Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

ĐẠO HỌC TÙNG THƠ

MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG

GIẢN YẾU

 

Ở giữa trần ai tự biết ḿnh

Trao dồi hạnh kiểm dưỡng tâm linh

Vén màn ảo ảnh mau thành Đạo

Thuyền giác quay về độ chúng sinh

BẠCH LIÊN

QUYỂN NHỨT

1970

 

Vài lời nói đầu

Không phải là một việc tinh cờ mà trên mỗi Hành tinh đều có những sinh vật, và những Hành tinh lại xây chung quanh mặt trời với một tốc độ kinh khủng, nhưng điều ḥa, mà cũng không bao giờ rời bỏ vị trí của chúng, để tất cả hiệp lại thành một hệ thống gọi là Thái Dương Hệ.

Ai sanh ra mặt trời và các hành tinh? Ai cho các loài vật sự sống? Ai tạo ra h́nh hài của chúng rồi sửa đổi những h́nh hài này mỗi ngày mỗi thêm đẹp đẽ hơn trước nữa.                                  

Trong một vũ trụ do định luật chi phối th́ không có những hiện tượng nào được gọi là sự ngẫu nhiên cả.

Đó là những nghi vấn mà từ xưa đến nay, người có trí thức, biết suy nghĩ, đều mong mỏi t́m cho được những giải đáp ổn thỏa đúng với sự thật. Tức là con người là ai? Xuống cơi trần làm chi? Nhưng khoa Minh Triết Thiêng Liêng đă giải quyết một cách hết sức rành rẽ những nghi vấn nêu ra trên đây. Nó chỉ cho con người biết ba việc đại khái sau này:

Một là: Mục đích sự sanh hóa Thái Dương Hệ .

Hai là: Cội rễ con người .

Ba là: Nhiệm vụ của con người trên thế gian. Khoa Minh Triết Thiêng Liêng là khoa ǵ? Do ai dạy mà giải quyết được những sự bí mật của tạo công? Ấy là Pháp môn của các đấng Chí Tôn cao cả, những vị đă dự vào việc sanh hóa Thái Dương Hệ nầy cả tỉ năm trước, để dành đào tạo những đấng cứu thế mà người đời gọi là Tiên, là Thánh, là Bồ Tát, là Phật đặng phụ giúp thiên cơ.

   Đă cả triệu năm rồi, các vị Huấn sư dạy khoa này một cách kín đáo trong các Đạo viện, trong các Thánh đường cho những tín đồ nào đă hội đủ mhững điều kiện do luật trời định, không hề tiết lộ ra ngoài.

Ngày nay v́ nhân loại đă tiến đến một khúc quanh lịch sử, một kỷ nguyên mới gọi là kỷ nguyên Huyền bí sẽ mở màn vào năm 1975, cho nên 94 năm trước, năm 1875 Thiên Đ́nh mới cho phép đem vài chương đầu của Khoa này phổ biến trong quần chúng khắp thế gian.

Cầu xin khoa Minh Triết Thiêng Liêng đem lại ánh sáng cho quí bạn trên con đường hành hương kéo dài cả muôn kiếp Luân Hồi.

Chỉ có thế thôi . . . . .

Lành thay . . . . Lành thay . . . .

CHÂU ĐỐC, ngày 26 tháng 08 năm 1969.

Nhằm ngày mùng ba tháng bảy nhuần, năm Mậu Thân .

 BẠCH LIÊN

----------

CHƯƠNG  THỨ NHỨT

Con người là ai? Từ đâu đến?

Sanh ra cơi Trần làm chi?

V.- Tôi thường tự hỏi? Con người là ai? Từ đâu đến? Sanh ra cơi trần làm chi?

Nếu con người sanh ra chỉ để lớn khôn, lập thanh danh, có gia đ́nh rồi chờ ngày “cát bụi sẽ trở về với cát bụi” th́ cuộc đời không có mục đích ǵ hết và sự sống rất vô vị .

Rồi tới một ngày kia, sau khi từ trần rồi: Con người sẽ ra sao? C̣n hay mất? Nếu c̣n đi về đâu? Có Âm Ty Địa ngục không?

Con người phải đi đầu thai nữa không? Tại sao lại phải tái sanh?

Tại sao trong đời lại có kẻ thông minh, người đần độn, kẻ sung sướng, người khổ cực? Người ta bảo đó là tại nhân quả. Nhân Quả là ǵ? Nếu có Nhân Quả th́ ai cầm cân tội phước? Ai định số mạng con người? Có phải là Diêm Vương Thập Điện không? Làm sao biết được mỗi người làm bao nhiêu việc lành, bao nhiêu việc ác từ nhỏ cho đến khi bỏ xác đặng cho họ hưởng phước hay mắc họa kiếp sau?

Có hai bên vai vác không? Có Táo Quân tối 23 Tết về Trời tâu với Đức Ngọc Đế những việc lành dữ ở thế gian không?

Tại sao lại gọi ông nầy là Tiên, c̣n ông kia là Phật, Tiên Phật khác nhau như thế nào?

Đó là những điều tôi t́m hiểu bấy lâu nay, tôi có đọc nhiều sách, khoa học có, tôn giáo có, song chưa được toại nguyện.

Nếu có thể xin Huynh chỉ những sách cho tôi xem, hoặc giả xin Huynh giải cho tôi nghe, nếu Huynh khảo cứu những vấn đề đó rồi.

  Đ.- Vâng. Tôi xin nói rằng mấy câu hỏi của Huynh liên quan đến cơ tiến hóa. Cơ nầy gồm ba vấn đề:

- Một là: Mục đích sự sanh hóa Thái Dương Hệ nầy.

- Hai là: Luật Luân -Hồi.

- Ba là: Luật Nhân-Quả .

Cũng có thêm luật Hy Sinh nữa .

Thật là cực kỳ khó khăn, bởi chúng nó thuộc về những luật vô h́nh, con mắt phàm không thấy được, lỗ tai phàm không nghe được, dầu cho viết ra cả trăm quyển cũng không biết sao là đủ, và điều chắc chắn là nói không hết lời.

Cơi Trần liên quan mật thiết với nhiều cơi vô h́nh khác nữa, những luật chi phối mấy cơi nầy, không giống những Luật Vật Lư ở cơi Trần. Không thể lấy những luật Vật-Lư nầy đặng cắt nghĩa những hiện tượng huyền bí cao siêu thuộc về những cơi vô hinh. Có nhiều điều chúng ta không có đủ những danh từ để diễn tả mà trí con người cũng không tưởng tượng nổi nữa. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Trước hết tôi xin trả lời vắn-tắt mấy câu hỏi của Huynh rồi lần lượt sẽ thêm những chi tiết cần thiết, dầu sao cũng là nói một cách tổng quát mà thôi.

I

MỤC ĐÍCH SANH HÓA THÁI DƯƠNG HỆ NẦY

CÂU HỎI THỨ NHỨT

Con người là ai? Từ đâu đến?

Sanh ra cơi Trần làm chi?

a)- CON NGƯỜI LÀ AI?

Thật con người là Chơn Thần, một điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế, nói một cách khác, con người là Con của Trời.

Các Tôn giáo lớn như Ấn Giáo, Thiên Chúa Giáo đều chứng nhận điều đó.

Như Ấn giáo:

   Nó, Bản Ngă, nầy là Thượng Đế .

   Lui, ce Soi, c’est Brahaman .

  (Brahadaranyaka oupanishad ,IV,IV,5,)

Thiên Chúa Giáo:

Tôi nói: CÁC ANH LÀ NHỮNG THƯỢNG ĐẾ, TẤT CẢ CÁC ANH LÀ CON CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. 

            THÁNH THI LXXXII, 6

J’ai dit: Vous êtes des Dieux,vous êtes tous des fils du tre – Haut .

(Psaumes – LXXXII 6)

b)- CON NGƯỜI TỪ ĐÂU ĐẾN?

Con người từ cơi Đại Niết Bàn xuống cơi Trần

c)- CON NGƯỜI SANH RA CƠI TRẦN LÀM CHI?

Con người sanh ra cơi Trần để học hỏi cách sanh hóa và cách tiến hóa của muôn loài vạn vật trên Dăy Địa Cầu này. Tới một ngày kia, khi thông suốt hết những luật chi phối sự Sanh-Tử, Luân Hồi th́ con người trở nên hoàn toàn sáng suốt, trong đạo đức gọi là phá tan bức màn vô minh.

Con người thành một vị Siêu phàm gọi là Tiên Trưởng và không c̣n dính dấp chi với Hồng Trần nữa. Nhưng sự tiến hóa của con người chấm dứt tại đây sao? Không, nó c̣n tiếp tục ở mấy cơi khác ngoài Địa cầu này?

Chơn Tiên phải tu luyện thêm đặng tiến lên nhiều cấp bực cao hơn nữa. Rồi tới một ngày kia, không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói, Ngài sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ tạo lập một Thái Dương Hệ khác, giống như Thái Dương Hệ của ḿnh đây.

Nói tóm lại –Thái Dương Hệ của chúng ta sanh ra chỉ có mục dích là đưa các loài vật, trước nhứt là con người, tiến đến bực Siêu Phàm mà thôi .

II

BÊN KIA CỬA TỬ

 

CÂU HỎI THỨ NH̀

RỒI TỚI MỘT NGÀY KIA, SAU KHI TỪ TRẦN RỒI, CON NGƯỜI SẼ RA SAO? C̉N HAY MẤT ….  NẾU C̉N, ĐI VỀ ĐÂU? CÓ ÂM TY HAY ĐỊA NGỤC KHÔNG?

a-   SAU KHI BỎ XÁC RỒI CON NGƯỜI SẼ RA SAO?

           C̉N HAY MẤT?

Sau khi con người từ trần rồi, con người vẫn sống như bây giờ. Cũng hiểu biết, cũng ham muốn, cũng thương yêu, cũng oán ghét, cũng vui mừng.

Cũng buồn bă, cũng khôn ngoan, cũng khờ dại, về tánh t́nh và học thức không có chi thay đổi cả.

Cũng như khi chúng ta thay đổi y phục chúng ta không biến thành Ông Hiền, Ông Thánh liền, th́ cũng thế đó, khi chúng ta bỏ xác rồi, chúng ta có hóa ra ông Tiên, hay Ông Phật ngay khi đó đâu?

Nói cho đúng lư, xác thân không khác nào là một con thú để cho ta cỡi, và đưa ta đi qua một khoản đường đời. Ta cũng có thể coi nó như là một cái áo của con người mặc để hoạt động tại cơi Trần, khi nó hư hoại rồi không c̣n dùng được nữa th́ linh hồn phải cổi bỏ nó.

Lúc cổi bỏ nầy tục gọi là con người chết, thật sự là xác thân này chết, chớ con người là linh hồn vốn Trường Sanh Bất Tử .

b- CON NGƯỜI VÈ ĐÂU?

TRƯỚC HẾT CON NGƯỜI VỀ CƠI TRUNG GIỚI

   Cơi trần không phải đứng cô lập một ḿnh đâu, vẫn c̣n sáu cơi khác liên quan mật thiết với nó và xâm nhập vào nó. Bắt trên kể xuống th́ như vầy:

1- Cơi thứ nhứt: Cơi Tối Đại Niết Bàn, hay là Cơi Thái Cực, Cơi Tối Đại Thiêng Liêng .

2.- Cơi thứ nh́ là: Cơi Đại Niết Bàn, hay là Cơi Lưỡng Nghi, Cơi Đại Thiêng Liêng .

3.- Cơi thứ ba là: Cơi Niết Bàn hay là Cơi Tứ Tượng, Cơi Thiêng Liêng .

4.- Cơi thứ tư là: Cơi Bồ Đề hay là Cơi Trực Giác,

5.- Cơi thứ năm là: Cơi Tri Tuệ hay là Cơi Thượng Giới cũng gọi là Thiên Đường.

6.- Cơi thứ sáu là: Cơi Dục Giới hay là Cơi Trung Giới

7.- Cơi thứ bảy là: Cơi Hồng Trần hay là Cơi Hạ Giới .

Sau khi bỏ xác rồi, con người qua cơi Trung giới và ở lại đó trong một thời gian đặng gội rửa ḷng phàm. Thời gian nầy không nhứt định là bao lâu bởi v́ nó tùy thuộc sự tiến hóa của con người về đường tinh thần. Có khi vài giờ, có khi vài tháng, vài năm – Thường thường bậc trung là 25 năm, hoặc lâu hơn nữa không chừng. Tại cơi nầy, con người dùng cái Vía như dùng xác thân vậy .

 

C)- KẾ ĐÓ CON NGƯỜI BỎ CƠI TRUNG GIỚI

VỀ CƠI THIÊN ĐƯỜNG.

Đúng ngày giờ cái Vía rớt ra, nó sẽ tan ră như xác thân. Con người bỏ nó rồi th́ về Thiên Đàng ở tại một trong bốn cảnh thấp gọi là cơi Hạ Thiên, trong một thời gian đặng đồng hóa những sự học hỏi và những sự kinh nghiệm của ḿnh hồi ở Trần Gian.

   Thời gian này cũng tùy thuộc vào sự tiến hóa về đường tinh thần của con người, bực trung, mau là 16o năm, c̣n lâu là 2.050 năm.

    Tại cơi Hạ Thiên, con người dùng Hạ Trí cũng như dùng xác thân hay là cái Vía. Con người được hưởng hoàn toàn hạnh phúc, không có một mảy âu lo, buồn bực chen vào.

   Nhưng tới một ngày kia, Hạ Trí cũng tan ră. Con người phải bỏ nó và lên ở cảnh thứ Ba trong một thời gian, thường thường là rất ngắn. Rồi đúng ngày giờ con người từ giả cơi Thiên Đương trở xuống Trần đầu thai lại .

   Nói tóm lại:

1)- Khi từ Trần, con người bỏ xác Thân và cái Phách đặng về cơi Trung Giới.

2)- Khi ĺa cơi Trung Giới đặng lên Thiên Đường, con người bỏ cái Vía .

3)- Khi từ giả Thiên Đường, trở xuống Trần đặng đầu thai lại, con người bỏ Hạ Trí.

   Xác thân, Phách, Vía và Hạ Trí là bốn thể hư hoại, con người dùng chúng trong một kiếp mà thôi, khi tái sanh con người có bốn thể mới khác, Do theo luật Nhân Quả, Xác thân, Phách, Vía và Hạ trí mới nầy đồng bản tánh với bốn thể của kiếp trước.

 

c) CÓ ÂM TY ĐỊA NGỤC KHÔNG?

Tất cả những nhà Huyền Bí Học, tất cả những vị chơn tu đều biết rằng không hề có Âm Ty, Địa ngục, Diêm Vương, Thập Điện.

   Trời không hề lập những ngục ở dưới đất để hành phạt những linh hồn tội lỗi.

   Ấy tại thưở xưa có người muốn răn đời nên bày ra chuyện Linh hồn bị cắt lưỡi, mổ ruột, cưa hai nấu dầu v..v..đặng thiên hạ bớt làm ác đi.

Nhưng thử hỏi từ hồi bày ra những bức Thập Điện cho tới bây giờ, có bao nhiêu người cải dữ về lành hay là người ta vẫn tiếp tục làm những chuyện tàn bạo hơn trước nữa.

Phủ nhận chuyện Âm Ty Địa Ngục không phải muốn nói rằng: Con người làm tội mà không đền tội- Con người phải đền tội – Nhưng cách nào?

Con người đền tội cách nào?

Con người làm tội tại cơi Trần th́ phải đầu thai lại cơi Trần đặng trả quả, chớ không có trả ở cơi khác được.

   Quả của tư tưởng trả cho cái Trí.

   Quả của ư muốn và t́nh cảm, trả cho cái Vía.

   Quả của lời nói và việc làm trả, cho Xác thân .

   Có ba thứ quả:

   1)- Quả mùi là quả phải trả trong kiếp nầy, từ hồi nhập vô bào thai cho đến khi măn kiếp Trần.

2)- Quả Đương tạo ra là do tư tưởng, ư muốn, t́nh cảm, lời nói và việc làm gây ra trong kiếp nầy.

3)- Quả Tích trữ là số quả c̣n dư chưa trả được, chưa đúng ngày giờ thanh toán .

   Chúng ta không thấy được Luật Nhân Quả hành động cách nào, nhưng chúng ta thấy những hiệu quả của nó, như làm lành lành tới, làm dữ dữ tới và những quả báo nhăn tiền

HAI BẰNG CỚ CHỨNG CHẮC KHÔNG CÓ ÂM PHỦ                   

   Có hai bằng cớ chứng chắc không có Âm Phủ.

   Bằng cớ thứ nhứt là những hồn ma hiện h́nh,

   Liệng đá gạch, nhát người, dời bàn ghế. v.v . . .

   Khắp hoàn cầu xứ nào cũng có những chuyện như thế. Bạn nào có đọc những tạp chí Thần Linh đều biết lúc cầu đồng, có nhiều hồn ma về thuật chuyện của họ, hồi c̣n sanh tiền, mà không hề nói rằng có Âm Ty Địa Ngục chi cả.

   Con người, khi c̣n là phàm phu tục tử th́ phạm tội từ trong tư tưởng, ư muốn chớ không phải đợi tới lời nói và việc làm đâu.

   Hễ làm tội th́ sau khi chết rồi, linh hồn bị quỉ sứ bắt xuống Âm Ty giam vào Địa ngục chờ ngày xét xử như tục đă tin tưởng như vậy. Thế th́ hồn ma nào c̣n ở lại Dương Thế hiện ra phá người. Vậy, nếu có Âm Ty Địa Ngục th́ không có những chuyện ma, c̣n có những chuyện ma th́ không có Âm Ty hay Địa Ngục.

   Xin Huynh xem quyển “Nói chuyện ma của tôi soạn ra trong đó có kể 3 chuyện ma – Chuyện hồn ma cô Katie King và nhà Bác học Anh William Crookes (1872 – 1874) .

Chuyện hồn ma 40 Thủy Thủ Nhựt phá phách ở Mă Lai năm 1958 .

Chuyện hồn ma đốt mùng mền ông Tổng Giám Thị trường Quốc Học Huế cũng năm 1958 .

Với những lời giải thích về những hiện tượng siêu h́nh .

 

BẰNG CHỨNG THỨ NH̀

Đọc hai quyển Từ Ân Ngọc Lịch, Hồi Dương Nhơn Quả đều thấy Diêm Chúa chỉ xử tội toàn là những người Tàu, chớ không có một người Việt, một người Ấn, một người Nhựt nào cả, nói chi tới những người da trắng .

Điều này rất dễ hiẻu, là v́ hai quyển nầy vốn do người Tàu viết cả.

Nếu ta gặp người Tây phương không tin những chuyện dị đoan mà chết đi sống lại, rồi ta hỏi anh ở dưới Âm Ty Địa Ngục ra sao th́ chắc chắn anh sẽ lắc đầu trả lời “Tôi không thấy ǵ hết”.

Nếu tin theo chuyện Tàu th́ mỗi nước có một Âm Ty Địa Ngục riêng, để xử dân chúng nước ḿnh. Chớ Diêm chúa nước Tàu không có quyền xử những người da trắng và những người khác nước. 

III

LUÂN HỒI

 

CÂU HỎI THỨ NH̀.

 

Con người phải đi đầu thai nữa không?

Tại sao lại phải tái sanh?

   Con người phải trở lại thế gian nhiều lần.

   Con người phải tái sanh v́ hai lẽ dưới đây.

Một là: Thanh toán những quả đă gây ra trong những kiếp quá khứ đặng trở nên khôn ngoan hơn trước, không c̣n phạm luật Trời nữa

Hai là: Tiếp tục những sự học hỏi và những sự kinh nghiệm không những ở cơi Trần mà c̣n ở nhiều cơi khác và ở sáu bầu hành tinh khác hơn quả Địa cầu nầy. Trong sáu bầu đó có bốn bầu vô h́nh, c̣n hai bầu có đất cát, con mắt phàm thấy được: Ấy là Hỏa Tinh (Mars) và Thủy Tinh (Mercure)

 

   Con ngưỜi phẢi trẢi qua muôn kiẾp Luân HỒi .

Từ bầu hành tinh nầy qua bầu hành tinh kia, kéo dài cả trăm triệu năm mới mong trở nên toàn năng, toàn thiện, thành một vị siêu phàm .

IV

NHÂN QUẢ

CÂU HỎI THỨ TƯ

 

Tại sao trong đời lại có những kẻ thông minh, những người đần độn, những kẻ sung sướng, những người khổ cực .

Người ta bảo đó là Nhân Quả. Vậy Nhân Quả là ǵ? Nếu có Nhân Quả th́ ai cầm cân tội phước, ai định số mạng con người? Có phải là Diêm Vương Thập Điện không?

Làm sao biết được mỗi người làm bao nhiêu việc lành, bao nhiêu việc ác từ nhỏ cho dến khi bỏ xác đặng cho họ hưởng phước hay mắc họa kiếp sau. Có hai bên vai vác không? Có Táo Quân 23 Tết về Trời tâu với  Đức Ngọc Đê những việc lành dữ ở thế gian không?

LUẬT NHÂN QUẢ

     A)   Nhân QuẢ là ǵ?

Trước hết phải hiểu nhân quả là ǵ? Theo nghĩa đen của nó: Nhân là hột c̣n quả là trái. Trong hột có trái, trong trái vẫn có hột.

   Hột gieo xuống đất mọc lên cây, cây lại trổ bông sanh ra trái. Rồi trái hóa sanh ra cây nữa. Ta hăy xem những hiện tượng đă xảy ra.

Hiện tượng nầy vừa nhân và vừa quả một lượt. Quả của quá khứ là nhân của tương lai.

   Quả của quá khứ bởi v́ có một nguyên nhân sanh ra nó, c̣n nhân của tương lai bởi v́ nó sẽ sanh ra một việc khác nữa.

Trong đời sự nối tiếp và sự liên lạc việc nầy với việc kia người ta gọi là Nhân Quả .

   Người ta cho chuyện nhân quả là chuyện viễn vong, chớ nào ngờ Nhân Quả là chuyện xảy ra hằng ngày. Mỗi giờ, mỗi phút, trước mắt ta, trong thân ḿnh ta, trong nhà ta, ngoài đường phố, trong  xă hội, trong trời đất chỗ nào cũng có nhân quả cả .

Tỷ như đồ ăn biến thành máu huyết, xương thịt, đồ ăn là nhân, máu huyết xương thịt là quả .

Trộm cướp th́ bị tù tội, trộm cướp là nhân, tù tội là quả.

Siêng năng cố gắng là nhân, học giỏi là quả, biếng nhác bê trễ là nhân, học dở là quả.

   Say hoa đắm nguyệt th́ yếu duối, mắc bệnh hoạn.

   Say hoa đắm nguyệt là nhân, yếu đuối bệnh hoạn là quả.,

  Đây là những quả báo nhăn tiền.

   C̣n nhiều thứ quả của con người gây ra, vài năm sau hay vài kiếp sau mới trả, không rơ v́ lẽ nào, chúng ta thấy những hậu quả nhưng không dễ tri ra được nguyên nhân bởi v́ tŕnh độ tiến hóa của chúng ta c̣n thấp lắm.

   Nhân quả tiếng Phạn là Karma (cạt ma).

   Karma có nghĩa là hành động mà trong sự hành động có chứa sự phản động. Hành động và phản động vẫn cân phân với nhau, phải học cho rành luật Nhân Quả th́ mới hành đúng theo cơ tiến hóa.

   Luật Nhân Quả vốn là luật Thăng Bằng của vũ trụ, dạy con người trở nên khôn ngoan, không làm nghịch với ḷng Trời nữa, nhờ vậy con người tiến mới mau, chớ nó không phải luật Báo Oán “Mắt trả mắt-Răng trả răng”; chớ nên hiểu lầm điều nầy.

Bây giờ tôi trả lời hai câu hỏi của Huynh .

Tại sao trong đời lại có những kẻ thông minh, những người đần độn, những người sung sướng, những người khổ cực .

1.- Trước hết linh hồn đầu thai vào ba loại Tinh chất (Essence élémental).

2.- Hết ở loài Tinh chất th́ đầu thai qua loài Kim thạch

3.- Hết ở loài Kim thạch th́ đầu thai qua loài Thảo mộc.

4.- Hết ở loài Thảo mộc th́ đầu thai qua loài Cầm thú.

5.-Hết ở loài Cầm thú th́ đầu thai qua loài Người .

6.- Sau con Người thành Tiên Thánh .

 

TẠi sao sỰ tiẾn hóa không đỒng bỰc vỚi nhau. 

  Ấy tại có những linh hồn thoát kiếp thú đi đầu thai làm người trước chúng bạn cả chục triệu năm.

   Họ đă học hỏi và kinh nghiệm việc đời được nhiều rồi, cho nên tương đối họ ít lầm lỗi hơn những linh hồn đi đầu thai sau họ. Lẽ tự nhiên họ phải thông minh và sung sướng hơn.

   C̣n những linh hồn mới đi đầu thai làm người th́ c̣n tối tăm và thường làm những việc không lành, lẽ tự nhiên họ phải chịu cực khổ hơn bực đàn anh của họ .

   Nhưng lần lần họ cũng tiến lên cao vậy, chớ không phải họ ở măi một chỗ đâu.

 

 B)- AI CẦM CÂN TỘI PHƯỚC?

       C)- AI ĐỊNH SỐ MẠNG CON NGƯỜI, CÓ PHẢI LÀ DIÊM VƯƠNG THẬP ĐIỆN KHÔNG?

Ấy là các vị Đại Thiên Tôn, tiếng Phạn là Lipika,(Libica) dịch ra tiếng Pháp là Seigneurs du karma, Tàu gọi là các vị Nam Tào Bắc Đẩu.

Các Ngài thành chánh quả trong một Thái Dương hệ khác, sanh trước Thái Dương hệ của chúng ta không biết bao nhiêu tỉ năm mà nói.

Các Ngài giúp Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta và dự vào phần Quản trị Thái Dương Hệ của chúng ta coi rộng lớn song đối với các Ngài nó chỉ là một cuốn sách dở ra trước mắt mà thôi.

Cũng chính các Ngài định số mạng cho mỗi người. Các Ngài cho y đầu thai vào giống dân nào, gia đ́nh nào và ở tại đâu tùy theo căn quả của y đă gây ra những kiếp trước .

Không có Diêm Vương Thập Điện.

Trừ các Ngài và những vị cao cấp trên Thiên Đ́nh th́ không ai có quyền định số phận của các linh hồn cả.

 Làm sao biết được mỗi người làm bao nhiêu việc lành bao nhiêu việc ác, từ nhỏ cho đến khi bỏ xác đặng cho hưởng phước hay mắc họa?

Có hai bên vai vác không? Có Táo Quân tối 23 Tết về Trời tâu với Đức Ngọc Đế những việc lành dữ ở thế gian không?

 

NHỮNG TIÊN THIÊN KƯ ẢNH .

Các nhà Huyền Bí Học, các nhà chơn tu đều biết rằng những Tư Tưởng, ư muốn, t́nh cảm, việc làm và luôn tới diện mao, h́nh dáng, y phục của mỗi người, và tất cả những biến cố xảy ra từ thuở Khai Thiên tịch địa đều có ghi h́nh ảnh trên chất khí  (AKASA) A-CA-ZA

   Ấy là những h́nh sống, linh động c̣n măi với thời gian. Ngày nào Thái Dương Hệ nầy tan ră, chúng nó mới tiêu mất.

   Các nhà Huyền Bí Học gọi chúng nó là Clichés hay là anales akasiques, xin dịch là Tiên Thiên Kư Ảnh .

   Tất cả những sự hành động dầu là tư tưởng, ư muốn hay là lời nói, việc làm đều liên lạc mật thiết với người đă sanh ra chúng nó, không khác nào màn lưới của con nhện bủa giăng và bao phủ nó. Mỗi sợi tơ nhện đều dính với con nhện ở chính giữa. Với con mắt vạn năng, các vị Nam Tào Bắc Đẩu chỉ liếc sơ qua cũng đủ biết mỗi người gây ra bao nhiêu tội và đă làm được bao nhiêu phước rồi.

   Dường như các Ngài có một cuốn Bộ đời riêng cho mỗi người, trong đó có ghi tẩt cả những sự hành động của y từ kiếp nầy qua kiếp khác .

   Các nhà tu hành Đạo Đức mở được Huệ Nhăn nhờ xem những Tiên Thiên Kư Ảnh nên tri ra những tiền kiếp của các vị Giáo Chủ và các vị Chơn Sư, hay bất cứ là ai .

KHÔNG CÓ HAI BÊN VAI VÁC,

MÀ CŨNG KHÔNG CÓ CHUYỆN 23 TẾT TÁO QUÂN VỀ CHẦU TRỜI.

Hiểu những Tiên Thiên Kư Ảnh th́ không bao giờ tin những chuyện Diêm Vương Thập Điện, hai bên vai vác hay là tối 23 Tết Táo Quân về Trời tâu với Đức Ngọc  Đế những việc lành dữ ở thế gian .

   Đức Ngọc Đế là Đấng Chí Tôn thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế cai trị và coi sóc sự sinh hóa và sự tiến hóa của muôn loài vạn vật trên địa cầu nầy.

   Hào quang Ngài bao trùm trái đất không có một con kiến nào chết hay là một sự bất công nào xảy ra mà Ngài không hay không biết. Ngài để cho nhân quả định đoạt v́ lưới trời tuy thưa mà không có chi lọt khỏi được. Vậy th́ cần chi có Táo Quân phúc tŕnh Ngài mới biết được những sự lành dữ ở thế gian .

CÂU HỎI THỨ NĂM

Sao gọi Ông nầy là Tiên? Ông kia là Phật?

Tiên Phật khác nhau thế nào? 

Muốn trả lời câu hỏi nầy th́ phải biết ngôi thứ trên Thiên Đ́nh hay Quần Tiên Hội. Tôi xin nói vắn tắt ra đây thôi

TỨ THÁNH HAY LÀ BỐN BỰC ĐIỂM ĐẠO.

   1.- Theo Phật giáo th́ vị đệ tử được một lần Điểm Đạo, gọi là Shrotapatti hay là Sotapanna. Tàu dịch là Tu Đà Hườn, nghĩa là người đă nhập lưu, anh đă vào ṿng tiến hóa của những vị Siêu Phàm. Ấn Giáo gọi vị nầy là Parivra Jaka, có nghĩa là người đi ta bà, vô trú .

   2.- Người Đệ tử được hai lần Điểm Đạo, Phật Giáo gọi là Sakridagamin, Tàu dịch là Tư Đà Hàm hay là Nhất Lai. Nếu hiểu rằng vị Tư Đà Hàm chỉ đầu thai một kiếp nữa th́ tới bực La Hán, là vị La Hán không c̣n bị bắt buộc trở lại đầu thai ở Thế gian nữa.

   Ngài có thể ở cơi Bồ Đề để tu luyện được 5 lần Điểm Đạo, hoàn toàn giải thoát.

   Ấn Giáo gọi Đệ Tử nầy là Koutichaka nghĩa là người dựng được túp lều.

   3.- Người đệ tử được ba lần Điểm đạo, Phật Giáo gọi là Anagamin, Tàu dịch là A Na Hàm, hay là Bất Lai, nghĩa là nội kiếp nầy vị A Na Hàm phải lên tới bậc La Hán và không trở lại thế gian nữa.

   Ấn Giáo gọi vị nầy là: Hamsa, Cygne = Thiên Hạc, tục truyền rằng con Hạc đứng trước chậu sữa có pha nước th́ phân biệt được cái nào là sữa, cái nào là nước.

   4.- Vị Đệ tử được bốn lần Điểm Đạo, Phật Giáo gọi là Arhat, Tàu dịch là La Hán, nghĩa là Đại đức, Tôn giả.

   Ấn giáo gọi vị nầy là Parahamsa, Đại Thiên Hạc, bốn bực đệ tử nầy Phật giáo gọi là Tứ Thánh .

   5.- Khi vị La Hán được năm lần Điểm đạo th́ thành một vị A-Zơ-Ca (Aseka) A-Zơ-Ca nghĩa là không c̣n làm đệ tử. Vị A-Zơ-Ca không c̣n cái chi học hỏi ở trong dăy địa cầu nầy nữa. Ngài đă hoàn toàn sáng suốt.

   Ấn Giáo gọi Ngài là Jivanmoukta, người đă được giải thoát .

Chúng ta gọi Ngài là Chơn Tiên hay là Tiên Trưởng, trước mặt Chơn Tiên có 7 đường tiến hóa khác nhau, Ngài tùy ư muốn chọn con đường nào cũng được. Trong 7 con đường đó, có một con đường ở lại cơi trần giữ xác phàm và lănh một chức vụ tại Thiên Đ́nh.

6.- Vị Chơn Tiên ở lại Trần tu luyện thêm, khi được 6 lần Điểm đạo Ngài làm một vị Đế Quân (Chohan), coi một cung (Rayon).

7.- Được 7 lần Điểm đao. Vị Đế quân tùy theo cung của ḿnh mà làm hoặc:

          1.- Vị Bàn cổ (Manou) hoặc,

          1.- Vị Bồ Tát (Bodhisatva) hoặc,

          1.- Vị Văn Minh Đại đế (Maha-Chohan).

Đức Bàn Cổ coi sóc sự sinh sản một giống dân, Đức Bồ Tát lo về phương diện giáo hóa giống dân đó, chính Ngài lập những Tôn Giáo lớn tùy theo nhu cầu của Thời Đại và hạp với tánh t́nh,phong tục của dân chúng,

8.- Đức Bàn Cổ được 8 lần Điểm Đạo th́ thành một vị Độc giác Phật ở Cung thứ nhứt.

Đức Bồ Tát được 8 lần Điểm Đạo th́ làm một vị Phật Đạo Đức, chủ tể Cung thứ nh́, như Đức Thích Ca bây giờ.

Đức Văn Minh Đại Đế đươc 8 lần Điểm Đạo th́ làm,hoặc một vị Độc Giác Phật, hoặc một vị Phật Đạo Đức, tùy ư Ngài.

Tới đây chắc chắn Huynh đă biết?

Tiên dưới Phật ba bậc.

Dầu Tiên, dầu Phật cũng ở trong Thái Dương Hệ nầy. Chớ không phải Tiên ở một cơi riêng gọi là cơi Tiên, c̣n Phật ở một thế giới khác nữa gọi là Tây Phương hay là cơi Phật

Trên Phật c̣n nhiều cấp bậc cao nữa như Đức Ngọc Đế (Le Seigneur du monde) được 9 lần Điểm đạo, Đức Phổ Tịnh Đại Đế (Le Veilleur Silencieux) được l0 lần Điểm Đạo v..v…

Nấc thang tiến hóa cao tột trời.    

 

CHƯƠNG THỨ NH̀ 

KHOA MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG

HAY LÀ KHOA MINH TRIẾT CỔ TRUYỀN.

  H.- Những lời giải đáp của Huynh thuộc về Tôn giáo nào?

   Đ.- Chúng nó không phải là của riêng của Tôn giáo nào cả.

Nó thuộc về Khoa Minh Triết Thiêng Liêng hay là khoa Minh Triết Cổ Truyền, cũng có người gọi là Huyền Bí Học.

   H.- Khoa nầy là Khoa ǵ vậy?

   Đ.- Ấy là Pháp môn các Đấng cao cả, các Đấng Chí Tôn đă dự vào sự thành lập Thái Dương hệ nầy để dành đào tạo những vị phụ giúp Thiên Cơ, những Đấng cứu thế mà người đời gọi là những vị Thánh, những vị Hiền, những vị Giáo Chủ, những vị Tiên, những vị Phật, những vị Bồ Tát.

   Mấy vị Tiên Thánh đem truyền dạy lại đệ tử cho đến khi những vị tín đồ nầy đắc đạo thành chánh quả như các Ngài. Rồi cứ tiếp tục như thế từ hồi mới sanh ra Thái Dương hệ cho tới ngày nay. Mối  Đạo không hề dứt.

   V́ vậy thời đại nào cũng có những người hy sinh cho đời.

   H.- Tại sao không đem khoa này dạy công khai?

   Đ.- Không thể được v́ hai lẽ dưới đây.

   Một là khoa Minh Triết Thiêng Liêng cao siêu tột bực, nó giống như bài vở của bậc đại học.

   C̣n tŕnh độ tiến hóa của nhân loại ngày nay mới ở Ban Tiểu học.

   Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt th́ không ai hiểu nổi.

   Một lẽ nữa, trong khoa nầy có những phương pháp luyện tập đặng khai mở những quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh. Hành sai cách th́ điên khùng, hư các cơ thể hay là bỏ mạng.

   Những quyền năng nầy biến đổi con người thành một vị Tiểu Thượng Đế, hay là một Đại Quỷ Vương tùy theo cách xử dụng chúng đặng làm những việc Lành hay việc Ác, giúp đời hay hại đời.

   Thế nên Tiên Thánh chọn lựa đệ tử rất kỹ lưỡng.

   H,- Làm sao học được khoa nầy?

   D.- Muốn học được khoa nầy phải hội đủ những đức tánh đă kể trong mấy quyển:

   1.- Dưới Chơn Thầy và giảng lư,

   2.- Ánh sáng trên đường đạo và giảng lư:

   3.- Tiếng nói vô thinh và giảng lư,

   4.- Trước thềm Thánh điện,

   5.- Con đường của người đệ tử,

 

Hai khoa HiỂn và MẬt cỦa các tôn giáo lỚn.

   Tuy nhiên khi một giống dân mới sinh ra th́ Đức Bồ Tát lâm phàm, lập một tôn giáo mới hạp với tánh t́nh, phong tục, tŕnh độ tiến hóa về trí thức và tinh thần của giống dân đó. Ngài cũng chăm về sự giáo dục nữa

Luôn luôn các tôn giáo nào cũng có hai khoa:

a)- Khoa Công truyền hay Hiển (Enseignement exotérique) chỉ rơ bổn phận con người đối với thân ḿnh, đối với gia đ́nh, đối với xă hội, và nhân quần, cách thờ phượng, cúng tế.

Nó cũng dạy về sự Luân Hồi, Nhân Quả

b)     Khoa bí truyền hay Mật (Enseignement Esotérique)

Giải về mục đích sanh hóa Thái Dương Hệ, bản tánh thiêng liêng của con người, phương pháp luyện ḿnh đặng bước vào cửa đạo v .v

Khoa Mật nầy là một phần của khoa Minh Triết cổ truyền.

Thuở xưa người ta dạy nó một cách kín đáo trong các tu viện, trong các Thánh đường cho các tín đồ có đủ tư cách để thọ lănh chơn truyền, chớ không tiết lộ ra ngoài, một phần lớn vốn khẩu khẩu tương truyền. Nếu ngày nay trong các tôn giáo ít khi nghe nói tới khoa Mật là v́ người ta thường ưa thích những sự phô trương ḷe loẹt bên ngoài trong các nghi lễ, trong sự cúng tế thờ phượng, chớ ít chú trọng đến sự trong sạch của bản tâm.

Nếu t́m đạo với sự ích kỷ, tham vọng th́ dù qua tận Tây Tạng hay đi tới chót núi Hy Mă Lạp Sơn cũng hoài công vô ích, chớ trông gặp được Chơn Sư.

 

KHOA MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG QUA CÁC THỜI ĐẠI.

Không biết cả triệu năm trước ở hai châu, châu thứ ba là châu Lê-Mu-Ri (Lemurie) và châu thứ tư là châu Ắt –Lăng-Tích (Atlantide) khoa Minh Triết Thiêng-Liêng nầy có tên chi, chứ cả chục ngàn năm sau:

Ở Trung Hoa người ta gọi nó là Đạo.

Ở Ấn Độ người ta gọi nó là Brahma Vidya.

Ở Ba Tư người ta gọi nó là Lửa.

Ở Ai Cập người ta gọi nó là Ánh Sáng.

Ở Hi-Lạp người ta gọi nó là Theosophia vốn đồng nghĩa với nhau là Minh-Triết Thiêng Liêng, bởi v́:

Brahma, Dieu, Thượng Đế, và

Vidya: Sagesse, Minh Triết,

Brahma Vidya: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.

C̣n Theosophia: do

Theos: Dieu, Thượng Đế và,

Sophia: Sagesse, Minh Triết,

Theosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse Divine.

Danh từ Theosophia dịch ra tiếng Việt là Thông-Thiên-Học thiệt là miễn cưởng.

Thông Thiên Học có nghĩa là học thông suốt lẽ Trời, gọi nó là Đạo đúng hơn. Tại danh từ nên có người hiểu lầm nó là một tôn giáo mới.

Thật sự khoa Minh-Triết Thiêng Liêng c̣n xưa hơn quả địa cầu nữa.

Nếu ngày nay Thiên Đ́nh cho phép đem vài chương đầu của Khoa Minh Triết cổ truyền phổ biến là v́ nhơn loại sắp tiến đến một khúc quanh lịch sử. Một chu kỳ mới gọi là chu kỳ Huyền Bí Học sẽ mở màng bắt đầu từ 1975, chỉ c̣n sáu năm nữa, chúng ta hăy chờ xem.

.

VÀI QUYỀN NĂNG C̉N TIỀM TÀNG TRONG M̀NH

H.-Xin kể vài quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh.

Đ.-Tôi xin kể ba quyền năng mà chúng ta thường nghe là Thần Nhăn, xuất Vía hay là xuất thần và Vỗ tay sấm nổ.

 

1- THẦN NHĂN

Theo nghĩa đen của nó, Thần Nhản là con mắt thần v́ nó xem thấu qua ḷng dạ của con người, tiếng Pháp là Clairvoyance astrale hay là Vision astrale.

Thần nhăn không phải ở trong xác thân nầy, nó là một Luân Xa của cái Vía ở chính giữa hai chơn mày.

Có Thần nhăn th́ thấy được ư muốn và t́nh cảm của con người và nhơn vật ở cơi Trung giới, nhưng phải luyện tập cho thuần thục th́ mới trúng.

Ngày nay bên Âu Mỹ nhiều người có Thần Nhăn. Cho nên nói tới Thần Nhăn là người ta không c̣n cho là lạ lùng như mấy chục năm về trước nữa.

2- XUẤT  VÍA

Xuất vía là đem cái vía ra ngoài xác thân, và dùng nó như dùng xác thân vậy.

Tiếng Pháp là Dedoublement hay là sortie en astral.

Có hai cách xuất vía:

1.- Xuất vía tự nhiên và,

2.- Tự ḿnh xuất vía.

1.- Xuát vía tỰ nhiên:

Lúc ngủ là xuất vía tự nhiên.

Con người bỏ xác thân và cái phách ở trên giường, rồi ở trong cái vía qua cơi Trung giới chừng trở về nhập xác th́ thức dậy.

Tại cơi nầy con người cũng hoạt động như lúc thức nhưng thường con người mê muội, nghĩa là lúc thức dậy không nhớ chi cả, hay là nhớ mày mạy những điều đă nghe thấy ở cơi Trung Giới..

2.- TỰ M̀NH XUẤT VÍA .

Phải học với một nhà Huyền Bí Học lăo luyện mới biết cách xuất vía, giờ phút nào cũng được tùy theo ư muốn mà không sợ nguy hiểm.

Thường thường người biết phép xuất vía chừng trở về nhập xác th́ nhớ lại những điều đă làm hay đă thấy ở coi Trung giới.

3.- VỔ TAY SẤM NỔ

Truyện Tàu như Phong thần và Phong Kiếm Xuân Thu nói rằng: Thần Tiên vỗ tay sấm nổ, chuyện nầy có thật chớ không phải dị đoan, bởi v́ thân ḿnh con người, thú vật, cây cỏ, kim thạch là một bầu điện lực.

Khoa học đă chứng minh điều nầy.  

THÂN M̀NH CON NGƯỜI LÀ MỘT BẦU ĐIỆN LỰC

Ngày nay người ta hiểu biết rằng: mỗi nguyên tử có hai phần.

Phần thứ nhứt là những âm điện tử (electron)

Phần thứ nh́ là nhân,

Nhân gồm những dương điện tử (protons) và những trung ḥa tử (neutrons).

Những âm điện tử xoay chung quanh những dương điện tử cũng như những hành tinh xoay chung quanh mặt trời. Thế th́ một nguyên tử là một bầu điện lực tí hon mà nó cũng không khác nào một Thái dương hệ nhỏ.

Nhiều nguyên tử hợp lại thành ra một tế bào, nhiều tế bào cấu thành một cơ quan.

Nếu một nguyên tử là một bầu điện lực tí hon th́ lẽ tự nhiên thân thể con người là một bầu điện lực lớn

 

ĐIỂN ÂM VÀ ĐIỂN DƯƠNG TRONG M̀NH CON NGƯỜI.

Trong ḿnh phái nam, phân nửa bên mặt chứa điển dương, phân nửa bên trái chứa điển âm.

Trái lại phái nữ, bên trái chứa điển dương, bên mặt chứa điển âm.

Nhưng trong dương có âm, trong âm có dương.

Cánh tay mặt chứa điển dương, nhưng ḷng bàn tay mặt lại có điển âm.

 

TẠI SAO VỖ TAY SẤM NỔ.

Điện th́ theo mấy chỗ nhọn mà ra ngoài; thế nên 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đều có điện xẹt ra cả.

Nếu biết cách làm cho điển dương bên tay mặt nhập với điển âm bên tay trái, tức th́ vỗ tay sấm nổ. Bí quyết là việc làm cho hai thứ điển tuôn ra và nhập lại với nhau.

CHƯỞNG TÂM LÔI .

Cũng có thể nắm bàn tay lại rồi phóng ra tức th́ sấm nổ. Ấy là phép Chưởng tâm lôi.

Bởi v́ năm ngón tay mặt có điển dương, c̣n ḷng bàn tay mặt có điển âm.

ĐỀ PH̉NG.

Nhưng phải biết cách giữ ḿnh, không th́ bị sét dội lại bỏ mạng.

DÙNG ĐIỂN TRỜI.

Biết phương pháp th́ dùng điển trong ḿnh hay là dùng điển trời làm sấm sét chừng nào cũng được.

Trong bộ Giáo Hội Sử (59,Chương 4) HISTOIRE.Ecclesiastique (LIX,Chapitre IV) Ông Sozonene Hermine - Sử gia Hy Lạp, sinh ra trong thế kỹ thừ 5, có thuật chuyện các vị Giáo Sĩ Etrusques dùng sấm sét giữ thành Narnia. khi bị vua Alaric kéo binh tới vây phủ. Chung cuộc vua Alaric phải lui binh v́ không thể tiến được.

Ông Lucius Pison cũng có nhắc lại rằng, vua thứ nh́ tên là Nuna Pompilius, thế kỷ thứ 7 trước Chúa Giáng Sinh, học phép với các vị Giáo sĩ nên biết dùng sấm sét đặng giết thú rừng.

Tite Live và Pline có trạng tả cái chết của vua Tullus Hostilius học phép làm sấm sét theo cuốn sách của ông Numus viết ra, song vua Tullus Hostilius không biết cách giữ ḿnh nên bị sét dội lại mà bỏ mạng.

Gương nầy để soi chung cho những ai ham luyện những phép thần thông mà không tự lượng sức ḿnh.

 

CHUYỆN ĐẠO SĨ SIM BANDAI LÀM RA SẤM SÉT.

Mấy chuyện trên đây thuộc về đời xưa, tôi xin thuật chuyện đời nay cho Huynh nghe.

 

Báo ‘”Echo du Merveilleux” bên Pháp ngày 15 Novembre l905 có đăng bài nầy, vốn của Ông Dina thuật lai.

Ông Dina nói: Tại bờ biển phía Tây Bắc cù lao Madagasca, ngay trước mặt cù lao Nossi-Bé, có một vị Đạo sĩ tên Sim Bandai muốn làm sấm sét giờ nào cũng được..

Một bữa kia tôi để một trái bầu ở dưới đất, rồi xin Đạo sĩ cho xem phép mầu của Ông. Đạo sĩ niệm chú tức th́ đám mây hiện ra rồi gió thổi mạnh. Th́nh ĺnh một lằn chớp nháng xẹt xuống ḅ lăng-quăng dưới đất trước mặt tôi và nhiều người tới chứng kiến.

Tiếp theo đó một tiếng sét nổ vang đánh tan nát trái bầu của tôi, rồi th́ mây tan gió tạnh. Nếu tôi nhớ không lầm th́ trong cuốn À l’ombre des monastères Tibétains - Dưới bóng Thiền Môn Tây Tạng” Ông Jean Marques Riviere có nói rằng; Ông thấy một vị Lạt Ma (Lama) làm sấm sét giết một đứa bé chăn chiên v́ nó phá Ông. Tôi chẳng rơ có một nguyên nhân bí mật nào nữa hay không, chớ nói việc phá phách không phải là tội đáng chết. Dầu sao người tu hành cũng không nên dứt ḷng từ bi

Tới đây chắc Huynh thấy rằng, ở thời đại nào, chân lư cũng là một và học được chơn truyền th́ có những phép thần thông, c̣n việc đó, hạnh phúc hay là tai họa là tùy cách ta xử dụng chúng đặng làm những điều lành hay là những điều ác mà thôi.

 

ĐIỂN TRONG CÁC LOÀI KIM THẠCH, THẢO MỘC, THÚ VẬT.

a)-LOÀI KIM

Theo Ông Hector Duville th́ loại kim chỉ chứa một thứ điện, hoặc âm hoặc dương mà thôi.

THUỘC VỀ DƯƠNG ĐIỆN                                   THUỘC VỀ ÂM ĐIỆN

Đệ : Antimoine                                                        1- Nhôm :Aluminium.

2- Bạc :Argent                                                         2- Đồng :Cuivre.

3- Thạch tín : Arsenic                                              3- Thiếc: Etain

4- Xú tố - Brome                                                      4-Khinh khí :Hydrogène.

5- Sắt : Fer                                                                 5-Mảnh :Manganèse.

6- Điện : Jode                                                            6- Mỹ :Magnésium.

7- Dương khí :Oxygène                                          7- Vàng : Or.

8- Lân tinh :Phosphore                                            8-Thủy ngân :Mercure.

b)- Loài ThẠch

Hầu hết những thủy tinh (Cristaux) cọ tới th́ sanh điện… Thử Băng-đảo thạch (Spath d’Islande) lấy tay chà th́ có điện liền .

c)- Loai ThẢo mỘc

Trong các loài thảo mộc, duy có cây phitolocca électrica chứa nhiều điện hơn hết. Rờ tới nhánh th́ bị điện giựt liền. Không có con chim hay côn trùng nào dám đâu trên cây đó hết.

          d)     LOÀI THÚ VẬT

Trong các thứ loài vật duy có lông mèo là chứa nhiều điện hơn hết.

Những thú vật ở dưới nước ḿnh có nhiều điện là:

a)-Loài cá gọi là Điện ngư (Raie ou torpille électrique)

b)- Loài Silure (Giống cá Trê) loài trichiure, loài tétrodon (giống cá nóc)

Điển của loài lương (gymnote) ở tại sông Orénoque, Nam Mỹ châu, mạnh cho đến nỗi một con ngựa đụng vô th́ chết liền .

           

CUỐN SÁCH THIÊN NHIÊN .

Cuốn sách thiên nhiên chứa những bí mật của tạo công để cho chúng ta đọc là cảnh vật phô bày trước mắt chúng ta.

Nhưng không phải lấy con mắt phàm quan sát là đủ,phải dùng tới mắt Thánh gọi là Huệ nhăn để xem xét và học hỏi th́ mới thấy trọn vẹn và rơ ràng.

Những nguyên nhân sanh hóa đều phát nguồn từ những cơi vô h́nh, chớ không phải tại cơi trần nầy đâu. Mà muốn mở được Huệ Nhăn th́ điều kiện tối cần là tấm ḷng phải thật trong sạch, không nhiễm một mảy trần ai. Đó là điều mà không phải mọi người đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng đâu.

 

NHỮNG CHI TIẾT CẦN THIẾT NÊN BIẾT

Bây giờ xin đi ngay vào đề.

Những chi tiết cần thiết nên biết một cách tổng quát là:

1-          Bảy cơi của Thái Dương hệ.

2-          Con người và những thể của nó.

3-          Bên kia cửa tử,

4-          Luật Luân hồi - Nhân quả.

5-          Các giống dân - Các cuộc Tuần hườn - Sự phán xét cuối cùng

H.-Tại sao phải học 7 cơi của Thái Dương Hệ trước?

Đ- Điều nầy rất dễ hiểu

Trước có Trời Đất, sau mới có con người. Nếu sanh hóa vạn vật trước quả Địa cầu nầy th́ chúng nó ở đâu bây giờ?

H- Tại sao kế đó phải học hỏi con người?

Đ- Bởi v́ con người là Tiểu Thiên Địa.

Trong ḿnh con người có đủ các chất khí đă lập ra Trời Đất. Học con người rành rẽ th́ biết được sự sanh hóa Vũ trụ.

Thế nên trên ngạch cửa thánh điện Delphes có khắc câu chăm ngôn nầy: “Ngươi hăy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết Vũ Trụ và các vị Thượng Đế” (Connais-toi toi même et tu connaiteras  “Universe et les Dieux” )

H.- Những điều Huynh nói về 7 cơi của Thái Duong Hệ có giống với Thiên văn học hiện kim không?

Đ.- Không giống! Có nhiều điểm khác xa lắm và cũng ít khi nghe nói tới.

H.- Tại sao vậy?

            Đ.- Bởi luật Trời có trước thuở Khai Thiên Tịch Địa, muôn loài vạn vật đều phải tuân theo nó mà tiến tới.

Khoa học hiện kim c̣n trẻ trung lắm, nó mới có hai trăm tuổi.

Các nhà thông thái, các nhà trí thức t́m học luật Trời rồi sắp đặt những kết quả thành ra những hệ thống để cải thiện đời sống nhân loại. Con người phải tuân theo luật trời mới thành công, nếu làm trái với luật trời th́ sẽ thất bại trong các cuộc thí nghiệm.

Chớ nào phải con người bày ra những luật, rồi bắt buộc tạo vật phải tuân theo mạng lệnh của ḿnh. Thái Dương Hệ đă sanh ra mấy ngàn triệu năm rồi. Muốn học rành Thái Dương hệ, con người cũng phải mất một thời gian mấy ngàn triệu năm như vậy chớ không phải trong ṿng hai ba trăm năm mà thấu triệt những sự bí mật của tạo công đâu. Những sự khám phá mới mẻ sửa đổi và thay thế những sự phát minh xưa đă cũ kỹ rồi, và cứ tiếp tục như thế từ đời nầy qua đời kia.

Hơn nữa khoa học c̣n đang t́m kiếm trong ṿng vật chất, không công nhận có tinh thần hay là phần hồn, không tin có Trời Phật, Thánh Thần, Luân hồi, Nhân quả, cứ đinh ninh rằng con người là xác thân nầy, một khi dứt ba tấc hơi rồi th́ sẽ tiêu tan ra tro bụi. Khoa học chưa làm ra được cái trứng gà ấp nở ra con, hay là cái hột gieo xuống đất th́ mọc lên cây và trổ bông, sanh trái như tạo vật.

Khoa học c̣n bất lực về nhiều phương diện. Nhưng văn minh vật chất làm con người càng ngày càng xa thiên nhiên và các sự đau khổ sanh ra không ngớt v́ con người ỷ ḿnh tài trí làm những điều nghịch với những luật chi phối đời sống.

H.- Thế th́ Huynh công nhận Thần quyền.

Đ.- Vâng, tôi công nhận Thần quyền mà tôi không bao giờ ỷ lại Thần quyền.

Những luật căn bản của tạo hóa vốn bất di bất dịch. Chẳng phải con người mà thôi, mà tất că những Thái Dương Hệ trên không gian đều phải tuân theo luật Luân Hồi - Nhân Quả, Thành-Trụ-Hoại-Không – Sanh rồi Diệt, Diệt rồi Sanh, muôn kiếp ngàn đời không hề thay đổi.

Lần lượt Huynh sẽ rơ điều nầy, và tôi xin lập lại một lần nữa là đối với những vấn đề cao siêu như thế chúng ta chỉ bàn qua một cách tổng quát và vắn tắt mà thôi.

C̣n việc tin hay không tin đó là quyền tự do của quư Huynh .

 

CHƯƠNG THỨ BA

THÁI DƯƠNG HỆ

 

V.- Thái Dương Hệ là ǵ ?

Đ.- Thái Dương Hệ là một hệ thống gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành tinh xoay chung quanh Nó.

V.- Chắc chắn là không một ai biết được có bao nhiêu Thái Dương Hệ trên không gian?

Đ.- Đúng vậy. Trên sông Thiên Hà có hằng hà sa số những ngôi mặt trời, không một ai đếm nổi. Chúng nó c̣n đó trong khi con người đi đầu thai cả trăm kiếp và thay h́nh đổi dạng cả trăm lần rồi.

 

NHIỀU NGÔI MẶT TRỜI LỚN HƠN NGÔI MẶT TRỜI

CỦA CHÚNG TA. 

Tuy nhiên ngày nay người ta biết được nhiều tinh cầu lớn hơn ngôi mặt trời của chúng ta. Tỷ như:

So sánh về bề trực kính .

 1.- Tinh cầu Areturus (Bouvier) 27 lần lớn hơn ngôi mặt trời chúng ta.

 2.-Tinh cầu Aldebaran (Taureau) 38 lần lớn hơn.

 3.-Tinh cầu Pegase 140 lần lớn hơn.

 4.-Tinh cầu  Baleine (mira Ceti) và tinh cầu Betelgeuse (Orien) 300 lần lớn hơn.

5- Tinh cầu Hercule 400 lần lớn hơn .

6-   Tinh cầu Antares 487 lần lớn hơn.

7-   Sau rốt tinh cầu Canopus 1 triệu lần lớn hơn ngôi mặt trời chúng ta, v…v

V- Bề trực kính của ngôi mặt trời được bao nhiêu?

Đ- Nó được 1.391.000 cây số, bằng 190 lần bề trực kính của trái đất.

V- Ai sanh ra những ngôi mặt trời đó?

Đ- Theo Huyền Bí Học th́ mỗi ngôi mặt trời dù lớn dù nhỏ, dầu thấy được hay c̣n ở trong Thiên Hà, đều do một Đấng Chí Tôn sinh ra, Đấng đó là Đức Thái Dương Thượng Đế (Logos d’un Systeme Solaire).

  

ÔNG TRỜI KHÁC HƠN THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ.

   V- C̣n Ông trời là ai?

   Đ- Ông Trời (Dieu) hay là Đức Thái Cực Thánh Hoàng (Logos Cosmique) là Đấng Chí Tôn sanh hóa Vũ trụ Càn Khôn. Ngài là cha lành của các Đức Thái Dương Thượng Đế. C̣n Đức Thái Dương Thượng Đế chỉ sanh có một Thái Dương hệ mà thôi

  

ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ CỦA CHÚNG TA.

  V- Vậy th́ Thái Dương Hệ của chúng ta cũng do một Đấng Chí Tôn sinh ra?

  Đ- Thật quả như vậy. Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta vừa là cha lành vừa là ông trời của chúng ta và vạn vật. Ngài gần chúng ta hơn Đức Thái Cực Thánh Hoàng.

  V- Ngài có những vị phụ tá không?

  Đ- Có nhiều lắm.

  V- Xin  kể ra.

  Đ- Có nhiều cấp bậc Thiên Sứ không có tên trong các tôn giáo dưới trần. Tôi xin kể một cách tổng quát thôi.

  Trước nhứt là những vị Hành Tinh Thượng Đế (Logos Planétaire), kế đó những vị Đại Thiên Tiên. Đại Thiên Đế, Đại Đế, (như Đức Ngọc Đế cai trị một bầu hành tinh) những vị Phật, những vị Bồ Tát, những vị Đại Thiên Thần, những vị Thiên Thần v…v…

  V- Đức Thái Dương Thượng Đế và các Ngài phụ tá ở đâu đến?

   Đ- Ngài và các vị phụ tá ở những Thái Dương Hệ khác sanh trước Thái Dương Hệ của chúng ta và đă thành chánh quả không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói, có lẽ từ cả chục tới cả trăm tỷ năm tùy theo cấp bậc.

  

BA NGÔI CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ. 

   V- Có phải là Ngài phân làm ba ngôi chăng?

   Đ- Các tôn giáo lớn như Ấn Độ Giáo, Ai Cập giáo, Thiên chúa giáo đều nói như vậy.

 Ngôi thứ nhứt: Theo Ấn Độ Giáo là Si-Hoa (Shiva).

Theo Thiên Chúa Giáo là: Đức Chúa Cha (Dieu ,Le Père).

Ngôi thứ nh́: Theo Ấn Độ Giáo là Quích Nu (Vishnou).

Theo Thiên Chúa Giáo là Đức Chúa Con (Dieu, Le Fils).

Ngôi thứ ba: Theo Ấn Độ Giáo là Phạn Vương (Brahma).

Theo Thiên Chúa Giáo là Đức chúa Thánh Thần (Dieu, Le Saint Esprit).

TRẠNG THÁI CỦA  BA NGÔI

    Ba ngôi có ba trạng thái khác nhau:

1-          Trạng thái của ngôi thứ nhứt là Ư- chí.

2-          Trang thái của Ngôi thứ Nh́ là Minh Triết, Bác Ái.

3-          Trạng thái của Ngôi thứ Ba là Hoạt –Động.

                 

CÔNG VIỆC CỦA BA NGÔI.

V- Ba Ngôi có phận sự riêng chăng?

Đ- Ba Ngôi có phận sự khác nhau:

    Ngôi Thứ Ba lập 7 cơi Trời.

    Ngôi thứ nh́ sinh hóa H́nh dáng các loại và cho chúng nó sự sống.

   Ngôi thứ nhứt cho Chơn Thần nhập thế. Nhưng khó lắm. Xin nói chung là Đức Thái Dương Thượng Đế cho dễ hiểu.

                

MỤC ĐÍCH SANH HÓA THÁI DƯƠNG HỆ NẦY.

V- Thái Dương Hệ nầy sinh ra để làm ǵ?

Đ- Thái Dương Hệ nầy sinh ra để giúp cho các tinh chất (règne élémental) đầu thai làm người, c̣n con người th́ tiến lên bậc Siêu Phàm Nhập Thánh vào cơi Niết Bàn.

V- Sự tiến hóa tới đây chấm  dứt sao?

Đ- Không - Trước mắt các vị siêu phàm có bảy đường tiến hóa khác nhau, ai muốn đi theo con đường nào hạp với ḿnh th́ đi, tự ư. Các Ngài càng ngày càng tiến lên cao, có không biết bao nhiêu cấp bậc mà nói, rồi tới một ngày kia không định được là bao nhiêu tỷ năm nữa, mỗi vị sẽ thành một Đấng Thái Dương Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Thái Duong Hệ khác giống như Thái Dương Hệ của chúng ta bây giờ đây vậy.

Con đường tiến hóa vô tận vô biên, chúng ta c̣n tai phàm mắt thịt tưởng tượng không nổi.

 

NHỮNG CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

CỦA ĐỨC THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

 

V- Những công việc đầu tiên của Đức Thái Dương Thượng Đế là cái chi?

Đ- Công việc sanh hóa một Thái Dương hệ rất lớn lao, rất khó khăn và vô cùng phức tạp. Phải chuẩn bị trước và rất lâu, có lẽ cả triệu năm chớ không ít.

Trước nhứt Đức Thái Dương Thượng Đế sắp đặt một chuong tŕnh, có thể gọi là một Bản Đồ hay là Thiên Cơ, trong đó có ghi sẵn tất cả những công việc của Ngài phải thực hiện, như việc thành lập các cơi Trời, thời gian sanh hóa và tiến hóa các loài vật  và các bầu hành tinh từ lúc sơ khởi cho tới lúc cuối cùng, tức là trải qua bốn giai đoạn Thành-Trụ-Hoại-Không, chẳng phải chỉ có những nét đại cương mà với tất cả những chi tiết. Những vị mở được Huệ Nhăn thấy được cơi Niết Bàn đều biết được Thiên cơ.

 

SỰ THÀNH LẬP BẢY CƠI CỦA THÁI DUƠNG HỆ

 

Đức Thái Dương Thượng Đế đem sự sống của Ngài cho thâm nhập vào chất Hỗn Ngươn Nhất Khí, là chất khí hằng có đời đời trên không gian và cho nó có ba đặc tính: TỊNH (Tamas), ĐỘNG (Rajas) và QUÂN B̀NH (Sattva) .

Ngài biến đổi nó ra bảy chất khí căn bản, mỗi chất làm một cơi Trời, bảy chất làm bảy cơi.

Bảy cơi nầy là ( từ trên kể xuống).

1.           Cơi thứ nhất là cơi Thái Cực hay là Tối Đại Niết Bàn (plan Adi ou Mahaparanirvana)

2.           Cơi thứ nh́ là cơi Lưỡng Nghi hay là Đại Niết Bàn (Plan Anapadaka ou Paranirvana)

3.           Cơi thứ Ba là cơi Tứ Tượng hay là Niết Bàn (Plan Atmique ou Nirvana).

4.           Cơi thứ Tư là cơi Bồ Đề hay là cơi Trực Giác (Plan Bouddhique ou Monde de I’intuitien)

5.           Cơi thứ Năm là cơi Trí Tuệ cũng gọi là cơi Thiên Đường  hay là Thượng Giới (Monde Céleste ou plan Mental)

6.           Cơi thứ Sáu là cơi Trung giới hay là cơi Dục giới (Plan astral ou Monde des Emotions);

7.           Cơi thứ Bảy là cơi Hạ giới hay Phàm Trần (Plan Physique).

Mỗi chất khí căn bản c̣n chia ra làm bảy chất khí khác nhau nữa, mỗi thứ khí sau nầy làm ra một cảnh. Thế nên từ cơi Tối Đại Niết Bàn xuống tới cơi Trần, mỗi cơi đều chia làm bảy cảnh.

 

TÊN CÁC CHẤT KHÍ CĂN BẢN.

V- Mỗi thứ khí căn bản có tên chăng?

Đ- Có. Tiếng Pháp, tiếng Anh đều gọi là Matière physique, matière astrale, matière mental v..v…dịch ra tiếng Việt th́ rất khó hiểu .Vậy xin gọi chúng nó như sau đây:

1-          Chất khí làm cơi Tối Đại Niết Bàn là Ngươn khí.

2-          Chất khí làm cơi Đại Niết Bàn là Tiên Thiên khí,

3-          Chất khí làm cơi Niết Bàn là Âm Dương khí,

4-          Chất khí làm cơi Bồ Đề là Thái thanh khí,

5-          Chất khí làm cơi Thượng Giới (cơi trí tuệ) là Thượng thanh khí.

6-          Chất khí làm cơi Trung giới là Thanh khí .

7-          Chất khí làm cơi Hạ giới là Hồng trần

                    

ĐẶC TÁNH CỦA MỖI THỨ KHÍ                      

Mỗi thứ khí đều có màu sắc và rung động.

Chất khí ở cảnh cao chừng nào th́ màu sắc tốt đẹp và rung động mau lẹ chừng nấy. Đặc tánh của nó là nó chun ngang qua chất khí làm cảnh thấp ở phía dưới nó.

Tỷ như Chất Âm Dương khí làm cơi Niết Bàn, chun thấu qua chất Thái thanh khí làm cơi Bồ Đề, c̣n chất Thái Thanh khí làm cơi Bồ Đề chun ngang qua chất Thượng Thanh khí làm cơi Thượng giới v..v… Nên ghi nhớ điều nầy, sau mới hiểu v́ lẽ nào mà bảy cơi ở chung một chỗ được.

 

TẠI SAO CƠI TRÍ TUỆ LẠI GỌI LÀ CƠI THƯỢNG GIỚI.

V- Tại sao cơi trí tuệ lại gọi là cơi Thượng Giới?

Đ- Bởi v́ ba cơi Thượng giới, Trung giới, Hạ giới là trường tiến hóa của người phàm. Con người c̣n ở trong ṿng Trần tục, sau khi thác rồi th́ về ở cơi Trung giới một thời gian đặng gội rửa những sự bợn nhơ của duc vọng. Xong rồi th́ lên cơi Thiên Đường đặng đồng hóa những sự học hỏi và những sự kinh nghiệm của ḿnh hồi c̣n sống ở cơi trần. Đúng ngày giờ th́ xuống Trần đầu thai lại một lần nữa.

Bởi cơi Trí tuệ là cơi cao hơn hết mà con người lên tới, nên gọi nó là Thượng Giới,

                                   

CƠI THƯỢNG THIÊN VÀ CƠI HẠ THIÊN.                       

Cơi Thượng giới chia ra làm hai:

         1-     Ba cảnh cao: Cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nh́ và cảnh thứ ba gọi là cơi Thượng Thiên hay là cơi Vô Sắc Giới (Monde Aroupa)

Tại cơi nầy tư tưởng không có h́nh dạng, nó xẹt ra từ lằn.

2-    Bốn cảnh thấp: Từ cảnh thứ Tư đến cảnh thứ Bảy gọi là cơi Hạ Thiên hay là cơi Sắc Giới (Monde Roupa). Tại đây tư tưởng c̣n có h́nh dạng

                                  

BẢY CẢNH CỦA CƠI TRẦN

V- Tại cơi Trần: Chúng ta chỉ thấy có 3 cảnh.

     -  Cảnh của chất đặc là = Đất cát

      -  Cảnh của chất lỏng là = Nước .

     -  Cảnh của chất hơi là =  Không khí.

   C̣n 4 cảnh nữa ở đâu?

Đ- Ấy là bốn cảnh của Dĩ Thái hồng  trần (éther physique) con mắt phàm không thấy được,gồm:

               Cảnh của Dĩ thái thứ Tư.

               Cảnh của Dĩ thái thứ Ba .

               Cành của Dĩ thái Thứ Nh́.

               Cảnh của Dĩ thái thứ Nhứt cũng gọi là Nguyên tử căn bản Hồng trần.

 

BẢY CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ Ở CHUNG MỘT CHỖ VỚI NHAU.

   V- Chúng ta ở cơi Trần c̣n 6 cơi kia ở đâu?

   Đ- Sáu cơi kia ở trước mặt ta và chung quanh ta .

    v-  Nếu vậy bảy cơi ở chung một chỗ với nhau sao? V́ lư do nào?

    Đ- Tôi đă nói khi nảy. Chất khí làm cảnh cao chun thấu qua chất khí làm cảnh thấp, vậy xin lấy một thí dụ cụ thể đặng dễ hiểu hơn .

Quư bạn đổ cát trong một cái ve cho tới miệng. Cái ve đầy cát, nhưng quư bạn hăy lấy nước đổ vô ve nữa, quư bạn sẽ thấy nước nằm ở giữa những hột cát. Quư bạn có thể cho khí trời vô nằm trong nước nữa. Cái ve đă có ba chất: chất đặc, chất lỏng và chất hơi rồi. Tuy nhiên quư bạn c̣n có thể cho một luồng dĩ thái hồng trần vô trong nước nữa. Cái hiệu quả sẽ là thế nào? Luồng dĩ thái có nằm trong ve như khí trời chăng? Không. Luồng dĩ thái nầy sẽ đi ngang qua ve rồi tuốt ra ngoài mất dạng ,bởi v́ nó chun thấu qua chất đặc, chất lỏng và chất hơi. Khoa học ngày nay chưa t́m được phương pháp nào đặng cầm giữ nó như nhốt khí trời trong một cái ve hay một cái bầu vậy .

Chất Thanh khí làm cơi Trung giới chun thấu qua chất Dĩ thái Hồng trần, chất Thượng thanh khí làm cơi Thượng giới chun thấu qua chất Thanh khí v.v…th́ lẽ tất nhiên bảy cơi ở chung một chỗ được.

   V- Tại sao ta không thấy mấy cơi đó.

   Đ- Tại chúng ta chưa mở được những quan gọi là Thần nhăn, Thiên nhăn, Huệ nhăn. C̣n mắt phàm để xem cơi trần mà thôi, làm sao thấy mấy cơi kia được. Lần lượt tôi sẽ giải tới, nói bứt ngang không hiểu đâu .

   V- Cơi Trung giới bao lớn?

   Đ- Cơi Trung giới từ trung tâm trái đất lên tới mặt trăng. Cơi Thượng giới cũng bắt đầu từ trung tâm trái đất lên khỏi mặt trăng xa lắm,v.v…

                          

THÁI DƯƠNG HỆ CỦA CHÚNG TA.

 

   V- Thái Dương Hệ của chúng ta có mấy hành tinh?

   Đ- Tôi xin lập lại: Ở đây tôi nói theo Huyền Bí Học nó không giống Khoa Thiên văn học hiện kim. Vậy quư bạn chớ nên thắc mắc về điểm nầy.

 

BẢY HỆ THỐNG HÀNH TINH HAY LÀ

BẢY HỆ THỐNG TIẾN HÓA KHÁC NHAU .

( 7 Systèmes Planétaires )

   Thái Dương Hệ của chúng ta gồm một ngôi mặt trời ở chính giữa và bảy hệ thống hành tinh hữu h́nh xoay chung quanh nó. Tôi không kể ba hệ thống vô h́nh con mắt phàm không thấy được.

   Bảy Hệ thống hành tinh là bảy hệ thống tiến hóa khác nhau.

   Mỗi Hệ thống tiến hóa gồm bảy Dăy Hành Tinh (Chaine Planétaire).

   Mỗi dăy Hành tinh có bảy Bầu hành tinh.

   Tùy theo bực tiến hóa của nó th́ hiện giờ mỗi dăy Hành tinh có MỘT hay là BA bầu hành tinh hữu h́nh, nghĩa là làm bằng Vật chất Hồng Trần con mắt phàm thấy được.

   Bảy Hệ thống Hành tinh nầy là:

1-          Hệ thống Kim Tinh (Système de Vénus)

2-          Hệ thống Mộc Tinh (Système de Jupiter).

3-          Hệ thống Thủy Vương Tinh hay là Hải Vương tinh (Système de Neptune)’

4-          Hệ thống Hỏa Vương tinh (Système de Vulcain).

5-          Hệ thống Thổ Tinh (Système de Saturne).

6-          Hệ thống Thiên Vương Tinh (Système d’Uranus).

7-          Hệ thống Địa Cầu chúng ta (Système de la Terre)

                   

SỰ TIẾN HÓA CỦA BẢY HỆ THỐNG

Tôi để Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đặng dễ nhớ, chớ thật sự về phương diện tiến hóa th́

A-        Cao hơn hết là :

     1-     Hệ thống Kim Tinh .

B-         Kế đó là :

     2-     Hệ thống Thủy Vương Tinh ,

     3-     Hệ thống Địa cầu chúng ta. Đồng bậc tiến hóa với nhau .

      C-    Sau rốt là

     4-     Hệ thống Mộc Tinh.

     5-     Hệ thống Hỏa Vương Tinh.

     6-     Hệ thống Thổ Tinh.

     7-     Hệ thống Thủy Vuơng Tinh đồng bực tiến hóa với nhau

 

KHÔNG PHẢI BẢY DĂY HÀNH TINH CỦA MỘT HỆ THÔNG SANH RA MỘT LƯỢT VỚI NHAU .

V- Có phải bảy dăy Hành Tinh của một hệ thống sanh ra một lượt với nhau chăng?

Đ- Không phải đâu. Không phải bảy dăy hành tinh của một hệ thống sanh ra một lượt với nhau đâu?

Dăy thứ nhứt sanh ra để đưa loài vật trên ấy tới một tŕnh độ tiến hóa đă định sẵn cho chúng. Xong phận sự rồi th́ nó tan ră.

Dăy thứ nh́ sanh ra, tiếp tục đưa loài vật tới một tŕnh độ tiến hóa cao hơn trước. Xong xuôi rồi, tới ngày giờ th́ nó cũng tan ră.

Rồi dăy thứ ba sanh ra, cứ như vậy đưa loài vật tiến hóa càng ngày càng cao cho tới dăy thứ Bảy.

Khi dăy thứ Bảy tan ră th́ một hệ thống tiến hóa chấm dứt v́ đă đạt được mục đích đă định sẵn cho nó rồi .

Một hệ thống cũng như một người. Phải đầu thai đi đầu thai lại bảy lần, mỗi kiếp là một dăy hành tinh. Trái lại con người phải luân hồi cả muôn kiếp mới thành Tiên Thánh được

 

NHỮNG DĂY HÀNH TINH HIỆN THỜI

  V- Hiện giờ Dăy Kim Tinh là dăy thứ mấy?

   Đ- Hiện giờ Dăy Kim Tinh thuộc về Dăy thứ Năm.

   V- Như vậy có nghĩa là bốn Dăy đầu: Dăy thứ Nhứt, Dăy thứ Nh́, Dăy thứ Ba, Dăy thứ Tư đă tan ră rồi phải chăng?

   Đ- Đúng vậy, bốn dăy trước đă làm xong nhiệm vụ và đă tan ră lâu rồi .

   V- C̣n mấy Dăy hành tinh kia?

   Đ- Dăy Thủy Vương Tinh và Dăy Địa Cầu của chúng ta thuộc về dăy Thứ Tư

   Bốn Dăy c̣n lại: Dăy Mộc Tinh, Dăy Thổ Tinh, Dăy Hỏa Vương Tinh và Dăy Thiên Vương Tinh thuộc về dăy thứ Ba .

              

NHỮNG BẦU HÀNH TINH THẤY ĐƯỢC

   V- Hiện giờ dăy Kim Tinh có mấy bầu Hành tinh thấy được?

   Đ Dăy Kim Tinh có một Bầu Hành Tinh thấy được là Kim Tinh cũng gọi là “Sao Hôm” hay là “Sao Mai”, sáu Hành tinh kia không thấy được.

   V- C̣n mấy Dăy kia?

   Đ- Dăy Thủy Vương Tinh có ba Bầu Hành Tinh thấy được. Một trong ba Bầu đó là: Thủy Vương Tinh (Neptune).

   Dăy Địa cầu của chúng ta có ba Bầu Hành tinh thấy được. Ấy là: Hỏa Tinh (Mars) – Trái Đất (La Terre) – Thủy Tinh (Mercure).

   C̣n bốn dăy c̣n lại mỗi dăy chỉ có một bầu thấy được.

   V- Vậy th́ có bao nhiêu Bầu Hành tinh thấy được?

   Đ- Có tất cả 11 Bầu Hành tinh thấy được là:

               - Kim Tinh                       1

               - Thủy Vương Tinh           3

               -  Địa cầu                        3

               - Mộc Tinh                       l

               - Hỏa Vương Tinh             1

               - Thổ Tinh                       1   

               - Thiên Vương Tinh          1

                                            -----------------

                                                   11

   V- Ai coi sóc sự sanh hóa và sự tiến hóa của mỗi Hệ thống Hành Tinh?

   Đ- Ấy là Đức Hành Tinh Thượng Đế (Logos Planétaire)

   V- C̣n Mặt Trời là ǵ?

   Đ- Về phuong diện Thần Bí, Mặt Trời không khác nào là Trái Tim của Đức Thái Dương Thượng Đế. Từ ngôi Mặt Trời, Ngài cho tuôn ra một nguồn thần lực, cũng như máu huyết của Ngài, lưu thông khắp hệ thống. Khi các chất bổ dưỡng đă khô cạn th́ thần lực nầy, máu huyết nầy sẽ thu nạp chất bổ dưỡng mới khác, rồi khởi sự lưu thông như trước, đặng làm công việc bảo tồn sinh mạng của muôn loài vạn vật.

Như vậy đối với chúng tôi, những nhà Thông Thiên Học th́:Thái Dương Hệ không phải chỉ là một guồng máy tinh xảo làm bằng vật chất mà thôi, nó c̣n là sự biểu hiệu của một nguồn sống nuôi dưỡng không biết bao nhiêu sinh mạng do nó tạo ra .

Đây là những Đại cương cần thiết, chúng ta có một quan niệm tổng quát về Thái Dương Hệ nầy, rồi chúng ta hăy tim hiểu “Thật con người là ai” và sự tiến hóa của nó như thế nào .

   

CHƯƠNG THỨ TƯ.

________

CHƠN THẦN, CHƠN NHƠN, PHÀM NHƠN

  

V- Chúng ta có phải “Thật con người chăng”

Đ- Chúng ta là “Con người gọi là Phàm nhơn” chứ chưa phải “Thật con người gọi là Chơn Nhon”

Tuy nhiên hầu hết thiên hạ đều lầm tưởng xác thân nầy là ḿnh và đồng hóa với nó, nên nói: “Tôi ăn - Tôi uống - Tôi ngủ” nhưng thật sự là xác thân ta ăn, xác thân ta uống, xác thân ta ngủ. C̣n thật ta không ăn, không uống và cũng không ngủ nữa.

Xác thân đâu phải thật là con người.

V- Vậy th́ thật Con Người là ai?

Đ- Thật Con Người là Chơn Nhơn một phân thân của Chơn Thần. C̣n Phàm Nhơn là một phân thân của Chơn Nhơn.

V- Chơn Thần là ai?

Đ- Chơn Thần là một Điểm Linh Quang của Thượng Đế.

V- Nó ở đâu?

Đ- Nó ở tại cơi Đại Niết Bàn .

V- Tại sao nó lại xuống cơi Trần?

Đ- Muốn trả lời câu hỏi nầy, th́ trước hết phải nói về hai hạng Chơn Thần

.

                                               HAI HẠNG CHƠN THẦN.

 

            Có hai hạng Chơn Thần .

1 - Một hạng ở với Đức Thượng Đế và Phụ tá Ngài trong những việc cần thiết.

2 - Một hạng t́nh nguyện xuống mấy cơi dưới để học hỏi những luật sanh hóa Thái Dương hệ nầy, hầu tới một ngày kia như tôi đă nói trước đây, không biết bao nhiêu tỷ năm mà nói, có đủ những khả năng để sanh hóa một Thái Dương Hệ khác giống như Thái dương hệ nầy vậy.

Tất cả chúng ta là những Chơn Thần t́nh nguyện, chúng ta đều là con cháu của Đức Thượng Đế, tức là Bốn bể đều là anh em một nhà

.

PHẬN SỰ CON NGƯỜI TẠI DĂY ĐỊA CẦU NẦY

          V- Vậy th́ chúng ta phải làm cái chi trên đời?

   Đ- Tôi đă nói: “Thái Dương Hệ nầy sinh ra để giúp con người tiến tới bực siêu phàm và nhập vào cơi Niết Bàn.

  V́ vậy con người sinh ra trên Địa cầu nầy để học hỏi và kinh nghiệm những luật sinh hóa và tiến hóa của các loài vật, trước nhất ở cơi trần nầy sau lần lên cơi Trung giới, cơi Thượng giới, cơi Bồ đề và cơi Niết bàn, tất cả là năm cơi

 Sau khi trở nên toàn năng toàn thiện rồi, con Người không c̣n học cái chi ở dăy Địa cầu nầy nữa, con người vào hạng Siêu Phàm Nhập Thánh .

   V- Nói như thế th́ tất cả con người đều sẽ thành Tiên Thánh hết sao?

   Đ- Đúng vậy. Tuy nhiên quí bạn nên biết ai có ư chí cương quyết, siêng năng giỏi dắn th́ tiến mau tới mục đích, nghĩa là đến trước, c̣n ai tánh t́nh yếu đuối, biếng nhác bê trễ th́ tới sau. Chung cuộc ai cũng tới nơi tới chốn cả.

   V- Bây giờ tại sao tŕnh độ các giống dân tộc không đồng bực với nhau?

   Đ- Ấy tại những Linh hồn xuống Trần không phải một lượt với nhau. V́ lư do nào lần lượt tôi sẽ giải tới, nói bứt ngang không hiểu được.

   Những Linh hồn nào xuống trước và lâu đời rồi th́ tự nhiên đă học hỏi và kinh nghiệm rất nhiều. Ấy là những Linh hồn già, c̣n những linh hồn nào mới xuống trần ít lâu th́ chưa được mở mang trí thức, ấy là những linh hồn c̣n trẻ, lẽ tất nhiên sự khôn ngoan làm sao b́ kịp những linh hồn đă già .Chuyện nầy tưởng cũng dễ hiểu .

                .

TẠI SAO CÓ CHƠN NHƠN VÀ PHÀM NHƠN

V- Đă có Chơn Thần rồi th́ tại sao lại có Chơn Nhơn và Phàm Nhơn nữa?

Đ- V́ những lư do sau đây: Càng xuống thấp th́ chất khí càng dầy đặc, sự rung động chậm chạp, Chơn Thần hoạt động không được dễ dàng. V́ vậy Chơn Thần mới sanh ra Chơn Nhơn để thay thế ḿnh đặng học hỏi và hành động ở ba cơi dưới kế đó: Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng Thiên (3 cảnh cao của cơi Thượng giới)

Những sự kinh nghiệm của Chơn Nhơn đều hữu ích cho Chơn Thần. Tới một ngày kia đắc đạo thành chánh quả th́ Chơn Nhơn nhập làm một với Chơn Thần, Chơn nhơn có sự tiến hóa riêng của ḿnh ở cơi Thượng thiên, nhưng Chơn Nhơn lại sanh ra Phàm nhơn để học hỏi và kinh nghiệm ở ba cơi dưới nữa là:

-              Cơi Hạ Thiên (gồm 4 cảnh chót của cơi Thượng giới) .

-              Cơi Trung giới.

-              Cơi Hạ giới hay Phàm trần ..

   Mỗi kiếp tinh hoa của những sự học hỏi và sự kinh nghiệm của Phàm nhơn đều trao cho Chơn Nhơn

 .

BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI

   V- Như thế th́ con người cũng phân làm ba ngôi như Thượng Đế?

   Đ- Đúng vậy.

            - Ngôi thứ Nhất của Con người là Chơn Thần (Monade)

            - Ngôi thứ Nh́ của Con người là Chơn Nhơn (Ego-Soi supérieur).

            - Ngôi thứ Ba của Con người là Phàm nhơn (Soi inférieur- Personnalité’)

   Mỗi ngôi đều có phận sự riêng biệt.

NHỮNG THỂ CỦA CON NGƯỜI

HAY LÀ NHỮNG KHÍ CỤ CỦA CON NGƯỜI

DÙNG ĐỂ HỌC HỎI 5 CƠI TRỜI.

   V- Làm sao con người học hỏi ở mấy cơi cao được?

   Đ- Hóa công cho con người có 7 lớp y phục để học hỏi 5 cơi.

   Bảy lớp y phục tức là 7 xác thân hay là 7 thể (y phục) để dùng ở cơi nào th́ làm bằng chất khí đă tạo ra cơi đó. Bảy thể nầy là :

      1-     Xác thịt (Corps physique)

      2-     Cái Phách (Corps éthérique)

      ( Hai thể nầy để cho con người dùng tại cơi trần đặng học hỏi và hoạt động)

          3- Cái Vía (Corps astral)- Khi con người qua cơi Trung giới th́ dùng nó như dùng xác thân ở cơi Trần .

          4 - Cái Trí hay Hạ Trí (Corps mental inférieur)– để cho Con Người dùng khi lên cơi Hạ Thiên.

          5 - Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps mental supérieur ou corps causal)- để cho con người dùng khi lên cơi Thượng Thiên .

          6- Kim Thân hay là thể Trực Giác (Corps bouddhique)- để cho con người dùng khi lên cơi Bồ Đề

          7-  Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng (Corps atuique)- để cho con người dùng khi lên cơi Niết Bàn

 C̣n hai thể nữa để dùng tại cơi Đại Niết Bàn và Tối Đại Niết Bàn, nhưng phải tới bực Chơn Tiên mới biết được, nên không kể ra.

    V- Tại sao mỗi cơi phải cần có một thể riêng biệt?

   Đ- Bởi v́ mỗi cơi đều có những rung động khác nhau. Nếu không phải những rung động đồng một loại và đồng bực với nhau th́ không thể nào ở chung một chỗ với nhau và hiểu nhau được. Xin lấy một thí dụ ở trước mắt ta.

   Muốn xuống ở lâu dưới nước th́ con người phải mặc một thứ y phục chịu đựng được với áp lực của nước.

   Khi bay lên quỹ đạo, các phi hành gia phải mặc một thứ áo giáp đặc biệt chịu nổi với những rung động trên đó.

   Đây là con người rút những sự kinh nghiệm do sự học hỏi những luật Trời

.

BỐN THỂ HƯ HOẠI, BA THỂ TRƯỜNG TỒN

   Trong bảy thể mới kể ra đây có: 4 bốn thể hư hoại và 3 thể Trường Tồn.

     - Bốn thể Hư Hoại là : Xác Thân – Phách – Vía – Hạ Trí .

     - Ba thể Trường Tồn là: Thượng trí – Kim Thân – Tiên Thể.

   V- Sao gọi là Hư hoại, sao gọi là Trường tồn?

   Đ- Những thể Hư hoại là những thể của Ta dùng trong một kiếp mà thôi.

   Sau khi con người từ trần một ít lâu th́ Xác thân, Phách, Vía, Trí đều tan ră. Kiếp sau khi đầu thai lại thế gian, con người sẽ có bốn thể mới; Xác thân, Phách, Vía, Trí khác, song tùy theo luật Nhân Quả bốn thể mới nầy sẽ đồng bản tánh với bốn thể cũ .

   Ba thể Trường tồn.

   C̣n ba thể Trường tồn theo con người đời đời, kiếp kiếp, chúng nó không chết mất như bốn thể thấp.

                             

SỰ HỮU ÍCH CỦA BỐN THỂ HƯ HOẠI

   V- Xin kể ra những sự hữu ích của bốn thể Hư hoại?

   Đ- Một lần nữa, tôi xin nhắc lại rằng, tôi nói theo Huyền Bí Học th́ lẽ tất nhiên có nhiều chỗ không giống với khoa học Hiện Kim .

   Trước hết xin nói về Xác Thân

XÁC THÂN

   Xác thân con người [[1]] là một bộ phận hết sức tinh vi. Trừ ra tay thợ Trời th́ không ai tạo ra nổi một cái h́nh hài như thế. Trong đó các cơ thể đều có những phận sự riêng biệt khác nhau, nhưng tất că đều liên quan mật thiết với nhau và đồng làm việc cho một mục đích chung, cho sự sống c̣n của con người tại thế

   Trong bảy thể duy chỉ có một ḿnh nó mở mang đầy đủ hơn hết. Nó làm trung gian để cho con người bên trong tiếp xúc với cơi trần bên ngoài. Nó là thể hoạt động.

   Nó tiến hóa, càng ngày càng ứng đáp với những sự rung động mau lẹ càng ngày càng gia tăng. Nó càng ngày càng đẹp đẽ hơn trước .

    V- Dường như khoa học ngày nay đă học hết cơ thể con người rồi, chắc chắn không c̣n chi mà nói nữa phải chăng?

   Đ- Đúng vậy. Khoa học học các cơ thể hết sức rành rẽ, nhưng không t́m hiểu sự sống làm cho cơ thể hoạt động và chính là sự sống tổ chức các cơ thể .

   Thật sự, xác thân của con người là một ḷ tạo hóa chứa đựng không biết bao nhiêu sự bí mật mà từ đời nầy qua đời kia, con người mới khám phá có một phần  nhỏ nhoi mà thôi.

   Tỷ như: Sắc da. Tại sao cũng là con người như nhau mà người nầy da đen, người kia da vàng, da đỏ, c̣n người nọ th́ da trắng. Những yếu tố nào làm ra màu da khác nhau mà tại sao lại ngôn ngữ cũng bất đồng nữa?

   Cũng thời da thịt xương cốt như nhau mà máu huyết người nầy không giống máu huyết người kia? Người ta cũng biết rằng vô máu khác loại với máu của người bịnh th́ người bịnh sẽ chết? V́ sao mà chết?

   V́ lư do nào đàn bà vóc vạc mảnh mai, gương mặt đẹp đẽ mà tiếng nói cũng thanh tao hơn đàn ông, mà bộ phận sanh dục cũng khác nữa? Tai sao đờn ông lại có râu c̣n đờn bà th́ không có?

   Nội một việc sanh ra tinh khí và tinh trùng nhập với một noăn bào có đủ quyền năng sanh hóa một xác thân nam hay nữ ,đẹp đẽ hay xấu xa, thông minh hay đần độn, giống cha hay giống mẹ, lành lẽ hay tật nguyền cũng đủ làm cho con người rối trí rồi, dầu đưa ra những giả thuyết chưa ắt là đúng với sự thật. Những sự thật nầy sẽ bị đoàn hậu tấn bác bỏ và thế vô bằng những giả thuyết khác và cứ tiếp tục như vậy măi đời nầy qua đời kia. Xin đem ra một thí dụ khác. Khoa học phân tách lúa và bắp th́ thấy những chất sau nầy, với phân lượng :

                                                  

                                                                Lúa Ḿ                      Lúa ḿnh ăn            Bắp

                                                        (blé)                          (riz)

1-   Nước (eau)                                13,65                         13,11                    13,14

2-   Chất Đạm

     (Matières azotées)                     12,35                         7,85                      9,25

3-    Chất Béo

           (Matières grasses)                       1.75                          0,85                      4,62

4-  Chất ngọt

          (Matières sucrées)                       1,45                          76,52                     2,46

5-   Nhựa.

    (Gomme et dextrine)                    2,38                         76,52                     3,38

6-  Bột lọc (Amidon)                         64,08                        76,52                     62,57

7-  Xác (Cellulose)

        - Thực vật tế bào                          2,53                            0,63                      2,49

8-  Tro (Cendres)                             1,81                           1,01                      1,51

9-  (Bản phân tách nầy trước đệ nhứt thế chiến không biết bây giờ có sửa đổi cái chi chăng?)

 

   Bây giờ thử hỏi nếu đem những phần nầy, tổng hợp lại, chúng nó có làm ra lúa và bắp chúng ta ăn không?

   Dám chắc là không rồi, bởi v́ những chất nầy c̣n thiếu Sự Sống Thiên Nhiên mà con người chưa biết mà cũng chưa t́m ra được.

   Cũng như những sinh tố nhân tạo, dùng nhiều th́ có hại, c̣n những sinh tố thiên nhiên mỗi ngày ta mỗi ăn từ năm nầy qua tháng nọ không sao cả.

   V́ mấy lẽ trên đây mà khoa học chưa tạo được một cái trứng gà đem ấp th́ nở ra con và cũng không làm ra được một cái hột đem gieo xuống đất th́ mọc lên cây và trổ bông sanh trái. Con người c̣n phải học với thiên nhiên nhiều lắm, dầu cho cả triệu năm nữa cũng chưa thấm vào đâu.

C̣n nhiều lắm, song tôi xin kể hai chuyện nữa mà thôi.

 

a/ Chôn sỐng mà không chẾt.

   Ai ai cũng biết, nếu bịt mũi, thở không được th́ con người phải chết.

   Nhưng mà mấy vị Yogui (Dô-Ghi) bên Ấn Độ cho người ta chôn ḿnh dưới đất 3 tháng hay 6 tháng tùy theo công phu luyện tập. Chừng đào lên th́ họ sống lại. Trong thời gian ở trong ḥm họ đâu có thở. Mà làm sao họ sống lại được? Hoàn toàn bí mật.

 

b/ Đi HỎa than .

   Năm 1938, tại Luân Đôn (Londres) một vị Dô gui quê ở Cách sơ mia (Cachemire) tên Kudabux đi hỏa than cho công chúng xem. Nhiều nhà Thông thái và nhiều nhà khoa học có đến chứng kiến.

   Đạo sĩ chơn không, thân ḿnh chỉ vấn một tấm vải trắng. Ông đi qua đi lại trên một cái hầm chất đầy than và củi đốt cháy đỏ. Một chập ông bước ra, tấm vải không cháy, ḿnh mẩy không phỏng.

   Lần sau ông không đi mà đứng sửng trên lửa. Tấm nỉ của ông trải ra trên than đỏ cũng không cháy.                 

   Khoa học giải thích không nổi. Cũng như trong đầu óc con người có hai cục hạch. Một là hạch mũi (Corps pituitaitre ou hypophyse) hai là hạch óc (glande pinéale).

   Huyền bí học dạy rằng: Hạch mũi để luyện thần nhăn c̣n hạch óc để chuyển di tư tưởng, điều mà khoa học ngày nay chưa biết tới.

   Mà thật sự cũng ít ai tin rằng: xác thịt, cái vía và cái trí của con người đều có những tánh nết riêng biệt khác nhau

 .

TÁNH NẾT XÁC THÂN

   V- Xác thân cũng có tánh nết sao?

   Đ- Có. Đứng riêng một ḿnh nó th́ mỗi tế bào chỉ có phận sự sinh sản. Nhưng khi chúng hiệp nhau làm ra một thể xác th́ thể xác nầy có một tánh nết riêng biệt. V́ vậy người ta gọi Xác thân có một tâm thức (conscience physique). Cái vía có một tâm thức (conscience astrale). Cái trí có một tâm thức (conscience mentale). Thật là khó giải ra cho ai nấy đều  hiểu.

   Tôi xin nói vài lời về tánh nết của xác thân mà thôi.

   Xác-thân của con người rất biếng nhác, ưa ở không và lánh nặng t́m nhẹ. Nó thích những món ngon vật lạ, chơi bời giỡn hớt. Nếu có việc phải làm th́ nó kiếm thế thối thác .

   Tỷ như ta gặp một miểng chai nằm giữa đường. Ta biết rủi ai đạp nhằm th́ sẽ đứt chơn. Ta muốn cúi xuống lượm đặng bỏ vô thùng rác th́ xác thân nói: “Tôi không có ngày giờ, tôi phải đi gấp hoặc tôi mệt quá vậy ai làm thế cho tôi đi. Tôi không lượm th́ người khác cũng lượm”..Thường thường th́ người ta nghe theo xác thân bỏ đi luôn. Nhưng ta phải làm chủ nó, bắt buộc nó cúi xuống lượm để tránh cho khách lữ hành khỏi bị tai nạn.

   Đừng chê một việc lành nhỏ, nên không làm. Nên nhớ nhiều việc lành nhỏ sẽ thành một việc lành lớn. Nhược bằng không có thói quen làm những việc lành nhỏ th́ e cho khi gặp một việc lành lớn sẽ không đủ sức mà làm đâu

.

THỰC PHẨM

   V- Có nên ăn chay không?

   Đ- Ăn chay được th́ tốt, c̣n không được cũng chẳng hề chi. Trước hết lo chay ḷng, là tập tánh nết cho thật tốt rồi sẽ chay miệng.

   V- Ăn chay có ích lợi ǵ chăng?

   Đ- Có nhiều sự lợi ích lắm, như thân thể nhẹ nhàng, máu huyết trong sạch, nhạy cảm, không mắc nhiều chứng bệnh hiểm nghèo do cá thịt sanh ra .

   Nhưng phải biết cách ăn. Phải ăn gạo lức dă vài chục chày lấy bớt một phần mười cám, bởi v́ nhiều người bao tử yếu ăn gạo lức xây không được, khó tiêu. Cũng nên dùng muối đen, muối hột không nên dùng muối bọt.

   Đường cát mỡ gà, đường thẻ c̣n tốt hơn đường cát trắng phau. Mật ong thiệt, rất bổ nhưng người nào trong ḿnh có phong không dùng được, nếu căi sẽ bị nổi mày đay ngứa cùng ḿnh.

   V- Món uống nào tốt?

   Đ- Nước mưa, nước suối, nước giếng, nước lọc. Nhung phải lựa giếng và suối không chứa chất độc

   Đừng tập hút thuốc lá, x́ gà hay nhất là thuốc phiện, cần sa và các chất ma túy .

   Đừng uống rượu, dầu dưới h́nh thức nào, rượu chát, rượu bia cũng phải cử. Ai lại không biết tai hại của rượu, nhưng phải tập rèn ư chí cho cứng cơi mới mong thoát khỏi sự quyến rủ, nhất là sắc dục .

   V- Nên tập thể dục không?

   Đ- Nên lắm, nhưng phải tùy theo tuổi tác, sức khỏe mà lựa những tư thế nào hạp với ḿnh.

   Đi bộ, cỡi xe máy, chèo thuyền, bơi lội đều tốt cả. Tuy nhiên trong mọi việc phải có điều độ, tiết độ, cái chi quá sức trung b́nh đều có hại.

   Khi có phương tiện th́ nên đi đổi gió, hoặc ra mé biển, hoặc lên núi cao, tùy theo chỗ hạp với thể xác. Có người chịu gió núi, có người chịu gió biển.

   Nói tóm lại th́ phải giữ đúng phép vệ sinh và nhất là phải hết sức sạch sẽ, từ y phục cho đến thân ḿnh. Móng tay, móng chơn nên cắt cụt, đừng để đen thui. Từ điển trong ḿnh theo mười ngón tay và mười ngón chơn ra ngoài. Nếu móng tay móng chơn đóng đất, từ điển sẽ bị dơ bẩn và nhiễm những người lại gần ḿnh. Ta đă gây ra quả xấu. Đây là điều mà mỗi người đều có thể tránh một cách dễ dàng . ..                                        . .       .                     

 

CÁI PHÁCH

 (Double éthérique)

   Xác thân c̣n một phần rất quan hệ cho sự sinh tồn của nó mà người ngoài đời không ai biết tới.

Phần đó là Cái Phách.

V- Cái Phách ra sao?

Đ- Nó giống như con người và làm bằng 4 chất dĩ thái hồng trần (éthers physiques). Màu nó xám tím hay xám xanh tùy theo người .

Nó bao trùm các cơ thể, nghĩa là đầu óc, gan ruột, tim phổi, mặt mũi, tay chơn con người đều có cái phách.

Nó ló ra ngoài da lối 6 ly và chiếu ra những lằn sinh lực dài lối 1 tấc rưởi bao bọc chung quanh ḿnh và làm ra hào quang của cái phách cũng gọi là hào quang của sự khương kiện (aura de santé). Bởi v́ ḍm vô hào quang nầy th́ biết được con người khỏe mạnh thể nào. Lúc con người mạnh th́ hào quang nầy dọi từ trong ḿnh thẳng ra ngoài, khi con người đau th́ chúng nó dọi ngă xuống đất. Cũng như xác thân, cái phách tinh tấn hay thô kệch tùy theo đồ ăn của con người dùng và sự tắm rửa sạch sẽ.

 

PHẬN SỰ CỦA CÁI PHÁCH

V- Cái phách có phận sự ǵ không?

Đ- Nó có hai phận sự rất quan trọng:

   Một là: Nó là bộ máy phát sinh lực. Nó thu hút sinh lực prana của mặt trời rồi phân chia cho các cơ thể để dưỡng sự sống c̣n của con người. Không có nó th́ con người sẽ chết và xác thân sẽ ră ra các nguyên tử như trước.

   Hai là: Nó làm trung gian đem những sự tiếp xúc của ngũ quan xác thịt đến con người nội tâm xuyên qua cái vía và cái trí, rồi truyền lại cho cái óc xác thịt và bộ thần kinh những sự rung động ở mấy cảnh cao đưa xuống như là: Thần lực hay là những mạng lệnh, những sự cảm xúc và sự hiểu biết của con người nội tâm. 

   Nó rất quan hệ nếu nó không được mảnh mai th́ nó thâu nhận những sự rung động chậm chạp, không ứng đáp được với những sự rung động mau le th́ con người hiểu chậm, kém khôn ngoan, học không hay không giỏi, không khéo léo.

 

NHỮNG TRUNG TÂM LỰC CỦA CÁI PHÁCH

   V- Cái phách thu hút sinh lực cách nào?

   Đ- Cái phách có những Trung tâm, do đó mà sanh lực và thần lực mới vô ḿnh con người được.

   V- Những trung tâm đó ra sao?

   Đ- Chúng nó giống như những bánh xe hay là những dĩa quay tṛn, tiếng Phạn là Chakra (roue, ou disques tournants) xin gọi là Luân Xa .

   V- Có bao nhiêu Luân xa và chúng nó ở tại đâu?

   Đ- Có 10 Luân Xa, chúng nó ở trên mặt cái phách và gần những chỗ sau nầy của xác thân. “Xin gọi là “ở tại” cho dễ hiểu:

1-                      Luân-Xa thứ nhất ở tại xương mông (Plexus sacré) giống như bông sen có 4 cánh.

2-                      Luân xa thứ nh́ ở tại trái thăng (rate) giống như bông sen có 6 cánh

3-                      Luân Xa thứ ba ở tại rún (ombilée) giống như bông sen có 10 cánh.

4-                      Luân Xa thứ tư ở tại trái tim (coeur) giống như bông sen có 12 cánh

5-                      Luân Xa thứ năm ở tại yết hầu (gorge) giống như bông sen có 16 cánh.

6-                      Luân Xa thứ sáu ở chính giữa hai chơn mày (entre les sourcils) giống như bông sen có 96 cánh.

7-                      Luân Xa thứ bảy ở trên đỉnh đầu (chakra coronal) giống như bông sen có 972 cánh

8-                      C̣n ba Luân Xa chót, số 8, số 9 và số 10 ở tại bộ phận sinh dục của hai phái,Nam và Nữ, bên Chánh Đạo không dùng tới.

 

PHẬN SỰ CỦA NHỮNG LUÂN XA .

V- Sanh lực theo Luân Xa nào vô ḿnh?

Đ- Sanh lực theo Luân Xa thứ nh́ tức là Luân Xa trái thăng

V- C̣n mấy Luân Xa kia?

Đ- Mỗi Luân Xa đều có phận sự riêng xin nói tóm tắt mà thôi.

1-                      Luân Xa thứ nhất ở tại xương mông, là chỗ chứa luồng Hỏa hầu (Kundalini)

2-                      Luân Xa thứ nh́ ở tại trái thăng thu hút sanh lực rồi biến đổi ra thành 7 thứ để nuôi dưỡng cái phách, bảo tồn sanh mạng xác thịt và giúp ích cho phần tinh thần nữa.

3-                      Luân Xa thứ ba ở tại rún, khi hoạt động rồi th́ làm cho con người cảm biết những ảnh hưỡng của cơi Trung giới.

4-                      Luân xa thứ tư tại trái tim làm cho con người biết được những sự cảm động của kẻ khác.

5-                      Luân Xa thứ năm tại yết hầu làm cho con người nghe được những tiếng ở bốn cảnh dĩ thái hồng trần.

6-                      Luân Xa thứ sáu ở chính giữa hai chơn mày làm một thứ nhăn quang; khi nó hoạt động rồi th́ con người thấy được bốn cảnh dĩ thái hồng trần và những vị ngũ hành thân h́nh làm bằng chất dĩ thái. Con người xem thấu qua những vách đất thành đồng, thấy những vật ở trong ḷng đất cái, ở dưới đáy biển sâu. Con người cũng có thể làm cho một vật lớn cả triệu lần hơn trước đặng quan sát nữa.Nhăn quan nầy giống như con mắt của cái phách.

7-                      Luân Xa thứ bảy ở trên đỉnh đầu, hoạt động rồi th́ khi thức dậy nhớ hết những điều ḿnh đă làm trong lúc ngủ tại cơi Trung giới.

 

LÀM CÁCH NÀO CHO CÁC LUÂN XA HOẠT ĐỘNG

V- Phải làm cách nào cho các Luân Xa hoạt động?

Đ- Phải mở luồng Hỏa Hầu Cung-đa-li ni (Kundalini)

V- Luồng Hỏa Hầu nầy ra sao?

Đ- Nó không giống như lửa thường hay là lửa của ánh sáng mặt trời, mà nó in như là sắt đốt chảy ra nước vậy. Nó chia ra làm 7 thứ, mạnh yếu khác nhau. Nó đi như con rắn ḅ. Tiếng Phạn là Kundalini dịch ra tiếng Pháp là Feu Serpent. Nó theo ba đường gân trong xương sống từ dưới đi lên. Nó vô Luân Xa nào rồi th́ nó làm cho Luân Xa đó hoạt động liền. Nó là một thứ lực vô h́nh nên con mắt không thấy được. Nhưng nguy hiểm lắm, nếu con người c̣n nhiều tật xấu và nhứt là chưa dứt được dục t́nh (giao hợp) mà khơi nó th́ sẽ bỏ mạng, bởi v́ nó đi tới đâu đốt các bợn nhơ của thể xác tới đó. Cái tai hại kéo dài tới kiếp sau. Một nổi nữa, thay v́ nó phải đi lên mà nó lại đi xuống và vô bộ sanh dục th́ nó tăng sức của dục t́nh, dầu có hai ba trăm vợ cũng không hề thỏa thích. Không nên coi theo sách mà luyện tập hay nghe theo lời một ông thầy tầm thường mà sẽ mang họa vô thân. Tôi đă biết nhiều trường hợp rồi.

Một khi luồng hỏa khởi sự đi rồi phải biết dẫn nó vô Luân Xa nào trước, Luân Xa nào sau, việc đó phải tùy theo cung mạng của mỗi người, chớ không phải ai ai cũng đi một đường lối như nhau cả.

Phải học với một vị cao đồ của Chơn Sư mới chắc ư. Nhờ có Huệ nhăn, Ngài xem chừng luôn luôn, nếu thấy hành giả làm sai một chút th́ Ngài chỉ cách sữa đổi liền cho khỏi bị hại.

Nhiều nhà Sư bên Tây Tạng mở được một vài lớp ngoài của luồng Hỏa. Quanh năm họ chỉ mặc một cái áo lụa mỏng, không dám lại gần lửa. Họ ngồi trên đống tuyết ở ngoài trời để tham thiền. Tuyết ở chung quanh ḿnh họ bị sức nóng tan ra nước.

V- Luân Xa bao lớn?

Đ- Hồi chưa phát triển, Luân Xa hơi chói sáng và nhỏ. Chừng nó hoạt động th́ nó giống như ngôi mặt trời chói sáng với bề trực kính đi từ 5 phân tới một tấc rưởi.

 

SỰ TIÊU-HÓA SANH LỰC HAY LÀ SỰ HỮU-ÍCH CỦA GIẤC NGỦ. 

V- Sanh lực cần được tiêu hóa không?

Đ- Sanh lực cũng là một thứ đồ ăn, nó cần được tiêu hóa mới bổ dưỡng.

V-Sự tiêu hóa của nó giống như sự tiêu hóa của đồ ăn nội trong hai giờ đồng hồ không?

Đ- Không. Trong lúc con người thức bắp thịt và hệ thần kinh căng thẳng sanh lực không tiêu hóa được.

Phải đợi lúc con người ngủ, bộ thần kinh yên lặng, xác thịt, nói cho đúng, tinh chất xác thịt mới làm cho sanh lực tiêu hóa. Ngủ say chừng nào sanh lực dễ tiêu hóa chừng nấy.

Ta thường thấy kẻ thức tới sáng trắng, th́ mặt mày trổm lơ, mất thần sắc. Thức vài đêm như vậy thấy ốm, thịt không mất miếng nào, máu không nhỏ giọt nào mà tại sao ốm? Ấy tại sanh lực không tiêu hóa được.

Một bằng chứng là không phải ăn nhiều ngủ ít mà mập. Trái lại ăn ít mà ngủ nhiều mới mập.

Vậy ta phải trọng giấc ngủ. Mỗi đêm ngủ 8 giờ, từ 10 giờ tối, tới 6 giờ sáng là vừa. Đừng miệt mài trong cuộc cuộc truy hoan phải bỏ mạng sớm.

  

NHỮNG ĐIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁI PHÁCH

V- Cái Phách có ảnh hưởng cái chi chăng?

Đ- Cái Phách chịu ảnh hưởng của sự nóng, sự lạnh, các thứ mùi, rượu, ắt –sít (acides), thuốc mê và từ điển.

Khi con người ngửi thuốc mê th́ cái Phách ĺa khỏi xác thịt, nó ra ngoài. Lúc đó sanh lực không vô ḿnh được nhiều như trước, con người hóa ra mê mang, không c̣n biết cảm động nữa. V́ vậy chịu mỗ xẻ mới được.

  

CÁC LOÀI: THÚ VẬT, THẢO-MỘC, KIM-KHÍ

 ĐỀU CÓ CÁI PHÁCH

V- Các loài thú vật, thảo mộc, kim khí có phách không?

Đ- Người ta thường gọi loài thảo mộc là vô tri vô giác, nhưng tại người ta chưa t́m tới. Thật sự là loài nào cũng có sự sống cả, tức là có cái phách. Hễ có cái Phách th́ biết cảm động. Tôi xin nói sự thí nghiệm của ông J. Becquerel cho quí bạn nghe.

Ông J. Becquerel t́m học một lằn sáng gọi là lằn sáng N (Rayon N).

Ông nhận thấy trong minh những thú vật, cây cỏ, bông hoa và kim khí đều chiếu ra những lắn sáng. Khi ông cho mấy loài nầy hít thuốc mê th́ chúng nó hết chiếu sáng nữa. Xem xét những thây ma th́ không có những lằn sáng nầy.

V- Những lằn N là những lằn ǵ?

Đ- Lằn sáng N tức là lằn sáng Blondet (Rayon N de Blondet).

Trong tháng ba (Mars) 1903, ông Blondet nhận thấy những nguồn cội chiếu ra ánh sáng như mặt trời, bóng Creekes (ampoules de Creekes, bec Auer, c̣n chiếu ra những lằn sáng khác hơn tử ngoại tuyến (Rayon ultra violet)  Ngài t́m được những lằn nầy trong pḥng hóa học của ông tại Nancy cho nên ngài đặt tên là Rayon N.

Chữ Nancy khởi đầu bằng chữ N.

V- Tại sao ḿnh của thú vật, cây cỏ và kim khí chiếu ra những lằn sáng?

Đ- Bởi v́ chúng nó có cái Phách. Những lằn sáng là những lằn sanh lực do cái Phách chiếu ra.

V- Tại sao hít thuốc mê th́ không c̣n những lằn sáng nữa?

Đ- Bởi v́ bị thuốc mê làm cho cái Phách xuất ra khỏi thể xác, sanh lực không vô ḿnh được th́ làm sao chiếu ra những lằn sáng bây giờ.

V- C̣n trường hợp của thây ma?

Đ- Thây ma không chiếu ra những lằn sáng bởi v́ dây từ khí cột cái Phách với Xác thân đă đứt. Chuyến nầy cái Phách không trở nhập vô xác-thịt được nữa; c̣n trường hợp của người bị mỗ xẻ khi dă thuốc mê rồi th́ tỉnh lại bởi v́ cái Phách nhập vô Xác thịt như trước.

  

LOÀI KIM KHÍ CŨNG SỐNG CHẾT NHƯ CON NGƯỜI

SỰ THÍ NGHIỆM CỦA ÔNG CHANDRA BOSE.

V- Loài Kim khí cũng sống như con người sao?

Đ- Loài Kim thạch cũng sống như con người và các loài vật khác .

Trước hết xin nói về kim khí :

Gần cuối thế kỷ thứ 19, ông JAGADISH CHANDRA BOSE M.A Tiến sĩ Khoa học tại Đai học đường Calcuta bên Ấn Độ có bày ra một cái máy để đo sức chọi phá của các loài kim khí và ghi sự ứng đáp của chúng nó bằng những lằn cong vẽ trên cái ống quay tṛn. Hễ trả lời mạnh đường cong ghi cao, trả lời yếu đường cong ghi thấp

Xin  xem h́nh dễ hiểu hơn :

                ( a)                                 ( b )

Cách trả lời của miếng thiếc.       Cách trả lời của miếng thịt  .

              

             

            ( a )                                     (b)                                  (c)

Cách trả lời của loài kim         Lúc bị ngấm thuốc độc            Khi dă thuốc độc rồi đường                           

Khí lúc b́nh thường.              loài kim yếu sức, đường          cong khởi sự ghi cao lại

                                          đường cong không c̣n

                                          ghi cao như trước. Đường

                                          ngay chỉ về lúc loài kim

                                          gần chết.

  

                                   a                                                                 b                                               c

 

Đọc những sự thí nghiệm nầy, quí bạn đă thấy rơ ràng loài kim khí cũng sống và cũng chịu ảnh hưởng thuốc độc như các loài khác.

Ông giáo sư Bose nói: Ở giữa những hiện tượng nầy làm sao mà vẽ những đường phân giới v́ nói “ở đây chấm dứt sự diễn tiến vật lư và ở đó khởi đầu sự diễn tiến sanh  lư. Những giới hạn đó không có”. Ông giáo sư Bose gởi bài khảo cứu của ông qua học hiệu Hoàng Gia Anh (Institution Royale) tại Luân Đôn nhan đề là “Response of inerganic Matter to Stimulus”. Ông cũng thí nghiệm với một miếng cải bắp, một lá cây và một cọng rau th́ cái kết quả cũng in như loài kim khí, người ta cũng có thể làm cho chúng nó mệt nhọc, bị kích thích, bị suy nhược và bị đầu độc.

Ông BOSE có ghi những sự thí nghiệm nầy trong cuốn sách của ông nhan đề: “Reponse in the Living and Non Living”. Khi Bà A.Besant đến viếng ông, ông có lập lại những sự thí nghiệm nầy cho Bà xem tận mắt tại nhà ông.

Ông có qua Pháp quốc vào ngày 15 Mars 1924, ông có diễn thuyết tại Đại Học Đường Sorbonne, ông nói rằng loài thảo mộc cũng có bộ thần kinh, có trái tim, và bộ mạch cũng nhảy như bộ mạch của con người. Ông cho thinh giả xem những phim chớp bóng của ông đă quây.

 

CỤC ĐÁ CŨNG LỚN VÀ CŨNG TIẾN HÓA.

V- C̣n cục đá?

Đ- Đá cũng lớn vậy, nhưng mà những tảng đá trên núi chớ không phải những đá cục trải đường. Chắc chắn khi đi dạo núi quí bạn đă thấy trên ḿnh một tảng đá có nhiều lắn giống như nhiều đường gân trong ḿnh con người. Chính là sinh lực theo mấy đường đó vô nuôi tảng đá làm cho nó cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên phải quan sát mỗi ngày và kỹ lưỡng trong vài chục năm như vậy mới thấy sự phát triển của nó, v́ sự thay h́nh đổi dạng của nó rất chậm chạp.

 

ĐÁ CŨNG TIẾN HÓA VẬY.

Trong quyển “Huyền bí học và khoa hoc” (L’occultisme et la science) Bác sĩ Charles Lancelin có chụp h́nh một cục đá tiến hóa. Nó chia ra làm ba phần:

    1-     Lớp dưới chót:                 Đá cục

    2-     Lớp giữa:                        Cẩm thạch

    3-     Lớp trên hết:                  Thủy ngọc (Cristaux de roche)

Chắc quí bạn cũng như tôi đă từng thấy nhiều cục đá như vậy rồi, hoặc những cục đá phân nửa th́ đá cục phân nửa th́ thủy ngọc.

V- Loài kim khi có tiến hóa không?

Đ- Chúng cũng tiến hóa như ḿnh. Người ta thường nói: Vàng có tuổi. Đúng vậy, có thứ vàng c̣n non có thứ vàng đă già. Thứ trọng tuổi mới tốt, mới làm đồ nữ trang được.

V- C̣n điều chi nói về cái Phách nữa chăng?

Đ- C̣n nhiều điều khác nữa, song trước hết nên hiểu bao nhiêu đây, sau sẽ học thêm .

                           

CÁI VÍA ( Corps Astral)

            V- Cái via con người làm bằng chất chi?

            Đ- Cái Vía làm bằng 7 chất thanh khí của cơi Trung giới và pha rất nhiều tinh chất thứ ba,gọi là tinh chất dục vọng (3ème Essence élémentale ou élémental du désir). V́ vậy con người mới kinh nghiệm được tất cả những thứ t́nh cảm, từ thứ cao thượng nhứt cho tới thứ đê hèn nhứt.

            V- Cái vía giống con người không?

            Đ- Nó giống con người bởi v́ 99 phần 100 của cái vía bị rút trong xác thịt, bởi thế, mặt mũi, tay chơn, tim óc con người đều có cái vía bao phủ. C̣n 1 phần 100 ló ra ngoài làm ra hào quang cái vía.

            V- Hào Quang nầy bao lớn?

            Đ- Cái đó tùy theo bực tiến hóa của con người, bực trung từ hai tấc rưởi cho tới sáu tấc khỏi thân ḿnh.

 

MÀU SẮC CÁI VÍA

            V- Cái Vía có màu sắc không?

            Đ- Có. Mỗi tánh t́nh đều hiện ra một màu trong cái vía.

            V- Xin cho vài thí dụ.

            Đ- Tỷ như: Màu đen như một đám mây dày mịt là tánh oán ghét, hiểm độc. Trong lúc giận dữ th́ trong những quần đen có những lằn đỏ nhọn đầu như mũi tên phóng ra thật là khủng khiếp.

            - Đám mây đỏ hồng là hay giận dủi.

            - Đỏ hồng sáng rỡ là bất b́nh cao thượng.

            - Đỏ như máu và đỏ bầm là ham mê vật dục.

            - Xám nâu là tánh ích kỷ.

            - Xám dợt trên mặt có nổi bọt là xảo quyệt, mưu mô hay lường gạt.

            - Xám xanh dợt: sợ sệt .

             - Hường là yêu thương không ích kỷ .

            - Đỏ nâu, tối, mường tượng như màu sét thường thường có những lằn song song nằm ngang là hà tiện rít róng.

            - Màu đỏ lá cam là kiêu căng .

            - Màu vàng là khôn ngoan có trí độ.

            - Màu lục có nhiều nghĩa, thường là đồng hóa thích hợp.

            - Màu kim hoàng là trí khôn áp dụng vào sự học hỏi triết học hay là khoa học.

            - Màu xanh sáng rỡ, xanh nước biển hay là bạch kim là ḷng tín ngưỡng cao thượng

            - Màu tử ngoại tuyến (ultra-violet) là tài phép cao cường thuộc về Chánh đạo.

            - Màu xích ngoại tuyến (infra-rouge) là phép tắc thấp thỏi của Phái Bàn Môn, vân..vân …

            - C̣n nhiều lắm,phải mở Thần nhản và phải có người chỉ bảo cách xem coi th́ mới không lầm lạc. Không phải dễ mà đoán trúng tánh t́nh của người ta đâu, bởi v́ chất khí làm cái vía chạy ṿng từ chơn lên đầu rồi từ đầu xuống chơn không ngừng nghỉ và các màu đều pha lẫn với nhau.

            V- Khi thay đổi tánh t́nh th́ cái vía ra sao?

            Đ- Cái Vía thay đổi màu sắc hợp với tánh t́nh đó.

NHỮNG Ư MUỐN VÀ T̀NH CẢM CỦA CON NGƯỜI

ĐỀU CÓ H̀NH DẠNG

            V- Tại sao người ta nói: Thần Thánh biết ư nuốn của con người?

            Đ- Bởi v́ những ư muốn và t́nh cảm của con người đều có h́nh dạng và màu sắc. Thần Thánh nào cũng có Thần nhăn nên ḍm qua th́ biết liền.

            Những lời nói, ư nghĩ và tư tưởng toàn là những sự rung động. Mỗi sự rung động đều phát ra âm thanh và màu sắc.

            Tục thường nói: “Đừng lấy vải thưa che mắt Thánh”. Đúng vậy. Chúng ta che đậy lỗi của chúng ta với người phàm tục chớ làm sao giấu giếm được với những vị đă có Huệ nhăn.

Vậy th́ tốt hơn là chúng ta hăy tập tánh hết sức thành thật trong mọi việc, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt không thể nói trắng ra, nên phải làm thinh cũng không nên nói một sự thật làm mếch ḷng người và cũng đừng phỉ báng thiên hạ và cho đó là sự ngay thực.

 

NHỮNG SỰ THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH

NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA NHỮNG SỰ RUNG-ĐỘNG.

Tôi xin tŕnh cho quí bạn xem những sự thí nghiệm chứng minh năng lực sáng tao của những sự rung động.

I.

 THÍ NGHIỆM THỨ NHỨT.

            Nên biết rằng: Mỗi thứ rung động đều sinh ra một thứ h́nh dạng.

            Ta hăy lấy nhiều miếng thiếc tṛn và rải lên trên mặt mỗi miếng một lớp cát mỏng và nhuyển. Xong rồi lấy một sợi dây cung cọ vào mấy miếng thiếc nầy, cái th́ mau, cái th́ chậm. Khi hết rung động, người ta ḍm trên mặt mấy miếng thiếc th́ thấy những hột cát sắp lại thành những h́nh khác nhau.

       II

THÍ NGHIỆM THỨ NH̀

TẤM LẮC (PLAQUE) HAY LÀ TẤM BẢNG ( CHLADNI)

(Plaque de Chladni)

            Các nhà khoa học dùng một tấm lắc (plaque) hay là một tấm bảng bằng đồng hoặc bằng pha lê, gơ nghe có tiếng, gọi là tấm bảng Chladni (Plaque de Chladni) vành hơi cong lên. Người ta rải cát nhuyển lên mặt tấm bảng nầy, rồi lấy dây cung cọ vào vành nhiều chỗ làm ra những âm phù khác nhau. Cát bị rung động nhảy lên cao rồi rớt xuống làm thành những h́nh dưới đây:

 

     III

THÍ NGHIỆM THỨ BA

            Ông J. Brigh Bond có khảo cứu về những h́nh dạng do những sự rung động sinh ra. Ông dùng những quả lắc (pendules) và ghi được một số h́nh rất tốt như dưới đây:

     VI

THÍ NGHIỆM THỨ TƯ

NHỮNG H̀NH DẠNG CỦA LỜI NÓI

Lời nói sanh ra những h́nh dạng. Trong quyển “The Lidophone - voice figures” tác giả là bà Margaret Watts Hughes có thuật những sự khảo cứu của bà về những h́nh dạng của lời nói và có vẽ những h́nh đó ra nữa.

                        Những sự thí nghiệm nầy chứng minh rằng, những sự rung động sanh ra h́nh dạng

                        Những vị có thần nhăn đều nói: những lằn rung động của âm nhạc làm ra những h́nh dạng, màu sắc tốt đẹp

                        Xưa kia Đức PYTHAGOBE cũng có nói: Đức Thượng Đế tạo lập Vũ Trụ theo nguyên tắc kỷ-hà học (Dieu géométrise)

                        Thế nên quả quyết rằng âm thanh và tư tưởng có h́nh dạng và màu sắc, không phải là nói chuyện chiêm bao mộng mị đâu.

 

 NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI VÍA.

                        V- Cái Vía có những Luân xa không?

                       Đ- Cái Vía có 10 Luân xa đối chiếu với 10 Luân xa của cái Phách, nghĩa là cũng ở chung một chỗ với nhau, nhưng luân xa của Cái Phách ở ngoài thân ḿnh, c̣n luân xa của Cái Vía ở trong xác thịt, bởi v́ cái Phách ở cơi Trần thuộc về Tam-Nguyên-Không-Gian hay là bề thứ ba (3e dimension) c̣n cái vía ở cơi trung giới thuộc về Tứ Nguyên Không Gian hay là bề thứ tư (4e dimension).

                                                           

PHẬN SỰ CỦA CÁC LUÂN XA.

V- Phận sự của các luân xa thế nào?

Đ- 1) Luân xa ở tại xương mông là chỗ chứa luồng Hỏa hầu Cung Đa Li Ni (Kundalini).  

                          2)- Luân xa thứ nh́ ở tại trái thăng mở ra rồi th́ khi thức dậy con người nhớ mày mạy những điều đă thấy và đă làm ở cơi Trung giới. Sự kích thích Luân xa nảy sanh ra những mộng đẹp, như thấy ḿnh bay trên không trung..

                          3)- Luân xa thứ ba ở tại rún, hoạt động rồi th́ con người cảm biết tất cả những ảnh hưởng ở cơi trung giới, nhưng biết một cách mơ hồ rằng:những ảnh hưởng nầy th́ hạp với ḿnh, c̣n những ảnh hưởng kia th́ khuấy rối ḿnh,hoặc những cảnh vật nầy th́ đẹp đẽ, những cảnh vật kia th́ buồn bực nhưng không rơ v́ lư do nào.

                          4)- Luân xa thứ tư ở tại trái tim, hoạt động rồi th́ con người tự nhiên biết được những sự vui mừng và những sự đau khổ của kẻ khác, có khi cũng chia sớt những ảnh hưởng đó nữa tức là cũng vui mừng hay cũng đau khổ như họ vậy.

                          5)- Luân xa thứ năm ở tại yết hầu, hoạt động rồi th́ ban đầu nghe bên tai những tiếng th́ thầm bảo làm cái nầy cái kia, có khi nghe âm nhạc có khi nghe tiếng x́ xào kỳ dị. Chừng nó mở trọn vẹn con người có Thần Nhĩ.

                          6)- Luân Xa thứ sáu ở chính giữa hai chơn mày, mở ra rồi con người có Thần Nhăn.

                         7)- Luân xa thứ bảy ở trên đỉnh đầu, hoạt động rồi th́ tâm thức con người không c̣n bị gián đoạn như trước. Lúc thức dậy rồi con người nhớ hết những điều đă làm, đă thấy hay đă học hỏi trên cơi Trung giới, nghĩa là lúc con người ngủ con người cũng hiểu biết như lúc con người thức, không c̣n mê muội nữa.

                         V- Làm sao cho mấy luân xa nầy hoạt động?

                         Đ- Cũng phải nhờ đến luồng Hỏa Hầu Cung Đa Li Ni (Kundalini).

                         Tuy nhiên cũng có phương pháp của Chơn Sư dạy đệ tử mở Thần nhăn, xuất Vía mà khỏi mở luồng Hỏa Hầu Cung đa li ni.

                         Dầu sao cuối cùng đúng ngày giờ th́ mỗi vị đệ tử đều phải mở luồng Hỏa hầu nầy, sau khi đă được điểm đạo.

 

TẤM CHẮNG DỪNG Ở CHÍNH GIỮA

 NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI VÍA

VÀ NHỮNG LUÂN XA CỦA CÁI PHÁCH.

                        Chính giữa những Luân xa của cái Via và những Luân Xa của cái Phách có một tấm chắng-dừng làm bằng một lớp nguyên tử căn bản Hồng trần rất khít khao và thấm nhuần một thứ sinh lực đặc biệt. Tấm chắng dừng nầy không cho ảnh hưởng ở cơi Trung giới thâm nhập vô tâm thức Hồng trần của con người sớm quá, nghĩa là không cho con người thông đồng với cơi Trung giới trước khi con người biết chút đỉnh về t́nh trạng ở cơi nầy và điều kiện sinh hoạt của dân cư ở tại đó.

   Nếu tấm chẳng dừng nầy rách th́ có đường thông thương giữa cơi Trung giới và cơi Trần, dân cư ở cơi Trung giới như hồn ma chẳng hạn, muốn nhập vô ḿnh con người chừng nào th́ nhập, muốn xuất ra chừng nào th́ xuất, không có cách ǵ ngăn cản nổi .Con người sẽ bị mất sức, trở thành bạc nhược và có khi hóa ra điên khùng v́ thường thấy những điều kinh khủng, ghê rợn ở cơi Trung giới mà không biết lư do.

                                    V-  V́ những nguyên nhân nào mà tấm chẳng dừng nầy bị rách?

                                    Đ- Do nhiều lư do như:

                                    Một là: bị cảm xúc quá độ, như th́nh ĺnh đâm ra hoảng hốt, sợ điếng hồn v..v….

                                    Hai là: Rượu, khói thuốc điếu, nhứt là thuốc phiện, các chất ma túy, nếu con người dùng thường xuyên .

                                    Ba là: Giở xác đồng.

                                    V- Nếu vậy th́ những người đồng cốt là những người mà tấm chắng dừng bị rách?

                                    Đ- Đúng vậy, cái Phách của mấy người đồng cốt ĺa khỏi xác thịt một cách dễ dàng .

                                                                       

PHẬN SỰ CỦA CÁI VÍA

                                    V- Cái Vía có những phận sự nào?

                                    Đ- Cái Vía có ba phận sự.

                                    Một là: Biểu hiện những ư muốn và những t́nh cảm của con người. Không có nó th́ con người không biết cảm xúc cảm động chi cả, nói một cách khác, t́nh cảm ở trong cái vía.

                                    Hai là: Bắc cầu cho linh hồn thông thương với cơi Trần.

                                    Ba là: Làm một thể độc lập để cho con người dùng khi qua cơi Trung Giới lúc con người ngủ hay là sau khi từ trần.

                                    V- Tôi đă biết ư muốn của con người hiện ra bằng màu sắc, bây giờ có những thí dụ nào để chứng minh rằng sự cảm xúc ở trong cái Vía chăng?

                                    Đ- Có. Ấy là:

                                                                                               

NHỮNG THÍ NGHIỆM CỦA ÔNG HECTOR DURVILLE

CHỨNG MINH RẰNG NHỮNG SỰ CẢM XÚC Ở TRONG CÁI VÍA.

                                    Tôi xin kể vắn tắt vài thí dụ về ngũ quan cho quí bạn nghe, rút trong cuốn Hồn ma của những người sống  (Le fautome des Vivants) của ông Hector Durville:

                        I

                 XÚC GIÁC  ( Sự đụng chạm )

a)   Ông Hector Duville thâu thần một người đồng tử làm cho y ngủ mê rồi cái vía của ông xuất ra và đặc lại có h́nh dạng.

                                    Ngài lấy một cái h́nh nhơn bằng sáp để trong cái vía của đồng tử, chất thanh khí làm cái Vía dính vô h́nh sáp.

                                    Nếu lấy kim chích ở cánh tay h́nh sáp th́ đồng tử đau ở cánh tay, châm ở chơn th́ đồng tử đau ở chơn, nói tóm lại ngắt, véo h́nh sáp chỗ nào th́ đồng tử đau nhức trong ḿnh chỗ đó.

                                    (Tôi không rơ tại sao lúc đó ông Hector Durville lại không châm-chính xác thân của đồng tử đặng chứng minh rằng, đứng riêng-rẽ một ḿnh nó th́ xác thân không biết cảm-động chi cả).

                     b)-Tháng Mười (Octobre) năm 1907, ông Hector Durville sai cái vía cô Marthe đi qua một cái pḥng lạnh lẽo, tức th́ thân-thể cô đồng phát lănh run-rẩy lập cập. Ông Hectoe Durville kêu cái Vía cô đồng tử về lập tức nhưng Cô cũng không được ấm. Ông Hector Durville liền làm cho cô tỉnh dậy. Vài phút sau cô Marthe nhảy mũi, ớn lạnh. Qua ngày sau cô nghẹt mũi, nặng đầu, ăn không biết ngon, cô đă bị cảm thật t́nh, chớ tự thuở giờ cô Marthe không biết cảm hay là sổ mũi là sao.

 

 II

VỀ THỊ GIÁC (Sự thấy)

                                    Sự thí nghiệm nhằm cuối tháng 10 năm 1907, từ 5 giờ tới 6 giờ trong tối. Có mặt: Bà Stahl,  ông Bonnet-Grant Jean và Gaston Durville con ông Hector Durville:

a)  Cô đồng Edmée đă xuất vía, Gaston Durville ở cách xa cô đồng lối 3 thước. Ông Hector Durville sai cái vía cô đồng lại gần Gaston, rồi ông đưa cho Gaston một cái đồng hồ. Gaston cầm trong tay rồi giơ ra sau ót cái vía. Cô đồng dùng ḿnh rồi nói: “Tôi thấy một vật trắng và tṛn, nó chạy như cái máy, nó làm ra tiếng: ấy là tiếng tíc tắc của một cái đồng hồ”.

b)  Ông Hector Durville bảo Gaston đưa sau ót cái Vía cô đồng một cái bao thơ dán kín không ai biết trong đó đựng cái chi. Cô đồng nói: “Tôi thấy hai vật tṛn như đồng xu”. Ông Hector Durville bèn hỏi: “Phải tiền không?” – Phải – Màu ǵ? – Màu vàng nhưng không phải, ấy là màu vàng đỏ - ở trong bao thơ c̣n ǵ nữa?

- C̣n bạc, ấy là những giấy bạc.

               Măn cuộc rồi người ta xé bao thơ trước mắt những người chứng: Người ta thấy trong đó có hai tấm giấy bạc và hai đồng 20 quan.

c)  Ngày mùng hai tháng giêng năm 1908 (2.1.1908) lúc 5 giờ rưởi chiều, trong pḥng thí nghiệm của ông Hector Durville không thấp đèn, tối thui..

               Những người chứng là những ông: Dubois, Dubet và J. Brien. Cô đồng tên Léentine.

Những người chứng ở cách cô đồng lối 4 thước, ông Hector Durville xin ông Brien đứng dậy và đưa cho cái vía cô đồng coi một vật ǵ tự ư, ông Brien đưa phía sau đồng hồ cho cái vía cô đồng coi. Cô đồng nói: Tôi thấy một vật cầm trong tay, nó đen, nó tṛn, ấy là một cái đồng hồ.

                 Ông Brien lại đưa bề mặt đồng hồ. Cô đồng nói: “Cũng cái đồng hồ hồi nảy mà chuyến nầy là bề mặt. Tôi thấy mấy cây kim, song tôi không biết mấy giờ”. Hỏi: Tại sao vậy? Cô đồng trả lời: “Tại cái vía rung động mạnh lắm. Hai con mắt xao-xuyến và đổi chỗ hoài. Trọn cái ḿnh của cái Vía rung-động không ngớt v́ sự rung động đó mà tôi không thấy cho dúng cây kim nằm chỗ nào.

III

VỀ THÍNH GIÁC ( Sự nghe )

a) Có mặt ông André với ông Hector Durville. Cô Marthe xuất vía ra, vía cô lại ngồi trên ghế dựa cách cái xác lối một thước.

                Ông Hector Durville để cái đồng hồ bên lỗ tai trái, sau ót, phía trên bụng và dưới cẳng cái vía th́ cô đồng nghe tiếng tíc-tắc của đồng hồ chạy.

                Ông bèn đem đồng hồ kề sát lỗ tai (của xác thân cô đồng) phía sau ót, phía trên bụng và dưới chơn của cô đồng th́ cô đồng không nghe ǵ hết.

               Ông lập lại sự thí nghiệm nầy nhiều lần với những điều-kiện khác nhau th́ kết-quả cũng như ở trên: Cái Vía nghe mà xác thân không nghe.

                     b) Thí nghiệm lần thứ nh́ với cô đồng Edmée. Th́ cái Vía cô nghe tiếng đồng-hồ cũng như cái Vía cô Marthe.

                    c) Thí nghiệm lần thứ ba. Cái Vía của cô đồng Léontine cũng nghe rơ ràng tíc-tắc của đồng-hồ, c̣n xác thịt của cô không nghe chi hết.

IV

VỀ KHỨU GIÁC ( Sự ngữi )

     a) Cô đồng Edmée xuất Vía ở trong pḥng làm việc của Ông Hector Durville. Cái Vía của cô ngồi trên ghế cách cái xác lối một thước. Trong pḥng ánh sáng mờ mờ. Không cho cô đồng hay biết chi cả. Bác-sĩ Paul de Saint Martin lén kê vào lỗ mũi cô một ve nước đái quỉ (am-mô-nhắc- ammoniaque) gần một phút đồng hồ. Cô không ngữi mùi ǵ cả.

      Một chập sau, Ông làm thinh, đi nhè nhẹ lại gần cái vía rồi đưa ve nước đái quỉ dưới lỗ mũi nó. Cô đồng day mặt chỗ khác, lấy tay bịt mũi rồi nói: “Ấy là cái ve, nó hôi quá”.

              Bác sĩ Pau de S.Martin thay cái ve khác. Ông cho cái vía ngửi mùi chanh (bergomote). Cô đồng nói: “Cái nầy mùi thơm”.

              Xong rồi ông bèn hé chai dầu chanh vào lỗ mũi xác thịt của cô đồng th́ cô không cảm biết có mùi ǵ cả.b) Chuyến nầy tôi phiên cô đồng Léontine cũng xuất vía như cô Edmée và cũng ngồi cùng một chỗ. Ông Pau de S.Mảrtin để chai nước đái quỉ dưới lỗ mũi cái vía, tức th́ cô đồng lấy tay bịt lỗ mũi, day đầu chỗ khác nhăn mặt: “Ô hôi quá. Ấy là thuốc làm cho bớt đau nhức”. Rồi cô nói tiếp: “Mà không. Ấy là nước đái quỉ”

              Năm, sáu phút sau không để cho cô đồng nghi ngờ chi cả, Ông kê vô lỗ mũi xác thịt ve nước đái quỉ mở nút ra. Cô đồng dường như không ngửi mùi chi cả, nên làm thinh. Ông Pau de S.Martin bèn hỏi: “Cô có ngửi mùi ǵ không?” Cô đồng đáp:”Tôi không có ngửi mùi chi cả”, Ông nói: “Tôi để dưới lỗ mũi cô ve nước đái quỉ mà”. Cô có ngửi, tôi thấy cô nhăn mặt”. Cô thấy người ta không tin cô, cô có ư phiền bèn lớn tiếng: “Tôi nói với ông, tôi không ngửi mùi ǵ hết ông không tin th́ mặc t́nh”

              Ve nước đái quỉ để dưới lỗ mũi cô ít nữa là hai phút. Chẳng những cô không ngửi mùi chi cả  mà chừng tỉnh lại, cô cũng không thấy có chi là khó chịu.

b)                      Lần thứ ba: Cô đồng là Bà Vix, xuất vía trong pḥng làm việc của ông Hector Durville.

              Có mặt: những ông Adatte, E. Dubois, Robert, Hildebrand, Bernard và Porterat.

              Cả thảy đều ở trong bóng tối mờ mờ.

              Ông Hector Duurville, lần lượt để dưới lỗ mũi cái xác cô đồng, nước đái quỉ, long năo, lá thơm (patchouli), dầu bông tím (violette) và dầu chanh: (bergamote). Cô đồng không ngửi mùi ǵ cả. C̣n đưa mấy thứ nầy dưới mũi cái vía, cô đồng biết mấy mùi đó liền.

                                                                                                               V

VỀ VỊ GIÁC (Sự nếm)

              Ngày 12 tháng chạp năm 1907 (12.12.1907), có mặt những ông: Cembe, E. Dubois và Gaston Durville dưới ánh sáng mờ mờ.

a)  Cô Đồng là Léontine. Cô xuất vía ra rồi th́ ông Hector Durville để trong tay cái xác của cô một miếng lư hội (alves) biểu cô bỏ vô miệng nhai rồi cho mấy ông biết có ngon không?

            Cô đồng nhai rồi nói: “miếng nầy không có mùi vị ǵ cả”. Ông Hector Durville bảo cô nhả ra đặng cô khỏi bị đau bụng.

     b) Ông Hector Durville để trong tay cái xác một cục đường và biểu cô đồng nhai rồi nói, coi nó có ngon không. Cô đồng bèn đáp: “Không mùi vị ǵ cả”

    c) Ông Hector Duville dùng kềm lấy một vị thuốc đắng tên Quassia. Ông bảo cái vía cô đồng hả miệng. Ông đút miếng thuốc vô rồi ngậm lại. Ông mới hỏi: “Vị cô ngậm ra sao?” Cô đồng đáp: “Nó không ngon, đắng quá . Ông lấy kềm ra rồi để miếng thuốc đó trong tay cô đồng rồi bảo cô đút vô miệng coi nó có mùi vị ǵ không? Cô đồng làm in như vậy rồi nói: “Nó không có mùi vị ǵ hết”

    d) Ông Hector Durville thí nghiệm vài món khác như: kư ninh, nước cam, mă tiền,  muối và đường với cái vía và cái xác cô đồng th́ kết quả là cái via nhận ra mùi vị, c̣n cái xác không cảm biết ǵ cả.

     Ông Hector lập lại những sự thí nghiệm nầy với năm đồng tử khác th́ cái kết quả vẫn in như vậy.

                                               

BÀN QUA NHỮNG SỰ THÍ NGHIỆM         

              V- Những sự thí nghiệm nầy chắc giúp cho khoa học nhiều lắm?

              Đ- Tôi không tin như vậy v́ hai lẽ:

              Trước nhứt là: Khoa học không công nhận có linh hồn, nói chi đến Phách, Vía và Trí.

              Hai là: Các nhà khoa học không thể thí nghiệm được lại một cách dễ dàng như ông Hector Durville.

              V- Tại sao vậy?

              Đ- Bởi v́ đây thuộc về khoa Huyền-bí-học thật hành. Phải là một nhà lăo luyện có kinh nghiệm biết cách thâu thần làm cho cái vía xuất ra rồi đặc lại cho có h́nh dạng. Phải hết sức thận trọng. Nếu cái vía bị đánh hay đụng chạm chỗ nào th́ cái xác bị bịnh chỗ nấy. Trong pḥng phải yên-lặng tuyệt đối. Nếu có một tiếng động mạnh làm cho cái vía giật ḿnh nhập vô xác tức tốc th́ có khi người đồng tử phát sợ hóa ra điên khùng, có khi lại chết tức tốc ngay khi đó nữa. Nguy hiểm lắm. Về phương diện huyền bí, phải biết phù chú trấn yếm để bảo-vệ đồng tử, v́ sợ dân cư ở Trung giới, nhứt là những hồn ma hung ác phá-hại cái vía đồng tử th́ khổ cho y. Đâu có phải dễ như những sự thí nghiệm tầm thường thuộc về vật chất trong các pḥng hóa học đâu. Trong một ngàn nhà bác học chưa ắt có một vị ra công học-hỏi nhân điện và thâu thần,

Về phương  diện huyền bí học th́ những sự thí nghiệm nầy rất hữu ích. Chúng nó chứng minh rằng những sự cảm giác ở trong cái vía chớ không phải ở trong xác thịt. Không phải thí nghiệm một lần với một người, mà nhiều lần, nhiều cách khác nhau với nhiều người. Mà cái kết quả vẫn giống in nhau. Như thế đức tin ta mới vững chắc và xin nhớ rằng trong lúc thí nghiệm cái Vía ngửi, nếm, thấy mà cái miệng cô đồng nói.                        .

 

CÁI VÍA BẮT CẦU CHO LINH HỒN THÔNG THƯƠNG VỚI CƠI TRẦN

            V- Làm sao gọi cái Vía bắc cầu cho linh hồn thông thương với cơi trần?

            Đ- Những lằn rung động của sự nghe, sự thấy, và sự đụng chạm vân..vân…truyền vô cái óc xác thịt, qua cái Phách rồi tới cái Vía. Cái Vía làm ra những cảm giác đưa vô cái Trí, cái Trí phân tích cái nào hạp, cái nào tốt, cái nào xấu. v..v…rồi mới dâng cho con người ở nội tâm để kinh nghiệm.

            C̣n mỗi khi con người muốn làm cái chi th́ lệnh đó truyền qua cái Trí, cái Vía, cái Phách, và cái Óc rồi xác thịt mới hành động.

            V- Sự di chuyển nầy qua nhiều chặng, ắt phải lâu?.

            Đ- Không, trái lại mau như chớp nháng, bởi v́ bốn thể: Xác, Phách, Vía và Trí đều liên-quan mật thiết và xỏ rế với nhau và những sự rung động nầy c̣n mau lẹ hơn điển khí, tức là mau hơn 300.000 cây số trong một giây đồng hồ.

                                                                       

CÁI VÍA LÀM MỘT THỂ ĐỘC LẬP

ĐỂ HÀNH ĐỘNG TRÊN CƠI TRUNG GIỚI

        V- Sau khi con người từ trần, cái Vía mới làm một thể độc lập để hành-động trên cơi Trung - Giới,phải chăng?

Đ- Phải. Nhưng lúc c̣n sanh tiền đây, con người cũng có thể dùng cái Vía như một thể độc lập vậy trong ba trường hợp sau đây:

              Một là: Lúc ngủ.

              Hai là: Nhờ ông Thầy làm cho xuất vía.

          Ba là: Tự ḿnh biết xuất vía, muốn ra khỏi xác chừng nào cũng được.

     A-   LÚC NGỦ

-Lúc ngủ là lúc xuất vía tự nhiên. Khi cái xác ra khỏi xác rồi con người mới ngủ. Muốn ngủ cho mau th́ khi nằm xuống giường th́ phải để cái trí trống không, đừng tưởng chi cả. Không phải dể đâu. Phải tập luyện mới được.

Những điều ḿnh thấy trong giấc ngủ gọi là chiêm bao, nhưng có 3 thứ chiêm bao:: Chiêm bao xác thịt, chiêm bao cái phách và chiêm bao cái vía. Rát khó phân biệt chiêm bao của ḿnh đă thấy thuộc về loại nào. Phải nhờ người có thần nhản xem xét mới trúng.

     B-    NHỜ ÔNG THẦY LÀM CHO XUẤT VÍA.                                                              

   Có 2 trường hợp.

   - Dùng phép thâu thần.

        - Dùng cây gậy phép.

         1- DÙNG PHÉP THÂU THẦN: Ấy là trường hợp của mấy cô đồng Marthe, Edmée, Léontine, bà Vix và mấy vị kia nhờ ông Hector Durville làm cho xuất vía

        2- DÙNG CÂY GẬY PHÉP: Cây gậy phép đầu tṛn chứa đầy một thứ từ điện rất mạnh, duy mấy vị luyện đạo mới biết dùng nó mà thôi. Đặt nó ngay xương sống th́ cái vía xuất ra liền.

            Trong cuốn “Thich-nghĩa về Dân-quốc của Platon”(Commentaire à la République de Platon) Ông Preclus (Thế kỷ thứ năm) thuộc về phái Tân Triết-Học Platon (Néo-Platonicien) có thuật chuyện sau nầy chứng chắc sự xuất hồn có thật.

            Hồn xuất ra khỏi xác và nhập vô chừng nào cũng được, đó là câu chuyện mà sự thí nghiệm trước mắt Cléarque với cây gậy phép chứng chắc như vậy và làm cho ông Aristote phải tin ngay.

            Người đứng thí nghiệm lấy cây gậy phép đánh nhẹ nhẹ trên ḿnh đứa nhỏ tức th́ hồn nó xuất ra. Ông ấy chỉ cho người ta coi cái xác đứa nhỏ nằm trơ trơ và không biết cảm động chi cả. Người ta lấy cây đánh đập nó nặng nề mà nó không rên la. Trong lúc đó hồn nó đi chơi chỗ nầy chỗ kia, rất xa xác thịt.

            Rồi cũng ông đó dùng cây gậy đem hồn nó nhập vô xác lại. Nó tỉnh rồi mới thuật lại những điều nó thấy cho mọi người nghe. Những người có mặt tại đó đều tin chấc sự ấy có thật.

 

     C-   TỰ M̀NH XUẤT VÍA

       Tự ḿnh xuất vía là một khoa học, hể biết luật th́ ai làm cũng có kết quả, dù người hiền hay người dữ cũng vậy, Nghĩa là không phân biệt tà hay chánh.

       Có hai phương pháp:

    a)     Xuất vía được mà không hiện hinh được.

    b)     Xuất vía được và hiện h́nh cũng được.

V- Xin kể vài chuyện?

Đ- Tôi xin thuật bốn chuyện sau nầy: Một chuyện ở Tây-tạng, một chuyện ở Thành Rome, một chuyện ở Phi Châu và một chuyện xuất Vía phá người bị chém:

                                                                       

I

 CÂU CHUYỆN Ở TÂY-TẠNG

            Ông  Cố Đạo Huc (Le Père Huc) qua viếng Tây Tạng lần đàu tiên, ông nhờ một người có thế lực gởi gấm nên mới được vào ở trong một cái chùa kia.

            Một bữa ông đi chơi với một ông săi trong chùa và hai người mới bàn qua câu chuyện “những phù phép thần thông”. Nhưng trong ḷng ông Huc c̣n hoài nghi măi. Bổng chút ông Săi ngừng lại dường như lóng tai nghe rồi nói “Tôi được lịnh lại chùa ngay bây giờ”

            Ông Huc nói: “Từ đây lại chùa xa lắm tôi rất tiếc v́ phải ngưng câu chuyện giữa tôi và ông trong vài ngày”. Ông Săi đáp:” Không đâu! Tôi tưởng trước khi mặt trời lặn th́ tôi về tới. Ông không biết rằng chúng tôi có cách đi mà bên Âu-Châu chưa hiểu sao?. Không phải tôi đi bằng xác thịt lại chỗ người ta kêu tôi đâu, tôi đi bằng cái Vía mau như chớp nháng”. Sau khi hết giựt ḿnh. Ông Huc mới hỏi: “Ông nghe tiếng ở đằng xa nói lại và ông trả lời được th́ tại sao ông phải đi?. Ông Săi đáp:”Tôi phải có mặt tại đó đặng làm lễ và tôi có một phận sự để thi hành”.

            Sau khi trở vô liêu, ông Săi bèn rửa mặt rồi nằm xuống đọc kinh, ḿnh mẩy ông cứng đơ. Trong lúc ông đọc kinh nửa chừng th́ cái Vía ông xuất ra đi. Không đầy hai giờ sau ông trở về rồi tiếp tục chuyện văn với ông Cố Đạo như trước. Ông nói cho ông Cố Đạo nghe những chuyện mà bên Thái-Tây cho là chiêm bao mộng mị.

 

II

CÂU CHUYỆN Ở THÀNH ROME 

            Đức Giáo Hoàng Saint Clément đương làm lễ tại Thành Rome. Bổng chút Ngài nằm xuống ngủ mê-man trong ba giờ đồng hồ. Chừng Ngài thức dậy, Ngài nói với các tín đồ rằng trong lúc ngủ Ngài vâng lịnh Thánh Ṕerre qua thành Pise làm lễ.

            Cũng trong ngày đó, giờ đó, các tín đồ tại thành Pise đều thấy Đức Giáo-Hoàng Saint Clément làm lễ trong nhà thờ.

                                                                       

III

CÂU CHUYỆN Ở PHI-CHÂU.

 

            Xuất Vía đi dự “ Hội Phù-Thủy “

            Chuyện nầy vốn của Cố Đạo Trilles thuật lại trong cuốn “Hoa đen, ḷng trắng” (Fleurs noires, âmes blanches) của ông xuất bản lối năm 1907-1908. Ông chứng chắc sự nầy quả có thật:

            “Một người Tù-Trưởng của bộ-lạc Jabikou tên Ngéma Nzago thường dùng tài phép trị lành bịnh và chỉ cho người ta những phương pháp trở nên giàu có. Tù-Trưởng lại là bạn thân của ông Cố Đạo Trilles. Một ngày kia Tù-Trưởng nói với ông Trilles: “Mai nầy có một lễ lớn, hết thẩy các vị Phù-Thủy trong miền nầy phải hội lại Cao-Nguyên Yemvi trong một cái làng hoang phế.

            Ông Trilles tỏ dấu ngạc nhiên v́ từ đó đến cao-nguyên Yemvi phải mất bốn ngày đường. Ngéma Nzago bèn nói: “Ông không tin tôi hả, vậy chiều nay ông lại cḥi tôi, Ông sẽ thấy”. Y như lời hứa, chiều bữa đó, Ông Trilles lại, th́ thấy Tù-Trưởng sửa soạn đi. Muốn thí nghiệm chắc chắn, Ông mới nói với Tù Trưởng: “Tôi xin nhờ Ngài một việc. Ngài sẽ đi qua làng Nshong, ở dưới chơn Cao Nguyên. Ngài biết tín đồ của tôi tên Esaba, nhà nó ở đó. Khi đi ngang qua nhà nó, Ngài làm ơn nói với nó rằng: “Tôi muốn gặp nó lắm, nó phải lại đây gấp, và nhớ đem những b́ súng của tôi đă giao cho nó giữ giùm”. “Được. Chiều nay nó sẽ được tin ông và mai nó sẽ lên đường.”

            Sau khi thoa cùng ḿnh với một thứ thuốc đỏ hôi mùi tỏi và múa hát th́ một chập có một con rắn trên mái nhà ḅ xuống quấn cùng ḿnh y. Y liền nằm xuống ngủ mê mang như chết, ḿnh mẩy cứng đơ. Ông Trilles lấy cây kim gâm đâm vô thịt y th́ không thấy nhúc-nhích. Trên môi Tù Trưởng có một chút bột trắng. C̣n con rắn biến đâu mất. Ông Trilles sợ có sự giả-dối nên ở đó sáng đêm đặng canh giữ cái xác của Tù Trưởng. Tới sáng bữa sau. Tù Trưởng lần lần thức tỉnh. Y mở mắt ḍm coi bộ lơ-láo. Khi thấy ông Trilles th́ y nói: “Tôi đă thi hành chuyện của ông cậy tôi”. Y thuật chuyện rất lâu về cuộc hội họp các nhà Phù-Thủy.

            Ba ngày sau, chiều lại th́ Esapa tới, nó đem nghững b́ súng cho ông Trilles. Ông hỏi nó: “Con có thấy Tù Trưởng không?” “Thưa không. Tôi chỉ nghe tiếng của y nói ở ngoài cḥi của tôi”. Y bảo: “Cha dặn tôi đem gắp những b́ súng lại cho cha”.

            Trong khi diễn thuyết tại Hội Địa-Dư Thương-Măi tại Nantes ngày 23 tháng 11 năm 1906. Ông Trilles cũng có nhắc tới chuyện nầy.

            Năm 1921 ông Paul Le Cour có viết cho Ông C. de Vesme một bức thơ có mấy câu nầy: “Tôi có hỏi ông Trilles: ‘Có con rắn xuống quấn ḿnh Tù Trưởng không hay là ông thêm vô cho có vị”- Ông Trilles trả lời: “Việc đó quả có thật như vậy”.

                                                                       

IV

XUẤT VÍA ĐI PHÁ NGƯỜI BỊ CHÉM

Chuyện bà  Juliane  Cox

 

            Một bà già tên Juliane Cox được 70 tuổi. Ngày kia bà tới trước cửa một nhà nọ xin ăn, bị một đứa tớ gái xua đuổi đi. Bà bèn nói: “Được lắm! tới chạng vạng con sẽ ăn năn”.

            Trời vừa sập tối th́ đứa tớ gái đau đớn trong ḿnh nhào lăn trên giường rên la thảm thiết. Chừng bớt đau nó mới cầu cứu với những người ở trong nhà: “Ḱa ḱa! Bà ăn mày h́ hợm rượt tôi đó. Cứu tôi với”. Nó vừa nói và lấy tay chỉ. Nhưng không ai thấy bà đó cả. Họ bèn nói: “Nó thấy tầm bậy tầm bạ, thôi hăy để chúng ta yên ổn, đừng la nữa”.

            Một buổi sớm mai kia, nó biết chấc thế nào bà già ăn mày cũng trở lại, nó bèn lấy cái dao phay để giữ ḿnh. Chuyến nầy bà già đi với một tên mọi. Cả hai lại ép nó uống một thứ thuốc ǵ của họ đưa cho nó. Nó cự nự không chịu uống. Thừa dịp bà già ơ hờ. Nó xách dao chém bả. Người ta thấy cái dao sáng rỡ và máu rơi trên giường nó. Nó liền la lên: “Bà già bị tôi chém trúng bắp vế. Hăy đi cho mau lại nhà bả coi”. Lâp tức người ta mới đi với nó lại nhà bà Juliane Cox. Người ta gơ cửa, bà không mở. Người ta phải phá cửa vô đại trong nhà. Quả thật bắp vế bà bị thương, mới băng bó ràng ràng. Cái miệng vết thương cạ với lưỡi dao th́ bằng với nhau.

            Bà Juliane Cox bị bắt bỏ tù. Từ đó về sau cô tớ mới hết bị phá khuấy nữa.

            (Chuyện nầy trích trong cuốn” Những hiện tượng cao siêu của Phù Thủy). (Hauts phénomènes de la Magie) Trương 192 của Gougenet ded Meusseoux vốn dịch lại của nhà Hiền-Triết và Giáo Sĩ Glanvil, người nước Anh. Ông Hector Durville có đem vô trong cuốn “Le fantôme des vivants” của ông).

 

TRƯỜNG HỢP ĐÁNH CÁI VÍA MÀ

XÁC THÂN KHÔNG BỊ BỊNH

           V- Tại sao đánh cái Vía chỗ nào mà xác thân bị bịnh chỗ nấy?.

            Đ- Đánh cái Vía chỗ nào th́ xác thân bị bịnh chỗ nấy chỉ trong trường hợp cái vía đặc lại có h́nh dạng. Lúc nầy sự liên lạc giữa xác thân và cái vía rất mật thiết vô cùng v́ sự rung động đồng nhịp với nhau. Hễ chạm tới cái nầy th́ truyền qua cái kia liền. Cũng như hai cây đờn lên dây đồng bực với nhau, hễ khải cây đờn nầy th́ những sợi dây của cây đờn kia cũng rung động vậy.

            V- Có trường hợp nào cái Vía hiện ra có h́nh dạng nhưng đánh nó xác thân không  bị bịnh chăng?.

            Đ- Có. Những nhà Huyền Bí Học lăo luyện, những Đệ tử Chơn Sư đều biết cách dùng bốn chất dĩ thái hồng trần làm một cái xác giả cũng giống như xác thiệt, đủ mặt mũi tay chơn, cũng đi đứng nói năng chuyện văng như người thường vậy. Tuy nhiên đánh cái xác  giả nầy cũng như đánh gió vậy. Không đụng chạm chi tới xác thân cả .

            V-Cái xác giả nầy vô lửa và nước có bị cháy và ngột không?

            Đ- Không. Như tôi đă nói, chất dĩ thái thấu qua 3 chất: Chất đặc, chất lỏng, và chất hơi. Lửa và nước làm sao hại nó được.

 

TRƯỜNG HỢP CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT XUẤT VÍA

 MÀ XUẤT VÍA ĐƯỢC.

            V- Có trường hợp nào mà những người không biết xuất vía mà xuất vía được chăng?

            Đ- Có. Ấy là trường hợp của những người đau nặng hay là đương hấp hối. Nếu lúc nầy người bịnh tha thiết muốn gặp cha mẹ, vợ con hay là bà con thân thích nào đó ở xa th́ cái vía của y có thể đi tới chỗ mấy vị đó ở rồi hiện ra cho họ thấy in hệch như người bịnh có mặt tại đó vậy.

            V- Xin kể vài chuyện nghe.

            Đ- Tôi xin thuật một chuyện nầy do ông: R. P. PALGRAVE cựu sĩ quan trong đạo binh thuộc địa Ấn, vốn thầy ḍng tên (Jésuite) và Giáo Sĩ ở Syrie Arabie kể lại.

                                               

VƯỢT BIỂN T̀M CON

            Năm 198o một sĩ quan Anh ở Ấn Độ được phép nghỉ nên xuống tàu về xứ. Tàu chạy được mười lăm ngày. Linh đinh giữa biển: bổng chút viên Sĩ quan lại nói với vị Thuyền Trưởng: “Có một người lạ mặt đi trên tàu mà ông giấu tôi”. Vị thuyền trưởng mới đáp: “Ngài nói chơi sao chớ, vậy Ngài hăy cắt nghĩa cho tôi nghe thử coi”. Viên Sĩ quan bèn nói: “Được. Số là lúc tôi vừa nằm xuống ngủ, th́ bổng thấy một người lạ mặt đi vô pḥng khách đi cùng hết, rồi từ buồng nầy sang buồng kia, mỗi buồng đều mở cửa ḍm vô rồi lắc đàu bỏ đi. Khi vén cái màn của buồng tỏi rồi, y ḍm vô nhưng thấy tôi không phải là người của y kiếm. Y liền bỏ đi nhẹ nhàng và mất dạng luôn.

 - À. Vậy th́ y phục, tuổi tác và tướng mạo của người lạ mặt đó ra sao? Viên Sĩ quan mới tả h́nh dạng của người đó một cách kỹ-lưỡng. Vị thuyền trưởng mới la lên: “Ôi! nhờ trời pḥ hộ tôi! Nếu những lời của Ngài nói không phải là vô lư th́ người đó là ông thân của tôi chớ không c̣n ai vô đó nữa”.

            Khi viên thuyền trưởng về tới Anh quốc th́ ông hay tin thân phụ ông từ trần vài bữa sau khi viên Sĩ quan thấy ông hiện ra.

            Và cũng ngày đó, giờ đó, thân phụ ông nằm trên giường bịnh mê sảng. Những người thân quyến ở canh giữ ông thuật lại với ông R. P. PALGRAVE rằng: “Trong lúc hôn mê ông la lớn lên: “Các người tưởng ta ở đâu về. Ta vượt biển, ta tới viếng chiếc tàu của con ta, ta đi khắp các buồng, cái nào ta cũng mở cửa ra hết, nhưng ta không gặp nó trong buồng nào cả”.

            V- Chắc chắn xưa nay vẫn có nhiều chuyện như thế?

            Đ- Đúng vậy. Từ xưa đến nay nước nào cũng có những chuyện như thế. Chỉ tại người ta không chịu ghi lại những điều đă nghe hay thấy mà thôi.

            Ba ông Gurney Myers và Podmore có chân trong hội khảo cứu những hiện tượng tâm linh tại Luân Đôn có viết một cuốn nhan đề “Phantams of the Living” (Le Fantôme des Vivants = Hồn ma của người sống). Kể một ngàn năm trăm chuyện xuất vía như vậy mà ba ông đă điều tra kỹ-lưỡng rồi.

 

                                    CHUYỆN MỘT NGƯỜI CÓ THẦN NHĂN

            V- Trong thời kỳ nầy nghe nói nhiều người có thần nhăn lắm. Có quả thật như vậy không?

            Đ- Đúng vậy. Càng ngày nhơn loại càng tiến hóa th́ cái vía càng ngày càng phát triển. Hễ cái vía phát triển nhiều th́ tự nhiên con ngươi có thần nhăn. Thần nhăn có tác dụng cũng như con mắt của xác thịt vậy, muốn coi th́ mở ra không coi th́ nhắm lại.

            Nhưng không phải những người có thần nhăn dều nói trúng hết những chuyện quá khứ vị lai. Phải luyện tập cho đúng đắn và nhiều kinh nghiệm mới không lầm lạc.

            Tôi xin thuật chuyện ông Max Moecke de Wurbung người Đức, một nhà có thần nhăn lăo luyện và nhiều kinh nghiệm cho quí bạn nghe:

            Báo Psyche số Avril-Mai 1927 có đăng một bài nói về ông Max Moecke de Wurbung, người có thần nhăn do ông chủ bút viết ra.

            Cuối tháng giêng năm 1926, tôi qua du lịch tại thành Géra. Tôi đương đi chơi  ngoài đường bỗng thấy một tờ quảng cáo như vầy: “Buổi chiều nầy sẽ có một cuộc diễn thuyết về cách thí nghiệm sự có thần nhăn. Người diễn thuyết vốn là cựu sinh viên trường cao đẳng và nhũng cuộc diễn thuyết của y, dầu ở tại Đức Quốc hay ở ngoại bang cũng đều được thiên hạ hoan nghênh.

            Cuộc diễn thuyết tổ chức trong một cái pḥng bán rượu bọt. Tôi đi đến đó thấy thiên hạ ngồi uống rượu. Tôi ngở đâu sẽ gặp một ông thầy bá vơ, chớ đâu dè người nầy diện mạo trang hoàng, đi đứng oai-nghi, tuổi lối ba mươi.

            Khi mở lời ông đă chê hoàn cảnh và nói rằng trong ḿnh c̣n mỏi mệt v́ mới diễn thuyết tại hí viện ở Zurich.

            Cuộc diễn thuyết nầy hay lắm, song tôi rất tiếc không thuật đủ ra đây được v́ tôi viết tắt chẳng kịp. Ông Max Moecke biết cách làm cho công chúng nghe ḿnh một cách say mê. Trong chốc lát ông dẫn giải nguồn gốc Khoa-Pháp-Môn từ thời thượng cổ cho tới ngày nay.

            Hồi mới khởi sự diễn thuyết tôi và nhiều người khác tin chắc rằng những nhà bác học có mặt tại đó đă dùng tư tưởng hỏi Max Moecke, v́ cách của ông nói dường như trả lời với mấy nhà thông thái đó vậy.

            Khi diễn thuyết xong rồi, Max Moecke ḍm sơ qua các thính giả rồi nói: “Xin quí ông, quí bà khi tôi hỏi th́ trả lời liền “Có” hoặc “Không có” hay là “Không nhớ” đặng sau khỏi trách tôi sao không có hỏi quí ông quí bà”.

            Nói rồi ông ḍm một bà kia và nói rằng: “Bà mới gây lộn với người lối xóm v́ bởi…” Ông có nói duyên cớ. Bà nầy đỏ mặt chối dài. Ông day lại và chỉ một bà khác và nói: “Bà nầy làm chứng v́ bả thấy rỏ ràng. Bà sau nầy chịu; quả có thật như vậy.

            Một bà khác nói trong ḷng như vầy: “Ông có biết tôi mất món chi và v́ cớ nào chăng”?

            Ông Moecke mới tả h́nh trạng vật mất và nói: “Vật đó mất một cách lạ thường và bà đă nghi oan cho một người vô tội rất ngay thật. Bà mất đồ nghe qua thất kinh. Trong lúc đó Max Moecke cười chúm chím, song gương mặt như thường chớ không có vẻ tự đắc. Các thính giả lấy làm lạ lắm. Max Moecke nói: “Quí Ông, quí Bà thấy chưa, sự có thần nhăn là vậy đó. Nhưng trong lúc tôi nói tôi vẫn quan sát. Ḱa ông ngồi dưới đó, Ông cho tôi mượn cây viết ch́ vàng của ông đặng tôi nói công việc của ông cho ông nghe. Ông nầy sửng-sốt mới lấy viết ch́ vàng đưa cho Max Moecke xem. Max Moecke nói: “Ông chớ lo, tôi biết ông muốn đưa cho tôi hai cái thơ có gắn keo; mà có một cái nói về việc bán nhà”. Thật quả như vậy. Ông Max Moecke đi qua đi lại rồi nói: “Hai cái ở trong túi bên kia, và tôi nói với ông, ông ưa những sự phát minh lắm. Để tôi nói rành rẽ những người lại hỏi thăm ông và tôi tả h́nh trạng cái xưởng của ông cho ông nghe”. Những lời của ông Max Moecke đều trúng cả. Khi cầm hai cái thơ trong tay rồi, Max Moecke biết trong đó nói cái chi, chữ viết thế nào, ở đâu gởi lại và cũng biết người gởi thơ đă từ trần rồi nữa. Thật không sai chút nào. Max Moecke c̣n trả lời và nói thêm trong thân ḿnh ông đó đau chỗ nào, đă mấy năm rồi và tả luôn h́nh trạng những bác sĩ đă săn sóc ông nữa. Trong pḥng vỗ tay khen ngợi,

            Max Moecke mới cắt nghĩa nhiều thứ thần nhăn và thiên tư của những người đồng tử. Ông chưa dứt câu chuyện th́ kêu một bà kia nói rằng: “Thưa bà, trong bóp của bà có hai cây kim gút, mà có một cây sét. Bà đưa cây kim tốt cho tôi, tôi không lấy cây kim sét đâu. Bà đừng đá động tới cai hộp không của bà. Tôi không dùng nó: “Cái hộp của bà đó để trên đàu gối của một ông kia ngồi cách bà vài ba thước. Bà nầy chưa kịp đưa cây kim th́ Max Moecke day lại nói với một người thanh niên kia như vầy: “Ông bạn nghe tôi nói như vậy, ông bạn tức tối lắm. Thôi để tôi nói tâm sự của ông bạn cho ông bạn nghe”. Người thanh niên nầy nghe qua th́ hăi hùng và thú thật hết mọi điều.

            Max MOECKE bèn kêu một ông khác và nói rằng: Ông nói thầm trong bụng rằng: Ông X … không ra ǵ. Ông rán mà sửa tánh nết lại, bởi v́ mỗi tư tưởng là một mănh lực. Tất cả những tư tưởng con người đều có ghi trên không”. Ông nầy thất kinh.

            Max Moecke bèn kêu bà đưa cây kim và xin tưởng đến một việc có quan hệ với bà mấy năm về trước; và cho biết ngày tháng lúc xảy ra việc đó. Trong lúc bà nầy suy nghĩ, Max Moecke giải thêm sự có thần nhăn.

            Bà đưa cây kim nói ngày mồng bốn tháng sáu năm 1901 (4 Juin 1901).

            Max Moecke định thần một chút rồi thuật lại rành rẽ chuyện một người bị tai nạn ngày đó. Max Moecke ra vẻ đau đớn như người bịnh và lập lại những lời rên siết. Max Moecke c̣n tả lại h́nh trạng hết thảy những người có lănh một phần trách nhiệm trong đó.

            Các thính giả vỗ tay như pháo nổ, nhưng Max Moecke không chịu sự ngợi khen ấy và nói rằng: “Tôi ước ao những cách thí nghiệm không sai-xuyển của tôi tự nảy giờ giúp tôi giữ vững lư thuyết của tôi. Mà trong pḥng nầy tôi thấy có một ông bạn thanh niên không tin những lời tôi nói. Người thanh-niên nầy hơi sượng sùng đứng dậy nói: “Thật quả như vậy”.

            Max Moecke cười và nói: “Trước mặt ông bạn có một miếng giấy tṛn để dưới đít ly, tôi sẽ đổi miếng giấy đó ra làm một cái đĩa hát cho ông bạn coi. Vậy ông bạn hăy sè bàn tay để trên miếng giấy một lát rồi thảy một miếng giấy đó cho tôi. Đây nầy miếng giấy thuật tánh t́nh và những công việc của ông bạn như vầy…

            … Max Moecke nói một hồi và cho thanh niên nầy nhiều bài học rất đích đáng. Thanh niên nầy tháo mồ hôi hột phải khai ngay mọi việc và năn nỉ xin trả miếng giấy lại. Max Moecke mới nói: “Nơi pḥng nầy không ai biết đọc miếng giấy đâu mà ông bạn ḥng sợ”.

            Max Moecke lại nói: “Tôi biết bắt mạch người ở xa hay ở gần đều được cả. Ḱa một vị bác sĩ ngồi dưới đó. Tôi xin Ngài bắt mạch Ngài tôi day lưng lại rồi tôi đếm ăn rập cho mà coi. Rồi chưa? Rồi. Một – hai – ba – Ngài coi trúng như vậy hay không? Trúng.

            Thôi bây giờ xin Ngài bắt mạch một bà ngồi gần một bên Ngài đó. Xong rồi, Max Moecke hỏi: “Ngài coi có phải là bà đó đau tim không? “Phải đó. Vậy để tôi chỉ cho bà cách trị bệnh mau lành.

            Nói xong, Max Moecke kêu một người thanh niên kia và nói: “Xin ông bạn đưa cho một vật của ông bạn đặng tôi thí nghiệm ông bạn thử coi”. Người thanh niên đứng dậy đưa cho ông Max Moecke một sợi dây chiền đồng hồ. Max Moecke cầm trong tay trong giây phút, rồi cười chúm-chím và hỏi gằn người thanh niên: “Ông bạn muốn cho tôi thí nghiệm ông bạn phải chăng? “Phải – Phải-,th́ tại sao ông bạn lại đưa dây chiền đồng hồ của ông ngồi gần bên ông bạn. Hai người có ư muốn gạt tôi, coi tôi có biết điều đó không”. Người thanh niên chịu thiệt, thiên hạ đều lấy làm lạ. Max Moecke nói: “Thôi ông bạn hăy lấy sợi dây chiền lại. Tôi sẽ nói tâm tánh hai ông bạn đặng phạt tội gạt tôi. Max Moecke nói không sai một mảy, ông kể tên những sách của hai ông đó đă đọc, những bài thi của hai người mới tập làm và tŕnh độ học vấn của hai người nữa.

            Xong rồi Max Moecke từ giả ra đi và căn dặn những người đến nghe như vầy:

            “Lúc về nhà xin quí ông, quí bà chớ quên rằng mỗi tư tưởng là một mănh lực cũng sống như con người vậy và không phải thuật đi, thuật lại những điều đă nghe, đă thấy là đủ, mà phải Rửa ḷng cho trong sạch mới là tốt vậy.

 

TÁNH NẾT CỦA CÁI VÍA.

            V- Tánh nết của cái Vía ra sao?.

            Đ- Cái Vía chứa nhiều tinh chất dục vọng cho nên nó ưa những sự rung động dữ dội. V́ vậy nó xúi dục con người nóng nảy, giận hờn, oán ghét, thù hận, tham lam, ganh gổ, đắm mê sắc dục v..v… Nó rất quỉ-quyệt, nó cấu kết với cái Trí v́ nó kinh nghiệm rằng nếu nó hiệp với cái Trí th́ các cảm giác của nó sẽ gia tăng và con người sẽ lầm tưởng ḿnh muốn những điều của nó muốn.

             V-Thế th́. Thất t́nh – lục dục vốn do cái vía sinh ra?.

            Đ- Đúng vậy. Thất t́nh lục dục hay là Tam bành lục tặc cũng là con đẻ của nó.

            V- Tại sao nó ưa những sự rung động dữ dội?.

           Đ-Bởi v́ Tinh chất thứ ba cũng gọi là tinh chất Dục vọng sau đầu thai làm Kim thạch, thân ḿnh cứng rắn, những sự rung động dữ dội thích hợp với nó.                       

NHỮNG ĐIỀU CÓ ẢNH HƯỠNG TỚI CÁI VÍA.

           V- Cái chi có ảnh hưởng tới cái Vía?.

           Đ- Ấy là: 1- Thức ăn uống, thuốc men.

                                      2- Bùa phép – Các thứ mùi.

                                      3- T́nh cảm.

                                      4- Tư-tưởng.

                                                    1.- THỨC ĂN UỐNG

           V- Xin giải nghĩa thêm tôi mới hiểu.

          Đ- Tất cả những vật ở cơi trần đều có một lớp thanh khí bao phủ, xin gọi là cái vía của chúng nó. V́ vậy mỗi thức ăn uống đều có cái vía của nó, thuốc men cũng vậy. Món nào thanh th́ cái vía nó thanh, món nào trược th́ cái vía nó trược.

            Đồ ăn vô ḿnh ta biến thành máu huyết xương thịt của ta, từ điển của nó và chất thanh khí hay là cái vía của nó pha lẫn với từ điển và cái vía của ta làm cho từ điển của ta hóa ra thanh hay trược, tùy theo bản chất của nó. Nếu là thịt cá th́ cái vía nó trược v́ đă nhiễm tánh t́nh của con thú, c̣n là rau trái th́ cái vía nó thanh.

 

2 – BÙA PHÉP  -  NHỮNG MÙI

            Bùa phép, cà tha là những vật chứa đựng một h́nh tư tưởng của những người làm ra chúng nó. H́nh tư tưởng nầy sinh ra một thứ từ điển rất mạnh, có ảnh hưởng đến cái vía của người đeo hay là chỗ người ta đặt để chúng nó. H́nh tư tưởng nầy hoặc tốt hoặc xấu, có thể đem lại hạnh phúc hay tai họa.

            Mùi thơm cũng quan hệ lắm. Mùi trầm làm cho con người mến đạo đức, mùi bông tím, mùi bông hường tốt làm cho con người thơ thới. Tuy nhiên có nhiều thứ mùi, tuy thơm song nồng và khêu gợi t́nh dục, nên đề pḥng các thứ dầu thơm loại đó

                                                 

3 – T̀NH  CẢM

            T́nh cảm là đồ ăn để nuôi cái vía cũng như lúa gạo để nuôi xác thân . T́nh cảm nhiều chừng nào th́ cái vía càng mau nở nang chừng nấy. Cái Vía cũng có thói quen lập đi lập lại măi những ư muốn nào mà nó ưa thích.

            Tuy nhiên chúng ta nên nhớ kỹ điều nầy: Mỗi khi con người muốn chuyện lành, tính chuyện lành th́ chất thanh khí xấu trong vía bay ra chất thanh khí tốt ở ngoài bay vô chiếm chỗ trống, c̣n khi con người muốn điều dữ hay là mong mỏi thỏa thích dục t́nh th́ chất thanh khí tốt trong vía bay ra, chất thanh khí xấu ở ngoài bay vô choán chỗ trống. Bởi thế mỗi giờ mỗi phút đều có sự thay đổi chất thanh khí trong cái vía.

            V́ mấy lẽ trên đây cái vía của mấy người hiền lương th́ màu sắc tốt đẹp và nhẹ nhàng v́ chứa nhiều chất thanh khí tốt.

            C̣n cái vía của những người bất lương th́ màu sắc tối thui v́ chứa nhiều chất thanh khí nặng nề xấu xa.

                                                   

4 – TƯ  TƯỞNG

   Tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đối với cái vía, bởi v́ hai thể liên kết với nhau chặt chẻ và cái Trí điều khiển cái Vía. Pháp môn gọi hai thể nầy là Kama-Manas.

          Tư tưởng từ cái Trí muốn xuống tới cái óc xác thịt phải đi ngang qua cái Vía và cái Phách. Sự rung động của cái Trí truyền qua cái Vía bắt buộc cái Vía phải rung động in như nó vậy. V́ thế nếu tư tưởng thanh cao th́ tự nhiên ư muốn phải tốt đẹp.

  Tuy nhiên có nhiều trường hợp,nhứt là lúc dục t́nh sôi nổi, cái Vía kích thích cái Trí tưởng tới điều nó muốn. Nếu cái Trí nghe theo th́ mới có sự hành động làm cho cái Vía thỏa thích. Trái lại nếu lúc nầy cái Trí phản đối, bác-bỏ lời yêu cầu của cái Vía, rầy la nó th́ cái Vía thụt lùi, dục t́nh tiêu tan lần lần không c̣n khuấy phá con người nữa. V́ vậy trong đường Đạo người ta dạy các Vị Chí Nguyện phải mở tánh Phân Biện, trước nhứt là đừng lầm ư muốn là ḿnh, tư tưởng là ḿnh. Tuy nhiên sự thành công đ̣i hỏi một thời gian khá lâu: 10 năm, 15 năm, 30 – 40 năm không chừng, cái đó tùy theo công phu luyện tập kiếp trước và kiếp nầy. Vậy th́ đừng ngă ḷng khi chưa thấy kết quả hiện ra. Tát cả đều phải tuân theo luật trời. 

                                                                                               

CÁI TRÍ   

V- Cái Trí ra sao ?.

Đ- Cái Trí gồm 2 phần: Thượng Trí và Hạ Trí. Xin nhắc lại: Thượng Trí làm bằng ba chất Thượng thanh khí cao ấy là: Chất thứ nhứt, chất thứ nh́ và chất thứ ba, và pha rất nhiều tinh chất thứ nhứt ở cơi Thượng-Thiên (1ère esence élémentale ) – Hạ-trí làm bằng 4 chất Thượng thanh-khí thấp: Ấy là chất thứ tư, chất thứ năm, chất thứ sáu và chất thứ bảy pha rất nhiều tinh chất thứ nh́ ở cơi Hạ-thiên (Deuxième essence élémentale),.

Ở đây tôi xin nói về Hạ-Trí mà thôi.

 

HẠ - TRÍ

Người có Huệ nhăn ḍm thấy Hạ Trí giống như đám sương mù dày đặc có mặt mũi tay chân như xác thịt, ở ngoài có một ṿng tṛn bao phủ, gọi là hào quang cái Trí.

Bởi cái Trí giống hệt xác thân cho nên khi lên Thượng Giới, con người mới nhận thức được những người thân bằng quyến thuộc.

                                               

CÓ MỘT QUAN MÀ THÔI

V- Cái Trí có ngũ quan như xác thịt không?.

Đ- Không. Cái Trí không có ngũ quan. Nó có một quan chung,tổng hợp những cảm giác do ngũ quan và cái vía đưa lại rồi làm ra một khái niệm duy nhứt. Người Ấn Độ gọi nó là chúa tể của giác quan hay là giác quan thứ sáu.

NHỮNG KHOANH CỦA CÁI TRÍ.

Chất Thượng-Thanh-Khí làm cái Trí rung động mau lẹ và không ngừng nghỉ, và tùy theo bản tánh của tư-tưởng, nó thay đổi liền liền v́ cái Trí tự động thu hút những chất Thượng-Thanh-Khí hạp với nó, hoặc tốt hoặc xấu, tuy vậy mặc dầu cái Trí chia ra nhiều khoảnh đối chiếu với một phần của cái óc xác thịt và chịu ảnh hưởng của một thứ tư-tưởng riêng biệt.

Tỷ như những tư-tưởng triết-học, những tư-tưởng khoa-học, những tư-tưởng mỹ-thuật và những tư-tưởng văn-học đều cảm đến các khoảnh khác nhau của cái trí. V́ thế những nhà giỏi về khoa-học th́ trong trí họ, cái khoảnh thuộc về khoa-học hoạt động và mở mang nhiều hơn các khoảnh kia.

Ngày nay, nhân loại chưa mở trí hoàn toàn, những khoảnh của cái trí chưa hoạt động đầy đủ và chưa thông đồng trực tiếp với những phần đối chiếu của cái óc. V́ vậy có người giỏi về âm-nhạc và rất dở toán; có người là một nhà triết-học trứ danh, nhưng không phân biệt được hai cung đờn hay là sự đẹp của hai bức tranh. Ở Trường Tiểu học và Trung học người ta dạy học sinh học đủ các môn đặng những khoảnh của cái Trí và những phần đối chiếu của cái óc hoạt động một cách điều ḥa. Việc nầy rất tốt, như vậy các bạn trẻ mới mau mở mang trí hóa về những phương diện cần thiết.

 

PHẬN SỰ CỦA CÁI TRÍ

V- Phận sự của cái trí có giống như cái Vía không?.

Đ- Không. Cái Trí có nhiều phận sự khác hơn cái Vía như là:

a.    Sanh ra những tư tưởng hữu-h́nh.

b.    Học hỏi, xét đoán, phân biện.

c.    Tưởng tượng ghi nhớ.

d.    Làm một thể để cho con người dùng đặng hoạt động khi lên cơi Thượng giớ

đ. Đồng hóa những kết quả của những sự học hỏi và kinh nghiệm của mỗi kiếp rồi dâng tinh hoa đó cho con người ở trong Thượng Trí.

HIỆU QUẢ CỦA MỘT TƯ-TƯỞNG

            V- Xin giải về hiệu quả của một tư tưởng.

            Đ- Mỗi lần ta suy nghĩ th́ Cái Trí ta rung động. Sự rung động nầy sinh ra hai hiệu quả khác nhau.

            Một là những làn sóng tư tưởng (ondes de pensée). Hai là một h́nh tư tưởng (forme pensée).

A)- NHỮNG LẰN SÓNG TƯ – TƯỞNG.

            V- Sao gọi là lằn sóng tư tưởng?

            Đ- Khi ta cầm một cục đá liệng xuống nước th́ ta thấy những làn sóng nổi lên: cũng thế đó, tư tưởng của ta làm xao động chất Thượng Thanh-Khí và sanh ra những lằn sóng gọi là những lằn sóng tư tưởng.

            V- Lằn sóng tư-tưởng có màu sắc không?

            Đ- Có màu sắc, nhưng càng đi xa bao nhiêu th́ màu sắc cũng dợt bấy nhiêu và sức mạnh cũng giảm bớt bấy nhiêu,

TÁNH ĐẶC BIỆT CỦA LẰN SÓNG TƯ-TƯỞNG.

            Nên nhớ kỹ điều nầy là: một lằn sóng tư-tưởng chỉ truyền được tánh cách của tư-tưởng, chớ không truyền ra được vấn đề tư-tưởng.

            V- Câu nầy có nghĩa chi?

            Đ- Thí dụ: Một vị Phật-Tử trong lúc tham thiền tưởng tới Đức Phật. Những lằn sóng tư-tưởng của y sanh ra đi khuyến khích ḷng mộ đạo của những người ở chung quanh trong một phạm vi rộng lớn hay nhỏ bé tùy theo sức mạnh của chúng nó.

            Nếu chúng nó gặp những tín đồ Thiên-Chúa Giáo, th́ chúng dục họ nhớ tới Đấng Ky-Tô: gặp những tín đồ Hồi Giáo th́ chúng làm cho họ tưởng đến Đức Thượng-Đế Allah, c̣n gặp những người Bà La-Môn th́ chúng bắt họ thành kính thêm nhiều Đấng Phạn-Vương Brahma vân..vân, chớ không phải đụng ai chúng cũng bắt họ nhớ tới Đức-Phật là vấn đề tham-thiền đâu.

            V- C̣n chúng gặp những người duy-vật không tin có Trời, Phật, Thánh thần chi cả th́ sao?

            Đ- Chúng sẽ cố gắng khai mở phần cao-thượng của cái Trí họ làm cho họ t́m hiểu những vấn đề siêu h́nh.

B)-NHỮNG H̀NH TU –TƯỞNG

            V- C̣n những h́nh tư-tưởng th́ sao?

            Đ- Nên biết mỗi thứ rung động đều làm ra một thứ h́nh.

            H́nh tư-tưởng cũng vậy. Do theo tính cách rung động của nó, tư-tưởng rút chất Thượng-Thanh-Khí lại làm ra một cái h́nh đặc biệt.

            H́nh nầy là một sinh vật, sống trong một lúc. Sức mạnh tư-tưởng là linh hồn nó, chất Thượng-Thanh-Khí nói cho đúng là Tinh chất thứ nh́ (2è essence élémentale) là h́nh thể nó.

Người ta có thể so sánh h́nh tư tưởng với một b́nh điện (bouteille de Leyde). Cái b́nh là h́nh thể, c̣n điện ở trong b́nh là linh hồn, hay là sự sống của h́nh tư-tưởng.

V- Sự thành lập của h́nh tư-tưởng do những điều kiện nào?

Đ- Do ba điều kiện sau đây:

     1-     Cái phẩm của tư tưởng làm ra màu sắc.

     2-     Bản tánh của tư tưởng làm ra h́nh dạng.

     3-     Sự đích xác của tư-tưởng làm ra sự đều đặn của châu vi

Có vô số tư-tưởng khác nhau bởi h́nh dạng và màu sắc.

Ư NGHĨA NHỮNG MÀU SẮC

            V- Màu sắc của tư tưởng có giống màu sắc của cái Vía không?

            Đ- Mỗi màu sắc của tư-tưởng đều có ư nghĩa như màu sắc của cái Vía. Tỷ như:

            T́nh yêu thương sanh ra màu hường sáng rỡ - Cầu khẩn được lành mạnh th́ sanh ra màu trắng bạc – Khi cố gắng làm cho tinh thần được mạnh mẽ, vững vàng th́ sinh ra màu kim hoàng rực rỡ, vân.vân…

            Luôn luôn màu vàng chỉ về trí tuệ nhưng có thể biến đổi khác nhau. Thường thường mở mang trí thức mà có mục đích ích kỷ th́ màu vàng trở nên sậm và tối. Lo kinh doanh sự nghiệp th́ màu vàng đất sét. Chỉ lo khảo cứu về triết lư, về khoa học hay toán học th́ màu vàng anh. Có ḷng từ-bi bác ái mở trí lo giúp ích cho nhân loại th́ màu vàng anh đổi ra màu vàng trong trẻo và sáng rỡ như cây ngọc trăm hoa (primevère). Tư tưởng của những nguyện vọng đạo đức thanh cao th́ làm ra cái ṿng nhỏ màu tím phía trên chót cái Trí. Những tư-tưởng sùng đạo, tín ngưỡng th́ màu xanh. Những tư-tưởng kiêu căng tham vọng th́ màu đỏ lá cam vân.vân…

Đây là nói một cách tổng quát và miễn cưỡng, không khác nào mua trâu vẽ bóng. Phải mở Thiên nhăn mới thấy rơ ràng và phải có nhiều kinh nghiệm mới xét đoán không lầm lẫn và xin nhớ rằng ở mấy cơi trên, có những màu sắc mà tại thế gian chúng ta không có. Vậy th́ làm sao mà tả cho thật đúng bây giờ.

V- Ngoài những người Thông-Thiên-Học có ai chứng minh rằng Tư-tưởng có màu sắc không?

Đ- Có.

NHỮNG LỜI CHỨNG MINH VỀ MÀU SẮC CỦA NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG

Tôi xin đem hai đoạn sau nầy trong cuốn: Phương pháp khoa học kim thời của sự Truyền Từ Điện. Thôi-Miên, Gợi cảm của ông Paul C. Jagot trương 152 (Méthode scientifique moderne de Magnétisme, Hypnotisme, Suggestion page 152), để chứng minh về màu sấc của những h́nh tư-tưởng.

“Les théosophies, qui ont poussé très loin l’étude de certaines manifestations psychiques, ont pu établir, grâce à certains clairvoyants, les lois de l’émission radiante qui semble accompagner la pensée. Des formes colorées, aux contours extrêmement variés, émanent disent-ils, de notre être pensant. La qualité, de nos pensées détermine la couleur de ces forms, leur nature correspond aux contours et leur précision à la netteté de cé derniers.

Or, nous avons reçu, de personnes auxquelles toute étude théosophique ou occultiste est étrangère, la description de formes colorées tout à fait semblables à celles qui illustrent les écrits des maîtres de la théosophie sur le sujet !”.

Xin dịch đại ư:

…Những người Thông-Thiên-Học nghiên cứu rất sâu xa về những hiện tượng tâm linh, nhờ vài người có thần nhăn họ xác định được những luật của sự phát xạ của tư-tưởng. Họ nói rằng chúng ta sanh ra những h́nh tư-tưởng có màu sắc, nhưng mà châu vi của những h́nh nầy khác biệt nhau rất xa. Phẩm của những tư-tưởng qui định màu sắc của h́nh tư-tưởng, bản tính của tư-tưởng làm ra châu-vi tùy thuộc sự minh bạch của tư-tưởng.

Th́ ra, chúng tôi lại được những người không hề khảo cứu về Thông-Thiên-Học hay là Huyền Bí-Học trạng tả cho chúng tôi nghe những h́nh có màu sắc giống hệt những h́nh tư-tưởng của các nhà lănh tụ phái Thông-Thiên-Học đă vẽ trong những sách của họ viết ra!”.

Đọc đoạn sau, chắc chắn quí bạn đă biết, những bạn của Ông Paul C. Jagot đều có thần nhăn. Mấy vị ấy chứng minh rằng: Những lời của phái Thông-Thiên-Học nói về tư-tưởng có h́nh dạng và màu sắc vẫn đúng với Chơn-Lư.

Tỷ như trong cái Vía của người tiến hóa th́:

Màu lục chỉ về tánh Thiện-Cảm và Thích Nghi.

Màu hường là có ḷng TỪ-Ái.

Màu xanh là có ḷng mến Đạo.

Màu vàng là dấu hiệu Khôn-ngoan.

Màu tím ở trên đầu chứng tỏ được trạng thái mở mang về Tinh-Thần.

(Trích trong Đạo-Lư Thực-Hành trương 66-67)

 

LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG KHÁC VỚI H̀NH TƯ-TƯỞNG CÁCH NÀO?

V- Lằn sóng tư-tưởng khác hơn h́nh tư-tưởng thế nào?

Đ- Lằn sóng tư-tưởng không truyền ra được một tư-tưởng nhất định rơ ràng, nó chỉ truyền ra tính cách của tư-tưởng mà thôi, nhưng nó nhiễm được nhiều người một lượt.

Tỷ như: Ta tưởng tới Ông X th́ h́nh tư-tưởng ta đi ngay lại ông X, chớ không lại ông Y hay là ghé dọc đường ở nhà ông Z.

Trong lúc ta diễn thuyết, ta sinh ra những h́nh tư-tưởng mạnh mẽ nhiễm được nhiều thính giả trong một lúc .

C̣n như ta không tưởng tới ai mà lại tính những chuyện hung ác hay hiền lương th́ những h́nh tư-tưởng đó, bay vô trí người nầy rồi kế qua tới người kia. Tới đâu chúng cũng khuyến khích người ta hoặc làm lành, hoặc làm dữ tùy theo bản tánh của chúng.

V́ thế ta phải chọn lọc tư-tưởng mới được.

 

SỰ CHỌN LỌC TƯ-TƯỞNG 

V - Tại sao vậy?

Đ – Bởi v́ tư-tưởng có quyền năng sửa đổi số mạng của ta chẳng những kiếp nầy mà c̣n tới kiếp sau nữa. Sự chọn lựa tư tưởng c̣n cần thiêt hơn sự chọn lựa đồ ăn đang nuôi xác thịt nầy. Muốn hiểu v́ lẽ nào th́ phải biết sự lợi và sự hại của tư-tưởng tốt và của tư-tưởng xấu.

 

TAI HẠI CỦA TƯ TƯỞNG  XẤU.

Trước hết ta hăy xem xét coi tai hại của tu-tưởng  xấu là thế nào.

Mỗi lần ta sanh ra một tư –tưởng xấu th́ ta phạm 3 tội một lượt.

     1-     Trước nhứt, ta làm cho cái Trí của ta trở nên xấu xa. Ta hại ta trước hết.

     2-     Kế đó hại những người chung quanh ta.

     3-     Cuối cùng ta thêm một sự khổ cho đời.

 

     1-     TA HẠI TA TRƯỚC HẾT

V- Tại sao ḿnh lại tự hại ḿnh?

Đ- Bởi v́ mỗi lần ta tưởng việc quấy, việc ác th́ một phần chất Thượng-Thanh-Khí tốt trong Trí của ta bay ra ngoài, rồi một phần chất Thượng Thanh-Khí xấu hạp với việc quấy, việc ác đó ở ngoài bay vô trí ta đặng choán chỗ Thượng-Thanh-Khí tốt mới vừa đi ra. Nội bao nhiêu đây đủ thấy ḿnh tự hại ḿnh rồi. Ḿnh đem một vật tốt mà đổi lấy một món đồ xấu th́ ḿnh đâu có ngoan. Nếu ngày nầy qua ngày kia ta nuôi măi những tư tưởng thấp hèn th́ cái Trí ta chứa đầy những chất Thượng-Thanh-Khí xấu xa, màu sắc nó sẽ trở nên đen tối, người có huệ nhăn ḍm vô Trí ta th́ thấy một cảnh tượng đau thương buồn bă

Ta bị những tư-tưởng xấu ấy bao phủ nên có những thành kiến, tất cả những ǵ tốt đẹp vừa vô Trí ta th́ bị chúng nó thay đổi màu sắc, tức là biến chất, chúng ta không biết được sự thật ra sao.

Như vậy có phải ta tự hại ta không?

Nói cho đúng, mỗi người tự nhốt ḿnh trong một cái lồng làm bằng những h́nh tư-tưởng, t́nh cảm và ư muốn của ḿnh sanh ra, màu sắc tốt đẹp hay xấu xa tùy theo bản tánh của chúng. Con người đi tới đâu th́ mang cái lồng ấy tới đó. V́ thế người có thần nhăn ḍm vô cái lồng của người nào th́ biết tŕnh độ tiến hóa và tánh t́nh hiện thời của y là thế nào.

 

     2-     TA HẠI NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA

Ta c̣n hại những người ở chung quanh ta nữa.

Tư tưởng xấu của ta bay vô trí những người ở chung quanh ta. Nó xúi họ làm quấy. Nếu nó gặp người nào có tánh xấu đồng bản tánh với nó th́ nó thêm sức cho tánh xấu đó, làm cho người nầy càng ngày càng xấu thêm. C̣n như nó gặp người chưa có tánh xấu như nó th́ nó rán đào tạo cho họ có tánh xấu đó.

Con người chưa phải là bực Thánh nhơn cho nên luôn luôn trong ḷng vẫn c̣n chấp chứa những mầm của nết hư tật xấu. Nếu không có tư-tưởng xấu ở ngoài sáp nhập vô đặng khêu gợi chúng th́ lâu ngày chúng sẽ tiêu ṃn, không khác nào con thú không ăn đồ ăn th́ phải chết đói. Vậy chỉ cần một lằn sóng tư-tưởng xấu xông vô cũng đủ làm cho những mầm xấu đâm chồi nẩy tược rồi lần lần trổ bông sanh trái. Đức Leadbeater có nói: Chính là Ngài đă thấy một tư-tưởng xấu như thế làm hại trọn một đời của một người và cái tai hại c̣n kéo dài tới kiếp sau nữa. Rồi người bị hại sanh ra những tư-tưởng xấu mới đi phá hại đời sống của những người khác nữa cứ tiếp tục như vậy măi, người nầy làm ác rồi tới người kia; cái ác đầu tiên mà người ta cho là mảy-mún, không đáng kể, chẳng bao lâu đă trở thành một tai họa to lớn cho đời. Cũng một cách mù quáng như thế đó mà thiên hạ đua nhau rải lên không trung những tư-tưởng ác nghiệt làm hại ḿnh và hại đời từ thế hệ nầy qua thế hệ kia, không ngớt. Chúng ta tai phàm mắt thịt không thấy cái cảnh tượng thê thảm gớm ghiết kia đâu; tuy nhiên, người đầu tiên sanh ra những tư-tưởng hung bạo đó, dầu không hay biết cái hậu quả khốc hại chăng nữa cũng không tránh khỏi được luật nhân-quả báo ứng sau nầy, bởi v́ “Gieo giống chi, gặt giống nấy” và Thiên vơng khôi khôi sơ nhi bất lậu – Lưới Trời tuy thưa mà không có chi lọt khỏi cả.

 

     3-     TA THÊM MỘT SỰ KHỔ CHO ĐỜI

Đời đau khổ quá nhiều rồi, mỗi lần ta sinh ra một tư-tưởng xấu nữa, th́ là ta thêm một sự khổ mới cho đời. Đây không khác nào lửa đang cháy phừng phừng mà ta lại thêm một cây củi vô nữa th́ ta giúp cho lửa cháy thêm cho lâu.

Phải học rành luật Nhân-Quả, người ta mới thấy Tư-tưởng là cội rễ của sự tội phước và sự Luân-hồi, Quả báo.

SỰ LỢI ÍCH CỦA TƯ-TƯỞNG LÀNH

Trái lại, mỗi lần ta tưởng lành th́ ta làm ba việc ích lợi một lượt.

            a)     Ta làm cho cái Trí ta trở nên tốt đẹp.

    Ta làm lợi cho ta trước nhất.

b) Ta giúp cho những người ở chung quanh ta.

c) Ta giúp ích cho đời.

A.-TA LÀM CHO CÁI VÍA TA TRỞ NÊN TỐT ĐẸP.

Mỗi lần ta tưởng tới việc lành, điều lành th́ chất Thượng-Thanh-Khí xấu ở trong Trí ta bay ra ngoài, rồi chất Thượng-Thanh-Khí tốt ở ngoài hạp với việc lành đó bay vô Trí choán chỗ Thượng-Thanh-Khí xấu mới bỏ ra đi. Lẽ tự nhiên, nếu chúng ta thực hành điều nầy măi lâu, năm chầy tháng lụng th́ cái Trí của chúng ta sẽ chứa đầy những chất Thượng-Thanh-Khí tốt, màu sắc của nó sẽ xinh đẹp và nó c̣n thu hút vô trí những tư-tưởng tốt khác đồng bản tánh với nó nữa. Những tư-tưởng xấu bay tới đụng cái Trí chúng ta dội ngược ra, bởi v́ chúng không hạp với nó và cũng không có đường lối vô.

Chúng không c̣n ám ảnh và khuấy rối chúng ta được như trước kia. Chúng ta lại c̣n dùng thêm được một phần trên của cái trí, phần nầy chỉ có những tư-tưởng thanh cao mới mở ra nổi.

            B-    TA GIÚP ÍCH CHO NHŨNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA.

Những tư-tưởng tốt đẹp của chúng ta bay vô trí những người ở chung quanh, khuyến khích họ tưởng tới những việc lành, thực hành những điều lành và làm nẩy nở mầm của những tánh tốt c̣n tiềm-tàng trong ḷng họ.

Có một điều ta đừng quên rằng tư-tưởng biến đổi sắc diện con người. Ai có con mắt tinh đời ḍm gương mặt người nào th́ đoán trúng được sáu bảy phần mười tánh t́nh của người ấy, v́ tánh t́nh con người biểu lộ ra rơ ràng ở trên gương mặt, nhất là ở trong cặp mắt..

  

C.- TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜI

Trên Thiên-Đ́nh luôn luôn ban rải thần lực và những tư-tưởng lành xuống thế gian dặng giúp cho con người tiến mau. Nay ta sanh những tư-tưởng lành tức là ta thuận theo ḷng Trời. Những tư-tưởng lành của ta là những tên lính t́nh nguyện ở trong đạo binh cứu thế để quét sạch mây mù và đưa con người qua bờ giác.

Nói tóm lại, tư-tưởng có ảnh hưởng lớn lao đối với sự tiến hóa và kiếp sống của con người. Vậy th́ ta hăy thận trọng và giữ sao cho tư-tưởng luôn luôn được trong sạch và hữu ích.

 

KIẾP SỐNG CỦA H̀NH TƯ-TƯỞNG

V- H́nh tu-tưởng sống lâu hay mau?

Đ- Nó sống lâu hay mau tùy theo sức mạnh của tư-tưởng nhiều hay ít.

V- Muốn cho h́nh tư-tưởng sống lâu th́ phải làm thế nào?

Đ- Muốn cho nó sống lâu th́ phải tập trung tư-tưởng vào nó, nói một cách khác là phải chú ư đến nó măi, ngày nầy qua ngày nọ trong một thời gian khá lâu .

H́nh tư-tưởng giống như xác thân, cần phải có đồ ăn mới sống. Đồ ăn của nó là tư-tưởng. Không có đồ ăn nó sẽ yếu lần rồi chết. Chết đây nghĩa là H́nh tư-tưởng ră ra rồi hườn lại chất Thượng-Thanh-Khí như trước.

Những người học phép thôi miên, khi thành công rồi th́ sanh ra những h́nh tư-tưởng rất mạnh có thể ám-ảnh những kẻ khác yếu đuối hơn họ.

V́ mấy lẽ trên đây, nên có nhũng h́nh tư-tưởng sống vài giờ, vài ngày, vài năm, vài ngàn năm và cũng có những h́nh tư-tưởng từ đời châu Ắt-Lăn-Tích (Atlantide) tới nay đă sống cả chục ngàn năm rồi nữa.

V- Thí dụ, buổi sớm mai tôi tưởng tới Đức Phật th́ tôi sanh ra một h́nh tư-tưởng Đức Phật, tối lại tôi cũng tưởng tới Ngài nữa, tôi có sanh ra một h́nh tư-tưởng Đức Phật mới không?

Đ- Không – Quí bạn không có sanh ra một h́nh tư-tưởng Đức Phật mới nữa, mà tư tưởng của quí bạn nhập vô h́nh Đúc Phật đă có sẵn hồi sớm mai và thêm sức cho nó mạnh thêm, Nếu ngày nầy qua ngày kia ḿnh cứ tưởng tới Đức Phật th́ h́nh tư-tưởng nầy sẽ sống lâu lắm. Suy ra th́ biết mấy vấn đề khác, bởi v́ tất cả đều tuân theo một luật chung.

                       

NHỮNG H̀NH LIÊN HIỆP TƯ-TƯỞNG

Tất cả những tư-tưởng một loại và đồng bản tánh th́ hiệp lại với nhau và làm thành một h́nh tư-tưởng rất lớn, rất mạnh và có khi sống lâu cả trăm, cả ngàn hay cả muôn năm. Huyền Bí-Học gọi những h́nh tư-tưởng nầy là Egrégore, xin dịch là Liên-Hiệp Tư-Tưởng. Chúng cũng khôn khéo, cũng quỉ-quyệt, cũng biết bày mưu mô và cũng hành động như con người vậy. Chúng cũng có những phép tắc nhỏ mọn.

Những H́nh Liên-Hiệp Tư-Tưởng hiền lương là những vị Phúc Thần, chúng đi khuyến khích thiên-hạ làm những việc nhơn từ, trái lại nhũng Liên-Hiệp Tư Tưởng ác độc là những vị Hung Thần, chúng xúi dục người ta làm những điều tàn bạo bất lương và gây ra những mầm chiến tranh giặc giả, làm cho sanh linh đồ thán. Chúng cũng sanh ra những chứng bịnh hiểm nghèo như ôn-dịch và hạn hán, lụt-lội đặng làm hại người. Chúng thường bắt dân lành lập miếu thờ chúng và đem những thú vật cúng tế đặng chúng hưởng máu huyết và nhất là những tư tưởng sùng bái thêm sức mạnh cho chúng

Hiểu được những lư do sanh ra những H́nh Liên-Hiệp Tư-Tưởng th́ người ta biết rằng: theo luận điệu tư-tưởng và tánh t́nh th́ chẳng những mỗi giống dân tộc, mỗi xứ, mỗi nước đều có một h́nh tư-tưởng khác nhau, mà mỗi tỉnh, mỗi quận, mỗi làng, mỗi xóm, mỗi nhà đều có một Liên-Hiệp Tư-Tưởng đặc biệt nữa. Những tư-tưởng ở ngoài vô quốc gia nào đều bị H́nh Liên-Hiệp Tư-Tưởng của quốc gia đó biến đổi ít nhiều, không c̣n giữ được nét thuần túy như trước nữa.

 

TƯ-TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG 

V- Có người bảo: Tôi tưởng mà tôi không hành động th́ tôi có tội ǵ đâu? Điều đó có đúng hay không ?

Đ- Không đúng. Ấy tại người ta chưa biết sự hành động của luật trời. Nội một việc “Tưởng” cũng đủ gây ra quả rồi. Nếu tưởng lành th́ sẽ hưởng phước, tưởng dữ th́ sẽ mắc họa, bởi v́ như tôi đă nói tư-tưởng truyền nhiễm c̣n mau lẹ hơn bệnh tật. Khi học luật Nhân-Quả người ta sẽ biết có 3 thứ quả.

     a)     Quả của Tư-Tưởng trả cho cái Trí.

     b)     Quả của Ư Muốn trả cho cái Vía.

     c)     Quả của sự Hành Động trả cho Xác Thân

             Người ta không biết rằng, tưởng trước, muốn trước rồi mới hành động sau. V́ thế các nhà Huyền-Bí-Học đều chú trọng đến tư-tưởng hơn việc làm.

V- Tại sao có người gặp một việc th́ hành động liền không kịp suy nghĩ?

Đ- Ấy tại y đă  tưởng, nghĩ tới việc đó cả tuần trước cả tháng trước, có khi cả năm trước rồi. Nay có dịp đưa đến th́ hành động liền.

V́ thế, nếu trong trí ta sanh ra một tư-tưởng quấy trong năo rồi th́ ta phải diệt nó ngay tức khắc bởi v́ không biết nó biến ra sự hành động giờ phút nào.

Người Học Đạo nên nhớ kỷ hai điều nầy:

MỘT LÀ: TƯ TƯỞNG TRONG NĂM PHÚT CÓ THỂ PHÁ HOẠI NĂM NĂM CÔNG PHU LUYỆN TẬP; DẦU GẦY DỰNG LẠI ĐƯỢC CŨNG ĐĂ MẤT TH̀ GIỜ.

HAI LÀ: CÁI TRÍ CỦA TA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CÁI VƯỜN HOANG, AI MUỐN TỚI ĐÓ GIEO GIỐNG CHI CŨNG ĐƯỢC. KHÔNG KHÉO TH̀ THAY V̀ LÚA BẮP VÀ CÂY TRÁI NGON NGỌT, NHŨNG CỎ DẠI VÀ GAI GÓC MỌC ĐẦY, CHỪNG MUỐN RUỒNG PHÁ TH̀ PHẢI MẤT THỜI GIỜ VÀ TỐN CÔNG PHU. NÓ CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NGĂ BA ĐƯỜNG CÁI HAY LÀ MỘT CÁI QUÁN TRỌ, TƯ-TƯỞNG NẦY TỚI NGHỈ CHƠN VÀI BA PHÚT RỒI RA ĐI, KẾ TƯ-TƯỞNG KHÁC TỚI VIẾNG RỒI CŨNG GIẢ TỪ, VÀ CỨ TIẾP TỤC NHƯ THẾ, NGÀY NẦY QUA NGÀY KIA, KIẾP NẦY QUA KIẾP NỌ.

Vậy th́ một mặt chúng ta phải lo sản xuất và thu dụng những tư-tưởng thanh cao như Từ-Bi, Bác-Ái, Can-Đảm, Hy-Sinh. V́ hạnh phúc của nhân loại chớ không phải v́ lợi-lộc của cá nhân ta. Một mặt ta phải lập tức loại ra ngoài trí ta những tư-tưởng ích kỷ, thấp hèn, đam mê vật dục, hung hăng, tàn bạo mới vừa xông vô trí ta.

 

CÁCH XUA ĐUỔI MỘT TƯ-TƯỞNG XẤU

V- Làm thế nào xua đuổi khỏi trí ta một tư-tưởng xấu bây giờ?

Đ- Từ ngàn xưa Tiên-Thánh chỉ cho đệ tử một phương pháp mà thôi, một phương-pháp duy nhất là đem tư-tưởng tốt đánh đổ tư-tưởng xấu đối lập.

Thí dụ một tánh thông thường mà ai cũng có là: Nóng-giận.

Ta biêt rằng nóng giận là một tánh không tốt, có thể gây ra nhiều hậu quả khốc hại, nếu ta không biết kềm chế nó. Chi nên, lúc vừa nổi nóng, ta nói :”Tôi không nóng giận, tôi không nóng giận. Ta nói nhiều lần như vậy: ta thấy ta không hết nóng giận mà trái lại ta c̣n mệt ngất nữa. Tại sao vậy? Bởi v́ hai tiếng nóng giận nói lên th́ tư-tưởng nóng giận vẫn c̣n đó th́ làm sao hết nóng giận được bây giờ. Phải nói như vầy: “Tôi vẫn vui vẻ và ôn ḥa”. Ta lập đi lập lại như vậy vài bận th́  thấy trong ḷng ta mát mẻ lần lần, rồi sự nóng giận tiêu-tan hồi nào không hay. Đó là nhờ tư-tưởng vui vẻ ôn ḥa hất tư tưởng nóng giận ra khỏi cái trí. Ta thành công mà không nhọc sức.

Thế nên muốn trừ tư-tưởng tham lam, hàm hồ th́ dùng tư-tưởng thành thật, vô tư lợi; muốn trừ tư-tưởng xảo trá, gian dối th́ dùng tư-tưởng ngay thẳng, chơn thật, muốn trừ tư-tưởng nịnh hót th́ dùng tư-tưởng trung-tín.

Nói tóm lại: tư-tưởng siêng năng đánh đổ tư-tưởng biếng nhác, tư-tưởng yêu thương thắng phục tư-tưởng ghen ghét, tư-tưởng hiền-lương đánh đuổi tư-tưởng hung-bạo, tư-tưởng khiêm tốn chiến thắng tư-tưởng phách lối, kiêu căng, tư-tưởng chơn lư trừ được tư-tưởng dị đoan vân…vân…

Cái nguyen tắc đó là: trong Trí con người không thể chứa một lượt hai tư-tưởng đối lập được. Hễ cái nầy đi vô th́ cái kia phải đi ra.

 

NHŨNG LUÂN–XA CỦA CÁI TRÍ

V- Cái Trí có những Luân-Xa như cái Vía và cái Phách không?

Đ- Có, cái Phách, cái Vía, Thượng Trí, Kim Thân và Tiên-Thể, mỗi thể đều có những Luân-xa riêng biệt.

Xin nhắc lại, những Luân-xa là những trung tâm lực, nói cách khác ấy là những trạm giao thông để tiếp dẫn thần lực từ thể nầy qua thể kia.

V- Những Luân-xa của cái Trí ra sao?

Đ- Những Luân-Xa nầy không có tiết lộ ra như những Luân xa của cái Phách và cái Vía. Mà dầu cho biết được đi nữa cũng không được phép nói công khai.

                                   

TÁNH NẾT CÁI TRÍ

V- Tánh nết cái Trí có khác hơn tánh nết cái Vía không?

Đ- Tánh nết cái Trí khác xa tánh nết cái Vía. Cái Trí luôn luôn dao động. Nó tưởng cái nầy rồi tưởng cái kia liền liền không ngớt. Nó không định vào một chỗ cho lâu. Nó không khác nào con khỉ nhảy nhót trên cây, buông nhành nầy rồi th́ bắt cành kia. Người ta thường nói: “Tâm-Viên, Ư Mă” hoặc là cái tâm vọng động. Nhưng kỳ thật: Cái Trí vọng động chớ không phải cái Tâm.

Cái Trí rất kiêu căng, tự phụ, nó thường chê bai thiên hạ và cứ tự cho nó là giỏi, là hay, ít ai b́ kịp. Khi nó nghe khen một người nào trước mặt nó th́ tỏ vẻ bực tức không bằng ḷng.

Những điều nguy hại hơn hết là nó “chia rẽ”. Nó dựng một bức tường ranh giới giữa “Ta” và “Người”. Nó chủ trương: “Tôi là Tôi, Anh là Anh – Chúng ta vẫn khác nhau”. Trong cuốn “Tiếng nói của tâm hồn” hay là “Tiêng Nói Vô-Thinh” (La voix du Silence, chương III (XXXII) có câu nầy: Cái Trí là kẻ diệt phá sự Chơn-Thật. Vậy kẻ đệ tử  hăy trừ khử kẻ diệt phá sự Chơn Thật đó đi.

 

TINH LUYỆN CÁI TRÍ

V- Muốn điều khiển cái Trí th́ phải làm sao?

Đ- Từ ngàn xưa, muốn làm chủ Cái Trí th́ phải tập Định Trí – Tham-Thiền và Lănh-Đạm.

V- Có phương pháp nào khác nữa chăng?

Đ- Không. Định-Trí và Tham-thiền là hai giai đoạn trong bốn giai đoạn mà Ấn giáo gọi chung bằng một danh từ “Sanmyana” – bốn giai đoạn nầy là:

      1-     Giai đoạn thứ nhứt là Pratyahara           : Kiểm soát hoàn toàn giác quan.

      2-     Giai đoạn thứ nh́ là Dharana                 : Định-Trí.

      3-     Giai đoạn thứ ba là Dhyana                   : Tham-Thiền.

  4-  Giai đoạn thứ Tư là Samadhi                  : Đại-Định

 

  1.-GIAI ĐOẠN THỨ NHỨT

  KiỂm soát hoàn toàn giác quan.

            V- Kiểm soát hoàn toàn giác quan có nghĩa chi?

            Đ- Đây có nghĩa là làm chủ t́nh cảm và các sự ham muốn, không c̣n để chúng sai khiến ḿnh như cả trăm kiếp đă qua.

            Trong kiếp nầy cũng vậy, hồi chưa biết Đạo th́ ta chưa phân biệt được cái nào thật là ư muốn của ḿnh và cái nào là ư muốn của xác thân, ư muốn của cái Vía và ư muốn của cái Trí – Muôn vàn tội lỗi đều do đó mà gây ra.

            Bây giờ phải cố gắng bắt buộc cái Vía phải tuân theo ư chí của ḿnh, ḿnh phải làm chủ nó.      

            V- Muốn làm chủ cái Vía th́ phải thật hành cái chi?

            Đ- Phải tưởng điều lành, nói lời lành, làm việc lành, tức là phải tập cho có những tánh tốt. Nên đọc những chuyện ca tụng những gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Thanh cần, Liêm Chánh. Không nên xem những tranh ảnh, những tiểu thuyết, những phim trộm cướp và khêu gợi dục t́nh. Và luôn luôn nên đề pḥng v́ thường thường t́nh cảm thắng lư trí. Nhưng mà làm chủ cái Vía c̣n khó hơn tập làm chủ xác thân.

            V- Tại sao vậy?

            Đ- Bởi v́ người ta quan-niệm rằng ḿnh sống là nhờ có t́nh cảm và ư muốn, dứt đi th́ không c̣n cái chi cả. Con người sẽ giống h́nh đất tượng gỗ. Không – Không có chuyện diệt t́nh cảm và ư muốn đâu.

            Chỉ cần sửa đổi mục tiêu mà thôi. Ta biến đổi cái xấu ra cái tốt, cái dữ ra cái hiền.

            V- Xin cho một thí dụ.

            Đ- Thí dụ ta sanh ḷng tham, muốn lấy đồ của người khác. Ta phải lập tức nói trong ḷng như vày: Tôi vẫn Công b́nh và Chánh trực. Tôi phải kính trọng của cải thiên hạ. Người ta ra công làm đổ mồ hôi xót con mắt mới có tiền mua món đồ ấy để dùng. Tại sao ta lại chiếm đoạt đặng làm của ḿnh. Nếu người ta cướp giựt của cải ta, ta có bằng ḷng không? Ta sẽ phản động như thế nào? Ta không làm điều bất nghĩa đó đâu. Ta hết sức chơn chánh và ngay thật.

            Tưởng như vậy vài lần th́ ḷng tham không c̣n dục ḿnh làm quấy được nữa.

            Nên ghi nhớ măi điều nầy: Phải luôn luôn nhớ tới tánh tốt, đừng bao giờ nhớ tới tật xấu, th́ tư-tưởng sẽ tới thêm sức mạnh cho tật xấu đó, nó sẽ càng ngày càng xấu thêm nữa.

  2.-GIAI ĐOẠN THỨ NH̀

              ĐỊnh Trí

            V- Định Trí là ǵ?

            Đ- Định Trí là bắt buộc cái trí định vào một chỗ không cho nó xao lăng, không cho nó nhớ tới chuyện nầy chuyện kia. Nói một cách khác là chú ư hay là tập trung tư-tưởng vào một việc làm hay là một vấn đề nào đó.

            V- Tại sao phải Định Trí?

            Đ- Phải Định Trí mới làm chủ cái Trí được – Lúc nào muốn tưởng th́ tưởng không tưởng th́ thôi, để cái Trí trống rỗng. Có định trí học hỏi mới mau thông, mới mau sáng suốt. Ai lại không biết chuyện nầy: hai đứa học tṛ cùng học một bài thường thức, một tṛ th́ mắt ḍm chữ mà trí nhớ đâu đâu, học cả giờ mà chưa thuộc, c̣n tṛ kia th́ chăm chỉ vào từng câu, nội trong hai mươi phút đă nằm ḷng rồi.

            Không phải học chữ cần phải định trí mà thôi, học nghề cũng vậy.

            Ta cũng biết rằng: để một miếng giấy hay một lá cây ngoài trời nắng chan chan cả tháng như vậy, tờ giấy hay cái lá tuy khô chứ không hề cháy. Trái lại nếu ta đem chúng nó đặt dưới tụ điểm của một tụ quang kính để ngoài nắng th́ trong một phút đồng hồ th́ chúng nó phát cháy bởi v́ sức nóng của mặt trời đều gom lại chỗ tiêu điểm.

            Định trí cũng giống như thế đó. Muốn giải quyết một vấn đề nào th́ phải suy nghĩ về vấn đề đó cả giờ hay cả ngày lẫn đêm, có khi cả tháng hay cả năm, nếu cần. Đừng ngă ḷng th́ tới một ngày kia ánh sáng sẽ hiện ra.

            Xin đem ra đây hai bằng chứng cụ thể:

 

                                 A.- NGUYÊN–LƯ ARCHIMÈDE

Thuở xưa vua Syracuse là Hiéron.nghi ngờ thợ kim hoàn làm cái mũ Triều- Thiên bằng vàng của Ngài có pha bạc. Ngài bèn bảo ông Archimède t́m cách khám phá sự gian lận đó nhưng phải để y nguyên cái mũ. Ông Archimède suy nghĩ măi song chưa t́m ra được phương pháp nào cả. Một bữa kia, ông đương tắm thấy sao tay chơn ông vô nước th́ mất sức nặng của nó rất nhiều. Ông quơ chơn lên một cách dễ dàng. Trong lúc đó trí hóa ông vụt mở ra sáng suốt. Ông t́m ra được nguyên lư nầy “Vật nào thả xuống một chất lỏng cũng bị một sức đẩy từ dưới lên trên, mạnh bằng trọng lượng của chất lỏng bị đùa trôi”.

Ông mừng quá quên mặc y phục, vừa chạy ra đường, vừa la lên: “Eurêka – Eurêka” – “Tôi t́m được – Tôi t́m được”.

 

                        B.- ÔNG THOMAS EDISON (1848-1931)

Ông làm việc năm ngày năm đêm không nghỉ, không ngừng mới hoàn thành cái ống quay bằng sáp của máy hát do ông phát minh.

Ông thí nghiệm 1.200 lần và tốn hết 40 ngàn trương giấy trước khi thành công sự phát minh bóng đèn điện.

Khi người ta hỏi bí quyết của sự thành công của ông là cái chi, ông bèn trả lời: “Làm việc cho nhiều và suy nghĩ luôn luôn”.

 

NHỮNG TRUNG TÂM TƯ-TƯỞNG

V- Tôi muốn hiểu thêm tại sao suy nghĩ sâu xa về một vấn đề nào th́ có thể giải quyết vấn đề đó.

 Đ- Muốn hiểu tại sao tôi tưởng trước hết phải giải: “Những Trung-Tâm Tư-Tưởng” là ǵ?

            Chúng ta đều biết rằng: ở dưới trần thế, những người nói chung một thứ tiếng th́ ở chung một chỗ và lập thành một nước.

            Ở cơi Thượng giới cũng vậy, từ xưa đến nay, những tư-tưởng thuộc về một vấn đề hay là một loại với nhau th́ ở chung một chỗ với nhau và làm ra những Trung-Tâm Tư-Tưởng.

             V́ thế có những Trung Tâm Tư-Tưởng của Triết Học, Khoa học (Lư hóa – Vạn – vật - Địa-Chất – Văn-Chương – Kỹ-Thuật – Đạo-Đức – vân.vân…

            Trung-Tâm Tư-Tưởng loại nào th́ thu hut hết tất cả những tư-tưởng về loại đó của các giống dân tộc trên địa cầu, từ thế hệ nầy qua thế hệ kia, dầu trúng, dầu trật, dầu hay, dầu dở, dầu liên tục hay rời rạc cũng vậy.      

            Tỷ như: Tư-Tưởng Triết học choán một chỗ riêng biệt và chia ra từ khu vực, mỗi khu vực chứa đựng những quan niệm của một hệ thống. Tuy nhiên mấy khu vực nầy đều liên tục với nhau.

            Bây giờ thí dụ một người kia ngồi suy nghĩ về một vấn đề Triết Học. Tư-tưởng của y bay vô khu vực Tư-Tưởng Triết Học, nó lập một đường thông thương giữa khu vực nầy với cái Trí của y, rồi tùy theo tŕnh độ tiến hóa của y và sự chú ư của y lâu hay mau. Cái Trí của y sẽ thu thập được ít nhiều tư-tưởng nào hạp với nó. Nhờ như thế y mới sanh ra những ư kiến mới, y có những lập luận mới và tŕnh bày vấn đề dưới một h́nh thức mới hay là giải quyết nó một cách dễ dàng.

            Ta cũng nên nhớ điều nầy: cái óc xác thịt của ta nặng nề lắm. Những tư-tưởng ở ngoài muốn đi xuống tới cái óc phải vô cái Trí, qua cái Vía rồi tới cái Phách trước. Lúc đi ngang qua cái Trí và cái Vía, chúng ta cũng bị hai thể nầy biến đổi nữa. V́ thế có nhiều khi ta suy nghĩ th́ thấy nảy ra những tư-tưởng rất hay, những khi ta muốn đem ra phô diễn th́ thấy câu văn không được suôn sẻ chút nào. Đó v́ hai lư do: hoặc cái óc ta mệt mỏi quá – hoặc nó rung động không kịp với tư-tưởng cao siêu. Hiểu những lẽ trên đây ta thấy: muốn mở Trí phải luôn luôn suy nghĩ cho thật sâu xa và muốn thành công trước nhứt phải tập Định-Trí.

 

NỀN TẢNG CỦA SỰ ĐỊNH TRÍ 

V- Tôi muốn Định Trí th́ phải làm sao?

Đ- Phải hết sức chăm chú vào mỗi việc làm hằng ngày. Đó là nền tảng của sự Định-Trí. Trời đă cho ta phương- pháp nầy mà ít ai đem ra dùng

Học bài, làm bài, đọc sách, quét nhà, lau bàn ghế, gánh nước, bửa củi, đánh giày, nấu ăn, rửa chén, nói tóm lại bất câu làm việc ǵ th́ phải chú ư vào việc đó đặng làm cho hoàn tất, đừng bỏ dở nữa chừng. Đừng chê công việc nào đó là nhỏ mọn, không đáng cho ḿnh làm. Không phải thế, việc nào cũng thiêng-liêng cả. Làm việc đặng mở những năng khiếu, sau trở nên khéo léo. Nếu trong lúc làm mà cái Trí bắt nhớ tới cái nầy cái kia, th́ đừng nghe theo nó, cứ bắt nó tập trung tư-tưởng vào việc đương lo đây. Nó kéo ḿnh đi, ḿnh kéo nó lại. Phải bắt buộc nó tuân theo mạng lệnh ḿnh sai khiến. Sự chiến đấu nầy rất gay go. Lúc ban sơ sự thất bại thường nhiều hơn sự thành công. Nhưng phải bền chí th́ sẽ đoạt được mục đích.

 

NHỮNG CÁCH ĐỊNH-TRÍ

V- Có nhiều cách Định-Trí không ?

Đ- Có. Song cả thảy đều tuân theo một nguyên-tắc chung là: “Bắt buộc Cái Trí không được rời khỏi vị trí mà ḿnh đă ấn định sẵn cho nó. Nó chạy đi th́ ḿnh đuổi nó trở về chỗ cũ”.

V- Xin chỉ vài cách Định-Trí.

Đ- Thí dụ: 1 – Đọc sách – Đừng đọc nhiều. Đọc 5 hàng thôi rồi t́m hiểu coi tác giả muốn nói chi trong đó. Thật hiểu rồi đọc 5 hàng kế đó. Phương pháp nầy tuy chậm nhưng cuối cùng mới thấy rơ chắc chắn và mau hơn cách đọc lẹ làng từ trương nhứt tới trương mười trong 5 phút, nhưng tới trương hai mươi th́ quên mấy trương đầu tác giả muốn nói chi rồi.

2 – Đọc một hàng rồi đếm coi có mấy chữ, mỗi chữ có mấy mẫu tự, và mấy nguyên âm, mấy phụ âm, vài bận.

3 – Bốc một nắm gạo rồi đếm coi có bao nhiêu hột, rồi sắp những hột lớn qua một bên, hột nhỏ qua một bên, cũng nhiều lần.

4 – Trong cuốn Dưới Chơn Thầy có hai câu nầy dạy về cách Định-Trí:

      a - Phải hết sức chăm chú vào mỗi phần việc của con làm đặng cho nó hết sức khéo léo.

      b – Dầu tay con làm việc ǵ cũng vậy, con phải hết sức chú ư vào đó.

Đây cũng có nghĩa là Cái Trí phải tưởng một việc mà thôi. Hết việc nầy rồi mới tới việc kia. Trong lúc làm việc đừng có nói chuyện tầm phào, trừ ra việc cần thiết lắm mới nói.

5 – Mỗi ngày mỗi niệm vài lần một câu Chơn-Ngôn, một câu Thần chú. Những sự rung động của câu nầy giúp cho Cái Trí lần lần trở nên yên tĩnh.

6 – Đừng để Cái Trí ở không.

Ngày nào chúng ta chưa làm chủ Cái Trí th́ ngày đó chớ nên để cái Trí ở không. Khi nó không lo chi cả th́ những tư-tưởng thấp hèn ở ngoài thâm nhập vô một cách dễ dàng và phá hại ta.

Luôn luôn phải có sẵn tư-tưởng thanh cao, những tư-tưởng Từ Bi, Bác ái, những câu thần chú, những câu chơn ngôn: khi Cái Trí không hoạt động th́ nhớ tới chúng nó liền. Chúng nó sẽ làm một cái khiên che chở Cái Trí khỏi bị ảnh hưởng không tốt ở ngoài tới khuấy rối.

                                            

ĐỀ PH̉NG

Nói cho đúng phép, phải tập Định Trí cho tới mức, bên tai đánh trống không nghe, trước mắt người đi không thấy, th́ cái kết quả mới đẹp.

Nói tới đây tôi sực nhớ lại chuyện ông Archimède. Thành Syracuse đă thất thủ mà ông không hay biết chi hết v́ lúc đó ông đang suy nghĩ về một vấn đề, có lẽ là t́m cách đánh bại quân thù, đặng cứu vớt quê hương. Một tên lính Rô-Manh (Romain) gặp ông đang ngồi, nó hỏi ông. Ông không trả lời, nó bèn nổi giận đâm ông chết tươi, v́ nó không biết ông là Archimède. Thật vậy, lúc đó ông nghe ǵ đâu mà cũng không thấy tên lính đó nữa, th́ làm sao mà trả lời bây giờ. Thương thay. Nhưng chúng ta chưa phải là Archimède đâu nhé!

Vậy th́, hăy đề pḥng. Đừng Định-Trí cho tới khi choáng-váng mặt mày. Đó là điềm bất thường chứng tỏ rằng: Cái óc chịu không nổi với sức tập trung tu-tưởng. Phải ngưng luyện tập tức khắc và nghỉ trong một thời gian hai ba tháng rồi sẽ khởi sự lại.

Nếu kỳ nh́, mới vừa định trí mà thấy muốn chóng mặt nhức đầu th́ bỏ luôn, đừng tập nữa. Nếu căi lời sẽ bị sưng óc, điên hay khùng, không phương cứu chữa. Đừng sợ mất công phu.

Hăy bước qua đường Karma Yoga hay là Yoga của sự Hành Động. Cứ lo mở mang các tánh tốt và giúp đời với tấm ḷng vị tha. Rồi tới một ngày kia, sẽ có những bực Cao Minh tới chỉ dẫn bước đường. Chừng đó sẽ biết những phương-pháp tu luyện mà không có hại chi cho cơ thể cả.

 

MỖI LẦN ĐỊNH TRÍ BAO LÂU

V- Mỗi lần Định Trí bao lâu?

Đ- Phải tiến lần lần. Tuần đầu, bực trung 2 phút thôi. Tuần thứ nh́, thứ ba, 3 phút. Lần lần tới cuối năm, tới tháng thứ 12 mỗi lần từ 10 tới 15 phút.

V- Mỗi lần 2 phút, e ít lắm.

Đ- Không ít đâu. Nói là 2 phút e cho c̣n có một phần ba phút mà thôi bởi v́ Cái Trí lôi cuốn ḿnh đi mà ḿnh không dè, chừng giựt ḿnh nhớ lại th́ thấy nó đă thắng ḿnh. Ḿnh thua nó không phải là một lần đâu mà cả trăm cả ngàn lần như vậy. Cái Trí như gió thổi ào ào, đâu có phải là dễ mà bắt nó nhốt trong một túi vải thưa được.

Nhưng tôi xin lập lại một lần nữa, phải bền chí tập theo phương pháp chỉ trước đây th́ sẽ thắng phục nó được.

3.- GIAI ĐOẠN THỨ BA

Tham-ThiỀn

            V- Có nhiều người mới bắt đầu tu hành th́ ngồi Thiền liền và nói như vầy: “Phải ngồi Thiền mới đúng phép và đi mau”. Có phải như vậy không?

            Đ- Về điểm nầy, tôi e cho sẽ thất bại một trăm phần trăm. Bất câu việc nào cũng vậy, phải đi từ chỗ dể đến chỗ khó, từ chỗ thấp lên chỗ cao.

            Như tôi đă nói. Muốn ngồi thiền cho có hiệu quả th́ trước hết phải tập Định-Trí và làm chủ cái Vía được hai phần rồi. Không vậy lúc vừa ngồi xuống th́ nó bắt tưởng Đông nhớ Tây, vấn Nam hỏi Bắc, ngứa ngáy mặt mày rồi ngáp dài ngáp vắn, lo giải quyết mấy việc nầy chưa xong, c̣n th́ giờ đâu mà Tham-Thiền.                                    

                  V- Tai sao vậy?

            Đ- Tại cái Vía đ̣i hỏi những điều nó cần dùng, c̣n cái Trí th́ như con thú rừng, bắt nó nhốt vào chuồng th́ nó chạy tứ tung, kiếm chỗ thoát ra ngoài.

            Có người nói: Cái đó là Tam-Bành, Lục-tặc phá. Có phần đúng vậy, Tam-Bành Lục Tặc là cái Vía và cái Trí chớ không có ai vô đó đâu.

            Nếu ở trong trạng thái như thế th́, đừng nói ba năm, dầu 30 năm đi nữa, cũng chưa làm chủ được cái Trí.

            Mà thiết tưởng, muốn Tham-Thiền th́ phải biết:

     1-     Tham-Thiền là ǵ?

     2-     Phải ngồi Thiền cách nào?

     3-     Tham-Thiền cái ǵ?

 

    1-     THAM THIỀN LÀ G̀

         V- Vậy Tham-Thiền là ǵ?

Đ- Tham-Thiền theo nghĩa chính của nó là: sự tập trung tư-tưởng vào một đối tượng đặng phá tan bức màn bao phủ nó, đạt đến sự sống của nó, rồi đem sự sống của ḿnh ḥa hợp với sự sống nầy.

Về sau định nghĩa nầy được nới rộng ra như:

     a)     Tập-trung tư-tưởng vào một đốing mà ḿnh sùng bái.

     b)     Chăm chú vào một vấn đề cần đến ánh sáng thiêng-liêng đặng giải quyết nó.

       c)   Suy nghĩ sâu xa về một vật mà người ta muốn biết sự sống của nó và đồng hóa với sự sống nầy chớ không phải xem xét bề ngoài mà thôi

d)   Xem xét một vấn đề đủ các phương diện đặng biết sự liên-quan của nó với những vấn đề khác v..v….

                                

HAI PHUONG DIỆN CỦA SỰ THAM-THIỀN

V- Tham-Thiền có mấy phương diện?

Đ- Có hai phương diện chánh: - Một là mở Trí .

                                                   - Hai là mở Tâm

                                               

VẤN ĐỀ THAM-THIỀN

V- C̣n vấn đề Tham-Thiền?

Đ- Vấn đề tham-Thiền th́ nhiều.

Người tu hành có thể Tham-Thiền về:.

    1-     Hoặc Đức Thượng Đế, hoặc Đức Phật, hoặc Đức Bồ-Tát, hoặc một vị Chơn-Sư….

    2-     Chơn-nhơn – Chơn- Thần.

    3-     Một tánh tốt như Từ-Bi, Bác Áí .

    4-     Một câu Chơn-Ngôn, một câu Thần-Chú

    5-     Một đoạn kinh.

    6-     Một vật.

    7-     Một vấn đề khó khăn đặng giải quyết

V- Người không tu-hành có Tham-Thiền được không?

Đ- Không phải là đợi tu hành mới biết Tham-Thiền. Người đời thường Tham-Thiền mà không biết.

Tỷ như: Học tṛ lo học bài cho thuộc là tập Định –Trí , làm những bài toán, bài luận là Tham-Thiền.

Các nhà Bác-Học, các nhà Đại Trí Thức tham-thiền nhiều lắm, nhưng nói cho đúng mấy ổng hướng về vật chất hơn là tinh thần. Từ xưa đến nay, những sự phát minh, những sự sáng chế, như: Điện – Viễn vọng kính - Phi- cơ - Tiềm Thủy-Đỉnh - Đại-Bác - Liên thinh - Bom Nguyên-Tử - Bom Khinh-khí - Radar - Vô tuyến điện- Vô tuyến truyền-h́nh - Vệ Tinh nhân tạo, - Máy móc Điện-tử - Các thứ thuốc mới như các thứ trụ sinh, kháng sinh – Những sanh tố v..vv… đều do sự tham-thiền mà ra. Nhưng người ngoài thế không dùng hai chữ tham-thiền, họ nói rằng đó là do những sự suy-nghĩ, tính toán, t́m kiếm mà ra. Suy nghĩ từ ngày nầy qua ngày nọ trong đạo-đức gọi là tham-thiền vậy.

 MỤC ĐICH CỦA SỰ THAM-THIỀN

V- Tham-thiền có những mục đích nào?

Đ- Tham-thiền có nhiều mục đích. Tôi xin kể những cái chánh thôi:

1.- Thắng phục Cái Trí và rèn luyện nó thành một khí cụ tốt nhứt để cho Chơn-Nhơn dùng.

2. Giúp cho Phàm Nhơn ở cơi trần và Chơn-Nhơn ở trong địa hạt của ḿnh (từ cơi Trần, Niết Bàn tới cơi Thượng-Thiên) thấy rơ và hiểu rơ nhiều phương diện khác của Chơn-lư.

3.-Mở rộng đường thông thương giữa Chơn-nhơn và Phàm- nhơn.

4 -Ít nữa là mỗi ngày một lần, con người nhớ đến những việc thanh-khiết cao-siêu và tư-tưởng vượt qua cuộc đời phù hoa mộng ảo lên tới cơi tinh-thần siêu việt.

5.-Không bao lâu nó tập cho con người có thói quen tưởng tới những việc siêu-h́nh mỗi khi Tâm và Trí rảnh rang

6.- Nó là phương pháp tập thể-thao cái Vía và Cái Trí, nhờ vậy hai thể nầy trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, thần lực lưu thông dễ dàng.

7.- Lợi dụng nó đặng mở mang những tánh tốt.

8.- Đem Tâm con người lên mấy cảnh cao, nhờ vậy khi trở về nhập xác th́ càng thêm sáng suốt.

9.- Nhờ nó mà con người làm một vận hà đem ân huệ của Tiên Thánh ban cho vạn-vật.

10- Nó là bước đầu tiên giúp cho con người có Thần Nhăn và Huệ Nhăn và hiểu được những sự bí mật của Tạo- Công.

Người Tham-Thiền mỗi ngày có một sức mạnh phi thường không ai biết mà cũng không ai ngờ nữa..

                                   

THAM THIÊN MỖI NGÀY MẤY LẦN

V- Tham-thiền mỗi ngày mấy lần?

Đ- Ban sơ, hồi mới tập, tham-thiền mỗi ngày 3 lần, sớm mai, trưa và chiều.

Giờ tốt hơn hết để tham-thiền là:

                        - Sớm mai, nửa giờ trước khi mặt trời mọc.

                        - Trưa: Đúng ngọ.

                        - Chiều: Nửa giờ sau khi mặt trời lặn.

Lúc nầy từ điển trên không trung rất tốt. Nhưng tôi xin nói một cách tổng quát mà thôi. Bởi v́ tất cả phải tùy thuộc tuổi tác, sức khỏe và công việc làm ăn của mỗi người. Vậy th́:

-Sớm mai: Sau khi thức dậy, rửa mặt mày xong xuôi và thay đổi y phục

-Trưa:  12 giờ.

Chiều:   6 giờ.

Trước khi ăn điểm tâm và dùng bữa, phải để bụng trống Tham-thiền, nếu ăn no tham-thiền sẽ đau bao tử bởi v́ trong lúc tập trung tư-tưởng th́ thần lực đều gom vào trí óc, không c̣n đủ đặng tiêu hóa đồ ăn như lúc b́nh thường.

 

CÁCH NGỒI THIỀN.

V- Muốn Tham-Thiền phải ngồi Kiết-Dà không?

Đ- Không. Điều nầy không cần thiết lắm, bởi v́ tham-thiền là tinh luyện cái Trí chớ không phải sửa đổi xác thân.

Người Ấn có thói quen ngồi Kiết-dà từ nhỏ đến lớn, cho nên đối với họ, họ ngồi kiết-dà như ḿnh ngồi xếp bằng, không có chi là cực nhọc. Trái lại người ḿnh ngồi kiết-dà một cách.khó khăn, ngồi vài phút đă thấy tê cẳng rồi.

Vậy th́ ngồi xếp bằng trên ghế, trên ngựa, đều được, miễn là ngay thẳng lưng.

V- Tại sao phải ngồi thẳng lưng.

Đ- Bởi v́ trong xương sống có ba đường gân như số 8 (tám) viết nằm, con đường phía bên trái tên là Y-da (Yda), đường chính giữa tên là Sút-hum-na (Sushumna), đường bên mặt tên là Banh-ga-la (Pingala). Từ điện theo ba đường gân đó mà lưu thông trong ḿnh. Nếu ba đường gân đó bị trẹo th́ Từ-điện lưu-thông một cách khó khăn. Luồng hỏa hầu Cung-da li-ni (Kundalini) cũng theo ba đường gân đó mà từ dưới đi lên.

V- Nên nhắm mắt không?

Đ- Lúc ban đầu mới tập th́ nên nhắm mắt và lấy bông g̣n bịt lỗ tai, bởi v́ con mắt và lỗ tai nghe cái chi th́ cái Trí ứng đáp liền bắt ta chú ư đến cái đó. Sau quen rồi th́ khỏi cần bịt lỗ tai mà cũng nên nhắm mắt, nếu mở mắt th́ mỏi mắt khi ngồi lâu.

 

PH̉NG RIÊNG ĐỂ THAM-THIỀN

V- Nên có pḥng riêng để Tham-thiền không?

Đ- Nên lắm, có th́ tốt, c̣n không có phương tiện th́ cũng không sao. Lựa một chỗ nào thích ư, ngồi thiền cũng được.

V- Trong pḥng tham-thiền có nên để cái chi?

Đ- Nên chưng bông hoa và thay đổi mỗi ngày. Thường đốt nhang trầm, treo những tranh ảnh đạo-đúc và điều tối kỵ là đừng cho những người không ḷng mộ đạo bước vô đó. Họ sẽ gieo những tư-tưởng xấu, chúng nó sẽ phá rối ḿnh. Đây không phải là chuyện làm ích kỷ, nhưng nên dè dặt và đề pḥng sự không đồng chí hướng và những tư-tưởng thù nghịch. Nói tóm lai pḥng tham-thiền phải tinh-tấn, tinh- khiết.

                                                          

ĐỀ PH̉NG

V- Trong lúc tham-thiền có đề pḥng cái chi không?

Đ- Có vài điều. Một là: Khi tham-thiền mà thấy trong xương sống nóng rần, nhứt là chỗ xương khu th́ nên ngưng liền, bởi v́ đó là điềm chứng tỏ luồng hỏa khởi sự đi.

Tốt hơn là ngưng tham-thiền một ít lâu, điều nầy rất dễ hiểu là chúng ta chưa được hoàn toàn trong sạch và cũng chưa có một vị cao Đồ của Chơn-Sư chỉ dạy. Luồng hỏa đi lên th́ mười phần nguy hiểm cho tánh mạng. Xin nhắc lại là: luồng hỏa nầy đi tới đâu th́ đốt những bợn nhơ tới đó, nhứt là việc giao hợp. Da thịt bị đốt sẽ cháy đen lở lói và không thuốc chi chửa cho lành.

Hai là: Khi vừa dứt tham-thiền, đề pḥng sự té nhủi tới trước. Tốt hơn là để một cái gối ở trước mặt.

Ba là: Ở Ấn-Độ có nhiều đạo sĩ Dô-Ghi (Yogui) bay lần lần lên cao một chập th́ hạ xuống. Gặp trường hợp nầy đừng sợ. Nhưng ít khi xảy ra lắm.

Bốn là: Trong lúc tham-thiền có khi hơi thở dứt. Đừng sợ, một chập th́ thở lại. Sau khi dứt tham-thiền, nên lấy tay vỗ trán và chà vài lần; rồi xây ḿnh từ mặt qua trái và từ trái qua mặt, vài bận th́ khỏi sợ cháng-váng.

 

HƯỜN HƯ

V- Hườn hư là ǵ ?

Đ- Ấy là để cái Trí trống không. Không tưởng cái chi cả. Đó là một cách Định-Trí.

V- Phải tập làm sao?

Đ- Nằm ngữa, bỏ hai tay xuôi theo ḿnh, đừng tưởng chi hết trong nửa phút thôi. Rồi lần lần lên l phút, 2 phút, 3 phút, 4 - 5 phút v..v…

Hườn-hư không khác nào cầm cương con ngựa chứng kéo lại, không cho nó chạy. Không phải là việc dễ làm. Tuy nhiên bền chí th́ thành công.

V- Hườn-hư có ích ǵ không?

Đ- Có nhiều sự ích lợi như sau đây:

Một là: Tập Cái Trí tuân theo mạng lệnh của ḿnh.

Hai là: Dưỡng sức, sau khi làm việc mệt nhọc nằm xuống hườn-hư trong 10 phút th́ khỏe khoắn như cũ.

Ba là: Nằm xuống th́ ngủ liền không trằn trọc.

Bốn là: Hườn-hư được th́ sau dễ tập đại-định.

 

3.  GIAI ĐOẠN THỨ TƯ.

(ĐẠi-ĐỊnh)

V- Từ khi bắt đầu tham-thiền cho tới lúc Đại-định phải trải qua một thời gian bao lâu?

Đ- Điều nầy không nhứt định được, phải tùy theo công phu kiếp trước và công phu kiếp nầy. Có khi năm, mười năm, có khi hai ba chục năm không chừng, thật khó mà nói cho trúng là bao lâu. Tuy nhiên, người biết phương-pháp và cố gắng th́ thành công mau hơn người nghe theo sách mà thực hành.

V- Có mấy cách đi tới Đại-định?

Đ- Có hai cách đi tới Đại-định.

Cách thứ nhứt: Để cho những người trí thức. Trong lúc tham-thiền, khi đi tới điểm chót của lư luận rồi th́ Cái Trí không c̣n giúp ích chi được nữa. Vậy hăy trụ vào điểm cuối đó. Đừng tưởng cái chi hết. Để cái Trí trống không rồi chờ đợi.

Cách nầy gọi là “Đại-Định” có ư thức, nghĩa là Tâm-thức hướng về ngoại giới, tiếng Phạn là Sampragnata Samadhi.

Cách thứ nh́: Để cho người sùng đạo. Dùng sức tưởng-tượng tạo ra trong trí h́nh của một Đấng cao cả như: Đức Phật, Đức Bồ-Tát hoặc một đấng Chơn-Sư. Đem tâm ḿnh nhập vô tâm của Ngài rồi trú vào đó. Lâu chừng nào tốt chừng nấy.

Cách nầy gọi là Đai-Định “Không có ư thức” nghĩa là Tâm-thức hướng vô trong, tiếng Phạn là Asampragnata-Samadhi.

             

TRẠNG THÁI TRỐNG KHÔNG TRONG LÚC NẦY

Lúc nầy Cái Trí trống không, thuộc về trạng thái hoạt động giống như con ó hay con diều sè cánh bay trên không. Nó không vỗ cánh, mới coi tưởng như nó làm biếng mà kỳ thật nó rất cố gắng đặng giữ vững thăng bằng.

Người đồng cốt cũng để cái Trí trống không vậy, song không phải họ định trí, mà họ chờ người khuất mặt nhập vô xác.

Cái trí trống không của họ thuộc về trạng thái thụ động và hôn mê.

Trái lại trong lúc Đại-định, tín đồ vẫn tỉnh-táo nếu thấy có một ảnh hưởng ở ngoài muốn nhập vô ḿnh th́ đuổi ra liền.

 

TIẾNG NÓI VÔ THINH

V. Tại sao nên tập Đại-Định?

Đ. Đại-định trong một thời gian th́ tới một ngày kia con người tiến tới một trạng thái gọi là bị Mây Mù bao phủ, tiếng Phạn là Dharma Megha nghĩa là: Vầng mây chơn-lư. Các nhà học đạo Tây phương gọi là đám mây trên núi hay là đám mây trên Thánh-điện. Lúc nầy trong thâm tâm con người biết rằng ḿnh không lẻ-loi, không bị bỏ rơi, nhưng mà không thấy chi cả. Dường như anh bị treo lơ-lửng trên không, tối-tăm mù mịt không thấy trời, không thấy đất chi cả. Nhưng anh đừng sợ cứ b́nh tĩnh mà nói: “Tôi là Thượng-Đế. Đâu đâu cũng có sự sống của Thượng-Đế”. Tức th́ mây mù tan ră, lần lần tâm thức cao-siêu của anh vụt mở ra.

Trong lúc đó một tiếng vang lừng phá tan cảnh tịch mịch, ấy là tiếng nói Vô-Thinh, cũng gọi là tiếng nói của tâm hồn, hoặc là tiếng nói của Chơn-Sư. Anh c̣n thấy được sự tốt đẹp của Chơn-Ngă nữa.

LÀM SAO BIẾT M̀NH ĐI TỚI MỨC ĐẠI-ĐỊNH

V-.Có tiêu-chuẩn nào để biết ḿnh đi tới mức Đại-Định không?

Đ- Có. Ấy là muốn tưởng th́ tưởng, không tưởng th́ thôi. Cái Trí không c̣n thói quen lao chao như trước nữa th́ lẽ tự nhiên cái Tâm vẫn thanh tịnh.

LĂNH ĐẠM

V-. C̣n lănh-đạm là ǵ?

Đ- Trước hết tôi xin nhắc lại rằng: 5000 năm trước Arjuna há chẳng nói với Sư-phụ của Ngài là Đức Sri Krishna, một vị Thượng-Đế như vầy hay sao: “Bạch Sư phụ! Cái Trí thật là loạn động, buông lung mănh liệt, hung hăng khó mà kềm hăm nó cũng như khó mà kềm hăm gió vậy.”

Sư-phụ Krishna mới trả lời rằng: “Hỡi người Chiến-Sĩ vơ trang hùng hậu kia! Lẽ cố nhiên cái Trí nghịch ngợm và khó trị, nhưng người ta có thể thắng phục nó nhờ sự luyện tập không ngừng nghỉ và nhờ tánh lănh đạm”.

Không c̣n cách nào khác nữa.

Lănh đạm đây là không chịu thụ hưởng kết quả những việc của ḿnh đă làm, tức là “Đoạn-Tuyệt”, Dứt bỏ. Phật giáo gọi là Xả, tiếng Phạn là Vairagya.

Lănh đạm đây cũng có nghĩa là ngồi xem tư-tưởng vô trong trí óc mà không phản ứng chi cả. Một chập th́ chúng nó đi mất bởi v́ ta không để ư tới chúng, chúng không có đồ ăn th́ phải ra khỏi trí.

Tôi xin lưu ư quí bạn về điểm nầy: những lời giải trước đây là toát-yếu của những nguyên tắc căn bản của sự Định-Trí và Tham-Thiền. Tuy là vắn- tắt song vẫn đầy đủ cho nhũng người mới học đạo. Những chỗ khó khăn đều giải ra.

Ngay sau khi quí bạn được Chơn-Sư thâu làm đệ tử, Ngài sẽ chỉ cho quí bạn cách tham-thiền hạp với quí bạn đặng quí bạn tiến mau. Nó vốn khẩu khẩu tương truyền.

 V - Có cách tham-thiền nào để cho mọi ngươi dùng chung từ đầu tới cuối chăng?

Đ - Không hề có điều đó. Sự tham-thiền phải thay đổi tùy theo những giai đoạn tiến hóa của người học đạo. Cũng không thể nào cầm bút diễn tả được cái hay cái đẹp của sự tham-thiền. Mỗi người phải thật hành rồi tự biết lấy. Điều đó không khác nào những món ăn, không ăn th́ làm sao biết được mùi vị của chúng ra thể nào.

 V - C̣n những cách tham-thiền chỉ trong sách vở thể nào?

Đ - Đó là những cách tham-thiền tổng quát, không khác nào những tấm bảng chỉ đường cho những khách lữ-hành, biết chỗ nào hiểm nguy phải tránh, chỗ nào có những hầm hố chông gai, phải đi cách nào và đề pḥng làm sao. Chỉ có thế thôi.

 

ĐỪNG SỢ SỰ THẤT BẠI 

Lúc mới tập tham-thiền, định trí th́ luôn luôn có sự thất bại. Nhưng chớ nên ngă ḷng: hăy xem xét coi chỗ yếu của ta ở đâu rồi lo bồi bổ th́ sự thành công sẽ là vấn đề thời gian.

Hăy xem một đứa bé mới tập đi. Nó đứng lên, té xuống, nó bước tới một hai bước th́ ngă xuống nữa. Nhưng nó cứ đi rồi chẳng bao lâu nó đi vững.

Ta đây chuẩn bị đặng bước vào Đường-Đạo th́ không khác nào đứa bé mới tập đi. Hăy bền chí! Hăy nhẫn nại. Sự thất bại cho ta một bài học hay. Ta rút lấy kinh nghiệm, th́ ngày thành công sẽ không c̣n xa đâu.

Bước vào cửa Đạo rồi, Vị tân tín đồ học hỏi sự sanh hóa và sự tiến hóa của Thái-Dương-Hệ và phuong-pháp trở nên toàn giác, toàn thiện trong một thời gian ngắn- ngủi.

Đó là điều mà những người tầm Đạo đều mong mỏi. Mà muốn bước vào cửa đạo th́ phải ra công luyện tập cho có đủ những đức tánh kể trong mấy cuốn sau nầy:

          Dưới Chơn Thầy.

          Con đường của người đệ-tử.

            Ánh–Sáng trên đường Đạo.

          Tiếng Nói Vô-Thinh.

            Không có đủ phải chờ đợi, v́ Thiên-Đ́nh không hề có sự tư vị bao giờ.

            MỘT SỰ THÍ NGHIỆM ĐỂ CHỨNG CHẮC RẰNG:

CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TRÍ, KHÔNG PHẢI LÀ VÍA MÀ CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ XÁC THÂN NỮA.

            V- Có sự thí nghiệm nào chứng chắc rằng con người không phải là cái Trí, không phải là Cái Vía mà cũng không phải là xác thân nữa chăng?

            Đ- Có. Ấy là việc: “Ḿnh tự phân-tích ḿnh”. Mới nghe qua có nhiều bạn ngạc nhiên và sẽ hỏi: “Tôi là ai?” Tại sao lại phân tích được? Thế th́ Tôi do nhiều phần hiệp lại phải chăng?

            Trước khi trả lời. Vậy xin quí bạn hăy thí nghiệm vài điều sau đây:

 

        1. CÁI TRÍ KHÔNG PHẢI LÀ TA

            Quí bạn ngồi không, đừng tưởng cái chi cả trong 5 phút thôi. Trong khoảng thời gian nầy Tâm của quí bạn yên lặng mà quí bạn nghe trong ḷng có tiếng nhắc nhở quí bạn những việc qua rồi hoặc những việc sẽ tới v..v…Tiếng nói đó là ai? Của ai? Chắc chắn nó không phải là quí bạn mà cũng không phải là của quí bạn nữa, bởi v́ quí bạn không tưởng cái chi cả. Nó cũng không phải là tiếng nói của Lương-Tâm bởi v́ quí bạn không có phạm lỗi ǵ mà phải ăn-năn hối-hận và bị Lương-Tâm quở trách. Mà Lương-Tâm là ǵ? Định nghĩa của ta cho chắc đúng hay không?

            Tiếng nói nầy cũng không phải là tiếng nói của Tâm-Hồn bởi v́ quí bạn chưa biết tham-thiền đặng đi tới mức Đại-Định. Vậy th́ tiếng nói đó là tiếng nói của ai.

 

TIẾNG NÓI CỦA CÁI TRÍ

            Tiếng nói đó là tiếng nói của cái Trí.

            Bây giờ quí bạn mới bắt đầu phân biệt Cái Trí không phải là quí bạn và quí bạn khác với nó rất xa. Nhưng c̣n một việc khác nữa.

            Quí bạn đương làm việc đó và chú ư vào đó, bổng chốc quí bạn nhớ đến chuyện khác. Thử hỏi có quả thật là quí bạn nhớ đến chuyện đó không? Chắc chắn là không rồi. Đó là Cái Trí giục quí bạn nhớ. Bản tánh của nó hoạt động không ngừng nghỉ. Nay quí bạn buộc nó trụ vào một chỗ th́ nó bực bội t́m đường thoát ra bằng cách xúi quí bạn nhớ tới những điều khác hơn chuyện của quí bạn đương lo đây.

            Nếu ta không phân biệt được cái nào là thật của ta tưởng, c̣n cái nào là của cái Trí tưởng th́ ta sẽ thường thất bại nhứt là trong lúc tham-thiền và gây ra quả xấu kiếp sau phải trả nhũng món nợ đă vay.

 

2.- Ư MUỐN KHÔNG PHẢI THẬT LÀ TA

        Ư muốn và t́nh cảm cũng không phải thật là ta. Chúng nó thường do cái Vía sanh ra và phần đông là những ư muốn và t́nh cảm ích-kỷ, bản tánh xấu xa thấp hèn hơn là tốt đẹp và cao thượng. Điều nầy ai ai cũng đă kinh nghiệm ít nhiều rồi.

Nếu trước khi thật hành ư muốn chúng ta ngừng lại, rồi tự hỏi: “Có phải thật là tôi muốn hay không?” th́ chắc chắn trong mười lần sẽ có do dự hết chín, bởi v́ không phải là thật ta muốn. Nhưng, xin lập lại “T́nh cảm thường mạnh hơn lư-trí”.V́ vậy cho nên mới có những sự ăn-năn, hối-hận, lương-tâm cắn rứt, song việc đă lở xảy ra rồi phải lănh lấy hậu quả.

 

3.-XÁC THÂN CŨNG KHÔNG PHẢI THẬT LÀ TA

           Xác thân cũng không phải thật là ta. Nó là một khí cụ để cho ta dùng hành động ở cơi Trần, không khác nào một con ngựa của ta cỡi đi trên một khoảng đường đời và trong một thời gian vài chục năm. Ấy là một bộ máy hết sức tinh vi, một ḷ tạo-hóa dưới cơi Trần, không có một tay phàm nào làm ra được.

            Thế nên ta có bổn phận phải chăm nom nó thật kỹ-lưỡng, nuôi dưỡng nó với những đồ ăn uống thật tinh khiết, phải có tiết độ, không nên phung-phí sức lực quá mức mà cơ thể trở nên yếu đuối phải thác yểu, thác oan tức là bỏ ḿnh trước ngày giờ của Trời đă định. Không nên việc nào cũng đổ thừa cho số mạng bởi v́ có Trời mà cũng có Ta. Có định mạng mà cũng có tự-do ư-chí.

            Khi con người bỏ xác rồi con người cũng sống như thường vậy, nhưng thế gian gọi người chết là Hồn-Ma. Nếu có Hồn-Ma th́ xác thân đâu phải thật là con người.

            Xin quí bạn đọc quyển “Bên kia cửa tử” – Chuyện Hồn Ma Katie King và nhà Bác học William Crookes”.

            C̣n về Công phu hằng ngày xin xem quyển “Đạo-Lư Thực hành” của tôi từ trương 87.

 

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI ƯA NÓI “TẠI TÁNH TÔI NHƯ VẬY”

            (Tóm tác lại 3 đoạn: Cái Trí, Cái Ư hay là Cái Vía và Xác-thân không phải thật là con người)

            Nhiều người khi làm một việc ǵ đó th́ ưa nói “Tại tánh tôi như vậy”

              Vậy ta hăy t́m hiểu coi “Cái Tánh” là cái ǵ và câu “ Tại Tánh tôi như vậy” hàm súc ư nghĩa chi?

 

CÁI TÁNH LÀ CÁI G̀?

            Cái Tánh không phải là con người, nó là thói quen rung động của một trong ba thể: Thân, Vía, Trí, tùy theo trường hợp.

            Tỷ như: tánh ưa món ngon, vật lạ hay lánh nặng t́m nhẹ, thuộc về xác thân.

            Tánh ưa nóng nảy giận hờn, nói nặng lời, chửi mắng, rủa să, tham lam, gian xảo thuộc về cái Vía.

            Tánh ưa kiêu căng,tự phụ coi thường kẻ khác thuộc về Cái Trí.

 

CÂU “TẠI TÁNH TÔI NHƯ VẬY” HÀM-SÚC Ư NGHĨA CHI?

            Bây giờ chúng ta đă biết: Thân, Vía, Trí là ba thể của Trời sanh để cho chúng ta dùng. Chúng nó là tôi tớ của chúng ta. Phải phục vụ chúng ta, chớ không phải chúng nó là chủ của chúng ta. Nhưng v́ lâu đời, có lẽ cả muôn kiếp rồi chúng ta đồng hóa với chúng nó. Chúng ta bị chúng nó sai khiến. Chúng ta không biết rằng mỗi thể đều xưng là “Chúng ta” để thực hiện cho kỳ được những điều ham muốn của nó. Đó là nguyên nhân của những sự đau khổ của chúng ta từ kiếp nầy qua kiếp kia và kéo dài cả muôn cả triệu năm như vậy, bởi v́ chúng ta làm nghịch với ḷng Trời.

            Câu “Tại Tánh tôi như vậy” hàm súc ư nghĩa “Con người c̣n ở dưới quyền sử dụng của ba thể: Thân, Vía, Trí. Con người c̣n ch́u theo ư muốn của chúng nó và kiếm đủ phương thế để làm cho chúng nó vừa ḷng.

            Xin nhắc lại: V́ thế muốn tránh những hậu quả khốc hại sẽ đến trong tương lai, muốn khỏi ăn năn hối-hận, muốn được những cơ hội tốt và những dịp may đưa đến đặng tiến lên mau th́ con người phải “Tự biết ḿnh” Phân biệt trong mọi trường hợp”

            Trước khi làm cái chi, chúng ta nên ngưng lại rồi tự hỏi: Có phải thật là chúng ta muốn điều đó không!

            Hồi ban sơ, thực hành như thế th́ thật là bực bội, rất là khó khăn. Nhưng sau khi có thói quen rồi th́ nó tự động, sự xét đoán sẽ mau như chớp nháng, mọi việc đều sẽ dễ dàng. Xin nhớ đây là thói quen cũng như muôn ngàn thói quen khác, song thói quen nầy hết sức tốt, nó có thể ngăn ngừa được nhiều sự nguy hiểm sẽ xảy ra nếu chúng ta không suy xét cho kỹ-lưỡng.

            C̣n một điều nầy nữa – Chác chắn quí bạn đều biết: Đứng đầu đạo Bát-Chánh là:

-         Chánh Kiến          : Thấy Chánh – kế đó là.

-         Chánh Tư-Duy     : Tư-tưởng Chơn chánh.

-         Chánh Ngữ          : Lời nói Chơn chánh.

-         Chánh Nghiệp     : Việc làm Chơn chánh.

            Thấy Chánh (Chánh Kiến) tức là tánh Phân-biện. Phân biện được rồi mới biết tư-tưởng nào là chơn chánh, lời nói nào là chơn chánh.

             Sự sắp đặt nầy rất có ư nghĩa

- Tư-tưởng chơn chánh liên quan đến Cái Trí.

- Lời nói chơn chánh liên quan đến cái Ư hay là cái Vía.

- Việc làm chơn chánh liên quan đến Xác thân.

Phật Giáo gọi là cái Ư, c̣n Thông-thiên học là Cái Vía. Danh từ tuy khác nhau nhưng ư nghĩa vẫn là một.

Nhưng không phải riêng về Phật giáo và Thông-thiên-học mà thôi, Bà-La môn giáo và Cổ Ba-Tư giáo cũng nhấn mạnh về ba điểm đó.

 

BÀ LA MÔN GIÁO

Ba sợi dây nịt lưng của người Bà-La môn tượng trưng ba đức tánh:

            a)- Tư-tưởng trong sạch.

            b)- Lời nói trong sạch.

            c)- Việc làm trong sạch.

Mỗi ngày khi thấy hay là đụng tới ba sợi dây nầy, người Bà-La môn phải nhớ tới ba đức tánh trong sạch đó                                            

CỔ BA-TƯ GIÁO

Trong cuốn “ CỔ BA-TƯ GIÁO HAY LÀ THIỆN ÁC NHỊ NGUYÊN GIÁO SƯU-TẬP NHỮNG KINH SÁCH THÁNH CỦA NGỦI CỔ BA-TƯ tác giả là ông DE LAFONT, trương 328. Chương thứ năm có câu nầy: L̉NG SÙNG ĐẠO, TRONG SẠCH TRONG TƯ-TƯỞNG TRONG LỜI NÓI VÀ TRONG VIỆC LÀM, ĐÓ LÀ NGUYÊN TẮC TÓM LƯỢC LẠI ĐÚNG HƠN HẾT GIÁO LƯ CỦA CỔ BA-TƯ GIÁO.

( piété et pureté en pensées, en paroles et en actions tel est le principe qui résume le mieux la religion madzéisme )

Le Madzéisme et l’Avesta par De Lafont- Edition Chamuel 1897.

Tôi có ư đem những sự so sánh nầy ra đây đặng cho quí bạn thấy: khắp mọi nơi và trong các tôn giáo Chơn-lư vẫn là một, mặc dầu nó có thể hiện ra dưới nhiều h́nh thức khác nhau: như thế quí bạn sẽ biết rằng dầu ở thời đại nào, sự tu tâm luyện tánh cũng vẫn là điều tối quan trọng và tối cần cho tất cả mọi người bất câu là ai.

Tiện đây, tôi xin nói vài lời về những nổi khó khăn của đời sống nội tâm của người học đạo :

 

VÀI LỜI VỀ NHỮNG NỔI KHÓ KHĂN

CỦA ĐỜI SỐNG NỘI TÂM CỦA NGƯỜI HỌC ĐẠO

Khi người chí nguyện cố gắng sống một đời đạo hạnh, thanh cao th́ sóng gió mới bắt đầu nổi lên trong nội tâm của y, càng ngày càng thêm dữ dội, nếu y không bỏ cuộc nửa chừng.

Ấy là sự chiến đấu giữa thể xác và linh hồn. Bất cứ ở thời đại nào dầu xưa, dầu nay hay là mai sau, tất cả những sinh-viên Huyền-bí học đều phải trải qua những sự kinh nghiệm và những giai đoạn hết sức cam go, hiểm trở nầy và luôn luôn những người kiên gan, bền chí đều thành công và ca khúc khải hoàn

Vậy ta hăy thử nghĩ coi những sự khó khăn nầy là cái chi?

Ta muốn làm phải nhưng không làm, lại bị bắt buộc làm quấy. Tại sao vậy? Cái chi mạnh hơn ta? Cái chi sai khiến ta và ngăn cản ta không cho ta làm những việc nghĩa, những việc thiện và xúi dục ta làm những điều mà sau khi thực hành xong  th́ ta phải ăn-năn hối-hận.

Chính là Thánh PHAO-LỒ (Saint paul) đă nói: “Tôi không làm những việc lành mà tôi muốn, tôi lại làm những việc ác mà tôi không ưa. Không phải chính là tôi làm đâu, ấy là thể xác của tôi xô tôi vào ṿng tội lỗi – Tôi rất khổ sở”.

C̣n những lời thú tội của Thánh AUGUSTIN có thể tóm tắt như sau đây:

“Tôi ngưỡng mộ sự vinh quang của Đức Thượng Đế để nâng đỡ tôi lên cao hầu tôi hiệp nhất với Ngài, nhưng có một sức mạnh kéo tôi xuống chốn nhơ nhớp đê hèn, chỗ mà tôi cố gắng vượt lên cho khỏi. Sức mạnh đó là những dục vọng của thể xác tôi”.

Các vị Thánh c̣n than-thở như thế đó th́ những người Phàm phu tục tử như chúng ta đây, chúng ta sẽ rên siết đến bực nào nữa.

Mà cái chi làm cho người chí nguyện bối rối và ngă ḷng?

Annie Besant đă giải thích điều đó trong quyển sách nhỏ nhan đề “Vài điều khó khăn của đời sống nội tâm”, trương 44.  Bà nói “Một điều khó khăn làm cho Kẻ Chí nguyện bối rối và ngă ḷng là sự hiện diện của những tư-tưởng và những sự ham muốn trái nghịch với đời sống và nguyện vọng của y, y không khẩn cầu chúng mà chúng ào tới nườm-nượp. Khi y muốn chiêm ngưởng cái chi thuộc về Thánh Đức th́ những ư niệm tuc-tằn tới phủ vây y: khi y muốn thấy gương mặt sáng chói của đấng Thiêng-Liêng th́ mặt nạ của Dâm thần ḍm trộm y.

            Vậy thử hỏi một đám h́nh thù quái gở nầy đương bao quanh y, từ đâu đến? Những tiếng th́ thầm, những tiếng x́ xào bên tai y giống như ma quỉ, ở đâu lại? Mấy việc đó làm cho y gớm ghiết, ghê tởm, tuy nhiên dường như chúng nó vốn là của y? Có thể nào thật là y đă sanh ra một bầy con đê tiện nầy sao?

           Phải đó, chính y là cha đẻ của chúng. Chúng vốn do những tư-tưởng và những ư muốn của y trước kia đă tạo ra. Ngày nay chúng trở lại phá y, khuấy rối y, chúng đă trở thành những kư sinh trùng bám chặc vào người y.

            Muốn thoát khỏi áp lực của chúng, y phải đương đầu với chúng, y phải chống trả lại với chúng từng giờ, từng phút, từ năm nầy qua năm nọ, từ kiếp nầy qua kiếp kia nếu cần, mà không nên bao giờ nản chí, dầu cho thất bại cả ngàn lần đi nữa. Cứ tiến tới.

            Cơi ḷng của y là băi chiến trường Cu-ru-sết-tra (Kurukshetra), nơi đây Tinh-thần phải chiến đấu một cách dũng mănh với vật chất đương ngự trị khắp nơi và phải chiến thắng mới đoạt lại được ngôi bá chủ.

            Muốn mau thấy kết quả tốt đẹp của chiến cuộc th́ kẻ chí nguyện phải: Tự biết ḿnh là Chơn ngă, một vị Thượng Đế pháp lực vô biên, c̣n những thể xác là những tôi tớ của y, có bổn phận phải phụng sự y một cách trung thành tuyệt đối. Phải hết sức gan dạ, phải giữ vững thăng bằng, phải cứng cỏi như sắt đá, không để cho những sự quyến rủ, những sự cám dỗ của vật chất lung lạc được, chúng là Phi ngă, phù du, mộng ảo, dầu cho bề ngoài xem ra tốt tươi và xinh đẹp đến đâu và thế mấy đi nữa, không bao lâu chúng cũng tàn tạ và hóa thành mây bay khói tỏa, thấy đó, mất đó, không được vĩnh-viễn trường tồn.

            Phải biết chờ đợi với ḷng kiên nhẫn dầu chưa thấy ánh sáng của chơn lư hiện ra. Đừng để mất một cơ hội tốt nào đặng tiến lên. Một ư chí cương quyết, một tấm ḷng tận tụy nhờ đức Minh-Triết soi sáng sẽ chiến thắng tất cả và sẽ giúp kẻ chí nguyện đoạt mục đích tối cao.

            Và xin quí huynh nhớ rằng đây là con đường duy nhất mà tất cả những người học đạo đều phải trải qua trước khi tiến đến Đài Vinh-Quang rực-rỡ. Không có con đường nào khác nữa

                                     

Chuc quí huynh mau thành công.

Lành thay ! Lành thay !

HẾT QUYÊN NHỨT

________

                             

QUYỂN NH̀:  - Bên kia cửa tử.

QUYỂN BA:   - Luân-Hồi. -Nhân quả.

 QUYỂN TƯ : - Các gống dân. Các cuộc tuần hườn- Sự phán xét cuối cùng.

 

MỤC – LỤC

VÀI LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG THỨ NHỨT

Con người là ai? từ đâu đến? sanh ra cơi Trần làm chi?

CHƯƠNG THỨ NH̀

KHOA MINH-TRIÊT THIÊNG-LIÊNG HAY LÀ KHOA MINH-TRIẾT CỔ-TRUYỀN

Vài Quyền-Năng c̣n tiềm- tàng trong ḿnh con người.

Chương thỨ Ba

         Thái-Duong-Hệ

          Những Ngôi Mặt Trời lớn hơn Ngôi Mặt Trời chúng ta.

         Ông Trời khác hơn Thái-Dương Thượng Đế.

         Đức Thái Dương Thượng Đế của chung ta.

         Ba Ngôi của Đức Thái Dương Thượng Đế

         Trạng thái của Ba Ngôi.

         Công việc của Ba Ngôi.

         Mục đích sanh hóa Thái Dương Hệ nầy.

         Những công việc đầu tiên của Đức Thái-Dương Thượng Đế.

         Sự thành lập bảy cơi của Thái Dương Hệ.

         Tên của các chất khí căn bản.

         Đặc tính của mỗi thứ khí.

         Tại sao cơi Trí tuệ lại gọi là cơi Thượng Giới?

            Cơi Thượng-thiên và cơi Hạ-Thiên.

         Bảy cảnh của cơi Trần.

          Bảy cơi của Thái Dương Hệ ở chung một chỗ với nhau.

         Thái Dương Hệ ở chung quanh ta.

         Bảy Hệ Thống tiến hóa của Thái Dương Hệ.

          Sự Tiến hóa của Bảy Hệ Thống.

         Không phải bảy dăy Hành Tinh của một Hệ Thống sanh ra một lượt với nhau.

          Những dăy Hành Tinh hiện thời.

          Những bầu hành tinh thấy được.

         Mặt trời là ǵ ?

 Chương ThỨ Tư.

-.                               Chơn-Thần, Chơn-Nhơn, Phàm-Nhơn

-  Hai hạng Chơn-Thần.

-   Phận sự của con người tại Dăy Địa Cầu nầy.

-  Tại sao có Chơn-Nhơn và Phàm Nhơn.?

-   Ba Ngôi của con người

-  Những thể của con người hay là những khí cụ của con người dùng để học hỏi 5 cơi Trời.

-   Bốn thể hư-hoại – Ba thể trường tồn.

I. XÁC THÂN.

-   Tánh nết của Xác Thân.

-   Thực-phẩm.

II. CÁI PHÁCH

 

-   Phận sự của cái Phách.

-   Những trung tâm lực của cái Phách  

-   P                          -   Phận sự của những Luân-Xa.

-   Làm cách nào cho các Luân-Xa hoạt động?

-   Sự tiêu hóa sinh lực hay là sự hữu ích của giấc ngủ.

-   Những điều có ảnh hưởng tới cái Phách.

-   Các loài thú vật, thảo mộc, kim khí đều có cái Phách.

-   Sự thí nghiệm của Ông J. BECQUEREL.

-   Loài  kim-khí cũng sống chết như con người.

-   Sự thí nghiệm của Ông CHANDRA BOSE.

-   Cục đá cũng lớn và cũng tiến hóa.

-   Sự tiến hóa của loài kim-khí.

.       III. CÁI VÍA

- Màu sắc cái Vía.

- Những ư muốn và những t́nh cảm của con người đều có h́nh dạng.

- Những sự thí nghiệm chứng minh năng lực sáng tạo của những sự rung động

- Những Luân-xa của cái Vía.

- Phận sự của các Luân-xa.

- Tấm chắng dừng ở giữa Luân-xa của cái Vía và Luân-xa của cái Phách.

- Phận sự của cái Vía.

- Những sự thí nghiệm của Ông HECTOR DURVILLE chứng chắc rằng những sự cảm xúc ở trong cái Vía.

- Xúc-giác.

- Thị-giác.

- Thính-giác.

- Khứu-giác.

- Vị-giác..

- Bàn qua những sự thí nghiệm.

- Cái Vía bắt cầu cho linh-hồn thông thương với cơi Trần.

- Cái Vía làm một thể độc lập để hành động trên cơi Trung-giới.

-A. Lúc ngủ.

-B. Nhờ ông thầy làm cho xuất Vía.

-C. Tự ḿnh xuất Vía .

- Câu chuyện ở Tây-Tạng.

- Câu chuyện ở thành Rome.

- Câu chuyện ở Phi châu.

- Xuất Vía đi phá người bị chém.

- Trường hợp đánh cái Vía mà Xác thân không bị bịnh.

- Trường hợp của những người không biết xuất Vía mà xuất vía được.

- Vượt biển t́m con.

- Chuyện một người có Thần Nhăn.

- Tánh nết của cái Vía.

- Những điều có ảnh hưởng tới Vía.

   a.  Thức ăn uống.

   b.  Bùa phép.

   c.   Những mùi

   d.  T́nh cảm.

     e.  Tư-tưởng.

     IV . CÁI TRÍ.

- Hạ-Trí.

- Có một quan mà thôi.

- Những khoanh của Cái Trí.

- Phận sự của Cái Trí.

- Hiệu quả của một tư-tưởng.

-a) Những lằn sóng tư-tưởng.

  Tánh đặc biệt của lằn sóng tư-tưởng.

-b) Những h́nh tư-tưởng.

  Ư nghĩa những màu sắc.

- Những lời chứng minh về màu sắc của những h́nh tư-tưởng.

- Lằn sóng tư-tưởng khác với h́nh tư-tưởng thế nào?

- Sự chọn lọc tư-tưởng..

- Tai hại của tư-tưởng xấu.

-a) Ta hại ta trước hết.

-b) Ta hại những người ở chung quanh ta.

-c) Ta thêm một sự khổ cho đời.

-Sự ích lợi của tư-tưởng lành.

- a) Ta làm cho Cái Trí ta trở nên tốt đẹp.

- b) Ta giúp cho những người ở chung quanh ta.

- c) Ta giúp ích cho dời.

- Kiếp sống của h́nh tư-tưởng.

- Tư-tưởng và hành động.

- Cách xua đuổi một tư-tưởng xấu.

- Những Luân-Xa của Cái-Trí

- Tánh nết Cái Trí.

- Tinh luyện Cái Trí.

- 1.Giai đoạn thứ nhứt : Kiểm soát hoàn toàn giác quan.

- 2.Giai đoạn thứ nh́    : Định Trí.

- Định Trí là ǵ ?

- Những trung-tâm tư-tưởng.

- Nền tảng của sự Định Trí.

- Những cách Định Trí.

- Đề pḥng .

- Mỗi lần Định Trí bao lâu.

 3.- Giai đoạn thứ ba : Tham-Thiền.

- Tham thiền là ǵ?

- Hai phương diện của sự tham-thiền.

- Vấn đề tham-thiền.

-  Mục đích của sự Tham-thiền.

- Tham thiền mỗi ngày mấy lần.

- Cách ngồi Thiền.

- Pḥng riêng để Tham-thiền.

- Đề pḥng.

- Hoàn hư.

- 4. Giai đoạn thứ tư  :  Đại-định.

- Hai cách Đại định.

- Trạng thái trống không trong lúc nầy.

- Tiếng nói vô-thinh.

- Làm sao biết ḿnh đi tới mức Đại-định.

- Lănh đạm: Đừng sợ sự thất bại .

- Một sự thí nghiệm chứng chắc rằng con người không phải là Cái Trí, không phải là        Cái Vía, mà cũng không phải là Xác Thân nữa.

- Tại sao con người lại ưa nói “Tại tánh tôi như vậy”?

   (Tóm tắt lại ba đoạn: Cái Trí- Cái Ư hay là Cái Vía và Xác thân không phải thật là con người)

- Vài lời về những nỗi khó khăn của đời sống nội tâm của người học Đạo.



[[1]]  Luôn các loài vật khác nhau cũng vậy.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS