Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


13. AI YÊU CẦU SẼ CÓ

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 10 năm 2006)

AI YÊU CẦU SẼ CÓ

Các hội viên xuất sắc của Hội Thông Thiên Học từ bà Annie Besant cho tới Krishnamurti đều nói rằng nếu người ta thật sự muốn một điều ǵ đó th́ y ắt có được nó. Trong tác phẩm kinh điển của Thông Thiên Học thời kỳ đầu tức quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo ta cũng thấy có phát biểu: “Ai yêu cầu ắt sẽ có”. Câu này cộng hưởng với cụm từ trong Bài giảng trên núi (Phúc âm theo Thánh Matthew 7:7): “Ai yêu cầu th́ ắt sẽ được ban cho”. Thoạt nh́n th́ điều này có vẻ chẳng mấy chính xác nhưng xét theo quan điểm bí truyền th́ nó lại hợp lư. Việc yêu cầu có thể có dạng ham muốn, có thể là tham vọng, nghĩa là ham muốn kịch liệt, nó cũng có thể là hoài băo. Cho dù dưới bất kỳ dạng nào th́ nó vẫn là một lực. Mọi ham muốn đều là năng lượng, là một lực mang lại đáp ứng của chính ḿnh. Trong tiết bàn về “Cầu nguyện” thuộc tác phẩm Ch́a khóa Thông Thiên Học của bà Blavatsky, bà có giải thích rằng cái bà gọi là “cầu nguyện bằng ư chí” là một lực tác động mà ta có thể dùng làm lợi cho người khác. Trong mọi trường hợp này th́ ước muốn đó có thể không được chu toàn ngay tức khắc vào lúc người ta ước muốn, nhưng nó ắt tạo ra những kết quả của riêng ḿnh khi đúng lúc.

Nếu điều người ta yêu cầu là một lợi ích vật chất, chẳng hạn như kịch liệt ham muốn có được tài sản và những sự việc mà tiền mua được - nếu đó là điều duy nhất mà y muốn - th́ y ắt đạt được nó trong kiếp này hoặc kiếp khác. Nhưng cùng với kết quả đó lại có đủ mọi vấn đề (căng thẳng và lo âu) đi kèm theo sự chiếm hữu. C̣n một người khác có thể thèm khát t́nh yêu và sự chú ư của người khác. Y cũng sẽ đạt được nhưng thông thường th́ t́nh yêu đi kèm với óc chiếm hữu cá nhân, ghen tuông và những bệnh tật khác. Vậy th́ nó cũng chẳng thỏa măn được người ta lắm. Chừng nào mà linh hồn c̣n chưa từ từ tỉnh ngộ ra rằng những sự vật mà nó mưu t́m trải qua bao thời đại không đáng mong muốn như có vẻ lúc ban đầu, mà thật ra hầu như là một sự trừng phạt - th́ linh hồn vẫn c̣n đau khổ khi yêu cầu. Điều này được hàm ư trong cách ngôn: “Khi chư thần linh muốn trừng phạt một người nào đó th́ họ lắng nghe lời cầu nguyện của y”. Hầu hết những lời cầu nguyện và mong ước của ta đều dựa trên vô minh, cho nên theo quan điểm tinh thần cao siêu hơn th́ ta đúng thật là điên rồ.

Sau cụm từ “những người yêu cầu sẽ có” th́ Ánh Sáng Trên Đường Đạo lại bảo rằng: “Nhưng mặc dù kẻ phàm phu yêu cầu triền miên, lời của y bị gác bỏ ngoài tai bởi v́ y chỉ yêu cầu bằng cái trí thôi”. Đây là một điều quan trọng. Đau khổ rất thực đối với người ta và yêu cầu thường là một lời cầu nguyện được cứu thoát khỏi những đau khổ và khó khăn mà ḿnh đang chịu đựng. Nhưng xét về mặt tinh thần, nếu cuộc đời măi măi dễ dăi và suôn sẻ th́ sự tiến bộ có thể chậm chạp; khi không bị thách đố người ta ắt ch́m vào một dạng bơ thờ. Về lâu về dài, nhiều điều mà cái trí yêu cầu có thể tỏ ra ta không đáng sở hữu bởi v́ cái trí vốn hời hợt và nó toàn yêu sách những chuyện tầm phào. Nó có thể nghĩ là ḿnh khôn khéo lắm, biết hết, nhưng v́ hời hợt cho nên nó chỉ loanh quanh luẩn quẩn với những điều không thực của thế giới vật chất. Như vậy xét về mặt tinh thần th́ yêu cầu bằng cái trí không có ích lợi. Hầu hết mọi người chẳng biết ḿnh thật sự muốn cái ǵ và cái trí bịa ra những mục tiêu. Có ngày nó yêu sách một chuyện nào đấy để rồi sau này yêu sách một thứ khác nữa. Thế là bên trong nó có thể tồn tại một số những điều mâu thuẫn.

Chừng nào mà cái trí chỉ yêu sách thôi th́ ở những mức độ sâu xa hơn những yêu sách ấy bị gác bỏ ngoài tai, mặc dù nó được đáp ứng ở mức hời hợt của riêng chính ḿnh và cảm thấy hí hửng về điều đó; nhưng chẳng bao lâu sau cũng giống như mọi khoái lạc khác, việc này lại biến thành đau khổ hoặc trở nên cũ rích, thiu thối. Thế rồi do kết quả của một qui tŕnh chậm chạp trải nghiệm nhiều thất vọng th́ một tia sáng chập chờn có thể nhập vào tâm thức và con người bắt đầu thắc mắc liệu điều ǵ là đáng yêu sách.

Yêu cầu thật sự có đặc trưng là toàn tâm toàn ư. Cả trí lẫn tâm và hồn đều phải mong ước điều được yêu cầu. V́ cái trí chỉ là một khía cạnh của con người và bất cứ lúc nào cũng có thể có sự bối rối do những ham muốn mâu thuẫn nhau gây ra, cho nên mọi mâu thuẫn nội tâm phải chấm dứt, nhiên hậu lời yêu cầu mới mang tính tích hợp (cả trí lẫn tâm và hồn) và lực của nó mới mạnh hơn. Cho dẫu tiền bạc là điều duy nhất mà người ta yêu cầu toàn tâm toàn ư th́ y ắt sẽ có tiền rồi lại phải chịu đau khổ v́ tiền, nhưng y ắt học được việc muốn yêu cầu và muốn sở hữu th́ người ta phải thật sự dồn hết mọi năng lực và nghị lực của ḿnh vào nhiệm vụ ấy. Điều này tương đối dễ trên b́nh diện vật chất nhưng khó hơn nhiều xét về những sự vật phi vật chất - đây là sự vật có “giá trị lâu bền” (như trong quyển Dưới Chơn Thầy) có chỉ dẫn, bởi v́ các giác quan và cái trí không thể lĩnh hội được giá trị của chúng. V́ thế cho nên hầu hết mọi người đều bị xao lăng hoặc bị cuốn hút để rồi chạy theo những tiện nghi nhất thời hoặc là muốn một chút cái này và cũng muốn một chút cái khác. Ánh Sáng Trên Đường Đạo có dạy rằng: “Chỉ ham muốn cái ở bên trong con thôi. Chỉ ham muốn cái vượt ngoài tầm con thôi”. Người ta có thể muốn sở hữu nhưng sở hữu ấy phải v́ tinh thần Sự Sống nhất như chứ không chỉ v́ bản thân ḿnh. Thông thường th́ ham muốn đều thấm đượm những cân nhắc ích kỷ, duy vật và mang tính cá nhân. Giải Thoát (moksha), một trong những tố chất được nêu ra theo truyền thống Phệ đàn đà, hàm ư xả bỏ những nhu cầu cá nhân để dồn hết mọi nghị lực, chú tâm và sự tận tụy của ḿnh vào việc khám phá điều có giá trị lâu bền vốn là Thực tại.

Điều này đưa ta tới một vấn đề khác. Cái ǵ là có thực và cái ǵ là không thực? Cái trí bị bẫy trong nhiều điều không thực của cái thế giới h́nh bóng hăo huyền này; nó vốn có vẻ thực xiết bao nhưng đúng là không thực ((tạm gọi như vậy). Làm sao mà ta biết được điều vốn đúng là có thật? Hăy học hỏi bằng cách thực hành sự suy gẫm (vichara) chứ không đi tới những kết luận hồ đồ hoặc bất giác bị thu hút về một vài ư tưởng hoặc lư thuyết nào đấy. Suy đi gẫm lại, tư duy thâm hậu, lặng lẽ quan sát, đều rất cần thiết để t́m cho ra liệu cái có vẻ thật đối với tâm trí ta đúng ra có thật không hay liệu đó chỉ là một khía cạnh của sự hăo huyền tồn tại trong những thế giới h́nh tướng ở mức vật lư, thất t́nh lục dục và tư tưởng, nơi có nhiều điều hăo huyền. Tiếng Nói Vô Thinh có dạy rằng: “Bên dưới mọi đóa hoa đều có một con rắn nằm cuộn tṛn”. Nếu ta biết và có thể không bị những hăo huyền của các thế giới thấp lừa gạt th́ trên các cơi cao hơn vẫn có thể có những điều hăo huyền tinh vi hơn gạt gẫm ta. V́ thế ta phải kiên tŕ tỉnh thức và cảnh giác.

 Cái điều hăo huyền do chính cái trí của ta sáng tạo ra chứ không ở nơi các sự vật đâu. Trong phát biểu của Oscar Wilde có nhiều lẽ phải: “Tôi có thể chống cự được mọi thứ ngoại trừ sự cám dỗ trong ḷng tôi”. Có lẽ đây chỉ là câu nói đùa nhưng nó lại đúng thật. Người ta có thể chống cự lại bất cứ điều ǵ ở bên ngoài nếu trong ḷng người ta không có ham muốn và tham vọng; tham vọng ham muốn và thèm khát đều là những hăo huyền dưới mọi khía cạnh dẫn dắt ta đi lạc đường khi tin rằng một vài sự việc là tốt đẹp, có thực và đáng sở hữu, trong khi thực ra chúng không phải như vậy. Do đó ta phải dừng lại và suy gẫm.

 Có những người bị mờ mắt đi v́ ham tiền. Ta có thể không giống như người ấy nhưng có lẽ ta vẫn c̣n đang bám víu vào cái ǵ đó. Nếu ta có nhiều tiền hơn liệu việc ấy có khiến cho ta được thỏa măn hơn chăng? Nếu đúng như vậy th́ ta vẫn c̣n bị hớp hồn bởi sự hăo huyền của sở hữu. Việc muốn có cảm giác mạnh, sở hữu, quyền lực đều cùng một hạng. Nếu chúng vẫn c̣n hấp dẫn ta th́ ta phải dè chừng. Mặt khác, nếu ta kiên định chú ư - không cần phải mọi lúc bởi v́ điều đó chỉ gây ra căng thẳng - nghĩa là trước sau vẫn chú ư th́ quan năng phân biện (viveka) của ta sẽ phát triển. Lúc bấy giờ điều xảy ra thật mầu nhiệm: chúng ta không c̣n cảm thấy bị thu hút bởi những sự vật của trần thế và bám víu vào chúng vốn chẳng lâu bền. Chỉ những hồng ân thuộc về cơi phi thời gian mới thu hút ta thôi.

Như vậy để có được điều mà ḿnh yêu cầu, ta phải hết ḷng yêu cầu điều đúng đắn th́ năng lực phân biện càng ngày càng tăng trưởng mới giúp ta có thể v́ lợi ích lâu dài mà vứt bỏ đi hết thứ này tới thứ khác, vốn toàn là sự tín ngưỡng sai lạc dẫn ta đi lệch hướng, những ham muốn, những bám víu và những kết luận chẳng đi đến đâu. Mọi điều này được hàm ư trong phát biểu: “Những người nào yêu cầu ắt sẽ có”. Ta được biết: “Chỉ ham muốn điều ǵ ở bên trong con thôi”. Nhưng ta đâu có ư niệm ǵ về điều ở bên trong ḿnh. Thế th́ làm sao ta có thể yêu cầu điều ở bên trong ḿnh? Chỉ bằng cách khởi sự quan sát kỹ lưỡng và trung thực với bản thân ta. Ta phải bóc bỏ những lớp vỏ che khuất Chơn ngă trước khi ta biết được bên trong là cái ǵ, nó không những tồn tại nơi bản thân ta mà c̣n tồn tại ở khắp mọi nơi. Một Chơn sự có khuyến cáo: “Con hăy học cách quan sát người ta ở bên dưới bề mặt chứ đừng kết tội hoặc tin cậy vào dáng vẻ bên ngoài”. Điều này cũng áp dụng cho việc thấy được chân tướng của ḿnh. Thật dễ dàng bị óc tưởng tượng của chính ḿnh lừa gạt. V́ thế cho nên qui tŕnh quan sát và điều tra phải bền bỉ. Việc thực hành phân biện (viveka) không thể ngẫu hứng hoặc năm th́ mười họa mà phải kiên định trong việc quan sát; khi đó ta mới học cách tôn thờ ánh sáng của Thượng Đế bên trong ta tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Điều mà ta đề cập tới không phải là một thần linh hư ảo hoặc Chơn sư giả, mà là ánh sáng vốn là Tự ngă bất diệt bên trong nhất như với Đại ngă của vạn vật.

Trong khi thảo luận Krishnaji có tuyên bố: “Nếu bạn hỏi câu hỏi đúng th́ chính bạn sẽ t́m ra câu trả lời chính xác”. Thắc mắc đúng không nhất thiết phải dường như đúng xét theo quan điểm trí thức; nói cho đúng hơn đó là một thắc mắc đưa ta tới những mức thấu hiểu sâu sắc hơn, đưa ta tới những hồng ân mà ta chỉ có thể t́m thấy nơi cơi vĩnh hằng.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS