|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
BIẾT CÓ NGHĨA LÀ
THƯƠNG
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 11
năm 1994)
Trích THẾ GIỚI
QUANH TA
Tác giả Radha
Burnier
|
|
BIẾT CÓ NGHĨA LÀ
THƯƠNG
Trong nhiều thế kỷ con người đă tích lũy kiến thức. Đặc biệt thế kỷ
20 được đặc trưng bởi sự tiến bộ chóng mặt về việc thu thập dữ liệu.
Điều này ắt không ngừng nghỉ bởi v́ thiên nhiên quá rộng lớn và phức
tạp. Người ta đưa ra những lư thuyết và mô h́nh tŕnh bày dựa trên
cơ sở mọi thứ thông tin bắt nguồn từ việc lư luận hợp lư chặt chẽ.
Giờ đây nhân loại đă đạt tới tŕnh độ cao trong địa hạt này đến mức
mà trí năng và cái trí đang thay thế cho mọi quan năng khác của tâm
thức.
Nhưng chúng ta đang giáp mặt với càng ngày càng nhiều bằng chứng cho
thấy rằng việc chồng chất dữ liệu và có thêm kiến thức không hề làm
gia tăng sự thịnh vượng về vật chất cũng như phúc lợi tinh thần của
nhân loại xét chung. Giờ đây những bệnh tật trước kia chưa nghe ai
nói tới đang gây ra báo động. Sức khỏe tâm thần đang sa sút. Chúng
ta đang có những thỏa măn và tiện nghi mà quá khứ không sẵn có,
nhưng trong thế kỷ này đau khổ có lẽ cũng vô tiền khoáng hậu. Chiến
tranh, những hoạt động tàn nhẫn của Hitler, Stalin, Polpot và những
kẻ hoang tưởng tự đại khác, những trận đói khủng khiếp và việc sa
sút tinh thần phổ biến bộc lộ ra qua việc nghiện ma túy, có thói
quen bạo động không thể duy tŕ quan hệ bền vững v.v . . . đều chứng
tỏ rằng đường hướng tinh thần của nhân loại đang bị quặc quẹo nghiêm
trọng.
Trong
bối cảnh này, một trong những vấn đề mà thế giới phải đương đầu là
liệu có nên coi kiến thức tự thân nó là cứu cánh hay chăng. Liệu
việc thu thập dữ liệu không ngừng có giá trị ǵ chăng. Liệu tổng số
hạnh phúc của con người không lớn hơn và cuộc đời của ta chẳng sáng
sủa ǵ hơn nhờ có niềm vui mà t́nh thương mang lại? Cổ nhân Ấn Độ có
dạy rằng mục đích tối hậu của loài người là giải thoát tinh thần. Họ
tin rằng tri thức chỉ có giá trị thực sự nếu đó là phương tiện để có
được tự do tinh thần. Ngày nay sự căng thẳng tâm thần là ở chỗ người
ta thu thập kiến thức v́ cứu cánh vật chất. Con người thời nay cần
suy nghĩ sâu sắc về mục đích tối hậu của đời người nếu tri thức có
thể đưa tới hạnh phúc chứ không chỉ khiến cho những vấn đề của nhân
loại lại càng gai góc hơn nữa.
Ta phải nhớ lại rằng nguyên nhân của nỗi đau chồng chất của nhân
loại chính là những tâm trạng chẳng hạn như thù ghét, sợ hăi, lo âu
cùng với những điều hăo huyền gây ra xung đột và kích thích sự độc
ác. Kiến thức không giải thoát được con người ra khỏi những nguyên
nhân tâm lư của đau khổ này và tính qui ngă do những nguyên nhân ấy
phóng chiếu ra chỉ là hoài công vô ích. Óc phân biệt phải trái b́nh
thường giờ đây cho ta biết rằng nếu không tự biết ḿnh th́ mọi tri
thức khác đều vô ích và việc vô minh về thế giới nội tâm của chính
ḿnh biến con người thành nô lệ ngay giữa cái thiên đường điện tử
của ḿnh.
Điều duy nhất mà thế giới cần hơn bất cứ thứ nào khác đó chính là
t́nh thương. Thiếu t́nh thương chính là nguyên nhân của mọi bệnh
hoạn cả trên b́nh diện xă hội lẫn cá nhân. Chính cái trí không yêu
thương đă gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Ra sức bắc cầu
thông cảm giữa khoảng trống thế hệ hoặc khoảng trống giới tính, thu
hẹp vực sâu ngăn cách người giàu với người nghèo, giải quyết những
căng thẳng giữa các quốc gia và cộng đồng, mọi thứ ấy chỉ hoài công
thôi, nếu không có sự thông cảm mà t́nh thương mang lại. Học cách
yêu thương và sống v́ ích lợi của nhau chính là một phần của khoa
học về tự tri.
Nếu
ta có số phận tham gia vào thời đại mới chứ không chỉ là khai mạc
một thế kỷ mới th́ nhân loại phải có hoài băo yêu thương chứ không
chỉ tăng tốc thêm nữa việc thu lượm kiến thức. Điều này có nghĩa là
phải xoay chuyển vào nội tâm để biết ḿnh ở chiều sâu thẳm, nhổ tận
rễ mọi khái niệm, niềm tin và thành kiến vốn cản đường ta không trực
giác được bản thể cốt lơi của vạn vật chúng sinh. Tenyson có viết
rằng biết tột độ cũng chính là yêu thương tột độ; khi có t́nh thương
th́ ắt có một loại tri thức khác vốn thâm nhập vào chính tâm can của
sự sống. Annie Besant cũng nêu rơ rằng t́nh thương là một dạng tri
thức bởi v́ nó không có ngă chấp, mà ngă chấp lại làm xuyên tạc nhận
thức. Khi tâm hồn trong sạch và tâm trí không bị bản ngă gây ô nhiễm
th́ thế giới hiện ra khác hẳn. Cái dạng tri thức mới ấy, tri thức
đồng thời cũng là t́nh thương, đó chính là ư nghĩa của Thông Thiên
Học tức Minh Triết thiêng liêng.
Trong thời gian gần đây, Krishnamurti đă là người lên tiếng mạnh mẽ
nhất, hô hào phủ định tri thức hóa ra chẳng có ǵ khác hơn là thu
thập dữ liệu rồi tổ chức dữ liệu lại theo thời gian, tức cái gọi là
tư tưởng. Ông ra sức vạch đường chỉ lối đi tới một tri thức khác vốn
là trạng thái không chia rẽ và yêu thương. Có lẽ triết lư của ông -
nếu ta có thể gọi nó như vậy - ắt đi tiên phong là điềm báo hiệu cho
những sự việc thuộc thời đại mới.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS