Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

BA Ư TƯỞNG LỚN TRONG GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN

(Three Big Ideas from The Secret Doctrine)

Một khóa học ngắn cho Cá nhân hoặc Tập thể nghiên cứu

Biên soạn: David P. Bruce- Bản dịch www.thongthienhoc.com

Hội Thông Thiên Học Mỹ-Bộ môn Giáo dục-Wheaton, Illinois-2011

 

 

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ NHẤT

Phần I

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

 

Giáo Lư Bí Truyền thiết lập ba mệnh đề căn bản:

 

(a) Có một NGUYÊN KHÍ Hiện diện khắp mọi nơi, Vĩnh hằng Vô biên và Bất di bất dịch mà ta không thể suy đoán ǵ về nó, bởi v́ nó siêu việt khả năng quan niệm của con người, và bất cứ sự diễn tả dụ ngôn nào của con người chỉ có thể làm cho nó tầm thường hơn. Nó vượt ngoài tầm với của tư tưởng hoặc nói theo Māndūkya Upanishad th́ nó “bất khả tư nghị và không thể nghĩ bàn”.

-------------------

B̀NH LUẬN

-Giáo Lư Bí Truyền khi được viết bằng chữ in nghiêng, nhằm nói tới chính quyển sách có thật mà tác giả là bà Blavatsky. Khi được viết bằng chữ in thẳng th́ nó nhằm nói tới một sự kiết tập giáo huấn bí truyền cổ xưa được gọi là Giáo Lư Bí Truyền.

-Ta hăy lưu ư rằng Giáo Lư Bí Truyền nêu ra ba mệnh đề căn bản. Ở đây ta chỉ tŕnh bày một phần mệnh đề thứ nhất. Ta sẽ tŕnh bày nhiều thêm nữa trong hai tài liệu nghiên cứu kế tiếp.

-Giáo Lư Bí Truyền lần đầu tiên được xuất bản năm 1888. V́ lư do đó và nhiều lư do khác, văn phong của nó khác hẳn phong cách hiện đại.

-Đoạn trích dẫn ngắn nêu trên không phải là một phát biểu mang tính tôn giáo, mặc dù nó có hàm ư tôn giáo. Đó cũng không phải là một phát biểu mang tính khoa học, mặc dù ta có thể xem xét nó theo quan điểm khoa học. Thật ra, đó là một phát biểu mang tính siêu h́nh.

-Từ ngữ siêu h́nh có nghĩa là “vượt ngoài tầm cơi vật lư” hoặc “siêu việt thực tại vật chất”. Các hệ thống siêu h́nh đều vượt quá mức bằng chứng thực nghiệm hoặc bằng chứng khoa học nhằm mưu t́m sự tồn tại của một thực tại tối hậu.

-Māndūkya Upanishad là một thánh kinh cổ truyền của Ấn Độ.

-Bạn hăy t́m hiểu ư nghĩa của bất cứ từ nào mà bạn cảm thấy không quen thuộc.

-----------------------

CÂU HỎI

1-Mệnh đề là ǵ?

2-Có những từ ngữ nào khác mang ư nghĩa tương tự như mệnh đề?

3-“Giáo Lư Bí Truyền xác lập ba mệnh đề căn bản”. Liệu hàm ư sẽ ra sao nếu ta bỏ mất đi từ “căn bản“. Liệu ư nghĩa có thay đổi một cách tinh tế chăng?

4-Đâu là ư nghĩa của động từ xác lập trong đoạn trích dẫn nêu trên?

5-Từ ngữ giáo lư có nghĩa là ǵ? Trước đây bạn có gặp từ ngữ đó không? Liệu các tôn giáo có giáo lư chăng? Liệu các nhà chiến lược quân sự có học thuyết chăng? Liệu các nhà kinh tế có học thuyết chăng? Liệu các đảng chính trị có học thuyết chăng? Phải chăng Đức Giáo hoàng thuộc về Công giáo?

6-Có “một NGUYÊN KHÍ Hiện diện khắp mọi nơi, Vĩnh hằng Vô biên và Bất di bất dịch . . .”. Ta hăy xét xem liệu một nguyên khí nghĩa là ǵ. Bạn có thể nh́n thấy, ngửi thấy, sờ thấy, cảm thấy hoặc nghe thấy một nguyên khí chăng? Hăy t́m một số từ ngữ thay thế cho từ ngữ nguyên khí.

7-Từ ngữ toàn hiện (hiện diện khắp mọi nơi) nghĩa là ǵ? Hăy t́m một từ đồng nghĩa với từ này.

8-Nếu một điều ǵ đó là vĩnh hằng th́ liệu nó có kết thúc chăng? Nó có thể có bắt đầu chăng?

9-Hăy t́m một số từ ngữ phản nghĩa với vô biên.

10-Từ ngữ bất di bất dịch nghĩa là ǵ? Hăy so sánh nó với từ ngữ biến dịch. Liệu bạn có thể nghĩ ra trong thế giới thiên nhiên có điều ǵ đó bất di bất dịch chăng?

11-Tại sao Nguyên khí vốn là đề tài của mệnh đề thứ nhất lại vượt ngoài tầm “khả năng quan niệm của con người”?

12-Hăy xét phát biểu mở đầu Đạo Đức Kinh:

Đạo khả đạo phi thường Đạo (Đạo có thể nói ra được th́ không phải là đạo thường hằng)

Danh khả danh phi thường Danh (Danh xưng có thể gọi tên được th́ không phải là danh xưng thường hằng).

Vô danh thiên địa chỉ Thủy (Vô danh là sự bắt đầu của trời đất)

Hữu danh vạn vật chi Mẫu (Hữu danh là mẹ của vạn vật).

Hăy so sánh những ḍng chữ này với đoạn trích dẫn nêu trên của Giáo Lư Bí Truyền.

       13-Hăy so sánh đoạn trích dẫn trong Giáo Lư Bí Truyền với những ḍng chữ sau đây trong Māndūkya Upanishad:

Đây là cội nguồn của tất cả; đây là thủy và chung của vạn hữu.

Ta không thể nh́n thấy nó, không thể nói về nó, không thể nắm bắt nó, nó không có đặc điểm nổi bật nào, ta không thể suy nghĩ về nó, không thể gọi tên nó, đó là tinh túy của trí thức về tự ngă nhất như, là cái mà thế giới qui nguyên về nó, nó mang tính an b́nh, tốt lành, bất nhị . . .

  14- Khi ta gán một tên gọi hoặc nhăn hiệu cho một điều nào đó th́ liệu điều đó có ngụ ư là ta thật sự hiểu được thực chất của điều ấy chăng?

----------------------------

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ NHẤT

Phần II

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

 

Giáo Lư Bí Truyền thiết lập ba mệnh đề căn bản:

 

(a) Có một NGUYÊN KHÍ Hiện diện khắp mọi nơi, Vĩnh hằng Vô biên và Bất di bất dịch mà ta không thể suy đoán ǵ về nó, bởi v́ nó siêu việt khả năng quan niệm của con người, và bất cứ sự diễn tả dụ ngôn nào của con người chỉ có thể làm cho nó tầm thường hơn. Nó vượt ngoài tầm với của tư tưởng hoặc nói theo Māndūkya Upanishad th́ nó “bất khả tư nghị và không thể nghĩ bàn”.

 

Để cho những ư tưởng này rơ nghĩa hơn đối với bạn đọc thông thường, xin bạn hăy khởi sự bằng cách nêu định đề là có tồn tại một Thực Tại tuyệt đối duy nhất vốn có trước mọi hữu thể biếu hiện, bị chế định. Nguyên nhân Thường hằng và Vô hạn này . . . là cội rễ vô căn của “mọi thứ đă tồn tại, đang tồn tại hoặc sẽ tồn tại”. Cố nhiên là nó không có mọi thuộc tính và xét theo bản thể th́ nó chẳng dính dáng ǵ tới Hữu thể biểu hiện, hữu hạn. Đó là “Thực thể hơn là Hữu thể” . . . và nó vượt tầm với của mọi tư tưởng hoặc sự suy đoán.

 

B̀NH LUẬN

-Hăy đọc kỹ đoạn trích dẫn nêu trên. Hăy tham khảo những định nghĩa dưới đây nếu bạn không cảm thấy quen thuộc với bất kỳ từ ngữ nào.

-Dụ ngôn (danh từ) một sự giống nhau rơ ràng rành rành; một đối thể; một loài tu từ so sánh hai điều không giống nhau được dẫn nhập bằng cách dùng giống như hoặc coi như (chẳng hạn như đôi g̣ má giống như những đóa hoa hồng).

-Định đề (danh từ) một giả thuyết được nêu ra để làm tiền đề cốt yếu, điều kiện tiên quyết hoặc tiền đề của một chuỗi lư luận.

-Có trước (động từ) xảy ra trước một điều ǵ đó; xuất hiện trước một người, một diễn biến hoặc một sự vật.

-Biểu hiện (tính từ) điều dễ dàng nhận thấy được bằng giác quan, nhất là bằng thị giác, điều dễ hiểu hoặc dễ nhận biết bằng cái trí; hiển nhiên, rơ rành rành.

-Không có (tính từ) thiếu vắng; nó không có một thuộc tính hoặc điều ǵ đi kèm theo mang tính thông dụng, tiêu biểu hoặc được trông mong.

-Thuộc tính (danh từ) một đặc trưng cố hữu; một từ ngữ gán phẩm tính cho một người nào đó hoặc một điều ǵ đó.

-Suy đoán (động từ) suy gẫm hoặc ngẫm nghĩ về một đề tài; duyệt lại một điều ǵ đó mang tính ngẫu nhiên và thường thường không đi đến kết luận nào; ṭ ṃ hoặc nghi ngờ về một điều ǵ đó .

 

-Khi ta gán một thuộc tính cho một người nào đó hoặc một điều ǵ đó, th́ thật ra ta đang áp đặt hạn chế lên nó. Nếu một quả táo màu đỏ th́ nó không thể màu xanh. Nếu bầu trời tối sầm th́ nó không thể sáng chói ánh mặt trời. Gán một thuộc tính cho Thực tại Tối hậu thật ra là áp đặt một giới hạn lên nó. Nếu nó là điều này th́ nó không thể là điều kia. Nếu nó là điều kia th́ nó không thể là điều này. Ta chỉ có thể nói được rằng Thực tại ấy hiện diện khắp mọi nơi, vĩnh hằng, vô biên và bất di bất dịch.

 

CÂU HỎI

1-Xét đoạn đầu tiên. Tác giả đang nói về một Thực tại căn bản vốn ẩn dưới mọi sự tồn tại, nghĩa là toàn thể vũ trụ. Thực tại hoặc Nguyên khí này “vượt ngoài tầm với tư tưởng” theo nghĩa nào? Liệu tư tưởng có hạn chế chăng? Có chăng một số điều ǵ đó siêu việt được quyền năng của cái trí thuần lư? Đâu là một số hạn chế của tư tưởng?

2-Đoạn thứ nh́ của đoạn trích dẫn nêu trên mở rộng đoạn thứ nhất. Tác giả gợi ư rằng có một Thực tại tối hậu (tuyệt đối) phát sinh ra mọi thứ khác trong vũ trụ. Điều này được gọi là “Nguyên nhân Vĩnh hằng”.

Ta hăy khảo sát ngôn ngữ được sử dụng. Liệu bạn mô tả ngôn ngữ này là hữu ngă hay vô ngă? Nó sinh động hay trừu tượng? Nó khó hiểu hay dễ hiểu?

    3-Đôi khi những người viết sáng chế ra một từ mới để diễn tả một điều ǵ đó mà những từ ngữ thông thường không diễn tả được. Hăy nh́n vào đoạn hai để có được một ví dụ về điều này. (Ám chỉ: từ ngữ này ắt không có trong từ điển).

4-Ta hăy xét sự khác nhau giữa Hữu thể và “Bản thể”. Liệu bạn có thể nói rơ sự khác nhau tinh v́ giữa hai từ ngữ này chăng?

5-Tác giả sử dụng một ngôn ngữ bóng bẩy nào đó ở đoạn thứ nh́. Thuật ngữ “cội rễ vô căn” gợi ư ǵ cho bạn? Cách diễn tả nghịch lư ấy áp dụng cho “Nguyên nhân Vô hạn và Vĩnh hằng” ra sao?

6-Hăy cố gắng h́nh dung ra một điều ǵ đó hoàn toàn không có thuộc tính. Hăy thực sự dành một vài khoảnh khắc để làm như vậy. Liệu bạn có thể làm được điều đó cho chăng?

 

------------------------------

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ NHẤT

Phần III

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

 

Giáo Lư Bí Truyền thiết lập ba mệnh đề căn bản:

 

(a) Có một NGUYÊN KHÍ Hiện diện khắp mọi nơi, Vĩnh hằng Vô biên và Bất di bất dịch mà ta không thể suy đoán ǵ về nó, bởi v́ nó siêu việt khả năng quan niệm của con người, và bất cứ sự diễn tả dụ ngôn nào của con người chỉ có thể làm cho nó tầm thường hơn. Nó vượt ngoài tầm với của tư tưởng hoặc nói theo Māndūkya Upanishad th́ nó “bất khả tư nghị và không thể nghĩ bàn”.

 

Để cho những ư tưởng này rơ nghĩa hơn đối với bạn đọc thông thường, xin bạn hăy khởi sự bằng cách nêu định đề là có tồn tại một Thực Tại tuyệt đối duy nhất vốn có trước mọi hữu thể biếu hiện, bị chế định. Nguyên nhân Thường hằng và Vô hạn này . . . là cội rễ vô căn của “mọi thứ đă tồn tại, đang tồn tại hoặc sẽ tồn tại”. Cố nhiên là nó không có mọi thuộc tính và xét theo bản thể th́ nó chẳng dính dáng ǵ tới Hữu thể biểu hiện, hữu hạn. Đó là “Thực thể hơn là Hữu thể” . . . và nó vượt tầm với của mọi tư tưởng hoặc sự suy đoán.

“Bản thể” này được tượng trưng trong Giáo Lư Bí Truyền qua hai khía cạnh. Một mặt, đó là không gian trừu tượng tuyệt đối, biểu diễn tính nội giới đơn thuần, một điều mà không đầu óc con người nào có thể hoặc là loại trừ khỏi bất kỳ quan niệm nào hoặc là tự thân quan niệm ra nó. Mặt khác, Chuyển động Trừu tượng Tuyệt đối biểu diễn Tâm thức không bị Chế định. . . . Khía cạnh vừa nêu trên của Thực tại Nhất như cũng được tượng trưng bằng thuật ngữ “Đại Thần Khí”, một biểu tượng cũng đủ sinh động cho nên ta không cần minh giải thêm nữa.

Tuy nhiên Tinh thần (tức Tâm thức) và Vật chất không được coi là các thực tại độc lập, mà là hai phiến diện hoặc khía cạnh của Đấng Tuyệt Đối (Parabrahman), vốn cấu thành cơ sở của Hữu thể bị Chế định cho dù ở nội giới hay ngoại giới.

 Ta hăy xét bộ ba siêu h́nh học này là Cội Rễ phát sinh ra mọi sự biểu lộ, Đại Thần Khí có tính cách của sự Tạo ư tiền Vũ Trụ. Nó là cội nguồn và nguồn gốc của lực cũng như mọi tâm thức cá thể, nó cung ứng trí tuệ dẫn dắt trong cơ cấu rộng lớn của sự Tiến hóa càn khôn. Mặt khác, chất gốc rễ tiền Vũ Trụ (Mulaprakriti) là cái khía cạnh của Đấng Tuyệt Đối vốn ẩn bên dưới mọi cơi Thiên nhiên nơi ngoại giới.

Cũng giống như sự Tạo ư tiền vũ trụ là gốc rễ của mọi tâm thức cá thể, cũng vậy Chất tiền vũ trụ là nền tảng của vật chất ở đủ thứ cấp biến dị.

V́ thế cho nên, ta ắt thấy hiển nhiên rằng sự tương phản của hai khía cạnh này thuộc Đấng Tuyệt Đối là cốt yếu cho sự tồn tại của “Vũ trụ Biểu lộ”.

Do đó, “Vũ trụ Biểu lộ” bị nhị nguyên tính thấm nhuần; có thể nói nhị nguyên tính chính là tinh túy của sự Tồn tại của vũ trụ dưới dạng “biểu lộ”.

HUẤN THỊ

1-Hăy đọc lướt qua những đoạn nêu trên. Trong lần đọc đầu tiên đừng quan ngại về những từ ngữ chuyên biệt hoặc những khái niệm mà bạn chưa hiểu.

2-Thế rồi đọc lại lần thứ nh́, đọc chậm và dứt khoát. Hăy tiêu tốn nhiều thời giờ hơn để suy nghĩ về những ǵ mà ḿnh đang đọc so với thời gian cần thiết để đọc. Nếu bạn thấy có một từ ngữ không quen thuộc, hăy kiểm tra bên dưới đây để xem liệu có một định nghĩa nào được tŕnh bày chăng hoặc là hăy tra từ điển.

Cuối cùng, hăy đọc lướt qua mọi đoạn lần thứ ba, lần này khá nhanh hơn. Hăy ghi chú chỗ nào bạn thấy lẫn lộn hoặc thắc mắc. Hăy viết ra thắc mắc của bạn để trong tương lai sẽ được tham chiếu cho việc thảo luận nhóm. Và nếu bạn nghĩ rằng ḿnh hiểu được ư nghĩa của mỗi đoạn này, hăy viết ra sự tổng kết của chính bạn bên lề trang sách.

 

ĐỊNH NGHĨA

-Minh giải: làm sáng tỏ, giải thích hoặc phân tích.

-Parabrahman: Từ ngữ của Ấn Độ để chỉ Đấng Tuyệt Đối.

-Cội Rễ: Cội nguồn siêu h́nh học.

-Sự Tạo ư: Qui tŕnh tạo ra các ư tưởng; nó được dùng một cách tượng trưng khi đề cập tới sự Tạo ư của Thượng Đế .

-Fons et origo: Một thuật ngữ tiếng Latinh nghĩa là “cội nguồn và nguồn gốc”

-Nền tảng: Một cái nâng đỡ ở bên dưới; một nền móng, vật liệu cấu tạo nên một điều ǵ đó.

-Hệ thống: Một khuôn khổ, một kế hoạch, một sự thiết kế.

-Mulaprakriti: Một từ ngữ khác của Ấn Độ nhằm nói tới cơ sở tiền vũ trụ của vật chất.

-Các cơi ngoại giới trong Thiên nhiên: Nhằm nói tới mọi cơi biểu lộ của vũ trụ, từ vật chất tới phi vật chất.

B̀NH LUẬN

-Đây là một trích đoạn mở rộng nhiều hơn của Mệnh đề Căn bản thứ Nhất vốn có trong Lời nói đầu của Giáo Lư Bí Truyền.

-Tượng trưng một điều ǵ đó là biểu diễn đối tượng hoặc một vật ấy bằng cách sử dụng các biểu tượng hoặc h́nh ảnh. Bởi v́ tác giả đang nêu định đề là một điều ǵ đó “siêu việt được khả năng quan niệm của con người”, cho nên bà toan tính dùng những biểu tượng của Không gian và sự Vận động để khiến cho bạn đọc có thể đạt được một mức độ hiểu biết nào đó liên quan tới Nguyên Khí hoặc Thực tại này.

-Ta hăy xét Thái Dương Hệ với mặt trời và các hành tinh cũng như mọi nguyệt tinh (vệ tinh). Hầu hết Thái Dương Hệ bao gồm số lượng rộng lớn của không gian. Bây giờ ta hăy xét tới nguyên tử cùng với các hạt dưới nguyên tử. Hầu hết nguyên tử chỉ là không gian đơn thuần. Ta hăy nhận xét rằng bất kỳ vật thể rắn chắc nào, thực ra phần lớn cũng được tạo thành từ không gian.

-Một khía cạnh của Thực tại tối hậu được biểu tượng hóa bằng không gian trừu tượng. Chúng ta nghĩ tới không gian là trống rỗng và không có nội dung. Nhưng có một cách khác để xem xét không gian, nó chính là cái có tiềm năng sinh ra mọi thứ đang biểu lộ vốn bước vào tồn tại.

-Khía cạnh khác của Thực tại tối hậu được tượng trưng bằng Chuyển động trừu tượng. Liệu có thể có chuyển động nào mà không có không gian chăng? Liệu có thể có không gian nào mà không có chuyển động chăng?

-“Đại Thần Khí” là một ẩn dụ khác tượng trưng cho sự biểu lộ Tuần hoàn và sự tan biến của vũ trụ. Trong Ấn giáo sự sáng tạo là một diễn biến theo chu kỳ chứ không tuyến tính. Mặc dù nó xảy ra trải qua hàng triệu năm, song qui tŕnh vũ trụ học này có thể được biểu diễn bằng ẩn dụ đơn giản là thần khí của con người.

-Thông Thiên Học mô tả vũ trụ là bao gồm 7 cơi trong Thiên nhiên. Bảy cơi này cùng tồn tại trong nội bộ cùng một không gian, cũng giống như các sóng từ, sóng radio và sóng ánh sáng cùng tồn tại trong nội bộ cùng một không gian. 

CÂU HỎI

1-Hăy tŕnh bày một số ví dụ về cách thức mà thiên nhiên bị nhị nguyên tính thấm nhuần.

2-Tâm trí ta hoạt động bằng cách xử lư những điều tương phản. Để thao luyện tâm trí, hăy tưởng tượng rằng bạn bị treo lơ lửng nơi không gian ngoại giới. Mọi ngôi sao, cụm sao, sao chổi và hành tinh đều biến mất. Tuy nhiên vẫn c̣n lại một ngôi sao duy nhất. Nếu ngôi sao đơn độc này là vật duy nhất trong không gian (khác hơn chính bạn) th́ liệu bạn có thể bảo rằng nó đang vận động chăng?

3-Biểu lộ nghĩa là “xuất hiện”. Một nhạc sĩ biểu lộ ra sao? Một người viết lách biểu diễn ra sao? Liệu có thể nào sống mà tuyệt nhiên không “biểu lộ” bất cứ điều ǵ chăng?

 

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ NH̀

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

Hơn nữa, Giáo Lư Bí Truyền khẳng định rắng:

 

(b) Tính Vĩnh hằng của Vũ trụ tổng quát là một mặt phẳng vô biên; theo định kỳ th́ “sân chơi của vô số Vũ trụ không ngừng biểu lộ và biến mất” mà ta gọi là “những ngôi sao biểu lộ” và “những đóm lửa của tính Vĩnh hằng”. “Tính Vĩnh hằng của Khách hành hương” giống như một chớp mắt của Đấng Tự Tại (Thiền Thư).”Sự xuất hiện và biến mất của các Thế giới giống như việc thủy triều đều đặn lên rồi xuống”.

 

Khẳng định thứ nh́ này của Giáo Lư Bí Truyền cho thấy tính đại đồng tuyệt đối của định luật chu kỳ, lưu nhập rồi lại lưu xuất, triều xuống rồi triều lên mà khoa học vật lư đă quan sát được và ghi chép lại trong mọi bộ môn của Thiên nhiên. Một sự luân phiên chẳng hạn như Ngày và Đêm, Sống và Chết, Ngủ và Thức là một sự kiện thông thường mang tính đại đồng, hoàn toàn không có ngoại lệ đến nỗi mà ta dễ dàng hiểu được rằng ta thấy nơi đó là một trong những định luật căn bản tuyệt đối của vũ trụ.

----------------

Đọc lướt qua những đoạn nêu trên từ đầu tới cuối mà không ngừng lại. Giờ đây hăy đọc chúng trở lại, chậm hơn, trong khi đặc biệt cứu xét tới những từ ngữ, cụm từ hoặc thuật ngữ dưới đây:

 

* in toto: thuật ngữ tiếng Latinh nghĩa là “xét chung” hoặc “toàn thể”.

* một cách định kỳ (trạng từ) cách quăng những thời khoảng đều đặn.

* một cách không ngừng (trạng từ) tiếp tục mà không bị gián đoạn.

      * thời gian Vĩnh hằng của Khách hành hương

       [Chú thích cuối trang của H. P. B.]: “Khách hành hương” là tên gọi dành cho Chơn thần (một thể hai ngôi) trong chu kỳ nhập thể. Đó là nguyên khí duy nhất bất tử và vĩnh hằng nơi ta, là một bộ phận không thể phân chia của tổng thể toàn vẹn - tổng thể này là tinh thần Vũ trụ phát sinh ra nó và hấp thụ nó trở lại vào cuối chu kỳ. Khi ta bảo nó phát sinh từ Tinh thần nhất như, ta đă dùng một cách diễn tả vụng về và không chính xác, v́ thiếu những từ ngữ thích hợp trong tiếng Anh. Môn đồ phái Vedanta gọi nó là Sutratma (tức Hồn Dây), nhưng cách giải thích của họ cũng hơi khác với cách giải thích của các huyền bí gia; tuy nhiên xin dành cho chính các môn đồ Vedanta giải thích sự khác nhau đó.

* tên gọi (danh từ) một danh xưng để nhận diện hoặc tước vị; một sự chỉ định tên.

* Chơn thần (danh từ) một từ Hi Lạp có nghĩa là một hoặc đơn vị; trong Chú giải Thuật ngữ Thông Thiên Học, bà Blavatsky gi nó là “cái bộ phận bất tử của con người luân hồi . . .”.

* Thiền Thư: một bản văn cổ truyền Đông Phương, các câu kinh của nó tạo thành cái khung sườn của Giáo Lư Bí Truyền.

* sự luân chuyển (danh từ) một luồng chảy liên tục giống như chất lỏng.

* sự hồi lưu: sự chảy trở lại.

* khẳng định (danh từ) một lập luận hoặc tuyên bố được mạnh mẽ đưa ra; khi được dùng ở đây nó có nghĩa cốt yếu giống như từ ngữ “định đề” được dùng trong Mệnh đề Căn bản thứ Nhất.

* tính đại đồng thế giới tuyệt đối: áp dụng được ở khắp mọi nơi, không ngoại lệ.

* luật tuần hoàn: coi như đối nghịch với luật lệ của con người vốn chập chờn, bất toàn và phải bị thay đổi, bà Blavatsky đang đề cập tới một ví dụ về định luật trong thiên nhiên; trong khi định luật con người được lập pháp và áp đặt th́ định luật thiên nhiên đă tồn tại rồi, nó bất biến và những tác động của nó được “phát hiện” thông qua sự quan sát, thực nghiệm và trắc nghiệm. “Luật tuần hoàn” nhằm nói tới một trật tự thiên nhiên hoặc mối liên hệ của các hiện tượng tuần hoàn vốn bất biến trong một vài tập hợp điều kiện nào đó.

* dễ hiểu: Nói cách khác, người ta không cần phải là một nhà khoa học để t́m ra được nhiều ví dụ của định luật đang tác động này. Theo ngôn ngữ bản địa th́ đó là “không phải động năo”. Sự tồn tại của nó tự nó đă hiển nhiên rồi.

 

B̀NH LUẬN

Mệnh đề Căn bản thứ Nhất giới thiệu ư tưởng cho rằng sự chuyển động không ngừng vốn sẵn có nơi chính bản chất của sự tồn tại. Từ lớn tới nhỏ, từ các thiên hà tới những vi khuẩn, vạn hữu đều ở trạng thái vận động. Ngay cả một loại bàn ghế nào đó dường như trơ trơ ra trong pḥng khách của bạn cũng bao gồm những phân tử và nguyên tử nhỏ, tất cả đều vận động liên tục.

Khi người ta áp đặt trật tự lên chuyển động th́ kết quả là nhịp điệu hoặc một kiểu mẫu những chuyển động lặp đi lặp lại mà ta gọi là các chu kỳ. Nhịp đập của tim có nhịp điệu của nó; chu kỳ mặt trăng có nhịp điệu của nó; sự thay đổi mùa màng có nhịp điệu của nó. Nói cho thật nghiêm xác, th́ các chu kỳ không giống như việc lập lại. Ư tưởng lập lại hàm ư làm cùng một việc trở đi trở lại mà không có sự biến đổi, chẳng hạn như trong tác động lập lại của một cỗ máy trên một dây chuyền lắp ráp của nhà máy, hoặc chuyển động cơ giới của kim đồng hồ quay theo một tốc độ đă xác định. Tuy nhiên khi ta khảo sát các chu kỳ Chuyển động của những điều tương tự, nhưng cũng có những biến đổi đối với các kiểu mẫu hoặc nhịp điệu tổng quát.

Chẳng hạn như ta có thể coi bốn mùa là các chu kỳ hơn là những ví dụ về sự lặp lại. Vào mùa đông, mùa này không chính xác giống như mùa sắp tới, có thể có những sự biến thiên diễn ra về nhiệt độ, độ ẩm, t́nh trạng gió và số lượng tuyết hoặc chất trầm hiện thay đổi từ năm này sang năm khác.

Hơi thở của con người là một ví dụ thông thường khác về một chu kỳ. Mỗi hơi hít vào được nối tiếp bởi hơi thở ra sau đó, nhưng những nhịp điệu lặp đi lặp lại này phải chịu nhiều sự biến đổi khác nhau, tùy theo liệu người ta đang ngủ hay đang thức, đang ngă ḷng hay đang bị kích động, ở trạng thái yên nghỉ về thể chất hoặc hoạt động mănh liệt. Vận động viên chạy marathon và người thực hành tham thiền đều dấn thân vào qui tŕnh thở theo chu kỳ, nhưng vận động viên marathon đang thở với nhịp độ nhanh hơn nhiều so với trường hợp kia v́ phải cố sức mănh liệt, c̣n trường hợp thứ nh́ đang thở ở nhịp điệu chậm hơn hẳn do trạng thái cực kỳ thư giăn.

Theo giáo huấn Thông Thiên Học, ư tưởng chết và tái sinh là một ví dụ khác nữa về tính tuần hoàn. Ta coi như sự sống giống với một trường học, trong đó linh hồn bất tử trải qua một loạt kiếp nhập thể trên cơi trần để học những bài học cần thiết cho sự tăng trưởng tiến hóa của nó. Cũng giống như trong một trường tiểu học, bậc học này được xây dựng trên những bài học và kỹ năng đă đạt được ở những bài học trước kia; cũng vậy ở trường đời, linh hồn tiếp tục tiến hóa về kiến thức và năng lực vốn được xây dựng dựa trên những bài học trước kia đă được học trong những kiếp trước khi toàn bộ qui tŕnh bị khống chế bởi luật nhân quả (nghiệp báo).

 

CÂU HỎI

1-Hoạt động từ tính do mặt trời của ta phát sinh ra quay theo những chu kỳ 11 năm. Đâu là một số ví dụ khác về các chu kỳ diễn ra ở qui mô vũ trụ và hành tinh?

2-Các chu kỳ sinh học vốn diễn ra nội trong ṿng 24 giờ, chúng được gọi là những chu kỳ trong ngày thay đổi. Từ ngữ diễn ra trong ngày có từ nguyên tiếng Latinh là circa nghĩa là vào khoảng và dies nghĩa là ngày. Đâu là một số ví dụ của các chu kỳ diễn ra trong ngày?

3-Đâu là một số ví dụ về các chu kỳ xúc động?

4-Nếu bạn chú ư tới lịch sử, bạn có thể cố gắng so sánh đối chiếu sự thăng trầm của những nền văn minh khác nhau, mưu t́m những yếu tố chung góp phần cả cho sự thăng tiến và sự suy đồi của các nền văn minh trong quá khứ.

5-Liệu bạn có thể nhận diện được bao nhiêu ví dụ khác nữa về các chu kỳ?

6-Bạn có đồng ư với Blavatsky hay chăng khi cho rằng Luật tuần hoàn (tức chu kỳ) là một trong “những định luật căn bản tuyệt đối của vũ trụ”? Hăy ủng hộ câu trả lời của bạn.

 

Dưới đây là một số những trích đoạn thêm nữa bàn về các chu kỳ được rút ra từ Giáo Lư Bí Truyền:

 

[Ngày và Đêm] của Brahma là tên dành cho các thời kỳ gọi là MANVANTARA tức là chu kỳ khai nguyên (Manvantara nghĩa là giữa các vị Manu) và thời kỳ PRALAYA tức là chu kỳ hoại không (Tan ră); một đằng đề cập tới những thời kỳ hoạt động của Vũ trụ, c̣n đằng kia để cập tới thời gian yên nghỉ tương đối và hoàn toàn - tùy theo việc liệu chúng xảy ra vào cuối “Ngày” hoặc cuối “Đời” của Brahma. Những thời kỳ này nối tiếp nhau theo thứ tự đều đặn, c̣n được gọi là Kiếp (Kalpas) lớn và nhỏ, tiểu kiếp và đại kiếp; mặc dù vậy, nói cho đúng ra th́ Đại kiếp (Maha Kalpa) không bao giờ là một “ngày” mà là trọn cả đời của Brahma, v́ trong Brahma Vaivarta có nói: “các nhà niên đại tính toán một Kiếp theo một Đời của Brahma; các kiểu Kiếp, chẳng hạn như Samvarta và những thứ khác có rất nhiều”. Nói cho thật đúng th́ chúng là vô hạn; v́ chúng chưa bao giờ có lúc bắt đầu, nghĩa là chưa bao giờ có một Kiếp đầu tiên, cũng chẳng bao giờ có một Kiếp cuối cùng trong Chu kỳ Vĩnh hằng (Quyển I, trang 368).

 

----------------

 

Trong mọi hành vi quan trọng của Thiên nhiên đều có một chủ đích, các hành vi của Thiên nhiên đều mang tính tuần hoàn theo chu kỳ (Quyển I, trang 640)

 

-------------------

[Chú thích: Trong trích đoạn kế tiếp sau đây, bà Blavatsky trích dẫn từ tác phẩm “Bàn về Lịch sử Thế giới” của Hegel trong các bài Thuyết tŕnh về Triết lư Lịch sử]

 

Ta thấy những nhận xét hay ho về triết học của Hegel được ứng dụng trong các giáo huấn của khoa học Huyền bí, cho thấy Thiên nhiên bao giờ cũng hoạt động với một chủ đích sẵn có mà kết quả luôn luôn là lưỡng tính. Điều này được nêu rơ trong quyển sách đầu tiên về Huyền Bí học của chúng tôi, Vén Màn Bí Mật Nữ thần Iris, trang 268, quyển II qua những lời lẽ sau đây:

 

Cũng giống như mỗi năm một lần, hành tinh ta xoay ṿng quanh mặt trời, đồng thời một lần nữa cứ mỗi 24 giờ lại xoay ṿng quanh trục của chính ḿnh, thế là nó trải qua những chu kỳ thứ yếu trong nội bộ một chu kỳ lớn hơn; cũng vậy công việc của các thời kỳ tuần hoàn nhỏ được hoàn thành và bắt đầu trở lại trong nội bộ Đại Chu kỳ Saros.

 

Theo giáo lư cổ truyền th́ sự xoay ṿng của thế giới vật lư có kèm theo một sự xoay ṿng tương tự trong thế giới trí năng - sự tiến hóa tinh thần của thế giới diễn tiến theo các chu kỳ giống như thế giới vật lư.

 

Vậy là trong lịch sử, ta thấy có sự luân phiên đều đặn lên và xuống của triều dâng trong sự tiến bộ của loài người. Các vương quốc và đế quốc lớn trên thế giới, sau khi đạt tới tột đỉnh vĩ đại đều xuống trở lại, theo cũng cái định luật giúp ḿnh thăng tiến; cho đến khi, sau khi đạt được điểm thấp nhất th́ nhân loại tái khẳng định ḿnh và leo lên một lần nữa chiều cao thành tựu của nó, tiến lên qua các chu kỳ hơi cao hơn cái điểm mà từ đó nó đi xuống. (Quyển I, trang 640).

-------------------

 

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ BA

Phần I

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

 

Hơn nữa, Giáo Lư Bí Truyền dạy rằng:

(c) Mọi Linh hồn đều căn bản là đồng nhất với Đại hồn Vũ Trụ, bản thân Đại hồn Vũ trụ là một khía cạnh của Cội Rễ không ai biết; cuộc hành hương bắt buộc của mọi Linh hồn - một đốm lửa của Đại hồn - trải qua Chu kỳ Nhập thể (hoặc Chu kỳ Thiết yếu) phù hợp với định luật Tuần hoàn và luật Nhân quả trong trọn cả thời kỳ.

------------------

 

B̀NH LUẬN

Đoạn nêu trên là phần đầu của  Mệnh đề Căn bản thứ Ba mà ta thấy có trong Lời nói đầu của Giáo Lư Bí Truyền.

 

Từ ngữ “Đại hồn” làm ta liên tưởng tới một bài tham luận do một triết gia ở New England là Ralph Waldo Emerson công bố năm 1841. Bạn có thể t́m thấy nó trên mạng thông tin toàn cầu.

 

CÂU HỎI

1-Dựa trên trích đoạn này, đâu là mối quan hệ giữa nhiều triệu Linh hồn với Đại hồn Vũ trụ duy nhất?

2-Thuật ngữ “Cội Rễ không ai biết”, gợi ư điều ǵ? Liệu bạn có thể thay thế từ ngữ “Cội Rễ” bằng một từ ngữ khác mà không làm thay đổi ư nghĩa cốt lơi của nó hay chăng?

3-Trong hai Mệnh đề Căn bản thứ Nhất và thứ Nh́, mệnh đề nào dường như tương quan với thuật ngữ “Cội Rễ không ai biết”?

4-Đâu là mối quan hệ giữa Linh hồn, Đại hồn và Cội Rễ không ai biết?

5-Đâu là “sự đồng nhất căn bản” của Linh hồn? Liệu nó có dính dáng ǵ chăng tới giới tính, dân tộc hoặc nhân cách của Linh hồn?

6-Đâu là hàm ư của việc Linh hồn căn bản đồng nhất với Đại hồn?

7-Nói cho chính xác, việc mô tả nó là “một khía cạnh của Cội Rễ không ai biết” là như thế nào?

8-Việc dùng từ ngữ đốm lửa để miêu tả Linh hồn là một ví dụ của ngôn ngữ bóng bẫy. Đâu là ư nghĩa của việc dùng từ ngữ đặc thù ấy đối nghịch với một từ ngữ khác?

9-Hăy xét phát biểu sau đây từ bài tham luận của Emerson về “Đại hồn”: “Con người là một luồng nước mà cội nguồn c̣n ẩn tàng”. Điều này so sánh như thế nào với trích đoạn nêu trên của Mệnh đề Căn bản thứ Ba?

10-Giữa các Mệnh đề Căn bản thứ Nhất và thứ Nh́, mệnh đề nào làm phát sinh ra Chu kỳ Thiết yếu?

11-Đâu là ư nghĩa của việc đề cập tới “Luật Nhân quả” khi nhắc tới Chu kỳ Nhập thể?

12-Cụm từ “trong trọn cả kỳ hạn” gợi ư điều ǵ?

 

BÀI TẬP

Viết lại đoạn trích dẫn nêu trên từ Mệnh đề Căn bản thứ Ba bằng cách dùng lời lẽ của chính bạn.

------------------

 

MỆNH ĐỀ CĂN BẢN THỨ BA

Phần II

Một trích dẫn từ Giáo Lư Bí Truyền của H. P. Blavatsky

 

Hơn nữa, Giáo Lư Bí Truyền dạy rằng: “

(c) Mọi Linh hồn đều căn bản là đồng nhất với Đại hồn Vũ Trụ, bản thân Đại hồn Vũ trụ là một khía cạnh của Cội Rễ không ai biết; cuộc hành hương bắt buộc của mọi Linh hồn - một đốm lửa của Đại hồn - trải qua Chu kỳ Nhập thể (hoặc Chu kỳ Thiết yếu) phù hợp với định luật Tuần hoàn và luật Nhân quả trong trọn cả thời kỳ.

 

Nói cách khác, không một Buddhi thuần túy tinh thần (Hồn thiêng) nào có thể có sự tồn tại (hữu thức) độc lập trước khi đốm lửa - vốn xuất phát từ Bản thể thuần khiết của nguyên khí thứ sáu Vũ trụ - tức ĐẠI NGĂ - đă (a) trải qua mọi dạng sơ cấp của thế giới hiện tượng trong chu kỳ khai nguyên (Manvantara) và (b) đạt được cá tính, trước hết nhờ xung lực thiên nhiên, rồi sau đó nhờ tự cảm ứng và tự biên tự diễn nỗ lực (bị kiểm soát theo nghiệp quả), vậy là thăng lên trải qua mọi tŕnh độ trí tuệ từ Manas thấp nhất tới Manas cao nhất, từ giới khoáng vật và giới thực vật, lên măi tới tổng thiên thần thánh thiện nhất (Thiền na Phật, Dhyani Buddha). Giáo lư cốt lơi của triết lư Bí truyền không thừa nhận đặc quyền thiên phú đặc biệt nào nơi con người, ngoại trừ những thứ mà Chơn ngă của chính y thu thập được, nhờ sự tinh tiến và công trạng cá nhân trong suốt một chiều dài sự chuyển kiếp và luân hồi.

 

B̀NH LUẬN

Trích đoạn nêu trên là Mệnh đề Căn bản thứ Ba xét về toàn bộ. Trong Giáo Lư Bí Truyền nó được viết thành một chương đơn độc, nhưng ở đây ta đă phân chia nó ra thành hai đoạn v́ mục đích nghiên cứu. Nơi đây, đoạn thứ hai được dùng để xiển dương đoạn thứ nhất. Nó bao gồm một số thuật ngữ chuyên môn và thuật ngữ Thông Thiên Học mà ta định nghĩa ở dưới đây.

 

THUẬT NGỮ

-Buddhi: nguyên lư thứ sáu trong thành phần cấu tạo thất bội của con người.

-Nguyên lư thứ 6 Vũ trụ: Buddhi cũng có khía cạnh vũ trụ là một hiện thể Atman, tức tinh thần vũ trụ. Từ ngữ này xuất phát từ động từ gốc ngữ căn  Budh nghĩa là “biết” hoặc “làm cho giác ngộ”.

-Thế giới hiện tượng: Đối lập với thế giới bản thể; các giác quan thông thường của ta nhận thức được thế giới hiện tượng, nhưng chỉ các năng lực tinh thần của ta mới có thể nhận thức được thế giới bản thể.

-Manvantara: một thời kỳ biểu lộ và hoạt động theo chu kỳ; đối lập với Pralaya, là một thời kỳ yên nghỉ và không hoạt động. Độ dài của một Manvantara biến thiên tùy theo liệu đề cập tới một hành tinh hay một thái dương hệ. Cả Manvantara lẫn Pralaya đều là các thuật ngữ tiếng Bắc phạn.

-Manas: nguyên lư thứ năm nơi con người, nguyên khí suy tư; trong khi sinh hoạt trên trần thế, Manas có bản chất lưỡng tính. Thượng trí là cái ư định hướng lên trời, trong khi Hạ trí là quan năng suy tư của con người theo sự dẫn dắt của những ham muốn đầy thú tính và những đam mê trần tục.

-Dhyani Buddhi: Một thuật ngữ của Đông Phương để chỉ bậc Tổng lănh Thiên thần.

-Chơn ngă: Nhằm nói tới Thượng ngă, Tự ngă luân hồi chứ không phải là phàm ngă vốn phù du và chỉ tồn tại được một kiếp.

-Chuyển kiếp đầu thai: việc linh hồn sau khi chết chuyển sang một cơ thể khác.

 

DÀNH CHO CÁC BẠN CỨU XÉT

Thật quan trọng mà hiểu được ư nghĩa của câu cuối cùng. Miêu tả một phát biểu là mang tính “cốt lơi” tức là nói rằng nó có tầm quan trọng sống c̣n. Nói cách khác, H. P. B. đang nêu ra một trong những giáo điều căn bản của triết lư Thông Thiên Học, điều này nghĩa là bây giờ chúng ta là ai vốn dựa trên những hành động trong quá khứ của ta, cả trong kiếp này lẫn trong những kiếp khác, chứ không phải dựa trên cơ sở một đặc quyền đặc biệt nào đó hoặc do Thiên phú và chắc chắn không dựa trên việc chỉ là may rủi cùng với những diễn biến ngẫu nhiên.

Lại nữa, người ta nêu rơ rằng cuộc du hành của Linh hồn phải trải qua một thời kỳ rất lâu dài. Một kiếp nhập thể chẳng qua chỉ là một chương ngắn ngủi trong cuộc sống vĩ đại hơn của Linh hồn.

Trong chu kỳ sơ khai của cuộc tiến hóa nhân loại, ta tăng trưởng chậm chạp dựa theo xung lực tự nhiên. Khi ta tiến bộ trên đường đạo th́ ắt tới một lúc mà ta bắt đầu chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của ḿnh hơn là bằng ḷng với việc chỉ trôi theo ḍng đời. Lúc bấy giờ, ta cần nắm vững trong tay sự tiến bộ của chính ḿnh và tiến hóa bằng sự tinh tấn do ḿnh tự biên tự diễn và tự linh hứng.

 

CÂU HỎI

1-Thuật ngữ “thiên phú đặc biệt” có nghĩa là ǵ?

2-Trong sự tồn tại hàng ngày của ta, điều ǵ đại khái có thể tương tự như một Manvantara và một Pralaya ?

3-Đâu là ư nghĩa của cụm từ “do nghiệp kiểm soát”?

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS