trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

  NÓI CHUYỆN YOGA

                                             

Tác giả: BẠCH LIÊN


 


    Vào phần mục lục để t́m chương muốn đọc
 vào phần mục lục chi tiết để biết những tiểu mục bên trong


muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 |chương 5 |cuối sách

mục lục

 

Vài Lời Nói Đầu

Chương Thứ Nhứt

Chương Thứ Nh́

Chương  Thứ Ba

Chương Thứ Tư

Chương Thứ Năm


Mục Lục Chi Tiết

VÀI  LỜI  NÓI  ĐẦU

C H Ư Ơ N G  T H Ứ   N H Ứ T

NÓI CHUYỆN DÔ GA (YOGA).

CỘI RỄ CỦA CHỮ YOGA

ĐỊNH NGHĨA YOGA.

SỰ ÍCH LỢI CỦA YOGA.

NHỮNG ĐIỂM CHÁNH TRONG QUYỂN YOGA NHẬP MÔN CỦA  ĐỨC BÀ A. BESANT.

MỤC ĐÍCH SỰ SANH HÓA CỦA VŨ TRỤ.

TÂM  THỨC  LÀ G̀ ?

BẢN  NGĂ.

TẠI SAO ĐỨC THƯỢNG ĐẾ Ở TRÊN KHÔNG GIAN NGOÀI XÁC THÂN TA MÀ CŨNG Ở TRONG L̉NG M̀NH ?

TẠI SAO NGƯỜI ẤN T̀M CHƠN NGĂ ? 

VỀ PHƯƠNG DIỆN YOGA THỰC HÀNH TH̀ CON NGƯỜI LÀ NHỊ  NGUYÊN.

T Â M   T H Ứ C.

SỰ MỞ MANG TÂM THỨC.

CON NGƯỜI TĂNG TRƯỞNG CÁCH NÀO ?

LÀM CÁCH NÀO ĐẶNG PHÁT TRIỂN TÂM THỨC MỘT CÁCH NHANH CHÓNG  ?

SỰ RUNG ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TÂM THỨC.

VỀ  PHƯƠNG DIỆN  THỰC TẬP.

YOGA   LÀ   SAMADHI.

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC.

TRÍ TUỆ.

NHỮNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ.

NHỮNG ĐIỀU HÀNH GIẢ PHẢI THỰC HÀNH

KHI TỚI GIAI ĐOẠN THỨ BA (VIKSHIPTA).

NĂM GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ.

BỐN TRẠNG THÁI CỦA TRÍ TUỆ.

LÀM SAO PHÂN BIỆT BỐN TRẠNG THÁI NẦY ?

BỐN TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC.

THAM THIỀN VÔ CHỦNG (KHÔNG HỘT GIỐNG)
           (MÉDITATION  SANS SEMENCE).

THAM THIỀN HỮU CHỦNG (CÓ HỘT GIỐNG)
             (MÉDITATION AVEC  SEMENCE).

 NHỮNG CÂU CHƠN NGÔN (MANTRAM). 

CHƠN NGÔN LÀ G̀ ?

H A I   T H Ứ  Đ Ạ I  Đ Ị N H.

TÂM THỨC CÓ THỂ HƯỚNG RA NGOÀI HAY LÀ HƯỚNG VÔ TRONG.

ĐÁM MÂY MÙ

CÁI TRÍ VÀ BẢN NGĂ.

VỀ QUAN ĐIỂM NẦY PHÁI SAMKHYA.

GẶP NHỮNG NỖI KHÓ KHĂN.

PHÁI  SAMKHYA GIẢI THEO CÔNG TRUYỀN.

TÂM THỨC CỦA VÀI  HẠNG NGƯỜI.

HAI   ĐẠI PHƯƠNG PHÁP T̀M CHƠN NGĂ TRONG YOGA.

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ LUYỆN TẬP YOGA.

BA ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG.

TINH LUYỆN BA THỂ. 

YOGA VÀ HẠNH KIỂM.

 

C H Ư Ơ N G  T H Ứ  N H ̀

CÓ BAO NHIÊU THỨ YOGA ?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HATHA YOGA (LUYỆN KHÍ CÔNG) và RAJA YOGA (YOGA VƯƠNG GIẢ).

H A T H A   Y O G A.

R A J A   Y O G A.

C H Ư Ơ N G   T H Ứ   B A.

NHỮNG NGUY HẠI KHI COI THEO SÁCH LUYỆN HƠI THỞ HAY LÀ HỌC VỚI MỘT ÔNG THẦY TẦM THƯỜNG

KHÔNG KINH NGHIỆM.

CHÚNG TA CÓ ĐỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ LUYỆN TẬP CHO ĐÚNG PHÉP YOGA CHƯA ?

C H Ư Ơ N G   T H Ứ   T Ư

SÁU TRƯỜNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ.

 

C H Ư Ơ N G   T H Ứ  N Ă M

VÀI LỜI VỀ QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA CỦA PATANJALI.

(Les aphorismes du Yoga de Patanjali).

AI ĐEM YOGA DẠY LẦN ĐẦU TIÊN TẠI QUẢ ĐỊA CẦU ?

NHỮNG SÁCH DẠY VỀ YOGA.

QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA CỦA PATANJALI LÀ QUYỂN SÁCH GIÁO KHOA. 

TIỂU  SỬ CỦA PATANJALI.

NỘI DUNG QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA. 

KRIYA YOGA HAY LÀ YOGA CỦA ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY.

I.- CHUẨN BỊ THỂ XÁC  (TAPAS).

YOGA KHÔNG LẠ G̀ VỚI DÂN CHÚNG ẤN. 

NHỮNG VỊ YOGI CHÁNH TÔNG.

CÁC THỨC ĂN KHÔNG HẠP VỚI NHỮNG NGƯỜI  YOGI  ẤN.

NHỮNG NGƯỜI ĐI QUÁ MỨC TRUNG B̀NH. 

LUYỆN TẬP TÂM TÁNH VÀ TRÍ  HÓA.

ĐIỀU TỨC. 

TƯ THẾ 

II - HỌC HỎI BẢN NGĂ. 

BẢN NGĂ LÀ G̀ ?

BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI.

TẠI SAO PHẢI HỌC HỎI BẢN NGĂ  ?

SỰ LẦM LỘN BẢN NGĂ VỚI CÁC THỂ XÁC.

TẠI SAO CON NGƯỜI CÓ BẢY THỂ  ?

BẢY CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ.

SÁU CƠI TRÊN Ở ĐÂU  ?

BẢY CƠI ĐỀU THÂM NHẬP NHAU.

CƠI THƯỢNG THIÊN VÀ CƠI   HẠ THIÊN. 

SỰ LIÊN QUAN GIỮA BẢY THỂ CỦA CON NGƯỜI

VỚI NĂM CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ. 

NHƠN SANH TIỂU THIÊN ĐỊA. 

ĐI V̉NG KHẮP DĂY ĐỊA CẦU. 

PHẢI HỌC HỎI BẢN NGĂ MỚI TRÁNH GÂY RA

NHỮNG TỘI LỖI VÀ TIẾN MAU.

TAM ĐỘC : THAM, SÂN, SI.

TÁNH XẤU CỦA BA THỂ.

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI GÂY RA TỘI LỖI ?

CÁI CHI LÀM RA TÁNH NẾT ?

TỰ CHỦ.

TẠI SAO PHẢI TỰ CHỦ ?

THỰC HIỆN CHƠN NGĂ.  

III-            TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỀ THƯỢNG ĐẾ.

SỬA ĐỔI SỐ MẠNG.

PHẦN THỨ TƯ CỦA QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA.

NHỮNG SÁCH GIẢI VỀ NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA

CỦA PATANJALI.


muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5

 

VÀI  LỜI  NÓI  ĐẦU
 

      Hiện giờ người ta thích nói Yoga và tập Yoga, nhưng e cho ít ai biết được có bao nhiêu thứ Yoga và Yoga là ǵ ?

Nói cho đúng lư Yoga là một cách luyện Đạo. Nó là phương pháp làm phát triển tâm linh một cách nhanh chóng. Nó biến con người thành một vị Siêu Phàm trong ṿng vài chục kiếp, thay v́ con người phải đầu thai đi đầu thai lại cả muôn lần mới đi đến mục đích đă định sẵn cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ nầy, tức là trở nên trọn sáng trọn lành, không c̣n cái chi học hỏi trên Dăy Địa Cầu nầy nữa.

Quả thật có nhiều thứ Yoga mà thứ nào cũng có hai khoa : Công Truyền (Eùxotérisme) và Bí Truyền (Esotérisme).

Ngày nay sách nói về Yoga xuất bản cũng khá nhiều, song hầu hết đều đề cập đến khoa luyện khí công là Hatha Yoga, c̣n những sách giải về Raja Yoga rất ít.

Phần đông các độc giả và nhất là các bạn thanh niên chưa rơ những tai hại do sự Điều Tức và những Tư Thế của Hatha Yoga có thể đem đến nếu luyện tập sái cách, nghĩa là không được một vị Đạo Sư huấn luyện và chăm nom kỹ lưỡng.

Cũng ít ai biết rằng Đạo Bát Chánh của Phật dạy là một thứ Yoga gọi là Bát Nhă Yoga (Bouddhi Yoga), c̣n ngũ giới của Phật giáo và ngũ thường của Nho giáo (Nhơn, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) vốn in hệt năm điều răn của Yama trong khoa Raja Yoga. Yama có nghĩa là hạn chế, tự chủ.

Không ǵn giữ giới cấm (Yama) và qui luật (Niyama) cho đúng phép th́ không bao giờ học được Chơn Truyền về Yoga, bất cứ là thứ Yoga nào.

Đă nửa thế kỷ rồi, tôi thấy tận mắt nhiều bạn mộ Đạo v́ quá ham những pháp thuật, thần thông, mà coi theo sách luyện tập một ḿnh hay là học với một ông thầy tầm thường không biết Huyền Bí Học là ǵ nên mới mang tai họa vào thân như thổ huyết, thành phế nhơn, điên khùng rồi bỏ mạng.

Trong quyển NÓI CHUYỆN YOGA tôi giải một cách tổng quát những điều cần thiết mà các bạn muốn học Yoga phải biết hầu tránh những sự nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ.

Tôi có tóm lược những điểm chánh mà Đức Bà A. Besant đă chỉ rơ trong quyển Yoga nhập môn  (Introduction  au Yoga) của Bà. Quyển nầy hay lắm, song rất khó cho những người mới học Đạo.

Tuy nhiên tôi tưởng điều hay hơn hết là  “con người phải tự biết ḿnh” trước, rồi sẽ luyện tập sau th́ sự thành công là vấn đề về thời gian, dầu là ở ngoài đời hay là ở trong cửa Đạo cũng vậy.

Khi xưa trên ngạch cửa của Thánh Điện Delphes (Hi lạp) có khắc câu châm ngôn nầy :

“ Ngươi hăy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vị Thượng Đế”.

Nhưng mà phải hành Đạo tới một mức độ trung b́nh mới biết được câu nầy là Chơn Lư ngàn đời bất diệt. Phải triệt để tuân theo nếu muốn mau đắc Đạo thành Chánh Quả làm một vị Siêu phàm gọi là Chơn Tiên.

 BẠCH LIÊN


muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 |chương 5

               

CHƯƠNG THỨ NHỨT

NÓI CHUYỆN DÔ GA (YOGA)

 

    Lúc nầy nghe người ta nói rất nhiều về sự luyện tập Dô Ga (Yoga). Yoga là ǵ ? Sự ích lợi của nó ra sao ? Thử hỏi có thể giải cho ai nấy biết chăng ?

Điều nầy rất khó. Trước nhứt chúng ta không có tiếng để dịch cho đúng ư nghĩa những danh từ Phạn ngữ dùng trong khoa Yoga và dầu đă có luyện tập rồi đi nữa cũng không thế nào giải ra cho ai nấy đều hiểu.

Cũng như món ăn, muốn biết mùi vị nó th́ phải ăn, chớ làm sao diễn tả cho đúng sự thật được.

Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chớ không dám hứa hẹn chi cả.

 

CỘI RỄ CỦA CHỮ YOGA 

Yoga là một danh từ Phạn ngữ thường dùng với ư nghĩa Hiệp nhứt. Hiệp nhứt đây là hiệp nhứt với Đức Thượng Đế (Union à Dieu).

Các nhà văn phạm Aán nói rằng : Yoga do chữ Yug mà ra. Yug nghĩa là Hiệp lại; người ta thêm tiếp vĩ ngữ (suffixe) Ghan vào chữ Yug. Ghan có nghĩa là hoàn tất. (Đối chiếu : hai chữ La tinh (Latin) Jugam và Jungere cũng do một gốc Phạn ngữ mà ra ).

Jugum sanh ra chữ Joug (cái ách) tiếng Pháp, c̣n Jungere sanh ra chữ Joindre (nối lại).

Người ta nói Yoga hiệp nhứt Con người với Thượng Đế cũng như cái ách (Joug) nối liền đầu hai con ḅ với cái gọng xe.
                     

ĐỊNH NGHĨA YOGA

Yoga có nhiều nghĩa :

1-    Theo phái Védanta, Yoga là sự thực hiện hoàn toàn.

2-    Yoga là sự phối hợp Tiểu Ngă với Đại Ngă (Jajnavalkya).

3-    Cái chi hiệp lại là Yoga.

Yoga là kẻ bảo tồn Pháp Luật Trường Tồn Bất Diệt.

Yoga là kẻ bảo tồn sự hiểu biết (Kalyâna Yoga Anka).

4-    Yoga là sự đ́nh chỉ những biến đổi của cái Trí. (Les Aphorismes de Patanjali , Cách ngôn Patanjali),

Quyển Les Aphorismes de Patanjali  được coi như quyển sách giáo khoa về Yoga bên Ấn Độ. Có chỗ để là Les Sutras de Patanjali dịch là Pháp bổn Patanjali .

Câu :  “Sự đ́nh chỉ những biến đổi của cái Trí” có nghĩa là : Phải làm thế nào cho cái Trí đi tới trạng thái chói sáng như thủy tinh, giống như một cái hồ phẳng lặng mà nước hết sức trong trẻo và tinh khiết.

5- a/- Yoga là sự áp dụng vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân, những định luật chi phối sự phát triển Tâm Thức.

b/- Yoga là Samadhi.

c/- Yoga là Khoa Học.

     d/- Yoga là phương pháp làm cho sự phát triển b́nh thường của Tâm Thức trở nên nhanh chóng.

     e/- Trong con người những thần lực nầy phát triển không ngừng và gây ra một áp lực càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ cho những chướng ngại bao bọc chúng. Cuối cùng chúng vượt qua khỏi loài người và tiến lên hàng Siêu Phàm. Sự diễn tiến chót nầy gọi là Yoga.

Năm định nghĩa chót nầy trích trong quyển Yoga nhập môn (Introduction  au Yoga) của Đức Bà A. Besant.
 

SỰ ÍCH LỢI CỦA YOGA

Tại sao người ta học Yoga?

Aáy tại Yoga đem lại cho con người những sự ích lợi phi thường.

Nhờ Yoga con người mở mang Tâm Thức nhanh chóng, nó biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trước ngày giờ đă định cho nhơn loại trong Vũ trụ nầy.

V́ thế nên người biết Đạo đều lo luyện tập Yoga. Nhưng tôi xin nhấn mạnh chỗ nầy : Phải học với những vị Cao Đồ của Chơn Sư hay là những nhà Huyền Bí Học lăo luyện có nhiều kinh nghiệm mới khỏi bị tai hại, v́ trong phương pháp tập luyện có nhiều sự nguy hiểm nếu làm sái cách.

Đừng nghe theo những ông thầy tầm thường, coi theo sách mà không hiểu ư nghĩa sâu xa và bóng dáng của những câu kinh rồi thực hành e cho một ngày kia bị điên khùng không c̣n phương cứu chữa nữa.

Trong năm mươi năm nay tôi đă thấy nhiều trường hợp loạn thần kinh và chết chóc rồi.
 

NHỮNG ĐIỂM CHÁNH TRONG QUYỂN YOGA NHẬP MÔN

CỦA  ĐỨC BÀ A. BESAN

                                    

MỤC ĐÍCH SỰ SANH HÓA CỦA VŨ TRỤ.

Vũ trụ sanh ra đây với một mục đích mà thôi : ấy là để giúp cho Chơn Ngă tiến hóa.

 

BẢN NGĂ VÀ TÂM THỨC

Trong kinh sách đạo đức có hai danh từ khó giải thích cho rành rẽ được, ấy là Bản Ngă (Soi) và Tâm Thức (Conscience).

Nói cho đúng trong Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ có một Bản Ngă duy nhất mà thôi.

Bản Ngă đó là Đức Thái Dương Thượng Đế (Logos d’un sytème solaire).

C̣n con người là một Điểm Linh Quang do Ngài sanh ra.

Muốn cho dễ hiểu xin gọi :

Đức Thái Dương Thượng Đế là Đại Ngă, Ngài là ông Trời, Cha lành của chúng ta.

C̣n một Điểm Linh Quang là Tiểu Ngă, Chơn Ngă hay là Chơn Thần.
 

TÂM  THỨC  LÀ G̀ ?

Nói đến Tâm Thức th́ lại gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Thật ra ở vào tŕnh độ thấp kém của chúng ta, chúng ta không hiểu Tâm Thức là ǵ cả.

Phải mở tới Huệ Nhăn mới thấy được Tâm Thức và mới thật biết nó.

Các vị Cao Đồ Chơn Sư  định nghĩa Tâm Thức như vầy :

Tâm Thức là sự biểu hiện của một đơn vị duy nhất mà đơn vị duy nhất nầy vừa là Sự Sống vừa là Sức Mạnh; vừa là Vật Chất vừa là H́nh Dạng một lượt.

V́ thế người ta mới nói : Tâm Thức đồng nghĩa Sự Sống.

Không có Sự Sống nào mà không có Tâm Thức, và cũng không có Tâm Thức nào mà không có Sự Sống.

Dùng tư tưởng mà phân tích th́ thấy Sự Sống là Tâm Thức quay vào trong, c̣n Tâm Thức quay ra ngoài là Sự Sống.

Thật là rắc rối, thật là cực kỳ khó khăn.

Điều cần thiết là ta nên biết : Tâm Thức là Chơn Ngă, là Sự Sống th́ đủ.     

                             

BẢN  NGĂ

SỰ  LIÊN  QUAN  GIỮA  TIỂU  NGĂ  VÀ  ĐẠI  NGĂ

TIỂU NGĂ VÀ ĐẠI NGĂ VẪN LÀ MỘT CHƠN NGĂ DUY NHẤT.

Tiểu Ngă trong con người và Đại Ngă trong Vũ trụ vẫn là một. Dầu toàn thể khí lực biểu hiện trong Vũ trụ là thế nào chăng nữa, những khí lực đó vốn ở trong ḿnh con người dưới trạng thái tiềm tàng, phôi thai.

Những Tiểu Ngă [1], Jivatmas, là những thành phần của Đại Ngă, tức là Đức Thái Dương Thượng Đế. Bản tánh của Đại Ngă là bản tánh của Tiểu Ngă.

Những Tiểu Ngă biểu lộ được những quyền năng của chúng trong vật chất chỉ khi nào chúng gặp những điều kiện thuận tiện, tức là những cơ hội tốt cho sự mở mang những quyền năng nầy.

C̣n Ngài, Đức Thái Dương Thượng Đế, ở trong Vũ trụ nầy, Ngài không tiến hóa nữa.

Tuy nhiên, trong chốn không gian vô tận, Ngài vẫn có sự tiến hóa riêng biệt như những Đức Thái Dương Thượng Đế khác. Trong tương lai, Ngài sẽ sanh hóa một Thái Dương Hệ lớn hơn Thái Dương Hệ nầy.

V́ thế mà trong Vô Cực có không biết bao nhiêu Thái Dương Hệ, có cái lớn hơn cả chục lần, cả trăm lần, cả ngàn lần, cả triệu lần Thái Dương Hệ của chúng ta.

Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một hột cát trong Vô Cực.

Nếu quí huynh hiểu được Chơn Ngă ở trong đám vô số Phi Ngă th́ Yoga không c̣n chi là khó khăn đối với quí huynh. Quí huynh sẽ thực hành Yoga một cách dễ dàng.

 

TẠI SAO ĐỨC THƯỢNG ĐẾ Ở TRÊN KHÔNG GIAN

NGOÀI XÁC THÂN TA MÀ CŨNG Ở TRONG L̉NG M̀NH  

Mới nghe qua câu nầy th́ thấy nó rất lạ tai và trái ngược nhau. Đức Thượng Đế đă ở trong không gian rồi th́ làm sao ở trong ḿnh ta được ? Mà sự thật vẫn thế.

Ấy tại Chơn Thần là con của Ngài, có đủ những quyền năng như Ngài và đồng bản tánh với Ngài.

V́ thế kinh sách Đạo Đức mới gọi con người là Tiểu Thiên Địa.

Bởi chưng Chơn Thần là Thượng Đế ở trong ḿnh ta, cho nên có sự liên quan mật thiết giữa Đức Thượng Đế ở bên ngoài và Đức Thượng Đế ở trong ḿnh ta.

Tuy nhiên, lấy bằng cớ nào chứng chắc rằng có Đức Thượng Đế ở trong ḿnh ta ?

Tư tưởng Ấn Độ cho rằng chỉ có một chứng minh chắc chắn sự hiện diện của Đức Thượng Đế bên ngoài là Chơn Ngă trong ḿnh con người. T́m được Chơn Ngă là biết được Đức Thượng Đế.

Người Ấn t́m Chơn Ngă bằng cách phá vỡ lần lần những bức màn bao phủ Tâm Thức. Cho tới một ngày kia anh t́m gặp Tâm Thức chỉ c̣n có một lớp vỏ bao quanh ḿnh làm bằng chất khí của cơi Niết Bàn mà thôi. Tới chừng đó anh mới nói Đức Thượng Đế có thật.

Anh không chứng minh sự hiện diện của Đức Thựong Đế bằng những lư luận hay những suy luận như người Tây Phương v́ Đức Thượng Đế cao hơn và ở ngoài những lư luận. Mặc dầu lư trí có thể dắt dẫn con người, song nó không chứng minh được “Quả thật có Thượng Đế” .

Muốn hiểu Ngài th́ phải đi vào chốn thâm sâu của Tâm Hồn ḿnh.

Người Ấn dùng cách phủ nhận, anh nói : “Cái nầy không phải là Tâm Thức. Tôi không phải là cái nầy, nhưng cái nầy thuộc về tôi” . Anh loại ra lần lần hết cái nầy tới cái kia; các lớp vỏ đối với anh không phải là Chơn Ngă, không phải là Tâm Thức. Cuối cùng anh thoát ra ngoại giới và anh biết Vật chất khác hơn Tâm Thức.

Mục đích của Yoga là giúp con người tạo ra những sự liên lạc với Chơn Ngă, không phải trong sự chớp nhoáng của trực giác, nhưng mà một cách bền bĩ, thường trực không thể lay chuyển và không thể đổi dời v́ bất biến.  

      

TẠI SAO NGƯỜI ẤN T̀M CHƠN NGĂ ? 

Bởi v́ ngày sau Chơn Ngă tiến hóa tột bực cao và khai mở toàn vẹn những quyền năng siêu việt trong ḿnh rồi Chơn Ngă sẽ làm một vị Thái DươngThượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác như Thái Dương Hệ của chúng ta bây giờ vậy.

Kinh sách Aán cũng gọi Chơn Thần (Monade) hay Tiểu ngă là Atma hay Atman, c̣n Đức Thượng Đế là Paramatma hay là Paramatman; hoặc gọi Chơn Thần là Purusha th́ Đức Thượng Đế là Purushottama theo phái Samkhya.

 

VỀ PHƯƠNG DIỆN YOGA THỰC HÀNH TH̀ CON NGƯỜI LÀ NHỊ  NGUYÊN

Thường thường muốn cho rành rẽ ta phân tách con người ra. Ta nói thật con người là Chơn Nhơn hay Chơn Ngă hoặc Linh Hồn (tùy ư). Con người có nhiều thể : Thân, Vía, Trí v. v. . , để sử dụng trong những cảnh giới mà nó phải trải qua.

Sự phân tách nầy rất đúng. Nhưng theo khoa Yoga thực hành th́ con người là Nhị Nguyên :  “Trí tuệ và Thể xác hay là một đơn vị Tâm Thức với những lớp vỏ”.

Ở đây Nhị Nguyên không phải là Ngă và Phi Ngă.

Trong Yoga, Ngă là Tâm Thức cộng thêm với Vật Chất mà nó không thể coi như là khác lạ hơn nó. C̣n Phi Ngă chỉ là Vật Chất mà nó có thể bị dẹp qua một bên.

Nói rằng con người là Chơn Ngă hay là Tâm Thức thuần túy, là nói một cách trừu tượng mà thôi.

Thật sự, con người không phải là Chơn Ngă thuần túy hay là Tâm Thức thuần túy. Trong Vũ Trụ hữu h́nh mà ta đương sống đây luôn luôn chúng ta gặp Chơn Ngă với những lớp vỏ của nó, tức là những thể xác. Mấy thể xác nầy có cái rất tinh vi như Thượng Trí , Kim Thân, Tiên Thể.

Một đơn vị Tâm Thức không thể ĺa khỏi Vật Chất, và Chơn Ngă hay là Chơn Thần Jivatma luôn luôn là một đơn vị Tâm Thức hiệp với Vật Chất.

Muốn tŕnh bày rơ ràng hơn, Yoga phân biệt trong con người hai căn bản khác nhau : ấy là Prana và Pradhana.

Prana là Sự Sống và Pradhana là Vật Chất.

Prana không phải chỉ là sanh khí trong xác thân mà thôi, nó c̣n là toàn thể sanh lực trong Vũ Trụ, nói cách khác, nó là sự sanh tồn của Vũ Trụ Càn Khôn.

Thế nên Indra, Đế Thích có nói : “Ta là Prana”.

Prana đây có nghĩa là toàn thể sanh lực mà trong Yoga coi nó như là Trí Tuệ.

C̣n Pradhana đồng nghĩa với Vật Chất.

 

T Â M  T H Ứ C

SỰ MỞ MANG TÂM THỨC

 

Muốn mở khai Tâm Thức th́ phải hiểu những điều sau đây :

Sự cấu tạo Thái Dương Hệ và sự cấu tạo thân thể con người đều tuân theo những định luật chung như nhau.

Những định luật chi phối sự khai mở những quyền năng của Chơn Ngă trong Vũ Trụ, từ tinh vân đỏ rực cho đến Đức Thượng Đế vẫn lập lại in như vậy trong ḿnh con người.

Nếu hiểu được những định luật nầy th́ tự nhiên biết được những định luật kia .

 

CON NGƯỜI TĂNG TRƯỞNG CÁCH NÀO ?

Nhơn loại trên mặt địa cầu bây giờ đây đă trải qua một sự tiến hóa dài lâu ở ba Dăy Hành Tinh [2]  trước từ lúc đầu thai vào loài Kim Thạch, rồi qua Thảo Mộc, Cầm Thú, cuối cùng mới tới Con Người hiện giờ.

Khi bắt đầu luyện tập Yoga th́ con người nhờ trong ḿnh có sẵn sức mạnh chứa trong quá tŕnh tiến hóa nầy thúc đẩy nên tiến rất mau.

Những định luật của Yoga dùng là những định luật tiến hóa của Tâm Thức trong Vũ Trụ và những nguyên tắc chi phối sự mở mang Tâm Thức trong cuộc Đại Tiến Hóa của nhơn loại cũng vẫn là những nguyên tắc mà người ta thấy trong Yoga và đem áp dụng có phương pháp trong sự khai mở nhanh chóng Tâm Thức của chúng ta.

 

LÀM CÁCH NÀO ĐẶNG PHÁT TRIỂN TÂM THỨC

MỘT CÁCH NHANH CHÓNG ?

Phần đông nhơn loại ngày nay đă tiến hóa khá cao, chúng ta là những người thông minh có học thức, tại sao chúng ta không t́m cách tiến cho mau lẹ đặng đi tới quả vị Siêu Phàm trong một thời gian ngắn ngủi.

Duy có phương pháp Yoga do những vị Đắc Đạo thành Chánh Quả chỉ bảo lại mới giúp chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp đó.

Muốn luyện tập Yoga, trước nhứt hành giả phải nhớ măi Chơn lư nầy :

Những định luật chi phối sự tiến hóa của H́nh Dạng và những định luật chi phối sự tiến hóa Tâm Thức trong Vũ Trụ cũng như trong Con Người, chúng vẫn in nhau, tức là một.

Nhờ những định luật nầy mà hành giả Yoga mới khai mở được những quyền năng c̣n tiềm tàng trong ḿnh.

Như thế, quí huynh hiểu rằng không cần phải sống trong núi non, sa mạc, khỏi cần phải ẩn ḿnh trong chốn rừng sâu động thẳm mới hiệp nhứt với Chơn Ngă được, bởi v́ Chơn Ngă vẫn ở trong ḿnh ta và chung quanh ta đây.

Đức Thượng Đế đă dự định sẵn trước, Ngài tạo lập Vũ Trụ đặng khai mở những quyền năng của Chơn Ngă, tại sao ta lại lánh đời ?

Quí huynh hăy đọc lại quyển Thánh Ca Bhagavad Gita là quyển dạy Yoga độc nhứt vô nhị, từ xưa cho đến nay chưa có quyển nào sánh kịp. Quí huynh sẽ thấy Đức Thượng Đế Krishna không phải ngơ lời với một thầy Bà La Môn ẩn ḿnh trong chốn tịch mịch hoang vu, mà Ngài dạy Đạo cho Arjuna, một chiến sĩ can trường đương cầm binh ra trận, sẵn sàng chiến đấu.

Chính là tại băi chiến trường của cơi đời vật chất nầy mà chúng ta phải thực hành Yoga.

Những ai không chịu nổi những trận cuồng phong của thế sự th́ làm sao đương đầu với những yêu sách của Yoga được ? Nếu quí huynh đă thất bại trên đường đời rồi th́ làm sao thắng được những trận băo ḷng ở nội tâm.

Nếu quí huynh c̣n bị những sự lo buồn nhỏ mọn của sự đời làm cho cơi ḷng xao xuyến th́ làm sao quí huynh có đủ sức lực và gan dạ để phá tan những chướng ngại dựng lên đặng cản trở vị hành giả Yoga ở mỗi chặng đường không cho y tiến lên.

Mặc dù không đợi phải t́m chốn sơn cùng, thủy tận ở ẩn mới được an tịnh đặng luyện tập, nhưng thật ra vẫn có vài cách luyện tập bắt buộc phải xa lánh chốn phồn hoa đô hội trong một thời gian.

Thiết tưởng lâu lâu cũng nên về chốn đồng quê hay núi non, biển dă di dưỡng tinh thần để phục hồi sức khỏe đặng phụng sự.

Phải sáng suốt, không nên chấp nê. Nói tóm lại, phải áp dụng những Định luật Yoga chi phối sự mở mang Tâm Thức vào trường hợp riêng biệt của mỗi cá nhân mới tiến mau, mà nhứt là ư chí phải cứng cơi như sắt đá. Phải cương quyết, không thối bước trước những khó khăn gặp gỡ giữa đường, không để cái chi lay chuyển được th́ sự thành công là vấn đề thời gian. Phương pháp thực hành có chỉ dạy trong pháp môn Raja Yoga, nhưng phải tập luyện cho đúng phép mới có hiệu quả và xin nhắc lại một lần nữa, điều cần thiết là phải nhờ một vị Đạo Sư chỉ dẫn, đừng luyện tập một ḿnh về sự “Điều Tức” mà có ngày phải mang họa.

 

 SỰ RUNG ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TÂM THỨC

Xin nhắc lại, về phương diện Yoga thực hành th́ Tâm Thức là Chơn Ngă.

Tâm Thức có nhiều lớp vỏ bọc bao quanh ḿnh gọi là thể xác. Thể xác nầy làm bằng Vật chất. Có sự liên quan mật thiết giữa Vật chất làm ra lớp vỏ với Tâm Thức.

Mỗi sự rung động trong Vật chất đều gây ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng phát sanh một sự rung động tương ứng trong Vật chất.

Khoa Hatha Yoga (Luyện Khí Công) và Raja Yoga (Yoga Vương Giả) đều lợi dụng sự tương quan nầy. (Xin xem tới đoạn : Sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga).

 

V Ề   P H Ư Ơ N G  D I Ệ N  T H Ự C  T Ậ P

 

YOGA  LÀ  SAMADHI

Trước hết ta phải hiểu Samadhi là ǵ ? Samadhi là trạng thái xuất thần, trong lúc đó Tâm Thức ĺa khỏi thể xác cho đến đỗi thể xác trơ trơ không c̣n biết cảm giác nữa.

Tuy nhiên cái Trí vẫn sáng suốt. Khi hành giả trở về nhập xác th́ nhớ hết những sự kinh nghiệm anh thâu thập được ở mấy cơi mà anh đă trải qua, v́ cái Trí ghi vào óc xác thịt những sự hiểu biết đó.

Samadhi vẫn riêng biệt cho mỗi cá nhân.

Một người thường xuất thần qua cơi Trung Giới th́ Samadhi của anh ở tại cơi Trung Giới.

Khi Tâm Thức anh hoạt động ở tại cơi Trung Giới th́ Samadhi của anh ở tại cơi Thượng Giới. Nếu nói Yoga là Samadhi th́ Samadhi có nghĩa là quyền năng ĺa khỏi thể xác và tập trung tư tưởng vào bên trong, tức là nội tâm.

Khi một người ở trạng thái Samadhi th́ không có phương thế tầm thường nào ở thế gian gọi anh trở lại cơi mà anh đă bỏ đi. ( Xin  xem chuyện Ba gương Đại Định  trong quyển Cách Tu Hành ).

Một vị La Hán xuất thần th́ Samadhi của Ngài ở tại cơi Niết Bàn.

Một vị Chơn Sư được năm lần Điểm Đạo th́ Samadhi của Ngài khởi đầu ở tại cơi Niết Bàn rồi lên trên những cơi Hư Không.

(Xin nhớ ngoài bảy cơi của Thái Dương Hệ c̣n bảy cơi Hư Không cao hơn bảy cơi của Thái Dương Hệ nhiều lần).

Giấc ngủ khác với Samadhi như thế nào ?

Nên biết khi cái Vía ra khỏi xác thân th́ con người mới ngủ. Ta qua cơi Trung Giới, Tâm Thức ta lúc đó ở tại cơi Trung Giới, nhưng ta c̣n mê muội, ta chưa thức tỉnh như lúc thức đây. Ta không thấy, không học hỏi cái chi được tại cơi nầy. Tuy nhiên, có khi ta thấy những điều xảy ra ở cơi Trung Giới, nhưng chừng về nhập xác, thức dậy quên hết. Aáy tại ta chưa biết cách làm cho những Trung Tâm Lực gọi là Luân Xa (Chakras) của cái Phách và của cái Vía hoạt động, chúng chưa mở ra.

Có thể nói giấc ngủ là sự xuất thần hay là Samadhi tự nhiên, nhưng trong t́nh trạng nầy con người không thức tỉnh.

C̣n Samadhi là sự xuất thần nhơn tạo mà trong trạng thái nầy con người vẫn sáng suốt và hiểu biết như lúc thức đây.

 

YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC

Yoga là một khoa học chớ không phải là một ảo tưởng hay là một sự phát minh vô căn cứ, bay phất phới trong trí tưởng tượng. Nó là một khoa học thực dụng, một toàn bộ định luật phối hợp với nhau, khi đem ra thi hành th́ thâu thập được một kết quả chắc chắn.

Yoga dùng những luật của Tâm Lư Học  [3] để khai mở toàn diện Tâm Thức con người trong các cơi và áp dụng những luật nầy cho mỗi trường hợp riêng biệt cá nhân.

Sự áp dụng nói trên đây vẫn đúng và in như những nguyên tắc mà chúng ta thường thấy áp dụng hằng ngày chung quanh ta trong các ngành khoa học.

Trí khôn thiêng liêng trong con người có thể hướng dẫn những luật thiên nhiên trong vài trường hợp như những luật tuyển chọn trong ngành trồng tỉa, chăn nuôi.

Thí dụ : Người nuôi chim. Anh dùng những chim cu ngói để tạo ra giống bồ câu có bầu diều lớn ( boulant) và giống bồ câu khổng tước (pigeon paon).

C̣n anh trồng bông. Anh đổi giống hoa hồng dại mọc ở hàng rào thành ra những bông hường rất đẹp.

Công việc của hai anh làm trong vài năm có những kết quả mà thiên nhiên phải mất cả trăm ngàn năm mới đạt được.

Cũng như hiện giờ nhờ sự học hỏi, kinh nghiệm và thí nghiệm mà các kỹ sư canh nông mới tạo ra được các thứ lúa Thần nông có năng suất cao mà không sợ rầy nâu và sâu bọ phá hại. Mỗi năm bực trung gặt được hai mùa, đem nguồn lợi cho nông gia rất nhiều.

Các vị kỹ sư cũng t́m ra được thứ lúa trồng ở miền nước mặn nữa.

Tất cả những điều nầy đều nhờ trí thông minh mà thành h́nh.

Thấy bao nhiêu đây cũng đủ biết rằng Yoga có thể biến đổi con người ra một vị Siêu Phàm trong vài chục kiếp, nếu áp dụng đúng phép luật phát triển Tâm Thức trong đời sống hằng ngày.
 

TRÍ TUỆ

Patanjali định nghĩa Yoga là sự đ́nh chỉ những biến đổi của Trí tuệ.

Mà theo Yoga, Trí tuệ là ǵ ? Aáy là toàn thể Tâm Thức cá nhân.

Định nghĩa nầy khác hơn sự học hỏi từng thể trong Huyền Bí Học.

Người ta thực hành được Yoga khi lấy Tâm Lư Học Đông Phương làm căn bản. Hiện giờ Tâm Lư Học Tây Phương c̣n nhiều khuyết điểm, v́ nó rất mới mẻ, phải cần bồi bổ trong nhiều thế kỷ nữa.

Theo Yoga người ta trạng tả Tâm Thức cá nhân như thế nào ?

Trước nhứt Tâm Thức cá nhân thấy sự hiện hữu của sự vật, nó ham muốn rồi kiếm thế chiếm hữu.

Thế nên nó có ba trạng thái :

1/- Hiểu biết.

2/- Ham muốn.

3/- Hoạt động.

Tại cơi Trần, sự hoạt động chiếm ưu thế.

Ở cơi Trung Giới, sự ham muốn thắng tư tưởng và sự hành động.

Lên Thượng Giới, tư tưởng là quan trọng, c̣n sự ham muốn và sự hoạt động là phụ thuộc.

Tới cơi Bồ Đề th́ Lư trí thuần túy (raison pure) điều khiển.

Ở cơi nào cũng có ba trạng thái nầy, nhưng tùy theo cảnh giới th́ có một trạng thái lấn lướt hai trạng thái kia.

Muốn tập Yoga th́ phải làm sao cho ba thể : Thân, Vía, Trí rung động điều ḥa với nhau và ở dưới quyền điều khiển của Chơn Nhơn.

V́ thế phải nuôi dưỡng :

1/- Xác thân với những thực phẩm tinh khiết.

2/- Cái Vía với những ư muốn tốt đẹp vị tha.

3/- Cái Trí với những tư tưởng cao thượng, Từ bi, Bác ái.

 

NHỮNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ

Patanjali nói rằng sự tiến triển của Trí Tuệ trải qua năm giai đoạn khác nhau, c̣n trong quyển Giảng lư [4]  th́ Vyasa nói rằng ở cơi nào cũng có năm giai đoạn nầy cả :

1/- Trong giai đoạn thứ nhứt (Kshipta) cái Trí bị lôi cuốn từ điều nầy qua điều kia. Aáy là cái Trí bay lượn của nhơn loại c̣n ấu trỉ.

Nói về con người : đó là cái Trí của đứa con nít không định vào một chỗ cho lâu, không khác nào con bướm mới đáp xuống bông nầy rồi bay qua bông kia liền.

Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cơi Trần.

2/- Giai đoạn thứ nh́ là sự Lầm Lẫn (Mudha).

Aáy là giai đoạn của thanh niên bị t́nh cảm chi phối, bồng bột, sôi nổi, nhưng bắt đầu cảm biết sự vô minh của ḿnh.

Trạng thái nầy cao hơn trạng thái của trẻ thơ, nó đối chiếu với sự hoạt động tại cơi Trung Giới.

3/- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn : bận tâm, lo nghĩ, say đắm, si mê (Vikshipta), ấy là t́nh trạng của một người bị một thứ tư tưởng ám ảnh, hoặc t́nh yêu, hoặc tham vọng hay là một sự lo lắng nào khác nữa.

Con người không c̣n là một thanh niên, do đó anh biết anh muốn cái chi. Tư tưởng mà anh nuôi măi trong trí, tùy theo bản tánh của nó tốt hay xấu sẽ hướng dẫn anh vào con đường tà hay chánh, xấu hay tốt và biến đổi anh thành ra một người điên, một người cuồng tín, một người anh hùng, một vị hiền triết hay là một vị Thánh nhân.

Không có lư luận nào lay chuyển niềm tin của anh được.

Người nào có ư chí cương quyết như thế th́ có thể chuẩn bị đặng luyện tập Yoga.

Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cơi Hạ Thiên (Plan mental inférieur).

4/- Giai đoạn thứ tư : giai đoạn nầy gọi là Ekagrata. Hành giả điều khiển tư tưởng, chớ không phải tư tưởng sai bảo lại anh.

Những sự quyến rủ, những sự cám dỗ của cuộc đời không c̣n lung lạc anh được nữa. Đối với anh chúng là ảo ảnh.

Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cơi Thượng Thiên (Plan  mental supérieur).

5/- Giai đoạn thứ năm : giai đoạn nầy gọi là Niruddha. Chơn Nhơn điều khiển Phàm Nhơn hay là Con Người. Hành giả có thể bác bỏ hay chọn lựa một tư tưởng, tùy theo quyết định của ư chí sáng suốt. Anh tuân theo mạng lịnh của Chơn Nhơn (Linh hồn) và khi anh luyện tập Yoga th́  anh thâu thập được nhiều kết quả tốt đẹp.

Giai đoạn nầy đối chiếu với sự hoạt động tại cơi Bồ Đề.

 

NHỮNG ĐIỀU HÀNH GIẢ PHẢI THỰC HÀNH

KHI TỚI GIAI ĐOẠN THỨ BA (VIKSHIPTA).

          Sự Phân Biện, Đoạn Tuyệt và sáu năng lực Trí thức.

Tới giai đoạn thứ ba Vikshipta, hành giả bắt đầu học tập Viveka, tức là tánh Phân Biện sự Chơn và sự Giả, cái tạm thời phù du và cái vĩnh cửu trường tồn, cái lành và cái dữ, cái hữu ích và cái vô ích, cái hữu ích nhiều và cái hữu  ích ít.

Học xong bài nầy th́ anh bước qua giai đoạn thứ tư  - Ekagrata � Anh chọn lựa một tư tưởng duy nhất là đời sống nội tâm. Anh không c̣n ham muốn những thú vui và những điều ǵ mà thế tục vẫn c̣n thèm thuồng. Anh không c̣n thuộc về cơi đời nầy nữa.

Anh tập tánh Vairagya, tức là Đoạn Tuyệt. Anh bước thêm một bước nữa th́ tới giai đoạn thứ năm : Niruddha do Chơn Nhơn (Linh hồn) điều khiển.

Anh tập cho kỳ được sáu đức tánh thuộc về năng lực trí thức gọi là Shatsampatti.

Trong quyển Con đường của người đệ tử , sáu đức tánh nầy là :

1/- Đức tánh thứ nhứt : Shama - Sự kiểm soát cái Trí.

2/- Đức tánh thứ nh́ : Dama - Sự kiểm soát giác quan và xác thân hay là kỷ luật hạnh kiểm.

3/- Đức tánh thứ ba : Uparati - Khoan dung.

4/- Đức tánh thứ tư : Titiksha - Kiên nhẫn.

5/- Đức tánh thứ năm : Shraddha - Đức tin - Tin cậy.

6/- Đức tánh thứ sáu : Sanadhana - Điềm tĩnh.

Trong quyển Dưới Chơn Thầy  sáu đức tánh nầy là :

1/- Tự chủ trong khi tư tưởng.

2/- Tự chủ trong lúc hành động.

3/- Khoan dung.

4/- An phận.

5/- Sự thẳng tới mục đích (Quyết định).

6/- Ḷng tin cậy. 

- Sáu đức tánh nầy, Shatsampatti, thuộc về trạng thái Ư chí của Tâm Thức.

- Viveka : Phân Biện thuộc về trạng thái Hiểu Biết.

- Vairagya : Đoạn Tuyệt thuộc về trạng thái Hoạt Động.

Khi quí bạn học hỏi cái Trí của quí bạn một cách vô tư th́ quí bạn có thể biết quí bạn học tập Yoga được chưa.

Nếu cái Trí quí bạn mới đi tới hai giai đoạn đầu tiên th́ quí bạn chưa chuẩn bị đặng luyện tập Yoga đâu. Dầu quí bạn ướm thử, cũng sẽ thất bại, đây có nghĩa là quí bạn phải làm chủ được hai phần ba cái Trí th́ mới nên khởi sự.

Trẻ con và thanh niên  [5] không thể luyện tập Raja Yoga v́ chưa hội đủ những điều kiện cần thiết.

Nói tóm lại, phải cương quyết, phải nuôi măi một tư tưởng duy nhất mới luyện tập Yoga được.

Xin xem tấm bảng năm giai đoạn tiến triển của Trí tuệ dưới đây :      

             NĂM GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ.

 

Số thứ tự TIẾNG PHẠN TIẾNG VIỆT Đức tánh cần thiết TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC
1 Kshipta tâm thức bay lượn
2 Mudha Lầm lẫn    
3 Vikshipta Bền tâm lo nghĩ Viveka
Phân biện
Sự hiểu biết
4 Ekagrata Mục đích duy nhất Vairagya
Đoạn tuyệt Xả
Sự hoạt động
5 Nirudha Tự chủ Shatsampatti
6 đức tánh thuộc về năng
lực trí thức


Ư chí

 

 

               BỐN TRẠNG THÁI CỦA TRÍ TUỆ

Bây giờ xin nói về bốn trạng thái của Trí Tuệ :

1/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc thức gọi là Jagrat.

2/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc chiêm bao gọi là Svapna.

3/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc ngủ say gọi là Sushupti.

4/- Trạng thái của Trí Tuệ trong lúc xuất thần gọi là Turiya.

- Jagrat  là Tâm Thức của chúng ta dùng trong lúc thức đây (Conscience à l�état de veille).

- Svapna : Nếu Tâm Thức hoạt động trong cái Vía và ghi được những sự kinh nghiệm của nó trong óc xác thịt th́ người ta gọi nó là Svapna, tức là trạng thái Tâm Thức trong lúc chiêm bao.

- Sushupti : Khi Tâm Thức hoạt động trong cái Trí th́ nó không thể ghi được những sự kinh nghiệm trong khối óc xác thịt.

Trường hợp nầy là trạng thái Tâm Thức lúc con người ngủ say, ngủ mê mang. Người ta gọi nó là Sushupti.

- Turiya : Nếu Tâm Thức ĺa khối óc xác thịt cho đến đỗi không có phương pháp ngoại giới nào kêu nó trở lại được, th́ con người ở vào trạng thái xuất thần (Turiya).

Bốn trạng thái nầy đối chiếu với bốn cơi :

1-    Jagrat đối chiếu với cơi Trần.

2-    Svapna đối chiếu với cơi Trung Giới.

3-    Sushupti đối chiếu với cơi Thượng Giới.

4-    Turiya đối chiếu với cơi Bồ Đề.

 

       LÀM SAO PHÂN BIỆT BỐN TRẠNG THÁI NẦY ?

Chúng ta hăy quan sát Tâm Thức lúc con người c̣n thức đặng t́m hiểu bốn trạng thái đó.

Thí dụ ta lấy một cuốn sách ra đọc.

Mắt ta xem những hàng chữ - nó đối chiếu với Tâm Thức tại cơi Trần lúc ta c̣n thức đây.

Ấy là trạng thái Jagrat.

Nếu ta t́m hiểu ư nghĩa của câu văn th́ ta vượt qua h́nh thức bên ngoài đặng t́m sự sống bên trong. Ta đi từ trạng thái Jagrat qua trạng thái Svapna.

Khi ta cho tâm trí ta tiếp xúc với tâm trí của tác giả th́ ta qua trạng thái Sushupti. Tới chừng ta cho tâm trí ta nhập vô tâm trí của tác giả đặng hiểu câu văn như tác giả đă hiểu th́ ta vào trạng thái xuất thần Turiya.

 

                          MỘT THÍ DỤ KHÁC NỮA.

Ta xem một cái đồng hồ.

Ta ở vào trạng thái Jagrat.

Ta nhắm mắt lại, tưởng tượng thấy h́nh dạng cái đồng hồ th́ ta ở vào trạng thái Svapna.

Khi ta gợi h́nh ảnh của nhiều cái đồng hồ rồi đi tới một cái đồng hồ lư tưởng th́ ta ở trong trạng thái Sushupti.

Cuối cùng ta đi tới quan niệm trừu tượng của thời gian th́ ta ở vào trạng thái xuất thần Turiya.

Đức Bà A. Besant đưa ra những thí dụ trên đây, song tôi thấy điều nầy c̣n khó với những bạn mới học Đạo. Xin xem tấm bảng dưới đây :

 

BỐN TRẠNG THÁI CỦA TÂM THỨC
 

TIẾNG PHẠN

TIẾNG VIỆT

THÍ DỤ ĐỐI VỚI TÂM THỨC

Jagrat

Lúc thức (veille)
Tâm Thức hoạt động trong xác thân

Đọc một quyển sách

Xem một cái đồng hồ

Svapna

Lúc chiêm bao (rêve)
Tâm Thức hoạt động trong cái

Hiểu nghĩa câu văn Nhắm mắt tưởng tượng thấy
 một cái đồng hồ

Sushupti

Ngủ say, Ngủ mê mang
(profond sommeil)

Tiếp xúc với tâm trí
của tác giả
Gợi một cái đồng hồ lư tưởng

Turiya

 

Xuất thần (trance)
 Tâm Thức ĺa khỏi khối óc

Thâm nhập vô Tâm Trí
của tác giả

Đi tới quan niệm trừu tượng
của thời gian

 

 
THAM THIỀN VÔ CHỦNG (KHÔNG HỘT GIỐNG)

(MÉDITATION  SANS SEMENCE)

THAM THIỀN HỮU CHỦNG (CÓ HỘT GIỐNG)

(MÉDITATION AVEC  SEMENCE) 

 

   1-THAM THIỀN VÔ CHỦNG.

Sao là Tham Thiền Vô Chủng (Không hột giống) ?

Nếu quí bạn có học thức, ưa lư luận, quí bạn suy nghĩ nhiều th́ trong lúc quí bạn lo giải quyết một vấn đề th́ quí bạn tham thiền vô chủng.

Các bạn học sanh, sanh viên, các nhà bác học, khoa học, y sĩ, dược sư, các nhà kỹ thuật, các nhà kỹ nghệ, v.v. . . . đều tham thiền vô chủng nhiều hay ít tùy theo cấp bực, mỗi người ở mỗi tŕnh độ khác nhau.

 

    2-  THAM THIỀN HỮU CHỦNG 

Khi mà sự tưởng tượng mạnh hơn lư luận th́ hành giả có thể tham thiền hữu chủng. Anh tưởng tượng thấy anh qú dưới chơn Đức Phật, Đức Bồ Tát, Đấng Christ, một vị Chơn Sư và tâm anh nhập vô tâm Ngài.

Có người say mê trong sự tham thiền nầy cả giờ, không c̣n biết ǵ tới ngoại giới cả.

Những người thuộc về hạng Thần bí, những người sùng Đạo, phần đông tín đồ các tôn giáo đều tham thiền hữu chủng, mặc dầu có lẽ họ không biết chi về điều nầy.
      

NHỮNG CÂU CHƠN NGÔN (MANTRAM)

Ba thể của chúng ta thường dùng là : Thân, Vía, Trí làm bằng những nguyên tử mà mỗi thứ nguyên tử đều có cách rung động riêng biệt của nó.

V́ thế mà ba thể Thân, Vía, Trí của chúng ta không bao giờ yên tịnh, nhứt là cái Trí lao chao hơn hết.

Xin nhớ rằng sự rung động của ba Thể đều sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Tâm Thức. Mà mỗi sự biến đổi trong Tâm Thức cũng sanh ra một sự biến đổi tương ứng trong Thể xác.

Nếu ngăn cản được sự rung động trong mỗi thể th́ Tâm Thức được yên tịnh.

Có một phương pháp áp dụng trong trường hợp nầy là niệm những câu Chơn Ngôn

 

CHƠN NGÔN LÀ G̀ ?

Mỗi tiếng đều rung động mạnh hay yếu tùy theo thứ. Những vị có Huệ Nhăn biết được điều nầy nên lựa những tiếng nào rung động hết sức mạnh mẽ rồi ráp lại thành một câu và làm thế nào mà khi đọc đến th́ âm thinh sanh ra một hiệu quả chắc chắn và nhứt định.

Câu nầy gọi là Chơn Ngôn, Thần Chú. Có câu đọc đến th́ gió dông nổi dậy, sóng bủa ba đào, mưa tuôn xối xả, lửa dậy phừng phừng, khiến quỉ sai thần, thư trù, ếm đối, v.v. . .

Các nhà Huyền Bí Học đều biết mấy điều nầy là thật, song người ta thổi phồng nó lên cho nên có nhiều chuyện thành ra dị đoan, phi lư.

Có câu Chơn Ngôn niệm thường th́ tâm trí lần lần trở nên yên tịnh và có những hiệu nghiệm khác nữa. V́ vậy mới có khoa Mantra Yoga.

Tỷ như câu nầy gọi là câu Thần chú Bát Nhă Ba la mật đa, niệm thường th́ cái Trí và cái Vía bớt xao động lần lần :

Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha.

Tàu dịch nghĩa là :

Đi đi, đi qua bờ bên kia, qua tới bờ bên kia. Trí huệ đáo bỉ ngạn.

Câu Chơn Ngôn nước nào th́ phải đọc theo tiếng nước đó và trúng giọng mới có hiệu nghiệm lẹ làng.

Dịch ra tiếng nước khác mất sự linh nghiệm. Cũng nên biết câu Chơn Ngôn dịch ra từ tiếng th́ vô nghĩa.

Tỷ như câu : Om Mani ! Padmé hum !

Người b́nh thường đọc là : Aùn Ma ni Bát di Hồng .

Dịch ra là : Hột ngọc trong bông sen.

Om hay Aum là Thánh ngữ.

Mani là hột ngọc hay bửu châu.

Padmé là bông sen.

Có khi sau chữ Hum người ta thêm chữ Ri nữa.

Om Mani ! Padmé Hum Ri !

Nhưng tôi xin nói câu Chơn Ngôn nầy có sức mạnh phi thường. Nó tăng cường tánh tốt cũng như tánh xấu.

Sau cơn nóng giận hay dục t́nh sôi nổi th́ đừng niệm, hai tánh nầy sẽ phá con người dữ dội.

Chỉ nên niệm khi tấm ḷng thanh tịnh  mà thôi.

Có những câu chú làm hại người dễ dàng, nhưng hăy nhớ rằng chúng là cây gươm hai lưỡi chém người mà cũng chém ḿnh nữa, bởi v́ Luật Nhân Quả không dung tha đâu, không trả kiếp nầy th́ cũng kiếp sau.

Tôn giáo nào, như Ai Cập Giáo, Ba Tư Giáo, Aán Giáo, Bà La Môn Giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Lăo Giáo, cũng đều có những câu Chơn Ngôn, song chúng thuộc về khoa Bí Truyền, cho nên ít ai biết.

 

H A I   T H Ứ  Đ Ạ I  Đ Ị N H

TÂM THỨC CÓ THỂ HƯỚNG RA NGOÀI

HAY LÀ HƯỚNG VÔ TRONG

 

Có hai thứ Samadhi : Đại Định.

Khi Tâm Thức hướng ra ngoài th́ nó tên là Samprajnata Samadhi hay là Đại Định có Tâm Thức (Samadhi avec conscience).

Một thứ hướng vô trong có tên là Asamprajnata Samadhi hay là Đại Định không có Tâm Thức (Samadhi sans conscience).
 

1-  ĐẠI ĐỊNH HƯỚNG RA NGOÀI

Trong lúc ta thức đây, ta lo nghĩ những việc ở ngoài đời đặng giải quyết. Ta thấy những sự vật.

Tâm Thức ta hướng ra ngoài.

Nếu ư thức rằng những sự vật có ra đây là sự biểu hiện của những nguyên lư ở mấy cơi cao. Chúng là những hậu quả chớ chẳng phải là nguyên nhân.

Nếu ta vượt qua khỏi h́nh dạng th́ sự sống sẽ hiện ra.

Chính là Darwin hướng Tâm Thức ra ngoài và lên cao nên mới t́m ra Luật Tiến Hóa
 

2-  ĐẠI ĐỊNH HƯỚNG VÔ TRONG.

Khi Tâm Thức ĺa ngoại cảnh, không c̣n chú ư tới những sự vật ở bên ngoài và t́m kiếm sự sống tạo ra chúng nó th́ Tâm Thức hướng vô trong.

Trong lúc Thiền Định, ta loại trừ từ lớp vỏ, trước hết là Xác Thân, kế đó là cái Vía, rồi tới cái Trí, đặng t́m Chơn Nhơn, Chơn Ngă trong thâm tâm th́ ta hướng Tâm Thức vô trong.

Tuy nhiên, đây không phải là một việc dễ làm đâu. Phải có một vị Đạo Sư dạy phương pháp, dắt dẫn lần lần, ban đầu ra khỏi Xác Thân hoạt động trong cái Vía, rồi kế đó bỏ cái Vía, hoạt động trong cái Trí, v.v. . . .

Luôn luôn thuyết rất dễ hành rất khó. Phải có nhiều năm kinh nghiệm rồi mới giải thích rơ ràng được.

ĐÁM MÂY MÙ.

Sau khi suy nghĩ sâu xa về một vần đề nào rồi và không c̣n cái để t́m hiểu nữa th́ hăy để cái Trí trống không.

Hăy kiên nhẫn và tiếp tục như thế, đừng ngă ḷng.

Tới một ngày kia, hành giả sẽ cảm biết có một đám mây mù dày đặc bao phủ anh, anh biết anh không trơ trọi một ḿnh nhưng anh không phân biệt được cái chi cả.

Tâm Thức  anh bị treo lơ lửng giữa quăng trống không, tối tăm, mù mịt.

Nhưng hăy b́nh tĩnh, thản nhiên, đừng sợ cái chi cả. Hăy nói : “Tôi là Thượng Đế” rồi chờ đợi.

Đám mây sẽ tan lần lần, Tâm Thức anh mở rộng hơn trước. Anh thấy một cảnh giới cao siêu hiện ra, ban đầu lờ mờ, sau rơ ràng với tất cả sự huy hoàng của nó.

Phải tiếp tục sự kinh nghiệm nầy. Khi lên cơi Thượng Giới th́ hành giả sẽ nghe được : “Tiếng nói Vô Thinh” .

Tiếng nói nầy hoặc là tiếng nói Chơn Nhơn hoặc là tiếng nói của Chơn Sư, tùy trường hợp.

C̣n việc Tập Trung Tâm Thức trên cơi Bồ Đề và cơi Niết Bàn vẫn c̣n xa vời với chúng ta, nên tôi không đề cập đến.

Đám mây mù tiếng Phạn là Dharma Megha. Nó có nhiều nghĩa :

1.    hoặc đám mây Chơn Lư.

2.    hoặc đám mây Công Lư

3.    hoặc đám mây Tôn Giáo

4.    hoặc đám mây trong Thánh Điện Từ Bi

5.    hoặc đám mây trên Núi . . . .

tùy theo đoạn văn.

Các b́nh luận gia không giải nghĩa nhiều về danh từ Dharma Megha. Họ chỉ nói tất cả những quả tốt gây ra trong quá khứ quần tụ trên đầu con người rồi ban rải ân huệ xuống như mưa.

Tưởng cũng nên biết rằng : trường hợp trên đây là Tâm Thức rút vào một thể tinh vi hơn Xác Thân.

Trong lúc Đại Định hơi thở nhẹ như đường tơ rồi lần lần dứt hẳn. Hành  giả không thở mà không chết. Hết Đại Định th́ thở lại như thường. Đây là chuyện kỳ lạ mà có thật. Không thở mà vẫn sống, trái với Luật Vật lư Hồng trần.

Ở Aán Độ có những người Yogui Đại Định rồi xuất thần, ngồi trơ trơ cả chục năm trời giữa chốn rừng sâu núi thẳm, không ăn uống mà không đau ốm, bệnh hoạn và vẫn sống như thường.

Ở tại cơi Trần có không biết bao nhiêu việc mà ta không biết; mà phần nhiều những việc ta biết ta cũng không tri ra được nguyên nhân.
 

CÁI TRÍ VÀ BẢN NGĂ

Có người nói :“Nếu cái Trí và mấy thể bị loại ra ngoài rồi th́ c̣n lại cái chi?”

Patanjali trả lời : “Th́ c̣n khán giả trong nguyên h́nh của nó” .

Khán giả đây là Bản Ngă.

Và Thông Thiên Học th́ nói :  “C̣n Chơn Thần” .

Tới đây chấm dứt cuộc hành hương của nó. Aáy là điểm cao hơn hết mà nhơn loại đạt được. Nếu con người phát triển trọn vẹn những quyền năng của nó trong năm cơi từ cơi Hồng Trần cho đến cơi Niết Bàn xuyên qua ba cơi Trung Giới, Thượng Giới và Bồ Đề th́ con người thành một vị Siêu Phàm được năm lần Điểm Đạo. Chơn Nhơn nhập làm một với Chơn Thần.
 

VỀ QUAN ĐIỂM NẦY PHÁI SAMKHYA

GẶP NHỮNG NỖI KHÓ KHĂN.

Phái Samkhya cho vấn đề nầy khó giải quyết. Khi quang cảnh không c̣n nữa th́ khán giả sẽ ra sao ? Khán giả không c̣n là khán giả nữa, v́ c̣n cái chi mà quan sát.

Câu trả lời duy nhất là như vầy:  “Bản Ngă hiện nguyên h́nh” .

Khi Bản Ngă vượt lên khỏi Nhị nguyên là Vật Chất và Tinh Thần th́ nó không c̣n thể nào biểu hiện ra được nữa. Nó ở trong trạng thái tiềm tàng, phôi thai.

Đức Bà A. Besant nói : Phái Samkhya đi xa hơn sự thật. Thật ra sau khi Chơn Thần khắc phục Vật chất th́ nó điều khiển chớ không c̣n nô lệ nữa.

Khi Chơn Nhơn cổi bỏ lần lần những thể của nó, từ thể nầy tới thể kia trên con đường Hồi Hương hay là Phản Bổn Hườn Nguyên th́ ánh sáng càng ngày càng hiện ra rực rỡ

 

PHÁI  SAMKHYA GIẢI THEO CÔNG TRUY

Riêng tôi, tôi xin nói :  Phái Samkhya giải như thế là theo khoa Công Truyền. Tới chỗ đó th́ bị bít lối, không đi tới được. Lư luận như thế rất đúng, không ai căi nổi, nhưng c̣n thiếu sót.

Theo khoa Bí Truyền, sau khi con người thành một vị Siêu Phàm, gọi là một vị Chơn Tiên th́ trước mặt Ngài có bảy đường tiến hóa khác nhau., Ngài muốn theo dơi đường nào th́ tự ư.

Bảy con đường đó là :

1/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, ở vào trạng thái tinh thần gọi là mặc áo Sambhogakaya. Danh từ nầy có nhiều nghĩa, không biết ở đây thật đúng là cái chi.

2/- Hoặc nhập vào Niết Bàn, sau làm một vị Hóa Thân của Thượng Đế gọi là Avatar trong một Vũ trụ khác.

3/- Hoặc làm một vị Nirmanakaya, sanh ra những thần lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.

4/- Hoặc vào hàng Đại Thiên Thần.

5/- Hoặc dự vào việc thành lập Dăy Hành Tinh thứ Năm.

6/- Hoặc vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế đem chỉ thị của Ngài khắp các Dăy Hành Tinh.

7/- Hoặc giữ xác phàm, lănh một nhiệm vụ trên Thiên Đ́nh đặng giúp cơ tiến hóa và thâu nhận Đệ Tử.

Trên bực Aseka (A sơ ka) Chơn Tiên c̣n những bực cao hơn nữa như :

1-    Đế Quân.

2-    Bồ Tát.

3-    Phật.

4-    Ngọc Đế.

5-    Phổ Tịnh Đại Đế v.v. . . .

Nấc thang tiến hóa cao tột trời, không biết đâu là giới hạn, nó không chấm dứt ở bực Siêu Phàm đâu.


TÂM THỨC CỦA VÀI  HẠNG NGƯỜI

Tâm Thức của người c̣n dă man bị thể xác bao bọc, nó bị hạn chế nhiều lắm. Nó không biết ư niệm trừu tượng là sao.

Tâm Thức của chúng ta hoạt động ở trong cái Vía nhiều hơn ở trong Xác Thân.

Khi chu vi của ṿng tṛn c̣n dễ xuyên qua th́ trung tâm càng thêm mạnh mẽ và tới một ngày kia cái ṿng tṛn biến mất. Không c̣n chu vi, mà đâu đâu cũng là trung tâm, nghĩa là không c̣n giới hạn nữa.

Có một điều nên biết, chúng ta không điều khiển được Bản Ngă mà chỉ kiểm soát được những xác thể mà thôi.. Chúng là những phần tử của Phi Ngă.

Bản Ngă hay Chơn Ngă không hề tuân theo một kỷ luật nào cả. Nó ngự trị huy hoàng trong ḿnh chúng ta. Nó là chủ nhơn chớ không phải là tôi tớ.

Từ lớp vỏ nầy đến lớp vỏ kia, cả thảy đều ở dưới quyền điều khiển của Bản Ngă, từ thể nầy tới thể kia đều để nó sử dụng cho tới ngày nào con người biết được trọn vẹn ư nghĩa của câu kinh nầy trong Upanishad : “Anh là Bản Ngă trường tồn bất diệt vô cùng vinh quang.”
 

HAI  ĐẠI PHƯƠNG PHÁP T̀M CHƠN NGĂ TRONG YOGA.

Có hai đại phương pháp t́m Chơn Ngă :

1-    Phương pháp thứ nhứt : Dùng Chơn Ngă t́m Chơn Ngă.

2-    Phương pháp thứ nh́ : Dùng Phi Ngă t́m Chơn Ngă.

 
PHƯƠNG PHÁP THỨ NHỨT

Hành giả theo phương pháp thứ nhứt th́ dùng năng lực Bồ Đề. Anh không ngớt đi sâu vào nội tâm [15] , đối với anh cảnh vật ở ngoài cơi đời vẫn vô thường. Anh không ngó ngàng tới nữa. Anh cho giác quan là những chướng ngại. Anh biết rằng Chơn Ngă ở trong ḿnh anh, anh cố gắng loại ra lần lần những lớp vỏ ở ngoài, v́ chúng chỉ là những y phục của Chơn Ngă.

Anh tham thiền liên tục không hề gián đoạn, anh bắt đầu loại ra những tư tưởng hữu h́nh, kế đó sống trong trừu tượng. Đây có nghĩa là anh đi từ cảnh Sắc giới lên tới cảnh Vô Sắc giới của Thượng Thiên qua cơi Bồ Đề, rồi cuối cùng qua cơi Niết Bàn. Nơi đây anh gặp Chơn Ngă uy nghiêm, hào quang rực rỡ. Tuy nhiên, dầu ở đây Chơn Ngă vẫn c̣n bao ḿnh bằng một lớp vỏ rất mảnh mai làm bằng nguyên tử của cơi Niết Bàn.

Những nhà Siêu H́nh Học, những nhà Triết Học, những nhà Thần Bí, những nhà Đạo Đức  theo con đường sùng tín đều áp dụng phương pháp nầy.
 

PHƯƠNG PHÁP THỨ NH̀

Ấy là con đường của các nhà Khoa Học, các nhà Bác Học, các nhà Huyền Bí Học theo đuổi.

Hành giả dùng Trí Tuệ quan sát, học hỏi, chiêm nghiệm, thí nghiệm và phân tách những h́nh thức đặng t́m Chơn Ngă.

Anh khảo cứu những hiện tượng thiên nhiên, rồi loại bỏ từ h́nh thức nầy tới h́nh thức kia, sau khi đă học hỏi xong.

Anh nói :  “Mấy cái nầy đối với tôi rất lạ lùng.” Nhưng mà các nhà Bác Học, các nhà Khoa Học chỉ t́m kiếm ở tại Hồng Trần nầy mà thôi. C̣n các nhà Huyền Bí Học đi xa hơn nữa.

Các Ngài dùng những quan năng siêu việt, như Thần Nhăn, Thiên Nhăn, Huệ Nhăn đặng học hỏi từ cơi Trung Giới lên tới cơi Thượng Giới và Bồ Đề.

Tại hai cơi Trung Giới và Thượng Giới, các Ngài thấy : những h́nh thức vẫn c̣n biến đổi, vô thường, chúng không phải là Chơn Ngă.

Qua cơi Bồ Đề là nơi  “Đồng nhất ngự trị” , hành giả mới biết được sự thật sau nầy:

Ở trên mấy cảnh cao của cơi Bồ Đề, con người là một với những kẻ khác.

Ta hiểu biết kẻ khác như ta hiểu biết tư tưởng của ta sanh ra hay là những cử động tay chơn ta. Bởi v́ ta có thể đi vô Tâm Thức của kẻ khác và tưởng in như họ tưởng vậy. Ta xem xét họ từ bên trong chớ không phải từ bên ngoài.

Bạn ta ở trong ḷng ta, mà ta cũng ở trong ḷng bạn ta vậy.

Nói rằng : “Tất cả biển Đông đều thâu vô trong một giọt nước biển là đúng với sự thật”, chớ không phải chuyện sai ngoa, hoang đường đâu.

Tại cơi Trần với trí hóa c̣n eo hẹp, chúng ta không quan niệm nổi điều nầy mà cũng không ai tin trừ ra những vị đă có kinh nghiệm, nghĩa là làm Đệ Tử Chơn Sư và đă được Điểm Đạo.

Lên tới cơi Niết Bàn là Thế Giới Thiêng Liêng Đại Đồng, hành giả mới thấy Chơn Ngă và mới thật biết Vạn Vật Nhứt Thể . Nơi đây tất cả chỉ là một.

Hai phương pháp nầy vốn thuộc về Yoga. Ông Patanjali vẫn có bàn đến. Chúng không phản đối nhau đâu.
 

NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ LUYỆN TẬP YOGA.

- Ai cũng có thể luyện tập Yoga chăng ?

-   Tôi tưởng không phải ai ai cũng luyện tập Yoga được, mặc dầu ai ai cũng có thể luyện tập vài tư  thế Yoga, trừ ra cách hô hấp luyện khí công.

Tập luyện Yoga cho đúng phép thực là cực kỳ khó khăn, rất khổ nhọc.

Ông Patanjali có nói những trở ngại cho sự luyện tập Yoga, tôi xin kể ra cho huynh nghe.

1-    Bệnh hoạn.

2-    Sầu năo, lo buồn.

3-    Hoài nghi, do dự.

4-    Cẩu thả, bất cẩn.

5-    Biếng nhác.

6-    Khát khao danh vọng.

7-    Xét đoán sai lầm, ư niệm không chơn chánh.

8-    Sai lạc đường lối, chiều hướng.

9-    Không chừng đổi, bất ổn.

10- Khốn khổ, nguy nan.

11- Thất vọng.

12- Nóng nảy.
 

BA ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG

Phải hội đủ ba điều kiện nầy mới thành công về phương diện thực hành :

1/- Ḷng ham muốn mănh liệt.

2/- Ư chí cứng cỏi như sắt đá, không chi lay chuyển được.

3/- Trí thông minh sắc bén, linh động.

 

TINH LUYỆN BA THỂ

Sự mở mang những năng lực thuộc về Tâm Thức, c̣n sự tinh luyện thể xác thuộc về phương diện Vật chất.

Đức Bà A. Besant và tất cả những nhà Huyền Bí Học đều nói rằng : “Nếu trước tiên không tinh luyện ba thể hoạt động là Thân,Vía, Trí th́ tốt hơn là đừng luyện tập Yoga”.

Phải làm sao cho ba thể nầy trở nên trong sạch, thanh khiết th́ sự luyện tập mới đem lại kết quả tốt đẹp.

Đức Bà A. Besant cũng có nói : “Những tư tưởng và những sự ham nuốn tốt đẹp, cao thượng, đó là bí quyết của sự tiến bộ.”

Tại sao thế ? Bởi v́ tia sáng của Tâm Thức cao siêu từ những cảnh trên giọi xuống phải xuyên qua Hạ Trí, cái Vía rồi mới tới Xác thân. Nếu ba thể nầy trong sạch, tinh khiết th́ tia sáng thiêng liêng hoạt động dễ dàng, nó đem lại cho con người những sự hiểu biết Huyền Bí cần thiết cho sự tiến hóa nhanh chóng của cá nhân. Hăy xem ánh sáng mặt trời khi nó giọi qua một tấm kiếng trắng trong trẻo th́ nó vẫn rực rỡ, ta thấy những h́nh ảnh rơ ràng.

Trái lại, nó đi qua một tấm kiếng màu dơ dáy, đóng đầy bụi đất th́ nó sẽ lu mờ. Những vật của ta thấy cũng biến h́nh, đổi sắc làm cho ta phải lầm lạc.

Cũng như khi ta mang kiếng trắng và kiếng màu mà xem vạn vật th́ sự thấy của ta trong hai trường hợp đều khác nhau rất xa. Kiếng màu làm cho ta thấy không đúng sự thật.

V́ mấy lẽ trên đây mà sự tinh luyện ba thể Thân, Vía, Trí rất cần thiết cho sự thành công mỹ măn của những người theo Chánh Đạo.
 

YOGA VÀ HẠNH KIỂM

Học Yoga có cần hạnh kiểm tốt không ?

Thật ra th́ không cần. Hạnh kiểm không cần thiết. Yoga không liên quan ǵ tới Luân lư hay Phong hóa cả.

Cũng như luyện tập thể dục và học quyền cước đâu có cần tới tánh t́nh tốt hay xấu.

Yoga là Khoa học Tâm lư khác hẳn Luân lư và Phong hóa.

-   Vậy th́ sao trước khi học Yoga phải giữ Giới Luật gọi là Yama và Niyama ?

-   Aáy là tại bên Chánh Đạo người ta muốn hành giả Yogi có một căn bản Đạo Đức, bởi v́ khi thành công rồi, vị Yogi nào không có ḷng nhơn cứu dân độ thế th́ sẽ thành ra một Đại Quỉ Vương, bước qua đường Bàn Môn Tả Đạo, khuấy rối thiên hạ. Không phải dễ mà diệt trừ mau lẹ đâu.

Đọc truyện kiếm hiệp ta đă thấy những gương tàn ác của những kẻ vơ nghệ cao cường tuyệt luân mà hết sức ích kỷ, giết người không gớm tay, nhưng chung cuộc, ác lai ác báo.

Không ai tránh khỏi Luật Nhân Quả Báo Ứng cả.

Bên Chánh Đạo hay bên Tả Đạo cũng áp dụng chung những định luật mở mang Tâm Thức in như nhau, cho nên phép tắc cao cường, song chỉ khác một điều trong sự hành động mà thôi.

Aáy là :

Một bên th́ luôn luôn hi sanh đặng cứu nhơn độ thế, tuân theo Thiên mạng.

Một bên th́ chỉ lo thỏa thích ḷng ham muốn ích kỷ, giết hại chúng sanh, không sợ Luật Luân Hồi Nhân Quả. V́ ỷ ḿnh thần thông quảng đại, nên trổ tánh tự phụ, kiêu căng.

 

      muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5

 

CHƯƠNG  THỨ  NH̀ 

 

CÓ BAO NHIÊU THỨ YOGA ?

-   Có bao nhiêu thứ Yoga ?

-   Yoga là một danh từ tổng quát, phải thêm một danh từ khác nữa trước chữ Yoga mới biết Yoga đó thuộc về loại nào.

Tỉ như : Karma Yoga, Hatha Yoga.

Không biết thật đúng có bao nhiêu thứ Yoga. Hiện thời người ta biết mười một thứ Yoga như :

1-    Hatha Yoga.

2-    Karma Yoga.

3-    Jnana Yoga.

4-    Bhakti Yoga.

5-    Laya Yoga.

6-    Mantra Yoga.

7-    Kriya Yoga.

8-    Shiva Yoga.

9-    Yantra Yoga.

10- Mudra Yoga.

11- Raja Yoga.

Nhưng ông P. Brunton có nói, trong lúc ông đi du lịch đặng t́m Đạo, ông gặp nhiều phái Yoga khác, hành giả luyện tập một cách kín đáo nên ít ai biết .

-   Mười một thứ Yoga nầy khác nhau thế nào ?

Tôi xin nói vắn tắt vài lời về mỗi thứ mà thôi. Nếu huynh muốn rơ những chi tiết xin đọc những quyển riêng giải về khoa đó.

1- HATHA YOGA.

Hatha Yoga là một khoa luyện Âm Dương hiệp nhất. Nó giống khoa luyện Khí công của người Tàu.

Vần HA  tiêu biểu cho Mặt Trời là Dương.

Vần THA  tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm.

Khoa nầy dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để thâu thập sinh lực vô  ḿnh. Có thể gọi nó là Khoa Luyện Trường Sanh.

C̣n ba khoa Karma Yoga, Jnana Yoga, Bhakti Yoga mà khoa Triết Học Aán gọi là ba Margas hay là ba Con Đường (trois sentiers).

2- KARMA YOGA.

Là con đường Hành động (Sentier de l’action).

3- JNANA YOGA.

Là con đường Minh Triết (Sentier de la Sagesse).

4-  BHAKTI YOGA.

Là con đường Sùng Tín (Sùng Đạo) hay là con đường của T́nh Thương (Sentier de l’amour).

 5- LAYA YOGA.

Cũng gọi là Kundalini Yoga  v́ Yoga nầy chuyên lo mở luồng Hỏa Hầu Cung đa li ni, nó ảnh hưởng tới các Luân Xa (les Chakras).

 6- MANTRA YOGA.

Dùng Thần Chú đặng làm cho cái Trí trở nên yên tịnh và c̣n nhiều sự hữu ích khác.

7- KRIYA YOGA.

Tu theo cách khổ hạnh nhưng cũng học hỏi, cũng thờ phượng, cũng hiến dâng vậy.

Kriya Yoga có vài chỗ giống như Hatha Yoga. Nó cũng dùng phương pháp luyện tập thể dục làm căn bản, nó nhắm vào sự làm chủ giác quan, nhờ thế mới điều khiển sự hô hấp dễ dàng. Người ta biết rằng nhịp thở tùy thuộc những trạng thái của Tâm Thức. Lúc giận hờn, sợ sệt, vui mừng, nhứt là lúc dục t́nh sôi nổi th́ thân ḿnh run rẩy, hơi thở hổn hển mau lẹ. Nếu lúc đó định trí th́ hơi thở chậm đi, thân ḿnh trở lại yên tịnh như trước.

Trong quyển Autobiographie d’un Yogi của tu sĩ Paramhansa Yogananda, Cử nhân Văn khoa, huynh Nguyễn hữu Kiệt dịch ra để tên là Xứ Phật Huyền Bí nơi trương 174 - 175 có một đoạn nói về Pháp môn Kriya Yoga như sau :

 “Người Yogi dùng tư tưởng dẫn luồng sinh lực đi theo một đường ṿng xuyên qua sáu bí huyệt của tủy xương sống (từ bí huyệt trên đỉnh đầu xuống các bí huyệt ở cuống họng, ở tim, ở rún, ở lá lách và xương mông) rồi đi ngược trở lên để khép một ṿng tṛn tương đương với mười hai cung Hoàng Đạo, tượng trưng vũ trụ trong con người (Tiểu Thiên Địa). Một lần công phu chừng nửa phút đồng hồ ṿng quanh xương sống theo pháp môn Kirya Yoga giúp cho con người thực hiện một sự tiến bộ bằng một năm tiến hóa thông thường.

Một lần phép công phu Kriya Yoga thực hiện trong ṿng một ngày đem đến cho người Yogi một sự tiến hóa tâm linh tương đương với một ngàn năm tiến hóa tự nhiên và công phu của một năm tu luyện sẽ đưa đến kết quả bằng 365.000 năm. Như thế, pháp môn Kriya Yoga giúp cho hành giả thực hiện trong ba năm tu luyện công phu, một sự tiến bộ vượt bực mà theo đà tiến hóa tự nhiên, nó phải cần đến 10.000 thế kỷ. Tuy nhiên muốn theo con đường tắt của pháp môn Kriya Yoga, chỉ có những người Yogi đă được huấn luyện thuần thục dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư, nhờ đó họ chuẩn bị thể xác lẫn tinh thần đến mức tuyệt đỉnh, khả dĩ tiếp nhận cái quyền năng phát triển bằng sự công phu tu luyện thường xuyên”.

Kriya Yoga tăng tuổi thọ và mở rộng tâm thức, nó kiểm soát trực tiếp tinh thần nhờ sanh lực. So sánh với con đường chậm chạp và không chắc chắn của Thần học (Théologie) th́ Kriya Yoga giống như chiếc máy bay với cổ xe ngựa đời xưa.

Đọc đoạn trên đây, chắc chắn tất cả bạn Đạo đều muốn theo pháp môn Kriya Yoga. Nhưng quí bạn hăy đọc đoạn chót và suy nghĩ kỹ lưỡng mấy câu sau đây :

“Chỉ có những người Yogi thuần thục đă được huấn luyện dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư”.

Vậy th́ trước khi thực hành pháp môn Kriya Yoga chúng ta phải tự hỏi chúng ta đă thành những vị Yogi chính tông chưa ? Được Chơn Sư huấn luyện chưa ? Nếu chưa th́ đừng tập. Phương pháp nầy sẽ làm cho luồng Hỏa Hầu đi như tôi đă nói trước đây : Luồng Hỏa vô trong và đi xuống th́ cũng bị tai hại, mà nó đi lên cũng bị tai hại nếu ḷng c̣n mơ tưởng nguyệt hoa.

Điều hay hơn hết là phải lo :

-         Lánh dữ,

-         Làm lành,

-   Rửa ḷng trong sạch đặng phụng sự như lời Phật dạy, khỏi sợ những sự nguy hiểm nào cả.

Một lẽ nữa, Paramhansa Yogananda tu theo pháp môn Kriya Yoga đă lâu rồi mà chưa đắc đạo thành chánh quả làm một vị Siêu Phàm A Sơ Ca (Aseka). Bao nhiêu đây cũng đủ để thấy dầu ly gia cắt ái như huynh Yogananda cũng không phải dễ mà thực hiện cho đúng pháp môn Kriya Yoga đâu.

V́ vậy chớ ham luyện tập theo Huyền Bí Học trong khi ḿnh chưa hội đủ điều kiện đặng làm một vị Yogi.

Tôi xin nói Kriya Yoga nầy khác hẳn Kriya Yoga trong quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali (Les Aphorismes du Yoga de Patanjali).

8- SHIVA YOGA.

Shiva Yoga dùng nguyên tắc Siêu h́nh học.

9- YANTRA YOGA.

Tham thiền về ư nghĩa thần bí của vài thứ h́nh của Kỷ Hà Học . 

10- MUDRA YOGA.

Dùng ấn và chú.
11- RAJA YOGA.

Raja Yoga : Yoga Vương Giả, là Chúa Tể các thứ Yoga. Nó cao hơn hết. Nó chia làm tám giai đoạn hay là tám thời kỳ tập sự.

Thời kỳ thứ nhứt : Yama (Da ma).

Thời kỳ thứ nh́ : Niyama (Ni da ma).

Thời kỳ thứ ba : Asana (A sa na) : Tư thế.

Thời kỳ thứ tư : Pranayama (điều tức ) : Kiểm soát sanh lực Prana.

Thời kỳ thứ năm : Pratyahara : Kiểm soát giác quan

Thời kỳ thứ sáu : Dharana (Đa ra na) : Định trí.

Thời kỳ thứ bảy : Dhyana : Tham thiền.

Thời kỳ thứ tám : Samadhi (Sa ma đi) : Đại định, Xuất thần.

Ba thời kỳ chót : thứ sáu, thứ bảy và thứ tám là SAMYAMA.

 

1-YAMA : Giới.

Yama gồm năm giới :

1- Không làm hại người và vật, không hung bạo từ trong tư tưởng, ư muốn, cho tới lời nói, việc làm.

2- Chơn thật, không nói dối bất câu dưới h́nh thức nào.

3- Ngay thật, không trộm cắp.

4- Trinh khiết, tuyệt dục từ trong tư tưởng.

5- Nghèo, thanh bần, không v́ tư lợi.

 

 2- NIYAMA : Qui Luật.

Niyama gồm năm điều :

1- Sancha : Trong sạch trong tất cả, từ trong thâm tâm cho tới bên ngoài, y phục, xác thân.

2- Santasha : An phận.

3- Tapas : Khổ hạnh, tự nghiêm khắc với ḿnh.

4- Svadhyaya : Phát triển bản ngă, kỷ luật tư tưởng, làm chủ cái trí.

5- Ishvara Pranidhana : Tư tưởng luôn luôn hướng về Thượng Đế, có thể nói là chiêm ngưỡng Đức Thượng Đế (Cung hiến).

3- ASANA : Tư thế.

4- PRANAYAMA : Điều tức.

Về phương diện thực tập là sự kiểm soát sanh lực Prana, sự điều khiển cách thở.

5- PRATYAHARA.

Là quyền năng ngăn ngừa cái Trí khỏi bị ảnh hưởng những cảm giác của xác thịt.                             

6- DHARANA : Định Trí.

7- DHYANA : Tham Thiền.

8- SAMADHI : Đại Định , Xuất thần.

Trong Đạo Đức phải nhiều năm Tham Thiền rồi mới đi tới Đại Định. Lúc nầy hành giả bỏ xác thân lên mấy cơi cao, xác thân mê man không c̣n biết cảm giác chi nữa. Nhưng mà chừng trở về nhập xác, hành giả nhớ hết những điều đă kinh nghiệm.

Ở ngoài đời, các nhà khoa học, các nhà bác học cũng phải Đại Định vậy. Nhưng họ chuyên lo các vấn đề vật chất thuộc về bên ngoài.

Tuy nhiên người học Đạo có thể Đại Định trong một mức độ nhỏ bé là :

Ngày đêm cứ thấy ḿnh qú dưới chơn Sư Phụ hoặc dưới chơn Đức Bồ Tát hay là Đức Phật
 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HATHA YOGA (LUYỆN KHÍ CÔNG)

và RAJA YOGA (YOGA VƯƠNG GIẢ)

- Có sự khác biệt giữa Hatha Yoga và Raja Yoga không ?

-   Có, nhưng muốn thật hiểu th́ trước hết ta nên nhớ kỹ những điều sau đây: (xin nhắc lại).

Thật Ta là Chơn Nhơn, Chơn Ngă hay là Linh Hồn. Ta có thể xác bao bọc, nhờ những thể xác nầy Ta mới hành động được ở mấy cơi Trời.

Luôn luôn có sự liên quan mật thiết giữa Ta và những thể của Ta. Mỗi sự rung động của Vật chất cấu tạo những thể đều biến đổi Tâm Thức, mà mỗi sự biến đổi của Tâm Thức cũng sanh ra một sự rung động trong Vật chất cấu tạo mấy thể.

Hatha Yoga và Raja Yoga đều lợi dụng sự tương quan nầy.

 

H A T H A   Y O G A.

Hatha Yoga chế ngự xác thịt, làm phát triển một số cơ quan điều khiển những lực ở trong ḿnh. Nhờ vậy mà hành giả có vài quyền năng mà người đời cho là phi thường.

Xưa kia, cơ quan của bộ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết như  t́, vị, tim, phổi, thận, bàng quang, tiểu trường, đại trường đều thuộc về quyền kiểm soát của Tâm Thức. Người luyện Hatha Yoga dùng ư chí kiểm soát lại những cơ quan nầy. Khi thành công rồi họ có thể làm cho trái tim ngừng đập mà không chết.

Có vị cho chôn sống từ ba tháng tới hai, ba năm tùy theo công phu luyện tập. Đào lên th́ họ sống lại, xác họ không ră như  xác thường.

Có vị nuốt đinh sắt, miểng chai, uống ắc xít mà vẫn trơ trơ.

Hatha Yoga làm cho cái Vía hoạt động, nhưng sự khuyết điểm lớn lao của nó là khởi đầu ở tại cảnh thấp hơn hết. Nó kích thích những cơ quan của xác thịt và của cái Vía mà không ảnh hưởng chi tới phần đối chiếu trong hai thể nầy trong hai thể cao là Thượng Trí và Bồ Đề. Sự hành động của nó bị hạn chế.

Mà cái nguy hiểm đáng sợ hơn hết là Hatha Yoga kiếm thế kiểm soát những sự rung động của Vật chất đặng tạo ra sự biến đổi trong Tâm Thức.

Nhưng mà Vật chất vẫn cứng rắn, khó ép buộc nó phải theo chiều hướng của ta muốn. Hăy đề pḥng : Sự cố gắng có thể làm cho tê liệt hay làm cho teo lại một vài cơ quan mà sự hoạt động rất cần thiết cho sự biến đổi Tâm Thức như : năo tủy thần kinh, hạch mũi [6] , hạch óc. V́ vậy mà các nhà Huyền Bí Học chỉ luyện tập Raja Yoga chớ không luyện  Hatha Yoga.
 

MỘT SỰ BIỂU DIỄN PHI THƯỜNG.

Trong tạp chí Người Thông Thiên Học (The Theosophist), tháng năm, năm 1922 có đăng một bài tường thuật của Đức Bà A. Besant về quyền năng của ông Swami Sitaramji tóm tắt như sau đây :

�Cách đây vài tuần, ông Swami Sitaramji có ghé viếng Adyar, ông là một trong những người Aán có những quyền năng truyền tử lưu tôn, khẩu khẩu tương truyền từ đời nầy qua đời kia. Ông Swami Sitaramji nói rằng : Ông vào rừng tu luyện phép Sarvabhakshatvam là quyền năng ăn được tất cả mà không hề chi.

Dưới đây là chứng thư của bác sĩ  T.S. Tirumurti cấp cho ông :

                          Ngày 12 tháng 9 năm 1921.

Ông Swami Sitaramji có biểu diễn những quyền năng của ông tại rạp hát của Dưỡng đường Trung Ương, trước mặt những vị y sĩ giải phẫu, những y sĩ và sinh viên y khoa, ông thực hành những điều sau đây :

1-    Aên miểng chai.

2-    Aên những đinh sắt.

3-    Aên những sọ dừa.

4-    Aên những miếng cây.

5-    Aên một con bọ cạp.

6-    Uống ắc xít A zô tít (Acide azotique).

7-    Aên những đá sỏi.

8-    Aên Acenít (phụ tử)

9-    Uống thủy ngân.

10- Nhai nuốt những cục than cháy đỏ.

11- Uống ch́ nấu chảy ra nước.

Xong rồi người ta đem rọi kiếng ông, chụp h́nh và giao cho ông tấm h́nh đă rửa.

                                          T.S. Tirumurti.

                     3e Médecin Hôpital Général A. Lakshmipathy

                                          B.A.M.B. et C.M.

Ngày 14 tháng 9 năm 1921, người ta rọi kiếng thấy những vật ông nuốt biến thành những hạt nhỏ và những mảnh. Ông nói : “chúng lần lần tiêu mất hết.”

 

R A J A   Y O G A.

Ta biết rằng bảy thể của con người liên quan mật thiết với năm cơi Trời.

1-2 : Xác thịt và cái Phách, liên quan mật thiết với cơi Trần hay là Hạ Giới.

3 : Cái Vía, liên quan mật thiết với cơi Dục Giới hay là cơi Trung Giới.

4 : Cái Trí, liên quan mật thiết với cơi Hạ Thiên, tức là bốn cảnh thấp của cơi Thượng Giới hay là cơi Trí Tuệ.

5 : Thượng Trí, liên quan mật thiết với cơi Thượng Thiên tức là ba cảnh cao của cơi Thượng Giới hay là cơi Trí Tuệ.

6 : Kim Thân hay Thể Bồ Đề, liên quan mật thiết với cơi Bồ Đề cũng gọi là cơi Trực Giác.

7 : Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng, liên quan mật thiết với cơi Niết Bàn hay là cơi Thiêng Liêng.

Nhờ sự liên quan mật thiết nầy mà ta:

a- Mới dùng Xác thân và cái Phách để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Trần được (Hạ Giới).

b- Dùng cái Vía để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Dục Giới (Trung Giới).

c- Dùng Hạ Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Hạ Thiên.

d- Dùng Thượng Trí để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Thượng Thiên.

e- Dùng Kim Thân để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Bồ Đề.

f- Dùng Tiên Thể để học hỏi và kinh nghiệm ở cơi Niết Bàn.

Muốn cho sự học hỏi và kinh nghiệm có kết quả tốt đẹp th́ trước hết bốn thể thấp : Thân, Phách, Vía, Hạ Trí phải được tinh khiết bởi v́ chúng là những cửa sổ mở ra để cho ta quan sát cảnh vật ở bên ngoài. Chúng phải trống trải mới được. Nếu chúng bị những bức màn giăng ngang th́ ta không thấy rơ. Vạn vật đối với ta đều biến đổi màu sắc và h́nh thù. Điều nầy không khác nào ta mang kiếng màu mà xem một bức tranh.

Trái với Hatha Yoga, tập luyện theo phương pháp Raja Yoga th́ sinh viên dùng ư chí kiểm soát những sự biến đổi của Tâm Thức và chế ngự được ba thể : Thân, Vía, Trí. Chúng nó ở dưới quyền sai khiến của sinh viên và trở nên lành mạnh tốt đẹp, linh mẫn.

Trước kia chúng cám dỗ và quyến rủ con người vào đường tội lỗi, bây giờ đây chúng trở nên những đứa tớ thành thật, trung tín lo phục vụ con người và không c̣n ương ngạnh như xưa. Nhờ thế Tâm Thức cao siêu mới mở mang mau lẹ và thay thế Tâm Thức tầm thường của con người. Sinh viên sống một đời sống tinh thần cao thượng và bước tới cửa Đạo dễ dàng.

Nói tóm lại, Raja Yoga đem lại những lợi ích cho con người chớ không có những mối nguy hại như  Hatha Yoga. 

HAI  THÍ  DỤ VỀ VIỆC NÍN THỞ.

Các Thầy Bùa đều dặn lúc vẽ bùa phải nín thở mới có hiệu nghiệm. Họ không biết khi nín hơi thở th́ cái Trí yên lặng, tức là Định Trí. Phải Định Trí th́ tư tưởng sanh ra mới mạnh mẽ.

Phương pháp nín thở thuộc về khoa Luyện Khí Công Hatha Yoga.

Theo Raja Yoga phải chú ư vào công việc đang làm th́ cái Trí không xao lăng. Định Trí cách nầy rất dễ, không nín thở. Nín thở th́ mệt lắm, có khi mạch máu nhỏ trong phổi yếu th́ nó bị đứt, hành giả khạc ra máu rất nguy hiểm. Ai biết chắc các mạch máu nhỏ trong phổi của ḿnh mạnh hay yếu và lúc nào nó mạnh, lúc nào nó yếu mà đề pḥng. Thế nên phải thận trọng (xin đọc chuyện huynh Brahma thuật lại cho ông P. Bruton nghe).

Khi tham thiền đúng phép th́ hơi thở nhẹ lần rồi tới một lúc kia nó dứt hẳn mà hành giả không chết, chừng giựt ḿnh mới thở lại. Ai kinh nghiệm rồi th́ biết

 

VÀI CÁCH NÍN THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP HATHA YOGA.

Tôi xin kể cho huynh nghe vài cách thở do nhiều sách Hatha Yoga dạy khác nhau rồi sau sẽ đề cập tới sự nguy hiểm.

I- TẨY SẠCH HAI LÀ PHỔI.
     (Nettoyage des poumons)

a/- Một quyển dạy : Bịt lổ mũi bên trái, hít khí trời vô lổ mũi bên phải; rồi bịt lổ mũi bên phải thở ra lổ mũi bên trái. Cứ thay đổi, hít vô bên nầy rồi thở ra bên kia, vài lần như vậy.

b/- Một quyển khác cũng dạy như vậy, song dặn lúc hít vô đếm trong trí 1, 2, 3, 4. Khi thở ra lổ mũi bên kia th́ đếm tới 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 8, nhưng căn dặn nếu hít vô đếm tới 4 mà chưa thấy phổi đầy khí trời th́ đếm thêm hoặc một hay là hai lần nữa, nghĩa là 1, 2, 3, 4, 5, hoặc 6. Khi hít vô đếm tới 5 th́ thở ra đếm tới 10. Khi hít vô đếm tới 6 th́ thở ra đếm tới 12.

c/- Một quyển nữa dạy : Phải xem đồng hồ. Nếu hít vô 5, 6 giây th́ thở ra phải 9, 10 giây.

 

II- NHỊP THỞ TIẾT ĐIỆU.

(Respiration rythmique)

a/- Một quyển dạy : Hít vô đếm 1, 2, 3, 4.

                            Nín thở đếm 1, 2, 3, 4.

                            Thở ra đếm 1, 2, 3, 4.

b/- Một quyển dạy : Phải xem đồng hồ.

          Hít vô:                             Nín thở:                                   Thở ra :

        a.   2 giây                             8 giây                                    4 giây

        b.   3 giây                           12 giây                                    6 giây

        c.   4 giây                            16 giây                                    8 giây

        d.   5 giây                           20 giây                                   10 giây

        e.   6 giây                           24 giây                                   12 giây
 

c/- Một quyển dạy :

          Hít vô :                            Nín thở :                                Thở ra :

          5 giây                               2 giây                                    5 giây
 

Có người Ấn đi đến mức :

          Hít vô :                            Nín thở :                                 Thở ra :

          20 giây                             80 giây                                   40 giây

 

Xin hỏi : Mỗi sách đều mỗi dạy khác nhau, ai biết ḿnh có thể hạp với cách nào đặng tập theo ?

Cái nguy hại là ở chỗ đó

 muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5
 

CHƯƠNG  THỨ  BA

 

                                     

NHỮNG NGUY HẠI KHI COI THEO SÁCH LUYỆN HƠI THỞ HAY

LÀ HỌC VỚI MỘT ÔNG THẦY TẦM THƯỜNG  KHÔNG KINH NGHIỆM.

-         Vậy th́ không nên tập theo Hatha Yoga hay sao ?

-         Nên tập mà cũng không nên tập.

Nên tập là khi nào học với một ông thầy lăo luyện có nhiều kinh nghiệm.

C̣n không nên tập là coi theo sách mà tập một ḿnh.

 

SỰ NGUY HIỂM CỦA HATHA YOGA

LÀ LUYỆN TẬP HƠI THỞ SÁI CÁCH.

       Trong quyển kinh Markanday Purana có nói như vầy :  “Hành giả Yoga dốt nát th́ sẽ bị điếc, khùng điên, mất trí nhớ, câm, đui mù và bị sốt nặng.”

Đây là tùy theo trường hợp nặng, nhẹ. Dốt nát là không biết ǵ về Huyền Bí Học coi theo sách luyện tập một ḿnh hay là học với một ông thầy tầm thường, không thông hiểu một mảy may về những luật Huyền bí của Vũ Trụ làm phát triển Tâm Thức.

Sự nguy hiểm vốn ở trong sự luyện hơi thở trước nhứt, kế đó là vài tư thế làm hại cho hạch mũi và hạch óc mà chỉ có những nhà Huyền Bí Học lăo luyện mới rơ mà thôi.

-      Tại sao nguy hiểm ?

-  Bởi v́ các tế bào trong ḿnh con người tùy theo hơi thở mà có một chiều hướng riêng. Bây giờ thay đổi cách thở th́ chúng thay đổi chiều hướng. Sự thay đổi nầy có lợi hay có hại cho các cơ thể của con người ?

Muốn thật biết phải mở Thần nhăn mới quan sát được.  
         

TÁM TRƯỜNG HỢP ĐIỂN H̀NH.

Tôi xin kể tám trường hợp điển h́nh :

Một ở Ấn Độ thuở xưa.

Bảy ở Việt Nam ngày nay cho quí huynh nghe :

                    

MỘT TRƯỜNG HỢP Ở ẤN ĐỘ THUỞ XƯA. 

Quí bạn nào có đọc quyển L’Inde secrète dịch ra là ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN BÍ  trang 50 th́ thấy :

Ông Paul Brunton có thuật chuyện nầy :

Brama nói : Thuở nhỏ tôi là một  đứa trẻ ít nói và thích sống cô đơn.

Tôi không thấy ǵ là vui thú trong những tṛ chơi của các bạn tôi v́ thế tôi luôn luôn tránh họ và thích đi dạo một ḿnh ở những nơi vườn cây hay ngoài đồng vắng. Ít người biết được những ǵ diễn ra trong tâm hồn kín đáo của một đứa trẻ : tôi sống cách biệt với mọi người và tôi cảm thấy rằng đời không có ǵ vui. Vào năm tôi 12 tuổi, t́nh cờ tôi nghe lóm được câu chuyện giữa những người lớn, họ nói về vấn đề Yoga. Đó là lần đầu tiên tôi nghe nói đến danh từ ấy và những ǵ tôi nghe trong câu chuyện cũng đủ làm cho tôi ṭ ṃ muốn biết thêm. Tôi chất vấn nhiều người và góp nhặt được vài quyển sách nói về vấn đề Yoga, trong đó tôi đọc được nhiều điều thú vị về các nhà đạo sĩ Yogi. Cũng như con ngựa dong ruổi trên sa mạc mong mỏi t́m được ngọn suối mát ở tận chân trời, trí óc tôi khao khát sự hiểu biết, nhưng tôi chỉ có một ḿnh và không làm sao tiến hơn được nữa.

Một hôm t́nh cờ tôi lật một quyển sách và thấy trong đó có câu : “Muốn tiến bộ trên đường tu luyện pháp môn Yoga, phải nhờ có sự chỉ dẫn của một danh sư”.  Những lời nầy làm cho tôi thắc mắc băn khoăn.

Một danh sư. Tôi hiểu ngay rằng muốn t́m được Thầy không c̣n cách nào khác hơn là bỏ nhà ra đi ngao du thiên hạ. Tự nhiên là tôi không thể trông đợi nơi sự cho phép của cha mẹ tôi. Không biết phải làm thế nào, tôi bèn lén lút luyện thử một vài phép hô hấp mà tôi đă góp nhặt được những tài liệu trong các sách. Phép luyện nầy thay v́ có ích, lại làm hại cho tôi : Tôi không biết rằng phép khí công nầy rất nguy hiểm nếu nó không có sự d́u dắt của một bậc danh sư. Nhưng v́ tôi quá nóng ruột nên không thể chờ đợi măi được.

Sau vài năm tập luyện lén lút một ḿnh, cái hậu quả bất ngờ đem đến là tôi bị đứt một mạch máu trên đỉnh đầu dường như nó là chỗ chịu đựng yếu nhứt. Tôi cảm thấy toàn thân tôi giá lạnh và sức yếu dần, máu chảy lênh láng ở chỗ vết thương, tôi tưởng rằng tôi sắp chết. Hai giờ sau đó, tôi nh́n thấy một linh ảnh lạ lùng, h́nh như tôi thấy gương mặt đạo mạo của đạo sĩ  già hiện ra và nói với tôi :  “Con thấy chăng phép luyện ngăn cấm đối với kẻ phàm tục có thể đưa con đến một t́nh trạng nguy hiểm là dường nào. Con hăy nhớ lấy bài học nầy.” Cái h́nh ảnh biến mất nhưng lạ thay từ đó trở đi tôi cảm thấy khá hơn và không bao lâu sức khỏe của tôi b́nh phục trở lại. Nhưng này ông hăy xem cái thẹo hăy c̣n đây.

Brama cúi đầu đưa cho chúng tôi xem cái thẹo nhỏ hiện ra rơ ràng trên đỉnh đầu. Y nói tiếp:  “Sau khi tai nạn đó xảy ra, tôi bèn ngưng việc luyện hơi thở và chờ đợi để cho thời gian làm giảm bớt những sự ràng buộc gia đ́nh . 
          

BẢY TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM.

Sau đây là bảy trường hợp ở Việt Nam :

1- Trường hợp thứ nhứt : Một ông bạn tập theo cách Tẩy sạch hai lá phổi  có một tuần lại nói với tôi : “Đau nhói trái tim”, ông bạn đó bỏ liền tới nay vẫn mạnh khỏe.

2- Trường hợp thứ nh́  : Một ông bạn tập sao không biết mà trong lúc nín thở đứt mạch máu trong phổi rồi thổ huyết. Vài năm sau từ trần.

3- Trường hợp thứ ba : Một bà hư  óc điên điên khùng khùng, người nhà phải chở vô Dưỡng Trí Viện Biên Ḥa, rồi sau bỏ ḿnh tại đó.

4- Trường hợp thứ tư  : Một ông lớn tuổi, đau bao tử, ốm gầy lần ṃn rồi cũng bỏ xác. Chính  là tôi có khuyên  ông  nên bỏ cách  luyện  đó đi, nhưng ông trả lời :  “Thở như vậy khỏe quá” .                  

5- Trường hợp thứ năm : Một ông bạn ngồi theo một tư thế luồng Hỏa Hầu khởi sự đi; thay v́ đi lên nó lại đi xuống và vô trong kích thích dục t́nh đến cực điểm, về sau không được tin tức.

6- Trường hợp thứ sáu  : Một ông bạn chỉ ăn cơm với giấm, luyện hơi thở đặng trường sinh bất tử. Ông bạn đó nói chuyện đạo với tôi nhiều lần nhưng không được tỉnh trí cho lắm.

7- Trường hợp thứ bảy : Một bà và một cô gái, con của bà, tới thăm tôi rồi nói:  “Thầy tôi dạy hai mẹ con tôi luyện mà bây giờ chỗ trái tim nóng măi” . Tôi  hỏi :  “Ông sư dạy bà và cô đây có chỉ phương pháp cho bà và cô sửa chữa không ?” Bà đó trả lời :  “Thầy tôi có hốt thuốc cho tôi uống nhưng không hết.” Tôi chỉ than  thầm. Tôi cắt nghĩa cho bà nghe : Có lẽ là phương pháp Tâm thận tương giao  nhưng sái cách.

Trừ ra ông bạn thứ nhứt thoát khỏi nạn hiểm nghèo c̣n sáu trường hợp sau thật bi đát.

Chỉ có bà và cô gái vốn xa lạ, tôi mới gặp lần thứ nhứt, c̣n mấy vị kia đều quen thuộc với tôi, tôi cũng biết mấy ông thầy dạy những cách luyện tập ấy nữa.

Tôi xin nêu ra những trường hợp nầy cho quí bạn hiểu đặng pḥng. Tôi c̣n biết nhiều trường hợp khác nữa song không muốn nói ra. Xác thân con người là một bộ máy cực kỳ huyền diệu, tinh vi hơn cả triệu lần cái máy đồng hồ. Nếu giao phó tánh mạng cho kẻ dốt nát th́ có ngày ăn năn không kịp.

 

TẠI SAO MẤY ÔNG THẦY DẠY NHỮNG CÁCH LUYỆN TẬP ĐÓ

LẠI KHÔNG ĐIÊN KHÙNG, KHÔNG CHẾT ?

- Tại sao mấy ông thầy dạy những cách luyện tập đó lại không điên khùng, không chết ?

-   Tôi xin trả lời liền. Mấy ông có luyện tập đâu mà điên khùng hay chết. Nếu mấy ông luyện tập th́ mấy ông đă điên khùng hay chết mất rồi, đâu c̣n sống đến ngày nay đặng hại mấy đệ tử. Những sách Huyền Bí Học đều nói bóng dáng hay tượng trưng. Mấy ông đọc sách hiểu theo ư mấy ông rồi bảo học tṛ tập luyện như vậy. Học tṛ thấy thầy ḿnh khỏe mạnh th́ tin bằng lời, cố công luyện tập. Những tṛ bị hại toàn là những tṛ ra sức làm đúng theo lời thầy chỉ dạy trong một thời gian. Những tṛ khác luyện tập sơ sài trong một vài ngày rồi bỏ luôn th́ không có ǵ hết. Thậm chí có người mê tín cho đến đỗi nói như vầy : “Thầy tôi dạy trúng mà tại tôi làm sái”. Nói cho đúng lư, khi học tṛ luyện tập th́ ông thầy phải coi chừng đặng sửa chữa kẻo học tṛ bị hại; đó là bổn phận của ông thầy. Không được phép lấy mắt ngó, để tỏ ra ḿnh bất lực. CHÚNG TA CHỚ NÊN QUÊN RẰNG TRONG ĐẠO ĐỨC, CHỈ CHO NGƯỜI TA LUYỆN SÁI CÁCH TH̀ TỘI NẶNG BẰNG NON, KIẾP SAU SẼ TRẢ QUẢ ĐÓ, CHẠY TRỐN ĐƯỜNG NÀO CŨNG KHÔNG KHỎI.

Dầu sao bên Aán Độ vẫn chưa nghe trường hợp học với một ông thầy mà mang tai họa vào thân như bên ḿnh.

Theo qui luật của Quần Tiên Hội phải Đắc đạo thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm mới được phép thâu Đệ tử. Dưới một bực là những vị La Hán chỉ được phép làm Sư Huynh. Tôi xin trưng ra một bằng chứng cụ thể là câu : “ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Chính là Đức Phật mới được phép làm thầy mà thôi, bởi v́ Đức Phật là Giáo Chủ của các vị Tiên Thánh, các vị Thiên Thần. Các vị Đệ tử của Ngài cũng chưa được phép làm Sư Phụ.

C̣n chúng ta phàm phu tục tử, ḿnh tự độ ḿnh chưa xong th́ độ ai được bây giờ. Ḿnh tự dạy ḿnh là điều hay hơn hết.

- Mà tại sao người ta nói : Tu phải luyện ?

- Đúng vậy, tu phải luyện. Luyện đây là luyện tánh t́nh cho thật tốt chớ không phải luyện cho trường sanh hoặc có những phép tắc, những thần thông.

 

CHÚNG TA CÓ ĐỦ NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ LUYỆN TẬP

CHO ĐÚNG PHÉP YOGA CHƯA ?

Nêu ra câu hỏi nầy th́ xin thành thật trả lời rằng :  Trong chúng ta chưa ai hội đủ những điều kiện để làm một hành giả Yoga tức là một vị Yogi chân chính.

Mười giới trong Yama và Niyama thật là gắt gao. Dầu cho là luyện khí công Hatha Yoga hay là Yoga nào khác chăng nữa, bước đầu tiên cũng phải giữ trọn vẹn mười giới đó mới học được chơn truyền, mới thành ra thật là một vị Yogi.

Nội một giới thứ ba là Chủ nghĩa độc thân, tuyệt dục, trừ ra một số rất ít gọi là những hột gạo cội của nhơn loại , th́ tất cả vẫn chưa giữ được điều nầy nói chi tới chín giới kia. Cả thảy đều quá sức con người đang sống trong xă hội văn minh tân tiến ngày nay, đầy dẫy những thói xa hoa phóng túng, lung lạc, cám dỗ.

Tuy nhiên, người ta có thể luyện tập vài tư thế đặng cho thân thể khỏe mạnh, tráng kiện nhưng không phải thiệt là hành giả Yoga.

Các vị Yogi có một nếp sống khác thường. Các Ngài chỉ ở chốn yên tịnh một ḿnh, tránh xa những chỗ phồn hoa đô hội và độc thân. (Xin đọc quyển Đông Phương Huyền Bí.)

Nhưng dầu cho luyện đặng trường sinh bất lăo, xin nhắc lại : có tài chỉ đá hóa vàng mà không có đủ những đức tánh do Thiên Đ́nh qui định th́ chưa được Chơn Sư thâu nhận làm Đệ Tử, chưa được Điểm Đạo. Bởi chưng con người chưa diệt được tánh ích kỷ, chưa biết phụng sự nhơn loại, v́ vô minh nên chịu đau khổ lầm than từ đời nầy qua đời kia; nói trắng ra, hành giả chưa mở ḷng Từ Bi Bác Aùi, chưa biết Bố Thí, chưa biết chia sớt những sự đau khổ của kẻ khác, chưa ra công d́u dắt những người c̣n ở trong chốn tối tăm ra nơi sáng suốt; nói tóm lại là chưa biết Hi Sinh (Xin đọc lại đoạn “ Sự  tiến hóa của nhân loại nhắm vào mục đích nào” của quyển Cách Tu Hành.)

 

muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5

 

CHƯƠNG THỨ  TƯ
                                    

SÁU TRƯỜNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ.

Mục đích của Triết học là giải thoát sự đau khổ của con người.

Bên Ấn Độ có sáu Trường Triết Học, mỗi Trường dạy một giáo lư độc lập và đầy đủ. Con người luyện tập đúng theo những phương pháp chỉ dạy sẽ được thoát đọa Luân Hồi.

Sáu Trường nầy chia ra làm hai phái : Phái Prakriti và Phái Purusha.

 

1- PHÁI PRAKRITI.

Prakriti có nghĩa là : Cội rễ Vật Chất, Tàu gọi là Hổn Nguơn Nhất Khí.

Theo Phái Prakriti th́ con người phải hiểu biết Vật Chất và thống trị nó. Nhờ vậy con người mới thoát ra khỏi sự kềm hăm của nó.

Phái nầy gồm ba Trường :

1/- Trường Vaysheshika - Thắng Luận.

2/- Trường Nyaya - Luận lư học.

3/- Trường Mimamsa - Nguyên tắc chỉ huy.

     

2- PHÁI PURUSHA.

Purusha có nghĩa là Tinh Thần.

Theo Phái Purusha th́ phải làm cho Tinh Thần tiến hóa, con người mới thoát đọa Luân Hồi.

Phái nầy gồm ba Trường :

1/- Trường Samkhya hay Sankhya - Số Luận - Hệ thống của số.

2/- Trường Yoga của Patanjali - Du Già.

3/- Trường Védanta -Phệ Đàn Đà.

 

Xin tóm tắt giáo lư của sáu Trường như sau :

 

PHÁI VẬT CHẤT

VAYSHESHIKA - THẮNG LUẬN.

Giáo Chủ là Rishi Kanada.

Vaysheshika do chữ Vayshesha mà ra.

Vayshesha có nghĩa là đặc điểm.

Theo Trường nầy Vũ trụ chia ra làm bảy hạng, bao hàm hết những điều mà con người có thể hiểu. Cái quan trọng hơn hết là Vayshesha hay là đặc điểm, nó làm ra ḍng giống cá nhân.

Giáo lư nguyên tử là căn bản của phương pháp nầy, v́ mọi vật trong Vũ trụ sanh ra đều do sự kết hợp của những nguyên tử.

Những nguyên tử th́ không chia ra được, chúng nó nhỏ lắm, con mắt không thấy được.

Theo thuyết nguyên tử nầy, Kanada trạng tả vạn vật rất tỉ mỉ. Mục đích Khoa Triết Học của Ngài là đạt tới chỗ tận thiện tận mỹ và sự giải thoát tuyệt đối của linh hồn, nhờ sự hiểu biết chắc chắn về thế giới hữu h́nh nầy. Khoa Triết Học đây tuy là duy vật nhưng nó đi tới mục đích Tinh Thần. Nó làm cho linh hồn tiến hóa, đại để là nhờ sự học hỏi vật chất, nhứt là sự hiểu biết cái xác thân nầy.

 

TRƯỜNG CHÁNH LƯ NYAYA.

Giáo Chủ là Rishi Gautama.

Nyaya nghĩa là Luận Lư Học.

Nó có thể xem như là khoa học của Lư Trí, bởi vậy nó quan hệ nhứt là tới cái Trí của con người. Gautama công nhận giáo lư nguyên tử của Kanada, nhưng mục đích cốt yếu của hệ thống Ngài là lập những phương pháp lư luận đúng đắn nhờ phép Tam đoạn luận (syllogisme) hoàn bị gồm có :                                       

a/- Đại tiền đề (La majeure).

b/- Tiểu tiền đề hay là Hậu đề (La mineure).

c/- Đoán án (La conclusion).

Thí dụ : Đại tiền đề : Tất cả con người đều chết.

           Tiểu tiền đề : Anh là con người.

           Đoạn án : Th́ anh sẽ chết.

Đó là đường đi đến sự đoạt được Chơn lư. Sau khi giải bày phương pháp Luận Lư Học rồi, Nyaya kết luận rằng : con người được giải thoát là nhờ sự suy luận chính chắn và ngay thẳng, con người ĺa khỏi sự hiểu biết sai lầm, mập mờ. Thâu thập được Chơn lư toàn vẹn rồi con người trở xuống Trần vô ích, con người đă thoát kiếp Luân Hồi.

 

TRƯỜNG DI MAN TÁC  MIMAMSA.

Giáo Chủ là Rishi Jaimini.

Hệ thống nầy xem xét khoa học Nhân Quả và xác định coi mỗi việc làm có sự phản động trong thế giới vô h́nh và hữu h́nh như thế nào và sanh ra nơi đó hiệu quả chắc chắn làm sao.

Đức Jaimini cũng giải thích tại sao những nghi lễ tôn giáo có ảnh hưởng tới  nhân quả con người.

Mimamsa cũng gọi là Triết Học của Luân Lư và Việc Làm, nghĩa là Triết Học của Hành Động và Bổn Phận. Sau khi giải thích Luật Nhân Quả và Thiên Trách nó trạng tả bản tánh thật của bổn phận và những việc phải làm mỗi ngày. Nó có quan hệ nhứt là tới cái Vía, nó giúp cho thể nầy tiến hóa. Nhờ làm những việc bác ái càng ngày càng nhiều, chung cuộc con người không bị bắt buộc đi đầu thai nữa; giờ giải thoát đă đến.

Người học Đạo để ư đến sự dạy dỗ của ba Trường nầy th́ thấy :

Trường Thắng Luận Vaysheshika dạy con người học rành rẽ về Xác thịt.

Trường Chánh Lư Nyaya dạy con người luyện cái Trí cho linh hoạt.

Trường Di Man Tác Mimamsa dạy con người mở mang cái Vía cho nó trở nên tinh khiết.

 

PHÁI TINH THẦN

TRƯỜNG SỐ LUẬN SANKHYA.

Giáo Chủ là Rishi Kapila

Sankhya chú trọng đến Chơn Nhơn. Chơn Nhơn là Tinh thần trong con người. Trường nầy dạy rằng Chơn Nhơn ngồi xem Vật chất Prakriti tiến hóa, v́ Vật chất chứa sẵn tinh lực trong ḿnh. Chơn Nhơn tuy ngồi xem Vật chất tiến hóa mà nó cũng tiến hóa và tăng trưởng măi măi. Sự tiến hóa của Chơn Nhơn vẫn tự nhiên và dễ dàng từ kiếp nầy qua kiếp kia, không cần sự cố gắng cho tới khi nào nó chấm dứt. Đến lúc đó Chơn Nhơn trở nên trọn lành, nó tách ra khỏi Vật chất cũng như trái chín mùi ĺa cây. Sự tiến hóa của Chơn Nhơn chấm dứt th́ không c̣n Luân Hồi nữa. 

 

TRƯỜNG DU GIÀ YOGA.

Giáo Chủ là Patanjali.

Patanjali công nhận thuyết Sankhya là đúng, nhưng Ngài cho rằng muốn Chơn Nhơn ĺa khỏi vật chất th́ phải có sự cố gắng. Sự cố gắng đó thế nào ? Phải cố gắng thống trị cái Trí bằng cách Định trí, Tham thiền, Nhập định và vài phương pháp luyện tập đặng mở và dùng những quan năng tinh vi khác hơn ngũ quan.

Với phương pháp đó người ta đi tới Đại Định (Samadhi), lúc nầy Chơn Nhơn ĺa vật chất trong chốc lát đặng hiệp nhứt với Thượng Đế (Yoga : Union  à Dieu). Sự hiệp nhứt nầy sẽ vĩnh viễn sau khi con người bỏ xác và chấm dứt sự tiến hóa của Chơn Nhơn ở cơi Trần.

 

TRƯỜNG PHỆ ĐÀN ĐÀ.

Giáo Chủ là Rishi Vyasa.

Védanta chỉ thích hợp với những người tiến hóa đă cao. Trường nầy nói với con người như vầy : Sự hiểu biết cùng tột, ngươi hăy t́m trong ḿnh ngươi, ngươi sẽ gặp, ngươi đừng t́m kiếm ở ngoài ngươi. Nếu ngươi muốn biết Đức Thượng Đế th́ Ngươi hăy tự biết ngươi đă, bởi v́ Chơn Nhơn và Đức Thượng Đế đều vẫn là một. Sự phân tích một giọt nước biển đủ cho ta biết biển cả làm bằng những chất chi hợp lại. Chơn Nhơn đối với Thượng Đế cũng thế. Nếu ngươi muốn tự biết ngươi th́ ngươi phải ĺa khỏi Vật chất và thắng phục nó.

Muốn thành công con người phải nhờ phương pháp Yoga .

Yoga nầy khác với Yoga của Patanjali, dầu rằng nó trùng tên.

Yoga hay là sự hiệp nhứt với Thượng Đế chia ra làm năm nhánh :

Hatha Yoga (theo con đường luyện hô hấp).

Bhakti Yoga (theo con đường tín ngưỡng).

Karma Yoga (theo con đường hành động).

Jnana Yoga (theo con đường trí tuệ).

Raja Yoga (Chúa tể các Yoga).

Học hết sáu hệ thống nầy rồi suy nghĩ, chúng ta phải công nhận sáu vị Giáo chủ toàn là những bực Đại Giác ngộ. Mấy ngàn năm trước người ta đă biết vạn vật do những nguyên tử cấu thành, thật là đáng cho người đời nay bái phục.

Trên đây là nói tổng quát sáu Trường Triết Học Aán. C̣n nhiều chi tiết nữa và rất khó. Muốn hiểu phải đọc riêng nhiều quyển giải về mỗi Trường, bởi v́ mấy quyển đó bổ túc lẫn nhau, có quyển thiếu sót điều nầy, có quyển thiếu sót điều kia.

Bây giờ xin nói vài lời về Prakriti và Purusha.

 

PURUSHA VÀ PRAKRITI  THEO PHÁI SANKHYA.

1-   PURUSHA.

Khởi đầu th́ phái Sankhya nói rằng Vũ trụ có ra đây do hai yếu tố nguyên thủy đối chọi nhau : Aáy là Tinh Thần (Purusha : Esprit) và Vật Chất (Prakriti) hay đúùng hơn nữa là những Chơn Thần (les Esprit) và Vật Chất.

Tinh Thần là Purusha, ấy là Con Người, một cá nhân. Purusha là một đơn vị Tâm Thức. Tất cả những Purusha đều đồng bản tánh với nhau. Nhưng cả thảy đều khác nhau.

Mỗi Purusha đều có ba đặc tánh :

1-    Đặc tánh thứ nhứt là : Sự nhận ra, nó sẽ biến thành quyền năng Hiểu biết.

2-    Đặc tánh thứ nh́ là : Sự Sống hay là Prana sau thành ra sự Hoạt động.

3-    Đặc tánh thứ ba là : Sự bất di bất dịch, bất biến sau thành ra Ư chí.

Theo phái Védanta (Phệ Đàn Đà) th́ ba đặc tánh nầy lấy tên là Chit - Sat -Ananda.

- Quyền năng Hiểu biết là Chit.

- Sự Sống và Sức mạnh là Sat.

- Sự bất biến, tinh hoa của vĩnh cữu là Ananda.

2-  PRAKRITI.

Đối chiếu với Tinh Thần Purusha là Vật Chất Prakriti.

Prakriti là một, duy nhất, c̣n Purusha th́ hằng hà sa số.

Bản tánh của Prakriti là liên tục, không dứt ngang, c̣n bản tánh của Purusha là gián đoạn, cách đoạn (intermittent).

Chiết tự Prakriti, th́  Pra là cội rễ, có nghĩa là ở ngoài, c̣n Kri là làm.

Prakriti có nghĩa là : sản xuất, sanh sản (Produire).

Prakriti có ba đặc tánh gọi là ba Gu na (Guna) tiếng Phạn là :

1-    Sattva : Ḥa Thanh - Tiết Điệu - Harmonie, Rythme.

2-    Rajas : Động - Activité.

3-    Tamas : Tịnh - Inertie.

Nhờ Tiết Điệu, Ḥa Thanh mà Quyền năng hiểu biết thành ra sự Hiểu biết.

Nhờ Động mà sự Sống thành ra sự Hoạt động.

Nhờ Tịnh mà sự Bất biến thành ra Ư chí.

Khi ba đặc tánh : Động, Tịnh, Ḥa Thanh quân b́nh, th́ Vật chất nằm yên, người ta gọi nó là chất chết.

Nhưng khi Tinh Thần Purusha nhập vô Vật chất th́ có một sự biến đổi lớn lao, nó làm mất sự thăng bằng, Vật chất có sự Sống, có H́nh dạng và Hoạt động.
 

QUAN NIỆM CỦA PHÁI VÉDANTA - PHỆ ĐÀN ĐÀ.

Theo phái Phệ Đàn Đà th́ Bản Ngă là một, duy nhất, hiện diện khắp nơi, vô sở bất tại (Omniprésent). Giống như dĩ thái nó thấm nhuần vạn vật, chủ trị và nuôi sống tất cả. Bản Ngă vốn đại đồng, nó vừa là sự Sống, vừa là Tâm Thức, vừa là Chí Phúc một lượt (Sat - Chit - Ananda).

Triết lư của phái Phệ Đàn Đà cao hơn quan niệm của phái Sankhya.

Sự khác biệt lớn lao giữa hai phái Sankhya và Védanta là :

Theo phái Sankhya th́ Bản Ngă Purusha là khán giả chớ không phải là kẻ đóng tuồng, diễn viên.

C̣n phái Védanta nói rằng, Bản Ngă Purusha đóng tuồng, ngoài Purusha ra th́ cả thảy đều là Maya (ảo ảnh). Chính là Purusha hành động.

Như kinh Upanishad : Chơn Thần  [7] muốn thấy th́ nó có mắt, nó muốn nghe th́ nó có tai, nó muốn suy nghĩ th́ nó có cái Trí. Con mắt, lổ tai, cái Trí có đây là nhờ Chơn Thần sanh chúng nó ra.

Chơn Thần chiếm lấy Vật chất đặng biểu lộ quyền năng của ḿnh.

Đây là điểm chỉ rơ sự khác biệt giữa hai Trường Sankhya và Védanta.

Xin nhắc lại : Theo phái Sankhya th́ sự hiện diện của Chơn Thần Purusha làm phát động những đức tánh của Prakriti và chính là Prakriti hành động chớ không phải Purusha.

C̣n theo phái Védanta th́ có một ḿnh Chơn Thần Purusha mà thôi. Chơn Thần hoạt động. Nó tưởng tượng sự giới hạn th́ Vật chất hiện ra. Nó lấy Vật chất nầy đặng biểu lộ quyền năng của nó.

Đức Bà A. Besant nói rằng : Phái Sankhya nh́n xem Vũ trụ theo phương diện khoa học, c̣n Phái Védanta th́ quan sát Vũ trụ theo quan điểm của Huyền Bí Học.

 

VÀI LỜI VỀ ANTAHKARANA.

Theo kinh sách Phệ Đàn Đà th́ cái Trí là cơ quan bên trong. Phái Phệ Đàn Đà dùng danh từ Antahkarana để ám chỉ cái Trí. Họ nói : Antahkarana gồm bốn phần : Manas - Bouddhi - Ahamkara và Chitta.

Ư nghĩa của bốn danh từ nầy như sau đây :

1-    Manas : Nguyên lư của sự xét đoán (Principe de jugement).

2-    Bouddhi : Bồ Đề : Minh Triết.

3-    Ahamkara : Aûo ảnh của Phàm nhơn (Illusion de la personnalité).

4-    Chitta hay Chetah : Tư tưởng, Sự khôn ngoan (pensée, intelligence).

Tổng hợp của bốn danh từ nầy th́ không biết chúng ám chỉ cái chi.

Theo Tự điển Rhéa th́ Antahkarana có hai nghĩa :

Một là : Cơ quan sâu kín nối liền con người với bản chất thiêng liêng của nó (le sens intime qui relie l’homme encarné à son essence spirituelle).

Hai là : Sự liên lạc giữa Thượng Trí và Hạ Trí (lien entre le Manas supérieur et la Manas inférieur).

Antahkarana c̣n một tên nữa là Antarindriyani (sens intérieur) cơ quan bên trong .

Theo Đức Bà A. Besant th́ Manas, Bouddhi, Ahamkara là ba cạnh của một h́nh tam giác gọi là Chitta.

Chitta không phải là một yếu tố thứ tư mà nó là tổng số của ba yếu tố kia.

Ta gặp ở đây ư niệm của ba ngôi trong một đơn vị. 

 muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5

 

C H Ư Ơ N G  T H Ứ  N Ă M

                                                               

VÀI LỜI VỀ QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA CỦA PATANJALI

(Les aphorismes du Yoga de Patanjali).
                                          

AI ĐEM YOGA DẠY LẦN ĐẦU TIÊN TẠI QUẢ ĐỊA CẦU ?

Theo ư nghĩa cao siêu của nó, Yoga là phương pháp mở mang Tâm Thức đặng tiến  mau chóng đến bực Siêu Phàm.

Ai đem Yoga dạy lần đầu tiên tại quả Địa Cầu nầy và hồi nào ?

Ngoài đời không ai rơ biết điều nầy. Nhưng ta có thể nói Yoga đă có hồi các Đấng Chí Tôn từ Kim Tinh qua Địa Cầu giúp đỡ nhơn loại trong sự mở mang trí thức và phát triển tinh thần kể ra đă 16 triệu rưởi năm, sau khi lập Quần Tiên Hội.

Lúc đầu tiên, người ta dạy Yoga trong các Thánh đường, trong các Đạo viện, Tu viện ở hai châu Lémurie và Atlantide cho những tín đồ đă được chọn lựa kỹ càng về phẩm hạnh.

Nhưng về sau một phần của Yoga được truyền ra ngoài nhưng mà tinh hoa là Khoa Mật hay là Bí Truyền không hề bị tiết lộ.
 

NHỮNG SÁCH DẠY VỀ YOGA.

Những sách dạy về Yoga viết bằng Phạn Ngữ rất nhiều, mà chỉ có một số rất nhỏ được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Ư, Đức . . .

Những quyển kinh Upanishad nhỏ (Upanishads mineurs) gọi là một trăm lẻ tám , là loại sách đặc biệt dạy về Yoga. Người ta chỉ dịch có vài quyển mà thôi.

Kế đó là những bản văn gọi là Tantras [8]. Chúng chứa đựng tất cả sự mầu nhiệm của Huyền Bí Học và chia ra làm ba loại :

Một loại dạy về phù phép thuộc về Chánh Đạo (Magie Blanche).

Một loại dạy về phù phép thuộc về Tả Đạo (Magie Noire).

Một loại nữa dạy về phù phép, làm lợi cũng được, làm hại cũng được, tức là nửa tà nửa chánh (Magie Grise).

Quyển Thánh Ca Bhagavad Gita vẫn giải về các thứ Yoga song không chỉ phương pháp thực hành đặng đi tới mục đích.
 

QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA CỦA PATANJALI

LÀ QUYỂN SÁCH GIÁO KHOA.

Bên Ấn Độ người ta coi quyển nầy như  là một cuốn sách giáo khoa bực nhứt dạy về Yoga.

Vẫn biết không phải Patanjali bày ra Yoga, nhưng ông nhờ Tham thiền và lấy những sự kinh nghiệm của ông hiệp với những sự kinh nghiệm của nhiều nhà Yogi khác viết thành quyển Những cách ngôn về Yoga hết sức hay, đứng đầu các sách Yoga.

Nhưng phải nh́n nhận rằng câu văn của Patanjali rất gọn ghẽ, rất đích xác, cho nên có chỗ tối nghĩa. Độc giả phải nhờ những nhà Yogi chuyên môn giải thích mới hiểu được.

Xưa nay đă có xuất bản nhiều quyển Giảng lư những cách ngôn nầy, viết bằng chữ Bắc Phạn (Sanscrit), có một phần dịch ra Anh ngữ. Song quyển có giá trị hơn hết vốn của tác giả Vyasa.

TIỂU SỬ CỦA PATANJALI.

Tới ngày nay cũng không ai biết thật đúng tiểu sử của Patanjali.

Ông sanh ra năm nào ? Tại đâu ?

Có người nói ông sanh lối 300 năm trước Tây lịch kỷ nguyên, có người lại tưởng ông là nhà Văn phạm Patanjali sống lối 200 hay là 250 năm trước Chúa Giáng Sinh. Phân phân bất nhứt.

Người ta chỉ biết ông thuộc về phái Raja Yoga. Phái nầy đứng đầu các phái Yoga khác.

NỘI DUNG QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA.

Quyển Những cách ngôn về Yoga chia ra làm bốn phần :

Phần thứ nhất : Chiêm ngưỡng (Contemplation) gồm 51 qui tắc.

Phần thứ nh́ : Trạng tả sự thực hành (Description de la pratique) gồm 55 qui tắc.

Phần thứ nh́ nầy cũng gọi là Kriya Yoga hay là Yoga của đời sống hằng ngày (Yoga de la vie courante).

Phần thứ ba : Những quyền năng (Les pouvoirs psychiques) gồm 54 qui tắc.

Phần thứ tư : Sự Độc lập (L’indépendance) gồm 34 qui tắc  Xét kỹ th́ quyển nầy viết cho những bực Thầy Yoga dùng và những người sanh ra đă có sẵn bản tánh Yoga, tức là những vị đă tập luyện Yoga nhiều kiếp trước, chớ không phải để cho các trẻ nhỏ mới vô lớp chót sơ đẳng đâu.

Bước đầu tiên mà bảo Chiêm Ngưỡng, Đại Định th́ chắc chắn tín đồ sẽ ngượng nghịu không biết phải làm sao. Tất cả sẽ rớt hết, sẽ ngă ḷng rồi buông trôi.

Chưa biết tư tưởng do đâu sanh ra, chưa học cách kiểm soát chúng nó, không Định trí được mà bảo Tham thiền, Đại Định là để cái cày trước con trâu, sẽ thất bại.

Thật ra phải sống với Yoga rồi mới nói chuyện Yoga được. Nếu coi theo sách rồi lên diễn đàn, e cho có bữa gặp những người Yogi chánh tông th́ họ biết ḿnh dốt đặc, không khác nào một người tay ngang đọc thiệu nghề vơ, chưa biết phân miếng ra sao mà nói tới việc sử dụng quyền cước.

Dưới Chơn Thầy đă dạy :  “Đừng kiếm thế khoe khoang những điều con không có, bởi v́ sự giả trá ngăn cản tinh quang Chơn Lư. Tinh quang nầy phải xuyên qua ḷng con cũng như ánh sáng mặt trời giọi qua tấm kiếng trong trẻo vậy.”

“ Chớ nên có ư khoe ḿnh hay tỏ dấu thông minh” .

Vậy chúng ta phải thận trọng cho lắm. Chớ nên để mang tiếng vạch áo cho người xem lưng hay là múa gậy rừng hoang.

Biết th́ nói biết, không biết th́ nói không biết. Chúng ta c̣n là những trẻ nít mới năm, ba tuổi, đương tập đi trên đường Đạo, c̣n té lên té xuống. Không biết th́ học cho biết; chúng ta chưa tới bực trọn sáng trọn lành, nên khiêm tốn một chút.

KRIYA YOGA

HAY LÀ YOGA CỦA ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY.

Ở đây tôi xin tŕnh bày về Kriya Yoga là phần thứ nh́ của quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali mà thôi.

Kriya Yoga gồm ba phần :

Một là : Chuẩn bị thể xác (Tapas : Préparation du corps).

Hai là : Học hỏi Bản Ngă (Swadhyaya : Eùtude du moi).

Ba là : Tập trung tư tưởng về Thượng Đế ( Isvara Pradhidhana: Concentration en Dieu).
 

I.- CHUẨN BỊ THỂ XÁC  (TAPAS).

Tapas có nhiều nghĩa : đốt, nhiệt lực, hăng hái, nhiệt tâm. Thường thường người ta dùng với ư nghĩa : thái quá, quá độ, quá sức, quá ư  nghiêm khắc, quá ư khổ hạnh. Trong đoạn nầy có ư nghĩa là : thanh lọc sự hành động đặng tiến tới Yoga, tức là Chuẩn bị xác thân.
 

TẠI SAO PHẢI CHUẨN BỊ XÁC THÂN ?

Xác thân con người vốn trọng trược và nặng nề v́ sự dinh dưỡng không đúng với Luật Trời, gọi là Phép Vệ Sinh. Bây giờ phải làm sao cho nó trở nên nhẹ nhàng, trong sạch, nhạy cảm.

Ta nên hiểu điều nầy, những sự rung động từ mấy cảnh cao đưa xuống phải vô cái Trí, qua cái Vía, cái Phách, cái óc xác thịt rồi cuối cùng mới diễn ra bằng lời nói, chữ viết hay là việc làm.

Nếu cái óc to sớ không đáp ứng được với sự rung động mau lẹ nầy th́ con người không thu thập được cái ǵ tốt đẹp hay thanh bai. Con người sẽ tiến hóa chậm.

Ta hăy xem gương nầy th́ biết : Một ông thầy đờn giỏi gặp một cây đờn tốt mà mấy sợi dây đờn to th́ cũng không thể nào khảy ra những tiếng thanh tao được.

Nếu ta thí dụ thầy đờn giỏi là một Linh hồn tiến hóa, cây đờn tốt là thân thể khỏe mạnh và những dây đờn to là khối óc nặng nề th́ ta thấy dầu cho một Linh hồn thông minh mà gặp một khối óc nặng nề th́ không thể nào trổ tài được.

Tuy nhiên, có một phương pháp làm cho cái óc và những dây thần kinh trở nên mảnh mai trong một thời gian ngắn ngủi, con người mới trở nên sáng suốt mau lẹ. Phương pháp đó là Yoga.

Nhưng phải đi từ từ, từ chỗ thấp lên chỗ cao, từ chỗ dễ đến chỗ khó. Không nên hấp tấp mà mang tai họa vào thân.

Một đứa trẻ mới năm, ba tuổi mà bảo nó trong ṿng vài, ba năm lớn bằng những người ba, bốn mươi tuổi được không ?

Suy ra bao nhiêu đây th́ hiểu Tạo Vật không có bay nhảy như con người.

 CHUẨN BỊ CÁCH NÀO ?

Điều cần thiết nên biết trước nhứt là Xác thân mỗi người mỗi khác, mặc dầu cả thảy đều làm bằng xương thịt, máu huyết như nhau, nhưng thể xác và từ điển của người nầy vẫn khác đôi chút với thể xác và từ điển của người kia.

Đây là do Luật Nhân Quả và Luật Tiến Hóa hành động.

V́ vậy sự dinh dưỡng xác thân của người nầy có thể không hạp với xác thân của người kia. Nói một cách tổng quát, không thể áp dụng triệt để cách sống của những người Aán Độ cho những người Tây Phương hay là những người Trung Hoa.

YOGA KHÔNG LẠ G̀ VỚI DÂN CHÚNG ẤN.

Mỗi buổi sớm mai, cả muôn người Aán, từ công nhân, thợ thuyền, cho tới những người hành nghề tự do, những viên chức công sở, tư sở đều có tập vài tư thế Yoga theo sự hiểu biết của họ; cũng có người tham thiền mặc dầu họ không phải là người Yogi chánh tông. Họ cũng đọc một đoạn Thánh kinh hay vài trương sách Triết học trước khi đi làm việc.

NHỮNG VỊ YOGI CHÁNH TÔNG.

Mấy vị nầy độc thân từ nhỏ, họ trường chay và giữ giới luật rất nghiêm khắc. Họ chia ra nhiều hạng.

Phương pháp luyện tập của họ, từ thức ăn cho tới những tư thế vẫn khác nhau, tùy theo căn cơ và tŕnh độ tiến hóa của Tâm Thức.

CÁC THỨC ĂN KHÔNG HẠP VỚI NHỮNG NGƯỜI  YOGI  ẤN.

Thuở xưa, một nhà Yogi trứ danh là Swatmarama Swami có làm một bản thống kê các thứ đồ ăn không hạp với những người Yogi Ấn như sau đây :

Những thức ăn đắng, chua, nồng, kích thích (irritant), nóng và mặn, trầu, trái táo (Jujubier), dầu mè, hột cải cay, mù tạt (moutarde), các thức uống làm cho choáng váng (boison capiteuse) như rượu, cá, thịt dê và các thứ khác, một thứ tàm đậu (pois chiche), trái cây hay rau lăn bột chiên (peignets), nước bơ (babeurre), tỏi, assa foetide là một thứ nhựa lấy ở cây Férule ở Ba tư rất hôi để trị bịnh co rút gân, thịt.

NHỮNG MÓN NÊN DÙNG.

Lúa ḿ, gạo, lúa mạch, bơ sữa, gừng khô, dưa leo, kẹo, các thứ rau, nước lă trong sạch. Mấy thức ăn nầy, người tu hành nước nào cũng dùng được cả. 

NHỮNG ĐIỀU PHẢI CỬ.

Ban sơ lúc mới tập phải tiết dục, bớt lần lần sự giao hiệp, tránh những điều kích thích, những công việc nặng nhọc, không tắm buổi sớm mai, không nhịn đói nhiều ngày, không lười biếng, không lân la với những người tánh nết không được tốt.

Đây là những điều mà người mới nhập môn nên biết và tuân theo. Sau khi thành một người Yogi thiệt thọ rồi th́ sẽ sửa nếp sống lại.

Có một điều tôi tưởng cũng phải nói là ở Ấn Độ, người Yogi cử mè và táo. Trái lại, người Tàu, người Nhật, người Việt Nam thích dùng mè và táo v́ hai món nầy bổ dưỡng.

Mấy chục năm trước, tôi có thấy một toa thuốc Tịch Cốc  trong đó có mè đen, táo đen và nhiều vị thuốc Bắc [10] .

NHỮNG NGƯỜI ĐI QUÁ MỨC TRUNG B̀NH.

Có những tân tín đồ cao hứng, đương đi giữa đường muốn ca th́ ca, muốn hát th́ hát, muốn múa th́ múa.

Ở Aán Độ, người ta coi việc đó là thường, không ai để ư tới, hoặc đi ngang qua lấy mắt nh́n mà thôi.

Nếu ở mấy xứ khác, như ở xứ ḿnh chẳng hạn, gặp mấy người như vậy th́ cho là khùng, chẳng những bu lại coi mà c̣n chọc ghẹo là khác nữa.

Cũng có những tín đồ đi quá mức trung b́nh. Họ hành hạ xác thân không thể tưởng tượng được như người ta thường gặp ở mé sông Hằng Hà (Gange). Tỷ như có người đâm đui mắt đặng đừng thấy đường, có người th́ làm cho đớ lưỡi không nói được, có người th́ treo cánh tay lên cho đến khi nó teo lại và khô rom, có người th́ quấn chơn vào cổ v.v. . . .

Họ tưởng tập như vậy là mở mang ư chí và tập cho nó cứng cỏi. Họ làm những chuyện điên rồ. Họ hành hạ xác thân tức là hành hạ Đức Thượng Đế ở trong ḿnh họ, như trong quyển Thánh Ca đă nói.
 

LUYỆN TẬP TÂM TÁNH VÀ TRÍ  HÓA.

Câu 28 và câu 29 của Phần  thứ  Hai nói về sự  luyện tập Tâm Tánh và Trí Hóa như sau đây :

28 : Khi mà sự bợn nhơ bị tám cánh tay của Yoga tiêu diệt rồi th́ ánh sáng của sự Minh Triết sẽ phát hiện ra nhờ sự hiểu biết của đức tánh Phân Biện.

29 : Tám cánh tay của Yoga là :

-         Giới : Yama

-         Luật : Niyama

-         Điều tức : Pranayama

-         Tư thế : Asana

-         Kiểm soát giác quan : Pratyahara

-         Định Trí : Dharana         :

-    Tham Thiền : Dhyana    :      SAMYAMA

-    Đại Định : Samadhi     :

Tám cánh tay nầy tượng trưng tám giai đoạn của Raja Yoga mới nói trên đây.

Người thường th́ lấy làm lạ : mỗi người chỉ có hai cánh tay mà ông nầy lại có tám tay [11] .Có lẽ người ta cũng cho là chuyện dị đoan phi lư.

Nhưng trong Đạo Đức có những chuyện bóng dáng và tượng trưng, phải hiểu nghĩa mới được.

Ba qui tắc 30 - 31 - 32 kể ra năm Giới và năm Luật.

Theo quyển Những cách ngôn về Yoga th́ như vầy :

YAMA.

1.    Không nhục mạ, không làm mất ḷng.

2.    Không láo xược.

3.    Không trộm cắp.

4.    Không ham nhục dục.

5.    Không chiếm hữu về cho ḿnh.

NIYAMA.

1.    Sự trong sạch.

2.    An phận.

3.    Chuẩn bị Xác thân.

4.    Học hỏi Bản Ngă.

5.    Tập trung tư tưởng về Thượng Đế.

Chữ Phạn có nhiều nghĩa, dầu dịch ra với những danh từ khác nhau xong xét ra với nghĩa nào cũng hữu lư cả, nhưng cao thấp khác nhau.

ĐIỀU TỨC.

Luyện tập hơi thở đúng phép th́ lợi ích rất nhiều, đem sanh lực Prana vô ḿnh, thân thể khỏe mạnh, minh mẫn, sáng suốt. Luyện sái cách th́ tai hại chẳng nhỏ, như đứt mạch máu trong phổi, trong óc, thành ra phế nhân rồi bỏ mạng.

Phải học với một vị Đạo sư có Thần nhăn chỉ dẫn cho ḿnh mới không sợ những sự nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ.

Điều tốt hơn hết là thở dài hơi theo môn thể dục Âu Tây trong khi ḿnh chưa gặp Minh sư.

Tôi xin khuyên mấy bạn chớ nên luyện Đơn Điền, v́ Tùng Thái Dương (Plexus solaire) có liên quan mật thiết với bộ thần kinh. Luyện sái cách th́ điên khùng, chẳng bao lâu th́ mất mạng. Trước khi từ trần th́ đau bụng dữ dội trong nhiều tháng.

Tôi đă biết có người chết rồi mới vài năm nay và bây giờ năm 1974, cũng có vài bạn trẻ thanh niên khùng khùng điên điên v́ ham luyện Yoga mà không có người Yogi chánh tông hướng dẫn.

Tôi xin nói một lần nữa rằng mấy ông thầy dạy cách luyện đó không luyện ǵ hết, mấy ổng biểu người ta làm những điều mà mấy ổng không làm. Nếu mấy ổng làm, mấy ổng đă điên khùng và chết mất rồi đâu c̣n sống tới ngày nay đặng báo hại người khác. Nhưng luật Nhân Quả không dung tha đâu. Dầu họ tránh được tội trên dương thế, chớ làm sao thoát được luật Báo Ứng tuần huờn sau nầy. Gieo giống chi sẽ gặt giống nấy.                      

TƯ THẾ. 

Trong Hatha Yoga có những tư thế, người Aán v́ nhờ tánh cách di truyền của thể xác và từ điển nên tập được. C̣n mấy giống dân khác tập theo những tư thế đó thường th́ có hại cho xác thân, nhứt là hai hạch ở trong đầu là hạch mũi (corps pituitaire) và hạch óc (glande pinéale), c̣n lâu lâu tập một lần th́ không sao. Hư hạch mũi th́ mắt mở trao tráo mà không thấy đường. C̣n hư hạch óc th́ không chuyển di tư tưởng được.

Có một tư thế ngồi theo đó và thở th́ trong một thời gian sau luồng Hỏa Hầu Kundalini khởi sự đi lên. Nhưng hăy cẩn thận.

Nếu luồng hỏa đi vô trong và xuống dưới th́ cực kỳ nguy hiểm. Dục t́nh sôi nổi, không khi nào ngăn cản được, kềm chế được, chẳng khác đứng trước miệng cọp.

Nếu nó đi lên mà trong ḷng c̣n say hoa đắm nguyệt th́ nó đốt mấy chỗ bợn nhơ trong cái Phách làm lở lói nhiều chỗ trong thân ḿnh cho tới chết, không thuốc chi chữa lành, có khi nó tăng cường tánh kiêu căng tự phụ đáng sợ.

Xưa nay đă có nhiều người mất mạng rồi. Các vị Thánh nhơn đă thấy nhiều gương khờ dại nên cảnh cáo những người tân tín đồ khá thận trọng.

 

TƯ TƯỞNG, Ư MUỐN, LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM.

Trong hai giai đoạn đầu : Giới và Luật (Yama và Niyama) có nói rồi nên không lập lại ở đây.

Qui tắc 12 của Phần thứ Hai đề cập đến Cạt Ma (Karma) tức là Nhân Quả.

Qui tắc  24 : Sự Dốt nát (Vô minh) là nguồn cội của sự đau khổ, v́ bởi lầm lạc.

Qua Phần thứ Ba : Những Quyền năng, Patanjali mới nói đến việc Định Trí, Tham Thiền và Đại Định.
            

II - HỌC HỎI BẢN NGĂ.

 

Bản Ngă là ǵ ? Tại sao phải học hỏi Bản Ngă ?

BẢN NGĂ LÀ G̀ ?

Bản Ngă có ba nghĩa, tùy theo người ta dùng trong ba trường hợp khác nhau.

 

1- Trước nhứt : Bản Ngă có nghĩa là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Thượng Đế, con của Ngài.

2- Kế đó : Bản Ngă có nghĩa là Chơn Nhơn, đại diện cho Chơn Thần.

3- Cuối cùng : Bản Ngă có nghĩa là Phàm Nhơn, đại diện cho Chơn Nhơn.

 

BA NGÔI CỦA CON NGƯỜI.

1.    Chơn Thần (Monade)

2.    Chơn Nhơn (Soi supérieur, Eùgo, Individualité)

3.    Phàm Nhơn (Personnalité, Soi inférieur)

là ba Ngôi của Con Người. Bởi v́ Con Người là một vị Tiểu Thượng Đế cho nên cũng có ba Ngôi như cha ḿnh là Đức Thượng Đế.

      

TẠI SAO PHẢI HỌC HỎI BẢN NGĂ ?

Phải học hỏi Bản Ngă v́ hai lư do sau đây :

Một là : Để phân biệt Bản Ngă với những lớp vỏ bao phủ nó, cũng gọi là những thể của nó dùng.

Bởi v́ Con Người thường lầm lộn Bản Ngă với thể xác cho nên mới gây ra muôn vàn tội lỗi buộc trói măi Con Người vào bánh xe Luân Hồi.

Hai là : Đặng hiểu biết bổn phận Con Người phải làm cái chi cho hạp với cơ Trời, tức là đúng với ư muốn của Đức Thượng Đế.

Vậy ta nên bàn sơ lược về hai lư do trên đây.

 SỰ LẦM LỘN BẢN NGĂ VỚI CÁC THỂ XÁC.

Thường thường Con Người lầm lộn Bản Ngă với các thể xác, bởi v́ không biết ḿnh là Bản Ngă, nói một cách dễ hiểu ḿnh là Linh Hồn, c̣n thể xác là một thứ khí cụ để cho ḿnh sử dụng. Linh  Hồn không phải là xác thân nầy đâu. Nó có tất cả bảy thể xác khác nhau như sau đây :

1.    Xác thân (Corps physique).

2.    Phách (Double éthérique).

3.    Vía (Corps astral).

4.    Hạ Trí (Corps mental inférieur).

5.    Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps mental supérieur ou Corps causal).

6.    Kim Thân hay là Thể Bồ Đề (Corps Bouddhique).

7.    Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng (Corps Atmique ou Corps Spirituel)

 

TẠI SAO CON NGƯỜI CÓ BẢY THỂ ?

Muốn biết tại sao Con Người có bảy thể th́ phải hiểu tương lai đă định sẵn cho mỗi Chơn Thần.

Chơn Thần ngày sau sẽ thành một vị Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác in như Thái Dương Hệ nầy vậy.

Thái Dương Hệ của chúng ta có :

1. Bảy cơi.

2. Bảy Dăy Hành Tinh. Mỗi Dăy Hành Tinh gồm bảy bầu Hành Tinh khác nhau.

3. Trên mỗi bầu Hành Tinh đều có nhân vật sanh hóa và tiến hóa.

Muốn tạo lập th́ phải có đủ quyền năng, những sự hiểu biết và những kinh nghiệm cần thiết. V́ thế, khi xuống Trần, Chơn Thần (xin gọi là Con Người cho dễ hiểu) phải học hỏi :

·        Sự tạo lập bảy cơi của Thái Dương Hệ.

·        Sự sanh hóa các loài vật trên Dăy Địa Cầu chúng ta.

Bây giờ xin nói qua về bảy cơi của Thái Dương Hệ và các loài vật trên Dăy Địa Cầu mà thôi. Chúng ta là những bé thơ mới học những mẫu tự A, B, C của Huyền Bí Học mà chưa thiệt thuộc, nói chi tới sự sanh hóa Vũ Trụ Càn Khôn.

  

BẢY CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ.

Bảy cơi của Thái Dương Hệ bắt trên kể xuống như  sau đây:

1- Cơi Thái Cực hay là Tối Đại Niết Bàn (Plan Adi ou Mahaparanirvana).

2- Cơi Lưỡng Nghi hay là Đại Niết Bàn (Plan Anupadika ou Paranirvana).

  3- Cơi Tứ Tượng hay là cơi Niết Bàn (Plan Atmique ou Nirvana)

  4- Cơi Bồ Đề (Plan Bouddhique).

  5- Cơi Thượng Giới hay cơi Trí Tuệ (Monde Céleste ou Plan Mental).

  6- Cơi Trung Giới hay là cơi Tinh Quang, cơi Dục Giới (Plan Astral ou Plan Émotionnel).

  7- Cơi Hạ Giới hay cơi Hồng Trần (Monde ou Plan physique).

 

SÁU CƠI TRÊN Ở ĐÂU ?

Cơi Trung Giới bắt đầu từ trung tâm trái đất lên gần tới mặt trăng.

Cơi Thượng giới hay Cơi Trí Tuệ từ trung tâm trái đất lên khỏi mặt trăng xa lắm, v.v. . .

BẢY CƠI ĐỀU THÂM NHẬP NHAU.

Tuy nhiên, sáu cơi trên : cơi Trung Giới, cơi Thượng Giới, cơi Bồ Đề, Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Tối Đại Niết Bàn vẫn ở chung quanh ta, trước mặt ta và trong ḿnh ta nữa, bởi v́ bảy cơi đều thâm nhập nhau.

Chất khí ở cảnh cao mảnh mai, tốt đẹp, rung động mau lẹ và chun thấu qua các chất khí làm mấy cảnh thấp.

Không biết giải nghĩa sao cho rành. Xin nói tại cơi Trần nầy trong nước có không khí th́ biết khí trời chun ở trong nước được.
 

CƠI THƯỢNG THIÊN VÀ CƠI  HẠ THIÊN.

Mỗi Cơi c̣n chia ra làm bảy Cảnh. Riêng Cơi Thượng Giới hay Trí Tuệ chia ra làm hai cơi:

·        Cơi Thượng Thiên (Plan Mental Supérieur) gồm ba cảnh cao, là cảnh thứ nhứt, cảnh thứ nh́ và cảnh thứ ba.

·        Cơi Hạ Thiên (Plan Mental inférieur) gồm bốn cảnh thấp, là cảnh thứ tư, cảnh thứ năm, cảnh thứ sáu và cảnh thứ bảy.

Cơi Thượng Thiên cũng gọi là cơi Vô Sắc Giới (Monde Aroupa), bởi v́ ở cơi nầy tư tưởng không có h́nh dạng như mấy cơi dưới mà nó xẹt ra từ lằn.

Cơi Hạ Thiên cũng gọi là cơi Sắc Giới (Monde Roupa), bởi v́ ở Cơi nầy tư tưởng có h́nh dạng

  

SỰ LIÊN QUAN GIỮA BẢY THỂ CỦA CON NGƯỜI

VỚI NĂM CƠI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ.

Bảy Thể của Con Người liên quan với năm Cơi của Thái Dương Hệ (Xin gọi năm cơi Trời cho tiện).

1-2 .  Xác thân và cái Phách cấu tạo bằng chất Hồng Trần làm ra Địa Cầu nầy. Xác thân để hoạt động, c̣n cái Phách để thu hút sanh lực Prana vô ḿnh đặng nuôi các tế bào.

3. Cái Vía cấu tạo bằng chất Thanh Khí, cũng gọi là chất Tinh Quang làm ra cơi Trung Giới. Nó cũng để biểu hiện t́nh cảm và ư muốn. Khi qua cơi Trung Giới, Con Người sẽ sử dụng nó như sử dụng Xác thân tại cơi Hồng Trần.

4. Hạ Trí cấu tạo bằng bốn chất Trí Tuệ thấp làm ra cơi HạThiên. Nó sanh ra những tư tưởng hữu h́nh và để học hỏi, phân biện, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng. Khi Con Người lên cơi Hạ Thiên  th́ dùng nó như dùng Xác thân.

5. Thượng Trí cấu tạo bằng ba chất Trí Tuệ cao làm ra cơi Thượng Thiên. Nó sanh ra những tư tưởng trừu tượïng, vô h́nh. Con Người sẽ dùng nó khi lên cơi Thượng Thiên.

6. Kim Thân hay là Thể Bồ Đề cấu tạo bằng chất Bồ Đề làm ra cơi Bồ Đề. Nó là Thể Trực Giác và Bác Aí. Con Người sẽ dùng nó khi lên cơi Bồ Đề.

7.  Tiên Thể hay là Thể Thiêng Liêng cấu tạo bằng chất Âm Dương Khí làm ra cơi Niết Bàn. Khi Con Người Đắc Đạo làm một vị Siêu Phàm nhập vào cơi Niết Bàn th́ sử dụng nó.

Thấy như vầy ta mới biết Tạo Công rất chu đáo và tất cả những điều Trời làm đều tốt đẹp. Chỉ tại Con Người làm cho mọi việc trở nên xấu xa.

Nếu không có Xác thân th́ không thể hoạt động tại cơi Trần được.

Không có cái Vía, không qua cơi Trung Giới được.

Không có Hạ Trí không sao lên cơi Hạ Thiên bây giờ, bởi v́ Cơi nào Thể nấy.

Điều nầy không khác nào con cá th́ sống ở dưới nước, c̣n con chim th́ bay trên trời.

Bây giờ ta mới hiểu Hồn Ma mất xác thân. Họ ở trong cái Vía tại cơi Trung Giới nên ta không thấy họ. Họ không có Xác thân nên họ cũng không thấy thân h́nh ta mà họ thấy cái Vía ta.

 

NHƠN SANH TIỂU THIÊN ĐỊA.

Bởi Con Người có ba Ngôi và trong ḿnh có đủ các chất khí đă cấu tạo ra Trời Đất cho nên kinh sách xưa mới gọi Con Người là Tiểu Thiên Địa rất đúng.

 

ĐI V̉NG KHẮP DĂY ĐỊA CẦU.

Không phải Con Người và các loài vật chỉ sanh tại Địa Cầu nầy mà thôi. Con Người phải đi ṿng quanh khắp bảy Bầu Hành Tinh của Dăy Địa Cầu.

Ban đầu nhơn vật ở Bầu thứ Nhứt A đặng học hỏi và kinh nghiệm [12]. Xong rồi qua Bầu Hành Tinh thứ Nh́ B.

Hết ở Bầu thứ Nh́ B th́ qua Bầu Hành Tinh thứ Ba C  là Hỏa Tinh (Mars).

Hết ở Bầu Hỏa Tinh th́ qua Bầu thứ Tư  D là Địa Cầu của chúng ta.

Hết ở Địa Cầu th́ qua Bầu thứ Năm E là Thủy Tinh (Mercure).

Hết ở Bầu thứ Năm E là Thủy Tinh th́ qua ở Bầu thứ Sáu F.

Hết ở Bầu thứ Sáu F th́ qua Bầu thứ Bảy G.

Đi giáp một ṿng bảy Bầu Hành Tinh th́ gọi làhết một cuộc Tuần Huờn (Une Ronde).

Nhơn vật trở lại Bầu thứ Nhứt học hỏi và kinh nghiệm thêm. Lần thứ Nh́ cũng phải đi giáp một ṿng bảy Bầu Hành Tinh, gọi là hết cuộc Tuần Huờn thứ Nh́.

Nhơn vật phải đi bảy lần như vậy, nghĩa là bảy cuộc Tuần Huờn mới có sự thay hồn đổi dạng. Con Người sẽ thành một vị Siêu Phàm gọi là Tiên Thánh.

Thú vật đầu thai làm Người hay là Tinh Linh, gọi là Ngũ Hành tùy theo loại.

Thảo mộc đầu thai làm Thú vật.

Kim thạch đầu thai làm Thảo mộc.

Tinh Chất thứ Ba đầu thai làm Kim thạch.

Tinh Chất thứ Nh́ đầu thai làm Tinh Chất thứ Ba.

Tinh Chất thứ Nhứt đầu thai làm Tinh Chất thứ Nh́.

Đây là nói một cách tổng quát mà thôi. C̣n nhiều chi tiết khác không thể giải ra đây.

Có một điều nên nhớ là trên mỗi Bầu Hành Tinh đều có những bài học khác nhau cho nhơn vật, càng ngày càng thêm khó khăn.

Những Linh Hồn hay Loài Vật nào bê trễ, không cố gắng hoặc c̣n yếu đuối sẽ bị bỏ lại sau sự Phán Xét Cuối Cùng (Jugement dernier). Số phần của họ sẽ định đoạt ở Dăy Hành Tinh sanh sau Dăy Địa Cầu chúng ta.

(Xin xem quyển Sự sanh hóa các giống dân trên Dăy Điïa Cầu của tôi).

 

PHẢI HỌC HỎI BẢN NGĂ MỚI TRÁNH GÂY RA

NHỮNG TỘI LỖI VÀ TIẾN MAU.

Việc học hỏi Bản Ngă c̣n những sự hữu ích khác nữa là tránh gây ra những tội lỗi và tiến mau.

Nếu thật Con Người là Chơn Thần mà Phàm Nhơn là đại diện của Chơn Nhơn th́ đáng lẽ Con Người phải làm những việc từ thiện, hữu ích cho đồng loại.

Tại sao cho tới ngày nay, người ta đă xưng ḿnh là văn minh tiến bộ mà c̣n làm nhiều tội ác gớm ghê nhắc tới rùng ḿnh mọc ốc ? Có thể nói Con Người c̣n ác độc hơn loài mănh thú cọp, beo, hùm, sói. Tại sao vậy ? Tội lỗi của Con Người ở đâu mà ra ?      

TAM ĐỘC : THAM, SÂN, SI.

Phật Giáo cho rằng : Tham, Sân, Si là nguồn gốc các tội lỗi của con người.

Tham, Sân, Si không phải do Phật Giáo bày ra mà vốn dịch ba Phạn Ngữ : Raga, Dosa, Moha. Vậy nói là Aán Giáo th́ đúng hơn.

RAGA : Pháp dịch là Désir : Ham muốn. Tàu dịch là Tham.

DOSA : Pháp dịch là Colère, Haine : Giận dữ, Thù hận. Tàu dịch là Sân, nên thêm chữ Hận nữa : Sân Hận.

MOHA : Pháp dịch là Erreur, Illusion : Sự lầm lạc, Aûo tưởng. Tàu dịchh là Si, Tà Kiến

Tham, Sân, Si là tánh xấu của Con Người, nhưng tại sao Con Người lại có tánh xấu nầy ?

Muốn hiểu lư do th́ nên biết tánh xấu của ba Thể : Thân, Vía, Trí.
 

TÁNH XẤU CỦA BA THỂ.

Xác thân u mê, bởi v́ nó rất ham ăn, hốc uống, ưa ngủ nghê chơi bời, biếng nhác, không chịu siêng năng làm việc.

Cái Vía ưa những sự rung động dữ dội, nó hay ganh gổ, ham mê nhục dục, giận hờn, nóng nảy, mắng nhiếc, rủa sả, v.v. . . .

Cái Trí th́ chia rẽ và kiêu căng, tự phụ, khinh thường thiên hạ, tự tôn tự đại, phách lối, xấc xược, không ngớt ham bay nhảy, chẳng chịu định vào một chỗ cho lâu. Rơ ràng là chúng Tham. Sân. Si một lượt.

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI GÂY RA TỘI LỖI ?

Tánh  xấu  của ba Thể : Thân, Vía, Trí là như  thế, nhưng tại sao Con Người lại gây ra tội lỗi ?

Aáy tại Con Người đồng hóa với ba Thể. Tánh nết của ba Thể làm ra tánh nết của Con Người.

Khi Con Người chưa phân biện được cái nào thật là ư muốn của ḿnh, c̣n cái nào là ư muốn của Xác thân, của cái Vía hay là của cái Trí th́ Con Người làm những điều đáng tiếc, có khi phải ăn năn, hối hận, song cũng đă muộn rồi.

Tưởng cũng nên biết tại sao Thân, Vía [13] và cái Trí lại có tánh nết ?

Thân, Vía, Trí đều làm bằng những nguyên tử. Đứng riêng rẽ th́ mỗi nguyên tử chỉ có sự sống mà thôi. Nhưng khi hiệp nhau lại thành một thân xác th́ thân xác nầy lại có ư thức gọi là tánh nết riêng biệt của nó. Thật là kỳ lạ.

Cũng nên biết cái Vía rất quỉ quyệt. Nó có kinh nghiệm nên biết rằng nếu nó cấu kết với cái Trí và khi thuyết phục được Con Người thực hành điều nó ham muốn th́ sự vui thích của nó sẽ tăng lên  thập bội.

Ta thường nghe ông X nói:  “ Tôi thích cái nầy ”; ông Y nói :  “Tôi ưa cái kia”. Nhưng hăy đề pḥng : Cái Vía ưa thích chớ không phải Con Người ưa thích đâu.

CÁI CHI LÀM RA TÁNH NẾT ?

Người ta thường nói : Tại tánh tôi như vậy.

Như thế Con Người chiều theo tánh nết của ḿnh chớ chưa làm chủ nó.

Mà cái chi làm ra tánh nết Con Người ?

Aáy là những tư tưởng, những ư muốn lập đi lập lại măi rồi biến thành sự hành động.

Một khi cái Trí và cái Vía rung động theo một cách thế nào rồi th́ cứ theo cách thế đó măi. Như vậy thành ra thói quen. Mà mỗi khi có thói quen rồi th́ khó mà thay đổi chiều hướng nó. Phải có chí khí, có gan dạ, thành thật nh́n nhận những nhược điểm của ḿnh rồi lo bồi bổ và sửa chữa. Không vậy th́ từ kiếp nầy qua kiếp kia, cả chục kiếp như  vậy, tánh nào tật nấy.

V́ thế mà các bậc Tiền Bối có nhiều kinh nghiệm thường nhắc nhở chúng ta : mỗi lần sanh ra một tư tưởng quấy quá, xấu xa th́ phải lập tức sanh ra một tư tưởng tốt đẹp, thanh cao đối lập với tư tưởng trước đó.

Thí dụ : một tư tưởng tham lam nảy sanh trong trí ta th́ ngay trong lúc đó ta phải nói trong ḷng như vầy : “Tôi rất chơn chánh, tôi rất nhơn từ ”.

Tư tưởng chơn chánh và tư tưởng nhơn từ đánh đuổi tư tưởng tham lam ra khỏi Trí ta.

Nhưng phải đề pḥng. Có khi tư tưởng không tốt đẹp xông vô Trí ta th́nh ĺnh bắt ta hành động tức khắc, ta sa ngă v́ không kịp đối phó với nó.

V́ thế các vị Đạo Sư mới dạy chúng ta mỗi ngày phải Tham Thiền những tánh tốt đặng tạo ra một ṭa thành tŕ kiên cố để bảo hộ ta, kẻ nghịch không thể xâm chiếm được. Ṭa thành tŕ nầy là một H́nh Tư Tưởng mạnh mẽ. Ta phải tuân theo những lời căn dặn, nếu muốn tiến mau và được an toàn trên con đường hành hương.

 TỰ CHỦ

Tất cả nhơn loại, trừ ra một số rất ít Học Đạo và Hành Đạo th́ bao nhiêu c̣n lại không khác nào những người c̣n ngủ mê, bởi v́ c̣n ở dưới quyền sai khiến của ba Thể : Thân, Vía, Trí.

Cả ngàn kiếp rồi, Con Người không biết rằng ba Thể : Thân, Vía, Trí phải phục vụ ḿnh, trái lại để chúng điều khiển ḿnh theo ư muốn của chúng nên gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Cứ vay rồi trả, trả rồi vay, lẩn quẩn măi trong ṿng nghiệp chướng, chưa thoát ra ngoài được. Thế nên tiến rất chậm.

Muốn đi cho mau th́ phải làm chủ lại ba Thể, mà thật ra không phải là việc dễ làm đâu.

Lúc đầu tiên ta ướm thử chống lại chúng nó th́ thấy hoàn toàn thất bại, chúng nó mạnh hơn ta, đè bẹp ta dễ dàng. Nhưng phải theo đúng phương pháp và bền chí th́ sẽ thành công. Không phải luyện tập nội kiếp nầy mà thôi, mấy kiếp sau cũng phải tiếp tục công việc đă thực hành trong kiếp hiện tại cho tới khi nào thành một vị Siêu Phàm mới chấm dứt.

Làm chủ ba Thể th́ san bằng một nửa những sự khó khăn gặp trên đường Đạo.

Tuy nhiên, hiểu là một việc mà thực hành là một việc khác nữa. Hăy đề pḥng. Khi nói chuyện th́ ta bảo : Phải làm chủ ba Thể, nhưng chừng thực hành th́ ba Thể làm chủ lại ta. Ta phải chịu tỏ ra bất lực.

Đừng quên rằng Con Người là Chơn Thần có đủ quyền năng như Đức Thượng Đế. Nếu Con Người quyết định rèn luyện Ư chí cho cứng cỏi th́ việc trau dồi tâm tánh, sửa trị ba Thể không có chi là khó khăn đâu.

Chỉ tại ta say mê những thú vui vật chất, phù du, mộng ảo, nói mà không chịu thực hành, hay là thực hành cho lấy có nên không được cái kết quả như  ư muốn.

TẠI SAO PHẢI TỰ CHỦ ?

Tại sao phải tự khắc kỷ, tự chủ ?

Phải tự chủ mới được Chơn Sư thâu nhận làm Đệ Tử và chỉ dạy cách luyện tập đặng bước vào cửa Đạo. Vào trong Thánh Điện rồi th́ 14, 15 kiếp sau, hoặc có thể mau hơn, mới tiến đến bực Siêu Phàm, là mục đích đă định sẵn cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ nầy.

Phải hiểu lẽ ấy mới thấy tu hành là hữu ích vô cùng và biết rơ mục đích của sự luyện tập Yoga.

Nếu Con Người chỉ giong ruổi theo con đường đời đầy dẫy chông gai và gió bụi, cứ sanh rồi tử, tử rồi sanh, vui buồn lẫn lộn từ thế hệ nầy qua thế hệ kia th́ phải trải qua mấy muôn kiếp Luân Hồi mới có thể được thành Chánh Quả làm một vị Chơn Tiên.

THỰC HIỆN CHƠN NGĂ.

Phải học hỏi Bản Ngă mới biết phải làm cách nào đặng khắc kỷ và bắt buộc ba Thể : Thân, Vía, Trí tuân theo mạng lịnh của ḿnh và sống đúng theo cơ Tiến Hóa.

Ngày nào điều khiển được ba Thể, ngày đó mới nói được ḿnh đă bắt đầu thực hiện Chơn Ngă. Việc nầy đ̣i hỏi nhiều công phu và phải trải qua nhiều giai đoạn.

Tôi nói bắt đầu, bởi v́ phải được năm lần Điểm Đạo, làm một vị Siêu Phàm th́ việc thực hiện Chơn Ngă mới hoàn toàn thành công. Tới bực La Hán c̣n sợ vấp ngă.

Khi được Điểm Đạo lần thứ Nhứt th́ Phàm Nhơn nhập làm một với Chơn Nhơn.

Tới chừng được năm lần Điểm Đạo, Chơn Nhơn nhập một với Chơn Thần.

Tới chừng đó Con Người mới thực hiện được Chơn Ngă, mới được hoàn toàn giải thoát và bước vào đường Tiến Hóa của những vị Siêu Phàm. Con Người không c̣n ở dưới quyền sai khiến của giác quan nữa.

 

III - TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG VỀ THƯỢNG ĐẾ.
 

Những người Sùng Đạo, dầu thuộc về Tôn Giáo nào cũng vậy : Aán Giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo v.v. . . đều tập trung tư tưởng về Đấng ḿnh thờ phượng. Có người th́ qú trước bàn thờ cả giờ mà không biết mệt mỏi.

Tập trung tư tưởng về Đức Thượng Đế tức là tin tưởng triệt để nơi Ngài.

Nên biết có hai vị Thượng Đế. Một vị ở ngoài là Chủ Tể Thái Dương Hệ, c̣n một vị ở trong ḿnh ta là Chơn Thần, cũng gọi là Tiểu Ngă.

Tập trung tư tưởng về Đức Thượng Đế cũng có nghĩa là ta cứ nhớ măi ta là Đức Thượng Đế. Nếu ta có chí khí th́ việc chi ta cũng có thể làm được, miễn là đừng nửa đường bỏ cuộc. Đức Thượng Đế chỉ tạo ra những ǵ tốt đẹp th́ ta cũng phải làm in như Ngài vậy. Ta phải loại ra khỏi tâm trí những điều thấp hèn, ô trược, chỉ lo thực hành những điều cao quí, thanh bai, Từ Bi, Bác Aùi, đem hạnh phúc lại cho mọi người, làm cho tất cả được vui vẻ đẹp ḷng.

Nói tóm lại chỉ có bốn câu thôi :

1- Lánh dữ .

2- Làm lành.

3- Rửa ḷng trong sạch.

4- Phụng sự vô tư lợi.

Từ xưa đến nay và mai sau nữa, Chư Phật và các vị Giáo Chủ đều dạy như thế v́ đó là Thiên Ư.

 

SỬA ĐỔI SỐ MẠNG.

Tin tưởng nơi Trời th́ an phận, tức là bằng ḷng với số phận của ḿnh, chớ không oán Trời trách Đất, bởi v́ biết rằng chính là những hành vi của ḿnh kiếp trước chỉ định số phận và hoàn cảnh của ḿnh kiếp nầy do theo Luật Nhân Quả chớ không phải ư muốn của Trời. Trời không có một mảy bất công. Nhưng an phận không phải là khoanh tay mà ngó và chỉ chịu đựng mà thôi.

Trái lại, phải t́m đủ mọi cách để sửa đổi hoàn cảnh, đào tạo cho ḿnh những tánh tốt chưa có. Câu : “ Có Trời mà cũng có Ta, Tu là cội phúc”  rất đúng với Chơn Lư. Có định mạng mà cũng có tự do ư chí. Ta có quyền sửa đổi số phận của ta, dầu không được trọn vẹn chớ cũng được hơn phân nửa và đồng thời ta cũng xây dựng tương lai của kiếp sau, làm cho nó tốt đẹp hơn bây giờ.

Trong cuốn Idylle du Lotus blanc  có ba câu nầy  [14] :

 Có ba Chơn Lư tuyệt đối không bao giờ mất được, nhưng có thể không biểu lộ ra v́ không người diễn tả.

Nói một cách khác ba Chơn Lư nầy do Quần Tiên Hội ǵn giữ, chúng không bao giờ mất được, nhưng có lúc người ta không biết là tại không ai công bố chúng .

1.- Đại Chơn Lư thứ Nhứt : Linh Hồn Con Người vốn trường sanh bất tử. Tương lai của nó là tương lai của một việc mà sự phát triển và huy hoàng vốn vô tận vô biên.

2.- Đại Chơn Lư thứ Nh́ : Nguyên lư ban phát Sự Sống vốn ở trong ḿnh ta và ở ngoài ta. Nó không bao giờ chết và đời đời chí thiện. Nó không thấy được, nghe được, cảm được, nhưng mà ai muốn nhận thức nó th́ nhận thức được.

3.- Đại Chơn Lư thứ Ba : Mỗi cá nhân đều là người tự lập luật lệ cho ḿnh, tự ban phát cho ḿnh sự vinh quang hay sự đen tối, tự cầm vận mạng ḿnh, tự ban thưởng ḿnh hay tự hành phạt ḿnh.

Những Chơn Lư nầy quan trọng như  Sự Sống, mà cũng giản dị như tâm hồn giản dị nhứt.

Hăy lấy chúng làm thực phẩm nuôi dưỡng kẻ đói khát .

Hiểu câu Chơn Lư thứ Nhứt th́ Con Người không c̣n sợ những sự hành phạt dưới Aâm Ty, Địa Ngục hay là phải nhờ sự cứu rỗi mới thoát khỏi đọa Luân Hồi.

Mỗi người phải tự cứu lấy ḿnh chớ không ai cứu ḿnh được. Sự giúp đỡ có thể tùy theo lúc hay tùy trường hợp nào đó nhưng cũng là tạm thời, không được vĩnh viễn trường tồn.

Tương lai Con Người rất rực rỡ và sự phát triển sẽ không bờ bến.

Về Chơn Lư thứ Nh́ : Đức Thượng Đế rất nhơn từ, cơi đời là sự biểu thị của Ngài, c̣n Con Người là một thành phần của Ngài. Khi Con Người đi đến một tŕnh độ tiến hóa khá cao th́ biết được Ngài.

Về Chơn Lư thứ Ba :  Tức là Luật Nhân Quả. Con Người gieo giống chi th́ gặt giống nấy.

Chính tự ḿnh đem ḿnh lên cao hay là tự ḿnh đem ḿnh xuống thấp.

Ba Chơn Lư nầy liên quan với sự Học Hỏi Bản Ngă và sự Chiêm Ngưỡng Đức Thượng Đế. Quí bạn đọc rồi suy nghĩ sẽ thấy nhiều điều hay.
 

PHẦN THỨ TƯ CỦA QUYỂN NHỮNG CÁCH NGÔN VỀ YOGA.

Phần thứ Tư là Phần chót của quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali để tên là KAIVALYA, dịch nghĩa là ĐỘC LẬP hay TỰ DO (Indépendance ou Liberté).

Kaivalya là trạng thái Giác Ngộ.

Trên con đường hành hương phát triển dài thăm thẳm, Tiểu Ngă (Purusha) tức là Chơn Thần đă đoạt được mục đích để dành sẵn cho nó.

Ba Gu na (Gounas) tức là ba Trạng Thái : Động (Rajas), Tịnh (Tamas) và Ḥa Thanh (Sattva) đă thành trống rỗng, không c̣n ảnh hưởng chi đối với Tiểu Ngă nữa. Tiểu Ngă đă trụ vào bản tánh thật sự của nó tức là Tâm Thức thuần túy (Pure conscience) nhưng Kaivalya không phải là mức cuối cùng của cuộc Hành Tŕnh.

Huyền Bí Học nói rằng : Kaivalya chỉ là một giai đoạn trong sự phát triển vô biên của Tâm Thức.

Xin nhớ rằng : Trước mặt vị Siêu Phàm có bảy đường tiến hóa khác nhau, Ngài muốn chọn con đường nào tùy ư.

C̣n nhiều bực cao minh hơn nữa là : Đế Quân, Bồ Tát, Phật, Ngọc Đế, Phổ Tịnh Đại Đế, v.v. . .

NHỮNG SÁCH GIẢI VỀ NHỮNG CÁCH NGÔN
VỀ YOGA CỦA PATANJALI.

Những sách Phạn Ngữ về loại nầy rất nhiều mà người ta mới dịch tiếng Anh có vài quyển, chưa đủ vào đâu.

Về Pháp Ngữ  có bốn quyển sau đây :

·        Mircéa Eùliade - Patanjali et le Yoga.

·        I.K. Taimni – La science du Yoga.

·        W. Jude – Commentaire sur les aphorismes du Yoga de Patanjali.

·        E. Wood - La pratique du Yoga ancien et moderne. Quyển nầy dễ hiểu hơn hết.

Nhưng mà trước hết nên đọc quyển Introduction au Yoga (Yoga nhập môn) của Đức Bà A. Besant (tức Đường vào Yoga).
 

1974
HẾT

    

muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5 | đầu sách


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

                                                        

     

Chú thích

[1] Trong  quyển Á Châu Huyền Bí  trương 20, Đức Tuệ Tĩnh nói : “Thượng Đế và tôi chỉ là một”.

Trong cuốn nầy Đức Tuệ Tĩnh cũng dạy về Nhân Quả nơi trương 14, 25, 94, 95.

Trương 14 : “Các bạn thấy rằng nếu tôi cứ tiếp tục gây sự giá lạnh chung quanh tôi, sự đông giá sẽ phản ứng vào ḿnh tôi trước khi tôi kết thúc và tôi sẽ bị chết cóng, đó là cái kết quả mà tôi đă gặt hái được do việc làm của ḿnh. Trái lại, nếu tôi chỉ làm việc lành, tôi sẽ gặt hái kết quả của việc lành ấy một cách trường cửu.”

Trương 25 : “Làm như vậy tôi đă lạm dụng cái định luật toàn vẹn đó, định luật nầy cũng đúng đắn như những định luật của âm nhạc chẳng hạn. Nếu tôi cứ tiếp tục lạm dụng hoài, th́ không những luật ấy sẽ đốt cháy những vật tôi đă tạo nên, mà c̣n đốt cháy thiêu luôn cả người sáng tạo, là chính tôi nữa.”

Trương 94, 95 : “Các bạn hăy tập làm điều lành mà không cần nghĩ  đến hậu quả . . . . .             y cũng sẽ cảm thấy rằng có linh hồn Đấng Christ đứng ở bên cạnh  y. . . . . .”

 [2] Ba Dăy Hành Tinh nầy là : Dăy thứ Nhứt, Dăy thứ Hai và Dăy thứ Ba là Dăy Nguyệt Tinh (Chaine lunaire). Dăy thứ Ba đă tan ră và để lại một di tích là Mặt Trăng bây giờ.

[3]  Khác với Tâm Lư Học của chúng ta đang học.

 [4]  Giảng lư Những cách ngôn về Yoga của Patanjali.

 [5] Trừ ra những bạn có căn lành kiếp trước.

 [6]  Nếu hạch mũi sưng th́ hai con mắt mở trao tráo mà không thấy đường.

[7]  Purusha có nghĩa là Chơn Thần hay Bản Ngă.

[8] Tantra hay Tantras có hai nghĩa :

Một là : Kinh Thánh Aán gồm 160 quyển giải về Con Người dưới h́nh thức “Cuộc đối thoại giữa Shiva và Durga.”

Durga là trạng thái Âm của Shiva. Các thứ kinh công truyền thuộc về loại Hiển (Eùsotérique) đều gọi Durga là Nữ Thần. Tàu gọi là Diêu Tŕ Kim Mẫu, Đức Mẹ Thế Giới.

Hai là : Chơn ngôn, Thần chú. 

 [9]  Vyasa nầy không phải là Đức Bồ Tát, ngày nay là Đức Phật Thích Ca. Vyasa nầy cũng gọi là Badarayana, giáo chủ của phái Triết học Védanta. Nhưng phải nói chỉ có một phần của những cuốn Giảng lư được dịch ra mà thôi.

  [10]   Tôi không dùng toa nầy, v́ thấy Tịch Cốc chỉ có ích lợi cho những ai đi nhiều ngày trong rừng sâu mà không có đồ ăn, chớ không phải Tịch Cốc đặng luyện trường sanh.

 [11] Tôi thấy trong hai cái chùa có h́nh người tám tay, người ta cho là một ông Phật.

 [12]  Bầu thứ Nhứt A, Bầu thứ Nh́ B, Bầu thứ sáu F và Bầu thứ Bảy G không có đất cát cho nên chúng vô h́nh. Chúng nó làm bằng chất khí thanh bai hơn đất cát nên ta không thấy.

 [13] Phật Giáo gọi cái Vía là Ư.

 [14] Ba câu nầy vốn của Chơn Sư Hilarion chép vô.

   [15]  Quí bạn hăy đọc quyển Á Châu Huyền Bí trang 20 và 64, 65, 66 nói về chuyện t́m Chơn Ngă trong nội tâm và mở rộng t́nh thương.

Tiện đây tôi xin nói rằng các vị Chơn Sư bên ThôngThiên Học lo công việc của Thiên Đ́nh ngày đêm không ngớt, các Ngài vẫn độc thân, không hề lập gia đ́nh. Nhưng mà có vị thâu nhận Đệ Tử đặng phụ tá các Ngài. Đời sống của các Ngài khác hẳn đời sống của các vị Chơn Sư nói trong quyển Á Châu Huyền Bí. Các Ngài đă nhập vào cơi Niết Bàn rồi, nhưng t́nh nguyện ở lại cơi Trần lấy xác phàm để giúp đỡ nhơn loại, c̣n mấy vị Chơn Sư trong quyển Á Châu Huyền Bí mới nói tới cơi Bồ Đề, bằng tŕnh độ của một vị La Hán, chớ chưa nói tới cơi Niết Bàn.

Những vị La Hán có quyền ở tại cơi Bồ Đề tu hành thêm cho đến khi được nhập vào cơi Niết Bàn mới được hoàn toàn giải thoát, khỏi bị Luân Hồi nữa.

  

 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở


    muc lục|chú thích |chương 1| chương 2 |chương 3 |chương 4 | chương 5 | đầu sách