trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

NHỮNG TRƯỜNG  PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ


trích trong Nói Chuyện Yoga

 

Mục đích của Triết học là giải thoát sự đau khổ của con người.

Bên Ấn Độ có sáu Trường Triết Học, mỗi Trường dạy một giáo lư độc lập và đầy đủ. Con người luyện tập đúng theo những phương pháp chỉ dạy sẽ được thoát đọa Luân Hồi.

Sáu Trường nầy chia ra làm hai phái : Phái Prakriti và Phái Purusha.

 

1- PHÁI PRAKRITI.

Prakriti có nghĩa là : Cội rễ Vật Chất, Tàu gọi là Hổn Nguơn Nhất Khí.

Theo Phái Prakriti th́ con người phải hiểu biết Vật Chất và thống trị nó. Nhờ vậy con người mới thoát ra khỏi sự kềm hăm của nó.

Phái nầy gồm ba Trường :

1/- Trường Vaysheshika - Thắng Luận.

2/- Trường Nyaya - Luận lư học.

3/- Trường Mimamsa - Nguyên tắc chỉ huy.

     

2- PHÁI PURUSHA.

Purusha có nghĩa là Tinh Thần.

Theo Phái Purusha th́ phải làm cho Tinh Thần tiến hóa, con người mới thoát đọa Luân Hồi.

Phái nầy gồm ba Trường :

1/- Trường Samkhya hay Sankhya - Số Luận - Hệ thống của số.

2/- Trường Yoga của Patanjali - Du Già.

3/- Trường Védanta -Phệ Đàn Đà.

 

Xin tóm tắt giáo lư của sáu Trường như sau :

 

PHÁI VẬT CHẤT

VAYSHESHIKA - THẮNG LUẬN.

Giáo Chủ là Rishi Kanada.

Vaysheshika do chữ Vayshesha mà ra.

Vayshesha có nghĩa là đặc điểm.

Theo Trường nầy Vũ trụ chia ra làm bảy hạng, bao hàm hết những điều mà con người có thể hiểu. Cái quan trọng hơn hết là Vayshesha hay là đặc điểm, nó làm ra ḍng giống cá nhân.

Giáo lư nguyên tử là căn bản của phương pháp nầy, v́ mọi vật trong Vũ trụ sanh ra đều do sự kết hợp của những nguyên tử.

Những nguyên tử th́ không chia ra được, chúng nó nhỏ lắm, con mắt không thấy được.

Theo thuyết nguyên tử nầy, Kanada trạng tả vạn vật rất tỉ mỉ. Mục đích Khoa Triết Học của Ngài là đạt tới chỗ tận thiện tận mỹ và sự giải thoát tuyệt đối của linh hồn, nhờ sự hiểu biết chắc chắn về thế giới hữu h́nh nầy. Khoa Triết Học đây tuy là duy vật nhưng nó đi tới mục đích Tinh Thần. Nó làm cho linh hồn tiến hóa, đại để là nhờ sự học hỏi vật chất, nhứt là sự hiểu biết cái xác thân nầy.

 

TRƯỜNG CHÁNH LƯ NYAYA.

Giáo Chủ là Rishi Gautama.

Nyaya nghĩa là Luận Lư Học.

Nó có thể xem như là khoa học của Lư Trí, bởi vậy nó quan hệ nhứt là tới cái Trí của con người. Gautama công nhận giáo lư nguyên tử của Kanada, nhưng mục đích cốt yếu của hệ thống Ngài là lập những phương pháp lư luận đúng đắn nhờ phép Tam đoạn luận (syllogisme) hoàn bị gồm có :                                       

a/- Đại tiền đề (La majeure).

b/- Tiểu tiền đề hay là Hậu đề (La mineure).

c/- Đoán án (La conclusion).

Thí dụ : Đại tiền đề : Tất cả con người đều chết.

           Tiểu tiền đề : Anh là con người.

           Đoạn án : Th́ anh sẽ chết.

Đó là đường đi đến sự đoạt được Chơn lư. Sau khi giải bày phương pháp Luận Lư Học rồi, Nyaya kết luận rằng : con người được giải thoát là nhờ sự suy luận chính chắn và ngay thẳng, con người ĺa khỏi sự hiểu biết sai lầm, mập mờ. Thâu thập được Chơn lư toàn vẹn rồi con người trở xuống Trần vô ích, con người đă thoát kiếp Luân Hồi.

 

TRƯỜNG DI MAN TÁC  MIMAMSA.

Giáo Chủ là Rishi Jaimini.

Hệ thống nầy xem xét khoa học Nhân Quả và xác định coi mỗi việc làm có sự phản động trong thế giới vô h́nh và hữu h́nh như thế nào và sanh ra nơi đó hiệu quả chắc chắn làm sao.

Đức Jaimini cũng giải thích tại sao những nghi lễ tôn giáo có ảnh hưởng tới  nhân quả con người.

Mimamsa cũng gọi là Triết Học của Luân Lư và Việc Làm, nghĩa là Triết Học của Hành Động và Bổn Phận. Sau khi giải thích Luật Nhân Quả và Thiên Trách nó trạng tả bản tánh thật của bổn phận và những việc phải làm mỗi ngày. Nó có quan hệ nhứt là tới cái Vía, nó giúp cho thể nầy tiến hóa. Nhờ làm những việc bác ái càng ngày càng nhiều, chung cuộc con người không bị bắt buộc đi đầu thai nữa; giờ giải thoát đă đến.

Người học Đạo để ư đến sự dạy dỗ của ba Trường nầy th́ thấy :

Trường Thắng Luận Vaysheshika dạy con người học rành rẽ về Xác thịt.

Trường Chánh Lư Nyaya dạy con người luyện cái Trí cho linh hoạt.

Trường Di Man Tác Mimamsa dạy con người mở mang cái Vía cho nó trở nên tinh khiết.

 

PHÁI TINH THẦN

TRƯỜNG SỐ LUẬN SANKHYA.

Giáo Chủ là Rishi Kapila

Sankhya chú trọng đến Chơn Nhơn. Chơn Nhơn là Tinh thần trong con người. Trường nầy dạy rằng Chơn Nhơn ngồi xem Vật chất Prakriti tiến hóa, v́ Vật chất chứa sẵn tinh lực trong ḿnh. Chơn Nhơn tuy ngồi xem Vật chất tiến hóa mà nó cũng tiến hóa và tăng trưởng măi măi. Sự tiến hóa của Chơn Nhơn vẫn tự nhiên và dễ dàng từ kiếp nầy qua kiếp kia, không cần sự cố gắng cho tới khi nào nó chấm dứt. Đến lúc đó Chơn Nhơn trở nên trọn lành, nó tách ra khỏi Vật chất cũng như trái chín mùi ĺa cây. Sự tiến hóa của Chơn Nhơn chấm dứt th́ không c̣n Luân Hồi nữa. 

 

TRƯỜNG DU GIÀ YOGA.

Giáo Chủ là Patanjali.

Patanjali công nhận thuyết Sankhya là đúng, nhưng Ngài cho rằng muốn Chơn Nhơn ĺa khỏi vật chất th́ phải có sự cố gắng. Sự cố gắng đó thế nào ? Phải cố gắng thống trị cái Trí bằng cách Định trí, Tham thiền, Nhập định và vài phương pháp luyện tập đặng mở và dùng những quan năng tinh vi khác hơn ngũ quan.

Với phương pháp đó người ta đi tới Đại Định (Samadhi), lúc nầy Chơn Nhơn ĺa vật chất trong chốc lát đặng hiệp nhứt với Thượng Đế (Yoga : Union  à Dieu). Sự hiệp nhứt nầy sẽ vĩnh viễn sau khi con người bỏ xác và chấm dứt sự tiến hóa của Chơn Nhơn ở cơi Trần.

 

TRƯỜNG PHỆ ĐÀN ĐÀ.

Giáo Chủ là Rishi Vyasa.

Védanta chỉ thích hợp với những người tiến hóa đă cao. Trường nầy nói với con người như vầy : Sự hiểu biết cùng tột, ngươi hăy t́m trong ḿnh ngươi, ngươi sẽ gặp, ngươi đừng t́m kiếm ở ngoài ngươi. Nếu ngươi muốn biết Đức Thượng Đế th́ Ngươi hăy tự biết ngươi đă, bởi v́ Chơn Nhơn và Đức Thượng Đế đều vẫn là một. Sự phân tích một giọt nước biển đủ cho ta biết biển cả làm bằng những chất chi hợp lại. Chơn Nhơn đối với Thượng Đế cũng thế. Nếu ngươi muốn tự biết ngươi th́ ngươi phải ĺa khỏi Vật chất và thắng phục nó.

Muốn thành công con người phải nhờ phương pháp Yoga .

Yoga nầy khác với Yoga của Patanjali, dầu rằng nó trùng tên.

Yoga hay là sự hiệp nhứt với Thượng Đế chia ra làm năm nhánh :

Hatha Yoga (theo con đường luyện hô hấp).

Bhakti Yoga (theo con đường tín ngưỡng).

Karma Yoga (theo con đường hành động).

Jnana Yoga (theo con đường trí tuệ).

Raja Yoga (Chúa tể các Yoga).

Học hết sáu hệ thống nầy rồi suy nghĩ, chúng ta phải công nhận sáu vị Giáo chủ toàn là những bực Đại Giác ngộ. Mấy ngàn năm trước người ta đă biết vạn vật do những nguyên tử cấu thành, thật là đáng cho người đời nay bái phục.

Trên đây là nói tổng quát sáu Trường Triết Học Aán. C̣n nhiều chi tiết nữa và rất khó. Muốn hiểu phải đọc riêng nhiều quyển giải về mỗi Trường, bởi v́ mấy quyển đó bổ túc lẫn nhau, có quyển thiếu sót điều nầy, có quyển thiếu sót điều kia.

Bây giờ xin nói vài lời về Prakriti và Purusha.

 

PURUSHA VÀ PRAKRITI  THEO PHÁI SANKHYA.

1-   PURUSHA.

Khởi đầu th́ phái Sankhya nói rằng Vũ trụ có ra đây do hai yếu tố nguyên thủy đối chọi nhau : Aáy là Tinh Thần (Purusha : Esprit) và Vật Chất (Prakriti) hay đúùng hơn nữa là những Chơn Thần (les Esprit) và Vật Chất.

Tinh Thần là Purusha, ấy là Con Người, một cá nhân. Purusha là một đơn vị Tâm Thức. Tất cả những Purusha đều đồng bản tánh với nhau. Nhưng cả thảy đều khác nhau.

Mỗi Purusha đều có ba đặc tánh :

1-    Đặc tánh thứ nhứt là : Sự nhận ra, nó sẽ biến thành quyền năng Hiểu biết.

2-    Đặc tánh thứ nh́ là : Sự Sống hay là Prana sau thành ra sự Hoạt động.

3-    Đặc tánh thứ ba là : Sự bất di bất dịch, bất biến sau thành ra Ư chí.

Theo phái Védanta (Phệ Đàn Đà) th́ ba đặc tánh nầy lấy tên là Chit - Sat -Ananda.

- Quyền năng Hiểu biết là Chit.

- Sự Sống và Sức mạnh là Sat.

- Sự bất biến, tinh hoa của vĩnh cữu là Ananda.

2-  PRAKRITI.

Đối chiếu với Tinh Thần Purusha là Vật Chất Prakriti.

Prakriti là một, duy nhất, c̣n Purusha th́ hằng hà sa số.

Bản tánh của Prakriti là liên tục, không dứt ngang, c̣n bản tánh của Purusha là gián đoạn, cách đoạn (intermittent).

Chiết tự Prakriti, th́  Pra là cội rễ, có nghĩa là ở ngoài, c̣n Kri là làm.

Prakriti có nghĩa là : sản xuất, sanh sản (Produire).

Prakriti có ba đặc tánh gọi là ba Gu na (Guna) tiếng Phạn là :

1-    Sattva : Ḥa Thanh - Tiết Điệu - Harmonie, Rythme.

2-    Rajas : Động - Activité.

3-    Tamas : Tịnh - Inertie.

Nhờ Tiết Điệu, Ḥa Thanh mà Quyền năng hiểu biết thành ra sự Hiểu biết.

Nhờ Động mà sự Sống thành ra sự Hoạt động.

Nhờ Tịnh mà sự Bất biến thành ra Ư chí.

Khi ba đặc tánh : Động, Tịnh, Ḥa Thanh quân b́nh, th́ Vật chất nằm yên, người ta gọi nó là chất chết.

Nhưng khi Tinh Thần Purusha nhập vô Vật chất th́ có một sự biến đổi lớn lao, nó làm mất sự thăng bằng, Vật chất có sự Sống, có H́nh dạng và Hoạt động.
 

QUAN NIỆM CỦA PHÁI VÉDANTA - PHỆ ĐÀN ĐÀ.

Theo phái Phệ Đàn Đà th́ Bản Ngă là một, duy nhất, hiện diện khắp nơi, vô sở bất tại (Omniprésent). Giống như dĩ thái nó thấm nhuần vạn vật, chủ trị và nuôi sống tất cả. Bản Ngă vốn đại đồng, nó vừa là sự Sống, vừa là Tâm Thức, vừa là Chí Phúc một lượt (Sat - Chit - Ananda).

Triết lư của phái Phệ Đàn Đà cao hơn quan niệm của phái Sankhya.

Sự khác biệt lớn lao giữa hai phái Sankhya và Védanta là :

Theo phái Sankhya th́ Bản Ngă Purusha là khán giả chớ không phải là kẻ đóng tuồng, diễn viên.

C̣n phái Védanta nói rằng, Bản Ngă Purusha đóng tuồng, ngoài Purusha ra th́ cả thảy đều là Maya (ảo ảnh). Chính là Purusha hành động.

Như kinh Upanishad : Chơn Thần  [7] muốn thấy th́ nó có mắt, nó muốn nghe th́ nó có tai, nó muốn suy nghĩ th́ nó có cái Trí. Con mắt, lổ tai, cái Trí có đây là nhờ Chơn Thần sanh chúng nó ra.

Chơn Thần chiếm lấy Vật chất đặng biểu lộ quyền năng của ḿnh.

Đây là điểm chỉ rơ sự khác biệt giữa hai Trường Sankhya và Védanta.

Xin nhắc lại : Theo phái Sankhya th́ sự hiện diện của Chơn Thần Purusha làm phát động những đức tánh của Prakriti và chính là Prakriti hành động chớ không phải Purusha.

C̣n theo phái Védanta th́ có một ḿnh Chơn Thần Purusha mà thôi. Chơn Thần hoạt động. Nó tưởng tượng sự giới hạn th́ Vật chất hiện ra. Nó lấy Vật chất nầy đặng biểu lộ quyền năng của nó.

Đức Bà A. Besant nói rằng : Phái Sankhya nh́n xem Vũ trụ theo phương diện khoa học, c̣n Phái Védanta th́ quan sát Vũ trụ theo quan điểm của Huyền Bí Học.

 

VÀI LỜI VỀ ANTAHKARANA.

Theo kinh sách Phệ Đàn Đà th́ cái Trí là cơ quan bên trong. Phái Phệ Đàn Đà dùng danh từ Antahkarana để ám chỉ cái Trí. Họ nói : Antahkarana gồm bốn phần : Manas - Bouddhi - Ahamkara và Chitta.

Ư nghĩa của bốn danh từ nầy như sau đây :

1-    Manas : Nguyên lư của sự xét đoán (Principe de jugement).

2-    Bouddhi : Bồ Đề : Minh Triết.

3-    Ahamkara : Aûo ảnh của Phàm nhơn (Illusion de la personnalité).

4-    Chitta hay Chetah : Tư tưởng, Sự khôn ngoan (pensée, intelligence).

Tổng hợp của bốn danh từ nầy th́ không biết chúng ám chỉ cái chi.

Theo Tự điển Rhéa th́ Antahkarana có hai nghĩa :

Một là : Cơ quan sâu kín nối liền con người với bản chất thiêng liêng của nó (le sens intime qui relie l’homme encarné à son essence spirituelle).

Hai là : Sự liên lạc giữa Thượng Trí và Hạ Trí (lien entre le Manas supérieur et la Manas inférieur).

Antahkarana c̣n một tên nữa là Antarindriyani (sens intérieur) cơ quan bên trong .

Theo Đức Bà A. Besant th́ Manas, Bouddhi, Ahamkara là ba cạnh của một h́nh tam giác gọi là Chitta.

Chitta không phải là một yếu tố thứ tư mà nó là tổng số của ba yếu tố kia.

Ta gặp ở đây ư niệm của ba ngôi trong một đơn vị. 
 


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở