Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Tủ sách Adyar                                             Tập sách 61

KHI NGƯỜI TA CHẾT, THÌ Y CÓ SỐNG LẠI CHĂNG

(When a man dies, shall he live again)

Tác giả Annie Besant

Bản Dịch: Chơn Như - 2013

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Madras, Ấn Độ.

Tháng giêng năm 1916

In lại tháng 11 năm 1917

 

Tôi đã dùng thắc mắc nổi tiếng lừng danh làm tựa đề cho bài thuyết trình này như sau: “Khi người ta chết liệu y có sống lại chăng?”. Thế nhưng chúng ta, trên cương vị là nhà Thông Thiên Học, ắt tức khắc vượt qua thắc mắc ấy bằng cách bảo rằng con người chẳng bao giờ chết. Dĩ nhiên cái hình thức nêu ra thắc mắc này ai mà không biết, mặc dù quan niệm con người phải chết cũng sai lầm như bất cứ điều gì có thể sai lầm. Nếu bạn quan sát sự chết, coi đó là một cánh cổng ngăn cách thế giới này với thế giới kia thì bạn có thể thật sự bảo rằng con người bước qua bên kia cửa tử. Nhưng bản thân con người không chết; và khi ta nói một người chết thì điều này nhắc ta nhớ tới một câu thắc mắc khác như sau: “Liệu con người có linh hồn chăng?”; nó cũng được gói ghém dựa trên một ý niệm cũng rất giống như vậy về con người: Con người là thể xác và y có một linh hồn trong khi quan điểm đúng đắn về con người là: Con người là linh hồn và y có một thể xác; thể xác chỉ là một diễn biến phù du trong sinh hoạt trường cửu của con người. Điều này khiến cho phát biểu ngay đầu tiên của tôi về vấn đề sự chết ắt là phủ nhận bộ phận này của tiêu đề. Con người không sống lại vì y hằng sống và sự chết không có khả năng tước bỏ của y cái sự sống vốn cố hữu trong bản chất của y.

Vấn đề sinh hoạt bên kia cửa tử là vấn đề được chú ý từ lâu lắm rồi và khi chúng ta  nhớ lại rằng mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều phải chết thì thật là kỳ lạ khi nhiều người trong chúng ta biết ít ỏi xiết bao về điều ở phía bên kia cửa tử. Trong khi các tôn giáo trên thế giới luôn luôn nói tới sinh hoạt bên kia cửa tử thì chúng hiếm khi trình bày bất cứ thông tin xác định nào về sinh hoạt ấy và đối với đại đa số mọi người th́ sự chết che giấu một cõi giới huyền vi. Thế mà chắc chắn là không nên như vậy. Chắc chắn là một tình huống mà hằng ngày cả ngàn người trong chúng ta đều phải trải qua, ắt là một tình huống mà ta có thể có được một số kiến thức xác định nào đấy. Khi quan sát các tôn giáo trên thế giới ta ắt thấy rằng các vị giáo chủ luôn luôn là những người tự xưng có được kiến thức trực tiếp về sinh hoạt bên kia cửa tử. Nghe đâu Giáo chủ của đạo Phật có nhận xét rằng, nếu bạn hỏi đường đi tới một làng mạc đặc thù mà người được hỏi chưa bao giờ ở cái làng mạc ấy thì y không thể miêu tả chính xác cho bạn đường đi tới đó; và thật là hoài công mà hỏi một người về những thế giới khác khi y chưa bao giờ tới viếng thăm chúng. Và Ngài tiếp tục bảo rằng bản thân Ngài có biết những thế giới đó giống như thiên hạ xung quanh Ngài biết về quê hương của chính mình; vì biết các thế giới bên kia cửa tử cho nên Ngài có thể nói cho họ đường đi tới đó và những diễn biến trong các thế giới ấy. Nhưng đâu phải chỉ có một mình Ngài là khẳng định như vậy. Các bạn ắt thấy rằng các bậc đạo sư tiên khởi của Ki Tô giáo cũng nói tương tự như vậy với kiến thức rất chính xác; họ đồng ý kiến với những người thuộc tôn giáo khác là người ta trong lúc sinh thời có thể tách rời phần hồn với phần xác, và chết không phải là lần đầu tiên mà phần hồn và phần xác tách rời khỏi nhau một cách hữu thức. Không đâu, trong một số tôn giáo trên thế giới, người ta đi xa hơn nhiều và bảo rằng mỗi đêm trong lúc sinh thời khi ta đi ngủ là ta rời bỏ thể xác; ngủ chẳng qua chỉ là quá trình con người rời bỏ thể xác, và chết chẳng khác gì ngủ ngoại trừ sự khác nhau duy nhất giữa chết và ngủ là ở chỗ khi chết con người không quay trở lại sau khi đã dứt khoát bỏ xác, và đường liên kết giữa thể xác và con người – vốn vẫn còn nguyên vẹn trong khi ngủ – đã bị cắt đứt. Và nếu người ta ngộ ra được rằng điều đó là sự thật thì một điều gì đấy sợ hãi thôi thúc nhiều người đối với hành vi chết ắt không còn nữa. Nếu người ta ngộ ra được rằng mình đang liên tục trải nghiệm việc tách rời phần hồn và phần xác th́ nỗi sợ hãi chỉ vì hành vi chết ắt hoàn toàn không còn nữa. Thật vậy, khi chết thì không thấy đau khổ. Ngay cả trong trường hợp bất đắc kỳ tử th́ cũng không thấy đau khổ. Đó không chỉ là chứng cớ của những người phát biểu qua khảo cứu về huyền bí học; vì người ta đã phỏng vấn những người bị tai nạn rất nặng đến mức vô tri vô giác (sao cho nếu họ đã thật sự lìa xác th́ họ ắt sang bên kia cửa tử luôn mà không hồi sinh được nữa) th́ họ đều trả lời rằng xét về cái cú làm cho họ vô tri vô giác thì chẳng thấy có loại đau đớn nào. Những câu trả lời này xác nhận chứng cớ của người nghiên cứu huyền bí học theo đó chỉ hành vi chết thì không có kèm theo đau đớn.

Cứ thông qua điều đó đi chúng ta hãy thắc mắc xem, nếu quả thật vậy thì có gì khác nhau giữa ngủ và chết. Có một chút sự khác nhau mà ta tuyệt nhiên không được cảm nhận lẫn lộn. Khi ta đi ngủ, linh hồn rời bỏ thể xác, khoác lấy cái mà ta gọi là thể vía, một thể bằng vật liệu tinh vi hơn hẳn so với thể xác. Thế mà khi chết lại có sự khác nhau chút ít vì trong quá trình chết, bộ phận tinh vi của thể xác (mà ta gọi là thể phách) tách rời khỏi xác phàm thô trược hơn; bình thường thì điều này không xảy ra khi người ta đi ngủ; mặc dù nó xảy ra trong những trường hợp xuất thần hoặc là do ảnh hưởng của chất chloroform, chất ether hoặc thuật thôi miên mesmer hay là khi xuất thần có liên quan tới thuật đồng cốt. Khi một đồng cốt xuất thần thì xác phàm và thể phách (hai bộ phận thô trược và tinh vi của thể xác) tách ra khỏi nhau, thể phách đóng vai trò cơ sở cho sự hiện hình. Trong trường hợp này lại không có sự đau đớn.

Bằng chứng về sinh hoạt bên kia cửa tử mà người điều tra dễ thu thập được nhất ắt đi theo đường lối khảo cứu thần linh học; và mặc dù tôi không phải là nhà thần linh học vì coi đường lối ấy có một vài nguy cơ mà ta cần cảnh giác kỹ lưỡng, thế nhưng chẳng có gì sai trái khi nói khi nói về bằng chứng sẵn có thuộc đề tài này mà lại không công nhận mọi người mang ơn ghê gớm những người nghiên cứu về thần linh học, vì cái đường lối mang lại chứng cớ sẵn có của họ hấp dẫn được đại đa số mọi người thông qua các giác quan của thể xác. Có một số lớn người ta chỉ công nhận một sự thật khi sự thật ấy bao hàm một sự chứng minh nào đó trên cõi trần, và tôi dám bảo rằng bất cứ ai quan sát kỹ lưỡng và trực tiếp bằng chứng của thần linh học đều sẵn lòng công nhận rằng ngay cả khi ta đã dẹp sang một bên mọi trường hợp rất có thể có sự thách đố th́ vẫn còn lại một số tối thiểu sự thật không thể rút gọn mà ta không thể chối bỏ được. Đó là vì tôi thấy những người khăng khăng cho rằng thần linh học không có bằng chứng gì hết lại hầu như là những kẻ chưa bao giờ mất công khảo cứu. Vậy là theo đường lối ấy, ta có thể thu được bằng chứng liên quan tới các giác quan của thể xác và tôi cũng chẳng biết có đường lối nào khác nữa chăng giúp ta đạt được bằng chứng ấy; bởi vì khi ta phải bàn tới những tình huống khi đã bỏ xác rồi thì cách thức duy nhất để có bằng chứng tác động vào thể xác hãy sử dụng thể xác của một người khác. Và đối với những kẻ thuần túy duy vật, thì tôi không thể quan niệm một bước đầu tiên nào theo chiều hướng chắc chắn hay hơn là việc thu lượm từ một đàn cơ thần linh học đã được chọn lựa cẩn thận; và đối với những ai không muốn tự mình khảo cứu th́ vẫn có kho tài liệu có tính cách thỏa đáng nhất. Bất cứ ai đọc công trình khảo cứu của ngài William Crookes ắt thấy tính cách khoa học của những trắc nghiệm mà ông đã ứng dụng vào các hiện tượng lạ; nếu chứng cớ của con người được coi là có giá trị thì điều này giúp người ta chuẩn bị chấp nhận rằng đó là bằng chứng sự sống sót sau khi chết.

Thỉnh thoảng người ta lại phàn nàn rằng mình bị áp đặt một vài điều kiện. Nhưng những ai có biết chút ít về công việc khảo cứu khoa học ắt biết rằng ta không thể tiến hành những cuộc thí nghiệm sơ bộ theo cái gọi là những điều kiện trắc nghiệm nghiêm túc bởi vì lý do đơn giản là trong những giai đoạn sơ khởi của việc thí nghiệm th́ chẳng cai biết việc thí nghiệm thành công có thể xảy ra trong những tình huống như thế nào. Khi lần đầu tiên thí nghiệm trong khoa điện học th́ chẳng ai khăng khăng đưa ra những điều kiện và bảo rằng điện không thể biểu lộ thỏa đáng nếu chúng không xuất hiện trong một bầu không khí thấm đẩm hơi ẩm! Nếu cái điều kiện lố bịch ấy mà được đặt ra th́ chắc kết quả chẳng bao giờ xuất hiện. Nhưng liệu điều đó có chứng minh rằng không thể có khoa điện học chăng? Hay nó chỉ chứng minh rằng chính Thiên nhiên đã đặt ra những điều kiện để cho các hiện tượng điện xảy ra và chúng ta phải làm quen với Thiên nhiên? Mọi người có óc khoa học đều biết rằng ḿnh phải làm thí nghiệm ở khắp mọi nơi, quan sát mọi thứ xảy ra cho đến khi phát hiện được những điều kiện của Thiên nhiên; thế rồi khi tuân theo những điều kiện ấy, người ta có thể tạo ra kết quả mà không e sợ bị thất bại. Tôi nói như vậy để bảo vệ cho nhiều người đã bị xét đoán không công bằng, họ bị những người có óc khoa học đả kích một cách phản khoa học nhất.

Ở đây tôi xin phép lập lại một câu chuyện có tính giáo huấn rất cao đối với người có óc khoa học: đó là câu chuyện về những điều kiện được giả định là bị áp đặt lên thuật nhiếp ảnh ở Trung quốc, trước khi người ta biết tới thuật nhiếp ảnh ở đây. Nghe đâu một nhà nhiếp ảnh đi tới vùng trung nguyên của Trung quốc và người ta đề nghị y chụp ảnh trong lúc thanh thiên bạch nhật. Mọi người đều chế nhạo vì mặt trời làm sao mà có thể chụp ảnh được? Y rõ rệt là kẻ điên. Nhưng khi khảo sát các phương pháp của y thêm nữa th́ lại thấy rằng y có lẽ lưu manh nhiều hơn là điên. Toàn bộ qui trình của y là cố gắng lừa bịp người ta. Điều đầu tiên mà y thực hiện để tạo ra bức ảnh là phủ một mảnh vải đen lên một cái hộp! Rõ ràng là y có thể dễ dàng đút vào dưới tấm vải ấy bất kỳ số lượng nào những bức ảnh đã có sẵn. Sự kiện y cứ khăng khăng đưa nó lên máy chụp ảnh để che tối đi cho thấy rằng y muốn lừa bịp. Y lại còn khăng khăng đem vào một cái hộp kín mà không ai được phép mở ra xem trong đó có những bức ảnh đã được giấu bên trong chưa. Y không cho ai nhìn vào cái hộp ấy để chứng minh không có bức ảnh nào ở trong đó, rồi y lại khăng khăng đưa nó vào máy chụp ảnh bên dưới lớp vải màu đen. Dĩ nhiên ta có thể thấy ngay rằng nếu y không đút những tấm ảnh vào trong cái hộp nhỏ ấy trước th́ y không thể chụp ra được ảnh vì y chỉ tuồng những bức ảnh vào máy chụp ảnh khi chẳng ai được phép nhìn vào trong đó! Rõ rệt là y đang lừa bịp. Thế rồi khi y rêu rao rằng mình đã chụp được ảnh th́ y làm cái gì vậy? Phải chăng y mở toang cái hộp ra để phô trương những tấm ảnh? Chẳng có đâu, y lại lấy vải đen bọc cái hộp nhỏ rồi mang nó vào một căn phòng không được phép để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào, mặc dù y rêu rao mình dùng ánh sáng mặt trời để chụp ảnh. Cứ như thế ánh sáng mặt trời tạo ra những bức ảnh lại không được phép nhập vào những bức ành ấy! Vậy là để chứng minh rằng y có thể dùng ánh sáng mặt trời để chụp ảnh, người ta đặt điều kiện trắc nghiệm là y phải làm điều đó trong một cái hộp mở ngỏ, mọi người có thể lấy ra khảo sát những kính ảnh của y để chứng minh rằng trong đó không có giấu giếm bức ảnh nào. Y cũng không được đi vào buồng tối rồi bảo với họ rắng mình đang rửa ảnh. Thiên hạ quá tinh ranh cho nên đâu có bị bịp bợm một cách trắng trợn như vậy và y là một kẻ lừa gạt khốn nạn. Người ta quyết định như thế; nhưng dĩ nhiên với những điều kiện trắc nghiệm như vậy thì người ta không có được bức ảnh nào. Khi áp dụng điều đó một cách gần gũi hơn vào chuyện của mình thì ta ắt thấy rằng đó là một điều minh họa cực kỳ hay về cái phương thức những kẻ chẳng biết gì về các điều kiện để xảy ra các hiện tượng lạ mà lại đặt ra những điều kiện không thể có được, rồi khăng khăng muốn tạo ra hiện tượng lạ.

Tuy nhiên nhà Thông Thiên Học thường không sử dụng Thần linh học để phát hiện điều ở bên kia cửa tử, bởi vì y không nghĩ rằng những người đã từ trần nên được đưa trở lại tiếp xúc với cõi trần; tốt hơn là người ta nên từ bỏ việc bám víu lấy những sự chú ý tới quyền lợi hạ đẳng để ra sức chuyển lên những tình huống cao siêu hơn. Vả lại, các nhà Thông Thiên Học không nghĩ rằng những kết quả mà ta rất có thể thu được bằng cách này là những kết quả có thể hoàn toàn tin cậy được. Chúng chưa có mức độ áp dụng rộng rãi. Cứ cho rằng ta có thể tiếp nhận những phát biểu về các diễn biến bên kia cửa tử nhưng phần lớn các phát biểu ấy đều được rút ra từ một phạm vi tương đối hạn hẹp. Và tôi thiết tưởng điều này có lý do rất đơn giản chỉ vì những ai tương đối gần kề với cõi trần mới có thể trở về cõi trần như vậy để giao tiếp với những người còn đang mang xác phàm. Điều này dương như thể ta đang tiếp nhận từ những người đang du lịch ở nước ngoài – có thể nói là không được giới thiệu về những hoàn cảnh rộng rãi đáng chú ý hơn ở xứ đó – những bản tường trình về môi trường trải nghiệm hẹp hòi của chính họ. Thiên hạ không cung cấp cho ta đủ thông tin để dứt khoát chắc chắn về tình huống của các cõi cao.

Có lẽ bạn biết Thông Thiên Học có nói rằng cách thức tốt nhất để phát hiện điều diễn ra bên kia cửa tử là hãy tự rèn luyện ḿnh để nghiên cứu, bằng cách tự mình rời bỏ thể xác và chuyển sang cõi giới rộng lớn hơn, nghiên cứu tình hình ở đó rồi mang về những kiến thức xác định mà việc thí nghiệm thêm nữa có thể xác nhận.

Thế mà đâu là điều đầu tiên gây ấn tượng cho người nghiên cứu khi y khảo cứu tình hình mà mình tạm thời chuyển sang. Điều đầu tiên gây ấn tượng cho y là những người nam và nữ sau khi chết không thay đổi ǵ khi từ trần nghĩa là chỉ có nội việc bỏ cái xác phàm thôi mà không hề làm thay đổi chính người đó. Sự luyến ái, tư tưởng, xúc động, sự quan tâm của người ta đều giống y hệt. Người nghiên cứu cảm thấy choáng váng trước cái lực áp đảo về tính liên tục của sự sống. Ở bên kia cửa tử ta cũng giống hệt như ta đang ở đây. Sự chết không tạo nên một phép lạ nào. Nếu người ta rời bỏ thế giới với mọi sự quan tâm ở đây, mọi sự đam mê và thèm khát mạnh mẽ, th́ khi y tỉnh lại ở bên kia cửa tử, mọi sự quan tâm và đam mê của y vẫn còn y nguyên. Và khi nhận ra được điều ấy th́ ta bắt đầu có thể xét đoán tình hình của ta ở đó theo cái mà ta đã biết về tình hình của ta ở đây. Không có một ai trong các bạn mà lại không thể tiên đoán được những trải nghiệm của ḿnh ở đó bằng cách phân tích những sự việc mà ḿnh quan tâm nhiều nhất ở đây để xem liệu ta có thể mang sang được qua bên kia cửa tử bao nhiêu điều như vậy. Chính sự kiện này khiến cho ta cần xiết bao kiến thức về bên kia cửa tử bởi vì sinh hoạt ở đó bị ngăn cản ghê gớm do đa số chúng ta vẫn không biết gì về tình hình bên đó. Cái cách thức mà bạn rời bỏ thể xác ắt chế định trải nghiệm ngay trước mắt của bạn bên kia cửa tử; vì vậy bạn ắt phải rốt ráo ngộ ra được rằng chẳng có gì mà sợ; vì chính sự sợ hãi lởn vởn trong tâm trí con người ở đây lại ám ảnh người ta bên kia cửa tử và tạo ra chướng ngại đầu tiên cho sự an bình và hạnh phúc mà ta phải khắc phục. Bên kia cửa tử không có gì rắc rối hơn là tình trạng những người từ trần mà lại tin vào sự hành hạ đời đời. Ý niệm ấy nảy sinh trong tâm trí họ khi họ phát hiện ḿnh đã từ trần; và mặc dù chẳng có điều gì biện minh cho việc ấy, cái tư tưởng mà họ mang theo vẫn hành hạ họ cho đến khi họ tin chắc rằng nó không đúng. Vậy là nếu ở bên này cửa tử, ta có thể dẹp bỏ được ý niệm ấy th́ ở bên kia cửa tử, ta ắt tiến một bước tới sự thật. Tôi thừa biết rằng cơn ác mộng này đang dần dần bị triệt tiêu trong tín ngưỡng của dân gian; tôi biết rằng nhiều giáo sĩ Ki Tô giáo đang rao giảng phúc âm hi vọng thay vì tuyệt vọng; nhưng vẫn còn có một số người tin điều đó và bạn nên dẹp bỏ cái điều mê tín dị đoan khủng khiếp ấy trước khi mình bỏ xác để cho bên kia cửa tử bạn không phải giáp mặt với cái bóng ma ấy nữa.

Điều kế tiếp mà tôi phải nói, đó là theo định luật không bị thể phá vỡ, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp tạm thời bị đau khổ. Nhưng chẳng ai cần phải trải qua sự đau khổ ấy nều không vì điên rồ ở đây cho nên họ đã gây ra tình huống thể hiện thành sự đau khổ ở bên đó. Nếu bạn để cho sự thèm khát thắng lướt được mình, nếu bạn sống cuộc đời phóng đảng, tham ăn hoặc nghiện rượu say sưa, hoặc chiều theo những đam mê dữ dội – nếu bạn bỏ xác mà chưa  chinh phục được những chuyện gian tà ấy th́ quả thật bạn phải chịu đau khổ một thời gian ở bên kia cửa tử. Sự đau khổ ấy là không thể tránh được mặc dù không mãi mãi. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Đôi khi bạn có nghe nói một kẻ nghiện rượu đau khổ ra sao nếu khi lên cơn ghiền mà không kiếm được rượu mạnh. Thỉnh thoảng ta nghe kẻ nghiện rượu nói: “Nếu có thể được tôi nên bỏ thói quen này, nhưng khi cơn ghiền xảy ra làm tay chân tôi cuống quýt th́ sự đau khổ ấy khủng khiếp đến nỗi tôi phải thỏa mãn nó bằng mọi giá”. Thế mà vì tôi biết bên kia cửa tử ra sao cho nên tôi xin trả lời một cách đơn giản và minh bạch: “Có một lúc nào đó, bạn phải giáp mặt với sự đau khổ ấy; tốt hơn là nên giáp mặt với nó ở bên này cửa tử khi mọi sự còn thuận lợi cho bạn hơn là giáp mặt ở bên kia cửa tử, khi khó khăn vô cùng to lớn hơn. Đó là vì cái hiện thể mà bạn sinh hoạt ở bên kia cửa tử được cấu tạo bằng vật chất tinh vi hơn nhiều và cùng một lực trong cơ thể tinh vi ắt có tác dụng nhiều hơn hẳn so với khi nó làm vận động vật chất nặng nề trên cõi trần. Cũng một loạt năng lượng ấy có những công năng hữu hiệu hơn nhiều giống như sự thèm khát và ta không thể thỏa mãn được nó. Theo như kinh nghiệm của chính mình thì tôi có biết việc giải thích như vậy cho một kẻ nghiện rượu có thể giúp y phá vỡ xiềng xích của cái thói quen khủng khiếp ấy; đó là v́ một khi y ngộ ra rằng mình không thể tránh được cuộc đấu tranh ấy th́ y bèn xung trận và giết chết kẻ thù ở bên này cửa tử thay vì trì hoãn cuộc chiến đấu khủng khiếp ấy sang tận bên kia cửa tử. Bằng cách đó, ta có một phương tiện để giúp cho những người bị ràng buộc bởi một thói quen xấu nào đó của thể xác. Bạn có thể khuyến khích họ chế ngự được nó ở đây thay v́ phải chịu tình huống đau khổ sâu sắc hơn nữa bên kia cửa tử. Đó là v́ nó dứt khoát phải bị chế ngự! Mọi linh hồn đều có bản thể của Thượng Đế và nó không thể sống mãi trong sự ràng buộc ấy, bị câu thúc bởi sự nghiện rượu, tham ăn hoặc dâm dục. Những thói xấu ấy đi ngược hẳn lại bản chất Thượng Đế cố hữu của nó; chúng quá đối nghịch với những hoài bão mà bất cứ linh hồn nào do tính Thượng Đế của mình đều ít nhiều phải có. Và mọi xiềng xích của giác quan làm cho linh hồn bại hoại tốt hơn là nên được tháo gở trong buổi sinh thời thay v́ ở bên kia cửa tử.

Điều kế tiếp mà chúng ta cần để ý, đó là đa số mọi người thấy sinh hoạt bên kia cửa tử cực kỳ tẻ nhạt trong một thời gian dài – đó là một trong những lý do khiến họ cố gắng tiếp xúc với cõi trần trở lại. Mọi điều họ quan tâm đều ở đây, không có một điều nào họ quan tâm ở đây mà họ không mang theo và hậu quả là họ phải làm mòn mõi những điều quan tâm ấy và việc này mất một thời gian rất đáng kể. Chúng tôi để ý nhận thấy lặp đi lặp lại việc linh hồn bị ràng buộc bên kia cửa tử bởi những liên kết với cõi trần thay vì được chuyển tiếp sang tình huống hạnh phúc hơn nhiều. Đây có lẽ là giai đoạn thông thường nhất bên kai cửa tử: một thời kỳ nhàm chán tẻ nhạt và thiếu quan tâm. Bên kia cửa tử người ta có thể giúp đỡ rất nhiều những kẻ chịu tình huống ấy bằng cách thuyết phục họ giáp mặt với sự tẻ nhạt ấy trong một thời gian vì ích lợi của hạnh phúc to lớn vượt ngoài tầm mức đó: xả bỏ mối liên kết mà chính họ đã khiến cho nó có thể tránh được, sao cho họ có thể được chuyển tiếp càng nhanh càng tốt để có thể gặt hái vụ mùa đang chờ đón họ trong thời gian xa vời hơn một chút.

Việc nhận ra được qui luật này ắt nói bóng gió với bạn nhiều điều về sự chọn lựa mà bạn có thể vận dụng trong cuộc đới này nhất là những khi nhàn rỗi để dùng thời gian phục vụ cho bộ phận cao siêu hơn của mình chứ không dành cho bộ phận thấp hèn. Trong số nhiều dạng khoái lạc trình diễn trước nam thanh nữ tú để cho họ có thể vận dụng một sự chọn lựa khôn ngoan, hãy chọn lựa những khoái lạc có khuynh hướng nâng cao xúc động hơn là những khoái lạc làm thoái hóa và vật dục hóa xúc động. Ở đây, dĩ nhiên ta đang xét tới một vấn đề thú vị sâu sắc, đó là vấn đề giải trí của đại đa số quần chúng. Chùng nào mà những sự giải trí này còn thuộc loại tầm thường nhất và ngu xuẩn nhất; chứng nào mà âm nhạc dành cho giải trí chỉ là âm nhạc trình diễn thời trang chứ không còn gì khác nữa; chứng nào đó là tất cả những gì giải trí dành cho công chúng thì ta không thể trách những người tìm cách giải trí ấy tiếp tục cái mà mình có thể đạt được nếu không còn gì khác nữa sẵn cho họ sử dụng. Tôi không nói ngược lại những điều giải trí quả thật là thư giản chứ không có ǵ khác; có một dạng nghiên cứu khác nữa, nhưng tôi đang nói tới việc trong những trò giải trí này có thể có một điều ǵ đó đẹp đẽ thuộc nghệ thuật, thuộc thị hiếu, thuộc thẩm mỹ thanh nhã để cho nam thanh nữ tú khi đến phòng hòa nhạc ắt sau khi ra khỏi đó được giải trí tốt hơn chứ không tệ hơn. Bạn ắt bảo: “Chuyện đó thì có liên quan gì tới sinh hoạt bên kia cửa tử?”. Liên quan nhiều lắm đấy, bởi vì tất cả những thứ ấy đều được nam thanh nữ tú mang qua bên kia cửa tử nếu đó là một điều gì đấy lâu bền. Chỉ cái trò điên rồ và nhạc leng keng không thể mang sang bên kia cửa tử được, nhưng việc tinh luyện các xúc động bắt nguồn từ việc lắng nghe âm nhạc hài hòa, du dương và mỹ lệ nhưng tuyệt nhiên không ủy mị, sướt mướt, đó là một trò giải trí đem lại cho người ta một điều ǵ đấy có thể mang sang bên kia cửa tử. Bởi v́ cũng có loại âm nhạc hay hơn bất cứ điều ǵ mà trần thế có thể trình diễn được và cũng có vẻ mỹ lệ hấp dẫn nhất, nhưng sự mỹ lệ ấy chỉ hấp dẫn xúc động cao thượng và ta phải trau dồi những xúc động cao thượng ấy ở bên này cửa tử. Sau khi đã từng đi một vòng khảo sát những trò giải trí để xem cái gì thật sự làm vui lòng thiên hạ th́ bản thân tôi thấy có sự đáp ứng thiết tha và hoan hỉ mỗi khi có một tình cảm âu yếm hoặc cao thượng ẩn đằng sau bài hát và điệu nhạc du dương; tôi thấy chúng đáp ứng được nhiều hơn những điệu nhạc dung tục chỉ là lách cách (cà giựt) và có một đáp ứng mang bản chất xúc động khi người ta cung ứng cơ hội cho đáp ứng ấy. Khi tôi gợi ý ta nên chuẩn bị sinh hoạt bên kia cửa tử th́ tôi không ngụ ý theo cái ý nghĩa u ám mà một số người thường nói: “Hãy chuẩn bị một cách hợp lý, phải chăng, và đầy suy tư, làm như vậy bằng cách trau dồi những xúc động cao thượng chứ không chỉ thỏa mãn những thị hiếu tah61p hèn thú dục”.

Thông qua cái loại chuẩn bị ấy, ta hãy thử xem liệu ta còn có thể làm được gì nữa để cho sinh hoạt bên kia cửa tử được phong phú va viên mãn hơn. Đó phải là một sinh hoạt tiến bộ. Bạn khởi sự từ chỗ mà bạn lìa đời rồi cứ leo lên mãi trong nhiều thời gian lâu dài đầy an bình và hoan lạc. Và bạn tiến bộ bằng cái mà bạn mang theo làm khởi điểm vì bên kia cửa tử bạn không thể làm lại từ đầu. BẠn có thể mang sang bên đó một điều ǵ đấy mà mình đã khởi sự bên này, còn không thể hoàn toàn khởi sự một đường lối hoạt động mới mẻ về tâm trí và xúc động bên kia cửa tử. Bạn phải có đầy đủ tư liệu để tiến bộ là tất cả những gì mà ḿnh đã suy nghĩ ở bên này; và nếu bạn muốn chắc mẫm bên kia cửa tử là hằng thế kỷ tiến bộ an bình hạnh phúc thì bây giờ chính là lúc bạn tạo ra tư liệu ắt khiến cho sự tiến bộ ấy là tất yếu. Bên kia cửa tử, mọi hoài bão cao đẹp đã từng nhất thời soi sáng cho tâm hồn bạn, mọi ý muốn phụng sự nhân loại, mọi ao ước tử tế muốn cứu giúp một đồng loại, mọi hi vọng phấn đấu và nỗ lực tinh tấn mà bạn thực hiện vì phúc lợi của loài người ắt trở lại với bạn dưới dạng tư liệu mà bạn sẽ định hình nó để tiến bộ. Bạn hãy thử nghĩ xem điều này ngụ ý là gì? Có biết bao nhiêu bạn đã từng lực bất tòng tâm, không đủ cơ hội để thỏa mãn hết tâm nguyện và những năng lực thực tiễn là bất cập so với tâm niệm của mình. Đừng có để cho lòng mình tan nát khi bạn mũi lòng trước nỗi đau của trần thế. Bạn có thể đồng cảm đến mức tối đa, xúc cảm hết sức mình và thương tiếc cho kẻ đang phiền muộn; không co lại trước nỗi đau khi phải đồng cảm với loài người. Đó là v́ mọi xúc cảm mà bạn đã có trong buổi sinh thời ắt trở lại với bạn khi sinh hoạt trên cõi trời và bạn ắt xây dựng nó không phải thành niềm hi vọng hão huyền theo như bạn nghĩ mà thành năng lực thành tựu. Đến khi có dịp tái sinh nơi trần thế  th́ bạn ắt trở lại cuộc đời với tâm hồn và trí óc đầy những kế hoạch cứu nhân độ thế mà bạn có thể thực thi được v́ mọi hi vọng đều biến thành quyền năng và mọi sự thổn thức đồng cảm đều biến thành năng lực giúp đỡ. Bạn không hề mất đi một sự thổn thức nào của con tim đang đau khổ, bạn ắt tìm thấy nó trong kho chứa trên cõi thiên đường để biến nó thành quyền năng: quyền năng quan niệm rồi ban phước. Đó là một trong những phúc âm mà chúng tôi mang lại từ bên kia cửa tử và nó chỉ tốt lành đối với những kẻ nào biết được nó khi tâm hồn hầu như đã tan nát khi giáp mặt với nỗi khốn khổ của thế gian. Chẳng ai trong các bạn cần bước qua cửa tử mà lại không mang theo tư liệu thuộc cái loại huy hoàng ấy mà ở trên cõi trời nhờ đó bạn có thể dệt nó thành năng lực và quyền năng.

Thế là mọi xúc động mà bạn thường có ở bên này cửa tử đều như vậy. Có hơn khoái lạclẽ xúc động yêu thương mang lại nhiều đau khổ, đôi khi thậm chí còn nhiều hơn nữa. Đừng có co mình lại trước nỗi đau khổ bắt nguồn từ một tình yêu thương cao quí cho dẫu nó không được đền đáp lại. Tình hyêu của người mẹ đối với đứa con hầu như làm tan nát lòng mình, tình yêu của người cha đối với người con gái đã bỏ nhà đi hoang, tình yêu của người chồng đối với người vợ hoặc người vợ đối với người chồng mà không được đáp lại đầy đủ, tình yêu của người bạn đối với bằng hữu đã sống hết mình mặc dù bị thờ ơ và phản bội: những tình yêu ấy sẽ trở lại với chúng ta nơi các cõi cao để làm cho chốn thiên đường thêm phong phú và vinh quang. Đó là v́ không một linh hồn con người nào được ta yêu thương tha thiết mà lại bị tổn hại và không được ta tiếp xúc; không một linh hồn người nào ở đây dường như ta bị mất mà lại không được ta tìm thấy trở lại ở bên kia cửa tử. Mọi linh hồn yêu thương nhau đều tìm lại được nhau nơi chốn thiên đường v́ sự ràng buộc yêu thương là một mối ràng buộc mà bàn tay lạnh ngắt của thần chết không có quyền năng chia cách; tình thương vốn bất tử vì thuộc về Thượng Đế; và cái đứa con trai khi trưởng thành đã từng làm tâm hồn mẹ mình tan nát, đã từng yêu thương mẹ khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu chơi đùa quanh quẩn bên gối bà: cái mối ràng buộc yêu thương ấy chỉ bị chìm đắm thôi rồi sẽ xuất hiện trở lại bên kia cửa tử. Điều này đến nỗi mà khi tình yêu của bạn đã trở thành một nỗi đau thay vì là một niềm vui th́ hãy bám lấy nó, giữ vững nó trong tâm hồn ḿnh th́ nó ắt mang bạn tới cõi cực lạc, và trong cái thế giới an dưỡng yêu thương ấy, quyền năng yêu thương sẽ tăng trưởng tỉ lệ với những tình yêu mà ở đời đã gây ra thất vọng não nề; và mọi tình yêu gây thất vọng đều là một viên ngọc quí sẽ được mài giũa thành một tấm khảm vĩ đại đầy năng lực mà ta sẽ chế tác nơi cõi thiên đường.

Thông qua những xúc động liên quan tới tình yêu, bây giờ ta hãy nghĩ tới những xúc động nghệ thuật. Chúng là bộ phận của phần hồn chứ không phải phần xác. Trên thế giới này có nhiều nghệ thuật gậy thất vọng; biết bao nhiêu người có thể làm nghệ thuật được đôi chút nhưng không nhiều vì thiếu năng lực; biết bao nhiêu người có rất nhiều tham vọng nhưng chẳng thành tựu được bao nhiêu; biết bao nhiêu người mơi ước nhiều hơn mức mình thực hiện được. Mong sao họ cứ can đảm mơ ước; mong sao họ cứ mơ tới vẻ Mỹ lệ mà mình không thể mô tả được; mơ tới Âm nhạc, Hội họa và Điêu khắc vốn chỉ lấp lóe trong linh ảnh của ḿnh chứ đôi tay vụng về của ḿnh không tài nào chế tác được. Khả năng thành tựu ắt phải được thực hiện qua hoài bão. Hãy thực hành bất cứ điều ǵ mà ḿnh có quyền, đứng lấy làm xấu hổ về điều đó nếu nó thật nhỏ mọn; hãy vun trồng nó, tưới nước cho nó rồi để cho mặt trời chiếu sáng nó th́ trong cái thế giới bao la bên kia cửa tử, cái hạt giống nghệ thuật ấy ắt đơm hoa kết trái thành thiên tài và không một sự tinh tấn nỗ lực nào bị hoang phí.

Chẳng những xúc động mà trí tuệ cũng tăng trưởng nơi đó nhanh hơn ở dưới đây rất nhiều. Kẻ nào tha thiết muốn biết nhưng bị câu thúc trong hoàn cảnh sinh hoạt thường nhật eo hẹp mà lại không có được vụ mùa gặt hái ở bên kia cửa tử? Chỉ có điều y không được nới lỏng sự ham muốn biết đó và mong sao hằng ngày y chỉ trộm cắp được vài phút thôi trong giờ phút bận rộn để có thể  đọc được một quyển sách vĩ đại nào đấy trong đó mình có thể nghiên cứu một vài tư tưởng cao siêu. Có thể là không được nhiều nhưng có lẽ ngay cả khi đi xe buýt hoặc xe lửa từ nhà tới văn phòng làm việc, người ta vẫn có thể dành ra được một vài lúc để học hỏi. Mặc dù mỗi ngày y chỉ có thể đọc 12 hoặc 15 dòng th́ các dòng chữ này vẫn nhân bội lên mại, hết tuần này sang tuần khác, hết tháng này sang tháng khác và hết năm này sang năm khác, cho đến khi sự tích lũy trong cái trí mà y thực hiện được nhờ học hỏi ắt trở thành tư liệu giúp cho trí tuệ của y tăng trưởng khi y chuyển sang sinh hoạt bên kia cửa tử.

Tôi muốn bạn nếu có thể được, hãy nhận thức rằng mình có thể làm biết bao nhiêu điều để khiến cho cuộc đời này trở thành một cuộc đời tiến bộ và tăng trưởng. Đời sống ở đây chật hẹp và thô thiển xiết bao. Hoàn cảnh bức bách ta ở mọi phía và ta ngộ ra được rằng không có khả năng lo qua những bức vách bũa vây ấy. Đừng có lo: Sự chết sẽ đánh đổ những bức vách ấy mặc dù ta không có khả năng leo vượt qua chúng. Chỉ cần giữ mãi niềm tin vào thiên tính trong bản chất của chính mình và biết rằng số phận của mình là tăng trưởng đến mức toàn bích và chỉ là vấn đề thời gian khi sự toàn bích ấy hiển lộ ra thế gian. Ta có thể rút ngắn thời gian qua việc tìm hiểu định luật, ta có thể chuẩn bị cho sự tiến bộ trong sinh hoạt trên cõi thiên đường bằng cách tập trung những mảnh vụn thời gian mà ta trộm cắp được từ sinh hoạt hằng ngày hối hả. Và cuộc đời này ắt trở nên vui tươi hơn, mạnh mẽ hơn khi nó tràn trề hi vọng; vì chẳng ai đang hi vọng mà lại có thể hoàn toàn khốn khổ; niềm hi vọng sẽ chiếu những tia sáng lấp lánh của ḿnh  lên cuộc đời u ám nhất và mạ vàng cho ngay cả những đám mây rất thường vần vũ xung quanh ta. Ấy là v́ thời gian ở trên đó nhiều gấp bội thời gian ở dưới đây: trên đó ta có hết trăm năm này đến trăm năm khác, còn ở đây chỉ có một vài cái hai mươi năm thôi. Ta không thật sự thuộc về dưới đây, thế giới của ta là cõi thiên đường, và ta chỉ xuống đây trong một thời gian ngắn ngủi sinh hoạt trên cõi trần để thu thập những gì ta cần cho sinh hoạt thật sự trên cõi trời. Đôi khi ta thấy một con chim sinh hoạt giữa không trung, đó là một sinh linh chói sáng rực rỡ bay vút trong ánh mặt trời, từ trên không (chốn cố hương của nó) sà xuống nước với mục đích bắt mồi để kiếm ăn thôi; và cũng giống như chuyến bay của con chim trong bầu không khí có thể so sánh với việc tạm thời lặn xuống đại dương để kiếm ăn; cũng vậy sinh hoạt chân chính của ta trong thế giới tinh thần ắt sánh với cú bổ nhào ngắn ngủi xuống thế giới vật chất này.

Đó là sự thật mà mọi người biết đêều có thể chứng kiến ở bên kia cửa tử – sự thật cao cả và đầy niềm vui; vì đó mới đúng là thế giới của ta chứ cõi trần không phải, cõi trần chỉ để cho ta thu thập kinh nghiệm hoặc thi hành việc phụng sự. Đây là hai mục tiêu lớn của sinh hoạt trên cõi trần: thu thập kinh nghiệm để tăng trưởng; phụng sự vốn là yếu tố để cho đấng Ki Tô tăng trưởng. Đời chẳng đáng sống nếu nó chỉ đầy dẫy tư tưởng ích kỷ và sự lạnh lùng thờ ơ với những thiếu thốn của thế giới xung quanh. Đời chỉ đáng sống khi ta tăng trưởng nơi chốn thiên đường, đó vốn là một sinh hoạt chia xẻ, ban ra tất cả những gì mà ta thu thập được. Nơi đó mới có cái chuyện vui vẻ về đủ mọi thứ phúc lợi thật sự trong cuộc đời; phúc lợi về trí tuệ, về xúc động, về nghệ thuật, về tình yêu thương – mọi thứ thật sự đáng có – người ta không bị mất đi khi cho ra; càng cho ra nhiều bao nhiêu thì người ta càng tăng trưởng bấy nhiêu. Những sự vật trên cõi trần ắt nhỏ bớt đi khi ta lấy bớt của chúng khiến cho trong tương lai không còn nhiều để dùng nữa và như vậy khi đặt vấn đề chia xẻ những sự vật trần thế, thiên hạ bèn tính toán bảo rằng: “Tôi chỉ có đủ cho bản thân, cho vợ con tôi thôi. Làm sao mà tôi bố thí được?” Mọi thứ mang tính vật chất đều bị tiêu mòn khi sử dụng, điều này không đúng với những sự việc cao siêu thuộc trí tuệ, tâm hồn, Tinh thần. Nếu tôi biết một điều ǵ đó thì khi đem nó ra dạy người khác tôi đâu có mất nó được. Không đâu, nó lại càng thật sự của tôi hơn bởi vì tôi đã chia xẻ nó với một người dốt hơn chính tôi sao cho ta có hai người được được kiến thức phong phú hơn: khi đem chia xẻ thì cái kho chứa ấy tăng trưởng lên thay vì bị giảm bớt đi giống như kho chứa vật chất bị chia xẻ. Và mọi thứ thật sự có giá trị đều như vậy cả. Bạn chẳng cần phải lo sở hữu của ḿnh sẽ bớt đi khi đem bố thí chúng cho đồng loại đang đói khát. Hãy bố thí kiến thức, sự dũng mãnh, tình yêu thương của mình: hãy vét sạch bản thân mình đem cho rồi khi bạn nghĩ rằng ḿnh  đã rỗng tuếch thì chính cái suối nguồn vô tận của tình yêu thương, vẻ mỹ lệ và quyền năng, sẽ còn nhiều hơn nữa tuôn xuống tràn đầy cái vật chứa đã rỗng tuếch ấy khiến cho nó lại càng phong phú hơn chứ không rỗng tuếch hơn trước kia.

Có một bí quyết để sinh hoạt hữu dụng; đó là hãy hoài bão sinh hoạt cao thượng: không một điều ǵ mà tôi có thể thủ đắc được mà lại có giá trị nếu nó không tăng trưởng khi tôi đem chia xẻ nó với đồng loại. Và những kẻ nào đã học biết được như thế, những kẻ nào nhìn xem các sự vật thuộc cõi trần, đem ra so sánh để thấy nó không có giá trị so với những sự vật thuộc xúc động, trí thức, tinh thần thì chỉ những kẻ ấy mới là minh triết và biết cách sống. Họ sống thì đời họ là một chuỗi dài ban phước và khi họ chết đi thì sinh hoạt của họ vẫn tiến bộ liên tục để rồi khi họ trở lại họ sẽ mang theo những thành quả tiến bộ ấy để chia xẻ với đồng loại. Thế là họ đang học cách trở thành những người Phụng sự Thế gian, những người Dẫn dắt Thế gian và những người Cứu nhân độ thế.

 

------------------------

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS