Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

CON NGƯỜI LÀ AI ?
XUỐNG CƠI TRẦN LÀM CHI ?


Quyển thứ nhứt

XÁC – THÂN
BẠCH LIÊN
1949
Đánh máy  Điểm Dung

 Bản Scan quyển XÁC THÂN

trang 1-35   trang 36-70   trang 71- 100      bản đánh máy

 

Lời Tựa

 

Để tưởng nhớ đến vị huynh trưởng Bạch Liên Phạm Ngọc Đa, người đầu tiên có công mang ánh sáng TTH vào Việt Nam. Với tinh thần tưởng niệm người xưa cũng như nhớ lại thời kỳ phôi thai của TTH Việt Nam, chúng tôi chụp lại nguyên bản một số tác phẩm thời kỳ đầu của Huynh trưởng.
Tiếng Việt tuy phát triển từ tiền thế kỷ 20, nhưng phải mất nửa bán thế kỷ, tiếng Việt mới có tiêu chuẩn ổn định. Tác phẩm Xác, Phách, Vía, Trí được viết vào năm 1949 v́ lẽ đó văn phong của nó không dễ đọc như ngày nay nhất là nó lại được viết tại Châu Đốc, nên mang một sắc thái âm hưởng của tiếng Nam thuần túy. Bởi thế, kính xin quư vị thưởng thức tác phẩm trong tinh thần hoài niệm và trong bối cảnh tiếng Việt của miền Nam thời tiền bán thế kỷ 20.

Tuy thế, nội dung tác phẩm lại chứa đầy tư tưởng mới lạ, chẳng những mới lạ ở những năm 1949 mà ngay cả bây giờ cũng c̣n mới lạ.
    Ở bản chụp, chúng tôi vẫn giữ nguyên gốc không sửa chữa, nhưng để tiện cho việc đọc, chúng tôi cũng có thêm bản đánh máy kèm theo và hầu để người đọc cảm thấy dễ chịu hơn, chúng tôi xin mạn phép sửa lại một số nhỏ lỗi chính tả (không sửa chữa văn phong và từ ngữ).

 

 

XÁC – THÂN

BẠCH LIÊN

 VÀI  LỜI  NÓI  ĐẦU

        Cái nguyên nhân sâu xa của những cuộc xâu xé dưới phàm trần nầy, lớn, từ chiến tranh giặc giả chiếm đoạt đất đai, thành phố, cho đến nhỏ, như sự bốc lột lẫn nhau, từ xu từ cắc, có phải là tánh Ỉch-kỷ không?. Mà tại sao con người có tánh Ỉch kỷ như thế?. Có phải là tại con người tự chưa biết ḿnh là ai, xuống cơi Trần làm chi chăng?. Ḿnh tự biết ḿnh, đó là một việc hết sức khó làm, nhưng mà làm được nếu con người bền chí và biết phương pháp. Ta biết xác thân ta mạnh hay yếu, Ta biết ư Ta muốn cái chi, Ta biết trí Ta tưởng việc nào, như thế Ta đă biết Ta chưa?—Chưa vậy! Ta chỉ biết những lớp vỏ ở ngoài, chúng nó thường vấy bợn nhơ đó thôi. Thiệt Ta là Chơn -Thần, Ta khác mấy lớp áo đó nhiều lắm.  Từ ngàn xưa, đă có những vị tự biết ḿnh và đă thoát khỏi ṿng sanh tử dưới Phàm gian.  Mấy vị ấy, đời gọi là Tiên, là Phật. Các Ngài không c̣n học- hỏi cái chi trên dăy địa cầu nầy nữa.  Các Ngài đă đi tới mục đích của Đức Thượng-Đế đă định sẳn cho Vũ Trụ nầy, trước ngày giờ và trước chúng bạn.  Như các Ngài, mới có thể nói tiếng chót của Khoa -Học.  Các Ngài lập ra các Tôn- giáo đặng chỉ lại người đời những phương pháp mà các Ngài đă thật hành và nhờ đó mà đi tới bực hoàn toàn sáng-suốt.  Mấy lời châu ngọc ấy, có thể ví như các thứ quảng cáo đem dán tại ngả ba đường cái.  Các hành khách đi qua dừng bước lại xem coi.  Ai nấy đều khen: “Hay lắm! Trúng lắm!”. Song rồi bỏ đi luôn, không c̣n quan tâm đến nữa.  Trong mười muôn người, họa may có một hai người biết tự tỉnh mà thôi. Như thế bảo sao trước mặt ta suốt đời c̣n thấy măi những sự đau khổ, những sự bực tức, những sự thất vọng, những sự buồn tủi, những sự bất công, những sự thất đức.  Muốn trừ tuyệt một bịnh nào th́ phải trị ngay tận gốc bịnh đó; nếu lo chữa những chứng của bịnh sanh ra th́ chỉ chữa cái ngọn, bịnh nhơn bớt đau khổ trong một lúc chớ chưa thật hẳn lành mạnh.  Chỉ nên muốn trừ tuyệt tánh Ích kỷ th́ phải vén màng vô-minh, nghĩa là phải học hỏi cho biết Cội-Rể của ḿnh và Bổn-Phận ḿnh sanh ra cơi Trần phải làm những việc chi?

     Các bạn biết rơ mấy đều nầy sau khi đọc hết bộ “Con người là ai? Xuống cơi Trần làm chi?” của tôi soạn ra.  Nó gồm bảy cuốn : 1-XÁC THÂN ,  2-PHÁCH,  3-VÍA,   4-TRÍ,  5- CON NGƯỜI THÁC RỒI VỀ ĐÂU?,  6- LUÂN-HỒI, 7- NHÂN-QUẢ

      Nó giải rành rẽ, nhưng tóm tắt, những lời của các vị Giáo- chủ dạy về sự liên-quan giữa Vơ-trụ và Nhân-Sanh.  Những đều nào khó-khăn cho những người mới t́m hiểu chơn lư th́ tôi không đem vô, xin hẹn sau sẽ thêm .  Hiện giờ nó vừa đủ cho ai là người mộ đạo và muốn tu thân đặng tiến hóa mau trên con đường giải-thoát.  Nhưng xin các bạn nhớ kỹ đều nầy.

     Chơn lư duy nhất, nó tuyệt đối.  Song, một khi Vơ Trụ sanh hóa rồi, nó trở nên tuyệt-đối và tương đối một lượt.  Tuyệt đối, v́ chơn lư bao giờ cũng là chơn lư c̣n tương đối là con người hiểu chơn lư một cách khác nhau bởi chung sự tiến hóa không đồng bực.  Xét kỹ, ai ai cũng có lư, mà lư cao hay lư thấp là do sự học hỏi và sự kinh-nghiệm nhiều hay ít, đầy đủ hay khiếm khuyết.

      Có lẽ trong bộ sách của tôi có nhiều đoạn không giống với những sách của các bạn đă đọc và cũng giải chung một vấn đề với tôi. Thấu mấy lẽ trên đây tưởng các bạn cũng không lấy làm lạ về đều đó rồi.

     Người học đạo bao giờ cũng trọng “Quyền Tự-Do Tín ngưởng” của kẻ khác.

     Miễn là các bạn sau khi học đạo rồi suy xét lại cuộc đời cho kỹ-lưỡng th́ các bạn biết “Đạo ở trong Đời mà Đời cũng ở trong Đạo”.  Muốn t́m đạo, không có chi hay và mau hơn là t́m ngay trong ḿnh ḿnh.  T́m Đạo ở ngoài e cho mất ngày giờ và lầm đường lạc nẻo.  Kinh sách bất quá là chỉ đường cho ḿnh đi.  Không đi th́ không bao giờ tới, nói mà không hành th́ không bao giờ Đắc quả. Không đợi phải lên non cao động cả, lánh tục tầm Tiên, hay tụng kinh gỏ mơ, thọ phái, qui y.  Chỉ cần ba điều sau nầy:

     1*Kiểm soát tư-tưởng một cách gắt-gao.

     2* Giử-ǵn hạnh-kiểm thật tốt.

     3* Mở rộng ḷng nhân và giúc ích cho quần sanh không v́ tư lợi.

     Được như vậy, lo chi không có người đắc-đạo tới chỉ-dẫn bước đường.

     Tôi nói những điều tôi đă học-hỏi và kinh-nghiệm hai mươi lăm năm nay.  Vẫn biết bao nhiêu đây đối với thời gian vô cùng, vô tận th́ thấm tháp vào đâu, bất quá là một giọt nước trong biển cả.  Nhưng tôi nghỉ rằng: Chúng ta là những hành khách đi trong đêm tối, đường sá đầy những hầm-hố, gai chông, cực-kỳ nguy hiểm.  Mỗi người trong chúng ta nên sắm một cây đuốc, người đốt rồi mồi cho người chưa đốt, chẳng bao lâu ánh sáng dọi ra rực-rở, chúng ta nắm tay d́u-dắt nhau đi tới, khỏi sợ những tại nạn bất ngờ có thế xảy ra. V́  ư nguyện đó cho nên tờ Niết-Bàn Tạp-Chí và bộ Con người là ai? mới ra đời.  Cầu xin ai nấy đều sớm giác ngộ, diệt sự chia rẽ “Ta” với “Người”, coi Bốn Bỉển là anh em một nhà, đồng mưu cầu hạnh phúc cho nhau không phân biệt sắc da, ṇi giống, đảng phái, giai cấp đặng cho Cảnh Niết-Bàn hiện ra trước mặt trong một thời gian gần đây.

Châu-đốc ngày mồng bảy tháng hai năm Kỷ Sửu

nhằm mồng sáu tháng ba dương-lịch 1949

Bạch Liên

         --------------------------------------------------------------------------------------------

CON NGƯỜI LÀ AI ?

XUỐNG CỎI TRẦN LÀM CHI ?

Quyển  Thứ   Nhứt

XÁC- THÂN

Chương Thứ Nhứt

CHUYỆN CON SƯ-TỬ KHÔNG BIẾT NÓ LÀ SƯ-TỬ.

    Thuở xưa có một con sư-tử cái có chữa gần ngày sanh gặp một bầy chiên ăn cỏ dựa chơn núi.

    Nó liền nhảy chụp một con, rủi vấp chơn té nhằm đá mà chết.  Trong lúc đó nó sanh được một con sư-tử đực con.  Có một con chiên cái thấy vậy tội nghiệp mới cho sư-tử con nầy bú và săn-sóc.

    Hai năm qua, con sư-tử con nầy nhập bầy với mấy con chiên, cũng ăn cỏ, cũng kêu bê-hê, va cũng trửng giỡn với nhau vậy.  Một bữa kia, có một con sư-tử già đi kiếm mồi.  Nó lấy làm lạ mà thấy trong bầy chiên nầy, có một con sư-tử con đi giữa.  Nó bèn lại gần xem cho kỹ.  Vừa thấy dạng nó, bầy chiên vỡ chạy tứ tán.  Con sư-tử con cũng hoăng-hốt dông theo mẹ nuôi của nó.

    Nhưng, không bao lâu con sư-tử già mới ŕnh chụp được con sư-tử con lôi tuốt vô rừng.  Con sư-tử con hết hồn mới năn-nỉ “Lạy Ngài, xin tha tôi làm phước, thân thể tôi bé nhỏ, không đủ cho Ngài nhét kẻ răng”.  Con sư-tử già mới nói: “Không, ta không ăn thịt ngươi đâu, ta với ngươi là đồng-loại, tại ngươi ở chung với bầy chiên, nên ngươi tưởng ngươi là con chiên.”  Con sư-tử con không tin.  Con sư-tử già mới dắt nó lại mé ao, rồi biểu: “Thôi, ngươi hăy ḍm dước nước coi.  Con sư-tử con trông xuống thấy nó giống hệt con sư-tử già, nó cũng oai nghi, cũng nanh vút, bèn mừng quá.  Con sư-tử già gầm một tiếng lớn, con sư-tử con cũng bắt chước rống lên.  Từ đó về sau nó nghiễm-nhiên là chúa-tể cũa loài thú, chớ không c̣n nhu nhược như hồi trước nữa”.

 

CON NGƯỜI THẬT CHƯA BIẾT M̀NH LÀ AI.

     

    Cũng như con sư-tử nầy, hầu hết thiên-hạ thật chưa biết ḿnh là ai.

    Có người sẽ hỏi: “Có lư nào vậy! Tôi ăn uống, tôi hành- động: tôi vui mừng, tôi buồn thảm, tôi ham muốn, tôi tư-tưởng.Nếu không phải tôi làm mấy chuyện đó th́ là ai bây giờ?”.  Thật vậy. Nói cho trúng lư cái xác-thịt ḿnh ăn, cái ư ḿnh muốn, cái trí ḿnh suy nghỉ.  Ḿnh không phải là cái xác, ḿnh không phải là cái ư (ư muốn), mà cũng không phải là cái trí nữa.  Thân, ư (ư muốn), trí là ba thể để cho ḿnh dùng, cũng như ḿnh mặc ba lớp áo vậy.

                                                                                                  

CON  NGƯỜI LÀ AI?

Thế th́, con người là ai?

Con người là chơn Thần của Đức Thượng-Đế.  Nói một cách dễ hiểu: Con người là linh hồn, con người có cái xác thân, cái ư và cái trí là ba thể thường dùng mỗi ngày.

     Người ta thường nói: “Tôi có Linh-Hồn”.  Đó là lầm vậy.  Phải nói tôi là Linh-hồn mới trúng.

                  

TẠI SAO TA KHÔNG THẤY CÁI VÍA VÀ CÁI TRÍ?                                

Điều nầy không có chi lạ, con mắt ḿnh không thấy bụi, không thấy gió, không thấy điễn, không thấy vi-trùng.  Mấy cái đó có thật chớ không phải tại ta không thấy, mà chúng nó không có.  Trời sanh xác-thịt có một cái quan để xem coi, gọi là con mắt.  Cái vía, cái trí, mỗi thể đều có một cái quan riêng để xem coi như con mắt, người ta gọi là “Thần-nhăn” (Vision astral) “Thiên-nhăn” (Vision mentale). 

     Ngày nào con người dùng chưa được thần-nhăn th́ chưa thấy cái Vía, chưa dùng thiên-nhăn th́ chưa thấy cái trí.

     Lấy theo khoa-học mà nói, chung quanh ta toàn những sự rung-động (vibration).  Ánh-sáng, tiếng-tăm, điễn-khí là những cách rung-động.  Ta thấy ánh-sáng, tiếng-tăm là tại những cách rung-động của ánh sáng và tiếng-tăm căm ta được.  C̣n những cách rung-động cũa điễn-khí mau quá đi không cầm ta được, nên ta không thấy.  

     Cũng có nhiều thứ tiếng rung-động, hoặc mau quá, hoặc chậm quá, lỗ tai ta nghe không được. (Xin xem bản rung-động chỗ “Sự thí nghiệm về những cách rung-động” trong cuốn CÁI PHÁCH).

     Ngày nay ta biết dùng máy thâu-thanh “radio” thâu được những làn sóng điện, dài, vắn, phát ra khắp cả hoàn cầu, ta nghe những tiếng hát, những bài diễn-thuyết ở bên kia trời dường như khít một bên tai ta.  Nếu ta làm sao cho cái viá và cái trí ta thâu được những làng sóng t́nh cảm, những làn sóng tư-tưởng dễ-dàng như cái máy thâu-thanh thâu những làn sóng điện th́ ta có thể hiểu biết những việc làm, những ư muốn, những tư-tưởng, của hết thảy dân tộc trên điạ cầu; chừng đó đời đối với ta không có chi là bí-mật nữa.  Ta sẽ thấy rơ ḷng dạ con người như đọc cuốn sách dở ra vậy.

     Nhưng thấy cái viá và cái trí cũng không ích chi, nếu không hiểu rơ chúng nó.  Vậy tôi xin giải rành ba thể  thân, ư, trí và chỉ những phương-pháp sửa-trị chúng nó; ngày nào người ta làm chủ được chúng nó, ngày đó con người mới biết: Ḿnh là ai? Xuống cơi trần làm chi?

 

Xác thịt

    Sẽ có người nói: Thiết-tưởng, đời nay khoa giải phẫu, khoa sinh-lư học và y học đă học hết trong ḿnh con người rồi, có đều chi lạ mà phải nói ra nữa.

    Vâng! Song xác thịt là cái ḷ tạo hóa dưới phàm trần, nó chứa biết bao nhiêu sự bí-mật mà con người chưa khám phá ra hết.  Sự biến đổi đồ ăn ra máu huyết, tinh khí và tia sữa, một thứ đỏ, một thứ trắng, lựa lọc các thứ tốt để trong dùng, thăi bỏ cái xấu ra ngoài, là cái hay tuyệt tác của thợ trời sắp đặt cho bổn phận của mỗi cơ-thể.   Cách làm việc của cơ-thể ra làm sao chưa chắc là bây giờ người ta giải thật trúng hết v́ con người ta học những xác chết chớ không phải học những người c̣n đang sống.

    Biết đâu nhiều lư-thuyết mà ngày nay người ta cho là vững chắc rồi, trong một hai trăm năm nữa sẽ bị đoàn hậu tấn cho là lầm lạc hoặc thiết sót.

                  NHỮNG LỜI CỦA ÔNG CHARLES RICHET  (1)

(1)  (Ông Charles Richel nguyên giáo-sư trường Thuốc ở Paris, hội viên khoa học Viện và được giải thưởng Nobel).

     Ông giáo sư CHARLES RICHET có viết đoạn nầy trong tập “Niên giám của khoa-tâm-linh học” tháng giêng năm 1905, trương 14,17,21. ( Annales des sciences psychiques,Janvier 1905, pages 14,17,21):

  “Chúng ta không thể-tin chắc rằng tới năm 2000, huống hồ ǵ năm 3000 tương-lai nầy những giả thuyết hết sức táo-bạo cũng không thể tả nổi”, những bằng cớ khoa-học lúc đó sẽ khác hẳn những bằng cớ khoa-học của chúng ta hiện thời.

     Chúng ta không có gan mà tự bảo rằng: Những lư luận mà chúng ta coi như chắc-chắn sẽ không c̣n một mảy nào đứng vững cả.

     Cái nền móng khoa-học mà chúng ta xây dựng rất công-phu sẽ đổ nát, việc đó không phải có thể xảy ra nhưng nó là một sự đích xác rồi.

     Những việc mà chúng ta hiện giờ cho là minh-bạch, đối với cháu chắt của chúng ta sẽ không khác nào lư-lẽ của mấy ông Paracelse và Agrippa đối với chúng ta và sự hiểu biết của con giả-nhơn hấp thụ ít hơn sự hiểu biết của một vị khoa-học bác-sĩ thế nào th́ khoa-học của chúng ta bây giờ đây cũng sẽ thắp thỏi hơn khoa-học năm 3000 thế ấy”.

     Nguyên-văn chữ Pháp như vầy: “ Nous ne pouvons nous persuader, écrit le professeur Charles Richet, professeur à l’Ecole de Médecine de Paris, member de l’Académie des sciences, prix Nobel, etc...,qu én l’an 2000 et à plus forte raison en l’an 3000(avenir qui délie toutes nos hypothèses les plus audacieuses) les données scientifiques serout absolument différentes de nos données acluelles; nous n ávonus pas le courage de nous dire qú il ne restera debout une parcelle de ces theories que nous regardous comme certaines.  Et cependant l’ecroulement de tout notre échafaudage scientifique, si laborieusement construit n ést pas une probabilité, mais une certitude.

     Les faits que nous croyons demonstratifs seront aussi demonstratifs pour nos arrières-neuveux que les arguments de Paracelse et d Ágrippa le sont pour nous et notre science dáujourdhúi sera aussi inférieure à cette science d álors (l án 3000) que les connaissances d ún chimpanzé sont inférieures à celles d ún Docteur ès-sciences”.

                

 CÁC NHÀ ĐẠO-SĨ BÊN THIÊN-TRƯỚC HỌC RÀNH RẼ CÁC CƠ THỂ TRONG M̀NH CỦA CON NGƯỜI

      Có một đ́ều tôi dám quă quyết là đă mấy ngàn năm rồi, các vị đạo-sĩ Dô-ghi (yogui) và Pha-kia ( Fakir) bên Thiên-Trước học rành-rẽ các cơ-thể trong ḿnh con người không kém các vị Bác-sĩ đời nay chút nào, và kiểm-soát được chúng nó một cách hoàn-toàn. Trái tim là cơ-quan trọng-yếu hơn hết mà họ nhảy nhanh hay chậm hoặc ngừng lại cũng được, tùy ư họ.  Tùy theo công phu luyện tập mấy vị ấy có thể cho họ đem chôn sống từ ba bốn tháng tới vài năm. Chừng đào họ lên, sau một lúc, người ta kêu hồn về nhập xác, th́ họ tỉnh dậy như thường.  Đây là chuyện thật một trăm phần trăm có nhiều người Âu Mỹ đả chứng kiến rồi chớ không phải la những chuyện “Thần-Tiên” đặt ra để mua vui đâu.

      Những phép đề-khí, điểm-huyệt, phi-hành mà người xưa đă biết dùng là nhờ học hỏi rành rẽ xác-thịt.  Ngoài ra c̣n phép châm cứu, bắt mạch, xem trồng con mắt, đầu mấy ngón tay và xương sống mà đoán được chứng bịnh nữa.

      Tôi xin thuật ba chuyện lạ lùng sau nầy cho các bạn nghe, rồi tự quyền các bạn muốn suy nghĩ cách nào cũng được:

1.--- Làm mất hấp lực 

                     CHUYỆN ĐẠO-SĨ COVINDASSAMY NGỒI XẾP BẰNG BAY LÊN KHỎI MẶT ĐẤT

       Trong cuốn “ Le spiritisme dans le monde” (Khoa thần-linh-học trong hoàn cầu của ông Louis Jaccolliot Edition Flammarion) trương 287, có thuật như vầy: “Đạo-sĩ, tay mặt chống cây gậy rồi lần lần bay lên khỏi mặt đất lối sáu tấc, người ngồi xếp bằng êm ru, trong 20 phút đồng hồ không khác nào cái tượng Phật của mấy vị đi du lịch ở Viển-đông đem về”.  Đó là lần thứ nhứt.  C̣n lần thứ nh́ bay lên tới hai tấc rưỡi, ba tấc, trong năm phút đồng hồ.  Trong khi từ giă ra đi, ông Louis Jaccolliot hỏi đạo-sĩ có thể nào bay cao lên nữa được không? Đạo-sĩ trả lời có giọng tự cao rằng: “ Đạo-sĩ có bay lên tới mây xanh”.              

2---Bị chôn dưới đất trên hai ngàn năm mà không chế

      Trong cuốn “Les mystères de LÉtre” (Những sự nhầu-nhiệm của con người) trương 289, ông Đố-tơ Ely Star có thuật lại chuyện nầy kỳ lạ hết sức.

Tôi xin dịch tóm tắt như sau đây, các bạn xét coi, chớ tôi không biết sao mà nói, các bạn có quyền tự -do tín-ngưởng.

      Năm 1898, cách đây 5 năm nay, trong một thành nhỏ kia bên Thiên-Trước, có một cái đường rộng, song vắn quá, v́ bị một cái chùa nhỏ nằm chận ngang.  Chánh-phủ Anh nhứt-định nối con đường đó cho dài ra; nhưng muốn cho công việc hoàn toàn th́ phải phá cái chùa ấy, rồi cất lại một bên.

 Sau khi cho ông săi già ở giữ chùa đó hay lời nghị định của chánh-phủ rồi, mấy ông kỹ-sư sai dân phu thi hành phận sự.

      Lúc đào tới nền, người ta gặp một cái tháp nhỏ ở dưới đất, ngay chính giữa chùa.  Có một cái cửa vô tháp, song bị lấp kín hồi đời nào rồi.

      Ông kỹ-sư coi sóc công việc đó mới dạy phá  một phía vách tường, rồi Ngài đích thân cầm đèn bin (pile) vô tháp xem coi.  Ngài thấy chính giữa có một cái ḥm đựng một cái xác người giống như thây của mấy người chết mà người ta ướp để dành vậy (momie). Ông kỹ-sư mới kêu ông săi ǵa lại xem.  Ông săi ǵa nầy lại xem coi kỹ lưởng rồi mới nói với viên kỹ-sư: “Ngài lầm rồi, không phải cái xác chết ướp đâu.  Ngài hăy coi con mắt, lổ tai, lổ mủi đều bịt sáp, cái miệng c̣n có vải băng.  Tôi dám chắc người nầy chịu cho người ta thử ḿnh.

 

     Đối với người Âu- châu th́ sự nầy lạ-lùng, c̣n đối với chúng tôi th́ cũng như giấc ngủ thường vậy.  Người nầy không có chết đâu.

     Viên kỹ-sư sửng sốt mói nói: “Ông giả ngộ sao chớ!” Ông săi bèn đáp: “Không, tôi có giả ngộ với ông đâu.  Chúng tôi dám quả quyết với ông rằng:  Người nào chịu cho thí nghiệm như vầy không có chết đâu, mà dầu va có chết là tại ư va muốn mà thôi.   Xác va ở trong và ở ngoài đă rửa sạch hết các sự nhơ bợn rồi

Người ta nhét sáp vào lổ tai, lổ mủi và con mắt đặng đừng cho sâu bọ chung vào, trước khi bịt miệng, người ta uốn lưỡi lên ổ gà.

     Nếu quả người nầy mà chết, khi Ngài phá ḥm ra th́ Ngài đă thấy một bộ xương trắng mà thôi.”  Đứng trước câu trả lời hữu lư đó, viên kỹ-sư lấy làm bối-rối hơn nữa.  Ngài mới hỏi ông săi rằng: “Ông tưởng phép cúng kiến của mấy ông có thể làm cho người nầy sống dậy được chăng? Tôi tin chắc như vậy.  Nếu ông cho phép, tôi sẽ thưa với các đấng bề trên của tôi, coi các Ngài định đoạt thế nào rồi tôi sẽ cho ông hay.

     Vài ngày sau, các vị Ḥa-Thượng trong chùa lớn ở gần đó tựu lại rồi người ta làm một cái lễ rất long trọng.  Sau khi phá ḥm một cách kỹ lưỡng, người ta mới đem cái xác đó ra ngoài.  Quần áo của va bận đều tiêu ra tro bụi.  Người ta mới dùng một thứ dầu riêng, đặng gở sáp lổ mủi, lổ tai, con mắt và lấy luôn miếng vải bịt miệng nữa; xong rồi mới ngâm cái xác trong một cái bồn nước thơm và ấm.

     Ông săi cả (Grand Lama) đứng đọc lớn những câu thần-chú đặng trục hồn người đó về nhập xác.

Trong 12 giờ đồng hồ như vậy, cái xác đă có ṃi sống dậy, cái kiến để trước miệng thấy hơi bay ra: ông săi cả rán sức thêm nữa.

Ngài để tay lên trên ngực và trên trán va, trong giây phút, va mở mắt ra rồi ḍm mấy người đứng chung quanh, coi bộ lấy làm lạ lắm, dường như muốn hỏi thăm đều chi vậy.  Viên kỹ-sư thấy thế rất hăi-hùng.  Bữa kế đó va ngồi dậy được. Tám ngày sau, va đi đứng như mọi người.  Nhờ cuốn lá buôn (papyrus) để trong ḥm, người ta tri ra những chữ viết trong đó, mới biết va xuất hồn đă trên hai ngàn năm, nhằm đời vua Alexandre le Grand (1).

(1)  (Tàu dịch là A lịch sơn Đại-đế, nhà đại chinh phục của xứ Macedoine, sanh năm 356 trước Chúa giáng  sanh, thác năm 323,hồi 33 tuổi).

     Có lẽ trong đó, xứ va (ông ấy) bị loạn lạc, người ta lo chạy giặc nên quên phứt va đi.

     Sau khi va sống lại, va mới theo các vị đại-sư vô ở chùa lớn gần đó.  Trong hai năm sau, va phục hồi các năng-lực và học tiếng bổn-xứ rất lâu thông.

     Va thuật chuyện lại th́ cũng giống in như những chữ viết trong lá buôn đă cũ rít đó.  Một ngày kia, va tới nói với ông săi già rằng va ở trần tục buồn quá, xin để cho va đi.  Người ta bằng ḷng.  Đúng ngày kỳ hẹn các săi tựu hội lại, va mới đứng trên nóc chùa, vấn một miếng da chiên trắng nỏn, cột một sợi dây lưng bằng lông lạc-đà dài tới mấy sải.  Sau khi từ giă các đạo hữu, va niệm thần chú rồi quăng sợi dây lưng lên trên không, sợi dây nầy bay cao lên măi rồi rút va lần lần trong đám sương mù; va ra dấu giă từ lần cuối-cùng rồi trong giây phút mất tâm dạng.

 

VA VỀ CƠI NÀO ?

     Theo ư tôi th́ va dung phép-thuật án mắt những người coi rồi đằng vản đi ở chỗ khác.

     Với cái xác phàm nặng triệu nầy không có đi qua cơi nào được khác hơn là cơi trần, muốn qua cơi Trung-giới Thượng-giới, phải bỏ xác phàm rồi đi bằng cái viá hay bằng cái trí.  Có một đều tôi biết là đạo-sĩ phép tắc cao-cường, nên mới giữ cái xác trên hai ngàn năm mà không ră.

     Những người tu-luyện c̣n non mà chịu thí-nghiệm cách đó định sáu tháng hay là ba tháng th́ đúng ngày kỳ hẹn phải đào lên lập tức không được trễ, nếu quá một ngày cũng đủ chết mất rồi, nói chi đến hai ngàn năm.

    Tại làm sao những tấm lá buôn để trong  ḥm cả ngàn măm mà không mục?

     Đó là nhờ nhúng vào một thứ nước thuốc riêng, những đồ nào nhúng nước thuốc đó rồi th́ cả muôn, cả triệu năm cũng không mục nát.

     Cách làm thuốc đó, duy có những người luyện đạo biết mà thôi.  Nhưng cái nầy chưa có lạ bằng những hột lúa ḿ để trong ḥm vua Pha-ra-ông (Pharaon) bên Ai-cập (Egypte) 5,6 ngàn năm, tới ngày nay c̣n y nguyên; người ta đem gieo dưới đất, cũng mọc lên rồi trổ bông, sanh trái vậy; đó mới à kỳ-dị đối với những người chưa hiểu đạo.

                                                                           

3---Đi hỏa than

    Bên ḿnh, cách vài chục năm về trước, người ta thường thấy những người đồng cốt lên xưng ḿnh là Quan-Công, Quan-B́nh, Châu-Xương, v.v…, đi hỏa than và tấm dầu sôi.

    Họ lên thiệt mới làm như vậy được, nếu họ lên giả họ đâu dám chịu thí-nghiệm cách đó.  Song có hai trường hợp khác nhau.

    Một là, nhờ những người khuất mặt nhập vô, hai là tự ḿnh luyện-tập, làm cho nước lửa, không phạm đến được.  Như chuyện sau nầy, xảy ra năm 1938, tại thành Luân-đốn, kinh đô nước Anh.

    Mấy ông thông-thái, các nhà bác-sĩ trong khoa-học giới có tổ-chức một cuộc đi hỏa than.

    Người đi trên lửa là một vị Đạo-sĩ Dô-ghi quê ở Cách-sơ-mia (Kaschemir) tên là Cu-da-bút (Kadabux).  Người ta đào một cái hầm bỏ đầy than và củi rồi đốt lên tới chừng nào than đỏ hực.  Đạo-sĩ chơn không, chỉ vấn một tấm vải trắng che ḿnh rồi bước đi trên lữa, đi tới, đi lui, đi qua, đi lại, một chập rồi bước ra, ḿnh mẩy không chấy và bàn chơn cũng không phỏng.

    Khi thấy sự thí-nghiệm của ông Cu-da-bút th́ ai nấy đều công nhận rằng: sự thật chớ không giả dối chút nào.  Nhưng làm sao cắt nghĩa bây giờ?  Người ta đạp than đỏ th́ phỏng cẳng, cớ sao đạo-sĩ không xém da chút nào.

    Có vị bác-sĩ nói: “Có lẽ đạo-sĩ biết cách đi nhịp nên không bị phỏng?”

    Một ông khác nói: “Tại bàn chơn đạo-sĩ khô rom”.  Một ông nói: “không chừng nhờ hơi nước ở chính giữa than và đạo-sĩ?”.

    Đạo-sĩ thấy vậy xin bàn trị-sự thí nghiệm một lần nữa.  Chuyến nầy đạo-sĩ không đi mà lại đứng sửng trên than đỏ.  Tấm nỉ của đạo-sĩ trải ra trên than đỏ cũng không cháy.

    Bây giờ khoa-Học mới giải làm sao đây?

    Tấm nỉ của đạo-sĩ là tấm nỉ thường chớ không có tẩm chất hóa-học.  Trước khi đạo-sĩ đi, mấy ông bác sĩ đă xem xét kỹ lưỡng hai chơn của đạo-sĩ coi có thoa chất chi không?

    Mấy ông bác-sĩ trí độ cao xa chớ có phải như phần nhiều người ḿnh nhắm mắt tin càng đâu?  Mà tại sao đi trên lửa không phỏng?

    Theo chỗ biết của tôi th́ có 3 cách làm cho thọc tay vô lửa, hay là đi trên lửa không phỏng.  Nhưng phải luyện ư chí cho cứng cỏi mới làm được.

    CÁCH THỨ NHỨT.--- Dùng ư-chí lấy một lớp tinh-khí (matière éthérique) bao tay hay là chơn th́ đi trên lửa không phỏng chút nào.

    CÁCH THỨ NH̀.---Dùng ư-chí rút hết sanh-lực ( Prana) trong than đỏ ra th́ than hết nóng.

    Vạn vật sống là nhờ sanh-lực; trong lúc ḿnh đốt than hay nấu nước, khi than đỏ và nước sôi th́ sanh-lực bay ra ngoài, chính sanh-lực làm cho phỏng đó.

    CÁCH THỨ BA.---Làm quen với bọn tinh-tú ở trong lửa (elemental du feu) hay là những vị Hỏa-Thần, hoặc là dùng  thần-chú triệu họ lại bảo-hộ th́ lửa không hại được.

    Người ta thường thấy mấy vị nầy th́ cho là hay, là giỏi rồi, song không biết rằng trên mấy vị đạo-sĩ c̣n những Chơn-sư (Les Maitres).  Đối với con người th́ các Ngài hoàn toàn sáng suốt, ấy những đấng trọn lành, không có sự mầu nhiệm nào ở địa-cầu nầy mà các Ngài khọng rỏ.

    Ông Jean Marquès Rivière, một nhà qúi-phái Pháp, đă từng bỏ nhà cửa, sự sản qua Thiên-Trước học đạo vẫn biết mấy vị Chơn-sư ấy lắm.

    Ai c̣n hoài-nghi xin đọc lại những quyễn của ông Marquès Rivière viết ra, như: A lómbre des manastères thibétains, Vers Bénarès, La ville Sainte, Amulettes,Talismans et Pantacles, Le Yoga tantrique, Hindou et Thibétain, v.v.

 

CHƯƠNG THỨ NH̀

 

Phép dưỡng-sanh

 

    Xác thân ta không khác nào con ngựa của ta cởi để đưa ta đi trong một khoản đường đời.  Ta phải chăm nom nó thật kỹ-lưỡng, nó mới đủ sức giúp ta đi tới mục-đích đă định.  Phép dưỡng-sanh gồm bốn điều đại khái như sau đây:

    1 Chọn lựa món ăn và biết cách ăn uống.

    2 Thở dài hơi.

    3 Luyện tập gân cốt.

    4 Trau-dồi tư tưởng cho trong-sạch, thanh-cao (về khoản sau nầy tôi sẽ chỉ phương pháp luyện tập trong quyển “CÁI-TRÍ”).

I---PHẢI BIẾT CHỌN LỰA MÓN ĂN

    Ăn-uống và thở là hai đều cần kiếp cho sanh-mạng.  Song người ta không quan-tâm đến, cho là chuyện rẽ rề, giải quyết cách nào cũng được.  Ai lại không ăn, ai lại không thở, song biết ăn uống và thở là hai việc khó làm nhứt trong đời người.  Không phải đi chợ mua thịt cá, rau cải về nấu cho ngon rồi dọn ra ăn là đủ.

    Biết món nầy có chất bổ nhiều, món kia có chất bổ ít, cũng chưa đủ, đều cần nhứt là phải biết trong một món ăn, ngoài những chất bổ dưỡng, nó c̣n chứa chất độc nào khác tuy không làm chết liền song về sau lâu ngày, nó hại ngầm các bộ phận trong thân thể chăng?

    Ngày nay người ta học rất kỹ-lưỡng những món ăn, món nào ba phần bổ-dưỡng mà một phần độc hại th́ khoa thực-phẩm vệ-sanh không ngần ngại ǵ mà thải bỏ ra liền, chẳng hề tiếc chút nào.  Muốn biết ảnh hưởng đồ ăn đối với phần xác-thịt thể nào th́ hăy xem những bông hồng, bông mồng-già, bông vạn thọ, bông cẩm nhung của những ghe ở miệt Sadec chở đi bán lúc gần Tết.  Cũng thời một loại mà những bông của ta trồng nhỏ hơn và kém vẻ đẹp hơn mấy thứ của họ.

    Tại sao thế? Ta cũng vô phân, ta cũng tưới nước, ta cũng bắt sâu, ta cũng săn sóc như người vậy. Đó có phải là tại người ta chịu khó ra công học hơi, t́m được một thứ phân thật tốt và hạp với mấy cây bông đó, c̣n phân của người ḿnh dùng th́ xấu và không bổ-dưỡng nhiều như của người ta chăng? Ta kém thua người ở chỗ đó.  Lấy gương cây cỏ suy qua con người th́ ta thấy cũng in như vậy, nào có khác chi đâu. Vậy ta phải biết chọn lựa đồ ăn, th́ thân-thể mới tráng kiện và tránh được các bịnh hoạn.

    Có nhiều người bề ngoài coi khỏe- mạnh nhưng trong ḿnh bị nhiễm-độc đă lâu rồi mà vẫn không hay.  Chừng phát bịnh th́nh ĺnh th́ trở tay không kịp.  Cho nên mục-đích của phép trị-bịnh ngày nay là giải-độc cơ-thể.  Tôi xin kể bốn loại đồ ăn và vài chục món ăn mà khoa-học đă phân-tích ra đặng các bạn xem cho biết, món nào bổ-dưỡng nhiều, món nào bổ-dưỡng ít, hầu chọn lựa những món hạp với ḿnh.

 

II---BỐN LOẠI ĐỒ ĂN

    Đồ ăn chia ra làm bốn loại:

    1---Đồ ăn có khoáng-chất (aliments minéraux) như chất vôi, chất lân, diêm sanh, vân vân,…

    2---Đồ ăn có chất bột và chất ngọt (hydrocarbonés) như lúa, bấp, đậu, khoai tây, khoai lang,…

    3---Đồ ăn có chất béo (aliments gras) như mở, bơ (beur), dầu,…

    4---Đồ ăn có chất như tṛng trắng trứng gà hay là đạm-khí (albuminoides ou azotés) như trứng gà, trứng vịt, thịt, cá, tôm, cua, ṣ, các thứ đậu (légumineuses), bánh sửa (phố-mách)…

    Sửa là món ăn đại-bổ v́ nó chứa đủ các chất kim-khí, chất ngọt, chất ngọt, chất béo và chất đạm.  Bởi vậy nó làm hữu-ích cho trẻ con và những ǵa cả, bịnh-hoạn yếu đuối.

 

III---PHÂN TÍCH VÀI CHỤC MÓN ĐỒ ĂN

    Tuy nói rằng đồ ăn nầy thuộc về loại khoáng-vật đồ ăn kia thuộc về loại béo, song không phải đồ ăn thuộc về loại khoáng-vật, chỉ có khoáng-vật, chỉ có không mà thôi, có khi nó cũng có chất béo và chất ngọt lộn vào nữa.

    Xin xem bản phân-tích vài chục món ăn sau đây:

   (Bản phân tích nầy trước Âu-chiến lần thứ nhứt, không biết bây giờ có sửa đổi cái chi chăng)

 

  

NHỮNG MÓN ĂN ĐỘC ĐỊA

    Ông đốc-tơ Paul Carton nói rằng : có ba món ăn độc địa sát nhơn là : thịt, rượu và đường.  Về bên xứ ḿnh, tôi xin thêm một món nữa là gạo trắng xay máy. Sự hại của gạo trắng kể ra rất nhiều, tôi xin đem những sự thí nghiệm của mấy ông bác-sĩ ra đây làm chứng.

         1*-GẠO TRẮNG VÀ BỊNH THŨNG SỰ THÍ NGHIỆM CỦA ÔNG STRONG VÀ ÔNG CROWELL

Ông Strong và Ông Crowell chia tội nhơn ra làm ba tốp: tốp thứ nhứt ăn ṛng gạo trắng xây máy, tốp thứ nh́ ăn gạo lức, tốp thứ ba ăn gạo máy trộn tấm cám.  Hầu hết tội nhơn ở tốp thứ nhứt đều bị bịnh thũng, hầu hết tội nhơn ở tốp thứ nh́ và tốp thứ ba đều được mạnh giỏi như thường.

         SỰ THÍ NGHIỆM CỦA ÔNG EIJKMAN

 Năm 1889, ông đốc-tơ Ḥa-lan Eijkman ở Java (Nam-dương quần đảo) thấy mấy con gà mái nuôi trong sân nhà thương, ăn ṛng gạo trắng, một ít lâu th́ bị bịnh tê bại và run rẩy in như mấy tội nhơn của ông đang săn sóc đó vậy. Mấy con gà mái phát bịnh ra rồi chết lẹ lắm.  Đem mổ th́ thấy mấy đường gân trong ḿnh chúng nó bị lở lói.

    Ông Eijkman thí nghiệm gà mái khác, bồ câu với vịt trống th́ thấy:

    1---Mấy con chim nầy, nếu ăn ṛng gạo lức hay là gạo trắng trộn cám th́ không có bịnh hoạn chi hết.

    2---Bằng cho chúng nó ăn ṛng gạo trắng th́ chúng nó phát bịnh tê bại, nhưng cho chúng nó ăn cám th́ mau mạnh lắm.

    Ban đầu, ông tưởng rằng bịnh thũng của mấy con chim nầy do một chất độc trong hột gạo sanh ra và trong những lớp bao hột gạo lại có chất trừ độc.  Nhưng về sau, ông quả quyết rằng sự xay máy cho hột gạo thật trắng làm cho gạo mất một chất ngừa được và trị được bịnh thũng.

    Nối gót theo ông Eijkman, có nhiều nhà bác-sĩ khác thí nghiệm và chứng chắc rằng gạo trắng thiếu một chất cần kíp cho sanh mạng và chất nầy ở trong những lớp ngoài của hột gạo và mộng của nó.

    Năm 1901, ông Grijus ở Ḥa-lan và vài năm sau,quí ông Weil, Mouriquand, L. Randoin và P. Portier bên Pháp-quốc nhận thấy rằng: Gà vịt ăn gạo trắng hoặc đồ ăn nấu hay hấp chin qúa th́ chúng nó cũng bị bịnh tê bại và đau gân vậy.  Các ngài kết luận như vầy: Đồ ăn nấu chín quá th́ mất hết hay là mất một phần của một hay nhiều chất cần ích cho sanh mạng, những chất nầy giống như những chất ở trong cám.

    Năm 1911, ông C. Funk lấy được chất bổ  trong cám ra và năm 1912 ngài đặt tên là Vitamine, Tàu dịch là sinh-tố. Tại bán đảo Đông-dương và Ma-đa-gát-ca (Madagascar) có nhiều giống dân ăn ṛng gạo trắng nên số sanh sản sụt lần.  Ngày nay mà mấy người đàn bà đẻ thường bị bịnh tê-bại cũng có một phần lỗi tại ăn gạo trắng xay máy mà ra.

    Năm 1920, nhà thông thái Mể-tây-cơ (Mexique) Louis J. Abilia do theo sự kinh nghiệm riêng của ông, có tuyên bố rằng: “Con người có thể sống đến 120 tuổi nếu do theo phép dưỡng sinh đặc biệt mà cái gốc trong đó là gạo lức không giă.”

    Đó, các bạn coi, cám bổ lắm mà người ta chê hôi để cho heo ăn, cứ ăn ṛng gạo trắng là thuốc độc chậm, nó hại ngầm ḿnh mà ḿnh không hay.

 

CHÚNG TA PHẢI ĂN GẠO LỨC

Tôi tưởng muốn cho thân thể khoẻ mạnh th́ phải ăn ṛng gạo lức, và phải cổ động cho người ḿnh ăn gạo lức, như vậy mới biết thương ṇi giống. Lúa đem tới nhà máy lức cũng được.  Lúc về nhà nấu ăn khỏi giă hay giă sơ sáu, băy chục chày cũng được.  Mà nấu cơm ăn cũng đừng nấu sôi quá, vừa sôi bớt lửa đi; gạo lối 95 độ (95) th́ chín rồi, mà cũng đừng chắt nước cơm v́ chất bổ ở trong nước cơm nhiều lắm. Phải tập nấu cơm nồi như nấu cơm chảo, hễ nấu chảo không chắt nước th́ nấu nồi cũng không chắt nước được vậy.

 

2*  THỊT

 

    Món độc thứ nh́ là thịt.  Thịt không phải món ăn cần yếu cho sanh mạng như gạo. Không có nó th́ người ta cũng sống, cũng mạnh khoẻ vậy.  Nó chỉ là món ăn dục sức mà thôi.

    Có lẽ các bạn thấy một con ḅ hay là con heo chảy nước mắt kêu la thảm thiết khi người ta chở nó đi ḷ heo. Nó biết người ta đem nó đi giết.  Lúc nó chết, nó oán giận con người.  Nếu nó có phương thế ǵ thi nó trả thù liền.  Sự thù hận của nó làm cho từ điển của nó xấu xa.  Từ điển nầy dính trong thịt của nó sự nấu nướng không thể nào làm bay mất đi được.  V́ thế người nào ăn thịt thường th́ tánh hay nóng nảy, hung bạo, các dục t́nh dễ dấy lên, khó mà kềm chế v́ bị nhiễm tánh xấu của con thú.

    Đồ ăn cần-kíp cho các tế bào của chúng ta là chất khoáng-diêm (sels minéraux).  Không chất khoáng-diêm, chất bột và chất ngọt th́ không thể nào làm việc được.  Mà theo ông đốc-tơ Paul Carton th́ thịt không có chất khoáng-diêm, cũng không có chất ngọt nữa.  Trong ḿnh thú vật, chất khoáng-diêm gom nhứt tại xương.

    Muốn lấy chất khoáng-diêm của thú vật, con người phải làm như mấy con thú ăn thịt, nhai nát xương ra rồi nuốt.  Điều nầy tưởng không ai làm được cả.

    Thịt c̣n sanh ra nhiều chứng bịnh khác như śnh bụng, đau ruột.

    Nó đem (dẫn) đường cho vi-trùng bịnh thương-hàn, bịnh lao, bịnh kiết và bịnh dịch-hạch và đều đáng sợ hơn hết là bịnh ung-thư.  Người ta nghiệm xét rồi, xứ nào mà dân chúng ăn thịt nhiều th́ xứ đó bị bịnh ung-thư nhiều hơn mấy xứ khác.  Xin các bạn xem ba sự thí-nghiệm dưới đây.

 

a)    SỰ KẾT-QỦA KHỐC HẠI SÂU XA CỦA ĐỒ ĂN CÓ CHẤT ĐỘC

Sự thí-nghiệm của ông Frédéric Houssay

    Ông Frédéric Houssay đeo đuổi cuộc thí-nghiệm của ông trong 7 năm: ông cho sáu đời gà mái ăn toàn thịt sống mà thôi.

    Ban đầu sự đổi chọn thứ ăn coi bộ hạp lắm, gà mập-mạp, cao lớn, đẻ nhiều trứng, lông lá xinh đẹp, cả thảy đều trở nên tốt.

    Nếu thí-nghiệm trong hai năm rồi dứt th́ người ta sẽ kết luận rằng: Thịt là món ăn rất bổ ích.

    Nhưng về lâu, cả thảy đều biến đổi.  Ông Frédéric Houssay ghi chép những triệu-chứng bị nhiễm-độc càng ngày càng nhiều.  Mấy con gà mệt mỏi và bị đau khớp xương, biến đổi thân h́nh; nếu người ta để chứng bịnh nầy tăng thêm th́ gà chết liền.  Bằng người ta cho ăn lúa thóc lại th́ nó mạnh rất mau.

    Đồng thời, hết thảy cơ-thể trong ḿnh như: bầu diều, mề, ruột, gan vân vân… đều biến đổi sâu xa.  Sự biến đổi nầy truyền tới đời sau, v́ người ta thấy mấy con gà con mới nở đă có những bộ phận in như mẹ chúng nó, trước khi sự sanh hoạt riêng của chúng nó đem cho chúng nó sự biến đổi nào khác.

    Mà đều đáng cho ta chú-ư đặc-biệt là thói ăn thịt hại cho thai-chủng và ṇi giống.

    Từ năm nầy qua năm khác, 100 trứng đem ấp mà người ta chắc sẽ nở hết th́ số gà nở sụt xuống như vầy: 100; 27,2; 18,6; 6.  Rơ là thức ăn làm hại nặng nề cho trứng và lần lần ngăn cản không cho trứng nở.

    Một cái tai hại khác nữa.  Không phải trứng gà càng ngày càng thúi nhiều mà thôi, mà những gà con nở ra cũng yếu sức lần lần.

    Trong số 100 con gà nuôi tới lớn th́ chúng nó chết lần ṃn, ban đầu c̣n 66,6 sau c̣n 45,4 kế 33,3 rồi 25, rốt lại 0 nghĩa là không c̣n sống cả.

    Rơ ràng sự ăn thịt làm cho loài gà trống 6 đời phải tuyệt giống, bởi những trứng đẻ ra càng ngày càng hư nhiều và v́ đó số gà nở ra càng ngày càng giảm.  Những sự thí nghiệm trên đây chứng chắc rằng thai-chủng trong trứng bị hại do những chất độc của đồ ăn truyền sang.

    Sự nhiễm độc di-truyền do đồ ăn sanh ra làm hại loài thú có vú, loài chim, loài rắn-rít, rùa-trạnh, loài ếch-nhái, sâu bọ, loài nhền-nhện.

    C̣n về loài người, tôi tưởng rất khó biết v́ không có ai ăn toàn là thịt cả, người ta chỉ thấy ai ăn thịt nhiều th́ tánh tính t́nh hung-bạo, nóng nảy và đắm-mê sắc dục nhiều.

    Song có một đều dám chắc là nếu con người bỏ những đồ ăn của trời đă phú cho, hạp với xác-thân mà t́m những thức ăn ngon miệng th́ sự hại chẳng nhỏ vậy.

    Có hai chuyện thí-nghiệm nữa rất lạ xin thuật cho các bạn nghe.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VỚI SỰ ĐỊNH GIỐNG ĐỰC, CÁI.

Sự thí nghiệm của ông Yung với máy con ṇng-nọc.

 Ông Yung muốn biết giống đực, cái là do những đặc-tánh di chuyền của trứng hay là tại cách giáo-dục. Ông bắt những ṇng-nọc con chia ra làm hai mớ.

    Trong giống ếch Rana esculanta của ông học th́ số trung-b́nh như vầy: Trong 100 con thí có 43 con đưc, 57 con cái

    Ông không cho ṇng-nọc ăn rong, cỏ là món thực-phẩm thường ngày của chúng nó. Trái lại, ông nuôi mớ thứ nhứt với thịt ḅ, mớ thứ nh́ với thịt cá, mớ thứ ba với thịt ếch.  Mớ thứ nhứt th́ được 78 phần trăm con cái, nghĩa là trong 100 con th́ hết 78 con cái mà chỉ có 22 con đực.  Mớ thứ nh́ được 81 con cái, 19 con đực, c̣n mớ thứ ba th́ có 92 con cái, 8 con đực.

    Sự thí-nghiệm nầy chứng chắc đồ ăn có ảnh-hưởng tới sự định giống đực, cái của con ṇng-nọc.

    Nuôi ṇng-nọc với rong cỏ th́ được 43 con đực trong số 100 con.  Trái lại nuôi chúng nó với thịt th́ mất trong  mớ thứ nhứt: 43-22=21 con đực; trong mớ thứ nh́: 43-19=24 con đực; trong mớ thứ ba: 43-8= 35 con đực: Thế th́ có phải là tại đồ ăn biến đổi những con đực nầy ra những con cái chăng?

    Xem cái kết quả của sự thí-nghiệm th́ thấy như thế, song không biết ngoài đồ ăn có nguyên-nhân nào khác nữa chăng?

 

Sự thí-nghiệm của bà TRÉAT với loài sâu

Bà Tréat thí-nghiệm loài sâu rồi cho biết cái kết qủa như vầy:

    Trong những sâu nở một lược với nhau, mấy con nào bị nhốt và nhịn đói trước khi thành nhộng, th́ hóa ra bươm bướm đực, c̣n mấy con nào cho ăn no đủ th́ thành bươm bướm cái.

    Tôi đem mấy sự thí-nghiệm ra đây để chỉ cho các bạn thấy rằng, đồ ăn đối với loài người th́ có ảnh-hưởng tới tánh t́nh và phong tục, c̣n đối với loài thú th́ sự thay đổi trong cơ-thể lẹ làng hơn.

    Ông Michelet, đồng ư với nhà thi-sĩ trứ danh nước Anh là Byron, nói rằng: “Sự dùng thịt thú vật làm đồ ăn có hiệu-năng xúi dục con người gây ra chiến tranh và tàn sát lẫn nhau.” Một viên đại-tướng (tiếc rằng không biết tên) có nói với ông đốc-tơ Vindevogel câu nầy: “Ngài hăy bỏ hết những ḷ đặt rượu, những hàng thịt, những chỗ bán cá th́ ngài sẽ thấy xă-hội ḥa-b́nh và các dân tộc thương yêu nhau như anh em một nhà.

 

3*  RƯỢU

 

    Cái tai hại của rượu trắng mọi người đều thấy trước mắt, không nói ra ai cũng rơ cả.  Song rất tiếc một đều là người ta không sợ.  Không phải mỗi ngày mỗi say sưa mới có hại.  Cứ mỗi ngày, sớm mai uống một ly nhỏ, chiều một ly nhỏ th́ đă mắc bịnh ghiền rượu rồi.  Thường thường người mắc bịnh ghiền rượu hay đau gan, đau bao tử và ho lao.  Mấy đứa con sanh ra thường đau ốm, hư bộ thần kinh, ít khôn ngoan hơn trẻ khác.

    Rược không khác á-phiện, nó có sức quyến dụ con người sa vào cạm bẩy: Một ly đầu ăn ngon miệng, ly thứ nh́ th́ thấy nóng cổ, ly thứ ba muốn say, rồi ly nầy hú ly kia, bỏ không được.  Chừng đó người ta không biết trời đất là ǵ, không c̣n kể chi là phẩm gíá nữa.  Đă sanh ra thói quen rồi trở lại chịu dưới quyền sai khiến của nó. (các bạn nhớ kỹ điều nầy).  Bữa nào tới buổi ghiền mà không kịp uống th́ bắt ụa mửa, chảy nước dăi, trông vào con người thấy rất thương hại.

    Ngày xưa nước mất nhà tan, giang sơn gấm vóc về tay người khác có phải là tại các vị vua tham mê tửu sắc, hoang dâm vô độ chăng? Xe trước găy, xe sau phải tránh, nhưng ngán thay, con người cứ đua nhau mà nhào xuống hố sâu măi măi, không chút chi sợ sệt.  Trong sách “ Luân-lư giáo khoa thư” lớp Sơ-đẳng, trương 7, có chuyện vua Trần-Anh-Tôn rất hay, xin chép ra đây cho các bạn xem.

    Đời xưa vua Trần-Anh-Tôn, nhân ngày Tết Đoan ngọ, uống rượu say, bỏ việc triều chánh.  Thái-thượng-hoàng đến thăm, thấy vậy tức giận bỏ về.

    Khi vua Anh-Tôn tỉnh rượu biết ḿnh có lỗi, vội vàng làm biểu đem dâng Thái-thượng-hoàng rồi lạy phục xuống sân mà tạ tội.  Thái-thượng-hoàng quở mắng rằng “ con rượu trà như thế thật là trái đạo làm vua, từ rày phải chừa rượu đi.” Từ đó Anh-Tôn vưng lới vua cha dạy không dám uống rượu nữa.

    Lại cũng có một chuyện đời xưa Á-rập rất lư-thú như sau đây:

    Ngày kia có một vị Hung-thần hiên ra nói với anh nọ như vầy: “Số người phải chết, song ta tha thứ cho người nếu người làm đuợc một trong ba đều nầy: giết cha người, đánh chị ngươi, hay là ngươi uống rượu”.  Người đó mới nghĩ: Giết người sanh ḿnh ra sao nỡ, c̣n đánh chị ḿnh bao đành, thôi th́ uống rượu.  Nào dè trong lúc va say, va giết ông than va, và đánh chi va.

    Bài nầy khỏi phê-b́nh.

    Muốn cho thân-thể cường-tráng phải bỏ tuyệt các thứ rượu, dầu là rượu nho, rượu khai-vị cũng vậy.

    Rượu có ích là khi dùng nó để làm thuốc, như thuốc thiên thời, thuốc tê-bại và thuốc thoa-bóp, v.v…

    Khi đau bịnh ngặt nghèo, cùng-cực lắm mới dùng tới rượu nếu không có thuốc nào khác, chừng lành mạnh nên bỏ hẳn đi.

 

4*  ĐƯỜNG

 

    Món ăn độc-địa thứ tư là đường cát trắng.

    Đường cát trắng nầy vốn của kỹ-nghệ làm ra theo phương-pháp hóa học chớ không phải đường lấy trong mía.

    Bây giờ người ta dùng đường kỹ-nghệ nhiều lắm.  Họ lấy làm nước đường (Sirop), ḅn-bon, bánh mức, sô-cô-la.  Đường nầy khó tiêu, ăn nhiều quá, th́ đau gan, đau ruột, bị kiết và bịnh nước đái ngọt.  Bởi vậy phải tuyệt nó.

    Nên dùng đường của mía, đường của trái cây: xoài, thơm, nho, bôm; mấy thứ đường nầy tốt lắm.

    Đường thẻ cũng là món ăn tốt, song phải làm kỹ một chút nữa, phải lượt cho sạch bụi và cặn, như thế, miếng đường coi đẹp và bán được đắc-giá hơn.

    Đường thốt-lốt làm sạch cũng tốt vậy.  Ấy cũng là một nguồn-lợi lớn đối với người biết cách làm ăn.

 

NHỮNG KIM-KHÍ TRONG LOÀI THẢO MỘC

 

    Xác-thân ta cần-dùng nhiều thứ kim-khí, trong đó có mười thứ chánh là:

1)    Lân-tinh (phosphoré)

2)    Diêm sanh (soufre)

3)    Khuê-tố (silicium)

4)    Lục-khí (chlore)

5)    Điển (lode)

6)    Chất giáp (potassium)

7)    Chất nạp (sodium)

8)    Chất cái (calcium)

9)    Chất mỹ (magnesium)

10)  Sắt (fer)

    Nhứt là lân-tinh, vôi và sắt rất có ích cho xương cốt và máu huyết người. Song phải dùng những kim khí ở trong loài thảo- mộc mới tốt.

    Xin xem những món ăn có mười thứ kim-khí nơi bản dưới đây.

 

 

SANH-TỐ

   

    Trong đồ ăn chẳng những là có chất béo, chất ngọt, hoặc chất kim-khí mà lại c̣n có một chất nữa rất cần kíp cho sanh-mạng ấy là sanh-tố (vitamine).

    Một gam-ma (gamma) nghĩa là một phần ngàn của một phần ngàn cà-ram (un millième de milligramme) nhỏ hơn một sợi tóc cũng đủ sức cho cơ-thể con người vận-động điều-ḥa.

    Ngày nay, người ta biết cách cấu-tạo của các sanh-tố và nhờ vậy nên có thể do theo phương pháp hóa-hợp các tế-bào mà làm ra những sanh-tố nhơn-tạo.

 

SÁU THỨ SANH-TỐ

    Người ta biết được rành-rẽ 6 thứ sanh-tố nầy: (1)   Người ta t́m được nhiều thứ sanh-tố, song mấy thứ kia c̣n trong ṿng thí-nghiệm.

    1) Sanh-tố A giúp sức mau lớn (Vitamine A ou vitamine de croissance);

    2) Sanh-tố B trừ bịnh đau gân (Vitamine B, antinévritique)

    3) Sanh-tố C trừ bịnh hoại-huyết (Vitamine C, antiscorbutique);

    4) Sanh-tố D trừ bịnh gầy c̣m (Vitamine D, anirachitique);

    5) Sanh-tố E giúp ích cho sự sanh sản. (Vitamine E de la reproduction)

    6) Sanh-tố P trừ bịnh Pollagre (bịnh phụng ở Ư-Đại-Lợi (Vitamine P, antipellagreuse)

 

1---SANH-TỐ A

     Sanh-tố A giúp cho thân-thể được cường-tráng và phát-triển.  Nếu con thú c̣n nhỏ thiếu nó hay trong đồ ăn không đủ số cần dùng th́ thân-thể không lớn nữa, sụt cân rồi rốt cuộc phải chết.  Như con thú đă lớn th́ ốm, số hồng huyết cầu (Globules rouges) trong máu sụt xuống, xanh xao vàng vọt và mang bịnh con mắt rất nặng gọi là Xérophtalmie.  Trong lúc đó bộ âm-nang của mấy con thú đực đều teo lại.  Xin xem cách thí-nghiệm của hai nhà sinh-lư học Binet và Strunza sau đây: “Người ta nuôi nhiều con chó với đồ ăn thiếu sanh-tố A trong một thời-gian.  Đă vậy người ta c̣n cắt lấy nhiều máu nhiều lần.  Thành-thử mấy con chó yếu sức và ốm nhom. Người ta mới cho nó uống một chút dầu ca-rô-tên, chẳng bao lâu th́ chúng nó b́nh-phục sức-lực như xưa.”

    Người ta tính ra một con chuột thiếu sanh-tố A, trong đồ ăn mỗi ngày thêm cho nó hai hay là ba gamma (3 gam-ma) ca-rô-tên th́ nó mau mạnh lắm.  Nói tóm lại, chất ca-rô-tên chẳng những sanh máu huyết thôi, mà lại c̣n bồi bổ sức lực nữa, dường như nó là cội rể của Sanh-tố A.  Sanh-tố nầy rất cần-kíp cho sanh mạng và sự vận-động của hạch sanh-dục.

 

  CHẤT CA-RÔ-TÊN

( CAROTÈNE HAY LÀ PROVITAMINE A )

  

 Ca-rô-tên là một chất màu vàng vỏ cam, người ta gặp nó nhiều nhứt là ở trong loài thảo-mộc như cải-bắp, rau dền, cỏ, trái cây, vân vân… mà nhiều hơn hết là ở trong ca-rốt(carotte).  Chính nó làm ra  màu củ ca-rốt, v́ vậy mà nhà hóa-học Arnaud đặt tên là ca-rô-tên (carotene).  Ở trong tṛng đỏ trứng gà, mỡ và hạch thận (capsules surrénales) cũng có nó nữa.  Loại trâu, ḅ, tiêu-hóa chất ca-rọ-tên nhiều v́ vậy nước máu chúng nó màu hổ-phách.

    Ông Euler nói rằng : ca-rô-tên vô máu thành chất provitamine A.

 

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ CHẤT SANH-TỐ A

1)  Dầu gan cá thu (huile de fole de morue)   24)   Cải bắp bông

2)                                                         25)   Rau diếp (Laitue)

3)  Cà rem sữa                                          26)   Chanh

4)  Trồng đỏ trứng gà, vịt                           27)   Bánh ḿ đủ chất bổ (pain complet)

5)   Ca rốt (carotte)                                   28)   Đậu móng chim tươi (pois frais)

6)   Cải bắp                                               29)   Củ-cải tía (betterave)

7)   Cam                                                   30)   Á-ti-sô (artichaut)

8)   Mỡ ḅ                                                 31)   Biển dậu (lentille)

9)   Dầu cá                                                32)   Đậu xanh (hricot vert)

10)   Cá-ṃi ha-răng (hareng)                      33)   Hạch nhơn (amande)

11)   Cật thú vật                                        34)   Hồ đào (nóx)

12)   Óc                                                    35)   Chuối

13)   Tim                                                   36)   Bí ngô (potiron)

14)   Sữa tươi                                            37)   Cũ-cải trắng

15)   Sữa đặc                                             38)   Dầu phộng, dầu Ô-liu (olive)

16)   Bánh sữa                                           39)   Đậu đủa

17)   Thịt mỡ, thịt nạt                                 40)   Cải bẹ trắng

18)   Mộng ngũ cốc                                     41)   Rau muống

19)   Gan                                                   42)   Giá

20)   Con hào (hultre)                                 43)   Khoai lang

21)   Cà gió (tomate)                                  44)   Xoài

22)   Rau ba-lăng (épinard)                         45)   Khoai tây

23)   Nấm                                                  46)   Chất béo trong dầu

 

II---SANH-TỐ B

Có ba thứ sanh-tố B: B1 B2 B3.                                                  

    Sanh-tố B1 trừ bịnh thũng, bịnh đau gân và c̣n bổ dưỡng các bấp thịt và bột thần kinh.

    B2 giúp cho sự tiêu hóa và nhứt là sự tiêu-dụng đường có chừng mực.  Thiếu nó đường sẽ không tiêu hóa được và sẽ sanh ra những chất độc ở trong ḿnh con người mắc bịnh bón và ốm gầy.

    Sanh-tố B3 giúp ích cho các tế-bào.

 

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ CHẤT SANH-TỐ B.

  

   1)   Men khô rượu la-ve (Bière)                    27)   Tinh lúa mạch (extrait de malt)

   2)   Men tươi rượu la-ve                             28)   Chanh

   3)   Mộng ngủ cốc                                      29)   Cam

   4)   Biển đậu                                            30)   Hạnh-nhơn

   5)   Tṛng đơ trứng gà (vịt)                         31)   Hồ-đào

   6)   Gan                                                   32)   Nho

   7)   Óc                                                     33)   Chuối

   8)   Cải bắp                                              34)   Rau diếp (laitue)

   9)   Cà rốt                                                35)   Củ cải trắng

 10)   Rau ba-lăng (Epinard)                           36)   Nước cốt thịt sống

 11)   Củ bắp bông                                        37)   Thịt nạc

 12)   Hành                                                  38)   Rượu chát

 13)   Nấm                                                   39)   Dấm

 14)   Trái cật                                               40)   Dưa chuột

 15)   Đậu xanh                                            41)   Đậu đủa

 16)   Đậu móng chim                                    42)   Đu đủ

 17)   Trái bom (pomme)                                43)   Giá

 18)   Trái poire                                            44)   Mật ong

 19)   Măng tây (asperge)                               45)   Thơm

 20)   Rau cần (celeri)                                    46)   Xoài

 21)   Củ cải tía (betterave)                            47)   Bánh sữa

 22)   Át-ti-sô (artichaut)                                48)   Cá ṃi, cá ha-răng

 23)   Khoai tây                                             49)   Con hào

 24)   Bánh ḿ đủ chất bổ

 25)   Sữa đặc có đường

 26)   Sữa khô, sữa tươi

 

III---SANH-TỐ C

 Sanh-tố C trừ bịnh hoại-huyết (scorbut).  Hiện giờ bịnh hoại-huyết ít có, nhưng thường xăy ra những chứng tiên-phong của bịnh hoạt-huyết (préscorbut).  Những triệu chứng đó là: ngưng lớn, ăn không biết ngon, nếu con nít th́ chậm biết đi, đau gân cốt, xanh xao, sưng nớu, da dùng, t́ vị vận-động không được điều-ḥa.

    Sanh-tố C c̣n cầm được bịnh băng huyết và chữa được bịnh vết đỏ nổi ngoài da (purpuras).  Sanh-tố C rất cần ích cho sự nở nang xương, răng và giúp cơ thể chống chỏi với bịnh hoạn.

    Sanh-tố C thường có trong những rau tươi xanh, khoai tây và trái cây.  Nếu nấu chin quá th́ mất hết một phần lớn sanh-tố C.

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ SANH-TỐ C

   

   1)   Ớt                                                     16)   Đậu xanh

   2)   Chanh                                                17)   Đại hoàng (rhubarb) (1)

   3)   Cam                                                  18)   Khoai tây

   4)   Cải bắp                                              19)   Củ cải trắng

   5)   Cà gió                                                20)   Nước cốt thịt sống, thịt nạt

   6)   Con hào                                              21)   Sữa loăng, sữa tươi (petit lait)

   7)   Hành                                                  22)   Chuối

   8)   Rau diếp (laitue)                                  23)   Đậu đủa

   9)   Cũ cải vàng (rutabaga)                         24)   Cải bẹ trắng

 10)   Đậu móng chim tươi                             25)   Rau muống

 11)   Rau ba-lăng (epinard)                           26)   Giá

 12)   Cải bắp bông                                       27)   Khoai lang

 13)   Nho                                                    28)   Trái bom (pomme), trái poire

 14)   Củ cải tía                                            29)   Gan

 15)   Cà rốt  

                                                                                              

    (1) Có một đều lạ là trong cuốn NHỮNG SANH-TỐ (Les Vitamines) tác giả MmeL.Randoin và H. Simonnet để đại hoàng thuộc về đồ ăn.

 

IV---SAMH-TỐ D

 Sanh-tố D trừ bịnh gầy c̣m.  Nó giúp cho cơ-thể tiêu-hóa, những chất khoáng diêm (sels minéraux), qui định sự tác dụng của lân-tinh và chất cái (calcioum) và sự gắn hai chất nầy trong xương và răng.  Nó rất hữu ích cho trẻ con, đờn bà có thai nghén, ngừa sự mất khoáng chất trong ḿnh (déminéralisalion) và giúp cho mau lành chỗ gảy xương.

    Ngày nay người ta biết rằng: không phải tại thiếu chất lân-tinh và chất dôi mà trẻ nhỏ gầy c̣m. Hai chất nầy vẫn có trong sữa và những thảo mộc dùng làm đồ ăn hằng ngày.  Nhưng tại thiếu chất để làm cho tiêu-hóa hai thứ kim-khí nầy và nhập chúng nó vô xương cốt, mà chất đó là Sanh-tố D vậy.

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ CHẤT SANH-TỐ D

   1)   Dầu gan cá thu                                        6)   Bơ và sữa mùa hè (beure et lait dété) sữa tươi, sữa đặc

   2)   Cá ha-răng (hareng)                                 7)   Bơ dừa

   3)   Cá ṃi (sardine)                                      8)   Tṛng đỏ trứng (gà, vịt)

   4)   Cá hồi (saumon)                                      9)    Bánh sữa

   5)   Gan gà gị                                            10)    Con hào.

 

V---SANH-TỐ E

 (giúp ích cho sự sanh-sản)

    Người ta thí nghiệm như vầy: cho một chuột đực và chuột cái ăn những đồ ăn thiếu sanh-tố E.  Trong 4, 5 tháng thi bộ âm-nan của chuột đực teo lại c̣n phân nữa. Con chuột đực hết di giống được, c̣n chuột cái tuy có chữa mà bị sảo thai trước khi đúng ngày giờ đẻ. Nếu người ta thêm chút dầu mộng lúa ḿ (huile de germe de blé) vô đồ ăn th́ chẳng bao lâu mấy con chuột b́nh phục sức-lực như xưa, khỏi hết các chứng bịnh.  Dầu của mộng lúa ḿ là thứ sanh-tố E mà người ta biết được chắc chắn hơn hết hiện giờ.

 

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ SANH-TỐ E

    1)   Mộng lúa ḿ

    2)   Mộng bắp

    3)   Lá và hột rau diếp ( feuille et graine de laitue)

    4)   Thịt ḅ, thịt nạt, thịt mở

    5)   Gan ḅ

    6)   Dầu phọng

    7)   Dầu ô-liu

    8)   Dầu hồ-đào ( huile de noix)

    9)   Bơ, sữa tươi, sữa đặc

   10)   Bánh ḿ đủ chất bổ với mộng ngũ-cốc

   11)   Đậu móng chim

   12)   Hạnh-nhơn, Hồ đào

   13)   Bánh sữa.

VI--- SANH-TỐ P

   

Sanh-tố P trừ bịnh Pellagre người ta gọi là bịnh phong ở Ư-đại-lợi mà kỳ thật ông Gaspar-Casal đă thấy nó phát sanh đầu tiên tại nước Y-pha-nho (Espague) hồi năm 1735, ngài đặt tên là Mal de la rosa.  Nó tràn lan khắp phía bắc nước Ư; nhiều nhứt là tại Lombardie người ta gọi là (pellarge lombarde).  Trước hết ngoài da có một đốm đỏ nổi lên, nóng hực rồi mọc những bong bong chứa một thứ nước đục và vàng, sau trổ mày-đay và cứng.  Hoặc da nhăn nứt rồi nứt và biến thành những vảy khô.  Khi những mày và những vảy bay đi th́ làn da láng lẩy và đầy những điểm đỏ. 

Trong lúc đau, miệng và lưởi đỏ và nóng lở cùng là nổi những mụt nho nhỏ.  Thường thường th́ bịnh nhơn bị bịnh kiết tả, choáng váng mặt mày, đi ngă chúi tới trước. Nếu bịnh nặng th́ xuội bại và có khi điên khùng nữa.

    Hiện giờ bịnh nầy không c̣n xảy ra ở các nước văn-minh họa chăng là ở mấy bộ-lạc hoặc những nước chưa tấn-hóa.

   Thường thường, trong các thứ sanh-tố th́ sanh-tố A, B, C, E và P ở trong cơ-quan thảo mộc nhiều hơn trong cơ-quan của cầm thú, duy có sanh-tố D chỉ ở trong cơ-quan của cầm thú nhiều nhứt mà thôi.

 

NHỮNG ĐỒ ĂN CÓ SANH-TỐ P

   

   1)   Men khô rược la-ve                              18)   Cải bắp

   2)   Men tươi rượu la-ve                             19)   Rau ba-lang ? (epinard)

   3)   Muộng lúa ḿ                                      20)   Hành ?

   4)   Tṛng đỏ trứng già (vịt)                        21)   Củ cải trắng ?

   5)   Sữa đặc có đường, sữa tươi                   22)   Hạnh nhơn, Hồ đào

   6)   Sữa khô                                              23)   Chanh ?

   7)   Sữa loảng                                           24)   Cam ?

   8)   Thịt nạt                                              25)   Trái bom (pomme) trái poire

   9)   Nước cốt thịt sống                               26)   Nho ?

 10)   Gan heo                                             27)   Rượu chát ?

 11)   Cá hồi (saumon)                                  28)   Chuối ?

 12)   Bánh ḿ đủ chất bổ                              29)   Cà gió ?

 13)   Biển đậu                                            30)   Dấm ?

 14)   Đậu xanh                          31)   Hột các thứ đậu (grains de légumineuses)

 15)   Cà-rốt                                                32)   Rau diếp

 16)   Óc                                                     33)   Bánh sữa

 17)   Khoai tây                                            34)   Cá ṃi, cá ha-răng

 

    Trong 6 thứ sanh-tố, có 3 thứ tan trong nước hydrosoubles, ấy là sanh-tố B, sanh-tố C và sanh tố P.

    C̣n 3 thứ sanh-tố A, sanh-tố D và sanh-tố E tan ở trong dầu mở (liposolubles)

 

 

NHỮNG SANH-TỐ TRONG CÁC THỨ RAU TRÁI Ở ĐÔNG-DƯƠN

    Trong báo Lê-Dương “Légionnaire” số 6 (Thượng tuần tháng 4 dương-lịch 1942) ông Hortularius có viết một bài nói về những sanh-tố trong các thứ rau trái ở cơi Đông-Dương, tóm tắc như sau đây:

    Sanh-tố B là sanh-tố trừ bịnh đau gân.  Nó rất cần kíp đặng trị bịnh thũng, giúp cho bộ thần-kinh mạnh mẻ và chống-chỏi với chất-độc làm hại các đường gân như rượu ở bên ngoài vô hay la độc-tố trong ḿnh do lá gan hư yếu sanh ra.

    Theo cách ăn uống của người Âu-châu bực trung b́nh th́ trong một ngày mỗi người trưởng-thành cần-dùng 1 phần ngàn cà-ram (milligramme) sanh-tố B1 hay là aneurine.

    Trong 100 cà-ram gạo lức c̣n sống có lối 220 gam-ma sanh-tố B1 c̣n gạo trắng nấu cơm chắt nước th́ c̣n lối 20 gam-ma mà thôi.  Phải bỏ gạo trắng tinh xay máy mà dung gạo lức-xây hay là gạo giă trắng Java ( rizblanchiment Java) v́ trong 100 cà-ram (100 gr) gạo c̣n được 200 gam-ma sanh-tố B1.  Mùi nó ngon ngọt hơn gạo trắng thường.  Nếu không có hai thứ đó th́ dùng gạo hấp cũng được vậy (riz étuvé).  Dầu dùng Java hay gạo hấp, trước khi đem   những chất bổ của hột gạo.

 

CÁC THỨ ĐẬU ĐỀU CÓ SANH-TỐ B1

 Như đậu hột trắng khô rồi có tới 250 gam-ma trong một trăm cà-ram (100gr), con đậu phộng th́ 800 gam-ma song khó tiêu-hóa.

    C̣n đậu xanh, trong 100 cà-ram có được 400 gam-ma, khi nấu th́ đừng bỏ nước đậu xanh, v́ phần lớn sanh-tố B1 ỡ trong đó.

    Nước đậu xanh nầy người Việt-Nam dùng trị bịnh thũng, c̣n bên Ấn-độ Ḥa-lan (Nam-dương quần-đảo: Indes Néerlandaises) người ta dùng làm thuốc chít.  Đậu xanh đem làm giá mất hết phân nữa sanh-tố B1.  Nó c̣n được 200 gam-ma trong cà-ram, nhưng trái lại trong một 100 cà-ram giá có 16 phần ngàn cà-ram sanh-tố C (16 milligrammes) và  cũng có nhiều sanh-tố A nữa.

    Trong các thứ trái cây th́ dưa chuột sống hay nấu chín có tới 100 gam-ma B1, trong 100 cà-ram.  C̣n cam, quít, bưởi, chuối, xoài, đu-đủ, thơm có từ 40 tới 75 gam-ma.

    Tập chí Đông-Dương tuần-báo ( L Indochine hebdomadaire) số 105, ngày 3 tháng 9 dương-lịch 1942, ông đốc-tơ Dorolle có viết một bài nói về những sanh-tố trong rau, trái ở Đông-dương, xin tóm tắt mấy chỗ đại khái như sau đây.

 

1-KHOAI-LANG

     Khoai-lang chứa thứ sanh-tố C, trừ bịnh hoại huyết, gần hai lần nhiều hơn khoai tây.  Trong 100 cà-ram khoai-lang có tới 25 phần ngàn của cà-ram ( 25 milligrammes) sanh-tố C, mà sanh-tố C, mà số sanh-tố C của ta dùng mỗi ngày chỉ lối 40 hay 50 phần ngàn của cà-ram (40 à 50 milligrammes) mà thôi.  Lại có một điều lạ lùng là thường thường sanh-tố C đem nấu th́ chết mất, nhưng trái lại nó ở trong khoai lang c̣n nguyên vẹn không kém sút chi cả. Trong khoai lang lại c̣n chứa một số khá nhiều sanh-tố A cần ích cho mấy đứa con nít.

    Nhưng phải biết lựa thứ khoai.  Thứ khoai thịt trắng, đầu vỏ trắng hay là vỏ đỏ cũng không có chất Provitamine A.  Phải lựa thứ khoai da đỏ hay tím, thịt vàng, người ta gọi là khoai mở gà, khoai nghệ và khoai bí.

    Trong 100 cà-ram có tới 12.000 unités sanh-tố A, hơn 4 lần số cần ích cho một người trưỡng thành ( Xin xem bản đơn-vị quốc-tế dưới đây   “1”

     “1” Đơn-vị quốc-tế của các thứ sanh-tố:

    Theo tạp-chí “ Y-viện và Thí nghiệm-thất” (Clinique et laboratoire số 12, ngày 30-12-1938 th́ đơn vị quốc-tế của 4 thứ sanh-tố A,B,C,D như sau nầy):

 

 

 

2-CẢI BẸ TRẮNG

 Bên Âu-châu th́ cây rau ba-lang ( Epinard) chứa sanh-tố A nhiều hơn các thứ rau khác.  Mà số sanh-tố A trong cây cải bệ trắng bên ḿnh c̣n nhiều hơn một lần rưỡi cây épinard và từ sáu tới bảy lần nhiều hơn bắp-cải, rất tiếc người ḿnh ít ai để ư tới nó.  Nếu một tuần-lễ, ḿnh dùng nó nấu canh hai lần, mỗi lần 100 cà-ram th́ dư sanh-tố A của ḿnh cần dùng.

    Cây cải bẹ trắng c̣n chứa nhiều sanh-tố C nữa.  Song ngặt một điều là đem nấu canh th́ một phần lớn sanh-tố C bị chết mất.  Nhưng cũng c̣n một số khá khá, đủ sức trừ bịnh hoại huyết của trẻ nhỏ như người ta đă dung ở phía bắc Trung-hoa xưa nay.

3-RAU MUỐNG

Rau muống rất bổ dưỡng v́ nó chứa rất nhiều chất sắt, diễn (iode) sanh-tố A và sanh-tố C.  Song đem luộc th́ sanh-tố C bị chết hết một phần.

    C̣n số sanh-tố A th́ gần bằng phân-nữa rau ba-lang (Epinard).  Đồng-bào ngoài Bắc dùng rau muống nhiều hơn trong Nam.  Rau ba-lang đắt giá th́ ta lấy rau muống thế cho nó được. Muốn ăn rau muống th́ phải ngắt đọt, để đọt th́ nó xổ nhiều

4-ĐẬU ĐŨA

    Đậu đũa chứa ba thứ sanh-tố khác nhau.  Thịt ở ngoài th́ có sanh-tố A và C, cái hột ở trong th́ có sanh-tố B1.  Những người ăn ṛng gạo trắng xay máy nên dùng nhiều các thứ đậu v́ mấy thứ nầy có sanh-tố B1 trừ bịnh đau gân, nhờ vậy con người khỏi bị thũng

5-CÀ GIÓ (TOMATE)

    Cà gió chứa rất nhiều sanh-tố A, sanh-tố C và sanh-tố P

6-ỚT

    C̣n ớt không ai dè nó là món thuốc trừ bịnh hoại-huyết (scorbut) v́ nó chứa nhiều sanh-tố C.  Mỗi ngày ăn một hay trắi ớt th́ không có bịnh hoại huyết bao giờ

TRÁI CÂY

CHUỐI

 Về trái cây th́ có chuối chín có nhiều sanh-tố C và có một chút ít sanh-tố A.

XOÀI

  Xoài là thứ trái có nhiều sanh-tố A hơn hết : 100 cà-ram thịt xoài có tới 500 unités sanh-tố A, hơn số cần dùng của ta mỗi ngày.  Chuối và xoài đều có một chút đỉnh sanh-tố B1.

    Chanh, cam, quit, bưởi, 4 thứ nầy đều có nhiều sanh-tố B1 và sanh-tố C.

    Hiện giờ người ta ưa dùng nước cam tươi cho trẻ em uống đặng thế sanh-tố C khi chúng nó thiếu chất nầy.

SANH-TỐ A, B, VÀ C CỦA TA CẦN DÙNG MỔI NGÀY

  1) Sanh-tố A mà ta cần dùng mỗi ngày, ta nhờ mấy thứ sau nầy đam đủ cho ta.

    Hoặc 25 cà-ram cải bẹ trắng hay là 25 cà ram khoai lang bí hoặc khoai nghệ hay khoai mở gà.

    Hoặc 100 cà-ram rau muống hay là 100 cá-ram xoài ( lấy thịt ở trong, bỏ vỏ).

    2) C̣n sanh-tố B1 th́ nhờ trứng, thịt, trái cây và gạo lức hoặc 200 cà-ram đậu xanh (đậu hột).

    3) Sanh-tố C th́ lấy trong 200 cà-ram khoai lang hay là cải bệ trắng.

    Hoặc 100 cà-ram trái cây tươi như cam, đu-đủ chin, xoài chín.

    Theo ư ông Dr Dorolle th́ những chứng bịnh gây c̣m nặng v́ lẽ thiếu sanh-tố D, ít có xảy ra tại Đông-Dương, v́ trong xứ nầy mặt trời rải xuống vô số tử-ngoại-tuyến (rayons ulta-violets) Ngài cũng khuyên nên ăn rau hấp, đừng ăn rau luột và đừng bở bột nổi (Bicarbonate de soude) vô nước v́ cớ luộc rau chín, làm vậy th́ chất sanh-tố B sẽ chết hết.

TÓM LẠI

 Thường thường, trong cơ-quan của loài thảo-mộc có nhiều sanh-tố hơn cơ-quan của loài thú-vật.  Cũng có vài món đồ ăn chứa một lượt sanh-tố tan trong nước và sanh-tố tan trong dầu như: cam, chanh, rau diếp (laitue) cải-bắp, cà-gió, rau ba-lăng (épinard) rau-dền, gan, sữa-tươi, tṛng-đỏ trứng-gà, mộng lúa ḿ.

    Những đồ ăn kể trong sáu tấm bản trên đây, khoa-học đă thí-nghiệm chắc chắn rồi.  Song c̣n biết bao nhiêu món ăn khác có sanh-tố mà khoa-học chưa t́m ra.

     Một món ăn có khi chứa một lượt ba bốn thứ sanh-tố, muốn cho dễ nhớ xin xem tấm bản dưới đây:

 

NHỮNG ĐỒ ĂN GỐC Ở THẢO MỘC

 

SỐ ĐỒ ĂN MÀ TA CẦN DÙNG MỔI NGÀY

   

    Hai nhà Sanh-lư-học, ông Moleschott, người Ḥa-lan và ông Atwater, người Mỹ, tính toán ra mỗi người Âu Mỹ bực trung muốn bồi bổ sức lực phải dùng mỗi ngày:

    1) Đồ ăn có chất đạm-khí                                                  120 cà-ram

    2) Đồ ăn có chất béo                                                          60 cà-ram

    3) Đồ ăn có chất bột và chất ngọt                                      450 cà-ram

    4) Nước………………………………………………… 3000 cà-ram hay là 3 lít.

    Song số nầy tùy theo tuổi tác, nam nữ và công việc làm mà sửa đổi hoặc nhiều hơn hay ít hơn một chút.  Như người làm việc bằng tay chơn phải ăn nhiều hơn người làm việc bằng trí năo, đờn bà thường ăn ít hơn đờn ông.

    Người ḿnh ốm yếu hơn người Âu Mỹ th́ tự nhiên dung lối ba phần tư số đó là vừa.

 

MUỐN GIỮ ĐÚNG PHÉP VỆ-SANH TA PHẢI DÙNG NHỮNG MÓN NÀO

Nếu tôi không lầm th́ bây giờ người ta ít chú ư tới đồ ăn thuộc về loại nào mà trái lại người ta chỉ chú trọng tới vấn-đề sanh-tố ở trong thực-phẩm v́ người ta nghiệm xét nếu thiếu sanh-tố th́ các cơ-thể không đủ sức vận động, con người sẻ bị đau yếu, dẫu rằng đồ ăn có đủ chất ngọt hay là chất béo.

    Bao giờ phương pháp “Ngừa bịnh” cũng hay hơn “chữa bịnh”.

BỎ THỊT CÁ

Theo khoa thực-phẩm vệ-sinh th́ ta phải bỏ thịt cá, v́ thịt cá tuy có sanh-tố song ăn nó vô ḿnh th́ sanh ra chất độc gọi là purines. (1) Xin xem tấm bản “Đồ ăn có chất độc Purines”.

   Trong cuốn “Cuộc điều tra theo phương-pháp khoa-học những người lấy trái dùng làm thực-phẩm tại thành Bruxelles”. “Enquète scientifique sur les végétariens de Bruxelles” của hai bà Đốc-tơ Mlle Loteyko và Mlle Varia Kipiani, trương 4 có câu nầy “Mà có những chất độc hại ngấm ngầm và v́ đó rất nguy hiểm đáng sợ bởi v́ phải nhiều thế-kỷ đặng học hỏi mới biết rơ chúng nó. Thuốc về loại chất độc nầy th́ có những chất độc của thịt.  Bây giờ người ta mới hiểu mấy lời sau đây, cho là của ông Sénèque thốt ra và Flourens lập lại “con người không có chết, họ tự sát”.

    Mais il existe des poisons à action insidieuse et qui par cela meme sont plus redoutables car il a fallu des siècles pour apprendre à les connaitre.

    A ces poisons appartiennent ceux qui sont contenus dans la viande.  On comprend dès lors les paroles attribouées à Sénèque et répétées par Flourens: “ L home ne meurt pas, il se tue”.

    Thịt không có hại chết liền như vị-san, mă-tiền cho nên không ai sợ.

    Xét lại bộ máy tiêu-hoá của con người th́ thấy con người thuộc về loại ăn rau trái. Răng con người nhỏ và đều, không có to lớn như loài cọp beo, bao tữ không đủ sức biến đổi dạm-khí (azote) ra am-mô-nhát (amoniaque) tục gợi nước đái quỉ, đặng trừ khữ những chất toan do sự tiêu hóa của thịt sanh ra như bao-tử của loài thú ăn thịt sống.  Ruột con người th́ dài tới mười thước, c̣n ruột loài thú th́ cụt.

    Ông Flourens nói tóm lại một câu như vầy : “Đo bao tử, hàm răng và ruột th́ tự nhiên con người từ đời Thượng- cổ là loài thú ăn trái cây như mấy con khỉ” “ Par son estomac, par ses dents, par ses intestins.  Lhomme est naturellement un frugivore comme ses singes”.

 

LẤY CÁI CHI THẾ CHO THỊT CÁ

 Thịt cá là món ăn thường ngày của con người. Bỏ đi th́ lấy cái chi thế? Việt nầy cũng dễ, không có phiền-phức chi cả.

    Ḍm lại tấm bản “Những đồ ăn gốc ở thảo mộc” ḿnh thấy mấy chục thứ có đủ những sanh-tố cần ích th́ chọn lựa món ăn tưởng cũng rất dễ dàng.  Trước hết phải gạo lức v́ nó đủ sanh-tố A, B, E và 10 thứ kim-khí cần cần ích cho sự sanh tồn cá tế-bào, cùng là chất ngọt và chất bột.  Rồi nên dùng những thứ rau sau nầy nấu ra nhiều món ăn ngon lành đă bổ-dưỡng mà lại không chất chi độc phá hại cơ-thể.

    Cải bẹ-xanh, khoai tây, cải bệ trắng, sa-lách, các thứ đậu, giá, cà gió, bí rợ, cải bắp, khoai lang bí, bầu mướp, cà-rốt, củ cải trắng, rau muống bỏ đọt, nấm rơm, nấm chuối, măng, rau dền, mồng tơi, tàu hủ miếng, tàu hủ ki, chanh, ớt, hành tây, rau cần, các thứ rau chua, vân vân, và những trái: xoài, chuối, thơm, cam, quit, bưởi: nói tóm những trái ḿnh thường dùng,

    Trứng gà tốt hơn trứng vịt, ăn mỗi tuần 3 trứng là vừa, nếu ăn nhiều śnh bụng, bị bịnh đau gan và sanh ghẽ, bỏ được càng tốt.

    Về các chất béo th́ dùng dầu phộng, dầu mè, dầu dừa, dầu ô-liu, bơ, sữa ḅ, đậu nành và bánh sữa (fromage).

 

PHẢI BỎ THỊT CÁ CÁCH NÀO?

Dùng rau trái thế cho thịt cá là một đều dễ làm, trái lại bỏ thịt cá ăn rau trái là một sự khó khăn nhứt đối với những người không có nghị lực.

    Ăn thịt là một thói quen của con người tập; cũng như hút thuốc, uống rượu hay đánh bài.

    Một khi có thói quen rồi khó gỡ lắm.  Cả triệu năm trước, tổ-tiên ta quen dùng thịt cá.  Lúc mới sanh ta các tế- bào trong ḿnh ta đă nhiễm mùi thịt cá rồi, khi ta biết ăn cũng đút thịt cá, thành thử bây giờ dứt ngang th́ trong ḿnh thấy khó chịu, có người phát đau.

    Dứt bỏ thịt cá, ăn rau trái liền mà than thể vẫn mạnh khỏe, phi ra những người có căn tu và nghị-lực mạnh mẽ th́ người thường chưa dễ làm được đều đó đâu.

 

ĂN CHAY VÀ ĂN MẶN

 Thấy mấy lời tôi nói trên đây, có người người sẽ hơi: “Ăn rau trái tức là trường trai”

    Tôi xin thưa: tại người ḿnh có thành kiến, hễ ăn rau trái gọi là ăn chay, ăn thịt cá gọi là ăn mặn.

    Người ăn rau trái là v́ có ḷng nhơn thương xót loài vật không nỡ để cho người ta giết nó làm thịt và cũng là giữ theo phép vệ-sinh, chớ ăn rau trái cũng phạm tội sát sanh, v́ rau cỏ cũng sống như ḿnh vậy.

    Song bỡi rau cỏ sanh sản mau lẹ, chưa biết đau đớn như thú vật và bổ dưỡng hơn, cho nên người ta mới dùng

đặng nuôi thân. Nói trắng ra không có chi chay mà cũng không chi mặn.  Duy có cái ḷng luyện được cho trong sạch th́ mới chay mà thôi.

 

TẠI SAO ĂN CHAY LẠI XANH XAO?

Việc nầy có thật, ăn chay mà xanh-xao yếu đuối là tại ăn không đúng phép vệ-sinh.  Không phải ăn ṛng tương rau, gọi là ăn chay.  Ăn gạo trắng xây máy mất hết sanh-tố, dùng rau luộc th́ san-tố cũng chết hết ba phần và mất hết kim- khí: chấm với nước tương măi th́ làm sao có đủ chất bổ dưỡng đặng nuôi xác thịt.  Như thế bảo sao không xanh-xao.  Không nên đổ thừa tại ăn rau trái mà yếu đuối, phải nói tại không biết cách ăn; ăn và biết cách ăn là hai việc khác nhau rất xa.

 

NHỮNG BẰNG CỚ CHỨNG RẰNG XƯA NAY CÓ NHIỀU NGƯỜI ĂN RAU TRÁI MÀ VẪN MẠNH KHOẺ

    Chín thế-kỷ trước Chúa giáng-sanh. Homère cho ta biết rằng có giống dân Hi-lạp dùng rau trái làm thực phẩm, ấy là những người Hip-bô-mô-lô-gơ (Hipomologues) ở phía bắc nước Hi-lạp.

    Họ dùng sữa chua và bánh sữa.  C̣n phía nam xứ Hi-lạp, những người Lotophages và đệ tử của phái Pythagore cũng ăn rau trái.

    Ở bên Ai-cập (Egypte), những người lao-động, những người thủy thủ từ xưa ăn ṛng dưa gan, hành tây, tàm đậu (fève) biển đậu (lentille), chà-là và bắp chà mà sức lực mạnh mẽ có tiếng.

    Những người phu mơ ở Nam Mỹ-châu không hề ăn thịt, trên vai mang đồ nặng hai trăm cân leo lên thang đứng sựng tù 80 tới 90 thước bề cao, mỗi ngày 12 lần. Những người phu vác ở Sa-lô-nít (Salonigue) và Constantinople ăn cơm chiên với trái táo, uống nước lă hay là li-mô-nách (lemonade) mà nhậm lẹ và sức lực mạnh bạo vô cùng.  Đă mấy ngàn năm rồi người Bà-la-môn bên Thiên-Trước ăn chay trường.  Quan hải-quân đại-ư Hébert có bày một phương pháp lấy tên ngài gọi là Phương pháp Hébert ăn ṛng rau sống và trái cây.  Ngài là một lực sĩ hoàn toàn.

    Rau sống của Ngài ăn đều bơ ngâm một đêm trong nước muối.  Những món ăn của Ngài như vầy “Sớm mai một trái cam, một trái bôm, 200 cà-ram sữa hay là ca-cao.  Trưa 4 hay 5 củ khoai tây luộc vỏ, 5, 6 trái hạnh- nhơn (amandes) 5, 6 trái noisettes, 2 trái châtaigues sống, 4 trái chà-là, 2 trái táo, bánh ḿ đen và bơ.  Chiều 4 trái châtaigues, bánh sữa, bánh ḿ và bơ, bữa diă cơm trộn đường và mật.”

    Hồi năm 1971, đối với gía sanh-hoạt lúc đó, Ngài chỉ tốn mỗi ngày từ 0.fr75 đến 1fr.00 tính theo bạc ḿnh th́ từ 7 su rưỡi đến một cắc.

    Ông Newton trong lúc Ngài t́m ra nguyên-tắc vi-tích phân-học (calcul infinitesimal, dùng toàn bánh hẩm pain bis) và nước lă.

    C̣n biết bao nhiêu gương khác nữa, song mấy chuyện trên đây tưởng đủ làm chứng chắc rồi.

 

ĂN RAU TRÁI CÓ NHIỀU ÍCH LỢI

    Ăn rau trái th́ thân-thể nhẹ nhàng, tinh-khiết, không nhiễm máu huyết và t́nh-dục thú vật, làm việc bền bỉ, lâu mệt mỏi hơn người ăn thịt cá; không hay đau vặt, học hỏi mau thông, cảm-động lẹ làng. Hạng nhứt là người tu hành phải ăn rau trái, không nên ăn mặn v́ không có một cơ thân thể tráng kiện th́ không thể luyện đạo được. Chẳng phải, phải ăn chay mới thành Tiên Phật, v́ ăn chay là một phương châm để giúp ḿnh đi tới mục đích, chớ không phải là mục đích.  Người ăn chay không nên tưởng ḿnh trong sạch mà khi dễ người ăn mặn.  Nếu ăn chay mà tấm ḷng mơ hảo ước huyền, không biết thương xót chúng sanh th́ hẳn c̣n thua người thế ăn mặn mà lo giúp ích cho nhơn quần xă-hội, không v́ hư danh hay tư lợi.  Người nào ḷng chay rồi th́ ăn chay rất dễ dàng.  Mà cũng không nên ép ai làm như ḿnh; những thức ăn cũa ḿnh dùng đối với ḿnh th́ bổ dưỡng c̣n đối với kẻ khác e có khi có chỗ hại.

    Vậy th́ phải dè-dặt trong mọi việc mới khỏi phạm tội vô ư ác.

 

CÁCH ĂN

    Chọn lựa đồ ăn về phẩm và lượng là đều cần yếu, mà cách ăn cũng là một việc tối-cần vậy.  Tôi thường nghe người ḿnh nói “Ăn lua láo ba miếng cho rồi”.

    Nếu có chuyện gắp rút, làm như vậy th́ được, c̣n ngày thường không nên làm như thế.  Chớ khá hối hả: phải ăn chậm chậm và phải nhai cho nát đồ ăn v́ nhờ nước miếng đồ ăn tiêu được một phần, đỡ bớt công việc của dạ dầy.

    Nhai không kỹ tức là buộc dạ dày và ruột làm việc gấp đôi hơn mọi lần.  Hại cơ-thể nầy phí sức nhiều th́ phải yếu đau.

    Chừng đó con người mới thấy tự ḿnh làm cho ḿnh đoản thọ.

    Đương bữa ăn không nên căi cọ hay bàn luận những việc ǵ có mệt nhọc cho trí năo.  Buồn quá, giận quá, làm khó tiêu đồ ăn v́ trong trời đất mọi việc đều tuân theo luật vận tiết và điều ḥa, (loi du rythme et d harmonie).

 

NÊN SỬA CÁCH ĂN CHUNG CỦA NGƯỜI M̀NH

    Xưa nay cách ăn của người ḿnh coi th́ giăn tiện song xét cho kỹ th́ không hạp vệ-sanh.  Bốn năm đôi đũa gắp chung một món đồ ăn th́ dễ truyền bịnh cho nhau, nếu trong nhiều người ngồi ăn có một người mắc phải bịnh hay lây, như ho lao chẳng hạn. Vậy nên sửa đổi cách ăn như sau nầy tưởng tốt hơn.  Mỗi người đều có một đôi đũa, một cái chén, một cái dĩa và một cái muổng riêng.  C̣n tại mâm hay trên bàn, trong tô canh có một cái muổn chung, trong các dĩa đồ ăn như cá chiên, cá kho, đồ xào, có vài đôi đũa chung.  Mỗi người nếu muốn húp canh th́ lấy cái muổng để trong tô canh múc một vài muổn đổ vô chén ḿnh rồi để cái muổn lại tô-canh như cũ.  Ḿnh húp canh trong chén ḿnh chớ không nên húp trong muốn của tô canh như hồi trước vậy.  C̣n muốn gắp đồ ăn như cá kho, cá chiên… th́ lấy đôi đũa chung gắp mỗi thứ một vài miếng để trong dĩa của ḿnh.  Rồi ḿnh ăn những đồ ăn của ḿnh đă gắp để trong dĩa ḿnh, hết rồi th́ gắp them như hồi nảy, chớ không nên lấy đũa ḿnh đă dung mà gắp đủ hết món ăn như thuở nay vậy.

    Ăn cách nầy chỉ tốn thêm cho mỗi người một cái dĩa và một cái muổng mà thôi, không có phiền phức chi cả, chỉ tập vài bữa th́ quen, bỏ thói cũ được. Nó c̣n được hai đều lợi: 1..Có thể tránh được bịnh truyền nhiễm, nhứt là trong gia quyến.  2..Người tới sau, về trể hay là tôi tớ không ăn đồ dư, đồ thừa của ḿnh.

    Đồ ăn dọn ra chưa dùng th́ phải đậy kỹ, đừng để ruồi lằn bu vào, v́ chúng nó thường đem những vi-trùng độc hại ta.

    C̣n rửa chén th́ nên dùng nước sôi và tro.  Chịu nhọc một chút mà tránh được những tai hại lớn lao, có thể phá tan hạnh-phúc của trăm gia-đ́nh.  Chúng ta nên nghĩ tới đều đó cho kỹ.  Như toàn-quốc thật hành đều nầy th́ ngoại ban thấy vậy phải kính nể ta v́ tŕnh độ dân chúng tấn hoá đă cao.

 

GIỮ HAI HÀM RĂNG CHO THẬT TỐT

Phải giữ hai hàm răng cho tốt.  Răng nào sâu hay hư, phải đem lại nha-sĩ chữa liền.

     Mỗi ngày phải chải răng 4 lần với phấn hay là xà bông đánh răng hoặc với muối bọt cũng tốt. Sáng mai khi mới thức dậy, tối trước khi đi ngủ và sau hai bữa cơm.

 

ĐỒ ĂN NÊN HẤP HAY LUỘC

    Luộc rau th́ sanh-tố chết hết 3 phần và chất kim-khí tan trong nước luộc.

    Đổ nước luộc rau th́ rau chỉ c̣n cái xác trơ trơ, sự bổ dưỡng c̣n có một chút xiếu không đủ sức nuôi con người.

    Thế th́ nên hấp rau trong xửng và nếu nấu canh th́ đừng để nước sôi lắm.

 

PHẢI ĂN MỘT NGÀY MẤY LẦN ?

    Ăn một ngày ba lần th́ vừa.

    Sớm mai lót ḷng.  Trưa và chiều dùng cơm.

    Ngoài ra không nên ăn bánh hàng. Buổi ăn chiều chớ khá ăn no quá.  Bằng bỏ được càng hay.

 

TẠI SAO ĂN NGỌ

    Có nhiều nhà sư nói rằng ăn cơm chiều là ăn chung với ngạ-quỉ súc sanh.  Ăn trưa là ăn với Phật.
    Tôi tưỡng không phải như thế.  Phật dạy ăn cơm ngọ rất đúng phép vệ sinh.

    Các bạn cũng biết rằng:

    Người ta thường ăn nhiều lắm, nghĩa là quá sức chịu đựng của bao tử, và không chịu lựa thức ăn. Dạ dầy, phần th́ làm tiêu mấy món ăn không kịp, phần th́ bị những chất độc địa phá hại, th́ tài nào tránh khỏi bịnh hoạn.

    Một lẽ nữa, trong tạng phũ của ḿnh thường dư chất đạm khí và chất béo (mỡ dầu) đó là nguồn cội các chứng bịnh thuộc về sự tiêu hóa như no hơi śnh bụng, đau bao tử, đau ruột.  Trái lại, nếu dư chất ngọt của trái cây hay là chất khoáng-diêm của rau cỏ th́ mạnh khỏe chớ không có hại chi cả.

    Bỡi v́ con người không giữ vệ-sinh cho nên trong tế-bào có chứa nhiều chất độc như là niếu toan và niếu-tố, acide urique, urée v, v….

 

LÀM SAO TẨY ĐỘC TRONG M̀NH

    Các nhà y-học dạy ta muốn tẩy độc th́ phải dùng thuốc lợi đại-tiện hay tiểu-tiện.  Lời đó rất hữu-lư, nhưng ḿnh không thể uống thuốc xổ măi hay là dung thuốc lợi tiểu-tiện măi.  Mỗi lần uống thuốc xổ th́ một phần độc địa ra ngoài, song vài bữa sau ăn những món thích ư, ngon miệng th́ cái độc cũng quến lại như cũ.  Thuốc xổ không phải uống hoài được, uống thường quá th́ hư dạ dày.  Mỗi lần uống th́ các thể trong ḿnh bị kích thích rất dữ dội, xổ rồi phải bổ lại.  Thuốc lợi tiểu-tiện cũng vậy, dùng nhiều quá bại thân. Vậy th́ có những phương pháp nào hay, không dùng thuốc mà tẩy độc dược không? Người xưa đă t́m được rồi. Phương pháp đó tức là nhịn ăn trong nữa ngày hay là ăn ngọ.

 

NHỮNG ĐIỀU HỮU ÍCH CỦA SỰ ĂN NGỌ

 

    Ăn ngọ có nhiều điều hữu ích.

    Một là --- Để cho dạ dầy tiêu hóa hết những đồ ăn buổi sang mai.  Từ một giờ trưa cho tới 6, 7 giờ sáng bữa sau, nó nghỉ ngơi dưỡng sức lại.  Trong lúc đó, những chất độc như niếu toan, niếu tố, acide urique, urée v.v… theo đường đại-tiện, tiểu-tiện ra ngoài.

 

    Hai là--- Trong cơ-thể ḿnh có những nội-hạch (Glandes à secretion interne, glandes endocrines) và ngoại hạch. Trong hai thứ hạch nầy đều có chất dùng để dành (matière de réserve); chúng nó cũng phải nhờ đồ ăn nuôi dưỡng. Nếu không có đồ ăn th́ chúng nó phải lấy chất dư dùng đó mà thế

    Ḿnh nên hiểu, thường những chất dư dùng đă cũ lâu rồi, lâu năm rồi, nên dùng hết rồi đem cái mới vô tốt hơn.

 

    Ba là---Ông S. Leduc nói rằng : trong lúc nhịn ăn, gan và trái thăng (rate) mất sức nặng từ 53 phần trăm cho tới 66, 7 phần trăm và 97 phần  (53%..66,7% et 97%).

    V́ vậy cho nên người nào trái thăng lớn hay lá gan lớn nên ăn ngọ cho hai cơ-thể nhỏ lại và tẩy hết chất độc.  Những người to béo quá cũng nên ăn ngọ cho mỡ tiêu bớt lần rồi ốm lại.

 

    Bốn là---Người tu hành phải tham thiền luôn luôn, trong một ngày có 3 giờ tốt là 5 (1)    “ (1)  Đây là giờ cũ: c̣n giờ mới là 6 giờ, thêm 1 giờ đồng hồ.” giờ đến 6 giờ, trưa 12 giờ, chiều 6 giờ.  Phải để bụng trống tham thiền mới tốt.  Nếu ăn no mà tham thiền th́ sẽ bị phát ách, v́ trong lúc tập trung tư-tưởng, sanh lực gom vô đó, cho nên không c̣n dư nhiệt-lực đặng làm tiêu đồ ăn.

    V́ mấy lẽ trên đây nên tôi quả quyết ăn ngọ thuộc về sinh-lư học chứ không phải thuộc về huyền bí hay ngạ-quỉ, súc-sanh chi cả.

 

AI ĂN NHỌ ĐƯỢC

    Ăn ngọ hữu-ích, vậy th́ hết thảy con người đều nên ăn ngọ chăng.

    Điều nầy tôi, chưa biết ắt là được, bởi v́ con người tấn hóa không đồng bực với nhau.

    Đối với những người lao-động phí sức nhiều th́ không thể ăn ngọ.  Đối với bực trí thức mà chưa mến Đạo cũng khó mà thật hành. Trừ ra những vị v́ chơn-lư mà sống th́ ăn ngọ mới dễ dàng.

 

TIẾT THỰC  (Nhịn ăn) (Le Jeùne)

    C̣n một vấn-đề khác là tiết thực.  Muốn nhịn ăn, ban đầu phải tập ăn ngọ, sau nhịn một ngày, hai ngày, ba ngày, lần lần sáu, bảy, chín, mười, hai chục, ba chục…

    Trong cuốn Coran, là cuốn kinh thánh của đạo Hồi-Hồi có nói như vầy: “Tiết thực là phương thuốc hay hơn hết.

    Dạ dày là chỗ chứa các chứng bịnh.

    Người ta ăn dầy bụng th́ không khi nào được khỏe mạnh bao giờ.  Không nên để giảm sức v́ món ăn và món uống.  Ăn nhiều quá là cội rễ của các sự đau đớn. Tiết thực là phương thuốc hay hơn hết.”

    Nhịn ăn nhiều ngày th́ các chất độc và những tế bào chết mới tuông ra được hết.  Ban sơ th́ con người mỏi mệt lắm.  Sau quen rồi th́ mới thấy khoẻ khoắn trong ḿnh và trí hóa minh mẫn.

 

CÁCH THÍ-NGHIỆM CỦA ÔNG ĐỐC-TƠ VON LEELAUD

    Bác-sỉ Von Leelaud thí-nghiệm 12 con bồ-câu.  Sáu con đầu th́ trong 7 ngày ông bắt nhịn ăn 1 ngày c̣n 6 con kia ăn uống phủ phê.  Được 15 kỳ như vậy, nghĩa là trong ba tháng rưỡi, 105 ngày, 6 con đầu cân nặng thêm 21 phần trăm (21%), c̣n 6 con kia có 15 phần trăm (15%).

 

NHỮNG VỊ TIẾT-THỰC

    Cách vài chục năm nay có ông Đốc-tơ Tanet nỗi danh là người tiết-thực có tiếng, các báo trong hoàn cầu đều nói tới.  Ông sóng tới 91 tuổi.

    Ông tiết-thực nhiều lần, lâu hết là 49 ngày.

    Một người khác tên là Succi, tiết-thực một cách lạ thường.  Có một  lần kia trong lúc tiệt-thực. Succi uống 7 lít nước suối Vichy, 12 lít nước thuốc xổ và 16 lít nước lạnh.  Một lần khác, tới ngày thứ 12 trong lúc tiết-thực, Ngài cỡi ngựa trong 1giờ 40 phút, rồi chạy bộ trong 8 phút, chiều lại Ngài đánh gươm tính ra trọn ngày đó Ngài đi 29,500 bước.

    Ngày thứ 23 th́ Ngài đánh gươm 2 lần và đi trọn 7,000 bước.

    Tại thành Nhiêu-Do, Succi tiết-thực 45 ngày, trong mấy lúc tiết-thực đều có người ta tới chứng-nghiệm.

    Tiết-thực không phải là vấn-đề mới mẻ chi đó, v́ đời xưa đă có nhiều vị dùng cách tiết-thực mà trị bịnh rồi.

    Như năm 1724, ông Bernard de Malte trị lành nhiều chứng bịnh ngặt-nghèo với cách nhịn ăn.

    Ông Đốc-tơ Dewey ở Pensylvanie nhờ cách tiêt-thực mà trị lành 6 người bịnh trúng phong điên khùng.

    Bây giờ ông Đốc-tơ Siegfried Muller trị bịnh suyển bằng cách tiết-thực.

    Các vị Giáo-chủ như Đức Hermès, Đức Pythagore, thường tiết-thực.

    Đấng Christ tiết-thực trọn 40 ngày trong đồng-cát.

    Các vị tu hành bên Tây-Tạng tiết-thực nhiều năm, ăn có 10 hột lúa ḿ và uống nước lă.

    Cách đây mười một năm nay, (1938) có một người dân sứ Brésil (một xứ Nam Mỹ-Châu) c̣n trẻ tuổi tên Cadrance tiết-thực trọn 30 ngày tại thành Milan, nước Ư.

    Va nằm trong một cái thùng bốn mặt làm bằg kiến đóng kín mít không có một chút gió lọt vô.

    Một vị Chưởng-kế (nô-te: Notaire) lại gắn keo nhận dấu đặng làm chứng.  Va làm như một đạo-sĩ Dô-ghi (yogi) bên Thiên-Trước song khác có một đều là vị đạo-sĩ nằm trong ḥm đem chôn dưới đất, c̣n va th́ nằm trong thùng kiến cho thiên hạ tới xem: bao nhiêu đó đủ tỏ rằng va không có làm chuyện gỉả dối.

    Đối với người học Đạo và hành-đạo th́ sự tiết-thực không có chi là lạ lùng.  Song người ta tiết-thực một cách chánh đại quang-minh nghĩa là ở trước mắt muôn người, cũng đi đứng chuyện văn như thường vậy.

    Người ta đă hiểu “Tại làm sao tiết-thực” chớ không phải háo hư danh nên nhịn ăn.

    Ai là người mến Đạo nên để ư đến đều nầy cho lắm.

 

MÓN UỐN 

Nước mưa, nước suối không có độc, tốt hơn hết, không có th́ dùng nước máy; uống nước sông rạch th́ phải lọc cho kỹ và nấu cho thật chín.  Nên uống trà nước trà huế mát và mau tiêu.  Cà-phê đậm quá, dùng thường có hại cho tỳ vị và phổi, v́ nó nóng lắm.

    Thuốc lá và nhứt là thuốc phiện chớ nên hút.

 

PHẢI NĂNG TẮM RỮA SẠCH SẼ

     Quần áo phải thay đổi và giặt-giệm mỗi ngày, đồ bận ngủ ban đêm sáng giặt thay liền.  Đồ trắng tốt hơn đồ màu.  Nên tránh đồ đen nực nội.  Móng tay, móng chơn nên cắt hết đừng để đóng đất đen thui.  Mỗi ngày tắm ít nữa là một lần.

    Hạng nhứt là người học đạo và thường tham thiền phải giữ xác thân cho tinh khiết, quần áo thật sạch sẽ.

    V́ mấy vị ấy là những trung-tâm để thâu thần-lực ở mấy cơi cao xuống rồi ban răi ra cho muôn loài ở chung quanh.  Nếu mấy Ngài ấy ăn ở bầy hầy th́ những thần-lực sau khi vô ḿnh sẽ hoá ra dơ dáy cũng như nước lọc mà đổ vô bầu dính bùn th́ nước cũng hoá ra đục vậy.

 

LUYỆN TẬP GÂN CỐT

    Muốn luyện tập gạn-cốt không có chi hay hơ là tập vài đường quyền bổng.

    Nhược bằng không người dạy dỗ vơ nghệ th́ tập theo phương-pháp của mấy trường thể-dục.

    Mà trong mọi việc nên lấy bực trung, nếu tập quá sức th́ cũng mang bịnh vậy.

    Mỗi ngày nên tập 2 lần, sớm mai và chiều.

    Đi bộ, cỡi ngựa, cởi xe máy đi dạo, đánh tơ-nít, lội bơi rất tốt.  Trong mấy món thể-dục, ai thích chơi món nào th́ chơi món nấy, trừ ra một đều không nên làm là ăn rồi nằm, không dám cử động chi hết.

 

THỞ DÀI HƠI

    Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong hai ba ngày mà không thể nhịn thở trong hai ba phút, trừ ra những người học tập theo cách luyện đạo của mấy vị Pha-kia (fakir) hay là Dô-ghi (yogi) bên Thiên-Trước.

   Trẻ nhỏ sanh ra th́ thở dài hơi, rồi lần lần lớn lên hơi thở vắn lại.  Bị hơi thở vắn và không điều hoà cho nên dưỡng-khí không vô tới mấy mạch máu nhỏ ở trong mấy góc phổi, con người mới mang bịnh lao tổn sanh ra ho.

    Thế th́ thở dài hơi rất cần kíp nhưng phải biết cách thở mới được.

    Theo phương pháp Á-Đông th́ phải đem khí trời cho tới rún rồi làm cho ngực nở sau.

    Ai có kinh-nghiệm rồi th́ biết phương pháp nầy hay lắm.  Mấy ngàn năm rồi nhiều người Thiên-Trước và Trung-Hoa luyện tập theo cách đó mà được trường sanh.

 

CÁCH THỞ

    Đứng thẳng lưng, chống nạnh, hay nằm bỏ xuội 2 tay theo ḿnh, ngậm miệng lại hít khí trời vô bằng lổ mủi, đem khí trời xuống cho tới rún, lúc đó cái bụng nở ra ra trước, c̣n cái ngực nở sau. Khí trời vô đầy bụng và đầy ngực rồi, không thở vô được nữa th́ nín 1 chút xíu lối năm, ba giây đồng hồ, (5, 3 secondes) rồi thở ra.  Lúc thở ra hót bụng vô, thở ra nữa chừng th́ ph́nh bụng lên đặng khí trời ra cho hết.  Rồi thở vô như trước.

    Mỗi ngày thở hai lần, sớm mai và chiều, lối 6,7, giờ: ban đầu mỗi lần 3 hơi là vừa, sau 7,8 hơi.  Trong lúc thở nên tưởng trong trí đem sanh-lực vô nuôi thân ḿnh cho mạnh mẽ khoẻ khoắn.

    Cách thở dài hơi như thế, từ xưa cho đến nay có biết bao nhiêu người tập rồi, chỉ có ích chớ không có hại cho xác-thân.  Tôi cũng biết có nhiều cách thở khác hơn cách nói trên đây, hoặc thở vô đếm mấy tiếng, rồi nín thở đếm mấy tiếng, kế thở ra đếm mấy tiếng hoặc lấy ngón tay bịt lổ mũi bên nay, thở vô lổ mũi bên kia, rồi hít vô lổ mũi bên kia, thở lổ mũi bên nây.

    Song học cách đó phải có thầy, không th́ nguy hiễm lắm.

    Làm sái một chút th́ đau trái tim, hộc máu, xây xẩm mặt mày, điên khùng.  Đă có nhiều người bỏ ḿnh hay hư thân v́ ham bước mau mà quên xem lại sức ḿnh. Nơi thành-thị không-khí thường trược, nên t́m chỗ trống trải mà thở, nếu được ở đồng-bái tư-bề gió mát th́ tốt lắm.

    Ai ai cũng nên thở cách dài hơi nầy trừ ra những người bịnh lao phổi.

 

LÀM VIỆC

    Bất câu việc nào hễ làm th́ phải hết sức chú ư vào đặng làm cho tận thiện tận mỹ.  Tới giờ nghỉ ngơi th́ để cái trí thong thă, những đều nào quá sức không nên cố rán làm, trừ ra vài trường hợp đặc biệt mà thôi.  Thí dụ: một cái xe hơi cho chạy 300 trăm cây số mỗi ngày th́ sức nó chịu đựng tới ba năm mới hư.  Nhược bằng mỗi ngày nó chạy tới 500 cây số th́ nội trong 2 năm nó đă liệt máy rồi.  Không nên biếng-nhác, bê-trể; phải sốt-sắng, kỹ-lưỡng, phải tận tâm cùng chức nghiệp.

    Phí sức quá lẽ th́ thác sớm, v́ sức trời vô hạn mà sức người có hạn. Trong sự ăn uống, làm lụng và ngủ-nghê có độ lượng là tốt hơn hết.

    Không nên thái quá, không nên bất cập, phải giữ bực trung luôn luôn.

 

NGỦ NGHÊ

    Giấc ngủ rất cần ích cho sức khoẻ của con người, mhưng không nên ngủ nhiều quá hay là ngủ ít quá.  Bực trung b́nh mỗi ngày ngủ 8 giờ, trừ ra trẻ nhỏ mới sanh ngủ nhiều c̣n mấy ông già th́ ngủ ít.

    Không ngủ th́ thôi, hễ ngủ th́ phải ngủ cho say, chừng thức dậy mới khỏe-khoắn.  Trước khi ngủ nên để cái trí trống không, đừng suy nghĩ, đừng lo lắng, đừng mơ hăo, ước huyền.  Hễ cái trí xao động th́ cái óc không nghỉ được, con người thao thức măi và sẽ v́ đó mà hao tổn tinh-thần rất nhiều.  Có người khi đặt lưng xuống chiếu th́ lặp đi lặp lại trong trí một tư-tưởng tốt đẹp hay là một câu kinh cho tới khi nào ngủ quên th́ thôi.  Đều đó rất tốt v́ nó ngăn ngừa tư-tưởng quấy ở ngoài không cho vô trí.  Có nhiều vấn đề giải-quyết trong giấc ngủ được, nhưng mà người được hân-hạnh ấy phải trên bực thường-nhơn.

CHƯƠNG THỨ BA

 

VÀI SỰ BÍ-MẬT TRONG M̀NH CON NGƯỜ

    Thân thể con người gồm hai phần.  Một là : những cơ-thể làm ra h́nh vóc nầy, đúng 7 năm, th́ các tế bào trong ḿnh đều thay đổi ra mới hết. Hai là: bộ máy phát sanh-lực.

    Không có sanh-lực, xác thịt không thể cử động t́nh-cảm, tư tưởng cũng không sanh ra được.

    Bộ máy sanh-lực, người ta gọi là phách, chút nữa tôi sẽ nói đến.

    Bây giờ tôi xin giải tại làm sao tính t́nh của người đàn ông vẫn luôn luôn cứng cỏi hơn tánh t́nh người đàn bà.

 

SỰ SAI BIỆT GIỬA TÁNH T̀NH CỦA ĐÀN ÔNG VÀ ĐÀN BÀ

    Trong ḿnh chúng ta có hai bộ phận thần-kinh:

    1) Một bộ “năo tủy thần-kinh hệ” (Système cérébrospinal).

    2) Một bộ “giao cảm thần-kinh hệ” (Système Sympathique).

    Bộ năo tủy thần-kinh là khí cụ của tư-tưởng c̣n bộ giao cảm thần-kinh là khí cụ của t́nh cảm: nó dính dấp với những hạch (ganglions), chứa tất cả sự màu nhiệm về sự sống, sự thác của người và vật.

    Đối với người đàn ông th́ bộ năo tủy thần-kinh hệ làm chủ trong ḿnh, v́ vậy ư-chí bao giờ cũng cứng cỏi.

   C̣n trái lại; trong ḿnh người đàn bà th́ bộ giao cảm thần-kinh lấn hết các cơ thể, thành thử người đàn bà luôn luôn giàu t́nh cảm hơn người đờn ông. Trừ ra vài trường hợp đặc biệt th́ phe phụ nữ không hề cương quyết bằng phái nam nhi.

 

ĐIỄN TRONG M̀NH CON NGƯỜI

    Đàn ông c̣n khác hơn đàn bà v́ tại điễn ở trong người không giống nhau. Đàn ông, bên mặt đầy những điễn dương, bên trái đầy những điễn âm. Trái lại, đàn bà bên mặt đầy những điễn âm c̣n bên trái đầy những điễn dương.

    Những người dùng tay trái th́ ngược hơn người thường, nghĩa là đàn ông bên mặt đầy những điễn âm, c̣n đàn bà th́ bên mặt đầy những điễn dương.

    Song nên hiểu, trong âm có dương, trong dương có âm. Phía ngoài da, bên mặt th́ điễn dương, c̣n phía trong thịt th́ điễn âm. Phía ngoài da, bên trái th́ điễn âm, phía trong thịt th́ điễn dương.

 

SỰ THÍ-NGHIỆM CHỨNG CHẮC TAY MẶT CÓ ĐIỄN DƯƠNG, TAY TRÁI CÓ ĐIỄN ÂM

 

    1) Dùng hai điện cực (electrode)

    Theo sự thí-nghiệm của khoa học, nếu cho một luồng điện (courant électrique) vô trong chất nước mang tiêu ( solution de sulfate de soude) th́ chất lưu toan (acide suflurique) qua bên cực dương (p̣le positif) c̣n chất tô đă ( soude) qua bên cực âm (pole negative).  Nói tóm lại, cái chi thuộc về toan (nước chua: acide) th́ cực dương (pole positif), cái chi thuộc về diêm chất (base) th́ qua cực âm (pole negative).

    Trong hai ly nước, người ta để hai điện cực (electrode), một cái dương điện cực (electrode positive), một cái âm điện cực (electrode negative), mà không cho hai cái thông đồng với nhau đặng không cho sanh ra luồn đ́ện.  Trong cái thí-nghiện nầy, người ta dùng điện lưu-biểu, (galvanometer) thử mấy sợi dây đặng chắc ư không có sự cử động của điện-khí.  Nội trong ba, bốn phút, nước trong ly dương điện cực th́ trở nên chua, mát, uống rất ngon, c̣n nước trong ly âm điện th́ hôi tro, âm ấm, lạt và làm cho nôm mữa.

   

    2) Dùng hai bàn tay con người.

    Bây giờ người ta lấy hai ly nước cầm trong hai tay hoặc là sẻ hai bàn tay chỉa mười ngón tay xuống giữa 2 ly mà không đụng nước, trong hai ba phút chua chua, mát, uống ngon lắm, c̣n nước trong ly tay trái th́ ấm ấm, hôi tro, uống vô buồn nữa.

    Bao nhiêu đây đủ chứng chắc rắng trong ḿnh con người có điễn dương và điễn âm, hai bàn tay con người giống điện cực, song trong cuộc thí-nghiệm nầy, những người nào cảm động lẹ làng (les sensitifs) uống nước th́ thấy mùi khác nhau mau hơn người thường.

 

TẠI LÀM SAO TRONG CON NGƯỜI CÓ ĐIỄN-KHÍ

    Không những trong ḿnh con người mà cho đến và trong ḿnh thú vật, cây cỏ, giữa trái đất và trên không trung cũng có điễn nữa. Cắt nghĩa ra cũng có hơi khó một chút.  Vậy xin các bạn nghe.

    Những người có học thức đều biết rằng: Những chất đặc, chất lỏng, chất hơi v.v… đều làm bằng những tế-bào ( cellulte), mỗi tế-bào do những nguyên-tử (atome) hiệp thành.  Đem phân tích một nguyên-tử th́ thấy chính giữa có một hay nhiều hột điễn-dương (lesprotons), chung quanh những điễn-dương th́ là những hột điễn âm (les electrons) xoay tṛn, không khác nào những hành-tinh xoay chung quanh mặt trời.

    Bỡi vậy người ta gọi mỗi nguyên-tử là một thái dương-hệ nhỏ (petit système solaire).  Đem phân tích những hột điễn âm và dương nầy th́ thấy chúng nó là những hơi “émanation”.  Ông William Crookes t́m được thể thứ tư của vật chất (4. État de la matière).

    Theo sự phát minh của ông th́ những hơi làm ra bỡi những nguyên-tử của nguyên-tử (des atoms d átomes). Tới bực nầy th́ vật-chất là những luồng điễn xoay tṛn. V́ vậy cho nên trong ḿnh ta, trong ḿnh thú vật và cây cỏ, sắt đá đều có điễn-khí.

 

VẬT CHẤT KHÔNG CÓ THẬT

    Theo ư kiến của mấy bác-sĩ th́ những cái mà ta gọi là chất đặc, chất lỏng hay là chất hơi không có thật bỡi v́ chúng nó làm ra bỡi sự kết hợp của những nguyên-tử không phải dính liền với nhau như con mắt ta thấy đâu. Ở chính giữa hai nguyên-tử có một khoảng trống, lớn hơn nguyên-tử và chúng nó rung động liền liền, tính ra có cả ngàn triệu lần trong một giây đồng hồ. Cái mà ta thấy được, rờ được không phải là vật chất, mà cũng không phải là tế-bào hay là nguyên-tử chi đâu, song là những sự rung động của các nguyên-tử nó làm cho ta có cảm-giác ánh sáng, màu sắc, h́nh dạng, v. v…

    Theo những điều kiện nầy ta tự hỏi: vật chất có thật hay không? Chắc ai cũng trả lời: “không”.  Mấy ngàn năm trước, phái triết-học Huệ-dăng-ta (védanta) (sự hiểu biết cùng tột) bên Thiên-Trước có nói “Maya guna mayi (la matière n ést qu illusion)”.  Vật chất chỉ là ảo-tưởng mà thôi.

 

NHỮNG NGƯỜI MÀ TRONG M̀NH SANH RA NHỮNG HIỆN-TƯỢNG ĐIỄN-KHÍ

 

    1) Năm 1846 có một người con gái c̣n thơ ở tại quận Oise, tên Angélique Cottin trong ḿnh sanh ra những hiện-tượng lạ lùng.  Khi cô lại gần đồ vật hay bàn ghế th́ mỗi món nầy có khi dội ngược và đổ ngă rầm rầm.  Người ta làm phúc tŕnh gởi về mấy ông Bác-sĩ.  Các ngài xem coi rồi nghị luận với nhau.  Chính ông Arago có thấy cô nầy nhiều và lấy làm lạ lắm.

    2) Mười hai năm sau, ông đốc-to Pineau ở tại Péluies (cher) có gặp một cô gái c̣n thơ tên Honorine Séguin cũng có hiện-tượng in như vậy.

    3) Cách đây lối tám chục năm, ông đốc-tơ Féré có quan sát một người đàn bà c̣n trẻ nằm dưỡng bịnh tại nhà thương Salpêtrière.  Mấy ngón tay cô rút những vật nhẹ nhàng như vải băng, miếng giấy, v.v…

   Tóc cô đụng tới cái lược th́ xẹt ra những đốm lửa, và sợi nầy dang ra xa sợi kia. Một tấm vải đưa gần da cô th́ nghe tiếng nổ lốp bốp, lửa văng ra, và quần áo cô th́ dính sát ḿnh cô.  Khi hai bàn tay cô nắm cái khăn bàn và chà trên mặt ghế, lối mười hai lần th́ cái khăn đầy những điễn-khí và dính cứng vô cái ghế.  Người ta cũng có thể lấy trong khăn một đốm lửa một phân bề dài.

    Tháng giêng năm 1896 có một đứa nhỏ kỳ lạ sanh ra tại Saint Aubin, chỗ giáp giới song Loire và Ardèche.  Ḿnh mẩy nó giống như b́nh điễn (bouteille de Leyde) người nào lại gần nó cững đều bị giựt, không nhiều th́ ít; tay chơn nó xẹt ra từ chập những phóng điện sáng rở.

    Càng ngày nó càng lớn th́ những hiện tượng nầy càng tăng sức thêm và sanh ra thêm nhiều cái khác.

    Những vật nhỏ như bao tay, bao kim, muổng, dĩa, đem để gần nó th́ chuyển động lia lịa, và dời chỗ.  Có khi cái nôi của nó chiếu sáng rở.  Đứa nhỏ mạnh khỏe như thường, tới tám tháng th́ nó nóng nảy và cảm động dữ lắm.  Một tháng sau th́ nó chết.  Mười lăm ngày trước khi nó từ trần th́ những hiện-tượng mới kể trên đây càng thêm dữ dội. Không ai lại gần nó mà chẳng bị giựt hết sức mạnh và có khi phải té ngữa.  Ḿnh nó và cái nôi chiếu ra những lằn điện sáng-rở dài và nhiều cho đến đổi cái pḥng nó ở sáng trưng. Hai con mèo và một con chó ở chung một nhà cũng phải chạy trốn.  Đứa nhỏ tắc hơi mà không có ngặt ḿnh; trong lúc đó ḿnh nó chiếu ra những lằn điện sáng hơn ba lần ngày thường; vài phút sau khi nó chết rồi mới tan mất.

 

NGƯỜI ĐÀN BÀ CÓ ÁNH SÁNG

    Tạp chí “la Ricerda psichica” tháng sáu năm 1934 có đăng một bài một bài nói về “Một người đàn bà có ánh sáng ở nước Ư” như sau đây:

    Người đàn bà kia, vợ của một ông chài ở tại thành Capodistrira, nằm dưỡng bịnh tại nhà thương Pirano v́ bị mất ngủ do bịnh suyễn mà ra. Bịnh bà ấy không mấy trầm trọng, nhưng có một đều lạ là khi nằm ở nhà thương, ban đêm có ánh sáng từ ngực bà chiếu ra làm sáng cả mặt mày của bà. Cô-điều-dưỡng thấy vậy th́ tưởng bà dấu một vật chi chói sáng ở dưới mền nên lật đật tốc mền coi, té ra chẳng có chi cả. Một lần có ánh sáng đó th́ nghe bà rên siết.  Cô điều-dưỡng bèn cho bà phước hay rồi bà nầy đem chuyện ấy thuật lại cho ông Đốc-tơ rơ.  Ông Đốc-tơ chờ lúc ban đêm lại ŕnh coi.  Lúc mười giờ ngoài ông nghe rên một tiếng nho nhỏ, tức th́ có một ánh sáng chớp ra, trong bốn hay năm giây đồng hồ, chói sáng cả mặt mày bà đó.

    Chừng mười một giờ ngoài, ánh sáng đó lại chói nữa, nhưng lần nầy nó là một lằn sáng từ ngực túa ra tới thanh giường. Bà đó rên rồi cựa ḿnh thức dậy.  Quan thầy thuốc đi nhè nhẹ lại gần hỏi, bà trả lời: “Chẳng có chi hết, nhưng tôi khó chịu lắm, dường như tôi thấy một cái chi sáng trước mặt tôi hoài, phải chi tôi ngủ được?”

    Vài bửa sau, có ba quan thầy thuốc lại đó thức đêm ŕnh coi sự nầy. Lúc mười một giờ khuya, các ngài thấy ở dưới mền, lối ngay ngực bà, có một ánh sáng thật sáng hết sức, giống như chất Mỹ (magnésium) túa ra khỏi mền mường tượng như cây quạt sè ra rồi biến mất. Đêm đó cứ nữa giờ th́ có chiếu sáng một lần, mỗi lần th́ có tiếng bà đó rên siết. Ba tuần lễ sau, có ba quan thầy thuốc có danh tiếng ở thành Venise, thành Padone và thành Trieste tới hiệp với ba quan thầy thuốc ở đây quan sát bà đó nữa.

    Báo “Corrière Della Sera” ngày 13 Avril 1934 có chép tờ vi-bằng của mấy quan thầy thuốc đó như vầy: “Người đàn bà nầy 42 tuổi, có 16 đứa con, nhưng chỉ nuôi được có 6 đứa thôi. H́nh thù bực trung, người chẳng mấy ốm.  Chẳng có chi hơn là bệnh suyễn nên hai cái phổi không được mạnh.  Song đều nầy không ăn nhập chi với sự chiếu sáng hết.

    Khi chúng tôi xem xét đủ cách hết rồi th́ để bà ở một chỗ riêng đặng nghiêm cứu cho kỹ càng về hiện tượng nầy.

    Lúc 11giờ rưỡi khuya, bà đang ngủ, bổng nghe tiếng rên nho nhỏ, đồng thời có một lằn sáng hiện ra nơi phía trái trên ngực, chiếu ngay mặt bà cho sáng rở, c̣n chung quanh chỗ bà nằm tối thui. Lằn sáng đó không có bóng chi hết và lối một giây đồng hồ th́ mất. Tới gần một giờ khuya, chúng tôi muốn đi nghỉ v́ chẳng thấy chi lạ nữa, bổng chúng tôi nghe bà thở ra và nói nhỏ như vầy: “Chúa ôi! lại cứu tôi với!”. Chúng tôi lại xem bà, thấy bà không được yên, mạch lên 70 c̣n hồi sáng th́ 140, mắt bà đỏ ḷm, trái tim nhảy như thường. Trong ḿnh không có chi đổi dời.  Cây kim điện-lưu-biểu (Galvanomètre) để trên ngực bà chẳng có động chi hết đối với ánh sáng, chụp lấy ảnh của ánh sáng nầy cũng chẳng thấy.  Chúng tôi hỏi bà th́ bà chẳng có xúc động chi hết.  Coi thế là “sự thật” chớ chẳng có sự chi là mờ ám hay là “nhẹ bóng vía”.  Trước khi từ giă, chúng tôi có xem bà lại một cách châu đáo đặng khỏi sự hồ nghi.  V́ thế chúng tôi chứng rằng: Sự bí mật nầy là “sự thật” đáng quan sát cũng như Bác-sỉ Pratti đă quan sát rồi vậy. Bỡi mấy lẽ trên đây cho nên chúng tôi mới làm tờ vi bằng nầy cho “Quốc-y nghiên cứu hội”. (Comité medical du conseil national des recherché), và chúng tôi xin thêm rằng: bà nầy có học thức, không tin dị đoan hay ma quỉ chi cả.

 

LẤY TAY CHÀ TRÊN BÓNG ĐÈN ĐIỆN TH̀ CÓ ÁNH SÁNG

    Có nhiều người lấy tay chà trên bong đèn điện hay là để tay cách bóng đèn vài phân th́ trong bóng đền có những ánh sáng, ban đầu gom lại vài chỗ, sau túa ra cùng hết cái bóng. Nếu thôi chà hay là lấy tay đi th́ trong một vài giây đồng hồ ánh sáng đó mới tan mất, dường như chúng nó ra khỏi bóng đèn điện theo bàn tay mà đi. Nếu người ta thấm nước bóng đèn điện th́ chúng nó tan mất, khi lau khô rồi chúng hiện ra. Lại có khi ánh sáng nầy có kèm theo những tiếng nổ lốp bốp nữa.

    Dường như sức của ánh sáng nầy có quan hệ với những điều kiện sanh-lư, sức khoẻ mạnh của người đứng thí nghiệm, nếu người ta để gió vô trong bóng đèn th́ ánh sáng tiêu mất.

    Chính là ông thiếu-tá (commandant) Darget tuyên bố những hiện tượng nầy cho người ta biết lần đầu tiên nhằm năm 1919 rồi ba năm sau, năm 1922 ông Đại-úy (Capitaine) Mondeil khảo cứu vấn đề nầy rất tường tận.

    Trong tạp chí Siêu-linh-học (Revue métapsychique) Janvier Février, trương 56, ông René Sudre có nói rằng: “Tôi có thí nghiệm đặng coi thử những hiện tượng lạ lùng nầy mà không có kết quả”.  Song tại Siêu linh học-viên (Institut métapsychique) có một người, tuy va không thấy những phúc-tŕnh của hai ông Darget và Mondeil, song va có chỉ cho ông Đốc-tơ Geley và tôi coi, va lấy tay chà trên bóng đèn điện th́ có ánh sáng đủ sức đọc một tờ báo được.

    Ngoài ra lại có một vị độc giả báo Siêu-linh-học, viết cho ông Đốc-tơ Geley một bức thơ đề ngày 26 Février 1922, đại ư như sau đây:

    Tôi có thí nghiệm theo phương của quan Đại úy (captitaine) Mondeil chỉ bảo trong quyển sách của ngài nhan đề “CONTRIBUTION À L ÉTUDE DE LA RADIO-ACTIVITÉ HUMAINE”.

    Mới lần đầu th́ cái kết quả đẹp rồi, ánh sáng tỏ rỏ, và kèm theo những đốm sáng, và lại sau khi ánh sáng tan rồi, tôi đưa tay lại gần cái bóng đèn một cách lẹ làng th́ có khi ánh sáng hiện ra lại.

    Trong sự thí-nghiệm nầy tôi dung nhiều cái bóng đèn. Vài cái không có ánh sáng, có lẽ trong mấy bóng đèn đó có khí trời. Mà tôi xin ông chủ ư tới đều nầy: Tôi lấy tấm vải hay là tấm lên (laine) chà trên bóng đèn th́ cũng có ánh sáng vậy; môt người bạn tôi làm theo cách đó th́ cái kết quả cũng in như thế.  Tôi tưởng rằng cái hiện tượng mà quan Đại úy Mondeil đă vẽ ra th́ hoàn toàn thuộc về điễn-khí.

                                                 

                                                                    Kư tên: R TOCQUET

 

VỔ TAY SẤM NỔ

    Có người hỏi: “Truyện Tàu nói vổ tay sấm nổ, đều ấy có thật không?”

    Đối với người biết đạo th́ đều ấy không có chi là lạ đâu. Như tôi đă nói, thân thể con người không khác nào một cái b́nh điện có đủ điễn dương và điễn âm. Điện th́ theo mấy ngón tay và mấy ngón chơn mà ra; nếu biết cách làm cho điện dương ở tay mặt hiệp với điện âm ở tay trái, tức th́ vổ tay sấm nổ. Nhưng không cần tới hai tay, một bàn cũng đủ làm sấm sét, v́ trong ḷng bàn tay mặt có điễn âm. Nếu biết cách sẻ ra th́ sấm nổ. Đó là phép chưởng-tâm-lôi của các nhà đạo-sĩ.

 

NGƯỜI XƯA CŨNG BIẾT DÙNG SẤM SÉT

    Không phải riêng ǵ nhà Đạo-sĩ bên Trung-Hoa mới biết làm sấm sét, hễ có học được chơn truyền th́ người nào cũng biết cách dùng điển khí hoặc ở trong ḿnh hoặc trên không trung.

    Trong bộ Giáo-hội-sử (Histoire ecclésiastique) của ông Sozomène (1)—(1) Sozomène (Hermine): nhà viết sử Hi-Lạp sanh trong thế kỷ thứ V.       (LIX chap. VI) có thuật chuyện các nhà giáo-sĩ Etrusques (1)  (1) Etrusques: Dân xứ Eltrurie thuộc về nước Ư, thuở xưa ở chính giữa song Tibre, dảy núi Apennins biển Ty rhénienne và rạch Macia; thế kỷ thứ 15 trước Chúa giáng sanh.  Etrurie là một lien ban gồm 12 nước Cộng-hoà dân-chủ rất văn-minh, rất hùnh cường. Etrurie bây giờ Toscane.  Dùng sấm sét chống giữ thành Narnia khi vua Alaric (2)  (2) Alaric I: Vua của giống Wisigovis cướp phá thành Rome. kéo binh tới vây.  Chung cuộc, vua Alic phải lui binh, không lấy thành được.

    Ông Lucius Pison thuật lại rằng: vua thứ nh́ là Numa Pompilius, thế kỷ thứ 7 trước Chúa giáng sanh, học Đạo với các nhà giáo-sĩ nên biết cách làm sấm sét. Theo lời Pline th́ vua Numa Pompilius dùng sấm sét đặng giết thú rừng. Tile Live và Pline có tả cái chết của vua Tullus Hostilius học phép làm sấm sét theo cuốn sách của ông Numa viết ra.  Nhưng vua Tullus Hostilius không biết cách giữ ḿnh nên bị sét dội lại mà bỏ mạng (gương nầy để soi chung cho người ham luyện phép thần-thông để khổ ḿnh đó).

    Trong mấy Kim-tháp lớn bên Ai-cập (Pyramides d Égypte) như Kim-tháp Kê-ốp (khéops), thuở xưa mấy vị chơn-sư dùng điện thắp sáng rở, những người luyện Đạo nơi đó khi ra ngoài rồi đều chứng nhận điều nầy.

 

CHUYỆN ĐẠO SĨ SIM BANDAI LÀM RA SẤM SÉT

    Mấy chuyện trên đây thuộc về đời xưa, tôi xin thuật chuyện đời nay cho các bạn nghe.

    Báo “Echo du Merveilleux” bên Pháp ngày 15 Novembre 1905 có đăng một bài nầy vốn của ông Dina thuật lại.

    Trên bờ biển phía tây-bắc của cù lao Madagascar, ngay cù-lao Nossi-Bé, có một Đạo-sĩ tên Sim Bandai muốn làm sấm sét giờ nào và ở chỗ nào cũng được.

    Một bữa kia, tôi (Ông Dina nói) để một trái bầu dưới đất rồi biểu Đạo-sĩ trổ tài coi.  Đạo-sĩ miệng niệm chơn-ngôn tức th́ có một đám mây hiện ra và gió thổi mạnh.  Th́nh ĺnh một lằn chớp nhán xẹt xuống lăn quăn dưới đất trước mặt tôi và nhiều người khác; kế tiếp theo một tiếng sét nổ vang đánh tan nát trái bầu của tôi; rồi th́ mây tan gió lặng.

    Trong cuốn “A l ómbre des Monastères thibétains”, ông J. Marquès Rivière có thuật chuyện một vị La-ma (Lama) làm sấm sét giết một đứa chăn chiên v́ nó phá ông.

 

ĐIỄN TRONG M̀NH THÚ VẬT

    Về điễn trong ḿnh con người, nói bao nhiêu đó tôi tưỡng đă đủ rồi. Bây giờ xin nói thêm về điễn trong ḿnh thú vật.

    Thiết tưởng nội trong ḿnh thú vật nhà, duy có con mèo lông nhiều điễn hơn hết. Lúc trời lạnh, nhằm đêm tối tăm, nếu ḿnh lấy tay, vuốt ngược lông mèo th́ nghe tiếng nổ nhỏ lốp bốp.

 

LOÀI THỦY TỘC BIẾT DÙNG ĐIỄN ĐẶNG GIẾT KẺ NGHỊCH

    Dưới nước người ta gặp nhiều con thú ḿnh đầy những điễn như loài đ́ễn-ngư “Torpille ou raie, électrique”. Loài lươn (Gymnole ou anguille de Surinam) ở sông Orénoque (Nam Mỹ-châu) có nhiều lắm loại silure (giống cá trê, loài trichiure, loài cá tétrodon (giống cá nóc) loài maloptérure, v. v…).  Điễn cũa loài lươn (gymnote) mạnh cho đến đổi con ngựa đụng tới th́ nhào chết tức tốc.

    Loài thú nầy không có nanh vút như sư-tử, hay cọp beo, mà mấy con cá kia sợ lấm lét v́ chọc tới chúng th́ bỏ mạng liền.

    Chúng nó muốn hại con thú nào th́ lại gần rồi từ hông phóng ra một luồn điện giết chết kẻ nghịch một cách dễ dàng.

 

ĐIỄN TRONG THẢO MỘC

    1 ) Cây điện-khí.

    Có lẽ trong loài thảo mộc duy có loài cây Phitolocca électrica chứa điễn nhiều hơn hết.  Thân cây không khác nào một b́nh điễn. Cầm nhánh bẻ th́ bị điễn giựt mạnh. Không có một con chim nào hay là con trùng nào dám lại đậu trên cây đó đặng nghĩ cánh hay là hút mật, v́ chúng nó biết sự ấy rất nguy hiểm. Cây điễn nam-châm (Aiguille aimante) để cách cây đó 6 thước đă xoay rồi.

    2 ) Ngọn cây thuộc dương điện. Gốc cây thuộc âm điện.

    Theo sự thí-nghiệm chắc chắn cũa ông Horace Pelletier th́ bao giờ ngọn cây cũng thuộc về dương điện (positif) c̣n gốc cây thuộc về âm điện (negatif) cho đến cái cây khi chặt ra từ khúc cũng vậy, đầu nào thuộc về ngọn th́ có dương điện, đầu nào thuộc về gốc th́ có âm điện.

    3 ) Bông và trái.

    Đầu bông thuộc về dương, cuống bông thuộc về âm.

 

DÙNG ĐIỄN TRONG LOÀI THẢO MỘC ĐẶNG TRỊ BỊNH

    Người đầu tiên dùng điễn trong loài thảo mộc là ông công-tước Matei de Pologne.  Phương pháp nầy gọi là Electro-Homéopathie.  Ngày nay người nối chí cho Ngài là ông Giáo-sư Robert Martignoli de Vergati thuộc về tỉnh Bologna (nước Ư).

 

DÙNG CÂY TRỊ BỊNH NHỨT ĐẦU

    Ai có bịnh nhức đầu mà uống thuốc mà uống thuốc không lành, xin làm cách nầy thử coi.  Sớm mai lối 6,7 giờ, trưa lối 11, 12 giờ : chiều lối 5,6 giờ đứng dựa lưng vào thân cây.  Điễn dương từ ngọn cây đi xuống đất sẽ rút cái độc bịnh theo nó; song phải bền chí từ 15 tới 20 ngày mới thấy hiệu quả. Từ xưa đến nay, người ta có thí-nghiệm nhiều lần rồi.  Những người thân thể nhẹ nhàn dễ cảm động (les sensitifs) th́ mau lành hơn người thường.

 

NÊN DÙNG NHỮNG CÂY NÀO?

    Nên lựa những cây sau nầy: ván hương, gỏ, trắc, cẩm lai, dầu, ṭng, bá, thông; nếu không có mấy thứ đó th́ dùng những cây: xoài, ổi, mít, giá-tị, lựu, dầu-gió, từ-bi, phảỉ chừa những cây có chất độc. Tỷ như miền nhiệt đạo bên Mỹ-châu có thứ cây Mancenillier, bong trái, nhánh lá, đều bay ra một chất độc lắm, ai vô phước không biết nằm dưới cây đó hít nhằm th́ bỏ mạng liền.

 

ĐIỄN TRONG THỦY TINH

    Hầu hết những thủy tinh (les cristaux) hễ cọ tới th́ sanh điễn.  Thứ “ Hồng điện thạch” (Tourmaline), thứ “bằng khoáng” (Boracie), thứ “Hoàng ngọc” (Topaze), hễ đem đốt th́ sanh điễn, c̣n thứ “băng đảo thạch” (Spath d Islande ), lấy tay đè xuống cũng có điễn rồi.

 

ĐIỄN TRONG KIM KHÍ

LOÀI KIM-KHÍ CHỈ CÓ MỘT THỨ ĐIỆN MÀ THÔI

    Riêng về loài kim-khí chỉ có một thứ điện mà thôi, hoặc dương điện (positif) hay là âm điện (negative) chớ không có chứa hai thứ điện như loài cầm thú hay là thảo mộc.

    Dưới đây là bản của ông Hector Durville đă t́m ra:

     THUỘC VỀ DƯƠNG ĐIỆN                                 THUỘC VỀ ÂM ĐIỆN

    Antimoine       (Đệ)                                      Aluminium (Nhôm, chất lữ)

    Argent             (Bạc)                                    Bismuth     (Thanh điễn điện)

    Arsenic            (Thạch-tín)                            Cadmium   (Chất cách)

    Brome             (Xú tố)                                 Cuivre        (Đồng)

    Cobalt             (Bạch-kim) (1)                       Etain          (Thiết)

    Fer                  (Sắt)                                   Hydrogêne (Khinh khí)

    Iode                (Điễn)                                  Manganèse (Chất mănh)

    Nickel             (Ni-kên)                                 Magnésium (Chất mỹ)

    Oxygène         (Dưỡng khí)                            Mercure       (Thủy ngân)

    Phosphore       (Lân tinh)                               Or                 (vàng)

    Plomb             (Ch́)                                     Platine         (Bạch kim)

    Soufre             (Diêm)                                  Potassium    (Chấp giáp)

    Zinc                (Kẽm)                                   Sodium         (Chất nạp)

       (1)  Cobalt, dịch là Bạch-kim, Platine cũng dịch là Bạch kim, tôi tưỏng không rành.

 

DÙNG KIM-KHÍ TRỊ BỊNH

    Phương pháp nầy gọi là Métallothérapie do ông Burq sáng tạo.

    Mỗi thứ kim-khí đều có cái động-lực giống như từ thạch (đá-nam-châm). Cái động-lực nầy có ảnh-hưởng tới thần-kinh-hệ. Có thứ th́ lấy làm thuốc uống, có thứ th́ chỉ đặt nó sát da.

 

THỨ ĐẶT SÁT DA

    Nếu nó thuộc về dương điện (positif), đặt nó phía bên trái th́ nó làm cho êm diệu bớt đau, c̣n để nó bên mặt th́ nó kích thích, khó chịu. Trái lại đặt loài kim thuộc về âm điện (negative) phía bên mặt th́ nó làm cho bịnh thuyên giảm, c̣n đặt phía bên trái, th́ nó làm cho bức rức.

    Đều nầy, người chưa có học khoa điện-học th́ lấy làm lạ, nhưng hiểu rồi th́ dễ.  Hai luồn điện một thứ với nhau,  như dương điện gặp dương điện, hay là âm điện gặp âm điện, th́ chống chỏi nhau, c̣n hai luồn điện khác nhau như dương điện gặp âm điện th́ rút lại, hiệp lại.

    Bỡi bên mặt đàn ông có dương điện nên gặp loài kim có dương điện th́ tự nhiên hai cái làm như thù nghịch với nhau xua đuổi nhau, người bịnh thấy khó chịu trong ḿnh lắm.

    Như gặp loài kim có âm điện th́ thấy ḿnh khoan khoái, nhẹ nhàn, căn bịnh có phần giảm đi là v́ hai thứ điện hoà hợp với nhau, và thêm sức lực cho bịnh nhơn. Hiểu được như vậy suy ra rơ nhiều điều khác nữa.

 

LOÀI KIM-KHÍ ĐẶT VÔ M̀NH TRỊ ĐƯỢC NHỮNG BỊNH NÀO?

    Không rơ loài kim-khí trị được hết thảy các chứng bịnh hay không bỡi v́ khoa học c̣n đang t́m kiếm và thí nghiệm. Hiện giờ người ta biết loài kim đặt vô ḿnh trị được những bịnh ma túy (bị thuốc mê) (nó giả liền), bịnh tê bại, loạn thần kinh nên giựt gân (contractures hystériques).

 

DÙNG LÀM THUỐC UỐNG

    Người ta cũng dùng nhiều thứ kim-khí để làm thuốc uống, thuốc chích, như vàng, sắt, vị san, vôi và hạng

 nhứt là nước suối có chất sắt, diêm, vị san, v.v…

 

TÁNH NẾT XÁC THỊT

    Xác thịt có tánh ưa ăn uống, ngủ nghê, biếng nhác bê trể và ham sống sợ chết. Muốn trị nó đặng làm chủ th́ phải biết những phương pháp cần thiết và ư-chí phải cứng cỏi để đi tới mục-đích của ḿnh.

 

VÀI PHƯƠNG PHÁP CẦN THIẾT

    1) Ăn uống.

    Muốn bỏ một món ăn nào ḿnh biết không cần thiết cho sanh mạng mà lại làm cho tốn tiền và v́ thói quen ḿnh chưa dứt được th́ phải tập lần lần như sau nầy:

    Tỷ như mọi lần đúng ba ngày ḿnh phải ăn món đó th́ bây giờ lần lần năm ngày mới dùng.

    Rồi lần thứ nh́ bảy ngày, lần thứ ba chin ngày, lần thứ tư mười một ngày.

    Cứ lần lần thêm ngày, trong bảy, tám tháng hay một hai năm th́ sẽ trừ được cái thói ăn quen, nhịn không quen. Kể món uống cũng vậy. Lấy việc nầy suy rộng ra th́ c̣n biết nhiều đều hay khác nữa, nhứt là bịnh háo sắc.

    2) Không làm một việc lành nhỏ

    Một miểng ve chai nằm giữa đường, hành-khách đi qua ngó thấy mà không ai cúi xuống lượm cả. Miểng ve chai nầy có thể gây ra nhiều tai nạn hiểm nghèo.

    Một nhỏ chạy tới vấp té nhầm th́ lổ đầu hay lủng bụng, một người đi đường vô ư đạp nhầm th́ đứt chơn, một cái xe đạp bị đâm lủng bánh, người cỡi xe có thể bị té găy tay, trặc chơn… Nhưng tại sao người ta không lượm nó?

    Không phải người ta không biết nó nguy hiểm, song có người trong ư muốn cúi xuống lượm th́ xác thịt viện lẽ rằng: “ḿnh không lượm th́ người khác lượm, hoặc tôi mắc công việc gấp rút không thể dừng bước”, tệ nữa là câu nầy: “Thây kệ! ai vô ư đứt cẵng th́ chịu lấy”.

    Ta phải nói với xác thịt như vầy: Ngươi không cho ta làm một việc phải sao được”.  Nó rồi cúi xuống lượm miểng chai đem bỏ chỗ nào mà nó không có thể hại người ta được nữa.

    Người ta vẫn muốn làm những việc lành lớn, chê những việc lành nhỏ; song nếu không tập cho quen làm những lành nhỏ th́ trông chi gặp việc lành lớn mà làm được, v́ nó quá sức ḿnh.  Mỗi ngày phải tập làm những việc lành cũng như tập thể tháo cho thân thể nở nang vậy

 

BẠCH-LIÊN

Hết quyễn nhứt:  “XÁC THÂN”

VẠN VẬT THÁI B̀NH

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES