Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

Krishnaji theo như tôi biết

(Krishnaji as I Knew Him)

Tác giả: Radha Burnier

Bản Dịch 2013

 

 

[Krishnaji là một dạng Krishna biểu hiện cả tình thương lẫn sự kính cẩn. Người ta thường dùng tên gọi tắt này để chỉ Jiddu Krishnamurti do những người thân với ông. Katinka Hesselink 2010].

Radha Burnier, Hội trưởng Hội Thông Thiên Học đã nói chuyện như sau đây, trước kia được xuất bản trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học của Chi bộ Adyar Madras/Chennai, số ra tháng hai năm 1994.

 

Krishnaji là một điều bí mật. Tôi nghĩ rằng không ai đến tiếp xúc với ông mà thật sự biết ông là như thế nào; bên trong ông có những điều sâu thẳm mà chẳng ai dường như với tới được.

Xúc cảm mạnh nhất mà tôi có được đối với ông là xét ở bên trong thì ông không thuộc về thế giới này. Ông giống như một con cá ở bên ngoài nước trong đủ thứ tình huống khác nhau. Ngoại trừ trong những lúc đó, chẳng hạn như được mô tả trong những quyển sách của Bình luận về Sinh hoạt thì khi ông thâm nhập sâu vào tâm của người ta mà ông đang phỏng vấn thì ông lại xa lạ với cái loại tư tưởng và xúc động vốn ở nơi những người khác chẳng hạn như sự vướng mắc đối với thiên hạ, sự vật, các vấn đề, các tổ chức. Ông có thể đi sâu vào tất cả những điều đó nếu ông muốn. Khi ông gặp một người, để giúp đỡ người ta thì ông bộc lộ ra tận lõi những vấn đề của người khác. Nhưng như ông C. W. Leadbeater có nói trước kia, thì ông không nhìn vào tâm trí của người ta trừ phi người ta yêu cầu ông như vậy, bởi vì điều đó giống như đọc một bức thư riêng. Vì vậy trong những tình huống thông thường của cuộc sống, những sự ghen tương, vướng mắc, thất vọng và những thái độ trần tục khác ở xung quanh đều miễn nhiễm với ông và ông dường như vượt lên trên tất cả những điều đó và có một hào quang rõ rệt về tính thanh khiết phi thường và sự ngây thơ vô tội nơi ông.

 Bảo rằng ông giống như một đứa trẻ dường như không hoàn toàn truyền đạt điều ông thật sự là gì, bởi vì những đứa trẻ vẫn có những cơn tức giận đôi khi tỏ ra  bực tức hoặc ghen tương. Do đó người ta có thể nói ông giống như một đóa hoa. Có cái phẩm tính rất ngây thơ vô tội và thanh khiết. Và bất chấp sự kiện ông nói rất dũng mãnh và đôi khi dường như không thỏa hiệp, thách đố, ông luôn luôn rất yêu thương, rất dịu dàng; ông không thích làm xúc phạm tới bất cứ ai. Điều này không có nghĩa là với tư cách một bậc thầy, ông ắt nói những điều dễ chịu đối với người khác. Ngược lại! Ngay cả xét về những sự việc bình thường thì ông cũng chỉ nói điều cần phải nói. Các học viên ở Rajghat có một lần trình diễn và người ta hỏi Krishnaji xem ông thấy nó thế nào. Ông bảo đó là một pha trình diễn thối nát. Những người trình diễn và các đạo diễn bối rối. Do đó ông mới bảo rằng, ‘Tôi rất lấy làm tiếc là đã xúc phạm tới quí vị’. Ông nói rất tử tế và yêu thương âu yếm, nhưng lại chấm dứt bằng cách nói rằng ‘đó là một màn trình diễn thối nát’.

Ông có thể phối hợp việc nói thẳng với việc cực kỳ dịu dàng, ân cần và tế nhị. Cái loại phối hợp này tồn tại nơi những người nào đã vượt lên trên những kiểu mẫu của tâm trí. Khảo hướng của ông đối với các sự vật rất tinh tế và theo chiều hướng đó dường như những điều đối lập với nhau đều hòa trộn vào nhau và không còn đối lập nữa. Người ta thấy điều đó cũng nơi bà Annie Besant nữa. Thiên hạ biết bà đã bảo rằng bà dịu dàng như một người mẹ nhưng cũng mạnh mẽ và năng động.Thật là hay khi thấy ở Krishnaji cái phẩm tính dịu dàng, chăm sóc, một tình cảm nồng thắm ngay cả đối với những người mà ông chẳng biết gì, phối hợp với những sự sáng suốt sâu sắc và minh triết cùng với cái sự mãnh liệt vốn hiển nhiên trong những buổi nói chuyện của ông.

Tôi thường đi tới Bombay để nghe ông thuyết giảng. Ông ở đường Peddar. Tôi thường đi xe bus từ Juhu tới nơi ông ở. Ở đó luôn luôn có một đám đông nho nhỏ. Khi đã đến giờ tôi từ biệt thì không người nào ở đó vốn là bạn của tôi lại băn khoăn, bởi v́ tất cả họ đều bị kích động khi ở với Kirshnaji và ông đang nói về chuyện gì. Họ hầu như chẳng để ý tới việc ai đến ai đi. Nhưng bất chấp những người ấy và những sự bận bịu, Krishnaji ắt là người duy nhất hỏi, ‘Bà về bằng cái gì? Liệu đi xe bus có chật chội quá không? Nó ắt phải là dơ dáy; bà hãy đi tắm rồi thay quần áo  khi bà về nhé? Ông ắt nói những điều này với biết biết bao nhiêu sự ân cần và âu yếm.

Ông không để cho bất cứ ai gây chú ý nhằm hiểu được cuộc đời để có bất cứ điều gì coi là đương nhiên. Có một dịp ông hỏi tôi, ‘Tại sao bà làm như thế này, thế nọ?’ Tôi trả lời, ‘Để giúp đỡ’. Và ông quay ngoắt lại đối diện ngay với tôi rồi nói. ‘Bà giúp đỡ ai?’ Tôi phải mất một thời gian để đi tận vào cốt lõi của điều mà ông có thể ngụ ý. Vào lúc đó, tôi chấp nhận rằng tôi không biết nhiều lắm và giả định rằng việc tôi có thể giúp đỡ là một sai lầm. Sau này tôi ngộ ra được rằng có những chiều sâu thẳm rất lớn trong vấn đề đó, bởi vì toàn bộ ý niệm người ta có thể giúp đỡ một người khác vốn dựa trên cách suy nghĩ nhị nguyên. Chỉ khi nhị nguyên đã ngưng bặt rồi thì một điều gì đó giống như ‘giúp đỡ’, một sự chia xẻ, một sự cảm thông giao tiếp lẫn nhau mới xảy ra. Diễn biến này chỉ là một ví dụ về cách thức ông thách đố những điều giả định và những ý niệm được coi là đương nhiên. Mọi lập trường của cái trí đều phải bị nghi vấn, đều phải được khảo sát kỹ lưỡng và sâu sắc. Điều mà ông giảng dạy không chỉ là thông qua các bài thuyết trình công cộng hoặc các cuộc thảo luận mà ở trong mọi lúc khác của sinh hoạt hằng ngày.

Ông ắt nêu ra một vài câu hỏi vốn dường như chẳng những thách đố mà còn khắc nghiệt, và có những dịp khi người ta phải xáo trộn. Hết năm này sang năm khác, ông ắt hỏi tôi điều gì diễn ra ở Đại hội Thông Thiên Học. Một khi ông hỏi điều mà tôi đã nói thì tôi trả lời ông. Ông vặn lại rằng, ‘Bà biết gì về điều đó?’. Cái loại nhận xét này thật là kỳ diệu bởi vì lúc đó người ta mới tự hỏi mình. ‘Tôi thật sự biết gì về điều đó? Liệu tôi có ngụ ý là mình biết hay chăng?’ Chúng ta coi như nếu ta đọc một vài quyển sách và nói chuyện với một số người thì chúng ta biết đầy đủ về đề tài đó để có thể nói chuyện trở lại với những người khác. Và một số người có thể bảo, ‘Ô! bạn đã nói chuyện tuyệt vời’. Mặt khác Krishnaji khiến người ta suy nghĩ và tự hỏi, ‘Liệu tôi có biết gì về điều đó chăng. Liệu tôi có thật sự biết chăng?’ Điều này là kích thích nhất. Tiếp xúc với ông không phải chỉ là vấn đề đắm mình trong sự có mặt của ông, là một hiện diện rất tuyệt vời mà đó là một cách thức tỉnh để tự biết mình và biết cuộc đời ở bên dưới cái mức hời hợt.

Tôi tin ông có một loại nhạy cảm rất đặc biệt. Cái tâm trí thanh khiết có lẽ có một sự nhạy cảm tự nhiên vốn mất đi khi có những tư tưởng qui ngã, trần tục chen đầy nó, vốn là trường hợp đối với kẻ phàm phu. Nhưng ở nơi ông tính nhạy cảm ấy rất tự nhiên. Có một người đặc biệt đã giúp đỡ để khôi phục lại tài sản Vasanta Vihar khỏi sự chiếm hữu bất lợi, ông ta muốn gặp Krishnaji. Ông được mời tới ăn trưa để cho Krishnaji không dành một thời gian đặc biệt cho ông. Nhưng vì người ta nghĩ ông là một loại người khá thô lỗ, cho nên người ta quyết định không để ông ngồi gần Krishnaji ở bàn ăn. Krishnaji luôn luôn ngồi ở một góc gần cửa phòng ngủ của mình và người quí tộc này được xếp ở đầu mút đối diện. Nhưng mặc dù vào mọi bữa ăn, Krishnaji đều ngồi ở chỗ qui định của ḿnh, nhưng vào ngày đặc biệt ấy ông đi thẳng tới đầu mút bên kia và ngồi đối diện với vị khách mà ông đã chú ư và yêu thương rất nhiều dường như thể để bác bỏ những ý niệm về có người tốt hơn và người xấu hơn. Tính nhạy cảm của ông khiến cho ông biết được điều gì xảy ra đằng sau hậu trường.

 Tính nhạy cảm ấy chẳng những ở mức này mà còn ở những mức khác nữa. Trong nhiều năm ông đã nói tới việc bỏ đi quá khứ. Lời lẽ của ông thay đổi theo định kỳ, có lẽ bởi vì ông không muốn thiên hạ bị bám lấy những từ ngữ. Do đó ông thỉnh thoảng lại dùng những cụm từ mới. Vào lúc đó, khi có một người nào đấy đến với ý tưởng xúc phạm hoặc gây gổ thì một trong những câu mà ông ưa dùng là, ‘Thưa ngài, ngài hãy bỏ nó xuống’. Hầu hết mọi người sống trong quá khứ đều nhớ đi nhớ lại một vài sự việc nhỏ mọn, tồi tệ đă xảy ra. Chỉ khi người ta học cách bỏ tất cả điều đó đi hoặc chết đi với quá khứ, tạm dùng một cụm từ khác nữa của ông, thì cái trí mới tươi mới. Bản thân ông cũng không giữ lại quá khứ. Có lẽ ông không thể giữ lại, bởi vì giáo huấn của ông nghe ra có vẻ mới mẻ và không chịu ảnh hưởng của ai. Do đó người ta thắc mắc, ‘Vì ông không nhớ, thế làm sao mà ông ghi lại được trong Quyển Sổ của ḿnh điều xảy ra vào nhiều lúc khác nhau?’ Đây là một thắc mắc thú vị, bởi vì ông không ghi lại mọi thứ ấy trong quyển sách ngay khi nó xảy ra. Ông trả lời với mỗi người mà mỗi người có thể thuyết giải theo ý của mình. ‘Nó ở đây này’, và ông giơ cánh tay mặt lên.

Điều mà người ta có thể nói như thế nào về một lời giải đáp bí hiểm như thế nhỉ? Chúng ta có thể suy đoán rằng nếu thời gian không thật sự tồn tại thì mọi thứ đều ở đâu đó vào bất cứ lúc nào. Sách vở Thông Thiên Học có nói tới Tiên thiên ký ảnh trong cõi vô hình đối với chúng ta. Tuy nhiên điều thú vị là ở chỗ theo ông thì ông không nhớ và không viết; ông thấy nó ở đó. Đây lại là một thứ nhạy cảm mà xét theo biểu kiến là ông có.

Tôi biết Krishnaji sớm nhất khi ông ở Adyar. Ông thường sống trong dãy phòng ở trên nóc của tòa nhà Tổng Hành Dinh còn được gọi là dãy phòng Krishnaji. Tiến sĩ Beasnt đã xây dựng căn hộ ấy cho ông, và nó được giữ cho ông trong lúc bà còn sống. Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy người thanh niên này luôn luôn đứng ưỡn thẳng người lên, thích nói chuyện trên đường dọc theo con sông mà vào lúc đó rất trong trẻo. Ông thường chơi quần vợt vào buổi chiều ở trên sân gần Tổng Hành Dinh và căn nhà gỗ tầng trệt ở cạnh sông và rất vui thích với những đứa trẻ chúng tôi. Chúng tôi bu xung quanh sân quần vợt, hi vọng rằng có ai đó đánh banh ra ngoài để cho chúng tôi có thể chạy và ném nó trở lại. Krishnaji vốn luôn luôn chú ý tới những đứa trẻ, ắt tới nói chuyện với chúng tôi giữa lúc đang chơi. Thỉnh thoảng mẹ tôi cũng thường chơi quần vợt. Vào ngày đó ông rất thích kêu lên, ‘Ôi lạy Chúa’. Do đó ông dạy tôi dùng cụm từ này và bảo ‘Amma (tức là mẹ) chơi quần vợt, Ôi lạy Chúa!’

Sau này ông đổi sang nói ‘Giê su ma’. Có một lần tôi bảo với ông, nửa đùa nửa thật, khi tôi gặp ông ở Saanen. ‘Điều này sẽ đi vào trong lịch sử; người ta ắt nghĩ rằng ông là một Ki Tô hữu thuần thành’. Từ ngày đó, tôi chẳng bao giờ nghe ông nói “Giê su ma’ nữa. Có lẽ ông nghĩ có một nguy cơ và ông không muốn cung ứng một cơ may nhỏ nhất trong tương lai cho bất cứ ai nghĩ rằng ông thiên vị đối với Chúa Giê su.

Trở lại với thời thơ ấu, thì ngay cả lúc đó ông cũng rất yêu thích Thiên nhiên về đủ mọi mặt. Khi mưa mùa tuôn xuống thì ông đi ra bách bộ trong bộ quần áo pyjamas và kurta mà ông thường mặc. Ông mua một xe ba bánh cho tôi và em tôi, và ngày đầu tiên khi chúng tôi chạy vòng vòng trong căn phòng lớn của ông lên tới trên đỉnh. Ông thôi thúc giục chúng tôi một cách rất nhiệt thành, ‘Chạy nữa đi, chạy nhanh lên, nhanh lên nữa’, và chúng tôi lái cái xe càng nhanh càng tốt. Bản thân ông thường lái một xe hơi sau này còn nhanh hơn nữa. Ông có lẽ học cách lái xe từ người tài xế của cô Dodge, vốn là một thiếu nữ giàu sang vì được thừa kế dòng họ xe hơi Dodge và đã tài trợ cho nhiều nhà Thông Thiên Học. Dù sao đi nữa một trong những tài xế của cô cảnh báo Krishnaji mà ông lặp lại rất vui vẻ, ‘Hãy cẩn thận cái thằng khùng kia khi ở trên đường’.

Có một khía cạnh sâu sắc rất nghiêm trang của ông, có liên quan mật thiết với nỗi đau khổ của thế gian. Trong bài tường trình được trình bày vào những ngày cuối đời, ông được báo cáo là đã nhận xét rằng, ‘Các bạn không biết ḿnh đã bỏ lở cái gì đâu’. Khi ta không thể thấy được sự thật thì ta chẳng biết ta đă bỏ lở cái gì.Chúng ta giống như những người ở trong cái hang của Plato. Trong những bài nói chuyện của ḿnh, đôi khi Krishnaji biểu lộ sự quan ngại cực kỳ mà ông cảm nhận về nỗi đau buồn của thế giới. ‘Ông bảo tôi có thể khóc cho các bạn’. Nhưng cùng với đó lại có một khía cạnh vui tươi. Ông thích kể chuyện đùa. Có một dịp, chúng tôi nghe nói bà Gandhi được mời tới dùng bữa trưa, khi con trai bà là Sanjay đang ở đỉnh cao quyền lực, khống chế được các vị bộ trưởng và những nhà quản trị. Krishnaji bắt đầu nói đùa sau bữa cơm trưa. Một trong những câu chuyện đùa ấy nói về người lên thiên đàng và được thánh Phêrô bảo rằng y có thể có bất cứ điều gì mà mình mơ ước. Người này luôn luôn mơ ước có một loại xe thể thao rất nhanh loại đặc biệt. Thánh Phê rô bảo ông, ‘Dĩ nhiên ở đây có sẵn mọi loại xe hơi. Hãy chọn cái mà mi muốn, nhưng có một điều kiện. Mi phải để ý tới tốc độ giới hạn’. Người này thất vọng xiết bao nhưng cứ muốn cái xe bất chấp cái điều kiện bất đắc chí ấy. Chẳng bao lâu y trở lại báo cáo với thánh Phê rô rằng y thấy có một người nào khác lái xe rất nhanh và y mô tả cái xe ấy. Thánh Phê rô trả lời, ‘Chúng ta chẳng làm được gì về chuyện đó đâu bởi v́ đó là con trai của thủ trưởng!’. Bà Gandhi có lẽ chưng hửng nhưng dường như bà đã nhã nhặn mỉm cười.

Krishnaji làm một người khác khi ông đang nói về những chuyện nghiêm túc. Có một luồng minh triết ghê gớm. Nhiều người trải nghiệm một ý thức minh mẫn rất nhiều trong khi lắng nghe ông hoặc thảo luận với ông. Toàn thể bầu không khí là bầu không khí điều tra sâu sắc và nghiêm túc. Ông luôn luôn ngần ngại đưa ra những câu trả lời hoặc để giải quyết những vấn đề cá nhân hoặc trong khi thảo luận. Ông ắt đi vòng vòng nêu ra những câu hỏi, đưa ra những lời bình luận, sao cho những người khác có thể tự mình hiểu được mà không bắt ông phải bảo cho họ biết câu trả lời là thế nào. Ông không bảo thiên hạ, ‘Hãy làm điều này hoặc đừng làm điều đó’. Khi có những vấn đề ở Mỹ và có những thắc mắc về việc tôi là một thành viên của một Hội thì Krishnaji không nói ‘Liệu bạn có từ chức khỏi Hội không?’. Nhưng vào lúc đó tôi biết ông rất rõ và ông nghĩ thế nào trong đầu. Tôi không màng việc liệu tôi có phải là hội viên hay không, vì chính sự hiểu biết về cuộc đời mới là điều đáng quan tâm chứ không phải là một thành viên của một tổ chức. Ông không bảo thiên hạ, “Đây là cách ứng xử đúng đắn’ hoặc ‘Bạn phải ăn chay’, điều đó không có nghĩa là ông không quan tâm tới cách cư xử đứng đắn hoặc bản thân ông không phải là người ăn trường chay. Ông không muốn bất cứ ai cư xử theo một cách đặc biệt bởi vì y được người ta bảo làm như thế; mỗi người phải tự mình thấy được đâu là điều đúng.

 Một số hội viên Hội Thông Thiên Học bị xáo trộn khi Krishnaji nhận xét về các Chơn sư. Các Chơn sư là gì? Liệu ngài có phải là hình ảnh mà bất cứ ai có trong đầu chăng? Đôi khi người ta hỏi Krishnaji, ‘Ông có phải là kẻ lập dị không?’ và ông trả lời ‘Không’. Theo ông khả năng có tự do tồn tại cho mọi người. Thế thì ai là người tự do? Người tự do là như thế nào? Theo ý nghĩa đúng thực thì Chơn sư là người đã tìm được sự tự do trong nội tâm và đã làm chủ được cuộc đời của chính ḿnh. Krishnaji không để cho tư tưởng theo qui ước, những ý niệm được chấp nhận và những kiểu mẫu vẫn còn không bị thách đố theo kiểu này hoặc trong bất cứ một câu hỏi nào khác. Ông đã mang lại nhiều ích lợi bao nhiêu bằng cách đặt ra những thách đố đối với hàng loạt các câu hỏi! Bởi vì những thách đố là một phần trong khảo hướng của ông, cho nên người ta không thể không cảm thấy được phong phú lên gấp bội do kết quả được tiếp xúc với ông.

Tôi muốn chấm dứt bằng phần bắt đầu: Krishnaji là một người rất dịu dàng, linh hoạt, thanh khiết và chất phác giống như một đứa trẻ. Tôi tin ông sống trong cái nền tảng tự tại sâu sắc ấy, khi người ta trải nghiệm được sự bình đẳng mà nhiều truyền thống tôn giáo có nói tới. Trong đời ông không có gì là thăng trầm. Ông đối xử với một Thủ tướng cũng giống hệt như với một người làm vườn, xét về mối quan hệ nội tâm. Ông có thể dành nhiều tình thương cho một người hoàn toàn xa lạ giống như ông dành tình thương cho những người ở gần mình. Ông ắt gặp bất cứ ai mà mình chưa biết, nắm lấy tay người ấy và nói một hai câu khiến cho người đó cảm thấy tình thương của ông tràn ngập mình. Mỗi người nào tiếp xúc với Krishnaji đều có nguy cơ tưởng tượng rằng mình là đặc biệt, gần gũi với Krishnaji. Điều tối hậu nơi tính linh chính là tình thương đang nở hoa này và ông lúc nào cũng biểu lộ được nó.

 Những lời bình luận về việc ông thích những cái xe lớn biết bao, thích những quần áo đẹp xiết bao, chỉ là gây hiểu lầm. Có một lần chúng tôi đang bước đi trên bãi biển này và một đứa trẻ nhà dân chài đến chìa tay ra. Krishnaji nhìn sang tôi, nhưng tôi không mang theo ví và ông thì chẳng bao giờ đem tiền theo. Krishnaji bèn cởi cái áo ghi lê ra, làm bằng vải tốt, và cho đứa trẻ. Vào một dịp khác, khi tôi đi gặp ông ngay sau khi ông đến Madras th́ ông bảo rằng, ‘Radhaji, tôi muốn có một angavastram’. Tôi lấy ba hoặc bốn, một thuộc loại cổ điển, màu xanh lục, đỏ và màu hoàng kim, còn những cái khác thì đơn giản. Khi tôi hỏi, ‘Ông muốn cái nào?’ th́ ông trả lời, ‘Cứ bỏ đó đi rồi tôi sẽ xem’. Ngày hôm sau thì cái đẹp nhất đã được khoác trên vai của học giả Jagannath Upadhyaya vì ông đã cho rồi. Đối với một số người, họ cảm thấy bực tức khi họ mua lụa đẹp và làm một cái kurta cho ông, rồi ngày hôm sau lại phát hiện ra một người nào khác đang mặc nó! Ông không có cảm xúc khác và không bị ảnh hưởng bởi những tài sản chiếm hữu và những tư tưởng trần tục. Người ta không thể không cảm nhận được rằng biết ông là một đặc quyền lớn, được tiếp xúc với một người rất thánh thiện.

 

----------------------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS