiện tượng lễ Vesak thực hay không thực? Có lẽ là ‘có’
và ‘không’. Trong các thế giới Tồn tại biểu lộ, ‘những điều không thực’ gợi
ư cho tâm ta sống một cách thanh khiết và từ bi có thể là ‘tốt’, trong khi
những điều xúi bẫy cái trí ích kỷ có thể là không tốt.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS