trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

NGUYÊN TỬ

MỘT BẦU TIỂU VŨ TRỤ  ĐẦY SỰ HUYỀN DIỆU.
 

Trích trong

Những Điều Tôi Hiểu Biết Về Bát  Nhă  Ba- La  Mật- Đa Tâm Kinh
bấm vào nối kết trên để t́m đến sách

 

Bác sĩ  O’Brien, đương kim giáo sư Trường Đại học Notre Dame. Suốt 35 năm trường, bác sĩ tận tụy với khoa học, triết học và tôn giáo, thường giải thích sự phát triển khoa học. Ông sáng tác nhiều bộ sách có giá trị, như quyển TRUTHS MEN LIVE BY ( The Macmillan Co xuất bản tại New York) được các nhà bác học, các triết gia và những nhà binh vực tôn giáo hoan nghênh nhiệt liệt.

 ----------------

Nếu ta thấy một hành khách gọi năm người phu khuân vác tới khiên một chiếc hộp nhỏ bằng bao thuốc lá như bao thuốc “Ách Chuồng”, chắc ta cho đó là tṛ hề. Nhưng khi thấy năm người lao công lực lưỡng rán sức mà xô đẩy cái hộp không nhúc nhích, th́ ta sẽ ngạc nhiên, không c̣n cho là một tṛ đùa nữa đâu. Nếu vị hành khách nầy mở hộp ra chỉ cho ta thấy trong đó chỉ đựng một tí mảnh vụn vật chất nhỏ hơn đầu mũi kim th́ ta sẽ sửng sờ kinh ngạc dường nào.

 

Sau đó, chiếc hộp được đem cân th́ thấy nó nặng tới cả mấy ngàn kư, chắc chắn ta sẽ dụi mắt và tự hỏi : phải chăng là ta chiêm bao ? Thật sự, việc lạ kỳ nầy có thể xảy ra nơi cơi trần như vậy sao ?

Mới đây, nhờ sự nghiên cứu về vật lư hạch tâm (physique nucléaire) các nhà bác học khám phá ra một tiểu vũ trụ mới có nhiều sự lạ lùng ngoài sức tưởng tượng con người, c̣n ly kỳ hơn truyện Tây du, Phong thần nữa.

Hẳn thật, về vật lư học, các nhà thông thái chứng minh rằng một hạt bụi nhỏ mà chúng ta vừa nói trên có thể cân nặng tới mấy tấn, nếu loại bỏ những khoảng trống không, rồi chồng chất các nguyên tử cấu thành ấy chung lại với nhau.

Vậy ra vật chất cũng có khoảng trống nữa sao ? Dĩ nhiên là có. Hiện nay chúng ta đều biết hầu hết các cái trống không đều tạo thành vật chất. Ở khoảng giữa mênh mông trống rỗng, có những vi phân tử cực nhỏ đến đỗi không thể thấy hay chụp ảnh được v́ nó quay cuồng với một tốc độ rất mau lẹ.

Nhiều lư thuyết gia vật lư dùng toán học để chứng minh sự có thật những vi phân tử nhỏ nhít đó để học hỏi trong pḥng thí nghiệm và nghiên cứu nhiều hiện tượng kỳ diệu lạ lùng.

Xưa kia, tổ tiên ta biết rằng có nhiều chất hợp thành dung lượng là do các nguyên tử dầy đặc và bất động hợp thành (ít ra họ cũng hiểu như vậy). Nhưng ngày nay, nhờ ra công t́m ṭi thực nghiệm, các nhà bác học tân thời khám phá nhiều việc mới mẻ làm xáo trộn những lư thuyết xưa, và chứng minh rằng : Hầu hết vật chất là trống không và có rất nhiều vi phân tử đều chứa điện và quay cuồng hết sức mau lẹ. C̣n nguyên tử giống như Thái dương hệ thâu nhỏ lại.

Sự phát minh nầy hăy c̣n mới mẻ, nên chưa phổ biến. Vào năm 1911, nhờ công thí nghiệm của nhà vật lư Tân Tây lan là ông Ernest Rutherford, được giải thưởng Nobel, tŕnh bày rơ ràng về sự cấu tạo huyền diệu của nguyên tử.

Rutherford dùng nguyên tố do những chất phóng xạ phát ra để bắn phá lung tung nguyên tử. Nhưng lạ thay, các viên đạn vi phân tử xuyên qua nguyên tử như vào chỗ trống không, chẳng khác nào bắn vào ma quỉ vậy. Tuy nhiên, có vài viên đạn (trong 10.000 viên có chừng một viên trúng) dường như đụng vào vật ǵ bật ra. Rutherford liền hiểu rằng nguyên tử không phải hoàn toàn vô h́nh thể. Trong khoảng trống mênh mông, có một vài nguyên tố tập trung năng lực hay thể chất của nguyên tử.

Thế giới mới trong nguyên tử có nhiều điều kỳ diệu mường tượng thuở xưa ông Galilée dùng viễn vọng kính nh́n xem ṿm trời bao la chưa ai biết, rồi hốt nhiên khám phá ra trái đất nầy không đứng yên một chỗ, mà nó xoay quanh mặt trời như các hành tinh khác vậy.

Sự khám phá vĩ đại của ông Galilée đánh đổ lư thuyết cũ kỹ là con người ở chính giữa vũ trụ. Nhờ vậy mà tánh khoe khoang, ngạo mạn của con người bị một vố rất nặng, trở nên khiêm tốn, nh́n biết Tạo hóa là Đấng Cao cả, uy quyền, trọn lành vô lượng. Chắc chắn một ngày gần đây, sự tiết lậu Thái dương hệ nhỏ nhít của nguyên tử trở nên quan trọng như một sự phát kiến của Galilée.

Đây là công tŕnh của các ông Thomson, Rutherford, Moseley, Bhor, Fermi, Millikan, Compton, Urey và nhiều nhà danh tiếng khác đă dẫn đường cho chúng ta suy xét và t́m hiểu thế nào là vật chất.

Vật chất do các phân tử (molécules) hợp thành, đường bán kính trung b́nh bằng một phần mười triệu ly (1/10.000.000 m/m). Phân tử do các nguyên tử hợp thành. Nguyên tử rất nhỏ, nhỏ đến nỗi ta lấy năm triệu (5.000.000) hạt nguyên tử sắp thành hàng dài, th́ nó chỉ lớn bằng dấu chấm câu nầy. Nguyên tử do sự cấu tạo của nhiều chánh điện tử (protons), chứa điện dương, hợp với trung ḥa tử (neutrons) làm thành cái nhân (noyau). Chung quanh là điện tử (électrons) chứa điện âm, tương đương số chánh điện tử, quay ṿng theo cái nhân với tốc độ mau lẹ không thể tưởng tượng được.

Khi nhà thiên văn nh́n vào viễn vọng kính để ḍ xét bầu trời rộng bao la, thấy cái vực thẳm vĩ đại mênh mông xa cách các v́ tinh tú, th́ không khỏi có cảm giác kinh ngạc và khủng khiếp. Nhưng đối với nguyên tử, nếu đem so sánh cái khoảng trống không với Thái dương hệ , th́ nó c̣n rộng lớn hơn khoảng trống không của Thái dương hệ của chúng ta đang sinh sống đây rất nhiều. V́ vậy khoa học cho rằng : Điều cốt yếu để cấu tạo vật chất là cái trống không (le vide).

Khi nh́n vào tấm vách tường bằng “bê tông”, ta thấy toàn là một khối dầy đặc, cứng chắc, không chút kẽ hở, nhưng thật ra nó có rất nhiều lổ trống lớn và thưa thớt như lưới cá biển vậy.

Một ngày kia trong khi giảng bài, giáo sư O’Brien hỏi một người học tṛ có chưn trong đoàn túc cầu :

-  Anh cân được bao nhiêu ?

Sinh viên đáp :

-  Một trăm kư.

Giáo sư nói tiếp :

-  Hỏi thiệt chớ không có ác ư. Nếu người ta vứt bỏ hết cái trống không từ đầu đến chưn của anh rồi chất đống lại th́ anh c̣n bao lớn ?

-  Tôi tưởng trong thân thể của tôi chẳng có khoảng trống nào đáng kể.

-   Vậy anh hăy nghe đây. Nếu bỏ hết mấy khoảng trống không của anh mà chất đống lại th́ xác thân của anh chỉ c̣n bằng hạt bụi nhỏ xíu, nhỏ đến đỗi mắt thường không thấy. Anh tin lời tôi không ? Vậy anh hăy đọc đoạn nầy của một vật lư gia lừng danh nước Anh là Arthur Eddington đương kim giáo sư Đại học đường Cambridge.

Dứt lời ông trao quyển sách của giáo sư  Eddington, nhan đề Vạn vật của Vũ trụ Hồng trần (The Nature of the Physical World) có mấy hàng như vầy :

“Sự tíết lộ của lư học tân tiến về cái trống không trong nguyên tử làm cho trí khôn con người c̣n sửng sờ hơn là sự tiết lộ của nhà thiên văn về cái trống không bao la ở khoảng giữa của các định tinh. Nguyên tử cũng xốp và có hở như Thái dương hệ vậy.

Nếu chúng ta loại bỏ hết các khoảng trống không trong thân thể con người và tom góp lại những chánh điện tử điện tử của con người làm thành một khối, th́ xác thân của chúng ta chỉ c̣n nhỏ bằng hạt bụi, phải dùng kính phóng đại mới vừa đủ thấy mà thôi”.

Cách thay h́nh đổi dạng nầy chỉ là sự sa thải những khoảng trống không và chỉ để lại các phân tử của vật chất, v́ vậy sức nặng của cái hạt dầy đặc điện tử và chánh nguyên tử là sức nặng của cầu tướng cao 1 thước 85 phân. Hạt bụi gần như không thấy đặng đó cũng cân nặng 100 kư.

Cũng một lẽ ấy, nếu ta loại bỏ những khoảng trống không nguyên tử của các vật chất nơi trái đất nầy, th́ bầu hành tinh của chúng ta ở đây sẽ gầy bớt, và đường bán kính của trái đất chỉ đo được một ngàn thước là nhiều.

Tốc độ của các phân tử quay theo quỉ đạo của nó cũng lạ thường.

Ngày kia, giáo sư O’Brien hỏi một trong các sinh viên của ông đang ngậm ống điếu :

- Theo ư anh, những nguyên tố của cái ống điếu mà anh đang hút đó nó nằm yên hay chuyển động ?

Sinh viên đáp :

- Tôi tưởng nó nằm yên.

-  Này, ống điếu anh đang hút đó do sự phối hợp ba bộ phận nhỏ căn bản : điện tử, trung ḥa tử và chánh điện tử hợp thành; điện tử quay tṛn măi không ngừng theo chung quanh cái nhân do chánh điện tử và trung ḥa tử hợp lại. Thật ra, những điện tử trong ống điếu của anh nó xoay ṿng theo quỉ đạo (orbites) hơn một triệu tỉ lần trong một giây đồng hồ ! Các nhà lư học nh́n nhận tốc độ quỉ đạo mau lẹ quá trí tưởng tượng con người là chuyện thật của khoa học khỏi phải bàn căi ǵ nữa. Tốc độ của điện tử c̣n mau lẹ hơn tốc độ của hành tinh rất nhiều, mặc dầu nguyên tử nhỏ cực điểm. Những phần tử beta do phóng xạ thể (corps radio actifs) phát ra quá mau lẹ với tốc độ 300.000 cây số trong một giây, bằng tốc độ ánh sáng.

Dầu trong một phần nhỏ mọn nào trong vật chất cũng đều chứa một năng lực gần như vô tận. Nếu ta dùng trọn năng lượng nguyên tử của một miếng than đá, th́ có thể làm cho chiếc tàu thủy khổng lồ và đẹp nhứt thế giới, là chiếc Queen Mary chạy qua biển Đại Tây Dương  bận đi và bận về.

Mới đây bác sĩ George Clark, giáo sự Đại học Illinois, nổi tiếng khắp hoàn cầu về môn nầy, trong một buổi giảng, có chiếu trên màn ảnh quang phổ tuyến X (spectre de rayon X) một vệt lọ nghẹ, th́ thấy hiện trên màn bạc vệt lọ đó, sự cấu tạo thiên nhiên kết thành nhiều h́nh h́nh học (figures géométriques) rất mỹ thuật, như một nghệ thuật kiến trúc tuyệt hảo.

Sự cân xứng toàn mỹ về cách sắp đặt thứ tự các cấu tạo phân tử rất đúng theo toán học, có thể nói là một kho tàng vô giá ẩn tàng trong vệt lọ.

Bởi đó, nhà bác học nào bước sâu vào - mặc dầu rất ít - thế giới diệu huyền của vật chất, thảy đều bị hấp dẫn say mê, yên lặng mơ mộng trước vẻ đẹp huy hoàng mà họ vừa thấy thoáng qua giữa những hạt bụi cát.

Những khám phá về lư học hạch tâm đă đánh đổ chủ nghĩa duy vật bằng sự giải thích minh bạch về vũ trụ. Hơn nữa, sự khám phá quan trọng nầy làm tăng thêm sự tin tưởng vững chắc và ghi khắc vào ḷng con người sự thật, có Đấng Sáng Tạo. Theo các bậc thông thái, th́ không có vật chất nào vô giá trị, dẩu trong một phần nhỏ mọn của vật chất đều có sự mỹ lệ huyền diệu.

Thuở xưa, người ta chỉ trên ṿm trời mênh mông đầy ánh sao nhấp nhoáng để chứng tỏ rằng có một Đấng Cao Cả. Ngày nay, nhờ sự tiến triển mới mẻ của khoa thiên văn chẳng những làm vững chắc bằng chứng mà c̣n thêm sự kính cẩn khi chiêm ngưỡng sự lạ lùng của bầu trời.

C̣n Đức Thượng Đế tỏ sự uy nghiêm của Ngài trong những giải ngân hà, những Thái dương hệ và những Vũ trụ tí hon như hạt bụi. Nhưng dường như sự uy quyền của Ngài ẩn tàng trong những vi phân tử của hạt bụi c̣n nhiều hơn các v́ sao trên trời.

Sự kết quả về nguyên tử lư học chứng minh lời chân thành của Thánh Augustin hồi thế kỷ thứ tư, khi Thánh tuyên bố : “Deus est maximum in minimis”. (Những vật hèn mọn chừng nào th́ sự uy quyền của Thượng Đế càng sáng tỏ thêm chừng nấy).

Bằng chứng là khi nghiên cứu về nguyên tử, các nhà bác học thường gặp những định luật toán pháp chỉ rơ rằng đường lối duy vật không thể cắt nghĩa được thế giới vô h́nh. Thay lời cho khoa học, nhà thông thái Andrews Millikan tuyên bố : “Kẻ nào biết suy xét đều có phương pháp riêng để tin tưởng có Thượng Đế”.

 

NGUYỄN TẤN TÀI

(Thuật theo Sélection du Reader’s Digest)

viết theo quyển Truths Men Live By của giáo sư J. O’Brein

(Trích Đạo Học số 11 ngày 15-8-1954).

Bài dịch này được đưa vào trong cuốn "Những Điều Tôi Hiểu Biết Về Bát Nhă Ba-La  Mật- Đa Tâm Kinh" để dẫn chứng


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở