Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

BÀN VỀ TÍNH NHẤT NHƯ

(On Unity)

 Tác giả TIM BOYD

 

Bài đăng trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 9 năm 2016

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

Có một số phương cách để cho ta ứng dụng nguyên lư Nhất như. Rất thường khi người ta sử dụng ví dụ là một bác sĩ kê toa. Nếu chúng ta đi khám bệnh ở một bác sĩ giỏi th́ trước hết ông khám nghiệm chúng ta rồi mới chẩn đoán. Tuy nhiên một bác sĩ thật sự rất giỏi có lẽ hoạt động ở những mức khác. Ông ắt khảo sát t́nh trạng của ta rồi qui định những điều c̣n tác động ở những mức khác, chẳng hạn như thao luyện, thay đổi phép ăn uống v.v. . .  Thậm chí ông có thể nh́n xa trông rộng đến nỗi bảo cho ta biết ta cần xét tới phẩm chất tư tưởng của ḿnh, như vậy ông có thể khuyên ta đọc một thứ ǵ đó và ngay cả thực hành việc cầu nguyện hay tham thiền.

Khi ta suy nghĩ theo kiểu t́nh trạng tinh thần của ḿnh, th́ ta cần ứng dụng một khảo hướng tương tự đối với tư tưởng của ta, bởi v́ cái thói quen mà ta đă chọn dùng trải qua biết bao nhiêu kiếp tin chắc sâu sắc về sự chia rẽ, cái thói quen ấy hoạt động ở mọi mức trong tâm thức ta. Như vậy, ta cần phải đối đầu với nó ở nhiều mức. Hiển nhiên cách chữa trị tốt nhất là trực tiếp xử trí nguyên nhân gốc rễ, nhưng đôi khi điều đó lại là khó khăn đối với chúng ta. Có hai đường lối giúp cho ta có thể xử trí triệu chứng chia rẽ này, nó khiến cho ta xa rời với sự thực chứng về sự kiện Nhất như.

Không phải ngẫu nhiên khi trong thế giới Thông Thiên Học, người ta thường nhấn mạnh tới việc phụng sự. Nếu ta có thể gọi nó bằng tên gọi khác, th́ ta ắt miêu tả phụng sự là một hoạt động từ bi có ư thức. Có việc điều khiển cái trí hướng về việc mở rộng vượt ra ngoài cái bản ngă hẹp ḥi của chính ḿnh, nó thường bao gồm tư tưởng, bản chất xúc cảm và thậm chí những chuyển động trong các hạ thể của ta qua việc biểu hiện hoạt động từ bi. Nó xử trí cái cảm thức chia rẽ ở những mức độ phàm ngă thấp hèn. Đây là một trong những khảo hướng luôn luôn sẵn có.

Tôi thường bảo thiên hạ rằng nếu ta bị nhức đầu hoặc làm việc ở văn pḥng cảm thấy khó chịu và bị kiệt sức về mặt xúc động th́ đôi khi cách chữa trị tốt nhất là ta làm một điều ǵ đấy cho người khác. Khi ta quét nhà ở trước mặt nhà ḿnh th́ ta cũng nên quét phía trước mặt nhà hàng xóm, nếu động cơ thúc đẩy ta là tốt. Những hoạt động này có thể có tác dụng ngay tức khắc theo kiểu t́nh trạng cá nhân của ta qua việc mở rộng vượt quá mức bản ngă hẹp ḥi của ḿnh.

Ở những mức khác th́ phần nhiều công việc này được thực hiện trong nội tâm, ở  một mức sâu hơn. Trong đời bà H. P. Blavatsky, bà có chia xẻ nhiều điều về tham thiền và giá trị của nó trong những tác phẩm của ḿnh. Nhưng bà lại nói rất ít phải tham thiền làm sao. Bà có một sơ đồ kỳ diệu mà bà đọc cho người ta chép chỉ một vài năm trước khi bà qua đời: Sơ đồ về phép Tham thiền. Trong giới Thông Thiên Học ta nhấn mạnh rất nhiều tới việc tham thiền và cũng tốt thôi, đôi khi ta thảo luận tham thiền là ǵ và tham thiền không phải là ǵ. Đó là v́ rất thường khi ta cứ vất vả lao động qua đức tin cho rằng khi ta ngồi được 20 - 30 phút hoặc lâu hơn vào buổi sáng th́ đó là ta đang tham thiền. Có lẽ ta đang tham thiền thật, nhưng có lẽ 90% thời gian ấy ta đang không tham thiền.

Cách đây nhiều năm, khi lần đầu tiên tôi vỡ lẽ ra rằng tham thiền thật quan trọng, th́ tôi đọc sách và đàm đạo với người khác để t́m hiểu xem tham thiền là ǵ. Bất cứ nơi đâu tôi để mắt tới th́ cũng có sự mô tả một phương pháp hoặc pháp môn, nhưng người ta không giới thiệu tham thiền là ǵ. Ngay cả những điều như Thông Thiên Học trích dẫn: “Tham thiền là sự tha thiết khôn tả của linh hồn đối với điều vô hạn”. Có một vẻ đẹp thi vị nào đấy vạch ra một phương hướng nào đấy, nhưng tôi vẫn thắc mắc: “Ta làm được cái ǵ đối với chuyện ấy”. Có lẽ câu trích dẫn hay nhất về ư nghĩa của tham thiền th́ tôi đă t́m được trong lời nói của một nhà Thông Thiên Học, vốn cũng là một Lạt ma Tây Tạng, sinh ra ở nước Đức, ông đă từng viết nhiều sách và có tên là Anagarika Govinda. Có lúc người ta hỏi ông “tham thiền” là ǵ th́ ông trả lời bằng cái câu mà tôi thích nhất: “Tham thiền không phải là điều mà bạn suy nghĩ” - thật là ngắn gọn nhưng thấu triệt vấn đề. Bất cứ lúc nào ta ngồi xuống dấn thân vào một qui tŕnh có bản chất là một tư tưởng, tâm trí, th́ ta không đang tham thiền. Tham thiền bắt đầu vào cái lúc mà tư tưởng dừng bặt lại.

Tư tưởng chẳng bao giờ dừng lại, cái b́nh diện ấy luôn luôn hoạt động, nhưng vào cái lúc mà tâm thức ta vượt ra ngoài sự dính mắc với sự vận động của tâm trí, th́ chỉ vào lúc ấy mới bắt đầu có tham thiền. Mọi thứ khác, 15 - 20 - 30 phút mà ta đang bỏ ra ngồi thiền ắt được miêu tả chính xác hơn là “thực tập thiền” chứ không phải “ thiền”. Tương tự như vậy, khi ta thực tập đánh đàn dương cầm th́ ta không đánh đàn mà đang thực tập. Điều kỳ diệu về tham thiền chính là cái trải nghiệm chung mà tất cả chúng ta đều có. Đó là tạm thời vắng mặt bản ngă. Đây là lúc ta không c̣n ngồi trên cái tọa cụ, nghĩa là ta trải nghiệm tham thiền chân thực. Nó không đ̣i hỏi ta ngồi theo kiểu kiết già và thở theo một phương  thức nào đấy. Có lẽ đôi khi những trải nghiệm sâu sắc nhất về tham thiền mà ta có được th́ ta không bảo rằng ḿnh đang tham thiền theo nghĩa chuyên môn. Nhưng việc thực tập có tầm quan trọng sống c̣n, cũng giống như một nông gia chuẩn bị đất đai để cho hạt giống được hiển lộ ra.

Trong Sơ đồ Tham thiền của bà Blavatsky, điều đầu tiên mà bà nhấn mạnh, đó là khi tham thiền ta phải tinh tấn, phải cố gắng quan niệm được Nhất như: “Trước hết ta hăy quan niệm tính ĐƠN NHẤT bằng sự mở rộng trong không gian và sự vô hạn trong Thời gian”. Bằng cách tưởng tượng, ta cố gắng mở rộng ḿnh bao trùm trọn cả không gian – thoạt tiên đây là một hành vi của óc tưởng tượng. Một trong những điều người ta bảo có tính vĩnh hằng đó là không gian. Cho dù quan niệm của ta có thể liên quan tới Đấng thiêng liêng, Thượng Đế v.v. . .  th́ tất yếu nó phải có bản chất là không gian vô hạn. H. P. B. yêu cầu ta hăy quan niệm về tính Nhất như và biết rơ ràng tính Nhất như không thể được lĩnh hội qua bất kỳ quan niệm nào. Bà yêu cầu ta phải cố gắng. Đây là mở đầu cho Sơ đồ Tham thiền của bà. Đó là một khảo hướng trừu tượng và v́ nó trừu tượng xiết bao cho nên tất yếu nó không hấp dẫn mọi người và bất cứ ai

Nhưng có nhiều dạng tham thiền khác cũng làm giống hệt như vậy bằng cách sử dụng những phương pháp khác. Trong Phật giáo có h́nh thức quen thuộc về metta, tức tham thiền về ḷng từ bi. Cũng có phép tham thiền về Tứ Vô Lượng Tâm. Những phép tham thiền này cốt yếu đ̣i hỏi hoài băo hồi hướng sao cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc và thoát ṿng đau khổ. Ở mức hời hợt th́ đó chỉ là một phát biểu, một mơ ước và nó có thể chấm dứt ở đó. Nhưng ở một mức sâu sắc hơn th́ người ta thật sự dạy việc tham thiền bắt đầu bằng việc h́nh dung trong khuôn khổ khả năng của ḿnh là mọi sinh linh đều có trước mặt ta rồi có lời nguyện ước tốt đẹp ấy tuôn ra về phía mọi sinh linh mà trong tâm trí ta đă nh́n thấy chúng hiện diện trước mắt ta.

Đây là phương cách tích hợp một yếu tố thị giác vào cũng lời gợi ư mà Blavatsky đă nêu ra. Cố gắng đạt tới mức thông hiểu tính Đơn nhất bằng cách mở rộng vào không gian. Trong trường hợp này nó diễn ra qua việc mở rộng thành vô số sinh linh trước mặt ta. Bởi v́ các sinh linh vốn vô hạn, cho nên nguyện ước cho chúng được hạnh phúc cũng có phẩm tính vô hạn, không dính mắc vào cá nhân. Nếu khảo hướng trừu tượng hấp dẫn th́ đó chỉ là sự mở rộng vào không gian và sự vô hạn về thời gian theo phương cách của Blavatsky. Nếu ta cần có một mức độ ảnh hưởng nào đấy để kích hoạt óc tưởng tượng và kích thích hoài băo hồi hướng th́ có những phương pháp khác cũng hoàn thành được điều ấy. Đây là một số ư tưởng về cách thức mà ta có thể ứng dụng một cách thực hiện nguyên lư Nhất như.

 

Dharana là việc tập trung tâm trí một cách cực lực và hoàn hảo vào một đối tượng nào đó trong nội tâm, có kèm theo là việc hoàn toàn triệt thoái khỏi bất cứ thứ ǵ thuộc Vũ trụ ngoại giới, tức là thế giới của các giác quan.  (H. P. Blavatsky -Tiếng Nói Vô Thinh)

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS