Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

BÀN VỀ KRISHNAJI

(ON KRISHNAJI)

Tác giả: Clemice Petter

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

Bà Clemice Petter là một hội viên kỳ cựu của Hội Thông Thiên Học ở Brazil, hiện nay bà phục vụ là t́nh nguyện viên ở Tổng Hành Dinh Hội Thông Thiên Học tại Adyar.

Bài nói chuyện này được tŕnh bày vào Ngày Adyar 17 – 2 - 2016.

Đăng trên Tạp chí nhà Thông Thiên Học, quyển 137.8

Nói về  J. Krishnamurti, là niềm vui thích, sự thách đố và một trách nhiệm lớn. Thật dễ nói về một người nào đó mà ta yêu thương. Nhưng trong trường hợp này thách đố là ở chỗ chúng ta không nói về một người b́nh thường. Ta nói về một người nào đó mang lại ánh sáng, sự thông hiểu và giáo huấn mới cho thế gian.

Nguyên Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, bà Radha Burnier trong một bài nói chuyện tại Chi bộ Adyar vào năm 1994 có bảo rằng Kríshnaji là một điều bí nhiệm:

 

Tôi thiết tưởng chẳng ai tiếp xúc với ông mà thật sự biết được thực chất của ông; có những chiều sâu nơi ông mà chẳng ai dường như chạm tới được. Xúc cảm mạnh mẽ nhất mà tôi có được đối với ông, đó là xét về nội tâm ông không thuộc về thế giới này. Ông giống như con cá ở ngoài nước trong nhiều t́nh huống khác nhau.

 

Theo ư nghĩa này th́ Krishnamurti và Adyar có bản chất giống nhau; chắc chắn Krishnamurti là đứa con cưng của Adyar. Mặc dù xét về mặt địa lư th́ Adyar ở trên trái đất, nhưng Adyar là một nơi không thuộc về thế giới này. Krishnamurti có bảo rằng: “Chỗ này có một sự hiện diện mà người ta ắt không cảm nhận được ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới”. Rhadaji coi khuôn viên Adyar là một đạo tràng. Nhưng gọi Adyar là một đạo tràng cũng chưa đủ, đây là một ‘nơi’ độc nhất vô nhị với tinh thần của riêng ḿnh. Cũng giống như Krishnamurti, tinh thần ấy không thuộc về thế giới này. Đó là một nơi mà tinh thần không hề biết tới chủng tộc, quốc tịch và phân chia giai cấp; nó không tỏ ra ưu ái, không biết tới bất cứ ai về mặt yêu hoặc ghét cá nhân v.v… Và v́ không thuộc về thế giới này, nó có một bầu hào quang, một năng lượng tinh vi độc nhất vô nhị cần phải được duy tŕ sống động. Muốn giữ cho tinh thần Adyar được sống động th́ ta cần phải chăm sóc nó. Hy vọng rằng mọi người đều biết tới bản chất linh thiêng của chỗ này, cái loại chăm sóc mà nó cần tới và tầm quan trọng cực kỳ của Adyar đối với công tác Thông Thiên Học trên thế giới. Người ta cũng hy vọng rằng mọi người đều biết tới trách nhiệm giữ cho tinh thần ấy được sống động. Mỗi người trong chúng ta đang tọa đàm ở đây cũng như các nhà Thông Thiên Học trên toàn cầu đều có trách nhiệm duy tŕ tính linh thiêng của Adyar.

Thông điệp của Krishnamurti gởi cho cái thế giới hỗn loạn này là thông điệp Thương yêu và Trật tự. Ông thường bảo rằng: ‘Ta cần sắp xếp lại căn nhà cho có thứ tự’. Ông cũng bảo rằng: ‘Chỉ có t́nh thương thôi mới mang lại hành động đúng đắn. Yêu thương là cái mang lại sự trật tự trên thế giới hoặc ta hăy để cho t́nh thương thực hiện điều mà nó ắt làm. Đối với cái trí đó vốn là sự hỗn độn, mất trật tự th́ khó mà hiểu được khi người ta nói ra từ cái trật tự ấy. Và cũng khó khăn xiết bao khi người ta chẳng hề biết Yêu thương cho nên không hiểu được việc tuyệt đối cần yêu thương. Như vậy, có thể là rất tự nhiên khi ngay từ đầu thiên hạ không sẵn ḷng lắng nghe ông. Thiên hạ không thể buông bỏ đức tin và những kỳ vọng của ḿnh để xem xét ông mà không có gánh nặng của ngày hôm qua.

Vào tháng ba năm 1986, một tháng sau khi Krishnaji qua đời, Hội Thông Thiên Học có xuất bản một số đặc biệt của Tạp chí nhà Thông Thiên Học dành cho Krishnamurti. Trong đó Radhaji có viết rằng:

 

Mối liên hệ giữa J.Krishnamurti (người ta thường tŕu mến gọi ông là Krishnaji) với Hội Thông Thiên Học bị cắt đứt, không phải v́ ông rời bỏ Hội -  như nhiều hội viên lầm tưởng – mà v́ thiên hạ không sẵn ḷng lắng nghe một thông điệp thâm thúy được tŕnh bày qua những ngôn từ mà họ không quen nghe. Đây không phải  lần đầu tiên điều này đă xảy ra. Tín đồ Do Thái Giáo không lắng nghe Chúa Jésus khi Ngài thuyết giáo. Đa số tín đồ Ấn giáo không hưởng ứng lâu dài điều mà Đức Phật phải dạy dỗ. Hầu hết mọi người thích trở lại với những tư tưởng đă quen thuộc, những thói quen, những lư thuyết và ư tưởng thuận lợi, ngay cả khi chúng đang bị lung lay v́ sự thay đổi triệt để vừa khó khắn vừa bất tiện. Nhưng mọi điều thâm thúy đều mang tính triệt để. Chân lư không thể bị tục hóa và thỏa hiệp, thế mà ta cứ thích thỏa hiệp và bắt cá hai tay có được những thứ tốt nhất ở cả hai thế giới tinh thần và vật chất. Trong Thư của Chơn Sư, Ngài có minh định rằng kẻ nào tha thiết với Thánh Đạo ắt phải từ bỏ mọi phương thức suy tư và đường lối hành động quen thuộc. Như vậy, hội viên Hội Thông Thiên Học nên chuẩn bị để lắng nghe một thông điệp mới. Nhưng khi Krishnaji bắt đầu nói một cách triệt để th́ có nhiều người không thể lắng nghe được.

 

Vậy th́ vấn đề là ngày nay, sau hầu như 90 năm, liệu ta có tha thiết đến đâu?

Ngay cả hiện nay, có những người vẫn c̣n nghĩ rằng Krishnamurti chối bỏ các Chơn sư. Nhưng thật ra th́ điều mà Krishnamurti làm chính là một điều ǵ đó mà người ta đă yêu cầu các nhà Thông Thiên Học thực hiện vào năm 1900. Và ông đă thực hiện điều ấy một cách hay ho và dứt khoát. Ông chận đứng cái luồng dư luận nói theo tiếng lóng bằng ngôn ngữ bí truyền về các Chơn Sư. Vả lại một lần nữa, có nhiều người không thể lắng nghe điều ấy. Thế th́ thắc mắc là như sau: Liệu ta có đă từng lắng nghe bất cứ điều ǵ chăng? Hay ta chỉ tiếp tục làm điều ǵ thuận tiện, chỉ điều ǵ không làm xáo trộn cái tổ ấm của ḿnh, vốn được kiến tạo bằng những niềm tin và kết luận của chúng ta?

 Trong bài báo nêu trên, Radhaji tiếp tục một cách tuyệt vời giải thích điều ǵ xảy ra khi Krishnamurti bắt đầu nói theo kiểu không ai trông đợi. Và mọi chuyện không thể khác đi được. Ông phải nói theo kiểu không ai trông đợi, bởi v́ nếu ông nói về một điều ǵ đó mà thiên hạ đă biết hết rồi th́ đâu ai cần ông quang lâm nữa?. Nếu tôi nghĩ rằng ḿnh đă biết giáo huấn là thế nào và chúng sẽ được tŕnh bày ra sao th́ tôi đă là bậc thầy rồi, tôi đâu cần tới ai khác nữa. Nhưng nếu tôi đang trông mong một người nào đó giảng dạy, ấy là v́ bản thân tôi không biết. Chính v́ vậy mà người ta trông mong bậc Đạo sư đưa ra một điều ǵ đó mới mẻ chưa ai biết. Điều này thật hợp lư và hiển nhiên; và Hội Thông Thiên Học cũng đă đang trông chờ những giáo huấn mới nghĩa là giáo huấn Thông Thiên Học dành cho thế giới c̣n chưa hoàn chỉnh qua công tŕnh của Blavatsky. Chính bà Blavatsky cũng minh định điều này khi bà viết trong quyển Ch́a khóa Thông Thiên Học:

 

Nếu toan tính hiện nay dưới dạng Hội Thông Thiên Học mà thành công hơn những bậc tiền bối đă làm th́ nó ắt tồn tại là một đoàn thể có tổ chức, sống động và lành mạnh khi đă đến lúc có nỗ lực của thế kỷ thứ 20. Hoàn cảnh chung của tâm trí và tâm hồn con người ắt đă được cải thiện và tẩy trược qua việc truyền bá giáo huấn của nó và như tôi có nói, những thành kiến và hăo huyền, giáo điều của họ ít ra trong một chừng mực nào đó đă bị quét sạch. Chẳng những như vậy, mà ngoài một số lớn kho tài liệu dễ tiếp cận sẵn sàng được đưa vào tay con người th́ xung lực sắp tới ắt thấy có một đoàn thể người đông đảo và thống nhất sẵn sàng hoan nghênh con người mang bó đuốc mới của Chân lư tới. Người này ắt thấy tâm trí nhân loại đă chuẩn bị đón thông điệp của ḿnh, một ngôn ngữ dễ hiểu đối với người ấy để cho người ấy khoác lấy những chân lư mới qua ngôn từ đó, một tổ chức đang đón chờ người ấy quang lâm, nó sẽ quét sạch những chướng ngại và khó khăn thuần túy máy móc, duy vật ra khỏi con đường người ấy đi. Ta hăy thử nghĩ xem cái người được ban cho một cơ hội như vậy ắt có thể thành tựu đến đâu. Ta hăy đo lường điều ấy bằng cách so sánh nó với điều mà Hội Thông Thiên Học thật sự thành tựu được trong ṿng 14 năm vừa qua mà không có bất kỳ thuận lợi nào, đă thế c̣n bị vây bủa bởi vô số chướng ngại vốn không cản trở bậc lănh đạo mới.

 

Ở đây bà Blavatsky nêu rơ rằng Hội Thông Thiên Học dọn đường cho người sắp tới mang theo bó đuốc Chân lư. Công việc của Hội là dọn dẹp nhà cửa (tâm trí nhân loại) thoát khỏi những thành kiến và hăo huyền theo giáo điều. Bà khăng khăng cho rằng có biết bao nhiêu lần có nguy cơ bị kết tinh và bà hy vọng rằng chúng ta có thể giữ cho Hội Thông Thiên Học là một đoàn thể sống động. Nếu có một điều ǵ đó chắc chắn th́ ấy là chúng ta cần phải duy tŕ một tinh thần học hỏi, một cái trí cởi mở đối với điều mới mẻ từng lúc một, chứ không phải là cái trí chắc mẩm ḿnh biết hết, bởi v́ cái lúc mà người ta biết hết th́ đó là lúc kết tinh rồi. Và bởi v́ sự tiến hóa nghe đâu vốn vĩnh hằng cho nên ta chẳng bao giờ biết được điều tối hậu, do đó cũng dường như chẳng có ‘kiến thức’ tối hậu. Bàn về kiến thức, bà Blavatsky có bảo rằng kẻ nào bảo ḿnh biết th́ chẳng biết ǵ hết, bởi v́ có cái ǵ để cho ta biết đâu. Và Krishnamurti cũng nói tương tự như vậy về cái người tự cho là ḿnh biết: ‘Hoàn toàn đừng có tin y’, bởi v́ y chẳng biết ǵ đâu.

Cũng trong số đặc biệt của Tạp chí nhà Thông Thiên Học tháng 3 năm 1986, người ta có trích dẫn một đoạn ngắn của Annie Besant:

 

Khi giáo huấn vĩ đại đă được đưa ra th́ đó ắt không phải là Thông Thiên Học theo như ta biết. Nó đ̣i hỏi một sự tăng trưởng của linh hồn và thoạt đầu th́ ta chỉ có thể hiểu được những mảnh vụn của giáo huấn. Điều cần thiết cho thế gian để Tái tạo không phải là Giáo hội Công Giáo Tự do, Hội Tam Điểm đồng tu v.v… một điều ǵ đó bổ sung mà chỉ có Ngài mới ban ra được và thế giới ắt cần một điều ǵ đó mà Chúa ắt phải tŕnh bày cho nhân loại một sự thông hiểu mới nào đấy.

 

Khi bà bảo rằng ‘một điều ǵ dó mà Chúa phải làm nẩy bật ra từ nhân loại, th́ điều quan trọng mà ta cần chú ư đó là nó không phải là một điều ǵ đó mà Chúa ban cho nhân loại, bởi v́ xét cho cùng th́ mỗi người phải triển khai sự thông hiểu của chính ḿnh. Không ai trên Trời dưới Đất có thể ban sự thông hiểu cho ta. Chúng ta phải lao động cật lực. Điều cũng quan trong mà ta cần hiểu th́ sự thông hiểu không phải là kết luận, ta chỉ kết luận khi ta không hiểu. Kết luận là khe khắc, cứng ngắt, giống như chết. Thông hiểu là ung dung thoải mái, linh động, sinh động; trong sự thông hiểu có không gian để cho ta tăng trưởng, để lại thông hiểu thêm nữa. Nó mang tính năng động.

Thật không c̣n lời nào để diễn tả bà Annie Besant vĩ đại ra sao. Bà đă sẵn sàng cho điều mới mẻ. Khi Krishnamurti bắt đầu nói một cách bất b́nh thường không theo thông lệ th́ bà cứ ngồi ngay dưới chân ông trong khi ông nói, và bảo rằng: ‘Ta muốn học hỏi từ con. Con là thầy ta’. Bà là một người phụ nữ đă ở độ tuổi bát tuần và bà không ngồi trên ghế dựa dành cho ḿnh trên một cái bục gần ông. Bà ngồi dưới chân ông. Điều này cũng đủ nói hết cho nên ta chẳng cần b́nh luận thêm nữa.

Ta muốn điều mới mẻ (bởi v́ trong thâm tâm ta biết rằng ḿnh phải tiến lên), đồng thời ta lại sợ, không dám buông bỏ cái cũ. Đây là sự xung đột bên trong ta - về căn bản ta đang sợ hăi. Nhưng làm cách nào ta di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà lại không rời bỏ nơi có trước?. Dĩ nhiên không thể như thế được. Di chuyển tức là sống - mà đời là vận động - cho nên ta cần  học cách buông bỏ. Và muốn buông bỏ th́ ta cần biết ḿnh bám khư khư cái ǵ. Đây là điều mà Krishnamurti đang nói tới. Ông chỉ cho ta thấy gánh nặng của ta và ông nêu rơ rằng muốn di chuyển th́ ta cần nhẹ nhỏm, cần phải bỏ hết mọi gánh nặng, cần phải chẳng là ǵ hết. Chúng ta phải chẳng là ǵ hết. Krishnamurti bảo rằng: ‘Hạnh phúc thay kẻ nào chẳng là ǵ hết’. Và việc chẳng là ǵ hết thật khó đối với hầu hết mọi người, bởi v́ ta muốn nổi tiếng, ta muốn được cái thế giới bịp bợm công nhận ḿnh. Krishnamurti dạy dỗ một cách đặc thù; ông không đưa ra một câu trả lời trực tiếp, ông giúp cho người ta tự ḿnh t́m ra, tự ḿnh triển khai ra. Ông quan tâm tới việc dạy cho ta bước đi một ḿnh, tự thắp đuốc lên mà đi, không dựa dẫm vào bất kỳ ai khác.

Bà Blavatsky đă dọn đường, đă quét dọn căn nhà gồm những kết luận cũ rích vốn làm nảy sinh ra chủ nghĩa giáo điều và mê tín dị đoan bằng cách bảo ta rằng: ‘Có một lối sống khác vượt ngoài tầm của tâm trí’. Bà nêu rơ: ‘Cái trí chỉ tổ giết chết Thực tại’. C̣n Krishnaji kêu gọi ta chú ư tới nhu cầu sắp xếp căn nhà cho có thứ tự. Muốn vượt ngoài tầm của tâm trí, ta cần hiểu rơ đường lối, cơ chế của nó. Cứ tiếp tục quét dọn khi căn nhà đă sạch sẽ rồi ắt gây ra chủ nghĩa cuồng tín, loạn thần kinh chức năng v.v… Sau khi đă quét hết mọi mạng nhện và đất bụi th́ đă đến lúc trong nhà có trật tự mới. Trật tự mới này là một sự thông hiểu mới mẻ về cuộc sống, một lối sống mới hết ngày này sang ngày khác đối với hàng xóm láng giềng, đối với vợ con ḿnh, đối với Thiên nhiên. Một lối sống lành mạnh, biết chăm sóc, tôn trọng và có trách nhiệm đối với mọi sinh linh đang cùng tồn tại với ta trên hành tinh này, kể cả việc chăm sóc và có trách nhiệm đối với chính hành tinh nữa. Và sự chuyển hóa sinh hoạt này chỉ diễn ra khi ta đă thông hiểu ḿnh là ǵ, thật sự là ǵ chứ không phải nên là ǵ, cái nên là ǵ ấy chỉ là sự phóng chiếu của một cái trí u mê hỗn độn.

Krishnamurti vẫn c̣n đúng khi trên giường bệnh sắp chết, sau khi đă vỡ lẽ ra rằng không ai hiểu được điều ông đang nói, cho nên ông bảo rằng: ‘Các bạn không biết ḿnh đă bỏ lở cái ǵ đâu’. Vào những ngày cuối đời khi ông bị chẩn đoán bị ung thư và bác sĩ muốn chích morphine cho ông, th́ ngay từ đầu ông đă bác bỏ điều đó bởi v́ ông không muốn thuốc men can thiệp vào sự trong sáng của bộ óc. Nhưng một thời gian sau th́ ông lại bảo rằng đau đớn cũng can thiệp vào sự trong sáng của bộ óc, cho nên ông đồng ư việc chích morphine để giảm đau. Sau khoảng hai ba ngày th́ ông bảo giáo sư P. Krishna rằng: ‘Thưa ngài, thuốc men không can thiệp đến mức nhiều như tôi nghĩ, bởi v́ Đức Chưởng Giáo Đạo sư Thế gian vẫn c̣n ở đây’. (Tác phẩm Một viên ngọc quí trên một Đĩa bạc).

Cách đây 30 năm, vào ngày 17 tháng 2 năm 1986, Krishnamurti trả lại cho Đất Mẹ cái thân xác đă bước trên mặt đất hơn 60 năm, tay cầm một tấm gương dành cho những kẻ nghiêm túc đúng mức để tự soi rọi ḿnh. Ngày nay, thân xác của ông đă mất tiêu rồi nhưng tấm gương vẫn c̣n đây, dành cho những kẻ đủ dũng mănh để giáp mặt với điều mà cái gương đă tiết lộ.

 

Tôi thiết tưởng ngay từ đầu chúng ta đă phải thấy rất rơ ràng điều này – đó là nếu ta muốn giải quyết những vấn đề thường nhật trong kiếp sinh tồn cho dù chúng có thể là ǵ đi chăng nữa, th́ trước hết ta phải nh́n thấy những vấn đề rộng lớn hơn rồi mới xét tới chi tiết. Xét cho cùng th́ nhà họa sĩ tài ba, thi sĩ lỗi lạc đều là người nh́n thấy được tổng thể - họ nh́n thấy trọn cả bầu trời, trời xanh, mặt trời lặn chói lọi, cây cối, chim chóc bay vút qua – tất cả đều chỉ bằng một cái nh́n, chỉ cần liếc mắt qua là y thấy được trọn cả sự viêc. Đối với nghệ sĩ, thi sĩ th́ có một sự hiệp thông trực tiếp ngay tức khắc với trọn cả cái thế giới đẹp đẽ mầu nhiệm này. Thế rồi y mới bắt đầu vẽ, viết, điêu khắc, y thể hiện nó thành chi tiết. Nếu bạn và tôi cũng có thể làm như vậy, th́ ta mới có thể tiếp cận với những vấn đề của ḿnh – cho dù chúng mâu thuẫn, xung đột, gây rối rắm đến đâu đi chăng nữa – một cách phóng khoáng hơn nhiều, minh triết hơn, có chiều sâu, sắc thái và xúc cảm nhiều hơn. Đây không chỉ là việc diễn tả nên lời một cách lăng mạn mà thật sự là như vậy; đó là điều mà giờ đây tôi muốn nói tới cũng như bất cứ lúc nào chúng ta tụ họp lại với nhau. Ta phải nắm bắt được tổng thể chứ không bị chi tiết cuốn hút đi, cho dù chi tiết ấy có thể cấp bách, ngay tức khắc và đáng quan ngại biết chừng nào. Tôi thiết tưởng cuộc cách mạng bắt đầu từ chỗ ấy.

                                                    

 J. Krishnamurti

 

Tuyển tập, quyển  XI, trang 62.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS