|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
THÔNG
THIÊN HỌC |
|
. Dẫn nhập
. Thông Thiên Học với vai tṛ
là Khoa Học
. Thông Thiên Học với vai tṛ
là Đạo đức và Nghệ thuật
. Thông Thiên Học với vai tṛ
là Triết học
. Thông Thiên Học với vai tṛ
là Tôn giáo
. Thông Thiên Học áp dụng vào
các vấn đề xă hội
. Một vài chi tiết về các Hệ
thống và các Thế giới
. Hội Thông Thiên Học
DẪN NHẬP
Thông Thiên
Học có từ nguyên là hai từ ngữ Hi Lạp, Theos là Thượng Đế, Sophia là Minh
Triết, do đó Thông Thiên Học là Minh Triết của Thượng Đế, Minh Triết Thiêng
Liêng. Bất cứ tự điển nào cũng tŕnh bày ư nghĩa của nó: “Một khẳng định có
được tri thức trực tiếp về Thượng Đế và các Chơn linh”; định nghĩa ấy không
phải là thiếu chính xác mặc dù nó c̣n sơ lược và chỉ cung cấp một ư tưởng
nho nhỏ về tất cả những ǵ được gói ghém trong thuật ngữ ấy xét về mặt lịch
sử lẫn mặt thực hành.
Mục tiêu
tối hậu của mọi Thông Thiên Học cũng như chính tâm huyết và sinh hoạt của
mọi Tôn giáo chân chính đều là đạt được “tri thức trực tiếp về Thượng Đế” –
ta sẽ thấy như vậy khi bàn về khía cạnh tôn giáo của Thông Thiên Học. Đây là
“tri thức cao nhất, tri thức của Đấng mà nhờ ngài ta mới biết được mọi thứ
khác”, nhưng trong khi nghiên cứu Thông Thiên Học, phần lớn là ta đạt được
tri thức thấp hơn, tri thức về “mọi thứ khác” mà ta có thể biết được cùng
với những phương pháp để biết.
Điều này
cũng tự nhiên thôi v́ mỗi người phải đạt được tri thức tối cao cho bản thân
và ít ai có thể làm được ǵ giúp người khác ngoại trừ việc chỉ đường, gợi
hứng để tinh tấn hoặc nêu gương; trong khi đó tri thức thấp hơn có thể được
giảng dạy qua sách vở, qua diễn thuyết, qua đàm đạo và được truyền từ miệng
người này sang tai người kia.
CÁC BÍ PHÁP
Cái khía cạnh nội môn tức bí truyền này của tôn giáo vốn có trong mọi tín ngưỡng lớn trên thế giới, được ít nhiều công khai nhắc tới, luôn luôn đóng vai tṛ nồng cốt của tôn giáo vượt ngoài tầm mọi giáo điều tạo thành khía cạnh công truyền. Trong khi khía cạnh công truyền tuyên xưng một giáo điều cho trí năng chấp nhận th́ khía cạnh bí truyền gợi ra một chân lư cho Tinh thần kiểm chứng; một đằng được lư trí nh́n thấy rồi ủng hộ, một đằng th́ được trực giác lĩnh hội; trực giác là cái quan năng “vượt ngoài tầm lư trí” mà triết học phương Tây đang ṃ mẫm t́m hiểu. Trong các tôn giáo đă thất truyền, chân lư được giảng dạy trong các “Bí pháp” – đó là cách duy nhất nó có thể được đem ra giảng dạy – bằng cách giáo huấn phương pháp theo đuổi những phương tiện thiện xảo giúp khai mở sinh hoạt của Tinh thần nhanh hơn mức được phát triển theo diễn tŕnh tiến hóa tự nhiên. Các tác giả kinh điển cho ta biết rằng trong các Bí pháp, người ta diệt trừ ḷng sợ chết và mục đích nhắm tới không phải là tạo ra một hiền nhân – chỉ người đă là hiền nhân rồi mới được thu nhận – mà biến hiền nhân thành một Thần minh.
Các Bí pháp ấy đă tồn tại trong ḷng các tôn giáo thời xưa và chỉ dần dần thất truyền ở Âu châu trong ṿng từ thế kỷ thứ 4 tới thứ 8 khi chúng không c̣n trụ được v́ thiếu môn đồ.
Ta có thể t́m được vết tích của các Bí pháp Ki Tô giáo
qua các tác giả Ki Tô giáo thời sơ khai, nhất là trong tác phẩm của S.
Clement ở
Ở đây ta có t́nh trạng đạo đức cao siêu cũng như các Bí pháp của Hi Lạp: “Những kẻ nào đă có ư thức nghiêm tŕ giới luật lâu dài . . . th́ họ hăy tiến gần lại đây”. Trong kinh Tân Ước cũng có nói tới nguồn gốc và sự tồn tại của chúng khi nghe đâu đấng Ki Tô có giảng dạy một cách bí mật cho các môn đồ - “Ta cho các con biết được những điều bí nhiệm của Thiên quốc c̣n những người khác chỉ được giảng dạy bằng dụ ngôn”. Origen khẳng định rằng các giáo huấn bí mật được truyền thừa trong các Bí pháp của Chúa Giê su; thánh Paul cũng tuyên bố rằng “chúng tôi nói điều minh triết trong số những người đă hoàn hảo”, hai thuật ngữ này được dùng trong các Bí pháp.
Hồi giáo cũng có giáo huấn bí mật, nghe đâu bắt nguồn từ Ali, con rễ của Đạo sư Mohammed – mà ta thấy qua sự tham thiền và giới luật, các phương tiện thiện xảo được giảng dạy trong phái Sufi.
Phật giáo cũng có Tăng đoàn, trong tăng già cũng lại có tham thiền và giới luật để t́m ra sự thật nội giới.
Ấn Độ giáo, cả về kinh điển lẫn tín ngưỡng hiện hành đều khẳng định có h́nh nhi thượng học và h́nh nhi hạ học; h́nh nhi hạ học đạt được qua việc giáo huấn c̣n h́nh nhi thượng học, một lần nữa lại phải qua tham thiền và giới luật. Chính điều này khiến cho h́nh nhi thượng học là “bí truyền”, người ta không hề cố t́nh che giấu nó nhưng không thể truyền thụ nó được; muốn đạt được nó th́ phải triển khai một quan năng, một khả năng nhận biết, một phương thức hiểu biết tiềm tàng nơi mọi người nhưng c̣n chưa được phát triển theo lộ tŕnh tiến hóa b́nh thường.
Điều này thỉnh thoảng cũng được chứng tỏ nơi Thần bí gia thường thường là theo kiểu không giống ai, ưa kèm theo một cơn cuồng thần kinh nhưng ngay cả khi đó th́ dù sao đi nữa nó cũng là một dấu hiệu (đối với người không có thành kiến và có óc sáng suốt) của một sự khởi hành mới trên con đường tiến hóa dài dằng dặc của tâm thức con người. Đôi khi nó xuất hiện lên trên bề mặt nhờ sự thanh khiết phi thường: “kẻ có tâm hồn thanh khiết . . . sẽ thấy được Thượng Đế”.
Những sự bộc phát đáng kinh ngạc của nó trong đời sống thường ngày được thể hiện qua các trường hợp “đột nhiên cải giáo” mà giáo sư James có ghi nhận. [Đủ thứ Kinh nghiệm Tôn giáo]. Tâm thức thiêng liêng là một thực tại, bằng chứng của nó đầy dẫy trong mọi tôn giáo, nó đang thôi thúc nhiều người thời nay cũng như đă từng thôi thúc người ta trong mọi thời kỳ. Chỉ nhờ vào tham thiền và giới luật như nêu trên th́ ta mới có thể từ tốn và cố t́nh thôi thúc nó triển khai nơi một cá nhân đi trước ḍng tiến hóa b́nh thường. Đó là v́ nội môn bí giáo trong tôn giáo không phải là một giáo huấn mà là một tŕnh độ tâm thức; nó không phải là sự huấn luyện mà là sinh hoạt. V́ thế cho nên nhiều người mới phàn nàn rằng sao nó mơ hồ và khó tóm bắt như vậy; nó vốn thế đối với những kẻ nào chưa trải nghiệm v́ tâm thức chỉ biết được những ǵ mà ḿnh đă trải nghiệm.
Người ta có thể giảng dạy các pháp môn bí truyền nhưng các pháp môn ấy sẽ dẫn đến tri thức bí truyền khi người ta noi theo và sinh hoạt thành công, và mỗi người phải tự đạt được điều đó. Người ta có thể trợ giúp bằng cách dẹp bỏ những chướng ngại che khuất tầm nh́n, nhưng con người chỉ có thể nh́n thấy bằng chính đôi mắt của ḿnh.
Ư NGHĨA CHỦ YẾU
Thông Thiên Học là tri thức trực tiếp về Thượng Đế; việc
theo đuổi điều này chính là Thần bí học hoặc Nội môn Bí giáo chung cho mọi
tôn giáo mà Thông Thiên Học tŕnh bày dưới dạng khoa học, chẳng hạn như
trong Ấn giáo, Phật giáo, Ki Tô giáo của Công giáo La Mă và phái Sufi. Cũng
như các tôn giáo này, Thông Thiên Học dạy ta theo một cách hoàn toàn minh
bạch và xác định về những pháp môn để đạt được tri thức trực tiếp bằng cách
khai mở tâm thức linh thiêng và phát triển các cơ quan giúp cho tâm thức ấy
có thể hoạt động trên cơi trần – một lần nữa, đó là
các pháp môn tham thiền và
giới luật.
V́ thế cho nên nó cũng giống như Khoa học về Chơn ngă (Atma-vidyā), Khoa học về Đấng Vĩnh hằng (Brahma-vidyā) vốn là cốt lơi của Ấn giáo; nó cũng là “Tri thức về Thiên Chúa vốn là Sự Sống Đời Đời”, đây là Tinh hoa của Ki Tô giáo. Nó không phải là một điều ǵ mới mẻ mà vốn có nơi mọi tôn giáo; v́ thế cho nên ta thấy nhà Đông phương học lỗi lạc đă quá cố Max Mϋller có viết một công tŕnh nổi tiếng về Thông Thiên Học tức Tôn giáo Tâm lư.
Ư NGHĨA THỨ YẾU
Thông Thiên Học theo ư nghĩa thứ yếu – ư nghĩa nêu trên là ư nghĩa chủ yếu – là một tập hợp giáo lư thu được bằng cách rút ra những tín ngưỡng chung cho mọi tôn giáo, tách rời khỏi những điều đặc thù, đặc biệt, những nghi thức, nghi lễ và tập tục phân biệt tôn giáo này với tôn giáo kia. Nó tŕnh bày những sự thật chung này là sự nhất trí về tín ngưỡng trên thế giới, toàn thể tín ngưỡng ấy tạo thành Tôn giáo Minh triết tức Tôn giáo Đại đồng Thế giới, là cội nguồn khai sinh ra mọi tôn giáo riêng biệt, là cái thân của Cây hằng sống mà các tôn giáo đều mọc nhánh ra từ đó.
Thuật ngữ Thông Thiên Học mà ta vừa nêu là tiếng Hi Lạp mà Ammonius Saccas, là người đầu tiên sử dụng vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, và từ đó trở đi trong lịch sử tôn giáo phương Tây, nó biểu thị chẳng những là Thần bí học mà c̣n là một hệ thống chiết trung vốn chấp nhận sự thật ở bất cứ nơi đâu mà nó t́m thấy không màng tới h́nh thức bên ngoài.
Nó xuất hiện dưới dạng hiện nay ở Châu Mỹ và Châu Âu vào năm 1875, vào lúc mà Thần thoại học Đối chiếu được dùng làm một vũ khí hữu hiệu để chống lại Ki Tô giáo, và nhờ biến đổi ḿnh thành ra Tôn giáo Đối chiếu, nó đă xây dựng các công tŕnh khảo cứu và khám phá của những nhà khảo cổ học và nhà sưu tầm đồ cổ trở nên các thành lũy để bảo vệ cho những người thân hữu với tôn giáo thay v́ bỏ những người đó để làm các tên lửa tấn công vào kẻ thù.
THẦN THOẠI HỌC ĐỐI CHIẾU
Việc khai quật các thành phố đă có từ xưa, việc mở cửa những ngôi mộ cổ, việc phiên dịch những bản thảo thời xưa của các tôn giáo đă thất truyền lẫn tôn giáo c̣n thịnh hành, đă chứng minh được sự thật là mọi tôn giáo lớn đă và đang tồn tại đều giống nhau về những đặc điểm nổi bật nhất. Giáo lư chủ yếu của chúng, đường lối đạo đức của chúng, những chuyện kể xung quanh vị giáo chủ, các biểu tượng, các nghi thức của chúng đều gần giống như nhau. Sự thật này không thể chối bỏ đi v́ chúng được khắc ở những đền thờ cổ, được viết trong những quyển sách cổ và người ta càng khảo cứu th́ bằng chứng lại càng rơ rệt hơn.
Ngay cả trong những bộ lạc dă man thoái hóa nhất cũng phát hiện được những dấu vết về các giáo lư tương tự, các truyền thuyết về sự thật linh thiêng bị che giấu bởi sự thô thiển của vật linh luận (animism) và bái vật luận (fetishism). Làm sao giải thích được những sự giống nhau như vậy? Chúng có ảnh hưởng như thế nào tới Ki Tô giáo?
Thế là câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra” của Khoa học chính là “thuyết Tiến hóa” và người ta không thể tŕ hoăn thêm nữa trong việc giải đáp những thắc mắc này. Tôn giáo đă tiến hóa, từ sự dốt nát u mê của những người dă man thời sơ khai, họ nhân cách hóa những quyền năng Thiên nhiên mà họ e sợ, đă triển khai ra những tôn giáo gợi hứng và những triết lư rực rỡ đă làm say mê loài người và khai hóa cho nhân loại.
Những thầy mo trong đám người dă man đă được tôn vinh thành các Giáo chủ tôn giáo, giáo huấn của các vị Thánh và Đạo sư là sự gạn lọc những lời khó hiểu trong cơn cuồng thần kinh của những người mơ mộng đang một phần nào bị động kinh; tổng hợp các lực thiên nhiên – sự tổng hợp do trí năng sắc xảo của những người thực hiện – đă đượm màu xúc cảm để biến thành Thượng Đế. Đó là lời giải đáp của Thần thoại học Đối chiếu đứng trước những thắc mắc băn khoăn của thiện nam tín nữ thấy ngôi nhà tín ngưỡng của ḿnh sụp đổ tan tành, bỏ mặc họ phơi thân ra trước ngọn gió lạnh lùng của sự nghi ngờ.
Đồng thời tính bất tử cũng bị đe dọa và mặc dù trực giác th́ thào: “Không phải tất cả bản ngă đều chết đâu”, nhưng sinh lư học vẫn lấn lướt được tâm lư học và đang chứng tỏ rằng bộ óc sáng tạo ra tư tưởng – cái tư tưởng đă do bộ óc sinh ra th́ ắt phải tăng trưởng theo nó, bệnh tật theo nó, hư hoại theo nó, vậy th́ rốt cuộc lẽ nào lại không chết theo nó.
Thuyết bất khả tri phát triển và thịnh hành, con người liệu biết được cái ǵ, liệu có thể khám phá được cái ǵ vượt ngoài các giác quan của ḿnh, vượt ngoài điều mà trí năng có thể lĩnh hội được? Đó là t́nh trạng tư duy của giới có giáo dục trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ 19. Thế hệ trẻ hơn khó ḷng có thể thực chứng được cái giai đoạn thật sự “lu mờ đức tin” ấy.
TÔN GIÁO ĐỐI CHIẾU
Thông Thiên Học đột nhiên xuất hiện ở Âu châu, khẳng định thuyết Ngộ đạo (Gnosis) chống lại thuyết Bất khả tri, Tôn giáo Đối chiếu chống lại Thần thoại học Đối chiếu. Nó tuyên bố rằng con người chưa dùng hết khả năng của ḿnh qua việc sử dụng các giác quan và trí năng, đó là v́ vượt ngoài những quan năng này c̣n có trực giác và có sự chứng kiến chắc chắn của Tinh thần; sự tồn tại của những quan năng này là một sự thật có thể chứng minh được; chứng cớ về tâm thức linh thiêng cũng không thể nghi ngờ chẳng khác nào chứng cớ của trí thức và cảm thức.
Nó thừa nhận rằng mọi sự kiện do các nhà khảo cổ học và nhà sưu tầm đồ cổ phát hiện được là đúng, nhưng nó đoan chắc rằng các sự kiện ấy có thể được giải thích khác hẳn so với cách giải thích của những kẻ thù địch với tôn giáo. Và trong khi sự thật vẫn là sự thật th́ cách giải thích chỉ là một giả thuyết thôi.
Để chống lại giả thuyết này, nó đưa ra một cách giải thích khác về sự kiện ấy: đó là cộng đồng các giáo huấn tôn giáo, đạo đức, chuyện kể, biểu tượng, nghi thức và ngay cả vết tích của chúng trong đám người dă man đều bắt nguồn nơi việc mọi tôn giáo đều thoát thai từ một trung tâm chung, từ một Hội đoàn Huynh đệ những Người Thiêng liêng; Hội đoàn này biệt biệt phái một trong các thành viên của ḿnh thỉnh thoảng giáng trần để lập nên một tôn giáo mới, bao hàm cũng những sự thật cốt yếu như các tôn giáo trước đó, nhưng thay đổi về h́nh thức tùy theo nhu cầu của thời đại và tùy theo năng lực của dân tộc tiếp nhận vị Thiên sứ ấy.
Rơ ràng là cả hai giả thuyết đều giải thích được sự kiện mà mọi người công nhận. Vậy th́ làm sao quyết định giữa đôi đàng? Thông Thiên Học viện dẫn tới lịch sử: Nó nêu rơ rằng thời đại hoàng kim của mỗi tôn giáo đều là thời kỳ đầu, giáo huấn của vị Thiên sứ chẳng bao giờ được cải tiến bởi các tín đồ sau này trong khi nếu tôn giáo là do tiến hóa mà ra th́ “con hơn cha là nhà có phúc” mới đúng chứ; người Ấn Độ đều dựa vào Áo nghĩa thư [kho tài liệu xưa nhất của họ là một phần của bộ kinh Phệ đà], tín đồ Bái Hỏa giáo dựa vào giáo huấn của giáo chủ, Phật tử dựa vào lời thuyết pháp của Phật, tín đồ Do Thái giáo dựa vào lời của thánh Moses và các vị Đạo sư khác, tín đồ Ki Tô giáo, Hồi giáo cũng đều dựa vào lời giảng của bậc Đạo sư của ḿnh.
Kho tài liệu tôn giáo sau này bao gồm những b́nh luận, tham luận, lập luận, chẳng phải là một đường hướng mới mang tính linh hứng nhiều hơn nguyên tác. Sự linh hứng sau này chỉ được t́m thấy qua lời giảng của bậc Giáo chủ và qua giáo huấn của những Tông đồ chân truyền.
Đức Bàn Cổ, Vyāsa, Zarathustra, Đức Phật, Đấng Ki Tô – các Đấng này đều vượt cao hơn hẳn loài người và xứng đáng được loài người yêu thương và sùng kính từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Có nhiều Thiên sứ và thông điệp của họ chính là các tôn giáo. Thông Thiên Học nêu rơ tất cả những điều này chứng tỏ rằng giả thuyết của ḿnh là lời giải thích chân thực về những sự kiện ấy chứ không c̣n là một giả thuyết nữa. Thật vậy, đó chẳng qua là một sự thật được lịch sử xác nhận. Đối chọi lại đoàn ngũ rực rỡ các Thiên sứ này với những thông điệp của các ngài, Thần thoại học Đối chiếu không thể t́m ra trong lịch sử có một tôn giáo nào chứng tỏ rằng ḿnh tiến hóa từ mức dă man lên tới mức có tính linh và có triết lư; vậy là giả thuyết của nó đă bị lịch sử bác bỏ.
Ngày nay quan điểm của Thông Thiên Học đă được chấp nhận rộng răi đến mức người ta không thể nhận thức được tại sao cái thuyết đối lập với nó lại có thời đắc thắng như thế. Khi Thông Thiên Học lại nhập vào diễn trường tư tưởng thế giới năm 1875, th́ nó cưỡi trên lưng con ngựa mới là Hội Thông Thiên Học. Nhưng bất cứ ai có thể nhận ra được cái t́nh huống đang tồn tại lúc bấy giờ th́ phải lần dỡ kho tài liệu Thần thoại học Đối chiếu được xuất bản trong thời kỳ trước, từ những tác phẩm đồ sộ của Dulaure và Dupuis [Bàn về Tục thờ cùng dương vật và tục thờ cúng mặt trời], qua tới tác phẩm Anacalypsis của Higgins, rồi tới những tác phẩm của Hargrave Jennings, Forlong và cả chục những người khác đều nói một cách quả quyết khiến cho bạn đọc tin rằng những phát biểu của họ là dựa vào sự thật mà không một người có giáo dục nào chối căi được.
Những người nào đắm ch́m vào cái mê lộ bàn ra tán vào ấy thời niên thiếu, những người đă lạc lỏng trong các con đường ngoằn ngoèo bất tận để thấy đức tin của ḿnh bị ngấu nghiến bởi Ngưu ma vương của Thần thoại học Đối chiếu, chính những người ấy mới biết – và chỉ có họ mới biết được hết, sự thở phào nhẹ nhỏm khi cái sợi chỉ đỏ mới mẻ - bà Helena Petrovna Blavatsky đă từng bị hiểu lầm và chịu nhiều ác ư – đă mang lại cho họ được một manh mối, dẫn dắt họ đi qua những mê lộ của mê cung ấy, đă trang bị cho họ thanh gươm “Giáo Lư Bí Truyền” [Tác phẩm đồ sộ của bà Blavatsky xuất bản năm 1889] để giết chết con quái vật ấy.
Nhân tiện xin nói, ta cũng nên lưu ư rằng Ki Tô giáo cổ điển – vốn tin rằng cả loài người đều bắt nguồn từ Adam mới được sáng tạo ra năm 4004 trước Công nguyên – đă bảo tồn truyền thuyết về một điều khải huyền sơ khai được ban cho Adam và được hậu duệ của ông đem đi khắp mọi nơi trên thế giới; con người vốn kế thừa nguyên tội của cha ông đă làm bại hoại điều khải huyền này, nhưng vết tích của nó vẫn c̣n thấy nơi những hạt giống sự thật ẩn tàng trong những lớp vỏ trấu của tôn giáo “ngoại đạo”. Mặc dù có mầm mống sự thật nhưng quan điểm này lại hoàn toàn nghe không lọt tai đối với những người có giáo dục, họ biết rằng loài người đă tồn tại ít ra là cả trăm ngàn năm chứ không phải một thời khoảng là 6 ngàn năm.
SỰ THỐNG NHẤT CỦA CÁC TÔN GIÁO
Hệ quả của toàn thể lập trường nêu trên là: sự thật là cộng đồng tín ngưỡng tôn giáo ấy lại có tính phá hoại đối với bất kỳ tôn giáo nào tự cho ḿnh một địa vị cô lập độc nhất v́ ở vào địa vị đó th́ nó chỉ bị mọi phía đả kích, và lời rêu rao của nó sẽ dễ dàng bị bác bỏ. Nhưng cũng chính sự thật ấy lại mang tính bảo vệ khi mọi tôn giáo biết sát cánh với nhau khi họ xuất hiện là một Hội đoàn Huynh đệ, là những đứa con của một tổ tiên chung duy nhất tức Minh triết Thiêng Liêng.
Quan điểm này trở nên thỏa đáng hơn nếu ta lưu ư rằng mỗi tôn giáo đều có những nốt đặc biệt của riêng ḿnh, đều có đóng góp đặc biệt của riêng ḿnh cho lực lượng hoạt động v́ sự tiến hóa của con người. Khi ta thấy ngoài những điều tưởng tượng ra, chúng c̣n có những điều khác nhau th́ ta cảm thấy rằng chúng đang tiết lộ một thiên cơ để giáo dục cho con người, cũng như ta khi nghe một hợp âm hùng tráng th́ ta cảm thấy rằng một bậc nhạc sư đă phối hợp được các nốt nhạc v́ am tường được giá trị của mỗi nốt nhạc ấy.
Ấn Độ giáo tuyên bố trong vạn vật đều có một Sự Sống Bản Thể Nhất Như Nội Tại, v́ thế cho nên vạn vật đều liên đới với nhau, đều có bổn phận đối với nhau, được tôn vinh qua một thuật ngữ không thể dịch được là Dharma [Dharma có thể dịch là tôn giáo, bổn phận, nghĩa vụ và c̣n nhiều hơn thế nữa. Nó biểu thị toàn thể quá tŕnh tiến bộ của con người, tất cả những ǵ đă khiến cho y hiện nay là như thế và những bước sắp tới mà y phải thực hiện để bảo đảm cho sự tiến hóa nhiều thêm nữa của ḿnh sẽ ít bị tŕ hoăn và gặp khó khăn hơn hết].
Bái Hỏa giáo trổi lên nốt nhạc về sự thanh khiết – thanh khiết về môi trường, về thể xác, về tâm trí.
Do Thái giáo trổi lên nốt nhạc Công chính.
Ai Cập giáo biến Khoa học thành lời quyền lực của ḿnh.
Phật giáo khẳng định Chánh kiến.
Hi Lạp làm toát ra vẻ Mỹ lệ.
La Mă tuyên cáo về Luật lệ.
Ki Tô giáo giảng dạy về giá trị của Cá tính và đề cao sự Xả thân.
Hồi giáo trổi lên nốt nhạc về sự Đơn nhất của Thượng Đế.
Chắc chắn mỗi tôn giáo đều làm cho thế giới phong phú hơn và ta không thể bỏ qua một viên ngọc nào ta khỏi cái vương miện tôn giáo thế giới.
Do đó ta có được một viễn ảnh trung thực về vẻ đẹp đa dạng và giá trị tâm linh của sự đa dạng ấy; tâm trí ta mới nảy nở cái ư thức thực tại về T́nh Huynh đệ Đại đồng lớn lao cùng với việc nó hoạt động để dẫn dắt sự tiến hóa tâm linh. Một sự đơn nhất sâu sắc như thế, một sự đa dạng kỳ diệu và đầy hiệu quả như thế không chỉ là t́nh cờ, chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp mà phải là thành quả của một thiên cơ đă được cố t́nh chọn theo và dũng mănh thực hiện.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V́ hệ tư tưởng của Thông Thiên Học là một sự tổng hợp chân lư bao la và bao quát tất cả khi bàn về Thượng Đế, Vũ Trụ và Con Người cùng với mối tương quan của các thực thể này, cho nên ta cần chia việc tŕnh bày nó ra thành bốn đề mục, tương ứng với một quan điểm hiển nhiên là rất hợp lư về Con Người. Ta có thể coi Con Người có một thể xác, một bản chất xúc cảm và trí năng và một Tinh thần vĩnh hằng hoạt động thông qua ba yếu tố này để biểu lộ nơi cơi hữu hoại. Ta có thể gọi ba bộ môn này của bản chất con người tương ứng với các hoạt động lớn của y là: Khoa học, Luân lư và Thẩm mỹ, Triết học.
1.- Nhờ vào các giác quan, Con người quan sát được những hiện tượng xung quanh ḿnh, làm thí nghiệm để kiểm chứng lại các quan sát ấy; nhờ có trí óc y ghi nhận và sắp xếp các quan sát của ḿnh, diễn dịch, nêu giả thuyết, trắc nghiệm lại các giả thuyết bằng cách nghĩ ra những thí nghiệm quyết định để đạt được sự hiểu biết về Thiên nhiên, thông hiểu các định luật thiên nhiên: thế là y dựng nên các Khoa học, là thành quả rực rỡ của việc con người đă sử dụng một cách thông minh các giác quan trong thể xác trên cơi hồng trần. Chúng ta phải nghiên cứu Thông Thiên Học với vai tṛ là KHOA HỌC.
2.- Bản chất xúc cảm của con người cho thấy ta có xúc cảm và ham muốn – những xúc cảm này là do ta tiếp xúc với ngoại giới, sự tiếp xúc này mang lại khoái lạc hoặc đau khổ; khoái lạc hoặc đau khổ tạo cho ta ham muốn – muốn kinh nghiệm trở lại sự khoái lạc và muốn tránh đau khổ tiếp diễn. Khi ta bàn tới đề tài này ta ắt thấy rằng cái ḷng khao khát Hạnh phúc vốn thâm căn cố đế nơi mọi chúng hữu t́nh để cuối cùng thúc đẩy y phải sống hài ḥa với thiên luật nghĩa là làm Lành lánh Dữ. Chánh Nghiệp là biểu hiện của sự hài ḥa này trong cuộc sống, trong tương quan của ta với những người khác và trong việc xây dựng bản thân (Đạo đức) cùng sự biểu hiện hài ḥa này nơi vật chất ắt tạo ra H́nh tướng Đúng đắn tức sự Mỹ lệ (Nghệ thuật). Ta phải nghiên cứu Thông Thiên Học với vai tṛ là ĐẠO ĐỨC – NGHỆ THUẬT.
3.- Trí năng của con người đ̣i hỏi rằng môi trường xung quanh của y cả về sự sống lẫn vật chất đều phải dễ hiểu; nó yêu cầu phải có trật tự, hợp lư, có thể giải thích được. Nó không thể sống trong t́nh trạng hỗn mang mà không cảm thấy đau khổ; nếu nó muốn sống b́nh yên th́ nó phải biết và phải hiểu. Chúng ta phải nghiên cứu Thông Thiên Học với vai tṛ là TRIẾT HỌC.
4.- Nhưng cả ba địa hạt này (Khoa học, Đạo đức - Nghệ thuật, Triết học) vẫn không hoàn toàn thỏa măn được bản chất của ta. Ư thức tôn giáo vẫn kiên tŕ thôi thúc trong mọi quốc gia, mọi vùng khí hậu, mọi thời đại. Nó không chịu nằm yên và nếu bị từ chối không cho có bánh ḿ Chân lư th́ nó đành nhấm nháp những lớp vỏ trấu mê tín dị đoan. Tinh thần vốn là Chơn nhơn ắt không ngừng mưu t́m Tinh thần Vũ trụ vốn là Thượng Đế và những lời giải đáp của Thượng Đế - chỉ một phần thôi nhưng hứa hẹn c̣n nhiều nữa – chính là các tôn giáo. Ta phải nghiên cứu Thông Thiên Học với vai tṛ là TÔN GIÁO.
Ta có thể tŕnh bày mọi giáo huấn Thông Thiên Học quan trọng nhất cho sinh hoạt và hạnh kiểm của con người dưới bốn đề mục nêu trên. C̣n có một vài chỉ dẫn về việc áp dụng thực tiễn những đề mục ấy vào các vấn đề xă hội và chỉ một phát biểu thôi – bởi v́ trong khuôn khổ hạn hẹp của tập sách nhỏ này th́ ta không thể làm được ǵ hơn nữa – về những viễn cảnh rộng lớn hơn đối với quá khứ và tương lai mà Thông Thiên Học mở ra cho ta.
Mọi sự phân chia nhằm t́m cách chia chẻ cái Tinh thần thực ra vốn không chia được – điểm linh quang của Lửa Vũ trụ - đều không thỏa đáng và có khuynh hướng làm cho ta mờ mắt đi trước cái sự đơn nhất tâm thức vốn là Chơn ngă của ta. Các giác quan, xúc động, trí năng chẳng qua chỉ là những mặt nhỏ của một viên kim cương duy nhất, những phiến diện của một Tinh thần duy nhất. Sự sống tâm linh, Tôn giáo, phải là tổng hợp của Khoa học, Đạo đức - Nghệ thuật và Triết học; đó chẳng qua chỉ là những phương diện của Tôn giáo. Tôn giáo vốn thấm nhuần mọi công tŕnh nghiên cứu, cũng như Tinh thần thấm nhuần mọi h́nh tướng.
Chơn ngă vốn nhất như chứ không đa diện mặc dù sự sống tràn ngập tất cả của nó biểu hiện qua nhiều đường lối khác nhau. V́ vậy mặc dù tôi phân chia đề tài của ḿnh ra thành nhiều phần để cho được rơ ràng, nhưng tôi xin bạn đọc nhớ cho rằng sự phân loại ấy chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh; có nhiều cách phân loại trong khi tâm thức chỉ có một; và trong khi ta có thể tránh việc làm cho người khác lẫn lộn để sự giải thích được minh bạch hơn th́ ta cũng nên luôn luôn nhớ rằng ta cũng phải tránh việc phân chia bản thể.
TIẾT I
THÔNG THIÊN HỌC VỚI VAI TR̉ LÀ
KHOA HỌC
Theo cách nghiên cứu thời xưa th́ người ta phát biểu những điều phổ quát rồi từ đó mới dẫn xuống những điều đặc thù và đây vẫn c̣n là phương thức tốt nhất cho các môn sinh nghiêm túc có óc triết học. Theo phương pháp hiện đại th́ người ta bắt đầu từ những điều đặc thù rồi từ đó leo lên tới những điều phổ quát; bởi v́ đây là con đường dễ đi hơn đối với bạn đọc thời nay khi y chưa quyết tâm nghiêm chỉnh nghiên cứu một đề tài v́ con đường ấy dành phần khó khăn nhất cho khúc sau. Bởi tập sách nhỏ này có mục đích dành cho bạn đọc phổ thông cho nên tôi chọn theo phương pháp mới.
Thông Thiên Học chấp nhận phương pháp của Khoa học; quan sát, thí nghiệm, sắp xếp những sự kiện được nhận biết để diễn dịch, nêu giả thuyết, suy luận, kiểm chứng, khẳng định sự thật đă được phát hiện – nhưng Thông Thiên Học đă gia tăng địa hạt của nó lên rất nhiều. Thông Thiên Học thấy toàn thể sự tồn tại chỉ bao gồm hai yếu tố: Sự Sống và H́nh Tướng, có một số người gọi đó là Tinh Thần và Vật Chất, những người khác gọi là Thời Gian và Không Gian, v́ Tinh Thần là sự vận động của Thượng Đế c̣n Vật Chất là sự đứng im của ngài; cả hai đều hiệp nhất nơi ngài. V́ Cội nguồn Tinh thần là Sự Sống của Thượng Đế, c̣n Cội nguồn Vật chất là chất ether vũ trụ, cho nên đó là hai khía cạnh của Đấng Vĩnh hằng Nhất như xét theo Không gian và Thời gian [Xem Tiết III].
Trong khi khoa học b́nh thường hạn chế Vật chất vào địa hạt nắm bắt được th́ Khoa học của Thông Thiên Học mở rộng vật chất qua nhiều cấp mà các giác quan cơi hồng trần không nắm bắt được nhưng các giác quan siêu hồng trần vẫn nắm bắt được. Thông Thiên Học nhận thấy rằng muốn biết về vũ trụ vật lư th́ phải có một thể xác sao cho một vài bộ phận của thể xác ấy đă tiến hóa thành những giác quan: mắt, tai v.v. . . nhờ đó người ta mới nhận thức được những sự vật ở bên ngoài; c̣n một số bộ phận khác đă tiến hóa thành các cơ quan hành động: tay, chân v.v. . . nhờ đó người ta mới tiếp xúc được với các sự vật bên ngoài.
Thông Thiên Học thấy rằng trong quá khứ, sự tiến hóa trên cơi trần đă được thực hiện do sự sống cố gắng vận dụng các quyền năng mới sinh ra của ḿnh và sự phấn đấu để vận dụng một quan năng mới sinh ra ấy đă dần dần uốn nắn vật chất thành một cơ quan giúp cho quan năng ấy có thể được vận dụng mỹ măn hơn.
Xin đảo ngược lại phát biểu của Bϋchner: Chúng ta không bước đi v́ chúng ta có chân mà chúng ta có chân v́ chúng ta muốn vận động. Ta có thể truy nguyên sự phát triển đôi chân ấy từ những giả túc của con a míp; nhờ phát triển việc thường xuyên cḥi ra khỏi cơ thể nó đă tiến lên tới mức đôi chân của con người, và tất cả đều dần dần được tạo lập do do sinh vật ấy cố gắng vận động. W. K. Clifford có nói như sau về loài ḅ sát khổng lồ thuộc thời quá khứ: “Một số con muốn bay và chúng trở thành loài chim” (dực long). “Ư chí muốn sống” – nghĩa là ham muốn, suy nghĩ và hành động - ẩn sau mọi cơ tiến hóa.
Người Thông Thiên Học đưa nguyên lư ấy lên tới tận những cơi cao hơn (giả sử rằng nó có tồn tại); và nếu tâm thức muốn biết bất kỳ cơi nào khác [Tôi dùng từ “cơi” để biểu thị toàn thể phạm vi vật chất thuộc về một loại h́nh xác định, nghĩa là được kiến tạo bằng cùng một loại nguyên tử. Xem thêm mục “Nguyên tử” ở Tiết VI. Trong một cơi có thể có nhiều thế giới chẳng hạn như thế giới thiên đường thuộc cơi trí tuệ. Thuật ngữ b́nh diện được dùng theo nghĩa này, nhưng xét v́ thiên hạ không dễ dàng lĩnh hội được ư nghĩa của nó cho nên ta dùng từ cơi] hơn cơi trần, th́ nó phải có một cơ thể làm bằng vật chất thuộc về cơi mà nó muốn khảo cứu và cơ thể ấy phải có các giác quan được phát triển cũng bởi cái ḷng ham muốn nh́n thấy, nghe thấy v.v. . . của Sự Sống bản thể. Việc có những cơi khác và những cơ thể khác giúp ta biết được những cơi khác không c̣n là một điều khó tin nữa so với việc có một cơi trần và việc có những thể xác giúp ta biết được cơi trần. Huyền bí gia – người nghiên cứu về cách thức hoạt động của Trí Thượng Đế trong Thiên nhiên – khẳng định rằng có những cơi như thế, ḿnh có những cơ thể như thế và biết cách sử dụng chúng.
Những phát biểu sau đây – trừ một ngoại lệ mà chúng tôi sẽ lưu ư vào đúng lúc – đều được nêu ra do thành quả nghiên cứu của tác giả và các Huyền bí gia khác tiến hành trên cơi ấy bằng cách sử dụng những cơ thể như nêu trên. Tất cả chúng tôi đều tiếp nhận sự phác họa của các thành viên tiến hóa cao hơn trong nhân loại và từng bước đă chứng minh rằng nó đúng sự thật rồi dùng chính những công tŕnh nghiên cứu của ḿnh để lấp đầy nhiều khoảng trống trong tri thức ấy. V́ vậy chúng tôi cảm thấy rằng dựa vào kinh nghiệm trực tiếp của bản thân – trải qua một thời kỳ 23 năm trong trường hợp này và 25 năm trong trường hợp kia – ḿnh có quyền xác nhận rằng việc nghiên cứu cơi siêu hồng trần là có thể thực hiện được và việc ấy cũng đáng tin cậy như việc nghiên cứu cơi hồng trần v́ được tiến hành bằng những phương thức giống nhau; các nhà nghiên cứu đều có thể mắc sai lầm ở cả cơi hồng trần lẫn cơi siêu hồng trần và v́ lư do tương tự nếu có mắc sai lầm th́ cần nghiên cứu rốt ráo hơn chứ không v́ thế mà bỏ dỡ gián đoạn.
MỘT BẢNG NHỮNG TƯƠNG ỨNG
Bảng sau đây tŕnh bày một quan niệm về các cơi liên quan tới và bao trùm trái đất của ta, bao gồm những cơ thể được dùng để khảo cứu các cơi và những trạng thái tâm thức mà chủ nhân ông của các cơ thể tức Chơn nhơn biểu lộ thông qua đó. Con người Vĩnh hằng, một mảnh nhỏ của Sự Sống Thượng Đế, được gọi là “Chơn thần”, “Đấng Nhất Như” [Kể cả những điều nói sau này về Chơn thần th́ đây là một phát biểu mà trên kia chúng tôi có lưu ư rằng bản thân người viết chưa kinh nghiệm được qua sự quan sát của chính ḿnh. Chơn ngă cao siêu nhất này chỉ biểu lộ cho ta trong những dịp hiếm hoi dưới dạng một luồng ánh sáng chói ḷa ào ạt tuôn xuống; xét về bản chất riêng ở trên cơi riêng th́ Chơn thần vượt ngoài tầm nh́n thấy của bất cứ người nào trong chúng tôi. Thế nhưng điều mà chúng ta gọi là Sự Sống bản thể của ḿnh chính là của Chơn thần, v́ Chơn thần là Chơn ngă cao nhất nơi mỗi chúng ta, là “Thượng Đế ẩn tàng” mà người Ai cập thường nói tới]. Chơn thần chính là Con Thượng Đế, được tạo ra theo h́nh ảnh của Ngài và biểu hiện sinh hoạt qua ba phương thức: khía cạnh Ư chí, khía cạnh Minh triết và khía cạnh Hoạt động Sáng tạo. Chơn thần sống trên cơi riêng của ḿnh, là một đốm Lửa trong Lửa Thiêng liêng (điểm linh quang) và phóng xuống một tia, một ḍng sự sống của ḿnh để thể hiện qua năm cơi biểu lộ.
Tia này chiếm lấy một nguyên tử vật chất của mỗi một trong ba cơi cao để xuất hiện trên cương vị là Tinh thần con người, mô phỏng lại ba khía cạnh của Chơn thần là Ư chí, Minh triết và Hoạt động Sáng tạo. Vào một giai đoạn tiến hóa nào đó, Tinh thần con người này được tiết lộ dưới dạng Chơn ngă con người, tức Biệt lập Ngă tính, nó khởi sự cuộc hành hương dài mà mới đầu chỉ là một chủng tử sự sống nhưng không bao giờ mất đi cá tính ấy; khi trải qua cuộc hành tŕnh dài dằng dặc nó bộc lộ ra mọi quyền năng của Chơn thần vốn nằm ẩn tàng bên trong nó, giống như cái cây ẩn tàng bên trong hạt giống.
Khi nó chinh phục được cơi vật chất th́ Chơn thần là Thủy tổ của nó bèn tuôn xuống thêm cho nó sự sống và rút ra được từ nó càng ngày càng nhiều tri thức về những cơi mà nó sinh hoạt trong đó. Nhưng trải nghiệm trong ba cơi biểu lộ cao nhất không đủ để có được sự toàn tri và toàn năng trong Thái dương hệ; c̣n hai cơi thấp hơn và tiến tŕnh ch́m xuống vật chất lại tiếp tục.
Tinh thần củng cố cho công tŕnh của ḿnh bằng cách chiếm lấy một phân tử vật chất thô trược của cơi thấp nhất mà ḿnh đă nhập vào cho đến nay rồi liên kết vào đó một nguyên tử thuộc vật chất của cơi biểu lộ thứ tư và một nguyên tử của cơi thứ năm là cơi thấp nhất, tức cơi hồng trần. Nó phải có những cơ thể được tạo ra xung quanh các hạt vật chất đă bị chiếm hữu thường xuyên này, có như thế th́ nó mới có thể hiểu biết và hoạt động được trên năm cơi biểu lộ.
Ta thấy rằng các cơ thể thấp của y (hợp thành cái gọi là Phàm ngă) bị vứt bỏ vào lúc và sau lúc mà ta gọi là chết và lại được đổi mới trong mỗi kiếp nối tiếp. Trong khi đó cơ thể cao hơn tạo thành Chơn ngă của y vẫn c̣n sống sót trải qua cuộc hành hương dài dằng dặc – đây là một sự kiện quan trọng v́ nó ảnh hưởng tới khả năng nhớ được quá khứ. Những sự kiện nêu trên được lập thành bảng biểu như sau:
CÁC CƠI |
CÁC THỰC THỂ |
CÁC TRẠNG THÁI TÂM THỨC |
CÁC THỂ |
|||
Vô hiện |
1 |
Thiêng liêng |
Adi |
Thượng Đế |
Ba Ngôi Thiêng liêng (1) |
|
2 |
Chơn thần |
Anupādaka |
Chơn thần Con người |
Ba Ngôi Chơn thần (2) Ư chí, Minh triết, Hoạt động |
|
|
3 |
Tinh thần |
Atmā |
Con người là [A] |
Tinh thần, biệt lập ngă tính thành Ư chí |
Nguyên tử |
|
4 |
Trực giác |
Buddhi |
Tinh thần, biệt lập ngă tính thành Trực giác |
Trực giác |
||
Biểu hiện |
5 |
Thượng trí |
Manas |
Tinh thần, biệt lập ngă tính thành Trí tuệ |
Thể Nguyên nhân |
|
5 |
Hạ trí |
Manas |
Con người có [B] |
Tâm trí |
Hạ trí |
|
6 |
Dục vọng |
|
Dục vọng và Xúc động |
Thể Vía |
||
7 |
Hồng trần |
Sthula |
Sinh lực (3) |
Thể Xác |
[A] = một Chơn thần bất tử [B] một Phàm ngă hữu hoại
[Môn sinh có thể thấy các thuật ngữ tiếng Bắc phạn là hữu ích v́ chúng đă được dùng nhiều trong kho tài liệu Thông Thiên Học và phần nêu trên là phần tương đương bằng tiếng Anh của chính tôi. 1. Adi; 2. Anupādaka; 3. Atmā tức Niết Bàn; 4. Buddhi; 5. Manas (tính từ là manasic); 6. Kāma; 7. Sthula. Thay v́ dùng Adi th́ Phật tử dùng Mahāparanirvāna (Đại Bát Niết Bàn) và thay v́ dùng Anupādaka th́ Phật tử dùng Paranirvāna (Bát Niết Bàn).
(1) Tam vị nhất thể của các tôn giáo, Ba Ngôi trong Ki Tô giáo. Khi được biểu lộ trong một Thái dương hệ và được quan sát từ bên dưới th́ các Ngôi xuất hiện thành ba do có chức năng khác nhau. Trọn cả Thái dương hệ có thể gọi là Cơ thể của Thượng Đế và Mặt trời là Thể xác của Ngài, nhưng chúng chỉ thể hiện một mảnh vụn của Ngài thôi.
(2) Con người được “thực hiện theo h́nh ảnh của Thượng Đế”. Các Ngôi của Ngài là Ư chí, Minh triết và Hoạt động tức Quyền năng, Tri thức Bác ái và tính Sáng tạo được thể hiện mô phỏng lại nơi bản thân y là Ư chí, Trực giác và Trí tuệ.
(3) Bảy cái được đặt tên từ dưới lên trên là: chất đặc, chất lỏng, chất hơi, chất dĩ thái, chất siêu dĩ thái, chất hạ nguyên tử và chất nguyên tử.
[V́ sinh lực biểu lộ thành hai dạng chính nơi thể xác cho nên chức năng của thể xác cũng chia làm hai: Sinh lực Cấp Năng lượng hoạt động thông qua bộ phận tinh vi mà ta gọi là thể Phách bao gồm bốn chất dĩ thái hồng trần; c̣n Sinh lực Tự động sử dụng bộ phận thô trược bao gồm các chất đặc, chất lỏng và chất hơi. Bảy bộ phận của vật chất cơi hồng trần tạo thành cơi hồng trần].
Ta có thể thắc mắc: “Việc giáng xuống vật chất có mục đích ǵ? Chơn thần thu lượm được cái ǵ qua việc ấy?” Vốn toàn tri trên cơi của riêng ḿnh, Chơn thần lại mù quáng trước vật chất trong các cơi biểu lộ v́ không thể đáp ứng với các rung động của chúng. Cũng giống như một người không biết bơi mà bị ném xuống nước sâu th́ sẽ chết đuối, nhưng có thể học cách bơi thoải mái trong đó; Chơn thần th́ cũng vậy. Vào cuối cuộc hành hương, nó sẽ được tự do trong Thái dương hệ v́ có thể hoạt động ở bất cứ bộ phận nào trong đó, tha hồ sáng tạo, thoải mái di chuyển. Mọi quyền năng mà nó triển khai được qua vật chất thô trược th́ nó giữ măi trong mọi hoàn cảnh, điều ẩn tàng đă trở thành hiển minh, điều tiềm tàng đă trở thành hiện thực. Chính việc nó Muốn sinh hoạt trong mọi cơi chứ không chỉ trong một cơi đă lôi cuốn nó bước vào biểu lộ.
THỂ XÁC
Ta sẽ phác họa tốt nhất việc triển khai tâm thức hiện thực từ bên dưới, v́ thể xác là thể đầu tiên được tổ chức để cho tâm thức dùng làm khí cụ hiểu biết, và tâm thức phát triển nhờ vào thể xác hoạt động trong cơi hồng trần như ta đă biết. Bản chất xúc cảm kích thích các tuyến và các hạch thần kinh của thể xác, hạ trí đăng quang thành hệ thần kinh năo tủy và những thứ ấy tiếp tục tiến hóa trong cơi vô h́nh do sự kích thích thu nhận được từ cơi trần.
Ta không cần bàn dông dài về sự tiến hóa của xác phàm v́ ta có thể nghiên cứu nó trong khoa học vật lư. Tâm thức con người ở đây mang tính tự động, Chơn nhơn không cần điều khiển các quá tŕnh thể chất v́ chúng tiếp diễn theo thói quen, là kết quả do áp lực lâu dài của tâm thức.
Bộ phận tinh vi của thể xác là thể phách, nó thấm nhuần xác phàm và vượt ra ngoài một chút, phủ trên toàn bộ bề mặt xác phàm; các cơ quan cảm giác riêng của nó là các xoáy lực trên bề mặt của chính nó tọa lạc ngay trước 1- đỉnh đầu, 2- điểm ở giữa chân mày, 3- cổ họng, 4- tim, 5- lá lách, 6- tùng thái dương, 7- chót xương sống, 8, 9, 10- ở phần dưới của vùng xương chậu. Ba luân xa này không được sử dụng ngoại trừ trong pháp thuật Tà đạo.
Các xoáy lực này - gọi theo thuật ngữ chuyên môn là luân xa do dáng vẻ của chúng - được khơi hoạt trong quá tŕnh rèn luyện huyền bí và tạo thành một cầu nối giữa cơi trần với cơi trung giới khiến cho cơi trung giới được bao gồm trong phạm vi hoạt động của ư thức tỉnh táo. Sức khỏe của xác phàm tùy thuộc vào Sinh lực trong thể phách; thể phách rút năng lượng trực tiếp từ Mặt trời và nơi bộ phận tiếp xúc với lá lách, thể phách chia năng lượng này ra thành các luồng mà nó chuyển đến cho những cơ quan khác nhau của xác phàm; phần c̣n dư tỏa ra bên ngoài cấp năng lượng cho mọi sinh vật trong phạm vi tiếp xúc với nó.
Môi trường xung quanh của một người tráng kiện làm tăng Sinh lực, c̣n một cơ thể bạc nhược lại rút Sinh lực từ xung quanh ḿnh và thường làm cạn kiệt đáng kể Sinh lực của những người gần nó. Từ khí thể chất, quyền năng chữa bệnh v.v. . . là những cách thức giúp ta tiêu tốn Sinh lực dư thừa này một cách hữu ích.
Ta có thể dùng thần nhăn dĩ thái – tầm nh́n trên cơi trần sắc xảo hơn tầm nh́n b́nh thường – để khảo sát những vật nhỏ xíu chẳng hạn như nguyên tử hóa học hoặc nghiên cứu các tinh linh thiên nhiên vốn sử dụng chất dĩ thái làm cơ thể thấp nhất của ḿnh: các v́ tiên, thổ địa, thần lùn và các sinh linh thuộc loại ấy. Chỉ cần gia tăng chút ít sự căng thẳng thần kinh do kích thích, kém sức khỏe hoặc uống rượu cũng có thể thấy được các sinh linh này.
Bộ phận dĩ thái của bộ óc đóng một vai tṛ tích cực trong các giấc mơ nhất là các giấc mơ do ấn tượng từ ngoại cảnh hoặc do bất kỳ áp lực bên trong nào từ các mạch máu trong bộ óc. Các giấc mơ ấy thường mang đầy kịch tính và có thể thêu dệt bất kỳ kỷ niệm nào trong các diễn biến sự vật hoặc con người nào thuộc quá khứ. [Xem nhiều trường hợp được tŕnh bày trong quyển Triết lư Thần bí của Du Prel].
Nơi con người khỏe mạnh b́nh thường th́ bộ phận dĩ thái của thể xác không tách rời khỏi xác phàm, nhưng phần lớn thể phách bị thuốc mê trục xuất ra và trong trường hợp những người vốn là đồng cốt th́ thể phách có thể dễ dàng xuất ra, thường được dùng làm cơ sở để hiện h́nh trên cơi trần.
Chết là việc triệt thoái hoàn toàn tâm thức ra khỏi xác phàm cùng với các thể cao rút theo tâm thức; thể phách vẫn c̣n bám vào các thể cao trong một thời kỳ biến thiên – thông thường vào khoảng 36 tiếng đồng hồ sau khi chết – để rồi bị Chơn nhơn vứt bỏ không sử dụng nữa; nó tan ră song hành với xác phàm.
CƠI TRUNG GIỚI, CÁC THẾ GIỚI VÀ
CƯ DÂN CỦA NÓ
Cơi trung giới liên quan tới trái đất bao gồm cả hai bầu hành tinh mà ở đây ta không cần quan tâm đến, nó cũng gồm có thể giới dục vọng và các cư dân cũng như thế giới trung ấm (một bộ phận của cơi trung giới) và các cư dân của cơi trung ấm thông thường ở t́nh trạng đặc biệt.
Trọn cả cơi trung giới thuộc về trạng thái tâm thức biểu lộ thành ra các xúc cảm, ham muốn và xúc động; những thay đổi về tâm thức này có kèm theo những rung động trong vật chất trung giới, và v́ vật chất trung giới vốn tinh vi, chuyển động rất nhanh cho nên thần nhăn trung giới thấy các rung động đó dưới dạng màu sắc.
Cơn giận dữ gây ra những rung động làm lóe lên màu đỏ tía, c̣n xúc cảm sùng tín hoặc yêu thương làm tràn ngập thể vía bằng một sắc thái xanh lơ hoặc màu hồng. Mỗi xúc cảm đều có màu sắc riêng v́ mỗi xúc cảm đều có kèm theo một tập hợp các rung động bất di bất dịch.
Thể vía con người dĩ nhiên bao gồm chất trung giới và khi đi kèm theo thể xác, thấm nhuần và vượt ngoài phạm vi của thể xác th́ nó hiện ra thành một đám mây hoặc một h́nh trái xoan xác định tùy theo chủ nhân ông phát triển nhiều hay ít.
Sự tiến hóa cao được đánh dấu bằng màu sắc trong trẻo, sáng sủa và tinh tế, h́nh dáng xác định và kích thước tăng trưởng. Khi Chơn nhơn trong các thể cao rút ra khỏi thể xác – mỗi đêm trong khi ngủ thường xảy ra như vậy – th́ thể vía có dáng vẻ giống như thể xác.
Vật chất trung giới rất mềm dẻo trước ảnh hưởng của tư tưởng, một người xuất hiện trên cơi trung giới giống như chính y, tự nh́n thấy ḿnh đang mặc quần áo mà ḿnh tưởng tượng. Một người lính tử trận xuất hiện bằng thể vía trước một người bạn ở xa sẽ mang theo cả các vết thương; một người chết ch́m sẽ xuất hiện với quần áo ướt sũng.
Trong khi con người ở cơi trung giới thường mang h́nh dáng con người th́ cư dân của cơi trung giới mà không có thể xác – các vị tiên cao cấp, các tinh linh thiên nhiên dính dáng tới cơ tiến hóa của sinh hoạt thực vật và động vật v.v. – lại mang những cơ thể thường xuyên thay đổi đường nét và kích thước.
Các tinh linh đùa bỡn – người ta thường gọi các tinh linh thiên nhiên là như thế - đôi khi lợi dụng tính mềm dẻo này của chất trung giới để căng phồng ḿnh lên thành những h́nh dáng khổng lồ khiếp đảm nhằm đe dọa những kẻ thiếu kinh nghiệm xâm nhập vào thế giới của ḿnh. Một số loại thuốc như cần sa, thẩu, á phiện và ngộ độc rượu cực độ có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh làm cho chúng bén nhạy với các rung động của trung giới để rồi nạn nhân thoáng thấy một số cư dân của cơi trung giới.
Những điều khủng khiếp hành hạ một người bị mê sảng rung rẩy phần lớn là do họ thấy những tinh linh ghê tởm tụ tập xung quanh những nơi bán rượu và bu lấy những hơi rượu túa ra từ cái thể xác nồng nặc mùi rượu.
Mọi xúc cảm khoái lạc và đau khổ trong thể xác là do có mặt thể vía lồng vào thể xác và nếu thể vía bị thuốc mê hoặc thuật thôi miên mesmer trục xuất ra khỏi thể xác th́ xúc cảm bèn bị biến mất khỏi thể xác.
Khi ngủ - trong lúc thể phách chưa rời khỏi xác phàm – th́ thể vía có thể nhanh chóng được triệu hồi khi có bất kỳ sự quấy nhiễu nào đối với thể xác; nhưng khi đa số chất dĩ thái đă bị trục xuất ra khỏi thể xác th́ cái cầu thông thương bị cắt đứt gây ra t́nh trạng xuất thần; trong t́nh huống đó ta có thể cắt xẻ xác phàm một cách nghiêm trọng mà không gây ra đau đớn. Tuy nhiên sự đau đớn sẽ xuất hiện trở lại ngay khi thể vía len lỏi lại vào trong thể xác và “ư thức lại phục hồi”.
Nhân tiện xin nói, trọng tâm b́nh thường của tâm thức con người trong giai đoạn tiến hóa hiện nay vốn đặt nơi thể vía, từ đó nó hoạt động trên cơi trần. “Ư thức của xác phàm” hiện nay mang tính chất tiềm thức – nếu ta tạm dùng một sự chơi chữ như thế.
T́nh trạng của con người trong khi ngủ biến thiên theo tŕnh độ tiến hóa của y.
Kẻ chưa phát triển khi rời bỏ xác phàm ở trong các thể cao th́ chỉ lượn lờ xung quanh nơi mà ḿnh quen thuộc, người thường trôi lửng thửng về phía những người thu hút ḿnh nhưng chú tâm của y xoay vào bên trong và y chỉ giao tiếp với bạn bè trong trí ḿnh thôi; ở tŕnh độ cao hơn một chút, tâm trí y hoạt động rất tích cực và dễ tiếp thu, nó có thể giải quyết những vấn đề mà ḿnh gặp phải dễ dàng hơn trong khi ngự nơi thể xác; bằng chứng là người ta thường nói: “giấc ngủ mang lại sự cố vấn”, “ngủ sẽ giải quyết được vấn đề đó hay hơn” v.v. . .
Một vấn đề được yên lặng đặt trước tâm trí sắp đi ngủ thường thường sẽ được giải đáp vào lúc sáng mai khi tỉnh dậy. Tất cả những người nêu trên đều không hoạt động một cách hữu thức trong cơi trung giới; v́ muốn hoạt động hữu thức trong đó th́ sự chú tâm phải xoay ra bên ngoài chứ không phải hướng vào bên trong. Khi người ta thanh khiết và tự chủ, và tỏ ra hữu ích trên cơi trần th́ y thường được một người tiên tiến hơn “đánh thức dậy” trên cơi trung giới.
Quá tŕnh này chỉ cốt ở việc khiến cho y nhớ tới những ǵ diễn ra xung quanh ḿnh thay v́ cứ đắm ch́m trong tư tưởng riêng của ḿnh; thể vía của y đă tiến hóa và được các hoạt động đạo đức, tâm trí tổ chức lại cho nên y chỉ cần thức tỉnh trước môi trường xung quanh của cơi trung giới.
Người pḥ trợ sẽ giải thích mọi vấn đề cho y và kèm cặp y trong một thời gian; người pḥ trợ cho y thấy vật chất cơi trung giới tuân theo tư tưởng của y, y có thể thoải mái di chuyển với bất cứ vận tốc nào mà ḿnh muốn, y có thể đi xuyên qua những tảng đá, lặn xuống biển, đi qua ngọn lửa đang bốc cháy, leo qua một vực sâu hoặc lơ lửng trên không miễn là y không sợ sệt và tin tưởng, nếu y mất can đảm th́ chỉ lúc bấy giờ y mới bị nguy hiểm và sự tổn thất tưởng tượng mới có thể “phản kích” nghĩa là biểu lộ trên thể xác thành ra một vết bầm dập, một vết xước, một vết thương v.v. . .
Khi y đă học được những bài học sơ cấp này, có thể nh́n thấy và nghe thấy chính xác trên cơi trung giới, th́ y bắt đầu làm việc giúp cho “người c̣n sống” và “người đă chết”, bấy giờ ta gọi y là kẻ pḥ trợ vô h́nh; mỗi đêm y mất thời giờ trợ giúp cho những người đang gặp rắc rối, dạy dỗ cho kẻ dốt nát, tiếp dẫn những kẻ mới bước qua cửa tử nhập vào cơi trung giới. Bây giờ ta chuyển sang cơi trung giới bên kia cửa tử.
DỤC GIỚI TỨC LUYỆN NGỤC
Đây là một bộ phận của cơi trung giới mà t́nh huống được dành đặc biệt cho những sinh linh đă thoát xác; trừ phi có hiểu biết th́ những kẻ này thường không được tự do trên cơi trung giới mà theo lời thánh Peter là “những vong linh bị giam cầm”. Họ bị chính những ham muốn của ḿnh giam giữ trong trạng thái bị giam cầm và v́ thế nơi cư trú của họ được gọi là dục giới.
Ta đă thấy rằng khi chết, Chơn nhơn khoác lấy những thể tinh vi, rút ra khỏi thể xác mà ḿnh đă khoác lấy trong buổi sinh thời, đây là “lớp áo bằng da” mà “con người bản sơ” đă khoác lấy sau khi nó bị “sa đọa” vào vật chất nguyên nhân là v́ ṭ ṃ “muốn hiểu biết”. Thánh Paul có nói về câu chuyện Abraham, Sarah và Hagar: “những chuyện đó là ẩn dụ”.
Sau khi đă vứt bỏ lớp áo bằng da, Chơn nhơn vẫn cứ giống như ḿnh lúc đang mặc áo bằng da và Chơn nhơn “đi tới chỗ riêng của ḿnh” trên cơi trung giới, chỗ nào thích hợp với ḿnh. Một sự sắp xếp lại vật chất trong thể vía sẽ tự động xảy ra nếu Chơn nhơn không có đủ kiến thức để ngăn chận điều ấy.
Trong buổi sinh thời của thể xác, các hạt chất trung giới từ bảy cảnh vật chất trung giới di chuyển tự do lẫn lộn với nhau và một số hạt thuộc đủ loại đều luôn luôn hiện diện trên bề mặt thể vía; việc nh́n thấy trọn cả cơi trung giới tùy thuộc về việc trên bề mặt thể vía có hiện diện hay không các hạt xuất phát từ bảy cảnh tương ứng với chất đặc, chất lỏng, chất hơi và bốn chất dĩ thái trên cơi trần.
Các hạt này không tụ tập lại và được tạo thành một cơ quan thị giác giống như mắt phàm; khi Chơn nhơn xoay chuyển chú tâm ra bên ngoài th́ y thấy “hết mọi thứ” thông qua tất cả các hạt hoặc thông qua những hạt ở trong hướng của đối tượng mà y chú tâm tới. [Những kẻ chân ướt chân ráo nhập vào cơi trung giới luôn luôn nh́n qua một đôi mắt giả bằng chất trung giới v́ họ có thói quen chú ư ra bên ngoài theo kiểu đó, cũng giống như họ phải cử động chân khi bước đi. Cả hai động tác này đều không cần thiết]. Nếu sự sống sắp xếp lại vật chất của thể vía mà xảy ra th́ vật chất của mỗi cảnh bèn tụ tập lại với nhau tạo thành một loạt những lớp vỏ đồng tâm mà lớp vỏ thô nhất lại ở ngoài cùng.
V́ thế cho nên Chơn nhơn chỉ thấy được bộ phận (cảnh) của cơi trung giới có cùng vật chất với lớp vỏ ngoài cùng; số lượng mỗi loại vật chất tùy thuộc vào loại ham muốn và xúc động mà y đă trau dồi trên trần thế.
Nếu những xúc động và ham muốn ấy thuộc loại thấp th́ vật chất trung giới thô nhất sẽ được tiếp sinh lực nhiều nhất và lớp vỏ ngoài cùng – nó khiến y chỉ tiếp xúc với cảnh thấp nhất của cơi trung giới – sẽ tồn tại lâu dài; nó chỉ tan ră do từ từ bị bỏ đói nghĩa là dứt bỏ việc thỏa măn do thói quen. V́ thế cho nên một người nghiện rượu, phàm ăn, đa dâm, một người có những đam mê tàn bạo và mănh liệt vốn được cấp sinh lực mạnh mẽ do khi c̣n sống đă buông thả theo những tổ hợp vật chất trung giới thô nhất, người này chỉ có thể ư thức được môi trường xung quanh qua những loại vật chất ấy, chỉ thấy những người giống như ḿnh và những phẩm chất tồi tệ nhất của những người thực ra thuộc loại khá hơn. Cơn đam mê điên rồ của y không được thỏa măn v́ y đă mất những cơ quan thể xác giúp y xưa kia được thỏa măn; hơn nữa những cơn đam mê này c̣n mạnh hơn trước kia nhiều v́ trong buổi sinh thời, hầu hết sức mạnh của những rung động trung giới đều bị tận dụng chỉ để làm rung động các hạt vật chất nặng nề trên cơi trần và chỉ có phần tàn dư mới được cảm nhận thành khoái lạc hoặc đau khổ. V́ thế cho nên mọi đam mê trên cơi trần đều mờ nhạt và yếu ớt khi so với sự mănh liệt của chúng trên cơi trung giới, ở đây sau khi dễ dàng khởi động các hạt nhẹ nhàng trên cơi trung giới th́ phần c̣n lại của toàn bộ sức lực biểu lộ thành khoái lạc hoặc đau khổ, nghĩa là một cơn đam mê ngây ngất hoặc một sự oằn oại thống khổ mà trên trần thế không tài nào tưởng tượng nổi.
Các tôn giáo gọi trạng thái thống khổ ấy là “địa ngục” và đây quả thật là địa ngục v́ đó là sự đau khổ mà chính con người tạo ra cho nơi mà ḿnh trú ngụ. Nhưng nó chỉ tạm thời thôi; v́ vậy các Ki Tô hữu và các tín đồ Hồi giáo chính thống có thể gọi nó là “luyện ngục” th́ thích hợp hơn. [Cả hai tôn giáo nêu trên trong khi b́nh thường nói địa ngục là đời đời th́ lại có những đoạn văn trong Kinh điển căi lại ư tưởng này. Kinh Tân Ước có nói tới một thời kỳ mà “Thiên Chúa sẽ ngự nơi tất cả”, c̣n kinh Al Qurān nói rằng: “Vạn vật đều hư hoại ngoại trừ Thánh dung của Thượng Đế”.
Khi lớp vỏ dày đặc bằng vật chất thô nhất đă ṃn mỏi đi và con người quên mất cái sinh hoạt trên cơi trung giới này để bắt đầu cảm nhận được sinh hoạt kế tiếp th́ qua những bài học cay đắng đáng buồn như vậy y đă học được rằng những khoái lạc mà ḿnh đánh giá cao trên trần thế thật ra lại là “cửa dẫn vào đau khổ”.
Người b́nh thường không phải trải nghiệm cái t́nh trạng bất hạnh này sau khi chết v́ buổi sinh thời y không thu hút vào thể vía của ḿnh nhiều vật chất thô nhất và cái ǵ mà y không cấp sinh lực mạnh mẽ th́ nó không thể kềm giữ được y. Nếu lúc sinh thời y chỉ quan tâm tới những chuyện tầm thường – quanh quẩn nơi công việc ở sở làm hoặc ở nhà, hoặc việc lao động tay chân, xen kẽ với những lúc giải trí tầm phào mặc dù không phải là thói xấu – th́ y chỉ quan tâm tới điều ǵ có tầm mức lớn lao thuộc về cộng đồng và quốc gia; bấy giờ y thấy ḿnh khoác lớp vỏ bằng vật chất thuộc cảnh thứ 6 của cơi trung giới, và trong khi xung quanh y có những đối thể bằng vật chất trung giới của các vật trên cơi trần th́ y lại không có khả năng ảnh hưởng tới chúng hoặc tham gia vào sinh hoạt trần tục diễn ra trong bối cảnh ấy; v́ vậy nói theo kiểu dân gian th́ y thấy ḿnh rất buồn chán và là nạn nhân của một ư thức buồn chán không thể chịu đựng nổi.
Người ta có thể nói rằng chuyện này thật khó chịu v́ hầu hết mọi người đă mưu sinh bằng một loại công việc vất vả nào đó, lẽ nào sau khi chết họ lại cảm thấy buồn chán v́ trước đó ḿnh đă từng lao động vất vả? Đúng vậy, nhưng chỉ cần hiểu biết chút ít th́ cũng ngăn ngừa được điều ấy và chính v́ lư do đó mà Thông Thiên Học mới cần được phổ biến rộng khắp.
Công việc diễn ra trên cơi trần không nhất thiết là chuyện vất vả và những người có tâm mộ đạo sâu sắc ngay cả hiện nay cũng không thấy ḿnh lao động vất vả; v́ mọi công tŕnh hữu ích đều là một phần trong hoạt động của Đấng Thiêng liêng và mọi cộng tác viên đều là bộ phận của Hoạt động ấy, là những Bàn tay giúp cho đấng Thao tác Thiêng liêng hoàn thành công tŕnh của ḿnh. Việc sản xuất và phân phối – nông nghiệp, ngành khai thác khoáng sản, ngành chế biến công nghiệp, thương mại, tiểu thương – đều là những phương cách mà Thượng Đế dùng nuôi dưỡng loài người và là những phương tiện để tiến hóa.
Khi một thiện nam tín nữ thấy nhiệm vụ nho nhỏ hằng ngày của ḿnh là một bộ phận không thể chia ĺa khỏi công tŕnh vĩ đại duy nhất th́ họ không c̣n là những lao dịch nữa mà là những người cộng tác với Thượng Đế. [Xem Ứng dụng Thông Thiên Học vào những vấn đề xă hội, Tiết V, trang 77].
George Herbert có ca tụng qua bài hát như sau:
“Một người phụng sự trong chính nghĩa này,
Biến công việc lao động vất vả thành ra chuyện thiêng liêng.
Khi y quét một căn pḥng dường như thể thiên luật,
Đă khiến cho hành động đó trở nên tốt đẹp”.
Những người làm việc như thế ắt không thấy buồn chán sau khi chết mà sẽ hoạt động vui vẻ và mới mẻ. Vả lại họ dần dần sẽ thích ứng với t́nh huống mới và được trợ giúp để làm như thế; họ thấy ḿnh đă dứt bỏ được nhiều chuyện khó chịu trên trần thế và có thể sống một sinh hoạt hoàn toàn dễ chịu; họ tiếp xúc được với bạn bè trên trần thế và nhận thấy rằng những người này quả là bạn của ḿnh trong khi cơi trần là ban đêm nhưng lúc ban ngày th́ lại thờ ơ một cách dễ giận. Ông Leadbeater có nói ngắn gọn như sau: “Người chết chưa một lúc nào có cảm tưởng rằng ḿnh đă mất người sống”, tuy nhiên đa số người c̣n sống lại khóc than v́ mất người chết mà ḿnh đă yêu thương.
Con người chuyển sang các cảnh thứ 6, thứ 5 và thứ tư th́ càng ngày càng liên kết với những người mà ḿnh yêu thương cho đến khi y chuyển vào các cảnh cao hơn tức là các cơi thiên đường vật chất của những nhà tôn giáo ít học nhất trong mọi tín ngưỡng, tên vùng dành cho nghệ thuật, văn chương, khoa học, ḷng nhân ái và những quyền lợi lớn lao trong cuộc sống mà người ta theo đuổi trên trần thế với một sự ích kỷ nào đó; ở đây người ta theo đuổi chúng qua những đường lối quen thuộc và dùng những mô phỏng trên cơi trung giới của các khí cụ và phương tiện trên cơi trần. Cũng những công tŕnh theo đuổi ấy mà được tiến hành v́ những động cơ thúc đẩy vị tha sẽ nâng Chơn nhơn lên thế giới thiên đường, là nơi chốn thực sự của những công tŕnh ấy và những người theo đuổi chúng một cách ích kỷ sẽ chuyển sang đó khi họ đă mỏi mệt với chúng trên cơi trung giới th́ họ sẽ ngủ thiếp đi để thức tỉnh trên cơi thiên đường.
Người ta đă vứt bỏ thể vía hết lớp vỏ này đến lớp vỏ kia và sớm muộn ǵ nó cũng trở lại với các yếu tố cấu thành ḿnh giống như trường hợp thể xác. Một số linh hồn thanh khiết và cao cả ắt lướt qua cơi trung giới mà không tham dự vào nó v́ tâm trí của họ chú trọng tới những chuyện cao siêu hơn. Những người khác hoàn toàn tỉnh táo không để cho vật chất thể vía sắp xếp lại mà vẫn giữ được sự tự do để hoàn thành việc phụng sự có ích. Ngoại trừ hạng người vừa nêu này – họ ở lại trung giới tùy theo các nguyên nhân khác – qui tắc chung là sinh hoạt trên cơi trung giới sau khi chết ắt lâu dài đối với người chậm phát triển và ngắn ngủi đối với người tiên tiến, trong khi sinh hoạt trên cơi thiên đường ắt lâu dài đối với người tiên tiến và ngắn ngủi đối với người chậm tiến.
CƠI TRÍ TUỆ, CÁC THẾ GIỚI VÀ CƯ
DÂN CỦA NÓ
Cơi trí tuệ liên quan tới trái đất ta bao gồm cả hai bầu hành tinh mà hiện nay ta không quan tâm tới. Nó cũng bao gồm hai thế giới, thế giới thượng trí (thượng thiên) và thế giới hạ trí (hạ thiên); mỗi thế giới đều có các cư dân của ḿnh; một phần thế giới hạ trí được đặt vào t́nh huống đặc biệt để cho những người thoát xác sử dụng; bộ phận ấy chính là thế giới thiên đường. Trọn cả cơi trí tuệ thuộc về trạng thái tâm thức mà ta gọi là tư tưởng tức là hoạt động trí tuệ, vật chất của nó đáp ứng với những sự biến đổi tâm thức do suy tư diễn ra, bảy cảnh của nó mặc dù tinh vi hơn nhiều lại vẫn tương ứng với bảy cảnh thuộc cơi hồng trần và cơi trung giới.
Cơi trí tuệ cũng giống như cơi hồng trần được chia làm hai phần: phần hạ trí (hạ thiên) và phần thượng trí (thượng thiên), phần hạ trí bao gồm bốn cảnh thô trược c̣n phần thượng trí bao gồm ba cảnh tinh vi; có hai thể thuộc về cơi này: thể hạ trí bao gồm tổ hợp của các cảnh thô trược và thể thượng trí bao gồm tổ hợp các cảnh tinh vi. Thế giới này rất đáng chú ư chẳng những v́ Chơn nhơn sống ở đây gần hết thời gian sinh hoạt của ḿnh sau khi tâm trí đă phát triển khả quan và chỉ lặn xuống cơi hồng trần một nhúm thời gian ngắn ngủi sinh hoạt hữu hoại giống như con chim lặn xuống biển để bắt cá; mà nó c̣n đáng chú ư v́ đó là nơi hội tụ của tâm thức cao và tâm thức thấp.
Sau khi Chơn thần đă tạo ra Tinh thần bằng cách xạ ra một tia của ḿnh, th́ Chơn ngă bất tử khi giáng từ trên xuống phải chờ đợi ở cơi Thượng thiên trong khi các hạ thể được tạo thành xung quanh các nguyên tử gắn liền với y; y ngẫm nghĩ về chúng trải qua hàng thời kỳ dài tiến hóa chậm chạp; khi chúng đă tiến hóa đúng mức th́ y mới sà xuống chiếm hữu chúng để sử dụng chúng cho mục đích tiến hóa của riêng ḿnh. Nơi cư trú của Tinh thần trên cương vị là Trí tuệ - bản chất của nó là tri thức – chính là cơi thượng thiên tức ba cảnh cao của thế giới trí tuệ. Các cảnh này cung cấp cho y thể thượng trí là cơ thể vẫn sống sót và hằng tiến hóa xuyên suốt hàng loạt kiếp lâm phàm dài dằng dặc nơi vật chất thô trược. Thế giới và cơ thể này được gọi là thế giới nguyên nhân và thể nguyên nhân v́ ở nơi chúng có các nguyên nhân mà ta thấy được các hậu quả thể hiện nơi các thế giới thấp. Khi sà xuống như nêu trên, thể thượng trí mới đầu chỉ giống như một lớp màn vật chất h́nh cái trứng, tương tự một lớp vỏ bao xung quanh các hạ thể; các hạ thể ở bên trong cũng giống như con gà con ở trong quả trứng.
Có một mạng lưới tinh tế xạ ra từ nguyên tử trường tồn trong thể nguyên nhân đi tới mọi bộ phận của lớp màng mỏng h́nh cái trứng này, nguyên tử chói sáng như một hạt nhân rực rỡ; liên kết với thể nguyên nhân ta có các nguyên tử trường tồn của thể xác, thế vía và thể hạ trí.
Trong buổi sinh thời, thể nguyên nhân bao trùm hết thảy các hạ thể và khi hạ thể nào chết th́ nó bảo tồn chủng tử trường tồn ấy của hạ thể cùng với mọi khả năng rung động được cẩn vào trong chủng tử, vốn là “chủng tử hằng sống” cho mỗi thể liên tiếp. Trong bao nhiêu thời đại, thể nguyên nhân chẳng khác ǵ hơn là cái mạng lưới tinh vi và bề mặt tinh vi này v́ nó chỉ có thể tăng trưởng qua các hoạt động cao siêu của con người, chỉ những hoạt động ấy mới khơi hoạt được vật chất tinh vi của nó đáp ứng bằng một rung động yếu ớt, khi phàm ngă càng ngày càng trở nên biết suy tư, vị tha hơn và dấn thân nhiều hơn vào chánh nghiệp th́ nó sẽ gặt hái một vụ mùa càng ngày càng phong phú.
Phàm ngă giống như những chiếc lá mọc ra từ một cái cây; chúng thu hút vật liệu từ bên ngoài, biến hóa nó thành ra chất hữu ích, gởi nó xuống cái cây để làm chất nhựa nguyên, rồi chiếc lá héo tàn và rung đi; nhựa cây biến thành thức ăn nuôi dưỡng cây để cây mọc ra những lá mới; rồi lập lại chu kỳ như cũ.
Tâm thức thu lượm được kinh nghiệm qua các thể hạ trí, thể vía và thể xác; khi vứt bỏ thể xác và thể vía giống như những chiếc lá úa bị rụng đi th́ tâm thức chuyển hóa những kinh nghiệm này thành các phẩm chất của thể hạ trí trong lúc sinh hoạt trên thế giới thiên đường. Vụ mùa ấy được thu rút vào trong thể nguyên nhân sau khi thể hạ trí cũng bị vứt bỏ giống như các hạ thể kia để rồi được ḥa lẫn với Tinh thần; Tinh thần đă sinh ra nó làm cho nó gặt hái vụ mùa phong phú; nó đă phục vụ Tinh thần giống như một bàn tay đưa ra để lấy thức ăn.
Tinh thần đă được phong phú hóa tức là Chơn nhơn tạo ra xung quanh các nguyên tử trường tồn cũ một thể hạ trí mới và thể vía mới có thể biểu lộ những phẩm chất đă được nâng cấp. Nguyên tử trường tồn của thể xác được người cha gieo cấy vào cơ thể người mẹ, bà mẹ cung cấp thể xác mà luật nhân quả bất di bất dịch yêu cầu và ba hạ thể của bào thai được nuôi dưỡng và tô điểm bằng ba hạ thể tương ứng của bà mẹ; thế là phàm ngă mới được gieo trồng vào thế giới hữu hoại.
Trong khi Trí tuệ có hiện thể là thể nguyên nhân tức là bản sao của nó nơi vật chất thô trược th́ Tâm trí lại có công cụ là thể hạ trí; một đằng hoạt động bằng cách suy tư trừu tượng c̣n một đằng bằng cách suy tư cụ thể. Tâm trí thu lượm kiến thức bằng cách sử dụng quan năng quan sát, các huấn điều, để rồi tác động lên chúng, xây dựng chúng thành ra những khái niệm; quan năng của tâm trí gồm có: chú ư, ghi nhớ, lư luận bằng cách qui nạp và diễn dịch, tưởng tượng v.v. . .
Trí tuệ hiểu biết do ngoại giới được hài ḥa với bản chất của chính ḿnh, quan năng của nó là Sáng tạo tức là sắp xếp vật chất thành ra các hiện thể dành cho các sản phẩm tự nhiên của ḿnh là Ư tưởng. Khi nó phóng một tia chớp lóe vào Hạ trí để soi sáng cho các khái niệm của Hạ trí và gợi linh hứng cho óc tưởng tượng của Hạ trí th́ ta gọi tia chớp lóe ấy là Thiên tài.
Trong những giai đoạn tiến hóa sau này, cả thể thượng trí lẫn thể hạ trí đều biểu lộ vẻ rực rỡ lộng lẫy nhất gồm ánh sáng nhiều màu chói sáng huy hoàng khi tương đối yên tĩnh và phóng ra những luồng lấp lánh chói mắt nhất khi đang hoạt động cao độ. Cả hai thể này đều lồng vào các thể thấp hơn, mở rộng vượt quá mức bề mặt của các thể thấp cũng giống như ta đă từng nói về thể phách và thể vía. Bộ phận của các thể cao làm bằng vật chất tinh vi vượt qua ngoài xác phàm tạo thành tập thể “hào quang” của con người, tức là đám mây màu sắc chói sáng vây quanh xác phàm.
Ta có thể thấy phần nào hào quang thể phách bằng dụng cụ của bác sĩ Kilner; [Xin bạn đọc hăy tham chiếu bản đính kèm theo] một nhà thần nhăn b́nh thường thông thường thấy được phần nào hào quang thể phách và hào quang thể vía; một nhà thần nhăn tiên tiến hơn thấy được cả phần hào quang thể phách, thể vía lẫn phần hào quang thể hạ trí. Ít người có thể thấy được phần hào quang thể thượng trí và c̣n ít người hơn nữa thấy được vẻ hiếm có của thể trực giác và ánh sáng chói ḷa của thể tinh thần.
Tŕnh độ tiến hóa của chủ nhân ông nói chung được biểu hiện qua sự trong sáng và tinh tế, rực rỡ trong màu sắc của hào quang so với sự mờ đục, thô trược và tối xỉn của người chậm tiến. Những sự thay đổi xúc động làm tràn ngập hào quang thể vía bằng những màu sắc thoáng qua, chẳng hạn như màu hường của yêu thương, màu xanh lơ của ḷng sùng tín, màu xám của sự sợ hăi, màu nâu của sự tàn bạo, màu xanh lục bệnh hoạn của ḷng ghen tuông. Màu vàng thuần khiết của trí tuệ, màu cam của ḷng kiêu hảnh, màu xanh lục trong sáng của sự thiện cảm và linh hoạt về tâm trí cũng rất thông dụng. Những vạch, dải màu, đường vằn, tia chớp lóe v.v. . . cung cấp cho ta vô số dạng để nghiên cứu, tất cả đều biểu hiện một vài phẩm tính trong tính t́nh xét về đạo đức và trí tuệ. Vả lại hào quang của trẻ con khác hẳn hào quang của người lớn. Nhưng chúng ta phải đổi đề tài v́ khuôn khổ có hạn.
Tâm trí khi hoạt động thông qua thể hạ trí tạo ra những kết quả là tư tưởng biểu hiện qua thể vía và thể xác; khi biểu hiện qua thể xác nó sử dụng công cụ là hệ thần kinh năo tủy. Ở trên cơi của riêng ḿnh th́ nó phóng ra những “h́nh tư tưởng” xác định (h́nh tư tưởng là tư tưởng được thể hiện nơi vật chất cơi hạ trí); các h́nh tư tưởng ấy gia nhập vào thế giới hạ trí và có thể tham gia vào thể hạ trí của người khác; các rung động của chính nó cũng tỏa ra những làn sóng rung động theo mọi hướng, khiến cho thể hạ trí của người khác cũng rung động tương tự như nó. Ở giai đoạn tiến hóa hiện nay, tương đối có ít người hoạt động thoải mái trên thế giới trí tuệ mà chỉ khoác lấy thể thượng trí và thể hạ trí tách rời khỏi thể xác và thể vía.
Nhưng những người có thể hoạt động như vậy ắt có thể tường thuật về những hiện tượng của nó; đây là một vấn đề quan trọng v́ thế giới thiên đường – mà sách vở cũ của Thông Thiên Học gọi là cơi Devachan tức cơi Cực lạc – là một bộ phận của thế giới trí tuệ được bảo vệ không cho những kẻ quấy phá đột nhập vào. Cư dân của thế giới này thuộc hàng ngũ tinh linh thiên nhiên cao cấp mà phương Đông gọi là Chư thiên tức các Đấng Quang minh, c̣n tín đồ Ki Tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo gọi là Thiên thần tức là Cấp sinh linh thông tuệ thấp nhất. Họ có những h́nh tướng chói sáng, màu sắc vi tế thay đổi luôn; ngôn ngữ của họ là màu sắc c̣n sự vận động của họ là âm nhạc du dương.
THẾ GIỚI THIÊN ĐƯỜNG
Bộ phận thiên đường của thế giới trí tuệ chứa đầy những người đă thoát xác, họ đào luyện các kinh nghiệm hữu ích mà ḿnh thu lượm được trong kiếp sống trần thế thành ra các quan năng trí tuệ và đạo đức.
Ở đây ta thấy có những tín đồ tôn giáo đê mê ngây ngất khi chiêm ngưỡng sùng bái H́nh tướng Thiêng liêng mà ḿnh yêu quí trên cơi trần v́ Thượng Đế biểu lộ qua bất kỳ h́nh tướng nào mà ḷng người tha thiết. Ở đây nhạc sĩ làm cho bầu không khí đầy tràn các âm thanh du dương để trau dồi năng lực của ḿnh thành ra quan năng cao cấp hơn; ở đây mọi người đang yêu thương đều kề vai sát cánh với đối tượng mà ḿnh yêu thương, và t́nh yêu thương ấy có thêm sức mạnh thấm thía được biểu hiện trọn vẹn nhất; ở đây các nghệ sĩ gồm điêu khắc và hội họa thể hiện ra quan niệm huy hoàng thông qua vật liệu mềm dẻo đáp ứng với tư tưởng của ḿnh; ở đây các kiến trúc sư thiết kế những mô h́nh để thực hiện khi lại trở về cơi trần.
Mọi hoạt động cao cấp được đeo đuổi trên cơi trần, mọi tư tưởng và hoài băo cao siêu đều tăng trưởng thành những đóa hoa ở đây, các đóa hoa ấy hàm chứa bên trong ḿnh những hạt giống sau này sẽ được gieo trồng trên trần thế. Khi c̣n sống nơi hạ giới mà con người biết được như vậy th́ y có thể chuẩn bị các hạt giống kinh nghiệm sẽ nở thành hoa trên thế giới thiên đường.
Việc trau dồi mọi năng khiếu văn chương và nghệ thuật, vun bồi t́nh thương, nhẫn nại và bền chí, cúc cung phụng sự loài người một cách vị tha, hết ḷng sùng tín Thượng Đế, những điều ấy sẽ mang lại vụ gặt phong phú và đầy hoa trái trên cơi thiên đường. Người nào gieo ít th́ sẽ gặt ít; trong khi cái chén hạnh phúc của mọi người đều được đầy tràn th́ chính chúng ta sẽ làm cho chén của ḿnh lớn hay nhỏ trên cơi thiên đường. Thời gian sinh hoạt trên cơi thiên đường tùy thuộc vào vật liệu mà ta có thể mang theo sau khi chết; những vật liệu này là tư tưởng tốt đẹp và xúc động thanh khiết. Nó có thể kéo dài tới 1500 năm hoặc hai ngàn năm, nó cũng có thể chỉ mất vài thế kỷ, thậm chí c̣n ngắn ngủi hơn nơi những người rất chậm tiến.
Khi toàn bộ kinh nghiệm đă được hun đúc thành năng khiếu th́ Chơn nhơn vứt bỏ thể hạ trí để rồi thực sự là chính ḿnh sinh hoạt trong thể thượng trí và hai thể cao hơn. Nếu tiến hóa cao th́ Chơn nhơn có thể sinh hoạt một thời gian trên các bộ phận cao của thế giới trí tuệ; thường thường th́ nó chỉ ở lại đây một thời gian rất ngắn đủ để cho nó thoáng thấy được trọn cả quá khứ và lén nh́n vào kiếp sống vị lai; thế rồi nó nhanh chóng bắt đầu giáng xuống trở lại v́ bị thôi thúc bởi sự háo hức muốn có nhiều kinh nghiệm hơn. Các mầm mống của những năng khiếu trí tuệ tiên tiến được gieo trồng vào vật chất của cơi hạ trí để tạo thành một thể hạ trí mới; các mầm mống của năng khiếu tiên tiến về đạo đức và xúc cảm được gieo trồng vào vật chất trung giới để tạo thành một thể vía mới; những mầm mống ấy chính là “các năng khiếu bẩm sinh” hoặc “tính t́nh” mà đứa bé mang theo khi đầu thai nhập thế.
CÁC CƠI CAO
Ở đây ta có thể miêu tả rốt ráo hai cơi cao tức cơi Trực giác (bản chất Ki Tô bộc lộ nơi Chơn nhơn qua cơi này) và cơi Tinh thần. Trực giác là cái sự đốn ngộ về bản chất của sự vật, v́ thông hiểu được Chơn ngă nhất như nơi vạn vật cho nên diệt trừ được óc chia rẽ; đó là cái quan năng của bản chất Minh triết tức là tầm nh́n tối cao của tâm linh trong đó Thiên nhiên không c̣n che phủ bức màn nào trên các giới của thiên nhiên. Cơi Tinh thần là cơi mà ư chí của con người thực hiện được sự hiệp nhất với ư chí của Thượng Đế, đó là cơi cuối cùng và cơi cao nhất trong hệ thống biểu lộ hiện nay v́ cho đến bây giờ cơi Chơn thần và cơi Thượng Đế c̣n chưa biểu lộ.
Ṿng sinh tử luân hồi của cơ tiến hóa b́nh thường trong nhân loại chỉ xoay chuyển trong tam giới: cơi hồng trần, cơi trung giới (trung ấm) và cơi thiên đường; ở cơi hồng trần chúng ta thu lượm được kinh nghiệm; ở cơi trung ấm chúng ta đau khổ hoặc vui mừng tùy theo thành quả sinh hoạt của ḿnh trên cơi trần; ở cơi thiên đường, chúng ta an hưởng hạnh phúc không bị quấy phá và chuyển hóa kinh nghiệm thành ra năng lực, biến đau khổ thành sức mạnh. Rồi chúng ta lại mang những thứ ấy trở lại cơi trần để tăng trưởng và tiến hóa hết đời này tới đời khác.
Ta có thể nghiên cứu mỗi giai đoạn tiến hóa a tăng kỳ kiếp này bằng cách đẩy nhanh sự phát triển tâm thức và xúc tiến sự tăng trưởng của các cơ thể thuộc về các thế giới khác nhau. Trong Tiết này – ngoại trừ phần nói về Chơn thần – mọi phát biểu đều được đưa ra không phải chỉ dựa vào đức tin mà dựa vào công tŕnh nghiên cứu đă được kiểm chứng đầy đủ, công tŕnh ấy cũng cực nhọc như bất cứ công tŕnh nào về toán học cao cấp hoặc thiên văn học. Tuy nhiên, chỉ cần tiến hóa hơn mức b́nh thường một chút cũng giúp cho ta khảo sát được các sự kiện trên cơi dĩ thái và cơi trung giới; kinh nghiệm ấy có thể khích lệ môn sinh theo đuổi nhiệm vụ này thêm nữa.
CÁC NGHI LỄ VÀ NGHI THỨC TÔN
GIÁO
Thông Thiên Học với vai tṛ là khoa học có thể phục vụ rất nhiều cho đủ thứ tôn giáo qua việc đưa ra lời giải thích về nhiều nghi thức và nghi lễ tôn giáo. Thoạt tiên các Huyền bí gia lỗi lạc đă chế định ra các nghi lễ này để truyền thụ cho các thiện nam tín nữ những ảnh hưởng của các cơi cao. Trong Vấn đáp Giáo lư của Giáo hội Anh quốc có định nghĩa “một phép bí tích” là “dấu chỉ bên ngoài của một thiên ân tâm linh bên trong”; đâu phải đó chỉ là dấu hiệu cho thấy thiên ân đang hiện diện mà c̣n là một phương tiện để truyền thụ hồng ân ấy cho tín đồ. Theo qui tắc xưa cũ th́ một phép bí tích phải bao gồm: một Vật bên ngoài trên cơi trần, một Ấn chỉ và một Thần chú, và phải có một Chức sắc đầy đủ bản lĩnh tuân theo các giáo luật.
Như vậy, trong phép Rửa tội của Ki Tô giáo, Nước là Vật trên cơi trần, Ấn là Thập tự giá, Chú là công thức của phép rửa tội: “Ta rửa tội cho con, Nhân danh Cha, Con và Thánh thần”; Chức sắc phải là một thừa tác viên đă được phong chức thực thụ. Hồng ân tâm linh trong nội giới là sự ban phúc mà các Thiên thần xung quanh tuôn đổ vào đứa trẻ khi cộng đồng đă nhận y vào thế giới Ki Tô hữu trong cơi này và các cơi khác, là sự hoan nghênh mà các giáo hội Ki Tô hữu h́nh và vô h́nh dang rộng ṿng tay đón tiếp nó. Trong Thánh lễ Hiệp thông người ta cũng tuân theo nguyên tắc ấy; bất cứ nhà thần nhăn nào khi quan sát buổi lễ đều thấy ánh sáng lóe lên tiếp theo sau thần chú hiến tế, ánh sáng ấy chói rực khắp nhà thờ và tín đồ đắm ḿnh trong ánh sáng đó; người nào thực sự sùng tín sẽ chiếm hữu được và rút được ánh sáng ấy; chính v́ truyền thống về “sự Hiện diện chân thực” này của đạo binh thiên thần cho nên Giáo hội Công giáo La Mă mới duy tŕ nó và nhờ đó mà quả thật thường xuyên tỏa ra một sự ban phúc.
Các nghi lễ để trợ giúp những người quá cố (cái gọi là người chết) cũng đều dựa trên sự hiểu biết các sự thật thuộc cơi trung ấm (the intermediate world) mặc dù những người dự lễ ngày nay biết rất ít về ảnh hưởng thực sự của nó đối với những người dự lễ. Bổn phận của mọi tín đồ Ấn giáo là hằng ngày phải cầu nguyện và tham thiền với mục đích thu rút xuống và ban ra xung quanh cái ảnh hưởng của hồng ân thiêng liêng, lôi kéo Chư thiên – đội thừa tác viên Thiên thần – ban phúc cho môi trường xung quanh đối với chúng sinh thuộc giới nhân loại, giới động vật và giới thực vật.
Người hiện đại b́nh thường ngày nay trên thế giới coi tất cả những điều ấy là “mê tín dị đoan”. Thế nhưng v́ cơi vô h́nh thấm nhuần và bao xung quanh cơi hữu h́nh cho nên đâu có ǵ phi lư khi cơi vô h́nh tác động lên cơi hữu h́nh. Vào cuối thế kỷ thứ 18, người ta coi là điều mê tín dị đoan khi ai đó tin rằng có một lực làm cho chân ếch co giật khi mắc vào sợi dây; người ta cười nhạo Galvani khi ông chăm chú quan sát chân ếch nhảy múa trong lúc chúng chờ đợi bị bỏ vào chảo để chiên và người ta gọi ông là “vũ sư của loài ếch”. Tuy nhiên ḍng điện sinh học một chiều đă nối liền các châu lục lại với nhau. Nhiều điều “mê tín dị đoan” lại chỉ đường soi lối cho việc phát hiện ra các lực mà người thường chưa biết. Kẻ khôn ngoan cứ quan sát và khảo cứu và sau khi nghiên cứu kỹ mới bác bỏ.
TIẾT II
THÔNG THIÊN HỌC VỚI VAI TR̉
LÀ ĐẠO ĐỨC VÀ NGHỆ THUẬT
Người ta đă định nghĩa đạo đức rất hay ho là: “Khoa học về những mối quan hệ hài ḥa giữa mọi sinh linh” (Sách Giáo khoa Sanātana Dharma, Phần III, Luân lư). Các định luật đạo đức cũng giống như các định luật Thiên nhiên về mặt ảnh hưởng tới các hiện tượng trên cơi trần; ta phải mưu t́m chúng theo một phương cách cũng vất vả như vậy và phải xác lập chúng cũng bằng những phương pháp như thế. Cũng giống như các nhà lập pháp thời xưa chế định phép vệ sinh thể xác là một bộ phận của tôn giáo. [Chẳng hạn như trong luật Bàn Cổ và luật của thánh Moses]; cũng vậy, họ cũng chế định phép vệ sinh đạo đức. Cả hai phép vệ sinh ấy đều được tín đồ chấp nhận là một phần của “sự khải huyền”, nhưng cả hai đều dựa trên những sự thật trong Thiên nhiên mà những người tiến hóa cao đă biết c̣n dân chúng th́ chưa biết.
KHÍA CẠNH SỰ SỐNG CỦA ĐẠO ĐỨC
Ta đă thấy rằng một phần của Thông Thiên Học có giảng dạy về Sự Sống bản thể nhất như hiện diện khắp mọi nơi; Đạo đức vốn dựa vào sự thật này. Làm hại cho người khác chính là làm hại bản thân, v́ mỗi người là một bộ phận của một tổng thể đơn nhất. Khi chất độc có thể được đưa vào cơ thể qua bất cứ bộ phận nào của nó th́ cơ thể nói chung bị ngộ độc, và mọi cơ quan sống của cơ thể đều bị hại do một cơ quan nào đó bị hại. Sự Sống nhất như này biểu hiện qua vạn vật nơi việc mưu t́m hạnh phúc ở mọi lúc mọi nơi không trừ ngoại lệ nào; Sự Sống bản thể mưu cầu hạnh phúc và nó không tự nguyện chịu đau khổ nếu như đó không phải là con đường dẫn tới một sự hoan lạc thấm thía và bền vững hơn.
Chẳng ai mưu cầu sự đau khổ vô ích chỉ cốt để đau khổ thôi; người ta chỉ chịu đựng đau khổ coi đó là phương tiện dẫn tới cứu cánh. Mọi tôn giáo đều công nhận Thượng Đế là Cực lạc vô lượng và mọi tôn giáo đều mưu t́m sự hiệp nhất với Thượng Đế nghĩa là sự Cực lạc toàn bích. V́ con người vốn thiêng liêng cho nên bản chất của Chơn nhơn cơ bản là cực lạc; v́ vậy y chấp nhận hạnh phúc là đương nhiên và việc hạnh phúc đến với y được coi như không cần biện minh; y chẳng bao giờ thắc mắc: “Tại sao tôi lại được vui sướng như thế?” Nhưng bản chất của y ắt nổi loạn chống lại sự đau khổ, coi đó là thiếu tự nhiên và cần được biện minh; theo bản năng th́ y thường thắc mắc: “Tại sao tôi lại đau khổ như vậy?” Mục đích của Sự Sống là Cực lạc bền bỉ, thấm thía, không bị quấy nhiễu; hoàn toàn thỏa măn được mọi bộ phận của bản thể. Cái bóng ma chập chờn của khoái lạc trần gian thường bị hiểu lầm coi là tia sáng rực rỡ của Mặt trời Cực lạc, để rồi phàm nhơn chịu đau khổ và qua đó học hỏi.
“Đó là v́ Thượng Đế có một Thiên cơ và Thiên cơ ấy là tiến hóa”. [Dưới Chơn Thầy của J. Krishnamurti tức Alcyone, trang 7]. Nếu bộ phận mưu toan chống lại tổng thể th́ nó phải chịu đau khổ và mọi đau khổ của loài người là do họ vô minh về bản chất của chính ḿnh, do coi thường (v́ vô minh) những định luật của Thiên nhiên mà ḿnh sống trong ḷng Thiên nhiên ấy.
ĐÚNG VÀ SAI
Nếu Thiên cơ là tiến hóa th́ ta có thể có được một tiêu chuẩn xác định về Đúng và Sai. Nhà Khoa học ắt bảo rằng: Điều ǵ trợ giúp cho sự tiến hóa là Đúng, điều ǵ ngăn cản sự tiến hóa là Sai. Nhà tôn giáo ắt bảo rằng: Điều ǵ thuận theo thiên ư là Đúng, điều ǵ nghịch lại thiên ư là Sai. Cả hai đều đang phát biểu cùng một ư tưởng v́ thiên ư là tiến hóa.
Khi nghiên cứu về tiến hóa, ta thấy nửa đầu tiên của nó đă được triển khai qua việc càng ngày càng chia cách – mục tiêu là tạo ra sự Cá biệt; ta thấy rằng giờ đây khi bắt đầu nửa thứ nh́ th́ ta đang tiến về sự tích hợp, những điều Cá biệt ấy thành ra Đơn nhất. Người Ấn gọi quá tŕnh này là Con đường Nhất bổn tán Vạn thù và Vạn thù qui Nhất bổn, không c̣n một danh xưng nào diễn tả hay hơn thế. Bản năng sâu kín nhất của con người biểu lộ qua những người tiến hóa nhất trong nhân loại – bản năng là Tiếng nói của Sự Sống bản thể - giờ đây ta đang mưu cầu T́nh Huynh đệ mà phía bên kia phương tiện ấy là cứu cánh Đơn nhất tức việc xây dựng nhiều bộ phận thành ra một tổng thể toàn bích. V́ thế cho nên mọi điều dẫn tới sự đơn nhất là Đúng, mọi điều đi ngược lại sự đơn nhất là Sai.
CÁC XÚC ĐỘNG VÀ ĐỨC TÍNH
Bước kế tiếp cho thấy Hạnh phúc có bản chất là một Xúc cảm; đó là do có một ư thức gia tăng sự sống nơi bản thể chúng ta; ta thấy hạnh phúc khi sự sống bản thể của ta tăng trưởng, khi nó trở nên nhiều hơn; ta thấy đau khổ khi sự sống bản thể của ta suy giảm, khi nó trở nên ít hơn.
[Xét về trọn cả đề tài này, không có một tác phẩm nào hay hơn quyển Khoa học về Xúc động của Bhagavān Dās, một tác giả Thông Thiên Học nổi tiếng].
Yêu thương mang lại sự hiệp nhất, do đó nhiều hơn; thù ghét gây ra sự chia ly, do đó ít hơn. Ở đây ta có hai Xúc động Căn bản là Yêu thương và Thù ghét, cả hai đều biểu hiện Dục vọng – là biểu lộ của khía cạnh cơi Ư chí – mà ta thấy thể hiện trên khắp thế giới thành ra lực Hút và lực Đẩy, Đấng Kiến tạo và Đấng Hủy diệt các vũ trụ, thái dương hệ và thế giới cũng như các quốc gia, gia đ́nh và cá nhân. Mọi Đức tính và Thói xấu đều bắt nguồn từ hai Xúc động Căn bản này; mọi Đức tính đều là một biểu hiện của Thương yêu đă trở nên phổ quát hóa và được xác lập bởi đúng lư thành ra một phương thức thường xuyên của tâm thức; mọi Thói xấu đều là một biểu hiện của Thù ghét đă được phổ quát hóa và được xác lập bởi tà lư thành ra một phương thức thường xuyên của ư thức; ta đă định nghĩa được “đúng” và “sai”.
Ta sẽ tức khắc hiểu được điều này qua một sự minh họa rút ra từ gia đ́nh; ta có thể giả định rằng mỗi người trong chúng ta, nơi Xă hội cũng như trong gia đ́nh, đều được bao quanh bởi ba và chỉ ba lớp người thôi; lớp thượng cấp, lớp ngang hàng và lớp hạ cấp; y có quan hệ với mỗi một lớp người ấy. Trong một gia đ́nh hạnh phúc, T́nh thương hợp nhất mọi thành viên lại; T́nh thương đối với người gia trưởng là xúc cảm kính mến; T́nh thương đối với các anh chị em là xúc cảm luyến ái; c̣n T́nh thương đối với nhóm người tùy thuộc vào ḿnh là xúc cảm ḷng tốt.
Ba xúc cảm này tự phát tạo ra được một gia đ́nh “hạnh phúc”, trong gia đ́nh ấy xúc cảm “đúng đắn” chiếm ưu thế và “t́nh thương đă làm tṛn được thiên luật”. Khi T́nh thương ngự trị th́ không cần tới luật lệ nữa. Bên ngoài gia đ́nh, khi con người bước vào giao thiệp với công chúng th́ thái độ mà y tự phát thể hiện nơi gia đ́nh là T́nh thương ắt phải được mô pḥng nơi ngoại giới qua Đức tính. Đối với cấp trên, chẳng hạn như Thượng Đế, ông Vua, người già; th́ xúc cảm Yêu thương dưới dạng kính mến trở thành Đức tính Kính trọng.
Sự Vâng lời, Trung thành, Tôn kính v.v. . . mọi thái độ cố định của tâm trí hoặc mọi phương thức nhận biết thường xuyên đối với người khác cho dù họ là ai đi chăng nữa khi họ được công nhận là cấp trên đối với ḿnh về mặt tâm linh, trí thức, đạo đức, xă hội, tuổi tác. Đối với những người ngang hàng với ḿnh th́ xúc cảm Yêu thương dưới dạng luyến ái trở thành Đức tính Trọng vọng, Lịch sự, Công b́nh, Thân hữu, Ưa giúp đỡ v.v. . . đó cũng là những thái độ cố định của tâm trí đối với mọi người cũng giống như trước. Đối với những hạ cấp của ḿnh th́ xúc cảm Yêu thương dưới dạng ḷng tốt trở thành Đức tính Che chở, Tử tế, Niềm nở, Sẵn sàng giúp đỡ ân cần và chia ngọt xẻ bùi v.v. . . Một khi ta lĩnh hội được nguyên tắc này th́ môn sinh có thể đạt được vô số ứng dụng. Sự Thù ghét với ba phân bộ chính của sợ hăi; Kiêu căng và Khinh bỉ cũng có thể được bàn luận tương tự.
Mỗi người sống trong xă hội do chính sự kiện ḿnh sống trong đó tất yếu phải có liên quan tới mọi người xung quanh ḿnh; và điều này khiến cho y trở thành trung tâm của một mạng lưới các nghĩa vụ và bổn phận, đối xử tử tế với mỗi người có liên quan tới ḿnh th́ y là một người “tốt” và là một cội nguồn của sự thống nhất xă hội; c̣n không chịu thực hiện nghĩa vụ th́ y là một người “xấu” và là nguồn gốc của sự phân ly trong xă hội. V́ thế cho nên biết Phận sự và làm phận sự là điều thiện, c̣n biết phận sự theo trực giác và làm một cách hồn nhiên là toàn bích.
Trong khi Sự Sống bản thể biểu hiện thành T́nh thương về phương diện xúc cảm th́ xét về mặt trí thức nó lại là Chân lư. Chính v́ không hiểu được điều này cho nên người ta mới tranh căi liệu T́nh thương hay Chân lư sẽ là nền tảng của đạo đức. Nhưng xét về bản thể th́ chúng chỉ là một v́ Sự Sống vốn nhất như. Bhisma, là một bậc thầy về Thiên chức, có bảo rằng các đức tính là “những h́nh thức của Chân lư” và điều này chắc chắn đúng như vậy; Chân lư là nền tảng của tính t́nh xét theo trí thức, cũng như T́nh thương là nền tảng của tính t́nh xét về đạo đức. Bởi v́ T́nh thương đ̣i hỏi phải có sự hiện diện của người khác th́ nó mới biểu hiện ra được trong khi Chân lư không cần điều đó; cho nên T́nh thương tự nhiên là chi phối khoa học về mối quan hệ hài ḥa với những người khác và như vậy nó nở hoa thành đức tính. Ki Tô hữu nói: “Thiên Chúa là T́nh thương”; tín đồ Ấn giáo bảo: “Brahman là Chân lư”. Cả hai đều nói lên cùng một sự thật; khi nh́n từ bên dưới th́ T́nh thương và Chân lư có thể khác nhau, nhưng khi quan sát từ bên trên th́ chúng chỉ là một.
LƯ DO TỒN TẠI CỦA CÁC HUẤN ĐIỀU
ĐẠO ĐỨC
Các bậc Đạo sư của loài người đă phát biểu thành công thức một vài huấn điều luân lư phổ quát, chẳng hạn như: “Làm lợi cho người khác là đúng, làm hại cho người khác là sai”. “Hăy làm cho người khác những ǵ ḿnh muốn họ làm cho ḿnh; không làm những ǵ ḿnh không muốn họ làm cho ḿnh”. “Hăy yêu thương nhau”. “Thiên Chúa có đ̣i hỏi bạn điều ǵ đâu ngoại trừ việc hăy sống công chính, ưa làm việc từ thiện và khiêm tốn bước theo Thiên Chúa”. [Ta có thể t́m được phần lớn những đoạn trích dẫn từ Kinh điển của các tôn giáo lớn trong Sách giáo khoa phổ quát về Tôn giáo và Đạo đức, phần 2]. Mọi giáo huấn đạo đức được linh hứng theo tinh thần ấy đều là một phần của Minh triết Thiêng liêng tức Thông Thiên Học. Ta không cần phải biện minh chúng đối với tâm trí v́ hiển nhiên là chúng có khuynh hướng mang lại hạnh phúc.
Nhưng ta phải minh giải nhiều hơn về lư do tồn tại của những huấn điều kém hiển nhiên hơn trong Thông Thiên Học; chẳng hạn như thoạt nh́n th́ lấy đức báo oán th́ không hợp lư. Khổng tử thắc mắc: “Nếu thế th́ ta lấy ǵ để báo đức?”. Nhưng điều này cũng đúng thôi. Chúng ta đă thấy rằng những sự thay đổi trong tâm thức đều có kèm theo những rung động của vật chất và những rung động ấy lại được mô phỏng đồng cảm nơi các cơ thể lân cận. Nếu một người cảm thấy giận dữ, ngă ḷng hoặc ưa báo oán th́ thể vía của y sẽ rung động đồng thanh với tâm trạng của y. Thể vía của bất cứ người nào đến gần y cũng bị tác động bởi những rung động ấy và nó sẽ bắt đầu rung động cùng nhịp với các rung động kia, thế là những rung động này khiến cho người thứ nh́ cũng có thể cảm thấy giận dữ, ngă ḷng hoặc ưa báo oán theo người thứ nhất. Vậy là y làm cho những rung động trong thể vía ḿnh được tăng cường rồi củng cố chúng bằng cách đáp trả lại cho người thứ nhất; cái sự trao đổi rung động này cứ tiếp diễn thật chết người chỉ làm tăng thêm điều ác.
Nhưng nếu người thứ nh́ hiểu được thiên luật và dùng ư chí khống chế thể vía của ḿnh, ngăn cản không cho nó mô phỏng các rung động tác động lên nó; hơn nữa y c̣n tác động lên nó một tập hợp các rung động ngược lại, những rung động đi kèm theo xúc cảm dịu dàng, hoan hỉ hoặc tha thứ, th́ y sẽ làm yên lặng những rung động do xúc cảm ác gây ra. Và bây giờ y lại biến nó thành điều đối nghịch. V́ vậy Đức Phật có dạy: “Dĩ oán báo oán không bao giờ hết oán, chỉ có t́nh thương mới làm hết oán thù”. Điều này cũng chắc chắn giống như một tia sáng màu đỏ hóa giải một tia sáng màu xanh lục chỉ để lại sự im lặng, tức là không có rung động của ánh sáng. Đây là một định luật Thiên nhiên mà ta có thể dễ dàng kiểm chứng lại bằng thực nghiệm. Nếu ta tuân theo định luật này, nghĩa là thay thế một mối quan hệ bất ḥa bằng một mối quan hệ hài ḥa th́ đó âu cũng là đạo đức vậy.
Thông Thiên Học xác nhận những huấn điều phổ quát của các Đại sư là một pháp điển và nghiên cứu chúng có lư do tồn tại hợp khoa học như nêu trên; về mặt lịch sử, chúng đă để lại những hiệu quả đối với sự tiến hóa và hạnh phúc của loài người. Thông Thiên Học kiểm chứng được sự thật ấy qua những tai họa nảy sinh v́ người ta lơ là với những huấn điều ấy, và nếu tuân thủ chúng th́ sẽ được an toàn và thoải mái cho dù việc tuân thủ ấy chưa bao giờ đạt được quá mức một phần, ngoại trừ những gương mà các bậc Đại sư đă nêu ra. V́ vậy đạo đức của Thông Thiên Học mang tính chất chiết trung; trong vườn hoa thế giới nó hái những đóa hoa thơm ngát và đẹp nhất mà các Đại sư đă gieo trồng rồi buộc chúng lại thành một bó hoa tuyệt đẹp được gọi là “Thông Thiên Học với vai tṛ là đạo đức”.
CÁC LƯ TƯỞNG
Để gây cảm hứng cho các Thông Thiên Học giả hành xử theo đạo đức, Thông Thiên Học nêu ra các bậc Đại sư là những Tấm gương, từ đó trau dồi lư tưởng đạo đức và thực hành tham thiền. Lư tưởng là sự tổng hợp các ư tưởng chân chính cố định với mục đích trở thành đối tượng để suy tư chăm chú và bền bỉ nhờ thế mà ảnh hưởng tới hạnh kiểm. Theo luật của tư tưởng – mà ta sẽ bàn ở Tiết III – tư tưởng như thế có tác dụng biến người tư tưởng thành ra giống như lư tưởng và nhờ vậy xây dựng được tính t́nh cao thượng. Đi theo đường lối tiến hóa đạo đức này các nhà Thông Thiên Học t́m cách dẫn dắt mọi người tầm đạo “không tin vào luật lệ của những điều răn theo xác thịt mà tin vào quyền năng của sự sống đời đời”. Chúng ta ngước mắt nh́n đăm đăm lên các Đại sư Thế giới (đấng Chưởng giáo) và t́m cách sống sao cho một tia sáng chói đạo đức của các ngài có thể được thực hiện nơi bản thân ta và trong mức độ khiêm tốn của ḿnh ta có thể soi sáng cho thế giới vô minh.
KHÍA CẠNH H̀NH THỨC CỦA NGHỆ
THUẬT
Trong thế giới thời xưa, điều Mỹ lệ được đặt ngang hàng với Chân và Thiện, và cuộc sống của loài người trở nên tốt đẹp nhờ biết tôn trọng Vẻ đẹp. Pythagore nói Nghệ thuật tạo ra “sự khác nhau giữa kẻ dă man và người có văn hóa”; Nghệ thuật và Văn chương thuần túy là những phương tiện của văn hóa; chúng đánh bóng cho tảng đá sau khi Khoa học và Triết học đă đẽo gọt được sản phẩm thô từ mỏ đá thành ra h́nh dạng một viên đá. Ở xa hơn về phương Đông so với Hi lạp, Mỹ thuật cũng giữ một địa vị tương tự trong nền văn minh nhân loại chẳng hạn như ở Ai cập và nền văn minh Atlantis thuộc Châu Mỹ La tinh.
Thật ra măi cho tới thế kỷ 19 chưa có một nền văn minh nào mà thế giới đă từng biết đến lại coi điều Mỹ lệ là một sự xa xỉ dành cho giới giàu sang thay v́ phổ biến nó sâu rộng trong quăng đại quần chúng, coi đó là một trong những điều nhu yếu b́nh thường cho sinh hoạt đàng hoàng của loài người. Ở hầu hết mọi xứ Âu Tây th́ nghệ thuật và thủ công nghiệp của giới nông dân hầu như đă bị diệt vong, quần áo của họ vốn thích đáng và đứng đắn đă bị lỗi thời để bị thay đổi bằng những sự mô phỏng khốn khổ theo các thời trang lố lăng được chế ra ở Paris và Luân đôn.
Hậu quả là giai cấp lao động tay chân đă hoàn toàn bị dung tục hóa, đă mất đi óc thẩm mỹ bẩm sinh – những công tŕnh nghệ nhân được thực hiện vào những giờ rảnh rổi để làm thú tiêu khiển trong quá khứ đă hùng hồn chứng minh cho điều ấy – và khi đánh mất óc thẩm mỹ đó th́ họ đă trở nên thô tục và cư xử vụng về một cách đáng thương. Việc lan tràn cái thói xấu của văn minh cũng đe dọa vẻ Mỹ lệ c̣n sót lại trên thế giới qua đời sống b́nh thường của miền Viễn đông; sự thay đổi mang tính cách phá hoại ấy có thể được tổng kết chỉ nội qua một sự kiện là cái thùng dầu lửa đă xài hết hiện nay thế chỗ cho cái b́nh chứa bằng sành sứ hoặc đồng thau được tạo tác rất công phu để cho người ta gánh nước từ giếng về nhà.
Khi một cô gái quê đang đội trên đầu cái thùng thiếc tàn bạo ấy, lại bỏ luôn cả cái xà rông thướt tha của ḿnh được nhuộm tuyệt hảo bằng màu thực vật để khoác lấy cái váy kệch cỡm được nhuộm bằng chất aniline và cái áo blouse của phương Tây th́ cô đă hoàn tất việc dung tục hóa chính ḿnh và nền văn minh phương Tây đă đắc thắng.
SỰ MỸ LỆ ĐƯỢC COI LÀ ĐỊNH LUẬT
CỦA SỰ BIỂU LỘ
Theo quan điểm của Thông Thiên Học th́ óc Thẩm mỹ là một bộ phận vô giá của bản chất xúc cảm và óc thẩm mỹ đối với xúc cảm cũng giống như Chân lư đối với Trí năng và điều Thiện đối với Trực giác; Thông Thiên Học coi Mỹ lệ là Định luật của sự Biểu lộ mà mọi vật đều phải tuân theo. Sự Xấu xí vốn phản Thiên nhiên, thiếu tự nhiên và không thể dung thứ được. Thiên nhiên bao giờ cũng tốt phơi ra xấu che đi để c̣n biến hóa cái xấu. Nó che đi mọi điều Xấu xí bằng cái kho Mỹ lệ phong phú của ḿnh; nó trồng cây leo trên một đống xỉ thép bị bỏ mặc, nó trang trí một cái tường bị nứt bằng những cành leo kim ngân hoa, vắt vẻo trên đó là một tràng hoa hồng khoe sắc; nó trồng những dây đổng thảo ngát hương thơm nơi cái rănh bên vệ đường và phủ một lớp bạch đầu ông cùng với hoa dạ hương lan dại trên những nơi c̣n bỏ trống trong khu rừng. Qua muôn vàn tiếng nói, nó rao giảng sự Mỹ lệ là điều kiện cốt yếu của đấng thiêng liêng và do đó mọi công tŕnh được hoàn chỉnh.
Tôn giáo xưa nay đều là mẹ nuôi của nghệ thuật, tín ngưỡng Ai cập đă cung cấp cho thế giới Philæ [Nền văn minh hiện đại đă làm cho nó ch́m xuống]; Ấn Độ giáo cung cấp các đền thờ hùng vĩ Madura và Chidambaran; Hi lạp cung cấp đền thờ Chư thần và nhiều viên ngọc quí khác nữa; Hồi giáo cung cấp Alhambra, đền thờ Hồi giáo bằng ngọc trai và đền Taj Mahal; Ki Tô giáo cung cấp các nhà thờ chính cao siêu theo nghệ thuật gô tích; chứ đừng nói tới âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thuật hùng biện đă từng làm vinh danh cuộc sống của con người. Ta không thể nghĩ tới nghệ thuật nếu không có tôn giáo; người ta đă chế ra khoa kiến trúc hoành tráng nhất để dùng cho các đền thờ và mọi dinh thự khác đều lấy đó làm mô h́nh. Nếu nghệ thuật bị suy vong th́ đó là v́ tôn giáo đă tách rời khỏi sinh hoạt b́nh thường, cho nên khi không c̣n được linh hứng th́ Nghệ thuật đâm ra mang tính bắt chước thay v́ là sáng tạo. Sức thôi thúc mới của Thông Thiên Học sẽ khiến cho Nghệ thuật lại nở hoa và hương thơm ngào ngạt của nó đă được ngọn gió hiu hiu từ tương lai thổi tới.
SÁNG TẠO CHỨ KHÔNG BẮT CHƯỚC
Theo quan điểm của Thông Thiên Học th́ cho dù hoàn chỉnh và thú vị đến đâu đi chăng nữa, bắt chước vẫn không phải là Nghệ thuật tối thượng. Các tinh linh thiên nhiên và các Thiên thần cấp thấp kiến tạo nên h́nh tướng từ vật chất đă thấm nhuần Sự Sống của Thượng Đế; họ kiến tạo vật chất xung quanh h́nh tư tưởng của Ngài để thể hiện ư tưởng của Ngài. Khi nh́n vào một đóa hoa xinh đẹp, loài người chúng ta có thể thấy được một chút tư tưởng thiêng liêng trong đó nhiều hơn mức loài tinh linh thiên nhiên kém tiến hóa có thể thấy và thể hiện được. Nhưng Nghệ sĩ c̣n có thể thấy được nhiều hơn chúng ta, y thấy được tư tưởng đa diện mà h́nh tướng của đóa hoa chỉ là một khía cạnh; y thấy được lư tưởng và đó là điều mà ta yêu cầu y chỉ cho ta thấy. Rafaelle vẽ một thiếu phụ ẳm đứa con, ta đă từng thấy nhiều phụ nữ ẳm con ḿnh. Nhưng người họa sĩ vẽ về đức thánh mẫu Madonna đă thấy một người Mẹ và một đứa Con lư tưởng; Mẹ th́ vô cùng âu yếm che chở cho con, Con th́ hết sức chất phác, ngây thơ, cực kỳ ngoan ngoăn.
Ông không chỉ thấy một bà mẹ và một đứa con mà là thấy T́nh Mẫu tử, cái sự toàn bích vĩnh hằng của Ư tưởng đó cho nên ông mới vẽ nó ra để cho mọi thế hệ sau này phải lấy làm cảm kích và ngưỡng mộ. Và những kẻ mù quáng như chúng ta bây giờ có thể nh́n thấy Đức Mẹ Madonna và Chúa hài đồng nơi mọi bà mẹ và đứa con, trọn cả thế giới này tốt đẹp hơn chính nhờ Rafaelle đă sống và thấy được điều đó.
Nếu Thông Thiên Học không thể mang lại một nguồn cảm hứng mới cho Nghệ thuật th́ nó đă phần nào thất bại trong mục đích của ḿnh; v́ vẻ đẹp là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để đẩy nhanh tiến hóa và sự hài ḥa – nếu không có nó th́ chẳng thể sống hạnh phúc – được biểu hiện một cách tự nhiên nhất qua Nghệ thuật. Sự hoàn hảo về h́nh tướng phải đi kèm theo sự hoàn hảo về tư tưởng.
TIẾT III
THÔNG THIÊN HỌC VỚI VAI TR̉ LÀ
TRIẾT HỌC
Triết học là cách giải thích Cuộc Sống do Tâm trí kiến
tạo nên và được trí năng chấp nhận là đúng sự thật. Nếu không có một lời
giải thích thỏa măn được lư trí th́ con người vẫn cứ bồn chồn và bất măn. Kẻ
biết suy tư bị tra tấn v́ không hiểu được cuộc sống, người ta không thể yên
nghỉ giữa một cơn lốc xoáy các lực lượng và diễn biến sôi sục t́nh trạng hỗn
mang làm cho các mảnh vụn cứ lung tung lên không thể ăn khớp vào nhau thành
ra một tổng thể hữu lư. Cái Trí nôn nóng muốn có trật tự, sự liên tiếp,
những mối quan hệ nhân quả, nhịp điệu nghiêm chỉnh của những sự vận động có
chủ đích, hiện tại quan hệ với quá khứ và tương lai ra sao. Thông hiểu là
bản năng sâu kín nhất của nơi Tâm trí Con người và trí người chẳng bao giờ
thỏa măn chừng nào nó chưa hiểu. Người ta có thể kiên nhẫn chịu đau khổ,
kiên tŕ phấn đấu, nhẫn nhục một cách anh hùng nếu y cảm thấy bên trong ḿnh
có một chủ đích, nếu y nh́n thấy một mục tiêu trước mắt. Nhưng nếu y không
thấy đường, không biết đâu là cứu cánh, bị những nguyên nhân mà ḿnh không
hiểu vùi dập, bị những lực lượng từ trong bóng tối ùa ra đập vào ḿnh rồi
lại một lần nữa chạy vào bóng tối, th́ y có khuynh hướng bung ra nổi loạn
một cách cuồng bạo và phí sức ḿnh vào những cú đấm không có mục đích.
“Nếu số phận chúng con phải chết”,
Th́ xin hăy cho con sáng mắt ra để được chết”;
đó là biểu tượng của loài người, phấn đấu trong đêm đen vô minh và cuồng nhiệt kêu gào bất cứ Thần linh nào có mặt nơi đó hăy cho ḿnh sáng mắt ra mặc dù sáng mắt nghĩa là chết.
BA TIÊU CHUẨN CỦA TRIẾT HỌC
Loài người đă phấn đấu t́m hiểu các điều bí nhiệm của sự hiện hữu bằng cách tiếp cận chúng theo một trong ba quan điểm loại trừ lẫn nhau như sau:
[1] Tất cả đều bắt nguồn từ vật chất, tức Thực tại Hằng hữu Duy nhất; do năng lượng cố hữu của ḿnh thực tại này tạo ra mọi h́nh tướng và thông qua các h́nh tướng tạo ra sự sống; trong bài diễn thuyết nổi tiếng ở Belfast, giáo sự Tyndall có nói, ta phải “thấy vật chất là điều hứa hẹn và là uy lực của mọi h́nh thức sống”. Tư tưởng là thành quả do hoạt động bày trí vật chất theo một kiểu nào đó; Karl Vogt có nói: “Bộ óc sản xuất ra tư tưởng cũng giống như gan tiết ra mật”. Khi h́nh tướng tan ră th́ sự sống biến mất và thật là hoài công khi thắc mắc xem sự sống đang ở đâu; cũng như khi thắc mắc xem ngọn lửa ở đâu khi ngọn nến tắt phụt. Ngọn lửa chỉ là kết quả của sự cháy và khi không c̣n sự cháy nữa th́ ngọn lửa tất nhiên cũng chẳng c̣n. Mọi triết lư duy vật đều được xây dựng trên căn bản này.
[2] Mọi thứ đều thoát thai từ Tinh thần, tâm trí thuần túy, Thực tại Hằng hữu Duy nhất; c̣n vật chất chỉ là sự sáng tạo của Tinh thần khi dấn thân vào việc suy tư. Thật ra không có vật chất, đó chỉ là ảo tưởng và nếu Tinh thần mà vươn lên vượt khỏi ảo tưởng này th́ nó sẽ tự do, tự túc tự cấp, toàn năng. Nếu nó tưởng tượng là ḿnh riêng rẽ th́ nó sẽ riêng rẽ; nếu nó tưởng tượng ra các sự vật th́ các sự vật sẽ vây xung quanh nó; nếu nó tưởng tượng ra đau khổ th́ nó sẽ bị đau khổ; nếu nó tưởng tượng ra khoái lạc th́ nó sẽ hưởng lạc. Nếu nó đắm ch́m vào bản thân ḿnh th́ trọn cả vũ trụ sẽ mờ nhạt đi như một giấc mơ “chẳng để lại dấu vết ǵ”. Mọi triết lư duy tâm đều được xây dựng trên cơ sở này và đă triển khai nó đến mức ít nhiều rốt ráo.
[3] Tinh thần và Vật chất là hai khía cạnh của một Thực tại Hằng hữu Nhất như, vốn là Tổng thể cùng nhau phát sinh từ một Cội nguồn và trong khi biểu lộ hợp nhất không thể tách rời giống như hai mặt của một đồng tiền và đến lúc cuối chu kỳ biểu lộ chúng lại ḥa lẫn vào Đấng Nhất Như. Nơi Tổng thể ấy tồn tại cùng một lúc mọi điều đă tồn tại, đang tồn tại và có thể tồn tại dưới dạng Hiện tại Vĩnh hằng Nhất như. Nơi cái Tổng thể viên dung này xuất phát ra một Diệu âm, tức Ngôi Lời, nghĩa là Thượng Đế tự biểu lộ ra. Ngôi Lời ấy tách ra khỏi Tổng thể những ư tưởng được tuyển chọn cho vũ trụ tương lai rồi bày chúng theo Ư chí của ḿnh. Ngôi Lời dùng tư tưởng của chính ḿnh để tự hạn chế lấy ḿnh do đó tạo ra “Ṿng Giới Hạn” (Ring-Pass-Not) của vũ trụ hiện hữu cho dù đó là một Thái dương hệ, một tập đoàn Thái dương hệ hoặc một tập đoàn của các tập đoàn Thái dương hệ v.v. . . Trong nội bộ Ṿng Giới Hạn ấy có các Ư tưởng, sự Vận động không ngừng đời đời sinh ra vốn là Sự Sống Nhất Như ở bên trong sự đứng im vốn là đối cực của nó và nâng đỡ nó. Vận động là Cội rễ của Tinh thần, khi hiển hiện th́ đó là Thời gian tức sự thay đổi trong tâm thức; đứng im là Cội rễ của vật chất, là “Hỗn nguyên khí” hiện diện khắp nơi, bất động, nâng đỡ tất cả, thấm nhuần tất cả và khi hiển hiện ra th́ đó là Không gian. Mọi triết lư Thông Thiên Học đều được xây dựng trên cơ sở này khi Tinh thần và Vật chất được coi là hai khía cạnh biểu lộ trong Không gian và Thời gian của Đấng Tuyệt đối Nhất như.
Phương pháp nêu ra các sự thật này khác nhau rất nhiều tùy theo những nhà tư tưởng. H. P. Blavatsky đă mạnh mẽ tŕnh bày chúng nơi phần mở đầu của tác phẩm Giáo Lư Bí Truyền nhưng dùng một ngôn từ khá mơ hồ. Bhagavān Dās cũng phát biểu một cách sâu sắc và đặc biệt sáng sủa về chúng trong tác phẩm Khoa học về sự Thái b́nh, trong đó ông nêu vấn đề Ngă, phi Ngă – tức Tinh thần và Vật chất – cùng với mối quan hệ giữa chúng hợp thành Tam vị Nhất thể vĩ đại, là Tột đỉnh của Tư tưởng để rồi đổ sụp vào thành ra Nhất Như.
BA NGÔI
Ngôi Lời biểu lộ trong vũ trụ hoặc hệ thống của ḿnh qua Ba Ngôi – Tam vị Nhất thể trong Ki Tô giáo – đó là Ư chí, Minh triết (tức Trí thức-T́nh thương) và Sáng tạo (tức Hoạt động). Chơn thần người là một mảnh của Thủy tổ thiêng liêng cho nên cũng mô phỏng ba ngôi này nơi bản thân, biểu lộ thành Con người trên cương vị là Tinh thần. V́ thế cho nên Ư chí tâm linh của con người (vốn là một phần của Ư chí nhất như) là một Quyền năng vô địch khi Tinh thần đă hiệp nhất được với Ngôi Lời. V́ thế cho nên đối với Minh triết tâm linh của con người th́ không một điều ǵ trong Thiên nhiên có thể bị che giấu đi được. V́ thế cho nên nhờ sự Sáng tạo tâm linh của con người, người ta có thể thành tựu được mọi thứ.
Chính cái khía cạnh Sáng tạo này nơi Ba Ngôi của con người có thể xây dựng nên mọi thứ mà Minh triết có thể quan niệm được và mọi thứ mà Ư chí xác định được. Với vai tṛ là trí năng trong các cơi tinh vi cũng như là Hạ trí trong cơi thấp, nó vươn ra khỏi vũ trụ để t́m hiểu. Nhờ vào nó (bản chất nó là tri thức) Chơn nhơn mới biết được mọi thứ bên ngoài ḿnh tức là “Phi Ngă” theo cách nói của Ấn Độ. Ta đă thấy rằng nhờ sử dụng các hạ thể, Chơn nhơn có thể biết được vũ trụ ngoại giới và tâm thức có thể biết được môi trường xung quanh; nói theo cách nói của Myer th́ khi bắt đầu bằng tri thức trên trái đất với tư cách là tâm thức hành tinh, nó có thể vươn ra tri thức về vũ trụ với tư cách là tâm thức vũ trụ.
Lư trí đ̣i hỏi đây là một sự thật thiết yếu chẳng những v́ mọi thiên tài vĩ đại về tâm linh đều chứng nhận điều đó mà c̣n v́ trong tâm thức hành tinh có những diễn biến không thể hiểu nổi, không có nguyên nhân và chẳng biết dùng làm ǵ nếu không có một tâm thức vũ trụ tỏa sáng xuống tâm thức hành tinh để cho tâm thức hành tinh hướng lên nó. Tôn giáo, Nghệ thuật, T́nh thương xả thân vị kỷ (chúng được gọi như vậy) đều chỉ là những bán thành phẩm và những chuyện điên rồ nếu ta chỉ là những muỗi ṃng phù du sống một ngày, nhảy múa dưới ánh mặt trời để rồi bị cơn băo quét cho tan tác; nếu ta xây dựng các nền văn minh cực nhọc và đau khổ xiết bao để rồi chúng bị hủy hoại, nếu mọi thứ được để lại thành ra một sử liệu lờ mờ về loài người sống trên một hành tinh băng giá quay cuồng trong vũ trụ cho đến khi tan tác th́ cái công tŕnh lao động mệt nhọc vô mục đích ấy rồi sẽ được đổi mới v́ các thành quả của nó chẳng bao giờ bị hủy diệt. Theo triết lư của Thông Thiên Học th́ Chơn thần là một Đấng thông tuệ tâm linh vĩnh hằng có gốc rễ nơi Thượng Đế và hằng hà sa số hoạt động của nó đă phát triển được các quyền năng cố hữu của riêng ḿnh mà không ai có thể tiêu diệt được trừ phi đích thân y vứt chúng đi không c̣n dùng tới nữa; và ngay cả khi đó th́ chúng ta vẫn c̣n trong Kư ức Vĩnh hằng.
Đối với một Thực thể như vậy th́ các vũ trụ chẳng qua chỉ là những đồ chơi để giáo huấn, phục vụ cho việc dạy dỗ y và chúng có tan ra thành mảnh vụn th́ cũng chẳng làm xao xuyến sự b́nh tâm thanh thản của y, v́ chúng chỉ là phương tiện để đạt tới cứu cánh. Vũ trụ mà giống như cái cối xay khổ sai không nghiền được cái ǵ th́ chỉ khiến cho đời là gánh nặng, là một sự trừng phạt miên viễn khiến cho ta thậm chí phải áp đặt lên một gánh nặng mà người ta có thể cất đi nhờ vào sự tội nghiệp hoặc nhờ vào sự khoan hồng của một phán quan mà người ta có thể xin kháng án nhằm giảm nhẹ h́nh phạt. Thông Thiên Học coi Chơn nhơn là một Quyền năng đang biểu hiện, đi từ sức mạnh này sang sức mạnh khác, có sai lầm th́ mới học hỏi được, có đau khổ th́ mới đâm ra kiên cường, đó là một Sự Sống khải hoàn, huy hoàng, hỉ lạc mà “sự tăng trưởng và rực rỡ thật là vô lượng”.
Cũng như mọi thứ khác, xét về mặt triết học, Chơn nhơn bao gồm hai yếu tố Tinh thần và Vật chất. Theo quan điểm triết học th́ đủ thứ hạ thể mà Khoa học huyền bí miêu tả chính là lớp vỏ vật chất của nó. Toàn bộ chúng chỉ là Cơ thể của nó. Chơn nhơn là một Đấng thông tuệ tâm linh ngự trong một Cơ thể. Thành phần cấu tạo của phần sắc tướng này – các dạng vật chất vật lư, xúc động, tâm trí, trí tuệ, trực giác, tinh thần – cũng liên quan tới việc nghiên cứu chẳng khác ǵ chất đặc, chất lỏng, chất hơi và chất dĩ thái cấu thành thể xác của con người.
QUYỀN NĂNG CỦA TƯ TƯỞNG
Tư tưởng là sự biểu lộ của tính Sáng tạo, là Ngôi Ba trong ba Ngôi của con người; triết lư Thông Thiên Học ứng dụng nó để đẩy nhanh sự tiến hóa của con người. Ở phương Đông, cái được gọi là khoa Yoga chính là việc ứng dụng những định luật tổng quát trong sự tiến hóa tâm trí để đẩy nhanh sự tiến hóa của một tâm thức đặc thù. Yoga có nghĩa là “hiệp nhất” và từ ngữ này được dùng để biểu thị sự hiệp nhất hữu thức của Chơn ngă đặc thù (tiểu ngă) với Chơn ngă vũ trụ (đại ngă) cùng với mọi nỗ lực đưa tới thành tựu ấy.
Phương pháp Yoga hoàn toàn mang tính khoa học, người ta biết được các định luật về sự tiến hóa tâm trí và trí tuệ nhờ vào việc quan sát, và dùng thí nghiệm để xác lập chúng. Người ta đă chứng tỏ và có thể chứng tỏ trở lại rằng tư tưởng khi tập trung chăm chú vào bất cứ ư tưởng nào, cũng đều xây dựng ư tưởng ấy thành ra tính t́nh của chủ thể tư tưởng và nhờ đó người ta có thể tạo ra nơi bản thân bất kỳ đức tính đáng mong muốn nào qua việc suy tư bền bỉ và chăm chú tức là tham thiền.
Chỉ cần cẩu thả suy nghĩ tới những ư tưởng và phẩm chất bất hảo th́ cũng gây ra một nguy cơ có thực, tạo ra một khuynh hướng nhắm vào những điều bất hảo ấy và dẫn tới hành động thể hiện chúng. “Tác động” bao gồm ba phần: ham muốn quan niệm ra nó, tư tưởng hoạch định nó và hành vi cuối cùng thể hiện cả hai yếu tố kia. V́ thế cho nên hành vi cuối cùng thường được hoàn cảnh thuận lợi phóng hiện khi ham muốn đă đủ mạnh và tư tưởng đă phác họa đầy đủ được việc thi hành ham muốn. Tác động trong tâm trí có trước tác động trong thể chất, và khi người ta đeo đẳng tư tưởng về một ư thiện hoặc một ư ác th́ y thấy ḿnh sẽ thực hành ư đó nơi ngoại giới ngay cả trước khi y nhận thức được ḿnh đang làm ǵ; khi cánh cổng cơ hội đă mở toang th́ tác động tâm trí ùa ra thành hành động thể chất.
Hoạt động tâm trí tập trung có thể được điều khiển hướng về thể hạ trí, thể vía và thể xác, tái tạo cho chúng một phần năng lượng đáng kể tỉ lệ với sự kiên tŕ và sự tập trung mà ta vận dụng.
Mọi trường phái chửa bệnh - phái Khoa học Ki Tô và Khoa học Tâm trí – đều sử dụng tác nhân đầy quyền năng này để đạt được kết quả; công dụng của chúng tùy thuộc vào việc nhà thực hành có biết về thần lực mà ḿnh đang sử dụng hay chăng cũng như biết môi trường mà ḿnh sử dụng năng lực trong đó – môi trường này phần lớn là các cơ thể của bệnh nhân.
Vô số sự thành công chứng tỏ rằng thần lực được vận dụng là có tồn tại, c̣n những thất bại không chứng tỏ rằng chẳng hề tồn tại thần lực ấy mà chỉ chứng tỏ việc điều khiển nó là thiếu khôn khéo và không khơi dậy được đủ thần lực cho nhiệm vụ trước mắt. Triết lư Thông Thiên Học công nhận quyền năng của tư tưởng là Đấng Sáng tạo duy nhất, ta thấy nó hoạt động thông qua Cơ tiến hóa và hoạch định cho sự tiến hóa trong tâm thức con người một phương pháp đáng hâm mộ là Luân Hồi theo Luật Tác động và Phản tác động mà Đông phương gọi là Nhân Quả.
LUÂN HỒI
Ta đă giải thích mục đích của Chơn nhơn khi chiếm dụng các hạ thể tức lâm phàm; ta đă thấy rằng ba thể cao của Chơn nhơn tạo thành lớp vỏ thường trụ của nó; các thể này tăng trưởng khi tâm thức của Chơn nhơn phát triển. Ta cũng thấy rằng ba hạ thể chỉ tạm bợ, tồn tại trong một chu kỳ sống nhất định mà Chơn nhơn trải qua trong ba cơi (cơi trần, cơi trung ấm và cơi thiên đường); khi y trở lại trần thế th́ y chiếm dụng những hạ thể mới và đây chính là sự Luân Hồi. Điều này là tất yếu v́ vật chất cấu thành các thế giới thấp vốn có mật độ tương đối lớn, các hạ thể được cấu tạo bằng vật chất ấy chỉ có thể tăng trưởng và bành trướng trong phạm vi nào đó eo hẹp hơn phạm vi của các thể tinh vi; khi vượt quá mức này do tâm thức thường xuyên bành trướng, các hạ thể không c̣n dẻo dai nữa và không dùng được nữa; vả lại khi thường xuyên bị căng thẳng và ṃn mỏi th́ chúng bị lăo hóa.
Vào cuối một chu kỳ tăng trưởng khi tâm thức đă dứt khoát xác lập được một tŕnh độ tiến hóa mới th́ nó cần có những cơ thể mới được uốn nắn để biểu hiện các quyền năng đă được nâng cấp của nó. Nếu Thiên cơ không an bài điều này th́ chúng ta chẳng khác nào những đứa trẻ mặc áo giáp bằng sắt, và cái áo ấy sẽ làm thui chột sự tăng trưởng của đứa trẻ v́ nó không bành trướng được. Trẻ con “lớn nhanh như thổi so với quần áo” và chúng ta lại may cho chúng những bộ quần áo mới; bản thân của chúng ta cũng lớn nhanh hơn các hạ thể của ḿnh và cha của chúng ta là Thượng Đế cũng ban cho chúng ta các hạ thể mới.
Phương pháp tương đối cũng đơn giản; một hạt giống tâm thức thiêng liêng được gieo trồng trong mảnh đất sinh hoạt đời người; nhờ mảnh đất ấy nuôi dưỡng tức là kinh nghiệm, được ánh sáng mặt trời (tức là niềm vui) kích thích, cơn mưa (tức là sự phiền năo) làm cho tăng trưởng, hạt giống lớn nhanh lên nẩy mầm thành cái cây, đóa hoa và trái cho đến khi nó giống như cái cây đă sinh ra nó. Nếu tŕnh bày mà không cần ẩn dụ th́: Tinh thần con người là một sự sống c̣n phôi thai nhập vào đứa trẻ sơ sinh c̣n dă man, nó hầu như chưa có trí thông minh, chưa có ư thức đạo đức; nó sống trong đó chừng 4 – 50 năm bị những sự ham muốn, sự cướp bóc, sự chém giết ngự trị để rồi cuối cùng bị giết chết.
Nó chuyển sang cơi trung ấm gặp nhiều kẻ thù cũ của ḿnh, đau khổ và lờ mờ thấy rằng thể xác ḿnh bị giết chết là hậu quả của việc ḿnh giết chết người khác và nó đạt được một kết luận mơ hồ bất lợi cho việc chém giết; điều này được ghi khắc rất yếu ớt lên tâm thức của nó. Nó vui hưởng các thành quả của bất cứ t́nh thương ấu trĩ nào mà nó có thể cảm thấy; nó trở lại trần thế và hơi có chút ít hiểu biết hơn so với lần sinh ra đầu tiên. Điều này cứ được lập đi lập lại măi cho đến khi nó dần dần nhưng dứt khoát đạt tới kết luận rằng sự chém giết và trộm cắp là một trong những tác động gây ra bất hạnh, c̣n t́nh thương và ḷng tử tế mang lại hạnh phúc; thế là nó có được một lương tâm nhưng bất kỳ ham muốn mạnh mẽ nào đều dễ dàng đè bẹp lương tâm ấy.
Thời khoảng giữa hai lần sinh ra thoạt đầu rất ngắn nhưng nó dần dần dài ra khi quyền năng tư tưởng tăng lên, cho đến lúc việc luân hồi trong ba cơi đă được xác lập chính qui. Ở cơi thứ nhất tức là cơi trần, nó thu lượm kinh nghiệm; ở cơi thứ nh́ tức cơi trung ấm, nó chịu đau khổ v́ những lầm lỗi của ḿnh; ở cơi thứ ba tức cơi thiên đường, nó vui hưởng thành quả của những tư tưởng và xúc động tốt đẹp; cũng ở đây nó đào luyện toàn bộ kinh nghiệm tâm trí và đạo đức tốt đẹp của ḿnh thành ra các năng khiếu đạo đức và trí tuệ; hơn nữa ở cơi thiên đường nó c̣n nghiên cứu được kiếp sống đă qua của ḿnh và những đau khổ của ḿnh do sai trái; điều đó giúp cho nó hiểu biết và nhờ vậy có được quyền năng: “Mọi đau khổ mà tôi phải chịu đựng trong một cơ thể này trở thành một quyền năng mà tôi sẽ vận dụng trong cơ thể kế tiếp”. [Tác phẩm Hướng về sự Dân chủ, “Sự Phấn đấu của Con người chống lại quỉ Sa tăng” của Edward Carpenter]. Thời gian lưu trú nơi thế giới thứ ba gia tăng về độ dài và kết quả gặt hái khi y càng ngày càng tiến bộ.
Cuối cùng th́ y gần đạt tới đích của cuộc hành hương dài; y gia nhập Thánh đạo, trải qua các cuộc Điểm đạo lớn và đạt được sự hoàn hảo nơi con người. [Xem Tiết IV, Con đường dẫn tới sự Hoàn hảo và các Đấng Thiêng liêng]. Ngài không c̣n luân hồi nữa, v́ ngài đă vận dụng được vật chất, đă tâm linh hóa và trong khi ngài khoác lấy nó th́ th́ nó không c̣n làm ngài mù quáng hoặc chế ngự được ngài nữa.
Khi nh́n vào cái ṿng Sinh Tử luân hồi dài dằng dặc này, con người có thể cảm thấy mỏi mệt. Nhưng ta phải nhớ rằng mỗi chu kỳ sống đều mới lạ đối với sinh linh trải qua nó; nhờ vào sự an bài minh triết phàm nhơn nơi cơi trần đă quên hết quá khứ, ít ra th́ cũng cho đến khi y đủ mạnh để gánh vác gánh năng ấy, và Goethe có nói vui như sau: chúng ta “trở lại nhưng được tắm mát”. Nơi đứa trẻ sơ sinh không hề có ư thức mỏi mệt, nó vui vẻ chào đời trong một cuộc sống mới nhưng nó có một ư thức về sinh lực mới mẻ được hưởng thụ háo hức với những niềm vui luôn luôn mới lạ. Một linh hồn đă ṃn mỏi trên đường đi nhập vào thể xác một trẻ sơ sinh bị oằn nặng bởi một kư ức về những sự phấn đấu và lầm lẫn xưa kia, bởi yêu và ghét trong quá khứ, th́ đó ắt là sự đổi chác đáng buồn đối với sự vui vẻ của tuổi ấu thơ tràn đầy nhựa sống.
Mỗi kiếp sống là một cơ hội mới và nếu chúng ta đă lăng phí một kiếp th́ chúng ta luôn luôn có “một cơ may mới”. Luân hồi cốt yếu là một Phúc âm, một tin mừng v́ nó chấm dứt được sự thất vọng, khích lệ được sự cố gắng, khuyến khích người ta bằng cách tuyên cáo sự thành công tối hậu và bảo đảm được tính trường cửu của mọi mảnh vụn vun quén, mọi mầm mống tốt nơi chúng ta và có đủ thời gian cho kẻ kém tiến hóa nhất nở rộ thành ra mức hoàn hảo.
Ta không thể tả xiết giá trị của nó trong việc giải thích cuộc đời. Kẻ tội phạm, mẫu người thấp nhất, đê tiện nhất, nghèo nàn nhất, dơ dáy nhất trong loài người chúng ta, chỉ là một linh hồn mới chào đời, mới nhập vào một thể xác dă man và được đưa vào một nền văn minh không thích hợp nếu bị bỏ mặc để xuôi theo các bản năng; nhưng nền văn minh ấy cũng cung cấp cho nó một môi trường tiến hóa nhanh chóng nếu các bậc trưởng thượng nắm lấy tay nó dẫn dắt một cách dịu dàng và kiên quyết. Hiện nay nó đang ở mức mà người b́nh thường đạt được cách đây khoảng một triệu năm và trong tương lai nó cũng tiến hóa giống như người b́nh thường đă tiến hóa trong quá khứ.
Không có một sự thiên vị nào ưu đải những kẻ ở vị trí khác nó, chẳng qua chỉ là sự khác nhau về tuổi tác. Sự bất b́nh đẳng bẩm sinh nơi con người không c̣n làm ta bối rối nữa – sự bất b́nh đẳng giữa kẻ có thân h́nh đẹp tốt và kẻ què quặt, người khỏe mạnh và kẻ ốm đau, thiên tài và kẻ đần độn, vị thánh và kẻ phạm tội, người anh hùng và kẻ hèn nhát. Thật vậy, họ sinh ra đă thế rồi và mang theo ḿnh những điều bất b́nh đẳng để nhập thế mà họ không thể vượt qua được. Nhưng họ c̣n trẻ trung quá nên thiếu kinh nghiệm và đă tạo nên những bất b́nh đẳng ấy theo đúng luật thiên nhiên; sớm muộn ǵ th́ mọi yếu kém ấy cũng biến mất, hết cơ hội này đến cơ hội kia sẽ xảy ra cho họ, mọi đỉnh cao đều chờ đón họ leo lên miễn là họ có đủ sức leo lên cao.
Như ta sẽ thấy ở Tiết V bàn về vấn đề xă hội, việc hiểu biết về Luân Hồi dẫn dắt ta được nhiều lắm. Nó cũng cho ta thấy các bản năng xă hội đă tiến hóa ra sao, v́ sao sự xả thân lại là định luật tiến hóa dành cho con người, ta có thể hoạch định như thế nào về cơ tiến hóa tương lai của chính ḿnh theo các định luật thiên nhiên. Luân Hồi dạy ta biết rằng các phẩm tính do kinh nghiệm trên trần thế triển khai ra lại trở về trần thế để phục vụ cho con người, và theo định luật không thể sai lầm th́ mọi nỗ lực đều mang lại kết quả mĩ măn. Chỉ cần cung cấp cho con người đầy đủ thời gian th́ y sẽ được trang bị khả năng vận dụng số mệnh của ḿnh theo ư muốn và sáng tạo bản thân theo lư tưởng. Luân Hồi vạch ra một tương lai với quyền năng và minh triết ngày càng gia tăng, nó hợp lư hóa được hi vọng của ta về tính bất tử. Nó khiến cho cơ thể là công cụ của Tinh thần thay v́ là chủ nhân ông của Tinh thần; nó xua tan nỗi sợ hăi là Tinh thần v́ cần một thể xác để đầu thai cho nên rất có thể Tinh thần sẽ bị tiêu diệt khi thể xác ấy chết đi. Hume có nói rơ rằng đó là thuyết bất tử duy nhất mà triết gia có thể quan niệm được.
Việc nhớ được các kiếp đă qua vốn ở nơi Trí tuệ chứ không ở nơi Tâm trí, ở nơi Chơn ngă thường tồn chứ không ở nơi phàm nhơn hữu hoại. Trong Tiết I, ta thấy rằng các hạ thể chết đi vào lúc thể xác chết và sau đó; các cơ thể mới lại được kiến tạo khi người ta bước vào một chu kỳ sinh hoạt mới. Các cơ thể mới này đâu có trải qua những kinh nghiệm trong kiếp quá khứ, thế th́ làm sao chúng nhớ được những ǵ xảy ra trong kiếp trước? Người nào nhớ được kiếp trước ắt phải có ư thức nơi thể nguyên nhân, v́ phương tiện ghi nhớ vốn ở nơi thể này rồi y c̣n phải học thêm nữa để biết cách gởi những kư ức tàn trữ nơi thể nguyên nhân xuống cho tâm thức đang hoạt động qua bộ óc. Ta có thể làm được như vậy nhờ thực hành Yoga, bấy giờ ta có thể quay ngược lại để đọc cuộn phim bất diệt của quá khứ.
Ta có thói quen xem xét Luân Hồi theo quan điểm bản chất hữu hoại nơi con người, do đó ta thấy một loạt các kiếp sống mà ta mô tả là “kiếp luân hồi”. Nhưng đôi khi ta nên xét vấn đề này theo quan điểm của Con người Vĩnh hằng, tức Chơn thần biểu lộ thành Tinh thần tam bội. Khi quan sát như thế th́ ta thấy Luân Hồi biến mất, trừ phi ta bảo rằng một cái cây luân hồi vào mỗi mùa xuân khi nó mọc ra một đợt lá mới hoặc một người luân hồi khi y khoác lấy một lớp áo mới. Cái phàm ngă vốn lù lù ra dưới đây chỉ là một đợt lá mới hoặc một lớp áo mới của Chơn nhơn.
Chơn nhơn biết ḿnh là trước sau như một, tuyệt nhiên không hề bị gián đoạn tâm thức, chỉ có một lai lịch đơn nhất và một kư ức miên viễn. Các ngày trong sinh hoạt hữu hoại của Chơn nhơn đối với nó cũng chẳng mệt mỏi ǵ hơn sự nối tiếp lâu dài các ngày hữu hoại đối với tâm thức ta khi hoạt động qua thể xác; mỗi buổi sáng khi ta thức dậy với những hứng thú luôn luôn đổi mới, và những ngày mới mẻ ấy mang lại những khoái lạc và đau khổ mà ta trải qua một cách hào hứng.
Sự kiện thể xác ta luôn luôn biến đổi không làm ta bối rối chút nào v́ ta vẫn là ta khi ở bên trong nó. Và cũng như thế trong sinh hoạt lớn lao hơn, ta vẫn cứ là Tinh thần hằng sống hằng hoạt động. Khi ta nhận thức được điều này th́ đau khổ và mệt mỏi sẽ rơi rụng mất v́ ta thấy những điều ấy không thuộc về bản thân ta. Đứng ở tâm điểm cố định và quan sát ṿng luân hồi từ điểm ấy là một điều mang lại sự thoải mái và rất hữu ích. Nếu bất kỳ bạn đọc nào cảm thấy mệt mỏi, tôi xin mời họ hăy thử mưu t́m một lúc cái Nơi chốn Yên b́nh này.
LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN TÁC ĐỘNG
Luân Hồi được tiến hành theo Luật Tác Động và Phản Tác Động tức là Nhân Quả. Thuật ngữ Karma có nghĩa là tác động và trên kia ta đă thấy rằng mọi tác động đều gồm có ba phần. Người Ấn Độ vốn đă nghiên cứu tâm lư học cả ngàn năm cho nên phân tích tác động ra làm ba yếu tố: ư chí (tức dục vọng) thu hút năng lượng tâm trí lại, điều khiển chúng hướng về sự hoàn thành; thế là hành vi được h́nh thành trong cơi hạ trí. Bấy giờ nó sẵn sàng biểu lộ và có thể nói là nó hối hả nhắm vào sự thể hiện; nó sẽ được thực hiện trên cơi trần thế ngay khi chủ thể tư tưởng dùng quyền năng ư chí để tạo ra một cơ hội hoặc khi có một cơ hội xảy ra.
Bấy giờ nó được phóng hiện thành ra một hành vi rành rành ai cũng thấy. Trọn cả tiến tŕnh này được người Ấn Độ coi là một bộ ba hiệp nhất và gọi là “Nhân Quả” tức tác động. Việc hiểu rơ điều này rất cần để lĩnh hội được ba định luật thứ yếu có ảnh hưởng tới vận mệnh tương lai của ta.
Nhưng trước hết ta cần nhận thức ra rằng nhân quả là một định luật thiên nhiên chứ không phải là một sự ban hành tùy tiện rồi có thể bị thay đổi theo ngẫu hứng, và nó tạo ra kết quả mà chẳng thưởng hay phạt ǵ hết. Một định luật thiên nhiên không phải là một mệnh lệnh mà là một mối quan hệ, một chuỗi diễn biến bất di bất dịch. Nó không thưởng hay phạt mà chỉ tạo ra những kết quả bất di bất dịch và do đó ta có thể tiên đoán được.
Nói chung th́ ta có thể phát biểu như sau: khi A và B có một quan hệ nào đó với nhau th́ tiếp theo sau sẽ là C. Giả sử ta phản đối C, thế th́ ta phải giữ sao cho A và B không quan hệ được với nhau. Thiên nhiên không ra lệnh: “Bạn phải có C”. Bạn phải có C nếu A và B giữ được một quan hệ nào đó đối với nhau; nhưng nếu bằng một công cụ nào đó – bằng cách chen vào một lực nào đó, một chướng ngại nào đó – ta có thể giữ cho A và B không quan hệ với nhau theo kiểu ấy th́ C sẽ không xuất hiện được. V́ thế cho nên ta càng hiểu rành rẽ về Thiên nhiên th́ ta càng có thể đi theo đường lối của riêng ḿnh trong cái rừng định luật của nó. Mọi định luật của Thiên nhiên đều là một lực trợ giúp cho con người hiểu biết nhưng lại là một lực áp chế kẻ thiếu hiểu biết. Ta hoàn toàn được tự do dùng lực này hóa giải lực kia, làm trung ḥa những lực ngược lại chủ đích của ta và ta có quyền tự do tác dụng những lực chỉ hoàn thành chủ đích của ta. Quả thật đúng là: “Thiên nhiên đă bị chinh phục qua sự ngoan ngoăn vâng lời”. Kẻ vô minh là nô lệ cho thiên nhiên và là tṛ đùa của thiên nhiên; người minh triết là kẻ đă chinh phục được thiên nhiên và là vua của thiên nhiên.
Nhân Quả là một Định luật của Thiên nhiên, nó cưỡng chế kẻ vô minh nhưng nó mang lại tự do cho người minh triết. Ba hệ luận của nó có ảnh hưởng nhiều nhất tới vận mệnh của ta là: 1- “Tư tưởng kiến tạo nên tính t́nh”. 2- “Dục vọng thu hút đối tượng của ḿnh, tạo ra cơ hội để nắm bắt đối tượng”. 3- “Hành động gây ra một môi trường thuận lợi hoặc bất lợi tùy theo việc nó mang lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người khác”.
[1] Ta đă thấy hệ luận đầu tiên khi bàn về quyền năng tư tưởng; bất cứ người nào tự nguyện dành mỗi buổi sáng năm phút kiên tŕ tư duy về bất cứ đức tính nào mà ḿnh c̣n thiếu sót, ắt thấy rằng đức tính đó biểu hiện ra qua tính t́nh của ḿnh sau một thời gian dài hay ngắn tùy theo sự kiên tŕ và sức mạnh của tư tưởng.
[2] Một sự ham muốn mănh liệt và kiên quyết ắt mang lại thành tựu; ta rất thường thấy điều này xảy ra chỉ nội trong giới hạn của một kiếp sống; việc duyệt lại nhiều kiếp liên tiếp ắt khiến ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về sự tồn tại của hệ luận này.
[3] Những người nào làm cho người khác hạnh phúc th́ bản thân ḿnh cũng gặt hái được hạnh phúc; hạnh phúc không t́m mà đến và luôn luôn tránh né kẻ nào bám víu lấy nó một cách si mê nhất. Hệ luận này cũng thể hiện mạnh mẽ nhất qua việc duyệt lại một loạt các kiếp sống kế tiếp; người nào đă mang lại hạnh phúc rộng lớn th́ sẽ sinh ra trong một hoàn cảnh thịnh vượng, c̣n kẻ nào gây ra bất hạnh th́ sẽ sinh ra trong một môi trường bất hạnh. Nhưng định luật tác động thật chính xác, v́ “Tư tưởng kiến tạo nên Tính t́nh”, cho nên kẻ nào gây ra hạnh phúc do một động cơ thúc đẩy ích kỷ th́ ḷng ích kỷ của y mang lại cho y một bản tính khốn khổ ngay cả khi môi trường xung quanh y là dễ chịu.
“Mặc dù cái Cối xay của Thượng Đế chỉ nghiền chầm chậm thôi, nhưng chúng nghiền rất mịn;
Mặc dù ngài kiên nhẫn đứng chờ, nhưng ngài nghiền nát tất cả một cách chính xác”.
Và bất kỳ lúc nào th́ Nghiệp báo cũng là kết quả tổng hợp của mọi tư tưởng, ham muốn và hành động trong quá khứ biểu lộ qua tính t́nh, cơ hội, môi trường xung quanh của ta; những yếu tố này hạn chế hiện tại của ta. Nếu chúng ta vốn tŕ độn về tâm trí th́ chúng ta chẳng thể đột nhiên trở nên thông minh; nếu chúng ta có ít cơ hội th́ chúng ta không phải lúc cũng tạo ra được cơ hội; nếu chúng ta què quặt th́ chúng ta không thể nào tráng kiện được. Nhưng khi ta sáng tạo th́ ta có thể thay đổi được điều ấy và cứ ngày này sang ngày khác, những tư tưởng, ham muốn và hành động đương thời của ta sẽ làm thay đổi Nghiệp Quả tương lai của ta. Hơn nữa ta nên nhớ rằng – nhất là khi ta đang giáp mặt với một tai họa sắp xảy ra – nhân quả đằng sau ta cũng vàng thau lẫn lộn giống như tư tưởng, ham muốn và hành động đương thời của ta vậy.
Việc duyệt lại bất cứ một ngày sinh hoạt nào cũng cho thấy rằng nó bao gồm một số tư tưởng tốt và một số tư tưởng xấu; một số ham muốn cao thượng và một số ham muốn thấp hèn; một số hành động tử tế và một số hành động không tử tế. Mỗi loại đều có tác dụng trọn vẹn; điều tốt tạo ra Nghiệp tốt c̣n điều xấu tạo ra Nghiệp xấu. V́ thế cho nên khi ta đương đầu với hoạn nạn th́ đằng sau ta có một luồng thần lực sẽ giúp ta xoay chuyển được t́nh h́nh và một luồng tà lực khác làm ta yếu đuối đi. Một trong các lực này có thể cực kỳ mạnh mẽ trong việc trợ giúp hoặc cản lối ta; nếu thế th́ nỗ lực hiện nay của ta chỉ đóng một vai tṛ rất nhỏ trong kết quả cuối cùng; nhưng rất thường xuyên là hai lực ấy hầu như thăng bằng với nhau và một sự tinh tấn mạnh mẽ hiện tại sẽ xoay được cán cân lực lượng. Như vậy việc hiểu biết về Nhân Quả có thể củng cố được sự tinh tấn chứ không làm tê liệt nó – đôi khi trường hợp đáng buồn này đă xảy ra với những kẻ biết quá ít về Nghiệp Quả. Ta không bao giờ được quên rằng Nhân Quả vốn là một Định luật Thiên nhiên cho nên nó dành cho ta đầy đủ sự tự do trong mức độ ta có thể đạt được. Nói tới việc “can thiệp vào Nghiệp Quả” chỉ là nói chuyện tầm phào ngoại trừ theo nghĩa ta có thể nói can thiệp vào luật hấp dẫn trọng trường.
Theo một ư nghĩa nào đó ta có thể can thiệp vào cả hai luật này đến mức tối đa có thể được. Nếu cơ bắp của ta bị yếu đi v́ sốt th́ ta không thể leo lên cầu thang chống lại luật hấp dẫn trọng trường; nhưng nếu ta đang khỏe mạnh th́ ta có thể vui vẻ chạy ùa lên lên cầu thang, thách đố luật hấp dẫn trọng trường muốn giữ ta lại ở cái pḥng dưới đất. Đối với Nhân Quả th́ cũng thế. Một lần nữa, Thiên nhiên không ra lệnh cho bất cứ ai làm điều này hoặc điều kia; nó chỉ đặt ra những điều kiện bất di bất dịch theo đó ta có thể hoặc không thể thực hiện những sự việc. Chính chúng ta phải t́m ra những điều kiện giúp ta có thể thành công để rồi mọi lực lượng của Thiên nhiên sẽ hoạt động theo ta và hoàn thành mong muốn của ta. Emerson có nói: “Hăy gắn cái toa xe của bạn vào đó”, thế rồi lực của ngôi sao sẽ kéo toa xe của bạn tới nơi mà bạn muốn.
Có một điều thực tiễn khác có tầm quan trọng đặc biệt. Trong quá khứ, chúng ta có thể đă thực hiện một nghiệp lực đặc biệt nào đó về điều ác mạnh đến nỗi ngày nay chúng ta không thể khắc phục được nó bằng bất cứ lực nào đương đầu với nó. Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta bị thúc đẩy làm bậy ngay cả khi chúng ta muốn làm điều tốt và cảm thấy ḿnh chới với như một cọng rơm trong cơn gió vô t́nh.
Đừng quan tâm. Chúng ta vẫn c̣n những nguồn lực. Khi sự cám dỗ làm điều xấu xảy ra th́ chúng ta có thể đương đầu với nó theo hai cách. Nếu cảm thấy rằng chúng ta phải chịu đầu hàng th́ chúng ta có thể đầu hàng một cách nhu nhược, và như vậy rèn luyện ra một mắt xích mới trong cái chuỗi dây xích chết người là thói quen làm điều xấu. Nhưng người biết về Nhân Quả tự nhủ rằng: “Tôi đă tạo ra cái khuyết điểm dễ ghét này bằng cách biết bao nhiêu lần chiều theo ham muốn thấp hèn; tôi sẽ chống lại nó bằng một dạng ham muốn cao hơn, tức là Ư chí và không chịu đầu hàng”. Khi chiến đấu chống lại sự cám dỗ, con người bắt buộc bị lùi lại từng bước cho đến khi y ngă xuống vực sâu và chiều theo hành vi ấy mặc dù không cố t́nh.
Dưới mắt thế gian, y đă sa đọa, là một nạn nhân chới với trong sự nô lệ tuyệt vọng. Dưới mắt người biết về Nhân Quả th́ nhờ vào sự phấn đấu dũng cảm, y đă giũa đi nhiều dây xích vẫn c̣n quấn quanh tay chân ḿnh; c̣n một số “những sự sa đọa” khác nữa th́ sợi dây xích sẽ bị găy răng rắc và y sẽ được tự do; một thói quen mà nhiều ham muốn sai trái không thể bị hủy diệt bởi một nỗ lực ham muốn đúng đắn, ngoại trừ trong những trường hợp hiếm có mà Thượng Đế nội tâm thức dậy; chỉ cần một chút Ư chí tâm linh mănh liệt cũng đủ đốt cháy được những sợi dây xích. Người ta ghi nhận được những trường hợp “cải đạo” như thế, nhưng hầu hết mọi người đều bước trên con đường dài hơn.
Ta càng hiểu Nhân Quả th́ nó càng trở thành một quyền năng trong tay ta, thay v́ là một quyền năng trói tay ta. Ở đây có lẽ hơn bất kỳ điều nào khác, “tri thức là sức mạnh”.
TIẾT IV
THÔNG THIÊN HỌC VỚI VAI TR̉ LÀ
TÔN GIÁO
Chúng ta đă thấy rằng Tinh thần với vai tṛ là Chơn nhơn có ba Ngôi, biểu lộ thành Ư chí, Trực giác và Trí năng qua ba thể tinh vi nhất. Nhưng từ ngữ này cũng được dùng theo một ư nghĩa hẹp ḥi hơn, biểu thị điều đầu tiên trong ba Ngôi vốn biểu lộ nơi cơi cao nhất trong hệ thống ngũ bội của ta, tức cơi tâm linh hoặc cơi Niết bàn nơi sự biểu lộ ấy là Ư chí tức Quyền năng. Thường th́ từ ngữ này được dùng để biểu thị hai ngôi cao hơn bằng cách khiến cho nó bao trùm Trực giác và người ta không thể phản đối điều ấy. Hai ngôi này quả thực biểu diễn “bản chất tâm linh” của con người cũng giống như Trí tuệ và Tâm trí biểu diễn Trí thông minh của y, c̣n Xúc động biểu diễn Xúc cảm của y và Cơ thể biểu diễn công cụ Tác động của y. Ta đă thấy rằng v́ sự đa nghĩa này đánh dấu bốn bộ môn lớn trong tư tưởng con người – khoa học, đạo đức nghệ thuật và tôn giáo – cho nên đó là một điều thuận tiện. Nhưng để được hoàn toàn rơ ràng th́ tôi sẽ dùng từ “Tinh thần” để biểu thị Chơn thần khoác lấy một nguyên tử thuộc cơi biểu lộ cao nhất, c̣n từ “Trực giác” để biểu thị Chơn thần khoác lấy thêm một nguyên tử nữa của cơi kế tiếp thấp hơn.
Từ ngữ “Tôn giáo” gói ghém việc Con người mưu t́m lời giải đáp của Thượng Đế đối với sự mưu t́m ấy. Lời giải đáp của Thượng Đế là việc Ngài tự Khải huyền cho Tinh thần đang t́m kiếm vốn là Chơn nhơn cũng giống như bầu không khí bao xung quanh ta và xuyên thấu ta, nhưng ta vẫn c̣n không có ư thức về sự hiện diện của nó mặc dù chính cuộc đời ta tùy thuộc vào nó; cũng vậy, Tinh thần Vũ trụ bao xung quanh và thấm nhuần Tinh thần cá biệt hóa thế mà Tinh thần cá biệt hóa không biết được Đấng mà sinh mệnh ḿnh tùy thuộc vào đó: “Ngài gần gũi hơn hơi thở, gần cận hơn tay chơn”.
Do đó “biết được Thượng Đế” là bản thể của Tôn giáo như ta đă thấy mọi tôn giáo chứng nhận: mọi thứ khác nữa đều phụ thuộc và con người biết được Thượng Đế chính là Thần bí gia, nhà Ngộ đạo, nhà Thông Thiên Học. Các tên gọi này quả thật do nhiều người đă xưng danh, nhưng chỉ người nào “biết được Thượng Đế” mới xứng đáng với ư nghĩa trọn vẹn của nó. “Thượng Đế vốn nội tại nơi vạn vật”; đó là phát biểu sự thật trong Thiên nhiên khiến cho ta có thể hiểu biết được như thế. “Thượng Đế ở nơi tất cả và trong tất cả” là cách mà Ki Tô giáo diễn tả cũng sự thật ấy; mặc dù thánh Paul tŕnh bày nó trong tương lai c̣n Thần bí gia tŕnh bày nó trong hiện tại. Liệu câu này có nghĩa là ǵ?
SỰ NỘI TẠI CỦA THƯỢNG ĐẾ
Điều này có nghĩa là bản thể của Tôn giáo vốn ghi nhận được Thượng Đế ở khắp mọi nơi. Nhà Thông Thiên Học chân chính thấy ở mỗi thứ đều có một phần sự Vinh quang Thiêng liêng. Trong sự ổn định của núi non, trong sức mạnh của sóng cả đè bẹp, trong cơn lốc gió xoáy, y thấy được Sức mạnh của Ngài. Trong ngôi sao rải rác ở tận không gian sâu thẳm, trong sa mạc trải dài ra ngút ngàn, y thấy được sự Bao la của Ngài. Trong màu sắc của những cánh đồng cỏ lấp lánh hoa, trong tiếng róc rách của những suối nhỏ, trong chiều sâu thẳm xanh ngát của núi rừng, trong khoảng rộng lớn lóng lánh của những đỉnh núi đầy tuyết phủ, trong ngọn lúa vàng trĩu phất phơ trước ánh nắng, trong ánh trăng lung linh như bạc, y thấy được Vẻ đẹp của Ngài.
Trong nụ cười e ấp của cô gái được chàng trai theo tán tỉnh lúc tuổi thanh xuân, trong nụ hôn nồng thắm của người t́nh xin cưới nàng làm vợ, trong đôi mắt âu yếm của người vợ khi nh́n thấy người chồng, trong cái thoáng nh́n đáp trả của người chồng vuốt ve người vợ, trong đôi môi cười phá lên của đứa trẻ vui đùa, trong sự chăm sóc che chở cảnh báo của cha và mẹ, trong sự tận tụy trung kiên của bạn với bạn, trong ḷng thành thực trung kiên của đồng chí với đồng chí, y thấy được T́nh thương của Ngài. Đây chính là “chánh niệm” (recollectedness) của Thần bí gia và là chân ư nghĩa của từ ngữ đă bị dịch sai lầm: “biết e sợ Thượng Đế” là bắt đầu Minh triết. Để thực chứng được điều này và như vậy biết ḿnh hiệp nhất với Thượng Đế, là mục đích của Thông Thiên Học cũng chẳng khác ǵ mọi Tôn giáo chân chính. Mọi thứ khác đều chỉ là phương tiện đạt tới cứu cánh này.
GIÁO HUẤN CỦA THÔNG THIÊN HỌC
Những giáo lư chung của các Tôn giáo mà đâu đâu cũng tin theo, ai ai cũng tin theo vào mọi thời đại, đều tạo thành một tập hợp các giáo lư mà Thông Thiên Học phổ biến. Đó là: Đấng Tự tại Nhất như – Thượng Đế Nhất như – biểu lộ trong Vũ trụ theo ba Ngôi (“Ngôi” có từ nguyên là persona tức mặt nạ); các huyền giai Thực thể siêu nhân loại – Chư thiên, Thiên thần và Tổng Thiên thần; sự Lâm phàm của Tinh thần nơi vật chất mà Luân Hồi là giai đoạn làm người; Luật Tác động và Phản Tác động; “Con người gieo ǵ th́ gặt nấy”; “sự tồn tại của Con đường Toàn bích và những Người thiêng liêng. Ba Cơi – cơi trần, cơi trung ấm và cơi thiên đường – cũng như các cơi trời cao hơn; T́nh Huynh đệ trong Nhân loại. Đây là những giáo lư nổi bật trong Tôn giáo Đại đồng Thế giới. Khoa học rộng lớn hơn chứng tỏ rằng chúng có thể đúng khi nó nghiên cứu các cơi biểu lộ, không loại trừ bất cứ cơi nào trong cuộc nghiên cứu của ḿnh ở chừng mực mà các công cụ có thể đạt tới.
V́ thế cho nên ở bất cứ nơi đâu, Thông Thiên Học cũng là
người bảo vệ và trợ giúp tôn giáo, phục vụ cho mỗi tôn giáo trong địa hạt
của riêng ḿnh, vạch ra cho mỗi người điều cần thiết với đức tin của chính
ḿnh, thúc đẩy y đào sâu thêm nữa và tâm linh hóa tín ngưỡng của ḿnh hơn là
đả kích những h́nh thức mà người khác ưa thích. Như vậy, đó là một người
mang lại ḥa b́nh trong những sự xung đột tín điều, là người mang lại thiện
chí, t́nh thân hữu và sự khoan dung ở bất cứ nơi đâu mà nó đi tới. Khi biết
rằng mọi tôn giáo đều xuất phát từ một nguồn cội duy nhất tức là Quần Tiên
Hội (the White Brotherhood), nó xóa bỏ được những t́nh cảm cay đắng giữa các
nhà tôn giáo và việc người này đả kích cay độc người kia. V́ thế cho nên
chúng tôi nói tới Hội Thông Thiên Học là phương tiện của Quần Tiên Hội như
sau: “Khẩu hiệu của nó là Ḥa B́nh,
c̣n mục tiêu của nó là Chơn lư”.
CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ HOÀN THIỆN
VÀ NHỮNG NGƯỜI THIÊNG LIÊNG
Đây là một giáo huấn, mặc dù có trong mọi tôn giáo; nhưng thời nay đă bị quên lăng đi nhiều cho đến khi Thông Thiên Học tuyên cáo nó trở lại và do đó có thể phác họa nó một cách thích đáng ở đây. Nó được miêu tả một cách rất trọn vẹn trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki Tô giáo Công giáo La mă và phái Sufi (phái thần bí của Hồi giáo) và đặc điểm chính yếu của nó đều đồng nhất như nhau. Người nào gia nhập Thánh đạo phải nhận thấy mục tiêu của ḿnh là sự Đơn Nhất, ta đạt được điều này bằng cách sùng tín sâu sắc Thượng Đế và phụng sự Chơn nhơn không mệt mỏi.
Giai đoạn đầu tiên được gọi là Tẩy trược trong sách vở Ki Tô giáo, là Con đường Dự bị trong các sách vở khác. Tên gọi Ki Tô giáo tŕnh bày khía cạnh tiêu cực tức là dẹp bỏ các khuyết điểm; người không theo Ki Tô giáo tŕnh bày khía cạnh tích cực tức là đạt được bốn tiêu chuẩn: 1- Phân biệt giữa điều thực và điều không thực, 2- Diệt ḷng ham muốn đối với điều không thực, 3- Sáu điều quí báu tức là hạnh kiểm tốt bao gồm Tự chủ về tư tưởng, Tự chủ về hành động, Khoan dung, Nhẫn nhục, Tin tưởng vào Thượng Đế nội tâm và B́nh tâm tức Thăng bằng, 4- Muốn được Hợp nhất tức Bác ái.
Chỉ cần ứng viên đạt được một phần nhất định của những tiêu chuẩn này th́ y cũng có thể nhập vào Con đường Giác ngộ tức dùng thuật ngữ Ki Tô giới là Con đường Thánh đức hoặc “Thánh đạo” khi dùng thuật ngữ không phải của Ki Tô giáo. Thông Thiên Học theo danh pháp xưa và chia Thánh đạo ra thành bốn giai đoạn, mỗi cuộc “Điểm đạo” giúp nhập vào một giai đoạn. Điểm đạo là một nghi thức nhất định mà các Thành viên Hoàn hảo của Quần Tiên Hội cử hành theo sự phê chuẩn của thủ lănh; nó ban cho tân Điểm đạo đồ một sự mở rộng tâm thức và nhận y vào một hàng ngũ nhất định trong Hội đoàn Huynh đệ; y đă tuyên thệ Phụng sự và xét theo chuyên môn được gọi là “an toàn măi măi” nghĩa là thậm chí y cũng không thể bị tạm thời loại ra khỏi ṿng tiến hóa trong chu kỳ hoạt động.
Mỗi cuộc điểm đạo kế tiếp mang theo nó một vài nhiệm vụ nhất định mà người ta phải hoàn thành trọn vẹn th́ mới có thể tiến bước kế tiếp. Cuộc điểm đạo thứ năm làm “hoàn hảo” Chơn nhơn khiến cho cơ tiến hóa của con người chấm dứt. Nhờ đó ngài trở thành một Tinh thần đă giải thoát, ngài đă “đạt tới bờ bên kia”. Một số đấng này vẫn c̣n ở lại trên trái đất, giám sát, xúc tiến cơ tiến hóa của loài người; một số đi tới điền vào những chức vụ khác nhau cần thiết để trợ giúp cho hành tinh chúng ta cũng như các hành tinh khác, và v́ sự dẫn dắt nói chung của Thái dương hệ. Những người mà chúng ta gọi là “Chơn sư” chính là các đấng c̣n ở lại trên trái đất của ta; các ngài tạo thành cấp năm trong Quần Tiên Hội, trên các ngài c̣n những cấp khác măi cho đến khi ta đạt tới đấng thủ lănh của trọn cả Quần Tiên Hội.
CHÍNH PHỦ THIÊNG LIÊNG CỦA THẾ
GIỚI CHÚNG TA
Thế giới được chia ra thành nhiều miền; mỗi miền có một Chơn sư đứng đầu; ngài hướng dẫn các hoạt động của nó, tuyển lựa một số người làm công cụ cho ḿnh, sử dụng chúng, lặng lẽ dẹp chúng sang một bên khi vô dụng; các ngài bao giờ cũng t́m cách gợi linh hứng, dẫn dắt, thu hút, kiểm soát nhưng không bao giờ khống chế ư chí của con người. Ta phải tiến hành Thiên cơ nhưng ta phải thực hiện nó bằng cách sử dụng những tác nhân tự do vốn thEo đuổi một vài mục tiêu hấp dẫn ḿnh như quyền lực, danh vọng, của cải v.v. . . Khi mục tiêu của con người thực hiện nhằm xúc tiến Thiên cơ th́ có những cơ hội được đưa ra cho y trên đường tiến bộ và y đạt được điều ḿnh muốn, vô h́nh trung đạt được một chút xíu trong Thiên cơ.
“Cả thế giới là một sân khấu c̣n mọi người nam và nữ chỉ là những diễn viên”; nhưng Người viết kịch thiêng liêng viết ra Kịch bản; con người chỉ có thể chọn vai đóng của ḿnh, bị hạn chế khi chọn lựa do nghiệp quả mà ḿnh đă tạo ra trong quá khứ bao gồm cả những năng lực của ḿnh. Hơn nữa, những bộ môn lớn trong chính quyền thế giới bao gồm trọn cả hành tinh. Bộ môn hành chính, bộ môn quản trị những sự thay đổi về động đất làm cho các lục địa dâng lên hoặc ch́m xuống, sự tiến hóa của các giống dân chính, giống dân phụ và các quốc gia v.v. . . có vị chức sắc thủ lănh của ḿnh là các đấng Bàn Cổ; một đấng Bàn Cổ là một Chơn nhơn kiểu mẫu và mỗi giống dân chính đều có một đấng Bàn Cổ của ḿnh, thể hiện loại h́nh ấy ở mức hoàn hảo cao nhất. [Xem Tiết VI: “Một vài chi tiết về các hệ thống và các thế giới” trang 87, 88].
Bộ môn giáo huấn có đấng lănh đạo là Đức Bồ Tát, tức đấng Ki Tô, Thầy Tối Cao của Chư thiên và loài người; ngài dựng nên các tôn giáo trực tiếp hoặc thông qua các thiên sứ của ḿnh và đặt mỗi tôn giáo dưới sự che chở của một Chơn sư; bản thân ngài giám sát và ban phúc cho tất cả. Khi ngài trở thành một Đức Phật th́ ngài rời bỏ trần thế và được kế vị bởi một Đức Bồ Tát khác.
Các Đấng Đại Hùng này là các phó vương trên trần thế của đấng Chúa tể Tối cao, NGÔI LỜI tức Thượng Đế biểu lộ. Các ngài là “thừa tác viên của Ngôi Lời, làm vừa ư Ngôi Lời”. Như vậy th́ thế giới của ngài khi nó từ từ tiến lên phía trước qua con đường tiến hóa dài dằng dặc đều được trợ giúp, bảo vệ và dẫn dắt để đến Chân Ngài.
TIẾT V
THÔNG THIÊN HỌC ÁP DỤNG VÀO CÁC
VẤN ĐỀ XĂ HỘI
Bạn đọc có thể hiểu được giá trị của Thông Thiên Học khi nó tác động tới Sự Sống, nếu ta xét xem nó có thể được áp dụng ra sao để giải quyết một số vấn đề đau khổ hơn mà chúng ta phải đương đầu trong t́nh trạng Xă hội hiện nay. Ta có thể rút ra được nhiều gợi ư từ những nền văn minh mà các thành viên của Quần Tiên Hội đă sáng lập ra và quản trị, mặc dù do những thay đổi về hoàn cảnh lớn lao đang thịnh hành hiện nay, ta phải tạo ra những ứng dụng mới cho các nguyên tắc căn bản. Nền móng của một Xă hội bền vững phải là T́nh Huynh Đệ; mọi người đều cần được hạnh phúc và cần có những điều kiện thuận lợi cho sự tiến hóa của ḿnh và bổn phận của Xă hội là phải cung ứng một môi trường mang lại những điều kiện ấy.
Việc một con người sinh ra trong một Xă hội có tổ chức khiến cho y có quyền đ̣i hỏi và Xă hội có bổn phận: một đứa trẻ có quyền đ̣i hỏi với cha mẹ ḿnh và cha mẹ có bổn phận đối với con cái. Người trẻ hơn tự nhiên là có quyền đ̣i hỏi thích đáng với người lớn hơn; điều này đă bị bại hoại thành ra giáo lư mang tính hiếu chiến về “các quyền lợi”; con thú, trẻ con, người đau ốm, người dốt nát, người bơ vơ, tất cả đều có quyền, đó là quyền được sử dụng tử tế, được che chở, được nuôi dưỡng, được dạy dỗ, được bảo vệ; người khỏe mạnh, người trưởng thành chỉ có bổn phận thôi.
Xă hội có tổ chức tồn tại v́ hạnh phúc và phúc lợi của các thành viên, và khi các thành viên không có được những phúc lợi th́ chính do sự kiện ấy xă hội đó phải bị kết án. “Chính quyền chỉ tồn tại v́ ích lợi của người được cai trị”. Pythagore nói như thế khi rao giảng trên đồi Tauromenion và câu này đă vang vọng suốt nhiều thế kỷ, đă trở thành khẩu hiệu của những người đang mưu t́m sự cải thiện hoàn cảnh xă hội. Chỉ khi nhà nước mưu cầu và bảo đảm được phúc lợi của người bị trị th́ nó mới xứng đáng với lời miêu tả hùng hồn mà bậc đại sư Hi lạp dùng để kết luận trong một diễn từ của ngài với kiều dân Hi lạp ở Naxos khi các công dân ấy tụ tập xung quanh ngài trên đồi.
“Hỡi các con, hăy lắng nghe nhà nước sẽ như thế nào đối với những công dân tốt. Nhà nước c̣n hơn là cha hoặc mẹ, c̣n hơn là chồng hoặc vợ, c̣n hơn là con cái hoặc bạn bè. Nhà nước là cha và mẹ của tất cả, là vợ của người chồng, là người chồng của vợ. Gia đ́nh có tốt đẹp là ở chỗ người đàn ông thấy vui vẻ với vợ con ḿnh. Nhưng nhà nước c̣n lớn hơn thế, nhà nước bảo vệ cho tất cả bằng không th́ căn nhà sẽ bị hủy hoại và tàn phá. Danh dự của người phụ nữ sinh ra người đàn ông thật đáng quí đối với y, danh dự của người vợ mà các đứa con bám lấy đầu gối của y thật là thân thương; nhưng danh dự của nhà nước vốn bảo đảm an toàn cho vợ và con ắt c̣n đáng quí hơn nữa. Xuất phát từ nhà nước mới có mọi thứ khiến cho cuộc đời của bạn thịnh vượng, mang lại cho bạn sự mỹ lệ và an toàn. Các Nghệ thuật đă được kiến tạo nên trong ḷng nhà nước, khiến cho người dă man khác với người văn minh. Nếu người dũng cảm vui ḷng chết v́ ḥn đá lát ḷ sưởi th́ y c̣n vui ḷng hơn nữa khi chết v́ Nhà nước”.
Pythagore đă trở thành Chơn sư rất nổi tiếng với Hội Thông Thiên Học và ngài nói lên lư tưởng Thông Thiên Học về nhà nước vốn là cha mẹ của dân, là người Bảo vệ tất cả.
Bổn phận của Nhà nước, của Xă hội có tổ chức là bảo đảm được cho mỗi một thành viên của ḿnh ít ra là phần tối thiểu về phúc lợi – lương thực, quần áo, chỗ ở, giáo dục, giải trí – điều này khiến cho mỗi công dân có thể phát triển được đến mức tối đa những năng khiếu mà y có được bẩm sinh khi chào đời. Không thể có việc đói khát và nghèo khổ, làm việc quá sức và không được giải trí, thiếu tiện nghi và phương tiện thụ hưởng. Bộ óc con người hoàn toàn khôn khéo đủ để phác họa một hệ thống xă hội trong đó mọi công dân đều có đủ nhu cầu để được một cuộc sống hạnh phúc; trở ngại duy nhất là ḷng ích kỷ và thiếu ư chí.
Nó đă được thực hiện từ lâu rồi dưới sự trị v́ của các
Thánh vương nơi Kim Môn Thành và ở
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TRẬT TỰ MỚI
Dựa trên việc nghiên cứu quá khứ, Thông Thiên Học có thể nêu ra một vài nguyên tắc mà ta thể hiện thành các chi tiết nhờ vào những người có kinh nghiệm và có giáo dục cao. Những nguyên tắc này là: chính quyền phải ở trong tay các bậc huynh trưởng, nghĩa là người minh triết nhất, người có kinh nghiệm nhất và người có đạo đức nhất. Chính việc có năng lực và có quyền uy mới áp đặt được bổn phận phục vụ lên người hạ cấp; tự do chỉ mang lại hạnh phúc cho người có giáo dục và biết tự chủ; chừng nào người ta c̣n vô minh và chưa biết tự chủ th́ y không nên được chia xẻ quyền cai trị người khác và y chỉ có được tự do phù hợp với phúc lợi của cộng đồng; cuộc sống của một người như thế sẽ trở nên hạnh phúc và hữu ích tối đa khi bị khép vào kỷ cương cho đến khi y thích hợp để “đơn thương độc mă” sao cho y có thể đẩy nhanh được cơ tiến hóa của ḿnh; sự hợp tác, hỗ trợ phải được thay thế cho sự cạnh tranh, đấu tranh với nhau; con người càng có bên trong ḿnh ít nguồn tài nguyên th́ các phương tiện để hưởng thụ bên ngoài càng cần được đặt trong tầm với của y thông qua Xă hội.
NHỮNG ĐIỀU GỢI Ư
Những điều gợi ư sau đây là kết quả công tŕnh nghiên cứu của chính tôi [Annie Besant] về những ǵ đă được thực hiện trong quá khứ và suy nghĩ của chính tôi về t́nh h́nh hiện nay. Chúng chỉ là những điều gợi ư và nhiều nhà Thông Thiên Học có thể bất đồng với chúng. Tôi chỉ có một mong muốn là vạch ra một đường lối thay đổi phù hợp với những lư tưởng của Thông Thiên Học. T́nh Huynh Đệ mạnh mẽ đ̣i hỏi một sự thay đổi căn bản trong Xă hội và sự tăng trưởng nhanh chóng về bất ổn được biện minh qua t́nh cảnh các giai cấp sống bằng lao động tay chân chẳng bao lâu nữa sẽ bắt buộc phải thay đổi. Vấn đề duy nhất ấy là liệu sự thay đổi ấy có được mang lại bằng minh triết của đôi mắt đă sáng ra hoặc bằng sự đau khổ của đôi mắt nhắm nghiền. Hiện nay Hội đang dấn thân vào việc thử làm kế hoạch vừa nêu.
Đất đai của một xứ phải được dùng để hỗ trợ cho:
1- Nhà Cai trị, các Ủy viên Hội đồng, các Chức sắc thuộc mọi giai cấp, việc quản trị Công bằng, việc duy tŕ Trật tự trong nội bộ và nền Quốc pḥng.
2- Tôn giáo, Giáo dục, Giải trí, Hưu trí và việc Chăm sóc người đau ốm.
3- Tất cả những người không bao gồm trong loại 1 và loại 2 mà mưu sinh bằng lao động chân tay trong lănh vực phân phối và sản xuất.
Giáo dục miễn phí và phổ cập phải là công việc duy nhất trong thời kỳ từ 7 tới 21 tuổi, sao cho khi tới tuổi trưởng thành th́ các thanh niên thiếu nữ cả hai giới tính sẽ sẵn sàng trở thành các công dân hữu ích và biết làm tṛn bổn phận với những năng khiếu đă được phát triển trọn vẹn, sao cho chúng có thể sống một cuộc đời biết tự trọng, tự lo liệu được cho bản thân và biết trọng danh dự.
Đời làm việc – và mọi thứ hoạt động trong ba phân bộ nêu trên – nên kéo dài từ 21 tới 50 tuổi trừ phi ta thấy được một hạn kỳ ngắn hơn cũng đủ để nâng đỡ quốc gia. Trong phần c̣n lại của cuộc đời, công dân phải nhận được một lương hưu trí, là kết quả của phần thặng dư tích lũy được trong những năm làm việc, do đó là việc hoàn trả chứ không phải cho không; y được tự do dành trọn tâm hồn ḿnh theo đuổi bất cứ điều ǵ mà ḿnh thích.
Những người như thế nên được tổ chức cho sản xuất và phân phối để khiến cho các tài sản khổng lồ càng ngày càng nhiều, rồi sau khi cung cấp cho mọi người hữu quan trong công tác sản xuất và phân phối ấy, phần lợi nhuận thặng dư sẽ được dành cho phân bộ 1 và phân bộ 2; chủ yếu là phân bộ 2. Việc tổ chức công nghiệp phải được quản trị theo ư tưởng lao động trở nên ít nặng nhọc đến mức tối đa cho t́nh h́nh sức khỏe và việc thay đổi máy móc đối với những người làm việc nguy hiểm và khó chịu – hầm mỏ, cống thoát nước v.v. . . , khi những dạng lao động khó chịu cần thiết v́ phúc lợi của cộng đồng, thời giờ làm việc phải được rút ngắn tỉ lệ với mức độ khó chịu của nhiệm vụ ấy mà không làm giảm tiền công. Chẳng hạn như một người phu quét đường sống một cuộc đời đầy nhân cách th́ phần lớn công việc của y nên được thực hiện bằng máy móc; phần công việc c̣n lại sẽ có số giờ làm việc rất ngắn với tiền công hậu hỉ - v́ sức khỏe của cộng đồng tùy thuộc vào y – và sự giải trí, một số mang tính giáo dục nâng cao óc thẩm mỹ, một số thuần túy để tiêu khiển mà y dễ dàng với tới được. Y là một bàn tay tích cực của Thiên nhiên, giúp Thiên nhiên thường xuyên thực hiện nhiệm vụ biến điều dơ dáy và nguy hiểm thành ra một sự nuôi dưỡng cuộc sống mới và vẻ đẹp mới. Như ta có nói ở trang 34, không nên coi y là người làm việc nặng nhọc mà nên coi y là một người cộng tác với Thượng Đế. Nếu bảo rằng y thật thô lỗ và ghê tởm th́ chúng ta, những người hấp dẫn và thanh lịch vốn lợi dụng công việc của y lấy làm xấu hổ xiết bao v́ đă khiến cho y nên nông nỗi ấy do ḷng ích kỷ, sự thờ ơ và bỏ bê của chúng ta.
Giáo lư về luân hồi ứng dụng vào giáo dục khiến cho ta thấy nơi đứa trẻ cũng có một Chơn ngă đă đến để cho ta chăm sóc trong thời kỳ nó c̣n đang tăng trưởng về thể xác, được trợ giúp để rèn luyện nó; chính v́ mục đích ấy mà Chơn ngă mới trở lại trần gian. Khi công nhận rằng nơi Chơn ngă của chính y có đầy đủ mọi quyền năng tích lũy được trong các kiếp quá khứ và mầm mống của những thứ này được gieo trồng nơi thể trí mới mẻ, th́ ta cảm thấy câu nói mới mẻ của Plato: “Mọi kiến thức chỉ là việc nhớ lại” mới có sức hấp dẫn đầy đủ, v́ đó chỉ là việc t́m cách rút ra từ Chơn ngă điều mà Chơn ngă đă biết; Chơn ngă có thể kích thích những năng khiếu trí tuệ c̣n ấu trĩ và ghi dấu nó lên bộ óc mềm dẻo.
Các bậc phụ huynh hoặc thầy cô không được coi thể xác của đứa trẻ là thuộc về chúng ta mà phải thấy nó thuộc về Chơn ngă; lúc đó th́ mới hiểu được ḿnh có bổn phận giúp cho nó thu được trọn vẹn quyền sở hữu thể xác, hoạt động từ bên ngoài trong khi Chơn ngă hoạt động từ bên trong và theo đuổi bất kỳ chỉ dẫn nào giúp nó có được đường lối nghiên cứu hay nhất, là con đường dễ nhất dẫn tới tiến bộ. Chúng ta cung cấp cho đứa trẻ sự tự do thoải mái nhất phù hợp với mức độ an toàn về thể chất, đạo đức và trí tuệ của nó, và chuyện ǵ cũng cố gắng t́m hiểu giúp đỡ nó chứ không cưỡng bách nó. Ta có thể ứng dụng đầy đủ những nguyên tắc này nơi một quyển sách nhỏ đáng hâm mộ bàn về Giáo dục và Phụng sự của Alcyone.
Thuyết luân hồi ứng dụng vào việc đối xử với kẻ tội phạm và giai cấp chậm phát triển vốn chỉ lăm le phạm tội, gợi ra một chính sách khác hẳn chính sách trong Xă hội hiện nay, khiến cho chúng được hoàn toàn tự do làm điều mà chúng muốn, trừng phạt chúng khi chúng phạm pháp, trả lại tự do cho chúng sau một kỳ hạn ngồi tù thay đổi tùy trường hợp; thế là tạo cho chúng một cuộc đời cứ luân phiên hết được trả tự do rồi lại ngồi tù, biến chúng thành những kẻ quen thói phạm tội và cuối cùng phó mặc chúng cho “ḷng từ bi của Thượng Đế” v́ con người chẳng làm được ǵ tốt đẹp cho chúng. [Điều sau đây là sự đối xử ngay trước mắt đối với kẻ tội phạm. Chúng tôi hi vọng sau này sẽ bỏ đi được loại h́nh ấy].
Dưới ánh sáng của thuyết luân hồi tôi gợi ư rằng kẻ tội phạm bẩm sinh là một kẻ dă man đến học với chúng ta; ta có nhiệm vụ đối xử với nó giống như một thiếu nhi về mặt đạo đức và trí tuệ khiến cho con thú hoang nơi y bị chế ngự không gây thiệt hại. Những người này và hầu hết giai cấp phạm tội bên trên chúng đều có thể nhận diện được từ lúc sơ sinh và chúng phải được cách ly trong những trường nhỏ giáo huấn đặc biệt, được giáo dục ở cấp tiểu học trong mức độ mà chúng có thể tiếp thu, được đối xử một cách tử tế và kiên quyết, được chơi nhiều tṛ chơi, được dạy dỗ một dạng tay chân thô thiển. Những thầy cô ở các trường này phải là người chí nguyện từ giai cấp xă hội cao hơn, sẵn sàng giảng dạy và chơi đùa với lũ trẻ, có thể khơi dậy nơi chúng một xúc cảm ngưỡng mộ, quyến luyến và trung thành; điều này sẽ mang lại sự ngoan ngoăn vâng lời.
Chúng phải được kề cận với những người rơ rệt là thượng cấp của ḿnh nếu điều này cần được thực hiện. Khi tốt nghiệp ở các trường này, chúng phải được biên chế vào các nhóm người nho nhỏ, những làng mạc tươi sáng dễ chịu với những cửa hiệu, sân chơi, pḥng tŕnh diễn âm nhạc, nhà hàng do những người thuộc loại nêu trên cai quản; chúng phải có được mọi thứ khiến cho cuộc đời dễ chịu ngoại trừ việc tự do khiến cho nó đầy ác ư và khốn khổ; những nhóm dân này phải cung cấp đội ngũ công nhân cho mọi loại công việc nặng nhọc: hầm mỏ, phu khuân vác, công nhân quét đường v.v. . . để cho những người hiện nay đang được dùng làm công việc ấy được nâng cấp lên những nhiệm vụ cao hơn. Một số người, cũng những kẻ phạm tội bẩm sinh ấy, kẻ dă man thuần túy cũng phải chịu sự câu thúc tử tế này đối với sinh hoạt, nhưng khi chúng ĺa trần th́ chúng ít dă man hơn lúc chào đời.
Một số người nên đáp ứng với cách đối xử ấy và có được đầy đủ tài khéo cũng như sự tự chủ để cuối cùng được phóng thích. Những khó khăn chủ yếu là thói phá phách bẩm sinh và thói lêu lỏng, v́ kẻ phạm tội là một người phất phơ lang bang không thể làm việc đều đều. Trường cải tạo phải làm được một điều ǵ đó để cải thiện nó và làm tốt được điều khiến cho nó dễ chịu trong khi việc lêu lỏng và ăn không ngồi rồi làm cho nó khó chịu; “kẻ nào không làm th́ không được ăn” là một câu châm ngôn lành mạnh v́ thực phẩm là do lao động mà có và kẻ nào có khả năng làm việc nhưng lại từ chối không làm việc th́ không có quyền đ̣i hỏi thực phẩm. Người ta có thể kiểm soát mỗi giờ làm việc, luân phiên trao đổi ở cửa hiệu và nhà hàng dành cho những thứ nhu yếu phẩm, và con người được làm nhiều hay ít tùy theo ḿnh muốn; y được phép chọn lựa giữa mức tương đương về nhu yếu phẩm và những thứ xa xỉ. Ở đây ta chỉ có thể nêu ra những đường lối tổng quát để giải quyết vấn đề này và những phương pháp tương tự ắt sẽ được dùng trao đổi lẫn nhau đối với các thiếu nữ và phụ nữ thuộc loại tương xứng.
Nhân Quả ứng dụng vào xóm nhà ổ chuột ắt cho thấy nó là một nam châm thu hút những loại thấp kém nhất trong các Tinh thần đi đầu thai; ta có bổn phận minh triết phải giải tỏa những nơi ô nhiễm này vốn chỉ thu hút đám bất hảo nhất trong đám đông sắp tới. Dưới ánh sáng của Thông Thiên Học, nhiệm vụ của các huynh trưởng là phải hoạch định và dần dần kiến tạo nên những khu cư dân có đầy đủ khoảng trống ở giữa để ghép những người trong xóm nhà ổ chuột vào ở trong khu cư dân ấy; những địa điểm độc hại này phải bị giải tỏa, đất đai ô nhiểm đầy thứ rác rưởi phải được biến thành công viên; bấy giờ rác rưởi sẽ biến thành cây và hoa, trong khi việc xây những ngôi nhà mới trên nền đất c̣n ô nhiễm ấy chỉ chuốc lấy bệnh tật.
Hơn nữa, như ta đă nói ở Tiết II, ta phải mưu t́m vẻ Mỹ lệ, v́ đó là một nhu yếu phẩm cho mọi người chứ không phải một thứ xa xỉ cho một ít người. Vẻ Mỹ lệ trau dồi và làm cho ta thanh lịch, ta mô phỏng được nó nơi phong cách của những người chịu ảnh hưởng của nó. Ăn mặc đẹp, nhà cửa khang trang, đô thị nề nếp là một nhu cầu khẩn cấp với vai tṛ là một lực tiến hóa. Đâu phải là không có ư nghĩa khi vào lúc trước thời đại cơ khí hiện nay, khi người ta c̣n được vây xung quanh bởi vẻ đẹp của Thiên nhiên nhiều hơn mức hiện nay th́ quần áo của mọi người thuộc mọi giai cấp đều đẹp đẽ và chúng vẫn c̣n như vậy ở phương Đông; con người thật là tự nhiên khi muốn thể hiện ḿnh qua Vẻ đẹp; chỉ khi trở nên xa rời Thiên nhiên th́ y mới thản nhiên chấp nhận quần áo lôi thôi và môi trường nhếch nhác. Ta hăy đối chiếu quần áo mà ta chứng kiến nơi xóm nhà ổ chuột với quần áo mà ta chứng kiến nơi một thôn xóm Ấn Độ. Ta có thể viết biết bao nhiêu cuốn sách về đề tài ứng dụng Thông Thiên Học vào cuộc sống, nhưng bên trong giới hạn hiện nay của ḿnh th́ điều nêu trên cũng đủ rồi.
TIẾT VI
MỘT VÀI CHI TIẾT VỀ CÁC HỆ THỐNG
VÀ CÁC THẾ GIỚI
Trong Tiết III, ta đă tŕnh bày nguyên lư căn bản của mối quan hệ giữa Tinh thần và Vật chất. Việc xét tới một số chi tiết của nó có thể là thú vị. Có thể thấy rằng chất Æther vũ trụ bên trong Thái dương hệ ta – và giả sử là ở đâu khác nữa v́ có nhiều Hệ thống như thế - bao hàm vô số bọt có dáng vẻ tương tự chính xác với các bọt xuất lộ bên trong nước, các khoảng không trống rỗng mà vách của nó chỉ có nước bao bọc xung quanh. Một bọt xà bông trôi nổi trong không khí là một bộ phận nhỏ xíu của không khí bên trong cùng với một lớp màng mỏng nước xà bông vây xung quanh; nhưng bọt trong nước là những bộ phận không khí nhỏ xíu bên trong một khối nước và không có một lớp màng giới hạn nào; chúng được giữ thành bọt nước do áp suất của nước chứa bên trong. Như vậy các bọt nước này được giữ thành bọt Æther do áp suất của chất Æther xung quanh và v́ chúng không thể thoát ra khỏi đó cho nên chúng chỉ có thể vẫn c̣n là bọt. Chúng là các “lỗ trong Æther” (H. P. Blavatsky đă gọi chúng như vậy từ lâu rồi), “Các lỗ trong không gian” và bà bảo rằng chúng được tạo ra bằng “Fohat”, tức là quyền năng của Ngôi Lời Tối Cao. Các quyển sách thời xưa cũng có nói tương tự về “Hơi thở lớn” là nguyên nhân của chúng; phép tương tự này là hiển nhiên v́ ta có thể tạo ra các bọt nước bằng cách thổi vào trong nước.
Ông Leadbeater có trích dẫn lời của một nhà khoa học Pháp nói như sau trong Sách giáo khoa về Thông Thiên Học : “Không có vật chất, chẳng có ǵ ngoại trừ các lỗ hổng trong ether”. Nhưng từ khối tập hợp các lỗ hổng này ta có thể kiến tạo được mọi điều mà ta gọi là vật chất.
VIỆC KIẾN TẠO CÁC NGUYÊN TỬ
BẰNG LÀN SÓNG SINH HOẠT THỨ NHẤT
Ngôi Lời của một Thái dương hệ bao quát một mảnh rộng lớn chất Æther vũ trụ, như vậy là đă lấp đầy bọt ấy bên trong cái Ṿng Giới Hạn nêu trên. Các bọt ấy có thể nh́n thấy được qua h́nh ảnh của cơi tâm linh thứ ba và người ta có thể thấy rằng Ngài lập nên một xoáy lực lớn vốn quét các bọt này lại thành ra một khối khổng lồ; Ngôi Ba của Ngôi Lời là ngôi sáng tạo và thông qua ngôi này, Ngài phóng ra Làn Sóng Sinh Hoạt Thứ Nhất (tạm gọi như vậy) vốn kiến tạo các bọt thành ra nguyên tử, rồi sau đó lại tích tụ các nguyên tử thành ra phân tử và cuối cùng kiến tạo các phân tử này thành ra 6 bộ tổ hợp quen thuộc mà trên cơi hồng trần ta gọi là dưới nguyên tử, siêu dĩ thái, dĩ thái, chất hơi, chất lỏng và chất đặc.
Các bọt nguyên thủy riêng rẽ này tạo thành vật chất của cơi linh thiêng, trong khi vật chất của cơi Chơn thần được tạo ra bằng cách nhóm các bọt lại thành nguyên tử; nguyên tử này lại được tạo lập do một xung lực của Làn Sóng Sinh Hoạt gồm Tư tưởng sáng tạo gây ra các xoáy nhỏ xíu, mỗi xoáy này hút vào 49 bọt; như vậy đă tạo thành ra hai thế giới lồng vào nhau, cơi Thượng Đế và cơi Chơn thần, cơi đầu tiên gồm các bọt tự do, cơi thứ nh́ gồm một số những bọt này tổ hợp thành ra nguyên tử, mỗi nguyên tử gồm 49 bọt.
Xung lực thứ nh́ từ Làn Sóng Sinh Hoạt tách ra một số lượng gồm 49 bọt nguyên tử này, phân ly chúng và tái tổ hợp chúng thành ra các xoáy lực, mỗi một xoáy này có chứa 492 bọt, tức là nguyên tử của thế giới Tinh thần. Xung lực thứ ba tách ra một khối những nguyên tử này từ phần c̣n lại, phân ly chúng và tái tổ hợp chúng thành ra các xoáy, mỗi một xoáy có chứa 493 bọt, tức là các nguyên tử của thế giới Trực giác. Cũng giống như vậy, một xung lực thứ tư sinh ra các nguyên tử của thế giới Trí tuệ bao gồm 494. Một xung lực thứ năm cung cấp cho ta các nguyên tử của cơi Trung giới bao gồm 495 bọt, và một xung lực thứ sáu kiến tạo các nguyên tử của cơi Hồng trần, mỗi nguyên tử bao gồm 496 bọt. Vậy là h́nh thành các cơi xuyên thấu nhau gồm 7 loại vật chất; mỗi loại là cơ sở nguyên tử của một thế giới bao gồm toàn là các tổ hợp nguyên tử đặc thù của chính ḿnh.
Khi loạt nguyên tử này đă hoàn tất th́ xung lực thứ bảy được phóng ra và điều này kiến tạo các khối tập hợp nguyên tử, một số lớn các tập hợp nguyên tử khác nhau; những cái này lại nhập vào các tổ hợp thêm nữa với nhau trong tiến tŕnh của nhiều thời đại, một thời kỳ dài vô cùng; trong thời kỳ này tinh vân cháy sáng dần dần nguội lạnh đi bể tan thành ra một Mặt trời trung ương với đủ thứ hành tinh xoay ṿng xung quanh ḿnh coi đó là trung tâm. Đây là công tŕnh vĩ đại về Khía cạnh Sáng tạo của Thái dương Thượng Đế, “Tinh thần Thượng Đế” di chuyển trên mặt nước Æther, trục của số lượng lớn xoay ṿng khuấy đảo đại dương sao cho các sinh linh có thể xuất lộ từ đó.
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN TỬ VÀ
TÂM THỨC
Có một điều rất thú vị trong sự tạo lập các nguyên tử mà ta không được bỏ qua. Sự Sống của Ngôi Lời là lực xoay ṿng bên trong nguyên tử, nó giữ các bộ phận cấu thành lại với nhau. Sự Sống này cung cấp cho nguyên tử phẩm chất nổi bật của nó, bản chất cốt yếu của nó vốn là một phương thức đặc thù của Tâm thức thiêng liêng; người Ấn Độ gọi điều này là “Tattva”, theo sát nghĩa là “Tính chất của Cái Đó”, “Tat”. “Cái Đó” là một cách biểu diễn tôn kính về Đấng thiêng liêng và Tính chất của Cái Đó biểu thị “Thiên tính” tức “bản chất của Thượng Đế”.
Vậy là mỗi nguyên tử đều phải có “Thiên tính” của ḿnh. Mức độ rung động của nguyên tử do Ư chí của Thượng Đế áp đặt lên nó chính là “Tanmātra”, “số đo của Cái Đó”; đây là các trục của nguyên tử. [ Giống như các trục của tinh thể. Đó là “các đường tưởng tượng”, nhưng trí tưởng tượng là quyền năng sáng tạo và những đường này chi phối h́nh tướng của tinh thể mặc dù chúng “không tồn tại”]. Những đường lực tư tưởng của Thượng Đế, sự phân ly về góc của nó bên trong các giới hạn rung động xác định, định đoạt h́nh tướng bề mặt của nó. Mỗi loại nguyên tử có công tŕnh đặc thù của riêng ḿnh v́ các trạng thái tâm thức được biểu lộ bởi Thượng Đế của vũ trụ ấy – ngài ở bên ngoài nó như thế nào th́ ngoại trừ những người ngang cấp với Thượng Đế ra chẳng ai biết được – đều đồng nhất về phẩm tính mặc dù không đồng nhất về số lượng so với các trạng thái tâm thức nơi Chơn nhơn, h́nh ảnh mờ nhạt về sự vinh quang của ngài.
Như vậy, chính tâm thức của ngài bên trong nguyên tử đáp ứng với tâm thức của ta từng giai đoạn một, vật liệu của nguyên tử phản ảnh trung thành mỗi giai đoạn trong các bước sóng rung động của nó. Như vậy nguyên tử của thế giới tâm linh rung động đáp ứng với các phương thức của Tinh thần – Tinh thần là sự sống của nó, sự sống của thế giới trực giác đối với các phương thức Trực giác – cũng v́ lư do tương tự; phương thức của thế giới trí tuệ đối với các phương thức của Trí năng; sự sống của thế giới xúc động đối với các phương thức Xúc động và Đam mê; sự sống của thế giới vật lư đối với các phương thức Sinh lực – tất cả cũng v́ những lư do giống như thế. Mỗi sự thay đổi trong tâm thức nơi bất kỳ trạng thái nào đều được đáp ứng tức khắc bằng một sự thay đổi rung động trong vật chất tương ứng, bất kỳ rung động nào được xác lập trong vật chất đều được đáp ứng ngay tức khắc bằng một sự thay đổi trạng thái tâm thức tương ứng.
Chẳng hạn như mọi vật chất của cơi xúc động tức cơi trung giới đều bao gồm các nguyên tử, Sự Sống trong đó là Xúc động, c̣n số đo rung động của nó có tương quan với xúc động nhằm biểu diễn và đáp ứng với nó. Trọn cả cấp độ khổng lồ các xúc động, đam mê, dục vọng đều được tâm thức tác động lên vật chất này, đam mê thuần túy và chỉ có ham muốn trên vật chất này thôi; v́ xúc động là một sự trộn lẫn đam mê với tư tưởng cho nên một sự ḥa lẫn vật chất tư tưởng nào đó nhằm vào sự biểu diễn của xúc động.
Vật chất của cơi trí tuệ bao gồm các nguyên tử cũng có quan hệ tương tự với tư tưởng; Sự Sống là Trí Tuệ, số đo của rung động có tương quan tới tư tưởng nhằm biểu diễn và đáp ứng với nó. Cũng dứt khoát như trong thế giới vật lư, tầm mức các âm thanh ở bên trong một vài con số rung động và tầm mức các màu sắc ở bên trong các con số sao cho các tư tưởng và đam mê chỉ có thể được biểu diễn bởi vật chất vốn rung động bên trong một vài giới hạn.
CÁC DĂY HÀNH TINH
Khi bộ phận này của công tŕnh đă tiến triển đủ xa để cho các hành tinh có thể có được bên trong Thái dương hệ, th́ một loạt 6 bầu bao gồm vật chất của các cơi có mật độ khác nhau đều được tạo thành liên quan tới mỗi hành tinh – 7 hành tinh bao gồm các hành tinh. Một chuỗi như thế được gọi là Dăy hành tinh và trong thời kỳ tiến hóa nó trải qua 7 giai đoạn hoặc kiếp sống; như vậy là có sự nối tiếp của 7 Dăy hành tinh và điều này hoàn tất cái chuỗi được gọi là một Hệ thống tiến hóa và được chịu trách nhiệm bởi một Đấng thông tuệ tâm linh đại hùng mà các nhà Thông Thiên Học gọi là một “Đấng cai quản 7 Dăy hành tinh”. (Cũng được gọi là một Hành tinh Thượng Đế, nhưng tên gọi này gây ra lầm lộn).
Có 10 Đấng Hành tinh Thượng Đế trong Thái dương hệ của
chúng ta, nhưng chỉ có 7 Đấng đang biểu lộ, được quản trị bởi “7 Chơn linh
trước ngai Thượng Đế” mà ta thấy đề cập tới trong “kinh Khải huyền của thánh
John”. Chúng ở vào các giai đoạn tiến hóa khác nhau, được đánh dấu bởi cơi
vật chất mà các bầu thấp nhất hiện diện trong đó. Như vậy là các Dăy hành
tinh Hải vương tinh và Địa cầu mỗi Dăy đều có ba bầu hành tinh trong cơi vật
lư v́ những bầu này ở mức thấp nhất khi giáng xuống vật chất, ở kiếp trung
gian tức kiếp thứ tư. Bảy bầu hành tinh của Dăy Trái Đất bao gồm Hỏa tinh,
Trái đất và Thủy tinh; các bầu hành tinh của
KIẾN TẠO CÁC H̀NH TƯỚNG
BẰNG LÀN SÓNG SINH HOẠT THỨ NH̀
Ta hăy xét đến Dăy hành tinh của chính ḿnh. Sự tiến hóa lưu hành xung quanh một Dăy hành tinh 7 lần và mỗi một trong các chu kỳ này được gọi thỏa đáng là một Cuộc tuần hoàn. Lực tiến hóa được gọi là Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nh́ và đó là Sự Sống do Thượng Đế phóng ra qua Ngôi Hai Minh triết, Ngôi lưỡng bội Tri thức Bác ái. Nói chung th́ Làn Sóng Sinh Hoạt này giáng xuống qua các bầu vật chất, gây ra sự biến dị ngày càng tăng để rồi trở lại tạo ra sự tái hợp nhất thành đơn vị.
Công việc đầu tiên của nó là cung cấp cho vật chất một vài phẩm tính, làm cho nó thích ứng để trở thành vật liệu đối với các cơ thể. Nó tuôn đổ vào trong ba loại vật chất tinh vi hơn vốn tạo thành cơi thượng trí; vật chất được thấm nhuần Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nh́ ấy khi mang tính nguyên tử th́ được gọi là “Tinh hoa Chơn thần” v́ nó đă trở nên thích hợp để được dùng cung cấp nguyên tử trường tồn cho các Chơn thần. [Xem Tiết I trang 24]; khi ta dùng vật chất không nguyên tử tức là phân tử th́ nó được gọi là “Tinh hoa Ngũ hành”, một tên gọi được vay mượn từ những tác phẩm của các Huyền bí gia trung cổ, họ vay mượn nó đối với vật chất thuộc các cơ thể của tinh linh thiên nhiên v́ họ nói tới các thứ này là “Tinh linh Ngũ hành”, phân chia chúng ra thành từng lớp thuộc về bốn “Hành” : Đất, Nước, Gió và Lửa.
Ba mức cao (cảnh) của cơi trí tuệ xét về Tinh hoa Ngũ hành cơi trí tuệ được gọi là “Giới Tinh linh Ngũ hành đầu tiên”. Mọi “h́nh tư tưởng” trừu tượng tạo ra từ điều này và một đội ngũ thiên thần rực rỡ và rộng lớn – các Thiên thần Vô Sắc tướng – có cơ thể bao gồm vật chất này. Bốn mức thấp của cơi trí tuệ tràn đầy Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nh́, tạo thành “Giới Tinh linh Ngũ hành thứ Nh́” nó được dùng để tạo ra cơ thể của các thiên thần cấp thấp tức Thiên thần Sắc giới. Khi Làn Sóng Sinh Hoạt nhập vào cơi trung giới th́ vật chất nguyên tử trở thành Tinh hoa Chơn thần cơi trung giới, c̣n vật chất phân tử trở thành Tinh hoa Ngũ hành cơi trung giới tức “Giới Tinh linh Ngũ hành thứ Ba”, cơ thể của các Thiên thần thấp nhất – Thiên thần Đam mê – cũng như nhiều tinh linh thiên nhiên bao gồm chất này.
Làn Sóng Sinh Hoạt lại chuyển sang cơi hồng trần và tiến hành nhiệm vụ quen thuộc của ḿnh; cơ thể của các tinh linh thiên nhiên cấp thấp, tiên, thần lùn v.v. . . đều được tạo thành từ vật chất dĩ thái thấm nhuần làn sóng sinh hoạt ấy. Giới Khoáng vật là bước ngoặc của mật độ, ở đó một nửa thứ nh́ của công tŕnh Làn Sóng Sinh Hoạt diễn ra, việc kiến tạo các cơ thể, cây cối, con thú và con người giờ đây ở trên ṿng cung đi lên; các cơ thể thuộc cơi trung giới và cơi trí tuệ cũng được kiến tạo bằng Tinh hoa Ngũ hành trên ṿng cung đi lên này. V́ thế cho nên sự xung đột thường xảy ra giữa sự sống của con người và sự sống của vật chất thuộc các hạ thể của y. Sự sống của các vật chất hạ thể có khuynh hướng đi xuống dưới, t́m cách thể hiện ngày càng thô trược hơn và biến dị sắc xảo hơn; sự sống của Chơn ngă hướng lên trên và đang t́m cách hiệp nhất.
Thánh Paul tự nhiên là đă kêu lên về cuộc xung đột này: “Tôi thấy có một luật lệ nữa trong tứ chi của tôi giao chiến chống lại luật trí tuệ và khiến tôi bị cầm tù trong luật tội lỗi vốn ở nơi tứ chi của ḿnh?” Chơn nhơn phải chế ngự được “xác thịt”, v́ sự sống của xác thịt là tiến hóa theo chiều đi xuống trên ṿng cung đi xuống, c̣n sự sống của Chơn nhơn tiến hóa theo chiều đi lên trên ṿng cung đi lên để dẫn đường tới việc thực chứng Tinh thần.
LÀN SÓNG SINH HOẠT THỨ BA
KHIẾN CHO TINH THẦN GIÁNG LÂM
Cái mức mà Chơn nhơn dứt khoát “biệt lập ngă tính” đó là khi Chơn thần và Cung của nó – Tinh thần, Trực giác và Trí tuệ - đă suy gẫm trên những h́nh tướng đang tiến hóa được tiến hành trong ḷng Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nh́, nó lóe xuống để gặp sự sống hiện thân đang tiến hóa; thế là thể nguyên nhân được tạo ra bằng vật chất của Giới Tinh linh Ngũ hành thứ Nhất trên các mức độ cao siêu của cơi trí tuệ. Các Chơn thần của con người cũng sinh ra trên một ḍng chảy thiêng liêng, “Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Ba” xuất phát từ Thượng Đế thông qua Ngôi Một của ḿnh. Thế là ta thấy rằng Thượng Đế phóng ra ba làn sóng mạnh mẽ trong Sinh Hoạt của ḿnh thông qua ba Ngôi nối tiếp: Ngôi Một uốn nắn và cấp sự linh hoạt cho vật chất; Ngôi Hai truyền thụ các phẩm chất và kiến tạo các h́nh tướng; Ngôi Ba đưa Chơn thần con người xuống để hiệp nhất với các h́nh tướng mà Ngôi Hai chuẩn bị.
CÁC GIỐNG DÂN CHÍNH VÀ GIỐNG DÂN
PHỤ
Giờ đây ta phải thu hẹp sự chú ư của ḿnh vào thế giới của chính ḿnh. Cơ tiến hóa đă quét qua ba lần xung quanh chuỗi hành tinh mà trái đất là hành tinh thô nhất – phía sau lưng ta đă có ba Cuộc tuần hoàn. Cuộc tuần hoàn thứ tư đă đi xa như trái đất, trái đất giờ đây đang tiến hóa trong ṿng ảnh hưởng của nó. Khoáng vật, động vật, nhân loại đều cùng nhau tiến hóa, nhưng ta có thể hạn chế vào con người. Bảy mẫu căn chủng của con người (giống dân chính) tiến hóa trên trái đất trong giai đoạn sống này. Các nhà Thông Thiên Học gọi các nguyên mẫu này là các căn chủng và mỗi căn chủng đều có “lục địa” đặc biệt của ḿnh tức cấu h́nh của đất đai.
Hai căn chủng đầu tiên đă biến mất. Về phần căn chủng thứ ba, Lemuria, vốn nở rộ trên châu lục Lemuria, giờ đây phần lớn ở bên dưới Thái b́nh dương, hầu như không c̣n một mẩu thuần chủng nào nữa; người da đen là hậu duệ của chúng do những cuộc hôn nhân dị chủng. Căn chủng thứ tư là người Atlante rải rác trên trái đất từ châu Atlantis vốn nối liền Tây Âu và Phi châu với miền Đông châu Mỹ; nó kiến tạo một số nền văn minh hùng mạnh nhất mà thế giới đă từng biết đến, và phần lớn cư dân trên thế giới này vẫn c̣n thuộc về nó. Người Aryen thuộc căn chủng thứ năm, lănh đạo nhân loại thời nay.
Căn chủng thứ sáu vẫn c̣n trong ṿng tương lai nhưng châu lục của nó đang bắt đầu được tạo lập và hầu hết là chiếm địa điểm châu Lemuria, các đảo giờ đây đang trồi lên ở miền Bắc Thái b́nh dương là biểu thị sự khởi đầu một công tŕnh vốn sẽ đ̣i hỏi hàng trăm ngàn năm để hoàn thành. Căn chủng thừ bảy c̣n xa tít măi nữa.
Mỗi căn chủng được chia thành bảy chi chủng (giống dân phụ); chúng ta có bốn căn chủng được chia thành các chi chủng Rmoahal, Tlavatli, Toltec, Turanian, Semitic, Akkadian và Mông cổ.
Cho đến nay căn chủng thứ năm đă tạo ra 5 chi chủng: Ấn
độ, Ả rập,
Với vai tṛ tạo h́nh kiểu mẫu và canh giữ cuộc tiến hóa, mỗi căn chủng đều có một đấng cao cả gọi là “Bàn Cổ”; Manu có từ nguyên là man, vốn là gốc của từ “man” tiếng Anh, “homme” tiếng Pháp, “mann” tiếng Đức. v.v. . . Bàn Cổ là người kiểu mẫu của một căn chủng. Ta có thể nhận biết được những loại h́nh căn chủng lớn bằng cách xếp cạnh nhau một người da đen, một người Mông cổ và một người Aryen. Những sự khác nhau về giống dân phụ được thể hiện qua một người Đức và một người Ư. Ta ắt thấy rằng các đề tài nghiên cứu bao la được mở ra ở đây thật là thú vị sâu sắc, mặc dù không tác dụng trực tiếp tới hạnh phúc và cách ứng xử của con người.
TIẾT VII
HỘI THÔNG THÊN HỌC
Hội Thông Thiên Học được thành lập năm 1875 do một người Nga là Helena Petrovna Blavatsky và một người Mỹ là Henry Steel Olcott. Bà Blavatsky mang lại kiến thức huyền bí uyên bác của ḿnh và toàn bộ sự xả thân – bà thuộc về một gia đ́nh trâm anh thế phiệt người Nga; ông Olcott đóng góp năng lực tổ chức phi thường và đă chứng tỏ ḿnh phụng sự cho tổ quốc trong việc thanh lọc Bộ Quốc pḥng vào kỳ nội chiến. Thoạt tiên khi tái khẳng định Minh triết Cổ truyền trong thế giới hiện đại, họ gặp một cơn lốc xoáy điều chế nhạo và khinh bỉ. Thế nhưng các ư tưởng đă được truyền bá vào mọi quốc gia văn minh, và ta có thể nói mà không sợ căi lại là ngày nay nó đang ảnh hưởng tới trọn cả thế giới tư tưởng.
Cơ sở của Hội hơi đặc thù một chút, chỉ có một điều ràng buộc bất kỳ hội viên nào, là việc chấp nhận T́nh Huynh Đệ Đại Đồng.
Các mục tiêu của nó là:
1- Tạo thành một hạt nhân Huynh đệ Đại đồng trong Nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, giai cấp hoặc màu da.
2- Khuyến khích việc nghiên cứu Khoa học, Triết học và Tôn giáo đối chiếu.
3- Khảo cứu những định luật c̣n chưa được giải thích trong Thiên nhiên và những quyền năng tiềm tàng trong con người.
Ta ắt thấy rằng không bắt buộc hội viên phải tin hoặc truyền bá giáo huấn Thông Thiên Học. Mỗi hội viên đều được để hoàn toàn tự do nghiên cứu đúng cái điều mà ḿnh chọn; y có thể chấp nhận hoặc bác bỏ bất kỳ giáo huấn Thông Thiên Học nào; y vẫn c̣n thuộc về tôn giáo của chính ḿnh: Ấn giáo, Bái Hỏa giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Ki Tô giáo, Hồi giáo; và nếu y tuân theo tôn giáo ḿnh một cách triệt để th́ nó sẽ tô điểm mọi ư tưởng của ḿnh. Nếu y chấp nhận giáo huấn Thông Thiên Học th́ một người tin tưởng mạnh mẽ vào bất kỳ dạng tôn giáo đặc biệt nào đều tŕnh bày tôn giáo ấy dưới dạng của riêng ḿnh và được hoàn toàn tự do làm như thế. Nhưng y không được khăng khăng buộc những người khác phải chấp nhận dạng tôn giáo của riêng ḿnh.
Việc thí nghiệm tạo ra một đoàn thể tôn giáo sâu sắc cởi mở với các thành viên của mọi tôn giáo cũng là một thí nghiệm độc nhất vô nhị nhưng nó đang dần dần thành công với nhiều khó khăn, đôi khi có sự mâu thuẫn giữa các thành viên bám khư khư lấy những quan điểm đối nghịch và nhiều điều bàn luận trong chi tiết. Chính sách chủ yếu hoàn toàn khoan dung và lư do cần có chính sách này đă được chính tôi hoạch định mà không bị bất cứ hội viên nào chống đối. V́ vậy nó có thể được tŕnh bày là nêu rơ quan điểm chung.
Người ta không yêu cầu khi y gia nhập Hội th́ phải có ư kiến tôn giáo nào, người ta cũng không được phép can thiệp vào những ư kiến tôn giáo ấy, nhưng mọi người đều được yêu cầu phải tỏ ra tôn trọng tôn giáo của hội viên đồng đạo với ḿnh cũng giống như đối với tôn giáo của chính ḿnh.
Hội không có giáo điều và do đó không có dị giáo. Nó không xua đuổi bất kỳ người nào v́ y không tin vào giáo huấn Thông Thiên Học. Một người có thể chối bỏ bất kỳ giáo huấn nào ngoại trừ giáo huấn T́nh Huynh Đệ trong Nhân loại, đ̣i hỏi địa vị và quyền lợi của ḿnh bên trong hàng ngũ của nó.
Các nhà Thông Thiên Học nhận thức rằng chỉ v́ trí năng có thể làm việc tốt nhất trong bầu không khí tự do, cho nên ta chỉ thấy rơ nhất sự thật khi không một t́nh huống nào được nêu ra về quyền khảo cứu cũng như phương pháp nghiên cứu. Đối với họ Chơn lư là điều tối cao đến nỗi họ không muốn ràng buộc bất cứ người nào bằng những điều kiện và việc làm thế nào hoặc ở đâu hoặc tại sao y sẽ mưu t́m được nó.
Tương lai của Hội tùy thuộc vào sự kiện là nó ắt bao trùm đủ thứ ư kiến về mọi vấn đề vốn bất đồng ư kiến; ta không nên để cho chỉ có một trường phái tư tưởng trong nội bộ Hội, và bổn phận của mọi hội viên là phải giữ ǵn cho bản thân và cho người khác sự tự do này. Hội Thông Thiên Học là người phục vụ Minh triết Thiêng liêng và khẩu hiệu của nó là: “Không có tôn giáo nào cao hơn Chơn lư”. Trong mọi sai lầm nó đều t́m ra được cái cốt lơi của sự thật mà nó sống nhờ vào đó và nó gắn liền tâm trí con người với sự thật ấy.
Mọi tôn giáo, mọi triết lư, mọi khoa học, mọi hoạt động đều rút tỉa được sự thật và điều mỹ lệ từ Minh triết Thiêng liêng, nhưng không thể coi đó là độc quyền của ḿnh hoặc chống lại người khác. Thông Thiên Học không thuộc về Hội Thông Thiên Học, chính Hội Thông Thiên Học mới thuộc về Thông Thiên Học.
Hội Thông Thiên Học bao gồm những người nghiên cứu thuộc về bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới hoặc không thuộc về tôn giáo nào; họ hiệp nhất với nhau nhờ tán thành những mục tiêu nêu trên, v́ muốn dẹp bỏ những bất đồng tôn giáo và thu hút những người có thiện chí lại với nhau, bất chấp ư kiến tôn giáo của họ và việc họ muốn nghiên cứu những sự thật tôn giáo, chia xẻ những kết quả của việc nghiên cứu cùng với người khác.
Mối ràng buộc hiệp nhất của họ không phải là rao giảng một đức tin chung mà là có chung nhau một sự khảo cứu và khao khát Sự Thật.
Họ chủ trương rằng Chơn lư có thể được mưu t́m bằng cách nghiên cứu, suy gẫm, có cuộc sống thanh khiết, tận tụy với những lư tưởng cao thượng và họ coi Sự Thật là một phần thưởng mà ḿnh phải phấn đấu để đạt được chứ không phải là một giáo điều bị quyền uy áp đặt lên.
Họ coi tín ngưỡng ấy là kết quả của việc nghiên cứu cá nhân tức trực giác chứ không phải là điều có trước nó và họ dựa vào kiến thức chứ không dựa vào điều quả quyết.
Họ mở rộng ḷng khoan dung tới cho tất cả, ngay cả đối với những kẻ không khoan dung; đó không phải là một đặc quyền mà họ ban cấp song là một bổn phận mà họ phải thi hành và họ t́m cách loại trừ vô minh chứ không trừng phạt nó.
Họ thấy mọi tôn giáo là một biểu hiện riêng phần của Minh triết Thiêng liêng và thích nghiên cứu nó hơn là kết tội nó, thực hành nó hơn là chiêu mộ tân ṭng.
Ḥa B́nh là khẩu hiệu của họ, c̣n Chơn Lư là mục tiêu của họ.
Thông Thiên Học là tập hợp những sự thật tạo thành nền tảng của mọi tôn giáo và bất kỳ tôn giáo nào cũng không thể rêu rao nó thuộc sở hữu độc quyền của ḿnh. Các hội viên Thông Thiên Học nghiên cứu những Sự Thật này và các nhà Thông Thiên Học nỗ lực sống với chúng. Mọi người đều sẵn ḷng nghiên cứu, khoan dung, nhắm về điều cao thượng và hoạt động một cách kiên tŕ; họ được hoan nghênh là một hội viên và hội viên có bổn phận trở thành một nhà Thông Thiên Học chân chính.
Tôi có thể nói thêm rằng hầu hết chúng ta đều coi Hội Thông Thiên Học là kết quả của xung lực tâm linh do Quần Tiên Hội phóng ra để cứu vớt thế giới khỏi đắm ch́m vào Chủ nghĩa Duy vật, và chuẩn bị tâm trí con người để khôi phục giáo huấn bí truyền trong tôn giáo. Đối với chúng ta đó là xung lực mới nhất trong nhiều xung lực như thế, các xung lực trước kia được thể hiện nơi các tôn giáo riêng biệt trong khi xung lực này ra sức thu hút các tôn giáo hiện hữu để hợp tác thân hữu thống nhất. Chúng tôi coi H. P. Blavatsky là Sứ giả của Quần Tiên Hội và nhiều người trong chúng tôi, bản thân tôi trong số đó, đều cảm thấy biết ơn bà sâu sắc nhất v́ trong kiếp này bà mở ra cho chúng tôi cánh cổng mà thông qua đó chúng ta đă có được sự hiện diện của những Đấng đă biệt phái bà tới.
H Ế T
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES