|
|
BIỂU TƯỢNG HỆ Trích trong quyển KIẾN TẠO CÀN KHÔN (Building of The Cosmos)
Tác giả ANNIE BESANT
|
|
Bài thuyết trình tại Đại Hội Đồng Thường Niên thứ 18
của Hội Thông Thiên Học
ở Adyar, Madras, Ấn Độ
THÁNG 12 NĂM 1893
Biểu tượng
hệ trong các tôn giáo có thể được gọi là một ngôn ngữ chung. Bằng cách này,
người ta ngụ ư rằng cần chấp nhận một vài h́nh thức bên ngoài mà khi tŕnh
bày cho bất cứ ai tinh thông về h́nh tướng th́ đều truyền đạt cho tâm trí
người ấy một ư tưởng xác định; chẳng hạn như, cũng như bạn có một ngôn ngữ
biểu ư mà mỗi người đều học được thành ra tiếng mẹ đẻ của ḿnh; cũng như bạn
có thể có những con số trong số học, mỗi con số đều mang theo một ư niệm nào
đó, nhưng nếu con số ấy được diễn ra thành ngôn ngữ nói lên được th́ từ ngữ
ấy ắt khác nhau tùy theo ngôn ngữ mà người ta sử dụng. Cũng vậy, trong mọi
thời đại người nào đă nghiên cứu tôn giáo cũng đều có một ngôn ngữ chung
giúp cho họ có thể giao thiệp với nhau; điều này khiến cho không một vấn đề
nào là quan trọng xét theo quê hương của người ấy, cũng như chẳng có ǵ quan
trọng xét về tôn giáo đặc thù theo mặt ngoại môn vẫn vây bủa y, khi y vượt
qua được biểu tượng ấy và nhận ra được ư nghĩa của nó th́ các bậc Điểm đạo
đồ đồng môn đă truyền đạt được tri thức cho y, tri thức ấy đối với y cũng
xác định và chắc chắn dường như thể nó đă được truyền đạt cho ta theo ngôn
ngữ đặc thù nào có dùng tới lời lẽ. Thế mà xét về sự thống nhất cơ bản của
các tôn giáo th́ không có bằng chứng nào lớn hơn sự thống nhất về các biểu
tượng tôn giáo. Khi ta thấy bên trong khuôn viên một đền thờ Ấn giáo cũng có
những biểu tượng giống như nơi các di tích xa xăm ở vùng đất Tây phương; khi
ta thấy cũng biểu tượng nơi đền thờ và các tàn tích ở Tây phương ấy được mô
phỏng lại trong nhà thờ hoặc nhà thờ chính của Ki tô giáo thời nay; khi ta
thấy ở Á châu, ở Mỹ châu, ở Âu châu và ở nhiều đảo trên Thái B́nh Dương cũng
có chính những biểu tượng ấy xuất hiện trở lại th́ ta có thể biết rằng người
ta đă khiến cho biểu tượng ấy bao hàm cùng một ư niệm, được sử dụng cùng một
phương tiện để truyền đạt nó, biết được cùng một sự thật và tôn thờ cùng một
ư tưởng. Bằng cách đó, việc nghiên cứu biểu tượng hệ có thể thường xuyên
giúp ta thu lượm được từ tri thức quá khứ những điều hiện nay đă thất
truyền. Như vậy ta có thể biết được một sự thật vĩ đại nào đó bồi dưỡng cho
nếp suy tư của chính ta và khi cứu xét một Kinh điển cổ truyền nào đó, ta có
thể nhận ra bên dưới lớp vỏ biểu tượng sự thật mà ta đă nhận được bằng một
phương thức khác. Như vậy khi xét về những tác phẩm cổ truyền do các bậc đại
Hiền triết, các Huấn sư Thiêng liêng viết ra, ta có thể thấy rằng người ta
đă che giấu trong tác phẩm này những điều bí mật về tri thức tâm linh, c̣n
họ đă làm như vậy để cho những điều bí mật ấy có thể được bảo tồn xuyên
suốt mọi biến động và mọi thăng trầm của kiếp sống, và khi con người đă đạt
tới một giai đoạn tiến hóa tâm linh nào đó, th́ ở đây sẵn sàng có trong tầm
tay y kiến thức mà y có thể thủ đắc được. Như vậy những điều đă được truyền
tải qua các giai đoạn hắc ám một lần nữa lại có thể xuất hiện để soi sáng
cho thế gian. Bởi v́ ngày nay chúng ta đang ở trong chu kỳ hắc ám, đang sống
trong chu kỳ Mạt pháp Kali Yuga, trong đó tính linh đạt mức thấp nhất, bởi
v́ thời kỳ này được đặc trưng cho sự chiến thắng của những quyền năng hắc
ám, và ḷa mắt đi của con người thiếu giác ngộ vốn đă nh́n thấy rơ tinh
tường trong những thời đại tượng pháp và chánh pháp, cho nên biểu tượng hệ
đối với chúng ta có tầm quan trọng sâu sắc nhất. Đó là v́ khi chu kỳ này
đang đến gần th́ ta cần thấy rằng các bậc Thánh hiền đă che giấu bên dưới
biểu tượng và bên dưới lớp vỏ những chuyện ngụ ngôn bên ngoài là những sự
thật được bảo tồn cho các thế hệ vị lai – chẳng những nơi cái ta gọi là biểu
tượng hệ b́nh thường hoặc h́nh tướng bên ngoài mà c̣n nơi ẩn dụ, nơi chuyện
ngụ ngôn, nơi cái được gọi là thần thoại và nơi cái được dùng làm nghi lễ.
Qua tất cả những điều đó đều có cốt lơi của sự thật tâm linh và thỉnh thoảng
lại có một vị nào đó xuất hiện, Ngài có thể hiểu được sự thật ẩn bên dưới
biểu tượng bên ngoài của chuyện ngụ ngôn hoặc nghi lễ; nhờ vậy Ngài triển
khai được sự thật ra từ biểu tượng ấy để có thể củng cố được đức tin của con
người nơi những thực tại tâm linh và tái khẳng định ánh sáng của một thời
đại hạnh phúc hơn giữa đêm đen. Đó là v́ chẳng những biểu tượng đă lưu
truyền sự thật từ đời này sang đời khác mà nó c̣n đóng vai tṛ chứng nhân
thường xuyên minh chứng cho sự tồn tại của chân lư. Đôi khi người ta ngụ ư
muốn che giấu nó đi, nhưng có khi người ta lại ngụ ư sự thật ẩn tàng được
bộc lộ ra sao cho sự bộc lộ ấy có thể tái xác lập niềm tin của con người nơi
chân lư. Công tŕnh đặc biệt mà ngày nay hội Thông Thiên Học đă thực hiện
chính là làm theo ư muốn của các bậc Huấn sư Thiêng liêng, các Ngài đă nghĩ
ra những biểu tượng ấy và để cho chúng chịu trách nhiệm về đủ thứ tôn giáo
trên thế giới. Điều này khiến cho thỉnh thoảng điều đă được thực hiện và
điều đang được thực hiện ngày nay lại chính là khi sự thật đă bị thất truyền
đối với đa số và khi niềm tin vào nó phần lớn là đă biến mất; lúc bấy giờ
lời giải thích hợp lư ấy sẽ trấn an được tâm trí con người khiến họ cảm thấy
bằng chứng về sự tồn tại chân lư, bởi v́ có thể nói là nó được đưa ra từ
những ngóc ngách ẩn kín nhất; lúc bấy giờ tín ngưỡng lại tăng trưởng và đức
tin một lần nữa lại có thể giúp ta ngẩng cao đầu bởi v́ sự tiết lộ ấy đă
biện minh cho thực tại của biểu tượng giúp ta nhận ra sự thật nội giới, do
đó đâm ra tin chắc rằng ánh sáng vẫn c̣n ẩn tàng và có thể nói là khi mở ra
th́ cái đèn lồng ấy một lần nữa lại được tiết lộ cho thế gian. Điều này
khiến cho biểu tượng hệ có giá trị ở chỗ chẳng những tải theo sự thật và
cung ứng nó cho bậc minh triết mà c̣n gây ấn tượng lên ngoại giới về thực
tại trường tồn của sự thật tâm linh; và chính kiến thức về điều này khiến
cho một số chúng ta có thể nhấn mạnh tới sự bảo tồn các nghi thức, cho dẫu
khi chẳng ai hiểu được chúng. Tôi biết rằng trong tâm trí của một số người
th́ điều này được coi là điên rồ và mê tín dị đoan; tôi biết rằng trong tâm
trí của một số người th́ điều này dường như là nêu ra một chướng ngại vật
chận đường tiến bộ. Họ chỉ nh́n thấy nghi lễ theo quan điểm đó là chướng
ngại vật. Họ không ngộ ra được giá trị là ẩn tàng bên trong điều dường như
chướng ngại ấy có thể có cái đáng tôn thờ. Đôi khi có thể có một đền đài cổ
truyền nói tới những chuyện đă qua của các dân tộc. Các bạn muốn kéo một
đường ray băng ngang qua đó và bạn bảo rằng thật rất quan trọng khi đường
ray sẽ vạch ra một đường thẳng giữa hai điểm và tốt hơn là nên quét sạch cái
dinh thự cổ truyền ấy vốn đă trở thành một chướng ngại để cho người ta có
được lợi ích thực tiễn là tiết kiệm được mười phút đồng hồ khỏi bị mất đi
nếu đường ray xe lửa phải chạy ṿng quanh dinh thự ấy. Thay v́ phá đổ dinh
thự rồi tiêu hủy nó, đôi khi có thể là minh triết hơn khi ta phí phạm mười
phút đồng hồ - biết bao nhiêu thời khoảng như ấy bị phí phạm – c̣n hơn là
tiêu diệt di tích ghi chép lại một diễn biến mà nếu không có nó th́ tâm trí
con người có thể không nhớ ra được. Như vậy nếu các nghi thức – ư nghĩa của
chúng thậm chí đă thất truyền – thất truyền hiện nay trước cặp mắt của người
phàm nhưng không thất truyền trước tri thức của các bậc Hiền triết Thiêng
liêng và không thất truyền trong quyền năng tương lai, khi lần nữa sự thật
mà chúng che giấu lại được phát lộ, nếu các nghi thức của Ấn giáo đă được
quét sạch hoàn toàn ra khỏi Ấn độ, th́ ta t́m đâu ra những lập luận để tái
khẳng định sự thật tâm linh cho dân Ấn độ biết? Nhưng bởi v́ các nghi thức
vẫn c̣n đó và bởi v́ các biểu tượng vẫn c̣n đó cho nên nhờ biết được sự
thật, ta có thể biện minh được cho giáo huấn cổ truyền ngay cả bằng những
biểu tượng được bảo tồn ấy, thế là có thể đạt tới tâm hồn và tâm trí của con
người bằng một cách nào đó ắt hoàn toàn không thể đạt được nếu biểu tượng ấy
đă biến mất.
Thế để minh
họa, tôi xin bắt đầu bằng một biểu tượng vốn phổ biến khắp thế giới mà ta
thấy có trong mọi tôn giáo, mặc dù ở nhiều tôn giáo khác nhau nó vẫn chỉ có
khác nhau rất ít về dáng vẻ bên ngoài: tôi muốn nói biểu tượng nổi tiếng về
Thập tự giá ngày nay phần lớn là được thế giới hiện đại đồng nhất hóa với
một tôn giáo rất hiện đại, có lẽ phần lớn là được đồng nhất hóa trong tâm
trí của nhiều người trong số các bạn với tôn giáo ấy. Tuy nhiên nó là biểu
tượng xưa cũ nhất trong mọi biểu tượng và đă đến với chúng ta từ một thời kỳ
mà tư tưởng phương Tây thấy đắm ch́m trong u tối. Cho dù bạn đào sâu đến đâu
đi nữa vào trong vỏ trái đất, cho dù các tàn tích của đô thị có xưa cũ đến
đâu đi nữa th́ khi đào xuống bạn vẫn có thể khai quật được nó; cho dù bạn
đào vào trong vỏ đất ở Mỹ châu, Âu châu, Á châu và Phi châu th́ đâu đâu bạn
cũng t́m thấy Thập tự giá ấy có nơi ở Âu châu đă được việc khảo cứu hiện đại
khai quật, có những nơi được bao phủ bằng các tàn tích của những nền văn
minh vốn đă hoàn toàn biến mất khỏi bề mặt trái đất rất lâu trước khi nền
văn minh của Đế quốc La mă đă từng mơ tới: một nền văn minh kéo dài trong
hàng thế kỷ, thế rồi bị đổ nát.
Khi ta trở
ngược lại qua hàng thiên niên kỷ đào sâu xuống qua các tàn tích nói lên sự
thoái hóa ấy, sâu măi xuyên suốt qua tất cả, vào trong các tàn tích c̣n xưa
cũ hơn nữa của một nền văn minh vốn không để lại di tích nào, ngoại trừ
trong những sử liệu được chôn sâu kín, ngay cả lúc bấy giờ, bạn ắt t́m thấy
một Thập tự giá được đánh dấu trên gốm sành sứ vốn đă tồn tại lâu hơn chính
di cốt của dân tộc đă làm nên nó, đó là v́ gốm sứ ấy được phát hiện bên cạnh
những bụi đất nhỏ vốn tan biến đi khi ngôi mộ được mở toang ra, khi gốm sứ
có khắc biểu tượng Thập tự giá và chôn bên cạnh người chết, nó truyền thụ ư
nghĩa linh thiêng của riêng ḿnh. Nếu ta truy nguyên xa đến tận thời kỳ xa
xăm này – thời kỳ cổ xưa nhất ở mọi xứ xét về Giống dân thứ năm của con
người – không có chỗ nào mà bạn không t́m thấy biểu tượng ấy; trong kinh
điển cổ truyền nhất bạn ắt thấy Thập tự giá mà sau này biểu diễn ṿng tṛn
chân trời, biểu diễn xa hơn h́nh tướng của Vishnu vốn là Thời gian. Ṿng
tṛn là biểu tượng của Thời gian vô thủy vô chung và bên trong đó có một
Thập tự giá mà mọi Thần linh, mọi Rishis, mọi Mặt trời và mọi Ngôi sao đều
dựa trên đó, nghĩa là vạn hữu trong thế giới biểu hiện. Ta hăy đi xa hơn nữa
tới trước khi Giống dân thứ năm được sinh ra – trở ngược vào những thời kỳ
mà không c̣n di tích nào nữa ngoại trừ trong tay các Đấng điểm đạo – đó đây
có một tảng đá mà chúng có thể diễn tả ư nghĩa của nó và trên những tảng đá
ấy, ta vẫn c̣n t́m thấy h́nh Thập tự giá được khắc sâu trên đó. Truy nguyên
tới tận Giống dân thứ tư vốn bị một thảm họa ghê gớm nuốt chửng mà từ đó chỉ
những mầm mống xuất hiện để giúp khai sinh ra giống dân thứ năm; ngay cả khi
đó th́ bạn ắt thấy cùng một biểu tượng linh thiêng đối với Giống dân thứ tư
cũng như linh thiêng đối với Giống dân thứ năm. Điều này khiến cho chúng ta
có thể coi nó là một biểu tượng phổ biến khắp thế giới, biểu tượng mà ta
không thể cho phép một trong những tôn giáo mới nhất và gần đây nhất lại
tiếm đoạt dường như thể nó chỉ thuộc về tôn giáo ấy thôi. Đó là v́ nó là một
biểu tượng thường được đóng trên ngực của Điểm đạo đồ, linh thiêng đối với
tôn giáo xét theo những ngóc ngách sâu kín nhất, chứ không phải tài sản
riêng tư của một trong những tín ngưỡng công truyền nhất và hiện đại nhất.
Vậy th́ bây giờ ta hăy xét Thập tự giá – xét về căn bản th́ nó là ǵ? Chính
luôn luôn trong ṿng các sử liệu xưa cũ nhất vào thời đại sau này; ṿng tṛn
đă tuột ra khỏi nó và Thập tự giá khi mất đi ṿng tṛn bèn bị thoái hóa xét
theo ư nghĩa cao siêu nhất. Biểu tượng này luôn luôn có ư nghĩa cao nhất xét
về Tinh thần; và trong cơi tâm linh th́ nó giáng hạ biểu hiện ra ngoại giới
để rồi cuối cùng t́m được lời giải thích thứ nh́ nơi những ngôi sao vốn là
các h́nh dáng bên ngoài của những Đấng thông tuệ cao cả giúp cho Càn khôn di
chuyển; thế rồi khi nó càng rớt xuống thấp cho đến khi nó giáng xuống tận
con người để rồi nó trở nên bị thoái hóa hơn trong ư nghĩa sùng bái sinh
thực khí mới đây nhất, đă bị ô nhiễm bởi những tư tưởng không thanh khiết từ
tâm trí con người bu vào nó. Vậy th́ ta hăy xét ṿng tṛn và theo ư nghĩa sơ
khai nhất th́ nó tượng trưng cho cái sự Tồn tại Vô biên mà khi bước vào biểu
lộ ắt hạn chế được chính ḿnh. Trước hết ta đă được dạy về một ṿng tṛn ánh
sáng bị ràng buộc bởi bóng tối vốn không có giới hạn; và ṿng tṛn ánh sáng
là khởi đầu của Càn khôn biểu lộ. Như vậy ta ắt thấy trong việc nghiên cứu
ánh sáng th́ trước hết ta có ánh sáng không h́nh tướng; thế rồi ta mới được
có một h́nh tướng sau này xuất hiện là khía cạnh hữu h́nh của sự biểu lộ;
c̣n ṿng tṛn theo ư nghĩa sơ khai nhất có nghĩa là sự biểu lộ, v́ vậy là sự
hạn chế, sự bắt đầu của vạn vật. Trong giai đoạn kế tiếp, Thập tự giá chia
nó ra chính là lửa mà khi lóe lên từ trung tâm hướng ra bên ngoài ắt tạo ra
hai đường kính, nó cung cấp sự sống linh hoạt bên trong ṿng tṛn này của vũ
trụ và khiến cho sự tiến hóa là khả hữu để từ trung tâm điểm dần dần tiến ra
ngoài. Thoạt tiên là một đường của Thập tự giá chính là đường được vạch ra
theo hai hướng do ánh sáng của Thượng đế từ tâm điểm đi ra ngoài tới tận chu
vi – ánh sáng của Thượng đế mà tôi có nói tới trong bài thuyết tŕnh thứ
nh́, nó chiếu sáng ra từ Ngôi Lời lưỡng tính, từ cái mà ta thấy là Lửa và
Nước, đó vốn là Tinh thần–Vật chất, nó chiếu sáng ra từ trung tâm điểm vốn
là Thượng đế vô hiện; việc chuyển ra ngoài tới tận chu vi trước hết chia
ṿng tṛn thành hai, rồi chia thành bốn. Chính đường ánh sáng này khởi sự từ
điểm chuyển ra bên ngoài theo bốn hướng, nó vạch ra Thập tự giá đầu tiên
đang biểu lộ, là biểu tượng của việc phân chia thành ra Tinh thần và Vật
chất[[1]].
Rồi xuống thêm một chút nữa ta nhận ra sự phân chia này của Tinh
thần và Vật chất có sự khai sinh ra Càn khôn với biểu tượng là
Thập tự giá xoay vòng sao cho chữ Thập ấy không còn là hai đường
thẳng mà mỗi cánh tay đòn của Thập tự giá lại gắn một phần vào
vòng tròn biểu lộ, và bạn ắt thấy được chữ Vạn cổ truyền
(Svastika) vốn chẳng những cung ứng cho ta ý tưởng về sự phân chia
mà còn là ý tưởng về sự xoay vòng. Trong chữ Vạn với các cánh
tay đòn xoay vòng, ta có điều gợi ý về vòng tròn cũng như là Thập
tự giá, nhưng không còn là vòng tròn được cho sẵn xác định mà là
vòng tròn xoay vòng, vì vậy đã trở thành một lực sản sinh ra sự
sống. Liên kết mật thiết với điều này là biểu tượng hệ về các
que lửa; ở đây ta có một cái chốt tượng trưng cho vòng tròn, còn
cái que thẳng đứng được làm cho xoay tròn nhờ vào một sợi dây (như
vậy tạo thành một chữ Thập); đến lượt khi nó xoay vòng vòng trong
cái chốt th́ nó sinh ra lửa linh thiêng, do đó sinh ra Hỏa thần Agni,
là biểu hiệu của cái Sự Sống giúp cho vũ trụ có thể xuất hiện
được. Như vậy ta có chẳng những là vòng tròn, chẳng những là cái
que thẳng đứng biểu diễn một nửa chữ Thập mà còn là sợi dây
hoàn tất chữ Thập và gây ra sự xoay vòng. Ta có hình ảnh hoàn
chỉnh về Thượng Đế Ngôi Hai mà khi chia ra thêm nữa thì có thể có
được sự biểu lộ. Rồi tới sự xoay vòng, rồi tới nhiệt được sản
sinh ra – tôi xin các bạn lưu ý tới điều ấy mà bạn có thể nhớ
rằng đó là kết quả của tác động này của lửa – khi chỉ sự chói
lọi của ánh sáng cũng chuyển thành lửa; bấy giờ bạn có được sự
ra đời của Hỏa thần mà nếu không có ảnh hưởng sản sinh của nó th́
không thể có thêm sự biểu lộ. Thế rồi bạn có thể truy nguyên nó
xuống mãi qua sự biến đổi nho nhỏ nơi hình tướng bên ngoài cho đến
khi bạn thấy nó ở đâu đâu cũng là biểu tượng của Thượng Đế, Thượng
Đế đang biểu lộ là một quyền năng sản sinh và cốt yếu là sáng tạo
trong vũ trụ theo ý nghĩa cao nhất; xét theo ý nghĩa cao nhất th́
chính Thượng Đế đã sản sinh ra Càn khôn. Theo nghĩa thấp nhất thì
nó biểu diễn cơ quan sinh dục vốn rất thường khai sinh ra các hình
tướng thờ cúng bí truyền vốn đã trở thành một sự thoái hóa.
Mắt lòa đi của nhà Duy vật chỉ đọc thấy ý nghĩa sùng bái sinh
thực khí và đọc ra trong đó ý nghĩa bất tinh khiết của chính
mình; bởi v́ đó là điểm vật chất thấp nhất trong khi điểm cao nhất
là cái bắt đầu nơi bản thân Thượng Đế, biểu lộ qua thế giới hình
tướng. Vậy là khi vạch ra Thập tự giá ta thấy nó có trong những
công trình điêu khắc thời xưa ở trên tay chư Thần linh thường xuyên
có mặt, hơi được định dạng khác nhau tùy theo loại hình mà người dân
trong tôn giáo này chọn theo. Ở đó lại có một công dụng khác của
ngôn ngữ biểu tượng này, bởi v́ tùy theo hình dáng đặc thù của
biểu tượng đã được chọn dùng, ta có thể xét đoán được trình độ
của tôn giáo mà các giáo dân đã tiến hóa tới mức đó. Chẳng hạn
như xét Ai Cập gáo ta ắt thấy ở đó có chữ Thập, và vòng tròn
thay đổi về bề ngoài. Chữ Thập không còn là chữ Thập được vạch
trên vòng tròn Thời gian với hai cánh tay đòn có chiều dài bằng
nhau. Nó đă trở thành chữ T với một cánh tay đòn bên dưới cánh tay
đòn kia và thay vì ở bên trong vòng tròn Thời gian th́ vòng tròn
này lại vượt ra ngoài nó và vượt trên đầu mút của chữ Tau. Vòng
tròn không còn là Thời gian nữa, nó tiêu biểu cho nguyên khí âm. Ta
thấy nó được vẽ mà các chư Thần linh cầm trên tay dưới dạng các
bức bích họa trên Kim tự tháp; ta ắt thấy nó ở đó được coi là
biểu tượng của sinh hoạt con người; và khi xác ướp nằm ườn ra đó
để đến lúc Linh hồn làm cho nó phục sinh lại, th́ Thượng Đế tiến
bước với chữ Tau và vòng tròn cầm trong tay, chữ Thập Sự Sống mà
Linh hồn chạm vào môi của xác ướp để phục hồi lại phần Hồn và
khiến cho thể xác phục sinh, có khả năng sống đời sống mới. Thay
v́ xét nó trong tôn giáo Ai Cập sau này khi nó đã rớt khỏi ý nghĩa
cao siêu nhất, ta hãy xét nó đang nằm trong tay của một trong các
Thần linh Ấn Độ và ta ắt thấy rằng có một ý nghĩa tinh vi hơn và
đẹp đẽ hơn có thể được rút ra từ đó. Ta hãy xét hình ảnh của
Shiva, Mahadeva mà ta thấy Ngài đôi khi được biểu diễn trong các đền
thờ – được biểu diễn là bậc Maha Yogi, nhà tu Khổ hạnh vĩ đại;
ngài dùng Tapas để tiêu hủy mọi thứ vốn có bản chất thấp hèn và
vẫn còn chỉ là Lửa thôi; mọi thứ khác nữa đều biến mất. Đạo sĩ
Maha Yogi cầm trong bàn tay nhấc cao lên một sợi dây – sợi dây có
hình bầu dục chứ không phải hình tròn và Ngài cầm nó trong bàn
tay nhấc cao lên giữa ngón cái và các ngón khác; ta ắt thấy rằng
hình bầu dục vượt cao lên trên bàn tay còn bàn tay khiến cho hình
Thập tự giá nâng đỡ hình bầu dục. Liệu điều gì có thể là ý
nghĩa trong tay của bậc đạo sĩ Yoga vĩ đại; chủ nhân ông của mọi
tu sĩ khổ hạnh, điều gì có thể là ý nghĩa của biểu tượng này,
vốn xét theo kho tài liệu hiện đại hơn đã được coi là biểu tượng
sinh sản, biểu tượng của sự sống? Chẳng lẽ bậc đạo sĩ Yoga lại
không tránh được hoạt động sáng tạo này vì người ta thường biểu
trưng Ngài bằng vị Kumara trinh nguyên, Ngài đã từ chối sáng tạo
và chẳng dính dáng gì tới sự biểu lộ trên cõi trần? Biểu tượng
có một ý nghĩa cao siêu hơn. Hình bầu dục trong tay bậc tu sĩ Khổ
hạnh vĩ đại truyền đạt cho tâm trí kẻ lão thông biểu tượng hệ ý
nghĩa sau này vốn gắn liền với nó; nó tượng trưng cho mắt thứ ba
của Tinh thần bởi v́ điều được Tapas mở ra, điều được mở ra bên
trong bộ óc của tu sĩ khổ hạnh khi người ta đã đạt tới một giai
đoạn phát triển nào đó; ở giai đoạn này người ta chinh phục được
các lực hạ đẳng đời đời. Đó là v́ bàn tay tạo thành Thập tự giá
tượng trưng cho một biểu tượng của Thập tự giá với những đam mê
về bản chất hạ đẳng mà chỉ có đạo sĩ Yoga mới có thể đạt được
sự sống tâm linh; còn Thượng Đế vốn là đạo sĩ Yoga vĩ đại đã đưa
tay lên bắt ấn chứng tỏ rằng mọi đam mê đã bị đóng đinh trên Thập
tự giá; thế là bằng cách đóng đinh trên Thập tự giá phần hạ đẳng
thì ta mới có thể mở ra được phần thượng đẳng. Như vậy là Thập
tự giá đã trở thành phương tiện mở ra cánh cửa khiến cho ánh sáng
Tinh thần có thể chiếu vào, rồi tới việc khai mở mắt thứ ba vốn
là Mắt của Shiva quen thuộc với mọi tín đồ Ấn giáo trên danh nghĩa
nếu họ không thông hiểu được nó. Thế còn mắt thứ ba nó biểu hiện
ra sao? Một lần nữa ta hãy nhớ lại câu chuyện cổ truyền là khi
Ngài đă dấn thân vào Tapas th́ thần Tình thương của Ấn giáo đã ra
sức phóng cán giáo vào Ngài, nhưng trán của Shiva mở ra từ đó,
mắt thứ ba nhảy vọt ra phóng chiếu một tia sáng đốt cháy vị Thần
cám dỗ ra thành tro bụi. Đó là v́ khi mắt ấy mở ra th́ không có một
đam mê hạ đẳng nào có thể đánh bạo tới gần, vị tu sĩ khổ hạnh đã
thành tựu. Và bất cứ khi nào chuyển vào bên trong đền thờ Thượng Đế
vĩ đại, bạn thấy ngài được biểu diễn là Maha Yogi th́ bạn hãy mưu
tìm sợi dây để ngộ ra được ý nghĩa nội tại của nó.
Bạn có thể
tiến sâu thêm một bước nữa và tự mình đảm nhiệm học được bài
học nó truyền đạt; bài học nói rằng nơi con người có một quyền
năng có thể được dùng cho sinh hoạt hạ đẳng hoặc sinh hoạt thượng
đẳng, cũng như sáng tạo ra hình tướng mới để cho sự sống tâm linh
nơi con người được tiến hóa, nhưng không được cả hai cùng một lúc;
vì vậy tình trạng độc thân là nét nổi bật của tu sĩ khổ hạnh,
là một điều sơ bộ cần thiết trước khi ta có thể mở ra mắt thứ
ba. Vì vậy ý tưởng về tu sĩ khổ hạnh luôn luôn bao gồm ý tưởng
về sự trong sạch tuyệt đối của thể xác. Hoặc là bạn có thể thúc
đẩy dòng sinh hoạt hướng lên tới tận Tinh thần hoặc là bạn có thể
thúc nó hướng xuống Vật chất. Nếu nó tìm cách biểu hiện nơi cõi
vật chất th́ nó không thể đồng thời vươn cao lên nhập vào các năng
lượng sáng tạo mạnh mẽ của cõi Tinh thần. Và khi Shiva giơ cao chữ
Thập này cùng với sợi dây vốn tiêu biểu cho việc mở mắt thứ ba
th́ điều này có nghĩa là sự sống đã được tập trung bên trong đầu,
mắt thứ ba của tu sĩ khổ hạnh đã được mở ra và bằng cách tập
trung nó vào cực cao hơn th́ ta chắc chắn có được sự chiến thắng
của Tinh thần. Bạn không còn có khuynh hướng hướng hạ về Vật
chất, bạn đã thành tựu được sự chiến thắng của Tinh thần.
Ta hãy mưu
tìm ý nghĩa của một biểu tượng khác, trong đó Vật chất và Tinh
thần được diễn tả không còn riêng rẽ nữa mà hiệp nhất lại. Ở đây
ta chẳng có Thập tự giá và hình bầu dục mà có một Tam giác kép
lồng vào nhau cho thấy chúng không bị phân cách ra, vì vậy truyền
đạt cho tư tưởng ta vũ trụ biểu lộ cùng với sự hiệp nhất Tinh
thần và Vật chất qua mọi khả năng của sự sống hiện tượng. Đó là
vì ở đây ta có Tam giác chỉa lên trên vốn là Lửa tức Tinh thần,
thế rồi ta có Tam giác chúc xuống dưới vốn là Nước tức Vật chất
và sự hiệp nhất của cả hai không thể tách rời ra được. Điều này
có nghĩa là sự hiệp nhất giữa Tinh thần và Vật chất nơi vũ trụ
biểu lộ; sự thật là sự hiệp nhất ấy vẫn còn chừng nào còn có
sự biểu lộ. Bạn ắt thấy Tam giác kép này được dùng làm biểu
tượng của hai trong số các vị thần Ấn giáo, vừa dùng làm biểu
tượng của Shiva vừa dùng làm biểu tượng của Vishnu; đây là khi hai
vị thần này được coi là hai khía cạnh của vị Thần nhất như. Khía
cạnh chỉ lên trên được coi là khía cạnh Mahadeva, tức là Lửa; khi
ngài di chuyển trên mặt nước thì Narayana có được biểu tượng này
là Tam giác chỉa xuống dưới cho thấy Đấng thiêng liêng làm tiến
hóa ra Vật chất như vậy khiến ta có thể biểu lộ nơi hiện tượng
giới. Thế là bạn lại có biểu tượng về tính lưỡng nguyên, trong đó
ta có hai vị Thần biểu diễn thành duy nhất xét theo bản thể và
chỉ là hai trong khi biểu lộ: lửa và nước, dương và âm, nam và nữ
một lần nữa. Đối với một số các bạn thì điều này có thể soi
sáng cho một lời gợi ý mù mờ theo đó ta có thể tìm thấy trong
Kinh điển mối quan hệ nội giới này giữa hai vị Thần lớn của Ấn
giáo.
Một lần
nữa khi nghiên cứu điều này ta có thể biết được câu chuyện cứ lẩn
quẩn trong đầu bao giờ cũng tấn công vào gốc rễ của mọi điều cay
đắng giữa các giáo phái hiện đại – tôi dùng từ hiện đại để so
sánh – họ tạo ra tên tuổi của các Thần linh biến thành những bức
tường chia rẽ thay vì là những lực hợp nhất. Đó là vì bạn có thể
nhớ ra làm thế nào mà một tín đồ thờ thần Shiva lại tôn thờ
trong đền thờ mình nhưng cảm thấy thù ghét cay đắng đối với một
người lân cận tôn thờ thần Vishnu và họ thờ cúng không phải với
tinh thần tôn giáo chân chính mà đối nghịch với nhau, chọn khía
cạnh khác nhau của chư Thần làm khía cạnh của riêng mình. Nhưng xem
kìa, một ngày kia khi y phủ phục trước đấng Mahadeva với tư tưởng
giận dữ trong thâm tâm đối với kẻ đang thờ thần Vishnu th́ hình ảnh
xuất hiện trước mắt y lại thay đổi khía cạnh; nó không còn đứng
sừng sững ở đó, chỉ còn là thần Shiva không thôi mà bị chia chẻ ra
làm đôi; một bên vẫn còn dưới dạng Mahadeva, còn bên kia có dạng
Vishnu và cả hai hợp lại không còn là cặp bài trùng nữa mà chỉ
là một; cả hai đều mỉm cười với tín đồ. Nếu thời nay mà người ta
hiểu được câu chuyện này th́ ta ắt chẳng còn chứng kiến sự tranh
chấp giữa hai giáo phái tôn thờ cùng một Đấng Thượng Đế duy nhất
xét theo các khía cạnh khác nhau, và họ ắt cảm thấy ḿnh là anh
em, tuyệt nhiên không thể tranh chấp gì với nhau. Thế là khi nghiên
cứu những biểu tượng này, ta đạt tới mức thực chứng được Đấng
thiêng liêng nơi các biểu tượng ấy và hiểu rõ được những gì là
nền tảng của hình tướng bên ngoài.
Cũng theo
đường lối tư tưởng ấy, điều đó dẫn tới một loại biểu tượng cụ
thể hơn. Tôi cố tình xét một biểu tượng cụ thể để tôi có thể truy
nguyên nó trong quá trình tiến hóa và cho bạn thấy bằng cách nào
mà ý tưởng trừu tượng thích hợp nhất với tâm trí có trình độ
giáo dục cao, lại dần dần xuất lộ từ một biểu tượng cụ thể hơn,
một biểu tượng cần thiết nếu ta muốn làm cho tôn giáo trở nên dễ
hiểu đối với kẻ thất học và dốt nát. Ở đây tôi xin phép nói một
lời hơi lạc đề một chút nhưng có lẽ nó không xa lạ với những sự
tranh cãi đang xâu xé nước Ấn Độ ngày nay. Ở phương Tây không có một
sự đả kích nào đối với Ấn Độ thông thường hơn là sự đả kích
tục sùng bái ngẫu tượng của nó, và bạn ắt thường xuyên thấy
những lời chế nhạo và diễu cợt cay đắng được thốt ra bởi những
người đã từng ở đây, họ đã thấy các ngẫu tượng và tục sùng bái
ngẫu tượng cũng như các nghi lễ dâng lên ngẫu tượng, nhưng chưa bao
giờ họ hiểu được những thứ ấy – không đâu, họ chưa bao giờ mất
công tìm hiểu chúng, thậm chí cũng chẳng hỏi tín đồ xem những
việc làm như thế có ư nghĩa như thế nào đối với y. Những khách tham
quan này khi bàng quan đối với thành kiến do những cảm xúc ngoại
lai gây ra, lúc trở về xứ sở ḿnh bèn đăng đàn nhiều lần nói tới
dân Ấn Độ khốn khổ là kẻ ngoại đạo, miệt mài sùng bái ngẫu
tượng; cần phải dạy cho dân Ấn Độ một tôn giáo mang tính tâm linh
hơn và cứu dân tộc ấy khỏi cái sự suy đồi đang đè nặng lên tâm
hồn và tâm trí họ. Thế mà vấn đề sùng bái ngẫu tượng là một
vấn đề rất quan trọng bởi vì nó nêu ra thắc mắc cốt yếu này:
Liệu có hay chăng sự thích ứng với vô minh? Làm thế nào mà khiến
cho tôn giáo vừa dạy dỗ cho kẻ suy đồi nhất lại vừa là đối tượng
sùng kính của những người có học thức cao nhất và những tâm trí
mộ đạo nhất. Đây là một vấn đề hóc búa bởi v́ điều thích hợp để
giáo dục cho kẻ dốt nát th́ lại không thích hợp đối với triết gia
và tư tưởng gia tiến hóa cao. Biểu tượng hệ dạy cho kẻ dốt nát
thì lại làm cho kẻ có học bị dội lại và nếu bạn cứ bảo rằng
tôn giáo đều giống hệt như nhau đối với cả hai loại người ấy thì
chỉ có hai khả năng xuất hiện trước mắt bạn. Nếu tôn giáo phải
bình đẳng đối với mọi người thì bạn phải đẩy nó tới tận giới
hạn của trí năng thấp nhất và sự hiểu biết kém phát triển nhất,
bằng không thì chúng sẽ bị che lấp đi. Nếu tôn giáo là bình đẳng
đối với mọi người th́ triết gia phải giáng cấp xuống thành nông
dân hoặc trẻ con; và những đạo tâm cao cà nhất của y không thể tìm
ra được phương tiện chuyển tải nào khá hơn mức có thể được lĩnh hội
bởi kẻ vô ý vô tứ nhất và kẻ thất học nhất. Mặt khác, nếu tôn
giáo phải hữu dụng cho tất cả mọi người th́ bạn ắt phải để cho
sự dị biệt xuất hiện trong đó: khác nhau về cách trình bày tùy
theo loại tâm trí mà nó sẽ gặp phải. Bạn ắt phải có một tôn giáo
mang tính triết học dành cho triết gia và tôn giáo ấu trĩ dành cho
con trẻ – không phải vì nhờ đó bạn sẽ kéo tôn giáo xuống thấp mà
là để bạn có thể nâng tâm trí ấu trĩ lên cao và rèn luyện nó có
khả năng tiến hóa trong tương lai vốn có thể nâng nó lên tới đỉnh
cao nhất của tư duy tôn giáo. Thế mà ở phương Tây người ta đã chọn
theo một phương pháp khác. Ở phương Tây người ta đã toan tính khiến
cho tôn giáo đơn giản đến nỗi một người bán hàng rong cũng có thể
hiểu được. Ở nước Anh theo thông lệ, từ ngữ ấy hàm ý là có khả
năng trí tuệ và được giáo huấn rất thấp, một người đẩy xe cút
kít trên đường phố bán rau quả, y là đại biểu của giới tiện dân
nơi chính xứ Ấn Độ. Tôi đã từng bảo rằng Thông Thiên Học chưa bao
giờ có thể hữu dụng bởi v́ nó vượt ngoài tầm lĩnh hội của người
bán hàng rong. Liệu khi Âu châu hạ thấp khía cạnh trí thức của tôn
giáo như thế th́ tác dụng của nó ra sao đối với tư tưởng tôn giáo?
Nó có tác dụng là trí năng của thiên hạ đã vượt ra ngoài lãnh
vực tôn giáo; ta có một sự ly khai hoàn toàn giữa trí năng và tôn
giáo, và những tâm trí cao cả nhất không còn từ chối chấp nhận
một tôn giáo xúc phạm tới những hoài bão cao thượng nhất của
mình, trong đó họ không tìm ra điều ǵ bồi dưỡng cho những xúc
động tâm linh cao cả. Đó là cái giá phải trả cho sự hạ thấp Lý
tưởng Thiêng liêng sao cho tâm trí dốt nát nhất cũng có thể lĩnh
hội được.
Ở Ấn Độ
ta lại có một kế hoạch khác. Ta có việc thừa nhận rằng tâm trí con
người ở vào nhiều trình độ tiến hóa khác nhau, điều gì đúng cho
người dân quê cày ruộng th́ lại không đúng với người Bà la môn nơi
thiền đường. Cà hai đều có quyền đối với thế giới tôn giáo, cả hai
đều có khả năng cho Tinh thần ít nhiều phát triển. Vì vậy mỗi
người nên được bồi dưỡng bằng loại thực phẩm phù hợp với trình
độ tiến hóa của mình. Bạn không thể cho người có trí óc non nớt
nếm mùi thực phẩm của kẻ trưởng thành, cũng giống như bạn không
thể nuôi một đứa trẻ con bằng loại thức ăn được dành cho người lớn
đã trưởng thành. Nhưng quan niệm ấy ngụ ý cái gọi là tục sùng
bái ngẫu tượng, điều này ngụ ý là bạn bảo tồn được tính linh
cao siêu nhất nhưng phải trả giá là sự xét đoán sai lạc của những
kẻ không đào sâu xuống bên dưới dấu hiệu bề ngoài của ngẫu tượng.
Đó là vì ngẫu tượng có những ý nghĩa khác nhau tùy theo tâm trí
mà tín đồ dành cho nó. Ngẫu tượng của người dân quê có thể chẳng
là gì khác hơn một dạng tinh linh ngũ hành nào đó mà y phủ phục
tôn thờ; mang đến cúng dường một giọt nước hoặc một đóa hoa hoặc
khua chiêng gõ mõ để cúng dường. Đối với người Bà la môn thì việc
thờ cúng một Đấng thiêng liêng như thế ắt là thoái hóa nhưng đối
với người dân quê thì nó lại ngụ ý một điều gì đó mà y có thể
nhận ra và tôn thờ; hành vi tôn thờ nơi bản thân y sẽ là tình
thương và sự tín ngưỡng được khuấy động nơi bản thân y ắt mở ra
con đường dẫn tới sinh hoạt tâm linh. Nếu bạn cung cấp cho y tư
tưởng trừu tượng của người Bà la môn th́ y ắt há hốc mồm ra chẳng
hiểu được gì về ý nghĩa của nó; vậy là bạn chẳng kích động
được gì nơi tâm hồn y sự thoi thóp ban đầu của sinh hoạt tâm linh.
Bạn hãy để cho ngẫu tượng có thể hấp dẫn y mặc dù đối với bạn
nếu sùng bái nó có thể là suy đồi; thế là tia chập chờn đầu tiên
của sinh hoạt tâm linh sẽ được khuấy động bên trong y. Nó sẽ được
chứng minh, nó sẽ bắt đầu cơ tiến hóa tinh thần của y để rồi hết
kiếp này sang kiếp khác, nó sẽ mang y tiến lên tới một quan niệm
càng ngày càng cao siêu hơn về Đấng thiêng liêng, cho đến khi Linh
hồn bắt đầu bằng cách khua chiêng gõ mõ trước một Tinh linh ngũ
hành sẽ tìm đường về nhà phủ phục trước Gót Sen của đấng Mahadeva
đắm chìm trong ánh quang huy bao giờ cũng tuôn ra từ đó. Đây là điều
có thể có được khi bạn ngộ ra rằng Linh hồn được rèn luyện qua
nhiều kiếp. Nếu bạn chỉ có một kiếp sống thế rồi đời đời sau đó
cái gọi là Thiên đường th́ bạn ắt phải làm hối hả mọi thứ: bằng
không thì rõ ràng là khi Linh hồn nhập cõi Thiên đường, nó ắt
thấy mình ở vào vị thế hoàn toàn không thể hiểu được.
Để cho bạn
thấy tục sùng bái ngẫu tượng này có công dụng ra sao tôi xin xét
(tôi đă từng xét điều này ở đâu đó) một hình ảnh quen thuộc đối
với bạn: Hình ảnh đấng Mahadeva trên con Nandi tức con Bò mộng chở
ngài. Thế mà trong một thị trấn vào ngày lễ hội, ảnh hưởng của
Thượng Đế đặt trên con vật chuyên chở ngài rồi được dẫn dắt đi qua
đường phố trên thị trấn. Nhiều người với tâm trí ở các trình độ
tiến hóa khác nhau ắt nhìn thấy nó; đối với họ nó ắt truyền
tải các loại ư tưởng khác nhau. Trước hết ta hãy xét
Chandogyopanishad và những ý
nghĩa được trình bày trong đó [[2]].
Trong đó người ta nói Brahman ngồi trên con Bò mộng, nhưng tôi xét
hình dáng quen thuộc hơn của đấng Mahadeva trên con Nandi. Xét theo
quan điểm dân gian thì điều này có nghĩa là gì? Giờ đây tôi chỉ
trích dẫn thôi. Bầu trời là biểu tượng của Thượng Đế và kẻ được
gọi là tín đồ theo thần học ắt chỉ nhìn thấy hình ảnh bên ngoài
của bầu trời trùm khắp mà đối với y là một biểu tượng hữu hiệu
nhất của sự lớn lao và cao cả; đó là tự thân bầu trời đã có mặt
trời, mặt trăng và các ngôi sao bên trong mình; liệu bạn có thể có
biểu tượng nào gây ấn tượng nhiều hơn những thứ ấy mà lại có thể
truyền đạt cho tâm trí hạn hẹp cái ý tưởng vô cực, về sự sống vô
biên vốn lấp đầy toàn thể không gian? Như vậy đối với kẻ nào đã
được dạy dỗ một điều nào đó ít ra cũng về ư nghĩa của các biểu
tượng thì Thượng Đế sẽ được tượng trưng bằng bầu trời trùm khắp;
còn con Bò mộng mà ngài cưỡi trên đó ắt là biểu tượng của thế
giới; và bốn cẳng chân của con Bò mộng, mỗi bàn chân có một tên
riêng, sẽ nói cho y biết một điều ǵ đó về cách thức mà thế giới
hoặc vũ trụ vận hành theo đó. Đó là v́ một bàn chân ắt là Agni
tức thần Lửa, một bàn chân kia ắt là Vayu tức thần Gió – theo ngôn
ngữ cao siêu hơn thì đó là Thần khí của Thượng Đế tối cao; một bàn
chân khác ắt là Mặt trời khi nó chiếu sáng, cung cấp ánh sáng cho
thế gian; còn bàn chân thứ tư ắt là bốn phương hay bốn góc chân
trời. Như vậy đối với tâm trí y biểu tượng này ắt truyền đạt ý
nghĩa như vậy, nếu có một ai giải thích cho y biết ý tưởng sự
chăm sóc trùm khắp của Đấng thiêng liêng an dưỡng nơi thế giới biểu
lộ; mặt trời, lửa, gió và bốn phương trên bầu trời, tất cả đều
được tượng trưng bằng bốn chân của con Bò mộng đưa Thượng Đế tiến
lên, do đó nâng đỡ và dẫn dắt sự sống của vũ trụ biểu lộ. Thế
rồi một số các bạn ắt theo đuổi một lời giải thích tinh vi hơn
được ban ra cho bạn; điều này được gọi là sự sùng bái trí tuệ. Thế
rồi Thượng Đế ắt là tâm trí nơi con người và Thượng Đế cưỡi trên vật
cưỡi của mình ắt là tâm trí ngự trong cơ thể. Bấy giờ bàn chân
của con Bò mộng cũng không mất đi ý nghĩa bởi v́ một bàn chân khác
là ngôn ngữ, một bàn chân nữa là hơi thở, một bàn chân nữa là
thị giác và một bàn chân nữa là thính giác. Bấy giờ
Shankaracharya dạy rằng vì bốn bàn chân của con Bò mộng đưa con thú
đi tới bất cứ nơi đâu mà nó muốn đi; cũng vậy tâm trí đạt được
mục đích nhờ vào ngôn từ, hơi thở, thị giác và thính giác; chúng
khiến cho thể xác và Linh hồn bên trong thể xác tiếp xúc được với
vũ trụ vật chất ngoại giới. Như vậy, nhờ vào các bàn chân này
của con Bò mộng, tức các giác quan của con người, ta có thể
chuyển đạt vào bên trong tới tận Linh hồn tri thức mà chính Linh
hồn đã bước vào biểu lộ cũng chỉ cốt để mưu tìm nó thôi. Như
vậy ta có được ý nghĩa triết học của ngẫu tượng khi nó diễu hành
qua đường phố và nó nhắc ta nhớ tới Linh hồn đang hiện thể. Thế
nhưng có một ý nghĩa sâu xa hơn mà bạn ắt không thấy được trình
bày huỵch toẹt nhưng bạn có thể triển khai nó cho bản thân hoặc ít
ra cũng nhận ra nó khi tôi giải thích. Thế mà ta hãy giả sử Thượng
Đế tượng trưng cho chính Đấng thiêng liêng, tượng trưng cho Tinh thần
mà ta mưu tìm, tượng trưng cho sự biểu lộ cao siêu nhất – cho dù ta
gọi nó là Brahman, Shiva hay Vishnu; nhưng ta hãy công nhận Đấng Nhất
Như, Đấng Tổng Thể, Đấng không thể phân chia được tượng trưng qua
hồng danh này và qua dạng ngẫu tượng này. Thế thì bàn chân của con
Bò mộng ngụ ý gì? Chúng ắt ngụ ý là các trạng thái tâm thức
nhờ đó Linh hồn có thể leo cao lên hướng về Đấng Chúa tể, sao cho
hết bàn chân này tới bàn chân khác của con Bò mộng, ắt là hết
trạng thái này tới trạng thái kia của Linh hồn giúp cho nó càng
ngày càng tiến gần hơn tới Tnh thần vũ trụ cho đến khi cuối cùng
nó ắt thấy mình hiệp nhất với Tinh thần vũ trụ. Một bàn chân ắt
là trạng thái tâm thức mà Linh hồn sống và vận động nơi đó trong
những giờ tỉnh thức; bàn chân kế tiếp ngụ ý là trạng thái Svapna
mà ta có nói tới ngày hôm qua và nơi Tinh thần nó được coi là bước
thứ nhì tiến về phía Đấng thiêng liêng; bàn chân thứ ba ngụ ý là
trạng thái Sushupti khi ta tiến một bước thêm nữa hướng về Đấng
thiêng liêng; còn bàn chân cuối cùng ắt ngụ ý là trạng thái Turiya
mà Linh hồn chuyển từ đó lên để Linh hồn hiệp nhất với Thượng Đế.
Điều này khiến cho khi nhìn thấy biểu tượng ấy, tâm trí phát triển
sực nhớ tới quan niệm cao siêu nhất của Triết lý tinh thần. Thế là
bản thân tôi vì đã quen thuộc với quan điểm cao siêu ấy, thường
xuyên ám ảnh tâm trí tôi và trở lại với tâm thức ngoại giới của
tôi một cách mãnh liệt và sống động đến nỗi khi rảo bước qua đền
thờ Madura tôi thấy có một ảnh tượng là dạng điêu khắc của con Bò
mộng linh thiêng th́ tôi không chỉ liên tưởng tới một con Bò mộng
được khắc họa trên đá mà là một tiếng nói gợi nhớ lại giáo huấn
tôi đã từng được tiếp thu về các trạng thái tâm thức, nhắc tôi nhớ
lại con đường đi thẳng đứng lên và tận cùng nơi Thượng Đế. Như vậy
bạn có thể xét tới cái gọi là ngẫu tượng mà vẫn tìm ra trong đó
ý nghĩa cần chuyển tải; và nếu bạn không có sinh hoạt tâm linh
trong nội bộ bản thân mình vốn mang theo ý nghĩa chân thực th́ bạn
không có quyền đơn thuần là chế nhạo tục sùng bái ngẫu tượng, coi
đó là rỗng tuếch đối với mình chỉ vì chính mình đang rỗng tuếch.
Như vậy ta
cũng có thể xét kinh Puranas
vốn chứa đầy biểu tượng hệ thuộc loại phức tạp và khó hiểu
nhất. Nếu bạn muốn hiểu biểu tượng hệ ấy có thể được giải thích
như thế nào th́ bạn hãy quay sang một thắc mắc đơn thuần mà ta thấy
bà Blavatsky có bàn đến trong bộ
Giáo Lư Bí Truyền và trong phương pháp gỡ rối bi mật của một thần
thoại, ta cũng có thể rút ra được chìa khóa giúp ta có thể mở
khóa được cho bản thân mình hiểu được nhiều điều bí nhiệm khác. Tôi
chỉ xét một trong số rất nhiều ví dụ mà bà rút ra từ những câu
chuyện trong kinh Puranas, giải thích những ý nghĩa khác nhau của
chúng. Ví dụ bà tuyển chọn và muốn bạn chú ư, và tôi không chịu
triển khai tỉ mỉ bởi vì bạn có thể tự mình đọc lấy, đó là những
ví dụ về các Maruts tức là những vị Thần gió, con của Rudra, Thần
sấm có nghĩa là những cung bậc và phần trước của gió biểu lộ
dưới dạng hiện tượng. Trước hết thì nó biểu diễn một sự kiện
trong Thiên nhiên. Nó biểu diễn sự thật là đằng sau mọi lực trong
Thiên nhiên đều có một trí thông tuệ sao cho mọi hiện tượng thiên
nhiên đều có một thực thể liên quan tới nó sao cho theo ý nghĩa
rành rành nhất và ý nghĩa hiển nhiên nhất th́ các Maruts này là
những thực thể bàn tới một vài dạng biểu lộ trong hiện tượng
giới; và nếu bạn hiểu được chúng, hiểu được ngôn ngữ và quyền
năng của chúng thì bạn ắt hiểu được những hiện tượng mà chúng
kiểm soát. Maruts không phải là đối tượng tôn thờ dành bất cứ linh
hồn tiến hóa nào, Maruts là những quyền năng mà Linh hồn tiến hóa
dùng ý chí của chính mình để kiểm soát; không một bậc Rishi nào
tôn thờ Maruts mà chỉ điều động chúng; nhưng điều đó không làm thay
đổi sự kiện chúng là những thực thể có thật; chúng có địa vị thật
sự trong Càn khôn, chúng ở trong đám các Thiên thần, chúng là khía
cạnh tinh thần của mọi hiện tượng vật lý mà bạn nhìn thấy; và
nếu bạn bị thất truyền về sự thật căn bản của Huyền bí học, nếu
khi nghiên cứu các hiện tượng vật lý mà bạn chỉ thấy các hiện
tượng thôi và không thấy Tinh thần đang kiểm soát thì bạn chỉ bưng
tai bịt mắt trước những bài học có thực của Thiên nhiên bởi v́
Vật chất rốt cuộc đã thắng lướt được Tinh thần chẳng những do nó
che khuất Tinh thần không cho mắt phàm thấy được mà vì nó còn làm
mờ mắt cả Tinh thần ngự nơi con người. Thế thì theo ý nghĩa thấp
nhất, Maruts là các thực thể – thực thể liên quan tới thế giới
khí quyển, có liên quan trực tiếp tới việc tạo ra gió và phải
tuân phục ý chí thanh khiết lão luyện nơi con người.. Thế rồi ta
có một ý nghĩa khác, qua đó ta thấy chúng không còn là các thực
thể trong Càn khôn mà với tư cách là con của Rudra. Rudra ba hồi là
Shiva, ba hồi là bậc đạo sĩ Yoga tối đại (Maha Yogi). Vậy thì liệu
điều ấy có thể có ý nghĩa gì đối với các con của đạo sĩ Yoga,
con của đạo sĩ khổ hạnh, trinh bạch? Bấy giờ chúng trở thành các
nỗi đam mê trong bản chất của y, chúng là biểu tượng của các lực
mà y đã khống chế được và theo quan điểm này chúng trở thành kẻ
thù của con người trước hết phấn đấu chống lại y; thế rồi y lại
tiến cao hơn, vẫn còn duy trì được biểu tượng này của tu sĩ khổ
hạnh; những thứ mà con của bản chất thấp hèn của y, là những
nỗi đam mê mà y phải chinh phục; chúng trở thành con của bản chất
cao siêu khi bản chất thấp hèn đã được ý chí thanh khiết của tu
sĩ khổ hạnh chinh phục; mọi quyền năng đều ở nơi ý chí ấy giúp
cho y có thể vận dụng được ra thế giới bên ngoài. Thế rồi bạn
xét đến câu chuyện trong đó Indra ra sức tiêu diệt chúng, bởi vì
đứa trẻ ấy phải sinh ra để rồi tiêu diệt chính Indra, còn Indra
theo nghĩa này lại là biểu lộ thấp kém của Thên nhiên – là Thần
của bầu trời mang lưỡi tầm sét, là biểu tượng của Càn khôn vật
lý biểu lộ. Khi đứa trẻ sinh ra để tiêu diệt Indra (một lần nữa
đó là Maruts) th́ Indra vớ lấy lưỡi tầm sét của mình và khi ở
trong tử cung y đã làm rung chuyển phôi thai thành ra bảy mảnh, mỗi
mảnh lại chia ra làm bảy nữa. Chính mảnh thấp hơn đã kiểm soát
sự phát triển của mảnh cao hơn và đã chuyển biến thành dạng thấp
hơn các lực lẽ ra phải phát triển ra thành ý chí thanh khiết tiên
tiến. Thế là khi từng bước góp nhặt lại mọi biểu tượng khác nhau
mà ta thấy rải rác trong suốt kinh
Puranas thì ta ắt thấy rằng
quan niệm này về Maruts có thể được dịch ra thành những điều gợi
ý mang tính giáo huấn nhất, vốn có thể dẫn dắt bạn trong khi
chuyển hóa chính mình từ các lực hạ đẳng biến thành các lực
thượng đẳng, để rồi chuyển Nghiệp vốn được tạo ra nơi cõi trần
thành ra một ham muốn mà nơi cõi Tinh thần là cội nguồn của mọi
sự tiến bộ, và là suối nguồn của mọi sự sống chân thực. Tôi đề
cập tới trường hợp đặc thù này bởi vì nhiều người trong các bạn
có thể có khuynh hướng nghiên cứu vấn đề này – có lẽ tôi không nên
nói với nhiều người như thế – nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn
nữa th́ bạn ắt thấy mình có thể sử dụng bậc đạo sư vĩ đại H. P.
Blavatsky vốn đã được biệt phái đến cho chúng ta để chúng ta sử
dụng bà nghiên cứu tri thức mà bà có ư hướng truyền đạt lại cho ta
nhằm sử sụng nó làm một manh mối để hiểu biết thêm nữa, bạn có
thể phục vụ cho thế giới một việc mang giá trị không thể đánh
giá nổi. Bạn hãy xét những kinh điển của chính mình với kiến
thức thật chính xác mà chính bà cũng không có được, bạn có thể
xét tới dạng nguyên thủy bằng tiếng Bắc phạn, là một ngôn ngữ mà
chính bà cũng chưa quán triệt, bạn có thể rút ra từ đó ngôn ngữ
của chư Thiên, dùng ánh sáng mà bà đặt vào tay mình soi chiếu cho
nhiều ý nghĩa nội môn và nhiều manh mối bí mật; bấy giờ bạn có
thể trình bày cho thế gian biết những điều đó, vậy là tiếp tục
cái công trình mà bà đã được biệt phái đến đây để khởi xướng
nhưng còn bỏ dở. Đó là v́ các đấng biệt phái bà tới đã hi vọng
rằng nếu đưa ra một sự kích thích thì đó đây trong đám dân Ấn Độ
sẽ có được một người hưởng ứng với ánh sáng, tiếp thu từ tay bà
để triển khai tiếp tục, rút ra từ những kinh điển cổ truyền này
một giáo huấn tâm linh cần thiết để hỗ trợ cho thế gian. Nếu ở
đây có người nào hứng khởi với lời gợi ý tự mình nghiên cứu nó
thì tôi kể như cuộc đời bà đã gieo được thành quả thật sự nơi đây,
vì bà chỉ thật sự gặt hái được phần thưởng nếu đã đưa ra được
một lực thôi thúc giúp ta hướng về sinh hoạt tâm linh trên thế
giới.
Và thế là
tôi có thể dẫn dắt quí bạn qua nhiều biểu tượng khác nữa, thế là
tôi có thể nêu ra cho các bạn nhiều điều khác nữa. Tôi xin xét điều
có vẻ là một trường hợp đơn giản xiết bao: sợi chỉ của người Bà
la môn. Nó tượng trưng cho cái gì? Nó biểu diễn cái gì? Nó tượng
trưng cho bản chất tam bội của con người: phần hạ đẳng, phần trung
đẳng và phần thượng đẳng; nó tượng trưng cho ba cõi tâm thức mà tôi
có nói đến ngày hôm qua; nó tượng cho ba tình huống của Atma mà tôi
cũng có nói tới. Hơn nữa nó còn tượng trưng cho thân, khẩu và ý.
Khi ta xét những ý nghĩa đó rồi phán đoán xem nó phải ngụ ý là
ǵ khi con người đeo sợi chỉ ấy. Thế giới vốn biết ai đeo sợi chỉ
và đối với những cặp mắt lão luyện th́ biểu tượng bên ngoài hoặc
là được thánh hóa hoặc là bị bại hoại tùy theo việc nó biểu
diễn một thực tại hay một lời dối trá. Đó là v́ trước hết xét về
thân, khẩu, ý th́ nó là biểu tượng của việc kiểm soát được mỗi
thứ ấy, vì thế khi người ta thắt nút qua sợi chỉ thì điều này
ngụ ý là người đeo sợi chỉ đã kiểm soát được thân, khẩu, ý. Nó
truyền đạt cho cặp mắt của người nhìn thấy ý tưởng về một con
người đã tự kiểm soát được mình hoàn toàn, cơ thể y chẳng bao giờ
có thể phản bội y. Các giác quan của y chẳng bao giờ có thể chinh
phục được y; ngôn ngữ của y chẳng bao giờ có thể làm ô uế hoặc
tổn thương cho tai người nghe. Ngôn ngữ mà y đă tự kiểm soát được
thì chỉ sử dụng khi có điều gì cần nói mà đáng nói ra chứ không
bao giờ được dùng cho một lời không tử tế, bởi v́ người Bà la môn
là bạn của mọi tạo vật và ngôn ngữ của y phải luôn luôn trợ giúp
chứ chẳng bao giờ gây thương tổn. Và chẳng những nó tượng trưng cho
con người đã kiểm soát được thân và khẩu mà nó còn hàm ý là y
đã kiểm soát được ý, và ý ấy đă nằm dưới quyền điều khiển của
sợi dây tam bội trên đó có những nút thắt sao cho nó có thể đóng
vai trò trợ giúp cho điều cao quí nhất nơi bản thân y và được dùng
để phục vụ cho những người mà giai cấp Bà la môn thuộc về loại
người ấy. Đó là vì người Bà la môn không có quyền tồn tại cho
riêng mình; y sống vì dân tộc chứ không phải vì bản thân. Nếu y
sống v́ bản thân thì y không phải là người Bà la môn chân chính; y
có thể có những dấu hiệu bên ngoài về giai cấp, y có thể có sợi
dây tam bội, y có thể dùng pháp danh linh thiêng và thậm chí y có
thể tuân theo những qui tắc thuộc dòng tu của mình nhưng đây chỉ là
lớp vỏ bên ngoài. Chỉ khi y không sống cho bản thân mà sống v́ thế
gian thì giai cấp Bà la môn trên cương vị là kẻ phục vụ tâm linh
mới xứng đáng tồn tại trên thế gian. Y bắt nguồn từ miệng của
Brahman sao cho y có thể là linh từ được thốt ra từ sự sống thiêng
liêng giữa nhân quần. Đó là ý nghĩa của người Bà la môn. Bất cứ
khi nào tôi thấy sợi chỉ thì bản thân tôi cũng nghĩ liệu đó có
phải là thực tại hay chăng, liệu nó có biểu diễn sự thật hay nó
chỉ là tàn dư của một phong tục cổ truyền vốn đã trở thành điều
báng bổ tồi tệ nhất? Đó là v́ sự thoái hóa từ giai cấp cao nhất
xuống giai cấp thấp nhất chính là sự thoái hóa tồi tệ nhất, đó
là sự đầu độc thế gian bởi vì nó đầu độc sinh hoạt tâm linh nơi
con người. Những lời lẽ này có thể dường như mạnh mẽ, nhưng chúng
là cái tinh thần mà các knh điển cổ truyền dựa vào đó. Chúng
chẳng mạnh mẽ gì hơn điều mà Đấng Bàn Cổ đã thốt ra; chúng chẳng
mạnh mẽ gì hơn điều ta có thể thấy trong tác phẩm như
Mahabharata; chúng chẳng mãnh
mẽ gì hơn điều ta có thể đọc thấy trong nhiều kinh
Puranas; và nếu ngày nay
chúng dường như là một sự châm biếm cay đắng (theo chỗ tôi biết) th́
đó là v́ tôi đang nói tới những lời lẽ về một thế giới cũ trong
thế giới hiện đại và sự tương phản giữa lý thuyết và thực hành
đã gây sững sờ quá nhiều. Tuy nhiên bởi v́ lý thuyết là đúng cho
nên mặc dù vẫn còn là ngoài giai cấp, tôi vẫn công nhận sự thật
ấy mà ta đòi hỏi được đứng vào hàng ngũ quí vị. Trong tình cảnh
hiện nay thì tôi chẳng có gì ngoài việc công khai thừa nhận cái
giai cấp vốn phải biểu lộ được tính thánh thiện của người Bà la
môn. Vì thế tôi bảo rằng nếu muốn cho Ấn Độ được tái sinh th́ nó
phải xuất phát từ cái giai cấp tượng trưng cho quá khứ, vì vậy
trong đó hàm chứa triển vọng hứa hẹn của tương lai bất kể ngày
nay ra sao đi chăng nữa. Chính vì thế mà khi người ta yêu cầu tôi phát
khởi những cuộc cải cách thì tôi bèn đáp rằng: “Tôi xin phục vụ
cho các bạn với những điều gợi ý, với sự giúp đỡ nếu bạn chấp
nhận, nhưng việc lãnh đạo công cuộc cải cách tôi xin nhường cho giai
cấp tâm linh vốn có quyền lãnh đạo sao cho trong tương lai nó có
thể xuất hiện mà không gây hủy diệt, không làm rung rinh chính cái
nền móng mà sinh hoạt của tương lai dân tộc được xây dựng trên đó”.
Tôi nói ra
những điều ấy th́ có vẻ gây áp lực một cách bất công đối với
các bạn bởi vì cá nhân các bạn đâu có đáng bị khiển trách do
toàn thể xứ sở này bị suy vong; nhưng cá nhân các bạn là một bộ
phận của quốc gia vĩ đại và các bạn cũng bị suy vong theo quốc
gia ấy. Nhưng hỡi các huynh đệ Bà la môn, liệu tôi biết nói sao với
các bạn, với những người mà tôi sắp ngỏ lời theo kiểu bậc trưởng
thượng? Nếu tôi không thể làm như vậy đó là vì tôi có biết nhiều
chuyện hơn quí bạn; tôi vốn là người ở ngoài giai cấp lẽ ra phải
ngồi dưới chân các bạn để xin làm học trò thì đâu có tư cách gì
để lên mặt dạy đời; chính vì các bạn không có đủ tri thức để
truyền dạy cho tôi nên học trò mới có quyền đòi hỏi thầy giáo
nếu học trò chịu cúi mình tuân phục thầy giáo. Tôi hiểu các bạn
vốn thuộc giai cấp tâm linh hãy ủng hộ lý tưởng ấy và công nhận
rằng hiện nay nó đã bị suy đồi. Và nếu tôi nói ra những lời lẽ
dường như tạo ra sự đối chiếu cay đắng thì đó chỉ vì vận mệnh
tinh thần tương lai của dân tộc vốn nằm trong tay các bạn bởi vi
mặc dù toàn thể quốc gia đã suy vong và các bạn cũng suy vong theo
nó, thế nhưng các bạn vẫn còn có quyền năng ngỏ hầu có thể bắt
đầu con đường hướng thượng và mặc dù sự thành công ắt chỉ là
công sức khó nhọc của nhiều thế hệ, nhưng chẳng có lý do gì mà
bạn lại không bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Tôi thừa biết rằng bạn
không thể làm được như vậy trong một sớm một chiều và tôi cũng
biết rằng hiện thời thì sợi dây của bạn ắt vẫn còn là trò diễu
cợt và bạn càng cao quí thì càng cảm thấy mình bị châm biếm cay
đắng khi đeo sợi dây ấy, bởi vì bạn biết nó biểu diễn cái gì và
làm thế nào mà nó bị suy đồi. Tôi nói như vậy không phải để khiển
trách bởi vì tôi đâu có tư cách gì để khiển trách các bạn? Tôi
nói thế để cho đó đây trong số các bạn có thể nảy sinh ra ḷng ham
muốn một sinh hoạt cao thượng hơn, v́ tôi dùng lưỡi tầm sét bổ vào
tâm hồn các bạn nỗi cay đắng của suy vong để cho một lần nữa khả
năng vươn lên có thể trở thành hiện thực trong đám các bạn. Đó là
v́ tôi mong sao mỗi người trong các bạn khi cảm nhận sự suy vong và
thừa nhận nó, ắt không chịu vứt bỏ sợi dây linh thiêng mà lại bắt
đầu làm cho cuộc sống được trong sạch để xứng đáng đeo sợi ấy; và
miễn là người ta bắt đầu làm những chuyện nho nhỏ, th́ người ta
đã ắt bước một bước đầu tiên trên con đường hướng thượng. Đó là v́
còn nhiều kiếp sống nữa trải ra trước mắt ta, hết kiếp này tới
kiếp khác khiến cho một giai cấp hùng mạnh hiện nay không thể thì
mai kia cũng có thể sống xứng đáng với truyền thống huy hoàng của
mình. Vì vậy tôi xin nói, chúng ta hãy uống cạn chén đắng Nghiệp
quả của ḿnh, chúng ta hãy can đảm chịu đựng nó như những người
quả cảm chứ không cãi cọ rằng nó quá nặng nề bởi vì chính
chúng ta trong quá khứ đã gây ra nó; khi nhận thấy nó quả là cay
đắng, ta hãy can đảm uống và uống cạn để cho nỗi cay đắng ấy tẩy
rửa được linh hồn ta, sao cho ta có thể có được sức mạnh thay đổi
tất cả những gì mà ta mơ ước và có thể quyết tâm tự cải tạo ḿnh
để cho sự tẩy rửa tâm linh của dân tộc cũng sẽ bắt đầu. Thế rồi
khi ta tái sinh trở lại, khi ta sẽ nhanh chóng tái sinh nếu ta muốn
giúp đỡ dân tộc mà ḿnh thuộc về th́ lúc bấy giờ ta thấy mọi
chuyện sẽ tốt đẹp hơn một chút và trong cái kiếp sống tốt đẹp
hơn ấy ta sẽ hợp tác với nhau khi sợi dây tam bội không còn mang
tính diễu cợt đối với kẻ đeo nó vì đă có đúng ý nghĩa; thế là
hết kiếp này sang kiếp khác, ta sẽ nâng lên toàn thể dân tộc vốn
đã sa đọa vì chính ta rơi rớt và cũng sẽ vươn lên khi ta bốc lên.
Đây là lời
cuối cùng mà tôi dành cho các bạn trong sảnh đường này, không phải
là lời khiển trách mà là lời chia buồn nói chung cùng với hoài
bão chung dành cho quốc gia Ấn Độ. Chúng ta phải chịu trách nhiệm
về điều đó. Vậy thì ta hãy bắt đầu công trình cải tạo, ta sẽ
làm việc từ đời này sang đời khác cho đến khi nước Ấn Độ sẽ
từng bước vươn lên và chúng ta sẽ lại đặt nó vào nơi xứng đáng
với nó, nơi mà thật ra nó luôn luôn ở đó tức là dưới gót chân của
các Đấng thần linh Cao cả. Mặc dù dân chúng hiện nay còn chưa thấy
được như vậy, nhưng đến lúc đó họ sẽ thấy đúng như thế và lúc
bấy giờ ánh sáng tỏa ra từ Gót Sen sẽ bao trùm nước Ấn Độ để
cho thế giới tôn sùng Ấn Độ và biết rằng nó quả thật là Tinh
thần ngự nơi cơ thể Nhân loại.
---------------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS