trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

CÁC LOẠI YOGA ?

 

trích trong Nói Chuyện Yoga

 

  Có bao nhiêu thứ Yoga ?

  Yoga là một danh từ tổng quát, phải thêm một danh từ khác nữa trước chữ Yoga mới biết Yoga đó thuộc về loại nào.

Tỉ như : Karma Yoga, Hatha Yoga.

Không biết thật đúng có bao nhiêu thứ Yoga. Hiện thời người ta biết mười một thứ Yoga như :

1-    Hatha Yoga.

2-    Karma Yoga.

3-    Jnana Yoga.

4-    Bhakti Yoga.

5-    Laya Yoga.

6-    Mantra Yoga.

7-    Kriya Yoga.

8-    Shiva Yoga.

9-    Yantra Yoga.

10- Mudra Yoga.

11- Raja Yoga.

Nhưng ông P. Brunton có nói, trong lúc ông đi du lịch đặng t́m Đạo, ông gặp nhiều phái Yoga khác, hành giả luyện tập một cách kín đáo nên ít ai biết .

-   Mười một thứ Yoga nầy khác nhau thế nào ?

Tôi xin nói vắn tắt vài lời về mỗi thứ mà thôi. Nếu huynh muốn rơ những chi tiết xin đọc những quyển riêng giải về khoa đó.

1- HATHA YOGA.

Hatha Yoga là một khoa luyện Âm Dương hiệp nhất. Nó giống khoa luyện Khí công của người Tàu.

Vần HA  tiêu biểu cho Mặt Trời là Dương.

Vần THA  tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm.

Khoa nầy dùng cách hô hấp và phương pháp thể dục để thâu thập sinh lực vô  ḿnh. Có thể gọi nó là Khoa Luyện Trường Sanh.

C̣n ba khoa Karma Yoga, Jnana Yoga, Bhakti Yoga mà khoa Triết Học Aán gọi là ba Margas hay là ba Con Đường (trois sentiers).

2- KARMA YOGA.

Là con đường Hành động (Sentier de l’action).

3- JNANA YOGA.

Là con đường Minh Triết (Sentier de la Sagesse).

4-  BHAKTI YOGA.

Là con đường Sùng Tín (Sùng Đạo) hay là con đường của T́nh Thương (Sentier de l’amour).

 5- LAYA YOGA.

Cũng gọi là Kundalini Yoga  v́ Yoga nầy chuyên lo mở luồng Hỏa Hầu Cung đa li ni, nó ảnh hưởng tới các Luân Xa (les Chakras).

 6- MANTRA YOGA.

Dùng Thần Chú đặng làm cho cái Trí trở nên yên tịnh và c̣n nhiều sự hữu ích khác.

7- KRIYA YOGA.

Tu theo cách khổ hạnh nhưng cũng học hỏi, cũng thờ phượng, cũng hiến dâng vậy.

Kriya Yoga có vài chỗ giống như Hatha Yoga. Nó cũng dùng phương pháp luyện tập thể dục làm căn bản, nó nhắm vào sự làm chủ giác quan, nhờ thế mới điều khiển sự hô hấp dễ dàng. Người ta biết rằng nhịp thở tùy thuộc những trạng thái của Tâm Thức. Lúc giận hờn, sợ sệt, vui mừng, nhứt là lúc dục t́nh sôi nổi th́ thân ḿnh run rẩy, hơi thở hổn hển mau lẹ. Nếu lúc đó định trí th́ hơi thở chậm đi, thân ḿnh trở lại yên tịnh như trước.

Trong quyển Autobiographie d’un Yogi của tu sĩ Paramhansa Yogananda, Cử nhân Văn khoa, huynh Nguyễn hữu Kiệt dịch ra để tên là Xứ Phật Huyền Bí nơi trương 174 - 175 có một đoạn nói về Pháp môn Kriya Yoga như sau :

 “Người Yogi dùng tư tưởng dẫn luồng sinh lực đi theo một đường ṿng xuyên qua sáu bí huyệt của tủy xương sống (từ bí huyệt trên đỉnh đầu xuống các bí huyệt ở cuống họng, ở tim, ở rún, ở lá lách và xương mông) rồi đi ngược trở lên để khép một ṿng tṛn tương đương với mười hai cung Hoàng Đạo, tượng trưng vũ trụ trong con người (Tiểu Thiên Địa). Một lần công phu chừng nửa phút đồng hồ ṿng quanh xương sống theo pháp môn Kirya Yoga giúp cho con người thực hiện một sự tiến bộ bằng một năm tiến hóa thông thường.

Một lần phép công phu Kriya Yoga thực hiện trong ṿng một ngày đem đến cho người Yogi một sự tiến hóa tâm linh tương đương với một ngàn năm tiến hóa tự nhiên và công phu của một năm tu luyện sẽ đưa đến kết quả bằng 365.000 năm. Như thế, pháp môn Kriya Yoga giúp cho hành giả thực hiện trong ba năm tu luyện công phu, một sự tiến bộ vượt bực mà theo đà tiến hóa tự nhiên, nó phải cần đến 10.000 thế kỷ. Tuy nhiên muốn theo con đường tắt của pháp môn Kriya Yoga, chỉ có những người Yogi đă được huấn luyện thuần thục dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư, nhờ đó họ chuẩn bị thể xác lẫn tinh thần đến mức tuyệt đỉnh, khả dĩ tiếp nhận cái quyền năng phát triển bằng sự công phu tu luyện thường xuyên”.

Kriya Yoga tăng tuổi thọ và mở rộng tâm thức, nó kiểm soát trực tiếp tinh thần nhờ sanh lực. So sánh với con đường chậm chạp và không chắc chắn của Thần học (Théologie) th́ Kriya Yoga giống như chiếc máy bay với cổ xe ngựa đời xưa.

Đọc đoạn trên đây, chắc chắn tất cả bạn Đạo đều muốn theo pháp môn Kriya Yoga. Nhưng quí bạn hăy đọc đoạn chót và suy nghĩ kỹ lưỡng mấy câu sau đây :

“Chỉ có những người Yogi thuần thục đă được huấn luyện dưới sự chỉ dẫn của các vị Chơn Sư”.

Vậy th́ trước khi thực hành pháp môn Kriya Yoga chúng ta phải tự hỏi chúng ta đă thành những vị Yogi chính tông chưa ? Được Chơn Sư huấn luyện chưa ? Nếu chưa th́ đừng tập. Phương pháp nầy sẽ làm cho luồng Hỏa Hầu đi như tôi đă nói trước đây : Luồng Hỏa vô trong và đi xuống th́ cũng bị tai hại, mà nó đi lên cũng bị tai hại nếu ḷng c̣n mơ tưởng nguyệt hoa.

Điều hay hơn hết là phải lo :

-         Lánh dữ,

-         Làm lành,

-   Rửa ḷng trong sạch đặng phụng sự như lời Phật dạy, khỏi sợ những sự nguy hiểm nào cả.

Một lẽ nữa, Paramhansa Yogananda tu theo pháp môn Kriya Yoga đă lâu rồi mà chưa đắc đạo thành chánh quả làm một vị Siêu Phàm A Sơ Ca (Aseka). Bao nhiêu đây cũng đủ để thấy dầu ly gia cắt ái như huynh Yogananda cũng không phải dễ mà thực hiện cho đúng pháp môn Kriya Yoga đâu.

V́ vậy chớ ham luyện tập theo Huyền Bí Học trong khi ḿnh chưa hội đủ điều kiện đặng làm một vị Yogi.

Tôi xin nói Kriya Yoga nầy khác hẳn Kriya Yoga trong quyển Những cách ngôn về Yoga của Patanjali (Les Aphorismes du Yoga de Patanjali).

8- SHIVA YOGA.

Shiva Yoga dùng nguyên tắc Siêu h́nh học.

9- YANTRA YOGA.

Tham thiền về ư nghĩa thần bí của vài thứ h́nh của Kỷ Hà Học . 

10- MUDRA YOGA.

Dùng ấn và chú.
11- RAJA YOGA.

Raja Yoga : Yoga Vương Giả, là Chúa Tể các thứ Yoga. Nó cao hơn hết. Nó chia làm tám giai đoạn.

 


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở