|
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS
|
1.
Quả báo Nhăn tiền
(Tạp chí Nhà Thông
Thiên Học số tháng 6 năm 2002)
|
|
1.
Quả báo Nhăn tiền
Trong kinh Pháp cú (nghe đâu nó bao hàm lời của chính Đức
Phật) ta được biết rằng điều ác mà con người gây ra cũng chắc chắn
đeo đuổi theo y giống như bánh xe nối tiếp móng con trâu ḅ kéo xe.
Điều tốt mà bất cứ ai làm cũng đi theo y giống như bóng với h́nh.
Hầu hết loài người đều bỏ qua phát biểu quan trọng này, bởi v́ họ
không thể nhận thức được bất cứ mối quan hệ nào giữa hành vi của
ḿnh với niềm vui nỗi buồn mà ḿnh trải nghiệm. Việc nghi ngờ luân
hồi vẫn phổ biến khi người ta không chấp nhận những mối liên hệ nhân
quả giữa hành động và những hậu quả lâu dài cho nên không nêu thành
định đề được.
Tuy nhiên có một quan điểm khác tinh vi hơn có thể khiến ta vỡ lẽ ra
rằng ḿnh hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của chính ḿnh và
là tác giả của niềm vui nỗi buồn mà ḿnh phải chịu hoặc được hưởng.
Như vậy là một trong những chân lư lớn của Thông Thiên Học đă được
nêu rơ: ‘Mỗi người tuyệt đối là kẻ lập pháp cho chính ḿnh, mang lại
sự vinh quang hoặc u ám cho chính ḿnh, quyết định cuộc đời ḿnh sẽ
được thưởng hay bị phạt’. Con người có thể biết ḿnh đang làm ǵ,
chính tri thức ấy khiến cho y có trách nhiệm đạo đức và hành động
theo cách nào để mang lại hạnh phúc chứ không phải đau khổ, chẳng
những cho bản thân mà c̣n cho người khác nữa.
Để hiểu được vấn đề phức tạp này người ta phải ngộ ra trọn vẹn rằng
tư tưởng, xúc cảm, hành động trên cơi trần có liên hệ khăng khít với
nhau. Những thể (kosha) mà ta khoác lấy trên cơi trần và những thể
tinh vi hơn xuyên thấu lồng vào nhau và v́ vậy ảnh hưởng lẫn nhau.
Giờ đây người ta thừa biết rằng những xúc động chẳng hạn như giận dữ
đi kèm theo một vài rung động của một mức độ tinh vi hơn thể xác ắt
gây ra việc loét bao tử, huyết áp cao và những bệnh khác của thể
xác. Tham vọng, bất đắc chí và những phức cảm tâm lư khác cùng với
các thôi thúc trong nội tâm đều gây ra căng thẳng đối với thể xác,
hậu quả là suy tim, hệ thống mạch máu bị yếu đi cùng với những vấn
đề nghiêm trọng khác. Ngược lại t́nh trạng của thể xác cũng ảnh
hưởng tới tâm trí và xúc động, chẳng hạn như thể xác đau ốm cũng có
thể gây ra sự trầm cảm và những hoạt động tâm trí liên quan tới nó.
Những tác động hỗ tương này là không tránh được và không thể lờ đi
nếu ta muốn hiểu cặn kẽ cách thức vận hành của nghiệp quả để lèo lái
cuộc đời ḿnh thoát khỏi đau khổ và t́m được hạnh phúc chân chính.
Khi người ta thực hành ḷng độc ác chẳng hạn như đập túi bụi một đứa
trẻ khi có thể chẳng ai phát hiện được th́ tội ác ấy vẫn có thể
không bị trừng phạt. Trong những trường hợp như thế - có rất nhiều -
dường như thể không có hậu quả bất lợi và vậy là người ta vẫn chưa
chứng minh được sự tồn tại của luật nhân quả. Kẻ duy vật bảo rằng
những người thủ ác vẫn lộng hành c̣n người tốt lại chịu đau khổ, v́
thế cho nên không có luật công bằng về đạo đức. Những người tin vào
nhân quả v́ họ được dạy như vậy e sợ tội lỗi sẽ dội vào bản thân
ḿnh cho nên phải tự kiềm chế. Nhưng khi sự đa nghi và ‘lư trí’ bác
bỏ điều thường được gọi là ‘nỗi e sợ Thượng Đế’, coi đó chỉ là
chuyện vớ vẩn th́ sự tự chế về đạo đức không c̣n nữa, người ta phạm
phải những tội ác tàn nhẫn và sa đà vào ḷng ích kỷ, bạo động, bởi
v́ họ nghĩ rằng ḿnh có thể luồn lách đối với định luật. Nhưng không
phải như thế đâu.
Khi
người ta thực hiện một hành vi bạo lực hoặc bất cứ điều thiện hay
điều ác nào khác, th́ nó có tác dụng ngay tức khắc lên các thể tinh
vi và lên tâm thức của người chịu trách nhiệm. Người ta tạo ra một
động lực tâm lư và gieo trồng một xung lực hướng về sự bạo động thêm
nữa môi trường tâm lư-trí tuệ. Cùng với những khuynh hướng khác nữa
th́ tính t́nh của mọi người được xây dựng như vậy. Mỗi tư tưởng bạo
động hoặc tử tế, khinh bỉ hoặc từ bi, đều mang lại sự thay đổi chút
ít trong mỗi người chúng ta. Các thể vô h́nh ở mức xúc động, trí tuệ
sinh ra những phản ứng tự động theo thời gian. Thế rồi những phản
ứng tác động nơi mọi giới mới củng cố cho những khuynh hướng trong
nội tâm. Một hành vi nơi ngoại giới có thể được thực hiện và dường
như không bị trừng phạt nếu không có ai quan sát hoặc nếu không đưa
ra được bằng chứng, nhưng v́ ta đă nêu rơ rằng thể xác bị đan xen
với các âm bản về thông linh và trí tuệ cho nên một hành vi thiện
hoặc ác quả thật mang lại những kết quả có lợi hoặc đau khổ theo sự
xoay ṿng của bánh xe nhân quả. Hành vi tốt hoặc xấu lúc nào cũng
ảnh hưởng tới phẩm chất của tâm thức con người hoặc là nâng nó lên
cao hay là d́m nó xuống thấp.
Tác dụng ngay trước mắt của hành động này thông thường không được
nhận ra hoặc công nhận ngoại trừ qua việc giống như có một bản lưu
trữ: nếu bạn nói dối th́ bạn cần phải nói nhiều hơn nữa để lấp liếm
điều dối trá ấy. Điều thực sự xảy ra là khi ta nói dối th́ khuynh
hướng dối trá nảy sinh ra được củng cố tùy theo trường hợp. Trong
thần thoại Ấn Độ có câu chuyện vua Yudhishthira vốn nổi tiếng về
tính trung thực đă bị thử thách như thế nào và ông đă thất bại khi
nói dối để thắng một cuộc chiến. Chiến xa của ông ngay tức khắc sụp
xuống. Câu chuyện này nêu rơ rằng chúng ta suy sụp hoặc vươn lên về
mặt đạo đức hoặc tinh thần qua điều mà ta làm hoặc không làm. Không
có cây đũa thần nào xua tan được quả báo nhăn tiền ấy.
HOME T̀M HIỂU NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 NỮ THẦN ISIS