trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
Bác sĩ Nguyễn Ư Đức
Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết của BS. Nguyễn Ư-ĐỨC, về hậu quả của những
căng thẳng trong nghề nghiệp.
BS. Nguyễn Văn Đức
Sun, 2 Feb 2003 15:29:00
-0800
Con người đang sống vào một thời đại với nhiều quay cuồng thay đổi, nên luôn luôn gặp những khổn lực, căng thẳng. Nào là e ngại về suy sụp kinh tế, đảo lộn đạo đức xă hội, t́nh h́nh bất ổn trên thế giới, nạn thất nghiệp cao, cho đến bất ḥa tôn giáo, kỳ thị chủng tộc... Tất cả đều gây ra căng thẳng. Cho nên, một cảnh huống nào đó xẩy ra cho đúng người, đúng lúc th́ hầu như sự việc nào cũng trở thành căng thẳng.
Ngay tổ tiên ăn lông ở lỗ ta xưa kia cũng có nhiều stress: stress v́ sợ thú dữ ăn thịt, sợ nước lũ trôi cuốn, sợ thần linh trừng phạt. Ngày nay th́ vui cũng stress, mà buồn cũng stress. Cô thư kư mới bị sếp lớn khiển trách, than phiền: “Tôi đang stress đây”. Một ông chủ báo bù đầu kiếm đủ bài cho số báo cuối tuần cũng kêu đang stress. Một bà chủ tiệm phở đông khách, đếm tiền không kịp cũng nói: “Chán quá! em muốn sang tiệm v́ stress nhiều quá”!...
Stress trong việc làm là vấn đề mà hầu hết mọi công nhân đều vướng mắc không nhiều th́ ít. Thống kê của hăng bảo hiểm Northwestern National Life cho thấy tới 40% công nhân than phiền bị stress trong công việc. Kết quả theo dơi của đại học Yale cho hay 29% công nhân bị stress khá nặng v́ công việc.
Mặc dù đă được giới y khoa, luật pháp, bảo hiểm phần nào diễn tả, công nhận, nhưng stress trong công việc vẫn c̣n có nhiều khúc mắc cần được t́m hiểu thêm.
Hans Hugo Bruno Selye, một y sĩ người Gia Nă Đại gốc Áo là người đă phổ biến từ stress trong quần chúng khi ông phát hành cuốn “The Stress of Life” vào năm 1956. Selye đă tiếp tục nghiên cứu sự liên hệ giữa những tác nhân kích thích thần kinh (nervous stimuli, stressors) như nhiệt độ cao, thương tích, hóa chất mạnh với những thay đổi sinh hóa học ở con người. Theo Selye, “stress là một phản ứng không có ǵ đặc biệt của cơ thể trước một đ̣i hỏi nào đó” và “là một phần trong đời sống con người”. Ông đề nghị từ Stress Adaptation Syndrome (General Adaptation Syndrome) vào năm 1949.
Thực ra, ảnh hưởng sinh học của sự sợ hăi được Luis Juan Vives tả từ nhiều thế kỷ trước và vào năm 1911, Walter Bradford, một sinh học gia Hoa Kỳ đă nhận thấy kích thích tố nang thượng thận (adrenal gland hormones) gia tăng khi cơ thể bị xúc động mạnh. C̣n nhà tâm lư học Mc Grath lại coi stress như một sự mất thăng bằng giữa đ̣i hỏi và khả năng đáp ứng, trong những điều kiện mà một sự thất bại đáp ứng sẽ đưa tới hậu quả quan trọng.
Richard Lazarus cho stress là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nh́n của con người với sự việc. V́ thế, cùng một sự việc mà người này cho là căng thẳng, mà người khác cho là b́nh thường. Chẳng khác ǵ thịt ḅ đối với một người là chất bổ th́ lại là chất độc đối với người kia. Trong đáp ứng, sự nhận thức nội tâm đôi khi mạnh hơn cả vật kích thích.
Có sự khác biệt giữa stress và thách thức (challenge) trong một công việc gay go, kích thích. Khi gặp một việc khó khăn th́ người ta sẽ cố gắng, học hỏi để khắc phục. Khi vượt qua được khó khăn, họ thấy nhẹ nhơm và thỏa măn. Những thách thức như vậy tăng thêm sinh động cho cuộc đời.
Trong phạm vi nghề nghiệp, stress được hiểu như là những phản ứng không thuận lợi về tâm thần hay thể xác của công nhân khi những đ̣i hỏi trong công việc không tương xứng với khả năng và nhu cầu của người đó. Hậu quả của đáp ứng này là sự rối loạn cấp kỳ trong cách ứng phó của mỗi công nhân với điều kiện của việc làm.
Ở Hoa Kỳ, nghiên cứu về khổn lực trong việc làm đă khởi đầu từ khi Quốc Hội ban hành luật Occupational Safety and Health Act of 1970 (OSHA) và thành lập National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH).
Kết quả một quan sát tại Hoa Kỳ vào năm 1997 cho thấy nhân viên bàn giấy bị stress nhiều hơn dân lao động chân tay. Theo thứ tự nghề nghiệp th́ stress cao nhất ở người cung cấp dịch vụ (chiêu đăi viên nhà hàng...) rồi đến các ngành sản xuất, bán lẻ liên quan tới tiền nong, tài chính, vận chuyển, bán buôn.
Sau đây là một số nguy cơ đưa tới stress:
a- Do bố trí thời biểu của công việc:
- Làm nhiều giờ hoặc thêm giờ phụ trội
- Thời gian làm việc kéo dài, ít nghỉ giải lao
- Làm theo ca thay đổi và thời khóa biểu khác nhau
- Công việc tái tục nhàm chán năm này qua năm khác (như lắp ráp điện tử, quấn thuốc lá...)
- Làm theo dây chuyền với các cử động nhắc đi nhắc lại, cùng tốc độ
- Làm khoán lănh lương theo số lượng của sản phẩm chứ không làm theo giờ cho nên có áp lực cố làm cho có nhiều hàng.
b- Trong phương diện quản trị:
- Không có đối thoại giữa công nhân và chủ nhân tại sở làm
- Công nhân không được góp ư trong việc xếp đặt công việc
- Có mâu thuẫn giữa các công nhân với nhau
- Công nhân cảm thấy như không được sự hỗ trợ của chủ, của cấp trên trực tiếp, hoặc v́ sự kém khả năng của cấp trên
- Công việc đ̣i hỏi nhiều trách nhiệm hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc một lúc.
c- Liên quan tới vị thế công việc:
- Không an toàn v́ thay đổi chính sách, chủ nhân, trụ sở
- Không được thăng thưởng, hết cơ hội tiến thân thêm
- Thuyên chuyển, giáng cấp hoặc thăng chức
- Công việc thay đổi quá nhanh, nhân viên không đáp ứng kịp thời.
d- Điều kiện làm việc không thuận lợi:
- Cơ quan ồn ào, đông người, không khí ô nhiễm, không đủ ánh sáng, chỗ làm chật hẹp, không vệ sinh, nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá
- Có hóa chất hoặc vật thể rủi ro trong cơ sở
- Việc làm có nguy cơ gây rủi ro như máy móc, xe cộ.
e- Trong tổ chức cơ sở:
- Không xác định được trách nhiệm, cấp bậc của ḿnh trong tổ chức cơ sở
- Trách nhiệm nhiều, quyền hạn ít, nói chẳng ai nghe
- Không có cơ hội nói ra những khó khăn, trở ngại
- Kỳ thị tôn giáo, tuổi tác, phái tính, chủng tộc
- Cấu trúc của cơ sở không rơ ràng
- Làm công việc không phải phần vụ, việc không thích hợp
- Người khác bắt ḿnh làm việc của họ
- Công nhân không kiểm soát được việc làm, không hiểu rơ, thông thạo với việc
- Không tận dụng hết tài nghệ của công nhân.
f- Stress từ ngoài cơ quan:
- Phương tiện di chuyển khó khăn, xa xôi, tốn nhiều thời gian; phương diện di chuyển công cộng không có; công nhân phải đi đêm về hôm
- Căng thẳng gây ra do sự giao tiếp với người ngoài, cơ quan bạn
- Các vấn đề khó khăn cá nhân, chuyện gia đ́nh, cộng đồng cũng ảnh hưởng tới khả năng làm việc của công nhân
- Cá tính công nhân: người loại hành vi A th́ lúc nào cũng muốn hoàn hảo, cạnh tranh, khẩn cấp, dư ư chí lại hay có bệnh tim. Trái lại, người dầy dạn luôn luôn lạc quan, ứng phó tài t́nh th́ ít bệnh hoạn
- Khả năng ứng phó của công nhân: có kiến thức và kinh nghiệm với công việc
- T́nh trạng sức khỏe, thói hư tật xấu như ghiền rượu, thuốc, đam mê bài bạc.
Kết quả nghiên cứu của cơ quan Lao Động Thế Giới cho thấy các công nhân cũng chịu nhiều căng thẳng do hậu quả của sự tiến bộ về sản xuất cũng như giao thương quốc tế, chẳng hạn có sự cạnh tranh việc làm giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia đang mở mang: công việc dồn về các quốc gia này v́ nhân công, chi phí quản trị cũng như cơ sở ít tốn tiền...
Tiến bộ cơ khí làm giảm lực lượng lao động: một người điều khiển một dàn máy, một hệ thống máy vi tính có thể thay thế cho nhiều công nhân.
Do các nguyên nhân trên mà việc làm của công nhân trở nên bấp bênh, không bảo đảm đưa tới căng thẳng.
Stress tạo ra nhiều triệu chứng khác nhau về thể xác và tâm thần. Stress có thể tích cực hoặc tiêu cực. Tích cực, nó sẽ khích lệ con người sáng tạo hơn để đối phó. Khi tiêu cực th́ nó đưa tới rối loạn, bệnh chứng.
Những dấu hiệu báo trước có thể là sự kém tập trung, dễ quên, kém tiêu hóa, ăn ngủ rối loạn. Nếu căng thẳng kéo dài, th́ triệu chứng có thể chung chung mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, tim đập mau, huyết áp lên cao, hay bị đau yếu, cảm thấy buồn rầu, lo âu vẩn vơ, không c̣n nhiệt t́nh, dễ giận, cau có với người khác, kém tập trung, không quyết định, thường bị ám ảnh với một ư nghĩ nào đó, đôi khi rất tiêu cực, dễ trở nên sợ hăi, đêm ngủ không yên giấc, hay có ác mộng, xa lánh bạn bè, mà khi ở một ḿnh th́ bồn chồn trong ḷng. Rồi đâm lơ là với công việc, bỏ sở, đi trễ về sớm, hay xin nghỉ nại cớ không khỏe. Rồi đi đến giai đoạn dùng rượu dùng thuốc với hy vọng giảm căng thẳng.
a- Rối loạn thể xác:
Trước những t́nh huống hiểm nghèo th́ trong cơ thể có một phản ứng sinh hóa học mà Walter Cannon (1929) gọi là “chống cự hoặc bỏ chạy” (fight or flight). Phản ứng này được Walter Cannon diễn tả từ thập niên 1920. Trong phản ứng, năo bộ sẽ được động viên, tiết ra các kích thích tố epinephrine, cathecholamine, làm tăng nhịp tim đập, tăng huyết áp, hơi thở sâu hơn, máu dồn nhiều lên năo, và cơ bắp, trí tuệ sáng suốt để tự bảo vệ. Đây là một phản ứng đă được sắp đặt trước và diễn ra ở mọi người. Nhưng khi có kích thích liên tục, phản ứng kéo dài lâu hơn th́ cơ thể sẽ thường trực ở trong t́nh trạng báo động, trở nên mỏi mệt, bệnh hoạn, thương tích.
Nhiều nghiên cứu cho hay, v́ áp lực làm nhiều giấy tờ đóng thuế theo đúng hạn kỳ cho thân chủ mà cholesterol trong máu của nhân viên kế toán lên rất cao. Người làm việc theo ca khác nhau nhất là ca đêm đều than phiền bị nhức đầu, viêm bao tử, huyết áp lên cao, bệnh tim, suyễn, đau nhức khớp xương ở lưng và thượng chi. Nguyên nhân là có sự xáo trộn về sắp đặt sinh học trong cơ thể gây ra do giờ giấc làm việc bất thường, trái với thiên nhiên.
Hậu quả trầm trọng nhất vẫn là về hệ thống tim mạch. Làm việc nhiều giờ, làm trên hai việc một lúc đă được coi như tăng nguy cơ bệnh động mạch tim, các thứ bệnh hoạn khác và tử vong. Đối với bệnh tim mạch, không kiểm soát được việc làm đôi khi có hậu quả xấu hơn là khi làm nhiều việc, nhiều giờ. Tăng nhịp tim và cao huyết áp cũng xẩy ra khi công nhân không nắm vững vai tṛ của ḿnh cũng như khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng căng thẳng việc làm là nguy cơ đưa tới 30% các trường hợp bệnh tim.
b- Rối loạn tâm lư:
Lo âu, trầm cảm, bất măn với công việc là các dấu hiệu của stress v́ công việc. Nạn nhân sẽ có các thay đổi về hành xử như uống rượu, dùng thuốc cấm, hút nhiều thuốc lá, vắng mặt tại sở làm, không thích thú công việc, có mặc cảm tự ty, không nhiệt thành tham gia đóng góp ư kiến với mọi người. Lâu ngày, hậu quả của stress sẽ là giảm thiểu hoặc chậm trễ sản xuất, phí phạm th́ giờ, để máy móc hư hao. Rồi công nhân trở thành thụ động, buông thả ở nhà, bỏ các sinh hoạt trong cộng đồng.
c- Kiệt sức:
Đang hăng say, nhiệt t́nh, nhân viên đột nhiên giảm khả năng, không thích thú với công việc, kém tập trung. Trong người dễ mệt mỏi, ngủ nghê rối loạn, ăn uống thất thường, tiêu hóa khó khăn, khó thở, mất ngủ, bẳn tính, kém chịu đựng, cảm thấy bất lực.
d- Thương tích:
Những căng thẳng trong công việc cũng đưa tới tai nạn và thương tích cho cơ thể.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở lớn ở Mỹ đă có các lớp chỉ dẫn và hỗ trợ nhân viên cách thức thích nghi và hóa giải căng thẳng.
1- Công việc đầu tiên là t́m ra, phát giác nguy cơ lớn nhỏ đă gây ra căng thẳng: vật liệu, hóa chất, tác nhân tâm lư xă hội đưa đến stress...
2- Săn sóc cá nhân người bị căng thẳng: bác sĩ để chữa các bệnh thể xác, tâm thần do stress gây ra như cao huyết áp, đau nhức xương khớp, trầm cảm. Có các cố vấn tâm lư để hóa giải cảm xúc khó khăn. Đây là công việc của chủ nhân và nhà cung cấp dịch vụ y tế.
3- Hướng dẫn nhân viên cách kiểm soát căng thẳng: ư thức được các nguy cơ nào đưa tới stress; học cách tránh các stress không đáng kể; tập đáp ứng một cách tích cực với căng thẳng.
4- Dung ḥa/ thay đổi việc làm có căng thẳng:
- Du di thời khóa biểu để công nhân có thể thích nghi với trách nhiệm ở gia đ́nh, cộng đồng. Nếu làm theo ca th́ nên ít thay đổi bất thường để nhân viên biết trước mà sắp xếp việc riêng tư.
- Để công nhân góp ư vào các quyết định về công việc mà họ chịu trách nhiệm, do đó nâng cao hiệu năng và sản xuất.
- Vai tṛ và trách nhiệm của nhân viên phải được xác định rơ ràng, tránh hiểu nhầm giữa nhân viên với nhau.
- Công việc cần có ư nghĩa, gây nhiệt t́nh thích thú của công nhân cũng như dùng hết khả năng chuyên môn, tay nghề của họ.
- Khối lượng công việc phải vừa sức của nhân viên để họ có đủ thời giờ phục hồi năng lực đă tiêu dùng.
- Có sự bảo đảm an toàn việc làm cũng như thăng thưởng.
- Loại bỏ các nguy cơ vật chất gây căng thẳng như rủi ro hóa chất, cơ khí, vật thể...
- Tạo cơ hội tốt để nhân viên có sự tương trợ, thông cảm với nhau.
- Mở các lớp huấn luyện để nhân viên am tường công việc, biết sử dụng máy móc, dụng cụ thường dùng, trang bị bảo vệ cá nhân.
Việc pḥng ngừa gồm phát hiện ra căng thẳng, lập kế hoạch giải trừ và lượng định kết quả của giải trừ:
- Phát hiện căng thẳng bằng các cuộc gặp gỡ với nhân viên để t́m hiểu nhận thức của họ về công việc: coi xem có bất trắc, khó khăn, có hậu quả không tốt cho sức khỏe, có hài ḷng với công việc... Rồi phân tích các dữ kiện thâu lượm để xác định nơi phát xuất ra căng thẳng.
- Đặt kế hoạch giải trừ căng thẳng: cần thông báo cho nhân viên về kế hoạch này để có sự hợp tác của họ.
- Theo dơi kết quả việc giải trừ căng thẳng: dựa trên cảm nhận của nhân viên về việc làm sau khi áp dụng kế hoạch, kiểm tra xem họ có thoải mái làm việc, công việc có được giải thích rơ ràng, không c̣n rủi ro trong công việc.
Stress trong công việc là những vấn đề mà người công nhân phải đối phó. Tự bản thân, stress không phải là điều xấu. Nhưng nếu xẩy ra quá thường th́ stress cũng làm tổn thọ.
Bí quyết để đối phó với stress không phải là tránh chúng mà khắc phục chúng, làm chúng bớt gay go. Mà khi đă khắc phục được chúng là ta đă chuyển chúng thành những cơ hội tốt, như Winston Churchill đă nói.
Bác sĩ Nguyễn Ư-ĐỨC
TX, 21-1-03
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở