|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
Hội Thông Thiên Học -
Cả nhân loại tiến hóa chứ cá thể không tiến hóa
(Theosophical Society – Humanity evolves, not the individual)
Tác giả Makarand Paranjape Bản Dịch 2013 |
|
Hội Thông Thiên Học - Cả nhân loại
tiến hóa chứ cá thể không tiến hóa
(Theosophical Society – Humanity evolves, not the individual)
Tác giả Makarand Paranjape
Thời Đại Mới và sự phục sinh tinh thần mới đây có thể truy nguyên
tới sự ra đời của Hội Thông Thiên Học. Nhưng ngày nay bản thân Hội
lại đứng bên lề của thế giới. Hội trưởng Hội Thông Thiên Học, Radha
Burnier trò chuyện với Makarand
Paranjape.
Hội Thông Thiên Học là nơi đặt viên đá đầu tiên của hầu hết các triết
lý và những cách thực hành Thời Đại Mới mà gần đây đã tạo nên
những cơn băo trên thế giới. Được thành lập vào năm 1875 bởi hai
người “cấp tiến về tinh thần” là bà H. P. Blavatsky, một mệnh phụ
quí tộc người Nga, và Đại tá Henry S. Olcott, một cựu chiến binh
của trận nội chiến ở Mỹ, Hội thoạt tiên được coi là quá kỳ quặc
cho nên không đáng được thần học nghiêm túc chú ý.
Với vai trò là một phong trào toàn cầu, thân thiện, hài ḥa không
mang tính giáo phái, Hội Thông
Thiên Học tìm cách rút ra hạt nhân của các tôn giáo từ những điều
thêm thắt vô ích đã làm méo mó chúng trải qua thời gian. Trải qua
thế kỷ vừa rồi số hội viên quốc tế của Hội Thông Thiên Học đã
tăng lên tới trên 30 ngàn người - trải rộng qua 50 quốc gia, mà chỉ
Ấn Độ không thôi cũng vào khoảng 10 ngàn hội viên. Các hội viên
gắn bó với các chi bộ và thường xuyên hội họp để bàn luận về
những quyển sách và những vấn đề thuộc về sự tăng trưởng nội tâm
và sự chuyển hóa tinh thần. Và có một trường bí giáo dành riêng
cho những người thực hành tiên tiến hơn.
Thông Thiên Học đă bước vào cái duyên có tuổi: nhưng trong khi nó tiếp
tục hiến ra một phương án xây dựng và nâng cao, thì nó rất cần
được tiếp thêm máu mới. Người ta thường tin rằng Hội Thông Thiên Học
được tạo ra theo huấn lệnh của các bậc Chơn sư siêu nhân. Có một
mục trong quyển vở nháp của bà Blavatsky, đề ngày tháng là tháng
7 năm 1875 viết như sau: “Được lệnh của Ấn Độ phải trực tiếp thành
lập một hội triết học tôn giáo và chọn một tên gọi cho nó - cũng
phải chọn ông Olcott”. Đây là một mục quan trọng trong nhật ký, chỉ
trước khi có một trong những biến cố trung tâm của lịch sử Hội
Thông Thiên Học - là việc nó được di dời từ trụ sở ở New York về
Madras (hiện nay được gọi là
Chennai) ở miền Nam Ấn Độ.
Ba mục tiêu của Hội Thông Thiên Học là tạo lập một hạt nhân tình
huynh đệ đại đồng trong nhân loại không phân biệt chủng tộc, tín
ngưỡng, giới tính, giai cấp hoặc màu da; khuyến khích việc nghiên
cứu đối chiếu tôn giáo, triết học và khoa học; và khảo cứu về
những định luật còn chưa rõ trong thiên nhiên và những quyền năng
tiềm tàng nơi con người.
Cả bà Blavatsky và ông Olcott đều ngộ ra được rằng Ấn Độ là xứ duy
nhất trên thế giới, nơi một nền văn minh tinh thần vẫn còn tồn
tại. Ở Âu châu và Mỹ, những chiều kích tinh thần của Ki Tô giáo
hầu như đã biến mất. Làn sóng thần linh học, vốn đang quét qua
phương Tây vào thế kỷ thứ 19, bận tâm tới việc trải nghiệm huyền
bí học chứ không tới việc thực chứng chân ngã và hoàn thiện nội
tâm. Cả hai người cảm nhận được rằng một sự phục sinh tinh thần
chân chính ắt không thể có được nếu không liên kết trở lại với minh
triết tinh thần sống động ở phương Đông.
Họ thấy trong Ấn giáo và Phật giáo có tất cả những ǵ mà phương
Tây đã vứt bỏ ra khỏi truyền thống của mình. Vậy là Hội Thông
Thiên Học đã di dời Tổng Hành Dinh Quốc tế đến Adyar, Madras, năm
1884.
Mặc dù bị cả những kẻ thuần lý lẫn những kẻ câu nệ kinh điển
trong tôn giáo đả kích, Hội Thông Thiên Học vẫn sống sót. Quyền
lãnh đạo được chuyển giao cho Annie Besant. Bà được ông C. W.
Leadbeater trợ giúp, ông là nhà thần nhãn đã phát hiện ra J.
Krishnamurti. Dưới thời bà Besant, các hội viên đâm ra dính dáng vào
sinh hoạt xã hội của Ấn Độ, từ việc nâng cao những người hạ lưu
tới việc xây dựng các trường trung học và đại học. Chẳng những
Nghị hội Quốc gia Ấn Độ do một nhà Thông Thiên Học (là ông A. O.
Hume sáng lập) mà sau này bà Besant cũng trở thành Hội trưởng đầu
tiên là phụ nữ của nó. Bà thậm chí đã phát khởi Liên đoàn Qui
tắc Gia đạo, vốn đóng góp ghê gớm vào việc nâng cao lòng nhiệt
huyết ái quốc của Ấn Độ.
Chính trong thời kỳ của bà mà J. Krishnamurti được tuyên bố là bậc
Đạo sư của thế giới. Sau này ông đã ly khai với Hội Thông Thiên Học,
và tuyên bố rằng Chân lý là một mảnh đất không có lối mòn nào
dẫn vào được và quan tâm duy nhất của ông là khiến cho thiên hạ
được tự do - vô điều kiện.
Đến cuối đời thì Krishnamurti lại được hoan nghênh trở về Adyar, nơi
ông đã trưởng thành từ đó, sự hòa giải này được phát khởi bởi
Radha Burnier, là đương kim Hội trưởng của Hội Thông Thiên Học [[1]].
Sự đổi hướng ngoạn mục này là toàn diện: ngày nay, các tác phẩm
và ý tưởng của Krishnamurti được chấp nhận rộng rãi và thậm chí
được các nhà Thông Thiên Học phổ biến. Sau đây là những trích đoạn
từ một cuộc phòng vấn bà Radha Burnier.
Liệu quan điểm của Thông Thiên Học có mang tính tiến hóa chăng khi tin
rằng chúng ta đang tiến tới một loại đỉnh cao nào đấy?
Chậm chạp thôi. Thang thời gian của chúng ta không áp dụng được trong
trường hợp này. Nếu bạn áp dụng nó, th́ bạn không thể chứng tỏ
rằng đây là một sự kiện, bởi vì thỉnh thoảng nhân loại dường như
lại đang đi xuống tình trạng dã man.
Những người theo Sri Aurobindo tin rằng nhân loại đang tiến hóa. Tuy
nhiên, các triết gia chẳng hạn như Ramana Maharshi và Krishnamurti lại
tin rằng cái lúc mà người ta trở nên toàn giác hoặc tự giác thì
không có tiến hóa, bởi vì trong khi tiến hóa được định vị vào
thời gian thì giác ngộ lại không.
Đó cũng là quan điểm của Thông
Thiên Học. Tiến hóa dành cho nhân loại nói chung. Tâm thức của con
người dần dần tăng trưởng về mặt hiểu biết. Nếu ta xét cá thể,
thậm chí kể cả toàn nhân loại nữa thì không có tiến hóa. Sách vở
Thông Thiên Học minh định rất rõ rằng tiến hóa có liên quan tới
phần vật chất của con người, và cơ thể con người là kết quả của
một sự tiến hóa lâu dài về sinh học. Còn về phần tâm thức, thì
đó chỉ là việc bộc lộ của điều đã có sẵn rồi.
Liệu Thông Thiên Học có chủ trương rằng không có tiến hóa về tâm
thức?
Đúng vậy. Chỉ có một sự bộc lộ của tiềm năng, vốn đã tiềm tàng
rồi. Điều này đặc biệt rõ ràng trong trường hợp cá thể - thậm
chí có lẽ cũng đúng đối với cả nhân loại.
Nhưng theo Thông Thiên Học, thì tất cả chúng ta đều tiến cao hơn theo
nhịp điệu của riêng mình, và rốt cuộc tất cả chúng ta đều có
thể trở thành chơn sư?
Đúng vậy, đúng như thế đó.
Chẳng lẽ đó không phải là tiến hóa sao? Tuy nhiên, Krishnamurti và
Ramana Maharshi đều bảo rằng ở cái trình độ mà ta đã tự giác
giác ngộ thì không có thời gian. Theo một nghĩa khác, thì ta trở
nên bất tử.
Đúng vậy. Krishnamurti đă nói như thế, và tôi chẳng nghi ngờ gì về
việc trong đó có sự thật. Bạn bước từ một chiều kích này sang
một chiều kích khác. Trong chiều kích đó không có thời gian. Và
chiều kích khác ấy không phải là kết quả của cái loại thời gian
này. Nhưng lại có một vấn đề lớn nêu ra ở đây: thế thì tại sao nó
lại chỉ không xảy ra cho mọi người? Tại sao hầu như chẳng có ai đạt
được điều đó? Có rất ít người, bởi vì có một qui trình chín
muồi phải diễn ra. Bởi vì nếu dùng thuật ngữ riêng của mình, thì
sự chết của cái cũ phải xảy ra, cái quá khứ phải bị bỏ đi. Ta
có thể nói điều này giống như một trái cây chín dưới ánh nắng
mặt trời. Ở một lúc nào đó thì nó sẽ rụng đi; nhưng nếu nó chưa
đạt tới lúc đó thì chuyện này không xảy ra. Và đối với những
linh hồn hiếm hoi như Ramana thì đó có thể là kết quả của nhiều
thế kỷ các kiếp sống trong quá khứ.
Vậy là bà đang dung hòa cả hai. Dường như các nhà Thông Thiên Học
đang bị thu hút về Krishnamurti; và cũng hầu như thể ông đang quay
trở lại với Thông Thiên Học. Bị tái hấp thu. Công trình của ông
được nghiên cứu lại kỹ lưỡng trong khuôn viên nghiên cứu của Hội
Thông Thiên Học. Phải chăng sự chia rẽ đã chấm dứt?
Tái hấp thu không phải là từ đúng lắm. Các hội viên của hội đã
trở nên cởi mở hơn với điều Krishnamurti nói và đây là điều khá thâm
thúy sâu sắc. Có những vấn đề không dễ để trả lời bởi v́ chúng
quá tế nhị. Chẳng hạn như, trong
hồi kư của Sydney Field, ông trích dẫn lời phát biểu của Krishnamurti
rằng luân hồi là một sự kiện nhưng không phải là sự thật. Thế mà
Ramana Maharshi cũng nhận xét tương tự. Ông bảo rằng có luân hồi khi
có vô minh. Nhưng vô minh là gì chứ? Vô minh là thấy mọi chuyện không
giống như chúng đang là. Bạn thấy sợi dây thừng là một con rắn.
Thế rồi bạn có thể trở nên hung hăng, muốn giết nó hoặc là bỏ chạy.
Bạn bị sợ hãi; mọi loại xúc động, tư tưởng đều xuất phát từ
đó. Khi bạn thấy mọi vật như nó đang là, thì mọi điều ấy ắt
không xảy ra. Đó là chiều kích khác, khi bạn nhìn thấy toàn thể vũ
trụ cùng với ý nghĩa và vẻ mỹ lệ của nó - thì chẳng có vấn đề
gì. Luân hồi là vấn đề hoặc là bộ phận của các chu kỳ sống của
những người ở trong tình trạng vô minh. Nhưng toàn bộ địa hạt vô
minh ấy chỉ là hão huyền và do đó nó không thật có. Vì vậy luân
hồi cũng không thật có.
Xét
theo quan điểm tương đối thì có biết bao nhiêu điều có vẻ là đúng
thật, nhưng xét theo quan điểm tuyệt đối thì . . .
Chính vì thế mà các Phật tử
và tín đồ Ấn giáo nói tới hai thứ chân lý: (chân đế và tục đế)
có những sự vật đúng theo quan điểm tương đối nhưng tuyệt nhiên không
có chỗ đứng nào theo quan điểm tuyệt đối (tức chân đế) còn quan
điểm tương đối là tục đế. Một trong những khó khăn lớn để hiểu
được Krishnamurti là ông luôn luôn nói hoặc hầu như luôn luôn nói theo
quan điểm của cái trí tuyệt đối. Ramana thì không như vậy.
Ramana đã bình luận rằng điều mà Krishnamurti ủng hộ - rằng không
có thầy đạo (guru) và mọi thứ đó - chỉ có được đối với một ít
người. Nhưng số còn lại đều cần được hướng dẫn tới một trình độ
nào đó. Khi ta bắt đầu phân biệt được giữa hão huyền và thực tại
thì ta thấy vị thầy đạo là thầy trong nội tâm chứ không còn thấy
đó là một hiện thân nữa. Nhưng cho tới khi đạt được trình độ đó
thì ta vẫn cần được hướng dẫn.
Krishnamurti cũng nghĩ như vậy, nếu người ta hiểu đúng được ông.
Nếu ông cho rằng không cần hướng dẫn thì ông nói để làm gì?
Ông bảo rằng khi ông trả lời câu hỏi ấy chỉ là một sự tuôn đổ ra
ngoài của tình thương, của sự pháp thí. . .
Nhưng đó không phải là một điều mâu thuẫn (với câu trên) bởi vì ông
có thể yêu thương mà vẫn im lặng. Ông không làm như vậy bởi vì ông
biết rằng nói chuyện có thể giúp cho thiên hạ thức tỉnh được một
chút. Nhưng ông đã hoàn toàn chống lại việc lệ thuộc vào một thầy
đạo. Hoặc chống đối hoàn toàn việc nghĩ rằng thông qua đạo sư X, Y hoặc
Z, hoặc một điều gì đó sẽ sắp xảy ra đối với bạn. Ông chống lại
điều đó, chống lại thẩm quyền, chống lại sự tin tưởng mù quáng.
Mà Chính trí tuệ tinh thần tức
viveka (phân biện) phải được khơi dậy nơi người ấy.
Phải chăng thật là mỉa mai khi Hội Thông Thiên Học, chính trong hiến
chương của nó ủng hộ tự do tín ngưỡng mà lại trở nên cứng ngắc ở
một điểm nào đó?
Đúng vậy. Và có đủ thứ niềm tin kỳ lạ cũng xuất hiện, do đó
chúng tôi rất biết ơn Krishnaji đã giúp cho con người rũ bỏ hầu hết
mọi niềm tin ấy, và tôi nghĩ rằng thật là, nó giúp uy tín cho Hội
Thông Thiên Học khi điều đó đã kéo Hội ra khỏi tình trạng này. Và
tôi nghĩ rằng cha của tôi, ông Sri Ram Burnier, phần lớn là chịu
trách nhiệm về điều đó khi ông còn là Hội trưởng. Nếu ông đã
thẳng thừng chống đối lại nó th́ ắt đã có một phản ứng rất
mạnh mẽ. Nhưng ông có thể xoay chuyển tâm trí người ta tới một
khảo hướng cởi mở về Krishnamurti, để t́m hiểu, để sử dụng trí
thông minh của ḿnh theo một cách rất là dịu dàng và khóe léo,
khiến cho thiên hạ không biết họ đang học cách suy nghĩ theo một
kiểu khác. Nói theo tiếng Tamil thì có một ngạn ngữ là: “Việc
này giống như cắm một cây kim vào một quả chuối; bạn không biết
chuyện đó đang xảy ra.”
Các sách lịch sử không công nhận vai trò mà Thông Thiên Học nắm giữ
trong việc làm thức tỉnh Ấn Độ, trong phong trào giải phóng, ngay
cả sự kiện Nghị hội cũng được phát khởi theo lệnh của một số
hội viên nào đó của Hội Thông Thiên Học. Tại sao cái sự lơ là này
lại xảy ra?
Tôi nghĩ có một lý do là sự
đụng độ giữa những ý tưởng của bà Annie Besant với những ý tưởng
của thánh Gandhi. Bà đâm ra rất mất lòng dân. Bà là một nữ anh
hùng sau khi đã được phóng thích khỏi trại giam ở Ooty, (là một
trại trên sườn đồi ở miền Nam Ấn Độ) và thiên hạ công kênh bà đi
diễu hành, rắc hoa cho bà, thế rồi hầu như ngủ dậy sáng đêm thì
người ta đã sẵn lòng chưởi rủa bà và ném đá vào bà. Nhưng bà
rất cao thượng - bà bảo rằng: “Tôi lấy làm vui khi các bạn Ấn Độ
đã từ bỏ thái độ quị lụy của mình đối với dân da trắng và các
bạn đã có dũng cảm để nói những điều như vậy đối với tôi”.
Nhưng khi phong trào của thánh Gandhi phát triển và ông trở nên
thành công, thì tôi nghĩ rằng lương tâm của công chúng đã trải qua
một thời kỳ dài coi Annie Besant và Hội Thông Thiên Học là những yếu
tố không đáng kể. Nhưng về sau này có một vài người như
Rajagopalachari (là Thống đốc đầu tiên của Ấn Độ) có thể hiểu ra
được rằng bà rất nhìn xa trông rộng, thật ra những cái loại sự
kiện được thực hiện nhân danh việc bất phục tùng của dân chúng đã
phá vỡ việc thượng tôn pháp luật. Chính đây là điều mà bà chống
đối lại nhiều nhất và bà cũng chống đối lại việc sử dụng đám
sinh viên non nớt chưa trưởng thành vì những mục đích chính trị.
Bà bảo những người còn trẻ phải học cách suy nghĩ trước khi hành
động và họ chưa đạt tới trình độ đó.
Krishnamurti đã từng có lần bảo rằng Annie Besant đã làm nhiều cho
nền tự do của Ấn Độ hơn bất cứ người nào khác.
Ông rất kính trọng và yêu thương bà.
Thông Thiên Học đã từng thu hút một số những trí tuệ lỗi lạc nhất
của Ấn Độ, nhưng ngày nay hầu hết dân Ấn Độ thậm chí còn chưa
nghe nói tới Hội Thông Thiên Học. Bà có kế hoạch gì cho Hội Thông
Thiên Học chăng?
Đây là một điều không dễ giải quyết chỉ bằng cách lập kế hoạch,
bởi vì nó đòi hỏi phải thay đổi về thái độ. Người ta phải hiểu
rằng Thông Thiên Học là một minh triết thực tiễn, thực hành. Nếu bạn
chỉ ngồi ở đâu đó rồi bạn luận về bản chất của tính đơn nhất
của sự sống, hoặc tệ hơn nữa, bạn nói về điều gì xảy ra nơi cõi
trung giới - (tất cả những chuyện lư thuyết này có thể có giá trị
của chúng ở chỗ riêng của nó), như Krishnaji thường nói, nhưng cuối cùng
người ta phải t́m ra một ứng dụng thực tế chẳng những trong đời sống
của cá nhân mà cũng còn trong những địa hạt khác nhau của hoạt
động con người nữa. Tôi nghĩ rằng người ta đã lờ đi điều này quá
lâu. Đâu là sự liên quan của những nguyên lý căn bản của Thông Thiên
Học đối với cuộc đời như ta thấy nó ở khắp nơi? Tôi nghĩ đó là
một trong những nguyên nhân chính khiến cho Thông Thiên Học suy tàn.
Và hai là, một tổ chức thì bao giờ cũng có khuynh hướng bị kết
tinh. Bà Blavatsky lần đầu tiên đã hiểu được điều đó và đề cập
tới nó ngay từ khi bà viết quyển
Chìa khóa Thông Thiên Học.
V́ vậy, tôi đã biết có những chi bộ nơi mà một trí thức lỗi lạc,
dù già hay trẻ, đến với chi bộ, biểu lộ sự chú ư, quan tâm. Nhưng họ
(người của chi bộ) có một thái độ và khảo hướng lạnh nhạt bàng
quan. Họ muốn đóng vai trò của bậc thầy. Cái loại sự việc này
thật tai hại chết người. Tôi nghĩ chi bộ phải nên cởi mở nhiều hơn
nữa. Điều này xảy ra một phần bởi vì họ không làm việc đúng mức,
tôi ngụ ý là về mặt nội tâm, và sợ rằng cái kẻ mới tới ấy sẽ nêu
những thắc mắc mà mình không thể trả lời. Nếu người ta không thể
trả lời được thì tốt nhất là nên khiêm tốn bảo rằng: “Xin lỗi, tôi
không hiểu nhưng chúng ta có thể cùng nhau t́m hiểu điều này”.
Bà đánh giá như thế nào về sự hoạt động của Hội Thông Thiên Học
trên toàn cầu?
Nó không hoàn toàn thỏa đáng nhưng cũng không hoàn toàn chưa thỏa
đáng. Còn nhiều năng lượng nữa phải được đổ vào nó.
Một trong những mục tiêu nguyên thủy của Hội Thông Thiên Học là phục
hưng minh triết đã thất truyền của Tây phương, chứ không chỉ của
Đông phương. Chúng ta thấy càng ngày càng có nhiều người phương Tây
quay sang tinh thần, xa lìa thuyết duy vật, nhưng họ không nhất thiết
quay sang Thông Thiên Học. Như vậy tại sao ở phương Tây thiên hạ lại
quay sang Sathya Sai hoặc Osho?
Điều này rất dễ trả lời. Cho
dù là ở phương Tây hay phương Đông, thì hoàn cảnh sống càng ngày
càng căng thẳng hơn nhiều. Thế giới đã được tổ chức hóa đến nỗi cá
nhân cảm thấy mình bị gạt qua một bên. Mọi thứ đều khó chịu hơn cho
dù cuộc sống tiện nghi hơn hẳn. Các mối quan hệ đều bị phá vỡ,
giới trẻ không cảm thấy có một ý thức sâu sắc là thuộc về cái
gì, và nhiều người thậm chí không biết họ sống để làm gì, và họ
muốn bám lấy một cái gì đó. Hội không đưa ra bất cứ điều gì cho
họ bám lấy. Krishnamurti đã hoàn toàn nổi bật hơn vì ông không đưa ra
bất cứ điều gì, thế nhưng biết bao nhiêu người đã bị thu hút với
điều ông nói; đây là một dấu hiệu rất đáng hy vọng cho thế giới.
Nhưng nếu bạn nghĩ tới Sai Baba hoặc là Phật giáo hoặc một điều
gì khác, thì bạn ắt thấy rằng họ đều bám lấy một nhân vật nào
đó hoặc một kinh điển nào đấy . . .
Giống như một cái nạng ư?
Hầu hết mọi người đều muốn có cái nạng.
Chẳng lẽ bà không nghĩ rằng nó có một công dụng tạm bợ nào đó
sao?
Có thể đấy. Chừng nào người ta còn chưa cảm thấy mình có thể đứng
vững trên đôi bàn chân của ḿnh; nhưng nếu là một cây nạng vững chắc
thì tốt hơn!
Còn đỡ hơn là dùng thuốc gây nghiện hoặc một dạng lệ thuộc nào
khác, hoặc là bạo lực để làm lối thoát?
Đúng quá đi chứ. Ngày nay tình trạng nghiện ngập thật là khủng
khiếp. Thói nghiện rượu đã gia tăng. Hơn nữa, họ thích về điều ǵ đó
không thực. Ngày nay người ta nói tới thực tại ảo. Nhưng đó hoàn
toàn là phi thực. Thật vậy thế giới tâm thức của ta là phi thực
bởi vì chúng ta không có chánh kiến. Chúng ta đă tạo ra internet
hoặc TV, hoặc bất cứ thứ gì khác, rồi chúng ta thích nhìn nó hơn
là nhìn thế giới có thực. Thật là một điều kỳ lạ khi biết bao nhiêu
người thích một bông hoa bằng nhựa dẻo hoặc hoa giả hầu như nhiều
hơn cả hoa thật, hoặc là thích một vở kịch trên màn ảnh trong khi
có biết bao nhiêu vở kịch diễn ra chỉ ngay kế cận chúng ta.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin này khiến ta tin rằng nó sắp
dẫn thế giới tới mức gần gũi hơn, bởi vì mọi người đều được
liên kết lại, không gian và mối liên hệ sẽ co rút lại qua internet.
Liệu điều đó sắp có một loại tác động nào lên tâm thức của con
người chăng? Tôi ngụ ý rằng các tài nguyên mà chúng ta có trong
truyền thống tinh thần của mình phải giáp mặt với những sự thách
đố của ngày mai?
Bạn có thể làm được chuyện dẫn dắt con người vào những ảo tưởng kinh hoàng
đó chăng? Giả sử tôi ngồi ở cách thật xa và trò chuyện với bạn,
rồi tin rằng tôi có một quan hệ với bạn, thì đó có thể không phải
là quan hệ thực một chút nào hết. Tôi không nghĩ hằng giờ làm như
vậy lại có thể bù đắp được cho việc thật sự chỉ gặp gỡ một
người nào đó thậm chí trong vài phút. Tóm lại, cái dạng thức quan hệ
âm thầm là tình thương, quan tâm thực sự và v.v.. .
có thể đã biến mất.
Nhưng chẳng lẽ bà không nghĩ rằng Hội Thông Thiên Học cũng phải
hiện đại hóa theo thời gian chứ?
Có chứ, chúng tôi đang bắt đầu làm như vậy, ở Mỹ người ta đang đưa
các tác phẩm của bà Blavatsky lên internet.
-----------------------
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS