Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

BẢN CHẤT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÂM THỨC

(CONSCIOUSNESS: ITS NATURE AND ACTION)

Tác giả N. SRI RAM

Bản dịch www.thongthienhoc.com

Bài thuyết tŕnh kỷ niệm bà Blavatsky được tŕnh bày tại Hội nghị hằng năm của Hội Thông Thiên Học Anh quốc ở Sảnh đường Besant, Luân đôn, ngày 16 tháng 5 năm 1964. Nhà Xuất bản Thông Thiên Học, Luân đôn.

  

Con người là một thực thể có sự sống và tâm thức, và nơi y, tâm thức để tiến hóa tới mức nó có thể hiểu được bản chất và sự vận động của chính ḿnh, cũng như bản chất của sự sống biểu lộ thông qua y. Sự hiểu biết như thế vốn trực tiếp cho nên là sự hiểu biết chân thật duy nhất. Một người có thể trực tiếp biết được ḿnh. Y chỉ có thể biết được mọi sự vật khác thông qua những ấn tượng mà chúng tác động lên y. Y có thể biết được chính ḿnh bằng cách chú ư tới điều diễn ra trong tâm trí của chính ḿnh, những phản ứng và mối quan hệ của nó.

Đúng như từ ngữ biểu thị, bản chất cốt tủy của tâm thức chỉ ở nơi chỗ có ư thức hoặc tri giác được bất cứ điều ǵ tồn tại hoặc diễn ra liên quan tới nó. Ngay cả loài cây cỏ và côn trùng cũng có ư thức ở mức độ riêng theo những cách thức mà phần lớn là ta không hiểu nổi. Nơi con người, tâm thức có tầm mức vượt xa bất kỳ con thú nào; hơn nữa, y lại có khả năng suy tư, vốn là một loại thượng tầng kiến trúc dựng trên cái nền tri giác căn bản của ḿnh. Những hoạt động được triển khai trong môi trường tâm thức y, cùng với đủ thứ biến đổi diễn ra bên trong đó, đă che khuất và phần lớn là ức chế tri giác căn bản. Chúng ta hầu như không biết tới việc tri giác mà không có tư tưởng, với tâm thức thoát khỏi mọi thứ áp đặt lên trên và hài ḥa với chính ḿnh. Có lẽ đôi khi ta ngẫu nhiên thức dậy sau một giấc ngủ không bị xáo trộn bởi vết tích thoáng qua nhất của một giấc mơ, th́ ta có thể trải nghiệm một trạng thái tri giác những ǵ xung quanh mà tuyệt nhiên không có bất cứ tư tưởng nào.

Trong việc chỉ có tri giác thôi, ta không phải vận dụng tới ư chí hoặc nỗ lực, c̣n những hoạt động của tư tưởng đều hoặc là được phát khởi hoặc là chịu ảnh hưởng của ư chí vốn chỉ là ư chí cá nhân thôi. Theo như ta thấy trong thế giới vật lư, mọi hành vi đặc thù đều bắt nguồn từ một lực thôi thúc và ư chí tương tự như lực thôi thúc ấy; nhưng chỉ có ư thức không thôi th́ không cần một hành vi đặc thủ nào của ư chí, đó chính là bản chất của tâm thức cũng giống như không có một ư chí đặc thủ nào trong việc nh́n thấy trên cơi trần trừ phi người ta điều động nó tới một mục tiêu đặc thù. Nói chung chỉ có ư chí hoặc ham muốn tri giác, chú ư, có ư thức.

Khi không có sự vận động của tư tưởng mà chỉ có một trạng thái chăm chú tri giác th́ bất cứ điều ǵ xuất hiện trong phạm vi môi trường ấy đều được tự động phản chiếu trong tâm thức giống như qua một cái gương. Nhưng  khi có hoạt động của tư tưởng th́ nó làm giảm thiểu sự chú ư dành cho sự vật mà ta nhận thức, bởi v́ hoạt động của tư tưởng lấy bớt đi một phần năng lượng cần thiết để cho ta hoàn toàn chú ư. Việc giáp mặt với bất kỳ sự kiện nào, hoặc hoàn toàn chú ư tới nó đều đ̣i hỏi là không được lơ đễnh, không được can thiệp vào qui tŕnh; và tư tưởng với hàm ư là rời xa sự kiện ấy để đuổi bắt theo những sự việc trong kư ức chính là lơ đễnh vậy. Trong việc giáp mặt như vậy với sự kiện, ta mới có tính khách quan và thực hữu.

Khi ta hoàn toàn tri giác để cho toàn bộ tâm thức phơi nhiễm với sự vật lọt vào tầm nh́n của nó, th́ đó là một trạng thái tâm thức mà ta có thể mô tả là âm tính, theo nghĩa khoa học. Âm tính ấy là trạng thái tiếp nhận thuần túy giống như trạng thái một kính ảnh phải có âm tính để trở thành âm bản tiếp nhận các ấn tượng. Ta phải hiểu từ âm tính theo nghĩa hết sức bén nhạy chứ không hề thiếu nhạy cảm hoặc thờ ơ, không phải là một cái trí rỗng tuếch sẵn sàng bị bất cứ kẻ xâm nhập nào chiếm chỗ, sẵn sàng v́ bất cứ bóng ma lang thang nào ám ảnh.

Trong trạng thái tri giác sao cho mọi sự kiện đều được đăng kư, không có sự tuyển lựa; nhưng khi có những vận động của tư tưởng th́ sự chú ư được hướng tới một vài điều đặc thù; một vài ư niệm được móc ra từ trí nhớ và có việc chọn lựa dữ liệu dùng làm nền tảng cho sự phán đoán hoặc lư luận. Suy nghĩ của ta thường dựa trên những dữ liệu bất toàn, cũng như sự đánh giá sai lạc. Tâm thức của ta thường bị chia chẻ; có các lực trong tiềm thức - cái bộ phận thao tác mà ta không nhận thức được - điều động ư thức, quyết định những vận động của nó và làm nảy sinh ra tác động có bản chất riêng phần thường mâu thuẫn với chính ḿnh. Những lực của tiềm thức nêu trên là ham muốn, ghét bỏ và sợ hăi; khi chúng ở dưới dạng mạnh hơn với cường độ lớn hơn th́ đó là tham vọng, ganh tị, tham lam v.v. . . Chỉ trong trạng thái thuần túy âm tính khi những lực nêu trên không gây ra bất kỳ sự chia chẻ nào, khi tâm thức hoàn toàn tri giác th́ nó mới cảnh giác và tiếp thu trọn vẹn; ấy là v́ lúc bấy giờ trọn cả năng lượng mới được tiếp nhận và tâm thức mới giao tiếp trọn vẹn với sự vật ḿnh chú ư. Một trạng thái tâm trí và tâm hồn như vậy mới cởi mở với điều thực hữu; sự thật. Trong trạng thái này, người ta không toan tính hoặc không muốn trốn tránh khỏi thực tại, không có tính chủ quan nào ra lệnh cho ta triệt thoái việc tiếp xúc tính thực hữu của vạn vật.

Khi cái trí bị chế định - cái trí của tất cả chúng ta đều bị chế định bởi đủ thứ ảnh hưởng tác động lên ta từ tấm bé th́ nó không ở trạng thái mà ta có thể gọi là trạng thái tự nhiên hoặc thuần khiết; nó trở nên  khác hẳn. Trong Chí Tôn Ca có nói tới “môi trường và chủ thể biết môi trường”. Tâm thức hiển nhiên là một môi trường, một khoảng rộng mở hoặc môi trường liên tục giống như không gian, nhưng thay v́ vẫn c̣n đồng chất và trơn tru th́ khi bị đủ thứ lực tác động lên nó bèn trở nên nhăn nhúm và méo mó, bị nhuốm màu và tô điểm lên, bị vỡ vụn theo nhiều cách khác nhau, thế rồi những mảnh vụn ấy lại được vá víu dán vào nhau bởi đủ thứ sự điều chỉnh cưỡng bức. Lúc bấy giờ nó phô bày bản chất của các lực tác động lên nó, chứ không bộc lộ bản chất cốt tủy của ḿnh và tác động của các lực ấy không phải là tác động của bản chất cốt tủy của nó.

Cũng giống như tầm nh́n trên cơi vật lư của con người có thể bị méo mó ghê gớm, hoàn toàn lệch tiêu điểm và tỏ ra là mù màu sắc; cái trí cũng có thể bị méo mó và tô điểm, có thể tưởng tượng ra điều không tồn tại, thấy những sự kiện không đúng theo phối cảnh và hành động một cách thiếu tự nhiên, hành động này thật ra là đủ thứ phản ứng. Đây là một t́nh huống khiến nó xa rời những sự kiện đúng như thực, trong đó nó chỉ thấy điều mà ḿnh muốn thấy và tin điều mà ḿnh muốn tin. Chỉ khi không có bất cứ sự méo mó nào, khi tâm thức ở trạng thái không bị biến đổi sao cho nó có thể nhận thức điều như thực cho dù ở bên ngoài hay ở bên trong bản thân. Sự méo mó của tầm nh́n vật lư hoặc cái trí là nguyên nhân của ảo tưởng, mặc dù ảo tưởng cũng ở nơi việc chấp nhận và đúng thực. Một biểu diễn mang tính tâm ảnh khác nhưng xét về phương diện nào đấy lại tương tự như hiện tượng có thực, chẳng hạn như nh́n thấy ảo ảnh trong sa mạc hoặc nhầm lẫn sợi dây thừng là con rắn.

Sự chế định mà cái trí phải chịu trở thành nền tảng mà từ đó xuất lộ những ư tưởng hoặc phóng chiếu của nó; điều này cũng tạo ra ư muốn hoặc khuynh hướng tin rằng chúng có thực. Chánh kiến tức là nh́n thấy không bị đượm màu của bất cứ điều ǵ không thực hữu, không điều ǵ xâm nhập vào qui tŕnh nhận thức ở bên ngoài sự vật và không có tư tưởng nào làm biến đổi qui tŕnh ấy. Chẳng hạn như trong trường hợp thần nhăn, bất cứ ư tưởng hoặc khuynh hướng tiềm thức nào chắc chắn cũng làm biến đổi và tô điểm điều mà người ta nh́n thấy. Chỉ cần cố gắng thôi cũng có thể làm méo mó và thay đổi cơ chế nh́n thấy v́ đằng sau sự cố gắng thường có một động cơ thúc đẩy và phương hướng nhắm tới một cứu cánh tiền định mà người ta có thể hoàn toàn không biết.

Từ ngữ Bắc phạn Rishi được dùng ở Ấn Độ là để ngụ ư nhà thấu thị. Ở Ấn Độ thời xưa nghe đâu một số Rishis cũng “thấy được bản thể của sự vật”, ở đây từ ngữ bản thể nghĩa là phẩm chất nội tại của sự vật, linh hồn của nó khiến cho nó là như vậy và khác với mọi thứ chứ không chỉ là xét theo h́nh dáng bên ngoài.

Sự sống chẳng qua chỉ là tâm thức hoàn toàn bị chế định bởi cơ thể mà nó sử dụng. Trong mỗi cơ thể, ấy là sự nối tiếp các trạng thái trong đó có cả sự trải nghiệm và tác động, khả năng trải nghiệm và tác động bị hạn chế bởi bản chất của cơ thể. Trong những giai đoạn phát triển ban đầu, việc trải nghiệm chỉ cốt ở đủ thứ cảm giác thể chất cùng với việc ghi nhận khoái lạc và đau khổ; về sau này c̣n có những trạng thái tâm lư dựa trên cảm giác, nhưng ngay cả cảm giác thể chất cũng là một dạng nhận biết rồi.

Nếu ta coi vũ trụ là gồm có Tinh thần-Vật chất, là sản phẩm tương tác của chúng th́ ắt có một tính đối cực nào đấy hiện hữu giữa chúng và cả tâm thức lẫn sự sống vốn là một luồng năng lượng hữu thức, phải được coi là tồn tại tiềm tàng nơi Tinh thần và phát sinh từ nó. C̣n Vật chất chỉ là phương tiện biểu hiện chúng thôi. Mối quan hệ duy nhất của Tinh thần vốn mang tính chủ quan như vậy chỉ là quan hệ với tâm thức; tâm thức lĩnh hội được Tinh thần và giúp sức nó bằng một cách nào đấy. H. P. Blavatsky đề cập tới sự thật này qua phát biểu cho rằng tâm thức tiềm tàng mang tính tinh thần. Đây là một quan điểm siêu h́nh không chấp nhận sự chế định vốn diễn ra làm cơ sở cho mọi thực tại. Người ta chỉ có thể biết hoặc thực chứng được bản chất của Tinh thần trong một tâm thức hoàn toàn không bị chế định.

Khi ta tạo ra một ư niệm về Tinh thần hoặc Thượng Đế th́ h́nh ảnh đó là sự phóng chiếu từ sự chế định đặc thù của ta, một cái trí đă bị định h́nh theo một cách nào đó, cho dù qua ảnh hưởng và ư tưởng của một tôn giáo đặc thù, qua những tín ngưỡng và truyền thống đặc thủ của xă hội hoặc qua bất cứ loại tuyên truyền nào. H́nh ảnh cốt ở loại chất liệu đă có sẵn trong cái trí dưới dạng những ư tưởng hoặc trải nghiệm và được định h́nh bởi các lực tác động trong đó. Khi ta nêu định đề về sự tồn tại của một điều ǵ đó mà ta gọi là Tinh thần vốn là cội nguồn của sự sống và tâm thức, th́ đó ắt phải là một Tinh thần sống động, sự sống ở t́nh huống mà ta không thể tưởng tượng được, chính bản thể của sự sống hoặc sự linh hoạt cũng như bản chất của tâm thức, ở mức đó là không bị chế định và ở trạng thái tuyệt đối.

Nơi sự sống mà ta quan sát thấy trong cơ thể sống, có sự vận động của ham muốn, mưu t́m trải nghiệm với khuynh hướng chiếm hữu và chiếm dụng bất cứ điều ǵ ḿnh cần để duy tŕ bản thân và mang lại một ư thức bành trướng. Mọi điều này đều diễn ra một cách máy móc và đặc trưng cho cái trí dưới dạng vô tri giác. Trong bản chất của cái trí mà ta thấy nơi bản thân, có việc mưu t́m sự viên măn, hàm ư có tồn tại bên trong nó một khoảng trống cần phải được lấp đầy. Ta mưu t́m sự kích thích của trải nghiệm bởi v́ nơi bản thân ta thấy thiếu thiếu cái ǵ đó biểu thị sự bất măn và làm xáo trộn t́nh trạng của ta. Khi ta nói tới sự sống dưới dạng tinh nguyên không bị chế định bởi bất cứ qui tŕnh thời gian nào, th́ ta phải nghĩ tới nó là không mưu t́m bất cứ điều ǵ v́ tự thân nó đă viên măn, nhưng lại không bị hạn chế bởi sự chu toàn đó. Có sự ngưng trệ khi sự chu toàn không phải là một ḍng chảy hồn nhiên mà là một trạng thái băo ḥa giống như t́nh trạng của một người khi y hoàn toàn thỏa thuê. Bản chất của cái trí gắn liền với vật chất và cảm giác cách xa một trời một vực so với tri giác thuần túy vốn là bản chất cố hữu của tâm thức và tác động của nó xuất phát từ trạng thái ấy.

Tâm thức mà ta có thể quan sát nơi bản thân có thể hạn hẹp hoặc bành trướng, hời hợt hoặc sâu sắc, riêng phần hoặc toàn phần; ta phán đoán nó theo cái mà ta thấy nó về bản chất nó nơi bản thân ta, nhưng ta không biết ǵ về năng lực thực sự của nó. Trong địa hạt những sự vật cụ thể, chẳng những có tri giác về những sự vật ấy mà c̣n có tri giác về những mối quan hệ của chúng với nhau. Những mối quan hệ này mang tính vật lư, nhưng cũng có thể có mối quan hệ giữa các ấn tượng hoặc h́nh ảnh trong tâm trí ta. Khi ta so sánh một hiện tượng nào đấy không liên quan ǵ tới hiện tượng khác trên b́nh diện vật lư, chẳng hạn như tia chớp với cành cây th́ mối quan hệ đó được tạo ra trong trí ta. Không cần phải suy nghĩ để xem xét mối quan hệ giữa những sự vật được nhận thức là toàn thể; bởi v́ những mối quan hệ ấy là mặc định; khi ta thấy những sự vật đó th́ ta cũng thấy mối quan hệ giữa chúng với nhau.

 

TRI GIÁC Ở CHIỀU SÂU

Có thể có sự bén nhạy với bản chất tinh vi hoặc sâu sắc hơn, chẳng hạn như bén nhạy với vẻ đẹp, sự hài ḥa, sự cân xứng biểu hiện trên khuôn mặt, và nói chung là ư nghĩa ẩn sâu trong bản chất của sự vật. Ta có thể mô tả mọi thứ này là tri giác ở chiều sâu và đó không phải là sản phẩm của tư tưởng. Khi ta lập luận về vẻ đẹp của một sự vật th́ lập luận ấy thường hàm hồ và biến thành vấn đề ư kiến. Thông thường th́ ta chỉ biết hời hợt một vài sự vật và bỏ qua những sự vật khác. Ta không tiếp xúc với thế giới này cùng với mọi phong phú của nó, ngoại trừ chỉ được một phần. Ta có năng lực tri giác nhưng nó chỉ có phạm vi nhỏ hẹp. Ta không nhận thấy vẻ đẹp của một đám mây hoặc sự vận động của chiếc lá hoặc con chim và nhiều sự vật khác cùng loại. Ta cần một họa sĩ để vẽ một bức tranh và nêu rơ vẻ đẹp. Ngay cả lúc bấy giờ, ta vẫn trân trọng bức tranh nhiều hơn chính sự vật, trân trọng sự tài hoa được phô bày trong bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn hơn là chính cảnh hoàng hôn. Cần có tính phủ định để dâng hiến trọn tâm hồn và chú tâm của ḿnh, nhưng tính phủ định đó không sẵn có khi cái trí đang bận bịu với một qui tŕnh suy tư, với đủ thứ so sánh và phán đoán, với điều được diễn tả trong một danh mục. Tri giác chiều sâu chỉ có được khi cái trí đă tịch lặng, đó là một trạng thái nhạy cảm và sắc sảo lấp lánh trên đó không có đám mây nào, không có vận động bề mặt đi tới đi lui nào.

Khi ta dùng từ ngữ chiều sâu theo nghĩa tâm lư học th́ nó nhằm nói tới việc trải nghiệm một đáp ứng nơi bản thân ta. Cảm nhận chiều sâu vốn ở nơi tính tiếp thu sâu sắc và tác động từ chiều sâu tâm thức chứ không chỉ từ bề mặt. Khi lắng nghe âm nhạc th́ phải có sự im lặng trong cơi vật lư th́ ta mới ghi nhận được mọi nốt nhạc. Nhưng thậm chí c̣n hơn thế nữa, phải có sự tĩnh lặng trong tâm thức để ghi lại những nốt nhạc. Chỉ trong sự tịch lặng như thế th́ ta mới trải nghiệm được ư nghĩa của nốt nhạc này liên quan tới những nốt nhạc khác. Nhưng thường xảy ra việc chỉ một vài nốt nhạc hoặc một câu nhạc nào đó cũng gợi nhớ lại một điều ǵ đó trong kư ức; thế là cái trí bèn đi lông bông (nó thường rất như vậy) qua một loạt các liên tưởng khiến cho ta bỏ lỡ mất vẻ đẹp của âm nhạc, cốt tủy của nó. Nếu đây thực sự là âm nhạc hay, th́ người ta phải dành hết tâm hồn cho nó và tâm hồn phải thổn thức theo từng nốt nhạc.

Chúng ta thường coi trái tim là trú sở của xúc động, của những phản ứng cá nhân, nhưng theo một ư nghĩa khác (chẳng hạn như khi ta nói các tư tưởng vĩ đại xuất phát từ tâm hồn) khi điều này có nghĩa là tâm thức chiều sâu với sự đáp ứng làm bộc lộ ra vẻ đẹp cũng như t́nh thương. Việc rèn luyện về âm nhạc và quán triệt được kỹ thuật tự thân chúng không khơi dậy tính nhạy cảm, vốn thuộc về chiều sâu nơi có t́nh trạng tịch lặng. T́nh trạng này cũng là sự thăng bằng, tiếp nhận và an b́nh, nó rất cần thiết để cho ta hiểu được những phức tạp nơi bản thân ta cũng như tâm thức ở trạng thái căn bản. Khi toàn thể tâm thức giống như nước phản chiếu phong cảnh, trong trẻo và không bị xáo động, th́ lúc bấy giờ ta có thể nh́n thấy xuống tới tận đáy.

Tâm thức chính là sự bén nhạy. Ta chỉ biết được nó trong những hạn chế ngặt nghèo. Nó rơ rệt là bị hạn chế bởi bộ óc, nhưng cũng bị hạn chế bởi các hoạt động của chính ḿnh, cái cách thức mà nó tác động trong lúc vô minh. Vô minh đây là v́ không biết được bản chất của ḿnh, không biết được điều ǵ xảy ra cho ḿnh khi ḿnh không tỉnh thức, ḿnh trở nên ra sao chứ không phải ngoại cảnh là thế nào. Người ta có nói tới ākāsha là tiếng Bắc phạn thường được dịch là ether, cũng giống như không gian - nó có thể chính là không gian -  một chất đồng chất thấm nhuần tất cả không giống như bất kỳ chất nào khác, nó tinh vi và bén nhạy phi thường khi chịu tác động của bất cứ thứ ǵ tồn tại cùng với mọi thứ đang xảy ra, kể cả những vận động thoáng qua nhất của tư tưởng và xúc cảm. C̣n hơn thế nữa, nó giữ lại măi măi sự ghi chép ấy. Không ai có thể quả quyết một cách có lư rằng trong cái vũ trụ kỳ diệu này không thể có một môi trường hoặc chất như vậy thấm nhuần vạn vật.

Người ta càng khảo cứu vũ trụ, ngay cả ở khía cạnh vật lư th́ càng chứng minh được nó số phức tạp và tinh vi xiết bao. Nó c̣n huyền bí hơn cả điều mà dường như ngài James Jeans đă nhận định khi ông viết quyển Vũ trụ Huyền bí trên cương vị là nhà thiên văn học Hoàng gia nước Anh, trong đó ông mô tả vũ trụ giống như tư tưởng toán học. Xét cho cùng, trên trời dưới đất có thể có nhiều sự vật hơn mức các triết gia mơ tới. Có thể là trong trạng thái nguyên thủy căn bản tên là ākāsha, vật chất và tâm thức chỉ là một; đặc trưng của cả hai đều thuộc về một chất duy nhất, ta dùng từ chất theo nghĩa đen là điều ẩn bên dưới những biến dị phát triển thành những trạng thái tiếp sau. Theo quan điểm này th́ môi trường ấy cũng là nền tảng cho cấu tạo cá thể của ta.

Các phát biểu nêu trên không thể chứng minh được bằng bất kỳ phương pháp khoa học nào, nhưng ta phải xét tới chúng dựa trên cơ sở chúng có thể đúng, phù hợp trước sau như một với những sự kiện khác mà ta đă biết và có giá trị để cho ta giải thích được bản chất của cả vũ trụ lẫn chính bản thân ta. Có lẽ bất cứ điều ǵ đă đụng chạm tới ta bằng một cách nào đấy đều được ghi lại sâu thẳm bên trong ta, cũng giống như biết bao nhiêu ấn tượng được ghi lại trong bộ óc ta mà ta đâu có biết. Có thể có một tính bén nhạy nền tảng được ngụy trang bởi một cái trí trên bề mặt vốn đă trở nên thô ráp và chai đá.

Nhà sinh học b́nh thường coi tâm thức cũng như sự sống là sản phẩm của vật chất hoặc các tổ hợp phân tử; nhưng theo quan điểm sâu sắc th́ dáng vẻ bên ngoài - trong trường hợp này cũng giống như trong trường hợp nhiều hiện tượng thiên nhiên - có thể mâu thuẫn với sự thật. Nếu sự sống trôi chảy thành các luồng cá nhân th́ mỗi thứ đều trôi qua phải dùng một loạt liên tiếp các h́nh tướng trong qui tŕnh tiến hóa, do đó có thể có một sự tiến hóa cốt lơi là không bị đứt đoạn của các cá tính. Tiến hóa của sự sống thực ra là tiến hóa của tâm thức cộng với sự tiến hóa trong tổ chức hoặc h́nh tướng cần thiết cho tâm thức tác động để biểu hiện điều mà tâm thức ôm khư khư lấy tức là tính t́nh. Nếu không có một tổ chức dùng làm môi trường th́ không thể có tác động hoặc biểu hiện, năng lượng ắt vẫn c̣n là thế năng tiềm tàng. H́nh tướng có ư nghĩa riêng khác với tổ chức, điều này được nghệ sĩ nhận thức.

Có một ngạn ngữ nổi tiếng cho rằng đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Người ta có thể nh́n thấy một điều ǵ đấy về bản chất của một người, tâm trạng và xúc cảm của y qua khuôn mặt, cung bậc và biến điệu của giọng nói, phong cách và thái độ. Tư tưởng và xúc cảm của ta trải qua một thời gian và cả ngay khi chúng đang đủ mức mănh liệt đều làm thay đổi cách biểu hiện của ta. Trong một chừng mực nào đó, h́nh tướng bộc lộ bản chất của sự sống và tâm thức ngự bên trong chúng thích ứng với h́nh tướng, thế nhưng làm thay đổi h́nh tướng. Tiến hóa thường được thuyết giải trên cơ sở những biến đổi sinh học, đó chỉ là một khía cạnh của toàn bộ qui tŕnh này.

Nhưng theo một quan điểm khác mang tính nội giới hơn về điều đang diễn ra th́ ta có thể thấy rằng sự tiến hóa của cá tính, mối quan hệ và trật tự, năng lực, trí thông minh và sự nhạy cảm, sự hài ḥa và vẻ đẹp, mọi khía cạnh của những thay đổi phức tạp này đều làm gia tăng ư nghĩa của qui tŕnh.

Ta có thể nghĩ sự sống cốt lơi cũng là một loại năng lượng cho dù tác động ở bất cứ nơi đâu th́ vẫn có đặc trưng nổi bật là luôn luôn tuôn chảy qua một kênh dẫn xác định, khoác lấy một h́nh tướng cá biệt, có biểu hiện và tác động cá biệt. Khi biểu hiện hoặc h́nh tướng đạt được phẩm chất mỹ lệ th́ cá tính biểu lộ một trật tự ư nghĩa mới. Một sự vật đẹp đẽ nổi bật lên khác hẳn mọi thứ. Nó có một phẩm chất được biểu hiện qua cấu tạo, một ư nghĩa mang tính cách nhiều hơn thể chất, cho dù đó là một h́nh tướng sống động, một bức tranh, một h́nh thức bao gồm các từ ngữ hoặc bất cứ thứ ǵ khác.

Nếu ta có thể thành tựu được một sự hiệp thông với tâm thức của các sinh vật xung quanh ta, ngay cả ở mức nhỏ nhất, cảm nhận nó, cởi mở với nó, âm tính với nó giống như những dân tộc đôi khi trong các cộng đồng nguyên thủy chưa phát triển về trí thức, th́ ta ắt thực chứng được sự thật trong những lời lẽ của Wordsworth như sau: “Mọi đóa hoa đều vui hưởng không khí mà nó hít thở”. Mọi thứ sinh động trong Thiên nhiên có những trải nghiệm khác nhau nhưng đều bộc lộ rơ rệt niềm vui sống xuất phát từ một luồng sinh lực, từ sự vận động và vận dụng những quan năng của ḿnh. Nó có một trí thông minh thích ứng với và hoạt động trong những t́nh huống đặc thù mà nó tồn tại ở đó. Những tác động và phản ứng của nó dựa trên bản năng chứ không dựa trên tư tưởng như trường hợp chúng ta. Chúng ta dao động giữa ư tưởng này với ư tưởng khác, c̣n bản năng th́ cố định và chắc mẩm. Mọi sinh vật cho dù là một cái cây, một côn trùng, một con chim hoặc con thú đều có bản chất thông linh tức phẩm chất của tâm thức riêng ḿnh; từ ngữ tâm rất thích hợp để biểu thị một điều ǵ đó mang tính cá thể và xác định. Nó đă được gọi là hồn thú tức kama-manas, ta dùng từ tiếng Phạn để mô tả chính xác bản chất của nó, kama-manas là trí thông minh do ham muốn hoặc ḷng khao khát điều động. Trong phần chú thích cuối trang của quyển Tiếng Nói Vô Thinh, H. P. Blavatsky có nói tới ba thứ hồn: hồn thú, hồn người và hồn thiêng là ba khía cạnh của một hồn duy nhất tức ba t́nh huống khác nhau mà cái gọi là hồn có thể tồn tại trong đó. Tâm thức nơi mọi sinh vật và trong một chừng mực nào đó nơi con người đều chịu ảnh hưởng của những khao khát và ham muốn.

Sự sống luôn luôn là năng động. Nó tăng trưởng, sinh sôi nảy nở và tiến hóa. Trong mọi cơ thể sống đều có sự thay đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác theo đúng luật nhân quả. Năng lượng sự sống ẩn đằng sau sự biến đổi này. Năng lượng này tuôn chảy qua một kênh dẫn cá thể là v́ có bản chất tâm thức - ấy v́ sự sống là một luồng tác động và nhạy cảm - cho nên nó bị thấm đượm ảnh hưởng của những trải nghiệm mà nó gặp phải, rồi phát triển những thói quen phản ứng với chúng. Ta thấy điều này trong Thiên nhiên. Cái bản chất mà ta gọi là thông linh nơi chính chúng ta cũng có được những sắc thái và phát triển những thói quen giống như vậy. Tiến hóa là xét về cả tâm - vốn là sự biệt lập ngă tính của tâm thức với một h́nh tướng và tính t́nh đặc thù - cũng nhiều như cơ thể hoặc tổ chức.

 

H̀NH TƯỚNG NGUYÊN MẪU VÔ H̀NH

Luật nhân quả cực kỳ mang tính quyết định. Nó là cơ sở của mọi sự thay đổi trong Thiên nhiên, thế nhưng trong qui tŕnh vũ trụ có một điều ǵ đó mới mẻ bước vào tồn tại bao gồm những loại h́nh mới, chủng loại mới, quan năng mới. Thiên nhiên thường xuyên được cải thiện về một kiểu mẫu đă hiện hữu; nó vượt lên trên chính ḿnh. Điều này được thành tựu như thế nào? Lời giải thích thỏa đáng duy nhất về việc xuất hiện một điều ǵ đó mới mẻ ở ngoài khả năng của các lực tác động trong một hệ thống kín – mọi tổ chức sinh vật đều ở mức của riêng ḿnh, bất chấp sự trao đổi với thế giới bên ngoài - là ở chỗ đă và đang phải có những năng lượng thâm nhập hoặc tuôn đổ vào hệ thống ấy, có bản chất được tính toán để tạo ra phẩm tính hoặc h́nh tướng mới mẻ ấy. Khái niệm về một Ư tưởng Thiêng liêng - Thiêng liêng theo nghĩa đă có sẵn bản chất của cái ắt sẽ được hoàn chỉnh, một sự dễ thương đang t́m cách biểu hiện ra - của một h́nh tướng nguyên mẫu vô h́nh thông qua đó các năng lượng thuộc về ư tưởng ấy tuôn đổ đến mức tối đa vào h́nh tướng đang hiện hữu (h́nh tướng cũng có nghĩa là tổ chức và kiểu mẫu), khái niệm này dường như soi sáng nhiều nhất cho tôi. Ta có thể quan niệm ư tưởng vốn là một trong hằng hà sa số, lởn vởn bên trên qui tŕnh trong tổ chức tiến hóa hoặc được nhúng vào nó thành một hạt nhân tinh thần.

Ta hăy xem một đóa hoa hồng, nó đẹp phi thường xiết bao. Nó không luôn luôn là cùng một kiểu mẫu hoặc phẩm tính của hoa hồng; trong qui tŕnh tiến hóa tương lai có thể có một hoa hồng ngoại hạng hơn. Làm thế nào mà xảy ra được cái sự tiệm cận với mức độ toàn bích nào đấy mà ta có thể nhận thấy rơ. Sự toàn bích đă sẵn có ở đó rồi, nó chủ tŕ toàn bộ qui tŕnh trong tổ chức ấy. Trong Chí Tôn Ca, Sri Krishna có nói tới Tự Tại Thiêng Liêng vốn ở nội tại trong vạn vật, đồng nhất hóa ḿnh với sự toàn bích đó, ám chỉ đủ thứ ví dụ hoặc loại h́nh khác nhau của nó.

Sự sống là một năng lượng, rơ rệt là tác động ở bất cứ mức nào. Có sự vận  động của sự sống từ t́nh huống này sang t́nh huống khác. Khi ta chiêm nghiệm tâm thức của một tạo vật sống động tức tâm của nó, th́ cũng có sự vận động hoặc biến đổi nữa. Sự biến đổi ở nó có thể được truy nguyên tới một nguyên nhân hoặc xung lực thông linh. Trong địa hạt tâm thức th́ cái gây ra sự chuyển động hoặc là ham muốn hoặc là t́nh thương. Ta có thể nói đó cũng có thể là ư chí, nhưng ư chí thường là sự khẳng định của ham muốn; một hợp lực của đủ thứ lực hút và đẩy, biến hóa tác động một cách phức tạp trên cái nền tảng mà xung lực hoặc ư chí xuất lộ từ đó. Trong cổ thư Ấn Độ, người ta bảo rằng thoạt đầu, nghĩa là ngay tận nguồn gốc của càn khôn, ham muốn xuất lộ nơi Tâm thức hoặc Tự tại chớm nở vốn chỉ là Nhất như hiện tại thôi. Ham muốn luôn luôn xuất lộ từ việc nhớ tới một trải nghiệm trước kia, nhưng khi sự chớm nở là diễn biến đầu tiên, khi không có điều ǵ xảy ra măi cho tới lúc đó và chẳng có trải nghiệm trước kia th́ làm sao ham muốn xuất lộ được? Chúng ta phải hiểu từ ngữ kāma được dùng để chỉ một sự vận động nào đó tương cận với ham muốn, nhưng không có bối cảnh trước nó v́ thế cho nên mang tính tự phát không có động cơ thúc đẩy hoặc cố t́nh hữu ư có mục tiêu được phóng chiếu ra.

Có lẽ từ ngữ Eros nguyên thủy mang ư nghĩa này. Khi tâm thức vốn chỉ cốt ở việc có ư thức thôi, bị điều động bởi ham muốn xuất phát từ luyến ái th́ nó khoác lấy hoặc tạo ra bản chất của tâm. Nhưng nếu nó chịu sự điều động của t́nh thương mà không có chút t́ vết nào của bản ngă hoặc ham muốn, không dựa trên một trung tâm ngă chấp, th́ lúc bấy giờ nó là linh hồn theo nghĩa thiêng liêng, linh hồn có bản chất không bị chế định mà chứa đầy sự thực chứng và phản ứng đơn thuần vốn cấu thành sự thức tỉnh và bộc lộ của nó.

Mặc dù sự sống và tâm thức cốt tủy là giống nhau, nhưng giữa chúng vẫn có một sự khác nhau quan trọng, giống như nước khác với không khí. Cả hai đều mềm dẻo; sự sống thích ứng với cơ thể cũng giống như nước thích ứng với cấu h́nh của ḷng sông, một dụ ngôn mà Bergson có dùng nhưng khi thích ứng như vậy, nước đă mất đi tự do; tâm thức vô cùng mềm dẻo hơn, cho nên không bị ràng buộc vào tổ chức giống như sự sống. Nơi chúng ta, tâm thức chỉ dùng tổ chức (nghĩa là cơ thể và bộ óc) làm nền tảng. Nó có thể khoác lấy bất kỳ h́nh tướng nào, được định h́nh thành bất kỳ h́nh ảnh nào. Xét về căn bản th́ nó giống như ākāsha hoặc đồng nhất với ākāsha. Tâm thức của một người tiến hóa có thể nhạy cảm phi thường, tinh tế và nhanh nhẩu khi hành động với một phẩm tính dễ thương cùng với một sự nhất tâm bất loạn có khả năng cộng hưởng, cho nên nó hoặc là có bản chất giống như ākāsha là được đồng hóa vào đó. Kỳ diệu thay, nó cũng có thể bộc lộ những đặc trưng của đất, nước, gió và lửa tức là tứ “đại”, ta dùng từ tứ đại theo nghĩa một điều ǵ đó có bản chất hoặc phạm trù riêng biệt và căn bản để cấu tạo thành vũ trụ theo cách diễn tả của các nền triết lư cổ truyền.

Ta gặp những người có tâm trí cứng như đá lửa, cứng ngắc đến nỗi người ta không thể tác động lên họ. Ngay cả khi không phát triển một sự cứng rắn cực độ như thế, trong tâm trí vẫn có thể có định kiến khó mà nhổ bật được. Tâm thức vốn mang tính linh hoạt, cho nên dùng một qui tŕnh liên tục bám víu khi ở trạng thái vô tri giác thế mà tâm thức lại phải có được tính cứng rắn vốn xa lạ với bản chất căn bản của chính ḿnh. Thay v́ tuôn chảy như ḍng nước, nó bị đông kết lại như một khối nước đá cứng ngắc. Nó hấp thụ những ư tưởng, tập nhiễm những thói quen để rồi những thứ này tạo ra một cấu trúc nào đó mà ta gọi là tâm địa của một con người. Cấu trúc quả thực là một cái khuôn mà bên trong đó có thể có một tính linh hoạt nào đấy truyền được áp lực giống như nước. Nếu một người bị ép theo một chiều hướng th́ y có thể bộc lộ nó ra theo chiều hướng khác. Y có thể bị xếp nơi văn pḥng sỉ nhục mà không thể trả thù được, y trút cơn giận dữ của ḿnh lên một thuộc hạ hoặc con cái ở nhà. Cố nhiên điều này hoàn toàn phi lư nhưng nó xảy ra một cách máy móc mà không có bất kỳ sự thông minh khoáng đạt nào xuất hiện trong bức tranh. Khi một người không thể có một loại thỏa măn th́ y có thể gỡ gạc qua một sự thỏa măn khác; điều này ai cũng thừa biết. Tâm thức cũng có thể tinh vi như không khí, hoặc cháy sáng như lửa qua t́nh thương hoặc ḷng nhiệt thành. Mọi điều này cho thấy nó có bản chất thiên biến vạn hóa với những tâm trạng và tác động khác nhau tương ứng với những t́nh huống và hiện tượng khác nhau của vật chất.

Hơn nữa, nó c̣n mở rộng và co lại được, hoàn toàn cởi mở với mọi thứ hoặc bao trùm được nhiều thứ hoặc tập trung vào một thứ thôi. Ở đây nó có một sự định hướng theo cả hai chiều. Nó có thể hướng ngoại đuổi theo những sự vật của ngoại giới, hoặc hướng nội ôm ấp những kư ức, ư tưởng và xúc động; nói cách khác, nó hoặc là khách quan hoặc là chủ quan, và cả hai sự vận động này đều liên quan với nhau. Một người có thể dường như hoàn toàn hướng ngoại khi có một tính chủ quan vô thức dựng nên và sinh ra những sự vận động hướng ngoại. Chính việc bám víu lấy và chịu ảnh hưởng của kư ức gây ra cả ham muốn lẫn sợ hăi. Ham muốn là đ̣i hỏi phải lập lại một vài trải nghiệm và dưới dạng tổng quát là khao khát cảm giác hoặc trải nghiệm, nó là lực thôi thúc ẩn đằng sau luật luân hồi. Sợ hăi ngay cả khi dường như là sợ hăi điều ta không biết, thực ra là sự phản chiếu hoặc phóng chiếu từ một điều ǵ đó ta đă biết, đă sẵn có trong trải nghiệm của ta.

Theo sự hiểu biết của ḿnh - tôi phải nói dè dặt như vậy v́ tôi mới chỉ bước đầu tiên t́m hiểu th́ kư ức không phải là một quan năng, nghĩa là năng lực tác động theo một phương thức đặc thù giống như một kỹ thuật; kư ức là chính bản chất của tâm thức. Tâm thức là một điều phi thường, chẳng giống vật chất hoặc tinh thần - cả hai thứ này đều được nhận thức hoặc thực chứng chỉ trong tâm thức ta thôi - nhưng nó có thể tham gia vào bản chất của một trong hai thứ này. Nó giống như Tinh thần xét về cốt tủy và tính biết, giống như vật chất ở chỗ khoác lấy h́nh tướng với những ấn tượng có thể kéo dài măi về sau. Ở trạng thái tinh nguyên vốn không thích ứng với bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào, không một tác động nào từ bên ngoài có thể gây ra bất cứ sự biến đổi nào mà bản chất tâm thức tinh nguyên không đồng hóa được.

Khi ta coi sự sống là một loạt liên tiếp những trạng thái ràng buộc với nhau qua tính nhân quả, vốn là một định luật chi phối trong địa hạt vật chất th́ sự sống bộc lộ bản chất liên tục biến đổi. Sự sống phải song hành với vật chất, nhưng tâm thức vốn cố hữu là tự do, cho nên có thể hoặc là bị vật chất (nghĩa là những t́nh huống ngoại duyên vật chất) gây ảnh hưởng hoặc là không chịu ảnh hưởng của vật chất, ta có thể coi tính tự do này gắn bó nó với Tinh thần. Tâm thức mặc dù bản thân nó vô h́nh nhưng lại giống như vật chất ở chỗ nó có bản chất là một chất có thể bị những ảnh hưởng bên ngoài uốn nắn khi nó không tỉnh thức trước qui tŕnh ấy. Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng như vậy. Một đứa trẻ rốt cuộc trở thành một tín đồ Công giáo, một người theo Chủ nghĩa Cộng sản hoặc điều ǵ khác nữa, tùy theo những ảnh hưởng mà y phải thích ứng. Y càng là đất sét để cho người ta uốn nắn khi ở trạng thái vô tri giác và lúc y để cho ḿnh bị vướng mắc vào một cơ chế phản ứng th́ trí thông minh khoáng đạt của y không tác động. Tự do thật sự chính là thoát ra khỏi cơ chế này, cơ chế tự động được xác lập trong qui tŕnh suy tư hoặc xúc động của ta khi ta quan hệ với những sự vật và con người. Tính tự động này là tác động trong trạng thái giống như mơ.

Tâm thức có thể ở một trong ba trạng thái: tỉnh thức, ngủ có mơ và ngủ say không mơ. Khi nằm mơ, chính điều được ghi ấn tượng lên bộ óc hoặc lên tâm thức bước vào tác động một cách phi lư bởi v́ bộ óc hoặc tâm thức không đủ tỉnh táo để nhận biết được tính hợp lư, tính thích đáng của các sự vật và sự việc thật sự diễn ra như thế nào. Khi ta tỉnh thức, tác động của thế giới khách quan xung quanh ta giữ cho ta suy nghĩ ở một trạng thái nói chung là phù hợp với nó; ta không thể hành động dường như thể đang ở thế giới Alice trong thế giới Thần tiên. Nhưng trong chừng mực mà tính tự động của trạng thái tâm lư (trung tâm điểm của nó chính là bản ngă) th́ chính t́nh trạng mơ mộng đă có được ngay giữa t́nh trạng tỉnh thức. Nếu người ta không hoàn toàn tỉnh thức th́ tác động ắt xuất phát từ những chủng tử hiện hành. Đó là cái mà thế giới đă thô bạo, cám dỗ tinh vi nó, rồi nhồi nhét vào nó biến thành tác động, tâm thức thuần túy không hề biết các chủng tử hiện hành này là ǵ mà chỉ ghi nhận lại, rồi rũ bỏ không bám víu vào chúng. Kư ức vẫn c̣n đó nhưng chúng không khống chế hoặc bao vây – ṿng vây chính là bản ngă - chúng không c̣n mang sắc thái là một nhà tù mà biến thành một phong cảnh mở rộng. Ta cứ tưởng rằng cái ǵ ở trong tâm trí cũng đều mang tính chủ quan, nhưng các h́nh ảnh trong tâm trí cũng mang tính khách quan. Mọi tư tưởng đều là việc tạo ra h́nh ảnh, xây dựng đối tượng khách thể trong môi trường tâm thức thuần túy; khi thoát ly mọi thứ ngoại trừ bản chất của chính ḿnh, tâm thức thuần túy chính là chủ thể thuần túy.

Chỉ có chủ thể thuần túy - v́ chẳng có thứ ǵ mang theo từ quá khứ, chẳng có thứ ǵ do các qui tŕnh thời gian gây ra, chẳng ham muốn, chẳng vọng cầu, chẳng phóng chiếu - chỉ có nó mới biết được Chân lư thôi. Một ư kiến hoặc quan điểm không phải là sự thật. Chẳng hạn như xét về vấn đề vẻ đẹp th́ có thể có hai ư kiến để xem liệu một vật có đẹp hay chăng. Ư kiến tùy thuộc vào hoặc chịu ảnh hưởng của cái mang lại khoái lạc và kích thích, hoặc tùy theo qui định của người ta. Thị hiếu của người ta về vấn đề ăn uống vốn tùy theo sự qui định của y. Nhưng liệu có hay chăng một điều là vẻ đẹp chân thực, bất chấp những ư kiến được định h́nh bởi biết bao nhiêu yếu tố ngẫu nhiên? Chỉ có chủ thể thuần túy, bản chất thuần túy mới biết không thể sai lầm điều ǵ thật sự đẹp. Nó nắm trong tay ḥn đá thử vàng về chân lư, về đức tính chân thực, đạo đức chân thực và mọi thứ khác nữa vốn đẹp nhiều hơn mức chỉ theo nghĩa vật lư thôi. Xét theo một khía cạnh th́ đó là một miền liên tục thuần túy, tấm gương phản chiếu sự thật, nhưng xét theo khía cạnh khác nó lại là một điểm không có kích thước, trung tâm của cá tính thiêng liêng, từ đó lúc nào cũng tỏ ra tác động có bản chất chuyên biệt hoặc theo chiều hướng chuyên biệt, tùy theo bản chất của đối tượng hoặc t́nh h́nh thách đố sự chú ư của nó. Tôi dùng từ tác động để bao hàm cả tư tưởng, xúc cảm và t́nh thương, bất cứ sự thay đổi nào phát sinh từ bất cứ mối quan hệ nào, là ḍng điện nối liền hai điểm như thế.

Điểm không có kích thước này không phải là một trung tâm dính mắc, nó không bám víu lấy điều ǵ, không chứa chấp điều ǵ, nó không phải là bản ngă vạch một ṿng tṛn xung quanh ḿnh ngăn cách ḿnh với những thứ khác. Bên trong nó chẳng có thứ ǵ ngoại trừ điều xuất phát từ nó là lực có thể sáng tạo hoặc chính là sáng tạo. Đó là một trung tâm để cho sự sống tuôn ra dưới dạng năng lượng thuần túy, tuôn ra từ điểm ấy giống như từ cội rễ vô h́nh bắt rễ vào thế giới chân thực và đẹp đẽ. Xét dưới khía cạnh một miền liên tục thuần túy th́ tâm thức trở thành một môi trường hoặc trở thành hiện thể của Tinh thần. Cá tính -  bản chất của nó chính là tâm thức - trở thành một cây minh triết hằng sống, hoặc ta có thể tưởng tượng nó là sự nở rộ từ Gốc rễ huyền vi. Mọi dụ ngôn này chẳng qua chỉ gợi ư cho sự thông hiểu của ta.

Bản chất của Tự tại thuần túy - từ ngữ này hàm ư cả sự sống lẫn tâm thức – hoặc của một Đấng Tự Tại thuần túy, chẳng hạn như Đức Phật, là một đóa hoa không vướng ṿng tục lụy, nhạy cảm, đẹp đẽ và được cấu tạo toàn bích, đồng thời lại là hiện thân của sự thật, sự sống và minh triết, đây chính là nghĩa đen của từ ngữ Bồ Tát (Bodhisattva). Một bản chất như thế cách xa một trời một vực so với cái trí đang hoạt động của ta. Cái trí này quả thực phải thích ứng để đối phó với thế giới vật chất và những sự  khác nhau tồn tại trong đó. Chú tâm của nó hướng về những điều đặc thù và nó hiểu được những điều đặc thù này chỉ khi so sánh đối đăi để thấy chúng có quan hệ với nhau ra sao. Cái trí là manas, phân biệt với buddhi thường được dịch là trực giác tinh thần.

 

“BUDDHI” LÀ CÔNG CỤ CỦA TINH THẦN.

Trong triết học Ấn Độ, manasbuddhi được coi là hai nguyên khí khác nhau trong thành phần cấu tạo của con người, mặc dù buddhi thật sự có nghĩa là ǵ th́ nhiều người lại thuyết giải khác nhau. Buddhi có thể coi là môi trường hoặc công cụ của Tinh thần, từ ngữ Tinh thần không có nghĩa là một điều ǵ đó mà người ta có thể nhận diện, nhưng là một điều ǵ đó tổng kết vô số khía cạnh và biểu hiện. Manas suy nghĩ, lư luận từng bước một (cho dù rất nhanh) chuyển động qua một loạt những h́nh ảnh được định h́nh từ lúc này sang lúc khác dựa vào tư liệu là kư ức. Nó chỉ biết sự vật ở cách xa bằng cách chuyển dịch các rung động thành ra các cảm giác và cảm xúc, bằng cách thuyết giải khi dùng các biểu tượng của h́nh ảnh hoặc từ ngữ để thay thế cho sự kiện. Như vậy, nó chỉ biết được dáng vẻ hoặc h́nh tướng của những sự vật và chỉ có thể biết được bản chất của cuộc sống bằng cách so sánh, suy diễn và tưởng tượng. Chúng ta quan sát các chuyển động của một sinh vật rồi gán cho nó một vài xúc cảm hoặc động cơ thúc đẩy qua việc tưởng tượng những xúc cảm hoặc động cơ thúc đẩy ấy nơi bản thân ta ắt thôi thúc những sự vận động đó. Cái trí thường xuyên phải giả định, nêu giả thuyết để lấp đầy chỗ trống giữa những sự kiện mà nó quan sát được. Khoa học hiện đại dựa thành tựu của ḿnh hầu như hoàn toàn trên sự tính toán theo kiểu biểu tượng. Theo quan điểm của nó th́ vũ trụ mà chúng ta trải nghiệm không quan trọng bằng phương tŕnh vũ trụ tức là ngôn ngữ biểu tượng của khoa học. Cái trí chỉ tiến về phía sự thật; nó không thật sự ở tại thực địa và hiệp nhất với đối tượng để thực sự biết được đối tượng. Bởi v́ nó không phải là trọn cả tự tại mà chỉ là một công cụ, cho nên trong sự vận động của tư tưởng từ sự kiện này sang sự kiện khác để liên kết chúng với nhau, không có cái cảm nhận thực tại vốn thuộc về tác động của trọn cả tự tại - tâm trí, tâm hồn và mọi thứ khác trong đó - mà chúng ta trải nghiệm vào những khoảnh khắc hiếm hoi trong cuộc đời ḿnh. Theo chỗ tôi hiểu th́ buddhi tác động khác hẳn. Nếu có một trực giác về sự thật hoặc vẻ đẹp th́ nó xuất lộ ra sao? Phải có một tác động nào đấy trong toàn thể hoặc hiện thể tâm thức có trước khi nó xuất lộ. V́ tác dụng của buddhi là tác động của trọn cả tâm thức, cho nên ta có thể tưởng tượng tổng thể vốn là toàn bộ những sự nhạy cảm và năng lực tác động của ta, là một h́nh cầu trong suốt và toàn bích. Đây là một dụ ngôn vật chất nhưng ta phải hiểu tác động của buddhi vốn cốt tủy là không h́nh tướng theo kiểu điều giải thích được nó cho cái trí. V́ tác động là do trọn cả tâm thức, cho nên ta hăy tưởng tượng rằng mỗi điểm của h́nh cầu, mỗi điểm nhạy cảm ấy đều chuyển động hướng về tâm điểm, nhưng mỗi điểm chỉ ở cách một khoảng so với một điểm nào đấy và mọi điểm cùng nhau tạo ra xung quanh tâm điểm một h́nh đẹp tuyệt vời. H́nh này là một sáng tạo của trọn cả tâm thức. H́nh tướng ấy có thể hoàn toàn vô h́nh. Có thể chỉ có tồn tại vẻ đẹp của nó, xúc cảm thấm nhuần nó, linh hồn hoặc bản thể của h́nh tướng ấy. Trọn cả sự sáng tạo này phải được tưởng tượng là diễn ra trong một chớp mắt với sự hồn nhiên cực độ. Đó không phải là một qui tŕnh lắp ráp các bộ phận một cách khó nhọc mà là sự sáng tạo ngay tức khắc do một trí tuệ thấm nhuần trọn cả h́nh cầu và có phẩm chất của một nghệ sĩ bậc thầy. Các sự vận động nhanh như chớp bởi v́ có sự nhạy cảm phi thường; không có điều ǵ cản trở tác động, không có sự phong bế, không có sự căng thẳng, không có sự sợ hăi, không có sự bám víu, không có xoáy lực bạo động trong h́nh cầu ấy. Chuyển động là một chuyển động tự do.

Người ta có thể thắc mắc liệu bên trong bản chất con người có thể thật sự có khả năng tác động như vậy chăng. Có một sự tương tự đại khái trong hiện tượng mà ta có thể nhận thấy nơi cơ thể con người. Trong mọi lúc, bên trong cơ thể có diễn ra biết bao nhiêu qui tŕnh thuộc đủ mọi loại, nhưng mọi thứ này đều được điều phối hoàn chỉnh bởi một trí tuệ điện tử vốn không phải của ta mà của Thiên nhiên tác động bên trong và thấm nhuần cơ thể. Đó là trí tuệ thiên nhiên dưới dạng bản năng. Tác động thật chính xác, chừng mực và máy móc với những kết quả là cơ thể ta hoàn toàn khỏe mạnh. Trí tuệ được gọi là buddhi chẳng những tạo ra sự phối hợp mà c̣n là sự hài ḥa với một ư nghĩa hoàn toàn cao siêu hơn. Nó cũng tác động một cách nhanh nhạy và chính xác, nhưng có thêm ư thức và phán đoán của một nghệ sĩ bậc thầy vốn biết mà không cần suy nghĩ đâu là vẻ đẹp toàn bích.

Trực giác không phải là linh tính, suy tư mơ ước, mà là một năng lực. Nó giống như bản năng nhưng nó khác xa bản năng. Bản năng vốn cố định và chỉ tác động trong một vài t́nh huống. Bản năng hoạt động một cách máy móc. Tác động của bản năng mang tính mù quáng, rập khuôn và lập đi lập lại. Nhưng buddhi bao giờ cũng tự do; nó không vận động theo những lối ṃn cố định. Nó là trí tuệ không bị qui định và sáng tạo mỗi lúc mỗi mới. Sự phát triển tư tưởng nơi con người đă ức chế bản năng. Nhưng khi trọn cả phương thức suy tư đâm ra khác đi khi nó không c̣n chia chẻ, định h́nh và biến đổi tâm thức căn bản th́ bản năng trong thời kỳ đầu tái xuất hiện với một bản chất cao siêu dưới dạng một năng lực biết được sự thật và sáng tạo ra h́nh ảnh của sự thật. Khi manas phục hồi trạng thái không chia chẻ của ḿnh th́ nó tự động tích hợp với buddhi, bởi v́ nơi con người chỉ có một tâm thức duy nhất, mặc dù tâm thức ấy có hai phương thức tác động. Lúc bấy giờ đó là một tâm thức mới vốn sẵn có bản chất của sự thật và biểu hiện vẻ đẹp của sự thật ấy, thông qua tác động của ḿnh. Sự mới mẻ này luôn luôn đă sẵn có chỉ chờ đợi ta phát hiện ra nó thôi.

Trong bài Thánh vịnh cổ truyền bằng tiếng Phạn, người ta mô tả Purusha (tinh thần vũ trụ) ở trạng thái luôn luôn được sinh ra và luôn luôn sắp được sinh ra. Như vậy người ta biểu thị rằng bản chất của nó là bản chất sáng tạo của cái mới sinh ra, không bị những thay đổi của thời gian đụng chạm tới. Tâm thức thực chứng được bản chất này vẫn giữ được tính mới mẻ của ḿnh. Nó phản chiếu được sự thật, nó đáp ứng với sự viên măn của chính ḿnh và không bị già đi. Sự thay đổi vốn đă xảy ra giờ đây là sự thay đổi ở nơi chính bản chất của nó v́ đă rũ bỏ một lần dứt khoát bất cứ thứ ǵ mà nó đă hấp thụ, bị nhiễm, củng cố và tưởng tượng ra trong lúc vô minh. Theo ḍng thời gian, nó liên tục bị tác động và chưa bao giờ là chính ḿnh. Giờ đây nó thực sự là chính ḿnh, hoàn toàn tỉnh thức và tự do với sự tự do vốn là bản chất thực chứng được tự tại của ḿnh.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS