|
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
Giảng Lư
tác giả
|
|
Lời
tựa
Chú Thích
Cuối Sách
Đầu Sách
Mục Lục
Phần Một
chương 1 2
3
4 5
6
7
8 9
10
11 12
13
Phần
Ba
chương 1
2
3
4
5
6 7
8
TIẾNG NÓI VÔ THINH
LỜI TỰA
C. W. L. Dù đứng trên quan điểm thiển cận hay hoàn toàn hữu h́nh để khảo sát nội dung, bút pháp và nguồn gốc của nó, quyển Tiếng Nói Vô Thinh [1] vẫn là một trong các tác phẩm đặc sắc nhất của văn chương Thông Thiên Học, và khi nghiên cứu cẩn thận hơn, căn cứ trên sự sưu tầm sáng suốt hơn, chúng ta vẫn giữ nguyên niềm thán phục đó. Chúng ta sẽ không phạm phải lỗi lầm khi xem nó như một bản Thánh Thư, dù phải chấp nhận một cách không đắn đo từng chữ. Trong chốc lát chúng ta sẽ thấy cũng chẳng phải v́ quyển sách nầy có nhiều sai lầm nhỏ nhặt, hoặc những ngộ nhận không đáng kể bị bỏ qua. Trái lại, ai v́ lư do trên xem tác phẩm nầy như không đáng tin cậy và sai lạc sẽ phạm phải một lỗi lầm c̣n khó dung thứ hơn.
Bà Blavatsky bao giờ cũng sẵn sàng nh́n nhận và ngay cả nhấn mạnh đến sự kiện có nhiều chỗ thiếu chính xác trong tất cả những tác phẩm của bà. Vào thời gian ban đầu, khi chúng tôi gặp vài đoạn văn không rơ ràng như thế, tự nhiên chúng tôi kính cẩn gác qua một bên, v́ nghĩ rằng đây là một trong các điều không chính xác đó. Sự nghiên cứu sâu xa hơn đă chứng tỏ cho chúng tôi thấy rằng một trong số những trường hợp lạ lùng, Bà Blavatsky đều có lư cả. Không bao lâu, nhờ kinh nghiệm trợ giúp, chúng tôi đă tỏ ra cẩn thận nhiều hơn về phương diện nầy và tin cậy vào kiến thức uyên bác phi thường và toàn diện của bà trong nhiều vấn đề khác nhau và ít ai biết. Tuy nhiên không phải là nghi ngờ có một ư nghĩa ẩn tàng ( nào đó ) trong một chữ in sai rơ rệt, như nhiều sinh viên hời hợt. Nhưng chúng ta cũng không ngần ngại nh́n nhận rằng bà là nhà sáng lập vĩ đại và uyên thâm về Huyền Bí Học của chúng ta cũng có thể viết sai một chữ Tây Tạng hoặc dùng sai một thuật ngữ Anh Văn.
Bà nói về nguồn gốc quyển sách trong lời tựa. Ban đầu những lời giải thích nầy hơi khó chấp nhận, nhưng những sự sưu tầm mới đây làm cho chúng ta trở nên dễ hiểu hơn nhiều. Người ta thường gán cho những lời của bà một ư nghĩa vượt quá tư tưởng của bà ; do đó có những sự phán quyết lạ lùng sẵn sàng nảy sinh, nhưng khi kết hợp lại những lời phê phán trên, người ta mới thấy rằng những sự phàn nàn ấy đều vô căn cứ.
Bà nói : " Các trang sách đây trích ở Kim Huấn Thư một trong những tác phẩm phát cho những sinh viên Huyền Bí Học ở Đông phương. Kiến thức trong quyển nầy bắt buộc phải truyền thụ trong trường mà giáo lư đă được nhiều nhà Thông Thiên Học chấp nhận. Nhờ thuộc ḷng nhiều những lời giáo huấn nầy, nên tôi phiên dịch khá dễ dàng ". Và ở chỗ khác bà nói: “Tác phẩm mà tôi đem ra dịch đây thuộc về bộ sách trong đó tôi cũng rút lấy những thi khúc của Kinh Dzyan, dùng làm căn bản cho bộ Giáo Lư Bí Truyền ". Bà c̣n nói thêm : " Quyển Kim Huấn Thư có khoảng chín chục tiểu luận riêng biệt ".
Trước hết sự giải thích của chúng tôi vượt quá tư tưởng của Bà Blavatsky, chúng tôi tưởng rằng ở Đông phương tác phẩm nầy được giao cho tất cả các sinh viên Huyền Bí Học thuộc về Quần Tiên Hội, mà ở đây kiến thức trong sách đă phổ biến. Do đó khi gặp những nhà Huyền Bí Học tiến bộ cho rằng không hề nghe nói đến quyển Kim Huấn Thư, chúng tôi rất ngạc nhiên và sẵn sàng nh́n nhận sự lầm lạc cũng như tự hỏi xem những lời giáo huấn ấy có chân chánh không. Nhưng từ đó chúng tôi học được nhiều sự việc, mà trong đó, vài điều đă khai sáng tỏ hơn lúc đầu.
Đối với mấy đoạn Kinh Dzyan cũng thế, càng quen thuộc với bản văn và tính cách độc đáo của nó, chúng ta càng hiểu nó một cách rơ ràng hơn, không riêng ǵ quyển Tiếng Nói Vô Thinh hay bất cứ tác phẩm nào khác, thật ra tất cả không thể phát sinh từ một nguồn gốc.
Nguyên bản của Kinh Dzyan ở trong tay Đấng Tôn Nghiêm, Chủ Tể Quần Tiên Hội, không ai thấy được, không người nào biết nó có từ bao giờ, nhưng người ta tin rằng phần thứ nhứt ( nghĩa là sáu đoạn đầu ) đă có từ thời kỳ trước Dăy Địa Cầu của chúng ta. Người ta cũng tin rằng đây không phải là một lịch sử, nhưng đây là một loạt chỉ dẫn hơn nữa là một thể thức chứ không phải là một câu chuyện thành lập Vũ Trụ. Trong Viện bảo tàng của Quần Tiên Hội có tồn trữ một bản, chính bản đó (có lẽ quyển sách cổ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta) Bà Blavatsky và nhiều vị đệ tử của bà trông thấy bà đă mô tả một cách thật linh hoạt trong bộ Giáo Lư Bí Truyền. Tuy nhiên quyển sách có tŕnh bày vài đặc điểm mà bà không đề cập đến. Những trang sách dường như chứa từ điện thật mạnh, v́ chỉ cần lật một trang để xem, chúng ta thấy hiện ra trước mắt những biến cố thật trần thuật, đồng thời người xem nghe như có một sự mô tả nhịp nhàng về biến cố ấy bằng chính ngôn ngữ của y, đúng như ngôn ngữ có thể diễn đạt ư tưởng của tác giả. Bản văn không chứa một chữ nào mà chỉ có những biểu tượng.
Nắm được những lời chỉ dạy rồi, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết có một tác phẩm khác cũng có cùng nguồn gốc với những đoạn Thánh Kinh Dzyan và sự xúc động đầu tiên của chúng tôi là tin tưởng vào một sự sai lầm kỳ lạ phải xảy ra . Sự mâu thuẫn dị thường ấy cũng kích thích chúng tôi khám phá ra tác giả thật của bộ Kim Huấn Thư : việc ấy được hoàn thành tất cả sẽ được giải bày một cách thật đơn giản.
Những đoạn tiểu sử khác nhau về Bà Blavatsky cho chúng ta biết rằng bà đă lưu trú ba năm tại Tây Tạng và trong một lần khác bà đă cố gắng đi vào vùng cấm địa nầy, nhưng không thành công. Trong một cuộc du hành khác, dường như bà đă lưu ngụ tại một đạo viện trên Dăy Hy Mă Lạp Sơn lúc ấy do một vị Đệ Tử của Đức Thầy Morya cai quản. Theo tôi dường như vùng nầy ở Népal chớ không phải Tây Tạng, nhưng khó xác định là ở đâu. Nơi đây Bà Blavatsky rất chuyên cần học tập và đạt được một sự phát triển tâm linh phi thường. Trong thời kỳ đó bà học thuộc ḷng được nhiều thiên khảo luận khác nhau mà bà đă đề cập đến trong lời tựa. Những sinh viên ở đạo viện đặc biệt nầy đều phải học như bà và quyển kinh có những đoạn đă trích ấy được xem như vô cùng quư báu và thiêng liêng.
Đạo viện nầy tối cổ. Nó được lập vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa bởi nhà truyền giáo và canh tân vĩ đại của Đạo Phật. Ngài thường được biết dưới danh hiệu Arya- sanga. Người ta quả quyết rằng đạo viện ấy đă có từ hai đến ba thế kỷ trước Ngài. Dù sao đi nữa lịch sử của đạo viện liên quan đến chúng ta bắt đầu từ khi Đức Aryasanga tạm trú ở đó. Ngài là người có một năng lực phi thường, một kiến thức uyên bác và đă tiến xa trên Thánh Đạo.Trong một kiếp trước, Ngài là Dharmajyoti, tức là một trong các tín đồ nhiệt thành của Đức Phật, và sau đó, Ngài mang tên Kleinias, là một trong những vị cao đồ của Đức Thầy Kouthoumi, trong một kiếp Ngài là Đức Pythagore. Sau khi Đức Pythagore bỏ xác, Kleinias sáng lập tại thành Athens một trường chuyên nghiên cứu triết lư của Thầy ḿnh. Chắc chắn nhiều hội viên Thông Thiên Học hiện nay đă lợi dụng được cơ hội đó. Vài thế kỷ sau, Ngài tái sinh mang tên Vasubandhu Kanushika ở Peshawar, sau đó được gọi là Purushapura. Khi được nhận vào Giáo Hội Tăng Già, Ngài lấy tên là Vô Trước ( Asanga ) “người đă cởi bỏ các chướng ngại”. Khi Ngài đă cao niên, các môn đồ Ngài sùng mộ vị thủ lănh của họ mới tôn xưng Ngài bằng danh hiệu dài hơn là Aryasanga - dưới biệt danh nầy Ngài thường được biết đến như một nhà trước tác và nhà truyền giáo. Người ta nói rằng Ngài đă đạt được một tuổi thọ thật cao, nếu truyền thuyết nầy đúng, Ngài đă sống gần đến một trăm năm mươi tuổi và từ trần ở Rajagriha.
Sách vở của Ngài để lại thật dồi dào : tác phẩm chánh trong số đó được nhắc đến là bộ Yogacharya Bhumishastra ( Du Già Sư Địa Luận ). Đức Aryasanga đă sáng lập ra trường Du Già Phật Giáo (Bhoudiste Yogacharya ). H́nh như Tôn giáo nầy bắt đầu bằng sự cố gắng dung hợp Phật Giáo với hệ thống triết lư vĩ đại của Yoga, hoặc có thể mượn giáo lư Yoga những ǵ có thể sử dụng và giải thích theo lối Phật Giáo. Ngài đă từng du lịch nhiều và giữ một vai tṛ then chốt trong việc canh tân Phật Giáo. Tiếng tăm của Ngài lừng lẫy ở điểm tên tuổi Ngài được kể chung với uy danh của Đức Nagarjuna ( Long Thọ ) và Đức Aryadeva ( Đại Thiên ). Ba vị nổi tiếng nầy là ba ngôi mặt trời của Phật Giáo, nhờ công nghiệp truyền bá ánh sáng và sự vinh quang của Đạo Phật trên thế gian. Đức Aryasanga sống khoảng một ngàn năm sau Đức Phật. Các học giả Tây phương không đồng ư về điểm nầy nhưng không ai tin rằng Ngài sống vào thế kỷ thứ bảy sau Thiên Chúa. Đối với chúng ta trong Hội Thông Thiên Học, Ngài được biết đến như một nhà chỉ giáo nhă nhặn, kiên nhẫn và nhân từ. Đó là Đức Thầy Djwal Koul. Ngài có một địa vị đặc biệt đối với chúng ta, v́ ở thời kỳ vài người trong chúng ta hân hạnh được biết Ngài, nghĩa là cách đây bốn chục năm, Ngài c̣n chưa đạt được đến mục đích tiến hóa cuối cùng của nhân loại và được Điểm Đạo ở cấp bậc Chơn Tiên. Như thế trong tất cả những Đức Thầy của chúng ta, Ngài là người duy nhất trong kiếp nầy, mà chúng tôi được biết trước khi Ngài trở thành Chơn Tiên, vào lúc Ngài c̣n là cao đồ của Đức Thầy Kouthoumi. Sự kiện Ngài đă du nhập Phật Giáo vào xứ Tây Tạng trong kiếp sống của Ngài là Aryasanga, có thể giải thích tại sao trong kiếp nầy Ngài chọn xác thân người Tây Tạng. Cũng có thể c̣n vài sự liên hệ hay sự trói buộc của Nhân Quả mà Ngài muốn chấm dứt trước khi nhận sự Điểm Đạo sau cùng, tức quả vị Chơn Tiên.
Trong một cuộc du hành truyền pháp lớn lao của Ngài trong kiếp sống mang tên Aryasanga, Ngài đă đến đạo viện ấy ở Hy Mă Lạp Sơn và lưu ngụ tại đó. Ngài ở tại đây gần một năm, giáo hóa tăng sĩ, thành lập Giáo hội chung trong một ṿng thật rộng lớn của xứ ấy và biến đạo viện thành một trung tâm đầu năo của sự canh tân tín ngưỡng. Ngài đă lưu lại đây một di tích và một truyền thống c̣n tồn tại đến ngày nay. Trong số thánh tích của Ngài, người ta c̣n giữ lại một quyển Kinh với một niềm tôn kính vô biên : đó chính là bản văn mà Bà Blavatsky gọi là Kim Huấn Thư. Dường như Đức Aryasanga đă làm thành một loại sách tóm lược hay tập hợp những câu trích dẫn mà Ngài ghi lại trong đó tất cả những ǵ Ngài cho là hữu ích cho môn đồ Ngài, và Ngài bắt đầu với những thi đoạn của Kinh Dzyan - không phải bằng những biểu tượng như trong nguyên bản, nhưng bằng chữ viết. Ngài cũng trích nhiều câu khác, mà một đoạn rút trong tác phẩm của Đức Long Thọ (Nagarjuna ), như Bà Blavatsky đă cho biết. Sau khi Ngài ra đi, các môn đồ của Ngài thêm vào quyển sách ấy một loạt các bài tường tŕnh ( đúng hơn, được rút gọn ) về những bài thuyết pháp của Ngài : đó là những " tiểu luận " mà Bà Blavatsky đă đề cập đến.
Trong kiếp trước, chính Alcyone đă soạn lại và thêm vào quyển Kim Huấn Thư những bản trần thuật về các bài thuyết pháp của Đức Aryasanga mà ba bài hợp thành vấn đề chúng ta hiện đang nghiên cứu. Vậy nhờ Alcyone cẩn thận biên soạn chúng ta mới có tác phẩm nhỏ vô giá nầy, cũng như trong kiếp sống hiện tại chúng ta mang ơn người qua quyển sách nhỏ có nhan đề Dưới Chơn Thầy. Kiếp trước Alcyone bắt đầu từ năm 624 sau Thiên Chúa và trải qua tại vùng Bắc Ấn. Trong kiếp đó Alcyone được thu nhận vào Giáo Hội Tăng già Phật Giáo lúc c̣n rất trẻ. Cậu bé quyến luyến Aryasanga một cách nồng nhiệt và được Ngài dẫn đến đạo viện ở Népal, nơi đây Ngài để cậu trợ giúp và điều hành sự nghiên cứu của Giáo hội do cậu cải tổ và chăm sóc. Trong ṿng hai năm, Alcyone đă hoàn tất các chức vụ trên trong sự thành đạt lớn lao nhất [2].
Nếu cho rằng quyển Tiếng Nói Vô Thinh cùng nguồn gốc với những đoạn Kinh Dzyan, chính v́ lư do duy nhất là nó được rút trong cùng một bộ sách. Chúng ta cũng không nên quên rằng, nếu trong các thiên luận giải nầy, chúng ta có một phần đẹp đẽ thuộc giáo lư của Đức Aryasanga, tất nhiên nó cũng phải bị tô điểm bởi thành kiến của những người tiếp nhận nó. Họ hiểu sai về nhà cải cách, ít nhất trong vài đoạn họ đă không nắm được ư nghĩa thật sự của nó. Khi xét kỹ tác phẩm, chúng ta sẽ thấy trong đó rải rác những đoạn diễn tả những cảm thức mà Đức Aryasanga ít khi biểu lộ, do đó chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết không thể quy trách cho Ngài.
Như bạn đă thấy, Bà Blavatsky đề cập đến việc phiên dịch những câu châm ngôn ấy đă gây ra vài vấn đề thú vị. Thật ra chúng ta biết rằng bà chỉ biết duy nhất một thứ ngôn ngữ ở Đông phương là tiếng Á Rập. Quyển sách được viết bằng thứ chữ xa lạ đối với tôi ; tôi cũng không biết thứ ngôn ngữ được sử dụng. Đó có thể là tiếng Bắc Phạn (Sanskrit ), Nam Phạn ( Pali ), hoặc là thổ ngữ Prakit hay tiếng Népal, Tây Tạng, những chữ viết không phải là thứ chữ hay dùng hiện nay. Ít ra gần như chúng ta có thể tin chắc rằng trên thế gian, Bà Blavatsky không thể biết thứ chữ viết cũng như ngôn ngữ đă được sử dụng.
Đối với những người có khả năng vận dụng Thể Trí một cách tự do, muốn hiểu một quyển sách có những phương pháp không hề giống với sự đọc sách thông thường. Phương pháp đơn giản nhất là đọc trong trí của những người đang nghiên cứu tác phẩm, nhưng phương pháp nầy có thể bị bác bỏ là làm như thế không đạt được ư nghĩa thật sự, mà đó là ư nghĩa hiện ra ở người nghiên cứu, ư nghĩa nầy có thể khác với ư nghĩa trong sách. Phương pháp thứ hai là quan sát hào quang của quyển sách ; thuật ngữ trên cần phải có vài lời giải thích cho những người chưa hiểu biết về khía cạnh huyền bí trong thiên nhiên. Về phương diện nầy, một thủ bản xưa hơi khác với một quyển sách hiện đại. Nếu công việc làm ban đầu không phải do chính tác giả, th́ trong mọi trường hợp bản văn sẽ được một người khác chép lại. Người ấy có một tŕnh độ học thức và thông minh nào đó, y hiểu được đề tài quyển sách, và về điểm nầy lại có ư kiến riêng của y trong đó. Chúng ta nên nhớ rằng bản văn thường được chép bằng một mủi nhọn là phương pháp cũng chậm chạp và cần cù gần như điêu khắc. Vậy người viết đă in tư tưởng của y trên bản văn một cách mạnh mẽ.
Do đó mọi thủ bản, dù mới thực hiện, luôn luôn được bao phủ bằng hào quang của Cái Trí giúp chúng ta hiểu ư nghĩa tổng quát của quyển sách, hoặc hơn nữa hiểu được ư kiến của một người về ư nghĩa và về giá trị của thủ bản ấy. Mỗi khi có người đọc, hào quang của Cái Trí ấy gia tăng, và nếu thủ bản ấy được nghiên cứu một cách đúng đắn, dĩ nhiên sự gia tăng đó thật là đáng kể và có giá trị lớn lao. Một quyển sách được nhiều người đọc thường biểu lộ hào quang thăng bằng, rộng răi hơn và được bổ túc bởi những ư kiến đối nghịch của chính những độc giả ấy. Phép trắc lượng tinh thần một quyển sách như thế thường cung cấp một kiến thức khá đầy đủ về nội dung của nó, nhưng với một phần ngoại biên khá quan trọng, nó lại phô bày những ư kiến không có trong sách, những ư kiến dị biệt của nhiều độc giả.
Đối với quyển sách được in ra cũng gần giống như thế, trừ ra lúc đầu không có người sao chép lại. Vậy lúc ban sơ trong nghề in thường quyển sách chỉ biểu lộ vài tư tưởng rời rạc của người đóng sách và bán sách. Ngoài ra, ở thời đại chúng ta dường như ít có những độc giả nghiên cứu một cách chuyên tâm và đúng đắn như những bậc tiền bối. Đó là lư do những h́nh tư tưởng bao bọc quyển sách hiện đại ít khi chính xác và rơ ràng như những h́nh tư tưởng bao bọc các thủ bản cổ.
Một phương pháp thứ ba đ̣i hỏi những năng lực thuộc loại siêu đẳng là ngồi hoàn toàn xa cách quyển sách hay thủ bản và liên lạc với tác giả bằng Cái Trí. Nếu quyển sách được viết bằng ngoại ngữ, đề tài của quyển sách không được hiểu biết và không hề có chút hào quang nào để cung cấp những chỉ dẫn hữu ích, th́ chỉ c̣n việc đi trở ngược lại lai lịch của nó, để t́m xem nó được sao chép lại từ tác phẩm nào (hoặc in tùy theo trường hợp ) và như thế xác định xuống đến tác giả của nó. Nếu đă biết đề tài của một quyển sách, th́ có thể dùng một phương pháp ít tẻ nhạt hơn là trắc lượng tinh thần đề tài đó, tức tiếp xúc với những luồng tư tưởng tổng quát liên hệ đến nó và do đó t́m ra tác giả và những ǵ y đă suy tư. Trong một ư nghĩa nào đó, tất cả những tư tưởng liên hệ đến một đề tài được nêu ra ở địa phương được tập trung chung quanh một điểm trong không gian, đến đỗi gặp điểm đó người ta có thể tiếp xúc với tất cả những luồng tư tưởng quy tụ chung quanh đề tài, mặc dù, dĩ nhiên là những luồng tư tưởng nầy liên quan đến hàng triệu ḍng tư tưởng thuộc về đủ thứ vấn đề khác nhau.
Giả sử trong thời kỳ đó bà đă có đủ năng lực về huệ nhăn, Bà Blavatsky có thể dùng một trong những phương pháp trên để hiểu ư nghĩa của những thiên khảo luận tạo thành quyển Kim Huấn Thư, song thiếu bằng cớ làm sao bảo đảm rằng công việc của bà là một sự phiên dịch. Nhưng cũng có thể c̣n vài lư do khác khá xa xôi. Hiện nay, trong đạo viện trên Hy Mă Lạp Sơn đó không ai nói được tiếng Âu Châu, nhưng ít ra bốn chục năm đă trôi qua từ khi Bà Blavatsky lưu trú tại đó, phải có nhiều sự thay đổi xảy ra. Người ta biết rằng thỉnh thoảng, nhưng rất hiếm, có những sinh viên Ấn Độ đă đến thọ giáo ngay tại nguồn suối hiểu biết cổ xưa đó, và nếu chúng ta giả sử rằng cuộc thăm viếng của một trong những sinh viên đó trùng hợp với việc lưu ngụ của bà, th́ cũng có thể người ấy biết vừa tiếng Anh vừa lẫn ngôn ngữ của thủ bản kia hoặc ít ra y biết được tiếng của một người cư ngụ trong đạo viện, như thế y có thể tự đọc thủ bản ấy và do đó đọc cho Bà Blavatsky nghe.
Sau cùng, hơi kỳ lạ, bà cũng có thể lănh hội Giáo lư nêu trên bằng tiếng mẹ đẻ của bà. Có nhiều bộ lạc Phật Giáo, có thể thuộc nguồn gốc Thát Đát, đă định cư khá đông đảo ở Nga Âu, trên bờ sông Volga. Vả lại, h́nh như nhiều người dù sống rất xa cách xứ Tây Tạng, nhưng vẫn luôn luôn xem nơi đó như thánh địa của họ và thỉnh thoảng đă thực hiện những cuộc hành hương trên vùng đất ấy. Đôi khi những người hành hương lưu ngụ tại đây trong nhiều năm, v́ là tín đồ trong các đạo viện ở Tây Tạng hay Népal và v́ một trong các người ấy có thể đồng thời nói tiếng Nga và chính thổ ngữ Mông Cổ của họ, nên ở đây chúng ta lại thấy một phương cách mới mà Bà Blavatsky có thể thông hiểu được những người khách trọ của bà.
Dĩ nhiên dù trong trường hợp nào chúng ta cũng không thể chờ đợi đúng bài thuyết pháp do chính Đức Aryasanga giảng cho các đệ tử của Ngài. Trong tập sách cổ nầy, chúng ta không có lời giảng của Ngài, mà chỉ có những ǵ do các đệ tử Ngài giữ lại, và từ sự ghi chép đó, hiện nay chúng ta chỉ có trước mắt bản dịch của một bản dịch hoặc bản tóm lược ấn tượng tinh thần tổng quát do ư nghĩ tạo ra. Dĩ nhiên, đối với Đức Thầy của chúng ta hay đối với chính tác giả, không có ǵ dễ dàng hơn là dịch một cách trực tiếp và chính xác ra tiếng Anh, nhưng v́ Bà Blavatsky tuyên bố rơ ràng rằng chính bà đă thực hiện bản dịch, cách làm việc ấy không được thừa nhận một cách hiển nhiên.
Đồng thời, sự tường thuật đă cho chúng ta mục đích sự hoàn thành nhanh chóng công việc, khiến cho chúng ta nghĩ rằng có một sự phù trợ nào đó đă giúp bà, mà có thể chính bà cũng không hay. Bà Bác sĩ Besant đă viết vấn đề nầy như sau :
“Bà viết ở tại Fontainebleau. Tôi thường ở kế bên bà khi bà làm việc ; tôi ngồi trong pḥng lúc bà viết. Tôi biết bà không dùng đến quyển sách nào cả. Bà viết không ngừng trong nhiều giờ, dường như hoàn toàn viết theo trí nhớ hoặc đọc trong một bản văn vô h́nh. Đến chiều bà cho tôi xem bản thảo mà tôi đă thấy bà viết khi tôi ngồi bên bà và nhờ tôi hoặc các bạn khác sửa dùm tiếng Anh, v́ bà nói với chúng tôi là bà viết quá mau nên cú pháp chắc phải sai lạc. Nhưng trong bản văn ấy chúng tôi chỉ sửa đổi vài chữ và nó vẫn là áng văn tuyệt tác”.
Sau cùng, có thể bà dịch quyển sách ấy ra tiếng Anh trước, trong lúc bà lưu trú tại đạo viện, khi ở Fontainebleau bà đă đọc bản dịch ấy từ một khoảng xa, việc mà trong nhiều trường hợp khác tôi đă thấy bà thường làm.
Sáu trường phái triết học Ấn Độ mà bà đă đề cập đến trong trang đầu của lời tựa, là các trường phái Nyaya, Vaiseshika, Sankhya, Yoga, Mimamsa và Vedanta. Bà cho chúng tôi biết rằng mỗi vị Giáo chủ đều có phương pháp riêng, mà họ thường giữ ǵn rất cẩn mật. Đó là điều tự nhiên, v́ họ không muốn chịu trách nhiệm do phương pháp của họ gây ra những hạng người không đủ tư cách v́ thiếu chuẩn bị, nếu phương pháp bị tiết lộ sẽ không thể tránh được sự bất lợi. Ở Ấn Độ không có một vị Đạo Sư nào xứng đáng với danh hiệu ấy mà không trông nom đệ tử ở bên ḿnh ; như thế khi đưa ra cho y những phương pháp thực tập, người có thể canh chừng hiệu quả của chúng và người sẽ cho ngưng ngay tức khắc sự luyện tập, nếu thấy sai lạc. Trong khoa Pháp môn, đây chính là một tục lệ cổ xưa; người ta không thể chối căi được, đây cũng chính là phương cách duy nhất để tiến bộ một cách nhanh chóng và an toàn thật sự. Công việc đầu tiên và khó khăn nhất của người đệ tử là chấm dứt những sự lộn xộn chi phối y, loại trừ những quyền lợi thứ yếu và chủ trị những tư tưởng vẫn vơ, y phải hoàn thành việc ấy bằng cách dùng ư chí khốâng chế những hạ thể của y trong nhiều năm.
Tác giả cho chúng ta biết rằng nếu những hệ thống huấn luyện của các trường bí giáo ở bên nầy dăy Hy Mă Lạp Sơn khác nhau, th́ ở bên kia chúng đều giống nhau. Chúng ta hăy để ư đến danh từ bí giáo ở đây, v́ ta biết rằng trong Tôn giáo công truyền có những sự xấu xa và sự luyện tập những phù phép tà đạo thật tệ hại trên triền núi phía Bắc hơn là phía Nam. Có lẽ chúng ta nên dùng thành ngữ " bên kia dăy Hy Mă Lạp Sơn " theo nghĩa tượng trưng hơn là theo nghĩa địa lư một cách chật hẹp, v́ nhiều người cho rằng chính trong những trường hợp được các Đức Thầy của chúng ta thừa nhận, sự huấn luyện mới giống nhau. Đó là điều rất đúng trong một nghĩa nào đó - một ư nghĩa quan trọng hơn cả - nhưng không giải thích có thể gây sự hiểu lầm cho độc giả. Tất cả đều giống nhau có nghĩa là đời sống đức hạnh phải là con đường duy nhất hướng dẫn sự phát triển huyền bí và sự chiến thắng dục vọng là phương sách giải thoát duy nhất. Có nghĩa là trường huyền bí trong đó đời sống đạo đức bó buộc những hạn chế vô ích. Các trường hợp ấy dạy về h́nh thức phát triển tâm linh nhưng không chút quan tâm đến việc sử dụng vào việc ǵ những kiến thức mà sinh viên đă thu hoạch được. Nhiều trường khác lại quả quyết rằng phải thỏa măn mọi dục vọng để đi đến chỗ chán ngán hầu đạt được trạng thái dửng dưng. Không có trường hợp nào chủ trương các ư kiến trên được Quần Tiên Hội cai quản. Trong tất cả những trường được thiết lập có liên quan đến Quần Tiên Hội, dù rất xa xưa, một đời sống trong sạch và một mục đích cao thượng cũng vẫn là điều kiện tiên quyết và cần thiết.
Trong đoạn kế đó có hai điều sai lầm nhỏ nhặt mà tôi đă đề cập đến. Tác giả cho biết : " Người ta cho rằng tác phẩm thần bí gọi là Paramartha do các vị Nagas truyền lại cho Nagarjuna ( Long Thọ ) ". Tác phẩm vĩ đại của Long Thọ có nhan đề là Prajna Paramita [3] chớ không phải Paramartha, có nghĩa là trí huệ đưa đến bờ bên kia. Bộ kinh nầy không luận giải về Paramartha satya hay tâm thức giúp bậc hiền giả chiến thắng mộng ảo. Như chúng tôi đă đề cập phía trước, Long Thọ là một trong ba vị Huấn Sư vĩ đại của Phật Giáo vào đầu kỷ nguyên Thiên Chúa. Người ta cho rằng Ngài mất vào năm 180 sau Thiên Chúa. Những nhà Thông Thiên Học ngày nay biết Ngài dưới danh hiệu Đức Thầy Kouthoumi. Đôi khi khiến tác giả đạo giáo công truyền cho rằng Ngài là đối thủ của Đức Aryasanga, nhưng khi biết những sự liên hệ mật thiết đă kết hợp hai Ngài trong những kiếp trước ở tại Hy Lạp và thêm một lần nữa trong kiếp nầy, th́ chúng ta thấy ngay không thể có một sự đối nghịch như thế. Rất có thể khi hai Ngài qua đời những môn đệ đă tạo ra sự tương phản trong giáo lư của các Ngài, như những đệ tử nhiệt thành song ít sáng suốt thường làm. Nhưng chúng ta thấy bằng cớ về sự ḥa thuận hoàn toàn ở hai vị Huấn Sư do sự kiện Ngài Aryasanga trân trọng giữ ǵn một phần lớn những tác phẩm của Đức Long Thọ mà Ngài đă sao chép lại trong tập sách trích dẫn của Ngài để dạy các đệ tử.
Tuy nhiên không chắc chắn rằng Kinh Bát Nhă Ba La Mật Đa là tác phẩm của Đức Nagarjuna, v́ theo truyền thuyết bộ Kinh được các vị Nagas hay Thần Rắn truyền lại cho Ngài. Bà Blavatsky cho rằng đây là danh hiệu của những vị được Điểm Đạo thuở xưa. Có lẽ bà có lư, mặc dù c̣n một lư do khác có thể rất thú vị. Tôi đă khám phá rằng người Aryen gọi Nagas hay Rắn là một trong những bộ lạc lớn hay tôn tộc giống dân phụ Toltèque của người Atlante mà xưa kia khi ra trận họ mang một cái cây có con rắn vàng quấn chung quanh để thay cờ hiệu. Cây ấy có thể là Tổ vật (Totem) hay biểu tượng của bộ lạc hoặc chỉ là biểu hiệu của một đại gia đ́nh. Bộ lạc hay thị tộc nầy là người Atlante, họ đă giữ một vai tṛ quan trọng trong việc xâm chiếm xứ Ấn Độ thuở xưa và những vùng đất thuộc phía đông nam bán đảo. Những bộ lạc gọi là Nagas cũng được kể trong số thổ dân Tích Lan khi Bijaya và những người đồng hành với người đổ bộ lên đó. Vậy người ta có thể giải thích truyền thuyết khi cho rằng Đức Long Thọ tiếp nhận bộ Kinh ở một giống dân rất xưa. Nói cách khác, bộ Kinh đó chính là một bản văn của người Atlante. Nếu người ta nghi ngờ có vài đoạn trong Kinh Upanishads phát sinh từ một nguồn gốc, th́ cũng có sự ngạc nhiên về nét tương đồng của các giáo lư được nhận thấy trong một trang sách như thế của Bà Blavatsky.
Kinh Gnyaneshwari (viết là Dhyaneshwari trong lần xuất bản thứ nhứt) không phải là một tác phẩm bằng tiếng Bắc Phạn .Nó được viết bằng tiếng Marathi vào thế kỷ thứ 13 thuộc kỷ nguyên chúng ta.
Ở trang kế đó, chúng ta thấy trường phái Yoyacharya (đúng hơn là Yogachara ) thuộc phái Đại Thừa ( Mahayana ) được đề cập đến. Tôi có nói đến ư đồ của Đức Aryasanga, nhưng chúng ta nên bàn vài lời về điểm thật rắc rối là vấn đề Thừa ( Yanas ), tưởng không vô ích. Giáo Hội Phật Giáo hiện đại chia ra làm hai tông phái là Bắc Tông và Nam Tông. Bắc Tông bao gồm trong các nước Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Tạng. Nam Tông thịnh hành ở Tích Lan, Miến Điện, Kampuchia. Phật Giáo Bắc Tông chọn Đại Thừa ( Mahayana ) và Nam Tông theo Tiểu Thừa ( Hinayana ), nhưng muốn xác nhận điều ấy phải hiểu nghĩa của danh từ gây ra nhiều sự tranh luận. Yana ( Thừa ) có nghĩa là cổ xe mà người ta đồng ư rằng đó là nghĩa áp dụng vào Pháp (Dhamma) hay bổn phận hay Luật , như chiếc thuyền chở chúng ta xuyên qua biển đời để đến Niết Bàn (Nirvana). Tuy nhiên có năm lư thuyết liên quan đến nghĩa thật của chữ Yana chúng ta đang xét :
1. Đó là sự thích hợp với thổ ngữ của vùng viết ra bài Pháp (the Law ). Theo giả thuyết th́ Đại Thừa dùng tiếng Bắc Phạn ( Sanskrit ), Tiểu Thừa dùng tiếng Nam Phạn ( Pali ). Theo tôi, lư thuyết nầy dường như không đứng vững.
2. Hina dường như có nghĩa là trung b́nh, hoặc dễ dàng hay nhỏ. Vậy người ta có thể xem Hinayana như con đường bậc trung, hoặc dễ dàng hơn để đưa đến giải thoát, có kiến thức tối thiểu và hạnh kiểm tốt cũng đạt được mục đích. Đại Thừa (Mahayana ) là giáo lư toàn diện và có tính cách triết lư hơn, bao gồm thêm nhiều kiến thức liên quan với những loại cao cả trong thiên nhiên. Dĩ nhiên là sự giải thích nầy bắt nguồn từ Đại Thừa.
3. Đạo Phật luôn luôn tôn trong các Tôn giáo khác, xem tất cả như những con đường đưa đến giải thoát, mặc dù nó cho rằng phương pháp do Đấng Giáo Chủ khai sáng là con đường ngắn nhất và vững chắc nhất. Vậy Phật giáo được coi như Đại Thừa ; và Tiểu Thừa gồm có Bà La Môn Giáo
( Brahmanism ), Hỏa Giáo ( Zoroastrianism ), Kỳ Na Giáo ( Jainism ) và tất cả những Tôn giáo khác trong thời đó được định nghĩa theo công thức ấy.
4. Hai lư thuyết chỉ là hai tŕnh độ của một chủ thuyết duy nhất - Tiểu Thừa ( Hinayana ) dành cho hạng Shravakas hay Thinh Văn và Đại Thừa
( Mahayana ) dành cho những sinh viên tiến bộ hơn.
5. Không nên hiểu chữ Yana một cách rơ rệt theo nghĩa thứ nhứt là "cổ xe", nhưng nên hiểu theo nghĩa thứ hai gần tương đương với tiếng Anh là chữ “career” (sự nghiệp). Theo sự giải thích nầy, Đại Thừa ( Mahayana ) đề nghị với con người thực hiện "sự nghiệp vĩ đại" và trở nên một vị Bồ Tát ( Bodhisattva ) và hy sinh cho hạnh phúc của thế gian. Trái lại Tiểu Thừa(Hinayana ) chỉ chứng tỏ một "tiểu sự nghiệp" là điều chỉnh đời sống thế nào để đạt đến mục đích của ḿnh tức cơi Niết Bàn (Nirvana ).
Phật giáo Bắc Tông đối với Nam Tông cũng như Công giáo đối với Tin Lành trong Thiên Chúa Giáo. Phật Giáo Bắc Tông giống như Công giáo. Nó hoằng diễn giáo lư của Đức Phật. Chẳng hạn nó chấp nhận một phần tốt lành của việc thờ cúng cổ xưa ở trong xứ, như sự cúng kiến để tỏ ḷng sùng kính những tinh linh trong thiên nhiên hoặc những sức mạnh trong thiên nhiên được thần thánh hóa. Khi những nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa đến những xứ theo Phật Giáo Bắc Tông, họ thấy những cuộc tế lễ thật giống như sự cúng tế của họ th́ họ cho rằng đó là một sự bắt chước do ma quỷ xúi giục, và khi họ chứng minh rơ ràng những cuộc tế lễ ấy đă có trước kỷ nguyên Thiên Chúa, họ lại nói rằng đó chính là "đoán trước mà bắt chước".
Trong Kinh điển Phật Giáo cũng như trong kinh sách của các Tôn giáo khác, người ta thấy có nhiều mâu thuẫn. Phật Giáo Nam Tông căn cứ trên vài văn bản, và v́ sợ xa nguyên bản nên không t́m hiểu kinh sách khác hoặc là những phần thêm vào nguyên bản. Do đó phái nầy không quảng bác bằng Phật Giáo Bắc Tông. Như đây là một thí dụ : Trong những bài thuyết pháp, Đức Phật của chúng ta luôn luôn đả phá ư niệm phổ biến trong thời bấy giờ là bản ngă có thể trường tồn. Cũng như trong những người Thiên Chúa Giáo ư niệm cho rằng bản ngă chúng ta bất diệt bao giờ cũng rất phổ thông. Nhưng khi Ngài dạy rằng những sự vật đồng hóa với con người không có ǵ trường tồn, Ngài cũng tuyên bố một cách không lầm lạc về những điều liên hệ đến những kiếp sống liên tiếp của chúng ta. Ngài mượn thí dụ những kiếp trước ; và một vị Vua hỏi Ngài kư ức tiền kiếp giống cái chi, Đức Phật trả lời rằng : " Việc đó giống như người ta nhớ lại đă làm ǵ hôm qua và những ngày trước đó đi xuống làng nầy hay làng kia". Tuy nhiên ngày nay phái Nam Tông dạy chỉ có nghiệp c̣n lại thôi, c̣n Chơn Ngă th́ không tồn tại. Như con người sau khi gây ra trong kiếp sống một số Nghiệp, kế đó y chết đi, không có ǵ c̣n lại ở y, rồi khi sinh ra, một người khác phải chịu Nghiệp Quả mà hắn không tạo ra.
Khi Phật Giáo Nam Tông dạy rằng chỉ có Nghiệp trường tồn, đồng thời tông phái nầy cũng đề cập đến việc đạt Niết Bàn. Do đó nếu bạn hỏi một vị Đại Sư tại sao ông quy y Phật, ông sẽ trả lời " Để vào Niết Bàn ". Nếu bạn hỏi thêm :" Phải trong kiếp nầy không ? ". Ông sẽ không ngần ngại trả lời : " Ồ ! không, phải nhiều kiếp mới được ". Cũng thế, khi chấm dứt bài thuyết pháp, một vị sư chúc thính giả như sau : " Cầu xin Quư Liệt Vị sớm nhập Niết Bàn ". Nếu bạn hỏi ông có phải họ vào Niết Bàn trong đời nầy không, ông đáp : " Không, phải nhiều kiếp nữa ". Vậy mặc dù giáo lư trái ngược lại, sự tin tưởng thực tế trong đời sống cá nhân vẫn tồn tại.
Bà Blavatsky đă dành hết hai trang để bàn về vấn đề những loại chữ khác nhau được dùng trong các Đạo viện ở Hy Mă Lạp Sơn. Ở Âu Châu và Mỹ Châu, mẫu tự La Mă rất thịnh hành, đến nỗi được sử dụng phổ thông, nhưng đối với độc giả Tây phương cần phải được giải thích rằng ở Đông phương lại khác hẳn. Mỗi thổ ngữ Đông phương như Tamil, Telugu, Cinghalais, Malayalam, Hindi, Gujarati, Canarese, Bengali, Birman, Nepalais, Tây tạng, Thái lan và nhiều thổ ngă khác nữa đều có mẫu tự riêng và chữ viết đặc biệt của nó. Một người dùng một trong các thứ thổ ngữ nầy khi y trưng dẫn một bản văn nước ngoài, y sẽ sử dụng chữ viết của nước y. Cũng thế khi một nhà văn Anh trưng dẫn một câu văn Đức hay văn Nga, th́ chắc chắn y không viết câu ấy bằng chữ Đức hay chữ Nga, nhưng viết bằng chữ La Mă. Khi đề cập đến một thủ bản Đông phương bao giờ cũng phải xét đến hai điều là ngôn ngữ và chữ viết. Cả hai phải luôn luôn trùng hợp nhau.
Ở Tích Lan, nếu tôi quan sát một quyển Kinh bằng lá buông, hầu hết được tŕnh bày bằng chữ Cinghalais rất đẹp, nhưng không có ǵ giống ngôn ngữ Cinghalais. Nó có thể hoàn toàn giống Pali, Sanskrit hay Elu ; đối với thứ chữ khác cũng có thể như thế. Do đó khi nói rằng những lời giáo huấn ấy đôi khi được viết bằng chữ Tây Tạng, có thể Bà Blavatsky muốn nói rằng chữ ấy là chữ Tây Tạng, nhưng không nhất thiết là đúng ngôn ngữ Tây Tạng. Tôi không bao giờ có cơ hội được thấy những kư hiệu bí mật lạ lùng mà bà đă mô tả, trong đó những màu sắc và thú vật biểu thị những chữ. Cũng trong đoạn ấy bà đề cập đến ba mươi chữ đơn của mẫu tự Tây Tạng. Ngược lại, làm sao giải thích khi bà nói đến ba mươi ba chữ đơn sau đó. Nếu không kể bốn nguyên âm trong đó, th́ chỉ có ba mươi chữ, và trong trường hợp ngược lại, dĩ nhiên có ba mươi bốn chữ chứ không phải ba mươi ba. C̣n về chữ kép, số lượng của nó lại thay đổi. Một quyển văn phạm mà tôi có trước mắt cho biết có trên một trăm chữ, nhưng chắc Bà Blavatsky chỉ muốn nói đến những chữ thông dụng.
Bà nói đến một trong các phương pháp viết chữ Trung Hoa khiến tôi nhớ đến một kỷ niệm thú vị. Trong khi tôi lưu ngụ tại Tích Lan, có hai vị Tăng sĩ từ Trung Hoa đến viếng chúng tôi. Họ không nói được thứ ngôn ngữ nào cho chúng tôi hiểu họ. May thay có vài sinh viên trẻ người Nhật Bản ở bên chúng tôi, nhờ sáng kiến phối hợp tuyệt diệu của Đại Tá Olcott mà theo đó mỗi tông phái, Nam và Bắc phương đă gởi vài tân học tăng đến để t́m hiểu đường lối giáo lư của nhau. Mấy vị tăng sĩ trẻ nầy không hiểu được một thứ tiếng nào khi nghe các vị sư Trung Hoa nói, nhưng nhờ phương tiện bút đàm, họ có thể trao đổi ư kiến với nhau. Đối với người Nhật những kư hiệu ( chữ ) viết ra cũng có nghĩa ( như Trung Hoa ) nhưng đọc khác. Cũng thế một người Pháp và một người Anh, đều hiểu hoàn toàn một dăy số, dù người nầy đọc " un, deux, trois " , c̣n người kia đọc “ one, two, three ". Đối với nốt nhạc người ta cũng có thể nói giống như thế.
Cuộc đàm thoại của tôi đối với các vị sư thật lạ lùng và thú vị. Trước hết mỗi câu hỏi của tôi đều được bạn đồng sự của tôi dịch ra tiếng Cinghalais để sinh viên Nhật hiểu ; sau đó sinh viên ấy dùng cọ viết ra chữ chung của Trung Hoa và Nhật Bản. Rồi đến lượt vị sư Trung Hoa đọc và viết câu trả lời bằng cách sử dụng cùng thứ chữ ấy, sau cùng lại được sinh viên Nhật dịch ra tiếng Cinghalais và bạn đồng sự của chúng tôi dịch ra tiếng Anh.
Dù cuộc đàm thoại trong những điều kiện nầy chậm chạp và kém chính xác, nhưng vẫn là một kinh nghiệm hữu ích.
CHƯƠNG
THỨ HAI
Lời
tựa
Chú Thích
Cuối Sách
Đầu Sách
Mục Lục
NHỮNG NĂNG LỰC CAO SIÊU
VÀ NĂNG LỰC THẤP THỎI
Những lời dạy nầy để dành cho những kẻ chưa biết những mối nguy hiểm của những Iddhi bậc thấp.
C. W. L. Ở câu đầu của đoạn thứ nhứt nầy, Bà Blavatsky thêm vô ghi chú như sau :
Tiếng Pali Iddhi đồng nghĩa với tiếng Sanskrit Siddhis và có nghĩa là những năng lực tâm linh, những quyền năng phi thường của con người. Có hai loại Siddhis, một nhóm gồm những tinh lực linh khí thấp thỏi, thô sơ ; nhóm kia buộc phải có sự huấn luyện cao siêu về quyền năng thần bí. Như Đức Krishna nói trong Kinh Shrimad Bhagavat :
" Kẻ nào chuyên tâm thực hành Yoga, khống chế được giác quan và tập trung tinh thần nơi Ta ( Krishna ), sẽ là những nhà Yogis mà tất cả những Siddhis đều sẵn sàng cho người sử dụng ".
Vấn đề quyền năng tâm linh đă gây ra không biết bao nhiêu ngộ nhận ! Người sinh viên tự tránh cho ḿnh nhiều khổ nhọc nếu lúc đầu họ cố gắng đạt được một quan niệm hợp lư về vấn đề nầy. Trước hết không nên có thái độ khinh suất đối với sự giải thích chữ " phi thường ". Những năng lực nầy chỉ phi thường theo ư nghĩa trong thời đại nầy ít ai biết đến chúng và không hề có nghĩa là trái với định luật thiên nhiên chút nào. Đối với mỗi người, chúng hoàn toàn tự nhiên, dù tiềm ẩn, hiện nay chúng vẫn hiện hữu ở mỗi người. Vài người đă mở mang và làm cho chúng hoạt động, nhưng phần đông chưa thực hiện một sự cố gắng nào đối với chúng, nên những quyền năng của họ c̣n ngủ mê.
Cách đơn giản nhất để nắm được ư niệm tổng quát là nên nhớ rằng con người là một Linh Hồn và nó biểu hiện trên những cơi khác nhau nhờ những thể thích ứng với các cơi nầy. Hành động thấy hoặc nghe trong cơi đời vật chất nầy chỉ có thể dùng một thể được cấu tạo bằng vật chất. Cũng giống như muốn biểu hiện trên cơi Trung giới, con người cần có một Thể Vía, v́ thể xác vô dụng trên cơi đời nầy vẫn không thấy được, cũng như hoàn toàn giống như Thể Vía không thấy được bằng mắt trần chúng ta. Lại cũng y như thế, con người phải sử dụng Thể Trí của y sống trên cơi Thượng Giới.
Phát triển quyền năng tâm linh tức là tập sử dụng giác quan của các thể chúng ta. Một người chỉ có thể dùng các giác quan của thể xác để thấy hoặc nghe những đối tượng ở cơi trần ; nếu y tập sử dụng các giác quan của Thể Vía, y có thể thấy hoặc nghe những đối tượng của cơi Trung Giới. Vấn đề hoàn toàn đơn giản là tập đáp ứng với những rung động ngày càng gia tăng. Hăy khảo sát bảng rung động trong một bài luận giải nào đó, chúng ta sẽ thấy nhiều rung động trong đó không gây ra ở ta một sự đáp ứng nào. Vài rung động cảm kích tai chúng ta, và chúng ta nghe những làn sóng âm thanh ; các rung động khác gây ấn tượng trên mắt chúng ta, và ta gọi chúng là những tia sáng. Tuy nhiên, giữa hai loại rung động nầy, thuộc bậc cao và bậc thấp hơn chúng, có hàng ngàn loại dao động khác không gây một ảnh hưởng nào trên giác quan vật chất của chúng ta. Con người có thể phát triển bằng cách nào đó để trở nên mẫn cảm đối với tất cả những sự rung động nầy của chất dĩ thái, và cả với vật chất tế vi hơn chất dĩ thái. Chúng ta gọi nhà thần nhăn hay thần nhĩ là người đă thực hiện việc ấy v́ thị giác hay thính giác của y đă mở rộng hơn một người chưa phát triển.
Một sự phát triển nhăn quan tâm linh như thế sẽ mang lại những lợi ích thật đáng kể. Người nào có quan năng ấy như sống trong một thế giới mới, rộng răi bao la hơn, hay nói một cách chính xác hơn, nhận thấy rằng thế giới y từng sống đă phô bày những sự mở mang và những khả năng đủ loại mà từ trước đến giờ y không hề biết đến. Sự nghiên cứu có thể cho y biết hiện có khắp nơi chung quanh y, một đời sống không có xác thân vật chất mênh mông và phức tạp - như các hạng thiên thần và tinh linh thiên nhiên, vô số nhân loại đang ngủ hoặc chết, đă bỏ xác phàm, những năng lực và ảnh hưởng khác nhau mà chỉ cần hiểu để có thể chiêu tập và sử dụng chúng, nhưng thay v́ chỉ tin tưởng vào chúng, tự ḿnh thấy tất cả những sự kiện nầy, nghiên cứu trực tiếp và kinh nghiệm chúng - tất cả những điều ấy làm cho đời sống trở nên phong phú và thú vị hơn . Như vậy con người có thể theo dơi kết quả tư tưởng và hành vi của ḿnh trên các cơi cao, để nhờ đó hành động của y trở nên dễ dàng và hữu ích hơn. Những sự lợi ích của việc khai mở tâm thức như thế thật hiển nhiên. Nhưng đâu là mặt trái của tấm huy chương ? Bà Blavatsky đă đề cập đến những mối nguy hiểm của sự phát triển nầy gồm trong hai loại : loại thấp thỏi và loại cao siêu. Trước tiên, chúng ta hăy bàn đến loại thứ nhứt :
Tất cả những ǵ từ bên ngoài đến với con người đều nhờ sự rung động ; sự rung động của không khí truyền âm thanh đến tai y. Sự rung động của ánh sáng phô bày trước mắt y những cảnh tượng khác nhau. Nếu y thấy những đồ vật và sinh vật trên cơi Trung Giới, sự kiện nầy chỉ có thể xảy ra do sự tiếp xúc với những rung động thuộc về cơi Trung Giới và Thượng Giới trên các thể có thể đáp ứng với chúng v́ con người chỉ thấy được cơi Trung Giới bằng các giác quan của Thể Vía và thấy được cơi Thượng Giới bằng các giác quan của Thể Trí. Trong mỗi cơi nầy, cũng như cơi trần, có những loại vật chất thô trược nhiều hoặc ít cũng như thanh bai nhiều hay ít. Nói chung, những rung động thuộc loại thanh bai ai cũng thích, c̣n những rung động thô trược chẳng mấy ai thích. Trong con người có hai loại vật chất ; do đó y có thể đáp ứng với tất cả rung động, loại thấp cũng như loại cao do y lựa chọn. Nếu y loại trừ tất cả ảnh hưởng thấp và chỉ chấp nhận những rung động loại cao, như thế y đă trở nên một tay trợ giúp đáng kể, ngay cả trên cơi Trung Giới và Thượng Giới. Tuy nhiên Bà Blavatsky không chấp nhận những ảnh hưởng nầy, dù chúng ta mang lại những giúp đỡ tạm thời, bà gọi chúng là " những năng lực tâm linh và tinh thần c̣n thấp kém và thô trược " và bà mời gọi chúng ta hăy tiến lên những cơi thật cao hơn, và nơi đó không sợ những ảo ảnh của bản ngă nữa. Bà đoán chắc rằng sự phát triển tâm linh tầm thường sẽ mang lại những nguy hiểm nhiều hơn là lợi ích ; nhưng đến lúc nào đó sự tiến hóa của người đệ tử luôn luôn phải đi đối với một tŕnh độ phát triển như thế, bà đă báo cho chúng ta biết trước về một vài điểm cần phải hết sức thận trọng.
Trong ṿng bốn mươi năm trôi qua từ khi Bà Blavatsky viết những ḍng nầy, riêng cá nhân tôi, chúng tôi có thể nhận thấy những sự nguy hiểm ấy ở nhiều sinh viên. Trước hết là tính kiêu căng, gồm một số lớn. Sự sở hữu một quyền năng, dù đó là gia tài của toàn thể nhân loại c̣n rất hiếm được biểu hiện, lại thường khiến cho nhà thần nhăn thiếu hiểu biết nghĩ rằng y ( thường xảy ra ở phái nữ nhiều hơn ) đă vượt rất cao trên đồng loại của ḿnh, y được Đấng Toàn Năng lựa chọn để hoàn thành một công tŕnh trọng đại của thế giới, y được phú bẩm một tính phân biện không bao giờ sai lầm, y được chọn lựa và cắt đặt dưới sự cai quản của các Thiên Thần để tạo dựng một vận hội mới, và đại loại như thế. Bạn nên nhớ rằng bên kia thế giới luôn luôn có vô số thực thể khoái hoạt và tinh ranh sẵn sàng khuyến khích những ảo tưởng nầy để phản ảnh lại những ư tưởng ấy và để họ mượn xác thân hầu đóng vai tṛ của một Đại Thiên Thần, hoặc vị lănh đạo tinh thần do họ dẫn dụ. Rủi thay, thật quá dễ dàng để khuyến dụ một người trung b́nh chưa có bản lĩnh trong bước đầu, nhưng lại hoàn toàn xứng đáng để nhận lănh một sự mặc khải đặc biệt ( tức quyền năng ) , thậm chí các bạn thân của y đến lúc ấy cũng bị mù quáng hoặc thiên kiến đă đánh giá y một cách sai lầm.
Một mối nguy hiểm thứ hai có thể là lớn lao hơn cả, v́ nó gây ra tất cả những mối nguy hiểm khác, đó là sự thiếu hiểu biết. Nếu nhà thần nhăn biết chút ít về đối tượng của y, nếu y hiểu một phần nào về những trạng thái đặc biệt của những cơi khác mà nhăn quan y hiện xâm nhập đến, th́ dù sao y có thể tưởng rằng y là người duy nhất đạt được đối tượng ấy, như một đặc ân, và thầm nói một cách tự hào rằng y không thể lầm lạc. Nhưng nếu y cũng như nhiều người khác, hoàn toàn thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về những hoàn cảnh đặc biệt và mọi thứ khác, th́ trước hết y sẽ phạm từ lỗi lầm nầy đến lỗi lầm khác về những ǵ y thấy, rồi y sẽ làm mồi một cách dễ dàng cho tất cả những loại thực thể tinh quái hay lừa gạt trên cơi Trung Giới. Y không có một tiêu chuẩn nào để xét đoán những ǵ y thấy hoặc tưởng đă thấy, không có cách nào để kiểm nghiệm những sự mục kích hay liên lạc của y, do đó không một cảm thức nào của y được hợp lư hoặc vững vàng ; rồi một câu châm ngôn rút ra trong một quyển vở y phóng đại (magnify ) thành một đoạn văn có tính cách thiêng liêng mà kỳ thực chỉ là một thông điệp thần linh tầm thường. Mặt khác, thiếu cả một kiến thức sơ đẳng về khoa học, y thường không hiểu những điều quan năng của y phân biệt được, do đó y phát biểu những ǵ y thấy thật thiển cận và phi lư một cách trầm trọng.
Mối nguy hiểm thứ ba là thiếu sự tinh khiết. Người nào mà tư tưởng, đời sống lẫn khuynh hướng đều tinh khiết và không vị kỷ sẽ được an toàn trước ảnh hưởng của những thực thể bất hảo thuộc các cơi khác. Y không có ǵ để chúng bám víu. Chúng không thể lợi dụng y được. Trái lại, tất cả ảnh hưởng tốt lành tự nhiên bao bọc người ấy ; chúng vội vàng sử dụng y như một vận hà cho sự hành động của chúng, điều nầy dựng lên chung quanh y một hàng rào mới ngăn cản tất cả những ǵ hèn hạ, thấp kém và tà vạy. Ngược lại, người nào đời sống hoặc bản tâm thiếu trong sạch sẽ không khỏi lôi cuốn tất cả những tinh linh xấu xa của thế giới vô h́nh đến gần chung quanh y ; y sẵn sàng đáp ứng lại chúng ; c̣n những sức mạnh tốt lành ít khi có thể gây một ảnh hưởng nhỏ nào đến y.
Nhưng một nhà thần nhăn ư thức đến tất cả những mối nguy hại nầy, y cố gắng tránh chúng, chịu khó nghiên cứu kinh nghiệm về thần nhăn lẫn sự phân tích hợp lư về khoa ấy, và kết hợp những động lực tinh khiết với tấm ḷng khiêm tốn - người như thế chắc chắn có thể thu hoạch được nhiều kiến thức, nhờ những quan năng vừa mới nảy sinh ở y và những lợi ích do chúng mang lại để giúp y hoàn thành nhiệm vụ.
Những phép thần thông được kể ra rất dài ḍng trong chương ba của bộ Yoga Sutras của Patanjali ; tác giả cho rằng chúng được hoạch đắc bằng năm cách - do bẩm sinh, do dùng thuốc mê, nhờ thần chú, nhờ sự khổ luyện và nhờ đại định.
Chúng ta sinh ra trong thể xác nầy hoặc thể xác khác ;nó là kết quả những hành động của chúng ta trong nhiều kiếp trước, và nếu thiên nhiên ban cho chúng ta các quyền năng tâm linh, th́ chúng ta có thể chắc chắn rằng ḿnh đă t́m các hoạch đắc nó bằng cách nào đó trong các kiếp trước. Ngày nay, nhiều nhà thần nhăn có quan năng được khai mở một cách dễ dàng mà không trùng hợp với một sự tiến hóa cao về tinh thần, chính trong kiếp trước họ đă có kinh nghiệm ấy, như các Nữ Vu ( Vestates - thiếu nữ giữ đền thờ lửa ) ở Hy Lạp và La Mă, những nhà Yogi Ấn Độ kém tiến hóa hoặc những nhà"phù thủy trị bệnh " trong các bộ lạc bán khai khác nhau, và sau cùng những nhà " nữ tiên tri " của thời trung cổ ; về vấn đề nầy luôn luôn có một sự phức tạp thật lớn lao.
Những ǵ xảy ra cho các nhà thần nhăn nầy, chiều hướng về đời sống tinh thần của họ sẽ ra sao, tất cả những điều ấy một phần lớn tùy thuộc vào những người mà nghiệp quả tạo nên sự liên lạc với họ. Nếu nghiệp quả đó khá tốt, họ sẽ gặp được Thông Thiên Học, họ sẽ có dịp thu hoạch vài khái niệm liên quan đến những quyền năng đă nảy sinh và tiếp thu được một sự huấn luyện trong trường Bí Giáo về tính chất của những đức tính sơ khởi, sự tinh khiết về thể chất và đời sống thấm nhuần từ điện đă được quy định cho mọi nhà huyền bí học chân chánh. Như thế, sau đó không bao lâu họ có thể khai mở những quan năng tâm linh một cách an toàn và sẽ giúp đỡ thật đắc lực cho nhân loại.
Đằng khác, nếu họ làm quen với Thần linh học, họ sẽ hoàn toàn dấn thân vào một chiều hướng khác thường dắt họ vào con đường đồng cốt tiêu cực, nghĩa là trái hẳn với mục đích của chúng ta.
Nhiều người muốn theo khoa huyền bí học giả hiệu để luyện phép thần thông hầu thỏa măn tham vọng cá nhân của họ, đó là con đường mang lại những sự nguy hiểm ngặt nghèo. Khi th́ họ tự đặt ḿnh vào một t́nh trạng thụ động và mời gọi những thực thể vô danh thuộc cơi Trung Giới đến xâm chiếm hào quang hoặc các cơ quan của họ để sử dụng chúng ; khi th́ họ dấn thân vào những phương pháp luyện tập Hatha- Yoga ( phần chính gồm trong phép luyện khí công ) mà rủi thay, đă được phổ biến nhiều trong thế giới Tây phương từ ba chục năm nay. Sự tập luyện nầy thường gây ra sự rối loạn trầm trọng về tinh thần và thể chất. C̣n nếu tiếp xúc được với thế giới nội tâm, th́ họ chỉ vượt qua các cảnh thấp của cơi Trung Giới là cao nhất, mà ở đây người ta không thể chờ đợi một ảnh hưởng xây dựng nào.
Về phương pháp thứ hai hay cách dùng thuốc, trong quyển giảng lư của bộ Yoga Sutras, có một ghi chú của Đức Vyasa cho rằng những hạng người A-tu- la ( Asuras ) hay dùng đến cách nầy để đánh thức những quan năng thần thông. Hạng người A-tu-la trái với hạng người Tu-la ( Suras ) và người ta có thể gọi một cách gần đúng họ là hạng người vô tín ngưỡng ; hạng Tu-la ( Suras ) là những người sống gần Thần Thánh ; họ làm việc cho cơ tiến hóa Trời định.
Patanjali khuyên chúng ta không nên theo phương pháp nầy, Ngài chỉ kê ra những phương cách có thể đạt được phép thần thông. Nghiên cứu bộ Yoga Sutras, người ta nhận thấy Ngài chỉ thừa nhận phương pháp chót trong năm phương pháp kể trên - đó là phương cách căn cứ trên sự đại định (samadhi ).
Chúng ta có thể hiểu một phần nào tác dụng của thuốc trên thể xác khi nó được dùng để đánh thức những quan năng tâm linh, nếu chúng ta nhớ lại rằng ở giống dân chánh thứ tư thần nhăn được khai mở do hệ thống giao cảm thần kinh rất phổ biến. Trong thời kỳ đó lớp vỏ Thể Vía chưa được tổ chức hoàn bị để dùng như một thể hay một phương tiện để ư thức, đáp ứng một cách tổng quát với cảm giác do những vật trong cơi Trung Giới gây ra. Các ấn tượng phản chiếu lại trong những trung tâm giao cảm của xác thịt đến nỗi trong thể xác ư thức nhận được cùng một lúc những ấn tượng thuộc cơi Trung Giới và hồng trần thường không thể phân biệt giữa hai loại ấy. Nói cho đúng, trong buổi đầu của giống dân nầy và giống Lemurian hoạt động của hệ giao cảm thần kinh mạnh mẽ hơn hệ năo tủy rất nhiều. Do đó những kinh nghiệm thuộc về cơi Trung Giới đóng một vai tṛ lớn lao hơn những kinh nghiệm ở cơi trần. Nhưng từ đó hệ năo tủy trở nên cơ cấu ư thức mạnh nhất trong thể xác ; do đó con người xoay dần dần sự chú ư đến những kinh nghiệm ở cơi trần, chúng đă cảm nhiễm y càng lúc càng gia tăng một cách sâu sắc. Sau cùng, v́ lư do đó, hệ giao cảm thần kinh đă ngưng dần việc giữ vai tṛ trung gian của những ấn tượng thuở trước ; vai tṛ hiện tại của nó là không can thiệp bằng ư chí, đảm nhiệm nhiều chức vụ của các cơ quan mà con người không cần chú ư đến nữa, sự sinh hoạt của nó thuộc về tinh thần, cảm xúc và tâm linh hơn là vật chất.
Vậy sự dùng thuốc chứng tỏ hai điều bất lợi : không những nó gây rối loạn cho các cơ năng b́nh thường của cơ thể và đem hệ giao cảm thần kinh lại một ưu thế không cần thiết, mà đứng trên phương diện hoạch đắc quyền năng tâm linh nó c̣n đánh thức hệ thần kinh nầy ( hệ giao cảm ) và làm cho nó ư thức tại cơi hồng trần một lần nữa khả năng ghi nhận những ấn tượng đến từ cơi Trung Giới. Những ấn tượng nầy thường đến từ các cảnh thấp của cơi Trung Giới, mới quy tụ mọi khí thể của cơi ấy và mọi loài tinh hoa có vai tṛ kích thích t́nh dục và những ham muốn thấp hèn. Đôi khi chúng đến từ những vùng hơi cao hơn của thú vui xác thịt, như những lạc thú được mô tả trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Dumas có nhan đề là Monte Cristo hoặc trong " Lời thú tội của một người ghiền á phiện " của Quincy ; tuy nhiên ở đây ít thấy chúng hơn ở những nơi khác.
Tất cả điều nầy trái với cơ tiến hóa được quy định cho nhân loại. Mỗi người đều có thể hoạch đắc thần nhăn và những linh năng tương tợ khác, nhưng không phải bằng cách đó. Trước hết chúng ta phải phát triển Thể Vía và Thể Trí hầu có thể sử dụng chúng làm vận cụ ư thức trên những cơi tương ứng. Sau đó chúng ta có thể đánh thức những Luân Xa ( the chakras) của cái Phách. Các Luân Xa nầy sẽ giúp cho việc truyền những kiến thức quư báu thu hoạch được nhờ các thể cao ấy xuống tâm thức thuộc cơi trần. Nhưng tất cả những điều nầy phải thực hiện đúng lúc và theo cách chỉ dạy của Đức Thầy. Bạn hăy nhớ đến đoạn của vị Huấn Sư nói như sau đây trong quyển Dưới Chơn Thầy : "Đừng ham muốn những phép thần thông ".
Phương pháp thứ ba nhằm sử dụng những câu thần chú (mantras ). Danh từ nầy áp dụng cho vài công thức có quyền năng được dùng trong lúc tham thiền hay trong những nghi thức tế lễ và thường được lập đi lập lại không ngừng. Người ta nhận thấy chúng trong những nghi lễ Thiên Chúa Giáo cũng như ở Đông phương, như chúng tôi đă giải thích trong quyển Khoa Thánh Lễ ( The Science of Sacraments ). Vậy nhiều tôn giáo đă sử dụng vài âm thanh và kết hợp chúng với những h́nh ảnh, biểu tượng, kư hiệu và những điệu bộ, có khi với những vũ điệu.
Phương pháp thứ tư là lối tu khổ hạnh. Danh từ Tapas thường được kết hợp với sự khổ hạnh tột cùng, có thể thấy ngay trong những sự kiện con người tự hành hạ ḿnh, chẳng hạn như đưa một cánh tay lên cho đến khô khan, hoặc nằm dài trên bàn chông nhọn. Những sự thực hành nầy chắc chắn mở mang ư chí, nhưng người ta có thể đạt được kết quả ấy bằng những phương pháp khác tốt đẹp hơn. Những phương pháp Hatha Yoga vấp phải sự bất lợi lớn lao là ngăn cản việc dùng xác thân để phụng sự nhân loại, mà đối với công nghiệp của Chơn Sư không có việc ǵ quan trọng hơn. Ư chí vẫn có thể phát triển tốt đẹp bằng cách đương đầu với những sự khó khăn của đời sống do thiên nhiên và nghiệp quả đưa đến ; chúng ta không cần phải tạo thêm những phương pháp khác.
Trong Kinh Gita, Đức Krishna lên tiếng chống sự mê tín dị đoan bằng những lời lẽ gắt gao :" Những sự thực hành nghiêm nhặt, lối tu khổ hạnh kinh sách không cho phép, đầy ḷng tự kiêu và ích kỷ, bị mănh lực của sự ham muốn và đam mê lôi cuốn, trí tuệ lu mờ, chẳng những họ hành hạ những yếu tố tạo nên xác thân của họ, mà c̣n hành hạ chính Ta nữa, v́ Ta ngự bên trong thể xác đó, nên biết rằng những kẻ đó là A-tu-la, là những quỷ có khuynh hướng ấy [4] ". Sự phi lư như thế không thể tạo nên sự khổ hạnh ( tapas ) thực sự. Danh từ nầy có nghĩa là " sức nóng ". Áp dụng vào đức hạnh con người, nó có nghĩa gần tương đương với chữ " effort” (cố gắng) . Về phương diện nầy giáo lư trên h́nh như có nghĩa thật sự như sau : " Hăy thực hiện những ǵ bạn biết là tốt đẹp để cho thể xác đừng chú ư đến sự khoan khoái giản dị của nó. Đừng để cho tật lười biếng, thói ích kỷ hay sự lănh đạm ngăn cản bạn làm những ǵ có thể giữ ǵn xác thân của bạn được mạnh khoẻ, cường tráng hầu làm tṛn nhiệm vụ của nó dưới thế gian” [5]. Trong Kinh Gita, Đức Krishna nói :
" Tôn kính các Đấng Thiêng Liêng, các bậc trưởng thượng , các bậc đạo sư, các bậc hiền giả, mến chuộng sự khiết bạch, chánh trực, thanh liêm và hồn nhiên đều được xem như là sự khổ hạnh của xác than”.
" Lời nói không gây ưu phiền, chơn chánh, dễ thương và hữu ích và sự nghiên cứu Thánh Kinh được xem là sự khổ hạnh về lời nói “.
" Niềm vui tinh thần, sự thăng bằng, trầm mặc, chủ trị bản ngă, tâm khiết bạch là những đặc tính, được gọi là sự khổ hạnh về tâm hồn " [6].
Các định nghĩa trên đây được giảng dạy do Đấng mà hầu hết người Ấn Độ xem như hóa thân vĩ đại nhất của Thiêng Liêng, không có ǵ giống như lối thực hành ghê gớm như đôi khi chúng ta thấy nhiều sự kiện thật buồn thảm.
Phương pháp thứ năm là lối nhập định mà quyển Kim Huấn Thư đă khuyến cáo. Cũng như trong bộ Yoga Sutras và các tác phẩm cổ điển tương tợ khác, pháp nhập định phải thực hành sau pháp định trí (dharana) và tham thiền (dhyana), theo sự phiên dịch thông tường có nghĩa là sau sự tập trung tinh thần và quán tưởng ( meditation ), c̣n nhập định có nghĩa là trầm mặc tư tưởng ( contemplation ). Chỉ phiên dịch bằng một chữ một thành ngữ Bắc Phạn thường không được hoàn măn. Qua nhiều thời đại, những danh từ Phạn ngữ đă trở nên phức tạp một cách kỳ lạ, nghĩa của chúng đă trở thành phong phú với thật nhiều tiểu tiết mà người ta không thể dịch ra một thành ngữ Anh văn nào. Phương thức duy nhất để hiểu các thuật ngữ Bắc Phạn nầy là nghiên cứu chúng trong cả bản văn và trong các tác phẩm cổ điển.
Những phép thần thông chẳng những có thể chia thành hai hạng cao và thấp thỏi, mà c̣n chia thành hai loại như quan năng và quyền năng. Thế giới ảnh hưởng đến chúng ta do các giác quan, do quan năng thị giác, thính giác, vân vân, nhưng về phía chúng ta, chúng ta cũng ảnh hưởng đến cơi trần. Sự hỗ tương ảnh hưởng nầy cũng được nhận thấy trong những sinh hoạt siêu vật chất ( ở những cơi cao hơn cơi trần ). Chúng ta nhận những ấn tượng do những quan năng mới khai mở của Thể Vía và Thể Trí ; và cũng nhờ những thể nầy chúng ta mới có thể hoạt động được. Những Kinh sách Ấn Độ thường đề cập đến tám thứ pháp thần thông : 1. anima, quyền năng biến thành nguyên tử để một vật trở nên nhỏ như thế hầu nghiên cứu ; 2. mahima, quyền năng hóa ra to lớn để t́m hiểu những vật vô cùng to tát không bị trở ngại ; 3. laghima, quyền năng biến ra nhẹ như bông g̣n có thể bay theo gió ; 4. garima, quyền năng biến thành một vật có mật độ và trọng lượng nặng hơn cả ; 5. prapti, quyền năng di chuyển đến mọi khoảng cách, ngay cả đến mặt trăng ; 6. prakamya, mănh lực của ư chí có thể thực hiện mọi nguyện vọng và mọi ước muốn ; 7. ishatwa, quyền năng chế ngự và sáng tạo ; 8. vashitwa, quyền năng điều khiển mọi vật. Đó là "những quyền năng lớn lao", nhưng cũng c̣n những quyền năng khác được đề cập đến như sự an tĩnh và xác thân tỏa từ điện, sự kiểm soát giác quan và dục vọng, trở nên đẹp đẽ duyên dáng và đại loại như thế.
Ở thời đại ngày nay, khi nghiên cứu, chúng ta xét mọi vấn đề để theo một quan điểm thật khác biệt với những học giả Ấn Độ sống cách đây hàng ngàn năm, do đó đôi khi chúng ta khó hiểu họ. Chúng ta là người của thời đại ngày nay và được đào luyện theo khoa học, điều bắt buộc chúng ta phải có tinh thần thu xếp theo trật tự mọi kiến thức của ḿnh. Mỗi người nên cố gắng xây dựng để sử dụng riêng cho ḿnh một lư thuyết tổng quát về đời sống, thường là lư thuyết khá hồn nhiên, trong đó y t́m cách đưa vào mọi sự kiện mới thu hoạch được như trong một cái ổ. Nếu đạt được mục đích nầy, y chấp nhận sự kiện ấy ; trong trường hợp trái lại, chắc chắn y bác bỏ, dù có những bằng cớ minh xác hơn cả. Vài người hầu như có thể đồng thời tin tưởng những sự việc mâu thuẫn nhau mà không bối rối ; nhiều người khác không tin tưởng điều chi cả và họ thường rất khó nhọc trong việc xây dựng một cấu trúc tinh thần để chấp nhận một sự kiện mới - thật khó khăn đến nỗi họ thường tránh né, quên đi hoặc chối bỏ sự kiện ấy. Những huynh đệ Ấn Độ của chúng ta ngày nay dường như đă ghi nhận những điều họ quan sát được rồi gác lại đó, chứ không t́m cách liên kết chúng lại hoặc kết hợp chúng với những cơi khác nhau đă tiếp nhận chúng, hay quan năng có thể cung cấp chúng.
Trong bản kê những phép thần thông nầy chúng ta nhận biết quyền năng thứ nhứt và thứ hai một cách dễ dàng ; vấn đề chỉ là biến đổi trong tâm thức ; đôi khi chúng ta gọi chúng là quyền năng khoáng đại và giảm thiểu ; quyền năng ấy có nghĩa là làm cho tâm thức thích ứng với những vật cần sử dụng, công việc ấy đối với nhà huyền bí học lăo luyện không có ǵ khó khăn dù không phải dễ giải thích một cách chính xác phương thức tác động ấy tại cơi trần. Phép thần thông thứ ba và thứ tư đề cập đến quyền năng làm cho thân ḿnh trở nên nhẹ nhàng hay nặng nề như ư muốn ; muốn đạt được mục đích phải biết dùng năng lực có sức đẩy đối nghịch với trọng lực. Tôi không hiểu thật chắc chắn về phép thần thông thứ năm ; vấn đề có thể chỉ là quyền năng di chuyển trên cơi Trung Giới, v́ mặt trăng là giới hạn di chuyển của cơi Trung Giới ; nhưng tôi nghi ngờ nhiều hơn về năng lực định khoảng cách do ư chí. Phép thần thông thứ sáu và thứ tám chỉ tŕnh bày những sự phát triển sức mạnh của ư chí, nhưng là những sự phát triển rất phi thường ; phép thần thông thứ bảy cũng giống như thế và thêm vào đó kiến thức cần thiết để giải thể ( dematerialization ) và sự kết thể (rematerialization ) những đồ vật. Trong bản kê trên tôi không thấy sự tham khảo nào về thần nhăn, trong không gian hoặc trong thời gian.
Chúng ta nên để ư là trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh không cho rằng những phép thần thông bậc thấp hay phép thần thông thuộc về Thể Vía hay Thể Trí phải được bỏ qua hoàn toàn, mà chỉ nói rằng chúng gắn liền với những sự nguy hiểm quan trọng. Chốc nữa chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề nầy v́ muốn đạt đến đỉnh cao của chiếc thang không nên bỏ sót một nấc nào.
Ai muốn nghe và hiểu được tiếng Nada " Tiếng Vô thinh " th́ phải học cho biết bản chất của Dharana.
Phía dưới trang có hai chú thích :
" Tiếng câm " hay" Tiếng Vô Thinh " . Theo nguyên nghĩa có lẽ phải hiểu là : "Tiếng nói theo nghĩa Tâm Linh ", v́ chữ Sanskrit Nada đồng nghĩa với chữ Senzar .
Dharana là sự tập trung tinh thần mănh liệt và trọn vẹn vào một đối tượng nội tâm, đồng thời hoàn toàn tách biệt với những ǵ thuộc về thế giới bên ngoài hay cảnh giới của giác quan.
Chữ Dharana ở đây dịch là tập trung, bắt nguồn từ ngữ căn dhri, có nghĩa là cầm, giữ lấy. Chữ Dharana ở sau chót có một nguyên âm ngắn, có nghĩa là cầm, giữ hay chịu đựng, chống đỡ, trong một ư nghĩa tổng quát, nhưng chúng ta thấy ở đây là một danh từ giống cái đặc biệt, chấm dứt bằng một nguyên âm dài ; đó là một thuật ngữ có nghĩa là tập trung hay chủ định tinh thần.
Đôi khi người ta giải thích nó như một sự tập trung tinh thần hay sự suy tư trên một số đối tượng nhất định ; vả lại, theo Kinh sách Ấn Độ không có sự tham thiền hay trầm tư mặc tưởng nào có thể thành công nếu không có sự thực tập dharana trong buổi ban đầu. Bao lâu Cái Trí c̣n đáp ứng với tiếng gọi của cơi hồng trần, cơi Trung giới và cơi Hạ Thiên, th́ làm sao nó có thể nghe bức thông điệp của Chơn Nhơn t́m cách chuyển đạt cho phàm ngă từ những cơi cao của nó ?
Sự tập trung tinh thần cần thiết để cho việc chú ư hướng về đối tượng nhất định chớ không hướng đến những hoạt động không ngừng của hạ thể. Chúng ta nên có thói quen bắt đầu việc tập trung tư tưởng bằng cách chọn những đối tượng giản dị. Một ngày kia người ta đến t́m Bà Blavatsky để xin bà dạy phải tham thiền về vấn đề ǵ. Bà liệng cái hộp quẹt trên bàn và nói :
" Tham thiền về cái nầy đây " . Điều ấy làm cho mấy người nầy rất ngạc nhiên ; họ tưởng bà sẽ khuyên nên tham thiền về Đấng Đại Phạm Thiên (Parabrahman) hay Đấng Tuyệt Đối . Điều rất quan trọng là sự tập trung tinh thần không được kèm theo một sự căng thẳng nào trên thể xác. Bà Bác sĩ Besant có kể lại rằng một hôm bà được Bà Blavatsky dạy tập trung tinh thần lần đầu tiên, bà bắt đầu với một sự cố gắng vô cùng mănh liệt ; nhưng Bà Blavatsky ngăn lại và nói rằng :" Em thân mến, không phải là người ta tham thiền bằng huyết quản của ḿnh ! ".
Điều cần thiết chính là sự giữ cho Trí được yên tịnh, rồi người ta tham quán đối tượng của tư tưởng một cách hoàn toàn an tĩnh, như chúng ta nh́n đồng hồ đặng biết giờ - trừ phi người ta canh chừng để không vượt quá thời lượng đă định cho buổi thực tập tham thiền. Người ta thường phàn nàn rằng sự thiền quán gây ra các chứng nhức đầu hoặc những sự đau đớn khác. Sự kiện ấy không hề xảy ra, nếu biết giữ cho thể xác an tịnh và tránh được mọi thứ căng thẳng, ngay cả trong đôi mắt, th́ có lẽ người ta sẽ nhận thấy sự tập trung tinh thần trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn rất nhiều, mà không xảy ra một sự rối loạn hay nguy hiểm nào cho thể chất. Nhiều tác giả đă đề cập đến vấn đề nầy và có vài người đă đưa ra những sự chỉ dẫn rất nguy hiểm. Ai muốn biết thêm về vấn đề nầy có thể đọc tác phẩm của Giáo sư Wood, " Sự Tham Thiền - Một Phương Pháp Thực Tập " (Concentration - a Pratical Course). Bà Bác sĩ Besant có nói về vấn đề ấy : " Việc tham thiền không gây chút tai hại nào về vật chất, tinh thần và đạo đức cho người muốn thành công trên con đường ấy ".
Trong phần ghi chú, Bà Blavatsky cho rằng dharana phải kết hợp với cơi Thượng Thiên, v́ bà nói rằng Cái Trí phải chú định trên một đối tượng nội tâm và rút lui khỏi phạm vi của cảm giác, là cơi hồng trần, cơi Trung Giới và cơi HạThiên. Huấn lệnh nầy dành cho thí sinh đi trên Thánh Đạo và nhắm đến mục đích là sự nhập định trên cơi Niết Bàn. Tuy nhiên ba thuật ngữ tập trung tư tưởng (concentration), tham thiền (meditation) và nhập định (contemplation) đều có ư nghĩa tổng quát như nhau. Chú ư vào một bản văn linh thánh, chính là tập trung tư tưởng. Nghiên cứu đủ mọi phương diện, t́m cách thu thập ư nghĩa của bản văn ấy, khám phá một tư tưởng mới hay sâu xa, hoặc nắm được tia sáng của trực giác, đó là tham thiền. Chú ư một cách vững chắc, trong một thời gian nhất định. Người ta định nghĩa sự nhập định như một sự tập trung được thực hiện đến mức cao siêu tột cùng của con đường mà ḍng tư tưởng hay sự tham thiền của bạn đă theo đuổi. Người sinh viên Đông phương thường bắt đầu việc thực tập của y trên một đối tượng bên ngoài thật giản dị, từ đó tư tưởng của y hướng vào nội tâm, hoặc vươn lên một đối tượng cao siêu.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ BA
KẺ PHÁ HOẠI SỰ THẬT
Khi đă trở nên lănh đạm với những đối tượng của tri giác, đệ tử phải t́m kiếm Chúa tể của giác quan, Tay sản xuất của tư tưởng, kẻ gây ra ảo mộng.
Cái Trí là Kẻ đại phá hoại Sự Thật.
Đệ Tử phải khử trừ kẻ phá hoại đó.
Đây là việc phải làm trong lúc định trí. Như các tác phẩm Ấn Độ liên quan đến vấn đề nầy đă giải thích, sinh viên muốn thực hành, trước khi bắt đầu tập trung tư tưởng thật sự, phải dẹp bỏ sự chú ư đến những đối tượng của giác quan ; y phải tập không để ư đến một cảnh tượng hay âm thanh nào trong phạm vi tri giác của y ; y không được quyến luyến đối với một người nào hay một vật nào ở trước mắt hoặc chạm đến y ; như thế y mới sẵn sàng quan sát những tư tưởng và t́nh cảm hiện ra trong trí và chiêm nghiệm chúng.
Như chúng ta đă giải thích, Thể Vía và Thể Trí của nhân loại phần đông ở trong trạng thái linh hoạt không ngừng ; chúng phô bày một số trốt xoáy mà người muốn thực hiện những sự tiến bộ thật sự bắt buộc phải diệt trừ ; chúng là nguyên nhân của vô số ảo ảnh quấy nhiễu người bậc trung, do đó y cảm thấy vô cùng khó khăn trong sự phán đoán mọi việc một cách chính xác. Giáo lư Đức Shankaracharya có tŕnh bày công lư nầy : mắt trần sẽ nh́n thấy rơ rệt khi nó chú định vào một chỗ, nhưng nó sẽ không đạt được hiệu quả như thế khi nó nh́n vơ vẫn, cũng giống như Cái Trí hiểu một cách minh bạch khi nó an tịnh. Nhưng nếu Cái Trí có nhiều trốt xoáy, chắc chắn chúng sẽ làm biến thể những đối vật được thấy và do đó tạo ra ảo ảnh.
Cái Trí gọi là Raja hay chúa tể của giác quan. Đôi khi nó được liệt vào số các giác quan ; chẳng hạn như trong Kinh Gita :
Một phần nhỏ của chính Bản ngăTa biến đổi trong cơi đời thành Tinh thần bất diệt, được tạo nên những giác quan quanh ḿnh, bao bọc bởi vật chất (Prakriti ), mà Cái Trí là giác quan thứ sáu.
Dĩ nhiên Cái Trí không tác động như một thứ giác quan nào, v́ nó điều chỉnh những bằng chứng của ngũ quan và hơn nữa nó cũng xác định sự hiện diện của những đối tượng vượt quá phạm vi của giác quan. Chẳng hạn như cái bóng hiện trên ngưỡng cửa, bạn có thể kết luận rằng một người nào đó đang có mặt ở đây.
Vậy Cái Trí là ǵ mà người chí nguyện bắt buộc phải đối xử với nó nghiêm khắc như thế ? Patanjali nói về nó khi Ngài định nghĩa sự thực tập pháp môn Yoga như thể chitta-vrittinirodha, nghĩa là sự kiềm chế (nirodha ) những trốt xoáy (vritti ) của Cái trí ( chitta ). Theo những tín đồ của giáo lư Phệ Đà hay trong trường phái của Đức Shankaracharya, th́ thuật ngữ antahkarana không được dùng theo nghĩa chúng ta thường hiểu, mà nó có nghĩa là Cái Trí theo nghĩa rộng răi nhứt của nó. Đối với cả hai trường phái, và hoàn toàn theo như nguyên nghĩa, th́ Cái Trí là cơ quan hay dụng cụ bên trong, có vị trí giữa Chơn Ngă thâm sâu nhất và thế giới bên ngoài. Nó luôn luôn được chia làm bốn phần : " Kẻ tạo ra Chơn Ngă " ( ahamkara ) ; tri kiến, trực giác hay lư luận thuần túy ( buddhi ) ; tư tưởng ( manas ) và phân biện đối tượng ( chitta ). Chính hai phần chót nầy người Tây phương thường gọi một cách tổng quát là Cái Trí với những năng lực suy tư một cách trừu tượng và cụ thể. C̣n các phần hoạt động khác, họ cho là cao hơn Cái Trí.
Nhà Thông Thiên Học sẽ nhận ra bốn phần phân chia nầy của giáo lư Phệ Đà là bốn nguyên tắc quen thuộc với họ : atma, buddhi, manas và Hạ Trí. Bà Blavatsky gọi phần chót nầy là kama-manas, v́ nó chính là phần của manas ( Cái Trí ), có thể bị tác động bởi dục vọng và do đó ưa thích những đối tượng vật chất. Chúng ta phải coi Kama như không những thích hợp với dục vọng và đam mê hạ đẳng, mà c̣n thích hợp với mọi dục vọng, mọi tư lợi do nó cảm thấy ở thế giới bên ngoài. Về phương diện nầy tam thể thượng (the triple higher self) chỉ là antahkarana hay nguyên lực nội tại ở giữa Chơn Thần và phàm ngă; nó trở thành một trí thể, bởi v́ trong ṿng luân hồi, manas (Cái Trí ) là nhị thể.
Ba thành phần của Chơn Ngă cao siêu được xem như ba trạng thái của một đại tâm thức hay một đại trí ; cả ba đều là những phương cách về năng lực nhận thức. Atma không phải là Chơn Ngă, nhưng là tâm thức biết Chơn Ngă ; buddhi là tâm thức, do chính tri giác của nó, nhận biết trực tiếp sự sống trong các h́nh tướng ; manas cũng là tâm thức đó nh́n ra ngoài thế giới khách quan ; sau cùng là Kama- manas , một thành phần của manas, ch́m đắm trong thế giới nầy và chịu ảnh hưởng của manas. Chơn Ngă thật sự chính là Chơn Thần mà đời sống cao cả hơn tâm thức và đời sống của toàn thể tâm thức ấy, tức là Chơn Ngă Siêu Việt. Do đó Đức Patanjali và Shankara đều hoàn toàn đồng ư rằng chính chitta, kama-manas, hạ trí là kẻ phá hoại sự thật và cần phải diệt trừ.
Chúng ta nên hiểu rằng trong Kama - manas hay chitta của người Ấn Độ là một phần lớn của thể mà người Thông Thiên Học gọi là Cái Vía. Bà Blavatsky cũng đề cập đến bổn phận của Cái Trí. Trước hết là manas - taijasi, tức manas chiếu diệu rực rỡ, là buddhi thật sự hay ít ra là trạng thái của con người khi manas của y thấm nhuần trong buddhi lúc y từ khước mọi ư muốn tư kỷ. Kế đó là manas chính thực, tức manas cao siêu, là Cái Trí suy tư trừu tượng. Tiếp nữa là antahkarana, thuật ngữ được Bà Blavatsky dùng để chỉ sự liên lạc, con kinh hay chiếc cầu nối liền Thượng Trí ( higher manas ) và HạTrí (Kama-manas ) trong sự luân hồi. Sau cùng là Kama-manas, Hạ Trí, theo lư thuyết của chúng ta là tiểu ngă hay phàm ngă.
Đôi khi bà gọi manas ( Cái Trí ) là deva-ego, tức là Chơn Ngă thiêng liêng để phân biệt với phàm ngă ( the personal self ). Thượng Trí thiêng liêng v́ nó có tư tưởng tích cực hay kriyashakti, là năng lực thực hiện. Thật ra một việc làm của chúng ta đều là công nghiệp thuộc quyền năng của Cái Trí. Không phải nhờ bàn tay của nhà điêu khắc song nhờ sức mạnh tinh thần điều khiển bàn tay ấy mà tác phẩm chạm trỗ hoàn thành. Thượng Trí thiêng liêng v́ nó là kẻ suy tư tích cực, sử dụng những đức tính của chính đời sống nội tâm của nó chiếu diệu ra ngoài. Đó là ư nghĩa của của chữ thiêng liêng ( divine ), mà ngữ căn div có nghĩa là chiếu sáng. C̣n Hạ Trí, là một tấm gương phản chiếu tầm thường; như những vật bằng vật chất khác, tự nó chẳng có ánh sáng; đó là một vật trung gian để cho ánh sáng hay âm thanh xuyên qua; đó là chiếc mặt nạ, không hơn không kém.
Trong những tác phẩm Thông Thiên Học, antahkarana thường được xem như sự liên lạc nối liền Đại Ngă cao siêu hay Chơn Nhơn với tiểu ngă thấp thỏi hay phàm ngă. Trong tiểu ngă, chitta phải phục tùng tất cả, đến nỗi đời sống của chúng ta dưới thế gian có thể so sánh với kinh nghiệm của một người cố gắng lội trong vực thẳm. Hơn nữa, sau khi chết, sớm hay muộn ǵ y cũng tiếp tục sống một thời gian trên cơi Thiên Đường. Con người bị lung lay đủ mọi hướng, y thấy rất nhiều sự vật, nhưng thay v́ nghiên cứu chúng với Cái Trí an tịnh và trầm tĩnh, y lại làm việc ấy với Kama-manas ( Hạ Trí ), do đó y không nắm được những ǵ đă biểu lộ trước linh hồn. Ngược lại, trên cơi Trời, Chơn Nhơn có thể mở rộng antahkarana v́ bây giờ tất cả đều thanh tịnh ; không có kinh nghiệm mới nào cần phải gặt hái thêm ; rồi từ đó không có ǵ ngăn cản không cho nó nhớ lại một cách an tĩnh những kinh nghiệm xưa để sống lại với chúng một cách nhàn hạ và gặt hái vài thứ tinh hoa trong Chơn Nhơn (deva-ego ), v́ đó là sự lợi lạc của nó. Như thế, rất thường Chơn Nhơn thật sự bắt đầu chu kỳ đời sống của chính nó lúc nó bước vào cơi Thiên Đàng và trong thời kỳ thu thập những kinh nghiệm, nó chỉ chú ư đến phàm nhơn chút ít thôi.
Trong trường hợp nầy, trạng thái của Cái Trí ( theo bảng phân loại của Bà Blavatsky ) được gọi là antahkarana ít khi chuyển vận trước giai đoạn sống trên cơi Thiên Đường. Nhưng muốn trở nên thành thạo tại cơi Trung Giới và cơi Hạ Thiên trong khi sống bằng xác thân tại cơi trần, con người phải chuyển những năng lực mănh liệt của Chơn Ngă cao siêu xuống và xuyên qua con kinh ấy (antahkarana), bằng cách thực hành Dharana hay tập trung tư tưởng và hoàn toàn làm chủ phàm nhơn. Nói cách khác, y phải xóa bỏ những trốt xoáy của Thể Vía và Thể Trí. Người có nhiều tài trên một phương diện đặc biệt có thể tập trung tư tưởng dễ dàng bằng một năng lực vô cùng mănh liệt vào công việc riêng tư của y, nhưng khi nghỉ ngơi, đời sống b́nh thường của y rất có thể c̣n biểu lộ một số trốt xoáy. Đó là sự việc chúng ta không muốn, mục đích của chúng ta là hủy diệt hoàn toàn những trốt xoáy để thanh lọc những yếu tố bất hảo trong Hạ Trí, khiến cho nó an tịnh và trở nên kẻ phụng sự biết vâng lời Chơn Ngă cao siêu trong mọi lúc.
Những trốt xoáy nầy có thể kết tinh và thật ra chúng không những kết tinh thành những thành kiến vô định, tạo nên những sự cô động vật chất thật sự giống như nhiều mục cóc hiện trên thể trí. Vậy khi con người cố gắng nh́n ra ngoài, xuyên qua những điểm đặc biệt đó của Thể Trí, th́ cái nh́n của y không được rơ rệt ; tất cả đều bị biến thể, v́ trên những điểm đó vật chất tạo thành Thể Trí không c̣n sống động và lưu chuyển nữa mà ngưng đọng lại và bị biến đổi. Muốn chủ trị chứng nầy phải tự học hỏi, sắp xếp cho chất khí linh hoạt trở lại ; kế đó các thành kiến sẽ lần lượt bị cuốn theo ḍng và tiêu tán.
Nếu Cái Trí là kẻ đại phá hoại sự thật, chính v́ xuyên qua thể ấy chúng ta không thấy một đối tượng nào đúng thật là nó, nhưng chỉ là một h́nh ảnh mà chúng ta có thể tạo ra và những h́nh tư tưởng được chúng ta tạo tác nầy phải truyền đạt đến mọi vật màu sắc đặc biệt của chúng. Bạn hăy để ư đến hai người có những thành kiến khác nhau, đứng trước những hoàn cảnh như nhau và đều đồng ư về nguyên nhân của những biến cố, đă thuật lại sự kiện ấy hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đó chính là điều xảy ra đối với những người thường. Chúng ta không biết rằng chúng ta đă làm biến thể mọi vật một cách vô lư như thế. Người đệ tử phải vượt qua điều đó ; y phải " tiêu diệt kẻ phá hoại ". Cố nhiên y không được hủy diệt Cái Trí của y, v́ y không thể không dùng đến nó, nhưng y phải chế phục nó. Cái Trí là vật sở hữu của y, chứ không phải là y. Cách tuyệt hảo để ngăn cản Cái Trí vẫn vơ là phải sử dụng đến ư chí. Thể Trí cũng như Thể Vía luôn luôn cố gắng t́m cách dẫn dụ cho bạn tin rằng những sự ham muốn của chúng là những sự ham muốn của bạn. Chúng ta phải làm chủ một cách chắc chắn cả hai.
Dù những trốt xoáy làm cho Cái Trí chứa đầy những thành kiến sai lầm đă biến mất, song vẫn c̣n nhiều ảo ảnh. Việc phiên dịch chữ Phạn avidya ra chữ " vô minh " có thể không thật xác đáng, dù chữ ấy vẫn thường được công nhận. Trong chữ Phạn có nhiều sắc thái tế nhị khó dịch ra chữ Anh. Vấn đề trong trường hợp nầy có thể là thiếu minh triết hơn là vô minh. Dù kiến thức vô cùng quảng bác cũng không thể sánh được với minh triết, v́ kiến thức liên hệ với vật thể lẫn thời gian và không gian, trong khi sự minh triết liên hệ đến linh hồn hay tâm thức tiềm nhập trong những vật thể nầy. Một nhà chính trị minh triết hiểu được nguyện vọng của dân chúng ; một bà mẹ sáng suốt hiểu được ư muốn của các con bà. Dù con người có tất cả những kiến thức liên hệ đến sự vật ở cơi trần, nếu y chỉ có nhăn quan có tính chất duy vật chớ không nh́n xuyên qua sự sống, th́ y c̣n trong ṿng vô minh hay thiếu sự minh triết. Bà Blavatsky có nói rằng :" Thường th́ trí thông minh hoạt động nhờ ở sự minh triết ". Từ sự thiếu sáng suốt hay vô minh, c̣n phát sinh ra bốn trở ngại lớn lao đối với sự tiến bộ tinh thần, tính chung tất cả là năm trở ngại được gọi là kleshas.
Nếu avidya là trở ngại đầu tiên, th́ trở ngại thứ nh́ là asmita, tức ư niệm" Ta là cái ấy " hay cái mà một ngày kia Đức Thầy gọi là " tư ngă " (self- personality). Dưới ảnh hưởng của đời sống, phàm ngă trở nên một nhân vật thật đặc biệt có một thể Xác, thể Vía và thể Trí hợp với y. Điều nầy không có ǵ bất lợi, nếu các thể đó tốt. Nhưng nếu đời sống nội tâm làm cho nó tin rằng nó chính là phàm nhơn đó, nó sẽ chạy theo tư lợi, thay v́ sử dụng chúng cho những cứu cánh tinh thần.
Từ hậu quả của sự sai lầm thứ hai nầy, con người khao khát sự giàu sang, quyền thế và tiếng tăm lẫy lừng. Khi kiểm điểm nhà cửa của họ ở đồng quê và thành thị, những du thuyền và xe hơi, sự giàu có khiến họ sinh ra kiêu căng và tưởng ḿnh quan trọng, v́ được tiếng chủ nhân ông ; hoặc khi nghe tên tuổi ḿnh được nhắc nhở khắp nơi, biết rằng hàng ngàn người tán dương ḿnh ( dù bằng lời lẽ nghiêm khắc, v́ sự hiển đạt làm cho kẻ vô danh khoái trá ), người ta tưởng rằng ḿnh là một nhân vật vĩ đại. Đó là " tư ngă ", một trong thói dị đoan to lớn nhất dưới thế gian, và đối với mọi người nó là nguồn gốc của không biết bao nhiêu sự đau khổ. Trái lại, con người duy linh cho rằng ḿnh sống hạnh phúc nếu có thể làm chủ xác thân và lư trí của y ; y thích nhớ trong trí h́nh ảnh của hàng ngàn kẻ khác để giúp đỡ họ, hơn là thấy một cách thích thú h́nh ảnh của ḿnh được đề cao và ca ngợi trong ư tưởng riêng tư của họ. Vậy tư ngă là một trở ngại lớn lao chống lại việc Chơn Ngă cao siêu sử dụng phàm ngă và do đó ngăn trở sự tiến bộ tinh thần.
Trở ngại thứ ba và thứ tư có thể t́m hiểu chung : đó là raga và dvesha, yêu và ghét, thu hút và đẩy lui ; hai chứng nầy cũng bắt nguồn từ chính tư ngă ấy. Không phải tư ngă biểu lộ những sự ưa thích của nó. Cũng giống như một chiếc ô tô có ư kiến riêng, nó tỏ ra bất măn khi chủ nó lái trên con đường xấu, hoặc lộ vẻ khoan khoái chạy trên con đường bằng phẳng. Đối với chiếc xe mặt đường có thể không tốt, nhưng đối với anh tài xế, điều quan trọng là phải có một con đường, v́ y có một mục tiêu và nếu không có đường giao thông th́ y khó đến đó được. Có nhiều ghế, ḷ sưởi, đèn điện và ḷ hơi thật là tiện lợi, nhưng muốn tiến bộ phải thấy trong xứ chẳng những về vật chất mà c̣n những ǵ luôn luôn liên hệ đến tâm tư và t́nh cảm. Người ta thích những vật thích hợp với sự tiện lợi thông dụng và thói quen của ḿnh ; tất cả những ǵ gây xáo trộn cho họ đều " xấu " ; những ǵ thuận lợi cho họ đều "tốt". Cách nhận xét đời sống như thế không thích hợp với sự tiến bộ tinh thần. Chúng ta không từ chối hạnh phúc khi nó đến với ḿnh, nhưng phải xem thường nó và chấp nhận một đời như tất cả những việc xảy đến cho ḿnh. Chúng ta không quan tâm đến những ǵ ḿnh ưa thích hoặc không ưa thích. Cái ǵ tốt hay xấu chỉ nên để cho Chơn Ngă cao siêu phán xét trong sự b́nh tĩnh của nó.
Kế đó sự trở ngại thứ năm là abhinivesha : đó là trạng thái của con người chú tâm, thiết lập, bị ràng buộc vào h́nh hái nầy hay h́nh thái khác của sự sống hoặc phàm ngă. Hậu quả của sự trở ngại nầy là việc sợ già và sợ chết. Con người thật sự quên đi lẽ đương nhiên nầy, nhưng khi ngày giờ đă điểm phàm nhơn không thể nào thoát khỏi. Chướng ngại thứ năm cũng có thể thật sự làm tê liệt đời sống của chúng ta ; con người dùng tuổi thanh xuân của ḿnh để bảo toàn hạnh phúc và sự an ổn cho tuổi già ; khi trở về già, họ muốn t́m lại thời hoa niên đă mất hoặc ngại dùng xác thân của họ, v́ sợ tổn thọ. Họ giống như người mua chiếc xe ô tô đẹp rồi cứ ngồi trong xe, khoái trá v́ của mới tạo đó, nhưng không muốn sử dụng nó, v́ sợ hư hỏng. Bổn phận của chúng ta là tuân theo ư chí của Chơn Ngă cao siêu, nếu cần chúng ta phải sẵn sàng chết để phụng sự nó.
Tất cả những trốt xoáy đều phát sinh từ năm chướng ngại nầy; sự định trí và tham thiền là phương tiện xóa bỏ chúng hoàn toàn. Khi kama- manas không c̣n hướng đến sự thấp kém nữa, th́ manas mới có thể vươn lên và trở thành manas - taijasi (Thượng Trí ).
Một chữ Phạn khác được dùng để chỉ cái tư ngă ấy là chữ mana mà đôi khi người ta dịch là " kiêu căng " hay hơn nữa là " tự măn ". Chúng ta c̣n thấy ngữ căn của chữ ấy trong chữ nirmanakaya, có nghĩa là một sinh linh đă vượt qua ảo ảnh đó -nirmana. Theo Bà Blavatsky th́ có ba loại hay ba cách hóa thân : trước hết là hóa thân của những vị avataras là những vị từ các hành tinh cao hơn chúng ta giáng lâm, các vị ấy đă đạt được mục đích trong một chu kỳ tiến hóa trước chu kỳ của chúng ta; cách thứ hai là loại b́nh thường, khi một người đă trải qua cơi Thiên Giới, lấy một xác thân mới; loại thứ ba là cách của những người nirmanakayas tái sinh không gián đoạn, đôi khi chỉ sinh lại trong vài ngày sau. Trong bộ Giáo Lư Bí Truyền, tác giả có nêu lên một thí dụ nói về Đức Hồng Y Giáo Chủ de Cusa tái sinh lại rất nhanh chóng và chính là Copernicus ; bà cho biết thêm rằng sự hóa thân mau chóng nầy không hiếm. Bà gọi các vị nầy là đệ tử ( adepts ), song không gán cho chữ ấy hoàn toàn giống như chúng ta hiểu hiện nay, ư bà muốn nói rằng họ là những đệ tử hay là bậc đă thành thạo trên các cơi Trung Giới và Hạ Thiên ; bà c̣n quả quyết rằng các vị ấy đôi khi xuất hiện trong những buổi cầu cơ và những huynh đệ trong bóng tối thường hay chống đối họ, có lẽ v́ sự tiến bộ riêng của họ cũng như sự tiến bộ chung của nhân loại.
Bà Blavatsky nói rằng có hai hạng nirmanakayas : những vị từ chối cơi Trời như chúng ta vừa giải thích, và những vị sau nầy đạt được một tŕnh độ cao siêu hơn, đă từ chối quả vị mà bà gọi là quả vị Niết Bàn tuyệt đối, để ở lại thế gian giúp đỡ nhân loại. Văn chương Thông Thiên Học hiện tại chỉ áp dụng thuật ngữ nầy cho hạng sau thôi, nhưng bây giờ vẫn nhắm vào hạng nirmanakayas thấp hơn. Người ta tiêu diệt được tay phá hoại, đă diệt trừ hoặc gần như đă trừ khử được năm chướng ngại ấy ; từ đó phụng sự Chơn Ngă cao siêu ; không có điều ǵ ở y không thích hợp với Chơn Ngă đó. Sự mở rộng vận hà antahkarana giúp y trong khi c̣n sống trong xác thịt có thể tiếp xúc trực tiếp với Chơn Ngă cao siêu, luôn luôn tiếp nhận những điều cần thiết cho nó. Bao giờ con ong cũng có thể đến viếng bông hoa và cảnh vật thanh tịnh, và khi xác thân đă chết, phần tế vi của phàm ngă vẫn có thể sử dụng lại nữa trong kiếp sau, v́ nó không chấp chứa những trốt xoáy hiện thân của những dục vọng kiên cố, những thành kiến cứng nhắc, và sau cùng là những t́nh cảm và tư tưởng biểu lộ một tính ích kỷ.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ TƯ
CƠI THẬT VÀ CƠI GIẢ
Khi đệ tử xem h́nh hài của ḿnh dường như không có thật, giống như cảnh vật thấy trong giấc mơ khi thức giấc. Khi đă hết nghe tiếng vạn vật, đệ tử có thể nhận ra Đấng Duy Nhất - tiếng nội tâm giết chết tiếng ngoại giới.
C. W. L. Giấc mộng và giấc ngủ thường được các nhà Hiền Triết Đông phương dùng trong việc so sánh ; chúng có sự hữu ích riêng, nhưng chúng ta không nên để chúng dẫn đến lầm lạc. Khi thức tỉnh sau một giấc mộng b́nh thường, chúng ta nhận thấy các giác quan của ḿnh đă bị lừa gạt ; điều mà chúng ta cho là kinh nghiệm thật chẳng có ǵ giống như thế. Nhưng cũng không hoàn toàn đúng như sự việc xảy ra khi chúng ta tri giác thực tại tinh thần. Chúng ta thức tỉnh trong một sự sống cao siêu và khoáng đạt hơn. Lần đầu tiên chúng ta khám phá ra những giới hạn áp chế đă vây hăm chúng ta từ trước đến nay chúng ta không ngờ. Tuy nhiên, chúng ta không nên tưởng rằng trước lúc đó đời sống của chúng ta hư không và mộng ảo. Do đó chúng ta thức tĩnh trước những thực tại cao siêu, nên thái độ tinh thần xưa kia của chúng ta mang tính chất phi lư. Nhưng dù sao tất cả điều nầy cũng đều tương đối. Rồi chúng ta hành động theo sự sáng suốt và theo kiến thức của ḿnh ;
bây giờ chúng nó tăng đến nỗi biến đổi tư tưởng và hành động của chúng ta.
Chính môn đồ của phái Phệ Đà cũng nh́n nhận giấc mộng, đời sống tại cơi hồng trần không phải là không có giá trị hữu ích. Trong giấc mơ một người thấy ḿnh bị một con rắn đe doạ rất khủng khiếp và rốt cuộc bị nó cắn ; sự kích động đó khiến y thức giấc, y cảm thấy vô cùng khoan khoái, v́ biến sự chỉ là một ảo giác ; tuy nhiên chính sự tấn công của con rắn tưởng tượng ấy đă khiến y ư thức một đời sống thực tế hơn, cũng thế, trong Kinh Gita, khi Đức Krishna nói với đệ tử của Ngài rằng sự minh triết quư hơn của cải thế gian, Ngài đă dạy như sau :" Nầy Partha ! trong toàn thể của nó, mọi hành động đều đi đến tuyệt đỉnh của sự minh triết " [7]. Chẳng những không chê bai một đời sống hoạt động, vị Đại Huấn Sư nầy lại tuyệt đối khuyến khích nó ; nhưng Ngài nói rằng thay v́ tự ràng buộc vào sự hoạt động và những đối tượng đang theo đuổi, th́ chỉ nên t́m sự minh triết mà sự hành động có thể đem lại cho chúng ta. Chính nhờ sự minh triết mà con người mới có sự sống thật sự của nó, như một phần tử của Đức Thượng Đế. Nếu con người nghe tiếng gọi của sự minh triết, y sẽ dần dần làm chủ được ḿnh và đời sống của ḿnh. Tiếng nói nội tâm sẽ chấm dứt sự náo loạn bên ngoài, chính sự náo loạn ấy khiến cho hạng người trung b́nh hành động một cách cuồng nhiệt.
Có lẽ con người không c̣n chú ư đến hàng ngàn sự việc chung quanh và cảm nhiễm đến y, th́ y phải chú ư vào nội tâm của ḿnh, vào chứng nhân duy nhất của tất cả điều ấy, nhưng y không toàn quyền làm thế, bao lâu y chưa làm tṛn bổn phận của ḿnh dưới thế gian. Trong bất cứ lúc nào, dù có bổn phận ǵ, con người cũng đều có thể " hướng đến những điều cao siêu, chứ không phải những sự việc dưới thế gian " [8] , nhưng có lẽ y không được quyền hy sinh trọn vẹn đời sống của ḿnh cho công việc cao siêu, bao lâu y chưa trả hết nghiệp quả do y gây ra trong kiếp quá khứ hoặc trong giai đoạn đầu của hiện kiếp ; chắc chắn y có thể cảm nhận tinh thần từ bỏ, nhưng bao lâu y c̣n bổn phận phải thi hành dưới thế gian, y phải hăng say hoàn thành nó một cách hết sức hoàn hảo.
Nếu khát vọng giải thoát của y khá mănh liệt và nghiệp quả của y không dựng lên một chướng ngại không thể vượt nổi trên con đường đi của y, th́ có lẽ không bao lâu con người sẽ thấy mở ra trước mắt y con đường giải thoát. Chính tôi đă có kinh nghiệm thuộc loại ấy. Sư phụ tôi gởi một thông điệp giao cho tôi vài cơ hội mà tôi đă nhận lănh vơí một tấm ḷng biết ơn nồng nhiệt. Nếu đề nghị tốt đẹp đó được đưa ra sớm hơn một chút, có lẽ tôi không thể chấp nhận được, v́ lúc đó tôi chưa rảnh rang ; tôi c̣n một bổn phận thật rơ rệt phải hoàn thành mà tôi không thể bỏ qua.
Có hai mức độ của sự từ bỏ (vairagya) : apara hay vairagya bậc thấp, và para hay vairagya bậc cao.
Sự từ bỏ mọi ràng buộc với sự vật bên ngoài gồm ba giai đoạn. Đầu tiên con người chán ngán những đối tượng mà xưa kia đem lại lạc thú cho y, tuy nhiên y c̣n nối tiếc khi y đă chán nản nó ; y c̣n muốn hưởng thụ nữa, song vô ích. Rồi sự chán mứa ấy thúc đẩy y đi t́m sự thỏa măn ở nơi khác. Sau cùng, sau khi đă thoáng thấy rơ ràng đời sống cao cả, những khát vọng tinh thần của y phát khởi và sức lôi cuốn của chúng mănh liệt đến nỗi y không c̣n nghĩ đến sự ham muốn khác. Hoặc khi biết những sự vật cao cả có thật và quyết định đi đến chúng, y đă đi vào giai đoạn thứ hai, hoặc ghi nhận sự thiếu sót ở những sự vật thấp kém bằng cách gây ra ở y một thứ chán mứa giả tạo, hoặc đặt tất cả ư chí của y vào sự quả quyết không thể lay chuyển nổi để xua đuổi sự quyến rũ của chúng và tiêu diệt lạc thú do chúng gây ra. Sau rốt, cũng như trong trường hợp trước, có lẽ sau nhiều cuộc thăng trầm, con người mới mở mắt trước đời sống cao thượng ; y nghe tiếng nói nội tâm giết chết tiếng bên ngoài ; từ đó y thu hoạch được sự từ bỏ ( vairagya ) cao siêu.
Giữa cuộc chiến đấu nội tâm, con người thường đi đến trạng thái thực sự ghê tởm những đối tượng trước kia đă làm cho y vui sướng ; thường đây chính là dấu hiệu chứng tỏ y mới được giải thoát khỏi chúng và y vẫn c̣n sợ hăi sự cám dỗ của chúng ; y run sợ trước ư nghĩ ấy; y lẫn tránh chúng và t́m cách tiêu diệt chúng một cách hăng say mà không cần lư luận. Tất cả những trạng thái dị biệt trong giai đoạn thứ hai là những h́nh thức vairagya (từ bỏ ) bậc thấp.
Bấy giờ và chỉ đến bấy giờ, đệ tử sẽ bỏ miền Asat, cảnh giả, để đi vào lănh địa của Sat, cảnh chơn.
Ở đây chúng ta phải cẩn thận, không nên khinh thường. Trong giai đoạn nầy người ta thường cho rằng những cơi thấp toàn là ảo ảnh, nhưng ư nghĩa của nó hoàn toàn khác. Tôi đă đề cập đến cơi chơn và giả, và đă giải thích rằng mọi cơi đều thật đối với ư thức hoạt động trong đó. Quả thật người ta không nghe tiếng nói nội tâm và xem xét nó như người ta đă xem xét tại những cơi cao, con người không thể nắm lấy được chân lư dưới bức màn hiển hiện vô cùng phức tạp đang bao quanh chúng ta.
Trước khi Linh Hồn có thể thấy, phải có sự điều ḥa bên trong và mắt trần không c̣n thấy một huyễn cảnh nào nữa.
Trước khi Linh Hồn có thể nghe, con người phải không c̣n để lọt vào tai tiếng gầm thét cũng như tiếng th́ thào, tiếng voi rống cũng như tiếng vo vo trong trẻo của con đom đóm vàng.
Trước khi Linh Hồn có thể hiểu và nhớ, nó phải hiệp nhất với Đấng thốt lời không tiếng, cũng như cái khuôn mẫu do đó mà đất sét nắn nên h́nh hiệïp nhất với tinh thần của người thợ làm đồ gốm.
Sự điều ḥa nội tâm là sự điều ḥa ngự giữa Chơn Nhơn và các thể của nó và dĩ nhiên cũng chính là sự điều ḥa giữa các thể nầy. Trong con người bậc trung luôn luôn có sự tranh đấu giữa Thể Vía và Thể Trí, giữa sự dục vọng và thông minh. Các thể nầy đều không ḥa hợp với Chơn Nhơn và chưa thể làm vận cụ để phụng sự nó. Phàm ngă phải được thanh lọc ; con kinh nối liền nó với Chơn Nhơn phải được khai thông và mở rộng. Bao lâu việc nầy chưa hoàn thành, th́ phàm ngă c̣n thấy mọi sự vật và mọi người một cách hời hợt theo quan điểm riêng của nó. Chơn Nhơn không thể biết rơ những ǵ xảy ra thật sự ; nó chỉ thấy h́nh ảnh bị biến thể do phàm nhơn thu nhận ; sự kiện nầy giống như cái máy ảnh trang bị một miếng kính hư hỏng đă làm biến dạng những tia sáng và tấm kính hay phim ảnh lệch lạc đó tạo ra hậu quả của tất cả sự lu mờ, không rơ ràng và thiếu chính xác.
Đó là lư do v́ sao ở đại đa số người, Chơn Nhơn không t́m thấy một sự thỏa măn nào trong phàm nhơn trước khi nó được bước vào đời sống trên cơi thiên đường. Chơn Nhơn phân biệt được điều chơn với điều giả ; vừa thoáng thấy nó đă nhận ra được điều chơn và dứt bỏ điều giả, nhưng thường khi phóng tầm mắt về phía phàm nhơn ở dưới nó, nó thấy những h́nh tư tưởng rời rạc lẫn lộn trong một sự cuồng loạn ḥa hợp đến nỗi nó không thể phân biệt điều ǵ một cách rơ rệt. Nó quay đi một cách thất vọng và quyết định chờ sự thanh tịnh trên đời sống thiên đường trước khi t́m cách khám phá những mảnh chân lư trong sự hỗn độn thê thảm ấy. Dưới những điều kiện an tĩnh hơn đó, khi không xúc động và những tư tưởng mới đây ở cơi trần lần lượt xuất hiện và phô bày dưới ánh sáng rực rỡ của cơi Trời, chúng sẽ được đánh giá một cách chính xác ; cái ǵ vô dụng sẽ bị sa thải, cái ǵ quư báu sẽ được giữ lại. Vị đệ tử phải t́m cách thu hoạch kết quả nầy trước khi rời bỏ xác phàm bằng cách thanh lọc phàm nhơn và tạo sự hợp nhất giữa nó với Chơn Nhơn.
Có thể những sự lầm lạc riêng tư không mấy quan trọng. Bạn hăy tưởng tượng một con sâu, một con chim, một con khỉ và một người bộ hành cùng nh́n một gốc cây. Con sâu sẽ thấy thức ăn trong đó, con chim sẽ thấy một chỗ trú ẩn, con khỉ sẽ xem đó là một trường thể dục, và con người sẽ cho là một nơi che mát ; những h́nh ảnh nầy không hoàn toàn giống nhau do ư niệm về chính gốc cây.
Nếu cái nh́n liên quan đến các đối tượng bên ngoài, th́ sự nghe liên hệ đến những ǵ từ bên trong chúng ta. Muốn phân biệt được tiếng nói linh diệu cần phải có sự an tịnh ; người ta có thể đạt đến đó bằng sự định trí hoặc tập trung tư tưởng. Muốn cho linh hồn nhận thấy một cách chắn chắn và rơ rệt tiếng nói bên trong, th́ không nên để cho một ảnh hưởng nào bên ngoài lay chuyển đến chúng ta, không nên để cho tiếng ồn ào của sóng to gió lớn dưới thế gian tấn công chúng ta và cả đến tiếng th́ thào êm dịu lúc sóng lặng gió im ; phải tập giữ một sự an tĩnh vĩ đại và không cảm thấy nột sự ham muốn hoặc oán hận nào.
Con người không thể cầu cứu đến trực giác, nếu y không hoàn toàn quyết định dùng nó làm tay hướng dẫn tuyệt hảo và chắc chắn hơn hết, và dẹp bỏ mọi dục vọng riêng tư. Có ích lợi ǵ mà đ̣i hỏi trực giác giải quyết một vấn đề liên quan đến hạnh kiểm khi mà cùng một lúc con người muốn giải pháp nầy hay giải pháp khác. Trừ trường hợp hiếm có khi trực giác mạnh mẽ một cách đặc biệt, chỉ khi nào những dục vọng và hận thù riêng tư đă chấm dứt, tiếng nói bên ngoài không c̣n ảnh hưởng đến y nữa, con người mới có thể nghe tiếng nội tâm, tay hướng đạo không bao giờ sai lầm ấy đă thuộc về y. Trước khi linh hồn có thể cùng một lúc hiểu đầy đủ tầm quan trọng của những bài học nhận được từ bên ngoài và trực giác nảy sinh ra từ bên trong, th́ một sự ḥa hợp mới phải được thiết lập ; Cái Trí phải từ từ tuân theo ư chí, và từ đó nắm quyền điều khiển sự sống.
Người ta phân biệt có ba thời kỳ trong sự phát triển tâm thức. Trên đường nhập môn tâm thức cao hơn hết của con người hoạt động trên cơi Thượng Thiên ; sau cuộc điểm đạo lần thứ nhứt đến lần thứ tư, nó không ngừng vươn lên xuyên qua cơi Bồ Đề, và ở mỗi giai đoạn nầy, nó đi vào cơi Niết Bàn và cơi Tinh Thần. Rồi con người hiệp nhất với ư chí là tay điều khiển, là chúa tể nắm vận mạng ḿnh. Trong giai đoạn trung gian con người có thể nói : " Theo ư của Ngài chứ không phải của tôi " ; c̣n bây giờ y nói : " Ư chí của Ngài và của tôi là một ". Cũng giống như khuôn mẫu của cái b́nh có từ trước của anh thợ làm đồ gốm, cũng như kiểu mẫu của một giống dân có trước trong trí của Đức Bàn Cổ đă nhận được từ cơi trên, như thế mục đích mà mỗi người trong chúng ta phải đạt đến đă được Chơn Thần định trước; rồi nguyên tắc tinh thần trong con người cũng y theo đó mà thích ứng với sự tiến hóa của đời sống.
Vậy chữ linh hồn được dùng trong ba câu châm ngôn trên rất hợp lư. Chính linh hồn đi theo con đường tiến hóa, chứ không phải phàm nhơn. Đến nửa đường nó dần dần hiệp nhất chặt chẽ với Thể Bồ Đề, và như thế trở thành linh hồn thiêng liêng, manas - taijasi. Nhưng mọi công việc đó đều tác động dưới sự điều khiển của Atma, tức là Tiếng Nói Vô Thinh.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ NĂM
TIẾNG NÓI VÀ NHỮNG LỜI CẢNH GIÁC CỦA NÓ
Bây giờ Linh Hồn sẽ nghe, và sẽ nhớ. Bây giờ bên tai của Hồn
Tiếng Nói Vô Thinh
sẽ thốt lên, những lời sau đây :
Nếu Hồn con mỉm cười trong ánh thái dương của cuộc đời; nếu Hồn con ca hát trong lốt nhộng máu thịt trần gian ; nếu Hồn con than khóc trong đền đài mộng huyễn , nếu Hồn con vẫy vùng để bứt đứt sợi chỉ bạc cột liền nó với Sư Phụ, th́ hỡi đệ tử, con hăy biết Hồn con thuộc về trần thế.
C. W. L. Những tác phẩm huyền bí thường đề cập đến tiếng nói vô thinh và chúng ta nhận thấy rằng những ǵ được đề cập trong tác phẩm nầy không phù hợp với những điều mà chúng tôi đọc nơi những trang sách khác. Trong những buổi đầu của Hội Thông Thiên Học, chúng tôi tự hỏi đâu là ư nghĩa thật đúng của từ ngữ nầy và chúng tôi t́m được một ư nghĩa không thay đổi của nó. Chúng tôi phải nghiên cứu lâu dài mới khám phá ra được đó chính là một thuật ngữ tổng quát. Đối với một người thường tiếng nói vô thinh phát xuất từ cơi mà tâm thức y chưa thể đạt đến và dĩ nhiên tiếng nói nầy biến đổi theo thời kỳ tiến hóa. Đối với những người hiện giờ c̣n kết hợp với phàm nhơn, th́ tiếng nói vô thinh là tiếng nói của Chơn Nhơn, nhưng khi phàm nhơn hoàn toàn chế ngự, đă hiệp nhất với Chơn Nhơn đến nỗi có thể phụng sự trong một dụng cụ hoàn hảo, th́ tiếng nói ấy là tiếng nói của Atma - ba ngôi tinh thần tại cơi Niết Bàn. Khi đă đạt đến cơi Niết Bàn th́ c̣n một Tiếng Nói Vô Thinh nữa, đó là tiếng nói của Chơn Thần trên cơi cao hơn. Con người sau khi đă đồng nhất Chơn Nhơn với Chơn Thần và đạt đến quả vị Chơn Tiên, sẽ c̣n nghe một Tiếng Nói Vô Thinh nữa chuyển xuống y, nhưng bây giờ có thể là tiếng nói của một trong các vị Đại Thiên Thần, hay một trong các vị mà người ta gọi là Hành Tinh Thượng Đế. Đối với Đức Hành Tinh Thượng Đế, Tiếng Nói Vô Thinh sẽ là tiếng nói của Đức Thái Dương Thượng Đế và nếu đối với Đấng sau cùng nầy mà có một Tiếng Nói Vô Thinh th́ nó phải là tiếng nói của một Thượng Đế cao hơn, Đấng sau rốt. Ai có thể tin chắc như thế không ?
" Vầng thái dương của cuộc đời bạn " có nghĩa là trong kiếp sống cá nhân có lúc vận may chào đón chúng ta, bây giờ tất cả đều huy hoàng tốt đẹp. Chơn Nhơn nếm được thú vui nầy và xem nó là hạnh phúc lớn lao thật sự của Đại Ngă, nên chưa có tính từ bỏ cao siêu để tiêu diệt âm thanh bên ngoài. Như Bà Hội Trưởng của chúng ta đă giải thích trong quyển Minh Triết Cổ Thời, người ta đi đến chỗ cảm thấy không có ǵ ở thế gian nầy có thể thỏa măn y, ngay cả những sự vật đem sự vui thú nhất đến cho những người thường có thể nhờ một sức cố gắng mạnh mẽ song an tịnh của ư chí vươn lên để hiêïp nhất với tâm thức cao siêu và giải thoát cho thân xác ; nhưng muốn đạt được việc ấy phải tuân theo điều kiện đầu tiên và thấy trong sự hiệp nhất đó phương tiện duy nhất đem lại sự thỏa măn.
Ba thể Xác, Vía và Trí với những thói quen của chúng tạo thành phàm nhơn, thật ra chúng là con nhộng trong cái kén từ từ tạo thành một con bướm. T́nh trạng hiện thời của chúng ta là t́nh trạng của con sâu, linh hồn phải khoát vào ḿnh nó một thể để sống tại cơi trần, nhưng không phải lệ thuộc vào chúng ; nó phải quan niệm đời sống thế gian đó không phải là đời sống riêng của nó, nhưng nên hiểu rằng chính nó độc lập với các thể của nó. Ở đây chúng ta c̣n phải tránh xem thường chúng. Chắc chắn trên con đường đi lên của nó, thật tốt và cũng cần thiết cho linh hồn phải thỏa thích, vui cười và ca hát trong lốt nhộng của nó ; sự vui thú đó vô hại ; tôi c̣n có thể nói là rất hữu ích. Điều mà linh hồn không nên làm là ca hát với chính lớp nhộng hoặc v́ lợi lạc cho lớp vỏ bên ngoài đó, Linh Hồn sẽ phạm phải một lỗi lầm trầm trọng hơn cả, nếu nó khóc than " trong lầu đài mộng huyễn của nó " , v́ nhượng bộ sự ngă ḷng và buồn bực luôn luôn là một sự lần lạc. Quả thật đúng như thế, nhưng vấn đề ở đây không phải là điều đó. Qua sự duyên dáng và thi vị của ngôn từ, Đức Aryasanga t́m cách nói với chúng ta rằng lốt nhộng, hoặc đền đài, hoặc h́nh thức bên ngoài tuyệt đối không phải là vấn đề hoan hỉ hay sầu thảm đối với linh hồn ; nó phải lănh đạm trước những h́nh thức đó. Điều nầy xảy đến với chúng phải không hề làm nó xúc động. Nếu nó chưa thể dửng dưng được, tức nó c̣n thuộc về thế gian và như thế nó chưa sẵn sàng thưởng thức tự do hoàn toàn.
Ở khắp nơi chung quanh chúng ta, những cuộc tang thương biến đổi diễn ra không ngớt, nhưng linh hồn phải theo đuổi con đường của ḿnh một cách thật cương quyết, đừng kinh hăi chúng. Quư bạn hăy nhớ lại các đoạn thơ sau đây của Shakespeare :
Khi tôi thấy bàn tay của thời gian nghiêm khắc
Chôn lấp tuổi đời dưới lớp áo giàu sang
Những tháp cao bị san thành b́nh địa,
Và đến đồng thau bất diệt cũng hàng phục trước tử thần;
Khi tôi thấy trên triền núi và ven biển hao ṃn
Đại dương vẫn măi xâm nhập không bao giờ chán,
Và khối đất chôn vùi bao quần chúng gớm ghê,
Các quốc gia hết suy rồi đến thịnh ;
Khi tôi thấy biết bao tang thương biến đổi,
Cả căn nguyên mọi vật cũng điêu tàn ;
Tôi nghĩ rằng Thời gian đă giết chết t́nh thương,
Sẽ chiếm mất bạn tôi trong cơn phẫn nộ điên cuồng
Và phải chăng tử thần theo tôi nghĩ
Sẽ khiến người tiếc rẻ những ǵ phải mất một ngày kia ?
Khi đất liền, biển cả, đồng thau và đá tảng
Sau cùng phải nhượng bộ trước quyền uy của thần chết
C̣n vẻ đẹp mỹ miều của cánh hoa vừa mỏng manh vừa thanh khiết
Có thoát khỏi số phận phũ phàng chăng ?
Ôi ! khi bàn tay của Thời gian làm tiêu tan thành cát bụi
Cả cổng sắt kiên cố vững bền
Biết mùa hè có t́m được một nơi nương tựa trong hơi gió Để chống lại cơn phẫn nộï cuồng sát chăng ?
Phải giấu ở đâu châu báu thiêng liêng, kỳ diệu
Để Thời gian không làm giàu cho hộp tư trang ?
Vậy cánh tay nào sẽ ngăn được bước tiến của Thời gian.
Để giữ lại vẻ mỹ miều, phản công điều hung ác
Để giữ lại vẻ mỹ miều, phản công điều hung ác
Trong lời thơ của tôi, t́nh thương rạng rỡ đến bao giờ ? [9]
Nhưng thật ra thời gian là bạn thân của người chí nguyện, v́ những sự thanh quư, cao siêu và thâm sâu hơn cả mới thoát khỏi sự tàn phá của nó hơn hết. Đối với nhà huyền bí học, chân lư đó trở thành một vấn đề kinh nghiệm và chắc chắn, do đó những sự biến đổi xảy ra bên ngoài rốt cục không hề làm cho người bối rối.
Đó là một sợi chỉ bạc tượng trưng cho sự thanh khiết, liên kết linh hồn với Đại Ngă cao siêu. Mỗi khi linh hồn giao tiếp với sự bất tịnh của xác thân, t́nh cảm và Cái Trí, nó vẫy vùng để bứt sợi chỉ bạc đó ; nó bị cám dỗ khiến cho quên mất tiếng nói linh diệu.
Bà Blavatsky thêm những chú thích như sau :
Đại Sư là danh từ mà các vị đệ tử Lanous hoặc Chelas dùng để gọi " Cái Ta Cao Siêu " của chúng ta. Đó là chữ đồng nghĩa với danh từ Avalokiteshvara hay là danh từ Adi-Buddha của Phật Giáo bí truyền, Atma, Cái Ta cao siêu của người Bà la môn và Christos của những người theo Cao Đẳng Thần Học xưa.
Chữ " Hồn " dùng để chỉ Chơn Nhơn của con người hay Manas, trong phép phân chia huyền bí theo số bảy của chúng ta gọi là " Hồn Người " để phân biệt với Thần Hồn và Hồn Thú.
Ở đây Bà Blavatsky dùng chữ Chơn Sư theo một ư nghĩa hơi khác thường so với nghĩa mà các đệ tử đă dùng. Sau nầy trong văn chương Thông Thiên Học, danh hiệu ấy được dùng cho một số ít Nhân viên Trong Quần Tiên Hội được quyền thu nhận đệ tử trong hàng sơ tu c̣n sống dưới thế gian. Như vậy các Chơn Sư rất ít. H́nh như trên mỗi cung, chỉ có một vị Chơn Tiên đảm nhiệm vai tṛ nầy và mọi người tiến hóa theo cung riêng của ḿnh, đều phải qua sự d́u dắt của Ngài. Dưới bậc Chơn Tiên không ai được quyền đảm trách sự liên hệ đầy đủ với một đệ tử, mặc dù những người được thu nhận lâu năm thường nhận trách nhiệm và đặc quyền giúp đỡ lẫn chỉ giáo những người chí nguyện trẻ trung và đầy triển vọng. Những đệ tử kỳ cựu đó được học hỏi dần dần để thi hành công việc của họ trong tương lai, khi đến lượt họ sẽ trở thành các vị Chơn Tiên, họ tập gánh vác công việc hằng ngày để làm nhẹ bớt gánh nặng cho Sư Phụ của họ, nhờ vậy các Ngài mới rảnh rang thực hiện những công việc cao siêu mà không ai có thể đảm đương nổi. Thường trong sự lựa chọn sơ khởi, các vị đệ tử tương lai được giao phó cho những vị môn đồ kỳ cựu nầy và các vị thí sinh được tạm thời liên lạc trực tiếp với họ hơn là các vị Chơn Tiên cao cả. Nhưng sự hiệp nhất giữa đệ tử và Chơn Sư hết sức kỳ diệu mà ở đây hầu như có " một sự phân biệt nhưng không hề dị biệt ".
Chúng ta sẽ iểu rơ hơn những thuật ngữ mà Bà Blavatsky dùng trong các chú thích của bà, nếu chúng ta nghiên cứu chút ít về sự khác biệt của ba ngôi trong vũ trụ và trong con người. Kinh nghiệm cá nhân chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng nó có một nhị nguyên - trí khôn nhận thấy và đối tượng được thấy, người thấy và các vật được thấy, chủ thể và đối tượng. Đó là lối cố hữu để phân biệt hai phần trong thế giới thực nghiệm : tinh thần và vật chất, khi hiểu các chữ nầy theo một ư nghĩa chung hay tổng quát. Tinh thần hay tâm thức và vật chất hợp thành một cặp tương đối nhau : tinh thần là một nguyên tắc hoạt động, vật chất là một nguyên tắc thụ động (hay tĩnh chỉ) ; tinh thần có một trung tâm nhưng không có một viên chu ; vật chất có một viên chu, nhưng không có một trung tâm, tinh thần hoạt động do chính nó, vật chất hoạt động được nhờ ảnh hưởng bên ngoài. Hai nguyên tắc đó cũng là biểu hiện của một sự phân chia thực tại - thiêng liêng và phàm tục ; cái được tự do và cái bị ràng buộc ; cái tự chiếu sáng và cái chỉ phô bày một thứ ánh sáng phản chiếu.
Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng hơn chúng ta sẽ thấy hai nguyên tắc đó hiện ra trước chúng ta và chúng không phải là các nguyên tắc số 1 và số 2, nhưng đúng là số 2 và số 3, v́ bấy giờ chúng có một nhân chứng là số 1. Nguyên tắc thứ 2 là Đức Thượng Đế được thấy, c̣n nguyên tắc số 1 là Thượng Đế hay Đại Ngă thật sự, nguyên nhân của tất cả những sự liên hệ giữa những nguyên tắc số 2 và số 3.
Trong thuật ngữ Thiên Chúa Giáo, Đấng Christ là Đức Thượng Đế được thấy. " Không ai được thấy Thượng Đế bao giờ" [10] . Tuy nhiên Đấng Christ có nói : " Cha Ta và Ta, chúng ta là Một " [11].
Điều nầy đưa chúng ta đến danh từ Avalokiteshvara : nó liên kết các chữ avalokita (được thấy) và Ishvara ( Thượng Đế, Đấng Chúa Tể ) và như thế có nghĩa là Đại Ngă cao siêu trong nhị nguyên tinh thần - vật chất, chi phối khắp vũ trụ. Thánh John nói : " V́ trong đó có ba ngôi mới chứng minh được " Đức Chúa Cha, Ngôi Lời và Thánh Thần [12]. Ngôi Lời, Đức Thượng Đế, Avalokiteshvara, là Ngôi Hai, đó là Christos, Đức Thượng Đế thấy được ; đó chính là tinh thần phổ quát tức purusha tương phản với vật chất tức prakriti. Con người là một tâm thức chiêm niệm vật chất ; và Thượng Đế chúng ta vừa đề cập đến là con người vinh quang hay phổ quát là chủ thể tối thượng. Bạn hăy phân tích chính bạn, bạn sẽ thấy sự phản chiếu trong đó. Đức Thượng Đế nội tại đang ngụ trong bạn. Tuy nhiên Thượng Đế thấy được đó chỉ là nhân chứng của Thượng Đế thật sự, và trong con người là nhân chứng của Đại Ngă, Đại Ngă ấy kết hợp cả chủ thể lẫn đối tượng.
Ba Ngôi ấy được khảo sát dưới nhiều h́nh thức khác nhau :
Avalokiteshvara được định nghĩa theo Swami T. Subba Rao như sau :" Parabrahman trong bản chất của nó không thể được thấy đúng như chính nó dưới mắt Đức Thượng Đế ; nó bị bao phủ bởi một tấm màn và tấm màn nầy là khoảng rộng bao la bằng vật chất của vũ trụ ". Chỗ khác, Ngài lại định nghĩa : " Parabrahman sau khi xuất hiện, một mặt là Chơn Nhơn, và mặt khác là Mulaprakriti, rồi hành động như năng lực duy nhất, nhờ trung gian của Đức Thượng Đế ". Sự nguy hại của tất cả những sự mô tả như thế thật vô hạn ; chỉ có một ḿnh nó, chữ “cái đó” có thể làm hư hỏng tất cả. Phải t́m sự giải thoát và chân lư ở chính ḿnh chỉ có con người, trong bản thể của nó, mới có thể giải đáp sự huyền diệu đó, thực ra nó giản dị biết bao, nhưng con người không muốn nh́n thấy nó. Chúng ta phải tuyệt đối bác bỏ ngay cả việc gọi Parabrahman bằng danh từ “Thượng Đế “ v́ nghĩ đến Thượng Đế tức là nghĩ đến Đức Thượng Đế hữu h́nh, nghĩa là nghĩ đến Đức Avalokiteshvara; và tóm lại Đức Thượng Đế đó là một cái " bạn ", hoặc hơn nữa là toàn thể những cái " bạn ".
Khái niệm một chủ thể, một cái " bạn " bao gồm giới hạn trong thời gian. Vài người xưa chủ trương rằng thật ra không có ǵ có thể chuyển động "v́ đối tượng không thể chuyển động trong không gian mà nó choán chỗ và chắc chắn cũng không phải trong không gian mà nó không ở trong đó " . Nhưng những chủ thể có thể chuyển động trong thời gian và những đối tượng có thể chuyển động trong không gian, v́ tất cả đều chuyển động trong ḷng Parabrahman. Nói cho đúng, thời gian và không gian, cả hai tùy thuộc vào chuyển động [14].
" Và cả ba thứ nầy đều là một " [15] . Mulaprakriti, cội rễ của sự biểu hiện, vật chất căn bản, sự sống bên ngoài không khác với Parabrahman, chính Ngài giống như tâm thức hạn định của chúng ta cho phép ta thấy Ngài. Trong thời gian Parabrahman ở bên ngoài giới hạn ấy, do đó dường như Ngài bất động ; cũng bởi thế mà bề ngoài của không gian là đặc tính của Mulaprakriti ; thật ra đó là một không gian mà nơi ấy chứa đựng tất cả những ǵ hiện hữu măi măi trong ba chiều của thời gian là quá khứ, hiện tại và tương lai. Sau cùng, tâm thức phổ quát ( Con người cao cả ) cũng gọi là Daiviprakriti (sự biểu hiện thiêng liêng ) đối nghịch với Mulaprakriti ( sự biểu hiện của vật chất ) là Avalokiteshvara, Ishvara hoặc Đấng Chúa Tể có thể thấy được trái ngược với Parabrahman, là ngôi thứ nhứt trong Tam vị, mà chính Đấng Ishvara cũng không thể chiêm ngưỡng một cách trực tiếp.
Vả lại trong tam thể của tâm thức con người, chúng ta có sự phản chiếu của Tam vị cao cả ấy, do đó mà Bà Blavatsky nói rằng Đại Ngă cao siêu tương đương với Avalokiteshvara, và theo bà chữ đó có nghĩa là t́nh thương thuộc về trực giác. Tất cả những hỗn độn trong sự suy tưởng giữa thực tại phổ quát và Atma, Buddhi và Manas - ba h́nh thái của tâm thức con người - sẽ tạo ra một sự sai lầm nghiêm trọng; tuy nhiên có một sự tương tự giữa hai bên. Tam vị cao cả phản chiếu trong con người bằng nhiều cách ; ba trạng thái ấy của tâm thức là một trong những cách thế đó. Cũng thế, Atma, Buddhi và Manas trong phạm vi giới hạn của chúng, là sự phản chiếu những đặc tính của Tam vị phổ quát. Atma là ư thức của Chơn Ngă và cũng là ư chí tự điều khiển lấy ḿnh. Ở nơi khác, manas là ư thức về thế giới ; năng lực tinh thần của nó tạo ra sự lao tác, kể cả việc làm bằng tay chân. Nhưng giữa hai trạng thái đó, Buddhi là tinh hoa của Tâm Thức, của thể tính. Như thế Tam vị cao cả được sinh ra trong tâm thức của Chơn Nhơn.
Ngoài bộ phận trung b́nh nầy, với đặc tính của tam thể, Chơn Thần ngụ trong con người; Ngài tiêu biểu cho Parabrah- man trong y, trạng thái của Niết Bàn thật sự và tuyệt đối, cao hơn Tâm Thức. Atma là trạng thái Niết Bàn giả tạo và tương đối của nó, trạng thái của cơi Niết Bàn, ảo ảnh cuối cùng c̣n lưu lại giữa cuộc Điểm Đạo lần thứ tư và lần thứ năm. V́ Chơn Thần cao hơn Tam vị của Tâm Thức, do đó các thể của con người đều ở bên ngoài và ở dưới Ngài ; chúng ta chỉ hiểu biết sự phản ảnh của chúng do nơi Cái Trí (manas) . Trong nửa phần đầu của con Đường Đạo ( từ cuộc Điểm Đạo lần thứ nhứt đến lần thứ tư ) con người chuyên lo cổi bỏ những giới hạn ấy của phàm nhơn, của ảo ảnh về "cái đó" ; trong nửa phần thứ hai, y giải thoát khỏi ảo tưởng cái " bạn ".
Chúng ta c̣n lại vài điểm khác phải xem xét trong những chú thích của Bà Blavatsky. Đấng mà bà gọi là Phật A Di Đà và Atma đă gợi cho chúng ta vài nhận định ; dù là tất cả những ǵ đă được đề cập ở trước làm sáng tỏ điều mà bà nói về Christos của những người theo thuyết Ngộ Đạo ( Gnostics ) .
" Atma của người Bà la môn " theo ư nghĩa của người Phật tử c̣n hơn điều mà người Bà la môn hiểu về danh từ đó (và có thể những ǵ mà người Bà la môn nghĩ một cách thực tế đă thoát khỏi tinh thần triết lư chơn chánh của họ ) ; Đức Phật tuyên bố rằng Atma trong con người chính là thần hồn không trường tồn một cách tuyệt đối. Thật thế, ngay cả Đấng Christ ( Đại Ngă cao siêu trong con người ) sau cùng cũng phải hủy diệt. Dù Ngài đẹp rực rỡ và mắt phàm hoàn toàn không thể thấy, nhưng sau rốt Ngài cũng phải hy sinh sự sống của ḿnh để hiệp nhất với Đức Chúa Cha. Chính cái " bạn " trong những người đạo hạnh muốn tự chuyển hóa thành " Chơn Ngă ". Cũng như ở vào một thời kỳ thật xa xưa của cuộc tiến hóa, phàm nhơn vô minh hay "cái đó" ước muốn trở thành " Chơn Ngă ". Nhưng khi nói rằng sự tin tưởng của những người Bà la môn về Atma sai lầm, người Phật tử chính thống đă không nắm được tất cả chiều sâu của tư tưởng Bà la môn, đặc biệt làvề giáo lư của Đức Shankaracharya, mà thật sự học thuyết về anatma phù hợp với giáo lư của Đức Phật, v́ theo chữ atma, Ngài hiểu là Chơn Thần, là trạng thái Parabrahman không thể diễn tả được ở con người. V́ thấy người ta gọi cái " bạn " là Linh Hồn ( Chơn Ngă ), Đức Phật đánh đổ sự ngộ nhận đó khi Ngài tuyên bố cái mà người ta gọi là " Chân Ngă " đều có thể bị tiêu diệt.
Trong phần chú thích nói rằng Đức Avalokiteshvara cũng chính là Đức Phật A Di Đà. Bà đă khai triển dài ḍng về vấn đề nầy trong bộ Giáo Lư Bí Truyền như sau :
Trong Phật giáo bí truyền, và kể cả Công truyền ở Bắc phương, Đức Phật A Di Đà. . Đấng Độc Nhất Vô Nhị, Đấng Bất KhảTư Nghị, vô thủy vô chung như Đấng Parabrahman, phát ra một luồng ánh sáng từ những cơi tối tăm của Ngài. Ánh sáng đó chính là Đức Thượng Đế ( the Logos ), Ngôi Thứ nhứt hay là Vajradhara, Đức Phật Tối Thượng, cũng được gọi là Dorjechang. V́ Ngài là Chúa tể của mọi lẽ Huyền diệu, Ngài không thể tự biểu hiện, nhưng Ngài phóng vào thế giới đang biểu hiện Trái Tim Ngài - Quả Tim bằng Kim Cương ", Vajrasattva hay là Dorjesempa. Đó là Đức Sáng Tạo Ngôi Hai " [16].
Trong đoạn nầy, bà tŕnh bày rơ ràng rằng Đức Thượng Đế Ngôi Thứ Nhứt và Ngôi Thứ Nh́ theo thứ tự của Đức Phật A Di Đà và Đức Avalokiteshvara - giống như Đức Vajrasattva. Như vậy khi bà nói đến sự đồng nhất của hai Ngài, điều nầy chỉ có thể theo ư nghĩa của thuật ngữ Thiên Chúa giáo : " Đấng Christ ( Đức Chúa Con ) là một với Đức Chúa Cha ". Đây là điều tôi viết về vấn đề nầy trong bộ Huyền Bí Học trong Thiên Nhiên :
Ư nghĩa chính xác của các danh từ Adi-Buddha (Phật Di Đà ) và Avalokiteshvara đă gây ra nhiều cuộc tranh luận. Tôi không có nghiên cứu một cách đặc biệt các vấn đề nầy theo quan điểm triết học, nhưng những cuộc đàm luận của tôi với các nhà lănh đạo Tôn giáo hiện thời đă giúp tôi hiểu vấn đề ấy, Adi-Buddha (Phật A Di Đà ) dường như là từ ngữ tối cao chỉ một trong các hệ thống vĩ đại của sự phát triển siêu nhân loại - điều nầy có thể gọi là nguyên lư trừu tượng của tất cả Chư Phật. Avalokiteshvara là một danh từ của Phật giáo Bắc tông và dường như có nghĩa là cách thức hiểu Đức Thượng Đế của các Phật tử. Các học giả Âu Châu dịch danh từ nầy như sau : " Đấng Chúa Tể nh́n xuống thế gian " ( Đức Quán Thế Âm ) nhưng sự phiên dịch nầy h́nh như bao hàm một sự thiếu xác đáng, v́ hiển nhiên là Đức Thượng Đế luôn luôn biểu hiện, hoặc Đức Thái Dương Thượng Đế, hoặc Đức Thượng Đế cao hơn nữa, nhưng luôn luôn phải biểu hiện. Chúng ta nhớ rằng các nhà sáng lập các tôn giáo lớn đă thấy và biết đúng những danh hiệu mà các Ngài nêu lên; thường thường những tín đồ của các Ngài không thấy ; họ chỉ có các danh hiệu và họ dùng chúng như những biểu tượng tinh thần ; do đó mới xảy ra nhiều sự lệch lạc và mâu thuẩn nhau " [17] .
Như chúng ta đă thấy, Bà Blavatsky hiểu Chơn Ngă ( Higher Self ) là bồ đề tâm trong con người, là thành phần chính trong tam vị thuộc tâm thức trường cửu của con người. Đó là sự minh triết trong con người, nhưng nó chỉ là phản ảnh của một sự minh triết phổ quát, nếu không có sự minh triết phổ quát ấy sẽ không có sự minh triết trong mỗi người. Cũng thế, không có Dhyani- Buddha (Thiền Định Phật), Avalokiteshvara, " Trung Tâm Năng Lực " của sự minh thiết tối thượng hay Adi-Buddha, th́ không bao giờ có một người nào đắc quả Phật. Vậy sự thành Đạo của Đức Cồ Đàm chủ yếu không phải là việc nâng cao một người lên hàng Thần Thánh, nhưng mà hiệp nhất tâm thức một người đă trở nên trọn lành với trí huệ của Thượng Đế.
Lời chú thích thứ nh́ được xét đến ở đây chẳng những nói về Cái Trí (manas ) như là Linh Hồn con người, mà c̣n đề cập đến hồn thú trong con người. Hồn thú đó là manas thấp hay kama-manas ; tại cơi của nó có những hồn khóm của thú vật, c̣n hồn khóm của loài thảo mộc ở cơi dưới, và hồn khóm của loài kim thạch c̣n ở dưới thấp hơn nữa. Từ đầu đến cuối quyển sách của Bà Blavatsky, không có ngoại lệ, bà đều giữ nguyên nghĩa đó đối với các danh từ " Linh Hồn ", " Chơn Ngă ", vân vân.MỤC LỤC
Lời tự Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ SÁU
CÁI NGĂ VÀ CÁI ĐẠI NGĂ
Khi Linh Hồn con bắt đầu nẩy nở để tai nghe tiếng huyên náo của thế gian ; khi con đáp lại tiếng gầm thét của cảnh đại ảo mộng, khi Linh hồn con kinh hăi trước những giọt lệ nóng bỏng v́ đau khổ, điếc tai bởi tiếng kêu trước những cảnh khốn cùng mà chui rút lại như con rùa nhút nhát trong cái mai ích kỷ ; th́ con hăy biết, hỡi đệ tử, Hồn con là một thánh điện không xứng đáng cho Đức Thượng Đế im lặng của con.
Khi trở nên dũng mănh hơn, Hồn con thoát ra ngoài chốn ẩn thân an toàn của nó và khi đă cổi bỏ được lớp vỏ bảo vệ nó, Hồn con tháo phăng sợi chỉ bạc và bay nhảy tự do, khi Hồn con nh́n thấy h́nh ảnh của nó trên những lượn sóng của không gian, nó th́ thầm :"Đây chính Ta", th́ hỡi đệ tử, con hăy thú nhận là Hồn con đă bị mắc vào trong màng lưới lầm lạc.
C. W. L. Trong phần đầu đoạn nầy, thành ngữ " Linh Hồn bắt đầu nẩy nở " đă gợi lên ư niệm của sự tiến hóa, ư niệm mà trải qua nhiều thế kỷ chưa xuất hiện ở Châu Âu; người ta giả định rằng thế giới và tất cả những sinh vật sống trên đó đều được đồng loạt tạo ra, mà không ngờ rằng dù những h́nh thái phức tạp nhứt cũng đều phát sinh từ sự tiến hóa, và theo ḍng tiến, những h́nh thái thấp kém tiến dần đến chỗ hoàn toàn. Khoảng một trăm năm mươi năm nay đă phát sinh ư niệm cho rằng những h́nh thái vật chất của những sinh vật đều bị lệ thuộc vào sự tiến hóa, một sự phát triển được quy định, mà kẻ nầy th́ do sự thúc đẩy của đời sống nội tâm thâm sâu, kẻ khác th́ do luật đào thải tự nhiên của hoàn cảnh.
Tuy nhiên từ lâu đă có một lư thuyết về sự tiến hóa của Linh Hồn, giáo lư luôn luôn chiếm một chỗ đứng thật quan trọng trong các truyền thống Ấn Độ và Phật giáo. Người Thông Thiên học đă truyền bá nó khắp nơi ở Âu Châu cùng với học thuyết về luân hồi. Luật luân hồi được tŕnh bày như một lư thuyết hợp lư và có tính cách đạo đức nhất định về định mệnh con người, từ khi nó được thiết định trên nền tảng khoa học cũng như tôn giáo cho rằng Linh Hồn con người bất tử. Linh Hồn luân hồi nhiều lần để thu hoạch kinh nghiệm, do đó, sau cùng một người chẳng những trở nên thiên tài trong địa hạt nầy hay địa hạt khác về trí thức hoặc về lănh vực hoạt động của nhân loại, mà c̣n trở nên một người hoàn toàn, sẵn sàng thọ lănh tâm thức thiêng liêng một cách hoàn măn.
Sự tiến hóa của con người diễn tiến qua hai giai đoạn : giai đoạn thứ nhứt là pravritti marga hay con đường ra đi ; giai đoạn thứ nh́ là nivritti marga hay là con đường trở về. Trong giai đoạn thứ nhứt sự phát triển xảy ra ở phàm nhơn ; trong giai đoạn nầy phàm nhơn tích lũy rất nhiều Nghiệp quả, Linh Hồn cũng không ngừng t́m cách thỏa măn vô số dục vọng của nó ở thế giới bên ngoài ; trong giai đoạn thứ hai, Linh Hồn dần dần chuyển hướng đối với thế giới bên ngoài, và quay về với thiêng liêng là cội nguồn và mục đích của nó, nó theo đuổi những sự tiến bộ để hoàn thành thời kỳ tiến hóa của nhân loại.
Giai đoạn thứ hai nầy, tức con đường trở về được chia thành : Con Đường Nhập Môn và Con Đường Điểm Đạo, được mô tả đầy đủ trong quyển Con Đường của Người Đệ Tử và Trước Thềm Thánh Đạo, sau cùng ở trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo. Con đường nầy bao gồm một sự tiến hóa có tính cách tự nguyện, trong đó người thí sinh chuyên tâm thu hoạch có phương pháp những đức tính cao thượng. Sự tiến hóa của những sinh vật thấp kém, cũng như sự tiến hóa của con người c̣n trên đường ra đi đều không có tính cách tự nguyện ; họ t́m kiếm, họ chịu đựng sự kinh nghiệm và sự tự học hỏi mà không hiểu rơ điều ǵ xảy ra cho họ.
Trong một chú thích liên hệ đến chữ "ảo mộng", Bà Blavatsky gọi nó là Maha - Maya, đại ảo mộng, vũ trụ khách quan. Chúng ta đă khảo sát ư nghĩa của danh từ " ảo mộng " trong khi áp dụng thế giới bên ngoài. Chúng ta không nên lầm lẫn ư niệm nầy với ư niệm mà bản văn gọi là "màng lưới lầm lạc" và theo một chú thích khác, được áp dụng cho “Sakkayaditthi, sự lầm lạc của phàm nhơn”.
Khi Đức Phật của chúng ta mặc khải cho nhân loại biết Bát Chánh Đạo là con đường đưa đến giải thoát, là phương tiện thực hành để diệt trừ phiền năo, Ngài c̣n nói với chúng ta về mười chướng ngại mà thí sinh phải loại trừ từ cái nầy đến cái khác. Chướng ngại thứ nhứt là Sakkayaditthi, sự lầm lạc của phàm nhơn. Sự lầm lạc ấy phát xuất từ đâu ? Một đứa trẻ sinh ra ; nó phải chịu ảnh hưởng của Nghiệp quả - đó là kết quả của những hành vi của nó trong những kiếp quá khứ ; nó có một xác thân được cấu tạo theo một cách nào đó và nhiều sự việc sẽ xảy đến cho nó. Theo thời gian trôi qua, nó biết rơ dư luận của kẻ khác đối vơi nó và khám phá ra nó có làm được, hoặc không làm được điều ǵ ; như thế nó nhận thấy như đứng trước một gương soi - một trong các gương ấy bị biến dạng, đôi khi được trưng bày trong những cuộc triển lăm, để giúp vui cho những người thấy h́nh dạng của họ bị dồn cục lại hoặc kéo dài ra một cách kỳ quái ; do đó nó tự tạo ra một ư niệm về chính nó : nó thông minh hay đần độn, đẹp đẽ hay xấu xí, yếu đuối hay cường tráng; nó tự giáo dục như thế ; rồi nó hoạch đắc được một đẳng cấp, một địa vị xă hội, một tính t́nh, nó tập được thói quen về thể chất và tinh thần của một y sĩ, một nhà doanh nghiệp, một bà mẹ trong gia đ́nh - hoặc bất cứ cái ǵ có thể làm được (whatever it may be ) - và như thế nó tạo cho ḿnh một phàm nhơn nhất định ; khi nghĩ rằng ḿnh là phàm nhơn đó, nó hoạch đắc được cái mà người ta gọi là " phàm nhơn của bản ngă " -đúng như chính ảo mộng ám ảnh những người khốn khổ trong các dưỡng trí viện, họ tưởng tượng ḿnh là b́nh trà, cái ống nghe, cực bắc, Nữ Hoàng Elizabeths và Napoleons.
Một loạt xác thân được sinh ra liên tiếp với một phàm ngă được huấn luyện có kỷ luật, có thói quen tốt dĩ nhiên đem lại nhiều lợi lạc cũng giống như một cái hộc đựng dụng cụ tốt hay một chiếc xe ô tô hoàn hảo. Chúng ta không thích phàm nhơn bạc nhược và thiếu đức hạnh. Tuy nhiên dù phàm nhơn của chúng ta có toàn hảo đến đâu, cũng không nên xem nó là chính chúng ta ; trái lại, chúng ta phải vừa sử dụng nó như dụng cụ, vừa vận dụng tất cả sức mạnh hăn hữu của ư chí, của t́nh thương và của tư tưởng để bắt nó phục vụ đời sống tinh thần của chúng ta tại cơi trần. Phàm nhơn không nên nghĩ việc sống trường tồn hoặc t́m cách lẫn tránh những sự tàn phá do vật chất hoặc do sự hao ṃn và thời gian gây nên. Có lần, một người trung niên nói với người con t́nh nguyện làm công việc thế cho cha mấy lời sau đây : " Không, không con ạ. Bao giờ cũng phải dùng những người già trước đă ". Phàm nhơn phải chịu sử dụng và thích nghi với mục đích tinh thần từng lúc cho đến khi bị tiêu ṃn, nó phải bằng ḷng với phần thưởng duy nhất mà sau khi bỏ xác phàm sẽ được sống trên cơi Thiên Đường lâu dài đầy vinh quang, đó là những ǵ đă dành cho những ai phụng sự Chơn Ngă thiêng liêng ; những vị nầy từ chối phần thưởng đó và tái sinh một cách nhanh chóng để làm việc cho nhân loại.
Hỡi đệ tử, trần gian nầy là pḥng đau khổ; nơi đây dài theo con đường thử thách gian lao rải rác biết bao cạm bẩy để nhốt Chơn Nhơn của con vào ṿng ảo ảnh gọi là "đại mê tín".
Cơi phàm trần là một trường đau khổ : đó là một ư niệm rất phổ biến đối với Phật tử và tín đồ Ấn Độ giáo. Một sự việc trái với sở thích tự nhiên thường làm cho con người biến thể và suy nhược, như sự áp bức, bệnh tật, đồi trụy, lo âu; đó là số phận của một phần lớn nhân loại. Những kẻ mà định mệnh đă dành cho họ một sự sung túc, có thể nói rằng họ chấp nhận điều ấy một cách rất sung sướng, nhưng theo một thành ngữ của Patanjali th́ : " Đối với người sáng suốt, mọi sự đều đau khổ ". Biết bao sự việc không có ǵ khó chịu đối với những người tương đối kém tiến hóa - chẳng hạn mùi rượu, thịt hay củ hành, c̣i nhà máy hay nhạc kích động, những cử chỉ khiếm nhă, y phục và nhà cửa xấu xí và cả ngàn sự việc khác gây phiền lụy cho những người nhạy cảm hơn. Chúng ta c̣n phải kể tiếp thêm sự lo lắng để bảo đảm nhu cầu của ḿnh, sự lo sợ mất món tiền đă kiếm được, sự đau khổ v́ những người khác ở chung quanh, nếu không phải là do chính ḿnh. Phải thật là người điên mới ưa thích những chuỗi xiềng xích như vậy. Phải, thế gian đúng là một chốn lưu đày đau khổ ; bạn hăy nghĩ xem điều đó đem đến hạnh phúc ít ỏi biết bao, theo quan điểm của những người biết được các cơi cao.
Nhưng trước hết chính con người chịu trách nhiệm về điều đó. Bạn hăy nghĩ đến đại dương mênh mông của sự sống tràn đầy trong thiên nhiên các loài khoáng vật, thực vật và động vật ; ở đâu cũng rung động v́ hạnh phúc. Một thi sĩ đă quan niệm h́nh ảnh bi thảm như sau : " Thiên nhiên với hàm răng, bộ móng đẫm máu ", chính nó cũng làm cho chúng ta tê tái, nếu chúng ta biết rơ rằng loài thú " không bao giờ tính trước nghĩ sau " như con người đă làm v́ bị xâu xé bởi những dục vọng và lo sợ đau khổ, và trong những cuộc chiến đấu của chúng, khi cảnh huyết lưu và thương vong khiến cho kẻ chứng kiến phiền năo, th́ thú tính của chúng được kích thích đến cực độ và chúng thường thụ hưởng một sự khoái lạc tột cùng. Nếu thế gian là một trường đau khổ, cũng chỉ do con người, v́ sự tham lam và sân hận, hậu quả của một sự tưởng tượng mănh liệt đă nuôi dưỡng những nhiệt vọng của họ, rồi truyền đến cho đời sống cá nhân cũng như xă hội món độc dược vô cùng kinh tởm.
Tuy nhiên, sự chiến thắng ḷng ích kỷ đủ sức hủy diệt tất cả những sự kinh tởm đó và muốn hiến dâng trọn vẹn cho nhân loại những sự hoan lạc dưới thế gian nầy, chúng ta phải tạo nên sự cảm xúc và sự ḥa b́nh sâu xa trường cửu về sự mỹ lệ, khám phá, công cuộc sáng tạo hạnh phúc xă hội và vật chất.
Chú thích của Bà Blavatsky đề cập tiếp :
Attavada, tà thuyết tin vào Linh Hồn hay đúng hơn là tin có sự chia rẽ giữa Linh Hồn hay Tiểu Ngă với Đại Ngă duy nhất, phổ quát vô cùng.
Atta là chữ Pali, tương đương với chữ Sanskrit là Atma, và vada có nghĩa là học thuyết. Lư thuyết về Atma mà chúng ta đă nghiên cứu là nguyên nhân lớn lao của những cuộc xung đột giữa người Ấn giáo và Phật giáo, nhưng thật ra chỉ có sự dị biệt hoàn toàn trên phương diện ngôn từ thôi, v́ khi nói rằng cái Ngă hay Atma trong con người là một Đại Ngă phổ quát, người Ấn Độ hiểu chữ nầy không giống như người đời thường hiểu khi họ nghĩ hoặc nói về chính họ, nhưng là cái ǵ thâm sâu hơn vô cùng; mà chỉ có những người Yogi tiến bộ mới có thể quan niệm nổi. Vài đoạn trong Kinh Shri Vakya Sudha báo cho người chí nguyện biết trước khi lập lại công thức trọng đại về đạo giáo " Tôi là cái đó " , th́ phải hiểu thật rơ nghĩa chữ " Tôi " là ǵ. Theo lời giải thích trong bản văn nầy th́ chúng ta phải xem cá nhân riêng rẽ đó như là tam thể (bộ ba ). Công thức " Người là cái ấy " và những câu khác công bố sự hiệp nhất độc đáo giữa chúng ta với Phạm Thiên ( Brahman ) cao hơn ba nguyên lư đó. Như chúng ta đă nói ở trên, phàm nhơn không phải là " Cái Ngă" , và ngay cả " cái bạn" trong tôi cũng không phải là " Cái Ngă ", nhưng " Cái Ngă " không thể phân biệt được với Đại Ngă phổ quát trong đó cái nhất thể và Đấng Duy Nhất là một. Giáo lư của Đức Phật chúng ta phủ nhận sự trường tồn của " cái bạn " mà nhiều người gọi là " Cái Ngă ".
Rất tiếc là hai tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo và Phật giáo lại chia rẽ nhau, nhất là v́ một sự hiểu lầm nhỏ nhặt và đồng thời sự ngộ nhận nầy làm cho sự truyền bá giáo lư Thông Thiên Học trong giới Phật tử bị tŕ trệ quá nhiều. Bây giờ chúng ta đă có một nền văn chương Thông Thiên Học phong phú mà trong đó chúng ta không ngớt gặp những chữ "atma" và” Chơn Ngă” ; điều nầy làm cho nhiều Phật tử xa cách chúng ta, v́ họ không chịu khó dẹp bỏ chướng ngại về ngôn từ mà chúng ta đă vô ư dựng lên trên con đường của họ.
Trần gian nầy, hỡi đệ tử c̣n vô minh, chỉ là cái cửa tối tăm dẫn đến cảnh lờ mờ trước khi đến thung lũng đầy ánh sáng thật, thứ ánh sáng không gió nào có thể thổi tắt, thứ ánh sáng cháy không cần có dầu, có tim.
Trong châm ngôn nầy và những câu khác tiếp theo, chúng ta có những tên đầy thi vị về các cơi thiên nhiên. Một lần nữa, những nhà huyền bí học Đông phương thường kết hợp cơi Trung Giới và cơi Hạ Thiên và Bà Blavatsky cũng thường làm như thế trong những bài giáo huấn của bà. Chúng ta thấy một thí dụ của sự kết hợp ấy trong h́nh ảnh :" Cảnh lờ mờ trước khi đi vào thung lũng đầy ánh sáng thật ". Vậy sự mô tả "thung lũng đầy ánh sáng thật " dĩ nhiên là cảnh giới của Linh Hồn và Đại Ngă Cao Siêu, những cơi của Bồ Đề và Thượng Trí ngụ.
Nếu chúng ta phân chia các cơi bằng một đường phân cách Hạ Trí và Thượng Trí, chúng ta sẽ nhận thấy có một sự dị biệt giữa các cơi dưới và các cơi trên. Trong các cơi dưới, vật chất làm bá chủ ; người ta nhận thấy điều ấy tức khắc ; tâm thức bủa ra để đi xuyên qua các h́nh thể một cách khó khăn. Trái lại, trên các cơi cao sự sống chiếm ưu thế, và các h́nh thể chỉ hiện diện để phục vụ nó. Tại các cơi thấp, muốn cho sự sống biểu hiện trong các h́nh thể thật khó khăn ; trên các cơi cao, trái hẳn lại, duy tŕ luồng sinh lực và quy định h́nh thể cho nó mới thật khó. Ở phía trên đường giới tuyến, và chỉ ở đó, ánh sáng của tâm thức không chịu sự tác động của một luồng gió nào và chiếu tỏa ánh sáng riêng của chính nó. Biểu tượng về ngọn lửa tinh thần áp dụng cho tâm thức trên các cơi cao đó thích đáng, trái lại đối với các cơi thấp hơn, nơi đây rất thích hợp cho biểu tượng về ngọn lửa đang thiêu đốt nhiên liệu.
Đại Luật có nói : “ Trước khi biết được Đại Ngă, con phải biết Chơn Ngă của con”. Muốn biết được Chơn Ngă của con, th́ phải ĺa bỏ tư ngă như không có nó, ĺa bỏ con người của con như không có con ".
Trong một chú thích, Bà Blavatsky có nêu lên một sự phân biệt giữa Atmajnani được đề cập ở đây và Tattvajnani. Trong văn học Ấn Độ sự phân biệt nói chung không đáng kể và thường ít ai biết, nhưng tác giả giải thích thêm : “ Tattvajnani là người hiểu biết tức phân biệt được những nguyên lư trong thiên nhiên hay trong con người ; c̣n Atmajnani là người biết được Atma hay Đại Ngă phổ quát, duy nhất”.
Giáo lư Thông Thiên Học bao giờ cũng dạy rằng, muốn tiến bộ phải thực hành câu châm ngôn cổ Hy Lạp " Ngươi hăy tự biết ḿnh ". Do đó, đại đa số những tác phẩm Thông Thiên Học hiện đại của chúng ta đều đề cập đến sự tạo lập, lịch sử và số phận con người. Chính sự nghiên cứu những nguyên tắc khác nhau và thể xác con người dần dần giúp chúng ta phân biệt được nó là ǵ và bằng tư tưởng, phân tách con người với các thể của nó sử dụng, cho đến sau cùng chúng ta đi đến Chơn Ngă thật sự. Rồi nhờ Chơn Ngă ấy biểu hiện trong chúng ta, chúng ta đạt đến chỗ hiểu được Đại Ngă phổ quát ; và do đó, cả hai chỉ là một.
Muốn biết được Chơn Ngă thật sự trong chính chúng ta, chúng ta phải dẹp phàm ngă qua một bên và phải xem nó chẳng ra ǵ. Như chúng ta đă thấy, sự hủy diệt tận gốc "phàm nhơn của tiểu ngă" là công việc đầu tiên đặt ra cho người được thừa nhận vào Thánh Đạo, v́ Sakkayaditthi, ảo mộng của tiểu ngă, tạo thành chướng ngại thứ nhứt cần phải hủy bỏ.
Bây giờ con mới có thể yên nghỉ trên đôi cánh của con Đại Điểu. Thật thế, êm đềm thay khi được yên nghỉ trên đôicánhcủa cái bất sanh, bất diệt, chỉ là Aum trải qua sự vĩnh cửu của các thời đại.
Về vấn đề con Đại Điểu, nó đă chiếm một chỗ rất quan trọng trong khoa biểu tượng tôn giáo Đông phương, nên Bà Blavatsky đă thêm vào chú thích sau đây :
Kala Hamsa, con chim hay con hạc. Nó được đề cập đến trong Kinh Nadavindupanishat (Rig Veda) do Hội Thông Thiên Học ở Kumbakonam dịch ra như sau : “Vần A được xem như cánh phải của con chim ; U như cánh trái, vần M như cái đuôi, và Ardhamatra ( nửa thước ) như cái đầu”.
Chữ Aum thường đọc là Om ; trước khi làm mọi việc thiện hay phát sinh một tư tưởng lành, v́ nó chính là một công thức của quyền năng, biểu tượng của sự sáng tạo thiêng liêng. Vô số tác phẩm bằng chữ Bắc Phạn đều đồng ư và xác nhận rằng thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác và khứu giác đều tương hợp với những loại vật chất gọi là akasha ( chất dĩ thái hay bầu trời ), vayu ( không khí ) , tejas hay agni ( lửa ), apas hay jala (nước ) và prithivi ( đất ), nghĩa là tương ứng vơi năm cơi rất quen thuộc với sự biểu hiện trong con người : cơi Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng Giới, Trung Giới và Hồng Trần, tất cả đều được sáng tạo theo thứ tự đó, bắt đầu bằng cơi Niết Bàn khi âm thanh được dùng như năng lực sáng tạo. Dĩ nhiên âm thanh nầy không hề giống với âm thanh phàm trần , nó là một thứ dao động trong không khí hay trong chất nào đó dưới thế gian ; nó đồng bản tính với tiếng nói vô thinh hay ư chí của tinh thần ( atma ). Tuy nhiên, dù trên cơi trần của chúng ta, âm thanh là một đại kiến tạo các h́nh tướng, nó đă tạo ra những thí nghiệm của Chaldni hay những thí nghiệm đồng loại khác, như mọi sinh viên khoa học sơ đẳng đều biết. Người ta thấy trong những bản Kinh Ấn Độ nhiều biểu tượng tŕnh bày ư tưởng thế giới được sáng tạo bằng âm thanh đó.
Người ta nói rằng chữ Aum có một giá trị đặc biệt như thần chú v́ nó chính là chữ hoàn hảo hơn hết của nhân loại. Nó bắt đầu bằng nguyên âm A và được đọc trong cổ họng, kế đó là nguyên âm U đọc ở giữa miệng và chấm dứt bằng phụ âm M đọc bằng cách khép đôi môi lại ; như thế nó gồm tất cả âm giai của ngôn ngữ nhân loại và thể hiện được từ ngữ sáng tạo trọn vẹn trong con người. Ba phần âm tiết của nó cũng tượng trưng cho sự biểu hiện của Tam vị ( the Trinity ) và người ta có thể viết thành một quyển sách về điều nầy theo không biết bao phương thức; chẳng hạn : Parabrahman, Daiviprakriti và Mulaprakriti ; Shiva, Vishnu và Brahma ; ư chí, minh triết và hoạt động ; ananda, chit và sat, hoặc hạnh phúc, tâm thức và hữu thể ; atma, buddhi và manas ; tamas, rajas và sattva ; và nhiều hơn nữa. Như thế chữ Aum luôn luôn nhắc đến tam thể tính hiện hữu trong mọi sự vật ; nó chính là bí quyết giải đáp nhiều vấn đề huyền bí và đồng thời là một công thức quyền năng. Đầu con chim được xem như nguồn gốc của từ tam nguyên chưa biểu hiện.
Chữ Kala có nghĩa là "thời gian" là một trong những danh hiệu của Vishnu hay là Alokiteshvara. Do đó Kala - hamsa là con hạc của thời gian hay trong thời gian, hamsa là con hạc. Biểu tượng con chim ấy ám chỉ thời gian, v́ con chim bay xuyên qua không gian. Tâm thức có một đặc tính là nó tiến bộ tức tiến hóa; vậy nó hiện hữu trong thời gian. TâmThức của Đức Thượng Đế là thời gian ; nó không bắt đầu, cũng không chấm dứt trong thời gian ; do đó nó bất sinh và bất diệt.
Vậy con chim nầy là một biểu tượng của Đức Thượng Đế Ngôi Hai, và Thượng Đế Ngôi hai cũng là Đại Minh Triết. Một bài ngụ ngôn rất phổ biến ở Ấn Độ cũng được đề cập đến hamsa hay con hạc gắn liền với ư niệm về minh triết, v́ câu chuyện kể rằng nếu người ta pha nước với sữa đưa cho nó, con hạc có thể tách rời nước và sữa riêng ra được. Trong đời sống nhân loại sự minh triết cũng có công hiệu như thế : nó chọn lọc chất dinh dưỡng chính yếu của linh hồn rong những kinh nghiệm đa tạp của chúng ta. Khi những kinh nghiệm chấm dứt, sự minh triết vẫn sống măi trong thần hồn (the spritual soul) con người, v́ theo lời dạy của Kinh Bhagavad Gita th́ : " Trong toàn thể của nó, mọi hành động đi đến chỗ tối thượng trong sự minh triết " [18].
Trên Thánh Đạo, người được Điểm Đạo lần thứ Ba cũng được gọi là Hamsa hay con hạc. V́ người chú tâm dứt bỏ raga và dvesha chướng ngại thứ tư và thứ năm, nghĩa là sự ưa thích và chán ghét. nên người chuyên luyện tập nó để đạt được sự minh triết. Trên thế gian, con người bị sự ưa thích và chán ghét chế ngự ; do đó những ư kiến riêng tư của họ làm cho họ đau khổ rất nhiều. Giải thoát khỏi hai cái chướng ngại nầy vị Hamsa trở nên một nhà hiền triết được đề cập đến trong Kinh Gita, người sống hoàn măn trong trí huệ và sự hiểu biết, không chút phân biệt một cục đất, ḥn đá với khối vàng trước mắt của người, bạn thân và kẻ thù, người công chính và kẻ tội lỗi, đều như nhau. Vậy người ấy không quư trọng vàng và mến bạn y sao ? Có chứ, người ấy ưa các thứ đó, nhưng y cũng quư trọng đất sét và mến kẻ thù của chính ḿnh. Nhà hiền triết lợi dụng đủ loại kinh nghiệm; mỗi kinh nghiệm đều hữu ích cho linh hồn. Chính Epictetus đă quả quyết điều đó khi ông nói rằng :"Thượng Đế đưa tôi xuống cơi trần chỉ v́ mục đích duy nhất là để tôi tiến bộ về đạo đức ; do đó mà ở dưới thế gian nầy cái ǵ cũng có thể giúp cho tôi được cả”.
Hamsa cũng đồng nghĩa với câu châm ngôn :" Aham Sah", hay " Tôi là cái đó ", thường đọc là " Soham", ở đây cũng là tiếng đó đọc ngược lại. Vậy khi người chí nguyện lập lại câu châm ngôn nầy y cũng nghĩ đến cách cỡi của con Hamsa hay con chim của cuộc đời, chính là nhận biết được Chơn Ngă nơi ḿnh. Người ta nói rằng nhà Yogi thành tín đọc công thức đó theo nhịp thở. Người ta đếm được 21.600 nhịp thở trong một ngày và một đêm, v́ giả sử rằng không khí được hít vào trong ta theo tiếng "sah" và được thở ra theo tiếng "ha".
Bao giờ con chim đang bay, tiếng sáng tạo vang dội và thời gian hiện hữu. Mặc dù thời gian vô thủy vô chung, nhưng nó có thể đo lường được, và đó chính là một điều rất huyền bí vô cùng. Ở đây Bà Blavatsky thêm vào chú thích như sau :
Người Đông phương hiểu nghĩa chữ đời đời khác hơn người Tây phương. Thường có nghĩa là 100 năm hay là tuổi của Đấng Brahma (Phạm Thiên ), là kỳ gian của một Maha - Kalpa ( Đại Kiếp ), hay một chu kỳ của 311.040.000.000.000 năm.
Phần nầy của chủ đề kết thúc bằng mấy tiếng sau đây :
Hăy ngồi trên lưng Con Chim của Cuộc Đời, nếu con muốn hiểu biết.
Hăy bỏ Đờøi sống của con, nếu con muốn sống.
Tiếp theo là chú thích nầy :
Theo Kinh Nadavindu : “ Đối với một vị Yogi được lên lưng con Hamsa ( tham thiền về tiếng Aum ) th́ ảnh hưởng của nghiệp quả hoặc vô số lỗi không chạm đến người được”.
Hăy từ bỏ đời sống trần tục của phàm ngă nếu con muốn sống trong Tinh thần.
Một crore bằng mười triệu. Tuy nhiên chúng ta không nên kết luận rằng vị Yogi được phép phạm các lỗi ấy; nếu không, y chẳng phải là Yogi. Đó chỉ là một lối diễn tả của người Đông phương, cho biết rằng đời sống vật chất dưới thế gian không hề ảnh hưởng đến họ. Người nào suy tư và hành động vô vị lợi và hoàn toàn vị tha, th́ không bao giờ mắc phải nghiệp quả ; kết quả tất cả những cố gắng của y sẽ được thu thập trong kho năng lực tinh thần vĩ đại để giúp đỡ nhân loại, như chúng ta đă từng giải thích.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ BẢY
BA GIAN PH̉NG
Hỡi kẻ hành hương mệt mỏi, con phải trải qua ba gian pḥng mới hết những nỗi khó nhọc. Hỡi kẻ chiến thắng Ma Vương, ba gian pḥng sẽ dắt con qua ba trạng thái để đến trạng thái thứ tư và từ đó bước vào bảy cơi, là những cơi yên nghỉ đời đời.
Nếu con muốn biết tên ba gian pḥng đó, con hăy nghe và nhớ.
Tên của các gian pḥng thứ nhứt là pḥng Vô Minh -Avidya.
Chính pḥng đó là nơi con sinh ra đời, nơi con sống và con sẽ chết.
Tên pḥng thứ nh́ là pḥng Học Tập. Nơi đó Hồn con sẽ thấy những bông hoa của cuộc đời, nhưng dưới mỗi đóa hoa đều có một con rắn nằm khoanh.
Tên của pḥng thứ ba là Minh Triết; phía bên kia là nước biển Akshara không bờ bến, nguồn toàn tri vô tận.
C. W. L. Ba gian pḥng có thể được giải thích bằng hai cách : hoặc có thể xem như những cơi khách quan, hoặc có thể xem như t́nh trạng chủ quan của con người.
Trong trường hợp thứ nhứt, pḥng vô minh là cơi trần và và pḥng học tập được định nghĩa theo một chú thích là "pḥng nơi đó đệ tử nhập môn đang học hỏi", đó là cơi mà người ta có thể gọi là cơi Trung Giới - Hạ Thiên (the astral - mental plane) (gồm cả cơi Trung Giới và Hạ Thiên ). Khi viết trong The Inner Life [19] cách đây mười sáu năm, tôi cứ tưởng Bà Blavatsky cho rằng cơi Trung Giới là pḥng học tập và cơi Hạ Thiên là pḥng minh triết. Từ đó, sau khi suy nghĩ thật nhiều và nghiên cứu thường xuyên về vấn đề nầy, tôi tin chắc rằng chúng ta phải giải thích trung thực với tư tưởng của tác giả hơn, đúng như bà đă thấy rằng pḥng học tập không những là cơi Trung Giới mà c̣n gồm cả cơi Hạ Thiên và khi vươn lên đến pḥng minh triết tức gồm cả cơi Thượng Thiên và cơi Bồ Đề.
Đức Aryasanga cũng không cho cơi Trung Giới là pḥng học tập và cơi Hạ Thiên là pḥng minh triết. Một lát nữa chúng ta sẽ gặp bằng chứng khi Ngài đề cập đến cơi thứ hai như một gian pḥng mà "ở đó mọi bóng tối đều biến mất và chính nơi đó ánh sáng của chân lư chiếu diệu một sự vinh quang bất diệt". Cơi Hạ Thiên không đáp ứng được sự mô tả đó ; tuy sáng chói và tinh anh hơn cơi Trung Giới, nhưng nó vẫn là cơi vật chất, nơi cư ngụ của phàm nhơn. Sau đó nữa, Đấng giáo chủ cũng nói rằng cái ǵ bất sinh mới được trú ngụ trong pḥng minh triết; vả lại chính Chơn Nhơn mới bất sinh, chứ không phải phàm nhơn. Trên cơi Hạ Thiên cũng như trên cơi Trung Giới, có một con rắn nằm khoanh dưới mỗi đóa hoa, v́ sự đam mê và dục vọng điên rồ đầu độc cơi Trung Giới, sự kiêu căng và những thành kiến vẫn tồn tại trên cơi Hạ Thiên. Trên cơi Thượng Thiên, dù Chơn Nhơn thu thập được nhiều kiến thức, nhưng những kiến thức nó đă thu thập được đều chân xác, c̣n cơi Hạ Thiên là cơi của phàm nhơn và những sự sai lầm.
Người ta có thể xét đoán đến một mức độ nào đó những cơi thấp là những thế giới ảo mộng, theo cách dùng các giác quan và năng lực của chúng ta. Chẳng hạn về thị giác, sở dĩ chúng ta thấy v́ thị giác của chúng ta gặp một chướng ngại vật. Nếu cái nh́n của chúng ta được xuyên qua vách tường, chúng ta sẽ không thấy tấm tường ấy. Người ta cũng có thể nói như thế đối với bước đi : chúng ta di chuyển được thong thả v́ có mặt đất chịu đựng dưới bước chân của chúng ta. Trên những cơi cao, người ta sống trong ánh sáng.
Ở Đông phương, các trường huyền bí học thường kết hợp hai cơi Trung giới và Hạ Thiên lại. Những tín đồ Phệ Đà chỉ nói đến một thể duy nhất ( họ gọi là manomayakosha, hay cơi làm bằng chất thượng thanh khí ), c̣n giáo lư Thông Thiên Học của chúng ta th́ phân biệt làm hai thể ( Thể Vía và Thể Trí ) , và đối với các thể đó, chúng ta ở trong trạng thái hoạt động, trong lúc chúng ta thức ; và chúng ta cũng cung cấp những kinh nghiệm thuộc hai cơi Trung Giới và Hạ Thiên. Trong các trường Raja Yoga, bao giờ thí sinh cũng tập dùng Thể Trí trước nhất, và sau đó mới tập dùng Thể Vía. Phép luyện tiệm tiến rất khôn ngoan nầy được thấy trong học thuyết của Patanjali. Trong đó hai bước đầu được thực hiện trong phạm vi đạo đức và người ta đ̣i hỏi những sự tiến bộ đúng đắn về phương diện nầy trước khi được quyền đánh thức những siddhis hay những quyền năng tâm linh. Trong tác phẩm Raja Yoga : The Occult Training of the Hindus, giáo sư Wood gọi các bước đầu đó là "mười giới răn" và dịch chúng thành ra năm giới cấm :"Cấm sát sinh, vọng ngữ, trộm cấp, tà dâm, và thọ lănh lễ vật ", và năm hạnh :" Thanh khiết, an phận, tự chủ, chuyên cần và hy sinh ". Các phương pháp nầy đă thịnh hành lâu đời, trước thời kỳ của Đức Aryasanga. Nhà thông thái N. Bhashyacharya và nhiều học giả Phạn ngữ khác đều cho rằng Đức Patanjali không phải là tác giả của hệ thống trên, dù là Ngài đă cống hiến cho thế gian nhiều quyển Kinh nổi tiếng từ thế kỷ thứ chín trước Tây lịch kỷ nguyên.
Như tôi đă giải thích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, ở các cuộc Điểm Đạo xưa, người ta thường dành nhiều th́ giờ để huấn luyện thí sinh về phương diện làm việc trên cơi Trung Giới, v́ sự đánh thức những hoạt động của y trên cơi nầy xảy ra tương đối chậm hơn thường lệ, so với những nhà Thông Thiên Học hiện đại. Y thường tập làm việc khá nhiều trên cơi Trung Giới, do đó đă học nhiều chi tiết của cơi nầy trong thời gian lâu dài trước khi được Điểm Đạo.
Nếu chúng ta xét một cách khách quan ba gian pḥng ấy như những giai đoạn của sự phát triển con người, chúng ta sẽ có ba thời kỳ rất quen thuộc nầy : 1/ con người c̣n vô minh sống tại cơi trần ; y bị lôi cuốn hay bị xô đẩy bởi những đối tượng chung quanh, những đam mê và dục vọng bất trị kích thích y hành động; đó là thời kỳ vô minh. 2/ con người biết rằng thiên nhiên có những định luật chính xác và biết rơ nếu y thích ứng công việc của ḿnh với những luật đó, y có thể thu hoạch được những quyền năng thật cao siêu hơn những quyền năng con người đă có trong thời kỳ c̣n vô minh ; đó là pḥng học tập. 3/ con người biết được sự hiện hữu của những định luật tinh thần ; y tập sống theo các luật đó, y biết rơ về luật luân hồi, nhân quả, những luật về luân lư và đạo đức chi phối sự tiến bộ của chính linh hồn y và linh hồn những kẻ khác ; như thế là y đang ở trong pḥng minh triết vậy.
Bà Blavatsky đă mô tả ba giai đoạn tâm thức trải qua như sau :
Ba trạng thái của tâm thức là Jagrat, trạng thái thức tĩnh; Svapna, trạng thái chiêm bao ; và Sushupti, trạng thái ngủ say. Ba trạng thái Yoga nầy dẫn đến trạng thái thứ tư, hay là trạng thái Turiya, bên kia trạng thái không chiêm bao : đó là trạng thái tối cao, trạng thái siêu việt của tâm thức thần bí.
Các trạng thái tâm thức nầy không có ǵ là cố định, nhưng có thể liên hệ với các cơi cao hay các pḥng cụ thể đă đề cập rồi, khi nhắm đến thí sinh chuẩn bị để được Điểm Đạo ở bậc La Hán. Trong trường hợp nầy trạng thái thức tĩnh có thể xảy ra tại cơi trần ; trạng thái chiêm bao tại cơi Trung giới và Hạ Thiên ; trạng thái ngủ say tại Thượng Thiên và Bồ Đề; sau cùng trạng thái turiya tại cơi Niết Bàn.
Các danh từ nầy hơi kỳ lạ - thức tỉnh, chiêm bao, ngủ mê - dường như chúng được dùng theo quan điểm ở cơi trần để chỉ định những cao độ của tâm thức mà thí sinh đă đạt được vào lúc đó. Khi con người hoạt động tại cơi trần, với tất cả những quan năng đă thức tĩnh của y, là y ở trong trạng thái thứ nhứt. Muốn hiểu trạng thái thứ hai, chúng ta nên hiểu rằng có hai loại giấc mơ - những sáng kiến thường là vô lư của óc năo ( xác thịt và dĩ thái ) và những kinh nghiệm thật sự của con người đă ĺa xa xác phàm để đi học trên cơi Trung Giới và Hạ Thiên ; chính trường hợp thứ hai nầy mới thật đúng là chiêm bao. Thí sinh đang ngủ hay sắp ngủ giữa ban ngày, rồi nhớ lại đă thu thập những kinh nghiệm về loại đó và gán cho chúng là "tâm thức trong trạng thái chiêm bao". Bây giờ giả thử sau khi rời bỏ xác thịt, người chí nguyện rơi vào trạng thái mà người ta gọi là giấc ngủ thứ hai, và vượt lên đến các cơi cao hơn để trở nên có ư thức trong chốc lát trên cơi cao đó. Khi thức dậy tại cơi trần, có lẽ y không nhớ được những ǵ đă xảy ra ngoài thể xác, v́ bộ óc xác thịt của y không ghi nhớ được những kinh nghiệm đến từ cơi cao trong " trạng thái chiêm bao " của nó ; như vậy y có cảm tưởng đă trải qua một giấc ngủ thật ngon và không mộng mị; cảm giác duy nhất thường chỉ là một sự sảng khoái, dễ chịu vô cùng. Như vậy "trạng thái ngủ say" tiêu biểu cho tâm thức trong cơi ấy c̣n cao hơn nữa.
Trạng thái thứ tư đôi khi c̣n gọi là xuất thần ; sau đây là lư do. Như chúng tôi thường giải thích khi người chí nguyện không c̣n ở trong xác thân, th́nh ĺnh y đạt đến tŕnh độ tâm thức cao siêu hơn tâm thức của y hiện có trong xác thân ấy. Đối với một đệ tử, cũng có thể trong cơn thiền định thâm sâu, y đạt đến xuất thần ở một trạng thoái cao siêu, rồi truyền kinh nghiệm đó cho trí nhớ trong trạng thái thức tĩnh. Lúc ở trong xác phàm, vị La Hán có thể đạt đến cơi Bồ Đề ; và người đạt đến cơi Tinh Thần ( atmic plane ) hay cơi Niết Bàn khi rời bỏ xác phàm hoặc trong cơn thiền định hay xuất thần sâu thẳm. Danh từ akshara được dùng ở đây để chỉ định cơi thứ tư ấy chỉ có nghĩa là cái không thể tiêu tan, đó là cái không thể bị mai một.
Đối với những sinh viên kém tiến hóa những loạt từ ngữ như thế cũng có thể dùng được trong một ư nghĩa tương đối. Có người tâm thức trong lúc thức tĩnh có thể hiện hữu tại cơi hồng trần, trạng thái chiêm bao tại cơi Trung giới, trạng thái ngủ say tại cơi Hạ Thiên. Đối với những người khác, có thể sử dụng được quan năng thuộc cơi Trung Giới trong tâm thức lúc thức tĩnh tại cơi hồng trần, lại có tâm thức chiêm bao trên cơi Hạ Thiên và trạng thái ngủ say trên cơi Thượng Thiên, và cứ như thế. Tâm thức Turiya là một trạng thái cao siêu, có thể đạt được bằng một cố gắng đặc biệt của ư chí kiên tŕ và bằng sự thiền định, mà kết quả là nâng tất cả ba trạng thái lên trên một mức độ cao hơn trước. Trong giai đoạn giao thời và trước khi đạt đến mức độ mới, trạng thái thứ tư nầy luôn luôn xuất hiện.
Người ta nhận định được điều đó trong lúc tham thiền. Thí sinh ngồi xuống và tập trung ư thức vào một đối tượng nào đó - một con mèo chẳng hạn ; kế đó y nâng tâm thức lên " trạng thái chiêm bao " ; y cố gắng nh́n thấy thể vía của con vật ấy. Rồi y nâng tâm thức lên đến " trạng thái ngủ say " và chú ư đến thể trí con mèo. Trạng thái thứ tư là trạng thái nhập định - hay trầm tư mặc tưởng - một cố gắng để nắm lấy ư nghĩa và thực tại mà con mèo có thể có dưới mắt của Chơn Nhơn, sau cùng để vượt qua ba h́nh tướng của nó và đạt đến ư nghĩa chủ quan. Trong trường hợp thứ nhứt, sự tập trung tinh thần vào con mèo, gọi là sự định trí ; sự nâng tâm thức lên cao gọi là tham thiền ; sự tập trung sau cùng trong một tầm nh́n cao siêu, vượt lên trên mọi trạng thái trước gọi là nhập định (samadhi). Sự cố gắng sau cùng có thể so sánh với việc đi xuyên qua một đám mây sương mù, rồi từ đó mới có thể thấy được cái ǵ mới mẻ hiện ra từ từ hoặc xẹt ra như một tia chớp. Dù trong trường hợp nào hành giả cũng phải giữ một sự yên tịnh hoàn toàn để duy tŕ sự cảm giác càng lâu càng tốt; chỉ có một chút ư nghĩ về cái ngă, về cái thân già cổi tương đối nầy cũng có thể làm tan biến tất cả, đến đỗi y không c̣n nhớ ǵ về cảm giác đă nhận biết.
Bạn nên chú ư, kinh sách nói rằng phải trải qua ba gian pḥng mới hết những nỗi nhọc nhằn, chứ không phải mới chấm dứt sự làm việc. Tại các cơi thấp ấy, chắc chắn chúng ta có ư niệm về sự làm việc khác hẳn với những ǵ mà người ta nghĩ về làm việc trên những cơi cao. Dưới thế gian chữ làm việc gần đồng nghĩa với cực nhọc và thường là khổ dịch, nhưng theo quan niệm trên cơi cao, sự thật nó chính là một tṛ chơi. Khổ dịch chỉ là cử động, không hơn không kém; người làm công việc ấy không thể sáng tạo. Trái lại, bất cứ ai, dù làm một việc nhỏ mọn, nhưng làm với tất cả tấm ḷng của ḿnh " để hiến dâng cho Thượng Đế chứ không phải cho con người " th́ y sẽ được tiến bộ. Chẳng hạn nếu viết một bức thư, chúng ta cố gắng viết cho sạch sẽ, có nghệ thuật và diễn tả bằng những ngôn từ gọn gàng, sáng sủa và thanh nhă, th́ trong lúc đó chúng ta sẽ phát triển được khả năng của bàn tay, đôi mắt, khối óc, sức mạnh tinh thần, t́nh thương và ư chí. Việc làm chân chánh - như công việc của nghệ sĩ - sẽ là nguồn sáng tạo và hoan lạc. Dù trong ngành hoạt động ấy, chúng ta cũng gặp vài lao khổ v́ những trở ngại đặc biệt tại các cơi thấp, trong lúc đó dưới thế gian không có sự phân biệt thật rơ ràng giữa sự khổ nhọc và tṛ chơi. Ta hăy lấy thí dụ về một cuộc du hành dài bằng ngựa; lúc đầu người và ngựa đều thích thú ; dần dần sự vui thích suy giảm và sự mỏi mệt hiện ra, rồi th́nh ĺnh người ta nhận thấy tṛ chơi trở thành cực nhọc, hay hơn nữa, là một khổ dịch. Trong trường hợp khác; việc làm có thể khá ngắn hạn, nhưng hơi vượt quá sức chúng ta; như thế một cảm thức khổ nhọc lại nảy sinh. Nhưng thật ra mọi công việc đều là tṛ chơi khi chúng ta thực hiện với tất cả thiện chí, không lao khổ, không cố gắng quá sức.
Về phương diện nầy chúng ta phải học hỏi nhiều ở loài vật và cả đến thảo mộc nữa. Trong quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo dạy : " Con hăy phát triển như một đóa hoa tăng trưởng " và " hăy mở tâm hồn ra để đón ánh thái dương ". Đấng Christ cũng nói : " Hăy quan sát hoa huệ ngoài đồng xem chúng tăng trưởng như thế nào ? Chúng không làm việc, cũng không kéo chỉ. Tuy nhiên Ta nói với con rằng ngay cả Salomon trong sự vinh quang của người cũng không ăn mặc như chúng " [20] . Chính sự lo âu do con người cảm thấy khi nghĩ đến ngày mai đă biến công việc của họ thành cực khổ và sự gắng công quá sức. Nhưng Định luật đă cho chúng ta biết rằng : " Hôm nay phải hoàn thành cái ǵ khôn ngoan và tốt lành, mà đừng bận tâm đến kết quả ". Đó không phải là một lư thuyết khuyến khích sự lười biếng, mà dạy cách làm việc - lối làm việc như một tṛ chơi chớ không phải khổ nhọc.
Chúng ta cũng thấy ví dụ khác trong cách mà nhiều người chịu đựng ở một cuộc di chuyển lâu dài. Một người kia đáp xe lửa từ Chicago đến San Francisco sẽ ở trong t́nh trạng nóng nảy, thiếu kiên nhẫn trong ba hoặc bốn ngày; tập trung tất cả tư tưởng vào những ǵ y định làm; trong khi chờ đợi, cuộc hành tŕnh đối với y là một sự vất vả và khốn khổ. Trong cuộc hành tŕnh ấy, một người khác lại quan sát được cả ngàn điều hứng thú - phong cảnh, nhân sự được gặp gỡ, cả đến chiếc xe lửa; cuộc hành tŕnh đối với y là một sự giải trí tốt đẹp và rốt cuộc, y được lợi lạc hơn người thứ nhứt. Người dân quê Ấn Độ sống ḥa hợp mật thiết với thiên nhiên và chắc chắn y "tăng trưởng như đóa hoa". Một người rời làng; y đi lấy thư hoặc gởi thư ở nhà bưu điện cách xa lối mười sáu hoặc hai mươi dặm đường. Bước đi của y không phút nào nặng nề khó nhọc; y không bất măn, cực nhọc, nên thần kinh không đau đớn. Thư từ không làm cho y bận trí, loại trừ mọi h́nh thức khác và làm cho y nguyền rũa đường dài. Không ; có những sâu bọ, chim chóc, bông, hoa, cây cối, ḍng nước, mây trời, đồng ruộng, người và vật, sau cùng là đất lành êm ái như nhung mà trên đó y có thể nằm nghỉ như nằm trên những cánh tay thiêng liêng. Người da trắng rất ít biết thưởng thức sự sống mà chỉ biết nhiều gian lao.
Người Ấn Độ nghĩ rằng lúc nào Thượng Đế cũng miệt mài trong một tṛ chơi. Người ta gọi tṛ chơi của Đức Krishna là công nghiệp vĩ đại trong cuộc tiến hóa, vả lại sự tiến hóa đối với chúng ra dường như thật gian lao khi nghĩ đến những niên đại vô cùng sẽ trải qua làm chúng ta phải rùn ḿnh và khao khát một sự nghỉ ngơi. Bạn hăy thử tưởng tượng đến thời gian 311.040.000 triệu năm, tức một đại kiếp của chúng ta. Quả là ảo mộng ! Khi nào sự cố gắng vất vả của chúng ta đă chấm dứt, đời sống mới sẽ là tṛ chơi và hạnh phúc.
Trên đường Thánh Đạo thứ tư, thí sinh bước vào cơi Niết Bàn, chấm dứt sự khó nhọc, nhưng công việc của y vẫn c̣n ; đối với y sự cố gắng có tính cách bắt buộc không c̣n nữa, nhờ sự chấm dứt năm chướng ngại đầu tiên là phàm ngă, sự nghi ngờ, thói dị đoan, sự ưa và ghét là những thử thách lệ thuộc vào vật chất, tất cả làm cho đời sống của y trở thành cuộc chiến đấu trường kỳ và gian khổ. Bây giờ c̣n lại năm chướng ngại thuộc về nội tâm mà y phải diệt tiếp theo. Sự thật, y phải làm chủ chúng, vả lại y có khí giới là sự thản nhiên, thanh tịnh, an tĩnh và sức mạnh của ư chí, mọi thứ dưới thế gian, nó đem lại sự trầm tĩnh hơn hết. Các chướng ngại ấy là : muốn sống trong h́nh tướng, muốn sống không h́nh tướng, tánh kiêu căng, tâm xao động và vô minh. Khảo sát chúng một cách kỹ lưỡng ở đây không có lợi bao nhiêu; chúng ta xác định tính chất nội tâm của chúng v́ muốn diệt trừ chúng, con người phải đạt được sự an tĩnh ở chính y và trên các thể cao của y; nơi đường ranh phân cách giữa phàm nhơn và Chơn Nhơn.
Trước khi chấm dứt sự cố gắng, sinh viên cần phải tổ chức lại đời sống của ḿnh một cách thật khôn ngoan để công việc phụng sự Chơn Sư trở thành một tṛ chơi càng sớm càng hay; điều đó sẽ trở thành một hạnh phúc thuần khiết, một niềm vui hoàn toàn : lúc bấy giờ sự tiến bộ mới trở nên mau chóng. Sự lao khổ không có ǵ đáng giá, cũng không phải thật lợi lạc, mặc dù đôi khi thật cần thiết. Biết bao lần một sinh viên khi tham thiền cũng thấy chán ngắt nhưng vẫn xem như phải thi hành, phải chăng việc ấy chỉ đáng là một cố gắng nhọc nhằn và khốn khổ ! Đối với bạn sự tham thiền phải là một hạnh phúc, một tṛ chơi. Ít ra bạn phải nghĩ đến thời gian thuận lợi để bạn thực hiện việc ấy. Vài người trông cậy vào hiện tại một cách khoái trá và nói rằng :" Chúng ta hăy hưởng thụ thực tại, cần ǵ phải bận tâm đến tương lai ". Nhiều người khác ỷ lại vào sức mạnh của họ, đă sống biệt lập rồi nói : " Chúng tôi không để cho bất cứ cái ǵ có thể quấy rầy ḿnh ". Nhưng người đệ tử phải biết sống tùy thời; y vẫn nghĩ đến tương lai lâu dài trước mặt y một cách sung sướng, cũng như nghĩ đến tṛ chơi mà mỗi cử động đều có thể mang đến sự khoan khoái cho y.
Vấn đề bảy cơi thế giới, Bà Blavatsky nói :
Vài nhà thần bí Đông phương để bảy cơi thực tại, bảy Lokas hay cơi tinh thần trong thân xác của Kala Hamsa, con hạc ở ngoài ṿng thời gian và không gian, nó biến thành con hạc ở trong thời gian, khi nó trở nên Brahma thay v́ Brahman.
Trong thiên nhiên, tất cả bảy bậc, như bảy nguyên lư trong con người hay bảy cơi trong thế giới, đều bắt nguồn từ một sự phân chia làm bảy, phát xuất từ Đấng Tối Đại PhạmThiên (Parabrahman). Ba trong bảy nguyên lư đó biểu hiện trong tâm thức phổ quát và ba nguyên lư kế đó trong mulaprakriti. C̣n nguyên lư nữa ở tại nguồn gốc và bao hàm tất cả nguyên lư khác, v́ cái phức thể không hề làm hư hỏng cái nhất thể của Nguyên Lư Duy Nhất thật sự. Như vậy, ở mức độ thấp kém, con người vươn lên đến nhóm nguyên lư trung b́nh của y (atma-buddhi-manas ) và đạt đến nguyên lư thứ nhứt ( Chơn Thần ), chắc hẳn vượt khỏi các cơi hay thế giới, nhưng lại gặp chúng hiện diện trong trạng thái mới của cơi Niết Bàn thật sự. Cơi nầy vượt khỏi trạng thái tâm thức cũng như tự nó, trạng thái tâm thức vượt khỏi trạng thái đơn giản cơi hồng trần. Nếu chúng ta đề cập đến ngôi ba như thế, đó chỉ là một lối châm chước cho sự vô minh ; chúng ta phải hiểu những điều được tŕnh bày trên đă cho thấy rằng ta nên biết cái " bạn " là Tâm Thức và cái " Tôi " là sự sống thật sự của cơi Niết Bàn siêu ư thức. Tuy nhiên chỉ có vị Chơn Tiên mới đạt được cái cơi giới đó, chứ vị La Hán chưa thể đạt tới. Người ta có thể tưởng tượng vị La Hán đi vào bảy thế giới yên nghỉ đời đời bằng nhiều cách khác nhau. Trên vài phương diện, các thế giới đó là những cảnh của cơi Niết Bàn mà vị La Hán phải trải qua trong thời kỳ thăng tiến của người. Người nào đạt đến nơi đó rồi th́ b́nh tĩnh lạ thường, v́ mọi thứ đều hiện ra như Chơn Ngă Duy Nhất và sự xác tín đó không có chỗ để cho sự sợ sệt hay lo âu xâm chiếm. Kinh Gita có nói : " Bậc hiền giả trở nên toàn thiện trên Đường Đạo, đó là nhờ sự b́nh tĩnh " [21] . Tại các cơi đó không phải là vắng thiếu sự hoạt động - chính nơi đây có một luồng sinh hoạt vĩ đại - chuyển động không ngừng mà ư chí của Đấng Duy Nhất không gặp một chướng ngại nào. Trên cơi Bồ Đề, nhị nguyên tính vẫn tồn tại, v́ theo một ư nghĩa nào đó, mỗi người vẫn c̣n thấy kẻ đồng loại của ḿnh, mặc dù ở họ cũng như ở chúng ta đều được nh́n nhận cùng có một " Chơn Ngă " , nhưng chúng ta phải vượt lên khỏi cơi Bồ Đề, v́ ở đây t́nh thương vẫn bao hàm tính chất nhị nguyên. Sự an tĩnh của vị La Hán tăng trưởng không ngừng và truyền xuống các cơi thấp một trạng thái mới mẻ. Ở đó người ta thụ hưởng một sự tự do mà không một ai khác biết được; người nào cũng nhận thấy rằng không những ở tại đây mà c̣n ở trên tất cả những cơi khác, đời sống là sự chí phúc thuần túy. Chẳng những người thấy và yêu sự sống luôn luôn tiến bộ sau những h́nh tướng vô thường, mà người ta cảm thấy Thiên Ư một cách hân hoan trong đời sống biến đổi. Sự yên nghỉ đời đời mà người thụ hưởng không phải là sự bất động, mà là sự an tĩnh nội tâm của kẻ đă tin chắc rằng tất cả đều tốt đẹp, rằng Thiên Ư hiện diện ngay cả trong cái ǵ đối với kẻ khác là những trở ngại cho sự tiến bộ - cũng biểu hiệân trong sự tiến bộ hiển nhiên. Ngày kia, một nhà triết học thấy được ư tưởng nầy khi người nói : " Bạn hăy b́nh tĩnh, nếu bạn thất bại mà không phải lỗi của bạn, th́ sự thất bại đó chính là sự thành công mà bạn không ngờ, v́ Thiên Ư đă thành tựu ". Vị La Hán bắt đầu sống trong cơi vô tận, nên người phải tập nhận định sự an tĩnh vượt hơn cả mọi sự tưởng tượng. Bà Blavatsky cũng nói : " Đó là vùng của tâm thức thần bí viên măn và bên ngoài nó không có sự nguy hiểm nào xảy ra cho kẻ đạt đến đó ".
Nếu con muốn đi ngang qua pḥng thứ nhứt một cách an toàn, th́ chớ để cho trí con nhận lầm ngọn lửa dục t́nh cháy đỏ nơi đó là ánh thái dương của cuộc đời.
Nếu con muốn qua khỏi gian pḥng thứ nh́ không nguy hiểm th́ chớ dừng chân ngửi mùi hương nồng nặc của những bông hoa ở đó làm cho con phải mê man. Nếu con muốn thoát khỏi xiềng xích của Nhân Quả, th́ chớ t́m Sư Phụ nơi vùng mộng ảo đó.
Bậc hiền giả không lưu luyến những thú vui của giác quan.
Bậc hiền giả không lưu tâm đến giọng đường mật của ảo mộng.
Hăy t́m người sinh ra con nơi pḥng Minh Triết ở bên kia. Nơi không hề có bóng tối và nơi mà ánh sáng chân lư chiếu diệu một sự vinh quang bất diệt.
Vị Guru ( Sư Phụ ) được đề cập ở đây là Đức Thầy, Đấng chỉ giáo. Theo thuật ngữ của Bà Blavatsky th́ :
Bậc đắc pháp, nhờ có đủ tri kiến, d́u dắt đệ tử sinh ra trong cơi tinh thần hay sinh ra lần thứ nh́, được gọi là Cha, Tôn Sư hay Đức Thầy.
Trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo có nói về những vị Gurus hay Đức Thầy, về đời sống và sự sinh hoạt của các Ngài. Một đoạn liên quan đến buổi tham thiền của Đức Thầy Kouthoumi có nêu lên một chút ư niệm về những quyền năng phi thường của các Ngài, dường như Ngài đang tham thiền, nhưng thật ra Ngài đang chú ư đến hàng triệu người và chăm sóc cho từng người một cũng như một người b́nh thường nào chăm sóc một cách đặc biệt cho người đó vậy.
Mỗi Chơn Nhơn đều được một trong các vị Chơn Sư nâng đỡ, do đó người nào tạo được sự sinh hoạt trong dây liên lạc nối liền tiểu ngă với Đại Ngă sẽ nhận được sự nâng đỡ ấy trong đời sống cá nhân của ḿnh. Các vị Đạo Sư mà chúng gặp được tại cơi trần thường là những vị đă được Điểm Đạo, hoặc những vị đă tiến hóa khá cao, những vị Chơn Tiên toàn giác.
Hỡi đệ tử, nguồn bất sinh bất diệt vốn ở nơi con ; cũng như ở trong pḥng nầy. Nếu con muốn đạt đến trạng thái đó và hỗn hợp hai cái làm một th́ con phải cổi bỏ lớp y phục đen tối của ảo mộng. Hăy bóp nghẹt tiếng nói của xác thịt, chớ để một h́nh ảnh nào của giác quan tạo ra ngăn trở ánh sáng của nó và ánh sáng của con, hầu cả hai có thể ḥa hợp thành một. Khi con vừa biết được sự vô minh của con, con hăy xa lánh Pḥng Học Tập. Pḥng nầy rất nguy hiểm v́ vẻ đẹp giả trá của nó và nó chỉ cần thiết cho thời kỳ học tập của con thôi. Hỡi đệ tử, con hăy đề pḥng đừng để cho một sự sáng chói hăo huyền làm cho Hồn con chậm bước và mắc vào ánh sáng phỉnh lừa đó.
Ánh sáng nầy phát sinh từ hột ngọc trên măo của Ma Vương. Nó làm mê mẫn giác quan, mù quáng tâm trí, và bỏ rơi kẻ khinh xuất như một vật trôi giạt ngoài biển cả.
Chúng ta phải hiểu "cái bất sinh bất diệt" là tam thể thượng atma-buddhi-manas đối nghịch với phàm nhơn và các thể của nó. Pḥng học tập chỉ hữu ích cho kẻ nhập môn; điều ấy cũng áp dụng cho người ở trong pḥng vô minh. Các cơi vật chất - Hồng Trần, Trung Giới và Hạ Thiên - chỉ tiêu biểu cho những gian nhà và sự thiết lập một ngôi trường dành cho những người mà trong đó họ được giáo hóa bằng đồ chơi. Không có kinh nghiệm nào mà không biến căi linh hồn và không đem lại cho nó một ít minh triết, nhưng con người phải nhận ra một giá trị giáo dục trong tất cả kinh nghiệm đó và hăng hái t́m cách học hỏi và rút ra những bài học quư báu từ đời sống thế gian, th́ nó mới không t́m thấy trong các đồ chơi một sự quyến rũ nào nữa. Y giống như một con ong hút mật trong một bông hoa rồi bay đi, không bị hương vị và màu sắc đóa hoa mê hoặc.
Ma Vương (Mara) là sự nhân hóa vẻ cám dỗ của những đối tượng bên ngoài ; sau đây là sự mô tả của Bà Blavatsky :
Trong các tôn giáo công truyền, Ma Vương là một con quỷ, một A-tu-la ( Asura ) ; nhưng trong triết học bí truyền, nó là sự nhân cách hóa sức quyến rũ của các tật xấu trong con người, và dịch đúng theo nguyên nghĩa, nó là " kẻ giết chết linh hồn ". Nó được h́nh dung như một vị Vua ( của ma quỷ ), đầu đội mũ triều thiên, có hột ngọc chiếu sáng làm mờ mắt những kẻ nh́n nó ; dĩ nhiên sự sáng chói nầy là một ảo ảnh có sức mê hoặc do tánh xấu thuộc vài bản chất tạo ra.
Trong quyển Ánh Đạo Phương Đông [22], Sir Edwin Arnold có mô tả một quang cảnh rất cảm động trong đó vị vua của sự hắc ám dẫn đầu một đám ác quỷ tiến đến trước mặt Phật Thích Ca của chúng ta, đang ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, khi Ngài đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác .
Con thiêu thân bị ngọn đèn sáng chói hấp dẫn nên phải chết trong chất dầu dầy đặc. Nếu Hồn lơ đễnh, không quật ngă được con quỷ ngạo nghễ của ảo mộng, th́ Hồn sẽ trở lại trần gian làm nô lệ cho Ma Vương.
Hăy nh́n xem đoàn Hồn lang thang trên mặt biển ba đào của đời người như thế nào, và khi kiệt sức, máu rơi, cánh găy, chúng nó mới rớt xuống những lượn sóng cao ra sao. Bị cuồng phong dồn dập, băo táp lôi cuốn, chúng trôi giạt trong những ḍng nước cuộn và biến mất ngay trong những xoáy nước vĩ đại.
Vấn đề "những linh hồn bị bỏ rơi" rất phức tạp. Có những linh hồn giống như học sinh học cùng lớp, hoặc v́ quá trẻ hay v́ lười biếng nên mỗi niên khóa không đủ sức theo đa số các bạn lên lớp cao hơn. Cũng có những trường hợp trong đó phàm nhơn trong lúc tái sinh theo đuổi vật chất đến nỗi không làm được ǵ hữu ích cho Chơn Nhơn, nên bị phế bỏ. Trong trường hợp thứ ba, phải kể đến những hậu quả ghê gớm của những phép luyện tà thuật. Chúng tôi không có th́ giờ để khai triển vấn đề nầy ở đây. Chúng tôi đă đề cập đến những hậu quả ấy khá dài ḍng trong một bài báo lấy nhan đề " Những linh hồn bị bỏ rơi " được sưu tập lại trong ấn bản thứ nhứt của bộ Đời Sống Tâm Linh [23].
Trong mấy đoạn trên có vài thành ngữ được tạo ra do óc tưởng tượng rất mănh liệt của người Đông phương, chúng ta không nên hiểu theo từng chữ : những vật trôi dạt ngoài biển, những cánh găy. Người nào rời bỏ Đường Đạo v́ ảnh hưởng của sự ham muốn vật chất dĩ nhiên là lúc ấy không c̣n hy vọng tiến hóa về mặt tinh thần, tuy nhiên dù trong trường hợp đó, y cũng học được một bài học sau nầy sẽ có lợi cho linh hồn. Trong mọi trường hợp điều hay nhất đối với con người là tự học hỏi bằng sự suy tư sáng suốt, nếu y xao lăng điều ấy th́ chừng đó y sẽ gặp nhiều kinh nghiệm đắng cay.
Mỗi người không cần ǵ phải trải qua mọi thứ kinh nghiệm. Con người càng tiến hóa và trở nên khôn ngoan, năng lực quan sát của y càng tăng trưởng và y càng thấy được nhiều kinh nghiệm phải học hỏi mà những kẻ chểnh mảng khác không thấy được giá trị của chúng. Người ta nói rằng kẻ dại dột không thể học được với ai, kể cả người khôn ngoan ; trái lại người khôn ngoan luôn luôn có thể học hỏi ngay cả với kẻ dại. Muốn biết lửa nóng, không cần phải để tay tiếp xúc với nó; kẻ dại dột có thể làm như thế, nhưng người khôn ngoan có nhiều cách để biết lửa nóng. Tuy nhiên người nào không chịu khó suy nghĩ, không t́m cách học hỏi, chúng ta phải nh́n nhận là y rất sung sướng, nhưng phải chịu những bài học kinh nghiệm nghiêm khắc, v́ nếu không có kinh nghiệm đó y sẽ không học được ǵ cả và sẽ không tiến bộ chút nào.
Luật Nhân Quả đem lại cho mỗi người những kinh nghiệm mà y đă gây ra cho kẻ khác, vậy nó là ân nhân và sau cùng cũng là kẻ giải thoát cho y, chứ không phải là một công cụ để trả thù hay một h́nh phạt. Giả sử một tên cướp đường tấn công một khách bộ hành, nó đánh ngă y, hoặc có thể giết y luôn và đoạt lấy tài vật. Sớm muộn ǵ Luật Nhân Quả cũng bắt nó phải chịu một kinh nghiệm đau khổ thuộc loại như thế. Dám hành động như vậy, tên cướp phải là một tay tàn bạo, không có t́nh cảm và thiếu suy nghĩ ; nếu nó biết suy nghĩ hoặc có chút t́nh cảm đối với nạn nhân hoặc vợ con của kẻ vô phước, th́ tư tưởng ấy đă khiến nó dừng tay. V́ thô bỉ, tŕ độn, thiếu suy nghĩ, kẻ ác cần phải chịu những kinh nghiệm hung bạo do y gây ra cho kẻ khác, chỉ có điều ấy mới cảm phục được y. Về sau, Luật Nhân Quả đem đến cho y sự đau khổ ; th́ vừa lúc muốn tấn công kẻ khác y sẽ nhớ lại và dừng tay. Sau đó, y sẽ ăn năn hối căi, đó là nhờ luật nhân quả bao giờ cũng giáo hóa chứ không hề hành phạt.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ TÁM
ĐỨC MẸ THẾ GIỚI
Nếu qua Pḥng Minh Triết, con muốn đạt đến Thung Lũng Hạnh Phúc, th́ hỡi đệ tử, con hăy đóng chặt giác quan, đừng nghe theo tà thuyết chia rẽ cực kỳ hung ác, nó làm cho con xa ĺa tất cả.
C. W. L. Herbert Spencer đă gần đạt được chân lư sâu xa nhất về sự tiến hóa khi ông định nghĩa tiến hóa như sự trải qua tuần tự, từ một tính thuần nhất rời rạc đến một tính thuần nhất liên hệ đến cơ cấu và chức năng. Theo ông, sự tiến hóa có nghĩa là mọi vật ban sơ đều tương đồng và phân cách nhau, về sau trở nên dị biệt nhưng lại hiệp nhất với nhau. Tính đặc biệt nầy được nhận thấy trong thân thể con người, nơi có nhiều cơ quan khác nhau vận chuyển v́ lợi ích chung : chẳng hạn như bộ máy tiêu thực tiêu hóa thực phẩm để nuôi toàn thân ; tay cầm lấy, chân bước đi, mắt nh́n thấy chẳng v́ tay, chân hay mắt mà cho châu thân. Cũng giống như thế, sự tổ chức xă hội cứ tiến bộ thêm măi trải qua nhiều thế kỷ. Con người càng ngày càng khác biệt nhau, th́ ở đời các nghề nghiệp cũng tiến bộ về mặt kiến thức cũng như thực hành. Y sĩ trị bệnh cho mọi người c̣n giáo sư th́ dạy học; kỹ sư kiều lộ xây cầu cho thiên hạ qua lại. Mỗi cá nhân đều làm việc cho tập thể và đều được hưởng lợi lạc do sự làm việc của tập thể.
Khi ư niệm và tinh thần tổ chức phát sinh nơi con người đối với đồng loại, th́ nhân loại không c̣n thành lập một đoàn thể rời rạc và thuần nhất, mà trở nên một toàn thể dị biệt và liên hệ nhau. Thấm nhuần tinh thần đó, con người sẽ hết ḷng làm việc cho cộng đồng, quốc gia hay nhân loại và thích ứng với luật hiệp nhất để đem lại cho nó những ǵ nó chờ đợi nơi các cơ năng khác của đại thể, những yếu tố thường rời rạc thuộc về vật chất hoặc xă hội không thể tự tổ chức. Chính nguyên lư bên trong quy tụ chúng lại và nhờ sự trợ giúp hỗ tương chúng mới tiến bộ nhanh chóng. Sự hợp nhất là t́nh thương là sức mạnh ở phía sau sự tiến hóa, là năng lực của sự sống ; nó chính là Bồ đề tâm, là sự minh triết tối thượng. Giữa sự hợp tác và t́nh huynh đệ có một sự dị biệt sâu xa : sự hợp tác là một phương thức nhận định sáng suốt những tương quan nhân loại, c̣n t́nh huynh đệ là cảm thức có sự sống duy nhất trong mọi sinh linh.
Trong sự tiến hóa cá nhân, thường chính tinh thần hợp tác phát triển trước nhất : những hoạt động trên thế giới quy tụ con người lại; sau đó nhờ sự tiếp xúc tia lửa thiêng liêng của Bồ đề tâm mới phóng xuất ra. Chẳng hạn hai người đảm nhiệm một công việc sưu tầm và giúp đỡ lẫn nhau; từ đó phát sinh t́nh bằng hữu chân thật. Nhưng nếu t́nh huynh đệ phát sinh ra trước, nó sẽ không biến thành sự hợp tác hoàn hảo và hữu ích, trừ phi trí thông minh đồng thời được đánh thức và được áp dụng vào công việc trên thế gian. Chúng tôi xin kể lại mối t́nh đậm đà giữa David Copperfield và Dora, bà vợ ông v́ thiếu óc thực tế nên phải bị tiểu thuyết gia thu ngắn sự sống lại và thay thế bằng một người vợ khác khôn ngoan hơn là Agnes, nhờ đó đă tạo được cho câu chuyện một kết cuộc tốt đẹp hơn.
Trong đời sống huyền bí thường xảy ra việc có nhiều thí sinh khá mở mang về Thượng Trí để hiểu biết thật rơ nguyên tắc của sự hợp tác và những định luật tinh thần nhưng lại thiếu sâu sắc và h́nh như không thể tiến bộ một cách nhanh chóng ; họ phải đợi đến khi t́nh thương chân thật là Bồ đề tâm trong chính họ được đánh thức : đó là năng lực mănh liệt bên trong con người. Tuy nhiên trong giai đoạn thứ hai nầy là sự phát triển tinh thần thường gặp nhiều xao động và bối rối; năng lực thiêng liêng tuôn xuống một cách không đều đặn và sự vận hành của nó cũng không luôn luôn đúng cho chúng ta mong muốn, do đó đă gây ra nhiều lo âu cho kẻ chiếm hữu nó - cho đến khi giai đoạn thứ ba là ngày giờ của sự an tĩnh ngự trị. V́ sự thanh tịnh là mục đích của thí sinh, nên tiếng nói vô thinh mới bắt y vượt qua Pḥng Minh Triết để đến Thung Lũng Hạnh Phúc. Ngay trên cơi Bồ Đề cũng c̣n vài nhị nguyên tính hay tánh chia rẽ. Chúng ta không thể tự thương yêu chính ḿnh; t́nh thương đ̣i hỏi một đối tượng, dù đó chỉ là một đối tượng vật chất, nhưng sự sống thiêng liêng đến biểu hiện trong biết bao linh hồn cao cả. Bồ đề tâm là một tấm màn thứ nhứt, là Avalokiteshvara của Đại Ngă Cao Siêu chứ không phải của Parabrahman. “Tà thuyết hung ác của sự chia rẽ” phải được loại trừ lần lượt trên mọi cơi : Hồng Trần, Trung Giới, Thượng Giới và ngay cả cơi Bồ Đề.
" Chớ để cho đứa con sinh ra ở cơi Trời " của con phải ch́m đắm trong biển cả Ma Vương, cách xa Mẹ của muôn loài (Linh Hồn ), mà hăy để cho lửa mầu rút vào nội cung, nơi trái tim và nơi bổn cung của Mẹ Thế Giới.
Bấy giờ nơi trái tim, lửa nầy sẽ vươn lên đến tầng thứ sáu là tầng trung ương nằm giữa đôi mắt, nơi đó nó trở nên hơi thở của Linh Hồn Duy Nhất, tiếng nói vang rền khắp cả, tiếng nói của Tôn Sư con .
Đứa con "sinh ra ở cơi Trời" là chitta, là Hạ Trí. Nó được sinh ra và từ Linh Hồn đi xuống, khi manas phân đôi trong sự chuyển tiếp. Cơi "Trời" tượng trưng cho các cơi atma - buddhi và manas ; cơi "trần" tượng trưng cho các cơi của phàm nhơn. Chúng ta cũng đă quan sát năm cơi biểu hiện của nhân loại được chia làm hai nhóm có đặc tính khác nhau. Bên ngoài năm cơi nầy, các cơi Chơn Thần và thiêng liêng hợp chung lại thành môït nhóm thứ ba, Vậy bảy cơi cũng có thể hợp thành ba nhóm. Nhóm thấp nhất ở tại vùng của sattva (luật lệ) . Ở đây tất cả đều chịu sự chi phối của quy luật, nhưng con người cũng được hưởng tự do một phần nào, v́ "đứa con sinh ra ở cơi Trời" vẫn ngụ bên trong nó và thay mặt cho quyền tạo ra quy luật ở nơi nó. Thường nếu đời sống con người thiếu điều ḥa, phóng túng hơn những loài thấp kém nhất trong thiên nhiên bên ngoài, chính v́ con người có tự do, có năng lực lựa chọn con đường riêng của ḿnh.
Nhóm ở các cơi trung b́nh gồm những cơi đầy năng lực tinh thần, sự sống thâm sâu, mà nếu không có nó, các cơi khác sẽ bị tiêu diệt và bất động. Các cơi nầy là cơi của thần minh, của ánh sáng, của Avalokita hay "thấy được", Thượng Đế - sự sống được chiêm niệm bởi minh triết không phải là h́nh tướng do trí năng nhận thức.
Nhóm của các cơi cao nhất là nhóm của Chơn Thần, là Đại Ngă toàn phúc và tự do, nơi cư ngụ của những thực tại ở phía sau mọi lư tưởng của nhân loại và sự xuất thần vượt hẳn tâm thức, là cốt tủy, tinh hoa của chân, thiện, mỹ, của điều ḥa, sự tri kiến, sự hiệp nhất và Chân lư.
"Hỏa lực" ở đây là năng lực, được gọi theo tiếng Phạn là kundalini. Người ta có thể mô tả nó như một ngọn lửa tiềm tàng cuộn tṛn dưới chót xương sống của mỗi người như một con rắn đang ngủ, trừ ra những người đă có ư đánh thức nó dậy. Chúng ta có thể hiểu một cách dễ dàng sự hiện hữu của một ngọn lửa như vậy, v́ mọi người đều biết rằng trong hai lá phổi của chúng ta sự hô hấp không ngừng cung cấp một nguồn lửa ngấm ngầm và như sự tiêu hóa, nó cũng là một thứ lửa. Kundalini có đặc tính của một ngọn lửa điện - một thứ năng lực phát sinh ra nhiệt khi nó gặp một vật cản trở - hơn là đặc tính của một ngọn lửa do sự đốt cháy nhiên liệu; tuy nhiên đó là một loại năng lực khác đối với điện khí.
Tôi đă có viết về vấn đề nầy trong quyển The Inner Life ( chủ đề cả bài ấy là Luồng Hỏa Xà và các trung tâm bí lực ) và trong Chương IV của quyển The Hidden Side of Things ( bài nói về Sinh lực - Vitality ) và hy vọng sẽ xuất bản một thiên khảo luận đầy đủ hơn, được kèm theo nhiều h́nh ảnh. Về vấn đề nầy có một nền văn học bằng chữ Bắc Phạn rất dồi dào, mặc dù hơi tối nghĩa, trong đó có quyển Shatchakranirupana, Ananda Lahari và nhiều tác phẩm khác. Quyển thứ nhứt có bản dịch rất tuyệt diệu với lời b́nh giảng của Arthur Avalon, nhan đề là The Serpent Power, do Ganesh và Co., Madras xuất bản.
Đây là môït bài tóm lược thật vắn tắt về vấn đề của Luồng Hỏa Xà. Kundalini là luồng năng lực đặc biệt cực thấp phát xuất từ Đức Thượng Đế và thường nằm ngủ yên trong luân xa hay trung tâm bí lực dưới chót xương sống. Nếu nó được đánh thức sớm, nghĩa là trước khi con người loại ra khỏi tính t́nh của y tất cả những vết nhơ về t́nh dục và ích kỷ, nó có thể đi xuống phía dưới, khiến cho vài trung tâm thấp thỏi trong thân xác hoạt động (chỉ dùng một cách đặc biệt trong vài h́nh thức đáng trách thuộc về tà thuật) ; và sẽ khiến cho kẻ bất hạnh ấy rơi vào một đời sống ghê tởm không thể tả xiết, ít nhất nó cũng tăng cường tất cả những ǵ đang tiềm ẩn trong con người - kể cả tham vọng và tính kiêu căng. Kundalini chỉ nên đánh thức theo sự trông nom riêng biệt của một vị Chơn Sư ; Ngài sẽ chỉ dẫn cho sinh viên cách dùng ư chí để thức tỉnh nó, cách hướng dẫn nó di chuyển và trong xương sống nó có thể đi ngang qua các Luân xa hay các Trung tâm bí lực, từ luân xa dưới chót xương sống đến các luân xa trên bề mặt thể phách, tại lá lách [24], dưới rún, tại quả tim, yết hầu, giữa hai chân mày và trên đỉnh đầu. Sự di chuyển của nó đều khác nhau tùy theo mẫu người. Đó là tác động vật lư hoàn toàn, và năng lực đă vạch một lối đi bằng cách thực sự thiêu đốt những sự bất tịnh trong thể phách [25].
Cũng có những luân xa trong Thể Vía của những người văn minh thuộc giống dân tiến hóa cao, đă được kundalini đánh thức và hoạt động trên cơi Trung Giới. Nhờ sự phát triển của những trung tâm nầy, Thể Vía đă trở nên mẫn cảm dưới nhiều ảnh hưởng của cơi Trung Giới; người nào được đánh thức trung tâm ấy có khả năng di chuyển khắp nơi; đáp ứng với những thực thể trên cơi Trung Giới một cách đầy thiện cảm, thấy và nghe được trên cơi ấy, nói chung, là những quan năng thuộc về cơi Trung Giới. Nhưng muốn nhớ được những kinh nghiệm nầy hoặc sử dụng những quan năng của Thể Vía trong khi ở trong xác phàm một cách chính xác và được kiểm soát đúng đắn, th́ phải hướng dẫn kundalini xuyên qua những trung tâm tương ứng trong thể phách.
Bây giờ chúng ta xin đặc biệt đề cập đến vùng ở giữa hai chân mày liên hệ đến tùng quả tuyến (the pineal gland) và hạch mũi. Những luồng sinh lực phát xuất từ trung tâm thứ sáu và thứ bảy của Thể Vía (ở giữa hai chân mày và trên đỉnh đầu ) thường hội tụ trên hạch mũi khi trung tâm thể phách hoạt động được; rồi chúng truyền sinh lực cho nó và dùng nó làm công cụ. Nhưng đối với vài người luân xa thứ bảy trong Thể Vía truyền sinh lực cho tùng quả tuyến thay v́ hạch mũi, trong trường hợp đó, nó quy định một thông lộ trực tiếp với cơi Hạ Thiên chứ không xuyên qua cơi Trung Giới theo bề ngoài như thường lệ. Đó là con đường mà những người ấy nhận được những thông điệp phát xuất từ nội tâm, trong khi những người khác chúng đến từ những hạch mũi.
Khi kundalini thức động th́nh ĺnh, đó là việc rất hiếm, nó thường ḅ lên theo con đường xương sống thay v́ theo đường xoắn ốc như nhà huyền bí học luyện tập hướng dẫn nó. Trong trường hợp nầy có lẽ nó sẽ đi qua đỉnh đầu, đương sự chỉ mất ư thức trong chốc lát chứ không bị tổn hại.
Những kinh sách Ấn Độ chỉ nói bóng dáng về vấn đề ấy hơn là giải thích những ǵ xảy ra. Các tác phẩm ấy không có nói ǵ về những luân xa trên thể phách, mà chỉ đề cập đến cội rễ của chúng trong xương sống. Dọc theo xương sống, từ dưới chót tới đỉnh, có đường Merudanda, hay cây roi của Meru , là trục trung tâm của sự sáng tạo. Merudanda có một đường giao thông gọi là sushumna, riêng phaàn sushumna cũng có một đường thông thương khác gọi là chitrini, nhỏ li ti như tơ màn nhện. Tơ đó nối liền các luân xa, giống như mắt tre. Luân xa dưới thấp gọi là muladhara, ở tận cùng xương sống và kundalini nằm ở đó, khóa chặt cửa thông thương với Merudanda.
Mục đích của người chí nguyện là đưa kundalini đi từ luân xa nầy đến luân xa khác cho đến luân xa ở giữa hai chân mày. Rồi y nhận thấy y ở lại đàng sau, c̣n luồng hỏa hầu th́ phóng vào trong sahasrara, hoa sen "lớn với ngàn cánh" ở tại đỉnh đầu. Nếu y theo dơi kundalini, y thấy nó làm cho y xuất ra khỏi xác thân và cản trở trong một lúc không cho y tham thiền trong xác thân đó như thường lệ. Nó sẽ lên từ từ trong chitrini dưới ảnh hưởng ư chí của thí sinh trong lúc tham thiền. Nếu chỉ thực hành một lần, y sẽ tiến một chút; nếu lại tiếp tục y sẽ tiến xa hơn và cứ như thế. Khi kundalini đi đến một luân xa hay hoa sen, nó sẽ soi thủng luân xa và hoa sen trước đó rũ xuống, bây giờ đứng sửng lên. Thí sinh tham thiền về kundalini tưởng tượng ra một h́nh thể của nó và các năng lực kết hợp trong hoa sen. Một dhyana tỉ mỉ hay một thời công phu đầy đủ chi tiết, hoàn toàn tượng trưng và được quy định cho mỗi hoa sen. Sau thời công phu thí sinh hướng dẫn kundalini đi ngược chiều lại trong muladhara, nhưng trong vài trường phái, không được hướng dẫn nó lại xa tận luân xa tại trái tim và tại đây nó phải đi vào chỗ mà người ta gọi là pḥng của nó.
Kundalini có thể được đánh thức bởi nhiều phương pháp, nhưng việc ấy chỉ được thực hiện dưới sự điều hiển của một vị Đạo Sư hay một bực Thầy có thẩm quyền, phải là Chơn Sư trong Quần Tiên Hội mới có trọng trách đào luyện thí sinh thôi. Thí sinh nào muốn được Chơn Sư chỉ dẫn cách đánh thức luồng hỏa hầu th́ phải diệt trừ được ba chướng ngại đầu tiên bằng ư chí của ḿnh để y không c̣n gặp sự rối loạn nào do t́nh dục và vật chất tạo ra những sự nguy hiểm nghiêm trọng. Chừng đó "Đứa con sinh ra ở trên Trời" của y được ḥa hợp chặt chẽ với Thượng Trí rồi mới có thể làm chủ được ba nơi trú ngụ của phàm nhơn. Khi năng lực kundalini được tự do sinh hoạt trong xác thân, nó sẽ thanh lọc các đường thông thương và phụng sự Chơn Nhơn cao cả. Do đó, kundalini thường được đánh thức vào lúc Điểm Đạo lần thứ Ba, hoặc vào thời mạt pháp (kali yuga) sau đó, hay thời đại đen tối ngày nay. Hơn nữa, nó chỉ được đánh thức ở những chiều sâu khác nhau hầu giúp cho thí sinh nhạy cảm hơn đối với các cơi cao trong những buổi đầu thôi.
Người ta tưởng tượng kundalini như một nữ Thần ; người ta gọi nó là Shabdabrahman trong xác thân. Shabda có nghĩa là âm thanh và như chúng tôi đă nói, âm thanh nầy là năng lực sáng tạo; ngôn từ được xem như h́nh thức bề ngoài nhất để diễn đạt tư tưởng; sau cùng, dưới h́nh thức linh động thực sự của nó, tư tưởng là kriyashakti. Vài chữ trong mẫu tự là nền tảng của ngôn ngữ nhân loại, có vị trí trong mỗi luân xa, và năng lực của những chữ đó ( thành phần của chúng thuộc tiếng sáng tạo sẽ thức đôïng sau khi kundalini hợp nhất với Shiva trong trung tâm cao nhất, đi xuyên qua chúng và làm cho chúng chiếu diệu bởi ánh sáng rực rỡ của nó. Ngôn từ sáng tạo của Brahma ( Đức Thượng Đế ngôi Ba) gồm có bốn h́nh thức hay giai đoạn; do đó mà Ngài được gọi là Thượng Đế tứ diện . Khi kundalini biểu thị nó trong xác thân, nó cũng biểu hiện bốn h́nh thức trong đó đường đi lên xuyên qua các luân xa.
Kundalini được gọi là Mẹ thế giới v́ tác động ly tâm của các quyền năng tâm thức luôn luôn được xem như thuộc âm lực. V́ thế mà ư chí, minh triết và hành động đều thuộc âm tính, là những shakti hay quyền năng, những h́nh thái bên ngoài của Đấng Thiêng Liêng. Kundalini làm biểu hiện tất cả chúng như chúng được biểu lộ trong sự sáng tạo thế giới, trong hoạt động của Brahma, Đức Thượng Đế ngôi Ba. Người ta cũng gọi nó là Mẹ thế giới, v́ nhờ nó mà những cơi khác nhau có một hiện tồn hữu thức đối với nhà huyền bí học.
Chú thích sau đây của Bà Blavatsky cũng đem lại vài ánh sáng cho những lời giải thích trước kia :
Pḥng trong trái tim, tiếng Bắc Phạn gọi là Brahma-pura.
" Lửa thiêng " là Kundalini.
" Lửa thiêng " và " Mẹ thế giới " là những danh hiệu của Kundalini, một trong những quyền năng thần bí hay nguyên lực của các nhà Yogis. Đó là Buddhi được xem như nguyên lư tích cực, thay v́ tiêu cực ( thường người ta biết mặt tiêu cực của Bồ Đề khi người ta chỉ nói nó như cái thể hay sự chứa đựng trong Tinh thần tối cao, Atma ). Nó chính là một thứ điện lực tinh thần, một quyền năng sáng tạo, khi được đánh thức nó có thể hủy diệt hoặc sáng tạo một cách dễ dàng.
Không biết một cách thật đúng Bà Blavatsky muốn nói ǵ khi bà định nghĩa kundalini là Bồ đề linh hoạt, người ta có thể do dự trước nhiều lối giải thích.
Trong con người b́nh thường Thể Bồ Đề không hoạt động tích cực ở đời sống bên ngoài, nhưng sau khi dứt bỏ ba chướng ngại đầu tiên, phàm ngă được thanh lọc đến nỗi Thể Vía ngừng hoạt động riêng cho chính nó để đáp ứng một cách trung thành với cơi Bồ Đề, chừng đó mới đến lúc Thể Bồ Đề hoạt động như chúng ta đă thấy, khi thời kỳ đó mở màn hay trước đó một chút, kundalini thường được đánh thức; vả lại khi các quan năng của Thể Vía được khai mở, trong lúc con người giữ xác phàm, th́ chính cái quan năng ấy được dùng làm gương soi cho cơi Bồ Đề, bấy giờ nó thực sự trở thành một ngọn lửa của t́nh thương trong đời sống con người. Ngay trong thời kỳ tiến bộ của nhân loại, sự đánh thức thần nhăn và những quyền năng tâm linh khác trong bộ óc hồng trần cũng không cần thiết. Đó là điều được tŕnh bày trong tác phẩmTrước Cửa Điểm Đạo ( Initiation, the Perfecting of Man ) của Bà Bác sĩ Besant. Trong đó bà nói rằng trước khi được Điểm Đạo lần thứ Ba, con người phải làm cho tinh thần của trực giác (Bồ Đề) đi xuống trong tâm thức hồng trần để nó ở lại trong con người và hướng dẫn y. Rồi bà nói thêm : "Tiến tŕnh đó thường được gọi là sự phát triển những quyền năng tâm linh, và như thế là đúng theo nghĩa của danh từ tâm linh nhưng điều nầy không ám chỉ sự khai mở thần nhăn và thần nhĩ, chúng tùy thuộc một tiến tŕnh khác hẳn ".
Trọn cả tam thể thượng (atma-buddhi- manas ) chỉ là yếu tố chính hay là Bồ Đề của một tam thể c̣n rộng lớn hơn : đó là tam thể của Chơn Thần, của Chơn Nhơn và của phàm nhơn. Thể Bồ Đề rộng lớn đó gồm ba trạng thái ( ư chí, minh triết và hoạt động ) và trạng thái thứ ba ( hoạt động, kriyashakti ) bắt đầu vận chuyển trong thể xác để đánh thức các cơ quan và giải tỏa các quyền năng tiềm phục của nó.
Chỉ tới lúc đó, con mới có thể trở nên "Người du ngoạn Thiên cung", tung mây lướt gió, đi trên sóng mà chân không chấm nước.
Vấn đề nầy Bà Blavatsky nói :
Kechara là “kẻ du ngoạn” hoặc “lên cơi trời”. Theo giải thích trong quyển Jnaneshvari, Adhyaya thứ sáu, chúa tể của những luận giải thần bí, th́ thân xác của nhà Yogi giống như làm bằng gió, như " một vừng mây mọc ra tay chân ". Sau đó – “người [Yogi] thấy được những vật ở tận bên kia biển cả của các v́ sao ; người nghe và hiểu được cả tiếng của Thiên Thần và biết được những ǵ xảy ra trong trí con kiến” .
Thành ngữ "du ngoạn thiên cung" có nhiều nghĩa. Chẳng hạn như trong lịch sử Ấn Độ nó chỉ cho nhà đại hiền triết Narada, vị mật sứ của Đức Thượng Đế, nhờ con đường của tinh chất akasha, người có thể đi từ bầu hành tinh nầy qua bầu hành tinh khác. Tại các cơi thấp, nó có thể là Thể Vía hay thể mayavi-rupa, v́ các thể nầy dùng để di chuyển trong chốn mà người ta gọi là không khí hay bầu trời.
Tại cơi Trung Giới, con người là một thứ mây, một sinh thể đầy kama, nghĩa là đầy dục vọng và cảm xúc nhưng là một sinh thể ít được quy định rơ ràng hơn trên cơi hồng trần. Trái lại khi con người làm chủ được kama của y, tạo cho nó một đặc tính rơ rệt, th́ Thể Vía của y mới trở thành một vận cụ được tổ chức. Sau đó nữa, đến thời kỳ ba chướng ngại đầu tiên được dứt bỏ, mayavi-rupa được cấu tạo và giúp con người sử dụng được Thể Trí của y trên cơi Trung Giới cũng như trên cơi Hạ Thiên. Đó là một trong các cách mà người ta có thể giải thích được thành ngữ " bước chân không chấm nước " - nước tượng trưng cho Trung Giới.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ CHÍN
BẢY THỨ ÂM THANH
Trước khi đặt chân lên nấc thang cao tột của âm giai thần bí, con phải nghe đủ bảy thứ tiếng của Thượng Đế bên trong con (Chơn Ngă ).
C. W. L. Như chúng tôi đă nói, Tiếng Nói Vô Thinh phải được dùng để hướng dẫn thí sinh cho đến cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư. Về Điểm Đạo nầy tâm thức của y được nâng lên đến nguyên lư thứ bảy và bắt đầu hoạt động tại cơi Niết Bàn ( the atmic or nirvanic plane ). Chừng đó con người mới sẵn sàng đặt chân lên chỗ mà ở đây gọi là nấc thang cao tột và được chuẩn bị Điểm Đạo lần thứ Năm - cuộc Điểm Đạo của quả vị Chơn Tiên. Đường Đạo chia làm hai phần đều nhau, nó có thể gọi là những bậc thấp và bậc cao của chiếc thang.
Người được Điểm Đạo phải nghe bảy thứ tiếng nói của Đức Thượng Đế ngụ trong ḷng y. Trong thời kỳ bấy giờ, Đức Thượng Đế nội tâm đó là Chơn Ngă cao siêu, là Bồ Đề tâm hay nguyên lư thứ hai. Trong khi tham thiền người chí nguyện có thể nghe hoặc không nghe được một loạt bảy thứ âm thanh, chứng tỏ rằng y đă đạt đến bảy cảnh của cơi Bồ Đề ; điểm nầy tùy thuộc bản tánh tâm linh của y. Nhưng trong mọi trường hợp y phải làm cho ảnh hưởng Bồ Đề tâm đi xuống trong đời sống của y và tận tới cơi thấp, để cho sự hoạt động của tất cả các nguyên lư của y được điều khiển, và như thế, Đức Thượng Đế ngự bên trong y luôn luôn hiện diện trong đời sống của y.
Trong thời kỳ thứ hai được gọi là " Chiếc thang của những âm giai thần bí ", có lẽ đúng như thế, v́ đó là những âm giai của Tiếng Nói Vô Thinh, ẩn tàng trong Atma hay Đại Ngă cao siêu. Trong bản văn nầy, chúng ta hăy coi chừng đừng hiểu quá xa nghĩa đúng đắn của một chữ Anh thông thường nào, v́ đây là một bản dịch. Trong nguyên bản, mỗi chữ Sanskrit hay Pali đều dẫy đầy những ư nghĩa chuyên môn. Tuy nhiên tiếng thần bí mà ngữ căn có nghĩa là " gần con mắt " ( to close the eyes ), ở đây nó có vài âm thanh không hề lẫn lộn ly tán mà chỉ đưa ra những mệnh lệnh dường như phát xuất từ trên cao bằng đường lối của tâm thức thuần túy gọi là ex cathedra. Bản văn cho biết là những âm thanh kê ra đều có thể nghe được chứ không có ǵ là “thần bí” trong bất cứ trường hợp nào, đối với thí sinh trong thời kỳ trên. Lương tâm thật sự không nói cho bạn biết bạn phải làm ǵ như người ta thường tưởng, nhưng nó chỉ ra lệnh để bạn theo con đường mà bạn biết là hay hơn hết, khi cái trí của bạn t́m cách bàu chữa để theo con đường khác ; nó nói bằng uy quyền của ư chí thiêng liêng để bắt buộc đời sống chúng ta phải theo một chiều hướng nào đó. Đó không phải là Atma, mà chính là Bồ Đề tâm hay nguyên lư thứ hai, nó mang đến cho chúng ta kiến thức thuộc về trực giác và điều thiện cũng như điều ác.
Tiếng nói thứ nhứt giống như tiếng êm ái của chim quyên hát cho chim mái nghe một ca khúc khởi hành.
Tiếng thứ nh́ giống như tiếng chập choă bằng bạc của các vị Thiên Tôn ( Dhyanis ) đánh thức các ngôi sao lấp lánh.
Tiếng kế đó như tiếng than thở nhẹ nhàng của con thủy quái bị nhốt trong vỏ.
Tiếp theo là tiếng của đàn vina.
Tiếng thứ năm giống như tiếng sáo trúc xoáy vào tai.
Kế đó nó biến thành tiếng kèn chát chúa.
Tiếng chót hết rung chuyển như tiếng gầm điếc tai trong đám mây của cơn băo tố.
Tiếng thứ bảy át cả mấy tiếng kia.
Chúng im lặng hết và người ta không c̣n nghe chi nữa.
Bảy loại âm thanh được đề cập ở đây đă khích động mănh liệt tính hiếu kỳ của tất cả những độc giả suy tư về những trang của quyển sách nầy. Trước hết chúng ta hăy chú ư đến đặc tính của các âm thanh ; rồi chúng ta sẽ thấy rằng chúng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Với thứ tự được sắp xếp, chúng càng lúc càng tăng thêm tính cách vật chất và mất hẳn bản tính tiềm nhập của chúng. Chẳng hạn chúng ta nhận thấy sự khác nhau giữa đàn vina và kèn Ấn Độ theo kiểu xưa. Có thể là trong một gian pḥng rộng răi đầy đủ thính giả, khi được nghe lần đầu tiên những âm thanh huyền diệu tinh vi của tiếng đàn vina, người Âu Châu hầu như luôn luôn lấy làm ngạc nhiên mà nhận thấy rằng không có một tác dụng mạnh mẽ nào đối với họ, các âm thanh ấy đi vào những góc kẹt xa xôi và mang đến ấn tượng những âm điệu gần như xa lạ đối với cơi vật chất.
Loại âm thanh cao hơn hết được so sánh với tiếng hát của chim quyên. Người ta nói rằng có nhiều trường hợp giọng hát của nó vút lên đến một độ cao nào đó rồi ngưng luôn không c̣n nghe được bởi thính giác chúng ta nữa, mặc dù những rung động của tiếng hát c̣n hiển nhiên trong cổ họng của con chim. Sự hiện hữu của những âm thanh cao như thế đều được các sinh viên khoa học biết rơ. Chẳng hạn âm thanh của một cái c̣i, dưới sự gia tăng áp lực của không khí hay hơi nước có thể vang lên chát chúa đến nỗi những người nghe cho biết đến mức độ nào đó hết nghe được nữa. Muốn gọi những con chó săn Đức, người ta có một thứ c̣i đặc biệt. Dụng cụ nầy giống như một cái c̣i b́nh thường, khi sử dụng nó, người ta không nghe được một âm thanh nào, nhưng con chó đang ở trong một pḥng khác hoặc ở một nơi nào đó, liền vảnh tai lên rồi phóng chạy đến nơi đúng tiếng c̣i phát ra.
Có hai cách giải thích các thứ âm thanh. Âm thanh thứ nhứt được ghi trong bản kê có thể tiêu biểu cho âm thanh chót mà thí sinh nghe được. Các âm thanh được liệt kê từ trên xuống dưới như thứ tự phát sinh ra chúng theo sự sử dụng của người Đông phương, âm thanh thứ nhứt đă tạo ra được xếp vào hàng thứ bảy khi người chí nguyện đến gần Đấng sáng tạo ra âm thanh đó. Tiếng gầm điếc tai của một đám mây trước cơn băo đến trước tiên ; nó tiêu biểu hay liên hệ với nguyên lư vật chất trong con người. Ở khoảng giữa là tiếng đàn vina tượng trưng cho antahkarana ( theo sự phân loại của Bà Blavatsky ). Tiếng hát của chim quyên đến sau cùng ; nó tiêu biểu cho Atma, sự tĩnh lặng. Âm thanh thứ bảy là tiếng không thể nghe được tiếp theo những tiếng khác, khi mấy tiếng nầy chạm đến nó, chúng tắt lịm và không c̣n nghe được nữa, sự tượng trưng thật đúng như thế. Người chí nguyện phải đạt đến chỗ nghe được Đức Thượng Đế trong tiếng gầm thét điếc tai tại cơi hồng trần, rồi trong tiếng kèn trên cơi Trung Giới, kế đó là âm thanh của cơi Hạ Thiên được sánh với tiếng sáo trúc, và cứ như thế cho đến cơi của nguyên lư cao hơn hết.
Theo một điểm khác, chính các âm thanh đó có thể tượng trưng cho cường độ, tiếng nói của Chơn Ngă cao siêu mà người chí nguyện nghe được. Tiếng nói đó chỉ là một nhưng người ta nghe bằng bảy cách khác nhau. Lúc đầu nó tinh vi và êm ái như tiếng hát của chim quyên và thường biến mất trong yên lặng; kế đó là trở nên mănh liệt và giống như tiếng chập chơa bằng bạc của các vị Thiên Tôn. Nó gia tăng không ngừng; sau cùng nó vang lên măi và tràn đầy không khí như tiếng gầm thét điếc tai của đám mây trong cơn băo tố. Ban đầu tiếng nói của Chơn Ngă cao diệu dường như tiến triển một cách mỏng manh và mơ hồ đối với chúng ta, nhưng sau đó trở nên hoàn toàn giống như tiếng sét thật.
Trong bản văn, chúng ta cũng nên ghi nhớ sự chỉ định các thứ âm thanh khác nhau được mô tả khi kundalini được đưa lên từ luân xa nầy đến luân xa khác. Hơn nữa năng lực đó được đánh thức ở bảy nơi thâm sâu trong bảy mức độ khác nhau, để phát sinh những kết quả vật lư được đề cập đến với một sức mạnh càng ngày càng gia tăng. Do đó khi kundalini đi đến luân xa ở giữa chân mày, tiếng nói sẽ được nghe theo bảy cường độ, tượng trưng bằng bảy âm thanh kể trên.
Chúng ta nên nhớ, tự nhiên trên cơi hồng trần dày đặc hơn hết, thí sinh chỉ nghe tiếng nội tâm một cách yếu ớt như tiếng hát của chim quyên. Khi được lên đến cơi kế tiếp, nơi mà thể của Chơn Ngă nội tại ít dày đặc hơn, y sẽ nghe được tiếng nói của Chơn Ngă một cách dễ dàng. Sau cùng, khi đạt đến nguyên lư cao siêu, tiếng nói sẽ giống như tiếng gầm thét của đám mây trong cơn băo tố. Nếu chúng ta cho rằng các vật ở trên cao phải tinh vi, th́ ảo ảnh của các cơi thấp là nguyên nhân duy nhất của nó vậy ; sau rốt chúng ta phải công nhận là chúng biểu thị cho toàn khối và tiếng sấm sét thật sự.
Các sự giải thích nầy không mâu thuẫn nhau ; thí sinh có thể cùng một lúc thu thập được tất cả những kinh nghiệm do chúng gây ra.
Về các âm thanh đó, trong những buổi đàm đạo của chúng tôi trên sân thượng ở Adyar, tôi c̣n nhớ một câu hỏi đă được nêu ra ; Bà Hội Trưởng chúng tôi đă giải đáp như sau :
A. B. Trong lúc tham thiền, một trong các âm thanh đầu tiên mà tôi nghe được (thật rơ ràng ), giống như tiếng trống trong làng quê xứ Ấn Độ. Khi mô tả âm thanh đó cho Bà Blavatsky nghe, Bà nói : "Tốt lắm, cứ tiếp tục đi". Kế đó tôi nghe như một tiếng nhạc êm dịu, rồi giống như tiếng chuông bạc. Một âm thanh khác giống như tiếng chuông ngân trong thánh điện, mà người ta thường nghe ở Benares. Theo ư tôi, các âm thanh nầy chứng tỏ rằng, tôi bắt đầu nghe được trên cơi Trung Giới. Tôi không bao giờ nhận thấy chúng có ư nghĩa ǵ khác hơn.
Ở Ấn Độ có người thành lập một ngôi trường về phép tu nầy được Đức Thầy M. khen ngợi. Sau một thời gian tu học, học viên của trường nghe rất rơ ràng tiếng nói nhiều thứ âm thanh, nhưng tôi không bao giờ thấy sự tiến bộ của họ được mau chóng. Ở miền Bắc Ấn người ta thường đến hỏi tôi về ư nghĩa của những âm thanh đă nghe được. Tôi đáp : "Đó là lúc khởi đầu của thần nhĩ, không hơn không kém ".
Tôi không bao giờ nhận định được rơ rệt bảy thứ âm thanh do Bà Blavatsky đề cập đến. Chúng có thể giảng giải là bạn phải đánh thức lần lượt tâm thức của bạn trên mỗi cơi, cũng như dưới thế gian âm Fa là sự phối hợp của nhiều âm thanh tại cơi vật chất. Nhưng việc nầy không giải thích được điều ǵ đáng kể.
C. W. L. Tôi không thể làm cho chúng tương ứng với các cơi được. Cũng có thể chúng phải tiêu biểu cho những âm thanh khi kundalini đánh thức bảy trung tâm, v́ âm thanh là một trong các hiện tượng phát sinh trong trường hợp đặc biệt nầy. Tôi chẳng bao giờ biết thật chắc chắn chúng có nghĩa ǵ. Người ta sẵn sàng tin rằng tiếng chập choă bằng bạc, theo những âm điệu khác, có thể thay thế tất cả những âm thanh được mô tả. Tiếng sấm dường như không chắc chắn đến đúng vị trí của nó.
A. B. Dĩ nhiên vài âm thanh được nghe trong đầu chúng ta hoàn toàn thuộc về mạch hệ. Khi một người nghe được chúng thật rơ ràng chính v́ y đang lâm vào trạng thái thiếu máu rất nguy hiểm.
Các âm thanh không có tánh chất luỹ tiến. Bà Blavatsky thường hay làm việc một cách ḷng ḍng; có khi bà bắt đầu bằng con số bốn và kế đó tiếp tục qua hai bên. Cũng có thể bà không theo thứ tự nào cả. Người ta có thể bắt đầu bằng tiếng sấm, tiếng kèn và tiếng của con thủy quái; rồi tiếp tiếng chập choă có thể biểu thị cho âm thanh thứ tư, tiếng sáo trúc thứ năm và tiếng đàn vina, có âm thanh êm dịu hơn là tiếng thứ sáu, sau cùng, tiếng chim quyên sẽ làm âm thanh thứ bảy, tột đỉnh của cả loạt âm thanh.
C. W. L. Nếu chúng ta sắp xếp chúng nó lại như thế, th́ chúng bắt đầu có ư nghĩa rơ rệt.
A. B. Khi được hỏi về cơi Trung Giới, Bà Blavatsky đáp :" Nếu ta hiểu tất cả chúng nó theo cách đó th́ thật là vô lư ! Quư huynh có thể xếp đặt chúng như thế nầy : tiếng sấm, tiếng kèn, tiếng thủy quái, tiếng chập chơa, tiếng sáo, tiếng đàn vina, tiếng chim quyên ". Bà nói chúng ta chấp vào mặt chữ thật tệ hại ".
C. W. L. Trong nhiều tác phẩm chữ Phạn cũng có những bảng kê tượng tự như thế. Đây là một thí dụ rút trong Kinh Shiva Samhita.
Âm thanh thứ nhứt giống như tiếng kêu vo ve của con ong bị say mật; âm thanh thứ hai giống như tiếng sáo, âm thanh thứ ba như tiếng đàn hạc (harp). Kế đó, khi lần lượt thực hành phương pháp Yoga để diệt trừ những sự tối tăm dưới thế gian, người ta sẽ nghe được âm thanh như tiếng chuông, rồi như tiếng sấm vang rền. Khi con người thoát khỏi sự lo sợ, chú định hoàn toàn vào âm cuối cùng nầy, y sẽ đạt đến chỗ hợp nhất. Hỡi Đức Thượng Đế kính mến ! Khi cái trí của nhà Yogi đắm ch́m trong âm thanh nầy, y quên tất cả ngoại giới và mê man trong âm thanh đó [26].
Khi tiếng thứ sáu đă lặn mất và được đặt dưới chân Sư Phụ, th́ đệ tử nhập vào Nhất Thể , trở nên Nhất thể ấy và sống trong đó.
Đây là lời giải thích của Bà Blavatsky về sáu âm thanh đó :
Sáu nguyên lư đầu tiên, có nghĩa là khi phàm nhơn bị tiêu diệt và cá thể bên trong bị ch́m đắm và biến mất trong nguyên lư thứ bảy hay tinh thần.
Về Nhất Thể được đề cập trong bản văn Bà nói :
Vị đệ tử hợp nhất với Brahman hay Atma.
Khi sáu nguyên lư bị tiêu diệt ; nói cách khác, khi chúng không c̣n độc lập nữa mà trở nên hoàn toàn phục tùng ư chí của Chơn Ngă, th́ chừng đó người chí nguyện sống trong Nhất Thể. Tiếng nói thứ bảy, âm thanh của Bồ Đề tâm, sẽ làm cho đạt đến Atma. Bà Blavatsky dùng danh từ Brahman để chỉ Atma của con người theo lối loại suy. Brahman ( vô tính ) là Nhất Thể chứa đựng Tam thể. Cũng giống như thế, khi con người trở nên vị La Hán sống được trong tinh thần tam thể.
Trước khi vào được con đường nầy, con phải diệt trừ Thể Vía, chùi sạch Thể Trí và rửa ḷng con cho trong sạch.
Về "Thể Vía", Bà Blavatsky chú thích thêm như sau :
Nguyên lư kamic tạo ra dục thể gọi là Kama Rupa, hay thể ham muốn.
Về danh từ "Thể Trí" Bà phê b́nh như sau :
Manasa Rupa, thể thứ nhứt, chỉ là Cái Vía hay tư ngă ; thể thứ nh́ chỉ cá tính hay Chơn Nhơn chịu luân hồi, mà tâm thức tại cơi trần của chúng ta hay Hạ Trí phải chịu bất lực.
Bà Blavasky không chú ư đến các cơi nhiều như các nhà Thông Thiên Học ngày nay. Bà chỉ chú ư đến các nguyên lư hơn, và bà thấy vật chất trên các cơi đều nhờ ảnh hưởng của chúng mới có h́nh dạng. Ở đây bà nói về "cơi của chúng ta" , có nghĩa là vùng của sự sống cá thể, tức là cơi hồng trần, Trung Giới và Hạ Thiên. "Thể Trung Giới" không hẳn là có nghĩa là Thể Vía, nhưng là h́nh dạng cá thể được thiết lập trong các vùng chủ quan của đời sống cá nhân chuùng ta (cơi Trung giới và cơi Hạ Thiên ), v́ lẽ h́nh thức thân xác, cũng như t́nh cảm và tư tưởng của cá nhân đều phù hợp với các cơi ấy. Trong quyển sách nhỏ nhan đề Cơi Thiên Đường ( The Devachanic Plane ) của tôi và trong quyển Minh Triết Cổ Truyền (Ancient Wisdom ) của Bà Bác sĩ Besant có đề cập đến bốn mẫu đời sống được quan sát tại cơi Trời : 1) T́nh bằng hữu ích kỷ ; 2) Ḷng sùng tín chật hẹp ; 3 ) Tinh thần truyền giáo chân chánh ; 4 ) Sinh hoạt của nhân loại. Tất cả đều có đặc tính thuộc t́nh cảm - mặc dù là thanh khiết, không xen chút ích kỷ; chúng không vương chút tư ngă nào, nhưng c̣n ham muốn. Chúng mặc lấy h́nh thể của đặc tính kinh nghiệm thu thập được tại cơi trần. Chỉ có Hạ Trí trong sạch mới sẽ là antahkarana nó là cái trí của linh hồn chứ không phải cái trí của xác thân. Sự sinh hoạt của nó chỉ được khích động từ chốn cao siêu. Bây giờ nó phải thanh lọc tất cả dục vọng, để trở nên một vận hà hoàn toàn cho linh hồn.
Bạn nên hiểu rơ t́nh trạng Thể Vía của một người tiến hóa cao. Nó không đáp ứng với những sự đụng chạm đến từ bên ngoài. Trong tự thân nó, nó đă được giải thoát đối với đời sống thế gian : nó không c̣n có đời sống riêng rẽ nữa ; nó đă bị "hủy diệt". Nếu một người thường nào đó bị đánh, chắc chắn lửa giận sẽ bùng cháy tức khắc trong Thể Vía của y. Đối với người tiến hóa cao, sự việc xảy ra không giống như thế. Trong trường hợp đó, sự đụng chạm xuyên qua Thể Vía vào đến bên trong Thể Bồ Đề và thể nầy đáp ứng lại theo bản chất của nó ; sự đụng chạm trên Thể Vía sẽ làm nảy sinh ra trong đó những sắc thái tốt đẹp của những cảm xúc liên hệ vơiù t́nh thương và trong thể ấy, nó sẽ phù hợp với Thể Bồ Đề. Như Bà Bác sĩ Besant thường giải thích, hào quang Thể Vía của một người tiến hóa cao không có màu sắc, hoặc đúng hơn nó có màu trắng hơi giống sữa, khi y an tĩnh ; trái lại tất cả những màu sắc đẹp đẽ hơn cả trên cơi Trung Giới do các nhân vật cao cả tại thế giới bên ngoài đưa đến sẽ được y đáp ứng lại.
Nước tinh anh trong suốt của sự sống trường tồn, không thể lẫn lộn vào trong ḍng nước đầy bùn sau cơn băo tố của gió mùa.
Giọt sương chiếu sáng trong tia nắng ban mai giữa cánh hoa sen, biến thành cục đất sét khi rơi xuống đất ; thế là ḥn ngọc hóa ra bùn.
Hăy chiến đấu với những tư tưởng ô trược khi khi nó chế ngự được con. Hăy xử sự với chúng như chúng đă xử sự với con vậy; nếu con dung dưỡng chúng, để cho chúng mọc rễ và đâm chồi ; th́ con biết những tư tưởng đó sẽ quật ngă con và sẽ giết con chết. Hỡi đệ tử, hăy đề pḥng, dù cái bóng của chúng cũng đừng để đến gần con, v́ nếu con để nó lớn, mạnh, vật hôi hám đó sẽ thâm nhập vào người con, trước khi con nhận rơ được h́nh thù ghê gớm của con quái vật ô trược đó.
Dưới thế gian nầy, nhiều người tưởng họ có thể kéo lê một cuộc sống thấp hèn mà lại tiến bộ trên Đường Đạo ; đôi khi họ cũng tưởng rằng khi dấn thân vào những h́nh thức khích động xấu xa, họ có thể tạo ra một năng lực đáng kể giúp họ tiến bước và vươn lên. Khi trấn áp được hoàn toàn những sinh hoạt thấp kém, họ lại sợ không c̣n màu sắc trong Thể Vía. Người ta nói rằng chắc chắn người có hào quang không màu sắc là người tốt, nhưng yếu đuối, không thể tiến bộ. Trong Thiên khải huyền, Đấng Thánh Linh có nói : "Cầu xin Thượng Đế hăy ban cho con được lạnh lùng hoặc đầy nhiệt huyết", "bởi v́ nếu con hững hờ, không lạnh lùng cũng không hăng hái, Ta sẽ phun con ra khỏi miệng Ta" [27].
Đoạn kinh trên tŕnh bày thật rơ các sự kiện. những người có hy vọng nhiều nhất theo thứ tự ưu tiên như sau : 1) người có ư chí lương thiện, 2) người có ư chí xấu xa, 3) người lương thiện mà tầm thường. Không ai có thể là một kẻ sát nhân cố ư trừ phi đă mở mang một cách đáng kể vài đặc tính thiêng liêng. Nguyên nhân hành động độc ác của y là do sự mất thăng bằng - chẳng hạn y có một ư chí mạnh mẽ, một tính can đảm phi thường, một trí thông minh xuất chúng, nhưng lại thiếu t́nh thương đối với đồng loại. Một t́nh thương vĩ đại và một ư chí dũng mănh nhưng thiếu thông minh, cũng có thể biến con người thành một kẻ nguy hiểm và tà vạy, v́ y có thể trở nên một lănh tụ cuồng tín của những kẻ bất măn. Nếu chỉ là người tốt nhưng ư chí, trí thông minh và t́nh thương đều chưa phát triển cũng sẽ tiến bộ một cách chậm chạp, dù sự tiến bộ của y vẫn đều đặn. Bậc vĩ nhân có nhiều tật xấu lớn lao, nhưng họ có thể sửa đổi nhanh chóng; kẻ tầm thường có nhiều tật xấu nhỏ song chúng thường tồn tại lâu dài.
Nhưng trong mọi trường hợp không hề có sự khuyến khích con người sống một cuộc đời xấu xa. Người ta thấy rằng chỉ xóa bỏ những khuynh hướng thấp hèn cũng chưa đủ bảo đảm những sự tiến bộ nhanh chóng, mà phải đi t́m những cố gắng tích cực và quyết liệt để biểu lộ những ǵ cao thượng và tốt lành. Tuy nhiên những cố gắng cũng có thể đưa đến sự sa ngă. Ư chí dũng mănh hay kiến thức, hoặc t́nh thương do y cố gắng rèn luyện được có thể làm cho té ngă nặng nề và ghê gớm hơn, nếu y mất thăng bằng. Do đó tội lỗi nặng nề của y có thể là một điềm lành về sự tiến bộ nhanh chóng; nhưng sự tiến bộ mau lẹ đó chỉ bắt đầu khi nào v́ ảnh hưởng của sự đau khổ do nhân quả mà con người hiểu được lỗi lầm của ḿnh và xóa sạch được những vết nhơ của sự sa ngă. Bao lâu sự thanh lọc nầy chưa hoàn tất, th́ hầu như không tiến bộ được. Về phương diện nầy Bà Blavatsky đă tŕnh bày một cách quả quyết trong quyển Những bước đầu tiên trên đường Huyền Bí Học như sau :
Có nhiều người quan năng suy luận bị ảnh hưởng bên ngoài làm cho sai lạc đến nỗi tưởng rằng những thú tánh có thể trở nên tuyệt vời và cao thượng như sức mạnh và ḷng nhiệt thành của họ - nếu người ta có thể nói như thế - sẽ được chuyển hướng vào nội tâm; chúng được chất chứa và giữ ǵn trong đó cho đến khi năng lực của chúng không bị hao ṃn, mà hướng đến những đối tượng cao siêu và thánh thiện hơn, nghĩa là cho đến khi nào năng lực được súc tích cho phép bước vào Thánh Điện thật sự của linh hồn và hiện diện trước Chơn Sư, tức Đại Ngă cao siêu. V́ lư do đó mà họ không muốn tranh đấu với dục vọng của ḿnh để tiêu diệt chúng. Họ chỉ muốn dập tắt ngọn lửa hung bạo bằng sự cố gắng mănh liệt của ư chí và để nó tàn lụn trong tâm ḿnh, chỉ chừa cục than hồng chôn vùi dưới lớp tro mỏng. Họ vui ḷng chịu khuất phục để cho họ bị giày ṿ như cậu thiếu niên của thành Spartan, ưng cho con chồn xâu xé ruột gan hơn là xa ĺa nó. Ôi ! đáng thương thay cho ảo tưởng mù quáng !
Cũng hy vọng rằng một đám thợ chùi ống khói say sưa kia, với quần áo lọ lem v́ công việc, có thể được ẩn thân trong Thánh điện giăng toàn lụa trắng và thay v́ sự hiện diện của họ biến chúng thành một mớ vải tả tơi dơ bẩn, th́ chúng sẽ được biến đổi bằng cách đưa vào một góc linh thiêng, và sau cùng chúng vẫn biểu lộ sự tinh khiết như Thánh điện vậy. Tại sao chúng tôi không tưởng tượng cũng có một lố da chồn đem cất trong không khí trong sạch của một Thánh điện, khi đem xa tất cả điều được thấm nhuần mùi trầm hương trong đó. Lạ kỳ thay lư trí sai lầm của nhân loại.
Phần nầy của bản văn được chấm dứt bằng mấy đoạn minh bạch sau đây :
Hỡi đệ tử, hăy hoạch đắc năng lực giết chết Thể Vía kia trước khi uy lực thần bí có thể làm cho con trở nên một bậc Thần Tiên.
Cái Ta vật chất và cái Ta tinh thần không bao giờ có thể gặp nhau. Phải có một cái mất đi, v́ không có chỗ đứng cho cả hai.
Trước khi hồn con có thể hiểu, con phải chà nát cái phàm nhơn, và giết chết con sâu giác quan để nó không thể sống lại.
Quyền lực thần bí ở đây cũng là kundalini trong thân xác, biểu thị của "sức mạnh đầu tiên ẩn tàng dưới mọi chất hữu cơ và vô cơ ". Hơn nữa về phương diện nầy Bà Blavatsky chú thích như sau :
Kundalini được gọi là quyền lực uốn khúc như con rắn hay như chiếc nhẫn, v́ nó tiến lên theo h́nh xoắn ốc trong thân xác của nhà Yogi đă phát triển được quyền lực ấy nơi ḿnh. Đó là quyền năng có tính chất điện, lửa, huyền bí hay Fohat, năng lực nguyên thủy vĩ đại ẩn tàng dưới vật chất hữu cơ và vô cơ. MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ MƯỜI
HĂY TRỞ NÊN ĐƯỜNG ĐẠO
Con không thể đi trên Đường Đạo, trước khi chính con trở nên con đường đó.
C. W. L. Câu nầy được chú thích thêm như sau :
Con đường nầy được đề cập đến trong mọi tác phẩm thần bí như Đức Krishna nói trong Kinh Jnaneshvari : "Khi con đường nầy được nh́n thấy dù người ta có tiến về phương đông lúc b́nh minh hoặc tiến về phương tây lúc hoàng hôn, th́ hỡi người chiến sĩ mang cung, không lay chuyển, như thế là đang thực hiện cuộc du hành trên đường đó vậy. Trên đường nầy, dù người ta muốn đến nơi nào, nơi đó cũng sẽ trở nên chính người ấy vậy". "Con là Đường Đạo" là câu mà vị Đạo Sư Đắc Pháp được nghe, và cũng là câu mà vị Sư Phụ được nói lại với đệ tử sau khi được Điểm Đạo. Một vị Chơn Sư khác cũng nói : "Ta là lối đi và là con đường".
Trong quyển Giảng Lư Dưới Chơn Thầy chúng tôi đă giải thích là tư tưởng và t́nh cảm ban đầu khó nắm lấy và giữ ǵn, nhưng sau cùng lại trở nên rất dễ dàng. Khi người chí nguyện được huấn luyện nghiêm chỉnh và đă mở mang, đến khi quan điểm về Bồ Đề và cách đáp ứng của y đối với đời sống trở nên hoàn toàn tự nhiên và nhanh chóng, chúng ta có thể nói chính y đă trở nên con đường rồi vậy. Kết quả đạt được bằng sự cố gắng và sự thực hành đều đặn một cách kiên nhẫn như thế, đôi khi người ta gọi là "bản tánh thứ hai" ; chỉ có thành ngữ đó mới cho chúng ta có cảm tưởng rằng những đức tính mới đă được hoạch đắc và sau đó chúng sẽ trở thành thói quen. Thật đáng tiếc. Nó chính là bản tánh nguyên thủy của chúng ta, là bản tánh tuyệt diệu, bản tánh cao thượng hơn cả, được biểu lộ trong đời sống cao siêu ; nếu sự biểu hiện nầy có vẻ mới lạ đối với chúng ta chỉ v́ từ trước đến nay nó bị che lấp trong vỏ vật chất của chúng ta và v́ áp lực của hoàn cảnh trong cơi giới phàm nhơn của chúng ta.
Lời chú thích chứa đựng một chân lư siêu h́nh thật lư thú. Sự tiến hóa của chúng ta không phải là một sự chuyển vận, cũng không phải là một sự tăng trưởng. Nó không nhắm đưa chúng ta đến nơi nào, cũng không làm cho chúng ta trở nên to lớn hơn. Nó là một sự phát triển những tiềm năng của đời sống chúng ta. Chúng tôi xin lập lại điều nầy, trên cơi Chơn Nhơn, tính cách duy vật chiếm hàng thứ nh́ ; các quan năng của tâm thức - ư chí, minh triết và sự hoạt động ( hay ư chí, t́nh thương và tư tưởng ) - hầu như chế ngự vật chất của các cơi một cách tuyệt đối. Như vậy không gian không phải là kẻ giám mục dưới trần thế, và tâm thức không cần phải đi xuyên qua nó để hiện ra ở nơi khác. Cuộc đàm thoại được kể ra đây giữa một vị Đạo Sư và vị đệ tử của người có thể làm sáng tỏ điều ấy. Vị Đạo Sư bảo đệ tử đi qua pḥng bên, rồi hỏi y :
"Anh đang làm ǵ ? Anh có đang cử động không ? "
Sau khi suy nghĩ, vị đệ tử trả lời như sau, và được nh́n nhận là đúng :
" Bạch Thầy, không, không phải con đang cử động. Con thấy xác thân cử động. Con không suy tư, không cảm giác, không ham muốn. Chỉ có xác thân con cử động " [28].
Đối với chúng ta, đó chính là sự thật. Khi dùng giác quan để quan sát, như khi chúng ta thực tập nghiên cứu một đối vật nào đó, chúng ta sẽ được biết rằng chỉ có thân xác cử động mà thôi. Cảm giác chuyển động nhanh chóng được nhận thấy trong một chiếc xe hơi không đóng cửa bằng một luồng gió mănh liệt và một cảm thức mạnh mẽ do trí tưởng tượng tác động tạo ra một sự khoan khoái thể chất, khi chúng ta nhắm mắt lại. Một kinh nghiệm giống như thế cũng có thể đạt được nhờ máy móc thích hợp như máy quạt và chuyển động, mà không cần phải di chuyển đến đâu cả. Một thí dụ khác : nhiều hành khách phải ngủ đêm trên những ghế nằm ( couchettes ) của các toa xe Pullman, khi thức giấc họ tự hỏi không biết họ nằm theo chiều hướng xe đang chạy hay ngừng, và thường muốn biết chắc họ phải vén màn lên, rồi nhờ ánh sáng và bóng tối họ mới xét đoán được chiều hướng đi.
Thật ra muốn đi từ nơi nầy đến nơi khác, Chơn Nhơn không cần phải xê dịch, điều đó được chứng tỏ bằng cách linh hồn có thể đồng thời hiện ra trong những h́nh ảnh thuộc cơi trời của tất cả các hạng người trên cơi Hạ Thiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên ở tŕnh độ phát triển hàm tàng trong giáo lư nầy, chẳng những thí sinh phải lo căi thiện phàm nhơn thôi, mà đồng thời, công việc thuộc nội giới của y cũng gồm cả sự phát triển đặc biệt về Thể Bồ Đề, tức linh hồn siêu việt. Nói cách khác, y phải vươn lên đến cơi Bồ Đề. Y phải trở nên Đường Đạo, và chứng tỏ điều ấy bằng thiện cảm vĩ đại và t́nh thương đối với tha nhân, như lời dạy trong câu châm ngôn sau đây :
Hăy để Hồn con lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như hoa sen nở lớn để hứng ánh triều dương.
Con chớ để cho ánh sáng gay gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi chính con lau ráo lệ cho cặp mắt người buồn khổ.
Con hăy để cho tất cả nước mắt của nhân loại nóng bỏng rơi vào ḷng con và đọng lại ở đó, và đừng bao giờ chùi đi, trước khi nguyên nhân gây ra đau khổ biến mất.
Hỡi con, người đầy ḷng từ bi, những giọt lệ đó là những ḍng suối tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. Chính trên những miếng đất đó trổ bông nửa đêm của Phật, thứ hoa khó t́m, khó gặp hơn hoa của cây Vogay nữa. Đó là hột giống thoát đọa luân hồi. Nó tách vị La Hán ra ngoài ṿng, và dắt người băng qua những cánh đồng thực tại để đến nơi an lạc và toàn phúc, chỉ biết được ở cơi tịch mịch, hư vô.
Khi Đức Christ nói : " Ta là Đường Đạo là Chân Lư và là Sự Sống ; không ai đến với Chúa Cha mà không nhờ Ta " [29] . Ngài đă diễn đạt một chân lư thần bí, v́ Đấng Christ là một với trạng thái Bồ Đề của tâm thức phổ biến. Chỉ có một tâm thức duy nhất thôi. Khi vừa nhận biết sự kiện ấy một cách trọn vẹn, người đạo đồ có thể trở thành một vị La Hán, nhưng nếu y không trải qua nguyên lư Bồ Đề đó, y không thể đến với Chúa Cha, tức là Atma cao siêu hơn. Chân lư nầy được tŕnh bày với một cảm hứng phi thường và sáng tỏ trong quyển Thiên Chúa giáo bí truyền của Bác sĩ Annie Besant, tuy nhiên nó chỉ biểu hiện một khía cạnh vấn đề, bởi Đức Christ giáng sinh lấy xác phàm để thể hiện nguyên lư đó trong đời sống nội tâm của Ngài tại Palestine đă ảnh hưởng đến hàng triệu người, v́ Ngài không nao núng trước đau khổ. Thường người ta t́m cách trốn tránh sự đau khổ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nhưng Đấng Christ lại chấp nhận sự đau khổ riêng của Ngài và cả sự đau khổ của nhân loại nữa. Những người theo đuổi con đường Bồ Đề khi gặp những thử thách đă hỏi một cách tự nhiên : " Biết bao người đang chịu đau khổ ; tại sao ta lại muốn trốn thoát nó. Hơn nữa, trong ḷng tràn đầy thiện cảm, họ cảm nhận các sự đau khổ khác đến tột độ, trước khi đạt đến sự yên tịnh như một vị La Hán, trước khi sự giác ngộ giúp họ thắng đoạt tử thần và mang lại sự an vui tự tại, th́ dù sự đau khổ của họ ra sao cũng mặc. Một sự giải thoát như thế chỉ đem lại sự an nghỉ vô vị, nếu con người có thể đạt được nó trước khi kinh nghiệm sự đau khổ của Đấng Christ, trong sự đau khổ nầy, khổ h́nh phải mang cây thánh giá không có ǵ đáng kể so với ḷng từ bi của Ngài trong sự đáp ứng tiếng kêu thống khổ của thế gian. Sau cùng đến lúc người nói : " Dù tôi có khổ hay không, điều đó có ǵ quan trọng ? " Ước muốn phụng sự làm cho y say mê đến đỗi y không c̣n bao nhiêu th́ giờ nghĩ đến chính ḿnh nữa.
Chỉ có những người chịu suy tư về những thực tại siêu h́nh mới hiểu được một thành ngữ như "sự bằng an và sự toàn phúc chỉ nhận thức được ở cơi tịch tịnh hư không" . Nhiều thành ngữ Đông phương thuộc loại đó được đặt nền tảng trên ư niệm căn bản là Đức Thượng Đế phổ quát được biểu hiện như Sat, Chit và Ananda, nghĩa là như hữu thể (that is), tâm thức (consciousness ) và toàn phúc ( bliss ).
Hữu thể rất dễ hiểu; mỗi người đều thấy nó ở chung quanh ḿnh; tâm thức được người ta nhận biết bằng kinh nghiệm; c̣n hạnh phúc th́ người ta theo đuổi. Mọi người đều t́m kiếm chính ḿnh. Hạnh phúc không phải là cái ǵ để bắt lấy, đạt được hay sở hữu; nó chính là trạng thái b́nh thường của Chơn Ngă. Tuy nhiên, cao hơn vật chất và tâm thức, có một đời sống nội tâm thực sự; đời sống ấy là quan điểm bên ngoài của sự tĩnh lặng và hư vô, thật ra nó là toàn phúc của hữu thể chơn thật.
Con hăy diệt ḷng ham muốn ; nhưng nếu con giết nó rồi, con cũng phải đề pḥng sợ e nó sống lại.
Con hăy diệt ḷng tham sống, tuy nhiên con chớ nên v́ lẽ khao khát đời sống vĩnh cửu mà diệt ḷng khao khát sự sống, nhưng là v́ muốn đem cái bất diệt trường cửu thay thế cái biến đổi, vô thường.
Chớ ham muốn điều chi, không nên phẩn uất đối với Nghiệp Báo, hoặc đối với luật bất biến của thiên nhiên. Con chỉ nên chiến đấu với cái riêng tư, cái tạm thời, cái phù du và cái hư hoại.
Sự ham muốn thông thường là ưa thích những sự vật hồng trần để t́m những khoái lạc về t́nh cảm hay vật chất. Chúng ta thấy rằng vị đệ tử không nên t́m kiếm những khoái lạc thuộc loại ấy ; trái lại y phải tận dụng tất cả năng lực của phàm nhơn - thuộc về thể xác, t́nh cảm và trí tuệ - vào công việc tiến hóa tinh thần và phụng sự đời sống nội tâm cho chính ḿnh và kẻ khác.
Tanha là cội rễ của những dục vọng ấy, v́ nó là sự khao khát đời sống cảm giác. Trên cơi của nó, Chơn Nhơn chưa có ư thức đầy đủ, nhưng tâm thức mà nó hiện có tạo cho nó một sự thích thú mănh liệt và khêu gợi ở nó sự khao khát một đời sống trọn vẹn hơn. Thật ra đó là lư do thế gian lớn tiếng đ̣i hỏi đời sống ấy. Như chúng tôi đă giải thích, các năng lực tại cơi Thượng Thiên đi xuyên qua nhân thể hầu hết không tác động đối với nó trong trường hợp ở những người thường, Chơn Nhơn c̣n chưa phát triển và chưa tập luyện để đáp ứng với sự vật khác hơn là một ít rung động, đặc biệt trên cơi riêng của nó. Tại cơi Thượng Thiên không có sự rung động thô kệch như rung động mà Chơn Nhơn có thể đáp ứng lại trong buổi thiếu thời; do đó Chơn Nhơn phải đi xuống các cơi thấp hầu cảm thấy sự sống mănh liệt hơn. V́ thế mà từ lâu rồi tâm thức của nó linh động một cách đặc biệt trước những sự vật thuộc cơi hồng trần. Sau nầy th́ bản chất Thể Vía được đánh thức, những khoái lạc tại cơi nầy mới chứng tỏ một sự lôi cuốn mạnh hơn.
Ở trong xác phàm, con người không thể biết được những khoái lạc của đời sống cơi Trung Giới mănh liệt đến mức độ nào; đó là điểm mà sự sự khoái lạc chuyển hướng và thường giữ lại những người đă chế ngự được những sự thỏa măn tương tự tại cơi trần. Nhưng sự nguy hiểm đó không lớn lao đối với người sống tại cơi trần mà biết t́m kiếm những sự lợi lạc trên Đường Đạo, nếu họ là những người đạt được một tŕnh độ tiến hóa nào đó, v́ họ có khả năng thưởng thức những lạc thú c̣n cao hơn và vô cùng hấp dẫn hơn. Trên mỗi cơi, cũng lần lượt giống như thế.
Tuy nhiên vị đệ tử cũng phải giữ ǵn ḿnh khi từ bỏ những lạc thú thấp kém chỉ v́ muốn đánh đổi những lạc thú cao hơn ; y không bao giờ được quên mục đích đầy lư tưởng cao siêu hơn mọi khoái lạc tạm thời. Y cũng không nên khao khát hạnh phúc lâu dài tại cơi Thiên Đường, mà phải từ bỏ tất cả những ǵ giả tạm và riêng tư. Nên một mặt y không t́m kiếm những sự vật đáng ham muốn, mặt khác y cũng không lẫn tránh những bài học mà Nghiệp Quả đưa đến cho y ; y không ao ước một trường kinh nghiệm nào khác hơn là môi trường của y. Y biết rằng nhờ sự bất biến của những định luật thiên nhiên, y có thể dùng những kinh nghiệm của ḿnh để phát triển. Nếu không có một trật tự ngự trị trên thế gian, trí thông minh sẽ không tăng trưởng, con người sẽ không thể sử dụng những năng lực của ḿnh. Như vậy vị đệ tử sẽ không phẫn uất đối với Nghiệp Quả là sự biểu hiện của Định Luật.
Con hăy trợ giúp và cộng tác với thiên nhiên và thiên nhiên sẽ xem con là một trong những tay sáng tạo và tuân phục con.
Thiên nhiên sẽ mở rộng cánh cửa bí mật trước mặt con, và để lộ dưới tầm mắt con những kho bảo vật giấu kín ở tận đáy ḷng thuần khiết và trinh nguyên của tạo vật. Tay phàm không thể nào làm hoen ố nơi ấy được, nó chỉ phô bày những kho báu của nó dưới mắt Tinh thần - con mắt không bao giờ nhắm lại, và đối với con mắt đó không c̣n bức màn nào che giấu trước bất cứ quang cảnh nào của tạo vật.
Chính lúc bấy giờ thiên nhiên sẽ chỉ cho con thấy phương tiện và đường hướng, cánh cửa thứ nhứt, cửa thứ nh́, thứ ba cho đến thứ bảy. Rồi đến mục đích, và xa tận đến bên kia là sự vinh quang cực điểm tắm trong ánh thái dương của Tinh thần, không ai thấy được, trừ phi con mắt của Linh Hồn.
Mọi sinh viên khoa học vật lư đều biết rằng : "Người ta có thể chế ngự thiên nhiên bằng sự phục ṭng". Tất cả những năng lực được dùng trong đời sống hiện tại, như áp lực của hơi nước hay điện lực là những thí dụ về sự cộng tác của chúng ta với thiên nhiên. Thuật ngữ "chinh phục" có lẽ hơi quá đáng, v́ tất cả những quyền năng mà chúng ta sử dụng dưới thế gian đều do sự điều ḥa giữa con người và thiên nhiên. Con người đi trên thuyền giương buồm cách nào đó để thuyền có thể tiến ngược gió mà không phải chế phục được nó, nhưng là chiều theo định luật của gió. Sức mạnh của con người gia tăng bằng cách hoạt động phù hợp với định luật, chứ không phải chống đối lại nó. Nhà huyền bí học biết rằng nguyên tắc ấy đều đúng trên tất cả các cơi, không những đối với vật chất trên mỗi cơi, mà c̣n đúng với những sinh thể trên đó, dù chúng ở vào tŕnh độ tiến hóa cao hay thấp. Do đó sự hiểu biết định luật thiên nhiên đem đến cho nhân loại không biết bao nhiêu năng lực và tài sản, chỉ là việc thể hiện sự điều ḥa giữa thiên nhiên và con người. T́nh thân ái đối với loài cầm thú; thảo mộc và cho đến loài kim thạch, cũng như đối với những tinh linh và các vị Thiên Thần đều quan hệ như nhau, nếu không nói là nhiều hơn đối với sự tiến bộ của con người. Thiên nhiên là sự sống như vật chất vậy. Thiện cảm giúp chúng ta hiểu biết sự sống nầy và thiết lập sự điều ḥa giữa nó với sự sống của nhân loại. Thời đại của chúng ta có thói quen đáng tiếc là xem cơi trần nầy như là nơi trú ngụ của những thể gớm ghiếc, nhưng mà người nào trong đời sống của ḿnh tỏ ra có ḷng hảo tâm đối với tất cả vạn vật, th́ chẳng những sẽ thấy và sẽ hiểu biết nhiều hơn kẻ khác, mà c̣n vượt qua biển đời đầy sóng gió một cách b́nh an. Truyền thống Ấn Độ cho rằng người có "bàn tay khéo léo" là người có thiện cảm ấy. Họ thành công trong công việc trồng trọt cây cối mà kẻ khác lại thất bại. Những người thông thạo trong khoa huyền bí học cũng thường giải thích rằng nhà Yogi chơn chánh hay tu sĩ đă khước từ sự nghiệp thế gian có ḷng từ bi đối với tất cả sinh linh có thể đi lang thang trong rừng núi mà không hề sợ thú dữ hay rắn độc làm hại.
Trong đời sống thường nhật của nhân loại, thiện cảm được xác nhận nhiều cách. Người ta biết rằng trong thời đại chúng ta, điều kiện thứ nhứt để thành công trong việc kinh doanh là phải liên lạc thân thiết với nhiều khách hàng cần giao dịch. Đặc tính thân t́nh đó cũng cần thiết trong vấn đề giáo dục trẻ con, v́ chúng thường xem những người trưởng thành như những nhân vật dị kỳ, xa lạ và độc đoán, một giai cấp hoàn toàn khác hẳn với giai cấp của chúng; Ông Well đă tưởng tượng người dân trên quả địa cầu của chúng ta cũng nh́n những người Hỏa Tinh như thế. Nhưng khi thiện cảm được đánh thức, toàn thể sự xa lạ đó đều tan biến và sự giáo dục thật sự mới có thể thực hiện được.
Có những tinh linh thiên nhiên có đặc tính giống như trẻ con, trừ phi chúng không lệ thuộc chúng ta và khi chúng ta đến gần, chúng có thể lẫn tránh chúng ta một cách dễ dàng, vả lại có nhiều loại tinh linh dễ thương hơn cũng đă lẫn tránh con người, khi đến với cách thức ồn ào, thô tục và hung bạo, với hào quang và những h́nh tư tưởng nhơ bẩn, ghê rợn. Quả thật, nếu con người tỏ ra có thiện cảm với những loại khác, nếu chúng ta tự hạn chế chẳng những không phá hủy rừng mà c̣n vun trồng thêm cây cối, nếu chúng ta tỏ ra nhân từ đối với toàn thể thiên nhiên, chúng ta sẽ được hưởng một thứ khí hậu điều ḥa hơn và những mùa màng sung túc hơn. Vả lại chúng ta nên nhận biết điều nầy : phong trào hiện đại của chúng ta là lập vườn chung quanh nhà để trông cây và bông hoa, ngay cả ở những con đường trong đô thị của chúng ta nữa, tất cả việc nầy đều rất tốt ; ngoài ra có những phương pháp đặc biệt giúp cho việc dọn đất, trồng hoa, quả, gieo giống trồng những cây đặc biệt, và cả việc nuôi súc vật, con người đă giúp các tinh linh thiên nhiên một cách đắc lực trong công tác của chúng ; thêm vào đó chúng ta c̣n tỏ ra có thiện cảm, th́ kết quả sẽ tốt đẹp vô cùng.
Đặc biệt ở những nhà thi sĩ, đôi khi thiện cảm ấy được bộc lộ. Nhiều tiểu luận và thi phẩm của các thi hào Rabindranath Tagore đă chứng tỏ điều đó ở một mức độ thật cao; sự truyền bá đặc tính đó dường như cũng là sự góp phần đặc biệt của tác giả vào nền văn minh hiện đại. Một thí dụ khác được nhiều người biết : "nhà triết học Emerson sau khi đi du thuyết vào mùa đông trở về nhà ở Concord thường đưa tay nắm lấy mấy nhánh cây dưới thấp như để chứng tỏ rằng ông đă cảm thấy chúng vui mừng khi ông đă trở về. Có lẽ nhờ sự nhân từ đó mà tác phẩm của ông chứa đầy hứng thú.
Những người sống trong vườn, như Luther Berbank ở California chẳng hạn, thường nói rằng họ cảm nhận được ảnh hưởng đặc biệt truyền từ vài giống thảo mộc. Ở Canada, những người v́ nghề nghiệp phải sống trong rừng như thanh tra kiểm lâm v. v. . . đă quả quyết với tôi rằng ở rừng họ cảm thấy một sự sống rơ rệt hơn nơi nào khác và cũng có vài địa phương hay vài loại cây cối có t́nh yêu thương đối với con người hơn những nơi hay cây khác.
Ḷng thiện cảm thuộc loại như thế đều hoàn toàn tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy đặc biệt thương yêu và quư trọng riêng một người nào, th́ người đó cũng có khuynh hướng chú ư đến bạn và thương yêu lại bạn. Ở một tŕnh độ thấp kém hơn, nếu bạn yêu mến một con thú, nó cũng sẽ rất quyến luyến bạn. Thấp hơn nữa, trong các loài thảo mộc và kim thạch, định luật đó cũng được xác nhận, mặc dù hiệu quả của nó ít rơ rệt hơn. Do đó, truyền thuyết cho rằng người nào có tay trồng cây sẽ thu hoạch được nhiều hoa màu hơn kẻ khác. Đó là vấn đề từ điện cá nhân, mà ở tŕnh độ cao người ta gọi là t́nh thương. Bảy cửa Đạo được đề cập trong đoạn nầy không cần phải b́nh giảng ở đây v́ trong đoạn ba của tác phẩm đă dành trọn vẹn cho vấn đề đó; trong phần ấy chúng ta sẽ nghiên cứu một cách đầy đủ.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Chỉ có một con đường dẫn đến Thánh Đạo; và chỉ ở cuối con đường đó người ta mới có thể nghe được Tiếng Vô Thinh. Cái thang mà thí sinh phải leo lên được tạo nên bởi những nấc thang đau khổ và khó nhọc ; chỉ có tiếng nói của đức hạnh mới làm câm nín được giọng nói của những nấc thang đó. Bởi thế, hỡi đệ tử, nếu con c̣n một tính xấu nào chưa bỏ lại sau, th́ họa sẽ đến với con đó. V́ bấy giờ cái thang sẽ găy và con sẽ té ; chân thang đặt trên bùn lầy dày đặc của những tội lỗi và sa ngă của con, và trước khi có thể lội qua cái hố vật chất mênh mông đó, con phải rửa sạch chân con trong nước từ bỏ. Con hăy coi chừng đừng đăït chân c̣n bẩn trên nấc thang đầu tiên. Vô phước cho kẻ nào dám làm nhơ bẩn một nấc thang bởi đôi bàn chân vấy bùn của y. Bùn lầy nhơ bẩn và nhầy nhụa sẽ khô cứng và dính chặt chân y tại chỗ, chẳng khác một con chim bị dính nhựa của người đánh bẩy quỷ quái, khiến nó không thể đi được nữa. Những tánh xấu của y sẽ thành h́nh và lôi kéo y xuống thấp hơn. Tội lỗi của y sẽ trổi giọng, như con sơn cẩu cười và khóc nức nở trong buổi hoàng hôn ; tư tưởng của y sẽ trở thành một đạo binh và sẽ bắt giữ y lại.
C. W. L. Như chúng ta đă thấy trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, có bốn cách đi vào Thánh Đạo để làm đệ tử nhập môn : do sự tiếp xúc với những người đang đi trên Đường Đạo ; do sự suy tư sâu xa; do sự nghe giảng hoặc đọc lời Thánh giáo ; do sự trao dồi đức hạnh. Trên đường nhập môn, có bốn đức tánh phải đạt được, mà đức tánh chót là ḷng từ ái như chúng tôi đă nói trong Dưới Chơn Thầy ; thiếu đức tánh nầy th́ mọi đức tánh khác đều trở nên vô ích.
Đôi khi rất khó khắc phục những sự sai lầm cố hữu ; do đó người ta mới nói đến sự khốn khổ và đau đớn. Chẳng hạn anh ghiền rượu cảm thấy đau đớn nhất trên đời khi phải chống lại "ly rượu cuối cùng". Nhưng nếu anh giữ được quyết định không bao giờ uống rượu nữa, dù chỉ một lần, th́ sự đau khổ sẽ lần lần biến mất, anh sẽ nhận thấy một sự khoan khoái c̣n cao hơn sự khoan khoái do sự kích thích uống rượu. Đối với những cảm xúc thiếu trong sạch và ích kỷ cũng giống như thế. Biết bao người thất bại v́ họ tŕ hoăn "chỉ một lần nữa thôi" trước một tư tưởng bất chánh ! Chính v́ thế mà chúng ta phải xóa bỏ và không cho cái trí bị ô nhiễm. Muốn hủy bỏ tật xấu đôi khi con người phải chạm tự ái một cách tàn nhẫn. Trong những trường hợp trên, ḷng khiêm tốn sẽ là một tay trợ giúp đắc lực; nó đưa đến cho con người sự ước muốn được thay đổi.
Tuy nhiên, đối với nhiều người mà đời sống trở nên khá trong sạch, sự đau khổ đó sẽ nhẹ hơn hay không c̣n nữa. Thật ra người ta cho rằng Đức Aryasanga đă quan trọng hóa sự đau khổ trong đoạn nầy. Sự thật không phải thế, Đức Aryasanga diễn đạt bằng những lời lẽ đanh thép nhất hầu những người đi trên Đường Đạo không ai đang gặp sự đau khổ mà chờ đợi sự an vui, và để cho mỗi người sẵn sàng trả món nợ tiền khiên của ḿnh, đương đầu với sự đau khổ đang chờ đợi ḿnh và vĩnh viễn chấm dứt chúng bằng cách trau dồi đức hạnh. Ở đây chúng ta nên nhớ lại đoạn văn đầy khích lệ trong Kinh Gita : " Nếu ngươi là kẻ phạm tội lớn lao nhất, ngươi vẫn qua khỏi biển tội lỗi trong gian chánh của trí huệ. Cũng thế, ngọn lửa thiêu hủy nhiên liệu ra tro, hỡi Arjuna, ngọn lửa trí huệ cũng thiêu hủy mọi hành động thành tro vậy " [30]. Và hơn nữa : "Thật ra, kẻ nào cố gắng làm lành th́ không bao giờ dấn thân vào ác đạo " [31].
Tất cả những pháp môn Yoga đều cho rằng cần phải dứt bỏ những tật xấu từ khởi điểm. Khi các đức hạnh được vun trồng vững chắc ở người thí sinh rồi, th́ chỉ từ lúc đó y mới được phép thực hiện những bước kế tiếp như luyện tư thế, hơi thở, chủ trị giác quan và tham thiền . Đây là lư do bắt buộc phải có đức hạnh : người đệ tử càng tiến bộ trên Đường Đạo, sức mạnh ư chí và tư tưởng y càng trở nên lớn lao hơn bất cứ lúc nào và đến một thời gian nào đó sẽ là lúc mà Chơn Nhơn trút thần lực xuống cho thể xác. Nếu một tật xấu nào c̣n tồn tại trong thể xác, năng lực của Chơn Nhơn sẽ truyền cho nó một sức mạnh mới : như vậy đối với người chí nguyện sự sa ngă sẽ trầm trọng hơn một người kém tiến hóa. Đối với điều thiện cũng như điều ác, những quyền năng đều có sức mạnh như nhau; vậy trước khi t́m chúng, thí sinh phải tự thanh lọc, v́ sợ e sẽ làm hại kẻ khác và chính ḿnh. Trên Đường Đạo, giai đoạn nguy hiểm nhất nằm ngay sau cuộc Điểm Đạo lần thứ Hai; tính kiêu căng trong lúc ấy là sự nguy hiểm chính yếu, như chúng tôi đă giải thích kỹ trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo [32].
Hăy diệt những dục vọng của con, hỡi đệ tử, hăy làm cho những tánh xấu của con mất hết mănh lực, trước khi bắt đầu thực hiện cuộc hành tŕnh nghiêm trọng.
Hăy bóp chết các tội lỗi của con và làm cho chúng vĩnh viễn câm nín trước khi đặt chân lên nấc thang đầu tiên.
Hăy làm cho tư tưởng con im lặng, và đặt tất cả sự chú ư của con vào Đức Thầy mà con chưa thấy, nhưng con cảm được.
Hăy gom cả lục thức vào trong một thức, nếu con muốn được an toàn trước kẻ nghịch. Thức nầy ẩn trong bộ óc mà đôi mắt yếu ớt của tâm hồn do nơi đó có thể khám phá được con đường hiểm trở dắt đến Sư Phụ con.
Khi lập lại huấn lệnh phải từ bỏ các dục vọng và tật xấu, Đức Aryasanga chứng tỏ rằng sự chú tâm đến phần việc ấy của Ngài rất quan trọng. Không những chúng tăng cường đến vô hạn khi thí sinh càng phát triển, mà c̣n khiến cho trách nhiệm của y càng lớn lao và có thể tạo nên nghiệp quả nặng nề hơn trước.
Cơ quan của giác quan thứ sáu trong bộ óc. Thường con người không dùng đến nó khi đứng trước những đối vật hoặc kinh nghiệm của cuộc sống. Người ta sống trong Thể Vía nhiều hơn. Người ta "thích" vật nầy hoặc "không ưa" vật kia, không lư do nào cả, hoàn toàn không xem xét coi vật đó tốt hay xấu, hoặc hữu ích hay vô ích. Dĩ nhiên người đă quyết định theo con đường huyền bí học không thể hành động như thế. Y phải b́nh tĩnh xét đoán mọi sự việc và đánh giá chúng theo sự lợi ích đối với linh hồn.
Bộ óc cũng chứa nhiều cơ quan khác nhờ đó mới có thể tri giác những ǵ ngoài tầm ngũ quan. Chẳng hạn hạch mũi liên lạc giữa thể xác và Thể Vía. Cũng trong ngăn đó, nhưng ở phía sau một chút, có tùng quả tuyến, liên hệ trực tiếp với Thể Trí và được dùng để truyền những ấn tượng cảm nhận tại cơi Thượng Giới xuống cơi trần. Có những người mở mang hạch mũi trước tiên; những người khác lại bắt đầu mở mang tùng quả tuyến trước; mỗi người phải theo phương áp do chính Sư Phụ của ḿnh chỉ dẫn.
Hỡi đệ tử, con đường trước mặt con c̣n dài và khó nhọc. Chỉ một tư tưởng gợi lại quá khứ mà con đă bỏ lại phía sau cũng sẽ làm cho con rơi xuống và con phải bắt đầu leo lại.
Hăy tận diệt nơi con mọi kư ức về dĩ văng. Chớ ngó lại phía sau, bằng không con sẽ thất bại.
Ở đây Đức Aryasanga c̣n cố ư để cho sự việc trở nên tệ hại hơn để không có ai không thấy con Đường Đạo khó nhọc hơn như họ đă tưởng tượng trước khi bước vào. Con đường đó tương đối không dài, nếu người ta nghĩ rằng nó chỉ tiêu biểu cho mười bốn kiếp chót, trong một loạt hàng trăm hay nhiều ngàn kiếp thường phải trải qua giữa kỳ Điểm Đạo lần thứ Nhứt và lần thứ Năm. Ngoài ra, thường công nghiệp trong mười bốn kiếp đó c̣n có thể hoàn thành trong vài kiếp liên tục, không gián đoạn tại cơi Thiên Đường, để thu ngắn lại thời gian cần thiết. Sự thật con đường có hiểm trở, nhưng không hẳn khó nhọc, chỉ khi nào nghĩ đến mục đích, người ta mới cảm thấy cuộc hành tŕnh sẽ mệt nhọc. Khi được thu nhận vào một học viện, người sinh viên sẽ thấy vô cùng khó nhọc trong ba hoặc bốn năm ở đó, nếu y không thực sự quan tâm đến việc học, mà chỉ nghĩ đến việc đạt được cấp bằng và ra đời. Trái lại, nếu y thảo một chương tŕnh làm việc có phương pháp đưa y đến kết quả hoàn toàn tự nhiên và nếu y thực sự quan tâm đến môn học, y có thể quên những năm dài chờ đợi y, để sống những ngày tốt đẹp hơn trong trường đại học. Trên Đường Đạo cũng thế, công việc thật đầy hứng thú trên phương diện t́nh cảm cũng như lư trí; thật hiển nhiên là người nào đă nghĩ như thế sẽ thấy con đường ngắn hơn do người chỉ lo đạt đến mục đích như một đối tượng duy nhất.
Đối với công phu tham thiền cũng thế. Có những người chuyên chú tham thiền, không t́m thấy chút hứng thú nào, song vẫn kiên tâm, v́ mong được thấy kết quả. Những người khác cảm thấy vô cùng thích thú do đó y đạt được nhiều kết quả hơn. Thí sinh được khuyên không nên nghĩ đến sự tiến bộ riêng tư của ḿnh; y hăy tự quên ḿnh và làm việc cho nhân loại, tự nhiên y sẽ được tiến bộ nhanh chóng. Xét ḿnh và giữ giới là điều cần thiết, nhưng hai việc nầy chỉ có thể so sánh với sự chuẩn bị và vô dầu cho một cái máy, không nên làm như thế măi; chỉ có sự làm việc mới là điều quan trọng.
Đôi khi có lẽ v́ cảm thức bổn phận thúc đẩy, người ta cho là cần thiết bắt buộc phải lo lắng, tư tưởng hay tham thiền như thế nào đó. Tốt lắm, bạn hăy theo đuổi công phu vô vị ấy, nếu nó hiện ra với bạn như thế; nếu lư do của bạn thanh khiết, không bao lâu bạn sẽ thấy sự buồn tẻ nhường chỗ cho một sự hứng thú mới và công phu của bạn sẽ trở thành niềm vui.
Chỉ một tư tưởng hướng về quá khứ cũng đủ lôi thí sinh té xuống đất. Sự thật nầy có thể làm cho mọi người ngẩn ngơ khi nghĩ rằng ḿnh sẽ bước chân vào Đường Đạo, song chưa bỏ được vài tật xấu đặc biệt, dù không mấy nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự sa ngă do ở chính tư tưởng hơn là hành đọng. Như Bà Blavatsky đă nói trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền :
Sự trong sạch tinh thần c̣n quan trọng hơn sự trong sạch của xác thân.... Người ta có thể ít chú ư hoặc không hề chú ư đến hành động, th́ sự hành động đó tương đối ít quan trọng; nhưng nếu người ta nghĩ đến hành động ấy, nếu chú ư đến nó th́ hiệu quả sinh ra sẽ mạnh hơn gấp ngh́n lần. Vậy phải giữ ǵn tư tưởng cho được trong sạch [33].
Về vấn đề nầy, tôi c̣n nhớ một câu của Đại Tá Olcott. Một hôm có một người tha thiết muốn sống cuộc đời cao thượng đến hỏi ông xem y có cần phải bỏ hút thuốc không. Đại Tá đáp : "À, nếu bạn có thể bỏ được, th́ nên bỏ; nếu ngược lại, th́ có nói ǵ cũng vô ích". Chắc chắn là một ư chí dũng mănh và một tư tưởng trong sạch là điều tối quan trọng; nếu không, không thể tiến bộ được, dù xác thân có tinh khiết. Đại Tá diễn tả rất đúng sự kiện ấy, nhưng người ta có thể nói thêm : hút thuốc là một thói quen không sạch sẽ ; nó làm cho nhơ bẩn các thể và thường làm cho kẻ khác rất khó chịu và phiền ḷng. Về phương diện vật chất hậu quả rất tệ hại của thói ích kỷ và dơ bẩn nầy là khói thuốc bị nước miếng làm ướt át bay ra và xâm nhập vào phổi kẻ khác. Đó là một trong những sắc thái ghê tởm của đời sống hiện đại mà chúng ta thường bị bắt buộc phải chịu đựng và hít phải khói thuốc biến chất đó.
Về hiệu quả sinh ra do một tư tưởng bởi bản chất của nó thuộc về quá khứ, Bà Blavatsky c̣n cho biết :
Sinh viên phải coi chừng tư tưởng của ḿnh. Một tư tưởng phát sinh ra trong năm phút có thể phá hủy công phu tu tập trong năm năm và mặc dù lần sau, công phu của năm năm đó được điều chỉnh lại nhanh chóng, nhưng vẫn mất th́ giờ [34].
Ở đây chúng ta phải phân biệt một tư tưởng chỉ bay lơ lửng, rồi xâm nhập vào trí và một tư tưởng thực sự do sự cố ư tạo thành. Chính tư tưởng sau nầy mới gây nhiều tác hại. Một tư tưởng bất chánh có thể len lỏi vào trí, nhưng nếu nó không được tiếp đón, chú ư, khích lệ hoặc làm cho tăng trưởng, th́ sự tai hại không lớn bao nhiêu.
Sự cứu văn nhanh chóng một tư tưởng yếu đuối như thế thật là điều đáng khích lệ. Chính câu ngụ ngôn cổ Hy Lạp nầy nên áp dụng cho mọi người : "mỗi lần người anh hùng thất trận té ngă là mỗi lần người nhận thêm được một sức mạnh mới". Tốt hơn là nên chiến thắng một lần và đừng để té ngă trước, nhưng dù có việc ǵ có xảy ra, rốt cuộc con người vẫn toàn thắng. Trí thông minh và thiện chí sẽ giúp con người hoạch đắc được nhiều kiến thức mà không phải trả giá bằng những kinh nghiệm đắng cay. Cũng thế, người ta có thể biết rằng lửa nóng mà không cần phải đặt tay vào ngọn lửa. Không chóng th́ chầy, con người cần phải thu hoạch được tất cả kinh nghiệm bằng cách nầy hay cách khác.
Con chớ tưởng là con người có thể trừ khử tánh dâm dật bằng cách thỏa măn nó cho đến chán chê : Đó là điều ghê tởm do Ma vương xúi giục. Chính khi con người dung dưỡng thói xấu là làm cho nó thêm to, thêm mạnh, như con sâu to béo ra nhờ sống trong cái hoa.
Đóa hoa hường phải trở lại thành mầm non trên cành mẹ, trước khi con kư sinh trùng ăn thấu đến tim và hút hết nhựa sống.
Cây vàng nảy sinh chồi báu trước khi giông tố làm cho ră rời thân cây.
Vị đệ tử phải phục hồi tuổi thơ ngây mà y đă đánh mất, trước khi tiếng đầu tiên có thể vẳng đến tai y.
Ông Edwin Arnold có nói về Ma vương - theo sự hiểu biết của tín đồ Phật giáo - bằng những ngôn từ nghiêm túc và thấm thía, trong lúc Đức Phật bị cám dỗ trước khi đạt đến sự toàn giác.
Những chúa tể của U minh là Ma vương, biết rằng chính Đức Phật đang ngồi đó, Ngài phải giải thoát cho nhân loại và đă đến lúc Ngài gặp Chân lư và cứu độ thế gian, nên truyền lệnh cho toàn thể ma lực hung ác. Rồi tất cả các ác quỷ đă từng chiến đấu chống lại với Trí huệ và Ánh sáng, xông ra từ hang sâu, vực thẳm để tụ hợp lại; các ác quỷ đó là Arati, Trishna, Raga, và đồng bọn của chúng là quỷ tham dục, quỷ khả ố, quỷ vô minh, quỷ tà dâm, và con cháu của bọn vô minh và sợ sệt, tất cả đều ghét Đức Phật và t́m cách lung lạc tinh thần Ngài [35].
Tuy nhiên, Bà Blavatsky nói cho chúng ta biết rằng : " Ma vương cũng thúc giục sự nẩy nở tinh thần một cách vô ư thức. Sự chống chỏi của Ma vương đối với thí sinh tạo nên cơ hội để phát triển năng lực. Nhà thể dục có thể giơ tay lên xuống dễ dàng để tập cho bắp thịt mạnh khoẻ, nhưng chúng ta phải công nhận rằng nếu y sử dụng quả tạ đôi để tập luyện, y có thể đạt được một sức mạnh như trên trong một thời gian nhanh chóng hơn nhiều. Chính điều ác vẫn được dùng để giúp đỡ điều thiện : một hôm sự thật nầy được một người tiến hóa rất xa về mặt tinh thần và vừa được Điểm Đạo vào bậc rất cao tiết lộ. Trước kia người bị người ta vu oan rất ghê gớm và công nghiệp trọng đại mà người hết ḷng lo lắng đă thất bại. Có nhiều người đến chia buồn với người, song không cần thiết, người đáp : "Tựu trung, tôi vẫn mang ơn những người muốn làm hại tôi; lúc đó tôi không hiểu, nhưng không nhờ họ tôi sẽ không được Điểm Đạo lần ấy". Một người tầm thường chắc phải phẩn nộ ghê gớm hoặc chán nản vô cùng, nhưng đối với một người cao thượng như thế, Ma vương đă làm nảy sinh sức mạnh và người chỉ xót thương tội nghiệp cho nó. Vậy kẻ thù xấu xa nhất cũng có thể trở thành bạn thân của chúng ta, khi y cùng đi một đường với chúng ta.
Dĩ nhiên là không phải sự vô minh mà chính tính thơ ngây của trẻ con mới cần thiết cho sự tiến bộ tinh thần. Ḷng tốt đơn thuần không phải là sự tiến bộ; nó chỉ là sự chuẩn bị để thanh lọc. Sự tiến bộ chính là sự phát triển của Chơn Nhơn trên các cơi của nó ; nó được biểu lộ trong phàm nhơn bởi sức mạnh của tính khí bằng ư chí, t́nh thương và tư tưởng. Trong ba thời kỳ liên hệ giữa Đức Thầy và đệ tử, chính thời kỳ thứ ba và cao hơn nữa là lúc đệ tử sống trong tâm thức trẻ thơ, và trước hết y phải trải qua thời kỳ nhập môn, kế đó mới được nhận làm đệ tử thiệt thọ và qua giai đoạn thứ ba trở thành con của Đức Thầy
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG MƯỜI HAI
NHỮNG BƯỚC SAU CÙNG
Ánh sáng đến từ Sư Phụ duy nhất, ánh kim quang thiêng liêng độc nhất phóng ra những luồng ánh sáng rực rỡ xuống cho đệ tử vào buổi sơ khai.
Những tia sáng đó xuyên qua những đám mây vật chất dày đặc và đen tối.
Những tia sáng đó chiếu diệu đó đây như những tia nắng chiếu sáng trái đất xuyên qua đám lá dày đặc của rừng già. Nhưng hỡi đệ tử, trừ phi xác thân con thụ động, đầu con lạnh, linh hồn con vững vàng và tinh khiết như viên kim cương sáng rỡ, bằng không th́ tia sáng sẽ không soi thấu đến thâm cung, ánh sáng sẽ không ấm áp con tim và những tiếng diệu huyền từ cơi Akasha sẽ không thấu đến tai, dù có chú ư lắng nghe đến đâu, trong thời kỳ thứ nhứt.
C. W. L. Giống như mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng sau những cụm mây, Chơn Ngă bao giờ cũng bủa rải ánh sáng của nó xuống cho người chí nguyện. Từ cơi cao đó, những tia linh cảm và trực giác thỉnh thoảng len lỏi vào tâm trí đen tối của chúng ta trong những lúc mà chúng ta gọi là những giây phút sáng suốt. Chúng ta nên t́m cách nắm lấy những giây phút tuyệt diệu đó, giữ chúng lại bằng trí tưởng tượng, tha thiết với chúng bằng sự tham thiền như thế là làm cho đời sống chúng ta giống như hạt kim cương trong bản văn.
Về những "âm thanh thần bí của cơi akasha cao siêu", Bà Blavatsky đă chú thích như sau :
Những âm thanh huyền bí đó là những âm điệu du dương mà tu sĩ khổ hạnh nghe được lúc khởi đầu chu kỳ tham thiền của y, được các nhà Yogis gọi làAnahatashabda. Anahata là Luân xa thứ tư.
Luân xa thứ tư là trung tâm ở vùng quả tim. Trong khi tham thiền, tâm thức tập trung vào quả tim, chính là lúc nó mẫn cảm hơn hết đối với linh hồn thiêng liêng hay Chơn Ngă siêu việt. Đối với tam thể thượng, atma - buddhi - manas, quả tim là trung tâm của xác thân. Đầu là trụ sở của con người nội tâm trí thức ; trong bảy ngăn của nó có chứa nhiều cơ năng khác nhau (gồm cả hạch mũi và tùng quả tuyến). Trong khi định trí, con người có thể di chuyển tâm thức của ḿnh từ bộ năo xuống quả tim, phải liên kết dục vọng Hạ Trí (Kama-manas) với Thượng Trí (higher manas) xuyên qua Hạ Trí. Mà Hạ Trí, khi được thanh lọc và giải thoát khỏi kama rồi, th́ được gọi là antahkarana; bấy giờ nó ở trong trạng thái có thể nhận được vài h́nh ảnh của tam thể thượng. Tâm thức cao siêu đó cố gắng điều khiển nó bằng ư thức riêng của ḿnh, nhưng con người không thể hướng dẫn tâm thức trước khi được hiệp nhất trí huệ Bồ Đề ( buddhi-manas ). Giải thích trên đây là tóm lược những chú thích về mấy bài thuyết giảng của Bà Blavatsky, thuộc phần phụ chú trong quyển ba của Bộ Giáo Lư Bí Truyền [36] .
Theo truyền thuyết Ấn Độ, khi kundalini đi lên nó giải trừ những đức tánh của các chakras mà nó đi ngang qua và chỉ mang theo những tinh hoa của chúng. Khi nó lên đến luân xa thứ tư là luân xa ở quả tim, nhà Yogi nghe được âm thanh phát xuất từ cơi cao, gọi là anahata-shabda. Shabda là âm thanh; an-ahata có nghĩa là : "không va chạm" ; vậy chính âm thanh nầy không do sự va chạm nào phát ra. Từ ngữ nầy tượng trưng cho những ǵ ở trên các cơi của phàm nhơn. Về phương diện nầy, người chí nguyện bắt đầu tiếp xúc với tam thể thượng. Nếu người ta muốn cho sự tiếp xúc giữa Thượng Trí và Hạ Trí được đầy đủ hơn, th́ trong khi tham thiền không nên lưu luyến đến những ǵ thấp hèn. Cách tham thiền dưới đây được dịch trong Kinh Gheranda Samhita là một trong các phương pháp tham thiền về trung tâm quả tim. Nó cho chúng ta thấy nhà Yogi từ từ xa ĺa hoàn cảnh chung quanh và tập trung sự chú ư vào lư tưởng của y.
Y phải tưởng tượng ở vùng quả tim ḿnh một đại dương bao la đầy nước cam lồ. Trên mặt nước đó nổi lên một ḥn đảo tuyệt đẹp bằng bảo ngọc. Nơi đây cát là vàng chiếu óng ánh và rải rác đó đây, những đồ đạt bằng châu báu. Ngoài băi biển rợp bóng cây trổ hoa vô số. Trên đảo mọc những cây kiểng lạ, nào cây to, cây nhỏ, dây leo, giống có tỏa hương thơm ngào ngạt khắp nơi.
Muốn thưởng thức trọn vẹn vị ngọt ngào thiêng liêng, chúng ta phải tưởng tượng ở đó mọc lên một cây rất kỳ diệu mà những nhánh nhóc vươn dài thật xa, mang nhiều trái hiến dâng cho mọi người. Đó là bốn học thuyết có uy thế bảo tŕ thế gian. Ở đây không có loại quả, hoa nào biết chết chóc, khó nhọc ; làm bạn với chúng có đàn ong kêu vo vo và chim đỗ quyên cất tiếng hát dịu dàng.
Bấy giờ dưới bóng cụm cây êm đềm đó hiện ra một Thánh Điện hồng ngọc rực rỡ. Kẻ tầm Đạo sẽ gặp nơi đây Đấng mà mọi người vô cùng kính yêu ngồi trên ngai báu như trong một chánh điện. Theo lời chỉ dẫn của Sư Phụ y, kẻ tầm Đạo suy tư thật lâu về H́nh dáng Thiêng Liêng đó, về sắc tướng và những biểu hiện của Ngài [37]
Ít nữa là phải nghe, con mới có thể thấy. Ít nữa là phải thấy, con mới có thể nghe. Nghe và thấy chính là giai đoạn thứ hai.
. . . . . . . . . . . . . . . . .
Chúng tôi đă giải nghĩa hai động từ thấy và nghe [38] . Trừ phi thí sinh có thể đáp ứng với tiếng nói bên trong, nghĩa là trừ phi sinh viên hiểu được các luật Thiêng Liêng, nếu không, y chẳng bao giờ thấy được ngoại vật đúng với chân tướng của nó. Y phải tập nh́n các đối tượng vật chất bằng cặp mắt của tinh thần như có lần một vị Chơn Sư đă dạy. Khi y thấy những đối tượng vật chất hay ngoại vật theo lối ấy, y sẽ càng ngày càng hiểu tiếng nói nội tâm. Điều nầy nhắc chúng ta phải vừa tham thiền vừa rút kinh nghiệm thực tế. Trong đời sống của một người bận rộn, y không dừng lại để suy tư về cuộc sống của ḿnh, như vậy y sẽ không hiểu được ư nghĩa của những việc xảy ra trong đời của y bao nhiêu; mỗi ngày chúng ta phải dành một ít th́ giờ để ánh sáng nội tâm soi sáng rọi những việc ấy. Mặt khác, sự giam ḿnh trong một thư pḥng và dành tất cả th́ giờ của ḿnh để suy tư cũng không thật hữu ích; giống như thế, người sẽ tạo ra một số ư niệm sai lầm, v́ kinh nghiệm rất cần để sửa đổi và mở rộng sự tham thiền. Hăy duy tŕ sự quân b́nh giữa nội tâm và ngoại giới, đó chính là điều người thí sinh phải thực hiện. Phải t́m kiếm sự điều ḥa, đó là thuật ngữ đă được sử dụng và không ngớt lập lại trong Kinh Gita.
Trong hệ thống thiêng liêng, thế giới nội tâm và ngoại cảnh đều hoàn toàn phù hợp nhau về mọi phương diện. Bà Blavatsky có nói trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền :
Trong phạm vi của những mănh lực huyền bí, một âm thanh tai phàm nghe được chỉ là một màu sắc chủ quan; một màu sắc có thể tri giác được chỉ là một âm thanh không nghe được [39].
Chính màu sắc được đề cập đến ở đây chứ không phải h́nh thể ; do đó, nói như thế đúng hơn, và trong thực tế chúng ta chỉ thấy màu sắc chứ không phải h́nh thể.
Không thể nói một cách chính xác tại sao sự ḥa hợp giữa sự nghe và sự thấy đó gọi là giai đoạn thứ hai. Chúng ta không hiểu hệ thống của Đức Aryasanga bao gồm những ǵ, v́ ở đây có một tấm màn bao phủ thuyết của Ngài. Đường chấm thay thế cho một đoạn thiếu sót, liên hệ đến giai đoạn thứ ba. Sau thiếu sót đó, khi giáo lư được bổ túc, chúng ta sẽ thấy Đức Aryasanga định nghĩa những bước sau cùng đúng như trong Yoga Sutras, nghĩa là : 5) pratyahara hay là kiểm soát trọn vẹn các giác quan, 6) dharana hay định trí, 7) dhyana hay tham thiền, sau cùng 8) samadhi hay nhập định.
Khi đệ tử thấy và nghe, ngửi và nếm trong khi mắt và tai đóng lại, miệng và mũi bịt lại ; khi bốn giác quan hỗn hợp làm một và sẵn sàng nhập vào giác quan thứ năm, nội xúc giác, bấy giờ con đă qua được giai đoạn thứ tư.
Nhiều nhà Yogi ngậm miệng nín thở trong lúc tham thiền hay xuất thần. Họ để các ngón tay theo cách để giữ kín mắt, mũi và miệng, hơn nữa, họ uốn lưỡi lên cho đến phía sau khoảng trống trên miệng để không cho không khí vào. Phép thực tập ấy các nhà Hatha yoga gọi là khechari mudra. Các nhà Raja yoga không làm như thế và ở đây chúng tôi cũng không khuyến khích thực hành phương pháp đó, đệ tử có thể nhắm mắt và vẫn nhận định được (hay cảm thấy trên cơi Thiên giới) những cảm giác thuộc về khứu giác. Muốn vượt lên một trạng thái cao siêu hơn, y phải tập luyện nội xúc giác, tức thính giác. Khi y chú ư nghe tiếng nói vô thinh và theo dơi nó cho đến các chi tiết càng lúc càng tinh vi, đến lúc y đạt đến giai đoạn pratyahara, tức chế chỉ tất cả những cảm giác nội giới cũng như ngoại cảnh, những cảm giác pḥng học tập cũng như cảm giác ở pḥng vô minh. Phép thực hành nầy được mô tả trong câu châm ngôn sau đây :
Hỡi kẻ diệt tư tưởng, trong giai đoạn thứ năm tất cả đều phải diệt trừ một lần nữa cho đến khi không thể nào sống lại được.
Đối với mọi người, hầu như thường xảy ra việc người ta không chú ư đến ngoại cảnh, chẳng hạn như trong lúc đọc sách hay say mê đặc biệt; lúc bấy giờ người ta không đáp ứng với những cảm giác sinh ra do mùi hương, cảnh vật hoặc âm thanh. Khả năng tự đặt ḿnh tùy thuộc vào ư chí trong điều kiện nầy gọi là pratyahara; nó chuẩn bị cho sự tham thiền thực sự có hiệu quả. "Diệt trừ cho đến khi nó không thể sống lại được" chỉ có nghĩa các giác quan, giống như những con chó giỏi, sẽ nằm xuống theo lệnh và chỉ đứng lên khi được gọi. Ở đây có một chú thích như sau :
Điều nầy có nghĩa là đến giai đoạn phát triển thứ sáu, trong huyền bí học gọi là Dharana, mỗi giác quan có tính cách như một quan năng riêng biệt phải bị " tiêu diệt " ( hay làm cho tê liệt) tại cơi giới nầy bằng cách cho nó đến nhập vào giác quan thứ bảy siêu việt hơn.
Trong pháp môn Yoga, Dharana là giai đoạn thứ sáu, theo Kinh Yoga Sutras ; đó là sự tập trung tinh thần mà chúng ta đă khảo cứu [40] ; nó được thực hành sau giai đoạn pratyahara. Cái Trí hay Chitta được xem như giác quan thứ sáu ; do đó khi thực hành dharana đă trọn vẹn, Cái Trí ngưng hoạt động, không c̣n liên hệ với những đối vật của thế giới bên ngoài, lúc ấy trực giác được gọi là giác quan thứ bảy liền biểu lộ. Đời sống giáo hóa chúng ta bằng hai cách, thứ nhứt là những bài học mà chúng ta thu thập được ở thế gian và thứ hai là trực giác hay ảnh hưởng của cái ngă nội tâm (Chơn Nhơn). Khi con người tiến dần trên Đường Đạo, trực giác của y sẽ gia tăng và sẽ ít lệ thuộc những bài học của thế gian hơn. Nói cách khác, chính những người sử dụng các quan năng tâm linh của ḿnh sẽ rút ra từ một ít kinh nghiệm, nhiều lợi ích hơn những người từng trải nhiều kinh nghiệm ở đời. Nhờ sự hoạt động của trí thông minh, người tiến hóa cao sẽ nhận rơ được tầm mức quan trọng nơi những sự việc nhỏ mọn nhất, trong khi Cái Trí chưa tiến hóa chỉ hoạt động theo sự hiếu kỳ. Nó luôn luôn khao khát sự mới lạ, v́ tư tưởng c̣n yếu ớt, nên ư nghĩa hiển nhiên của những sự việc tầm thường, đă bị vét cạn nhanh chóng (tư tưởng của nó không thể khai thác một cách sâu xa những sự kiện tầm thường). Chính Cái Trí trong phạm vi kinh nghiệm tôn giáo nó đă đ̣i hỏi những phép lạ, nhưng rốt cuộc lại mù quáng trước vô số phép lạ đang vây bọc chung quanh ḿnh.
Hăy giữ trí con riêng biệt với mọi đối tượng bên ngoài, với mọi cảnh vật ở ngoại giới. Hăy gác qua một bên những h́nh ảnh bên trong, v́ sợ e nó rọi bóng tối lên ánh sáng linh hồn.
Bây giờ con ở trong Dharana, giai đoạn thứ sáu.
Trong khi thực hành phép tập trung tư tưởng, luôn luôn cần phải đồng thời xem xét những nguyên nhân gây sự gián đoạn bên ngoài lẫn bên trong. Phải ngăn cản Cái Trí đừng cho nó quan tâm đến một đối tượng ngoại tại nào, nếu không, dù một tiếng động nhỏ nhứt cũng gợi tính hiếu kỳ của nó và gây phương hại cho sự định trí. Chúng ta cũng phải ngăn không cho gợi ở chính ḿnh những h́nh ảnh liên hệ đến quá khứ cũng như tương lai; trong khi luyện tập, đừng để ư đến những ǵ đang xảy ra hôm qua hoặc những ǵ có thể xảy đến trong ngày mai. Khi sự tập trung đă được hoàn bị rồi, th́ bắt đầu giai đoạn kế đó, là giai đoạn thứ bảy, được gọi là dhyana, hay tham thiền.
Khi con được vào giai đoạn thứ bảy, th́ hữu phước thay, con sẽ không c̣n nhận thấy Ba Ngôi thiêng liêng nữa, v́ chính con sẽ trở nên Ba Ngôi đó : chính con và Cái Trí giống như hai kẻ song thai đứng cạnh nhau, và ngôi sao vốn là mục đích chiếu sáng trên đầu con vậy. Ba Ngôi ở trong cảnh vinh quang và toàn phúc vô biên bấy giờ đă mất cả danh xưng trong thế giới Ảo Mộng. Chúng đă trở thành một ngôi sao duy nhất, ngọn lửa cháy không bao giờ tàn, lửa ấy là Upadhi của sự cháy sáng.
Hỡi nhà Yogi thành đạt, chính đó là cái mà người ta gọi là Dhyana, kẻ thực sự đến trước cửa Samadhi.
Trên Đường Đạo người chí nguyện đi từ dharana đến dhyana, từ sự tập trung tư tưởng đến tham thiền, kế đó y mới đạt đến tâm thức Bồ Đề. Cái đó "chính là y" vậy. Cái Trí được đề cập ở đây là Thượng Trí và Hạ Trí đă trở nên yên lặng. Nguyên lư của manas đă được chuyển qua thể Bồ Đề đến nỗi chúng giống như "hai trẻ song thai đứng ngang nhau", đó là hai góc trong một tam giác, như chú thích sau đây :
Mỗi giai đoạn phát triển trong Raja Yoga được tượng trưng bằng một h́nh kỷ hà học. H́nh nầy là một tam giác thiêng liêng và đứng trước Dharana. H́nh tam giác là biểu hiệu của những đệ tử cao cấp, c̣n một h́nh tam giác theo kiểu khác là biểu tượng của những vị đệ tử đă được Điểm Đạo ở bậc cao. Đó chính là biểu hiệu " Ta " mà Đức Phật đă đề cập đến và Ngài dùng như một biểu tượng cho sự hóa thân của Đức Như Lai (Tathagata ) khi Ngài thoát khỏi ba phương pháp của Prajna (Bát Nhă ). Khi vượt qua khỏi những giai đoạn sơ khởi và hạ đẳng, vị đệ tử không c̣n thấy h́nh tam giác nữa, mà chỉ thấy sự tóm tắt của bảy nguyên lư trọn vẹn. H́nh dáng thật sự của nó không thể công bố ở đây v́ hầu như chắc chắn những kẻ phỉnh lừa sẽ cướp lấy và sử dụng chúng vào những việc phạm thượng và bất chánh.
Ngôi sao chiếu sáng trên đầu chúng ta là Atma. Nhưng theo Bà Blavatsky nói trong một chú thích khác, nó cũng tượng trưng cho ngôi sao của cuộc lễ Điểm Đạo chiếu rực rỡ trên đầu người Đạo đồ. Như mục tiêu được theo đuổi là cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư, tức là cuộc Điểm Đạo của vị La Hán, chính ngôi sao của cuộc Điểm Đạo dẫn đến cơi Niết Bàn là mục đích của nó.
Trong lúc đó, thay v́ tưởng tượng trong trí, mắt hướng lên trời để nh́n tam thể thượng (atma-buddhi-manas) như nó ở trên đầu ḿnh lúc trước, người ta ở trong trạng thái Bồ Đề v́ manas đă hiệp nhất với Bồ Đề (buddhi), tạo thành manas -taijasi. Sự tham thiền của người Đạo đồ trong giai đoạn nầy sẽ đưa đến sự hiệp nhất giữa Buddhi và Atma ; khi sự hiệp nhất nầy thành tựu, tam thể thượng trở nên một ngôi sao duy nhất, được mô tả trong một chú thích như "nền tảng ( Upadhi ) của ngọn lửa không bao giờ đạt đến được, bao lâu vị tu sĩ c̣n sống trên thế gian nầy". Nhiên liệu là phàm nhơn ; lửa là ba ngôi tinh thần ấy; ngọn lửa là Chơn Thần. Bao giờ c̣n sống trong xác phàm, chính vị Chơn Tiên cũng không đạt đến trạng thái Chơn Thần một cách trọn vẹn. Bà Blavatsky đă thêm vào những câu sau đây :
Dhyana là thời kỳ áp chót tại quả địa cầu nầy, trừ phi con người trở thành một vị Mahatma hoàn toàn. Như người ta đă nói, trong trạng thái nầy, nhà Raja Yogi c̣n ư thức trong tinh thần về tự tánh của y và về sự tác động của những nguyên lư cao siêu của y. Tiến thêm một bước nữa, y sẽ vượt qua cơi thứ bảy (hay thứ tư của các trường phái khác). Theo các phái nầy, sau khi thực hành Pratyahara - sự luyện tập sơ khởi để kiểm soát Cái Trí và tư tưởng - gồm cả ba giai đoạn Dharana, Dhyana và Samadhi nhập làm một, gọi là Sannyama. Samadhi là trạng thái trong đó vị hành giả mất ư thức về cá nhân, kể cả chính y. Y trở thành Tất cả.
Điều ấy có nghĩa là ba giai đoạn nầy mất hết danh xưng của chúng. Đây không phải là những sắc tướng, v́ cơi riêng của chúng là cơi tâm thức. Những cơi thấp của phàm nhơn là cơi của h́nh tướng; đó là cơi của danh xưng hay "ư nghĩa", nhưng Chơn Thần ở trên tất cả danh xưng, vượt ra ngoài tất cả những ǵ mà người ta gọi là tâm thức.
Kế đó bản văn cho thấy người chí nguyện bây giờ đă trở thành vị La Hán, y đă đạt đến mục đích của sự cố gắng bàn luận trong đoạn nầy.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG MƯỜI BA
MỤC ĐÍCH
Và bây giờ tiểu ngă của con đă biến mất trong Đại Ngă, chính con đă tự mất trong Chơn Ngă của con, ch́m trong Đại Ngă mà trước kia con đă từ đó phóng ra ngoài.
Hỡi đệ tử, c̣n đâu là cá tính của con, cho đến chính cả con cũng không c̣n. Đó là tia sáng đă mất trong lửa, giọt nước đă mất trong biển cả, tia sáng luôn luôn hiện hữu đă trở nên Toàn thể và sự phóng quang bất diệt.
Hỡi đệ tử, bây giờ con vừa là diễn viên và vừa là khán giả, vừa là vật phóng quang và vừa là sự phóng quang, là ánh sáng trong âm thanh và âm thanh trong ánh sáng.
C. W. L. Đến một lúc nào đó của cuộc sống, con người hiểu rằng phàm nhơn chỉ là "cái đó" và do đó mới di chuyển trung tâm ư thức của y đến Chơn Ngă cao siêu. Cũng thế, đến một lúc, nhờ kinh nghiệm riêng, con người đă khám phá ra được tâm thức chỉ là cái "bạn" chứ không phải cái "tôi" . Bấy giờ - chính lúc đó hay thời kỳ Điểm Đạo lần thứ Tư - phàm ngă tan biến trong Chơn Ngă và những ǵ mà con người nghĩ hoặc cảm thấy là cá biệt của ḿnh đều biến mất. Cũng thế, khi con người đạt đến trạng thái Bồ Đề, y sẽ hiểu biết và chấp nhận tâm thức của kẻ khác cũng là tâm thức của ḿnh và cảm thấy những nỗi buồn vui của họ như của ḿnh - cũng thế, bấy giờ người ấy chỉ thấy một cái " Tôi "chân thật duy nhất trong tất cả.
Kinh Bhagavad-Gita phân biệt người Đạo đồ bậc thấp với vị La Hán do trạng thái tâm thức ở cơi Bồ Đề và cơi Niết Bàn. Trong trạng thái thứ nhứt, con người thấy trong tất cả vạn vật chỉ có một Chơn Ngă duy nhất; nhưng trong trạng thái thứ hai, y thấy tất cả vạn vật đều là thành phần của Chơn Ngă duy nhất.
Theo Yoga Sutras, đó là trạng thái Kaivalya, trạng thái “hiệp nhất ", giải thoát. Vừa hoàn toàn đạt được trạng thái ấy th́ sự phân biệt giữa kẻ thấy và vật bị thấy, giữa đối tượng và chủ thể, liền chấm dứt.
Con đă quen với năm mối chướng ngại, hỡi kẻ hữu phước. Con đă chiến thắng cả năm, làm chủ cái thứ sáu, giải phóng bốn thể thức của chân lư.
Ánh sáng chiếu sáng chúng tự nơi con phát ra, nầy con, xưa kia con là đệ tử mà ngày nay con là Sư Phụ.
Và đối với bốn thể thức chân lư đó :
Con há chẳng đă kinh nghiệm mọi sự khốn khổ sao - nó là chân lư thứ nhứt ?
Con há đă chiến thắng được Ma vương ở Tu , nơi cửa đại hội sao -- đó là chân lư thứ nh́ ?
Con há chẳng đă tiêu diệt được tội lỗi ở nơi cửa thứ ba và hoạch đắc chân lư thứ ba sao ?
Con há chẳng đă vào trong Tau, con đường dẫn đến trí huệ sao - đó là chân lư thứ tư ?
Và Bà Blavatsky thêm :
Theo Phật giáo Bắc Tông, bốn thể thức chân lư là : Ku, đau đớn hay sự khổ ; Tu, toàn thể sự cám dỗ ; Mu, tiêu diệt sự cám dỗ, và Tau, con đường diệt khổ. Năm "chướng ngại" là nhận thức được sự đau khổ, chân lư về sự yếu đuối của con người ; những giới hạn khốn khó và sự cần thiết tuyệt đối phải ĺa bỏ tất cả những dây trói buộc của t́nh dục và ngay cả những dục vọng ; sau nầy là "con đường giải thoát".
Đức Phật chúng ta đă dạy cho nhân loại " Tứ diệu đế " là:
Khổ, Nguyên nhân của sự khổ (Tập), Sự diệt khổ (Diệt), và Con đường diệt khổ (Đạo). Những chân lư nầy được Sir Edwin Arnold tŕnh bày cho người Tây phương trong một tác phẩm bằng trường thi diễm tuyệt và đúng đắn vô cùng, có nhan đề là Ánh Đạo Đông Phương, mà chúng tôi xin trích lục một đoạn dưới đây. Những người muốn t́m cảm hứng trên con Đường Đạo nên đọc toàn bộ tác phẩm.
Nầy chư thiện hữu, nếu chư thiện hữu muốn theo con đường trung dung do chánh kiến vạch ra và sự an tịnh vững vàng, nếu chư thiện hữu muốn theo con đường siêu việt để đến cơi Niết Bàn, th́ hăy nghe bốn chân lư cao cả sau đây.
Chân lư thứ nhứt là Khổ đế. Chớ nên để bị lầm lẫn nữa; cuộc đời mà chúng ta yêu mến là một cơn hấp hối triền miên; chỉ có sự khổ năo được lưu lại, trong khi sự vui thú như đàn chim vui hót rồi bay đi.
Sinh khổ, khổ v́ những ngày tuyệt vọng, khổ v́ tuổi thanh xuân bồng bột và tuổi trưởng thành hoàn hảo, khổ v́ những năm lạnh lẽo và u ám của tuổi già, và sau cùng khổ v́ sắp ĺa đời, đó là tất cả những ǵ đă lấp đầy cuộc sống đáng thương của chúng ta.
T́nh yêu là một thứ ǵ rất êm dịu, nhưng một ngày kia ngọn lửa thiêng liêng sẽ liếm láp h́nh hài kiều diễm mà chúng ta đă từng ôm ấp và khuôn mặt xinh tươi mà chúng ta đă từng môi kề má cọ. Dũng cảm như một vị tướng quân, mà một ngày kia thi thể cũng đành phải cho kênh kênh cấu xé.
Đất đai huy hoàng tráng lệ, nhưng tất cả sinh vật trong rừng vẫn âm mưu tương tàn nhau để sinh sống. Bầu trời xinh đẹp như ngọc lam xanh biếc, nhưng những kẻ đói khát kêu van thảm thiết vẫn không được một giọt nước thấm giọng.
Nếu chúng ta thử hỏi những kẻ đau yếu, những kẻ khốn khổ, thử hỏi những kẻ khập khểnh chống gậy, lạc loài, bơ vơ xem : " Các ông có yêu đời chăng ? " Họ sẽ đáp rằng trẻ con vừa mới lọt ḷng mẹ đă cất tiếng khóc thật có lư lắm.
Chân lư thứ hai là nguyên nhân của sự khổ (Tập đế ). Có sự khổ năo nào mà tự dưng nó đến mà không do Dục Vọng sinh ra ? Giác quan là đối tượng của nó vừa gặp nhau là lửa dục t́nh đă bùng cháy dữ dội.
Trishna, lửa dục t́nh và sự thèm khát cũng bùng cháy như thế, chúng ta theo đuổi một cách cuồng loạn những h́nh bóng, chúng ta đắm mê trong mộng ảo; chúng ta sống bằng cái tôi giả tạo, và xây dựng chung quanh nó một thế giới giả tưởng.
Mắt chúng ta mù loà trước ánh sáng cao cả, tai chúng ta điếc lác dưới những lời êm dịu như gió hiu hiu từ trời Âu đă bay đến, miệng chúng ta câm nín trước tiến kêu của đời sống chân thật mà kẻ đă dứt bỏ đời sống giả dối c̣n giữ lại.
Do đó mới có những cuộc tranh đấu, những cảnh dâm loàn tạo ra giặc giả dưới thế gian, do đó mới có những tâm hồn yếu đuối bị lường gạt, mắt đầy lệ đắng cay; do đó những dục t́nh, ham muốn, phẩn nộ, hiềm thù mới gia tăng; như thế những tháng năm tàn nhẫn cứ măi trôi qua.
Chân đẫm máu, chạy theo những năm nhuộm máu đồ sát. Bởi đó, nơi nào hạt giống lành phải nẩy nở, th́ cỏ dại lại đâm chồi, đem lại toàn là rễ và hoa đầy nọc độc; nơi nào đất tốt, hạt giống quư cũng khó rơi xuống để mọc lên.
Rồi linh hồn ra đi sau khi đă uống đầy nước nhiễm độc, và nghiệp quả bắt nó trở lại sự khao khát mănh liệt được uống lại nữa ; bị giác quan kích thích, cái Ngă bồng bột bắt đầu lại và gặt hái những nỗi thất vọng mới.
Chân lư thứ ba là sự chấm dứt đau khổ ( Diệt đế ). Chính sự an tĩnh mới thắng được sự ái ngă và sự tham sống, mới nhổ hết được tận gốc rễ thâm sâu của dục t́nh và b́nh định được sự chiến đấu của nội tâm.
Phải có t́nh thương để củng cố vẻ đẹp vĩnh cửu; phải tự chủ để hưởng thụ vinh quang và phải hoan hỷ để sống cao hơn các chư thiên; và người ta giàu sang vô cùng.
Sở dĩ giàu có như thế ; v́ đương sự đă giúp đời, đă hoàn thành bổn phận từ thiện, đă thốt ra những lời nhân hậu và sống một cuộc đời thanh khiết: sự giàu sang đó sẽ không bị hư hoại giữa ḷng đời và không có sự chết chóc nào làm suy giảm giá trị của nó.
Chừng đó sự đau khổ sẽ biến mất, v́ ṿng Sinh Tử đă chấm dứt ; dầu đă cạn rồi làm sao đèn có thể cháy? Món nợ xưa đă được thánh toán, nghiệp quả mới đă sạch; nên con người mới đạt được chí phúc.
* * *
Chân lư thứ tư là con đường diệt khổ ( Đạo đế ). Con đường nầy được mở rộng cho tất cả mọi người, không hề phân biệt. Đó là Bát Chánh Đạo, đưa chúng ta đi thẳng đến chốn an lạc là nơi ẩn náo cuối cùng của chúng ta. Chư thiện hữu hăy lắng nghe.
Có nhiều nẻo đến đỉnh núi phủ đầy tuyết, chung quanh quấn quít những đám mây vàng ; dù leo lên những con đường êm ái hay hiểm trở, người ta cũng sẽ đến đỉnh núi, ở đó sẽ thấy một thế giới mới lạ hiện ra.
Những người có đôi chân khỏe mạnh có hể đương đầu với con đường dốc đứng và nguy hiểm vượt thẳng lên đường núi, những người yếu đuối bắt buộc phải đi ṿng quanh bằng con đường xa hơn, có nhiều trạm nghỉ.
Đó là con đường Bát Chánh - dẫn đến sự an lạc ; nó có nhiều dốc khi th́ lơi, khi th́ thẳng đứng. Linh hồn can đảm sẽ đến sớm, linh hồn yếu đuối sẽ đến trễ, nhưng tất cả đều sẽ đến vùng tuyết phủ sáng tươi rực rỡ [41].
Năm chướng ngại ngăn bước tiến của thí sinh muốn đạt quả vị La Hán có thể giải thích theo nhiều cách. Đó là năm chướng ngại mà Bà Blavatsky trưng dẫn trong chú thích chúng ta vừa kể, hay là năm chướng ngại đầu tiên, hoặc cũng là năm Kleshas được đề cập trong Yoga Sutras mà chúng ta vừa bàn đến.
Và bấy giờ con hăy an nghỉ dưới cội Bồ Đề, đó là sự toàn tri, v́ con nên biết, con là bậc thầy về Samadhi - trạng thái tri kiến không thể lầm lạc.
Con hăy nh́n xem ! Con đă trở nên ánh sáng, trở nên âm thanh, con là Sư Phụ, là Thượng Đế của con. Chính con là đối tượng t́m kiếm của con : là tiếng nói bất diệt vang rền trong vĩnh cửu, ngoài ṿng biến đổi, bảy âm thanh nhập làm một, đó là Tiếng Nói Vô Thinh.
Aum Tat Sat.
Câu cuối cùng Aum Tat Sat là thành phần của Kinh Mahavakyams hay "Đại ngôn" của người Ấn Độ. Chúng ta đă t́m hiểu ư nghĩa của chữ Aum, chữ Tat có liên quan đến Đấng Tối Cao. Theo triết học, các đại danh từ “nó”, “y” không thể sử dụng để chỉ Ngài, do đó người ta mới dùng chữ Tat nghĩa là “Cái đó", nghĩa là "Chơn Ngă". Tiếng nầy có nghĩa là thực tại chính là Cái đó. Những công nghiệp tốt đẹp đều bắt đầu và chấm dứt bằng tư tưởng ấy.
PHẦN THỨ HAI
HAI CON ĐƯỜNG
CHƯƠNG THỨ NHỨT
CÁNH CỬA ĐƯỢC MỞ RỘNG
C. W. L. Bây giờ chúng ta bước qua phần thứ hai của quyển Kim Huấn Thư do Bà Blavatsky dịch, có nhan đề là Hai Con Đường. Phần nầy không nhất thiết tiếp theo phần thứ nhứt, được gọi là Tiếng Nói Vô Thinh, mặc dù câu mở đầu là lời nhắn người vừa mới đắc quả La Hán. Không có ǵ chứng tỏ có sự liên quan đặc biệt giữa ba phần. Chúng ta chỉ nên xem như ba tác phẩm rơ rệt luận giải cùng đề tài một cách hơi giống nhau. Tuy nhiên đối với người chí nguyện khi nghe lập lại giáo lư về Đường Đạo dưới những h́nh thức hơi khác nhau là một sự lợi ích lớn lao; sự nghiên cứu mới nầy sẽ làm sống lại nhiệt tâm của y, lôi cuốn sự chú ư của y trên những điểm mà y bỏ qua và thường thường mở rộng quan điểm của y.
Phần đang tŕnh bày bắt đầu bằng lời kêu gọi nhắn nhủ với vị đệ tử đă đạt đến đỉnh cao của Đường Đạo và vấn đề được đặt ra là : y sẽ tiếp tục tiến tới để hưởng sự chí phúc tại cơi Niết Bàn mà không cần bận tâm đến những kẻ đến trễ, hoặc vừa đặt chân lên ngưỡng cửa, y sẽ quay lại để giúp đỡ kẻ đang leo lên ?
Và bây giờ đây, bạch Sư Phụ Từ Bi, xin Ngài chỉ đường cho kẻ khác. Ngài hăy xem, tất cả những kẻ đến gơ cửa xin được thâu nhận ở trong cảnh dốt nát, tối tăm đang chờ mong cửa Diệu Pháp mở rộng.
Tiếng của các thí sinh :
Hỡi Đức Thầy Từ Ái, Ngài đành chẳng tiết lộ Tâm pháp sao ? Ngài đành từ chối, chẳng d́u dắt tôi tớ của Ngài vào Con đường Giải thoát sao ?
Trong thời hiện đại, trước hết đoạn đầu trong phần nầy dường như có hơi kỳ lạ. Con đường mở rộng khắp nơi và cho tất cả mọi người - không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nam nữ, giai cấp hay màu da - chỉ cần thừa nhận lời chỉ dẫn để đi trên Đường Đạo; đó là ư niệm rất quen thuộc với chúng ta. Trong những hoàn cảnh như thế, tại sao có những người ch́m đắm trong cảnh tối tăm, đang chờ đợi cảnh cửa mở ra cho họ ?
Sự thật là vào thời kỳ Đức Phật của chúng ta đang truyền bá giáo lư của Ngài tại Ấn Độ, Đạo Bà la môn đă trở nên rất khắc nghiệt. Ban đầu tôn giáo nầy có tính cách rất hoan hỷ và tự do, nhưng trải qua nhiều thế kỷ, các giáo sĩ và vua chúa đă mở rộng hệ thống giai cấp với tất cả mọi thứ chi tiết. Vào khoảng 10.000 năm trước Thiên Chúa, khi giống dân Aryans di cư xuống bán đảo, th́ tại đồng bằng Ấn Độ đă có nhiều giống dân Atlante và Alanto-Lemurien cư ngụ. Do đó Đức Bàn Cổ thấy cần phải ngăn cấm sự kết hôn giữa hai giống dân, và khoảng 8. 000 năm trước Thiên Chúa, Ngài thiết lập hệ thống giai cấp để chận đứng mọi sự hỗn hợp mới và duy tŕ những sự kết hợp đă xảy ra từ trước. Ban đầu, Ngài chỉ thành lập ba giai cấp -Brahmana, Rajan và Vish. Giai cấp thứ nhứt gồm có giống dân Aryan thuần túy giai cấp thứ hai gồm giống Aryan và Toltec ; giai cấp thứ ba gồm giống Aryan và Mongolian ( Mông Cổ ).
Từ đó mới có danh từ Varnas hay màu da gán cho các giai cấp da trắng thuộc giống Aryan thuần túy, da đỏ thuộc giống Aryan và Toltec, da vàng thuộc giống Aryan và Mongolian. Giữa các giai cấp khác nhau người ta được quyền kết hôn, nhưng không bao lâu dư luận xác nhận chỉ có người cùng giai cấp mới được kết hợp nhau. Sau nầy những người Ấn Độ hoàn toàn không phải là giống dân Aryan thường cũng được gọi là Shudras ; mặc dù trong số những người đó cũng có thể xuất hiện một số người mang chút ít ḍng máu Aryan. Nhiều bộ lạc ở vùng đồi núi một phần là giống dân Aryan, vài bộ lạc khác hoàn toàn thuộc giống dân ấy, như dân Siaposh và Gipsy.
Trong các bản văn Ấn Độ có nhiều đoạn cho biết là đối với những cá nhân đức hạnh và phẩm giá đặc biệt có thể được nâng lên giai cấp cao hơn, nhưng đặc ân nầy rất ít khi được chấp nhận ; chắc chắn trước thời kỳ Đức Phật ra đời chỉ người Bà la môn mới dám hy vọng được sự giải thoát, một người nào khác muốn đạt đến điều đó trước hết phải t́m cách tái sinh trong giai cấp Bà la môn. Đối với đa số người Ấn Độ, lư thuyết nầy ít mang đến hy vọng, v́ người Bà la môn không bao giờ đông đảo ( ngay cả bây giờ trong toàn thể dân số khoảng ba trăm triệu, chỉ có mười ba triệu người Bà la môn ) và họ không cho phép những người thuộc giai cấp thấp khác nghiên cứu Thánh Kinh.
Rồi giáo lư của Đức Phật đến mở rộng hoàn toàn những cánh cửa. Ngài dạy rằng đối với mọi giai cấp nếu sống đúng giới luật đều được tôn trọng như nhau, và trái lại, dù là một người Bà la môn không tuân theo giới luật cũng không đáng kính trọng ; đoạn thi văn sau đây của Kinh Vasala Sutta chứng tỏ điều nầy :
Chẳng phải v́ sinh ra trong giai cấp thấp kém mà người ta trở thành người thấp hèn.
Chẳng phải v́ sinh ra trong giai cấp Bà la môn mà người ta trở thành Bà la môn.
Chính chỉ v́ hành động mà người ta rơi vào giai cấp thấp hèn.
Chính chỉ do hành động mà người ta trở thành Bà la môn.
Trong đời sống hằng ngày của họ nhiều người Bà la môn nói cho tôi biết là họ cảm thấy đoạn Kinh nầy rất đúng với sự thật ; họ cảm thấy có thiện cảm đối với những người phẩm hạnh phù hợp với lư tưởng Bà la môn hơn là đối với những người trong giai cấp của họ lại chểnh mảng với lư tưởng và sống một cuộc đời thiếu cao thượng
Đức Phật của chúng ta không t́m cách thiết lập một tôn giáo mới, mà chỉ muốn cải tổ Ấn Độ giáo. Có một thời toàn thể nước Ấn Độ tự xưng là quốc gia Phật giáo. Có nhiều Phật tử Ấn Độ, cũng như ngày nay, ở miền Tây Bắc có nhiều người tự xưng là Ấn Độ giáo Sikh. Với tư cách là tôn giáo, Phật giáo đă biến mất tại Ấn Độ từ lâu ; hai mươi triệu Phật tử được đề cập đến trong bản thống kê thuộc một tỉnh của xứ Miến Điện, về phương diện địa lư và nhân chủng là một vùng hoàn toàn cách biệt với Ấn Độ. Tuy nhiên hiệu quả của thiện ư Đức Phật vẫn biểu lộ rơ ràng trong tôn giáo Ấn Độ hiện nay. Chẳng hạn chúng ta thấy Đức Phật phản đối một cách rất cương quyết việc sát sinh để tế lễ ; trước thời đại của Ngài việc làm ấy rất thịnh hành và ngày nay việc cúng tế như thế rất hiếm. Chúng ta cũng nên nói thêm là hiện nay tất cả các nhân vật thánh thiện ở Ấn Độ đều được mọi người kính trọng, dù họ thuộc giai cấp nào, trước khi trở nên một tu sĩ khổ hạnh (sannyasi). Ở khắp nơi, Bộ Chí Tôn Ca ( Bhagavad Gita ) được tôn trọng như một bộ Kinh tượng trưng cho uy quyền tối thượng. Đây là những lời của Đấng Chí Tôn trong bộ Kinh ấy :
Đối với tất cả chúng sinh Ta vẫn không thay đổi; không có người nào là đáng thương hay đáng ghét đối với Ta. Kẻ nào thờ phượng Ta với tất cả ḷng thành tín, đều ở nơi Ta và Ta vẫn ở nơi họ. Ngay cả kẻ phạm tội lớn lao nhất mà thờ phượng Ta một cách nhiệt thành, y sẽ được xem như một người chơn chánh, v́ sự thật y vẫn nhất quyết chơn chánh, y hoàn thành bổn phận của y một cách nhanh chóng và tiến đến sự an lạc vĩnh cửu, hỡi hiền tử Kaunteya ; nên biết rằng kẻ nào thờ phượng Ta th́ không bao giờ chết cả. Nầy, Partha, tất cả những ai t́m chỗ ẩn náu ở nơi Ta dù họ sinh từ ḍng dơi nào cũng thể ; phụ nữ, hạng Vaishyas ( Tỳ xá : thương gia ) hay kể cả hạng Shudras ( tôi đ̣i ), tất cả đều đi đến Con Đường Tối Thượng [42].
Trong mấy hàng trên đây chúng ta không nên nghĩ rằng Đức Krishna nhắm đến phụ nữ, hoặc những người khác, một hạng người thấp kém nào đó; Ngài bác bỏ tất cả những sự mê tín b́nh dân, chẳng hạn như ư tưởng cho rằng những sinh linh sanh ra trong xác thân nữ giới ắt phải có bản chất thấp hèn và không thể tiến lên thật cao trên con đường tinh thần.
Trong một chú thích, Bà Blavatsky cho biết trong Phật giáo có hai trường phái là bí truyền và công truyền, gọi là "tâm pháp" và "nhăn pháp", phần tâm pháp được tạo ra do tâm của Đức Phật, c̣n phần nhăn pháp là sản phẩm của trí năo Ngài. Người ta c̣n giải thích cho tôi nghe một cách khác nữa ; vấn đề là tâm và nhăn của thí sinh : người ta có thể hoạch đắc một kiến thức tổng quát về sự vật bằng con mắt, nhưng đối với con Đường cao cả mở ra trước mắt con người th́ phải có sự hoà hợp giữa tâm thức với đời sống bên trong.
Toàn thể đoạn văn nầy đều căn cứ trên sự do dự của Đức Phật khi Ngài tự hỏi xem Ngài có nên đi truyền pháp chăng. V́ trong buổi sáng ngồi dưới cội Bồ Đề, sau khi đạt đến sự toàn giác, Ngài không biết thế gian có hiểu Ngài và nghe theo Ngài chăng, cho đến lúc Ngài nghe tiếng nói giống như tiếng của quả địa cầu đau khổ vang lên : " Chắc chắn ta phải bị tiêu diệt; ta và tất cả mọi sinh vật của ta ! " Và tiếng khẩn cầu lại vang lên nữa : "Hỡi Đấng Chí Tôn, cầu xin Ngài ban giáo pháp cho thế gian" [43]
Đức Thầy phán :
Con đường có hai; sự chí thiện có ba; sáu đức hạnh biến đổi thân h́nh thành cây trí tuệ.
Bà Blavatsky giải thích thêm như sau :
" Cây trí huệ " là danh hiệu của các môn đồ của Bồ Đề Đạt Ma ( Tôn giáo căn cứ trên Minh Triết ) dùng để gọi những vị đă đạt được trạng thái cao siêu của kiến thức thần bí - những vị Chơn Tiên . Đức Long Thọ, Đấng sáng lập tông phái Trung quán luận (Madhyamika ) được gọi là cây rồng ( Long Thọ ), rồng là biểu tượng của sự minh triết và trí huệ. Cái cây được tôn sùng v́ chính dưới cội Bồ Đề ( Minh Triết ) mà Đức Phật đản sinh, giác ngộ, sơ chuyển pháp luân và nhập diệt.
Đức Swami T. Subla Rao giải thích biểu tượng cây rồng có hơi khác. Ngài cho rằng xác thân thí sinh trở nên một vận hà tiếp nhận kiến thức (cũng có thể nói là tiếp nhận thần lực ) , vậy cũng giống như một trong sáu nhánh nhỏ của cội cây tượng trưng cho toàn thể sự minh triết của thế gian. Chúng ta cũng có thể thêm rằng vị Đạo đồ [44] là thành phần của cây to do Quần Tiên Hội vun trồng, mà rễ mọc từ trên các cơi cao siêu và những nhánh phân chia trong các thành phần của đời sống nhân loại và cả đến những loài thấp kém. Độc giả đọc các chương chót của quyển Chơn Sư và Thánh Đạo sẽ hiểu biết biểu tượng cổ thời của cây trí huệ nầy; trong đó chúng tôi tŕnh bày Quần Tiên Hội phát sinh từ một cái Rễ vĩ đại và duy nhất, rồi mới phân chia ra bên ngoài.
Kê ra hai con đường, ba sự chí thiện và sáu đức hạnh là một thí dụ về phương pháp tính của Phật giáo. Ngài bao giờ cũng giúp những đệ tử nhớ bài học của Ngài dạy dưới h́nh thức các bức tranh. Như thế có Tứ Diệu Đế, mà mỗi chân lư chỉ tŕnh bày bằng một chữ để dễ nhớ một nhóm ư niệm đặc biệt; rồi đến Bát Chánh Đạo, Mười Điều Ác mà ba thuộc về thân, bốn do khẩu và ba điều nữa do ư ; sau cùng là Thập nhị nhân duyên hay những nhân duyên liên tục đối với con người đang sống một cuộc đời vật chất và phiền năo.
Những chân lư siêu việt hay Paramitas (Ba la mật) khi th́ gồm có sáu, khi th́ bảy, nhưng thường là mười. Trong khi cư ngụ tại Tích Lan, Đạo Sư Sumangala dạy cho tôi biết có mười ba la mật : Ngài nói, sáu ba la mật thứ nhứt là : Bố thí (Dana), Tŕ giới (Sila), Chân thật (Sacca), Tinh tấn (Virya), Từ bi (Metta) và Trí huệ (Panna); bốn ba la mật khác có khi được chư sư đặc biệt thêm vào là : Nhẫn nhục (ksanti ), Xuất gia (nekkhamma), Quyết định (adhitthana) và Xả (upekkha). Trong quyển Awakening of Faith của Ashvagosha (Mă Minh), do Teitaro Suzuki dịch ra Anh văn, những pháp Ba la mật được kể ra như sau : Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ, và bốn Ba la mật phụ là : Thích nghi (upaya), Phát nguyện ( pranidhana) , Dũng mănh (bala), Tri kiến (jnana). Một chú thích trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh, xuất bản năm 1924, có đưa ra một danh sách khác rút trong bộ Phật giáo Trung Hoa của Eitel như sau : Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền quán và Trí huệ ; hơn nữa, đối với chư sư, những phương tiện thích đáng cũng được sử dụng như khoa học, sự cầu nguyện và nguyện lực.
Hồi tôi ở Tích Lan, tôi có so sánh những ư kiến của các nhà Đông phương học với tư tưởng Phật giáo. Giữa hai bên có sự khác biệt lớn lao. Ư tưởng thứ nhứt không có sinh khí, trái lại tư tưởng Đạo Phật đầy sinh lực. Tuy nhiên các vị Sư thông thái vẫn có những kiến thức chính xác như các nhà Đông phương học uyên bác nhất. Trong quyển Ánh Đạo Phương Đông, Sir Edwin Arnold đă tŕnh bày cho chúng ta thấy một cách xác đáng đặc biệt về sắc thái sống động của Phật giáo. Người ta cho rằng tác giả đă mượn những ư tưởng, t́nh cảm của Thiên Chúa giáo để gán cho Phật giáo; ư kiến đó không ǵ sai cho bằng; tôi không thể chứng minh rằng những t́nh cảm diễn tả trong bài trường thi đều là những t́nh cảm của Phật giáo đồ.
Ai sẽ tiến đến gần ?
Ai sẽ vào trước ?
Ai là người thứ nhứt nghe giảng giáo lư về hai con đường thành một và chân lư về Tâm pháp ? Pháp môn ngăn cản học hỏi, dạy sự Minh Triết và tiết lộ một câu chuyện đáng thương.
Hỡi ôi ! hỡi ôi ! Nói rằng mọi người đều có Alaya, là một với Đại Hồn và khi chiếm hữu nó rồi, người ta không mấy người biết sử dụng nó.
Hăy nh́n xem, như mặt trăng phản chiếu xuống mặt nước yên lặng, Alaya phản chiếu trong một vật nhỏ cũng như trong vật lớn, nó soi bóng trong các hột nguyên tử li ti, nhưng không sao soi thấu đến tâm vạn vật vô giá là sự học hỏi chân lư, sự nhận thức đúng đắn được các sự vật hiện hữu, hiểu biết cái không hiện hữu !
Tâm pháp là giáo lư bí truyền. Đó là biểu tượng của thời đại Atlante truyền lại cho chúng ta. Tận bên trong đại thánh điện của Kim Môn Thành, có đặt trên bàn thờ một cái hộp lớn h́nh quả tim bằng vàng khối mà ổ khóa bí mật chỉ có vị Đại Sư biết; nó được mệnh danh là "Quả tim của thế giới" và là biểu tượng của những sự huyền bí tối cao. Những vật thiêng liêng nhất đều được chứa đựng trong đó, nhiều biểu tượng đều liên quan đến nó. Những người Atlante đều biết rằng mọi hạt nguyên tử đều rung động như quả tim chúng ta vậy; họ cũng tuyên bố như thế đối với ngôi mặt trời và họ thấy có một sự liên quan giữa sự chuyển động đó với chu kỳ hoạt động của mặt trời. Trong những tác phẩm của họ đôi khi người ta gặp những đoạn khiến chúng ta có cảm tưởng những kiến thức khoa học của họ c̣n rộng răi hơn sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên họ đă nh́n vũ trụ một cách thi vị hơn là khoa học. Chẳng hạn họ nghĩ rằng quả địa cầu cũng thở và cử động, và người ta phải nh́n nhận rằng mới đây có một vài nhà bác học đă khám phá thấy mỗi ngày trái đất đều chuyển dịch đều đều, và sự di chuyển đó không phải là không giống như sự hô hấp.
Khi dùng thuật ngữ "tâm pháp", Đức Aryasanga cũng muốn nói đến những huyền bí bên trong; vả lại Bà Blavatsky cũng nói trong lời chú thích :
Tâm pháp là giáo lư bí truyền.
Khi khuyên chúng ta "đừng học", chắc chắn Đấng chỉ giáo muốn dạy rằng có nhiều lúc chúng ta cần phải tránh quan tâm đến những kiến thức thu thập bên ngoài do giác quan để cho trực giác phát triển những kiến thức bên trong. Chúng ta không thể đạt được sự minh triết, nếu không có sự học vấn đầy đủ đối với những ǵ trên thế gian giúp chúng ta hoàn thành bổn phận đặc biệt của ḿnh.
Về khía cạnh khác chúng ta lầm to khi tin tưởng rằng trong đời sống không ǵ quan trọng hơn thu thập được những kiến thức thật quảng bác hoặc kể cả việc gán cho những kiến thức nầy một giá trị chân thật, ngoài sự hữu ích mà chúng có thể dùng để phụng sự nhân loại. Ở Âu Châu người ta có khuynh hướng xem xét và nghiên cứu mọi vấn đề theo quan điểm bề ngoài. Phương pháp của người Đông phương nhắm khảo sát vấn đề theo quan điểm bên trong. Ở tŕnh độ tiến hóa của chúng ta hiên nay, cả hai phương pháp đều cần thiết. Khi sự phát triển Thể Bồ Đề đă hoàn tất, trực giác sẽ đi xuống trong óc xác thịt của chúng ta, nó sẽ đem đến cho chúng ta sự minh triết thật sự và sự toàn tri, nhưng ở đa số người thể nầy c̣n chưa phát triển.
Dù chúng ta có thể bước đi, đầu chạm tới mây, đôi chân chúng ta cũng cần phải chấm đất ở một điểm tựa chắc chắn, nên chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng những kinh nghiệm đến từ nội tâm, cũng như chúng ta từng đem những kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày ra suy xét theo lẽ phải thông thường vậy. Chúng ta cần phải làm như thế v́ rất dễ ngộ nhận những trực giác đến từ Chơn Ngă cao siêu với những rung động phát xuất từ Thể Vía, chẳng hạn có thể xảy ra việc một người quá văng có liên quan với chúng ta về một điểm đặc biệt nào đó, đă gợi cho chúng ta một ư tưởng trên cơi Trung Giới và ư tưởng đó đi qua óc xác thịt của chúng ta, rồi chúng ta tưởng là trực giác.Tuy nhiên, cũng có thể người chết là một người quan sát kém cỏi trên cơi Trung Giới và do đó những tin tức của y đưa ra sẽ bị sai lạc nhiều.
" Hăy tránh học hỏi " không những là lời khuyên hữu ích cho những kẻ đi trên Đường Đạo mà c̣n có ích cho tất cả những người hiếu học, nếu chúng ta hiểu như thế là không nên tự giới hạn ḿnh trong việc học, đó đúng là ư nghĩa đích thực của lời khuyên nầy. Phát triển quá xa những sự nghiên cứu bị giới hạn bởi những đối tượng bên ngoài thường đưa đến chủ nghĩa duy vật. Bằng chứng là có biết bao tai hoạ, sự hy sinh, áp bức, buồn rầu và đau khổ, bằng chứng là có bao nhiêu lời cầu nguyện dường như không được đáp ứng, rồi biết bao người đành phải nghĩ rằng sự xung độït và đấu tranh là định luật dưới thế gian nầy và thiên nhiên không có chút ḷng từ bi nào cả. Trái lại, nếu chúng ta nghiên cứu thế giới một cách thật kỹ lưỡng, bao giờ cũng thấy ở đó là một trường học cho đời sống nhập thế trong vô số h́nh thức, chúng ta sẽ đạt đến sự minh triết và điều nầy chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng tất cả đều góp phần vào điều lành tối hậu. Khi mà thần nhăn và quan năng của các cơi cao đă phát triển, sự kiện làm mọi người cho là tốt lành không cần phải hiểu bằng cách lư luận cẩn thận, v́ tất cả hiển nhiên trước mắt. Đối với người có các quan năng mới nầy không thể có vấn đề duy vật.
Danh từ Alaya chỉ có nghĩa là một nơi trú ngụ hay ngôi nhà. Về phương diện bí truyền, Bà Blavatsky nói rằng ít ra nó cũng có hai nghĩa: trước hết là linh hồn phổ quát, kế đó có nghĩa là Chơn Ngă của một vị Chơn Tiên tiến bộ. Đó là nơi trú ngụ thật sự hay quê hương của con người, là trạng thái phổ quát của cái gọi là Bồ Đề trong tam thể tinh thần của con người. Đó cũng là trạng thái dương của linh hồn phổ quát, tức Đức Thượng Đế. Đó cũng chính là "Linh hồn cao cả " theo Emerson, hay Chơn Ngă cao siêu phổ quát của tất cả vạn vật. Đó là cái "chúng ta" theo Platon, nguyên lư độc lập của vật chất, nhưng tác động có phương pháp; đó là Jivatma của người Ấn Độ, tức nguồn tư tưởng sáng tạo thiêng liêng. Nói cách khác, đó là linh hồn thiêng liêng phổ quát trong Đức Thượng Đế ngôi hai mà Thể Bồ Đề là một tia sáng trong con người.
Người nào có thể chiếm hữu được "sự hiểu biết về cái không hiện hữu" chắc chắn phải làm cho những người không hiểu ư nghĩa triết học chính xác của mấy chữ chót đầy ngạc nhiên. Hiện hữu có nghĩa là đứng ở ngoài, chiếm hữu hữu thể bên ngoài hay khách thể. Cái ǵ người ta gọi là hiện hữu đều thuộc về tất cả những ǵ ở ngoài chính chúng ta, nhưng sự sống hay tâm thức thâm sâu thuộc về một hữu thể riêng cho chính nó ; bạn có thể gọi là "hữu thể " (istence) tùy thích nhưng không phải là hiện thể hay hiện hữu ( existence ) . Không có thực tại nào cao hơn thực tại của đời sống, ư thức đó mà chúng vẫn ta vẫn có được, v́ chúng ta là thành phần của chính Đức Thượng Đế. Đó là cái "không hiện hữu" mà người chí nguyện phải hiểu cho được. Mọi người đều có bản chất thiêng liêng, nhưng muốn biết rơ điều đó, con người không nên che khuất ánh sáng riêng của ḿnh ; chừng đó mới sẽ không c̣n bóng tối, không c̣n ảo ảnh nữa. MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ HAI
KHOA HỌC CỦA TRÍ NĂO
VÀ
MINH TRIẾT CỦA TÂM HỒN
Đệ tử hỏi :
Bạch Sư Phụ, con phải làm thế nào để đạt
được sự minh triết ?
Bạch Đấng sáng suốt, con phải làm thế nào để được toàn thiện ?
Hỡi đệ tử, hăy t́m kiếm đường đi, nhưng trước khi bắt đầu cuộc hành tŕnh con phải có tấm ḷng trong sạch. Trước khi thực hiện bước đầu tiên, con phải tập phân biệt được điều chơn với điều giả, cái vô thường với cái trường cửu. Trên hết mọi sự con hăy học phân tích sự học của trí năo và sự minh triết của tâm hồn, nhăn pháp và tâm pháp.
C. W. L. Tất cả những ǵ chúng ta có thể nói ở đây về vấn đề điều chơn với điều giả đă được tŕnh bày đầy đủ ở phần b́nh giảng câu " Xin xin dắt tôi từ cơi giả đến cơi chơn " , trong quyển Dưới Chơn Thầy [45].
Sự vô minh giống như cái b́nh đậy kín, không có không khí; Linh hồn như con chim bị nhốt trong b́nh. Nó hết líu lo, đập vỗ lông cánh ; con chim câm nín, tê cóng và chết ṃn.
Tuy nhiên, sự vô minh c̣n khá hơn sự học hỏi của trí năo mà không có sự minh triết của tâm hồn soi sáng và hướng dẫn.
Không có sự tiến bộ nào có thể thực hiện được ở người hoàn toàn vô minh, dù y được mở mang trên phương diện nào khác. Không có vài kiến thức về chân lư và Đường Đạo, y không biết phải đi về đâu. Phần đông trong chúng ta ít khi tự hỏi con người thật sự là ai và thế nào là những đặc tính và hành động gây nên sự tiến hóa hoặc thối hóa. Họ cũng không có chút ư niệm về định mệnh lớn lao mà tất cả chúng ta đều hướng dần dần đến đó. Do đó họ đă tiến tới một cách chậm chạp vô cùng. Chúng tôi đă quan sát bằng thần nhăn đến hằng trăm kiếp của vài pitris thuộc loại thứ hai, hay con người thuộc đẳng cấp thứ hai và sau cùng không khám phá được một dấu hiệu phát triển nào.
Sự thật th́ toàn thể sự sống đang tiến hóa, tuy chậm chạp nhưng liên tục, và con người cũng tham dự vào sự tiến bộ chung đó. Nói một cách tuyệt đối th́ con người vẫn tiến, nhưng xét theo một cách tương đối th́ nó không tiến được bao nhiêu. Ông Sinnett đă so sánh sự tiến hóa đó với sự tiến bộ của một người leo lên một ngọn tháp bằng chiếc thang h́nh khu ốc; y luôn luôn thấy ḿnh ở trong vị trí cũ và quang cảnh lập đi lập lại như trước, nhưng mỗi lần như thế y đă lên cao được một chút. Người ta cho rằng con người cần phải được đối xử xứng đáng hơn chút ít, v́ chúng ta thấy rằng ngay cả người vô minh mà đến chín phần mười tư tưởng của y đều ích kỷ, nhưng y vẫn tiến lên bằng cách ấy. Thật ra chỉ có một ḿnh người ấy thôi, nếu y đem một chút năng lực dùng vào những cứu cánh cao thượng th́ sẽ có hiệu quả nhiều hơn một số lượng năng lực thật lớn mà dùng vào mục đích thấp hèn. Một phần mười tư tưởng của một người nếu có đặc tính tinh thần, th́ người đó sẽ tiến trên mức trung b́nh, dù trong trường hợp đó y thối lui hết chín bước, chỉ tiến lên một bước thôi; may thay, chín bước thối rất ngắn và chỉ có bước tiến lại thật dài. Phải có một đời sống thật xấu xa mới làm cho điều thiện và điều ác cân bằng được, và nếu bị thoái hóa, th́ con người ắt phải lầm lạc một cách đặc biệt. Ngoài ra, việc thiện rất nhỏ sẽ tạo nên những hiệu quả thật sâu xa, v́ giữa loài người có sự liên quan chặt chẽ với nhau và người nào thực hiện điều thiện đó chắc chắn sẽ gặt được nhiều quả lành.
Nhưng nếu vô minh là một chướng ngại nghiêm trọng cho sự tiến hóa, th́ những kiến thức mà người ta không áp dụng đến cũng không có giá trị ǵ và không đáng kể bao nhiêu. Ngay cả một người quan tâm đến huyền bí học vẫn có thể hầu như không tiến bộ từ kiếp nầy qua kiếp khác, v́ nếu không dùng đến kiến thức của ḿnh, y sẽ ít làm việc thiện. Vậy điều kiện tối cần là phải sử dụng kiến thức của chúng ta vào sự tiến hóa.
Hạt giống minh triết không thể nẩy mầm và đâm chồi trong chỗ không có khí trời. Muốn sống và gặt hái kinh nghiệm, trí phải hiểu cho rộng và sâu, và phải có những điểm kéo nó đến Linh Hồn Kim Cương. Con chớ nên t́m những điểm đó trong thế giới của Ma vương, mà phải nâng tâm hồn lên khỏi những ảo ảnh để t́m sự vĩnh cửu và bất biến là Sat ( cơi chơn thật) và hăy đề pḥng sự khuyến dụ giả dối của không tưởng.
Trong phần chú thích, Bà Blavatsky nói rằng "Linh hồn kim cương","Vajrasattva" là một danh hiệu của Đức Phật Chí Tôn, Chúa Tể của tất cả những sự huyền bí, gọi là Vajradhara và Adi Buddha. Tuy nhiên trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền, bà cho là có sự phân biệt giữa Vajrasattva và Vajradhara. Vajra là một hạt kim cương, Sattva trong trường hợp nầy có nghĩa là "theo bản chất", là một đặc tính hay linh hoàn. Vậy Vajrasattva là một nhân vật mà đặc tính giống như kim cương. Dhara nghĩa là cầm lấy hay mang; vậy Vajradhara là một nhân vật nắm giữ hạt kim cương Avalokiteshvara," Đấng Chúa tể hữu h́nh" là Vajrasattva; Linh hồn kim cương hay Tâm kim cương, và tiêu biểu cho thực tại tổng hợp của tất cả Đấng Dhyani-Buddhas. Đức Thượng Đế ngôi Một là Vajradhara hay Vajrapani, Đấng giữ hạt kim cương, hay nhân vật nắm hạt kim cương, ở Tây Tạng cũng gọi là Dorjechang ; Ngài đứng ngoài mọi hoàn cảnh hay mọi sự thể hiện, nhưng Ngài vẫn gởi đến khắp thế giới sự biểu hiện chủ quan Tấm Ḷng của Ngài, đó là Đấng Vajrasattva hay Dorjesampa, Đức Thượng Đế Ngôi Hai.
Muốn cho sự tiếp xúc giữa thí sinh và Cái Đó (Thượng Đế ) được đầy đủ cần phải có những điểm đặc biệt. Điều nầy giống như việc xảy ra trong lúc con thú đầu thai làm người. Trong trường hợp hiện nay những đặc điểm ấy là những đức tánh cao thượng do con thú hoạch đắc được, như t́nh thương và ḷng sùng tín, nhờ đó nó đạt được tâm thức con người. Trí con người phải phát ra những đặc điểm có thể hợp nhất với Linh hồn, đối với vị Đạo đồ những đặc điểm nầy phải nâng lên cơi Bồ Đề, nó là nguyên lư trong sự tái sinh của bản ngă tương ứng với Vajrasattva trên một mức độ cao siêu. Theo Đức T. Subba Rao, đây là Atma thu hút Chơn Nhơn vào trong Chơn Thần. Vậy h́nh ảnh ấy có thể được dùng cho nhiều tŕnh độ.
V́ Cái Trí giống như tấm gương, nó vừa chứa chất bụi bậm, vừa phản ảnh bụi bậm đó.
Bà Blavatsky nói rằng điều nầy phát sinh từ giáo lư của Thần Tú ; Ngài dạy rằng Cái Trí con người giống như một tấm gương; nó thu hút và phản chiếu mỗi nguyên tử bụi bậm, giống như tấm gương đó chúng ta phải coi chừng và lau chùi bụi mỗi ngày. Thần Tú là Tổ thứ sáu ở miền Bắc Trung Hoa; Ngài truyền thụ giáo lư bí truyền của Bồ Đề Đạt Ma. Trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền Bà Blavatsky giải thích sứ mạng của Bồ Đề Đạt Ma bằng mấy lời như sau :
Khi người ta áp dụng một cách sai lầm Phật giáo chính thống đến cực điểm, và khi tinh thần chân chính trong triết lư Đạo Phật hầu như đă mất, th́ nhiều nhà cải cách tôn giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa truyền dạy một giáo lư khẩu truyền. Đó là Ngài Bồ Để Đạt Ma và Long Thọ, tác giả nhiều tác phẩm quan trọng về Thiền Tông Trung Hoa, suốt mấy thế kỷ đầu của Tây lịch kỷ nguyên.
Bụi bậm trên tấm gương tượng trưng cho những thành kiến, ảo ảnh và những sự ngông cuồng của Thể Vía và Thể Trí. Đối với nhà quan sát có thần nhăn thấy được các cơi ấy, chúng quả là chướng ngại ngăn cản sự phát triển của những tư tưởng và t́nh cảm tiến bộ. Hiệu quả của những chướng ngại nầy và những phương tiện diệt trừ chúng, chúng ta đă nghiên cứu kỹ lưỡng trong bộ Giảng Lư về quyển Dưới Chơn Thầy [46].
Phải có ngọn gió êm dịu của Tâm hồn minh triết mới cuốn hết bụi trần ảo mộng của chúng ta. Hỡi đệ tử sơ cơ, con hăy t́m cách ḥa hợp trí và hồn con lại.
Phải xa lánh vô minh và cũng phải xa lánh luôn ảo ảnh. Hăy ngoảnh mặt trước sự phỉnh lừa của thế gian, con chớ tin giác quan của con, chúng đều giả dối. Nhưng trong cái kho cảm giác là thân thể con, con hăy t́m con người trường cửu trong cái vô ngă; và khi đă t́m được rồi con hăy nh́n vào trong : con là Phật đó.
Kinh nghiệm cho chúng ta biết bao giờ cũng phải hoài nghi giác quan. Do đó ấn tượng thị giác phải được kiểm soát bằng sự nghiên cứu sự kiện kỹ lưỡng kèm theo sự phán đoán được biện giải, chẳng hạn hiện tượng liên quan đến sự vận chuyển biểu kiến mặt trời chung quanh quả đất. Tuy nhiên chớ cho rằng chúng ta chủ trương không dùng đến giác quan; chúng phải được sử dụng để giúp chúng ta học hỏi và hoàn thành công tác, nhiệm vụ mỗi cơi; không có giác quan, cũng không có sự tiến bộ nào có thể thực hiện được.
Con người vĩnh cửu hay Chơn Nhơn c̣n phải chịu luân hồi; Chơn Nhơn vô cùng trường thọ so với kiếp sống của phàm nhơn, v́ nó tồn tại đến khi hoàn tất những kiếp sinh tử của con người.
Danh từ Phật (Buddha) có thể hiểu theo ba nghĩa khác nhau. Đôi khi trong trường hợp nầy nó có nghĩa là sáng suốt, giác ngộ hay minh triết. Có khi đó chính là danh hiệu của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm). Trong trường hợp khác nó chỉ chức vụ cao cả của Đấng Chủ Tể Cung Thứ Hai trong Quần Tiên Hội đang điều hành giáo dục và tôn giáo mà quyển Chơn Sư và Thánh Đạo đă đề cập đến. Các tín đồ Phật giáo biết được một danh sách gồm có hai mươi bốn vị Phật. Trong một tương lai rất xa Đức Di Lạc Bồ Tát thay thế Đức Phật hiện tại của chúng ta là Đức Thích Ca.
Hăy xa lánh lời ca tụng, hỡi kẻ sùng Đạo, lời tán tụng đưa đến huyễn ngă. Xác thân con không phải là Chơn Ngă, Chơn Ngă không có thân và lời khen hay chê đều không ảnh hưởng đến nó được.
Hỡi đệ tử, tự xưng tụng lấy ḿnh chẳng khác nào kẻ ngông cuồng leo lên tháp cao ngồi tự đắc một ḿnh, không c̣n thấy ai hơn là thấy chính ḿnh.
Biết bao nhiêu người bị hư hỏng v́ lời ca tụng không xứng đáng khiến họ kiêu căng không thấy rơ những ǵ ở trước mắt và cao hơn họ. Các vị đệ tử khá sáng suốt thường thấy được các Đấng Chơn Sư nên ít gặp sự nguy hiểm nầy hơn nhiều sự nguy hại khác, vị họ không thể không so sánh sự nhỏ bé của chính ḿnh với sự vĩ đại của Đức Thầy, họ chẳng khác ánh sáng của một ngọn đèn chong nhỏ mọn so với ánh sáng mặt trời. Chính người nh́n xuống dưới ḿnh và tự so sánh với những người thấp kém mới bị sa ngă v́ tánh kiêu căng.
Tốt hơn là chúng ta không nên nghĩ đến ḿnh và thường lo lắng đến công việc của Chơn Sư. Đối với chúng ta, trước ư niệm đó, việc làm đă vượt quá khả năng của chúng ta rất nhiều, những năng lực và th́ giờ chúng ta phung phí để nghĩ đến phàm nhơn nhỏ bé của ḿnh cũng bị mất mát bằng công việc đó vậy. Chắc chắn có nhiều lư do, nếu các vị Chơn Sư ít khi xuất hiện trước những người mới làm việc phụng sự giúp các Ngài. Đây là một trong các lư do đó : đệ tử thấy Chơn Sư vượt hơn ḿnh quá xa, có thể bị thất vọng bởi t́nh cảm yếu đuối và mất niềm tin cùng khả năng phụng sự của ḿnh. Vậy nếu cần phải tránh sự kiêu căng, đồng thời cũng phải tránh luôn việc đánh giá thấp năng lực của chúng ta. Bao giờ cũng thế, ở đây theo con đường trung đạo vẫn tốt.
So sánh ḷng kiêu căng với cái tháp thật hay, v́ sự kiêu căng giam hăm con người và chia cách y với đồng loại của ḿnh. Chẳng hạn nếu y kiêu hănh v́ sự học vấn của y, y sẽ muốn cho kẻ khác dốt nát hơn y nữa để y được thỏa thích ở địa vị cao hơn họ và nếu y phô bày kiến thức của y, th́ chỉ khoe khoang mà thôi. Một người như thế làm việc không ngừng, để đào sâu hố chia rẽ giữa ḿnh với kẻ khác, hầu có thể trên cao nh́n thiên hạ.
Cái học sai lầm bị nhà hiền triết bác bỏ, và Định Luật Tốt Lành tung nó bay theo gió. Bánh xe pháp quay cho tất cả mọi người, kẻ khiêm tốn cũng như kẻ kiêu căng. Nhăn pháp được dành cho quần chúng, tâm pháp dành cho kẻ được tuyển chọn. Hạng thứ nhứt lập lại một cách kiêu căng : "Hăy xem, tôi biết " ; hạng sau là những kẻ thu lượm một một cách khiêm tốn và nhỏ nhẹ thú nhận : " Đây là điều tôi đă nghe được ".
Trải qua thời gian mọi tôn giáo đều được thêm thắt vào nhiều suy tư và những lư thuyết khác. Chẳng hạn trong Ấn Độ giáo, các Kinh Puranas chứa đựng nhiều quy luật và giới cấm mà phần lớn do các giáo sĩ bịa đặt để được tiện lợi cho họ hoặc có ích cho cá nhân họ, hoặc v́ giá trị của nhiều câu Kinh cầu nguyện hay tế lễ bị họ thêu dệt. Chúng ta hăy kể một thí dụ khác là sự giải thích đặc biệt về những câu châm ngôn tối cổ, sự giải thích đó biến thành tín điều, liên quan đến giáo lư cổ sơ : chẳng hạn tín điều ghê gợn về sự đau khổ đời đời c̣n liên hệ đến đa số người Thiên Chúa giáo.
Giáo lư bí truyền đă tung tất cả tín điều đó theo gió và chỉ chú ư đến chân lư căn bản và sống thật. Tuy nhiên, phải là một người cương quyết và tiến bộ mới hành động theo nội tâm được. Đối với đại chúng đi từ từ trên con đường tiến hóa rộng thênh thang, tiến lên sườn núi quanh co một cách dễ dàng, th́ kinh sách là người hướng dẫn chánh. Những người đó chưa đi đến điểm mà Kinh Garuda Purana đă mô tả : "Khi đă thực hành xong Kinh Vedas và Shastras, khi đă biết được chân lư, bậc hiền giả có thể bỏ hết kinh sách, cũng như người gặt hái được lúa bỏ rơm vậy".
Kinh điển Phật giáo đều bắt đầu bằng :"Kinh nói như vầy" hoặc "Như thị ngă văn" (Tôi nghe như vầy) mà không nói : “Điều nầy đúng tuyệt đối, các ngài phải tin”, nhưng lại nói : " Đây là điều đă được công bố ; các ngài hăy cố gắng t́m hiểu và do đó các ngài sẽ hiểu rơ sự thật ". Đó là tinh thần t́m hiểu chớ không phải giáo điều. Tuy nhiên, có điều lạ là đôi khi người ta giải thích các công thức ấy bằng một ư nghĩa khác và hoàn toàn sai lạc. Người ta nói : " Thử giải thích vấn đề nầy một cách khác thật vô ích, v́ những ǵ được công bố đă có đủ thẩm quyền "!
Hỡi đệ tử, " Cái Sàng To " là danh từ để gọi Tâm pháp.
Bánh xe Diệu Pháp xoay mau lẹ cả ngày lẫn đêm. Nó làm tróc lớp vỏ vô giá trị của hột lúa vàng, lớp vô dụng của chất bột. Bàn tay Nhân Quả điều khiển bánh xe, sự tuần hoàn đánh dấu nhịp đập của trái tim Nhân Quả.
Chân tri thức là bột, sự học hỏi sai lầm là trấu. Nếu con muốn ăn bánh Minh Triết, th́ con phải nhồi bột với nước Amrita trong vắt. C̣n nếu con nhồi trấu với nước sương mù Mộng Ảo, th́ con chỉ có thể làm ra được thực phẩm cho loài chim tử, sinh, lăo, khổ.
Tâm pháp được gọi là Cái Sàng To, v́ chúng ta sống theo nó th́ những sinh hoạt dưới thế gian, những sự sai lầm mà chúng ta phạm phải và những tật xấu chúng ta sẵn có sẽ bị sàng sảy và loại bỏ. Làm việc không theo lư tưởng của giáo lư tâm truyền là muốn sống lại măi kiếp nầy qua kiếp khác những sự lầm lạc cũ. Bà Blavatsky có nói : muốn làm việc thiện là một việc ; biết đâu việc tốt phải làm là điều khác. Tuy nhiên, dù kiến thức chúng ta bất toàn, chúng ta vẫn phải tiến tới và làm việc với sự tận lực của ḿnh. Điều nầy hơi giống như việc chúng ta học ngoại ngữ. Muốn nói được, chúng ta đă lầm nếu cố gắng học cho rành rẽ theo sách vở ; phải thực hành, phải chịu lầm lạc và nhờ sự cố gắng, một ngày kia người ta mới đạt đến chỗ nói đúng. Dĩ nhiên chúng ta phải tập đàm thoại với những người biết thông thạo ngoại ngữ đó.
Cũng thế, mặc dù chúng ta chưa thấy Đức Thầy, nhưng Ngài vẫn hướng dẫn đệ tử t́m cách tận lực làm việc một cách thành tâm; Ngài sẽ đưa đến cho y nhiều kinh nghiệm để sàng sảy những lỗi lầm của y. Chúng ta hăy tin chắc như thế : không sao tránh khỏi được việc điều thiện tối hậu sẽ phải thực hiện; t́nh thương sẽ tràn đầy trong ḷng chúng ta; bấy giờ chúng ta có thể làm việc mà không sợ sai lầm; sự sai lầm sẽ giảm bớt về lượng cũng như phẩm tính của chúng và sau cùng sẽ biến mất.
Do sự tương tự với bột và bánh chúng ta rút ra một bài học luân lư. Chân lư mà bạn thu hoạch được không cho bạn bánh, nhưng chỉ cho bạn bột sẽ làm ra bánh Minh Triết. Sự nhồi bột là một hành động của Chơn Nhơn làm cho kinh nghiệm trở nên hữu dụng và biến chúng thành minh triết thật sự. Đối với người thường việc nhồi bột đó hầu như thực hiện trọn vẹn trong giai đoạn ở trên cơi Thiên Đường, nhưng đối với đệ tử Chơn Sư, người đă khai thông thật rộng vận hà giữa Chơn Nhơn và phàm nhơn, th́ nó sẽ tăng trưởng thành Minh Triết không ngừng.
Bằng ḷng với kiến thức bên ngoài và sự nghiên cứu bằng Hạ Trí chỉ v́ sự hữu dụng hay để thỏa măn cá nhân, thật ra đó chính là nhồi bột với trấu và sương mù của Ma vương. Làm như thế không phải là lo cho sự thắng lợi của Chơn Ngă cao siêu, cũng không phải để theo con Đường Đạo, nhưng là nghiệp sinh tử cho tương lai, tạo nghiệp cho các thể và phàm nhơn c̣n phải chịu hao ṃn và bị tiêu diệt về sau.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ BA
SỐNG LÀ HÀNH ĐỘNG
Nếu ai nói với con rằng muốn thành La Hán con phải chấm dứt sự thương yêu mọi người, th́ con hăy đáp lại là họ nói láo.
Nếu ai nói với con rằng muốn được giải thoát con phải ghét mẹ, bỏ con, đừng nh́n cha nữa, mà chỉ gọi người là gia trưởng thôi, v́ con phải diệt ḷng trắc ẩn đối với người và vật, con hăy nói cho họ biết là họ nói vô lư.
Đó là giáo lư của bọn Tirthikas, hạng người ngoại đạo. Nếu ai dạy con rằng tội lỗi do hành động gây ra và muốn được hạnh phúc phải tuyệt đối không làm ǵ cả, con hăy nói cho họ biết là họ lầm. Không tiếp tục công việc của loài người, giải thoát tâm trí khỏi ṿng nô lệ bằng cách thôi gây tội lỗi suông không phải là việc thích đáng đối với Chơn Nhơn đang chịu luân hồi. Đó là lời của Tâm pháp.
C. W. L. Gọi một người là gia trưởng, tức là cho rằng quyền lợi của y c̣n bị ràng buộc với những sự vật thế gian, nhưng đối xử với y một cách khinh bỉ như thế chứng tỏ rằng chắc chắn tính ngạo mạn và gắt gao của con đường lầm lạc sẽ đưa đến tà thuyết hắc ám, coi t́nh thương nhân loại như là một t́nh cảm đơn thuần. Dù thí sinh đă vượt khỏi những sự ham muốn riêng tư cho cá nhân ḿnh, y cũng không thể khinh bỉ những người c̣n ở trong giai đoạn tiến hóa đầu tiên hoặc lăng quên họ. Ḷng từ bi và ư muốn giúp đời mănh liệt phải là những đức tánh tự nhiên của y.
Trong chú thích sau đây Bà Blavatsky cho rằng thành ngữ "Gia trưởng" phải được giải thích theo nghĩa ẩn dụ :
Rathapala, vị đại La Hán trong chuyện thần tiên Rathapala Sutrasanne, đă gọi cha Ngài như thế. Nhưng tất cả những chuyện thần tiên thuộc loại nầy đều là những ẩn dụ (chẳng hạn cha của Rathapala có một ngôi nhà bảy cửa) , do đó mới có sự trách cứ những người hiểu các chuyện thần tiên theo nghĩa đen của chúng.
Bà Blavatsky mô tả bọn Tirthikas là "hạng Bà la môn khổ hạnh thường lai văng đến những Thánh điện và nhất là theo bờ sông, những nơi linh thiêng là nơi thực hiện những cuộc tẩy thể (lễ rữa tội)". Tirtha theo nguyên nghĩa là "một nơi người ta đi qua". Như thế chỗ ấy chính là nơi người ta đổ bộ lên, hoặc là một nơi tẩy thể, hoặc là một Thánh điện dành cho mọi người hoặc cho đời sống cao thượng. Vậy Thánh điện là nơi người ta thực hiện sự ḥa hợp đặc biệt giữa thế giới nội tâm và ngoại cảnh. Những người Bà la môn chính thống và người Ấn Độ thường viếng những Tirthas như thế, chẳng hạn như Benares hay Hardwar, chắc chắn họ bị xem là vô tín ngưỡng, v́ họ không chấp nhận lời dạy của Đức Phật, cho rằng " con người phải tự ḿnh giải thoát chính ḿnh ".
Trong các buổi nói chuyện về quyển Dưới Chơn Thầy chúng tôi đă dài ḍng đề cập đến sự cần thiết của hành động, dù thể xác hoạt động đến tối đa, con người vẫn có thể giữ trong thâm tâm sự trầm tĩnh, thăng bằng, an nhiên và dũng mănh. Theo Bà Blavatsky, các Chơn Nhơn Thiên Thần là những Chơn Nhơn c̣n phải chịu sự luân hồi, nhưng theo Đức T. Subba Rao, danh từ nầy chỉ các Chơn Nhơn phát nguyện hợp tác với các vị Thiên Thần để phụng sự thế gian.
Dĩ nhiên giáo lư của quyển Kim Huấn Thư nhắm đến những người muốn hy sinh cho sự hoạt động thuộc loại ấy. Trong lúc nầy, những Chơn Nhơn hóa thân sẵn sàng chịu sự dạy dỗ và huấn luyện đặc biệt như thế rất hiếm : chẳng hạn đi t́m những người sẵn sàng làm đệ tử Chơn Sư trong các khu phố phía đông ở Luân Đôn hầu như không cần thiết. Nhưng thời gian qua những người cần phải được chăm sóc tăng rất nhanh và thật nhiều và trong ṿng vài trăm năm nữa, phải có nhiều vị La Hán để giáo hóa họ. Do đó, chúng tôi cần một số lớn những người phụng sự và đây chính là công việc đang chờ đợi nhiều người trong chúng ta.
Nhăn pháp là hiện thân của cái bên ngoài và bị hư hoại.
Tâm pháp là hiện thân của Bồ Đề, cái trường tồn và vĩnh cửu.
Chữ dharma ở đây có thể dịch là " h́nh thức tôn giáo ", và chữ Bồ Đề có nghĩa là " minh triết ".
Cái đèn cháy sáng tỏ khi tim và dầu đều sạch sẽ. Muốn cho tim và dầu được sạch, phải có người lau chùi ; ngọn lửa không biết có sự lau chùi đó. "Nhánh cây bị gió thổi rung chuyển, nhưng thân cây vẫn đứng yên".
Sự hoạt động và bất động đều hiện hữu ở nơi con ; xác thân con cử động, trí con yên tịnh, Tâm Hồn con trong suốt như hồ nước trên núi.
Dù những sự đau khổ gặp trên đường tiến hóa có ra sao đi nữa cũng chỉ có phàm nhơn gánh chịu. Chơn Nhơn bên trong biết được giá trị của kinh nghiệm, kể cả những kinh nghiệm đau đớn; do đó nó hoàn toàn thỏa măn. Nhiều người không hiểu sự đau khổ trước hết là một vấn đề đạo đức. Trong quyển Thiên Chúa Giáo Bí Truyền, Bà Hội Trưởng của chúng ta cho biết rằng có vài nhà tử Đạo vĩ đại hoàn toàn hoan hỷ ngay trong lúc họ chịu những ǵ mà kẻ khác cho là khổ h́nh, v́ họ nghĩ đến biểu hiệu của sự vinh quang mà họ làm đối tượng chấp nhận sự đau khổ v́ t́nh yêu Thiên Chúa. Rốt cuộc quả thật những ư tưởng sai lầm hay vô minh là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.
Sự đau đớn thể xác khó chịu đựng hơn cả. Đôi khi chúng ta có thể hướng ra ngoài, tự phân cách ḿnh với thân xác trong lúc đau đớn, nhưng làm như thế không thể nói là chúng ta chủ trị được nó. Nếu sự đau đớn gây ra bởi chứng bệnh đặc biệt trong lúc có một con vi trùng phải phát triển, th́ không có một thứ lư luận nào giải thoát một người tầm thường khỏi sự đau đớn. Nhưng trong mọi trường hợp sự trầm tĩnh sẽ tạo được một t́nh thế khác biệt lớn lao. Thường thường nếu chịu khó, người ta có thể chế ngự được sự đau đớn của Thể Vía; người ta có thể phủ nhận, không chịu để cho t́nh cảm xâm nhập vào ư niệm khó chịu. Những xúc động thấp kém, như sự ganh ghét, ham muốn, kiêu căng và sợ hăi có thể gọi là những chứng bệnh thuộc Thể Vía. Chúng ta luôn luôn có thể hủy diệt chúng bằng cách cố gắng không ngừng để thay thế chúng bằng những cảm xúc đối nghịch lại. Sự đau đớn Thể Trí, nhất là sự ưu tư, c̣n dễ chủ trị hơn nữa.
Trong nhân thể (causal body) con người có thể cảm thấy lo âu, đó là lo lắng về sự bất toàn hay chưa đầy đủ của ḿnh, không hơn, không kém. Dù bị thất vọng về các khuyết điểm thuộc xác phàm, y vẫn biết phải kiên nhẫn và bền chí. Y không vô minh, nhưng trên thế gian nầy chính sự vô minh làm cho nỗi khổ đau của chúng ta trở nên thấm thía. Trong thời thơ ấu, khi chúng ta c̣n vô minh, sự khổ nhọc trong một ngày dường như bị một thảm kịch ghê gớm đối với chúng ta; nếu chúng ta hỏng thi, sự bắt buộc phải chờ đợi một năm nữa mới có dịp thi lại đối với chúng ta dường như một tai họa, mặc dù khi lớn thêm một tuổi, một năm dường như chẳng lâu dài ǵ. Đối với phàm nhơn, một kiếp sống bị thất bại dường như một thảm kịch, nhưng đối với Chơn Nhơn biết ḿnh đă trải qua hàng trăm hoặc hàng ngàn kiếp luân hồi rồi th́ đó không phải là một tai họa lớn lao.
Chơn Nhơn phóng ra phàm nhơn cũng giống như một người đánh cá quăng lưới vậy : y không mong đợi được thành công ngay và nếu kéo lưới lên không có cá, y cũng không thấy lo buồn. V́ sự theo dơi phàm nhơn chỉ là một trong những sinh hoạt của y, y rất có thể t́m sự an ủi trong những thành công gặt hái được các kiếp khác. Trong mọi trường hợp, đó chỉ là một ngày bị mất mát và Chơn Nhơn có thể nói : " Ồ ! chúng ta hy vọng ngày mai sẽ thành công hơn ". Thường phàm nhơn muốn cho Chơn Nhơn ở trên cao chú ư đến nó, đó là điều Chơn Nhơn sẽ làm, nó có thể tin chắc như thế, khi nó tỏ ra xứng đáng, cũng như khi Chơn Nhơn xét thấy nó xứng đáng. Ông Sinnett đă diễn tả một cách khôi hài ước muốn đó của phàm nhơn; ông nói cần phải có một ngôi trường để cho Chơn Nhơn học chăm sóc đến phàm nhơn của họ.
Đến tŕnh độ cao hơn kế đó - tại cơi Bồ Đề - con người tiếp xúc với chí phúc mănh liệt là sự sống của Đức Thượng Đế ; đồng thời y đạt được sự tương quan mật thiết hơn đối với kẻ khác; trên các cơi thấp, y bắt đầu chia xẻ những sự đau khổ của họ; nhưng trên cơi cao hơn, y biết rằng họ là những điểm linh quang và một niềm vui vô hạn đối với y dường như giản lược sự đau khổ đến chỗ tuyệt diệu. Như thế sự phiền năo và khổ đau chỉ có đối với phàm nhơn; nó chỉ tồn tại khi tâm thức trụ ở các cơi thấp.
Con có muốn trở nên một nhà Yogi trong ṿng thời gian không ? Nếu có, th́ hỡi đệ tử :
Con chớ tin là ngồi trong rừng sâu, kiêu hănh giam ḿnh và sống cách biệt với người đời, con chớ tin rằng đói ăn rễ cây và khát uống nước tuyết trên núi cao, hỡi đệ tử, con chớ tin rằng các điều đó sẽ dắt con đến mục đích giải thoát cuối cùng.
Con chớ tin rằng tự làm cho ḿnh găy xương, rách thịt là hợp nhất với Chơn Ngă tịch tịnh của con; con chớ tin rằng khi đă thắng được những tội lỗi của h́nh hài thô bỉ của con th́, hỡi nạn nhân của h́nh bóng của ḿnh, bổn phận của con đối với vạn vật và nhân loại đă chấm dứt.
Một lần nữa, ở đây Đức Aryasanga nói lên sự chống đối việc t́m kiếm đường lối giải thoát như phương tiện lẫn tránh bánh xe sinh tử luân hồi. C̣n nhà Yogi trong ṿng thời gian là người ưng chịu sự khuất phục trước bánh xe sinh tử luân hồi để giúp đỡ đồng loại của ḿnh. Khi nghĩ đến thời gian vô tận mà Đức Phật Thích Ca và Đức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta chuẩn bị cho công nghiệp vĩ đại của các Ngài, được tŕnh bày trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo [47], khi nghĩ đến những thời gian mênh mang của những kiếp luân hồi đó người ta cảm thấy khổ sở vô cùng. Chắc chắn, có thể đối với các Ngài thời gian không giống như chúng ta. Dù với các Ngài chúng ta không thể áp dụng đoạn Thánh Thi : "Trước mắt các Ngài ngàn năm chỉ bằng một buổi chiều trôi qua", th́ cách quan niệm thời gian của các Ngài cũng tuyệt đối khác chúng ta. Vả lại, chắc chắn công nghiệp của các Ngài là một nguồn an lạc vô biên; như mỗi người đều biết qua kinh nghiệm, khi đang hưởng hạnh phúc th́ thời gian không đáng kể; trong trường hợp nầy chúng ta luôn luôn muốn thời gian được kéo dài thêm.
Phần nhiều trong các tôn giáo sự tu khổ hạnh đều bị quan niệm sai lầm. Theo cổ ngữ Hy Lạp asketes có nghĩa thật giản dị là tập luyện như một lực sĩ, nhưng giáo hội đă sử dụng thuật ngữ nầy và thay đổi ư nghĩa của nó để áp dụng cho sự thực hành từ bỏ dưới nhiều h́nh thức khác nhau hầu được tiến bộ trên đường tinh thần; v́ giáo hội cho rằng sự đam mê và ḷng khao khát, từ sự sa ngă ở ông Adam là thành lũy của tội ác cố hữu của loài người và do đó chúng phải được tiêu diệt bằng sự nhịn đói và sám hối. Trong các tôn giáo Đông phương đôi khi người ta cũng gặp một ư niệm tương tợ như thế : họ cho rằng bản tánh của vật chất là xấu, do đó phương tiện duy nhất để đi đến lư tưởng tốt lành là phải lẫn tránh những sự đau khổ dưới thế gian bằng cách tự chủ hay hành hạ thân xác .
Hai nguyên lư nầy đều chứng tỏ có một sự lẫn lộn lớn lao vềtư tưởng. Xác thân và sự ham muốn của nó tự chúng không tốt cũng không xấu, nhưng thật ra trước khi có thể hoàn thành sự tiến hoá thực sự, chúng phải được chế phục bởi Chơn Nhơn. Chế ngự xác thân là điều cần thiết, nhưng hành hạ nó th́ thật là vô lư vậy.
Một ư kiến sai lầm dường như rất phổ biến là muốn được tốt lành th́ không bao giờ nên hưởng hạnh phúc và chính sự vắng thiếu hạnh phúc mới được đẹp ḷng Đức Thượng Đế. Không có ǵ lố lăng hơn một ư niệm như thế. Khốn nỗi ở Âu Châu lư thuyết nầy thường là một trong di tặng ghê tởm do sự nhục mạ xấu xa của phái tân giáo. Chính tôi đă nghe một đứa nhỏ thốt ra những lời nầy : " Muốn được bằng ḷng như thế, tôi phải hết sức hung dữ ". Đó là hậu quả ghê gớm do sự giáo dục độc ác và sai lầm. Lời thánh giáo khó chịu đó c̣n một lư lẽ khác nữa : người ta lầm hậu quả với nguyên nhân. Người ta thấy rằng những người thật sự tiến bộ có những thói quen giản dị và thường không bận tâm đến đa số sự hoa mỹ mà những người tầm thường cho là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên sự lănh đạm nầy không phải là nguyên nhân, nhưng là hậu quả của sự tiến bộ của họ; họ dửng dưng trước những sự nhỏ mọn đó v́ thường chúng mất hết vẻ quyến rũ đối với họ và không c̣n làm cho họ thích thú nữa, chứ không phải tự chúng đáng ghét. Nhưng người khác c̣n quyến luyến những thú vui đó, v́ bắt chước mà kiêng cữ chúng cũng không phải tiến bộ theo lối đó.
Thật ra chúng ta đă thanh lọc ḷng ḿnh, bổn phận của chúng ta đối với thế gian cũng chưa hoàn thành. Chỉ khi nào cố gắng hết sức để hy sinh cho đồng loại, chúng ta mới có thể làm tṛn bổn phận, v́ trong đời sống cao cả nguyên lư sau đây đă thống ngự : "mỗi người phải cho ra tùy theo khả năng của ḿnh, rồi mỗi người mới nhận được những ǵ họ cần dùng" , chúng ta đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ rất quan trọng trong lúc nầy, v́ là lúc những ảo ảnh và các thể thấp đă bị hàng phục.
Trong đoạn nầy theo Bà Blavatsky, th́ Chơn Ngă tịch tịnh tiêu biểu cho nguyên lư thứ bảy là Atma. Trong sự nghiên cứu ở đoạn nhứt chúng tôi đă chứng tỏ tại sao ư niệm tịch tịnh lại liên hệ với phần nầy thuộc về Chơn Ngă cao siêu.
Nhưng bậc hiền nhân đều khinh thường các lối thực hành nầy. Vị Sư Tử Pháp, Đấng Từ Bi vô lượng đă hiểu nguyên nhân thực sự của khổ đau của nhân loại liền từ bỏ ngay sự yên nghỉ êm đềm nhưng ích kỷ nơi rừng hoang tịch mịch. Bỏ cảnh Aranyaka, Người trở nên bậc Thầy của nhân loại. Sau khi Như Lai đạt Niết Bàn, Người đi truyền giáo khắp núi non, đồng nội, và thuyết pháp trong các đô thị cho Thiên Thần, loài người và chư Thiên nghe.
Tất cả những truyền thuyết thuộc về phật giáo Bắc Tông và Nam Tông đều đồng ư tuyên bố rằng Đức Phật từ bỏ chốn cô tịch khi Ngài đạt quả vị chánh đẳng chánh giác quyết định nhập thế, và sự thuyết giáo công khai của Ngài được khởi công tức khắc.
"Aranyaka" có nghĩa là người dân sống trong rừng. Các bản Kinh thuật lại rằng Đức Cồ Đàm đi vào rừng để tham thiền và Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ Đề với chí nguyện đạt đến sự toàn giác. Khi đă giác ngộ, Ngài tự hỏi có nên đem giáo lư của Ngài mà truyền bá cho thế gian chăng. Ngài biết rằng đa số nhân loại không hiểu giáo lư của Ngài và do đó chúng có thể gây bất lợi. Nhưng ngay lúc đó, như chúng ta đă thấy trong phần đầu của đoạn nầy, tiếng kêu của quả địa cầu vang đến tai Ngài và thỉnh cầu Ngài truyền pháp. Tôi không hiểu đích xác ư nghĩa tiếng nói của quả địa cầu, nhưng người ta nói rằng chính nhờ tiếng nói đó, Ngài đă quyết định giáo hóa nhân loại tại cơi hồng trần.
Trong đoạn nầy người ta nói rằng Đức Phật được thế gian xưng tụng bằng nhiều danh hiệu. Ngài được gọi là Như Lai; theo nghĩa tiếng Trung Hoa, chữ nầy đồng nghĩa với chữ Tathagatha, là danh hiệu của tất cả Chư Phật. Tathagatha theo nguyên ngữ có nghĩa là "người đă ra đi" ; nghĩa là con người đi theo bước chân những bậc tiền bối của ḿnh.
Thật ra, khi Đức Phật thuyết pháp, không phải chỉ có hạng thính giả thuộc hàng nhân loại quy tụ chung quanh Ngài để nghe và hưởng thụ hào quang của Ngài thôi, mà c̣n có hạng Thiên Thần và Chư Tiên.
Con hăy gieo những hành vi tốt và con sẽ gặt hái những kết quả của hành vi đó. Bỏ sót lại một hành vi bác ái là vi phạm một tội lỗi nặng nề.
Tôi đă kể đoạn nầy trong Bộ Giảng Lư Dưới Chơn Thầy của tôi. Mỗi người phải chịu trách nhiệm và cách sử dụng năng lực của tâm thức do y phát triển; nếu v́ thờ ơ, y xao lăng sử dụng chúng, y sẽ phạm tội bỏ sót, tội nầy cũng nặng nề như tội cố ư vậy. Chẳng hạn bổn phận của chúng ta là phải can thiệp, khi chúng ta có thể làm được mà nếu không làm sẽ thiệt hại hơn là có lợi, trước sự bất công hay tàn ác đối với thú vật hoặc trẻ con. Bậc hiền giả chứng kiến những hành vi ấy không bị ḷng khinh miệt chi phối; người phạm lỗi hung ác trên nhiều phương diện c̣n đáng thương hơn nạn nhân của y ; y cũng sẽ phải đau khổ; v́ luật nhân quả bắt buộc như thế. Vậy nếu chúng ta có thể làm cho y nhận biết được đường lối lầm lạc của y và không c̣n hung dữ nữa, chúng ta đă giúp được cho cả hai người vậy. Khi chúng ta có bổn phận phải can thiệp mà chúng ta không thi hành bổn phận ấy, chúng ta sẽ chia sớt quả báo với kẻ phạm tội. Cũng như khi chúng ta để cho kẻ khác làm hại ḿnh mà không phản kháng lại là chúng ta tiếp tay cho họ, vậy chúng ta phải chịu một phần nghiệp quả của họ.
Bậc hiền giả nói như thế nầy :
Con c̣n kiêng cữ sự hoạt động nữa chăng ? Không phải làm như thế mà Linh Hồn con được tự do. Muốn đạt đến Niết Bàn phải đạt được sự Tự Tri, v́ chính sự Tự Tri là con đẻ của hành vi từ thiện.
Chúng ta không thể thực sự hiểu biết đời sống trước khi bắt đầu làm việc cho kẻ khác. Sự cố gắng nầy giúp chúng ta nhận biết ḿnh đang ở tŕnh độ nào và những đức tính nào mà chúng ta cần phải phát triển. Có một ông lăo mù ḷa sống ở miền Nam Ấn Độ. Lăo nói sự mù ḷa của lăo đă khiến lăo hưởng thụ một cách gián tiếp một nguồn hạnh phúc lớn lao. Nghèo vô cùng, lăo đi lang thang từ làng nầy qua làng khác; đến đâu lăo cũng khuyên lơn an ủi những người lâm cảnh bối rối và đôi khi giúp đỡ họ bằng những quyền năng của nhà Yogi. Lăo kể cho họ nghe nhờ tham thiền, lăo nhớ lại được những tiền kiếp của lăo. Lăo nhớ rằng cách đây vài trăm năm lăo là một người rất giàu và rất có thế lực và lăo đă lợi dụng địa vị đó để làm hại những ai có hành động làm cho lăo không thích. Nhận biết sự mù ḷa và nghèo nàn là những hậu quả của những hành động xấu xa đă gây nên trong kiếp vừa qua đó, lăo quả quyết rằng nếu lăo c̣n giàu có, th́ có lẽ lăo không bao giờ biết yêu thương kẻ đồng loại ḿnh, v́ lăo sống một cuộc đời hoàn toàn ích kỷ. Bây giờ lăo phải sống chung với những người khác mà đa số đều là những người đau khổ như lăo. Họ rất tốt với lăo và lăo đă thương yêu họ. Lăo c̣n nói, so với hoàn cảnh xưa kia, sự an vui của t́nh thương thật vĩ đại vô cùng và theo ư lăo không có sự đau khổ lớn lao th́ không thể đạt được. Ông lăo đó tự xưng là đệ tử của một trong các Đức Thầy của chúng ta và chắc chắn là ông đă nêu bằng chứng sống thực và sự tự tri là "con đẻ của hành vi từ thiện".
Hỡi thí sinh, con hăy kiên nhẫn như kẻ không sợ thất bại, không dua nịnh sự thành công. Con hăy đặt mắt của tâm hồn nơi ngôi sao mà con là tia sáng, ngôi sao rực rỡ chiếu diệu trong chốn tối tăm sâu thẳm của hữu thể trường tồn, trong cơi vô biên vô tận của cái bất khả tri.
Không có sự thất bại nào làm cho vị đệ tử phải sợ hăi, v́ y biết rằng Thiên Cơ sẽ phải thực hiện; không có sự thất bại riêng tư nào của chúng ta làm cho nó thay đổi mảy may. Cơ hội đảm nhiệm mất một phần trong công việc đó có thể đến với chúng ta; nếu chúng ta không nắm lấy cơ hội ấy, công tác sẽ được thi hành một cách khác. Đối với Đức Thượng Đế không có cái ǵ khác biệt cả, nhưng đối với chính chúng ta th́ lại khác biệt vô cùng. Nếu con người luôn luôn xao lăng cơ hội, th́ Đại Thiên Cơ cũng đă dự liệu tất cả. Khi chúng ta để mất cơ hội, dường như các Đấng Chơn Sư của chúng ta không thấy, nhưng tôi tin rằng các Ngài biết rất rơ việc ấy. Bà Blavatsky đôi khi nói về một người nào đó : " Y biết y xứng đáng được may mắn " . Đức Thầy luôn luôn mong được thấy chúng ta nắm lấy cơ hội tốt.
Người sinh viên cố gắng làm một công việc hữu ích. Nhưng gặp một thế lực chống đối ngăn cản không cho y thực hiện, y sẽ không tỏ ra thất vọng, nản ḷng nếu y hiểu rằng mọi cố gắng nhằm thể hiện sự tốt lành ắt phải tạo ra một nghiệp quả tương xứng, dù kết quả đó không thể trông thấy và đối với phàm nhơn nó cũng đem lại sự thỏa măn trong việc chứng kiến điều thiện được hoàn thành. Đối với công việc thực hiện ban đêm trên cơi Trung Giới cũng giống như thế ; nó cũng đều tốt đẹp và hữu hiệu nếu người phụng sự không giữ được chút hoài niệm trong óc xác thịt. Kết quả của việc làm chúng ta không hay biết, chúng ta không nhớ được những hoạt động của ḿnh, nhưng định luật thiên nhiên vẫn không ngừng tác động đối với sự việc ấy.
Thường những người đă hoàn thành công việc quan trọng nhất trên thế gian lại không được thấy kết quả. Chẳng hạn ba năm đi truyền Đạo của Đấng Christ. Ngài chết như một kẻ phạm tội ác, Ngài bị quần chúng ruồng bỏ và trong khi bị hành h́nh Ngài chỉ c̣n được 120 tín đồ thôi ; ngày nay tín đồ của Ngài có đến nhiều triệu. William Wilberforce đă tranh đấu gay go trên bốn chục năm để yêu cầu băi bỏ chế độ nô lệ tại các thuộc địa Anh và ba ngày trước khi chết ông mới hay luật băi bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vừa được ban hành. Thiếu kiên nhẫn và ngă ḷng là nguyên nhân của sự hư hỏng. Trong những sinh hoạt khiêm tốn nhất đối với chúng ta cũng thế. Mỗi người có thể đảm nhiệm một công việc hữu ích và bền chí theo đuổi với một sự kiên nhẫn vô cùng và không nao núng, không nghĩ đến kết quả hiện tiền cũng như sự thất bại.
“Ngôi sao mà con là tia sáng" là ngôi sao luôn luôn chói rạng trên đầu chúng ta; đối với người nầy nó là Chơn Nhơn, đối với người khác tiến hóa hơn, nó là Chơn Thần; và cứ như thế cho đến Đức Thái Dương Thượng Đế và đến cả Đức Thượng Đế Thái Dương Hệ chúng ta. Biết được ngôi sao riêng của chúng ta, cũng chính là biết được chúng ta thuộc cung nào trong bảy cung đă liên hệ đặc biệt với Đức Thượng Đế. Đó là vấn đề của bảy Cung ấy trong chương liên quan đến các Đấng Đế Quân của mỗi cung trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, cũng như trong quyển Bảy Cung của Giáo sư Ernest Wood. Khi Chơn Ngă cao siêu làm chủ được phàm nhơn rồi, đối với đệ tử, trở nên đặc biệt trong công việc của Cung thuộc về Chơn Ngă và từ đó, y tiến bộ rất nhanh chóng về quyền năng cũng như về sự hữu dụng.
Con hăy kiên tâm như một kẻ sống đời đời. Những h́nh bóng của con vẫn sống và tàn tạ; cái sống măi ở nơi con, sự hiểu biết ở nơi con (v́ nó chính là tri thức của con) , không thuộc về đời sống phù du này, chính con người đă sống, đang sống và sẽ sống, đối với nó giờ cuối cùng sẽ không bao giờ điểm.
Ngoài đức kiên nhẫn, sự bền chí cũng cần thiết cho chúng ta và không ǵ có thể phát triển đức tánh ấy ở chúng ta hay hơn là hiểu thật rơ ràng sự sống của chúng ta sẽ trải qua nhiều thế kỷ và thấy rằng cái chết là một sự ngẫu nhiên thoáng qua, không thể làm cho chúng ta đi lệch ra khỏi con đường của ḿnh. Đôi khi người ta nói : " Tại sao tôi phải làm việc nầy hay việc khác ? Tôi không thể hoàn thành việc đó trong một kiếp ". Nhưng thật ra chỉ có một kiếp sống duy nhất - đó là kiếp sống của Chơn Nhơn - nó trường tồn vĩnh cửu để chúng ta có thể thực hiện tất cả công việc. Tốt hơn là đảm nhiệm việc nào mà bạn ưa thích hay là công việc lớn lao để loại trừ những tật xấu của bạn, dù bạn đă cao niên rồi cũng thế, v́ tất cả việc thiện hoàn thành sẽ được mang theo xác thân mới của bạn và nó sẽ xui khiến bạn cảm thấy muốn tiếp tục công việc khi c̣n thanh niên. Nếu bạn xếp công việc lại cho một kiếp tương lai, có thể tuổi già lại đến một lần nữa trước khi cơ hội tốt khiến bạn chú ư đến việc ấy. Nếu đến chín mươi tuổi bạn mới được biết Thông Thiên Học và nếu bạn muốn gặp lại nó trong tuổi thanh xuân của bạn trong một kiếp sau, th́ ngay bây giờ tùy theo khả năng của bạn, bạn hăy dốc hết năng lực để nghiên cứu nó. C̣n một lợi điểm lớn lao nữa dành cho bạn trong thời gian bạn ngụ trên cơi Thiên Đường (trừ phi bạn thuộc những người được đặc ân từ chối giai đoạn nầy), v́ ở đây mọi công việc bạn phải thực hiện vẫn là một đề tài nghiên cứu và cho phép bạn hoạch đắc những khả năng sẽ giúp ích bạn thật nhiều trong kiếp sau.
Sự bền chí cũng cần thiết, v́ không có công việc quan trọng nào có thể hoàn tất trong một sớm một chiều. Chẳng hạn nhà nghệ sĩ vẽ một bức tranh lớn, trong những ngày đầu, hay kể cả trong nhiều tuần, không chắc ǵ y đă hoàn thành, và cũng có thể y không bằng ḷng tác phẩm của ḿnh sau vài tuần lễ, y bắt đầu vẽ lại tất cả.
Hăy nghiên cứu những bước đầu của Hội Thông Thiên Học, bạn có thể rút ra được một vài bài học quư báu về đức bền chí. Hai nhà sáng lập vĩ đại, Bà Blavatsky và Đại Tá Olcott có thể không thành công trong công việc đem lại cho Hội Thông Thiên Học đặc tính vững bền và bảo đảm nhiều yếu tố phát triển của nó trong tương lai, nếu hai Ngài không có một cái nh́n sáng suốt trong khía cạnh ẩn tàng của sự việc và không biết rằng công việc của các Ngài liên quan đến Thiên Cơ phải theo đuổi xuyên qua nhiều thế kỷ và do đó chắc chắn phải thành công. Hai Ngài thành lập Hội Thông Thiên Học tại New York năm 1875, và phải làm việc thật phi thường mới xuất bản được quyển Isis Unveiled (Nữ Thần Isis lộ diện) đúng lúc. Tuy nhiên, năm năm sau, cảm thấy gần như cô đơn, hai Ngài phải sang Ấn Độ t́m vài người bạn thân để thực hiện một sự cố gắng mới. Tại đây, từ năm nầy qua năm khác hai Ngài gặp không biết bao nhiêu sự lo phiền mà ít ai chịu đựng nổi. Nếu Bà Blavatsky, mặc dù có những đau đớn thể xác, mà có thể viết Bộ Giáo Lư Bí Truyền và những tác phẩm lớn khác, chính là v́ nhờ bà biết được các vị Chơn Sư và khía cạnh huyền bí của sự sống.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ TƯ
CON ĐƯỜNG HUYỀN BÍ
Hỡi đệ tử, nếu con muốn gặt hái sự b́nh an và sự yên nghỉ êm đềm, th́ con hăy gieo hạt giống công lao trên cánh đồng sẽ gặt mùa tới.
Con hăy nhận lănh những nỗi đau khổ của kiếp luân hồi.
C. W. L. Bao giờ Đức Aryasanga cũng khuyến cáo các đệ tử đi theo con đường cao cả, con đường từ bỏ và không nhận lănh sự b́nh an trên cơi Niết Bàn. Người ta định nghĩa sự sống trên cơi Niết Bàn như một sự an nghỉ toàn giác, nhưng chúng ta phải hiểu đó chỉ là sự an nghỉ theo nghĩa không có ư thức cố gắng kèm theo sự mỏi mệt. Sự sinh hoạt phi thường hơn hết đều xảy ra tại cơi ấy, như tôi đă cố gắng giải thích, nó tiêu biểu cho chính bản chất của sự sống.
Sở dĩ con người muốn nghỉ ngơi v́ y cảm thấy mỏi mệt, nhưng khi chúng ta rời khỏi xác thân luôn luôn ư thức, chúng ta sẽ thấy sự mỏi mệt biến mất và chúng ta không c̣n ao ước được nghỉ ngơi nữa. Trong t́nh trạng đó, chúng ta xem sự nghỉ ngơi hơi giống như sự chết tại cơi trần, chúng ta ước mong không phải để lùi bước, mà để được trông thấy sức mạnh và năng lực của chúng ta đang thụ hưởng tăng thêm. Đức Thái Dương Thượng Đế không bao giờ nghỉ ngơi, dù chỉ trong giây lát thôi; nếu Ngài nghỉ, dù chỉ trong một giây, th́ tất cả chúng ta không ai sống được.
Nhiều người đạt đến cơi Niết Bàn rồi, không có bổn phận ràng buộc nào cả đối với sự tiến hóa của thế gian; tuy nhiên, đối với nhân vật đạt đến tŕnh độ cao cả như thế dường như không lẽ nào chẳng ban răi sự vinh quang và vinh diệu cho những kẻ c̣n thấp kém hơn ḿnh; khi mà ḷng sùng tín và tất cả những tư tưởng của người bao giờ cũng hướng đến chỗ cao tột đỉnh và không hề quay xuống thấp, th́ chúng ta phải tin rằng người không thể ban rải ḷng sùng tín đó xuống cho nhân loại dưới thế gian.
Có bảy con đường được mở ra trước một vị Chơn Tiên ; đa số các Ngài không thu nhận đệ tử dưới thế gian, nhưng dù đi theo con đường nào, các Ngài cũng đều phụng sự Đức Thượng Đế. Người ta có thể giả sử là vị Chơn Tiên nào cũng sẵn ḷng đi đến bất cứ nơi nào mà cần sự hiện diện của Ngài và hữu ích cho việc phụng sự hơn cả, và đồng thời, nếu được kêu gọi, các Ngài cũng vui ḷng ở lại thế gian và chấp nhận "những nỗi khổ của sự luân hồi". Mọi thái độ khác nhất là ư tưởng ích kỷ muốn thoát đọa luân hồi và bảo đảm sự sống tự do của bản ngă chia rẽ, sẽ ngăn cản không cho người chí nguyện vượt cao lên như thế. Ở lại với loài người để giúp đỡ họ, dường như là thái độ nhân từ hơn cả đối với chúng ta và điều đó cũng thật tự nhiên, và nếu chúng ta không thể thương yêu con người gần gũi và quen biết với chúng ta như thế, th́ sao chúng ta có thể thương yêu những người xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên chúng ta đừng quên rằng nếu các Đấng Tinh Quân từ Kim Tinh không chịu rời bỏ hệ thống hành tinh của các Ngài để đến giúp đỡ chúng ta, th́ ngày nay sự tiến hóa của chúng ta phải chịu chậm trễ ít nhất là một cuộc tuần hoàn. Một ngày kia vài người trong chúng ta có thể có bổn phận đi giúp đỡ giống như thế cho một hệ thống hành tinh khác kém tiến hóa hơn chúng ta.
Đồng thời chắc chắn những vị đệ tử tiến bộ luôn luôn gia tăng để hoàn thành công quả của các Đức Thầy dưới thế gian. Vị La Hán được tự do không c̣n phải chịu sự luân hồi, nhưng đương nhiên các Đức Thầy của chúng ta muốn thấy chúng ta tiếp tục tái sinh để phụ giúp cho công việc của các Ngài.
Hăy lui vào bóng tối để cho kẻ khác hưởng ánh sáng thái dương. Những ḍng nước mắt tưới lên mảnh đất khô khan đầy nhọc nhằn và sự đau khổ sẽ làm mọc lên bông và trái theo luật thù đáp của nhân quả. Ở trên ḷ lửa của đời người và ở trên làn khói đen của nó, ngọn lửa hồng như có cánh bay lên và những ngọn lửa tinh khiết càng lúc càng bay cao dưới tầm mắt của nhân quả để cuối cùng dệt nên canh chỉ vinh quang của ba thứ Đạo phục.
Lời mở đầu của đoạn nầy dường như khiến chúng ta nghĩ rằng không có đủ ánh thái dương cho tất cả mọi người. Bạn chớ tin như thế. Mọi người đều có thể được hạnh phúc. Cũng như quả địa cầu, chúng ra tạo nên bóng tối cho ḿnh. Chúng ta là kẻ gây nên những nỗi phiền năo và nhọc nhằn cho ḿnh; đó chính là Nghiệp Quả của chúng ta, cũng như tất cả những ǵ xảy đến cho chúng ta. Đức Aryasanga muốn nói rằng chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác, dù phải chịu buồn phiền hay mất mát.
Những hành động đem đến những đau khổ lớn lao về nghiệp quả rất hiếm. Trước hết, dĩ nhiên là sự hung ác; và kế đó là vài tật xấu khác. Nhưng hầu hết sự đau khổ của con người đều bắt nguồn từ thái độ bất măn của y do luật nhân quả mang đến. Lúc đó sự đau khổ mới rơ rệt tiêu biểu cho " quả báo hiện tiền ". Chẳng hạn như sự thương tiếc ích kỷ trước người quá cố trong khi y đă vươn lên một sự sống sung sướng hơn, sẽ gây đau khổ cho mọi người thân thuộc, kể cả người quá văng, khiến y càng chán nản và phiền muộn. Không bao giờ nhân quả đem đến cho con người sự đau khổ khiến y không thể chịu đựng nổi hoặc chịu đựng một cách dễ dàng; nhưng đối với những người có những ư nghĩ, t́nh cảm hoặc hành động ngông cuồng trước quả báo của họ sẽ nhận lănh hậu quả khác.
Ba thứ Đạo phục đó là : Nirmanakaya, Sambhogakaya và Dharmakaya, thứ y phục tuyệt diệu.
Chúng ta sẽ khảo sát vấn đề ba thứ Đạo phục nầy một cách đầy đủ trong phần thứ ba. Chúng tiêu biểu cho ba sự khả hữu hiến dâng cho người đắc quả Chơn Tiên. Ngài có thể, hoặc hưởng thụ cơi Niết Bàn ngay tức khắc, hoặc chỉ hưởng thụ cơi ấy sau khi đă trải qua những kinh nghiệm tinh thần cao tột khác; hoặc là ở lại như các vị Nirmanakaya ưng chịu liên lạc với quả địa cầu để tạo thần lực đầy đủ cho kho dự trữ ; hoặc sau cùng đảm nhiệm một công tác mới tại các bầu hay dăy hành tinh khác. Dĩ nhiên sự lựa chọn sau cùng nầy không bao hàm một sự ích kỷ nào cả; có thể là sự ích kỷ không đáng kể ở mức độ cao cả như thế không thể quan niệm được.
Trong lần xuất bản thứ nhứt bản văn của chúng ta có đề cập đến những vị "Phật ích kỷ", nhưng sau khi qua đời, Bà Blavatsky yêu cầu Bà Hội Trưởng của chúng ta bỏ đoạn đó, v́ nó gây ra nhiều sự ngộ nhận nguy hiểm. Đó là vấn đề các vị " Độc Giác Phật ", các Đấng Cao Cả ngang hàng với Đức Phật đạo đức nhưng thuộc Cung thứ nhứt, nhiều vị Phật tử Bắc Tông cho rằng vị Độc Giác Phật chỉ làm việc riêng cho ḿnh thôi, đó là ư tưởng phạm thượng đối với những người biết được ngôi vị của các Ngài. Các Ngài đến để giúp đỡ quả địa cầu và hối thúc sự tiến hóa trong phạm vi Cung thứ nhứt, c̣n Đức Phật đạo đức (Thích Ca) làm việc thuộc Cung thứ hai. Phê b́nh các Ngài trong công nghiệp không thuộc về các Ngài thật là vô lư.
Quả thật là áo Shangna có thể mua được ánh sáng đời đời. Áo Shangna đủ đem lại cho con người cảnh Niết Bàn tịch diệt; nó chấm dứt sinh tử, nhưng hỡi đệ tử, nó cũng giết chết ḷng từ bi. Có thể nào Đức Phật trọn lành, khi đă khoác vào ḿnh sự vinh diệu của Pháp thân ( Dharmakaya ) th́ không thể cứu vớt nhân loại được nữa. Than ôi ! Cái Ta cao siêu của đám sinh linh kia phải chịu hy sinh cho cái tiểu ngă đó sao, nhân loại sẽ bị hy sinh cho hạnh phúc của những đơn vị sao ?
Hỡi đệ tử sơ cơ, hăy biết rằng đó là con đường mở rộng, con đường hạnh phúc ích kỷ, mà chư vị Bồ Tát đi theo con đường Tâm Pháp, chư Đức Phật từ bi đều xa lánh.
Áo Shangna kém hơn ba thứ áo vừa đề cập trên rất nhiều. Ở đây nó tiêu biểu cho sự quân b́nh giữa nghiệp quả và sự tiêu diệt phàm ngă bằng cách dập tắt tất cả sự ham muốn, kể cả sự muốn sống. Nó gồm có sự tiến hóa của nhân thể (thượng trí) thật cao xa hơn mức đa số nhân loại đă đạt đến, nhưng không phát triển t́nh thương và ḷng từ bi, và cũng không có ư muốn giúp đời. Người nào thoát được ṿng sinh tử như thế có thể cũng như Chơn Nhơn, lưu lại trên các cảnh cao của cơi Hạ Thiên lâu đến vô tận.
Trong đoạn nầy dường như Đức Aryasanga phàn nàn những kẻ mặc áo Dharmakaya rồi lại rút lui trên các cơi cao hay các hệ thống xa cách thế gian; thật ra tư tưởng đó không phải là ư tưởng của Ngài; Ngài không thể trách các Đức Phật ấy ích kỷ được. Các Đấng Độc Giác Phật cũng hoàn toàn tiến hóa như Đức Phật Thích Ca của chúng ta; ḷng từ bi của các Ngài cũng không khác Đức Phật đạo đức; nhưng các Ngài không có bổn phận phải thi hành công việc như Đức Thích Ca. Hàng ngàn năm qua trước khi đạt đến quả vị cao siêu như thế, các Đấng Cao Cả không thể nào có một mảy may tinh thần ích kỷ. Chúng ta đừng quên rằng quyển Tiếng Nói Vô Thinh được một trong các đệ tử của Ngài viết lại, sau khi Đức Aryasanga viên tịch. Như vậy Ngài hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bản văn nầy. Ở đây dường như có sự khinh xuất của vị đệ tử đă tô điểm cho những ư tưởng của Thầy ḿnh.
Sống để giúp ích nhân loại là bước đầu.
Thực hành sáu hạnh cao quư là bước thứ nh́.
Khoác áo Nirmanakaya vi diệu là khước từ hạnh phúc đời đời của chính ḿnh để cứu giúp nhân loại. Đạt được sự toàn phúc của cơi Niết Bàn nhưng không hưởng thụ, đó là bước cao cả tột cùng, bước chót của con đường từ bỏ.
Hỡi đệ tử, con nên biết rằng đó là đường bí mật mà các Đức Phật trọn lành đă lựa chọn, các Ngài đă tự hy sinh cho chúng sinh c̣n yếu đuối.
Sáu hạnh vinh diệu là những Ba la mật mà chúng ta đă đề cập đến ở Chương I của Phần II ; chúng tiêu biểu cho một trong các phương pháp để đi trên con Đường Đạo. Một phương pháp khác đă tóm lược trong loạt đức tính bắt buộc kể ra trong quyển Dưới Chơn Thầy, mà người chí nguyện phải tuân theo để trải qua bốn giai đoạn trên Đường Đạo.
Nói rằng các vị Nirmanakaya từ bỏ hạnh phúc cũng không thật đúng, v́ chính tự thân vị Chơn Tiên đă đạt được hạnh phúc rồi. Sự thật th́ vị Đắc pháp có thể ở măi trên tột đỉnh phi thường mà Ngài đă đạt đến, song Ngài lại thích xuống thế gian để giúp đỡ nhân loại. Nhưng điều đó không thể lấy mất sự chí phúc vĩnh cửu thuộc về chính bản chất của Ngài; Ngài chỉ quyết định hoạt động ở các cơi thấp thôi.
Tuy nhiên, nếu tâm pháp quá cao đối với con, nếu con cần tự giúp lấy con và sợ không dám cứu trợ kẻ khác th́ hỡi kẻ nhát gan, con nên cảnh giác đúng lúc, con hăy an phận theo nhăn pháp th́ hơn. Con hăy cứ hy vọng. V́ nếu bây giờ con chưa thể theo Con đường bí mật, th́ mai kia nó sẽ vừa sức con. Con nên biết rằng một sự cố gắng, dù nhỏ đến đâu, trong chiều hướng tốt hay xấu, cũng không thể tiêu mất trong cơi nguyên nhân. Dù cho làn khói bay cũng không thể không để lại dấu vết. "Một lời nói phủ phàng thốt ra trong những kiếp trước cũng không tiêu mất, mà vẫn luôn luôn trở lại" . Dây tiêu không thể trổ sinh hoa hồng và hoa lài trắng tinh khả ái không thể biến thành gai góc.
Ngày nay con có thể tạo cơ hội may mắn cho ngày mai của con. Trong cuộc đại hành tŕnh, tất cả những nhân đă gieo mỗi giờ đều mang lại mùa gặt đầy hiệu quả, v́ định luật chí công đă cai quản thế gian. Với một sức đẩy mănh liệt không bao giờ lầm lạc, luật công b́nh mang đến cho người quá cố những kiếp sống hạnh phúc hay đau khổ, cái hậu quả nghiệp báo của tất cả tư tưởng, hành vi của chúng ta từ kiếp trước.
Vậy con hăy nhận lănh tất cả những ǵ mà công lao dành cho con, hỡi con người đầy ḷng nhẫn nại. Hăy vui vẻ và an tâm nhận lấy số phận của ḿnh. Đó là Nghiệp Quả của con, Nghiệp Quả của các kiếp tái sinh của con, mà cũng là vận mệnh của những kẻ trong cảnh nhọc nhằn và đau khổ của họ đă sinh ra đồng thời với con, họ đă vui mừng và than khóc kiếp nầy sang kiếp khác, liên hệ với các hành động từ kiếp trước của con.
Ngay bây giờ chưa có thể thực hiện ḷng vị tha hoàn toàn, chúng ta cũng không nên thất vọng. Phải theo đuổi những cố gắng trong chiều hướng tốt lành cho đến một lúc nào đó lư tưởng ấy sẽ dường như hoàn toàn tự nhiên và do đó có thể thực hiện được một cách tương đối dễ dàng. Vài người không thể thực hiện lư tưởng cao cả trước mắt như thế lại có cảm tưởng rằng tất cả công việc mà họ có thể làm được, không việc nào đáng cho họ phải nhọc công; họ thất vọng và bởi đó không làm ǵ cả. Nhưng đó là chính một lỗi rất lớn. Đức Phật của chúng ta đă tỏ ra rất sáng suốt khi Ngài nói trước những thính giả thuộc đủ hạng người. Ngài cố tránh cho họ sự ngă ḷng thuộc loại như thế. Đối với các đệ tử của Ngài. Ngài mới dạy giáo lư cao siêu. Đối với người tầm thường, Ngài giảng con đường trung đạo và Ngài dạy họ sống một đời cao thượng hơn, nếu có thể được, để một ngày kia họ có thể gia nhập vào giáo hội của Ngài. Ngài nói hiện giờ con hăy tạo cơ hội tốt cho ngày mai, nghĩa là cho kiếp sau của con. Thất vọng chỉ vô ích thôi, v́ người nào biết nắm lấy cơ hội tốt sẽ nhận được mười cơ hội khác và kẻ nào dùng hết khả năng sẵn có của ḿnh, tùy theo sức ḿnh, chắc chắn sẽ phát triển được những khả năng một cách nhanh chóng phi thường.
Đoạn chót có đề cập đến những người sinh ra đồng thời. Thật ra nhiều người tiến hóa từng nhóm rất thường gặp nhau, hiệp nhất một cách chặt chẽ và kết thân nhau theo nhiều cách. Những ǵ xảy đến cho cá nhân của một nhóm như thế sẽ tạo nên phản ứng mạnh mẽ đối với những người khác về phương diện thiện cũng như ác. Những người chí nguyện phải thấy một sự phấn khích được gia tăng trong ư niệm đó, v́ khi một người trong nhóm thành công sẽ đưa đến sự lợi ích lớn lao cho nhiều người mà số phận có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ NĂM
BÁNH XE ĐỜI
Ngày nay con hăy làm việc cho người, rồi ngày mai, người sẽ làm việc lại cho con
Chính nhờ mầm từ bỏ bản ngă mà trái ngọt của sự giải thoát cuối cùng mới trổ sinh.
Kẻ nào v́ sợ Ma vương, e rằng ḷng ḿnh c̣n vị kỷ, mà không giúp người, kẻ đó đành phải chịu chết. Kẻ hành hương mệt mỏi, muốn xuống sông tắm cho mát, nhưng sợ nước cuốn, có thể chịu nóng không nổi mà chết.
V́ ḷng ích kỷ mà không dám làm ǵ cả chỉ đưa đến quả xấu thôi.
Người sùng Đạo ích kỷ sống không mục đích. Người không làm phận sự ở đời cũng sống vô ích.
Con hăy lăn theo bánh xe đời, phải lăn theo bánh xe bổn phận đối với chủng tộc và họ hàng, bạn hữu và thù nghịch, và đừng nghĩ đến những sự vui thú cũng như khổ nhọc. Con hăy làm khô cạn sự báo thù của Nhân Quả. Hăy đạt những Siddhis cho kiếp tới của con.
C. W. L. Vài người tưởng rằng nếu họ không thể hoàn thành những việc lớn lao hoặc tiến bộ nhanh chóng th́ có cố gắng cũng vô ích. Đó là lầm to vậy. Ít ra họ cũng có thể sống để giúp đỡ những người mà Nghiệp Quả đă liên kết với họ. Bao lâu họ chưa chịu nắm lấy mọi cơ hội tốt trong hoàn cảnh hiện tại, th́ họ không bao giờ gặp cơ hội nào khác có lợi hơn. Nếu họ quyết định làm việc đó, khi ngày giờ đến với họ, lúc họ cần phải cố gắng thật nhiều trong lần Điểm Đạo thứ Nhứt, th́ những bạn bè thân yêu sẽ giúp đỡ họ. Những người bạn chơn thật đó là bạn của Chơn Nhơn; họ không phải là những kẻ v́ muốn thỏa măn sự cảm kích riêng rất nhỏ nhen, trần tục và thường ích kỷ của ḿnh, ngăn cản không cho kẻ khác tiến lên. Mà họ là những người lúc nào cũng muốn cho mọi người có được tự do cần thiết để đi theo con Đường Đạo cao cả.
Nhiều người tốt không chịu giúp đỡ đồng loại ḿnh, v́ họ sợ chính họ có thể bị thúc đẩy bởi một nguyên nhân ích kỷ. Thường một hành vi từ thiện không hẳn là do ư muốn giúp đỡ những kẻ bất hạnh, nhưng là một hành vi nhằm giải tỏa cảm thức khó chịu trước cảnh đau khổ của họ. Một người như thế không bao giờ chịu khó t́m kiếm những kẻ khốn khó để giúp đỡ. Những người khác sẵn sàng cho một phần sản nghiệp của họ và chỉ hưởng phần c̣n lại mà không hối tiếc. Một đệ tử không biết mấy điều đó, đôi khi tự hỏi xem chính ḿnh có trong sạch chăng. Nhưng không chịu giúp đỡ v́ không chắc việc làm của ḿnh có đúng không, chắc chắn đó là một h́nh thức ích kỷ. Bất cứ lư do nào, chúng ta cũng phải giúp đỡ kẻ khác mặc dù trên Đường Đạo người ta chỉ thật sự tiến hóa được khi đă giúp đỡ những kẻ khổ đau mà không tính toán hơn thiệt.
Muốn giúp đời cần phải có tính phân biện. Như người Ấn Độ thường nói sự giúp đỡ phải tùy người, tùy lúc và tùy nơi. Tuy nhiên việc suy nghĩ cần thiết đó không được gây ra sự do dự. Trong trường hợp có hai cách hành động, không phải lúc nào chúng ta cũng đều đạt được sự phân biện khôn ngoan nhất; tuy nhiên chúng ta phải chọn một cách để không bỏ lỡ dịp tốt để làm điều thiện. Đôi khi cách giúp đỡ duy nhất mà chúng ta có thể ban cho kẻ khác là sự trợ giúp bằng tinh thần, mà giúp đỡ về phương diện nầy rất quan trọng. Năng lực của những người đang làm việc một cách hăng say trên thế gian có thể nhờ ở những người khác rải ra sức mạnh tinh thần trong lúc họ tham thiền.
Bánh xe bổn phận của chúng ta đối với chủng tộc và gia đ́nh, đối với bạn và thù thường mang đến nhiều cơ hội tiến hóa tuyệt hảo. Các Đấng cai quản Luật Nhân Quả canh chừng cho mỗi người được ở trong những hoàn cảnh thuận lợi để tăng trưởng. Khi sự phát triển của một người c̣n yếu, y có thể t́m thấy trong mười ngàn nơi khác nhau, những hoàn cảnh cần thiết cho sự tiến hóa của y. Nhưng nếu y đă tiến hóa hơn, sự lựa chọn môi trường cho y phải kỹ lưỡng hơn, v́ mỗi người phải được tuyệt đối dắt vào chỗ mà sự tiến hóa của y trở nên nhanh chóng nhất. Như thế nói rằng mỗi người đều có thể thành công bất cứ trong hoàn cảnh nào thật là lầm lạc vậy; những khó khăn được đặt ra trên đường đi của y để y vượt qua chúng và do đó có thể mở mang tính t́nh và những năng lực của y.
Đối với người đă hoàn thành tốt đẹp những bổn phận hằng ngày của ḿnh chẳng bao lâu y sẽ được giao phó những công việc quan trọng hơn. Các Đấng Cao Cả hướng dẫn vận mệnh nhân loại cần rất nhiều người như thế, mà ai cũng có thể chờ đợi để nhận lănh một công tác tốt đẹp và hữu ích. Như Thánh Kinh nói, bạn hăy thành tâm làm những việc nhỏ, rồi bạn sẽ được đặt để nhận lănh nhiều công tác khác. Được đặt để trước nhiều công tác, tiêu biểu cho một trách nhiệm nghiêm trọng. Theo huyền bí học, muốn được xứng đáng phải tỏ ra thành tâm trong những việc nhỏ. Đó là cách Đức Thầy thử thách chúng ta. Nhiều người chểnh mảng bổn phận thường ngày của họ và mơ ước được làm việc nầy hay việc khác trong tương lai, có thể đó là công việc mà sự hữu ích đáng ngờ và cũng không đặc biệt dành cho họ; cũng có nhiều người tiếc rẻ những sự liên hệ mà họ đă tạo nên trước khi họ biết Thông Thiên Học, v́ hiện giờ họ thấy chúng làm cho họ khó chịu. Dù sao họ cũng phải làm bổn phận của họ. Ngày nào mà người chí nguyện được tự do làm công việc phụng sự tốt hơn để phát triển, nhất là công việc hữu ích cho thế gian, th́ chừng đó những mối liên hệ không thích hợp sẽ được tháo gỡ. Cắt đứt sự liên hệ đó quá sớm chỉ làm cho con người bối rối tạo thêm nhiều lo âu và đau khổ.
Nếu con không thể làm ngôi mặt trời, th́ hăy khiêm hạ làm một hành tinh. Thật thế, nếu con bị ngăn trở không thể phóng tia sáng như mặt trời giờ ngọ trên đỉnh núi phủ đầy tuyết trường tồn tinh khiết, th́ hỡi đệ tử sơ cơ, con hăy chọn một nghĩa vụ khiêm tốn hơn.
Hăy chỉ đường - dù phải sống lẫn lộn và mất hút trong đám đông - như sao hôm đă chỉ đường cho những kẻ đi trong đêm tối.
Ḱa hăy nh́n xem con mắt của Migmar xuyên qua lớp lưới bao mặt màu đỏ đậm để lặng nh́n Địa Cầu đang yên giấc. Con hăy xem hào quang rực rỡ đang túa ra từ bàn tay của Lhagpa một cách thương yêu che chở những nhà tu khổ hạnh. Cả hai bây giờ là tôi tớ của Nyima, lặng lẽ thức canh trong đêm tối lúc vắng chủ. Tuy nhiên trong những Kalpas, cả hai đều sáng chói như Nyima và trong tương lai sẽ có thể trở nên hai ngôi mặt trời trở lại. Đó là sự thăng trầm của Luật Nhân Quả trong vũ trụ.
Hỡi đệ tử, con hăy noi gương hai ngôi hành tinh đó. Con hăy soi sáng và ủy lạo kẻ hành hương khó nhọc và hăy t́m kẻ ít hiểu biết hơn con, kẻ đang ngồi nản chí và phiền muộn, ḷng đói bánh minh triết lẫn bánh nuôi xác thân, không gặp Thầy, không hy vọng, không một lời an ủi; con hăy nói Pháp cho y nghe.
Sau đây là lời chú thích của Bà Blavatsky :
Nyima là mặt trời theo khoa chiêm tinh Tây Tạng. Migmar hay Mars (Hỏa tinh) là biểu tượng của một con mắt, và Lhagpa hay Mercury (Thủy tinh) là biểu tượng của một bàn tay.
Ở đây chúng ta gặp nhiều sự tương đồng lư thú. Ban đêm hai hành tinh nói trên đều sáng chói. Khi mặt trời đă lặn và tất cả đều tối tăm. Đối với chúng ta cũng thế. Chúng ta phải giúp đỡ những người mà sự tối tăm c̣n thâm sâu hơn chúng ta. Mỗi người đều có thể t́m những kẻ vô minh hơn ḿnh để dạy dỗ họ. Nếu những kẻ ở chung quanh chúng ta chưa sẵn sàng dấn thân trên Đường Đạo, th́ chúng ta có thể d́u dắt họ theo chiều hướng đúng đắn mà họ đang theo đuổi.
Trong thời kỳ mà sự sống được di chuyển từ mặt trăng đến quả địa cầu, các hành tinh đều sáng chói như những ngôi mặt trời nhỏ; nhưng ngày nay Hỏa Tinh đă trở nên gần như một băi sa mạc, và do đó ánh sáng của nó trở nên vàng hay đỏ dợt. Theo quan điểm của thi nhân, tác giả của những câu thơ nầy, bây giờ các hành tinh không thể làm ǵ khác hữu ích hơn là soi sáng chúng ta. Cũng thế ấy, mọi kiến thức phải bắt đầu bằng những nền móng vững chắc; v́ không thấy được, nên nền móng không đáng kể đối với toàn cảnh, nhưng ṭa kiến trúc sẽ được đặt trên nó. Trong những công việc tầm thường của đời sống hằng ngày, thí sinh cũng có thể phụng sự xă hội một cách tốt đẹp, đồng thời phát triển những siddhis cao siêu là những quyền năng tâm linh của Chơn Nhơn.
Bây giờ các Đấng Giáo Chủ dạy cho thí sinh phải nói những ǵ với những kẻ mà y muốn d́u dắt trên Đường Đạo :
Hỡi thí sinh, con hăy nói với y, kẻ nào đem tính kiêu căng và tự ái làm tôi tớ cho ḷng sùng Đạo; kẻ nào c̣n lưu luyến cuộc đời nhưng đem tính nhẫn nại mà phục ṭng Định Luật, như một đóa hoa tỏa hương thơm dưới chân Đức Thích Ca Mâu Ni, kẻ ấy trở nên mộït vị Tu Đà Hườn trong kiếp hiện tại. Pháp lực hoàn thiện có thể nháng thấy đàng xa, thật xa, nhưng y đă bước được bước đầu; y đă nhập lưu và có thể hoạch đắc thị giác của con phượng hoàng trên đỉnh núi và thính giác của con hoăng cái nhút nhát.
Con hăy nói với y, hỡi kẻ chí nguyện, ḷng sùng Đạo chân thành có thể hoàn lại cho y những kiến thức mà y đă có trong những kiếp trước. Thần nhăn và thần nhĩ không thể nào đạt được trong một kiếp sống ngắn ngủi.
Shakya-Thub-pa là Đức Phật Thích Ca của chúng ta. Như chúng ta đă giải thích, bậc Tu Đà Hườn là những người đă nhập lưu. Người ta có thể thành lập một lư thuyết tương tợ giữa sự hành động bên ngoài, nhờ đó chúng ta đặt dưới chân Sư Phụ những khả năng phụng sự của chúng ta, và sự thay đổi bên trong, xảy ra trong Thượng Trí ( Manas ) đă phát triển đầy đủ để nhận ra sự hiện diện của Bồ đề tâm, nghiêng ḿnh trước nguyên lư cao cả đó và quyết định vâng lời nó bằng cách hiến dâng tất cả khả năng của ḿnh. Trong đời sống thường nhật, thường Hạ Trí có tiếng nói quyết định tối hậu. Chẳng hạn về khoa giải phẫu sinh thể, nhiều người cảm thấy kinh tởm trước sự thực hành khoa ấy nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuổi công việc đó, v́ họ cho rằng đây chính là phương thức duy nhất để đạt được vài kiến thức hữu ích cho nhân loại. Một thiểu số hiểu đúng hơn đă nói : "Không, sự giải phẫu sinh thể không thể đem lại điều ǵ tốt đẹp. Bản chất cao cả của chúng ta quả quyết rơ rệt rằng việc giải phẫu sinh thể là một hành động sai lầm hoàn toàn". Nếu những người quả quyết như thế thuộc đa số, họ sẽ chấm dứt khoa ấy, rồi vài phương pháp khác sẽ được phát minh để bảo đảm sức khoẻ cho nhân loại; Hạ Trí sẽ làm việc thích ứng với mệnh lệnh của trực giác cao siêu để t́m một phương pháp hoàn hảo.
Người nào cảm thấy phấn khởi khi được biết con Đường Đạo, th́ chắc chắn y đă được hành Đạo trong kiếp trước hoặc có thể nhiều kiếp trước. Điều nầy thật đáng khích lệ, v́ sau đó không bao lâu người ta có thể hy vọng khai mở lại được những quan năng đă hoạch đắc trong các kiếp trước, thần nhăn và thần nhĩ giúp đáp ứng v?i tiếng nói bên trong và chiêm ngưỡng cuộc sống và thế giới bằng đôi mắt tinh thần.
Hăy khiêm tốn, nếu con muốn đạt được sự minh triết. Hăy khiêm tốn hơn nữa nếu con đă được sự minh triết.
Hăy giống như biển cả tiếp nhận tất cả suối và sông. Sự yên tịnh dũng mănh của biển cả vẫn không thay đổi; nó không biết có nước sông, suối đổ vào nó.
Hăy dùng sức của Chơn Nhơn để trấn áp phàm nhơn. Phải đấy, cao cả thay kẻ nào giết chết dục vọng.
C̣n cao hơn nữa, kẻ nào mà Chơn Nhơn đă giết chết sự hiểu biết của dục vọng.
Hăy coi chừng phàm nhơn, v́ sợ e nó làm ô uế Chơn Nhơn.
Như chúng ta đă biết, người nào được đứng trước các Đấng Chơn Sư đều không thể không khiêm tốn, v́ y đă ư thức có một hố thẳm chia cách với các Ngài. Chơn Sư hiện ra trong xác phàm của Ngài không làm cho y lo âu hay ngă ḷng; trái lại sự hiện diện của Ngài cho chúng ta được hưởng mọi phương tiện và chúng ta có cảm tưởng nếu Ngài thành công, th́ chúng ta cũng thành công vậy. Đối với sự hoạch đắc kiến thức mới cũng giống như thế. Con người có thể nắm được vài ư tưởng lớn, đồng thời y nhận thấy tất cả những ǵ c̣n lại đều phải học hỏi, tất cả những sự huyền bí liên quan đến những sự vật quen thuộc nào đó mà kẻ khác cho là rất đơn giản và đă hiểu rơ rồi. Vậy người có kiến thức quảng bác có thể rất khiêm tốn ; và người chí nguyện phải được cảnh giác rằng nếu y thấy sự kiêu căng nổi dậy ở y, th́ đó chính là dấu hiệu cho biết y đă vô t́nh khép cánh cửa không cho những kiến thức rộng răi và cao siêu hơn xâm nhập y. Thí sinh cũng phải tập sinh hoạt giữa những sự náo động của thế gian luôn luôn ảnh hưởng đến các Thể Xác, Vía và Trí của y, mà không để cho chúng làm rối loạn; y phải tập cho các thể thấp của y quen đáp ứng với những mệnh lệnh nội tâm, chứ không phải những sự kêu gọi của ngoại cảnh ấy. Chơn Nhơn vốn thiêng liêng; với sự giúp đỡ của Chơn Nhơn ta phải chế ngự phàm nhơn; điều nầy làm xong rồi đến lượt Chơn Nhơn phải được chế ngự bởi Chơn Thần, cái Ta vĩnh cửu. Muốn thành công trong việc nầy, đệ tử phải luôn luôn canh chừng các thể thấp của y và để ư đến sự tinh khiết về thực phẩm, thức uống và từ điện cũng như phải giữ sự tinh khiết trong lời nói, t́nh cảm và tư tưởng của y vậy. Điều nầy đă được khai triển đầy đủ trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo.
Con đường đi đến tự do tối hậu ở bên trong Chơn Ngă của con. Con đường nầy bắt đầu và chấm dứt bên ngoài Chơn Ngă.
Mẹ của tất cả sông ng̣i không được loài người khen ngợi; bà mẹ đó không đáng kể trước đôi mắt kiêu hănh của Tirthika; trước mắt của những kẻ điên cuồng, h́nh tướng của nhân loại đều trống rỗng, mặc dù nó chứa đầy nước Amrita (Cam lồ) ngọt dịu. Tuy nhiên những con sông thiêng đều bắt nguồn từ Thánh địa, và kẻ nào có sự minh triết đều được tất cả loài người tôn kính.
Thiên Chúa giáo chính thống thường cho rằng sự phát triển linh hồn trải qua ba tŕnh độ liên tiếp. Trước hết con người làm lành v́ sợ bị sa hỏa ngục. Kế đó, y làm lành v́ muốn lên cơi Thiên Đường. Sau cùng y làm lành v́ t́nh thương Đấng Christ, bởi Ngài đă tự hy sinh để đánh thức tinh thần hy sinh đó trong con người. Tuy nhiên vẫn có một giai đoạn thứ tư nữa : chúng ta t́m thấy con đường đi đến sự hợp nhất với Chơn Ngă. Chừng đó con người làm lành chỉ v́ điều lành, chứ không phải để làm đẹp ḷng Sư Phụ y, hoặc để tỏ ra biết ơn Ngài. Như vậy chính chúng ta tự giải thoát ḿnh. Sự tiến bộ trên Đường Đạo của chúng ta không tùy thuộc một lư do nào khác bên ngoài. Cũng như không phải tùy theo thời gian đă trải qua ở một tŕnh độ nào nữa; chúng ta sẽ thực hiện được một bước tiến khi chúng ta đă phát triển được ở chính ḿnh những đức tánh và những năng lực cần thiết. Bận tâm đến điều nầy chỉ vô ích thôi; v́ theo câu tục ngữ Tamil th́ : " Quả đă chín mùi không bao giờ c̣n ở lại trên cành ".
Như chúng ta đă biết, người Tirthika là người Bà la môn khổ hạnh đi hành hương ở các đền thờ và theo bản văn th́ dường như họ hơi tự đắc. Cũng thế, vài vị Hadjis, người Hồi giáo đi hành hương đến Mecca cũng đă tự kiêu về cuộc hành tŕnh của ḿnh. Những người đó giống như người thế gian của thời đại chúng ta, họ hănh diện khi được nói rằng họ đă xem vở kịch cuối cùng hay đọc một quyển sách vừa mới xuất bản, thật khó nói là họ có lợi ǵ trong việc đó. Người sao chép lại lời Đức Aryasanga là một Phật tử, nên có thể không vượt khỏi tinh thần giáo phái, v́ h́nh như y xem tất cả những người Tirthikas đều thuộc hạng như thế.
Sự quyến rũ lớn lao của Benares, Hardwar, Kumbakonam và các nơi Tirthas khác là lễ tẩy thể ở các con sông linh thiêng. Tại vùng sau chót trên Thánh địa nầy, những người hành hương đến đó trầm ḿnh dưới những hồ nước rộng mênh mông mà họ cho rằng ở đây được nước sông Hằng tiếp dưỡng ngầm dưới đất. C̣n về những người Phật tử sao chép lại của chúng ta, y nhận định một cách tự đắc rằng những con sông thiêng chính ở Ấn Độ đều bắt nguồn từ một vùng linh thiêng, đó là xứ Tây Tạng. Có điều rất đáng chú ư là những con sông lớn như sông Hằng, sông Indus và sông Airavati hay Irrawadi đều bắt nguồn gần nhau, trong dăy Hy Mă Lạp Sơn rồi hướng về phía đông, phía nam và phía bắc, bao quanh và thắt chặt lại ở vùng Bắc Ấn trên hàng ngàn dậm, trong một khoảng rộng lớn phi thường. Theo tác giả th́ những nhà tu khổ hạnh kiêu hănh ấy không biết xứ Tây Tạng, nơi mà họ khinh thường, đó là mẹ sinh ra các con sông linh thiêng nầy; rồi khi so sánh xứ Ấn Độ với Tây Tạng, tác giả cho rằng theo quan niệm của những kẻ ngông cuồng sai lạc th́ Ấn Độ là thân thể chỉ chứa nước tinh khiết trường sinh, và theo ông, Tây Tạng là nguồn Minh Triết đáng được mọi người tôn kính, mà tất cả những người nầy không phải là những kẻ kém thông minh.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ SÁU
CON ĐƯỜNG CỦA BẬC LA HÁN
Bậc La Hán và Hiền Giả quáng thông mọi sự vốn hiếm có như hoa của cây Udambara. Những vị La Hán sinh ra lúc nửa đêm, đồng thời với cây thiêng có chín và bảy thân, bông thiêng nở trong đêm tối, dưới giọt sương tinh khiết và trong ḷng giá lạnh của đỉnh núi cao phủ tuyết, nơi mà bàn chân của những kẻ c̣n mang tội lỗi không bao giờ bước tới được.
C. W. L. Ở tŕnh độ tiến hóa hiện nay, rất ít người đạt được quả vị La Hán; đó là điều rất tự nhiên, v́ nhân loại được giả định cuối cuộc tuần hoàn thứ bảy mới đạt đến quả vị Chơn Tiên và đối với vị La Hán, chỉ c̣n cách quả vị đó bảy kiếp nữa. Tuy nhiên, quả vị La Hán vẫn hoàn toàn vừa sức chúng ta; vấn đề chính là hiểu bản chất mục đích ấy và dùng ư chí đạt đến nó. Dưới ảnh hưởng của Đức Phật của chúng ta, hàng ngàn người đă trở thành La Hán, nhờ từ điện phi thường của Ngài. Không bao lâu nữa Đức Phật kế vị sẽ giáng lâm giữa chúng ta, sự kiện ấy sẽ đem đến cho chúng ta những sự lợi lạc đặc biệt.
Ư nghĩa tượng trưng trong đoạn nầy chắc chắn có thể giải thích bằng nhiều cách. Lúc nửa đêm có thể là lúc tối tăm nhất trước khi b́nh minh ló dạng, lúc mà dường như thí sinh bị tất cả mọi người bỏ rơi, kể cả Sư Phụ y. Chính ở cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư mà nguyên lư thứ bảy trở nên linh động, khi thí sinh tiến đến gần cơi Niết Bàn. Cây thiêng liêng có bảy thân cũng như con số chín, có thể tượng trưng cho điều đó, v́ thật ra nguyên lư thứ bảy tiêu biểu cho tam vị trong nhứt thể - khi tam vị được thêm vào sáu vị khác th́ thành ra chín. Người Ấn Độ cho số chín có đặc tính thiêng liêng hơn cả.
Trước khi được Điểm Đạo lần thứ Tư muốn mở mang những đức tính cần thiết, thí sinh phải hoàn toàn chấp nhận những cuộc thử thách lớn lao và xuống tận nơi sâu thẳm nhứt của cơi tối tăm. Hoa thiêng chỉ nở trong cơi tối tăm đó, rồi kết quả của sự phát triển ấy cũng xảy ra trên cơi Bồ Đề.
Hỡi đệ tử, không một vị La Hán nào chứng được quả nầy trong kiếp mà linh hồn mới lần đầu tiên có nguyện vọng về sự giải thoát tối hậu. Tuy nhiên, con chớ lo lắng, không một chiến sĩ nào sẵn sàng t́nh nguyện chiến đấu trong cuộc giao phong giữa đạo quân sống và đạo quân chết, cũng không một tên tân binh nào, bị ngăn cản không cho xông pha vào con đường đưa đến chiến địa.
Bởi v́ chiến sĩ phải chiến thắng hay phải ngă quỵ.
Nếu người chiến thắng, Niết Bàn sẽ thuộc về người. Trước khi người dứt bỏ h́nh bóng, di hài của người, cái nguyên nhân của những ưu tư và đau khổ vô tận, người sẽ được nhân loại tôn kính như một vị Phật.
Nếu người ngă quỵ, th́ sự thất bại ấy cũng không vô ích : những kẻ thù mà người đă giết trong trận chiến cuối cùng sẽ không c̣n sống lại trong kiếp lai sinh.
Nhưng nếu con muốn vào Niết Bàn hay không nhận lănh phần thưởng, con chớ v́ lư do hành động hay không muốn hành động, hỡi con người đầy ḷng dũng cảm.
Con nên biết rằng vị Bồ Tát từ chối sự giải thoát để mang những nỗi khó nhọc của đời sống bí mật được xưng tụng là bậc thượng tôn, hỡi đệ tử t́nh nguyện chịu sự đau khổ qua các chu kỳ.
Đức Subba Rao giải thích sự tranh đấu giữa người sống và kẻ chết như sự chống đối giữa những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Người ta nhớ lại trong những lời dạy Alcyone, Đức Thầy Kouthoumi cũng phân biệt như thế; Ngài nói, nhân loại chia ra làm hai hạng : những người hiểu biết và những người không hiểu biết, những người đă thấy con Đường Đạo và những người chưa thấy. Ngài c̣n nói thêm rằng điều đáng phàn nàn hơn cả là chẳng những họ là người mê tín và hẹp ḥi, mà hàng triệu người đều cho rằng họ sống hạnh phúc trong sự vô minh của họ, họ tin chắc rằng ngoài những sự vật dưới thế gian nầy không có ǵ xứng đáng cả. Bà Blavatsky lại thấy trong cuộc chiến đấu đó sự giao tranh giữa Chơn Nhơn trường tồn và cao cả với phàm nhơn cá biệt hay thấp kém tượng trưng cho kẻ sống và người chết.
Đối với những kẻ thật sự muốn bước chân trên con đường huyền bí cánh cửa không bao giờ khép lại; người nào cảm thấy có ước muốn nầy đều được đưa đến cho y một cơ hội thử thách ; nếu y thất bại, sự cố gắng của y cũng không vô ích, v́ vài kẻ thù của y như những tật xấu và các nhược điểm đă bị tiêu diệt, và chúng sẽ không c̣n quấy nhiễu y nữa. Ít có người phạm tội nặng nề đến nỗi phải thoái hóa, chẳng hạn ở Ấn Độ, phải đầu thai vào một giai cấp thấp kém; nhưng một người theo tà thuyết làm những điều cực ác và sử dụng hầu hết năng lực của y trong việc ấy, có thể hoàn toàn phân cách Chơn Nhơn với phàm nhơn của y và gây ra một thứ nghiệp quả thật xấu bắt buộc y phải trở lại trạng thái cổ sơ. Những trường hợp nầy rất hiếm có. Một người tỏ ra thật sự không xứng đáng với địa vị hay giai cấp của y thường bị đặt lại trong giai cấp đó, nhưng ở một hoàn cảnh khó khăn hay trong một giai cấp khác kém hơn. Trái lại, đối với người đă đạt đến tŕnh độ cao mà không cố gắng vươn lên, v́ sợ thất bại hay chịu trách nhiệm nặng nề hơn, th́ thật là thiếu khôn ngoan.
Ngoài ra, theo bản văn, nếu con người chiến thắng, y sẽ được tôn kính như một vị Phật vĩ đại và thiêng liêng. Dĩ nhiên vị La Hán không phải là một Đức Phật theo đúng nghĩa của danh từ nầy, nhưng Ngài sẽ là Phật theo nghĩa khôn ngoan và sáng suốt.
Theo sự giải thích của Bà Blavatsky th́ "đời sống huyền bí" là đời sống của vị Nirmanakaya. Ở đây danh từ nầy được dùng theo nghĩa tổng quát, chẳng những nó chỉ những vị dừng lại ở ngưỡng cửa giải thoát để làm đầy kho dự trữ thần lực, mà c̣n chỉ tất cả những vị ở lại sau, như vậy bao gồm những nhân vật chính thức của Quần Tiên Hội, như các Đức Thầy của chúng ta. Nhưng ngày nay chúng ta gọi đặc biệt như thế đối với các bậc sau khi đă được Điểm Đạo lần thứ Năm chọn một trong bảy con đường lớn - đó là những bậc tiếp dưỡng cho kho dự trữ thần lực.
Ở đây chúng ta c̣n gặp ư niệm về con đường đau khổ. Thành ngữ nầy có thể đưa đến hiểu lầm, v́ sự dùng sai danh từ đau khổ. Quả thật một vị Chơn Sư sử dụng xác phàm sẽ không hưởng hạnh phúc của sự làm việc trên cơi Niết Bàn, nhưng Ngài sẽ đáp lại bằng một nụ cười trước ư tưởng cho rằng Ngài đau khổ. Khi một người đạt được tâm thức của cơi Niết Bàn, tâm thức ấy vẫn không mất v́ lư do y giữ xác phàm, trừ phi y hoạt động dưới các cơi thấp. Bất cứ lúc nào, trong khoảng cách giữa lúc viết hai bức thư, hoặc phải làm hai công việc nào đó, Ngài vẫn có thể đạt được ư thức về cơi cao siêu và theo đuổi công việc đặc biệt của Ngài thật hoàn măn và vô cùng vinh quang, tốt đẹp mà không ai dưới thế gian nầy có thể tưởng tượng nổi.
Từ các cơi cao trở về cơi trần thật chẳng khác nào từ mặt trời đi vào cơi hắc ám của ngục tối; nhưng bạn sẽ không cảm thấy điều nầy nếu bạn thấy ở nơi đó có một người bạn hết ḷng thương yêu mà bạn muốn giúp đỡ. Đời sống hồng trần bắt buộc phải từ chối sự vinh diệu của các cơi cao, nhưng ư chí giúp đời phải mạnh đến nỗi Linh hồn không c̣n cảm thấy đau khổ nữa. Vả lại, khi một người chưa tiến hóa cao được biết một người khác đang đau khổ, và y có thể giúp đỡ một cách hữu hiệu, nhưng y từ chối và đi t́m thú vui ở một kẻ khác, sau đó y sẽ cảm thấy hối hận vô cùng. Như thế sau rốt sự đau khổ của y c̣n lớn lao hơn nếu trước kia y từ bỏ thú vui của ḿnh. Thật ra hạnh phúc tối cao đối với chúng ta là làm tất cả điều lành mà chúng ta có khả năng thực hiện được.
Một số lớn thí sinh hiện nay không bị thất bại, sẽ không có ư thức về sự tiến bộ. Đa số sắp ngă ḷng và có cảm tưởng sự cố gắng của họ vô ích, v́ họ không thấy kết quả cụ thể. Những thí sinh không nên buông theo sự ngă ḷng, điều nầy sẽ làm hư hỏng cơi Trung Giới, gây thiệt hại cho kẻ khác và như thế là hành động ích kỷ. Nhưng về một phương diện khác, điều nầy cũng vô lư, v́ họ biết rằng sự tiến bộ bên trong của họ vẫn luôn luôn diễn tiến. Trước khi họ ư thức được điều nầy trong bộ óc xác thịt, Thể Vía và cả Thể Trí của họ đă được tổ chức nhờ sự tham thiền, và không có ǵ chứng tỏ rằng trong thế giới nội tâm, những người nầy chẳng hoàn thành được một số công việc rất chơn thật và hữu ích, bằng nhiều cách khác nhau. Trong đời sống của họ, dường như họ chẳng thành công chi cả; tuy nhiên họ có thể đạt được nhiều kết quả và chúng sẽ được chuyển sang kiếp sắp tới của họ để giúp họ có thể tiến bộ một cách đáng kể ngay trên cơi trần.
Trong mỗi kiếp con người đều phát triển thêm những đức tánh tốt và xấu. Những tánh xấu đều hiện trên bốn cảnh thấp của cơi Trung Giới, và v́ bốn cảnh nầy chỉ có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến bốn cảnh thấp của cơi Hạ Thiên, nên Chơn Nhơn không bị cảm kích. Những xúc động mẫn cảm chỉ biểu lộ trên ba cảnh cao đều tốt đẹp, như t́nh thương, thiện cảm, ḷng sùng tín ; những t́nh cảm nầy tác động trong nhân thể (thượng trí) của Chơn Nhơn, v́ chúng có trú sở ở các cảnh liên hệ với nhân thể. Như thế tất cả những t́nh cảm, tư tưởng có bản chất cao thượng có thể tác động trên Chơn Nhơn một cách thường xuyên theo lối máy móc đó. V́ Chơn Nhơn đi trên Thánh Đạo, nên mỗi sự cố gắng đúng đắn đều có giá trị tiến bộ đáng kể đối với nó. Vậy không có lư do ǵ để thất vọng hoặc gác lại ngày mai những ǵ chúng ta có thể làm ngày hôm nay, v́ lẽ chúng ta không thể làm tất cả công việc trong một lúc.
Hỡi đệ tử, Con Đường chỉ có một, nhưng cuối cùng nó chia làm hai. Các đoạn của nó được đánh dấu bằng bốn và bảy cửa. Ở cuối con đường bên nầy là hạnh phúc tức thời, ở cuối con đường bên kia là hạnh phúc đ́nh hoăn. Cả hai đều là sự ban thưởng công lao. Sự lựa chọn ở trong tay con.
Một con đường trở thành hai, con đường công khai và con đường bí mật. Con đường thứ nhứt dắt đến mục đích, con đường thứ hai dắt đến sự tự hy sinh.
Khi con hy sinh cái giả tạm cho cái trường tồn, th́ phần thưởng sẽ thuộc về con ; giọt nước trở về nguồn. Con đường công khai dắt đến cơi bất dịch, đến Niết Bàn, đến trạng thái vinh quang tuyệt đỉnh, đến sự toàn phúc quá sức tưởng tượng của con người.
Vậy con đường thứ nhứt là sự giải thoát.
Quả thật, con đường chỉ có một thôi, đó là sự phát triển tánh tốt. Về phương diện nầy, những khả năng của Chơn Nhơn thật vô cùng; những đức tánh cao cả nhất của các bậc vĩ nhân đều hiện hữu dưới h́nh thức mầm giống trong tất cả đồng loại của chúng ta và không chóng th́ chầy cũng sẽ trổ hoa. Và sau cùng, khi đă hoàn thành tất cả những sự tiến bộ có thể thực hiện được đối với loài người, với sự hạn chế của bộ óc và hoàn cảnh của nhân loại, con đường sẽ được chia làm hai và phải chọn giữa sự giải thoát và sự khước từ. Ở đây sự giải thoát có nghĩa là chấp nhận cơi Niết Bàn, mặc dù ở mức độ thấp, đôi khi danh từ nầy chỉ sự lẫn tránh bánh xe sinh tử luân hồi, như chúng ta đă thấy khi nghiên cứu quyển Dưới Chơn Thầy.
Những người không phải là nhân viên trong Quần Tiên Hội sử dụng những phương pháp khác, thường có thể khai mở những quyền năng tâm linh đến một mức độ tương đối cao, nhưng con đường của huyền thuật xám ( ở giữa tà và chánh đạo ) không thiết định những giới luật như sự giáo hóa của Quần Tiên Hội, nên không sớm th́ muộn con người sẽ lạm dụng những quyền năng của y, v́ sự cám dỗ quá mănh liệt. Tuy nhiên, có những người đi theo các con đường khác, sau cùng phát nguyện theo Quần Tiên Hội nhờ biết được giáo lư của Chánh Đạo. Nhất là ở Mỹ Châu, nhiều loại huyền thuật xám (magic grise) được giảng dạy hầu như công khai. Nhưng con Đường Đạo thật sự chỉ có một. Đó chính là Thánh Đạo, con đường đạo luyện đức hạnh.
Bốn cửa được đề cập ở đây là bốn cuộc Điểm Đạo đưa con người đến quả vị La Hán; chúng tôi đă mô tả đầy đủ các cuộc Điểm Đạo ấy trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo. Theo một lối phân biệt khác lại có bảy giai đoạn mà chúng ta sẽ thấy trong phần thứ ba của quyển nầy.
Khi người chí nguyện thực hiện được những bước cao siêu nhất mà y có thể đạt đến, y sẽ nhớ lại những kiếp quá khứ của ḿnh, dù đồng thời tâm thức của y cũng mở rộng vô cùng, bao trùm vô số sinh linh; sau cùng y hiểu rằng năng lực và t́nh thương của y không thuộc về y, mà đó chính là năng lực và t́nh thương thiêng liêng. Chỉ có sự chia rẽ biến mất, và nếu con người nh́n lại phía sau, y sẽ thấy rằng ḿnh đă sống trong một trạng thái cô đơn ảo tưởng. Y cũng thấy rằng những kiếp sống đă qua của y thật tầm thường vô vị. Thường những khúc quanh quan trọng của đời y không phải là những biến cố rơ ràng và trọng đại nhất mà y đă kinh nghiệm như y tưởng, mà chính trường hợp của đời sống thường nhật mới là nguyên nhân đầu tiên của những sự tiến bộ quan trọng.
Nhưng Con Đường thứ hai là sự từ bỏ ; cũng gọi là Con Đường đau khổ.
Con Đường bí mật dẫn vị La Hán đến sự khổ trí không thể tả; khổ v́ thấy người sống như chết và xót thương mà vẫn bất lực đối với những kẻ phải chịu khốn khổ về nghiệp quả, mà bậc hiền giả không dám xoa dịu.
V́ kinh sách có cho biết : “Hăy dạy người đừng tạo nhân, c̣n quả như ngọn thủy triều đang lớn, phải để nó đi xuôi chiều của nó”.
" Sự khổ trí không thể kể " mà vị La Hán cảm thấy trên đường huyền bí, có nghĩa là sự đau khổ do thiện cảm sinh ra. Vị La Hán thấy được tất cả sự đau khổ và tất cả sự phiền năo của nhân loại, nhưng đồng thời người vẫn hưởng được tất cả sự an vui. Người cảm thấy ở ḿnh một tấm ḷng trắc ẩn sâu xa đối với những kẻ "sống như đă chết", nghĩa là đối với đa số nhân loại không biết rằng có một mục đích xứng đáng để họ cố gắng. Thêm vào sự khổ trí năo đó, lại có ḷng thương xót, nhưng bất lực trước cảnh khổ đau do Nghiệp báo mang lại, đó là hậu quả của việc làm vô lư mà Ngài không thể - chúng ta phải nói rơ hơn là không dám - xoa dịu. Chúng ta có thể giải thích cho nhiều người hiểu được Luật Nhân Quả để giúp họ chịu đựng kinh nghiệm đau khổ của họ một cách tốt đẹp nhất - tương đối đỡ khổ - chứ chúng ta không thể hủy diệt hậu quả của những hành động sai lầm của họ.
Dù đối với Thiên Chúa giáo công truyền, sự "tha lỗi" cũng không có nghĩa là hủy bỏ những hậu quả của tội lỗi. Trong giáo hội Anh quốc, khi một vị Linh mục được lệnh và được quyền tha tội đúng theo lời dạy của Đấng Christ được chép trong Kinh Thiên Chúa giáo cũng thế : " Khi con tha tội kẻ nào, th́ tội lỗi đó sẽ được tha và khi con buộc tội cho kẻ nào, th́ tội lỗi ấy sẽ được giữ lại"; đây là lời giải thích cho vị Linh mục : nếu kẻ phạm tội tự gây ra sự sai lầm th́ những ǵ vị Linh mục có quyền làm là thiết lập một sự liên hệ b́nh thường giữa con người và Đức Thượng Đế. Nói cách khác, khi người phạm tội đă tạo một chướng ngại vật trên bước đường tiến hóa của ḿnh, th́ vị Linh mục có thể đặt người ấy lại đúng theo trào lưu tiến hóa của y. Thật ra đó là một ư tưởng tốt đẹp, nhưng có lẽ không đẹp bằng nhận định sau đây theo quan điểm Thông Thiên Học : không thể tách rời khỏi thiêng liêng; con người dù sa xuống địa ngục cũng vẫn là thành phần của Đức Thượng Đế.
Người ta thường thấy nhiều thí sinh tốt và đúng đắn không dám giúp đỡ một người nào đó, v́ sợ can thiệp vào nghiệp quả của y. Không ai có thể thay đổi Luật Nhân Quả - cũng như người ta không thể thay đổi Luật Hấp Dẫn. Nếu bạn cầm quyển sách trong tay, nó chứa thế năng của sự hấp dẫn; lúc nào bạn không dùng năng lực giữ nó lại, nó sẽ rơi xuống ngay. Luật Nhân Quả cũng tác động giống như thế, Nghiệp Quả chưa trả cũng giống như thế năng. Nó có thể bị treo hàng ngàn năm hoặc hàng trăm kiếp, nhưng đúng ngày giờ nó sẽ biểu lộ.
Người ta thường cho rằng Luật Nhân Quả rất khắc nghiệt; đó là một quan niệm rất sai lầm; Luật Nhân Quả cũng vô tư như tất cả luật thiên nhiên nào khác. Trên cơi trần, các luật thiên nhiên tác động không kể đến ư tưởng tốt hay xấu. Một đứa trẻ rơi xuống hố, nó bị đau nhiều hay ít tùy theo chiều sâu của sự rơi và đất dưới đáy hố mềm hay cứng; nó không tùy thuộc một lư do đạo đức nào của đứa trẻ, như nó muốn giúp đỡ một người bạn đang lâm nguy, hái một đóa hoa tặng mẹ nó, hoặc nó lao vào khoảng không v́ hoảng hốt. Cũng thế, nếu một người nắm một thanh sắt nóng, có thể là y sợ ngă vào kẻ khác, hoặc trái lại, y cầm lấy để đánh một người, trong trường hợp này hoặc trường hợp kia, vết phỏng ở tay y đều giống hệt nhau. Đó là cách tác động của Luật Nhân Quả tại cơi trần. Nhưng trên cơi Hạ Thiên, th́ sự cố ư rất đáng kể, v́ tư tưởng quy định tánh t́nh của ta trong tương lai.
Vậy đừng bao giờ tránh né việc giúp đỡ kẻ khác khi chúng ta có được phương tiện. Dù hết sức cố gắng, nếu bạn vẫn thất bại, bạn có thể tự nhủ rằng : "Nghiệp quả của y không cho phép giúp được ", hoặc : "Nghiệp quả của tôi không cho tôi được hân hạnh giúp y nữa", mà chỉ đến thế thôi. Làm việc cho kẻ khác, đó mới là vấn đề chính. Sự làm việc sẽ được mở rộng và tăng dần lên, nếu bạn hướng dẫn một người vào Hội Thông Thiên Học, y có thể hướng dẫn thêm mười người khác, và mỗi người trong nhóm đó lại dẫn dắt thêm mười người nữa.
" Hậu quả của Nghiệp Báo mà các bậc hiền giả cũng không dám xoa dịu ", c̣n có thể hiểu theo một ư nghĩa nữa. Dù cho một vị Đại Chơn Tiên diệt trừ được một tai họa hiển nhiên nào đó như sự nghèo khổ, chẳng hạn - hành động của Ngài thực sự không phải là việc làm tốt đẹp, mà chỉ là hành động chống lại luật của Thượng Đế. Tôi không muốn nói tai họa đó là do ư muốn của Đấng Tối Cao. Cho rằng Cơ Trời gồm có sự đau khổ cần thiết do Đức Thượng Đế tạo ra là một quan niệm phạm thượng. Con người thường hay vi phạm những điều cấm kỵ một cách rơ rệt; sự đau khổ không có nguồn gốc nào khác hơn. Có lẽ mỗi người đều gặp sự đau khổ. Chúng tôi tin rằng không ai luôn luôn đều có thể chọn điều tốt đẹp mà chẳng hề sai lầm; nhưng bao giờ sự đau khổ cũng đem cho chúng ta về đường ngay nẻo thẳng khi chúng ta không chịu học hỏi theo con đường nào khác hơn. Như thế sau cùng chắc chắn luật thiên nhiên sẽ đưa cho chúng ta đến sự toàn phúc vô cùng của cơi Niết Bàn.
Con vừa đạt đến mục đích của con đường công khai cũng là lúc con cởi bỏ thân Bồ Tát để đi vào trạng thái vinh quang của Dharmakaya, tức là quên mất thế gian và nhân loại.
Con đường bí mật cũng dắt đến sự toàn phúc của cơi Đại Niết Bàn, nhưng sau khi đă trải qua vô số Kalpas ; sau bao lần được cảnh Niết Bàn và không nhận lănh v́ ḷng từ bi vô lượng đối với chúng sinh vô minh.
Nhưng người ta nói rằng : " Kẻ nhận lănh sau cùng sẽ có quả vị cao nhất ". Samyak Sambuddha, Đức Thầy trọn lành đă bỏ Chơn Ngă để cứu vớt chúng sinh trên thế gian bằng cách dừng lại ở ngưỡng cửa Niết Bàn, trạng thái tinh khiết.
Chúng ta đă đề cập đến ba thứ Đạo phục và thấy rằng không có cảm thức ích kỷ nào có thể tồn tại nơi người đă chọn một trong ba thứ Đạo phục đó. Các Đấng Nirmanakayas thích trầm mặc, cung cấp thần lực thiêng liêng cho kho dự trữ để các vị Chơn Tiên ban phúc cho thế giới chúng ta. Có chừng năm hoặc sáu mươi chức vị mà các Đấng nầy có thể lựa chọn. Vị Nirmanakaya giữ các hạt nguyên tử trường tồn của các Ngài và tôi nghĩ rằng nếu các Ngài xét thấy tốt đẹp, Ngài sẽ cung cấp cho một trong các nơi cần dùng ấy, nếu ở đó thiếu. Nhiệm vụ của Đức Bồ Tát cũng bị khiếm khuyết mỗi khi có giống dân chánh ra đời, nhưng nhiều vị đă được chỉ định để làm việc trong một tương lai xa xôi hơn và đă được chuẩn bị ngay bây giờ. Trong lúc Đức Phật của chúng ta giáng lâm, nhiều vị đắc quả La Hán c̣n ở lại như một Đấng Nirmanakaya theo giáo lư của Ngài.
Tất cả những chức vụ ấy đều phải được thi hành và những vị đă từ bỏ cơi Niết Bàn chỉ đảm nhiệm một cách tự do công việc mà chúng ta xem như không được trong sạch. Đối với một vị Chơn Tiên, nếu chúng ta có thể nói được, thiếu mất một sự an vui cũng không đáng kể bao nhiêu so với công việc của Ngài trên cơi Niết Bàn sẽ có hiệu quả cả triệu lần nhiều hơn công việc được hoàn thành dưới thế gian; tuy nhiên phải có người thi hành nhiệm vụ thấp kém đó dưới thế gian. Trong thiên cơ công việc nhỏ mọn nhất cũng cần thiết như công việc vĩ đại nhất; chẳng hạn vô dầu mỡ đầu máy xe lửa cũng cần thiết như cho nó chạy vậy.
Thân Bồ Tát được đề cập ở đây là thân của tất cả những vị t́nh nguyện ở lại cơi trần để giúp đỡ nhân loại chứ không phải thân của những vị Chơn Tiên rất hiếm mà sau nầy sẽ trở thành những vị Phật.
Dừng lại trước ngưỡng cửa Niết Bàn có nghĩa là không lên cơi Niết Bàn bằng cách rời bỏ hoàn toàn các cơi thấp, như nhiều vị đă từng làm và như Đức Phật cũng có thể làm, nếu Ngài muốn. Vị nào từ chối không lên cơi Niết Bàn như thế, vẫn ư thức đầy đủ các cơi cao siêu; đồng thời vẫn ư thức được tại cơi trần và do đó có thể hành động hữu hiệu trên bất cứ cơi nào. Người ta nói rằng ở tŕnh độ của Ngài, Đức Phật không c̣n bị lệ thuộc Thái Dương Hệ nầy nữa. Vậy Ngài có thể đến tất cả hành tinh thuộc hệ thống ấy, cũng như vài người trong chúng ta có thể đến một hành tinh khác. Tuy nhiên đối với chính Ngài cũng có một
giới hạn, v́ Ngài cũng chưa đi vào tâm thức của Đức Thượng Đế được. Tôi không biết mặt trời có phải là thành phần thuộc phạm vi tâm thức của Ngài không. Một hôm Đức Subba Rao có nói rằng mặt trời là một trung tâm của sự sống rất mănh liệt mà chính một vị Đế Quân có thể vào đó vẫn khó khăn.
Dường như chúng ta có thể đi đến cơi Bồ Đề ở mọi nơi trên Dăy địa cầu của chúng ta. Lúc ấy tâm thức Niết Bàn sẽ bao trùm toàn thể Thái Dương Hệ. Sự Điểm Đạo lần thứ Tư giống như một tia chớp của sự sống tại cơi Niết Bàn, chứ không phải tâm thức Niết Bàn trọn vẹn; như thế chỉ là đi vào vùng thấp của cơi Niết Bàn và c̣n phải vươn lên, từ cảnh nầy đến cảnh khác cho đến lúc đạt được tâm thức của cơi ấy hoàn toàn.
Về Đức Phật, người ta có nói rằng Ngài đă đạt đến cơi Đại Niết Bàn. Điều nầy khiến chúng ta nghĩ rằng cơi Niết Bàn có thể gồm nhiều tŕnh độ, tức là các cảnh của cơi Atmic (Niết Bàn), kế đó là hai cơi thuộc dăy hành tinh chúng ta c̣n cao hơn nữa, đó là cơi Đại Niết Bàn và Tối Đại Niết Bàn .
Bây giờ con đă biết rơ về hai con đường. Hỡi con người đầy ḷng thành khẩn, đến một ngày kia, khi con đă đi tới cuối đường và qua khỏi bảy cửa, con sẽ phải chọn lấy một. Tâm trí của con đă sáng suốt. Con không c̣n bị bối rối trong những ảo tưởng, v́ con đă biết tất cả. Chân lư đă lộ nguyên h́nh và nghiêm nghị nh́n ngay mặt con. Nó nói :
" V́ thương chính ḿnh mà hưởng nhân quả an nghỉ và giải thoát cũng có ngọt dịu đôi chút; nhưng quả của bổn phận lâu dài và cay đắng, của sự từ bỏ v́ thương kẻ khác, v́ thương anh em đồng loại đau khổ, c̣n ngọt ngào hơn nữa ".
Vị Bồ Tát đă chiến thắng, đă nắm phần thưởng trong tay, nhưng v́ ḷng từ bi vô lượng nên nói :
" V́ ḷng thương người tôi xin nhường phần thưởng to tát nầy lại ", Ngài đă làm đại nguyện từ bỏ.
Ngài là một Đấng cứu thế.
. . . . . . .
Con hăy xem ! Mục đích của chân phúc và Con đường đau khổ xa dịu vợi ở chốn thăm thẳm kia. Con có thể chọn một trong hai con đường, hỡi kẻ chí nguyện chịu buồn thảm trong những chu kỳ sắp tới !
Aum vajrapani hum.
Sự từ bỏ lớn lao là không làm công việc cao cả sau khi đă biết nó, để làm công việc thấp kém, nhưng cũng rất cần thiết. Sự từ bỏ những ham muốn của phàm ngă là sự từ bỏ thuộc loại vô cùng thấp kém hơn nữa.
Ở đây chúng ta không nghĩ đến ư niệm của người Thiên Chúa giáo b́nh thường cho rằng có một Đấng Cứu Rỗi đến lôi kéo chúng ta ra khỏi những sự khốn khổ triền miên. Dĩ nhiên đây là sự biến thể ghê gớm của giáo lư tối cổ và Thiên Chúa giáo chính thực, chẳng hạn như Origen tin vào sự tôn sùng con người qua Đấng Christ. Người nào có liên lạc thật sự với Chơn Sư và đă đồng hóa với Ngài th́ được an toàn và chắc chắn rằng sẽ đi đến cuối Đường Đạo trong chu kỳ hiện tại. Chúng tôi đă giải thích ư nghĩa đầu tiên của danh từ "cứu rỗi " trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo [48].
Khi chúng ta nói về các Đấng Nirmanakaya như bức trường thành bảo vệ, chúng ta không có ư cho rằng các Ngài che chở chúng ta chống lại những thế lực hắc ám t́m cơ hội để tấn công nhân loại. Như chúng tôi đă nói, các Ngài tiếp dưỡng kho thần lực để Quần Tiên Hội dùng ban phát cho nhân loại mỗi khi cần, đó là sự giúp đỡ và hướng dẫn về mặt tinh thần và cứu vớt nhân loại khỏi biết bao tội lỗi mà họ đă phạm phải và những đau khổ do tội lỗi gây ra.
Phần nầy không chấm dứt bằng câu " Om mani padme hum " như phần thứ nhứt, nhưng lại kết thúc bằng một công thức khác : " Aum vajrapani hum ". Vajra có nghĩa là sấm sét hay kim cương. Thành ngữ nầy khiến chúng ta nghĩ đến Thần Jove, vũ trang bằng sấm sét và Thần Thor, vị Thần của người Thụy-Na-Đan. Sấm sét ấy là dorje, cây pháp lịnh mà chúng ta đă mô tả trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo [49]
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
phẦN thỨ ba
CHƯƠNG THỨ NHỨT
NHỮNG ĐỈNH CỦA PHÁP BA LA MẬT ĐA
Bạch Sư Phụ, con đă nhất quyết, con khao khát sự minh triết. Bây giờ Sư Phụ đă xé tan bức màn che trước con đường bí mật và dạy pháp đại thừa Yana. Con nguyện sẵn sàng vâng theo lời Sư Phụ chỉ dạy.
C. W. L. Theo một cước chú th́ chữ Acharya có nghĩa là bậc Huấn Sư về tinh thần hay vị Đạo Sư. Theo sự giải thích ở đó: những vị Phật tử Bắc Tông thường chọn các bậc Huấn Sư nầy trong các nhân vật thánh thiện tinh thông về khoa Gotrabhu-jnana. Vị Gotrabhu là người đă sẵn sàng nhận một cuộc Điểm Đạo nào đó và người tiêu biểu cho tất cả những đức tánh cần thiết, chỉ c̣n chờ được phép tŕnh diện. Gotrabhu-jnana là sự hiểu biết về các đức tánh ấy. Các vị Chơn Sư - Chơn Tiên thu nhận đệ tử hay đệ tử tập sự - là những người có kiến thức ấy.
Chúng ta đă đề cập đến danh từ Yana trong Chương I.
Tốt lắm, Thinh văn, con hăy chuẩn bị đi, bởi v́ con phải khởi hành một ḿnh. Thầy chỉ có thể chỉ đường cho con thôi. Đối với mỗi người Con Đường chỉ có một, nhưng những phương tiện đạt đến mục đích thay đổi tùy theo mỗi kẻ hành hương.
Chữ shravaka có ngữ căn Shru nghĩa là nghe. Theo chú thích "người nghe" là người theo học những giáo lư của tôn giáo. Qua phần học lư thuyết đến sự thực hành phép tu khổ hạnh, người ấy trở thành một vị Shramana, do chữ Shrama là cố gắng. Hai danh từ nầy gần đồng nghĩa với chữ akoustihoi và askitai của người Hy Lạp.
Tất cả những người đă dấn thân trên Đường Đạo đều phải hoạch đắc những đức tánh giống nhau, nhưng về cách áp dụng khác nhau rất nhiều. Có bảy hạng người hay bảy cung và tùy theo cung của mỗi người, người chí nguyện được hấp dẫn đến vị Huấn Sư thuộc cung của y. Sự huấn luyện phải thích hợp với nhu cầu cá nhân trong mỗi hạng người. Do đó các đệ tử của một vị Chơn Sư thường được hướng dẫn theo một đường lối khác nhau. Chính v́ thế mà một vị Chơn Sư có thể gởi một đệ tử vào chốn cô tịch và một người khác vào cuộc đấu tranh dưới thế gian. Ngài cũng có thể giúp một người đạt được nhiều kiến thức, trong khi để cho một người khác sống thiếu sự hiểu biết một thời gian lâu dài. Trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo chúng tôi đă khai triển đầy đủ về sự huấn luyện và các người khác nhau ấy.
Con chọn con đường nào, hỡi con người đại hùng đại lực ? Bốn bậc Thiền định của Nhăn pháp, hay con đường Ba la mật đa có sáu hạnh, sáu cửa đức hạnh ấy dắt đến Bồ Đề và đến Prajna, bậc thứ bảy của minh triết ?
Con đường gay go của bốn bậc Thiền Định đi lên một cách quanh co, khúc khuỷu. Kẻ leo lên đến đỉnh cao tột quả thật là siêu việt.
Muốn đến đỉnh của Ba la mật đa con phải trải qua một con đường c̣n gay go hơn nữa. Con phải mở một con đường xuyên qua bảy cửa, bảy pháo đài được trấn thủ bởi những sức mạnh hung bạo và đa mưu, là hiện thân của dục vọng.
Phần nầy ít đề cập đến tứ thiền mà nói đến các Ba la mật đa nhiều hơn. Sự tham thiền hay dhyana luôn luôn có ba bậc, như chúng ta đă thấy khi nghiên cứu phần thứ nhứt và ba bậc này gọi chung lại là sannyama. Ba bậc đó là sự định trí, tham thiền và nhập định, nhưng trước ba giai đoạn nầy phải tập giai đoạn sơ khởi là pratyahara thành bốn giai đoạn tất cả. Chúng ta cũng đă nghiên cứu các Ba la mật đa ở phần thứ hai. Ở đây con đường dắt đến sự hoạch đắc các đức hạnh đó được cho biết xuyên qua bảy cửa và tại mỗi cửa thí sinh phải chiến đấu và tiêu diệt một lỗi hay một tội lớn lao.
Chúng ta có thể cảm thấy hơi bối rối khi gặp phải sự tương phản giữa một đàng là sự tham thiền và đàng khác là sự phát triển các đức hạnh ấy, v́ cả hai đều cần thiết. Một người không thể tham thiền được mà không có các đức tánh đó, và một người không thể phát triển hoàn toàn các đức tánh đó mà không cần tham thiền. Có thể trong thời kỳ ấy Đức Aryasanga muốn cho thấy sự tương phản giữa hai con đường sống ẩn dật của người lẫn tránh sự phiền toái và những thú vui của thế gian để tham thiền trong chốn cô tịch và con đường của những người theo đuổi đời sống tinh thần, mà vẫn vừa làm mọi việc trong cuộc sống hằng ngày và vừa thực hành những lư tưởng cao siêu. Trong trường hợp nầy, Đức Aryasanga nói về con đường thứ nhứt như một con đường cao cả, nhưng con đường thứ hai lại c̣n cao thượng khó khăn hơn. Kinh sách Ấn Độ vẫn thường nhắc đến những người đă đạt đến chỗ trọn lành, dù họ vẫn dấn thân trong công việc thường ngày. Các vị Đại Sư của Mahabharata vẫn tích cực trong pḥng hội đồng cũng như trên băi chiến trường; trong số các Ngài người ta c̣n thấy một kẻ buôn bán, trong con người của Tuladhara. Kinh Bhagavad Gita dạy con đường của bổn phận và hành động, và Đức Krishna nói với đệ tử của Ngài là Arjuna rằng Janaka và những người khác đă đạt được sự trọn lành nhờ hành động và chính con cũng phải theo gương họ bằng cách hành động vô cầu đối với kết quả mà chỉ v́ t́nh thương nhân loại [50].
Khi quan sát sự tương phản trong các Ba la mật đa, người ta thấy bản chất của những sức mạnh "tàn bạo và quỷ quyệt" mà chúng ta phải chiến thắng. Con người chỉ quay vào với chính ḿnh, quên rằng y là một đơn vị trong toàn thể và theo lời của Epictetus th́ nếu không có nhân loại chung quanh chúng ta, chúng ta không phải là môït con người nữa. Ḷng từ thiện và sự mở mang đạo đức nói chung, hay đạo đức theo ư nghĩa trọn vẹn của danh từ nầy sẽ chấm dứt thái độ tự kỷ trung tâm ấy và mở rộng tâm hồn ra để nó nghĩ đến kẻ khác hơn chính ḿnh, trở thành ân nhân của những sinh linh đau khổ, trở thành người bạn hữu ích của đồng loại ḿnh và sau cùng trở nên đệ tử xứng đáng của Sư Phụ ḿnh.
Người thực hành hạnh nhẫn nhục thường bị sự bực tức quấy rầy; người ta cảm thấy sự xúc phạm, bất măn; con người sẽ tự phiền trách ḿnh, nếu y không có thái độ cởi mở. Dĩ nhiên người ta quên rằng dù có một luật công bằng luôn luôn bảo đảm sự thanh toán nợ nần giữa người nầy với người kia, th́ vẫn có sự bất đồng bề ngoài. Ban đầu lắm khi con người muốn thấy kết quả việc làm của ḿnh, v́ y nghĩ đến chính ḿnh hơn là nghĩ đến công việc, y muốn khoe khoang hay ít ra là sự khích lệ ḿnh v́ đă hoàn thành được công việc ấy. Kế đó, y buồn rầu v́ thấy sự cố gắng trong chiều hướng tốt đẹp của y vẫn vô ích; tất cả điều nầy c̣n biểu lôï một sự bất măn, một sự thiếu kiên nhẫn nào đó. Sau cùng, y mới thấy rằng, chỉ có sự cố gắng mới là điều quan trọng chứ không phải kết quả. Giải trừ được những cảm xúc ấy, y mới đạt được hạnh nhẫn nhục.
Hơn nữa, bản tánh con người vốn lười biếng. Họ thích tắm nắng ngoài trời và chỉ hoạt động khi nào bụng kêu đói hoặc v́ hiếu danh muốn lột da đầu thiên hạ để mang thêm vào dây lưng, họ mới chịu hành động trong khi đồng bọn hung bạo của họ c̣n say ngủ. Làm việc không biết mệt và kiên cường không phải là một bản tánh tự nhiên. Các bạn hăy xem Bà Hội Trưởng của chúng ta:bà tận dụng mọi khoảnh khắc trong ngày, làm việc không ngừng và không để mất thời giờ. Bạn tưởng rằng xưa kia bà cũng có bản tánh luôn luôn làm việc như thế sao ? Sở dĩ bà hoạt động v́ bà đă thấy được mục đích tốt đẹp, bà muốn trở thành một kẻ phụng sự nhân loại.
Sự tham thiền cũng thế, nó không phải là một bản tánh tự nhiên. Nó đ̣i hỏi phải chịu nhiều khó nhọc, một sự cố gắng lớn lao về tinh thần và sự chế phục thể xác. Muốn đạt được sự minh triết c̣n phải nghiền ngẫm và thực hành, đôi khi phải có can đảm để đương đầu với những kinh nghiệm khó nhọc và ngay cả sự nguy hiểm nữa.
Hăy can đảm lên, hỡi đệ tử ; con hăy nhớ lấy luật vàng. Một khi con vượt qua cửa Srotapatti, " làm kẻ nhập lưu ", một khi con đă bước vào ḷng sông chảy đến Niết Bàn trong kiếp nầy hay trong một kiếp tương lai, con sẽ chỉ c̣n luân hồi trong bảy kiếp nữa thôi, hỡi con người ư chí cứng rắn như kim cương.
Từ cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt đến lần thứ Tư, trung b́nh phải trải qua bảy kiếp, nhưng nếu có một ư chí khá dũng mănh, con người có thể đạt đến mục đích nhanh chóng hơn. Sự kiện ấy cũng giống như việc chuẩn bị cho một sinh viên đi thi. Người ta giả định một thời gian nào đó đủ cho một thí sinh trung b́nh học hỏi để dự thi, nhưng một sinh viên khác có thể bắt buộc phải chuẩn bị mau hay lâu hơn. Thường trải qua hai kiếp cũng đủ cho một người được Điểm Đạo lần thứ Nhứt đạt quả vị La Hán. Có vài người đạt ngay đến mục đích ấy chỉ trong một kiếp. Nguyên tắc nầy cũng được áp dụng trong việc đạt đến quả vị Chơn Tiên, v́ bậc La Hán ở khoảng giữa cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt và lần thứ Năm.
Con hăy xem dưới mắt con có những ǵ, hỡi kẻ có chí nguyện đạt đến sự minh triết của bậc thần tiên ?
Màn hắc ám bao trùm vật chất, con đang vẫy vùng trong những lằn xếp của bức màn đó. Bạch Sư Phụ, bức màn ấy trở nên sâu thẳm dưới mắt con, bàn tay chuyển động của Sư Phụ phá tan hắc ám. Một cái bóng lung linh, ḅ đi giống như lượn khúc của con rắn vươn dài ra. Nó lớn lên. phồng to và biến mất trong bóng tối.
Đó là cái bóng của chính con ở bên ngoài Đường Đạo rọi lên tội lỗi đen tối của con.
Ở đây người ta thích dùng chữ "lầm lạc" hay "yếu đuối" hơn là chữ "tội ác" . Trên Đường Đạo không có ǵ trở nên nguy hiểm bằng lỗi lầm. Muốn tiến bộ chúng ta cần phải tiêu diệt chúng hoàn toàn và ngay tức khắc. Khi nhận ra một lỗi lầm ở nơi bạn, bạn phải điều chỉnh lại một cách thật đúng đắn, không lúc nào ngừng nghỉ cho đến khi nó tiêu mất. Ít có người chịu làm như thế. Đôi khi một người rất thành thật yêu cầu chúng ta chỉ cho y những ǵ đă ngăn trở bước tiến của y. Nếu làm việc ấy, chúng ta sẽ hy sinh t́nh bạn. Thường y nổi giận và đáp lại rằng, nếu y có nhiều tật xấu, th́ điều mà chúng ta chỉ cho y biết vẫn không đúng; vậy theo ư y sự phán đoán lẫn trực giác của chúng ta đều vô giá trị. Cũng có vài trường hợp ngoại lệ, nhưng trường hợp trên vẫn là trường hợp chung.
Trên Đường Đạo con người phải tuân theo những nguyên tắc của chính ḿnh chứ không theo những nguyên tắc và ước lệ của môi trường xă hội mà y sống trong đó. Do vậy những khó khăn và nguy hiểm mới gia tăng đối với y. Nhưng y phải tập cố gắng hết sức ḿnh - chúng ta có thể chắc chắn rằng y không nên làm khác hơn; ngược lại, y sẽ đánh mất kết quả những sự cố gắng mà y đă vun trồng trong nhiều kiếp và như thế quả là một sự dại dột. Kẻ khác không có phương thế nào phán đoán y. Y sẽ nắm trong ṿng tay chiếc ch́a khóa mà những kẻ khác không có ; do đó mọi sự vật đối với y đều có vẻ mới mẻ. Y cần những tư tưởng nhân từ chứ không phải những lời chỉ trích của kẻ khác trước những điểm mà họ không thể hiểu. V́ y rất nhạy cảm, nên những tư tưởng nhân từ có thể giúp y tiến bộ rất nhanh chóng và góp phần vào sự nâng cao nhân loại.
“Bạch Sư Phụ, con nh́n thấy Con Đường, chân nó ở trong bùn, đỉnh của nó mất hút trong ánh sáng vinh quang của cơi Niết Bàn. Và bây giờ con thấy mấy cái Cửa , càng đi tới càng thu hẹp lại trên con đường gồ ghề đầy chông gai của Jnana (Trí huệ) “.
Hỡi đệ tử, con thấy rất đúng. Mấy cánh cửa đó dẫn kẻ chí nguyện vượt qua ḍng nước đến bờ bên kia.
" Bờ bên kia " là một thành ngữ thường được nhắc đi nhắc lại. Có hai loại tượng trưng được dùng trong lời nói ẩn dụ nầy. Trong loại thứ nhứt, kiếp sống được so sánh với một đại dương mà con người phải vượt qua, nhờ Đại Thừa hay Tiểu Thừa để thoát ṿng sinh tử. Trong loại thứ hai, ư nghĩa của của nó có tính chuyên biệt hơn. Trong cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt con người đă chấm dứt sự tiến hóa tổng quát, y đă hoàn thành trọn vẹn những ǵ thuộc về sự tiến hóa đó, và khởi đầu cuộc tiến hóa đặc biệt. Trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo. chúng tôi đă đề cập đến những điều có thể tiết lộ trong lễ Điểm Đạo đó, kể cả mấy lời sau đây : " Con đă nhập lưu. Không bao lâu nữa con có thể đến bờ bên kia [51] " . Bờ ấy là quả vị Chơn Tiên.
Muốn mở mỗi cửa phải có một chiếc ch́a khóa vàng ; và cái ch́a khóa ấy là :
1. Dana, ch́a khóa bố thí và từ bi vô tận.
Bố thí ở đây không có nghĩa là sự ban cho của cải, cũng không phải là một thái độ từ thiện nói chung, dù thái độ ấy vẫn cao đẹp hơn phần h́nh thức, nhưng bố thí ở đây có nghĩa là con người tuyệt đối sẵn sàng hy sinh chính bản thân y và tất cả những ǵ y có cho việc cứu trợ. Trên thế gian nầy rất hiếm có người sẵn sàng sử dụng tất cả th́ giờ, năng lực, tiền bạc, t́nh cảm và tư tưởng của ḿnh để phụng sự một cách đắc lực hơn. Vả lại những người đạt đến tŕnh độ nầy phải tiến xa hơn nữa, v́ họ c̣n có thể phạm những lỗi lầm là muốn hưởng lợi khi công việc đă hoàn thành, thay v́ sự đồng hóa với nó. Có nhiều người muốn đảm nhiệm một công việc lớn lao, nhưng ít người chịu quên ḿnh để làm một công việc nhỏ mọn, không ai biết đến và cũng không xứng đáng cho kẻ khác cảm ơn. Vị đệ tử Chơn Sư phải t́m kiếm để thấy công việc kẻ khác không chịu gánh vác mà chính y có thể làm công việc đó. Y không nên khinh rẽ một công việc hèn mọn rồi nói : "Tôi dư sức làm công việc đó". Trong công nghiệp của Đức Thầy không có một chi tiết nào kém quan trọng hơn chi tiết khác, mặc dù có vài phần việc khó hơn công việc khác, do đó cần phải chuẩn bị đặc biệt, hoặc phải có những năng lực hay thiên tư riêng.
Muốn hy sinh một cách trọn vẹn, bạn phải hy sinh luôn cả t́nh cảm của bạn. Bạn có hay hờn giận chăng ? Khi bạn phung phí một số năng lực trong sự bất b́nh th́ bạn không thể sử dụng nó làm việc hữu ích. Bạn nên luôn luôn làm việc với tất cả khả năng của bạn và chớ nên nghĩ rằng : "Như thế chẳng có ǵ là kém".
Chúng ta cũng phải có " t́nh thương vô tận ". Như Tennyson đă nói mấy lời sau đây về người chết:
Cũng như Thượng Đế, họ đi theo vận hành của thời gian, mắt họ mở to rộng hơn chúng ta, để chứng tỏ cho chúng ta thấy sự quảng đại của họ.
Đức Thượng Đế biết tất cả và Ngài không bao giờ nản ḷng. Giữa chúng ta nếu có sự ngă ḷng, chúng ta hăy tha thứ cho nhau ngay, Đức Thượng Đế không hành động như chúng ta. Người ta thường nói rất chí lư : Nếu biết tất cả là tha thứ tất cả.
2. Shila, ch́a khóa điều ḥa trong lời nói và việc làm, ch́a khóa tạo sự thăng bằng giữa nhân và quả, và không c̣n gây nghiệp nữa.
Chữ shila thường chỉ dịch là "hạnh kiểm", nhưng ở đây tác giả nhấn mạnh đến ư niệm điều ḥa. Người thực hành hạnh shila không bao giờ xao lăng bổn phận của ḿnh, dù nghiệp quả đặt y ở vị trí nào, y vẫn làm việc hết sức chuyên cần. Đó cũng là đức tánh giúp y trả quả mau chóng hơn hầu y được rảnh rang tăng trưởng luôn luôn và gặp nhiều cơ hội tốt thường hơn để làm điều thiện.
3. Kshanti, đức nhẫn nhục dịu dàng, không ǵ làm cho phật ḷng được.
Đến giai đoạn đó, thí sinh phải phát triển đức tánh ấy đến một mức độ đáng kể, nhưng sau nầy y phải đạt đến chỗ hoàn toàn. Sự an nhiên, không ǵ có thể lay chuyển chứng tỏ con người đă đạt được một tŕnh độ tiến hóa cao siêu. Bậc La Hán được coi gọi là bậc toàn thiện - bậc đáng kính - tuy nhiên người c̣n năm chướng ngại nữa phải dứt bỏ trước khi đạt đến quả vị Chơn Tiên và trong số đó có chướng ngại thứ tư là không để cho bị lay động bởi bất cứ sự việc ǵ.
4. Vairagya, thản nhiên đối với sự vui và sự khổ, nhận chân ảo ảnh, thấy rơ chân lư.
Trong phần b́nh giảng quyển Dưới Chơn Thầy tất cả phần thứ ba đều bàn về vairagya; đức tánh nầy được dịch là "từ bỏ". Như chúng ta đă biết, chữ nầy cũng thường được dịch là thản nhiên hay không đam mê.
Người nào có đức tánh nầy th́ sâu sắc mẫn tiệp trong công việc của y, nhưng không bao giờ chịu để sự nể trọng riêng tư ngăn trở ḿnh. Y không c̣n tật hay giận hờn nhưng vẫn đầy thiện cảm. Thản nhiên trước những sự vật thường làm cho nhiều người thiếu tự chủ, y cũng không bị sự đam mê làm cho xao động; sự phán đoán của y thật b́nh tĩnh, an nhiên. Tánh "thản nhiên" nầy không có nghĩa là con người làm việc thiếu nhiệt thành, mà trái lại, sự nhiệt thành của y vẫn nguyên vẹn, dù công việc có khổ nhọc, khó khăn cũng như thích thú. Khi đức tánh nầy phát triển mạnh, con người nhận thấy rằng đa số sự vui thú và khổ nhọc của chúng ta đều là ảo ảnh v́ chúng ta không hiểu sự vật đúng với thực chất của chúng. Chừng đó chúng ta mới nhận ra chân lư trong câu châm ngôn của phái khắc kỷ thuở xưa: chúng bị xáo trộn nhiều v́ cách phán đoán sự vật của ḿnh chứ không phải do chính bản chất của sự vật.
5. Virya, hùng lực dũng mănh mở đường thẳng đến chân lư siêu việt, ngoài ṿng bùn nhơ của sự gian trá thế gian.
Ai tiến bước trên Đường Đạo cũng đều có những đức tánh đặc biệt của ḿnh. Vậy y sẽ nhận thấy vài cánh cửa nầy hơi dễ vượt qua hơn và các cánh cửa khác, trái lại rất khó qua. Chẳng hạn, đối với đệ tử Đông phương th́ đức nhẫn nhục dễ hoạch đắc hơn; đối với đệ tử Tây phương th́ đức tánh dễ dàng chính là năng lực tinh tấn. Khi khảo sát bản liệt kê nầy lần đầu tiên, vài người trong chúng ta đă hỏi tại sao những đức tánh khó đạt nhất lại được đặt ra cho chúng ta trong bước đầu tiên. Sự thật, ư nghĩa ấy không đúng. Đức Phật của chúng ta là một người Ấn Độ, Ngài kê ra những đức tánh mà người Ấn Độ cần phải đạt được và có lẽ Ngài đă kể những đức tánh phải có trước tiên để thực hiện những sự tiến bộ dễ nhất.
Sau khi đă phát triển hùng lực hay virya đến một mức độ cao, chắc chắn là kế đó khó hoạch đắc tánh dịu dàng và nhẫn nại, hay kshanti. Một người có hùng lực ấy khi nghe nói đến con Đường Đạo, muốn đi từ đầu đến cuối ngay -nhưng nếu y thiếu nhẫn nại, y sẽ rải ra dọc theo con đường đi chung quanh y một sự xáo trộn và tạo nên một số nghiệp xấu làm chậm trễ sự tiến hóa của y khá nhiều. Trái lại, người kiên nhẫn nhưng thiếu hùng lực đành phải chịu tŕ trệ và sự tiến bộ của y quả thật chậm chạp.
Ở Đông phương một khuynh hướng giống như thế c̣n rơ nét. Tại Tích Lan, tôi c̣n nhớ nghe nói là hồi xưa người ta có thể đạt đến cơi Niết Bàn thật sự, nhưng trong thời đại gian ác của chúng ta - người ta gọi là thời đại hắc ám hay thời đại mạt pháp - những sự thành công như thế không thể thực hiện được nữa. Có thể sau nầy, trong một thời đại hoàng kim xa xăm, sự kiện ấy mới có thể thực hiện lại. Nhưng những bậc Đại Huấn Sư vẫn c̣n bên chúng ta và như Thánh Kinh Thiên Chúa giáo đă cho biết, nếu cánh cửa đă khép chặt và con đường bị thu hẹp lại, ngày nay cũng như bất cứ lúc nào, th́ chúng ta vẫn có thể t́m được cánh cửa ấy và đi theo con đường.
Trong vấn đề nầy không ai có thể nói là ḿnh đang ở tŕnh độ nào. Đối với nhiều người Thông Thiên Học, nhớ lại được một hoài niệm nào đó - chứng tỏ rằng họ đă hoạch đắc những khái niệm về Đường Đạo trong những kiếp trước. Nếu trong những thời kỳ xa xăm trước kia, một người đă thực hiện những cố gắng lớn lao để đạt đến Con Đường Đạo, th́ vài cố gắng được tăng thêm trong kiếp nầy sẽ đưa y trở lại con đường ấy ngay. Nếu y chỉ bắt đầu những cố gắng ấy hiện giờ, th́ đó chính là một kỳ công gần như siêu phàm đối với y để được bước đi trên Đường Đạo trong kiếp nầy.
Những cố gắng của nhiều nhà Thông Thiên Học đă tạo nên một sự căng thẳng lớn lao; đó là lư do tại sao trong Hội Thông Thiên Học có nhiều sự nhiễu loạn, nhiều sự phẫn nộ, nhiều sự gây gỗ. Tôi nghe nói ở những hội khác ít xảy ra những sự khốn khổ buồn phiền như thế. Đó là lẽ dĩ nhiên. Nếu bạn là nhân viên của một hội địa lư, địa chất hay một hội khác tương tợ như thế, bạn chỉ gia nhập vào một nhóm người muốn hoạch đắc những kiến thức tương đối tầm thường về một vấn đề đặc biệt. Nhưng trong Hội Thông Thiên học một số đông người đă đặt Thể Vía và Thể Trí của ḿnh vào trạng thái căng thẳng và sự căng thẳng ấy gây phản ứng trên thể xác họ. Do đó, từ lâu, chúng ta gặp phải những người nhạy cảm nhưng chưa hoàn toàn mà sự tiến bộ lại mau chóng hơn bản chất trong những t́nh trạng b́nh thường không định trước, nên chắc rằng Hội Thông Thiên Học c̣n tiếp tục xảy ra nhiều sự rối loạn. Tuy nhiên đến một ngày nào đó, lúc ấy mỗi hội viên sẽ đạt được "đức nhẫn nhục dịu dàng, mà không có ǵ có thể làm phật ḷng được ".
6. Dhyana, mà cánh cửa vàng một khi đă mở, sẽ dẫn vị Narjol đến cơi Sat trường tồn và sự đắm ḿnh thường xuyên nơi cơi đó.
Trong lần xuất bản thứ nhứt của tác phẩm nầy, chúng ta thấy có chữ narjol viết sai là naljor - lỗi ấy được sửa chữa trong lần xuất bản kế tiếp. Sở dĩ có sự sai lầm trên v́ Bà Blavatsky đă đọc chữ ở cơi Trung giới. Khi đọc một quyển sách cách nầy, người ta thấy cùng một lúc các chữ hiện ra phía trước trang giấy và các chữ ấy cũng lộn ngược lại ở trang sau. Dĩ nhiên người ta phải tránh không chú ư đến chữ ở mặt trái, mà chỉ đọc những trang đang mở ra trước mắt thôi; lúc ấy các trang nầy vẫn hoàn toàn rơ ràng và trang sau vượt ngoài thị trường của chúng ta. Tuy nhiên, trong khi đọc theo cách đó, rất dễ lầm lẫn v́ thấy vật bị đảo ngược. Nhất là lúc đọc các số. Như số 7, chúng ta nhận ra ngay khi nó bị đảo ngược, nhưng số 18 có thể đọc là 81 dễ dàng.
Đối với Bà Blavatsky, bà vẫn thấy sai số bị đảo ngược theo lối ấy. Bà thường đọc bằng Thể Vía những sách hiếm có, các sách ấy chỉ có một hay hai bản thôi. Vài huynh đệ trong chúng tôi đă kiểm lại một dẫn chứng của bà tại Bảo tàng viện Anh Quốc, mà theo bà ở trang 931, th́ các bạn ấy lại thấy ở trang 139 chẳng hạn. Thường chúng tôi thấy trong chỗ dẫn chứng của bà đều đúng, những chỗ sai không đáng kể và rất ít. Tôi c̣n nhớ một hôm bà quên dùng chữ phủ định "không", nên đă hỏng mất ư nghĩa ! V́ bà không biết chữ Bắc Phạn, Nam Phạn và chữ Tây Tạng nên khi sử dụng các thứ chữ đó, bà phải vận dụng trí nhớ hoàn toàn. Có điều đáng ngạc nhiên là chẳng phải bà không lầm lạc, nhưng sự sai lầm của bà rất ít.
Chữ narjol, nguyên nhân của sự lạc đề nhỏ nầy là chữ Tây Tạng, nó có nghĩa là Chơn Tiên hay Thánh Nhơn, hay hơn nữa là Yogi; nó phát sinh từ một chữ có nghĩa là “bằng an”. Vậy chữ narjol có nghĩa là người đi t́m sự an tĩnh nội tâm.
Chính dhyana hay thiền định đă mở những cánh cửa bước vào Đại Ngă cao siêu. Cũng nhờ thần nhăn chúng ta mới hoạch đắc được đa số những kiến thức Thông Thiên Học và những kiến thức mà chúng ta trích lấy trong những bản văn linh thánh cổ xưa. Một số những kiến thức mênh mông khác đang chờ những bậc thầy thần nhăn khảo sát. Chẳng hạn trong khoa hóa học huyền bí chúng ta đă nghiên cứu các nguyên tố và vài hợp chất, nhưng một công tŕnh vĩ đại hơn phải thực hiện cần một người có thiên tư về thần nhăn dĩ thái và khả năng phóng đại, không kể đến sự kiên nhẫn để quan sát và đếm nhiều lần các hạt nguyên tử.
Những đoạn trong Kinh Dzyan phải được viết bởi một tác giả có thể đọc được tư tưởng các vị Thiên Thần thuộc cấp hướng đạo và do đó đă biết rơ được ư định của họ. Những ǵ mà chúng ta nói về giới hạn và các cuộc tuần hoàn có thể không đúng, nhưng sự hiểu biết về cơi Trung Giới và cơi Hạ Thiên là kết quả của hàng ngàn sự quan sát, có lẽ không sai với sự thật. Những sự sai lầm có thể phát sinh từ một thế hệ c̣n trẻ - điều nầy xảy ra trong tất cả khoa học - v́ một sự kiện bất thường được xem như là b́nh thường, hoặc hơn nữa là sự ngộ nhận vai tṛ của một loại hiện tượng nào đó trong lư thuyết tổng quát. Tôi xin nêu lên thí dụ một ư niệm xưa của chúng ta có liên hệ đến khoảng thời gian giữa hai kiếp sống, cũng như sự tái sinh đều đều của linh hồn trong các giống dân phụ kế tiếp, mà chúng ta đă thấy ở trong cuộc tiến hóa b́nh thường; cho đến ngày chúng ta khám phá được có một loạt linh hồn hầu như ở măi trong một giống dân phụ và tái sinh thường hơn các linh hồn khác gấp hai lần. Có thể có hơn nữa là loại linh hồn chúng ta đă biết đối với tất cả; điều mà chúng ta có thể nói là chúng ta chưa hề gặp các linh hồn ấy.
Những bản văn linh thánh xưa đặc biệt rất quư, v́ chúng thường được các vị có thần nhăn sáng suốt trước tác. Các bản văn ấy dường như thường khô khan v́ lối tŕnh bày ư tưởng, đôi khi cũng do lối văn cổ xưa. Mỗi thời đại đều có cách diễn đạt tư tưởng riêng. Phương pháp của thời đại chúng ta không có tính cách tưởng tượng nào cả. Chúng ta diễn tả sự vật cũng giản dị như sự khả hữu của nó. Ở Ai Cập thuở xưa, muốn nêu lên một thí dụ khác biệt, tất cả đều phải diễn tả dưới một h́nh thức thật thi vị. Những tác phẩm phái Ngộ đạo cũng bao gồm những ư tưởng theo lối tượng trưng phức tạp. Muốn nghiên cứu quyển Tử Vong Kinh hay Pistis Sophia, dù chúng ta có chấp nhận sự chính xác của bản dịch, th́ trường hợp ấy vẫn chưa hẳn bao giờ cũng đúng, vậy phải t́m lại thái độ tinh thần đặc biệt của thời đại mà các tác phẩm ấy đă thành h́nh, nhưng đó là sự cố gắng rất khó khăn. Muốn thực hiện điều nầy phải có nhiều th́ giờ, và người ta vẫn hiểu rằng thường thời đại của chúng ta ít có thời giờ nhàn rỗi, nếu phải làm việc ấy đồng thời với công việc mưu sinh.
Thuở xưa, đời sống an tĩnh hơn nhiều; người ta có thói quen làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp và dễ dàng đối với mọi người và người ta gác lại ngày mai tất cả những ǵ có thể không cần làm ngay trong ngày hôm ấy. Khi quan sát đa số những kiếp sống trong quá khứ, tôi nhận thấy khắp nơi đều giống nhau. Lúc ấy không có xe lửa nên báo hay tạp chí không xuất bản đúng ngày giờ. Tất cả những ǵ gần như sự xuất bản định kỳ của chúng ta là một loạt văn thư được công bố theo khoảng cách thật dài và hoàn toàn bất thường đến đỗi giữa hai lần có khi cách nhau cả mấy tháng.
Dù sao, những người ở thời đại xa xưa đó vẫn đạt được quả vị Chơn Tiên, nhưng sự hoạch đắc đức tánh virya, hùng lực dũng mănh để đi trên Đường Đạo đối với họ dường như rất khó. Người nào muốn có năng lực ấy, thường cũng phải hết sức cố gắng. Nếu trong công việc làm ăn, họ không tỏ ra đúng đắn và cần mẫn, th́ sự cạnh tranh quyết liệt của kẻ khác sẽ làm cho họ mất phần ăn. C̣n đối với sinh viên huyền bí học, y tự kiềm chế chính ḿnh, y luôn luôn làm việc một cách ung dung tự tại. Không vội vả, cũng không xôn xao, v́ y muốn cho công việc của y được hoàn thành một cách tốt đẹp.
Ở đây sự tai hại chính có lẽ v́ làm việc quá ít hoặc chểnh mảng với công việc của ḿnh. Tuy nhiên, vài người bị hỏng việc v́ họ đă cáng đáng quá nhiều sự việc. Bà Besant đă nêu một gương sáng tuyệt đẹp về phương pháp làm việc có tính cách chiết trung. Lúc nào cũng bận rộn, bà làm việc theo đúng thời dụng biểu của bà để có lợi tối đa, nhưng chỉ đảm trách những công việc nào bà có thể làm được. Bà thường nói : " Công việc nầy không phải là việc của tôi, v́ tôi không có th́ giờ dành cho nó ".
Có một chân lư ẩn tàng trong câu ngạn ngữ cho rằng người bận rộn nhất bao giờ cũng là người nhàn rỗi nhất; lư do là y không để mất thời giờ. Nhưng có nhiều người gánh vác quá nhiều công việc đến đỗi họ không thể hoàn thành được, v́ đôi khi họ nghĩ rằng những người chung quanh họ không thể thực hiện công việc ấy tốt đẹp như họ. Mấy năm trước, việc nầy đă xảy ra ở một vị tổng thư kư của một Xứ bộ Thông Thiên Học. Anh là một tay làm việc rất xuất sắc và nhiều tài năng, có lẽ anh không lầm khi nghĩ rằng ḿnh có thể hoàn thành mọi việc tốt đẹp hơn người khác, nhưng anh đảm trách quá nhiều việc, nên việc làm của anh dở dang v́ không đủ thời giờ nên bị tích tụ lại cho đến khi người kế vị của anh đến nhận đă gặp một sự rắc rối hầu như không thể gỡ nổi.
Về phương diện nầy tốt hơn là nên giữ một thái độ chiết trung, chúng ta nên phân định công việc của ḿnh một cách kỹ lưỡng và dành thời giờ để dạy dỗ, huấn luyện thêm những người cộng tác với chúng ta. Giải thích cho kẻ khác biết cách thức làm một công việc thường vất vả hơn chính ḿnh thực hiện công việc ấy, nhưng chúng ta hy vọng rằng sau khi giải thích cho y một hay hai lần hoặc mười lần nếu cần, y sẽ có thể làm lấy một ḿnh hằng trăm lần, do đó sau cùng sẽ có lợi hơn.
Prajna (Bát nhă), là ch́a khóa làm cho con người trở nên bậc Thần Tiên và đào tạo người thành bậc Bồ Tát, con của Dhyanis.
Đó là những ch́a khóa vàng để mở các cửa.
Chúng ta hiện đang đề cập đến đức tánh cuối cùng của các đức tánh bắt buộc. Prajna, có nghĩa là minh triết - theo ư nghĩa là một quan năng của tâm thức hơn cả trí thông minh, đó là minh triết v́ nó đạt đến sự sống ở bên kia sắc tướng. Jnana, cũng được dịch là minh triết nhưng nó không phải là một quan năng, chỉ có Prajna mới thật là một quan năng thôi.
Người ta nói rằng đức tánh nầy tạo nên vị Bồ Tát; danh từ Bồ tát ở đây được dùng theo một nghĩa rộng. Theo nghĩa chuyên biệt, vị Bồ Tát là Đấng được chuẩn bị để trở nên một Đức Phật; Ngài phải làm lễ phát nguyện với một vị Phật tại thế là phải đảm trách chức vụ như vậy trong một kiếp sống tương lai. Nhưng tất cả chúng ta, nếu đi theo con đường riêng của ḿnh, cũng sẽ đạt đến quả vị Bồ Tát. Có bảy con đường vĩ đại thuộc hành tinh và trên mỗi đường ấy (hay mỗi cung) có các vị Chơn Sư làm việc và thu nhận đệ tử. Mỗi người đi theo cung riêng của ḿnh, sau cùng sẽ thấy ḿnh được hấp dẫn đến vị Chơn Sư chưởng quản cung đó. Tuy nhiên, v́ ḷng ngưỡng mộ đặc biệt một Chơn Sư, người ta cũng có thể chuyển từ một cung nầy sang cung khác, nhưng việc ấy đ̣i hỏi những sự học hỏi và cố gắng vượt bực; v́ chỉ ở cung của ḿnh con người mới thích ứng một cách dễ dàng hơn cả sự huấn luyện thuộc về huyền môn.
Ai muốn trở thành một vị Phật, th́ nhiều ngàn năm trước phải tạo nhân duyên với một vị Phật đang tại thế qua một cuộc lễ phát nguyện. Rồi từ đó người ta cho rằng ảnh hưởng của vị Phật tại thế sẽ bao phủ lấy Ngài và đến khi Ngài thành Phật rồi, th́ sức mạnh của Đức Phật tâm linh sẽ bay lượn chung quanh để bảo vệ Ngài trên thế gian. Người ta nói rằng Đức Phật Thích Ca của chúng ta đă làm lễ phát nguyện với Đức Phật Dipankara; và người ta cho rằng Đức Phật nầy vẫn c̣n theo trợ giúp Đức Thích Ca trong nhiều năm, khi Ngài đi thuyết pháp. Về vấn đề cao siêu nầy người ta chỉ có thể lập lại những ǵ đă được tiết lộ, nhưng chắc chắn đây là một ư niệm thật đẹp và cũng tự nhiên, v́ chúng ta đă biết rằng ở một tŕnh độ thấp hơn nhiều, Đức Thầy bao giờ cũng che chở cho vị đệ tử trong hào quang của Ngài để cho vị ấy trở nên thành phần tâm thức của Ngài.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ HAI
Ư HỢP TÂM H̉A
Trước khi đến gần cửa cuối cùng, hỡi kẻ ra tay thêu dệt sự tự do cho ḿnh, dọc theo con đường khổ nhọc, con phải chiếm đoạt những Paramitas hoàn thiện đó - những đức tính siêu việt gồm có sáu và mười hạnh.
Hỡi đệ tử, v́ trước khi để con được gặp Sư Phụ con, mặt đối mặt, ánh sáng đối ánh sáng, người ta đă nói ǵ với con ?
Trước khi có thể đến gần cửa thứ nhứt con phải tập tách ĺa thân con ra khỏi trí con, phá tan bóng tối và sống trong trường tồn. Muốn được như thế con phải sống và thở trong tất cả, cũng như tất cả những ǵ con nhận thấy đều thở trong con ; con phải cảm thấy con ở nơi vạn vật và vạn vật ở trong Đại Ngă.
C. W. L. "Gặp Sư Phụ, ánh sáng đối ánh sáng" là lối diễn tả một chân lư quan trọng. Khi đệ tử tiếp xúc với tâm thức của Chơn Sư và lần thứ nhứt khi Chơn Sư bao phủ y, th́ ánh sáng của Ngài sẽ làm cho hào quang của đệ tử sáng rực lên như chúng tôi đă giải thích trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo [52].
Coi tiết nầy phần nhiều lập lại những ư kiến đă được tŕnh bày trước tiên trong phần nhứt. Tách rời xác thân ra khỏi Thể Trí theo nguyên văn có nghĩa là phải tạo thành mayavi rupa, và nói theo nghĩa bóng là phải phân biệt sự thật và hiểu rằng con người không phải là xác thân. Thể Vía là h́nh bóng của xác thân; chúng ta không nên hủy diệt nó, nhưng người đệ tử phải chấm dứt ảnh hưởng của nó đối với ḿnh. Chúng ta phải biết dùng nó song làm thế nào không cho nó chi phối chúng ta. Sống trong vĩnh cửu không phải là từ bỏ thế gian, mà bao giờ cũng xét đoán sự vật từ quan điểm đời sống vĩnh cửu. Chúng ta khảo sát tất cả các điều nầy trong Bộ Giảng lư quyển Dưới Chơn Thầy.
Người nào tập sống trong vĩnh cửu và biết rằng linh hồn phải chịu luân hồi, th́ không bao lâu sẽ biết những sự tiếp xúc bên ngoài không có ǵ quan trọng cả. Khi đọc quyển Những kiếp sống của Alcyone chúng ta nhận thấy rằng những người được đề cập đến trong đó, đa số đều đau khổ vô cùng. V́ vài người trong số đó chính là chúng tôi hôm nay, nên chúng tôi hiểu rằng sự đau khổ chỉ là tạm thời và bây giờ không c̣n làm cho chúng tôi khốn khổ nữa. Khi hồi tưởng lại thời gian qua đôi khi chúng tôi tự hỏi rằng làm thế nào các linh hồn nầy có thể chịu đựng được những sự đau khổ như thế. Tuy nhiên họ đă qua cuộc thử thách một cách an toàn. Không phải bao giờ chúng ta cũng cảm thấy ḿnh trải qua những sự đau khổ ấy một cách dễ dàng, v́ chúng ta đang ở trong thời kỳ thử thách đó, chứ không phải nh́n nó từ một vị trí bên ngoài. Chúng ta không thể hy vọng xét đoán được rơ ràng và đầy đủ một kinh nghiệm hay biến cố nào mà hôm nay chúng ta đang ch́m đắm trong đó. Chẳng hạn trong băi chiến trường một chiến sĩ biết rất ít về những ǵ xảy ra và thường y không biết được sự quan trọng của một cuộc di chuyển đặc biệt hay một cuộc hành quân mà y đang tham dự. Bề ngoài, vai tṛ của y có vẻ không đáng kể, nhưng nó có thể là một yếu tố quan trọng trong sự quyết định cuộc chiến đấu. Y cũng có thể được chú ư đặc biệt và nổi bật, nhưng thật ra không quan trọng nhiều trong sự thành công.
Tuy nhiên, tôi không tin rằng người ta có thể đánh giá sự quan trọng của Hội Thông Thiên Học một cách quá đáng. Đó là một trong những phong trào quan trọng nhất mà thế giới không biết đến. Dưới con mắt của người đời, của vua chúa, và của những nhà chính trị, nó không có ǵ khác biệt với những hiệp hội nào khác. Nó chỉ là một nhóm nhỏ. Tuy nhiên Hội Thông Thiên Học đă được sáng lập bởi hai vị Chơn Sư, mà một ngày kia hai Ngài sẽ cầm đầu giống dân chánh thứ sáu, và sẽ lựa chọn trong hàng ngũ chúng ta những người có thể tham dự vào sự phát triển đầu tiên của giống dân đó. Trái lại rất dễ mà thêu dệt vai tṛ chúng ta trong công nghiệp của Hội. Các vị huynh trưởng của chúng ta, Bà Blavatsky và Đại Tá Olcott đă qua đời, nhưng Hội vẫn sống, nó tiếp tục truyền bá lư tưởng của nó đi khắp nơi, v́ các Đấng Chơn Sư vẫn tồn tại.
Các vị đệ tử Chơn Sư phải tập đồng hóa tâm thức của họ với tâm thức những người chung quanh; muốn được như thế, y phải thực hành vài phương pháp luyện tập. Thường những kết quả đạt được rất bất ngờ, khi người đệ tử thoạt tiên t́m cách đi vào tâm thức của các loài vật. Ư nghĩ của chúng ta rất thiển cận và người quan sát những sinh hoạt của chúng theo kinh nghiệm của ḿnh thường mắc phải một sự khác biệt căn bản. Mặt khác, thú vật c̣n nghĩ xa hơn những tư tưởng ít oi của chúng mà người ta không ngờ. Do đó, khi th́ chúng ta cho rằng chúng có những khả năng thật cao, khi th́ gán cho chúng những khả năng thật thấp so với khả năng thật sự của chúng.
Thường một vị đệ tử phải nhập xác một người khác để có thể hiểu những t́nh cảm của y và cũng để tự biết ḿnhqua các thể khác. Một kinh nghiệm như thế rất khổ nhọc mà cách đây nhiều năm ông Damodar K. Mavalankar đă kể lại cho tôi nghe. Một này kia anh bị lôi ra khỏi xác và nhập vào xác một anh thủy thủ say rượu, trên một bến tàu xa lạ. Đối với anh là một người Bà la môn, anh cảm thấy một sự ghê tởm di truyền như bất cứ một người Bà la môn nào khác, khi tiếp xúc với một người bất tịnh, mà người Tây phương chỉ cảm nhận một cách yếu ớt trong khi nó là một sự va chạm khủng khiếp ở anh. Có thể nói rằng anh bị ch́m trong đống bùn nhơ, chứ không thể gọi là ǵ khác hơn. Tuy nhiên, trong trạng thái ghê gớm mà anh đă rơi vào th́nh ĺnh đó, anh vẫn có thể duy tŕ được cảm thức của ḿnh và thầm nhủ : " Không, tôi không phải cái đó; tôi là Damodar ". Rồi anh giữ được b́nh tĩnh và nghĩ rằng : " Cái đó cũng là nhân loại; tôi vẫn có thiện cảm với cái đó ". Vậy là anh đă tự giải thoát một cách tốt đẹp.
Khi gặp một thử thách như thế, nhiều người bị rối loạn vô cùng, họ cho điều đó như một cơn ác mộng khủng khiếp và giăy giụa một cách cuồng loạn, nên họ rất đau khổ. Đối với nhiều người, cảm thức đầu tiên có lẽ là sự ghê tởm. Đối với vị Chơn Tiên, lại khác hẳn, Ngài không bao giờ bỏ qua một sự sai lầm nào. Ngài hiểu nó rơ rệt hơn chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ cảm thấy ghê tởm. Ngài phân biệt được tất cả những biến tượng của đời sống nhân loại. Ngài nhớ lại đă có trải qua hoàn cảnh nào đó giống như thế, trong một thời gian vô cùng xa xăm - có lẽ trên một tinh cầu khác. Vả lại, tâm thức Bồ Đề của Ngài cũng đă hoàn toàn phát triển, nó có thể bao trùm ngay cả nhưng người tội lỗi. Vậy Ngài không hề ghê tởm những người phạm tội. Ngài chỉ có một ư muốn duy nhất là giúp đỡ tất cả mọi người càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đối với hạng người ấy không thể ban cho họ nhiều, mà c̣n phải thận trọng nữa. Chỉ có thiện cảm thôi chưa đủ. Chúng ta c̣n phải sáng suốt để t́m ra những lời lẽ có thể cảm hóa kẻ khốn khổ; sau cùng chúng ta cũng phải có đức nhẫn nại và tính thiệp thế để chỉ cho kẻ ấy thấy một đời sống tốt đẹp khá cao hơn cuộc sống của y hiện thời.
Nhờ kinh nghiệm đồng hóa đó, người ta học được đức tính gọi là sự thiện cảm sáng suốt; tôi không tin rằng c̣n một phương pháp nào khác có thể mang đến kết quả hoàn toàn như thế. Chừng đó người ta mới hiểu rằng tại sao một người làm các việc nào đó và chúng được thực hiện ở y như thế nào. Những người chưa có kinh nghiệm ấy phải cố gắng đặt ḿnh vào quan điểm của kẻ khác, càng nhiều càng tốt.
Con chớ để cho giác quan của con nô đùa trong Trí con.
Con không được tách riêng con người con với Bản Thể của vạn vật, mà con rót biển cả vào trong giọt nước, giọt nước vào trong biển cả.
Như thế con sẽ hoàn toàn ḥa hợp với mọi sinh vật; con sẽ thương yêu mọi người như các huynh đệ đồng song của con, như các đạo sinh đồng chung một Sư Phụ, con đồng chung một mẹ hiền.
Câu châm ngôn đầu tiên nhắc chúng ta nhớ lại phần đầu của đoạn thứ nhứt, trong đó câu : " Cái Trí là tay đại phá hoại sự thật. Người đệ tử phải tảo trừ tay đại phá hoại đó ". Cái Trí là tay phá hoại v́ chúng ta đă dung túng cho những thành kiến tăng trưởng trong đó. Mỗi người đều biết rằng chúng ta chẳng bao giờ thấy kẻ khác mà chỉ thấy ư tưởng do chúng ta tạo ra về y. Tuy nhiên, "tiêu diệt kẻ phá hoại" không có nghĩa là chúng ta không cần đến trí khôn và chỉ nghe theo bản năng của chúng ta là quan năng thấp kém. Chúng ta phải vươn lên đến cơi trực giác là nơi cao hơn cơi Trí và để cho trực giác quyết định phải hướng tư tưởng chúng ta đến những đối tượng nào.
Nếu con người thấy hiệu quả của những thành kiến trên Thể Trí, th́ y sẽ ngạc nhiên vô cùng. Vật chất tạo nên Thể Trí bị lôi cuốn trong ḍng lưu chảy liên tục và có tiết điệu. Nhiều khu phân của Cái Trí đều liên hệ với các loại tư tưởng khác nhau. Một thành kiến trong một loạt tư tưởng nào đó sẽ gây ra một sự ứ đọng trong một khu phân tương ứng; tại điểm đó ḍng lưu chảy bị chậm lại. Hiệu quả sinh ra trên Thể Trí do sự ứ đọng đó giống như một mục cóc to. Ở bất cứ điểm nào trên Thể Trí chúng ta cũng có thể nh́n ra ngoài, nhưng mục cóc đó gây chướng ngại đối với cái nh́n như thế của chúng ta. Chúng ta hăy thử nh́n xuyên qua chỗ ấy của Thể Trí, chúng ta sẽ thấy các vật thể đều bị biến dạng như chúng tôi đă giải thích.
Do đó, Cái Trí chính là tay phá hoại sự thật. Ngay cả những người xuất chúng cũng có vài thành kiến. Chẳng hạn một người tự hào rằng ḿnh thoát khỏi thành kiến về điểm nào đó - như thành kiến về giai cấp hay màu da - vẫn mắc phải những thành kiến về những điểm khác, có thể là về lối xử thế. Một người có nước da ngâm ngâm, trắng, sậm như đồng hay vàng, không quan trọng đối với y, nhưng nếu hắn ăn bằng dao hoặc nói bằng giọng quê mùa ở tỉnh, th́ y lại không thích.
Trong những thành kiến đó, tệ hơn cả là những thành kiến mà chúng ta không biết chúng có từ hồi nào, có thể là chúng đă xuất hiện từ thuở thơ ấu của chúng ta. Muốn tiêu diệt chúng tận gốc rễ thật khó khăn vô cùng. Cách duy nhất để thành công hoàn toàn chính là nhờ t́nh thương. Nếu cử chỉ của một người không được nhă nhặn, th́ một ngày kia y cũng sẽ đạt đến chỗ hoàn thiện - nếu không phải trong kiếp nầy th́ ít ra cũng trong kiếp tới - v́ người đó cũng như tất cả chúng ta, đều là thành phần của Đức Thượng Đế. T́nh thương của Đức Thương Đế cũng như sự bằng an của Ngài vượt trên tất cả mọi sự hiểu biết; chẳng những t́nh thương đó tha thứ cho tất cả, mà sự cần thiết được tha thứ cũng không c̣n hiện hữu nữa.
Chúng ta phải tập thương yêu mọi người cũng như tất cả là những bạn đồng môn của chúng ta vậy. Sự kết hợp giữa các đệ tử của một vị Chơn Sư là mối liên hệ bền chặt nhất thế gian nầy, ngoại trừ sự hiệp nhất của các nhân vật trong Quần Tiên Hội. Sau rốt vị đệ tử tập mở rộng khả năng thương yêu của y đến vô cùng mà y đă đạt được trong trạng thái nhất thể và mỗi khi gặp bất cứ người nào y sẽ ban rải t́nh thương cho họ.
Có nhiều Sư Phụ, Hồn Mẹ là một trong số đó, nó là Alaya, là Hồn Vũ Trụ. Con hăy sống trong Đức Sư Phụ đó cũng như những tia sáng của Người sống nơi con. Con hăy sống trong đồng loại con cũng như họ đang sống trong Người vậy.
Sau đây cũng là ư niêm hợp nhất, bằng những ngôn từ c̣n đẹp đẽ hơn nữa.
Trước khi bước đến ngưỡng cửa của con Đường Đạo, trước khi vượt qua cửa thứ nhứt, con phải hỗn hợp cả hai vào trong một, hy sinh phàm ngă cho Chơn Ngă, và do đó phá bỏ con đường ở giữa đôi bên -- Antahkarana.
Ư nghĩa tổng quát trong tiết nầy không có chi là khó hiểu, nhưng chữ antahkarana rất ít khi được sử dụng, nhất là theo nghĩa do Bà Blavatsky chú thích. Bà nói rằng : "Antahkarana là Hạ Trí, con đường giao thông của phàm nhơn và Thượng Trí hay Chơn Nhơn. Khi con người chết nó bị hủy diệt như là con đường hay phương tiện giao thông, và phần c̣n lại của nó vẫn tồn tại trong h́nh tướng của trạng thái Kamarupa - như cái vỏ ".
Khoảng cuối quyển thứ ba của Bộ Giáo Lư Bí Truyền, đôi khi Bà Blavatsky gọi là Kama-manas, cái mà bây giờ chúng ta gọi là Hạ Trí, nghĩa là Cái Trí mà bản tánh được cấu tạo do ảnh hưởng của Kama trong lúc phàm nhơn sống tại cơi trần. Do đó người ta có thể coi antahkarana như Hạ Trí thuần khiết, không ô nhiễm, là tia sáng của Thượng Trí. Trong khi c̣n sống, con người có thể liên lạc với Thượng Trí nhờ con kinh đó, và như chúng ta đă thấy trong Bộ Chơn Sư và Thánh Đạo, vị đệ tử bao giờ cũng chú tâm đến việc mở rộng con kinh hoàn toàn để cho sự
hoạt động của Thượng Trí có thể biểu lộ không ngừng trong phàm nhơn. Nhưng sau khi qua đời, người tŕnh độ trung b́nh không c̣n được tự do đi vào những sinh hoạt mới và thu thập những kinh nghiệm mới. Bây giờ, y sống trong những hậu quả của những nguyên nhân do y tạo ra dưới cơi trần và trong trạng thái của Thiên Đường trước hết y phải lợi dụng những cảm xúc tại cơi Trung Giới, kế đó là những cảm xúc cao hơn trên cơi Hạ Thiên. Trong một ư nghĩa nào đó, con kinh antahkarana không c̣n giữ vai tṛ một vận hà đi xuống nữa. Những điều ấy không đúng đối với người đă làm chủ t́nh cảm và tư tưởng của ḿnh, cũng như đối với vị đệ tử có thể tự do di chuyển trên cơi Trung Giới và cơi Hạ Thiên.
Trong khi con người c̣n sống, Chơn Nhơn trong thân thể đă dành một phần năng lực của nó để t́m những kinh nghiệm hữu ích cho phàm nhơn. Trong trường hợp mà phàm nhơn tỏ ra thấp kém trước nhiệm vụ của nó, th́ năng lực đó, những tia sáng đó của Thượng Trí sẽ bị mất mát. Chúng chỉ c̣n là trung tâm của lớp vỏ ngoài hay sự sinh sản của một kẻ "giữ thềm Đạo", nếu chúng khá mạnh để có thể tồn tại đến kiếp sau.
Theo thuật ngữ của Thông Thiên Học thông thường, con người sau khi chết c̣n sống trên cơi Trung Giới lâu hay mau tùy theo số lượng và cường độ những ước muốn ích kỷ, tinh ṛng hay phức hợp của y. Sau đó y phải chết một lần thứ nh́ nữa tức là rời bỏ Thể Vía, và đi qua cơi devachan ( trạng thái đặc biệt của cơi Hạ Thiên ) bằng Thể Hạ Trí. Ở đây sẽ cải đổi cho hoàn thiện tất cả những tham vọng và ước muốn vô vị lợi của ḿnh. Trong giai đoạn sống trên cơi devachan, có một phần Thể Vía của y đă bị bỏ lại có thể tiếp tục đi lang thang, nếu nó gặp môi trường thích hợp và nếu thể ấy c̣n thô trược. Tất cả những điều nầy đă được giải thích trong hai quyển sách nhỏ của tôi nhan đề là Cơi Trung Giới và Cơi Devachan. Sự mô tả đầy đủ những trạng thái bên kia cửa tử ở đây sẽ làm cho khuôn khổ của quyển sách quá to.
Khi viết bài nói về linh hồn bị bỏ rơi trong quyển The Inner Life, tôi chỉ muốn giải thích sự tương quan giữa Thượng Trí và Hạ Trí. Một phần rất lớn của Chơn Nhơn đều ở cảnh cao nhất của cơi Thượng Thiên; một phần nhỏ ở cảnh thứ nh́; và một phần nhỏ hơn nữa ở cảnh thứ ba. Vậy chúng ta có thể tŕnh bày Chơn Nhơn sống trên ba cảnh bằng một lược đồ có h́nh dạng trái tim mà đầu nhọn quay xuống dưới. Đối với người thường chỉ có điểm nhỏ ấy tiếp xúc với phàm nhơn, nghĩa là chỉ có một phần cực nhỏ của Chơn Nhơn sinh hoạt trong phàm nhơn.
Đối với người chưa tiến hóa, nhiều nhất chỉ có một phần trăm của Chơn Nhơn linh hoạt thôi. Đối với sinh viên huyền bí học, th́ thường thường nó hoạt động đôi chút ở cảnh thứ nh́. Đối với những sinh viên tiến hóa hơn một phần lớn của cảnh ấy hoạt động. Sau cùng dưới tŕnh độ của bậc La Hán một chút, phân nửa hay gần phân nửa của Chơn Nhơn hoạt động được tại cảnh đó.
Chơn Nhơn chỉ chế ngự được một phần thật nhỏ các thể thấp của nó. Chúng ta có thể coi antahkarana như một cánh tay vươn ra giữa phần nhỏ của Chơn Nhơn linh hoạt được và phần đưa xuống thấp là bàn tay, mà bàn tay ấy hay quên phần ở trên cao và thường chống lại nó nữa. Khi hai phần đă hoàn toàn hợp nhất, sợi dây thu hẹp lại rồi biến mất.
Theo tiếng Sanskrit, chữ antahkarana có nghĩa là cơ quan hay dụng cụ bên trong; sự hủy diệt nó là biểu hiệu cho thấy rằng Chơn Nhơn không cần đến dụng cụ và tác động trực tiếp trên phàm nhơn.
Chính Chơn Nhơn đă bị mất mát một phần khi sự kết hợp được xét trong toàn bộ của nó yếu kém hơn sức mạnh mà nó khống chế. Tuy nhiên nó cũng thu hoạch được vài điều lợi ích trong cuộc sống (trừ trường hợp một đời sống cực ác) và sự thu hoạch nầy lớn lao hơn sự mất mát xảy ra do sự rối loạn trong Hạ Trí. Lúc chết lần thứ nh́, Chơn Nhơn c̣n lại một phần nhỏ của nó và một chút Hạ Trí tại cơi Kama-rupa. Vậy chúng ta phải coi antahkarana như sợi dây nối liền Chơn Ngă với phàm nhơn, sợi dây đó sẽ biến mất khi cả hai đều tuân phục một ư chí duy nhất.
Con phải chuẩn bị để trả lời với Dharma, luật nghiêm khắc, tiếng nói của nó sẽ thốt lên để hỏi con tại đầu đường, ở bước thứ nhứt.
“Con đă sống đúng theo tất cả các quy điều, hỡi con người của ước vọng cao siêu ?
“Con có ḥa hợp tâm lẫn trí của con với tâm và trí của toàn thể nhân loại chăng ? V́ cũng giống như tiếng gầm thét của con sông thánh đáp ứng với tất cả âm thanh của vạn vật, tâm của kẻ muốn nhập lưu phải rung động đáp lại mọi tiếng thở than, mọi tư tưởng của những loài biết sống, biết thở “.
Ở đây chúng ta thấy một chú thích bất hủ của Bà Blavatsky : Bà nói rằng những Phật tử Bắc Tông và hầu hết những người Trung Hoa thấy rằng trong tiếng gầm thét sâu xa của vài con sông lớn linh thiêng có chủ âm của vạn vật. Bà cho rằng trong khoa vật lư cũng như trong huyền bí học, ai cũng biết rằng có sự hợp nhất giữa âm thanh trong thiên nhiên - chẳng hạn như tiếng gầm thét của trường giang, tiếng gió lay động ngọn cây trong rừng già, hoặc tiếng ồn ào của một đô thị nghe được từ xa - là một âm điệu hoàn toàn rơ rệt, một âm thanh có giá trị rất đáng kể. Tất cả điều nầy quả thật đúng, âm thanh sâu xa của tạo vật luôn luôn có thể nghe được đối với người quen nhận ra nó. Mỗi hành tinh đều có âm thanh riêng của nó. Khi vận chuyển trong không gian nó phát ra âm thanh đặc biệt của nó và nhờ âm thanh nầy Đức Thượng Đế nhận biết các bầu hành tinh của Ngài vận chuyển điều ḥa hay không, điều ấy cũng hơi giống như một anh thợ máy đầy kinh nghiệm nhận biết được tiếng động cơ, nếu bộ máy của nó vận chuyển hoàn hảo.
Mấy lời trên đây nhắc chúng ta nhớ tới ḷng thiện cảm, đặc tính nhấn mạnh rất nhiều trong quyển sách nầy. Thường chúng ta tưởng rằng chúng ta hiểu các bạn chí thân của ḿnh, nhưng thật ra chúng ta đă lầm, v́ một người đứng bên ngoài có thể nhận thấy việc ấy một cách dễ dàng. Nhưng một Đấng Chơn Sư luôn luôn hiểu đúng. Ngài không thể hiểu lầm. Khi chứng kiến một việc nào đó, Ngài có thể phát biểu những lời không tán đồng; tuy nhiên, thiện cảm của Ngài vẫn c̣n nguyên vẹn và Ngài vẫn hiểu mà không cần một lời biện bạch nào của chúng ta. Chúng ta phải nỗ lực t́m hiểu đồng loại của chúng ta bằng cách cố gắng xem trong đôi mắt họ, hiểu rơ tư tưởng của họ chứ không phải bằng hành động họ đă thể hiện.
Người ta có thể ví các đệ tử như những sợi dây của cây đàn vina, kích động những tiếng vang nơi tâm hồn; nhân loại như phím đàn và bàn tay lướt nhẹ trên đó như hơi thở điều ḥa của Đại Hồn Thế Giới. Sợi dây nào không đáp lại ngón tay của Sư Phụ trong sự điều ḥa êm dịu với tất cả những dây khác sẽ đứt và bị tháo bỏ. Tinh thần tập hợp của các đệ tử Thinh văn cũng thế. Tất cả phải ḥa hợp với tinh thần của Sư Phụ, làm một với linh hồn siêu việt hay là phải nát tan.
Quần Tiên Hội dùng các đệ tử như những sợi dây của cây đàn vina, để cho bản nhạc cao siêu của sự tiến hóa trổi lên và toàn thể nhân loại có thể nghe những tiết điệu của nó. Nếu là nhạc sĩ bạn sẽ làm ǵ với dây đàn không chịu ḥa hợp những dây khác, trong khi bạn muốn cố gắng chơi cho thật xuất sắc. Bạn sẽ loại bỏ nó ra. Người nào muốn theo ư ḿnh, t́m cách tự học hỏi hoặc tự giải thoát cho ḿnh, nhắm đến mục tiêu cá nhân nào đó sẽ không xứng đáng trở thành một đệ tử Chơn Sư. Trên phương diện nầy, mọi đệ tử đều phải chịu thử thách. Nhiều công việc được đưa ra cho y và sẽ không có ai làm nếu y chểnh mảng. Trong trường hợp là một công tác quan trọng, Đức Thầy luôn luôn có sẵn một người thay thế, nhưng nếu đó là một công việc không quan trọng, nó có thể được bỏ qua. Lúc đó sợi dây sẽ bị tháo bỏ.
Vị đệ tử chẳng những phải ḥa hợp với tôn ư của Sư Phụ y, mà c̣n phải ḥa hợp với tất cả những người phụng sự khác. Mỗi người phải hoàn thành một công tác riêng của ḿnh mà không xen vào công tác của những kẻ khác. Khi nào công việc của họ có liên hệ đến y, y có thể giúp đỡ hoặc ngăn trở họ, nhưng bổn phận của y phải giúp đỡ những huynh đệ của ḿnh và làm cho sự cố gắng của họ được dễ dàng càng nhiều càng tốt. Tính nhẫn nại và giúp đỡ lẫn nhau có tác động như chất dầu trong bộ máy; bộ máy khi thiếu dầu vẫn có thể tiếp tục chạy nhưng khó khăn hơn và không được tốt, phải tăng thêm năng lực để vận chuyển nó. Nếu chúng ta làm việc hết sức ḿnh, nhưng sự xích mích sẽ làm suy giảm sự cố gắng ấy, cũng như chúng ta chỉ ra sức có một phần nhỏ thôi. Đối tượng của chúng ta không phải là sự tiến bộ cá nhân, cũng không phải là sự thành công trong công việc đặc biệt của chúng ta, nhưng là sự tốt đẹp chung cho tất cả.
Đó là hành động của những "anh em trong bóng tối" - những kẻ giết chết Linh Hồn của họ, phái Dad-Dugpa mà người ta rất sợ.
Trong tất cả những tác phẩm của bà, Bà Blavatsky đều gọi phái Dugpa là những anh em trong bóng tối; những nhà huyền thuật hắc ám, như chúng ta cũng thường gọi họ như thế. Gán danh từ sau cùng nầy cho họ có thể hơi tệ hại, nhưng những người Dugpa hoàn toàn không xứng đáng với tất cả những danh hiệu bất hảo nào khác để nhắc đến họ.
Ở Tây Tạng, trước khi Phật giáo du nhập vào xứ nầy, sự thờ cúng các tinh linh và các vị thần trong thiên nhiên rất thịnh hành; người ta dâng các lễ vật để cầu phúc, cầu an đều đều. Tôn giáo như thế thuộc một tŕnh độ thấp kém, cũng như tất cả những tôn giáo mang bản chất ấy đều chịu chung số phận. Bà Blavatsky nói rằng các phái Bhons và Dugpas cùng những phái Mũ Đỏ khác được xem như rất giỏi về tà thuật. Họ ở miền Tây của Tây Tạng, Tiểu Tây Tạng và xứ Bhutan. Như vậy tôn giáo cổ xưa vẫn c̣n tồn tại.
Trong những tôn giáo khác cũng xảy ra giống như thế. Đối với Thiên Chúa giáo chẳng hạn, như tôi đă từng lưu ư, Đức Jehovah của quan điểm thấp kém - thần linh của bộ lạc, bị các thần khác ganh tị. Trước khi bị lưu đày ở Assyrian, người Do Thái không biết đến Đức Thượng Đế duy nhất và cao cả. Ở đây họ đă cố gắng đồng hóa Đức Thượng Đế tối cao mà họ đă nghe nói với vị thần của dân lạc hậu; do đó đă gây ra một sự lầm lẫn lớn lao. Rủi thay, Thiên Chúa giáo lại thừa hưởng giáo lư nầy mà chúng ta đă thấy trong lúc làm lễ dâng thánh thể trong Giáo hội Anh quốc. Lúc bắt đầu cuộc lễ nầy người ta đọc mười giới răn của Do Thái giáo, trong đó đề cập đến một vị thần đố kỵ, mà sau nầy cũng trong một cuộc lễ như thế, chúng ta đă thấy Đức Thượng Đế được gọi là "Thượng Đế của Thượng Đế, Ánh Sáng của Ánh Sáng, Thượng Đế thật của Thượng Đế thật". Ư niệm xưa về sự cầu phước cũng được truyền lại cho Thiên Chúa giáo trong khái niệm lạ lùng ấy là Đức Chúa Cha khi được Chúa Con hy sinh cho Ngài th́ Ngài mới được thỏa măn.
Ở Tây Tạng mặc dù Phật giáo du nhập vào không quá ba phái đoàn và hầu hết mọi người đều là Phật tử, song tôn giáo cổ thời vẫn tồn tại, v́ dân chúng rất tha thiết với nó. Ở Ư Đại Lợi cũng xảy ra hiện tượng giống như thế ở vùng Appenines là nơi người ta khám phá được tôn giáo cổ của người Etruscan, c̣n xưa hơn tôn giáo La Mă. Giáo hội Thiên Chúa muốn bài trừ song vẫn vô hiệu. Một thí dụ khác rơ rệt hơn ở tại đảo Tích Lan. Những người Cinghalais đều là tín đồ Phật giáo, trong số đó có nhiều người là con cháu của những người trước kia bị người Bồ Đào Nha bắt buộc theo Đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, đến lúc nguy kịch - bệnh hoạn trầm trọng hay thiên tai - tín đồ Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều đến cầu cứu tôn giáo cổ xưa của họ, "sự cúng tế ma quỷ". Nếu chúng ta hỏi lư do, họ sẽ đáp : "Là tín đồ Phật giáo hay Thiên Chúa giáo, dĩ nhiên chúng tôi cũng đều là người văn minh ; nhưng dù sao đi nữa cũng có thể có vài điều hay trong tín ngưỡng xưa của chúng tôi; tin vào khía cạnh tốt của nó vẫn không có hại ǵ ".
Tiếp vĩ ngữ pa chỉ có nghĩa là " người ". Do đó, những tín đồ của Đức Thầy Kouthoumi ở Tây Tạng được gọi là Kut- Hum-pa. Những người Bhon-pa là những tín đồ thuộc tôn giáo sơ khai. Con cháu của những người theo Phật giáo do đợt truyền giáo lần thứ nhứt gọi là Ninma-pa. Sự xâm phạm đầu tiên đó của Phật giáo bị tôn giáo xưa gây thiệt hại một cách nhanh chóng. Phái Kargyu tiêu biểu cho những người theo Phật giáo do phái đoàn truyền đạo đợt thứ hai, đă được phái đến Tây Tạng nhiều thế kỷ sau đợt thứ nhứt. Phái Dug-pa hay Mũ Đỏ thuộc phái thứ hai nầy và do đó có liên quan với phái Bhon-pa. Giáo lư của họ cũng bị hư hỏng và những tín ngưỡng xưa đă lẫn lộn trong đó.
Kế đó là phái đoàn truyền giáo lần thứ ba đến và sau cùng được Tsong-ka-pa cải cách lại. Những tín đồ của phái nầy gọi là Gelug-pa hay là những người Mũ Vàng. Phái nầy thuộc quyền lănh đạo của Đức Đạt Lai Đạt Ma hay Teshu Lama, và cả chính thể của xứ Tây Tạng hiện nay. Bề ngoài hai Đức Thầy của chúng ta cũng ở trong phái nầy. Trong các cuộc lễ quan trọng những người trong phái đều mặc áo dài màu vàng và đội những chiếc mũ cao kỳ lạ, nhọn như những nón chụp.
Lúc bấy giờ Đức Aryasanga thuộc phái Mũ Vàng; cũng như Alcyone trong kiếp chót là đệ tử của Ngài. Có lẽ Alcyone nói hơi quá đáng khi đề cập đến những lời mà Sư Phụ ông gán cho phái Mũ Đỏ. Gọi họ là "những kẻ giết chết linh hồn" không biểu lộ được tinh thần của Đạo Phật một cách tuyệt đối.
Như vạây phái Dug-pa vẫn xứng đáng hơn mọi sự mô tả nó chút ít. Thêm vào Phật giáo họ c̣n thờ phượng những sức mạnh thiên nhiên. Những kẻ thù của họ quả quyết rằng sự thờ phượng cổ xưa nầy đ̣i hỏi sự hy sinh thú vật kể cả sự hy sinh chính con người ở một thời kỳ nào đó.
Phái Mũ Vàng t́m cách duy tŕ Phật giáo thuần túy hơn đă chống lại phái Dug-pa. Giới luật của họ nghiêm khắc hơn và họ rất ít chịu thờ phượng những sức mạnh thiên nhiên, mặc dù chính họ cũng không thành công trong việc bài trừ chúng một cách hoàn toàn. Người ta thấy rằng một ngày kia nếu cần rất có thể họ sẽ thực hiện một cuộc canh tân. Vài người Tây Tạng đă bỏ phái Dug-pa để theo phái Mũ Vàng và vẫn được các Đức Thầy của chúng ta chú ư ; vậy có thể họ đă không hoàn toàn đi sai chánh đạo. Những người thuộc phái Bhon-pa là những nhà phù thủy tả đạo không mấy tiến bộ và cũng không mấy đáng kính. Như vậy họ cũng không xứng đáng dù trong hạng đặc biệt của họ, được gọi là " anh em trong bóng tối".
Con đă ḥa hợp tâm hồn con với sự đau khổ lớn lao của nhân loại chưa, hỡi cử tử sắp vào trong ánh sáng ?
Nếu con đă thực hiện rồi ? . . . Con có thể vào. Tuy nhiên trước khi đặt chân trên con đường đau khổ, tốt hơn con nên biết trước những băi lầy của con đường đó.
Ở đây vẫn có ư niệm về con đường đau khổ. Nhưng trên con đường nầy không có ǵ là đau khổ cả. Trong khi làm việc người ta cũng t́m thấy hạnh phúc lớn lao hơn hết bên cạnh sự cố gắng liên tục. Nhiều vị Huấn Sư đă nói về sự an vui nầy, với kết quả ấy mà đôi khi đệ tử của các Ngài gặp những khó khăn đầu tiên đă chán nản. Dĩ nhiên là Đức Aryasanga không hề muốn mê hoặc các đệ tử của Ngài, nên Ngài đă nhấn mạnh đến nỗi khó khăn.
C̣n một giai đoạn khó khăn mà mọi người đều phải trải qua; nó tạo thành những khoảng cách giữa hai sự xác thực. Trong thời kỳ đó nhiều người không c̣n chút thích thú nào đối với những sự vật trần gian. Nếu họ có tiền, có nhà tốt, quần áo đẹp chẳng hạn, th́ điều đó đối với họ cũng không mấy quan trọng. Nếu tiền của đến với họ th́ đó là một trách nhiệm mà họ phải đảm nhận như một trách nhiệm nào khác, song họ cũng được thỏa măn nếu nhu cầu của họ được bảo đảm, thế thôi. Dưới con mắt họ, những đối tượng thấp kém không làm cho họ thích thú nữa; c̣n đối tượng cao cả chỉ c̣n là vấn đề tin tưởng, chứ không phải kiến thức hay kinh nghiệm. Trong t́nh trạng đó, chắc chắn con người phải sống một cuộc đời buồn tẻ và đôi khi khốn khổ. Cuộc sống đó có thể kéo dài lâu hoặc mau, hoặc c̣n tái diễn nhiều lần.
Trong khi mục đích cao cả xuất hiện một cách rơ ràng tất cả đều thay đổi và hạnh phúc chiếu rực rỡ trên Đường Đạo. Huynh hăy xem Bà Hội Trưởng của chúng ta. Nếu bà hy sinh cho mục đích thế gian tất cả th́ giờ và tài năng của bà th́ chắc chắn bà sẽ tự tạo cho ḿnh một địa vị sáng chói cùng mọi thứ khác; nhưng nếu huynh thử hỏi xem bà có vui ḷng bỏ công việc đă chọn để theo đuổi những tham vọng trần gian chăng, chắc chắn bà sẽ trả lời : " Dĩ nhiên là không; tại sao tôi phải làm như thế ? Không có ǵ có thể so sánh với hạnh phúc khi được phụng sự Đức Thầy ".
Không có cuộc sống trần tục nào có thể đem đến nhiều an lạc như đời sống của vị đệ tử dù hoàn cảnh có thi vị đến đâu. Vị đệ tử từ bỏ tất cả mọi thứ chiếm hữu riêng tư - nhưng y từ bỏ như thế để làm ǵ ? Bên Ấn Độ thường xảy ra một nhân vật vĩ đại, có thể là một cựu Thủ Tướng của một quốc gia độc lập, có nhiều uy thế, danh vọng và tài sản, rồi một ngày đẹp trời nào đó bỗng nhiên người từ bỏ mọi thứ ấy, đắp một mảnh y vàng rồi rời bỏ gia đ́nh mà không giữ lại bất cứ món ǵ. Sở dĩ quyết định như thế v́ ông hoàn toàn hiểu biết về hai lối sống và ông thấy rất rơ ràng đời sống bị từ bỏ sẽ ít an vui và lợi lạc hơn cuộc sống của một nhà ẩn tu hay vị tu sĩ khổ hạnh đi ta bà. Thường đó cũng là trường hợp của một nhân vật có địa vị cao, như một Hoàng đế cuối cùng của nước Nga, lâm vào hoàn cảnh gần như không thể giúp ích ǵ cho nhân loại. Người nào ở trong t́nh trạng như thế không có hy vọng bước vào con đường huyền bí học. Tôi c̣n nhớ lại trường hợp của một sinh viên rất tiến bộ được phép lựa chọn : hoặc là sống trong sự âm thầm vô danh hoặc vượt lên địa vị cao siêu một trong những quốc gia lớn nhất trên thế giới. Ông đă chọn lối sống thứ hai và sau cùng trở nên một Thủ Tướng Anh Cát Lợi. Trong địa vị nầy ông đă bị kiệt quệ v́ thế lực và quyền lợi ích kỷ, và bị Giáo hội chống đối. Khuất phục trước trách nhiệm nặng nề, ông đành phải giải quyết vấn đề bằng đ̣n chính trị ḥa giải. Mặc dù mục tiêu của ông là đem lại tự do cho dân tộc và củng cố đế quốc - và ông đă chọn lối sống thứ nh́ - ông luôn luôn hối tiếc sự lựa chọn đó và đă chết trong sự thất vọng, tuy nhiên đó cũng là sự lựa chọn hoàn toàn vị tha.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ BA
BA CỬA ĐẦU TIÊN
Vơ trang bằng ch́a khóa bố thí, bác ái và t́nh thương dịu dàng, con có thể an toàn trước Dana, cánh cửa dựng lên ở đầu Đường Đạo.
C. W. L. Đức Aryasanga c̣n trở lại một lần nữa với bảy cánh cửa Đạo. Theo Ngài cũng đánh dấu nhiều giai đoạn trên Đường Đạo, được nh́n từ quan điểm đặc biệt như những cái bẩy đầy nguy hiểm đối với người chí nguyện. Trong lúc đó Ngài chưa nghĩ đến việc thí sinh cần phải nhận lănh ánh sáng sự khích lệ và sức mạnh. Người thí sinh tự nhớ lấy điều ấy là việc rất hay, nếu không sự buồn thảm vô cùng chắc chắn sẽ hiện đến.
Như chúng tôi đă giải thích Dana không chỉ có nghĩa là bố thí tài vật thôi, cũng không phải là ḷng thiện cảm suông; Dana c̣n bao hàm sự hiến dâng vô giới hạn chính bản thân ḿnh cho công việc phụng sự nhân loại.
Hăy nh́n xem, hỡi kẻ hành hương hữu phước ! Cánh cửa trước mặt con cao và rộng, dường như rất dễ đi vào. Con đường đi xuyên qua đó thẳng tắp, phẳng ĺ và xanh mướt như khoảng rừng thưa ngập nắng giữa một cánh rừng tối mịt, một điểm ở thế giới cực lạc của Phật A Di Dà phản chiếu xuống trần gian. Nơi đây, những con chim quyên của hy vọng, những con chim cánh lông rực rỡ cũng hót trong những cḥm cây xanh tươi khúc ca chào mừng sự thành công của những người hành hương dũng cảm. Chúng ca hát năm hạnh của các vị Bồ Tát, năm ngọn suối của năng lực Bồ Đề, và bảy bước trên đường tri thức.
Con hăy bước qua ! Con đă có ch́a khóa ; con sẽ được an toàn.
Tiết nầy mô tả quang cảnh tuyệt đẹp và đầy thi vị của con Đường Đạo như đang hiện ra trước mắt kẻ hành hương hữu phước. Lúc đầu, y cảm thấy đầy vui tươi đẹp đẽ và dễ đi. Khi Thánh Grail hiện ra trước mắt chúng ta, rất dễ mà từ bỏ tất cả để đi theo Ngài. Nhưng chẳng bao lâu cái nh́n của chúng ta có thể bị phai mờ, sự phấn khởi đầu tiên rơi mất và chúng ta thấy chán nản. Bản tánh con người lúc nào cũng khao khát sự thay đổi. Bạn hăy xem những kẻ t́m kiếm sự mới lạ; sự thích thú của họ tiêu tan rất mau, việc theo đuổi của họ trở nên buồn tẻ và sự chú ư của họ lại xoay qua hướng khác.
Khi t́m hiểu kiếp sống của Alcyone, thường chúng ta thấy những sự tiến bộ diễn ra rất chậm, dù trong một loạt hai mươi hay ba mươi kiếp. Trong tập tài liệu về các kiếp sống, khi đă biết mang tên ǵ và biết rằng trong năm chục ngàn năm trước y gần giống như bây giờ, một người kia viết thư cho tôi : " Nếu người ta nói với tôi rằng trong hai chục ngàn năm về trước tôi chỉ là một người dă man sống trong rừng, tôi không tin điều đó ". Tôi sẽ trả lời y rằng : " Nếu hai chục ngàn năm trước anh là một người dă man sống trong rừng, có lẽ ngày nay anh vẫn c̣n dă man ".
Nhưng khi con người có ḷng nhiệt thành với mục đích tinh thần, y sẽ tiến bộ nhanh chóng. Nếu y để cho nhiệt tâm của ḿnh suy giảm th́ thật đáng tiếc, nhưng trong khi tiến bộ chắc chắn là có cái ǵ đă dành sẵn cho y trong kiếp nầy. Nếu thêm vào ư chí tiến thủ của chúng ta, lại có những kiến thức rộng răi giúp chúng ta tiến tới, th́ các lợi thế nầy sẽ ngăn cản không cho chúng ta rơi lại phía sau.
Chúng ta phải luôn luôn cố gắng giữ ḷng nhiệt thành và đừng bao giờ để cho nỗi buồn phiền nhất thời cảm nhiễm đến chúng ta, sao cho chúng ta không bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của cơi vật chất và các cơi tâm linh. Khi Bà Blavatsky qua đời, ḷng nhiệt thành của chúng tôi bị một sự thử thách thật lớn lao; khi bà rời bỏ chúng tôi, tôi c̣n nhớ lại cách nó muốn thối lui. Bà có tài năng giữ ǵn sự hoạt động cho tất cả chúng tôi và sau khi bà ra đi chúng tôi cảm thấy không c̣n năng lực nữa, mặc dù vài người trong chúng tôi có thể liên lạc trực tiếp với các Đấng Chơn Sư.
Và từ đó đến cửa thứ nh́, con đường vẫn c̣n xanh tươi, nhưng dốc đứng và khúc khuỷu ; thật thế, con đường lên đỉnh núi đầy đá, đầy mây mù xám ngắt lơ lững trên triền thẳng đứng gồ ghề và xa hơn nữa, tất cả đều tối tăm. Hành giả càng đi tới, khúc ca hy vọng trong ḷng y càng vang lên yếu ớt. Bây giờ sự hoài nghi làm cho y rùn ḿnh, bước chân y trở nên thiếu vững chắc.
Hăy đề pḥng điều đó, hỡi thí sinh ! Hăy đề pḥng sự lo sợ, nó giống như đôi cánh đen yên lặng của con dơi bay lúc nửa đêm giương ra chắn ngang giữa ánh trăng của tâm hồn và mục tiêu vĩ đại lờ mờ ở tận đàng xa.
Hỡi đệ tử, sự lo sợ tiêu diệt ư chí và làm tê liệt mọi hành động. Nếu thiếu hạnh Shila, kẻ hành hương sẽ vấp vào những sỏi đá nhân quả và làm trầy trụa y trên con đường khổ nhọc.
Thường thường vị đệ tử bắt đầu bằng một đà tiến rất tốt đẹp; nhưng sau đó y bước chậm dần. Có lẽ trong việc đó một lư do thầm kín, kể cả đời y, đó là y trông chờ một sự thay đổi trong đời sống. Có thể y tưởng tượng rằng nhiều hiện tượng sẽ dồn dập xảy đến trong cuộc sống hoặc y luôn luôn ư thức được sự hiện diện của Chơn Sư và do đó y có thể duy tŕ được mọi sự sở đắc của ḿnh. Thật ra th́ đời sống của y đă thay đổi, nhưng không giống với những điều y mong đợi.
Đối với vài vị đệ tử, khi xảy ra sự nghi ngờ, th́ chính đó là sự hoài nghi liên hệ đến toàn thể kiến thức Thông Thiên Học; v́ chưa liên lạc được với Chơn Sư, họ bắt đầu nghi ngờ sự hiện diện của các Ngài và tự hỏi có phải họ đang theo đuổi một con ma trơi nào đó chăng ? Tôi hy vọng rằng ở đây không có ai nghi ngờ như thế, nhưng nếu có, tốt hơn nên quay về với nguyên tắc đầu tiên. Huynh hăy trở lại khởi điểm; hăy khảo sát lại những lư do của huynh; hăy xem xét những chứng cớ.
Cũng có khi xảy ra sự hoài nghi chính ḿnh, đôi khi sự nghi ngờ ấy đă tấn công kẻ sơ cơ. Có thể người ta chưa biểu lộ sự thiêng liêng của ḿnh đúng như ư họ muốn. Tuy nhiên phải cố gắng hơn nữa, đừng nghi ngờ chi cả, v́ sự thành công đối với mọi người là điều chắc chắn và sự hoài nghi là chướng ngại lớn lao hơn cả. Giả sử có một người nào đó lúc khởi đầu tin chắc rằng y không thể tập lội được, th́ không bao giờ y thành công. Đó không phải là một sự khó khăn thực sự trong việc nổi trên mặt nước mà chỉ là một sự nghi ngờ thôi. Một người khác; được trợ lực bởi đức tin, hầu như lội được ngay tức khắc.
Rủi thay, nhiều người chí nguyện trên Đường Đạo không chắc rằng ḿnh thành công. Vậy chúng ta hăy củng cố đức tin và tháo bỏ thành kiến đối với chính ḿnh - v́ chính do thành kiến - đă sinh ra lư lẽ ấy. Hăy nên tự nhủ ḷng rằng : " Tôi sẽ thực hiện việc ấy, được hay không cũng mặc ".
Những lối so sánh của Đức Aryasanga luôn luôn tuyệt đẹp. Ở đây Ngài nói về ánh trăng trong sáng của linh hồn. Ánh sáng của nó là sự phản chiếu của mặt trời, ánh sáng của Đức Thượng Đế cũng như ánh sáng của linh hồn hay Bồ Đề và ánh sáng của tinh thần hay Atma. Không nên để có vật ǵ che khuất nó, nếu không linh hồn sẽ ở trong trạng thái u tối.
"Đôi cánh yên lặng của con dơi bay lúc nửa đêm" là lối diễn tả linh động cách thế sự lo sợ len lỏi trong ḷng người. Không có ǵ tai hại bằng sự lo sợ; nó tấn công chúng ta đủ mọi mặt, v́ nó tràn đầy khắp nơi dưới vô số h́nh thức. Trong công việc làm ăn chẳng hạn, mỗi người đều luôn luôn cảm thấy lo âu; kẻ làm công nghi ngờ sự phê phán của cấp trên v́ sợ mất việc làm. Những người theo tôn giáo sợ chết hay sợ phải vào địa ngục; số phận của bạn bè thân thiết đă quá cố của họ và đủ thứ chuyện vô lư đều khiến cho họ lo sợ. Nhiều đứa trẻ sống trong sự lo sợ thường xuyên đối với anh chúng, cha chúng và thầy giáo trong trường của chúng, như chúng tôi đă giải thích trong quyển Dưới Chơn Thầy.
Đức Aryasanga nói rất chí lư : " Hăy đề pḥng sự lo sợ ". Nó làm cho linh hồn đen tối và phai mờ ánh sáng của Đức Thượng Đế. Đức Thượng Đế là t́nh thương và theo sự diễn tả của Thánh John th́ : " T́nh thương hoàn toàn khai trừ được sự lo sợ " [53].
Hạnh Shila chính là sự điều ḥa, là hạnh kiểm tốt. Luật đạo đức huyền môn khác với đạo đức của thế gian ở điểm nó nghiêm khắc hơn nhiều. Chẳng phải nhà huyền bí học liên hệ với những nguyên tắc và qui điều xă hội, mà y liên hệ với cái ǵ vô cùng mạnh mẽ hơn - những nguyên tắc của đời sống thần bí không cho y xa ĺa - dù một chút - chân lư, t́nh thương, một đời sống tận hiến cho công việc phụng sự và không dành cho một kẽ hở nào cho những lạc thú cá nhân.
Hỡi thí sinh, hăy bước cho vững. Hăy tắm hồn con trong nước hương Kshanti ; v́ lúc nầy con đă đến gần cửa mang tên nầy, cửa dũng cảm và nhẫn nại.
Bây giờ chúng ta đă đến cửa thứ ba. Kshanti là đức nhẫn nại và sức mạnh của linh hồn. Ḷng nhiệt thành liên tục rất cần thiết, không phải thứ nhiệt tâm căng thẳng, đáng lo ngại, giựt gân, nó làm cho con người kiệt quệ trước khi thực hiện được cái hữu ích.
Con chớ nhắm mắt và hăy coi chừng cây Pháp trượng Dorje ; những mũi tên của Ma vương luôn luôn bắn ngă kẻ không đạt được hạnh Vairagya ( dứt bỏ ).
Mara là vua của dục vọng, nó được nhân cách hóa như thế ; do đó người ta nói rằng những mũi tên luôn luôn bắn ngă những người không đạt được trạng thái vairagya, tức là tánh dứt bỏ.
Bà Blavatsky thêm một chú thích về chữ Dorje. Dorje hay Vajra, là sấm sét, cây Pháp trượng, cũng được đề cập đến trong phần thứ nh́. Bà nói :
Dorje là Vajra của tiếng Sanskrit, là một vũ khí hay dụng cụ trong tay một số Kiết Thần (các Thần Dragshed của Tây Tạng, các Devas che chở con người) và người gán cho nó tính chất huyền bí có thể khu trừ những ảnh hưởng xấu cùng tà khí như chất ozone trong hóa học. Đó cũng chính là một Mudra, một tư thế được sử dụng trong việc tham thiền. Tóm lại, tư thế hay phù phép, chính là một biểu tượng của sức mạnh đối với những ảnh hưởng vô h́nh. Tuy nhiên, các phái Bhons và Dugpas chiếm đoạt biểu tượng đó và đem sử dụng trong tà thuật. Đối với phái “Mũ Vàng” hay Gelugpas th́ đó chính là biểu tượng của uy quyền cũng như cây Thánh giá đối với Tín đồ Thiên Chúa giáo, và điều ấy không có ǵ mê tín. Đối với phái Bhons, nó cũng giống như cặp tam giác đảo ngược, là biểu hiệu của huyền thuật.
Cây Pháp trượng được cất giữ tại Bạch Ngọc Cung (Shamballa) và được sử dụng trong các cuộc lễ Điểm Đạo có thể là một thứ phù phép mạnh nhất tại bầu hành tinh của chúng ta. Đồng thời nó cũng là một biểu tượng lớn lao không có ǵ có thể chống lại nổi, mà nếu chúng ta cảm nhận được, th́ sự lo sợ sẽ chấm dứt.
Bùa phép không phải chỉ là những di sản mê tín của thời trung cổ. Nếu là một người nhạy cảm chút ít, khi đến gần những tủ kiếng chứa đồ châu báu của phái thần bí triết học xưa tại Bảo tàng viện Anh quốc, th́ y sẽ dễ dàng bị các vật ấy thu phục, v́ ảnh hưởng toát ra từ vài vật đó có thể cảm nhận được một cách rơ rệt. Một món bùa phép là một vật nhỏ có từ điện rất mạnh. Nó được dùng để xua đuổi tất cả những ảnh hưởng không phù hợp với từ điện của nó. Tác động của nó có thể so sánh với tác động của con quay. Nó xoay chuyển theo cách của nó và có khi thà chịu bể nát chứ không chịu thay đổi chiều hướng riêng của ḿnh.
Đồ trang sức dùng làm bùa chú tốt nhất, v́ kim loại quư giữ từ điện lâu bền hơn cả. Trong những trường hợp b́nh thường sự lo sợ ban đầu rất yếu và nó chỉ tăng thêm dần dần. Trong những trường hợp đó, một món bùa chú có từ điện thích ứng rất có hiệu lực, v́ nó xua đuổi các rung động đầu tiên và yếu ớt của sự lo sợ. Vậy người nào mang nó trong ḿnh th́ có thời giờ dừng lại, thu góp tất cả năng lực của ḿnh hầu giúp cho sự rung động trái ngược lại vận chuyển trong Thể Vía của y.
Đức Aryasanga trở lại vấn đề lo sợ nữa :
Con chớ run rẩy, dưới làn hơi của sự lo sợ ch́a khóa Kshanti sẽ rỉ sét, ch́a khóa sét sẽ không mở cửa được.
Con càng đi tới, chân con sẽ càng gặp những băi lầy. Con đường của con đi được soi sáng bởi một ngọn lửa - ánh sáng dũng cảm đang cháy trong tim. Người ta càng gan dạ càng tiến. Người ta càng sợ sệt, th́ ánh sáng càng mờ và chỉ có ánh sáng mới có thể hướng dẫn con người. Cũng giống như ánh nắng chiều c̣n sót lại trên đỉnh núi cao, khi tia sáng vừa tắt là đêm tối tiếp theo ngay; cũng thế, khi ánh sáng trong tâm tắt đi, th́ một bóng tối dày đặc và đáng sợ sẽ phát ra từ chính tâm con rọi lên đường đi, và sự hăi hùng sẽ gắn chặt chân con tại chỗ.
Hỡi đệ tử, hăy đề pḥng cái bóng u tối đó. Không một tia sáng nào của Tinh Thần có thể phá tan cảnh hắc ám của Linh hồn ở phía dưới, trừ phi mọi tư tưởng ích kỷ đều rút lui hết và kẻ hành hương thầm nhủ : "Ta đă từ bỏ cái h́nh bóng thoáng qua nầy; ta đă phá tan nguyên nhân : nhân đă tiêu th́ quả là những bóng tối phản chiếu lại cũng chấm dứt". V́ đây là trận giao phong tối hậu, cuộc chiến đấu cuối cùng đang diễn ra giữa Chơn Ngă cao siêu và phàm ngă thấp kém. Con hăy xem, chính băi chiến trường bây giờ đă bị trận đại chiến thôn tính và không c̣n nữa.
Nhưng một khi vượt qua được cửa Kshanti, bước thứ ba của con đă hoàn tất. Xác thân con là tôi tớ của con. Bây giờ con hăy chuẩn bị để vào cửa thứ tư, cửa của những sự cám dỗ con người nội tâm.
Các tiết nầy giúp chúng ta hiểu rơ là thí sinh cần phải tuyệt đối dẹp tiểu ngă qua một bên. Chính tiểu ngă mới hay lo sợ v́ trên đời nầy không có ǵ có thể làm cho Chơn Ngă cao siêu phải lo sợ. Một nhà Hiền triết La Mă lăo thành xưa kia đă nói : Sự lo sợ duy nhất mà con người thật có thể cảm thấy chính là việc không được sử dụng đầy đủ tất cả những đức tánh hoặc tài năng của y để làm việc thiện.
Thói ích kỷ cũng thuộc về tiểu ngă thấp hèn và về phương diện nầy chúng ta có thể thay đổi toàn vẹn những thói quen đă được duy tŕ qua hằng trăm kiếp sống. Trong một thời gian nào đó t́nh cảm vẫn c̣n khăng khăng vị kỷ, mặc dù thói ích kỷ đă bị dứt khoát từ bỏ trong thâm tâm. Cũng như khi máy của một chiếc tàu bị hăm th́nh ĺnh để nó dừng lại, mà nó vẫn tiến tới dù máy đă tắt, nhưng sau đó động tác lướt tới trước mới vô hiệu hóa toàn vẹn, con tàu hoàn toàn dừng lại.
Bao giờ người ta chưa giải thoát khỏi tánh ích kỷ đó, Chơn Ngă cao siêu không thể hoàn toàn soi sáng phàm ngă được. Chơn Nhơn hay chính linh hồn có thể giả vờ tỏ ra ích kỷ, nhưng phàm nhơn không thể làm như thế được. Chơn Nhơn có thể không biết đến kẻ khác, nếu nó chỉ là manas thôi chứ không trở thành manas-taijasi, nghĩa là manas liên hệ trực tiếp với buddhi, và do đó, nó có thể tỏ ra ích kỷ; nhưng không bao giờ nó lầm lẫn như cho rằng sự mất mát đối với kẻ khác có thể là sự lợi lạc đối với chính nó mà đa số người dưới thế gian vẫn lầm lạc. Chẳng hạn trên thương trường, có nhiều người thường làm những điều bất chánh. Họ tưởng rằng họ được lời trên số lợi của đồng bào họ; nhưng sự sai lầm của họ thật lớn lao. Chưa kể Luật Nhân Quả tác động một cách hiển nhiên, người nào t́m cách gian lận sẽ chịu sự tác động của tất cả sức mạnh về tư tưởng và ước muốn do y tạo ra theo chiều hướng ấy. Y đă mắc phải một thói quen và khi có dịp để hành động bất chánh một lần nữa, y sẽ nhượng bộ sự cám dỗ dễ dàng thêm một chút và cũng tăng thêm một chút khó nhọc trong việc tự chủ lại và khi thi hành bổn phận. Nếu y có thể nh́n qua một cách bao quát sự giao dịch chứ không phải một phần nhỏ, y sẽ thấy rơ là y không được lợi chi cả mà đă mất mát thật nhiều.
Một Chơn Nhơn không thể bị mù quáng như thế. Kẻ phỉnh lừa chỉ nghĩ đến những kết quả nhất thời đạt được trên cơi vật chất cũng giống như một vị tướng v́ muốn chiếm một vị trí nhỏ đă xao lăng toàn thể địa thế của băi chiến trường; ông ta có thể chiếm được vị trí đó, nhưng bị thất trận.
Khi đă hủy diệt được tánh ích kỷ, bạn có thể nói : " Ta đă tiêu diệt được nguyên nhân - nguyên nhân của tất cả sự đau khổ, tất cả sự phiền năo dưới thế gian.
Băi chiến trường "đă bị thôn tính và không c̣n nữa" là con kinh antahkarana đă biến mất khi Chơn Ngă cao siêu nuốt trửng phàm ngă thấp kém, và phàm ngă không c̣n tồn tại nữa.
Ở đây dường như Đức Aryasanga có ư niệm bảy cửa
đó tương ứng với bảy nguyên lư trong con người. Có một sự liên quan giữa ba cửa
thứ nhứt với ba nguyên lư thấp trong phàm nhơn, c̣n nguyên lư thứ tư th́ phù
hợp với Hạ Trí thuần túy dưới thấp, là ánh sáng của Thượng Trí và cũng là
antahkarana. Về phương diện nầy sự cám dỗ bắt đầu trở thành những quyến rũ của
các nguyên lư cao; vậy chúng thuộc về những cám dỗ của con người sống nội tâm.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ TƯ
CỬA THỨ TƯ
Bây giờ con hăy chuẩn bị để qua cửa thứ tư, cửa của những sự cám dỗ sẽ quyến rũ con người bên trong.
Trước khi con có thể đến gần mục đích nầy, trước khi đưa tay mở khóa cửa thứ tư, con phải chế ngự mọi sự biến đổi của Cái Trí ở chính con và tiêu diệt đạo quân tư tưởng cảm giác vừa tinh tế vừa quỷ quyệt, âm thầm len lỏi vào thánh đường sáng rỡ của Linh hồn.
C. W. L. Nhiều kẻ chí nguyện trên Đường Đạo đă nhận thấy rằng những lỗi lầm thông thường đă phạm và được sửa chữa trong đời sống hằng ngày, sau đó lại tái hiện dưới một h́nh thức khác. Chẳng hạn bạn có thể xóa bỏ tính kiêu căng dưới những h́nh thức thế tục thông thường, nhưng nó sẽ xuất hiện lại dưới h́nh thức kiêu hănh về mặt tinh thần. Cũng như bây giờ bạn có thể không ham muốn những lợi lộc thế gian, nhưng lần nầy nó sẽ trở lại dưới h́nh thức ham muốn sự tiến bộ cá nhân hoặc kiến thức để thỏa măn cá nhân và hưởng thụ cảm giác của kẻ giàu kiến thức. Rồi khi thiện cảm đă bắt đầu được củng cố trong đời sống, thói ích kỷ lại cố gắng xâm chiếm lấy nó và đưa bạn đến chỗ chỉ muốn giải thoát những ǵ gây ra khó khăn, buồn phiền cho bạn và loại ra xa đối tượng đau khổ trước mắt bạn. Điều nầy làm chúng ta nhớ đến (nếu giống như thế) bà nội trợ không thích thấy bụi bậm nên đă quét dọn, nhưng lại dấu nó dưới tấm thảm thay v́ quét sạch toàn thể căn pḥng.
Chính sự ganh ghét đă xuất hiện lại và dường như rất khó tin rằng một tật xấu thô bỉ như thế lại có thể biểu lộ ở những người đă cố gắng sống một cuộc đời cao thượng. Vài sinh viên trong hàng ngũ của chúng ta cũng gần như đă tỏ lộ tật xấu nguy hiểm đó, nếu bạn đồng song với họ không đồng ư với họ - chẳng hạn về các dăy hành tinh, hoặc về vấn đề Hỏa tinh và Thủy tinh có thuộc về dăy hành tinh của chúng ta hay không ? Dĩ nhiên, nếu người ta hỏi thẳng họ : "Bạn có ghét bạn ấy v́ y không đồng ư với bạn về điểm đó không "? họ liền phủ nhận điều đó ; nhưng sẽ không tới lui với bạn ấy, và nếu họ gặp y họ sẽ tỏ ra bối rối và kém vui trừ phi họ che giấu t́nh cảm của họ dưới bộ mặt vui tươi giả tạo hoặc dịu dàng như lớp dầu trên mặt nước.
Đó là một tật xấu khó sửa đổi; nhiều người khốn khổ lớn lao đều phát sinh từ đó. Vào thế kỷ thứ tư, toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo đều bị xáo trộn và chia rẽ chỉ v́ một điểm trong câu của một bức thư duy nhất ? Ư nghĩa câu văn tùy theo dấu chấm có hay không : Phải chăng Đức Thượng Đế Ngôi Hai đồng bản chất với Đức Thượng Đế Ngôi Một, hay chỉ có bản chất tương tự ? Do đó sinh ra cuộc tranh luận gây phẫn nộ giữa những người được gọi là Arians và chính thông giáo. Và ngày nay không c̣n t́nh trạng hàng triệu người Công giáo phải chia rẽ nhau về vấn đề Đức Thượng Đế Ngôi Ba phát sinh trực tiếp từ Ngôi Một, hay là Ngôi Một xuyên qua Ngôi Hai ? Cuộc tranh luân nổi tiếng về vấn đề đám rước của Chúa Thánh Thần cũng gây ra sự phân ly giữa hai giáo phái lớn trong Giáo hội Công giáo. Giáo hội Đông phương hay Hy Lạp chủ trương rằng Chúa Thánh Thần hay Đức Thượng Đế Ngôi Ba chỉ phát sinh từ Chúa Cha - do đó đám rước phải đơn độc - nhưng Giáo hội Tây phương hay La Mă chủ trương rằng Ngài phát sinh đồng thời từ Chúa Cha lẫn Chúa Con - do đó phải tổ chức đám rước đôi. Cuộc tranh luận nầy liên quan đến một điểm mà không ai có thể biết chi cả và trên thực tế cũng không liên hệ ǵ đến ai. Theo vài đồ h́nh được trưng ra cho chúng tôi thấy, th́ những người Thông Thiên Học có thể kết luận là đôi bên đều có lư, nhưng không phái nào chịu chấp nhận ư kiến của chúng tôi.
Thí dụ khác : Trong Phật giáo hai phái lớn không đồng ư với nhau về điểm sau đây : bè để trên mặt nước dùng để tế lễ nên làm bằng ba hay bốn tấm ván ? Thế rồi hai tông phái đó không thể cùng nhau cử hành cuộc lễ ấy !
Có ǵ quan trọng trong khi mà Hỏa tinh hay Thủy tinh có lên hệ hay không với dăy hành tinh của chúng ta ? Dù sao đi nữa, chúng ta cũng vẫn là những người nam hay nữ, tất cả đều đạo đức, đều là những công dân tốt, những người Thông Thiên Học nhiệt thành, những người phụng sự đắc lực Chơn Sư và chúng ta hy vọng rằng tất cả đều là những người bạn tốt, dù ư kiến của chúng ta có khác nhau. Riêng phần tôi, tôi nghiên cứu và quan sát hết sức kỹ lưỡng; sau đó tôi nói lên những ǵ tôi biết, v́ tôi nghĩ rằng đó là bổn phận của tôi, nhưng tôi không bao giờ tự phụ rằng tôi không lầm lạc và tôi cũng lo t́m hiểu, học hỏi mỗi ngày : Tôi không bao giờ phiền trách một người không đồng ư với tôi. Vả lại, hơn một lần tôi đă nghe Bà Hội Trưởng của chúng tôi nói rằng bà mong sao đừng bao giờ có người nào đem biến lời nói của bà thành tín điều và làm cho chúng trở thành một trở ngại cho sự tiến bộ trong tương lại của Hội Thông Thiên Học và gây nên mầm móng chia rẽ. Nếu bà có biểu lộ một sự lo âu nào th́ đó chính là sự nguy hiểm trên phương diện nầy vậy.
Đối với nhà Thông Thiên Học không thể có ư tưởng cho rằng ḿnh không bao giờ lầm lạc về nguồn kiến thức nào. Khi có một ư niệm mới được công bố, chúng tôi tự hỏi : " Ư kiến đó có được thực không ? " Nếu không th́ : " Ai đă nói ? Ư kiến đó được rút ra từ tác phẩm nào ? " Tuy nhiên có nhiều người không c̣n tin mù quáng nơi Thánh Kinh nữa, đă quay sang Bộ Giáo Lư Bí Truyền, đó là một bộ sách ví như một kho tàng minh triết, nhưng theo lời tác giả nói, nó vẫn chưa được hoàn hảo. Bà xác nhận rằng quyển sách nầy là một sự hợp tuyển những đoạn thuộc về lư thuyết căn bản của giáo lư bí truyền. Nhiều văn sĩ nghiên cứu vài sự kiện trong đó đă thấy chúng biến dạng đến nỗi không c̣n nhận ra được chân lư. Và bà trưng dẫn câu nói của Montaigne : " Ở đây tôi chỉ tuyển chọn các thứ hoa rồi cột thành bó ". Trong mấy thế kỷ rồi, Bộ Giáo Lư Bí Truyền đối với người Thông Thiên Học vẫn c̣n là một kho tàng thật sự ; chúng ta hăy đề pḥng việc tác phẩm nầy trở thành giáo điều độc đoán. Không ai có thể nói tiếng nói tối hậu trong huyền bí học. Những kiến thức mà chúng ta thu thập được cho đến nay chỉ biểu lộ một góc nhỏ của một tấm màn vĩ đại. Chúng ta không thể biết trước cái ǵ sẽ được tiết lộ, khi một phần khác sẽ được vén lên.
Đức Aryasanga nói trước khi hy vọng được bước qua cửa thứ tư, chúng ta phải chế ngự mọi sự biến đổi của Cái Trí của chúng ta. Khí chất thay đổi và nhuộm đầy màu sắc thế giới bên ngoài trước mắt chúng ta. Con người khó hiểu được rằng khi sự chán nản bao trùm như một đám mây, th́ thế giới bên ngoài không phải không đen tối hơn trước. Nếu y cảm thấy một sự buồn phiền nặng trĩu chăng, y sẽ ngạc nhiên khi thấy mặt trời vẫn chiếu sáng, mọi người vẫn tươi cười hay cười to khi y rời khỏi nhà.
Một người chỉ thấy riêng phần ḿnh rất khổ sở đôi khi nổi giận khi thấy những kẻ khác vẫn sung sướng như thường; theo y th́ người đời rất tàn nhẫn và ít chịu quan tâm đến y. Y quên rằng mới hôm qua đây trong khi chính y sung sướng, kẻ khác cũng lâm cảnh khốn khổ và thay v́ chú ư đến sự đau khổ ấy, y không hề bận tâm đến họ. Tôi vẫn biết sự chán nản có thật, nhưng cũng do con người tạo ra nó hay để cho nó xâm chiếm ḿnh. Đôi khi sự chán nản cũng bắt nguồn từ một t́nh trạng sức khoẻ suy yếu, một sự mệt nhọc quá độ hay thần kinh bị căng thẳng. Đối với những kẻ khác, sự chán nản phát sinh từ cơi Trung Giới, cơi của những người chết đang bị xâu xé bởi sự thất vọng, nản ḷng. Vậy không phải chúng ta luôn luôn đều chịu trách nhiệm khi bị sự chán nản xâm chiếm, nhưng nếu chúng ta không xua đuổi nó, th́ đó chính là lỗi của chúng ta vậy.
Dường như nhiều người tin rằng thái độ của họ đối với thực tại có thể thay đổi được nó. Họ nói : " Ồ ! Không ! Không bao giờ bạn có thể làm cho tôi tin điều đó ! " - họ làm như thể việc không tin của họ tạo ra định luật. Nhưng một sự thật vẫn là sự thật, dù người ta có tin nó hay không. Đây cũng là một lối biểu lộ tính tự phụ một cách kỳ lạ của con người.
Chúng ta cũng phải đề pḥng những tư tưởng phát sinh một cách th́nh ĺnh đă ngăn cản không cho chúng ta sẵn sàng làm việc thiện, hoặc mất cơ hội tốt để giúp đỡ một người nào chỉ v́ tư tưởng không bằng ḷng y - chẳng hạn lối để tóc của y. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó biểu lộ hiện trạng của Cái Trí và tánh t́nh của chúng ta. Thường chướng ngại là một tư tưởng liên quan đến chủng tộc hay giai cấp; ở Ấn Độ người Bà la môn hay chểnh mảng bổn phận của họ đối với những người thuộc giai cấp paria cũng v́ lư do đó. Không ai nghĩ đến việc chối bỏ sự khác biệt lớn lao về giai cấp, nhưng mỗi người cần có cơ hội tốt để vươn lên về mặt xă hội cũng như đạo đức, tùy theo khả năng ḿnh. Dĩ nhiên, trong một thời gian ngắn người ta không thể thay đổi địa vị của hàng triệu người. Người ta không thể nâng hạng người Panchamas lên địa vị người Bà la môn, nhưng luôn luôn vẫn có thể chứng tỏ ḷng ưu ái và sự quan tâm đặc biệt đối với những người nầy, và giúp đỡ tất cả những người mà chúng ta có thể giúp đỡ.
Nếu con không muốn bị chúng hại th́ những ǵ do con tạo ra, con cũng phải làm cho chúng trở nên vô hại, những đứa con của tư tưởng con, tuy vô h́nh, không sờ mó được, nhưng chúng vẫn quây quần cả bầy chung quanh nhân loại, chúng là con cháu ,là những kẻ kế thừa của con người và là di hài của họ để lại dưới thế gian. Con phải nghiên cứu sự trống rỗng của cái dường như đầy đủ, và sự đầy đủ của cái dường như trống rỗng.
Sự đầy đủ của cái dường như trống rỗng là một lối diễn tả đầy ư nghĩa. Trước hết người ta nghĩ đến chất koilon, chất dĩ thái trong không gian. Quan niệm chung cho rằng không gian trống rỗng, nhưng sự thật nó chứa đầy chất khí mà tỷ trọng dường như không thể tưởng tượng nổi. Đó là chất, bề ngoài tuy đặc, nhưng "trống rỗng" . Chất có thể thấy được, trong thực tế gồm những lỗ trong chất khí thật, được thổi phồng thành một koilon. Như một nhà bác học Pháp mới đây đă nói : "Không phải vật chất nữa, mà chỉ là những lỗ trong chất dĩ thái". Tiếng nói tối hậu của khoa học liên hệ đến chất dĩ thái trong không gian cho rằng tỷ trọng của nó lớn bằng mười ngàn lần tỷ trọng của nước và khoảng năm trăm lần lớn hơn kim loại nặng nhất; thật không thể tưởng tượng được chất ǵ nặng hơn nữa.
Người Ấn Độ nói về nguồn gốc của vật chất hay mulaprakriti, mà tôi tưởng chất koilon là một h́nh thức đông đặc lại. Họ nói rằng khi Đức Thượng Đế thị hiện chính Ngài cũng khác Đấng Tuyệt Đối, và khi nh́n lại sau về phía Đấng Tuyệt Đối, th́ không thấy Ngài nữa, v́ có một tấm màn bao phủ Ngài và tấm màn đó là mulaprakriti. Trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền Bà Blavatsky trưng dẫn lời của Đức T. Subba Rao về vấn đề nầy như sau :
Vừa khi Ngài ( nghĩa là Đức Thượng Đế... sự biểu hiện đầu tiên hay trạng thái của Đấng Tối Đại Phạm Vương Parabraman ) bắt đầu sống có ư thức... theo quan điểm khách quan của Ngài, th́ Đấng Parabraman hiện ra cho Ngài thấy như là Mulaprakriti. Tôi xin bạn hăy nhớ kỹ điều nầy... v́ nguyên nhân của tất cả những sự khó khăn về vấn đề Purusha và Prakriti mà nhiều tác giả khi luận giải về triết lư Phệ Đà gặp phải. Mulaprakriti đó là vật chất đối với Ngài ( the Logos ) cũng như một vật bằng vật chất đối với chúng ta. Mulaprakriti đó cũng chưa phải là Parabraman, mà sự kết hợp của những đặc tính tượng trưng cho một cây trụ lại không phải chính là cây trụ đó. Parabraman là một thực tại vô điều kiện và tuyệt đối, c̣n Mulaprakriti, là một thứ màn phủ lên đó. Chính Parabraman không thể thấy được như Ngài đang hiện hữu. Đức Thượng Đế đă thấy được Ngài qua một tấm màn bao phủ lên Ngài, và tấm màn đó như đại dương mênh mông của vật chất trên vũ trụ .... [54].
Đức Thượng Đế được đề cập ở đây là Đức Thượng Đế của vũ trụ chúng ta gồm hàng triệu Thái Dương Hệ chứ không phải Đức Thượng Đế của một Thái Dương Hệ duy nhất. Chính hơi thở của Ngài đă thấm vào vật chất nguyên thủy tạo thành những cái ḷ trong không gian để sinh ra vũ trụ. Mười bốn ngàn triệu đó tạo thành một hạt nguyên tử hồng trần, và mười tám hạt nguyên tử đó tạo thành một nguyên tử khinh khí, là nguyên tố nhẹ nhất trong các nguyên tố hóa học.
Vậy đây là một sự thật mà tất cả những ǵ chúng ta cho là vật chất, tựu trung chỉ là những lỗ trong vật chất thật sự. Áp lực của vật chất nguyên thủy đó mỗi inch vuông [55] nặng đến cả mấy triệu tấn. Nếu chúng ta phá hủy được áp lực đó, chúng ta có thể sử dụng năng lực kỳ diệu ấy làm sức phát động ; chúng ta có thể dùng năng lực của Đức Thượng Đế sẵn có ở hạt nguyên tử để chống lại áp lực vĩ đại đó. Nhưng năng lực đầu tiên có thể dùng được là năng lực do sự phân tán hạt nguyên tử hồng trần cung cấp.
Sự đầy đủ của cái trống rỗng bề ngoài và sự trống rỗng của cái đầy đủ bên ngoài có thể nghiên cứu được nhờ những kinh nghiệm khác biệt thông thường. Tư tưởng của những người khác và những sinh linh khác đều tràn đầy trong không gian. Như trong Bộ Thế Giới Huyền Bí đă nói :
Mỗi tư tưởng do con người phát ra đều đi vào thế giới bên trong và trở thành một thực thể linh động bằng cách kết hợp, bám chặt - nếu chúng ta có thể nói như thế - vào một tinh linh, nghĩa là một trong những mănh lực bán tiến hóa ( semi-intelligent ) của thế giới vô h́nh. Nó tồn tại trong một trí khôn linh hoạt - tạo vật do Cái Trí sinh ra - trong một thời gian lâu hay mau tùy theo cường độ tác động đầu tiên của bộ óc sản xuất ra nó.
Người ta có thể tham thiền trong một gian pḥng trống không, hoặc trong một gian pḥng có nhiều người khác. Trong trường hợp thứ hai, gian pḥng có thể trống rỗng đối với chúng ta, v́ những kẻ đó không làm bận rộn chúng ta nhiều. Tuy nhiên trong trường hợp thứ nhứt, gian pḥng có thể chứa đầy sự hiện diện và ảnh hưởng của những sức mạnh vô h́nh bị lôi cuốn đến đó do sự tham thiền và bề ngoài chúng ta chỉ có một ḿnh nên họ cố gắng trút đổ thần lực của họ xuống cho chúng ta.
Trong nhiều trường hợp khác của cuộc sống, cũng có nhiều sự việc tương tợ như thế. Nhiều biến cố bên ngoài xem ra rất quan trọng đă xảy ra; nhưng không đụng chạm đến chúng ta; trái lại, một sự kiện nhỏ nhặt lại có thể phương hại đến toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một người thân của chúng ta qua đời hay sản nghiệp của chúng ta bị tiêu tan, chúng ta cho là quan trọng cho đến nỗi khi mới xảy ra chúng ta nghĩ là nó sẽ luôn luôn ảnh hưởng suốt đời ḿnh, nhưng sau cùng sự việc lại khác hẳn. Tôi đă gặp kinh nghiệm đó. Khi c̣n là thanh niên, năm 1866 tôi bị mất một số tiền khá to trong cuộc thất bại lớn về tài chánh. Trong thời kỳ đó, biến cố xảy ra có vẻ trầm trọng đối với tôi; tuy nhiên sự kiện đó không làm tôi đau khổ. Những sự gặp gỡ bất ngờ với một người đă nói cho tôi biết về Bà Blavatsky lại gieo một ảnh hưởng quan trọng trong cuộc đời tôi. Sự gặp gỡ nầy dường như t́nh cờ, nhưng nó được tính toán và sắp đặt trước, trong cái trống rỗng bề ngoài thật sự là đầy đủ tất cả.
Một thí dụ khác : Một buổi sáng chúa nhật, trong khi tôi đang đàm thoại cùng vài huynh đệ Thông Thiên Học tại Adyar, một vị Thiên Thần đi ngang qua đă ghé lại tôi. Ngài chỉ cho tôi biết vài cách thức trong buổi đầu của giống dân chánh thứ sáu các vị Thiên Thần sẽ dùng tôn giáo ảnh hưởng đến con người như thế nào. Trong lúc đó tôi chỉ thấy đây là một hành động tốt của một người bạn qua đường; nhưng nay tôi tin chắc rằng đó chính là sự lợi lạc lớn lao hơn những hậu quả của sự hiểu biết. Như thế việc ấy đă tiết lộ nhiều chi tiết về bước đầu của giống dân mới. Những sự sưu tầm về vấn đề nầy đă được dùng làm nền tảng cho phần thứ hai của quyển sách Con người : Từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Sau đó ít lâu, những sự sưu tầm của Bà Annie Besant và tôi được thu thập lại để làm thành phần thứ nhứt của tác phẩm đó. Sự quan sát cộng đồng trong tương lai cho thấy rằng kỷ niệm về Bà Bác sĩ Besant sẽ sống măi nhờ quyển sách nầy. Khi tất cả những tác phẩm trước của bà đều bị lảng quên, nhưng tác phẩm căn bản mà lịch sử sẽ giữ ǵn như kư ức vẫn c̣n phải viết thêm.
Hỡi thí sinh dũng cảm, hăy xem kỹ tận đáy ḷng sâu thẳm của con và hăy trả lời. Con có biết những quyền năng của Chơn Ngă chăng, hỡi kẻ đă nhận thấy bóng tối của bên ngoài.
Sự tinh khiết có một giá trị lớn lao, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Trẻ con rất tinh khiết v́ nó chưa biết điều lành và điều ác. Kiến thức cũng cần thiết để giúp chúng ta hành động, và ư chí cũng thế, nó biến đổi kiến thức ấy ra hành động. Thú vật tinh khiết hơn con người; nhưng thảo mộc c̣n tinh khiết hơn nữa. Chúng không có óc tưởng tượng đă đẩy con người đi t́m thú vui vật chất và bất chấp hay không chịu nh́n nhận những định luật thiên nhiên. Tuy nhiên, con người phải trải qua kinh nghiệm vật chất để thu hoạch kiến thức và sau đó trở về với nguồn cội thiêng liêng mà y đă đi xuống từ đó hầu t́m lại sự khiết bạch đầu tiên của ḿnh. Con người phát sinh từ Đức Thượng Đế như một đám mây thiêng liêng, nhưng khi trở về với Ngài y đă trở thành một nhân vật thiêng liêng có những quyền năng nhất định.
Con người khi dấn thân trên Đường Đạo đều nhận biết ḿnh là một nhân vật thiêng liêng; y thoát khỏi ảnh hưởng của cơi tối tăm. Thực tại tối tăm ấy chỉ tương đối và có lúc phải biến mất so với thực thể của đời sống nội tại là sân trường của kinh nghiệm có ư thức, vô cùng rộng lớn hơn sự kích thích do sự đụng chạm của những sự vật bên ngoài gây ra. Con người cứ cho rằng những bóng tối có thật, tuyệt đối thật, c̣n thật hơn tất cả những thứ khác và cứ tưởng như thế trong không biết bao nhiêu kiếp luân hồi dài đăng đẳng. Nhưng mọi điều nầy đều cần thiết, v́ không có sức thu hút của chúng, không bao giờ con người tỉnh ngộ, không bao giờ y chịu chú ư, không bao giờ y học hỏi được cái ǵ.
Nếu con chưa biết con sẽ lâm nguy.
Bởi v́ trên đường thứ tư, ngọn gió thoảng nhẹ của nhiệt vọng hoặc tham dục cũng sẽ làm lay chuyển ánh sáng yên tịnh trên vách và tinh anh của Linh hồn. Làn sóng nhỏ li ti nhất của nguyện vọng hay luyến tiếc đối với danh lợi hăo huyền của Ma vương cũng làm gợn sóng Antahkarana - con đường nối liền Tinh Thần với bản ngă của con, đại lộ của những cảm giác, sự kích thích khó chịu của Ahamkara - mọi tư tưởng dù nhanh như chớp cũng sẽ làm cho con mất hết ba phần thưởng mà con đă nhận được.
Ở đây Đức Aryasanga đề cập đến đức tánh vairagya (từ bỏ hay đoạn tuyệt), Ngài nói, khi hành giả muốn hoạch đắc đức vairagya một cách hoàn toàn mà c̣n để ư một chút đến những đối tượng hấp dẫn hay chỉ mảy may ham muốn thụ hưởng đối tượng ấy, th́ y liền rơi vào trạng thái của hạng người vọng động ngay. Điều nầy gợi lên sự so sánh linh hồn như mặt nước hồ trong suốt trên đỉnh núi cao, được mô tả trong phần thứ hai. Bây giờ Ngài lại so sánh linh hồn như ngọn đèn để diễn tả sự cố định mà chúng ta phải đạt đến. Một tư tưởng bất ngờ hiện ra cũng đủ ném chúng ta ra phía sau; thật thế, nhưng chúng ta nên nhớ rằng đây là một tư tưởng của chính ḿnh. Như tôi đă giải thích, nếu đó chỉ là phản ảnh của tư tưởng của kẻ khác, một h́nh tư tưởng vởn vơ nào đó làm chúng ta chú ư đến nhưng không thích hợp, th́ sự tinh khiết, sự an tịnh và tính đoạn tuyệt của cúng ta không bị vẩn đục.
Nhiều người xuất chúng đôi khi cũng bị những tư tưởng trôi giạt gây khốn khổ. Họ có cảm tưởng là người nào cũng có ư tưởng như thế ắt phải thật hung dữ. Nhưng nếu họ tránh đừng tiếp nhận chúng, không dung dưỡng, không tăng cường chúng và sau đó đừng phân phát chúng ra, giúp thêm nọc độc cho chúng, th́ những người đó quả thật không phạm lỗi nào. Có thể chúng ta không ư thức đến một tư tưởng xấu hay bất tịnh, nếu nó không gặp một nguyên lư như thế ở chúng ta, nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta chưa được hoàn toàn. Nếu có một tư tưởng thuộc loại ấy đi qua Cái Trí của một vị Chơn Tiên, Ngài cũng không để ư đến nó, nhưng nếu nó vây quanh Ngài quá nhiều, có thể Ngài cảm thấy cần phải đuổi nó như người ta đuổi ruồi vậy. Như thế chúng ta không nên để cho bị xáo trộn một cách vô ích bởi những chấn động thuộc bản năng của sự phẫn nộ hay ích kỷ hoặc bởi những tư tưởng vẫn vơ bất hảo. Bạn nên tránh dung nạp những tư tưởng ấy nếu không chẳng những chúng ta không thể hoạch đắc được tính đoạn tuyệt, mà c̣n phải mất bao phần thưởng đă chiếm được, rồi trở lại bước thứ nhứt và bắt đầu đi lên lại.
Ở đây antahkarana được gọi là đại lộ của giác quan ; đó là phương tiện huyền bí để những đối tượng vật chất kích thích tâm thức; đó cũng là con kinh nối liền đối tượng và chủ thể; nhờ con kinh đó, mà một đối tượng chạm đến giác quan được biểu lộ thành một cảm giác trong tâm thức. Một cảm giác hay tri giác trực tiếp như thế c̣n linh động hơn tất cả những sự mô tả bằng ngôn từ. Nghe thấy, cảm nhận một vật sẽ cho chúng ta một cảm thức về thực tại ấy cao hơn cảm thức đạt được bằng cách chỉ nghĩ đến nó. Đó là lư do tại sao tri giác bằng thần nhăn các cơi khác có giá trị hơn những sự mô tả mà chúng ta có thể nghe được và tại sao các tác phẩm Yoga nói về tất cả những chứng cớ của người khác, về những ư kiến của họ đối với những sự vật mà người chí nguyện chưa từng thấy, nên y phải thay thế nó bằng chính sự tri giác trực tiếp của y, chỉ có việc đó mới cho y thấy sự thật rơ ràng.
Những cảm giác ở đây được gọi là những kích thích khó chịu của ahamkara. Aham có nghĩa là "tôi" và kara là "làm" ; vậy ahamkara có nghĩa là "kẻ tạo ra cái tôi". Sự linh hoạt của chính kinh nghiệm trực tiếp nầy tạo ra sự linh động t́nh cảm của cuộc sống chúng ta. Và, v́ sự hoạt động nầy tái diễn măi trên mọi tŕnh độ, nên nó tăng cường phàm nhơn hăo huyền bao lâu con người c̣n sống trên thế gian. Khi con người đă cương quyết dấn thân trên Đường Đạo và ảo ảnh của phàm nhơn đă hoàn toàn tan ră, nó mới chịu nhắc đến Chơn Ngă, Atma, ư chí trong con người tinh thần. Trong phần thứ nhứt của chúng ta đă nghiên cứu h́nh thức cao cả nầy của ahamkara mà triết học Ấn Độ thường đề cập đến.
Bởi v́, con nên hiểu, Đấng Vĩnh Cửu không biết đến sự thay đổi.
Tóm lại, chúng ta phải chấp nhận hy sinh tiểu ngă cho Đại Ngă. Người ta không thể đem theo những sự nghiệp thế gian lên cơi Trời. Những quy luật và những điều kiện của cơi cao siêu không bao giờ biến đổi để chiều theo sự ham muốn của bất cứ một người chí nguyện nào.
Con hăy vĩnh viễn dứt bỏ tám thứ khổ ách. Nếu không chắc chắn con sẽ không thể đạt được minh triết và sự giải thoát, đó là lời dạy của Đức Thế Tôn, Đấng Như Lai toàn thiện, “Đấng đă theo dấu các bậc tiền bối của Ngài”.
Tám thứ khổ ách đó là : tà tâm, lănh đạm, kiêu hănh, nghi ngờ, ham muốn, ảo tưởng, vô minh và những kiếp lai sinh. Sự khổ năo cuối cùng ấy ban đầu có vẻ kỳ dị, nhưng nó có nghĩa hiển nhiên như thế : đời sống trên thế gian nầy là một sự đau khổ so với những ǵ chúng ta được thụ hưởng trên các cơi cao.
Danh hiệu Như Lai được dịch ở đây là "Đấng đă theo dấu các bậc tiền bối". Ở Tích Lan người ta cho chúng tôi biết nghĩa của danh từ ấy là "Đấng được biệt phái đi" ; nghĩa là một nhân vật do Quần Tiên Hội phái xuống trần như một sứ giả. Do đó lịch sử Điểm Đạo trong các truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau đều ít sai biệt, nhất là dưới h́nh thức của cái mà người ta gọi là thần thoại về ngôi mặt trời.
Hạnh Vairagya rất nghiêm khắc và đúng mực. Nếu con được bảo đảm trên con đường của ḿnh, con phải giữ ǵn tinh thần và tri giác của con trong sạch hơn trước, đối với mọi hành động tệ hại.
Con phải thấm nhuần Alaya tinh khiết hợp thành một với Tư Tưởng Linh Hồn của vạn vật. Nếu con hợp nhất với nó, th́ không ǵ có thể thắng con được : nếu con chia ĺa với nó, con sẽ là sân chơi tự do của Samvritti, là nguồn gốc của tất cả ảo mộng ở đời.
Sau đây là chú thích dài về danh từ Samvritti :
Samvritti là một trong hai chân lư thuyết minh tính chất ảo mộng hay trống không của mọi vật. Đó là một chân lư tương đối trong trường hợp nầy. Phái Đại Thừa có dạy sự dị biệt giữa hai thứ chân lư đó - Paramarthasatya và Samvrittisatya ( Satya, chân lư ). Đó là chỗ tranh chấp giữa phái Madhyamikas ( Trung quán ) và phái Yogacharyas ( Duy thức ), phái thứ nhứt phủ nhận và phái thứ nh́ cho rằng mọi vật hiện hữu nhờ một nguyên nhân trước hay là do sự duyên sinh liên tục. Phái Madhyamikas chủ trương sự hư vô và phủ nhận, đối với tông phái nầy tất cả đều là Parikalpita, là một ảo ảnh và một sự lầm lạc trong thế giới tư tưởng và trong vũ trụ chủ quan cũng như khách quan. Phái Yogacharyas là học thuyết duy tâm, vậy Samvritti về mặt chân lư tương đối là nguồn gốc sinh ra ảo tưởng.
Đây là tánh phân biệt, đức tánh đầu thuộc về bốn đức tánh bắt buộc phải có, nó luôn luôn giúp chúng ta phân biệt sự chân thật với sự tương đối mà đôi khi chúng ta gọi là sự giả (the unreal). Mỗi khi nh́n xuyên qua cái giả, chúng ta sẽ thấy sự thật, chính là Đức Thượng Đế ở trong chúng ta. Chơn lư nầy càng hiển lộ, chúng ta càng dễ nhận ra cứu cánh của nó trong mọi vật và sự sống của nó trong đồng loại của chúng ta.
Alaya tinh khiết vừa ở trong chúng ta và vừa ở sau Thần Trí Thiêng Liêng hiện diện trong khắp thiên nhiên. Những người có thần nhăn trong các tôn giáo đều nhận biết được nó. Tôi xin nêu ra câu châm ngôn của nhà thông thái Hồi giáo mà nhiều người đều biết : " La ilaha illa llah ", câu nầy không có nghĩa là " Không có Thượng Đế nào khác hơn Thượng Đế nữa " như người ta thường dịch, mà có nghĩa là " chỉ có Đức Thượng Đế hiện hữu ". Ông giải thích cho tôi nghe, trong tiếng Á Rập, đối với người theo nghĩa từng chữ có thế hiểu theo nghĩa thứ nhứt, nhưng nghĩa thứ hai là ư nghĩa huyền bí, được mật truyền cho tín đồ. Đó là sự tŕnh bày chủ nghĩa nhất thần một cách đúng đắn. Không thể có nhiều Thượng Đế, mà chỉ có một Thượng Đế duy nhất xứng đáng với danh hiệu ấy và sự tôn thờ của chúng ta. Nên sự giải thích theo bí truyền đó đúng, chúng sẽ hợp thành một sợi dây liên lạc mật thiết với Ấn Độ giáo và một tôn giáo nói về "Đấng Độc Nhất Vô Nhị", Đấng độc nhất vừa có cái hữu (being) và cái vô (non-being).
Tất cả đều vô thường nơi con người, ngoại trừ cái tinh hoa thuần khiết của Alaya. Con người là một tia sáng trong suốt của nó, một làn ánh sáng tinh khiết bên trong, một h́nh tướng bằng cát bụi hồng trần bên ngoài. Tia sáng đó là người hướng đạo cuộc đời con và là Chơn Ngă của con, là Đấng Canh Chừng và Đấng Im Lặng suy tư, nạn nhân của cái ngă thấp kém của con. Linh hồn con chỉ có thể bị thân xác vô minh của con làm tổn hại thôi; con hăy điều khiển và chế ngự cả hai, rồi con sẽ vượt qua “cánh cửa thăng bằng” sắp tới một cách b́nh an.
Chỉ có Đấng Duy Nhất mới vĩnh cửu. Bản ngă của con người rất ngắn ngủi : nó chỉ kéo dài đến cuối thời kỳ tại cơi Thiên Đường của nó. Chơn Nhơn th́ sống qua nhiều kiếp luân hồi của con người, có thể trải qua trọn dăy hành tinh của chúng ta. Chơn Thần chắc chắn tồn tại lâu hơn, nhưng chính nó cũng vô thường. Chỉ có Đấng Duy Nhất trường tồn. Nhưng không phải v́ thế mà chúng ta bị mất. Chúng ta có thể nói theo Emily Bronte :
Địa cầu và con người sẽ biến mất, các ngôi mặt trời và vũ trụ sẽ không c̣n nữa, và Bạn sẽ bị bỏ lại một ḿnh, nơi quư bạn sẽ c̣n tất cả sự sống.
Chơn Thần trong con người là một tia lửa thiêng liêng độc nhất. Nếu để ư theo thời gian, th́ dường như nó vẫn luôn luôn tiến hóa. Chúng ta có thể nói với tất cả ḷng tôn kính rằng chính Đức Thượng Đế h́nh như cũng tiến hóa như thế. Nếu chúng ta quan niệm Thượng Đế là Đấng Tối Cao, Ngài vẫn chấp nhận, tuy nhiên về phần Ngài, Thái Dương Hệ chỉ là bước đầu chứ chưa phải là mức cuối cùng, v́ hệ thống nầy đối với Ngài chỉ là một kiếp luân hồi.
"H́nh tướng bằng cát bụi hồng trần" th́ giúp ích con người để phát triển tia sáng linh quang ấy ở y. Phần vật chất không thể xâm nhập đến tia sáng linh quang ấy, nghĩa là không bao giờ làm hại nó một cách tích cực, nhưng nó có thể làm cho tia sáng ấy nẩy nở mau hay chậm hơn, như vậy có nghĩa là tia linh quang có thể được giúp đỡ hay bị làm hại. Do đó, người ta mới gọi nó là nạn nhân của tiểu ngă.
Ở đây cửa thứ tư được gọi là "cửa thăng bằng", v́ nó phù hợp với nguyên lư trung độ của con người. Vấn đề là luôn luôn biết cái nào sẽ thắng - cái bên trong hay cái bên ngoài. Sau khi phát triển và thanh lọc các thể thấp của ḿnh - Thể Xác, Thể Vía và Thể Trí - lúc bấy giờ thí sinh phải hướng những sự cố gắng của y lên các thể cao để phát triển chúng, đó là mục đích của y.
Hăy can đảm lên, hỡi kẻ hành hương dũng cảm muốn đến bờ bên kia. Con chớ nghe tiếng th́ thầm của những bè lũ Ma vương; hăy tránh xa những kẻ cám dỗ, những hung thần, những Lhamayin ganh tị trong không gian vô tận.
Theo một chú thích, bọn Lhamayin là những tinh linh và ác quỷ, kẻ thù nghịch của loài người. Không có sinh vật nào làm ác chỉ v́ điều ác, nhưng có vài tinh linh rất nguy hiểm đối với loài người : chúng có đời sống riêng của chúng, nhưng chúng ta hay làm phiền chúng. Các tinh linh giống như thú rừng, không phải là kẻ thù của loài người, nhưng chúng không thích con người đi vào địa phận của chúng và chúng hay thù oán loài người v́ chúng bị đối xử độc ác.
Tinh linh trong thiên nhiên là những tạo vật vui vẻ. Chúng ta có thể trách cứ chúng nhiều nhất v́ chúng chơi những tṛ tinh quái nhỏ nhặt, không tốt đẹp đối với những người là nạn nhân của chúng. Chúng không thích con người v́ họ hay làm nhiều điều khả ố và quấy rầy chúng. Chúng sống một cách sung sướng và thỏa thích ngoài đồng áng. Thú vui của chúng là nô đùa với những thú rừng c̣n tơ. Chúng mến những con thú ấy như chúng ta thích hoa và cây cối. Chúng rất ngây thơ và không hề lo âu. Chúng không cần làm việc để lo ăn, lo mặc như người, v́ chúng không có nhu cầu.
Con người đă đột nhập vào chốn rừng núi thần tiên ấy. Họ rượt bắt và giết chóc thú rừng là bạn thân của chúng. Họ hạ những cây cối mà chúng thương yêu để cày đất hoặc cất nhà; họ làm ô uế không khí bởi hơi rượu và khói thuốc. Cảnh an lạc của chúng trở thành một băi sa mạc ghê tởm, bắt buộc chúng phải lánh xa. Chúng có thể c̣n đôi chút cảm t́nh đối với nhà nghệ sĩ khi người chứng kiến những cảnh đẹp bị tàn phá và làm cho xấu xa bởi những nhà máy với những ống khói đen và chất hơi đă giết chết cỏ, hoa và cây cối. Chúng ta gọi hiện tượng đó là sự tiến bộ; nhưng các tinh linh trong thiên nhiên lại thấy khác, v́ nơi cư ngụ của chúng bị phá hoại và bạn bè của chúng bị chết chóc.
Đó là lư do tại sao các tinh linh trong thiên nhiên hay lẫn tránh con người và nếu có một người đi du ngoạn trong rừng hay rảo bước trên một đường ṃn, chúng liền lẫn trốn khi y đến gần chúng. Người ấy có thể khắc phục được sự oán ghét của chúng, cũng như đôi khi người ta chế phục được tính nhút nhát của thú rừng. Một nhà Yogi ngồi tham thiền có thể vuốt ve những con thú đến gần y. Bạn hăy ra đồng và bạn nằm dài không cử động chừng một hoặc vài giờ, những loại thú rừng nhỏ như sóc hay chim sẽ đến gần bạn. Cũng giống như thế, nếu bạn trú ngụ lâu tại một vùng nào đó, lần lần các tinh linh sẽ khám phá ra bạn là một mẫu người hiền lành vô hại; đến một ngày kia, chúng sẽ sẵn sàng làm quen với bạn. Chúng sẽ nhảy nhót chung quanh bạn và rất hảnh diện được làm bạn với một người. Trên cơi Trung Giới các sinh vật đó coi con người như những kẻ xâm chiếm khó chịu và nguy hiểm, cũng giống như một đạo binh xâm lược đối với chúng ta. Do đó chúng mới làm cho những người đến phá chúng phải sợ. Nhưng chúng không phải là những kẻ cám dỗ. Một phần lớn những h́nh tư tưởng xấu xa do chính con người tạo ra mới giữ vai tṛ đó.
Nhiều người, đôi khi được gọi những kẻ tà đạo đă t́m cách chống đối lại sự tiến bộ tinh thần của nhân loại, họ đă tin rằng những cảm xúc cao thượng của chúng ta xấu xa và trong đó c̣n lưu lại những t́nh cảm và dục vọng thuộc bản chất thấp hèn. Những hạng phù thủy ấy có thể chú ư đến một người ở trong một vị thế đặc biệt không, và phải chăng người tiến hóa cao trên Đường Đạo vẫn bị ảnh hưởng của họ ? Họ có thể cho là người tà giới khi họ dùng một tinh linh chọn sẵn để lay chuyển y hầu làm cho y rối loạn để ngăn trở công việc của Đức Thầy. Đó là sự việc gần giống như ma quỷ cám dỗ mà người Thiên Chúa b́nh dân thường tin tưởng. Tuy nhiên không có người chí nguyện nào phải sợ những sự tấn công đó, v́ bọn tà đạo bất hảo nhất cũng không thể ảnh hưởng hay lợi dụng được một người có ư chí cứng rắn chỉ nghĩ đến công việc của Chơn Sư và không hề nghĩ đến ḿnh.
Hăy đứng vững vàng ! Bây giờ con đă đến gần cửa giữa, cửa của đau khổ với muôn ngàn cạm bẩy.
Hăy làm chủ tư tưởng của con, hỡi kẻ phấn đấu để đoạt sự toàn thiện, nếu con muốn vượt qua cửa đó.
Hăy làm chủ Hồn con, hởi kẻ đi tầm chân lư bất tử, nếu con muốn đạt đến mục đích.
Hăy tập trung cái nh́n của Linh hồn vào ánh sáng tinh khiết duy nhất, thứ ánh sáng không ǵ kích thích được và hăy đem ch́a khóa vàng của con ra mà sử dụng.
Đức Aryasanga nói thật đúng về muôn ngàn cạm bẩy, v́ thường thí sinh tin rằng ḿnh đă đạt được tính đoạn tuyệt hay từ bỏ, sẽ thấy nhiều cái bẩy giống như thế tái hiện một cách khó phân biệt và lúc nào cũng bám sát theo bước chân của y. Chính linh hồn hay Thượng Trí phải được thể Bồ Đề chế ngự. Như chúng ta đă thấy, đời sống tại cơi Bồ Đề bắt đầu từ cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt, nếu không được sớm hơn, và thí sinh vào cơi Bồ Đề rồi sẽ tiến lên từ cảnh nầy đến cảnh khác. Muốn cho sự thăng tiến nầy được hoàn toàn, chính linh hồn hay Thượng Trí phải tham dự vào và trở thành kẻ phụng sự cho nguyên lư cao siêu đó. Công việc nầy hoàn tất, thí sinh mới sẵn sàng đi vào cơi kế đó; y sẽ được Điểm Đạo lần thứ Tư và sẽ vượt qua một ngưỡng cửa mới.
Ư nghĩa thật sự của vairagya ở đây là ánh sáng không ǵ kích thích được, ánh sáng không thể bị lu mờ.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ NĂM
CỬA THỨ NĂM VÀ THỨ SÁU
Công việc khó khăn đă hoàn tất, sự nhọc nhằn của con đă gần chấm dứt. Cái hố rộng há miệng để nuốt con hầu như đă vượt qua khỏi.
. . . . . . . . . . .
Bây giờ con đă qua khỏi hào thành bao quanh cửa nhân dục. Bây giờ con đă thắng được Ma vương và lũ bộ hạ hung hăng của nó.
Con đă rửa tâm con sạch hết vết nhơ và con đă nặn ra hết máu của dục vọng ô trược.
C. W. L. Công việc khó khăn gần như hoàn thành đối với thí sinh; chúng ta nên hiểu cho thật đúng nghĩa câu ấy. Đấng Nirmanakaya ở trên địa vị vô cùng cao cả vẫn c̣n làm việc, và người ta có thể nói chính Đức Thượng Đế cũng vẫn làm việc. Nhưng có lẽ chúng ta phải phân biệt công việc khó nhọc để khai trừ những tật xấu của phàm nhơn với công việc vinh quang được theo đuổi trên các cơi cao, khi phàm nhơn đă được chế ngự.
Đối với những cố gắng, chúng ta cũng cần phân biệt như thế. Sự làm việc không ngừng là một thử thách khó khăn đối với xác thân, nhưng trên cơi linh hồn sự làm việc là một lạc thú hoàn toàn; ở đó không hề có sự khác biệt giữa việc làm và tṛ chơi như chúng ta biết tại các cơi thấp. Khi một người thấy được sự hi sinh vĩ đại của Đức Thượng Đế và cách mà các vị Chơn Sư tận tụy với công nghiệp của các Ngài, y không thể không dấn thân vào công việc đó và hết ḷng trợ giúp theo khả năng ḿnh.
Ở đây c̣n vấn đề một người chưa hoàn toàn trong sạch, v́ y c̣n mang nhiều dấu vết ích kỷ. Một tư tưởng c̣n một chút dấu vết đó vẫn là chưa trong sạch, dù có nhiều tính tốt khác. Đó có thể là một cảm thức kiêu căng nhỏ nhặt như : "Người ta nghĩ tốt về ḿnh nhờ việc làm nầy". Trên con Đường Đạo dẫn đến các cơi cao siêu, đó là điều mà người ta gọi là thiếu trong sạch. Chẳng những chúng ta phải xa lánh nó, mà c̣n phải làm sao cho nó đừng bao giờ xâm phạm đến chúng ta nữa.
Nhưng hỡi chiến sĩ quang vinh, công việc của con chưa hoàn tất. Hỡi đệ tử hăy xây cao tường thành vây quanh thánh đảo, cái đập giữ cho trí con khỏi kiêu căng và tự măn, v́ cho rằng đại chiến công đă hoàn thành.
Một cảm thức kiêu căng sẽ làm hư hỏng công nghiệp. Đúng thế, con hăy xây đắp cho thật chắc, v́ sợ e những lượn sóng hung dữ từ biển cả của Ma vương bao trùm vũ trụ ào đến đập vào bờ của con, cuốn mất kẻ hành hương và thánh đảo, dù lúc con đă thắng trận rồi.
Đảo của con là con nai ; tư tưởng của con là bầy chó cứ quấy nhiễu và theo đuổi nó măi trong khi nó chạy đến ḍng sông của sự sống. Khốn nạn cho nai nếu bầy chó quỷ theo kịp nó trước khi nó đến thung lũng trú ẩn, gọi là "Jnana- marga", " con đường hiểu biết trong sạch ".
Muốn đứng vững trong vị thế của ḿnh để chống lại áp bức tư tưởng thật lớn lao của hàng triệu kẻ khác - áp lực mà chúng tôi thường đề cập đến - lúc bấy giờ người chí nguyện cần phải có một sự tập trung mănh liệt và một cái trí thật mạnh mẽ. Sức mạnh rất cần thiết cho y trước khi y có thể thực hành sự tham thiền một cách hữu hiệu. Pháp tham thiền đó sẽ đưa y lên đến đỉnh cao tột của cơi Bồ Đề.
Bà Blavatsky nói "thánh đảo" là Chơn Nhơn cao cả hay cái ngă suy tư ; mọi tư tưởng thấp hèn đến phải loại trừ để cho Chơn Nhơn có thể biểu lộ. Tuy nhiên điều nầy không khác với t́nh trạng đồng cốt bao nhiêu. Trục xuất ra khỏi một nơi hay cho phép được xâm nhập vào nơi ấy thật khác nhau rất xa; đó chính làsự khác biệt giữa nhà Yogi và nhà đồng cốt. Đó cũng chính là chỗ phân biệt giữa người Thông Thiên Học và nhà Thần Linh Học. Cả hai đều nh́n nhận rằng con người vốn trường cửu và sự tiến hóa của nó vô tận, nhưng người thứ hai nghĩ rằng đối với con người điều hay hơn cả là nên làm đồng cốt cho những Thần linh tốt, trái lại, người thứ nhứt cho rằng trong mọi hoàn cảnh con người đều phải giữ ǵn tâm thức của ḿnh cho được trong sạch và tích cực và chủ trương rằng mọi thứ ǵ mà đồng cốt tiêu cực có thể thực hiện, th́ ư thức sáng suốt có thể ban cho chúng ta.
Đức Aryasanga nói : “Khốn nạn cho con nai nếu nó bị theo kịp”. Có nghĩa là khổ cho Chơn Nhơn nếu nó để cho những thành kiến lôi cuốn, v́ không thể chống lại với áp lực của những tư tưởng bên ngoài : Nó không thể đạt đến những tư tưởng chơn thật. Bà Blavatsky nói về con đường của sự hiểu biết trong sạch (Jnana- marga) như sau : "Theo nguyên nghĩa đó là con đường Jnana(Trí huệ ), con đường hiểu biết trong sạch, của Paramartha hay của Svasamvedana (theo tiếng Sanskrit), là sự phản ảnh hiển nhiên nơi tự thân, kẻ phân tích tiểu ngă ". Đối với người Ấn Độ, Jnana là sự hiểu biết cao cả, minh triết; nó không phải là kiến thức thấp kém có đối tượng dưới thế gian được gọi là Vijnana ( thức ).
Trước khi con có thể trú ngụ trong Jnana-marga và gọi nó là con đường của con, linh hồn con phải trở nên như trái xoài chín; phải ngọt dịu như thịt trái xoài vàng đẹp đối với những đau khổ của kẻ khác, cũng như phải cứng rắn như hột xoài đối với những nỗi sợ hăi, phiền năo của chính con, hỡi kẻ chinh phục hạnh phúc và đau khổ.
Hăy luyện cho Linh hồn con cứng rắn đối với những mưu toan quỷ quyệt của phàm nhơn; hăy làm cho nó xứng đáng đối với danh hiệu của Linh Hồn Kim Cương.
Viên Kim Cương bị vùi sâu trong ḷng đất không thể phản chiếu được ánh sáng của trần gian; cũng thế, khi linh hồn và trí con ch́m sâu trong Jnana-marga, cũng sẽ không thể phản chiếu được ảo ảnh nào của Ma vương.
Về phiền năo của cá nhân chúng ta, ông Longfellow đă ca ngợi như sau:
Bây giờ nó đă rời ta, nó đang ở dưới đáy sâu của biển cả, c̣n những nỗi khó nhọc của kẻ khác, chỉ có h́nh bóng của chúng bao phủ lấy ta thôi.
Chúng ta phải làm sao hay hơn nữa và đừng để cho bóng dáng của bất cứ sự đau khổ nào bao phủ chúng ta. Khi bạn lo nghĩ đến nỗi thống khổ của kẻ khác, chẳng những bạn không giúp đỡ được cho y, mà bạn c̣n gia tăng mối buồn phiền của y. Trái lại nếu bạn tỏ ra có thiện cảm thật sự với y, bạn hăy biểu lộ t́nh thương và bạn hăy tích cực giúp đỡ người anh em của bạn. Đức Thầy luôn luôn tỏ ḷng thiện cảm mà không bao giờ sầu muộn. Ngài không thể đau khổ mặc dù Ngài là một với những kẻ đau khổ, v́ là một với họ, Ngài biết được sự an vui của đời sống trên các cơi cao và sự vinh quang không thể tả tại cảnh giới mà họ sắp tiến đến một cách chắc chắn tuyệt đối.
Đối với đa số người vẫn có sự nguy hiểm. Khi họ khai trừ sự phiền năo ra khỏi ḷng họ đồng thời với một khuynh hướng làm mất luôn thiện cảm của họ; trong trường hợp nầy họ có thể lạc qua con đường tả đạo. Những anh em trong bóng tối đều hoàn toàn lănh đạm đối với t́nh cảm của kẻ khác, cũng như t́nh cảm của chính họ; họ dập tắt tất cả những t́nh cảm không chút xót thương; họ chỉ nh́n thấy phung phí năng lực trong việc đó.
Khi con đạt đến trạng thái đó, th́ những cửa mà con phải vượt qua sẽ mở rộng cho con qua, và những quy luật dũng mănh nhất trong thiên nhiên cũng không thể ngăn cản con được. Con sẽ làm chủ con đường bản ngă; nhưng con không thể hoạch đắc trước khi đạt đến địa vị đó, hỡi cử tử của những cuộc thi khó khăn không thể diễn tả nổi.
Những bài thi không thể diễn tả đó có thể không phải là những sự nguy hiểm và khó khăn khá lớn lao không thể mô tả, nhưng đó là một bài thi mà người thế gian không thể hiểu và chỉ có Chơn Nhơn mới biết thôi. Con đường mà Đức Aryasanga đề ra cho các đệ tử Ngài là con đường nội tâm đối với Chơn Nhơn. Khi phàm nhơn đă bị chế ngự tại các cơi giới bên ngoài, th́ Chơn Nhơn c̣n phải leo lên những cơi cao hơn nó; nó phải hoàn thành một công tác không thể mô tả được.
Cũng có thể giải thích theo một lối khác như sau : thí sinh khám phá thấy y có thể làm những ǵ trên sức y. Như thế người ta thường có thể nói, chẳng hạn ḷng vị tha vàsự tinh khiết mà chúng ta đă đề cập đến nhiều lần không thể vừa sức y; cái đức tánh đó hoàn toàn không thể đạt được, mà chúng được khuyến cáo phải đạt đến chỗ hoàn toàn. Nhưng đến một ngày kia, nếu y cố gắng hoạch đắc được các đức tánh nầy và không thể cho sự ham muốn cũng như những cố gắng của y suy giảm, th́ y sẽ nhận sự thành công hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng.
Khi người ta tuyên bố một việc ǵ không thể thực hiện được, y không chịu cố gắng, nhưng chúng ta nên noi gương Hoàng đế Nă Phá Luân, hăy xóa bỏ chữ không thể trong ngôn ngữ của chúng ta. Đối với người đọc trang nầy, không phải là việc đạt đến quả vị Chơn Tiên trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ không thể được; y có thể đạt đến quả vị ấy nếu y có đầy đủ ư chí; nhưng cái ư chí đó hầu như không ai có. Chúng ta hăy gác qua vấn đề thời gian; độc giả đó có thể đạt được quả vị Chơn Tiên với điều kiện là y đừng xao lăng mục đích và chí hướng về đó mà không nghĩ đến thời gian trôi qua rồi y sẽ được toại nguyện một cách nhanh chóng.
Từ đây tới đó, một công việc hết sức khó khăn đang chờ con; con phải cảm thấy chính con là tất cả tư tưởng, tuy nhiên con phải đuổi tất cả tư tưởng ra khỏi linh hồn con.
Con phải đạt đến trạng thái tâm trí cố định mà trong đó không có một luồng gió nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể đưa một tư tưởng phàm tục vào tới nơi. Được thanh lọc như thế, thánh đường phải thật trống rỗng, không một hành vi, một âm thanh, một ánh sáng thế gian nào như con bướm gặp phải gió lạnh, té chết ngay trên ngưỡng cửa, vậy tất cả tư tưởng phàm tục phải té chết trước thánh đường.
“Trước khi ngọn lửa vàng có thể cháy vững chắc, cây đèn phải để trong chỗ kín đáo, nơi không có ngọn gió nào thổi đến”. Bị đặt trước gió đang hiu hiu thổi, tia lửa sẽ lập ḷe và ngọn lửa đang run rẩy ném những cái bóng thất vọng, đen tối và luôn thay đổi trên bàn thờ khiết bạch của Linh hồn.
Đó là lối mô tả phép tập trung tư tưởng một cách thi vị. Thượng Trí được chú định một cách hoàn toàn, dù trên cơi Thượng Thiên, cũng không có ǵ ở bên ngoài có thể xâm nhập vào được. Tập trung tư tưởng đồng nghĩa với dharana, được đề cập trong phần thứ nhứt, mặc dù trong dharana, có thể gọi là virya, nghĩa là sức mạnh, nhưng đó không phải là sức mạnh của thân xác, mà chính là sự dũng mănh bất khuất và vững vàng của Chơn Nhơn.
Trong phần thứ nhứt, dharana được gọi là giai đoạn thứ sáu, nhưng ở đây virya là cửa thứ năm. Vẫn không có sự lầm lẫn nào trong hai thứ tự nầy, v́ cửa thứ năm đưa đến giai đoạn thứ sáu; đó là giai đoạn mà con người đem ra thi hành đức tánh y đă hoạch đắc được trong giai đoạn thứ năm, để được thu nhận vào giai đoạn thứ sáu, sau khi đă vượt qua giai đoạn thứ năm.
Đức tánh đó cũng được dùng như chiếc ch́a khóa để đi vào cơi Bồ Đề. Đạt đến tŕnh độ nầy, trong phút chốc con người làm cho sự hoạt động của Thượng Trí trở nên yên tịnh và lúc bấy giờ thay v́ đồng hóa với tư tưởng của ḿnh, y cảm thấy chính ḿnh là tư tưởng đó; y trở thành một với những kẻ đồng loại của y và tư tưởng của họ là tư tưởng của y. Trong giai đoạn nầy y cảm thấy được tính chất duy nhất của Đức Thái Dương Thượng Đế. Và lúc bấy giờ đối với y, Ngài là một thực tại cụ thể, một kinh nghiệm trực tiếp, chứ không phải là một ư niệm đẹp đẽ hay một cảm hứng sống động nhất thời. Tất cả điều nầy sẽ đi vào óc xác thịt nhiều hay ít, đó là việc khác; một phần lớn không thể vào được. Phép tập trung và tham thiền ở tŕnh độ cao nầy thường xảy ra ở ngoài xác thân, trong lúc ngủ.
Chúng ta thường nói đến cuộc tranh đấu với những tư tưởng và t́nh cảm dưới thế gian; đó là giai đoạn mà chúng ta xem chúng như ngang hàng với chúng ta, nhưng trong giai đoạn hiện tại, chúng đă ngă gục chết trước ngưỡng cửa hào quang. Các thể rung động mănh liệt đến nỗi những h́nh tư tưởng thấp thỏi bị giạt qua một bên và không thể xâm nhập vào. Tại cơi trần, chúng ta có nhiều thí dụ chứng minh điều đó. Khi bánh xe quay chậm, bạn có thể ném một quả cầu vào giữa căm của nó; nhưng nếu nó quay nhanh, bạn không thể làm như thế được. Nếu một ṿi nước phun thật mạnh, bạn không thể chặt đứt nó bằng một lưỡi gươm, vũ khí ấy bị dội ngược lại như chạm phải một vật cứng. Một chuyện thần thoại được nhiều người biết nói về một người đứng dưới một cơn mưa, y có thể múa gươm thành những ṿng tṛn trên đầu nhanh đến nỗi không một giọt nước nào có thể xuyên qua và rơi trên ḿnh y.
Dẫn chứng về ngọn đèn được rút ra trong Bhagavad Gita; kinh ấy cũng cho rằng : "Người nào tham thiền say mê trong phép Yoga về Chơn Ngă sẽ trở nên nhà Yogi" [56]. Và “Trước khi được thấy Chơn Ngă, y bằng ḷng sống trong đó, y đă t́m thấy sự an lạc tuyệt vời mà y nghĩ rằng ngoài nó không có sự lợi lạc nào lớn lao hơn nữa, và y không c̣n bị lay chuyển, dù đứng trước một sự đau khổ lớn” [57].
Kinh nghiệm đó là một trực giác thực sự của nhà Yogi v́ nó phát xuất từ bên trong, từ một vùng của bản thể c̣n thâm sâu hơn các cảnh của cơi Thượng Thiên. Một trực giác như thế sẽ truyền vào phàm nhơn như thế nào ? Điều nầy tùy thuộc mẫu người kinh nghiệm nó. Có hai cách di chuyển chánh; trong cách thứ nhứt, trực giác ấy là cơi Thượng Thiên đi xuống cơi Hạ Thiên; trong cách thứ hai nó đi xuống trực tiếp từ cơi Bồ Đề đến cơi Trung Giới.
Sự dễ dàng tương đối của lối di chuyển thứ nhứt hay thứ nh́ tùy thuộc vào cách con người thoát kiếp thú nhờ ư chí muốn hiểu biết mạnh mẽ; những người khác nhờ ảnh hưởng của một cảm xúc cao thượng - có thể là t́nh thương mến đối với người chủ. Trong cách di chuyển thuộc loại thứ nhứt trực giác đi vào Hạ Trí như một sự tin chắc, không đ̣i hỏi một lư luận nào để xây dựng chân lư của ḿnh trong hiện tại, mặc dù chân lư đó phải được hiểu hoặc trong những kiếp trước, hoặc ngoài thể xác, trên cơi Hạ Thiên. Trong trường hợp con người được đầu thai làm người nhờ sự cảm xúc, trực giác được tiếp nhận không theo đường trí thức mà theo đường t́nh cảm.
Dù trong trường hợp nầy hay trường hợp kia, trực giác không thể xuống một cách dồi dào nếu các thể không được định tĩnh (fixes). Điều nầy giống như sự di chuyển âm thanh trong âm nhạc; âm thanh không những truyền đến chúng ta qua không khí mà c̣n xuyên qua một lớp tường dày, nó có thể suy giảm trong một mức độ nào đó và có thể trở nên khác xa với lúc phát ra. Nếu nó đi xuyên qua một vùng rối loạn nào đó - như một trận băo chẳng hạn - âm giai sẽ trở nên kém rơ ràng hơn nữa. Sự so sánh sau cùng rất thích xứng với trường hợp Thể Vía và Thể Trí bị xáo trộn dữ dội.
Và lúc bấy giờ, hỡi kẻ theo đuổi chân lư, hồn con sẽ như con voi điên cuồng gây náo loạn trong rừng. Lầm tưởng cây rừng là kẻ thù của nó, nó phải vong mạng khi lao tới chém giết những bóng cây lung linh trên vách để phơi ḿnh dưới ánh mặt trời.
Trong rừng rậm, tôi không biết sự việc có thể xảy ra như thế không, nhưng ư tưởng trên cho biết rơ khi con voi trở nên điên cuồng, nó tưởng cây cối là kẻ thù của nó, hoặc tệ hơn nữa, nó đâm đầu vào các tảng đá và bỏ mạng. Cũng thế, nhiều người có thể nhận thấy năng lực mới được khơi động từ Chơn Ngă tuôn xuống, Cái Trí nổi loạn một cách hung hăn vô cùng để chống lại với chủ mới của nó; trong sự kiêu căng kinh hăi của nó, nó không thể từ bỏ sự độc lập của nó đă hưởng thụ từ lâu. Rồi nó điên cuồng; ngờ vực và nghi kỵ, nó bỏ những nơi ẩn náu cuối cùng của ḿnh và quay lại chiến đấu với ánh sáng, v́ nó cho rằng mỗi tia sáng là một kẻ thù của nó. Cái trí là sào huyệt của sự kiêu căng và cái mà nó chấp chứa trong đó cũng nổi lên như khí giới chống lại cấp trên của nó, như những người ngược đăi Chúa Kitô đă nổi lên chống lại và giết chết Ngài, v́ họ không chịu nổi sự khiết bạch và cao cả của Ngài, so với bản chất thấp hèn của họ.
Hăy coi chừng v́ quá lo lắng cho Chơn Ngă mà Linh hồn phải hụt chân trên mănh đất tri thức của Deva.
Hăy coi chừng v́ lăng quên Chơn Ngă mà Hồn con mất uy quyền kiểm soát Cái Trí run rẩy, và như thế sẽ bị mất kết quả chính đáng của công lao chiến thắng.
Tri thức của Deva có nghĩa là, v́ bản chất tối cao, kiến thức thiêng liêng là nền tảng của mọi sự biểu hiện. Thí sinh bận tâm t́m hiểu xem ḿnh có đi đúng đường hay không sẽ gặp sự nguy hiểm là không phải y trở nên ích kỷ, nhưng lại rút lui về với chính ḿnh. Ở đây có một sự phân biệt rơ ràng giữa hai điều nầy. Không một ai trong chúng ta muốn chiếm hữu một vật nhỏ mọn nào để gây thiệt hại cho kẻ khác. Một khuyết điểm như thế sẽ tương ứng với màu nâu xám trong hào quang. Nhưng vẫn có sự nguy hiểm trong việc rút lui về với chính ḿnh, v́ quá xem trọng những vật riêng tư của ḿnh. Trong trường hợp nầy một vật cứng sẽ hiện ra trong vùng ngoại biên hào quang để chống lại sự xâm nhập của những cảm giác.
Có một sự báo hiệu khác liên quan đến cái ngă duy nhất mà chúng ta không được quên. Người chí nguyện phải luôn luôn nhớ rằng tất cả mọi vật, và trong mọi người đều có cái nhất thể thiêng liêng. Đó là điều phải học thực hành tại mỗi cơi trên phương diện thể xác, con người phải sạch sẽ, lương thiện và ngay thẳng để kẻ khác không bị truyền nhiễm; về phương diện t́nh cảm và trí tuệ, những t́nh cảm và tư tưởng của y phải trong sạch và cao thượng, không phải để y thỏa măn với chúng mà v́ lợi lạc cho nhưng người chung quanh.
Hăy đề pḥng sự thay đổi, v́ sự thay đổi là kẻ đại thù của con. Sự thay đổi sẽ tấn công con và ném con ra khỏi con đường mà con đang tiến bước, để con rơi xuống đầm lầy của sự hoài nghi.
Trước hết lời khuyên hăy đề pḥng sự thay đổi khiến chúng ta hơi ngạc nhiên, nhất là chúng ta nhớ lại rằng luôn luôn chúng ta đang thay đổi và trong khi đi trên Đường Đạo chúng ta phải trở nên con đường đó, như thế chúng ta vẫn phải chuyên chú vào sự thay đổi đó của ḿnh. Ở đây chúng ta nên biết rằng trong giai đoạn đổi thay, chúng ta không nên thay đổi nền tảng, thái độ chính yếu của ḿnh. Có một thời gian chúng ta phải chịu thử thách, đó là lúc người ta phải từ bỏ những đối tượng dưới thế gian trước kia họ đă quư trọng, mà chưa nghĩ đến tính cách cao cả của công nghiệp tinh thần. Trong những giờ phút đặc biệt mà chúng ta cảm thấy sáng suốt nhất những công nghiệp ấy sẽ hiện ra với chúng ta, nhưng không lâu, chúng ta lại rơi vào trạng thái tinh thần khô khan mà nhiều nhà thần bí đă đề cập đến. Điều cần thiết là duy tŕ được thị kiến đó giữa tất cả những sự thăng bằng và không thay đổi thái độ chính yếu của chúng ta.
Những sự thay đổi đó có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Đôi khi do sự xung huyết hay thiếu máu chút ít trong bộ óc cũng gây ra. Ảnh hưởng đó tác động trên các thể thấp, nhưng chúng ta không nên để cho nó phạm đến con người thật của ḿnh. Khi những sự biến động xảy ra chúng ta nên nói rằng : " Ta đă biết điều nầy sẽ xảy ra. Ta biết đôi mắt ta không thấy lầm. Bây giờ thị kiến đó phai mờ và ta bắt đầu nghi ngờ; nhưng ta biết rằng sự suy yếu đó sẽ chấm dứt; một sự biến động trong Thể Vía của ta sẽ là nguyên nhân duy nhất của việc ấy".
Có khi chúng ta phải chịu thử thách thật nặng nề và thật khổ sở v́ phải từ bỏ đức tin tuyệt đẹp thời thơ ấu của ḿnh, khi chúng ta nhận thấy rằng nó không phù hợp với những sự thật của đời sống, không c̣n đáp ứng được với nhu cầu trí khôn và t́nh cảm. Bấy giờ chúng ta thường nghi ngờ tất cả, chúng ta giống như một con thuyền không lái, và trong những trường hợp trầm trọng hơn, t́nh trạng nầy có thể kéo dài trong nhiều kiếp. Chừng đó chúng ta phải nghe, đọc, suy tư và chọn các giả thuyết giải thích những sự kiện đúng hơn cả cho đến một ngày kia sớm hay muộn ǵ sự hiểu biết chắc chắn cũng sẽ đến với chúng ta, sẽ đánh tan ngờ vực. Dĩ nhiên chúng ta không cần phải trải qua giai đoạn của thuyết hoài nghi. Rất có thể chúng ta nên từ bỏ những ư niệm phụ thuộc và dần dần nghiên cứu sâu rộng tôn giáo của chúng ta cho đến khi bức thông diệp của Thông Thiên Học trở nên sáng tỏ đối với chúng ta.
Con hăy chuẩn bị và đề pḥng đúng lúc. Nếu con đă cố gắng và bị thất bại rồi, th́ hỡi chiến sĩ bất khuất, con chớ nên ngă ḷng; hăy tiếp tục chiến đấu.
Là chiến sĩ dũng cảm, khi các xác thân bị thương trầm trọng, máu đào tuôn chảy, vẫn phải tiếp tục tấn công kẻ thù, đuổi y ra khỏi chiến lũy của ḿnh, và chiến thắng y trước khi chính ḿnh trút hơi thở cuối cùng. Vậy hăy hành động, hỡi tất cả các chiến sĩ bị thua và đau khổ, hăy hành động như những chiến sĩ dũng cảm đó, hăy đuổi ra khỏi thành lũy của Linh hồn ḿnh tất cả kẻ thù - tham vọng, sân hận, thù ghét, cho đến bóng tối của dục vọng - dù các con đă thất trận . . . .
Con hăy nhớ, hỡi kẻ chiến đấu để giải thoát nhân
loại : mỗi sự thất bại là một sự thành công và đối với thời gian, mỗi sự cố gắng chân thành sẽ được thưởng công. Những mầm thánh thiện nẩy nở và tăng trưởng trong hồn người đệ tử ; những chồi trở nên cứng cát thêm mỗi lần chịu thử thách ; chúng uốn ḿnh như những cây sậy nhưng không bao giờ găy, mà cũng không chết. Nhưng khi thời giờ đă điểm, chúng trổ bông.
. . .
Nhưng nếu con đă chuẩn bị, th́ bây giờ con chớ lo sợ.
Trong một chú thích được ghi nhận ở đây, Bà Blavatsky đề cập đến một sự tin tưởng mà nhiều người đều biết về mỗi vị thánh mới được nhận vào hàng ngũ của những người làm việc để giải thoát nhân loại và trong những xứ mà Phật giáo Bắc Tông, nơi mà giáo lư các Đấng Nirmanakaya được đem ra giảng dạy, mỗi vị tân Bồ Tát được gọi là " Đấng giải thoát nhân loại ". Dĩ nhiên chúng ta phải nhớ rằng bà nói đến tất cả những vị La Hán, chứ không phải chỉ nói đến những Đấng Cao Cả giữ chức vụ Bồ Tát thôi. Sự tiến bộ do mỗi người thực hiện được làsự tiến bộ đối với tất cả.
Theo con đường nầy thí sinh không nên ham muốn cái ǵ cho riêng ḿnh. Ham muốn vinh diệu cho chính ḿnh là ích kỷ, vả lại từ lâu rồi người chí nguyện đă từng tranh đấu quyết liệt chống lại với tất cả dục vọng như thế. Đệ tử Chơn Sư không nên nói : " Đâu là ư muốn của tôi ? ", mà phải nói : " Đâu là ư muốn của Sư Phụ tôi ? " Khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những tia linh quang của Thượng Đế, chúng ta có thể nghĩ đến ư chí của Ngài. Chúng ta là thành phần của Ngài, tách rời Ngài, chúng ta không thể có sự vinh diệu nào cả; sự vinh diệu đối với chính ḿnh chỉ là một ảo tưởng hoàn toàn.
Đối với người tŕ chí cố gắng th́ không phải sợ một sự thất bại nào cả. Có lẽ y không thành công đúng như y đă dự định trong một lúc nào đó, nhưng một sự cố gắng mănh liệt không bao giờ mất đi, và v́ sự tác động và phản động đều bằng và đối nghịch nhau, th́ mỗi dự định mới sẽ tác động trên chính nó và truyền nhiều sinh lực trong tương lai. Ngoài ra, mỗi người nếu cố gắng đều phải thành công, v́ chính y đang ở trong ḍng tiến hóa. Y không biết bức thành kiên cố của chướng ngại do nghiệp quả gây nên mà xuyên qua đó y phải vượt qua và đến lúc nào y sẽ t́m thấy ánh sáng ở bên kia.
Trong t́nh trạng nầy tuyệt vọng chỉ là hoàn toàn vô lư hoặc không chịu cố gắng v́ lư do chúng ta chưa đạt được một sự thành công cụ thể nào. Trong bài thơ tuyệt tác của Frederick Myers, tựa là Thánh Paul, chúng ta thấy có mấy câu sau đây :
"Hỡi con người ơi, tại sao ngươi lại thất vọng ? Thượng Đế sẽ tha thứ cho ngươi tất cả, nhưng Ngài sẽ không tha thứ cho sự tuyệt vọng của ngươi". Tuyệt vọng chính là phạm tội với Chúa Thánh Thần. Tuyệt vọng v́ sức mạnh của quư bạn cũng là tuyệt vọng v́ sức mạnh của Ngài, bởi Ngài hành động qua bạn và như thế là bạn ra tay xây dựng bức tường ngăn cách giữa Ngài và bạn.
Đức Aryasanga kể cho thí sinh nghe gương người chiến sĩ chiến đấu và đem lại chiến thắng trong lúc trút hơi thở cuối cùng. Y phải dũng cảm đến phút cuối cùng và không bao giờ hèn yếu. Đấng chỉ giáo biết rằng cái chết cũng không có ǵ quan trọng, và chúng ta không nên để ư đến nó trong công nghiệp của chính ḿnh. Nó sẽ đến với mỗi người trong chúng ta. Vài lăo già c̣n phải sống vài năm nữa; trái lại nhiều thanh niên sẽ bị chết đi th́nh ĺnh. Chúng ta vẫn theo đuổi công việc của ḿnh sau khi chết cũng như chúng ta đă thực hiện nó trước đó vậy.
Từ đây con đường của con đă quang đăng, đi thẳng đến cửa Virya, cửa thứ năm trong bảy cửa. Bây giờ con đang ở trên con đường dẫn đến Dhyana, cửa thứ sáu tức là cửa Bồ Đề.
Cửa Dhyana giống như một cái b́nh bằng bạch ngọc trắng tinh và trong suốt, trong đó ngọn lửa vàng cháy yên tịnh, ngọn lửa Bát Nhă chiếu sáng Atma.
Con là cái b́nh đó.
Ở đây chúng ta có h́nh ảnh tuyệt đẹp, đó là cái b́nh bằng bạch ngọc trắng tinh và trong suốt, trong đó một ngọn đèn bất động cháy rực rỡ. H́nh ảnh ấy rất thích hợp với Thể Bồ Đề tuyệt đối trong suốt và ở tŕnh độ đó không có sức kháng cự nào chống lại nổi với cái nhất thể của sự sống. Dhyana là sự tham thiền cao siêu mà nhà Yogi ch́m đắm trong Thể Bồ Đề - sự tham thiền đó nhằm t́m kiếm ư nghĩa thâm sâu nhất của sự vật, hoặc chú định tư tưởng vào một Đấng Cao Cả và cố gắng t́m hiểu chính ḿnh như một thành phần của Ngài. Không c̣n kiến thức nào cần phải thu thập từ bên ngoài nữa. Nhà Yogi không c̣n hướng ra ngoài và không xem đối tượng xa lạ với ḿnh nữa, trong khi hợp nhất với nó, y đạt đến chỗ hiểu biết được bản chất của sự vật và quán tưởng nó từ bên trong.
Con đă đoạn tuyệt với những đối tượng của giác quan, con đă trải qua con đường của thính giác và con đường của thị giác và con đứng vững trong ánh sáng của tri thức. Bây giờ con đă đạt đến trạng thái Titiksha.
Hỡi Narjol, con đă được b́nh an.
Như chúng ta đă thấy, cũng danh từ titiksha nầy đă được dùng để chỉ một trong các đức tánh cần phải có, một trong các yếu tố của hạnh kiểm tốt, có nghĩa là nhẫn nại. Danh từ nầy c̣n được sử dụng ở tŕnh độ cao hơn nữa. Trong một chú thích của Bà Blavatsky cho nó là "sự lănh đạm tuyệt đối" ; sự khắc phục nếu cần, đối với cái mà người ta gọi là lạc thú và đau khổ của mọi người, nhưng không phải lấy sự khắc phục đó để thỏa thích hoặc đau khổ - nói tóm lại đó là trở nên lănh đạm và vô cảm đối với lạc thú cũng như đau khổ về phương diện thể xác, tinh thần và t́nh cảm.
Tất cả những điều nầy được diễn tả không thật rơ ràng. Thí sinh không hành động v́ sung sướng hay đau khổ. Y chỉ làm những ǵ y cho là bổn phận của ḿnh. Cũng như tất cả những người khác, y c̣n cảm thấy sung sướng và đau khổ trong các thể của y. Nhưng người ta có thể nói rằng ở tŕnh độ đó sự an vui của y thật lớn lao, tư tưởng của y chú định rất vững chắc trên mục đích, và sự vui sướng hay đau khổ không c̣n chi phối y nữa. Đấng Christ vẫn cảm động khi Ngài thốt lên "Chúa ơi! Chúa ơi ! Sao Chúa lại bỏ con ? " rồi trong ḷng Ngài lại vang lên những lời khác : " Chúa ơi ! Chúa ơi ! Chúa đă làm cho con vinh quang biết bao ! " Đó là những ǵ tôi đă giải thích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, khi viết về cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ SÁU
CỬA THỨ BẢY
Con nên biết, hỡi kẻ chinh phục tội lỗi, mỗi khi một người Sowami đă đi qua con đường thứ bảy, toàn thể vạn vật run sợ một cách vui sướng và phục tùng. Ngôi sao bạc lấp lánh thông báo tin lành cho những đóa hoa nở đêm; suối tuôn chảy thông báo cho sỏi đá, những ngọn hải triều đen ng̣m gầm thét thông báo cho những tảng đá to đầy đá ngầm bao bọc; ngọn gió nồng đượm mùi hương đang ca hát thông báo các thung lũng và những cây thông oai vệ th́ thầm một cách bí mật : " Một Đức Thầy đă tiến lên, một Đức Thầy của thời đại ngày nay ".
C. W. L. Một Đức Thầy của thời đại ngày nay là Đấng được an toàn trong suốt chu kỳ hiện tại; vậy đây cũng là vấn đề được đề cập đến thí sinh đă được Điểm Đạo lần thứ Nhứt và những vị đă đạt đến bờ bên kia. Toàn thể vạn vật đều vui mừng trước biến cố ấy như một sự kiện được diễn tả một cách tuyệt đẹp và thi vị ở đây. Lúc đó nhiều người cảm thấy hân hoan không thể tả và đôi khi tinh thần rung chuyển lạ thường. Trong các giống dân văn minh như chúng ta, đa số người cảm nhận được chút ít đối với biến cố ấy, nhưng những người nhạy cảm có thể tự nhủ rằng : "Lạ thật, sao hôm nay tôi cảm thấy sung sướng như thế nầy. Điềm lành nào có thể xảy ra ở đây ?" Trong thiên nhiên cũng thế, cảm giác được nhận thấy vẫn là cảm giác phúc lạc chung.
Phần nhiều người ta chỉ lo mở mang Cái Trí, do đó họ đă bị mất nhiều cảm giác; cảm giác ít lệ thuộc vào sự phát triển Cái Trí bằng sự mở mang t́nh cảm và cảm xúc. Những người cổ sơ thuộc hạng tiến bộ rất nhạy cảm, nhưng thường họ có cảm giác một cách mơ hồ, bất định và không thể làm chủ được cảm giác của họ. Họ nhận được nhiều ấn tượng và thường có thể tiên đoán được vài biến cố một cách tổng quát. Tất cả điều nầy sẽ trở lại với chúng ta một cách rơ ràng và chính xác ở một tŕnh độ cao hơn, khi h́nh xoắn ốc xoay trở lại trên chính nó, những cảm xúc cao thượng của chúng ta sẽ phát triển. Chừng đó chẳng những chúng ta cảm nhận được một cảm thức khoan khoái và phúc lạc trong những trường hợp quan trọng nầy, mà c̣n biết lư do của chúng ta nữa; chúng ta cũng biết từ trung tâm nào phát sinh khúc hoan ca vĩ đại đó. Phần c̣n lại trong thiên nhiên mà chúng ta đă trải qua, đến nay chúng ta không c̣n quyến luyến những đối tượng vật chất đó như nhiều người khác. Ngoại trừ sự ham muốn thỏa măn đói khát hoặc một nhu cầu vật chất nào khác, trong một mức độ nào đó, con thú cũng cảm thấy vui mừng như thế.
Mục tiêu quan trọng của Hội Thông Thiên Học ít quan tâm đến sự phát triển Thể Trí mà chỉ lo giúp đỡ con người có đủ khả năng đáp ứng với những ảnh hưởng thuộc cơi Bồ Đề, đánh thức sự mẫn cảm trên cao điểm h́nh xoắn ốc của hội viên; sau cùng chuẩn bị cho nhân loại bước qua giống dân mới. Chẳng phải Hội không biết mở mang Cái Trí - nó c̣n biết nhiều hơn nữa - nhưng nó chỉ lo chuẩn bị cho con người một tŕnh độ cao hơn, khi t́nh thương từ trực giác phát sinh sự điều ḥa và t́nh huynh đệ, th́ một ngày kia nó sẽ dùng Cái Trí đă phát triển để tạo một nền văn minh mới xây dựng trên cái ư niệm đó. Hội chúng ta đặc biệt chú ư đến các cơi cao và rất mẫn cảm với những sức mạnh tự do nhờ sự giáng sinh của một "Đức Chúa Trời" mới. Triều lưu mănh liệt tiếp xúc với Hội lần đầu đă tạo cho nó một đà tiến mới; nó đang gia tăng và bành trướng các hoạt động của ḿnh; số hội viên nhiều thêm và t́nh huynh đệ cũng phát triển.
Tuy nhiên, đôi khi sự khích động đời sống đó gây ra sự bất ḥa, v́ thiếu sự tương xứng. Khi một tư tưởng hay nảy ra trong trí một hội viên th́ ư tưởng đó được tăng thêm sức mạnh; vậy không có ǵ hay hơn nếu y là một người trầm tĩnh làm theo ư kiến riêng của ḿnh mà không chỉ trích ư kiến của kẻ khác. Nhưng ở đâu có sự hẹp ḥi và thiếu thăng bằng th́ sự bất đồng ư kiến có thể gia tăng. Trong Hội Thông Thiên Học, mỗi người đều làm theo đường lối sinh hoạt riêng của ḿnh, nhưng sự tai hại bắt đầu manh nha khi có người nghĩ rằng đường lối riêng của y phải được toàn thể hội viên noi theo và ca ngợi. Cũng có nhiều người khác sửa đổi ư kiến của họ lại cho hoàn hảo hơn, v́ họ cho rằng ư kiến đó không đem lại kết quả đúng mức cho Hội, nên họ không nhận được một sự giúp đỡ nào. Dĩ nhiên trong những trường hợp như thế, đôi khi ḷng nhiệt thành cũng gây nên bất ḥa, lúc bấy giờ t́nh huynh đệ và tính khoan dung thực sự đi lệch sang hàng thứ yếu.
Bà Hội Trưởng của chúng ta nói rằng bà thường hợp tác với " ư kiến bậc nh́ hay bậc ba" của người khác. Vẫn biết rằng ư kiến nào là hay hơn cả, song bà vẫn b́nh tĩnh ưng thuận, trước hết để cho sự điều ḥa không bị xáo trộn, sau đó để cho người đưa ra ư kiến đó có thể thu thập kinh nghiệm bằng cách thực hiện ư hướng của họ. Có người đến tŕnh với bà, với tất cả tấm ḷng nhiệt thành, một chương tŕnh thường không được hoàn hảo, nhưng bà không làm cho y nản ḷng. Bà nói : "Được lắm, hăy tiến lên ! Hăy cố gắng rồi sẽ thành công" . Rồi y nỗ lực, có thể trong một năm hay hai năm, nhận thấy chương tŕnh của ḿnh bị sai lạc; chừng đó y sửa lại. Nhưng đôi khi cũng đạt được kết quả tốt.
Để cho con người làm theo ư kiến riêng của y hầu như luôn luôn là thái độ khôn ngoan, nhưng bao giờ cũng là điều đáng buồn, nếu chúng ta thấy y bắt buộc kẻ khác làm theo ư kiến của y. Kinh nghiệm lúc nào cũng xác nhận rằng không có ǵ quan trọng hơn sự điều ḥa giữa các vị hội viên trong Hội. Người ta có thể nói rằng chính v́ sự điều ḥa giữa những người làm việc với nhau c̣n quan trọng hơn sự thành công trong một công việc. Vậy để cho mỗi người được tự do làm theo cảm hứng tốt đẹp của y; nhưng mỗi người phải dành cho ư kiến riêng của kẻ khác tất cả thiện cảm của ḿnh. Nếu không có ǵ nguy hại th́ sự điều ḥa đó làm cho Hội trở thành con kinh hoàn hảo đối với thần lực cao siêu và cánh cửa luôn luôn mở rộng đối với ảnh hưởng của các Đấng Cao Cả, để chúng ta dấn thân vào một hoạt động hăng say, th́ không c̣n ǵ hay hơn nữa, nếu không được thế, chúng ta không nên làm khác hơn.
Ngôi sao bạc được đề cập trong bản văn cũng có thể có ư nghĩa là ngôi sao của lễ Điểm Đạo. Đó là biểu hiệu của tư tưởng và sự hiện diện của Đấng Chủ Tể. Trong cuộc lễ Điểm Đạo, Vị được thay thế chỗ của Đấng Duy Nhất cầm quyền Điểm Đạo, cầu xin Ngài chuẩn y những ǵ đă được hoàn thành và để đáp lại lời cầu xin đó, ngôi sao bạc hiện ra và chiếu sáng rực.
Bây giờ Ngài đứng như cây trụ trắng ở phương Tây, trên mặt trụ ánh triều dương của tư tưởng trường tồn rọi những tia sáng đầu tiên rực rỡ nhất. Trí người giống như mặt đại dương yên tịnh không bờ bến, mênh mang trong không gian vô tận. Người nắm quyền sinh tử trong bàn tay mạnh mẽ của Người.
Thật thế, người có hùng lực. Quyền năng sống động được biểu lộ nơi người, quyền năng ấy chính là người, có thể xây đài mộng huyễn vượt cao hơn cơi chư thiên, cơi Đại Phạm Thiên và Đế Thích.
Nhờ Quần Tiên Hội tất cả ánh sáng đều tuôn xuống thế gian soi sáng các cơi vô minh của đời sống nhân loại và hối thúc sự tiến hóa của loài người tiến tới măi măi. Quần Tiên Hội thường tượng trưng cho biểu tượng ở Đông phương, do đó người ta có thể nói rằng nhân viên nào hiến ḿnh phụng sự thế gian là đă hướng về Tây phương.
Mộng huyễn đă được đề cập ở đây là thứ ảo mộng của trạng thái chia rẽ. Bây giờ người chí nguyện đă thoát khỏi ảo mộng đó rồi, y tiến lên từng bước trên Đường Đạo, từ cơi nầy đến cơi khác; sau cùng y đánh tan ảo ảnh trên mỗi cơi, y sẽ trở thành thầy của chính y trên tất cả tŕnh độ của sự sống nhân loại. Độ cao của con người có thể đạt được hầu như vô giới hạn; vậy điều mà người ta nói về Đấng Phạm Thiên và Đế Thích vẫn không quá đáng, mặc dù câu văn đó chắc phải hiểu theo nghĩa tổng quát. Nó cũng làm chúng ta nhớ tới câu sau đây trong Ánh Đạo Phương Đông : " Quư Ngài có thể nâng địa vị của ḿnh lên cao hơn địa vị của Thần Đế Thích " [58].
Trong thực tế châm ngôn nầy có thể áp dụng trong sự thay đổi cung như đă được mô tả trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo. Trong Đẳng cấp tại Dăy địa cầu của chúng ta, có thể vượt xa hơn ở cung thứ nhứt so với cung thứ nh́ và cũng cao hơn ở cung thứ nh́ so với một trong năm cung khác. Vị nào đă đạt được Điểm Đạo lần thứ Bảy trên năm cung sau cùng, phải sang cung thứ nh́ hay cung thứ nhứt, nếu muốn được Điểm Đạo lần thứ Tám và chỉ ở tại cung thứ nhứt nếu muốn đi xa hơn nữa. Bộ Giáo Lư Bí Truyền so sánh Đấng Đế Thích với Đức Thượng Đế Ngôi Hai, tức Thái Dương Thượng Đế, và Đấng Phạm Thiên với Đức Thượng Đế Ngôi Ba, tức Đấng Sáng Tạo. Trong Quần Tiên Hội, đại diện tối cao của cung thứ hai là Đức Phật; và Đức Văn Minh Đại Đế cai quản năm cung khác (từ cung thứ ba đến cung thứ bảy). Đức Ngọc Đế chủ tể địa cầu thuộc Cung thứ nhứt, và Ngài ở ngôi vị cao hơn các Đấng khác.
Bây giờ ngươi sẽ chắc chắn chiếm được phần thưởng to tát !
Phải chăng người sẽ không dùng những phần thưởng đó cho sự an nghĩ và hạnh phúc của người, cho sự phú quư và vinh diệu của người, hỡi con người chiến thắng đại ảo mộng.
Không, hỡi cử tử t́m hiểu sự bí ẩn của cơi thiên nhiên ! Nếu con người muốn nối gót Đấng Như Lai, th́ những phần thưởng và quyền năng đó không phải là các thứ dành cho ḿnh.
Con muốn đắp đê để ngăn ḍng nước dưới núi Sumeru lại chăng ? Con sẽ xoay chiều đổi hướng cho ḍng nước chảy về con chăng ? Hay là con sẽ cho ḍng nước chảy về nguồn của nó thuở sơ khai ?
Ở đây chúng ta c̣n trở lại một lần nữa vấn đề giải thoát khỏi sinh tử và ư niệm liên quan đến sự giải thoát đó - ư niệm an nghỉ. Trong giai đoạn nầy ở dưới thế gian chúng ta không cảm thấy một cảm thức mệt nhọc hay cực khổ nào; nhưng từ cơi thấp của chúng ta, nếu xét lại số phận của một vị Chơn Tiên phải hóa thân trong hàng triệu năm, chúng ta sẽ thấy chán ngán vô cùng. V́ Đức Aryasanga nói với thí sinh c̣n ở tŕnh độ thấp, nên Ngài không muốn đệ tử Ngài nhận định tương lai một cách trái ngược, mặc dù trong lúc nầy khuôn mặt đen tối của cảnh vật vẫn hiển nhiên. Có lẽ, Đấng chỉ giáo không thể mô tả những nỗi vui của đời sống cao siêu đó; nó không thể diễn tả được bằng bất cứ thứ ngôn ngữ nào của thế gian dùng để diễn đạt chính những nỗi vui mănh liệt nhất, như chúng ta được biết; vậy rất có thể nguy hiểm khi tŕnh bày điều đó như một sự hấp dẫn thí sinh, khiến y hiểu lầm đối tượng của y như một h́nh thức hạnh phúc thấp kém mà không hay; do đó sự tiến bộ của y có thể bị tŕ trệ.
Núi Meru hay Sumeru là núi của Chư Thiên, có thể tạm so sánh với núi Olympus của người Hy Lạp. Mọi hạnh phúc đều bắt nguồn từ đó; nó tuôn chảy vào mỗi nhân viên của Quần Tiên Hội và qua mỗi vị nó phải được ban rải ra khắp thế gian; trong trường hợp ngược lại, ḍng lưu chảy bị bế tắc, đó là sự thiếu sót của nhân viên phụ trách.
Nếu con muốn cho con sông tri thức chiếm được một cách khó nhọc đó, con sông minh triết bắt nguồn trên cơi trời, c̣n là một ḍng nước ngọt dịu và lưu thông, th́ chớ để cho nó đọng thành ao tù.
Con nên biết, nếu con muốn cộng tác với Phật A Di Đà vô lượng thọ, th́ con phải rót ánh sáng thu thập được, giống như hai vị Bồ Tát đă thực hiện trên ba cơi.
Bà Blavatsky đă thêm chú thích sau đây :
Theo khoa biểu tượng của Phật giáo Bắc Tông, th́ Đức Phật A Di Đà (Amitabha) hay không gian vô tận (Par abrahman ) có hai vị Bồ Tát ngụ tại Cực Lạc quốc của Ngài - Đức Quan Thế Âm (Kwan-shi-yin) và Đại Thế Chí (Tashishi) - luôn luôn phóng ánh sáng xuống ba cơi thế giới là nơi hai Ngài đă từng sinh sống, kể cả thế giới chúng ta, hầu dùng ánh sáng ấy giáo hóa các vị Yogis để họ lại cứu độ nhân loại. Theo câu chuyện ẩn dụ th́ ngôi vị cao cả tại Cực Lạc quốc của Phật A Di Đà đều do hành động từ bi của hai Ngài khi c̣n là hai vị Yogis tại cơi trần.
Chú thích trên có hơi rắc rối và cần phải giải thích thêm. Bà Blavatsky cho rằng Đức Amitabha ngang hàng với Đấng Parabraman, nhưng thật khó hiểu như thế, v́ Đức Amitabha là Ánh sáng vô lượng, sự Minh triết vô biên, Tinh hoa của tất cả Chư Phật. Parabraman là ngôi thứ nhứt trong Tam vị nhứt thể; Avalokiteshvara (Đức Quan Thế Âm) là ngôi thứ nh́, Ngài cũng là Amitabha (Phật A Di Đà) được gọi là "nguyên lư trung gian " của Đức Phật. Chúng ta có thể hợp tác với nguyên lư thứ nh́ đó hay nguyên lư trung gian, nhưng không thể hợp tác với Đấng Parabraman.
Tuy nhiên đôi khi bà cũng đồng hóa các vị đó. Bấy giờ Đấng Parabraman là sự minh triết ẩn tàng; Ngài biểu hiện như Đức Avalokiteshvara, Đức Ishvara biểu lộ, Đức Logos (Thượng Đế). Khi nh́n từ dưới lên trên, trong chúng ta, trong tất cả chúng ta, có một Đức Thượng Đế có thể thấy được (vị thứ hai trong ba vị) và một Đức Thượng Đế ẩn tàng (vị thứ nhứt trong ba vị).
Nguyên lư trung gian cũng được gọi là Bồ Tát (Bodhisattva) ; nó được mô tả như lưỡng tính, trạng thái nam và nữ, đó là Quan Thế Âm (Kwan-shi-yin), trạng thái dương và Quan Âm ( Kwan-yin ), trạng thái âm của Đức Avalokiteshvara. Người ta nói rằng vị nầy có thể tự ư lấy mọi h́nh tướng để cứu độ nhân loại.
Theo chú thích "Ba cơi thế giới là những cơi hữu h́nh, cơi trần, cơi Trung Giới và cơi Hạ Thiên (spiritual)". Ở đây Bà Blavastky dùng danh từ "Trung Giới" trong một ư nghĩa bất thường, đó là điều bà cũng làm khi bà luận giải về đề tài ấy trong Bộ Giáo Lư Bí Truyền. Khi xem xét toàn thể con người, từ Chơn Thần đến các thể vật chất, bà chia nó ra làm ba phần; trước hết là phần tinh thần, đó là Chơn Thần; phần thứ hai là phần Trung Giới gồm có atma-budhi- manas của chúng ta, nghĩa là tam thể thượng đối với giác quan; thứ ba là phần vật chất hay hồng trần, gồm có các thể Hạ Trí, Thể Vía và Xác Thân.
Về hai vị Bồ Tát c̣n có thể giải thích theo một nghĩa khác; như thế hai Ngài là hai huynh đệ vĩ đại, Đức Phật Cồ Đàm và Đức Phật Di Lạc Bồ Tát của chúng ta, hai Ngài tiêu biểu cho hệ thống nguyên lư trung gian; Đức Phật lo chăm sóc các cơi cao, Đức Di Lạc Bồ Tát nh́n xuống dưới thấp để chăm lo cho nhân loại trên các cơi thấp. Trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, chúng tôi có kể lại những sự cố gắng và những sự hy sinh tuyệt vời của hai Ngài [59].
C̣n một lối giải thích nữa theo quan điểm nhân ính và có tính cách thực tiễn hơn cả. Nếu Đức Phật Cồ Đàm và Đức Phật A Di Đà là một, th́ chính Đức Phật Cồ Đàm đă thành Phật rồi; Ngài c̣n hoạt động trên các cơi cao, nhưng dưới thế gian Ngài thị hiện thành hai vị Bồ Tát, mà trạng thái nam là Đức Quan Thế Âm, tức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta, và trạng thái nữ là Đức Quan Âm, người bạn bí mật của Ngài mang h́nh thức nữ trong hầu hết các tôn giáo.
Con nên biết rằng ḍng tri thức siêu phàm và minh triết thiêng liêng mà con đă chiếm được phải từ nơi con chảy vào một ḷng sông khác, con chỉ làm một vận hà của Alaya thôi.
Hỡi Narjol của con đường bí mật, con nên biết rằng ḍng nước tinh khiết và mát mẻ phải làm cho dịu bớt những lượn sóng đắng cay của biển cả - biển khổ mênh mông do nước mắt loài người tạo ra.
Có thể kiến thức siêu phàm nghĩa là ch́a khóa trao cho người được Điểm Đạo lần thứ Nhứt ngay từ bước đầu của y. Người được Điểm Đạo nhiều lần sẽ có nhiều kiến thức mà y không được phép truyền lại cho kẻ khác; y phải hành động thích hợp với những kiến thức ấy, do đó y cần phải có một cách thức làm việc và một nếp sống đặc biệt. Những người khác có thể chú ư đến các hành động ấy rồi theo bằng cách bắt chước hoặc do sự ngưỡng mộ. Những người có tính hay phản kháng một cách tự nhiên hay bác bỏ những người phi thường; họ nhận xét rằng người như thế có thể thán phục về vài phương diện nầy nhưng lại khiếm khuyết trên nhiều phương diện khác, nếu bắt chước họ, người ta có thể trở nên dị đoan một cách dễ dàng, như trong câu chuyện con mèo và cây làm giường ngủ. Họ cũng phải nói thêm rằng sự phát triển năng lực phải do chính ḿnh tạo ra. Tất cả điều nầy đều đúng, nhưng cả hai phương diện đồng thời đều có thể mang đến sự lợi lạc đáng kể và sự tai hại phải đề pḥng. Do đó mỗi người phải chọn con đường tự nhiên nhất đối với ḿnh, nhưng phải cẩn thận t́m hiểu và kính trọng người đi con đường khác với ḿnh. Nếu chúng ta bắt chước hành vi của những người hiểu biết nhiều hơn chúng ta chút ít, th́ sự bắt chước đó vẫn không vô lư. Một đứa trẻ bắt chước những người trưởng thành v́ nó cho rằng họ hiểu biết nhiều hơn nó, xét chung nó vẫn có lư. Đứa trẻ trung b́nh nhận thấy cha nó tài giỏi hơn thiên hạ có hại ǵ không ? Và khi nghĩ đến nó có ai cho rằng nó sai lầm chăng ?
Thần triết tức là Minh triết thiêng liêng mà chúng ta gọi là Thông Thiên Học. Đó là kiến thức của nhiều thế giới có sự sống của Đức Thượng Đế, chứ không phải chỉ là những cơi giới bên ngoài. Đức Aryasanga luôn luôn phân biệt cái người ta biết thật sự với điều người ta tin. Nếu Ngài có thể nói chuyện trong các buổi họp Thông Thiên Học, Ngài có thể phát biểu : "Các bạn phải tin rằng có các cơi Trung Giới và Thượng Giới, v́ đó là một sự hợp lư tất yếu. Nhưng các bạn không thể quả quyết nếu không có kinh nghiệm trực tiếp". Nếu kiến thức đó siêu phàm, chỉ v́ trong thời đại chúng ta nó không vừa tầm hiểu biết của nhân loại c̣n tầm thường; trái lại một ngày kia nó sẽ thích hợp với mọi người bậc trung.
Kinh nghiệm trực tiếp giữ một vai tṛ đáng kể trong cách mà chúng ta đạt được sự hiểu biết những chân lư lớn lao đó. Có một lần, Ông W. T. Stead nói rằng ông đă miệt mài nghiên cứu và sưu tầm các vấn đề tâm linh một thời gian lâu dài, nhưng một ngày kia ông hoạch đắc thần nhăn, ông mới nh́n thấy được một màu sắc và một thực tại về các vấn đề đó. Lúc ông sắp ngủ, ông thấy như trong một khung cảnh nhỏ, một băi biển và những lượn sóng tan vỡ trên các tảng đá. Việc ấy không đáng kể, nhưng rất bổ ích cho sự học hỏi. Ông nói : "Bây giờ tôi mới hiểu ư nghĩa của một vật nào đó đối với người có thần nhăn".
Có một sự khác biệt lớn lao biết bao đối với Bà Bác sĩ Besant và ngay cả chính tôi khi lần đầu tiên chúng tôi có thể quan sát trực tiếp các cơi vô h́nh (the inner planes). Học hỏi theo sách vở chúng ta vẫn quen thuộc với những sự kiện liên quan đến các cơi Trung Giới và Thượng Giới, nhưng chính cái nh́n trực tiếp mới cho chúng ta thấy được sự linh động trên các cơi ấy. Ngay cả những vấn đề trên cơi trần, người ta chỉ học hỏi theo sách vở đă cắt xén làm khô cứng kiến thức, nhưng người nào đă sống với sự hiểu biết của ḿnh sẽ làm cho nó trở nên đầy màu sắc và tươi sáng. Tôi nhớ đă có nhận thấy sự khác biệt ấy giữa các Tăng sĩ Phật giáo mà tôi đă giao du ở Tích Lan. Có vị thuộc làu hết kinh điển và có thể dẫn chứng qua tất cả những nguyên lư của Đạo Phật; vị khác chỉ có vài kinh nghiệm trong lúc tham thiền, thuộc kinh điển ít, nhưng lại có thể phát biểu được nhiều hơn.
Thần nhăn không hiện ra th́nh ĺnh dưới một h́nh thức nào đó để chúng ta có thể tin tưởng. Một người muốn đạt đến chỗ thấy đúng, hiểu được những ǵ ḿnh đă thấy và giải trừ được sự cân bằng riêng tư, cần phải được huấn luyện lâu dài. Người ta có thể đặt vào tay một người cái kính viễn vọng và giả sử rằng dụng cụ đó sẽ giúp y học hỏi được tất cả những ǵ liên hệ đến tinh tú - nhưng y sẽ học hỏi được rất ít cho đến khi nào y được huấn luyện để sử dụng cái kính ấy một cách đúng đắn trong lúc quan sát, với nhiều kiến thức khôn ngoan. Các nhà thiên văn học thấy rằng chính họ cũng phải chú ư đến “nhân sai” trong lư thuyết của họ.
Trong sự quan sát bằng thần nhăn người ta thấy theo nhiều cách : người ta có thể thấy đối tượng lớn hơn, xanh hơn hoặc đỏ hơn một chút vân vân. Yếu tố cá nhân cũng biểu hiện dưới h́nh thức những thành kiến. Chính v́ thế mà một bà có thần nhăn, cũng là một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo, mỗi khi thấy người ta rót nước, bà cho rằng hành động đó có ư nghĩa của phép rữa tội và khi có người đưa ra một ư kiến khác, bà cho là hoàn toàn sai lạc. Dù hết sức cố gắng, chúng ta cũng không thể thấy được cái ǵ một cách trọn vẹn, cũng như đạt đến một sự chính xác hoàn toàn. Có thể kể cả ở tŕnh độ các Ngài, tŕnh độ của bậc Chơn Tiên, các Đấng Chơn Sư vẫn phải chú ư đến "nhân sai" riêng của các Ngài, khi các Ngài hành động trên các cơi thấp.
Tuy nhiên, vị Đạo đồ nhờ kinh nghiệm trên nhiều phương diện đă đạt được một niềm tin vững chắc giúp y làm một vận hà cho thần lực cao siêu. V́ ḷng tin đó biến đổi được sự phân cực cho các Thể Trí và Nhân Thể, nên y có thể được chọn làm dụng cụ, trong khi những người khác không thể được sử dụng như thế, mặc dù họ đă được phát triển trên nhiều phương diện.
Hỡi ôi ! con phải như ngôi sao cố định ở tận nền trời xanh; từ khoảng không gian sâu thẳm đó, ngọn đèn trời ấy phải chiếu sáng cho tất cả, ngoại trừ chính con. Hăy ban ánh sáng cho tất cả, mà đừng lấy của một ai.
Chúng ta không nên cho là ngôi sao chiếu sáng một cách miễn cưỡng. Nó chiếu sáng v́ nó không thể làm khác hơn. "Tất cả tạo vật đều sống theo bản tính của chúng. Bạo động đối với chúng có ích lợi ǵ? " Sự áp đặt bao giờ cũng đáng buồn. Người nào yêu nhân loại lúc nào cũng muốn ban ánh sáng cho họ và khi không làm được như thế th́ lại cảm thấy rất buồn.
Những thực thể mang tiềm lực dưới h́nh thức hạt gạo, những lá liễu của mặt trời đă cho chúng ta thấy một gương mẫu lớn lao. Nhờ sự trung gian của chúng, sức sống, sinh lực mới có thể tuôn tràn xuống khắp cả Thái Dương Hệ. Ở đây luôn luôn người ta thấy rằng đó là phần hy sinh của chúng; nhưng vai tṛ của chúng vẫn tự nhiên như thế; đó chính là cách thế biểu lộ bản chất bên trong của chúng ta. Thay v́ sống một cuộc đời rực rỡ trên các cơi cao mà chúng ta không hề biết đến, chúng ta giữ xác thân phàm trần và sống như thế v́ lợi lạc cho các thế giới quần tụ chung quanh ngôi mặt trời của chúng ta. Thật ra chúng ta tạo nên một thành tŕ bảo vệ mà Alaya có thể theo đó chảy vào một ḷng sông mới.
Hỡi ôi ! Con sẽ trở nên như tuyết tinh anh trong các thung lũng của núi non, chạm đến th́ lạnh lẽo và tê buốt, nhưng lại che chở hột giống yên giấc trong ḷng nó một cách ấm áp. Bây giờ th́ chính tuyết đó phải nhận lănh sự đông giá cắt thịt, gió bấc lạnh thấu xương, để che chở cho đất khỏi nanh vuốt bạo tàn, đất ấy có chứa mùa màng đầy hứa hẹn, mùa màng ấy sẽ nuôi kẻ đói.
Sự so sánh với tuyết như trên thật đẹp, nhưng không nên đi quá xa. Vị đệ tử phải trở nên như tuyết mới trong trắng, tinh khiết, không vết nhơ. Khi nói với các đệ tử của ḿnh, có lẽ Đức Aryasanga đă chỉ cho họ những đỉnh núi phủ đầy tuyết ở khắp nơi đều trông thấy.
Nếu tuyết vô thụ cảm không phải tự nó gây ra tai hại, nhưng v́ sự giá lạnh không làm cho nó cảm xúc được. Dù thời tiết có xuống thấp đến đâu th́ tuyết vẫn như thế. V́ không bị tác động, nó có đặc tính che chở cho đất chống lại sự giá lạnh mănh liệt hơn. Người chí nguyện phải đặt mục đích tương tợ như tuyết; y phải trở nên vô cảm, nhưng chỉ theo ư nghĩa chịu đựng một cách lănh đạm trước tất cả những sự rối loạn và những đ̣n đến từ bên ngoài để không ngừng che chở cho hạt giống yên giấc.
Hạt giống chính là mầm thiêng liêng trong con người, nó bắt đầu thức tỉnh ở những người chú ư đến những vấn đề cao thượng và cố gắng tự phát triển. Đó cũng chính là mầm giống mà chúng ta phải yêu quư ở những kẻ khác. Kinh Upanishad nói rằng trong hạt trái dẻ rừng đă có tiềm tàng sự hiện hữu của cây sồi; nó chỉ phát triển bằng cách rút lấy ở không khí, đất và ánh sáng mặt trời những yếu tố làm cho nó có thể tăng trưởng. Chơn Thần cũng thế, là điểm linh quang của Đức Thượng Đế trong chúng ta, nó chứa đựng tất cả những tiềm tàng của Ngài, nên nhờ đó một ngày kia chúng ta cũng trở nên một Đức Thượng Đế như Ngài vậy; tuy nhiên Chơn Thần cần phải tự phát triển.
Chúng ta cần phải tự cung cấp cho những hạt giống thiêng liêng đó những điều kiện giúp nó phát triển tốt đẹp nhất ở các cơi thấp. V́ thế chúng ta phải chịu lạnh cắt da và gió bấc lạnh thấu xương để che chở cho ai có thể bị thời tiết bất lợi ấy chi phối và làm cho tŕ trệ. Có nhiều người sẵn sàng nhận lănh giáo lư thiêng liêng; chúng ta phải cho họ thức ăn tinh thần đó. Họ đang đói, chúng ta phải mang đến cho họ những thực phẩm mà họ cần để tăng trưởng. Họ chưa biết rơ những ǵ họ cần, nhưng khi thức ăn vừa dọn ra cho họ, họ liền chiếm lấy.
Trong Hội Thông Thiên Học, kinh nghiệm đó cũng xảy ra ở vài huynh đệ của chúng ta. Khi vừa bắt gặp giáo lư Thông Thiên Học, chúng ta thầm nhủ : "Đây đúng là những ǵ ḿnh đă chờ đợi", mặc dù trước khi nghe nói đến nó chúng ta không biết ḿnh cần cái ǵ. Biết bao người đang chờ đợi, cũng như chính chúng ta đă chờ đợi giáo lư ấy và chúng ta phải giống như tuyết, nhận lănh vai tṛ che chở trong khi sự giá lạnh c̣n tồn tại và sau đó, dưới ánh sáng mặt trời, nó sẽ tan ra và biến mất.
Điều nầy đúng như chúng ta phải thực hiện đối với trẻ con trong gia đ́nh. Khi gặp thời buổi khó khăn hay có việc lo buồn, chúng ta phải giữ ǵn cho trẻ con đừng biết chi cả. Thức ăn không đầy đủ chăng, chúng ta phải lo cho trẻ con ăn trước; cha và mẹ phải chấp nhận phần c̣n lại. Một đặc ân đă ban cho chúng ta : đó là bản năng thiêng liêng được biểu lộ khá đầy đủ ở mỗi người để chúng ta nhận thấy có bổn phận phải che chở cho tuổi thơ không được bảo vệ.
Tinh thần đó phải được áp dụng trên nhiều phương diện của đời sống. Chúng ta hơi tiến hóa hơn những người hoàn toàn vô minh chút ít. Chính những người đó mới đáng thương hại hơn cả chứ không phải những người tin rằng họ đang chịu những sự khó khăn quan trọng về tinh thần - chẳng hạn những người lo âu rằng tôn giáo của họ không đáp ứng nổi nhu cầu của họ một cách trọn vẹn. T́nh cảm không cần thiết nhất đối với những người đó, v́ ít ra họ cũng đă thức tĩnh và cố gắng t́m ra ánh sáng. Không, chính phần lớn nhân loại c̣n vô minh, chính những người chưa biết rằng có một mục đích xứng đáng cho họ cố gắng, những người ấy mới cần đến t́nh thương hơn cả. Chúng ta không thể làm ǵ nhiều cho họ. Tất cả những ǵ mà người ta có thể làm cho một con gà ở trong cái trứng, chính là duy tŕ cho nó thôi. Sức nóng biểu lộ cho sự sống mà chúng ta có thể truyền cho nó. Chúng ta phải có ḷng tốt, t́nh huynh đệ và sự chính trực. Khi kẻ khác cần sự giáo hóa, chúng ta hăy ban bố cho họ, nhưng chúng ta luôn luôn có thể cho họ t́nh thương và những tư tưởng cao thượng, v́ nếu họ nhận được mấy điều nầy một cách đúng đắn, th́ họ sẽ cảm thấy ấm áp như con gà con nằm trong trứng vậy.
Người ta nói rằng sự thuyết giáo là một việc làm tuyệt hảo, nhưng bài thuyết giáo cao cả hơn hết chính là một đời sống tốt đẹp. Đây là một lư do, chính sự thuyết giáo như thế khích động những người c̣n chưa biết họ thiếu cái ǵ. Đa số người chỉ lo sinh sống và chăm sóc gia đ́nh của họ; họ không hề bận tâm đến Thông Thiên Học hay tôn giáo. Ở Anh, xứ được xem như rất mến chuộng tôn giáo ở Âu Châu, mà những nơi thờ phượng không có đến một phần mười dân chúng đến dự. Tại các nhà thờ, thánh đường lớn nhỏ đủ loại thường cũng không đầy người được tới phân nửa; do đó chúng ta có thể nói rằng không có đến một phần hai mươi dân chúng đến dự thường xuyên một buổi lễ chính thức. Những bài thuyết giảng hấp dẫn về Thông Thiên Học của chúng ta cũng không tạo được ấn tượng nào trên khối quần chúng đó, cũng như khi họ nghe một điệu nhạc hay đọc một bài thơ. Trái lại, bao giờ họ cũng chú ư đến những người cao thượng, tiến hóa hơn họ và xét đoán những người mà tŕnh độ học vấn và giai cấp xă hội cao hơn họ. Ai sống một cuộc đời đức hạnh; chơn thật, trong sạch và vị tha sẽ luôn luôn thuyết giáo cho tất cả những người đó c̣n hơn những bài diễn văn làm cho họ thờ ơ lănh đạm.
Nhiều nhà truyền giáo thật đáng trách v́ lời thuyết giáo của họ không đi đôi với việc làm. Một nhà truyền giáo tạm trú trong một căn nhà gỗ, tại một thị trấn nhỏ ở Ấn Độ; chung quanh ông hầu hết là những người Ấn Độ trường trai và tŕ giới; c̣n vị giáo sĩ th́ đ̣i ăn thịt ḅ và thường mang theo một b́nh rượu uưch ky hoặc rượu mạnh khác, ông cũng không đến nếm thử thịt chim hoặc thịt thú rừng với mấy người bạn Âu Châu của ôngï. Sau đó ông lại thuyết giảng về đức tinh khiết và ḷng bác ái của Đấng Christ; đôi khi ông c̣n dám xúc phạm đến những vật thờ phượng của dân chúng. Kết quả ông thu hoạch được thường không có chi cả, ngoại trừ những người đạo đức giả đi theo ông để hưởng lợi về vật chất. Tại các trường ông thường t́m cách phá hoại tôn giáo của trẻ con mà không vun trồng được đạo giáo của ông. Ít khi ông lôi cuốn được một người Ấn Độ lương thiện thành một người Công giáo tốt, thành thử việc làm ấy không ích lợi chi cả, mà thỉnh thoảng ông c̣n biến một người tốt thành một người Công giáo tồi tệ. Nếu ông chịu sống một cuộc đời thánh thiện th́ sẽ đẹp đẽ hơn biết bao, nhờ đó những người Ấn Độ sẽ hiểu ông hơn, rồi ông có thể nói với họ về Đấng Christ là Sư phụ của ông, Ngài đă gây cảm hứng cho ông và nhờ Ngài ông mới được như ngày nay. Trên phương diện cá nhân, đây cũng là một lối tuyên truyền tuyệt hảo, v́ người Ấn Độ có tinh thần khoan dung và thường sẵn sàng tôn kính các Đấng Thiêng Liêng được kẻ khác sùng mộ như chính các Đấng Hóa Thân linh thiêng của họ vậy.
Chúng ta thường nghe nói chắc chắn rằng các vùng Đông phương bị Cơ Đốc hóa rất nhanh; đó là người ta muốn nói rằng các vùng đó theo đ̣i văn minh tân tiến - như xài đèn điện và theo nguyên tắc vệ sinh - hoặc là từ bỏ vài cổ tục xă hội, như các thiếu phụ thuộc giai cấp thượng lưu tự giam ḿnh trong chốn pḥng the và tục tảo hôn, vả lại tục lệ nầy cũng thường thấy trong giới Thiên Chúa giáo Âu Châu cách đây một hay hai thế kỷ. Có lẽ người ta đă quên những người Công giáo chính thống chống lại khoa học và những sự cải cách xă hội như thế nào và những sự tiến bộ nầy phải bị loại ra khỏi một thứ "Thiên Chúa giáo" thật giống như điều mà chính các nhà truyền giáo c̣n thuyết giảng hiện nay.
Tự nguyện sống trong những Kalpas sắp tới, mà không được người mang ơn nhận biết; đứng bất động như một ḥn đá giữa vô số tảng đá khác tạo thành Bức tường Bảo vệ, đó là tương lai của con nếu con qua khỏi cửa thứ bảy. Bức tường đó được tạo dựng do những bàn tay của nhiều Đức Thầy từ bi, xây đắp những nỗi thống khổ, củng cố bởi máu của các Ngài, bức tường che chở nhân loại, tự thuở con người thoát khỏi kiếp thú và bảo vệ cho con người khỏi bị khốn khổ nhiều hơn và khỏi những khổ đau thống thiết hơn.
Tuy nhiên, con người không hề thấy điều đó, nó không nhận thức được việc đó và cũng không để ư đến những lời khôn ngoan . . . v́ nó không biết điều đó.
Nhưng con đă nghe và biết tất cả, hỡi kẻ có tâm hồn nhiệt thành và chơn thật . . . con hăy lựa chọn. Rồi con lại nghe thêm.
Tôi nghĩ rằng về vài phương diện các đệ tử của Đức Aryasanga có thể cũng chưa được tiến bộ nhiều, v́ h́nh như cần phải nhắc nhở họ nhiều lần rằng không nên trông đợi cái ǵ cho chính ḿnh. Chúng tôi cũng được nhắc nhở như thế, nhưng chúng tôi hy vọng rằng chúng ta là những sinh viên huyền bí học đă đạt đến tŕnh độ, mà chúng ta phải dửng dưng nếu người đời không biết ơn hoặc không chú ư đến những sự cố gắng của chúng ta.
Dường như sự ước muốn được tri ơn như thế là đặc tính của một tŕnh độ c̣n thấp kém. Muốn đạt đến chỗ không mong đợi kết quả việc làm của chúng ta, hoặc những sự biết ơn, những thỏa măn cá nhân, chúng ta phải hành động một cách thận trọng với sự pḥng xa. Nhà huyền bí học phải toan tính trước về hậu quả của hành động với lời nói của ḿnh và không nên để cho phạm phải một lỗi bất cẩn nào. Vai tṛ của chúng ta là phải hành động càng tốt đẹp càng hay và phải coi chừng, nếu chúng ta thất bại, th́ không phải v́ chúng ta thiếu cố gắng; dù chúng ta có thấy kết quả hay không cũng không đáng kể !
Giả sử một hội viên trong Hội của chúng ta đảm trách việc thành lập một Chi bộ tại một vùng mới nào đó. Với sứ mạng ấy, tận tâm hết ḷng, biểu lộ tất cả những khả năng sẵn có của y ; nói tóm lại, y đă làm hết sức ḿnh. Dù những hội viên gia nhập có đông hay không, y vẫn không bận tâm v́ điều đó. Y sẽ vấp phải sự lầm lỗi nặng nề nếu tiếc rẻ mà cho rằng : "Chắc một người khác ở địa vị tôi bây giờ, y sẽ thành công hơn". Sứ mạng được giáo phó cho y phải thi hành với tất cả khả năng và phương tiện của y chứ không phải của kẻ khác. So sánh ḿnh với kẻ khác chính là một sự sai lầm vậy.
Rất ít người hiểu đúng thành ngữ "Bức tường bảo vệ". Đó là một biểu tượng thật đẹp, nhưng cũng như mọi biểu tượng khác, chúng ta không nên hiểu quá xa. Không có sự nguy hiểm nào đe doạ nhân loại cả, nếu không phải do chính họ tạo ra. Chúng ta không thể có kẻ thù nào khác hơn chính ḿnh. Mỗi người đều chịu trách nhiệm về sự lỗi lầm của ḿnh và thực ra không có ai có thể giúp cho một người nào giải thoát lấy y được. Tất cả những ǵ mà người khác có thể làm chính là chỉ dẫn cho y cách gỡ rối, hoặc đặt y vào một hoàn cảnh nào đó, mà nếu không đề pḥng, y phải chịu đau khổ. Ngoài đời, một người cho rằng y bị xúc phạm bởi những lời nhục mạ của một kẻ khác, thật ra người ấy nổi giận là làm hại chính ḿnh; không có ǵ bắt buộc y phải phẩn nộ. Người ta nói rằng sự giận dữ là một điều tự nhiên; đối với một người chưa tiến bộ điều ấy có thể xảy ra, nhưng đối với những người có giáo dục chút ít th́ không.
Thành ngữ "từ khi con người thành người" có thể giải thích theo hai nghĩa. Hoặc là Bức tường bảo vệ đă có từ thuở con người thành người, hoặc bức tường nầy đă được dựng lên v́ con người yếu đuối tự làm hại ḿnh rất nặng nề, trừ phi y nhận được sự giúp đỡ, che chở, hoặc hướng dẫn từ cơi trên. Có lẽ cả hai sự giải thích trên đều đúng. Chúng ta biết rằng Quần Tiên Hội có rất lâu đời và đă có trước khi nhân loại khá tiến hóa để có thể đào tạo được các bậc Chơn Tiên. Và các Đấng Cao Cả nầy đă thuộc về những dăy hành tinh khác cổ xưa hơn.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ BẢY
CON ĐƯỜNG CỦA BẬC ARYA
Trên con đường Sowan, hỡi Srotapatti, con đă được yên ổn. Thật thế trên con đường nầy kẻ hành hương mệt mỏi chỉ gặp cảnh tối tăm, tuy bị gai cào chảy máu, chân bị đá rắn nhọn cắt đứt và Ma vương tấn công với những vũ khí lợi hại nhất - bên kia con đường một phần thưởng lớn lao đang chờ sẵn.
B́nh tĩnh và kiên tŕ, kẻ hành hương lướt trên ḍng sông đưa đến Niết Bàn. Người ta biết rằng chân càng chảy máu bao nhiêu, th́ chính người sẽ càng được rữa sạch bấy nhiêu. Người biết rằng sau bảy kiếp luân hồi ngắn ngủi và nhanh chóng, Niết Bàn sẽ ở trong tay người.
Đó là con đường Dhyana, bờ bến của nhà Yogi, mục đích chí phúc mà những vị Srotapattis khao khát.
C. W. L. Sowan là danh từ Phật giáo : nó cũng có nghĩa là Srotapatti : người được Điểm Đạo lần thứ Nhứt. Ở đây gọi là con đường dhyana, tức là sự tham thiền giúp người vượt qua các cảnh của cơi Bồ Đề một cách liên tục để được Điểm Đạo lần thứ Tư ; rồi sau đó người bước vào cơi Niết Bàn.
Người không dừng bước, mà dấn thân trên con đường của bậc La Hán đưa đến Bát Nhă (Prajna). Danh từ nầy có lẽ chỉ sự dứt bỏ chướng ngại cuối cùng là sự vô minh hay avidya. Chúng ta thấy dịch là "vô minh" không thật chính xác, đúng hơn có thể dịch là "thiếu minh triết" . Ư thức về những sự vật bên ngoài, y vẫn vô minh; nhưng khi y hoạch đắc được kiến thức do sự quan sát nội tâm, khi y đứng trước Chơn Ngă, Đấng Duy Nhất, hiện diện trong mỗi người, y sẽ thấy được bản tánh thâm sâu của tất cả sự vật; y sẽ trở nên một bậc minh triết. Jnana, có nghĩa là minh triết và chữ jna trong chữ Prajna cũng có nghĩa như thế, tiếp đầu ngữ pra bao hàm ư niệm hoạt động hay tiến bộ. Do đó prajna có khi được dịch là "tâm thức", có khi dịch là "trí huệ", hoặc dịch là "phân biện", hay là "minh triết".
Trên thực tế, điều đó không có nghĩa là bậc Đắc pháp hiểu biết tất cả, nhưng Ngài có thể sử dụng mọi kiến thức theo ư muốn. Chẳng hạn lần đầu tiên khi tôi được đặc ân gặp Đức Thầy Morya, th́ Ngài nói tiếng Anh chưa được hoàn chỉnh và bằng một giọng rất nặng. Rồi từ đó Ngài nói rất dễ dàng, mặc dù giọng nói chưa hoàn toàn. Đức Thầy Kouthoumi luôn luôn nói tiếng Anh rất đúng và không có chỗ khuyết điểm nào về âm điệu, nhưng vẫn c̣n vài đặc điểm nhỏ như người ta có thể nhận thấy ở mọi người, và nhờ đó chúng ta mới có thể thấy ra bút pháp của Ngài.
Tôi c̣n nhớ một trong những kinh nghiệm đầu tiên của tôi. Một trong các Đức Thầy muốn gởi một bức thư bằng chữ Tamil. V́ Ngài không biết chữ đó, nên Ngài nhờ một vị đệ tử biết rành thứ tiếng ấy nghĩ ra trong trí những ǵ Ngài muốn. Rồi Đức Thầy theo dơi cách những tư tưởng ấy được diễn tả trong trí của vị đệ tử và thế là Ngài tạo được một bức thư đúng theo ư Ngài, mặc dù trong xác thân của Ngài, Ngài không biết được ư nghĩa những biểu tượng của chữ viết.
Tôi c̣n nhớ rằng ḷng sùng mộ và sự tôn kính của tôi có hơi bị va chạm trước ư tưởng một Đấng Chơn Sư lại có thể không biết chữ Tamil; nhưng tôi kịp nghĩ ra ngay rằng đối với một vị Chơn Tiên biết tất cả theo quan điểm chúng ta vẫn không cần thiết. Tôi c̣n nhớ lời nói của một người rất thông minh về một điểm trong vấn đề thiên văn học hay một khoa học khác. Một người bạn của y lấy làm lạ khi thấy y dốt về vấn đề ấy nên đă nói với y : "Có thể anh không biết về vấn đề ấy sao ? " ; y đáp :
" Không, tôi không biết thật. Hơn nữa bây giờ anh nói với tôi như thế, tôi vẫn gác ư tưởng đó qua một bên và có thể quên nó hoàn toàn. Bộ óc tôi không thể chứa thêm một số kiến thức nữa, vả lại tôi muốn chọn một ngành chuyên môn theo sở thích của tôi ".
Khả năng bộ óc của chúng ta có giới hạn, thu nhận quá nhiều kiến thức lạ đối với đời sống và việc làm của chúng ta là một thái độ thiếu khôn ngoan. Tôi gặp một thanh niên nói với tôi rằng y đă đọc nhiều quyển sách tham khảo trong một thư viện ở miền Bắc Anh Cát Lợi một cách hăng say, cho đến một ngày kia tính thời gian mà y dùng chỉ để đọc hết tất cả những quyển sách y muốn nghiên cứu trong thư viện đặc biệt đó xem bao lâu. Y thấy rằng nếu mỗi ngày y dành tám giờ đồng hồ để đọc sách, th́ y cần phải sống khoảng năm trăm kiếp mới đọc xong. Do đó y quyết định chọn lựa thật kỹ lưỡng số sách sẽ đọc.
Vậy chúng ta phải thu thập những kiến thức nào ? Đó là một trong những vấn đề quan trọng của cuộc sống. Luật Nhân Quả sẽ đặt trong tầm tay chúng ta tất cả những ǵ cần hiểu biết đối với sự tiến hóa trực tiếp của chúng ta. Chúng ta có thể tiến xa hơn và dành thời giờ lẫn năng lực của chúng ta cho một sự học hỏi, không có lợi cho chính ḿnh, nhưng rất quan trọng cho kẻ khác. Càng học hỏi chúng ta càng cảm thấy dốt nát trước sự vật mênh mông như biển cả. Chúng ta giống như những con sâu nhỏ ở trong một cái pḥng to, đang nh́n từ một góc pḥng.
Khi quan sát những kiếp sống dài đăng đẳng, chúng ta sẽ thấy ḿnh nhỏ bé trước cảm thức mênh mông đó, v́ có những thời kỳ dài như thế, nên chúng ta phải dùng sự phân điểm biến vị (the precession of the equinoxes) để giới hạn chúng. Những nhà thiên văn quy định nó khoảng hai mươi lăm ngàn năm, c̣n những người có nhăn quan cao siêu định cho nó khoảng ba mươi mốt ngàn năm. Nếu trong những vấn đề nầy các dữ kiện khoa học thiếu chính xác, chính v́ sự sưu tầm căn cứ trên một kỳ gian hơi ngắn - chỉ vài trăm hoặc vài ngàn năm nếu người ta tính theo niên giám Chaldeans. Như vậy những sự quan sát thu hẹp lại thành một ṿng cung thật nhỏ mà chúng ta phải suy diễn ra toàn bộ, đến đỗi sự sai lầm nhỏ nhặt bị gia tăng gấp nhiều lần. Nhưng không có ǵ có ư nghĩa khi so với tuổi của Phạm Thiên, tức là 311.040.000 triệu năm. Sau cùng, những khoảng cách lớn nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng đă trở nên vô nghĩa đối với những năm ánh sáng phân cách các v́ sao.
Chúng ta có thể tưởng tượng ra hai loại hay hai mẫu người nghiên cứu. Có người học hỏi bằng cách tích trữ hàng khối kiến thức. Có người chỉ đọc một số sách được chọn lọc kỹ lưỡng và chỉ thu thập những kiến thức cần thiết cho y ở trong đó. Kiến thức của vị Chơn Sư cũng hơi giống với kiến thức của những người thuộc hạng thứ nh́ đó. Ngài không cần có một thư viện, nhưng Ngài có khả năng biết trong phút chốc tất cả những ǵ Ngài cần đến. Muốn hiểu một đối tượng chăng, Ngài có thể đồng hóa với đối tượng ấy, đi sâu vào nó, rồi thong thả quan sát những chi tiết phụ thuộc.
Vị Chơn Tiên xem xét vấn đề từ trên cơi cao, như thế chúng ta có thể nghĩ rằng ở tŕnh độ thấp của chúng ta, có nhiều sự vật Ngài không biết đến. Tôi có thể nghĩ rằng h́nh như ngay bây giờ; nếu một vị Chơn Tiên hiện diện giữa chúng ta, chúng ta sẽ nhận thấy rằng đối với vài vấn đề chúng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn Ngài. Trái lại, nếu chúng ta muốn hiểu thực tại, trên khía cạnh thâm sâu của vấn đề, muốn nắm được những ǵ là chính yếu, th́ vị Chơn Tiên sẽ hiểu biết nhiều hơn người thông thái nhất trong chúng ta. Chúng ta hăy thử t́m hiểu điều nầy qua một thí dụ nghiên cứu về địa chất. Sinh viên mua một số sách khái luận và đem về học trong nhiều tháng hay nhiều năm. Khi muốn biết về Địa chất một vị Chơn Sư phải làm sao ? Từ một vùng nào đó trên cơi Bồ Đề hay cơi Niết Bàn, Ngài sẽ nắm lấy ư tưởng căn bản về địa chất học và đồng hóa với ư tưởng đó, rồi trong tư thế người quan sát, Ngài sẽ có trong tâm hồn tất cả những chi tiết mà Ngài có thể cần đến. Do đó, vài người trong chúng ta đă ngờ vực rằng có những kiến thức mà một vị Chơn Sư sẽ không biết đến, trái lại các Ngài có những phương tiện hiểu biết khác hẳn chúng ta.
Một vị Chơn Tiên muốn dùng tất cả năng lực và th́ giờ của Ngài cho những mục đích thật rơ ràng mà Ngài luôn luôn t́m cách đạt đến, có thể Ngài gác qua một bên nhiều sự vật khác và không bận tâm đến chúng. Không phải chỉ có thế; chúng ta c̣n phải để ư rằng không những tâm thức của Ngài rộng lớn hơn tâm thức chúng ta, mà c̣n có một bản chất khác và chắc chắn hoàn toàn không thể mô tả được v́ chúng ta chưa đạt đến trạng thái đó.
Theo nguyên tắc thông thường, một vị La Hán c̣n bảy kiếp nữa mới đạt đến quả vị Chơn Tiên, nhưng vị nầy không cần phải sống trong xác phàm; nếu người bị bắt buộc phải xuống tới cơi Trung Giới th́ không có ǵ buộc người phải lấy xác phàm trong bảy kiếp đó. Trong một lúc nào đó, ở trong Thể Vía, người có thể hưởng được tâm thức Niết Bàn. Song tại cơi trần, người ta chỉ có thể vươn lên cơi cao kế đó là cơi Trung Giới. Vị La Hán c̣n giữ xác phàm muốn có kinh nghiệm về cơi Niết Bàn, phải ĺa bỏ thân xác trong giấc ngủ hay trong lúc xuất thần. Cơi Bồ Đề là tŕnh độ b́nh thường của tâm thức một vị La Hán. Nếu người phải nói chuyện với ai tại cơi trần, hay làm một công việc cần phải chú ư, th́ người chú tâm vào bộ óc xác thịt; nhưng nếu người xao lăng hay ngưng chú ư giấy lát, th́ người lại trở lại tŕnh độ b́nh thường của người là tâm thức Bồ Đề. V́ một loạt nhiều cơi đều mở rộng cho người, nên người có thể chú định tụ điểm của tâm thức vào một tŕnh độ nào tùy ư; tuy nhiên ở hậu cảnh của tâm thức Bồ Đề hay Niết Bàn của người luôn luôn linh hoạt.
Chúng ta phải cẩn thận để khỏi phán đoán sai lầm những người thường sử dụng tâm thức cao siêu có thể xảy ra việc ấy đối với một người như thế. Khi có ai nói chuyện với y, y không trả lời ngay một cách thích đáng; v́ trong lúc đó y bận chú tâm đến chuyện khác, nên y đă bị hiểu lầm. Trong những trường hợp đó đôi khi y gây cho người quan sát một ấn tượng lạnh lùng và xa cách. Tốt hơn là chúng ta nên t́m hiểu những ǵ đang xảy ra. Nếu câu trả lời biểu lộ một sự bận tâm nào đó, chúng ta nên rút lui và chờ dịp khác sẽ đến. Thường thường khi gặp Sư Phụ tại nhà Ngài, tôi nh́n vào bên ngoài hào quang của Ngài th́ biết Ngài đang bận. Trong trường hợp đó tôi chờ cho Ngài xong việc hoặc đi làm một công việc khác rồi sau đó sẽ trở lại.
Trong đoạn nầy và các đoạn tương tợ khác, tôi thấy những sự mô tả tượng trưng về người hành giả mệt nhọc, bị gai đâm rách thịt chảy máu v.v . . . có hơi nặng nề. Mặc dù là lối dùng ngôn ngữ tượng h́nh để diễn tả một cách khó khăn, mà trong một mức độ nào đó, tất cả những người chí nguyện đều gặp phải, nhưng tôi lại thích dùng những h́nh ảnh đẹp đẽ hơn. Dĩ nhiên là mỗi người đều khác nhau và chúng ta nhận thấy câu đó đối với người nầy dường như ghê tởm lại được những người khác chấp nhận một cách tự nhiên. Tôi không bao giờ có thể chịu được lối tượng trưng của Hồi giáo, trong đó bao giờ cũng đề cập đến việc ẩm tửu và vài trang tượng trưng về Puranas, biểu tượng một cách hoàn toàn thô bỉ ḷng sùng tín của các Gopis đối với Đức Shri Krishna. Tôi hiểu rất rơ thế nào là ư nghĩa của chữ Sufi (Sự huyền bí theo Hồi giáo ) : cũng giống như người uống rượu thật say quên tất cả, vậy người ấy phải được đầy đủ sự minh triết thiêng liêng cho đến khi tất cả nó trở thành y. Tôi thích nói theo tác giả thánh thi như sau đây hơn : " Như con nai kêu bên những ḍng nước, linh hồn con cũng thở dài như thế theo Ngài, hỡi Thượng Đế mến yêu ".
Khi con đă vượt qua con đường ấy và đến con đường của vị La Hán, th́ không c̣n phải như thế nữa.
Nơi đó Klesha đă hoàn toàn bị tiêu diệt, những gốc rễ của Tanha đă được nhổ sạch. Nhưng hỡi đệ tử, con hăy chờ đợi . . . c̣n một lời nữa, con có thể nào hủy diệt ḷng từ bi thiêng liêng chăng ? Ḷng từ bi không phải là một đức tánh phụ thuộc. Đó là pháp của các pháp, là sự điều ḥa vĩnh viễn, Chơn Ngă của Alaya một tinh chất đại đồng vô bờ bến, ánh sáng của sự công chính trường tồn, sự thích ứng với vạn vật, luật bác ái vĩnh cửu.
Con càng hiệp làm một với ḷng từ bi, bản thể của con càng tan trong bản thể của nó, linh hồn càng hợp nhất với cái hằng hữu, con càng trở nên từ bi tuyệt đối.
Đó là con đường Arya, con đường của Chư Phật trọn lành.
Về đoạn nầy Bà Blavatsky chú thích như sau : "Klesha là sự ưathích khoái lạc hay sung sướng ở đời, tốt cũng như xấu", và "Tanha là sự tham sống, là nguồn gốc của sự luân hồi". Theo thuật ngữ, người Ấn Độ hiểu chữ Klesha là một mê luyến cơi trần dưới năm h́nh thức tạo ra những sự ưu phiền và chướng ngại lớn lao trên Đường Đạo. Chúng tôi đă đề cập đến vấn đề nầy trong phần thứ nhứt. Như đă giải thích Tanha có nghĩa là Chơn Nhơn khao khát những rung động mănh liệt dưới thế gian trong giai đoạn tiến hóa đầu tiên của nó, nhờ nó đă hiểu rơ về đời sống của nó hơn.
Cũng có một chú thích khác về ḷng từ bi như sau :
Ḷng từ bi đó không nên hiểu là "Thượng Đế", t́nh thương thiêng liêng theo nhăn quan của nhà thần học. Ở đây ḷng từ bi là luật trừu tượng vô ngă mà bản chất là sự điều ḥa tuyệt đối những rối loạn do sự bất ḥa, đau khổ và tội lỗi gây nên.
Ở đây tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng h́nh như nhà sáng lập vĩ đại của chúng ta đối xử không mấy công bằng với những nhà hữu thần luận. Bà nói không nên nghĩ rằng ḷng từ bi tuyệt đối như Thượng Đế, T́nh Thương Thiêng Liêng. Về phần tôi, tôi nghĩ rằng nên nghĩ như thế nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tạo một ư niệm cao cả siêu việt về Đức Thượng Đế, T́nh Thương Thiêng Liêng hơn nhiều người đă quan niệm.
Trong những tác phẩm về ḷng sùng tín ư niệm ấy đều mang một đặc tính cá biệt. Trong vài quyển sách Công Giáo La Mă về ḷng kính tín; cũng như trong những tác phẩm của phái vô vi, chúng tôi đă thấy có những thành ngữ như "Đấng Christ, Người yêu của Giáo Hội", dường như thích hợp với t́nh thương của nhân loại tại cơi trần hơn. Bên Ấn Độ, những tín đồ của phái Chaitanya cũng như các phái khác cũng dùng những cách diễn tả cụ thể tương tự như thế : họ nói về ḷng từ ái giống như t́nh thương của loài người, nhưng vinh diệu hơn.
Có lẽ v́ thế mà Bà Blavatsky cho rằng chúng ta không nên đồng hóa ḷng từ bi tuyệt đối với ư niệm về t́nh thương thiêng liêng. T́nh thương thiêng liêng mănh liệt hơn nhưng rất trừu tượng, khi diễn tả bằng lời; nó không phải là một đặc tính của Thượng Đế, nhưng chính Ngài, Ngài là tất cả t́nh thương. Vậy tôi cho rằng ḷng từ bi tuyệt đối chỉ là cái mà chúng ta gọi là Thượng Đế - không phải Đức Thượng Đế hữu ngă, mà là một thực tại tối hậu ẩn tàng trong chốn thâm sâu nhất của vạn vật. V́ đó là ḷng từ bi tuyệt đối, nên chúng ta là một đối với kẻ khác. Chúng ta cảm thấy cần phải giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, đâu là ư nghĩa của bản văn linh thánh khiến con nói :
" Aum ! Tôi tin rằng không phải tất cả các vị La Hán đều hướng quả vị ngọt ngào trên đường đưa đến Niết Bàn ".
" Aum ! Tôi tin rằng không phải tất cả Đức Phật đều nhập vào Nirvana-dharma ".
Thật thế, trên con đường Arya con không c̣n là một Srotapatti nữa; con là một vị Bồ Tát. Con đă qua sông.
Khi người ta nói rằng không phải tất cả Đức Phật đều nhập vào Nirvana-dharma, dù danh từ Phật được dùng theo nghĩa tổng quát và có nghĩa là những bậc giác ngộ, sáng suốt hay những bậc hiền triết, Bà Blavatsky nói rằng theo ngữ pháp Phật giáo Bắc Tông th́ tất cả những bậc Đại La Hán, Chơn Tiên và những bậc Thánh đều được gọi là Phật. Vậy câu "Người là một vị Bồ Tát" được dùng để nói với người nào chuẩn bị trở thành một vị Phật theo nghĩa tổng quát, người ta có thể xem danh từ nầy tương đương với danh từ La Hán (Arhat). Ở đây bản văn nói đến con đường Arya, trong khi phần trước đă đề cập đến “con đường arhata”. Arya có nghĩa là cao quư, và cũng có thể danh từ Arhat được dùng để chỉ định con đường đó c̣n giữ một chút nghĩa tổng quát của nó là "xứng đáng" hay "đáng kính". Vậy con đường đó chẳng phải là con đường của vị La Hán thôi, nó c̣n là con đường đáng kính hay cao quư mà chúng ta không nên lầm lẫn với con đường nào khác (ngoại trừ con đường dẫn đến cơi Niết Bàn) mà Đức Aryasanga hay người đă lập lại những lời đó có ư khinh thường, như chúng ta đă nhận thấy.
Tôi xin lập lại danh từ Bồ Tát có ít nhất là ba nghĩa, mà nghĩa thứ nhứt chỉ Đức Phật tương lai trong Quần Tiên Hội, hiện giờ Ngài là Đức Chưởng Giáo của Chư Thiên và nhân loại thuộc một giống dân chánh mới. Ở đây có một chú thích của Bà Blavatsky cho rằng : "Ḷng sùng tín của quần chúng đối với nhân vật cao cả nầy c̣n lớn hơn đối với một vị Phật toàn thiện". Dĩ nhiên Đức Phật có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn, nhưng v́ Đức Bồ Tát đối với giống dân chánh của chúng ta bây giờ là Đức Di Lạc, tức Đức Chưởng Giáo của những cơi thấp, nên người ta có thể nói Ngài liên hệ chặt chẽ và trực tiếp với họ, do đó ḷng sùng tín đối với Ngài nồng nhiệt và tích cực hơn. Cũng giống như ḷng yêu mến và sự trung thành đối với một vị Hoàng tử cai trị một địa phận nào đó có thể lớn hơn những t́nh cảm dành cho vị Hoàng tử vĩ đại ở xa mà họ rất ít khi hoặc chẳng bao giờ trông thấy.
Người ta thường hỏi : "Hàng Phật tử có thờ phượng Đức Phật chăng ?" Trong quyển Phật giáo cương yếu, Đại Tá Olcott có trả lời vấn đề nầy như sau : "Đức Phật có phải là Thượng Đế không ?" Phật tử người Miến Điện đáp rằng Không ; Phật tử Tích Lan, người Cingalai th́ nhận là có. Ở Tích Lan, Đức Phật của chúng ta được xem như Đấng Toàn Thiện, như một vị giáo chủ đáng kính với tất cả tấm ḷng biết ơn sâu xa nhất của mọi người. Nhưng ở Miến Điện, tôn giáo có tính cách sùng tín hơn. Trên vài phương diện, hai ư kiến đều đúng cả. Mọi người đều có bản chất thiêng liêng; trong những người bất toàn th́ bản chất trên đă bị che khuất, nhưng ở Đức Phật chúng ta th́ Đức Thượng Đế đă hiển hiện rực rỡ.
Những sự khác biệt về địa phương, triết lư và ḷng sùng tín ấy đều do tính khí của dân chúng cư ngụ trong hai vùng ấy. Đạo Phật biểu hiện hai trạng thái đó. Ban đầu tất cả các tôn giáo lớn đều thích hợp với mọi hạng người; nhưng trải qua nhiều thế kỷ, vài phần hay vài đặc tính của giáo lư đă rơi vào hàng thứ yếu, trong khi các phần khác lại nổi bật lên. Ngày nay Thiên Chúa giáo hầu như chỉ thích hợp với hạng người sùng tín. Về kiến thức và triết lư mà nó đă có dưới h́nh thức giáo lư thần bí th́ c̣n lại rất ít. Hồi giáo trước tiên cũng mời gọi những người có ḷng sùng tín, mặc dù người ta vẫn t́m thấy một thứ triết lư trong phần huyền bí của nó. Trong Đạo Do Thái cũng thế ; tuy nhiên Kinh Talmud vẫn biểu lộ một hệ thống triết lư. Ngày nay trong tất cả các tôn giáo có lẽ chỉ có Ấn Độ giáo c̣n chứng tỏ được cả hai đặc tính về triết học lẫn sùng tín cùng sự rực rỡ và nhiệt thành.MỤC LỤC
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
CHƯƠNG THỨ TÁM
BA BỘ PHÁP PHỤC
Quả nhiên là con có quyền lănh bộ Pháp phục Dharmakaya ; nhưng kẻ lănh bộ Pháp phục Sambhogakaya c̣n cao cả hơn vị sống trong cơi Niết Bàn; và vị lănh bộ Nirmanakaya - vị Phật từ bi lại c̣n cao thượng hơn nữa.
C. W. L. Bây giờ chúng tôi xin đề cập đến ba bộ Pháp phục. Bà Blavatsky đă chú thích rất dài ḍng về vấn đề nầy, c̣n tôi sẽ b́nh giảng cho đầy đủ. Các bộ Pháp phục đó tiêu biểu cho những loại sinh hoạt mà vị Chơn Tiên được năm lần Điểm Đạo sẽ lựa chọn. Những ǵ được nói ra về vấn đề bảy con đường mở rộng để đi xa hơn tŕnh độ bậc Chơn Tiên th́ quá vắn tắt, nhưng chúng tôi xin tóm lược trong đoạn sau đây những điều mà người ta biết về phương diện nay [60].
Khi giai đoạn làm người đă vượt qua, và con người đă đứng trước ngưỡng cửa của đời sống siêu nhân, là Chơn Thần được giải thoát (liberated Spirit), th́ bảy con đường được mở rộng để cho người được lựa chọn : con đường thứ nhứt đưa đến đời sống say mê sự toàn tri và toàn năng trên cơi Niết Bàn, ở đó có nhiều cách sinh hoạt ngoài sự hiểu biết của chúng ta đang chờ đợi người, và người đó có thể trở thành một vị Avatara, một Đấng Hóa Thân thiêng liêng trong thế giới tương lai nào đó ; như thế người ta cũng gọi là " khoác bộ Pháp phục Dharmakaya ". Con đường thứ hai đưa con người vào " Thời kỳ tinh thần ", thành ngữ đầy bí ẩn nầy chắc có nghĩa là " mặc bộ Pháp phục Sambhogakaya ". Con đường thứ ba đưa người đến làm nhân viên của Đức Thượng Đế tham dự vào việc tích trữ thần lực để ban phát cho nhân loại, đó là " mặc bộ Pháp phục Nirmakaya ". Nếu đi vào con đường thứ tư, người trở thành nhân viên của Quần Tiên Hội để điều hành và che chở thế giới : nơi mà người đă đạt được sự hoàn thiện. Con đường thứ sáu sẽ đưa người đến dăy hành tinh kế tiếp để trợ giúp cho sự kiến tạo những h́nh hài ở đó; người sẽ đi vào đường tiến hóa vẻ vang của Thiên Thần. Kế đó là con đường thứ bảy, người có thể hiến thân cho công việc của Đức Thượng Đế ngay và được Ngài sử dụng theo một tầm mức nào đó trong Thái Dương Hệ, làm người Phụng sự và Sứ giả, người chỉ sống để thi hành Thiên ư và hoàn thành công nghiệp của Ngài trong toàn thể Thái Dương Hệ do Ngài điều khiển. Cũng giống như vị Đại tướng có Bộ tham mưu mà ông giao cho các nhân viên mang những bức thông điệp đến một địa điểm nào đó trên chiến trường, vậy những vị theo con đường nầy là những người trong Bộ tham mưu của Đức Thượng Đế, khi Ngài ra lệnh th́ tất cả nhân viên đều phải vâng lời Ngài.
Ở một thời đại xa xưa hơn, tại dăy nguyệt tinh, có lẽ con đường đó mở rộng cho vị La Hán, v́ tại dăy hành tinh nầy bậc La Hán tiêu biểu cho tŕnh độ cao nhất được quy định do sự tiến hóa của nhân loại. Con đường của những bậc c̣n ở tại địa cầu của chúng ta chưa rời khỏi hệ thống Quần Tiên Hội đưa đến cuộc Điểm Đạo lần thứ Sáu, là cuộc Điểm Đạo của Bậc Đế Quân (the Chohan) rồi đến cuộc Điểm Đạo lần thứ Bảy là cuộc Điểm Đạo của Bậc Văn Minh Đại Đế (the Mahachohan) . Đó là cuộc Điểm Đạo chót có thể dành cho các vị Đế Quân cung thứ ba, thư tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy; nhưng trên cung thứ nh́, c̣n có thể tiến thêm một bước nữa, đó là quả vị Phật và trên cung thứ nhứt c̣n một bước nữa, là cấp bậc của Đức Ngọc Đế.
Trong nhóm của bảy con đường nằm trong ba khu vực, có con đường làm việc cho Quần Tiên Hội dành cho những bậc Chơn Tiên, ở đây gọi là Nirmanakaya; vậy c̣n một con đường khác nữa, đó là con đường của các Đấng Nirmanakayas cũng liên quan đến Quần Tiên Hội. Các Đức Thầy chúng ta đều c̣n giữ xác phàm v́ vài lư do liên quan đến công việc của các Ngài, mà phần lớn là giúp đỡ nhân loại ở trong những tŕnh độ cao. Các Ngài thường tác động trên Nhân thể của nhân loại và đôi khi c̣n trên Thể Bồ Đề hoặc Thể Niết Bàn.
Đấng Nirmanakaya thường sống trong Nhân thể của Ngài, nghĩa là Augoeides, thể vinh quang do Ngài tạo thành qua cuộc tiến hóa của Ngài. Ngài cũng thường giữ các hạt nguyên tử trường tồn của các Thể Hạ Trí, Thể Vía và Thể Xác hầu có thể hiện ra trên các cơi đó, khi nào Ngài thấy cần (nhưng rất ít khi xảy ra việc ấy). Ngài thường sống trong Nhân thể của Ngài và không ngừng tạo ra thần lực thiêng liêng tuôn vào kho dự trữ để sau đó các nhân viên trong Quần Tiên Hội và đệ tử của các Ngài đem phân phát ra. Bà Blavatsky cho chúng ta biết rằng các Bậc Chơn Tiên dù thuộc hạng nào cũng đều thích sống tại cơi trần một cách vô h́nh trong Nhân thể để cứu giúp nhân loại bằng cách dùng ảnh hưởng của các Ngài d́u dắt họ sống theo Luật Thiêng Liêng.
Chỗ khác, Bà cũng định nghĩa vị Nirmanakaya như "một người đă bỏ xác phàm, lấy h́nh thể bằng chất thanh khí để hiện ra trong Thể Vía - nhưng vẫn có đầy đủ kiến thức như một vị Chơn Tiên. Vị Bồ Tát vẫn khai mở thể ấy ở chính người theo sự tiến bước trên Đường Đạo, khi đạt được mục đích và từ chối quả vị của người, người vẫn ở lại thế gian như một vị Chơn Tiên. Khi người qua đời thay v́ lên cơi Niết Bàn, người sống trong thể vinh quang ấy do người tạo lấy cho chính ḿnh mà người chưa được Điểm Đạo không thể thấy được, để trông nom và che chở cho nhân loại".
Ở đây Bà Blavatsky định nghĩa "Thể Vía" rất khác với nghĩa tổng quát mà bà thường dùng và chúng ta quen sử dụng hiện nay, nhưng bà dùng như thế trong một bài báo mang tựa đề là Sự Huyền Bí về Đức Phật, được in lại trong quyển ba của Bộ Giáo Lư BíTruyền. Theo sự giải thích của bà, Đức Shri Shankar -acharya xuất hiện tại Ấn Độ sau khi Đức Phật của chúng ta tịch diệt một thời gian ngắn, là một vị hóa thân của Đức Phật theo một ư nghĩa nào đó, v́ Ngài sử dụng các "Thể Vía" c̣n lại của Đức Cồ Đàm (Gautama). Bà nói rằng trong "Thể Vía" như thế chúng ta phải thấy ở đó ánh sáng Quyền Năng Thiêng Liêng riêng biệt hay độc lập hơn là đối tượng vật chất. Để chấm dứt, bà nói thêm rằng : "Do đó, cách tŕnh bày chân lư một cách đúng đắn là phải nói lên những nguyên nhân khác nhau, Đức Bồ Tát, Đức Phật Gautama, không chịu lên cơi Niết Bàn, đă kết hợp nhau một lần nữa để tạo thành nguyên lư trung gian của Shankaracharya, Thực thể hồng trần".
Muốn hiểu được huyền bí về Đức Phật, trước hết chúng ta phải hiểu rơ sự cấu tạo của những hạt nguyên tử hồng trần và kế đó là cách nó tiến hóa khi được sử dụng trong thể xác, một cách tổng quát khi nó vừa được tạo nên những phân tử và đồng thời là một cách đặc biệt như những hạt nguyên tử trường tồn. Nếu dùng thần nhăn để quan sát hạt nguyên tử hồng trần nhỏ nhứt , trước hết chúng ta sẽ thấy nó giống như một cái lồng bằng lưới sắt; kế đó, khi nh́n gần hơn, chúng ta sẽ thấy mỗi sợi lưới được cấu tạo bằng một sợi dây tế vi hơn cuốn ṿng lại và chung tất cả có bảy loạt khuẩn xoắn (spirilles) như thế. Một trong các xoắn đó hoạt động trong mỗi cuộc tuần hoàn, v́ chúng ta hiện đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ tư của dăy địa cầu, nên từ đó đến nay chỉ có bốn loại khuẩn xoắn hoạt động được trong đa số hạt nguyên tử. Mỗi cuộc tuần hoàn tương ứng với sự phát triển của một loạt khuẩn xoắn mới; vậy trong cuộc tuần hoàn thứ bảy tất cả bảy khuẩn xoắn đều hoạt động được. Trong cuộc tuần hoàn đó những nguyên tử sẽ đáp ứng với những năng lực tinh thần và sống một cuộc đời cao thượng dễ dàng hơn nhân loại ngày nay.
Nếu những hạt nguyên tử ấy thức tỉnh và tiến hóa - chính v́ chúng được sử dụng trong thể xác của sinh vật, từ loài kim thạch đến loài người. Tất cả đều được tạo thành bởi nguyên tử, chúng bay lơ lửng chung quanh chúng ta nhiều vô số. Có lẽ nhiều hạt chưa từng được sử dụng, nhưng một số khác thường xâm nhập vào thể xác sinh vật và sau đó bị trục xuất ra. Có vài hạt bao giờ cũng kết hợp với con người, được dùng như những hạt nguyên tử trường tồn, đi theo con người từ kiếp nầy sang kiếp khác, trải qua tất cả chu kỳ tái sinh. Như vậy những hạt nguyên tử sống với chúng ta và tạo thành các thể của chúng ta. Người ta nói rằng nhưng bộ phận nhỏ trong xác thân cứ bảy năm đều đổi mới; vài nhà bác học lại cho rằng nó được đổi mới trong ba năm. Có lẽ xương cốt thay đổi chậm hơn, c̣n các bắp thịt sẽ không thay đổi hoàn toàn hơi sớm hơn ba năm. Các thành phần nhỏ trong máu c̣n thay đổi nhanh chóng hơn; chúng sẽ được thay thế trọn vẹn trong vài ngày.
Tất cả những nguyên tử bị sinh vật hấp thụ đều chịu những thay đổi đáng kể. Những nguyên tử thuộc thành phần của đất tiến hóa rất chậm, nhưng những nguyên tử tạo đá quư tiến hóa rất nhanh. Thảo mộc và thú vật c̣n tạo cơ hội thuận lợi hơn cho những nguyên tử, nhưng sự tiến hóa tuyệt hảo chỉ có thể xảy ra đối với những nguyên tử được hấp thụ trong các thể con người. Đối với loài người, những người sống đời sống tâm linh tạo điều kiện tốt hơn những người kém tiến hóa v́ họ dùng thực phẩm và thức uống tinh khiết hơn (hoặc ở bậc cao hơn nữa, họ không ăn uống chi cả). Chính chúng ta, trong khi tiến hóa, chúng ta cũng thu hút những hạt nguyên tử tốt và sa thải những hạt nguyên tử kém tiến hóa.
Khi trở nên bậc Chơn Tiên, con người chỉ có thể biểu lộ bằng những hạt nguyên tử vừa với tŕnh độ đó. Người cần phải có những hạt nguyên tử đặc biệt tiến bộ và thanh bai, v́ các thể của người phải thật tinh khiết hơn các thể của chúng ta và có thể rung động đến một mức độ mà các thể của chúng ta không thể chịu đựng nổi. Khi đạt đến quả vị Phật, con người hoàn toàn không gặp được những hạt nguyên tử thích hợp, ngoài ra những hạt nguyên tử đă được dùng làm nguyên tử trường tồn, luôn luôn là thành phần của xác thân con người, không kể thời gian cách khoản giữa những kiếp tái sinh. Những hạt nguyên tử trường tồn tiến hóa hơn những hạt nguyên tử khác rất nhiều; ở những người sắp đắc quả Chơn Tiên, chúng đă phát triển hoàn toàn những hạt nguyên tử của cuộc tuần hoàn thứ bảy. Sự phát triển của chúng cũng phải được trọn vẹn hơn và chúng phải tiêu biểu cho tất cả những đức tánh do chúng thu hoạch được trong những kiếp trước.
Những hạt nguyên tử trường tồn của tất cả những người trên địa cầu chúng ta tại dăy hành tinh nầy khi đắc quả Chơn Tiên đă sa thải đều được Đức Phật Gautama hay ư muốn của Ngài thu góp lại. Người là vị Phật đầu tiên trong nhân loại chúng ta. Tất cả những vị Phật trước đều đến từ một cuộc tiến hóa khác và có lẽ các Ngài mang theo tất cả những yếu tố cấu tạo thể xác để dùng. Nhưng Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên trong nhân loại của chúng ta đắc quả, nên Ngài phải tạo các thể của Ngài bằng vật chất tại dăy hành tinh của chúng ta; vậy những thể đó của Ngài phải được Ngài hay những nhân vật cao cả hơn Ngài cấu tạo. Nhân thể của Ngài được tạo bằng những "yếu tố c̣n lại" hay những hạt nguyên tử trường tồn của tất cả Nhân thể được các nhân vật cao cả trên sử dụng : Thể Trí của Ngài làm bằng những Thể Trí do các nhân vật thu góp lại; sau cùng Thể Vía của Ngài được tạo bằng những hạt nguyên tử trường tồn Trung Giới của các Nhân vật ấy. Những hạt nguyên tử trường tồn nầy không hoàn toàn đủ số để tạo nên Thể Vía trọn vẹn; do đó phải dùng đến những hạt nguyên tử trường tồn khác thuộc loại tốt nhất; nhưng những hạt nguyên tử nầy phải được mạ điện và được những hạt nguyên tử khác làm cho hoạt động và được thay thế bằng những hạt nguyên tử trường ṭn của vị Chơn Tiên vừa mới mặc pháp Sambhogakaya hay Dharmakaya. Một loạt thể duy nhất Tuyệt đối đều được kết hợp lại như thế. Tại bầu hành tinh nầy không có thể nào khác; cũng không hề có vật liệu nào để tạo một lần thứ hai; các thể ấy được Đức Thích Ca dùng, và sau Ngài chúng sẽ được giữ lại.
Tất cả những điều nầy giúp chúng ta hiểu sự quả quyết của Bà Blavatsky, khi bà cho rằng những nguyên chất của Đức Phật được dùng như nguyên chất trung gian của Đức Shri Shankaracharya, nhưng Đức Shankaracharya bằng xương bằng thịt là một người rất khác biệt và Nhân thể không hề giống Nhân thể của Đức Phật. Ba thể trung gian đó đă được Đức Shankara-charya dùng và bây giờ Đức Di Lạc Bồ Tát lại sử dụng. Trong một bài báo của bà, Bà Blavatsky đă dùng danh từ hơi kỳ lạ. Thánh Paul phân biệt trong con người gồm có ba phần : Tinh thần, linh hồn và thể xác. Có lẽ Ngài muốn nói Tinh thần (spi- rit) là cái mà chúng ta gọi là Chơn Thần (Monad); linh hồn (soul ) là Chơn Nhơn (ego) và xác thân (body) tức là phàm nhơn (personality). Bà Blavatsky cũng ám chỉ bộ ba đó, nhưng bà cho rằng Đức Phật là một nhân vật quá cao cả nên chúng ta không thể nói đến những nguyên chất cấu tạo thân Ngài như nói đến những nguyên chất của một người thường; do đó khi nói đến Chơn Thần của Đức Phật, bà gọi nó là Dhyani Buddha. Kế đó bà cũng gọi nguyên chất trung gian của Ngài là thân Bồ Tát của Ngài; sau cùng bà gọi xác thân vật chất của Đức Phật là Manushya Buddha. Tóm lại, những nguyên chất của Đức Phật được tŕnh bày như sau : Chơn Thần của Ngài, được gọi là Dhyani Buddha (V́ Ngài là một Chơn Thần theo một ư nghĩa mà bây giờ chúng ta chưa biết được) ; kế đó là thân Bồ Tát; sau cùng là Manushya Buddha, tức là sự biểu hiện của Ngài tại cơi trần. Thể Vía và Thể Trí không bị phân tán đều gồm trong thân Bồ Tát.
Trước hết đa số chúng ta rất bối rối trước việc sử dụng thuật ngữ của Bà Blavatsky, nhưng sự thật sẽ trở nên rơ ràng hơn, chúng ta bắt đầu hiểu những ǵ bà muốn nói khi bà cho rằng Manushya sẽ chết và sẽ mất, Dhyani Buddha sẽ vào Niết Bàn và Bodhisattva sẽ ở lại cơi trần để tiếp tục công việc của Đức Phật. Bà gọi thân Bồ Tát là những nguyên chất của Đức Phật mà Đức Bồ Tát hiện nay đang dùng. V́ chúng được dùng cho Đức Bồ Tát Di Lạc của chúng ta, nên cái mà chúng ta thấy được trong ngày lễ Wesak không phải là chúng, v́ sự xuất hiện đó là cái bóng của Đức Phật [61] ; đó chỉ là h́nh ảnh của Ngài phản chiếu lại cũng như Thể Vía và Thể Trí của vị đệ tử [62] phản chiếu lại thành h́nh linh động, nhưng Ngài hoạt động nhờ trung gian của h́nh ảnh đó được, nên Ngài dùng nó.
Tôi đă giải thích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo rằng công nghiệp của Đức Phật chưa thành công một cách trọn vẹn, nhưng chúng ta chưa hiểu được điều đó, Ngài và Đức Di Lạc Bồ Tát của chúng ta cả hai đều tiến hóa rất xa đối với toàn thể nhân loại, nhưng trong thời kỳ cần phải có một Đức Phật đầu tiên trong hàng ngũ nhân loại, trong hai Ngài không vị nào hoàn toàn đủ điều kiện tiến hóa để đảm đương chức vụ cao cả đó. Khi thời giờ đă điểm, Đức Phật Thích Ca của chúng ta v́ ḷng từ bi vô lượng đối với nhân loại đă quyết định hoạch đắc những đức tánh cần thiết với bất cứ giá nào để đảm nhiệm những chức vụ đó, và nguyện hết ḷng hy sinh, là điều kiện cần thiết để được tiến bộ nhanh chóng nhất [63].
Ngài đă giữ lời hứa và toàn thể thế giới Phật giáo đều tôn kính Ngài. Ngài sống cuộc đời của một vị Phật và đă hoàn thành công nghiệp của Ngài. Khi chiêm ngưỡng đời sống đó, chúng ta thấy quả là một cuộc đời tuyệt diệu. Người ta không thể t́m thấy một khuyết điểm cũng như một dấu vết bất toàn nào trong đời sống, giáo lư và công nghiệp của Ngài; tuy nhiên chúng ta được cho biết rằng công nghiệp đó c̣n vài phần chưa được hoàn thành. Để bổ túc các khuyết điểm đó, Ngài quyết định thực hiện hai việc. Trước hết chính Đức Phật của chúng ta bằng ḷng, mỗi năm hiện ra một lần để ban ân huệ cho thế gian ; do đó Ngài đă hiện ra trong ngày lễ Wesak và ban rải thần lực xuống cơi trần giúp ích cho nhân loại thật nhiều. Mặt khác một sự hóa thân được thực hiện sau khi Ngài tịch diệt không bao lâu; đó là sự giáng sinh của Đức Shri Shankaracharya.
Chính nhờ cuốn Phật Giáo Bí Truyền của Ông Sinnett mà lần đầu tiên chúng tôi biết được sự liên quan huyền bí giữa Đức Phật của chúng ta và Đức Shri Shankaracharya. Trong sách ấy người ta nói rằng Đức Phật tái sinh làm Đức Shri Shankaracharya, Đức Shankaracharya chỉ là Đức Thích Ca trong một thể xác mới. Chúng tôi hiểu ngay là điều nầy không đúng bởi nhiều lư do và đây là một trong các lư do ấy : v́ Đức Shankaracharya thuộc cung thứ nhứt c̣n Đức Phật của chúng ta là chủ tể của cung thứ nh́. Bà Blavatsky thuật lại nhận xét trên của Ông Sinnett và bà nói rằng điều ấy đúng theo một ư nghĩa huyền bí nào đó, nhưng đă dùng những thuật ngữ sai lầm. Người ta hỏi Bà có phải Đức Shankaracharya là Đức Phật Thích Ca dưới một xác thân mới không. Bà trả lời rằng Đức Thích Ca bằng Thể Vía trong lớp vỏ bên ngoài của Đức Shankaracharya, mà Atma kiểu mẫu thiêng liêng đầu tiên, con của ánh sáng tuyệt diệu do Cái Trí sinh ra.
Khi nói rằng Đức Shri Shankaracharya là một vị Phật mà không phải là một Đấng hóa thân của Đức Phật. Bà muốn nói rằng Ngài là một vị Độc Giác Phật, nghĩa là một vị Phật ở cung thứ nhứt. Ngài c̣n sống ở Bạch Ngọc Cung (Shamballa) xác thân của Ngài là thân xác Ngài đă mang theo từ Bầu Kim Tinh. Các thể của các Đấng Thần Hỏa Tinh Quân (The Lords of the Flame) hoàn toàn khác biệt với các thể của chúng ta; những bộ phận nhỏ của chúng không thay đổi, nhưng được so sánh với những thể bằng thủy tinh; chúng giống với các thể của chúng ta nhưng vô cùng xinh đẹp hơn; tôi nghĩ rằng nó được tạo bằng vật chất của hệ thống tiến hóa đó, được các Ngài mang đến y như thế từ bầu Kim Tinh. Theo Bà Bkavatsky, Đức Shankaracharya là một Đấng Hóa Thân với đầy đủ tất cả ư nghĩa của danh từ nầy; nơi Ngài, ngọn lửa cao cả nhất của các nhân vật thiêng liêng biểu hiện đều sáng rực rỡ. V́ một Đấng Hóa Thân theo nguyên nghĩa là một nhân vật "đến từ thế giới khác" hay "giáng sinh" và Ngài không thuộc về nhân loại của chúng ta, danh từ được sử dụng ở đây thật chính xác. Thật ra Ngài là một trong ba vị Thần Hỏa Tinh Quân đă đến từ bầu Kim Tinh, Ngài c̣n ở lại thế gian như các vị phụ tá và đệ tử của Đức Ngọc Đế.
Chúng ta hăy trở lại vấn đề các Đấng Nirmanakaya một cách tổng quát. Chú thích của Bà Blavatsky c̣n cho chúng ta biết : "Theo Phật giáo công truyền của Bắc Tông người ta tôn sùng tất cả các nhân vật vĩ đại nầy như những vị Thánh và đọc kinh cầu nguyện các Ngài như những người Hy Lạp và Công giáo từng làm đối với các vị Thánh bổn mạng của họ; mặc khác, giáo lư bí truyền không hề khuyến cáo như thế ". Nói đến người Hy Lạp, bà muốn chỉ những nhân viên trong giáo hội Hy Lạp; những người Hy Lạp xưa không đọc kinh cầu nguyện, nhất là cầu nguyện các Thánh. Câu "giáo lư bí truyền không hề khuyến khích như thế "có nghĩa là không một sinh viên huyền bí học nào cầu xin sự trợ giúp của một vị Nirmanakaya, v́ họ biết rằng các Đấng Cao Cả nầy không chăm sóc riêng cho cá nhân, nhưng với tất cả quyền năng của các Ngài, để hoàn thành công tác đặc biệt do các Ngài phụ trách, các Ngài ban phát một cách rộng răi thần lực kỳ diệu của ḿnh.
Tuy nhiên người ta nói rằng sự thờ phượng các nhân vật cao cả như Chư Phật Từ Bi c̣n phổ thông hơn những Đấng đă chọn con đường khác. Bà Blavatsky cũng nói : "V́ có ḷng tôn sùng như thế trong giới b́nh dân, họ cũng gọi là “Chư Phật Từ Bi” những vị Bồ Tát khi đă đắc quả La Hán (nghĩa là khi đă trải qua con đường thứ tư hay con đường thứ bảy), từ chối bước vào trạng thái Niết bàn hoặc “khoác bộ Pháp phục Dharmakaya và qua bờ bên kia”, nếu không các Ngài không thể cứu độ nhân loại dù Nghiệp Quả có cho phép chút ít ".
Những ư tưởng chính ở đây hoàn toàn rơ rệt, nhưng việc sử dụng thuật ngữ có hơi phức tạp. Mỗi vị Chơn Tiên đều vượt qua đến bờ bên kia; như vậy Ngài đă chấm dứt con đường mà Ngài đă bắt đầu khi nhập lưu. Theo thành ngữ trong bản văn của chúng ta "con sông đă được vượt qua" trước khi vị Chơn Tiên chọn một trong ba bộ Pháp phục đó, và chính Ngài chớ không phải vị La Hán, theo ư nghĩa thông thường của danh từ nầy, đă được kêu gọi lựa chọn. Vị mặc Pháp phục Dharmakaya đă vượt qua đến bờ bên kia theo một ư nghĩa thật trọn vẹn.
Bà Blavatsky nói tiếp "Bậc Sambhogakaya cũng giống như thế , nhưng gồm thêm ba sự hoàn thiện nữa, mà một trong ba sự hoàn thiện đó là hoàn toàn xóa bỏ mọi sự liên hệ với thế gian" . Người dấn thân trong một cuộc tiến hóa thiêng liêng và nhập Niết Bàn sau đó; người giữ hạt nguyên tử Niết Bàn, Thể Niết Bàn, mà theo tôi tưởng, không có hạt nguyên tử thấp thỏi nào. Ở tŕnh độ đó, người thường biểu lộ như tinh thần ba ngôi (the triple spirit ). Trong hạng nầy, có lẽ gồm có những người đă trở nên hoàn toàn và đă nhập vào bộ tham mưu của Đức Thượng Đế ; các Ngài không c̣n liên hệ với địa cầu của chúng ta, nhưng lại phụng sự Đức Thượng Đế và có thể được Ngài gởi đi khắp nơi thuộc thành phần Thái Dương Hệ của Ngài.
Kế tiếp là bộ Pháp phục của Đấng Dharmakaya, đó là "thân của một vị Phật hoàn toàn, nghĩa là không phải thân thể chi cả, mà chỉ là một luồng linh khí lư tưởng; tâm thức ch́m đắm trong Tâm Thức của Vũ trụ, hay linh hồn thoát khỏi mọi sự ràng buộc". Điều nầy có nghĩa là người chọn bộ Pháp phục Dharmakaya rút lui vào Chơn Thần. Người hoàn toàn bỏ hết những hạt nguyên tử trường tồn của ḿnh và chỉ làm việc trên những cơi cao mà cơi thấp nhất đối với người là cơi Niết Bàn. Sau khi thiêu hủy hết những thuyền bè của người, người bắt đầu sống trong vũ trụ, tuy nhiên, nếu người muốn, tôi tưởng rằng người có thể biểu lộ như tinh thần ba ngôi, mà không giữ lại ngay cả hạt nguyên tử Niết Bàn.
Từ đầu đến cuối cuộc tiến hóa của ḿnh, chúng ta vẫn giữ nguyên một Nhân thể, cho đến khi tâm thức chúng ta có thể vươn lên đến cơi Bồ Đề; chừng đó sự kiện duy nhất là thiết lập trung tâm của chúng ta trong Thể Bồ Đề, để xác định sự biến mất Nhân thể. Tuy nhiên, vừa khi chúng ta đem tâm thức trở về cơi Thượng Thiên, Nhân thể lại xuất hiện nữa; nó không c̣n giống y như trước, những bộ phận nhỏ của nó bị phân tán, nhưng h́nh thể bên ngoài vẫn đúng in như trước. Một tiến tŕnh tương tợ như thể cũng xảy ra đối với bộ Pháp phục Dharmakaya. Người ta sa thải hạt nguyên tử Niết Bàn, sự biểu hiện của người trên cơi Niết Bàn, nhưng tôi tin chắc rằng nếu người trở lại cơi đó trong chốc lát, Người sẽ cùng một lúc, thu hút về với ḿnh một hạt nguyên tử hoàn toàn giống y như thế, đó là bộ Pháp phục Niết Bàn để cho người biểu hiện như tinh thần tam thể.
Nếu đem so sánh ba bộ Pháp phục, chúng ta có thể nói rằng bậc Dharmakaya không giữ lại cái ǵ thấp hơn Chơn Thần; thật ra chúng ta không biết được lớp áo của Chơn Thần ngay trên cơi của nó có thể là ǵ ? Bậc Sambhogakaya vẫn biểu hiện như tinh thần tam thể và tôi tưởng c̣n có thể đi xuống thấp nữa và hiện ra trong lớp áo Augoeides tạm thời. Bậc Nirmanakaya h́nh như vẫn giữ bộ áo Augoeides và tất cả những hạt nguyên tử trường tồn của ḿnh; do đó người có khả năng hiện ra ở bất cứ cơi nào. Dù sao ba bộ Pháp phục cũng tiêu biểu cho một sự phát triển tương đương nhau. Chỉ có một sự khác biệt duy nhất : đó là vị đă sa thải những hạt nguyên tử trường tồn th́ không thể hiện h́nh ra trong các cơi thấp, và người cũng vứt bỏ nó luôn v́ không c̣n cần thiết trong công tác đặc biệt của người nữa. Vị nào giữ chúng lại th́ có thể xuống các cơi thấp và hoạt động tại đó, nhưng nếu chúng ta cho rằng những vị chọn công tác khác giữ một vai tṛ kém quan trọng hơn, ít được quư trọng hoặc ít vinh diệu hơn th́ không thể đúng. Chúng ta nghĩ rằng những vị ở các cơi cao đảm nhiệm những công tác quan trọng và lớn lao hơn tại Thái Dương Hệ, nhưng chúng ta đă lầm v́ trọn cả Thái Dương Hệ đều là sự biểu hiện của Đức Thượng Đế.
Bà Blavatsky nói về tất cả những Kayas đó như những Thể "Bồ Đề", bà dùng chữ buddhic như h́nh dung từ của chữ buddha (Bồ Đề) và chữ Bồ Đề nầy tương đương với chữ Asekha Adept là Đấng được Điểm Đạo lần thứ Năm. Chúng ta dành danh từ đó cho những bậc đă được Điểm Đạo tới quả vị Phật. Các Đức Thầy của chúng ta thấp hơn quả vị đó hai bậc, nhưng ở Tây Tạng người ta gọi các Ngài là những vị "Phật Sống".
Lời chú thích được kết luận như sau : "Trường bí giáo dạy rằng Đức Phật Thích Ca và các vị La Hán, đệ tử của Ngài là một vị Nirmanakaya thuộc hạng ấy, và v́ sự từ bỏ lớn lao và sự hy sinh cho nhân loại của Ngài, nên trên Ngài không c̣n có ai được nhận biết nữa" . Chúng ta không nên kết luận rằng Đức Phật Thích Ca và các vị La Hán, đệ tử của Ngài, họp lại thành một Đấng Nirmanakaya duy nhất; không, chỉ có Ngài là Đấng giống như thế thôi và các tín đồ của Ngài chỉ đi theo con đường của Ngài. Kế đó, chúng ta thấy ngoài Ngài ra trong nhân loại không có ai cao cả hơn Ngài nữa. Điều nầy hoàn toàn đúng, nếu chúng ta hiểu rằng trong nhân loại không có ai đạt đến đỉnh cao như Đức Phật Thích Ca của chúng ta.
Ngay cả Đức Bồ Tát là Di Lạc của chúng ta, xưa kia là bậc đồng đẳng với Ngài như tôi đă giải thích trong quyển Chơn Sư và Thánh Đạo, cũng chưa tiến bước để trở thành một vị Phật. Nói cách khác, hiện nay Ngài chưa hoàn thành chức vụ Chưởng Giáo tối cao trên địa cầu nầy. Các hàng Phật tử thường gọi Ngài là Đức Di Lạc, song đó là một danh hiệu vinh dự.
Trong Quần Tiên Hội c̣n một cấp bậc chót, cao hơn cấp bậc Đức Phật, đó là cấp bậc của Đấng Đại Đế, Đấng Duy Nhất cầm quyền Điểm Đạo, nhưng v́ Ngài là Đấng trong số các Đấng Tinh Quân từ Kim Tinh đến, nên chúng ta có thể nói quả thật Đức Phật Thích Ca là bông hoa siêu việt nhất của nhân loại chúng ta.
Bây giờ con hăy cuối đầu nghe cho rơ, hỡi vị Bồ Tát. Ḷng từ bi thốt lời và nói : " Có thể nào hưởng hạnh phúc khi chúng sanh đang chịu đau khổ ? Người có đành tự giải thoát mà nghe cả thế giới rên siết chăng ?
Bây giờ con đă nghe biết những ǵ được thốt lên.
Con sẽ thực hiện bước thứ bảy và con sẽ vượt qua cánh cửa tri thức cuối cùng chỉ để nhận lănh sự đau khổ mà thôi, nếu con muốn trở thành Đấng Như Lai, th́ con hăy nối bước các bậc tiền bối của con, giữ tấm ḷng vị tha cho đến cùng.
Con đă giác ngộ, hăy chọn lấy con đường của con.
Một lần nữa Đức Aryasanga lại tŕnh bày ư niệm chính trong giáo lư của Ngài : Ngài khuyến khích đệ tử nên chọn con đường từ bi. Ngài nói người ta không thể bỏ rơi những huynh đệ đau khổ của ḿnh. Khi đă nghiên cứu thật đầy đủ vấn đề đau khổ, chúng ta biết rằng nếu vị La Hán c̣n làm việc tại thế gian đầy phiền năo, th́ trên các cơi cao tâm thức của Ngài vẫn biết rằng sự vinh quang ở phía sau thế giới nầy là tấm màn che; tâm thức ấy biết rằng mọi người chắc chắn sẽ đạt được sự toàn phúc tối cao; do đó Ngài không thể bị khổ lụy như những người thường chỉ thấy rất ít khía cạnh vinh quang của sự sống. Bậc La Hán ở đây được gọi là Bồ Tát - rất thích hợp với danh hiệu - trong khúc hát khải hoàn của Đức Phật Thích Ca, đă được mô tả rất đẹp trong Bộ Ánh Sáng Á Châu như sau :
Người không bị ràng buộc nữa ! Tâm hồn của vạn vật rất hiền ḥa, tấm ḷng của Đấng Cao Cả là một sự an lạc thiêng liêng, ư chí mạnh hơn sự đau khổ ; cái ǵ đă tốt đẹp rồi sẽ tốt đẹp thêm, rồi sẽ trở nên tuyệt vời. Ta, vị Phật đă khóc hết nước mắt v́ nhân loại mà trái tim đă bị tan vỡ bởi nỗi khổ đau của cả thế giới, bây giờ Ta hoan hỷ và sung sướng, v́ đây là Tự Do, Giải Thoát ! " [64].
Khi khuyên các tín đồ của ḿnh "nên giữ tấm ḷng vị tha cho đến vô cùng tận", Đức Aryasanga đă dùng một câu thành ngữ hơi lạ lùng giống như thành ngữ "thế giới vô tận" mà người Công giáo thường mô tả và theo tiếng La Tinh "thế giới vô tận" có nghĩa là từ thời đại nầy đến thời đại khác (in the ages of the ages) - nói một cách khác cho đến cuối cùng dăy địa cầu của chúng ta, hay có thể tận cùng dăy hành tinh hiện tại của chúng ta. Tác giả cho biết rằng chúng ta phải giữ sự liên hệ với nhân loại cho đến bao giờ công nghiệp của chu kỳ nhân loại hiện nay được hoàn tất và nhân loại đă đạt đến mục đích của ḿnh.
Cách hiến dâng của chúng ta không hoàn toàn giống như thế. Chúng ta tự đặt ḿnh dưới quyền sử dụng của các Đấng Chơn Sư một cách trọn vẹn mà không cầu xin các Ngài giao cho công việc nầy hay công việc khác; chấp nhận tuyệt đối quyết định của các Ngài, chúng ta có thể xin : "Hăy gởi con đi bất cứ nơi nào". Đức Aryasanga muốn các đệ tử của Ngài chọn con đường mà chính Ngài đă chọn. Có lẽ Ngài đă thấy trên phương diện nầy cần có nhiều người phụng sự hơn nữa. Ngài đă lên tiếng trong một thời kỳ lịch sử Ấn Độ dưới triều vua Harsha, là thời đại mà h́nh như tôn giáo bị suy tàn, con người chỉ lo nghĩ đến những h́nh thức bên ngoài hơn là đời sống chơn thật và thâm sâu, thời đại mà tất cả đều chia rẽ, tất cả đều mang tính chất giả tạo. Trong t́nh trạng đó, có lẽ Đức Aryasanga thấy cần phải có nhiều vị Huấn Sư hơn nữa để thức tỉnh sự sống tôn giáo và lư tưởng phụng sự.
Sau cùng, Ngài khuyến khích các đệ tử của Ngài đạt đến địa vị Như Lai, theo bước Đức Phật của chúng ta. Ngài nói rằng bây giờ họ đă giác ngộ, họ phải chọn lấy con đường của ḿnh. Kế đó có những dấu chấm lơ lửng khiến chúng ta phải hiểu rằng độc giả phải tự quyết định lấy.
Sau đây là phần kết luận tuyệt đẹp :
Con hăy nh́n xem ánh từ quang đang tràn ngập Trời Đông. Để tỏ dấu ca ngợi, đất trời cùng ḥa hợp với nhau. Và bốn uy quyền hiển hiện trổi lên một ca khúc của t́nh thương, lửa sáng, nước trong, đất thơm và gió mạnh.
Con hăy lắng nghe ! . . . từ chốn sâu thẳm vô tận trong cơn lốc ánh sáng kim quang đó là nơi mà vị chiến thắng đang đắm ḿnh, tiếng không lời của vạn vật trổi lên trăm ngàn giọng hoan hô :
Hăy hoan hỷ hỡi người trong cơi Myalba.
Một vị hành hương đă từ bỉ ngạn trở về.
Một vị La Hán mới sinh.
Tôi đă ghi nhận sự vui mừng phát khởi khắp nơi trong thiên nhiên khi có một vị mới được Điểm Đạo giáng sinh. Ở đây chúng ta được biết trong sự hoan hỷ đó, đất trời đă ḥa hợp với nhau. Thần địa cầu thấy một cảm thức khoan khoái gia tăng. Vị thần đó là một thực thể cao cả, không có liên hệ ǵ tới sự tiến hóa của nhân loại chúng ta, và thể xác của người là trọn cả quả địa cầu của chúng ta. Rất khó quan niệm được bản chất của một nhân vật như thế. Nếu chúng ta thấy địa cầu của chúng ta là một bầu to lớn, quay cuồng trong không gian, không có những cơ quan đặc biệt, th́ người ta có thể ngạc nhiên khi biết nó được dùng làm thân xác của một nhân vật nào. Nhưng nếu tất cả sinh vật sống trên bầu trái đất nầy là thành phần tâm thức của thần địa cầu th́ đôi mắt của họ cũng đủ chứng minh. Ngài sống trong đời sống của họ và do đó, Ngài mới hoạch đắc kinh nghiệm được. Vả lại, trong lúc di chuyển, quả địa cầu là thành phần của một cuộc hợp xướng vĩ đại của nhiều hành tinh, mà mỗi hành tinh đều phụ thêm âm điệu riêng của ḿnh vào nhạc khúc của tất cả và đem lại cho chính nó tất cả những ǵ do sự cố gắng của chúng ta quy định.
Thực thể đó sống trong một tỷ lệ rất khác với tỷ lệ của chúng ta. Các thể của chúng ta có một kích thước nào đó và sống được một thời gian nhất định; đó là đều b́nh thường đối với chúng ta. Nếu một sinh vật nhỏ bé và có đời sống ngắn ngủi khiến chúng ta khinh thường, th́ chúng ta lại kính nể một sinh vật to lớn, sống lâu. Nhưng kích thước và đời sống lâu dài không phải là tiểu chuẩn của sự phát triển hay tiến bộ. Vài giống vật trước thời hồng thủy to lớn hơn con voi vô cùng nhưng lại kém thông minh hơn. Ngày nay vẫn c̣n giống tê giác và giống hà mă song trí khôn của chúng kém hơn giống chó. Vậy chúng ta không
nên tưởng tượng rằng thần địa cầu có xác thân là một bầu thế giới mà đường kính là 17.750 cây số và một trong những kiếp sống của Ngài lâu bằng trọn một chu kỳ của thế giới, lại thông minh hơn chúng ta. Tâm thức ở mỗi chúng ta là một điểm; tâm thức thần địa cầu dường như phức tạp một cách kỳ lạ dù tầm vóc vĩ đại, song trên vài phương diện Ngài kém tiến hóa hơn nhiều vị Thiên Thần đang chuyển động trong xác thân Ngài.
Nếu đứng trên một ngọn đồi nh́n khắp xứ, trong một phạm vi nào đó, chúng ta sẽ thấy thấm nhuần sự sống - đó là sự sống của thần địa cầu. Sự sống đó dường như biểu hiện nhiều thành phần có tính cách tạm thời hay thường xuyên. Một viễn tượng tuyệt đẹp được nhiều người ngưỡng mộ, do đó cá tính mơ hồ làm cho linh động đều tùy thuộc vị thần đó. Sự thán phục do loài người hoặc do Chư Thiên biểu lộ, dường như kích thích sự sống trong vùng đặc biệt nầy và chính sự sống ấy đáp ứng lại t́nh cảm hân hoan của chúng ta. Chúng ta hăy ngắm nh́n một phong cảnh đẹp, nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta, và đến lượt ḿnh, chúng ta cũng tác động lại trên cảnh ấy. Sự đáp ứng nầy sẽ gia tăng những ǵ mà sự sống biểu lộ trong các loài kim thạch, thảo mộc và cầm thú.
Khi một người được Điểm Đạo, ảnh hưởng nào thích hợp với người tại các cơi cao đều tràn vào khắp nơi trong bản thân người. Tác động ấy rất yếu trong chất đặc, chất lơng và chất khí ở cơi trần, nhưng các Thể Phách, Thể Vía và Thể Trí đều phóng ra ánh sáng một cách mạnh mẽ và sự phóng quang đó, như chúng ta đă thấy, đều được các loài trong thiên nhiên cảm nhận và có thể đáp ứng lại.
Bốn uy quyền được biểu hiện là uy quyền của tứ đại : địa, thủy, hỏa, phong - tức là tứ đại Thiên Vương (the four Devarajas or Maharajas) mà tại cơi trần nầy đối với chúng ta là các Đấng cai quản Luật Nhân Quả, các Đấng phụng sự phụ thuộc của các Lipika, các Đấng Chí Tôn cầm đầu Nghiệp Quả. Dường như người Ấn Độ gọi các Ngài là Dhritarashtra, Virudh-aka, Virupaksha, và Vaishravana đều trông nom một đường tiến hóa đặc biệt. Đấng Dhritarashtra chủ tể các chư Thần Gandharvas, thần không gian; các Đại Thiên Thần được biểu lộ bằng âm nhạc; bao giờ các Ngài cũng được chỉ định ở phương Đông; màu tượng trưng của các Ngài luôn luôn là màu trắng; người ta mô tả các Ngài như những chàng kỵ mă mang sắc phục trắng cỡi những con bạch mă và mang khiên đầy những hạt trân châu. Dưới Đấng Virudhaka, có các Thần Kumbhandas, Thiên Thần miền Nam, Thần nước (Thủy Thần) - v́ Nam bán cầu có nhiều biển hơn đất liền. Các Ngài tượng trưng bằng màu xanh, màu của nước; các Ngài mang những khiên bằng ngọc lam (sapphire) . Dưới Đấng Virupaksha có các Thần Nagas (Thần rắn), Thiên Thần phương Tây; màu của các Ngài là màu đỏ, khiên của các Ngài bằng san hô. Ezekiel mô tả các Ngài như những nhân vật bằng lửa có nhiều cánh, và cũng giống như những bánh xe có cánh. Sau cùng là những Thần Yakshas, dưới quyền điều khiển của Đấng Vaishravana; các Ngài được chỉ định ở phương Bắc; đó là các chư Thiên hay chư Thần của địa cầu chúng ta; màu sắc của các Ngài luôn luôn là màu vàng - vàng ẩn trong đất.
Bà Blavatsky cho rằng Myalba là "địa cầu của chúng ta được gọi là một địa ngục rất đúng, địa ngục lớn nhất trong các địa ngục theo trường bí giáo. Giáo lư bí truyền không hề biết địa ngục nào khác hay những nơi hành phạt nào khác hơn những dăy hành tinh hay địa cầu có loài người sống trên đó. Avichi (địa ngục) là một trạng thái chứ không phải là một điểm nào". Mặc dù sau khi chết vài người vẫn bị đau khổ trên cơi Trung Giới, nhưng khó mà thấy một h́nh phạt nào trên đó. Sở dĩ những người ấy đau khổ v́ họ đă tưởng tượng hỗn loạn hoặc có những sự ham muốn đê hèn. Đôi khi trên cơi nầy có những hoàn cảnh rất buồn bực, nhưng sự tồi tệ nhất không phải là tính cách xấu xa, đê tiện của những ǵ mà người ta phải chịu dưới cơi trần. Những ai hoạch đắc được kinh nghiệm trên các cơi cao cũng đều phải đồng ư với Bà Blavatsky là ngoài đời sống dưới thế gian ra, người ta không thể t́m thấy một nơi nào tồi tệ hơn nữa.
" Một vị hành hương qua đến bờ bên kia” có nghĩa là một người đă đạt đến tŕnh độ cao siêu nhưng thích ở lại cơi trần và làm việc để phụng sự nhân loại. Thông thường, đối với chúng ta, bờ bên kia chính là cuộc Điểm Đạo lần thứ Năm, chứ không phải thứ Tư, nhưng ở đây thành ngữ nầy có một ư nghĩa hạn định.
Đức Aryasanga chấm dứt giáo lư của Ngài bằng lời cầu nguyện :
V Ạ N V Ậ T T H Á I B ̀ N H
Mọi tác phẩm Phật giáo hay Ấn giáo đều chấm dứt bằng lời cầu xin tương tợ như thế. Những hàng cuối cùng trong quyển Kinh của Đức Aryasanga là một khúc ca đầy hoan hỷ. Đôi khi Ngài đă đề cập đến con đường đau khổ, nhưng khúc khải hoàn cuối cùng của Ngài tràn đầy sinh khí của một sự hân hoan kỳ diệu và một sự an lạc tuyệt vời.
Lời tựa Chú Thích Cuối Sách Đầu Sách Mục Lục
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
Chú thích
[1] Quyển Tiếng Nói Vô Thinh gồm những đoạn chọn lọc trong Kim Huấn Thư, là quyển Kinh được các sinh viên Phật Giáo Bí Truyền dùng hằng ngày, do Bà H. P. Blavatsky dịch, ghi chú và Amaravella dịch từ Anhvăn ra Pháp văn.
[2] Xin đọc quyển “Những tiền kiếp của Alcyone”.
[3] Prajna Paramita ( Bát Nhă Ba La Mật Đa ) được Ngài Huyền Trang dịch là Tŕ huệ đáo bỉ ngạn. Ngài La Thậïp dịch là Trí huệ độ, đều có nghĩa là Trí huệ đưa sang bến giác. ( Lời dịch giả )
[4] Sách đă dẫn, XVII, 5-6.
[5] Xin đọc Rajas Yoga của Ernest Wood, trang 18
[6]Sách đă dẫn, XVII, 14 - 16.
[7]
Sách đă dẫn , IV, 35.
[8] Sách đă dẫn, III, 2.
[9] Les Sonnets của Shakespeare, dịch theo bản Pháp văn của Bernand Henry.
[10] I John, 4, 12.
[11] St. John, X, 30.
[12] I John, 5, 7.
[13] Lập luận này được khai triển trong quyển Bảy Cung của Ernest Wood, Chương XXI.
[14] Xin đọc : The Seven Rayons, Ch. VIII.
[15] I John, 4, 12.
[16] Sách đă dẫn, quyển I, trang 624.
[17] Sách đả dẫn, quyển I, trang 169.
[18] Sách đă dẫn , IV, 33.
[19] Bộ sách này đă được dịch ra Pháp văn dưới nhan đề : “L’occultisme dans la nature”.
[20] Saint Matthieu, vi, 7.
[21] Sách đă dẫn, vi, 3.
[22] Sách đă dẫn, quyển VI.
[23] Bản dịch ra Pháp văn : “ L’Occultisme dans la nature”.
[24] Những kinh sách Aán Độ có nói đến luân xa ở dưới cơ quan sinh dục như một luân xa thứ nh́. Chúng tôi nh́n nhận có một trung tâm như thế. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ như người Ai Cập xưa là nếu kích động luân xa ấy sẽ nguy hại vô cùng.
[25] Xin đọc “Những Trung tâm bí lực trong con người” của C. W. Leadbeater và “Thể Phách” của A. E.Powell.
[26] Sách đă dẫn, V. 27, 28.
[27] Khải huyền III, 15 - 16.
[28] Xin đọc quyển Bảy Cung, trang 13.
[29]S. John , XIV, 6.
[30] Sách đă dẫn . IV . 36 – 37
[31] Sách đă dẫn . VI . 40
[32]Sách đă dẫn . Chương IX.
[33] Sách đă dẫn, III, 570
[34] Sách đă dẫn, trang 573.
[35] The Light of Asia, quyển VI.
[36] Sách đă dẫn , quyển III , trang 582 - 584.
[37]Xin đọc Concentration , X.
[38] Ante, trang 59.
[39] Sách đă dẫn, quyển III, trang 508.
[40] Ante, trang 40.
[41]Sách đă dẫn . Quyển VIII.
[42] Sách đă dẫn, IX, 29 - 32.
[43] Aùnh Sáng Á Châu, Quyển VII
[44] Người được Điểm Đạo.
[45]Giảng Lư Dưới Chơn Thầy, Chương IV.
[46] Sách đă dẫn trang 179.
[47] Sách đă dẫn, Chương XIV.
[48] Sách đă dẫn trang 127.
[49] Sách đă dẫn trang 282.
[50] Sách đă dẫn, III, 20.
[51]Sách đă dẫn, Chương VII.
[52] Sách đă dẫn, Chương V.
[53]I. John, 4, 18.
[54] Sách đă dẫn, quyển II, trang 157.
[55] Inch : đơn vị đo bề dài của Pháp bằng 27,07mm và của Anh là 25,4mm.
[56] Sách đă dẫn, VI, 19.
[57]Sách đă dẫn, VI, 21 - 22.
[58] Sách đă dẫn, VIII.
[59]Sách đă dẫn, Chương XIV.
[60]Con người, từ đâu đến, đi về đâu. Trang 13.
[61] Xin đọc Chơn Sư và Thánh Đạo, Chương XIV.
[62] Xin đọc Chơn Sư và Thánh Đạo, Chương V.
[63] Xin đọc Chơn Sư và Thánh Đạo, Chương XIV.
[64]Sách đă dẫn, quyển VIII.
HOME NHẬP MÔN sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES